201
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ TRỌNG HÙNG ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ TRỌNG HÙNG

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2017

Page 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ TRỌNG HÙNG

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 62 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS TRƯƠNG THỊ THÔNG

2. TS ĐẶNG KIM OANH

HÀ NỘI - 2017

Page 3: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ

theo quy định.

Tác giả luận án

Vũ Trọng Hùng

Page 4: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8

1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần

tập trung nghiên cứu 22

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG

BỘ TỈNH VĨNH PHÚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 24

2.1. Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 25

2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 41

2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 49

Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO

ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ

NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 67

3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình hoạch định chủ trương

của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 67

3.2. Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 76

3.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 82

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 104

4.1. Một số nhận xét 104

4.2. Kinh nghiệm chủ yếu 127

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 176

Page 5: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCKT Cơ cấu kinh tế

CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp tác xã

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 6: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc (1990-1996) 30

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp (2001-2005) 58

Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm (1997-2005) 62

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 70

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 91

Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp (2006-2010) 94

Bảng 3.4: Số lượng gia súc, gia cầm (2006-2010) 96

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 97

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 99

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2005) 55

Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

(1997-2005) 56

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh

Vĩnh Phúc (2006-2010) 88

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 90

Page 7: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vị

trí, vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Sản phẩm

của nông nghiệp không những đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của đời sống xã hội,

mà còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và đóng góp

một phần quan trọng vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân, thúc đẩy kinh tế - xã

hội phát triển. Trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Hồ Chí Minh

khẳng định: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta

lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông

mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta

giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [90, tr.215].

Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nên

trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi tiến hành sự nghiệp

đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng luôn quan tâm và đưa ra những

chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh

đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) nông nghiệp theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), nhằm phát triển một nền kinh tế nông

nghiệp hiện đại, bền vững với cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp hợp lý,

góp phần thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế, điều hòa hợp lý nguồn nhân

lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế của mỗi vùng,

miền… Đây là một trong những nội dung quan trọng về đường lối phát triển

kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp của Đảng nhằm từng bước xây

dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông nghiệp

Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ, tạo ra bước phát triển có tính đột phá trên lĩnh

vực sản xuất hàng hóa, tác động sâu sắc đến các ngành công nghiệp, dịch vụ...

Page 8: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

2

CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế -

xã hội phát triển và tạo tiền đề, cơ sở cho sự ổn định trong đời sống chính trị,

xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Những thành tựu đạt được trong

những năm đổi mới đã chứng minh chủ trương CDCCKT nông nghiệp của

Đảng là đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, đáp ứng

nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế nông nghiệp nước

ta còn một số hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp có xu hướng

giảm dần, sức cạnh tranh thấp, CCKT nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch

chậm; trong nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phát triển thiếu bền

vững, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn còn thấp, chênh

lệch giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao…

Trước tình hình đó, Đảng cần tiếp tục bổ sung và phát triển chủ trương phát

triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc CDCCKT

nông nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện

đại, phát triển bền vững.

Vĩnh Phúc là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí phát triển kinh tế

thuận lợi - tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nên có nhiều lợi thế trong việc phát

triển kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Trong thời kỳ cùng

nhân dân cả nước thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại,

trên cơ sở đánh giá thực tiễn quản lý và củng cố hợp tác xã (HTX); từ thực

trạng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, ngày 10-9-1966, Ban Thường vụ Tỉnh

ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TU “Về một số vấn đề quản

lý lao động trong HTX nông nghiệp hiện nay” (gọi tắt là Khoán hộ). Với Nghị

quyết số 68-NQ/TU, Vĩnh Phúc trở thành một trong những địa phương tiên

phong thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động ngay từ những

năm 1966-1968 và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế

nông nghiệp trong cả nước.

Page 9: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

3

Phát huy truyền thống quê hương “Khoán hộ”, bước vào thời kỳ đẩy

mạnh sự nghiệp đổi mới của Đảng theo hướng CNH, HĐH, từ khi tái lập tỉnh

năm 1997 đến năm 2010, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng

của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề CDCCKT nông nghiệp đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động quán

triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và kịp thời hoạch định những

chủ trương về CDCCKT nông nghiệp sát hợp với tình hình thực tiễn của địa

phương và từng bước tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp và

CDCCKT nông nghiệp của Đảng, trong những năm 1997-2010, dưới sự

lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông

nghiệp Vĩnh Phúc đạt được nhiều thành tựu khá to lớn: Kinh tế nông

nghiệp tăng trưởng khá nhanh, CCKT nông nghiệp có nhiều chuyển biến

tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và lâm nghiệp, tăng tỷ

trọng ngành chăn nuôi, thủy sản; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ

chuyển trong nội ngành nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích

cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đời

sống người nông dân từng bước được cải thiện và ngày càng nâng cao.

Những thành tựu đạt được trong kinh tế nông nghiệp cũng góp phần tạo ra

những chuyển biến tích cực về mặt xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội ổn định; đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả

bề rộng lẫn chiều sâu.

Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn của một nền

kinh tế thuần nông, điểm xuất phát thấp, nên trong quá trình Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, còn bộc

lộ một số hạn chế. Tốc độ CDCCKT nông nghiệp chưa mạnh, sự chuyển dịch

chưa đều và bền vững, dẫn đến hiệu quả kinh tế nông nghiệp chưa cao, chưa

Page 10: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

4

tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho

Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phải tiếp tục đẩy mạnh CDCCKT nông

nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh

thái và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu

cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về CDCCKT nông nghiệp

theo hướng CNH, HĐH, góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn

để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc có những chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả trong lãnh

đạo CDCCKT nông nghiệp, góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển

theo hướng CNH, HĐH; đồng thời đúc rút kinh nghiệm cho việc giải quyết

những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, là việc làm cần thiết,

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Với ý nghĩa đó, Nghiên cứu sinh chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến

năm 2010" làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản

Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT

nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết

quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong

quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp và bước đầu đúc rút một số

kinh nghiệm.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích những yếu tố tác động đến CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh

Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2010.

Page 11: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

5

- Hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng tỉnh Vĩnh

Phúc về CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, qua hai giai đoạn

1997-2005 và 2006-2010.

- Đánh giá ưu, khuyết điểm, làm rõ nguyên nhân và đúc rút những kinh

nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông

nghiệp trong những năm 1997-2010.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về

CDCCKT ngành nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo

của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp. Trong đó, luận án chủ

yếu tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về sự

chuyển dịch giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chuyển

dịch cơ cấu nội ngành.

- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến

năm 2010 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, là mốc

đánh dấu hoàn thành các Chương trình kinh tế trọng điểm đề ra đầu nhiệm kỳ

Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về nông

nghiệp và CDCCKT nông nghiệp.

Page 12: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

6

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp phương pháp lịch sử và

phương pháp logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác

như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp... để làm rõ quá trình Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp.

5. Nguồn tư liệu

- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư… của

Đảng, Chính phủ, Nhà nước và của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường

vụ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc và các sở, ban, ngành chuyên

môn của tỉnh có liên quan… về phát triển kinh tế nông nghiệp và

CDCCKT nông nghiệp.

- Kế thừa kết quả nghiên cứu của một số luận văn, luận án, các công

trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của tập thể, cá nhân các nhà

khoa học.

- Tài liệu điền dã: Chủ yếu là nguồn tài liệu nghiên cứu sinh khảo sát

thực tế ở địa phương về CDCCKT nông nghiệp.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học

- Luận án góp phần hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông

nghiệp tế từ năm 1997 đến năm 2010.

- Bước đầu nêu một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số

kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo

CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh, góp

phần tổng kết lý luận và thực tiễn của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Page 13: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Góp phần tổng kết thực tiễn, gợi mở những bài học kinh nghiệm để

vận dụng trong lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

dạy Lịch sử Đảng, lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác

giả có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,

nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 14: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng.

Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nên trong

quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước luôn

quan tâm đến việc CDCCKT nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII của Đảng (1996), vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

được Đảng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong quá trình đẩy

mạnh CNH, HĐH đất nước. Việc nghiên cứu chủ trương, đường lối về

CDCCKT nông nghiệp, tổng kết, đánh giá những thành công và hạn chế

trong quá trình thực hiện đường lối đó của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và

các nhà quản lý, được thể hiện trong nhiều tác phẩm, nhiều công trình

nghiên cứu khoa học. Đến nay, trên những cấp độ khác nhau, đã có nhiều

công trình khoa học nghiên cứu về CDCCKT nông nghiệp, có thể khái quát

và phân loại thành một số nhóm công trình sau:

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

- Nhóm đề tài khoa học nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn

Đề tài “Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp đồng bộ thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Ngô Đình Giao [68]. Đề tài nhấn mạnh đến

việc đẩy mạnh xuất khẩu và coi đó là phương hướng cơ bản đối với việc

CDCCKT trong quá trình CNH, HĐH, trên cơ sở đó xây dựng các tiêu chí lựa

chọn các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm trong giai đoạn 1994-2000. Đặc

Page 15: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

9

biệt, đề tài đã kiến nghị những giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy CDCCKT

ngành, vùng, thành phần trong quá trình CNH, HĐH. Như vậy, đề tài cung

cấp cho tác giả luận án những luận cứ khoa học quan trọng để đánh giá chủ

trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đề xuất các giải pháp nhằm

CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn” của Ban

Kinh tế Trung ương [5]. Đề tài đánh giá thực trạng CCKT nông nghiệp,

nông thôn Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1994, trên cơ sở đó đề xuất một

số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn

theo hướng CNH, HĐH. Đặc biệt, đề tài đã rút ra một số vấn đề quan trọng

về lý luận và thực tiễn, như các khái niệm cơ bản về cơ cấu, CCKT và

CDCCKT nông nghiệp, nên đã cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở

khoa học trong việc xác định CCKT, CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc.

Đề án “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn [15], đã nêu rõ phương thức CDCCKT giữa các ngành nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong toàn quốc. Trên cơ sở đánh giá, phân

tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy

sản, đề án đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CDCCKT nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến

năm 2020… Đề án đã cung cấp cho tác giả luận án cái nhìn bao quát về

CDCCKT nông nghiệp theo nghĩa rộng trong cả nước, là cơ sở quan trọng

để phân tích, đánh giá quá trình CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc.

Nhìn chung, những công trình khoac học trên đã nghiên cứu một cách

tương đối toàn diện, sâu sắc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là

những nội dung có liên quan về vấn đề CDCCKT nông nghiệp. Các công

trình tổng kết lý luận và thực tiễn sự phát triển kinh tế nông nghiệp và

Page 16: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

10

CDCCKT nông nghiệp trong toàn quốc, nhờ đó đã tái hiện lại bức tranh toàn

cảnh của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới; khảo sát thực

tiễn ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình thực hiện CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, một số đề tài nêu rõ khái niệm về

CCKT, CCKT nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp, nông thôn; đồng thời

làm rõ phương hướng, mục tiêu, giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công

CDCCKT nông nghiệp thời kỳ đổi mới, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm 1997-2010. Tuy nhiên,

nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về vấn đề Đảng lãnh đạo

CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2010 thì chưa có công

trình nào.

- Nhóm các công trình, các sách chuyên ngành về kinh tế nông nghiệp

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nền kinh tế quốc dân” của Ngô Đình Giao [69]. Cuốn sách đã cung cấp cho

tác giả luận án những căn cứ khoa học để hiểu rõ hơn những khái niệm cơ bản

về CCKT, CDCCKT. Trên cơ sở đó, tác giả luận án hiểu rõ hơn chủ trương,

quan điểm, sự chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm,

mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam [94], đã tổng kết và phân tích một

cách sâu sắc một số lý thuyết về CDCCKT ngành, trong đó có kinh tế nông

nghiệp. Công trình đã chỉ ra các tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành

kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông

nghiệp nói riêng, nhất là quá trình CDCCKT ngành để tập trung phát triển các

ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn. Công trình đã cung cấp cho tác giả luận

án cái nhìn bao quát về các ngành kinh tế trọng điểm và sự CDCCKT ngành

nói chung, CDCCKT ngành nông nghiệp nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng

Page 17: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

11

để xác định các ngành kinh tế nông nghiệp trọng điểm và quá trình CDCCKT

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

“Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong

thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam” của Bùi Tất Thắng [141]. Nhóm tác giả

đã phân tích sâu sắc các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH đất nước; các lợi thế so sánh

và tác động của các nguồn lực đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,

trong đó có kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam theo hướng hiện đại. Công trình

nghiên cứu cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận để phân tích,

đánh giá những nhân tố có ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến quá trình lãnh đạo

CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

trên điều kiện thực tiễn của địa phương.

“Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của Trương

Thị Tiến [151]. Với cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, tác giả đã tái hiện những

bước thăng trầm của nền nông nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn, đặc biệt là

quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-1997). Cuốn

sách giúp cho tác giả luận án những kiến thức bổ ích về chủ trương CDCCKT

nông nghiệp của Đảng theo hướng CNH, HĐH được thể hiện rõ từ Hội nghị

Trung ương 5 khóa VII (1993), đồng thời giúp cho tác giả luận án có thêm cơ

sở để phân tích sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về

CDCCKT nông nghiệp vào thực tiễn ở địa phương.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông

nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến

thế kỷ XXI của thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử [130]. Cuốn sách đã

nêu rõ những lý luận cơ bản về CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH trong thời đại kinh tế tri thức; những mô hình về phát triển kinh tế nông

nghiệp xưa và nay trên thế giới; đặc biệt là những chủ trương, đường lối,

chính sách của Đảng đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1975 đến năm 2001.

Page 18: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

12

Cuốn sách giới thiệu một cách khá toàn diện về vấn đề CDCCKT nông

nghiệp theo hướng CNH, HĐH, lý luận, đường lối, chủ trương và thực tiễn

trong nước; khảo sát thực tiễn điều tra nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn

ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả

luận án phân tích, đánh giá chủ trương CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc và những kết quả đạt được trên địa bàn tỉnh.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”,

của Nguyễn Thị Quế [111], đã đi sâu phân tích và đánh giá một cách tổng

quát sự CDCCKT Việt Nam trong những năm 1990-2002, qua đó rút ra

những ưu điểm và hạn chế, cũng như xu hướng chuyển dịch, các giải pháp

thúc đẩy CDCCKT nhanh hơn. Nghiên cứu đã sử dụng những số liệu phong

phú có nguồn gốc từ Tổng cục Thống kê, các báo, tạp chí, cơ quan trong

nước, kết hợp với sự luận giải khoa học, cung cấp một bức tranh tổng quát về

CDCCKT của Việt Nam những năm 1990-2002, trong đó có CDCCKT nông

nghiệp. Công trình giúp cho tác giả luận án những căn cứ khoa học để so sánh

sự CDCCKT nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành phố trên cả

nước; đánh giá kết quả chuyển dịch, trên cơ sở đó đánh giá khách quan quá

trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp

trên địa bàn tỉnh.

“Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa” của Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú [148]. Các tác giả dựa trên

kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học “Phát triển kinh tế vùng trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (thuộc Chương trình nghiên cứu khoa

học cấp Nhà nước KX.02 “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng

xã hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi”) đã tập trung phân tích, đánh giá

tổng hợp các lợi thế so sánh của các kiểu loại vùng và đề xuất các giải pháp

thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trong quá trình thực hiện rút ngắn tiến

trình CNH, HĐH đất nước. Thành công chính của cuốn sách là bước đầu

phân tích và luận giải về sự phát triển kinh tế vùng trong CCKT chung của

Page 19: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

13

đất nước, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Cuốn sách giúp cho tác giả luận

án có thêm cơ sở khoa học phục dựng lại quá trình lãnh đạo CDCCKT

nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là với những kết quả đạt

được trong CDCCKT ngành nông nghiệp đã tạo ra cơ sơ quan trọng để

hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm với những ngành kinh

tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trên cơ

sở đánh giá những mặt thành công và hạn chế, tác giả luận án có thể tham

khảo để đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá

trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.

“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” của Bùi Tất Thắng

[142], được biên soạn dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp

Nhà nước KX02-05 “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học

cấp Nhà nước KX-02 “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã

hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi”). Với cách phân tích cụ thể, tập

trung khảo cứu một chủ đề độc lập, toàn diện và tổng hợp về chuyển dịch

cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, cuốn sách đã trình bày tổng quan một số

vấn đề có tính lý luận về CDCCKT ngành, trong đó có CDCCKT ngành

nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH, những tiêu chí đánh giá sự

CDCCKT, những kinh nghiệm và bài học rút ra từ CDCCKT trong một số

mô hình công nghiệp hóa và quá trình thay đổi nhận thức trong cách tiếp

cận về CNH, HĐH và CDCCKT ngành thể hiện trong các văn kiện của

Đảng qua các thời kỳ. Qua đánh giá quá trình CDCCKT ngành ở Việt Nam

trong thời kỳ thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, các tác giả đã so sánh

với các nhóm NIEs trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời phân tích và

đánh giá những tác động ảnh hưởng của những nhân tố mới trên thế giới và

các nước đối với CDCCKT Việt Nam. Cuốn sách đã cung cấp cho tác giả

luận án cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

nông nghiệp.

Page 20: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

14

“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp từ năm 1985 đến năm 2005” của Lê Quang Phi [107], đã trình

bày chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về

CDCCKT nông nghiệp từ năm 1985 đến năm 2005, nhất là trong thời kỳ đẩy

mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (1996-2005). Qua đó, tác giả luận

án hiểu rõ hơn về quá trình phát triển nhận thức của Đảng trong lãnh đạo, chỉ

đạo CDCCKT nông nghiệp, từ đó có sự phân tích, đánh giá sự phát triển nhận

thức của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp.

“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006” của Đặng Kim Oanh [104], đã trình bày

có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về CDCCKT nông

nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong những năm 1996-2006. Tác giả đã phân

tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về CDCCKT nông

nghiệp tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH; đồng thời phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng,

bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo

CDCCKT nông nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhờ đó, tác giả

luận án thấy rõ hơn sự phát triển tư duy của Đảng trong lãnh đạo CDCCKT

nông nghiệp

“Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt

Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)” của Nguyễn Ngọc Hà [70], đã

trình bày có hệ thống quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông

nghiệp. Trong đó, cuốn sách tập trung vào nội dung trung tâm là vấn đề

Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, giải

phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân.

Qua đó, tác giả luận án thấy rõ hơn quá trình hình thành, phát triển chủ

trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có

vấn đề CDCCKT nông nghiệp.

Page 21: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

15

Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn có một số bài viết nghiên cứu về quá

trình phát triển của kinh tế nông nghiệp và sự CDCCKT nông nghiệp dưới

sự lãnh đạo của Đảng được đăng tải trên các tạp chí, website bản tin và các

phương tiện thông tin đại chúng khác. Trong đó, đáng chú ý là một số bài

viết của các tác giả: Lê Doãn Diên, “Nông nghiệp và vấn đề phát triển nông

nghiệp nông thôn ở Việt Nam” [59]; Trần Ngọc Hiên, “Nhìn lại và đổi mới

trong sự phát triển nông nghiệp nước ta” [72]; Vũ Văn Châu, “Tìm hiểu quá

trình đổi mới chính sách ruộng đất của Đảng” [19]; Trương Thị Tiến,

“Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp”

[150]; Vũ Văn Phúc, “Một số vấn đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn” [109]; Đinh Thế Định, “Quá trình lãnh đạo phát triển

nông nghiệp, nông thôn của Đảng” [66]; Bạch Đình Ninh, “Đẩy mạnh công

nghiệp chế biến nông sản - khâu quan trọng trong quá trình tiến hành công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [101]; Phan Diễn, “Tạo

bước chuyển biến hơn nửa tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn” [60]; Nguyễn Tấn Dũng, “Để nông nghiệp, nông thôn

phát triển bền vững người dân giàu lên” [63]; Nguyễn Hoàng Xanh, “Mấy

giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông

thôn” [219]; Hà Hùng, “Tiếp tục thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội IX”

[80]; Dương Ngọc, “Cơ cấu kinh tế nông thôn, nông, lâm nghiệp và thủy sản

- sự chuyển dịch và hạn chế, bất cập” [98]; Đặng Kim Oanh, “Chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

[105]; Nguyễn Sinh Cúc, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi

mới” [26]; Phan Văn Búa, “Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới” [17]; Phạm Văn

Thắng, “Giải pháp nào cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

hiện nay” [144]; Vũ Thị Thoa, “Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp

Page 22: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

16

hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [146]; Đặng Kim Oanh,

“Thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn qua 25 năm thực hiện đường

lối đổi mới của Đảng (1986-2010)” [106]; Lê Tiến Dũng, “Quá trình chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh tế khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1991-2000)” [41]; Trần Văn Tàu, “Đảng bộ

tỉnh Phú Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế - một số thành tựu cơ bản

(2000-2012)” [132]; Nguyễn Quang Nam, “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo

phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004-2015)” [97]…

Những công trình khoa học trên đã phân tích, đánh giá quá trình hình

thành chủ trương, đường lối của Đảng về CDCCKT nông nghiệp, từ đó đưa

ra một số giải pháp CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, nhằm

xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững. Kết quả nghiên

cứu từ các đề tài giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện từ lý luận đến

thực tiễn những vấn đề liên quan đến CDCCKT nông nghiệp. Trên cơ sở đó,

tác giả luận án có thể tham khảo để dựng lại một cách khách quan quá trình

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, cũng như rút ra

những kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc về CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp ở một số tỉnh, thành phố

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông

Hồng - Thực trạng và giải pháp” của Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dương

[145]. Cuốn sách đã phác họa lại bức tranh tương đối đầy đủ về thực trạng

CCKT công nghiệp, nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng trong những năm

1986-2000, nhất là quá trình CDCCKT giữa công nghiệp và nông nghiệp,

cũng như trong nội bộ từng ngành, có sự phân tích, so sánh sự CDCCKT

ngành công nghiệp, nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Những

cứ liệu có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc của cuốn sách góp phần vào việc

Page 23: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

17

nghiên cứu và hoạch định chính sách CCKT của cả nước nói chung, Vĩnh

Phúc nói riêng. Tác giả luận án thấy được bức tranh toàn cảnh của quá trình

CDCCKT công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và là cơ sở tham khảo

để so sánh với quá trình CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc so với các

tỉnh, thành phố lân cận.

“Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005” của Nguyễn Văn Vinh [217], đã bước

đầu làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong

quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về CDCCKT

nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005; khắc họa các bước phát triển

trong CDCCKT nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa qua hai giai đoạn: 1986-

1995 và 1996-2005; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử để đưa ra

những giải pháp lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp có hiệu quả hơn ở các

giai đoạn tiếp theo. Qua đó, giúp cho tác giả luận án thấy rõ hơn quan điểm

của Đảng về CDCCKT nông nghiệp trong những năm 1986-2005 và có

thêm cơ sở khoa học phục dựng lại quá trình lãnh đạo CDCCKT nông

nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Nam Định trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2006” của

Nguyễn Thị Thanh Tâm [133], đã tiếp cận vấn đề CDCCKT nông nghiệp

tỉnh Nam Định dưới góc độ mã ngành kinh tế. Trên cơ sở phân tích thực

trạng CDCCKT ngành nông nghiệp, Nguyễn Thị Thanh Tâm đưa ra những

giải pháp thúc đẩy CDCCKT nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định trong

thời gian tới nhằm đưa kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực.

Việc tìm hiểu CDCCKT ngành ở nông thôn Nam Định là cơ sở tham khảo

khá quan trọng để tác giả luận án xem xét, đánh giá quá trình CDCCKT

ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

“Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm

1997 đến năm 2005” của Đào Thị Bích Hồng [78], đã làm sáng tỏ sự lãnh đạo

Page 24: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

18

của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong quá trình lãnh đạo CDCCKT từ năm 1997

đến năm 2005 trên cả ba lĩnh vực CDCCKT ngành, CDCCKT vùng và

CDCCKT thành phần, nhưng chủ yếu đi sâu nghiên cứu về CDCCKT ngành

nông nghiệp. Tác giả Đào Thị Bích Hồng đã nêu rõ chủ trương của Đảng bộ

tỉnh Bạc Liêu trong quá trình lãnh đạo CDCCKT ngành nông nghiệp, những

kết quả đạt được, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử. Luận án của

Đào Thị Bích Hồng đã cung cấp cho tác giả những tri thức cần thiết, nhất là

về mặt phương pháp, tạo điều kiện thuận lợi để đi sâu nghiên cứu đề tài Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc trong những năm 1997-2010.

“Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005” của Trần

Thị Thái [134], đã phân tích sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm

1997 đến năm 2005 trong quá trình CDCCKT trên cả ba lĩnh vực CDCCKT

ngành, CDCCKT vùng và CDCCKT thành phần; làm rõ quá trình thực hiện

sự lãnh đạo của Đảng bộ và những kết quả cụ thể của sự CDCCKT ở tỉnh

Nam Định trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Từ đó, tác giả

đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong quá

trình lãnh đạo CDCCKT và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử. Luận án của

tác giả Trần Thị Thái đã góp phần cung cấp cho tác giả luận án cơ sở phương

pháp luận và những kiến thức tham khảo cần thiết để nghiên cứu quá trình

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp.

Tác giả luận án còn tham khảo một số bài viết nghiên cứu về kinh tế

nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp ở một số tỉnh, thành phố được đăng tải

trên các tạp chí, website bản tin và các phương tiện thông tin đại chúng khác,

tiêu biểu là một số bài viết của các tác giả sau: Nguyễn Đình Nhiên, Hoài

Thanh, “Đảng bộ Hải phòng lãnh đạo quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế

quản lý nông nghiệp (1980-1989)” [100]; Đỗ Kim Chung, “Công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở các vùng kinh tế - lãnh thổ Việt Nam”

Page 25: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

19

[22]; Võ Hùng Dụng, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Cửu

Long” [64]; Nguyễn Thành Vinh, “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2003)” [215]; Nguyễn Thành Vinh,

“Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp những năm đầu đổi mới” [216]; Trần Thị Thái, “Chủ

trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế”

[135]; Lê Thị Hồng, “Một số kết quả và kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thái

Bình trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (2001-2010)” [79]; Đỗ Văn

Lược, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào Cai - hiệu quả và một số bài học”

[88]; Bùi Đức Dục, “Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

ở huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) giai đoạn 1997-2012” [61]...

Các đề tài khoa học, các sách chuyên ngành, các bài báo và công trình

nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chủ yếu tập trung trình bày về chủ trương

của Đảng về CDCCKT nông nghiệp; một số công trình có đề cập đến chủ

trương CDCCKT nông nghiệp ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ đó,

trình bày những thành công và hạn chế trong quá trình lãnh đạo CDCCKT

nông nghiệp trong những năm đổi mới, đặc biệt thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH,

từ đó rút ra một số kinh nghiệm, phương hướng để đẩy mạnh quá trình

CDCCKT nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo. Mặc dù, chưa có

công trình khoa học nào trình bày một cách hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, nhưng là cơ sở quan trọng để tác

giả luận án tham khảo khi tiến hành nghiên cứu đề tài luận án Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc

Các công trình liên quan đến vấn đề lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh

tế nông nghiệp, nhất là vấn đề CDCCKT ngành nông nghiệp của tỉnh Vĩnh

Phúc từ năm 1997 đến năm 2010 chưa nhiều, trong đó đáng chú ý là một số

công trình sau:

Page 26: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

20

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc (1930-2005)” [2]. Cuốn sách đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc qua các thời kỳ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,

quốc phòng, an ninh… Trong đó, công trình Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

(1930-2005) đã đề cập tới nội dung sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

trong phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997

đến năm 2005. Tuy nhiên, nội dung về quá trình lãnh đạo CDCCKT nông

nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chưa được trình bày một cách tập trung,

thống nhất, mà còn rải rác ở các chương và cũng chỉ trình bày đến năm 2005.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, “Biên niên các sự kiện tỉnh

Vĩnh Phúc (1930-2010)” [3], đã tập hợp các sự kiện lịch sử, trong đó có

những sự kiện lịch sử đề cập tới chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện

CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ sau ngày tái lập tỉnh

năm 1997 đến năm 2010. Nhưng công trình cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê

một số văn bản chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế nông

nghiệp và CDCCKT nông nghiệp, mà chưa có sự phân tích để làm rõ quá

trình phát triển tư duy của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp.

Hai công trình khoa học trên đã cung cấp những tư liệu lịch sử cần

thiết, quan trọng giúp tác giả luận án tái hiện lại quá trình lãnh đạo CDCCKT

nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Song, cả hai công trình cũng chỉ

dừng lại ở việc đưa ra những chủ trương chung chung về phát triển kinh tế

nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp một cách chung chung, mà chưa trình

bày một cách có hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo

CDCCKT nông nghiệp trong những năm 1997-2010.

“Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIV về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao

đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020” của Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy [6], đã tập trung trình bày những vấn đề cơ bản trong

lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống

Page 27: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

21

nông dân giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, có

đề cập đến những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT

nông nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng cho tác giả luận án tham khảo để đi

sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp.

Nghiên cứu về vấn đề CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc ở một mức

độ nhất định cũng được đăng tải trên một số bài báo, bài tập chí, trong đó có

thể kể đến như: Nguyễn Khắc Bộ, “Vĩnh Phúc với chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp” [12]; Văn Chinh, “Những bước công nghiệp hóa nông thôn

ở Vĩnh Phúc” [21]; Nguyễn Thu Huyền, “Sau bốn năm tái lập nông nghiệp

tỉnh ta tăng trưởng mạnh” [81]; Thùy Dương, “Vĩnh Phúc sau 3 năm chuyển

đổi hợp tác xã theo Luật - Những vấn đề đặt ra” [65], Đặng Kim Oanh,

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa” [103]...

Những công trình khoa học trên tương đối đa dạng, phong phú và đã

đề cập đến những vấn đề lý luận chung về kinh tế nông nghiệp và

CDCCKT nông nghiệp. Đặc biệt, có một số công trình ở một mức độ nhất

định cũng có trình bày về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

đối với vấn đề CDCCKT nông nghiệp trong những năm 1997-2010. Nhưng

cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào trình bày một

cách hệ thống, toàn diện, sâu sắc quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh

đạo CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà chủ yếu là các văn bản chỉ

đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các bài báo có liên quan. Trong khi đó,

yêu cầu tổng kết về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về

CDCCKT nông nghiệp đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu

chuyên khảo, sâu sắc, mang tính hệ thống. Dù còn có hạn chế, song đây là

nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu đề tài luận

án “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010”.

Page 28: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

22

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình đã xuất bản

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học liên quan đã được

công bố, có thể nói, vấn đề CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH đã

thu hút được sự quan tâm của nhiều cơ quan, đơn vị và nhiều nhà khoa học,

nhà quản lý. Về cơ bản, các công trình khoa học đã khái quát được những

chuyển biến quan trọng của đất nước trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi

mới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp; vai trò của Đảng Cộng sản

Việt Nam trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp được đề cấp ở các

mức độ khác nhau trong hầu hết các công trình khoa học đã được công bố.

Một số công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ các tỉnh, thành phố

trên toàn quốc về vấn đề CDCCKT nông nghiệp. Đây là những căn cứ khoa

học quan trọng để tác giả luận án tham khảo khi tiến hành nghiên cứu đề tài

luận án của mình.

Đối với vấn đề CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,

mặc dù có một số công trình khoa học ở một mức độ nhất định có đề cập đến

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp. Trong

đó, có thể kể đến một số công trình như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

(1930-2005), Biên niên các sự kiện tỉnh Vĩnh Phúc (1930-2010), các báo cáo

chuyên đề của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND, Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn. Song, hầu hết các công trình khoa học đã được công bố, mới chỉ

tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo chung chung của Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., cũng như sự phát

triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp nói chung trên phạm vi

cả nước, hoặc trên một vùng kinh tế - lãnh thổ trọng điểm, hoặc ở một số

tỉnh, thành phố trên toàn quốc…, mà chưa có công trình khoa học nào tập

trung nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống vấn đề Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010.

Page 29: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

23

Từ các nhóm công trình khoa học trên, tác giả luận án có thể kế thừa,

tiếp cận tư liệu và sự kiện lịch sử, phương pháp nghiên cứu trong quá trình

thực hiện đề tài “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010”.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết

Vấn đề Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ

năm 1997 đến năm 2010 đã có một số công trình, đề tài đề cập đến ở những

góc độ khác nhau, nhưng chưa mang tính hệ thống, toàn diện, sâu sắc. Qua

nghiên cứu, khảo sát các công trình nêu trên, chúng tôi nhận thấy có một số

vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Đó là:

- Làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp trong giai đoạn 1997-2010.

- Phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo

CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, trong đó tập trung chủ

yếu vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp. Đưa ra những

nhận xét về những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành

công, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc qua thực tiễn lãnh đạo CDCCKT

nông nghiệp tren địa bàn tỉnh.

- Bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu qua thực tiễn quá trình

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến

năm 2010.

Page 30: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

24

Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO

CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005

Một số khái niệm về CCKT và CDCCKT nông nghiệp

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, nhận thức của Đảng

ngày càng sâu sắc hơn về vai trò của vấn đề CDCCKT nông nghiệp và coi đó là

một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình CNH, HĐH đất nước.

Cơ cấu kinh tế: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003): CCKT là

tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn

định hợp thành. CCKT là hệ thống động, các yếu tố trong CCKT vận động

trong mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, giai đoạn sau phát triển

cao hơn giai đoạn trước. Nội dung CCKT có thể nghiên cứu dưới nhiều góc

độ, nhiều lĩnh vực, nhưng về cơ bản gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành

phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc

dân, bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003):

CDCCKT là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ trạng thái lạc hậu, mang

nặng tính chất tự cấp, tự túc sang chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ thuật,

công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra hiệu quả kinh tế cao. CDCCKT bao

gồm CDCCKT ngành, vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là quá trình làm

thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành CCKT

để hình thành một CCKT hiện đại, trong đó ngành công nghiệp và dịch vụ

chiếm tỷ trọng cao trong GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm;

các vùng kinh tế cũng được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và phát

Page 31: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

25

huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, gắn với thị trường trong nước và quốc tế,

nhằm đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân phát triển đạt hiệu quả cao.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH

là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận

cấu thành CCKT nông nghiệp nhằm hình thành một CCKT nông nghiệp hiện

đại. Trong đó, tỷ trọng ngành trồng trọt ngày càng giảm, tỷ trọng ngành chăn

nuôi, dịch vụ nông nghiệp tăng (theo nghĩa hẹp); tỷ trọng ngành nông, lâm

nghiệp giảm, tỷ trọng ngành thủy sản ngày càng tăng (theo nghĩa rộng).

Quá trình CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam

là một quá trình phức tạp, kéo dài trong suốt thời kỳ quá độ, nên đòi hỏi các

cấp ủy Đảng, chính quyền, trong đó có Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc phải quan

tâm lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng được một CCKT nông nghiệp hợp lý theo

hướng văn minh, hiện đại.

2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ

TỈNH VĨNH PHÚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vị trí địa lý: Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt

động từ ngày 1-1-1997. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở cực Bắc châu thổ sông

Hồng; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh

Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có 10 đơn

vị hành chính, đó là: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện

Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam

Đảo và Mê Linh (năm 2008 được sáp nhập vào Hà Nội) [209, tr.6]. Ở vị trí

cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, nên Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát

triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp.

Địa hình tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành ba vùng sinh thái rõ rệt: Vùng

rừng núi nằm ở phía Bắc của tỉnh, tiếp giáp khu vực miền núi của tỉnh Tuyên

Quang và Thái Nguyên, trong đó có hai dãy núi quan trọng là Tam Đảo và

Page 32: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

26

Sáng Sơn với mức độ đa dạng sinh học cao, nên thuận lợi cho phát triển

ngành lâm nghiệp và du lịch.

Vùng đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh, thuộc các huyện Vĩnh

Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên và một số xã của huyện Bình Xuyên, Tam

Dương… Đây là vùng đất giàu phú sa màu mỡ, nên có tiềm năng phát triển

nông nghiệp thâm canh năng suất cao [209, tr.8].

