162
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH KHONESANGA PHIMMASONE XÂY DNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYN TRƯỞNG CNG HÒA DÂN CHNHÂN DÂN LÀO GIAI ĐON HIN NAY LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYN NHÀ NƯỚC HÀ NI - 2019

ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHONESANGA PHIMMASONE

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHONESANGA PHIMMASONE

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 60 31 02 03

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. LÂM QUỐC TUẤN

2. PGS, TS. PHẠM TẤT THẮNG

HÀ NỘI - 2019

Page 3: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy

đủ theo quy định.

Tác giả Luận án

KHONESANGA PHIMMASONE

Page 4: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của Lào 20 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan

đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 24 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG

ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 27

2.1. Huyện và đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 27

2.2. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Khái niệm, nội dung, phương thức 47

Chương 3: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2017 - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 74

3.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2010 đến năm 2017 74

3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 87 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG

ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030 103

4.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác đọng, mục tiêu, phương hướng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 103

4.2. Giải pháp chủ yếu về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030 110

KẾT LUẬN 133 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 136 PHỤ LỤC 147

Page 5: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTHU : Bí thư huyện ủy

BTV : Ban Thường vụ

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

NDCM : Nhân dân Cách mạng

HTCT : Hệ thống chính trị

Page 6: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công tác cán bộ là vấn đề lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước. Sự

thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng phụ thuộc rất lớn vào công

tác cán bộ. Vì vậy, trong suốt tiến trình cách mạng của mình Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cùng với Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn

coi trọng và quan tâm đến công tác cán bộ, xem đây là vấn để then chốt có

tính chất chiến lược, lâu dài. Bởi vì, cán bộ là khâu quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến việc thành công cũng như thất bại của sự nghiệp cách mạng, sự

ổn định và phát triển của đất nước [105]. Khi có được đội ngũ cán bộ trung

thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động và có lí tưởng trong sáng, một bản lĩnh chính trị vững vàng thì nhất định

sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào sẽ đi đến thắng lợi. "Dù

đường lối đúng đắn, nhưng thiếu cán bộ, đảng viên có trình độ và thể chế lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả thì đường lối đó cũng sẽ chỉ nằm trên giấy

tờ mà thôi" [105].

Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản từng nói: "Cán bộ là người lãnh đạo nhân dân, là người phục vụ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và quần chúng";

"Đảng có đường lối đúng đắn thì thắng lợi hay thất bại tất cả là do cán bộ

quyết định" [99]. Vì vậy, trong đường lối của mình, Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí

hàng đầu của sự nghiệp cách mạng

Công cuộc đổi mới đất nước đang chuyển dần từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều rộng kết hợp với phát triển theo chiều sâu; thực hiện hội

nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới có những

biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Tình hình này đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành ở CHDCND

Lào, trong đó có cấp huyện.

Page 7: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

2

Cấp huyện là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp bản (cấp cơ sở), là cấp

có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, là cấp trực tiếp lãnh đạo quản lý cấp bản về mọi hoạt động.

Người bí thư - huyện trưởng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ

thống chính trị (HTCT) huyện. Bí thư - huyện trưởng vừa là người đứng đầu

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có chức năng lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể

của Huyện ủy, của Ban Thường vụ Huyện ủy, Trường trực Huyện ủy…; phát

huy vai trò của các phó bí thư; xử lý đúng đắn các mối quan hệ phối hợp công

tác với tập thể lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu các tổ chức khác trong hệ

thống chính trị ở huyện; phải chịu trách nhiệm cao nhất về quá trình ra quyết

định và tổ chức thực hiện quyết định của huyện ủy, của Ban Thường vụ

Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy… Đồng thời, bí thư - huyện trưởng là

người đứng đầu chính quyền huyện - một cấp chính quyền địa phương ở nước

CHDCND Lào, chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý, điều hành phát triển

kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định.

Do đó, đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải giữ vai trò hạt nhân, chủ chốt, là

"linh hồn", là tinh hoa của Ban Chấp hành Đảng bộ và chính quyền cấp

huyện. Muốn vậy, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và phương pháp

công tác, kỹ năng làm việc của đội ngũ bí thư - huyện trưởng phù hợp với yêu

cầu, đòi hỏi trong điều kiện, hoàn cảnh đất nước Lào giai đoạn hiện nay. Thực

tế cho thấy, từ khi hợp nhất hai chức danh bí thư huyện ủy và chủ tịch ủy ban

nhân dân huyện, đội ngũ bí thư - huyện trưởng đã làm chuyển biến các mặt

công tác cán bộ ở địa phương: thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư - huyện

trưởng được nâng lên; thời gian giải quyết các nhiệm vụ chính trị của huyện

và cơ sở được nhanh chóng; chủ trương của Đảng và chính sách, kế hoạch của

chính quyền được thống nhất,… Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư - huyện trưởng, cho nên không ít

địa phương và bản thân một số bí thư - huyện trưởng bối rối trong việc cùng

Page 8: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

3

một lúc đảm nhiệm hai trọng trách cao nhất trong HTCT huyện; nguy cơ về

lạm quyền, lộng quyền, cục bộ, bè phái có biểu hiện ngày càng phức tạp

hơn,.. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được người bí thư - huyện trưởng

thực sự là người lãnh đạo, quản lý có đủ tài, đủ sức để cố kết các thành viên

trong tổ chức để thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó phải xây dựng cơ

chế giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhất là vấn đề

kiểm soát quyền lực của bí thư - huyện trưởng. Cần ngăn ngừa tối đa những

tiêu cực do tập trung quyền lực bằng cách phân định thẩm quyền giữa các cấp

theo hướng tăng cường phân cấp, yêu cầu xây dựng quy chế mới, trong đó

quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu từng chức danh.

Đây là vấn đề quan trọng, cần phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận

và thực tiễn, đặc biệt là phải tìm ra phương hướng và những giải pháp xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào. Vì vậy, tác giả chọn

vấn đề: "Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính

trị chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội

ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào, luận án đề xuất phương hướng và

những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm thực hiện những mục đích đề ra, luận án xác định một số nhiệm

vụ sau cơ bản sau:

- Thứ nhất, khảo sát những công trình khoa học tiêu biểu của các tác

giả, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.

- Thứ hai, luận án tập trung làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn

Page 9: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

4

trong việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn

2010 - 2017.

- Thứ ba, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở CHDCND Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

ở CHDCND Lào; làm rõ nguyên nhân và kinh nghiệm.

- Thứ tư, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp xây dựng

đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

và việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào từ năm 2010

đến năm 2017 (bao gồm 1 thủ đô, 18 tỉnh và 148 huyện). Phương hướng và

những giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp của đề tài nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản, quan điểm, đường lối

của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng (ĐNDCM) Lào

về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.

4.2. Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng ở CHDCND Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở CHDCND Lào.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác -

Page 10: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

5

Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên

ngành và các chuyên ngành. Trong đó, sử dụng các phương pháp cụ thể như:

lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát, thống kê, đặc biệt chú

trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.

5. Đóng góp khoa học của luận án

- Chỉ ra 4 đặc điểm về huyện ở nước CHDCND Lào; 4 đặc điểm về đội

ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào.

- Quan niệm, nội dung và phương thức xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở CHDCND Lào.

- Những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở

CHDCND Lào từ 2010 đến 2017.

- Hai giải pháp có tính khả thi cao để xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030: Một là, đổi mới, kiện toàn

các khâu của công tác cán bộ trong xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

gồm: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư - huyện trưởng;

đổi mới công tác luân chuyển cán bộ quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện

trưởng; đổi mới công tác quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng; nâng cao

chất lượng quy hoạch tạo nguồn cho đội ngũ bí thư - huyện trưởng; đổi mới

công tác đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng; về lựa chọn bí thư - huyện

trưởng; Hai là, tạo môi trường thuận lợi và đề cao ý thức trách nhiệm, ý

thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư - huyện trưởng gồm:

đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện

đạo đức cách mạng; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ bí

thư - huyện trưởng về tự tu dưỡng, rèn luyện gắn với việc học tập và làm

theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản và thực hiện

nghiêm túc các quan điểm, đường lối của ĐNDCM Lào về công tác cán bộ

và xây dựng đội ngũ cán bộ.

Page 11: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

Xây dựng và chỉ ra quan niệm, các nội dung và phương thức chủ yếu

xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham

khảo cho cấp ủy và chính quyền các tỉnh, các huyện ở CHDCND Lào trong

xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ bí thư -

huyện trưởng nói riêng.

- Những kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm

tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy và học tập môn xây dựng Đảng

ở các học viện chính trị - hành chính ở CHDCND Lào.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Page 12: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

7

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Đề tài khoa học, sách tham khảo, các bài viết đăng trên báo,

tạp chí chuyên ngành

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu đề cập đến những

yêu cầu đòi hỏi đối với các nhà lãnh đạo trong tương lai, chỉ rõ những phẩm

chất cần có của các nhà lãnh tạo trong tương lai nói chung, ít đề cập đến chức

năng, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo trong bộ máy nhà nước ở địa phương.

1.1.1.1. Đề tài khoa học

- Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn xác định chức năng, nhiệm vụ và

phương pháp công tác của bí thư huyện ủy hiện nay của Đỗ Ngọc Ninh. Nội

dung của đề tài đã làm rõ vai trò của huyện, chức năng, nhiệm vụ của huyện

ủy; vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay; khảo sát thực

tiễn, đánh giá thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công

tác và kỹ năng làm việc của đội ngũ Bí thư huyện ủy (BTHU), chỉ rõ những

yêu cầu mới đối với chức danh BTHU trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập

quốc tế. Đồng thời, đề xuất về chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công tác và

kỹ năng làm việc của BTHU ở Việt Nam đến năm 2025.

1.1.1.2. Sách tham khảo

- Đỗ Ngọc Ninh, Bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện nay [62]. Tác giả

đi sâu nghiên cứu và làm rõ ba vấn đề cơ bản: Một là, nghiên cứu vị trí, vai

trò, chức năng, nhiệm vụ của huyện ủy, bí thư huyện ủy. Hai là, đánh giá thực

trạng hoạt động của cơ quan huyện ủy và bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện

nay; những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của

hạn chế. Ba là, đề xuất những chủ trương và giải pháp pháp để nâng cao chất

Page 13: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

8

lượng cũng như hiệu quả hoạt động của huyện ủy bí thư huyện ủy. Điểm nổi

bật trong công trình này là tác giả đã phân tích chi tiết về vị trí, vai trò của

Ban thường vụ (BTV), thường trực, bí thư huyện ủy.

- Vũ Văn Phúc, Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy,

chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay [65]. Tập thể tác giả đã đi sâu

nghiên cứu làm rõ hai vấn đề. Thứ nhất, những vấn đề cơ bản về người đứng

đầu cấp ủy, cơ quan tổ chức bao gồm quyền hạn, trách nhiệm của người đứng

đầu. thứ hai, mối quan hệ giữa người đứng đầu cấp ủy với tập thể lãnh đạo

của cấp ủy, tập thể cơ quan công tác, sự phối hợp trong quá trình thực hiện

chức trách nhiệm vụ

Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi

mở nhiều vấn đề nhằm nâng cao khả năng thực thi hiệu quả thẩm quyền, trách

nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Tuy nhiên, chưa đi sâu, làm rõ

nội dung cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền,

trách nhiệm của BTHU.

- Ngô Kim Ngân và Lâm Quốc Tuấn, Phong cách làm việc của người

bí thư huyện ủy hiện nay - Qua khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng [58].

Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến quan niệm và tiêu chí đánh giá

"phong cách làm việc của người bí thư huyện ủy". Đặc biệt, các tác giả nêu

mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp xây dựng phong cách làm việc

khoa học của đội ngũ BTHU.

- Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn, Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng

cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân [60].

Trọng tâm của cuốn sách là bàn đến những vấn đề về thẩm quyền, trách

nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân

dân. Cuốn sách gồm bốn chương: chương một, các nhà khoa học đi phân tích

làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thẩm quyền, trách nhiệm của

đảng cầm quyền và nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân;

Page 14: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

9

chương hai, các tác giả phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những

vấn đề đặt ra về thẩm quyền, trách nhiệm của đảng cầm quyền và Nhà nước ta

trong hơn 25 năm đổi mới; chương ba, các tác giả đã xác định rõ tính chất,

phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong một số lĩnh vực

trọng yếu như: trong việc quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước,

trong lĩnh vực lập pháp, trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp…; chương bốn:

các nhà khoa học nêu lên hệ quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả

thẩm quyền, tăng cường trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc thực

hiện quyền lực của nhân dân.

Cuốn sách đi sâu phân tích khá rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của

Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền trong việc phát huy

quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, còn mô số vấn đề chưa được bàn đến

như là thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan,

đơn vị của Đảng và Nhà nước.

- E.X. Cu-dơ-min, J.P. Vôn-cốp, I-u.N.Ê-mê-li-a-nốp, Người lãnh đạo

và tập thể [11]. Tác giả bàn về hai vấn đề, một là, những tiền đề tâm lý - xã

hội của việc quản lý một cách sáng tạo các tập thể lao động, đến những đặc

điểm chức năng cơ cấu lãnh đạo và sự hình thành uy tín, trách nhiệm cá nhân

của người lãnh đạo trong điều kiện của cách mạng khoa học - kỹ thuật.

Hai là, làm rõ vai trò của tập thể, trong đó nhấn mạnh vai trò của các

nhóm nhỏ đối với hành vi của mỗi người và mối quan hệ giữa các cá nhân

trong tập thể. Tập thể giúp các cá nhân phát huy được tinh thần chủ động sáng

tạo của mỗi cá nhân đồng thời giúp người lãnh đạo phát huy được vai trò,

trách nhiệm của mình. Nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo là phải trờ

thành trung tâm gắn kết các thành viên trong nhóm, biết khích lệ để các thành

viên ra sức phấn đấu xây dựng tập thể.

- The Bass Handbook of Leadership: Theory, Research, and Managerial

Applications (Sổ tay của Bass về lãnh đạo: Lý thuyết, nghiên cứu và ứng

Page 15: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

10

dụng quản lý) của Bernard Bass [2]. Tác giả trình bày các định nghĩa, khái

niệm và đánh giá về một số lý thuyết. Đặc biệt, tác giả tập trung phân tích các

đặc điểm cá nhân, xu hướng, các thuộc tính và giá trị của các nhà lãnh đạo và

những kiến thức, năng lực trí tuệ và kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho lãnh đạo.

- Leadership for the future: diversity, creativity and co-creation (Lãnh

đạo cho tương lai: sự đa dạng, sự sáng tạo và đồng sáng tạo) của Giles

Hutchins [12]. Tác giả phân tích những yêu cầu đòi hỏi đối với nhà lãnh đạo

trong tương lai. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tạo điều kiện cho sự sáng

tạo và hợp tác sáng tạo, lãnh đạo thông qua huấn luyện chứ không phải thông

qua sự sợ hãi.

- The leadership development: Pass, Present, and Future (Sự phát triển

lãnh đạo: quá khứ, hiện tại và tương lai) của Gina Hernez Broomer, Richard

L. Hughes [13]. Tác giả đã khái quát các xu hướng lãnh đạo trong lịch sử.

Đồng thời, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lãnh đạo trong điều

kiện mới: tiến trình toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ,

những tư duy mới về lãnh đạo... Từ đó, tác giả dự báo xu hướng lãnh đạo

trong tương lai. Đặc biệt, tác giả tập trung làm rõ vai trò chiến lược của của

nhà lãnh đạo (người đứng đầu) trong khâu tổ chức.

- Leadership: Current theories, Research and future direction (Lãnh

đạo: các lý thuyết đương đại, nghiên cứu và định hướng tương lai) của Bruce

J. Avolio, Fred O. Walumbwa, Todd J. Weber [4].

- The leadership of the future- Nhà lãnh đạo tương lai [3]. Cuốn

sách đề cập đến những thách thức, những yêu cầu, những xu hướng của

tổ chức trong tương lai và những phẩm chất cần có của người lãnh đạo

trong tương lai.

- Bí quyết: Điều nhà lãnh đạo tầm cỡ biết và làm của Ken Blanchard,

Mark Miller [22]. Cuốn sách này giới thiệu những cơ hội và những bí quyết

giúp định hình phương pháp lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo thành công.

Page 16: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

11

- 108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh của Warren Blank [88]. Cuốn

sách giới thiệu các kỹ năng của nhà lãnh đạo, đặc biệt là khả năng nhận thức

về bản thân, khả năng thiết lập đường lối hành động, phát triển người khác

thành lãnh đạo, khả năng ảnh hưởng đến người khác. Đây là tài liệu tham

khảo hữu ích cho việc xây dựng hệ thống kỹ năng làm việc của Chủ tịch

huyện và BTHU.

- Cách cư xử giữa thủ trưởng và nhân viên của Chu Tôn, Hoàng Quý

[71]. Cuốn sách phân tích về các mối quan hệ cơ bản giữa cấp trên và cấp

dưới, đề xuất phương pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, khơi dậy tinh

thần nhiệt tình công tác của cấp dưới.

- Nguyễn Hoàng Nguyên, Đề xuất giải pháp góp phần xác định hiệu

quả công tác, sự đóng góp thực tế của cán bộ công chức, trách nhiệm công vụ

của cấp ủy và người đứng đầu [59]. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra

những yếu kém trong quản lý và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, trong đó có

người đứng đầu huyện ủy. Đặc biệt, công trình này đã đề xuất một số giải

pháp xác định trách nhiệm của người đứng đầu.

- Trần Xuân Sầm, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ

chốt trong hệ thống chính trị đổi mới [68]. Công trình này khái quát cơ sở lý

luận và thực tiễn của việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ

chốt trong HTCT; trình bày thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn

đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong HTCT. Trên cơ sở đó, các tác

giả đã xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong những

năm tới của HTCT đồng thời nêu phương hướng và giải pháp lớn xây dựng

đội ngũ cán bộ chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn đổi mới trong những năm tới

của HTCT.

- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa

hiện đại hóa đất nước [72]. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp

Page 17: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

12

hóa, hiện đại hóa đất nước ngoài việc có được đội ngũ những người lao

động lành nghề, nhất thiết phải có được một đội ngũ các nhà khoa học, các

chuyên gia giỏi, một đội ngũ cán bộ giỏi, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ.

Trên cơ sở này, tác giả đã nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Từ những cơ

sở khoa học, các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải quan tâm đầu tư

cho việc đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.

Tác giả cho rằng, công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ cần tập

trung vào bốn vấn đề gồm: Một là, việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải thấm

nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của

Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, có chính sách thu hút nhân tài thông qua cơ

chế đãi ngộ thỏa đáng. Ba là, tin tưởng, mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ

đồng thời có cơ chế giám sát để họ phát huy mặt tích cực, hạn chế những sai

lầm có thể xảy ra. Bốn là, công tác cán bộ được thống nhất dưới sụ lãnh đạo

của đảng, trực tiếp là cấp ủy của cơ quan, tổ chức.

Về giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, nhóm tác giả đưa ra 6 giải pháp

bao gồm: Một là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và rèn

luyện cán bộ; Hai là, tổng kết đánh giá chính sách đã thực hiện đối với cán

bộ; Ba là, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ; Bốn là, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các loài hình đào tạo, bồi

dưỡng; Năm là, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước khi đề bạt, bổ

nhiệm Sáu là, xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Những nội dung được đề cập trong cuốn sách mới chỉ là lý luận chung,

cần có những phân tích sâu hơn về các giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng

cho đội ngũ cán bộ của các lĩnh vực cụ thể. Đó cũng là một khoảng trống để

luận án nghiên cứu. Vì vậy, cuốn sách là tư liệu rất tốt cho việc thực hiện

những mục tiêu nhiệm vụ của luận án này.

Page 18: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

13

- Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc của Trịnh Cư,

Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên [5]. Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu

công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và việc cải cách công tác cán bộ

tại Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò

lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong việc thực hiện chính sách cán bộ công

chức. Những nội dung có thể tham khảo, trong quá trình làm luận án cũng

như trong việc vận dụng vào xây dựng, đào tạo, quản lý đội ngũ cán bộ ở Lào

trong thời điểm hiện nay là: quan điểm, quy định về vấn đề đào tạo cán bộ,

tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận xét, đánh giá và quản lý cán bộ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Vũ Văn Hiền [17].

