45
1 NGHIÊN CU HOÀN THIN VÀ TIN HC HÓA CÁC QUY TRÌNH TNG HP CHTIÊU GIÁ TRSN XUT, GIÁ TRTĂNG THÊM ÁP DỤNG CHO TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG Cấp đề tài: Thi gian nghiên cu: Đơn vị thc hin: Chnhim: B2011-2012 VHthng tài khon quc gia ThS. Nguyn ThHương LI NÓI ĐẦU Hthng tài khon quc gia là trung tâm ca hthng thng kê quc gia. Phương pháp luận vthng kê tài khon quốc gia đã được y ban Thng kê Liên hp quc son tho, ban hành lần đầu tiên vào năm 1953, cập nht, sửa đổi và bsung vào những năm 1968, 1993 và gần đây nhất là vào năm 2008. Từ năm 1992, Việt Nam đã áp dng Hthng tài khon quc gia 1993 thay cho Hthng Bảng cân đối kinh tế quốc dân và bước đầu đạt được nhng kết qunhất định. Thng kê Việt Nam đã xuất bn hai tài liu vphương pháp biên son Hthng tài khon quc gia ca Vit Nam vào năm 1998 và năm 2003. Sách hướng dẫn nói trên “nhằm cung cp nhng khái niệm, định nghĩa cơ bản, nguồn thông tin và phương pháp biên soạn mt schtiêu và chtiêu kinh tế tng hp trong Hthng tài khon quc gia Việt Nam”. Tuy nhiên, các tài liu này chdng li mc hƣớng dn vphƣơng pháp biên soạn, nng tính lý thuyết vi nguyên tắc, quy định theo chun mc ca quc tế gn với điều kin ca Vit Nam. Nhng tài liệu này là cơ sở lý thuyết quan trọng để xây dng quy trình tính toán cthcho tng chtiêu và vic tng hp các chtiêu này phm vi cnước và tnh thành ph. Cho đến nay Tng cc Thống kê chưa có một quy trình tính toán và tng hp các chtiêu trong Hthng tài khon quc gia đồng bvà toàn din, thng nht ttrung ương đến địa phương. Thực tế này gây không ít khó khăn cho những người trc tiếp thc hin tính toán các chtiêu, đó cũng là một trong nhng nguyên nhân dn ti tình trng chênh lch sliu giữa trung ương và địa phương. Để khc phc tình trạng không đồng bvà không thng nht, cn thiết phi thng nht mt quy trình tính toán cthđược tin học hóa trên cơ sở các chtiêu đầu vào và đầu ra áp dng ttrung ương tới địa phương. Đây là một công vic cn thiết, có ý nghĩa thực tin cao trong bi cnh Tng cục đang tiến hành rà soát sliu khc phc chênh lch MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12

MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

1

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN VÀ TIN HỌC HÓA CÁC QUY TRÌNH

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM

ÁP DỤNG CHO TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Bộ

2011-2012

Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia

ThS. Nguyễn Thị Hương

LỜI NÓI ĐẦU

Hệ thống tài khoản quốc gia là trung tâm của hệ thống thống kê quốc gia.

Phương pháp luận về thống kê tài khoản quốc gia đã được Ủy ban Thống kê Liên hợp

quốc soạn thảo, ban hành lần đầu tiên vào năm 1953, cập nhật, sửa đổi và bổ sung vào

những năm 1968, 1993 và gần đây nhất là vào năm 2008. Từ năm 1992, Việt Nam đã

áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia 1993 thay cho Hệ thống Bảng cân đối kinh tế

quốc dân và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Thống kê Việt Nam đã xuất

bản hai tài liệu về phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia của Việt Nam

vào năm 1998 và năm 2003. Sách hướng dẫn nói trên “nhằm cung cấp những khái

niệm, định nghĩa cơ bản, nguồn thông tin và phương pháp biên soạn một số chỉ tiêu và

chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam”. Tuy nhiên,

các tài liệu này chỉ dừng lại ở mức hƣớng dẫn về phƣơng pháp biên soạn, nặng tính

lý thuyết với nguyên tắc, quy định theo chuẩn mực của quốc tế gắn với điều kiện của

Việt Nam. Những tài liệu này là cơ sở lý thuyết quan trọng để xây dựng quy trình tính

toán cụ thể cho từng chỉ tiêu và việc tổng hợp các chỉ tiêu này ở phạm vi cả nước và

tỉnh thành phố.

Cho đến nay Tổng cục Thống kê chưa có một quy trình tính toán và tổng hợp

các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ và toàn diện, thống nhất từ

trung ương đến địa phương. Thực tế này gây không ít khó khăn cho những người

trực tiếp thực hiện tính toán các chỉ tiêu, đó cũng là một trong những nguyên nhân

dẫn tới tình trạng chênh lệch số liệu giữa trung ương và địa phương. Để khắc phục

tình trạng không đồng bộ và không thống nhất, cần thiết phải thống nhất một quy

trình tính toán cụ thể được tin học hóa trên cơ sở các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra áp

dụng từ trung ương tới địa phương. Đây là một công việc cần thiết, có ý nghĩa thực

tiễn cao trong bối cảnh Tổng cục đang tiến hành rà soát số liệu khắc phục chênh lệch

MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12

Page 2: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

2

GDP giữa trung ương và địa phương, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu

quả hoạt động của công tác thống kê tài khoản quốc gia trong thời gian tới.

Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện và tin học hóa các quy trình tổng hợp chỉ tiêu

giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm áp dụng cho trung ương và địa phương” được

thực hiện để đáp ứng yêu cầu nêu trên. Đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu đã đề ra trong

chương trình hoạt động của Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn

2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể, đáp ứng nội dung của chương trình

số 2 “Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng phương pháp luận thống kê tiên tiến và xây

dựng, chuẩn hóa các quy trình thống kê theo chuẩn mực quốc tế” và chương trình số

6 về “Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động

thống kê”1.

Đề tài được triển khai đáp ứng định hướng phát triển công tác thống kê Việt

Nam trong giai đoạn tới: “Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thống kê theo hướng

ứng dụng phương pháp thống kê hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ

thống kê quốc tế và thực tiễn Việt Nam”. Việc thực hiện đề tài chính là cụ thể hóa lý

thuyết của thống kê tài khoản quốc gia vào thực tiễn ở Việt Nam thông qua quá trình

tin học hóa công tác thống kê tài khoản quốc gia. Đề tài được triển khai và áp dụng,

không những nâng cao được chất lượng số liệu thống kê tài khoản quốc gia mà còn

minh bạch hóa quy trình tính toán chỉ tiêu GDP nói riêng và các chỉ tiêu tài khoản

quốc gia nói chung cho trung ương và địa phương.

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ở trung ương

và địa phương.

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Tin học hóa và áp dụng các quy trình tổng

hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm ở trung ương và địa phương.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu quy trình tổng hợp chỉ tiêu GO, VA áp dụng cho trung ương và địa

phương ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

1. Phương pháp mô tả;

2. Phương pháp phân tích hệ thống;

3. Phương pháp chuyên gia.

1 Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Page 3: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

3

Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, nội dung đề tài gồm 3

chương chính:

Chương 1. Một số vấn đề chung về quy trình và quy trình sản xuất thông tin

thống kê.

Chương 2. Thực trạng biên soạn và tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị

tăng thêm và tổng sản phẩm trong nước.

Chương 3. Xây dựng quy trình tổng hợp chỉ tiêu giá trị sản xuất; chi phí trung

gian và tổng sản phẩm trong nước. Đây là điểm cốt lõi của kết quả đề tài khoa học,

phần này đề cập đến các vấn đề chính như:

- Thứ nhất là nguyên tắc xây dựng quy trình;

- Thứ hai là xây dựng quy trình tính toán và tổng hợp, trong đó gồm các quy

trình thể hiện qua các sơ đồ từ Sơ đồ khái quát quy trình chung của tất cả các ngành

đến sơ đồ tổng hợp chỉ tiêu GDP cấp quốc gia và GRDP cấp tỉnh, thành phố;

- Thứ ba là: (i) Quy trình biên soạn số liệu đối với các ngành gồm 5 bước, (ii)

Quy trình tổng hợp chỉ tiêu GDP (GRDP) gồm 6 bước;

- Thứ tư là đề tài xây dựng phần mềm tính toán chỉ tiêu GO, IC, VA theo

phương pháp sản xuất và thử nghiệm cho khu vực 1, khu vực 2 với số liệu chạy thử

minh họa theo quý của 3 năm 2010, 2011 và 2012.

Đề tài triển khai với mục tiêu xây dựng quy trình tính giá trị sản xuất, chi phí

trung gian, và GDP là cơ sở cho việc tin học hóa quá trình tính các chỉ tiêu này trong

thời gian tới. Đề tài chỉ tập trung vào phương pháp tính GDP theo phương pháp sản

xuất, là phương pháp chính đang được thực hiện ở nước ta hiện nay cho phạm vi cả

nước và các tỉnh, thành phố. Đề tài vừa có phạm vi rộng, phải bao quát hết phạm vi

toàn nền kinh tế, vừa chuyên sâu, chi tiết cho từng ngành, từng hoạt động cụ thể, do

đó sẽ có nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc

để tiếp tục hoàn thiện.

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH

VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ

1.1. TIN HỌC HÓA QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ

1.1.1. Khái niệm quy trình

Theo nghĩa chung nhất quy trình được hiểu là thứ tự các bước tiến hành trong

một quá trình sản xuất. Theo nghĩa cụ thể hơn, một quy trình nghiệp vụ có thể được

định nghĩa như sau: “Đó là một chuỗi các công việc được thực hiện theo trình tự nối

tiếp hay song song bởi một hoặc nhiều cá nhân để đạt đến được một mục đích chung”.

Page 4: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

4

Quy trình được hiểu là các bước và trình tự thực hiện các bước để giải quyết

một công việc. Tùy thuộc mức độ đơn giản hay phức tạp của công việc mà các bước

được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, có thể ít hay nhiều bước, có thể ít hay nhiều

tầng. Trình tự thực hiện có thể đơn giản và cũng có thể rất phức tạp, tùy thuộc vào

số lượng và độ phức tạp của các bước.

1.1.2. Quy trình sản xuất thông tin thống kê

Quy trình sản xuất thông tin thống kê được hiểu là các bước và trình tự các

bước của hoạt động sản xuất thông tin thống kê.

Quy trình sản xuất thông tin thống kê được chia ra các quy trình cấp cao và

quy trình chi tiết.

Quy trình cấp cao là các bước cấp cao nhất và trình tự của các bước này.

Quy trình chi tiết là các bước (nội dung) chi tiết của từng bước cấp cao.

1.1.3. Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO, IC, VA

Quy trình biên soạn chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm

được hiểu là các bước và trình tự các bước để tính toán các chỉ tiêu này. Theo

phương pháp sản xuất, các chỉ tiêu này có mối liên hệ trực tiếp với nhau nên việc tính

toán chỉ tiêu VA sẽ xuất phát từ tính toán chỉ tiêu GO và IC.

Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO, IC, VA ở đây được hiểu là quy trình chi

tiết (cấp thấp) tương ứng với Bước 4 (Xử lý thông tin) trong Quy trình sản xuất

thông tin thống kê cấp cao của Tổng cục Thống kê (theo Quyết định số 945/QĐ-

TCTK, ban hành ngày 24/09/2013) (Xem mục 3.2.1.1).

Tuy nhiên, quy trình trong phạm vi đề tài được hiểu là quy trình nghiệp vụ cụ

thể với chức năng là tổng hợp và xử lý số liệu để có được chỉ tiêu tổng hợp, phản

ánh kết quả của hoạt động sản xuất ở tầm vĩ mô. Quy trình chi tiết đòi hỏi chuyên

sâu về kỹ thuật tính toán ở từng chuyên ngành, tiếp tục tổng hợp ở mức độ khái quát

hơn và cuối cùng được biểu hiện bằng chỉ tiêu GDP (cấp quốc gia) hoặc GRDP (cấp

tỉnh, thành phố).

1.1.4. Một số quy trình sản xuất thông tin thống kê trên thế giới

1.1.4.1. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của EUROSTATS

EuroStats đưa ra mô hình chung cho thống kê châu Âu, trên cơ sở mô hình đề

nghị của Newzealand có bổ sung của Canada và Úc. Quy trình cấp cao nhất gồm 9

bước: (1) Xác định nhu cầu; (2) Thiết kế; (3) Xây dựng;(4) Tiến hành thu thập; (5)

Làm sạch và tổng hợp; (6) Phân tích; (7) Phổ biến; (8) Lưu trữ; (9) Đánh giá.

1.1.4.2. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Úc

Thống kê Úc cũng áp dụng mô hình 9 bước như EuroStats nêu trên.

Page 5: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

5

1.1.4.3. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Hàn Quốc

Hệ thống sản xuất thông tin thống kê sử dụng mô hình gồm 6 bước: thiết kế

điều tra; thu thập dữ liệu; xử lý dữ liệu; phổ biến thông tin và quản lý dữ liệu; hỗ trợ

thống kê chất lượng; và đánh giá.

1.1.4.4. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Thụy Điển

- Thống kê Thụy Điển sử dụng mô hình 9 bước: (1) Xác định nhu cầu; (2)

Thiết kế và lập kế hoạch; (3) Xây dựng và thử nghiệm; (4) Thu thập thông tin; (5)

Tổng hợp; (6) Phân tích; (7) Phổ biến thông tin (8) Đánh giá và phản hồi; (9) Hỗ trợ

và cơ sở hạ tầng.