Vùng trung du là vùng giữa miền núi và đồng bằng, có địa hình đồi gò

xen kẽ, gồm 8 xã của huyện Tam Dương, 6 xã của huyện Bình Xuyên, 10 xã

của huyện Lập Thạch, 14 xã của huyện sông Lô, 6 phường của thành phố

Vĩnh Yên và 2 xã của thị xã Phúc Yên. Đây là vùng có nhiều đất đồi, nên

thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi.

Đất đai: Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên 123.176,43 ha; trong

đó đất nông nghiệp là 85.034,72 ha, chiếm 69,03% tổng diện tích đất tự nhiên

[209, tr.39-40]. Đất đai ở Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại, nên thuận lợi

cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, như cây lương thực, cây công

nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp…

[209, tr.16]. Song, do diện tích đất canh tác manh mún, bình quân đất sản xuất

nông nghiệp 0,25-0,3 ha/hộ, nên gây trở ngại lớn trong việc áp dụng cơ giới

hóa vào sản xuất, nhất là ở khu vực trung du, đồi núi [209, tr.19].

Về khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và

được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ

tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 1.700 mm,

trong đó cao nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 1. Nhiệt độ trung bình trong

năm khoảng 23,2oC [209, tr.8]. Với chế độ gió mùa và sự thay đổi khí hậu

trong năm tạo điều kiện khá thuận lợi cho Vĩnh Phúc phát triển nông nghiệp

với sự đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Song, do lượng mưa phân

bố không đều vào các tháng trong năm: Mưa tập trung khoảng 85% vào các

tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), nên lượng nước tập trung lớn, mực

nước các sông trong vùng dâng cao, gây úng lụt đối với các huyện dọc sông

Page 33: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

27

Hồng và sông Lô. Trong khi đó vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa

chỉ chiếm 1% lượng mưa cả năm, nên gây ra tình trạng khô hạn [209, tr.9].

Sông ngòi: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thống sông, ngòi khá đa

dạng, song chế độ thủy văn chủ yếu phụ thuộc vào sông Hồng và sông Lô.

Sông Hồng chảy từ phía Tây xuống phía Nam địa phận tỉnh với chiều dài

khoảng 50 km, có lượng phù sa màu mỡ; nhưng vào mùa lũ, nước từ thượng

nguồn đổ về cùng với lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa gây ra

tình trạng ngập lụt ở các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Sông Lô chảy qua

địa bàn tỉnh với chiều dài khoảng 35 km, là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Phúc

và Phú Thọ, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên thủy chế của sông Lô vào

mùa lũ rất thất thường, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp [209, tr.9].

Vĩnh Phúc còn có nhiều sông, ngòi nhỏ, như sông Phó Đáy, Cà Lồ và

nhiều đầm, hồ lớn với dung tích hàng triệu m3, như hồ Đại Lải, hồ Xạ Hương,

hồ Vân Trục, đầm Vạc, đầm Rượu, đầm Đông Mật, đầm Rưng, đầm Kiên

Cương… [209, tr.9-10]. Với hệ thống sông, suối, ao, hồ phong phú, đa dạng

là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Giao thông vận tải: Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông phát triển khá

sớm về đường bộ và đường thủy. Đường Quốc lộ số 2 Hà Nội - Lào Cai chạy

qua Vĩnh Phúc dài hơn 50 km. Đường Quốc lộ số 1 Hà Nội - Cao Bằng, chạy

qua Vĩnh Phúc dài 16 km. Tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Vân

Nam (Trung Quốc) chạy qua Vĩnh Phúc dài hơn 40 km. Đường sắt Hà Nội -

Thái Nguyên qua Vĩnh Phúc dài 16 km. Tuyến đường thủy sông Hồng, sông

Lô, đường Xuyên Á, hành lang đường 18… Các đường nội tỉnh từ đồng bằng

lên vùng rừng núi như đường 12, 23, 40, 129 có tổng chiều dài 200 km được

xây dựng từ rất sớm. Do đó, Vĩnh Phúc có điều kiện giao thương với các tỉnh,

thành phố trong nước để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế [209].

Kinh tế - xã hội

Trước năm 1997, kinh tế Vĩnh Phúc về cơ bản vẫn là kinh tế nông

nghiệp thuần nông. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạt tốc

Page 34: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

28

độ tăng trưởng cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng

tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trong nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy sản. Tuy là tỉnh công nghiệp có nhịp độ tăng trưởng cao, nhưng Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Do đó, mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất

giảm, nhưng trong nội ngành vẫn có sự chuyển dịch sâu sắc theo hướng CNH,

HĐH và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của tỉnh.

Vĩnh Phúc là một trong những nơi có người Việt cổ sinh sống từ rất

sớm. Năm 1997, dân số toàn tỉnh là 1.003.046 người, với 11 dân tộc, trong đó

người Kinh chiếm trên 95%, người Sán Dìu chiếm 3,9%. Cư dân Vĩnh Phúc

chủ yếu sống ở nông thôn: năm 2001 là 87,03%, năm 2005 còn 83,3%; tỷ lệ

lao động qua đào tạo không cao, đến năm 2005 chỉ chiếm khoảng 30% [209,

tr.20]. Nhân dân Vĩnh Phúc luôn anh dũng, kiên cường trong các cuộc đấu

tranh chống ngoại xâm; có tinh thần lao động cần cù, năng động, sáng tạo

trong lao động và đã thử nghiệm thành công một số mô hình kinh tế mới, góp

phần đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp trong toàn tỉnh.

Tóm lại, với nguồn đất dự trữ cho phát triển nông nghiệp phong phú

(85.034,72 ha, chiếm 69,25% tổng diện tích đất tự nhiên), lại đa dạng về

chủng loại, Vĩnh Phúc có khả năng trồng được nhiều loại giống cây trồng và

thuận lợi khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng [209]. Với hệ thống

sông, ngòi đa dạng, phong phú, có nhiều đầm, hồ lớn với dung tích hàng triệu

m3 nước, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp. Ở vị trí

cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc có điều kiện giao lưu, tiếp nhận các

thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại; có lợi thế lớn trong thu

hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Với hệ thống giao thông vận tải đa

dạng, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi

phía Bắc, Vĩnh Phúc có khả năng lớn trong việc giao lưu hàng hoá, phát

triển các loại hình dịch vụ, tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật

để phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp.

Page 35: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

29

Tuy nhiên, do địa hình Vĩnh Phúc được chia thành ba vùng rõ rệt (vùng

rừng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng); diện tích đất canh tác manh mún,

bình quân đất sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 0,25-0,3 ha/hộ… [209], đã gây trở

ngại lớn trong quá trình CDCCKT nông nghiệp, đặc biệt là việc áp dụng cơ

giới hóa vào sản xuất, nhất là ở khu vực trung du, đồi núi.

2.1.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trước

năm 1997

Trước năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc đã nổi tiếng trong cả nước không chỉ

với hình thức khoán việc cho nhóm người lao động, mà còn xuất hiện hình

thức “khoán hộ”. Đây là một tư duy mới về quản lý kinh tế HTX phù hợp với

thực tiễn, hợp lòng dân, nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Quán triệt chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu lần thứ VI, Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc xác định: Coi sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, sản

xuất lương thực là mục tiêu số một. Các địa phương trong tỉnh đã từng bước

áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như sử dụng các giống cây

trồng có năng suất cao hơn, điều chỉnh đất đai, mức khoán và giao khoán ổn

định lâu dài theo phương thức khoán gọn cho hộ gia đình. Nhờ đó, trong hoàn

cảnh khó khăn chung của đất nước, nhưng sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc

vẫn có điều kiện phát triển. Tổng sản lượng lương thực quy đổi năm 1986 là

38,7 vạn tấn, năm 1990 tăng lên 43,3 vạn tấn. Bước vào giai đoạn 1991-1995,

sản xuất nông nghiệp Vĩnh Phúc có bước phát triển hơn trước. Chỉ tính riêng

các địa phương thuộc địa bàn Vĩnh Phúc ngày nay, năng suất lúa tăng bình

quân 1,79 tạ/ha, năm 1996 đạt 30,02 tạ/ha; năng suất ngô bình quân tăng 1,86

tạ/ha, năm 1996 đạt 29,2 tạ/ha…; sản lượng lương thực quy thóc có tốc độ

tăng bình quân là 6,85%/năm, năm 1996 tuy có giảm do thiên tai, song vẫn

đạt mức trên 30 vạn tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 286,4 kg [2,

tr.537]. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và nuôi thả cá

đều tăng. Từ năm 1991 đến năm 1995, đàn trâu tăng 1,9 nghìn con, đến đầu

năm 1997, đàn trâu có 36,6 nghìn con; đàn bò tăng 21 nghìn con, năm 1997 là

Page 36: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

30

đàn bò 94,4 nghìn con. Chăn nuôi lợn là một thế mạnh của Vĩnh Phúc, giai

đoạn 1991-1995, đàn lợn tăng 108 nghìn con, năm 1997 đạt 369,5 nghìn con

(tăng 7% so với năm 1996) [116, tr.2-3]. Thành công lớn nhất của sản xuất

nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 1997 là: Sản xuất nông nghiệp căn

bản giải quyết được vấn đề lương thực, khắc phục tình trạng đói lúc giáp hạt

trên diện rộng của nhiều năm trước, bắt đầu xuất hiện sản phẩm nông nghiệp

hàng hóa, đời sống nông dân từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng

(1986-1996), đến khi tái lập tỉnh năm 1997, kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc còn

gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn, vì hầu hết các trung

tâm văn hóa - chính trị - xã hội của Vĩnh Phú đều tập trung ở tỉnh Phú Thọ.

Xuất phát điểm của nền kinh tế còn ở mức thấp, thu nhập bình quân đầu

người chưa đạt 50% bình quân cả nước [152, tr.1]. Về cơ bản kinh tế Vĩnh

Phúc vẫn là kinh tế nông nghiệp thuần nông. Tỷ trọng kinh tế nông nghiệp

trong tổng giá trị sản xuất CCKT nói chung còn lớn. Năm 1990, tỷ trọng sản

xuất nông, lâm nghiệp chiếm tới 59,20%, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp là

8,40%, dịch vụ 32,40%. Đến năm 1996, tỷ trọng nông, lâm nghiệp - công

nghiệp - dịch vụ lần lượt là 48,27% - 13,98% - 37,75% [153, tr.13].

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc (1990-1996)

Đơn vị tính: %

Năm Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tổng GDP

1990 59,20 8,40 32,40 100

1995 51,00 13,00 36,00 100

1996 48,27 13,98 37,75 100

Nguồn: [153, tr.13]

Riêng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tốc độ CDCCKT ngành

nông nghiệp chậm so với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và cả

nước. Trong đó, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tới 97% [152]; tỷ trọng

Page 37: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

31

ngành chăn nuôi thấp, ngành nuôi trồng thủy sản và các hoạt động dịch vụ

trong nông nghiệp chưa được quan tâm, chú ý.

Về cơ cấu cây trồng, trước năm 1997, Vĩnh Phúc chỉ tập trung vào

hai loại cây trồng chính là lúa (ở vùng đất ruộng) và màu (ở vùng bãi ven

các sông lớn). Một số cây công nghiệp, cây ăn quả được đưa vào sản xuất

nhưng chưa nhiều, hiệu quả kinh tế thấp. Nhìn chung, Vĩnh Phúc chưa có

sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, tỷ trọng cây lương thực vẫn chiếm đa

số, tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế

cao không đáng kể.

Về cơ cấu mùa vụ, Vĩnh Phúc vẫn chủ yếu tập trung sản xuất hai vụ lúa

là chính; việc trồng thêm các loại cây trồng khác như ngô, đậu tương… trong

vụ Đông xuân chưa được chú ý.

Trên lĩnh vực chăn nuôi, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương phát

triển theo hướng đa dạng hóa sản xuất, nhưng trong thực tiễn đã không khai

thác hết tiềm năng. Trước năm 1997, hoạt động chăn nuôi chủ yếu là chăn

nuôi lợn với quy mô gia đình theo kiểu khép kín, tự sản xuất giống, sử dụng

thức ăn tự nhiên, chăn nuôi từ khi gia súc, gia cầm còn nhỏ tới khi xuất

chuồng, nên năng suất thấp. Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ

thuật vào sản xuất, nhất là đưa các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao

trong chăn nuôi còn ít và chưa đạt nhiều kết quả. Song, trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc cũng bắt đầu hình thành một số HTX chăn nuôi lợn giống; một số

trạm giống quốc doanh tổ chức chăn nuôi tập trung được đầu tư xây dựng và

đi vào sản xuất, như nông trường quốc doanh Tam Đảo (chủ yếu chăn nuôi

trâu bò để lấy sức kéo, phục vụ trồng trọt và vận chuyển ở nông thôn). Ngành

nuôi trồng thủy sản chưa được chú ý, chưa coi là ngành kinh tế quan trọng

trong CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

Trước năm 1997, trong CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ trọng

ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản

chiếm tỷ lệ thấp. Điều này là thách thức lớn đối với Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Page 38: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

32

trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp sau khi tỉnh được tái lập theo

hướng CNH, HĐH.

Những hạn chế trên có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, như: tỉnh

bị chia tách, thay đổi địa giới hành chính nhiều lần; ruộng đất canh tác ít,

manh mún; thường xuyên bị thiên tai đe dọa, đặc biệt là thiếu chủ trương, giải

pháp đồng bộ, đúng đắn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng

CNH, HĐH, nhất là chưa xây dựng được mô hình CCKT nông nghiệp phù

hợp với tiềm năng của địa phương. Trước thực tế đó, yêu cầu đặt ra đối với

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc là phải đưa ra được chủ trương đúng đắn, phù hợp

với thực tiễn địa phương để xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp toàn

diện, hiện đại với CCKT hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,

thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.

2.1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, Đảng luôn khẳng định vai trò quan trọng của

sản xuất nông nghiệp và xác định nhiệm vụ trọng tâm của quá trình CNH,

HĐH đất nước trước hết là phải tiến hành CDCCKT nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hoá lớn.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, quan điểm của Đảng

về vị trí, vai trò của nông nghiệp ngày càng sâu sắc hơn. Tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), Đảng nhấn mạnh:

Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công

nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Phát triển toàn diện nông, lâm,

ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu

hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số

lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã

hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị

trường trong, ngoài nước. Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ

giới hóa, sinh học hóa… Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm,

Page 39: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

33

thủy sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu

và liên kết với công nghiệp ở đô thị [43, tr.86-87].

Để đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, Đảng nêu rõ:

Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành

nghề mới, bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất

hàng tiêu dùng, xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các

nguồn nguyên liệu phi công nghiệp, các loại hình dịch vụ sản xuất

và đời sống nông dân. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

nông thôn, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Hoàn thành cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân, điều

chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho

phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có chính

sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ

tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết các khó khăn về vốn, về giá

cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản

phẩm [43, tr.87].

Như vậy, nội dung CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII đề ra có bước

phát triển mới so với những năm 1991-1995. Trong đó, CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn được đặt lên vị trí hàng đầu; CDCCKT nông nghiệp được

coi như một giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

phát triển trong bước tiếp theo của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, tháng

4-1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về vấn đề chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Nghị quyết nêu rõ: CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nghĩa là từ

chỗ nặng về trồng trọt (chủ yếu là cây lương thực) sang sản xuất các cây trồng,

vật nuôi có giá trị hàng hóa cao. Trong đó, giải quyết tốt các mối quan hệ cơ

bản giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa nông,

lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ [46].

Page 40: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

34

Tiếp đó, ngày 10-11-1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06-NQ/TW

“Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Nghị quyết yêu cầu:

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển

nông nghiệp với công nghiệp chế biến, với thị trường để hình thành

sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn

nông thôn; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới;

đẩy mạnh việc áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để

phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển nền nông nghiệp với sự

tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ

vai trò chủ đạo; phát triển nhiều loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác

xã dịch vụ phục vụ cho kinh tế hộ [45, tr.6-8].

Bộ Chính trị còn cụ thể hoá nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:

Một là, đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trọng

tâm là: đẩy mạnh thâm canh lúa; từng bước hình thành các vùng sản xuất tập

trung lúa, cây công nghiệp, rau, hoa quả; sử dụng các giống cây, con có chất

lượng cao; đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

Tập trung bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có và làm giàu rừng. Đầu tư đồng

bộ cho đánh bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại [45, tr.9-10].

Hai là, đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng tăng nhanh khối

lượng sản phẩm hàng hóa, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế

biến và thị trường để hình thành sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch

vụ; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp

hoá với thực hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông

thôn; tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời

sống, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và

nông thôn [45, tr.10-15].

Ba là, đầu tư đúng mức cho việc phát triển khoa học, công nghệ trong

lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng

các giống cây, con mới nhằm tạo khâu đột phá về năng suất, chất lượng và

Page 41: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

35

khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường khu vực và thế

giới [45, tr.23-24].

Bốn là, từng bước tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; mở rộng tín

dụng, tăng cường vốn vay, đáp ứng yêu cầu vốn cho CNH, HĐH nông

nghiệp; phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trong nước, mở rộng

thị trường xuất khẩu [45, tr.24].

Năm là, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những

người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ ở nông thôn [45, tr.6-8]; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngay từ kinh tế hộ để tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng, có chất lượng,

cung cấp cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu [45, tr.11].

Sáu là, tập trung thực hiện tốt các chính sách, chương trình quốc gia về

xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, giảm chênh lệch giữa khu vực nông thôn và

thành thị [45, tr.26].

Đánh giá một cách tổng quát trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, quan điểm

của Đảng về CDCCKT nông nghiệp đã có những đổi mới căn bản. Đặc biệt,

với Nghị quyết 06, Đảng bước đầu hoàn thiện đường lối CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa lớn. Đây là bước phát triển quan trọng trong nhận

thức của Đảng về vị trí, vai trò của nông nghiệp đối với sự nghiệp CNH, HĐH

đất nước [45].

Bước sang thế kỷ XXI, trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành

CNH, HĐH đất nước, để kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững, hiện đại,

phù hợp với xu thế của thời đại đòi hỏi cần tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực

hơn nữa về cơ cấu. Đáp ứng yêu cầu đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

(4-2001), Đảng thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010.

Về định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Đại hội nhấn mạnh:

Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông

thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù

Page 42: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

36

hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng;

chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu

hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và

công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu

vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện

tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh

tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và

ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên

thị trường thế giới [47, tr.168-169].

Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều chỉnh quy hoạch

sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng

năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Xây dựng các vùng sản

xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng

điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có

hiệu quả [47, tr.169-170].

Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia

cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản

phẩm; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Phát huy lợi

thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên

hàng đầu trong khu vực. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả

khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai

thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng

yêu câu thị trường quốc tế và trong nước [47, tr.170].

Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên

43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo

hướng xã hội hóa lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm

rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông

nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh, định cư, ổn định và cải

thiện đời sống nhân dân miền núi [47, tr.171].

Page 43: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

37

Để thực hiện thành công mục tiêu đề ra, Đại hội đưa ra một số giải pháp

sau: Chú trọng điện khí hoá ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế

biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia

công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa

bàn và trong cả nước [47, tr.169].

Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với yêu cầu và

khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng.

Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Xây

dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn

chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác nhau

để sản xuất lương thực có hiệu quả. Mở rộng phương pháp nuôi

công nghiệp gắn với chế biến; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; phát

triển mạnh nuôi trồng thủy sản… [47, tr.169-170].

Tiếp đó, để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại bền vững, từ ngày

18-2 đến ngày 2-3-2002, Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khoá IX) ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW “Về đẩy nhanh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Đảng

đưa ra khái niệm về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn,

gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa,

điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công

nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công

nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao

năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng

hóa trên thị trường [48, tr.93].

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản

phẩm vào lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ

Page 44: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

38

trọng sản phẩm vào lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi

trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất

phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không

ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông

thôn [48, tr.93-94].

Điểm mới của Nghị quyết là chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp,

nông thôn một cách toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

nhằm xây dựng nông nghiệp, nông thôn hiện đại, văn minh; đồng thời, khẳng

định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là “một trong những nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [48, tr.94].

Để đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết nêu rõ

những chủ trương, giải pháp lớn.

Về nông nghiệp: Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng

cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất lúa chất

lượng cao, giá thành hạ, gắn với chế biến và tiêu thụ. Phát triển sản xuất và

chế biến các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với

quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh

tranh các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường [48, tr.96-97].

Đối với cây lương thực:

Sử dụng các giống mới có năng suất cao, chất lượng phù hợp với

yêu cầu thị trường, áp dụng các biện pháp đồng bộ để hạ giá thành;

phát triển công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến. Đối với một số

địa phương miền núi dân cư phân tán, sản xuất hàng hóa chưa phát

triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, điều kiện vận chuyển, cung ứng

lương thực gặp nhiều khó khăn, nhưng có điều kiện sản xuất lương

thực thì nhà nước ưu tiên đầu tư thủy lợi nhỏ, xây dựng ruộng bậc

thang và hỗ trợ giống tốt để đồng bào sản xuất [48, tr.97].

Page 45: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

39

Đối với cây công nghiệp, rau quả:

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống, kết

hợp với nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống cây trồng

có năng suất, chất lượng cao; thực hiện cơ giới hóa các khâu sản

xuất, thu hoạch, bảo quản, trước hết là các khâu nặng nhọc, độc hại,

thời vụ khẩn trương; phát triển công nghệ chế biến gắn với vùng

nguyên liệu [48, tr.97-98].

Đối với chăn nuôi:

Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ

yếu theo hình thức trang trại với quy mô phù hợp, hình thành các

vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn dịch bệnh, nâng cấp và

đầu tư xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn

nuôi có trang bị hiện đại đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn

thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách khuyến khích áp dụng

công nghệ hiện đại trong sản xuất giống, thức ăn công nghiệp, thú y

và kiểm tra chất lượng sản phẩm [48, tr.98].

Đối với lâm nghiệp:

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và cung ứng đủ giống có chất

lượng cho trồng rừng. Có chính sách để người trồng, chăm sóc rừng

đảm bảo được cuộc sống và làm giàu từ nghề rừng; khuyến khích

các hộ nông dân, các lâm trường mua máy móc, thiết bị, thực hiện

cơ giới hóa các khâu trồng, khai thác vận chuyển và chế biến gỗ,

lâm sản, phát triển các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, ván nhân tạo,

đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ bằng gỗ [48, tr.98-99].

Đối với thủy sản: “Đầu tư đồng bộ cho chương trình nuôi trồng và đánh

bắt thủy sản gắn với chế biến hiện đại, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn

thực phẩm…” [48, tr.99].

Page 46: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

40

Là nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông thôn, Đảng đã đi sâu

phân tích, đánh giá từng khu vực, từng vùng nông thôn, trên cơ sở đó xác định

những chủ trương, giải pháp lớn thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, đặc

biệt là đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH [48]. Với

việc hoàn chỉnh nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tình hình

mới, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu mới của

sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết

những vướng mắc của nhiều cấp ủy Đảng và cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong

quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về

phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

Để thúc đẩy quá trình CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại,

ngày 12-3-2003, Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

IX ra Nghị quyết số 26-NQ/TW “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về

đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị

quyết khẳng định:

Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở

hữu và thống nhất quản lý; đất đai là tài nguyên quốc gia và là tư liệu

sản xuất đặc biệt; khai thác, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và

có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất…; đổi mới

chính sách, pháp luật đất đai phải phù hợp với đường lối phát triển

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [50, tr.61-62].

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài

nguyên rừng, hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập

trung gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và

sức cạnh tranh, tăng thêm thu nhập cho người lao động... góp phần thực

hiện tốt các chủ trương đề ra trong Nghị quyết Đại hội IX và Nghị quyết số

15-NQ/TW “Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”,

ngày 16-6-2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW “Về tiếp

tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh”. Trên cơ

Page 47: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

41

sở đánh giá tổng quát thực trạng nông, lâm trường quốc doanh, Nghị quyết

nêu ra phương hướng, nhiệm vụ và một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới,

phát triển nông, lâm trường quốc doanh, trong đó nhấn mạnh chuyển đổi

hình thức tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh, thực hiện giải thể hoặc chuyển đổi loại hình sở hữu đối với những

nông, lâm trường làm ăn thua lỗ. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của nông,

lâm trường theo hướng đổi mới và phát triển các hình thức khoán sản phẩm

cuối cùng, ổn định lâu dài cho cán bộ, công nhân viên, hộ gia đình công

nhân, nông dân và thực hiện tiêu thụ nông, lâm sản thông qua hợp đồng với

người nhận khoán.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương (khóa

IX) năm 2004, tiếp tục khẳng định: Đẩy mạnh thực hiện CDCCKT nông

nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh,

thâm canh có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công

nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm

[51, tr.198]. Chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục

vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường.

Chủ trương của Đảng về CDCCKT nông nghiệp không ngừng được bổ

sung, phát triển và có tác động sâu sắc đến các tỉnh, thành phố trên toàn quốc,

trong đó có Vĩnh Phúc, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyển dịch

theo hướng hiện đại, phát huy được thế mạnh của các địa phương.

2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất

hàng hóa

Quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về phát triển nông, lâm,

ngư nghiệp, ngay sau khi tái lập, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực

hiện chính sách ruộng đất phù hợp với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa và

CDCCKT nông nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân nghèo. Ngày

26-7-1997, Tỉnh ủy ra Thông báo số 42-TB/TU “Kết luận của Thường vụ

Page 48: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

42

Tỉnh ủy về thực hiện chuyển đổi dồn ghép ruộng đất hoàn thiện việc thực hiện

Nghị định 64 của Chính phủ” với mục đích chuyển đổi, dồn ghép ruộng để

giải phóng năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân trong quá trình canh

tác, từng bước đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp. Tỉnh ủy đưa ra các giải

pháp thực hiện chuyển đổi, dồn ghép theo hai hướng: Chuyển đổi, dồn ghép

triệt để trên cơ sở tiến hành đồng thời với quy hoạch lại giao thông, thủy lợi

nội đồng ở những nơi đồng ruộng quá manh mún, chủ yếu ở đồng bằng. Điều

chỉnh đối với những nơi ruộng đất đỡ manh mún, chủ yếu ở miền núi và một

phần trung du, song kết quả đạt được còn hạn chế.

Đến Đại hội đại biểu lần thứ XII (12-1997), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

đặc biệt quan tâm đến CDCCKT nông nghiệp khi xác định:

Chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa gắn liền

với thị trường, phục vụ công nghiệp, thị trường trong và ngoài

vùng. Phấn đấu đạt giá trị thu nhập bình quân toàn tỉnh từ 18-20

triệu đồng/ha canh tác trở lên. Phát triển mạnh cây ăn quả vùng đồi

đến năm 2000 đạt từ 1.500-2.000 ha. Vừa tích cực trồng rừng tập

trung và phân tán, vừa tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ, nhất là đối

với khu vườn quốc gia Tam Đảo và rừng đầu nguồn. Tăng nhanh

tốc độ chăn nuôi theo hướng ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò ở

những nơi có điều kiện, phát triển đàn lợn, đàn gia cầm, nuôi cá và

các con đặc sản. Chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị của sản

phẩm chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp từ 22,07% (1966) lên 30-

35% (2000) [153, tr.31].

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Đại hội đề ra một số giải pháp

cơ bản sau: Xác định rõ cơ cấu cây trồng vật nuôi cho từng vùng, từng huyện

sản xuất; đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học vào

sản xuất nông nghiệp. Từng bước đưa các giống cây màu, rau đậu, cây ăn quả

tốt thay các giống cây năng suất thấp. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, thâm

Page 49: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

43

canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất, góp

phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn.

Bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp; coi trọng công tác thủy lợi;

đưa diện tích tưới nước chủ động lên 70-75% diện tích canh tác, tiêu úng

chắc chắn cho vụ chiêm xuân, nghiên cứu phương án tiêu úng chắc chắn

cho vụ mùa; khoanh vùng kết hợp mô hình 1 cá, 1 lúa ở những nơi cấy vụ

mà hay bị ngập úng nặng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tập trung cải

tạo các công trình thủy nông hiện có, kết hợp xây dựng các công trình mới,

từng bước kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng cấp II, cấp III. Củng

cố hệ thống đê điều, giữ an toàn tuyệt đối đê Trung ương, đảm bảo an toàn

đê địa phương [153].

Tiếp tục vận động và chỉ đạo nông dân chuyển đổi, dồn ghép ruộng

đất nhằm khắc phục tình trạng manh mún hiện tại gây trở ngại cho quá

trình sản xuất; từng bước cơ giới hóa nông nghiệp, trước hết ở các khâu

vận chuyển, làm đất, tưới cây, chế biến nông sản phù hợp với quy mô hộ và

nhóm hộ nhằm nâng cao năng suất và giảm nhẹ cường độ lao động, chuyển

dần lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và ngành nghề dịch

vụ khác.

Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp,

trước hết là đẩy nhanh tốc độ sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn gắn với triển

khai các dự án đầu tư nước ngoài ở các huyện, thị xã. Phát triển đàn bò, đàn

lợn, gà công nghiệp gắn với các cơ sở chế biến đang hình thành, sử dụng

nguyên liệu tại chỗ, xây dựng mạng lưới thương mại vùng nông thôn, thu mua

trao đổi hàng hoá giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, phát triển

đa dạng theo mô hình lớn và vừa gắn với kinh tế hộ.

Phát động phong trào trồng cây gây rừng và thực hiện chính sách giao

đất, giao rừng hợp sinh thái, hợp lòng người cho các hộ nông dân quản lý có

sự giám sát của nhà nước. Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ rừng và trồng

Page 50: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

44

rừng; ngăn chặn phá rừng và phòng chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và

tạo cảnh quan du lịch [153].

Đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, hình thành các tổ

hợp công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ở những địa bàn cho phép để chế

biến lương thực, thực phẩm, sản xuất công cụ lao động nông nghiệp, phát

triển các loại dịch vụ như khoa học - kỹ thuật, cung cấp vật tư, giống cây

trồng, vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm cho nông, lâm nghiệp [153].

Phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, phục vụ sản

xuất, đáp ứng nhu cầu chế biến nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm, kích

thích tăng trưởng kinh tế - xã hội nông thôn. Khuyến khích các hộ nông dân,

tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng

kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn, trước hết là làm thủy lợi, đường giao

thông, điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế... [153].

Như vậy, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định

rõ tầm quan trọng của việc CDCCKT nông nghiệp. Song, kinh tế nông nghiệp

vẫn còn nhiều hạn chế, CCKT nông nghiệp chuyển dịch chưa nhiều.

Để khắc phục tình trạng trên, cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo

của các cấp ủy Đảng đối với sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngày 1-11-1998,

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Chỉ thị số 14-CT/TU “Về việc tăng

cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sản xuất vụ Đông - Xuân

1998-1999”. Chỉ thị nêu rõ một trong những nguyên nhân làm cho năng suất

cây trồng thấp là do cơ cấu cây giống chưa hợp lý và yêu cầu: Các cấp ủy

Đảng, chính quyền, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông

nghiệp, như mở rộng diện tích, đẩy mạnh đầu tư thâm canh cây trồng, ứng

dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để đạt kết quả cao trên cả 3

mặt: diện tích, năng suất, sản lượng [155, tr.1].

Tiếp đó, ngày 9-3-1999, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Thông báo

“Về tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm Xuân và những chủ trương về

sử dụng nguồn thuế nông nghiệp đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông

Page 51: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

45

thôn”. Thông báo chỉ rõ: Diện tích vùng cao chuyển sang trồng các loại cây

màu có giá trị kinh tế cao; diện tích vùng thấp mưa bị ngập tiếp tục gieo trồng

lúa ngắn ngày bằng phương pháp gieo sạ khô hoặc chuyển sang gieo cấy vụ

Xuân hè khi có mưa, không để đất hoang hóa. Ngành nông nghiệp hướng dẫn

quy trình sản xuất, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh ở các chân ruộng

cấy muộn; phổ biến kinh nghiệm diệt cỏ, diệt chuột trên các phương tiện

thông tin đại chúng [157].

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng chỉ đạo thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư phục vụ nông nghiệp,

nông thôn, trọng tâm là công tác thủy lợi, khuyến nông, chuyển đổi giống

cây, con với kinh phí được để lại là 12 tỷ đồng; chỉ đạo đầu tư cho công tác

chống hạn ở những huyện, xã hay bị hạn nặng, xây dựng công trình thủy lợi,

kiên cố hóa kênh mương, trước mắt củng cố hai trạm bơm ở hai huyện Lập

Thạch và Tam Dương [157].

Đối với công tác phòng chống lụt, ngày 15-5-1999, Ban Thường vụ

Tỉnh ủy có kết luận “Về phòng chống bão lụt năm 1999”, nhấn mạnh: bằng

mọi biện pháp phải bảo vệ tuyệt đối an toàn tuyến đê Trung ương. Các huyện

chủ động bảo vệ đê địa phương, trọng điểm là đê Vĩnh Tường (kể cả đê sông

Hồng và đê sông Đáy).

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ưu tiên

phát triển chăn nuôi, thủy sản

Để CDCCKT nông nghiệp tiếp tục đạt được kết quả cao hơn, Đại hội

đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII (3-2001) chủ trương: “Sản xuất

nông, lâm nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh về lương thực, chuyển mạnh

sang sản xuất hàng hóa, xây dựng cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, đạt hiệu

quả kinh tế cao. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng

bình quân 4,5-5%/năm” [160, tr.54].

Về trồng trọt, tập trung khai thác tiềm năng đất đai, lao động, lợi thế về

điều kiện tự nhiên, tận dụng mọi nguồn lực, phát triển nông, lâm nghiệp toàn

Page 52: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

46

diện theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tạo ra các sản phẩm

nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất,

nhất là công nghệ sinh học, để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch.

Khuyến khích phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở những nơi có điều kiện,

chuyển diện tích vùng bãi sông Hồng và những nơi có điều kiện sang trồng từ

2.000 đến 3.000 ha dâu nuôi tằm, ươm tơ tiến tới dệt lụa xuất khẩu. Gắn nông

nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường. Nâng cao giá trị thu

nhập đến năm 2005 đạt 26 triệu đồng trở lên/ha (giá hiện hành), năng suất lúa

đạt trên 50 tạ/ha/vụ [160, tr.56].

Trong chăn nuôi, tiếp tục thực hiện chương trình sind hoá đàn bò, nạc

hoá đàn lợn, phát triển mạnh đàn gia cầm. Phấn đấu “đàn bò lai chiếm 32%

tổng đàn, đàn lợn lai chiếm 97% tổng đàn, đàn gia cầm đạt 6,5 triệu con”

[160, tr.56]; quy hoạch vật nuôi cho từng vùng, từng địa phương, từng cơ sở

sản xuất, chế biến thực phẩm. Tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, phấn đấu

đạt 30% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Về lâm nghiệp, gắn chương trình trồng rừng với giao đất, giao rừng cho

nông dân nhằm tăng cường việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng và hỗ trợ việc

làm cho lao động nông, lâm nghiệp. Kết hợp giữa trồng rừng tập trung và cây

phân tán. Phấn đấu nâng độ che phủ của rừng lên 24%, trồng mới 6.000 ha

rừng, 6.000 ha cây ăn quả vùng đồi [160, tr.84]. Hoàn thành việc giao đất, kể

cả đất rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông

dân. Tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, dồn ghép ruộng đất để khắc

phục sớm tình trạng manh mún. Thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp, trước hết

là ở các khâu: vận chuyển, tưới, làm đất, thu hoạch [160].

Về dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích mở rộng các ngành nghề, dịch

vụ sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch lao

động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Khuyến khích nông dân vay

vốn để mở rộng các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Chú trọng công tác sau thu

Page 53: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

47

hoạch, có chính sách hỗ trợ sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm

cho nông dân.