Tác giả đề cập đến ba vấ đề bao gồm: một là, khái quát những quan điểm, chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý thời kỳ đổi mới nhất là giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Hai là, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ

đổi mới từ đó chỉ ra những tành tựu đã đạt được và những tồn tại, hạn chế cần

khắc phúc trong thời gian tới để có thể thcự hiện thắng lợi nhiệm vụ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ba là, nêu lên những yêu và đề xuất những

giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trần Đình Hoan, Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo,

quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [18]. Tác giả nghiên

cứu công tác cán bộ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ

góc độ quy hoạch, luân chuyển cán bộ chủ chốt. Để làm rõ nội dung này, tác

giả đi sâu phân tích thực trạng luân chuyển cán bộ ở nước ta thời gian qua;

những kết quả đã làm được, những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết; đề xuất

một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác luân chuyển cán bộ, góp phần

thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 19: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

14

- Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Minh Tuấn [78]. Tác giả đánh giá cao

vai trò của công tác cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng. Đảng muốn đảm bảo

sự lãnh đạo của mình thì đảng phải là trí tuệ, đạo đức, văn minh. Vì vậy, cần

phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, coi đây vừa là

nhiệm vụ vừa là mục tiêu cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, công tác cán bộ

phải thống nhất với công tác xây dựng Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo

của Đảng đối với hoạt động của HTCT từ trung ương tới cơ sở. từ đó, tạo sự

thống nhất quan điểm trong nhận thức và sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành

động, mang lại hiệu quả thiết thực, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh", nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

1.1.1.3. Bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành

- Nguyễn Văn Giang, "Từ thực tiễn bí thư kiêm chủ tịch huyện ở Mê

Linh" [14, tr.7-11]. Thông qua việc khảo sát và đánh giá mô hình nhất thể hóa

chức danh bí thư và chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp tại huyện mê Linh tỉnh

Vĩnh Phúc. Tác giả tập trung phân tích những kết quả đạt được trong quá

trình triển khai, đồng thời chỉ ra những những tồn tại hạn chế của mô hình

này. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để các địa phương khác

tham khảo. Những bài học kinh nghiệm được nêu ra cụ thể như sau: một là,

phải chọn đúng cán bộ có phẩm chất năng lực, đủ tâm, đủ tầm thực hiện

nhiệm vụ. Hai là, làm việc theo quy chế có chương trình công tác, có sự phân

công gắn với trách nhiệm rõ ràng. Ba là, xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết,

môi trường làm việc thân thiện. Bốn là lựa chọn cán bộ bộ làm công tác tham

mưu cho huyện ủy và ủy ban nhân dân có trình độ chuyên môn cao, phù hợp

với chức trách nhiệm vụ được giao.

- Bùi Đức Lại, "Về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ"

[26, tr.9-12]. Tác giả đi sâu nghiên cứu mô hình người đứng đầu được các

nước xã hội chủ nghĩa triển khai trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh

Page 20: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

15

thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX. Tác giả phân tích những

ưu, khuyết điểm của mô hình, những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định

áp dụng mô hình. Từ đó cho rằng, ở Việt Nam, do đặc thù Đảng cộng sản

Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội HTCT và toàn

xã hội (điều này được luật hóa trong điều 4 của Hiến pháp), vì vậy, người

đứng đầu được giao quyền nhưng thực quyền lại rất hạn chế.

Tác giả phân tích quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ của hai chức

danh gồm bí thư cấp ủy và chủ tịch, từ đó chỉ ra những nguyên nhân làm giảm

hiệu quả hoạt động của họ bao gồm: sự bất cập giữa quyền hạn và trách

nhiệm; giữa quyền hạn pháp định và quyền hạn thực tế. Trong một số trường

hợp, do tính đặc thù của địa phương dẫn đến việc lạm dụng quyền lực để phục

vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, làm giàu bất chính. Tác giả đề xuất một số

biện pháp để khắc phục những bất cập của thực trạng bao gồm: một là, điều

chỉnh, bổ sung quy định để người đứng đầu có thực quyền tương xứng chức

trách được giao. Hai là, tăng cường giám sát để tránh tình trạng lạm quyền.

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác cán bộ từ khâu quy

hoạch tới đào tạo và bổ nhiệm.

Tác giả tập trung phân tích mối quan hệ giữa bí thư và tập thể cấp ủy.

Bởi vì, đây là mối quan hệ chủ yếu, quan trọng nên cần được quy chế hóa.

Tác giả phân tích mới quan hệ này dưới ba khía cạnh: Một là, làm rõ vị

trí, vai trò bí thư. Bí thư là chức danh được bầu lên từ thành viên trong cấp ủy,

giữ vai trò là người thay mặt cấp ủy. Vì vậy, đây không phải là một cấp lãnh

đạo trong hệ thống tổ chức của Đảng. Bí thư làm việc theo quy định của điều

lệ đảng, quy chế làm việc của cấp ủy; Hai là, phân tích những vướng mắc

trong thực tế thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", trong

đó nhấn mạnh nguyên nhân của vướng mắc là do chưa xác định rõ thẩm

quyền, trách nhiệm của bí thư với cấp ủy; Ba là, xác định rõ quyền và trách

nhiệm của cấp ủy và bí thư. Coi đây là vần đề trọng tâm cần giải quyết.

Page 21: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

16

- Nguyễn Hữu Thành, "Trách nhiệm người đứng đầu trong lựa chọn và

xây dựng tập thể lãnh đạo" [68, tr.37-38]. Từ thực tiễn triển khai Nghị quyết

số 12-NQ/TW, "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" - Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tại tỉnh

Bắc Ninh. Tác giả cho rằng, hiện nay, các quy định về trách nhiệm người

đứng đầu chưa đầy đủ, rõ ràng, người đứng đầu được giao quyền còn hạn chế,

chưa tương xứng với vị trí đứng đầu của họ. Từ đó, tác giả kiến nghị, trong

thời gian tới, việc xác định rõ về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người

đứng đầu cần tập trung một số nội dung: phải có cơ chế giám sát để lựa chọn

những người đứng đầu; tiếp tục phân công, phân cấp mạnh hơn nữa về thẩm

quyền quản lý cán bộ; xem xét cơ chế hoạt động của ban cán sự đảng trong

các cơ quan, tổ chức, thực hiện chế độ người đứng đầu cho phù hợp.

- Trần Ngọc Đức, "Xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám

chịu trách nhiệm" [10, tr.9-12]. Nghiên cứu thực tiễn ở một địa phương, tác

giả cho rằng việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu có tình

trạng quyền hạn không gắn với trách nhiệm, việc kiểm tra giám sát có lúc bị

buông lỏng dẫn đến tình trạng lạm quyền của một số cán bộ giữ vị trí chủ

chốt. Một số địa phương lại có những quy định quá chặt dẫn đến việc cán bộ

chủ chốt sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, dám làm. Để khắc phục tình

trạng này, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có

tâm, có tầm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Trần Đình Huỳnh, "Quyền lực và kiểm soát quyền lực" [21, tr.40-41].

Tác giả phân tích về quyền lực và kiểm soát quyền lực qua thực tiễn của Đảng

Cộng sản Liên xô và chính quyền Xô Viết. Sức mạnh quyền lực được thể hiện

ở chế độ chuyên chính vô sản. Bằng cách này, Đảng Cộng sản Liên xô và

Chính quyền xô viết đã tạo nên những thành quả vô cùng to lớn trong thế kỷ

XX. Đó là bằng chứng thuyết phục nhất về tính ưu việt của mô hình xã hội

chủ nghĩa. Tuy nhiên, như Lênin từng nói: một ưu điểm nếu được duy trì quá

Page 22: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

17

lâu sẽ thành nhược điểm. Vì thế, sau một thời gian dài thực hiện chuyên chính

vô sản, những dấu hiệu tha hóa quyền lực trong hệ thống bắt đầu xuất hiện.

Đó là tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa, giải quyết các vấn đề bằng mệnh

lệnh hành chính, chủ quan duy ý chí, coi thường quy luật kinh tế, tệ sùng bái

lãnh tụ,...

Tác giả khái quát lại nhựng giải pháp kiểm soát quyền lực của Đảng,

Nhà nước trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền của Lênin gồm: Một

là, kiên quyết thanh đảng, kiên quyết loại bỏ những kẻ tha hóa biến chất,

những "kẻ lưu manh giả danh cộng sản" ra khỏi hàng ngũ của đảng; Hai là,

những cơ quan có chức năng, nhiệm vụ giống nhau giữa cơ quan đảng và

chính quyền thì tiến hảnh hợp nhất; Ba là, kiên quyết tinh giản biên chế, tổ

chức; Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng đảng viên, cán bộ công chức về phẩn chất

chính trị và năng lực chuyên môn, đồng thời có chính sách sử dụng, đãi ngộ

cán bộ hợp lý.

- Nguyễn Thành Lợi với bài viết, "Kinh nghiệm của Trung Quốc trong

hoạt động giám sát người đứng đầu" [51, tr.75-78]. Người đứng đầu luôn có

vị trí và vai trò hết sức quan trọng, là trung tâm, có tính chất then chốt trong

việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức. Họ có quyền lực rất

lớn, khác biệt so với các thành viên lãnh đạo khác nên cũng rất dễ xảy ra tình

trạng lạm dụng quyền lực. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định,

giám sát quyền lực người đứng đầu là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa

quan trọng trong việc xây dựng chỉnh đốn Đảng. Việc làm này một mặt để

hạn chế đến mức tối đa tình trạng tham nhũng, thiếu trách nhiệm của người

đứng đầu, mặt khác trán tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước,

của nhân dân.

Tác giả giới thiệu bốn bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc

giám sát quyền lực của người đứng đầu: một là, coi trọng việc tự giám sát.

Hai là, tăng cường giám sát lẫn nhau. Ba là, tăng cường giám sát của cấp trên.

Page 23: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

18

Bốn là, mở rộng thành phần tham gia giám sát (khích lệ, tạo điều kiện để tất

cả các cấp, ngành, đoàn thể, hiệp hội, nhân dân tiến hành giám sát), mở rộng

hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh về người đứng đầu.

- Tác giả Cao Duy Hạ với bài viết, "Những yêu cầu cơ bản đối với cán

bộ chủ chốt cấp huyện" [15, tr.18-19]. Tác giả Phạm Đình Đạt với bài viết,

"Về tư duy lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện". [9, tr.21-

22]. Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn với bài viết, "Nâng cao trí thức của cán bộ

chủ chốt cấp huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long" [74, 35-36].

1.1.2. Các luận án, luận văn

* Các luận án

- Xây dựng đội ngũ Bí thư, Chủ tịch huyện vùng đồng bằng sông Cửu

Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước (1996 - 2020 của Huỳnh Văn Long [50]. Tác giả đã đề cập đến yêu

cầu, tiêu chuẩn đối với BTHU thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước. Đặc biệt, tác giả đã nêu rõ tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể

đối với từng chức danh, nhấn mạnh một số tiêu chuẩn như: bản lĩnh chính trị

vững vàng, đủ sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôn trung thành với

Đảng, Nhà nước và nhân dân, thống nhất giữa lời nói và việc làm, kiên định

đường lối đổi mới theo mục tiêu đã định, thể hiện bằng hành động gương mẫu

trong thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý

chí quyết tâm và năng lực làm giàu cho huyện, biến ý chí đó thành ý chí của

Đảng bộ và nhân dân huyện, xây dựng huyện văn minh, giàu mạnh, có tầm

nhận thức sâu sắc đối với những diễn biến chính trị trong nước, thế giới, có

tinh thần cảnh giác cao, nhanh nhạy đưa ra các biện pháp chỉ đạo, quản lý,

chủ động giải quyết mọi tình huống chính trị... Tác giả đề xuất hệ thống giải

pháp xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, BTHU vùng đồng

bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Page 24: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

19

- Nguyễn Thành Dũng, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay [6]. Tác giả phân

tích chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian

qua. Chỉ ra những điểm mạnh, điển yếu, nguyên nhân của những điểm yếu.

Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó nhấn mạnh việc cụ thể hóa tiêu

chuẩn các chức danh đội ngũ cán bộ chủ chốt phải xem xét đến yếu tố đặc thù

của khu vực Tây Nguyên, khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu,

rèn luyện, tu dưỡng.

- Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay của Nguyễn Đức Quyền [67]. Nhận thức rõ

tầm quan trọng của tư duy lý luận đến lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị

của đội ngũ cán bộ, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp huyện của tỉnh dưới góc độ năng lực tư duy lý luận. Để khắc

phục những hạn chế tác giả đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản

nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này, trong đó, tác

giả có đề cập đến giải pháp tiêu chuẩn hóa về trình độ và năng lực tư duy của

đội ngũ cán bộ này.

- Các thành tố tư duy giải quyết tình huống quản lý của người cán bộ

chủ chốt cấp huyện của Phạm Hồng Quý [66]. Tác giả xác định một số thành

tố tư duy của giải quyết tình huống dưới góc độ tâm lý học đồng thời phân

tích những nguyên nhân ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải

pháp góp phần nâng cao khả năng tư duy giải quyết tình huống cho cán bộ

chủ chốt cấp huyện.

- Năng lực động viên trong hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp huyện giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Tuyết Mai [52]. Tác giả

khảo sát trạng thái năng lực động viên của cán bộ chủ chốt cấp huyện, tiến

hành thử nghiệm bồi dưỡng kiến thức về động viên, đặc biệt kỹ năng động

Page 25: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

20

viên cho đội ngũ này để nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp huyện trong

giai đoạn hiện nay.

- Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng

sông Hồng giai đoạn hiện nay của Nguyễn Ngọc Ánh [1], tác giả đã nghiên

cứu làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, tìm ra những giải pháp phát

huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế về thực hiện thẩm

quyền, trách nhiệm của người BTHU ở Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam

nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những năm tới thực sự đang được đặt

ra cấp thiết hiện nay.

* Luận văn

- Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện

(qua khảo sát tại tỉnh Bắc Ninh) của Nguyễn Văn Phong [64]. Tác giả đã đề

cập đến khái nhiệm trách nhiệm người đứng đầu HTCT cấp huyện là toàn bộ

những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được Đảng,

Nhà nước hoặc tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trao cho và những chế tài

xử lý nếu người đứng đầu đó không làm tròn hoặc vi phạm. Đặc biệt, tác giả

nêu rõ nội dung trách nhiệm của BTHU. Trên cơ sở phân tích thực trạng vai

trò và trách nhiệm của BTHU, tác giả đã đề xuất các quan điểm, phương

hướng và giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của BTHU. Tác giả có đề

cập đến giải pháp hoàn thiện các khung pháp lý về vai trò, trách nhiệm của

người đứng đầu HTCT cấp huyện trong đó có vai trò, trách nhiệm của BTHU.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN

ÁN CỦA LÀO

Nhận thức rõ vai trò đặc biệt của công tác cán bộ, Đảng NDCM Lào từ

khóa IV đến khóa X, luôn coi trọng vấn đề này, nhiều Nghị quyết đã được

ban hành, nhiều chính sách về đào tạo cán bộ được triển khai, nguồn nhân lực,

vật lực đã, đang và sẽ triển khai là rất lớn. Tất cả là nhằm tạo ra một đội ngũ

cán bộ đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ nước CHDCND Lào, nâng cao

Page 26: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

21

đời sống nhân dân các bộ tộc Lào về mọi mặt. Đáp ứng yêu cầu công tác cán

bộ trong tình hình mới, Nghị quyết hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn

quốc của Ban Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ X (2016) đã bản riêng về

công tác cán bộ, trong đó đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của

công tác tổ chức cán bộ đến năm 2025.

Tuy nhiên trong thời gian qua, chưa có công trình nào nghiên cứu về

công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào. Luận án

trân trọng kế thừa những thành quả nghiên cứu đã có để đi sâu nghiên cứu vấn

đề xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào trong giai đoạn

hiện nay.

Ở CHDCND Lào đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan ít,

nhiều đến luận án dưới hình thức các sách, luận án, luận văn, bài viết tạp chí

liên quan đến vấn đề cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay. Dưới đây là một số công

trình tiêu biểu như sau:

1.2.1. Đề tài khoa học, các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành

1.2.1.1. Đề tài khoa học

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân

dân Lào đến năm 2020 của Bộ Nội vụ [93]. Đề tài trình bày khái quát tình

hình trong nước, khu vực và thế giới tác động đến chiến lược phát nguồn nhân

lực của Lào đến năm 2020; làm rõ những nhiệm vụ cấp bách và lâu dài cần

phải tiến hành chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Lào cả trong

nước và nước ngoài; đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển nguồn nhân

lực và thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Lào trong thời gian

qua; đặt ra những vấn trước mắt và lâu dài về chiến lược phát triển nguồn

nhân lực trong nhiều năm tới; đề xuất một số phương hướng, giải pháp, biện

pháp, nội dung, mục đích và nhiệm vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực

của Lào đến năm 2020.

Page 27: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

22

1.2.1.2. Các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành

Xaysỉ SẲNTỊVÔNG, "Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục

chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của đảng ủy, ban tổ

chức các cấp" [118, tr.30-31]. "Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức cấp

huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Sụvănthon MẠNYPHĂN

[112, tr.26-27]. "Nâng cao chất lượng công tác tổ chức - cán bộ là yếu tố đảm

bảo vai trò cầm quyền của Đảng" của Phámi SÍCHẮNTHOONGTHỊP [107,

tr.8-10]. "Các bước xây dựng tiểu chuẩn cán bộ" của Vịlạphăn SỊLỊTHĂM

[116, tr.12-13].

1.2.1.2. Các luận án, luận văn

* Các luận án

- Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của HTCT ở Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào hiện nay của Khăm Phăn Vông Pha Chăn [24]. Luận án đã

phân tích làm rõ tầm quan trọng của đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của

HTCT ở CHDCND Lào hiện nay, phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề

đặt ra trong đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào hiện

nay. Đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của HTCT ở CHDCND

Lào hiện nay. Đây là những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về

vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào hiện nay.

Luận án tập trung làm rõ ba vấn đề co bản: Một là, khái quát những vấn đề lý

luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, trong đó nhấn mạnh

quan điểm Mác xít về công tác cán bộ; Hai là, đánh giá thực trạng công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở nước CHDCND thuộc diện

Trung ương đảng quản lý; Ba là, đưa ra phương hướng và gợi ý những nhóm

giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ chủ chốt ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới.

Page 28: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

23

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt hội liên hiệp phụ nữ ở

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn trong thời kỳ đổi mới của

Ních Khăm [61], đã tập trung nghiên cứu về đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp

phụ nữ cấp trung ương và cấp tỉnh ở CHDCND Lào, đây là đề tài được tác giả

nghiên cứu khá công phu, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về lý luận đồng

thời phân tích, đánh giá thực trạng cán bộ lãnh đạo các cấp của Hội Liên hiệp

phụ nữ Lào trong giai đoạn hiện nay, tập trung luận giải những cán cứ về định

hướng, về mục tiêu, xác định được tiêu chuẩn cán bộ, từ đó tác giả đề xuất

phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp

phụ nữ Lào ở cấp trung ương và cấp tỉnh.

Đây là công trình khoa học nghiên cứu có nội dung đề tài gần tương

đồng với đề tài của tác giả, nên tác giả nghiên cứu học hỏi, kế thừa được

nhiều nội dung liên quan như nội dung, phương thức lãnh đạo, kinh nghiệm,

giải pháp chung về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng CHDCND Lào.

* Các luận văn

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Savannakhệt,

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay của Lít Thi Đệt

Xay Nhạ Chắc [49]. Nội dung của luận văn đã phân tích thực trạng đội ngũ

cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Savannakhệt và thực trạng xây dựng đội ngũ

cán bộ này trong thời gian qua. Tác giả đề xuất các giải pháp góp phần xây

dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Savannakhệt đáp ứng yêu cầu

tình hình mới.

- Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ ở Thủ

đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay của Phonxay LATSẠVÔNG [108]. Luận

văn tập trung nghiên cứu công tác xây dựng cán bộ chủ chốt của Hội Liên

hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn, trong đó tác giả đi sâu làm rõ ba vấn đề là:

thứ nhất, khái quát lý luận về công tác cán bộ và cán bộ chủ chốt là nữ. Thứ

hai, đánh giá thực trạng công tác xây dựng cán bộ chủ chốt của Hội Liên hiệp

Page 29: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

24

phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn, những kết quả đạt được, những hạn chế và

nguyên nhân của hạn chế. Thứ ba, đề xuất phương hướng và gợi ý các nhóm

giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp

phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau và quy mô đề án khác nhau về công

tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng nói riêng của các tác giả trong và ngoài nước. Với những kết quả đã

đạt được của các công trình trên đây, luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu

một số nội dung chính sau đây:

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau và quy mô đề án khác nhau về công

tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng nói riêng của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi nhận thấy, các

công trình trên đã để cập được nhiều vấn đề về công tác xây dựng đội ngũ cán

bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục

nghiên cứu sau đây:

Một là, những công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của

huyện ủy và cán bộ chủ chốt cấp huyện đã đề cập một cách tương đối chi tiết

về những tiêu chuẩn của cán bộ chủ chốt là huyện ủy viên, thành viên ban

thường vụ huyện ủy, thường trực huyện ủy. người giữ các vị trí này cần phải

là người có năng lực chuyên môn tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức

lối sống trong sáng. Các công trình này còn chỉ ra thực trạng đội ngũ này

trong đó tập trungnhiều vào việc làm rõ nhựng hạn chế và nguyên nhân của

hạn chế để từ đó dưa ra ngững giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp huyện.

