86
KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay MỤC LỤC MỤC LỤC....................................... Trang 1 MỞ ĐẦU........................................ Trang 3 1. Lí do chọn đề tài........................Trang 3 2. Mục tiêu của đề tài.......................Trang 3 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài............Trang 3 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.........Trang 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN....................Trang 4 1.1. KỸ THUẬT DẠY HỌC........................Trang 4 1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.....................Trang 4 1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học .....Trang 4 1.2.2. Phương pháp dạy học địa lý...........Trang 4 1.3. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN ..................Trang 5 1.3.1. Khái niệm về phương pháp thảo luận . .Trang 5 1.3.2. Các hình thức thảo luận thường sử dụng trong dạy học.................................... Trang 5 1.3.3. Tầm quan trọng của phương pháp thảo luận trong dạy học. …..Trang 6 1.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 11 TẠI ĐỒNG NAI ..........Trang 7 1.4.1. Phân tích hiện trạng................Trang 7 1.4.1.1. Quan niệm của giáo viên........Trang 7 1.4.1.2. Mức độ sử dụng phương pháp thảo luận dạy học Địa Lí 11................................... ........................................ Trang 7 1.4.1.3. Các kỹ thuật giáo viên đã sử dụng trong phương pháp thảo luận........................... ......................................... Trang 8 1.4.2. Nhận xét ...........................Trang 9 1.4.2.1. Ưu – Khuyết điểm................Trang 9 1.4.2.2. Những nguyên nhâm...............Trang 9 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG BÀI DẠY ĐỊA LÝ 11............Trang 10 2.1. SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN. Trang 10 GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH Trang 1

MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay

MỤC LỤCMỤC LỤC.................................................................................................Trang 1 MỞ ĐẦU...................................................................................................Trang 3

1. Lí do chọn đề tài..Trang 3 2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................Trang 3 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...........................................................Trang 3 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài....................................................Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN.............................................................Trang 4

1.1. KỸ THUẬT DẠY HỌC.................................................................Trang 4 1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC........................................................Trang 41.2.1. Khái niệm phương pháp dạy học ....Trang 4 1.2.2. Phương pháp dạy học địa lý........................................................Trang 4

1.3. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN ..................................................Trang 5 1.3.1. Khái niệm về phương pháp thảo luận ..Trang 5 1.3.2. Các hình thức thảo luận thường sử dụng trong dạy học..............Trang 5 1.3.3. Tầm quan trọng của phương pháp thảo luận trong dạy học.…..Trang 6

1.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 11 TẠI ĐỒNG NAI ...............................................Trang 7

1.4.1. Phân tích hiện trạng....................................................................Trang 7 1.4.1.1. Quan niệm của giáo viên.................................................Trang 7 1.4.1.2. Mức độ sử dụng phương pháp thảo luận dạy học Địa Lí 11...............................................................................................................Trang 7 1.4.1.3. Các kỹ thuật giáo viên đã sử dụng trong phương pháp thảo luận.Trang 8

1.4.2. Nhận xét .....................................................................................Trang 9 1.4.2.1. Ưu – Khuyết điểm............................................................Trang 91.4.2.2. Những nguyên nhâm.........................................................Trang 9

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG BÀI DẠY ĐỊA LÝ 11....................................Trang 10

2.1. SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN.......Trang 102.1.1. Kỹ thuật chung........................................................................Trang 10 2.1.2. Kỹ thuật sử dụng cụ thể trong các loai hình thảo luận.............Trang 13

2.1.2.1.Thảo luận trên lớp............................................................Trang 132.1.2.2.Thảo luận nhóm.............................................................Trang 20

2.2. VẬN DỤNG KỸ THUẬT THẢO LUẬN TRONG BÀI DẠY ĐỊA LÝ 11.....................................................................................................Trang 27

2.2.1. Các kỹ thuật phương pháp thảo luận trong từng dạng bài.......Trang 272.2.1.1. Dạng bài có những chủ đề có vấn đề cần giải thích, diễn giảng . . .Trang 272.2.1.2. Dạng bài có những vấn đề mang tính thời sự, các em có

thể biết..................................................................................................Trang 28 2.2.1.3. Dạng bài có nhiều số liệu, bảng kiến thức biểu đồ, phụ trang...Trang 29

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 1

Page 2: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

2.2.1.4. Dạng bài thực hành ........................................................Trang 302.2.2. Giáo án minh họa.....................................................................Trang 31

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 2

Page 3: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .....................................Trang 47 3.1. MỤC ĐÍCH................................................................................Trang 47 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM.................................................Trang 473.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM...................................................Trang 47

3.3.1. Thời gian............................................................................Trang 473.3.2. Đối tượng...........................................................................Trang 473.3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm.......................................Trang 48

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...................................................Trang 483.4.1. Kết quả định lượng...........................................................Trang 48 3.4.2. Kết quả định tính................................................................Trang 483.4.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thảo luận......Trang 49

KẾT LUẬN............................................................................................ Trang 49TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... Trang 51

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 3

Page 4: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Đề tài: KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC

CỦA HỌC SINHMỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tàiCải cách giáo dục là vấn đề cấp thiết được đề ra trong tình hình mới của nước

ta hiện nay, nhằm tiến tới nền kinh tế tri thức, thay đổi về kinh tế, hòa nhập trong khu vực và thế giới... Để tiến hành cải cách giáo dục tốt, cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28-2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Phương pháp thảo luận rất có hiệu quả trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, gây nhiều hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy…nhưng vẫn có những khuyết điểm như: mất nhiều thời gian, dễ gây ồn ào, dễ gây tình trạng mất tập trung trong học tập, và việc sử dụng nó lại phụ thuộc lớn vào khả năng của từng giáo viên …Như vậy, sử dụng thế nào là hợp lý và có hiệu quả theo yêu cầu đổi mới vừa lại hạn chế những khuyết điểm của phương pháp thảo luận là việc làm cần thiết.

Từ tình hình thực tế giáo dục, nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, tôi tiến hành nghiên cứu kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý 11theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.2. Mục tiêu của đề tàiNghiên cứu một số kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận trong các bài dạy địa lý 11 một cách có hiệu quả, tạo hứng thú trong các giờ học, phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn địa lý ở trường trung học phổ thông.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Nội dung: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận vào một số bài trong chương trình Địa lý 11.

- Địa điểm: tiến hành thực nghiệm ở một số trường trung học phổ thông Huyện Thống Nhất.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiển: Nghiên cứu tình tình hình thực tế về kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận ở trường phổ thông, nhất là trong dạy học địa lý lớp 11.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 4

Page 5: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

- Phương pháp điều tra khảo sát: điều tra các đồng nghiệp, các giáo viên đang dạy môn địa lý ở một số trường trong tỉnh, qua phỏng vấn, lấy ý kiến cho đề tài đang thực hiện về tình hình dạy học, thuận lợi và khó khăn, hướng sử dụng phương pháp thảo luận… Tiến hành dự giờ các đồng nghiệp trong giới hạn cho phép, sau đó rút kinh nghiệm, tìm các ý tưởng cho đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Tìm tư liệu qua các phương tiện thông tin trên mạng, sách, báo, các đề tài đã được thực hiện liên quan đến đề tài nghiên cứu, sau đó xử lý các tài liệu và kết hợp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, đề xuất phương án kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận địa 11.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Từ phương án đã đề xuất, áp dụng vào thực tế dạy học tại một số lớp 11, nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp.

CHƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KỸ THUẬT

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC1.1 KỸ THUẬT DẠY HỌC

Kỹ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy.

Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kỹ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Trong mỗi phương pháp dạy học có nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với phương pháp dạy học. Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng.

Năng lực sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và nó được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. 1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1.2.1. Khái niệm phương pháp dạy họcPhương pháp dạy học là những cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh

có liên quan đến hoạt động dạy và học, nhằm mục đích giáo dục và trau dồi học vấn cho thế hệ trẻ.

Phương pháp dạy học theo quan niệm hiện nay là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức họat động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới việc học sinh lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức.

Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức. Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học là quá trình chủ động. Như vậy việc dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực là vấn đề thật cần thiết.

1.2.2. Phương pháp dạy học địa lý

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 5

Page 6: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Phương pháp dạy học địa lý là phương pháp dạy học cho môn địa lý. Do đặc điểm riêng của môn địa lý có nhiều nội dung khác nhau như: địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội… nên phương pháp dạy học địa lý có thể phân hóa ra phương pháp dạy địa lý tự nhiên, dạy địa lý kinh tế xã hội… Nội dung môn địa lý luôn luôn gắn với bản đồ, với việc quan sát trên thực địa… làm nảy sinh những phương pháp dạy học đặc trưng của môn địa lý: phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích số liệu thống kê kinh tế theo lãnh thổ, phương pháp thực địa…vì vậy, phương pháp dạy môn địa lý khác rõ rệt với phương pháp dạy các môn khoa học khác. Mỗi một loại phương pháp dạy học trong môn địa lý mang đặc thù chung của môn địa lý và có những nét riêng thể hiện trong đặc điểm, nội dung, kỹ thuật - cách thức, thời gian sử dụng …rất khác nhau.1.3. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN

1.3.1. Khái niệm về phương pháp thảo luậnThảo luận là phương pháp học sinh mạn đàm, trao đổi xung quanh một vấn đề

được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức. Trong phương pháp này, học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận, giáo viên nêu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết. Phương pháp thảo luận trong dạy học là một dạng của phương pháp hợp tác. Các hoạt động cá nhân trong lớp được tổ chức phối hợp theo chiều đứng (thầy - trò) và theo chiều ngang (trò - trò) để đạt mục tiêu chung. Phương pháp thảo luận ngoài việc giúp đánh giá kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của học sinh, còn giúp giáo viên hiểu được thái độ của học sinh.

1.3.2. Các hình thức thảo luận thường được sử dụng trong dạy học1.3.2.1. Thảo luận trên lớp1. Định nghĩa: Thảo luận trên lớp là phương pháp dạy học trong đó người dạy (người điều

khiển) tổ chức và điều khiển các thành viên trong lớp học trao đổi ý kiến và tư tưởng của mình về nội dung học tập, qua đó đạt được mục đích dạy học.

Thảo luận trên lớp nên sử dụng ở những bài có yêu cầu theo phân phối chương trình, hoặc các bài có vấn đề khó, cần nhiều thời gian có thể tiến hành trong một, hai tiết; hay những bài có nội dung mà ở học sinh nhóm nhỏ ít có khả năng thực hiện được, có những vấn đề cần nhiều tranh luận của học sinh để làm sáng tỏ vấn đề.

2. Đặc điểm:- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh động não, tham gia trực tiếp vào quá

trình dạy học và thể hiện quan điểm của mình.- Tạo điều kiện giúp giáo viên hiểu biết và đánh giá kiến thức, kinh nghiệm và

tư duy của học sinh, đồng thời giúp học sinh hiểu, đánh giá bản thân và các học sinh khác.

- Hình thành các tri thức lí luận các tri thức về các giá trị cảm xúc và hiểu biết ở học sinh.

- Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các biện pháp mới và kiểm tra, đánh giá đúng đắn các biện pháp đó, nâng cao nhận thức và kỹ năng phát biểu vấn đề kỹ năng vận dụng các kiến thức đã có và từ các nguồn khác.

- Tạo động cơ và kích thích thái độ tích cực tham gia của học sinh.- Tạo thái độ bình đẳng hiểu biết, thân thiện giữa các học sinh và giữa học sinh

với giáo viên.GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 6

Page 7: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

- Thảo luận trên lớp ít thích hợp:+Với các nội dung bài học là thực hành kỹ thuật, kỹ năng thực tiễn và trí óc.+Mục tiêu dạy học là trong khoảng thời gian ngắn, cung cấp cho học sinh lượng

thông tin lớn chủ đề nhất định.+Các nội dung dạy học có logic tường minh, các chủ đề rõ ràng, đơn giản.+Giáo viên thiếu kỹ năng lắng nghe, kỹ năng điều khiển, kiểm soát lớp học kém.

+ Lớp học có nhiều học sinh thụ động.1.3.2.2.Thảo luận nhóm 1. Định nghĩa: Thảo luận nhóm nhỏ là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia

thành nhiều nhóm nhỏ để tất cả các học sinh trong lớp có điều kiện làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.

2. Đặc điểm: Giáo viên có thể sử dụng thảo luận nhóm nhỏ khi cho học sinh tìm hiểu, khai

thác ở những vấn đề không quá khó, học sinh suy nghĩ một vài phút có thể tìm ra được, thường các vấn đề này có trong sách giáo khoa, hoặc có thể sử dụng khi cho học sinh phân tích bảng số liệu, phân tích bài học đang dang dở, các gợi ý của giáo viên. Thảo luận nhóm có những đặc điểm sau:

- Tạo tối đa cơ hội cho học sinh được làm việc và thể hiện khả năng của mình, phát huy tinh thần hiểu biết, hợp tác thi đua giữa các học sinh.

- Phù hợp quy luật tâm lý của con người.- Tạo điều kiện hình thành các kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng xử lý tình

huống trong nhóm.- So với thảo luận trên lớp, thảo luận nhóm nhỏ có nhiều ưu điểm hơn:+ Thảo luận nhóm nhỏ học sinh sôi nổi hơn. Số lượng ý kiến và sự thấu đáo

của chúng ở thảo luận nhóm nhiều hơn thảo luận trên lớp.+ Tạo cơ hội dễ dàng cho học sinh học hỏi với nhau hơn. Đây chính là hình

thức dạy học đa dạng, hiệu quả nhất đối với các lĩnh vực tri thức, phương pháp tư duy và kỹ năng diễn đạt.

+ Tạo cơ hội cho các thành viên trong lớp làm quen trao đổi và hợp tác với nhau, điều này rất cần cho các lớp học dành cho người lớn và các dự án.

+ Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên, trong nhóm, giữa nhóm.+ Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên có thông tin phản hồi về học sinh. Đây là ưu

điểm nổi bật của thảo luận nhóm so với thảo luận trên lớp.- Thảo luận nhóm nhỏ cũng có hạn chế: + Dễ bị chệch hướng so với chủ đề ban đầu.+ Dễ mất nhiều thời gian, rất khó kiểm soát thời gian theo như dự trù ban

đầu.+ Hiệu quả học tập nhóm phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các

thành viên trong nhóm, sẽ dẫn đến tình trạng chỉ một vài học sinh làm việc.+ Dễ gây ra tình trạng hưng phấn thái quá và mệt mõi trì trệ cho các thành

viên trong nhóm.1.3.3. Tầm quan trọng của phương pháp thảo luận trong dạy học

Với những đặc điểm của phương pháp thảo luận như đã nêu, khi đã sử dụng nó hợp lý là phát huy được tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 7

Page 8: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

học, rèn luyện cho học sinh nhiều khả năng giao tiếp, ứng xử, khả năng độc lập, tự giải quyết vấn đề mà không phải phương pháp nào cũng có thể mang lại được, góp phần thiết thực trong việc đổi mới các phương pháp. Như vậy, phương pháp thảo luận có vai trò rất cần thiết, quan trọng trong dạy học hiện đại.1.4. TÌNH HÌNH THỰC TẾ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 11 TẠI ĐỒNG NAI

1.4.1. Phân tích hiện trạng1.4.1.1. Quan niệm của giáo viênQuan niệm của giáo viên về việc sử dụng phương pháp thảo luận chưa thật

thống nhất và không đơn giản. Có thể lấy kết quả từ việc điều tra giáo viên về việc sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý để làm rõ điều này: đã có 25,0 % giáo viên cho đây là một phương pháp khó thực hiện, 12,5 % khác cho rằng phương pháp này thực hiện không hiệu quả, 37,5 % khác nữa lại cho là thực hiện phương pháp thảo luận không phù hợp với tình trạng quá tải hiện nay, 25,0 % còn lại nghĩ rằng khi thực hiện cần phải có trang thiết bị hiện đại.

Phần lớn giáo viên rất cân nhắc khi sử dụng phương pháp thảo luận. Đó là phuơng pháp ít được sử dụng hay sử dụng theo yêu cầu của đề bài. Có 56,3 % giáo viên đã cho “tự cảm thấy cần phải dạy theo phương pháp thảo luận”, 25,0 % khác cho ý kiến việc sử dụng phương pháp thảo luận do bài học bắt buộc, tuy nhiên khi thống kê từ tình hình thực tế về việc dạy và học của giáo viên (theo điều tra học sinh) đã có gần 2/3 học sinh có ý kiến thỉnh thoảng mới được học với phương pháp thảo luận, 1/10 học sinh có ý kiến hiếm khi được học, như vậy dễ nhận thấy mức độ “tự cảm thấy” của giáo viên để dạy với phương pháp thảo luận còn rất thấp.

Đa số giáo viên khi được điều tra đã cho việc sử dụng phương pháp thảo luận khó kiểm soát được thời gian: 50 % ý kiến đồng ý; học sinh dễ ồn ào: 35,7 % ý kiến đồng ý, lúc nào giáo viên cũng phải để mắt nhiều đến học sinh. Ngoài ra, phải kể đến những khó khăn khi tiến hành thảo luận như: điều kiện cơ sở vật chất cho dạy học chưa bảo đảm: 62,5 % giáo viên cho rằng cơ sở vật chất của trường chỉ đảm bảo 50% yêu cầu cho dạy học- 18,8% giáo viên khác có ý kiến dưới 50 %; lớp quá đông: sĩ số học sinh trong lớp những năm gần đây đã được giảm nhưng đại đa số vẫn còn trên 42 HS; việc dạy học không sử dụng với phương pháp thảo luận vẫn được chấp nhận: 18,7 % giáo viên với kinh nghiệm dạy học khá lâu năm cho rằng việc dạy theo phương pháp thảo luận “có cũng được hay không có cũng được” phần nào hạn chế việc sử dụng phương pháp.

Một mặt tích cực trong vấn đề này là có không ít giáo viên với quan niệm đúng đắn về phương pháp thảo luận, tuy nhiên, qua thống kê chung từ thực tế, tỷ lệ giáo viên sử dụng phương pháp này còn thấp, điều này chứng tỏ rằng những quan niệm đó chưa thật sự biến thành hành động tích cực trong dạy và học.

1.4.1.2. Mức độ sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý 11Thực tế điều tra về việc sử dụng phương pháp thảo luận một số trường bằng

phương pháp thảo luận của 350 HS trong một số trường THPT ở huyện Thống Nhất: THPT Thống Nhất B, THPT Kiệm Tân, THPT Dầu Giây và của 10 GV dạy địa lý có uy tín trong tỉnh như sau:

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 8

Page 9: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

- Mức độ sử dụng phương pháp thảo luận của giáo viên trong dạy học còn rất thấp: đã có 60,9 % học sinh được điều tra có ý kiến chỉ thỉnh thoảng được học với phương pháp thảo luận, 9,4 % học sinh thì rất hiếm khi được học!

- Một số giáo viên đã sử dụng phương pháp thảo luận nhằm vào mục đích để đối phó: 3,4 % học sinh cho rằng giáo viên thường dạy phương pháp thảo luận khi được thanh tra, khi thao giảng.

- Tỉ lệ giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận giữa các trường trong tỉnh đều khác nhau tùy thuộc vào ý thích và kinh nghiệm của giáo viên, chưa có một quy định cụ thể nào ràng buộc về điều này! Một điều khá ngộ nghĩnh là các trường vùng sâu, học sinh lại được học với phương pháp thảo luận nhiều hơn các trường thành thị: 57,8 % so với 22,7 %, có lẽ nguyên nhân dẫn đế sự khác biệt trên là giáo viên các trường vùng sâu là những giáo viên trẻ!

1.4.1.3. Các kỹ thuật giáo viên đã sử dụng trong phương pháp thảo luậnXét từ quan niệm về thảo luận và mức độ sử dụng phương pháp thảo luận của

giáo viên trong tỉnh nhà, dễ nhận thấy các kỹ thuật đã sử dụng trong phương pháp này rất hạn chế.

Thực tế phần lớn giáo viên chỉ chú trọng đến hình thức mà ít chú ý đến nội dung thực chất của buổi thảo luận. Trong các tiết dạy đã có sự chia nhóm, nhưng giáo viên chưa chú ý đúng mức mục đích của nó! Việc chia nhóm thường không dựa trên cơ sở nào, nhóm giáo viên thường sử dụng nhóm 2 học sinh: có 72,3 % ý kiến đồng ý, kế đến theo bàn: có 68,6 % ý kiến đồng ý, tiếp nữa là theo tổ từ 9 – 10 học sinh: có 84,0 % ý kiến đồng ý, hình thức ít sử dụng nhất là thảo luận cả lớp: có 80,3 % ý kiến đồng ý (theo điều tra từ học sinh). Phần lớn giáo viên chưa biết đến kỹ thuật chia nhóm đồng tâm, hay kim tự tháp (qua tham khảo ý kiến giáo viên), chưa hiểu rõ chức năng từng loại nhóm, việc hình thành của nó đem lại hiệu quả gì, khi nào cần sử dụng từng loại nhóm nào cho thích hợp.....

