44

Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại
Page 2: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Mục lục

Bài 1: Giới thiệu chung về hệ thần kinh…………..4

Bài 2: Chức năng của tủy sống………………………..7

Bài 3: Dây thần kinh tủy………………………………….9

Bài 4: Trụ não, tiểu não, não trung gian…………10

Bài 5: Đại não………………………………………………..12

Bài 6: Hệ thần kinh sinh dưỡng………………………14

Bài 7: Cơ quan phân tích thị giác……………………16

Bài 8: Vệ sinh mắt………………………………………….18

Bài 9: Cơ quan phân tích thính giác……………….23

Bài 10: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều

kiện……………………………………………………………….26

Bài 11: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người..27

Bài 12: Vệ sinh hệ thần kinh…………………………..28

Một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh……….31

- Suy tủy xương……………………………………….33

- Viêm tủy xương…………………………………….35

- Suy nhược thần kinh……………………………..36

- Quáng gà……………………………………………….38

- Đục thủy tinh thể…………………………………..40

- Bại não………………………………………………..…41

- Mất trí nhớ…………………………………………….43

Page 3: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

3

Phân công

- Phạm Bảo Thy: tổng hợp kiến thức bài 43+44

- Lê Bùi Việt Hải: tổng hợp kiến thức bài 45+48

- Nguyễn Đỗ Nhật Minh: tổng hợp kiến thức bài 46+

47

- Nguyễn Tuyết Ngân: tổng hợp kiến thức bài 49

- Nguyễn Quỳnh Anh: tổng hợp kiến thức bài 50

- Đào Quang Huy: tổng hợp kiến thức bài 51+54

- Phạm Ngọc Trang Linh: tổng hợp kiến thức bài

52+53

- Trịnh Vũ Việt Nam: Thiết kế + trang trí tập san

- Phạm Nguyên Hà: in tập san

- Nguyễn Công Tuấn: in tập san

- Trần Mai Anh: tổng hợp các bài thành tập san,

chỉnh sửa, soát

Page 4: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Bài 1: Giới thiệu chung về hệ thần kinh

1,Nơron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

Cấu tạo:

+ Thân hình sao, chứa nhân.

+ Một sợi trục có bao mielin.

+ Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các nơron.

- Thân và các sợi nhánh tạo chất xám trong trung ương thần kinh.

- Sợi trục là thành phần cấu tạo nên chất trắng và các dây thần kinh.

=> Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

Page 5: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

5

- Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

a. Cấu tạo

Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.

- Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy, hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

- Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

Page 6: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

b. Chức năng

Chức năng của hệ thần kinh: điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài.

Dựa vào chức năng hệ thần kinh được chia thành:

- Hệ thần kinh cơ xương (vận động): điều khiển các cơ vân, cơ xương, hoạt động ý thức.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, là hoạt động không có ý thức.

Bài 2:

Chức Năng Của Tủy

Sống

Page 7: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

7

Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống. ... Bên trong cùng là lớp màng nuôi (còn gọi là màng não

- tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tủy sống.

Tủy sống có ba chức năng chính là:

Nơi truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động

Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể

Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có ba loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.

Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.

Page 8: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Các phản xạ tuỷ điển hình như:

- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12

- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4

- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.

+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.

+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ

Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.

Page 9: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

9

Bài 3 : Dây thần kinh tủy

I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy

- Từ tuỷ sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tuỷ.

- Các dây thần kinh tuỷ liên hê với tuỷ sống qua rễ truớc và rễ sau ưong đó bao gồm các bó sợi hướng tâm (nối với tuỷ sống qua rễ sau) và các bó sợi li tâm (nối với tuỷ qua rề trước).

- Rễ trước dẫn ưuyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (cơ chi)

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

II. Chức năng của dây thần kinh tủy

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương

- Dây thần kinh tủy là dây pha.