Hai là, có số ít công trình nghiên cứu về vấn đề thẩm quyền, trách

nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trong đó có BTHU. Các công

Page 30: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

25

trình đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thẩm quyền, trách

nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, BTHU trong việc thực hiện

quyền lực của nhân dân; phân tích thực trạng việc thực hiện thẩm quyền, trách

nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; đề xuất hệ quan điểm và giải

pháp nâng cao hiệu quả thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy,

chính quyền trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.

Ba là, một số công trình tập trung vào việc nghiên cứu vị trí, vai trò của

người đứng đầu trong thực thi chức trách, nhiệm vụ. nghiên cứu mối quan hệ

biện chứng giữa người đứng đầu và tập thể cấp ủy trong đó làm rõ cơ chế

phối hợp để có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức.

việclàm này một mặt tránh cho người đứng đầu lạm quyền nhưng cũng đồng

thời tạo điều kiện cho họ phát huy tốt đa năng lực của mình.

Bốn là, một số công trình nghiên cứu đã nêu lên những phương hướng

đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp cả về phương pháp luận, nhận thức luận

và giải pháp cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức ở địa phương. Theo chúng tôi,

đây là những giải pháp có tính thực tiễn cao, là kinh nghiệm quý báu để các địa

phương có điều kiện tương đồng học hỏi, từ đó tránh được các sai lầm không

đáng có, góp phần nâng hiệu quả thực thi thẩm quyền, trách nhiệm của mình

Năm là, một số công trình đi sâu nghiên cứu những kinh nghiệm của

Trung Quốc, Việt Nam, CHDCND Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp trung ương và cấp cơ sở. Trong đó làm rõ những bài học kinh nghiệm về

phân cấp quản lý chính quyền cơ sở, về giám sát quyền lực của người đứng

đầu... chúng tôi cho rằng, sự phong phú của những bài học kinh nghiệm ở mỗi

nước giúp cho luận án có được cái nhìn phổ quát hơn trong xây dựng đội ngũ

cán bộ chủ chốt.

Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có công trình nào chuyên nghiên

cứu về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào một cách

trực tiếp, toàn diện và có hệ thống vấn đề này. Cho nên luận án không trùng

Page 31: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

26

lặp với các công trình khoa học đã nghiên cứu trước. Nhưng luận án trân

trọng kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có trước để đi sâu nghiên cứu

vấn đề xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào trong giai

đoạn hiện nay.

Hướng nghiên cứu tiếp của luận án sẽ là:

- Luận giải rõ hơn khái niệm xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở

CHDCND Lào.

- Luận giả và chỉ ra những nội dung, phương thức cơ bản nhằm xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030.

- Với những kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận án đi sâu làm rõ những

thành tựu, hạn chế, vấn đề đặt ra và yêu cầu mới đòi hỏi đối với việc xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào hiện nay.

- Xác định rõ mục tiêu, phương hướng, quan điểm và những giải pháp chủ

yếu về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030.

Tiểu kết chương 1

Các công trình khoa học bao gồm các sách chuyên khảo, đề tài khoa

học, luận văn luận án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học uy tín của

các nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm rõ nhiều vấn đề về phương diện

lý luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ

chốt cấp huyện nói riêng.

Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng đội ngũ bí

thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ

thống vấn đề này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Xây dựng đội ngũ bí thư

huyện ủy - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện

nay" vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, và không trùng

lắp với các công trình khoa học đã được công bố.

Page 32: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

27

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. HUYỆN VÀ ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1. Khái quát về huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nằm trong lục địa bán đảo Đông

Dương khu vực Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km2, có tổng chiều dài

biên giới khoảng 4.825 km, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Trung Hoa dài 505

km, phía Nam giáp Vương quốc Cămpuchia dài 435 km, phía Tây Nam giáp

Vương quốc Thái Lan dài 1.835 km, phía Tây Bắc giáp nước Myanma dài

956 km và phía Đông giáp Việt Nam với 2.067 km [102].

Các huyện ở nước CHDCND Lào có tài nguyên thiên nhiên khá phong

phú, đất đai màu mỡ,… thuận lợi cho sự phát triển nhiều ngành kinh tế. Có

thể nêu lên những tiềm năng và thế mạnh sau đây:

- Lào còn có nhiều diện tích đất đai chưa được khai thác, đây là điều

kiện thuận lợi để mở rộng quy mô và phát triển các ngành nông nghiệp sản

xuất ra nông sản hàng hóa phục vụ dân sinh và xuất khẩu.

- Lào có khoảng 11 triệu ha rừng, chiếm 46% diện tích cả nước, có

nhiều loại gỗ quý và sản phẩm rừng khác có giá trị cao, là nguồn xuất khẩu

lớn tăng thu nhập cho đất nước.

- Đất nước Lào có nhiều sông ngòi có thể phát triển ngành thủy điện và

xây dựng hệ thống thủy lợi, đồng thời cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân.

- Lào có nhiều khoáng sản nhất là kim loại màu, như các mỏ sắt, vàng,

đá quý, than v.v..., có khả năng phát triển ngành luyện kim màu, nhưng đến

nay chưa khảo sát đánh giá trữ lượng và chưa khai thác.

Page 33: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

28

- Lào có tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái gắn với các di

tích lịch sử lâu đời và di sản văn hóa phong phú của nhân dân các bộ tộc Lào.

- Lào đứng ở vị trí gắn liền với các nước: Việt Nam, Trung Quốc,

Mianma, Thái Lan và Campuchia, có điều kiện phát triển giao lưu trong khu

vực để tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật,…

Bên cạnh những mặt thuận lợi đó, Lào cũng có những khó khăn nhất

định như:

- Lào không có bờ biển nên có khó khăn trong việc mở rộng giao lưu

với các nước trên thế giới, nhất là xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Đồng bằng của Lào khá nhỏ hẹp, núi và cao nguyên chiếm 3⁄4 diện

tích cả nước nên có khó khăn trong phát triển nông nghiệp.

- Địa hình nước Lào có thể phân thành ba vùng lớn: vùng phía Bắc,

phần lớn diện tích là núi trùng điệp, hiểm trở, có nhiều thung lũng hẹp, núi

cao, vực thẳm; vùng phía Đông dọc theo dãy núi Trường Sơn từ Bắc đến Nam

đều là núi và cao nguyên có độ cao từ 600m trở lên so với mặt biển; vùng

đồng bằng dọc theo sông Mê Kông có tính trung du nhưng bị chia cắt bởi núi

đồi và sông, suối nên gây khó khăn cho việc phát triển giao thông vận tải

thông suốt giữa các vùng miền.

- Khí hậu ở Lào một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa tập trung vào

tháng 7 - 8 - 9, thường gây lũ lụt, ngược lại, mùa khô keo dài từ tháng 11 đến

tháng 5 - 6 thường gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về dân cư, Lào là quốc gia có quy mô dân số nhỏ, nhưng có tộc độ gia

tăng dân số khá nhanh. Theo các tài liệu thống kế cho thấy năm 1900 dân số

chỉ có khoảng 400.000 người, năm 1975 là 2.800.000 người, năm 2000 là

5.200.000 người, năm 2009 là 6.170.000 người, đến năm 2015 dân số có

khoảng hơn 6.400.000 người, trong đó phần lớn là sinh sống, làm ăn ở nông

thôn [102].

Page 34: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

29

Nhân dân các bộ tộc Lào có truyền thống đoàn kết bảo vệ và xây dựng

đất nước. Trong thời kỳ đấu tranh chống giặc phong kiến ngoại xâm nhân dân

các bộ tộc Lào một lòng một dạ đấu tranh anh dũng bảo vệ đất nước, bảo vệ

nền văn hóa dân tộc. Trong thời kỳ đấu tranh cách mạng chống chủ nghĩa

thực dân cũ và thực dân mới, theo tiếng gọi của Đảng Nhân dân Cách mạng

Lào, nhân dân các bộ tộc Lào nhất là các huyện đã đoàn kết cùng nhau chung

sức, chung lòng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm và tay sai, giải

phóng đất nước, lập lại hòa bình, xây dựng chế độ mới - chế độ dân chủ nhân

dân vào ngày 2/12/1975, đem lại quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào.

Thắng lợi vĩ đại năm 1975 giải phóng cả nước, nước CHDCND Lào

(2/12/1975) ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng đưa cách mạng

Lào sang một giai đoạn mới, đất nước được hoàn toàn độc lập, tự do, nhân

dân các bộ tộc Lào thật sự làm chủ vận mệnh của mình sau mấy thập kỷ đấu

tranh anh dũng và gian khổ.

Trong những năm đầu (1975-1985), ĐNDCM Lào tiếp tục lãnh đạo

thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng đề ra trong văn kiện Đại

hội Đảng lần thứ II và lần thứ III, nhằm bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất

nước. Trong thời gian 10 năm đó, CHDCND Lào đã giành được những thành

tựu to lớn trên tất cả các mặt: chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế - xã hội

và cải thiện đời sống nhân dân. Về phát triển kinh tế, đã nâng tổng sản lượng

nông nghiệp trong năm 1985 tăng lên nhiều lần so với năm 1973, như: thóc

hơn 2 lần, cà phê 2 lần, thuốc lá lần; tổng sản lượng công nghiệp cũng tăng

lên tới 4,4 lần so với năm 1973.

Tuy vậy, Đại hội lần thứ IV ĐNDCM Lào năm 1986 vẫn nhận định:

Lào là một trong 20 nước nghèo và chậm phát triển nhất trên thế giới, có

khoảng 1/3 số dân còn sinh sống bằng nghề chặt rừng làm nương rẫy, lực

lượng sản xuất phát triển rất chậm và còn ở trình độ thấp, sự phân công lao

động xã hội chưa phát triển, công cụ lao động còn rất thô sơ, trình độ khoa

Page 35: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

30

học - kỹ thuật và chuyên môn của người lao động nói chung là thấp, đội ngũ

khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề còn ít. Số lượng nhà máy công

nghiệp còn ít ỏi, quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu; giao thông vận tải còn khó

khăn,… Nhìn chung kinh tế Lào cơ bản vẫn là một nền kinh tế tự nhiên, nửa

tự nhiên, tự cấp tự túc.

Trên cơ sở của đường lối đổi mới, nước CHDCND Lào từ một nước

kém phát triển, đã từng bước xây dựng nền kinh tế ngày càng phát triển, cải

thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tổng kết 20 năm đổi mới, Nghị quyết

Đại hội lần thứ VIII (năm 2006) của Đảng DNCM Lào chỉ rõ: Trong 20 năm

qua, Lào đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân 6,2%/năm, tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) tính theo đầu người tăng hơn 2 lần, đời sống vật chất và tinh

thần của người dân nâng cao rõ rệt. Những năm tiếp theo, với chủ trương xây

dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển nông - lâm

nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh

thái. Nền kinh tế Lào sẽ tăng trưởng tốt và bền vững. Năm 2007, tăng trưởng

GDP của Lào đạt 8%, năm 2008: 7,9%, năm 2009: 7,6% , năm 2010: 7,7%

[104]. Trong năm tài khóa 2011 - 2012, GDP của Lào tăng 8,3% so với cùng kỳ

năm trước . Theo số liệu thống kê công bố, thu nhập bình quân đầu người đạt

2.457 USD (2017) Chính phủ Lào xác định mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi

tình trạng nước kém phát triển vào năm 2020, với GDP bình quân đầu người

tăng khoảng 7,5% - 8%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 - 1.800

USD [105], tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.1.1.3. Vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và đặc điểm cấp huyện

Tính đến tháng 6 năm 2018, nước CHDCND Lào có 148 huyện tăng 3

huyện so với năm 2013 trực thuộc 18 đơn vị cấp tỉnh (xem thêm Phụ lục 2).

* Vị trí cấp huyện

Huyện là khái niệm chỉ một loại đơn vị hành chính lãnh thổ của Nhà

nước. Về phân cấp hành chính, theo Hiến pháp nước CHDCND Lào, nền

Page 36: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

31

hành chính được phân thành 4 cấp, cấp cao nhất là cấp Trung ương. Theo

Điều 2 Luật Chính quyền địa phương, dưới cấp Trung ương là chính quyền

địa phương được phân chia thành ba cấp như: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bản.

+ Cấp tỉnh gồm: tỉnh, thành phố

+ Cấp huyện gồm: huyện, thị xã

+ Cấp bản [111].

(Cấp tỉnh, huyện gọi là cấp địa phương, còn cấp bản gọi là cấp cơ sở).

Cấp huyện là khái niệm chỉ các đơn vị hành chính thuộc tỉnh, như: huyện và

thị xã. Như vậy, huyện là đơn vị hành chính địa phương thuộc tỉnh hoặc thành

phố; một huyện bao gồm nhiều bản).

Nhưng trong thực tế ở CHDCND Lào chỉ có huyện chưa có thị xã. Do

vậy, trong luận án tác giả dùng từ huyện thay cho cấp huyện.

Theo Luật Chính quyền địa phương, chính quyền cấp huyện là cơ quan

hành pháp cấp địa phương, là đại diện của Chính phủ, có trách nhiệm trước

Chính phủ và Hội đồng nhân dân địa phương [111].

* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cấp huyện

Về chức năng: Chính quyền cấp huyện có chức năng quản lý nhà nước

về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, việc đào tạo và sử dụng tài nguyên con

người, việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các tài

nguyên khác; quốc phòng - an ninh ở địa phương và công tác đối ngoại theo

sự phân cấp quản lý [111].

Về quyền hạn và nhiệm vụ: Theo Luật Chính quyền địa phương, cấp

huyện có 9 quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể như sau:

(1) Tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, nghị định, nghị quyết,

chỉ thị, hướng dẫn, quyết định, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội và kế hoạch ngân sách nhà nước của các cơ quan nhà nước cấp

trung ương và cơ quan cấp tỉnh bao gồm cơ quan đảng, cơ quan

chính quyền.

Page 37: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

32

2. Nghiên cứu và đề xuất chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, kế hoạch ngân sách và công tác quốc phòng - an ninh của

địa phương với Hội đồng nhân dân địa phương để xem xét;

3. Quản lý hành chính về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh

ơ quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường…

4. Ra nghị quyết, quyết định, chỉ thị, hướng dẫn và thông báo về

việc quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng;

5. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công việc của cơ quan tổ chức

mình phụ trách;

6. Quản lý công dân, ngoại kiều, người nước ngoài, người không có

quốc tịch đang sinh sống và hoạt động tại địa phương mình;

7. Quan hệ và hợp tác với nước ngoài theo sự giao phó của Chính phủ;

8. Thường xuyên tổng kết, báo cáo kết quả tổ chức thực hiện công việc

của địa phương, cả tình hình chung của địa phương với cấp trên;

9. Sử dụng quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định

trong pháp luật và quy chế [111].

* Đặc điểm cấp huyện

Một là, các huyện ở nước CHDCND Lào khá đa dạng và phong phú về

điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Các huyện ở CHDCND Lào được

phân chia thao 3 khu vực lãnh thổ là các huyện Bắc Lào (hay Thượng Lào),

Trung Lào và Nam Lào (hay Hạ Lào) với những đặc trưng tương đối rõ nét về

điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và xã hội. Có thể nói Lào là quốc

gia được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng

sản và lợi thế về thủy lợi, tuy nhiên sự phân bổ về trữ lượng và địa lý không

giống nhau. Chẳng hạn: Các huyện Bắc Lào có ưu thế về tài nguyên khoáng

sản như sắt, đồng; các huyện Nam Lào có cao nguyên Bo Li Vên với độ cao

800-1500 mét, đây là vùng đất thuận lợi cho trồng trọt các loại cây công

nghiệp như: cà phê, cao su và các loại cây khác, trong khi các huyện ở Trung

Lào có 3 đồng bằng dọc các con sông là Viêng Chăn, Sạ Vẳn Nạ Khệt và

Page 38: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

33

Chăm Pa Sắc, có ưu thế về chăn nuôi đại gia súc và nông nghiệp trồng

lúa…Những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng loại

hình huyện tác động và chi phối rất lớn hoạt động của bí thư - huyện trưởng ở

từng loại hình huyện.

Hai là, các huyện được tạo nên bởi các bản, cụm bản có lịch sử phát

triển lâu đời, văn hóa, phong tục tập quán độc đáo. Quan hệ huyết thống,

phong tục tập quán của phương thức sản xuất tự cung, tự cấp tuy còn rất sâu

đậm trong cư dân, song ở những mức độ khác nhau bản, cụm bản đang trong

quá trình phát triển thích ứng với cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.

Ba là, các huyện ở CHDCND Lào có trình độ phát triển kinh tế - xã hội

và phân bố cư dân không đồng đều. Hầu hết các huyện có trình độ phát triển

kinh tế - xã hội, trình độ hội nhập quốc tế cao năm ở khu vực đồng bằng hoặc

gần các trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước hoặc nằm trong khu vực

có các dự án kinh tế lớn của đất nước, tập trung ở các tỉnh như: Sa Vắn Nạ

Khết, Thủ đô Viêng Chăn, U Đôm Xay, Sa La Văn… Trong khi đó một số

huyện có dân cư thưa thớt, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn rất hạn chế

như: Hóa Phăn, Bò Kẹo, Luống Nặm Tha.

Bốn là, các huyện ở CHDCND Lào đang có sự phát triển mạnh mẽ về

kinh tế - xã hội. Từ năm 1986, nước CHDCND Lào thực hiện công cuộc đổi

mới, đã từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những

thành tựu quan trọng; các nghị quyết, chủ trương của Đảng đã dần dần đi vào

cuộc sống của nhân dân các bộ tộc và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn

thể nhân dân. Nhân dân các bộ tộc Lào đã phát huy hết tinh thần, trách nhiệm

của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có vào phát triển sản xuất,

từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh và làm

cho tình hình kinh tế tài chính và đời sống nhân dân ổn định. Để đưa đất nước

phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới.

Page 39: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

34

Để xây dựng một đất nước Lào phồn vinh, giàu mạnh, chính quyền các

cấp từ trung ương đến cơ sở đặc biệt là ở các bản làng tăng cường công tác

tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước từ

đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa

mới, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu.

2.1.2. Đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào - Vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn và đặc điểm

2.1.2.1. Khái quát về đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Trong hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới do ĐNDCM Lào khởi

xướng và lãnh đạo, đã đưa sự nghiệp đổi mới vượt qua những thử thách to

lớn, phức tạp, ngày càng đi vào chiều sâu, giành được những thành tựu to lớn,

tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Lào tiến hành đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với những đổi mới trong công tác cán bộ,

đội ngũ bí thư - huyện trưởng được xây dựng và trưởng thành, từng bước đáp

ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ mới.

Hiện nay, đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào gồm có 148

đồng chí, trong đó nam là 143 đồng chí, nữ 05 đồng chí (chiếm 3,5%). Về

thành phần dân tộc (theo 4 ngữ hệ chính): Lào - Tày có 109 đồng chí (chiếm

73,65%); Môn - Khơme có 22 đồng chí (chiếm 14,86%); Mông - Ỉ miên có 10

đồng chí (chiếm 6,76%); Trung Quốc - Tây tạng có 7 đồng chí (4,73). Về độ

tuổi: độ tuổi trung bình của đội ngũ bí thư - huyện trưởng là 54 tuổi, trong đó:

Dưới 40 tuổi có 8 đồng chí (chiếm 5,4%); từ 40 đến 49 tuổi có 23 đồng chí

(chiếm 15,54%); từ 50 đến 59 tuổi có 101 đồng chí (chiếm 68,24%); từ 60

tuổi trở lên có 16 đồng chí (chiếm 10,82%) [95] (xem thêm Phụ lục 7; 8; 9).

Về trình độ học vấn: Tiểu học có 1 đồng chí; trung học cơ sở có 10 đồng chí;

phổ thông có 129 đồng chí. Về trình độ chuyên môn: Sơ cấp có 6 đồng chí;

trung cấp có 24 đồng chí; cao đẳng có 30 đồng chí; đại học có 39 đồng chí;

cao học có 37 đồng chí; tiến sĩ có 4 đồng chí. Về trình độ lý luận chính trị:

Page 40: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

35

Bồi dưỡng có 3 đồng chí; sơ cấp có 1 đồng chí; trung cấp có 4 đồng chí; cao

đẳng có 98 đồng chí; đại học có 21 đồng chí; cao học có 11 đồng chí; tiến sĩ

có 2 đồng chí [95] (xem thêm Phụ lục 10; 11; 12;13).

2.1.2.2. Vị trí, vai trò của bí thư - huyện trưởng

Trong quá trình tiến hành công việc, bí thư - huyện trưởng có thẩm

quyền và là người trước hết chịu trách nhiệm cao nhất về việc thực hiện các

quyết định của tập thể cấp ủy và chính quyền huyện. Vì vậy, bí thư - huyện

trưởng là người đứng đầu đảng bộ huyện và đứng đầu chính quyền huyện. Vị

trí, vai trò của bí thư - huyện trưởng được xem xét trong các mối quan hệ chủ

yếu giữa bí thư - huyện trưởng với: đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, thành ủy, chính

quyền tỉnh, thành phố; công tác xây dựng đảng bộ huyện; xây dựng tổ chức

bộ máy, cán bộ và hoạt động của các tổ chức trong HTCT huyện… Cụ thể là,

bí thư - huyện trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện

thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, thành ủy.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và chính quyền

cấp huyện thì có rất nhiều yếu tố, trong đó vai trò của bí thư - huyện trưởng là

hết sức to lớn. Người đứng đầu có đủ phẩm chất và năng lực sẽ giúp cho việc

lãnh đạo đề ra được đường lối phương hướng đúng đắn, tránh được những sai

lầm không đáng có.