Với mong muốn thực hiện thành công mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng IX, ngày 12-7-2001,

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Chương trình hành động số

02-CTr/TU về “Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX

và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII”. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

chủ trương:

Trong 5 năm tới chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá;

phấn đấu giá trị thu nhập 1 ha canh tác đạt 26 triệu đồng trở lên.

Trồng 2.000-3.000 ha dâu nuôi tằm; chuyển và cải tạo 1.000-2.000

ha diện tích vùng thường xuyên ngập úng sang sản xuất 1 vụ lúa, 1

vụ cá; trồng mới 6.000 ha cây ăn quả các loại [162, tr.1].

Đặc biệt, để thúc đẩy quá trình CDCCKT nông nghiệp, nông thôn theo

hướng CNH, HĐH, ngày 1-11-2002, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ban hành nghị

quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-

2005 (Nghị quyết số 10-NQ/TU), trong đó nhấn mạnh:

Xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng

CNH, HĐH, hướng tới một nền nông nghiệp sạch phát triển bền

vững. Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng: hiện đại hoá, tập

trung hoá và chuyên môn hoá, đạt tốc độ tăng trưởng cao trên tất cả

các lĩnh vực sản xuất… Chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất

hàng hoá, lấy năng suất cao, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cao và

sức cạnh tranh cao làm mục tiêu phấn đấu. Trên cơ sở nâng cao

năng suất, giảm hợp lý và chuyển dần diện tích cây lương thực sang

các cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn,

tạo sự phân công lao động mới ở nông thôn [166, tr.3-4].

Phương châm CDCCKT nông nghiệp trong những năm 2001-2005

được Đảng xác định là 6 tăng, 5 giảm:

Page 54: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

48

Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; tăng năng suất, chất

lượng cây trồng, vật nuôi; tăng sản lượng nông sản hàng hoá; tăng

kim ngạch xuất khẩu; tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; tăng thu

nhập cho hộ nông dân. Giảm dần tỷ trọng cây lương thực; giảm

nhanh đất trống đồi núi trọc; giảm thấp nhất ô nhiễm môi trường;

giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh; giảm hộ đói

nghèo ở nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển 6

loại cây lương thực (lúa, ngô) 4 cây hàng hóa (dâu tằm, rau, hoa,

cây ăn quả) và 3 loại con (lợn, bò, thủy sản) [166, tr.3].

Từ đó, Nghị quyết đưa ra 6 giải pháp chủ yếu để tập trung CDCCKT

nông nghiệp thời kỳ 2001-2005: Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các Nghị

quyết của Trung ương và Đảng bộ tỉnh về CDCCKT nông nghiệp đến các

cấp, các ngành và nhân dân. Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp đến

năm 2010 cho phù hợp, gắn với việc khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh

của tỉnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như của mỗi vùng trong

tỉnh. Khuyến khích nông dân dồn ghép ruộng đất, dồn điền, đổi thửa hoặc

chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai để hình thành các khu

sản xuất hàng hoá tập trung, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; huy

động mọi nguồn vốn, trong đó vốn tín dụng là chủ yếu, ngân sách tỉnh hỗ trợ

một phần lãi suất cho các hộ nông dân, tổ chức kinh tế để thực hiện một số dự

án trọng điểm về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; thực hiện miễn

thủy lợi phí vụ đông cho nông dân, đẩy nhanh chương trình kiên cố hoá kênh

mương. Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, nhất là công

nghệ sinh học, công nghệ cao, nhất là về giống lợn, tằm, bò sữa, bò thịt, thủy

sản, nấm, công nghệ sản xuất rau, hoa hiện đại... Đẩy mạnh xúc tiến thương

mại, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường công tác quản lý

nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp… [166, tr.4-6].

Nghị quyết chuyên đề về CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc đã trở thành công cụ hữu hiệu để các địa phương trong tỉnh tiến

hành lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp đạt hiệu quả.

Page 55: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

49

2.3. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC

2.3.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản

Thực hiện chủ trương CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc, trong những năm 1997-2005, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ban, ngành có liên quan đã tích

cực xây dựng, triển khai nhiều nghị quyết, chương trình, đề án về

CDCCKT nông nghiệp.

Ngày 21-7-1997, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 776/HC “Kế hoạch

chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trong nông nghiệp để hoàn thiện việc thực

hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ”. UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị

lãnh đạo nhân dân tích cực thực hiện chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trong

nông nghiệp để thực hiện CDCCKT nông nghiệp đạt kết quả.

Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, đặc biệt là đẩy mạnh phát

triển chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, tháng 9-1998, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn ban hành và triển khai Đề án “Chăn nuôi lợn xuất khẩu

tỉnh Vĩnh Phúc”. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển chăn

nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, Đề án xác định mục tiêu tổng quát là:

Phát triển chăn nuôi bền vững dựa trên đa dạng hóa vật nuôi theo

hướng sản xuất hàng hóa. Tăng nhanh số lượng và chất lượng sản

phẩm chăn nuôi trên cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả các

nguồn tài nguyên (giống gia súc, thức ăn, cơ sở vật chất kỹ thuật,

sức lao động) sẵn có ở địa phương, kết hợp chặt chẽ với áp dụng

thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nước và thế giới. Tăng

nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của

tỉnh [116, tr.5].

Đề án nhấn mạnh: Chương trình chăn nuôi lợn xuất khẩu được triển

khai tập trung chủ yếu ở huyện Mê Linh, Vĩnh Tường, Yên Lạc và thị xã

Page 56: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

50

Vĩnh Yên. Phấn đấu tổng đàn lợn thịt đạt từ 1 vạn đến 2 vạn con; tổng đàn lợn

nái đạt từ 1 nghìn đến 2 nghìn con [116, tr.5].

Nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra, Đề án đưa ra một số giải

pháp chủ yếu, như: Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn tập trung nâng cao chất

lượng đàn lợn nái; củng cố hoàn thiện hệ thống cung cấp giống, đảm bảo cung

cấp giống lợn có tỷ lệ nạc cao; có chính sách khuyến khích người chăn nuôi

lợn xuất khẩu (như cho vay vốn lãi suất thấp, cung cấp giống tốt, thức ăn công

nghiệp với giá cả hợp lý, hướng dẫn kỹ thuật…).

Trước yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa đòi hỏi các tiến bộ kỹ thuật phải được đưa vào sản xuất một

cách nhanh chóng, tháng 9-2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

triển khai Đề án “Xây dựng - củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở”. Đề

án nhấn mạnh: "Xây dựng đội ngũ khuyến nông cơ sở ở tất cả các địa

phương làm đầu mối tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật, những thông tin liên

quan đến sản xuất nông nghiệp, thuyết phục nông dân tiếp thu và ứng dụng

những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất" [117, tr.3].

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật và

công nghệ mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển cao và bền vững, góp phần

CDCCKT nông nghiệp, ngày 19-11-2002, UBND tỉnh triển khai Đề án số

2097/ĐA-UB về “Phát triển khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Vĩnh

Phúc đến năm 2010”. Đối với lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, Đề án đưa

ra các nhiệm vụ cụ thể sau:

Chuyển giao mạnh các tiến bộ kỹ thuật về nông, lâm nghiệp, chú

trọng áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ tuyển chọn giống,

công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản, nhằm tạo

ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm. Dự kiến

chuyển giao 19 kỹ thuật tiến bộ và mô hình khoa học công nghệ

cho nhân dân [191].

Page 57: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

51

Áp dụng các giống lúa lai cho năng suất cao; đưa các giống ngô

mới như LVN4, LVN25… vào sản xuất đại trà, chú ý các giống lạc,

đậu tương, măng mới cho năng suất, chất lượng cao. Mở rộng kỹ

thuật nuôi cấy mô [191].

Củng cố và mở rộng hệ thống dịch vụ thú y, khuyến nông và tổ

chức các điểm trình diễn về các kỹ thuật tiến bộ tại các cụm xã, đặc

biệt chú ý 6 xã ven núi Tam Đảo và huyện Lập Thạch. Củng cố,

đầu tư mở rộng các trung tâm giống cây lương thực, trung tâm thủy

sản và trung tâm giống gia súc, gia cầm, đảm bảo cung cấp đủ

giống mới cho bà con nông dân [191].

Phát triển vùng rau an toàn, ứng dụng công nghệ sạch vào nông,

lâm nghiệp. Phát triển mạnh đàn bò sữa và tăng dần đàn bò lai

sind đạt 50% tổng đàn. Đưa tổng đàn lợn có tỷ lệ nạc cao và lợn

xuất khẩu từ 50% tổng đàn lợn. Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ

trong chế biến nông sản và bảo quản sau khi thu hoạch với quy

mô lớn hơn [191].

Đặc biệt, để triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-2005” đạt kết

quả, ngày 20-11-2002, UBND tỉnh xây dựng Đề án số 2103/ĐA-UB về

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2005”.

Đề án nêu rõ những thành công và hạn chế trong quá trình CDCCKT nông

nghiệp từ năm 1997 đến năm 2002. Trên cơ sở đó, Đề án xác định mục tiêu

CDCCKT nông nghiệp trong những năm 2002-2005 là:

Từng bước giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng mạnh tỷ trọng chăn

nuôi, thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,

thủy sản. Chú trọng phát triển lâm nghiệp, dịch vụ và ngành

nghề, thực hiện cơ cấu lại lao động ở khu vực nông thôn. Phấn

đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về nông nghiệp, thủy

Page 58: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

52

sản đạt 5,5-6%/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt

40 vạn tấn/năm, đến năm 2005 năng suất lúa đạt 53 tạ/ha, năng

suất ngô 40-45 tạ/ha; khai thác có hiệu quả diện tích dâu, đảm

bảo đủ kén cho các cơ sở ươm tơ, phấn đấu ổn định 3.000 ha dâu;

hình thành các khu chuyên sản xuất hoa, cây cảnh, diện tích

khoảng 500 ha, trong đó diện tích ứng dụng công nghệ cao 50-60

ha; toàn bộ sản lượng rau của tỉnh đạt chất lượng rau an toàn,

trong đó rau sạch từ 60-100 ha; trồng 1.000 ha tre để khai thác

măng và nâng cao độ che phủ của rừng; khoanh nuôi, cải tạo

thêm 1.500-2.000 ha vùng trũng để nuôi trồng thủy sản, trong đó

có 300-500 ha nuôi công nghiệp, sản lượng thủy sản trên 20.000

tấn; năm 2005, đàn bò đạt 5.000 con, đàn lợn đạt 10.000 con. Giá

trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.313 tỷ đồng; trong

đó, ngành trồng trọt giảm từ 64,36% (2001) xuống 48,0-50%

(2005), chăn nuôi tăng từ 25,57% lên 35-38%, thủy sản tăng từ

2,94% lên 7-8%, lâm nghiệp tăng 2%. Giá trị thu nhập trên 1 ha

đất canh tác đạt từ 26-27 triệu đồng trở lên. Giá trị sản xuất hàng

nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 10 triệu USD; trong đó

chăn nuôi 6 triệu, thủy sản 4 triệu USD… [190, tr.7].

Trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, UBND tỉnh đặc

biệt quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản

xuất nông nghiệp. Do đó, tháng 1-2003, UBND tỉnh triển khai Đề án số

1342/ĐA-UB “Phát triển giao thông nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

2003-2010”. Đề án nêu rõ thực trạng giao thông nông thôn trong toàn tỉnh

những năm 1997-2002, từ đó đưa ra mục tiêu phấn đấu từ năm 2003 đến

năm 2010, là:

Toàn tỉnh cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn các loại đường

huyện, đường liên xã; đường thôn, xóm là 1.951km, đạt tỷ lệ tăng

Page 59: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

53

51,7% (tăng bình quân 6,5%/năm), để đưa tổng số mặt đường giao

thông các loại đến năm 2010 được cứng hóa là 2.900km/3.686km

đạt 18,7%, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo

điều kiện thuận lợi trong CDCCKT nông nghiệp [192].

Thực hiện chủ trương của Đảng, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng đến việc đưa

cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa trong sản xuất nông nghiệp. Một số máy

móc, thiết bị được áp dụng vào các khâu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc

đẩy CDCCKT nông nghiệp, song cũng mới chỉ thực hiện được khoảng 20% ở

khâu làm đất. Do đó, ngày 20-6-2005, UBND tỉnh xây dựng Đề án số

1823/UBND-ĐA “Cơ khí hóa nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm

2005 đến năm 2010”. Đề án nhấn mạnh:

Đến năm 2010, cơ khí hóa một số khâu cơ bản trong trồng trọt,

chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bằng các thiết bị máy móc có công

suất vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện của nông hộ trang trại để

tạo đà từ sau năm 2010, đưa vào ứng dụng các thiết bị máy móc

hiện đại, đồng bộ từ các khâu canh tác đến khâu chế biến, bảo

quản nông sản hàng hóa, tạo bước tăng trưởng mạnh mẽ trong

nông nghiệp [196].

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiết kiệm công sức trong các

khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch và có điều kiện sản xuất hàng hóa tập

trung, thâm canh tăng năng suất, ngày 20-6-2005, UBND tỉnh thông qua Đề

án số 1819/ĐA-UBND “Tiếp tục chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trên địa bàn

tỉnh Vĩnh Phúc”. Thông qua việc chuyển đổi dồn ghép ruộng đất để công

khai, rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ

thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, sắp xếp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

nuôi; đồng thời sắp xếp lại cơ cấu lao động ngành nghề nông thôn nói chung

vào quỹ đất công ích của xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng

đất, tăng nguồn thu cho ngân sách [195].

Page 60: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

54

Quá trình chỉ đạo quyết liệt đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong

CCKT nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Đến năm 2005, việc chuyển dịch giữa

các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (gọi là khu vực I) được thực

hiện theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng

thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch

giữa các ngành nông, lâm, thủy sản chưa ổn định, trong đó ngành nông nghiệp

vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong CCKT toàn ngành.

Năm 1997, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 92,88%, ngành

lâm nghiệp 4,06%, ngành thủy sản 3,06% trong tổng giá trị sản xuất nông,

lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2000, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

tăng lên 94,60%, trong khi đó ngành lâm nghiệp giảm xuống còn 2,82%,

thủy sản giảm xuống còn 2,58%. Đến năm 2005, giá trị sản xuất nông

nghiệp giảm xuống còn 93,35%, lâm nghiệp còn 1,39%, trong khi đó giá

trị sản xuất ngành thủy sản tăng lên 5,26% [39]. Như vậy, sự chuyển dịch

giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản không đáng kể. Trong đó,

đáng chú ý là giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm mạnh từ 4,06%

(1997) xuống còn 1,39% (2005); ngành thủy sản tăng từ 3,06% (1997) lên

5,26% (2005). Điều này cho thấy, ngành thủy sản từng bước chiếm vị trí

quan trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp và thể hiện sự

chuyển dịch tích cực trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp ở

tỉnh Vĩnh Phúc.

Những kết quả đạt được về CDCCKT giữa các ngành nông nghiệp,

lâm nghiệp và thủy sản những năm 1997-2005 tuy chưa nhiều, song đã

phản ánh xu thế tích cực, tiến bộ: Chuyển dần từ nền sản xuất mang nặng

tính tự cấp, tự túc, thuần nông với năng suất và hiệu quả kinh tế thấp,

sang sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế thị trường với quy mô lớn

và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thể hiện tính ưu việt so với các mô

hình trước đó (lấy sản xuất lương thực làm mục tiêu, tự túc lương thực

Page 61: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

55

bằng mọi giá, lấy tăng năng suất và tăng sản lượng lúa làm mục tiêu

phấn đấu).

Năm 1997

92.88%

3.06%4.06%

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Năm 2005

93,35%

5,26%1,39%

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2005)

Nguồn: [35, tr.132]

2.3.2. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu nội ngành

2.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ

nông nghiệp

Mặc dù CDCCKT giữa các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản không

đáng kể, nhưng điều đáng chú ý là trong nội ngành nông nghiệp (giữa trồng

trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp) lại có sự chuyển biến sâu sắc, đúng

hướng: Tỷ trọng ngành trồng trọt ngày càng giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi

tăng khá nhanh so với bình quân cả nước và từng bước trở thành ngành sản

xuất chính của tỉnh. Cụ thể:

Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 72,64% năm 1997 xuống còn

69,73% năm 2001 và 55,97% năm 2005; tỷ trọng ngành chăn nuôi

tăng từ 24,84% năm 1997 lên 26,26% năm 2000 và 39,07% năm

Page 62: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

56

2005; tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,52% năm 1997 lên

4,01% năm 2001 và 4,96% năm 2005 [209, tr.43].

Năm 1997

24.84%

2.52%

72.64%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Năm 2005

55.97%

4.96%

39.07%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2005)

Nguồn: [209, tr.43]

Qua số liệu trên cho thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông

nghiệp trong những năm 1997-2001 không đáng kể, nhưng từ năm 2001 đến

năm 2005 lại có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Từ năm 1997 đến năm 2005,

tốc độ gia tăng ngành chăn nuôi đạt 14,23%, dịch vụ nông nghiệp tăng chậm

(khoảng 2,44%); trong khi đó tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tới 16,67%. So

với một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhất là so với tỉnh Bắc

Ninh, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến

hơn. Năm 2005, tỷ trọng các ngành trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông

nghiệp ở Bắc Ninh là 57,8% - 38,5% -3,7%. Trong khi đó, tỷ trọng ngành

trồng trọt trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Phúc thấp hơn Bắc Ninh

1,9%, ngược lại tỷ trọng các ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp lại cao

hơn Bắc Ninh lần lượt là 0,57% - 1,26%. So với Thủ đô Hà Nội, tốc độ

CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc chậm hơn. Năm 2005, tỷ trọng các ngành

trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội là 51% - 47% -

Page 63: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

57

2%. Nhưng so với cả nước, CCKT nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc có sự

chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Tính trung bình toàn quốc, tỷ trọng các ngành

trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp là 74,5% - 22,4% - 2,2%; so với

Vĩnh Phúc là 55,97% - 39,07% - 4,96% [209, tr.43]... Đây là bước tiến mới ở

Vĩnh Phúc, tạo điều kiện quan trọng để đi lên sản xuất lớn và tham gia thị

trường nông sản thế giới.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng:

Trước năm 1997, nông nghiệp Vĩnh Phúc tập trung vào hai loại cây

trồng chính là lúa và màu. Nhưng từ năm 1997 đến năm 2005, cơ cấu cây

trồng cơ bản được đa dạng hóa theo hướng giảm dần tình trạng độc canh cây

lương thực, tăng dần tỷ trọng các nhóm cây trồng khác có hiệu quả kinh tế

cao hơn, như cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu, hoa, cây cảnh. Một số

giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào thử nghiệm (giống

lúa CV1, MT508-1, HT1, DT122, ngô lai, tre Bát Độ, một số giống rau, hoa,

quả). Vĩnh Phúc còn tự sản xuất được một phần giống ngô lai, lúa lai đưa vào

sản xuất. Năm 2000, diện tích lúa lai đạt 90%, ngô lai đạt 97% [190, tr.2].

Riêng trong lĩnh vực trồng lúa, năng suất, sản lượng không ngừng tăng:

Năm 1997 đạt 34 tạ/ha [152, tr.3]; năm 1998 đạt 35,47 tạ/ha [158, tr.2], năm

1999 đạt 38,26 tạ/ha [159, tr.2]; năm 2000 tăng lên 43,6 tạ/ha [162, tr.22];

năm 2001, do vỡ đê gây ngập úng trên diện rộng ở hầu hết các huyện, thị,

nhưng năng suất lúa vẫn đạt 42,1 tạ/ha [165, tr.2]; năm 2002 đạt 46,7 tạ/ha

[167, tr.2]; năm 2003 đạt 48,22 tạ/ha [168, tr.1]; năm 2004 đạt 50 tạ/ha [193,

tr.2]; năm 2005 tăng lên hơn 50 tạ/ha [172, tr.1]. Thu nhập bình quân một ha

canh tác đạt 20,56 triệu đồng/năm, vùng đồng bằng có nơi đạt 30-50 triệu

đồng/ha (tăng 3 triệu đồng so với năm 1996) [118, tr.2]. Điển hình nhất là các

huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc có diện tích lúa trên 10.000 ha, diện tích canh

Page 64: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

58

tác là 35.668,3 ha, chiếm hơn 51,27% tổng diện tích cấy lúa toàn tỉnh; sản

xuất được 51,08% tổng sản lượng thóc của tỉnh [118].

Diện tích cây ngô không ngừng tăng: Năm 2001 là 14.942,7 ha, năm

2002: 15.740,6 ha, năm 2003 và 2004 tăng lên hơn 18.700 ha, riêng năm 2005

giảm xuống còn 16.490 ha (do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp để phục

vụ phát triển các ngành công nghiệp). Đến năm 2005, 100% diện tích gieo

trồng ngô lai và đạt nhiều kết quả. Năm 2001, năng suất ngô của tỉnh mới chỉ

đạt 32,4 tạ/ha, năm 2002 đạt 33,5 tạ/ha, năm 2003 đạt 33,95 tạ/ha, đến năm

2004 tăng lên 38,54 tạ/ha. Riêng năm 2005, mặc dù diện tích trồng ngô giảm

so với năm 2004 khoảng hơn 2.000 ha, nhưng sản lượng ngô vẫn đạt 37,45

tạ/ha. Điển hình là các huyện Vĩnh Tường đạt 13.425,0 tạ/ha, Yên Lạc đạt

11.170,0 tạ/ha và là hai huyện có sản lượng cao nhất trong toàn tỉnh; thị xã

Phúc Yên chỉ đạt 1.377,0 tạ/ha và là đơn vị đạt sản lượng thấp nhất tỉnh [118].

Diện tích các loại cây rau đậu tăng mạnh. Nhiều giống rau có giá trị

kinh tế cao được đưa vào sản xuất như: bí, hành tây, súp lơ, đậu Hà Lan, rau

gia vị… Năm 1997, diện tích cây rau đậu đạt 6.000 ha, năm 2003 đạt 8.496,2

ha, sản lượng đạt 137,86 ngàn tấn; năm 2004 diện tích tăng lên 8.836 ha, sản

lượng đạt 148,8 ngàn tấn, giá trị tương đương 158,3 tỷ đồng [118, tr.3].

Cây ăn quả đang dần trở thành một nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia

đình ở vùng trung du. Từ năm 1997 đến năm 2005, tổng diện tích cây ăn quả

tăng rõ rệt: từ 2.800 ha (1997), lên 5.633 ha (2001) và 9.500 ha (2005) với

một số loại cây chủ yếu như: chuối, vải, xoài, hồng, dứa, bưởi… Huyện Tam

Đảo và Lập Thạch có diện tích trồng cây ăn quả trên 1.000 ha, chiếm 45,3%

tổng diện tích cây ăn quả các loại toàn tỉnh (năm 2005). Việc chuyển đổi từ

trồng lúa và rau màu sang trồng cây ăn quả ở vùng trung du đã góp phần giải

quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân [118].

Page 65: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

59

Diện tích cây công nghiệp tăng dần: năm 1997 đạt 7,8 nghìn ha, đến năm

2001 tăng lên 9.363,7 ha, năm 2005 đạt 12.802,1 ha (tăng hơn 5.000 ha so với

năm 1997). Trong đó, đậu tương là cây trồng có diện tích lớn hơn cả [118].

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp (2001-2005)

Năm Cây trồng

2001 2002 2003 2004 2005

I. Diện tích (ha) 9.370,9 10.054,1 9.943,0 10.366,1 12.843,8

1. Đậu tương 5.350,6 5.900,0 5.659,0 6.238,5 8.474,1

2. Mía 265,7 256,8 249,3 125,3 129,9

3. Lạc 3.744,4 3.827,9 3.858,8 3.862,5 4.118,1

4. Đay 3,0 53,0 105,0 101,0 80,0

5. Bông - - - - 14,3

II. Năng suất (tạ/ha)

1. Đậu tương 11,8 12,64 13,36 15,50 15,68

2. Mía 606,3 567,5 532,3 611,90 565,3

3. Lạc 12,0 11,23 12,20 15,39 15,12

4. Đay 20,0 20,2 25,0 29,3 30,0

5. Bông - - - - 13,36

III. Sản lượng (tấn)

1. Đậu tương 6.318,8 7.458,0 7.560,8 9.670,8 13.284,4

2. Mía 16.110,0 14.573,0 13.270,5 7.667,0 7.343,0

3. Lạc 4.497,0 4.300,1 4.706,2 5.944,7 6.227,2

4. Đay 6,0 107,0 263,0 295,5 240,0

5. Bông - - - - 19,1

Nguồn: [35, tr.135]

+ Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và trà lúa:

Cùng với những chuyển biến về cơ cấu cây trồng, kinh tế nông nghiệp

Vĩnh Phúc còn có sự chuyển dịch về cơ cấu mùa vụ và trà lúa. Việc áp dụng

các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất đã

mở rộng diện tích các trà lúa xuân muộn, mùa sớm, thu hẹp diện tích mùa

trung và vụ xuân chính vụ, góp phần nâng cao năng suất lúa và mở rộng diện

tích vụ đông. Năm 1997, diện tích trà lúa xuân muộn ít, nhưng đến năm 2005

Page 66: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

60

tăng lên hơn 60%; trà lúa sớm chiếm gần 90% vụ lúa mùa. Đặc biệt, ngoài hai

vụ lúa, vụ Đông trở thành vụ sản xuất hàng hoá chính và đưa Vĩnh Phúc trở

thành một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước bố trí cơ cấu 3 vụ/năm.

Việc sản xuất thêm vụ Đông tạo tiền đề quan trọng trong giải quyết vấn đề

lương thực, hình thành những cánh đồng đạt giá trị sản xuất cao và thói quen

sản xuất hàng hoá trong nông dân [193, tr.3].

Như vậy, trong những năm 1997-2005, cơ cấu cây trồng, mùa vụ và

trà lúa ở Vĩnh Phúc có sự chuyển biến theo hướng tích cực: từ độc canh

cây lương thực sang đa dạng hóa các loại giống cây trồng mới có giá trị

kinh tế cao. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác tăng nhanh: năm 2000

mới chỉ đạt 18,8 triệu đồng, năm 2002: 24 triệu đồng, năm 2003: 26,74

triệu đồng, năm 2004: 30,7 triệu đồng, năm 2005: trên 26 triệu đồng [193,

tr.5-6]. Có trên 4.000 ha đất canh tác cho giá trị sản xuất trên 50 triệu

đồng/ha/năm; trong đó có 40% đạt giá trị trên 100 triệu đồng [169, tr.6].

Điển hình nhất là các huyện Vĩnh Tường có trên 1.000 ha, Mê Linh 700

ha, Bình Xuyên 400 ha, Yên Lạc 300 ha; riêng xã Mê Linh (huyện Mê

Linh) đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm [193, tr.6]. Thành tựu lớn nhất và

quan trọng nhất của ngành trồng trọt giai đoạn 1997-2005 là sản xuất đủ

lương thực cho nhu cầu ăn, dành một phần để phát triển chăn nuôi, bước

đầu có nông sản hàng hoá.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng có sự chuyển biến tích cực.

Trước năm 1997, chăn nuôi chủ yếu diễn ra ở quy mô gia đình, tự cung, tự

cấp với năng suất thấp; nhưng từ năm 1997 trở đi đã chuyển sang mô hình

chăn nuôi công nghiệp có quy mô tương đối lớn từ vài trăm tới hàng vạn

con gia cầm, từ vài trăm con lợn trở lên. Việc tự sản xuất thức ăn cho gia

súc trên cơ sở tận dụng phế phẩm nông nghiệp, thức ăn tự nhiên, hoặc tự

chế biến giản đơn ở quy mô gia đình hầu như được thay thế bằng thức ăn

gia súc chế biến công nghiệp. Việc chăn thả trâu bò tự nhiên trên các bãi

Page 67: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

61

trước đây được hạn chế. Một số trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung

theo mô hình công nghiệp được hình thành với nhiều giống gia cầm mới,

lợn ngoại, bò lai Brahman, bò sữa HF... được đưa vào sản xuất. Việc ứng

dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong chăn nuôi ngày một rộng rãi,

như kỹ thuật chọn lọc giống, lai tạo giống mới bằng phương pháp cấy truyền

hợp tử, đặc biệt là lai tạo thành công giống bò thịt chất lượng cao Limousin

và đạt nhiều kết quả.

Tổng đàn bò năm 2000 có 99,3 nghìn con, đến năm 2005 có

134,9 nghìn con, tăng 35,85 nghìn con và trở thành một trong

những tỉnh có đàn bò với số lượng lớn nhất ở đồng bằng sông

Hồng [2, tr.601]. Tốc độ sind hoá đàn bò nhanh, năm 2001 mới

đạt 22,8%, đến năm 2005 đạt 48,9%. Đặc biệt, thực hiện chuyển

dịch cơ cấu trong chăn nuôi, “Vĩnh Phúc đã đưa đàn bò sữa về

nuôi từ năm 2001, đến năm 2005 tăng lên 1.157 con, sản lượng

sữa đạt 1,3 nghìn tấn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho một bộ

phận nông dân” [118, tr.4].

Đàn lợn chủ yếu được nuôi bằng giống lai có năng suất, chất lượng,

các giống thuần địa phương được loại bỏ. Năm 2005, tổng đàn lợn đạt

521,8 nghìn con, tăng 105 nghìn con so với năm 2000; số lợn nái ngoại đạt

gần 5 nghìn con; đàn lợn thịt chủ yếu là lợn lai chiếm 70% tổng đàn. Sản

lượng thịt lợn xuất chuồng năm 2000 đạt 24,9 nghìn tấn, năm 2004 tăng lên

47,53 nghìn tấn. Đàn gia cầm tăng nhanh: từ 4,6 triệu con (2001), lên 6

triệu con (2003); sản lượng thịt gia cầm đạt hơn 11,2 nghìn tấn, sản lượng

trứng trên 75,5 triệu quả [118]. Như vậy, chăn nuôi từng bước trở thành

ngành sản xuất chính với mô hình chăn nuôi trang trại, gắn với công nghiệp

chế biến. Một số mô hình chăn nuôi nuôi bò sữa, nuôi lợn hướng nạc xuất

khẩu, gà công nghiệp, vịt siêu trứng, siêu thịt, ngan Pháp được hình thành

theo hướng công nghiệp. Tổng sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2001-2005,

Page 68: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

62

đạt 9,5%; giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2000 đạt 331,2 tỷ đồng, năm 2005

tăng lên 702 tỷ đồng [118].

Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm (1997-2005)

Đơn vị: con

Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm

1997 36.565 94.183 369.509 4.559.000

1998 36.533 94.701 385.857 4.816.600

1999 37.142 95.385 399.918 4.856.022

2000 37.171 99.326 416.829 5.018.400

2001 32.610 101.483 432.837 4.617.580

2002 33.387 108.199 466.886 5.231.700

2003 33.232 121.385 496.154 6.028.800

2004 32.325 134.900 521.815 5.029.800

2005 31.618 149.605 531.326 5.262.900

Nguồn: [35, tr.139]

2.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

Mặc dù giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất

nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh, nhưng ngành lâm nghiệp có nhiều

chuyển biến hơn so với trước. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được

đẩy mạnh. Việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng được tiến hành thường xuyên, hiện

tượng khai thác lâm sản trái phép và cháy rừng giảm. Bên cạnh việc tích cực

trồng rừng theo Chương trình 327 và Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng,

diện tích đất lâm nghiệp bước đầu được khai thác có hiệu quả bằng việc thực

hiện dự án phát triển cây ăn quả ở các huyện, thị; góp phần phủ xanh đất

trống đồi núi trọc và tăng thu nhập cho người trồng rừng.

Từ năm 1997 đến năm 2005, toàn tỉnh đã trồng mới được 13.235 ha

rừng tập trung, trên mười triệu cây phân tán, độ rừng che phủ tăng từ 17%

(năm 1996) lên 19% (năm 2000), 22,6% (năm 2003), 23% (năm 2004) và

23,7% (năm 2005) [2, tr.602]. Đặc biệt, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Page 69: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

63

trên đất lâm nghiệp, Vĩnh Phúc triển khai thành công chương trình trồng tre

Bát Độ xuất khẩu, đến năm 2005 đã trồng được 267,2 ha; đẩy nhanh tốc độ

che phủ rừng, tăng thu nhập cho hộ lâm nghiệp, góp phần cải tạo môi sinh,

môi trường. Một số khu rừng được bảo vệ và phát triển như rừng Núi Sáng

(Lập Thạch), rừng Ngọc Thanh (Phúc Yên), rừng Lâm Trường Tam Đảo. Đến

năm 2005, diện tích rừng được bảo vệ là 56.731,3 ha [210].

2.3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

Vĩnh Phúc không có lợi thế cạnh tranh về nuôi trồng thủy sản, nhưng

nhờ tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất (sử dụng

giống mới, nuôi cá thâm canh, sử dụng máy sục khí theo phương thức công

nghiệp…), nên trong những năm 1997-2005, nuôi trồng thủy sản có sự

chuyển biến tích cực. Các vùng trũng, cấy một vụ lúa bấp bênh, hiệu quả kinh

tế thấp được cải tạo và chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi một vụ cá,

cấy một vụ lúa có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Các hộ

nông dân đã tập trung vào một số giống thủy sản được ưa chuộng và có giá trị

kinh tế cao, như cá chép, tôm càng xanh, cá rô phi… và đạt nhiều kết quả.

Từ năm 1997 đến năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 1,7 lần,

mỗi năm tăng thêm từ 200-300 ha vào nuôi trồng thủy sản. Cụ thể là: Năm

1997, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh mới chỉ có 2,7 ngàn ha, nhưng đến

năm 2000 đã tăng lên 3,9 ngàn ha, tăng gần 1,2 ngàn ha; sản lượng thuỷ sản nuôi

trồng tăng 46% so với năm 1997. Tốc độ tăng tổng sản phẩm ngành thuỷ sản đạt

khá, chỉ tính riêng những năm 2001-2005 tăng 17,6%/năm. Sản lượng năm

2000 mới đạt 1,08 tấn/ha, đến năm 2005 đạt 1,58 tấn/ha. Nhiều giống thuỷ sản

mới đã được đưa vào sản xuất, làm phong phú nguồn gen thuỷ sản. Tốc độ

tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2001 đến năm 2005 đạt

21,15%/năm; tổng sản lượng nuôi trồng năm 2000 đạt 3,9 nghìn tấn, đến năm

2005 tăng lên 7,66 nghìn tấn. Nếu tính gộp giá trị sản phẩm chăn nuôi và thủy

Page 70: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

64

sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, năm 2005 đạt 37,33%,

tăng 9,96% so với năm 2000 [211].

Như vậy, nuôi trồng thủy sản có bước phát triển đúng hướng, chuyển

dịch phương thức nuôi trồng từ quảng canh sang thâm canh, diện tích và sản

lượng nuôi trồng thủy sản đều vượt mức chỉ tiêu đề ra. Với những kết quả đạt

được của ngành thủy sản trong những năm 1997-2005 đã khẳng định quá

trình CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc thành công. Cùng với chăn nuôi,

ngành thủy sản trở thành khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp và có đóng

góp ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Do tích cực mở

rộng diện tích, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, nên

tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh so với bình

quân cả nước và đã đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh đầu tiên ở

miền Bắc có sản phẩm thủy sản nước ngọt xuất khẩu [118, tr.4].

Chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp đã tác động không nhỏ đến việc

chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế theo chiều hướng tích cực. Vĩnh Phúc bước

đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung mang lại thu nhập

cao cho người sản xuất. Trong đó, có thể kể đến một số vùng sau: Vùng sản

xuất lương thực ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Nam Bình Xuyên, Nam Tam Dương,

Mê Linh… Vùng sản xuất rau ở các xã Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Vĩnh

Sơn (Vĩnh Tường); Thị trấn Yên Lạc, Tam Hồng, Hồng Phương (Yên Lạc);

Tiền Phong, Đại Thịnh, Mê Linh (Mê Linh); Tích Sơn, Đồng Tâm (Vĩnh Yên);

Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh (Bình Xuyên); Vân Hội, Duy Phiên, Hoàng Lâu

(Tam Dương). Vùng sản xuất hoa ở xã Mê Linh, Tráng Việt, Đại Thịnh, Tiền

Phong (Mê Linh); Tích Sơn (Vĩnh Yên). Vùng trồng dâu, nuôi tằm ở một số xã

vùng bãi của huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch. Vùng trồng cỏ phục vụ

chăn nuôi bò ở huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, thị xã Vĩnh Yên. Vùng trồng

cây ăn quả ở khu vực đất đồi thuộc huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo,

Phúc Yên, Vĩnh Yên [193, tr.5].