* Như vậy, các mô hình quy trình sản xuất thông tin thống kê quốc tế hầu hết

bao gồm các khâu công việc sau: Xác định nhu cầu; thiết kế; xây dựng; thử nghiệm;

thu thập; tổng hợp; phân tích; phổ biến thông tin; lưu trữ; đánh giá và phản hồi.

1.1.4.5. Quy trình xử lý thông tin thống kê ở Việt Nam

Mô hình quy trình sản xuất thông tin thống kê2 gồm 7 bước: Xác định nhu cầu;

chuẩn bị thu thập, thu thập; xử lý; phân tích; phổ biến và lưu trữ. Từng bước trong

quy trình bao gồm nhiều bước (nội dung) chi tiết, cụ thể.

Trên đây là một số quy trình sản xuất thông tin thống kê trên thế giới và quy

trình đang được đề xuất áp dụng vào Việt Nam. Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO,

VA đề xuất trong đề tài về cơ bản được xây dựng dựa theo các bước nói trên. Tuy

nhiên, đây là quy trình chi tiết (cấp thấp) nên chủ yếu tập trung vào trình bày việc xác

định thông tin đầu ra, thông tin đầu vào và các thuật toán tính toán các chỉ tiêu đầu ra

từ chỉ tiêu đầu vào rất chi tiết, theo các ngành cấp 2 và tổng hợp cho cả nước.

1.1.5. Tin học hóa quy trình sản xuất thông tin thống kê

1.1.5.1. Khái niệm tin học hóa

Tin học hoá là quá trình chuyển đổi, thay thế việc thực hiện một quy trình tác

nghiệp với các thao tác thủ công bằng các thiết bị, công cụ có sự tham gia của máy

tính điện tử và công nghệ thông tin - truyền thông.

1.1.5.2. Tin học hóa quy trình sản xuất thông tin thống kê

Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao của Tổng cục Thống kê Việt

Nam được ban hành bao gồm 7 bước: (1) Xác định nhu cầu thông tin; (2) Chuẩn bị

thu thập thông tin; (3) Thu thập thông tin; (4) Xử lý thông tin; (5) Phân tích thông

tin; (6) Phổ biến thông tin và (7) Lưu trữ thông tin.

2 Theo Quyết định số 945/QĐ-TCTK ban hành ngày 24/9/2013 của Tổng cục Thống kê về phê duyệt

Quy trình sản xuất thông tin cấp cao của Tổng cục Thống kê.

Page 6: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

6

Như vậy, có thể hiểu tin học hóa quy trình sản xuất thông tin thống kê là việc

phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông hỗ trợ các bước của quy

trình sản xuất số liệu thống kê, là nền tảng để hiện đại hóa quá trình sản xuất số liệu

thống kê.

1.2. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, CHI PHÍ TRUNG GIAN, GIÁ TRỊ TĂNG THÊM

VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

Phần này tập trung trình bày những lý luận cơ bản của Hệ thống Tài khoản

quốc gia về phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng

thêm và tổng sản phẩm quốc nội đối với cả nước và tổng sản phẩm trên địa bàn đối

với tỉnh, thành phố.

1.2.1. Giá trị sản xuất (Gross output - GO)

Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các

cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời gian nhất định (quí

hoặc năm).

Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất.

Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được từ người mua do bán một đơn

vị sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra, trừ thuế sản phẩm và cộng trợ cấp sản

xuất mà người sản xuất nhận được. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải được

người sản xuất ghi hóa đơn riêng.

Giá cơ bản đo lường khoản tiền người sản xuất được hưởng nên đó là mức giá

gần nhất liên quan đến quyết định của người sản xuất.

Giá người sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị sản

phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) được khấu trừ

mà người mua phải trả. Giá người sản xuất không bao gồm chi phí vận tải mà người

sản xuất ghi hóa đơn riêng.

Cả giá người sản xuất và giá cơ bản đều không bao gồm VAT3, hoặc thuế

tương tự tính trên hàng bán ra.

Giá sử dụng là số tiền người mua phải trả để nhận được do bán một đơn vị

hàng hóa hay dịch vụ tại thời gian và địa điểm do người mua yêu cầu.

Giá trị sản xuất có thể được tính theo giá cơ bản hoặc giá người sản xuất, còn

giá sử dụng được dùng để tính toán giá trị sản phẩm, tức là xem xét giá trị sản phẩm

từ phía người sử dụng.

Sơ đồ 1 dưới đây trình bày thành phần của các loại giá để thấy được rõ hơn

mối liên hệ giữa giá cơ bản, giá người sản xuất, giá sử dụng.

3 VAT ở đây được hiểu là VAT hoặc loại thuế tương tự tính theo phương pháp khấu trừ, phân biệt

với VAT tính theo phương pháp trực tiếp.

Page 7: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

7

Sơ đồ 1: Thành phần theo các loại giá

Chi phí

trung

gian

Thu nhập

của

người lao

động

Khấu

hao

TSCĐ

Thặng

dư sản

xuất

Thuế sản

xuất khác

+ Trợ cấp

sản xuất

Giá cơ bản

Chi phí

trung

gian

Thu nhập

của

người

lao động

Khấu

hao

TSCĐ

Thặng

dư sản

xuất

Thuế sản

xuất khác +

Trợ cấp sản

xuất

Thuế sản

phẩm

không phải

VAT - Trợ

cấp sản

phẩm

Giá ngƣời sản xuất

Chi phí

trung

gian

Thu nhập

của

người lao

động

Khấu

hao

TSCĐ

Thặng

dư sản

xuất

Thuế sản

xuất khác +

Trợ cấp sản

xuất

Thuế sản

phẩm

không phải

VAT -

Trợ cấp sản

phẩm

Thuế

VAT

không

được

khấu trừ

Phí

thương

nghiệp,

phí vận

tải

Giá sử dụng cuối cùng

*Sự khác nhau giữa các loại giá, đặc biệt giữa Giá cơ bản và Giá người sản

xuất là do thuế sản xuất; thuế nhập khẩu và trợ cấp sản xuất; trợ cấp nhập khẩu

Thuế là khoản phải nộp bắt buộc, bằng tiền hay bằng hiện vật từ đơn vị thể chế

cho Nhà nước. Liên quan đến xác định giá, hệ thống tài khoản quốc gia trình bày các

loại thuế sản xuất và thuế nhập khẩu như sau:

Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu được chia thành: Thuế sản phẩm và thuế sản

xuất khác. Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu được thể hiện qua sơ đồ 2 như sau:

Sơ đồ 2: Các loại thuế trong sản xuất và phân phối sản phẩm

Page 8: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

8

Trợ cấp sản xuất là khoản chuyển nhượng một chiều của Nhà nước cho các doanh

nghiệp. Trợ cấp sản xuất hiểu theo nghĩa ngược với thuế sản xuất và làm tăng giá trị

thặng dư của doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất bao gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản

xuất khác.

GO theo giá cơ bản đƣợc tính theo một số phƣơng pháp sau:

1) Phương pháp tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm

Phương pháp này được áp dụng cho tính GO của ngành nông nghiệp.

𝐺𝑂 = Q

𝑖 x P

𝑖

𝑛

𝑖=0

(1.1)

2) Phương pháp tính từ doanh thu tiêu thụ

Phương pháp này thường được áp dụng cho các ngành hoạt động sản xuất dễ

dàng thu thập được thông tin về doanh thu như: Công nghiệp khai khoáng, công

nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ (ngoại trừ ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt

động ngân hàng, bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản).

GO =

Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp

dịch vụ (ở đây doanh

thu không bao gồm

thuế sản phẩm)

+

Trợ cấp

sản xuất

(nếu có)

+

Chênh lệch cuối kỳ

trừ đầu kỳ thành

phẩm tồn kho, hàng

đang gửi bán, sản

phẩm dở dang

(1.2)

3) Phương pháp tính từ doanh thu bán hàng và trị giá vốn hàng bán ra

Phương pháp này áp dụng cho ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động kinh doanh

bất động sản.

GO = Doanh

số bán -

Trị giá vốn hàng bán ra, hoặc

trị giá vốn hàng chuyển bán,

hoặc chi phí từ các khoản chi

hộ khách hàng

+ Trợ cấp sản xuất

(nếu có) (1.3)

Ở đây doanh thu bán hàng không bao gồm thuế sản phẩm.

4) Phương pháp tính từ các yếu tố chi phí sản xuất

GO = Tổng chi phí

sản xuất +

Lợi

nhuận

+

Trợ cấp

sản xuất

(nếu có)

(1.4)

Đây là cách tính có thể áp dụng cho hầu hết các ngành hoạt động. Tuy nhiên, để

áp dụng được cách tính này cần có được thông tin về chi phí cho hoạt động sản xuất

kinh doanh, lợi nhuận và trợ cấp sản xuất (nếu có).

Page 9: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

9

5) Phương pháp tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù (thí dụ

hoạt động kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm)

+ Đối với ngân hàng

GO hoạt động

ngân hàng =

GO dịch vụ

thẳng +

GO dịch vụ

ngầm (1.5)

+ Đối với bảo hiểm

GO =

Phí

bảo

hiểm

-

Bồi

thường

bảo hiểm

-

Dự

phòng

phí

+ Thu nhập

do đầu tư (1.6)

1.2.2. Chi phí trung gian (Intermediate consumption - IC)

Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của GO, bao gồm toàn bộ chi phí

về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản

phẩm, IC phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra hoặc nhập khẩu từ nước

ngoài. IC luôn được tính theo giá sử dụng.

1.2.3. Giá trị tăng thêm (Value Added - VA)

Giá trị tăng thêm là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ tạo ra trong quá trình

sản xuất của một ngành kinh tế.

Công thức chung tính giá trị tăng thêm:

VA = GO - IC (1.7)

VA theo giá cơ bản được tính bằng GO theo giá cơ bản trừ IC theo giá người

mua.

Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bao gồm tất cả các loại trợ cấp (trợ cấp sản

phẩm và trợ cấp sản xuất khác) nhưng không bao gồm tất cả các loại thuế sản phẩm.

1.2.4. Tổng sản phẩm trong nƣớc (Gross Domestic Products - GDP)

GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế

trong một khoảng thời gian nhất định.

GDP được tính theo ba phương pháp: (i) Phương pháp sản xuất, (ii) Phương

pháp thu nhập và (iii) phương pháp sử dụng.

Theo phương pháp sản xuất, GDP được tính từ VA giá cơ bản như sau:

GDP =

Tổng giá trị

tăng thêm giá

cơ bản

+

Tất cả các

loại thuế sản

phẩm

-

Tất cả các

loại trợ cấp

sản phẩm

(1.8)

Page 10: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

10

Ở đây thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm bao gồm cả thuế nhập khẩu và trợ

cấp nhập khẩu.

GDP tính từ giá trị tăng thêm theo giá người sản xuất như sau:

GDP =

Tổng giá trị

tăng thêm giá

người sản xuất

+ VAT không

được khấu trừ +

Thuế

nhập

khẩu

-

Trợ cấp

nhập

khẩu

(1.9)

Sự khác biệt giữa công thức (1.8) và (1.9) do sự khác biệt giữa VA giá cơ bản

và VA giá người sản xuất được biểu hiện trong công thức dưới đây:

VA giá người

sản xuất =

VA giá

cơ bản +

Thuế sản

phẩm không

phải VAT

- Trợ cấp

sản phẩm (1.10)

1.2.5. Tính các chỉ tiêu GO, IC và VA theo giá so sánh

1.2.5.1. Đối với chỉ tiêu GO theo giá so sánh

+ Tính từ lượng và giá:

Theo cách tính này, GO theo giá so sánh được tính như trong công thức 1.1 với

đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i là giá của năm được chọn để so sánh

(thường là giá năm gốc).

+ Tính theo phương pháp chỉ số giá

Theo cách tính này, GO theo giá so sánh được tính từ GO theo giá hiện hành

và chỉ số giá sản xuất tương ứng.

sx

hh

iss

iI

GOGO (1.11)

+ Tính theo phương pháp ngoại suy:

Đây là phương pháp dùng chỉ số khối lượng để ngoại suy GO của năm cần

tính theo giá năm gốc, thường dùng để theo dõi biến động nhanh, trong một khoảng

thời gian ngắn (tháng, quý).

1.2.5.2. Đối với tính chỉ tiêu IC theo giá so sánh

+ Tính theo phương pháp chỉ số giá: IC giá so sánh được tính từ IC giá hiện

hành, tương tự như cách tính GO theo giá so sánh ở công thức 1.11, nhưng mẫu số là

chỉ số giá của nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất tương ứng của năm báo

cáo so với năm gốc.

+ Tính theo hệ số IC: IC theo giá so sánh của năm gốc được tính bằng tích của

GO năm báo cáo theo giá năm gốc nhân với tỷ lệ IC so với GO của năm gốc.

Page 11: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

11

1.2.5.6. Đối với tính chỉ tiêu VA theo giá so sánh

Theo phương pháp sản xuất bằng hiệu số của GO và IC theo giá so sánh. Cách

tính VA theo giá so sánh được gọi là giảm phát hai lần hay giảm phát một lần.

+ Nếu IC tính theo phương pháp chỉ số giá: IC theo giá so sánh được tính dựa

vào IC theo giá hiện hành và chỉ số giá nguyên liệu đầu vào thì hiệu số VA theo giá

so sánh được gọi tính theo phương pháp giảm phát hai lần.