Từ các quy định của Đảng, Nhà nước và thực tế hoạt động của các bí thư

- huyện trưởng có thể xác định vị trí, vai trò của bí thư - huyện trưởng như sau:

Một là, bí thư - huyện trưởng là người đứng đầu Ban Chấp hành đảng

bộ huyện, đồng thời là người đứng đầu chính quyền huyện bí thư - huyện

trưởng giữ vai trò chủ trì, điều hành hoạt động của Ban Chấp hành, Ban

Thường vụ (BTV), thường trực huyện ủy và chính quyền huyện; lãnh đạo

toàn bộ đảng bộ huyện thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ huyện, do đó

Page 41: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

36

có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ

chính trị của đảng bộ và chính quyền huyện do mình phụ trách. Trên cơ sở

đường lối, nghị quyết của cấp trên, bí thư - huyện trưởng cùng với BTV

huyện uỷ, Ban Chấp hành đảng bộ huyện, thành viên chính quyền xác định

đúng đắn nhiệm vụ chính trị của đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ đại hội và dự

tính những nhiệm vụ, tình huống khẩn cấp có thể nảy sinh; chủ trì các hội

nghị xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung

ương, của tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác giải quyết các điểm

nóng về chính trị, an ninh, quốc phòng xảy ra trên địa bàn huyện.

Trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan cấp huyện, bí thư

- huyện trưởng phải phối hợp với ban thường vụ huyện ủy, các thành viên của

ủy ban nhân dân để giải quyết các vấn đề trong phạm vi chức trách nhiệm vụ

của mình. Cụ thể là, lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các chủ trương chính sách

sách của Đảng và Nhà nước; Chủ động xử lý các tình huống phát sinh trong

quá trình thực hiện hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp với

thực tiễn địa phương.

Hai là, bí thư - huyện trưởng có vai trò quan trọng trong đề xuất và chỉ

đạo, tổ chức phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện và nâng

cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Vai trò của bí thư - huyện trưởng

thể hiện ở tính khoa học, tính khả thi và sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

của các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội của huyện. Là người chủ trì đề xuất các chủ trương, biện pháp

phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện, đòi hỏi bí thư - huyện trưởng

phải nghiên cứu, quán triệt đường lối, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và vận

dụng, tìm tòi sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp

trên và trước nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, xây dựng chủ

trương, biện pháp và chỉ đạo phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vừa

đảm bảo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phù hợp với

Page 42: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

37

tình hình thực tế khách quan, điều kiện đặc thù của các huyện, nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong huyện.

Ba là, bí thư - huyện trưởng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong

công tác xây dựng đảng bộ và chính quyền huyện trong sạch, vững mạnh; là

hạt nhân đoàn kết trong đảng bộ và chính quyền huyện. Bí thư - huyện trưởng

là người chủ trì công tác xây dựng đảng và chính quyền huyện, xây dựng đội

ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của huyện. Là người đứng đầu

đảng bộ và chính quyền huyện, bí thư - huyện trưởng có vai trò chủ động, tích

cực cùng với BTV huyện uỷ, các thành viên chính quyền chỉ đạo các cơ quan

tham mưu, giúp việc của huyện ủy và chính quyền huyện xây dựng các quy

chế, quy định, nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động lãnh đạo của

huyện uỷ, chính quyền huyện; chuẩn bị các quyết định của BTV huyện uỷ và

các thành viên của chính quyền huyện về các mặt công tác của huyện ủy và

chính quyền huyện; là hạt nhân đoàn kết, luôn đi đầu trong việc đổi mới và

nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt và hoạt động của cấp ủy, của đảng bộ

và chính quyền huyện; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và hoạt động

của Đảng, quy định của pháp luật, xây dựng các đảng bộ và chính quyền

huyện trong sạch, vững mạnh.

Bốn là, bí thư - huyện trưởng là người đứng đầu cơ quan cấp huyện cả

về tổ chức đảng và chính quyền. Vì vậy, họ có vị trí, vai trò hết sức quan

trọng trong việc việc xây dựng hệ thống chính trị đủ năng lực, trong sạch,

vững mạnh, hoạt động có hiệu quả cao, hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ

nhân dân.

Vai trò cụ thể của Bí thư - huyện trưởng bao gồm: một là, chỉ đạo

HTCT cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của tổ chức đảng cấp trên và cấp huyện

thành chương trình hành động, kế hoạch công tác, tổ chức thực hiện phù hợp

với thực tế của địa phương, thực thi các kế hoạch, chương trình của chính

quyền các cấp. Hai là, thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố các đoàn

Page 43: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

38

thể chính trị - xã hội làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân thực

hiện chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Ba là, cùng ban

thường vụ, ban chấp hành huyện ủy xây dựng các nghị quyết, kế hoạch,

chương trình hành động,... để xây dựng và hoạt động của các tổ chức trong hệ

thống chính trị cấp huyện. Như vậy, bí thư - huyện trưởng giữ vai trò hết sức

quan trọng đảm bảo cho hệ thống chính trị thực hiện đúng đường lối quả

đảng, pháp luật của nhà nước, mang lại hiệu quả cao.

Như vậy, bí thư - huyện trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng đảm bảo

cho hệ thống chính trị thực hiện đúng đường lối quả đảng, pháp luật của nhà

nước, với hiệu quả cao nhất. Bí thư - huyện trưởng là người có vai trò quan

trọng hàng đầu, cùng, BTV, thường trực quyết định thực hiện thắng lợi các

nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc

phòng, xây dựng và hoạt động của HTCT huyện.

2.1.2.3. Chức năng, quyền hạn của bí thư - huyện trưởng

Bí thư - huyện trưởng là người đứng đầu cấp ủy, đảng bộ và chính

quyền huyện. Chức năng của là lãnh đạo. Đối tượng lãnh đạo của, gồm: các tổ

chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng bộ huyện; các tổ chức trong

HTCT, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân trên địa bàn huyện; các lĩnh

vực đời sống xã hội trên địa bàn, như kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa,

xã hội, đối ngoại…

Sự lãnh đạo của là lãnh đạo chính trị, tức là đề ra các nghị quyết, quyết

định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên về

thực hiện nghị quyết, quyết định của, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.

không bao biện làm thay công việc của các tổ chức trong HTCT; không áp

đặt, không can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức trong HTCT; tôn

trọng, phát huy vai trò chủ động, tính tích cực, sáng tạo của các tổ chức này.

Bí thư - huyện trưởng là cán bộ lãnh đạo của Đảng, người đứng đầu,

đảng bộ, chính quyền huyện, có vai trò quan trọng hàng đầu, cùng, trước hết

Page 44: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

39

là BTV, thường trực quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác xây

dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng và hoạt

động của HTCT huyện. Chức năng của bí thư - huyện trưởng là lãnh đạo

chính trị. Trong quá trình lãnh đạo, bí thư - huyện trưởng phải tuân thủ

nghiêm ngặt các nguyên tắc về lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập

trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Sự lãnh đạo của bí thư - huyện trưởng là lãnh đạo toàn diện, tức là lãnh

đạo công tác xây dựng Đảng; lãnh đạo toàn bộ hoạt động của các tổ chức

trong HTCT và lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn huyện.

Những điều nêu trên là những nét chung, khái quát về chức năng,

nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư - huyện trưởng. Đến nay, Đảng

NDCML chưa quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách

nhiệm của bí thư - huyện trưởng. Dưới góc độ nghiên cứu và thực tiễn hoạt

động của người bí thư - huyện trưởng phải đảm nhận những chức năng chủ

yếu sau đây:

- Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng

trên địa bàn huyện.

Sự lãnh đạo kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của các tập trung vào

lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng thể của huyện; chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,

tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện; xây dựng đời sống văn

hóa nông thôn, phát triển giáo dục và đào tạo; giữ vững an ninh chính trị, trật

tự xã hội trên địa bàn huyện; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh

nhân dân; bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội… .

Bí thư - huyện trưởng đề xuất các chủ trương, giải pháp, hoặc tiếp thu

những ý kiến của các cấp ủy viên, ủy viên BTV, thường trực và những ý kiến

của các cấp ủy trực thuộc, cán bộ, đảng viên, từ đó, hình thành các chủ

trương, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; trao đổi,

Page 45: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

40

thống nhất trong thường trực để đưa ra hội nghị BTV, hội nghị thảo luận

quyết định. Bí thư - huyện trưởng chủ trì các hội nghị BTV, để thảo luận và

quyết định những chủ trương, giải pháp về những vấn đề này và lãnh đạo tổ

chức thực hiện.

Bí thư - huyện trưởng lãnh đạo giải quyết những vấn đề phức tạp nảy

sinh trong quá trình, BTV lãnh đạo kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, nhất

là những vấn đề lớn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an

ninh chính trị, trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn huyện. Bí thư - huyện

trưởng trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về an ninh, quốc phòng,

đối ngoại, bảo vệ chính trị nội bộ của địa phương tạo thuận lợi để lãnh đạo

phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện đạt kết quả.

Trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, Bí thư -

huyện trưởng là người cùng với cấp ủy tiến hành sơ kết, tổng kết sự lãnh đạo,

chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhânhạn chế từ đó,

rút ra bài học kinh nghiệm.

- Lãnh đạo công tác xây dựng Đảng.

Trong lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, bí thư - huyện trưởng thiết kế

các chủ trương, giải pháp hoặc đề xuất ý tưởng và chủ trì thảo luận trong

BTV, để ra các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác xây dựng Đảng trên

ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức của các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức đảng

trực thuộc; xây dựng các cơ quan tham mưu, giúp việc của ; công tác bảo vệ

chính trị nội bộ; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ huyện.

Trong lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, vấn đề quan trọng nhất đối

với bí thư - huyện trưởng là lãnh đạo công tác cán bộ. Bí thư - huyện trưởng

tập trung lãnh đạo công tác cán bộ, xây dựng, nâng cao chất lượng, BTV,

thường trực và xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện, nhất là đội ngũ cán bộ

diện BTV quản lý. Trên cơ sở các quyết định của, BTV, bí thư - huyện trưởng

lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ không thuộc diện

Page 46: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

41

BTV quản lý. Bí thư - huyện trưởng tiến hành công việc này, thông qua

những ủy viên BTV được phân công phụ trách đơn vị cơ sở và thông qua ban

tổ chức.

Trong lãnh đạo công tác cán bộ, bí thư - huyện trưởng đề xuất các chủ

trương, quan điểm hoặc tiếp thu và cân nhắc những ý kiến đề xuất của các

viên, ủy viên BTV, thường trực, cán bộ, đảng viên, nhân dân, tiến hành trao

đổi trong thường trực và chủ trì thảo luận trong BTV và quyết định. Quy trình

thực hiện chức trách nhiệm vụ này bao gồm, bước một: tạo nguồn, quy hoạch;

bước hai: đào tạo, bồi dưỡng; bước ba: sử dụng, luân chuyển; bước bốn: quản

lý, đánh giá.

- Lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chính quyền,

Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến

bản, cụm bản.

Đây là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của, trước hết

là của bí thư - huyện trưởng. Bí thư - huyện trưởng đề xuất các chủ trương,

giải pháp hoặc đề xuất ý tưởng, tiếp thu các đề xuất của các viên, ủy viên

BTV, thường trực và chủ trì lãnh đạo, điều hành thảo luận trong BTV, để

quyết định về xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chính quyền, Mặt trận

Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở và

nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này.

Trong công tác tổ chức, bí thư - huyện trưởng tập trung lãnh đạo hoàn

thiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong chính quyền huyện, Mặt trận

Lào xây dựng đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó, bí thư

- huyện trưởng lãnh đạo kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan này.

Trong công tác cán bộ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức

trong chính quyền huyện, Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức

chính trị - xã hội đã được xác định, bí thư - huyện trưởng lãnh đạo tiến hành

các khâu của công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ của các tổ chức này,

Page 47: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

42

có chất lượng tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong đó, coi trọng lãnh

đạo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt và cán bộ diện BTV

quản lý hoạt động trong chính quyền, Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các

đoàn thể chính trị - xã hội.

- Lãnh đạo công tác tư tưởng, dân vận. Đây là những chức năng lãnh đạo chủ yếu của bí thư - huyện trưởng. Bí

thư - huyện trưởng phải nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và

các tầng lớp nhân dân trong huyện. Từ đó, mới có thể hình thành các chủ

trương giải pháp đúng đắn, khả thi huy động toàn thể cán bộ, đảng viên và

nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ

vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng quốc phòng

vững mạnh và công tác xây dựng Đảng.

Bí thư - huyện trưởng chủ động đề xuất các chủ trương, giải pháp về

công tác tư tưởng, chủ trì thảo luận, bổ sung, quyết định trong hội nghị, BTV

và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Những quyết định về công tác tư tưởng bao

gồm: công tác tư tưởng trong đảng bộ huyện, trong các tổ chức đảng, đội ngũ

cán bộ, đảng viên và công tác tư tưởng trong nhân dân. Bí thư - huyện trưởng

lãnh đạo các cấp ủy làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng, để mỗi cán bộ,

đảng viên trở thành một cán bộ làm công tác tư tưởng trong các tầng lớp nhân

dân của huyện đạt hiệu quả.

Bí thư - huyện trưởng lãnh đạo xây dựng chủ trương, giải pháp xử lý

những vấn đề phức tạp nảy sinh tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tư tưởng

nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là ở những nơi xảy ra "điểm nóng" về an

ninh, trật tự, về dân tộc, tôn giáo.

Bí thư - huyện trưởng lãnh đạo công tác dân vận của, các cấp ủy, tổ

chức đảng trong huyện; lãnh đạo công tác dân vận của chính quyền huyện; chỉ

đạo công tác dân vận của chính quyền cơ sở, các lực lượng vũ trang trên địa

bàn; lãnh đạo Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các đoàn thể nhân dân trong

tiến hành công tác dân vận.

Page 48: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

43

Bí thư - huyện trưởng xác định chủ trương, giải pháp hoặc dựa vào ý

kiến của ban dân vận, các đoàn thể chính trị - xã hội để hình thành chủ

trương, giải pháp về công tác dân vận và tổ chức thảo luận trong, BTV,

thường trực để thảo luận, bổ sung, quyết định và lãnh đạo tổ chức thực hiện.

Bí thư - huyện trưởng trực tiếp hoặc phân công phó bí thư giúp lãnh đạo, chỉ

đạo công tác dân vận của chính quyền huyện, chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy

trực thuộc về lãnh đạo về công tác dân vận của chính quyền cơ sở.

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

Từ suy nghĩ của mình và ý kiến của các viên, ủy viên BTV, thường trực,

ủy ban kiểm tra và của các cấp ủy trực thuộc, từ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do

cấp ủy tỉnh (thành phố) giao cho, bí thư - huyện trưởng đề xuất chủ trương, giải

pháp về công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức thảo luận, bổ sung, hoàn chỉnh,

quyết định trong hội nghị, BTV, thường trực và tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở quyết định của BTV, về công tác kiểm tra, giám sát, bí thư -

huyện trưởng lãnh đạo công tác kiểm tra giám sát của ủy ban kiểm tra và của

các ban tham mưu, giúp việc của ; lãnh đạo việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ

kiểm tra, giám sát của ; lãnh đạo các cấp ủy cơ sở tiến hành công tác kiểm tra,

giám sát.

2.1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Một là, hoạt động của bí thư - huyện trưởng là hoạt động lãnh đạo

chính trị, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý nhà nước

trên địa bàn huyện.

Hoạt động của là hoạt động lãnh đạo chính trị đối với các tổ chức trong

HTCT huyện và các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trên địa bàn huyện. Bí thư

- huyện trưởng là người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động

của nhằm thực hiện thắng lợi những quyết định chính trị của đại hội đảng bộ

huyện và những quyết định chính trị của, BTV về phát triển kinh tế - xã hội,

quốc phòng, an ninh; về xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của các tổ

Page 49: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

44

chức trong HTCT huyện; về công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng đội

ngũ cán bộ huyện; lãnh đạo tổ chức thực hiện và tiến hành công tác kiểm tra,

giám sát các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên của mình trong thực hiện chức

năng, nhiệm vụ. Hoạt động lãnh đạo chính trị của bí thư - huyện trưởng bảo

đảm cho mọi hoạt động của đảng bộ huyện, HTCT và các lĩnh vực đời sống

xã hội theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước và đạt hiệu quả.

Hoạt động lãnh đạo của bí thư - huyện trưởng cũng là lãnh đạo chính

trị. Sự lãnh đạo ấy là lãnh đạo toàn diện, tức là lãnh đạo công tác xây dựng

Đảng, lãnh đạo toàn bộ hoạt động của các tổ chức trong HTCT và lãnh đạo

các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn huyện.

Trong quá trình lãnh đạo, bí thư - huyện trưởng phải tuân thủ nghiêm

ngặt nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ,

tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đồng thời, phải thể hiện tính nghệ thuật.

Trên cương vị là người đứng đầu chính quyền huyện, bí thư - huyện

trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý, điều hành mọi mặt của

đười sống xã hội tại địa phương, mà cơ bản nhất là các nhiệm vụ chính trị

trọng tâm sau: phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân các bộ tộc trên địa bàn; phát triển văn hóa; đảm bảo an

ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội;… theo thẩm quyền do pháp luật

quy định.

Hai là, hầu hết bí thư - huyện trưởng được đào tạo cơ bản, có trình độ

khá cao về học vấn, chuyên môn và lý luận chính trị.

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, đội

ngũ bí thư - huyện trưởng được tạo điều kiện thuận lợi về đào tạo chuyên

môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị có hiểu biết sâu, rộng về đường lối chủ

trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; am

hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của cả

Page 50: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

45

nước, của tỉnh, thành phố và đặc biệt là thực tiễn của huyện; có trình độ nghiên

cứu sâu, kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, quản lý nhà

nước, quản lý kinh tế và vận động nhân dân trên địa bàn; có năng lực tổ chức,

quản lý, chỉ đạo tổng kết thực tiễn; có khả năng nghiên cứu khoa học, năng

động, nhạy bén với thời cuộc, trong tiếp thu cái mới, nhất là trong tiếp thu

những thành tựu của khoa học công nghệ để áp dụng vào thực tiễn địa phương.

Ba là, bí thư - huyện trưởng hoạt động trên địa bàn khá rộng lớn, có

nhiều thuận lợi để hoạt động có hiệu quả, thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình.

Hoạt động của bí thư - huyện trưởng diễn ra trên địa bàn khá rộng lớn,

có số lượng lớn dân cư, gồm đủ các giai tầng xã hội; có đủ các điều kiện cần

thiết để huy động lớn nguồn lực để triển khai các công trình, dự án lớn về

kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đủ tư cách và khả năng liên doanh, liên

kết với các địa phương và nước ngoài vì sự phát triển của địa phương. Trong

quá trình hoạt động bí thư - huyện trưởng được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp

của tỉnh, thành ủy, sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể tỉnh,

thành phố và các tổ chức có liên quan. Đây là điều kiện rất thuận lợi để bí thư

- huyện trưởng hoạt động có hiệu quả và thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình.

Song, những điều nêu trên, cũng là sức ép rất lớn, đòi hỏi bí thư - huyện

trưởng phải vươn lên mạnh mẽ để thể hiện và khẳng định vị trí, vai trò là

người đứng đầu và đảng bộ huyện.

Bốn là, hoạt động của bí thư - huyện trưởng hiện nay chịu tác động của

việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tâm lý, tập

tập quán của người sản xuất nhỏ và cơ chế hành chính, tập trung bao cấp.

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang xây dựng nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế ấy, tác động khá mạnh mẽ đến các

mặt hoạt động của và bí thư - huyện trưởng cả tích cực và tiêu cực. Về mặt

tích cực, phát triển kinh tế thị trường trên địa bàn huyện là cơ hội và điều kiện

rèn luyện, thử thách bản lĩnh chính trị, năng lực, tài năng của bí thư - huyện

Page 51: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

46

trưởng. Song, mặt tiêu cực của nó cũng gây khó khăn, cản trở không nhỏ đối

với hoạt động lãnh đạo chính trị của bí thư - huyện trưởng. Đặc biệt là làm

thay đổi thang giá trị đạo đức, lối sống, làm suy thoái về đạo đức, lối sống của

một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Từ sự suy thoái về phẩm chất đạo

đức, lối sống, không ít cán bộ, đảng viên đã dẫn đến suy thoái về tư tưởng

chính trị, gây khó khăn, phức tạp cho sự lãnh đạo của bí thư - huyện trưởng.

