224
MC LC Đánh giá thành tu 30 năm đổi mi và định vkinh tế Vit Nam ........................................ 1 Kết quca Đổi mi kinh tế: Góc nhìn theo thi gian ........................................................ 27 Tt hu xa hơn vkinh tế: Thc trng, nguyên nhân và gii pháp ..................................... 47 Ba mươi năm đổi mi và con đường đi ti .......................................................................... 89 Thbàn vmc độ tt hu ca Vit Nam ........................................................................... 98 n định kinh tế vĩ mô ca Vit Nam 30 năm đổi mi ...................................................... 115 Tăng trưởng kinh tế Vit Nam giai đon 1986-2014 ........................................................ 131 Kinh tế Vit Nam sau 30 năm hi nhp: Thành tu và nhng cơ hi bbl................. 143 Nhìn li lung vn FDI vào Vit Nam sau gn 30 năm Đổi mi: Kết qu, vn đề định hướng chính sách .................................................................................................... 159 Thc trng năng sut lao động ca Vit Nam tsau đổi mi và nhng nút tht ràng buc ct cánh phát trin ................................................................................................... 183 Tăng trưởng Nông nghip 30 năm đổi mi: Scn thiết cho mt tư duy mi vđất lúa cho xut khu go và an ninh lương thc ...................................................................... 197 Ba mươi năm phát trin cơ shtng phc vcông nghip hoá: Thc trng và vn đề . 211

MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

MỤC LỤC

Đánh giá thành tựu 30 năm đổi mới và định vị kinh tế Việt Nam ........................................ 1

Kết quả của Đổi mới kinh tế: Góc nhìn theo thời gian ........................................................ 27

Tụt hậu xa hơn về kinh tế: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ..................................... 47

Ba mươi năm đổi mới và con đường đi tới .......................................................................... 89

Thử bàn về mức độ tụt hậu của Việt Nam ........................................................................... 98

Ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam 30 năm đổi mới ...................................................... 115

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2014 ........................................................ 131

Kinh tế Việt Nam sau 30 năm hội nhập: Thành tựu và những cơ hội bị bỏ lỡ ................. 143

Nhìn lại luồng vốn FDI vào Việt Nam sau gần 30 năm Đổi mới: Kết quả, vấn đề và định

hướng chính sách .................................................................................................... 159

Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam từ sau đổi mới và những nút thắt ràng buộc

cất cánh phát triển ................................................................................................... 183

Tăng trưởng Nông nghiệp 30 năm đổi mới: Sự cần thiết cho một tư duy mới về đất lúa cho

xuất khẩu gạo và an ninh lương thực ...................................................................... 197

Ba mươi năm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hoá: Thực trạng và vấn đề . 211

Page 2: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 3: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

1

Đánh giá thành tựu 30 năm đổi mới và định vị kinh tế Việt Nam

PGS.TS. Trần Đình Thiên1

ThS. Chu Minh Hội2

Việt Nam có những nền tảng đề trở thành một quốc gia thịnh vượng. Yếu tố bảo đảm thành công cho Việt Nam – như kinh nghiệm 30 năm công cuộc đổi mới chỉ ra - phụ thuộc quyết định vào việc lựa chọn con đường phát triển.

1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của 30 năm đổi mới

a. Tăng trưởng kinh tế - giảm nghèo - công bằng xã hội

Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình phức tạp, không bằng phẳng và đầy cam go, được phản ánh trong sự tiến hóa tư duy phát triển qua các giai đoạn.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa là thông điệp chính của chương trình Đổi mới năm 1986.

Đến giai đoạn 1990-2000, phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là thông điệp thay thế.

Từ năm 2001 đến nay, đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađược khẳng định.

Không nghi ngờ gì rằng thành tựu quan trọng bậc nhấtcủa Đổi mới là việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp dựa trên nền tảng nền kinh tếnông nghiệp– nông dân cổ truyền sang kinh tếthị trường, nhờ đó, đất nước thoát khỏi phương thức phát triểnlạc hậu, biến quá trìnhnày thành xu hướng không thể đảo ngược. Đây là kết quả của sự liên tục đổi mới tư duy phát triển, chuyển hóa sức mạnh của tư duy phát triển mới, phù hợp với xu hướng chung của thế giới,thành các thành tựu kinh tếhiện thực, cụ thể, biểu hiện ở mức tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cực, ngoại thươngphát triển, thu hút nhiều FDI và ODA, chủ động và tích cực mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới.

Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình vật lộn với khó khăn, gian khổ để tiến lên, là cuộc đấu tranh cam go giữa lực lượng cải cách và các yếu tố bảo thủ.

Trên thực tế, ba năm sau đổi mới, kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Lạm phát các năm 1987 và 1988 vẫn ở mức 3 con số (323,1% và 393%). Nhưng kể từ năm 1989, nhiều chuyển biến thực tế quan trọng đã diễn ra. Nhà nước phân quyền sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đìnhtheo Nghị quyết 10

1 Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2 Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô – Phòng Kinh tế Vĩ mô và Thể chế - Viện Kinh tế Việt Nam

Page 4: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2

(Khoán 10), xóa bỏ độc quyền nhà nước trong hoạt động ngoại thương (cuối 1988). Đến năm 1989,chế độ tem phiếu và kiểm soát giá cả đượcbãi bỏ.

1989 là năm đầu tiên Việt Nam không những có đủ lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo. Thành tựu này phản ánh sức mạnh giải phóng nội lực của cải cách đối với sản xuất nông nghiệp.

Từ giữa năm 1989, lạm phát phi mã gần như ngừng hẳn.Tình trạng rối loạn trong phân phối, lưu thông hàng hóa cơ bản chấm dứt, môi trường vĩ mô bắt đầu ổn định.

Từnăm 1990, nhiều chính sách mới trở thành đòn bẩy đưa đất nước bước vào một giai đoạn mới, ổn định hơn.Sự ra đời của Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Thuế doanh thu,việccông nhận kinh tế tư nhân trong Hiến pháp năm 1992 đóng vai trò là những dấu mốc thay đổi thể chế nền tảng theo hướng thị trường.

Tăng trưởng kinh tế trong phần lớn thập niên 1990 đạt mức 8-9%/năm. Thành tựu này có được là nhờ năng lực sản xuất và hiệu quả đầu tư được cải thiện dưới tác động của cải cách kinh tế.

Tronggiai đoạn1997-1999, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị sụt giảm mạnh tốc độ tăng trưởng, một phần do các vấn đềcơ cấu bắt đầu bộc lộ, một phần do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính châu Á.

Tuy nhiên, phải đếncuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, sau giai đoạn khôi phục tăng trưởng khá ngoạn mục dưới tác động trực tiếp mạnh mẽ của việc ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam– Hoa kỳ, khi nền kinh tếViệt Nam bắt đầu thử thách năng lực hội nhậpquốc tế với phép thử gia nhập WTO (2007), tốc độ trongkinh tế lại suy giảm mạnh;và đặc biệt, những vấn đề cấu trúccủa nền kinh tế ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Như vậy, sự thăng trầm kinh tế của nền kinh tếđổi mới bộc lộ rõ, mặc dù xét cảchặng đường dài, những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong suốt 30 năm qua là hết sức ấn tượng. Tính chung cho giai đoạn 1990-2010, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt bình quân 7,3% (IMF, 2011), chỉ thấp hơn mức tăng trưởng của Trung Quốc.

Từ một nước nông nghiệp thuộc nhóm nghèo nhất thế giới, với mức GDP bình quân đầu người chỉ 98 USD, Việt Nam đã gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt mức 1.910 USD (Dữ liệu WDI), bằng gần 7 lần năm 2000 và 9,5 lần năm 1986.

Điểm nổi bật trong thành tựutăng trưởngcủa Việt Nam không chỉ nằm ở tốc độ tăng trưởng cao, mà cả ở tính bao trùm (inclusive). Tỷ lệ nghèo từ mức trên 85% dân số (theo chuẩn nghèo 2USD/người, ngày) của năm 1993 giảm xuống còn khoảng 13% năm 2013; tình trạng nghèo cùng cực (theo chuẩn 1,25 US$/ngày) gần như biến mất, trong khi bất bình đẳng tăng không đáng kể và vẫn nằm trong mức trung bình của thế giới (Hình 1)

Hình 1: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ nghèo và hệ số Gini của Việt Nam (1986-2013)

Page 5: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Gini)

b.

còn 1vào cunhưng

1986-trọng lao độ

Hình

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Nguồn: x.

Thành tự

Tỷ trọng 8-20% từ nuối những ng mức tăng

Về cơ cấu-1990, đã glao động cộng chuyển

2: Cơ cấu

Nguồn: X

0102030405060708090

1

%

%%%%%%%%%%%

1986 1988

xử lý từ dữ

ựu đổi mớ

khu vực nônăm 2000 đnăm 1980 lnhỏ và đón

u lao độnggiảm đều đặcông nghiệp

ra khỏi khu

GDP và tỷ

Xử lý từ dữ

1986 1989

Ghi chú: Tănghèo, hệ số

1990 1992KV I

ữ liệu WD

ới cấu trúc

ôngnghiệp đến nay.Nglên gần 40%ng góp của k

, số lao độặn xuống còp tăng tươnu vực nông

ỷ trọng khu

ữ liệu WDI

1992 1995

ăng trưởng GDố Gini tham ch

Tỷ lệ ng

1994 1996KV III

DI (tăng tr

c ngành kin

trong cơ cấgược lại, tỷ% hiện nay.khu vực này

ộng nông nòn khoảng

ng ứng: mỗnghiệp và đ

u vực chế tạ

I.

1998 200

P tham chiếu thiếu trục đứng

ghèo theo chuẩ

1998 2000 2KV II

rưởng và t

nh tế

ấu GDP giảtrọng côngTỷ trọng khy trong cơ c

nghiệp chiếm46% vào n

ỗi năm có thđược khu v

ạo trong G

1 2004 20

trục đứng bên pbên trái

ẩn 1.25USD/ng

2002 2004 20M

tỷ lệ nghèo

ảm nhanh, g nghiệp tănhu vực dịchcấu GDP kh

m hơn 2/3 năm 2013 (hêm 1 điểm

vực công ng

GDP Việt N

007 2010 2

phải; tỷ lệ gày

006 2008 20Manufacturing

o), TCTK

từ 47% năng từ khoảh vụ cũng thá ổn định.

tổng số gi(Dữ liệu Wm phần trămghiệp hấp th

Nam (1986-

0

2

4

6

8

10

12

2013

%

0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.1

10 2012

3

(Hệ số

ăm 1988 ảng 23% ăng lên,

iai đoạn WDI). Tỷ

m người hụ.

2013)

01

02

03

04

05

06

07

08

09

1

Page 6: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

4

c. Thành tựu mở cửa - hội nhập

Trước Đổi mới, Việt Nam đã có quan hệ ngoại thương với thế giới, nhưng chủ yếu là với khối XHCN.Năm 1986, Việt Nam bắt đầu mở cửa ra với cả thế giới.Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 khơi nguồn cho dòng vốn đầu tư và thương mại quốc tế.

Năm 1993, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với 3 định chế tài chính quốc tế lớn là WB, IMF và ADB.

Năm 1994, Việt Nam thoát khỏi cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Hoa Kỳ

Ngày 28/07/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.

Năm 1997, Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký tháng 7/2000, có hiệu lực từ tháng 12/2001) là bước tiến tiếp theo trong tiến trình hội nhập.

Năm 2007, nền kinh tế tiến một bước lớn trong tiến trình hội nhậpquốc tếkhigia nhập WTO.

Cuối năm 2014, Việt Nam hoàn thành đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, với Liên minh Hải quan Nga-Belarusia-Kazakhstan. Sang năm 2015, Việt Nam kết thúc đàm phán TPP và Hiệp định thương mại tự do với EU.

Hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế của Việt Nam, trước hết là ở việc giải phóng các nguồn lực và hình thành tư duy phát triển kinh tế mới. Các cam kết hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải dần xóa bỏ cơ chế bảo hộ, trợ cấp, minh bạch hóa hoạt động kinh doanh và các cơ chế chính sách, thúc đẩy xây dựng các chuẩn mực về tổ chức sản xuất, quản lý và văn hóa kinh doanh.Hội nhập cũng thúc đẩy việc chuyển nhượng vốn xuyên quốc gia, chuyển nhượng công nghệ, phương pháp tiếp cận thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia do khu vực FDI tạo ra.

Nếu coi các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là sản phẩm chủ lực của Việt Nam, thì năm 2001 cả nước mới có 4 sản phẩm chủ lực.Năm 2010, số sản phẩm chủ lực đã tăng 5 lần. Đến năm 2010, số sản phẩm kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD tăng 5 lần, trong số này,có các nhóm sản phẩm công nghiệp - công nghệ cao. Năm 2014, cả nước có 7 nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế về dài hạn không thể dựa vào các sản phẩm có trình độ công nghiệp thấp hoặc trung bình và thâm dụng lao động. Thực trạng này cũng là bài toán Việt Nam cần lựa chọn giải pháp mới trong giai đoạn tiếp theo.

Một trong những yếu tố thành công cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trongđổi mớilà thu hút FDI. Dòng vốn FDI bắt đầu vào Việt Nam sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987. Thị trường mở cửa và môi trường kinh doanh đượccải thiện tạo sức hút FDI mạnh mẽ.Tuy nhiên, vốn FDI chỉ thực sự trở thành một sức mạnh đáng kể từ năm 1991.Đến năm 1994, quy mô vốn FDI đã tương đương 10% GDP cả nước và đóng góp đáng kể vào thành tích tăng trưởng cao trong những năm trước khủng hoàng tài chính

Page 7: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

5

châu Á (Hình 3). Trong làn sóng FDI đầu tiên, thời điểm đánh dấu là khiViệt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 và FDI đạt đỉnh sau đó 1 năm. Điều tương tự diễn ra khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và FDI đăng ký đạt mức cao nhất vào năm 2008.

Hình 3: Vốn FDI đăng ký và giải ngân giai đoạn 1986-2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đến giữa thập kỷ 1990, doanh nghiệp FDI đóng góp 1/4 tổng giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 6% GDP. Mười năm sau, các tỷ trọng tương ứng là43,8% và 15,99% (Bảng 1). Khu vực FDI đã vượt lên trên khu vực nội địa về giá trị sản xuất công nghiệp từ năm 2014,vượt lên về kim ngạch xuất khẩu từ năm 2004 và hiện đã chiếm tới gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nền kinh tế.

Bảng 1: Đóng góp của khu vực FDI

Năm Tỷ trọng GDP Tỷ trọng GTSX công nghiệp Tỷ trọng xuất khẩu

1995 6,3 25,1 17,13 1997 9,07 29

31,5 2000 13,28 41,3 2001 13,75 41,5

42,8 2005 15,99 43,81 2006 16,98 44,38

55 2009 18,33 43,15 2010 17,69 42 54,1 2012 18,09 47,2 64 2013 19,55 50,1 66,9

Nguồn: Niên giám thống kê và tổng hợp từ nhiều nguồn

3Tình chung giai đoạn 1991-1995

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

1988-1990

1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014

Vốn FDI đăng ký (triệu USD, trục biên trái) Tỷ lệ giải ngân (trục bên phải)

Page 8: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

khôngnhân kthực tdòng tư chậlộ (Whỗ trợnhữngnăng h

tỷ US

d.

trong chứngNam tquả hhọc(đmột sthấy, quốc g

Hình

Mục ttrong

Cũng phảg có xu hướkhách quantế là vẫn cònvốn FDI saậm được cả

WB, 1997).Ởợ bởi sự mởg trục trặc chấp thụ vốn

Điều tích SD mỗi năm

Những th

Ngoài nhữgiảm nghè

g kiến nhiềutham gia Ch

hết sức ấn tưđạt 511 điểmsố quốc gia tiềm năng tgia còn thiế

4: Diễn tiế

Nguồn: W

Việt Namtiêu MDG giai đoạn 1

ải thấy rằngớng tăng tưn là những bn những trởau năm 199ải thiện,nhữỞ xu hướng ở rộng tín dụcấu trúc làmn FDI.

cực nằm ở m tronggiai đ

hành tựu k

ững thành tèo, công bằu thành tựuhương trìnhượng: Việt m), cao hơn

phát triển trí tuệ của nếu là cách th

ến bao phủ

WB (2014).

m hoàn thàngiảm một

1990-2015

g tỷ lệ vốn Fương ứng vớbiến động kở ngại trong96đã được dững hạn chế

suy giảm Fụng và cung

m cho môi t

tính ổn địnđoạn từ năm

khác

tựu ấn tượnằng xã hội nu lớn của Vh đánh giá hNam xếp t

n mức bìnhkhác như A

người Việt Nhức phát tri

y tế toàn d

. Tiến tới b

nh sớm Mụnửa số ngưđã được ho

FDI thực hới lượng vốkinh tế thế gg môi trườndự báo và cế của hệ thốFDI sau nămg tiền quá ntrường vĩ m

nh của giá trm 2008 đến

ng về tăng trnhư trên đâ

Việt Nam trhọc sinh quthứ 17/65 qh quân 494 Anh, Pháp,Nam là rất iển và sử dụ

dân ở Việt

bảo hiểm y

ục tiêu Thiêười có mứcoàn thành n

hiện trong nốn đăng ký.giới, nhưng

ng kinh doanchỉ ra nguyêống quản lým 2008, tănnóng trongn

mô không ổn

rị giải ngânn nay.

rưởng kinhây, chặng đrong các lĩn

uốc tế (PISAquốc gia đưcủa các nư

, Ý, Hoa Kto lớn.Nhưụng tiềm nă

Nam (1989

y tế toàn d

ên niên kỷc thu nhập năm 2008, k

nhiều năm l.Điều này m

g mặt khác cnh của Việtên nhân là ýkinh tế - hng trưởng knhững năm n định. Điề

n FDI, xung

h tế, cấu trúđường 30 nĩnh vực kháA) do OECDược khảo sáước OECD,

Kỳ hay Israeưng điều đó ăng đó.

9-2020)

dân.

ỷ (MDG) vềdưới 1 US

khi tỷ lệ nà

là không camột mặt có cũng phản át Nam.Sự sudo môi trườ

hành chính kinh tế nhantrước đó đều này làm y

g quanh mứ

c kinh tế cũnăm Đổi mác.Năm 201D thực hiệnát về năng l, thậm chí cel.Thực tế ncũng bộc l

ề giảm nghSD (giá PPày giảm xuố

6

ao, cũng nguyên

ánh một uy giảm ờng đầu dần bộc nh được ã gây ra yếu khả

ức 11-12

ũng như mới cũng

12, Việt n với kết lực toán cao hơn này cho ộ rõ thứ

hèo đói. PP)/ngày ống còn

Page 9: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

7

4,1% từ mức 39,9% năm 1993. Từ khoảng 30% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 1990, sau hai thập kỷ tỷ lệ này lên tới 83%.

Ở mục tiêu phổ cập giáo dục, tỷ lệ nhập học tiểu học năm 2009 đạt 95,5%, tỷ lệ hoàn thành tiểu học 88,2% và tỷ lệ dân sốtrong độ tuổi 15-24 biết đọc, viết là 97,1%.

Bảng 2: Tỷ lệ người khám chữa bệnh nội, ngoại trú có bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí (%)

Năm Cả nước Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

2004 37.4 44.1 32.3 31.7 35.3 43.3

2006 57.4 71 52.9 49 53.5 60.9

2008 61 72 55.7 53 57.4 66.5

2010 66.7 74.1 61.2 60.4 66.6 70.9

2012 72.1 81.5 67.7 66.6 69.4 75.3

Nguồn: Kết quả Khảo sát mức sống dân cư 2012 – TCTK

Trong lĩnh vực y tế, tỷ lệ dân cư được bảo hiểm y tế tăng nhanh trong mấy năm gần đây, đạt 60% vào năm 2010 (dữ liệu WB), và 68% năm 2012 [UN ở Việt Nam,2014 - Báo cáo Thường niên 2013, tr. 54]. Bước tiến là rất đáng kể nếu nhìn lại giai đoạn1990 – 2005,khi cả nước chỉ có 20-30% số người nằm trongvùng bao phủbảo hiểm y tế (Hình 8). Nhiều khả năng Việt Nam sẽ đạt mục tiêu quốc gia bảo hiểm toàn dân ở mức 70% vào năm 2015, và đạt 80% sau đó5 năm. Trong số những người khám chữa bệnh, tỷ lệ người được bảo hiểm y tế hoặc có sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí đã tăng từ 37,4% lên 72,1% trong giai đoạn 2004-2012 (Bảng 2). Đáng chú ý là tỷ lệ này của nhóm 1 (nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất) cao hơn các nhóm khác và đạt hơn 70% từ năm 2006.

Hình 5: Chỉ số Phát triển Con người Việt Nam (1980-2013)

Nguồn: Human Development Reports - UNDP.

Tăng trưởng liên tục trong Chỉ số Phát triển Con người (HDI)của Việt Nam là một bằng chứng khác cho thấy những thành tựu của quá trình cải cách. Tăng trưởng thu nhập

0.4630.476

0.629 0.638

0.4

0.45

0.5

0.55

0.6

0.65

1980 1990 2000 2005 2008 2010 2011 2012 2013

Page 10: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

8

cùng những thành tựu trong tạo môi trường bình đẳng trong giáo dục, chăm sóc y tế được chuyển hóa đầy đủ trong sự tăng trưởng của chỉ số HDI. Chỉ số này đã tăng liên tục từ mức 0,463 vào năm 1980 lên mức 0,638 vào năm 2013, trong đó, giai đoạn 1990-2000 có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả (Hình 5).

2. Nhiều thách thức lớn

Thành tựu phát triển đã đạt được không đảm bảo rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thành công trong những giai đoạn tiếp theo. Có thể chỉ ra một loạt các vấn đề cấu trúc đang cản trở khả năng phát triển đột phá của đất nước. Đó là: Sự méo mó của thị trường gây ra bởi sự độc quyền và đặc quyền của DNNN, sự yếu kém của hệ thống tài chính và những nút thắt thể chế, kỹ năng thấp của nguồn nhân lực, chi phí vận tải đắt đỏ, tiếp cận tín dụng, năng lượngvà đất đai khó khăn. Trong bối cảnh thế giới đang trải qua một thời kỳ hết sức phức tạp, cùng với đó là các vấn đề xã hội khác như môi trường xuống cấp, biến đổi khí hậu, dân số già hóa cần được giải quyết, thì việc Việt Nam cam kết hội nhập ởđẳng cấp cao nhất đang đặt ra những thách thức to lớn. Việc lựa chọn sai mô hình phát triển có thể đưa đất nước đi ngược lại tiến trình phát triển và sẽ tụt hậu phát triểnngày càng xa hơn. Các cơ sở cho tăng trưởng trong dài hạn là không bền vững.

a. Chất lượng tăng trưởng có xu hướng giảm mạnh

Thể hiện qua sự suy giảm đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP và tăng lên của hệ số ICOR, và môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định biểu hiện ở biến động lạm phát. Trong giai đoạn 2007-2012, TFP chỉ đóng góp khoảng 6,44%, giảm mạnh so với mức 22,6% của giai đoạn 2000-2006 (Bùi Trinh, 2013). Lao động hay vốn vật chất không phải là những nguồn lực vô hạn cho tăng trưởng. Lực lượng lao động của Việt Nam vẫn gia tăng nhưng tỷ trọng lao động trẻ ngày cảng giảm do dân số đang già hóa. Sự phụ thuộc của tăng trưởng vào vốn (Hình 10), được hỗ trợ bởi sự mở rộng tín dụng liên tục trong nhiều năm đã dẫn tới hệ quả là tăng trưởng thiếu bền vững, đi kèm những bất ổn kinh tế vĩ mô.

Hình 6: Gross fixed capital formation (%GDP)

Nguồn: ADB (số liệu các năm 1990-1993), WDI (còn lại).

10

15

20

25

30

35

40

1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010 2013

Page 11: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

9

Sau nhiều năm tín dụng liên tục được mở rộng, lạm phát cao xảy ra như một hệ quả tất yếu.Tín dụng tăng trưởng ở mức cao từ năm 2000 liên tục cho tới năm 2010 với tốc độ tăng bình quân 32%/năm, đạt đỉnh năm 2007 ở mức xấp xỉ 54%. Khi nguồn cung tiền tệ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP, trong trường hợp Việt Nam là lớn hơn rất nhiều, tất yếu dẫn tới lạm phát cao. Thực tế, đây là điều đã xảy ra ở Việt Nam từ sau năm 2008.Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tính trên GDP khá lớn, nhưng phần lớn hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ nhập khẩu, nên lạm phát cao những 2008-2011 cũng chịu tác động của giá cả tăng cao trên thị trường quốc tế. Vì vậy, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương trước những biến động bên ngoài.

Tương quan nghịch biến giữa tăng trưởng và lạm phát cho thấy một bức tranh khác: không nhất thiết phải đánh đổi tăng trưởng với lạm phát (Hình 7). Thực trạng này phần nào lý giải vì sao tăng trưởng của Việt Nam suy giảm cả những năm sau khủng hoàng tài chính toàn cầu và chỉ bắt đầu phục hồi từ năm 2013, khi chính phủ đặt trọng tâm vào kiềm chế lạm phát thay vì tăng trưởng bằng mọi giá như giai đoạn trước.Đầu tư kém hiệu quả, đặc biệt là đầu tư công, là một nhân tố khác gây ra sự thiếu ổn định kinh tế vĩ mô và chất lượng tăng trưởng thấp. Hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước trong giai đoạn 2006-2010 đã tăng lên 9,7 từ mức 6,9 của giai đoạn 2000-2005. Đầu tư công lớn, nhưng kém hiệu quả, trong khi khả năng cung ứng nội tại của nền kinh tế yếu kém làm giá cả hàng hóa tăng.Lượng đầu tư cao đồng nghĩa với việc phải chi phí nhiều nguồn lực để tạo ra thêm một sản phẩm đầu ra.Điều này tạo ra lạm phát chi phí đẩy.

Hình 7: Tăng trưởng GDP và Lạm phát (1989-2014)

Nguồn: Xử lý từ dữ liệu Niêm giám Thống kê- TCTK

0

5

10

15

20

25

30

-10

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010 2013

Lạm phát (Bên trái, %)

Tăng trưởng GDP (Bên phải, %)

Page 12: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

10

Nên lưu ý rằng trong giai đoạn 1991-1996, tổng đầu tư/GDP của Việt Nam bình quân chỉ là 23%, ICOR chung chỉ khoảng 2,7, nghĩa là hiệu quả đầu tư rất cao (Mekong Economics, 2013). Nhưng giai đoạn sau đó, dưới tác động mạnh của hai đợt kích cầu kiểu ưu đãi – xin cho và cách phản ứng hành chính trước các cú sốc mạnh từ bên ngoài, những thành tích này đã không còn duy trì được.Hiệu quả và chất lượng tăng trưởng - phát triển sụt giảm mạnh, có nguyên nhân từ việc nền kinh tếkhông tiếp tục duy trì được đà cải cách thị trường như giai đoạn trước.

Xu hướng tăng lên nhanh của ICORlà từ sau năm 1996, và chủ yếu là từ khu vực kinh tế nhà nước.Dù từ sau năm 2010,ICOR của khu vực này có cải thiện, song vẫn cao hơn giai đoạn 2000-2005, và cao nhiều so với khu vực tư nhân và khu vực FDI (Hình 8).Vì vậy, cho dù kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư toàn xã hội tính đến hết 2013 (Bảng 2), thì tăng trưởng cũng như tạo việc làm lại chủ yếu lại đến từ khu vực tư nhân (Hình 5). Tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm đi không có nghĩa là khu vực này giảm đầu tư về con số tuyệt đối.Trên thực tế, nhiều nguồn lực tài chính của nền kinh tế vẫn đang được phân bổ không“đúng người, đúng chỗ và đúng lúc”, do vậy, vẫn bị sử dụng một cách lãng phí hàng năm.

Hình 8: Hệ số ICOR theo các khu vực kinh tế (1996-2011)

Nguồn: Niên giám Thống kê - TCTK.

Kết hợp những dữ liệu về đầu tư, trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động, dễ dàng chỉ ra sự méo mó trên thị trường đang diễn ra hiện nay trong nền kinh tế là do khu vực DNNN. Hiệu quả đầu tư thấp, trong khi Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng ở mức khá so với nhiều nước đang phát triển khác. Vì thế, thiếu vốn đầu tư không phải là một ràng buộc cứng để đạt được tăng trưởng kinh tế cao, mà là hiệu quả sử dụng vốn. Điều này được phản ánh rõ khi so sánh Việt Nam với một số quốc gia như chỉ ra trong Bảng 6.

Sự hạn chế về năng lực quản lý của nhà nước, hiệu quả đầu tư của khu vực DNNN, tình trạng tham nhũng, là những nguyên nhân giải thích tại sao ICOR ở Việt Nam tăng

-3

2

7

12

17

22

1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010

KTNN

KT ngoài NN

FDI

Page 13: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

11

cao trong nhiều năm vừa qua. Nếu như đồng vốn được sử dụng nhiều hơn vào việc cải thiện trình độ công nghệ và cải tiến quy trình, hay cho đầu tư nghiên cứu triển khai, thì tăng trưởng TFP chắc hẳn phải cao hơn mức hiện tại, hệ số ICOR sẽ giảm, và nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư lớn là tất yếu.Nhưng ngay cả khi có lượng vốn lớn mà sử dụng không hiệu quả thì có thể dẫn tới kết quả không mong đợi. Xu thế gia tăng tỷ trọng đầu tư trong GDP nhiều năm qua ở Việt Nam phản ánh lựa chọn tăng trưởng dựa vào đầu tư trong nhiều năm sau Đổi mới.Xu hướng nàychỉ được đảo ngược từsau năm 2010.

Tỷ trọng đầu tư trong cơ cấu GDP và ICOR giảm xuống là một tín hiệu tốt nếu xu hướng này là kết quả từ những thay đổi về cấu trúc. Tuy nhiên, khi khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất, không gian tài khóa bị thu hẹp gây ra bởi ngân sáchthâm hụt nhiều năm ở mức cao liên tục và nợ công đang tiến sát ngưỡng an toàn giải thích cho xu hướng giảm tỷ trọng đầu tư trong GDP.

Bảng 3: Tăng trưởng, đầu tư và hiệu quả đầu tư một số nước

Quốc gia Giai đoạn Tăng trưởng (%) ICOR

Việt Nam 1997-2007 7.2 5.1

Hàn Quốc 1969-1988 8.4 2.8

Malaysia 1977-1996 7.4 4.9

Thái Lan 1976-1995 8.1 3.6

Đài Loan 1963-1982 9.8 2.9

Indonesia 1977-1996 7.2 2.8 Nguồn: Nguyễn Xuân Thành and David Dapice (2009)

Tăng trưởng không chỉ dựa vào đầu tư nội địa mà còn dựa vào FDI. Nhưng tăng trưởng dựa vào vốn FDI về dài hạn là không bền vững (World Bank, 2012; Ohno, 2010). Khu vực FDI ở Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra khoảng 70% GTSX công nghiệp, nhưng chỉ tạo ra lượng việc làm tương đối nhỏ, chưa đến 5% (khoảng 1,78 triệu - Báo cáo Điều tra lao động việc làm 2013, TCTK). Số lượng các sản phẩm chủ lực tăng lên hàng năm, nhưng chỉ tập trung vào một số mặt hàng truyền thống, có trình độ công nghệ thấp và không mang lại giá trị tăng cao, như dệt may, thủy sản, da - giày, còn các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử chủ yếu là nhờ khu vực FDI.

Cơ cấu công nghệ của sản phẩm xuất khẩu cả nước cho thấy vì sao có ý kiến cho rằng Việt Nam là điểm đến của công nghệ trung bình và lạc hậu (Bảng 4). Vì thế, FDI thể không tạo ra lan tỏa công nghệ sang khu vực nội địa thấp, cũng không thúc đẩy quá trình nâng cao kỹ năng người lao động, gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng năng suất lao động cũng như năng suất tổng nhân tố.Dữ liệu Bảng 5 cho thấy, Việt Nam xếp hạng rất thấp trong khu vực về trình độ công nghệ của sản phẩm tinh chế trong cơ cấu sản phẩmxuất

Page 14: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

12

khẩu, và việc cải thiện là rất hạn chế. Điều ghi nhận được ở đây chính là tỷ lệ sản phẩm thâm dụng tài nguyên giữ ở mức thấp hơn nhiều so với của Singapore, Thái Lan hay Indonesia.Vì vậy, nhìn ở góc độ công nghệ của sản phẩm xuất khẩu, chưa hẳn đúng khi nói Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội của mở cửa và hội nhập.Thay vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã biến lợi thế lao động rẻ ở Việt Nam thành lợi thế của họ để chuyển vào những công nghệ lạc hậu.

Bảng 4: Trình độ công nghệ của sản phẩm tinh chế (manufactured goods)xuất khẩu của Việt Nam và một số nước (2000 và 2009)

2000 2009

Công nghệ Cao Trung bình

Thấp Thâm

dụng tài nguyên

Cao Trung bình

Thấp Thâm

dụng tài nguyên

Việt Nam 11% 10% 65% 14% 12% 13% 62% 12%

Trung Quốc 21% 24% 45% 9% 32% 28% 32% 8%

Cambodia 0% 1% 93% 6% 0% 3% 96% 1%

Indonesia 15% 20% 32% 34% 7% 24% 23% 47%

Ấn Độ 5% 13% 47% 34% 10% 19% 31% 40%

Hàn Quốc 35% 35% 18% 12% 30% 46% 11% 13%

Malaysia 55% 21% 10% 14% 43% 22% 13% 23%

Philippines 69% 12% 12% 7% 62% 18% 8% 13%

Đài Loan 43% 28% 24% 4% 38% 32% 18% 11%

Thái Lan 32% 27% 22% 19% 24% 36% 17% 24%

Singapore 59% 21% 7% 13% 45% 22% 7% 26%

MPI and Unido (2011) và CIEM (2011). Ghi chú: Số liệu của Singapore là của năm 2000 và năm 2008.

Ngoài ra, FDI thường tập trung vào các địa phương có môi trường kinh doanh thuận lợi, hạ tầng phát triển, nên sẽ làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các địa phương, sẽ tác động không nhỏ tới các quá trình hoạch định chính sách an sinh xã hội và hài hòa xã hội. Khu vực FDI, nhấtlà trong các khu công nghiệp, có đóng góp không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường,khiến cho chi phí khắc phục môi trường trong tương lai có thể xóa đi những lợi ích trước mắt mà khu vực này mang lại. Trung Quốc ước tính mỗi năm cần 10% GDP để trả lại môi trường như nguyên trạng (Halldings, 2014).

b. Quá trình tái cầu trúc nền kinh tế đang diễn ra không như kỳ vọng, diễn ra rất chậm.

Quy mô kinh tế nhà nước không những không giảm mà lại còn tăng lên. Lao động làm việc trong khu vực nhà nước vào cuối năm 2013 là trên 5,33 triệu, tăng mạnh so với

Page 15: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

13

con số 4,794 triệu vào cuối năm 2009. Điều này giải thích tại sao chi thường xuyên trong cơ cấu chi NSNN có xu hướng ngày càng tăng lên, hiện đã đạt khoảng 70%. Cổ phần hóa DNNN còn mang tính hình thức, cố giữ tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước “áp đảo”, lấy đó làm cơ sở chủ yếu “giữ định hướng XHCN”, thực chất chưa làm thay đổi cấu trúc quản trị, do đó, không đạt được mục tiêu cải cách hướng tới tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện phần đóng góp ngân sách, thậm chí lại tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích trục lợi. Đó là lý do giải thích tại sao hiệu quả đầu tư, chỉ sốICOR ít được cải thiện.

Tương tự là tái cơ cấu hệ thống các Tổ chức tín dụng (TCTD). Giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay đang nhằm vào mục tiêu “dọn dẹp” sân bãi, tháo dỡ các rào cản tạm thời nhưng chưa đi vào xử lý thực chất và triệt để nợ xấu theo đúng nguyên tắc thị trường.Cấu trúc quản trị và tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng chưa có nhiều thay đổi.

Tái cơ cấu đầu tư công dường như có tiến triển khi tỷ trọng đầu tư công/GDP có xu hướng giảm trong gần một thập niên qua.Nhưng như đã đề cập, điều này không có nghĩa là lượng vốn đầu tư của khu vực nhà nước suy giảm, mà là do đầu tư tư nhân và khu vực FDI đã mở rộng đáng kể cùng với đó là không gian tài khóa trong cân đôi NSNN đã thu hẹp.Tình trạng bội chi ngân sách ở mức cao (gần như thường xuyên duy trì ở mức 5% GDP),luôn song hành với gia tăng chi thường xuyên là một sự minh chứng rõ nhất cho những nỗ lực chưa thành công của sự nghiệp cải cách hành chính và cải cách khu vực công.Tình trạng vay nợ (qua phát hành trái phiếu) để đảo các khoản nợ cũ của Chính phủ có thể dẫn tới những hệ lụy khôn lường cho tăng trưởng dài hạn. Bởi việc này sẽ làm gia tăng các khoản nợ trong tương lai.

c. Doanh nghiệp tư nhân nội địa phát triển không bền vững.

Trong 3 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động tăng lên, năm 2010 là 47 nghìn, năm 2013 là 61 nghìn, nửa đầu năm 2014 là 34 nghìn (World Bank, 2014). Nguyên nhân ẩn phía sau những con số này một phần là do kinh tế trong và ngoài nước chưa phục hồi, nhưng phần lớn là do không tìm được thị trường và tiếp cận vốn vay, bên cạnh nguyên nhân do chi phí đầu vào tăng cao. Gần 95% doanh nghiệp Việt Nam là thuộc hệ “doanh nghiệp vừa và nhỏ”(VCCI, 2013) [thực chất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ], và chỉ có khoảng 15% trong số này có thể tiếp cận tín dụng chính thức. SMEs có xu hướng tìm nguồn tín dụng phi chính thức hơn là từ ngân hàng do những ràng buộc về tài sản đảm bảo; bình quân mỗi SME ở Việt Nam thiếu 42,000 USD vốn tín dụng (Wignaraja and Jinjarak, 2014 - ADB working paper).

Ở khía cạnh khác, năng lực công nghệ của doanh nghiệp “nội” là hết sức lo ngại.Năm 2011, chỉ có 0,005% DN có sáng kiến khoa học (VCCI, 2013). Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012 - 2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF 2013) chỉ ra rằng, mức độ hấp thụ công nghệ của nước ta đứng vị trí rất thấp (98/133). Thêm nữa, quy mô doanh nghiệp có xu hướng nhỏ lại. Năm 2007, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng 61,4% thì đến năm 2012 đã tăng lên 66,8% (VCCI, 2013). Một số doanh nghiệp lớn lên nhà nhờ vào quá trình đầu tư và đầu cơ tài sản thay vì phát triển sản xuất, rõ rệt nhất là trong ngành bất động sản. Việt Nam không có tỷ phú công nghiệp. Một số thương hiệu

Page 16: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

14

nội địa mạnh thậm chí đang mất vào tay nhà đầu tư nước ngoài, như Kinh Đô đã bán 80% cổ phần cho Mondelèz International.

d. Năng suất lao động thấp và tăng trưởng năng suất lao động lại có xu hướng giảm.

Đây là một thách thức nữa cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam. Trong những năm 1990, tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tăng nhanh (World Bank, 2013), nhưng giai đoạn về sau lại chứng kiến tăng trưởng năng suất lao động sụt giảmmạnh. Trong giai đoạn 2000-2006, năng suất lao động tăng bình quân gần 6%/năm, giảm xuống còn khoảng 3%/năm trong giai đoạn 2007-2013 (CIEM, 2014). Trong đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp 50%, điều cho thấy sau hơn 2 thập niên đổi mới, nền kinh tế vẫn chưa tiệm cận tới điểm chuyển Lewis (Lewis’s turning point), nghĩa là vẫn đang trong giai đoạn chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, chứ chưa đạt được mức độ tích tụ công nghiệp đủ lớn.Việc chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp và hiện đại như thể chưa bắt đầu. Mục tiêu đạt mức GDP bình quân đầu người 3.000USD vào 2020 (trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2011-2020) trở nên thiếu thực tế, bởi điều này tương ứng kể từ 2015 trở đi Việt Nam phải đạt được mức tăng trưởng thu nhập đầu người trên 10% mỗi năm.

Tăng trưởng năng suất lao động có quan hệ mật thiết với kỹ năng của người lao động. Các nhà tuyển dụng ở Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm lao động đủ kỹ năng làm việc mặc dù sẵn sàng trả lương cao hơn (World Bank, 2013). Hiện trạng này là rất nghịch lý khi đặt trong mối quan hệ với kết quả PISA của Việt Nam, nhưng nó chỉ rõ một thực tế là hệ thống giáo dục của Việt Nam mới chỉ làm tốt ở khâu phổ biến kiến thức hàn lâm, chứ chưa thực hiện việc biến những tri thức trường lớp thành những kỹ năng hành động.

e. Bất bình đẳng gia tăng

Mục tiêu tăng trưởng hài hòa cũng có những rủi ro. Bất bình đẳng gia tăng cho thấy cơ sở cho tăng trưởng bao trùm dài hạn còn nhiều thách thức. Khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất trong hơn 2 thập kỷ qua vẫn trong xu hướng tăng lên, từ mức 6,5 lần năm 1994 lên 8,34 năm 2004 và tiếp tục tăng lên 9,35 năm 2012 (Kết quả KSMS nhiều năm).

Vẫn có khoảng 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và có sinh kế chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, có thu nhập thấp và đang ngày càng bị tụt lại khi so sánh với thu nhập của dân cưđô thị. Tình trạng bất bình đẳng có chiều hướng gia tăng có thể dẫn tới những vấn đề lớn cho chính phủ trong công tác an sinh xã hội. Hơn nữa, đối tượng chịu ảnh hưởng của bất bình đẳng chiếm tỷ trọng lớn là trẻ em, nhất là ở vùng khó khăn, dân tộc thiểu số. Thiếu có điều kiện phát triển vốn con người có thể khiến Việt Nam gặp rủi ro thiếu nguồnnhân lực trình độ cao ở thế hệ tiếp theo cho phát triển kinh tế. Bất bình đẳng là một trong những nhân tố quyết định khả năng một nước đang phát triển thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (Ohno, 2010).

Page 17: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

15

3. Định vị kinh tế Việt Nam

a. Kinh tế Việt Nam đứng ở đâu trong không gian khu vực và thế giới?

Có thể định vị nền kinh tế Việt Nam trên hai phương diện có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhóm thứ nhất là dựa vào mức sống hay mức thịnh vượng của quốc gia, bao gồm cả tiêu chí về năng suất lao động và so sánh với các nước trên thế giới. Nhóm thứ hai dựa vào các chỉ số kinh tế - xã hội và thứ hạng của Việt Nam.

Cho dù vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, những thành tựu Việt Nam đạt được trong những năm qua xét trên nhiều phương diện thực sự là những thay đổi sâu sắc so với 3 thập niên trước.Việt Nam đã từng được ví như một con rồng tiếp theo của châu Á. Những thành tích kiểu như “đứng ở tốp đầu” trong các bảng xếp hạng toàn cầu- vị trí thứ 2 trong xuất khẩu cà phê, thứ 3 xuất khẩu lúa gạo, hay thứ 4 về xuất khẩu thủy hải sản (Fao, 2012), hay cả những thành tích dễ dàng kiểu “tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước”hoặc“tăng trưởng tín dụng hàng năm đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm”dễgây ra tâm lý thỏa mãn và “say sưa vì thắng lợi”.

Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ trở nên ít ý nghĩa khi định vị Việt Nam trong không gian kinh tế toàn cầu.

Một thực tế là tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã sụt giảm trong giai đoạn mấy năm vừa qua. Đang dấy lên quan ngại rằng nó sẽ kéo tăng trưởng kinh tế cả nước đi xuống và Việt Nam có thể đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tuy nhiên, vấn đề vị thế kinh tế của Việt Nam không đơn thuần nằm ở xu thế của tăng trưởng năng suất lao động hay tăng trưởng GDP, mà tronggiai đoạn này, quan trọng hơn, do đó, đúng hơn là nằm ở điểm xuất phát thấp của Việt Nam hơn so với các quốc gia đi trước.

Bảng 5: Tăng trưởng năng suất lao động một số quốc gia (1990-2012)

Giai đoạn 1990-1995 1995-2000 2000-2005 2005-2012

Trung Quốc 10.6 7.1 8.6 9.5 Ấn Độ 2.6 3.4 2.6 6.9Việt Nam 5.4 5.3 5.5 3.6Indonesia 5.7 -1.5 3.7 3.4Hàn Quốc 5 4.2 2.9 2.4Thailand 8.2 0.4 2.9 2.2Phillipines -0.1 2.9 1.1 3Malaysia 6.6 0.9 3 1.4Singapore 4.1 3.7 3.1 0.4Asean 6 5.4 0 2.9 2.7

Nguồn: APO Productivity Database 2014

Chỉ tiêu thường được sử dụng khi so sánh ở cấp độ quốc tế là GDP/đầu người (giá cố định hoặc giá PPP).Hãy tạm chưa tính tới chỉ tiêu này, mà hãy xem xét hai chỉ tiêu khác là GDP/công nhân, và GDP/nhân công nông nghiệp. Ở chỉ tiêu đầu tiên, dù là lấy năm 1970, 1980 hay 2000 làm năm cơ sở để so sánh, thì xuất phát điểm của Việt Nam đều thấp hơn phần lớn các quốc gia khác (Bảng 6). Điều đáng bàn ở đây là khoảng cách

Page 18: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

16

tuyệt đối về năng suất lao động của công nhân Việt Nam và các nước đang tăng nhanh. Vì thế, cho dù năng suất lao động ở Việt Nam dù có cao hơn những nước thuộc nhóm thu nhập cao thì khoảng cách thực tế về mức độ thịnh vượng quốc gia vẫn ngày một lớn hơn.

Bảng 6: GDP/nhân công ở một số nền kinh tế (1970-2012)

Quốc gia 1970 1980 1990 2000 2010 2012 Singapore 30,6 43,2 64,5 95,3 113,7 114,4

Nhật Bản 26,3 37,6 53,9 60,3 66,2 66,9

Hàn Quốc 8,3 13,4 25,2 40,0 53,8 54,8

Malaysia 12,4 19,0 25,0 36,4 45,0 46,6

Thailand 5,1 7,1 11,1 16,9 21,8 22,9

Indonesia 5,1 8,1 10,6 13,1 18,1 20,0

Trung Quốc 1,0 1,5 2,3 5,6 14,5 16,9

Philippines 9,1 10,7 9,8 11,3 13,7 14,7

Ấn Độ 3,5 3,9 4,8 6,4 11,1 11,9

Viet Nam 2,3 2,4 2,7 4,7 7,4 7,9

Đơn vị: 1.000 USD theo giá PPP năm 2011. Nguồn:APO Productivity Database 2014.

Sản xuất nông nghiệp vốn từ lâu được coi là một thế mạnh của Việt Nam.Thực tế, lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang là nguồn sinh kế chính của phần lớn dân cư trong nước. Do vậy, bức tranh so sánh quốc tế của Việt Nam dễ trở nên “thiếu sáng” ở tiêu chí năng suất lao động. Việc chỉ nhìn vào vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu gạo, cà phê, dệt may, thủy hải sản dễ khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ về vị thế của Việt Nam. Tuy nhiên, dữ liệu WDI cho biết, vào năm 1990, bình quân một công nhân trong ngành nông nghiệp tạo ra giá trị gia tăng tương đương 266 USD (theo giá cố định năm 2005), đến năm 2000 tăng lên 355 USD và lên 476 USD vào năm 2013. Về mặt tuyệt đối, năng suất lao động nông nghiệp đã tăng lên đều đặn trong hơn 20 năm qua. Nhưng việc so sánh tỷ lệ giữa giá trị gia tăng nông nghiệp/nhân công Việt Nam với một quốc gia và nhóm quốc gia khác lại cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng tụt hậu. Năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam chỉ tương đương 1% của Singapore, bằng 1-4% của Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước OECD; bằng khoảng 1/2 của các nước thu nhập trung bình thấp (Bảng 7).

Đầu những năm 1990, năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam tương đương 80% so với Trung Quốc, nhưng tỷ lệ này giảm bình quân mỗi năm 1 điểm phần trăm trong 3 thập niên qua. Xu hướng tương tự khi so sánh với các nước đang phát triển thuộc Đông Á và Thái Bình Dương. Khoảng cách chỉ có chút cải thiện so với Ấn Độ.

Viêc so sánh đơn giản 2 chỉ tiêu về năng suất lao động nói chung và riêng trong ngành nông nghiệp như trên cho thấy thực chất rất khiêm tốn của những thành tựu Việt Nam đạt được. Các so sánh tiếp sau đây sẽ củng cố những căn cứ chứng tỏ Việt Nam đang tụt lại xa trên đường đua với đích đến là trở thành một quốc gia giàu mạnh.

Bảng 7: Tỷ lệ giá trị gia tăng/công nhân trong ngành nông nghiệpcủa Việt Nam so với một số nước

Page 19: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

17

Năm 1990 1993 1996 2000 2004 2007 2010 2013

Japan 2% 2% 2% 1% 1% 1% 1% -

Singapore 1% 1% 1% 1% 1% 1% 1% 1%

Korea, Rep. 4% 4% 4% 3% 3% 2% 2% 2%

OECD members 3% 3% 3% 3% 3% 3% 3% 3%

Malaysia 6% 6% 6% 6% 6% 6% 5% 5%

Thailand 41% 43% 41% 44% 43% 43% 43% 41%

Indonesia 43% 44% 46% 53% 52% 52% 49% 47%

Lower middle income 47% 47% 46% 52% 52% 51% 50% 51%

East Asia & Pacific (chỉ tính nước đang phát triển) 70% 70% 67% 71% 69% 65% 61% 58%

India 58% 60% 59% 67% 71% 69% 69% 68%

China 83% 80% 76% 79% 76% 71% 66% 61%

Đơn vị: % (theo giá cố định 2005);

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu World Development Indicator

Nếu coi quy mô GDP là biểu hiện của sức mạnh kinh tế tổng hợp của quốc gia và lấy Trung Quốc làm cơ sở tham chiếu, Hình 13cho thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng nhỏso với “gã khổng lồ” phía Bắc.Tại thời điểm khởi động đổi mới, quy mô GDP của Việt Nam (tính theo giá cố định năm 2005) tương đương với 4,1% con số của Trung Quốc, tức 1/25. Nhưng tỷ lệ này không ngừng giảm xuống, đến 2013 chỉ còn 1,9%. Sẽ là không khách quan nếu nhìn vào quy mô GDP Việt Nam và Trung Quốc để nhận định kinh tế Việt Nam đang tụt lại, bởi Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng cao “cá biệt” trong lịch sử kinh tế thế giới, và quy mô dân số của Trung Quốc gấp 15 lần Việt Nam. GDP/đầu người giá cố định hoặc tính theo PPP sẽ phản ánh đúng hơn mức độ thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên, với cách tiếp cận tương tự, câu chuyện về vị thế của Việt Nam vẫn không mấy thay đổi. Tỷ lệ của cả hai tiêu chí tính trên bình quân đầu người vừa đề cập của Việt Nam so với Trung Quốc đều đang giảm xuống, trong đó độ dốc của đường tính theo giá PPP lớn hơn thể hiện mức độ thịnh vượng tương đối của người Việt Nam đang nhanh chóng giảm đi so với người Trung Quốc.

Vậy, đến 2035, tức sau 2 thập niên kể từ bây giờ và 50năm sau Đổi mới, Việt nam sẽ nằm ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới?Một so sánh khác trong Hình 144 sẽ gợi ý thêm câu trả lời. Lấy dữ liệu GDP theo PPP năm 2005 trong cơ sở dữ liệu Penn World Table 8.05 và lấy năm cơ sở là điểm bắt đầu mà các quốc gia có mức GDP/đầu người tương đối đồng đều nhau (dựa trên dữ liệu sẵn có), và giả định một kịch bản lạc quan nhất trong giai

4 Ghi chú: Đơn vị: GDP giá hiện hành PPP 2005 (USD) - tính theo chi tiêu. Năm ghi trong ngoặc là năm cơ sở. 5 Cơ sở dữ liệu Penn World Table 8.0 hiện mới cập nhật tới dữ liệu tài khoản quốc gia đến 2011

Page 20: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

18

đoạn 2015-2015 Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP/đầu người với mức 6% trong 2015-2020 (tương đương với mức bình quân giai đoạn 2000-2011) và sau đó đạt bình quân 8% cho thời gian còn lại. Kết quả chỉ ra rằng, đến 2035, mức độ thịnh vượng trung bình của người Việt Nam vẫn còn thua xa Đài Loan, Hàn Quốc, chỉ bằng gần một nửa của Nhật Bản và 1/3 so với Singapore vào thời điểm 2011. Coi những giả định về tăng trưởng GDP/đầu người như trên là hợp lý, tính từ 2015,Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011. Nói cách khác, sau 30 năm đổi mới, dù nhìn ở khía cạnh nào thì Việt Nam vẫn đang cách rất xa so với các nước đi trước.Nếu trong 2 thập kỷ tới, Việt Namkhông có những yếu tố đột phá vượt trội thì cục diện này sẽchẳng có gì thay đổi.

Hình 9: Tỷ lệ GDP và GDP/đầu người Việt Nam so với Trung Quốc

Nguồn: World Development Indicator

Không xét tới yếu tố vị trí địa lý, đưa Singapore vào nhóm quốc gia Đông Á và Trung Quốc vào nhóm các quốc gia Đông Nam Á, có thể thấy một xu thế phân biệt rõ rệt giữa hai nhóm này. Nhóm nước Đông Á đã có một giai đoạn tăng trưởng cao và vượt lên hẳn, trong khi nhóm nước Đông Nam Á sau nhiều hàng chục năm tiến hành cải cách kinh tế vẫn chưa thể bứt lên và gia nhập thế giới phát triển.

Hình 10: So sánh mức độ thịnh vượng về dài hạn giữa các nước

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

9%

10%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

110%

1986 1989 1992 1995 1998 2001 2004 2007 2010 2013

GDP/đầu người (Giá cố định 2005)

GDP/đầu người (Giá PPP 2011)

GDP (giá cố định 2005, trục bên phải)

Page 21: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

19

Nguồn: Penn World Table 8.0

Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế chậm hơn khá lâu so với hầu hết các nước, nghĩa có lợi thế đi sau tuyệt đối.Nhưngdường như Việt Nam đã và đang cho thấy mình thuộc nhóm Đông Nam Á, và rất có thể đang lặp lại mô hình của những nước này.Philippines, Indonesia hay Thái Lan, hay ngay cả Trung Quốc dù đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trong khoảng hơn 30 năm qua, thì trong nhiều năm nay vẫn đang “ngụp lặn” trong giới hạn dưới GDP/người 10.000 USD (PPP 2005). Chắc hẳn những nước này cũng đang toan tính những chiến lược phát triển tương tự như Việt Nam. Vì thế, khả năng Việt Nam vượt qua mức thịnh vượng của nhóm này cũng sẽ là điều không dễ dàng, khôngchắc chắn, chứ chưa nói tới việc vươn lên tiệm cậnmức của nhóm nước Đông Á.Nhóm nước Đông Á không trội hơn so với nhóm nước Đông Nam Á xét về phương diện vị trí địa lý, tài nguyên cũng như mức thịnh vượng tại thời điểm lấy làm năm cơ sở. Vì thế, thành công trong lựa chọn chiến lược phát triển là sự lý giải đúng đắn nhất cho sự khác biệt lớn giữa hai nhóm này. Điều này cũng đưa ra một gợi ý rõ ràng cho Việt Nam là nếu muốn vươn lên trong 20-30 năm tới, việc lựa chọn phương thức phát triển sẽ quyết định việc thực hiện tham vọng quốc gia. Cần phải suy xét một cách nghiêm túc “cách thức Đông Á” và “cách thức Đông Nam Á” khi thực hiện sự lựac chọn này.

b. Việt Nam đứng ở đâu trên các bảng xếp hạng toàn cầu?

Những chỉ tiêu năng suất lao động, ở một chừng mực nào đó, phản ánh năng suất của một quốc gia, là cái được quyết định bởi sự kết hợp các thể chế, chính sách và các nhân tố sản xuất. Trên không gian toàn cầu, một sự kết hợp như vậy được Diễn đàn Kinh

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36 39 42 45 48 51 54 57 60

Singapre (1960)

Nhật Bản (1950)

Hàn Quốc (1963)

Đài Loan (1951)

Malaysia (1955)

Thái Lan (1965)

Trung Quốc (1978)

Philipin (1950)

Indonesia (1975)

Việt Nam (1991)

Việt Nam est

Page 22: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

20

tế Thế giới (WEF)tổng quát hóa vào khái niệm năng lực cạnh tranh và từ đó có thể giúp định vị các quốc gia. Theo WEF, có 5 giai đoạn phát triển của các quốc gia trên thế giới, bao gồm: giai đoạn đầu (factor-driven); giai đoạn chuyển đổi (transition); giai đoạn lấy hiệu quả làm động lực (efficiency driven); giai đoạn chuyển đổi lần 2; và giai đoạn lấy sáng tạo làm động lực (innovation driven).

Với cách phân loại này, Việt Nam cho đến 2014 vẫn đang ở giai đoạn đầu, trong khi đó Thái Lan hay Trung Quốc đã ở giai đoạn thứ 3, Malaysia đã chuyển sang giai đoạn thứ 4. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi thứ hạng của Việt Nam không có mấy cải thiện, hoặc nếu có thì chỉ là cải thiện trong nội bộ nhóm các nền kinh tế ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Thậm chí nếu tính từ năm 2010 trở lại đây, Việt Namđang tụt hạng từ vị trí thứ 59 xuống vị trí thứ 68(Hình 11).

Hình 11: Xếp hạng GCI Việt Nam (2006-2014)

Nguồn: World Economic Forum.

Môi trường thể chế ít được cải thiện hay sự thiếu ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là nguyên do căn bản của thực trạng này. Bên cạnh đó, sự chậm cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất hạ tầng cũng là những nguyên nhân lớn khác.Đây là bốn yếu tố căn bản để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi môi hình tăng trưởng, tuy nhiên xếp hạng của Việt Nam cho cả bốn yếu tố này đều đang ở mức thấp và không có nhiều tiến triển trong những năm gần đây.

Việt Nam vẫn xếp ở nửa sau trên bảng xếp hạng toàn cầu cho cả 4 yếu tố vừa nói trên.Trong đó, điểm đánh giá cũng như thứ hạng xếp loại về môi trường thể chế của Việt Nam đều đang nằm trong xu hướng giảm kể từ năm 2009 đến nay (Bảng 8).Điều này hàm ý môi trường thể chế không những không được cải thiện mà lại kém đi.

Yếu tố giáo dục, đào tạo đại diện cho sự cải thiện trong phát triển nguồn nhân lực, gồm đào tạo nghề và đại học, hầu như không có cải thiện suốt từ 2006 đến nay.

6468 70

75

5965

7570 68

0

10

20

30

40

50

60

70

80

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

SingaporeNhật BảnHàn QuốcMalaysiaTrung QuốcThái LanIndonesiaẤn ĐộViệt Nam

Page 23: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

21

Về cơ sở hạ tầng, sự cải thiện diễn ra khá mạnh trong hai năm trở lại đây, nhưng chủ yếu nhờ vào việc phát triển mạng thông tin di động vốn đã gần như bão hòa.Các thứ hạng về hạ tầng đường bộ, đường biển, đường hàng không có tăng lên, nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm kém phát triển nhất trong bảng xếp hạng (Bảng 8).

Ngoài 4 yếu tố trên đây, một yếu tố khác không kém phần quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng về dài hạn của Việt Nam hiện cũng đứng ở nữa sau của bảng xếp hạng toàn cầu là yếu tố sáng tạo. Điều đáng nói là thứ hạng của Việt Nam đã tụt hạng ở yếu tố này rất nhanh chóng sau năm 2010. Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore hay Đài Loan cho thấy, đổi mới và sáng tạo liên tục là nền tảng tạo nên thành công của nhóm Đông Á. Với thực trạng tính sáng tạo quốc gia của Việt Nam đang đi xuống như vậy, cộng với sự suy giảm của TFP, sự tăng lên của ICOR như đã đề cập cho thấy thực chất tăng trưởng Việt Nam đạt được vẫn chỉ là nhờ vào tăng vốn và lao động thiếu kỹ năng.

Bảng 8: Xếp hạng toàn cầu một số chỉ tiêu của Việt Nam

Báo cáo GCI 2006-2007

2007-2008

2008-2009

2009-2010

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

Thể chế Điểm 3.62 3.78 3.87 3.93 3.80 3.63 3.61 3.54 3.51

Xếp hạng 71 70 71 63 74 87 89 98 92

Môi trường kinh tế vĩ mô

Điểm 5.30 5.08 4.91 3.86 4.47 4.78 4.16 4.44 4.66

Xếp hạng 43 51 70 112 85 65 106 87 75

Cơ sở hạ tầng

Điểm 2.61 2.80 2.86 3.00 3.56 3.59 3.34 3.69 3.74

Xếp hạng 90 89 93 94 83 90 95 82 81

Đào tạo và giáo dục

Điểm 3.31 3.39 3.36 3.54 3.64 3.47 3.69 3.69 3.74

Xếp hạng 89 93 98 92 93 103 96 95 96

Đổi mới công nghệ

Điểm 3.17 3.22 3.35 3.45 3.40 3.16 3.07 3.14 3.12

Xếp hạng 62 64 57 44 49 66 81 76 87

Số quốc gia xếp hạng 125 131 134 133 139 142 144 148 144

Nguồn: World Economic Forum

Thành tựu phát triển con người trong lĩnh vực giáo dục cho thấy tiềm năng trí tuệ con người Việt Nam rất to lớn, nhưng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI chỉ ra thêm một căn cứ cho thấy những tiềm năng này chưa có môi trường để chuyển hóa thành lợi thế như cách Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước OECD đã làm được. Ở đây, một lần nữa cần phải nhắc lại việc lựa chọn chiến lược phát triển. Phát triển kỹ năng cho người lao động là yếu tố tiên quyết để một quốc gia xây dựng và duy trì năng lực cạnh tranh. Việt Nam đã rất nỗ lực và thực tế đã đạt được những thành công lớn về phổ cập giáo dục tiểu học.Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới ngày càng trở nên tri thức hóa và kỹ năng hóa, thì phổ cập tiểu học làm được là chưa đủ.Hệ thống giáo dục dựa trên nền tảng thi cử cho cho thấy không phù hợp với các mục tiêu chiến lược về công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh

Page 24: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

22

tế. Thay vào đó, một hệ thống giáo dục lấy nền tảng thực hành (practice) là điều Việt Nam cần phải cân nhắc triển khai.

Bảng 9: KEI và xếp hạng của Việt Nam (1995-2012)

Năm 1995 2000 2007 2008 2012

KEI 2,61 2,72 3,1 3,02 3,4

Xếp hạng 110/140 113/142 97/137 102/134 104/145

Nguồn: Knowledge Economy Index, World Bank

Thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu về Chỉ số Nền kinh tế Tri thức (KEI) củng cố thêm các luận điểm về sự cần thiết phải có những thay đổi về hệ thống giáo dục truyền thống để chuyển hóa những tiềm năng về tri thức của con người thành giá trị thực sự. KEI của Việt Nam có tăng lên, nhưng có thể thấy là mức tăng không đủ lớn để đưa quốc gia vượt lên nửa trên của bảng xếp hạng toàn cầu (Bảng 9).

Hình 12: Xếp hạng toàn cầu chỉ số quản trị công của Việt Nam

Nguồn: Worldwide Governance, WB.

Sự tương quan rõ rệt giữa GCI và KEI cho thấy để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt Nam cần tập trung vào phát triển nền kinh tế tri thức, liên tục đổi mới và tăng tính sáng tạo. Tuy nhiên, có những nút thắt lớn cần giải tỏa để có thể đẩy nhanh tiến trình phát triển nền kinh tế tri thức. Các nỗ lực cải cách thể chế nói chung và thể chế kinh tế nói riêng của Việt Nam trong suốt 30 năm qua chưa tạo ra những yếu tố đột phá. Năng

0 10 20 30 40 50 60 70

Kiểm soát tham nhũng

Thượng tôn pháp luật

Chất lượng chính sách

Tính hiệu lực của chính phủ

Ổn định chính trị

Tiếng nói - trách nhiệm giải trình

Xếp hạng phần trăm, cao nhất =100, thấp nhất=0

2013

2010

2006

1996

Page 25: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

23

lực quản trị của Nhà nước đang là một rào cản lớn.Xếp hạng toàn cầu về Chỉ số Quản trị Công của Việt Nam giai đoạn 1996-2013 cho thấy rõ điều này (Hình 12).