Page 71: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

65

CDCCKT ngành nông nghiệp còn góp phần thúc đẩy CDCCKT thành

phần, trong đó rõ nét nhất là sự chuyển đổi tổ chức quy mô, phương thức hoạt

động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 1997, toàn tỉnh có 308

HTX (22 HTX không hoạt động; 135 HTX còn vốn quỹ và có điều kiện hoạt

động dịch vụ, chiếm 47,2%; 151 HTX không còn vốn quỹ, hoạt động hình

thức, chiếm 52,8%), nhưng đến năm 2003, toàn tỉnh có 307 HTX nông nghiệp

(293 HTX dịch vụ, 14 HTX thành lập mới) [211]. Sau chuyển đổi, một số

HTX đã tích cực thu nợ cũ, thanh toán sản phẩm dịch vụ khá tốt và bước đầu

hoạt động hiệu quả, như các HTX: Vĩnh Trung, Vĩnh Đoài, Xóm Miễu (Yên

Lạc); Ngọc Mỹ, Hữu Bình, Tân Lập, Phú Bình, Đồng Ích (Lập Thạch)... Đa

số HTX nông nghiệp chuyển sang làm dịch vụ thủy lợi, điện, bảo vệ đồng

ruộng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Một số HTX

gắn CDCCKT sản xuất với dồn ghép ruộng đất trong nông nghiệp, như HTX

Vĩnh Đoài, Vĩnh Trung (Yên Lạc), HTX Tích Sơn (Vĩnh Yên)... Các HTX

làm dịch vụ hỗ trợ xã viên phát triển sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế,

cung cấp sản phẩm cho xã hội và giữ vững ổn định tình hình ở nông thôn.

Tiểu kết chương 2

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm 1997-

2005, CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng

ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng các ngành chăn nuôi và thủy sản tăng, từng

bước trở thành ngành sản xuất chính. Một số mô hình chăn nuôi lợn, bò sữa,

cá… bước đầu hình thành theo hướng công nghiệp. Nuôi trồng thủy sản có

bước phát triển đúng hướng, chuyển phương thức nuôi trồng từ quảng canh

sang thâm canh. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng và có đóng góp ngày

càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa Vĩnh Phúc trở

thành một trong những tỉnh đầu tiên ở miền Bắc có lượng cá nước ngọt xuất

khẩu. Đời sống các hộ nông nghiệp ở nông thôn từng bước được cải thiện. An

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn được đảm bảo.

Page 72: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

66

Mặc dù CCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc có sự chuyển biến khá, nhất là

từ khi Tỉnh ủy có nghị quyết chuyên đề về CDCCKT nông nghiệp thời kỳ

2001-2005, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành có nhiều đề án, chương

trình triển khai thực hiện, nhưng CCKT nông nghiệp ở một số địa phương

chuyển dịch chậm, sản phẩm hàng hoá ít, chất lượng và sức cạnh tranh chưa

cao. Năng suất cây trồng so với tiềm năng còn thấp. Việc chuyển đổi, dồn

ghép ruộng đất gặp nhiều khó khăn, do đó khó ứng dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất và tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá lớn. Quản lý và bảo vệ

rừng chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng phá rừng vẫn diễn ra ở nhiều

nơi. Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển, tình hình tiêu thụ nông

sản gặp nhiều khó khăn. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh

học, trình độ bảo quản nông sản còn hạn chế.

Tuy còn một số hạn chế, nhưng với những kết quả đạt được trong giai

đoạn 1997-2005 đã khẳng định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về

CDCCKT nông nghiệp là đúng định hướng, đi vào thực tiễn và phát huy tác

dụng. Những thành tựu đạt được là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục

đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân

giai đoạn 2006-2010.

Page 73: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

67

Chương 3

QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010

3.1. NHỮNG YẾU TỐ MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC

3.1.1. Những biến động mới về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Bước vào những năm 2006-2010, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo đẩy

mạnh CDCCKT nông nghiệp trong điều kiện có nhiều biến động mới. Trong

đó, những diễn biến mới của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã tác động

trực tiếp đến quá trình hoạch định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về

CDCCKT nông nghiệp.

- Điều kiện đất đai, tài nguyên

Từ năm 2006 đến năm 2010, quỹ đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh

Phúc có nhiều biến động có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và quá

trình CDCCKT nông nghiệp. Đó là hiện tượng đất dành cho sản xuất nông

nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó đất phi nông nghiệp tăng nhanh. Nguyên

nhân của vấn đề trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do việc chuyển mục đích sử

dụng đất nông nghiệp, như sử dụng quỹ đất nông nghiệp để xây dựng các khu

công nghiệp, sân golf, đất đô thị và các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

khác... Kết quả là, năm 2006, đất nông nghiệp có 95.380,40 ha [36], đến năm

2007 giảm xuống còn 94.445,48 ha [37] và tiếp tục giảm xuống còn 86.718,73

ha vào năm 2010 [40]. Điều này gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp,

đặc biệt là quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc [209].

Nguồn tài nguyên rừng của tỉnh Vihx Phúc cũng đang bị suy kiệt dần do

sự khai thác thiếu ý thức của con người. Việc này gây ảnh hưởng xấu đến môi

trường sống của con người và động vật, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sản

xuất nông nghiệp. Đó là các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, lũ quét, sụt lở đất rừng...

Page 74: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

68

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm

trọng, nhất là ở các làng nghề nông thôn, các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy

sản… làm cho tài nguyên đất và tài nguyên nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng

theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là tình trạng ô nhiễm

môi trường từ chính sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phương có xu hướng

chạy theo lợi ích trước mắt, chỉ quan tâm đến năng suất và sản lượng cây trồng,

vật nuôi, tăng trưởng cao bằng mọi giá mà không quan tâm, chú ý tới việc bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Trong đó, phải kể đến tình trạng

sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích

tăng trưởng... dẫn đến hiện tượng mất cân bằng môi trường sinh thái đất, nước,

không khí và vệ sinh an toàn thực phẩm… Điều này tác động không nhỏ đến

sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2006-2010. Do đó, để đẩy

mạnh quá trình CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc phải đưa ra

được những chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa

phương nhằm đạt kết quả cao nhất.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Bước sang thời kỳ 2006-2010, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến

động. Khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học ngày càng có những

bước nhảy vọt, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy kinh tế phát

triển, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT nói chung, CCKT nông nghiệp

nói riêng, cũng như thúc đẩy sự biến đổi sâu sắc các lĩnh vực đời sống xã hội.

Những tiến bộ về khoa học công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh vực

lai tạo giống cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác tiên tiến, cho phép Vĩnh

Phúc tiến hành CDCCKT nông nghiệp một cách nhanh chóng, triệt để hơn theo

hướng bám sát nhu cầu tiêu dùng và nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản

phẩm; đồng thời giúp cho ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc có thể cung cấp

những sản phẩm và dịch vụ mới, cao cấp cho thị trường.

Trong tình hình mới, toàn cầu hóa kinh tế trở thành một xu thế khách

quan; hòa bình, hợp tác và phát triển là yêu cầu nội tại của mỗi quốc gia,

Page 75: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

69

dân tộc... Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức

Thương mại thế giới (WTO). Nhờ đó, các quan hệ ngày càng mở rộng, làn

sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở nên mạnh mẽ. Đối với Vĩnh

Phúc, đây cũng là điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu các

sản phẩm nông nghiệp và tiếp thu, ứng dụng các công nghiệ mới tiên tiến

vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Nhưng tình hình thế giới và khu

vực cũng có nhiều biến động có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế -

xã hội Việt Nam nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng. Đó là cuộc khủng hoảng

tài chính - kinh tế thế giới năm 2008. Trong hoàn cảnh đó, để thoát khỏi

ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, phù hợp với xu thế phát triển của thời

đại, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc phải có sự điều chỉnh lại định hướng phát

triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhất là những chủ

trương về CDCCKT nông nghiệp.

Trong những năm 2006-2010, do ngành công nghiệp, dịch vụ ở tỉnh

Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ, nên thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát

triển, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt là nhu cầu về nguyên liệu và

tiêu dùng cho ngành công nghiệp chế biến các loại nông sản, thực phẩm tăng

nhanh. Điều này đã trở thành yếu tố kích thích sản xuất nông nghiệp phát

triển và đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa CDCCKT nông nghiệp nhằm

đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp và dịch vụ

trong tình hình mới.

Một điểm đáng chú ý là trong những năm 2006-2010, tốc độ đô thị

hóa diễn ra tương đối nhanh, đã làm cho tỷ trọng dân số đô thị tăng nhanh,

từ 16,7% (năm 2005) lên 22,4% (năm 2009) và 25% (năm 2010), trung bình

tăng 8,3%/năm [209, tr.20]. Do đó, tỷ lệ dân cư sinh sống và tham gia sản

xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn ngày càng giảm sút, gây ảnh hưởng

không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, do tình trạng đất nông

nghiệp giảm nhanh, trong khi đó, sản xuất công nghiệp và dịch vụ chưa có

đủ khả năng giải quyết nguồn lao động dư thừa từ nông nghiệp. Do đó, tình

Page 76: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

70

trạng lao động thiếu việc làm ở nông thôn diễn ra gay gắt. Đây là vấn đề xã

hội nổi cộm gây khó khăn cho quy mô CDCCKT nông nghiệp, có ảnh hưởng

lớn đến việc hoạch định chủ trương CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc [209].

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)

Đơn vị tính: %

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số 100 100 100 100 100

1 Dân số nông thôn 82,0 80,5 80,9 77,6 75,0

2 Dân số đô thị 18,0 19,5 21,0 22,4 25,0

Nguồn: [40; tr.26]

Qua số liệu thống kê cho thấy, dân số nông thôn năm 2006 chiếm

82,0%, nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 75,0% [209]. Đây là một trong

những khó khăn của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đó là quá trình tất yếu

của sự nghiệp CNH, HĐH.

3.1.2. Quan điểm mới của Đảng Cộng sản Việt Nam

Quan điểm của Đảng về CDCCKT nông nghiệp tiếp tục được bổ

sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006). Đại hội

khẳng định:

Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và

nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi

trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát

triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh

tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch…

Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn

mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền góp

phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội [52, tr.190-191].

Page 77: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

71

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Đảng nhấn mạnh:

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn,

giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo

hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp

chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi

hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học

vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù

hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương… [52, tr.88].

Đại hội cũng chỉ rõ:

Đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng các loại

quy trình sản xuất đồng bộ và tiên tiến; quy hoạch diện tích sản xuất

lương thực ổn định; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô

lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các

vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao

công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản [52, tr.191-192].

Phát huy lợi thế khí hậu nhiệt đới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả

chương trình bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao chất lượng rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai

thác bền vững rừng sản xuất để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu

trước mắt và lâu dài về nguyên liệu gỗ cho chế biến hàng tiêu dùng

và xuất khẩu; bảo đảm lợi ích thoả đáng của người được giao kinh

doanh, chăm sóc và bảo vệ rừng [52, tr.192].

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn đi

đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua

việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để

nâng cao giá trị hàng hoá, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí,

nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững [52, tr.192].

Page 78: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

72

Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ, nhất là

công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu

chọn giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch

và chế biến. Tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến

ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn,

tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông, lâm,

ngư nghiệp. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh học,

nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, kể cả giống thủy sản.

Chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch

theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ

cao. Nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với

cây trồng, vật nuôi. Xây dựng cơ chế bảo hiểm nông sản để chủ động

bù đắp thiệt hại khi bị thiên tai hoặc khi giá cả biến động bất lợi, nhất

là đối với lương thực [52, tr.193].

Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ

trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công

nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm

trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài [52, tr.29-30].

Như vậy, đến Đại hội X, Đảng đã khẳng định chủ trương chuyển dịch

mạnh CCKT nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao trên 1 ha gieo trồng.

Đây là một hướng đi đúng đắn.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, để quá trình CDCCKT nông

nghiệp tiếp tục đạt được những kết quả cao hơn, ngày 5-8-2008, Hội nghị lần

thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) ban hành Nghị quyết số 26-

NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nghị quyết khẳng định:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự

nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,

là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền

vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ

Page 79: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

73

gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh

thái của đất nước. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn

phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [55].

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa (XHCN), phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để

giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; khai thác tốt các điều

kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất

trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu

tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công

nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng

cao dân trí nông dân [55].

Xác định mục tiêu đến năm 2010, Nghị quyết nhấn mạnh:

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông

thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển

nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn,

nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường nghiên cứu và

chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, tạo bước đột phá trong

đào tạo nhân lực; tăng cường công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt

ở các huyện còn trên 50% hộ nghèo, tập trung giải quyết các vấn đề

xã hội bức xúc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn.

Triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới. Lao

động nông nghiệp còn dưới 50% lao động xã hội. Giảm tỷ lệ hộ

nghèo theo chuẩn mới, cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỷ

lệ che phủ rừng và tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch

[55, tr.125-128].

Page 80: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

74

Nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2020, là: Tốc độ tăng trưởng

nông, lâm, thủy sản đạt 3,5-4%/năm; sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và

hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực

quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển

công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm,

nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.

Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỷ lệ lao động

nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới

khoảng 50% [55].

Để thực hiện thành công những mục tiêu trên, Đảng chủ trương: Cơ cấu

lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Phát triển sản

xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế nông

sản thay thế nhập khẩu. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng

khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thủy lợi hoá, cơ giới hoá,

thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu

để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản.

Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập

trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất

mới có năng suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh

cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất; hiện đại hoá công nghiệp bảo quản,

chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng

của nông sản hàng hóa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm

thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiện của từng vùng. Có

chính sách bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa, địa phương và vùng trồng

lúa. Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng

hoá tập trung, trước hết là các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và

xuất khẩu.

Page 81: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

75

Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán

công nghiệp phù hợp với lợi thế của từng vùng; tập trung cải tạo, nâng cao

chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất,

chất lượng và hiệu quả; tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh;

phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp; tổ chức lại và hiện đại hoá

cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm

giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh

thái. Có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức,

cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại

hoá công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng

phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy

lợi thế của từng vùng gắn với thị trường; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng

vùng nuôi, trồng, trước hết là thủy lợi; áp dụng rộng rãi các quy trình công

nghệ sinh sản nhân tạo; xây dựng hệ thống thú y thủy sản; kiểm soát chặt chẽ

chất lượng giống, thức ăn, môi trường nuôi; hiện đại hoá các cơ sở chế biến,

đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy

hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp

chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đẩy mạnh

sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển

làng nghề. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ

sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn.

Với Nghị quyết số 26-NQ/TW, Đảng coi nông nghiệp là ngành kinh tế

có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết đã đề ra các

quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp toàn diện, cơ bản cho phát triển

nông nghiệp, nông thôn, nông dân; kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa

Page 82: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

76

hợp lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt về cơ chế chính sách.

Những điểm căn cốt của Nghị quyết đánh dấu sự đổi mới quan trọng trong

nhận thức, tư duy của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, như

luồng gió mới, tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển

trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Qua các kỳ Đại hội và các Nghị quyết của Đảng từ năm 2006 đến năm

2010, quan điểm của Đảng về CDCCKT nông nghiệp không ngừng được bổ

sung, phát triển cho phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của

thời đại. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế nông nghiệp nước

ta phát triển khá toàn diện. CCKT nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo

hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với thị trường với những nông sản có năng

suất, hiệu quả, giá trị kinh tế cao và có lợi thế cạnh tranh. Sản xuất nông

nghiệp tiếp tục giữ vị trí cao về xuất khẩu gạo, cà phê, một số nông sản và

thủy sản khác trên thế giới; các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung

gắn với công nghiệp chế biến, thực hiện liên kết nông - công nghiệp và dịch

vụ, giải quyết việc làm. Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tiếp theo.

3.2. CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC

3.2.1. Phát triển chăn nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sạch

Tiếp tục thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đại

hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV (12-2005) nhấn mạnh: Coi

phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm

không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Phấn đấu

tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt 5-5,5%/năm

[169, tr.35]. Đại hội khẳng định:

Từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu nội

địa, các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và hướng vào xuất

Page 83: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

77

khẩu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo

hướng tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích gieo trồng, tăng tỷ

trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Từng bước hình

thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm tạo khối lượng

hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao. Tích cực nghiên cứu, chuyển

giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất,

chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục triển khai các dự

án cải tạo đàn bò, đàn lợn, cải tạo vùng trũng để nuôi trồng thủy

sản. Khuyến khích cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả. Làm tốt

công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Phấn đấu đến

năm 2010: Bình quân thu nhập trên 1 ha canh tác đạt 40 triệu

đồng/năm; năng suất lúa đạt 55 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có

hạt bình quân đạt 40 vạn tấn/năm; mỗi năm cải tạo 200-250 ha vùng

trũng để nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản đạt

6.000 ha, sản lượng cá nuôi đạt 10,2 nghìn tấn; tỷ trọng chăn nuôi,

thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản

đạt 45-50% [169, tr.36].

Để thúc đẩy hơn nữa quá trình CDCCKT nông nghiệp với hiệu quả

kinh tế cao, Đại hội đề ra một số giải pháp:

Chú trọng quy hoạch các tiểu vùng sản xuất nông sản thực phẩm

gồm tiểu vùng đô thị, ven khu công nghiệp; tiểu vùng đồng bằng,

ven sông và tiểu vùng trung du miền núi, để từng bước hình

thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Quy hoạch sản xuất

nông nghiệp theo hướng phát triển các cây, con có giá trị kinh tế

cao, trong đó lấy chăn nuôi và thủy sản làm khâu đột phá trong

chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông

thôn [169].

Page 84: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

78

3.2.2. Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững, gắn

liền với môi trường sinh thái

Đến năm 2006, nhận thức của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự chuyển

biến sâu sắc. Đảng bộ tỉnh đã có những nghị quyết, chỉ thị nhằm phát triển

đồng bộ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, trên cơ sở vận dụng

sáng tạo chủ trương của Đảng và tổng kết thực tiễn, ngày 27-12-2006, Tỉnh

ủy Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU “Về phát triển nông nghiệp,

nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến

năm 2020”. Nghị quyết tập trung đánh giá những thành tựu, hạn chế và

nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó trong quá trình lãnh đạo

CDCCKT nông nghiệp, từ đó xác định mục tiêu là:

Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng

sinh thái, bền vững. Phát huy lợi thế từng vùng; hình thành các

vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng nông nghiệp đô thị có

năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả cao trên cơ sở

đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và

gắn với thị trường. Đó là các vùng: Vùng nông nghiệp trung du,

miền núi (Lập Thạch, Tam Đảo, Bắc Tam Dương) phát triển chăn

nuôi hàng hoá, nông lâm kết hợp; Vùng nông nghiệp đô thị (Mê

Linh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, vùng Quốc lộ 2 của Bình Xuyên, Tam

Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc) sản xuất theo hướng đa canh, giá

trị, chất lượng cao; vùng nông nghiệp đồng bằng (Vĩnh Tường,

Yên Lạc) đẩy mạnh thâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi,

thủy sản hàng hoá. Phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản gắn với an

toàn dịch bệnh. Khai thác hiệu quả đất đai, trong đó chú trọng

vùng đồi, vùng trũng. Quan tâm củng cố, nâng cấp hệ thống đê

điều, thủy lợi. Tăng đầu tư, hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn,

nông dân. Đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cho

Page 85: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

79

nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát

triển [6, tr.3-4].

Để xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững,

gắn với môi trường sinh thái, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương: Tập trung

đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất,

trọng tâm là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, đồng thời có chính sách

thu hút các nhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào sản xuất. Tăng dần hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị nông sản;

từng bước thực hiện cơ khí hoá và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

nông nghiệp.

Tăng mức đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,

nhất là vùng núi, vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Triển

khai xây dựng chương trình giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo đủ giống tốt

cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

tại chỗ cho nông dân về luật pháp, chủ trương, cơ chế, chính sách của Đảng,

Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế nông nghiệp; kỹ thuật

lai tạo, sản xuất các cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt,

cũng như kỹ thuật bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sau khi

thu hoạch...

Xây dựng điểm tư vấn cho nông dân ở cấp xã. Thiết lập hệ thống giao

lưu trực tuyến giữa nông dân với các cơ quan, đơn vị các cấp, các ngành nông

nghiệp trong toàn tỉnh và các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn về các nội dung cơ bản như: chủ trương, đường lối, chính sách, luật pháp

của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp, về kỹ thuật sản xuất

và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... Quan tâm đào tạo nâng cao

trình độ cán bộ quản lý nông nghiệp, nông thôn, nhất là cán bộ quản lý chính

quyền cơ sở, các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX. Khuyến khích và tạo điều

Page 86: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

80

kiện phát triển dịch vụ ở nông thôn, nhất là dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp

Để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển hơn, Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc kiến nghị, đề xuất với Trung ương cho Vĩnh Phúc thí điểm miễn

thủy lợi phí phục vụ sản xuất nông nghiệp. Có cơ chế đầu tư để giải quyết

nước tưới hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng khó khăn về nước tưới.

Triển khai làm điểm và thực hiện từng bước chuyển công tác quản lý, khai

thác và dịch vụ tưới của các HTX về các doanh nghiệp thủy nông quản lý. Hỗ

trợ vắc xin kinh phí cho phòng, chống một số bệnh dịch gia súc, gia cầm nguy

hiểm, nhất là cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc; các chương trình

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. “Đầu tư xây dựng một số chợ đầu

mối giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Từng bước xây dựng

thương hiệu một số nông sản của tỉnh gắn với quản lý chất lượng đầu mối và

hệ thống tiêu thụ” [6, tr.3-10].

Đổi mới hoạt động của các HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập

thể và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển. Khuyến khích mở rộng các hình

thức hợp tác, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, phát triển Liên hiệp các

hợp tác xã chuyên ngành, đa ngành. Tạo điều kiện hình thành các hình thức

hợp tác mới.

Phát triển kinh tế hộ, trang trại, các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn,

phát huy vai trò tự chủ của nông dân trong sản xuất, kinh doanh. “Hình thành

các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp trồng cây ăn quả, cây lâm

nghiệp ở vùng đồi. Từng bước đưa chăn nuôi tập trung ra ngoài khu vực dân

cư theo quy hoạch” [6, tr.10].

Để triển khai Nghị quyết đạt kết quả, Tỉnh ủy thành lập Ban Chỉ đạo

thực hiện Nghị quyết của tỉnh, do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng

ban; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực.

Page 87: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

81

Tiếp đó, ngày 29-9-2008, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Chương trình

hành động số 44-CTr/TU “Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-

2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn”. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển

nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương:

Phấn đấu đến năm 2010, “sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng

trưởng bình quân trên 5,5%/năm. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy

sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt 10-12%. Tỷ trọng chăn nuôi,

thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 50%” và

định hướng đến năm 2020 “tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy

sản còn 3%; lao động trong nông nghiệp chiếm 20% trong cơ cấu

kinh tế, cơ cấu lao động” [178, tr.4-5].

Để triển khai có hiệu quả mục tiêu trên, Tỉnh ủy xác định cần tập trung

đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch xây dựng các khu sản

xuất tập trung; quy hoạch phát triển thủy lợi, đê điều.

Từ ngày 13 đến ngày 15-10-2010, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc lần thứ XV họp, đã tập trung đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và đề ra phương hướng,

nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó, Đại hội

tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển kinh tế nông nghiệp và

CDCCKT nông nghiệp. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định cần:

Phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo chiều sâu, trên cơ sở

khai thác có hiệu quả các nguồn lực, xây dựng một nền nông

nghiệp hàng hoá có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao,

gắn với công nghiệp chế biến và thị trường... Đẩy mạnh chuyển

dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn

nuôi và thuỷ sản gắn với an toàn dịch bệnh; tăng giá trị, hiệu quả

Page 88: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

82

trên một đơn vị diện tích; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh

tế nông nghiệp [182, tr.51, 56].

Nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, sinh thái,

bền vững, Đại hội chủ trương: Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ

mới, từng bước cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp, chú trọng áp dụng mô

hình công nghệ cao. Triển khai chương trình ứng dụng công nghệ sinh

học, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Mở rộng vùng sản

xuất hàng hoá tập trung có hiệu quả, có thị trường tiêu thụ ổn định. Thực

hiện tốt quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trên cơ sở

phân vùng sản xuất theo nguyên tắc phát huy lợi thế so sánh của ngành

sản xuất và vùng sinh thái, gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả các

loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Tăng cường hệ thống khuyến

nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật. Huy động và sử dụng có hiệu

quả các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp. Phát triển kinh tế hộ

theo hướng gia trại, trang trại.

3.3. QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

TẾ NÔNG NGHIỆP

3.3.1. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch giữa các ngành nông nghiệp,

lâm nghiệp và thủy sản

Để cụ thể hoá Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy “Về phát triển

nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn” của Trung ương Đảng, trong những năm 2006-2010, Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn và các ban, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng và ban

hành được nhiều chương trình, kế hoạch, đề án thúc đẩy quá trình

CDCCKT nông nghiệp.

Page 89: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

83

Để tăng cường đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao,

chất lượng tốt vào sản xuất, năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn thực hiện Chương trình “Giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010,

định hướng năm 2015 của tỉnh Vĩnh Phúc”. Chương trình được thực hiện

nhằm bảo đảm đủ giống có chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu phát triển

sản xuất, trước hết là các ngành sản xuất quan trọng liên quan đến thu nhập

của đông đảo nông dân và có khả năng xuất khẩu lớn như lúa gạo, rau và cây

ăn quả...

Để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, năm 2006, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn triển khai Đề án “Về cơ chế đầu tư, hỗ trợ cải tạo vùng

trũng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006-2012”. Trên cơ sở đánh giá thực

trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh, Đề án đưa ra một số giải pháp cải tạo vùng

trũng để sản xuất theo mô hình chuyên cá, 1 vụ lúa chiêm và nuôi cá vào vụ

mùa (1 lúa + 1 cá). Đề án nhấn mạnh: Việc thực hiện mô hình chuyên cá hoặc

1 vụ lúa chiêm và nuôi cá vào vụ mùa phù hợp với chủ trương đẩy mạnh

CDCCKT nông nghiệp, nông thôn và sẽ khai thác có hiệu quả cao hơn trên 1

đơn vị diện tích đất vùng trũng.

Hướng tới phát triển nền nông nghiệp đô thị sau năm 2015, tháng 12-

2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Quy hoạch phát

triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng

cơ bản đến năm 2020”. Đề án chủ trương: Từng bước thực hiện CNH, HĐH

nông nghiệp. Chuyển dịch hợp lý CCKT và cơ cấu lao động nông thôn, giảm

chênh lệch mức sống giữa dân cư nông thôn và thành thị.

Đặc biệt, ngày 19-4-2007, UBND tỉnh xây dựng Đề án số 34/ĐA-

UBND “Miễn phí thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc”. UBND tỉnh nhấn mạnh:

Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, việc tăng cường đầu tư cho

lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là rất cần thiết nhằm

nâng cao thu nhập và mức sống của hộ nông dân. Thực hiện miễn

Page 90: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

84

thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt là hình thức hỗ trợ trực tiếp cho

nông dân và cho sản xuất nông nghiệp, là lĩnh vực sản xuất hiệu

quả không cao so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính

sách miễn thủy lợi phí tuy mức đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu

quả kinh tế - xã hội to lớn [201, tr.10].

Ủy ban nhân dân tỉnh quy định rõ đối tượng được miễn phí thủy lợi bao

gồm tất cả các hộ sử dụng nước cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh (kể cả

các hộ là cán bộ, công nhân viên nông trường, trạm trại); không miễn cho các

đối tượng sử dụng nước phục vụ chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, dịch vụ du

lịch, công nghiệp, sinh hoạt.

Trước thực tế chất lượng nguồn nhân lực thấp, nhận thức về sản

xuất hàng hóa, tư duy về kinh tế thị trường của đại bộ phận nông dân còn

hạn chế, nhằm đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hóa, đa canh và bền vững, một trong những yêu cầu đặt ra là nâng

cao nhận thức của nông dân. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 19-4-2007, UBND

tỉnh ban hành Đề án số 36/ĐA-UBND “Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức,

huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020”. UBND tỉnh nhấn

mạnh cần phải:

Xây dựng các điểm tư vấn, cung cấp thông tin cho nông dân, thiết

lập hệ thống thông tin giao lưu trực tuyến giữa nông dân với các

cấp, các ngành trong tỉnh. Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và huấn

luyện nghề ngắn hạn cho nông dân, để góp phần thay đổi tư duy

trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân và từng bước chuyển

dịch một bộ phận đáng kể lao động khu vực nông nghiệp sang khu

vực công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn

minh, nâng cao đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa

nông thôn và thành thị [202, tr.4].

Page 91: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

85

Đề án xác định các mục tiêu cụ thể đối với việc bồi dưỡng, nâng cao

kiến thức; huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin; quy định cụ thể

về giáo trình, tài liệu bài giảng cũng như các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao

kiến thức cho nông dân để phát triển kinh tế nông nghiệp đạt kết quả cao.

Cùng ngày 19-4-2007, UBND tỉnh xây dựng Đề án số 37/ĐA-UBND

“Xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2007-2010”. UBND tỉnh chủ trương đưa những cây trồng có giá trị kinh

tế cao đã được sản xuất thử nghiệm cho kết quả tốt, đáp ứng được thị hiếu tiêu

dùng, có khả năng phát triển thành vùng cây trồng hàng hóa tập trung, từ đó

tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,

thông tin thị trường và làm cơ sở nhân ra diện rộng [203, tr.1-2]. Mục tiêu đặt

ra là:

Xây dựng các vùng sản xuất tập trung một số cây trồng có chất

lượng, hiệu quả trên cơ sở xây dựng công thức luân canh khoa học,

tạo sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa dạng

hóa cây trồng góp phần vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng

trong sản xuất nông nghiệp, tạo vùng sản xuất tập trung cung cấp

hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường và chế biến xuất khẩu. Ứng

dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ về giống, áp dụng quy trình

sản xuất tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào sản xuất vừa tăng năng suất,

chất lượng vừa nâng cao hiệu quả, nâng cao giá trị sản xuất trên

một ha đất canh tác của vùng sản xuất hàng hóa tập trung đạt giá trị

50-60 triệu đồng trở lên [203, tr.6].

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, UBND tỉnh đưa ra một số giải

pháp quan trọng, trong đó tập trung vào việc xây dựng vùng quy hoạch vùng

trồng trọt hàng hóa, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển giao

kỹ thuật cho nông dân, xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng trồng trọt hàng hóa...

Tiếp đó, ngày 19-4-2007, UBND tỉnh xây dựng Chương trình số

35/CTr-UBND “Về giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-

Page 92: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

86

2010, định hướng đến năm 2015”. Chương trình đã phân tích tình hình thực tế

về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua

và đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ trong những năm 2007-2010, nhằm triển

khai thực hiện thành công Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy và các Nghị

quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp.

Ngày 11-5-2007, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành một số nghị quyết

về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và CDCCKT nông

nghiệp, như: Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND “Về bồi dưỡng, nâng cao

kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai

đoạn 2007-2010”, đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bồi dưỡng, nâng

cao kiến thức và cung cấp thông tin cho nông dân nhằm thực hiện tốt hơn việc

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ trong giai đoạn 2007-

2010. Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND “Về cơ chế khuyến khích phát triển

giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2007-2010”, đã đưa ra các chính sách cụ

thể nhằm khuyến khích nông dân phát triển giống cây trồng, vật nuôi có giá

trị kinh tế cao hơn... Nghị quyết số 09/2007/NQ-HĐND “Về việc hỗ trợ 100%

thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011”.

Theo tinh thần Nghị quyết, tỉnh Vĩnh Phúc trích ngân sách hỗ trợ 100% thủy

lợi phí cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện và động viên

nhân dân sản xuất.

Ngày 13-7-2007, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2462-KH/UBND

“Tổ chức thực hiện Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá

XIV”. Kế hoạch của UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành xây

dựng các chương trình, đề án, dự án triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của

Tỉnh ủy và các Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp.

Ngày 25-7-2008, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 21/2008/NQ-

HĐND “Về miễn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi

trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh”. Theo tinh thần nghị quyết, tỉnh trích ngân

sách hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi

trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số

Page 93: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

87

09/2007/NQ-HĐND ngày 11-5-2007 của HĐND tỉnh “Về việc hỗ trợ 100%

thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011”.

Ngày 17-8-2008, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng

“Chương trình hành động của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

tỉnh Vĩnh Phúc về hội nhập kinh tế quốc tế (2007-2010)”, đã nhấn mạnh việc

hoàn thiện, bổ sung quy hoạch phát triển nông - lâm - thủy sản và quy hoạch

phát triển nông thôn gắn với quy hoạch chung theo hướng sinh thái, bền vững.

Trong đó đặt ra các yêu cầu cụ thể đối với việc CDCCKT nông nghiệp nhằm

hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung.

Ngoài ra, UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn có nhiều

các đề án khác, như: Đề án “Tiếp tục chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc” (Đề án số 1819/ĐA-UBND, năm 2005), Đề án “Kiên cố

hóa kênh mương giai đoạn 2006-2012”...

Như vậy, trong 5 năm 2006-2010, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU

của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời

sống nông dân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số

26-NQ/TW của Trung ương Đảng “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,

HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan, ban, ngành chức năng chuyên môn có

liên quan đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới hỗ trợ nông dân, huy

động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, kinh tế nông nghiệp Vĩnh

Phúc liên tục tăng trưởng với nhiều biến chuyển biến mới. Sản xuất nông

nghiệp Vĩnh Phúc tính đến năm 2010 đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát

triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu

dùng lương thực - thực phẩm và có sản phẩm hàng hoá. Trong đó, thành tựu

lớn và quan trọng nhất của kinh tế nông nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm

2006-2010 là phát triển toàn diện, đúng định hướng, các chỉ tiêu về nông

nghiệp đều đạt và vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra.

Page 94: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

88

Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

sản tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy

sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Cụ thể: Tỷ trọng giá trị

sản xuất nông nghiệp đã giảm từ 93,58% năm 2006 xuống còn 93,5% năm

2010; tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm nhẹ từ 1,38% năm 2006 xuống 0,9%

năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 5,03% năm 2006 lên

5,4% năm 2010 [209, tr.41]. Sự chuyển dịch trên khẳng định tính đúng đắn,

khoa học trong việc đề ra chủ trương về đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp của

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 2006-2010.

Năm 2006

93.58%

5.03%1.38%

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Năm 2010

0,90%5,40%

93.50%

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)

Nguồn: [209, tr.41]

Quá trình CDCCKT giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

sản của Vĩnh Phúc so với một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

có sự chuyển dịch mạnh hơn, nhưng so với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hải

Phòng thì sự chuyển dịch lại chậm hơn. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng ngành

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của

Page 95: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

89

Thành phố Hải Phòng là 75,14% - 0,41% - 24,45%; trong khi đó ở Vĩnh Phúc

tỷ lệ tương ứng là 93,50% - 0,90% - 5,40%.

3.3.2. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành

3.3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ

nông nghiệp

Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006

- 2010 là tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH và đạt

nhiều kết quả. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ngày càng giảm, tỷ

trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi mỗi năm một tăng.

Năm 2006, tỷ trọng ngành trồng trọt đạt 52,07%, tỷ trọng ngành

chăn nuôi chiếm 43,02%, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp là 4,91%

trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhưng đến năm 2010, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn

38,90%; trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên 56,10%; tỷ

trọng dịch vụ nông nghiệp còn 4,7% trong tổng giá trị sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản [209, tr.43].