+ Nếu IC được xác định theo giá so sánh trước bằng cách sử dụng hệ số IC

năm gốc nhân với GO giá so sánh, sau đó tính IC giá hiện hành bằng cách nhân IC

giá so sánh với chỉ số giá nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất tương ứng thì được

hiệu số VA theo giá so sánh được gọi là tính theo phương pháp giảm phát hai lần rút

gọn4.

Hệ số IC giá so sánh và hiện hành theo phương pháp giảm phát hai lần và giảm

phát hai lần rút gọn sẽ khác nhau.

+ Nếu IC theo giá so sánh và giá hiện hành được tính bằng cách nhân GO theo

giá so sánh, giá hiện hành với cùng một hệ số IC thì VA theo giá so sánh được gọi là

tính theo phương pháp giảm phát một lần (hay phương pháp giảm phát đơn).

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thông tin đầu vào có GO giá hiện

hành, giá so sánh và hệ số IC so với GO của năm gốc.

Theo phương pháp này IC được ước tính dựa trên giả định sự thay đổi chỉ số

giá các thành phần của IC và của GO qua các năm sao cho:

IC0 = ICi

GO0 GOi

Ở đây: + IC0; GO0 là IC và GO của năm gốc (hay năm xây dựng hệ số IC);

+ ICi; GOi là IC và GO của năm hiện hành;

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN VÀ

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO, IC, VA VÀ GDP

Đánh giá thực trạng biên soạn và tổng hợp chỉ tiêu GO, IC và VA là cơ sở thực

tiễn quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng quy trình tính các chỉ tiêu này ở

Chương 3.

4 Trang 115-116 cuốn “National Accounts: A practical introduction”, Department of Economic and

Social Affairs, Statisticis Division, United Nations New York, 2003, trang 191 Input - Output table,

United Nation New York, 1999.

Page 12: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

12

2.1. THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO, IC, VA VÀ

GDP CHO PHẠM VI CẢ NƯỚC

2.1.1. Chỉ tiêu GO

2.1.1.1. Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

a. Phạm vi

Đối với tính quý

GO của khu vực này đã được ước tính và công bố cho toàn bộ các hoạt động

của ngành chi tiết, theo giá so sánh năm gốc 1994 (riêng năm 2012 có tính thêm cho

năm gốc 2010) cùng với tốc độ tăng trưởng. GO hàng quý của các ngành trong khu

vực này chưa tính được theo giá hiện hành.

Chỉ tiêu GO của khu vực này được ước tính theo giá cơ bản.

Chỉ tiêu này được công bố chi tiết hơn ngành cấp 2 (gồm 5 ngành), tuy nhiên,

để phục vụ cho công tác phân tích tình hình sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản, cũng như nhu cầu của người dùng tin, chỉ tiêu này cần phải được chi tiết

đến ngành cấp 3 (gồm 13 ngành) cho các quý.

Đối với tính năm

Tương tự như tính GO theo quý, việc tính GO theo năm còn thiếu các nội dung

sau đây:

Chênh lệch cuối kỳ và đầu kỳ về chi phí sản xuất dở dang cho sản xuất của các

hoạt động nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp; một số hoạt động dịch vụ như

xử lý giống,...

b. Nguồn thông tin

Đối với tính quý

- Thông tin phục vụ việc tính toán GO nông, lâm nghiệp và thủy sản theo quý

chủ yếu dựa vào Chế độ báo cáo và một số thông tin thay thế, bổ sung khác.

- Nguồn thông tin phục vụ ước tính chỉ tiêu GO theo quý hiện nay còn thiếu

một số nội dung:

+ Chưa có thông tin để ước tính về sử dụng trồng và chăm sóc vườn cây ăn

quả, cây công nghiệp dài ngày, chi phí cho đàn gia súc cơ bản, chi phí ao nuôi trong

thuỷ sản,... đã thực hiện trong kỳ.

+ GO hoạt động nhân giống và chăm sóc cây giống nông nghiệp;

+ GO một số hoạt động dịch vụ như xử lý giống,...

Page 13: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

13

- Những thông tin thay thế và kiểm tra chéo phục vụ ước tính GO theo quý gồm:

Hệ số từ các cuộc điều tra, tỷ lệ của năm trước; thông tin từ các tỉnh trọng điểm; các

nguồn thông tin khác

- Thông tin về chỉ số giá: Hiện tại còn thiếu một số nhóm chỉ số giá thay thế

cho nhóm sản phẩm không có trong bảng giá cố định.

Đối với tính năm:

- Để tính GO nông, lâm nghiệp và thủy sản năm theo giá so sánh cần phải có

đầy đủ các thông tin về kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả năm.

Theo Chế độ báo cáo hiện hành áp dụng cho các Cục Thống kê thì thông tin

vẫn còn thiếu một số nội dung.

- Nguồn thông tin thay thế: Giá trị sản phẩm phụ cây hàng năm, giá trị sản

phẩm phụ cây lâu năm và giá trị sản phẩm phụ chăn nuôi

c. Phương pháp tính

Đối với tính quý

Hiện nay chưa tính GO quý theo giá hiện hành. Đối với GO của một số hoạt

động không có thông tin theo quý, sử dụng tỷ được tính từ tỷ trọng GO của nó trong

tổng GO nhóm ngành chính tương ứng của năm trước.

Đối với tính năm

- Tính theo giá so sánh: Phương pháp chung để tính GO nông, lâm nghiệp và

thủy sản năm theo giá so sánh (nếu tính theo giá so sánh 2010) như sau:

GOiSS2010 = Qi x Pi2010 (1.12)

Đối với những sản phẩm có tên gọi phù hợp với tên danh điểm sản phẩm trong

Bảng giá năm 2010 thì sử dụng mức giá trong Bảng giá này.

Đối với những sản phẩm không có trong Bảng giá năm 2010 thì sử dụng công thức:

Đơn giá năm 2010

cho sản phẩm i =

Đơn giá hiện hành bình quân

năm báo cáo của sản phẩm i (1.13)

Chỉ số giá cả nước của nhóm sản phẩm

tương ứng năm báo cáo so với năm 2010

Đối với những sản phẩm mới sản xuất sau khi ban hành Bảng giá năm 2010 thì

phương pháp tính cũng áp dụng giống như đối với những sản phẩm không có giá

bình quân.

- Tính theo giá hiện hành:

Quy định về tính GO theo giá hiện hành cho từng sản phẩm như sau:

Page 14: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

14

GO theo

giá hiện

hành

=

GO theo

giá so sánh

2010

x

Chỉ số giá bán của người

sản xuất năm báo cáo so

với năm 2010

(1.14)

(i) Đối với những sản phẩm có chỉ số giá bán của người sản xuất: GO theo giá

hiện hành cho từng sản phẩm bằng (=) GO theo giá 2010 của sản phẩm đó nhân (x)

với chỉ số giá bán của người sản xuất sản phẩm đó.

(ii) Đối với những sản phẩm không có chỉ số giá bán của người sản xuất, tính

GO cho cả nhóm sản phẩm có chỉ số giá. Ví dụ GO theo giá hiện hành năm 2011 của

nhóm Rau các loại như sau:

GO Rau các

loại theo giá

hiện hành

năm 2011

=

GO Rau các

loại theo

giá so sánh

2010

x

Chỉ số giá bán của người

sản xuất nhóm hàng “Rau

các loại” năm 2011 so với

năm 2010

(1.15)

2.1.1.2. Khu vực II: Công nghiệp và Xây dựng

a. Phạm vi

* Các ngành Công nghiệp

Đối với tính quý:

Trước năm 2012, hàng quý Vụ Thống kê Công nghiệp tính toán và công bố chỉ

tiêu GO của các ngành công nghiệp cấp 1 của VSIC 1993, theo giá so sánh 1994 và

giá hiện hành. Tuy nhiên, từ năm 2012, Vụ Thống kê Công nghiệp chỉ cung cấp chỉ

tiêu IIP theo ngành kinh tế cấp II của VSIC1993 (năm gốc 1995) và VSIC2007 (gốc

2010). Theo kế hoạch, từ năm 2013 Vụ Thống kê Công nghiệp sẽ chịu trách nhiệm

tính toán và công bố chỉ tiêu GO công nghiệp hàng quý cho Vụ Hệ thống TKQG

nhưng cũng chỉ dừng ở ngành cấp I (GO của các ngành công nghiệp được tính toán

không phải là giá cơ bản hay giá người sản xuất (GO bao gồm cả thuế VAT)5.

Bên cạnh đó, GO của hoạt động gia công được tính dựa trên doanh thu gia công

(không bao gồm giá trị nguyên, vật liệu của người đặt hàng). Khi công bố không tách

riêng GO của dịch vụ gia công trong hoạt động công nghiệp chế biến dẫn đến sự khác

biệt về phạm vi tính toán chỉ tiêu GO của ngành công nghiệp chế biến với GO cũng

của ngành này do Vụ Hệ thống TKQG quy định.

Đối với tính năm

5 Trang 20, Mục 2.2. GO công nghiệp theo giá hiện hành trong Tài liệu phục vụ Hội nghị tập huấn;

tháng 2/2012 của Vụ Thống kê Công nghiệp.

Page 15: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

15

GO công nghiệp hàng năm chỉ tính ở ngành cấp I và không được tính theo giá cơ

bản. Đối với hoạt động gia công chế biến GO không bao gồm giá trị nguyên vật liệu

của người đặt hàng.

* Ngành Xây dựng

Đối với tính quý

GO hoạt động Xây dựng theo quý được ước tính theo giá hiện hành và giá so

sánh, phân tổ đến ngành kinh tế cấp hai. Đối với các doanh nghiệp có hoạt động

chính không phải là xây dựng, các hoạt động xây dựng tự làm phục vụ cho sản xuất,

kinh doanh của doanh nghiệp chưa được quan sát trong chu kỳ quý.

Đối với tính năm

Hàng năm, GO xây dựng được tính cho toàn bộ nền kinh tế, bao gồm: các

doanh nghiệp hạch toán độc lập có hoạt động chính là xây dựng; các doanh nghiệp

có ngành chính không phải là xây dựng, có hoạt động xây dựng tự làm phục vụ cho

sản xuất, kinh doanh của nội bộ doanh nghiệp, các xã/phường/thị trấn có các công

trình xây dựng do dân trong xã tự làm hay thuê cơ sở xây dựng cá thể thi công; các

hộ dân cư có các công trình xây dựng tự làm hay thuê cơ sở cá thể thi công trên

phạm vi 63 tỉnh, thành phố và trên phạm vi toàn quốc.

b. Nguồn thông tin

* Các ngành Công nghiệp

Đối với tính quý

Hiện nay, nguồn thông tin chủ yếu để ước tính GO theo quý các ngành công

nghiệp dựa vào Điều tra mẫu hàng tháng ngành công nghiệp năm gốc 2010. Theo

phương án điều tra này, kết quả đầu ra là GO theo giá hiện hành và giá so sánh 2010

chỉ được tổng hợp đến ngành kinh tế cấp I. GO của hoạt động dịch vụ gia công

(không bao gồm giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng) không được tách riêng.

Ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không

khí, không chi tiết được hoạt động sản xuất; truyền tải và phân phối điện. Kết quả

tính toán GO các ngành công nghiệp không tách chi tiết theo các quý mà chỉ công bố

theo số liệu cộng dồn của 6 tháng, 9 tháng và cả năm. Thông tin cộng dồn này không

phản ánh được biến động kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp về mặt giá trị theo

các quý.

Đối với tính năm

Hàng năm GO theo giá hiện hành của các ngành công nghiệp được tính dựa

vào thông tin từ kết quả điều tra Doanh nghiệp, và điều tra Cơ sở sản xuất kinh

doanh cá thể.

Page 16: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

16

Tuy nhiên, GO của hoạt động công nghiệp có thể tính toán từ thông tin trong

báo cáo tài chính của các Tập đoàn, tổng công ty lớn, ví dụ Tập đoàn Dầu khí, Tập

đoàn Than và khoáng sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Những nguồn thông tin này

sẽ đảm bảo về độ tin cậy hơn từ kết quả điều tra mẫu được suy rộng cho tổng số của

Điều tra Doanh nghiệp hàng năm.

* Ngành Xây dựng

Đối với tính quý

- Nguồn thông tin cần thiết: Hàng quý, thu thập thông tin từ các doanh nghiệp

xây dựng thuộc khu vực ngoài nhà nước, các xã/phường và hộ dân cư có đầu tư xây

dựng được chọn vào mẫu điều tra thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

(không kể các huyện đảo Cô Tô, Côn Đảo, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ, Trường Sa,

Hoàng Sa).

- Nguồn thông tin thay thế: Đối với các doanh nghiệp có hoạt động chính

không phải là xây dựng nhưng có hoạt động xây dựng tự thực hiện phục vụ cho sản

xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp dựa vào kết quả điều tra doanh nghiệp

hàng năm để tính tỷ lệ phần trăm GO của khu vực này so với toàn ngành làm cơ sở

để tính toán giá trị hàng quý.

Về chỉ số giá: Hiện nay sử dụng chỉ số giá vật liệu xây dựng trong Chỉ số giá

tiêu dùng (CPI) tính chuyển về gốc năm 2010 cho toàn bộ ngành xây dựng (không chi

tiết được theo các ngành).

Đối với tính năm

Nguồn thông tin cần thiết để tổng hợp GO xây dựng hàng năm được tổng hợp

từ các nguồn sau:

- Thông tin từ điều tra doanh nghiệp hàng năm.

- Thông tin về kết quả xây dựng do dân tự làm hay thuê cơ sở xây dựng cá thể

thi công.