Trong 6 chỉ số đại diện cho các chiều cạnh của quản trị công, Việt Nam chỉ xếp trên vị trí trung vị trong mẫu xếp hạng ở chỉ số ổn định chính trị, là điều hiển nhiên và dễ nhận diện.Còn lại, xếp hạng của 5 chỉ số còn lại cho thấy Việt Nam được xếp vào nhóm 50% các quốc gia phía dưới của phân phối các chỉ số. Riêng xếp hạng về “Tự do ngôn luận và trách nhiệm giải trình”, Việt Nam có xếp hạng rất thấp, chỉ được phân loại vào nhóm 12% các quốc gia yếu kém nhất.Xếp hạng của chỉ số này có cải thiện từ 2006 đến nay, nhưng vẫn là bước lùi nếu so với chính Việt Nam vào năm 1996. Chất lượng chính sách trong suốt hai thập kỷ vừa qua không có cải thiện nào, trong khi tính hiệu lực của Chính phủ đang giảm xuống sau, còn vấn đề kiểm soát tham nhũng và thượng tôn pháp luật cũng không có nhiều bước tiến vượt. Như thế, hệ thống quản trị nhà nước chưa phát triển theo kịp với xu thế phát triển của thế giới mà Việt Nam lại đang tích cực hội nhập.

Bảng 10: Xếp hạng chất lượng hạ tầng của Việt Nam theo WEF Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Chất lượng hạ tầng nói chung 97 111 123 123 119 110 Đường bộ 102 102 117 123 120 102 Đường sắt 66 58 59 71 68 58 Cảng biển 112 99 97 111 113 98 Hàng không 92 103 98 109 113 92 Số thuê bao di động/100 dân 58 5 18 21 Số thuê bao cố định/100 dân 37 36 35 70 86 88 Số quốc gia được xếp hạng 133 139 142 144 148 144

Nguồn: World Economic Indicator

4. Kết luận

Chặng đường 30 năm cải cách kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những giai đoạn thăng trầm cùng những đột phá trong mở cửa thị trường, giá cả và tiến triển trên đường hội nhập quốc tế.Những thành tựu đáng kể đã được ghi nhận, bao gồm tăng trưởng kinh tế cao nhiều năm liên tục, đưa hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói… Tuy nhiên, thế giới luôn vận động theo quy luật đào thải khắc nghiệt. 40 mươi năm sau khi thống nhất đất nước và bước vào giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế, sự phức tạp của kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới trong vòng vài năm trở lại đây đang đưa Việt Nam rơi vào một hoàn cảnh mà sự tồn vong của dân tộc ở vào thế hiểm nguy hơn bao hết. Dù có những thành tựu đáng tự hào và đáng ngưỡng mộ trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam vẫn đang bị các nước phát triển hơn, đặt biệt là Trung Quốc bỏ lại phía sau và ngày cảng nới rộng khoảng cách. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển.

Vị thế của Việt Nam chỉ có thể do chính Việt Nam tạo dựng và duy trì. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đặt trong nền tảng nền kinh tế với giáo dục kỹ năng chuyên sau, chất lượng thể chế, cơ sở vật chất hạ tầng vượt trội và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

Page 26: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

24

nên được coi là quan điểm phát triển trong bối cảnh Việt Nam đang cam kết tham gia những cuộc chơi hội nhập đảng cấp cao. Điều không may là Việt Nam đang thiếu tất cả các yếu tố này.Việt Nam đã thành công nhờ đột phá trong cải cách năm 1986. Trước một bối cảnh đầy thách thức, nhưng cũng rất nhiều cơ hội mà thời cuộc hiện đang đặt ra Việt Nam, việc lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn trong điều kiện liên tục đổi mới, sáng tạo là đòi hỏi bắt buộc./.

Page 27: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

25

Tài liệu tham khảo

1. Albaladejo, M. (2010). Benchmarking Vietnam’s Competitive Industrial Performance, Research paper for Vietnam.

2. CIEM (2011). Báo cáo nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành May mặc, Thủy sản và Điện tự ở Việt Nam.

3. Bùi Trinh (2013). Kỷ yếu “Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013”, tháng 9/2013; trang 297.

4. International Monetary Fund (IMF) (2011). World Economic Outlook Database. Retrieved March25, 2015.

5. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2014). Thống nhất hành động Báo cáo thường niên năm 2013.

6. Mekong Economics (2013). Inequality, Poverty Reduction and the Middle-Income Trap in Vietnam by Tom Berliner, Do Kim Thanh, Adam McCarty.

7. MPI and Unido (2011). Viet Nam Industrial Competitiveness Report 2011. 8. Nghiep and Quy (1999). Measuring impact of Doi moi on Vietnam’s Gross

Domestic Product, Asian Economic Journal, 14(3). 9. Nguyen Xuan Thanh and David Dapice (2009). Vietnam’s Infrastructure Constraints

- Prepared under UNDP – Harvard Policy Dialogue Papers “Series on Vietnam’s WTO Accession and International Competitiveness Research”, Policy Dialogue Paper Number 3.

10. Ohno K. (2010). Avoiding the Middle Income Trap: Renovating Industrial Policy Formulation in Vietnam, Vietnam Development Forum (VDF), Hanoi.

11. Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng (2009). Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá, Nxb. Chính trị Quốc gia.

12. UNDP (2011). Human Development Report. 13. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (2013). Báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2013: Thách thức còn

ở phía trước. 14. VCCI (2014). Báo cáo Thương niên Doanh nghiệp Việt Nam 2013, Nxb. Thông tin

và Truyền Thông. 15. World Bank (2014). Taking stock an update on Vietnam’s recent economic

development, Hanoi. 16. World Bank (2013). Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam:

Preparing the workforce for a modern market economy. 17. World Economic Forum (nhiều năm). Global Competitiveness Report.

Các cơ sở dữ liệu:

18. ADB database 19. APO Productivity Database. 20. IMF Economic Outlook Database, Octobor 2014. 21. Niên giám Thống kê (Tổng cục Thống kê Việt Nam). 22. Penn World Table 8.0. 23. World Development Indicators (World Bank).

Page 28: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 29: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Kết quả của Đổi mới kinh tế: Góc nhìn theo thời gian

TS. Vũ Tuấn Anh*

Báo cáo này trình bày 3 nội dung:

- Nhìn lại lịch sử Đổi mới để rút ra bài học về bối cảnh, động lực và chủ thể tiến hành cải cách.

- Nền kinh tế Việt Nam (phần cứng) thay đổi ra sao sau những năm Đổi mới?

- Tư duy và thể chế kinh tế Việt Nam (phần mềm) đã có những thay đổi gì và còn những gì cần tiếp tục cải cách?

1. Đổi mới: Bối cảnh, động lực và chủ thể tiến hành cải cách

Hiện nay mọi người thường tính Đổi mới bắt đầu từ năm 1986; điều này không đúng với lịch sử. Những sáng kiến đổi mới thể chế kinh tế thực tế đã bắt đầu từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Chính những sáng kiến đó đã chọc thủng bức tường thành của tư duy cũ, mở ra tầm nhìn mới và chúng mới thực sự là những bước cải cách quan trọng. Nếu cho rằng những thay đổi cơ chế kinh tế trước năm 1986 chỉ là những vụ “phá rào” lẻ tẻ, tự phát vào đêm trước của Đổi mới thì sẽ không thể đánh giá đúng bối cảnh, động lực đã thúc đẩy những người đi tiên phong đề xuất và thực hiện những ý tưởng cải cách; sẽ không đánh giá đúng vai trò của các chủ thể thực hiện cải cách và không thể rút ra bài học đúng đắn cho tiến trình cải cách tiếp theo.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1976, bối cảnh của đất nước cực kỳ khó khăn: nền kinh tế bị chiến tranh hủy diệt với kết cấu hạ tầng hoang tàn, cơ cấu ngành kinh tế què quặt, mất cân đối nghiêm trọng ở những mối quan hệ then chốt (tích lũy – tiêu dùng, nguyên vật liệu đầu vào – sản phẩm đầu ra, cân đối thương mại, cân đối tài chính); các khoản viện trợ lớn kéo dài trong nhiều năm từ cả hai phía Mỹ - phương Tây và Liên Xô – khối các nước XHCN bị cắt giảm không còn bao nhiêu; đất nước lại bị bao vây, cấm vận và đối mặt với sự gây hấn và chiến tranh phá hoại ở biên giới Tây Nam và phía Bắc. Cơ chế kinh tế kiểu kế hoạch hóa tập trung tồn tại hai mươi năm ở miền Bắc và bắt đầu áp dụng cho miền Nam từ sau năm 1975 thể hiện rõ sự không phù hợp với phát triển kinh tế trong hòa bình, cản trở hoạt động kinh tế bình thường và làm tổn hại tới việc đảm bảo những cân đối kinh tế lâu dài, gây khó khăn cho đời sống nhân dân.

* Chuyên gia Kinh tế Cao cấp – Viện Kinh tế Việt Nam

Page 30: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất như vậy, động lực của đổi mới chính là: “cải cách để tự cứu mình hay là chết”. Những sáng kiến cải tiến cơ chế kinh tế theo hướng giảm bớt kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường đã xuất hiện đầu tiên từ thực tiễn ở các đơn vị cơ sở xuất phát từ động lực ấy.

Trong ngành công nghiệp, đó là các nhà máy Dệt Thành Công, Thuốc lá Vĩnh Hội (TP Hồ Chí Minh), Dệt lụa Nam Định (tỉnh Hà Nam Ninh) đã phá bỏ cơ chế sản xuất dựa vào cung cấp nguyên liệu, máy móc thiết bị theo kế hoạch, mà chủ động liên kết với ngân hàng và các công ty xuất nhập khẩu vay ngoại tệ để mua nguyên liệu và trang thiết bị mới, mở rộng sản xuất theo cơ chế thị trường.

Tương tự như trong công nghiệp, việc tìm tòi cách tháo gỡ khó khăn cũng dẫn tới những cách làm mới trong ngành giao thông vận tải. Công ty xe khách miền Đông thực hiện khoán đầu xe cho người lái đã cởi bỏ những trói buộc của cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp và thay thế bằng quan hệ kinh doanh thị trường.

Trong ngành thủy sản, ở cấp vi mô, Xí nghiệp đánh cá Côn Đảo – một đơn vị quốc doanh nhỏ bé ở một huyện nghèo - đã mời một ông chủ tàu tư nhân về làm giám đốc, từ bỏ cơ chế quản lý lao động và hạch toán kiểu bao cấp, áp dụng chế độ khoán trong sản xuất và phân phối thu nhập, tạo ra cú hích đổi mới cơ chế sản xuất kinh doanh cho toàn bộ các xí nghiệp quốc doanh thủy sản. Còn ở cấp vĩ mô, Công ty xuất khẩu thủy sản Seaprodex đã thực hiện cơ chế tự cân đối vật tư, tự trang trải tài chính, hạch toán kinh doanh một cách thực sự, phối hợp các thành phần kinh tế và mở cửa ngoại thương, nhờ đó đã góp phần quan trọng vào việc khắc phục được tình trang sa sút nghiêm trọng của toàn bộ ngành thủy sản.

Trong nông nghiệp, ngay từ 1966 tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thí điểm cơ chế 3 khoán (khoán cho người lao động, cho nhóm và cho hộ) và có quyết định mở rộng ra toàn tỉnh. Tuy nhiên, sáng kiến này bị cản trở từ cấp trung ương, làm cho phong trào khoán tuy không giảm đi nhưng chỉ được ngầm thực hiện trong dân. Mười năm sau, khoán hộ lại được những người lãnh đạo HTX và xã tiến hành làm thử ở HTX Đoàn Xá, Đồ Sơn, Hải Phòng trong bối cảnh thiên tai, mất mùa, nông dân trong HTX mất động lực sản xuất phải bỏ ruộng làm việc khác kiếm sống, thậm chí hàng chục gia đình bỏ làng đi ăn xin. Sau 5 năm thực hiện với kết quả tốt, các cấp lãnh đạo huyện và thành phố Hải Phòng lấy đó làm căn cứ để thuyết phục cấp trên, để rồi tới năm 1981 khoán hộ chính thức được đưa vào thực hiện trên cả nước với Chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng.

Trong quan hệ buôn bán quốc tế, từ những thành công trong việc cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được quyền nhập khẩu vật tư thiết bị kết hợp với xuất khẩu các sản phẩm công nông nghiệp, hoạt động ngoại thương được “cởi trói”; dẫn đến năm 1980 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định 40 CP bãi bỏ độc quyền ngoại thương của trung ương, cho phép các địa phương hoạt động xuất nhập khẩu và kết quả là hàng loạt công ty xuất nhập khẩu địa phương (các IMEXco) ra đời.

Chính nhờ có những sáng kiến đổi mới cơ chế sản xuất – kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, mà Trung ương đã từng bước sửa đổi các quy định kinh tế theo hướng giảm kế

Page 31: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

hoạch hóa tập trung và tăng thị trường hóa, mở rộng mức độ tự do hoạt động kinh doanh cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 6 khóa 4 (8/1979) về việc giải phóng sức sản xuất, phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, các quyết định 25-26 CP (1/1981) về kế hoạch ba phần trong công nghiệp, giao thông vận tải, quyết định 217 (1987) về việc giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh, xóa bỏ hệ thống chỉ tiêu kế hoạch đã xuất phát từ yêu cầu cấp bách của nhân dân và dựa trên tổng kết sáng kiến “phá rào” của các đơn vị cơ sở.

Quá trình xóa bỏ cơ chế bao cấp diễn ra khó khăn, lâu dài hơn là quá trình chuyển đổi cơ chế kế hoạch sang thị trường. Việc chuyển từ tư duy nhà nước phải bao cấp mọi thứ cho dân, thương nghiệp mua bán theo giá thấp cố định sang cơ chế mua bán theo hình thức hàng đổi hàng hay theo giá thỏa thuận, rồi tiến tới theo giá thị trường đã phải mất hơn mười năm. Những đột phá đầu tiên diễn ra từ năm 1979-1980 bởi Công ty lương thực TP Hồ Chí Minh của bà Ba Thi với cuộc chiến đấu phá bỏ tệ ngăn sông cấm chợ, cát cứ địa phương, bằng các hình thức kinh doanh đa dạng đã tổ chức thu mua trên địa bàn toàn vùng Tây Nam bộ và cung cấp lúa gạo cho 3-4 triệu dân cư thành phố. Thành công này đã chứng minh cho sức năng động của kinh doanh theo quan hệ thị trường, phủ nhận những giáo điều cứng nhắc về cơ chế điều hành giá cả tập trung, từ đó dẫn đến chính sách của trung ương mở rộng cửa cho quan hệ thị trường trong thương nghiệp, đồng thời cũng đặt nền móng cho mối quan hệ kinh tế bổ sung lẫn nhau một cách hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

Việc sử dụng quan hệ thị trường của Công ty lương thực TP Hồ Chí Minh khi mua lúa gạo cũng đồng thời thúc đẩy các tỉnh vùng Tây Nam bộ mở rộng diện áp dụng quan hệ này. Từ 1980, tỉnh An Giang bắt đầu áp dụng phổ biến cơ chế thu mua lúa gạo của nông dân theo giá thỏa thuận để cung cấp lúa gạo cho trung ương. Ở Long An, từ năm 1980 chính quyền tỉnh đã áp dụng chính sách bù giá vào lương cho cán bộ nhân viên nhà nước để thực hiện chính sách một giá bán đối với 9 mặt hàng thiết yếu, xóa bỏ chế độ tem phiếu và bao cấp qua giá.

Ở cấp trung ương, quá trình bỏ tem phiếu và xóa các chế độ phân phối ưu đãi, loại bỏ quan hệ “mua như cướp, bán như cho” giữa Nhà nước với nông dân và thể chế hóa quan hệ mua bán theo thỏa thuận, theo giá thị trường đã được ngành nội thương khởi đầu và kiên trì thực hiện từng bước. Những thay đổi đó phá vỡ từng mảng lớn cơ chế giá cả kế hoạch và thay nó bằng cơ chế giá thỏa thuận và giá thị trường tự do. Chúng cũng tác động tới nguyên tắc hình thành hệ thống tiền lương cho công nhân viên chức nhà nước theo cách thức xóa bỏ lương cung cấp hiện vật và chuyển về giá trị bằng tiền để người lao động tự mình sử dụng đồng tiền đáp ứng các nhu cầu đa dạng của họ. Cải cách này cũng làm thay đổi quy mô và cơ cấu của ngân sách nhà nước, đòi hỏi cải tổ bộ máy quản lý thị trường, cải cách hệ thống quản lý phân phối lưu thông. Kết quả là đã dẫn tới các cuộc cải cách giá – lương – tiền lần thứ nhất năm 1981-1982 (theo Chỉ thị 109 của Hội đồng bộ trưởng về Tổng điều chỉnh giá) và lần thứ hai 1985. Cuộc cải cách năm 1985 đã thất bại ở lĩnh vực tiền tệ: lạm phát đã tăng vọt do cơ chế xin cho và tư duy bao cấp đã làm vênh váo những cân đối được thiết kế chặt chẽ ban đầu. Song cải cách giá – lương – tiền đã đập

Page 32: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

tan cơ chế phân phối kiểu bao cấp, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, đặt quan hệ mua bán, phân phối, lưu thông vào tình thế không thể không thay đổi một cách triệt để.

Có thể thấy rằng, hoàn cảnh khó khăn cùng cực đã buộc những người hoạt động thực tiễn ở các đơn vị cơ sở - xí nghiệp, công ty, hợp tác xã, cơ quan quản lý ngành… phải cởi bỏ rào cản về tư duy và chính sách để “tự cứu mình”. Thành công của họ đã thúc đẩy các cấp lãnh đạo, từ cấp xã cho đến cấp huyện, tỉnh và trung ương nhận biết khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, gỡ bỏ giáo điều, khẳng định cách suy nghĩ và cách làm mới, từ đó có những quyết sách mở rộng phạm vi và làm sâu sắc nội dung của những thay đổi chính sách. Sự khẳng định đường lối Đổi mới của Đại hội 6 của Đảng và những chủ trương, chính sách sau đó nhằm chuyển đổi cơ chế kinh tế là sự tiếp nối những định hướng đã được mở ra từ trước 1986. Quá trình đổi mới diễn ra như một tiến trình liên tục, phối hợp từ những giải pháp thực tiễn ở cơ sở (từ dưới lên) và sau đó được khẳng định và nhân rộng bằng những quyết sách của các cấp hoạch định chính sách (từ trên xuống).

Có thể rút ra một số nhận xét về quá trình Đổi mới kinh tế ở nước ta như sau:

1. Bối cảnh đất nước lúc đó cực kỳ khó khăn, buộc người ta phải tìm cách tháo gỡ những rào cản để tự cứu mình. Đó là động lực mạnh mẽ làm cho cải cách trở thành tất yếu.

2. Mô hình kinh tế cũ đã bộc lộ rõ là không thích hợp. Những giáo điều xơ cứng đã không còn giá trị để chỉ đạo thực tiễn: công cụ kế hoạch không còn tác dụng khi Nhà nước không có nguồn vật tư, tiền vốn để phân bổ; chế độ phân phối bao cấp không thực hiện được khi ngân sách không đủ chi; các thành phần kinh tế chủ đạo (quốc doanh và tập thể) không đóng được vai trò chủ đạo trong việc tạo thu nhập cần thiết cho người lao động, v.v. Những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống buộc người ta phải tìm tòi, hành động vượt qua các định đề lý luận. Có thể nói ngắn gọn tình thế của Đổi mới là “Thực tiễn đi trước lý luận”.

3. Khung khổ thể chế lúc bắt đầu Đổi mới còn sơ khai. Hệ thống pháp luật còn giản đơn, chưa thực sự là khuôn khổ ràng buộc và điều chỉnh hoạt động kinh tế. Việc lãnh đạo, chỉ đạo nền kinh tế tiến hành theo phương thức hành chính – mệnh lệnh, dựa chủ yếu vào quyền lực, kiến thức và kinh nghiệm của một số lãnh đạo cấp cao. Những quyết sách của họ có ảnh hưởng mạnh và tức thời tới định hướng hoạt động của nền kinh tế. Quá trình Đổi mới là quá trình đấu tranh trước hết về tư tưởng để giải phóng khỏi những giáo điều, để đi đến kết quả được khẳng định bằng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Sau này, những ý tưởng cải cách được luật hóa thông qua một quy trình làm luật cũng được luật hóa.

4. Hầu hết những người tiến hành các mũi đột phá đầu tiên là những người có uy tín hoạt động cách mạng, có tinh thần xả thân vì dân, vì nước. Họ không có lợi ích cá nhân hay lợi ích phe nhóm trong việc đề ra và thực hiện các ý tưởng và biện pháp cải cách. Vì vậy, họ nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của những người xung quanh và thuyết phục được các cấp có thẩm quyền về ý tưởng cải cách. Đây là một thuận lợi lớn

Page 33: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

đối với công cuộc đổi mới tư duy và cải cách thể chế. Tuy nhiên, vào thời kỳ mấy chục năm trước, trình độ cán bộ còn hạn chế, hệ thống thông tin yếu kém nên những ý tưởng và kinh nghiệm cải cách ở các đơn vị cục bộ chưa được chia sẻ và lấy ý kiến đóng góp rộng rãi để làm phong phú thêm. Kinh nghiệm quốc tế về cải cách kinh tế có được nghiên cứu, so sánh, rút kinh nghiệm song nguồn thông tin còn hạn chế.

5. Vì không có lý luận, chủ thuyết rõ ràng, Đổi mới là quá trình “vừa làm thử, vừa rút kinh nghiệm” hay “vừa phá lối mở đường, vừa xác định hướng đi”. Đã từng có người phê phán rằng quá trình Đổi mới của Việt Nam không có lộ trình rõ ràng nên sự chỉ đạo, điều hành kinh tế theo kiểu ”giật cục”, chỉ giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt mà thiếu tầm nhìn dài hạn; đường hướng dài hạn chỉ là những quan điểm rất chung, không đi kèm chương trình hành động. Điều này là đúng: khi bắt đầu cải tiến cơ chế để tìm giải pháp cho tình thế cụ thể ở đơn vị cơ sở hay ngành, vùng, chúng ta chưa biết mô hình tổng quát của Đổi mới sẽ là đi tới đâu. Mãi cho tới nay, những cụm từ ngữ được coi là kim chỉ nam cho quá trình phát triển của Việt nam, như “xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại” cũng chưa được giải thích rõ và chưa đề ra được những tiêu chí cụ thể về chất lượng và số lượng.

Cho đến nay, tình thế đã khác xa 40 năm trước. Tất cả những đặc điểm nói trên của bối cảnh, động lực, chủ thể và cách thức tiến hành cải cách đã không còn nữa. Các điều kiện bên trong và bên ngoài thay đổi một cách căn bản. Vì vậy, để tiến hành những bước cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới, cần đánh giá đúng những điều kiện, năng lực và nguồn lực thực có.

2. Những thay đổi của nền kinh tế trong quá trình Đổi mới

Sau gần 40 năm Đổi Mới, Việt Nam đã đạt được những thành quả phát triển kinh tế - xã hội to lớn nhờ những nỗ lực cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế giúp khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, giải phóng sức sản trong nước và khai thác thị trường thế giới. Việt Nam đã chuyển biến mạnh, từ một nước thiếu lương thực kinh niên trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới. Nền kinh tế tăng trưởng khá so với các nước, ngay cả những giai đoạn kinh tế khu vực và toàn cầu gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm giai đoạn 1986-1990 là 4,4%; giai đoạn 1991-1995 là 8,2%; giai đoạn 1997-1999 là 7%; giai đoạn 2000-2005 là 7,51%; giai đoạn 2006-2010 là 6,7%; và giai đoạn 2011-2014 là 5,67%. Với tốc độ tăng trưởng này, từ nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới năm 2010 (với bình quân GDP theo đầu người đạt trên 1000 USD).

Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế chưa đủ nhanh để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Chỉ tiêu GDP trên đầu người thể hiện trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn thấp hơn so với của các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philipin, Inđônêxia, v.v.

Chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam cũng có những tiến bộ đáng kể. Tỷ trọng đóng góp vào GDP các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đã thay đổi theo

Page 34: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

hướng phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm từ 38,74% năm 1990 xuống còn 18,12% năm 2014; trong thời gian đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,67% lên 38,50% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,59% lên 43,38%.

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam 1995-2014 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê qua các năm.

Biểu đồ 2: GDP (tính theo PPP) trên đầu người của một số nước châu Á

9.549.34

8.15

5.76

4.77

6.79

6.89

7.08

7.34

7.79

7.55

6.98

7.135.66

5.4

6.42

6.245.25

5.42

5.9

0

2

4

6

8

10

12

Page 35: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Biểu đ

tăng tkinh thiệu q

Nguồn: T

đồ 3: Chuy

Nguồn: T

Tuy nhiêntrưởng, năntế vĩ mô chquả cao. Tă

Tổng cục T

yển dịch cơ

Tổng cục T

n, sự phát tng suất, hiệhưa thật vữăng trưởng

Thống kê. N

ơ cấu GDP

Thống kê. N

triển kinh tệu quả, sức ững chắc. Cg kinh tế cò

Niên giám

của Việt n

Niên giám

tế trong thờcạnh tranh

ác nguồn lựòn dựa nhiề

thống kê q

nam 1990-2

thống kê q

ời gian quah của nền kực chưa đưều vào các

qua các nă

2014 (%)

qua các nă

a chưa bền kinh tế cònược huy độ

yếu tố ph

ăm.

ăm.

vững. Chấn thấp, các ng và sử dát triển the

ất lượng cân đối

dụng với eo chiều

Page 36: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên với cường độ cao, mức độ chế biến thấp, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường thấp, phân bổ lợi ích giữa các vùng và các nhóm xã hội chưa hợp lý. Ở nhiều nơi tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng. Một số ngành kinh tế tiêu tốn năng lượng, nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường tăng trưởng nhanh, trong khi các ngành kinh tế thân thiện với môi trường và các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường, làm giàu nguồn vốn tự nhiên chưa được phát triển. Công nghệ chậm được đổi mới nên mức độ tiêu tốn năng lượng, nước và nguyên vật liệu lớn, năng lượng có nguồn gốc hóa thạch là than vẫn chiếm vị trí ưu thế, gây ô nhiễm môi trường. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc.

Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay là phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và vốn theo hướng tăng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Điểm đặc trưng của mô hình tăng trưởng kinh tế đó thể hiện ở một số khía cạnh cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào yếu tố vốn và lao động, yếu tố hiệu quả và năng suất chiếm vị trí rất thấp kém.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vấn đề mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào đầu tư nổi lên rõ rệt trong những năm gần đây. Các nhân tố phát triển theo chiều sâu ngày càng kém tác động, trong khi quá chú trọng tốc độ tăng trưởng dựa vào tăng nguồn đầu tư. Đánh giá sự đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity – TFP) vào tăng trưởng cho thấy trong những năm 1990-92, yếu tố vốn chỉ đóng góp từ 7 đến 13% mức tăng trưởng, trong khi TFP năm cao nhất 1991 đạt tới gần 75%. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, yếu tố vốn tăng nhanh chóng và chiếm khoảng gần 60%, yếu tố lao động khoảng 15- 20% và yếu tố năng suất tổng hợp chiếm 25-30%.

Trong “Báo cáo Năng suất Việt Nam” do Trung tâm Năng suất Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Thống kê biên soạn và công bố trong tháng 12.2011, Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng năng suất lao động của nền kinh tế đạt 4,12% bình quân năm; tăng chậm hơn so với giai đoạn 2001-2005. Bình quân giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng TFP đạt mức 1,39%. Tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 3,09%; của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 0,73% và của khu vực dịch vụ đạt 3,16% một năm7.

7 Trung tâm Năng suất Việt Nam (2011), Báo cáo Năng suất Việt Nam 2010.

Page 37: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn

năm 2Trongnăng Nhật B

động các nư

đóng lệ 20%xuốngít lĩnhđược theo cvốn đ

8 Vũ Tkhoa.

Biểu đồ 4

n:Trung tâm

So sánh v2010, Việt Ng số các nưsuất cao nhBản, Hàn Q

Năm 2010(quy đổi raước Châu Á

Tính chugóp tới 46%, nhân tốg, mặc dù h vực như nâng lên.

chiều sâu đã tăng lên

Tuấn Anh và N

4: Năng suấ

Năng suất V

với một số nNam có tốcước Châu Áhất đạt 11,7Quốc có tốc

0, năng suấa đô la Mỹ tÁ được so sá

ung trong 26% mức độố tiến bộ ckhi phân tcông nghệTrong thờchỉ còn 20tới 59%.8

Nguyễn Quan

ất lao động

Việt Nam (20

nước Châu độ tăng ch

Á, năm 201078%, tiếp đđộ tăng Nă

ất lao động theo tỷ giá hánh.

20 năm quộ tăng trưởcông nghệtích sâu thìệ thông tin,ời gian 10 n0%, xấp xỉ

ng Thái (2011)

g của nền k

011), Báo cá

Á, thì với thậm hơn hầu0, Singaporđến là Trungăng suất lao

của Việt Nhối đoái nă

ua, vốn là nởng, nhân tvà quản lýì việc ứng , viễn thônnăm gần đ bằng nhân

1), Đầu tư côn

kinh tế và c

áo Năng suấ

tốc độ tăngu hết các nưre được ghig Quốc 9,9o động lần l

Nam chỉ đạtăm 2010), đ

nhân tố chtố lao độngý chiếm 34dụng tiến

ng, năng lưđây, tác độn tố lao độ

ng: Thực trạn

các khu vực

ất Việt Nam 2

g năng suất ước, chỉ nhai nhận là nư97%. Các nưlượt là 4,12

t mức 2072đứng ở mức

hủ đạo củag khá ổn đ4%, nhưngbộ công n

ượng, xây dộng của nhộng 21%, t

ng và tái cơ cấ

c (%)

2010. Tr. 21

lao động làanh hơn Indước có tốc ước phát tr% và 4,94%

2 USD/1 ngc thấp nhất t

a sự tăng tđịnh, chỉ chg đã ngày cnghệ trong dựng, sinhân tố tăng trong khi n

ấu. NXB Từ đ

à 3,94% donesia. độ tăng

riển như %.

gười lao trong số

trưởng, hiếm tỷ càng đi một số học đã trưởng

nhân tố

điển bách

Page 38: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Biểu đ

Nguồ2010.

dụng

tế mavới nềmà trưnhiên nhanhđộng

kinh tcòn chnghiệptức làtăng t11,5%

trưởngphê, đnhỏ, nhecta nước,

9 Tổng

đồ 5: Tốc đ

n: Trung . Tr. 22

Thứ hai, nthấp

Quá trình ng tính chấền kinh tế tước đó bị kvà con ng

h. Những tàsẵn có được

Sau mấy tế thị trườnhiếm một tỷp khai khoáhầu như ch

tỷ trọng tron% năm 2013

Mặc dù ng và Việt Nđiều, hạt tiênăng suất lađất trồng tr kể cả một

g cục Thống k

độ tăng năn

tâm Năng

nền sản xuấ

Đổi mới tạất tự cấp tự thế giới và kìm hãm trogười được kài nguyên thc huy động

chục năm tng, trong cơỷ trọng lớnáng năm 1hưa giảm đing GDP từ

39.

nông nghiệNam đã trở êu, cao su tao động thấrọt, giá trị gsố nước lán

kê. Niên giám

ng suất lao

g suất Việ

ất dựa vào k

ạo ra bước ctúc, khép k

khu vực. Qong cơ chếkhai thác vàhiên nhiên ồ ạt cho tăn

tăng trưởngơ cấu nền kn và xu hướ

995 chiếm i bao nhiêuừ 4,8% năm

ệp Việt Nathành một

trên thế giớấp và chất lưgia tăng vàng giềng.

thống kê năm

o động ở mộ

ệt Nam (20

khai thác c

chuyển cơ bkín sang nề

Quá trình nàkế hoạch h

à phát huy trên mặt đấng trưởng k

g theo cơ ckinh tế, các ớng giảm ch

32,0% GD. Riêng ngà

m 1995 lên 9

am đã có nt trong nhữnới, nền sản xượng sản ph

à năng suất

m 2005 và 20

ột số nước

011), Báo

các nguồn tà

bản trong chền kinh tế hày đã giải phóa tập trungóp phần ất và trong kinh tế.

chế kinh tế ngành dựa

hậm. Nông DP, đến nămành công ng9,6% năm 2

những thànhng nước đứxuất vẫn dựhẩm khônglao động th

13.

châu Á tro

cáo Năng

ài nguyên,

hính sách khàng hóa, từphóng nguồnng kéo dài.thúc đẩy k lòng đất k

đã được đổa vào nguồnlâm nghiệp

m 2013 vẫn ghiệp khai t2000, tới 9,

h tựu ngoạứng đầu về ựa trên phư

g cao. Sản lưhấp hơn đán

ong năm 20

g suất Việ

nhưng hiệu

kinh tế, từ nừng bước hn lực của đ. Các nguồn

kinh tế tăngkết hợp với

ổi mới theon lực tự nh

p và thủy sảcòn chiếm

thác khoáng,97% năm 2

ạn mục troxuất khẩu

ương thức sượng tính tng kể so vớ

010

ệt Nam

u quả sử

nền kinh hội nhập đất nước n lực tự

g trưởng sức lao

o hướng hiên vẫn ản, công

m 29,9%, g sản đã 2010 và

ng tăng gạo, cà

sản xuất trên mỗi ới nhiều

Page 39: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Ngành khai thác khoáng sản được phát triển hầu như theo cách tự phát nhằm chủ yếu cho xuất khẩu, kéo theo hệ quả là các nguồn tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác lãng phí, cạn kiệt, sử dụng kém hiệu quả, môi trường bị tàn phá, tệ nạn xã hội gia tăng. Số doanh nghiệp tham gia khai thác mỏ đã tăng nhanh từ 427 năm 2000 lên đến gần 2.000 năm 2012, thuộc tất cả các thành phần kinh tế, chưa kể hàng nghìn nhóm tư nhân khai thác khoáng sản tự do không đăng ký và không chịu sự giám sát của chính quyền. Trong hơn 4000 giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp, có rất ít dự án chế biến sâu, nếu có thì cũng là những dự án chế biến với công nghệ đơn giản, không có giá trị cao về mặt kinh tế. Báo cáo giám sát của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường trình Quốc hội ngày 15/8/2012 cho biết, 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác, chế biến khoáng sản vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Từ khi khởi đầu chính sách đổi mới năm 1986 đến nay (2010), nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển với tỷ lệ tăng trưởng cao, kéo theo nhu cầu năng lượng tăng lên nhanh chóng. Hiện tại nhu cầu năng lượng, đặc biệt là điện năng vẫn chưa được đáp ứng đủ.

Nhu cầu năng lượng đã tăng gần gấp đôi, từ 26,3 triệu tấn dầu quy đổi lên 46,8 triệu tấn dầu quy đổi trong giai đoạn 2000-2009. Tương ứng là nhu cầu năng lượng thương mại tăng gần gấp 3 lần, từ 12,09 triệu tấn dầu qui đổi lên 32 triệu tấn, với tỷ lệ tăng trưởng hằng năm đạt 11,5%. Ba ngành tiêu thụ nhiều năng lượng là: công nghiệp, giao thông và thương mại dịch vụ, trong đó công nghiệp tiêu thụ nhiều nhất, chiếm khoảng trên 40% tổng tiêu thụ năng lượng hàng năm. Một số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng như thép, xi măng phát triển nhanh, vượt quá quy mô mà quy hoạch dài hạn đã phê duyệt, hậu quả là làm mất cân đối cán cân năng lượng quốc gia.

Cường độ năng lượng của Việt Nam có xu hướng tăng do quá trình tăng cường công nghiệp hóa, từ 350 kg dầu quy chuẩn (OE) cho 1000 USD GDP năm 1990 lên 487 năm 2000 và khoảng 955 kg năm 2007, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Hiện tại, cường độ năng lượng Việt Nam gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân thế giới10. Đa số các ngành công nghiệp là những ngành thuộc loại có cường độ năng lượng cao.

Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước đến 2020 do quá trình gia tăng dân số và nhu cầu cho sản xuất ngày càng tăng cao làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu này giảm dần. Theo đánh giá của Viện Khí tượng thủy văn, mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam là khá phong phú, tuy nhiên, mức đảm bảo nước trung bình/đầu người một năm đã giảm từ 12.800 m3/người năm 1990 xuống còn 10.900 m3/người năm 2000, và có khả năng chỉ còn khoảng 8.500 m3/người vào năm 2020. Theo những đánh giá gần đây, đến 2025 Việt Nam trở thành nước thiếu nước với mức nước trung bình dưới 4000m3/người. Theo kết quả đánh giá “cân bằng bảo vệ và sử dụng nguồn nước quốc gia”, thì tổng lượng

10Hàn Quốc sử dụng 0,317 tấn dầu quy chuẩn cho 1000 USD năm 2009 và dự kiến sẽ giảm còn 0,233 tấn năm 2020.(Nguồn: Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc)

Page 40: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

nước cần dùng của cả nước chiếm 8,8% tổng lượng dòng chảy hàng năm đã tăng lên 12,5% vào năm 2000 và ước khoảng 16,5% vào năm 2010. Cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp là nguy cơ ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn là rất lớn. Nếu ngay từ bây giờ, Việt Nam không có biện pháp quản lý tốt tài nguyên nước, xử lý nước thải công nghiệp, nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước đã được dự báo trước là không tránh khỏi.

Hơn nữa, nguy cơ tiềm tàng còn xuất phát từ chỗ 2/3 lưu vực các sông ở Việt Nam đều do các nước lân cận kiểm soát. Sự biến động dòng chảy và nhu cầu sử dụng tại các nước láng giềng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới cân bằng nước của Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm nước và gia tăng hoạt động khai thác, sử dụng nước ở các quốc gia thượng nguồn cùng với tác động của biến đổi khí hậu đang đe dọa việc bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và trở thành thách thức rất lớn trong chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên.

Việc sử dụng nước còn chưa hiệu quả, năng suất sử dụng nước của nước ta vào loại thấp nhất thế giới. Theo WB, năng suất sử dụng nước (tính theo khối lượng nước sử dụng để tạo ra 2000 USD GDP) của Việt Nam bằng 1/14 so với mức trung bình của thế giới, bằng 1/4 của Thái Lan và Indonesia và chỉ bằng 1/938 của Singapore - nước có năng suất sử dụng nước cao nhất trên thế giới. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, tập trung phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiêu thụ nhiều nước cộng với ý thức tiết kiệm nước chưa cao, cách sử dụng nước còn lãng phí và tỷ lệ thất thoát nước từ các hệ thống cấp thoát nước còn cao.

Cường độ sử dụng nguyên liệu thô của Việt Nam ngày càng cao. Mức độ sử dụng nguyên liệu thô trong nước (than, dầu, thép) để sản xuất ra một đơn vị GDP vào loại cao nhất trên thế giới. Không những thế, cường độ sử dụng nguyên liệu thô trong nước của Việt Nam có xu hướng đi ngược với xu thế của thế giới. Trong khi thế giới ngày càng sử dụng ít nguyên liệu thô hơn để tạo ra một đơn vị GDP thì Việt Nam lại gia tăng tỷ lệ này. Năm 1990, Việt Nam sử dụng khoảng hơn 8 kg nguyên liệu thô để tạo ra 1 USD GDP thì con số này đến năm 2008 lên tới khoảng 13 kg. Trong khi đó con số tương ứng để tạo ra 1 USD GDP trung bình của thế giới năm 1990 là khoảng 1,8 kg và đến năm 2008 chỉ còn khoảng 1,5 kg. Điều này cho thấy tài nguyên đang bị sử dụng kém hiệu quả.

Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề tương tự do gia tăng lượng chất thải và ô nhiễm trong công nghiệp. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, với mức tăng GDP khoảng 7-8%/năm như hiện nay, thì mức độ ô nhiễm môi trường bởi chất thải vào năm 2020 có thể gấp 4-5 lần hiện nay. Đặc biệt, tính chất của chất thải rắn công nghiệp cũng sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ chất thải nguy hại do phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới, như hóa chất, điện tử, lọc hóa dầu, dệt nhuộm…

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Riêng trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường, ước tính mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 780 triệu USD. Như

Page 41: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

vậy, nếu tính cho năm 2013, ước tính nền kinh tế mất khoảng 9,4 tỉ USD trong tổng số 171 tỉ USD GDP do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Tổng mức phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2000 là 150,9 triệu tấn khí CO2 tương đương; tính trên GDP là 4,84 tấn / 1000 USD (giá 2000). Mức phát thải tính trên đầu người của Việt Nam còn rất thấp so với các nước phát triển, nhưng đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, từ 0,3 tấn năm 1990 tăng tới 1,3 tấn năm 200711. Đến năm 2010, các ngành chính có phát thải cao bao gồm nông nghiệp (chiếm 38,8% tổng lượng phát thải), năng lượng (66,8%), còn lại là sử dụng đất và, thay đổi sử dụng đất và quá trình công nghiệp12. Lĩnh vực năng lượng phát thải tới gần 70% tổng lượng CO2 của cả nước. Dự báo đến năm 2030, lĩnh vực này phát thải tới 470,8 triệu tấn CO2 tương đương (CO2e), chiếm 91,3% tổng lượng phát thải CO2e. Nông nghiệp là lĩnh vực phát thải tới 75-80% khí CH4 và N2O, trong đó canh tác lúa chiếm 57,5% lượng phát thải từ nông nghiệp.

Việt Nam chưa phải là nước phải bắt buộc giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính, nhưng với tốc độ gia tăng nhanh chóng lượng phát thải, yêu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả, thay đổi cơ cấu kinh tế và đổi mới công nghệ đã cần phải đặt ra trong những năm trước mắt.

Thứ ba, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa vào lao động mà trình độ đào tạo nghề nghiệp chủ yếu là thấp.

Với thế mạnh về số lượng đông đảo lao động trẻ, Việt Nam đã tập trung sản xuất và xuất khẩu những ngành thâm dụng lao động như những ngành dệt may, da giầy, chế biến nông lâm thủy sản và những ngành thủ công mỹ nghệ...Nhờ đó, Việt Nam đã giải quyết được nhiều việc làm cho một bộ phận lớn lao động nhàn rỗi, từng bước nâng cao đời sống của người dân, tạo ra một khoản thu nhập lớn cho quốc gia và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới với những sản phẩm chủ yếu là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên và tạo ra giá trị gia tăng thấp. Tỷ trọng hàng thô chiếm khoảng 44,2% năm 2008. Các nhóm hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là vẫn mới chỉ là dệt may, thủy sản, dầu thô, nông sản sơ chế. Vì thế, việc gia tăng xuất khẩu thời gian qua mới chỉ có ý nghĩa trong việc mở rộng quy mô nền kinh tế, tạo công ăn việc làm. Mặc dù xuất khẩu tăng nhanh nhưng ở Việt Nam thường xuyên xẩy ra tình trạng nhập siêu. Một số ngành công nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ có tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu đến 60-70%.

11 Mức phát thải khí nhà kính tính trên đầu người (tấn CO2e) năm 2000 bình quân toàn thế giới là 4,5, Mỹ 20,6, Nga 10,6, Anh 9,8, Pháp 6,0, Trung Quốc 3,8, Việt Nam và Ấn Độ 1,2, Bănglađét 0,3.(Nguồn: UNDP (2008), Báo cáo phát triển con người 2007/2008). 12 Cơ cấu phát thải tính trên toàn thế giới năm 2000 là: năng lượng 60,5%, công nghiệp 3,4%, nông nghiệp 13,7%, suy thoái rừng và chuyển đổi sử dụng đất 18,6%, chất thải 3,7% (Nguồn: UNDP (2008), Báo cáo phát triển con người 2007/2008).

Page 42: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam hiện vẫn còn khác nhau. Trước đây, không ít ý kiến cho rằng Việt Nam có lực lượng lao động giá rẻ, dồi dào là một lợi thế để cạnh tranh với nhiều nền kinh tế khác trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, lao động giá rẻ không còn là một lợi thế, mà là nỗi lo lớn của đất nước trong bối cảnh phát triển mới. Bởi lao động giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp. Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực nhiều chất xám, Việt Nam đang mất dần lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ, kém chất lượng.

Thiếu hụt nhân lực bậc cao đang là nỗi lo lớn cho chính các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Trên thị trường lao động của Việt Nam, chỉ có 30% lao động được qua đào tạo. Hiện nguồn cung cấp nhân lực cao cấp chỉ đáp ứng được từ 30 - 40% nhu cầu. Kết quả điều tra của Bộ giáo dục và đào tạo (2006) cho thấy cả nước có tới 63% sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề đã học. Năm 2011, trên cả nước bình quân chỉ có khoảng 16,3% lực lượng lao động đang làm việc là được đào tạo nghề. Tỷ lệ này là khoảng 30% ở khu vực đô thị song chỉ dưới 10% ở khu vực nông thôn.

Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng, nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp. Đây là điều rất đáng lo ngại trong điều kiện nền kinh tế tri thức.

Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra chậm, không đạt mục tiêu mong muốn. Hơn thế nữa, sự phát triển công nghiệp phụ thuộc nặng vào vốn và kỹ thuật nước ngoài; năng lực nội sinh cho công nghiệp hóa yếu. Khoa học – công nghệ chưa được chú trọng như một yếu tố quan trọng hàng đầu trong lực lưựong sản xuất trực tiếp.

Mặc dù nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt ra từ nhiều năm trước, thậm chí còn có ý kiến đề ra chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, song cho đến nay mục tiêu hình thành nền kinh tế công nghiệp về cơ bản vẫn chưa đạt được. Việt Nam chưa có những ngành công nghiệp đại diện cho tiến bộ mới của cách mạng khoa học kỹ thuật, như công nghiệp vật liệu mới, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp công nghệ sinh học, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp hàng không, v.v.

Công nghệ và thiết bị kỹ thuật trong công nghiệp lạc hậu đã và đang tạo ra sản phẩm chất lượng thấp, có năng lực cạnh tranh yếu. Ðây là hệ quả việc sử dụng các công nghệ lạc hậu từ hai đến ba thế hệ, chưa làm chủ được công nghệ nguồn, chậm đổi mới công nghệ. 90% công nghệ chuyển giao thông qua các doanh nghiệp FDI, chỉ có 10% thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường.13

13 Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật chuyển giao công nghệ 2006 của Bộ KHCN, một trong những điểm đáng chú ý là tại Việt Nam, hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI chưa như kỳ vọng và chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế. Thực tế là công nghệ mà các doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao cho Việt Nam không phải loại tiên tiến, đa số chỉ đạt trình độ công nghệ ở mức trung bình, nhiều trường hợp là công nghệ cũ, lạc hậu. Cá biệt có trường hợp chuyển giao lại là công nghệ thanh lý khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác thải. Tính cạnh

Page 43: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Biểu thế g

càng tchiếmcó triể

chóng

tranh cán FDthận tr

Hàn Qthế giớhiện đạvốn đểla Mỹ Hàn QQuốc lQuangSài Gò

đồ 5: Quyiới đến nă

Giá trị sảntăng, hiện c

m trên 30%.ển vọng là c

Trong lịchg, chuyển từ

của sản phẩm

DI đã và đangrọng, Việt Na

Quốc, Đài Loới, chủ yếu dđại của Hàn Qể mua các kỹnăm 1980, 1

Quốc đã mualà sự nghiêmg Đồng. Chuòn. 31/3/2015

y mô và trăm 2050

n lượng cônchiếm tới tr. Những docác doanh n

h sử, một sốừ mức thu n

m trên thương được sử d

am có nguy c

oan, Singapordựa vào chuyQuốc đã đượỹ thuật của N41 triệu đô l

a hàng trăm m chỉnh tronguyển giao côn5).

riển vọng

ng nghiệp drên 50%; troanh nghiệpnghiệp có 1

ố nền kinh tnhập thấp lê

ng trường quốdụng phổ biếncơ thành bãi r

re và Hồng Kyển giao cônợc xây dựng kNhật, Mỹ và c

a Mỹ năm 19bằng sáng c

g việc chuẩn bng nghệ: đườ

của nền k

do các doanrong khi đóp công nghi00% vốn đầ

tế châu Á đên mức thu

ốc tế còn yếuến ở chính qurác. ICTnews

Kông đã xâyng nghệ. Áp khởi đầu từ cchâu Âu: từ 1983 và 411 trchế. Nhưng ybị nhân sự vàờng tắt xây d

kinh tế Vi

nh nghiệp có khu vực kiệp lớn nhấầu tư nước

đã trải qua mnhập trung

u kém do hầuuốc. (Duy Vũs 11/11/2015

y dựng được dụng con đư

các công ngh1 triệu đô la riệu đô la Mỹyếu tố quan à phương tiệdựng công ng

iệt Nam tr

ó vốn đầu tkinh tế tư nhất ở các lĩnhngoài.

một thời kỳ g bình nhưn

u hết công ngũ. Chuyển gi5).

một nền cônường như củhệ nhập khẩuMỹ năm 196ỹ năm 1988. trọng trong ện để hấp thụghiệp Việt Na

rong nền k

tư nước ngohân trong nh vực công

tăng trưởngng rất ít tron

ghệ sử dụng iao công ngh

ng nghiệp cóủa Nhật, côngu. Họ đã bỏ r67 vọt lên 90Trong ngànhthành công ụ công nghệ. am. Thời báo

kinh tế

oài ngày nước chỉ g nghiệp

g nhanh ng số đó

trong dự hệ không

ó tầm vóc g nghiệp rất nhiều

0 triệu đô h điện tử, của Hàn (Khương o Kinh tế

Page 44: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

có thểMalaytrung bị mắnhiều vừa gtrung phát t

Biểu

3.

kinh t

hình “hướng

đóng các thrồi tiế

ể vượt lên ysia và Phibình”. So sắc vào “bẫy

vào FDI vgia nhập nh

bình, phát ttriển.

đồ 6: Dự b

Những t

Quá trìnhtế. Theo tôi

1) Mô hìn“kinh tế hàg XHCN”, v

2) Từ quavai trò chủ

hành phần kến tới khẳng

thành nướcilipinnes trosánh quá trìy trung bìnhà khai thác

hóm các nưtriển chưa b

báo GDP

thay đổi t

h Đổi mới đ, đã có năm

nh kinh tế kàng hóa”, rồvà đến nay

an niệm nềnủ đạo chuyểkinh tế bìnhg định kinh

c phát triểnong một thờnh phát triể

h”, có học gtài nguyên

ước có thu nbền vững ng

trên đầu n

tư duy và

đã tạo ra nhm nội dung t

kế hoạch hồi “kinh tếlà “kinh tế

n kinh tế côển sang thừah đẳng trước

tế tư nhân

n có thu nhời gian dàiển của Hàn giả nước ngn thiên nhiênhập trunggay từ bây g

người của

thể chế k

hững thay thay đổi lớn

hóa tập trunthị trườngthị trường đ

ông hữu là a nhận các c pháp luật,là một trong

hập cao. Cái vừa qua vQuốc, Đài goài cho rằ

ên thì trước g bình và đgiờ Việt Na

a các nước

kinh tế tro

đổi lớn tron trong tư d

ng đã bị bág có sự quảđịnh hướng

à chính với thành phần

, xây dựng g những độ

ác nước Indvẫn nằm troLoan với nằng các nền

sau cũng bể tránh rơi am phải điề

trên thế g

ong quá t

ong tư duy duy kinh tế n

ác bỏ để chản lý của nhg XHCN”.

thành phầnn kinh tế “nnền kinh tếộng lực của

donesia, Thong “bẫy th

nền kinh tế An kinh tế phbị sa lầy. Vi

vào bẫy thều chỉnh chi

giớ năm 20

trình Đổi

lý luận và như sau:

huyển dần shà nước th

n kinh tế nhngoài quốc ế nhiều thànnền kinh tế

hái Lan, hu nhập ASEAN hụ thuộc iệt Nam hu nhập iến lược

050

mới

thể chế

sang mô heo định

hà nước doanh”,

nh phần, ế.

Page 45: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

3) Từ lý luận và hệ thống chính sách phân phối chỉ theo lao động chuyển sang ấp dụng nhiều hình thức phân phối, trong đó phân phối theo lao động và theo hiệu quả kinh doanh là chính. Các công cụ kinh tế đã được áp dụng để điều tiết phân phối thu nhập.

4) Từ chính sách kinh tế đối ngoại hạn chế, với chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, đã chuyển sang tư duy mở cửa, hội nhập quốc tế rộng và sâu ở cả ba cấp độ song phương, khu vực và toàn cầu.

5) Vai trò của Nhà nước trong kinh tế từ chỗ được tuyệt đối hóa, Nhà nước làm mọi thứ, can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế ở tất cả mọi khâu, đã chuyển sang xác định rõ hơn giới hạn sự can thiệp và thể chế hóa cách thức can thiệp của các cấp chính quyền đối với hoạt động kinh tế.

Những thay đổi về quan điểm lý luận kinh tế như trên đã được luật hóa. Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và các văn bản pháp luật đã cụ thể hóa các nội dung trên trở thành khung khổ cho hành động. Trên 150 bộ luật đã được ban hành cùng với hệ thống văn bản dưới luật phức tạp. Nhiều nội dung luật đã theo thông lệ và chuẩn mực luật pháp quốc tế về cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, trong đó có những vấn đề cần tới sự cải cách kiên quyết và triệt để.

Thứ nhất,mô hình “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” còn chưa được lý giải rõ. Trong nhiều năm nay, chúng ta đề ra định hướng này để xây dựng nền kinh tế. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu lý luận về vấn đề này, kể cả ở cấp cao nhất là Hội đồng lý luận trung ương, nhưng cho đến nay đây vẫn là cụm từ ngữ chưa được luận giải về nội hàm. Những giáo điều về mô hình kinh tế XHCN cũ đã không còn được chấp nhận (như chế độ công hữu là chủ đạo, các hình thức kinh tế tư bản là bóc lột, v.v.), trong khi chưa định hình được lý thuyết mới về kinh tế XHCN. Vì vậy, đã có nhiều sự lúng túng khi lồng ghép, kết hợp giữa hai khái niệm “kinh tế thị trường” và “định hướng XHCN”.

Nên chăng trong kinh tế chúng ta nên xác định rõ “phát triển kinh tế thị trường”, còn những nội dung thực hiện công bằng xã hội theo lý tưởng của Chủ nghĩa xã hội khoa học thì nên cụ thể hóa ở những nhiệm vụ phát triển xã hội? Việc xác định rõ ràng và tách bạch giữa thể chế kinh tế thị trường mang tính phổ quát của nhân loại và nhiệm vụ phát triển xã hội theo những chuẩn mực đặc thù của Việt Nam sẽ làm cho chủ thuyết phát triển đất nước trở nên rõ ràng hơn; tạo điều kiện dễ dàng hơn để hoàn thiện thể chế kinh tế theo những thông lệ quốc tế và qua đó thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt nam với thể chế kinh tế quốc tế.

Thứ hai, một nguyên tắc cơ bản để nền kinh tế thị trường vận hành được thông suốt là phải đảm bảo tôn trọng sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia (các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân). Các chủ thể toàn quyền sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối nó cho ai. Họ quan hệ với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả là công cụ quyết định. Hệ thống thể chế hiện đang xây dựng theo hướng tiệm cận tới nguyên tắc này, song còn một số điểm chưa xử lý thông suốt cả trên góc độ lý luận lẫn

Page 46: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

hành xử chính sách. Đó là quyền sở hữu đối với đất đai với tư cách là một loại tài sản, một loại nguồn lực kinh tế trọng yếu, một loại hàng hóa tham gia mua bán trên thị trường. Đó là việc định giá đối với một số sản phẩm thiết yếu mang tính độc quyền như điện, xăng dầu, v.v. Đó là xác định rõ bằng pháp luật vai trò và hình thức can thiệp của chính quyền vào quyền tự do kinh doanh nhằm tránh những thủ tục phức tạp, nạn quan liêu giấy tờ gây khó khăn cho chủ thể kinh doanh.

Thứ ba, việc xác định vai trò kinh tế của Nhà nước hiện còn chưa thực sự rõ ràng. Mặc dù đã có xu hướng giảm bớt vai trò trực tiếp kinh doanh của Nhà nước, song hiện tại Nhà nước vẫn nắm quyền kiểm sóat rất lớn đối với các nguồn lực kinh tế mà chưa thấy có dấu hiệu giảm bớt thể hiện qua lý luận, đường lối, chính sách. Không kể tới đất đai, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, chỉ riêng việc hàng năm thu về ngân sách tới gần 1/3 giá trị GDP mà vẫn không đủ bù đắp chi tiêu của Nhà nước, phải vay nợ ngày càng lớn cả trong và ngoài nước, thì khó có thể đảm bảo cho việc “khoan sức dân”, để cho dân tự tích lũy và mở rộng kinh doanh.

Đặc biệt trong việc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước như một công cụ để điều chỉnh sự phát triển kinh tế và xã hội, thì việc chậm cải cách khu vực kinh tế quốc doanh đã cho thấy sự lúng túng trong hệ quan điểm cải cách kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước vừa được coi là chủ thể bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, lại vừa được trao cho các sứ mệnh “ngoài kinh tế”, như điều tiết cung cầu, giá cả, phát triển vùng, giảm nghèo, v.v. Vì vậy, cơ chế xin – cho, bao cấp, trực tiếp ưu đãi trong phân bổ các nguồn lực và tiếp cận thị trường vẫn còn “đất sống”, gây méo mó môi trường cạnh tranh kinh doanh.

Thứ tư, đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu đã được coi là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Tuy nhiên, cả đích đến lẫn hệ thống giải pháp, biện pháp để thực hiện vẫn chưa được đề ra đủ mức cụ thể. Tổng kết thời gian những năm qua cho thấy “nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được”, song mục tiêu cho 5 năm tới vẫn được đề ta là “xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, trong khi đó tiêu chí thế nào là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vẫn còn là một nhiệm vụ phải nghiên cứu xác định.

Việc tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng theo chiều sâu, phát triển bền vững đòi hỏi phải tạo lập môi trường thể chế thị trường vừa đảm bảo những chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, nhưng cũng phải tạo ra những công cụ chính sách để thúc đẩy sự cải cách và chủ động tập trung nguồn lực cho các trọng điểm đột phá. Đây là điều dường như có mâu thuẫn và cũng là thách thức: một mặt đảm bảo cho cơ chế thị trường tự phát hoạt động như “bàn tay vô hình” lèo lái sự phân bổ nguồn lực, nhưng mặt khác lại cần có “bàn tay hữu hình” thúc đẩy việc tập trung nguồn lực cho các trọng điểm.

Đổi mới để phát triển là nhu cầu tất yếu của mọi nền kinh tế, mọi quốc gia. Song công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là một quá trình đặc biệt, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, với nội dung đặc biệt và với cách thức tiến hành cũng đặc biệt. Sẽ còn phải tốn nhiều

Page 47: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

công sức để sưu tầm lại thông tin, mô tả lại lịch sử đúng như nó đã từng diễn ra, đánh giá từ góc độ biện chứng và khách quan để tổng kết những bài học lịch sử. Mong rằng hội thảo này sẽ góp phần vào công việc tổng kết như vậy./.

Page 48: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tuấn Anh chủ biên. Đổi mới kinh tế và phát triển ở Việt nam. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 1995.

2. Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Quang Thái. Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu. NXB Từ điển bách khoa. Hà Nội 2011.

3. Đặng Phong. Phá rào trong đêm trước Đổi mới. NXB Tri thức. Hà Nội 2009.

4. Đặng Phong. Tư duy Kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989. NXB Tri thức. Hà Nội 2008.

5. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm.

6. Lê Hữu Tầng và Liu Han Je chủ biên. So sánh đổi mới kinh tế Việt Nam và cải cách kinh tế Trung Quốc. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 2002.

7. Viện Kinh tế học. 45 năm kinh tế Việt nam. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội 1991.

Page 49: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tụt hậu xa hơn về kinh tế:

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

GS-TSKH Nguyễn Quang Thái*

I- Thành tựu quan trọng nhưng còn thấp dưới tiềm năng

Trong ba mươi năm đổi mới, kinh tế xã hội nước ta đã tiến vượt bậc trên nhiều phương diện và cũng được thế giới ghi nhận. Thực hiện chính sách “đổi mới” đã giúp mang lại nguồn sinh khí mới cho phát triển, dù thành quả mới chủ yếu ban đầu là “tháo bỏ cơ chế”, tạo sự thông thoáng hơn, khi nhà nước “tuột tay” (TBT Nguyễn Văn Linh thốt lên câu nói nổi tiếng với các văn nghệ sỹ sau “đổi mới”, hãy “tự cứu mình trước khi trời cứu”). Từng bước các cơ quan lãnh đạo đã thừa nhận yếu kém về thể chế, chú trọng xây dựng hoàn thiện luật pháp, xây dựng Hiến pháp 2013 và hệ thống luật lệ đi cùng, mong muốn tạo ra đột phá, nhưng chưa thành công nhiều, vì sự chuyển biến chưa đến tầm, mà trước hết là bị ràng buộc bởi các tư duy phát triển kiểu cũ, chưa theo kịp thời đại.

Thành quả hay được nhắc đến là tăng trưởng nhanh: GDP liên tục hơn 20 năm tăng và khá ổn định (độ lệch chuẩn thấp) với với tốc độ bình quân khoảng 7%/năm, cao bậc nhất thế giới, dù chỉ đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, để tăng trưởng cao 9-10% như Nhật bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc sẽ rất khó vì các điều kiện thế giới và cạnh tranh đã thay đổi rất nhiều. Do đó, khó khăn càng thêm phức tạp.

Từ một nước có mức thu nhập thấp khoảng 98$/người năm 1990 (bằng ¼ chuẩn nước thu nhập thấp, tính theo GNP và sau này là GNI, thấp hơn GDP khoảng 5%) đã tăng lên 400$/người năm 2000 (bằng 57% chuẩn nước thu nhập thấp 700$/người) và đến năm 2010 đã đạt 1200$/người, vượt chuẩn nước thu nhập thấp khoảng 1000$/người. Năm 2015 đã đạt GDP bình quân khoảng 2200$/người (một phần do … lạm phát cao, nhưng tỷ giá ít thay đổi). Đã củng cố thành tựu tăng trưởng kinh tế là thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô (kiềm chế lạm phát, giữ vững cán cân vĩ mô, tỷ giá, lãi suất và tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp ở mức 2-4% ở thành thị và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn). Đặc

* Chuyên gia Kinh tế Cao cấp – Hội Kinh tế Việt Nam

Page 50: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

biệt, đkhẩu)ngườichiếmDự trữ

công nghiệp

vực nNhà nnước XHCNkhoảnphần t

14 Gầnkhông

đã có đột /GDP đã hơi năm 2014

m đến 1/3, bữ ngoại tệ c

Cũng đã cnghiệp và dp và dịch vụ

Về cơ cấunày đã chiếmnước chiếmchỉ còn 28N” từ 50%Gng 6%GDP thu vào nội

n đây số liệuthay đổi.

biến về “mơn 150%, v4 đã đạt 20ao gồm cả

cũng được t

có những cdịch vụ. Đếụ trên 80%

u sở hữu, 2m tỷ trọng c

m 40%GDP,7%GDP vàGDP nay ginay đã gần

i địa giảm m

u có thay đổ

mở cửa” kvới xuất khẩ050$). Việcvốn ODA (tăng cường

chuyển dịchến nay, cơ GDP14.

20 năm trướchủ yếu tron, kinh tế tậà kinh tế tậiảm chỉ cònn 20%GDPmạnh, cần x

ổi vì tách riê

inh tế (đo ẩu năm 201c huy động(đã huy độnđạt gần 40

h nhất định cấu nông n

ớc (1995) vng nền kinhập thể chiếmập thể 4%Gn 33%GDP., tăng tỷ trọ

xem xét kỹ.