Năm 2010, tỷ trọng ngành trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp

của Thành phố Hải Phòng là 54,2% - 43,4% - 2,4%. Do đó, so với Thành phố

Hải Phòng, tỷ trọng ngành trồng trọt của Vĩnh Phúc thấp hơn 15,3%, trong khi

đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cao hơn với tỷ lệ tương

ứng là 12,7% - 2,3%.

Riêng năm 2008, sau hai năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày

27-12-2006 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn,

nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”

và sau 4 tháng thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008, của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,

lần đầu tiên tỷ trọng ngành chăn nuôi Vĩnh Phúc đạt 49,85% và vượt tỷ trọng

Page 96: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

90

ngành trồng trọt với 46,23% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp [40]. Nếu

so với tỉnh Phú Thọ cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có

sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn. Năm 2008, tỷ trọng ngành trồng trọt ở tỉnh Phú

Thọ vẫn chiếm tới 65,5%, tỷ trọng ngành chăn nuôi chỉ chiếm 30,9%.

Như vậy, CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch tích cực: tỷ

trọng ngành trồng trọt có xu hướng ngày càng giảm, nhường chỗ cho sự tăng

lên của ngành chăn nuôi; tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp giảm nhẹ. Đặc

biệt, chăn nuôi đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nông nghiệp và có

bước phát triển đột phá. Ngành chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển ở tất

cả các huyện, nhưng tập trung chủ yếu ở huyện Sông Lô, Lập Thạch, Tam

Đảo, Tam Dương và Vĩnh Tường.

Năm 2006

43,02%

4,91%

52,07%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Năm 2010

39,20%

4,70%

56,10%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)

Nguồn: [209, tr.43]

- Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt:

Phát huy những kết quả đạt được trong thời kỳ trước, trong những năm

2006-2010, ngành trồng trọt tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, mùa

vụ theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của

Page 97: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

91

tỉnh, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, đồng thời không

ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Diện tích các cây trồng có giá trị kinh

tế cao như rau, hoa, cây cảnh… tăng dần. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ

cấu cây trồng đã tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Năng suất các

loại cây trồng không ngừng tăng do áp dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật

thâm canh. Sản phẩm trồng trọt đã đảm bảo nhu cầu lương thực của tỉnh, góp

phần phát triển cho chăn nuôi và cung cấp khối lượng hàng hoá lớn cho vùng

lân cận và các tỉnh biên giới phía Bắc.

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)

Đơn vị tính: giá trị sản xuất: triệu đồng; cơ cấu: %

Ngành trồng trọt

Lương thực Rau, đậu,

hoa, cây cảnh

Cây CNHN

Cây CNLN Cây ăn quả

Năm Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất

cấu

Giá trị

sản xuất Cơ cấu

Giá trị

sản xuất

cấu

Giá trị sản xuất

Cơ cấu Giá trị

sản xuất Cơ cấu

2006 1.541.158 944.716 61,30 158.899 10,31 102.322 6,64 1.295 0,08 171.007 11,10

2007 1.665.849 1.072.810 64,40 162.612 9,76 103.983 6,24 1.472 0,09 189.579 11,38

2008 2.930.620 1.953.438 66,66 244.526 8,34 242.073 8,26 1.579 0,05 302.680 10,33

2009 2.377.334 1.489.788 62,67 214.488 9,02 137.887 5,80 2.914 0,12 370.364 15,58

2010 3.337.637 1.929.054 57,80 536.915 16,09 227.562 6,82 3,672 0,11 429.554 12,87

Nguồn: [40, tr.130]

Qua phân tích cho thấy trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn

là cây trồng chính, chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55%). Cây công nghiệp

lâu năm và cây ăn quả có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Như vậy,

cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các

loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa cao và giảm dần diện tích các loại cây

trồng có giá trị kinh tế thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu

giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và trở thành tập quán sản xuất.

Page 98: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

92

Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, biện pháp thâm canh, bảo quản và

tiêu thụ nông sản sau thu hoạch được áp dụng đã góp phần tích cực thúc

đẩy sản xuất phát triển.

Trong ngành trồng trọt, lúa vẫn là cây trồng chủ lực, chiếm phần lớn

diện tích đất nông nghiệp. Năm 2006, diện tích trồng lúa chiếm 58,2% tổng

diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm, gấp 6,6 lần diện tích các loại

cây lâu năm. Trong những năm 2006-2010, mặc dù diện tích đất canh tác

có xu hướng giảm dần do tác động của việc nhiều năm chuyển một phần

đất trồng trọt sang phát triển công nghiệp và các mục đích sử dụng khác,

nên năng suất lúa suy giảm trong hai năm (47,16 tạ/ha năm 2006 và 45,75

tạ/ha năm 2007, so với năm 2005 là 50,53 tạ/ha). Nhưng nhờ đẩy mạnh áp

dụng tiến bộ mới về giống và kỹ thuật thâm canh, đặc biệt là việc đưa các

giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt (như HT1, BC15, Bắc thơm số 7,

QR1, VS1...) vào sản xuất thay thế cho các giống lúa có năng suất và chất

lượng thấp (năm 2007 mới có 1,1 nghìn ha, năm 2010 đạt trên 7 nghìn ha),

nên năng suất lúa bình quân của cả tỉnh không ngừng tăng. Năm 2008 đạt

52,23 tạ/ha năm 2008, năm 2010 tăng lên 53,03 tạ/ha - năm cao nhất từ

trước đến thời điểm năm 2010 [210, tr.7]. Trong đó, điển hình nhất là các

huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường luôn duy trì được năng suất bình quân trên

50 tạ/ha. Cụ thể:

Năm 2004, trong khi huyện Tam Đảo đạt năng suất 43 tạ lúa/ha thì

huyện Vĩnh Tường thu hoạch được 58 tạ/ha (cao hơn Tam Đảo tới

gần 35%). Năm 2008, năng suất lúa của Vĩnh Yên chỉ đạt 47,22

tạ/ha, Tam Đảo chỉ ở mức 46,44 tạ/ha, thì Yên Lạc đạt tới 62,45

tạ/ha, cao hơn Vĩnh Yên tới 32% và Tam Đảo 34%. Các địa phương

đều có nhiều nỗ lực nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, nhưng

sự khác biệt về năng suất giữa các địa phương vẫn tiếp tục kéo dài.

Năm 2011, trong khi Yên Lạc đạt năng suất lúa 65,7 tạ/ha, Vĩnh

Tường đạt 62,03 tạ/ha thì Tam Đảo cũng mới chỉ đạt 48,1 tạ/ha…

Page 99: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

93

Đến năm 2010, ở Vĩnh Phúc đã hình thành một số vùng chuyên canh

sản xuất lúa chất lượng cao tương đối ổn định tại các huyện Bình

Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương..., vừa đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng, vừa tăng thu nhập cho nông dân. Giá trị sản xuất bình

quân một ha lúa chất lượng cao (HT1, BC15, Bắc thơm số 7, QR1,

VS1...) tăng từ 3-4 triệu đồng so với cấy giống KD18 [210, tr.8].

Cùng với lúa, Vĩnh Phúc còn tăng diện tích trồng ngô và ngày càng trở

thành thế mạnh của tỉnh, nhất là ngô vụ Đông.

Đến năm 2010, 100% diện tích ngô của tỉnh được gieo trồng bằng

các giống ngô lai, chủ yếu là lai đơn, lai 3. Diện tích trồng ngô năm

2007 đạt 13,4 nghìn ha, năm 2008 tăng lên 18,5 nghìn ha, đến năm

2010 giảm xuống còn 17,85 nghìn ha. Năm 2010, năng suất ngô đạt

41,72 tạ/ha, đạt 104,29% kế hoạch, tăng 24,25% (tăng 8,14 tạ/ha)

so với cùng kỳ năm 2009; sản lượng đạt 74,5 nghìn tấn, đạt 112,8%

kế hoạch và tăng 182,1% (tăng 48,1 ngàn tấn) so với cùng kỳ năm

2009 [210, tr.8].

Cây lạc và đậu tương năng suất và sản lượng đều tăng do đưa nhanh các

giống mới vào sản xuất. Năm 2005, năng suất lạc đạt 15,12 tạ/ha, năm 2008

đạt 17,87 tạ/ha và đến năm 2010 tăng lên 17,96 tạ/ha, sản lượng đạt 6,47

nghìn tấn. Cây đậu tương năm 2006 đạt 10,24 nghìn tấn, đến năm 2010 đạt

10,90 nghìn tấn [210].

Trong khi đó, diện tích gieo trồng cây khoai lang và cây sắn đều giảm.

So với năm 2005, cây khoai lang giảm 2,4 nghìn ha, sản lượng giảm 22,5

nghìn tấn, cây sắn giảm 500 ha [210].

Các loại cây công nghiệp cũng được chú ý, nhưng diễn biến thất

thường. Cây đậu tương chủ yếu được trồng tại huyện Vĩnh Tường và Yên

Lạc, diện tích năm 2008 là 6.228,2 ha, năm 2009 là 2.740,8 ha, năm 2010 là

6.248 ha. Sản lượng năm 2008 là 10.516,2 tấn. Sau đó giảm xuống còn

4.223,4 tấn vào năm 2009 và tăng lên 10.901,4 tấn năm 2010. Cây mía chủ

Page 100: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

94

yếu trồng ở huyện Lập Thạch, Sông Lô. Năm 2008, diện tích trồng mía là

90,2 ha, sản lượng 4.769 tấn; năm 2009 diện tích 80,7 ha, sản lượng 4.282,8

tấn; năm 2010 diện tích 74,9 ha, sản lượng 3.997,3 tấn. Cây lạc trồng chủ yếu

tại huyện Sông Lô, Lập Thạch, diện tích năm 2008 là 4.606,3 ha, sản lượng

8.228,3 tấn; năm 2009 diện tích là 3.731,9 ha, sản lượng 6.759,8 tấn; năm

2010 diện tích 3.603,5 ha, sản lượng 6.485,3 tấn [210].

Diện tích cây ăn quả ngày một tăng: năm 1997 chỉ có 4.080 ha, năm

năm 2008 tăng lên 7.812,6 ha (tăng thêm 91,5% so với năm 1997); năm 2010,

diện tích cây ăn quả ở Vĩnh Phúc đã lên tới gần 8.400 ha (bằng 2,05 lần diện

tích của năm 1997). Trong đó, đáng chú ý là một số cây ăn quả, như chuối,

nhãn, xoài, cam, quýt, chanh… [210].

Đặc biệt, trong lĩnh vực trồng trọt xuất hiện một số nghề mới như: cây

cảnh, cây thế; cây công trình; sản xuất giống cây nông nghiệp: giống lúa,

giống rau; giống cây lâm nghiệp: cây sưa, lim, lát, sấu, trám... tiêu thụ khắp

các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp (2006-2010)

Năm Cây trồng

2006 2007 2008 2009 2010

Diện tích (ha)

Đậu tương 6.868,3 4.343,5 6.228,2 2.740,8 6.248,0

Mía 41,3 70,9 90,2 80,7 74,9

Lạc 2.748,2 4.109,9 4.606,3 3.731,9 3.603,5

Sản lượng (tấn)

Đậu tương 10.284,4 6.354,3 10.516,2 4.223,4 10.901,4

Mía 2.617 3.693,2 4.769 4.282,8 3.997,3

Lạc 4.330,4 6.588,2 8.228,3 6.759,8 6.470,3

Nguồn: [40, tr.154-156]

- Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Trong những năm 2006-2010, nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ

thuật, ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng chăn

Page 101: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

95

nuôi công nghiệp gắn với thị trường cả về số lượng, chất lượng. Tốc độ tăng

trưởng bình quân đạt 13%/năm; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 584,28 tỷ

đồng năm 2005, lên 1.166,81 tỷ đồng năm 2010 [210, tr.9]. Đặc biệt, Vĩnh

Phúc đã phát triển những trang trại chăn nuôi chuyên canh bò sữa, bò thịt, lợn

hướng nạc, gia cầm, thủy cầm… với quy mô lớn, phương thức nuôi công

nghiệp và bán công nghiệp gắn với thị trường thay thế cho phương thức chăn

nuôi truyền thống và đạt nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vừa giải

quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tích cực CDCCKT nông nghiệp.

Năm 2010, đàn trâu có 26.960 con, đàn bò có 138.697 con (tổng đàn

bò đực giống có 482 con, tỷ lệ đàn bò lai đạt 68,8% tổng đàn. Chăn nuôi bò

sữa là nghề mới, năm 2000 là năm đầu tiên bò sữa được đưa về nuôi tại xã

Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) với tổng số 51 con, đàn bò sữa chủ yếu là

bò lai HF (Holstein-Friesian); F3; F4. Nhưng đến năm 2010, toàn tỉnh có

gần 500 hộ nuôi với tổng số 2.100 con bò sữa, sản lượng sữa tăng lên 3.400

tấn. Năng suất sữa bình quân đạt 4.200 kg/chu kỳ (năm 2006 chỉ đạt 3.800

kg/chu kỳ). Chăn nuôi bò sữa đã trở thành nghề mới tạo việc làm cho hàng

nghìn lao động và đem lại thu nhập cao cho hộ chăn nuôi, nhiều gia đình đã

trở lên giàu có nhờ chăn nuôi bò sữa [210, tr.9-10].

Đàn lợn tăng nhanh về số lượng và chất lượng, nhất là đàn lợn lai. Năm

2006, tổng đàn lợn hơn 468 nghìn con, đến năm 2010 tăng lên gần 550 nghìn

con. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2006 là 47,979 nghìn tấn, năm

2010 tăng lên 63,7 nghìn tấn. Đến năm 2010, toàn tỉnh có hàng trăm trang trại

chăn nuôi lợn với quy mô trung bình 50-100 con, có những trang trại nuôi lợn

nái lên đến 600 con, trang trại nuôi lợn thịt hàng nghìn con ở thành phố Vĩnh

Yên. Toàn tỉnh có trên 85,1 nghìn con lợn nái; trong đó số lợn nái ngoại đạt

gần 8 nghìn con (không kể cơ quan của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh).

Đàn lợn thịt hầu hết là lợn lai, chiếm 93% tổng đàn. Tổng đàn lợn đực giống

trên toàn tỉnh có 1.134 con, trong đó đực 100% máu ngoại có 689 con, chiếm

60,75% tổng đàn lợn đực, còn lại là đực giống lai [210, tr.10].

Page 102: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

96

Số lượng và chất lượng đàn gia cầm tăng nhanh. Năm 2010, đàn gia cầm

đạt 7,3 triệu con, sản lượng thịt là 29,2 nghìn tấn, sản lượng trứng trên 220,3

triệu quả. Đặc biệt, chăn nuôi gà đẻ trứng phát triển mạnh với tổng đàn trên

toàn tỉnh đạt 2,1 triệu con, tập trung chủ yếu ở các huyện Tam Dương, Tam

Đảo, Lập Thạch [210, tr.10]. Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm có điều

kiện phát triển và ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

được quan tâm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh,

như: tiêm phòng định kỳ và bổ sung phòng các bệnh nguy hiểm; hằng

năm tổ chức hai đợt phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi cho

toàn bộ các hộ chăn nuôi và các chợ có buôn bán gia súc, gia cầm. Công

tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi được chú ý.

Nhiều hình thức được áp dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi như làm hố

ủ phân, xây dựng hầm Biogas, nhiều hộ đã sử dụng chế phẩm EM, chất lót

nền trong hệ thống chuồng trại, góp phần rất lớn trong việc cải thiện môi

trường chăn nuôi.

Bảng 3.4: Số lượng gia súc, gia cầm (2006-2010)

Đơn vị: con

Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm

2006 27.880 177.140 555.040 5.840.000

2007 26.710 166.210 551.570 7.110.000

2008 25.110 142.940 490.980 7.050.000

2009 26.010 139.990 533.920 7.030..000

2010 26.962 138.700 548.730 7.340.000

Nguồn: [40, tr.131-132]

3.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

Trong những năm 2006-2010, mặc dù tỷ trọng lâm nghiệp giảm dần

trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nhưng

công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đã có những chuyển biến

tích cực, hàng năm đã triển khai nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu

Page 103: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

97

quả, triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng..., góp phần giải quyết việc

làm cho lao động ở khu vực có rừng và ven rừng. Từ năm 2006 đến năm

2010, toàn tỉnh trồng mới được 8.000 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh hơn

3.000 ha, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đưa độ che phủ rừng lên 22,55%

năm 2010 [210, tr.11].

Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa hợp lý. Hoạt động

trồng và nuôi rừng chiếm một tỷ trọng không lớn trong giá trị sản xuất của

ngành lâm nghiệp và có xu hướng ngày càng giảm (năm 2006 chiếm 11,4%

nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 7,9%). Trong khi đó, tỷ trọng khai

thác gỗ và lâm sản có chiều hướng gia tăng và là hoạt động chủ yếu, đóng

góp lớn vào giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (năm 2006 là 81,0%, năm

2010 tăng lên 83,3%). Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác chiếm tỷ

trọng tương đối trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và mức đóng

góp có sự thay đổi thất thường (năm 2006 là 7,6%, năm 2008 là 13,9%, năm

2010 giảm xuống còn 8,8%) [210].

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)

Trồng

và nuôi rừng

Khai thác gỗ

và lâm sản

Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác Năm

Tổng giá trị sản xuất

(GTSX) GTSX Cơ cấu GTSX Cơ cấu GTSX Cơ cấu

2006 43.664,7 4.964,5 11,4 35.389,0 81,0 3.311,2 7,6

2007 43.822,6 5.076,7 11,6 34.218,6 78,1 4.527,3 10,3

2008 64.371,5 7.444,9 11,6 47.961,2 74,5 8.965,4 13,9

2009 57.940,0 5.456,7 9,4 46.803,0 80,8 5.683,3 9,8

2010 79.498 2.674 7,9 54.706,5 83,3 5.811,1 8,8

Nguồn: [40, tr.175]

Từ sự phân tích quá trình CDCCKT của nhóm ngành nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006-2010 cho thấy: Trong cơ cấu nhóm ngành

nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nông nghiệp là ngành chủ yếu, chiếm tỷ

trọng lớn nhất (trên 90%), nhưng đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

trong ngành lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản. Trong cơ cấu giá

Page 104: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

98

trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, tỷ trọng trồng và nuôi rừng giảm xuống là

không phù hợp với tiềm năng đất đai và yêu cầu phát triển bền vững nền kinh

tế. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng tốt, cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ

ngành đã có sự chuyển dịch nhanh chóng, tích cực theo hướng phát triển

mạnh hoạt động nuôi, trồng. Xu hướng chuyển dịch đó là phù hợp với điều

kiện của Vĩnh Phúc. Tuy vậy, quy mô phát triển ngành thủy sản hiện nay còn

nhỏ so với tiềm năng.

3.3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

Tỷ trọng ngành thủy sản của tỉnh Vĩnh Phúc tuy chiếm tỷ lệ không lớn

trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nhưng đã

có sự chuyển dịch đáng kể và ngày càng chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong

cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Nuôi trồng thủy sản

từng bước đi vào thâm canh, trở thành khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản cũng có sự chuyển dịch khá mạnh

trong giai đoạn 2006-2010 theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm tỷ

trọng khai thác. Nhiều dự án cải tạo vùng trũng được triển khai và kết quả về cơ

cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản. Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng

tăng dần qua các năm, tốc độ tăng trưởng mỗi năm một tăng:

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2006 đạt 5.523 ha, đến năm 2010

tăng lên 6.990 ha. Sản lượng nuôi trồng năm 2006 đạt 8,80 nghìn

tấn, đến năm 2010 đạt 14,84 nghìn tấn (vượt mục tiêu đề ra cho

năm 2010 đạt 10,2 nghìn tấn). Những huyện có diện tích nuôi trồng

thủy sản lớn và có hiệu quả là Lập Thạch, Bình Xuyên, Yên Lạc,

Vĩnh Tường [210, tr.11]. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản giai

đoạn 2006-2010 đạt 8,15%/năm. Năm 2005, giá trị sản xuất thủy

sản (theo giá cố định năm 1994) đạt 94,02 tỷ đồng, năm 2010 tăng

lên 139,18 tỷ đồng [210, tr.11].

Page 105: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

99

Trong ngành thủy sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm vị trí chủ

đạo, giá trị mà ngành này tạo ra tăng dần qua các năm, tỷ trọng của nó chiếm

tới hơn 72,63%. Như vậy, nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong việc

tạo ra giá trị sản xuất của ngành. Năm 2006, hoạt động nuôi trồng thủy sản

trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo ra 70.439 triệu đồng và con số này đã tăng

lên rất nhanh qua các năm: 329.162 triệu đồng năm 2010, những con số này

chứng tỏ ngành nuôi trồng thủy sản những năm qua đã có chuyển biến tích

cực và đang ngày càng có đóng góp quan trọng vào trong nền kinh tế của tỉnh

[210]. Đồng thời, khẳng định trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản

đã được chú trọng quan tâm phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng của nuôi trồng

thủy sản lại có sự giảm đi nhường chỗ cho sự tăng lên nhanh chóng của lĩnh

vực dịch vụ thủy sản.

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010)

Đơn vị tính: giá trị triệu đồng, cơ cấu %

Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ thủy sản Năm

Tổng

giá trị Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

2006 86.866 4.643 5,34 70.439 81,09 11.784 13,57

2007 98.621 4.707 4,77 79.945 81,06 13.969 14,17

2008 110.902 4.796 4,33 88.032 79,38 18.074 16,29

2009 123.065 5.842 4,75 95.572 77,66 21.651 17,59

2010 400.373 33.075 8,26 329.162 82,21 38.136 9,53

Nguồn: [40]

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng trị dịch bệnh được quan

tâm. Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh tuyên truyền Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy

sản vào cuộc sống và quản lý chất lượng hàng thủy sản bước đầu phát huy tác

dụng. Việc chuyển giao, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất được đẩy

mạnh. Công tác bảo vệ các khu vực cư trú của các loài quý hiếm (như cá anh

vũ, cá chiên, cá lăng, cá cóc Tam Đảo...) được quan tâm. Công tác thú y thủy

sản, xử lý ô nhiễm môi trường bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần tích

Page 106: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

100

cực nâng cao sản lượng thủy sản, tái tạo nguồn lợi thủy sản thiên nhiên trên

địa bàn tỉnh.

Sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển, đa dạng hóa về chủng loại nuôi

trồng. Hoạt động khuyến ngư và nghiên cứu khoa học tiếp tục được quan tâm

đã tạo điều kiện cho nuôi trồng thủy sản ngày càng ổn định với nhiều giống

mang lại giá trị cao. Nuôi trồng thủy sản đi vào thâm canh, xuất hiện nhiều

điển hình thâm canh thủy sản và cải tạo vùng trũng cấy lúa vụ mùa bấp bênh

sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ cá có hiệu quả. Đến năm 2010, toàn tỉnh đã thực

hiện 52 dự án cải tạo vùng trũng chuyển sang nuôi trồng thủy sản với diện

tích chuyển đổi 4.016,8 ha thuộc các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Vĩnh

Tường, Yên Lạc, Tam Dương, góp phần làm tăng thu nhập trên một đơn vị

diện tích (gấp 2-3 lần so với khi chưa chuyển đổi), đồng thời là vùng tích

nước để cung cấp cho sản xuất trồng trọt khi khô hạn [211].

Quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trên khẳng định tính đúng

đắn của chính sách tăng cường đầu tư và phát triển ngành thủy sản trong thời

kỳ 2006-2010, nhằm khai thác đầy đủ và có hiệu quả tài nguyên thủy sản ở

khu vực, từ đó nâng cao đóng góp của ngành theo nhóm ngành nông nghiệp,

lâm nghiệp, thủy sản và cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Đánh giá tổng quát quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông

nghiệp (2006-2010) cho thấy: CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phát

triển theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất kinh tế nông nghiệp tăng năm sau

cao hơn năm trước. CCKT nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó ngành

trồng trọt giảm từ 52,07% (năm 2006) xuống 38,9% (năm 2010); ngành chăn

nuôi tăng từ 43,02% (năm 2006) lên 56,10% (năm 2010), ngành thủy sản từ

4,91% (năm 2006) lên 5,0% (năm 2010) [40].

Chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp tiếp tục thúc đẩy cơ cấu kinh tế

vùng chuyển dịch theo hướng tích cực. Từ năm 2006 đến năm 2010, Vĩnh

Phúc đã xây dựng được một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đặc biệt là

Page 107: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

101

những khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: Khu sản xuất thôn Trại

Mới (Gia Khánh - Bình Xuyên), chuyên sản xuất rau; khu sản xuất khu Bình

Sơn Thượng (Tam Sơn - Sông Lô), chuyên sản xuất rau và hoa; khu sản xuất

rau công nghệ cao ở xã Đại Từ (huyện Yên Lạc)... Hình thành được những

vùng chuyên canh với những sản phẩm đặc trưng của địa phương như: bí đỏ

Vĩnh Tường; gạo Long Trì, dưa chuột An Hoà (Tam Dương); lúa chất lượng

cao Yên Lạc, Vĩnh Tường; su su Tam Đảo và thanh long ruột đỏ Lập Thạch...

Bên cạnh đó, CDCCKT thành phần, trong đó chủ yếu là kinh tế trang trại,

kinh tế hộ và kinh tế HTX tiếp tục có bước chuyển biến sâu sắc cả về số

lượng và chất lượng với quy mô xuất lớn, tạo ra được vùng sản xuất hàng hoá

tập trung, góp phần giải quyết việc làm, tăng của cải vật chất cho xã hội, nâng

cao đời sống nông dân, xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Tiểu kết chương 3

Trong những năm 2006-2010, khi tình hình trong nước và thế giới có

nhiều biến động, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp

CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó đặc biệt quan tâm đến

việc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp một cách sâu rộng hơn. Để thực hiện

thành công mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã phân tích, đánh giá sâu

sắc tình hình, trên cơ sở đó ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, thông tri, kế

hoạch nhằm tạo ra bước chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa trong CCKT nông

nghiệp. Trong đó, điểm nổi bật của giai đoạn 2006-2010 là Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-12-2006 “Về phát triển

nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010,

định hướng đến năm 2020” (Nghị quyết “tam nông” ở Vĩnh Phúc) trước nghị

quyết “tam nông” của Trung ương (năm 2008). Nghị quyết “tam nông” của

Vĩnh Phúc cho thấy đây là Nghị quyết của “ý Đảng - lòng dân” trong thời kỳ

CNH, HĐH, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo trong phát hiện và

Page 108: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

102

giải quyết các vấn đề từ thực tiễn. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tự hào

về Nghị quyết số 03-NQ/TU. Với việc đi trước Trung ương trong việc đưa ra

một nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông

thôn, Vĩnh Phúc đã được nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đến tìm hiểu, chia

sẻ, học tập kinh nghiệm. Trung ương cũng cử cán bộ đến nghiên cứu trước khi

ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 “Về nông nghiệp, nông

dân, nông thôn”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trong những năm 2006-2010,

CCKT nông nghiệp chuyển dịch tích cực, đúng hướng; tỷ trọng ngành chăn

nuôi, thủy sản ngày càng tăng, trong khi đó tỷ trọng ngành trồng trọt và lâm

nghiệp giảm. Đặc biệt, chăn nuôi, thủy sản trở thành ngành chính trong nông

nghiệp theo hướng kinh tế thị trường. Một số sản phẩm được sản xuất với quy

mô tập trung theo phương thức công nghiệp, đảm bảo an toàn môi trường và

vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ nông nghiệp

phát triển đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm tỷ lệ lao động

trong nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân

dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn,

giữa nông dân và các thành phần xã hội khác.

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc còn một số hạn chế. Việc triển khai nghị quyết của Trung

ương về CDCCKT nông nghiệp còn chung chung, có nội dung được cụ thể

hoá máy móc, xơ cứng, thiếu nghiên cứu thực tiễn và thông tin dự báo, nên

hiệu quả chưa cao. Công tác xây dựng quy hoạch chậm, việc điều chỉnh, bổ

sung quy hoạch chưa kịp thời; quản lý và thực hiện quy hoạch còn yếu; chất

lượng quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống cơ chế, chính sách

đầu tư cho phát triển nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp còn dàn trải,

manh mún dẫn đến một số chương trình, dự án, đề án khi triển khai gặp khó

khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, nhất là việc điều

Page 109: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

103

chỉnh, bổ sung về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ... Việc chuyển giao, ứng

dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất chưa theo kịp trình độ khu

vực và thế giới, nhất là khu vực trung du miền núi; dịch vụ nông nghiệp tuy

phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất,

chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, kinh tế nông nghiệp phát triển chưa bền

vững; chưa có nhiều mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu

thụ sản phẩm; nhiều nông sản, thực phẩm đặc trưng của tỉnh có chất lượng cao

nhưng chưa xây dựng được thương hiệu…

Mặc dù còn có một số hạn chế, nhưng những kết quả đạt được đã tạo

động lực quan trọng để kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển, là cơ sở để

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đề ra những chủ trương, chính sách nhằm

đưa kinh tế nông nghiệp và CCKT nông nghiệp phát triển đúng hướng và đạt

những thành tựu to lớn hơn trong những giai đoạn sau.

Page 110: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

104

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

4.1.1. Ưu điểm

Trong quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông

nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 nổi lên một số ưu cơ bản điểm sau:

Một là, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng

tạo chủ trương của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp

với tình hình thực tiễn địa phương

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung, sản xuất nông

nghiệp nói riêng, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đã kịp thời, chủ

động vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển sản

xuất nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực

tiễn của tỉnh. Tư duy đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Phúc

đã ra đời ngay từ những năm 1960 của thế kỷ XX, do đồng chí Kim Ngọc - Bí

thư Tỉnh ủy khởi xướng (thường được gọi là “Khoán hộ”), đã cơ bản là giải

phóng sức sản xuất đang bị kìm hãm bởi cơ chế quản lý không phù hợp, xa

rời thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, Khoán hộ đã phát huy được sự

năng động, sáng tạo và những tiềm năng dồi dào trong nhân dân, khắc phục

được tình trạng dân chủ hình thức để đi vào sản xuất có hiệu quả cao hơn.

Đây là một tư duy mới, vượt trội so với thực tế sản xuất nông nghiệp của đất

nước lúc bấy giờ, nên sau hai năm thực hiện (1966-1967), Ban Bí thư Trung

ương Đảng đã chấn chỉnh không cho thực hiện “Khoán hộ”, vì cho rằng trái

với đường lối hợp tác hoá nông nghiệp của Đảng và gây ảnh hưởng tới việc

phát triển kinh tế tập thể, làm cho kinh tế cá thể lấn át kinh tế tập thể. Nhưng

trong thực tế, những hạt nhân hợp lý của “Khoán hộ” vẫn có sức lan toả sâu

sắc, nên không chỉ được vận dụng ở Vĩnh Phúc, mà còn được tiến hành ở một

số tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc. Sức sống mãnh liệt và những giá trị to

Page 111: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

105

lớn do “Khoán hộ” mang lại trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng được tổng

kết thành lý luận để ngày 13-1-1981 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành

Chỉ thị số 100-CT/TW “Về công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao

động trong các hợp tác xã nông nghiệp”. Tiếp đó, ngày 5-4-1988, Bộ Chính

trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”

(thường gọi là “Khoán 10”). Sự ra đời của Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13-1-

1981 và Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5-4-1988 trên cơ sở phát triển những

tư tưởng, nội dung tiến bộ của “Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc từ những năm 60 của

thế kỷ XX, đã mở ra một cơ chế quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp;

khẳng định sự sáng tạo vượt trội, đổi mới tư duy về kinh tế nông nghiệp, đặc

biệt là đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, nên đã mở đường chi kinh tế nông

nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý và đạt được nhiều thành

tựu to lớn.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông nghiệp

với CCKT hợp lý, nên kể từ sau khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến năm 2010,

trên cơ sở những chủ trương đúng đắn của Trung ương Đảng về CDCCKT

nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo những chủ

trương của Đảng về CDCCKT nông nghiệp và kịp thời đề ra những chủ

trương phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của địa phương.

Ngay sau khi tái lập tỉnh, cùng với những thành tựu cơ bản về kinh tế

- xã hội, Vĩnh Phúc còn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là tình trạng mưa lũ,

làm vỡ một số đoạn đê sông Hồng ở huyện Vĩnh Tường năm 1997. Đây là

trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, phát huy truyền

thống quê hương của “Khoán hộ” và những thành tựu đạt được trong lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện CDCCKT nông nghiệp theo chủ trương, đường lối

của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động lãnh đạo phát

triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt chú ý xây dựng CCKT nông nghiệp hợp

lý theo hướng hiện đại, phát triển bền vững thông qua việc ban hành nhiều

chỉ thị, nghị quyết, thông tri, kế hoạch.

Page 112: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

106

Để thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển, ngay từ đầu năm

1998, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TU “Về

chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000”.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế nông nghiệp và phân tích sâu sắc

những hậu quả do thiên tai gây ra trong năm 1997, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

đã lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trước mắt cần tập

trung mọi nhân lực, nguồn lực để củng cố hệ thống đê điều, tu sửa hệ thống

thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời, xây dựng chương trình cụ

thể nhằm phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với CCKT hợp lý.

Tiếp đó, để tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sản

xuất nông nghiệp, ngày 1-11-1998, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chỉ

thị số 14-CT/TU “Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với

sản xuất vụ đông xuân 1998-1999”. Đảng bộ tỉnh yêu cầu các cấp ủy Đảng

dành sự quan tâm đặc biệt đến sản xuất nông nghiệp, nhất là quan tâm đến

việc xây dựng CCKT nông nghiệp một cách hợp lý theo chiều hướng gia

tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Chỉ

thị nêu rõ nhiệm vụ trước mắt lúc này là đẩy mạnh lãnh đạo sản xuất vụ

Đông Xuân 1998-1999 với hiệu quả kinh tế cao nhất.

Thực hiện chủ trương và phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa do Trung ương Đảng đề ra, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đã xây dựng được nhiều chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy

kinh tế nông nghiệp phát triển, trong đó có thể kể đến một số chương trình

như: Chương trình hành động số 04-CTr/TU (5-2001) “Về phát triển kinh tế

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa”, Chương trình hành động số 21-

CTr/TU (6-2001) “Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn”… Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông nghiệp

tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2000 bước đầu có sự chuyển dịch,

đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Page 113: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

107

Bước sang đầu thế kỷ XXI, quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối

của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X của Đảng và các Nghị

quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với CCKT

nông nghiệp hợp lý theo hướng CNH, HĐH, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã

hội của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển lên một tầm cao mới, trong những năm

2001-2010, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ban hành các nghị quyết

chuyên đề về CDCCKT nông nghiệp theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc tăng

tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong

tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; trong nội bộ từng ngành cụ thể cũng có sự

chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, mùa vụ... Từ năm 2001 đến năm

2010 có nhiều nghị quyết chuyên đề được ban hành, trong đó đáng chú ý

nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 1-11-2002 “Về chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-2005”. Đây là nghị quyết chuyên đề đầu

tiên có tính toàn diện, sâu sắc đặc biệt nhấn mạnh đến CDCCKT nông

nghiệp kể từ sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1997).

Để thực hiện thành công Nghị quyết số 10-NQ/TU, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đã ban hành nhiều chỉ thị yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền trong

toàn tỉnh tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, trước hết là dành sự quan

tâm đặc biệt cho các ngành chăn nuôi, thủy sản.

Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu và đúc kết thực tiễn, Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc đã thể hiện sự chủ động, sáng tạo về đổi mới tư duy phát triển kinh

tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp khi tiếp tục ban hành nghị quyết

phát triển kinh tế nông nghiệp. Đó là Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27-12-

2006 “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai

đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020” (còn gọi là Nghị quyết “Tam

nông”). Nghị quyết “Tam nông” của Vĩnh Phúc có ý nghĩa thiết thực cả về

lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện CDCCKT

nông nghiệp, phát triển nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

Page 114: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

108

Nhằm thực hiện thành công Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-12-

2006 của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông

thôn…, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 44-

CTr/TU (29-9-2008) thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008

của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn”…

Với tính chủ động, sáng tạo, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã quán triệt và

vận dụng sâu sắc đường lối của Đảng về CDCCKT nông nghiệp theo hướng

CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã hoạch định chủ

trương phát triển kinh tế nông nghiệp, CDCCKT nông nghiệp và từng bước

hoàn thiện cho phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế đất nước và thời

đại. Trong đó, đáng chú ý nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 1-11-2002

“Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-2005”; đặc biệt là

Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 26-12-2006 “Về phát triển nông nghiệp,

nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến

năm 2020” (Nghị quyết “Tam nông”) đã đi trước Trung ương một bước. Do

đó, nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã đến chia sẻ, học tập kinh nghiệm

để về triển khai trên địa phương mình. Sự ra đời Nghị quyết “Tam nông” ở

Vĩnh Phúc có ý nghĩa đột phá để Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X)

tham khảo, nghiên cứu và ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-

2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (năm 1997) đến năm 2010, mặc dù là

tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp cao, luôn trong tốp 10 tỉnh,

thành phố đứng đầu cả nước về phát triển công nghiệp, nhưng với nhận

thức sâu sắc về vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc không ngừng khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn để đưa ra tư duy mới về

phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc

CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại, gắn sản xuất nông nghiệp với

Page 115: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

109

công nghiệp chế biến và dịch vụ. Nhờ đó, Vĩnh Phúc luôn là một trong

những tỉnh đi đầu cả nước trong việc tìm tòi và đưa ra tư duy đổi mới về

nông nghiệp nói chung, CDCCKT nông nghiệp nói riêng.

Hai là, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo quyết liệt hệ thống chính

trị thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cùng với việc chủ động vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng

về CDCCKT nông nghiệp vào điều kiện thực tiễn của tỉnh, Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc còn chỉ đạo quyết liệt HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn cùng các sở, ban, ngành có liên quan đến CDCCKT

nông nghiệp, xây dựng và triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch

nhằm thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp. Trong đó có thể kể đến một số đề

án, chương trình sau:

Ngày 11-5-2007, HĐND tỉnh đã ban hành một số nghị quyết về phát

triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và CDCCKT nông nghiệp, như:

Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND “Về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn

luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007-

2010”, đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bồi dưỡng, nâng cao kiến

thức và cung cấp thông tin cho nông dân nhằm thực hiện tốt hơn việc chuyển

dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ trong giai đoạn 2007-2010.

Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND “Về cơ chế khuyến khích phát triển giống

cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2007-2010”, nhằm khuyến khích nông dân phát

triển giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao hơn... Nghị quyết số

09/2007/NQ-HĐND “Về việc hỗ trợ 100% thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt

trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011”. Nghị quyết số 21/2008/NQ-HĐND

ngày 25-7-2008 “Về miễn thủy lợi phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,

nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh”. Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ vùng

trồng trọt sản xuất hàng hoá và xây dựng các khu sản xuất tập trung trên địa

bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010. Nghị quyết về chương trình kiên cố hoá kênh

mương giai đoạn 2007-2010...

Page 116: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

110

Để thúc đẩy quá trình CDCCKT nông nghiệp, UBND tỉnh ban hành

nhiều chương trình, đề án có liên quan đến vấn đề CDCCKT nông nghiệp.

Trong đó, có thể kể đến: Kế hoạch số 776/HC ngày 21-7-1997 của UBND

tỉnh “Kế hoạch chuyển đổi dồn ghép ruộng đất trong nông nghiệp để hoàn

thiện việc thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ”.

Đề án số 2097/ĐA-UB ngày 19-11-2002 “Phát triển khoa học công

nghệ và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010”. Đề án nhấn mạnh:

Chuyển giao mạnh các tiến bộ kỹ thuật về nông, lâm nghiệp, chú trọng áp

dụng công nghệ sinh học, công nghệ tuyển chọn giống, công nghệ bảo quản

sau thu hoạch và chế biến nông sản, nhằm tạo ra bước đột phá về năng

suất, chất lượng sản phẩm. Áp dụng các giống lúa lai cho năng suất cao; đưa

các giống ngô mới như LVN4, LVN25… vào sản xuất đại trà, chú ý các giống

lạc, đậu tương, măng mới cho năng suất, chất lượng cao. Mở rộng kỹ thuật

nuôi cấy mô. Tổ chức các điểm trình diễn về các kỹ thuật tiến bộ tại các cụm

xã, đặc biệt chú ý 6 xã ven núi Tam Đảo và huyện Lập Thạch. Củng cố, đầu

tư mở rộng các trung tâm giống cây lương thực, trung tâm thủy sản và trung

tâm giống gia súc, gia cầm, đảm bảo cung cấp đủ giống mới cho bà con nông

dân. Phát triển vùng rau an toàn, ứng dụng công nghệ sạch vào nông, lâm

nghiệp. Phát triển mạnh đàn bò sữa và tăng dần đàn bò lai sind đạt 50%

tổng đàn. Đưa tổng đàn lợn có tỷ lệ nạc cao và lợn xuất khẩu từ 50% tổng

đàn lợn. Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong chế biến nông sản và bảo quản

sau khi thu hoạch với quy mô lớn hơn [191].

Đề án số 2103-ĐA/UBND ngày 20-11-2002 “Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2005”. Trên cơ sở phân tích

thực trạng CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2002, UBND tỉnh

chủ trương: phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng CNH,

HĐH trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng trong

tỉnh, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, có tốc độ tăng trưởng nhanh,

chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi,

Page 117: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

111

thủy sản và coi đây là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Đề án đưa

ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể với định hướng chuyển dịch cơ cấu từng

ngành và lĩnh vực kinh tế nông nghiệp một cách rõ ràng; từ đó đưa ra các

giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thành công chủ trương CDCCKT nông

nghiệp do Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đề ra.

Đề án số 1823/UBND-ĐA ngày 20-6-2005 “Cơ khí hóa nông nghiệp

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010”. Đề án chỉ rõ: Đến

năm 2010, cơ khí hóa một số khâu cơ bản trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi

trồng thủy sản bằng các thiết bị máy móc có công suất vừa và nhỏ phù hợp

với điều kiện của nông hộ trang trại để tạo đà từ sau năm 2010, đưa vào ứng

dụng các thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ từ các khâu canh tác đến khâu

chế biến, bảo quản nông sản hàng hóa, tạo bước tăng trưởng mạnh mẽ trong

nông nghiệp [196].

Đề án số 34/ĐA-UBND ngày 19-4-2007 “Miễn thủy lợi phí cho sản

xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. UBND tỉnh nhấn mạnh: Thực

hiện miễn thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt là hình thức hỗ trợ trực tiếp cho

nông dân và cho sản xuất nông nghiệp, là lĩnh vực sản xuất hiệu quả không cao

so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính sách miễn thủy lợi phí tuy

mức đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn [201, tr.10].

Đối tượng được miễn thủy lợi phí là các hộ sử dụng nước cho sản xuất trồng

trọt; không miễn cho các đối tượng sử dụng nước phục vụ chăn nuôi, thủy

sản, lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, công nghiệp, sinh hoạt.

Đề án số 36/ĐA-UBND ngày 19-4-2007 “Bồi dưỡng, nâng cao kiến

thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân tỉnh Vĩnh

Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020”. UBND tỉnh xác định

các mục tiêu cụ thể đối với việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; huấn luyện

nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin; quy định cụ thể về giáo trình, tài liệu

bài giảng cũng như các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kiến thức cho nông

Page 118: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

112

dân để đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa

canh và bền vững. UBND tỉnh nhấn mạnh cần phải: Xây dựng các điểm tư

vấn, cung cấp thông tin cho nông dân, thiết lập hệ thống thông tin giao lưu trực

tuyến giữa nông dân với các cấp, các ngành trong tỉnh. Bồi dưỡng, nâng cao

kiến thức và huấn luyện nghề ngắn hạn cho nông dân, để góp phần thay đổi tư

duy trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân và từng bước chuyển dịch

một bộ phận đáng kể lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp,

dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, nâng cao đời sống của

nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị [202, tr.4].

Cùng ngày 19-4-2007, UBND tỉnh xây dựng Đề án số 37/ĐA-UBND

“Xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai

đoạn 2007-2010”. UBND tỉnh chủ trương đưa những cây trồng có giá trị kinh

tế cao đã được sản xuất thử nghiệm cho kết quả tốt, đáp ứng được thị hiếu tiêu

dùng, có khả năng phát triển thành vùng cây trồng hàng hóa tập trung, từ đó

tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới,

thông tin thị trường và làm cơ sở nhân ra diện rộng [203, tr.1-2]. Đề Asn đã

đưa ra mục tiêu cụ thể và đưa ra một số giải pháp quan trọng, trong đó tập trung

vào việc xây dựng vùng quy hoạch vùng trồng trọt hàng hóa, tăng cường ứng

dụng khoa học - công nghệ và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, xây dựng hạ

tầng kỹ thuật vùng trồng trọt hàng hóa...

Chương trình số 35/CTr-UBND ngày 19-4-2007 “Về giống cây trồng,

vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015”.

Chương trình đã phân tích tình hình thực tế về giống cây trồng, vật nuôi trên

địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua và đặt ra những yêu cầu, nhiệm

vụ trong những năm 2007-2010. Tiếp đó, ngày 13-7-2007, UBND tỉnh ban

hành Kế hoạch số 2462-KH/UBND về “Tổ chức thực hiện Nghị quyết 03 của

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV”. Kế hoạch của UBND tỉnh đã tập

trung chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng các chương trình, đề án, dự án

Page 119: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

113

triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy và các Nghị quyết của HĐND

tỉnh về phát triển nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp...

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với HĐND và

UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xây dựng nhiều

chương trình, đề án nhằm thúc đẩy quá trình CDCCKT nông nghiệp. Trong

đó, có thể kể đến một số đề án tiêu biểu sau:

Đề án “Chăn nuôi lợn xuất khẩu tỉnh Vĩnh Phúc” chủ trương: Phát

triển chăn nuôi bền vững dựa trên đa dạng hóa vật nuôi theo hướng sản xuất

hàng hóa. Tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi trên cơ sở

sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, kết

hợp chặt chẽ với áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nước và

thế giới. Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp

của tỉnh. Phấn đấu tổng đàn lợn thịt đạt từ 1 vạn đến 2 vạn con; tổng đàn lợn

nái đạt từ 1 nghìn đến 2 nghìn con [116, tr.5]; đưa ra một số giải pháp cơ bản

nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

Đề án “Xây dựng - củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở” (tháng 9-

2002) nhấn mạnh: Xây dựng đội ngũ khuyến nông cơ sở ở tất cả các địa

phương làm đầu mối tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật, những thông tin liên

quan đến sản xuất nông nghiệp, thuyết phục nông dân tiếp thu và ứng dụng

những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa [117, tr.3].

Đề án “Về cơ chế đầu tư, hỗ trợ cải tạo vùng trũng nuôi trồng thủy

sản giai đoạn 2006-2012” chủ trương: thực hiện cải tạo vùng trũng để sản

xuất theo mô hình chuyên cá, một vụ lúa chiêm và nuôi cá vào vụ mùa (1 lúa

+ 1 cá) sẽ đem lại hiệu quả, phù hợp với chủ trương đẩy mạnh CDCCKT

trong nông nghiệp, nông thôn nhằm khai thác có hiệu quả cao hơn trên một

đơn vị diện tích đất vùng trũng, từng bước nâng cao đời sống nhân dân

canh tác trên các vùng đất trũng.

Page 120: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

114

Nhằm bảo đảm đủ giống có chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu

phát triển sản xuất, trước hết là các ngành sản xuất quan trọng liên quan

đến thu nhập của nông dân và có khả năng xuất khẩu lớn như lúa gạo, rau

và cây ăn quả... năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh

Phúc thực hiện Chương trình “Giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-

2010, định hướng năm 2015 của tỉnh Vĩnh Phúc”.

Đối với ngành thủy sản phát triển, năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn triển khai Đề án “Về cơ chế đầu tư, hỗ trợ cải tạo vùng trũng

nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006-2012”, đã đưa ra một số giải pháp cải tạo

vùng trũng để sản xuất theo mô hình chuyên cá, 1 vụ lúa chiêm và nuôi cá vào

vụ mùa (1 lúa + 1 cá).

Tháng 12-2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Quy

hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và

định hướng cơ bản đến năm 2020”, nhằm chuyển dịch hợp lý CCKT và cơ cấu

lao động nông thôn, giảm chênh lệch mức sống giữa dân cư nông thôn và thành

thị và hướng tới phát triển nền nông nghiệp đô thị sau năm 2015...

Thực hiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về

CDCCKT nông nghiệp, trong những năm 1997-2010, HĐND, UBND tỉnh

và các cơ quan, ban, ngành chức năng chuyên môn có liên quan đã xây

dựng nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc

biệt là vấn đề đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, những

chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp

đã được cụ thể hóa và phát huy tác dụng trong thực tiễn sinh động ở địa

phương. CCKT nông nghiệp Vĩnh Phúc chuyển biến tích cực theo hướng văn

minh, hiện đại, phát triển theo hướng ổn định, bền vững. Những kết quả đạt

được trong những năm 1997-2010 đã khẳng định tính chủ động và hiệu quả từ

sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với mục tiêu CDCCKT

nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Page 121: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

115

Ba là, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng

Trong những năm 1997-2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc, CCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao, sản xuất nông nghiệp đúng định

hướng và đều đạt và các chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, XIII,

XIV đề ra.

Từ năm 1997 đến năm 2010, thành tựu lớn, quan trọng nhất là sản

xuất nông nghiệp phát triển đúng định hướng, các chỉ tiêu chính về nông,

lâm nghiệp - thủy sản đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Những năm 1997-

2000, tốc độ tăng trưởng GDP trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

tăng 5,7%/năm (mục tiêu Đại hội XII là 4,5-5%/năm); giai đoạn 2001-

2005 tăng 6,4%/năm (mục tiêu Đại hội XIII là 5%/năm), từ năm 2006 đến

năm 2010 tăng 5,7%/năm (mục tiêu Đại hội XIV là 5-5,5%/năm)... Giá trị

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mỗi năm một tăng, từ

1.085,46 tỷ đồng năm 1997, tăng lên 1.815,7 tỷ đồng năm 2005 và

2.636,32 tỷ đồng năm 2010, riêng ngành nông nghiệp đạt 3.787 tỷ đồng

[209]. Như vậy, về cơ bản, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đáp ứng

được nhu cầu tiêu dùng lương thực - thực phẩm và có sản phẩm hàng hoá.

Quá trình CDCCKT nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra trên diện rộng

và trên nhiều lĩnh vực, trong đó thành tựu đáng quan tâm nhất là sự chuyển

dịch giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; cũng như sự

chuyển dịch trong nội bộ từng ngành nông nghiệp, như sự chuyển dịch giữa

trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất… có hiệu quả. Chính sự đa

dạng trong việc chuyển đổi CCKT nông nghiệp, nông thôn đã làm cho sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đạt được kết quả

cao, có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.

Page 122: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

116

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm

dần tỷ trọng ngành trồng trọt từ 72,64% năm 1997 xuống 55,97% năm 2005

và 38,90% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần từ

24,84% năm 1997 lên 39,07% năm 2005 và 56,10% năm 2010. Giữa các

ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng có sự chuyển dịch tích cực.

Tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thủy sản ngày càng tăng và cùng với thời gian

ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất chính trong

sản xuất nông nghiệp [211]. Ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn và có bước phát triển đột phá ở tất cả các huyện, trong đó tập trung

chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi, như Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo,

Tam Dương và huyện đồng bằng Vĩnh Tường. Đây là thành công lớn của

tỉnh, vì so với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc là một

trong những địa phương có thế mạnh về phát triển công nghiệp và dịch vụ,

nhưng điều đáng chú ý là Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo, chỉ đạo

CDCCKT nông nghiệp thành công. Trong đó, thành tựu lớn nhất là đưa chăn

nuôi trở thành ngành quan trọng nhất cả về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng giá

trị sản xuất trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích

các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt hơn, như rau, đậu

tương, hoa, cây cảnh, cây thức ăn gia súc, cây dược liệu, một số loại cây ăn

quả... và giảm dần diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp, như

sắn, khoai lang. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng,

vật nuôi được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản

xuất trong nhân dân. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống được áp dụng đã

tăng tỷ lệ giống lúa lai đạt trên 90%, ngô lai 70%...; các biện pháp thâm

canh, bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch... được áp dụng, góp

phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Đến năm 2010, trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc

đã hình thành và ổn định tập quán sản xuất 3 vụ/năm trên diện tích canh tác

cây hàng năm, đặc biệt là đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập

Page 123: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

117

trung, như các vùng thâm canh lúa hàng hóa, rau quả hàng hóa, vùng trồng

cây ăn quả... Trong đó có thể kể đến những khu nông nghiệp ứng dụng

khoa học công nghệ cao, như: Khu sản xuất rau ở thôn Trại Mới (Gia

Khánh - Bình Xuyên); khu chuyên sản xuất rau và hoa ở khu Bình Sơn

Thượng (Tam Sơn - Sông Lô); khu sản xuất rau công nghệ cao ở xã Đại Từ

(Yên Lạc)... Nhiều mô hình tranh trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh

tổng hợp hình thành và ngày càng phát triển.

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng đã khai thác được lợi thế của tỉnh,

có bước tăng trưởng khá và có sự chuyển biến tích cực. Nhiều tiến bộ kỹ

thuật, khoa học công nghệ mới trong công tác giống, sản xuất thức ăn, thú ý

và các phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản

xuất, kinh doanh. Đến năm 2010, Vĩnh Phúc đã hình thành những trang trại

chăn nuôi chuyên canh bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc, gia cầm, thủy cầm...

với quy mô ngày càng lớn và phát huy hiệu quả, như mô hình chăn nuôi bò lai

sind ở Vĩnh Tường, Tam Dương..., nuôi lợn rừng ở Tam Đảo... Phương thức

nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang dần thay thế phương thức chăn

nuôi truyền thống. Do đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất trong chăn nuôi tăng từ

11,15% giai đoạn 1996-2000 lên 14,1% trong những năm 2001-2010 [211].

Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tiếp tục giảm trong cơ cấu giá trị sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: năm 2001, tỷ trọng lâm nghiệp chiếm

2,37%, đến năm 2010 giảm xuống còn 0,9%. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá trị

sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 vẫn đạt 1,63% [211].

Ngành thủy sản đạt được nhiều kết quả và cùng với chăn nuôi trở thành

khâu đột phá trong CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc. Trong những năm

2001-2010, lĩnh vực thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành, giá

trị sản xuất tăng bình quân 15,43%/năm. Các giống thủy sản mới có năng suất

và giá trị kinh tế cao như cá chép lai, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng, tôm

càng xanh..., được đưa vào sản xuất và bước đầu đạt kết quả nhất định. Đến

năm 2010, bên cạnh việc nuôi theo mô hình quảng canh truyền thống, hộ

Page 124: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

118

nông dân đã áp dụng các hình thức nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp. Nhiều

dự án cải tạo vùng trũng được triển khai để nuôi trồng thủy sản theo hình thức

1 lúa + 1 cá hoặc chuyên cá đã phát huy tác dụng và có giá trị kinh tế cao.

Như vậy, việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng trên địa

bàn tỉnh có tác động to lớn, mở ra hướng mới cho phát triển nông nghiệp -

nông thôn của tỉnh. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc,

sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, CCKT nông nghiệp chuyển dịch

theo hướng tích cực, đã tạo nền tảng quan trọng để phát triển nông nghiệp bền

vững, hiện đại.

Cùng với quá trình chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành kinh tế nông

nghiệp, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, bộ mặt nông thôn cũng

có nhiều chuyển biến quan trọng theo hướng văn minh, hiện đại, đời sống

nhân dân ngày càng được nâng cao, khẳng định niềm tin vào đường lối lãnh

đạo sáng suốt của Đảng.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 “Về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa X, trong đó đặc biệt là chủ trương xây dựng nông thôn mới, dưới

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc

có nhiều thay đổi với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu

kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với

phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội

nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao,

môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự

lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Mặc dù chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình mới với

nhiều địa phương trong cả nước, nhưng trước đó Vĩnh Phúc đã tập trung đầu

tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn bằng việc thực hiện Nghị quyết số

03-NQ/TU ngày 27-12-2006 của Tỉnh ủy (trước Nghị quyết số 26-NQ/TW,

Page 125: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

119

ngày 5-8-2008 của Trung ương Đảng hai năm). Nhiều hạng mục được đầu tư

xây dựng phù hợp với các tiêu chí nông thôn mới trong bộ tiêu chí quốc gia.

Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng

chương trình nông thôn mới, Vĩnh Phúc đã đầu tư tổng kinh phí cho lĩnh vực

nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 4.862 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào

các lĩnh vực điện, thủy lợi, giao thông, giáo dục... Nhờ đó, hạ tầng kinh tế -

xã hội nông thôn được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, bộ mặt nông thôn

ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2010, 100% số xã

có lưới điện quốc gia, được phủ sóng điện thoại và sử dụng internet; 100%

hộ dân nông thôn có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 100% số xã có

trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế. Các thiết chế văn hoá

được tăng cường, đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 82% gia đình, 65% làng

(thôn, khu phố) đạt tiêu chuẩn văn hoá. Có 120/137 nhà văn hoá xã (87,5%);

1.150 nhà văn hoá/1.368 thôn (84%); 80/137 xã, phường, thị trấn có sân

chơi, bãi tập đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể thao cho các đối tượng

[211]. Hầu hết trụ sở UBND cấp xã được đầu tư xây dựng và nâng cấp đảm

bảo khang trang, sạch đẹp; hệ thống kênh mương cơ bản được kiên cố hoá,

các công trình thủy lợi trên địa bàn các xã thường xuyên được tu bổ, nâng

cấp đã bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; đã bê tông hoá

được trên 80% đường giao thông nông thôn, trên 20% giao thông nội đồng.

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2010 chiếm

khoảng 73%. Đến hết năm 2010, Vĩnh Phúc có 17 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí

nông thôn mới [211].

Cùng với sự thay đổi bộ mặt nông thôn theo chiều hướng tiến bộ, mức

sống của nhân dân cũng được nâng lên rõ rệt. Một bộ phận lao động từ khu

vực nông nghiệp đã được chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tăng thu

nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Thu nhập bình quân

đầu người/năm (GDP) của nhân dân ngày càng tăng: năm 1997, GDP mới chỉ

Page 126: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

120

đạt 144 USD, nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 1.630 USD. Đặc biệt, thu

nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên,

năm 2010 đạt 12,1 triệu đồng (tương đương 672 USD), 01 lao động nông

nghiệp tạo được 11,14 triệu đồng (tương đương 618 USD), tăng 60,94% so

với năm 2006. Trong thời kỳ 2006-2010 đã giải quyết việc làm cho 117.000

người, bình quân trên 20.000 người/năm. Ngay từ cuối năm 2008, Vĩnh Phúc

cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm hộ nghèo và không còn hộ đói vào

năm 2010. Số hộ nghèo ngày càng giảm: Cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo ở

Vĩnh Phúc giảm xuống còn 7,7%, bình quân giảm 2,2%/năm; tỷ lệ lao động

qua đào tạo và đào tạo nghề không ngừng tăng lên hàng năm. Đến hết năm

2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào

tạo nghề chiếm 37,9% [211].

Đánh giá một cách tổng quát, từ năm 1997 đến năm 2010, trong quá

trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động,

sáng tạo vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng, kịp thời hoạch định

chủ trương phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn địa phương. Trong 14

năm, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ban hành được nhiều nghị quyết, chỉ thị lãnh

đạo phát phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có những nghị quyết

chuyên đề về CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH nhằm xây

dựng kinh tế nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững với CCKT hợp lý.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh, cũng

như sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương Đảng. Nhờ đó, CCKT nông nghiệp

tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, nhất là trong

những năm 2006-2010; bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp;

đời sống của người dân không ngừng được nâng cao; niềm tin của nhân dân

vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Trung ương Đảng được

khẳng định.

Page 127: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

121

Nguyên nhân thành công:

Có được những kết quả trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên

nhân cơ bản là:

Thứ nhất, Trung ương Đảng đã có chủ trương và chỉ đạo đúng đắn

trong CDCCKT nông nghiệp. Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn phát

triển kinh tế nông nghiệp của đất nước, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đưa ra

các chủ trương, chính sách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh,

nên giải quyết được những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Những chủ trương,

chính sách về CDCCKT nông nghiệp được quán triệt và triển khai sâu, rộng,

cụ thể từ trong Đảng đến nhân dân và với những kết quả đạt được, nên nhân

dân tin tưởng, phấn khởi, nhiệt tình tham gia và đóng góp nhiều công sức vào

quá trình CDCCKT nông nghiệp. Trong đó có thể kể đến Nghị quyết số 10-

NQ/TW “Về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1998), đặc biệt là Nghị quyết số 26-

NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (2008)…, đã giải phóng

mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển

theo hướng văn minh, hiện đại gắn liền với sản xuất hàng hóa. Những chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CDCCKT nông nghiệp có tác

động sâu sắc và trở thành kim chỉ nam cho Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá

trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vào thực tiễn địa phương.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình thực tiễn của địa phương,

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định được hướng đi đúng đắn, bước đi phù hợp,

nhất là đưa ra được các giải pháp đột phá và tổ chức triển khai thực hiện

quyết liệt, có hiệu quả trong CDCCKT nông nghiệp. Trong 14 năm, Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan tâm đến vấn đề

phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là việc xây dựng CCKT nông nghiệp

hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đặc biệt phải kể đến Nghị

Page 128: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

122

quyết số 10-NQ/TU “Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh

giai đoạn 2001-2005” và Nghị quyết số 03/NQ-TU “Về phát triển nông

nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định

hướng đến năm 2020”. Nội dung các nghị quyết trở thành định hướng, kim

chỉ nam quan trọng để cấp ủy chính quyền cơ sở triển khai sáng tạo phù hợp

với thực tiễn địa phương và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong

sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, trong những năm 1997-2010, HĐND

tỉnh đã ban hành 27 nghị quyết cụ thể cho từng lĩnh vực; UBND tỉnh xây

dựng nhiều chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể và phê duyệt hàng nghìn

danh mục đầu tư các lĩnh vực nhằm thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp theo

hướng CNH, HĐH.

Thứ ba, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã thực sự quan tâm, chú ý tới công

tác tổng kết thực tiễn trong quá trình triển khai các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước về CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó

rút kinh nghiệm để từ một mô hình CDCCKT nông nghiệp có hiệu quả phát

triển, nhân ra “diện rộng” và đưa ra các giải pháp cụ thể để xử lý các vấn đề

của cơ sở khi thực hiện chính sách mới. Trong quá trình tổng kết thực tiễn,

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm đến việc củng cố và không ngừng đổi mới

của tổ chức Đảng cơ sở, cũng như của hệ thống chính trị trong toàn tỉnh trong

quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp, nông thôn. Đây là một

trong những nhân tố quan trọng để đưa chủ trương, đường lối của Trung ương

Đảng thâm nhập và ăn sâu vào từng người dân, tạo ra động lực to lớn, thúc

đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.

Thứ tư, những chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc về CDCCKT nông nghiệp đáp ứng yêu cầu cấp bách phát triển kinh tế -

xã hội, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nên dễ dàng đi

vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình ủng hộ đã tạo ra động lực to lớn

thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, ổn định, bền vững theo

hướng CNH, HĐH. Nhiều địa phương trong tỉnh, các hộ nông dân chủ động

Page 129: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

123

đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm có chủng loại tốt, hiệu quả

kinh tế cao, có nơi nông dân sáng tạo chuyển đổi cây trồng từ năng suất thấp,

sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế lớn hơn, dẫn tới sự hình thành

các hình thức kinh tế trang trại, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng, phục

vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xuất khẩu, góp phần đáng kể

CDCCKT, cơ cấu lao động nông thôn. Ở nhiều vùng nông thôn, nông dân đầu

tư hàng tỷ đồng để mua sắm các loại tư liệu sản xuất, đặc biệt là các loại máy

cơ khí nông nghiệp, phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, xây

dựng các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản; xây dựng đường giao thông kết

cấu hạ tầng, góp một phần quan trọng vào quá trình CDCCKT nông nghiệp,

xây dựng nông thôn mới.

Kết quả đạt được của quá trình CDCCKT nông nghiệp còn do những

thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước đem lại, cũng như những kết

quả đạt được của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong tỉnh tác động

sâu sắc đến...

4.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông

nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc còn có một số hạn chế:

Một là, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đề ra một số chủ trương về CDCCKT

nông nghiệp không phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh

Trong những năm 1997-2010, với chủ trương xây dựng một nền kinh tế

nông nghiệp toàn diện, phát triển bền vững, gắn liền với môi trường sinh thái,

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn khâu đột phá là phát triển mạnh chăn

nuôi, thủy sản. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng bộ. Song, trong quá

trình thực hiện, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc còn buông lỏng trong công tác lãnh

đạo, quản lý. Do đó, việc triển khai một số nghị quyết của Trung ương Đảng và

của Đảng bộ tỉnh về CDCCKT nông nghiệp còn chung chung, thiếu chương

trình hành động cụ thể, chưa sát với điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc

Page 130: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

124

biệt, một số nội dung về CDCCKT nông nghiệp của Trung ương được cụ thể

hoá máy móc, xơ cứng, thiếu nghiên cứu thực tiễn và thông tin dự báo, nên

hiệu quả lãnh đạo thực hiện không cao. Trong đó, đáng chú ý là chủ trương của

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất dâu tằm tơ

năm 2002-2003, cây thanh hao hoa vàng năm 2004-2005. Vì vậy, sau 2 năm

tăng diện tích gieo trồng, phát triển các cơ sở chế biến, giá giảm mạnh, hiệu

quả sản xuất thấp, người nông dân thua lỗ, một số cơ sở sản xuất vừa xây dựng

xong đã đóng cửa. Chương trình trồng mới 6.000 ha rừng do Đại hội Đảng bộ

tỉnh lần thứ XIII đề ra không sát với điều kiện thực tế của tỉnh, nhất là việc

không bảo đảm đủ diện tích đất trồng.

Hai là, sự chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

có việc còn buông lỏng; lãnh đạo quản lý quy hoạch thiếu chặt chẽ, khoa học

nên chưa tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững

Trong quá trình lãnh đạo CDCCKT, vấn đề quản lý quy hoạch có ý

nghĩa rất quan trọng, là yếu tố đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững. Mặc

dù Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo tổ

chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói

chung, trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nói riêng, song công tác quy hoạch, kế

hoạch còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa dự báo sát tình hình phát triển kinh

tế của tỉnh nên nhiều chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp trong quy hoạch chưa thực

hiện được.

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm quan tâm, chú ý đến việc tăng tỷ trọng

ngành chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong CCKT nông

nghiệp của tỉnh, song, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp

trên một số lĩnh vực của kinh tế nông nghiệp nói chung, CDCCKT nông

nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập. Công tác xây dựng quy hoạch còn chậm,

việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chưa kịp thời; quản lý và thực hiện quy

hoạch còn yếu; chất lượng quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy,

Page 131: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

125

vấn đề quy hoạch phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm,

việc xác định cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, chủng loại hàng hoá… chưa

được nghiên cứu và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Hệ thống cơ chế,

chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp còn

dàn trải, manh mún dẫn đến một số chương trình, dự án, đề án khi triển khai

gặp khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, nhất là việc

điều chỉnh, bổ sung về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho phát triển kinh tế

nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Các hoạt động dịch vụ nông, lâm

nghiệp và thủy sản tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu

sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, kết quả lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông

nghiệp còn một số hạn chế.

Kinh tế nông nghiệp phát triển chưa bền vững, đa số sản phẩm nông

nghiệp chưa gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ. Quy mô diện tích đất sản

xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa ngày càng phát

triển. Đa phần ruộng đất thuộc hộ gia đình nhỏ, mức độ tập trung ruộng đất

phân tán, manh mún. Năm 2010, khoảng 96% hộ gia đình của tỉnh Vĩnh Phúc

sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha. Mỗi hộ gia đình

có trung bình 5-7 thửa ruộng. Do đó, việc tiến hành cơ giới hóa, áp dụng đồng

bộ quy trình kỹ thuật trên cùng cánh đồng gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Cả tỉnh

có khoảng 70% số hộ có các hoạt động chăn nuôi, nhưng hầu hết mang tính

nhỏ lẻ. Trong số các hộ nuôi gà có 70% số hộ nuôi dưới 50 con; trong số các

hộ nuôi lợn cũng có tỷ lệ 70% số hộ nuôi từ 5 con trở xuống. Dịch vụ nông,

lâm nghiệp và thủy sản tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản

xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm [211].

Trong những năm 1997-2010, thực hiện chủ trương chuyển những diện

tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, đồng thời chuyển hình

thức nuôi quảng canh sang nuôi theo phương pháp công nghiệp được tỉnh đầu

Page 132: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

126

tư cho các dự án chuyển đổi và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung. Tuy

nhiên, do đầu tư dàn trải cho nhiều dự án chuyển đổi nên "vốn đầu tư cho cơ sở

hạ tầng nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật vùng chăn

nuôi còn lạc hậu, phát triển không đồng bộ các hệ thống phục vụ cho sản xuất

nuôi trồng, chưa đáp ứng được công nghệ cao, các trạm trại sản xuất con giống

hải sản chưa đáp ứng được yêu cầu nuôi thả, các xí nghiệp chế biến thức ăn,

thuốc và các chế phẩm sinh học phòng trừ dịch bệnh, môi trường chưa đáp ứng

được yêu cầu sản xuất.

Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn chưa thực

sự đa dạng, phong phú và hiệu quả chưa cao; mối liên kết giữa “bốn nhà” trong

sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, dẫn đến điệp khúc “được

mùa rớt giá”, “mất mùa được giá” làm hạn chế phát triển vùng sản xuất chuyên

canh. Nhiều nông sản, thực phẩm đặc trưng của tỉnh có chất lượng cao nhưng

chưa xây dựng được thương hiệu; hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị

trường chưa được quan tâm đúng mức… Vấn đề ô nhiễm môi trường sống và

môi trường sản xuất do rác thải, nước thải, khí thải đang gia tăng, nhất là những

nơi đất chật người đông.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn

thể còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở còn thiếu năng động, sáng tạo trong lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng và

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp, đặc biệt là Nghị quyết số 03-

NQ/TU của Tỉnh ủy “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời

sống nông dân giai đoạn 2006-2010”, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông

thôn”…

Thứ hai, tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên môn, nhất là cán bộ lãnh

đạo, chỉ đạo công tác hoạch định và thực thi chủ trương, chính sách về

CDCCKT nông nghiệp ở các cấp, đặc biệt cấp cơ sở còn thiếu. Do đó, một số

Page 133: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

127

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CDCCKT nông nghiệp

chậm được cụ thể hóa hoặc chưa đến được với nhân dân cũng như các đơn vị

sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Trình độ của lao động nông nghiệp, nông

thôn còn thấp, khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế,

nhất là đối với lao động ở khu vực trung du, miền núi. Tỷ lệ lao động thuần

nông không qua đào tạo còn cao, chiếm tới 95,1% (trong độ tuổi lao động và

đang làm việc) [211], nên chưa đáp ứng yêu cầu mới về tổ chức sản xuất, ứng

dụng khoa học kỹ thuật. Việc thu hút nhân tài và các chuyên gia giỏi trong

lĩnh vực nông nghiệp về tỉnh công tác gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, nhiều cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến việc CDCCKT

nông nghiệp còn bất cập, chưa thực sự “tháo gỡ” các vấn đề nảy sinh từ thực

tiễn. Nguồn vốn bố trí chưa đủ, chậm dẫn đến một số danh mục không đạt yêu

cầu. Tổ chức bộ máy quản lý về nông nghiệp của tỉnh còn nhiều bất cập, hiệu

quả hoạt động chưa cao, nhất là cấp huyện, cấp xã.