Page 10: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Bài 4: Trụ não, tiểu não, não trung gian

I. Vị trí và các thành phần của não bộ: Bộ não gồm:

II. Cấu tạo và chức năng của trụ não:

1. Cấu tạo: - Trụ não gồm: hành não, cầu não, não giữa (gồm cuống não và củ não sinh tư) - Chất trắng ở ngoài: gồm đường lên (cảm giác) và đường xuống (vận động) liên hệ với tủy sống và các phần khác của não. - Chất xám ở trong: tập trung thành các nhân xám, là nơi xuất phát của 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: + Dây cảm giác + Dây vận động + Dây pha

Page 11: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

11

2. Chức năng

- Điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa (các cơ quan sinh dưỡng)

III. Não trung gian

1. Cấu tạo

- Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi

2. Chức năng - Điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

IV. Tiểu não

1. Cấu tạo

- Chất xám ở ngoài: làm thành vỏ tiểu não và các nhân - Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của thần kinh.

Page 12: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

2. Chức năng

- Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

Bài 5: Đại não

I. CẤU TẠO CỦA ĐẠI NÃO 1. Vị trí

Đại não nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não

2. Cấu tạo ngoài

- Rãnh liên bán cầu chia não thành 2 nửa. - Rãnh sâu chia bán cầu não thành bốn thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương. + Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán với thùy đỉnh.

Page 13: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

13

+ Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán, thùy đỉnh với thùy thái dương. - Bề mặt đại não có nhiều nếp gấp là các khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não: làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của vỏ não lên đến 2300 – 2500 cm2. Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rãnh.

3. Cấu tạo trong

- Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não, dày khoảng 2 – 3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp. - Chất trắng: ở trong là các đường dây thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống khi bị tổn thương 1 bên đại não thì sẽ làm tê liệt các phần bên thân còn lại. Bên trong chất trắng chứa các nhân nền (nhân dưới vỏ). II. SỰ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI NÃO - Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức. + Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, tai, mũi, lưỡi, da… và các thụ quan ở trong như cơ khớp + Vùng vận động vì dụ: vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

Page 14: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Bài 6: Hệ thần kinh sinh dưỡng

I. Cung phản xạ sinh dưỡng

- Nhận xét:

+ Trung khu của các phản xạ vận động nằm trong chất xám của tủy sống.

+ Trung khu phản xạ sinh dưỡng nằm trong chất xám của tủy sống và

trụ não.

- So sánh cung phản xạ sinh dưỡng và cung phản xạ vận động.

+ Giống nhau: đều nằm trong chất xám.

+ Khác nhau:

Cung phản xạ sinh dưỡng Cung phản xạ vận động

Nằm ở sừng bên của tủy sống. Nằm ở sừng sau của tủy sống.

Nằm trong chất xám của trụ não. Không nằm trong trụ não.

Điều khiển các hoạt động của nội quan.

Điều khiển hoạt động của các cơ.

Page 15: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

15

- Cung phản xạ sinh dưỡng do bộ phận thần kinh giao cảm và phó giao cảm phụ trách điều khiển hoạt động của các nội quan (tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết …).

II. Cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng

Cấu tạo gồm: o Trung ương thần kinh: não và tủy sống o Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh

Hệ thần kinh sinh dưỡng chia thành 2 phân hệ: o Phân hệ giao cảm

Trung ương nằm ở chất xám thuộc sừng bên tủy sống (đốt sống ngực I đến đốt sống thắt lưng III)

Các noron trước hạch đi tới chuỗi hạch giao cảm và tiếp cận noron sau hạch

o Phân hệ đối giao cảm Trung ương là nhân xám trong trụ não và đoạn cùng

tủy sống Các noron trước hạch đi tới các hạch giao cảm để

tiếp cận các noron sau hạch o Các sợi trước hạch của 2 phân hệ có bao mielin

III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng

Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ này mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến)

Page 16: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Bài 7: Cơ quan phân tích thi giác

I-Cơ quan phân tích

- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích. - Các bộ phận của cơ quan phân tích gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương. Dây thần kinh Cơ quan thụ cảm ---------------------Bộ phận phân tích ở trung ương (Dẫn truyền hướng tâm)

- Khi một trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ

làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.

II-Cơ quan phân tích thị giác

1.Cấu tạo của cầu mắt

* Cấu tạo ngoài.

- Hình dạng: hình cầu. - Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.