- Về chỉ số giá: Nguồn thông tin tương tự như điều tra quý

c. Phương pháp tính

* Các ngành công nghiệp:

Đối với tính quý

Hiện nay GO hàng quý của các ngành công nghiệp thực hiện theo thông tư số

02 ngày 04/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1. GO theo giá hiện hành của các quý được tính từ kết quả Điều tra mẫu công

nghiệp tháng (Biểu tổng hợp số 02/CN-T).

2. GO theo giá so sánh hàng quý được tính theo công thức sau:

Page 17: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

17

2010

2010

bcQ

hh

bcQcnss

bcQcn

i

i

i I

GOGO (1.16)

Đối với tính năm

- Hàng năm GO các ngành công nghiệp theo giá hiện hành được tính từ doanh

thu và chênh lệch tồn kho. Trong những năm có điều tra chi phí, GO công nghiệp

giá hiện hành được tính từ chi phí để kiểm tra và đối chiếu so sánh với cách tính từ

doanh thu.

- GO công nghiệp năm theo giá so sánh năm 2010 được hướng dẫn tính như sau:

2010

2010

Nbc

hh

Nbccnss

NbccnI

GOGO (1.17)

* Ngành xây dựng

Đối với tính quý

Hàng quý, GO theo giá hiện hành của hoạt động xây dựng được tính trước theo

3 khu vực: Doanh nghiệp, xã/phường/thị trấn, hộ dân cư. GO theo giá hiện hành

hàng quý của từng khu vực được ước tính dựa vào tổng chi cho đầu tư xây dựng

trong quý. GO xây dựng theo giá so sánh theo quý được tính từ GO theo giá hiện

hành và chỉ số giá xây dựng, theo công thức sau:

GO xây dựng

theo giá so sánh =

GO xây dựng theo giá hiện hành (1.18)

Chỉ số giá xây dựng

Chỉ số giá xây dựng đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện, vì vậy quy

ước sử dụng chỉ số giá nhóm hàng vật liệu xây dựng trong chỉ số giá tiêu dùng.

Đối với tính năm

Phương pháp tính GO xây dựng doanh nghiệp, khu vực xã/phường và hộ dân

cư có đầu tư xây dựng tương tự như tính GO quý.

2.1.1.3. Khu vực III: Các ngành dịch vụ

a. Phạm vi

Đối với tính quý

Hàng quý chưa công bố được chỉ tiêu GO tất cả các ngành dịch vụ theo quý ở

khu vực III. Trên thực tế, GO của một số ngành đã được tính toán và được xem xét

như là kết quả trung gian để phục vụ cho mục đích chính là tính toán tốc độ tăng VA

của ngành và tăng GDP của cả nước.

Page 18: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

18

Cho đến nay, chưa thực hiện tính toán được GO của các tổ chức và cơ quan

quốc tế nên chưa phản ánh được đóng góp của hoạt động này vào GDP toàn bộ nền

kinh tế.

Đối với tính năm

Hàng năm, chưa ước tính GO của các tổ chức quốc tế. Đối với hoạt động làm

thuê các công việc hộ gia đình không bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất

và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (ngành 98).

b. Nguồn thông tin

Đối với tính quý

- GO theo quý của các ngành sử dụng ngân sách nhà nước được ước tính dựa

vào báo cáo chi ngân sách hàng quý từ Báo cáo chi Ngân sách nhà nước và tỷ lệ GO

của hoạt động này ở khu vực ngoài nhà nước so với tổng GO của ngành. Tỷ lệ này

được công bố trong cuốn “Những hệ số theo quý năm 2010 của Hệ thống tài khoản

quốc gia”.

- Đối với GO của hoạt động Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm dựa vào thông tin

từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quý của một số ngân hàng, công ty

Bảo hiểm có thị phần lớn và thị phần của ngân hàng so với tổng số ngân hàng để

ước tính và phân bổ cho các địa phương. Ngoài ra, sử dụng thêm một số thông tin bổ

sung từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính và các hiệp hội Bảo hiểm.

Tuy nhiên, việc sử dụng thông tin từ các báo cáo này để tính GO theo quý là rất

hạn chế vì các đơn vị nộp báo cáo không đầy đủ và không đúng thời hạn.

Đối với tính năm

- Hàng năm thông tin để tính GO các ngành dịch vụ dựa vào kết quả Điều tra

Doanh nghiệp và Điều tra Cơ sở kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, đối với hoạt động Tài

chính, Ngân hàng, Bảo hiểm nguồn thông tin chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước và Bộ

Tài chính. Các ngành có nguồn chi chính từ Ngân sách nhà nước, thông tin để tính

GO được khai thác từ báo cáo chi ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính.

- Hiện tại, đối với một số ngành chưa có chỉ số giá đang dùng chỉ số giá CPI

chung để ước tính.

c. Phương pháp tính

Đối với tính quý

Hiện nay, hàng quý GO của các ngành dịch vụ đều được ước tính theo giá hiện

hành trước dựa trên doanh thu hoặc chi phí của các hoạt động này trong quý báo

cáo. GO hàng quý của các ngành dịch vụ được ước tính theo ngành cấp I.

Page 19: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

19

Các nhóm chỉ số giá dịch vụ phù hợp được sử dụng để tính chuyển GO của các

ngành dịch vụ về giá so sánh. Đối với một số ngành chưa có chỉ số giá thì thường sử

dụng chỉ số giá CPI chung để tính chuyển GO về giá so sánh.

Đối với tính năm

Hàng năm chưa ước tính GO của các tổ chức quốc tế. Hoạt động làm thuê các

công việc hộ gia đình không bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất và dịch

vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (ngành 98).

2.1.2. Chỉ tiêu IC

Cho đến nay, IC ở tất cả các ngành trong cả ba khu vực được coi là chỉ tiêu trung

gian của quá trình tính toán chỉ tiêu mục tiêu - VA. Hàng quý, không công bố giá trị

của chỉ tiêu này mà chỉ có tỷ lệ IC so với GO của một số ngành.

Một số ngành không tính IC như: Nhà tự ở tự có; dịch vụ làm thuê các công

việc trong các hộ gia đình.

Trên thực tế thông tin phục vụ ước tính IC theo quý tương đối đầy đủ, cho

phép ước tính được chỉ tiêu này theo cả hai loại giá.

2.1.3. Chỉ tiêu VA và GDP

- Chỉ tiêu VA đã được tính toán, công bố hàng quý theo giá hiện hành và giá so

sánh theo ngành cấp I. Năm 2012 chỉ tiêu GDP quý được công bố trên Website của

Tổng cục Thống kê và Niên giám Thống kê năm 2011 khác nhau về phạm vi dẫn đến

khó theo dõi. Chưa ước tính chỉ tiêu VA đối với hoạt động của các tổ chức quốc tế.

- Thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm

Trên thực tế, khi tính ước tính GDP quý, thuế nhập khẩu được gộp vào VA của

ngành Thương nghiệp (Bán buôn, bán lẻ).

Hàng quý, chỉ tiêu VA (theo cả hai loại giá) của các ngành được ước tính tại Vụ

Hệ thống TKQG. Do thông tin về GO của các khu vực chưa thống nhất trên cùng một

loại giá (GO khu vực I và III có thể coi là đã được tính theo giá cơ bản, còn GO của

khu vực II không phải là giá cơ bản) nên VA của các khu vực cũng ở trong tình trạng

tương tự ảnh hưởng đến kết quả tính chỉ tiêu GDP được tính từ tổng VA.

Vấn đề trợ cấp sản phẩm đã không được xem xét đến trên phạm vi toàn nền

kinh tế và thuế sản phẩm của khu vực I và III không bao gồm trong.

Thực tế tại Vụ Hệ thống TKQG việc tính toán vẫn mang tính thủ công, do từng

chuyên viên tính toán các ngành, sau đó Lãnh đạo vụ tổng hợp, cân đối, điều chỉnh

số liệu đến kết quả cuối cùng. Việc điều chỉnh số liệu GDP hàng quý được thực hiện

trực tiếp trên chỉ tiêu VA. Cách tính này không kiểm soát được phương pháp tính

của các chuyên viên đối với từng ngành, khu vực, mà còn làm giảm tinh thần trách

nhiệm của họ.

Page 20: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

20

Trên thực tế, VA năm 2011 của các ngành theo VSIC2007 được ước tính dùng

hệ số chuyển đổi của VA giữa hai bảng phân ngành và VA theo VSIC1993.

Ban Chủ nhiệm đề tài phối hợp với Cục Thống kê Thái Bình và Cục Thống kê

Vĩnh Long rà soát thực trạng quy trình tổng hợp chỉ tiêu GO, IC, VA và GDP được

đề cập ở phần tiếp theo.

2.2. THỰC TRẠNG BIÊN SOẠN VÀ TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO, IC, VA

VÀ GRDP CHO PHẠM VI TỈNH, THÀNH PHỐ

2.2.1. Chỉ tiêu GO

2.2.1.1. Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

a. Phạm vi tính

Đối với tính quý

Phương án điều tra Nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Quyết định số 329/QĐ-

TCTK ngày 28/4/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về cơ bản đã giải

quyết được vấn đề đơn vị thường trú mà trong điều tra doanh nghiệp hàng năm chưa

tính được.

Về phạm vi theo ngành chưa tính đủ một số hoạt động

Đối với tính năm

Phạm vi tính như trình bày ở phần thực trạng biên soạn theo quý.

b. Nguồn thông tin

Đối với tính quý

- Hiện nay trong số các thông tin cần thiết để tính GO Nông, lâm nghiệp và thủy

sản còn thiếu nhiều sản phẩm, không đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy không cao.

- Nguồn thông tin thay thế: Các cuộc điều tra chuyên đề xác định tính thời vụ,

các hệ số sử dụng sản phẩm phụ, tỉ lệ hoạt động dịch vụ nông nghiệp; thông tin về

giá bán hàng tuần và ước tính sản lượng thu hoạch hàng tháng của ngành nông

nghiệp; thông tin giá bán bình quân hàng tháng của các Chi cục Thống kê, thông tin

tính GDP quý năm 2011 cung cấp cơ cấu GO nông, lâm nghiệp và thủy sản năm gốc

2010 theo từng quý.

Đối với tính năm

Nguồn thông tin tính GO các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tương đối

đầy đủ hơn so với theo quý nhưng vẫn còn một số hạn chế.

c. Phương pháp tính

Đối với tính quý

Page 21: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

21

- Giá hiện hành: Chủ yếu sử dụng phương pháp tính trực tiếp từ sản lượng sản

phẩm:

i

n

1i

PQGO

i (2.1)

- Giá so sánh: Áp dụng phương pháp giảm phát theo chỉ số giá sản xuất nông, lâm

nghiệp và thủy sản (PPINN) hàng quý để tính GO theo giá hiện hành về giá so sánh:

PPI

GOGO hh

SS (2.2)

Đối với tính năm

Tương tự như phương pháp tính GO theo quý, GO tính theo giá hiện hành và

giá so sánh, riêng thống kê nông nghiệp vẫn áp dụng phương pháp tính trực tiếp từ

sản lượng sản phẩm. Thống kê tổng hợp sử dụng để so sánh, đối chiếu.

2.2.1.2. Khu vực II: Công nghiệp và Xây dựng

a. Phạm vi tính

* Các ngành công nghiệp

Đối với tính quý

Việc xác định đơn vị thường trú để tính GO của thống kê tài khoản quốc gia

vẫn theo nguyên tắc địa bàn sản xuất ở đâu thì đơn vị thường trú tính ở đó. Riêng

hoạt động sản xuất, truyền tải và phân phối điện quy định tính tập trung tại Tổng cục

Thống kê, sau đó phân bổ cho tỉnh, thành phố có liên quan.

Tuy nhiên, đến nay vẫn tạm thời xác định Công ty Điện lực tỉnh là đơn vị

thường trú; tính theo phương pháp áp dụng đối với hoạt động phân phối điện:

GO = Doanh thu

thuần -

Giá vốn hàng chuyển tải,

phân phối (2.3)

Ngoài ra, tỉnh còn chủ động thu thập thông tin tính toán kết quả sản xuất của

các đơn vị không hạch toán độc lập trực thuộc các doanh nghiệp có trụ sở chính

ngoài tỉnh.

Đối với tính năm

Việc xác định đơn vị thường trú và phạm vi ngành cũng tương tự như trong

biên soạn GO theo quý.

* Ngành Xây dựng

Đối với tính quý

Page 22: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

22

- GO được tính gộp cả giá trị vật tư xây dựng, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị

nhỏ do chủ đầu tư cung cấp (nếu có); kể cả giá trị của sản phẩm sản xuất vật liệu xây

dựng tự làm.

- Các hoạt động sản xuất phụ của các tổ chức xây lắp thuộc các thành phần

kinh tế nếu không tách riêng được và GO không quá 10% so với hoạt động chính.

Đối với tính năm

- Tương tự như phạm vi tính GO ngành xây dựng theo quý.

- Nếu áp dụng nguyên tắc xác định theo “địa bàn nơi công trình được thi

công” sẽ không thu thập được thông tin và không đảm bảo được tính lâu dài của đơn

vị thường trú.

b. Nguồn thông tin

* Các ngành công nghiệp

Đối với tính quý

- Nguồn thông tin cần thiết: Doanh thu thuần công nghiệp hàng tháng, quý;

chênh lệch cuối quý và đầu quý của thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở

dang; thuế sản phẩm của ngành công nghiệp hàng quý thông qua báo cáo thống kê

định kỳ của cơ sở, điều tra mẫu hàng tháng để suy rộng cho khu vực kinh tế ngoài nhà

nước; chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất công nghiệp (PPICN) hàng quý. Tuy

nhiên, theo hiện nay nguồn thông tin này vẫn chưa đầy đủ, kịp thời.