Giáo viên ít chú trọng đến tiến trình thảo luận, nhiệm vụ của thầy, hoạt động của trò, các phương pháp hỗ trợ …. Do đó, trong những tiết này, chẳng những không phát huy được các ưu điểm của thảo luận mà lại gây nhiều khó khăn cho dạy học. Theo thống kê đã có 43,7 % giáo viên được điều tra chưa thực hiện đúng quy trình, tiến trình thảo luận (tiến trình thảo luận phần lớn đã bị cắt xén bớt do không biết hay cố ý vì không đủ thời gian!). Trong đó, có ý kiến cho rằng khi học sinh thảo luận giáo viên chỉ nên quan sát từ bàn của mình, số còn lại cho rằng giáo viên nên tham gia tích cực vào việc thảo luận của các em, 13,4 % giáo viên có chia nhóm để thảo luận, sau đó tự trả lời hay chỉ gọi vài học sinh lên phát vấn thế là xong thảo luận (điều tra từ học sinh)! Bởi thế, đã có nhiều vấn đề còn tồn tại: một số học sinh trong nhóm ngồi chơi, tán dóc, chỉ một vài học sinh hoạt động… như vậy thảo luận không thể phát huy tính tự lực cho các em mà lại tập cho các học sinh thói quen tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Đôi khi thảo luận rơi vào tình trạng giáo viên nghỉ, học sinh ngủ! Đã có 25,0% giáo viên được điều tra cho rằng phương pháp thảo luận khi thực hiện cần phải có trang thiết bị hiện đại tiên tiến, chính các suy nghĩ này phần nào hạn chế việc sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học.

Các nội dung giáo viên chọn để thảo luận cũng chưa thống nhất mang tính tùy tiện: khoảng 42,9 % giáo viên thường chọn các câu hỏi tự soạn làm câu hỏi thảo luận, 35,7 % giáo viên thường chọn các câu hỏi có sẵn hoặc hình ảnh, biểu đồ phụ GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 9

Page 10: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

trang….làm câu hỏi thảo luận, việc sử dụng đồng loạt các vấn đề vừa nêu làm câu hỏi thảo luận được chọn cuối cùng, nhưng thực tế điều tra từ việc học của học sinh lại có kết quả không như thế: đã có 79,4 % học sinh cho rằng giáo viên thường chọn các câu hỏi có sẵn trong SGK làm nội dung thảo luận, kế đến là việc sử dụng các câu hỏi giáo viên tự soạn, các bảng biểu, phụ trang, các vấn đề mới thì ít được sử dụng nhất.

Tuy nhiên, có không ít giáo viên đã đầu tư để dạy tốt phương pháp thảo luận. Khi được học với phương pháp thảo luận, khoảng 86 % học sinh được điều tra cho biết đa số giáo viên thực hiện đúng các bước thảo luận. Cũng theo điều tra này, những bước chuẩn bị cho thảo luận của giáo viên khá chu đáo: 93,5 % học sinh được điều tra cho biết đã biết trước kế hoạch và câu hỏi thảo luận; thái độ học tập của học sinh khá nghiêm túc: 96,8 % có lắng nghe và đóng góp, 65,4 % học sinh hiểu rõ vấn đề, 34,3 % hiểu đôi chút khi thảo luận, như vậy có thể hiểu rằng việc sử dụng phương pháp thật sự đem lại nhiều kết quả tích cực.

1.4.2.Nhận xét1.4.2.1. Ưu - Khuyết điểm- Ưu điểm: Gần đây có nhiều giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận trong

bài dạy, nhiều giáo án mẫu đã có những phần dành cho phương pháp thảo luận, chọn những nội dung thảo luận, cách chia nhóm, các bước tiến hành.

- Khuyết điểm: Giáo viên chưa chú trọng đúng mức đến kỹ thuật, chủ yếu chỉ là hình thức. Việc chọn nội dung thảo luận, cách chia nhóm, các bước tiến hành…. chủ yếu dựa trên giáo án mẫu, giáo viên ít khi tự thực hiện các công đoạn, như vậy việc áp dụng phương pháp này trong dạy học hiện nay rất máy móc.

1.4.2.2. Những nguyên nhânKhách quan: - Phương pháp thảo luận là một phương pháp tích cực, tuy nhiên việc sử dụng

thật không dễ dàng, việc vận dụng các kỹ thuật thảo luận lại càng hạn chế.- Một số giáo án mẫu đã vạch sẵn những vấn đề cho thảo luận, điều này tạo

cho giáo viên tính ỷ lại, không tự đào sâu suy nghĩ, không chuẩn bị thêm những gì khác, giáo viên đã vô tình bỏ qua các bước thực hiện kỹ thuật thảo luận.

- Do dạy học truyền thống đã đi sâu vào nếp nghĩ, cách dạy của giáo viên. Qua quá trình dạy và học, học sinh từ lâu đã tự hình thành cách học, tiếp thu thụ động, vì thế giáo viên dạy với phương pháp thảo luận gặp nhiều trở ngại: Học sinh không thảo luận, hay chỉ một vài học sinh thảo luận, hiệu quả tiết dạy không cao. Giáo viên chưa đầu tư thật sự cho dạy với phương pháp thảo luận, việc sử dụng các kỹ thuật gần như không có.

- Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến có thể kể đó là thiếu sự quan tâm đôn đốc của ban giám hiệu (BGH): 62,5% giáo viên được điều tra cho rằng BGH thỉnh thoảng mới yêu cầu dạy theo phương pháp thảo luận, cơ sở vật chất thiết bị chưa đảm bảo cho dạy học….

Chủ quan:- Đa số giáo viên thường ít chú ý đổi mới, nâng cao trong cách dạy, do thường

bị chi phối chuyện gia đình.- Công việc dạy học đã tương đối ổn định, tính an phận cao, một số không ít

giáo viên năng lực chuyên môn yếu, kinh nghiệm dạy học còn ít…GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 10

Page 11: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Kết luận: Việc vận dụng kỹ thuật trong phưong pháp thảo luận hiện nay rất thấp, làm hạn chế kết quả dạy học. Thiết nghĩ, cần phổ biến rộng rãi những kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 11

Page 12: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

CHƯƠNG IIKỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 112.1. KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN

2.1.1. Kỹ thuật chungKhi tổ chức cho học sinh thảo luận lớp hoặc nhóm, giáo viên cần lưu ý các

khâu sau: quản lí thời gian, soạn và sử dụng câu hỏi, tổ chức môi trường và chỗ ngồi trong lớp, giao tiếp cá nhân với cá nhân, nhóm và cả lớp, kinh nghiệm quan sát và ghi chép bảng, kinh nghiệm thiết kế và sử dụng phiếu học tập, giải quyết các vấn đề của học sinh, theo dõi và đánh giá kết quả họat động của học sinh …

Giáo viên cần quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học.

Giáo án được thiết kế tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt động của học sinh để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em.

Giáo viên phải chọn các phiếu học tập phù hợp bài học, phục vụ cho bài học, phù hợp với nội dung và chủ đề thảo luận. Cần thiết kế các loại phiếu học tập vừa đủ và hợp lí tức là nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, vừa đủ nội dung thảo luận. Nếu nội dung phiếu học tập quá dài sẽ làm mất thời gian thảo luận, sẽ làm học sinh bối rối khi chọn các nội dung thảo luận, cũng không nên quá đơn điệu vì sẽ không kích thích tính sáng tạo, tự tìm hiểu của học sinh, không hấp dẫn được học sinh.

Phát phiếu học tập cần phát đúng thời điểm yêu cầu của thảo luận, không nên phát trước cho học sinh để tránh tình trạng học sinh hay đọc trước, không tập trung vào việc học ngay thời điểm đó, và sẽ chểnh mảng trong lúc thảo luận bởi học sinh sẽ dễ tưởng lầm mình đã hiểu ra vấn đề, như vậy kết quả thảo luận không cao.

Giáo viên chọn và thiết kế các kiểu câu hỏi với số lượng và tính chất thích hợp tùy theo từng lớp, nếu lớp yếu – trung bình thì khả năng chia nhỏ câu hỏi sẽ nhiều hơn, ở các lớp khá – giỏi sẽ hạn chế đi; các câu hỏi phải ngắn gọn rõ ràng, đầy đủ ý, đi vào nội dung của bài. Có thể sử dụng chuỗi câu hỏi đi từ thấp đến cao để dẫn đến câu hỏi chính, nội dung học sinh cần phải tìm hiểu; hay có thể mở rộng câu hỏi trở nên khó hơn để kích thích tinh thần ham tìm tòi học hỏi của các em, nhưng không thể hoàn toàn tách khỏi bài học, tức là Giáo viên có thể các câu hỏi soạn trên cơ sở sách giáo khoa (SGK).

Giáo viên chọn các học liệu bổ trợ như tranh, phim, phần mềm, bảng thống kê…; chọn những dụng cụ đo, thiết bị trình diễn thông tin; thiết kế các bài trắc nghiệm, các phiếu điều tra, bài tập và tình huống, chọn và tổ chức sơ đồ thảo luận theo quy mô nhóm, ghép nhóm học sinh và kỹ thuật quản lí thời gian;… Bước này cần được kết hợp chặt chẽ với việc thiết kế phương tiện từ khâu thiết kế bài học nói chung.

* Kỹ thuật chọn nội dung thảo luận

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 12

Page 13: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Dù thảo luận trên lớp hay thảo luận nhóm giáo viên cần lưu ý việc chọn nội dung thảo luận. Tuy nhiên, khi yêu cầu của đề bài là thảo luận trên lớp với nội dung đã cho sẵn, giáo viên chỉ cần xem lại các nội dung có thể chỉnh sửa một ít cho phù hợp với tình hình của lớp. Riêng với thảo luận nhóm, giáo viên cần chú ý đến khâu này. Để bảo đảm nội dung truyền tải có chọn lọc của bài, giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu, tránh nhược điểm dễ mất thời gian và để thuận lợi khi chọn nội dung thảo luận, giáo viên nên lựa chọn từ trong bài dạy những nội dung để học sinh vừa có thể tự khám phá và sẽ khám phá được dưới sự hợp tác của các học sinh hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì thế, vấn đề chọn nội dung để thảo luận không nên quá khó, không xa nội dung của bài, xoay quanh chủ đề của bài để tránh lệch hướng.

Giáo viên có thể rút ra các ý có sẵn từ các câu hỏi trong bài hay có thể sử dụng các phiếu học tập (dựa trên nội dung bài) – làm nội dung thảo luận. Giáo viên có thể tự soạn các nội dung thảo luận và bổ sung tư liệu thảo luận từ trong các ý, hình ảnh, bảng biểu từ bài học hoặc những tư liệu từ bên ngoài bằng cách cho học sinh tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu hay giáo viên kết hợp với các thiết bị khác như trình chiếu Powerpoint, làm mô hình đơn giản …

* Kỹ thuật tổ chức HS tham gia thảo luậnGiáo viên cho học sinh các nhóm triển khai thảo luận. Cần chọn học sinh làm

trưởng nhóm. Nếu học sinh có thể tự chọn vẫn tốt hơn, nếu không giáo viên nên chỉ định. Nhóm trưởng là người trực tiếp điều khiển và có trách nhiệm chính với thảo luận. Nếu lớp chưa quen với việc thảo luận, giáo viên nên chọn sẵn các học sinh có khả năng hơn để làm nhóm trưởng ở các lần đầu, sau khi đã quen với việc thảo luận sẽ có cách phân công khác. Cố gắng cho các học sinh có thể được luân phiên nhau làm nhóm trưởng hay thư ký và luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận. Không nên chỉ cho một học sinh làm nhóm trưởng hay thư ký vì sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực, lâu dần nhóm sẽ quen việc và chỉ có nhóm trưởng hay thư ký mới có trách nhiệm, đồng nghĩa với việc chỉ một vài học sinh hoạt động, như vậy không thể phát huy được tính tự lập, tính tích cực của các học sinh.

Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh ghi chép khi thảo luận cần ghi đúng các dàn ý bố cục của bài hoặc của giáo viên sắp xếp, có như thế học sinh mới có thể nắm rõ vấn đề, đi vào trọng tâm của bài và bất kỳ học sinh nào lên trình bày cũng dễ dàng, thuận tiện.

Trong quá trình thảo luận giáo viên nên có thái độ thân mật, động viên khuyến khích học sinh mạnh dạn trao đổi thảo luận. Khi thảo luận các học sinh phải được đối xử bình đẳng với nhau. Các ý kiến đều được tôn trọng và đánh giá công bằng. Giáo viên nên gợi ý cho các em nhút nhát thảo luận, cho ý kiến… nên động viên khi các em cho ý kiến, dù rằng ý kiến đó chưa chính xác, cố gắng đừng nói các câu chạm tự ái các em, đôi khi cách nói “thẳng ruột ngựa” của giáo viên làm các em xuống tinh thần. Giáo viên phải khơi gợi hứng thú học sinh bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học sinh, hoặc đặt câu hỏi, đưa ra vấn đề, các câu hỏi gợi ý nhằm dẫn dắt học sinh đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn.

Trong thảo luận có tranh luận, nhưng tranh luận để cùng giải quyết một vấn đề. Nếu giáo viên nhận thấy không khí thảo luận có vẽ căng thẳng hay nói khác đi tranh luận đã đến đỉnh điểm, giáo viên nên can thiệp vào, khéo léo chuyển chủ đề

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 13

Page 14: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

sang một hướng khác: “Tại sao chúng ta không thể xem lại một mặt (nào đó) từ ý của bạn Y?”, “Ý bạn Y như thế có gì đúng và có gì chưa đúng?”, “Giữa những ý kiến của bạn và ta chúng ta thử xem ý nào có nhiều điểm hợp lý hơn cả?”, “Tại sao chúng ta không thể tham khảo các ý kiến của các bạn trong lớp?”.

- Hãy lắng nghe ý kiến học sinh, tôn trọng mọi ý kiến và sửa chữa khi cần thiết. Giáo viên không cần giải đáp ngay những thắc mắc của học sinh mà nên đưa ra các câu hỏi gợi ý khi các nhóm đang thảo luận với nhau, và chỉ giải đáp chung khi đã hoàn toàn không có ý kiến gì khác từ phía học sinh. Các câu hỏi gợi ý này thật sự cần thiết cho học sinh. Đôi khi các em đã quên một chi tiết nhỏ cần thiết có trong bài, giáo viên có thể gợi ý, nhắc nhở, tất cả các vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.

- Chỉ trừ các bài có yêu cầu là thảo luận, các bài còn lại giáo viên cần có sự kết hợp các phương pháp dạy học khác với phương pháp thảo luận, nếu chỉ sử dụng một phương pháp sẽ rất khó sử dụng hợp lý và học sinh dễ chán. Ta có thể thấy trong các bài dạy, không phải lúc nào cũng có hoàn toàn đủ các nội dung phù hợp cho thảo luận. Các hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, khái niệm, kiến thức mới… chiếm tỉ lệ đáng kể trong bài, những kiến thức tương đối dễ, học sinh có thể tự tìm hiểu, hoặc là sẽ tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đây là nội dung tương đối thích hợp cho thảo luận; những hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, các khái niệm, kiến thức khó, đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, các câu giải thích, phân tích sử dụng nhiều hình ảnh, phương tiện minh họa cho các em hiểu, hay nói khác đi – lúc này giáo viên đã có sự phối hợp các phương pháp khác.

- Kết quả thảo luận luôn luôn cần phải có phần trình bày là một hay nhiều học sinh. Việc trình bày kết quả thảo luận – sản phẩm hoạt động nhóm, lớp có thể dưới nhiều hình thức khác nhau và tất nhiên dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Một cách tổ chức khác là giáo viên có thể chỉ định một vài học sinh trong nhóm, lớp để trình bày vấn đề đã thảo luận, cách làm này vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể tập cho học sinh đều có tâm lý phải chuẩn bị bài, tạo khả năng tự học, tự phân tích cho học sinh. Qua đó, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho nhiều học sinh lên hoạt động, giáo viên có thể phát hiện nhiều nhân tố mới, hoàn thành tốt việc rèn luyện khả năng giao tiếp trước đám đông cho học sinh.

* Kỹ thuật giao nhiệm vụVới thảo luận trên lớp, hay nhóm giáo viên hay người điều khiển (do giáo viên

chỉ định hay do lớp bầu) giao nhiệm vụ trước lớp, giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể: các nội dung cần làm rõ, những nội dung sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, nên liên hệ các mục (nội dung trong các bài) nào để giải quyết, nên đứng ở khía cạnh vấn đề nào để thảo luận. Khi giao nhiệm vụ cần quy định rõ thời gian. Riêng thảo luận nhóm, giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ trước khi chia nhóm, lúc này sẽ tập trung hướng chú ý cho học sinh về tất cả các nội dung thảo luận. Có thể giao nhiệm vụ cho từng cá nhân làm việc độc lập trong nhóm, sau đó cả nhóm đánh giá và bổ sung. Có thể giao nhiệm vụ cho nhóm, tuy nhiên cần lưu ý tại một thời điểm mỗi nhóm (cá nhân) chỉ được giao thảo luận một chủ đề (một nhiệm vụ), không giao cùng một lúc nhiều chủ đề. Giáo viên có thể giao những nhiệm vụ giống nhau hay khác nhau cho từng nhóm. Giao nhiệm vụ đồng đều giữa các nhóm nếu chia theo ngẫu nhiên, giao

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 14

Page 15: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

nhiệm vụ theo năng lực khi chia nhóm có chọn lựa – phân công, nhóm khá thì nội dung thảo luận sẽ khó hơn và ngược lại. Giáo viên nên yêu cầu học sinh ghi lại nét chính các nội dung thảo luận (có thể ghi trên giấy các nội dung thảo luận để phát cho nhóm), hay có thể gợi ý phân công học sinh trong nhóm khi có nhiều nội dung thảo luận, hoặc có thể có những dự kiến phân công ngay cho từng nhóm nhỏ (dù nhóm lớn hay nhỏ, cần phải ghi lại các nội dung chính). Giao nhiệm vụ luôn phù hợp với nội dung, với thời gian thảo luận. Viêc quy định thời gian nên thông báo với học sinh sớm hơn một vài phút so với dự trù vì thời gian thực tế của học sinh bao giờ cũng sẽ dài hơn.

* Kỹ thuật nói trên lớp: nói to, rõ ràng, cố gắng tránh những từ đệm (a,ơ,e…) từ quen dùng, nói một cách dứt khoát dễ tạo lòng tin cho người nghe…Cần lưu ý cho học sinh khi trình bày ý kiến của nhóm phải bảo đảm theo như yêu cầu thảo luận. Nên nhắc cho học sinh là các em đang trình bày với các bạn mình (không cần để ý đến giáo viên) để tạo cho học sinh thói quen dạn dĩ, nói chuyện trước nhiều người. Khi học sinh thắc mắc những vấn đề liên quan đến thảo luận, giáo viên nên cho những câu hỏi gợi ý khác thay vì trả lời trực tiếp, từ đó mới có thể kích thích tính tò mò của học sinh và chỉ giải đáp thắc mắc sau khi đã thảo luận và học sinh không tìm được ý đúng với yêu cầu.

* Kỹ thuật tổng kết thảo luậnMọi cuộc thảo luận cần phải có kết luận, kết luận chỉ thực hiện khi không còn

các ý kiến tranh cải. Tổng kết thảo luận có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.Tiến trình dẫn đến tổng kết có thể diễn ra như sau: Giáo viên yêu cầu các học sinh thảo luận luân phiên nhau đại diện cho nhóm

trình bày. Giáo viên gợi ý cho các thành viên trong nhóm bổ sung ý kiến, sau đó cho học sinh nhóm khác trao đổi, đóng góp đồng tình hay không đồng tình. Đôi khi vẫn còn có những ý kiến khác nhau, nhưng cá nhân hay nhóm – tổ báo cáo không thể chốt lại được ý nào là chính xác (sau khi giáo viên đã có câu hỏi gợi ý hướng dẫn), cuối cùng là việc giải thích, tổng kết của giáo viên nhằm chấm dứt tranh luận, chọn nội dung chính, giải đáp thắc mắc nếu có. Hoặc có trường hợp giáo viên thấy sự bị động về thời gian khi học sinh đã thảo luận quá nhiều giờ so với quy định, nên tìm phương án bằng cách gợi ý trực tiếp ngay nhóm điều khiển chốt lại hay có thể giáo viên trả lời trực tiếp; trong một vài trường hợp giáo viên cắt ngang thảo luận, tranh luận là một biện pháp hữu hiệu.