Page 17: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

17

- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động. * Cấu tạo trong

- Câu măt co 3 lơp mang là:

+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. + Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt. + Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).

- Môi trường trong suốt: + Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt. + Thủy dịch. + Thể thủy tinh. + Dịch thủy tinh.

2.Cấu tạo của màng lưới

- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm. + Tế bao non tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón

Page 18: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực. + Tế bao que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác. + Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác,

không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.

+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật. 3.Sự tạo ảnh ở màng lưới - Vai trò của thể thủy tinh trong câu măt: + Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng. + Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

Bài 8: Vệ sinh mắt I. Các tật về mắt

a. Cận thị: - Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

- Điểm khác nhau giữa vị trí rơi của ảnh giữa mắt người bình thường

và người bị cận thị.

Page 19: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

19

- Người bị cận thị thường phải đưa vật vào mắt gần hơn để ảnh của

vật tren màng lưới giúp vật nhìn rõ hơn

- Nguyên nhân:+ Tật bẩm sinh do cầu mắt dài.

+Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thuỷ

thể tinh luôn luôn phồng lâu dần mất khả năng co dãn.

- Một số nguyên nhân khác gây cận thị:

- Cách khăc phục:

+ Đeo kính cận (kính mặt lõm - kính phân kì)

*Lưu ý: để hạn chế tật cận thị ta cần

Page 20: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

- Ngồi học đúng tư thế, đọc

sách nơi có ánh sáng vừa đủ

- Không ngồi quá lâu trước máy

tính (sau khi ngồi 1-2 tiếng nên

cho mắt thư giãn 5-10 phút)

- Ngồi học ở bàn ghế phù hợp.

- Bổ sung thực phẩm giàu

vitamin A tốt cho mắt như: gấc, cà rốt, dầu cá,...

b. Viễn thị

- Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả

năng nhìn xa (trái với cận thị)

- Điểm khác nhau giữa vị trí giới của

ảnh giữa mắt người bình thường với

mắt người viễn thị.

- Ảnh của vật rơi phía sau võng mạc

nên cần đưa vật ra xa hơn để cho ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp

vật nhìn rõ hơn.

* Nguyên nhân:

- Bẩm sinh cầu mắt ngắn.

Page 21: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

21

-người già thể thủy tinh bị lão hoá, mất tính đàn hồi, không phồng

lên được.

- Cách khăc phục: đeo kính lão (kính hội tụ) để tăng độ hội tụ kéo vật

từ phía sau về đúng màng lưới.

II. Các bệnh về mắt

a. Bệnh đau mắt hột

- Nguyên nhân: do virút gây nên, thường có trong dữ mắt.

- Triệu chứng

+ Mặt trong mí mắt có nhiều hột nổi cộm lên.

- Hậu quả:

+ Khi hộp vỡ ra làm thành sẹo, có kiểu lớp

chồng mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm được mang

rác có thể dẫn tới mù lòa.

- Con đường truyền bệnh:

+ Bệnh có thể lây lan do dùng chung khăn, chậu với

người bệnh.

+Tắm rửa trong ao hồ tù hãm.

Page 22: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

- Hạn chế đau măt hột:

+ Thấy mắt ngứa không được dụi tay bẩn, phải rửa

bằng nước ấm pha với muối loãng và nhỏ thuốc mắt.

b. Bệnh đau mắt đỏ

- Nguyên nhân: do virút hoặc do vi khuẩn gây ra.

- Triệu chứng:

+ Mắt đỏ và có dử mắt.

- Hậu quả:

+ Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động

+ Bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thị lực

- Con đường truyền bệnh

+ Dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị bệnh

+ Dùng tay bẩn dụi vào mắt

- Hạn chế bệnh đau măt đỏ

+ Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng

+ Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa với người bị đau mắt

c. Biện pháp phòng tránh bệnh, tật về mắt

- Bổ sung vitamin A cho mắt

- Giữ gìn mắt luôn sạch sẽ. Rửa mặt bằng nước ấm pha với muối

loãng sau mỗi ngày

- Không dùng chung khăn, chậu để tránh các bệnh về mắt.