4.2. KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

Trong những năm 1997-2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc, CCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến và

đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định tình hình kinh tế

- xã hội và tạo tiền đề cần thiết cho việc hoạch định chủ trương, chính

sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm tiếp theo. Qua quá

trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp giai đoạn

1997-2010 có thể đúc rút một số kinh nghiệm sau:

4.2.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào

thực tiễn địa phương; chú trọng công tác tổng kết thực tiễn

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, nhất là

trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng dành sự quan

tâm đặc biệt đến phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là tập trung xây dựng

CCKT nông nghiệp một cách hợp lý theo hướng văn minh, hiện đại. Mỗi

Page 134: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

128

tỉnh, thành phố trong cả nước có những đặc điểm kinh tế - xã hội riêng. Do

đó, nếu các địa phương áp dụng chủ trương, đường lối của Đảng một cách

cứng nhắc, rập khuôn, máy móc thì chẳng những không phát huy được tính

tích cực của những chủ trương, mà còn tạo ra những rào cản cho sự phát

triển. Để đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn, các tỉnh, thành phố phải căn

cứ vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc những thế mạnh, tiềm năng cũng như

những khó khăn, hạn chế của từng địa phương mà có sự vận dụng chủ

trương đường lối của Trung ương Đảng về CDCCKT nông nghiệp một cách

sáng tạo; đồng thời, ban hành những chủ trương, nghị quyết phù hợp với đặc

điểm tình hình của địa phương nhằm tạo ra hiệu quả cao.

Phát huy truyền thống quê hương của “khoán hộ”, trong quá trình thực

hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã quán triệt sâu sắc và vận dụng

sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều

kiện cụ thể của địa phương; xác định đúng đắn tiềm năng, thế mạnh của từng

ngành, từng vùng kinh tế, ban hành các chương trình hành động và kế hoạch

công tác nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

và đã tạo được bước đột phá trên một số lĩnh vực. Thông qua quá trình lãnh

đạo, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm tổng kết và đúc rút kinh nghiệm, nhanh

chóng khắc phục những yếu kém, giải quyết kịp thời những bức xúc, khó

khăn và những vấn đề mới nảy sinh, tìm ra những giải pháp thích hợp trong

quá trình lãnh đạo của Đảng bộ.

Sau khi tái lập tỉnh (1997), kinh tế của Vĩnh Phúc ở điểm xuất phát

thấp, quy mô nền sản xuất nhỏ bé, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, sản xuất

manh mún, phân tán, mang nặng tính tự cấp, tự túc, sản phẩm hàng hóa nghèo

nàn. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu giá trị ngành nông

nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong nội ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành

trồng trọt còn chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản thấp...

Page 135: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

129

Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động, kịp thời vận dụng,

quán triệt chủ trương của Đảng về CDCCKT nông nghiệp và đề ra được

những chủ trương, giải pháp đúng đắn trên từng lĩnh vực nhằm đẩy nhanh hơn

nữa quá trình CDCCKT nông nghiệp của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành

chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; các ngành

chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh

tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và

chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp, quán triệt

đường lối của Đảng, xuất phát từ thực tiễn địa phương, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ trọng tâm với những bước đi thích hợp,

kiên quyết khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại Trung ương hoặc giáo điều,

máy móc; áp dụng có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và

tập trung lãnh đạo các cấp ủy Đảng thường xuyên nghiên cứu, quán triệt, học

tập và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng về

CDCCKT nông nghiệp vào thực tiễn địa phương. Trong đó, Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc luôn nhấn mạnh đến việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện

(bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) với CCKT hợp lý theo hướng

CNH, HĐH, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là cư dân sống ở nông thôn.

Các mục tiêu, quan điểm về CDCCKT nông nghiệp do Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đề ra vừa mang tính khoa học, vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân

dân, với điều kiện địa phương và xu hướng phát triển chung của vùng kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ.

Tư duy về CDCCKT nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từng

bước có sự phát triển. Ngay từ Đại hội lần thứ XII (1997), Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc đã nêu chủ trương: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp,

lâm nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh lương thực, chuyển mạnh sang sản

xuất hàng hoá trên cơ sở thâm canh, tăng tính hiệu quả bền vững [153].

Đến Đại hội lần thứ XIII (2001), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nhấn

Page 136: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

130

mạnh: Sản xuất nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh về lương thực

chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, xây dựng cơ cấu cây trồng và vật

nuôi hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao. Khai thác tiềm năng đất đai, lao

động, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tận dụng mọi nguồn lực, phát triển

nông, lâm nghiệp toàn diện theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng

suất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản

xuất nông nghiệp sạch. Gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản

xuất với thị trường [160]. Tại Đại hội lần thứ XIV (2005), Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc một lần nữa khẳng định: Tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn; coi phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhiệm

vụ quan trọng nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

của nông dân, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn; đẩy mạnh CDCCKT nông

nghiệp theo hướng toàn diện, hiệu quả, bền vững [169].

Đặc biệt, trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở các địa phương

trong và ngoài tỉnh, cũng như tổng kết chủ trương, đường lối của Trung

ương Đảng về lĩnh vực nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp, dưới sự lãnh

đạo của Đảng bộ tỉnh, Vĩnh Phúc luôn là một trong những địa phương đi đầu

cả nước trong việc đề ra chủ trương, cơ chế, chính sách mới về CDCCKT

nông nghiệp. Không dừng lại ở việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị,

chương trình, đề án, kế hoạch… trong quá trình lãnh đạo CDCCKT, Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc còn đặc biệt coi trọng công tác tổng kết thực tiễn nói

chung, tổng kết quá trình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chương trình kinh

tế trọng tâm của Tỉnh ủy nói riêng. Các chương trình kinh tế trọng tâm của

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thường kéo dài trong 5 năm, nhưng khi tiến hành

được một năm, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng,

chính quyền địa phương tiến hành sơ kết và sau 3 năm tiếp tục sơ kết, sau 5

năm tiến hành tổng kết. Qua tổng kết thực tiễn, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc rút

Page 137: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

131

ra được những mặt tích cực, hạn chế, cũng như chỉ ra nguyên nhân của

những thành tựu và hạn chế, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, trên

cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng CCKT nông nghiệp hợp lý,

phù hợp với thực tiễn địa phương và yêu cầu phát triển ngày càng cao của

kinh tế - xã hội.

Một điểm đáng chú ý là trong quá trình tổng kết thực tiễn, từ năm

1997 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra được nhiều chủ

trương, cơ chế, chính sách có nhiều điểm mới và ra đời trước nghị quyết, chỉ

thị của Trung ương, như: vấn đề miễn giảm thủy lợi phí cho sản xuất nông

nghiệp, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi. Trong đó, đặc biệt là Nghị quyết số

03-NQ/TU ngày 27-12-2006 “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng

cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”

(hay Nghị quyết “Tam nông”). Đây là một trong những cơ sở tham khảo

quan trọng để Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-

8-2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” - Nghị quyết “Tam nông”

của Trung ương Đảng.

Với những chủ trương đúng đắn, biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp

với thực tiễn địa phương, cũng như xu thế phát triển chung của đất nước,

các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT

nông nghiệp do Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ban hành, đã đáp ứng được

nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và

hưởng ứng tích cực. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và các

cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân trong toàn tỉnh mạnh dạn, sẵn sàng,

tích cực tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ…

trong sản xuất nông nghiệp, duy trì và phát triển các làng nghề thủ công

truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân và

xây dựng nông thôn mới.

Page 138: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

132

4.2.2. Lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp toàn

diện, có trọng tâm, trọng điểm

Vĩnh Phúc là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, nhưng không vì thế

mà sản xuất nông nghiệp giảm sút vị thế của mình, trái lại luôn có sự phát

triển mạnh mẽ với CCKT nông nghiệp hợp lý. Để có được sự chuyển dịch

mạnh mẽ đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là do Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc luôn đưa ra được chủ trương đúng đắn, khoa học, phù hợp với điều

kiện thực tiễn, trong đó luôn nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh CDCCKT nông

nghiệp một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn gắn

với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đối với từng ngành nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản, cũng như trong nội bộ từng ngành, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đều lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm, chú ý thực hiện

CDCCKT nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: từ chuyển dịch cơ cấu giống

cây trồng, vật nuôi, mùa vụ trong nội ngành nông nghiệp đến đẩy mạnh

CDCCKT giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nhằm tận dụng

và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, từng bước đưa chăn nuôi, thủy sản trở

thành ngành sản xuất chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù chủ trương CDCCKT nông nghiệp một cách toàn diện, trên tất

cả các lĩnh vực, các ngành, nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao, trong lãnh đạo,

chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước khắc phục tình trạng đầu tư

dàn trải gây lãng phí, thất thoát tiền của và công sức của nhân dân; đồng

thời lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhằm phát huy hiệu

quả các nguồn vốn đầu tư tiến tới hình thành một số vùng sản xuất hàng

hoá tập trung với quy mô lớn, đảm bảo có nguyên liệu phục vụ công nghiệp

chế biến và xuất khẩu.

Để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp,

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và

yêu cầu HĐND, UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như

Page 139: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

133

các sở, ban, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, đề án quy hoạch

phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp; khuyến

khích nông dân xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập

trung và sản xuất thực phẩm theo hướng an toàn; coi trọng mở rộng liên kết

với các địa phương trong vùng để hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập

trung với quy mô lớn, đảm bảo có nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế

biến và xuất khẩu.

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã cụ thể hóa kịp thời, sáng tạo các nghị

quyết của Trung ương, nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc, triển khai quán triệt và chỉ đạo thực hiện trên tất cả các lĩnh vực.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm thông

qua Đề án về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010,

xây dựng quy hoạch phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

của tỉnh đến năm 2020. Trên cơ sở quy hoạch chung, Ban Thường vụ Tỉnh

ủy Vĩnh Phúc đã cho ý kiến chỉ đạo xây dựng và thông qua quy hoạch xây

dựng các vùng sản xuất chuyên canh về lúa, hoa màu, cây công nghiệp,

hình thành các trang trại tập trung và phát triển mô hình trang trại gia

đình với các sản phẩm sạch. Đây là những định hướng và quyết định đúng

đắn làm cơ sở để kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phát triển đúng định

hướng, bền vững và có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc còn chỉ đạo đổi mới nội dung,

phương pháp, quy trình xây dựng, phê duyệt, triển khai và thực hiện quy

hoạch, kế hoạch, các chiến lược trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu ngày càng

cao của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm phát huy lợi thế so

sánh và nguồn lực của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh; đồng thời gắn

kết chặt chẽ giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch bảo đảm tính khoa học,

công khai, minh bạch. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được coi là công cụ

điều hành có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh, thu hút được sự

Page 140: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

134

quan tâm của các nhà đầu tư cũng như của mọi tầng lớp nhân dân. Trong công

tác quy hoạch, kế hoạch CDCCKT nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa bền vững, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh cần phải chú trọng phát

triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng..., nhằm tạo nền

tảng vật chất để đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng

hóa tập trung. Xây dựng những quy hoạch, đề án quan trọng, như quy hoạch

phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, quy hoạch các vùng chuyên canh

chất lượng cao, xây dựng cánh đồng mẫu lớn...

4.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công

nghệ sinh học chất lượng cao và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại

Cùng với việc đầu tư trọng tâm, trọng điểm, nhằm hình thành các

vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo

tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào

sản xuất nông nghiệp (nhất là công nghệ sinh học chất lượng cao), kết hợp

với kỹ thuật canh tác tiên tiến, nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất

lượng, có sức cạnh tranh; gắn kết giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ

với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn

mới. Đây là một trong những kinh nghiệm quan trọng giúp tỉnh Vĩnh Phúc

thành công trong việc thực hiện CDCCKT nông nghiệp.

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là những thành tựu

mới nhất của công nghệ sinh học vào CDCCKT nông nghiệp, thực hiện các mục

tiêu công nghiệp, nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại là kinh nghiệm

không mới, nhưng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nội dung này

được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết.

Trước năm 1997, sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc nhiều nơi chưa có

điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, người nông dân vẫn duy trì

tập quán canh tác truyền thống, nên hiệu quả kinh tế không cao và thường rơi

Page 141: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

135

vào tình trạng không ổn định. Nhưng từ năm 1997 đến năm 2010, phát huy lợi

thế vị trí địa lý thuận lợi, nhờ tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ,

nhất là công nghệ sinh học hiện đại trong việc lai tạo ra những giống cây

trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo quy trình sản xuất

hiện đại theo hướng tăng cường sử dụng cơ khí hóa trong sản xuất và kinh

doanh. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự chỉ đạo trực tiếp và gián tiếp các cấp,

các ngành từng bước đưa khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông

nghiệp, triển khai các dự án nghiên cứu, tuyển chọn giống cây trồng do Quỹ

nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng (VRBF), thuộc chương trình hỗ trợ

Ngành Nông nghiệp (ARPS), Ban quản lý hợp phần giống cây trồng (CMU)

tài trợ. Kết quả đến năm 2010, tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn được hàng trăm

giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất, như: các

giống lúa DT122, HT1, khang dân đột biến, Q5 đột biến, T10, N18, N19,

N91, SS2, lúa lai BTST, Nhị ưu 838, bác ưu 903, TH3-3; các giống ngô

NK4300, LVN4, LVN17, VM1; các giống đậu tương DT96, DT90, DT22,

DT12; giống lạc Sen lai, L14, L15, L18, SĐ1... Ngoài ra, thông qua xây dựng

các mô hình trình diễn, Vĩnh Phúc đã thử nghiệm và đưa vào sản xuất nhiều

giống lúa, ngô, rau, hoa quả mới (như lúa Nghi hương 2308, xoài Đài Loan,

vải Hùng Long, dưa hấu Hắc mỹ nhân, các giống hoa hồng, hoa đồng tiền,

hoa ly, hoa cúc và các giống rau bắp cải tím, suplơ xanh, tím, dưa chuột lai...).

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc còn đưa những con giống mới, vật nuôi mới có năng

suất, chất lượng tốt, như: gà H’mông, gà Ai Cập, gà ác, gà Kabir, gà sao, vịt

Triết Giang, vịt super M; các giống bò lai theo hướng Zebu, Red Sinhdi,

Brahman, Sahiwan, các giống lợn lai Yorkshire, landrace...

Những chuyển biến tích cực của sản xuất nông nghiệp Vĩnh Phúc

trong những năm 1997-2010, đặc biệt là giai đoạn 2006-2010 cho thấy, các

ngành công nghiệp đã có những nỗ lực lớn trong việc góp phần thực hiện đưa

tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển đổi cơ

Page 142: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

136

cấu sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập trên một đơn vị diện tích

phải dựa trên cơ sở khoa học công nghệ, đặc biệt là khâu giống, kỹ thuật canh

tác; hiện đại hóa, cơ giới hóa các khâu sản xuất. Trong những năm 2006-2010,

thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, tốc độ cơ giới hóa nông

nghiệp tăng lên nhanh chóng, việc sử dụng máy móc thay thế lao động chân

tay dần được sử dụng ở nhiều vùng nông thôn. Điện khí hóa nông thôn cũng

được chú trọng. Những việc làm này ở Vĩnh Phúc đã mang lại những kết quả

tích cực đối với phát triển sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống cư dân

nông thôn. Việc sử dụng các chế phẩm hóa học phục vụ sản xuất nông nghiệp

cũng ngày càng trở nên phổ biến. Thực hiện hóa học hóa sản xuất nông

nghiệp, đến năm 2010, ở Vĩnh Phúc đã bước đầu đạt được mục tiêu về cung

cấp phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc thú y phục vụ phát triển

trồng trọt và chăn nuôi.

Trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc nhận thấy: Hạ tầng giao thông nông thôn có ảnh hưởng lớn đến sự phát

triển kinh tế - xã hội và coi đây là một trong những kinh nghiệm quan trọng

thúc đẩy sự CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại. Để nâng cấp và phát

triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cần một lượng vốn

đầu tư khá lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh rất hạn

hẹp. Thực tế khả năng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ

đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông nông thôn.

Trong hoàn cảnh đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp

ủy Đảng, chính quyền các cấp phải đưa ra được chủ trương, chính sách cụ

thể nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp

và thực hiện đẩy mạnh quá trình CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, tập trung nguồn thu ngân sách địa phương, kết hợp với sự hỗ trợ

ngân sách Trung ương thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia; vốn

viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ cũng

Page 143: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

137

như từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài tỉnh...

Trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh đã tranh thủ

tối đa sự đóng góp trí tuệ và vốn đầu tư của các doanh nhân, doanh nghiệp

tham gia vào các hoạt động nông nghiệp, như chế biến hoặc tiêu thụ sản

phẩm, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm..., mở rộng ký kết hợp đồng với hộ

nông dân hoặc HTX, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo

hướng sản xuất hàng hóa.

Nhờ áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học hiện đại

và huy động, sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn vốn trong sản xuất, nên

kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đạt được những kết quả quan trọng,

CCKT nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc chuyển biến mạnh mẽ theo chiều

hướng tiến bộ. Đến năm 2010, CCKT nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ

theo hướng CNH, HĐH; tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ và thủy sản ngày

càng tăng, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thu nhập của người

nông dân tăng, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Thực tế của

tỉnh đã chứng minh việc áp dụng công nghệ sinh học, các tiến bộ kỹ thuật là

rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, góp phần

đẩy mạnh quá trình CDCCKT nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại.

Đây là một trong những kinh nghiệm quan trọng thúc đẩy quá trình

CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc theo hướng CNH, HĐH.

4.2.4. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là nguồn

nhân lực nông nghiệp chất lượng cao

Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế tri thức

trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó có kinh tế

nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng kinh tế

nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định, bền vững, gắn với môi trường sinh

thái, có CCKT nông nghiệp hợp lý không chỉ đòi hỏi có sự lãnh đạo đúng

đắn, kịp thời của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, mà cần xây dựng được đội ngũ cán

Page 144: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

138

bộ các cấp có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng

lực hoạch định chủ trương, năng lực tổ chức thực hiện. Đây là yêu cầu cấp

thiết nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nâng cao năng lực hoạch định chủ

trương, năng lực tổ chức thực hiện.

Xuất phát từ yêu cầu tình hình thực tiễn, ngay sau khi tái lập tỉnh (năm

1997), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm, chú ý đến việc xây dựng

đội ngũ cán bộ các cấp có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, tinh thần

trách nhiệm cao, được đào tạo, hướng dẫn và có kỹ năng lao động cần thiết để

có thể tiếp cận với khoa học công nghệ và kỹ thuật canh tác hiện đại.

Thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản

lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình trong công tác đã có những đóng góp to

lớn góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp, nông thôn theo

hướng sản xuất hàng hóa. Song, một bộ phận cán bộ lãnh đạo (chủ yếu ở cơ

sở) do chưa được đào tạo cơ bản nên hầu hết có trình độ chuyên môn nhưng

trình độ, năng lực tổ chức thực hiện, tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, nên

chưa theo kịp, chưa đáp ứng được những yêu cầu mới nảy sinh. Một bộ phận

cán bộ, đảng viên nói chưa đi đôi với làm, tinh thần phục vụ nhân dân chưa

cao, chưa đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân... Điều này đã ảnh hưởng

không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, cũng

như quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp nói riêng. Yêu cầu đặt

ra đối với Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc là phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực ở nông thôn, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ

chuyên môn, kỹ thuật và coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa có tính chiến

lược lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của quá trình đẩy

mạnh CDCCKT nông nghiệp trong tình hình mới.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh

CDCCKT nông nghiệp, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo

cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Page 145: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

139

cán bộ gắn với nhu cầu sử dụng, chú ý đến công tác quy hoạch cán bộ có đủ

năng lực để bố trí vào những vị trí công tác phù hợp. Mỗi cấp ủy cần chăm

lo, thống nhất quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị tại địa phương theo

nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm của

tổ chức và cá nhân người đứng đầu. Các cấp ủy, chính quyền các cấp cần

thường xuyên giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống,

luôn phối hợp với nhân dân kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên,

đặc biệt là cán bộ, đảng viên đang giữ cương vị chủ chốt. Kịp thời phát hiện

và xử lý kịp thời những cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất,

tham ô, sách nhiễu nhân dân gây trở ngại cho quá trình triển khai thực hiện

CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng

cao, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, cần chú ý tới

tính toàn diện cả về phẩm chất, năng lực; đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ

lãnh đạo, cán bộ quản lý các nhà doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành. Đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ cần sát với nhiệm vụ chính trị, phù hợp với yêu cầu

từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế

nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp, nông thôn. Có chính sách, cơ chế

hợp lý trong công tác cán bộ trên lĩnh vực quản lý kinh tế nông nghiệp. Chú

trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ

cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở và cán bộ làm

công tác chuyên trách.

Cùng với việc quan tâm trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ phục vụ

phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp, các cấp ủy Đảng,

chính quyền, ban, ngành, đoàn thể có liên quan cần tổ chức các đoàn đi thăm

quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế nông nghiệp tiêu

biểu trong và ngoài nước, gắn bồi dưỡng lý luận với trải nghiệm thực tiễn.

Đặc biệt cần có quan điểm đúng đắn trong đánh giá, tuyển chọn, sử dụng và

Page 146: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

140

bố trí cán bộ; có chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, chú ý phát hiện và

bồi dưỡng những người có đức, có tài trong và ngoài Đảng để thực hiện trẻ

hóa đội ngũ cán bộ, đảm bảo tính liên tục trong quy hoạch cán bộ quản lý

kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Kinh nghiệm xây dựng

đội ngũ cán bộ các cấp, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao

phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp là một trong

những kinh nghiệm quan trọng tạo nên thành công trong quá trình lãnh đạo,

chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

4.2.5. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò của hệ

thống chính trị và sức mạnh của nhân dân

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình kinh tế -

xã hội trong những năm đầu tái lập tỉnh, một trong những kinh nghiệm quan

trọng để đạt hiệu quả cao trong CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm, chú trọng đến công tác xây dựng

Đảng trên cả ba phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Mục tiêu đặt ra là

xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp theo

hướng văn minh, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc coi đây là nhiệm vụ then chốt, vừa có tính cấp bách, vừa có tính

chiến lược lâu dài, trong đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng được

khối đoàn kết trong toàn Đảng bộ.

Công tác chính trị, tư tưởng được coi trọng, các chỉ thị, nghị quyết của

Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc được quán triệt nghiêm túc,

kịp thời, gắn với chương trình hành động của từng cấp, từng ngành. Công

tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên được triển khai tích cực,

Page 147: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

141

góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, chống

những biểu hiện thoái hóa, biến chất trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân

dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với công cuộc đổi mới, thúc đẩy việc thực

hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc ở hầu hết các cơ sở

Đảng trong toàn tỉnh và thu được nhiều kết quả, tạo được niềm tin của nhân

dân đối với Đảng. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân gắn bó hơn, “cơ

chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” ngày càng hoàn

thiện. Thực hiện đúng chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong các

cấp ủy và tổ chức Đảng từ tỉnh đến chi bộ.

Trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc luôn chú ý, quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân, luôn xuất

phát từ thực tiễn, từ lợi ích của người nông dân để vận dụng các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của

tỉnh, tạo niềm tin của người nông dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc. Khi một chủ trương, chính sách đưa ra được nông dân hưởng ứng,

hợp lòng dân là cơ sở thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối,

lúc đó đường lối của Đảng mới trở thành hiện thực sinh động trong đời sống

của hàng triệu nông dân.

Để xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, tin cậy với nhân dân, trước

hết cần xây dựng nội bộ Đảng bộ luôn đoàn kết, thống nhất. Do đó, Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú ý chăm lo củng cố và phát triển tổ chức Đảng từ tỉnh

đến cơ sở; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, thực hiện nghiêm túc

các quy tắc tập trung dân chủ, chống các biểu hiện tiêu cực, làm trong sạch

nội bộ Đảng; không ngừng đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổng kết, rút

kinh nghiệm, phát huy vai trò chủ động của các Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ tỉnh

Page 148: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

142

Vĩnh Phúc còn đặc biệt chú trọng lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, thể hiện

sự nhất quán trong chủ trương: khai thác tối đa lợi thế của tỉnh để phát triển

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Có cơ chế chính sách thông

thoáng, ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đẩy mạnh

CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH... Các chủ trương, nghị quyết

đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, nhận

được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, tạo ra sự phát triển nhanh và tương

đối ổn định của tỉnh. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, các tổ

chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh đã làm tốt công tác lãnh đạo nhân dân

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ... Đây là

một kinh nghiệm quý để gắn kết Đảng với quần chúng nhằm thực hiện thành

công các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.

Để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc và các cấp ủy Đảng trong toàn tỉnh tổ chức nghiên cứu, quán

triệt, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách của Trung

ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp tới cán

bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Qua đó, cán bộ, đảng viên và nhân

dân trong toàn tỉnh hiểu sâu sắc hơn chủ trương của Trung ương Đảng, của

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và ngày càng tin tưởng, tự nguyện làm theo sự chỉ

đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Vì thế, những chủ trương, chính sách của

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và cấp ủy Đảng các cấp về CDCCKT nông nghiệp

được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt

nhiều kết quả, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn

minh, hiện đại.

Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

đối với người nông dân, nhưng trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông

nghiệp, Vĩnh Phúc còn gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng diện tích đất

Page 149: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

143

nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển mục đích sử dụng sang phát triển

công nghiệp; lao động nông nghiệp đang chuyển mạnh sang các ngành nghề

khác. Trước thực tế đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt công tác dân

vận theo hướng trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân, nói dân hiểu,

làm dân tin, mở rộng mô hình dân vận khéo; chăm lo phát triển kinh tế, không

ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xóa đói, giảm

nghèo, xây dựng nông thôn mới; từng bước nâng cao sức dân, giao quyền chủ

động cho nông dân, đồng thời đề cao trách nhiệm của nông dân trước yêu cầu

CDCCKT nông nghiệp. Nhờ đó, nhân dân đồng tình ủng hộ, ttham gia nhiệt

tình và có nhiều sáng tạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho

phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất, Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc tiến hành giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân; chỉ đạo thực

hiện chính sách hỗ trợ thuế, miễn thuế thủy lợi, hỗ trợ giống cây trồng, vật

nuôi... Do đó, nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, hộ nông dân trở thành đơn vị

kinh tế tự chủ, vai trò làm chủ của nhân dân được phát huy, tạo ra động lực

thúc đẩy sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững,

gắn với sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Giữa Đảng bộ và nông dân luôn có mối quan hệ trao đổi qua lại tích

cực. Đảng bộ chỉ đạo thực hiện sản xuất theo các mục tiêu đề ra bằng những

chủ trương; nông dân phản hồi cho Đảng bộ những ưu điểm hoặc những điểm

bất hợp lý trong chủ trương để các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn tỉnh kịp thời

điều chỉnh, sửa chữa cho phù hợp với tình hình sản xuất. Nông dân không chỉ

trao đổi cách thức làm ăn mà còn được tham gia ý kiến trong các chủ trương,

chính sách và được kiểm tra, giám sát các hoạt động của cấp ủy và chính

quyền địa phương; đồng thời, nông dân được quyền quyết định xây dựng các

loại hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng yêu cầu của thị

Page 150: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

144

trường. Vì vậy, hầu hết các chính sách đều được hình thành từ thực tiễn và

luôn được thực tiễn kiểm chứng, bổ sung. Điều này góp phần khắc phục tình

trạng quan liêu của cấp ủy và chính quyền các cấp trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc,

đồng thời khắc phục được thói quen trông chờ, ỷ lại Nhà nước và các chương

trình, dự án của nông dân; phát huy được tinh thần sáng tạo của quần chúng

nhân dân trong quá trình thực hiện chủ trương của Đản bộ tỉnh Vĩnh Phúc về

CDCCKT nông nghiệp.

Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã chú

trọng khắc phục tình trạng hành chính hóa, hình thức; lấy cơ sở là địa bàn

hoạt động, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và phản

ánh kịp thời với cấp ủy Đảng, chính quyền. Chủ động đề xuất các cơ chế, quy

định nhằm tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, trong CDCCKT

nông nghiệp, qua đó củng cố, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong

sạch, vững mạnh.

Hội Nông dân vận động nhân dân phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản, xác định nhiệm vụ trọng tâm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông

thôn là CDCCKT nông nghiệp; chỉ đạo thực hiện phong trào nông dân sản

xuất kinh doanh giỏi, nông dân làm giàu chính đáng, người dân giúp nhau

vượt qua khó, xóa đói giảm nghèo và phong trào xây dựng nông thôn mới.

Tập hợp rộng rãi nông dân vào tổ chức hội, nâng cao chất lượng tổ chức cơ

sở, chất lượng hội viên.

Các tổ chức đoàn thể còn đẩy mạnh công tác động viên tuyên truyền

hội viên, nhất là Đoàn Thanh niên. Tổ chức Đoàn Thanh niên, đặc biệt ở cấp

cơ sở, đã động viên thanh niên nông thôn mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học

- kỹ thuật, nhất là khoa học công nghệ sinh học cao vào lao động sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, chuyển đổi mục đích sử dụng

đất... nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Page 151: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

145

Những kinh nghiệm trên được Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đúc rút trong

quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nói chung, lãnh đạo CDCCKT

nông nghiệp nói riêng. Những kinh nghiệm đó được tiếp tục phát huy, bổ

sung để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và các cấp ủy Đảng, chính quyền trong

toàn tỉnh không ngừng trưởng thành, ngang tầm nhiệm vụ lãnh đạo phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hoàn thành thắng lợi mục tiêu mà Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc đề ra.

Tiểu kết chương 4

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về CDCCKT nông nghiệp,

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn địa

phương; kịp thời hoạch định những chủ trương sát hợp, chỉ đạo thực hiện

CDCCKT nông nghiệp trong toàn tỉnh và đã đem lại thành tựu quan trọng.

Điều này chứng tỏ, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn hình thức, bước đi

sát đúng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là kết quả

của quá trình nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm 1997-2000, Đảng bộ tỉnh

coi vấn đề CDCCKT nông nghiệp là hình thức, biện pháp để thực hiện CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là một giải pháp đúng đắn, bước đầu đem

lại hiệu quả thiết thực đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, là cơ sở để

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Chương trình hành động số 4 “Về phát

triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa” (5-2001); Chương

trình hành động số 21 “Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn” (6-2001); Nghị quyết số 10-NQ/TU “Về chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-2005” (2002); Chương trình hành động

của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc “Về thực hiện Nghị quyết số 26-

NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương

Page 152: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

146

Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”... Qua đó cho thấy, Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn có sự đổi mới tư duy và từng bước hoàn thiện nhận

thức về phát triển nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp. Đảng bộ tỉnh Vĩnh

Phúc từ chỗ coi CDCCKT nông nghiệp là hình thức, biện pháp để thực hiện

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997-2005, phát triển

thành nội dung của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vào những

năm 2006-2010. Nhờ đó, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp

đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo bước chuyển biến sâu sắc trong

sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, từng bước

cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là nông dân, giữ vững ổn

định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp, Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều ưu điểm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng,

song vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết một cách

thấu đáo. Những bài học thành công và hạn chế trong lãnh đạo phát triển

kinh tế nông nghiệp nói chung, CDCCKT nông nghiệp nói riêng là những

kinh nghiệm quý để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện hiệu quả việc lãnh

đạo CDCCKT nông nghiệp trong thời gian tiếp theo, nhằm xây dựng Vĩnh

Phúc trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, hiện đại, phát

triển bền vững, góp phần xây dựng Vĩnh Phúc ngày càng giàu đẹp, văn

minh, hiện đại.

Page 153: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

147

KẾT LUẬN

1. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là thời

kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, một trong những

vấn đề quan trọng hành đầu đặt ra là phải xây dựng được một nền kinh tế phát

triển bền vững. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, nên trong quá

trình lãnh đạo tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

khẳng định vị trí quan trọng của kinh tế nông nghiệp và chủ trương phải tiến

hành CNH, HĐH đất nước trước hết ở lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Những

năm đầu thời kỳ đổi mới, do nhu cầu cấp bách của cuộc sống, vấn đề lương

thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu

của nông nghiệp. Khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nông

nghiệp ngày càng chiếm vị trí quan trọng và được Đảng xác định là nhiệm vụ

trọng tâm của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Điều này cho thấy, quan điểm

và chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu

của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước. Nhận thức

sâu sắc vấn đề này, Đảng đã chú trọng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp

và chỉ đạo các Đảng bộ địa phương nghiêm túc thực hiện CDCCKT nông

nghiệp, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

2. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng

sông Hồng, với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, nên có điều kiện

thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với CCKTNN hợp lý,

hiện đại.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh, quán triệt sâu sắc quan điểm

của Đảng về CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, trong những

năm 1997-2010, qua các kỳ Đại hội lần thứ XII, XIII, XIV, XV, Đảng bộ

tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của địa phương;

kịp thời hoạch định chủ trương và lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, đoàn thể

Page 154: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

148

và nhân dân đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp trong toàn tỉnh. Trong những

năm 1997-2010, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo chủ trương

của Đảng về CDCCKT nông nghiệp; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi; chương trình đào tạo và phát huy nguồn nhân lực, chương

trình đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông

nghiệp; chương trình cơ giới hóa, điện khí hóa trong nông nghiệp... Thực

tiễn cho thấy, những chủ trương, biện pháp đó phù hợp với điều kiện cụ thể

của địa phương, góp phần đẩy nhanh quá trình CDCCKT nông nghiệp của

tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tiến tới phát triển nhanh, mạnh, hiện đại

và bền vững.

Sau 14 năm tái lập tỉnh (1997-2010), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc, CCKT nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, bước đầu hình

thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả

gắn với công nghiệp chế biến, thị trường trong nước và xuất khẩu. Năng suất,

sản lượng các loại cây trồng chủ lực đều tăng. Tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy

sản ngày càng tăng, trở thành ngành sản xuất chính trong CCKT nông nghiệp

với việc xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn, tỷ trọng

hàng hoá cao. Sản xuất lâm nghiệp dần ổn định, góp phần nâng cao tỷ lệ che

phủ rừng, làm giàu tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sản xuất thủy sản phát

triển khá mạnh, hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp

được đầu tư. Đời sống người dân nông thôn không ngừng được cải thiện một

cách rõ rệt...

Những thành tựu trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn

tỉnh Vĩnh Phúc đạt được trong những năm 1997-2010 đã khẳng định sự chủ

động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc vận dụng chủ trương

của Đảng về CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo HĐND,

UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các sở, ban, ngành

có liên quan sát sao trong việc lãnh đạo thực hiện CDCCKT nông nghiệp.

Page 155: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

149

Những giải pháp nhằm đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp phù hợp với quy

luật khách quan, sát hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, phù hợp với

nguyện vọng của nhân dân, nên đã tạo ra bước đột phá trên mặt trận nông

nghiệp với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những thành tựu đạt được đã tạo

thế và lực mới, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

những năm tiếp theo.

3. Bên cạnh những kết quả đạt được, CDCCKT nông nghiệp của Vĩnh

Phúc còn có những hạn chế sau: CDCCKT nông nghiệp còn chậm, chưa

tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh; sản xuất nông nghiệp phát triển

nhưng quy mô chưa thực sự lớn; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

còn nhỏ bé, ngành nghề nông thôn mới chỉ thu hút được một phần nhỏ lao

động phổ thông trình độ thấp; cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống công trình

thủy lợi, đường giao thông đồng ruộng và lưới điện) phục vụ phát triển nông,

lâm, ngư nghiệp tuy đã được đầu tư song vẫn còn nhiều bất cập… Để khắc

phục những yếu kém đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và các cấp ủy Đảng,

chính quyền, đoàn thể tiếp tục đổi mới về chủ trương, chính sách nhằm

khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng hiện

đại, bền vững.