Tập hợp trong Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức chính trị

- xã hội từ huyện đến bản là đông đảo nhân dân sống ổn định, lâu đời trên địa

bàn huyện, có quan hệ mật thiết với nhau, nhất là quan hệ huyết thống, truyền

thống huyện, bản… Điều này rất thuận lợi cho việc hoạt động lãnh đạo của bí

thư - huyện trưởng đối với vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị

của huyện; tập hợp, vận động nhân ân đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau

xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Song, tâm lý người sản xuất nhỏ, tư

tưởng bình quân cào bằng, quan hệ huyết thống, dòng họ, truyền thống huyện,

bản... vẫn còn tác động ở những mức độ khác nhau cản trở nhất định đến hoạt

động lãnh đạo của bí thư - huyện trưởng, nhất là tình trạng cục bộ, dòng họ dễ

dẫn đến mất đoàn kết làm suy giảm sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong

thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước, nghị quyết của... Cơ chế hành chính, tập trung, bao cấp tuy đã được xóa

bỏ thay bằng cơ chế mới, song do cơ chế này được thực hiện và duy trì trong

thời gian khá dài, nên vẫn còn tác động, chi phối suy nghĩ và hành động của

nhiều cán bộ, đảng viên gây nên những khó khăn nhất định đối với hoạt động

của bí thư - huyện trưởng.

Năm là, đội ngũ bí thư - huyện trưởng đang đứng trước những yêu cầu

cao về trách nhiệm, trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Với vị trí, vai trò và thẩm quyền, trách nhiệm to lớn của người đứng

đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, tính chất quan trọng của địa bàn công tác

Page 52: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

47

đã đặt ra những yêu cầu, thách thức nặng nề cho đội ngũ bí thư - huyện

trưởng. Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển của thời đại, tích cực mở cửa,

giao lưu, hội nhập với thế giới, toàn cầu hóa, càng đòi hỏi đội ngũ bí thư -

huyện trưởng phải luôn nâng cao trách nhiệm, vượt lên thử thách, bắt kịp với

yêu cầu trong tình hình mới.

2.2. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HOÀ

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC

2.2.1. Khái niệm xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, xây dựng được hiểu theo ba nghĩa: (1) Làm

nên, gây dựng nên. (2) Tạo ra cái gì đó có giá trị về vật chất hoặc tinh thần. (3)

Thái độ hoặc ý kiến đóng góp để làm tốt hơn một vấn đề nào đó [87, tr.1807].

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học năm 2005 thì

khái niệm xây dựng là:

1. Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định: xây

dựng một cung văn hóa. Xây dựng nhà cửa. Công nhân xây dựng. 2.

Làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính

trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định: xây dựng gia

đình. Xây dựng chính quyền. Xây dựng đất nước. Xây dựng con

người mới. 3. Tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa

trừu tượng: xây dựng cốt truyện. Xây dựng uy tín [93, tr.1145].

Theo chúng tôi, xây dựng là quá trình tạo ra những thay đổi để hình

thành nên sự vật hiện tượng với những nội dung nhất định.

Hiện nay đã có những công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng đội

ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào. Các công trình này đã trình bày

một số khái niệm và nội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán

bộ chủ chốt. Chúng tôi nhận thấy, có thể tham khảo được, tiêu biểu là công

trình của tác giả Bun-xợt Tham-ma-vông, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

Page 53: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

48

cấp huyện ở các tỉnh phía nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong

giai đoạn hiện nay:

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện là toàn bộ hoạt động

của tỉnh ủy, huyện ủy và các cơ quan tham mưu của cấp ủy trên tất

cả các khâu: tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý,

kiểm tra, đánh giá, sử dụng, luân chuyển đối với cán bộ chủ chốt

cấp huyện, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ chủ chốt có chất lượng tốt,

đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện [23, tr.24].

Tác giả đã chỉ ra cụ thể chủ thể, đối tượng, nội dung, mục đích xây

dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Nam Lào.

Tác giả Bùi Hồng Thắng trong luận văn "Xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy

ban nhân dân phường ở thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay" bàn về quan

niệm xây dựng đội ngũ Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hải

Phòng là:

Xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân phường của thành phố Hải

Phòng là hệ thống các hoạt động, các mặt công tác từ đề ra chủ trương, nhiệm

vụ đến tiến hành các khâu công tác cán bộ nhằm tạo nên đội ngũ chủ tịch ủy

ban nhân dân dân phường có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị,

đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực công tác, phong cách làm việc tốt, đáp

ứng nhiệm vụ chính trị của các phường [69, tr.30-31]. Quan niệm này cũng đã

chỉ ra chủ thể, đối tượng, nội dung, mục đích xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy

ban nhân dân phường của thành phố Hải Phòng.

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin luôn coi trọng công tác xây

dựng đội ngũ cán bộ. Coi đây là nhân tố quyết định nhất giúp giai cấp công

nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh của mình. Muốn vậy, giai cấp công nhân,

đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt phải được đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục,

rèn luyện, giám sát để trở thành cán bộ ưu tú, có bản lĩnh chính trị vững vàng,

có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi, gắn bó máu thịt với đảng và nhân dân.

Page 54: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

49

Người xứng đáng đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo, quản lý phải là người có

thâm niên, có uy tín trong Đảng, không thiên vị, có đầu óc khách quan, hăng

hái, phẩm chất cao trong công tác hành chính, có nhiều kinh nghiệm sống.

Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt,

cán bộ cấp chiến lược luôn được chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Từ

những tác phẩm đều tiên như "Đường kách mệnh" đến những tác phẩm cuối

cùng như "Di chúc", Người luôn đề cập đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ,

coi đây là công việc gốc rễ của Đảng. Trước khi từ giã cõi đời, Người để lại

bản "di chúc", trong đó vấn đề đầu tiên người viết chính là về xây dựng đảng,

xây dựng cán bộ. Người chỉ ra nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng là phải thực

hành dân chủ rộng rãi, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, phải giữ gìn

đoàn kết trong đảng, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch để xứng đáng là

người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đồng thời,

Người căn dặn mỗi đảng viên phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, trở thành

những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Suốt 88 năm hình thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

coi trọng công tác cán bộ và đào tạo cán bộ cho đời sau. Tìm hiểu các văn

kiện của Đảng, chúng tôi nhận thấy công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán

bộ là vấn đề được đề cập đến nhiều nhất. Ban chấp hành trung ương rành hẳn

những hội nghị, nghị quyết chuyên về vấn đề này. Trong những năm gần đây

công tác quy hoạch đào tạo cán bộ được thực hiện một cách bài bản thông

qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ từ cấp ủy viên trung ương tới cấp

tỉnh, cấp huyện cho đội ngũ cán bộ được quy hoạch. Các quy trình sử dụng,

bổ nhiệm cán bộ nhất là cán bộ cấp chiến lược được làm bài bản và rất chặt

chẽ. Việc làm này góp phần tạo ra bộ máy hoạt động hiệu quả. Đối với những

cán bộ đã được bổ nhiệm thì tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát nhằm loại

bỏ những phần tử tha hóa biến chất ra khỏi bộ máy, lấy lại niềm tin của nhân

dân vào đảng, vào chế độ.

Page 55: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

50

Trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp các mạng, Đảng

Nhân dân Cách mạng Lào luôn xác định công tác cán bộ giữ vai trò quyết

định đến sự thành bại của sự nghiệp các mạng, cán bộ là vốn liếng rất quý của

Đảng và Nhà nước [105]. Người cán bộ trung thành với đảng, có lý tưởng

trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu trong thực hiện chức

trách nhiệm vụ là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách

mạng dân tộc dân chủ trước kia, và quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước vững

mạnh trong giai đoạn hiện nay.

Có đường lối đúng đắn, nhưng thiếu cán bộ có trình độ thì hiệu quả của

việc tổ chức thực hiện sẽ không cao, thậm chí không có kết quả. Chủ tịch

Cay-sỏn Phôm-vi-hản từng nói: "Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là

người lãnh đạo nhân dân, là người phục vụ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và

quần chúng" [99].

Như vậy, điểm tương đồng giữa các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -

Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM

Lào là rất coi trọng công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán

bộ chủ chốt. Tất cả đều khẳng định, để hoàn thành thắng lợi yêu cầu nhiệm vụ

của từng giai đoạn cách mạng thì cần phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, kiểm

tra, giám sát cán bộ.

Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy, xây dựng đội ngũ cán bộ là

tổng thể các hoạt động, từ đề ra phương hướng, nhiệm vụ đến triển khai các

khâu công tác cán bộ nhằm tạo nên đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt có

đủ năng lực chuyên môn, có tầm nhìn chiến lược, có phẩm chất chính trị, đạo

đức, lối sống trong sáng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ chính trị được giao trong từng giai đoạn cách mạng. Từ những phân

tích trên có thể đưa ra khái niệm: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là toàn bộ hoạt động của HTCT cấp tỉnh và cấp huyện mà chủ thể chính là của tỉnh ủy, lãnh đạo chính quyền tỉnh và hoạt

động thực tiễn của từng bí thư - huyện trưởng với những nội dung, hình thức,

Page 56: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

51

biện pháp cụ thể, từ đề ra phương hướng, nhiệm vụ đến triển khai các khâu

công tác cán bộ, phối hợp các lực lượng..., nhằm tạo ra đội ngũ bí thư - huyện trưởng có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị

của huyện.

Khái niệm trên cho thấy, chủ thể xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở CHDCND Lào là tỉnh ủy, lãnh đạo chính quyền tỉnh, huyện ủy, lãnh

đạo chính quyền huyện và các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy,

chính quyền tỉnh, huyện ủy, chính quyền huyện. Trong đó: tỉnh ủy, chính

quyền tỉnh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để tổ

chức triển khai các chủ trương, chính sách của ĐNDCM Lào về công tác cán

bộ. Căn cứ vào đặc điểm tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng tỉnh, thành

phố mà có những kế hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ phù hợp. Đồng thời qua

thực tế triển khai, tỉnh ủy tham mưu cho Trung ương Đảng trong việc sửa đổi,

bổ sung, ban hành các chủ trương, phương hướng xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng cho phù hợp.

Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh là cấp lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt đối với

huyện ủy, trong đó có công tác xây dựng Đảng, chính quyền và xây dựng đội

ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Đồng thời tỉnh ủy, BTV tỉnh ủy trực

tiếp là đơn vị quản lý, giáo dục, rèn luyện, phân công nhiệm vụ, theo dõi,

đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng; là nơi chủ động phát hiện, đề xuất

xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Huyện ủy, lãnh đạo chính quyền huyện là nơi bí thư - huyện trưởng

trực tiếp hoạt động, là môi trường công tác, rèn luyện của bí thư - huyện

trưởng có trách nhiệm tham gia xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Các

cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, chính quyền tỉnh, huyện ủy, chính

quyền huyện có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo,

điều hành của bí thư - huyện trưởng, hoạt động, hiệu lực, hiệu quả của các cơ

quan đơn vị là thước đo sự lãnh đạo, điều hành của bí thư - huyện trưởng.

Page 57: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

52

Đặc biệt, bí thư - huyện trưởng phải là người nêu gương thông qua việc

tự giác, tích cực tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ, phẩm chất

đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật ttừ đó mới lôi cuốn quần chúng thực

hiện đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước.

Mục đích: xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng là nhằm tạo ra đội

ngũ bí thư - huyện trưởng có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm

vụ chính trị của huyện.

2.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải được xem xét

trên tất cả các mặt, trong đó cần tập trung vào ba vấn đề cơ bản sau:

2.2.2.1. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng có phẩm chất chính trị

vững vàng, kiên định; phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh Đây là vấn đề trọng tâm, có tính chât quyết định đến chất lượng của đội

ngũ cán bộ.

Bí thư - huyện trưởng cần phải có những phẩm chất cả về chính trị, đạo

đức, lối sống và năng lực chuyên môn.

* Về phẩm chất chính trị

Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công

nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác -Lênin,

tư tưởng Cay-sỏn Phôm-vi-hản; kiên định đường lối đổi mới của Đảng, mục

tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo

của Đảng, thắng lợi công cuộc đổi mới, sự tất thắng của chủ nghĩa Mác -Lênin,

tư tưởng Cay-sỏn Phôm-vi-hản và chủ nghĩa xã hội; đấu tranh kiên quyết,

không khoan nhượng với những tư tưởng, quan điểm sai trái, phản động.

Có trách nhiệm chính trị cao đối với mọi hoạt động diễn ra trên địa bàn

huyện; sự phát triển, vững mạnh của đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Lào xây

dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội; sự phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh, quốc phòng, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong huyện.

Page 58: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

53

Bí thư - huyện trưởng phải là người có khát vọng xây dựng quê hương,

đất nước Lào giàu đẹp vă minh. Có khả năng chỉ đạo thực hiện thắng lợi

đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào tại địa phương. Có sự tâm huyết, tận

tụy trong công việc. Có sự sáng tạo trong thực thi chúc trách nhiệm vụ. có

như vậy mới có thể lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương chính sách phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố và cả nước.

* Về phẩm chất đạo đức, lối sống

Gương mẫu về đạo đức, lối sống, thể hiện ở: cần kiệm liêm chính, chí

công vô tư; tận tụy, trách nhiệm với công việc, chấp hành nghiêm đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của cơ

quan, đơn vị. Sẵn sàng nhận những việc khó, việc mới, dấn thân vào những nơi

khó khăn trong huyện để tìm giải pháp giải quyết. Luôn suy nghĩ xem xét lại

công việc đã qua tìm ra những điểm chưa họp lý, chuẩn xác để điều chỉnh.

Khiêm tốn, giản dị, trung thực, thẳng thắn, gần gũi, chân tình, cởi mở

với cán bộ, đảng viên và nhân dân; lắng nghe, tôn trọng và tạo mọi điều kiện

thuận lợi để nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là những ý

kiến góp ý, phê bình và những ý kiến phản biện về việc làm, quyết định của

mình; chia sẻ, động viên những người gặp khó khăn khi họ đến tâm sự, trao

đổi với mình; công bằng trong đối xử với cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ

dưới quyền và với các khối cơ quan trong huyện, như: khối cán bộ công tác

đảng; khối cán bộ công tác chính quyền; khối cán bộ công tác đoàn thể.

Mẫu mực, lành mạnh, trong sáng về lối sống thể hiện trong cuộc sống

thường nhật; không tham lam, làm việc không vì lợi ích cá nhân, phe nhóm;

không lợi dụng địa vị, chức vụ để vụ lợi; không lợi dụng việc hiếu, hỉ, mừng

thọ, mừng nhà mới và các sự việc khác của gia đình để vụ lợi; là trung tâm

đoàn kết trong thường trực, BTV, đảng bộ huyện; là chỗ dựa, niềm tin và nơi

tin cậy của đông đảo nhân dân trong huyện về phản ánh tâm tư, nguyện vọng,

đề xuất ý kiến của họ...

Page 59: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

54

Gần gũi, thân mật với nhân dân, cán bộ, đảng viên nơi cư trú; gương

mẫu chấp hành những quy định, vận động gia đình và nhân dân nơi cư trú thực

hiện. Bản thân và gia đình là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp

hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

những quy định ở nơi cư trú cho cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo.

2.2.2.2. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng có đủ trình độ, năng

lực và kỹ năng công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra

Nếu như phẩm chất chính trị, đạo đức giúp người cán bộ giữ vững lập

trường tư tưởng, thì trình độ, năng lực giúp cán bộ hoàn thành tốt chức trách

nhiệm vụ. Đây là hai nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của

từng cán bộ và sự nghiệp các mạng. hai nhân tố này thống nhất biện chứng

với nhau. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng về phẩm chất chính trị, đạo

đức chính là gốc rễ, nền tảng để cán bộ phát huy về trình độ, năng lực một

cách tối đa, từ đó tạo ra hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Ngược lại xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng về trình độ, năng lực sẽ

góp phần củng cố vững chắc nhận thức của cán bộ trước các hiện tượng xã

hội, từ đó củng cố phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức.

* Về trình độ của đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Trình độ của đội ngũ bí thư - huyện trưởng là mức độ, khả năng hiểu

biết về công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và những lĩnh vực liên quan đến

công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, gồm trình độ chính trị và trình

độ chuyên môn. Hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao chính là thước đo

tốt về trình độ của đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Yêu cầu về trình độ của bí thư - huyện trưởng, gồm:

Tốt nghiệp đại học tập trung dài hạn; ở một số địa bàn còn khó khăn về

công tác cán bộ, bí thư - huyện trưởng có thể đạt trình độ tốt nghiệp một

trường cao đẳng, hoặc tốt nghiệp đại học hệ tại chức, chuyên tu, hệ từ xa.

Page 60: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

55

Có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên, nếu có trình độ thạc sĩ trở

lên về chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước thì rất tốt; đã

qua đào tạo chương trình quản lý hành chính nhà nước, an ninh, quốc phòng.

Bí thư - huyện trường là người đã học tập tại các lớp bồi dưỡng cập nhật

kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ do các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền tổ chức. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Đđể gần

dân, hiểu dân, nói dân nghe và nghe được dân nói, những cán bộ công tác tại

các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất thiết phải biết sử dụng thành

thạo tiếng dân tộc thiểu số noi đó. Trong điều kiện cách mạng khoa học phát

triển, máy tình và internet trở nên phổ biến, bí thư - huyện trưởng cần có trình

độ tin học và biết sử dụng được máy vi tính phục vụ công việc.

Có kiến thức cần thiết về kinh tế, quản lý kinh tế; về kinh tế thị trường,

về văn hoá, xã hội, dân tộc, tôn giáo..., xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa; quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội

trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

về xây dựng và hoạt động các tổ chức chính trị - xã hội; có hiểu biết về các tổ

chức xã hội, nghề nghiệp...

* Về năng lực của bí thư - huyện trưởng

Theo chúng tôi, năng lực là khả năng thực thi một nhiệm vụ nào đó. Để

có được năng lực công tác bí thư - huyện trưởng phải được đào tạo một cách

cơ bản để có được trí thức cần thiết về các khoa học liên quan trực tiếp đến

hoạt động lãnh đạo chính trị của bí thư - huyện trưởng. Đồng thời, quan trọng

hơn là bí thư - huyện trưởng phải rèn luyện lâu dài, bền bỉ trong hoạt động

thực tiễn. Tập trung vào những năng lực chủ yếu sau đây:

Bí thư - huyện trưởng phải nhìn xa, trông rộng, tức là có tầm nhìn chiến

lược, không sa vào những việc vụn vặt và tư duy nhiệm kỳ. Trên cơ sở tình

hình hiện tại, khả năng của huyện, chủ trương, nghị quyết của Đảng và của

cấp trên, chiến lược phát triển của tỉnh (thành phố) và đất nước, bí thư đề xuất

Page 61: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

56

mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ lâu dài của huyện, xây dựng chương trình,

kế hoạch thực hiện, gồm chương trình, kế hoạch trước mắt, ngắn hạn và dài

hạn. Bí thư có được tư duy, tầm nhìn vượt trước thì rất tốt. Tuy nhiên, không

nên quá say sưa với mục tiêu, tầm nhìn chiến lược dẫn tới nóng vội, đốt cháy

giai đoạn, xem nhẹ mục tiêu, nhiệm vụ hiện tại.

Có năng lực nắm bắt và hiểu biết sâu sắc, toàn diện các lĩnh vực công

tác của, nhất là công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT, công tác tổ chức,

cán bộ; biết vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của tỉnh, thành ủy, của chính

quyền tỉnh, thành phố vào điều kiện cụ thể của địa phương, đem lại hiệu quả.

Có năng lực nắm bắt tình hình địa phương, trong nước và thế giới, nhất

là nắm toàn diện các mặt, các khía cạnh của tình hình huyện, phân tích, tổng

hợp và khái quát rút ra những vấn đề trọng tâm, khâu mấu chốt để tập trung

lãnh đạo, chỉ đạo. Có khi bí thư chỉ thâm nhập một số cơ sở trong huyện đã

rút ra được vấn đề trọng tâm, khâu mấu chốt cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo

thực hiện để đưa ra BTV hoặc thảo luận quyết định.

Có năng lực tổ chức điều hành, định hướng thảo luận của hội nghị BTV

và kết luận hội nghị. Đây là thẩm quyền riêng có, nhiệm vụ và trách nhiệm

của bí thư - huyện trưởng, đòi hỏi bí thư phải có năng lực về vấn đề này. Tổ

chức điều hành hội nghị như thế nào cho khoa học, hiệu quả; định hướng hội

nghị thảo luận vào vấn đề trọng tâm và kết luận hội nghị đúng đắn, chính xác,

thể hiện rõ ý chí, trí tuệ tập thể là những yêu cầu cao và cần thiết về năng lực

của bí thư. Đối với những ý kiến khác nhau, bí thư cần khuyến khích tranh

luận, có trình độ, năng lực phân tích, thuyết phục và quyết đáp...