- Nguồn thông tin thay thế:

+ Chỉ số sản xuất công nghiệp hàng tháng để điều chỉnh số liệu chính thức năm

trước theo quý và kết hợp PPI để tính toán GO công nghiệp giá hiện hành theo quý

năm báo cáo.

+ Hệ số GO các ngành công nghiệp theo quý năm 2010 theo kết quả điều tra

thu thập thông tin tính GDP theo quý năm 2011.

Đối với tính năm

- Nguồn thông tin cần thiết: Điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở sản xuất kinh

doanh cá thể hàng năm; báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo tài chính doanh nghiệp;

chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất công nghiệp đáp ứng cơ bản thông tin

tính GO các ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn thông tin này vẫn chưa đầy đủ theo phạm vi đơn vị

thường trú và sử dụng cho tính toán của thống kê tài khoản quốc gia.

- Nguồn thông tin thay thế: Báo cáo thống kê định kỳ của các đơn vị công

nghiệp không hạch toán độc lập trực thuộc các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty

Page 23: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

23

có trụ sở chính ở ngoài tỉnh; thông tin về giá trị nguyên vật liệu do khách hàng đưa

cho đơn vị gia công tính toán.

* Ngành Xây dựng

Đối với tính quý

- Nguồn thông tin cần thiết: Báo cáo tổng hợp GO ngành xây dựng hàng quý của

thống kê xây dựng và vốn đầu tư dựa trên báo cáo thống kê định kỳ tháng, quý của

các doanh nghiệp về hoạt động xây dựng và vốn đầu tư phát triển thực hiện; điều tra

chuyên đề về hoạt động xây dựng hàng quý, năm; chỉ số giá xây dựng hàng quý.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: GO của ngành xây dựng theo giá hiện

hành được kiểm tra chéo từ các nguồn số liệu khác.

Đối với tính năm

- Nguồn thông tin cần thiết: Báo cáo cơ sở định kỳ, điều tra doanh nghiệp hàng

năm; điều tra xây dựng năm bổ sung thông tin hoạt động xây lắp nhận thầu khối cá

thể, hoạt động xây dựng cơ bản tự làm của hộ dân cư và các tổ chức kinh tế khác;

điều tra giá xây dựng.

Thông tin tổng hợp về GO ngành xây dựng theo giá hiện hành vẫn chưa chuẩn

xác; chưa có thông tin về chỉ số giá xây dựng.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: Báo cáo thống kê cơ sở và điều tra vốn

đầu tư phát triển thực hiện hàng năm; số liệu tổng hợp về tổng mức bán buôn, bán lẻ

vật liệu xây dựng. Ngoài ra, Cục Thống kê sử dụng chỉ số giá vật liệu xây dựng

(trong CPI) thay cho chỉ số giá xây dựng.

c. Phương pháp tính

* Các ngành công nghiệp

Đối với tính quý

- Theo giá hiện hành: GO theo giá hiện hành do Phòng Công nghiệp tính dựa

trên cơ sở thông tin báo cáo thống kê cơ sở và điều tra mẫu tính chỉ số sản xuất công

nghiệp (IIP) hàng tháng. Phòng Tổng hợp cùng Phòng Công nghiệp tính thêm giá trị

chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang;

thuế sản phẩm và giá trị nguyên vật liệu của khách hàng mang đến gia công.

- Theo giá so sánh

+ Cách thức nhất: Áp dụng phương pháp dùng chỉ số giá để giảm phát GO theo

giá hiện hành về giá so sánh:

PPI

GOGO hh

SS (2.4)

Page 24: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

24

+ Cách thứ hai: Sử dụng chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP):

Điều chỉnh số liệu chính thức GO giá so sánh hàng quý năm trước năm báo cáo

(năm t-1) theo IIP:

)1t(i

)1t(

)1t(SS

)1t(SSiIIP

IIP4

GOGO

(2.5)

GO giá so sánh quý i năm báo cáo là:

)1t/t(i)1t(SSiSSiIIPGOGO

(2.6)

IIPi(t/t-1) là chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân quý thứ i so với cùng quý

năm trước.

Đối với tính năm

Năm 2010 GO của tỉnh tính cao hơn GO của Vụ Thống kê Công nghiệp là

34,3% do:

- Tính thêm GO hoạt động phân phối điện (1,79%):

GO = Doanh thu

thuần -

Giá vốn hàng chuyển

tải, phân phối +

Thuế sản

phẩm, VAT (2.7)

- Tính thêm GO của các đơn vị không hạch toán độc lập trực thuộc các tập

đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có trụ sở chính ở ngoài tỉnh (18,83%).

- Tính thêm giá trị nguyên vật liệu do khách hàng đưa doanh nghiệp gia công

chế biến vào GO (3,68%).

- Theo giá so sánh: Áp dụng phương pháp giảm phát theo PPI công nghiệp để

tính áp dụng công thức tính số (2.4).

* Ngành Xây dựng

Đối với tính quý

- Theo giá hiện hành: GO ngành xây dựng (giá hiện hành) theo quý chủ yếu là

GO xây lắp được tính theo phương pháp giá trị dự toán. Công thức như sau:

TLCqpGO i

n

1iixl

(2.8)

GOxl: GO xây lắp thực hiện.

pi: Là đơn giá dự toán của hạng mục xây dựng và lắp đặt thứ i.

qi: Là khối lượng hạng mục xây dựng và lắp đặt thứ i thực hiện được.

C: Là chi phí chung; được tính bằng tỉ lệ % của khối lượng thực hiện theo đơn

giá dự toán do nhà nước quy định cho từng loại công trình.

Page 25: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

25

TL: Thuế và lãi định mức; được tính bằng tỉ lệ % của giá thành dự toán do Nhà

nước quy định.

- Theo giá so sánh: Áp dụng phương pháp giảm phát theo chỉ số giá vật liệu

xây dựng bình quân hàng quý so với năm gốc để tính GO theo giá hiện hành về giá

so sánh:

VLXD

hhSS

CPI

GOGO (2.9)

Trong đó: CPIVLXD là chỉ số giá vật liệu xây dựng quý báo cáo so với năm gốc.

Đối với tính năm

- Theo giá hiện hành: Theo Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư, GO ngành

xây dựng chủ yếu là GO xây lắp (theo giá người sản xuất) được tính theo phương

pháp tính từ chi phí:

GOsx =

Tổng chi

phí hoạt

động xây

dựng

+

Giá trị nguyên

vật liệu do chủ

đầu tư cung cấp

(nếu có)

+

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động xây

dựng, lợi nhuận

khác có liên quan

+

Thuế

GTGT phát

sinh phải

nộp

(2.10)

Tuy nhiên, tỉnh chỉ sử dụng kết quả tính theo phương pháp này để tham khảo;

còn chủ yếu sử dụng phương pháp giá trị dự toán như đã đề cập ở phần tính GO

ngành xây dựng theo quý.

- Theo giá so sánh: Áp dụng theo công thức số 2.9

2.2.1.3. Khu vực 3: Các ngành Dịch vụ

* Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ

khác (gọi tắt là bán buôn, bán lẻ và sửa chữa)

a. Phạm vi tính

Đối với tính quý

Là các tổ chức hoạt động bán buôn, bán lẻ và sửa chữa thuộc tất cả các thành

phần kinh tế xác định thường trú trên địa bàn tỉnh; hoạt động bán buôn, bán lẻ và sửa

chữa của các tổ chức kinh tế khác xác định thường trú trên địa bàn tỉnh có GO từ

10% trở lên và tách riêng được.

Tuy nhiên, trong xác định đơn vị thường trú thường bỏ sót các đơn vị cơ sở

không hạch toán kinh doanh độc lập.

Đối với tính năm

Xác định đơn vị thường trú và phạm vi ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa

giống như trong biên soạn GO theo quý. Thông tin còn thiếu các đơn vị cơ sở hoạt

Page 26: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

26

động trong ngành này không hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc các doanh

nghiệp có trụ sở chính ở ngoài tỉnh.

b. Nguồn thông tin

Đối với tính quý

- Nguồn thông tin cần thiết: Báo cáo tổng hợp về doanh thu thương nghiệp, dịch

vụ chia theo nhóm hàng và loại dịch vụ hàng tháng của thống kê thương mại để tính

GO theo giá hiện hành; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng quý để tính đổi về giá so sánh.

Hiện nay còn thiếu một số thông tin khác. Riêng CPI vùng chưa được Tổng

cục Thống kê thông báo hàng quý.

- Nguồn thông tin thay thế: Sử dụng các hệ số trị giá vốn hàng bán ra của hoạt

động thương nghiệp, trợ cấp sản phẩm, thuế sản phẩm, phí vận tải và phí thương mại

không do người sản xuất trả khi bán hàng chính thức hàng năm; hệ số GO quý từ kết

quả điều tra tính GDP theo quý; CPI hàng quý của tỉnh qua kết quả điều tra.

Đối với tính năm

- Nguồn thông tin cần thiết: Tương tự như nguồn thông tin tính GO theo quý.

Ngoài ra còn cần phải có các thông tin như: (i) Chỉ số giá nguyên vật liệu dùng cho

sản xuất; (ii) Chỉ số giá nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tổng hợp cho từng ngành.

- Nguồn thông tin thay thế: Tương tự nguồn thông tin tính GO theo năm.

c. Phương pháp tính

Đối với tính quý

- Theo giá hiện hành

+ Đối với hoạt động bán buôn và bán lẻ:

iiihh HDTGO (2.11)

Trong đó:

+ GOhhi: GO giá hiện hành ngành i

+ DTi : Doanh thu ngành thứ i

+ Hi : Hệ số GO ngành i so doanh thu (năm trước)

+ Đối với hoạt động sửa chữa:

GO = Tổng doanh thu

(Do không có thông tin về trợ cấp, thuế sản phẩm, phí, …)

- Theo giá so sánh: Sử dụng phương pháp giảm phát theo CPI từng ngành:

Page 27: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

27

i

hhissi

CPI

GOGO (2.12)

Đối với tính năm

- Theo giá hiện hành:

+ Đối với hoạt động bán buôn và bán lẻ: GO theo giá người sản xuất tính theo

2 phương pháp:

Phương pháp 1:

GO =

Tổng doanh thu về

bán hàng và cung

cấp dịch vụ

-

Trị giá

vốn hàng

bán ra

+

Thuế sản

phẩm (cả

VAT)

(2.13)

Phương pháp 2:

GO =

Tổng chi

phí sản

xuất kinh

doanh

+

Lợi nhuận

thuần từ

hoạt động

kinh doanh

-

Lợi nhuận

từ hoạt

động tài

chính

+

Lãi

vay

phải

trả

+

Thuế

sản

phẩm

(2.14)

+ Đối với hoạt động sửa chữa: GO theo giá người sản xuất:

GO = Tổng doanh thu về bán hàng

và cung cấp dịch vụ +

Thuế sản phẩm (cả VAT

không được khấu trừ) (2.15)

Hay:

GO =

Tổng chi

phí sản

xuất kinh

doanh

+

Lợi nhuận

thuần từ hoạt

động kinh

doanh

-

Lợi nhuận

từ hoạt

động tài

chính

+ Lãi vay

phải trả +

Thuế

sản

phẩm

(2.16)

- Theo giá so sánh: Áp dụng phương pháp giảm phát một lần theo CPI từng

ngành, công thức số (2.12).

* Vận tải kho bãi

a. Phạm vi tính

Đối với tính quý

Tỉnh không có vận tải đường sắt, đường ống, đường biển và hàng không. Các

hoạt động còn lại xác định đơn vị thường trú theo quy định.

Theo phạm vi này, thống kê thương mại chưa tính kết quả của các đơn vị sự

nghiệp hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải; hoạt động bưu chính

Page 28: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

28

và chuyển phát . Thống kê tài khoản quốc gia phải bổ sung các đơn vị thường trú này

vào phạm vi tính toán.

Đối với tính năm

- Xác định đơn vị thường trú và phạm vi ngành vận tải kho bãi giống như

trong biên soạn GO theo quý.

- Theo phạm vi này, thống kê tài khoản quốc gia bổ sung thống kê các đơn vị

sự nghiệp hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải; các đơn vị hoạt

động bưu chính và chuyển phát không hạch toán độc lập.

b. Nguồn thông tin

Đối với tính quý

- Nguồn thông tin cần thiết: Số liệu doanh thu, sản lượng hoạt động vận tải,

kho bãi từ báo cáo thống kê cơ sở, điều tra thống kê định kỳ vận tải, kho bãi; điều tra

giá tiêu dùng và điều tra giá cước vận tải; điều tra định kỳ về biên soạn tài khoản

quốc gia.

Nguồn thông tin này còn thiếu kết quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp; các

đơn vị hạch toán toàn ngành có hoạt động bưu chính và chuyển phát. Riêng giá cước

vận tải hàng hóa do Tổng cục Thống kê tính toán, thông báo nhưng chưa kịp thời; tỉnh

thực hiện tính toán chỉ số giá vận tải bình quân dựa vào quyền số GO năm trước.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: Chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp

vận tải; báo cáo quyết toán của các đơn vị sự nghiệp vận tải; số liệu tổng hợp về sản

lượng, doanh thu bưu chính và chuyển phát từ các đơn vị cơ sở và Sở Thông tin -

Truyền thông; số liệu tổng hợp về khối lượng hàng hóa, hành khách luân chuyển và

khối lượng hàng hóa thông qua cảng, bốc xếp; điều tra thu thập thông tin tính GDP

theo quý.