Tuy còn một số hạn chế, song đánh giá một cách tổng quát thì thành

tựu vẫn là cơ bản. Có được những thành tựu đó, trước hết là nhờ sự vận dụng

sáng tạo, quan điểm của Trung ương Đảng về CDCCKT nông nghiệp vào

thực tiễn địa phương, cũng như sự năng động, sáng tạo, nhạy bén của Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đề ra những chủ trương lãnh đạo CDCCKT

nông nghiệp. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn sáng tạo, sớm vận dụng cơ chế

và chính sách hợp với quy luật trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã

hội; có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế và được vận dụng

thực hiện nhạy bén (có khi trước Trung ương). Đó còn là kết quả của quá

trình nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Page 156: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

150

4. Thành công của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ

chức thực hiện CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997

đến năm 2010, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Những thành tựu đạt

được trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp những năm 1997-2010

để lại một số kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc,

góp phần làm sáng tỏ lý luận và ngày càng khẳng định chủ trương, đường lối

của Trung ương Đảng về CDCCKT nông nghiệp là đúng đắn, khoa học; đồng

thời là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tổng kết thực tiễn

nhằm bổ sung, phát triển, không ngừng hoàn thiện chủ trương phát triển nông

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại và

phát triển bền vững gắn liền với môi trường sinh thái.

Page 157: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Vũ Trọng Hùng (2014), "Từ Khoán hộ đến Khoán 10 ở Vĩnh Phúc", trong

cuốn Giá trị lý luận và thực tiễn của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về

đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr.195-208.

2. Vũ Trọng Hùng, Mạc Thúy Quỳnh (2015), "Quan điểm của Đảng về xây

dựng nông thôn mới", Tạp chí Giáo dục lý luận, (5), tr.63-65.

3. Vũ Trọng Hùng (2015), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông

nghiệp, nông thôn", Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, (5),

tr.29-35.

4. Vũ Trọng Hùng (2015), "Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ

giữa nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp", Tạp chí Lịch sử

Đảng, (10), tr.34-37.

5. Vũ Trọng Hùng (2015), "Quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh

tế qua các kỳ Đại hội 1986-2011", trong cuốn: 85 năm Đảng Cộng sản

Việt Nam phát triển và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào

thực tiễn Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, tr.400-408.

6. Vũ Trọng Hùng (2015), "Phương hướng, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian tới", trong Kỷ

yếu Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội

lần thứ XII của Đảng, tr.76-82.

7. Vũ Trọng Hùng (2015), "Miền Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông

nghiệp, tăng cường chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ,

cứu nước thắng lợi", trong cuốn Đại thắng Mùa xuân 1975 - Sức

mạnh đoàn kết thống nhất non sông, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,

tr.358-366.

8. Vũ Trọng Hùng, Đặng Kim Oanh (2015), "Đồng chí Nguyễn Văn Linh

với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn", trong cuốn Đồng chí

Nguyễn Văn Linh với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.315-323.

Page 158: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

152

9. Vũ Trọng Hùng (2015), "Tìm hiểu những thành công trong cải cách nông

nghiệp ở Ấn Độ và kinh nghiệm đối với Việt Nam", Hội thảo khoa

học quốc tế Hợp tác phát triển Việt Nam, Asean - Ấn Độ: Thực trạng

và giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,

tr.194-195.

10. Vũ Trọng Hùng (2016), "Một số cải cách kinh tế nông nghiệp của Ấn Độ

và kinh nghiệm đối với Việt Nam", Hội thảo khoa học quốc tế Việt

Nam - Ấn Độ: Bối cảnh mới, tầm nhìn mới, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.187-188.

11. Vũ Trọng Hùng (2016), "Quá trình đổi mới nhận thức của Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp", Tạp

chí Lịch sử Đảng, (11), tr.103-107.

12. Vũ Trọng Hùng (2016), "Một số kết quả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp ở Vĩnh Phúc (1997-2015)", Tạp chí Giáo dục lý luận,

(11), tr.62-64.

13. Vũ Trọng Hùng (2016), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở

Vĩnh Phúc sau 20 năm tái lập tỉnh", tại trang http://www.tuyengiao.vn,

ngày 28/12.

14. Vũ Trọng Hùng (2017), "Hợp tác kinh tế nông nghiệp Ấn Độ và Việt

Nam trong xu thế hội nhập quốc tế", Hội thảo khoa học quốc tế Việt

Nam - Ấn Độ: 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến

lược, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr.344-352.

15. Trần Thị Thái, Vũ Trọng Hùng (2017), "Tìm hiểu về chuyển đổi hợp tác

xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 qua nghiên cứu, khảo

sát một số tỉnh", Tạp chí Lịch sử Đảng, (3), tr.71-75.

16. Vũ Trọng Hùng (2017), "Một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong

lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1997-2010)", Tạp chí

Lịch sử Đảng, (9), tr.107-110.

Page 159: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Quang Ánh (2005), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ

1997 đến 2004, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc (1930-2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Biên niên các sự kiện tỉnh

Vĩnh Phúc (1930-2010), Nxb Sở Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Văn kiện trình Đại hội

đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Lưu hành nội bộ, Vĩnh Phúc.

5. Ban Kinh tế Trung ương (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp, nông thôn, Đề tài cấp Nhà nước.

6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (2007), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần

thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV về Phát triển nông

nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010,

định hướng đến năm 2020, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

7. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Bảng (2012), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển

kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ

Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành

tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 160: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

154

10. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới quá

khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Ngô Quang Bình (2014), Đảng bộ thị xã Từ Sơn lãnh đạo chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa từ năm 1999 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Nguyễn Khắc Bộ (2000), "Vĩnh Phúc với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn", Báo Vĩnh Phúc, (464), tr.27.

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Viện Quy hoạch và thiết kế

nông nghiệp (2002), Nông nghiệp Việt Nam và 61 tỉnh, thành phố,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2003), Nông nghiệp Việt Nam trên

con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Chuyển đổi cơ cấu sản

xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và

tầm nhìn 2020, Hà Nội.

16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và chiến lược

phát triển nông nghiệp nông thôn (2007), Một số chính sách về phát

triển ngành nghề nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. PhanVăn Búa (2006), “Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước về nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch

sử Đảng, (3).

18. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa

cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

19. Vũ Văn Châu (1994), “Tìm hiểu quá trình đổi mới chính sách ruộng đất

của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (2).

Page 161: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

155

20. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt

Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Văn Chinh (2000), "Những bước công nghiệp hóa nông thôn ở Vĩnh

Phúc", Báo Nông nghiệp Việt Nam, (75), tr.12.

22. Đỗ Kim Chung (1999), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn ở các vùng kinh tế - lãnh thổ Việt Nam”, Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế, (6).

23. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2004), Vĩnh Phúc thế và lực

mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc (2015), "Giao tiếp điện tử tỉnh

Vĩnh Phúc", tại trang http://vinhphuc.gov.vn, [truy cập ngày

20/8/2016].

25. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi

mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

26. Nguyễn Sinh Cúc (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi

mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (12).

27. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (1998), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 1997, Nxb Thống kê, Hà Nội.

28. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (1999), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 1998, Nxb Thống kê, Hà Nội.

29. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2000), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 1999, Nxb Thống kê, Hà Nội.

30. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2001), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.

31. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2002), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội.

32. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2003), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Page 162: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

156

33. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2004), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.

34. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2005), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.

35. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2006), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

36. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2007), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.

37. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2008), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.

38. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2009), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội.

39. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2010), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.

40. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2011), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội.

41. Lê Tiến Dũng (2015), “Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế khu

vực nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa (1991-2000)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (9).

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ

Chính trị Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn,

Hà Nội.

Page 163: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

157

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết số 10-NQ/TW Về vấn đề

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ Chín Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam - chặng

đường qua hai thế kỷ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về vấn đề

nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận

- thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

Page 164: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

158

59. Lê Doãn Diên (1990), "Nông nghiệp và vấn đề phát triển nông nghiệp

nông thôn ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (53), tr.44-47.

60. Phan Diễn (2002), "Tạo bước chuyển biến hơn nửa tiến trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí Cộng sản, (28).

61. Bùi Đức Dục (2016), “Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp ở huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) giai đoạn 1997-2012”,

Nghiên cứu Lịch sử, (6).

62. Trần Việt Dũng (2010), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển

sản xuất nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2009, Luận văn Thạc sĩ

Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

63. Nguyễn Tấn Dũng (2002), “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền

vững người dân giàu lên”, Tạp chí Cộng sản, (28).

64. Võ Hùng Dụng (2003), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông

Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (6).

65. Thùy Dương (2001), "Vĩnh Phúc sau 3 năm chuyển đổi hợp tác xã theo

Luật - Những vấn đề đặt ra", Báo Vĩnh Phúc, (647), tr.13.

66. Đinh Thế Định (2000), “Quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông

thôn của Đảng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3).

67. Đào Trọng Độ (2007), Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế

nông nghiệp (1986-2000), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

68. Ngô Đình Giao (Chủ nhiệm) (1994), Luận cứ khoa học và kiến nghị

những giải pháp đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành,

vùng, thành phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề

tài KHXH.02.04, Hà Nội.

69. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

Page 165: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

159

70. Nguyễn Ngọc Hà (2012), Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của

Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb

Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

71. Trần Thị Thu Hằng (2006), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ

1996 đến 2005, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

72. Trần Ngọc Hiên (1990), “Nhìn lại và đổi mới trong sự phát triển nông

nghiệp nước ta”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (5).

73. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Nghị quyết về cơ chế khuyến

khích phát triển giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2007-2010, Lưu

tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

74. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ

vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá và xây dựng các khu sản xuất tập

trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010, Lưu tại Văn phòng

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

75. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Nghị quyết về chương trình

kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2007-2010, Lưu tại Văn phòng

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

76. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Nghị quyết về hỗ trợ 100%

thủy lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-

2011, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

77. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Nghị quyết về miễn thủy lợi

phí cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên

địa bàn tỉnh, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

78. Đào Thị Bích Hồng (2011), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch

cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2005, Luận án Tiến sĩ Lịhc sử

Đảng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 166: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

160

79. Lê Thị Hồng (2014), “Một số kết quả và kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh

Thái Bình trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp (2001-2010)”,

Tạp chí Lịch sử Đảng, (12).

80. Hà Hùng (2002), “Tiếp tục thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội

IX”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (11).

81. Nguyễn Thu Huyền (2000), "Sau bốn năm tái lập nông nghiệp tỉnh ta

tăng trưởng mạnh", Báo Vĩnh Phúc, (601), tr.15.

82. Đinh Thế Huynh và các cộng sự (2015), 30 năm đổi mới và phát triển ở

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83. Đỗ Minh Khánh (2012), Đảng bộ tỉnh Lai Châu lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2004 đến 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch

sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

84. Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân,

hội nông dân ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

85. Nguyễn Xuân Lân (2001), Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo), Vĩnh Phúc.

86. Nguyễn Văn Long (2013), Đảng bộ tỉnh Long An lãnh đạo phát triển

kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 của, Luận văn Thạc

sỹ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

87. Nguyễn Thiện Luân (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về công nghiệp

hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn

thời kỳ 2001-2020, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

88. Đỗ Văn Lược (2015), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào Cai - hiệu quả

và một số bài học”, Tạp chí Cộng sản, (3).

89. C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

Page 167: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

161

90. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

91. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Vũ Thị Mỵ (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc

trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trường

Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

94. Đỗ Hoài Nam (1996) (Chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và

phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

95. Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

96. Nguyễn Văn Nam (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

97. Nguyễn Quang Nam (2017), “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004-2015)”, Tạp chí Lịch sử

Đảng, (5).

98. Dương Ngọc (2003), "Cơ cấu kinh tế nông thôn, nông, lâm nghiệp và

thủy sản - sự chuyển dịch và hạn chế, bất cập", Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế, (298).

99. Trần Minh Ngọc (2003), "Chuyển dịch lao động trong ngành kinh tê

quốc dân - thực trạng nguyên nhân và xu hướng", Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế, (300).

100. Nguyễn Đình Nhiên, Hoài Thanh (1990), “Đảng bộ Hải phòng lãnh đạo

quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nông nghiệp (1980-

1989), Tạp chí Lịch sử Đảng, (4).

101. Bạch Đình Ninh (2000), “Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản -

khâu quan trọng trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (8).

Page 168: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

162

102. Đặng Kim Oanh (2005), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế từ năm 1997-2003, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại

họa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

103. Đặng Kim Oanh (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (6),

tr.39-41.

104. Đặng Kim Oanh (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006, Luận án Tiến

sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

105. Đặng Kim Oanh (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1).

106. Đặng Kim Oanh (2011), “Thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn

qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986-2010)”, Tạp

chí Lịch sử Đảng, (1).

107. Lê Quang Phi (2010), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp từ năm 1985 đến 2005, Luận án Tiến

sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.

108. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2006),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

109. Vũ Văn Phúc (1999), “Một số vấn đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (7), tr.25-36.

110. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát

triển kinh tế nông thôn - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

111. Nguyễn Thị Quế (Chủ biên) (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt

Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Page 169: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

163

112. Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2001), Con đường công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

113. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2005),

Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng (1986-2005),

Tập 1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

114. Lê Quốc Sĩ (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh

tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

từ thế kỷ XX đến kỷ XXI trong "Thời đại kinh tế tri thức", Nxb Thống

kê, Hà Nội.

115. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo kết

quả thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông

dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020, số 58/BC-L

ĐTBXH, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

116. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (1998), Đề án chăn nuôi

lợn xuất khẩu tỉnh Vĩnh Phúc, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

117. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2002), Đề án Xây

dựng - củng cố hệ thống khuyến nông cơ sở, Lưu tại Văn phòng Tỉnh

ủy Vĩnh Phúc.

118. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo kết

quả thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2001-2005, phương

hướng nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020

của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 30/BC-

NN&PTNT, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

119. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo kết

quả thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình

kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2001-2005; kết quả bước đầu

thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí cho các hộ nông dân sử

dụng nước vào trồng trọt, số 74/BC-SNN&PTNT, Lưu tại Văn

phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 170: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

164

120. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tổng

kết chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

giai đoạn 2001-2005, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

121. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo xây

dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng sản

xuất tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ giai đoạn

2006-2010, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

122. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng

kết công tác năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Lưu tại

Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

123. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tình

hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sau 15 năm tái lập

tỉnh, số 84/BC-NN&PTNT, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

124. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo việc

thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp,

nông dân, nông thôn, số 32/BC-NN&PTNT, Lưu tại Văn phòng Tỉnh

ủy Vĩnh Phúc.

125. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - lý luận, thực

tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

126. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hòa (2002), Một số vấn đề phát triển nông

nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

127. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi

mới và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

128. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam -

Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

129. Đặng Kim Sơn (2012), Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo

hướng giá trị gia tăng cao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 171: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

165

130. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh

tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế trí thức, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

131. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông

nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

132. Trần Văn Tàu (2015), “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế - một số thành tựu cơ bản (2000-2012)”, Tạp chí Lịch sử

Đảng, (12).

133. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2011), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận

án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

134. Trần Thị Thái (2013), Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997

đến năm 2005”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

135. Trần Thị Thái (2014), “Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về lãnh

đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế “, Tạp chí Lịch sử Đảng, (12).

136. Nguyễn Ngọc Thanh (2004), Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo

thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991-2000), Luận văn Thạc sỹ

Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

137. Nguyễn Thị Hồng Thanh (2011), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo thực

hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm

2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị -

Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 172: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

166

138. Nguyễn Văn Thanh (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Tam

Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

139. Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát

triển nông nghiệp, nông thôn những năm 1997-2006, Luận văn Thạc

sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

140. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn

sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

141. Bùi Tất Thắng (Chủ biên) (1997), Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

142. Bùi Tất Thắng (Chủ biên) (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở

Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

143. Phạm Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển

vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

144. Phạm Văn Thắng (2008), "Giải pháp nào cho sự phát triển nông nghiệp,

nông dân, nông thôn hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (790).

145. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dương (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh

tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải

pháp, Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dương, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

146. Vũ Thị Thoa (2010), “Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa và

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (11).

147. Nguyễn Thị Thu (2014), Đảng bộ huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc)

lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010,

Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 173: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

167

148. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (Đồng chủ biên) (2006), Phát triển

kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

149. Bùi Thị Thủy (2014), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng hợp lý trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,

Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

150. Trương Thị Tiến (1995), “Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề

ruộng đất trong nông nghiệp”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1).

151. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở

Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

152. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1997), Báo cáo tổng kết năm 1997 và phương hướng

nhiệm vụ năm 1998, số 07/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

153. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần

thứ XII, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

154. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1998), Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số 21-

CT/TW về một số vấn đề cấp bách ở nông thôn hiện nay, số 22/BC-

TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

155. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1998), Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của các

cấp ủy Đảng đối với sản xuất vụ đông xuân 1998-1999, số 14/CT-

TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

156. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1998), Nghị quyết số 05/NQ-TU của Tỉnh ủy về

chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm

2000, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

157. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1999), Thông báo của Thường trực Tỉnh ủy Về tình

hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm Xuân và những chủ trương về sử

dụng nguồn thuế nông nghiệp đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp,

nông thôn, số 101/TB-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 174: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

168

158. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (1999), Báo cáo tổng kết năm 1998 và phương hướng

nhiệm vụ năm 1999, số 40/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

159. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2000), Báo cáo tổng kết năm 1999 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2000, số 85/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

160. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần

thứ XIII, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

161. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Báo cáo tổng kết năm 2000 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2001, số 123/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc.

162. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Chương trình hành động thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Đảng bộ tỉnh

lần thứ XIII, số 02/CTr-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

163. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Chương trình hành động số 4 của Ban Chấp

hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc Về phát triển kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

164. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2001), Chương trình hành động số 21 của Ban chấp

hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

165. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2002), Báo cáo tổng kết năm 2001 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2002, số 25/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

166. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2002), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

Vĩnh Phúc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-

2005, số 10/NQ-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

167. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2003), Báo cáo tổng kết năm 2002 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2003, số 62/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

168. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2004, số 94/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 175: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

169

169. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần

thứ XIV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

170. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tổng kết năm 2004 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2005, số 143/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc.

171. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2005), Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều

chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020, số 31/KL-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc.

172. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tổng kết năm 2005 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2006, số 08/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

173. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2007, số 50/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

174. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2006), Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông

thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng

đến năm 2020, số 03/NQ-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

175. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết

Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về

tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Lưu

tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

176. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

(2007), Vĩnh Phúc 10 năm một chặng đường phát triển (1997-

2007), Vĩnh Phúc.

177. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2008, số 106/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc.

178. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2008), Chương trình hành động của Ban Chấp hành

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày

5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, số 44/CTr-TU, Lưu tại

Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 176: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

170

179. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2009, số 167/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc.

180. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2010, số 213/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc.

181. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng

nhiệm vụ năm 2011, số 75/BC-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

182. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần

thứ XV, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

183. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2012), Kết luận tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết

số 03/NQ-TU của Tỉnh ủy khóa XIV về phát triển nông nghiệp, nông

thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng

đến năm 2020, số 12/KL-TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

184. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2014), Báo cáo tổng kết về đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc sau 30 năm đổi mới, số 18/BC-

TU, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

185. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

186. Nguyễn Thanh Tùng (1998), Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản

Việt Nam về công nghiệp hóa đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (1960-1990), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

187. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (1998), Quyết định của Ủy ban nhân

dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, số 3312/QĐ-UB,

Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 177: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

171

188. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2001), Báo cáo tóm tắt Kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) tỉnh Vĩnh Phúc, số 21/KH-

UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

189. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2002), Quyết định về ưu đãi đầu tư

của tỉnh Vĩnh Phúc, số 2475/QĐ-UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy

Vĩnh Phúc.

190. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2002), Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2005, số 2013/ĐA-UB,

Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

191. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2002), Đề án phát triển khoa học công

nghệ và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, số 2097/ĐA-UB,

Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

192. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2003), Đề án phát triển giao thông

nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2010, Lưu tại Văn phòng

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

193. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện

Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-2005, số

99/BC-UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

194. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Vĩnh Phúc thế và lực mới trong

thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

195. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Đề án tiếp tục chuyển đổi dồn

ghép ruộng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, số 1819/ĐA-UBND,

Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

196. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Đề án cơ khí hóa nông nghiệp

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, số 1823/ĐA-

UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 178: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

172

197. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo kết quả thực hiện Dự án

trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2004 và phương hướng,

nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2005-2010 tỉnh Vĩnh Phúc, số

62/BC-UB, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

198. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tình hình thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và định hướng phát triển

kinh tế - xã hội năm 2007, số 78/BC-UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh

ủy Vĩnh Phúc.

199. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Đề án xây dựng vùng sản xuất

hàng hóa tập trung tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, số 134/ĐA-

UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

200. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Quy hoạch phát triển nông, lâm

nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng cơ bản

đến năm 2020, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

201. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án miễn thủy lợi phí cho sản

xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, số 34/ĐA-UBND, Lưu

tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

202. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án bồi dưỡng, nâng cao kiến

thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân

tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng 2020, số 36/ĐA-

UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

203. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Đề án xây dựng vùng trồng trọt sản

xuất hàng hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, số

37/ĐA-UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

204. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Chương trình giống cây trồng, vật

nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015, số

35/CTr-UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 179: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

173

205. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Chương trình kiên cố hoá kênh

mương giai đoạn 2007-2010 và đến năm 2012, số 38/CTr-UBND,

Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc..

206. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và định hướng phát triển

kinh tế - xã hội năm 2008, số 135/BC-UBND, Lưu tại Văn phòng

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

207. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo thực hiện một số chính

sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Phúc từ năm 2006 đến nay, số 33/BC-UBND, Lưu tại Văn

phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

208. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện

Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát

triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, số 146/BC-

UBND, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

209. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Đề án Quy hoạch phát triển

nông - lâm - thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2030, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

210. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện

Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-12-2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ

tỉnh (khoá XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống

nông dân; sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-

2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp,

nông dân, nông thôn, Lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

211. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Đề án tái cơ cấu ngành nông

nghiệp gắn liền với chuyển đổi lao động nông thôn Vĩnh Phúc đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030, số 3216/ĐA-UBND, Lưu tại

Văn phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Page 180: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

174

212. Văn phòng Trung ương Đảng (2000), "Một số vấn đề về công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn nước ta", Thông tin

chuyên đề, (2).

213. Đào Thị Vân (2004), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ

cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn

1997-2003, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

214. Khuất Thị Thu Vân (2013), Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối

với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, Luận văn Thạc

sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

215. Nguyễn Thành Vinh (2007), “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2003), Tạp chí Lịch sử Đảng, (5).

216. Nguyễn Thành Vinh (2009), “Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm đầu

đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8).

217. Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến 2005, Luận án Tiến

sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

218. Lê Anh Vũ (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,

Viện Kinh tế học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

219. Nguyễn Hoàng Xanh (2002), “Mấy giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (28).

220. Phan Thị Hải Yến (2014), Đảng bộ huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh

đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010, Luận văn Thạc

sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 181: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

175

* Tài liệu tiếng Anh

221. FAO (2000), Master Plan for Agricultural Research in Viet Nam.

222. IFPRI (2000), Viet Nam - Publec Expenditure Review, Input On The

Agricultural And Rural Sectors.

223. Pardey, Roseboom & Fan (1998), Viet Nam Public Expenditure Review, ISNAR

224. Phillippe Auffret (2003), Trade reform in Viet Nam, Working Paper,

World Bank.

225. UNDP (2003b), Viet Nam Development Report 2002.

226. World Bank (2000), Viet Nam Managing Public Resources Better,

Public Expenditure Review.

Page 182: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

176

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH PHÚC

Nguồn: Vĩnh Phúc 10 năm một chặng đường phát triển (1997-2007) [176, tr.9].

Page 183: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

177

PHỤ LỤC 2

BIỂU ĐỒ SO SÁNH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 1997 VỚI NĂM 2010

Năm 1997

92.88%

3.06%4.06%

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Năm 2010

0.90%5.40%

93.50%

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 [35]

PHỤ LỤC 3

BIỂU ĐỒ SO SÁNH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 1997 VỚI NĂM 2010

Năm 1997

72.64%

2.52%

24.84%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Năm 2010

39.20%

4.70%

56.10%

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 [40]

Page 184: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

178

PHỤ LỤC 4

CƠ CẤU KINH TẾ VĨNH PHÚC (2000-2010)

TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010

GDP giá thực tế (tỷ đồng)

Tổng số 3.592 8.872 33.903

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.040 1.726 5.054

Công nghiệp - xây dựng 1.461 4.675 19.041

1

Dịch vụ 1.091 2.472 9.808

Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)

Tổng số 100,00 100,00 100,00

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 28,94 19,45 14,9

Công nghiệp - xây dựng 40,68 52,69 56,2

2

Dịch vụ 30,38 27,86 28,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 [40]

PHỤ LỤC 5

CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC

SO VỚI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ LÂN CẬN

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Vĩnh Phúc

Phú Thọ

Tuyên Quang

Thái Nguyên

NĂM 2005

% 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 21,20 28,62 35,13 26,54

- Công nghiệp và xây dựng % 52,25 37,66 29,95 38,64

- Dịch vụ % 26,55 33,72 34,92 34,82

NĂM 2010

% 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 14,91 26,65 37,12 21,73

- Công nghiệp và xây dựng % 56,16 38,57 25,07 41,56

- Dịch vụ % 28,93 35,78 37,80 36,72

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, 2010 [35], [40]

Page 185: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

179

PHỤ LỤC 6

CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC SO VỚI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2005

Chỉ tiêu Đơn vị tính Vĩnh Phúc Hà Nội Hải Phòng Bắc Ninh Thái Bình Nam Định

1. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 21,20 1,73 12,98 25,74 42,27 31,92 - Công nghiệp và xây dựng % 52,25 40,84 36,58 47,12 22,86 31,52

- Dịch vụ % 26,55 57,43 50,44 27,14 34,87 36,56

2. Giá trị tăng thêm trên địa bàn (Giá 1994) tỷ đồng 6.241,7 34.073,0 14.071,9 4.785,2 6 455,4 6.395,4

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản tỷ đồng 1.367,3 858,0 1.622,9 1.199,9 3.137,7 2.039,8 - Công nghiệp và xây dựng tỷ đồng 3.253,9 13.403,0 5.746,7 2.215,4 1.343,2 1.914,8

- Dịch vụ tỷ đồng 1.620,5 19.812,0 6.702,3 1.369,8 1.974,5 2.440,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005 [35]

PHỤ LỤC 7

CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC SO VỚI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Vĩnh Phúc Hà Nội Hải Phòng Hà Nam Nam Định Hải Dương Hưng Yên Bắc Ninh Thái Bình

1. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 14,91 5,93 10,01 21,16 29,50 23,00 25,00 10,45 33,82

- Công nghiệp và xây dựng % 56,16 41,60 36,97 48,19 36,40 45,28 44,00 66,11 32,52

- Dịch vụ % 28,93 52,47 53,02 30,65 34,10 31,72 31,00 23,44 33,66

2. Giá trị tăng thêm trên địa bàn (Giá 1994)

Triệu đồng 12.837.328 73.478.000 24.003.533 5.386.827 10.459.056 13.436.000 9.259.783 9.697.280 11.420.000

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản Triệu đồng 1.559.403 4.568.000 2.006.732 1.096.211 2.602.066 2.187.000 2.013.600 1.263.526 3.949.000

- Công nghiệp và xây dựng Triệu đồng 7.410.330 31.694.000 9.676.031 3.018.442 4.144.546 7.199.000 4.236.100 5.271.956 3.903.000

- Dịch vụ Triệu đồng 3.887.594 37.216.000 12.320.770 1.272.174 3.712.444 4.050.000 3.010.100 3.161.798 3.569.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 [40]

Page 186: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

180

PHỤ LỤC 8

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC

THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG (1997-2010)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chia ra

Nông nghiệp Năm Tổng số

Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Lâm nghiệp

Thủy sản

1997 1.509.192 1.401.708 986.760 363.626 51.322 61.326 46.158

1998 1.760.272 1.655.145 1.206.176 386.400 62.569 56.627 48.500

1999 1.873.846 1.781.160 1.331.437 389.597 60.126 50.327 42.359

2000 1.874.425 1.773.285 1.264.713 447.520 61.052 52.934 48.206

2001 2.051.417 1.948.200 1.320.798 548.792 78.610 51.429 51.788

2002 2.336.096 2.220.596 1.482.183 642.380 96.033 51.904 63.596

2003 2.561.380 2.439.978 1.545.628 794.581 99.769 46.543 74.859

2004 2.943.746 2.749.725 1.682.366 959.654 107.705 45.036 148.985

2005 3.230.911 3.016.046 1.701.291 1.178.595 136.160 45.011 169.854

2006 3.162.512 2.959.617 1.541.158 1.273.335 145.124 43.664 159.231

2007 3.628.184 3.391.955 1.665.849 1.571.367 154.739 43.822 192.407

2008 6.438.427 6.088.084 2.930.620 2.908.708 248.756 64.371 285.972

2009 6.101.513 5.703.478 2.377.334 3.064.537 261.607 57.940 340.095

2010 8.262.819 7.796.518 3.540.757 3.973.010 282.751 65.689 400.612

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, 2010 [35], [40]

Page 187: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

181

PHỤ LỤC 9

CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG, LÂM NGHIỆP

VÀ THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC (1997-2010)

Đơn vị tính: %

Chia ra Nông nghiệp

Năm

Tổng số Tổng số

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ Lâm

nghiệp Thủy sản

1997 100,00 92,88 70,40 25,94 3,66 4,06 3,06

1998 100,00 94,03 72,88 23,34 3,78 3,21 2,76

1999 100,00 95,05 74,75 21,87 3,38 2,69 2,26

2000 100,00 94,60 71,32 25,23 3,45 2,82 2,58

2001 100,00 94,97 67,80 28,16 4,04 2,50 2,52

2002 100,00 95,06 66,75 28,93 4,32 2,22 2.72

2003 100,00 95,26 63,34 32,56 4,10 1,82 2,92

2004 100,00 93,41 61,18 34,89 3,93 1,53 5,06

2005 100,00 93,35 56,41 39,08 4,51 1,39 5,26

2006 100,00 93,58 52,08 43,02 4,90 1,38 5,03

2007 100,00 93,49 49,12 46,32 4,56 1,21 5,30

2008 100,00 94,56 48,13 47,78 4,09 1,0 4,44

2009 100,00 93,48 41,68 53,73 4,59 0,95 5,57

2010 100,00 94,36 45,41 50,96 3,63 0,79 4,85

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 1997-2010 [27 - 40]

Page 188: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

182

PHỤ LỤC 10

GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT

Đơn vị tính: giá trị tỷ đồng, cơ cấu %

2005 2006 2007 2008 Hạng mục

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

Tổng cộng 1382,03 100 1541,16 100 1665,85 100 2930,62 100

- Cây lương thực 861,08 62,31 944,72 61,30 1072,81 64,40 1953,41 66,66

- Rau đậu, hoa cây cảnh

133,41 9,65 158,90 10,31 162,61 9,76 244,53 8,34

- Cây CNLN 131,30 9,50 102,32 6,64 103,98 6,24 242,07 8,26

- Cây ăn quả 149,99 10,85 171,00 11,10 189,58 11,38 302,68 10,33

- Cây khác 104,91 7,59 162,92 10,57 135,40 8,13 186,35 6,36

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 [38]

PHỤ LỤC 11

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH LÂM NGHIỆP

Đơn vị tính: giá trị tỷ đồng, cơ cấu %

2001 2005 2006 2009 Hạng mục

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

Tổng cộng 40,99 100 43,19 100 43,66 100 57,93 100

- Trồng và nuôi rừng 6,31 15,39 4,99 11,55 4,96 11,36 6,13 10,59

- Khai thác lâm sản 33,97 82,87 35,49 82,17 35,39 81,06 46,12 79,61

- Dịch vụ lâm nghiệp 0,71 1,73 2,71 6,27 3,31 7,58 5,68 9,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 [39]

PHỤ LỤC 12

GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN

Đơn vị tính: giá trị: tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), cơ cấu %

2001 2005 2006 2009 Hạng mục Giá

trị Cơ cấu

Giá trị Cơ cấu

Giá trị Cơ cấu

Giá trị Cơ cấu

Tổng cộng 51,79 100 161,68 100 159,23 100 340,09 100

- Khai thác 9,34 18,03 10,98 6,79 11,21 7,04 24,65 7,25

- Nuôi rừng 39,57 76,40 137,69 85,16 132,27 83,07 276,18 81,21

- Dịch vụ thủy sản 2,88 5,56 13,01 8,05 15,75 9,89 39,26 11,54

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 [39]

Page 189: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

183

PHỤ LỤC 13

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC

Cánh đồng giống lúa mới Nghi Hương 2308 (Vĩnh Tường)

Nguồn: [176, tr.68]

Vĩnh Phúc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa

Nguồn: [24]

Page 190: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

184

Nông dân xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo chăm sóc ngô Đông

Nguồn: [176, tr.69]

Mô hình trồng lạc ở huyện Yên Lạc

Nguồn: [176, tr.73]

Page 191: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

185

Mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap tại xã Thanh Vân, huyện Tam Dương

Nguồn: [24]

Mô hình trồng su su lấy ngọn của nông dân thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo

Nguồn: [24]

Page 192: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

186

Thu hoạch bí đỏ Vĩnh Tường

Nguồn: [24]

Thu hoạch dưa lưới ở Công ty VĐ (xã Kinh Long, huyện Tam Dương,

sản phẩm từng lô hàng sẽ được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn trước khi bán ra thị trường.

Nguồn: [24]

Page 193: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

187

Vùng trồng dưa chuột xã An Hòa, huyện Tam Đảo

Nguồn: [24]

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP ở huyện Lập Thạch

Nguồn: [24]

Page 194: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

188

Sản phẩm rau sạch ở huyện Tam Dương

Nguồn: [176, tr.72]

Thu hoạch trái cây ở trang trại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên

Nguồn: [176, tr.74]

Page 195: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

189

Mô hình trồng hoa ly của gia đình chị Nguyễn Thị Duyên (thị trấn Vũ Di, huyện Vĩnh Tường)

Nguồn: [24]

Mô hình trồng cỏ voi nuôi bò sữa ở huyện Vĩnh Tường

Nguồn: [24]

Page 196: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

190

Đàn bò Sind hóa ở xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường

Nguồn: [176, tr.79]

Phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Vĩnh Tường

Nguồn: [24]

Page 197: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

191

Chăn nuôi lợn theo mô hình công nghiệp ở huyện Tam Đảo

Nguồn: [24]

Mô hình trang trại nuôi lợn rừng của gia đình anh Phạm Ngọc Tú,

thôn Thanh Tú, xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, cho thu lãi từ 250-350 triệu đồng/năm

Nguồn: [24]

Page 198: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

192

Chăn nuôi thỏ - nghề mới nhiều triển vọng ở huyện Lập Thạch

Nguồn: [24]

CCB Phan Văn Phong, thôn Hà Trì, xã Bình Dương (Vĩnh Tường) gương mẫu đi đầu

phát triển kinh tế, xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, thu nhập 100-200 triệu đồng/năm.

Nguồn: [24]

Page 199: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

193

Trang trại gia cầm của ông Lưu Văn Chinh (thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên)

Nguồn: [24]

Chăn nuôi gà theo hướng VietGAP đem lại doanh thu 3 tỷ đồng cho HTX

Nguồn: [24]

Page 200: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

194

Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phạm Văn Phú (thôn Đông Phú, xã Tân Cương,

huyện Vĩnh Tường) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nguồn: [24]

Mô hình vườn đồi xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo

Nguồn: [176, tr.74]

Page 201: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU …hcma.vn/Uploads/2017/10/4/LA _ Hung _nop QD_.pdf · CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần

195

Mô hình nuôi cá chim trắng ở huyện Yên Lạc

Nguồn: [176, tr.79]

Mô hình nuôi cá rô phi nghiệp đường

Nguồn: [24]