Bí thư - huyện trưởng phải là người có tư duy sáng tạo, có sự

nhanhnhạy, tính quyết đoán trong công việc. Trong công việc này, đòi hỏi bí

thư - huyện trưởng phải có năng lực tổ chức thực tiễn cao, phải có năng lực tư

duy sáng tạo, không dập khuôn, máy móc theo tư duy, cách làm cũ, thậm chí

Page 62: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

57

máy móc áp dụng giải pháp đã đề ra trong nghị quyết của cấp ủy. Thực tiễn

đa dạng, phong phú, sinh động, luôn vận động phát triển, trong nó luôn chứa

đựng đầy đủ những nhân tố giải quyết có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là, bí thư có

tầm tư duy sáng tạo hay không, có nhận thức được nhân tố hợp lý đó hay

không để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Điều này, đòi hỏi rất cao về

tư duy sáng tạo và quyết đoán của bí thư - huyện trưởng. Song, quyết đoán

phải trên cơ sở khoa học. Bí thư cần nghe nhiều người, nắm bắt đầy đủ thông

tin, bám sát thực tiễn, có năng lực phân tích tổng hợp tốt để đưa ra quyết định.

Có năng lực điều hành tổ chức bộ máy tham mưu và cán bộ dưới

quyền, tập hợp đội ngũ cán bộ, phát huy trí tuệ tập thể. Đây là yêu cầu rất cao

và quan trọng nhất về năng lực của bí thư - huyện trưởng. Bí thư - huyện

trưởng dù là thiên tài cũng thường có trình độ trí tuệ không hơn trí tuệ của tập

thể và đội ngũ cán bộ dưới quyền. Năng lực lãnh đạo của bí thư chính là sự

tài, giỏi trong điều hành tổ chức bộ máy tham mưu và cán bộ dưới quyền, biết

phát huy trí tuệ tập thể để lựa chọn và quyết định chủ trương, giải pháp. Để

làm được điều này, bí thư cần có phong cách làm việc khoa học, dân chủ để

các cơ quan tham mưu, cán bộ dưới quyền phát huy tính sáng tạo, dám nói và

nói với bí thư ý kiến của họ, nhất là ý kiến ngược chiều, ý kiến phản biện về

đề xuất của bí thư.

Có năng lực thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực

hiện nghị quyết của BTV và nghị quyết của đại hội đảng bộ huyện, các chủ

trương, chỉ thị. Những chỉ thị, nghị quyết, quyết định này, đều được đưa đến

cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện để thực hiện. Bí thư - huyện

trưởng lãnh đạo xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị này và lãnh đạo tổ

chức thực hiện. Để các nghị quyết, chỉ thị đi vào cuộc sống, đến với nhân dân

tạo sự đồng thuận, sự thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và

nhân dân thực hiện thắng lợi nghị quyết, chỉ thị, bí thư - huyện trưởng cần có

năng lực thuyết phục, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện.

Page 63: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

58

Trước hết, là năng lực chỉ đạo quán triệt nghị quyết, xây dựng chương trình

hành động, chỉ đạo cơ quan tham mưu về công tác tư tưởng, dân vận; lãnh

đạo các tổ chức trong HTCT tiến hành công tác tư tưởng, vận động nhân dân,

đặc biệt là năng lực vận động, thuyết phục nhân dân của bí thư - huyện

trưởng. Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động này, kết hợp với việc trực tiếp

vận động thuyết phục nhân dân của bí thư - huyện trưởng thành sức mạnh

tổng hợp vận động nhân dân thực hiện nghị quyết, chỉ thị của .

Có năng lực phê phán quan điểm sai trái, thù địch xuất hiện trên địa

bàn huyện. Bí thư - huyện trưởng là chỗ dựa, niềm tin, nhất lả về tư tưởng

chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Trách nhiệm và

nhiệm vụ hàng đầu của bí thư là làm cho hệ tư tưởng của Đảng, tư tưởng Hồ

Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, nghị quyết của cấp

trên và của thấm nhuần trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện Bí

thư - huyện trưởng phải là người đi đầu, trực tiếp phê phán có hiệu quả những

tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch. Điều này đòi hỏi bí thư phải có năng

lực phê phán những tư tưởng, quan điểm sai trái. Ngoài ra, bí thư - huyện

trưởng cần có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo về chủ trương, giải pháp huy động

các cơ quan chức năng, các cấp ủy trực thuộc, cán bộ, đảng viên và các tầng

lớp nhân dân phê phán quan điểm sai trái, thù địch.

Bí thư - huyện trưởng cần có năng lực kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt

động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là năng lực kiểm

tra, giám sát các cấp ủy trực thuộc và cán bộ diện BTV quản lý. Bí thư -

huyện trưởng còn cần có năng lực chỉ đạo xử lý các tình huống chính trị, xung

đột xã hội ở địa phương; năng lực chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng

thời, bí thư - huyện trưởng còn cần có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy

trực thuộc về công tác kiểm tra, giám sát; năng lực chỉ đạo sơ kết tổng kết mọi

hoạt động, rút ra những kinh nghiệm về trực tiếp tiến hành công tác kiểm tra,

giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bí thư.

Page 64: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

59

* Về kỹ năng công tác của bí thư - huyện trưởng

Theo chúng tôi, kỹ năng được hiểu là khả năng thực thi một nhiệm vụ

trong thực tế một cách có hiệu. Để có được kỹ năng công tác, điều tiên quyết

là bí thư - huyện trưởng phải có được những tri thức cần thiết liên quan trực

tiếp đến công việc của bí thư - huyện trưởng. Điều này, chỉ có thể có được

qua đào tạo một cách cơ bản và qua việc bồi dưỡng thường xuyên. Đồng thời

quan trọng hơn, bí thư - huyện trưởng phải tự giác tu dưỡng rèn luyện bền bỉ,

lâu dài và thường xuyên trong thực tiễn.

Đối với bí thư - huyện trưởng, đi liền với những yêu cầu về năng lực

nêu trên, bí thư cần có những kỹ năng chủ yếu sau đây, để năng lực thành

hiện thực và phát huy tác dụng:

Kỹ năng chủ trì điều hành hội nghị BTV và về ra nghị quyết, tổ chức

thực hiện nghị quyết, định hướng, gợi ý thảo luận, tranh luận và kết luận hội

nghị. Trên cơ sở chỉ đạo việc chuẩn bị chu đáo cho hội nghị, như thông báo

địa điểm, thời gian, chương trình, nội dung, thành phần hội nghị và cung cấp

tài liệu hội nghị cho các thành viên tham gia. Trong chủ trì điều hành hội

nghị, bí thư cần có nghệ thuật điều hành khoa học theo chương trình, tiến độ

hội nghị; nêu nội dung trọng tâm của hội nghị; dân chủ, song nghiêm túc về

nguyên tắc và quy trình, kết hợp hài hòa giữa tập trung và dân chủ; gợi ý

những vấn đề tranh luận, thảo luận, hướng vào vấn đề trọng tâm, khuyến

khích tranh luận, thảo luận; khéo léo cắt những ý kiến phát biểu dài dòng, xa

trọng tâm; tóm tắt, khái quát những ý kiến đúng trọng tâm, được nhiều người

đồng thuận; định hướng tranh luận vào những vấn đề còn nhiều ý kiến khác

nhau... suy nghĩ, kết luận hội nghị rõ ràng, chính xác, dễ nhớ, dễ thực hiện,

không bỏ sót nội dung.

Kỹ năng chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền huyện, nhất là

của ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan tham mưu, giúp việc của và cán bộ

dưới quyền; quy tụ, tập hợp được cán bộ, đảng viên. Kỹ năng chỉ đạo, điều

Page 65: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

60

hành hoạt động của ủy ban nhân dân huyện là vấn đề rất quan trọng và rất

khó. Bí thư - huyện trưởng cần chỉ đạo, điều hành như thế nào để tránh bao

biện làm thay, can thiệp quá sâu vào công việc của ủy ban nhân dân huyện,

hoặc buông lỏng lãnh đạo cơ quan này.

Bí thư - huyện trưởng chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền

huyện, các cơ quan tham mưu, giúp việc của và cán bộ dưới quyền cần dân

chủ, công bằng, tạo không khí thoải mái khi giao nhiệm vụ, chỉ đạo hoạt động

của các cơ quan tham mưu, giúp việc; thân ái, chân tình khi phê bình, nhắc

nhở về thiếu sót, hạn chế của các cơ quan này và của cán bộ dưới quyền;

nghiêm khắc nhưng nhân văn khi xử lý sai lầm, khuyết điểm; quan tâm tháo

gỡ khó khăn trong công tác và cuộc sống của gia đình cán bộ, quan tâm đến

sự tiến bộ của cán bộ... Đây là những kỹ năng cần thiết và nghệ thuật thu hút,

quy tụ, tập hợp đông đảo cán bộ và điều hành cán bộ, các cơ quan tham mưu,

giúp việc hoạt động có hiệu quả theo sự chỉ đạo, điều hành của bí thư. Bí thư -

huyện trưởng cần có kỹ năng chỉ đạo cấp ủy trực thuộc trong thực hiện nhiệm

vụ; cần chỉ đạo cụ thể, kịp thời, giao việc đúng năng lực, sở trường, luôn trao

đổi, tiếp nhận những ý kiến về khó khăn, vướng mắc của cấp ủy trực thuộc,

cùng tìm giải pháp tháo gỡ...

Kỹ năng về công tác cán bộ. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt

quan trọng và rất cần thiết đối với bí thư - huyện trưởng. Công tác cán bộ là

công việc, nhiệm vụ trọng yếu nhất của bí thư, không lãnh đạo, chỉ đạo đạt

kết quả tốt công việc này, bí thư không thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ.

Để lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ đạt hiệu quả cao, bí thư phải có kỹ năng

về công tác cán bộ, gồm kỹ năng về các khâu của công tác cán bộ, như xây

dựng tiêu chuẩn chức danh, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản

lý, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ... nhất là kỹ năng về quy hoạch, luân chuyển,

đánh giá cán bộ, trọng tâm là cán bộ diện BTV quản lý.

Page 66: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

61

Bí thư - huyện trưởng cần có kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thủ

tục quy trình các khâu của công tác cán bộ; xử lý tình huống trong công tác

cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác cán bộ...; chỉ đạo các cấp

ủy trực thuộc về công tác cán bộ. Qua đó, xây dựng được đội ngũ cán bộ

đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, có sự kế thừa, phát triển liên tục, vững vàng

- nhân tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của huyện. Đặc biệt,

bí thư - huyện trưởng cần có kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là

cán bộ kế cận mình.

Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và đưa ra quyết định kịp thời. Bí thư -

huyện trưởng cần biết cách chọn nơi, thời điểm, đối tượng cần thu thập

thông tin, cách thu thập thông tin đảm bảo khách quan, trung thực, có chất

lượng; đa dạng hoá các kênh thông tin, nhất là thông tin từ nhân dân, coi

trọng những thông tin ngược chiều. Bí thư - huyện trưởng cần gần gũi nhân

dân, chân tình, cởi mở với nhân dân, quan tâm đến nhân dân, chú ý giải

quyết có kết quả một số đề xuất chính đáng của nhân dân, đặc biệt là đối với

các đối tượng chính sách, tạo niềm tin và thu hút nhân dân về phía mình, để

nhân dân dám nói, đề xuất ý kiến. Đây là cách thu thập thông tin có hiệu quả

của bí thư. Từ những thông tin thu được, bí thư cần có kỹ năng xử lý thông

tin, chọn và tập trung vào những thông tin chủ yếu, trọng tâm để phân tích,

suy nghĩ và hình thành các quyết định. Bí thư - huyện trưởng cũng rất cần kỹ

năng đối thoại với nhân dân.

Kỹ năng phát hiện, lựa chọn vấn đề để đưa ra trao đổi trong thường trực

và bàn bạc, thảo luận trong BTV. Kỹ năng này rất cần thiết đối với bí thư -

huyện trưởng, thể hiện rõ và khẳng định vị trí, vai trò là người đứng đầu và

đảng bộ huyện của bí thư - huyện trưởng. Để kỹ năng này hình thành, phát

triển, bí thư - huyện trưởng cần có kiến thức toàn diện, sâu về lý luận chính

trị, nhất là triết học Mác - Lênin, vận dụng tốt phương pháp luận của triết học

mácxít vào phân tích, xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng; có kiến thức và

Page 67: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

62

các khoa học khác, gắn bó với cơ sở, với thực tiễn, lắng nghe ý kiến của cán

bộ, đảng viên, có kinh nghiệm thực tiễn, biết tập trung suy nghĩ vào những

vấn đề trọng tâm, bản chất của sự vật, hiện tượng…

Kỹ năng xây dựng, củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong

đảng bộ huyện. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của bí thư -

huyện trưởng, có vai trò to lớn để bí thư hoàn thành chức năng, nhiệm vụ

được giao. Bí thư cần làm việc dân chủ, công khai, minh bạch, vì việc công,

có phong cách làm việc khoa học, linh hoạt trong phương pháp, giữ nghiêm

nguyên tắc, làm việc dân chủ, tập thể, tuân thủ quy chế làm việc... Bản thân bí

thư là trung tâm, hạt nhân đoàn kết trong thường trực BTV và đảng bộ huyện,

trước hết là trong BTV. Bởi vì, mất đoàn kết trong thường từ mất đoàn kết

trong thường trực, BTV. Mất đoàn kết sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đối với cá

nhân, tập thể, làm cho địa phương chậm phát triển.

Kỹ năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cảm hóa, tuyên

truyền, giáo dục thuyết phục nhân dân. Về thực chất, đây là những kỹ năng

chủ yếu về công tác tư tưởng, dân vận của bí thư - huyện trưởng, nó rất cần

thiết và có tác dụng to lớn đối với chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của bí thư -

huyện trưởng. Trước hết, là kỹ năng nắm bắt kịp thời, chính xác tâm tư,

nguyện vọng chính đáng của nhân dân, am hiểu, chia sẻ những vui, buồn,

khó khăn của đông đảo nhân dân, có chủ trương, giải pháp giải quyết kịp

thời nguyện vọng của đông đảo nhân dân, tạo sự tin tưởng của nhân dân.

Điều quan trọng nhất là bí thư gần dân, gắn bó với nhân dân, chân tình, cởi

mở, thân thiện với dân, sẵn sàng nghe dân nói và tạo điều kiện để không hạn

chế về thời gian để tiếp nhận ý kiến của nhân dân... Đông đảo nhân dân sẽ

đến với bí thư để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và cung cấp cho bí thư nhiều

điều cần thiết. Từ đó, bí thư tạo được niềm tin của nhân dân và việc cảm

hóa, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện

đạt kết quả.

Page 68: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

63

Kỹ năng chỉ đạo sơ kết, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm và kỹ

năng trực tiếp sơ kết, tổng kết thực tiễn đúc rút kinh nghiệm hoạt động của

BTV, đảng bộ huyện và của bí thư - huyện trưởng. Bí thư - huyện trưởng cần

có kỹ năng chỉ đạo điểm, xây dựng điển hình tiên tiến, nhân ra diện rộng; chỉ

đạo xử lý những điểm nóng về chính trị, xã hội, dân tộc, tôn giáo. Đối với kỹ

năng của bí thư - huyện trưởng về chỉ đạo việc xử lý những tình huống về

chính trị và xung đột xã hội, bí thư - huyện trưởng không được phép có sai sót

dù nhỏ. Bởi vì đây là vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp. Bí thư - huyện trưởng

cần rất bình tĩnh, sáng suốt, suy nghĩ chín chắn, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của

cấp trên, trao đổi trong thường trực, thảo luận trong BTV để đi đến quyết định

tập thể, cần linh hoạt trong xử lý từng việc liên quan, nghiên cứu kỹ từng vụ

việc, xác định khâu trọng yếu để tập trung xử lý dứt điểm.

Kỹ năng làm việc với cán bộ nghỉ hưu, các chuyên gia, già làng, trưởng

bản, chức sắc tôn giáo; kỹ năng đối ngoại và làm việc với người nước ngoài...

Đây cũng là những kỹ năng quan trọng về công tác tư tưởng, dân vận của bí

thư - huyện trưởng. Trong quá trình bí thư - huyện trưởng tiến hành công việc

những cán bộ cách mạng lão thành; những cán bộ nghỉ hưu, trong đó có

những bí thư - huyện trưởng tiền nhiệm đang nghỉ hưu trên địa bàn huyện,

hoặc ở nơi khác; già làng, trưởng bản, trưởng họ, người cao tuổi, chức sắc tôn

giáo; chuyên gia trên các lĩnh vực chuyên môn… đang sống trên địa bàn

huyện thường đến gặp gỡ bí thư - huyện trưởng để trao đổi về một số vấn đề

cần thiết, hoặc góp ý, đề xuất, đề nghị về một vấn đề nào đó... Bí thư - huyện

trưởng cần có kỹ năng làm việc với những cán bộ, chức sắc, chuyên gia này.

Đây là nhân tố rất quan trọng có tác dụng to lớn tạo uy tín và sự đồng thuận

trong nhân dân, sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân đối với công việc của bí

thư - huyện trưởng. Thực hiện không tốt những cuộc gặp gỡ này, sẽ gây hậu

quả và khó khăn không nhỏ đối với bí thư - huyện trưởng trong thực hiện

chức năng, nhiệm vụ. Thực tế cho thấy, chỉ cần có một cử chỉ, hành vi, lời nói

Page 69: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

64

gây phản cảm trong một lần gặp gỡ, làm việc với những cán bộ, chức sắc này,

sẽ có sức lan truyền mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, tạo nên những suy

nghĩ, thậm chí lời nói không hay về bí thư - huyện trưởng, ảnh hưởng và gây

khó khăn không nhỏ cho mọi hoạt động của bí thư - huyện trưởng.

Để có được và rèn luyện, phát triển kỹ năng làm việc với cán bộ nghỉ

hưu, các chuyên gia, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo... bí thư - huyện

trưởng chủ động chỉ đạo văn phòng xây dựng kế hoạch gặp gỡ những người

này, có thể gặp gỡ chung trong một buổi vào thời điểm thích hợp như kỷ

niệm các sự kiện lớn của đất nước, địa phương, vào cuối năm cũ chuyển

sang năm mới theo tết cổ truyền của dân tộc, cần tổ chức đưa đón chu đáo

những người có uy tín... Cần tổ chức gặp gỡ những người thuộc từng đối

tượng và chuẩn bị chu đáo, nội dung thiết thực; hết sức chú ý về cử chỉ, lời

nói trong các cuộc gặp gỡ đó; có thái độ trân trọng, chân tình, cởi mở; chú

ý lắng nghe ý kiến của họ, giải đáp những tắc mắc, những đề xuất của bí

thư - huyện trưởng đối với những người này, phải rõ ràng, phù hợp và

không quá nhiều quá sức của họ; chú ý ghi lại những ý kiến, đề xuất quan

trọng của họ và gửi đến các cơ quan có trách nhiệm để nghiên cứu, giải

quyết; đã hứa điều gì thì phải làm bằng được; bố trí thời gian và chọn thời

điểm thích hợp để thăm hỏi tại nhà một số người có uy tín, lão thành cách

mạng và tham gia một số sinh hoạt văn hóa truyền thống lành mạnh của địa

phương... Đối với bí thư - huyện trưởng tiền nhiệm đang nghỉ hưu và lão

thành cách mạng trên địa bàn huyện, cần chủ động gặp gỡ, tiếp xúc chân

tình, cởi mở với thái độ tôn trọng, cầu thị, học hỏi kinh nghiệm và tiếp

nhận những ý kiến đóng góp của những cán bộ này...

Khi làm việc với người nước ngoài cần tuân thủ nghiêm chương trình,

kế hoạch, nội dung do cấp trên phê duyệt, chỉ đạo; thực hiện nghiêm chỉnh

quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng; thể hiện thái độ tôn trọng, chân

tình, cầu thị, mến khách.

Page 70: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

65

- Kỹ năng phát biểu ý kiến, quán triệt nghị quyết, soạn và sửa văn bản.

Những ý kiến phát biểu của bí thư - huyện trưởng trong các hội nghị (trừ ý

kiến kết luận hội nghị) là rất quan trọng, định hướng sự thảo luận để đi đến

kết luận của hội nghị, uốn nắn những biểu hiện xa rời mục đích hội nghị, gợi

mở những vấn đề cần tập trung thảo luận... Vì vậy, bí thư - huyện trưởng cần

có kỹ năng phát biểu ý kiến.

Bí thư - huyện trưởng cần rèn luyện kỹ năng phát biểu ý kiến, cần nắm

chắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước, chỉ

thị, nghị quyết của cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố và của và thực tiễn ở

địa phương; có kỹ năng xử lý các thông tin thu được qua phát biểu ý kiến của

các thành viên tham dự hội nghị, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, chọn

vấn đề trọng tâm, những vấn đề được hội nghị quan tâm hơn để hình thành

nhanh ý kiến phát biểu chỉ đạo. Ý kiến phát biểu chỉ đạo phải ngắn gọn, rõ

ràng; ý kiến phát biểu kết luận hội nghị phải bao quát những vấn đề đã thảo

luận trong hội nghị được đa số đồng tình và đã được kết luận về vấn đề đó;

những vấn đề chưa được nhất trí, đồng thuận cao cần lưu ý các thành viên

tham dự hội nghị tiếp tục nghiên cứu và sẽ tổ chức thảo luận trong các hội

nghị khác; ngắn, gọn, rõ ràng từng vấn đề, từng việc, không bỏ sót nội dung.