êng khoản về

bằng quan14 lên tới 15g vốn đầu tng 80 tỷ$) vtỷ$…

về cơ cấu nghiệp chỉ c

với 12.000 h tế. Cũng tm 10% thìu

GDP. Điều đ. Ngược lại ọng lên 3 l

ề thuế, phí…

n hệ thươn50 tỷ$ và Gtư, phần vốvà FDI (đã h

ngành sangcòn dưới 20

doanh nghitại thời điểmu nay năm đó cũng có khu vực FDần, nhưng s

…, nhưng chi

ng mại (xuGDP bình qốn bên ngohuy động 1

g hướng ph0%GDP, cò

iệp Nhà nưm 1995 đó,2014, kinhnghĩa là “k

DI từ mức tsau đó dừn

ều hướng ch

uất nhập quân đầu oài cũng 50 tỷ$).

hát triển òn công

ước, khu , kinh tế

h tế Nhà khu vực thấp chỉ

ng lại do

hung vẫn

Page 51: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng nói chung còn kém. Năng suất, chất lượng, hiệu quả còn kém nên thành quả đạt được dưới tiềm năng trong điều kiện “mô hình tăng trưởng” kiểu cũ, sức cạnh tranh được cải thiện chậm, có mặt kém đi. Ngay tăng trưởng kinh tế cũng sụt giảm khá nhiều, dù nay có bước khôi phục, nhưng vẫn chưa đạt được mức “bình quân” 7%/năm nhiều năm trước15 . Các ngành kinh tế tăng trưởng cũng đang chậm lại, bình quân dưới 7%/năm. Cần ghi nhận rằng, khi Việt nam tăng trưởng ở mức quy mô rất thấp thì thế giới tuy có tốc độ chậm hơn, nhưng quy mô lớn hơn, nên khoảng cách vẫn doãng ra. Năm 1990, khoảng cách là 4000$ thì năm 2014 khoảng cách tăng gấp đôi là 8000$, dù GDP của Việt Nam đã tăng lên 2000$, vì GDP bình quân của thế giới đã vượt 10.000$.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế các ngành chậm lại

15 Và cũng khó đạt trên 7% trong nhiều năm, theo đánh giá của nhiều chuyên gia WB do khó khăn của thế giới

0

2

4

6

8

10

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Page 52: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

xu thếtuy đưCác dxuất G

tăng tnăm gsang ctăng nứng dtrong lớn tànăng (như t

GDP, gđồng

Lao độn

NSLĐ triệu đồn

Tốc độ

Nguồn: C

Chỉ tiêu Nế ngày càngược cải thiệdoanh nghiệGDP với tỷ

Về NSLĐ

Năng suấttrung bình kgần đây có các ngành nnăng suất ladụng các thà

từng lĩnh vài nguyên , suất lao độntrong phát t

Đón

Năm

giá 2010, nghìn

ng, triệu người

(GDP/Lao động, giá 2010)

tăng trưởng G

C

Các chỉ số

NSLĐ thấp,g giảm trongện từ khi cóệp tư nhân trọng cao n

Đ:

t lao động ckhoảng 5-6%chuyển biế

nghề khác, nao động troành tựu KHvực cụ thể, nhất là đất ng của các ntriển nền nô

ng góp của

2005

n tỷ 1589

i 42,8

ộng, 37,1

GDP 7,55

Cơ cấu GDP

phát triển

chỉ số ICOg thời kỳ dà

ó Luật doannội địa bị

nhất. Hãy x

của Việt Na%/năm, nhưến. Trong đnên tình trạ

ong nội ngàHCN, sử dụn

NSLĐ cũnđai, nguồn ngành và to

ông nghiệp

lao động và

2006 200

1700 18

44,0 45

38,6 40

6,98 7,

P theo ngàn

n thế giới

OR còn cao,ài. Môi trườ

nh nghiệp 19thiệt thời nét một số ch

am (đo bằnưng các chuđiều kiện laạng thua kémành tuy có cng người cóg không thunước và tà

oàn nền kinnhiệt đới).

à năng suất

07 2008

21 1924

5,2 46,5

0,3 41,4

13 5,66

nh, 1986-20

, yếu tố TFPờng đầu tư 999, nhưngnhất trong chỉ tiêu về ch

ng GDP giáuyển dịch thao động tronm các nướcchuyển biếnó năng lực, ua kém các

ài sản bị sửnh tế chưa k

lao động tớ

2009 201

2028 215

47,7 49

42,5 44

5,40 6,4

012

P tăng giảmkinh doanh

g chậm, có mcuộc cạnh thất lượng tă

á so sánh tínheo ngành tng nông ngc không đượn, nhưng chngười tài c

c nước trongdụng chưa

khai thác hế

ới tăng trưởn

0 2011

58 2292

,0 50,4

,0 45,5

42 6,24

m thất thườnh của doanhmặt còn hìntranh, dù đăng trưởng

nh trên 1 lathì chậm, dùghiệp chậm ợc khắc phụhưa nhiều,

còn bị kìm hg vùng. Mộ

a hiệu quả, lt tiềm năng

ng GDP (%

2012 2013

2413 2544

51,7 52,4

46,7 48,5

5,25 5,42

ng và có h nghiệp nh thức. đang sản :

ao động) ù hai ba chuyển ục. Việc do việc

hãm, dù ột lượng làm cho

g, lợi thế

%)

3 2014

4 2696

4 53,0

5 50,9

2 5,98

Page 53: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

(%)

Tốc độ tăng trưởng lao động đang làm việc trong nền kinh tế (%)

2,88 2,82 2,79 2,77 2,76 2,73 2,66 2,68 1,36 1,14

Tốc độ tăng NSLĐ (%) 4,54 4,05 4,22 2,81 2,57 3,59 3,49 2,51 4,01 4,79

Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP (%):

100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

- Lao động 38,10 40,38 39,15 48,95 51,15 42,55 42,59 50,98 25,09 19,06

- NSLĐ 60,17 57,98 59,19 49,68 47,54 55,92 55,93 47,74 73,90 80,05

- Sai số tính toán 1,73 1,63 1,65 1,38 1,31 1,53 1,49 1,28 1,01 0,89

Nguồn: Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015

Lao động đã qua đào tạo tuy đã đạt 50%, nhưng người có bằng cấp mới đạt khoảng 20%, số người đạt chứng chỉ ASEAN thừa nhận còn thấp hơn nhiều. Các cuộc điều tra mức sống gần đây đã cho thấy sự cách biệt NSLĐ phụ thuộc vào trình độ tay nghề và chứng chỉ của người lao động (xem phụ lục).

Tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam

(Trung bình động 3 năm)

Nguồn: Ngân hàng thế giới

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

8%

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Page 54: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

cho thđánh g

Nguồ

“phấnphố trnahnhkhoa Như vđổi lớ

Từ năquả thtrươngnhấn động nghiệp

16 Báo 17 XemCường

Cuộc khảhấy vai trò cgiá đúng m

n: APO Pr

Còn có tìnn đấu” cùngrực thuộc trh tiến trình học là 2%

vậy, sức cạnớn.

Về ICOR

Năm 2000ăm 2000 đếhấp của đầg điều chỉncủa chủ trưlớn nhất, bp ngoài nhà

cáo của CIE

m Nguyễn Qug, Nguyễn Qu

o sát mấy ncủa yếu tố c

mức.

Năng suấ

roductivity

nh trạng tăng kiểu thànhrung ướng (CNH-HĐHvà môi trư

nh tranh thự

R:

0 về trước, ến 2007 trướầu tư của knh lớn chínhương cơ cấubình quân trà nước chỉ c

EM 2015.

uang Thái (Wuang Thái, Bù

Cambo…

Myanm…

Vietnam

China

Indone…

Malaysia

Japan

Singap…

năm gần đâcông nghệ t

ất lao động

y Databook

ng trưởng kh “tỉnh công(như Thừa TH, nhưng gường là 1%,ực tế của nề

chỉ số ICOớc khi gia n

khu vực cônh sách đầu tu lại nền kirên 300 lao có 20 lao độ

WB 2008), Vùi Trinh (“N

4.64.66.77.9

7.914.716.9

18202

Tho

ây của TCTtới các doan

g của Việt N

k 2014; Pa

kinh tế theog nghiệp” nThiên - Huế

gây phản cả, nhưng thựền kinh tế tr

OR tương đnhập WTOng17. Vì vậtư công, màinh tế. Điềuđộng, thì dộng.

Vũ Tuấn AnhNghiên cứu ki

02.9

46.6

usands of US d

TK và CIEMnh nghiệp c

Nam so vớ

age 67.

o “phong trànhư Đồng Nế, Bắc Ninhảm. Theo qực chi cả hrong trung

ối thấp, vì , chỉ tiêu nậy, các nhàà sau này đãu đáng nói doanh nghi

h-Nguyễn Quinh tế” 2010)

54.866.9

dollars (as of 20

M cùng Đạcũng rất lớn

ới một số qu

ào”, các địaNai, Nghệ Ah), với ý địn

quy định, nghai mục tiêuvà dài hạn

không có đnày tăng nhaà khoa họcã trở thành là các DNNệp FDI kho

uang Thái (S)

102.611

012)

ại học Đan n, nhưng chư

uốc gia

a phương đuAn; trở thànnh “góp phgân sách dàu này còn rkhó có nhữ

đầu tư quy anh, phản á

c đã kiến nmột trong b

NN có quyoảng 300 và

Sách 2010), V

14.4

Mạch16 ưa được

ua nhau nh thành hần” đẩy ành cho rất thấp. ững thay

mô lớn. ánh hiệu nghị chủ ba điểm

y mô lao à doanh

Vũ Hùng

Page 55: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

nghiệpmặc dlà đáncuộc đsuất, cnghiệp(tức lànghiệp

điều ctheo tkhu vtheo).

Chỉ s

I

I

I

Nguồn:

Trong điềp FDI còn

dù cam kết cnh giá qua đđiều tra dochất lượng,p cũng choà 96% là dop là loại lớn

Những năchỉnh, nhưntiêu chí tài vực FDI lên

số ICOR tí

Thời kỳ

ICOR 2000-2

ICOR 2004-2

ICOR 2007-2

Tổng cục T

ều kiện kinthấp, dẫn tớcó nhiều vàđiều tra đại anh nghiệp hiệu quả. T thấy có tớioanh nghiệpn.

ăm gần đây,ng ICOR củsản ICOR

n tới hơn 1

ính theo tà

2009

2009

2009

Thống kê

nh tế khó kới hiệu quảà tiềm năngdiện, nên đ

p chưa manTuy nhiên, i 70,5% doap nhỏ và si

, tuy ICOR ủa khu vực đã tăng vọ3 sau khi t

ài sản cho

Toàn bộnền kinh

3.58

3.86

5.00

khăn, nhưngả thấp của k tăng lên. Tđô chính xácg lại nhữngngày số liệanh nghiệp iêu nhỏ); 1,

của đầu tư FDI lại tănt lên 8,5 vàtham gia W

o thời kỳ 2

ộ tế

KhuNhà

4

5

6

g số vốn thkhu vực FDTất nhiên, đc của số liệug thông tin ệu mới nhất là siêu nhỏ,9% là doan

ư công và chng đột biến, à theo tiêu

WTO là rất

000-2009

u vực à nước p

.81

.17

.49

hực giải ngDI và lan tỏđối với khu u có mức đtoàn diện

t năm 2013 ỏ, 25,5% lành nghiệp v

hung toàn n cần được xchí vốn đầđáng lo ng

Khu vực phi Nhà nướ

2.22

2.45

3.00

gân của cáca toàn nền vực tư nhânđộ vừa phải.cho đánh gcủa điều tr

à doanh nghvừa và 2,1%

nền kinh tế đxem xét thêầu tư thì ICgại (xem bi

ớc Khu

có vố

4

5

8

c doanh kinh tế, n lại chỉ . Những giá năng ra doanh hiệp nhỏ % doanh

đã được êm (tính

COR của iểu kèm

u vực ốn FDI

.97

.57

.53

Page 56: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hệ số ICOR tính theo vốn đầu tư thực hiện 2000-2009

2000-2009 2004-2009 2007-2009

Tổng số 5,74 6,19 7,90

Kinh tế Nhà nước 7,76 8,49 10,68

Kinh tế ngoài Nhà nước 3,54 3,88 4,70

Kinh tế có vốn FDI 7,91 8,77 13,19

Nguồn : Tổng Cục Thống kê

Các tính toán ICOR cho giai đoạn gần đây có một số chuyển biến, nhưng không cơ bản, cần xem xét kỹ, khi tỷ trọng đầu tư/GDP đã giảm sút nhiều. Cơ chế phân cấp làm cho hiệu quả đầu tư công thấp. Đầu tư tư nhân không được cải thiện do doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi kinh tế yếu kém. Khu vực FDI có tăng đầu tư, nhưng hiệu quả cho nền kinh tế còn thấp.

Các kết quả tính toán có thể khác đi khi tính ICOR theo vốn đầu tư thực hiện (giá 1994), nhưng có thể coi đó “gần như” (qua một ánh xạ không đơn giản) sự khác biệt của hình và bóng. Mặc dù các kết quả bằng số khác nhau, nhưng cũng thấy rõ một hiện tượng là về chiều hướng, ICOR ngày càng tăng lên ở mọi khu vực sở hữu và toàn nền kinh tế. Điều này cũng có thể được giải thích là tư duy “tăng trưởng bằng mọi giá” phần nào đã chế ngự nhiều quyết định kinh doanh, đổng thời cũng phản ánh tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Các số liệu tính toán của thời kỳ 2010-2014 cho thấy xu hướng “hiệu quả” hơn đôi chút, chủ yếu vì điều chỉnh tổng vốn, từ mức đầu tư cả nước trên 40%GDP xuống còn 30%GDP, nên lựa chọn khá hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các số liệu của FDI lại có tỷ lệ ICOR đạt mức cao rất đáng nghi ngờ. Có thể đó là kết quả đầu tư mua vét đất và đầu tư nhà đất thiếu hiệu quả, mà cũng có thể là tình trạng “chuyển giá” rất lớn hiện nay, nên FDI tăng mạnh, nhưng tỷ trọng của FDI vẫn dưới 20%GDP. Đây là mối quan hệ thiếu minh bạch, gây quan ngai cho nhiều người. Mặt khác, các ngành công nghiệp “mũi nhọn” của kinh tế nội địa đã “biến mất”, còn doanh nghiệp FDI lại nặng về gia công, với giá trị gia tăng thấp và không có chuyển giao công nghệ và công tác nghiên cứu sáng tạo tại các doanh nghiệp FDI. Tình trạng nối kết doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa cũng rất yếu kém.

Về TFP:

Các tính toán dù có những kết quả khác nhau ít nhiều, nhưng nhìn chung đều phản ánh kết quả chung là TFP đã giảm sút mạnh thời gian trước sau 2010 và mới được khôi phục trở lại ít nhiều, nhưng chưa cơ bản. Các số liệu tính toán cho giai đoạn trước khi tham gia WTO và sau đó chưa cho thấy sự chuyển biến mạnh, mặc dù mấy năm gần đây có khá hơn. Vì thế, có nghiên cứu vẫn đánh giá xu hướng TFP rất thấp, thậm chí có năm

Page 57: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

“âm”. Nếu chia ra hai thời kỳ trước và sau năm 2000 thì bức tranh TFP và các nhân tố tăng năng suất sẽ rất bi quan. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng cho thấy đóng góp của nhân tố nguồn nhân lực, đổi mới KHCN và quản lý rất khác biệt trong từng thời kỳ. Các tính toán gần đây cho thấy chỉ số TFP còn thấp hơn nữa, dưới 30%, sau rồi xuống dưới 20% và thấp hơn.

Nếu chia ra hai thời kỳ trước và sau năm 2000 thì có thể thấy, sự phát triển mạnh của TFP trước năm 2000 là đáng ghi nhận (nhưng chủ yếu mới là “tháo bỏ quy chế”, chưa đi vào cải cách thị trường đầy đủ), nhưng sau năm 2000 thì lại chưa có “đổi mới 2” một cách hệ thống, dù đã có luật doanh nghiệp mới và một số chỉ dấu về hội nhập, nhưng sự chuyển biến tư tưởng, nhận thức còn rất lúng túng ở các cấp, các ngành, thậm chí các quyết định còn trái chiều, nên đã tác động không tốt tới yếu tố TFP, làm cho chỉ tiêu TFP giảm dần.

Đóng góp các nhân tố K, L và TFP đến tăng trưởng

Tốc độ K L TFP Năm K L TFP Binh quân theo 5 năm

5.10% 1990 6.8 43.9 49.3

5.80% 1991 8.4 16.9 74.7

8.70% 1992 13.0 14.5 72.5

8.10% 1993 41.5 21.6 36.9

8.60% 1994 39.0 18.5 42.5 22 23 55

9.50% 1995 39.9 16.2 43.9

9.30% Thời kỳ tăng tốc nhanh 1996 36.4 1.5 62.1

8.20% 30 19 51 1997 54.9 16.0 29.1

5.80% 1998 64.1 18.6 17.3

4.80% 1999 62.2 17.4 20.4 52 14 35

6.80% 2000 47.4 13.8 38.8

6.90% 2001 59.8 20.8 19.4

7.10% 2002 44.2 27.7 28.1

7.30% 2003 72.1 43.7 -15.8

Page 58: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

7.80% 2004 61.5 21.0 17.5 57 25 18

8.40% 2005 59.8 16.4 23.8

8.20% 10 năm sau khủng hoảng 2006 57.1 14.3 28.6

8.40% 59 21 20 2007 59.5 14.8 25.7 59 15 26

46 20 34

Nguồn: Micheal Porter (2008)

Hộp: Tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc

Do Việt Nam muốn phấn đấu đạt mức tăng trưởng như của Hàn Quốc, và có lẽ thậm chí Trung Quốc, nên chúng tôi thử so sánh năng suất lao động ngành của 3 quốc gia ở các thời kì phát triển tương ứng. Trung Quốc trong thời kì trước 2000 (khi đó mức GDP đầu người tương đương với Việt Nam năm 2013) có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn nhiều so với Việt Nam trong thập kỉ 2000. Sự khác biệt rất dễ thấy trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Kể từ đó, Trung Quốc có đà để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất trong thời kì sau đó.

So sánh với Hàn Quốc cũng rất hữu ích trên một số phương diện khác nhau. Tổng mức tăng trưởng năng suất lao động trong thập kỉ 1970 hầu như tương đương với Việt Nam trong thập kỉ 2000: Hàn Quốc đạt năng suất lao động cao trong các ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng không cao trong ngành nông nghiệp. Lực lượng lao động tăng mạnh là yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP của họ trong những năm 1970. Tuy nhiên, sau năm 1980, năng suất lao động Hàn Quốc tăng nhanh, nhất là trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp nhờ hàng loạt những biện pháp ổn định cải cách cơ cấu nhằm tăng cường cơ chế thị trường, đẩy mạnh đầu tư chiều sâu về vốn con người, nghiên cứu và phát triển.

Việt Nam Trung Quốc Hàn Quốc

Tỷ lệ tăng trưởng năng suất lao động (%)

1990–2000

2000–2013

1978–1990

1990–2000

2000–2013 1970–80 1980–95

Tổng thể 5,2 3,8 5,4 8,5 9,4 3,5 5,4

Nông nghiệp 2,7 3,4 2,8 3,7 7,5 2,0 7,5

Công nghiệp (gồm khai khoáng) 9,0 -0,6 3,6 11,1 7,8 3,1 9,1

Dịch vụ 2,1 1,9 6,1 5,0 7,2 2,6 1,3

Nguồn: TCTK cho Việt Nam; Hệ thống thống kê kinh tế của Ngân hàng Hàn Quốc (ECOS-BOK) và Cục Thông tin Thống kê Hàn Quốc (KOSIS); Tổng cục Thống kê và Bộ Nguồn Nhân lực Trung Quốc.

Về GINI:

Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng khá, đời sống nhân dân nói chung được cải thiện, giảm nghèo đạt được thành tựu quan trọng. Năm 1993 tỷ lệ hộ nghèo là 58% thì

Page 59: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

năm 2quốc tnhập đ

ra khôcao nhhội đạtoàn dvới nhthấp t

nhận. gia thxuốngngưỡnhầu htiếp ctổng s

2000 đã giảtế thừa nhậđạt dưới 40

Cuộc sốngông nhiều, dhất và 20%ạt khá, tuy cdiện từ nămhóm người tăng nhanh h

Và có nhữThêm vào

hu nhập trung mức chỉ ng cao. Khảết các hộ gận nước sạsố hộ gia đì

ảm còn dướận 1,9$/ngày0% là mức đ

g chênh lệcdù lạm phá

% dân số thuchưa bền vữ

m 2004 đượccó thu nhậhơn so với

ững tiến bộđó, tỉ lệ tử

ng bình ở ncao hơn mả năng tiếp gia đình đã ch và sử dụnh.

ới 30% và ny). Hệ số Gđáng ghi nh

ch giữa các át có lúc tănu nhập thấpững. Đặc bc triển khai ập thấp: Tănmức độ tăn

ộ khá về gvong bà mgưỡng cao,

một chút so cận hạ tầngcó điện dùnụng công tr

năm 2010 cGINI phản áhận.

vùng miềnng lúc giảmp nhất khoảniệt, do các mạnh, nên

ng trưởng thng chung từ

iảm nghèo ẹ đã giảm x, còn tỷ lệ tvới mức c

g thiết yếu cng, so với mrình vệ sinh

còn dưới 20ánh độ bất q

n, các giai tầm.Khoảng cá

ng 8-10 lầnchương trìnthành quả

hu nhập củừ năm 2005

theo các txuống dướitử vong trẻcủa các quốcũng đã đượmức dưới 5h đã tăng từ

0% (tính thequân bình tr

ầng xã hộilách giữa 20n. Các thànhnh tăng trưởtăng trưởngủa Nhóm 40

là một ví d

tiêu chuẩn i mức trungdưới 5 tuổiốc gia thu ợc cải thiện50% vào năừ mức dưới

eo tiêu chuẩrong phân p

là có, nhưng0% dân số thh quả phát ởng và giảmg đã được g0% người thdụ rõ nét.

được quốcg bình của ci đã giảm mnhập trung

n đáng kể. Đăm 1993. Kh

50% lên tr

ẩn được phối thu

g dõang hu nhập triển xã

m nghèo ghi nhận hu nhập

tế thừa các quốc một nửa, g bình ở Đến nay, hả năng rên 75%

Page 60: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

niên kthiện ngày chiếmtộc thngườiĐó là“bằnglớn đạtốc độgiảm ở các ra, phlàm cphá rừvới đấquốc gkhả ntiềm nchỉ đưcàng t

trước hạng t

Những thkỷ MDG củnhiều về phcàng xa vớ

m một nửa shiểu số về gi dân tộc thià chưa nói tg mọi giá” đạt được vớiộ cao nhất nghiêm trọnvùng quan

hần lớn rừngạn kiệt nguừng tự nhiêất canh tác gia dễ bị tổ

năng thích ứnăng thủy được khai thtăng về mặt

Môi trườnđã cho thấytuy có tăng

ành tựu nàyủa Việt namhúc lợi từ đới nhóm đa số người nggiảm nghèoiểu số vẫn ctới các vấnđã để lại nhi những phítrong khu vng. Ô nhiễm

nh Hà Nội vg phòng hộ

uồn cá ven ên ở đầu ng

và khu dânổn thương nứng, nhất làđiện lớn đãác hạn chế,t bền vững m

ng đầu tư ty, thứ hạngba bậc, như

y đã được pm. Đáng lưầu thập kỷsố. Chỉ ch

ghèo. Trongo, tỉ lệ tử vchưa được hn đề môi trưhững thiệt hí tổn về môvực, còn chm nước và kvà thành phộ ngập mặnbờ, đe dọa

guồn gây ra n cư phía hnhất bởi biếnà ở khu vựã được khai, sự phụ thumôi trường

tuy có cải tg của Việt Nưng vẫn kém

phản ánh trưu ý là mặc1990, nhưn

hiếm 15% dg vài năm gvong trẻ emhưởng nhữnường tronghại về môi tôi trường. Khất lượng mkhông khí đhố Hồ Chí Mn đã bị phá

lên sinh kếlũ lụt thườạ nguồn. Cn đổi khí hậc đồng bằni thác hết vuộc ngày cà

g và an ninh

thiện, nhưnNam thua km.

rong việc thc dù người ng họ đang pdân số nhưgần đây, nh

m và dinh dng thành qug phát triểntrường gấp

Khí thải nhàmôi trường đã lên đến cMinh, và gâhủy, khai tế của nhữngờng xuyên vCuối cùng, Vậu, với những sông Cửvà các nguồàng nhiều v

h năng lượn

ng chưa cơkém Malays

hực hiện támdân tộc thiphải đối mớưng nhóm dhững tiến trdưỡng đanguả kinh tế ch. Những ch

p đến 3 lần. à kính của V không khícác mức nghây ra nhữngthác thủy hg người liêvà có sức tàViệt Nam lững khó khăửu Long. Dồn năng lượvào than là

ng.

bản. Số liệsia và Thái

m mục ttieeiểu số đã đới với khoả

dân tộc thiểriển của ngg chững lạihung của đấhỉ tiêu tăngTăng trưởn

Việt Nam tí, đất, và nưhiêm trọngg rủi ro lớn

hải sản quá n quan. Tìnàn phá lớn à một trongăn nghiêm to hầu như ợng tái tạo k

một nguy c

ệu cạnh traLan. Năm

eu thiên được cải ảng cách ểu số lại gười dân i. Nhiều ất nước.

g trưởng ng phần tăng với ước suy , nhất là

n. Ngoài mức đã

nh trạng hơn đối

g những trọng về toàn bộ khác lại cơ ngày

anh năm nay thứ

Page 61: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Ma-lai-xia xếp thứ 6 và Thái Lan xếp thứ 18 về Môitrường Kinh doanh thuận lợi

1

Xing-ga-po và Đặc khu hành chính HồngKông (Trung Quốc) dẫn đầu khu vựcĐông Á Thái Bình Dương về môi trườngKD thuận lợi

116

Tuy nhiên, thách thức sẽ trở nên lớn hơn, khi phải đi vào “chiều sâu”, nâng cao chất lượng thực hiện 17 mục tiêu về phát triển bền vững trong giia đoạn 2015-2030. Các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào 27/09/2015 nhằm xây dựng một nghị trình phát triển toàn diện trên toàn cầu cho 15 năm tới. Các mục tiêu đó được xây dựng dựa trên các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) sẽ hết hạn vào năm 2015. Đó là 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) khác nhau, từ xóa đói giảm nghèo cho đến duy trì bền vững tăng trưởng cao và công bằng, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội hòa bình và công bằng cho mọi người. Dựa trên 169 chỉ tiêu liên quan, các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trên cũng là cơ sở để huy động và phân bổ viện trợ phát triển chính thức.

Chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã làm cho Việt nam có điều kiệtn đẩy mạnh thương mại, năm 2014 đạt xuất khẩu 150 tỷ$, thu hút vốn hơn 80 tỷ$ vốn ODA (từ năm 1993) và hơn 250 tỷ$ vốn FDI (từ năm 1988). Đó là chưa kể mỗi năm có cả chục tỷ$ tiền kiều hối chuyển về nước. Việt Nam đã tham gia thương lượng và sẽ ký kết thành lập Cộng đồng ASEAN từ 31/12/2015 và các FTA, kể cả FTA “thế hệ mới” với 55 nước, trong đó có 5 nước thuộc Hội đồng bảo an và 15 nước OECD, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam. Các FTA thế hệ mới đặt ra sức ép cải tổ bên trong, tăng cường sức cạnh tranh để hội nhập thành công, khắc phụ nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình thấp”, nếu không có những cải cách cần thiết, cả kinh tế và chính trị, xã hội.

Page 62: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

(thấp)đã vưquy mkhẩu thôngvượt 2phát t

giai đnhịp vhành quan Tuân tế, trothiết vđất đathay đ

như pchế nhthành cách triển t

Cho đến n) trên thế giượt 2000$/nmô nền kinhđạt 150 tỉ U

g, viễn thôn200 tỷ$, xutriển.

Có thể nóđoạn đổi mớvới sự thay nền kinh tếhệ cung cầthủ các ngu

ong xã hội, về thiết chếai, vốn và nđổi nhất địn

Hội nhập phần lớn cáhà nước, mtựu này bị

1) đã mất dthích ứng v

nay, về kinhiới, khi GN

người. Tiềmh tế đạt trênUSD, lực lưng phát triểnuất khẩu tăn

ói, thành tựuới vừa qua,đổi và tuânế hàng hóaầu, cạnh trauyên tắc thxác định lạế nhà nước guồn lao độ

nh về chính

kinh tế quốc quốc gia

một lần nữa ị kìm hãm bdần tác dụngới thời đại v

h tế, Việt NNI bình quânm lực kinh tn 185 tỉ USượng lao độn mạnh cảng gần 10%

u đạt được đặc biệt làn thủ theo q, rồi chuyểanh,…) là m

hị trường dẫại các quan đã tạo ra động, tạo ra strị, văn hóa

ốc tế cùng vtrên thế giớtạo ra lực

bởi hiệu lựcg, còn thể cvà bước tiến

Nam đã bướcn đầu ngườtế đất nước

SD, tổng đầộng gần 54về số lượn

%, các Hiệp

là do đã chà giai đoạn quy luật chn sang các một bước tẫn đến sự đhệ giữa cácđộng lực, gisự tăng trưởa, xã hội.

với sự thừa ới là cơ sởđẩy mới ch

c của thể chchế “kiến thn toàn cầu (

c vào nhómời đã vượt 1c được nângầu tư đạt trê4,5 triệu ngưng và chất p định FTA

hú ý đổi mớđầu, tiến tr

hung của thếnguyên tắ

tiến theo xđịnh nghĩa lc chủ thể vàiải phóng cáởng đáng k

nhận và vậcho những

ho sự phát hế đổi mớihiết” (kiến t(cải cách 2

m nước có th000$/ngườg lên, tính

ên 57 tỉ USười, hạ tầnglượng. Năm

A đang mở

ới thể chế (crình đổi mớế giới. Việcc thị trường

xu hướng chlại các chủ à từ đó có nác nguồn lựể của nền k

ận hành nềng điều chỉnh

triển kinh i kiểu “cởi tạo) một xã

2) lại chưa c

hu nhập truời năm 2009đến hết năD, kim ngạg năng lượnm 2015 tổnra cơ hội m

cải cách 1)ới đã phần c thừa nhậng (quy luậthung của tthể trong n

những cải cực bị kìm hkinh tế và có

n kinh tế thịh cần thiết tế. Tuy nhtrói” đơn gã hội tạo dựcó.

ung bình 9 và nay ăm 2014 ạch xuất ng, giao ng GDP mới cho

): Trong nào bắt

n và vận t giá trị, thời đại. nền kinh cách cần hãm như ó những

ị trường về thiết

hiên, các giản (cải ựng phát

Page 63: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Trong điều kiện đó, các cải tiến, đổi mới mạnh mẽ vẫn bị vướng, những thành tích chỉ có tính từng mặt và bị kéo chậm lại, thậm chí đi … lùi. Ba đột phá chiến lược đề ra đều chưa được thực hiện đạt yêu cầu: thể chế đổi mới chậm, cải cách DNNN bị rào cản, còn đầu tư công chưa đi vào chiều sâu. Nguyên nhân chủ yếu không đẩy mạnh được cải tổ mạnh mẽ do tư duy trì trệ, nhất là sai lầm về vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường, coi thường vai trò của xã hội dân sự trong bộ ba “nhà nước – thị trường – xã hội dân sự”. Mỗi thành tố này lại bị làm sơ lược, nên tương tác kém (Nhà nước không có tam quyền phân lập và sự giám sát quyền lực của người dân; thị trường bị can thiệp mệnh lệnh hành chính làm méo mó và xã hội dân sự đã được thay bằng hệ thống các đoàn thể quần chúng được tổ chức còn có tính hình thức.

Nợ công gần đây

2010 2011 2012 2013

Triệu USD % Triệu USD

% Triệu USD

% Triệu USD

%

Tổng dư nợ 58914.07 100 66391.18 100 77903.99 100 90895.53 100

Nợ nước ngoài

32741.27 56 37643.91 57 42157.8 54 45243.02 50

Nợ trong nước

26171.8 44 28747.27 43 35746.19 46 45652.51 50

Trong điều kiện đó, động lực phát triển ngày càng bị kìm hãm, mục tiêu 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không thực hiện được. Các tiêu chí đưa ra còn có tính phiến diện và chưa cập nhật. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy có một số mặt đã được cải thiện, nhưng chất lượng thấp, Cạnh tranh quốc gia còn thấp, môi trường kinh doanh bị kiềm chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Nhận xét chung là tăng trưởng còn dưới tiềm năng, nhiều nhân tố sản xuất và phát triển còn bị kìm hãm, sử dụng thiếu hiệu quả, NSLĐ thấp18. Các yếu tố KHCN và đổi mới công nghệ trong điều kiện hội nhập còn chưa được phát huy đúng mức, chủ yếu phát triển theo chiều rộng và tận dụng các lợi thế tĩnh. Đất nước đang có nguy cơ rơi vào bẫy “thu nhập trung bình thấp”, nếu không “vùng đứng dậy”, thoát khỏi thế trì trệ, chủ động vươn lên cùng thế giới, với khát vọng phát triển toàn diện…

18 Năng suất lao động (NSLĐ) của toàn nền kinh tế năm 2014 theo giá hiện hành đạt 74,7

triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.530 USD/lao động), tăng 4,9% so với năm 2013, bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7%/năm.

Page 64: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Một nghiên cứu của Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng thế giới hoàn thành cuối năm 2015 đưa ra nguyện vọng sau 20 năm:

“Nguyện vọng” cho năm 2035

Những nguyện vọng chung của Việt Nam được xác định như sau:

Một xã hội hiện đại, sáng tạo và dân chủ với vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển trong tương lai. Trọng tâm là hình thành một môi trường mở và tự do để khuyến khích mọi công dân học hỏi và sáng tạo. Mọi người dân được đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển và được tự do theo đuổi nghề nghiệp, đồng thời phải hoàn thành trách nhiệm của mình mà không coi nhẹ lợi ích của dân tộc và cộng đồng.

Một nhà nước pháp quyền hiệu quả và đảm bảo trách nhiệm giải trình. Mối quan hệ giữa nhà nước và người dân và giữa nhà nước và thị trường cần được làm rõ. Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản của mình một cách hiệu quả, trong đó bao gồm xây dựng và thực thi pháp luật, xử lí quan hệ quốc tế, đảm bảo trật tự công cộng và an ninh quốc gia, cho phép thị trường vận hành tự do đồng thời giải quyết được các thất bại thị trường. Nhà nước sẽ tăng cường các thể chế thị trường nhằm đảm bảo cạnh tranh tự do và công bằng và sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, đảm bảo quyền sở hữu tài sản và đổi mới sáng tạo. Nhà nước sẽ xây dựng các thể chế quản lý kinh tế vĩ mô minh bạch, kỹ trị, có khả năng phục hồi và đảm bảo trách nhiệm giải trình. Nhà nước sẽ thiết lập các thể chế xã hội vững mạnh nhằm đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân Việt Nam và bảo vệ quyền theo đuổi sáng tạo của người dân. Nhà nước sẽ làm rõ ranh giới trách nhiệm giữa các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và đối trọng quyền lực đầy đủ đối với chính phủ. Quốc hội sẽ gồm những đại biểu chuyên trách có năng lực chuyên môn và quyền tự chủ thể chế cần thiết để đại diện cho nhân dân, giám sát cơ quan hành pháp, và thông qua những văn bản pháp luật có chất lượng. Cơ quan tư pháp cũng có vị trí phù hợp, được tự chủ và có năng lực để thực hiện vai trò giải quyết tranh chấp trong bối cảnh xã hội và nền kinh tế ngày càng đa dạng hơn. Cơ quan hành pháp được xây dựng đồng bộ theo chiều dọc và chiều ngang, và phân định rõ các chức năng của trung ương và địa phương.

Một xã hội văn minh, trong đó mỗi người dân và mỗi tổ chức chính trị xã hội (toàn bộ hệ thống chính trị) được bình đẳng trước pháp luật. Nền tảng của xã hội đó là một xã hội dân sự vững mạnh và đa dạng có thể thực hiện các quyền cơ bản, trong đó có quyền dân chủ trực tiếp của người dân, quyền tiếp cận thông tin và lập hội.

Một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng các quốc gia trên toàn cầu, tham gia xây dựng các liên minh toàn cầu và hoàn thành các trách nhiệm toàn cầu, hướng tới hòa bình, an ninh và chủ động tìm kiếm các cơ hội hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.

Một môi trường bền vững. Việt Nam sẽ đảm bảo chất lượng không khí, đất, và nước.Việt Nam sẽ lồng ghép vấn đề hình thành khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu vào qui hoạch

Page 65: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

kinh tế, chính sách xã hội và đầu tư hạ tầng để giảm thiểu rủi ro về biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng sẽ phát triển các nguồn năng lượng đa dạng, sạch và an toàn.

Một nền kinh tế phát triển ở mức cao và hài hòa, đạt tới mức thu nhập trung bình bậc cao, tiến nhanh lên thu nhập cao trong những năm sau đó.

II- Trong thế giới chuyển động, tụt hậu xa hơn trên nhiều phương diện là rõ, dù có tăng trưởng cao, nhưng chất lượng thấp: Một nghịch lý có thật

Trong điều kiện Việt Nam có tiến bước ngoạn mục từ trình độ phát triển thấp, thì các nước hầu hết có mức xuất phát điểm cao hơn đã phát triển cùng kỳ cao hơn Việt Nam và phát triển cũng khá nhanh19. Ngay các nước có thể coi là “tụt hậu” như Campuchia, Lào và Myanmar cũng đang có chuyển động mạnh, với tốc độ tăng trưởng mấy năm nay đều cao hơn Việt Nam. Vấn đề lớn nhất là còn nhập ngừng nhất định khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, với bộ máy hết sức cồng kềnh, sự can thiệp làm méo mó thị trường nên các khó khăn khách quan thêm nặng nề, khó khắc phục. Trong một số lĩnh vực khác, thiếu đồng tâm nhất trí toàn dân tộc nên sức mạnh vươn lên cũng bị lực cản lớn.

Về quy mô và chất lượng tăng trưởng kinh tế, sự tụt hậu khá rõ.

Đầu tiên hãy xét năng suất, chất lượng trên một số ngành Việt Nam có “lợi thế so sánh” như trồng lúa, nhưng do không chú trọng chất lượng, nên tuy xuất khẩu đạt 7 triệu tấn, nhưng hiệu quả thu về thấp. Xuất khẩu lúa đến nay không có thương hiệu quốc gia. Năng suất lúa tuy cao hơn, nhưng chất lượng hạt gạo kém, nên giá trị xuất khẩu bị thấp hẳn. Việc cơ giới hóa đồng ruộng (làm đất, thu hoạch) còn kém, nên năng suất lao động

19Cùng với quá trình phát triển kinh tế, NSLĐ của Việt Nam những năm qua đãcải thiện đáng kể, khoảng cách tương đối về NSLĐ với các nước ASEAN được thu hẹp dần. Cụ thể, nếu năm 1994 NSLĐ của Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a lần lượt gấp 29,2 lần; 10,6; 4,6; 3,1 và 2,9 lần NSLĐ của Việt Namthì năm 2013 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 18 lần; 6,6; 2,7; 1,8 và 1,8 lần.Tuy nhiên, ngoại trừ Bru-nây và Phi-li-pin, khoảng cách tuyệt đốitính bằng chênh lệch giữa NSLĐ của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN ở trình độ phát triển cao hơn lại gia tăng trong giai đoạn trên. Tính theo sức mua tương đương năm 2005 (PPP 2005), chênh lệch giữa NSLĐ của Xin-ga-po và Việt Nam tăng từ 62.052 USD năm 1994 lên 92.632 USD năm 2013; tương tự, của Ma-lai-xi-a từ 21.142 USD lên 30.311 USD; Thái Lan từ 7.922 USD lên 9.314 USD; In-đô-nê-xi-a từ 4.104 USD lên 4.408 USD (NSLĐ của Việt Nam năm 1994 là 2.203 USD; ước tính năm 2013 đạt 5.440 USD). Điều này cho thấy, NSLĐ của Việt Nam đã tăng trưởng tương đối nhanh, giúp thu hẹp khoảng cách tương đối nhưng vẫn chưa đủ để giảm khoảng cách tuyệt đối về NSLĐ với các nước. Đáng chú ý là nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, NSLĐ của Việt Nam tăng chậm hơn, dẫn tới sự gia tăng cả về khoảng cách tuyệt đối và tương đối với hai nước trên. Khoảng cách tương đối về NSLĐ giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1,3 lần (năm 1994) lên 2,8 lần (năm 2013); giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1,6 lần lên 1,7 lần. Tương tự, khoảng cách tuyệt đối giữa NSLĐ của Trung Quốc và Việt Nam tăng từ 771 USD lên 9.545 USD; giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1.396 USD lên 3.867 USD.

Page 66: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

thêm nông cũng

nghiệpnghiệpnào mnghiệpNgay KWh,còn thKWh/

hơn 2vượt mạnh là chưKHCcân đố

trước Nghiêthêm

tăng vcả nềnthất th

tụt hậu tronnghiệp troncó tiến bộ

Ngành côp FDI, tronp nội địa ch

mà doanh ngp FDI tăng sản lượng

, thua xa Thhấp hơn: T/người. Mộ

Năm 199020 năm, khi10.000$, khkinh tế” củưa kể đến cN, thể chếối tài chính

Tình trạngmắt có thể

ên cứu trongnguy cơ nà

Trước hếtvà tín dụng n kinh tế. Nhường.

ng nông ngng nền kinhnhưng chấ

ông nghiệp ng khi các hưa thể vươghiệp trongsản xuất thđiện của Vhái Lan đã Thái Lan tt chỉ tiêu cô

0, khoảng ci GDP bìnhhoảng cáchủa quốc giacác khía cạế…còn khó

lại có hạn.

g tụt hậu vể gây ngộ g tháng 11

ày.

t là sự ngộ tăng lên nh

Nhưng đây

ghiệp. Từ đh tế còn quất lượng ké

gần đây nổngành themơn tới. Hiệng nước có thì chất lượnViệt nam năđạt 161 tỷ

trên 2400Kông nghiệp

cách Việt Nh quân của Vh phát triểna không đượạnh tụt hậukhăn khôn

à tụt hậu xnhận về mcủa một Tr

nhận qua chanh chóng,

toàn là các

ó kéo NSLuá cao. Cácém, gây kh

ổi lên lại phm chốt của n nay, gần nthể chiếm lĩng hấp thu, ăm 2013, tuKWh cùng

KWh/người,hóa kiểu cũ

am so với tViệt nam đ

n đã lên gấpợc cải thiện

u về cơ sởng nhỏ khi

a hơn sẽ gặmột sức mạnrung tâm ng

chỉ tiêu CP, tạo ra nguồc tín hiệu ng

LĐ cả nước c lĩnh vực hó khăn tro

hụ thuộc vànền kinh t

như không cĩnh thị trườliên kết củ

uy dân số lg kỳ. Thành, còn Việt ũ cũng thấp

trung bình tđạt 2000$ thp 2 lần. Đin dù dân sốhạ tầng, cthế giới ng

ặp trở ngại nh kinh tế

ghiên cứu c

PI giảm mạồn lực tài cgắn hạn, th

tụt sâu, dovề lâm ng

ong điều ki

ào các thươtế đề ra đã có ngành côờng. Trong ủa doanh nglớn hơn nhưh ra tính bìn

Nam mới p hơn.

thế giới khohì GDP bìniều đó cũngố đã tăng nhchất lượnggày càng hộ

lớn do cácđang lên m

của Pháp NA

ạnh, chỉ số chính cho cáhậm chí từn

o tỷ trọng laghiệp và thiện hội nhậ

ơng hiệu củã lâu, nhưngông nghiệpkhi đó, các

ghiệp nội còưng chỉ đạtnh quân đầđạt khoản

oảng 4000$nh quân thếg có nghĩa hanh gần 2 nguồn nhội nhập sâu

c thành tựumột cách ổATIXIS đã

đơn đặt hàác doanh ngng tháng tăn

ao động hủy sản ập.

a doanh g doanh chế tạo c doanh òn kém. t 124 tỷ ầu người ng 1400

, thì sau giới đã là “sức lần. Đó

hân lực, u, nguồn

u kinh tế ổn định. có thấy

àng PMI ghiệp và ng giảm

Page 67: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

tích lũlũy củ“nóngvay cnghiệpTình tvãng now “phiếu phiếu

chưa c

GDP,đầu tưsẵn sàxây trtỷ nhưvài tỷkể nợ

máu đkhăn v

về thủchiếmthậm

Nhưng tínũy thực cònủa các hộ gg” này thườòn yếu, cânp còn yếu, trạng nợ qulai do nhập“nóng” của

trong nướcquốc tế.

Chủ trươncao.

Tái cơ cấ giảm mạnư dàn “hàngàng chuyển rụ sở và tượư Hải Phònỷ$, khi ngân

nần của cá

Tái cơ cấuđông” nợ xvẫn bị treo

Tái cơ cấuủ tục và nh

m tỷ lệ vốn chí để trả n

n dụng tăngn yếu và tâmia đình chường lại gây n đối vãngsố doanh n

uốc gia cũnp ồ ạt nguyê

cả doanh nc đã giảm m

ng cơ cấu l

ấu đầu tư ch đầu tư côg ngang”. Vmục đích đợng đài hoà

ng. Nếu mỗin sách đangác DNNN cò

u ngân hàngxấu mới đưlơ lửng.

u DNNN đưất là tư duylớn của nề

nợ vay của N

g cao có thểm lý tích cóưa được đưa

nợ nần tăng lai chưa vnghiệp giải

ng thêm khóên liệu, máynghiệp và Nmạnh sức m

lại nền kinh

có làm giảmông, nhưngVới tư duy nđầu tư đã lêàng tráng, vi tỉnh dành

g thiếu hụt vòn rất lớn.

g đã đạt nhợc dẹp lên

ược đề ra ráy về vai tròền kinh tế, Nhà nước m

ể kích thíchóp tiền vànga ra sản xuấng nhanh, dvững chắc. i thể còn lớó khăn do ty móc khi k

Nhà nước tănmua, buộc

h tế rất đún

m được đầug tình trạng nhiệm kỳ vên cân đối cvới chi phí ra 1000 tỷ

và nợ đã ch

hiều kết quảvỉ hè mà c

áo riết nhưnò của khu vự

nhưng chưmà chưa có

h kinh tế trog của ngườiất, mà lại dựdo khả năng

Thêm vào ớn. Kết quảthâm hụt tàkinh tế có dng mạnh, bChính Phủ

ng, nhưng th

u tư nóng tphân cấp q

và thói khoacho KHCN hàng trăm, xây trụ sở

hạm “trần”

ả tích cực, tchưa xử lý

ng thực hiệực công. Hưa được giảnguồn.

ong ngắn hi Việt, làm ựa vào vayg thanh toánđó, sức khả là nợ các ài khóa và tdấu hiệu khôbiểu hiện là

phải xin p

hực hiện ch

từ hơn 40%quá chi cắta trương, khvà Môi trưhàng nghìnmới thì cả 65%GDP d

tránh được dứt điểm n

ện còn chậmHiện nay cácải tỏa để ph

hạn, do nềncho các kho

y mượn. Khn trả nợ lãihỏe của các loại đều tăthâm hụt tàôi phục. Ápviệc phát h

phép phát h

hậm và chấ

%GDP xuốnt hiện nay lhông ít địa ường thành tn, thậm chínước cũng

dự tính. Đó

đổ vỡ, nhưnên tình trạ

m do vướngc DNNN đhát triển đấ

n kinh tế oản tích oản vay i và gốc c doanh ăng lên. ài khoản p lực trả hành trái hành trái

ất lượng

ng 30% làm cho phương tiền cho í 10.000 chi mất là chưa

ưng “cục ạng khó

g mắc cả ang còn ất nước,

Page 68: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tái cơ cấu các ngành và địa phương nêu ra chủ trương lớn, nhưng thực hiện còn chậm và chưa đồng tâm nhất trí.

Về một số chỉ tiêu so sánh quốc tế:

1. Giáo dục: Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có trường đại học được lọt vào danh sách đại học có danh tiếng và có chất lượng.

2. Bằng sáng chế: Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.

3. Ô nhiễm: Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.

4. Thu nhập tính theo đầu người: Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.

5. Tham nhũng: Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.

6. Tự do ngôn luận: Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.

7. Phát triển xã hội: Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.

8. Y tế: Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.

Cách đây 25 năm (năm 1990), trong nghiên cứu khoa học mà tôi đã hoàn thành tại Bộ KHĐT, tôi đã nhận định rằng, sự phát triển KTXH của Việt Nam dường như là “lạc điệu” so với sự phát triển của văn minh nhân loại. Những sự chuyển biến sau đó đã nhen lên hy vọng kinh tế nước ta có thể chuyển đổi, nhưng nguy cơ “tụt hậu” nay đã trở thành thực tế và cả “lạc điệu phát triển” vì đi theo cách thức không giống ai, kìm hãm sự phát triển. Sự lạc hậu, lạc điệu này so với trào lưu chung sẽ được phân tích kỹ hơn dưới đây, từ đó tìm ra nguyên nhân cốt lõi là vấn đề tư duy phát triển và thể chế lạc hậu, chưa coi trọng các yếu tố nền tảng của kinh tế thị trường là “kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự”, nên kinh tế chưa đạt tới hùng cường đã bị “phát triển dưới tiềm năng” và khó hội nhập, xã hội chưa công bằng đã bị phân hóa nặng và Nhà nước thiếu tôn trọng kỷ cương pháp luật. Nếu so sánh với quyết sách tại Đại hội XVIII Đảng Cộng sản

Page 69: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Trung Quốc20 mà ta chê bai họ, thì ngay văn kiện dù nói chưa làm của họ cũng hơn hẳn văn kiện Việt Nam chẳng rõ thông điệp là gì dù “ngày càng rõ hơn” (?).

III- Nguyên nhân: Với tư duy lạc hậu đã chọn sai mô hình, thể chế méo

mó, điều hành giật cục…

Nguyên nhân chủ chốt: Với tư duy cũ kỹ, đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới. Hệ quả là, kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi “lạc điệu” so với xu hướng chung, dù có thể đã đạt được kết quả nhất định.Biểu hiện “tụt hậu” đã rõ, nhưng điều đáng quan ngại hơn là phát triển có phần “lạc điệu”, nổi rõ nhất được thể hiện trong mấy vấn đề sau:

Một là, kinh tế Việt Nam trong nhiều năm dân số chủ yếu sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp nhiều năm trên dưới 2/3, đến nay vẫn còn chiếm 45%, nhưng ngành nông nghiệp có NSLĐ rất thấp, không phát huy được thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới. Xuất khẩu gạo đạt tới 7 triệu T/năm, nhưng Việt nam vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia, giống gạo vẫn chủ yếu phụ thuộc ngoại nhập hoặc dùng giống bản địa năng suất thấp…

Hai là, ngành công nghiệp sau nhiều năm phấn đấu đang có tốc độ tăng trưởng gần 10% (theo chỉ số IIP), nhưng Việt Nam không có ngành năng lượng bản địa vững vàng, trừ ngành khai thác năng lượng, dựa vào khai thác tài nguyên. Các ngành công nghiệp công nghệ cao chủ yếu là FDI chiếm phần lớn, nhưng lại không thực hiện được chuyển giao công nghệ.

20 Tứ toàn là:

(1) Toàn diện hoàn thành xây dựng xã hội tiểu khang” là “đảm bảo đến năm 2020 hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội tiểu khang”, xác định tất cả cư dân thành thị và nông thôn đạt được mức sống khá giả, tất cả cư dân nông thôn được tiếp cận các dịch vụ công. Vĩ mô, kinh tế phát triển bền vững, lành mạnh, dân chủ nhân dân không ngừng được mở rộng, văn hóa thực lực mềm được tăng cường một cách rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng cao toàn diện, xây dựng xã hội theo mô hình tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường đạt những bước tiến quan trọng.

(2) “Toàn diện đi sâu cải cách”. Mục tiêu tổng quát là hoàn thiện và phát triển chế độ XHCN mang đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa thể chế quản lý và năng lực quản lý nhà nước; toàn diện cải cách thể chế kinh tế, thể chế chính trị, thể chế văn hóa, thể chế xã hội, thể chế văn minh sinh thái (còn được gọi là“ngũ vị nhất thể”) và cải cách chế độ xây dựng Đảng.

(3) “Toàn diện thúc đẩy quản lý điều hành đất nước theo pháp luật” (còn gọi là “y pháp trị quốc”). Mục tiêu tổng quát là xây dựng hệ thống pháp trị XHCN mang đặc sắc Trung Quốc, xây dựng nhà nước pháp trị XHCN.

(4) “Toàn diện nghiêm khắc quản lý quản trị Đảng” (gọi tắt là “trị Đảng”). Mục tiêu tổng quát là xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng tác phong, chống tham nhũng, xây dựng liêm chính và hình thành chế độ hóa vấn đề “trị Đảng”.

Page 70: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Ba là, các ngành dịch vụ có vẻ được phát triển, nhưng ngày ngành du lịch “không khói” nhưng không tận dụng được thế mạnh “trời cho” là các thắng cảnh, với bãi biển trải dài 3000km, nắng ấm quanh năm, mà chỉ khai thác chặt chém (?).

Bốn là, dù kinh tế lạc hậu, nhưng chính sách phát triển thì “sao chép” mà không làm thật, nên kinh tế tri thức cũng chưa có chuyển biến sau 15 năm, bảo vệ môi trường cũng mờ nhạt. Muốn tiến nhanh lên CNH-HĐH, nhưng lại chính sách lại rất đơn giản, coi như con số cộng “sigma” tỉnh CN = “nước công nghiệp (!). Hệ quả là GDP và GNI tuy có cao trên 2000$/người, nhưng chủ yếu dựa vào “quảng canh”, còn tay nghề và công nghệ thì thường là thấp. Do đó, một số lĩnh vực đang bị các nước kế cận “đuổi kịp và vượt” rất đáng tiếc.

Kinh tế Việt Nam hiện nay mặc dù vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, tuy nhiên đã có biểu hiện trì trệ, thiếu nguồn lực, động lực cho sự phát triển. Các cải cách kinh tế trong giai đoạn vừa qua đã tỏ ra giảm hiệu lực nếu không muốn nói là hết hiệu lực. Điều đó thể hiện qua việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn. Mặc dù chuyển đổi theo kinh tế thị trường đã khá dài, nhưng những định chế thị trường vẫn chưa thật sự vận hành một cách có hiệu quả. Kinh tế nhà nước vẫn có những lợi thế nhất định trong tiến trình phát triển. Khu vực tư nhân mặc dù lớn mạnh về số lượng nhưng tổng tài sản tích lũy còn thấp21, khả năng huy động nguồn lực còn rất hạn chế22. Khu vực đầu tư nước ngoài mặc dù có những bước tiến đáng kể, nhưng nhiều mục tiêu kỳ vọng còn chưa đạt được: tác động lan tỏa còn chưa sâu rộng. Nguồn vốn trong dân, đặc biệt là lượng kiều hối hàng năm khá lớn (năm 2014, theo ước tính đạt tới 11-12 tỷ USD), nhưng chưa được huy động, tỷ lệ đầu tư phát triển chỉ chiếm khoảng 30%.

Bên cạnh việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn thì việc sử dụng nguồn lực còn chưa hiệu quả. Chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hiện chiếm khoảng 30% trong tổng chi ngân sách, trong khi tỷ lệ chi thường xuyên rất lớn23. Mặc dù đầu tư từ ngân sách đang có xu hướng chuyển dịch vào đầu tư kết cấu hạ tầng hoặc giải quyết những vấn đề thất bại của thị trường, song lượng vốn đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa (không phải kết cấu hạ tầng) vẫn còn rất lớn (thuộc khu vực các doanh nghiệp nhà nước) trong khi sản xuất hiệu quả không cao. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước, mặc dù được đánh giá là có hiệu quả song còn nhiều hạn chế. Chưa có những doanh nghiệp quốc gia (đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân) có quy mô lớn và thương hiệu lớn.

a. Xuất phát điểm thấp, nên dù tăng nhaanh, nhưng bước tiến thực tế vẫn nhỏ bé.

21 Theo Tổng cục thống kê (2013), tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chỉ chiếm 39,76%. 22 Theo Tổng cục thống kê (2013), vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 50,77%. 23 Năm 2014, tăng trưởng kinh tế suy giảm, thu ngân sách gặp khó khăn trong khi nhu cầu chi thường xuyên và chi trả nợ tăng cao dẫn đến tỉ lệ chi ngân sách cho đầu tư phát triển chỉ còn khoảng 16% tổng chi ngân sách.

Page 71: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

b. Là một nước gần như thuần nông, lại trải qua chiến tranh ác liệt và kéo dài nên chuyển dịch sang kinh tế phi nông nghiệp còn chậm, nguồn lực thực hiện đô thị hóa chưa nhiều.

c. Nguyên nhân chính là tư duy lạc hậu, chọn mô hình phát triển chưa chuẩn nên đã thực hiện công nghiệp hóa theo kiểu kinh tế lệ thuộc nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để có thể vươn lên cùng thời đại? Đâu là những chuyển đổi trước mắt và lâu dài đảm bảo sự hồi phục, phát triển trong ngắn hạn và duy trì trong dài hạn?

Page 72: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái. Đầu tư công ở Việt Nam. Nhà xuất bản từ điển bách khoa. Hà Nội, 2010

2. Vũ Hùng Cường, Nguyễn Quang Thái, Bùi Trinh. Đánh giá sự đóng góp của các thành phần kinh tế. Nghiên cứu kinh tế. 2010.

3. Nguyễn Quang Thái. Public Investment. WB-KDI. Seoul. 2008

4. Trần Đình Thiên.

5. Tổng Cục Thống kê. Trinh độ phát triển KTXH Việt Nam so với các nước trong khu vực. Kết quả và dấu hiệu, nguy cơ tụt hậu. Nhà xuất bản TCTK. Hà Nội 2015

6. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm đến 2014

7. Tổng cục Thống kê. Số liệu KTXH các nước 1990-2011. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội, 2013.

8. Tổng cục Thống kê. Thực trạng doanmh nghiệp 2012-2014. Hà Nội, 2015

9. VEPR. Báo cáo thường niên 2013, 2014…Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

World Bank, China 2030. Washington D.C., 2013

Page 73: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

PHỤ LỤC

THÀNH TỰU TĂNG TRƯỞNG, CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾTHEO GIÁ SO SÁNH 2010

Triệu đồng

2005 2010 2011 2012 2013

Sơ bộ 2014

TỔNG SỐ 37.1 44.0 45.5 46.9 48.7 51.1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 14.5 16.8 17.4 17.9 18.3 18.9 Khai khoáng 828.0 780.4 790.1 809.0 863.3 969.4 Công nghiệp chế biến, chế tạo 49.4 58.3 61.7 64.1 67.1 69.6 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

330.8 550.8 562.1 681.6 729.1 707.7

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 67.0 98.5 119.0 127.2 127.3 145.7 Xây dựng 46.2 44.8 42.9 43.6 46.4 50.8 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

42.1 51.2 52.5 51.8 53.2 56.7

Vận tải, kho bãi 31.2 46.1 49.5 49.4 52.2 53.6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 63.9 47.2 43.5 43.5 46.2 46.4 Thông tin và truyền thông 96.6 88.3 90.6 93.6 108.2 99.1 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 418.0 466.4 423.0 429.6 429.3 431.2 Hoạt động kinh doanh bất động sản(*) 5547.9 1330.4 1172.6 952.5 963.4 937.0 Trong đó: Không tính khấu hao nhà ở dân cư … 469.3 397.5 315.7 316.7 307.5 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 143.7 130.8 137.3 130.3 143.5 164.2 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 54.2 45.4 45.6 41.9 46.0 42.3 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

23.0 35.2 38.3 40.1 40.5 43.1

Giáo dục và đào tạo 27.7 30.2 31.3 32.9 34.7 36.2 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 46.9 53.9 52.5 56.2 58.3 63.6

Page 74: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 123.7 64.8 64.4 67.2 65.9 74.8 Hoạt động dịch vụ khác 31.5 50.2 49.9 53.1 53.8 58.2 Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

12.5 17.2 19.6 22.0 23.4 22.8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

(*) Bao gồm cả khấu hao nhà ở dân cư

Page 75: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ THEO GIÁ SO SÁNH 2010

Tổng

số

Chia ra Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Triệu đồng 2005 37.1 14.5 80.5 54.8 2007 40.3 15.5 81.4 59.3 2008 41.4 15.9 80.8 61.5 2009 42.5 16.0 80.5 63.6 2010 44.0 16.8 80.3 63.8 2011 45.5 17.4 82.1 64.7 2012 46.9 17.9 85.4 64.7 2013 48.7 18.3 88.7 66.8

Sơ bộ 2014 51.1 18.9 93.0 69.6 Tốc độ tăng so với năm trước (%)

2008 2.8 3.1 -0.7 3.8 2009 2.6 0.7 -0.4 3.4 2010 3.6 4.7 -0.3 0.4 2011 3.5 3.7 2.3 1.4 2012 3.1 2.7 4.0 0.0 2013 3.8 2.3 3.9 3.1

Sơ bộ 2014 4.9 3.5 4.9 4.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 76: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

THAY ĐỔI VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP

THEO TRÌNH ĐỘ, KỸ NĂNG NGƯỜI LAO ĐỘNG

Đặc điểm lao động Tỷ trọng trong tổng

số lao động của khu vực doanh nghiệp (%)

Thay đổi NSLĐ so với nhóm lao động chưa qua đào tạo khi tăng

1% lao động của mỗi nhóm (%)

Tổng số 100.0

Lao động chưa qua đào tạo 24.3 -

LĐ được đào tạo nhưng không có chứng chỉ 25.7 0.04

Lao động có chứng chỉ sơ cấp nghề 9.9 0.16

Lao động có bằng trung cấp, cao đẳng 19.9 0.19

Lao động có bằng đại học trở lên 14.8 0.22

Lao động có chứng chỉ khác 5.4 0.13

Nguồn: Tính toán từ Điều tra doanh nghiệp 2012, trong điều kiện các yếu tố khác như nhau.

Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, khi đầu vào thì tăng, còn đầu ra tăng kém (chưa trừ yếu tố lạm phát):

DNNN quy mô lớn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Tổng tài sản 1,646,303 1,888,331 2,003,359 2,154,345 2,237,672 2,330,672

2. Vốn chủ sở hữu 535,088 575,221 701,949 758,439 847,022 927,939

Page 77: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

3. Vốn điều lệ 323,130 435,264 526,206 582,441 632,049 783,314

4. Doanh thu 1,022,677 1,281,165 1,288,838 1,332,000 1,345,278 1,261,693

5. Lợi nhuận trước thuế 72,459 84,632 87,911 100,178 104,005 84,982

6. Nộp ngân sách nhà nước 164,379 178,159 190,691 224,441 229,503 187,731

7. Kim ngạch xuất khẩu 14,168,203 18,482,775 18,327,914 11,515,990 12,786,480 8,073,809

8. Kim ngạch nhập khẩu 7,478,249 10,205,764 7,290,121 10,049,443 8,876,560 7,111,176

SO SÁNH VIỆT NAM VỚI THẾ GIỚI

1990 2000 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng GDP thực tế

- Việt Nam 111 133 155 171 … - Thế giới 65238 72129 73521 75622

Tổng GDP theo PPP - Việt Nam - Thế giới

GDP bình quân giá thực tế - Việt nam 98$ 402$ 1273$ 1517 1748 1907 2052 - Thế giới Khoảng cách

GDP bình quân theo PPP - Việt Nam - Thế giới

Page 78: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Khoảng cách HDI

- Việt Nam - Thế giới Khoảng cách

Nguồn: TCTK và WB

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (chỉ tiêu chính)

Chỉ tiêu chính 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016

Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm I. Yêu cầu cơ bản 74 4.4 76 4.4 91 4.2 86 4.4 79 4.4 72 4.5 1. Thể chế 74 3.8 87 3.6 89 3.6 98 3.5 92 3.5 85 3.7 2. Kết cấu hạ tầng 83 3.6 90 3.6 95 3.3 82 3.7 81 3.7 76 3.8 3. Môi trường kinh tế vĩ mô 85 4.5 65 4.8 106 4.2 87 4.4 75 4.7 69 4.7 4. Sức khỏe và giáo dục tiểu học 64 5.7 73 5.7 64 5.8 67 5.8 61 5.9 61 5.9 II. Hệ số nâng cao 57 4.2 66 4.1 71 4.0 74 4.0 74 4.0 70 4.0 5. Đào tạo và giáo dục bậc cao 93 3.6 103 3.5 96 3.7 95 3.7 96 3.7 95 3.8 6. Hiệu quả thị trường hàng hóa 60 4.2 75 4.2 91 4.1 74 4.3 78 4.2 83 4.2 7. Hiệu quả thị trường lao động 30 4.8 46 4.6 51 4.5 56 4.4 49 4.4 52 4.4 8. Phát triển thị trường tài chính 65 4.2 73 4.0 88 3.9 93 3.8 90 3.8 84 3.7 9. Sẵn sàng về công nghệ 65 3.6 79 3.5 98 3.3 102 3.1 99 3.1 92 3.3 10. Quy mô thị trường 35 4.6 33 4.6 32 4.6 36 4.6 34 4.7 33 4.8 III. Đổi mới và yếu tố sáng tạo 53 3.7 75 3.4 90 3.3 85 3.4 98 3.4 88 3.4 11. Tinh tế trong kinh doanh 64 4.0 87 3.7 100 3.6 98 3.7 106 3.6 100 3.6 12. Đổi mới sáng tạo 49 3.4 66 3.2 81 3.1 76 3.1 87 3.1 73 3.2

Page 79: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 2015

1. Thể chế STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 1.01 Sở hữu bất động sản 3.6 1011.02 Bảo vệ sở hữu trí tuệ 3.1 1051.03 Chuyển hướng của quỹ công cộng 3.2 761.04 Niềm tin công chúng vào chính trị gia 3.4 491.05 Khoản thanh toán bất thường và hối lộ 3.2 1091.06 Tư pháp độc lập 3.4 881.07 Thiên vị trong quyết định của quan chức chính phủ 3.0 741.08 Lãng phí ngân sách nhà nước 2.9 831.09 Gánh nặng của các quy định chính phủ 3.1 1011.10 Hiệu quả của khung pháp luật trong xử lý tranh chấp 3.4 891.11 Hiệu quả của khung pháp luật trong thay đổi chính sách 3.2 801.12 Minh bạch trong hoạch định chính sách của chính phủ 3.5 1161.13 Chi phí chống khủng bố 4.8 941.14 Chi phí chống tội phạm và bạo lực 4.5 641.15 Tội phạm có tổ chức 4.6 781.16 Độ tin cậy của bộ máy cảnh sát 3.7 991.17 Đạo đức doanh nghiệp 3.6 1091.18 Độ tin cậy của kiểm toán và chuẩn mực báo cáo 3.4 1321.19 Hiệu quả của các tập đoàn 3.8 1281.20 Bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông thiểu số 3.4 1221.21 Bảo vệ nhà đầu tư, 0-10 (tốt nhất) 3.3 123

Page 80: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2. Kết cấu hạ tầng

STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 2.01 Chất lượng kết cấu hạ tầng chung 3.3 1122.02 Chất lượng đường bộ 3.2 1042.03 Chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt 3.0 522.04 Chất lượng kết cấu hạ tầng cảng biển 3.7 882.05 Chất lượng kết cấu hạ tầng sân bay 4.0 872.06 Dung lượng vận chuyển hành khách bằng hàng không lượt.km/tuần (triệu) 816.4 302.07 Chất lượng cung cấp điện 4.2 882.08 Điện thoại di động / 100 người 130.9 422.09 Điện thoại cố định / 100 người 10.1 86

3. Môi trường kinh tế vĩ mô STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 3.01 Bội chi ngân sách, % GDP -5.7 1183.02 Tích lũy ròng, % GDP 33.2 173.03 Lạm phát, % so với cùng 6.6 1133.04 Nợ công của Chính phủ, % GDP 55.0 933.05 Xếp hạng tín dụng quốc gia, 0-100 (tốt nhất) 45.3 72

Page 81: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

4. Sức khỏe và giáo dục tiểu học STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 4.01 Sốt rét, trên 100,000 dân 29.7 254.02 Tác động của sốt rét 4.7 404.03 Lao, trên 100,000 dân 147.0 1064.04 Tác động của lao 4.5 1064.05 Tỷ lệ nhiễm HIV, % người lớn 0.4 754.06 Tác động của HIV/AIDS 4.5 1104.07 Tử vong trẻ sơ sinh, chết/1.000 trẻ sơ sinh 18.4 864.08 Tuổi thọ, năm 75.6 504.09 Chất lượng giáo dục tiểu học 3.5 914.10 Học sinh tiểu học được đến trường, % 98.1 29

5. Đào tạo và giáo dục bậc cao STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 5.01 Học sinh trung học được đến trường, % 75.2 985.02 Trúng tuyển nhập học đại học, % 24.6 885.03 Chất lượng của hệ thống giáo dục 3.3 945.04 Chất lượng giảng dạy môn toán và các môn khoa học 3.9 825.05 Chất lượng quản lý của các trường học 3.4 1195.06 Kết nối internet của các trường học 5.0 475.07 Năng lực dịch vụ nghiên cứu và đào tạo 3.3 1185.08 Mức độ đào tạo nhân viên 3.9 85

Page 82: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

6. Hiệu quả thị trường hàng hóa

STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 6.01 Mức độ cạnh tranh địa phương 5.1 656.02 Khả năng thống lĩnh thị trường 3.7 696.03 Hiệu quả của chính sách chống độc quyền 3.9 876.04 Ảnh hưởng của thuế trong ưu đãi đầu tư 3.5 936.05 Tổng thuế, % lợi nhuận 35.2 616.06 Số lượng thủ tục khởi đầu kinh doanh 10 1186.07 Số ngày để bắt đầu hoạt động kinh doanh 34.0 1186.08 Chi phí cho chính sách nông nghiệp 3.9 566.09 Rào cản thương mại 4.3 916.10 Thuế thương mại 6.8 836.11 Sở hữu nước ngoài 4.1 1036.12 Tác động kinh doanh của các quy định trong FDI 4.7 376.13 Gánh nặng thủ tục hải quan 3.6 946.14 Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP 85.1 166.15 Mức độ định hướng khách hàng 4.1 1056.16 Người mua hàng thông thái 3.3 85

7. Hiệu quả thị trường lao động

STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 7.01 Hợp tác trong quan hệ lao động - người sử dụng lao động 4.2 797.02 Tính linh hoạt trong quy định tiền lương 5.1 607.03 Các biện pháp thực hành thuê và sa thải 3.9 657.04 Chi phí dự phòng và số tuần trả lương 24.6 1127.05 Tác động của ưu đãi thuế để làm việc 3.4 86

Page 83: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

7.06 Tiền lương và năng suất 4.6 237.07 Sự phụ thuộc vào quản lý chuyên nghiệp 3.5 1177.08 Năng lực quốc gia để giữa chân nhân tài 3.2 847.09 Năng lực quốc gia để thu hút nhân tài 3.4 747.10 Tỷ lệ lao động nữ so với lao động nam 0.92 23

8. Phát triển thị trường tài chính STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 8.01 Khả năng sẵn có của các dịch vụ tài chính 3.9 1048.02 Khả năng chi trả cho các dịch vụ tài chính 3.6 1158.03 Tài chính thông qua thị trường chứng khoán trong nước 3.9 448.04 Dễ dàng tiếp cận các khoản vay 2.6 888.05 Khả năng góp vốn điều lệ vào liên doanh 2.7 718.06 Tính đúng đắn của các ngân hàng 3.5 1328.07 Quy định về giao dịch chứng khoán 3.3 1108.08 Chỉ số quyền lợi hợp pháp, 0-10 (tốt nhất) 8 29

9. Sẵn sàng công nghệ STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng 9.01 Khả năng sẵn có công nghệ mới nhất 3.9 1239.02 Mức độ hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp 3.9 1219.03 FDI và chuyển giao công nghệ 4.2 939.04 Tỷ lệ người sử dụng internet, % 43.9 779.05 Tỷ lệ thuê bao internet băng thông rộng, /100 dân 5.6 779.06 Băng thông internet quốc tế, kb/s trên người dân 15.9 909.07 Tỷ lệ thuê bao di động sử dụng băng thông rộng, /100 dân 18.8 81

Page 84: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

10. Quy mô thị trường STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng

10.01 Chỉ số quy mô thị trường nội địa, 1-7 (tốt nhất) 4.4 3610.02 Chỉ số quy mô thị trường nước ngoài, 1-7 (tốt nhất) 5.6 2510.03 GDP (theo sức mua tương đương PPP) 359.8 3810.04 Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP, % 83.6 16

11. Tinh tế trong kinh doanh STT Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng

11.01 Số lượng nhà cung cấp nội địa 4.8 4111.02 Chất lượng nhà cung cấp nội địa 4.1 9211.03 Tình trạng phát triển theo nhóm 3.8 7511.04 Bản chất của lợi thế cạnh tranh 2.6 12811.05 Độ rộng của chuỗi giá trị 3.3 11211.06 Kiểm soát phân phối quốc tế 3.7 10311.07 Tinh hoa trong quá trình sản xuất 3.2 11611.08 Khả năng tiếp thị 3.5 11411.09 Sẵn sàng ủy quyền 3.3 112

12. Đổi mới sáng tạo Chỉ tiêu Giá trị Xếp hạng

12.01 Năng lực của đổi mới 3.5 9512.02 Chất lượng tổ chức nghiên cứu KH 3.3 9612.03 Ngân sách doanh nghiệp cho R&D 3.2 6312.04 Hợp tác giữa các trường đại học và ngành kinh tế trong R&D 3.3 9212.05 Mua sắm chính phủ đối với sản phẩm công nghệ cao 3.9 3412.06 Khả năng sẵn có của nhà khoa học 3.8 8712.07 PCT (Hệ thống pháp luật đối với các bằng sáng chế), ứng dụng, /1 triệu

dân 0.2 93

Page 85: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

GIAI ĐOẠN 2010-2015

1. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2015

Chỉ tiêu

Việt Nam Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

GCI 2015-2016 (140) 56 4.30 n/a n/a 90 3.94 37 4.52 81 4.02 18 5.23

GCI 2014-2015 (144) 68 4.2 n/a n/a 95 3.9 34 4.6 93 3.9 20 5.2

GCI 2013-2014 (148) 70 4.2 26 4.9 88 4.0 38 4.5 81 4.1 24 5.0

GCI 2012-2013 (144) 75 4.1 28 4.9 85 4.0 50 4.4 n/a n/a 25 5.1

GCI 2011-2012 (142) 65 4.2 28 4.8 97 3.9 46 4.4 n/a n/a 21 5.1

GCI 2010-2011 (139) 75 4.0 28 4.8 109 3.6 44 4.4 n/a n/a 26 4.9

Chỉ tiêu

Myanmar Philippines Singapore Timor Leste Thái Lan

Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm GCI 2015-2016 (140) 131 3.32 47 4.39 2 5.68 n/a n/a 32 4.64

GCI 2014-2015 (144) 134 3.2 52 4.4 2 5.6 136 3.2 31 4.7

GCI 2013-2014 (148) 139 3.2 67 3.9 2 5.6 138 3.2 37 4.5

GCI 2012-2013 (144) n/a n/a 91 3.5 2 5.7 136 3.3 38 4.5

GCI 2011-2012 (142) n/a n/a 75 4.1 2 5.6 131 3.4 39 4.5

GCI 2010-2011 (139) n/a n/a 85 4.0 3 5.5 133 3.2 38 4.5

Page 86: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu khu vực ASEAN (các chỉ tiêu chính)

2.1. GCI 2014-2015

Chỉ tiêu chính

Việt Nam Campuchia Indonesia Lào Malaysia

Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm I. Yêu cầu cơ bản 79 4.4 103 4.1 46 4.9 98 4.1 23 5.5

1. Thể chế 92 3.5 119 3.2 53 4.1 63 3.9 20 5.1

2. Kết cấu hạ tầng 81 3.7 107 3.1 56 4.4 94 3.4 24 5.5

3. Môi trường kinh tế vĩ mô 75 4.7 80 4.6 34 5.5 124 3.8 44 5.3

4. Sức khỏe và giáo dục tiểu học 61 5.9 91 5.4 74 5.7 90 5.4 33 6.3 II. Hệ số nâng cao 74 4.0 100 3.6 46 4.4 107 3.6 24 4.9

5. Đào tạo và giáo dục bậc cao 96 3.7 123 2.9 61 4.5 110 3.3 46 4.8

6. Hiệu quả thị trường hàng hóa 78 4.2 90 4.2 48 4.5 59 4.4 7 5.4

7. Hiệu quả thị trường lao động 49 4.4 29 4.6 110 3.8 34 4.6 19 4.8

8. Phát triển thị trường tài chính 90 3.8 84 3.8 42 4.5 101 3.7 4 5.6

9. Sẵn sàng về công nghệ 99 3.1 102 3.0 77 3.6 115 2.8 60 4.2

10. Quy mô thị trường 34 4.7 87 3.3 15 5.3 121 2.7 26 4.9

III. Đổi mới và yếu tố sáng tạo 98 3.4 116 3.2 30 4.2 80 3.5 17 5.0 11. Tinh tế trong kinh doanh 106 3.6 111 3.5 34 4.5 79 3.9 15 5.2

12. Đổi mới sáng tạo 87 3.1 116 2.8 31 3.9 84 3.1 21 4.7

Page 87: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Chỉ tiêu chính Myanmar Philippines Singapore Timor Leste Thái Lan

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

Xếp hạng Điểm

I. Yêu cầu cơ bản 132 3.4 66 4.6 1 6.3 122 3.7 40 5.0

1. Thể chế 136 2.8 67 3.9 3 6.0 125 3.2 84 3.7

2. Kết cấu hạ tầng 137 2.0 91 3.5 2 6.5 133 2.1 48 4.6

3. Môi trường kinh tế vĩ mô 116 4.0 26 5.8 15 6.1 49 5.1 19 6.0

4. Sức khỏe và giáo dục tiểu học 117 4.6 92 5.4 3 6.7 124 4.4 66 5.8 II. Hệ số nâng cao 134 3.1 58 4.3 2 5.7 141 2.8 39 4.5

5. Đào tạo và giáo dục bậc cao 135 2.4 64 4.4 2 6.1 133 2.5 59 4.6

6. Hiệu quả thị trường hàng hóa 130 3.7 70 4.3 1 5.6 134 3.6 30 4.7

7. Hiệu quả thị trường lao động 72 4.2 91 4.0 2 5.7 122 3.7 66 4.2

8. Phát triển thị trường tài chính 139 2.6 49 4.4 2 5.8 138 2.7 34 4.6

9. Sẵn sàng về công nghệ 144 2.1 69 3.8 7 6.1 141 2.2 65 3.9

10. Quy mô thị trường 70 3.7 35 4.7 31 4.7 130 2.4 22 5.1

III. Đổi mới và yếu tố sáng tạo 139 2.6 48 3.9 11 5.1 136 2.7 54 3.8 11. Tinh tế trong kinh doanh 140 2.9 46 4.3 19 5.1 137 3.0 41 4.4

12. Đổi mới sáng tạo 138 2.3 52 3.5 9 5.2 135 2.4 67 3.3

Page 88: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2.2. GCI 2015-2016

Chỉ tiêu chính Việt Nam Campuchia Indonesia Lào Malaysia

Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm Xếp hạng

Điểm

I. Yêu cầu cơ bản 72 4.5 93 4.2 49 4.8 86 4.3 22 5.6

1. Thể chế 85 3.7 111 3.3 55 4.1 71 3.9 23 5.1

2. Kết cấu hạ tầng 76 3.8 101 3.2 62 4.2 98 3.2 24 5.5

3. Môi trường kinh tế vĩ mô 69 4.7 64 4.8 33 5.5 70 4.7 35 5.4

4. Sức khỏe và giáo dục tiểu học 61 5.9 87 5.4 80 5.6 90 5.4 24 6.3

II. Hệ số nâng cao 70 4.0 101 3.6 46 4.3 106 3.6 22 5.0

5. Đào tạo và giáo dục bậc cao 95 3.8 123 2.8 65 4.5 112 3.2 36 5.0

6. Hiệu quả thị trường hàng hóa 83 4.2 93 4.2 55 4.4 76 4.3 6 5.4

7. Hiệu quả thị trường lao động 52 4.4 38 4.5 115 3.7 44 4.5 19 4.9

8. Phát triển thị trường tài chính 84 3.7 66 3.9 49 4.2 74 3.8 9 5.2

9. Sẵn sàng về công nghệ 92 3.3 105 3.0 85 3.5 119 2.8 47 4.6

10. Quy mô thị trường 33 4.8 90 3.3 10 5.7 109 2.9 26 5.0

III. Đổi mới và yếu tố sáng tạo 88 3.4 121 3.0 33 4.1 103 3.3 17 5.1

11. Tinh tế trong kinh doanh 100 3.6 122 3.4 36 4.3 96 3.7 13 5.3

12. Đổi mới sán tạo 73 3.2 122 2.7 30 3.9 108 3.0 20 4.8

Page 89: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Chỉ tiêu chính Myanmar Philippines Singapore Thái Lan

Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm

I. Yêu cầu cơ bản 128 3.5 66 4.6 1 6.4 42 4.9

1. Thể chế 133 2.9 77 3.8 2 6.0 82 3.7

2. Kết cấu hạ tầng 134 2.1 90 3.4 2 6.5 44 4.6

3. Môi trường kinh tế vĩ mô 106 4.2 24 5.7 12 6.2 27 5.7

4. Sức khỏe và giáo dục tiểu học 113 4.6 86 5.5 2 6.7 67 5.8

II. Hệ số nâng cao 131 3.2 51 4.3 2 5.7 38 4.6

5. Đào tạo và giáo dục bậc cao 134 2.5 63 4.5 1 6.2 56 4.6

6. Hiệu quả thị trường hàng hóa 130 3.6 80 4.2 1 5.7 30 4.7

7. Hiệu quả thị trường lao động 73 4.2 82 4.1 2 5.7 67 4.2

8. Phát triển thị trường tài chính 138 2.4 48 4.2 2 5.6 39 4.4

9. Sẵn sàng về công nghệ 138 2.2 68 3.9 5 6.2 58 4.2

10. Quy mô thị trường 60 4.2 30 4.9 35 4.8 18 5.2

III. Đổi mới và yếu tố sáng tạo 134 2.7 47 3.9 11 5.2 48 3.9

11. Tinh tế trong kinh doanh 135 2.9 42 4.3 18 5.1 35 4.4

12. Đổi mới sáng tạo 132 2.5 48 3.5 9 5.2 57 3.4

Page 90: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

VIỆT NAM

Chỉ tiêu chính (năm 2013):

- Dân số (triệu người): 89,7

- GDP (tỷ USD): 170,6

- GDP bình quân đầu người: 1.902 USD

- GDP (theo sức mua tương đương PPP) so với toàn cầu: 0,41%

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu Xếp hạng Điểm GCI 2014-2015 68/144 4.2 GCI 2013-2014 70/148 4.2 GCI 2012-2013 75/144 4.1 GCI 2011-2012 65/142 4.2 I. Yêu cầu cơ bản (60%) 79 4.4 1. Thể chế 92 3.5 2. Kết cấu hạ tầng 81 3.7 3. Môi trường kinh tế vĩ mô 75 4.7 4. Sức khỏe và giáo dục tiểu học 61 5.9 II. Hệ số nâng cao (35%) 74 4.0 5. Đào tạo và giáo dục bậc cao 96 3.7 6. Hiệu quả thị trường hàng hóa 78 4.2 7. Hiệu quả thị trường lao động 49 4.4 8. Phát triển thị trường tài chính 90 3.8 9. Sẵn sàng về công nghệ 99 3.1 10. Quy mô thị trường 34 4.7 III. Đổi mới và yếu tố sáng tạo (5%) 98 3.4 11. Tinh tế trong kinh doanh 106 3.6 12. Đổi mới sáng tạo 87 3.1

Page 91: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Ba mươi năm đổi mới và con đường đi tới

TS. Lưu Bích Hồ

Ba mươi năm Đổi mới (từ 1986) đã ghi một dấu ấn quan trọng trong lịch sử đất nước hiện đại. Sau khi thống nhất đất nước, Đảng ta vẫn chọn con đường đi lên CNXH theo học thuyết Mac - Lenin. 10 năm đầu 1976-1986, nước ta phát triển theo mô hình Xô Viết, không thành công và đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng trong thập kỷ 80 thế kỷ trước, dẫn tới công cuộc Đổi mới khởi đầu từ năm 1986. 30 năm qua, đất nước ta đã có những thay đổi lớn về phát triển kinh tế - xã hội, đã tiến được một bước đáng ghi nhận trên con đường CNH, HĐH theo một mô hình dần dần đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Chúng ta đã thu được nhiều thành quả quan trọng và bài học kinh nghiệm quý giá.

Tuy nhiên, đến nay, đổi mới đã cạn dần động lực, phát triển KTXH đã chững lại và đứng trước những khó khăn gay gắt chưa từng có kể từ khi Đổi mới 30 năm trước. Sự phát triển đất nước đã và đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và thế giới, đặt ra yêu cầu khởi động một cuộc đổi mới lần 2 để tiếp tục đưa đất nước đi lên nhanh và bền vững, ngày càng hiện đại và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới giai đoạn mới, thế hệ mới. Nói một cách khác, sức ép đổi mới đến cả từ bên trong và bên ngoài, không thực hiện thì không thể giải quyết được những vấn đề to lớn và cấp bách đang đặt ra trong phát triển và hội nhập.

Đánh giá về 30 năm Đổi mới đã được bàn khá nhiều. Bài này không có ý định bàn thêm nhiều mà chỉ tập trung bàn về những vấn đề đặt ra và hướng đi cho Đổi mới trong thời gian tới.

Vấn đề đặt ra thì nhiều, nhưng có thể khái quát lại là: Về kinh tế, làm sao thực hiện được sự phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng giai đoạn mới, để tiến lên hiện đại hóa trong khoảng ba bốn chục năm tới; về chính trị - xã hội, làm sao thực hiện được dân chủ hóa ngày càng tốt hơn phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nước ta.

Con đường và mô hình phát triển của nước ta tới đây nên có gì mới chính là xoay quanh việc giải quyết hai vấn đề nêu trên.

Page 92: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

1. Trước hết về kinh tế thị trường (KTTT)

Chúng ta đã xác định đi theo kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại. Nội dung và nguyên tắc của nền kinh tế thị trường này gần như đã được xác định trên phạm vi toàn thế giới mà thường được vận dụng theo OECD và WB. Có lẽ chỉ có sự khác nhau ở các nước về các đặc điểm mô hình cụ thể như KTTT tự do, KTTT xã hội, KTTT phúc lợi xã hội, KTTT XHCN/định hướng XHCN, KTTT hỗn hợp - pha trộn các đặc điểm cụ thể của các mô hình đó. Ở đây vấn đề thường được đặt ra là vai trò, chức năng của thị trường và của nhà nước là thế nào, tùy theo từng mô hình cụ thể có những khác biệt nhất định, nhưng về cơ bản các nguyên tắc chung, phổ quát thì đều giống nhau. Riêng có nền KTTT được gọi là XHCN của Trung Quốc và định hướng XHCN của Việt Nam đang được lý giải là có những nét đặc thù khá rõ với các nền KTTT khác ở hai điểm chủ yếu: Một là chế độ sở hữu trong hai nền kinh tế này lấy sở hữu công cộng chứ không phải sở hữu tư nhân làm nền tảng/chủ thể; Hai là, nền kinh tế được can thiệp/ điều tiết bởi nhà nước chỉ do một Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác Lê nin làm nền tảng tư tưởng, không có đa nguyên chính trị tương ứng với đa nguyên kinh tế. Đây chính là những vấn đề cần được bàn thêm cho thấu đáo đối với nền KTTT ở nước ta.

Qua kinh nghiệm của thế giới cũng như thực tiễn đã diễn ra tại Việt Nam, luận điểm chế độ công hữu (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) dần dần trở thành nền tảng, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo đã không đứng vững. Một số nước đã thực hiện thành công công nghiệp hóa như ở Đông Á, có một thời gian đầu các doanh nghiệp nhà nước đã có vai trò rất quan trọng, vì khu cực tư nhân còn nhỏ yếu. Tuy nhiên sau đó vai trò của các doanh nghiệp này ngày càng giảm bớt và chuyển cho khu vực tư nhân, chỉ còn giữ lại một số rất ít doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công. Nước ta 30 năm qua cũng đã chứng minh DNNN chẳng những không làm được vai trò này mà còn gây nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Điều này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu đánh giá cả khoa học và thực tiễn không thể bác bỏ. Thực chất khi nói kinh tế nhà nước cũng chỉ nên nói là doanh nghiệp nhà nước tương ứng với các thành phần kinh tế khác cũng chỉ bao gồm khu vực doanh nghiệp; không nên khiên cưỡng nói nội hàm kinh tế nhà nước lại bao gồm cả ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài nguyên quốc gia, cơ sở vật chất kỹ thuật do Nhà nước đầu tư và quản lý…Như vậy là không tương thích. Trên thực tế những cái đó thì quốc gia nào cũng có và đều có vai trò quan trọng gần như nhau, không phải trong nền KTTT định hướng XHCN mới có và mới quan trọng hơn các nước khác không theo định hướng XHCN. Nếu như vậy, DNNN đã được xác định là bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các khu vực khác thì đương nhiên không thể có vai trò chủ đạo, và trên thực tế nó đã không làm được vai trò này, lại còn tạo ra những hệ quả không tốt cho nền kinh tế trong nhiều năm qua mà chủ yếu là hiệu quả thấp và là nơi phát sinh ra tham nhũng, lợi ích nhóm và cũng làm khó cho việc thực thi các chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung. Điều đó còn thể hiện nhiều ở việc lấn át của khu vực DNNN đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân và tạo ra những độc quyền không cần thiết. Đương nhiên một số DNNN đã có vai trò quan trọng và đã có những kết quả hoạt động tốt nhưng không nhiều.

Page 93: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Vì vậy, hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh cải cách, cổ phần hóa DNNN. Vấn đề là làm sao cho hiệu quả, không thất thoát vốn của Nhà nước và kiên quyết loại trừ lợi ích nhóm chi phối quá trình này. Thu gọn khu vực DNNN này chỉ chiếm khoảng 15% GDP. Điều quan trọng hơn là sau cổ phần hóa, phải thực hiện cho được việc hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp theo những chuẩn mức quốc tế. Như vậy thì mới có thể làm cho DNNN hoạt động có hiệu quả và tham gia các điều ước/hiệp định hội nhập quốc tế ở đẳng cấp cao như TPP và các FTA. Cùng với việc này cần khẩn trương xây dựng một số tập đoàn đa sở hữu có thể đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đồng thời cần vực dậy khu vực tư nhân để đóng vai trò nền tảng và động lực chủ yếu trong nền kinh tế. Thực hiện nhanh việc hỗ trợ khu vục doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm bớt phá sản và lập thêm DN mới. Cùng với đó, phải mau chóng làm lớn mạnh khu vực DN trong nước để đủ sức chi phối nền kinh tế, không lệ thuộc ngày càng nhiều vào khu vực doanh nghiệp FDI. Chấn chỉnh khu vực FDI khắc phục sự lấn át DN trong nước và thật sự làm được việc sử dụng công nghệ hiện đại và chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị cho các doanh nghiệp trong nước. Tổ chức việc kết nối DN FDI với DN trong nước. Đặc biệt chấm dứt việc chuyển giá và chuyển thu nhập sở hữu ra nước ngoài quá nhiều làm giảm mức tăng GNI và GII của ta24.

Về kinh tế tập thể/hợp tác xã, đến nay mới chỉ chiếm 5% GDP, lại còn nhiều tính hình thức, sao có thể gọi là nền tảng của nền kinh tế?

Đất đai phải có sở hữu tư nhân. Trong một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, một vấn đề cơ bản là phải có đa sở hữu, kể cả đất đai. Nhiều ý kiến cho rằng Luật Đất đai mới sửa đổi đã quy định rất rộng rãi về quyền sử dụng đất và do đó cũng gần như quyền sở hữu đất. Tuy nhiên để thực hiện được đầy đủ quyền này, còn phải mất nhiều thủ tục và hạn chế khác, kể cả chuyện hạn điền và thời gian sử dụng đất… Điều này còn là một trở ngại đáng kể để nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất tổ chức sản xuất lớn và ứng dụng khoa học công nghệ. Mặc dù cuộc thảo luận về vấn đề này trong Hiến pháp và Luật Đất đai đã mất rất nhiều thời gian, nhưng một lý do chủ yếu là không muốn trái với Cương lĩnh 2011 của Đảng. Thiết nghĩ Đại hội Đảng hoàn toàn có thể xem xét việc sửa đổi Cương lĩnh, không nên coi đây là một lý do có tính chi phối quyết định như vậy. Một vấn đề trọng đại như thế này cần trưng cầu dân ý.

24

GDP của nước ta (đã loại trừ yếu tố giá) năm 2013 tăng so với 2005 là 1,6 lần và bình quân hàng năm tăng 6%, trong khi đó chi trả sở hữu ra nước ngoài thuần theo giá so sánh 2010 cũng trong giai đoạn này tăng 3,7 lần và bình quân hàng năm tăng 18%. Do đó, tỷ lệ giữa thu nhập quốc gia (GNI) và GDP ngày càng rộng, năm 2005 tỷ lệ giữa GNI và GDP là 98% thì đến năm 2013 tỷ lệ này chỉ là khoảng 95%. Nếu phần chênh lệch giữa GNI và GDP là số dương thì điều này có nghĩa phía Việt Nam có thu nhập sở hữu thuần tuý với nước ngoài. Ngược lại, nếu phần chênh lệch này là số âm thì điều này có nghĩa phía Việt Nam phải chi trả sở hữu cho nước ngoài nhiều hơn phần thu được từ sở hữu của mình. Phần chênh lệch này (trong Niên giám thống kê gọi là thu nhập thuần tuý từ nước ngoài) từ năm 2000 đến 2013 luôn luôn là một số âm. Nếu năm 2000 phía Việt Nam phải chi trả cho nước ngoài 6.300 tỷ đồng, thì đến năm 2013 phần phải chi trả sở hữu cho nước ngoài lên đến gần 150.747 tỷ đồng. (Theo tính toán của chuyên gia Bùi Trinh dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê).

Page 94: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2. Về hội nhập quốc tế

Chúng ta đã đi được một chặng đường dài, đến nay nước ta thuộc loại nước hăng hái nhất trong việc cam kết gia nhập các định chế kinh tế khu vực và quốc tế, ký kết rất nhiều FTA từ Đông sang Tây, đặc biệt gần đây đã tham gia TPP. Đây là hội nhập ở đẳng cấp cao loại hàng đầu thế giới. Vấn đề là làm sao để chuẩn bị và thực thi đúng các cam kết đó, kể cả về thể chế và sức cạnh tranh của DN, của cả nền kinh tế. Chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ rồi, không thể không gồng mình lên để phi tới trên con đường phát triển và hội nhập đầy cơ hội và cũng đầy thách thức mới lớn hơn trước đây rất nhiều. Tất cả là tùy thuộc ở nỗ lực của toàn bộ hệ thống bên trong nền kinh tế từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; làm cho được việc nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và ngay cả trên sân nhà, vì đây là yếu tố quyết định. Phải sớm chấm dứt tình trạng hăng hái hội nhập nhưng chuẩn bị và thực thi cam kết thì rất kém, do đó không chỉ không tận dụng được cơ hội mà còn biến cơ hội thành rủi ro thua thiệt, tương tự như đã từng sảy ra một phần sau khi tham gia WTO.

Một vấn đề lớn là trong các mối quan hệ quốc tế, chúng ta cần đặc biệt quan tâm giải quyết quan hệ với hai cường quốc lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, hình thành một tam giác 3 đỉnh là Việt Nam – Trung Quốc – Mỹ. Trên 3 đỉnh này, có thể nói Việt Nam ở vị thế yếu nhất và bị sức ép rất lớn, nhất là từ Trung Quốc về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự an ninh. Xử lý những mối quan hệ này được tốt hay không tùy thuộc ở các yếu tố: đường lối, chính sách, chiến lược và sách lược trong từng thời kỳ, thời điểm; sức mạnh tổng hợp kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao; khả năng ứng phó trong từng tình huống cụ thể. Tất cả đều cần một sự sáng suốt đúng đắn, kiên định kiên trì, cứng rắn + mềm dẻo linh hoạt, khôn khéo. Khai thác hết mọi cơ hội thuận lợi cho phát triển, hội nhập, cảnh giác ứng phó với mọi rủi ro thách thức; luôn luôn đặt lợi ích và chủ quyền dân tộc trên hết; đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế; độc lập tự chủ gắn liền với đa phương hóa, đa dạng hóa; tạo thế cân bằng ở mức có thể; tạo / tranh thủ quan hệ có tính đối trọng trong những tình huống cần thiết cả quốc phòng, chính trị và kinh tế…Giải pháp cơ bản lâu dài để xử lý đạt tới hiệu quả cuối cùng là nước ta phải tranh thủ và góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa đất nước, như kiểu Hàn Quốc, thì mới có thể đủ thế và lực tạo mối quan hệ cân bằng thật sự, không có nguy cơ lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào. Để hiện đại hóa được như vậy, chúng ta phải chủ yếu dựa vào những quan hệ có thể đem lại cơ hội nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế và công nghệ tiên tiến hiện đại, đứng đầu là Hoa kỳ. Với Trung Quốc thì phải tạo ra sự khác biệt về cơ cấu kinh tế và xem xét cả sự khác biệt về thể chế chính trị, nếu không mãi mãi chúng ta chỉ đi theo sau Trung Quốc mà thôi. Riêng về quan điểm tư tưởng, cần xem xét và giải quyết đúng vấn đề diễn biến hòa bình và tự diễn biến trong nội bộ, tất cả phải từ mục tiêu, lợi ích cơ bản vì Tổ Quốc, dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xem đây là một tiêu chí cao nhất để xác định đúng sai phải trái, không thể vũ đoán áp đặt.

Page 95: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

3. Về phát triển nền dân chủ

Cũng như kinh tế thị trường, dân chủ là thành quả vĩ đại của nhân loại, cũng là một xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội loài người hướng tới tiến bộ văn minh. Nước ta không đứng ngoài tiến trình phát triển đó và trong Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp cũng đã xác định xây dựng nước ta thành Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vấn đề là một nền dân chủ mà nước ta xây dựng sẽ như thế nào. Tư tưởng và nội dung cơ bản của nền dân chủ này đã được Bác Hồ vạch ra và được xem là một phần cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, đã được thể hiện nhiều nét cơ bản trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Tuy nhiên việc thực hiện trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đất nước vẫn còn cần được bổ sung, cụ thể hóa thêm và nhất là thực thi trong thực tế. Xin nêu một số vấn đề cần quan tâm giải quyết tốt trong những năm tới như sau:

Thực hiện dân chủ thật sự, rộng rãi. Dân chủ có nhiều mô hình và hình thức khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển và điều kiện khác nhau ở từng nước, kể cả các nước TBCN và XHCN. Nhưng có sự khác nhau lớn giữa dân chủ giả hiệu, hình thức và dân chủ đích thực, rộng rãi. Nước ta đi theo con đường XHCN, nhất thiết phải thực hành dân chủ đích thực, rộng rãi cho mọi người dân, miễn là yêu nước và tuân thủ pháp luật. Thực hiện cho được nguyên tắc “dân biết, dân nói, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ về Đảng, để Đảng thật sự phù hợp và đáp ứng được yêu cầu là Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền đất nước. Nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là những giá trị tinh hoa của chủ nghĩa Mac - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn cần có cả các giá trị phát triển mới nhất của nhân loại. Thay đổi cơ cấu và cơ chế hoạt động của Đảng, chỉnh đốn và xây dựng lại Đảng về tổ chức cùng với đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; để Đảng thật sự đại diện ý chí và lợi ích của nhân dân, là trí tuệ và lương tâm của dân tộc, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, từ đó tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc hướng vào mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có đạo luật về Đảng, trong đó có cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng, chủ yếu bằng cơ quan dân cử và khi cần thiết nên trưng cầu dân ý. Làm rõ Đảng làm gì và làm như thế nào, không làm thay hoặc chồng lấn lên Nhà nước. Định kỳ lấy tín nhiệm của nhân dân và hỏi ý kiến dân về những vấn đề trọng đại của đất nước, kể cả trưng cầu dân ý.

Ở nước ta trong điều kiện cụ thể hiện nay, chưa thể nói tới đa nguyên đa đảng đối lập về chính trị. Vấn đề này sẽ được giải quyết khi nào đất nước và nhân dân thấy thật sự cần thiết và có đủ điều kiện về sự phát triển của nền dân chủ. Nhân dân sẽ quyết định vấn đề này chứ không phải một thiểu số người, cũng không thể do Đảng tự quyết định được.

Xây dựng nhà nước pháp quyền theo hướng thượng tôn pháp luật; thật sự bảo đảm được tính độc lập cần thiết của ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, và ở nước ta còn thêm quyền lãnh đạo của Đảng trong Nhà nước, đặc biệt là có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền đó có hiệu lực, hiệu quả.

Page 96: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Cơ cấu Quốc hội nên gồm hai phần: ít nhất có 50% là đại biểu chuyên trách để tập trung xây dựng và thẩm định pháp luật và các dự án quan trọng; 50% đại biểu kiêm nhiệm đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các giới, thành phần trong xã hội, các vùng miền, địa phương. Quốc hội phải đổi mới phương thức hoạt động, phải có thực quyền hơn, không phải cái gì cũng xin ý kiến “cấp trên” là Bộ Chính trị; bớt hình thức, họp ngắn ngày hơn và tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

Nguyên thủ quốc gia thật sự nắm quyền lực Nhà nước, thống nhất chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch Nước để Đảng thật sự chịu trách nhiệm cầm quyền trước nhân dân và trước pháp luật. Việc này cũng thể hiện Đảng thật sự chịu trách nhiệm pháp lý trước nhân dân cả nước và cũng rất thuận lợi trong quan hệ đối ngoại của quốc gia. Không nên e ngại như vậy thì quyền lực tập trung quá mà phải chăng không nên chia “ghế” trong công tác nhân sự của Đảng. Ở các cấp chính quyền bên dưới cũng nên làm được như vậy sẽ bớt đi rất nhiều ghế, bớt bộ máy và công việc sẽ trôi chảy, hiệu quả hơn nhiều. Thí điểm ở Quảng Ninh cho thấy điều này, mặc dù phải vượt qua khó khăn, nhưng là khó khăn của việc muốn giữ sự phân chia quyền lực và quyền lợi rất không hợp lý mà không phải vì sự nghiệp chung. Hơn nữa đây còn là một giải pháp để nhân dân thực hiện việc giám sát, kiểm soát quyền lực của Đảng thông qua các cơ quan đại diện dân cử.

Đổi mới bộ máy Chính phủ và chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò có tính quyết định của người đứng đầu; chỉ sử dụng những cán bộ, công chức có đủ năng lực và phẩm chất tốt, chú trọng sử dụng người tài. Thực hiện nghiêm túc việc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền trước nhân dân và đại biểu của dân. Cần kiên quyết rút gọn bộ máy nhà nước, giảm 1/3 biên chế. Trước mắt giảm ngay 20% biên chế nhà nước, Đảng, đoàn thể ở tất cả các cấp, tiến tới giảm được 30-40 % ở những năm tiếp theo. Thống nhất cơ quan Đảng và chính quyền đến mức tối đa như đã nêu ở trên.

Chính quyền địa phương bớt làm kinh tế, tập trung cho chức năng dịch vụ công và văn hóa xã hội. Đây là mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường mà không thể lẫn lộn và thay thế nhau được. Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều cần bớt làm kinh tế trực tiếp để chăm lo cho các việc đích đáng hơn là dịch vụ công, quản lý kinh tế và xã hội, văn hóa, môi trường… Nhà nước TW đương nhiên còn phải lo nhiều việc về hoạch định chính sách, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế của toàn xã hội, chăm lo công tác đối ngoại, quốc phòng an ninh… Chính quyền địa phương không có chức năng lo toàn diện như vậy, nên cần đổi mới mạnh mẽ. Chỉ riêng về quản lý kinh tế, cần chuyển mạnh sang quản lý theo vùng và liên kết vùng, bớt tình trạng chia cắt giữa các địa phương.

Dân chủ đi liền với công bằng xã hội. Thực hiện công bằng cho con người và xã hội. Công bằng đi liền với bình đẳng, trước hết là bình đẳng về quyền con người, bình đẳng về cơ hội tham gia xây dựng, phát triển xã hội và hưởng thụ thành quả của sự xây dựng và phát triển đó. Một xã hội dân chủ, văn minh dựa trên đời sống vật chất cao đến mức cần thiết và quan trọng hơn là đời sống văn hóa, tinh thần cao, các quan hệ xã hội tốt

Page 97: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

đẹp, lành mạnh. Sớm tạo ra tầng lớp trung lưu chiếm ưu thế, hạn chế tầng lớp giàu chỉ chiếm khoảng 10-15% và được điều tiết mạnh thu nhập.

Phát triển xã hội dân sự rộng rãi trên nền tảng dân chủ thật sự và trong khuôn khổ pháp luật, như một cái kiềng ba chân trong xã hội hiện đại,là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, mà ta lại chỉ cần hai chân! Trên thực tế xã hội dân sự đã hình thành trong xã hội ta, nó cần được thừa nhận như là một nền tảng của chế độ chính trị của một nước dân chủ dù đó là dân chủ XHCN, coi đó là một thực thể, một hệ thống không thể thiếu trong đời sống đất nước, là chỗ dựa cho sự lãnh đạo của Đảng, cho củng cố nhà nước pháp quyền, là lực lượng bổ sung và hạn chế những khiếm khuyết của thị trường, chứ hoàn toàn không phải như một cách lập luận nào đó cho rằng xã hội dân sự là một đối trọng của Đảng. Nhân dân không bao giờ lại là đối trọng của Đảng mà trái lại Đảng phải dựa vào dân, là đại diện cho lợi ích của nhân dân như đã được quy định. Riêng điểm này, chúng ta đang không đi cùng thế giới và thời đại vì chúng ta muốn có sự đặc thù?

Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, không có vùng cấm theo chức vụ trong Đảng, chính quyền, không giới hạn về đương chức hay đã về hưu, tất cả đều như nhau trước pháp luật, phấn đấu để nước ta đứng vào diện 20 quốc gia hàng đầu thế giới về minh bạch không tham nhũng. Chỉ có đổi mới thể chế (bao gồm cả bộ máy quản trị) mới chống được tham nhũng.

Đặc biệt quan tâm đổi mới công tác cán bộ, tuyển chọn cán bộ theo cách dân chủ thực chất hơn, đúng với tiêu chuẩn hơn, đúng người thật sự có tâm có tài được đánh giá qua thực tiễn, bố trí đúng người đúng việc, có vào có ra, có lên có xuống, triệt để chống tình trạng “mua quan bán chức”.

Làm tất cả những việc trên tức là đẩy mạnh đổi mới chính trị tương ứng, đồng bộ với đổi mới kinh tế. Công cuộc đổi mới chính trị đụng chạm rất mạnh đến lợi ích, thói quen đã hình thành thâm căn cố đế, nên phải chủ động, không né tránh, dám nhìn thẳng vào sự thật, không để bị động đẫn đến đe dọa sự tồn tại của Đảng và chế độ. Không e ngại đổi mới chính trị là thay đổi chế độ chính trị cơ bản của đất nước rồi từ đó không đủ dũng cảm và quyết tâm đổi mới những gì trên thực tế đang cản trở đổi mới kinh tế và sự phát triển nói chung. Sự đột phá trong lĩnh vực này không nên bị một cái được gọi là “vòng kim cô” về ý thức hệ cũ trói buộc, không nên coi như vậy là chệch hướng mà trái lại chính bị trói buộc mới là sự chệch hướng nguy hiểm tức là làm chậm sự phát triển hoặc phát triển không bền vững.

Trên nền tảng phát triển kinh tế thị trường và dân chủ, sự phát triển nước ta dứt khoát phải theo con đường hiện đại hóa, tiến lên hiện đại và tiến cùng thời đại.

Hiện đại được hiểu là đạt tới trình độ cao, cao nhất của sự phát triển chung của thế giới. Đây là một quá trình cần có nhiều thời gian, tùy thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan mà chủ quan là chính, quá trình này có thể rút ngắn, bắt kịp. Điều tối kỵ là sự bảo thủ, trì trệ, không trân trọng các giá trị tốt đẹp nhất của thế giới, của loài người, và do đó không quyết tâm vươn lên để lựa chọn, vận dụng những giá trị đó để đạt tới trình độ hiện

Page 98: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

đại. Về thời đại, hiện nay cũng có nhiều lý giải về nội hàm của nó, trong đó một trong những điểm quan trọng nhất là hướng vào sự phát triển bền vững bao trùm (inclusive) với đầy đủ ý nghĩa của nó về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường.

Để hiện đại hóa, không có con đường nào khác là phải phát triển mạnh kinh tế tri thức ngay từ bây giờ và ngày càng được thúc đẩy nhanh hơn trong toàn bộ quá trình phát triển. Kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển, bao gồm truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu đồng thời sáng tạo tri thức mới cho nhu cầu của riêng mình (UNDP-APDIP 2004). Để tiến nhanh lên hiện đại hóa và thực hiện sự phát triển bền vững, phương thức phát triển tốt nhất chỉ có thể là phát triển kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức cũng là kết quả vĩ đại và xu thế tất yếu của sự phát triển để đi tới một nấc thang cao hơn của nền văn minh nhân loại. Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển mới thay thế kinh tế công nghiệp đã lỗi thời (trước đây gọi là hậu công nghiệp). Kinh tế tri thức cũng là kinh tế sáng tạo, dựa chủ yếu vào sáng tạo và kinh doanh chất lượng cao. Bốn trụ cột của kinh tế tri thức là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (innovation)25 được xem là trung tâm, nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục hiện đại, công nghệ thông tin, thể chế và môi trường kinh doanh. Phát triển kinh tế tri thức cũng là đi tắt rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt và phải tranh thủ để có những bước nhảy vọt. Thực tế ở nước ta đã chứng minh cho điều này mà rõ ràng nhất là công nghệ thông tin – truyền thông và một chừng nào đó trong ngành y tế sử dụng công nghệ cao.

Phương hướng, nội dung phát triển kinh tế tri thức bao gồm: đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức; đưa nông nghiệp lên hiện đại bằng kinh tế tri thức; phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao - công nghiệp tri thức, nhất là công nghệ thông tin – truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới, tiếp cận dần công nghệ 3D; từng bước tri thức hóa (thông minh hóa) các ngành công nghiệp truyền thống (cơ khí, vật liệu, năng lượng, công nghiệp chế biến, xây dựng, giao thông vận tải, v.v...); phát triển mạnh các ngành dịch vụ dựa vào công nghệ cao.

4. Mục tiêu lộ trình gồm hai giai đoạn:

(1) Giai đoạn 2016-2025, khởi động, xây dựng bốn trụ cột của kinh tế tri thức; hội nhập có hiệu quả vào kinh tế tri thức toàn cầu hóa; tiếp thu làm chủ công nghệ từ ngoài;phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao và đổi mới mạnh các ngành công nghiệp truyền thống; đẩy nhanh tái cơ cấu và hiện đại hóa nông nghiệp; phát triển mạnh dịch vụ chất lượng cao; phát triển các trung tâm outsourcing; nâng cao năng lực

25Hệ thống Đổi mới sáng tạo (innovation) là sự liên kết chặt chẽ giữa KHCN, GDĐT, doanh nghiệp vả đơn vị sự nghiệp cả công và tư, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tự quản… Hệ thống này được hình thành trong cả nước, các ngành, các địa phương…

Page 99: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

R&D và Đổi mới sáng tạo để cuối kỳ có thể bắt đầu chuyển sang phát triển bằng năng lực công nghệ sáng tạo từ trong nước.

(2) Giai đoạn 2025-2035/2040, tăng tốc để trở thành nền kinh tế tri thức, tiếp cận nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao, chuyển từ tiếp thu tri thức nước ngoài để nâng cao năng lực công nghệ trong nước sang phát triển công nghệ sáng tạo của Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Các giải pháp chính: trước hết là đổi mới tư duy, nhận thức, coi kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo là con đường, phương thức, động lực phát triển chủ yếu; đổi mới thể chế, tạo khung khổ cần thiết cho phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện môi trường kinh doanh, phát triển khu vực tư nhân và thúc đẩy hợp tác công – tư; mở cửa hội nhập quốc tế sâu rộng giai đoạn mới; tạo mọi điều kiện đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn hiện đại; xây dựng các “khu động lực kinh tế sáng tạo”; quản lý tốt sự phát triển tri thức và kinh tế tri thức theo đúng tính chất và yêu cầu của lĩnh vực này mà quan trọng nhất là dân chủ hóa, tự do hóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi đểthực hiện đổi mới sáng tạo.

Phấn đấu quyết liệt theo hướng và con đường này, có thể dự báo đến khoảng giữa thế kỷ, nước ta sẽ vượt qua bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước công nghiệp phát triển như các nước trong OECD ngày nay.

Như vậy, khái quát lại, con đường và mô hình phát triển của nước ta trong 30 - 40 năm tới là Hiện đại hóa, tiến cùng thời đại trên nền tảng kinh tế thị trường đầy đủ hiện đại và hội nhập quốc tế giai đoạn mới; thực hành dân chủ đích thực rộng rãi; phát triển kinh tế tri thức mà trung tâm là hệ thống Đổi mới sáng tạo; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh”. Đó cũng là một bước tiến lớn trên con đường đi tới xã hội tương lai - CNXH theo quan niệm mới./.

Page 100: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Thử bààn về mức

độ tụt hậuu của Việt N

PGS

Nam

.TS. Lê Xuân Bá

Page 101: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 102: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 103: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 104: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 105: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 106: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 107: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 108: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 109: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 110: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 111: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 112: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 113: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 114: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 115: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 116: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 117: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam 30 năm đổi mới

Th.S. Trần Thị Kim Chi Th.S. Chu Minh Hội

Sau gần 30 mươi năm đổi mới, Việt Nam đã thay đổi thành một nước khó có thể nhận ra nếu đứng ở thời điểm năm 1986. Tăng trưởng cao nhiều năm liền đã đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, mức sống dân cư được nâng dần từng năm, đất nước hội nhập mạnh mẽ. Tuy nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô, dù trở nên tốt hơn trong giai đoạn từ 1990 đến nay, vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn. Lựa chọn và cách thức theo đuổi các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, đã và đang tạo nên những bất hợp lý trong nền kinh tế, là nguyên nhân lớn gây bất ổn kinh tế vĩ mô trong hơn 2 thập kỷ vừa qua, tác động mạnh tới tăng trưởng nói chung và sự phát triển của các cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.

1. Mở đầu

Mục tiêu vận hành của các chính sách kinh tế tại mỗi quốc gia đều hướng tới ba mục tiêu lớn, bao gồm: đảm bảo tăng trưởng bền vững; ổn định giá cả; và việc làm. Các mục tiêu này được thực hiện thông qua công cụ các chính sách kinh tế, trong đó chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là hai công cụ cơ bản. CSTK được thực hiện thông qua chi tiêu của chính phủ nhằm tác động lên phía cầu của nền kinh tế để trực tiếp tạo ra tăng trưởng, hoặc tạo ra những hỗ trợ cho các thành phần kinh tế để gián tiếp tạo tăng trưởng; chính sách này đặc biệt có hiệu quả khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái mang tính chu kỳ. CSTT có mục tiêu căn bản là kiểm soát mức giá trong nền kinh tế, tạo môi trường ổn định để thúc đẩy các hoạt động đầu tư và tăng trưởng. Việc lựa chọn các CSTK và CSTT không phù hợp không chỉ làm mất hiệu năng của chính sách, mà còn gây bất ổn kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động kinh tế - xã hội.

Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới từ năm 1986. Quá trình mở cửa thị trường thực sự bắt đầu từ những năm 1990 đã đưa Việt Nam sang một trang mới, làm thay đổi căn bản diện mạo và nhất là cách phát triển của đất nước. Nhìn tổng thể, đất nước ta đã

Nghiên cứu viên, Phòng Kinh tế Vĩ mô và Thể chế - Viện Kinh tế Việt Nam Nghiên cứu viên, Phòng Kinh tế Vĩ mô và Thể chế - Viện Kinh tế Việt Nam

Page 118: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

đạt được những thành công lớn, phản ánh ở mức tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, tỷ lệ nghèo giảm mạnh, hội nhập kinh tế quốc tế nhanh và sâu rộng…. Trong cùng thời kỳ, nhiều hạn chế, yếu kém của nền kinh tế nổi lên và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng và phát triển của đất nước. Có thể kể đến những hạn chế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, năng suất lao động chậm cải thiện, chậm đổi mới thể chế kinh tế - chính trị, bất bình đẳng gia tăng, năng lực quản trị quốc gia yếu kém, năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp còn thấp…, và môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định.

CSTK và CSTT đóng vai trò chính tạo nên môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định ở Việt Nam. CSTT mở rộng trong nhiều năm, với tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng GDP danh nghĩa trong nhiều năm, đã dẫn tới hệ quả không thể tránh khỏi là lạm phát tăng cao trong một số năm. CSTK mở rộng liên tục, phản ánh ở tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên, trong bối cảnh đầu tư công không hiệu quả không chỉ ảnh ưởng xấu tới môi trường phát triển của doanh nghiệp, mà còn góp phần làm gia tăng sự bất ổn kinh tế vĩ mô thông qua tác động làm tăng lạm phát.

Xem xét diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam sau khoảng 30 năm đổi mới dưới góc độ của CSTK và CSTT sẽ chỉ ra những căn nguyên của sự bất ổn, từ đó có thể gợi mở những ý tưởng thực thi hai chính sách này trong những năm tới, hướng mục tiêu vào tạo ra môi trường vĩ mô làm mạnh, có tính kiến tạo cho sự phát triển của các cộng đồng doanh nghiệp và sự phát triển của đất nước.

2. Những bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 30 năm Đổi mới

Trong giai đoạn 20 năm đầu Đổi mới (1986-2006) tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tương đối cao, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm. Trong giai đoạn 2006-2009, tốc độ tăng trưởng GDP đã gần như liên tục đi xuống, chỉ tăng trở lại vào năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với trước năm 2007. Cùng với đó Việt Nam cũng phải đối mặt với áp lực lạm phát. Trong thập kỷ vừa qua Việt Nam đã có mức lạm phát thuộc hàng cao nhất trong khu vực và trên thế giới (năm 2011 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 18,13% cao nhất khu vực châu Á và thứ 2 thế giới sau Venezuena).

Trong một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Cao Đức (2014), thông qua việc tính toán tăng trưởng kinh tế và chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô26của Việt Nam (bao gồm 5 chỉ số đại diện:Tỷ lệ lạm phát; Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP; Tăng trưởng tín dụng/GDP; Tỷ giá hối đoái thực, và Tỷ lệ thâm hụt thương mại/GDP; chỉ số này lấy giá trị từ 0 đến 1, càng gần 1 thì mức độ bất ổn kinh tế vĩ mô càng lớn), đã cho thấy xu hướng biến đổi ngược nhau của tăng trưởng kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô trong 30 năm qua. Như chỉ ra

26 Theo WB (1990), Fischer (1991), Chỉ số Bất ổn Kinh tế Vĩ mô (MACINST) bao gốm 5 chỉ số vĩ mô: (1) Tỷ lệ lạm phát; (2) Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP; (3) Tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai/GDP; (4) Tỷ lệ lãi suất thực; và (5) Tỷ giá hối đoái thực. Tuy nhiên, dựa vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Nguyễn Cao Đức (2014) đã lựa chọn 5 chỉ số vĩ mô làm đại diện để đưa vào tính toán chỉ số MACINST theo phương pháp chuẩn của Haghighi, Sameti, and Isfahani (2012)bao gồm: (1) Tỷ lệ lạm phát; (2) Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP; (3) Tăng trưởng tín dụng/GDP; (4) Tỷ giá hối đoái thực, và (5) Tỷ lệ thâm hụt thương mại/GDP.

Page 119: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2%

4%

6%

8%

10%.2

.3

.4

.5

.6

.7

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

ECONOMIC GROWTH RATE OF VIETNAM (1986-2013)MACRO INSTABILITY INDEX OF VIETNAM (1986-2013)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam (%) Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam (MACINST_index)

trong Hình 1, trong gần 30 năm qua Việt Nam đã có giai đoạn tốc độ tăng trưởng thấp đồng thời bất ổnkinh tế vĩ mô cao, đó là giai đoạn 1986-1988 và giai đoạn 2007-2011. Giai đoạn 2011 đến nay bất ổn kinh tế có xu hướng giảm nhưng ở mức cao hơn so với giai đoạn 1995-2006.

Hình 1: Tăng trưởng kinh tế và bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam, 1986-2013

1986-2013

Nguồn: Nguyễn Cao Đức (2014) (Tốc độ tăng trưởng kinh tế cột giá trị bên trái (%), chỉ số bất ổn kinh tế cột giá trị bên phải).

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa đáng kể vào mở rộng các đầu vào, mà cụ thể là vốn và lao động, chứ không phải mô hình theo chiều sâu dựa chủ yếu vào cải thiện công nghệ và quy trình quản lý. Việc duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng này với sự hỗ trợ của việc duy trì CSTT mở rộng và CSTK nới lỏng đã dẫn đến những bất ổn vĩ mô trong nền kinh tế của Việt Nam.

3. Chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô

Theo trường phái tiền tệ, CSTT không phù hợp là nguyên nhân quan trọng nhất của bất ổn kinh tế vĩ mô, được lý giải qua sự thay đổi của cung tiền. Lịch sử đã chứng kiến không ít những sai lầm trong việc mở rộng tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo nên những bong bóng tài sản. Việc mở rộng tiền tệ một cách nhanh chóng sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế tiếp cận tín dụng và sử dụng các khoản đó cho các hoạt động tiêu dùng và đầu tư. Trong một thời gian ngắn, khi các tài sản trong nền kinh tế không đổi, tín dụng tăng nhanh sẽ đẩy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn mức cân bằng của nó. Nếu NHTW lúc này giới hạn tăng trưởng tín dụng vì

Page 120: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

sợ giá tài sản tăng trưởng quá nóng hoặc lạm phát, sẽ làm giá tài sản rơi xuống (Allen và Gale, 2000). Trong trường hợp NHTW vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tín dụng, bong bóng giá sẽ vẫn vỡ vào một lúc nào đó, bởi vì các tài sản đang được định giá trên mức cân bằng thực sự của chúng (Allen và Gale, 1998). Khi bong bóng tài sản vỡ, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản. Các ngân hàng buộc phải thu hồi nợ và thanh lý tài sản và càng làm trầm trọng hơn cho tình trạng lao dốc của giá tài sản. Ở mức nghiêm trọng hơn, khủng hoảng ngân hàng sẽ nổ ra, nền kinh tế có khả năng rơi vào tình trạng suy thoái trong một thời gian dài sau khi bong bóng vỡ (Allen và Gale, 2000). Lingren và đồng sự (1996) thống kê được rằng 73% các nước thành viên của IMF đã phải gánh chịu khủng hoảng ngân hàng trong khoảng thời gian 1980 – 1996 mà trong đó, sai lầm của CSTT mở rộng là một trong những nguyên nhân tại nhiều quốc gia.

Đối với Việt Nam, trong 30 năm Đổi mới, mỗi giai đoạn CSTT của Việt Nam theo đuổi những mục tiêu khác nhau và do đó có những tác động khác nhau đến ổn định kinh tế vĩ mô.Giai đoạn 1986-1988, tốc độ tăng trưởng cung tiền hàng năm của Việt Nam lên gần 390 tỷ/năm (khoảng 334%/năm). Như một hệ quả, việc thực hiện chính sách tiền tệ không phù hợp đã làm lạm phát tăng cao (gần 449% mỗi năm trong giai đoạn 1986-1988) và tốc độ tăng trưởng GDP bất ổn định.

CSTT trong những năm 1990s vẫn thực hiện theo hướng mở rộng với mức tăng trưởng cung tiền hàng năm 30-40%/năm. Năm 1999 tác động của khủng hoảng kinh tế Châu Á (1997-1998) nền kinh tế có mức tăng trưởng thấp (ở mức 4,8%). Trong bối cảnh đó, CSTT được thực hiện theo hướng mở rộng thận trọng nhằm vừa đảm bảo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát ở mức không quá 5%. Kết quả là mức lạm phát của Việt Nam ở mức thấp (Hình 2).

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng, lạm phát, M2, tín dụng 2000-2015 (%)

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính

-10

0

10

20

30

40

50

60

2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014

Tăng trưởng

Lạm phát

M2

Tín dụng

Page 121: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

CSTT được thực hiện theo hướng mở rộng trong một thời gian dài đã tao ra áp lực rất lớn lên gia tăng giá cả. Lạm phát năm 2007 quay trở lại, lên mức rất cao là 12,6%. Trong 7 tháng đầu năm 2000, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã chủ động thực hiện CSTT theo hướng thắt chặt nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã: (i) Chủ động hút tiền về từ lưu thông, thông qua các biện pháp: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1%; phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Đồng thời, hỗ trợ kịp thời vốn ngắn hạn cho các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở và thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ; (ii) Điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,75% - 12% - 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5% – 7,5% – 13% – 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu 4,5% – 6% – 11% - 13%/năm. Từ cuối tháng 7/2008, mặc dù kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu khả quan như lạm phát và nhập siêu có xu hướng giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành và nới lỏng từ tháng 10/2008.

Năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến kinh tế nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Kinh tế trong nước gặp khó khăn, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế ở mức thấp, do vậy, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá là nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp kích thích kinh tế, suy giảm kinh tế đã được ngăn chặn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt khoảng 5,2%, lạm phát được kiểm soát dưới 7%, an sinh xã hội được đảm bảo.

CSTT vẫn tiếp tục được thực hiện theo hướng nới lỏng cho đến quý 3 năm 2010 ngay cả khi lạm phát có dấu hiệu leo thang. Trong quý IV/2010, trước tình hình lạm phát tăng cao, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 1875/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/10/2010 đưa ra các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010. CSTT lúc này lại thực hiện théo hướng thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, với độ trễ của CSTT trong thực tế nên mặc dù được thực hiện theo hướng thắt chặt hơn nhưng vẫn không ngăn được mức lạm phát cao của năm 2011.

Trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến nay, CSTT được thực hiện theomục tiêu xuyên suốt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Tốc độ tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong giai đoạn 2011 đến nay đã giảm nhiều so với giai đoạn trước đó. Việc kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tín dụng từ năm 2011 đến nay đã góp phần quan trọng vào thành công đưa lạm phát từ mức cao 18,13% năm 2011 xuống 6,81% năm 2012; xuống còn 6,04% năm 2013; và chỉ còn 1,84 năm 2014. Các giải pháp của NHNN đã góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 6,24% năm 2011; mức 5,25% năm 2012; mức 5,42% năm 2013; và đạt 5,98% năm 2014. Mức tăng trưởng này đạt được trong điều

Page 122: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

7.2

1.4

6.9 6.6

81.8

23.118.7

-1

1

3

5

7

9

11

13

15

-10.0

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

70.0

80.0

90.0

1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

BCNS (% GDP) CPI (%)

kiện tín dụng được kiểm soát ở mức thấp, chứng tỏ vốn tín dụng đã được sử dụng hiệu quả hơn so với trước đây.

4. Chính sách tài khóa và ổn định kinh tế vĩ mô

CSTK là một trong hai chính sách điều hành vĩ mô quan trọng bên cạnh CSTT. CSTK đang được duy trì ở Việt Nam còn là nguồn gốc gây ra biến động kinh tế vĩ mô, được phản ánh qua diễn biến lạm phát, nhất là giai đoạn từ sau năm 2007 đến 2012. Lạm phát, như Milton Friedman nói “ở mọi lúc, mọi nơi là hiện tượng tiền tệ”, nghĩa là có căn nguyên từ sự mở rộng cung tiền trong nền kinh tế. Điều này cũng không phải là ngoại lệ trong trường hợp Việt Nam. Tuy nhiên, sự mở rộng cung tiền ở Việt Nam lại có những nguyên nhân từ việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách.

Hình 3: Thâm hụt ngân sách và lạm phát ở Việt Nam 1990-2013

Nguồn: Xử lý từ cơ sở dữ liệu của IMF, ADB và Bộ Tài chính.

Nhìn lại giai đoạn trước đổi mới, NSNN đã ở trong tình trạng thâm hụt cao, chủ yếu được bù đặp nhờ viện trợ từ Liên Xô và khối các nước XHCN Đông Âu. Khoản viện trợ đã giảm dần vào nửa cuối của thập kỷ 1980, và thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng vay nợ nhiều hơn của Chính phủ, thậm chí phát hành tiền. Đó là nguyên nhân cơ bản khiến cho lạm phát trong giai đoạn 1986-1990 tăng cao đột biến. Như được chỉ ra trong Hình 3, có sự tương quan cao giữa xu thế tăng của lạm phát (giá trị theo trục bên trái) và xu thế tăng của thâm hụt ngân sách (giá trị theo trục bên phải). Cụ thể hơn, cứ sau một vài năm diễn ra thâm hụt ngân sách cao thì sau đó lạm phát tăng mạnh, và lạm phát chỉ giảm

Page 123: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

sau các năm thâm hụt ở mức thấp. Chẳng hạn, chỉ số CPI đã giảm rất nhanh vào các năm 1993 -1994 ngay sau khi chi tiêu công được thắt chặt để đạt mức thâm hụt thấp nhất trong khoảng 30 năm vừa qua. Đến giai đoạn từ sau năm 2000 trở lại đây, nền kinh tế chứng kiến các mức lạm phát cao bất thường vào các năm 2008 và 2011 sau một giai đoạn dài cán cân NSNN được duy trì ở mức thâm hụt cao. Như vậy, có thể dự đoán rằng thâm hụt ngân sách là một nguyên nhân gây ra sự thiếu ổn định của nền kinh tế trong suốt 30 năm vừa qua. Những năm ít nhất là sau năm 2000 dường như không có tình trạng bù đắp thâm hụt ngân sách bằng phát hành tiền, vậy thì thậm hụt ngân sách gây ra lạm phát theo những cách thức nào? Câu trả lời vẫn là qua cơ chế gia tăng cung tiền. Ngoài ra, còn một cơ chế khác là thông qua đầu tư công.

Tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua vay nợ bằng phát hành TPCP sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng cung tiền trong nền kinh tế. Về lý thuyết, NHNN có thể cấp tín dụng trực tiếp cho Chính phủ bằng việc mua các TPCP, và việc này làm tăng lượng tiền cơ sở. Tình huống phổ biến hơn là Chính phủ mở các đợt phát hành TPCP cho các NHTM. Các NHTM sau đó dùng chính số TPCP làm tài sản thế chấp để vay vốn từ NHNN và trả mức lãi suât tái chiết khấu. Nghiệp vụ này sẽ làm tăng lượng tiền cơ sở, tạo tiền mới và gây ra lạm phát. Trên thực tế, thị trường TPCP Việt Nam dường như không tồn tại trước năm 2003 như được mình họa trong Hình 4. Cho đến cuối năm 2012, dư nợ TPCP mới chỉ tương đương hơn 2% GDP đã tăng rất nhanh lên mức trên 16% GDP vào thời điểm cuối Q1/2008. Trên hệ thống tài chính, tăng trưởng tín dụng và cung tiền bất đầu giai đoạn tăng trưởng rất mạnh từ năm 2000 cho tới năm 2011, trong đó đỉnh điểm là năm 2007 với mức tăng trưởng tín dụng đạt trên 53%. Kết quả là lạm phát tăng bất thường vào năm 2008 và 2011 như đã đề cập. Như vậy, có cơ sở để nhận định việc tăng cường phát hành TPCP có vai trò nhất định trong tốc tăng trưởng cung tiền và tín dụng, là nguyên nhân trực tiếp gây lạm phát.

Hình 4: Quy mô thị trường và quy mô phát hành TPCP27 2000-2015 (% GDP)

27Dư nợ bao gồm TPCP, trái phiếu được Chính phủ bão lãnh, trái phiếu của chính quyền địa phương, trái phiếu tương đương TPCP.

Page 124: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Asianbondonline cập nhật đến ngày 20/08/2015

Trong cơ chế tác động thứ hai, CSTK tác động tới lạm phát thông qua đầu tư công được lý giải như sau. Trước khi chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng toàn cầu 2008-2009, Việt Nam đã có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng “mini” khi dấu hiệu của sự tăng trưởng quá nóng xuất hiện trong năm 2007. Đó là ở tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục của tín dụng, cung tiền, tăng trưởng GDP, vốn đăng ký FDI. Nghĩa là ở thời điểm đó, sản lượng của nền kinh tế được coi là đã vượt mức tiềm năng trong ngắn hạn. Hiểu một cách đơn giản là giới hạn sản xuật đã tiệm cận với mức tối ưu, việc bỏ thêm tiền vào đầu tư cũng sẽ không tạo thêm hoặc tạo rất ít sản lượng mới, và do đó, Chính phủ tăng chi tiêu công (thông qua tăng đầu tư công, bao gồm cả phần vốn từ nguồn phát hành trái phiếu) chỉ làm tăng nhu cầu hàng hóa và giá cả tăng lên là điều tất yếu.

Tính toán của Bùi Trinh & Nguyễn Bích Lâm (2014) làm rõ thêm luận điểm nêu trên. Theo đó, giai đoạn từ 2007 trở đi, các chính sách kinh tế tập trung rõ rệt vào làm gia tăng tổng cầu (như các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu). Tuy nhiên, mức độ lan tỏa kinh tế của đầu tư (cả đầu tư công và đầu tư tư nhân) tới sản xuất và thu nhập (hay sản lượng) của giai đoạn sau 2007 so với trước đó lần lượt giảm 17,1% và 5,6%. Điều này tương đương với việc khoảng 17,1% giá trị khoản đầu tư đã không được chuyển hóa vào quá trình sản xuất, mà chỉ “lòng vòng đâu đó” trên thị trường. Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất của sự lãng phí trong đầu tư, và do đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư, nên sự lãng phí chủ yếu nằm ở đầu tư của khu vực nhà nước. Tương tự, để có thêm một đơn vị sản lượng, đầu tư trong giai đoạn sau 2007 phải tăng thêm 5,6% so với trước đó, nên nghiễm dẫn tới hiệu ứng tăng giá. Đầu tư công, như dữ liệu đã đưa trong báo cáo, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư toàn xã hội và không ngừng tăng lên về số tuyệt đối. Giai đoạn 2007-2012, nợ công tăng mạnh từ mức 30 tỷ USD lên 67 tỷ USD (theo đồng hồ nợ công của mạng the Economist). Vì thế, tương quan những con số này cho thấy, khoản chi tiêu công tăng thêm thông qua đầu tư công chắc chắn có vai trò trong việc làm gia tăng lạm phát, đặc biệt là trong các năm 2008 và

2.17

16.42

22.59

0

5

10

15

20

25

Page 125: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2011. Tính chung, giai đoạn 2007-2012 so với giai đoạn 2000-2006 thì lạm phát đã tăng từ mức tương đối hợp lý 5% lên mức 7,5%.

Ngoài tác động làm gia tăng lạm phát, thâm hụt thương mại là một biến số kinh tế chịu tác động mạnh mẽ của thâm hụt ngân sách. Thâm hụt thương mại phản ánh sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và được bù đắp thông qua nhập khẩu. Thâm hụt NSNN là do chính phủ tăng cường chi tiêu trong tổng tiêu dùng nội địa, nên rõ ràng là một nhân tố làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu, gây thâm hụt thương mại. Hơn nữa, sản xuất nôi địa phụ thuộc lớn vào hàng hóa nhập khẩu, nên thâm hụt ngân sách không chỉ tác động tới thâm hụt thương mại trực tiếp thông qua tăng nhu cầu tiêu dùng, mà còn gián tiếp thông qua gia tăng sản xuất có đầu vào từ nhập khẩu. Thâm hụt thương mại cũng đồng nghĩa là người Việt Nam mắc nợ người nước ngoài một khoản tiền. Sau đó, số tiền này có thể được người nước ngoài dùng để mua các tài sản ở Việt Nam như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… Vì thế, thâm hụt NSNN có thể dẫn tới những hệ lụy rất lớn đối với an ninh, an toàn tài chính quốc gia.

Như vậy, các nội dung đến điểm này của báo cáo đã cung cấp những luận chứng, luận cứ chỉ ra rằng, kiểu CSTK ở Việt Nam, cụ thể là cách thức sử dụng vốn NSNN hay đơn giản là cách tiêu tiền của Chính phủ trên thực tế đã không đặt được hoặc mục tiêu tăng trưởng hoặc mục tiêu ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Tổng quát lại, CSTK và CSTT đã không thực hiện được mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là việc theo đuổi CSTK thiếu lành mạnh là nguyên nhân gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đối mới căn bản CSTK của Việt Nam. Việc theo đuổi một CSTK đúng đắn, lành mạnh sẽ là điểm mấu chốt tạo lập sự ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao uy tín, năng lực quản trị, cạnh tranh quốc gia, và là điều kiện tiên quyết cho đất nước phát triển tiến vượt về đẳng cấp

5. Gợi ý một số ý tưởng thực thi CSTT và CSTK nhằm thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

a. Những thành tựu phát triển đã đạt được không phải là sự đảm bảo cho sự thành công trong những giai đoạn tiếp theo. Có thể chỉ ra một loạt các vấn đề về cấu trúc đang cản trở khả năng phát triển đột phá của đất nước là:

- Chất lượng tăng trưởng có xu hướng giảm mạnh thể hiện qua sự suy giảm đóng góp của TFP trong tăng trưởng GDP và tăng lên của hệ số ICOR, và môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định biểu hiện ở biến động lạm phát.

- Tăng trưởng không chỉ dựa vào tăng tín dụng, mà còn dựa vào vốn FDI. Nhưng tăng trưởng dựa vào vốn FDI về dài hạn là không bền vững (World Bank, 2012; Ohno, 2010).

- Quá trình tái cầu trúc nền kinh tế đang diễn ra không như kỳ vọng, thậm chí có dấu hiệu đảo ngược quá trình.

- Doanh nghiệp tư nhân nội địa phát triển không bền vững.

Page 126: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

- Năng suất lao động thấp và tăng trưởng năng suất lao động lại có xu hướng giảm là một thách thức nữa cho mục tiêu tăng trưởng dài hạn ở Việt Nam.

- Mục tiêu về tăng trưởng hài hòa cũng có những rủi ro hiện hữu. Bất bình đẳng gia tăng và quan trọng hơn là nhận thức về bất bình đẳng của người dân cũng gia tăng cho thấy cơ sở cho tăng trưởng dài hạn và bao hàm còn nhiều thách thức…

Trong thời gian tới, để CSTT và CSTK thực thi hiệu quả đáp ứng được yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời vẫn góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế cần thực hiện một số biện pháp sau:

b. Đối với CSTT:

- Ổn định giá cả là nên là mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là CSTT không quan tâm tới các mục tiêu khác; ổn định giá cả phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ, tuy nhiên chú trọng mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Cần xác định rõ thứ tự ưu tiên, trong đó kiềm chế lạm phát, duy trì lạm phát ở mức thấp và ổn định là mục tiêu số một.

- Chính sách tiền tệ không bị chi phối bởi chính sách tài khóa, trong thời gian qua CSTT của Việt Nam bị chi phối nhiều bởi CSTK (giống như là một chính sách con thực để thực thi CSTK). Do hiện tại Ngân hàng Nhà nước vẫn được coi là một cơ quan ngang Bộ của Chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước vẫn phụ thuộc về tài chính của Chính phủ, do đó chịu sức ép của Chính phủ và Bộ Tài chính đối với hoạt động điều hành CSTT của Ngân hàng Trung ương.

- Ngân hàng Trung ương chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để chủ động trong các tính huống biến động của nền kinh tế vĩ mô.

c. Đối với CSTK

Như đã phân tích ở trên, những bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam chủ yếu là bất nguồn từ CSTK không lành mạnh. Chính sách tài khóa mở rộng trong mọi thời điểm không phải là một chính sách phù hợp trong trường hợp nền kinh tế Việt Nam. Là một nước đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế là rất lớn, việc thắt chặt chi tiêu công vào thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao như thể là một nghịch lý. Tuy nhiên, bài học về việc lựa chọn quan điểm tài khóa hay triết lý tài khóa của Chi-lê (Box 1), một quốc gia đang phát triển hoàn toàn có thể theo đuổi CSTK phản chu kỳ, sẽ là căn cứ để Việt Nam thay đổi CSTK lâu nay. Việc theo đuổi một CSTK đúng đắn, lành mạnh sẽ là điểm mấu chốt tạo lập sự ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao uy tín, năng lực quản trị, cạnh tranh quốc gia, và là điều kiện tiên quyết cho đất nước phát triển tiến vượt về đẳng cấp.

Box 1: Sự thành công của Chi-lê trong theo đuổi CSTK phản chu kỳ và sự thất bại trong CSTK mở rộng

của Hy Lạp

Từ năm 2001, Chi-lê đã thiết lập một quy tắc quản lý công cụ tài khóa đặt tiêu chí bền vững

Page 127: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

8.4

-4.2

-1.04

-6.0-4.0-2.00.02.04.06.08.0

10.0

2002 2004 2006 2008 2010 2012

Cán cân ngân sách (%GDP) Tăng trưởng GDP (%)

và ổn định tài khóa/vĩ mô lên hàng đầu. Chi-lê đã đều đặn theo chu kỳ điều chỉnh thặng dư ngân sách của mình phải ở mức ít nhất 1% GDP. Đến năm 2008, mục tiêu được giảm xuống mức thặng dư 0,5% GDP. Điểm đặc biệt trong thực thi CSTK phản chu kỳ của Chi-lê chính là ở cơ chế giao phó nhiệm vụ cho các ủy ban hay các nhóm chuyên gia độc lập ước lượng xu hướng tăng trưởng kinh tế và diễn biến giá đồng nguyên liệu (đồng đóng góp khoảng 16% vào tổng nguồn thu tài khóa của Chi-lê). Vào giữa mỗi năm, các nhóm có nhiệm vụ điều chỉnh các đánh giá xu hướng trong trung và dài hạn, chuyển các quy trình đánh giá thành các con số gắn với một tập hợp những tham số về thuế suất và chi tiêu, để đưa ra ước tính cán cân ngân sách. Trên cơ sở đó, nếu như cán cân ước lượng có khác biệt với mục tiêu đã đặt ra, chính phủ sẽ tiến hành điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho tới khi đạt được mức cân bằng theo mục tiêu. Năm 2006, Chi-lê ban hành Luật Trách nhiệm Tài khóa - FRL (Fiscal Responsibility Law). Trước năm 2013, nước này không có hội đồng cố vấn tài khóa, nhưng họ thành lập 3 ủy ban độc lập trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng chính là cố vấn về chính sách tài khóa (Klaus Schmidt-Hebbel, 2012a) và được thế chế hóa trong FRL. Đó là: (i) Ủy ban cố vấn xu thế tăng trưởng GDP - ACTG (Advisory Committee for Trend GDP); (ii) Ủy ban cố vấn về giá đồng tham khảo - ACRCP (Advisory Committee for Reference Copper Price); và (iii) Ủy ban cố vấn tài chính về Quỹ trách nhiệm tài khóa - AFCFRF (Advisory Financial Committee for Fiscal Responsibility Fund). Trong đó, hai ủy bản đầu tiên có vai trò quyết định tới điều tiết chính sách tài khóa của Chi-lê. Bộ Tài chính sẽ sử dụng dự báo trung hạn về tăng trưởng các yếu tố sản xuất của ACTG để đưa ra các dự báo về xu hướng GDP. Trong khi đó, ACRCP đưa ra ước tính về giá đồng trong dài hạn trên thị trường quốc tế. Dự báo xu hướng tăng trưởng GDP và giá đồng nguyên liệu tại năm hiện hành chính là cơ sở lập kế hoạch ngân sách của chính phủ. Hình 5: Tốc độ tăng trưởng và cán cân ngân sách của Chi-lê giai đoạn 2002-2013

Nguồn: Cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank (2015) Kết quả của Chi-lê thậm chí vượt xa tưởng tượng của những quốc gia thịnh vượng nhất. NSNN của Chi-lê chỉ rơi vào thâm hụt các năm 2009 và 2010 như hệ quả tất yếu của việc Chính phủ thực hiện CSTK phản chu kỳ nhằm phục hồi kinh tế. Trong suốt giai đoạn từ 2002 đến nay đến 2008, cũng là giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, quốc gia này luôn có NSNN thặng dư, thậm chí ở mức rất cao 8,4% vào năm 2007. Vì thế, khi khủng hoảng toàn

Page 128: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

-20.0

-15.0

-10.0

-5.0

0.0

5.0

10.0

2002 2004 2006 2008 2010 2012

Cán cân ngân sách (%GDP) Tăng trưởng GDP (%)

cầu xảy ra, Chính phủ của họ có thừa dư địa tài khóa để tác động vào nền kinh tế. Như chi ra trong Hình 5, tăng trưởng gần như phục hồi bằng mức trước khủng hoảng ngày ở năm 2010. Ngược lại, tình trạng thiếu lành mạnh trong thực hiện CSTK ở Hy Lạp, bao gồm việc vi phạm các quy tắc tài khóa, và hơn cả là đễ tình trạng thâm hụt ngân sách diễn ra ngay trong những năm trước khủng hoảng đã khiến Chính phủ Hy Lạp không còn dư địa để mở rộng chi tiêu công nhằm phục hồi kinh tế khi khủng hoảng xảy ra vào năm 2010. Từ lúc gia nhập Eurozone vào giữa năm 2001 cho đến khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, tốc độ tăng trung bình hàng năm của Hy Lạp là 4,3% so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3,1%. Tuy nhiên ngân sách nước này luôn nằm trong tình trạng thâm hụt với mức trung bình 5% GDP/năm trong khi tính trung bình cho toàn khu vực Eurozone, con số này chỉ dừng lại ở mức 2%/năm. Cùng với thâm hụt ngân sách, cán cân vãng lai của quốc gia này cũng liên tục bị thâm hụt, trung bình vào khoảng 9% GDP hàng năm (so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%) (Trần Thị Thanh Hoà, 2011). Để bù đắp cho khoản thâm hụt kép này, Hy Lạp đã đi vay trên thị trường vốn quốc tế và trong suốt một thập kỷ trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ này đã vay mượn khá nặng nề từ bên ngoài. Nợ chính phủ trong giai đoạn 2000-2008 của Hy Lạp bình quân đã ở mức trên 100% quy mô GDP, trong khi con bình quân của nhóm 18 nước trong khối đồng tiền chung chỉ hơn 70% GDP (Hansjorg Herr, 2015). Trong điều kiện mức nợ công cao như vậy, Hy Lạp lại tiếp tục nới lỏng tài khóa ở mức lớn hơn nhằm phản ứng lại ảnh hưởng từ khủng hoảng toàn cầu 2008-2009. Đây là nguyên nhân khiến khủng hoảng nợ công đã có dấu hiệu xảy ra vào năm 2009 khi thâm hụt ngân sách đã lên tới 15,2% GDP và nợ chính phủ trung ương đã trên 133% GDP (Dữ liệu Ngân hàng Thế giới).Kêt quả là Hy Lạp không những không thể phục hồi tăng trưởng như thời kỳ tiền khủng hoảng như Chi-lê đã thành công, mà còn lún sâu hơn vào khủng hoảng (Hình 6). Hình 6: Tăng trưởng GDP và cán cân ngân sách của Hy Lạp giai đoạn 2002-2013

Nguồn: Cơ sở dữ liệu trực tuyến của World Bank (2015)

Thể chế hóa việc thực thi CSTK phản chu kỳ thông qua việc đưa nội dung hay quan điểm về CSTK phản chu kỳ như một định hướng căn bản trong các luật liên quan tới CSTK, như luật NSNN, Luật Đầu tư công. Trong luật NSNN phải quy định rõ trong điều kiện bình thường, NSNN phải đạt trạng thái thặng dư. Một cách tổng quát, hệ thống quản lý ngân sách cần phải quy về hệ thống ngân sách cứng, thay vì hệ thống ngân sách mềm

Page 129: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

như hiện nay. Cải cách CSTK phải được thực hiện trước hết ở phía chi ngân sách, trong đó các khoản mục chi tiêu của chính phủ phải hợp lý và đúng chức năng. Về thu ngân sách, cần có các thể chế cho phép và thúc đẩy nguồn thu ngân sách trong những năm tăng trưởng kinh tế ở mức cao, để tạo nguồn dự trữ tài chính cho Chính phủ thực hiện các can thiệp phản chu kỳ vào những năm kinh tế tăng trưởng chậm. Ngoài ra, thu ngân sách là để tài trợ cho chi ngân sách, trong đó chi ngân sách phải có chức năng bình ổn thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, chứ không phải thu một cách tràn lan rồi chỉ để tài trợ cho chi tiêu thường xuyên của Chính phủ và rót vốn cho khối doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.

Thành lập các uy ban/hội đồng, hay ở mức thấp hơn là nhóm/tổ tư vấn CSTK, có thể học hỏi mô hình của Chi-lê. Cần lưu ý, các đơn vị tư vấn này cũng phải được quy định trong các luật điều chỉnh CSTK; và phải là các đơn vị độc lập với Chính phủ. Các báo cáo tư vấn của các đơn vị này sẽ quyết định mức độ thâm hụt tài khóa Chính phủ được phép duy trì trong thời kỳ tăng trưởng suy giảm.

Việc quy định như vậy tất yếu sẽ kéo theo sự điều chỉnh trong cơ cấu chi tiêu công của Chính phủ. Kỳ vọng của chính sách là giảm tổng chi tiêu công về khuyến nghị và phổ biến ở các nước trên thế giới ở 18-20% GDP. Điều này đặc biệt quan trọng, bởi thu NSNN (so với GDP) từ thuế kỳ vọng sẽ phải giảm về mức phổ biến của các nước trong khu vực ở mức 10-13%. Một điểm rất đáng lưu ý là, khi một chính sách như vậy được thể chế hóa, nếu như Chính phủ (dù có động cơ gì hay không) dự báo tăng trưởng kinh tế cao (chẳng hạn để nhận được ủng hộ của dân chúng, doanh nghiệp) thì càng phải giảm chi tiêu để đảm bảo mục tiêu thặng dư cao hơn. Còn nếu Chính phủ dự báo tăng trưởng tăng trưởng giảm (để có “cớ” tăng chi tiêu công) thì sẽ thể hiện ngay rằng năng lực điều hành của chính phủ có “vấn đề”. Khi đó thì không có lý do gì trong tăng chi NSNN để duy trì một Chính phủ yếu. Vì thế, nó giải quyết căn bệnh thành tích và cơ chế xin - cho NSNN.

Cần thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa CSTK và CSTT, đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong mục tiêu kiểm soát giá cả, tránh tình trạng Ngân hàng Nhà nước trở thành công cụ huy động tài chính để tài trợ cho thâm hụt ngân sách.

Tài liệu tham khảo

1. Asian Development Bank (2006 2014). Key economic indicators.

2. Allen, F. and Gale, D., Bubbles and Crises The Economic Journal, Center for Financial Institutions Working Papers 98-01, Wharton School Center for Financial Institutions, University of Pennsylvania, (1998).

3. Allen, F. and Gale, D., Asset Price Bubbles and Monetary Policy, Center for Financial Institutions Working Papers 01-26, Wharton School Center for Financial Institutions, University of Pennsylvania, (2000).

4. Nguyễn Cao Đức (2014). Những bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong gần 30 năm “Đổi mới”, Tạp chí Vietnam’s Socio-Economic Development, 79.

Page 130: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

5. Bùi Trinh & Nguyễn Bích Lâm (2014). Vấn đề lớn của nền kinh tế thông qua mối quan hệ: Nhu cầu cuối cùng, sản xuất, giá trị gia tăng và nhập khẩu, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5, tr.17-20.

6. Đinh Tuấn Minh & Phạm Thế Anh (2015). Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam năm 2014, Nxb. Tri Thức.

7. Fahey, S., (1995). Changing labour relation, Chapter 3 in B. T. Kerkvliet (ed), Dilemmas of Development: Vietnam Update 1994, Australian National University, Canberra.

8. Hansjor Herr (2015). “Chi phí của chính sách thắt lưng buộc bụng”, Chương trình tòa đàm “Khủng hoảng nợ hay khủng hoảng tăng trưởng tại Nam Âu? Những hệ quả của chính sách thắt lưng buộc bụng”, ngày 2/4/2015, tại Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hà Nội.

9. Klaus Schmidt-Hebbel (2012a), “Fiscal institutions in resource-rich economies: Lessons from Chile and Norway”, working paper no. 682, Economic Research Forum.

10. Nguyen et al. (2011). Fiscal Issues in Vietnam Economy: Assessment on the Impact of Stimulus, Fiscal Tranparency and Fiscal Risk”, in Ito, T. and F. Parulian (eds.), Assessment on the Impact of Stimulus, Fiscal Transparency and Fiscal Risk. ERIA Research Project Report 2010-01, pp.249-282.

11. Phạm Thế Anh (2011). Public debt of Vietnam: Risk and Challenges, Journal of Economic and Development, 13(3), pp.5-23.

12. Phạm Thế Anh và cộng sự (2013). Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Báo cáo Nghiên cứu số RS - 05, UBKT của Quốc Hội và UNDP tại Việt Nam.

13. Phó Thị Kim Chi và cộng sự (2013). Hiệu quả đầu tư công: Nhìn từ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế, Trung tâm Thông tin & Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

14. Sử Đình Thành (2013). Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam kiểm định bằng phương pháp Boostrap, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 268, tr.12-22.

15. Sử Đình Thành (2014). Government size and economic growth in Vietnam: A panel analysis, retrieved from http://ssrn.com/abstract=2437242.

16. Tô Trung Thành (2012). Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách.

17. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư & Nguyễn Hoàng Phong (2014). Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ mô hình ARDL, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 19, tr. 3-10

Page 131: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

18. Trần Thị Thanh Hoà (2011), " Con đường dẫn tới khủng hoảng nợ của Hy Lạp", Tạp chí Ngân hàng số 13.

19. World Bank (2015). Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, tháng 7/2015.

Page 132: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 133: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2014

Th.S. Phạm Sỹ An

Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư mở rộng, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên đã từng thành công trước đây hiện nay không tỏ ra hữu dụng nữa. Tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng để tăng năng suất, tăng tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế đang là đòi hỏi bức thiết cho các nhà chính sách hiện nay. Bài viết này góp phần làm hiểu rõ hơn quá trình tăng trưởng kinh tế của nước ta trong gần 30 cải cách, mở cửa và hội nhập.

1. Nền kinh tế giai đoạn 1986-2014: Những đổi mới, cải cách và các vấn đề

Lộ trình đổi mới, cải cách nền kinh tế 30 năm qua được tóm lược như sau28: Năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI quyết định chương trình Đổi mới với hàng loạt các cải cách sau đó. Năm 1987, bãi bỏ những điểm kiểm soát thương mại trong nước; Luật Đầu tư Nước ngoài đầu tiên ra đời tạo ra một khung khổ pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 1988, bước đầu thiết lập hệ thống ngân hàng 2 cấp và thông qua Nghị quyết 10/NQ-TW về quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân. Năm 1989, một số chính sách quan trọng gồm có: bãi bỏ hệ thống hai giá, thống nhất hệ thống tỷ giá hối đoái, tăng lãi suất để đảm bảo lãi suất thực dương, và giảm đáng kể trợ cấp cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

Năm 1992, Hiến pháp mới được thông qua với sự thừa nhận chính thức nền kinh tế nhiều thành phần. Năm 1993, sửa đổi Luật Đất đai, thông qua Luật Phá sản và Luật Môi trường. Cũng trong năm này, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam.Năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ - tài chính châu Á bắt nguồn từ Thái Lan và có những tác động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế nước ta.Năm 2000, Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực; Hiệp định Thương mại Song phương với Mỹ được ký kết;mở sàn giao dịch chứng khoán. Năm 2004, Luật Phá sản được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành, nó thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993.

Phó Trưởng phòng Kinh tế Vĩ mô và Thể chế Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam 28 Phần thể hiện những mốc cải cách từ 1986 đến 2001 dựa chủ yếu vào Lê Đăng Doanh và cộng sự (2002).

Page 134: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Năm 2005, Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua; Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung được đưa ra. Năm 2006, Việt Nam thực thi đầy đủ cam kết của AFTA. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 2008, giá dầu thế giới tăng cao như một cú sốc chi phí đẩy làm cho lạm phát của Việt Nam tăng rất cao và tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước. Cuối năm 2008 và 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ bùng nổ và lan ra toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Sang năm 2011, lạm phát tăng cao trở lại và bong bóng giá tài sản đã buộc Chính phủ đặt ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu và quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế với 3 trọng tâm: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Đồng thời với đó là quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa nhiều vào đầu tư mở rộng, lao động và tài nguyên sang dựa nhiều hơn vào năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Năm 2012 là thời điểm nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng bắt đầu từ đây nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tương đối rõ ràng. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đưa ra thông điệp đầu năm là hoàn thiện thể chế vì đây được coi là nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu (cùng với môi trường kinh doanh) quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. “Chất lượng thể chế không chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng có tính quyết định đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia. Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại”.

Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 3 năm 2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Bước vào năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 3 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 với mục tiêu “tập trung thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phấn đấu cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới) và năng lực cạnh tranh quốc gia (theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới). Bảo đảm các loại thị trường hàng hóa, lao động, chứng khoán, bất động sản, khoa học công nghệ… vận hành đầy đủ, thông suốt và ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong huy động và phân bổ các nguồn lực cho phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống, coi đây là phương thức phát triển mới để đổi mới quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của quốc gia”.

Page 135: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Những đổi mới, cải cách, cú sốc của nền kinh tế kể từ sau Đổi mới năm 1986 đã được thể hiện một cách vắn tắt nhưng nó cũng cho thấy: trong giai đầu của Đổi mới, do nền kinh tế được cởi trói, nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế được bung ra và tạo thành xung lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Ở giai đoạn sau, những cải cách, đổi mới theo thể thức cũ (để tăng vốn), như sẽ phân tích dưới đây, không đem lại nhiều lợi ích. Hơn nữa, nhiều Luật quan trọng ra đời nhưng không hiệu quả và tính hiệu lực không cao đã không có những tác động tích cực thiết thực đến nền kinh tế. Cải cách và đổi mới trong giai đoạn sau đã, đang và sẽ phải mang tính triệt để hơn, nghĩa là nó đòi hỏi cải cách về mặt thể chế, phải làm cho các nguồn lực trong nền kinh tế hoạt động theo hướng thị trường mạnh mẽ hơn, thay đổi vai trò của Nhà nước từ việc là người chơi trở thành nhà kiến tạo, kiến thiết luật chơi cho nền kinh tế và để cho các người chơi (doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp FDI,…) tương tác với nhau nhằm đem lại việc phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất, nền kinh tế có áp lực cạnh tranh cao nhất và tính sáng tạo của nền kinh tế mạnh mẽ nhất.

Dưới đây sẽ phân tích các nhân tố của tăng trưởng bằng công cụ định lượng để có cái nhìn sâu sắc hơn về cải cách, đổi mới và các cú sốc của nền kinh tế giai đoạn 1986-2014.

2. Đóng góp của các nhân tố sản xuất đến tăng trưởng

a. Hạch toán tăng trưởng

Hàm sản xuất Cobb-Douglas lợi tức quy mô không đổi được biểu diễn như sau: = (1)

trong đó, , , lần lượt là vốn, lao động trong quá trình sản xuất và năng suất tổng các nhân tố (TFP) tại thời điểm t, là phần thu nhập của vốn trong tổng thu nhập, và do đó (1 − ) là phần thu nhập của người lao động trong tổng thu nhập.

Từ hàm sản xuất trên, TFP được tính bằng công thức: = (2)

Để ước lượng TFP, chúng ta cần có chuỗi số liệu của , , và . Hơn nữa, chúng ta cần phải biết giá trị của hệ số .

Giá trị của biến được đo bằng GDP (theo giá năm 1994) giai đoạn 1986-2014. Biến được đo bằng số lao động hàng năm trong giai đoạn 1986-2014. Giá trị của vốn ( )) không có sẵn, chúng ta chỉ biết đầu tư hàng năm, vì thế giá trị vốn phải được đo lường theo công thức: = (1 − ) + (3)

Trong đó, là đầu tư (theo giá so sánh năm 1994) vào năm t; là tỷ lệ khấu hao vốn hàng năm. Để xây dựng được chuỗi số liệu vốn từ 1986-2014, chúng ta cần biết giá trị của vốn tại thời điểm ban đầu năm 1986, biết tỷ lệ khấu hao.

Page 136: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Chúng tôi sử dụng các kết quả nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và cộng sự (2005) cho giá trị ước lượng vốn tại thời điểm ban đầu và giá trị của tỷ lệ khấu hao. Theo đó, giá trị vốn tại thời điểm ban đầu năm 1986 là 309,543 tỷ đồng và tỷ lệ khấu hao = 0,055. Từ hai giá trị này cùng với công thức (3) ở trên, chúng tôi xây dựng được chuỗi giá trị số liệu vốn cho giai đoạn từ 1986-2014. Hơn nữa, để ước lượng TFP, chúng tôi sử dụng = 0,3.

Để phân tách đóng góp của từng nhân tố của sản xuất cho giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế, chúng tôi sử dụng phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu của Edward Prescott (như Prescott, 2002; Hayashi và Prescott, 2002). Chia 2 vế của hàm sản xuất (1) cho lực lượng lao động (ký hiệu là ) thu được phương trình sau: = , (4)

Giả sử TFP và tăng trưởng với tỷ lệ cố định: = ( ). (5) = . (6)

Tốc độ tăng năng suất là ( ( ) − 1) và tốc độ tăng dân số với tỷ lệ cố định là ( − 1). Như vậy, tốc độ tăng trưởng năng suất trung bình là ( ( ) − 1) và tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động là ( − 1).

Thực hiện lấy logarit hai vế của (4) ta có: = ( ) + + (7)

Từ công thức (5) sẽ phân tách được đóng góp của các nhân tố vào trong sản lượng cho mỗi người trong lực lượng lao động (theo Prescott, tổng lực lượng lao động phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế).

Trên đường tăng trưởng cân bằng, tăng trưởng của ( )⁄ sẽ là ( − 1), tỷ lệ ( )⁄ và ( ⁄ ) cố định, nghĩa là tốc độ tăng trưởng bằng 0.

b. Số liệu29

Một số lưu ý về số liệu. Thứ nhất, số liệu tiêu dùng trong bài viết sẽ là tổng của tiêu dùng cuối cùng (bao gồm tiêu dùng cuối cùng Nhà nước và tiêu dùng cuối cùng của tư nhân) trong số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại (theo giá cố định), và sai số. Chúng tôi sử dụng số liệu tiêu dùng tổng này theo các nghiên cứu của Kehoe và Prescott (2002) và Conesa, Kehoe, và Ruhl (2007). Theo đó, tiêu dùng của Nhà nước và cán cân thương mại có thể hoặc coi là tiêu dùng, hoặc coi là đầu tư. Tuy nhiên, cách thức thường được sử dụng nhiều nhất là coi chúng là tiêu dùng. Thứ hai, số liệu vốn được tính theo công thức (3) với vốn ban đầu và tỷ lệ khấu hao được lấy từ nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và cộng sự (2005).

29 Các số liệu được lấy từ Tổng cục Thống kê (niên giám các kỳ) nếu không có trích dẫn nào khác.

Page 137: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

c.

trưởngngườisẽ thể

Giai đ

Giai đ

Giai đ

Hệ số

Trung

Độ lệc

Tỷ lệ v

động đoạn năng sản lưlao độ

Kết quả

Tốc độ tăng lực lượngi trong lực ể hiện trong

đoạn 1986-20

đoạn 2008-20

đoạn 1986-20

tương quan

bình

ch chuẩn

với GDP

Từ bảng t

Thứ nhất,tương đươncon 1986-2suất trong tượng nhưngộng còn đón

Đồ

Nguồn: S

của bài to

ng trưởng Tg lao động tlượng lao đbảng dưới

007

014

014

rên, có một

độ lớn tổngng với độ l2007 và 20tăng trưởngg phần đóngng góp âm t

thị 1. Đóng

Số liệu Tổn

oán hạch t

TFP trung btrung bình đđộng theo kđây.

GDP

3.78

4.05

3.85

1.00

3.85

0.16

1.00

t số nhận xé

g sản lượnglớn của nhâ07-2014. N

g của nền kg góp là khtới sản lượn

g góp của c

ng cục Thố

oán tăng t

bình giai đođạt 2,5%. Kkhung khổ h

Năng s

3.65

3.86

3.70

0.98

3.70

0.15

0.96

ét và phân t

g của nền kiân tố năng Nó minh chkinh tế. Mặchá nhỏ so vớng.

các nhân tố

ống kê và t

trưởng

oạn 1987-2Khi phân tác

hạch toán t

suất

5

6

0

8

0

5

6

tích như sau

inh tế cho msuất ở cả g

hứng cho vac dù nhân tới nhân tố n

ố sản xuất v

tính toán c

014 đạt 2,7ch tốc độ tătăng trưởng

Vốn

0.15

0.20

0.16

0.45

0.16

0.03

0.04

u:

mỗi người tgiai đoạn 19ai trò quan tố vốn có đnăng suất. N

vào tăng tr

của tác giả

73% và tốc ng trưởng t

g, kết quả th

Lao đ

-0.0

-0.0

-0.0

-0.1

-0.0

0.0

0.0

trong lực lư986-2014 vtrọng của

óng góp dưNgược lại,

rưởng

ả.

độ tăng trên mỗi hu được

động

01

01

01

11

01

1

0

ượng lao và 2 giai

nhân tố ương tới nhân tố

Page 138: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

tuổi llượngvốn vcó thểnhân vậy, nlượngsách mtăng nthúc đminh Việc knhân thuế đthành và phcủa nsuất. Vtố. Cátế nướsử, đặ

Đồ thị

nhân t

Đồ thị 1 bao động, tr

g lao động, à lao động ể thấy hai đtố này cũngnhân tố năng trên lực lưmuốn hướnnăng suất cđẩy đầu tư vchứng bằngkích thích ttố lao độngđánh vào tiê

phố để laoân bổ khônền kinh tế, Vì thế mà Eác nhân tố lớc ta tăng trặc điểm của

ị 2. Sản phẩ

Lưu ý sản

tố vốn là số

biểu diễn đórong đó nhcòn nhân tốra khỏi đồ tđường có xug có mối tưng suất là nượng lao động tới thúc của nền kinvà tích luỹ g sản lượngtăng sản lưg đóng góp êu dùng, quo động và sing hiệu quả,

rất khó cóEdward Presàm tăng hayrưởng và đi

a từng quốc

ẩm biên của

n lượng biê

óng góp củaân tố năngố vốn và laothị để nhìn u hướng rấtương quan knhân tố quanộng trong giđẩy tăng s

nh tế. Với vvốn sẽ có v

g biên của vượng bằng t

âm tới tănuy định nhữinh sống,…, làm cho đ

ó một lý thuscott (1997y giảm TFPi đến thịnh gia mà các

a vốn giai đo

ên theo vốn

trong cô

a các nhân t suất nằm o động nằmrõ xu hướn

t sát nhau. Kkhá chặt chn trọng nhấiai đoạn 198ản lượng cvai trò của vai trò nhỏ

vốn đang cótăng đầu tư

ng trưởng. Cững điều kiệ

… có thể làmđóng góp âmuyết chỉ ra ) kêu gọi m

P cũng sẽ đồvượng hay nhân tố làm

oạn 1986-20

n được tính

ông thức (7)

tố vào sản lgần nhất v

m gần với trng của nhânKể cả khi t

hẽ với nhauất đóng góp86-2014. N

của nền kinnhân tố vốđối với tăn

ó xu hướng ư sẽ không Các chính sện (chính thm cho thị trưm vào sản lđâu là nhâ

một lý thuyếồng thời là suy thoái v

m tăng hay

014

h bằng côn

) ở trên.

lượng trên mvới đường srục hoành. Nn tố năng sutính tốc độ u (hệ số tươp vào xu hư

Ngụ ý kết qunh tế sẽ đòi ốn không lớng trưởng. Đgiảm dần trcòn hiệu qusách tiền lưhức hay phi ường lao độlượng. Đối ân tố làm tăết cho tổng n

các nhân tốvà đi đến đỗgiảm TFP

ng thức =

mỗi người tsản lượng tNếu bỏ hai uất và sản lưtăng trưởngơng quan 0,ướng tăng tuả này là cá hỏi phải thớn, các chíĐiều này còrong thời guả nữa. Ngương tối thiể

chính thứcộng thiếu livới tổng năăng hay giảnăng suất cố làm cho nỗ vỡ. Tuỳ thlà khác nha

=

trong độ trên lực nhân tố ượng thì g thì hai 6). Như

tổng sản ác chính húc đẩy ính sách òn được ian qua.

gược lại, ểu thấp,

c) đi vào inh hoạt ăng suất ảm năng các nhân nền kinh heo lịch au.

Page 139: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Số liệu từ Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả.

Nhân tố vốn tăng kể từ giữa những năm 1990 và đi cùng với đó sản lượng biên của vốn giảm dần. Điều này phần nào phản ánh thực trạng hiện nay của nền kinh tế, tỷ lệ đầu tư trên GDP cao trong khi năng suất của vốn đang giảm. Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế nước ta so với trung bình các nước thu nhập trung bình thấp, thu nhập thấp và toàn cầu đều cao hơn. Vì tỷ lệ đầu tư cao hơn so với tỷ lệ tiết kiệm, khoản chênh lệch được bù đắp bằng vay nợ nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam dường như có tỷ lệ đầu tư cao hơn mức tối ưu của nền kinh tế, vì thế trong giai đoạn sắp tới, giảm đầu tư mà quan trọng là đầu tư công sẽ vừa góp phần giảm thâm hụt ngân sách, vừa góp phần giảm hiệu ứng lấn át đối với đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân.

Thứ hai, hệ số tương quan giữa GDP và nhân tố năng suất rất lớn, xấp xỉ 1 (0,98). Những biến động của TFP là nguyên nhân chính tạo ra những biến động của GDP. Hệ số tương quan giữa GDP và nhân tố vốn dương (0,45) phản ánh sự dao động của vốn phần nào tác động đến dao động của sản lượng trên mỗi người trong lực lượng lao động. Cuối cùng, hệ số tương quan giữa lao động và GDP là âm.

Độ lệch chuẩn của GDP và nhân tố năng suất cũng tương đương nhau càng khẳng định rằng đóng góp của nhân tố năng suất đến GDP là vô cùng quan trọng cả trong ngắn hạn hay dài hạn. Độ lệch chuẩn của lao động và vốn thấp hơn rất nhiều so với độ lệch chuẩn của GDP. Như vậy, có thể giải thích đóng góp âm của nhân tố lao động vào sản lượng của nền kinh tế như sau: khi nền kinh tế chịu một cú sốc tiêu cực (ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay giá xăng dầu thế giới tăng… ), sản lượng sụt giảm nhưng vì các quy định liên quan đến lao động làm cho doanh nghiệp rất khó đào thải lao động hoặc do doanh nghiệp vẫn lưu giữ lao động ở lại và sử dụng ít giờ hơn nên số lao động có thể không giảm như giảm sản lượng. Ngược lại, khi sản lượng trong nền kinh tế tăng, số lao động có thể không tăng mạnh bằng,… Nói chung, cho dù nhân tố lao động đóng góp âm và không nhiều cho tổng sản lượng của nền kinh tế, nó cũng đặt ra bài toán cần có những chính sách làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn, thực hiện những chính sách khuyến khích lao động,….

Page 140: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

3). Phtố nhưxu hưnhân thay đcuộc ksốc nà

năng cuộc csốc từGDP chính năm 1tác độmạnh tăng vphần n

cầu năGDP có giảđầu tư

Đồ thị 3. T

Nguồn: T

Tốc độ tăhần chênh lệư vốn và laướng tăng trtố TFP lại đổi chính sákhủng hoảnào làm cho

Có thể nhsuất ở mứccải cách và ừ cuộc khủvà tăng nănsách kích c

1999 có thểộng tích cự

hơn GDP vốn (chẳng nào đà sụt g

Cú sốc giăm 2009 vàcủa nền kinảm nhẹ hơnư có đóng g

Tốc độ tăng

Tổng cục T

ăng trưởng cệch giữa tốco động. Điềrưởng của nlà tổng hợpách, môi trng tài chínhTFP giảm

hận thấy, trc rất cao, trđổi mới, m

ủng hoảng tng suất củacầu có thúcể do nền kinực đến nền k

và hồi phụhạn tăng đầgiảm của G

á dầu năm à 2010 có tánh tế. Tốc đn, còn tốc đgóp nhất địn

trưởng GD

Thống kê và

của năng suc độ tăng trều này giải nền kinh tếp của rất nhrường kinh h toàn cầu,…hay tăng từ

ong giai đorên mức trumở cửa từ satài chính ch

a nền kinh tc đẩy nền kinh tế thế giớkinh tế tronục chậm hơnầu tư công)

GDP.

2008 và cuác động rất độ tăng năngđộ phục hồi nh đến sự bi

DP và TFP g

à tính toán

uất và của Grưởng của Gthích rằng,Việt Nam v

hiều nhân tốdoanh, các

… Do đó, bừ các sự kiện

oạn từ nămung bình rấtau Đại hội Đhâu Á nămế. Nền kinhinh tế tăng ới và nhất làng nước. Mn GDP, nóđóng góp p

uộc khủng hmạnh đến

g suất giảmcủa GDP t

iến động củ

giai đoạn 19

n của các t

GDP bám kGDP và TFP,nhân tố TFvà biến độnố khác nhauc cú sốc từbước tiếp thn kinh tế, c

m 1991-1996t nhiều. ĐâĐảng lần th

m 1997 đã lh tế xuống trưởng. Cũà các nước

Một điểm đá cho thấy, phần nào là

hoảng tài chnăng suất v

m rất mạnh, tốt hơn là Tủa GDP.

987-2014, %

tác giả.

khá sát vớiP sẽ là đóngFP góp vai tng của nền ku trong nềnbên ngoài

heo sẽ phải hính trị, và

6, tốc độ tăây là kết quhứ 6 năm 1làm cản bưđáy vào năũng cần lưu

trong khu váng lưu ý lcác chính s

àm tăng GD

hính và suyvà do đó là trong khi đ

TFP. Như v

%

i nhau (xemg góp của ctrò rất lớn tkinh tế. Tuy kinh tế nhưnhư giá dầtìm hiểu nh xã hội.

ăng trưởng uả từ hàng 986. Tuy nhước đà tăngăm 1999 và

ý, tăng trưvực phục hlà TFP bị ssách liên qu

DP hay làm

y thoái kinhtốc độ tăngđó tốc độ tănvậy, các chí

m Đồ thị các nhân trong cả y nhiên, ư những ầu tăng, hững cú

nhân tố loạt các hiên, cú

g trưởng sau đó,

ưởng sau ồi đã có

sụt giảm uan đến hạn chế

h tế toàn g trưởng ng GDP ính sách

Page 141: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

là rất chuyểnhiên(so vớcực, cngườichế phvà ngu

nhiênhướngđoạn giảm TFP (1996-để tín1991 mở cử

Đồ th

1996-

Đây l

Tất cả nhữlớn, gồm cển giao côn, bất lợi do ới khi nền kcũng chưa ci dân cao. Chù hợp hoặuồn lực có

Đồ thị 3 k, nếu tính tốg sụt giảm 1996-2014trong tốc đ(không thể -2014 thì chh trung bìnlà khá thấpửa nền kinh

hị 4. Tốc đ

-2014, %

Lưu ý, trun

Nguồn: T

Đồ thị 4 clà một xu h

ững phân tícó phân bổ ng nghệ,…

mở cửa makinh tế đóngcó một nướCú sốc tiêu ặc tạo ra mộthể dịch chu

không cho tốc độ tăng của tăng trư. Nếu tính độ tăng trưở

hiện ở đâyho thấy mộth trượt là b

p và chưa ph tế.

độ tăng trư

ng bình trượ

Tổng cục T

cho thấy tănhướng đáng

ích trên chonguồn lực và do đó cũang lại là tág). Cho dù ớc nào đóng

cực do mởột môi trườnuyển tự do

thấy một xuGDP và TFưởng năng trung bình ởng của GDy), trong kt xu hướng ởi vì tăng tr

phản ánh đư

ưởng GDP

ợt được tính c

Thống kê và

ng trưởng Tg lo ngại. N

o thấy, với mhiệu quả hơũng góp ph

ác động củamở cửa nền

g cửa mà cóở cửa có thng kinh doavới chi phí

u hướng rõ FP theo trunsuất. Đồ thtrượt 5 năm

DP nhưng vkhi nếu thểgiảm rõ rệt rưởng GDPược nhiều n

và TFP th

cho giai đoạ

à tính toán

TFP có xu hNó có thể p

một nền kinơn, tính kinhần tăng năa các cú sốcn kinh tế cũó tốc độ tănể bị giảm tanh lành mạí thấp.

ràng của tăng bình trượhị 4 thể hiệm từ 1991-

vẫn có xu hhiện trung

t trong cả GP và TFP củnhững kết q

heo trung b

ạn 5 năm từ n

n của tác g

hướng giảmphản ánh h

nh tế mở cửnh tế theo qăng suất củc từ bên ngoũng gồm cảng trưởng cthiểu bởi viạnh, có chi

ăng trưởng ợt 5 năm thện trung bìn-2014 thì khướng giảmg bình trượGDP và TFPủa nền kinhquả của đổi

bình trượt

năm 1991 tr

giả.

m mạnh hơnhai nguyên

ửa, lợi ích thquy mô, nhậa nền kinh oài cũng mạả những cú cao hoặc mứiệc thiết kế phí giao dị

TFP hay Ghì có thể thấnh trượt 5 nkhông có xum trong tăngợt 5 năm giP. Lấy từ năh tế giai đoại mới, cải c

t 5 năm gia

rở đi đến năm

n tăng trưởnnhân: (1) p

hu được ận được tế. Tuy ạnh hơn sốc tiêu ức sống các thể ịch thấp

GDP, tuy ấy có xu năm giai u hướng g trưởng iai đoạn ăm 1992 ạn 1986-cách, và

ai đoạn

m 2014.

ng GDP. phân bổ

Page 142: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

nguồn lực trong giai đoạn hiện nay đã trở nên kém hiệu quả hơn so với các giai đoạn trước đó hoặc/và (2) cú sốc lên nền kinh tế nhiều hơn.

Trước hết, chúng ta xem xét nguyên nhân (2). Các cú sốc kể từ sau Đổi mới gồm có cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực châu Á năm 1997, gia nhập WTO năm 2007, lạm phát tăng cao năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 và năm 2009, thiết kế chính sách kích thích nền kinh tế thiếu hiệu quả năm 2009. Nhưng nếu chỉ xét giai đoạn từ 1996 đến 2006 thì tăng trưởng GDP và TFP cũng có xu hướng giảm mạnh, do đó có thể loại bỏ nguyên nhân do cú sốc giá dầu tăng vào đầu năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 và năm 2009, lạm phát cao năm 2011 và chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2011 làm cho tăng trưởng TFP và GDP có xu hướng giảm.

Còn đối với cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997, nếu trong giai đoạn 10 năm từ 1997 đến 2006, nền kinh tế có xu hướng giảm tăng trưởng trong TFP và GDP thì nền kinh tế thực sự có vấn đề: phục hồi TFP và GDP trước một cú sốc khu vực là quá chậm, trong khi nhiều nước trong khu vực chịu tác động trực tiếp hay nằm trong tâm bão của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á lại phục hồi sớm hơn và hiện giờ đang có tốc độ tăng trưởng khá cao. Như vậy, nguyên nhân cho rằng gia nhập WTO vào năm 2007 và nền kinh tế liên tiếp chịu các cú sốc sau đó làm cho tốc độ tăng TFP và GDP có xu hướng giảm là chưa đủ bằng chứng.

Còn đối với nguyên nhân (1) là do phân bổ nguồn lực đang ngày trở nên kém hiệu quả hơn. Chúng tôi có thể lập luận như sau: trong giai đoạn sau đổi mới, nhiều cải cách, đổi mới và mở cửa quan trọng được đưa ra, chẳng hạn Hiệp định Thương mại được ký kết với EU vào năm 1992 và cũng trong năm này thử nghiệm chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém. Năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi, Mỹ bãi bỏ cấm vận với Việt Nam,… tạo nền tảng cho nền kinh tế Việt Nam mở cửa và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Trong giai đoạn gần đây, Chính phủ đang quyết tâm tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhất là hướng vào cải thiện thể chế kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện triển khai tái cấu trúc theo 3 trọng tâm mới bắt đầu nên kết quả đạt được chưa nổi bật. Trong thời gian sắp tới, một loạt các tuyến hội nhập khởi động như TPP, AEC, RCEP,… kỳ vọng sẽ thúc đẩy cải cách mạnh hơn thể chế kinh tế trong nước, làm gia tăng TFP và do đó là tăng trưởng của nền kinh tế.

3. Kết luận và hàm ý chính sách

Những phân tích trên cho thấy, kể từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Có những thời điểm, khó khăn xuất phát từ bên trong của nền kinh tế và có những lúc khó khăn đến từ bên ngoài. Cho dù có những biến động, nền kinh tế luôn hướng tới đổi mới và mở cửa; tiến tới một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; và hoàn thiện vai trò của Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu rủi ro và biến động mạnh.

Page 143: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Trong một thời gian dài sau đổi mới, nền kinh tế có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa quá nhiều vào đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên đã bộc lộ những yếu điểm trong bối cảnh nền kinh tế đòi hỏi sức cạnh tranh lớn hơn để hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu. Những năm vừa qua, nền kinh tế liên tiếp trải qua những cú sốc (tiêu cực lẫn tích cực): trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, giá dầu thế giới tăng cao năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 và 2010. Tất cả những cú sốc này làm bộc lộ rõ hơn những yếu điểm trong mô hình tăng trưởng kinh tế và đòi hỏi nền kinh tế phải được tái cơ cấu lại. Từ các phân tích ở trên, một số nhận định và gợi ý chính sách như sau:

Thứ nhất, đối với nền kinh tế Việt Nam, tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế chịu sự dẫn dắt của TFP. Nội hàm của TFP không chỉ bao gồm công nghệ thuần túy hàm chứa trong máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất mà nó bao gồm cả các khía cạnh về thể chế, các cú sốc, môi trường kinh doanh,… . Do đó, quá chú trọng vào nhập khẩu công nghệ, cải thiện công nghệ chưa hẳn đã giúp nâng cao TFP. Nâng cao TFP của nước ta hiện nay và trong thời gian sắp tới là phải thực thi hiệu quả các luật đã ban hành nhưng chưa thực sự đi vào và bám sát cuộc sống như Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh.

Thứ hai,tăng tính tiên liệu và độ tin cậy của chính sách, nhất là các chính sách có tác động rộng rãi đến tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trong thời gian qua, độ tin cậy và tính tương thích của chính sách ngày một cải thiện; đứng trước tình hình có nhiều thông tin trái chiều và nhiều tin đồn phát sinh trong nền kinh tế, nhiều biến động nhanh chóng trong nền kinh tế toàn cầu, chính sách tin cậy và tương thích sẽ là nhân tố tích cực làm cho nền kinh tế ổn định, giúp cải thiện TFP và do đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Thứ ba, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh sẽ làm cho nguồn lực trong nền kinh tế được phân bổ hiệu quả, tăng TFP và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khó khăn và nền kinh tế trong nước đang gặp phải những thách thức to lớn, việc giữ vững mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh dưới 3 khía cạnh “minh bạch”, “bình đẳng”, và “cạnh tranh lành mạnh” càng có ý nghĩa đáng kể và sẽ đem lại không chỉ kết quả trước mắt là giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn trước các cú sốc, mà còn làm cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Điều này càng có ý nghĩa khi nước ta sẽ trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới quan trọng như TPP, AEC, RCEP,… .

Thứ tư, cả lý thuyết và bằng chứng thực tế khẳng định rằng những biện pháp tăng vốn để thúc đẩy tăng trưởng sẽ không phát huy hiệu quả trong dài hạn. Với nguồn lực hạn chế, hiện nay đầu tư nhà nước cần phải giảm, bên cạnh đó, cần phải thay đổi cơ cấu của đầu tư công: chuyển từ đầu tư cho các hoạt động kinh doanh kiếm lợi nhuận sang các hoạt động mang tính tạo nền tảng thu hút đầu tư tư nhân, tạo kết cấu hạ tầng thuận tiện nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Page 144: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tài liệu tham khảo

1. Conesa, J. C., Kehoe, T. J., và Ruhl, K. J. (2007), Modeling Great Depressions:

The Depression in Finland in the 1990s, NBER Working Paper Series, Working

Paper 13591, National Bureau of Economic Research.

2. Hayashi, F. và Prescott, E. (2002), “The 1990s in Japan: A lost decade”, Review of

Economic Dynamics vol. 5, 206-235.

3. Kehoe, T. J., và Prescott, E. C. (2002), Great depressions of the twentieth century,

Review of Economic Dynamics 5 (January): 1-18.

4. Lê Đăng Doanh, Võ Trí Thành, Phạm Thị Lan Hương, Đinh Hiền Minh, và

Nguyễn Quang Thắng (2002), Explaining Growth in Vietnam, East Asian

Development Network, Global Development Network, Hanoi.

5. Prescott, E. (2002), “Prosperity and Depressions”, American Economic Review 92,

1-15.

6. Trần Thọ Đạt, Nguyễn Quang Thắng và Chu Quang Khởi (2005), Sources of

Vietnam’s Economic Growth 1986-2004, National Economics University, Hanoi.

Page 145: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Kinh tế Việt Nam sau 30 năm hội nhập:

Thành tựu và những cơ hội bị bỏ lỡ

TS. Nguyễn Chiến Thắng

Hội nhập và chuyển đổi thể chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường là hai nhân tố quan trọng nhất giải thích cho tăng trưởng của Việt Nam trong 30 năm Đổi mới vừa qua. Nếu như chuyển đổi thể chế sang nền kinh tế thị trường đã giải phóng nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển, thì quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực đã tạo sự gắn kết với thế giới thông qua thu hút vốn FDI, nhập khẩu công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu và thay đổi thế chế trong nước.

Đánh giá tổng quát nhất, có thể cho rằng hội nhập của Việt Nam là thành công với quyết tâm hội nhập mạnh mẽ trên các cấp độ khu vực, tòan cầu và song phương. Tuy nhiên, bên cạnh thành công đó, cần phải nhấn mạnh rằng chúng ta đã bỏ lỡ một số cơ hội mà nếu biết tận dụng thì thành quả hội nhập sẽ lớn hơn nhiều.

1. Tổng quan hội nhập của Việt Nam

Ký kết hiệp định FTA đầu tiên với ASEAN năm 1995, sau đó ký BTA với Hoa Kỳ năm 2000, gia nhập WTO năm 2006 và sau đó ký một loạt các FTA song phương, đến nay Việt Nam đã triển khai đồng thời ba kênh hội nhập: khu vực, đa phương và song phương.

Về quan hệ khu vực, tiếp theo hiệp định AFTA Việt Nam tham gia năm 1995, đến năm 2004, hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc được ký kết. Vì là một thành viên của ASEAN, nên ngoài những hiệp định thương mại ký kết trực tiếp, Việt nam còn hội nhập gián tiếp khi ASEAN ký kết hiệp định thương mại với các đối tác khác. Thông qua ASEAN, ngoài hiệp định ký kết với Trung Quốc, còn có các hiệp định FTA ký kết với Hàn Quốc (2006), Nhật Bản (2008), Ấn Độ (2009), Úc và Niu Di Lân (2009).

Bảng 1:Các kênh hội nhập của kinh tế Việt Nam

Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Page 146: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Các mốc Thành viên Hiện trạng

Khu vực

AFTA 10 nước ASEAN Ký năm 1992 (ASEAN-6), Việt Nam tham gia năm 1995, các nước còn lại tham gia những năm sau.

ASEAN-Trung Quốc

10 nước ASEAN và Trung Quốc

Ký năm 2004

ASEAN-Nhật Bản 10 nước ASEAN và Nhật Bản

Ký năm 2008

ASEAN-Hàn Quốc 10 nước ASEAN và Hàn Quốc

Ký năm 2006; riêng Thái Lan ký năm 2009

ASEAN-Ấn Độ 10 nước ASEAN và Ấn Độ

Ký năm 2009

ASEAN-Úc-Niu Di-lân

10 nước ASEAN và Úc, Niu Di-lân

Ký năm 2009

Hiệp định kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)

12 nước: Việt Nam, Úc, Niu-Di-lân, Xinh-ga-po, Bru-nây, Malaixia, Nhật bản, Chi-lê, Peru, Hoa Kỳ, Mêhicô, Canađa,

Kết thúc đàm phán tháng 10/2015

EAFTA (ASEAN+3)

10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Đang đàm phán

Đa phương

WTO Trở thành thành viên thứ 150

Gia nhập năm 2007

Song phương

Việt Nam - Mỹ Việt Nam và Mỹ Ký kết năm 2000

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản Ký năm 2008

Việt Nam - Chi lê Việt Nam và Chi lê Ký kết 2011, bắt đầu có hiệu lực 2014

Việt Nam – Hàn Quốc

Việt Nam – Hàn Quốc Ký kết tháng 5/2015

Việt nam – Liên minh kinh tế Á Âu

Việt Nam – 5 nước Á ÂU (Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Ác-mê-nia và Cư-rơ-gư-xtan)

Ký kết tháng 5/2015

Việt Nam - EU Việt Nam và khối EU Kết thúc cơ bản đàm phán tháng 8/2014

Việt Nam - EFTA Việt nam và khối 4 nước Thụy Sĩ, Na-uy, Ai-xơ-len, Lichteinsten

Đang đàm phán.

Nguồn: Tổng hợp các nguồn.

Page 147: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Mốc hội nhập nền kinh tế thế giới quan trọng nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 khi Việt Nam lần đầu tiên tham gia một sân chơi chung toàn cầu với 150 nước thành viên và với một luật chơi mang tính ràng buộc pháp lý cao, buộc các nước thành viên phải tuân thủ nghiêm túc. Tham gia WTO, lần đầu tiên Việt Nam phải điều chỉnh một cách tổng thể thể chế kinh tế trên nhiều lĩnh vực (thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, v.v) để tương thích với tập quán kinh doanh quốc tế.

Về quan hệ song phương, năm 2000, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Hiệp định này đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho nền kinh tế và được ví như bước tập dượt quan trọng trước khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì nhiều nội dung cam kết theo cách tiếp cận của WTO. Việt Nam cũng ký hiệp định FTA song phương với một số đối tác khác như Nhật bản (2008), Chi lê (2011), Hàn quốc (2015), Liên minh kinh tế Á Âu (2015).

Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam nỗ lực đàm phán một số hiệp định FTA “thế hệ mới” như Việt Nam – EU, TPP. Những hiệp định này đang trong giai đoạn hoàn tất đàm phán và dự kiến sẽ có hiệu lực trong thời gian sắp tới. Với những nội dung hoàn toàn mới so với các FTA trước như mua sắm công, quan hệ lao động (vai trò của công đoàn độc lập), doanh nghiệp nhà nước, v.v các hiệp định này có tác động rất lớn đến thể chế kinh tế của Việt Nam và đòi hỏi Việt Nam phải rất quyết liệt cải tổ nền kinh tế để có thể hưởng lợi được những cơ hội, cũng như đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của các đối tác.

2. Tác động tích cực của Hội nhập

a. Tăng trưởng thương mại

Hình 1. Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2013 (tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

0

20

40

60

80

100

120

140

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Page 148: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hội nhập đã có tác động tích cực đến xuất khẩu. Nếu như năm 1990 Việt nam mới xuất khẩu được 2,4 tỷ USD thì đến năm 1995, năm đầu tiên gia nhập AFTA con số này đã tăng hơn gấp đôi, đạt 5,4 tỷ USD, năm 2000 đạt 14,4 tỷ và năm 2014 đã lên tới 132 tỷ USD. Cơ cấu xuất khẩu cũng được cải thiện. Nếu như thập kỷ 1990 và đầu thập kỷ 2000 chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hàng chưa qua chế biến thì đến những năm gần đây các mặt hàng chế biến công nghệ thấp chiếm tỷ trọng lớn nhất, và các mặt hàng công nghệ cao đã có xu hướng gia tăng tỷ trọng nhờ đóng góp của Samsung và các tập đoàn điện tử toàn cầu.

Có hai mốc hội nhập đáng chú ý tác động đáng kể đến xuất khẩu của Việt Nam là tham gia AFTA năm 1995 và ký hiệp định BTA Việt Nam – Hoa kỳ năm 2000. Nếu như trước 1995 các nhà lãnh đạo Việt Nam còn lưỡng lự tham gia AFTA vì đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam tham gia và lo sợ những tác động tiêu cực của việc mở cửa đối với thị trường trong nước khi hàng hóa Việt Nam còn thiếu sức cạnh tranh và ngân sách nhà nước có thể bị thâm hụt do giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế mở cửa những năm sau đó đối với khu vực ASEAN cho thấy nền kinh tế Việt Nam không bị ảnh hưởng như lo ngại khi ngân sách không bị ảnh hưởng đáng kể, thị trường trong nước không bị hàng hóa ASEAN tràn ngập, trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam đi các nước trên lại tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 1995, năm gia nhập AFTA xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường này mới chỉ đạt gần 1 tỷ USD, đến năm 2000 con số này đã lên tới 2,6 tỷ USD, và đạt 18,5 tỷ USD năm 2013.

Hình 2. Xuất khẩu của Việt Nam đi ASEAN giai đoạn 1995 – 2013 (tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mốc hội nhập thứ hai tác động rất mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam là BTA Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000. Việc đàm phán hiệp định này là rất khó khăn do những lo ngại từ phía các nhà lãnh đạo Việt Nam về việc ký kết hiệp định thương mại tự do với một quốc gia có vị thế đặc biệt là quốc gia đứng đầu thế giới tư bản sẽ làm đảo lộn tập quán kinh tế của Việt Nam theo một hướng đi mà Việt Nam chưa bao giờ trải qua, hơn nữa sức mạnh nền kinh tế Hoa Kỳ có thể “đè bẹp” nền kinh tế trong nước, vì thế hiệp định này sẽ gây những tác động tiêu cực lớn đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một lần nữa, tiếp theo

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Page 149: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

AFTA, hội nhập với một nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mang lại thành quả cho Việt Nam khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định và xuất khẩu đi Hoa Kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau khi ký kết. Nếu năm 2000, năm ký kết BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới chỉ đạt con số hơn 700 triệu USD, sau 5 năm, năm 2005 con số này đã lên tới gần 6 tỷ USD, và đến năm 2014 đã đạt gần 29 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn xuất siêu sang Hoa Kỳ và đây là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam với con số xuất siêu hơn 20 tỷ USD năm 2014.

Hình 3. Xuất khẩu của Việt Nam đi Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2013 (tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

b. Thúc đẩy đầu tư FDI

Đầu tư FDI vào Việt Nam bắt đầu từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Là một thị trường mới nổi với nhiều tài nguyên thiên nhiên, chi phí nhân công rẻ, và dân số tương đối lớn, Việt Nam trong 30 năm qua đã thu hút được nhiều đầu tư FDI. Năm 1991 con số đầu tư FDI thực hiện mới đạt hơn 400 triệu USD, thì năm 1995 đã tăng hơn 5 lần, đạt 2,7 tỷ USD, và giai đoạn từ 2008 đến nay con số này khá ổn định hơn 10 tỷ USD.