- Không tắm nơi ao tù nước động

- Đeo kính bảo vệ mắt

- Giữ đúng khoảng cách khi học bài, ngồi học nơi có đủ ánh sáng.

Page 23: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

23

Bài 9: Cơ quan phân tích thính giác

I. Cấu tạo của tai Tai được chia làm 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Cấu tạo của tai

- Tai ngoài gồm:

+ Vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm.

+ Ống tai có nhiệm vụ hướng sóng âm.

Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm.

- Tai giữa

+ Là một khoang xương gồm chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.

Page 24: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

+ Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

+ Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

- Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên để thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai gồm ốc xương tai bên trong có ốc tai màng có chức năng thu nhận các kích thích của sóng âm.

Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.

Trên màng cơ cở có cơ quan Coocti chứa tế bào thụ cảm thính giác.

Page 25: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

25

II. Chức năng thu nhận song âm:

- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai vào tai trong ( làm rung màng “cửa bầu”) => làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng => tác động lên cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm => làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

III. Vệ sinh tai

Thường xuyên vệ sinh tai, giữ gìn tai sạch sẽ

- Không dùng vật nhọn để ngoáy tai

- Giữ vệ sinh mũi, họng đề phòng bệnh cho tai.

- Tránh làm việc ở những nơi quá ồn hoặc tiếng động mạnh

- Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai

Page 26: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Bài 10: Phản xạ không điều kiện và phản xạ

có điều kiện

I.Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. - Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

II. Sự hình thành phản xạ có điều

1Thí nghiệm kinh điển của Nhà sinh lí học người Nga I.P.Paplôp

Thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt khi có ánh đèn A. Bật đèn rồi cho ăn nhiều lần, ánh đèn

Page 27: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

27

B. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt sẽ trở thành tín hiệu của ăn uốngvới ánh đèn đã được thành lập 2. Ức chế phản xạ có điều kiện Trong thí nghiệm trên, phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành, nghĩa là củng cố kích thích ánh đèn gãy tiết nước bọt bằng cho ăn. Nếu không được củng cố, dần dần phản xạ có điều kiện đã hình thành sẽ mất do ức chế tắt dần, ánh đèn trở thành vô nghĩa, không gây tiết nước bọt nữa.

III. So sánh các tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện

Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau:

- Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

- Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).

Bài 11: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

I. Sự thành lập và ức chế các PXCĐK ở người:

− Sự thành lập và ức chế pxcđk là hai quá trình thuận nghịch, gắn bó mật thiết với nhau giúp cơ thể thích nghi với đời sống.

Page 28: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

− Ở người, học tập, rèn luyện xây dựng các thói quen, các tập quán tốt nếp sống văn hoá chính là kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết:

− Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các pxcđk cấp cao ở người.

− Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm với nhau và với các thế hệ sau. − Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiện thứ 2

II. Tư duy trừu tượng

− Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn tả bằng các từ. − Khả năng khái quát hoá và trừu tượng hoá là cơ sở của tư duy trừu tượng và tư duy bằng khái niệm chỉ có riêng ở người.

Bài 12: Vệ sinh hệ thần kinh

I. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe

- Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể vì ngủ là một đòi hỏi tự nhiên của cơ thể giống như đói thì cần ăn,

khát thì cần uống.

- Bản chất của giấc ngủ là sự ức chế tự nhiên, khi ngủ các cơ quan trong cơ thể giảm sự hoạt động.

Page 29: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

29

- Giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người, giúp bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.

- Nhu cầu về giấc ngủ ở các lứa tuổi khác nhau thì khác nhau:

+ Trẻ em (trẻ sơ sinh): 1 ngày ngủ khoảng 20 tiếng.

+ Người trưởng thành: 1 ngày ngủ 7 – 8 tiếng.

+ Càng về già thời gian ngủ 1 ngày càng ít.

- Muốn có giấc ngủ tốt cần:

+ Ngủ đúng giờ.

+ Chỗ ngủ thoải mái, thuận tiện.

+ Không dùng các chất kích thích như cà phê, chè đặc, thuốc lá trước khi ngủ.