Đối với tính năm

- Nguồn thông tin cần thiết: Báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính năm của

doanh nghiệp; điều tra doanh nghiệp, điều tra cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm

nghiệp và thủy sản hàng năm; điều tra biên soạn tài khoản quốc gia; điều tra tính PPI

ngành vận tải, điều tra CPI. So với yêu cầu còn thiếu kết quả hoạt động của các đơn vị

sự nghiệp; các đơn vị hạch toán toàn ngành có hoạt động bưu chính và chuyển phát.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: Tương tự nguồn thông tin thay thế, đối

chiếu tính GO ngành Vận tải kho bãi phạm vi quốc gia, không bao gồm điều tra thu

thập thông tin tính GDP theo quý.

c. Phương pháp tính

Đối với tính quý

Page 29: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

29

- Theo giá hiện hành

+ Phương pháp doanh thu: Đối với doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh vận tải,

kho bãi và một số đơn vị sự nghiệp, đơn vị hạch toán toàn ngành trên địa bàn cung

cấp được doanh thu; kết hợp đối chiếu, so sánh với chỉ số phát triển sản lượng vận

tải kho bãi và chỉ số giá cước vận tải.

+ Phương pháp tính từ các yếu tố chi phí sản xuất: Đối với các đơn vị sự

nghiệp thực hiện hạch toán chi ngân sách.

- Theo giá so sánh: Sử dụng phương pháp giảm phát theo chỉ số giá từng

ngành:

i

ttiSSi

PPI

GOGO

hoặc i

ttiSSi

CPI

GOGO (2.17)

PPIi: Chỉ số giá cước vận tải, kho bãi quý báo cáo so với bình quân năm gốc

CPIi: Chỉ số giá tiêu dùng bưu điện quý báo cáo so với bình quân năm gốc

Đối với tính năm

- Theo giá hiện hành

+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi và một số đơn vị sự

nghiệp, đơn vị hạch toán toàn ngành trên địa bàn có hạch toán kế toán: Áp dụng

phương pháp doanh thu và phương pháp chi phí; đối với hộ cá thể kinh doanh vận

tải, kho bãi và một số đơn vị không hạch toán kế toán: Áp dụng phương pháp doanh

thu; kết hợp đối chiếu, so sánh với chỉ số phát triển sản lượng vận tải kho bãi và chỉ

số giá cước vận tải.

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước: Tổng hợp từ các

mục, tiểu mục chi theo mục lục ngân sách nhà nước được tính vào GO.

- Theo giá so sánh: Áp dụng công thức số (2.17).

* Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống

a. Phạm vi tính

Đối với tính quý

Vấn đề xác định đơn vị thường trú và phân ngành đối với ngành này tương đối

rõ ràng. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất do chế độ thu thập, tổng

hợp thông tin của thống kê chuyên ngành quy định.

Đối với tính năm

Xác định đơn vị thường trú và phạm vi ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giống

như trong biên soạn GO theo quý. Thống kê tài khoản quốc gia phối hợp với thống

Page 30: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

30

kê thương mại điều chỉnh phạm vi còn lẫn lộn giữa dịch vụ lưu trú với kinh doanh

nhà thuộc quyền sở hữu.

b. Nguồn thông tin

Đối với tính quý

- Nguồn thông tin cần thiết: Số liệu doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tổng

hợp từ báo cáo thống kê cơ sở, điều tra thống kê định kỳ; điều tra giá tiêu dùng; điều

tra định kỳ về biên soạn tài khoản quốc gia.

Nguồn thông tin này còn thiếu kết quả hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống

của các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc của các đơn vị hành chính sự nghiệp;

trị giá vốn hàng chuyển bán; thuế sản phẩm.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: Hệ số điều chỉnh kết quả tính toán hàng

năm so với số liệu thống kê thương mại; điều tra thu thập thông tin tính GDP theo

quý; thay thế CPI dịch vụ ăn uống bằng CPI nhóm ăn uống ngoài gia đình.

Đối với tính năm

- Nguồn thông tin cần thiết: Tương tự nguồn thông tin thu thập tính GO ngành

Vận tải kho bãi, tuy nhiên so với yêu cầu còn thiếu một số thông tin.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: Tổng điều tra cơ kinh tế, hành chính sự

nghiệp; thông tin về kết quả kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh trực

thuộc của các đơn vị hành chính sự nghiệp.

c. Phương pháp tính

Tính theo quý

- Theo giá hiện hành

GO =

Tổng doanh thu

về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

-

Trị giá

vốn hàng

chuyển bán

+ Thuế sản

phẩm (2.18)

- Theo giá so sánh

Sử dụng phương pháp giảm phát theo CPI của từng ngành để tính GO theo giá

hiện hành về giá so sánh:

i

hhissi

CPI

GOGO (2.19)

Tính theo năm

- Theo giá hiện hành

+ Đối với doanh nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc có hạch toán

kế toán: Áp dụng phương pháp doanh thu và phương pháp chi phí.

Page 31: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

31

+ Đối với hộ cá thể: Áp dụng phương pháp doanh thu.

- Theo giá so sánh: Sử dụng phương pháp giảm phát theo CPI, áp dụng công

thức (2.19).

* Các ngành dịch vụ còn lại

a. Phạm vi tính

Đối với tính quý

Việc xác định đơn vị thường trú vẫn dựa vào nguyên tắc chung của tài khoản

quốc gia. Tuy nhiên, do tính đa dạng và phức tạp về loại hình hoạt động nên việc

tính đúng, tính đủ phạm vi của nhóm ngành này tương đối khó khăn.

Tính theo năm

Vấn đề xác định đơn vị thường trú và phạm vi các ngành giống như đề cập

trong biên soạn GO theo quý. Thống kê tài khoản quốc gia bổ sung thêm một số

thông tin còn thiếu.

b. Nguồn thông tin

Đối với tính quý

- Nguồn thông tin cần thiết: Số liệu doanh thu, chi phí và các thông tin liên quan;

điều tra giá tiêu dùng; điều tra định kỳ về biên soạn tài khoản quốc gia.

Hiện nay việc cung cấp nguồn thông tin còn tồn tại nhiều hạn chế.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: Chi ngân sách nhà nước của Kho bạc và

Sở Tài chính; tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước tổng hợp; tỉ lệ phần tính

thêm hàng năm so với doanh thu của thống kê thương mại…

Đối với tính năm

- Nguồn thông tin cần thiết: Báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo tài chính năm của

doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp; điều tra doanh nghiệp và cơ sở kinh

tế cá thể phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; điều

tra biên soạn tài khoản quốc gia; điều tra tính CPI.

Vẫn còn thiếu thông tin về các chi nhánh của tập toàn, tổng công ty hạch toán

toàn ngành, các doanh nghiệp có trụ sở chính ngoài tỉnh v.v… Ngoài ra, hoạt động

của trụ sở văn phòng (thuộc ngành M) trong điều tra doanh nghiệp chưa chuẩn; chi

ngoài ngân sách nhà nước của các đơn vị sự nghiệp công khó khai thác.

- Nguồn thông tin thay thế, đối chiếu: Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự

nghiệp; điều tra Khảo sát mức sống; điều tra chuyên đề của tài khoản quốc gia về tỉ lệ

chi ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình.

c. Phương pháp tính

Page 32: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

32

Đối với tính quý

- Theo giá hiện hành: Với đặc thù đa dạng về hình thức tổ chức và nguồn thông

tin nên GO của nhóm ngành được tính theo nhiều phương pháp khác nhau:

+ Đối với doanh nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc có hạch toán

kế toán: Áp dụng phương pháp doanh thu và phương pháp chi phí.

+ Đối với hộ cá thể kinh doanh dịch vụ: Áp dụng phương pháp doanh thu:

GO tính theo

giá người sản

xuất

=

Tổng doanh thu

tiêu thụ về cung

cấp dịch vụ

+

Thuế sản phẩm (cả

VAT không được khấu

trừ)

(2.20)

+ Đối với hoạt động làm thuê công việc hộ gia đình trong các hộ tư nhân:

GO =

Chi phí hộ gia đình đi

thuê trả cho người

làm thuê (bằng tiền và

hiện vật)

×

Chi phí hộ gia đình đi thuê

phải nộp thay cho người

lao động đối với cơ quan

hữu quan (nếu có)

(2.21)

+ Đối với một số hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù, GO theo giá cơ bản

được tính các công thức riêng.

+ Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có chi hoạt động hoàn toàn từ ngân sách

nhà nước: GO của từng hoạt động bằng tổng cộng các khoản chi cho IC, chi cho

người lao động, khấu hao tài sản cố định và thuế sản xuất được quy định theo mục,

tiểu mục trong phần chi cho hoạt động từ nguồn Ngân sách nhà nước.

+ Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có chi hoạt động từ nguồn ngoài Ngân

sách nhà nước:

GO tính từ nguồn

kinh phí ngoài

NSNN chưa có

trong báo cáo quyết

toán NSNN

=

Nguồn kinh phí ngoài NSNN

chưa báo cáo

Nguồn kinh phí từ NSNN chi

cho hoạt động

×

GO tính từ

nguồn kinh phí

NSNN chi cho

hoạt động

(2.22)

Tỉ lệ nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước so với nguồn kinh phí từ ngân

sách nhà nước chi cho hoạt động có thể tổng hợp, tính toán từ một số đơn vị đại diện

cho ngành hoặc sử dụng tỉ lệ năm cơ bản của điều tra chuyên đề tài khoản quốc gia.

GO toàn đơn vị

(từ hai nguồn

kinh phí)

=

GO từ nguồn kinh phí

chi cho hoạt động của

NSNN

+

GO từ nguồn

kinh phí ngoài

NSNN

(2.23)

Page 33: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

33

- Theo giá so sánh: Áp dụng công thức 2.19 để tính chuyển GO theo giá hiện

hành về giá so sánh.

Đối với tính năm

- Theo giá hiện hành: Tương tự như phương pháp tính theo quý.

- Theo giá so sánh: Áp dụng theo công thức

i

hhiSSi

CPI

GOGO

Với CPIi là chỉ số giá tiêu dùng của năm báo cáo so với năm gốc. Có thể là CPI

từng ngành hoặc CPI chung theo quy định của Tổng cục Thống kê.

2.2.2. Chỉ tiêu IC

Nguồn thông tin cần thiết, nguồn thông tin thay thế để tính IC các ngành nông,

lâm nghiệp và thủy tính IC của nhóm ngành này tương đối đầy đủ hơn so với theo

quý nhưng vẫn còn một số hạn chế.

IC của năm báo cáo theo giá hiện hành được tính toán bằng cách sử dụng hệ số

IC của năm trước năm báo.

IC năm báo cáo theo giá so sánh được tính toán bằng cách áp dụng phương

pháp giảm phát một lần theo chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

(PPINN) hàng quý để tính IC, VA theo giá hiện hành về giá so sánh:

hh

hhSSSS

GO

ICGOIC (2.24)

Sử dụng HIC của vùng năm cơ bản có điều chỉnh, bổ sung hàng năm để tính IC

năm theo giá hiện hành.

IC năm theo giá so sánh được tính bằng cách áp dụng công thức số (2.24).

- Đối với ngành Công nghiệp ngoài phạm vi quy định của Vụ Thống kê Công

nghiệp, tỉnh có tính toán và bổ sung một số thông tin còn thiếu.

IC năm theo giá so sánh được tính bằng cách áp dụng công thức (2.24).

- Đối với ngành Xây dựng, việc xác định đơn vị thường trú vẫn theo nguyên

tắc xem đơn vị nhận thầu thi công hay còn gọi là bên B có trụ sở ở đâu thì xác định

đơn vị thường trú ở đó.

Để tính toán IC ngành Xây dựng theo quý cần dựa vào các nguồn thông tin cần

thiết tương tự nguồn thông tin tính GO ngành Xây dựng theo quý.

Thông tin tổng hợp về GO ngành xây dựng theo giá hiện hành vẫn chưa chuẩn

xác do chưa đồng nhất về phương pháp tính từ thống kê cơ sở; chưa có thông tin về

chỉ số giá xây dựng cũng như chỉ số giá nguyên vật liệu đầu.

Page 34: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

34

Phòng Tổng hợp sử dụng hệ số IC của năm trước năm báo cáo để tính IC theo

giá hiện hành.

- Phạm vi tính IC của ngành Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

và xe có động cơ khác tương tự như phạm vi tính GO của ngành.

Nguồn thông tin cần thiết để tính IC theo quý của ngành Bán buôn và bán lẻ;

sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tương tự như nguồn thông tin để

tính GO.

Thông tin để tính IC theo năm của ngành này tương tự như nguồn thông tin tính

GO theo năm.

Phòng Tổng hợp sử dụng hệ số IC của năm trước năm báo cáo để tính IC quý

theo giá hiện hành.

IC theo giá so sánh được tính toán bằng cách áp dụng phương pháp giảm phát

một lần theo CPI từng ngành, phương pháp tính tương tự công thức (2.25).

Đối với ngành Vận tải kho bãi, phạm vi tính, nguồn thông tin cần thiết để tính

IC tương tự như đối với GO.

- Phòng Tổng hợp sử dụng hệ số IC của năm trước năm báo cáo để tính IC và

theo giá hiện hành. IC theo giá so sánh được tính toán dựa vào phương pháp giảm

phát một lần theo chỉ số giá vận tải, kho bãi bình quân hàng quý.