Ý kiến của bí thư - huyện trưởng trong các hội nghị của các tổ chức của

HTCT huyện, các tổ chức kinh tế, xã hội và các hội nghị khác phải thiết thực,

có tính thời sự, cấp thiết, phản ánh những vấn đề bức xúc đang đặt ra cần giải

quyết trên địa bàn huyện và ở địa phương, đảm bảo tính tư tưởng, tính chiến

đấu; mang đến cho cho các đại biểu tham dự hội nghị những thông tin mới, ý

kiến đề xuất mới về xử lý các vấn đề được nhiều người quan tâm...

Theo quy định bí thư - huyện trưởng có trách nhiệm quán triệt nghị

quyết cho các cấp ủy, cán bộ, đảng viên, trước hết hết là các cấp ủy trực

thuộc, cán bộ chủ chốt cơ sở và cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện. Vì vậy bí thư

- huyện trưởng cần chú ý rèn luyện kỹ năng này. Đồng thời, cần có kỹ năng

Page 71: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

66

soạn và sửa văn bản. Mặc dù soạn văn bản của thường trực, BTV và của do

văn phòng và các ban tham mưu, giúp việc đảm nhiệm, song bí thư cần có kỹ

năng này, thì mới có thể chỉ đạo và phát hiện những sai sót trong các văn bản

của và của cấp dưới. Phát hiện được sai sót, bí thư cần có kỹ năng soạn, sửa

văn bản để có thể chỉ đạo sửa chữa, hoặc trực tiếp soạn thảo và sửa chữa một

số văn băn bản, khi cần thiết.

2.2.2.3. Xây dựng phong cách làm việc và tác phong công tác khoa

học của đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Phong cách làm việc của đội ngũ bí thư - huyện trưởng là cách thức, lề

lối, hệ thống biện pháp, phương pháp làm việc mang tính nền nếp, ổn định

của bí thư - huyện trưởng, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động lãnh

đạo, quản lý, phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của bí thư -

huyện trưởng.

Xuất phát từ tính chất, môi trường hoạt động của đội ngũ bí thư - huyện

trưởng, nội dung xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ bí thư - huyện

trưởng gồm các vấn đề cơ bản là: thường xuyên quán triệt để đội ngũ bí thư -

huyện trưởng nhận thức rõ các yêu cầu đặc thù của công tác lãnh đạo, quản

lý, từ đó hình thành và rèn luyện phong cách làm việc phù hợp, đạt hiệu quả

cao; xây dựng, rèn luyện các phương pháp, tác phong, lề lối làm việc mang

tính đặc trưng của đội ngũ bí thư - huyện trưởng là: dân chủ, khoa học, trung

tâm của sự đoàn kết, bám sát thực tiễn, kiên định, kiên quyết, dám nghĩ, dám

làm dám chịu trách nhiệm, tính mệnh lệnh, kỷ luật cao, chủ động, sáng tạo,

tinh thần trách nhiệm cao, vì nhân dân phục vụ. Phong cách làm việc khoa

học còn thể hiện ở chỗ, khi một tình huống lãnh đạo, quản lý nảy sinh thì bí

thư - huyện trưởng phải nhận thức được đúng bản chất, có thể tự mình ra

quyết định một cách độc lập để giải quyết tình huống hay phải tổ chức bàn

bạc, thảo luận rồi mới đi đến quyết định.

Page 72: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

67

2.2.3. Phương thức xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.2.3.1. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng bằng việc đề ra chủ

trương, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng;

tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải căn cứ vào chủ trương,

đường lối chính trị của Đảng nhằm đảm bảo quá trình xây dựng đội ngũ này

diễn ra theo đúng định hướng. Khi đã có được định hướng này rồi thì tiến

hành xây dựng vị trí việc làm, những yêu cầu của vị trí ấy, tiếp đến là quy

hoạch đội ngũ cán bộ theo vị trí việc làm, tiếp đến là đào tạo bời dưỡng, rèn

luyện cán bộ về phẩn chất, đáp ứng yêu cầu cần có của vị trí việc làm. Cuối

cùng là tiến hành kiểm tragiám sát cán bộ thực thi nhiệm vụ.

Yêu cầu đối với việc đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải trên cơ sở quán triệt, chấp hành

nghiêm túc, vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng,

Nhà nước về công tác xây dựng Đảng và chiến lược công tác cán bộ; căn cứ

vào đặc điểm tình hình của từng địa phương, thực tiễn công tác xây dựng

Đảng, xây dựng chính quyền và thực trạng đội ngũ bí thư - huyện trưởng đảm

bảo tính khả thi.

Trong công tác sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ, bí thư - huyện

trưởng phải phát hiện những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo có thể phát

huy, nhân rộng. Đồng thời, cũng chỉ ra những yếu kém, nguyên nhân của yếu

kém trong tổ chức thực hiện, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, đúng đắn.

2.2.3.2. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua thực hiện các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã ban hành các quy định, quy trình về

xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và các quy định, quy trìn về xây dựng đội

ngũ cán bộ bí thư - huyện trưởng nói riêng. Vì thế, việc quy hoạch,sử dụng

cán bộ cũng phải thực hiệntheo đúng quy trình này. Trong đó:

Page 73: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

68

- Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Cán bộ giữ vai trò tiên quyết đối với sự thành bại của tổ chức, người

đứng đầu là bí thư - huyện trưởng lại càng quan trọng hơn. Vì vậy, để tuyển

dụng được cán bộ chủ chốt giữ cương vị bí thư - huyện trường cần phải tiêu

chuẩn hóa các yêu cầu về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn cho

từng lĩnh vực. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh đội ngũ bí thư - huyện trưởng

là khâu đầu tiên trong công tác cán bộ, chỉ khi thực hiện xong khâu này mới

có thể tính tới các khâu khác. Vì vậy, đây là khâu đặc biệt quan trọng.

Xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ bí thư - huyện trưởng cần đảm bảo những

tiêu chuẩn cán bộ chung do Trung ương đề ra; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước; phù hợp với thực

trạng đội ngũ cán bộ hiện có và nhu cầu, định hướng xây dựng đội ngũ bí thư

- huyện trưởng hiện nay và tương lai.

- Quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Để đảm bảo sự trường tồn của cách mạng, cần phải có quy hoạch tạo

nguồn cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt giữ vị trí bí thư - huyện trưởng. Trong

quy hoạch cần đảm bảo độ "mở" trong quy hoạch, sự chuyển tiếp liên tục, sự

cân đối về cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo,...

Quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải căn cứ vào quy hoạch

cán bộ chung về đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý cấp tỉnh; mô hình tổ chức

chính quyền địa phương, đặc thù về địa bàn công tác; tiêu chuẩn cán bộ và

thực trạng đội ngũ bí thư - huyện trưởng hiện có.

- Đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Đào tạo đội ngũ bí thư - huyện trưởng là quá trình nâng cao nhận thức

về các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa xã hội, đối ngoại,... rèn luyện các kỹ

năng quản lý, điều hành, xử lý tình huống trong quá trình lãnh đạo, bồi dưỡng

phẩm chất chính trị, đạo đức. Tất cả những việc này sẽ góp phần giúp cho đội

ngũ bí thư - huyện trưởng có đủ trình độ, phẩm chất và khả năng hoàn thành

nhiệm vụ được giao.

Page 74: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

69

Yêu cầu đặt ra đối với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

là: phải gắn với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, việc này sẽ giúp nhà

nước tránh được tình trạng lãng phí nguồn lực tài chính và nhân lực, tinh

giảm bộ máy nhà nước mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Chương trình

đào tạo cần có tầm nhìn chiến lượn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ công tác

xây dựng Đảng, chính quyền, đảm bảo tính khoa học, tiên phong và thực tế.

- Luân chuyển đội ngũ bí thư - huyện trưởng là việc làm cần thiết nhằm

giúp họ trải nghiệm nhiều vị trí, địa bàn công tác.

Đây là cách rèn luyện bản lĩnh cho mỗi cán bộ chủ chốt. Đây cũng là

cách để người làm công tác tổ chức kịp thời phát hiện những cán bộ có năng

lực thật sự từ đó có kế hoạch bồi dưỡng ở bậc cao hơn, rèn luyện, thử thách

qua các môi trường công tác khác nhau. Đồng thời đây cũng là dịp để bố trí,

sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp hơn với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực, sở

trường của từng cán bộ. Những cán bộ không có năng lực sẽ được thay thế

bằng người có năng lực hơn, hiệu quả hơn. Một mục tiêu nữa trong luân

chuyển cán bộ đó chính là hạn chế những tiêu cực có thể này sinh khi cán bộ

tại vị quá lâu một chỗ, góp phần khắc phục tư tưởng cục bộ, khép kín trong

công tác cán bộ.

- Bố trí sử dụng và quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Việc sử dụng cán bộ phải căn cứ vào hai yếu tố là yêu cầu về tiêu chuẩn

chức danh, vị trí việc làm và năng lực, sở trường cá nhân. Làm tốt hai việc

này một mặt giúp giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả đồng

thời giúp cán bộ phát huy hết khả năng của mình cho công việc.

Bố trí đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải tuân thủ đúng các quy định

của Đảng, Nhà nước về tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản

lý; căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương và tiêu chuẩn cán bộ

lãnh đạo, quản lý.

Page 75: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

70

- Đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Đánh giá cán bộ là việc đưa ra kết luận về năng lực của cán bộ dựa trên

những tiêu chí về chức danh, vị trí việc làm, xem xét mức độ hoàn thành chức

trách nhiệm vụ của bản thân. Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, đánh

giá con người bình thường đã khó, đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng

càng khó khăn hơn bội phần. Nếu đánh giá cán bộ đúng thì xây dựng quy

hoạch cán bộ đúng và bố trí, sử dụng cán bộ chính xác, trên cơ sở đó đào tạo,

bồi dưỡng và thực hiện chính sách cán bộ. Nhận xét đánh giá con người là

việc làm đòi hỏi có sự cẩn trọng, khách quan. Đánh giá không đúng theo

hướng thấp hơn năng lực của cán bộ sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, gây tâm

lý khôn tốt cho người được đánh giá. Ngược lại, đánh giá không đúng theo

hướng cao hơn năng lực của cán bô sẽ làm người ta ngộ nhận về năng lực bản

thân, từ đó có thể dẫn đến những sai lầm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ.

Đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải tiến hành thường xuyên;

đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đúng nguyên tắc, quy trình, nhất là

nguyên tắc tập trung dân chủ; dựa vào tiêu chuẩn về đội ngũ bí thư - huyện

trưởng nói chung; căn cứ vào sản phẩm, kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính

trị được giao.

Quản lý cán bộ chặt chẽ là việc làm cần thiết và cũng là cách tố nhất để

bảo vệ cán bộ. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở rộng họp tác,

nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh, nếu không có biện pháp bao vệ cán hộ một

cách có hhiệu quả thì sẽ phải rất đau lòng loại bỏ cán bộ mà đảng và nhà nước

đã mất nhiều công sức tiền bạc đào tạo, bồi dưỡng.

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, cán bộ cũng vì nhân dân mà

làm, mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó máu thịt với nhân dân. Vì vậy, lấy ý

kiến nơi công tác và nơi cư trú đối với cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt

là điều nhất thiết phải làm. Thông qua kết quả nhận xét của cơ quan, nơi cư trú,

cấp ủy sẽ hiểu rõ hơn về cán bộ trong diện quản lý nhất là cán bộ chủ chốt.

Page 76: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

71

Thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ bí thư - huyện

trưởng. Đãi ngộ cán bộ xứng tầm cống hiến, công tác của họ là việc làm cần

thiết nếu muốn nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan,

tổ chức. Lợi ích là động lực quan trọng để người lao động nói chung và cán

bộ nói riêng quan tâm đến kết quả công việc. Một chính sách đãi hộ tốt sẽ

đảm bảo cho người cán bộ toàn tâm toàn ý cho công việc từ đó mang lại hiệu

quả kinh tế cao, hoặc việc đó cũng làm hạn chế tình trạng chảy máy chất xám

cánbộ có năng lực. Thực hiện tốt chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ

bí thư - huyện trưởng là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng công tác; tạo

động lực để đội ngũ bí thư - huyện trưởng gắn bó, tâm huyết với công việc

được giao. Thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ bí thư -

huyện trưởng phải đồng bộ, phù hợp với tính chất, đặc điểm, điều kiện của

địa phương và công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

2.2.3.3. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua phát huy

vai trò gương mẫu, tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản

thân mỗi bí thư - huyện trưởng Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng là trách nhiệm của tổ chức

đảng từ trung ương tới cấp tỉnh cấp huyện, bởi đó là phần quan trọng nhất

trong công tác xây dựng đảng. đồng thời còn là trách nhiệm của bản thân

người bí thư - huyện trưởng, bổi họ chính là chủ thể trong hoạt động này, là

phần thành phần của tổ chức, cốt lõi của việc này là cho họ, sự thành công

hay không phụ thuộc rất lớn vào sự tham gia của họ. Vấn đề đặt ra là tổ chức

và người quản lý phải biết phát huy tính tự giác, tích cực của đội ngũ này

trong việc tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực,

phong cách công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức.

Mỗi cán bộ giữ cương vị bí thư - huyện trưởng phải nêu cao tính tự

giác trong việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, không ngừng học hỏi

để tự hoàn thiện bản thân mình, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, hoàn thành

tốt chức trách nhiệm vụ được giao.

Page 77: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

72

Đối với tổ chức đảng, chính quyền, đơn vị nơi bí thư - huyện trưởng

sinh hoạt, công tác cần thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện

thuận lợi để họ hoàn thành nhiệm vụ. Kịp thời góp ý để họ hoàn thiện bản

thân hơn nữa.

2.2.3.4. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua phát huy

vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng

Đội ngũ bí thư - huyện trưởng được biên chế tham gia sinh hoạt trong

nhiều tổ chức, đoàn thể quần chúng khác nhau, trên địa bàn hoạt động rộng

lớn. Quá trình công tác của đội ngũ bí thư - huyện trưởng có liên quan đến

các đơn vị khác nhau trên địa bàn huyện và tỉnh, với các vị trí vai trò, thẩm

quyền, trách nhiệm khác nhau. Thực hiện quy định của Đảng về việc đảng

viên giữ mối liên hệ với quần chúng nhân dân nơi cư trú, cán bộ đảng viên

nói chung nhất là cánbộ giữ vị trí chủ chốt là bí thư - huyện trưởng ngoài sinh

hoạt tại cơ quan công tác còn phải sinh hoạt tại nơi cư trú, kịp thời lắng nghe

tâmtư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó thực hiện hoặc tham mưu cho cấp

ủy, cấp trên xem xét thực hiện.

Để xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng vững mạnh, toàn diện cần

phải có những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả

hệ thống chính trị, từ cấp trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện. Cán bộ cần

tuân thủ hướng dẫn của cấp ủy các cấp, cơ quan chuyên trách về công tác xây

dựng Đảng, đồng thời phát huy vai trò giám sát của nhân dân, các đoàn thể

quần chúng.

2.2.3.5. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thông qua công tác

kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước về việc xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Kiểm tra, giám sát là một biện pháp quan trọng giúp cấp ủy nắm bắt

được tình hình công tác điều hành của cán bộ, qua đó có những điều chỉnh

Page 78: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

73

trong lãnh đạo thực hiện chúc trách nhiệm vụ của bí thư - huyện trưởng.

Kiểm tra, giám sát ở đây không chỉ là kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực

hiện các chủ trương, nhiệm vụ về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng do

đảng đề ra, mà còn kiểm tra, giám sát bản thân đội ngũ bí thư - huyện trưởng

trong quá trình lãnh đạo, quản lý, tự tu dưỡng, rèn luyện, công tác, sinh hoạt.

Kiểm tra, giám sát giúp cấp ủy đánh giá đúng cán bộ, ghi nhận những ưu

điểm, nhanh chóng xử lý những hạn chế, yếu kém của họ và kịp thời đưa ra

những cảnh báo, răn đe những trường hợp có nguy cơ sai phạm.

Tiểu kết chương 2

Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng là toàn bộ hoạt động của tỉnh

ủy, lãnh đạo chính quyền tỉnh, huyện ủy, lãnh đạo chính quyền huyện và các

cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy, chính quyền tỉnh, huyện ủy, chính

quyền huyện với những nội dung, hình thức, biện pháp cụ thể, từ đó đề ra

phương hướng, nhiệm vụ đến triển khai các khâu công tác cán bộ, phối hợp

các lực lượng…, nhằm tạo ra đội ngũ bí thư - huyện trưởng có chất lượng tốt,

đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng trên các nội dung cơ bản, gồm:

xây dựng về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức; xây dựng về trình độ,

năng lực và kỹ năng công tác; xây dựng về phong cách làm việc.

Công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng trước hết là phải đề ra

chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng. thứ hai là tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết. Làm tốt công tác này

cần có sự nộ lực từ chính cán bộ giữ cươngvị bí thư - huyện trưởng, sự tham

gia của cơ quan cấp ủy của quần chúng nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát

cán bộ.

Page 79: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

74

Chương 3

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2017 -

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2017

3.1.1. Thực trạng nội dung xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

3.1.1.1. Những ưu điểm Một là, đã xây dựng được đội ngũ bí thư - huyện trưởng có phẩm chất

chính trị vững vàng, kiên định; phần lớn có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, lành mạnh

Thực hiện đường lối cán bộ của Đảng NDCM Lào, đa số bí thư - huyện

trưởng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của

Đảng, tư tưởng của đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi-hẳn quyết tâm thực hiện

đường lối đổi mới, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tích cực trong

lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Các bí thư - huyện trưởng có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn bảo

vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên

quyết đấu tranh với những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch

chống phá sự nghiệp cách mạng mà Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào thực

hiện. Nhiều bí thư - huyện trưởng có thời gian tham gia và trưởng thành từ

các phong trào quần chúng, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân để tuyên truyền,

vận động, giải thích về đường lối, chính sách, của Đảng, Nhà nước và chấn

chỉnh những biểu hiện tư tưởng chính trị lệch lạc cho một số cán bộ, đảng

viên và nhân dân các bộ tộc Lào tại địa phương.

Page 80: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

75

Đa số bí thư - huyện trưởng gương mẫu trong việc chấp hành đường

lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, điều đó góp phần giáo dục

ý thức chấp hành của cấp dưới và các tầng lớp nhân dân.

Trong thực hiện chúc trách, nhiệm vu được giao và sinh hoạt hàng

ngày, đa số đội ngũ bí thư - huyện trưởng thực hiện đúng chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách, pháp luật của của Nhà nước. Các bí thư - huyện

trưởng đều quan tâm giáo dục, vận động gia đình, người thân chấp hành

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước .

Phần lớn bí thư - huyện trưởng thực hiện tốt những nội dung của đạo

đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần thực

hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu

hiện tiêu cực khác; giữ gìn tư cách, đạo đức, tính tiên phong, gương mẫu của

người cán bộ, đảng viên; luôn luôn đi đầu trong công việc và gương mẫu

trong đạo đức, lối sống; có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, gương

mẫu được nhân dân địa phương, cán bộ, đảng viên, công chức trong cơ quan

tín nhiệm.

Hai là, đã từng bước nâng cao, chuẩn hóa trình độ, năng lực và kỹ

năng công tác của đội ngũ bí thư - huyện trưởng ngày càng đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ đặt ra

Qua khảo sát cho thấy trình độ đội ngũ bí thư - huyện trưởng từng bước

được nâng lên. Hầu hết bí thư - huyện trưởng hiện nay được đào tạo cơ bản

với các chuyên ngành phù hợp với chức danh lãnh đạo, quản lý ở địa phương;

nhiều bí thư - huyện trưởng được đào tạo chính quy ở những trường đại học

có uy tín cao trong và ngoài nước, ngày càng có nhiều cán bộ theo học các

chương trình sau đại học cả trong và ngoài nước. Nhờ đó, về cơ bản, đội ngũ

bí thư - huyện trưởng đáp ứng được yêu cầu hiện tại của công việc, từng bước

tiếp cận với kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý hiện đại; nhiều cán bộ đã

cố gắng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Page 81: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

76

Hằng năm, số lượng bí thư - huyện ủy được cử đi bồi dưỡng, cập nhật

kiến thức ở nước ngoài ngày càng được tăng cường, trong đó đào tạo, bồi

dưỡng ở Trung Quốc (mỗi khóa kéo dài 10 ngày): năm 2008 có 24 đồng chí

(nữ 0 đồng chí); năm 2010 có 74 đồng chí (nữ 07 đồng chí); năm 2012 có 33

đồng chí (nữ 02 đồng chí); năm 2013 có 28 đồng chí (nữ 02 đồng chí); năm

2014 có 27 đồng chí (nữ 03 đồng chí); năm 2015 có 30 đồng chí (nữ 0 đồng

chí); năm 2016 có 30 đồng chí (nữ 0 đồng chí); số lượng bí thư - huyện

trưởng được cử đi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ở Việt Nam (mỗi khóa kéo

dài 13 ngày) là: năm 2015 có 37 đồng chí (nữ 01 đồng chí); năm 2016 có 111

đồng chí (nữ 4 đồng chí) [95] (xem thêm Phụ lục 3).