Hình 4. Đầu tư FDI vào Việt Nam, 1991-2014 (tỷ USD)

0

5

10

15

20

25

30

35

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơbộ 2014

Page 150: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn lại lịch sử thu hút FDI, có thể chia thành hai làn sóng đầu tư vào Việt Nam: làn sóng thứ nhất giai đoạn 1991-1997, làn sóng thứ hai giai đoạn sau khi gia nhập WTO năm 2007. Nếu như với làn sóng FDI đầu tiên, Việt Nam đã thu hút được các tên tuổi đầu tư lớn trên thế giới như BP, Shell, Total trong ngành dầu khí, Daewoo, Toyota, Ford, Honda trong lĩnh vực ô tô, xe máy, Sony trong lĩnh vực điện tử, Phú Mỹ Hưng trong lĩnh vực bất động sản thì trong những năm sau gia nhập WTO đã xuất hiện ngày càng nhiều các dự án lớn, một số có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD như dự án sản xuất chipset của Intel tại Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh, dự án sản xuất điện thoại di động của Nokia tại Khu CN VSIP Bắc Ninh, dự án sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, dự án sản xuất thép của Formosa tại Hà Tĩnh, dự án Hồ Tràm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, v.v.

c. Đóng góp của khu vực FDI

Khu vực FDI có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang cần nhiều nguồn lực để tiến hành quá trình CNH, HĐH đất nước. Điều này thể hiện trong tỷ trọng của FDI trong một loạt các chỉ tiêu quan trọng. Trước hết là vai trò quan trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội. Nếu như tính trung bình giai đoạn 2001-2005, khu vực FDI mới chỉ chiếm 16,0% vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2006-2010 con số này đã tăng lên tới 24,7% và 3 năm gần đây có giảm nhẹ xuống 21,9%. Trong bối cảnh vốn ODA sẽ có xu hướng giảm do Việt Nam đã gia nhập vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thì vai trò của FDI lại càng trở nên quan trọng.

Trung bình giai đoạn 2001-2005, đóng góp của FDI trong GDP mới chỉ đạt 14,6%, nhưng giai đoạn tiếp theo 2006-2010 mức đóng góp này đã tăng lên con số 18,1% và hai năm 2011-2012 mức đóng góp trung bình là 18,5%.

Bảng 2. Vai trò quan trọng của FDI đối với nền kinh tế, 2001 - 2013

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơbộ

2014

Tổng vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện

Page 151: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Trung bình

2001-2005

Trung bình

2006-2010

Trung bình

2011-2013

Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội 16,0 24,7 21,9

Tỷ trọng FDI trong GDP 14,6 18,1 18,5

Tỷ trọng FDI trong XK 50,9 55,6 62,6

Tỷ trọng FDI trong NK 33,8 37,5 51,7

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngòai

Các doanh nghiệp FDI ngày càng có xu hướng xuất khẩu khi đóng góp của FDI trong tổng xuất khẩu tăng lên theo thời gian, từ 50,9% trung bình giai đoạn 2001-2005 lên 55,6% giai đoạn 2006-2010 và đạt 62,6% giai đoạn 3 năm gần đây. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang chọn Việt Nam như một địa bàn sản xuất hàng xuất khẩu sang các thị trường khu vực và ngoài khu vực nhằm tận dụng những lợi ích tiếp cận thị trường mà Việt Nam có được nhờ gia nhập WTO. Tuy nhiên, có thể thấy các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu đầu vào sản xuất do khu vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang còn kém phát triển. Điều này cũng cho thấy giá trị gia tăng của các dự án FDI đang ngày càng có xu hướng thu hẹp.

Nộp ngân sách của khu vực FDI có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 2001, nộp ngân sách của FDI mới chỉ dừng ở 373 triệu USD, thì đến năm 2005 con số này đã vượt ngưỡng 1tỷ USD, năm 2010 tăng lên đến 3 tỷ USD và năm 2013 đạt con số 5 tỷ USD, đóng góp khoảng 13% tổng ngân sách quốc gia năm 2013.

Khu vực FDI cũng góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nếu năm 2001, số việc làm do khu vực này tạo ra mới chỉ gần nửa triệu việc làm, đến năm 2005 đã tạo ra hơn 1 triệu việc làm, đến năm 2011 con số này đã tăng lên gấp đôi, đạt 2 triệu việc làm và năm 2013 số việc làm được tạo ra là 2,2 triệu.

Page 152: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hình 5. Nộp ngân sách và việc làm của khu vực FDI

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngòai

d. Cải cách thể chế

Bên cạnh những tác động tích cực về mặt “lượng” như thương mại và đầu tư, hội nhập quốc tế đã có những tác động rất quan trọng về mặt “chất”, đó là những cam kết quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý cao như hiệp định BTA Việt Nam – Hoa kỳ và cam kết gia nhập WTO đã tạo nên sức ép rất lớn đối với các nhà lập chính sách của Việt Nam phải thay đổi hệ thống pháp lý trong nước nhằm tương thích với tập quán kinh doanh quốc tế, tương thích với những nguyên tắc của kinh tế thị trường.

Bước cải cách thể chế quan trọng đầu tiên là dưới sức ép của BTA Việt Nam – Hoa kỳ. Theo ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán, hiệp định này lần đầu tiên “kích hoạt” vào cách tư duy thiết kế hệ thống pháp lý của Việt Nam những nguyên tắc nền tảng của WTO là Minh bạch, Không phân biệt đối xử.

Hộp 1. BTA Việt Nam – Hoa Kỳ được thiết kế trên những nguyên tắc của WTO.

Sau mấy vòng gặp gỡ cả ở Hà Nội, cả ở Washington D.C tìm hiểu luật lệ, cơ chế, chính sách của

các bên, sáng ngày 12/4/1997 đầu giờ vòng đàm phán thứ 4 tại phòng khách Bộ thương mại, 31 phố Tràng

Tiền Hà Nội, ông Jozeph Damond, Trưởng đoàn đàm phán Mỹ trao cho ông Nguyễn Đình Lương bản dự

thảo Hiệp định BTA gồm 4 phần: Thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, quan hệ đầu tư, thương mại dịch

vụ… và báo cho đoàn Việt Nam biết rằng: Dự thảo được thiết kế trên những nguyên tắc của WTO.

Thứ nhất: bản dự thảo thiết kế trên những nguyên tắc WTO, mà ở thời điểm đó, ở Việt Nam chỉ

0

1,000

2,000

3,000

4,000

5,000

6,000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2,00

820

0920

1020

1120

1220

13

0

500

1,000

1,500

2,000

2,500

Nộp ngân sách (triệu USD) Lao động cuối kỳ (1000 người)

Page 153: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

mới nghe chứ chưa biết nội dung của nó là gì. Ngay cả những nội dung của GATT (Hiệp định chung về

Thuế quan và Thương mại) ở Việt Nam cũng chưa được chuyển tải trên phương tiện thông tin vì đó là luật

chơi của "phe tư bản", xa lạ với luật chơi XHCN.

Thứ 2: Trong dự thảo, Mỹ đưa ra quy chế Đối xử quốc gia (National Treatment), Đối xử bình

đẳng giữa hàng hóa trong nước và ngoài nước, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa doanh

nghiệp trong nước và ngoài nước. Trong từ điển tiếng Việt ở Việt Nam chưa có từ này. Nó trái với quan

điểm, đường lối, chính sách và luật lệ kinh tế XHCN ở Việt Nam.

Thứ 3: Mỹ yêu cầu gỡ bỏ hết mọi rào cản thương mại theo quy định của WTO, thực thi một nền

thương mại tự do. Điều này vi phạm nguyên tắc quyền độc lập tự chủ của Việt Nam.

Thứ 4: Mỹ đòi Việt Nam giảm thuế xuất nhập khẩu. Đây cũng là điều khó, vì ở Mỹ thuế XNK chỉ

chiếm chưa đầy 2% nguồn thu ngân sách, ngoài ra còn có thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập

doanh nghiệp, thuế tài sản… Trong khi đó, ở Việt Nam, cũng như ở các nước XHCN trước đó, thuế XNK

là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách, chiếm gần 20% ngân sách, ngoài thuế XNK lúc đó Việt Nam chưa có

thuế nào khác. Nếu cắt giảm thuế XNK thì ngân sách khó khăn.

Thứ 5: trong chương Thương mại dịch vụ: là chương mới được thiết kế vào trong WTO, trước

đây trong GATT chưa có.

Trong lúc trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đã có luật lệ hoàn

chỉnh để điều tiết, thì ở Việt Nam lúc đó các dịch vụ như ngân hàng, vận tải… vẫn được coi như chỉ là

khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, chưa có bất kỳ một luật nào điều tiết hoạt động dịch vụ. Mỹ quan tâm

và yêu cầu Việt Nam mở cửa cả những ngành dịch vụ nhạy cảm mà lúc đó Việt Nam coi là lĩnh vực liên

quan an ninh quốc gia, là vùng cấm như tài chính, viễn thông…

Thứ 6: trong chương quan hệ đầu tư: Nội dung mà Mỹ đưa ra đàm phán là dựa vào Hiệp định

đầu tư mẫu (Model Investment Treaty) mà Mỹ đã ký trong NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ)

và với các nước phát triển khác.

Những nội dung này hoàn toàn khác với các Hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với

hàng chục nước trong đó có cả những nước phát triển. Đặc biệt có những quy định mới và chặt chẽ như:

Khái niệm về đầu tư, về nhà đầu tư, quy định về vấn đề trưng dụng, quốc hữu hóa, đền bù, sử dụng trọng

tài quốc tế để giải quyết tranh chấp…

Chung quy lại, những nguyên tắc mà Mỹ muốn cài đặt vào BTA để làm hành lang pháp lý vận

hành quan hệ kinh tế thương mại Mỹ - Việt Nam là:

Nguyên tắc bình đẳng: Bình đẳng không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng

nhập khẩu; Bình đẳng không phân biệt giữ đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa nhà đầu tư trong

nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Page 154: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguyên tắc kinh tế mở: Các doanh nghiệp tự do kinh doanh XNK mọi hàng hóa mà luật không

cấm. Các nhà đầu tư được xuất khẩu những hàng hóa do mình sản xuất ra và nhập khẩu những hàng hóa

phục vụ cho sản xuất; Mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào, thực thi một chính sách đầu tư minh bạch, bảo

vệ lợi ích nhà đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thực thi một cơ chế đầu tư thông thoáng phù hợp với

thông lệ quốc tế.

Nguyên tắc luật pháp: Phải công khai, minh bạch, thống nhất đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực thi,

dân và các doanh nghiệp phải được tham gia góp ý trong quá trình xây dựng luật.

Nguồn: Nguyễn Đình Lương, 2015 (http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/248084/toi-thuc-su-

choang-truoc-du-thao--sac-mui-my-.html)

Cuộc đàm phán BTA diễn ra trầy trật, kéo dài, do những khó khăn từ hai phía. Chấp nhận những cam kết như thế này nghĩa là Việt Nam phải phá vỡ gần như toàn bộ khung pháp lý hiện hành. Nhưng cuối cùng, trên cơ sở nhận diện được xu thế phát triển của thời đại, những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới, cùng với nhu cầu bình thường hóa đầy đủ quan hệ với Mỹ và trên cơ sở xã hội cũng đã nhận ra được rằng, hệ thống pháp lý Việt Nam thời điểm đó đang cản trở sự phát triển, đang làm bế tắc mọi ý tưởng đổi mới, không thể vận hành được nền kinh tế thị trường, chúng ta đã đi đến kết luận: Muốn hội nhập, muốn phát triển phải cải tạo hệ thống luật pháp. Hai bên từng bước tìm hiểu luật lệ của nhau, tìm cách tiến gần nhau và cuối cùng BTA được hoàn tất ký kết và có hiệu lực từ tháng 12/2001 (Nguyễn Đình Lương, 2015) .

Sau khi BTA được ký kết, Chính phủ Việt Nam giao Bộ Tư pháp chủ trì, đã tiến hành tổng rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật, đối chiếu với các cam kết trong BTA, đề xuất và trình Quốc hội, chương trình xây dựng luật, Quốc hội Việt Nam đã xem xét và ban hành Nghị quyết "NQ48/2001-QH10 về sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo lộ trình của Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ". Theo đó nhiệm kỳ Quốc hội khóa 2001 - 2005 của Việt Nam phải xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi 137 dự án luật, pháp lệnh và Nghị quyết, trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, KHKT, quốc phòng an ninh, hình sự, dân sự, hành chính…

Tiếp theo BTA, quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam cũng tạo ra những sức ép rất lớn đối với các nhà làm luật của Việt Nam phải tiếp tục điều chỉnh, thay đổi hệ thống pháp lý của mình nhằm tương thích với luật chơi chung của thương mại toàn cầu. Cho đến trước thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đã phải hoàn tất việc sửa và xây dựng 25 Luật và Pháp lệnh so với cam kết 26 Luật và Pháp lệnh phải sửa và xây dựng để gia nhập WTO. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản nào không phù hợp sẽ bị loại bỏ. Chẳng hạn, trong năm 2007, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam đã tiến hành rà soát pháp luật

Page 155: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

với 2 giai đoạn.30Giai đoạn 1 từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007 đã rà soát 568 văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương. Trong đó, số lượng văn bản cần sửa đổi, bổ sung là 46 văn bản, 9 văn bản đề nghị huỷ bỏ, số lượng văn bản đề nghị ban hành mới là 47 văn bản. Kết quả rà soát ở giai đoạn 2 cho thấy tổng số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đến hết năm 2007 ở Trung ương liên quan trực tiếp đến cam kết của Việt Nam trong WTO là 432 văn bản (49 Luật, 5 Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH, 18 Pháp lệnh, 125 Nghị định...). Bên cạnh đó, việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành cũng là một phần quan trọng trong công tác rà soát pháp luật. Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, quá trình rà soát pháp luật tại nhiều địa phương trong năm 2007, Bộ này đã đề nghị cần sửa đổi bổ sung 70 văn bản, huỷ bỏ 24 văn bản và ban hành mới 34 văn bản. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nhìn tổng thể, pháp luật Việt Nam cơ bản thống nhất với các cam kết của Việt Nam trong WTO.

Như vậy, đánh giá chung, với việc ký kết BTA Việt Nam – Hoa Kỳ và gia nhập WTO, hệ thống pháp lý của Việt Nam đã được hòan thiện đáng kể theo hướng minh bạch hóa, gia tăng cạnh tranh và hạn chế độc quyền (các luật và pháp lệnh liên quan đến các ngành dịch vụ; luật cạnh tranh, luật đấu thầu); tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử (luật Đầu tư chung, luật Doanh nghiệp thống nhất), bảo hộ nhà đầu tư, chống vi phạm bản quyền (luật Sở hữu trí tuệ, v.v); giảm và gỡ bỏ các hàng rào đối với hàng hóa và nhà đầu tư nước ngoài. Về ngắn hạn, sự chuyển đổi thể chế pháp lý này tạo ra sức ép lớn lên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngân sách nhà nước, tuy nhiên về dài hạn, hàng lang pháp lý hướng mạnh hơn theo những nguyên tắc kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp.

3. Những cơ hội bị bỏ lỡ trong Hội nhập

Nhìn lại lịch sử hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm qua, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta vẫn thấy có những cơ hội bị bỏ lỡ mà nếu chúng ta biết nỗ lực tận dụng thì hiệu quả hội nhập sẽ được tốt hơn nhiều.

a. Cơ hội đẩy nhanh tiến trình hội nhập

Có lẽ điều đáng tiếc nhất là chúng ta không thể ký hiệp định BTA Việt Nam – Hoa Kỳ sớm hơn do những ngập ngừng, lo ngại trước việc hội nhập với một “cựu thù”, một nền kinh tế lớn nhất thế giới tư bản đang chi phối luật chơi kinh tế thế giới, và vì thế không thể mở đường kết thúc sớm hơn việc gia nhập WTO, buộc phải kéo dài thời điểm này sau Trung Quốc 5 năm.

Theo ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán BTA, bắt đầu từ năm 1995, sau 4 năm đàm phán, tháng 7/1999, đoàn đàm phán của Việt Nam và Mỹ đã thống nhất được quan điểm và dự kiến BTA có thể ký kết ngay tại New Zealand tháng 9/1999, nhân dịp Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng đến phút

30http://www.vnjurist.com/home/Hau-gia-nhap-WTO-Ra-soat-phap-luat-noi-dia-de-phu-hop-voi-cam-ket-trong-WTO.451.html

Page 156: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

cuối kế hoạch này không thành, trở thành nỗi tiếc nuối với cả hai bên. Nếu chúng ta ký được BTA sớm hơn như kế hoạch ban đầu thì có thể đẩy nhanh tiến trình đàm phán WTO vì Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất trong đàm phán song phương. Tuy nhiên, vì sự chậm chễ trong ký BTA nên Trung Quốc đã chớp cơ hội kết thúc nhanh đàm phán gia nhập WTO và đã được kết nạp vào WTO ngay trong năm 2001. Đàm phán gia nhập WTO sau một nước lớn như Trung quốc đã khiến chúng ta vất vả hơn rất nhiều vì những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn, thách thức hơn từ phía các đối tác song phương. Kết quả là đến cuối năm 2006, chậm hơn Trung quốc 5 năm, Việt nam mới được gia nhập WTO.

Trong kinh doanh quốc tế, thời điểm có vai trò cực kỳ quan trọng, vì thế việc gia nhập WTO sau Trung quốc tới 5 năm đã đánh mất nhiều cơ hội đối với Việt Nam trong việc thu hút nhiều nguồn đầu tư chiến lược của thế giới, cũng như chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu thế giới các mặt hàng cả hai nước đều có thế mạnh (dệt may, da giày, v.v.).

b. Cơ hội thực thi cam kết hội nhập tốt hơn

Nếu Việt Nam quyết liệt đẩy mạnh cải cách trong nước để nâng cao năng lực hội nhập, hay nói cách khác là năng lực thực thi cam kết hội nhập tốt hơn thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi hơn từ hội nhập, cũng như không chịu những bất ổn vĩ mô kéo dài như nhập siêu, thâm hụt ngân sách, lạm phát cao.

Có thể nói, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam mới chỉ làm tốt khía cạnh “tuân thủ” trong hội nhập, còn chưa thành công trong chiến lược “ứng phó”. Khía cạnh “tuân thủ” phản ánh việc Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết gia nhập về rỡ bỏ thuế quan, trợ cấp xuất khẩu, các hàng rào đầu tư đối với các ngành dịch vụ, thực thi nghiêm túc các cam kết sở hữu trí tuệ, v.v. Đây là những việc Việt Nam buộc phải làm, buộc phải tuân thủ nếu không muốn bị WTO “trừng phạt”. Còn chiến lược “ứng phó” thể hiện sự chủ động trong việc đẩy mạnh cải cách thể chế trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đủ sức để đương đầu với thách thức do hội nhập tạo ra, đồng thời tận dụng được những cơ hội do hội nhập mang lại.

Có một số điểm quan trọng cho thấy Việt Nam chưa làm tốt trong chiến lược “ứng phó”:

Thực thi cam kết BTA Việt Nam – Hoa Kỳ

Nếu như Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội trên “sân khách” khi các doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhờ ưu đãi hơn về mức thuế, thì trên “sân nhà” các doanh nghiệp lại không làm được như vậy. Đoàn đàm phán của chúng ta rất nỗ lực trong việc trì hoãn việc mở cửa ngành dịch vụ bán lẻ là một ngành chúng ta coi là rất nhạy cảm (trong tạo việc làm) và đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ đến năm 2009 (sau 9 năm) mới mở cửa dịch vụ này. Gia nhập WTO, chúng ta cũng bảo lưu cam kết này. Tuy nhiên, trong 9 năm đó, cả về phía Chính phủ, cả về phía doanh nghiệp đều chưa có những nỗ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, đối phó với các tập đoàn bán lẻ hùng mạnh trên thế giới. Kết quả là các hãng bán lẻ nước ngoài đang dễ dàng xâm nhập ngày

Page 157: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

càng mạnh vào thị trường trong nước với các tên tuổi lớn như Big C, Metro, Lotte, Parkson, Aeon, v.v., chiếm lĩnh các vị trí “đắc địa” nhất tại các thành phố lớn.

Thực thi cam kết gia nhập WTO

Nhận thức tầm quan trọng của việc gia nhập WTO, đầu năm 2007 với Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP Chính phủ đã rất nhanh chóng ban hành Chương trình hành động của Chính phủ (CTHĐ) về những nhiệm vụ cấp thiết giúp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững khi trở thành thành viên WTO. Tiếp theo, các Bộ, ngành đã cụ thể hoá Chương trình hành động của Chính phủ bằng các Chương trình hành động của từng Bộ, ngành. Chương trình hành động của Chính phủ gồm 12 nhóm nhiệm vụ, trong đó nổi bật là sự kết hợp giữa một bên là các nhiệm vụ phản ánh cách tiếp cận “Tuân thủ cam kết” và một bên là các nhiệm vụ với mục tiêu tạo dựng chiến lược ứng phó với việc thực thi cam kết hay cách tiếp cận “Phát triển”:

(1) Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về WTO;

(2) Điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật;

(3) Cải cách hành chính;

(4) Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp;

(5) Hoàn thiện đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường;

(6) Nâng cao hiệu quả đầu tư;

(7) Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo;

(8) Phát triển nông nghiệp;

(9) Đảm bảo an sinh xã hội;

(10) Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

(11) Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc và

(12) Củng cố an ninh quốc phòng.

Nhìn lại quá trình thực thi những năm qua, có thể thấy những nhiệm vụ liên quan đến việc thực thi, tuân thủ các cam kết WTO như nâng cao nhận thức về WTO, ban hành các văn bản pháp lý giảm thuế, rỡ bỏ các quy định pháp lý không tương thích với WTO, sửa đổi và điều chỉnh các văn bản pháp lý cho phù hợp hơn với WTO, chúng ta thực hiện khá tốt và WTO đánh giá cao Việt Nam ở điểm này. Tuy nhiên, những nhiệm vụ liên quan đến chiến lược “ứng phó” như cải cách doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển nguồn nhân lực còn rất nhiều bất cập, chưa có nhiều đột phá.

Thứ nhất, nền kinh tế đã không tận dụng hết cơ hội của hội nhập, thậm chí biến cơ hội thành thách thức.

Page 158: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Năng lực “ứng phó” với các cơ hội do gia nhập WTO còn thấp mà phản ánh cụ thể là trường hợp năm 2007 và đã gây nên vấn đề lạm phát vào năm 2007 và 2008 (xem Hộp 2).

Trước khi gia nhập WTO, mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã nhận định khá rõ những cơ hội và thách thức khi trở thành thành viên chính thức của WTO, và có đưa ra các chiến lược ứng phó. Tuy nhiên, các chiến lược chủ yếu được đưa ra để ứng phó với các thách thức và rất ít khi các nhà hoạch định chính sách nghĩ đến những chiến lược “ứng phó" với các cơ hội. Và khi cơ hội đến, các nhà lập chính sách và cả nền kinh tế không biết hấp thụ thế nào và không biết ứng phó thế nào cho hiệu quả.

Hộp 2. Vào WTO: Biến cơ hội thành thách thức!

Khi nền kinh tế nước ta gia nhập WTO, các nhà đầu tư đặt rất nhiều kỳ vọng vào những thay đổi theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế. Do đó, vào năm 2007, dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào rất mạnh, vào khoảng 9 tỷ USD. Lượng ngoại tệ lớn này gây sức ép làm tăng giá trị đồng VND và gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu. Vì thế, đặt trong bối cảnh thâm hụt cán cân thương mại nước ta diễn ra kéo dài, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện mua lại lượng lớn USD và bán ra cùng với đó một lượng lớn VND (nếu tính theo tỷ giá vào thời điểm đó là khoảng 17.000 đồng đổi một đô la Mỹ thì số tiền nội tệ tung ra là rất lớn). Nhưng vì không thực hiện biện pháp trung hoà hoá một cách triệt để, nghĩa là thực hiện bán giấy tờ có giá để mua lại lượng lớn VND (trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng), một lượng lớn VND đi vào nền kinh tế và gây ra lạm phát năm 2007 và 2008.

Thứ hai, những bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, thâm hụt ngân sách, nợ xấu kéo dài suốt giai đoạn 2008-2013 do những điểm yếu mang tính cấu trúc của nền kinh tế (đầu tư công lãng phí, doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả do vốn dễ) đã làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đi xuống. Trong những năm qua, hàng năm trên dưới 50 ngàn doanh nghiệp phải dừng, giải thể và phá sản do những bất ổn vĩ mô gây ra. Trong khi đó, hàng rào của chúng ta đối với hàng hóa nước ngoài lại bỏ ngỏ, vì thế hiện nay trong các cửa hàng tiện ích tràn ngập hàng hóa của các nước như Hàn quốc, Nhật Bản, Thái Lan là những mặt hàng Việt Nam đang dần mất lợi thế cạnh tranh.

Thứ ba, không giải quyết được thách thức nhập siêu do công nghiệp phụ trợ trong một thời gian dài trước khi gia nhập WTO còn thiếu và yếu. Vì thế, mở cửa nền kinh tế tạo điều kiện cho xuất khẩu nhưng đồng thời cũng làm cho nhập khẩu gia tăng. (Xuất khẩu càng nhiều thì nhập khẩu càng lớn vì công nghệ phụ trợ vắng bóng nên các nhà sản xuất trong nền kinh tế nước ta phải nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.)

Sau khi gia nhập WTO, thâm hụt cán cân thương mại của nền kinh tế nước ta tăng mạnh có một phần nguyên do là công nghiệp phụ trợ yếu kém. Công nghiệp phụ trợ yếu không chỉ làm cho xuất khẩu của nước ta dựa vào nhập khẩu mà nền kinh tế nước ta còn

Page 159: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

không thu hút được nhiều các công ty FDI, vì các công ty FDI đổ vào nền kinh tế do nhiều nguyên nhân, trong đó có một lý do là họ muốn có được nguồn cung cấp đầu vào gần nơi sản xuất và công nhân chất lượng. Tuy nhiên, cả hai điều này chúng ta đều chưa đáp ứng được.

Thứ tư, nền kinh tế nước ta có tận dụng được cơ hội, nhưng không nhiều (gia tăng xuất khẩu, thu hút FDI, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài), chủ yếu xuất phát từ điều kiện bên ngoài thuận lợi do gia nhập WTO, không phải từ cải cách bên trong. Thực trạng này nguy hiểm ở chỗ, nó làm cho nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào bên ngoài và khi nền kinh tế thế giới thịnh vượng, nền kinh tế nước ta cũng theo đó mà phát triển, nhưng khi nền kinh tế thế giới suy thoái, nền kinh tế nước ta sẽ chịu hậu quả rất nặng nề.

Trước những bất ổn vĩ mô nghiêm trọng, Chính phủ đã quyết định tái cấu trúc nền kinh tế theo 3 hướng: tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp mà trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước, tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công, và tái cấu trúc thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại. Quyết tâm này cho thấy Chính phủ đang muốn củng cố nền kinh tế vững chắc hơn, hiệu quả hơn, mang tính cạnh tranh cao hơn để hội nhập thành công hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những nỗ lực chính sách theo hướng này đến nay vẫn chưa đáng kể.

4. Tiến trình hội nhập mới và yêu cầu cho cải cách thể chế

Việt Nam bước vào một giai đoạn hội nhập mới với các hiệp định FTA “thế hệ mới” như TPP và Hiệp định EVFTA Việt Nam – EU. Khác với WTO và các hiệp định FTA trước đây, hai hiệp định này sẽ đặt ra những yêu cầu khắt khe cho Việt Nam về cải cách thể chế liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công, sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao tính công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa khu vực tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Quy tắc xuất xứ trong TPP và EVFTA là một cơ hội cho Việt Nam thay đổi cơ cấu công nghiệp về “chất” khi thu hút các doanh nghiệp FDI vào công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để có thể thu hút được các ngành CNHT, Việt Nam phải thay đổi về chất đối với nguồn nhân lực và hệ thống ưu đãi đối với các ngành này, đang là những điểm nghẽn hạn chế sự phát triển CNHT.

Những thách thức đối với doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước là rất lớn khi hiện tại các mặt hàng của các nước Hàn quốc, Nhật bản, Thái lan đang tràn ngập trên các siêu thị và mức độ cắt giảm hàng rào thuế quan của Việt Nam ngày càng sâu hơn nữa theo các cam kết của AEC, TPP, EVFTA và nhiều hiệp định FTA song phương. Các ngành dịch vụ của Việt Nam cũng đang chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn khi càng nhiều các hãng dịch vụ từ các nước phát triển hàng đầu như Hoa Kỳ, EU, Nhật bản đổ bộ theo sau các hiệp định FTA sắp ký.

Page 160: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Những áp lực khắc nghiệt từ giai đoạn hội nhập mới đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận những cơ hội cải cách đã bỏ lỡ trong giai đoạn 30 năm hội nhập vừa qua để quyết liệt cải cách thể chế, nâng cao năng lực hội nhập với mục tiêu tận dụng tối đa những cơ hội và đối mặt được với những thách thức từ hội nhập.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Chiến Thắng (2013), Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong

bối cảnh mới. NXB Khoa học xã hội.

2. Nguyễn Quang Thuấn (2014), 5 năm gia nhập WTO. NXB Khoa học xã hội.

3. Tổng cục Thống kê (website)

Page 161: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nhìn lại luồng vốn FDI vào Việt Nam sau gần 30 năm Đổi mới:

Kết quả, vấn đề và định hướng chính sách

TS. Lê Xuân Sang

Th.S. Vũ Hoàng Dương

Đặt vấn đề

Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách định hướng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong gần 3 thập niên qua, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu trong thu hút FDI, với vai trò của nguồn vốn này ngày càng tăng trong đóng góp tăng trưởng kinh tế (GDP), vốn đầu tư, thu ngân sách nhà nước và tạo việc làm.

Tuy vậy, những kết quả thu được là chưa tương xứng với những ưu đãi lớn mà các doanh nghiệp được hưởng và cam kết thực hiện cũng như xã hội kỳ vọng, trong khi đó, tình trạng gây ô nhiễm môi trường, nguy hại an ninh năng lượng, quốc gia trở nên bộc lộ rõ hơn. Những vấn đề này dặt ra yêu cầu cần đổi mới, điều chỉnh chính sách thu hút FDI Việt Nam trong bối cảnh mới – tự do hóa thương mại đầu tư.

So sánh với các kết quả, vấn đề trong thu hút FDI với bản thân Việt Nam theo thời gian và với các nước khác trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan) là cách tiếp cận xuyên suốt trong bài viết này. Ngoài Lời mở đầu, Tài liệu tham khảo, Bài viết gồm 3 phần chính. Phần đầu đánh giá các kết quả thu hút FDI vào Việt Nam trong 3 thập niên qua trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực. Phần tiếp theo phân tích các bất cập, vấn đề trong vai trò, tác động của FDI lên nền kinh tế Việt Nam. Phần cuối phân tích một số định hướng chính trong đổi mới, điều chỉnh FDI vào Việt Nam nhằm tăng tác động tích cực và giảm nhẹ các tác động tiêu cực trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng hơn.

Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Nghiên cứu viên Phòng Kinh tế Phát triển

Page 162: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

5. Đánh giá kết quả đạt được (1987-2015)

c. Kết quả thu hút FDI

Kể từ khi bắt đầu Công cuộc Đổi mới kinh tế, mở cửa đầu tư trực tiếp nước ngoài là lĩnh vực cải cách sớm nhất, mạnh bạo nhất của Việt Namvà đã đạt được kết quả tương đối ấn tượng. Qua gần 3 thập niên cải cách, tổng lượng vốn đăng ký (cộng dồn) đến cuối 2014 đã đạt 290.613,3 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt 124.192,9tỷ, đạt 42,73 % (xem Hình 1).

Hình 1: Số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện FDI tại Việt Nam, 1988-2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Theo đối tác đầu tư, cho đến cuối năm 2014, đã có 101 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Trong đó dẫn đầu là Nhật Bản, Xingapo và Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt từ 32 đến 37 tỷ USD. Đáng lưu ý Trung Quốc đã lọt vào trong top 10 các quốc gia đầu tư vào Việt nam, với tổng vốn đăng ký gần 8 tỷ USD.

Mặc dù số lượng FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh vừa qua nhưng nếu so với một số quốc gia trong khu vực thì vẫn tồn tại những khoảng cách khác nhau. Việt Nam khó có thể so sánh được với Trung Quốc trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với dòng vốn FDI vào Trung Quốc luôn cao hơn Việt nam gấp nhiều lần kể từ sau năm 1991. So với Thái Lan, dòng vốn FDI ròng vào cũng hầu như luôn cao hơn Việt Nam trong giai đoạn 1998 đến 2007, sau đó dòng vốn FDI vào Thái Lan có xu hướng giảm đến năm 2011 trước khi tăng trở lại vào các năm tiếp theo (Hình 2).

0200400600800100012001400160018002000

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

80,000

Tổng vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Số dự án

Page 163: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hình 2: Dòng FDI (ròng) vào Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan (triệu USD)

Nguồn: Số liệu của UNCTAD.

Tuy vậy, nếu so sánh theo Tỷ lệ Lượng vốn FDI bình quân đầu người, mức chênh lệch được thu hẹp rất đáng kể giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khi khoảng cách giữa Việt Nam và Thái Lan lại gia tăng rất mạnh trong nhiều năm (Hình 3).

Hình 3: Gía trị FDI bình quân đầu người (USD) vào Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan, 1986-2014, USD/Người

Nguồn: Số liệu của UNCTAD

Ngoài các yếu tố ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong thời gian dài, và những lợi thế địa - kinh tế, địa - chính trị, kết quả thu hút luồng vốn FDI vào Việt Nam có thể xem xét theo 4 động lực cơ bản, mang tính “kinh điển”, bao gồm: (1) Tăng hiệu quả hoạt động; (2) Tìm kiếm thị trường; (3) Tìm kiếm tài nguyên

-

20 000.0

40 000.0

60 000.0

80 000.0

100 000.0

120 000.0

140 000.0

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Thailand Viet Nam China

0

50

100

150

200

250

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Viet Nam Thailand China

Page 164: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

thiên nhiên; và (4) Tìm kiếm tài sản chiến lược. Dưới đây đánh giá khái lược các động lực này nhìn từ số liệu thống kê.

Cho đến thời điểm hiện tại, trong 4 động lực kể trên, FDI vào thị trường Việt Nam mục đích lớn nhất là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chủ yếu là dựa trên nhân công giá rẻ và các ưu đãi về thuế (xem sau). Việc hầu hết (khoảng 2/3) sản phẩm của doanh nghiệp FDI được xuất khẩu cho thấy động lực tìm kiếm thị trường nội địa không phải là quan trọng nhất (ngoại trừ thị trường bất động sản và các loại dịch vụ). Thực vậy, tính đến cuối năm 2013, lĩnh vực thu hút được lượng vốn FDI nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số dự án lên tới 8,620 dự án và số lượng vốn đăng ký khoảng 112 tỷ USD (chiếm hơn 50% tổng lượng vốn đăng ký). Tình trạng này tại Việt Nam tương đối giống với Trung Quốc những năm 2000, khi phần lớn vốn FDI tập trung vào khu vực chế biến chế tạo (chiếm 55%). Tương tự là tình hình thu hút vốn FDI tại Thái Lan. Phần lớn vốn FDI cũng tập trung trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Tuy nhiên, đang có xu hướng dịch chuyển: từ năm 2006 đến 2014, tỷ trọng vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã giảm từ khoảng 50% xuống còn khoảng 42%. Tương ứng với đó là sự tăng lên trong tỷ trọng của ngành tài chính, bảo hiểm từ 22% lên 26% trong cùng giai đoạn.

Để tăng hiệu quả hoạt động, các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam có xu hướng lựa chọn những ngành thâm dụng lao động và chủ yếu là gia công để tận dụng lao động giá rẻ. Bằng chứng là mặc dù tỷ trọng lao động của khu vực FDI trong tổng lao động không cao nhưng tỷ trọng lao động trong những ngành như dệt, may, điện tử hay chế biến thủy sản lại tương đối cao so với các khu vực khác. Trong năm 2012, tỷ trọng lao động trên 15 tuổi đang làm việc tại khu vực FDI chỉ chiếm 3,3% (so với 10,4% của khu vực nhà nước và 86,3% của khu vực ngoài nhà nước). Tuy nhiên, theo số liệu từ bộ điều tra doanh nghiệp hàng năm, tỷ trọng lao động của khu vực FDI trong những ngành thâm dụng lao động như dệt, may, sản xuất da hay điện tử là rất lớn và có xu hướng tăng dần trong hơn 10 năm gần đây tương ứng với sự sụt giảm tỷ trọng lao động của khu vực nhà nước. Đến năm 2013, tỷ trọng lao động của FDI trong ngành dệt, may, sản xuất da và điện tử lần lượt là 42,98%; 56,30%; 77,74% và 95,60% (Bảng 1).

Bảng 1: Tỷ trọng lao động trong doanh nghiệp FDI trong một số ngành tại Việt Nam (%), 2001, 2008, 2013.

Ngành 2001 2008 2013

Dệt 21.13 35.68 42.98

May 43.66 53.75 56.30

Da 62.46 70.83 77.75

Điện tử 82.67 87.70 95.60 Nguồn: Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Động cơ tìm kiếm thị trường Việt Nam (là nước đông dân thứ 13 thế giới và đông người trẻ có nhu cầu tiêu dùng cao) cũng quan trọng của FDI. Xét về vốn đầu tư, đứng

Page 165: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

thứ hai là khu vực bất động sản với lượng vốn đăng ký khoảng 48 tỷ USD. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống và lĩnh vực xây dựng với số vốn đăng ký tương ứng là hơn 10 tỷ USD và 9 tỷ USD.

Xét về mục đích tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, lưu ý là tỷ trọng FDI trong những ngành ngành khai khoáng là tương đối nhỏ so với tổng lượng vốn thu hút. Năm 2008 là năm mà tỷ trọng FDI vào ngành khai khoáng lớn nhất, chiếm hơn 10% tổng giá trị vốn FDI. Còn lại, đa phần tỷ trọng FDI trong ngành khai khoáng chỉ chiếm dưới 2% và đang có xu hướng giảm dần. Tính lũy kế đến năm 2013, tỷ trọng FDI trong ngành khai khoáng chiếm hơn 3% tổng giá trị các dự án FDI. Đây không phải là một con số lớn so với tổng dự án. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia như Trung Quốc và Thái Lan thì tỷ trọng FDI vào ngành khai khoáng của Việt Nam cao hơn. Cụ thể, tỷ trọng FDI trung bình trong ngành khai khoáng của Trung Quốc trong giai đoạn trước 2000 đạt khoảng 0,7% và mức cao nhất cũng chỉ là 1,1% năm 1997 (theo Niên giám Thống kê Trung Quốc). Con số này của Thái Lan có cao hơn Trung Quốc nhưng trung bình trong giai đoạn 2006 đến 2014 là khoảng 2% (Thống kê của Ngân hàng Thái Lan 2015). Như vậy, có thể thấy, mặc dù tỷ trọng dự án khai thác tài nguyên tại Việt Nam là tương đối nhỏ và đang có xu hướng giảm dần nhưng tỷ trọng này vẫn lớn hơn so với Thái Lan vào thời điểm hiện tại và Trung Quốc cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên, nói chung, với số lượng các dự án vào khai khoáng khá nhỏ, mục tiêu khai thác tài nguyên của FDI tại Việt Nam không thực sự rõ ràng. Điều này cũng được ủng hộ bởi nghiên cứu của Trung tâm Phân tích dự báo (CAF) năm 2010, theo đó, mục tiêu tiếp cận với nguồn lực tự nhiên không phải là động lực chính của FDI khi vào Việt Nam. Thay vào đố, động cơ của khu vực này là nâng cao hiệu quả thông qua giảm chi phí sản xuất bằng cách tận dụng lao động giá rẻ. Dẫu vậy, động cơ khai thác tài nguyên lại khá rõ ràng đối với các FDI từ Trung Quốc.

Hình 4: Tỷ trọng FDI trong ngành khai khoáng so với tổng số FDI tại Việt Nam, 2000-2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tìm kiếm tài sản chiến lược thông qua sáp nhập, mua lại và hợp nhất (M & A) là động lực ngày càng lớn, nhất là khi Việt Nam sa vào suy giảm kinh tế, thực hiện chủ

0

2

4

6

8

10

12

2000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ trọng khai khoáng

Page 166: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành và đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nhất là cổ phần hóa. Thực vậy, nếu như trước những năm trước 2003, số thương vụ và giá trị M&A không đáng kể thì từ năm 2003, tình hình đã bắt đầu thay đổi, nhất là từ năm 2006, với mức giá trị kỷ lục là vào năm 2011 (hơn 6,3 tỷ USD, Hình 5).

Hình 5: Kết quả M & A, 2003-2014

Nguồn: Tổng kết của các tác giả từ Vietnam M&A Research Report 2015 | Issue 5 | 13 February 2015.

Lưu ý là các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản lớn nhất tại Việt Nam thông qua M &A gần đây bao gồm Thái Lan (nhất là trong năm 2014), Nhật Bản (nhất là 2013) và Trung Quốc (2011).

d. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Nguồn vốn FDI đã có những đóng góp đáng kể, ngày càng tăng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Đóng góp cụ thể nhất là đóng góp cho vốn đầu tư toàn xã hội cũng như đóng góp cho GDP. Nguồn vốn FDI là một phần đóng góp quan trọng cho tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, đáng lưu ý là đóng góp về vốn của khu vực FDI đang có xu hướng nhỏ dần kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2008. Năm 2008, đóng về vốn của khu vực FDI là 30,9%. Tỷ trọng này đến năm 2014 giảm xuống còn 21,7%. Lưu ý là cũng từ năm này vai trò của vốn đầu tư nhà nước gần như không đổi trong khi vốn ngoài quốc doanh tăng dần. Điều này thể hiện một số nhận định cho rằng vốn FDI đã chèn lấn vốn tư nhân trong nước không thực sự thuyết phục (xem thêm phần dưới).

118 3461

299

17191117 1140

1750

6319

5142

3504

4663

41 23 22 38

108166

295

345

267

173196

265

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

0

50

100

150

200

250

300

350

400

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Giá

trị (

triệ

u đô

)

Số g

iao

dịch

Giá trị giao dịch Số giao dịch M&A

Page 167: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hình 6: Đóng góp FDI cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đóng góp của FDI tới tổng đầu tư vốn vốn cố định của Việt Nam là đáng kể nếu so với tỷ trọng này của một số quốc gia khác trong khu vực. Đặt trong sự so sánh với Trung Quốc và Thái Lan, đóng góp của FDI tới nguồn vốn của Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc và chỉ thấp hơn Thái Lan trong giai đoạn 2000-2006.

Hình 7: Tỷ trọng vốn FDI trong Tổng đầu tư cố định tại Việt Nam, Thái Lan,

Trung Quốc (%)

Nguồn: World Investment Report 2014.

Đáng lưu ý là vốn FDI thực hiện nhìn chung có xu hướng tăng và là nguồn vốn bên ngoài vào Việt Nam lớn nhất trong hầu hết các năm so với các luồng kiều hối và ODA giải ngân trong giai đoạn 1991-2013 (Hình 7).

30.4 26 28 20.8 17.3 18 17.6 17.4 16 14.2 14.9 16.2 24.3 30.9 25.6 25.8 24.5 21.6 21.9 21.7

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước FDI

- 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

FDI/ gross fixed capital formation

Viet Nam Thailand China

Page 168: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hình 8: Gía trị FDI thực hiện, kiều hối và ODA thực hiện vào Việt Nam, 1991-

2013, triệu USD

Nguồn: Trích lược từ Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (2014).

Đóng góp của khu vực FDI trong GDP Việt Nam cũng có xu hướng tăng trong thời gian qua. Nếu như vào năm 1995, khu vực FDI chỉ đóng góp 6,30% cho GDP thì đến năm 2014, con số này đã là 17,89%. Phần đóng góp tăng lên của khu vực FDI tương ứng với sự sụt giảm trong đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước tỏ ra tương đối ổn định về đóng góp trong GDP kể từ năm 1995 (Hình 8).

Hình 9: Đóng góp của FDI cho GDP tại Việt Nam, 1995-2014 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

02000400060008000

100001200014000

Inbound remittance Implemented FDI Disbursed ODA

6.30 7.39 9.07 10.0312.2413.2713.7613.7614.4715.1315.1616.0716.9617.4317.3115.1515.6616.0417.3617.89

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Page 169: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

cách đ

vực F2000,năm 2khu vnày nh

tạo vốvực n2003 sách cnhững

HìnhTỷ trọn

Ghi ctại Tr

Nguồ

vậy, tỷ2013,khoản

với Vcũng khẩu c

So với Truđây 10 năm

Một đóngFDI ở Việt N thu từ doa2013, con svực FDI là khận được (x

Sẽ càng thốn của FDI ày là tốt hơđến 2010 lucủa Việt Ng năm 1995

h 10: Đóngng FDI trong G

chú: HTM:rung Quốc

n: Whalley

Vai trò củỷ trọng đón lớn hơn n

ng 45% tron

Tuy nhiênViệt Nam (H

tương tự vcủa đất nướ

ung Quốc, m (Hình 9).

g góp khác cNam đã có anh nghiệp ố này đã làkhông tươnxem phần s

hất vọng hơcho Trung

ơn nhiều (Huôn ở mức am thời điể

5-1996.

g góp của FGDP Trung Q

: Hong Koc.

y và Xin (2

ủa FDI là rng góp của Fnhiều so vớng giai đoạn

n, cần lưu ýHình 10). Vvà ngày cànớc.

vai trò của

của khu vựcsự cải thiệcó vốn đầu

à gần 14%. ng xứng vớau).

ơn nếu so sQuốc khôn

Hình 9). Thuhơn 20% tểm hiện tại

FDI tại TrQuốc

ng, Macao

2006).

rất lớn đối vFDI cũng tăới đóng gópn 1996 – 20

ý rằng, trị gVai trò của kng tăng, hiệ

FDI trong

c FDI đó là ện rõ rệt vều tư nước nTuy đã có sới kỳ vọng c

sánh với đóng bằng Việuế thu được tổng thu nh chỉ tương

rung QuốcĐóng g

o và Đài L

với hoạt độăng đều từ 3p của FDI c000.

giá xuất khẩkhu vực FDện chiếm k

GDP của V

à đóng góp vđóng góp

ngoài chỉ chsự cải thiệncũng như n

óng góp từ Fệt Nam như từ khu vực

hập từ thuế.đương với

c góp thuế của F

oan; FFE

ộng xuất nh30% năm 1cho xuất kh

ẩu của TrunDI trong hokhoảng 2/3

Việt Nam lớ

vào ngân sácho tổng thhiếm có 5,2n nhưng rõ những ưu đ

FDI cho Trưng đóng gc FDI của T Đóng góp

i trường hợ

FDI Trung Q

: doanh ng

hập khẩu tạ1995 lên tớihẩu của Tr

ng Quốc lớoạt động nh

tổng giá tr

ớn hơn nhiề

ách nhà nướhu ngân sác22% tổng tràng đóng đãi lớn mà k

rung Quốc. óp từ thuế

Trung Quốccủa FDI đ

ợp của Trun

uốc

ghiệp nước

ại Việt Nami gần 70% vrung Quốc,

ớn hơn rất nhập khẩu Virị kim ngạc

ều, kể cả

ước. Khu ch. Năm thu, đến góp của khu vực

Vai trò của khu

c từ năm ến ngân

ng Quốc

c ngoài

m. Thực vào năm

chỉ đạt

nhiều so iệt Nam ch nhập

Page 170: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

HìnhTỷ trọ

là cáccầu cũmàn h

Bảngchâu

Màn

Mạch

Chip

Tụ đi

Cảm

Vỏ, pđiện cpin)

Bộ phcame

Rắp r

Nguồ

Compre

Triệ

u U

SD

h 11: Đóngọng XKcủa

Ng

Cuối cùngc MNC, vị tũng dược nhình phẳng

g 2: Bản đồÁ

Công đoạ

hình LCD

h tích hợp

IC

iện

m ứng điện

phụ kiện, và lcơ-điện tử (m

hận trung giara)

ráp hoàn chỉn

n: Lê Xuân

31 Lê Xuân S

ehensive Econo

0

50000

100000

150000

200000

1995

1997

Tổn

g góp FDI FDI tại Việ

Nguồn: Tổng

g, song khôthế của Việâng cao, nhvà máy in.

ồ sản xuất

ạn sản xuất

linh kiện microphone,

an (module

nh sản phẩm

n Sang (20

Sang (2014), Báomic Partnersh

1999

2001

2003

2005

2007

ng xuất khẩu

cho xuất kệt Nam

g cục Thống

ng kém phầt Nam tron

hất là trong

t linh phụ

Nhật Bản

Nhật BảnMalaixia,

Thái LanNam, Tru

Trung QPhillipin,

Trung QPhilippin

Trung Qu

Trung Qu

Trung Qu

014)31 trích

áo cáo chuyên hip on Vietnam

0

2

4

6

8

2007

2009

2011

2013

% FDI

khẩu tại VTỷ

g kê Việt N

ần quan trọnng chuỗi giá

sản xuất cá

kiện và lắ

ơi sản xuất c

n, Hàn Quốc,

n, Trung QViệt Nam, Ấ

n, Malaixiaung Quốc, N

Quốc, Hàn Indonexia v

Quốc, Hàn và Việt Nam

uốc, Ấn Độ,

uốc, Ấn Độ,

uốc, Ấn Độ,

h xuất, cải

đề cho Dự án m’s Economy”,

0

0

40

60

0

%

Việt Nam vtrọng XK c

Nam và NiêN

ng là nhờ cá trị, mạng lác mặt hàng

ắp ráp thà

chính

, Trung Quố

Quốc, Hàn Ấn Độ

a, Philippin,Nhật Bản

Quốc, Nhậvà Xingapo.

Quốc, Nhậm

Hàn Quốc, N

Hàn Quốc, N

Hàn Quốc, N

i chỉnh từ

MUTRAP “A CIEM, Ha No

và Trung của FDI tại

N giám Thố

có các doanhlưới sản xug điện tử nh

ành phẩm

ốc và Xingap

Quốc, Thá

, Inđônêxia

ật Bản, Thá

ật Bản, Thá

Nhật Bản và

Nhật Bản và

Nhật Bản và

Wood và T

Assessing the Imoi, 2014.

Quốc Trung Quố

ống kê Trun

h nghiệp FDuất khu vực hư smartpho

smartpho

po

ái Lan, Xi

, Xinggapo

ái Lan, Ma

ái Lan, Ma

à Malaixia

à Malaixia

à Malaixia

Tetlow (20

mpacts of the R

ốc

ng Quốc

DI, nhất và toàn

one, TV

one tại

ingapo,

o, Việt

alaixia,

alaixia,

13).

Regional

Page 171: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tuy vậy, xét về trình độ công nghệ và mức độ giá trị gia tăng, mức độ tham gia của Việt Nam là thấp đối với các công đoạn R&D, sản xuất các linh kiện/bộ phận có giá trị trung bình và cao; và trung bình đối với sản xuất các bộ phận có giá trị thấp và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.

Mức độ, vị thế tham gia mạng lưới sản xuất của Việt Nam trong sản xuất TV màn hình phẳng là cao hơn một chút so với trường hợp smartphone (5/10 công đoạn, trong đó có lắp ráp thành phẩm), song mức độ công nghệ và giá trị gia tăng là cao hơn. Chi tiết về vai trò của Việt Nam trong mạng lưới sản xuất hàng TV màn hình phẳng, máy in xem Lê Xuân Sang (2014).

Đánh giá chung, trong gần ba thập niên qua, FDI những đóng góp trực tiếp về lượng ngày càng tăng cho nền kinh tế Việt Nam thông qua GDP, xuất, nhập khẩu và đóng góp cho ngân sách, Những đóng góp về lượng này của FDI cho Việt Nam là lớn hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực là Trung Quốc và Thái Lan. Nguyên nhân Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI chủ yếu là các nhân tố chi phí nhân công thấp, môi trường kinh doanh, đầu tư hấp dẫn (mức ưu đãi cao, trong khi chế tài xử phạt vi phạm thấp), thị trường tiêu thụ tương đối hấp dẫn (có đông đảo dân số trẻ có thiên hướng tiêu dùng cao) và chiến lược đa dạng hóa rủi ro của các doanh nghiệp FDI/MNC (nhằm giảm phụ thuộc Trung Quốc (chiến lược Trung Quốc +), do thiên tai (động đất tại Nhật Bản, lụt tại Thái Lan 2011) và bất ổn chính trị (Thái Lan). Trong chừng mực nhất định, FDI vào Việt Nam cũng có tác động định tính tích cực đối với nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp, công nghệ như tạo ra hiệu ứng học hỏi (learning by doing), biểu diễn (demonstration effect), và tác động tràn (spill-over effect).

Tuy nhiên, những đóng góp cho chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam vẫn còn không ít hạn chế và bất cập, được thể hiện trong các phần dưới đây.

6. Một số bất cập, hạn chế của khu vực FDI và chính sách FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

Một là, mức đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho việc nâng cao năng lực công nghiệp, công nghệ Việt Nam vẫn chưa đạt được như mức cam kết (nhất là về tỷ lệ nội địa hóa) và kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Thực vậy, nhiều doanh nghiệp FDI, nhất là các MNC (ví dụ Toyota của Nhật Bản) được hưởng ưu đãi lớn hơn nhiều các doanh nghiệp trong nước, song đóng góp cho phát triển một số ngành công nghiệp trong nước còn rất hạn chế, nhất là đối với công nghiệp ô tô; trong khi đó, một số doanh nghiệp tiếp tục xin ưu đãi, bảo hộ tiếp (Samsung, Toyota). Đến nay, ngành công nghiệp ô tô cá nhân (4 bánh) có thể nói là thất bại khi sau hơn 20 năm phát triển song tỷ lệ nội địa hóa vẫn khá thấp (ước khoảng trên dưới 20%?). Xe máy (Honda) được coi là khá thành công khi đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 70%. Tuy vậy, nếu tính mức cung ứng bởi doanh nghiệp trong nước thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 50%.

Page 172: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Sự thất bại của ngành công nghiệp ô tô cá nhân Việt Nam chủ yếu do 2 yếu tố chính yếu sau: (1) quy mô sản xuất nhỏ nên không đủ lợi thế về quy mô (mỗi năm trung bình chỉ khoảng 150 nghìn xe cho thị trường trong nước); và (2) năng lực tiếp thu/đổi mới công nghệ doanh nghiệp trong nước rất hạn chế. Điều này có thể thấy thông qua kinh nghiệm thành công và thất bại của Trung Quốc (thành công do có đủ yếu tố 1 (cho thị trường rộng lớn trong nước) và 2); của Thái Lan (thành công do yếu tố 1 trong nước không đủ song nhờ chuyên môn hóa xe pickup sang thị trường Hoa Kỳ nên đã thành công (xuất khẩu mỗi năm 2-3 triệu xe); “may mắn” được Nhật Bản đặt vào trọng tâm chiến lược cho cả vùng Đông Nam Á; và yếu tố 2 được đáp ứng tương đối tốt); và Phillipin (thất bại do cả 2 yếu tố); và của Thacô Việt Nam (sản xuất thị trường ngạch; yếu tố 1 đáp ứng tương đối tốt, yếu tố 2 tương đối thành công).

Lược đồ 1: Nền công nghiệp lưỡng nguyên của Việt Nam

Nguồn: Lê Xuân Sang và cộng sự (2007) (hoán chỉnh, bổ sung từ Ohno (2004)).

Nguyên nhân gây nên sự yếu kém của nhiều ngành công nghiệp trong những thập niên qua do nhiều nhân tố như (i) những yếu kém về năng lực (xuất phát điểm) sản xuất công nghiệp), công nghệ, và quản lý-quản trị của các doanh nghiệp trong nước; và (2) những yếu kém, bất cập của chính sách phát triển công nghiệp (trong đó có chính sách bảo hộ), liên kết công nghiệp, liên kết doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong nước và FDI. Những điều này dẫn tới tình trạng lưỡng nguyên (hai nền kinh tế, hay hai nền công nghiệp gần như riêng biệt, chỉ có kết nối yếu ớt) giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước (Lược đồ 1).

Mối liên kết (xuôi, ngược, theo chiều ngang và chiều dọc) giữa khối doanh nghiệp FDI và trong nước yếu kém có phần do cả công nghiệp hỗ trợ lẫn các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu kém, không đáp ứng nhu cầu của các DNFDI, nhất là MNC. Chẳng hạn, theo một số thống kê, ước chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp trong nước đáp ứng đủ

Xuất khẩu thành phẩm (gia công, lắp ráp)

Nhập khẩu nguyên phụ liệu, bán thành

hẩ

MẠNG LƯỚI

SẢN XUẤT

KHU VỰC

&

TOÀN CẦU

+Khu vực thay thế nhập khẩu

(được bảo hộ cao, cạnh tranh kém)

+ DN trong nước (phần lớn)

+ Khu vực định hướng xuất khẩu

(ít được bảo hộ, dựa trên nhân công rẻ)

+ Các DN FDI

KHU VỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHU VỰC CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Kết nối

Kết nối yếu

Page 173: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

điều kiện cung ứng sản xuất gián tiếp cho cả Samsung32 và Intel (sản phẩm gián tiếp, giá trị gia tăng thấp).

Một hệ quả của yếu kém của doanh nghiệp trong nước và tính thiếu hiệu quả của chính sách (xem phần sau) là kết quả chuyển giao công nghệ từ các dự án FDI vào doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế, chưa đạt kỳ vọng về tác động từ thu hút FDI. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có thể nói rằng tác động tràn/lan tỏa về công nghệ từ các doanh nghiệp FDI là có (chẳng hạn, xem Nguyễn Thị Tuệ Anh 2005, Lê Thanh Thủy 2007, Lê Quốc Hội 2008, Nguyễn Phi Lan 2008, Phạm Xuân Kiên 2008) nhưng không thực sự nổi bật33. Tính chung, từ năm 1993 đến nay, trong tổng số 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ được phê duyệt hoặc đăng ký tại Việt Nam, có 605 hợp đồng là từ khu vực FDI (chiếm 63,6%), được coi là không nhiều.34 Một nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phần lớn tập trung ở các khu vực thâm dụng lao động, chủ yếu mang tính gia công và ít có khả năng tạo ra những tác động lan tỏa về mặt công nghệ. Lưu ý là trong hợp tác với các doanh nghiệp FDI, việc kiểm soát thực thi cam kết của Việt Nam là tương đối yếu. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam cam kết thực hiện tỷ lệ nội địa hóa nhất định, nhưng khi doanh nghiệp không thực hiện được cam kết này thì cũng không có chế tài xử phạt hữu hiệu từ phía Việt Nam do nguyên nhân sâu xa là năng lực của các doanh nghiệp trong nước không thể đáp ứng được các yêu cầu của đối tác nước ngoài. Hệ quả là doanh nghiệp FDI phải tìm đến những đối tác quen thuộc để đảm bảo quá trình sản xuất chứ không thể hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa.

Đáng lưu ý là Samsung là một trong những trường hợp doanh nghiệp đầu tiên hiếm hoi đã tài trợ hơn 800 triệu đồng xây dựng phòng thí nghiệm điện tử, công nghệ thông tin, tiếp sau khi Intel dự kiến xây dựng phòng thí nghiệm an ninh. Việc các doanh nghiệp FDI

32 Samsung Việt Nam cho biết, trong số 80 doanh nghiệp vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ

doanh nghiệp Việt Nam cung cấp cho Samsung chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, phần hưởng giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế. Phía công ty Samsung và Chính phủ đã thống kê và kết quả là khoảng 36%. Tỷ lệ nội địa hóa này không chỉ đơn thuần là của các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn bao gồm tất cả những doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

33 Đa phần các nghiên cứu đều cho rằng các liên kết với FDI chỉ xuất hiện theo chiều dọc chứ ít xuất hiện theo chiều ngang tại Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng tương đối hạn chế các sản phẩm đầu vào được chế biến chế tạo bởi các doanh nghiệp trong nước (khoảng 27% tổng giá trị đầu vào) (UNIDO, 2011). Hay ở một khía cạnh khác, tỷ lệ doanh nghiệp nội địa được chuyển giao công nghệ từ các nhà cung cấp chỉ chiếm 4,39% trong tổng số hơn 7500 doanh nghiệp được khảo sát (CIEM, DoE, GSO, 2012). Liên kết theo chiều dọc có hai chiều đó là liên kết xuôi và liên kết ngược. Tại Việt Nam, các liên kết xuôi thường xảy ra trong mối quan hệ giữa các các doanh nghiệp FDI lớn và có 100% vốn nước ngoài. Hình thức liên kết xuôi này đa phần được quy định trong trong các hợp đồng dài hạn. Bên cạnh đó, thực tế cũng ghi nhận có những tác động lan tỏa ngoài dự kiến và không được quy định cụ thể trong hợp đồng. Đây là tác động lan tỏa tích cực được kì vọng nhưng lại chỉ xảy ra với tần suất nhỏ. Hình thức liên kết ngược có nhiều khả năng xảy ra giữa các doanh nghiệp liên doanh. Mặc dù vậy, NCEIF cho biết có ít doanh nghiệp (dưới 10%) tham gia vào hợp đồng quy định rõ ràng việc chuyển giao công nghệ từ khách hàng cho doanh nghiệp. Đáng lưu ý, chỉ có khoảng 9% doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có tham gia các hợp đồng dài hạn (dài hơn 01 năm).

34Tạp chí Cộng sản điện tử [http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=23993&print=true]

Page 174: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

chuyển giao một cách hạn chế các công nghệ mới/tương đối mới là “hợp lý” từ góc nhìn quyền lợi kinh tế của họ, do đó, rất khó có thể ép buộc. Điều này cũng đã từng xảy ra tương đối phổ biến đối với các doanh nghiệp ASEAN 4 trước đây (Nihal Amerasinghe, Justin Modesto 2013).35 Tuy vậy, khác nhiều so với các nứơc trong khu vực, trong đó có Việt Nam, nhiều quan chức địa phương Trung Quốc, tuy có tư lợi và tham nhũng, song đã làm khá thành công trong việc ép các doanh nghiệp FDI chuyển giao nhiều công nghệ, đặc biệt, “kịp” xây dựng và chuyển giao các dự án/phòng thí nghiệm công nghệ cho các doanh nghiệp và chính quyền sở tại.

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp doanh nghiệp FDI trong nước khó kết nối với các các doanh nghiệp FDI còn do năng lực bản thân yếu kém (năng lực hấp thu công nghệ36, chất lượng nhân lực yếu kém (Bảng 3), năng lực đáp ứng các yêu cầu chất lượng về giao hàng, quản trị công ty) và thiếu thông cần thiết liên quan.

Bảng 3: Xếp hạng chất lượng nguồn nhân lực (124 nước được xếp hạng)

Việt Nam Xingapo Thái Lan Indonesia PhilipinThứ hạng chung 70 3 44 53 66Giáo dục 73 3 79 61 65 Lực lượng lao động và việc làm 57 2 27 32 38 Môi trường làm việc thuận lợi 73 5 48 58 78 Năng lực sang tạo 75 18 76 23 44 Mức độ tiếp thu công nghệ 116 12 47 43 37 Bài báo khoa học và kĩ thuật (tính trên 1000 dân)

95 10 63 116 103

Nhân lực qua đào tạo 84 6 44 23 24 Dịch vụ đào tạo 109 12 59 44 47

Nguồn: Human Capital Report (World Economic Forum)

Hai là, khung pháp lý và chính sách về mở cửa FDI và hội nhập kinh tế quốc tế tuy ngày càng được cải cách, mở cửa song quá trình này được thực hiện quá nhanh, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực thể chế, với việc ưu đãi,’ chiều chuộng’ một số doanh nghiệp FDI quá mức trong khi các đóng góp của khu vực này chi nền kinh tế chưa tương xứng, thậm chí để lại nhiều hậu quả cho Việt Nam. Khung pháp lý về FDI đã hình thành sớm nhất (1987) và được coi là khá tiến bộ thời bấy giờ. Từ đó đến nay, khung pháp lý và chính sách đã dần được đổi mới, cải cách theo hướng thu hẹp các rào cản về tiếp cận thị trường, các hạn chế về sở hữu, loại hình doanh nghiệp, sử dụng và sở hữu đất đai, tăng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại thuế/phí liên quan khác (xem

35 Nihal Amerasinghe, Justin Modesto (2013), Foreign Direct Investment in Asia: Lessons of Experience”, AIM Working Paper 12 ― 003.