+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích tới vỏ não gây hưng phấn.

II. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí - Cơ thể là một khối thống nhất, mọi hoạt động đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.

- Sức khỏe của con người cũng phụ thuộc vào hệ thần kinh.

→ Cần giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh, tránh những tác động xấu đến hoạt động của hệ thần kinh. - Các biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh:

+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày.

+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.

+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

II. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đới với hệ thần kinh

Page 30: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Một số chất có hại đối với hệ thần kinh:

Loại chất Tên chất Tác hại

Chất kích thích

- Rượu

- Nước chè, cà phê

- Hoạt động não bộ bị rối loạn, trí nhớ kém.

- Kích thích hệ thần kinh, gây mất ngủ.

Chất gây nghiện - Thuốc lá

- Ma túy

- Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh ung thư.

- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV.

Chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh

- Doping - Làm biến chất cơ thể con người.

- Dùng nhiều có thể tử vong.

- Một số chất kích thích:

Một số chất gây nghiện

Page 31: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

31

Tìm hiểu 1 số bệnh liên quan đến hệ thần kinh

SUY TỦY XƯƠNG

1 - GIỚI THIỆU Tủy xương là nơi tạo ra các loại tế bào máu bao gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Bạch cầu trưởng thành, đặc biệt là bạch cầu hạt trung tính có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng. Hồng cầu trưởng thành giúp đem oxy tới các mô trong cơ thể. Tiểu cầu có vai trò trong quá trình đông cầm máu. Suy tủy xương là một hội chứng lâm sàng được biểu hiện như giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiển cầu trong máu, đồng thời tủy xương bị thay thế bằng mô mỡ và giảm các tế bào đầu dòng tạo máu. Đó là tình trạng chức năng tủy xương bị suy giảm.

Page 32: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Năm 1888: bác sĩ người Đức Paul Ehrlich mô tả trường hợp bệnh suy tủy đầu tiên.

Năm 1904: Bác sĩ người Pháp Anatole Chauffard đặt tên bệnh là suy tủy.

NGUYÊN NHÂN

Bệnh có thể do di truyền hoặc mắc phải. Di truyền: Bệnh Fanconi, Hội chứng Shwachman-Diamond, Rối loạn tạo sừng bẩm sinh, Hội chứng Diamond-Blackfan... Mắc phải: Có thể kể đến:

Một số thuốc thông dụng như thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ áp, chống loạn nhịp, kháng giáp, kháng sinh đặc biệt là chloramphenicol...

Các hóa chất: benzene, các hydrocarbon có gắn clo, các phosphate hữu cơ...

Nhiễm siêu vi: Epstein-Barr, sieâu vi vieâm gan non-A, non-B, non-C, non-D, non-E vaø non-G, Parvovirus, HIV

Bệnh tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm

Page 33: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

33

Một số rối loạn tự miễn: bệnh tuyến giáp miễn dịch, viêm khớp dạng thấp, lupus…

Thai kỳ Tuy nhiên, khoảng 70% các trường hợp là vô căn: do các đột biến gen

có tính nhạy cảm.

Viêm tủy xương là gì?

Viêm tủy xương hay cốt tủy viêm là một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hay mãn tính ở xương bao gồm tủy xương hay mô mềm quanh xương. Thường do tụ cầu vàng gây bệnh hay liên cầu trùng tạo máu. Những vi khuẩn này vào đường máu trước khi tập trung vào xương đó thực chất của viêm xương tủy xương đường máu trước tiên là một nhiễm trùng máu. Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong

Page 34: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

cơ thể sau khi bị gãy xương, nhọt, vết ăn trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hay bất kì bệnh nhiễm trùng nào.

Viêm tủy xương là bệnh lý ở hệ xương do vi khuẩn xâm nhập vào máu đi đến xương gây ra tình trạng viêm tại xương vì vậy không chỉ có biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ mà còn có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Về mặt giải phẫu bệnh biểu hiện 2 quá trình phá hủy xương và bồi đắp xương song song phát triển.