* Kỹ thuật đối phó khi lớp ồnTrong khi thảo luận lớp rất dễ ồn ào, đó là những đặc trưng và cũng là hạn chế

của phương pháp thảo luận. Đã thảo luận tất nhiên phải ồn ào, nhưng nếu ồn ào quá mức sẽ đi lệch chủ đề thảo luận, hoặc là không khí của lớp rất khó kiểm soát. Trong những trường hợp đó, giáo viên nên thường xuyên theo dõi không khí lớp, dập tắt mầm móng ồn ào ngay từ đầu tại nhóm, tức là nếu thấy không khí của nhóm quá sôi nổi giáo viên nên can thiệp ngay lập tức bằng nhiều cách khác nhau: có thể la rầy, khuyên nhủ, khi quá ồn, hoặc khi các em thảo luận bắt đầu có dấu hiệu chệch hướng, giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý. Một vấn đề đặt ra nếu cơ sở vật chất phòng óc được trang bị bằng cửa kính, ghế xoay, thì sẽ rất thuận lợi trong khi thảo luận giảm thiểu tối đa tiếng ồn, không ảnh hưởng đến phòng bên cạnh.GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 15

Page 16: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

2.1.2. Kỹ thuật cụ thể trong các loại hình thảo luận2.1.2.1. Thảo luận trên lớpThường được sử dụng khi có nội dung thảo luận trên lớp là vấn đề cần khoảng

thời gian dài (từ 30 phút trở lên) để thực hiện, được tiến hành trong 1 hay 2 tiết; hay được thực hiện theo yêu cầu của bài dạy; hoặc là được nêu ra khi có nhiều tranh luận, cần quy mô nhiều người, ý kiến của nhiều người, đó là vấn đề lớn mà nhóm nhỏ không đủ người, không đủ ý kiến để giải quyết.

Kỹ thuật tiến hành từng bước các trình tự thảo luận trên lớp như sau: *Thứ nhất: Lập kế hoạch tổ chức thảo luậnCác buổi thảo luận trên lớp cần có kế hoạch thảo luận. Để làm được điều này

cần chú ý:- Xác định rõ mục tiêu thảo luận: Việc chọn đúng mục tiêu giúp nội dung thảo luận sẽ đầy đủ, ngắn gọn hơn,

tiết kiệm được thời gian, đi sâu vào trọng tâm bài, giúp quá trình tự nhận thức, lĩnh hội kiến thức mới của các em được thuận lợi dễ dàng nhanh chóng. Để xác định mục tiêu cần trả lời các câu hỏi: Mục tiêu thảo luận này là gì? Cần mở rộng và đi sâu vấn đề nào? Cần phải liên hệ các kiến thức nào đã học? Cần củng cố và phát triển các kiến thức đó ra sao? Cần rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo; khả năng phê phán, diễn đạt nào của học sinh? Tìm hiểu quan điểm thái độ quan điểm sống của học sinh?

Trong SGK 11, mục tiêu bài liên quan mật thiết đến tên của bài dạy, thể hiện rõ qua các gợi ý các vấn đề yêu cầu thảo luận, những yêu cầu của bài đọc thêm, các bảng biểu …...

Dựa trên cơ sở mục tiêu của bài để đặt ra mục tiêu cho thảo luận. học sinh chỉ thảo luận các vấn đề liên quan đến mục tiêu, nội dung bài học. Mục tiêu này chi phối mọi vấn đề từ việc chọn các nội dung, tiến trình thảo luận, cách giải đáp thắc mắc, yêu cầu của học sinh, việc chuẩn bị các phương tiện thảo luận…

- Xác định nội dung thảo luận: Trong thảo luận trên lớp, các vấn đề đưa ra để thảo luận là các yêu cầu bắt

buộc của bài, cái khó là ở chỗ giáo viên cần phải biết lựa chọn lại các yêu cầu thảo luận xem phần nào nên thảo luận sâu; cần nên đi lướt qua; cần bổ sung các câu hỏi gợi ý; phần nào phù hợp với đại đa số học sinh, hoặc giáo viên có thể thay đổi trình tự thảo luận (nếu cảm thấy không phù hợp). Qua tham vấn các đồng nghiệp, đa số giáo viên chọn nội dung theo yêu cầu và trình tự sắp xếp của SGK vì thứ tự trong sách đã được cân nhắc kỹ lưỡng cho dạy học. Giáo viên có thể chọn các nội dung khác ngoài chương trình để bổ sung cho các ý chưa rõ cùa bài, sau đó truyền tải nội dung này đến người điều khiển cho lớp thảo luận. Việc chọn nội dung thảo luận cần thông báo trước cho học sinh ở tiết trước để học sinh chuẩn bị. Trong tiết thảo luận trên lớp, nội dung này được giáo viên hay người điều khiển nhắc lại trước khi tiến hành thảo luận. Đây chỉ là một động tác nhỏ nhưng rất cần thiết, nó nhắc nhở học sinh phải thảo luận các vấn đề gì, tránh những buổi thảo luận lan man, không trọng tâm.

Nên chia nội dung thảo luận thành các ý nhỏ sẽ phù hợp với đa số học sinh, giúp buổi thảo luận sôi nổi hơn, đi đúng chủ đề đã định. Việc chia này sẽ khác nhau tùy từng lớp và tùy khả năng của học sinh. Ở những lớp trung bình - yếu, phần lớn GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 16

Page 17: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

học sinh có khả năng phân tích, lí luận trung bình - yếu, khả năng tiếp thu và phản ứng chậm với vấn đề, do đó, mức độ chia nhỏ câu hỏi nhiều hơn, các lớp khá, giỏi thì ngược lại. không thể chia nhỏ ý được, giáo viên có thể giải thích bằng các câu hỏi gợi ý, bổ sung các phiếu học tập, các bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ, bản dồ, các phương tiện thiết bị khác… hoặc giải thích trực tiếp cho học sinh, sau đó mới cho học sinh thảo luận.

Ví dụ: Bài 11- Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) tiết 3, với đề bài Hiệp hội các nước Đông Nam Á, trước khi cho học sinh thảo luận bài giáo viên cần giới thiệu thêm về Hiệp hội các nước Đông Nam Á: nguyên nhân ra đời của hiệp hội (sưu tầm của giáo viên), quá trình thành lập, các thành viên (theo SGK), để nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN. Sau đó, giáo viên chọn nội dung thảo luận theo dàn ý trong bài, thứ tự là:

+ I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác.+ II. Thành tựu+ III. Thách thức+ IV. Việt Nam trong quá trình hội nhậpTrong đó, phần I.Mục tiêu, giáo viên yêu cầu học sinh nắm được các ý chính

và nhấn mạnh tính ổn định, nên hướng thảo luận và đi sâu tìm hiểu về cơ chế hợp tác, những thành tựu và thách thức (nhất là của Việt Nam) bằng nhiều thí dụ cụ thể để giáo dục học sinh ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trong quá trình Việt Nam hội nhập.

Giáo viên nên chia phần cơ chế hợp tác thành 6 ý nhỏ như sơ đồ SGK: Thông qua các diễn đàn - Thông qua các hiệp ước - Tổ chức hội nghị - Thông qua các dự án - Xây dựng khu thương mại tự do - Thông qua các hoạt động văn hóa thể thao du lịch, sau đó yêu cầu các học sinh cho ví dụ, nhấn mạnh chính mục tiêu và cơ chế hợp tác là yếu tố quyết định những thành tựu ASEAN. Mục IV: Việt Nam trong quá trình hội nhập, nên chia làm 2 ý nhỏ: cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập để học sinh dễ thảo luận.

- Khi đưa vấn đề để thảo luận cần xây dựng cấu trúc tiến trình thảo luận từng vấn đề: Một cuộc thảo luận dù đơn giản đều có cấu trúc gồm 5 phần:

+ Xác định vấn đề thảo luận.+ Đưa giả thuyết về vấn đề.+ Tìm chứng cứ chứng minh giả thuyết (hoặc bác bỏ).+ Đánh giá các giả thuyết và các chứng cứ.+ Nhận xét và kết luận. Ví dụ: Bài 11, khu vực Đông Nam Á, tiết 3, khi đưa ra vấn đề thảo luận về cơ

chế hợp tác của ASEAN (xác định vấn đề thảo luận), người điều khiển yêu cầu học sinh dựa vào những ý theo sơ đồ hóa mục 2 trang 108, SGK Địa lí 11, 2007 (giả thuyết đề ra cho vấn đề) có sẵn trong bài, tìm những thí dụ từ thực tế, từ SGK, từ tìm tòi và tham khảo tư liệu để minh họa cho các ý: thông qua thông tin diễn đàn, các hiệp ước, tổ chức hội nghị, dự án chương trình phát triển… nào để thấy rõ cơ chế hợp tác ASEAN? (tìm chứng cứ chứng minh giả thuyết). Sau đó, người điều khiển yêu cầu học sinh khác cho nhận xét minh họa của bạn mình có thích hợp với yêu cầu đã nêu (đánh giá các giả thuyết và các chứng cứ), cuối cùng là phần tự nhận xét kết luận của học sinh hoặc người điều khiển “Từ những thí dụ của các bạn đã hoàn toàn

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 17

Page 18: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

chứng minh đuợc cơ chế hợp tác ASEAN rất phong phú và đa dạng” (nhận xét và kết luận).

- Dự kiến câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở: câu hỏi nêu vấn đề tạo sự tranh cãi để thúc đẩy quá trình thảo luận, định hướng thảo luận cho học sinh. Câu hỏi gợi mở từng bước giải thích các vấn đề, giúp quá trình thảo luận đi đến kết quả. Giáo viên nên có các dự kiến về câu hỏi để có thể tạo một thái độ niềm tin về kiến thức của giáo viên trước học sinh, tạo cho giáo viên một tư thế ứng phó trước tình huống của học sinh và cũng là cách tiết kiệm thời gian. Thông thường, giáo viên nên chọn nội dung có khả năng đặt câu hỏi dẫn dắt từ các tình huống đối nghịch nhau làm nổi bật vấn đề cần tìm hiểu để tạo câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên chọn nội dung tương đối khó để đặt các câu hỏi gợi mở.

Ví dụ: Bài 11, khu vực Đông Nam Á, tiết 3, khi thảo luận về thành tựu ASEAN, đây là phần tương đối khá trừu tượng với học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở cho học sinh: “Việt Nam là thành viên ASEAN, những thành tựu ASEAN cũng là thành tựu từ các nước thành viên, tại sao bạn không tìm những thành tựu đó từ các nước thành viên?” Sau khi học sinh đã trình bày phần thành tựu, giáo viên có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề nhằm giải quyết ý tiếp tục của bài: “ASEAN đã có nhiều thành tựu đáng kể: tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, tình hình chính trị trong khu vực ổn định…, tuy nhiên đến hiện nay ASEAN vẫn là hiệp hội của đa số các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, như vậy ASEAN đã có những khó khăn, thách thức nào trong quá trình hội nhập và phát triển ? ”.

- Kế hoạch thảo luận cần thông báo cho học sinh biết trước, cho các học sinh chuẩn bị nội dung thảo luận ở tiết trước, nhằm tạo tiết học sôi động, liên tục, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả tiết dạy. Kế hoạch chi tiết cho thảo luận dành cho giáo viên, người điều khiển. Giáo viên cho học sinh thảo luận từng bước một của tiến trình như kế hoạch dự định. Trong kế hoạch thảo luận, giáo viên nên dự trù sẽ chọn các học sinh sẽ phát biểu cho buổi thảo luận, trong đó phải chọn người điều khiển và 1 học sinh làm thư ký. Người điều khiển có vai trò quan trọng và quản lý suốt buổi thảo luận (dưới sự giám sát của giáo viên). Đa số giáo viên đều chọn lớp trưởng, hay bí thư đoàn của lớp làm người điều khiển. Đó là học sinh có học lực từ khá trở lên, có uy tín trước lớp, ăn nói lưu loát..… Khi chọn thư kí nên chọn các học sinh viết nhanh, có ý thức tập trung cao, nếu đã có kinh nghiệm viết biên bản nhiều lần thì thật tốt.

Giáo viên cần trao đổi trước với người điều khiển về một số thông tin cho buổi thảo luận: nhắc các học sinh chuẩn bị cho thảo luận (Giáo viên đã dặn học sinh trong phần chuẩn bị bài của tiết trước, bước này rất quan trọng nhằm tạo cơ sở tốt cho học sinh tiếp thu bài mới, thuận lợi cho thảo luận). Cần thảo luận các vấn đề chủ yếu nào ? Cần thực hiện các bước ra sao trong buổi thảo luận đó? Cần bao nhiêu thời gian trong từng bước hoạt động ? Khi nào cần nên mời những học sinh cho ý kiến ? Cần mời bao nhiêu bạn ? Khi các bạn ồn thì giải quyết ra sao? Cần phải luôn công bằng với mọi ý kiến của các bạn....

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cho thảo luận như bàn ghế, bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu, máy chiếu…các điều kiện khác cho tiết học thảo luận, giúp cho thảo luận được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, không gián đoạn, có hiệu quả cao. GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 18

Page 19: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Ví dụ: Bài 11, tiết 3. ASEAN có thể cho học sinh tìm các tranh ảnh đặc trưng về các nước thành viên, giáo viên có thể chiếu các đoạn video clip về các nước này: quốc kỳ và quốc ca, hình ảnh về những thành tựu ASEAN, các bảng biểu so sánh tốc độ tăng trưởng các nước ASEAN và các nước trên thế giới….

* Thứ hai: Tổ chức dẫn dắt thảo luậnGiáo viên hay người điều khiển tổ chức dẫn dắt thảo luận với các bước chính

như sau:- Bố trí chỗ ngồi: Khi thảo luận trên lớp giáo viên cần thực hiện bước này vì

việc bố trí chỗ ngồi hiện tại trong các lớp ở nhà trường phổ thông chưa phù hợp. Nên bố trí hình chữ U đôi, hay vòng tròn, hoặc tùy từng tình hình cụ thể của lớp mà giáo viên có thể bố trí sao cho các thành viên có thể dễ dàng trao đổi, quan sát được nhau, khi một cá nhân trình bày, tất cả đều nghe, đều thấy và có thể phát biểu ý kiến.

- Khởi động thảo luận+ Người dẫn chương trình nêu các sự kiện có liên quan tới chủ đề thảo

luận, những sự kiện này liên quan đến các tài liệu trực quan (biểu đồ, phim…) hoặc tình huống... Nếu có sự đối nghịch giữa các thành viên về chủ đề thảo luận thì người dẫn chương trình cần giới thiệu các sự kiện của các bên và luôn đứng ở vị trí trung lập, không thiên vị. Sau khi nêu sự kiện, người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi dẫn dắt vào cuộc thảo luận. Đối với các tiết thảo luận trên lớp ở nhà trường phổ thông, không có xuất hiện sự đối kháng về chủ đề thảo luận.

Ví dụ: Trong chương trình 11, với bài thảo luận trên lớp Đông Nam Á, để khởi động giáo viên nên liên hệ bài trước đó để làm cơ sở cho việc đi sâu vào bài mang tính liên tục, tự nhiên. “Trong tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên và xã hội, đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về sự liên kết giữa các thành viên, đây là hình thức liên kết khu vực nhằm đảm bảo tính ổn định và phát triển cho các nước Đông Nam Á còn gọi ASEAN”.

Hoặc là “Hiệp hội các nước Đông Nam Á còn gọi là ASEAN thành lập từ 1967, nhưng mãi đến 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam mới gia nhập ASEAN, hiện nay trong khu vực có Đông Timor vẫn chưa được kết nạp, như vậy việc gia nhập ASEAN có những tiêu chí, quyền lợi, khó khăn gì ? ”.

+ Tạo ra sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong lớp. Thảo luận diễn ra sôi nổi khi có sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên. Vì vậy, để hấp dẫn học sinh tham gia thảo luận cần tạo ra sự khác biệt ý kiến giữa họ, tạo tình huống có vấn đề.

Ví dụ: Trong bài ASEAN, mục III và mục IV: Thành tựu và thách thức, giáo viên có thể gợi ý cho các học sinh tranh luận về “Khi các thành viên gia nhập ASEAN đã luôn luôn có những thuận lợi, thành tựu; hay luôn luôn gặp nhiều khó khăn, thách thức ? ”. Sau khi học sinh tranh luận trong 8 - 10 phút, giáo viên hay người điều khiển chốt lại các các ý chính: khi gia nhập ASEAN các nước thành viên có những thành tựu và thách thức, tuy nhiên thuận lợi và thành tựu là chủ yếu, đó là những cơ sở và động lực cho việc gia nhập và phát triển kinh tế các thành viên. Những khó khăn, thách thức là tiêu chí cần khắc phục khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của các thành viên.

- Dẫn dắt học sinh tham gia thảo luận

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 19

Page 20: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Khi dẫn dắt thảo luận giáo viên, hay người điều khiển cần chú ý:+ Kỹ thuật dẫn dắt thảo luận. Có 2 yếu tố quan trọng: kỹ thuật sử dụng

câu hỏi, kỹ thuật sử dụng phương pháp hai (ba) cột. ▫Câu hỏi được coi là phương tiện của giáo viên trong điều khiển của thảo

luận. Chúng được dùng vào hai truờng hợp chính: định hướng và dẫn dắt học sinh trong quá trình thảo luận. Trong quá trình dẫn dắt học sinh thảo luận, không nên đặt câu hỏi mơ hồ xa với chủ đề. Để khởi động và định hướng học sinh nhập cuộc vào thảo luận, nên dùng các câu hỏi như: “Bạn có có thể cho biết vì sao bạn đã…? Bạn sẽ xử lí như thế nào với tình huống này ? ”…. Khuyến khích học sinh trả lời sâu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi phụ: “Ý kiến này của bạn hay đấy, vậy tại sao bạn nghĩ vậy ? Sự phát triển tiếp theo sẽ là gì ? ” Các câu hỏi nên dựa vào thực tế, vào vốn kinh nghiệm đã có của học sinh. Tránh câu hỏi hàm ý mỉa mai xúc phạm đến người trả lời khi có câu trả lời chưa chính xác.

Ví dụ: Với bài 7. EU, tiết 1.Liên minh khu vực lớn nhất trên thế giới, giáo viên có thể dùng câu hỏi để mở đầu: “EU là liên minh khu vực ở Châu Âu, bạn hiểu thế nào về sự ra đời, mục đích, thể chế và thành tựu của EU?” Sau câu hỏi mở đầu định hướng những vấn đề sẽ thảo luận trong tiết đó, giáo viên dẫn dắt tiếp cho học sinh thảo luận từng phần theo thứ tự: Giáo viên hướng học sinh thảo luận phần I.1.Sự ra đời EU với câu hỏi: “Vậy nguyên nhân và hoàn cảnh nào đã dẫn đến việc thành lập EU?” giáo viên dẫn dắt HS thảo luận tiếp mục I.2.Mục đích và thể chế: “EU được mệnh danh là liên minh khu vực lớn nhất trên thế giới, như vậy các bạn biết gì về mục đích và thể chế của nó?” Sau khi học sinh đã tìm hiệu mục đích và thể chế, giáo viên dẫn dắt tiếp: “Dựa vào hình 7.4.Các cơ quan đầu não của EU, bạn nhận xét thể chế EU như thế nào?” nếu học sinh chưa hiểu hết ý giáo viên, nên đặt thêm câu hỏi: “ Thể chế bao gồm toàn bộ cơ cấu xã hội do luật pháp tạo nên, tức là cơ cấu tổ chức xã hội và hoạt động của nó. Khi nhận xét thể chế ta cần đánh giá về cơ cấu các thành phần đã liên kết như như thế nào? Các hoạt động của cơ cấu đã đảm bảo chặt chẽ và có mang lại hiệu quả không?” Lần lượt giáo viên liên tục dẫn dắt học sinh cho đến hết bài thảo luận.

Trong nhiều trường hợp thảo luận, các ý kiến câu hỏi thường được chuyển từ giáo viên sang học sinh, rồi từ học sinh đến giáo viên và cứ thế …. Vì vậy dễ dẫn đến sự thiếu nhiệt tình tham gia của nhiều học sinh. Cách tốt nhất để nâng cao chất lượng buổi thảo luận là chuyển mối quan hệ giáo viên – học sinh sang học sinh – học sinh. Trong đó, học sinh tự nêu câu hỏi và trả lời, biến thảo luận thành những cuộc tranh luận nhỏ. Nếu thảo luận mà không có tranh luận thì sẽ kém sôi nổi, hiệu quả thấp. Để khắc phục điều này khi học sinh thảo luận, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh biết các em trình bày cho các học sinh khác chứ không phải cho giáo viên, hãy lắng nghe và góp ý với các bạn để tìm ra vấn đề. Để tạo tranh luận nhỏ, giáo viên hay người điều khiển có thể đề xuất một ý kiến khác với ý kiến SGK đã nêu, rồi yêu cầu học sinh góp ý.

Ví dụ: Bài 7. EU, trong mục II.2.Mục đích và thể chế EU, sau khi học sinh nêu mục đích EU, giáo viên đề xuất ý kiến “Có ý kiến cho rằng EU không cần thiết phải liên kết nhiều mặt như vậy, theo bạn, bạn nghĩ như thế nào?” “EU có thể không

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 20

Page 21: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

cần liên kết những mặt nào?” Từ câu hỏi này học sinh sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về câu hỏi đó tức là giáo viên đã chuyển ý từ giáo viên đến học sinh và học sinh ….