36 Về công nghệ, theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI, chỉ số về đổi mới công nghệ của Việt Nam xếp thứ 87 trên thế giới, thua rất xa so với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc (thứ 32), Indonesia (31). Đặc biệt, trong khi các quốc gia này có chiều hướng tiến bộ thì Việt Nam lại cho thấy xu hướng đi điểm đổi mới công nghệ giảm từ 3,3 xuống còn 3,1 (trên 7).

Page 175: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

thêm quá trình cải cách trong Phụ lục 1). Ngoài ra, các cam kết trong WTO và các FTAs cũng giúp mở cửa thị trường, giảm thuế quan, thuận lợi hóa đầu tư và môi trường kinh doanh. Lưu ý là những cải cách về mở cửa thị tài chính, dịch vụ, logistics cũng như mức độ bao phủ được coi là mạnh bạo hơn, nhanh hơn (so với thời điểm gia nhập các tổ chức và trình độ phát triển) so với cả Thái Lan và Trung Quốc. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến FDI vào Việt Nam khá mạnh và ổn định trong thời gian dài bất chấp những bất ổn trên thị trường trong nước và suy thoái, khủng hoảng tài chính trên thé giới trong nhiều giai đoạn.

Tuy vậy, luồng vốn FDI chảy mạnh vào Việt Nam còn do chính những yếu kém trong khung pháp lý thu hút và chế tài đối với hoạt động của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Những lỗ hổng pháp lý dã thu hút một lượng vốn đáng kể đầu tư không mong muốn mà bản thân các nước trong khu vực hạn chế như gây ô nhiễm môi trường, đe dọa an ninh năng lượng và an ninh – chủ quyền quốc gia, chuyển giá và trốn thuế, lách thuế.

Đáng lưu ý là từ trước đến nay, Việt Nam vẫn kiên trì ‘trải thảm đỏ” để thu hút FDI mà chưa có những điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động (đóng góp), thu hút FDI và xử lý các sai phạm của các doanh nghiệp khu vực này. Trong khi đó, Trung Quốc sau thời gian đầu ưu đãi lớn FDI đã có những bước điều chỉnh chính sách theo hướng thu hẹp diện ưu đãi và lĩnh vực ưu đãi. Thái Lan cũng có những bước điều chỉnh tương tự về giảm mức ưu đãi về thuế vào các khu công nghiệp (xem thêm Nihal Amerasinghe, Justin Modesto 2013). Lưu ý là những động thái thắt chặt/hạn chế FDI vào lĩnh vực bất động sản, nhất là năm 2009 có tác động rõ làm tăng FDI vào bất động sản ở Việt Nam. Tuy vậy, đáng khích lệ là gần đây Việt Nam đã có dấu hiệu giảm “chiều chuộng’ FDI (rõ nhất là từ chối ưu đãi thêm cho Samsung và Famosa), đồng thời, tăng cường đấu tranh chống chuyển giá và gian lận thương mại của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, đình hoãn, xử lý các dự án nhạy cảm về địa chính trị, an ninh và quốc phòng (tại Thừa Thiên – Huế). Tuy vậy, việc xem xét lại và diều chỉnh chính sách FDI cần xem xét có hệ thống và có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn.

7. Một số định hướng chính sách

Như đã nêu, thu hút FDI bằng nhiều biện pháp ưu đãi trong thời gian dài đã được chính phủ Việt Nam tích cực thực hiện. Đây là một nguyên nhân giúp Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn đáng kể. Tuy vậy, FDI vào Việt Nam cũng có phần quan trọng do các lợi thế về nhân công giá rẻ, các chiến lược và các động cơ đầu tư của các doanh nghiệp FDI và những nhân tố địa kinh tế, địa chính trị khác. Như vậy, dường như vẫn còn những ngộ nhận về ‘công lao’ duy nhất của chính sách thu hút FDI trong thời gian qua, do đó, coi nhẹ sự cần thiết phải đổi mới điều chỉnh chính sách thu hút, ưu đãi khu vực này một khi lợi ích từ việc ưu đãi còn ‘mù mờ’, trong khi hệ lụy tiêu cực ngày càng rõ hơn. Tuy vậy, cần xác định rõ một động cơ kinh tế, kinh tế chính trị lớn trong thời gian dài chi phối việc thu hút, thậm chí bằng mọi giá luồng vốn nay đó là chủ nghĩa thành tích (nhất là đối với địa phương về các thành tích công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu và thu hút FDI) và lợi ích trước mắt (tạo thu ngân sách, việc làm cho địa phương và có thể là trục lợi cá nhân, tham nhũng của các quan chức địa phương), nhất là khi nền kinh tế rất thiếu vốn dài hạn, giá rẻ và các nhà quản lý, hoạch định chính sách kỳ vọng quá mức về

Page 176: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

các tác động tích cực từ luồng vốn này. Do vậy, bệnh “nghiện’ thu hút FDI bằng mọi giá khó có thể ‘chữa trị’ trong ngắn hạn.

Trong thời gian tới, việc điều chỉnh, đổi mới chính sách thu hút FDI cần được thực hiện theo hướng giảm các tác động tiêu cực và tăng các lợi ích tiềm tàng đối với nền kinh tế, các địa phương và các doanh nghiệp trong nước. Việc đánh giá thành tích của Đảng bộ, chính quyền và các lãnh đạo địa phương cần có cách tiếp cận cần đa chiều hơn, nghĩa là xét cả khía cạnh tăng trưởng GDP, kết quả thu hút FDI, tạo thu ngân sách, chuyển giao công nghệ và việc làm cho lao động địa phương, tính cả hậu quả gây ô nhiễm và an ninh/hiệu quả năng lượng và an ninh quốc gia. Với nhiều tiêu chí mang tính phát triển bền vững như vậy, động cơ của các địa phương sẽ không quá thiên lệch, giúp giảm nhẹ và ngăn chặn chủ nghĩa thành tích thái quá.

Kinh nghiệm ASEAN cho thấy, việc cưỡng bức các DN FDI chuyển giao công nghệ mới, độc đáo là khó khả thi, nhất là khi vị thể mặc cả, sức hấp dẫn của Việt Nam không thể như Trung Quốc. Tuy vậy, cần nghiên cứu xây dựng các giải pháp, cơ chế khuyến khích các DN FDI chuyển giao công nghệ phù hợp, tinh vi nhất là tạo ra các dạng tác động tích cực từ các DN FDI vào nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là nhiệm vụ cần nghiên cứu chuyên sâu cho Việt Nam. Lưu ý là kinh nghiệm các nước ASEAN 4 trước đây cho thấy, xây dựng các chính sách mang tính trung tính, tạo áp lực cạnh tranh có vẻ có hiệu quả nhất trong chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ FDI vào các công ty con, qua đó có thể tác động vào nền kinh tế chủ nhà.

Để tăng tính liên kết kinh doanh, qua đó tạo ra các tác động tích cực, các doanh nghiệp trong nước cần nhiều việc phải làm, song quan trọng nhất là nâng cao năng lực của mình như nâng cao chất lượng nhân lực, quản trị. Để có thể thu hút vốn từ các DN FDI thông qua góp vốn không qua thị trường chứng khoán (private equity), các doanh nghiệp cần hạn chế mô hình quản trị gia đình trị, chuẩn hóa và minh bạch tài chính – kế toán hóa đến mức có thể. Ở đây, vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong tạo lập các mối liên kết kinh doanh và hạn chế các thất bại/khiếm khuyết của thị trường, nhất là vấn đề thông tin thị trường, các chủ thể tham gia, các thông tin về các doanh nghiệp (nhu cầu, năng lực), nhất là ngành công nghiệp hỗ trợ. Quan trọng và khó hơn, đó là tạo dựng các công cụ liên kết hiệu quả trong dài hạn là xây dựng chính sách liên kết ngành, ươm tạo doanh nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Điều này đòi hỏi quyết tâm chính trị, tầm nhìn và nhận thức đầy đủ, đúng đắn đối với lãnh đạo các cấp Việt Nam. Quan trọng không kém, đó là cần liên tục ươm dưỡng một môi trường khởi sự công nghệ hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển và đặc thù kinh doanh, văn hóa và xã hội Việt Nam. Đây là những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp trong nước có thể dần thu lợi ích cao nhất từ khu vực FDI, nâng cao năng lực trong nước.

Cần nghiên cứu chuyên sâu các cơ chế, chính sách phù hợp, đủ tinh vi để hạn chế các dự án FDI nguy hại đối với an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia, có thể gây phát thải, ô nhiễm ra môi trường. Chính sách chống chuyển giá cần tiếp tục được hoàn thiện, tính đến đầy đủ các yếu tố chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất, và chính sách và mức thuế ở các nước khu vực và toàn cầu./.

Page 177: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tài liệu tham khảo

1. CAF. 2010. Foreign Direct Investment in Vietnam determinants and impacts. National Political publishing house. Hanoi

2. CIEM, DoE và GSO. 2012. Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam, kết quả điều tra năm 2011.

3. Trung tâm phân tích và dự báo. 2010. Foreign direct investment in Vietnam, Determinants and impacst. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội

4. Le Quoc Hoi, (2008) Technology Spillovers from Foreign Direct Investment in Viet Nam: horizontal or Vertical Spillovers. Viet Nam Development Forum. Hanoi. Available at: http://www.vdf.org.vn/workingpapers/vdfwp085.pdf[[accessed October 07, 2015]

5. Le Thanh Thuy, (2007) Does Foreign Direct Investment Have an Impact on the Growth in Labor Productivity of Vietnamese Domestic Firms? Foreign Trade University. Hanoi. Available at: http://www.rieti.go.jp/jp/publications/dp/07e021.pdf [accessed October 07, 2015]

6. Lê Xuân Sang (2014), Báo cáo chuyên đề cho Dự án MUTRAP “Assessing the Impacts of the Regional Comprehensive Economic Partnership on Vietnam’s Economy”, CIEM, Ha Noi, 2014.

7. Lê Xuân Sang (2015), Các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp KH &CN khởi nghiệp và phát triển cơ sở ươm tạo CN và doanh nghiệp KH &CN và vốn đầu tư mạo hiểm, Đề án của Ban Kinh tế Trung ương Đảng

8. Nguyen H., G Duyster, J.Patterson, H.Sander. 2009. Foreign direct investment absorptive capacity Theory. Available at http://globelics2009dakar.merit.unu.edu/papers/1238510767_HN.pdf [accessed October 07, 2015]

9. Nguyen, Phi Lan, (2008) Productivity Spillovers from Foreign Direct Investment: Evidence from Vietnamese Firm Data. School of Commerce, University of South Australia. Available at: http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1101203 [accessed October 07, 2015]

10. Nguyen, Thi Tue Anh, Vu Xuan Nguyet Hong, Tran Toan Thang and Nguyen Manh Hai, (2005) The Impacts of Foreign Direct Investment on Economic Growth in Viet Nam. Hanoi: Science and Techniques Publishing House.

11. Nihal Amerasinghe, Justin Modesto (2013), Foreign Direct Investment in Asia: Lessons of Experience”, AIM Working Paper

12. Phạm Sĩ Thành. 2010. Về vai trò của vốn FDI – Nghiên cứu so sánh trường hợp của Việt Nam và Trung Quốc

13. Pham, Xuan Kien, (2008) The Impact of Foreign Direct Investment on the Labor Productivity in Host Countries: The Case of Viet Nam, Viet Nam Development

Page 178: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Forum, Hanoi, Viet Nam. Available at: http://www.vdf.org.vn/workingpapers/vdfwp0814.pdf [accessed October 07, 2015]

14. UNIDO. 2011. Báo cáo đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011, Tìm hiểu tác đọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp.

15. Viện Kinh tế Việt Nam. 2014. Báo cáo kinh tế năm 2014: Phục hồi kinh tế: vấn đề trọng tâm của kinh tế Việt Nam 2014

16. Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (2014), ‘An overview of remittances inflows in Vietnam’, Western Union, Ha Noi

17. Whalley J., Xian Xie. 2006. China’s FDI and non-FDI economies and the sustainability of future high Chinese growth. NBER working paper 12249

Page 179: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Phụ lục 1: Điều chỉnh, cải cách chính sách thu hút FDI trong thời gian qua)

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bị chi phối trực tiếp nhất bởi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra không thể không đề cập đến tác động của những bộ luật khác như Luật đất đai, Luật doanh nghiệp hay Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong thời gian qua, đã có nhiều nỗ lực để thay đổi thể chế pháp luật theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh và kích thích hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

e. Luật Đầu tư nước ngoài

Luật đầu tư nước ngoài xuất hiện lần đầu vào năm 1987. Cho đến nay Việt Nam đã thực hiện thay đổi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm 1990,1992, 1996, 2000. Cho đến năm 2005, Luật đầu tư đã thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài năm 2000, áp dụng chung cho các hoạt động đầu tư không phân biệt đầu tư nước ngoài và trong nước. Luật đầu tư năm 2005 đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư bằng bằng những quy định thông thoáng hơn về quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư. Cụ thể hơn, Luật đã giảm bớt những quy định mang màu sắc xin cho gây mất thời gian cũng như tiền bạc đối với các doanh nghiệp. Các lần sửa đổi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại những thay đổi đối với doanh nghiệp FDI như sau:

Về hình thức đầu tư: Nếu như Luật đầu tư năm 1987 chỉ cho phép ba hình thức đầu tư là liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đến năm 2005, Luật đã cho phép những hình thức khác như đầu tư góp vốn, mua cổ phần, sát nhập, mua lại doanh nghiệp. Nhìn chung những điều chỉnh về chính sách đã có những tác động nhất định đến hình thức đầu tư của doanh nghiệp FDI. Trước năm 1996, hầu hết các dự án FDI được thực hiện dưới hình thức liên doanh, trong đó đối tác của Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế giai đoạn này, Việt Nam cũng không đề cao tới việc thu hút doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà chủ yếu thúc đẩy hình thức liên doanh. Sau đó, điều chỉnh Luật đầu tư năm 1996 đã xóa bỏ những hạn chế đối với việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Từ đó, số lượng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài dần dần tăng lên. Tiếp đến là những điều chỉnh năm 2000 và đặc biệt là 2005 đã tạo ra sự bình đẳng hơn về chính sách giữa các hình thức đầu tư. Và từ năm 2000, số lượng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã chiếm ưu thế. Một mặt, việc các doanh nghiệp FDI chọn hình thức 100% đã thể hiện sự tin tưởng hơn của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường pháp luật của Việt Nam và những ưu đãi mà họ nhận được. Tuy nhiên, ở một mặt khác, hình thức 100% vốn nước ngoài chứa đựng nhiều nguy cơ. Quy trình này dường như là khép kín và không thể can thiệp vào, đó đó gây ra sự hạn chế trong quá trình chuyển giao công nghệ, kỹ năng, nâng cao năng lực lao động cũng như tiềm ẩn nguy cơ chuyển giá.

Về khía cạnh ngành đầu tư: theo Tuệ Anh (Tue Anh 2005), phân bổ FDI theo nghành không bị chịu tác động lớn của chính sách đầu tư. Tác giả chỉ ra rằng, FDI vẫn tập trung vào công nghiệp nặng, sử dụng nhiều vốn mặc dù mặc dù chính sách ưu đãi đầu tư

Page 180: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

theo Luật đầu tư 2005 rất chú trọng tới thu hút các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động và ưu tiên trong ngành nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm nghiệp, thủy sản vào Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi.

Về khía cạnh vùng, địa điểm đầu tư: sự thay đổi đáng chú ý trong Luật đầu tư tác động tới doanh nghiệp FDI là những thay đổi liên quan đến vùng, địa điểm đầu tư. Cho đến trước năm 1995, chiến lược thu hút FDI không phân biệt khía cạnh vùng và các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung tại những đô thị hay những vùng phát triển. Sau năm 1996, Luật đầu tư nước ngoài đã chú trọng tới việc phân bổ đầu tư tới những vùng khó khăn hơn và phân bổ đều hơn doanh nghiệp FDI trên cả nước. Cùng với những điều chỉnh này, đã có những ưu đãi đặc biệt về thuê hay lợi tức hay những quy định cho phép doanh nghiệp FDI vào khu công nghiệp được hưởng những ưu đãi như các nhà đầu tư trong nước. Hay những thay đổi đáng chú khác như phân cấp cho phép các Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay Ban quản lý các KCN, KCX được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đặc biệt, Luật năm 2005 tiếp tục phân cấp mạnh hơn về địa phương trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đầu tư và đưa thêm danh mục ưu đãi đầu tư nhằm thu hút FDI và đầu tư trong nước.

Về chuyển giao công nghệ: một khía cạnh quan trọng khác được thể hiện trong Luật Đầu tư 1987 là vấn đề chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, việc áp dụng là tương đối chậm trễ khi đến năm 1990 mới có Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ đầu tiên tại Việt Nam. Sau hai lần điều chỉnh năm 1998 và 2005, Luật Đầu tư đã có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng theo đánh giá của Tuệ Anh (2005) thì tác động lan tỏa công nghệ là chưa đáng kể.

Về phân cấp quản lý FDI. Một trong những chủ trương được đánh giá là đúng đắn của Việt Nam là việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, xúc tiến đầu tư và thực hiện công tác dự báo, kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, khi được trao quyền, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng đã chú trọng nhiều hơn đến công tác quản lý hoạt động ĐTNN tại địa phương, từng bước đưa hoạt động quản lý FDI vào nề nếp. Nhiều địa phương đã xây dựng và ban hành Danh mục dự án kêu gọi ĐTNN; chủ động tổ chức vận động xúc tiến đầu tư; ban hành quy trình thẩm định cấp GCNĐT, xây dựng cơ chế “Một cửa liên thông“ quy định trách nhiệm, quyền hạn của các Sở, ban ngành tại địa phương trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động ĐTNN, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và kịp thời kiến nghị các cơ quan Trung ương giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của địa phương. Việc làm này đã góp phần giảm bớt thủ tục phiền hà cho nhà đầu tư, giảm chi phí cho việc đi lại làm các thủ tục đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch trong công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, cũng chính vì phân cấp cho địa phương nên trong thời gian qua, có nhiều địa phương tỏ ra khá dễ dãi trong việc cấp giấy chứng

Page 181: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

nhận đầu tư cho các doanh nghiệp FDI có công nghệ lạc hậu hay sử dụng nhiều tài nguyên.

Mặc dù đã có những sửa đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều điểm bất cập và chưa đồng bộ giữa các văn bản pháp quy. Cụ thể đó là vấn đề về định danh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thật sự rõ ràng. Khái niệm ban đầu về doanh nghiệp FDI năm 1996 là “bao gồm doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài và phần góp vốn của bên nước ngoài trong doanh nghiệp liên doanh không được thấp hơn 30% tổng số vốn”. (Điều 2, Luật đầu tư nước ngoài năm 1996). Trong khi đó, theo Luật Đầu tư 2005, được áp dụng từ ngày 1-7-2006 thì doanh nghiệp FDI bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do NĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. NĐTNN là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp được áp dụng điều kiện đầu tư trong nước khi các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên…Tuy nhiên, trong quy chế góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18-6-2009 của Thủ tướng Chính phủ giải thích, doanh nghiệp FDI bao gồm “tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%”. Ngoài ra, Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc NĐTNN mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam thì quy định “NĐTNN” là “tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại Việt Nam”. Không chỉ thế, Quy chế hoạt động của NĐTNN trên thị trường chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 121/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính lại xác định NĐTNN bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài và các chi nhánh của tổ chức này”. Còn theo Quyết định 55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của NĐTNN trên thị trường chứng khoán Việt Nam, NĐTNN bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%”. Các cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp FDI và NĐTNN đã dẫn đến việc áp dụng thủ tục đầu tư khác nhau trong việc thành lập mới doanh nghiệp của NĐTNN. Các cơ quan có thẩm quyền cũng gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng các quy định với những trường hợp thay đổi từ doanh nghiệp có vốn FDI thành doanh nghiệp trong nước và ngược lại. Ví dụ như hầu hết các phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, thành phố từ chối thụ lý hồ sơ thành lập tổ chức mới có sự tham gia góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp có sở hữu của NĐTNN không quá 49% vốn điều lệ và từ chối thụ lý hồ sơ của các doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh bán cổ phần, vốn góp cho NĐTNN... Điều này hạn chế rất lớn việc thu hút, chuyển đổi dòng vốn ngoại cho phát triển kinh tế, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư đang rất khan hiếm.

Đến năm 2015, Luật đầu tư có sửa đổi, trong đó, đáng lưu ý là thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài được rút ngắn từ 45 ngày

Page 182: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

xuống còn 15 và Luật cũng cụ thể hóa các cam kết của nhà nước trong việc không đối xử phân biệt giữa các nhà đầu tư tại Việt Nam.

f. Luật Đất đai

Trong năm 2013, sửa đổi Luật Đất Đai đã được thông qua vào ngày 29/11/2013. Có một điểm đáng lưu ý về sở hữu đất đai tại Việt Nam là đất đai là sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện. Do đó hoàn toàn không có sở hữu tư nhân về đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất. Có ý kiến cho rằng nguồn vốn FDI có quan hệ mật thiết với những thay đổi trong Luật Đất Đai. Cụ thể, vốn FDI thực hiện tăng khá mạnh trong giai đoạn 1993 - 1994 là do Luật Đất đai năm 1993 và Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất ở Việt Nam đã có những quy định cụ thể mang tính ổn định cho môi trường đầu tư FDI. Từ 2004, vốn thực hiện FDI thực hiện bắt đầu tăng trở lại với tốc độ cao hơn do sự cởi mở hơn của Luật Đất đai 2003, mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sau lần sửa đổi gần nhất, có một điểm đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp đó là Luật Đất đai sửa đổi có hai nhóm dự án trước đây được áp dụng cơ chế nhà nước thu hồi đất là dự án có vốn đầu tư lớn thuộc nhóm A và dự án có vốn FDI nay không được áp dụng nữa. Điều này sẽ tạo sự bình đẳng trong tiếp cận đất đai giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn.

g. Luật doanh nghiệp

Một cơ chế quan trọng khác liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI là Luật Doanh nghiệp. Cho đến nay, luật doanh nghiệp năm 2005 thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi năm 2003 và áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần. Đến năm 2009, Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi bổ sung nhưng vẫn còn bất cập trong một vài nhóm vấn đề như:

Vấn đề về thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng kí kinh doanh. Trên thực tế, dường như Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư có sự giao thoa về vấn đề đăng kí kinh doanh và đăng kí đầu tư, đó là giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận kinh doanh.Điều này là nguồn gốc của nhiều bất cập trong thực tiễn, như làm tăng thêm số lượng cơ quan có chức năng ĐKKD ở các cấp. Ngoài ra cũng rất khó theo dõi, quản lý hoạt động ĐKKD và rất khó tách biệt được chức năng quản lý ĐKKD và dự án đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư muốn mở thêm chi nhánh sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn. Ngoài ra, mặc dù Luật doanh nghiệp đã chuyển sang chế độ “hậu kiểm” thay vì “tiền kiểm” trong quá trình đăng kí thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn chưa áp dụng được trên thực tế. Ví dụ như các doanh nghiệp muốn thành lập phải có tiền ký quỹ hay giấy chứng nhận ngành nghề. Những thủ tục này gây mất tương đối nhiều thời gian và tiền bạc trong khi các cá nhân sẽ chỉ làm để hoàn thiện về mặt hình thức. Do đó, cần phải xóa bỏ chế độ tiền kiểm và chuyển sang hậu kiểm đối với các doanh nghiệp.

Vấn đề về giải thể doanh nghiệp và dừng hoạt động các doanh nghiệp. Các quy định về giải thể và dừng hoạt động của doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp chưa rõ ràng, thiếu hiệu quả và còn phức tạp đã khiến cho doanh nghiệp ngập ngừng hoặc cố tình lảng tránh thực hiện việc đăng ký giải thể doanh nghiệp của mình, còn các cơ quan

Page 183: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

quản lý nhà nước rơi vào tình trạng khó quản lý và giám sát doanh nghiệp. Quá trình giải thể doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu quá trình này nhanh chóng và tiết kiệm sẽ tăng niềm tin của các nhà đầu tư do việc đảm bảo thu lại được ít nhất một phần vốn trong thời gian đảm bảo. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, để giải quyết mộ trường hợp phá sản tại Việt Nam phải tốn 5 năm và tốn 15% chi phí doanh nghiệp (World Bank 2014). Quá trình này không chỉ làm chậm khả năng thu hồi một phần vốn của doanh nghiệp dừng hoạt động mà còn ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư.

Vấn đề mua bán, sát nhập lại doanh nghiệp. Đây là một quá trình phổ biến và hết sức cần thiết đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng. Tuy nhiên, trong luât Doanh nghiệp năm 2005 chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này và cần phải có sự bổ sung trong thời gian tới.

Mặc dù vẫn còn nhiều khúc mắc nhưng cũng phải nhìn nhận rằng môi trường kinh doanh Việt Nam cũng đã được cải thiện nhiều thông qua những sự thay đổi trong Luật Doanh nghiệp. Cụ thể trong năm 2013 có một điểm nhấn đó là việc sửa đổi bổ sung điều 170 của Luật doanh nghiệp, có hiệu lực 01/08/2013. Việc sửa đổi này có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Việt Nam. Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2009, các doanh nghiệp FDI phải đăng kí kinh doanh lại trước thời hạn 01/07/2011. Tuy nhiên, sau thời hạn này, vẫn còn hơn 3000 doanh nghiệp FDI chưa tiến hành đăng kí lại. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp này sẽ phải ngừng sản xuất kinh doanh trong khi vẫn đang hoạt động tốt và sử dụng nhiều lao động trong nước. Đứng trước vấn đề đó, Quốc hội đã thống qua sửa đổi bổ sung điều 170 của Luật doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp FDI có thể chọn lựa:

- Đăng ký lại để tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư thì thời hạn cho việc đăng ký lại là trước ngày 01 tháng 02 năm 2014;

- hoặc không đăng ký lại. Trong trường hợp này, doanh nghiệp vẫn được phép điều chỉnh, bổ sung ngành nghề. Tuy nhiên, nếu sự điều chỉnh làm thay đổi thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu tư thì các doanh nghiệp này phải thực hiện đăng ký lại.

Quyết định này mang lại nhiều ý kiến trái chiều. Có thể coi đây là thái độ cầu thị của Chính phủ trước một quy định không hợp lý và đã cứu sống nhiều doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, đây cũng thể hiện khâu yếu kém trong quản lý và thi hành pháp luật tại Việt Nam. Hơn nữa, đây có thể sẽ tạo một tiền đề không tốt trong viêc hoàn hiện hệ thống pháp luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp không thực hiện đăng kí lại trong thời hạn quy định của pháp luật mặc dù đã được gia hạn đã đặt dấu hỏi về thái độ của các doanh nghiệp này với các quy định pháp luật của Việt Nam. Những biện pháp mang tính ngắn hạn và chữa cháy như thế này liệu có phải là biện pháp hiệu quả hay không?

Đến năm 2015, Luật doanh nghiệp đã sửa đổi và một trong những thay đổi quan trọng nhất là việc đăng ký kinh doanh không quy định ghi ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đồng thời hài hòa hóa và thực hiện cùng lúc thủ tục

Page 184: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đăng ký thuế cũng như đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội.

h. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 có hiệu lực thi hành áp dụng 1/1/2004 quy định doanh nghiệp đang hoạt động có hoạt động đầu tư mở rộng thì được ưu đãi đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Nhưng từ 1/1/2009, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 bãi bỏ điều khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư mở rộng mà chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư. Đây là một điểm mang lại nhiều phản ứng tiêu cực từ phía các nhà đầu tư. Do đó, trong năm 2013, Chính phủ đã một lần nữa sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp với những nội dung sửa đổi được đánh giá là hợp lý trong điều kiện hiện tại. Những cải thiện trong quy định về thuế suất này là điểm cộng của Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư. Cụ thể một vài điểm như sau:

Về thuế suất: Luật thuế TNDN hiện hành quy định mức thuế suất phổ thông là 25%. Để thực hiện Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 là giảm dần mức động viên, Luật quy định từ 01/01/2014 áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%; DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%.

Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng: Luật bổ sung quy định miễn thuế, giảm thuế đối với đầu tư mở rộng (ĐTMR), trong đó quy định rõ phạm vi ưu đãi, mức ưu đãi, tiêu chí ĐTMR để được ưu đãi thuế (dự án ĐTMR thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế và đáp ứng một trong ba tiêu chí: (i) Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án ĐTMR thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật này hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án ĐTMR thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về thuế TNDN; (ii) Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư; (iii) Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư).Bên cạnh đó, không áp dụng ưu đãi thuế theo diện dự án đầu tư mới đối với trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức DN, chuyển đổi sở hữu.

Riêng đối với điều khoản tiếp tục ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng là điều không chỉ các doanh nghiệp FDI mà còn cả những doanh nghiệp khác cũng mong muốn. Các doanh nghiệp khi muốn mở rộng đầu tư và kinh doanh thường là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận. Do đó, tạo điều kiện về thuế cho các doanh nghiệp này có thể được coi là hợp lý./.

Page 185: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam từ sau đổi mới và

những nút thắt ràng buộc cất cánh phát triển

Th.S. Lê Văn Hùng

1. Dẫn nhập

Kể từ sau đổi mới, Việt Nam đã giành được khá nhiều những thành tựu trong phát triển kinh tế và xã hội. Những nút thắt về thể chế và tư duy phát triển dần được tháo gỡ giúp NSLĐ của Việt Nam liên tục được cải thiện. Những ngành có vai trò quan trọng nhất đóng góp vào NSLĐ chung của nền kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua là ngành công nghiệp trong khi đó vai trò của ngành nông nghiệp dần giảm xuống do mức tăng trưởng NSLĐ thấp và số lượng lao động dần dịch chuyển sang khu vực công nghiệp.

Dù đạt mức tăng trưởng khá nhưng sau 30 năm đổi mới, NSLĐ của Việt Nam vẫn thuộc nhóm thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, khoảng cách NSLĐ của các nước trong khu vực và Việt Nam ngày càng xa hơn khi so sánh theo giá trị tuyệt đối. Nguyên nhân NSLĐ tuyệt đối của Việt Nam thấp hơn quá nhiều so với các nước phát triển và thu nhập trung bình trong khu vực. Do đó, muốn thu hẹp khoảng cách đòi hỏi tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam phải cao vượt hơn hẳn và tương đương mức tăng trưởng mà những nước này (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc) đạt được trong thời kỳ công nghiệp hóa. Đề thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần phải dựa vào năng lực sáng tạo và công nghệ là chủ yếu thay vì phần lớn dựa vào dịch chuyển lao động như hiện nay mới tạo ra mức tăng trưởng NSLĐ cao và bền vững.

Với nguồn lực giới hạn, Việt Nam cần tập trung hướng tới ưu tiên tạo môi trường phát triển cho một vài sản phẩm có lợi thế theo từng vùng, khu vực của quốc gia mà thị trường đã lựa chọn. Chỉ khi môi trường phát triển thuận lợi và có tính hệ thống thì chuyên môn hóa ở cấp độ cao mới có cơ hội được tạo ra thay vì lao động chỉ tham gia ở những khâu có giá trị gia tăng rất thấp như giai đoạn vừa qua.

Phó Trưởng phòng Kinh tế Vùng, Viện Kinh tế Việt Nam

Page 186: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

2. a.

đây là

nhữngdư địathấp v

triển đchế thtế khutrưởnggiai đđổi mmới strước

Hình

bị ảnhđoạn

doanhsách v

37 Tronluật Đtư; đầu

Thực trạ

Tăng trư

Theo từngà dấu hiệu p

Mặc dù thg chính sáca của thời và bình quân

Sang giaiđó là: (i) Chị trường; (u vực và thếg NSLĐ củoạn này. Đ

mới. Thực tếo với thế gđó nền kinh

1: Tăng tr

Nguồn: T

Sau khủngh hưởng kh1998-2000.

Giai đoạnh37 nhằm huvà chiến lư

ng giai đoạn Đầu tư, luật Đ

u tư công vào

0

1

2

3

4

5

6

ạng năng

ưởng NSLĐ

g giai đoạn phản ánh ch

hực hiện đổh phát triểnkỳ kế hoạcn hàng năm

đoạn 1991Chuyển đổi

ii) Phát triểế giới một của Việt Namây là mức tế, những cảgiới mà chủh tế Việt Na

rưởng NSL

Tính toán t

g hoảng tàihá mạnh và .

n 2001-2007uy động mọợc phát triể

này, nhiều luĐất đai,..; pho hạ tầng tăn

1986-1990

g suất lao

Đ của nền

cụ thể, nănhất lượng và

ổi mới từ nn kinh tế củch hóa tập tm chỉ đạt 1.9

1-1997, Việtừ nền kinhển nền kinhcách hiệu qum khá ấn tưtăng trưởng ải cách này ủ yếu là sựam rơi vào

LĐ bình qu

từ số liệu N

i chính châucó sự thụt

7 là thời kỳọi nguồn lựcển chủ yếu

uật, chính sáân cấp quản

ng mạnh (đầu

1991-1997

động của

n kinh tế có

ng suất lao đà năng lực c

năm 1986 nủa Việt Namtrung. Vì v9%).

ệt Nam có h tế kế hoạh tế nhiều thuả và phù hượng khi tăNSLĐ caokhông phảthay đổi vềkhủng hoản

ân hàng nă

NHTG (20

u Á, tốc độgiảm rõ rệt

Việt Nam cc đầu tư pháthu hút đầu

ách mới đượcn lý mạnh mẽu tư KCN, cả

1998-2000

a Việt Nam

ó xu hướn

động của Vcạnh tranh c

nhưng trên m chưa đạt

vậy, tăng tr

những độtạch hóa tập hành phần; hợp với điềuăng bình quo nhất so vớải phát minhề mặt nhận ng trầm trọn

ăm theo từ

15)

ộ tăng trưởnt xuống bìn

có nhiều lỗát triển. Tuyu tư phát tr

c ban hành vàẽ nhằm tạo sựảng, sân bay,

2001-2007

m từ sau đ

ng giảm tố

iệt Nam cócủa nền kin

thực tế giat được nhữnrưởng NSLĐ

t phá lớn vtrung sang(iii) Chủ đ

u kiện thựcuân hàng năới các giai đh hay chiếnthức và tư ng.

ừng giai đoạ

ng NSLĐ cnh quân 3,6

lực cải thiệy nhiên, nhriển theo ch

à sửa đổi nhự thông thoáđường xá,..)

2008-2014

đổi mới

ốc

xu hướng gnh tế.

an đoạn 198ng thay đổiĐ thời kỳ n

về chính ság vận hành động hội nhc tiễn. Nhờ đăm đạt 5,9%đoạn khác kn lược phát

duy phát t

ạn phát tri

của Việt Na1%/năm tro

ện môi trườhững thay đổhiều rộng, h

ư luật Doanháng trong thu)

giảm và

86-1990 i lớn do này khá

ách phát theo cơ

hập kinh đó, tăng % trong

kể từ sau triển gì

triển bởi

ển (%)

am cũng ong giai

ờng kinh ổi chính hiệu quả

h nghiệp, u hút đầu

Page 187: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

đầu tư chưa cao. Kết quả, tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm giai đoạn này chỉ đạt 4,4%/năm và thấp hơn khá nhiều so với mức tăng giai đoạn 1991-1997.

Đặc biệt, kể từ sau khủng hoảng (2008-2014), tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam tiếp tục suy giảm khi tốc độ tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 3,5%. Tăng trưởng NSLĐ giảm sút phản ánh chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng. Với xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng NSLĐ thời gian gần đây, đặc biệt từ khi gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ mất rất nhiều thời gian để đuổi kịp các nước phát triển như hiện nay.

b. Về xu hướng năng suất lao động theo ngành kinh tế:

Nhóm ngành có NSLĐ cao là những ngành thuộc quản lý của khu vực nhà nước hoặc nhóm ngành khai thác tài nguyên; những ngành thu hút nhiều lao động như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ NSLĐ vẫn còn thấp và xu hướng tăng chậm.

Kể từ sau đổi mới, những nhóm ngành có mức tăng NSLĐ tuyệt đối một cách đều đặn đó là nhóm ngành nông nghiệp; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối khí đốt, điện nước; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, dịch vụ chính phủ. Ngành nông nghiệp dù và ngành công nghiệp chế biến có sự gia tăng đều đặn nhưng mức tăng về giá trị tuyệt đối vẫn còn thấp, nhất là trong giai đoạn 2001- 2011.

Bảng 1: Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế (triệu đồng)

1991 2001 20111 NN 2.0 2.6 3.92 Công nghiệp khai thác mỏ 22.3 84.3 78.13 Công nghiệp chế biến 8.3 17.2 21.54 Sản xuất và phân phối điện khí đốt, điện nước 26.4 84.2 95.55 Xây dựng 12.0 21.8 16.16 Dịch vụ thương mại và nhà hàng k.sạn 15.6 15.8 15.57 Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 9.1 11.2 16.48 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 66.1 88.1 46.29 Dịch vụ chính phủ 6.7 10.0 12.6

10 Dịch vụ cá nhân 12.4 18.0 12.0 Bình quân cả nước 4.6 7.8 11.6

Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCKT

Một số ngành NSLĐ bình quân có xu hướng giảm khá mạnh như nhóm ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh năm 1991 NSLĐ bình quân từ mức 66,1 triệu đồng xuống chỉ còn 46,2 triệu đồng năm 2011. Trong giai đoạn 2001-2011, những ngành có xu hướng giảm là ngành công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng, dịch vụ cá nhân, và ngành thương mại và nhà hàng khách sạn đều có sự thụt giảm về giá trị tuyệt đối.

So sánh NSLĐ giữa các ngành cho thấy NSLĐ của ngành nông nghiệp thấp nhất so với các ngành khác. Nếu so sánh với ngành khai thác mỏ thì năng suất bình quân một lao động ngành nông nghiệp năm 2011 thấp hơn tới 20,2 lần, thấp hơn ngành dịch vụ kinh doanh (tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) l2 lần, thấp hơn ngành công nghiệp

Page 188: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

chế biến 5,6 lần. Với khoảng một nửa lực lượng lao động của Việt Nam vẫn đang làm việc trong khu vực nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới NSLĐ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

Khoảng cách về NSLĐ giữa ngành nông nghiệp với mức bình quân lao động cả nước được nới rộng từ mức 2,4 lần năm 1991 tăng lên 3 lần năm 2001. Tuy nhiên, khoảng cách này được giữ nguyên cho đến năm 2011 cho thấy tốc độ tăng NSLĐ của những ngành phi nông nghiệp có dấu hiệu chững lại kể từ sau 2001.

Những ngành có mức NSLĐ tuyệt đối cao chủ yếu là những ngành thuộc quản lý của khu vực nhà nước hoặc những ngành thiếu bền vững như ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và điện nước; ngành công nghiệp khai thác mỏ. Trong khi những ngành có tính động lực quyết định tới năng suất lao động của quốc gia như công nghiệp chế biến, dịch vụ vẫn ở mức khá thấp.

c. Năng suất lao động của Việt Nam ngày càng tụt lại phía sau so với các nước trong khu vực

Nhờ có nhiều đổi mới trong chính sách phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam cũng đã có những thành công nhất định khi tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 4% kể từ sau đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, khoảng cách về NSLĐ giữa Việt Nam với những nước phát triển và nhóm nước thu nhập trung bình vẫn có khoảng cách khá lớn.

Hình 2: So sánh năng suất lao động của Việt Nam với thế giới (PPPs giá 1990, USD)

Nguồn: The Conference Board, United States (2015)

So sánh về giá trị tương đối, khoảng cách về NSLĐ của Việt Nam với các nước trong khu vực đang dần được thu hẹp về. Cụ thể, nếu như năm 1986, NSLĐ của Nhật Bản cao gấp 14,6 lần của Việt Nam thì đến năm 2000 giảm xuống còn 10,3 lần và đến năm 2014 chỉ là 6,24 lần. Tương tự, Hàn Quốc cao gấp 8,7 lần Việt Nam năm 1990 và đến năm 2014 giảm xuống còn 7 lần; Thái Lan từ 3,5 lần giảm xuống còn 2,7 lần trong giai đoạn này. Riêng trường hợp Trung Quốc thì NSLĐ của Việt Nam lại bị tụt lại phía sau.

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

198519871989199119931995199719992001200320052007200920112013

Nhật Bản

Đài Loan

Hàn Quốc

Thái Lan

Trung Quốc

Indonesia

Vietnam

Page 189: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nếu n2014

(2015

tụt lạiNhật đến nQuốc của TUSD

Hình

(2015

như năm 19đã cao hơn

ình 3: Kho

Nguồn: 5)

Tuy nhiêni phía sau soBản cao hơăm 2014 cocao hơn củ

Thái Lan tăntăng lên 10

h 4: Khoản

Nguồn: 5)

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

N

14

1000

2000

3000

4000

5000

986 NSLĐ gấp 2,7 lần

ảng cách n

Tính toán

n, xét về giáo với nhữngơn Việt Namon số này đủa Việt Nang từ 4.473616.5 USD

ng cách NSL

Tính toán

Nhật Bản

4.6

76.4

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

Nhật B

của Trung n của Việt N

năng suất la

từ số liệ

á trị tuyệt đg nước tronm 28.783,7đã tăng lên 3am từ 14.533,7 USD t

D trong giai

LĐ của các

từ số liệ

Hàn Quốc

7.97.0

Bản Hàn Qu

Quốc chỉ bNam và gần

ao động củ

ệu củaThe

ối thì NSLĐng khu vực. USD (theo37.708,6 U

33,5 USD năng lên 11đoạn này.

c nước so vtheo PPP

ệu củaThe

Thái Lan

3.1 2.7

uốc Thái L

bằng 1,1 lần như bắt kị

ủa các nước

e Confere

Đ của Việt . Cụ thể, năo giá PPP

USD. Tươngnăm 1986 l1.684,2 US

với Việt NaP)

e Confere

Trung Quốc

1.12.7

Lan Trung Q

ần của Việtịp với Thái

c so với Việ

ence Board

Nam lại đaăm 1986 NSqui đổi the

g tự, NSLĐlên 41.128,

SD; của Tru

am về giá tr

ence Board

Indonesia

2.5 1.9

Quốc Indone

t Nam thì đLan.

ệt Nam (số

d, United

ang ngày càSLĐ bình qeo giá 1990Đ tuyệt đổi c

9 USD nămung Quốc t

rị tuyệt đối

d, United

9

1986

1990

2000

2010

2014

esia

1

1

2

2

2

đến năm

lần)

States

àng bị bị quân của ) nhưng của Hàn m 2016; từ 145.6

i (USD

States

1986

1990

2000

2010

2014

Page 190: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

d. Tăng trưởng năng suất lao động chủ yếu nhờ vào dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đóng góp từ công nghệ, kỹ năng của người lao động còn hạn chế

Ở Việt Nam, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu đối với tăng trưởng NSLĐ có ý nghĩa quan trọng kể từ sau đổi mới. Cụ thể, giai đoạn 1991-1997, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ đóng góp 15,8% vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ, giai đoạn 1998-2000 tăng lên 33,6% và đỉnh điểm là giai đoạn 2001-2007 chiếm tới 88,6%. Giai đoạn từ 2007 (trở thành thành viên WTO và đối mặt với khủng hoàng kinh tế) đóng góp của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng NSLĐ giảm xuống nhưng vẫn chiếm tới gần một nửa (45,5%). Kết quả ngày cho thấy tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ của Việt Nam lớn hơn khá nhiều so với các nước phát triển trong khu vực giai đoạn đầu công nghiệp hóa.

Bảng 2: Đóng góp của CDCC kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ: So sánh Việt Nam với các nước khu vực châu Á

Tốc độ tăng NSLĐ bình quân hàng năm (%)

Tỷ trọng đóng góp của nội ngành (%)

Tỷ trọng đóng góp của CDCC (%)

Việt Nam 1991-2011 4.6 53 47

1991-2000 5.1 82 18

2001-2011 4.2 22 78

Nhật Bản 1963-1973 7.1 86 14

1973-1985 2.8 88 12

1985-1996 1.9 88 12

Hàn Quốc 1963-1973 4.7 83 17

1973-1985 4.6 69 31

1985-1996 4.6 89 11

Đài Loan 1963-1973 5.7 80 20

1973-1985 4.1 91 10

1985-1996 4.5 94 6

Malaysia 1973-1985 3.7 59 41

1985-1996 3.7 85 15

Nguồn: Ark và Timmer (2003) và tính toán của tác giả (Việt Nam)

Page 191: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

trưởngĐài Lvà tănđóng công n

nghiệptỷ trọn1987.khi tănguyêgiai đtrong của Hdựa vNSLĐnhiều

đổi mthấp hcông nĐài L

Hình nước

(2015

Kinh nghig NSLĐ ch

Loan có sự ng trưởng Ggóp từ chunghệ và sán

Tương tự,p chiếm hơng công ng Công nghiăng tỷ trọngên giữa vai đoạn này (Â

thời kỳ đầuHàn Quốc cavào chất xáĐ lao động

thập kỷ vừ

Do chủ yếmới công nghơn khá nhnghiệp hóa

Loan và Hàn

5: So sánh(%)

Nguồn: 5)

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

N

6.

iệm của cáhủ yếu nhờ dịch chuyể

GDP bình quyển dịch cơng tạo.

, Hàn Quốcơn 30% GDghiệp tăng tiệp chế biếng từ 12,1%trò thứ yếu

Ân và Anh,u của quá tao nhất cũnám, công n

bình quânừa qua và hi

ếu dựa vào ghệ, tốc độ hiều so với

của các nưn Quốc kho

h tăng trưở

Tính toán

Nhật Bản

.41951-1979

c nước phácông nghệ,n mạnh mẽ

quân hàng nơ cấu tới N

c có sự chuyP năm 1960

từ 18,6% lên giữa vai t

% trong GDPu và giảm , 2006). Mặtrình công ng chỉ chiếmnghệ, sáng tn hàng nămiện đã vượt

chuyển dịctăng trưởntốc độ tăngước như Nhảng 5,3%; T

ởng NSLĐ b

từ số liệ

Hàn Quốc

1961-1990

át triển tron sự sáng tạẽ từ nông nnăm là 8,7%

NSLĐ cũng

yển dịch cơ0 nhưng giả

ên 43,2%; ktrò chủ đạo P lên 31,6%dần từ 2,3%ặc dù có sựnghiệp hóam 31%. Nềtạo và ngh

m của Hàn Qqua cả Nhậ

h cơ cấu thng NSLĐ bg trưởng Nật Bản (6,4Trung Quốc

bình quân

ệu củaThe

Đài Loan

0 1971-2

ng khu vực o và kỹ năn

nghiệp sang% trong suố

chỉ chiếm

ơ cấu kinh tảm xuống c

khu vực dịctrong ngàn

% năm 198% xuống chự chuyển da nhưng đónền tảng pháthiên cứu phQuốc luôn ật Bản về N

hay vì nền tảbình quân hSLĐ bình q

4%/năm tronc bình quân

hàng năm

e Confere

Trung Q

2000 198

cho thấy, đng của ngườg công nghiốt giai đoạn20% và chủ

tế mạnh mẽchỉ còn 10,ch vụ cũng nh công ngh87; công nghỉ còn 0,7%dịch cơ cấung góp củat triển của Hhát triển nêở mức cao

NSLĐ.

ảng là kỹ năhàng năm củquân hàng ng suất giain 7,2%.

của Việt N

ence Board

Quốc Việt

81-2014 1

đóng góp vời lao độngiệp từ thập n 1953-1982ủ yếu nhờ

ẽ khi tỷ trọn8% vào nămtăng lên 46

hiệp và nềnghiệp khai

% trong GDu kinh tế ma CDCC tớiHàn Quốc ên tốc tăngo và ổn địn

ăng, sự sánủa Việt Nanăm trong

i đoạn 1951

Nam với mộ

d, United

t Nam

1991-2014

vào tăng g. Ví dụ,

niên 60 2 nhưng đổi mới

ng nông m 1987; 6% năm n kinh tế

thác tài DP trong mạnh mẽ

i NSLĐ chủ yếu

g trưởng nh trong

g tạo và am (3,9)

thời kỳ 1-1979);

ột số

States

Page 192: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

3. Những nút thắt chính đối với tăng trưởng NSLĐ trong dài hạn

a. Những vấn đề về cơ cấu dẫn tới khó tạo ra đột phá về tăng trưởng NSLĐ

Dù có nhiều lỗ lực thực hiện công nghiệp hóa trong giai đoạn vừa qua nhưng nhìn vào hiện trạng cơ cấu phát triển của Việt Nam thực sự có rất nhiều vấn đề cần cải thiện.

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa trên phương thức sản xuất cũ, tập trung nhiều về lượng mà không có sự gia tăng về chất. Diện tích trồng trọt chủ yếu vẫn là cây lúa giống phẩm cấp thấp. Việc xác định cây lúa là cây trồng chủ đạo trong nhiều năm qua với sản lượng gạo xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới nhưng giá trị thu được chưa cao xét về hiệu quả sử dụng đất và lao động. Hơn nữa, việc qui định quản lý diện tích trồng lúa (Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa) sẽ làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiện đại. Theo Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc năm 2010, giá trị thương mại của mặt hàng rau quả lớn hơn khoảng 7 lần so với thị trường lúa gạo và giá trị thương mại của thị trường hoa cũng gần gấp đôi38. Vì vậy, cần tính toán chính xác và kỹ lưỡng về diện tích trồng lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực và qui hoạch theo vùng, khu vực rõ ràng để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới.

Hình 6: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)

Nguồn: TCKT, website [https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717]

Đối với ngành chăn nuôi, hầu hết đầu vào như giống, thức ăn chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, hơn 90% các giống gà phải nhập khẩu, trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 7%; năm 2013, 74% nguồn giống lợn là được nhập khẩu. Tương tự, thức ăn chăn nuôi cũng phải nhập khẩu 13 triệu tấn, tổng giá

38FAO,http://unstats.un.org/unsd/default.htpI. Trích trong Nguyễn Quốc Vượng (2010), Hai điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000Tổng số

Cây lương thực có hạt hàng năm

Cây CN hàng năm

Cây CN lâu năm

Cây ăn quả

Page 193: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

trị nhậnhỏ lẻkhôngchức c

hạn chnghiệpnghiệpđào tạ

của Vtừ nướtại Vikhẩu tchỉ cócông t

nội địNam ứng trmạng Nam.

39Hội tNội. phu-th

ập khẩu nguẻ vẫn là sinhg tận dụng đchăn nuôi q

Việc áp dhế và chưap hết sức yp như Việt ạo tay nghề,

Đối với ngViệt Nam làớc ngoài, liiệt Nam yếutừ nước ngó 1% là tự ty thương m

Samsung ịa vào mạnđạt 26,3 tỷrực tiếp vớsản xuất t

H

Nguồn: N

thảo "Cấu tr[http://dan

huoc-996846.

Linh kiệ

Linh kiện điện

uyên liệu vàh kế quan trđược lợi thếqui mô lớn d

dụng các loạa có nhiều cyếu kém là n

Nam. Hiện, chưa có ch

gành công nà gia công lên kết giữau. Ví dụ, ngoài, tỷ lệ nộsản xuất tr

mại (chủ yếu

là trường hng sản xuất ỷ USD nhưnới tổng giá thông qua c

Hình 7: Tỷ

Nghĩa -Việ

rúc ngành chntri.com.vn/khtm].

ện điện, điện

n, điện tử chu

Linh k

Linh kiện nh

Các linh

MMS

à thức ăn chrọng của laế theo qui mdù bắt đầu p

ại giống mớchuyển biếnnhược điểm

n tại, có tới hhứng chỉ ch

nghiệp chếắp ráp, ngu

a doanh nghgành công nội địa hóa crong doanh u là từ các d

hợp rõ nhất vtoàn cầu. N

ng chỉ có 4trị 34 triệucung ứng g

ỷ lệ nội địa

n Chiến lư

ăn nuôi và lợkinh-doanh/ng

0%

tử cơ bản

uyên dụng

iện cơ khí

hựa, cao su

h kiện khác

Nhập khẩuMua trong nưMua trong nưSản xuất trong

hăn nuôi là o động khumô. Những phát triển n

ới, khoa họcn. Hơn nữa

m lớn đối vớhơn 97% la

huyên môn.

ế biến: hầu huyên phụ liệhiệp trong nnghiệp điệncủa các doa

nghiệp, còdoanh nghi

về thực trạnNăm 2014,4 doanh ngh USD, còngián tiếp ch

hóa của cá

ược - Chính

ợi ích của ngganh-chan-n

% 20%

ước: Thông quước: Mua trựcg công ty

hơn 3 tỷ Uu vực nông t

nhà đầu tưnhưng vẫn c

c kỹ thuật va, trình độ lới quốc gia ao động nôn

hết lao độngệu phần lớn

nước với cácn tử có tới anh nghiệp òn lại là muiệp FDI tại V

ng liên kết v giá trị xuấhiệp Việt N

n lại 28 doaho các doa

ác doanh ng

h sách Côn

gười chăn nunuoi-viet-nam

40%

ua công ty thưc tiếp từ nhà s

USD39. Bên thôn nhưngư có đủ năngcòn khiêm t

vào sản xuấlao động tr

a có tiềm năng nghiệp h

g ngành cônn phụ thuộcc doanh ngh88% nguyênày của chua trực tiếpViệt Nam)

và tham giaất khẩu củaNam ký đưanh nghiệp anh nghiệp

ghiệp điện

ng nghiệp

uôi nhỏ ở Việm-mat-quyen-

60% 80%

ương mạisản xuất

cạnh đó, chg NSLĐ rất g lực và trìntốn.

ất nông nghrong khu vựăng phát triểhiện nay chư

ng nghiệp cc nguồn nhhiệp FDI tớên phụ liệu ỉ đạt 12% t

p và thông (Nghĩa, 20

a của doanha Samsung ược hợp đồn

khác chỉ thFDI khác

tử

(2014)

ệt Nam" 18/1-tren-san-nha

% 100%

hăn nuôi thấp do

nh độ tổ

hiệp vẫn ực nông ển nông ưa được

chế biến ập khẩu ới đầu tư

là nhập trong đó qua các 14).

h nghiệp tại Việt ng cung ham gia tại Việt

11 tại Hà a-vi-qua-

Page 194: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Đối với ngành chế biến có ưu thế đầu vào trong nước là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản thì lao động chủ yếu tham gia sơ chế xuất khẩu chứ ít tham gia chế biến sâu. Đơn cử, cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới với sản lượng chiếm gần 20% sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu (chỉ sau Brazil). Tuy nhiên, có tới hơn 90% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng thô (cà phê nhân) với công nghệ sơ chế thủ công, công nghệ lạc hậu còn chiếm trên 70%, chỉ có khoảng 5% dùng cho chế biến cà phê hòa tan, cà phê 3 trong 1 và 5% sản lượng cà phê còn lại do các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhỏ rang xay bán cho thị trường tiêu dùng trong nước (Hùng, 2014; CODE, 2014).

Nếu công nghiệp chế biến Việt Nam chỉ tham gia vào công đoạn thấp trong chuỗi sản xuất toàn cầu như hiện nay thì rất khó tạo ra cuộc cách mạng về năng suất và trở thành nước công nghiệp như Hàn Quốc hay Đoàn Loan trong những thập kỷ trước.

Đối với ngành dịch vụ, hầu hết lao động của Việt Nam tham gia khu vực này là lao động phi chính thức nên công việc thường thiếu ổn định và chất lượng việc làm khá thấp. Những ngành dịch vụ truyền thống như dịch vụ cho thuê nhà trọ, , dọn dẹp nhà cửa, ăn uống, kinh doanh vỉa hè,..theo dạng nhỏ lẻ và thiếu tính hệ thống vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam. Trong khi đó, ngành dịch vụ hiện đại hơn như dịch vụ tài chính ngân hàng, truyền thông, tin học, pháp lý, quảng cáo dù đã có sự phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa chiếm ưu thế và thu hút được nhiều lao động tham gia.

b. Thách thức về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn bị coi là nút thắt quan trọng kìm hãm tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện ở mức khá thấp và tốc độ gia tăng khá chậm. Năm 2000, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam chỉ là 10,3% và đến năm 2013 thì tỷ lệ này cũng chỉ tăng lên 18,2%. Nghiêm trọng hơn, khả năng đáp ứng trình độ chuyên môn của lao động đối với các doanh nghiệp, đặc biệt lao động nước ngoài là rất thấp. Doanh nghiệp phải đào tạo lại hoặc gửi đi đào tạo đối với hầu hết lao động. Điều này đang làm giảm chất lượng môi trường kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Chất lượng lao động thấp do hai nguyên nhân chính đó là: thứ nhất, chất lượng của các các trường, cơ sở đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề của Việt Nam40 chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động đối với các doanh nghiệp trong những thập kỷ vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập. Thứ hai, do chính nhu cầu về chất lượng lao động của nền kinh tế dẫn tới tình trạng người lao động ít có động lực đi học nghề và tự cải thiện chuyên môn kỹ năng bởi ở Việt Nam quá dễ tìm (hoặc tự tạo ra) một chỗ làm phi chính thức.

40Theo đánh giá của Diễn dàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2015 thì chất lượng hệ thống giáo dục của Việt

Nam chỉ xếp thứ 94/134 nước (Indonesia xếp thứ 32/134; Trung Quốc 52/134) và chất lượng các trường quản lý chỉ

xếp thứ 119/134 nước.

Page 195: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

c. Nút thắt về công nghệ và nghiên cứu phát triển

Thay đổi công nghệ và sáng tạo là yếu tố then chốt trong sự thành công của các nước Đông Á dẫn tới tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế bền vững trong nhiều thập niên. Các chỉ tiêu liên quan tới đổi mới công nghệ và sáng tạo của các nước này rất cao so với thế giới (Pincus, 2011). Tuy nhiên, ở Việt Nam môi trường cho phát triển công nghệ và nghiên cứu đổi mới sáng tạo vẫn còn hạn chế và thường chỉ được xếp vào nhóm cuối so với thế giới về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển.

Theo đánh giá về năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF năm 2015, đổi mới công nghệ của Việt Nam khá thấp so với các nước trong khu vực khi chỉ được xếp thứ 87/134 (Singapore xếp thứ 9, Trung Quốc thứ 32, Indonesia thứ 31) , năng lực đổi mới công nghệ xếp thứ 95/134 (Singapore xếp thứ 19, Trung Quốc thứ 40, Indonesia thứ 22)

Bảng 3: So sánh thứ hạng về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển (trên 134 quốc gia)

Singapore Trung Quốc Indonesia Việt Nam

2008 2015 2008 2015 2008 2015 2008 2015

Đổi mới công nghệ 11 9 28 32 47 31 57 87

Năng lực đổi mới công nghệ

19 18 25 40 53 22 41 95

Chất lượng các tổ chức nghiên cứu khoa học

13 11 37 39 39 41 85 96

Chi tiêu cho R&D 10 10 24 23 34 24 42 63

Nguồn: WEF, GCI (2015)

So với các nước trong khu vực, năng lực nghiên cứu và phát triển của Việt Nam là rất thấp khi so sánh về số lượng bài tạp chí khoa học xuất bản trên một triệu dân được quốc tế công nhận. Năm 2011, Việt Nam trung bình chỉ có 4,9 bài tạp chí xuất bản trên 1 triệu dân trong khi con số này của Nhật Bản là 368,5; của Hàn Quốc là 514; Trung Quốc là 66,9; Thái Lan là 34,4.

Romer (1986) đã chỉ ra rằng tri thức là không có tính tranh giành, nghĩa là chúng không thể bị sử dụng hết như hàng hóa và dịch vụ thông thường. Từ đó, Romer khuyến nghị rằng muốn thúc đẩy tăng năng suất cần khuyến khích và ưu đãi đối với nghiên cứu và phát triển.

Page 196: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hình 8: Số bài báo khoa học và công nghệ xuất bản của Việt Nam và một số nước (trên 1 triệu dân)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của NHTG (2015)

4. Kết luận

Kể từ sau đổi mới, NSLĐ của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể và dần thu hẹp khoảng cách tương đối với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng NSLĐ có xu hướng tăng chậm lại kể từ sau giai đoạn 1991-2007 cho tới nay cũng như tăng trưởng chủ yếu dựa vào chuyển dịch cơ cấu lao động thay vì dựa vào nền tảng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Kết quả, khoảng cách NSLĐ về giá trị tuyệt đối giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng cách xa và chưa có dấu hiệu thay đổi.

Giai đoạn tới, để tạo sự bứt phá về NSLĐ, định hướng ưu tiên tạo môi trường phát triển đồng bộ tập trung vào một số nhóm sản phẩm có lợi thế mà thị trường lựa chọn là hết sức. Bên cạnh đó,cải cách và đổi mới hệ thống giáo dục gắn với nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động trong bối cảnh hội nhập là hết sức cần thiết.

0.00

100.00

200.00

300.00

400.00

500.00

600.00

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Việt Nam

Nhật Bản

Hàn Quốc

Thái Lan

Trung Quốc

Indonesia

Page 197: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tài liệu tham khảo

1. CODE (2014), Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội

2. Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam 1991-2006 từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành. Nhà Xuất bản Lao Động.

3. Bart van Ark and Marcel Timmer (2003), Asia’s Productivity Performance and Potential: The Contribution of Sectors and Structural Change. University of Groningen & Conference Board.

4. Hồ Lê Nghĩa (2014), Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam. Viện Chiến lược Chính sách Công nghiệp. Hội thảo “Thúc đẩy cung cấp nội địa trong công nghiệp điện tử tại Việt Nam”, Hà Nội ngày 3/7/2014.

5. Lê Văn Hùng (2014), Đánh giá chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam – Trường hợp ngành cà phê. Báo cáo được thực hiện theo đặt hàng của Dự án “Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế hoạch” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do UNDP tài trợ.

6. Pincus, Jonathan (2011), Tăng trưởng trong dài hạn. Fulbright Economics Teaching Program

7. Romer, P.M. 1986. ‘Increasing returns and long-run growth.’ The Journal of Political

8. Economy 94 (5): 1002–1037.

9. World Economic Forum (2015), The Global Competiveness Report 2014-2015.

Page 198: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình
Page 199: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tăng trưởng Nông nghiệp 30 năm đổi mới

Sự cần thiết cho một tư duy mới

về đất lúa cho xuất khẩu gạo và an ninh lương thực

TS. Phạm Quang Diệu

Trong vòng 30 năm đổi mới vừa qua, tăng trưởng nông nghiệpViệt Nam đã diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn đầu tiên, xuất khẩu nông sản đem lại nguồn thu ngoại tệ dôi dư, khu vực nông nghiệp trở thành cơ sở quan trọng cho nền kinh tế công nghiệp hóa. Tuy nhiên, càng về sau chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra chậm, xuất hiện các dấu hiệu suy giảm trong tốc độ cũng như sự bền vững của tăng trưởng, chất lượng của phát triển nông nghiệp ngày càng bộc lộ các bất cập về kết cấu, năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.Trong vòng 30 năm qua, ngành lúa gạo đã tăng trưởng vượt bậc về mặt lượng, trở thành trụ cột không chỉ cho khu vực nông nghiệp nông thôn mà cả nền kinh tế yên tâmcông nghiệp hóa và mở cửa hội nhập. Sự tăng trưởng về sản lượng lúa gạo đã giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, tư duy về duy trì tăng sản lượng lúa gạo liên tục để đảm bảo an ninh lương thựcdồi dào hoặc xuất khẩu lượng lớn có thể đang phải trả giá về chi phí cơ hội ngày càng đắt đỏ khi phải bỏ nguồn lực đất đai lớn cho sản xuất lúa gạo. Việc tính toán để chuyển hóa một phần nguồn lực đất đai cũng như chính sách cởi mở về thị trường đất đai nông thôn có thể sẽ tạo nên động lực mới cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, cần những tính toán chiến lược về sự nổi lên của nhu cầu lương thực của Trung Quốc và phương thức thương mại tiểu ngạch để có các cơ chế chính sách hiệu quả.

1. Tăng trưởng nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp giữ vai trò cung cấp nguồn lực công nghiệp hóa, tăng trưởng ổn định làm bệ đỡ cho nền kinh tế trước các biến động nội tại và tác động tiêu cực từ bên ngoài

Thời kỳ đầu mới những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, chính sách trao quyền cho nông dân và cơ chế thị trường dần dần vận hànhlàm tăng giá hàng nông sản, giúp tăng lợi nhuận cho nông dân, thúc đẩy nông nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh. Cũng trong giai đoạn này, các chính sách phá giá mạnh nội tệ và giảm thuế nông nghiệp, thương mại nông sản tăng mạnh và những lợi ích của tăng trưởng chung khá cao của toàn nền kinh tế đã tạo động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Từ năm 1995 đến nay, mặc dù những điều kiện để nông nghiệp phát triển không hoàn toàn thuận lợi, như nội tệ bị đánh giá cao, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp thấp, cạnh tranh trên thị trường quyết liệt, nhưng nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao nhờ các lợi thế

Phó Trưởng phòng Kinh tế Nông Thôn – Viện Kinh tế Việt Nam

Page 200: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

của nông sản Việt Nam tiếp tục được khai thác và giao thương. Mặc dù vậy, kể từ những năm 2010 trở lại đây, tỷ suất lợi nhuận đã thể hiện xu hướng giảm sút, tăng trưởng suy giảm.

Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê.

Trong khi đó, tự do hoá kinh tế và phá giá nội tệ mạnh đã làm cho công nghiệp, vốn được bao cấp và chưa thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các ngành công nghiệp nặng truyền thống kém hiệu quả, sử dụng nhiều vốn, ít lao động, phụ thuộc vào vật tư nguyên liệu nhập khẩu rơi vào suy thoái. Trong khi đó, các ngành công nghiệp nhẹ, khu vực kinh tế tư nhân, năng động, sử dụng ít vốn, nhiều lao động nên sau những đợt phá giá mạnh, cạnh tranh được với hàng nhập ngoại và nhờ vậy đã phát triển mạnh. Từ 1991 đến nay, tốc độ đầu tư vốn trực tiếp nuớc ngoài và vốn nhà nước tăng lên rất nhanh đã tạo nên tốc độ phát triển công nghiệp và xây dựng khá cao. Hoạt động dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh kể từ khi áp dụng các chính sách đổi mới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Từ 1998 trở lại đây tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ có chiều hướng chậm lại.

Trong khi tỷ trọng đóng góp vào GDP chung của nông nghiệp giảm dần đều đặn, thì tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì ổn định ở mức khá cao. Xu hướng này khác với nhiều nước đang phát triển khi Việt Nam duy trì nông nghiệp tăng trưởng khá nhanh và ổn định tạo mọi tiền đề cần thiết về lao động, vốn liếng, lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp, sau đó, cùng với tiến trình giảm bớt tỷ trọng trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp cũng giảm dần.

Một trong những đóng góp quan trọng của khu vực nông nghiệp đó là xuất khẩu nông sản tăng liên tục trong 30 năm qua. Xuất khẩu nông sản đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD, và khu vực nông nghiệp được đánh giá là tạo ra thặng dư thương mại, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng để nhập khẩu công nghệ và trang thiết bị phục vụ công nghiệp hóa.

-2.00

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.0019

8519

8619

8719

8819

8919

9019

9119

9219

9319

9419

9519

9619

9719

9819

9920

0020

0120

0220

0320

0420

0520

0620

0720

0820

0920

1020

1120

1220

1320

14

Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP nông nghiệp (%/năm)

Tăng trưởng GDP Tăng trưởng GDPnông nghiệp

Page 201: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê.

Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê.

Tăng trưởng ổn định của khu vực nông nghiệp đóng vai trò nổi bật trong việc bình ổn tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế trong suốt quá trình đổi mới. Trong những giai đoạn khó khăn của kinh tế thế giới hoặc nội địa, nông nghiệp Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định, đem lại sự cân bằng chung cho tăng trưởng toàn nền kinh tế. Thời kỳ khủng hoảng kinh tế do thay đổi cơ chế năm 1989 hay cả giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-98, trong khi tốc độ tăng trưởng của công nghiệp suy sụp thì nông nghiệp và dịch vụ tăng làm cứu cánh cho tăng trưởng kinh tế chung.

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Kim ngạch xuất khẩu chung và nông nghiệp (triệu USD)

Tổng kim ngạch XK Kim ngạch XK nông lâm thuỷ sản

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Kim ngạch xuất khẩu trên 1 lao động (USD/lao động)

Kim ngạch XK/lao động Kim ngạch XK nông sản/lao động NN

Page 202: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê.

Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê.

Phản ánh xu thế chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hoá và

vai trò quan trọng của nông nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, tỷ trọng

công nghiệp trong GDP sau khi giảm sút từ 28,9% năm 1986 xuống 22,7% trong thời kỳ

khủng hoảng năm 1990 đã tăng trở lại 28,8% năm 1995 và lên đến gần 40% năm 2003,

năm 2014 ở mức gần 40%. Ngược lại, tỷ trọng nông nghiệp đã tăng từ 38,1% năm 1986

lên tới 46,3% năm 1988, đã giảm liên tục trong thời kỳ từ năm 1989 đến nay xuống xấp

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1985-2014 (%)

GDP Nông nghiệp GDP Công nghiệp GDP Dịch vụ

0.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Lao động trong nền kinh tế và nông nghiệp (triệu lao động)

Lao động cả nước Lao động nông lâm thuỷ sản

Page 203: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

xỉ 18% năm 2014. Sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp là xu thế tất yếu trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp lành mạnh vào quá trình chuyển dịch

cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

2. Chuyển dịch cơ cấu Nông lâm thủy sản

Trong khu vực nông nghiệp diễn ra đa dạng hóa theo hướng các ngành có giá trị gia tăng như thủy sản, cây công nghiệp. Tuy nhiên tăng trưởng nông nghiệp thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh kém, kết cấu ngành vẫn nặng về trồng trọt, ngành chăn nuôi trì trệ.

Trong khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng mạnh nhất trong 30 năm đổi mới. Sự tiếp cận với thị trường quốc tế đã làm cho xuất khẩu thủy sản tăng vọt, góp phần duy trì tốc đột tăng trưởng ngành thủy sản ở mức cao. Nhờ những biến đổi tích cực đó, tỷ trọng GDP của thuỷ sản có xu hướng tăng lên tục trong gần 20 năm qua, từ 5,6% năm 1986 lên trên 18% kể từ năm 2003.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tuy sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng không nhanh bằng thủy sản nhưng diễn ra trên qui mô rộng lớn của nông thôn cả nước, tạo nên kết quả to lớn cho phần lớn cư dân. Nếu so với thủy sản và nông nghiệp thì đặc điểm sản xuất của lâm nghiệp khó khăn hơn cả về chu kỳ sản xuất, mức độ rủi ro và phụ thuộc thiên nhiên, sự yếu kém của thị trường. Ngoài ra, việc hoạch định chính sách cho ngành lâm nghiệp từ quản lý tài nguyên đến tổ chức doanh nghiệp có rất nhiều khó khăn. Vì vậy, tác động của đổi mới kinh tế đến chậm hơn và tốc độ phát triển sản xuất chậm hơn hai ngành trên rất nhiều. Bắt đầu đổi mới kinh tế, trong khi thủy sản và nông nghiệp tăng trưởng vượt bậc thì rừng vẫn suy giảm nghiêm trọng. Quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường tạo nên ý thức sở hữu và tinh thần làm chủ trên các tàu cá, trên mỗi thửa ruộng nhưng động lực đó không xuất hiện trên các khu rừng. Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn quốc tăng rất chậm.

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Cơ cấu giá trị nông lâm thủy sản (%)

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản

Page 204: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Sự phát triển ổn định của nông nghiệp giải quyết vấn đề an ninh lương thực, vấn đề việc làm cho hơn một triệu lao động bổ xung hàng năm, cho phép nền kinh tế quốc gia tập trung tài lực vào những mục tiêu phát triển khác. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn đầu đổi mới hay trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu á, khi cả công nghiệp và dịch vụ đều suy giảm thì sự tăng trưởng ổn định của lĩnh vực nông nghiệp trở thành nhân tố quyết định duy trì tăng trưởng chung của Việt Nam. Đây cũng là kết luận chung của các nước trải qua khủng hoảng 1997-1998. Sự bổ xung này thể hiện ở khả năng thu hút lao động dư thừa trong xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và mặt bằng giá chung, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, và các tác động khác đến kinh tế vĩ mô.

Trong nông nghiệp, một số ngành đã chuyển biến nhảy vọt như sự tăng trưởng nhảy vọt của các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè, điều, tiêu; sự phát triển nhanh chóng của một số loài cây ăn quả, việc tăng cường đa dạng hoá trên đất lúa, đặc biệt là sựxuất hiện thành công của ngành thủy sản, chuyển một số lớn nông dân làm nông nghiệp hoặc đánh bắt thủy sản sang nuôi trồng thủy sản.Chăn nuôi sau bao nỗ lực vươn lên, xét về giá trị vẫn chưa vượt qua giới hạn 20% GDP toàn ngành nông nghiệp để thực sự trở thành một “ngành chính.”

Nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững,chuyển dịch cơ cấu chậm

Tỷ giá Việt Nam được nhiều chuyên gia cho là định giá cao hơn giá trị thực, và do đó xu hướng “cánh kéo giá” bất lợi cho sản xuất nông nghiệp diễn ra kéo dài trong nhiều năm. Sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với hàng loạt rủi ro về dịch bệnh và thiên tai. Cạnh tranh trên thị trường diễn ra quyết liệt và người nông dân luôn phải chịu vị thế bất lợi. Vì vậy, tăng trưởng của GDP nông nghiệp thời gian qua có xu hướng giảm sút. Giai đoạn 1995 - 2000, tốc độ tăng GDP nông nghiệp là 4%, thì giai đoạn 2000 - 2007 giảm xuống còn 3,7%, những năm từ 2010 còn trên dưới 3%/năm. Riêng năm 2008, trong bối cảnh giá nông sản trên thế giới tăng vọt, sản xuất nông nghiệp đã khôi phục mức tăng trưởng lên 4,1%. Cùng với các biến động bất lợi trong kinh tế vĩ mô quốc gia và tác động của khủng hoảng kinh tế quốc tế như tình trạng lạm phát, biến động giá dầu mỏ, giá nông sản, và tác động của các chính sách thắt chặt tiền tệ, biến động về tỉ giá hối đoái... đã gây nhiều thiệt hại cho việc làm và thu nhập của cư dân nông thôn thời gian gần đây.

Trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp, trong đó cây lương thực, nhất là lúa vẫn chiếm tỷ trọng chính. Trong những năm gần đây, chăn nuôi, thuỷ sản phát triển nhanh, song còn thiếu bền vững. Chất lượng một số vật nuôi chưa cao; mô hình chăn nuôi công nghiệp chưa thật sự phát triển, khả năng kiểm soát dịch bệnh còn rất khó khăn.Các vùng nuôi trồng thủy sản cũng ở trong tình trạng thiếu ổn định. Diện tích một số các vùng nuôi lớn với mức độ thâm canh cao, xử lý chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường. Đóng góp của lâm nghiệp trong tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng. Thu nhập từ lâm nghiệp mới đóng góp một phần rất nhỏ trong tổng GDP và trong cơ cấu thu nhập của hộ nông thôn. Xuất khẩu đồ gỗ phát triển nhanh nhưng phần lớn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu.

Kết cấu nền kinh tế nông thôn Việt Nam nói chung và kết cấu nền nông nghiệp nói riêng vẫn tỏ ra lạc hậu. Cho đến nay, lúa vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo chiếm hơn 60%

Page 205: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

diện tích gieo trồng, cung cấp 75% năng lượng dinh dưỡng, đóng góp 23-27% cho xuất khẩu nông sản và là nguồn sống quan trọng của 80% hộ nông dân. Chăn nuôi sau bao nỗ lực vươn lên, xét về giá trị vẫn chưa vượt qua giới hạn 20% GDP toàn ngành nông nghiệp để thực sự trở thành một “ngành chính.” Ngành lâm nghiệp cũng vẫn trong trạng thái phát triển ì ạch, thu hẹp dần kết cấu, chỉ còn chiếm 5% GDP toàn ngành. Với tỷ lệ rừng che phủ thấp và chất lượng rừng kém nền nông nghiệp Việt Nam còn rất xa mục tiêu một nền nông nghiệp sinh thái phát triển vững bền và hài hoà.

Do kết cấu sản xuất lạc hậu, mặc dù xuất khẩu nông sản tăng mạnh trong những năm qua, thành phần hàng hoá thay đổi rất ít. Gạo và thuỷ sản mỗi loại chiếm từ 20-30% xuất khẩu nông sản và không có thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua. Cà phê và hạt tiêu tăng trong khi cao su và rau quả giảm, không thể hiện rõ xu hướng đa dạng hoá. Hai mặt hàng thô là gạo và cà phê vẫn là nông sản xuất khẩu quan trọng nhất (trừ thuỷ sản).

3. Sản xuất lúa gạo và an ninh lương thực

Sản xuất lúa gạo phát triển vượt bậc, đưa Việt Nam từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu

Lúa là cây trồng quan trọng nhất trong ngành trồng trọt, có truyền thống lâu đời và có ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân nông thôn Việt Nam, sản xuất lúa chiếm gần 50% GDP nông nghiệp (không kể lâm nghiệp và ngư nghiệp) năm 2003. Sản xuất lúa gạo phát triển mạnh đã tạo thành công đột phá trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới và hiện nay, sản xuất lúa tiếp tục đóng vai trò quyết định đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập cho người dân và góp phần xuất khẩu tăng thu ngoại tệ.

Nguồn: Tổng cục thống kê

-

10,000.00

20,000.00

30,000.00

40,000.00

50,000.00

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Sản lượng lúa cả nước và ĐB SCL (ngàn tấn)

Sản lượng lúa Việt Nam Sản lượng lúa Đồng bằng Sông Cửu long

Page 206: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sản lượng lúa cả nước đã vượt ngưỡng 45 triệu tấn.Trong khi đó mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạo giảm từ 12 kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006). Ngược lại, tiêu dùng thực phẩm tăng lên. Sản xuất lương thực thực phẩm phát triển, nhờ đó bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008, và xu hướng đang tiếp tục giảm. Việt Nam đã đảm bảo dư thừa cung lúa gạo cho nhu cầu lương thực trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đứng thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Ấn Độ.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Duy trì đất lúa lớn phản ánh tư duy an ninh lương thực cứng nhắc hoặc thiếu năng lực dịch chuyển sang các hệ thống sản xuất mới đang là cản trở cho sự giải phóng nguồn lực của nông nghiệp nông thôn để mở ra dư địa phát triển mới

Trong khi sản xuất lúa đã trở nên dư thừa và an ninh lương thực về cấp độ quốc gia đã không còn là nỗi lo thường trực, thì xu hướng của ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam được biểu hiện thông qua xuất khẩu gạo đem lại doanh thu một năm khoảng 3 tỷ USD trở thành một thành tích quan trọng về mặt biểu tượng cũng như lượng ngoại tệ quý giá để tài

- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00

Lượng xuất khẩu gạo (Triệu tấn)

-

500.00

1,000.00

1,500.00

2,000.00

2,500.00

3,000.00

3,500.00

4,000.00

Kim ngạch xuất khẩu gạo (triệu USD)

Page 207: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

trợ cán cân xuất nhập khẩu, và do đó có động lực về mặt chính trị để tiếp tục thúc đẩy sản xuất lúa diễn ra trong nhiều năm qua. Diện tích gieo trồng lúa của cả nước đã tăng từ 5,5 triệu ha lên đến trên 7,5 triệu ha. Ở một khía cạnh khác, quá trình chuyển đổi sử dụng đất lúa sang các mục đích sử dụng khác là không dễ dàng đã hạn chế khả năng đa dạng hóa sản xuất ra khỏi cây lúa. Điều này phản ánh nỗi lo an ninh lương thực vẫn còn thường trực hay lo ngại vỡ quy hoạch đất nông nghiệp?

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có hai hướng đi để tăng năng suất lúa, một là thâm canh tăng năng suất lúa dựa trên đầu tư nhiều vật tư và lao động đầu vào. Tại những vùng đất hẹp, người đông như đồng bằng Sông Hồng, trong điều kiện diện tích sản xuất lúa tiếp tục bị thu hẹp thì hướng đi này dễ trở thành cái bẫy buộc nông dân tiếp tục duy trì an ninh lương thực theo hướng tự cung tự cấp, không tính đến nhu cầu thị trường, làm suy giảm khả năng cạnh tranh của hộ nông dân và sớm muộn sẽ vượt qua ngưỡng hiệu quả kinh tế. Khi đó, cho dù năng suất lúa có thể tiếp tục tăng, nhưng lợi nhuận sản xuất sẽ giảm hoặc năng suất sẽ đạt trần sinh học và con đường phát triển sản xuất sẽ tắc nghẽn.

Ngay cả khi nếu xuất hiện các đột phá về công nghệ trong tương lai, mở ra một hệ thống sản xuất lúa mới cho năng suất cao hơn hoặc đạt hiệu quả kinh tế cao hơn thì việc thay đổi một đội ngũ lao động, một hệ thống cơ sở hạ tầng gắn chặt với tập quán thâm canh hiệu quả thấp sẽ không dễ dàng để thích nghi nhanh với khả năng cạnh tranh mạnh và nhanh với thị trường.

Kể từ năm 2008, cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới trở nên quyết liệt hơn. Phương thức kinh doanh cũ dựa vào lực lượng chính là các tổng công ty lương thực, thực hiện các hợp đồng liên chính phủ và trông vào đấu thầu giá rẻ các hợp đồng lớn đã tỏ ra kém hiệu quả. Giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo tụt nhanh hơn mức giảm khối lượng gạo xuất khẩu. Các doanh nghiệp chuyển từ lo chạy tìm thị trường sang lo bảo đảm nguồn cung ổn định và có giá phải chăng. Thu nhập của nông dân được cải thiện khi giá nội địa

1,500

2,500

3,500

4,500

5,500

6,500

7,500

8,500

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Diện tích lúa cả nước và ĐB SCL (ngàn ha)

Diện tích lúa Việt Nam Diện tích lúa Đồng bằng Sông Cửu long

Page 208: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

tăng sát giá thế giới, các doanh nghiệp thu hẹp lợi nhuận và bộc lộ các khiếm khuyết trong quản lý kinh doanh. Liệu rằng sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn nếu Việt Nam giảm lượng gạo xuất khẩu, tập trung vào tăng hiệu quả kinh doanh, tăng giá trị hàng hoá, thực hiện một bước ngoặt mới trong chiến lược phát triển nông nghiệp?

Hầu hết các hộ trồng lúa Việt Nam vẫn bị bó chặt trong vòng tiểu nông lấy công làm lời. Đặc biệt là nông dân đồng bằng sông Hồng, trên mảnh ruộng manh mún đành làm lúa không tính lãi, không cân nhắc nhu cầu thị trường.

Nhiều kết quả nghiên cứu ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy, sản xuất lúa muốn đạt hiệu quả cao, tăng được năng suất lao động, phải mở rộng qui mô sản xuất của hộ. Một hộ trồng lúa có qui mô vượt mức hạn điền 3 ha sẽ đạt hiệu quả cao gấp 5-6 lần các hộ qui mô sản xuất nhỏ hơn 1 ha. ở đây không đơn thuần là chiều rộng diện tích sản xuất mà là hai hệ thống canh tác khác hẳn, giữa lao động thủ công, thâm canh bằng đầu tư vật tư và lao động và bên kia là cơ giới hoá, thâm canh bằng công nghệ và quản lý.

Tăng trưởng trong nông nghiệp theo diện tích canh tác và quay vòng đất sớm muộn cũng đạt tới giới hạn đất đai, đó là kiểu “tăng trưởng theo chiều rộng”. Phần lớn cây trồng ở Việt Nam như rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng,... vẫn tăng trưởng chủ yếu nhờ tăng diện tích. Năng suất của phần lớn cây trồng Việt Nam còn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình thế giới, phản ánh sự yếu kém trong áp dụng khoa học công nghệ và đầu tư thâm canh.

An ninh lương thực với nhân tố mới nổi từ nhu cầu nhập khẩu củaTrung Quốc

Ý nghĩa chiến lược về an ninh lương thực đối với Việt Nam có nhiều khả năng đang đến từ một khía cạnh khác mà rất ít các phân tích đã đề cập. Cách đây nhiều thập kỷ đã có học giả phương Tây có bài phân tích gây nổi tiếng với tiêu đề “Ai nuôi Trung Quốc”***********. Trong vòng 5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã nổi lên thành nước nhập khẩu gạo hàng đầu và sự nổi lên này đặt ra câu hỏixu hướng trênsẽ gây ra những tác động thế nào đến an ninh lương thực của Việt Nam?

Nhập khẩu gạo của Trung Quốc và xuất khẩu gạo Việt Nam đi Trung Quốc

Năm Nhập khẩu của Trung Quốc (1)

Nhập khẩu của Trung Quốc (2)

Xuất khẩu Việt Nam đi Trung Quốc (3)

2010 366 - 123 2011 578 575 301 2012 2345 2900 1980 2013 2244 3483 2231 2014 2557 4168 1938 2015 2314 4500 1541

Nguồn: Số liệu (1)- Tổng cục hải quan Trung Quốc; năm 2015 là cho 9 tháng; Số liệu (2) - nguồn USDA, số liệu 2015 là tính cho cả năm; Số liệu (3)- hải quan Việt Nam, số liệu năm 2015 tính cho 8 tháng.

*********** Lester R. Brown. 1995. Who Will Feed China? Wake-Up Call for a Small Planet

Page 209: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các nước lớn

2010 2011 2012 2013 2014

Thế giới 366 578 2,345 2,244 2,557

Vietnam 56 234 1,545 1,481 1,353

Thailand 299 326 175 300 728

Pakistan 0 9 580 417 407

Cambodia - - 4 21 40

Laos 7 7 22 17 18

Myanmar 2 1 6 7 10 Nguồn: Số liệu củaTổng cục hải quan Trung Quốc

Số liệu hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu gạo nước này tăng mạnh kể từ năm 2010. Tuy nhiên, nguồn số liệu ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho rằng con số thực tế nhập khẩu của Trung Quốc từ 2012 cao hơn nhiều con số công bố của phía Trung Quốc. Số liệu hải quan Việt Nam cho thấy kể từ năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỷ 2 triệu tấn gạo sang thị trường Trung Quốc. Mức này tiếp tục được duy trì trong vòng 4 năm trở lại đây. Lượng gạo xuất khẩu thực tế sang Trung Quốc chắc chắn lớn hơn nhiều. Các ước tính được tuyên bố của lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) hay các quan chức bộ Công thương cho thấy hàng năm Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc vào khoảng 1,5 triệu tấn gạo†††††††††††. Ước tính của tác giả cũng cho kết quả khá trùng lắp với các tuyên bố của lãnh đạo VFA và Bộ Công thương.

Nguồn: Tổng cục hải quan

†††††††††††Báo thanhnienonline Thứ Ba, 18/10/2013, Gạo “tiểu ngạch” ồ ạt chảy sang Trung Quốc. http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/gao-tieu-ngach-o-at-chay-sang-trung-quoc-464805.html; http://nongnghiep.vn/xk-gao-van-can-tieu-ngach-post119987.html; http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/xuat-khau-tieu-ngach-nhieu-rui-ro-67984.html.

3,049 19,701 123,190301,611

1,979,7232,231,805

1,938,494

1,541,924

0

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 8 tháng 2015

Xuất khẩu gạo Việt Nam chính ngạch đi Trung Quốc (tấn)

Page 210: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

ước t

Đườn

100

200

300

400

500

600

700

Nguồn: Sính của tá

ng đi của xu

0

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

1 2

Xuất k

Số liệu chc giả.

uất khẩu g

2 3 4 5

khẩu chín

Chính ng

ính ngạch

ạo từ đồng

5 6 7

2014

nh ngạch v201

gạch đi Trung

từ Tổng

g bằng Sôn

8 9 10

và ước tính4 và 2015

Quốc Ti

cục hải qu

g Cửu Lon

11 12 1

h tiểu ngạc(tấn)

iểu ngạch đi Tr

uan; số li

ng lên biên

2 3 4

2

ch các thá

rung Quốc

ệu tiểu ng

giới – tiểu

5 6 7

015

áng năm

gạch từ

ngạch

7 8

Page 211: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Sự nổi lên của Trung Quốc có thể được nhìn nhận như cơ hội kinh doanh cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Tuy nhiên, nó đặt ra một số những thách thức như sau:

- Phần lớn gạo đi Trung Quốc, đặc biệt tiểu ngạch là gạo phẩm cấp thấp, không có giám định chất lượng ngặt nghèo. Đây là cái bẫy cho ngành gạo Việt Nam trong trung và dài hạn.

- Trung Quốc không bao giờ công bố về nhu cầu thực tế do lo ngại thị trường phản ứng, giá tăng gây thua thiệt cho nhập khẩu của Trung Quốc. Do đó dường như Trung Quốc đang vận dụng cơ chế tiểu ngạch với Việt Nam và Miến Điện để làm nguồn cung gạo có lợi nhất cho họ về mặt giá cũng như sự linh hoạt của nguồn cung.

- Thương mại tiểu ngạch của Trung Quốc diễn ra nhanh, phạm vi rộng. Tiểu ngạch khó đo đếm, phản ứng chính sách/kinh doanh của Việt Nam diễn ra chậm, chịu nhiều thiệt hại. Trung Quốc nhập khẩu không theo một kênh thông thường như các nước Philipin, Cu Ba, Iraq hay các nước khác. Thông thường doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng nhập khẩu qua các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ thông qua mạng lưới hàng xáo để thu mua của dân. Đối với Trung Quốc, ngoài việc nhập khẩu một cách chính thống, rất có nhiều khả năng doanh nghiệp Trung Quốc chỉ cần trực tiếp thông qua mạng lưới thu mua để mua gạo của nông dân.

- Nếu Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu gạo thì tác động sẽ rất nhanh và khó dự đoán. Một lượng nhập khẩu lớn trong khoảng thời gian ngắn sẽ là cơ hội để tăng giá, đem lại thu nhập cho một bộ phận kinh doanh và người nông dân. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ gây ra biến động của giá thị trường, tăng nguy cơ rủi ro kinh doanh với rất nhiều doanh nghiệp. Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam với kênh thu mua rộng khắp và diễn biến rất nhanh cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trong việc chủ động nguồn hàng cho các hợp đồng của mình.

- Nếu Trung Quốc tăng đột ngột lượng gạo nhập khẩu rất lớn, trong vòng 1 tháng tăng lượng nhập khẩu lên 1 triệu tấn, và cả năm lên con số 3-4 triệu tấn thì biến động về giá nội địa của Việt Nam có thể ảnh hưởng đến mặt bằng giá nói chung, gây ra lạm phát và một bộ phận người nghèo không có khả năng tiếp cận lương thực và gây mất an ninh lương thực.

- Thách thức về mặt chính sách của Chính phủ đó là Việt Nam chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu được xuất khẩu tiểu ngạch để có thể nắm được diễn biến cung cầu từ đó có được các giải pháp chính sách kịp thời.

Page 212: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

4. Một số hàm ý về mặt định hướng chính sách

- Trong vòng 30 năm đổi mới khu vực nông nghiệp đã hoàn thành vai trò quan trọng làm khu vực đệm để Việt Nam chống lại các khủng hoảng từ bên ngoài, nguồn cung tài chính cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, các động lực tăng trưởng của khu vực nông nghiệp đã đến hạn, các yếu kém về năng lực và cấp độ phát triển của khu vực nông nghiệp đang bộc lộ trước những sức ép cạnh tranh nhiều hơn của môi trường cạnh tranh hiện đại và toàn cầu hóa. Các thách thức này đòi hỏi phải có các đột phá về mặt thể chế và đầu tư, chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng giữa khu vực doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, tăng cường đầu tư vào các khoa học công nghệ ứng dụng, và đặc biệt là giải phóng nguồn lực đất đai từ sự “trói chặt” vào cây lúa.

- Việc giải phóng một diện tích lớn đất lúa sẽ tạo nên nguồn lực mới giúp đa dạng hóa kinh doanh khu vực nông thôn vào các lĩnh vực đem lại thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, các định hướng về sử dụng đất lúa dư thừa này cần được cân nhắc kỹ về quy hoạch theo địa bàn, hạ tầng cũng như các lựa chọn ưu tiên phát triển thích hợp.

- Trong bản thân diện tích đất lúa còn lại phục vụ cho sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, cần thúc đẩy thị trường giao dịch, tích tụ ruộng đất để hình thành quy mô trung bình và lớn để tăng chất lượng và độ thuần sản phẩm làm ra, hướng đến các đầu ra có phẩm cấp cao, đem lại giá trị gia tăng cao trong phân khúc thị trường cao cấp.

- An ninh lương thực cũng như thành tích xuất khẩu gạo khi không còn là một ưu tiên quan trọng sẽ giúp Việt Nam giải phóng đất lúa cho các cơ hội phát triên mới. Tuy nhiên, cần phải tính tới bài toán từ nhu cầu lương thực của Trung Quốc. Việt Nam cần xây dựng cơ chế giám sát cũng như điều tiết về xuất khẩu tiểu ngạch sao cho hiệu quả, vừa giúp cho tăng lợi ích kinh doanh song cũng đối phó với nguy cơ rủi ro về thị trường và bất ổn về an ninh lương thực.

- Trong một môi trường nhiều biến động như hiện nay Nhà nước không có vai trò/không thể cung cấp dự báo thị trường. Chỉ có doanh nghiệp mới phát tín hiệu hiệu quả nhất để điều tiết nông dân sản xuất.Việt Nam cần có các chương trình yểm trợ về đào tạo, tư vấn cũng như xúc tiến thương mại đểgây dựng được lực lượng doanh nghiệp đủ năng lực khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc./.

Page 213: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Ba mươi năm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hoá

Thực trạng và vấn đề

TS. Phí Vĩnh Tường

NCS. Nguyễn Đình Hòa

Sau 30 năm xây dựng và hoàn thiện, cơ sởhạ tầng đã và đang đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Sự sẵn có của hạ tầng năng lượng, của hạ tầng viễn thông, của hạ tầng giao thông đã và đang trực tiếp khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho hoạt động kinh tế. Sự phát triển của hạ tầng công nghiệp, hạ tầng đô thị giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình tích tụ sản xuất, cũng như tích tụ nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho việc nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp nhiều hơn cho quá trình CNH, HĐH.

So với thế giới và so với yêu cầu hội nhập, tốc độ cải thiện chất lượng hạ tầng cơ sởcủa Việt Nam đang ở mức thấp. Một số cơ sở hạ tầng vẫn chưa vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới, theo thời gian, dù nhận được sự đầu tư rất lớn của chính phủ. Việc những“điểm nghẽn” của hạ tầng cơ sởchưa được tháo gỡcũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài và do đó đến cơ hội tiếp cận đến công nghệvà quản trịhiện đại của doanh nghiệp Việt Nam, ảnh hưởng đến tốc độCNH, HĐH của Việt Nam. Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến tiến trình CNH, HĐH ba mươi năm vừa qua có lẽ đã được nhận thức tốt hơn, khi dự thảo văn kiện ĐH XII của Đảng đã xác định “xây dựng nền tảng đểsớm đưa nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Việc xây dựng những nền tảng, trong đó có nền tảng cơ sởhạ tầng, sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam, khi nền kinh tế đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Chi phí đầu tư cao hơn, yêu cầu vềhiệu quả đầu tư cấp thiết hơn và đặc biệt là năng lực ngân sách nhà nước không còn đủ để đáp ứng nhu cầu (ngày một tăng) cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Việt Nam sẽlàm như thếnào đểhuy động được các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng nền tảng cơ sởhạ tầng phục vụmục tiêu CNH, HĐH như phương châm chỉ đạo được xác lập bởi văn kiện đại hội Đảng XII .

Trưởng phòng Kinh tế Phát triển, Viện Kinh tế Việt Nam Phó Trưởng phòng Kinh tế Phát triển, Viện Kinh tế Việt Nam

Page 214: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

1. Cơ sở hạ tầng Việt Nam sau 30 năm xây dựng và hoàn thiện

a. Quan điểm và định hướng phát triển

Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ CNH, HĐH của Việt Nam đã được xác định ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Xuyên suốt các kỳ đại hội Đảng, vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông luôn được coi là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, mức độ ưu tiên phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng khác, như hạ tầng năng lượng, hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghiệp, cũng được thay đổi cùng với sự thay đổi trong nhận thức về tính cấp thiết của các loại hạ tầng này đối với nền kinh tế trong quá trình phát triển.

Có thể thấy sự phát triển của kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của doanh nghiệp trong ba thập kỷ vừa qua. Tắc nghẽn giao thông, thiếu năng lượng trong mùa khô, hay thiếu những kết nối hiệu quả với thị trường thế giới khiến chi phí logisitcs tăng cao, chi phí sản xuất tăng và bào mòn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vốn đã thấp hơn so với doanh nghiệp quốc tế. Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam đã chững lại trong thập kỷ vừa qua. Điều này không chỉảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sự bền vững của tiến trình tăng trưởng.

Trong hai kỳ đại hội XI vừa qua và đại hội XII tới đây, nhìn nhận khách quan những thành tựu và những hạn chế của quá trình phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng đã đi đến việc thay đổi quan điểm, từ “…tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Văn kiện Đại hội XI) sang “…xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Văn kiện Đại hội XII).

b. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Trên cơ sở định hướng của Đảng, Việt Nam đã và đang dành một tỷ trọng lớn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp. Bên cạnh đó, hạ tầng năng lượng, hạ tầng đô thị, hạ tầng viễn thông … cũng đã được chú trọng, đầu tư phát triển.

Trong giai đoạn đầu của quá trình đồi mới, nhà nước là nhà đầu tư chính trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đã có những sự thay đổi trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, với sự tham gia của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước trong thập kỷ vừa qua. Khu vực kinh tế tư nhân đã tham gia phát triển một số loại hình cơ sở hạ tầng, bắt đầu từ hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng giao thông. Sự tham gia của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã lan toả sang các lĩnh vực hạ tầng khác như hạ tầng đô thị hay hạ tầng năng lượng, trên cơ sở các hình thức hợp tác giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân. Các phương thức BOT, BTO, BT và gần đây là PPP đã mở ra các cơ hội cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, dù vẫn còn nhiều hạn chế trong phạm vi ngành được đầu tư.

Page 215: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

tăng bBên csự thadù cácgiao t

đầu tưđầu tư2010.(2011cho cáxuất vquy m

thôngthành thể hi

2. a. Tă

Chỉ tính rbình quân 1cạnh đó, vaiay đổi. Quyc doanh nghthông đường

Bảng 1: V

Bên cạnh ư quy mô lớư xây dựng Tuy nhiên) lên mức 3ác kết cấu hvà phân phố

mô vốn đầu

Với việc hg, hạ tầng đ

tựu nhất địện gián tiếp

Những t

Những th

ăng trưởng

riêng giai đ14,2%/năm.i trò của khuy mô vốn đầhiệp hạ tầng bộ và cản

Vốn đầu tư

lĩnh vực hớn sau ba thg tăng từ 9,n, trong gia34,4 nghìn thạ tầng đô ối điện, khítư trong lĩn

huy động cđô thị, hạ tầịnh, thể hiệnp qua sự ph

thành tựu

hành tựu

g kinh tế và

đoạn 2001-2. Tốc độ tănu vực tư nhầu tư của k

ng tư nhân mng biển.

ư phát triển

ạ tầng giaohập kỷ phát 8 nghìn tỷ

ai đoạn 201tỷ VND (ướthị cũng tă

í đốt… là 3nh vực này đ

các nguồn lầng KCN, hn trực tiếp qát triển của

u phát triể

à phát triển

2012, vốn ng vốn đầu

hân trong phkhu vực tư nmới chủ yếu

n hạ tầng g

o thông, lĩnhtriển vừa qVND năm 1-2014, vốớc 2014). Đăng nhanh. 3,7 nghìn tđã tăng lên

lực phát triểhạ tầng nănqua những

a khu vực do

ển cơ sở h

n doanh ng

đầu tư pháu tư năm sahát triển kếtnhân đã tănu tham gia

iao thông g

h vực hạ tầqua. Số lượn

2005 lên mốn đầu tư xĐầu tư cho l

Năm 2005,tỷ VND. Sa44,9 nghìn

ển cơ sở hạng lượng, Vđánh giá vềoanh nghiệp

hạ tầng v

ghiệp

át triển hạ tau tăng nhat cấu hạ tầnng nhanh kểđầu tư tron

giai đoạn 2

ầng đô thị cng các đô thmức 16,2 nxây dựng 1lĩnh vực năn, vốn đầu tưau gần một n tỷ VND (ư

ạ tầng, baoViệt Nam đề chất lượngp.

à một số v

tầng giao thnh hơn năm

ng giao thônể từ sau 200ng lĩnh vực

2001-2012

cũng nhận đhị tăng nhan

nghìn tỷ VN5,1 nghìn tng lượng cũư cho lĩnh thập kỷ phước 2014).

o gồm hạ tầđã đạt đượcg hạ tầng cũ

vấn đề

hông đã m trước. ng đã có 06, mặc hạ tầng

được sự nh. Vốn

ND năm tỷ VND ũng như vực sản

hát triển,

ầng giao c những ũng như

Page 216: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp gián tiếp thể hiện sự cải thiện về chất lượng hạ tầng cơ sở. Cùng với những cải cách trong các trụ cột khác của môi trường kinh doanh, sự phát triển của hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng khu công nghiệp … đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh,

Số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên nhanh chóng cùng với quá trình cải cách thể chế. Trong 5 năm đầu của quá trình đổi mới, số lượng doanh nghiệp tư nhân tính riêng trong lĩnh vực công nghiệp đã tăng từ 567 đơn vị năm 1986 lên 959 đơn vị năm 1991 (Đặng Phong, 1999).

Sau khi Luật Doanh nghiệp, Công ty tư nhân (1990) có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên đáng kể. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sốdoanh nghiệp tư nhân đã tăng từ 959 đơn vị năm 1991, lên 3.322 doanh nghiệp năm 1993 và đạt con số 5.006 doanh nghiệp vào năm 1995. Tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại còn ấn tượng hơn. Chỉ tính riêng giai đoạn 1993-1995, đã có thêm 5810 doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực hoạt động thương mại, nâng tổng sốdoanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại lên 7.645 doanh nghiệp vào năm 1995 (Leila Webster và Markus Taussig, 1999) .

Sau 5 năm gia nhập ASEAN (1995), đã có 35.004 doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động kinh doanh. Trong số đó có 20.548 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty tư nhân và 10.458 doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (NHTG, 2007). Số lượng doanh nghiệp đã không ngừng tăng lên trong hai kỳ đại hội IX và X, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009. Đến năm 2010, Việt Nam đã vượt qua mốc 500.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã là một trong những kênh quan trọng đểhuy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho mục tiêu CNH, HĐH.

Sự phát triển của hệthống doanh nghiệp trong nước, cùng với sựtham gia ngày một nhiều hơn của các doanh nghiệp FDI đã giúp Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng trung bình cao, đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp của thế giới vào cuối giai đoạn đổi mới. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1986-2014 ước đạt 7,05%/năm. Năm 2008 là thời điểm Việt Nam vượt qua ngưỡng các nước có GDP bình quân đầu người trên 1.000 USD.

Nền kinh tế của Việt Nam đã trởthành một nền kinh tếxuất khẩu, với độ mở của nền kinh tế tăng từ là 1,0 lên 1,8 sau những thập kỷ phát triển đã qua (Nguyễn Xuân Thành, 2010; Ngân hàng Thế giới, 2013).

Đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế là những cải thiện lớn về số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Trước hết đó là sự cải thiện của cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng. Sau đó là những cải thiện của cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và đô thị.

Hạ tầng giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thủy ven biển đã thực sự phát triển. Cùng với hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, hạ tầng giao thông đường bộ đã góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Tính đến 2011, tổng chiều dài đường bộ vào khoảng trên 206.633 km. Chỉ tính riêng giai đoạn 2007-2011, tổng chiều

Page 217: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

dài đường bộ đã tăng lên hơn 1,6 lần (gần 80 nghìn km). Trong đó, các tuyến đường bộdo Trung ương quản lý (đường quốc lộ) tăng lên 2 lần (7.858 km). Mật độ hạ tầng giao thông trên diện tích gia tăng đáng kể sau một thập kỷ, từ 0,66 km/km2 (2001) lên 0,85 km/km2 (2011).

Bên cạnh sự cải thiện của hạ tầng giao thông đường bộ, năng lực vận tải của hạ tầng giao thông đường biển và đường hàng không, những cửa ngõ kết nối Việt Nam với thế giới cũng được cải thiện đáng kể (Phí Vĩnh Tường, 2015). Đối với hạ tầng cảng biển, số lượng cầu bến có năng lực phục vụ tàu 50.000 DWT chiếm 1,37% và chủ yếu thuộc cảng chuyên dùng. Số lượng cầu bến phục vụ tàu có tải trọng 20.000 ÷ 50.000 DWT chiếm 21,43% (hàng tổng hợp 15,9%); phục vụ tàu có tải trọng 10.000 ÷ 20.000 DWT chiếm 39,72% (hàng tổng hợp 24,31%); phục vụ tàu dưới 10.000 DWT chiếm 38,46% (hàng tổng hợp 24,85%). Hệ thống cảng hàng không có năng lực thông qua khoảng 41,3 triệu khách/năm và 430 nghìn tấn hàng hoá/năm(2011) và đang tiếp tục được nâng cấp. Đặc biệt, với việc chấp thuận triển khai dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, năng lực của cơ sở hạ tầng vận tải đường không sẽ được cải thiện đáng kể.

Sau hơn ba thập kỷ phát triển, số lượng các đô thị của Việt Nam tăng nhanh, đạt mốc 774 đô thị năm 2015. Với sự thay đổi trong chiến lược phát triển đô thị Việt Nam, đầu tư phát triển đô thị đã có những thay đổi căn bản. Thay thế cho chiến lược phát triển các chuỗi đô thị, Việt Nam đã và đang tập trung vốn đầu tư để hình thành một số siêu đô thị, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi tốc độ đô thị hoá bình quân năm của Việt Nam là 3,4% thì tốc độ đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt là 3,8% và 4%. Tính đề cuối thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có 2.900 km2 đất đô thị (0,9% diện tích đất), là nơi sinh sống của 23 triệu người dân (gần 24% dân số) đô thị. Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam đã và đang diễn ra nhanh hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Mặc dù hạ tầng công nghiệp được phát triển sau, (bắt đầu với khu chếxuất Tân Thuận, 1991), nhưng lại có vai trò to lớn trong việc thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm một sốMNCs, tham gia đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Sau một giai đoạn phát triển của các khu chếxuất, khu công nghiệp, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang bước phát triển mới, với sự hình thành của các khu kinh tế(cửa khẩu hay ven biển) và các đặc khu kinh tế.

Số lượng các khu chếxuất, khu công nghiệp đã tăng nhanh qua các thời kỳ, thông qua đó thúc đẩy quá trình tái phân bổ nguồn lực đất đai từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Với 289 khu công nghiệp (2013) đã góp phần tái phân bổ, chuyển đổi 81.000 héc-ta đất tựnhiên, đất nông nghiệp sang đất công nghiệp. Tính đến 9/2015, tổng số khu công nghiệp của cả nước là 299 khu, với tổng diện tích đất phân bổcho công nghiệp là 85.000 héc-ta. Bên cạnh đó, hơn 698.000 héc ta đất đã được chuyển đổi, phục vụ mục tiêu CNH, HĐH thông qua sự hình thành và phát triển của 15 khu kinh tếven biển.

Trong 5 năm đầu (1991-1996), các KCN, KCX đã thu hút khoảng 1.409 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đạt 17,663 tỷ USD. Đến năm 2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (còn hiệu lực) với tổng vốn đầu tư đăng

Page 218: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

ký đạđăng kcác K2011,thực hcủa cả

giai đMức vso vớitư tron

suất ncông dụng

Hình 1

Nguồ

trong 4.910điện lthuỷ đ

b.

thần nảnh hưhạ tần

Đảng

ạt 59,6 tỷ Uký tăng thê

KCN, KCX tổng vốn Fhiện đạt 7,2ả nước.

Qui mô củđoạn 1991-1vốn bình qui giai đoạn ng nước đã

Theo báo nguồn điện suất đặt nguvào khoảng

: Nguồn điện

n; Trung t

Có thể thnhững năm MW (1997là nguồn nhđiện.

Một số v

Sự phát trnhà doanh nưởng không

ng là một tro

Tổng kết cũng chỉra

USD. Vốn Fêm của cả nđã thu hút FDI đã đăn

28 tỷ USD;

ủa các dự á1995, vốn buân dự án trtrước đó. Ttăng lên xấ

cáo của Tcủa Việt Nuồn điện trog 25.837 MW

giai đoạn 1997

tâm điều đ

ấy, nguồn m gần đây. 7) lên 26.4hiệt điện, d

vấn đề

riển của donghiệp. Tuyg nhỏ đến song những

hai mươi lăa những vấn

FDI tập trunnước hàng n

khoảng 80ng ký vào ctương đươn

án đầu tư trobình quân mrong giai đoTrong giai đấp xỉ 109 tỷ

Trung tâm đNam là 15.7ong toàn hệW.

7-2012

độ hệ thống

điện của VSau gần 3075 MW (2

dựa trên tha

oanh nghiệpy nhiên, nhisự ra đời, tồnhân tố đó.

ăm năm đổn đề của nề

ng vào KCNnăm. Xét riê0% tổng vốcác KCN, Kng 44% và

ong nước vmột dự án đầoạn 1996-20đoạn 2006-2ỷVND, tăng

điều độ quố63 MW. Cệthống năm

Hìn

g điện quốc

Việt Nam đã0 năm phát012). Một

an tương đố

p phụthuộc iều các nhâồn tại và ph.

i mới, bên ền kinh tế n

N, KCX chêng trong lĩốn FDI của KCX đạt 667% tổng v

vào các KCNầu tư trong 000 tăng lên2010, mức

g 40% so vớ

ốc gia, tínhông suất kh2012 là 26

nh 2: Cơ cấu n

c gia

ã tăng lên vt triển, côntrong nhữnối thấp. Việ

vào nhiều ân tố khác chát triển của

cạnh việc đnhư “công n

hiếm từ 35-4ĩnh vực sảnngành này,47 tỷ USDvốn FDI đă

N, KCX cũnước vào k

n 77 tỷ đồnvốn bình qới giai đoạn

h luỹ kế đếnhả dụng là

6.475 MW,

nguồn điện (20

với tốc độ ng suất nguồng thay đổi ệt Nam vẫn

yếu tố, đặccủa môi trưa các doanh

đánh giá kếnghiệp chế

40% tổng vn xuất công y. Riêng troD; tổng vốnăng ký và th

ũng tăng lênkhoảng 22 tng, tăng gấpquân một dựn 1996-2000

n 2008, tổn15.360 MWtổng công s

012)

ngày một ồn điện đã của cơ cấu

n chủ yếu d

c biệt là yếuường kinh dh nghiệp và

ết quả đã đạtạo, chế bi

vốn FDI nghiệp,

ong năm n đầu tư hực hiện

n. Trong tỷVND.

p 3,5 lần ự án đầu 0.

ng công W. Tổng suất khả

lớn hơn tăng từ

u nguồn dựa trên

u tốtinh doanh có à kết cấu

ạt được, iến phát

Page 219: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

triển chậm, gia công, lắp ráp còn chiếm tỉ trọng lớn. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành, lĩnh vực chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng chưa thật hợp lý. Năng suất lao động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực”. Dựthảo báo cáo của đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục nhận định “Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tếsuy giảm, phục hồi chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp”.

Vấn đềquan trọng của Việt Nam là sự kém phát triển của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Mặc dù số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đã tăng lên trong ba mươi năm qua, đặc biệt là trong nửa sau của giai đoạn đổi mới, nhưng số lượng doanh nghiệp đó vẫn còn ít so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với 500.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (2010), Việt Nam mới chỉ đạt mức 5 doanh nghiệp/1000 dân. Con số này còn thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu của nền kinh tế. Trong một số hội thảo gần đây, có những ý kiến cho rằng Việt Nam cần có 5 triệu doanh nghiệp để đạt được mục tiêu CNH, HĐH. Tức là Việt Nam cần có 50 doanh nghiệp/1000 dân.

Ngay cảkhi đạt được con số trên, tỷ lệdoanh nghiệp tính trên 1000 dân vẫn thấp hơn so với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trong cùng khoảng thời gian tương đương, Hàn Quốc đã có trên 2,7 triệu doanh nghiệp đăng ký và hoạt động (2000) dù quy mô dân số chỉ bằng ½ quy mô dân số Việt Nam. Trong trường hợp của Nhật Bản, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế sau 30 năm phát triển (1945-1975) đã tăng lên trên 5 triệu doanh nghiệp.

Những kết quả này cho thấy, số lượng 500.000 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký sau 30 năm đổi mới là đáng khích lệ, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế đi trước và Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển doanh nghiệp, nếu mong muốn thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH theo chủ trương của Đảng.

Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình vận tải Chuyên ngành

2001-2005 2006-2010 2011-2012 2001-2012

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Đường bộ 53.817 89,1 111.249 69,5 57.293 81,2 222.359 76,4

Đường sắt 1.879 3,1 2.767 1,7 2.603 3,7 7.249 2,5

Đường thủy NĐ

1.328 2,2 565 0,4 690 1,0 2.583 0,9

Đường biển

3.251 5,4 43.058 26,9 8.096 11,5 54.405 18,7

Đường không

126 0,2 2.341 1,5 1.871 2,7 4.337 1,5

Tổng 60.400 100 159.980 100 70.553 100 290.933 100

Page 220: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

(N

quả đầ

nhưngnối. Đtừ cácthụ. Ntrung”

ngànhđã giảnhiêntăng l

nhưngdàn trTườngthôngphủ kChí Mkhác. tầng gTắc ntăng c

Hìnhgiao

Nguồn: Ph

Trong lĩnhầu tư.

Tuy chủ tg kết cấu hĐiều này đãc vùng nguyNguyên nhâ” nhưng “dà

Phần lớn h giao thôngảm từ 89,1%, bước vào ên 81,2% tr

Mặc dù tg mạng giaorải thể hiệng, 2015). V

g biên giới vkhắp diện tícMinh và vùn

Quan trọnggiao thông knghẽn giao tchi phí logis

h 3: Đánh gthông đườn

í Vĩnh Tườ

h vực phát

trương phát ạ tầng giao

ã ảnh hưởngyên liệu đếnân của một kàn trải”.

nguồn vống đường bộ% giai đoạnthập kỷ mớrong tổng v

tập trung hầo thông đườn rõ nét khiViệt Nam đãvới Trung Qch Việt Namng thủ đô Hg hơn, đây lkết nối với thông đã khstics, chi ph

giá của thế ng bộ Việt N

ờng, 2015)

triển cơ sở

triển kết cấo thông đượg đến khả nn nơi sản xukết cấu hạ t

n đầu tư phộ. Tỷ trọng n 2001-2005ới, vốn đầu vốn đầu tư p

ầu hết vốn đờng bộ lại di quan sát ã thiết kế h

Quốc, Lào vm. Tuy nhiê

Hà nội, mật đlà hai vùngcác cảng c

hiến doanh hí lưu kho v

giới về chấtNam

ở hạ tầng, V

ấu hạ tầng gợc xây dựngnăng đáp ứnuất cũng nhtầng giao th

hát triển hạvốn đầu tư

5 xuống còntư phát triể

phát triển hạ

đầu tư cho dàn trải, dẫnbản đồ gia

hai tuyến trụvà Campuchên, khi nghiđộ đường k

g sản xuất côcửa ngõ (hàn

nghiệp phảvà chi phí vậ

t lượng

Việt Nam đ

giao thông g thiếu tínhng yêu cầu hư từ nơi sảhông thiếu đ

ạ tầng giaoư dành cho n 69,5% troển cơ sở hạạ tầng giao

phát triển hn tới vấn đề

ao thông đưục Bắc Namhia. Bên cạniên cứu sâu

không thực ông nghiệp

àng không vải thay đổi ận tải.

Hình 4: Ctranh Việ

đang gặp ph

đã được chh đồng bộ, kết nối củaản xuất đến đồng bộ là d

o thông đượhạ tầng gia

ong giai đoạạ tầng giao t

thông.

hạ tầng giaề kém hiệu ường bộ Vim, chưa kểnh đó mạng

u hơn, các vsự khác biệ

p chính của và hàng hải lịch trình v

Các trụ cộtệt Nam 2013

hải vấn đề

hính phủ thựthiếu năng

a các doanhcác thị trườ

do việc đầu

ợc tập trunao thông đưạn 2006-20thông đườn

ao thông đưquả sử dụn

iệt Nam (Pể tuyến đườg đường giavùng Thành ệt so với nhcả nước, nhcòn yếu và

vận chuyển,

t của năng 3-2014

về hiệu

ực hiện, g lực kết h nghiệp ờng tiêu u tư “tập

ng trong ường bộ 10. Tuy

ng bộ lại

ường bộ, ng. Tính hí Vĩnh ờng giao ao thông phố Hồ

hững nơi hưng hạ à thiếu). , dẫn tới

lực cạnh

Page 221: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, 2013

Quy mô vốn đầu tư lớn, nhiều dự án chậm tiến độ và tăng vốn so với dự toán đã làm giảm hiệu quả đầu tư. Sự kém hiệu quả trong phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn có thể nhìn theo một cách khác, dựa trên đánh giá so sánh của thế giới. Mặc dù liên tục được đầu tư, điểm cho chất lượng hạ tầng giao thông Việt Nam chưa vượt qua được mức trung bình của thế giới (Hình). Trong các trụ cột của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, trụ cột cơ sở hạ tầng của Việt Nam luôn ở mức thấp, chỉ nhỉnh hơn trụ cột thể chế và trụ cột đổi mới.Điều này cho thấy những đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam chưa được như kỳ vọng (Hình 1). Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (2013), chi phí xã hội do tắc nghẽn giao thông của Việt Nam khoảng 1,7 tỷ USD/năm, chiếm 1,6% GDP. Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, hai trung tâm sản xuất công nghiệp của cả nước, là hai vùng có chi phí do tắc nghẽn lớn nhất, lần lượt là 426 triệu USD và 942 triệu USD.

Sẽ dễ dàng thuyết phục hơn nếu lấy điểm chất lượng hạ tầng của một số nước trong khu vực để so sánh. Trong cùng giai đoạn này, điểm chất lượng hạ tầng giao thông của Singapore, Malaysia hay Thái Lan. Một số nước luôn ở mức trên trung bình, hay ở mức cao (khoảng 5,4 điểm) trong trường hợp của Singapore.

Mặt khác, tuy hạ tầng giao thông của Việt Nam có cao hơn so với của Thái Lan, nhưng vẫn còn thấp hơn của Trung Quốc, hay của Hàn Quốc.

Bảng 3: So sánh sự phát triển hạ tầng giao thông giữa Việt Nam với một số nước

Số km đường trên diện tích Số km đường trên đầu người

(km/km2) (km/1.000 người)

Việt Nam 0,85 3,21

Trung Quốc 0,20 1,44

Hàn Quốc 1,01 2,10

Thái Lan 0,11 0,90

Tuy Thái Lan kém Việt Nam về chỉ tiêu số lượng, nhưng chất lượng hạ tầng giao thông của Thái Lan so với chất lượng hạ tầng giao thông của Việt Nam còn cần phải được kiểm chứng. Tại một số tuyến đường tỉnh hay liên tỉnh sát biên giới với Lào, chất lượng đường giao thông của Thái Lan được xem là tốt (với 4 làn đường và cho phép chạy với tốc độ trên 80 km/h). Trong khi đó, tốc độ này thường chỉ xuất hiện ở một số tuyến đường cao tốc của Việt Nam.

Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh hơn so với tốc độ đầu tư phát triển các hạ tầng căn bản của đô thị dẫn tới việc một bộ phận dân cư không thể tiếp cận đầy đủ đến các dịch vụ đô thị cơ bản. Vấn đề nghèo đô thị, nơi một bộ phận người dân lao động không thể tiếp cận đến các dịch vụ như chăm sóc y tế, giáo dục, hay dịch vụ điện, nước… đã trở thành một thách thức phát triển đối với Việt Nam.

Page 222: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tuy nhiên, giao thông trong các đô thị, nhất là đô thị lớn, mới thực sự là một trở ngại cho phát triển. Thiếu hạ tầng giao thông công cộng (như đường sắt, tàu điện ngầm, bãi đậu xe) khiến giao thông đô thị ách tắc, ô nhiễm không khí và tiếng ồn gia tăng. Sự tập trung của người dân trong các khu đô thị, từ 6.800 người/km2 lên 7.700 người/km2 đồng thời với việc mở rộng diện tích đô thị dẫn tới sức ép lớn đối với việc nâng cấp giao thông đô thị.

Bên cạnh đó, các đô thị của Việt Nam thiếu tính kết nối. Người dân ít có lựa chọn khi muốn di chuyển từ đô thị này sang đô thị khác để làm việc, kinh doanh… Tắc nghẽn giao thông trong đô thị hay giữa các đô thị đã hạn chế sự di chuyển năng động của người lao động và gây ra những tổn thất đối với xã hội. Ở những đô thịlớn như Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng đô thị diễn ra nhanh hơn so với tầm nhìn quy hoạch, dẫn tới việc những cảng hàng không, cảng biển nằm trong thành phố. Điều này góp phần đẩy nguy cơ ách tắc giao thông đô thị lên cao hơn.

Nghiêm trọng hơn, vấn đề ô nhiễm âm thanh và không khí của người dân sống xung quanh các cảng cửa ngõ đã bị bỏ qua vì sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong khi các nước phát triển nỗ lực di rời sân bay, bến cảng, đền bù thiệt hại cho người dân do ô nhiễm âm thanh, ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng nỗ lực duy trì sự tồn tại của những cảng cửa ngõ này vì lợi ích của địa phương. Trong tất cả các nghị luận liên quan đến sự phát triển của cảng hàng không Tân Sơn Nhất hay Long Thành, chưa ai đặt ra vấn đề phúc lợi của những người dân phải sống cạnh các sân bay này. Ai là người chịu trách nhiệm trong việc để quy hoạch đô thị bị phá vỡ? ai chịu trách nhiệm do để người dân phải sống trong ô nhiễm âm thành và không khí do các máy bay gây ra? Thay vào đó, phần lớn các tranh luận chỉ xoay quanh làm thế nào để đầu tư và đầu tư hơn nữa cho hạ tầng giao thông, hạ tầng sân bay nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Người ta sẵn sàng viện dẫn vấn đề chi phí và hiệu quả đầu tư để thuyết phục sự tồn tại của các cơ sở hạ tầng trong trường hợp này, nhưng không bàn đến nó trong những trường hợp khác.

Bên cạnh ô nhiễm âm thanh, tiếng ồn, sức khoẻ người dân đô thị còn bịảnh hưởng do thiếu các hạ tầng xử lý nước thải đô thị, xử lý chất thải rắn hay các chất thải nguy hiểm của hệ thống bệnh viện nội đô. Những vấn đề này sẽ nghiêm trọng hơn nếu Việt Nam tiếp tục duy trì chiến lược phát triển các siêu đô thị (trên 10 triệu dân) nhưng không tính đến sự đồng bộ trong quy hoạch phát triển các dịch vụ hạ tầng đô thị cũng như trong chiến lược đảm bảo năng lực cung ứng các dịch vụ này.

Đối với hạ tầng các khu công nghiệp, vấn đề lớn nhất là làm thế nào để lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất, vốn đã được đầu tư quá mức và đã làm quy hoạch phát triển KCN của Việt Nam đến 2020 bị phá vỡ. Vai trò của các khu công nghiệp, khu chế xuất đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh đã không còn. Do đầu tư quá mức, các công ty cung cấp hạ tầng khu công nghiệp đã bỏ qua tiêu chí quan trọng trong thu hút doanh nghiệp: tiêu chí cùng ngành nghề. Điều này khiến cho doanh nghiệp hoạt động trong các KCN không có cơ hội cắt giảm chi phí trong dài hạn. Thay vì việc cắt giảm chi phí do doanh nghiệp logistics có thể cung cấp một lượng lớn các vật liệu, hàng hoá đến cùng một KCN, họ sẽ phải phân tán hàng hoá, dẫn tới chi phí vận tải cao hơn và người chịu các chi phí này chính là các doanh nghiệp sản xuất.

Page 223: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Hạ tầng năng lượng, tuy đã được cải thiện, nhưng không đủ cung cấp để đảm bảo chiến lược điện khí hoá ngành giao thông. Chính điều này là một nguyên nhân cản trở việc phát triển hạ tầng giao thông đường sắt, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường sắt đô thị. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc quá nhiều vào hạ tầng thuỷ điện và nhiệt điện đã gây ra những hệ luỵ đối với môi trường sống. Cho đến nay, chưa có những nghiên cứu nào có thể lượng hoá được, so sánh được giữa phúc lợi do hệ thống thuỷ điện mang lại và những chi phí như ô nhiễm môi trường, xâm mặn vùng hạ lưu, biến đổi hệ sinh thái do những hạ tầng năng lượng này gây ra. Cũng chính vì vậy, không có sự quan tâm đúng mức đến cách thức sử dụng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả. Một hệ thống các ngành công nghiệp tiêu tốn năng lượng, nhưng tạo ít GTGT đã được phát triển trong thời gian qua là bằng chứng rõ nét. Thay vì phát triển ngành thép công nghiệp, Việt Nam đã lựa chọn phát triển thép xây dựng, ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của nhiều ngành khác. Quan trọng hơn, việc này ảnh hưởng đến cơ hội phát triển và sử dụng các nguồn vật liệu mới cho mục tiêu CNH, HĐH của Việt Nam như Đảng đã xác định.

Đối với hạ tầng năng lượng, vấn đề lớn nhất là đảm bảo nguồn cung năng lượng cho CNH, HĐH. Áp lực đảm bảo năng lượng điện cho sản xuất công nghiệp vẫn chưa được giải quyết do cơ cấu nguồn điện chủ yếu phụ thuộc vào hạ tầng thuỷ điện. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đủ nguồn cung điện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và đời sống, đặc biệt vào mùa khô. Sức ép về năng lượng điện sẽ lớn hơn, khi Việt Nam đẩy nhanh tiến độ điện khí hoá hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Có thể thấy, nguồn điện của Việt Nam đã tăng lên với tốc độ ngày một lớn hơn trong những năm gần đây. Sau gần 30 năm phát triển, công suất nguồn điện đã tăng từ 4.910 MW (1997) lên 26.475 MW (2012). Một trong nhiều thách thức là lựa chọn nguồn điện thay thế cho nhiệt điện than. Sau một thời gian duy trì tỷ trọng thấp, nhiệt điện than đã tăng tỷ trọng trong tổng nguồn điện của Việt Nam, từ mức 10,55% (2008) lên mức17,8% tổng nguồn điện (2012). Việt Nam sẽ gặp phải thách thức tìm kiếm nguồn điện thay thế cho các nguồn điện hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH cũng như giải quyết thách thức thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm xâm mặn vùng đồng bằng do phát triển của ngành điện gây ra.

Những vấn đề trên đặt ra thách thức cho Việt Nam, đó là việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Tất cả các vấn đề trên đều có liên quan đến tầm nhìn quy hoạch, đến sự phối kết hợp phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực. Bên cạnh đó, bản thân mỗi cơ sở hạ tầng cũng phải đối phó với những vấn đề riêng có của nó như hiệu quả đầu tư, tính kết nối, tính đồng bộ. Đây sẽ là những thách thức lớn của Việt Nam khi đặt vấn đề hình thành nền tảng cho quá trình CNH, HĐH, trên cơ sở của những hạ tầng cơ sở được đầu tư dàn trải, ít hiệu quả.

Page 224: MỤC LỤC - vietnameconomicforum.orgvietnameconomicforum.org/upload/12023/20151125/DiendanKT59.pdf · 01.01.2016 · Cải cách kinh tế của Việt Nam là một tiến trình

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Đức Tú (2012). Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng đến năm 2030 theo hướng hiện đại; Luận án tiến sĩKinh tế, Viện Chiến lược phát triển, BộKếhoạch và Đầu tư, Hà Nội.

2. Ngân hàng Thếgiới – WB (2006). Chiến lược phát triển giao thông: chuyển đổi, cải cách và quản lý bền vững.

3. Ngân hàng Thếgiới – WB (2011). Đánh giá Đô thịhóa ởViệt Nam: Báo cáo hỗtrợkỹthuật.

4. Ngân hàng Thếgiới – WB (2013). Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trịvà nâng cao năng lực cạnh tranh- Gợi ý cho chính sách tăng trưởng kinh tếcủa Việt Nam.

5. Nguyễn Xuân Thành (2010).Những trởngại vềcơ sởhạ tầng của Việt Nam; Nghiên cứu chuẩn bịcho Tài liệu Đối thoại Chính sách Harvard – UNDP “Loạt bài nghiên cứu sức cạnh tranh quốc tếvà sựgia nhập WTO của Việt Nam”.

6. VũThanh Hưởng (2010). Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tếtrọng điểm Bắc bộtheo hướng bền vững; Luận án tiến sĩKinh tế, Đại học kinh tếquốc dân, Hà Nội.

7. Asian Development Bank – ADB (2014). A comparative infrastructure development assessment of the Republic of Korea and the Kingdom of Thailand. Mandaluyong City, Philippines: Asian Development Bank, 2014.

8. Jaebong Ro (2002). Infrastructure Development in Korea; paper prepared for The PEO Structure Specialists Meeting Infrastructure Development in the Pacific Region, September 23-24, 2002, Osaka, Japan.

9. Phí Vĩnh Tường (2015), Phát triển hạ tầng giao thông: Kinh nghiệm quốc tếvà giải pháp cho Việt Nam.

10. Zhang Jianfei (2007), Highway development in China, Department of Highways, Mistry of Communications, China.