Nguyên nhân bệnh Viêm tủy xương

Nguyên nhân gây viêm tủy xương là do vi khuẩn

Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (khoảng 50% trường hợp) Vi khuẩn thường gặp khác bao gồm: liên cầu trùng tan máu, phế

cầu, Ecoli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh Vi khuẩn có thể từ một cái nhọt, một vết xước, viêm nhiễm ở da, viêm họng, viêm amydal hay bất kì viêm nhiễm nào trên cơ thể, sau đó vi khuẩn đi vào máu sau đó tập trung tại xương phần lớn tập trung ở chỗ nối tiếp giữa đầu xương và thân xương do vùng này rất giàu mạch máu và dễ phát sinh bệnh viêm tủy xương

Page 35: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

35

Suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là một hội chứng tập hợp các triệu chứng tương tự như bệnh tim, mặc dù khi khám thực thể không phát hiện bất thường gì về sinh lý.

Ngày nay, các bác sĩ xem xét hội chứng Da Costa như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục. Bệnh này được đặt tên theo người đã nghiên cứu và mô tả rối loạn trong cuộc nội chiến Mỹ-bác sĩ Jacob Mendes Da Costa.

Triệu chứng thường gặp

Hội chứng Da Costa biểu hiện khá nhiều dấu hiệu và triệu chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh:

Mệt mỏi khi gắng sức;

Khó thở;

Đánh trống ngực;

Đổ mồ hôi;

Đau ngực;

Chóng mặt.

Page 36: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Tuy nhiên, nếu chỉ khám thực thể thì bác sĩ sẽ không nhận thấy những bất thường về thể chất gây ra các triệu chứng này.

Nguyên nhân gây bệnh

Sau một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hội chứng Da Costa là một biểu hiện thực thể của bệnh rối loạn lo âu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại bệnh này vào nhóm rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh (một loại rối loạn tâm thần) trong hệ thống mã ICD-10. Trong hệ thống ICD-9, bệnh được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần không phải do thần kinh.

Bệnh quáng gà, đôi khi còn được gọi là chứng mù đêm, là cách gọi thông thường của bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Quáng gà được đặc trưng bởi tình trạng giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn vào ban đêm hay trong bóng tối, những nơi ánh sáng không đầy đủ. Thăm khám đáy mắt có thể thấy các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của bệnh nhân. Nguyên nhân bệnh Quáng gà

Page 37: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

37

Các bệnh lý tại mắt: Cận thị, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền), … là những bệnh lý ở mắt có thể gây ra quáng gà ở bệnh nhân.

Các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà, như đái tháo đường, bệnh Keratoconus,...

Thuốc: Các thuốc tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân của tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà trên bệnh nhân.

Dinh dưỡng: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh, và chuyển thành hình ảnh trên võng mạc. Vì vậy, thiếu Vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà.

Triệu chứng bệnh Quáng gà

Quáng gà triệu chứng là gì?

Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra sự bất thường của thị lực với triệu chứng nhìn kém trong tối, chẳng hạn như khi đi ngoài trời vào ban đêm, nhà tối chưa bật đèn,... Trong điều kiện thiếu sáng như thế thì bệnh nhân rất dễ bị vấp ngã, va vào các đồ vật do thị lực giảm sút.

Ngoài ra, một triệu chứng cũng rất hay gặp ở bệnh nhân quáng gà là không điều chỉnh thị lực kịp thời khi chuyển từ chỗ sáng vào chỗ tối. Đôi khi, bệnh nhân có thể giảm thị lực ngay cả trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.

Bác sĩ thường không phát hiện được sự bất thường khi thăm khám bên ngoài mắt, trừ khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn muộn của bệnh. Soi đáy mắt có thể phát hiện thấy động mạch võng mạc bị thu nhỏ, đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, đĩa thị giác bạc màu, hoặc có thể thấy phù hoàng điểm dạng nang.