▫ Trong cuộc tranh luận, thường xuất hiện các ý kiến trái khác nhau, thậm chí có tính đối kháng giữa các nhóm. Với những trường hợp như vậy, cách tốt nhất là giáo viên sử dụng phương pháp bảng hai (ba) cột. Trong đó người điều khiển kẻ trên bảng hai (ba) cột: Các ý kiến tán thành nhóm A, các ý tán thành nhóm B, (các ý tán thành nhóm C). Nhiêm vụ của người điều khiển là ghi tóm tắt tất cả lập luận và chứng cứ các thành viên từng nhóm đưa ra (không bỏ sót bất kỳ ý kiến nào). Khi không còn ý kiến cuộc thảo luận sẽ chuyển sang mục đánh giá. Trong nhiều trường hợp, tại thời điểm ghi xong bảng thì học sinh đã tự rút ra kết luận tán thành hay phản đối. Vấn đề tiếp theo của người điều khiển là cần có biện pháp phòng ngừa và xóa bỏ những mâu thuẩn nảy sinh trong quá trình tranh luận. Những mâu thuẩn này dễ xảy ra, ảnh hưởng không tốt đến tình đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.

Ví dụ: Bài 11.Khu vực Đông Nam Á, tiết 3, ASEAN, GV có thể chọn nội dung I- Mục tiêu để đặt câu hỏi cho học sinh: “Trong ba mục tiêu chính của ASEAN mục tiêu nào là mục tiêu cần nhấn mạnh nhất?” giáo viên chia bảng làm 3 cột, cho học sinh ghi các lý do chọn từng mục tiêu lên bảng. Giáo viên cho học sinh so sánh giữa các các cột, cuối cùng tự kết luận (hay giáo viên kết luận) mục tiêu ổn định được nhấn mạnh nhất.

+ Thái độ và nghệ thuật biểu hiện thái độ của người điều khiển: Có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cuộc thảo luận.

▫ Thái độ trân trọng các thành viên và các ý kiến của họ. Đây là bản chất của dạy học bằng phương pháp trao đổi. Giáo viên cần xuất phát từ một giả thuyết vấn đề được thảo luận mọi người đã biết (thực tế không hoàn toàn như thế). Vì vậy, người điều khiển cần luôn luôn thể hiện sự trân trọng và quan tâm đến kinh nghiệm và ý kiến của các thành viên, điều này thể hiện qua sự lắng nghe và chia sẻ của người điều khiển khi các học sinh đặt câu hỏi hoặc trả lời. Người điều khiển không nên bỏ sót bất kỳ ý kiến nào từ phía học sinh, từ những học sinh khá giỏi đến học sinh yếu kém, đôi khi học sinh yếu kém có những câu hỏi, những ý thú vị. Giáo viên nên đúc kết lại các phát biểu tương tự nhau thành một ý, các ý khác biệt cần thảo luận để đi đến kết luận chung. Chính sự tôn trọng này tạo một không khí thật thoải mái cho học sinh thảo luận.

▫Nghệ thuật biểu hiện thái độ người điều khiển: Đối với học sinh khi thảo luận gặp nhiều trở ngại do thói quen bị động, ngại nói trước tập thể, không hiểu được giá trị của thảo luận, tâm lí sợ bị phê phán và người khác coi thường… hoặc có một số học sinh nói nhiều, nói dai chiếm nhiều thời gian của thảo luận. Trong trường hợp này, người điều khiển cần tỏ thái độ thân thiết hoặc bằng lời nói nhẹ nhàng hay có thể dùng ánh mắt, yêu cầu học sinh phát biểu khi các em ngại nói. Có thể gật đầu khích lệ khi các em trả lời đúng, vẫn vui vẻ với học sinh khi các em trả lời chưa chính xác.Nên tránh các thái độ cau có, khó chịu khi giáo viên chưa hài lòng với câu thảo luận của học sinh, hoặc có thể tránh nói rõ kết quả câu trả lời của học sinh bằng cách chuyển sang HS khác “Bạn A có ý như thế bạn có ý kiến gì khác không?”. Trong trường hợp học sinh nói nhiều, nói dai giáo viên có thể khéo léo cắt ngang vì lí do thời gian, hay chốt lại ý của học sinh đó và yêu cầu các học sinh khác phát biểu GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 21

Page 22: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

tiếp :“ Qua phát biểu bạn B muốn nói… , vậy ý các bạn khác như thế nào?” hay là “Ý bạn C là …. vì thời gian có hạn, ta thảo luận vào ý …, các ý khác còn thời gian ta sẽ thảo luận tiếp”. Để thảo luận trên lớp có không khí thật sôi nổi, giáo viên nên nói mạch lạc, hùng hồn, có thái độ thoải mái, hòa đồng thì tiết học sẽ có hiệu quả rất cao.

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình phát biểu. Nhận xét, tóm tắt những nội dung chính và nêu vấn đề cho cuộc thảo luận tiếp theo (nếu có).

Phần này, người điều khiển có thể mời các học sinh đánh giá, kết luận (nếu có thời gian), hay có thể tự mình thực hiện dưới sự gợi ý của giáo viên (nếu không có thời gian). Lưu ý khi đánh giá, nên khen nhiều hơn chê để tạo một tâm lý cho học sinh ham thích thảo luận, nếu có phê bình nên tránh lời nói nặng, chê bai quá đáng với học sinh.

2.1.2.2. Thảo luận nhómĐược sử dụng xen kẽ với các phương pháp khác trong các tiết dạy. Thời gian

thảo luận nhóm thường tương đối ngắn, với nội dung không quá khó, tuy nhiên vẫn hình thành cho các em khả năng tự suy nghĩ và đào sâu kiến thức, khả năng tương tác với các bạn.

Thảo luận nhóm không thích hợp với những buổi thảo luận dài, thường xuyên và nhiều nội dung, đây cũng là hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm, nếu sử dụng thường xuyên sẽ dễ gây tình trạng nhàm chán trong tiết học, dễ cháy giáo án. Vì vậy, giáo viên cần chọn lọc các nội dung thảo luận, xem mục nào là cần thiết thảo luận nhất, những mục còn lại, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp khác nếu đề bài không yêu cầu.

Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:- Nêu yêu cầu thảo luận. - Giáo viên chia nhóm, chọn nhóm trưởng (nếu chia nhóm từ 5 HS trở lên)

giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí ngồi thảo luận cho các nhóm.

- Các nhóm tiến hành thảo luận.- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe,

chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến.- Giáo viên tổng kết các ý kiến. Khác với thảo luận trên lớp, thảo luận nhóm có thời gian thảo luận ngắn, lại

được sử dụng xen kẻ với các phương pháp khác, vì vậy từng bước của thảo luận nhóm đơn giản hơn thảo luận trên lớp. Tuy nhiên, cái khó của thảo luận nhóm chính là việc chọn nội dung và chia nhóm thế nào cho thích hợp. Giáo viên nên chia nhóm sau khi đã phân bố nội dung vì dựa trên nội dung mới chọn nhóm.

* Kỹ thuật chọn nội dung: Việc chọn nội dung trong thảo luận nhóm có khác với thảo luận trên lớp. Các

nội dung ở thảo luận trên lớp là những vấn đề bắt buộc học sinh phải thực hiện, giáo viên không được chọn lựa, riêng với nội dung thảo luận nhóm giáo viên có thể linh động tùy theo từng bài, tùy thuộc vào từng trình độ của học sinh để chọn cho phù hợp. Thảo luận chỉ diễn ra ở các vấn đề mà những thành viên có biết (dù nhiều hay GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 22

Page 23: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

ít) về nó, vì vậy giáo viên không chọn các nội dung quá khó, hay quá đơn giản. Nội dung quá khó thì học sinh không biết gì để nói và thời gian chết trong khi thảo luận rất lâu. Giáo viên cũng không nên chọn các nội dung quá đơn giản, vì không thể phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên lại càng không nên chọn các nội dung không sát với nội dung bài học, vì sẽ không đi vào trọng tâm và mất thời gian. Giáo viên nên chọn các nội dung sau:

- Chọn bản đồ, hình ảnh, bảng số liệu và các câu hỏi gợi ý trong SGK (câu hỏi có sẵn trong bài hoặc do giáo viên tự soạn): các nội dung này được sử dụng để định hướng phát triển tư duy cho học sinh, học sinh dựa vào đây tìm đến vấn đề cần học tập, nó không quá khó và không quá dễ với học sinh. Học sinh đã học các nội dung đó trong chương trình học địa lí từ cấp II, vì vậy, khi chọn các vấn đề này thảo luận, học sinh vừa có thể trả lời các câu hỏi và vừa rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ, vừa khắc sâu kiến thức mà với các em rất cần thiết về nhiều mặt ở hiện tại và sau này.

Ví dụ 1: Trong bài 5.Một số vấn đề của châu lục và khu vực, tiết 1, mục I.1. Một số vấn đề tự nhiên Châu Phi, giáo viên chọn hình (bản đồ tự nhiên Châu Phi) 5.1, hình 5.2. Hoang mạc Xahara và câu hỏi gợi ý của SGK phần này để học sinh thảo luận về đặc điểm khí hậu cảnh quan Châu Phi.

Ví dụ 2: Trong bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tiết 1, trong mục III.1 Dân cư, giáo viên chọn bảng 6.1 Số dân của Hoa Kỳ giai đoạn 1800 – 2005 và bảng 6.2 Một số tiêu chí về số dân của Hoa kỳ để cho học sinh thảo luận về sự gia tăng dân số và sự già hóa về dân cư của Hoa Kỳ (câu hỏi này giáo viên kết hợp giữa ý trong bài và câu hỏi gợi ý của SGK).

- Chọn các vấn đề mang tính thời sự, các vấn đề nóng của thời điểm đó, một số vấn đề các em có thể tự tìm hiểu, tự biết qua bạn, sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo viên có thể sử dụng ngay các câu hỏi trong SGK hay câu hỏi do giáo viên tự soạn về vấn đề vừa nêu để học sinh thảo luận. Chủ đề này rất nhạy cảm đối với học sinh và là điểm trọng tâm của bài. Các em có thể dễ dàng biết, tìm hiểu và thảo luận. Giáo viên sẽ ít mất thời gian cho khâu chuẩn bị các nội dung thảo luận, không khí lớp sẽ rất sôi động.

Ví dụ: Trong bài 5.Tiết 3.Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, giáo viên chọn mục II.2 Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, phần này là vấn đề thời sự nóng hiện nay trên thế giới làm nội dung thảo luận. Học sinh có thể ít biết rõ những nguyên nhân xung đột nhưng chắc chắn biết đây là khu vực thường xảy ra xung đột và những ảnh hưởng của chiến tranh là các kiến thức phổ thông các em sẽ dễ dàng tìm hiểu, thảo luận. Giáo viên có thể nói qua về nguyên nhân sau đó, giáo viên có thể chọn câu hỏi thảo luận gợi ý là “Dựa vào hình 5.9. Nạn nhân của xung đột bạo lực Tây Nam Á và các kiến thức đã học nhận xét về hậu quả của chiến tranh xung đột trong khu vực Tây Nam Á?”

- Đối với các bài ít có bảng số liệu, hay những bảng số liệu quá đơn giản để học sinh thảo luận, hoặc đó là các bài không có những vấn đề thời sự, giáo viên có thể chọn những nội dung cần thiết trong bài nhưng hơi khó (đối với học sinh) hay có những ý mà SGK viết chưa thật đầy đủ, chưa thật rõ ràng để thảo luận (tùy theo cách nhìn nhận của từng giáo viên), tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn cho các em tìm hiểu thêm về nội dung này ở nhà vào tiết trước, trong tiết dạy chính giáo viên cung

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 23

Page 24: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

cấp tư liệu, phiếu học tập hay phụ lục, cùng với các câu hỏi gợi ý (do giáo viên tự soạn) để làm rõ thêm vấn đề.

Ví dụ 1: Bài 6.Tiết 2. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Bài có 2 bảng số liệu bảng 6.3 GDP của Hoa Kỳ và một số châu lục năm 2004 và bảng 6.4 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Hoa Kỳ so với thế giới, dùng để minh họa cho quy mô và công nghiệp Hoa Kỳ vào loại hàng đầu thế giới. Các bảng số liệu dễ hiểu, từng cá nhân học sinh tự dễ dàng nhìn ra được vấn đề, các nội dung khác khá rõ ràng, chỉ riêng nguyên nhân của việc thay đổi phân bố sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp SGK không nói đến, và nếu hiểu được nguyên nhân sẽ nhớ bài lâu hơn. Vì vậy, giáo viên có thể chọn cho học sinh thảo luận tại phần công nghiệp, nông nghiệp của Hoa Kỳ để tìm hiểu nguyên nhân phân bố sản xuất.

Ví dụ 2: Bài 5. Tiết 1.Châu Phi, mục III là bảng 5.2 “Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước” và câu hỏi gợi ý “ Nhận xét tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi so với thế giới”, học sinh có thể khai thác tốc độ tăng trưởng của GDP để tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế của Châu Phi, tuy nhiên trong mục này, ý chính cần nói là kinh tế thấp kém và không ổn dịnh của Châu Phi nhưng bảng số liệu ở đây chỉ minh họa về một số nước có tốc độ tăng trưởng khá hơn ở Châu Phi, do vậy cần bổ sung phụ lục về tình trạng thấp kém ở châu lục để học sinh dựa vào đó thảo luận cho đúng yêu cầu (phụ lục Châu phi – giáo án minh họa bài Châu Phi).

- Giáo viên có thể lựa chọn nội dung thảo luận giữa các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. Sự giống nhau về nội dung các nhóm thảo luận tạo những ý kiến phong phú cho cùng một vấn đề thảo luận (phát triển bài học theo chiều dọc), các học sinh đều có thể nắm được các vấn đề đã thảo luận, nhưng sẽ có hạn chế ở chổ có trường hợp sao chép giữa các nhóm hay chỉ có một số nhóm học sinh hoạt động nếu giáo viên không quan sát kỹ. Nếu trường hợp bài quá dài việc phân bố theo cách này sẽ mất nhiều thời gian, không phù hợp. Trong trường hợp các nhóm khác nhau thảo luận nhiều nội dung khác nhau, sẽ thuận tiện cho những bài có nhiều vấn đề cần thảo luận (phát triển bài học theo chiều ngang). Tuy nhiên, nếu chỉ cho một nhóm thảo luận một vấn đề, có thể vấn đề sẽ không được mổ sẻ sâu sắc và các nhóm sẽ không có cơ hội tìm hiểu kỹ nhiều khía cạnh khác của các vấn đề. Vì vậy nếu chọn cách này, giáo viên khi chia nhỏ các nội dung cần chú trọng tính gắn kết giữa chúng, cần tổ chức chặt chẽ khâu trình bày của các nhóm. Bên cạnh đó, cần cho các câu hỏi hay các bài đọc thêm cho tất cả học sinh đọc trước, để học sinh có thể hiểu và góp ý cho các vấn đề các em chưa được thảo luận. Tùy vào mục tiêu và nội dung bài dạy, giáo viên có thể kết hợp 2 cách trên với liều lượng nhất định.

Ví dụ 1: Trong bài Nhật Bản mục I, giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào hình 5.2 Tự nhiên Nhật Bản và câu hỏi gợi ý bên dưới hình để thảo luận về đặc điểm chủ yếu của địa hình, sông ngòi, bờ biển của Nhật Bản. Những ý này SGK không có, học sinh cần phân tích bản đồ cùng với kiến thức của mình mới có thể tìm hiểu được. Bài không dài (so với thời gian), vì thế, giáo viên nên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ thông thường và các nhóm sẽ thảo luận cùng một nội dung (phát triển bài học theo chiều dọc).

Ví dụ 2: Bài thực hành số 4.Tìm hiểu cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với nước đang phát triển, có 7 ý nhỏ liên kết nhau (theo dàn ý của bài) nhưng chủ yếu nói về 2 nội dung chính: thách thức và cơ hội của toàn cầu hóa của các GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 24

Page 25: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

nước đang phát triển. Sau khi chia 4 nhóm, giáo viên cho từng nhóm thảo luận các ý, nhóm 1 thảo luận các ý 1: Tự do lưu thông hàng hóa (có 2 ý nhỏ: cơ hội và thách thức), nhóm 2 thảo luận ý 2: Điều kiện để đẩy mạnh cạnh tranh, phát triển kinh tế, nhóm 3 thảo luận ý 3 và 4: Sự suy thoái các giá trị đạo đức của nhân loại - Suy thoái môi trường (các ý từ 1 - 4 thể hiện hầu hết những thách thức của nước đang phát triển), nhóm 4 thảo luận từ ý 5 đến ý 7: Tiếp thu khoa học kỹ thuật - Chuyển giao khoa học công nghệ - Đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế (các ý này và một phần ý 1 thể hiện hầu hết những cơ hội của nước đang phát triển). Giáo viên đã thực hiện phát triển bài học theo chiều ngang.

Ví dụ 3: Bài thực hành số 4, Giáo viên có thể sử dụng cùng một bài hai cách thảo luận: phát triển bài học theo chiều ngang vừa chiều dọc. Giáo viên chia 4 nhóm, mỗi nhóm từ 2 - 3 bàn, mỗi nhóm thảo luận một ý, từ ý 1 đến 4 tìm hiểu về những thách thức đối với nước đang phát triển, với thời gian 5 phút (phát triển bài học theo chiều ngang). Sau đó, cho học sinh lần lượt lên trình bài có ý kiến đóng góp của các bạn và giáo viên, thời gian 10 phút. Kế đến, giáo viên chia nhóm theo đơn vị tổ, thảo luận cùng một một vấn đề là cơ hội cho các nước đang phát triển từ ý 5 đến ý 7 và một phần ý 1, thời gian khoảng 10 phút (phát triển bài học theo chiều dọc).

* Kỹ thuật chia nhóm:Việc chia nhóm phụ thuộc nhiều yếu tố, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:- Khi chia nhóm giáo viên cần chú ý tùy thuộc vào từng nội dung và tính chất

của vấn đề thảo luận, cũng như điều kiện dạy học khác (bàn ghế, phòng, tài liệu, phương tiện học tập ….).

+ Nếu nội dung thảo luận các vấn đề tương đối đơn giản, với thời gian khoảng 3 - 5 phút, nên chia nhóm đơn giản từ 2 - 3 học sinh. Với nội dung thảo luận là các vấn đề rộng và khó hơn, thời gian nhiều hơn khoảng 5 - 10 phút, giáo viên nên chia nhóm lớn hơn từ 5 - 8 học sinh hay hơn nữa. Giáo viên cần lưu ý nhóm từ 5 học sinh trở lên nên bầu nhóm trưởng và thư ký để các nhóm dễ dàng thảo luận.

Ví dụ : Bài 6. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Mục I,2.Vị trí địa lý, SGK trình bày vài nét về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên, chỉ minh họa qua hình 6.1.Địa hình và khoáng sản Hoa Kỳ, yêu cầu của bài là học sinh “Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý?”. Nội dung này tương đối khó, học sinh cần tư duy nhiều hơn, do đó giáo viên chọn nội dung này để học sinh thảo luận nhóm có nhiều học sinh hơn từ 6 - 8 học sinh thời gian khoảng 5 phút.

+ Việc chia nhóm còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất hiện có, nếu trong lớp học có từng bàn cố định gồm từ 2 - 3 chổ ngồi, thì việc chia nhóm theo bàn là tối ưu nhất, mỗi nhóm sẽ có số thành viên là số người ngồi theo bàn. Nếu trong lớp học có từng bàn cố định gồm từ 2 - 4 chổ ngồi, ta có thể chia từng nhóm cặp đôi (đối với bàn 4 học sinh), hay số người theo bàn đều thuận tiện cả. Nếu thành lập nhóm từ 4 - 8 học sinh, giáo viên nên ghép 2 bàn liền kề (bàn trên, bàn dưới) để học sinh dễ trao đổi thảo luận.

- Chia nhóm luôn chú ý đến việc hạn chế di chuyển học sinh: Khác với thảo luận trên lớp, thực hiện thảo luận nhóm chỉ là một công đoạn trong một tiết dạy, việc di chuyển học sinh quá nhiều sẽ tỉ lệ thuận với tiêu tốn thời gian, vô tình tạo một không gian khá hỗn loạn trong lớp, giảm đến hiệu quả dạy học. Do đó, giáo viên GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 25

Page 26: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

thực hiện chia nhóm cần chú ý hạn chế di chuyển học sinh, chỗ ngồi học sinh phải gần hay trùng với chỗ ngồi hiện tại. Tuy nhiên, khi giáo viên chia nhóm cần lưu ý nếu thấy nhóm có nhiều học sinh quá ồn ào ngồi chung nhau hoặc nhóm có đa phần là học sinh trung bình và yếu, bắt buộc phải tách học sinh ra.

- Chia nhóm trong lớp sao cho giữa những học sinh có sự tiếp xúc với nhau, có thể tương tác, trao đổi ý tưởng quan điểm, đồng thời có thể theo dõi ý kiến và thái độ của nhau, từ đó điều chỉnh sự tham gia của mình vào thành quả chung của nhóm.