Phạm vi tính IC của Dịch vụ lưu trú và ăn uống tương tự như phạm vi tính GO

của ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống.

- Nguồn thông tin cần thiết để tính toán IC của ngành dịch vụ lưu trú và ăn

uống còn thiếu chỉ số giá nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Riêng CPI của dịch vụ ăn

uống chưa được tính đúng với phạm vi của ngành. Do đó phòng Tổng hợp sử dụng

thông tin thay thế, đối chiếu từ các nguồn khác.

- Phòng Tổng hợp sử dụng hệ số IC của năm trước năm báo cáo để tính IC theo

giá hiện hành. IC theo giá so sánh.

- Vấn đề xác định đơn vị thường trú và phạm vi các ngành giống như đề cập

trong biên soạn GO. Ngoài phạm vi của thống kê chuyên ngành, thống kê tài khoản

quốc gia bổ sung thêm một số thông tin.

- Nguồn thông tin cần thiết phục vụ tính toán chỉ tiêu IC tương tự như thông tin

để tính toán GO, tuy nhiên còn thiếu thông tin các chi nhánh của tập toàn, tổng công

ty hạch toán toàn ngành, các doanh nghiệp có trụ sở chính ngoài tỉnh; cơ sở sản xuất

kinh doanh trực thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; hoạt

động làm thuê công việc gia đình.

Phòng Tổng hợp sử dụng hệ số IC của năm trước năm báo cáo để tính IC quý

theo giá hiện hành.

Page 35: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

35

IC theo giá so sánh được tính toán bằng cách áp dụng phương pháp giảm phát

một lần theo CPI từng ngành, phương pháp tính tương tự công thức (2.24).

2.2.3. Chỉ tiêu VA và GRDP

Theo phản ánh của nhiều Cục Thống kê, báo cáo của các Vụ chuyên ngành vẫn

không đầy đủ phạm vi theo yêu cầu nên cán bộ tài khoản quốc gia phải ước thêm

hoặc tính lại dựa vào tính chủ quan và chuyên gia.

Khi tính chuyển về giá so sánh, các Cục Thống kê thực hiện giảm phát khác nhau.

Trong thực tế, khi kiểm tra số liệu báo cáo chính thức theo phân ngành 1993

của các Cục Thống kê, hiện tượng chỉ số giảm phát của một số ngành quá lớn đến

mức bất hợp lý vẫn xảy ra (chỉ số giảm phát trên 10 lần) dẫn đến tốc độ tăng giá có

nơi trên 7000% như Ninh Thuận. Ngược lại, cũng có nhiều tỉnh, hệ số giảm phát của

các ngành lại quá nhỏ so với các tỉnh khác trong vùng (chỉ khoảng 0.5 lần).

Khi tính VA, các Cục Thống kê đều dựa vào hệ số chi phí trung gian của Tổng

cục Thống kê ban hành trong quá trình tính toán. Tuy nhiên nhiều tỉnh tự điều chỉnh

hệ số này cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

Tuy nhiên nhiều Cục có những điều chỉnh quá lớn dẫn đến hệ số “nhảy nhót”

so với các năm mà không có những lý giải hợp lý.

GRDP của các tỉnh, thành phố

Đối với tính quý

Xuất phát từ nguồn thông tin hiện có, phương pháp sản xuất là phương pháp

chính để tính chỉ tiêu GRDP.

Hệ thống chỉ số giá sản xuất cho vùng hiện vẫn chưa được đầy đủ và đang

được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng cả về yêu cầu đầy đủ và kịp thời phục vụ cho

tính GRDP của các tỉnh thành phố theo quý hoặc 6 tháng.

Đối với tính năm

Hàng năm, chỉ tiêu GRDP trên địa bàn các tỉnh thành phố chỉ tính được theo

phương pháp sản xuất. Hiện nay GRDP vẫn được tính như trong hướng dẫn của Chế

độ báo cáo, bằng tổng VA cộng với thuế nhập khẩu. Tính GRDP theo giá so sánh

theo năm cũng đang gặp một số khó khăn như trong tính GRDP quý theo giá so sánh

đã nói ở trên.

2.3. THỰC TRẠNG TIN HỌC HÓA BIÊN SOẠN, TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO,

IC, VA VÀ GDP

Có thể nói, về cơ bản việc tính toán, tổng hợp chỉ tiêu GO, IC và VA được thực

hiện thủ công tại hầu hết các đơn vị ở cả trung ương và địa phương hàng quý và năm.

Page 36: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

36

Trên thực tế, năm 2009 và 2010, Vụ Hệ thống TKQG phối hợp với Trung tâm

tin học khu vực 2 đã xây dựng phần mềm tính toán chỉ tiêu GO hàng năm cho các

ngành có thông tin từ báo cáo Thu chi Ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, do Kho bạc

Nhà nước tỉnh, thành phố - đơn vị cung cấp thông tin về chi Ngân sách trên địa bàn

chi tiết theo mục, tiểu mục với dung lượng lớn đã không thể chuyển đổi sang số liệu

với định dạng Excel hoặc định dạng dbf nên phần mềm này không thể sử dụng được.

Một số năm gần đây, Vụ Hệ thống TKQG cũng đã phối hợp với một số Vụ Thống

kê chuyên ngành (Vụ Thống kê Công nghiệp; Vụ Thống kê Thương mại) xây dựng

thuật toán tính toán chỉ tiêu GO phục vụ cho việc tính toán kết quả đầu ra của điều tra

hàng năm (Điều tra Doanh nghiệp; Điều tra Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể).

Tại Vụ Hệ thống TKQG, việc tính toán chỉ tiêu GO, VA của các ngành do các

chuyên viên đảm nhiệm tính toán định kỳ. Công việc được thực hiện độc lập, hoàn

toàn phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm của các chuyên viên. Tình

hình này diễn ra tương tự tại phòng Tổng hợp tại các Cục Thống kê địa phương.

Tóm lại, việc tính toán chỉ tiêu GO, VA hiện nay ở cả trung ương lẫn địa

phương đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề, đặc

biệt trong phạm vi và phân tổ. Việc hoàn thiện một quy trình tính thống nhất để áp

dụng cho cả trung ương và địa phương là cần thiết, làm tiền đề cho việc nâng cao

chất lượng số liệu thống kê, đặc biệt là số liệu thống kê tài khoản quốc gia. Đây

cũng là căn cứ quan trọng để tin học hóa hoạt động biên soạn và tổng hợp các chỉ

tiêu GO, IC, VA và GDP/GRDP ở cả trung ương và địa phương.

CHƢƠNG 3

HOÀN THIỆN VÀ TIN HỌC HÓA

QUY TRÌNH TỔNG HỢP CHỈ TIÊU GO, IC, VA, GDP

3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY TRÌNH

3.1.1. Nguyên tắc chung

Xây dựng quy trình tổng hợp chỉ tiêu GO; IC và GDP là một thực tế khách

quan cần được tiến hành nhanh chóng để sớm phát huy tác dụng. Việc xây dựng quy

trình này cần tuân theo một số nguyên tắc chung sau:

3.1.1.1. Đảm bảo tính toàn diện

Quy trình phải đảm bảo được tính cụ thể của từng nghiệp vụ chuyên ngành vừa

đảm bảo được tính đầy đủ về phạm vi, có thể tổng hợp cho toàn nền kinh tế hay toàn

khu vực kinh tế; các chỉ tiêu phải được khâu nối trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau;

đảm bảo vừa phù hợp với phương pháp luận của quốc tế về thống kê tài khoản quốc

gia, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Page 37: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

37

3.1.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Quy trình tính và tổng hợp chỉ tiêu phải đảm bảo tính hệ thống; các chỉ tiêu được

liên kết với nhau thành hệ thống và được liên kết chặt chẽ trong quá trình tính toán.

3.1.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Các chỉ tiêu đầu vào và các bước tính toán đưa vào áp dụng phải hợp lý trên cơ

sở nguồn số liệu có thể thu thập, tổng hợp và tính toán được một cách thuận tiện để

có được số liệu tính toán đáp ứng được các yêu cầu đề ra.

3.1.2. Nguyên tắc cụ thể

Một số nguyên tắc cụ thể như sau:

(1) GO trong quy trình là GO theo giá cơ bản

(2) Việc tính toán và điều chỉnh chỉ tiêu mục tiêu VA phải bắt nguồn từ chỉ tiêu

GO và các chỉ tiêu có liên quan (hệ số IC, chỉ số giá) của từng ngành;

(3) Áp dụng giảm phát hai lần rút gọn để ước tính VA cho tất cả các ngành;

(4) Quy trình được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn ngành đến khối

ngành, và cuối cùng tổng hợp cho toàn bộ các ngành.

(5) Quy trình thống nhất phạm vi, nguồn thông tin và phương pháp tính giữa

trung ương và địa phương.

GRDP/GDP được tính theo phương pháp sản xuất thống nhất theo các bước

mà đề tài đề xuất ở phần tiếp theo.

3.2. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH

3.2.1. Sơ đồ quy trình tổng hợp các chỉ tiêu GO, IC, VA

3.2.1.1. Sơ đồ quy trình chung

Sơ đồ 4: Sơ đồ khái quát chung của tất cả các ngành

Sơ đồ 4 mô tả khái quát quy trình tính các chỉ tiêu GO, IC và VA của tất cả các

ngành. Theo đó, mỗi ngành cần có các thông tin đầu vào, các biểu đầu ra và nội dung

Page 38: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

38

kiểm tra, so sánh chi tiết cho từng chỉ tiêu. Hay nói cách khác, điểm bắt đầu của quy

trình là thông tin đầu vào để tính GO các ngành, điểm kết thúc là GDP hay GRDP

cho cả nước hoặc tỉnh, thành phố. Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và các

chỉ tiêu kiểm tra là mối liên hệ một chiều.

Sơ đồ 5: Sơ đồ tổng hợp kết quả đầu ra

3.2.1.2. Sơ đồ tính toán chi tiết theo từng khu vực

Sơ đồ 6: Sơ đồ tính toán của KVI: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

PPI

Sơ đồ 7: Sơ đồ tính toán của KVII: Công nghiệp, Xây dựng

PPI

Kiểm tra

1.Chỉ số giảm phát GO,

IC,VA

2. Cơ cấu theo giá hiện

hành và so sánh

3.Hệ số IC theo giá hiện

hành

GOhh IChh VAhh

GOss ICss

CSG nvl đầu

vào

VAss

Thông

tin tính

GOhh

(Doanh

thu, chi

phí)

=

Hệ

số IC

Dịch vụ khác còn

lại

Khu vực I

Khu vực II

Tài chính, BH,

NH và HC công

Theo

VSIC

2007

cấp I,II

Ngành NN

Ngành LN

Ngành TS

Ngành Xây dựng

Thuế SP, NK trừ trợ

cấp SP, NK

Ngành Công Nghiệp

…………

…………

TOÀN

NỀN

KINH TẾ

…………

…………

Kiểm tra

1.Chỉ số giảm phát GO,

IC,VA

2. Cơ cấu theo giá hiện

hành và so sánh

3. Hệ số IC theo giá

hiện hành

=

Thông

tin tính

GOss

(Qi x Pi)

GOss ICss VAss Hệ số

IC

GOhh IChh

CSG nvl đầu vào

VAhh

Page 39: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

39

Sơ đồ 8: Sơ đồ tính toán của các hoạt động Tài chính, Ngân hàng,

Bảo hiểm và Hành chính công

Sơ đồ 9: Sơ đồ tính toán của các hoạt động dịch vụ khác còn lại

3.2.1.3. Sơ đồ tổng hợp chỉ tiêu GDP (GRDP)

Sơ đồ 10: Sơ đồ tổng hợp chỉ tiêu GDP (GRDP) từ VA theo giá cơ bản

VA ngành Nông nghiệp

VA Ngành…

VA Ngành ….

VA ngành Công nghiệp

VA ngành Nông nghiệp

VA Ngành…

VA ngành Công nghiệp

VA Ngành …. ∑VA

cbhh +

Thuế sản phẩm

(VAT,…thuế NK,)

theo giá hiện hành -

Trợ cấp sản phẩm

Chỉ số

giá VA

Thuế sản phẩm

(VAT,…thuế NK,)

theo giá so sánh –

Trợ cấp sản phẩm

∑VAcb

ss + = GDP theo giá

so sánh

= GDP theo giá

hiện hành

Tính GO

từ thông tin

của NH, BH

và Bộ TC

Kiểm tra

1. Chỉ số giảm phát GO, IC,

VA

2. Cơ cấu theo giá hiện hành, so

sánh

3. Hệ số IC theo giá hiện hành

GOhh GOss PPI

IChh ICss

Hệ số IC

VAss

CSG nvl

đầu vào

VAhh

=

Thông tin

tính GOhh

từ vụ

thống kê

chuyên

ngành

Kiểm tra

1. Chỉ số giảm phát GO, IC,VA

2. Cơ cấu theo giá hiện hành và

so sánh

3. Hệ số IC theo giá hiện hành

GOhh GOss

Hệ số IC

PPI DV

IChh ICss

VAss VAhh

CSG nvl

đầu vào

=

Page 40: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

40

3.2.2. Quy trình biên soạn và tổng hợp

3.2.2.1. Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO, IC và VA

Quy trình biên soạn các chỉ tiêu GO, IC và VA được xây dựng dựa trên

phương pháp giảm phát hai lần rút gọn.

Quy trình biên soạn GO, IC và VA khái quát cho các ngành được trình bày ở sơ

đồ 4. Quy trình biên soạn cho từng khối ngành được thể hiện từ sơ đồ 6 đến sơ đồ 9.