Thị trường (vùng nhìn thấy của mắt) có thể bị thu hẹp dần, nặng nề hơn có thể dẫn đến thị trường hình ống, là tình trạng thị trường bị thu hẹp trầm trọng, bệnh nhân như nhìn qua một

Page 38: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

cái ống. Cũng có thể sẽ xuất hiện một triệu chứng được gọi là ám điểm, nghĩa là trong thị trường của bệnh nhân có những vùng nhỏ không nhìn thấy, nếu ám điểm càng ngày càng lan rộng thì chứng tỏ tình trạng bệnh đang diễn tiến nặng lên.

Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (hay còn gọi là lòng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.

Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô, .

Vì nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tâm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

Nguyên nhân và các yếu tố gây đục thủy tinh thể

Nguyên nhân nguyên phát

Do bẩm sinh liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền

Do quá trình lão hóa tự nhiên gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Thường gặp ở độ tuổi trên 50

Nguyên nhân thứ phát

Mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần như : Viêm màng bồ đào

Page 39: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

39

Chấn thương mắt...

Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp (amiodarone ), thuốc chống trầm cảm...

Mắc các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...

Do Thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng tia chớp, tia hàn...

Các yếu tố liên quan

Không chú ý luyện tập cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt.

Dùng quá nhiều các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá...

Thường xuyên bị stress, tiếp xúc môi trường khói bụi ô nhiễm...

Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đục thủy

tinh thể

Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể

Bệnh diễn biến thường chậm không gây đau đớn cho người bệnh, ở những giai đoạn đầu gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:

Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập chung nhìn vào một vật nào đó.

Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm. Do khi có ánh sáng đổng tử co lại làm hạn chế ánh sáng có thể tới được võng mạc.

Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật

Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt

Page 40: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.

Giảm thị lực là triệu chứng điển hình và quan trọng ở bệnh đục thủy

tinh thể

Bại não

*Bại não là gì?

Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý gây nên bởi tình trạng tổn thương não bộ không tiến triển theo thời gian, gây nên bởi các nguyên nhân trước sinh, trong và sau sinh cho đến dưới 5 tuổi. Bại não gây ra tình trạng đa tàn tật về vận động, tinh thần, giác quan và hành vi... để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội

Do một hoặc nhiều phần của não bộ bị tổn thương, người bệnh không thể vận động các phần cơ một cách bình thường. Ngoài ảnh hưởng đến vận động, nhiều trường hợp trẻ bị bại não còn kèm theo các tình trạng tàn tật khác cần phải được điều trị như: Chậm phát triển trí tuệ, rối loạn khả năng học tập, động kinh, thay đổi hành vi, những vấn đề về thị giác, thính giác và ngôn ngữ. Tỷ lệ bại não khoảng 2/1000 trẻ mới sinh, bệnh có tỷ lệ mắc ở trẻ trai cao hơn trẻ gái (1.35/1).

* Nguyên nhân gây bại não

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bại não ở trẻ, được chia thành 3 nhóm chính sau:

Nhiễm trùng trong thai kỳ

Các nhiễm trùng ở phụ nữ có thai như nhiễm rubella, các virus trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này. Các nhiễm trùng khác như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu – sinh dục của người mẹ cũng có thể gây nên sinh non, một nguy cơ khác của bại não.

Page 41: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

41

Thiếu oxy não bào thai

Khi chức năng của nhau thai bị giảm sút (suy nhau thai) hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh (nhau bong non) hoặc chảy máu do rau tiền đạo (bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ) có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, dẫn đến tổn thương não thai nhi, là một nguyên nhân bại não.

Thiếu oxy não bào thai là một nguyên nhân dẫn đến bại não

Các nguyên nhân và bất thường khác

Các trẻ có bất thường cấu trúc hệ thần kinh cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị bại não.

Mẹ bị bệnh: Bệnh tuyến giáp, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật....

Di truyền: Yếu tố gia đình.

Dùng thuốc không hỏi ý kiến của bác sĩ khi mang thai, tiếp xúc vơi các hoa chất độc hại khi mang thai.