- Chia nhóm nên lưu ý sao cho giáo viên có thể quan sát, đi đến đó hay có thể trao đổi ý kiến với nhóm, các thành viên. Đi đến nhóm là việc cần thiết của giáo viên để nắm tình hình của nhóm: có thảo luận hay không thảo luận, đã thảo luận như thế nào, gặp những khó khăn gì, những học sinh hoạt động- học sinh ít hoạt động, có sự cố đặc biệt không? Khi đến đó, nên luôn có thái độ gần gũi thân thiện, cởi mở, công bằng với học sinh điều này giúp học sinh dễ dàng bộc lộ các quan điểm, ý kiến của mình và giáo viên sẽ nhận được thông tin phản hồi chính xác và nhanh chóng, từ đó có thể đề ra các biện pháp xử lý các tình huống thích hợp, thúc đẩy tiến trình thảo luận có hiệu quả.

Chia nhóm tùy thuộc vào năng lực học tập của học sinh. Khi chia nhóm cần lưu ý nhóm được hình thành phải có đủ học sinh khá - giỏi,

trung bình, yếu. Khi cho học sinh thảo luận giáo viên nên chia nhóm trong từng lớp như sau:

+ Lớp khá, giỏi: Việc phân công nhóm bất kỳ nào trong trường hợp này cũng dễ dàng thuận tiện vì có nhiều học sinh khá giỏi, học sinh có thể thực hiện nhiều loại hình thảo luận tùy vào nội dung, vấn đề cần thảo luận. Sự đa dạng các loại hình thảo luận này là một yếu tố quan trọng tạo hiệu quả cao trong việc sử dụng phương pháp thảo luận ở đây.

+ Lớp trung bình và yếu: nên chia nhóm có từ 4 - 8 học sinh trên cơ sở gọp nhiều bàn học sinh với nhau hay có thể nhóm có học sinh nhiều hơn theo đơn vị tổ của lớp (không vượt quá con số 12). Giáo viên có thể an tâm về cách chia này vì khi giáo viên chủ nhiệm chia học sinh ngồi theo bàn, theo tổ đã lưu ý chọn học sinh yếu kém không ngồi cùng nhau và trong tổ có tương đối đầy đủ học sinh khá - giỏi, trung bình, yếu. Nhưng nếu có tình huống xấu nhất xảy ra là nhóm có quá ít nhân tố để thảo luận, giáo viên buộc phải phân công học sinh khá giỏi từ nhóm khác sang thảo luận. Việc phân công này thực sự vừa đảm bảo đủ các nhân tố thảo luận cho nhóm vừa hạn chế việc di chuyển học sinh; ngồi gần nhau, cùng tổ hiểu nhau - thảo luận dễ có hiệu quả hơn. Giáo viên hạn chế chia các nhóm 2 - 3 học sinh, vì phần lớn học sinh có năng lực yếu, chia nhóm càng nhỏ càng ít có khả năng thảo luận, nếu giáo viên cho câu hỏi quá dễ thì không kích thích được tư duy của học sinh, như vậy yêu cầu thảo luận chưa đạt được. Cũng không nên thành lập nhóm lớn (15 - 20 học sinh) vì dễ sinh ra tình trạng một vài học sinh làm việc (học sinh khá giỏi), nhiều học sinh ngồi chơi, nhóm dễ mất tập trung (nếu giáo viên quan sát không kỹ). Thời gian và số lượng câu hỏi gợi ý dành cho nhóm ở đây nhiều hơn so với nhóm cùng nhiệm vụ như vậy ở lớp khá giỏi.

Nhìn chung giáo viên nên hạn chế việc sử dụng phương pháp thảo luận ở các lớp trung bình - yếu, vì đa số học sinh có khả năng tư duy trung bình - yếu, ý thức học

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 26

Page 27: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

tập không cao, thường hay thụ động, không tập trung, hoặc dễ ồn ào, nhận biết vấn đề chậm … và sử dụng phương pháp thảo luận kết quả sẽ không có hiệu quả.

*Những điểm giáo viên cần lưu ý về tổ chức và làm việc nhóm nhỏ: Khi cho học sinh thảo luận giáo viên nên chú ý quan sát tình hình thảo luận,

nhất là các nhóm quá ồn ào hay các nhóm quá im lặng, để có thể giải quyết các vấn đề tranh luận, hạn chế tiếng ồn đối với các khu vực xung quanh, hay khuyến khích các em tham gia thảo luận, động viên từng thành viên trong nhóm tham gia ý kiến.

Nên tổ chức thi đua giữa các nhóm để kích thích tinh thần học tập, ý thức hoat động giữa các nhóm và các thành viên, hạn chế tình trạng chỉ một vài học sinh làm việc. Có thể tạo hình thức cổ động viên, xếp hạng thi đua, lời khen tặng, danh hiệu, một tràng vỗ tay … sẽ tạo điều kiện hoàn thành tốt cho thảo luận nhóm.

Trong một bài học, cần sử dụng kết hợp nhiều hình thức thảo luận nhóm và các phương phương pháp dạy học khác, nhằm để tạo không khí học tập thoải mái, tránh lập đi lập lại các hình thức thảo luận, kích thích tinh thần học tập của các học sinh.

Ví dụ: Bài 11.Đông Nam Á.Tiết 1, mục I.1.Vị trí địa lý, GV nên sử dụng chia nhóm cặp đôi khi HS xác định vị trí Đông Nam Á (nội dung đơn giản). Nội dung I.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực được SGK minh họa bằng bản đồ, việc phân tích này có vẽ khó đối với học sinh khi phân tích cho đủ ý, giáo viên nên sử dụng nhóm gọp lại với 2 - 3 nhóm cặp đôi và với phiếu học tập để học sinh thảo luận (nhóm thành lập theo cách này gọi là nhóm kim tự tháp). Phần nội dung tương đối khó như thuận lợi và khó khăn khu vực Đông Nam Á - với câu hỏi gợi ý - hình ảnh SGK minh họa, giáo viên chia nhóm nhóm từ 4 - 8 học sinh. Các nội dung còn lại, sử dụng các phương pháp khác để tiến hành dạy học như: thuyết trình về dân tộc, tôn giáo, sơ lược vể ảnh hưởng của các vấn đề dân tộc, tôn giáo đối với viêc phát triển kinh tế xã hội; đàm thoại gợi mở phần II, I đánh giá điều kiện tài nguyên thiên nhiên; sử dụng bản đồ, hình ảnh trong suốt bài dạy….

*Kỹ thuật cụ thể trong từng nhóm thường được sử dụng trong nhà trường phổ thông.

Nhóm rì rầm- Cách thức chia nhóm: nhóm từ 2-3 học sinh.- Nội dung vận dụng phù hợp: cách chia này phù hợp ở những nội dung thảo

luận tương đối đơn giản hoặc là với các yêu cầu cao hơn dành cho những học sinh có khả năng tư duy khá ở các lớp khá giỏi. Ở những lớp trung bình yếu cách chia này ít phù hợp.

- Thời gian thảo luận: ngắn 2 - 4 phút- Ý nghĩa sử dụng: Phát huy tối đa khả năng của từng học sinh, tạo mọi điều

kiện để các em có thể học tập, có thể phát biểu. Rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm hiểu các vấn đề, khả năng phát biểu, ý thức về tinh thần đồng đội, từ đó hình thành nhân cách của các em.

Ví dụ1: Bài Hoa Kỳ.Tiết1.Mục II.1 Gia tăng dân số có bảng 6.1 Số dân Hoa Kỳ giai đọan 1800 - 2005. Với học sinh việc nhận xét bảng số liệu này tương đối đơn giản: bảng số liệu thể hiện một đối tượng biến thiên trong khoảng thời gian, giáo viên nên cho học sinh thảo luận nhóm rì rầm trong khoảng thời gian 3 phút dựa vào việc nhận xét bảng số liệu đã nêu để thấy rõ việc gia tăng dân số Hoa Kỳ.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 27

Page 28: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Ví dụ 2: Bài 8.Liên bang Nga.Tiết 1.Mục III.Dân cư và xã hội có bảng 8.2.Số dân của LB Nga và hình 8.3 Tháp dân số của Liên bang Nga và câu hỏi gợi ý về sự thay đổi dân số của LB Nga và những hệ quả của nó. Dựa vào hai nội dung trên học sinh dễ trả lời được câu hỏi gợi ý đó, do vậy ở mục này giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm rì rầm trong 3 phút.

Kỹ thuật trong nhóm nhỏ thông thường.- Cách thức chia nhóm: khoảng từ 3-5 học sinh. - Nội dung vận dụng phù hợp: những nội dung có các vấn đề mà giáo viên đặt

ra không quá khó, có mức độ khó thường cao hơn nhóm rì rầm. Đôi khi, để tạo thay đổi, tạo một không gian mới hơn trong cách thức tổ chức thảo luận, giáo viên thường sử dụng cách chia này và như vậy mức độ khó đôi lúc sẽ không cao hơn nhóm rì rầm.

- Thời gian thảo luận: ngắn từ 4 -10 phút.- Ý nghĩa sử dụng: Học sinh sẽ dễ dàng phát huy khả năng của mình để nhận

biết, tiếp thu các tri thức. Rèn luyện kỹ năng tự học, tự tìm hiểu các vấn đề, ý thức về tinh thần đồng đội, từ đó hình thành nhân cách của các em.

Ví dụ 1: Bài 6.Hoa Kỳ.Tiết1.Mục II.1 Gia tăng dân số có bảng 6.2 Một số chỉ tiêu về dân số Hoa kỳ, đây là bảng số liệu thể hiện nhiều đối tượng liên quan nhau, biến thiên trong 2 năm. Bảng số liệu không khó cho học sinh phân tích (khó hơn bảng 6.1 đã cho học sinh thảo luận nhóm rì rầm), nhưng học sinh cần nhớ lại các chỉ tiêu nhóm dân số già đã học năm lớp 10, giáo viên nên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ thông thường để học sinh có nhiều nhân lực hơn để nhớ lại kiến thức cũ trong khoảng thời gian 3 - 5 phút để thấy rõ xu hướng già hóa dân số Hoa Kỳ.

Ví dụ 2: Bài 8.Liên bang Nga.Tiết 1.Mục III.Dân cư và xã hội có hình 8.4 Phân bố dân cư của LB Nga, HS dễ phân tích hình 8.4 để nhận biết sự phân bố dân cư của LB Nga, nhưng khi một học sinh nêu những thuận lợi và khó khăn của sự phân bố dân cư đến việc phát triển kinh tế thường sẽ không đủ ý, cần ý kiến nhiều người hơn (so với bảng 8.2.Số dân của LB Nga và hình 8.3 Tháp dân số của Liên bang Nga đã nêu trong ví dụ thảo luận theo nhóm rì rầm), giáo viên nên cho thảo luận theo nhóm nhỏ. Mục vừa nêu có thể sử dụng nhóm rì rầm nhưng trước đó, giáo viên đã cho học sinh thảo luận bằng hình thức này, vì vậy cần phải đổi khác để kích thích tính ham học của học sinh.

Nhóm kim tự tháp- Cách thức chia nhóm: Sau khi thảo luận cặp (nhóm rì rầm), các cặp 2 - 3

người (nhóm rì rầm) kết hợp thành nhóm 4 - 6 người để hoàn thiện một vấn đề chung. Nếu cần thiết có thể kết hợp các nhóm thành nhóm lớn hơn từ 8 - 16 người.

- Nội dung vận dụng phù hợp: Vấn đề tương đối khó, cần nhiều người thảo luận, hay là các vấn đề có nhiều tranh cải, cần sự hợp tác của nhiều học sinh. Đây là hình thức mở rộng nhóm rì rầm nhưng do nội dung vận dụng phù hợp với các vấn đề khó, nên phạm vi sử dụng hẹp hơn.

- Thời gian thảo luận: có thể dài hơn thời gian các nhóm đã nêu trên, phụ thuộc vào nội dung thảo luận, có thể từ 8 -12 phút.

- Ý nghĩa sử dụng: tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập. Rèn luyện kỹ năng tự tìm hiểu các vấn đề, rèn luyện khả năng trao đổi, hợp tác, ý thức về mối quan hệ trong cộng đồng, từ đó hình thành nhân cách của các em.GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 28

Page 29: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Ví dụ: Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực.Tiết 1.Một số vấn đề của Châu Phi. Trong bài này, có một vấn đề khó như mục I. Một số vấn đề tự nhiên Châu Phi, phần này SGK không nói nhiều chỉ minh họa qua hình 5.1 “Bản đồ khoáng sản Châu Phi” hình 5.2 “Hoang mạc Xahara” và câu hỏi gợi ý “cho biết đặc điểm về khí hậu và cảnh quan Châu Phi”. Giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu đầy đủ hơn về điều kiện tự nhiên và những thuận lợi, khó khăn của nó. Muốn thế, học sinh cần phải có kiến thức về bản đồ và còn cần kiến thức tổng hợp, cần ý kiến nhiều người. Do đó, mục này, giáo viên nên cho học sinh thảo luận với hình thức nhóm kim tự tháp. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có thể chia thành 3 nhóm rì rầm (6 - 9 học sinh), mỗi nhóm rì rầm sẽ thảo luận từng 2 ý nhỏ trong điều kiện tự nhiên (điều kiện tự nhiên có 6 ý chính: vị trí địa lý, địa hình, sông ngòi, các đới cảnh quan, khí hậu, khoáng sản của Châu Phi), sau dó họp chung lại trong nhóm đánh giá về những thuận lợi và khó khăn từ điều khiện tự nhiên.

Nhóm đồng tâm (nhóm bể cá)- Cách thức chia nhóm: Chia 2 nhóm: nhóm thảo luận và nhóm quan sát (sau

đó hoán vị cho nhau) nhóm thảo luận là nhóm thường từ 6 đến 10 học sinh, có nhiệm vụ thảo luận và trình bày vấn đề được giao, còn thành viên còn lại đóng vai trò quan sát và phản biện.

- Nội dung vận dụng phù hợp: Vấn đề thời sự, những vấn đề các em biết hoặc hiểu trong một chừng mực nào đó, hay một vấn đề không quá khó - vì nếu vấn đề khó, giáo viên cần kết hợp giải thích cung cấp tư liệu, tranh ảnh minh họa, nếu vấn đề quá khó giáo viên không nên cho thảo luận vì vừa không được việc và mất thời gian.

- Thời gian: dài, có thể từ 10 - 15 phút.- Ý nghĩa sử dụng: tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập. Rèn luyện kỹ

năng quan sát các vấn đề, khả năng trao đổi, khả năng phát biểu, ý thức về thái độ, hành vi về kỷ luật, mối quan hệ trong cộng đồng. Hình thức này có hiệu quả đối với việc làm tăng ý thức trách nhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho những người ngại trình bày ý tưởng trước đám đông.

Ví dụ: Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu, mục II.Môi trường, vấn đề này đang là vấn đề nổi bật trên thế giới, được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, khá phổ biến ở các bài dạy trong nhà trường. Mục này có 3 ý chính: sự ô nhiễm không khí - biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm nguồn nước ngọt - biển và đại dương, suy giảm đa dạng sinh học. Giáo viên có thể sử dụng hình thức nhóm đồng tâm cụ thể như sau:

Với ý sự ô nhiễm không khí - biến đổi khí hậu toàn cầu, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 là tổ 1 (khoảng 10 học sinh) dựa vào một số hình ảnh trong SGK, những hình ảnh sẽ được cung cấp (giáo viên cung cấp một số hình ảnh về sự ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ô zôn qua tranh- ảnh, qua các đoạn video…) để thảo luận, nhóm 2 bao gồm những học sinh còn lại, đóng vai trò quan sát và phản biện.

Với ý sự ô nhiễm nguồn nước ngọt - biển và đại dương, giáo viên lại chia lớp thành 2 nhóm, nhóm thảo luận là tổ 2, thảo luận ý sự ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương. Nhóm quan sát phản biện là các học sinh còn lại.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 29

Page 30: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Với ý suy giảm đa dạng sinh học, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, nhóm thảo luận là tổ 3, nhóm quan sát phản biện là các học sinh còn lại , thảo luận ý suy giảm đa dạng sinh học. 2.2. VẬN DỤNG KỸ THUẬT PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG BÀI DẠY ĐỊA LÝ 11

2.2.1. Kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận trong từng dạng bài2.2.1.1. Dạng bài có những chủ đề có vấn đề cần giải thích, diễn giảng của

giáo viên: * Các nội dung cần chọn để thảo luận:

Giáo viên không nên chọn những nội dung khó (cần giáo viên giải thích) để thảo luận nhóm. Hãy tìm các phần, đề mục có câu hỏi của SGK yêu cầu (thường thì các câu hỏi này không khó và lại trùng với các ô kiến thức - bảng số liệu), hoặc chọn các nội dung tương đối dễ hơn trong các vấn đề khó đó để thảo luận, nếu cần gợi ý, minh họa phụ lục thêm cho các em.

* Kỹ thuật chia nhóm: nên sử dụng nhóm nhỏ thông thường, hay có thể ghép nhóm theo nhóm kim tự tháp nếu các vấn đề cần đưa ra tương đối khó, cần sự hợp tác của nhiều học sinh.

* Về thời gian: dài hay ngắn phải phụ thuộc vào mức độ khó của nội dung thảo luận, năng lực học sinh, việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh, không nên vượt quá 10 phút.

Ví dụ: Bài 2- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Bài có những nội dung khá trừu tượng với học sinh, cần diễn giảng của giáo

viên là những nội dung: mục I. Khái niệm, I.1.Toàn cầu hóa kinh tế, I.2.Hệ quả toàn cầu hóa, II.2.Hệ quả của khu vực hóa kinh tế. Các mục vừa nêu trong bài này đã trình bày rõ ràng, khó có thể cho học sinh thảo luận, giáo viên chỉ tiến hành thuyết trình, đàm thoại, giải thích cho học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận ở mục I.1.d) Vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia (phần này có nội dung đơn giản hơn cả). Giáo viên gợi ý cho học sinh biết ý này đồng nghĩa với việc các công ty xuyên quốc gia ngày càng có mặt rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, có mặt tại Việt Nam, từ đó cho học sinh có thể thảo luận tìm hiểu về những điểm: tên, địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động, sự phát triển các công ty.

Mục II.1, các tổ chức liên kết trong khu vực, phần này đã rõ ràng nhưng khó nhớ, dễ quên, giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh để củng cố kiến thức về các thành viên trong các tổ chức kinh tế và tạo một không khí bớt căng thẳng khi phần đầu đã khô khan.

* Các nội dung cần chọn trong bài để thảo luận là:- I.1.d) Các công ty xuyên quốc gia: Nêu các công ty xuyên quốc gia có mặt ở

Việt Nam? Các địa bàn hoạt động của các công ty này? Các lĩnh vực tham gia của các công ty xuyên quốc gia? Nhận xét về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế của khu vực và trên toàn quốc tế? Xu hướng phát triển của công ty xuyên quốc gia ở nước ta?

- Mục II.1. Bảng 2. Một số tổ chức liên kết trong khu vực .* Các nhóm được sử dụng: do nội dung không quá khó giáo viên nên sử dụng

nhóm cặp đôi và nhóm nhỏ.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 30

Page 31: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

* Thời gian cho các mục sẽ được minh họa cụ thể qua giáo án.2.2.1.2. Dạng bài có những vấn đề mang tính thời sự, các em có thể biết hay

hiểu* Việc chọn nội dung thảo luận:Những vấn đề mang tính thời sự có minh họa những bảng số liệu, các em có

thể dễ dàng tham gia ý kiến học tập, thảo luận bàn bạc. Giáo viên nên chọn nội dung thảo luận là những vấn đề mang tính thời sự và bảng số liệu.

* Kỹ thuật chia nhóm: Những nội dung đơn giản giáo viên sử dụng chia nhóm cặp đôi. Nội dung khó

hơn một chút sử dụng nhóm nhỏ thông thường. Những vấn đề thời sự có thể sử dụng nhóm đồng tâm, những nội dung khó hơn nữa có thể sử dụng nhóm kim tự tháp và sử dụng kèm câu hỏi gợi ý, hình ảnh trong SGK minh họa, hoặc bài đã có nhiều nội dung thảo luận nhóm, giáo viên dành phần này cho giảng giải, thuyết trình.

* Thời gian thảo luận phụ thuộc vào nội dung thảo luận từng nhóm, đã có những gợi ý phần kỹ thuật thảo luận các nhóm.