Quy trình biên soạn số liệu theo quý và theo năm không có sự khác biệt. Chỉ

khác nhau ở thông tin đầu vào để tính toán theo năm đảm bảo hơn và chi tiết hơn

theo quý. Các bước tính toán ở trung ương và địa phương cũng hoàn toàn thống nhất

theo trình tự chung dưới đây:

Bước 1: Tính GO theo giá hiện hành và giá so sánh

Bước 2: Tính IC so sánh từ GO so sánh và hệ số IC

Bước 3: Tính IC theo giá hiện hành từ IC so sánh

Bước 4: Tính VA giá hiện hành bằng hiệu số của GO giá hiện hành và IC giá

hiện hành;

Bước 5: Tính VA giá so sánh bằng hiệu số của GO giá so sánh và IC giá so

sánh.

3.2.2.2. Quy trình tổng hợp chỉ tiêu GDP/GRDP

Quy trình này nhằm tổng hợp kết quả tính toán riêng của các ngành để tính chỉ

tiêu GDP cho cả nước và GRDP cho các tỉnh, thành phố.

Quy trình này gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Tính tổng VA giá hiện hành của tất cả các khối ngành;

Bước 2: Tính tổng VA giá so sánh của tất cả các khối ngành;

Bước 3: Tính chỉ số giảm phát VA chung (Tổng VAhh/Tổng VAss);

Bước 4: Tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh

Bước 5: GDPhh (GRDPhh) = Tổng VAhh + Thuế SP trừ trợ cấp SPhh

Bước 6: GDPss (GRDPss) = Tổng VAss + Thuế SP trừ trợ cấp SPss

3.2.2.3. Kết quả quy trình tính toán

Kết quả đầu ra sau khi tính toán tất cả các ngành và tổng hợp chung được cụ

thể bằng các biểu mẫu, trình bày theo 21 ngành cấp 1 của VSIC 2007 và tổng số

chung của toàn nền kinh tế, trong đó số liệu của 21 ngành cấp 1 được tổng hợp từ 88

ngành cấp 2. Các biểu đầu ra được trình bày mặc định theo các nội dung sau:

Page 41: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

41

- Giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm theo giá hiện hành và

so sánh;

- Cơ cấu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm;

- Tốc độ phát triển giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm;

- Chỉ số giảm phát giá trị tăng thêm;

- Chỉ số giá trị tăng thêm.

Ngoài ra có thể cho phép đưa ra kết quả đầu ra theo lựa chọn riêng.

Đối chiếu với quy trình sản xuất thông tin Thống kê Việt Nam cấp cao tại

Quyết định số 945/QĐ-TCTK, Quy trình biên soạn chỉ tiêu GO, IC và VA, GDP

tương ứng với bước 4. Xử lý thông tin.

3.3. TIN HỌC HÓA QUY TRÌNH BIÊN SOẠN VÀ PHẦN MỀM THỬ NGHIỆM

3.3.1. Thuật toán

3.3.1.1. Thuật toán cho các ngành

Thuật toán được trình bày theo ngành cấp 1 VSIC2007 trong Phụ lục 4, chi

tiết đến ngành cấp 2, với các cột biểu thị theo quý và năm. Trong mỗi ngành, thuật

toán được trình bày lần lượt theo các biểu đầu vào, đầu ra và thuật toán.

3.3.1.2. Thuật toán tổng hợp

Thuật toán tổng hợp đơn giản chỉ là việc tổng hợp các chỉ tiêu GO, IC và VA,

trước hết theo khu vực I, khu vực II và khu vực III, sau đó tính tổng số chung để

được kết quả cho toàn nền kinh tế.

3.3.2. Phần mềm thử nghiệm

Phần mềm thử nghiệm được viết trên ngôn ngữ lập trình Microsoft Visual

Foxpro 9.0 với 22 mô-đun, trong đó 21 mô-đun tương ứng với quy trình tính toán

của 21 ngành cấp I và một mô-đun tương ứng với quy trình tổng hợp chỉ tiêu

GDP/GRDP. Chương trình phần mềm hoàn thiện có thể chạy thử kết quả đầu ra một

số ngành của khu vực I và khu vực II.

3.3.2.1. Mô hình lý thuyết

3.3.2.2. Mô hình vật lý

3.3.2.3. Mô hình thực thể quan hệ

Page 42: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

42

3.3.2.4. Một số giao diện chính của phần mềm

Hình 1: Giao diện chính của phần

mềm

Hình 2: Danh mục chỉ số giá theo quý và

năm của 31 nhóm sản phẩm

Hình 3: Dữ liệu đầu vào

Hình 4: Kết quả được kết xuất ra định

dạng Excel

3.3.3. Kết quả tính thử nghiệm giá trị tăng thêm theo quý của các ngành

của khu vực I, khu vực II

Đề tài tiến hành tính thử nghiệm cho các ngành của khu vực I gồm 3 ngành

kinh tế cấp 2 và khu vực II gồm 39 ngành kinh tế cấp 2 cho thời kỳ 2010 - 2012.

3.3.3.1. Nguồn số liệu đầu vào

Để ước tính giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế hàng quý, trước tiên cần

thực hiện các bước sau:

+ Cập nhật giá trị sản xuất của các ngành gồm cả giá hiện hành và giá so sánh

theo quý vào chương trình máy tính;

+ Sử dụng tỷ lệ chi phí trung gian theo ngành kinh tế cấp 2 đã được đưa vào

chương trình;

+ Sử dụng quyền số các yếu tố trong chi phí trung gian được gộp từ bảng IO

2007;

Page 43: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

43

+ Cập nhật chỉ số giá nguyên vật liệu đầu vào, chỉ số PPI và chỉ số CPI (đối với

một số ngành dịch vụ không có chỉ số giá nguyên vật liệu đầu vào) theo quý.

3.3.3.2. Phương pháp tính và kết quả đầu ra

a. Phương pháp tính

Quy trình tính toán số liệu thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính chi phí trung gian theo giá so sánh

Chi phí trung

gian theo giá

so sánh

=

Giá trị sản

xuất theo

giá so sánh

x

Tỷ lệ chi phí trung gian

so với giá trị sản xuất

năm 2007

Bước 2: Tính giá trị tăng thêm theo giá so sánh theo công thức:

Giá trị tăng thêm

theo giá so sánh =

Giá trị sản xuất

theo giá so

sánh

-

Chi phí trung

gian theo giá so

sánh

Lưu ý: Trong chương trình tính toán sử dụng tỷ lệ chi phí trung gian theo

ngành kinh tế cấp 2 (VSIC 2007) năm 2007 cố định để tính cho thời kỳ 2010 - 2012.

Bước 3: Tính chi phí trung gian theo giá hiện hành theo công thức:

Chi phí trung gian

theo giá hiện hành

kỳ báo cáo

=

Chi phí trung gian

theo giá so sánh

kỳ báo cáo

x

Chỉ số giảm phát

nguyên vật liệu đầu

vào kỳ báo cáo

Chỉ số giảm phát

nguyên vật liệu đầu

vào kỳ báo cáo

=

Chỉ số giảm phát

nguyên vật liệu

đầu vào kỳ trước

x Chỉ số giá

nguyên vật liệu

kỳ báo cáo

Trong đó: Những ngành không có chỉ số giá nguyên vật liệu đầu vào sử dụng

chỉ số CPI để thay thế.

Bước 4: Tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm giá hiện hành theo công thức:

Giá trị tăng thêm

theo giá hiện

hành

=

Giá trị sản

xuất theo giá

hiện hành

-

Chi phí trung

gian theo giá

hiện hành

b. Kết quả đầu ra

Theo quy trình tính toán đã được trình bày ở trên tính được giá trị tăng thêm

theo ngành cấp 1 và cấp 2 của các ngành khu vực I và khu vực II theo giá hiện hành

và giá so sánh năm 2010.

Page 44: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Tin học hóa công tác thống kê trong tổng hợp và xử lý thông tin cho từng lĩnh

vực công tác là nhiệm vụ cần được thực hiện từng bước trong thời gian tới. Bởi vì

công nghệ thông tin là công cụ hữu hiệu đáp ứng được yêu cầu chính xác, đầy đủ,

kịp thời về số liệu mà ngành thống kê đảm nhiệm. Để có thể ứng dụng được các

chương trình phần mềm vào tổng hợp và xử lý số liệu thống kê, trước hết cần xây

dựng quy trình với các bước thực hiện rõ ràng và chi tiết. Quy trình tính toán các chỉ

tiêu tài khoản quốc gia theo phương pháp sản xuất - phương pháp chính để biên soạn

chỉ tiêu GDP nhằm tin học hóa một phần công tác thống kê tài khoản đã được

nghiên cứu và xây dựng trong đề tài này, nhằm đáp ứng yêu cầu nói trên.

Trước khi đi vào xây dựng quy trình và phần mềm tính toán, đề tài đã trình bày

cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm căn cứ đề xuất một quy trình tính toán các chỉ tiêu

GO, IC và VA phù hợp với phương pháp luận thống kê tài khoản quốc gia và thực

tiễn của Việt Nam. Quy trình này cũng được xây dựng trên nguyên tắc thống nhất về

nguồn thông tin và phương pháp tính giữa trung ương và địa phương. Các quy trình

áp dụng cho các ngành được chi tiết hóa với các biểu đầu vào, đầu ra và thuật toán

liên kết giữa từng chỉ tiêu trong mỗi biểu đầu vào, đầu ra.

2. Kiến nghị

Để có thể thực hiện được tin học hóa việc biên soạn các chỉ tiêu giá trị sản

xuất, chi phí trung gian và tổng sản phẩm quốc nội ở cả cấp trung ương và địa

phương cần triển khai các bước sau đây:

1. Thống nhất về phạm vi, cách tính các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu GO ở tất

cả các chuyên ngành. Cụ thể:

- Chỉ tiêu GO cần được tính theo giá cơ bản vì: (i) Phương pháp luận của hệ

thống TKQG từ trước đến nay đều khuyến cáo nên tính theo giá này và nhiều nước

đều tính GO theo giá cơ bản; (ii) GO theo giá cơ bản dễ thực hiện trong tất cả các

ngành, phù hợp với chế độ hạch toán kế toán của Việt Nam hiện nay; (iii) Tại trung

ương, gần như các ngành (trừ các ngành công nghiệp) đã tính GO hoặc các chỉ tiêu

có liên quan (chỉ số giá PPI, chỉ số giá dịch vụ, tổng mức bán lẻ,…) đều tính theo

giá cơ bản.

- Đối với hoạt động dịch vụ công nghiệp chế biến, cần tách riêng hoạt động gia

công trong tổng hợp kết quả đầu ra.

- Phạm vi tính của một số ngành tại địa phương cần có hướng dẫn cụ thể, chi

tiết đối với những trường hợp đặc thù và quan trọng nhất là thống nhất giữa thống

kê chuyên ngành và thống kê tài khoản quốc gia về phạm vi, nội dung và phương

pháp tính.

Page 45: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.4-B11-12 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/3002/04. 2.1.4-B11-12.pdf · các chỉ tiêu trong Hệ thống tài khoản quốc gia đồng bộ

45

2. Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia chủ trì, phối hợp với các Vụ Thống kê

chuyên ngành xây dựng quy trình tính toán chi tiết theo từng bước, với biểu mẫu đầu

vào, đầu ra cụ thể có thể thực hiện thống nhất ở trung ương và địa phương. Riêng vụ

Hệ thống tài khoản quốc gia chủ động xây dựng quy trình biên soạn, tổng hợp chỉ

tiêu IC, VA, GDP, GRDP trên cơ sở khai thác thông tin từ các vụ thống kê chuyên

ngành trong Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan

có liên quan khác.

3. Trên cơ sở các yêu cầu đầu vào tính toán các chỉ tiêu, rà soát, bổ sung nguồn

thông tin để đảm bảo chất lượng số liệu các chỉ tiêu đầu ra. Khi có đủ điều kiện, đề

nghị tính tốc độ tăng trưởng theo giá liên hoàn thay cho giá định gốc hiện nay.

4. Trên cơ sở các bước trong quy trình, phân công trách nhiệm thực hiện giữa

các vụ thống kê chuyên ngành. Công việc này được thực hiện với hệ thống biểu mẫu

báo cáo cụ thể về nội dung, thời gian, hình thức báo cáo và được cập nhật vào phần

mềm thi đua của Tổng cục làm căn cứ để các vụ có thể chấm điểm thi đua lẫn nhau.

5. Các Vụ Thống kê chuyên ngành chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các

Cục Thống kê tỉnh, thành phố thực hiện tính toán các chỉ tiêu được phân công theo

đúng các bước đã được xây dựng và ban hành ở trên.

6. Từng bước tin học hóa các quy trình tính toán ở cấp trung ương và địa

phương trên cơ sở thống nhất và đồng bộ giữa công tác thống kê chuyên ngành và

thống kê tài khoản quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Commisson of the Euroupean Communities, International Moneytary Fund,

Organisation for Economic Co-operation and Development, United Nations, World

Bank (2009), System of national Accounts 2008;

2. Department of Economic and Social Affairs, Statistics Division, United Nations

New York (2003), National Accounts: Apractical introduction;

3. United Nation (2003), Input – Output table compilation and analysis;

4. Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê (2003), Phương pháp

biên soạn Hệ thống Tài khoản quốc gia ở Việt Nam;

5. Vụ Thống kê Công nghiệp (2012), Tài liệu phục vụ Hội nghị tập huấn;

6. SunShine Gimasys JSC (2011), “Giới thiệu về BPM”.