Mất trí nhớ Mất trí nhớ tạm thời hay còn gọi là mất trí nhớ ngắn hạn, nó là một cơn mất trí nhớ tạm thời, đột ngột mà không do một tình trạng thần kinh phổ biến nào gây ra, như bệnh động kinh hoặc đột quỵ. Trong cơn mất trí nhớ tạm thời này bệnh nhân không thể nhớ lại các sự kiện vừa mới diễn ra, không thể nhớ mình đang ở đâu hoặc đã đến đó bằng cách nào. Nguyên nhân mất trí nhớ chủ yếu do:

Bệnh Alzheimer Đột quỵ nhiều lần ( " mất trí nhớ do mạch máu não") Rượu Chấn thương đầu

Page 42: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Các khối u não Hydrocephalus (nước trên não) Bệnh Parkinson (nhưng không phải tất cả các bệnh Parkinson

đều đưa đến mất trí) Nhiễm trùng như viêm màng não, AIDS và một số loại vi-rút Thiếu Vitamin (đặc biệt là vitamin B12) Xáo trộn nội tiết như một under-gland tuyến giáp đang hoạt

động Trong đó 2 nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh mất trí nhớ hiện nay là Bệnh Alzheimer và Đột quỵ nhiều lần (" mất trí nhớ do mạch máu não"). Triệu chứng mất trí nhớ bao gồm:

Suy giảm trí nhớ: Triệu chứng này thường xuất hiện sớm, đặc trưng và nổi bật. Suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện cấp trong chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não và thường xuất hiện từ từ nhưng có khả năng tiến triển ngày càng nặng trong các bệnh lý thoái triển khác.

Suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác:thường biểu hiện với bệnh lý vong ngôn, vong tri, vong hành và suy giảm một số năng lực khác như suy giảm khả năng tư duy trừu tượng, khả năng sáng tạo, lập kế hoạch hành động; mất khả năng phối hợp, điều hành các hành vi, thực hiện các hoạt động phức tạp trong cuộc sống thường nhật.

Vong ngôn với các triệu chứng nói lặp từ, nói định hình, nói gián tiếp, lời nói mơ hồ, khó khăn trong việc tìm từ, gọi tên đồ vật...; trường hợp nặng có thể mất khả năng nhận thức và đáp ứng bằng ngôn ngữ.

Vong tri với các triệu chứng như suy giảm hoặc mất khả năng nhận ra và gọi tên các đồ vật cũng như các đối tượng quen thuộc.

Vong hành với triệu chứng như không thể làm được các thao tác trong công việc hàng ngày, không vẽ lại được một hình vẽ theo yêu cầu; khó khăn trong việc mặc quần áo, đi giày, chải tóc, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, tiểu tiện, đại tiện và một số kỹ năng sống thường ngày.

Page 43: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

43

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là gì?

Bệnh thực tế là trạng thái xương chũm và hòm nhĩ của bệnh nhân bị viêm

nhiễm do các virus vi khuẩn xâm nhập. Khi chúng ta mắc bệnh, cơ quan này sẽ xuất hiện dịch mủ gây ra nhiễm trùng.

Bệnh về tai giữa được phân chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn cấp tính Giai đoạn có dịch tiết

Một số biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe khi bệnh không được chữa trị kịp thời như:

Thủng màng nhĩ

Áp xe não và viêm màng não

Nhiễm trùng truyền nhiễm

Người bệnh bị giảm thính lực Thủng màng nhĩ

Một số nguyên nhân:

Các loại virus, vi khuẩn

Ống Eustachian chưa hoàn thiện

Thời tiết thay đổi thất thường

Môi trường ô nhiễm nặng

Bên cạnh đó, những người thường có lối sống không lành

mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích làm hại cơ thể cũng có khả

năng mắc bệnh

Page 44: Mục l5 - Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. a. Cấu tạo Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại

Một số cách phòng tránh

Với trẻ nhỏ cần được vệ sinh tai sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt là sau khi bé tắm gội, bơi lội.

Hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi ô nhiễm, hạn chế sử dụng các chất kích thích và các loại bia rượu

Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng bệnh tốt hơn.

Khi thời tiết giao mùa, cần giữ ấm cho cổ họng, tai và lòng bàn tay, bàn chân.

Cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, khoa học

Ngoài ra, chúng ta nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, hoặc ngay khi có các dấu hiệu của bệnh cần lập tức đi thăm khám