Ví dụ: Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầuĐây là dạng bài mang tính thời sự và có những bảng số liệu, việc chọn nội

dung thảo luận là những vấn đề mang tính thời sự và bảng số liệu. * Nội dung được chọn thảo luận: - Sự bùng nổ dân số và những ảnh hưởng của nó.- Cơ cấu dân số.- Bảng số liệu 3.1 và 3.2.- Ô nhiễm môi trường.- Tình hình bất ổn định khu vực Trung Đông.* Cách chia nhóm: Những nội dung đơn giản như như cơ cấu dân số, bảng số liệu 3.2 (bảng này

đối với học sinh tương đối đơn giản vì đã học kiến thức này từ những năm lớp 10), nên sử dụng chia nhóm cặp đôi. Nội dung khó hơn như sự bùng nổ dân số và những ảnh hưởng của nó, bảng số liệu 3.1 … sử dụng nhóm nhỏ thông thường và sử dụng kèm câu hỏi gợi ý, hình ảnh trong SGK minh họa. Nội dung môi trường, vấn đề học sinh dễ biết dễ bàn cải, sử dụng nhóm đồng tâm. Riêng tình hình bất ổn định khu vực Trung Đông nội dung khó hơn và đã có nhiều nội dung thảo luận nhóm, và sẽ có tiết học sau nói về nó, giáo viên nên sử dụng phương pháp giảng giải, thuyết trình cho phần này.

* Thời gian cho thảo luận: được minh họa cụ thể qua giáo án.2.2.1.3. Dạng bài có nhiều số liệu, bảng kiến thức biểu đồ, phụ trang, các

bài tập đi kèm, nhiều kênh chữ, có nhiều chi tiết các em có thể tự tìm hiểu * Việc chọn nội dung thảo luận:

Giáo viên nên chọn nội dung thảo luận là bản đồ, biểu đồ, các bảng số liệu, bảng kiến thức phụ trang, các bài tập đi kèm. Nếu có nhiều loại phương tiện cùng thể hiện cho một vấn đề, ta có thể sử dụng tất cả để thảo luận, tuy nhiên cần chọn lọc các bảng biểu chính, giải thích cho các em vận dụng những phương tiện nào cho các ý. Giáo viên không thể thể hiện tất cả các nội dung trên trong cùng một tiết, giáo viên nên lựa chọn các nội dung ưu tiên hay chính yếu để thể hiện trước, các nội dung còn lại, có thể truyền tải đến học sinh dưới nhiều cách khác dựa trên thời gian có nhiều hay ít.GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 31

Page 32: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

* Kỹ thuật chia nhóm: Cách chia nhóm: những nội dung đơn giản giáo viên sử dụng chia nhóm cặp

đôi, phần nội dung khó giáo viên sử dụng nhóm nhỏ thông thường, nội dung khó hơn giáo viên sử dụng nhóm kim tự tháp với phiếu học tập, sử dụng kèm câu hỏi gợi ý, hình ảnh trong SGK minh họa...

* Thời gian thảo luận phụ thuộc vào nội dung, tuy nhiên với dạng bài này có nhiều bảng biểu để thảo luận với nội dung không quá khó, nên cho thời gian ngắn.

Ví dụ: Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực.Tiết 1. Một số vấn đề của châu Phi.Đây là dạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu

đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm… dạng bài phổ biến trong chương SGK 11. trong bài này sẽ có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập để minh họa.

* Nội dung thảo luận:- Mục I, H5.1 Bản đồ khoáng sản Châu Phi và câu hỏi gợi ý, H5.2 hoang mạc

Châu Phi giáo viên gợi ý cho học sinh đọc và khai thác điều kiện tự nhiên từ đó học sinh có thể tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của nó.

- Mục II, bảng 5.1 Một số chỉ số về dân số và câu hỏi gợi ý, học sinh có thể khai thác điều kiện xã hội của Châu Phi bảng kiến thức chỉ số HDI của châu Phi và thế giới năm 2003.

- Mục III, bảng 5.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước và câu hỏi gợi ý: “Nhận xét tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi so với thế giới”, học sinh có thể khai thác tốc độ tăng trưởng của GDP để tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế của Châu Phi, tuy nhiên trong mục này, ý chính cần nói về kinh tế thấp kém và không ổn định của Châu Phi nhưng bảng số liệu chỉ minh họa về một số nước có tốc độ tăng trưởng khá hơn ở Châu Phi, do vậy cần bổ sung phụ lục về tình trạng thấp kém ở châu lục để học sinh dựa vào đó để thảo luận cho đúng yêu cầu.

* Việc chia nhóm: những nội dung tương đối dễ giáo viên tiến hành thảo luận với nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ: dựa vào bảng 5.2 và bảng kiến thức Chỉ số HDI của Châu Phi, phụ lục 1 về Châu Phi để tìm hiểu một số vấn đề về dân cư và xã hội học sinh thảo luận theo nhóm cặp đôi, mục “một số vấn đề về kinh tế của Châu Phi” với bảng 5.2, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ. Vấn đề khó hơn như mục I. Một số vấn đề tự nhiên Châu Phi, phần này SGK viết ít và minh họa qua hình 5.1 “Bản đồ khoáng sản Châu Phi” hình 5.2 “ Hoang mạc Xahara” và câu hỏi gợi ý “Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu và cảnh quan Châu Phi”. Để giải đáp, và để học tốt các nội dung khác trong bài, học sinh cần tìm hiểu đầy đủ hơn về điều kiện tự nhiên những thuận lợi, khó khăn của nó. Vì vậy, học sinh cần có các kiến thức bản đồ và cần kiến thức tổng hợp của nhiều người, giáo viên nên cho thảo luận với hình thức nhóm kim tự tháp.

* Thời gian cho các mục sẽ được minh họa cụ thể qua giáo án.2.2.1.4. Dạng bài thực hànhDạng bài thực hành chủ yếu để hình thành, rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận

xét biểu đồ, phân tích bản đồ, phân định ranh giới vùng, tính toán số liệu… thì không thích hợp với thảo luận. Bài thực hành mà đề tài muốn nói đến là các bài không chỉ có

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 32

Page 33: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

các yêu cầu rèn kỹ năng như trên mà bài còn có yêu cầu phân tích bảng kiến thức hoặc là bài thực hành nhưng có yêu cầu cụ thể về thảo luận nhóm.

Đối với bài thực hành với yêu cầu đề quá rõ ràng, giáo viên luôn luôn thực hiện đúng yêu cầu của đề bài: thực hiện thảo luận nhóm để hoàn thành bài thực hành (bài 4.SGK). Trong một số bài không có yêu cầu thảo luận nhóm, giáo viên có thể cân nhắc, linh động mà có thể hướng dẫn học sinh thực hiện cách nào.

Đối với dạng bài thực hành có yêu cầu thảo luận nhóm: *Việc chọn nội dung thảo luận, chia nhóm thực hiện như yêu cầu của đề bài. Nếu bài có nhiều ý, giáo viên không nên cho các nhóm cùng thảo luận từng ý

một vì không đủ thời gian, nên tổ chức thảo luận mỗi nhóm với các ý khác nhau. Hay giáo viên có thể gộp các ý liên tục nhau cùng thể hiện một ý và chia nhóm thảo luận hết ý này rồi đến ý kia. Nếu bài có nội dung ngắn so với thời gian, giáo viên có thể cho các nhóm cùng thảo luận các ý giống nhau.

* Về chia nhóm: Do nội dung của đề bài là các vấn đề tương đối khó, nên việc chia nhóm cần lựa chọn các nhóm có mục tiêu chung, các nhóm này phải được thành lập rất lâu, ít nhiều hiểu nhau, biết năng lực của nhau, vì vậy kết quả thảo luận sẽ tốt hơn, giáo viên chọn chia nhóm là đơn vị tổ của lớp hay nhóm nhỏ thông thường.

Ví dụ: Bài thực hành số 4.Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với nước đang phát triển.

* Nội dung được chọn thảo luận: theo yêu cầu của đề bài.Trong bài này có nhiều ý nhỏ: Cạnh tranh hàng hóa - Điều kiện đẩy mạnh

cạnh tranh và phát triển kinh tế - Sự suy thoái các giá trị đạo đức của nhân loại - Suy thoái môi trường - Tiếp thu khoa học kỹ thuật - Chuyển giao khoa học công nghệ - Đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế. Các ý nêu lên những cơ hội và thách thức của nước đang phát triển kỳ toàn cầu hóa. Giáo viên có thể gọp lại 4 ý đầu thành một ý: thể hiện những thách thức, 3 ý sau và một ý nhỏ trong ý đầu thể hiện cơ hội cho các nước đang phát triển, sau đó cho các nhóm cùng thảo luận lần lượt từ cơ hội đến thách thức, để học sinh có thể nắm rõ những nội dung thảo luận và để đủ thời gian.

* Về chia nhóm: Giáo viên chọn nhóm là nhóm nhỏ thông thường là các tổ của lớp.

Đối với dạng bài thực hành có yêu cầu phân tích bảng kiến thức Ở dạng bài thực hành này thường có yêu cầu cụ thể về các vấn đề cần thực

hiện. Có hai trường hợp trong SGK 11: Trường hợp bài thực hành có phần vẽ biểu đồ kết hợp với ô kiến thức: Sau khi

cho học sinh thực hiện một số bước rèn kỹ năng theo yêu cầu của bài, phần phân tích ô kiến thức giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, chủ yếu là thảo luận nhóm nhỏ thông thường vì thời gian còn lại không đủ cho giáo viên thực hiện thảo luận trên lớp. Giáo viên thực hiện nhóm rì rầm không thích hợp vì các nội dung các ô kiến thức không đơn giản.

Ví dụ: Bài 9.Thực hành Nhật Bản - tiết 3. Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Bài có 2 mục: vẽ biểu đồ và phân tích bảng kiến thức tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. Sau khi học sinh vẽ biểu đồ trong 15 - 20 phút, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8 - 12 học sinh, mỗi nhóm thảo luận GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 33

Page 34: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

một ô kiến thức khác nhau, có 4 ô kiến thức: Nền kinh tế Nhật dựa trên khoa học kỹ thuật tiên tiến - Các mặt hàng xuất nhập khẩu - Thị trường tiêu thụ - Hoạt động đầu tư của Nhật Bản.

Trường hợp bài thực hành có những yêu cầu dựa trên cơ sở phân tích bảng kiến thức, và phân tích bảng số liệu và bản đồ …. Giáo viên có thể cho thảo luận trên lớp hay thảo luận nhóm. Việc tổ chức thảo luận trên lớp như đã trình bày phần thảo luận trên lớp, riêng thảo luận nhóm đối với dạng này nên tổ chức thảo luận nhóm nhỏ thông thường như cách thảo luận bài thực hành theo yêu cầu của đề bài vừa nêu trên.

2.2.2. Giáo án minh họaDạng bài có những chủ đề có vấn đề cần giải thích, diễn giảng của giáo viênBài minh họa 1: Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tếI. Mục tiêu:Sau bài học học sinh cần:- Trình bày được các biểu hiện toàn cầu hóa và hệ quả của nó.- Trình bày được biểu hiện của khu vực hóa và hệ quả của nó.- Hiểu được nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và nhớ

được một số tổ chức liên kết kinh tế trong khu vực.- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc

tế của các liên kết trong khu vực.- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định

trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.

- Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí các đối tượng địa lý trên bản đồ.- Kỹ năng phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị

trường quốc tế của các liên kết trong khu vựcII. Thiết bị dạy học:- Bản đồ các nước trên thế giới.- Lược đồ khung thế giới trong đó giáo viên đã khoanh các ranh giới các nước

các tổ chức NAFTA, EU, APEC, MERCOUSUR. - Lược đồ khung thế giới trên khổ giấy A4 (giao cho lớp trưởng photo cho

HS) để cho học sinh làm bài tập về nhà. - Giấy màu có thể dán dính trên bản đồ treo tường với 4 màu khác nhau, số

lượng 4x4 tượng trưng cho 4 hiệp hội liên kết trong khu vựcIII. Hoạt động dạy và học:- Ổn định và kiểm tra bài cũ: 5 phút- Vào bài mới: Mở bài: Bài vừa rồi ta đã tìm hiểu những nét về sự khác biệt về các nước trên

thế giới, tuy vậy giữa các nước này luôn luôn có mối quan hệ với nhau trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Vậy xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế là gì? Nó đã ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế các nước trên thế giới? Ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các khái niệm, các biểu hiện và hệ quả của nó qua bài học hôm nay (1 phút).

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 34

Page 35: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

2phút

4phút

5 phút

2phút

4phút

HĐ1: Cả lớp GV giải thích cho HS về khái niệm tòan cầu hóa theo từng cụm từ, hay cho HS trả lời theo SGK, sau đó, giải thích thêm.

HĐ2: Cả lớp, cá nhânGV giải thích cho HS về cụôc cách mạng khoa học kỹ thuật. Những tác động của nó đến xu hướng toàn cầu hóa: cách biểu hiện, giải thích- tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến xu hướng đó.HĐ nhóm nhỏChia nhóm theo bàn, thảo luận về các nội dung:-Nêu các công ty xuyên quốc gia ở nước ta?

-Các địa bàn hoạt động của các công ty này?

- Các lĩnh vực tham gia của các công ty xuyên quốc gia?

-Nhận xét về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế của khu vực và trên toàn quốc tế?

GV gọi ngẫu nhiên đại diện các nhóm trình bày về từng ý, yêu cầu các nhóm khác khác bổ sung. GV kết luận sau cùng, HS tự ghi.HĐ5: Cả lớp, cá nhânTừ trên cơ sở các biểu hiện, tìm hiểu và giải thích những nguyên nhân xu hướng toàn cầu hóa, GV phân tích cho HS những hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa.

I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế 1. Khái niệm:

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia về nhiều mặt và nó có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội của thế giới.

2. Biểu hiện - Thương mại thế giới phát triển

mạnh- Đầu tư nước ngoài tăng

trưởng nhanh- Thị trường tài chính quốc tế

mở rộng- Các công ty xuyên quốc gia có

vai trò ngày càng lớn

3. Hệ quả - Tích cực :+ Thúc đẩy sản xuất phát triển

và tăng trưởng kinh tế toàn cầu+ Đẩy nhanh đầu tư và khai

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 35

Page 36: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

2phút

6 phút

3 phút

2 phút4phút

HĐ4: Cả lớp, cá nhânLiên hệ khái niệm đầu trong mục toàn cầu hóa GV phát vấn HS về khái niệm khu vực hóa kinh tế?HĐ 5: Hoạt động nhómChia nhóm theo tổ (4 nhóm theo đơn vị chia tổ thông thường hiện nay trong lớp), các nhóm sẽ lần lượt tìm hiểu về các thành viên và xác định vị trí các nước trên bản đồ khung phóng to (GV thực hiện) phát cho từng nhóm, treo trên bảng. Mỗi nhóm sẽ được trang bị 4 màu giấy dính khác nhau, tượng trưng cho 4 hiệp hội liên kết trong khu vực.GV gọi đại diện các nhóm trình bày về từng mục đã thảo lụân với các nội dung đã gợi ý tại các bản đồ treo trên bảng, sau dó cho các nhóm khác khác bổ sung. GV kết luận. HS tự ghi.HĐ6: Cả lớp, cá nhânGV liên hệ hệ quả trong mục 1 dễ minh họa và giảng giải trong mục này, hay có thể gợi ý cho các em trên cơ sở tìm hiểu nục 1 tìm hệ quả cho mục 2 trên cơ sở phương pháp đàm thoại GV có thể đặt các câu hỏi sau:- Những hệ quả tích cực của xu

hướng khu vực hóa kinh tế?- Những hệ quả tiêu cực của xu

thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Tiêu cực : Làm gia tăng khoảng cách giàu

nghèo trong từng quốc gia và giữa các quốc gia.II.Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1) Khái niệm

Khu vực hóa kinh tế là quá trình liên kết các quốc gia trong khu vực về nhiều mặt….2) Biểu hiện

Có nhiều hình thức liên kết trong khu vực:

- Hiệp ước tự do liên hiệp thương mại Bắc mỹ (NAFTA)

- Liên minh châu Âu (EU)- Hiệp hội các nước Đông nam

Á (ASEAN)- Thị trường chung Nam Mỹ

(MERCOUSUR)

3) Hệ quả - Tích cực:

+ Thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển kinh tế

+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ

+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước → tạo lập thị trường tiêu thụ rộng lớn → thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa

- Tiêu cực Đặt ra nhiều vấn đề tự chủ về

kinh tế quyền lực quốc gia.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 36

Page 37: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

hướng khu vực hóa kinh tế?- HS cho những ví dụ minh họa

hệ quả khu vực hóa kinh tế: tích cực, tiêu cực tại địa phương?

- Củng cố: Trắc nghiệm: 4 phút

1. Toàn cầu hóaa. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.b. Là quá trình liên kết các nước đang phát triển trên thế giới về kinh tế, văn hóa,

khoa học.c. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ kinh tế - xã hội các nước đang phát triểnd. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hóa, khoa học.

2. Các quốc gia có những nét tương đồng về vị trí địa lí, văn hóa, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm:

a. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế giới.

b. Làm cho đời sống kinh tế xã hội của các nước thêm phong phú.c. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực.d. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong

từng nước. 3. Hệ quả xu hướng khu vực hóa kinh tế: a. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của khu vực.

b. Thúc đẩy việc phát triển văn hóa, khoa học, xã hội.c. Thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước đang phát triển.d. Thúc đẩy việc phát triển nền kinh tế nước phát triển.

Phần tự luận: 3 phútNhận xét những hệ quả của toàn cầu hóa?- Dặn dò:1 phútHọc bài và làm các câu hỏi SGK, chuẩn bị bài một số vấn đề mang tính toàn

cầu. Dạng bài mang tính thời sự - Bài minh họa 2: Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu* Bài dạy với các mục tiêu và các bước chuẩn bị dạy học như sau:I. Mục tiêuSau bài học học sinh cần:- Hiểu và giải thích được tình hình gia tăng, đặc điểm về dân số ở các nước

trên toàn thế giới và những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đó.- Giải thích được tình hình già hóa dân số ở các nước phát triển và bùng nổ

dân số ở nước đang phát triển và hệ quả của nó.- Hiểu và giải thích tình hình ô nhiểm môi trường trên thế giới và liên hệ tình

hình ở Việt Nam để có ý thức về bảo vệ môi trường.- Kỹ năng thu thập phân tích số liệu, bảng số liệu 3.1 và 3.2, Hình 3.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 37

Page 38: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

- Nhận thức được việc giải quyết các vấn đề toàn cầu là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại và cần sự hợp tác trên mọi phương diện của toàn nhân loại.

II. Thiết bị dạy họcNhững hình ành, video về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam.III. Hoạt động dạy và học- Ổn định và kiểm tra bài cũ: 4 phút- Vào bài mới:Mở bài: Theo xu hướng toàn cầu hóa, các nước trên thế giới đang hòa nhập

với nhiều vị thế, thuận lợi khác nhau, tuy nhiên giữa các nước có những điểm khó khăn chung và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này (2 phút).

Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

8phút

4phút

2phút

1phút

4phút

HĐ1: HĐ nhóm GV chia 5 nhóm theo bàn (nên chỉ đinh trưởng nhóm), từng nhóm sẽ thảo luận các nội dung được gợi ý theo bảng 3.1, và theo 5 ý được sắp xếp sau:

- Biến động lớn về vấn đề dân số trên quy mô toàn cầu. Những thể hiện của biến động đó.

- Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số nhóm nước phát triển. (dẫn chứng)

- Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số nhóm nước đang phát triển. (dẫn chứng)

- So sánh tỉ lệ gia tăng các nhóm nước.

- Nhận xét về các hậu quả của biến động về dân số.Đại diện nhóm lên trình bày ý được bốc thăm sau khi thảo luận theo dàn ý của GV (mỗi nhóm nhận xét 1 ý).GV cho các nhóm khác đóng góp sửa chữa các ý được trình bày. GV kết luận. HS tự ghi.

HĐ2: HĐ nhóm.Chia nhóm theo cặp đôi, cho HS phân tích bảng số liệu 3.2 để nhận xét theo các ý:

- Biểu hiện của sự già hóa

I.Bùng nổ dân số 1. Bùng nổ dân số

- Dân số thế giới tăng nhanh nhất là trong giai đoạn nửa sau thế kỷ 20.

- Sự bùng nổ dân số nhanh nhất ở các nước đang phát triển.

- Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh ở các nước phát triển và giảm chậm ở các nước đang phát triển.

- Mức chênh lệch tỉ lệ gia tăng dân số giữa 2 nhóm nước ngày càng tăng.

- Dân số tăng nhanh gây ra nhiều hậu quả xấu cho những vấn đề tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội.

2. Già hóa dân số a. Biểu hiện - Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng

thấp, tỉ lệ trên 60 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng.

- Nhóm nước phát triển có cơ GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 38

Page 39: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

2 phút

12phút

3phút

dân số.- Cơ cấu dân số ở nhóm

nước đang phát triển và nước phát triển. (dẫn chứng).

- Hậu quả của nó. (cần nhấn mạnh nhiệm vụ chính của xã hội là phải bảo đảm đầy đủ đời sống cho những người già, những người đã đóng góp công sức cho toàn xã hội). GV gọi ngẫu nhiên từng HS ớ các bàn lên trình bày và yêu các bàn khác góp ý.GV kết luận và cho HS tự ghi.HĐ 2: HĐ nhóm đồng tâm1.GV chia lớp thành 2 nhóm.

Nhóm 1 là tổ 1 (khoảng 10 HS) dựa vào một số hình ảnh trong SGK, những hình ảnh sẽ được cung cấp (GV cung cấp một số hình ảnh về sự ô nhiểm không khí, biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ô zôn qua tranh- ảnh, qua các đọan video…) để thảo luận, nhóm 2 bao gồm những HS còn lại, đóng vai trò quan sát và phản biện.2.GV chia lớp thành 2 nhóm,

tương tự cách chia như mục 1. nhóm thảo luận là tổ 2, nhóm phản biện là các HS còn lại , thảo luận ý sự ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.3.Tương tự cách chia như mục 1,

nhóm thảo luận là tổ 3, nhóm phản biện là các HS còn lại , thảo luận ý suy giảm đa dạng sinh học. HĐ3: Toàn lớp, cá nhânPhương án 1:GV cung cấp 1 số hình ảnh về tình trạng khủng bố trên toàn thế giới.GV giảng giải về thực trạng và lý giải một số nguyên nhân sâu xa về

cấu dân số già.- Nhóm nước đang phát triển có

cơ cấu dân số trẻ.b. Hậu quả - Thiếu lao động.- Gánh nặng phụ thuộc dân số

cao.

II.Môi trường 1.Biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ô zôn2.Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương3.Suy giảm đa dạng sinh học

III. Một số vấn đề khác - Nạn khủng bố đã xuất hiện

trên toàn thế giới.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 39

Page 40: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

một số khu vực có tình trạng bất ổn.GV giải thích về hoạt động kinh tế ngầm đã đe dọa tình hình an ninh toàn thế giới như thế nào.Phương án 2: GV có thể gọi ngẫu nhiên một số HS cho biết tình hình thời sự khu vực Trung đông và gợi ý HS giải thích những nguyên nhân, từ đó giảng giải cho HS hiểu tình hình, nguyên nhân gây nên những bất ổn trong khu vực. GV giải thích về hoạt động kinh tế ngầm đã đe dọa tình hình an ninh toàn thế giới.

- Các họat động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định toàn thế giới.

- Củng cố: Trắc nghiệm: 4 phút

1. Tình hình gia tăng dân số hiện nay trên thế giới là:a. Rất nhanhb. Tăng nhanh giai đoạn đầu và giảm dần giai đoạn sauc. Tăng nhanh và không ổn định nhất là từ nữa sau thế kỷ 19d. Tăng nhanh nhất là giai đọan từ nữa sau thế kỷ 20

2. Bùng nổ dân số trong mọi thời kỳ đều bắt đầu ở:a. Nước đang phát triểnb. Nước phát triểnc. Nước kém phát triển và Nước đang phát triểnd. Nước đang phát triển và Nước phát triển

3. Cơ cấu dân số ở các nước dang phát triển là:a. Đang già hóa trẻb. Đang trẻ hóa giàc. Đang già hóad. Có tỉ lệ độ tuổi dưới 15 là trên 30 %, độ tuổi trên 60 dưới 10%

Tự luận: 3 phút Nhận xét về vấn đề môi trường hiện nay trên thế giới? Nêu một số biện pháp

giải quyết ô nhiễm môi trường?- Dặn dò: 1 phút

+ Học bài và làm các câu hỏi SGK, làm và nộp câu 3 theo nội dung SGK. + Chuẩn bị bài thực hành số 4

Dạng bài thực hành - Bài minh họa số 3:Bài thực hành số 4: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu

hóa đối với nước đang phát triển.I. Mục tiêu:Sau bài học học sinh cần:

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 40

Page 41: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

- Biết được các cơ hội và thách thức đối với nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý các thông tin, thảo luận nhóm, và viết báo cáo.

- Nhận thức rõ ràng cụ thể những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt.II. Thiết bị dạy học:Các tài liệu tham khảo, các bài báo tranh - ảnh, băng hình đề cập đến sự phát

triển của các ngành công nghiệp hiện đại, các hội nghị về môi trường, sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, giới thiệu về các tổ chức hợp tác quốc tế, các hiệp hội mang tính khu vực.

III. Hoạt động dạy và học- Ổn định và kiểm tra bài cũ: 4 phút- Vào bài mới:Mở bài: Chúng ta đã tìm hiểu về xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế các

nước trên thế giới. Chính những điều đó tạo cho các nuớc trên thế giới những cơ hội, thách thức khác nhau khi xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những cơ hội và thách thức của các nuớc đang phát triển, để có thể hiểu những cơ hội và thách thức của Việt Nam (1 phút).

Thời gian Hoạt động của GV và HS

1 phút2 phút

1 phút

10 phút

GV chia lớp làm 4 nhóm (hay nhiều hơn chia theo tổ của lớp). GV xác định mục đích yêu cầu bài thực hành. Cho HS đoc bài thực hành, GV hỏi HS về yêu cầu chính của bài thực hànhGV nhấn mạnh yêu cầu của đề bài gồm 2 phần: thảo luận nhóm và trình bày báo cáo.

-Thứ nhất: thảo luận nhóm + GV quy định nhóm trưởng (thường là tổ trưởng của tổ), thư ký

cho từng nhóm.+ Nội dung thảo luận nhóm có 7 ý: Tự do lưu thông hàng hóa -

Điều kiện để đẩy mạnh cạnh tranh, phát triển kinh tế - Sự suy thoái các giá trị đạo đức của nhân loại - Suy thoái môi trường - Tiếp thu khoa học kỹ thuật - Chuyển giao khoa học công nghệ - Đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế. Nhóm 1 thảo luận các ý 1: Tự do lưu thông hàng hóa - GV nhấn mạnh cho HS ý này bao hàm cả cơ hội và thách thức: hàng hóa giá rẻ, thị trường tiêu thụ được mở rộng nhưng cũng là thách thức khi cạnh tranh; nhóm 2 thảo luận ý 2: Điều kiện để đẩy mạnh cạnh tranh, phát triển kinh tế; nhóm 3 thảo luận ý 3 và 4: Sự suy thoái các giá trị đạo đức của nhân loại - Suy thoái môi trường (các ý từ 1 - 4 thể hiện hầu hết những thách thức của nước đang phát triển); nhóm 4 thảo luận từ ý 5 đến ý 7: Tiếp thu khoa học kỹ thuật - Chuyển giao khoa học công nghệ - Đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế (các ý này và một phần ở ý 1 thể hiện hầu hết những cơ hội của nước đang phát triển). Nếu lớp có tổ nhiều hay ít

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 41

Page 42: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

3 phút

8 phút

8 phút5 phút

hơn, GV cũng dựa vào 2 nhóm ý chính này từ 1 - 4 thể hiện thách thức, từ 5 - 7 thể hiện cơ hội cho nước đang phát triển (thêm ý nhỏ của ý 1: tự do hóa thương mại còn là cơ hội cho nước đang phát triển) để phân chia nội dung thảo luận cho nhóm.

+ GV cho các câu hỏi gợi ý cho HS :o Ý 1: Tự do hóa thương mại tạo cơ hội (thuận lợi) và thách

thức (khó khăn) gì cho nước phát triển và đang phát triển?o Ý 2: Khi xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi

nhọn ở đang phát triển có sự khó khăn gì về nhân lực, cơ sở vật chất thiết bị, đầu tư kỹ thuật và hướng phát triển?

o Ý 3: HS cho các ví dụ cụ thể tại địa phương về những giá trị đạo đức có nguy cơ xoái mòn?

o Ý 4: Vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển với xu thế toàn cầu hóa đã có những hạn chế nào?

o Ý 5, ý 6 và ý 7: Thuận lợi của xu thế toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?

+ GV nhắc HS đọc qua từng ý trong bảng kiến thức - kết hợp với kiến thức các bài đã học, để tìm hiểu những cơ hội và thách thức cho các quốc gia đang phát triển, liên hệ với nước ta để cho thí dụ minh họa.

+ GV yêu cầu HS khi thảo luận phân tích, giải thích rõ từng ý và ghi bản báo cáo theo 2 hướng chính cơ hội và thách thức (ghi ví dụ minh họa).

+ Sau khi từng nhóm nhỏ đã thảo luận riêng, GV yêu cầu nhóm phân công ít nhất một người trình bày, người đóng góp ý kiến cho tổ khi có chất vấn, người đóng góp ý kiến cho tổ khác.

- Thứ hai: trình bày báo cáo: đại diện các nhóm trình bày bản báo cáo ngắn gọn của mình (từ 15 - 20 dòng).

- GV yêu cầu nhóm khác đóng góp ý kiến với 2 hướng: cơ hội và thách thức cho nước đang phát triến với xu hướng toàn cầu hóa.

- GV chỉnh và kết luận về các ý.- GV thu bản báo cáo.

- Củng cố: phần kết luận của GV thay cho củng cố. GV đọc và chấm bản báo cáo để kiểm tra việc thảo luận của các em.- Dặn dò: Về nhà đọc lại bài thực hành, tìm thêm các thí dụ minh họa.Dạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ,

phụ trang, các bài tập đi kèm…Bài minh họa số 4a: Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực.Tiết 1. Một số vấn đề của châu Phi.I. Mục tiêu:Qua bài học học sinh cần:- Hiểu được sơ nét về điều kiện tự nhiên Châu Phi: thuận lợi và khó khăn.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 42

Page 43: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

- Hiểu và giải thích được đời sống kinh tế xã hội của người dân Châu Phi còn nhiều khó khăn, dân số tăng nhanh, đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, kinh tế kém phát triển.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, thu thập và xử lý thông tin, phân tích bảng số liệu thống kê.

- Có thái độ thông cảm chia sẻ với người dân Châu Phi.II. Thiết bị dạy học:- Bản đồ tự nhiên Châu Phi- Bản đồ kinh tế xã hội Châu Phi- Một số phụ lục về châu PhiIII. Hoạt động dạy và học- Ổn định 1 phút- Kiểm tra bài cũ: không có vì tiết trước thực hành- Vào bài mới:Mở bài: Mỗi một châu lục có những đặc thù riêng về tự nhiên và kinh tế xã

hội. Có một châu lục nằm trên miền nền cổ, chứa nhiều bí ẩn của các kim tự tháp, với nền văn minh Lưỡng Hà, nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản và là nơi có mức độ gia tăng dân số nhanh nhất thế giới, nhưng ở nơi đấy, đại đa số đời sống của người dân vào loại thấp nhất của thế giới, đó là Châu Phi. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những nghịch lý đã xảy ra ở châu lục này (2 phút).

Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

8 phút

4 phút

HĐ 1: Hoạt động nhóm kim tự thápGV tiến hành chia nhóm với 2 bàn thành 1 nhóm. Trong đó nhóm sẽ chia làm 3 nhóm rì rầm (mỗi nhóm từ 2 - 3 HS)Yêu cầu các nhóm quan sát hình 5.1, hình 5.2 và câu hỏi gợi ý trong sách, GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu điều kiện tự nhiên theo 6 ý sau:- Vị trí địa lý Châu Phi- Địa hình Châu Phi - Sông ngòi Châu Phi - Tỉ lệ các đới cảnh quan của Châu

Phi.- Khí hậu của Châu Phi- Khoáng sản của Châu Phi

Mỗi nhóm sẽ thảo luận 2 ý liên tiếp, sau đó cùng nhau hợp lại tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Châu Phi khi xây dựng kinh tế, xã hội.

I. Một số vấn đề về tự nhiên của Châu phi- Nằm cân đối giữa 2 đường

xích đạo, phần lớn khu vực nằm trên vùng nội chí tuyến.

- TB là dãy Atlat, Đ hơi dịch về N là sơn nguyên Đông phi, Châu lục nằm trên miền nền cổ.

- Sông ngòi ít, có sông dài nhất thế giới Nil, các sông nằm khu vực xích đạo như nước quanh năm, các sông còn lại nước theo mùa, hiếm nước vào mùa khô.

- Các đới cảnh quan phổ biến đới savan và savan rừng, hoang mạc và bán hoang mạc.

- Khí hậu nóng và khô.- Khoáng sản phong phú nhiều

vàng, dầu, kim cương, crôm…Thuận lợi:Tài nguyên khoáng sản tạo cơ

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 43

Page 44: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

2 phút4 phút

3 phút

2 phút

7 phút

3 phút

2 phút

GV gọi đại diện nhóm lên trình bàytheo các gợi ý thảo luận, GV gọi các nhóm khác bổ sung kiến thức. GV chỉnh sửa, HS tự ghi các ý chính.HĐ2: hoạt động nhóm rì rầmGV tiến hành chia nhóm cặp đôiCho HS thảo luận dựa vào bảng 5.2 và bảng kiến thức Chỉ số HDI của Châu Phi, phụ lục 1 về Châu Phi để nhận xét về:Tỉ lệ gia tăng dân số?Tuổi thọ TB ?Tình hình chính trị Châu Phi?Tình hình HIV của Châu Phi?Giáo dục và y tế Châu Phi?Đời sống người dân Châu Phi?Sự giúp đỡ của các cộng đồng trên thế giới đối với các nước châu Phi, liên hệ với Việt Nam?GV gọi ngẫu nhiên đại diện các nhóm trình bày tuần tự theo các câu hỏi đã gợi ý, sau đó GV gọi đại diện các nhóm còn lại bổ sung. GV kết luận. HS tự ghi các ý chính.HĐ 3: hoạt động nhóm nhỏGV tiến hành chia nhóm theo tổ, mỗi tổ là 1 nhóm.Các nhóm dựa vào phụ lục 2, SGK và bảng 5.2 thảo luận về: Đặc điểm kinh tế phần lớn các

nước Châu Phi? Tình trang phụ thuộc nước ngoài

ở đây? Tốc dộ tăng trưởng đa số các

nước Châu Phi, một số nước trong bảng 5.2?

Tình trạng quản lý kinh tế ở đây?GV cho gọi ngẫu nhiên đại diện các nhóm trình bày thứ tự theo các câu hỏi đã gợi ý, sau đó gọi đại diện các nhóm còn lại bổ sung.GV kết luận. HS tự ghi các ý

sở vật chất cho việc phát triển công nghiệp

Khó khăn:Khí hậu khắc nghiệt gây khó

khăn trong sản xuất và sinh hoạt của con người.

Tài nguyên đã và đang bị khai thác quá mức.II.Một số vấn đề về dân cư và xã

hội của Châu phiTỉ lệ gia tăng dân số cao.Tuổi thọ TB thấp.Nhiều cuộc xung đột võ trang

làm cho xã hội không ổn địnhTỉ lệ người dân nhiễm HIV

cao, cao nhất thế giớiGiáo dục và y tế kém phát

triểnĐời sống người dân còn thấp

kém.Đã có nhiều sự giúp đỡ của các

cộng đồng trên thế giới dành cho các nước châu Phi, đặc biệt là Việt Nam.

III. Một số vấn đề về kinh tế của Châu phi

Đại đa số các nước Châu Phi có nền kinh tế thấp kémPhụ thuôc rất lớn vào nước

ngoàiTốc độ tăng trưởng GDP của

đa số các nước không ổn định và thấp kémQuản lý kinh tế của các nước

Châu Phi còn yếu kémCó sự tăng trưởng một số nước

ở Châu Phi nhưng chưa cao

- Củng cố:

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 44

Page 45: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Phần trắc nghiệm: 3 phút1. Châu Phi có:

a. Nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nànb. Khí hậu khắc nghiệtc. Có nguồn lợi lớn từ đại dươngd. Có nguồn dầu mỏ lớn nhất thế giới.

2. Châu Phi là một châu lục:a. Nghèo nhất thế giớib. Kinh tế tương đối phát triển, đồng đều giữa các nướcc. Có sự gia tăng dân số thấpd. Có y tế tương đối phát triển

3. Kinh tế của Châu Phi là:a. Kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nước ngoàib. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đa phần các nước không ổn định và thấpc. Tình trạng quản lý kinh tế yếu kémd. cả a, b, c đều đúngPhần tự luận: 3 phútNhận xét về tình hình xã hội của Châu phi?

- Dặn dò: học bài và làm các câu hỏi SGK, chú ý câu 2 nhận xét bảng số liêu. - Phụ lục: Một số nét về Châu Phi1. Kể từ khi độc lập, các nước châu Phi đã thường xuyên bị cản trở bởi sự bất

ổn định, nạn tham nhũng, bạo lực và chủ nghĩa độc tài. Phần lớn các nước châu Phi là các nước cộng hòa hoạt động theo một số kiểu của chế độ tổng thống. Có một ít quốc gia ở châu Phi có chính thể dân chủ, nhưng bị nối tiếp bởi những vụ đảo chính tàn bạo hay các chế độ độc tài quân sự.

Có không ít thủ lĩnh chính trị của châu Phi hậu thuộc địa là những người ít học và dốt nát trong việc điều hành công việc nhà nước; nguyên nhân chính gây bất ổn chủ yếu là do kết quả của sự cách ly của các nhóm sắc tộc và sự tham nhũng của các thủ lĩnh này.

Trong giai đoạn từ đầu thập niên 1960 tới cuối thập niên 1980 ở châu Phi đã có trên 70 vụ đảo chính và 13 vụ ám sát tổng thống.

Các chính sách nhà nước sai lầm và sự mục nát của hệ thống chính trị đã tạo ra hậu quả là nhiều nạn đói lan tràn và một phần đáng kể châu Phi vẫn còn các hệ thống phân phối không có khả năng cung cấp đủ lương thực hay nước uống cho dân cư để sống sót. Sự lan tràn của bệnh tật cũng rất phổ biến, đặc biệt là sự lan tràn của HIV và bệnh AIDS, nó đã trở thành một đại dịch nguy hiểm đối với châu lục này. Cả thế giới hiện có hơn 39 triệu người đang sống cùng vi-rút HIV thì riêng tại châu Phi con số này là 25 triệu người. Theo bản báo cáo của LHQ, nếu không có biện pháp ngăn ngừa ngay bây giờ, chỉ trong 20 năm nữa con số trên sẽ tăng lên gần 90 triệu người - khoảng 10% tổng số dân của châu Phi. Và nếu việc ngăn ngừa được thực hiện tốt sẽ cứu sống được 16 triệu người và giúp 43 triệu người khác không bị nhiễm HIV. Mỗi năm, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của 3 triệu người trên toàn cầu, trong đó gần 2/3 sống ở vùng hạ Sahara - nơi tỷ lệ bệnh nhân nữ đang tăng với tốc

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 45

Page 46: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

độ kinh hoàng. Tại khu vực này, trong năm 2004, số người chết vì AIDS là 2,3 triệu người trong khi số người mới nhiễm HIV là 3,1 triệu.

2. Châu Phi là châu lục có người sinh sống nghèo khổ nhất thế giới, và sự nghèo khổ này về trung bình là tăng lên so với 25 năm trước.

Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2003 (về 175 quốc gia) đã cho thấy các vị trí từ 151 (Gambia) tới 175 (Sierra Leone) đã hoàn toàn thuộc về các nước châu Phi.

Sự nghèo đói này có ảnh hưởng rộng lớn, bao gồm tuổi thọ trung bình thấp, bạo lực và sự mất ổn định - các yếu tố bện vào nhau và có liên quan với sự nghèo đói của châu lục.

Châu Phi cũng phải hứng chịu sự chảy vốn liên tục. Nói chung, thu nhập đến với các nước châu Phi lại nhanh chóng ra đi, hoặc là do các tài sản được bán ra đều là sở hữu của ngoại quốc (dầu mỏ là một ví dụ điển hình) và tiền thu về lại được chuyển cho các chủ nước ngoài, hoặc là các khoản tiền đó phải sử dụng để thanh toán các khoản vay của các nước công nghiệp hay Ngân hàng thế giới (WB).

Boswana, một trong những quốc gia nghèo của châu Phi mà không đi theo các sự kiểm soát do Ngân hàng thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất, là một trong những ngoại lệ đối với quy luật chung của sự đình đốn nền kinh tế châu Phi, đã thu được sự phát triển vững chắc trong những năm gần đây cho dù họ không có cả đầu tư nước ngoài, tự do luân chuyển vốn hay tự do hóa thương mại.

Nước thành công kinh tế nhiều nhất là Cộng hòa Nam Phi, đây là một quốc gia phát triển về công nghiệp và kinh tế như bất kỳ nước công nghiệp châu Âu hay Bắc Mỹ nào, nước này còn có thị trường chứng khoán riêng rất hoàn thiện. Nam Phi đạt được điều này một phần là nhờ sự giàu có đáng ngạc nhiên về các nguồn tài nguyên thiên nhiên: nước dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng và kim cương.

Nigeria nằm trên một trong những nguồn dầu mỏ lớn nhất đã được công nhận trên thế giới và cũng là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia châu Phi, cũng là một quốc gia phát triển nhanh. Tuy nhiên, phần lớn ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc sở hữu của nước ngoài, và trong ngành này thì sự tham nhũng là lan tràn, ngay ở cấp độ quốc gia, vì thế rất ít tiền thu được từ dầu mỏ còn lại trong nước, và số tiền đó chỉ đến với một phần trăm ít ỏi của dân số.

- Lược trích từ Châu Phi _Wikipedia tiếng việt vi.wikipedia.org/wiki /Châu_Phi - 161k.

- Lược trích vietbao.vn/vi/The-gioi/Den-nam-2025-90-trieu-nguoi-chau-Phi-se-bi-nhiem-HIV/45121749/159/ - Thứ sáu 4 tháng 3 – 2005, 23:55GMT+7.

Bài minh họa 4b: Bài 10. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hộiI.Mục tiêu: Sau khi học bài Trung quốc học sinh cần:- Biết được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý của Trung Quốc.- Biết được sự khác biệt về đặc điểm tự nhiên giữa 2 miền tây và đông của

Trung Quốc và các đặc điểm về dân cư - xã hội, từ đó đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển kinh tế Trung quốc.GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNH

Trang 46

Page 47: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ (lược đồ), biểu đồ, các tư liệu trong bài liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên dân cư của Trung quốc.

- Xây dựng mối quan hệ Việt TrungII.Thiết bị dạy học:- Bản đồ tự nhiên Trung quốc (phóng to từ SGK hay bản đồ treo tường).- Các bản đồ H10.1, H10.4, biểu đồ H10.3 SGK.- Các hình 10.2, ô kiến thức trang 90 SGK.- Các tranh ảnh về một số công trình kiến trúc của Trung quốc. III.Hoạt động dạy và học:- Ổn định lớp: 1 phút.- Kiểm tra bài cũ: không có vì tiết trước thực hành.- Bài mới:- Vào bài mới- Trung quốc một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh vượt bậc trong

những năm gần đây, từ một nước đang phát triển trở nên nền kinh tế có GDP đứng hàng thứ 3 trên thế giới (năm 2007). Với những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thế nào và những điều kiện gì đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh đến vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này qua bài hôm nay: “Tự nhiên dân cư và xã hội của Trung quốc”. (1 phút)Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

6phút

3phút

2phút

HĐ1: hoạt động nhóm* Chia nhóm nhỏ có số HS theo 1 bàn. Cho HS quan sát H10.1 và bản đồ tự nhiên Châu Á, sau đó thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:

-Tọa độ địa lý của Trung quốc.-So sánh diện tích lãnh thổ của

Trung quốc so với các nước trên thế giới?

-Trung quốc tiếp giáp với các khu vực, lãnh thổ nào?

-Thuận lợi và khó khăn từ vị trí địa lý?*Sau khi thảo luận, GV gọi ngẫu nhiên theo bàn một số HS để trình bày, yêu cầu HS khác bổ sung.*GV kết luận, nhấn mạnh Trung Quốc: nước láng giềng, cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung quốc

I. Vị trí địa lý và lãnh thổ - Nằm phía đông châu Á, có diện tích

lớn thứ 3 trên thế giới- Các nước tiếp giáp: 14 nước

B: Bắc triều tiên, Liên bang Nga, Mông cổ, Kazactan,

T: Cư rơgưxtan, Tadghikixtan, Apganixtan, Pakixtan,

N: Ấn độ, Nêpan, Butan, Miến điện, Lào, Việt Nam.

Đ: Biển Hoa Đông- Thuận lợi: + Giao thông dễ dàng giữa các nước

bằng đường bộ lẫn đường biển.+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng từ

cảnh quan cận nhiệt đến ôn đới.- Khó khăn: + Bảo vệ chủ quyền quốc gia.+ Khai thác lãnh thổ.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 47

Page 48: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

2phút

8phút

3phút

3phút

4phút

2phút

2phút

*HS tự ghi bàiHĐ2: HĐ nhóm.*GV chia nhóm theo 2 bàn, yêu cầu HS quan sát H10.1 và 10.2, bản đồ tự nhiên của Trung Quốc (nếu có), thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:- Xác định kinh tuyến 1050 Đ để xác định ranh giới giữa 2 miền Đ và T- Sự khác nhau giữa 2 miền Đ và T về các mặt:+ Địa hình+ Khí hậu+ Sông ngòi+ Tài nguyên khoáng sản+ Dân cư- Rút ra những thuận lợi và khó khăn từ các mặt vừa nêu để kết luận về điều kiện phát triển của 2 miền.* GV gọi đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác góp ý. * GV kết luận. HS tự ghi bài

HĐ3: HĐ nhóm cặp đôi* HS quan sát H10.3 và H10,4 và thảo luận theo các câu hỏi sau:- Số dân Trung quốc so với thế giới ? Thuận lợi và khó khăn ?- Thành phần dân tộc?- Phân bố dân cư?- Tỉ lệ gia tăng dân số và chính sách sách dân số gây những khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế?*GV gọi ngẫu nhiên một vài HS lên trình bày, gọi HS khác bổ sung*GV kết luận. HS tự ghi.HĐ4: toàn lớp

II. Tự nhiên

Miền đông Miền tây- Địa hìnhThấp, đồng bằng chủ yếu (dẫn chứng)

- Khí hậu Ôn đới gió mùa- Sông ngòiDày đặc, nhiều sông lớn chế độ nước theo mùa, nước lớn vào hạ- Tài nguyên, khoáng sản:Đất cho nông nghiệp:màu mở, có nhiều dầu, than,sắt,mangan kim loại màu- Dân cưĐông đúc- Điều kiện phát triển kinh tế:Rất thuận lợi

Cao, đồi núi cao nguyên xen lẫn bồn địa

Ôn đới lục địa

Nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.

Rừng, có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi, có nhiều sắt, than, dầu, đồng

Thưa thớt

Còn hạn chế

III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư: - Dân số đông nhất thế giới, Trung quốc có lao động dồi dào, giá rẻ, nhưng tạo nên một sức ép lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội.- Đông nhất là người Hán- Dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn, tỉ lệ dân thành thị 37% chủ yếu các thành thị ở phía Đ.- Tỉ lệ gia tăng dân số thấp 0,6%.- Chính sách dân số: mỗi gia đình chỉ có 1 con, tư tưởng trọng nam khinh nữ gây mật cân bằng giới, thiếu nguồn lao động thay thế…

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 48

Page 49: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

3phút GV cho HS đọc mục 2, ô kiến thức trang 89, 90. GV gọi HS trả lời và bổ sung theo các ý:- Chính sách phát triển giáo dục?- Đặc điểm nguồn lao động?- Các công trình kiến trúc có giá trị của Trung quốcCho HS xem tranh ảnh Trung quốc.

2. Xã hội: - Trung Quốc đầu tư rất lớn cho giáo

dục, tỉ lệ người biết chữ cao.- Đội ngũ lao động có chất lượng cao:

cần cù, sáng tạo…- Trung quốc có nền văn minh lâu đới

có nhiều công trình kiến trúc có giá trị, thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Câu hỏi củng cố:*Phần trắc nghiệm:1. Trung quốc là một nước ở:

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 49

Page 50: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

a. Đông Nam Châu Á.b. Nam Châu Á.

c. Đông Á.d. Trung Á.

2. Sự khác biệt về địa hình, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên khoáng sản, dân cư ở miền Đông và Tây đã tạo nên:

a. Miền Đông có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hơn miền Tây.b. Miền Tây có địa hình chủ yếu là đồi núi.c. Miền Đông có địa hình chủ yếu là đồng bằng.d. Miền Đông và Tây là những bộ phận của lãnh thổ Trung quốc.3. Khó khăn về mặt vị trí địa lý của Trung quốc là:a. Dân số quá đôngb. Tài nguyên khoáng sản nghèo nànc. Mất cân băng giới tính dân sốd. Khai thác lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền quốc gia.*Phần tự luận: Đăc điểm dân cư của Trung quốc?- Dặn dò: + Học bài và làm các câu hỏi bài tập SGK.+ Về nhà đọc bản đồ Trung quốc.+ Chuẩn bị bài Trung quốc tiết 2.

CHƯƠNG IIITHỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCHKiểm tra, đối chứng kết quả việc thực hiện kỹ thuật thảo luận trong dạy học

bằng phương pháp thảo luận trong nhà trường phổ thông qua một số tiết thực nghiệm.3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

- Các vấn đề: Việc chọn nội dung thảo luận. Việc chia nhóm trong từng dạng bài. Tiến trình thảo luận. Một số kỹ thuật khác đã nêu.- Các bài thực nghiệm: Bài1: Bài 2.Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Bài 2: Bài 3.Một số vấn đề mang tính toàn cầu. Bài 3: Bài thực hành số 4 - tìm hiểu cơ hội và thách thức của toàn cầu

hóa. Bài 4: Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực. Tiết 3. Châu Phi. Bài 5: Bài 10. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tiết 1.

3.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM3.3.1. Thời gianTrường THPT Thống Nhất B Từ tháng 9 /2010 đến tháng 5/2011.Trường THPT Dầu Giây Từ tháng 9 /2011 đến tháng 4/2012.3.3.2. Đối tượng

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 50

Page 51: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

3.3.2.1. Trường thực nghiệm THPT Thống Nhất B, THPT Dầu Giây.

3.3.2.2. Lớp thực nghiệm Mỗi trường chọn 1 lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC), hai lớp này có

sức học ngang nhau, sĩ số ngang bằng nhau khoảng 40 - 45 HS.3.3.3. Các bước tiến hành thực nghiệm

Sau khi chọn lớp, chọn bài và dạy thực nghiệm với thời gian đúng như quy định, đề tài được thực sự triển khai. Bước đầu điều tra bằng phiếu, trao đổi trực tiếp HS để nắm tình tình thực tế, sau đó cho tiến hành dạy thực nghiệm. Chọn 2 lớp: lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) dạy với 2 giáo án khác nhau. Lớp TN dạy theo giáo án của đề tài, lớp ĐC dạy theo giáo án thường sử dụng. Cuối tiết, cả 2 lớp được đánh giá bằng một bài kiểm tra khoảng 8 - 10 phút, cùng một đề. Sau khi chấm và trả kết quả kiểm tra, cuối cùng là phần phân tích tổng hợp, đánh giá các kết quả, từ đó đề xuất các kỹ thuật sử dụng có hiệu quả cho việc dạy với phương pháp thảo luận của người thực hiện đề tài. 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.4.1. Kết quả định lượngBảng tổng hợp kết quả dạy thực nghiệm các THPT Thống Nhất B

và THPT Dấu Giây.

Trường THPT LớpĐiểm số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10THỐNG NHẤT BTổng số HS: 45Tỉ lệ %: 100,0Tổng số HS: 45Tỉ lệ %: 100,0

ĐC11A3

TN11A1

36,7

24,4

817,8

24,41

2,2

1942,211

24,5

1328,931

68,9

DẦU GIÂYTổng số HS: 45Tỉ lệ %: 100,0Tổng số HS: 42Tỉ lệ %: 100,0

ĐC11B6

TN11B8

49.51

2,4

6 14,3

37,2

49,56

14,3

7 16,7

819,0

13 31,0

1433,4

819,010

23,8

Về điểm bình quân và độ lệch chuẩn: có tỉ lệ chênh lệch khác nhau từng trường nhưng kết quả điểm bình quân của các lớp TN bao giờ cũng cao hơn lớp ĐC: điểm trên 5 là 86/80 học sinh, chiếm tỉ lệ 98,9/ 92,0 % ; điểm bình quân từ 7 trở lên của lớp TN cũng cao hơn lớp ĐC: 75/62 học sinh, chiếm tỉ lệ 86,2/71,3 % so với lớp TN, chứng tỏ việc sử dụng phương pháp thảo luận các lớp TN đã giảm rõ rệt tỉ lệ học sinh yếu kém, rút ngắn khoảng cách giữa các học sinh, nâng cao được chất lượng học tập, hay nói khác đi sử dụng phương pháp thảo luận theo như triển khai của đề tài thật sự có hiệu quả!

3.4.2. Kết quả về định tính

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 51

Page 52: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Qua điều tra học sinh, các lớp dạy thực nghiệm lớp TN và ĐC, thống kê kết quả bài khảo sát, kết quả về học tập các lớp qua các tiết dạy của đề tài có thể nhận xét như sau:

+ Lớp TN: Khi học tập với phương pháp thảo luận, học sinh có hơi ồn một chút so với lớp ĐC nhưng có chú tâm đáng kể vào vấn đề được thảo luận, có một vài học sinh ít thảo luận chung với nhưng đa số đã có chú ý những vấn đề giáo viên yêu cầu, sau khi được học với phương pháp thảo luận học sinh tỏ ra thích 94,0%, trong đó rất thích là 72,9% ; thái độ học tập học sinh khá nghiêm túc: khi thảo luận 96,8% có lắng nghe và đóng góp, 65,4% học sinh hiểu rõ vấn đề, 34,3 % hiểu đôi chút (theo điều tra). Phần lớn học sinh thường xuyên trao đổi nội dung thảo luận; đa số học sinh khá linh hoạt, hiểu khá rõ vấn đề; Học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ bài lâu, kết quả học tập cao hơn lớp ĐC.

+ Lớp ĐC: Khi học, lớp khá yên lặng (trừ những lớp có học sinh cá biệt hơi ồn một chút), học sinh lắng nghe là chủ yếu, thụ động, đa số có nắm được bài nhưng chậm, mau quên, kết quả học tập thấp hơn lớp TN.

3.4.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến kến quả thảo luận- Khả năng, kinh nghiệm của giáo viên, ảnh hưởng trực tiếp việc vận dụng các

kỹ thuật, thực hiện tiến trình, phân bố thời gian, chọn nội dung, chia nhóm thảo luận, xử lí các tình huống… nên kết quả từng trường có khác nhau.

- Năng lực, tâm trạng của học sinh tại thời điểm là cơ sở cho giáo viên lựa chọn các hình thức, nội dung, tiến trình, kết quả thảo luận.

- Sự quan tâm động viên, sự giúp đỡ của BGH là yếu tố tác động cho việc sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn các hình thức và các phương tiện hổ trợ cho thảo luận ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả.

KẾT LUẬNQua quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế, đề tài đã được thực hiện

và đã đạt một số kết quả:- Nắm được hiện trạng sử dụng phương pháp thảo luận tại các trường THPT

Huyện Thống Nhất: các mặt mạnh, hạn chế. - Chỉ rõ một số nội dung phổ biến trong SGK 11 có thể sử dụng làm nội

dung thảo luận có hiệu quả.- Đề ra một số kỹ thuật chia nhóm thích hợp với những điều kiện cụ thể

trong dạy học địa lý 11, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng phương pháp thảo luận.

- Đề xuất một số cách thức tiến hành, một số công đoạn của quy trình thảo luận có hiệu quả thực nghiệm trong dạy địa lý 11.

Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế: chỉ đề ra một số kỹ thuật chính, chưa đi vào tất cả các kỹ thuật, thời gian cho từng giáo án còn chưa thích hợp cho tất cả các trường hợp lên lớp. Phạm vi đề tài chỉ thực nghiệm trên một số lớp ở 2 trường và trong Huyện Thống nhất do kinh phí và thời gian có hạn, nên ít nhiều hạn chế tính hiệu quả của nó trên diện rộng.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 52

Page 53: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Từ tình hình thực tế qua các điều tra nghiên cứu, để giáo viên có thể sử dụng tốt và rộng rãi phương pháp thảo luận, cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như:

- Trang bị cơ bản đầy đủ bàn ghế, phòng ốc, trang thiết bị hổ trợ dạy học cho tất cả học sinh và giáo viên, địa phương nào có những thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất nên đảm bảo phòng học tốt hơn nữa, nhất là trang thiết bị hiện đại, phòng cách âm, ghế xoay….

- Bố trí một lớp khoảng 30 - 35 học sinh để đảm bảo một tiết học tốt, dạy tốt.- BGH thường xuyên đôn đốc kiểm tra giáo viên về việc dạy và học với phương

pháp thảo luận.- Chương trình SGK đã có giảm tải, nhưng nếu được giảm tải hơn nữa thì chắc

rằng sử dụng phương pháp thảo luận sẽ dễ dàng và có hiệu quả.- Nâng cao không ngừng việc bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp

vụ cho giáo viên, nhất là việc sử dụng các phương pháp hiện đại, phát động phong trào thi đua dạy tốt và học tốt, có khen thưởng thực tế.

- Không ngừng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tự nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề nhằm có thể dạy tốt, dạy hay với phương pháp thảo luận.

Trong tương lai gần, nếu hội đủ điều kiện có thể có, đề tài được mở rộng theo hướng thực hiện nghiên cứu tất cả các kỹ thuật của phương pháp thảo luận ở các khối lớp và đề xuất các biện pháp có hiệu quả hơn nữa đối với việc dạy và học.

Phương pháp thảo luận trong dạy học tuy không phải là một điều mới mẻ, nhưng vì chúng ta nhận thức chưa đầy đủ về nó nên thường lúng túng và như thế kết quả dạy học sẽ không cao. Với chương trình giáo dục luôn bị quá tải như hiện nay, đề tài được nghiên cứu nhằm khẳng định một lần nữa, dù nội dung chương trình dạy học là cố định nhưng phương pháp thảo luận luôn luôn có thể sử dụng tốt được nếu chúng ta áp dụng các kỹ thuật hợp lý.

Có thể những nghiên cứu của đề tài đề ra chưa thật đầy đủ cho việc sử dụng phương pháp thảo luận, nhưng hy vọng sau khi đã được đóng góp, giúp đỡ hoàn thiện từ các thầy cô, khi những kỹ thuật đã được thống nhất và đã được áp dụng đại trà, nó sẽ mang lợi ích thiết thực cho việc học tập cho cả giáo viên và học sinh trong việc dạy và học tập địa lý 11 nói riêng và dạy và học địa lý nói chung.

Việc áp dụng các kỹ thuật này, sẽ tạo cơ sở vững chắc cho học sinh: giúp cho các em tự tin, tự tìm hiểu, có thể tự hình thành kiến thức của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, mặc khác, có thể giúp giáo viên nâng cao khả năng quản lý và dạy của mình, giúp họ có thể xác định đúng khả năng, nhân cách của học sinh.

Các kỹ thuật được đề ra không là kim chỉ nam cho tất cả, đây chỉ là một hướng nhỏ giúp giáo viên có thể dạy tốt hơn môn Địa lý. Còn thực tế dạy như thế nào cho thật tốt, chắc chắn rằng phải nhờ năng lực thật sự: sử dụng linh hoạt các kỹ thuật của từng giáo viên với lòng yêu nghề, mến trẻ mới đạt đến kết quả mỹ mãn.

Vì thời gian có hạn, việc hoàn thành đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự giúp đỡ, đóng góp của quý thầy cô và các đồng nghiệp.

Thống Nhất, ngày 20 tháng 4 năm 2012(Người thực hiện)

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 53

Page 54: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Đoàn Ngọc Kính

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 54

Page 55: MỤC LỤC - Conduongcoxua · Web viewDạng bài có sử dụng nhiều bảng số liệu, bảng kiến thức, bản đồ, biểu đồ, phụ trang, các bài tập đi kèm…

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Hải Châu - Phạm Thị Sen (2007), Giới thiệu giáo án Địa lý 11,

NXB Hà Nội.2. Nguyễn Hải Châu - Phạm Thị Sen - Nguyễn Đức Vũ (2007), Những vấn

đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn địa lí, NXB Giáo Dục, Hà nội.

3.Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại Học Sư Phạm, Phúc Yên.

4. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên) (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn địa lí, NXB Giáo Dục, Phúc Yên.

6. Lê Thông (Tổng chủ biên) và nhiều tác giả (2006), Địa lí 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

7.Tổ phương pháp giảng dạy. Kỹ thuật dạy học địa lý, Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho giáo viên PTTH và THCB, Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Đức Vũ (2007), Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông. NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trung học phổ thông. NXB Giáo Dục, Hà Nội.

Một số trang web10. www.lrc.ctu.edu.vn/clbbd/thongbao/kynanglamviecnhom.doc - Một số kỹ

năng làm việc nhóm có hiệu quả.11. www.ou.edu.vn/vietnam/files/tapsankhoahoc/2006/PDF/So%2003%20(9

)/Tổng sốkh3(9)_page111.pdf. 15 ưu điểm của phương pháp thảo luận trong dạy- học.

12. www.hieuhoc.com/.../phuong-phap-lam-viec-theo-nhom-phan-1-huo... - 76k - Nguyễn Dũng, Phương pháp làm việc theo nhóm - Phần 1: Hướng dẫn thành lập và hoạt động nhóm.

13. www.globaledu.com.vn/ViewDetail.aspx?contentID=150. Hương Quỳnh (Dịch), Phương pháp giảng dạy - Một buổi thảo luận hiệu quả.14. www.fotech.org/forum/lofiversion/index.php/t1861.html -Fotech, Phương pháp thảo luận nhóm . 15. www.xcafevn.org/forum/showpost.php?p=96194&postcount=63. Thanh

Nam, Phương pháp đặt câu hỏi trong thảo luận.16. www.giaovien.net/bai-viet/bai.../cac-ky-thuat-day-hoc-tich-cuc.html.Phan

Hồ Nghĩa. Một số kỹ thuật dạy học tích cực. 17. www.globaledu.com.vn/ViewDetail.aspx?contentID=1069. Hồng Nhung. Học nhóm hiệu quả.

GVTH: ĐOÀN NGỌC KÍNHTrang 55