Ba là, đã dần hình thành phong cách làm việc khoa học và tác phong

công tác sâu sát thực tiễn cho đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Phần lớn bí thư - huyện trưởng đã hình thành và định hình được phong

cách làm việc khoa học, làm việc có nguyên tắc, giữ vững tính đảng, tính chiến

đấu, tính phê bình, tự phê bình gắn liền với sự linh hoạt, phát huy dân chủ.

Đa số đội ngũ bí thư huyện trưởng được bồi dưỡng và rèn luyện phong

cách làm việc khoa học. Giữ vững nguyên tắc trong thực hiện chức trách

nhiệm vụ, đảm bảo tính đảng tính chiến đấu tính phê bình, phát huy dân chủ

trong cơ quan tổ chức.

Ở một số địa phương, cán bộ lãnh đạo chủ chốt là bí thư - huyện trưởng

đã mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, thường xuyên gắn bó với nhân dân,

lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của nhân dân.

Có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến của nhân dân, những ý kiến đúng

thì nhanh chóng triển khai, những ý kiến còn chưa thống nhất sẽ được được

xem xét thảo luận và thực hiện sau. Điều này mang lại niềm tin của nhân dân

vào bộ máy chính quyền và cá nhân cán bộ chủ chốt.

Đa số bí thư - huyện trưởng có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh

chấp hành Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa

Page 82: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

77

phương, cơ quan đơn vị và nơi cư trú, gương mẫu chấp hành quy chế làm việc

của cơ quan.

Việc luân chuyển cán bộ là bí thư - huyện trưởng nhận nhiệm vụ ở

nhiều vùng địa phương khác nhau, nhiều cơ quan khác nhau từ cơ quan Đảng

sang cơ quan chính quyền và ngược lại, đã giúp cho họ tích lũy được nhiều

kinh nghiệm thực tiễn quý báu, có sự am hiểu sâu sắc tình hình địa phương.

Từ đó, đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tiễn, góp phần

phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân. Do án hiểu tình hình thực tiễn nên việc các nghị quyết đường lối của

Đảng nhận được sự đồng thực cao của nhân dân, có sức sống mãnh liệt.

3.1.1.2. Những hạn chế

Một là, về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống

Những biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong

bộ phận cán bộ chủ chốt là bí thư - huyện trưởng là có nhưng chưa tới mức

nghiêm trọng. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên việc đấu tranh với

những biểu hiện này còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, là những biểu hiện lập trường tư tưởng chưa vững vàng,

chưa thể hiện rõ quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và công

cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tình trạng tương đối

phổ biến là ngại đấu tranh, va chạm, thiếu tính chiến đấu trong phê bình và tự

phê bình; thấy đúng chưa mạnh dạn bảo vệ, thấy sai chưa đấu tranh kiên

quyết; ý thức tổ chức kỷ luật chưa thật tốt.

Đã xuất hiện những biểu hiện của chuyên quyền, độc đoán, tình trạng

bè phái, chia rẽ, cục bộ; một số trưởng hợp người thân lợi dụng vị trí công tác

của bí thư - huyện trưởng để trục lợi.

Hai là, về trình độ chuyên môn và năng lực công tác còn nhiều bất cập,

cá biệt, vẫn còn một số ít đồng chí bí thư - huyện trưởng chưa được chuẩn hóa

về trình độ văn hóa, theo thống kê năm 2017: về trình độ văn hóa vẫn còn 07

Page 83: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

78

đồng chí bí thư - huyện trưởng chỉ có trình độ trung học (Trung học cơ sở), về

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn 35 đồng chí chỉ có trình độ trung cấp

(xem thêm Phụ lục 11; 12); việc nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế nên việc quán triệt, triển

khai, đưa nghị quyết đi vào cuộc sống gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao,

chưa mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân, cho đảng bộ huyện; có đồng chí

chưa nắm vững những kỹ năng nói, tuyên truyền, diễn đạt chưa tốt, chưa đi

vào lòng người nghe, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Trong lãnh đạo cụ thể hoá,

một số đồng chí nhận thức các nguyên tắc trong công tác đảng còn hạn chế

dẫn đến vai trò lãnh đạo ở một số lĩnh vực còn nhiều yếu kém, nhất là trong

xây dựng chính quyền, nhiều khi không định hướng được và thiếu kiểm tra;

trong công tác dễ rơi vào máy móc phụ thuộc vào cấp trên, thiếu quyết liệt

trong công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát; nhiều việc

đùn đẩy cho cấp phó, cấp dưới.

Một số bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào còn ít kinh nghiệm thực

tiễn, cho nên năng lực cụ thể hoá, tổng kết thực tiễn vẫn còn hạn chế; còn

nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng việc cụ thể hoá thực hiện chưa phù

hợp, còn máy móc, hình thức; chưa kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra giải pháp hữu hiệu, phù hợp với

diễn biến tình hình địa phương để lãnh đạo tốt hơn. Mặt khác, khả năng định

hướng hoạt động chính trị, xử lý tình huống chính trị, đánh giá, sử dụng cán

bộ và tầm nhìn chiến lược được đánh giá là những mặt còn yếu của phần

nhiều bí thư - huyện trưởng ở Lào hiện nay. Điều này một mặt do nghiên cứu

chưa kỹ các nghị quyết của cấp trên, một mặt do quán triệt nghị quyết chưa

sâu trong cán bộ, công chức, chưa có sự thống nhất cao và nhận thức chưa

thấu đáo; chưa có tầm nhìn xa. Có đồng chí ngại tiếp xúc với quần chúng,

chưa sâu sát địa bàn để phân tích và nắm bắt kịp thời tình hình địa phương, xử

lý công việc lúng túng, không xác định rõ trọng tâm chỉ đạo, lãnh đạo.

Page 84: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

79

Ba là, về phong cách và lề lối làm việc, một số bí thư - huyện trưởng

còn khá tùy tiện trong công tác, năng lực thuyết phục, làm công tác tư tưởng

trong các hoạt động chính trị, khả năng huy động sức mạnh tổng hợp của

HTCT giải quyết các vấn đề bức xúc trong dân vẫn còn yếu, chưa tạo được sự

tín nhiệm, đồng thuận cao trong dân; còn có biểu hiện quan liêu, chưa sâu sát

địa bàn.

Vẫn còn một số bí thư - huyện trưởng còn lúng túng trong xử lý những

vấn đề mới phát sinh, xử lý tình huống; hạn chế về khả năng định hướng, dẫn

dắt hoạt động của tổ chức do mình đứng đầu; tầm nhìn chiến lược, tư duy

sáng tạo của một số bí thư - huyện trưởng còn hạn chế; trách nhiệm công tác,

lề lối làm việc của đội ngũ bí thư - huyện trưởng còn trì trệ và chậm đổi mới;

văn hóa công sở, giao tiếp hành chính trong công sở và thái độ ứng xử của

một số chủ tịch chưa đạt yêu cầu trong thực thi công vụ.

Trong phân công giao việc, có đồng chí bí thư - huyện trưởng còn yếu

về tầm nhìn khái quát, toàn diện, liên kết các vấn đề, nên hầu như phân công

giao việc chỉ máy móc dựa vào chức năng, nhiệm vụ trong khi có nhiều vấn

đề nan giải phải có sự phân công phối hợp giải quyết, có vấn đề phải giải

quyết bằng uy tín cán bộ như trong công tác vận động, tuyên truyền, làm công

tác tư tưởng. Công tác kiểm tra, giám sát có đồng chí còn thiếu quan tâm thực

hiện thường xuyên, việc chỉ đạo thực hiện còn có biểu hiện hình thức, làm

chiếu lệ, phương pháp thực hiện chưa có nhiều đổi mới, đôi khi chỉ thực hiện

trên văn bản, thiếu khảo sát địa bàn và nắm dư luận, dẫn đến hiệu quả công

tác kiểm tra, giám sát không cao.

Vẫn còn một số đồng chí bí thư - huyện trưởng lúng túng trong lãnh

đạo, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện;

nhận thức về xây dựng các tổ chức đoàn thể và công tác vận động quần chúng

chưa đúng tầm, từ đó định hướng chính trị cho các tổ chức đoàn thể còn yếu,

còn giao khoán, buông lỏng, thiếu quan tâm kiểm tra; chất lượng hoạt động

Page 85: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

80

của một số đoàn thể huyện còn hạn chế, nặng về hình thức, thiếu tính chủ

động và kịp thời trong việc tổ chức vận động quần chúng.

3.1.2. Thực trạng phương thức xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

3.1.2.1. Những ưu điểm

Một là, đã quan tâm đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng và tổ chức thực hiện khá đồng bộ

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo trong thời kỳ

mới, các tỉnh ủy ở CHDCND Lào đã xác định chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý các cấp là vấn đề có tính chất quyết định hàng đầu. Vì vậy, cần

phải thường xuyên quan tâm việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là

người đứng đầu giữ cương vị bí thư - huyện trưởng. Quán triệt các quan điểm,

nguyên tắc của Đảng NDCM Lào về công tác cán bộ trong thời kỳ mới, tỉnh

ủy các tỉnh ở Lào đều nhất quán coi việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng lên ngang tầm nhiệm vụ chính trị hiện nay là nhân tố quyết định sự

thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện, mà

trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Từ

nhận thức đó, tỉnh ủy các tỉnh đã quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng thống

nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ này theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng

thời phát huy trách nhiệm các thành viên trong tổ chức HTCT cấp tỉnh,

huyện, chỉ đạo tích cực xây dựng Đề án công tác cán bộ của tỉnh trong thời kỳ

mới, cần phải tập trung vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp,

trong đó có đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Tỉnh ủy các tỉnh ở Lào đã quán triệt việc đổi mới quan điểm đánh giá,

tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng, đề bạt, thực

hiện chính sách cán bộ đối với đội ngũ bí thư - huyện trưởng và lãnh đạo các

cấp ủy, các ngành trong từng tỉnh quán triệt tầm quan trọng đặc biệt của việc

xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Page 86: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

81

Hai là, việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ

bí thư - huyện trưởng ngày càng có sự chuyển biến tích cực và đi vào nền nếp

Về đánh giá, tuyển chọn: Trên cơ sở đổi mới quan điểm đánh giá, tuyển

chọn đội ngũ bí thư - huyện trưởng, tỉnh ủy các tỉnh thật sự tuyển chọn những

bí thư - huyện trưởng có tài năng, quyết tâm với sự nghiệp đổi mới, luôn

thống nhất giữa nói và làm; làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả; đặc

biệt quan tâm phẩm chất chính trị và đạo đức tốt. Từ đổi mới quan điểm nhận

thức trên, đánh giá đội ngũ này không đơn thuần căn cứ vào quá trình công

tác, học vị, lý lịch, thành phần xuất thân, vị thế xã hội, mà chủ yếu căn cứ vào

tiêu chuẩn cán bộ; hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao; nghĩa vụ của cán

bộ theo Luật Cán bộ, công chức; môi trường công tác, cơ chế hoạt động, điều

kiện làm việc đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy được vai trò

lãnh đạo của cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ.

Về công tác quy hoạch: Ban tổ chức tỉnh ủy các tỉnh thực hiện khá tốt

công tác quy hoạch đội ngũ này trong thời kỳ mới. Căn cứ vào quy định về

phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị, từng tỉnh ủy xây dựng quy hoạch

đội ngũ bí thư - huyện trưởng, chú ý những cán bộ trẻ có tài năng. Các tỉnh ủy

đã xây dựng Đề án công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, làm căn cứ chủ yếu để tiến hành xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng trong thời kỳ mới của từng tỉnh. Chiến lược cán bộ thời kỳ mới

của từng tỉnh đã làm cho công tác này ngày càng tốt hơn, đảm bảo được tính

kế thừa, đồng bộ giữa các thế hệ cán bộ quy hoạch bí thư - huyện trưởng.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Trên cơ sở quy hoạch, tỉnh ủy các tỉnh

thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quy hoạch này, kết hợp chặt

chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với thử thách, rèn luyện trong thực tiễn từng tỉnh.

Tỉnh ủy các tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan tạo điều kiện cho các đồng chí quy

hoạch bí thư - huyện trưởng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Tỉnh ủy các tỉnh

đã gửi cán bộ quy hoạch bí thư - huyện trưởng kế cận, dự bị đào tạo tập trung

Page 87: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

82

tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, cử đi đào tạo tại Việt

Nam, Trung Quốc. Từ đó, hầu hết cán bộ nằm trong quy hoạch trên đều được

đào tạo. Phương thức đào tạo theo hướng học tập trung, lý luận gắn liền với

thực tiễn, lý thuyết với kỹ năng thực hành, có kết hợp đi tham quan thực tế để

nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tri thức theo chức danh.

Về bổ nhiệm, sử dụng, đề bạt: Tỉnh ủy từng tỉnh lãnh đạo thực hiện khá

tốt công tác quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện trưởng, thường xuyên quan tâm

thực hiện quy hoạch, đồng thời bổ sung quy hoạch và tạo nguồn cán bộ quy

hoạch. Chính vì vậy, công tác bổ nhiệm, sử dụng, đề bạt đội ngũ này ở Lào

thời gian qua tương đối ổn định, bảo đảm được tính kế thừa, liên tục phát triển

giữa ba thế hệ cán bộ quy hoạch. Trong bổ nhiệm đội ngũ này, tỉnh ủy các

tỉnh thực hiện đúng Qui chế bổ nhiệm của Trung ương, bổ nhiệm cán bộ đúng

lúc, đúng chỗ, đúng sở trường công tác, đồng thời mạnh dạn cơ cấu đúng

những đồng chí quy hoạch bí thư - huyện trưởng kế cận, dự bị luôn hoàn

thành tốt công tác của mình vào chức vụ bí thư - huyện trưởng thông qua Đại

hội đại biểu cấp huyện, bầu cử Hội đồng nhân dân.

Ba là, đã chú trọng phát huy vai trò gương mẫu, tích cực, tự giác học

tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi bí thư - huyện trưởng

Các tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và huyện ở CHDCND Lào luôn quan tâm

và đề cao việc tự nghiên cứu, tự học tập, tự rèn luyện của từng bí thư - huyện

trưởng và coi việc này là một nhân tố đặc biệt quan trọng để đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ. Để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao,

đội ngũ bí thư - huyện trưởng luôn tích cực chủ động học tập nâng cao năng

lực chuyên môn, đồng thời ra sức rèn luyện bản thân về mọi mặt.

Sau một thời gian phát triển kinh tế thị trường, thu hút đầu tư nước

ngoài, nền kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có sự phát triển tương

đối tốt. Nhiều cán nộ bí thư - huyện trưởng đã chủ động tự sắp xếp thời gian

theo học các lớp, các chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

hcọ thêm ngoại ngữ, tin học.

Page 88: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

83

Trên thực tế nhiều bí thư - huyện trưởng đề cao việc tự học tập, rèn

luyện và trưởng thành từ các phong trào quần chúng, có ý thức bám sát thực

tiễn, bám sát địa bàn và nhân dân, nắm bắt kịp thời, chính xác tâm tư, nguyện

vọng chính đáng của nhân dân, am hiểu, chia sẻ những vui, buồn, khó khăn

của đông đảo nhân dân, có chủ trương, giải pháp giải quyết kịp thời nguyện

vọng của đông đảo nhân dân, tạo sự tin tưởng của nhân dân. Nhiều bí thư

huyện trưởng chủ động tiếp xúc với nhân dân nhân dân một cách chân tình,

cởi mở, thân thiện, sẵn sàng nghe dân nói và tạo điều kiện để không hạn chế

về thời gian để tiếp nhận ý kiến của nhân dân... ngày càng tạo được uy tín

trong nhân dân các bộ tộc Lào trên địa bàn huyện.

Bốn là, việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia

xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng đã đem lại những kết quả bước đầu

Các đoàn thể nhân dân tham gia vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ

chốt là bí thư - huyện trưởng thông qua qua việc cho ý kiến khi tổ chức yêu

cầu (bỏ phiếu tín nhiệm quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý), hoặc thực hiện

kiểm tra giám, sát hoạt động của cán bộ chủ chốt là bí thư - huyện trưởng,

đóng góp ý kiến về sây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cho huyện, quận, thị

tương đương.

Các đoàn thể nhân dân ở các huyện đã chủ động tham gia xây dựng

đội ngũ bí thư - huyện trưởng bằng những phương thức đem lại kết quả,

như: giám sát cán bộ về chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và việc giữ gìn

phẩm chất đạo đức, lối sống tại nơi cư trú thông qua đoàn viên, hội viên

của mình; qua các cuộc giao ban, làm việc giữa cán bộ chủ chốt các đoàn

thể với cấp ủy có trách nhiệm quản lý cán bộ; tiếp nhận những ý kiến của

đoàn viên, hội viên về bí thư - huyện trưởng và phản ánh cho cấp ủy có

trách nhiệm quản lý cán bộ...

Page 89: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

84

Năm là, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, công tác thanh tra của

Nhà nước về việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng được tổ chức thường xuyên hơn

Các tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và huyện ủy, chính quyền huyện đã thực

hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, hướng

dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

là một nội dung quan trọng của công tác kiểm tra giám sát của đảng và nhà

nước được tiến hành định kỳ hàng năm. Trong đó tập trung vào các vấn đề như

quy hoạch cán bộ chủ chốt, quy trình bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng...

Các tỉnh ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ

đảng viên và nhiệm vụ công tác chuyên môn do cấp ủy phân công đối với

từng đồng chí bí thư - huyện trưởng, thực hiện tự kiểm tra, giám sát thông

qua các buổi sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình, lấy đó làm căn cứ để

đánh giá, nhận xét đảng viên, cán bộ cuối mỗi năm công tác cũng như trong

việc bố trí, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở địa phương.

Ngoài công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban

Kiểm tra cấp tỉnh và cấp huyện, các tỉnh ủy còn phát huy vai trò kiểm tra,

giám sát của thủ trưởng đơn vị và các tổ chức quần chúng trong HTCT địa

phương, nơi bí thư - huyện trưởng tham gia sinh hoạt. Qua đó thúc đẩy tính

tự giác trong việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác, trong học tập, rèn

luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, đưa các

hoạt động này trở thành một thói quen thường xuyên, hàng ngày của mỗi bí

thư - huyện trưởng.

3.1.2.2. Những hạn chế Một là, một số tỉnh ủy chưa cụ thể hóa các chủ trương, phương hướng,

nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng và chưa thực sự quan tâm

sơ kết, tổng kết việc thực hiện. Việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

hầu hết được lồng ghép vào các chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ về công tác

cán bộ và công tác xây dựng Đảng nói chung.

Page 90: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

85

Ở một số địa phương, chưa nhận thức đúng đắn các quan điểm, đường

lối của Đảng về về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Vì

vậy, trong quá trình thực hiện còn có những những lúng túng bị động, thực

hiện không đúng các chủ trương của đảng.

Công tác sơ kết, tổng kết các chuyên đề về xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng chưa được quan tâm ở một số huyện mới chỉ dừng lại ở việc ghi

nhận kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Chưa phân tích

sâu, rút ra ngững bài học kinh nghiệm lớn những dễ hiểu, dễ thực hiện. Do đó,

chưa làm tốt công tác tham mưu, đề xuất cấp lên có thẩm quyền ban hành các

chủ trương, nhiệm vụ và các biện pháp tháo gỡ những khó khăn đó.

Hai là, việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ để xây dựng đội

ngũ bí thư - huyện trưởng còn bất cập, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao

Về quan điểm, phương pháp đánh giá: Trong nhận thức quan điểm,

phương pháp đánh giá từng đồng chí trong đội ngũ này, một số cấp ủy tỉnh

có lúc chưa thống nhất cao, còn có biểu hiện thiếu khách quan, nhấn mạnh

mặt này, mặt khác. Trong đánh giá, có lúc, có nơi còn biểu hiện nể nang, mà

nhất là chưa cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh để làm căn cứ đánh giá, đã làm

cho kết quả đánh giá một số đồng chí của đội ngũ này chưa phản ánh đúng

thực chất. Việc đánh giá đội ngũ này của cấp ủy tỉnh theo phân cấp quản lý

cán bộ của Bộ Chính trị, một số nơi còn thiếu sâu sát, chưa đi vào nền nếp

ổn định, theo định kỳ hàng năm, thiếu quá trình tích lũy thông tin cần thiết

để đánh giá.

- Về công tác quy hoạch: Tỉnh ủy các tỉnh đã tập trung xây dựng và

thường xuyên quan tâm thực hiện quy hoạch đối với đội ngũ này, nhưng chưa

đồng bộ. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đối với đội ngũ quy

hoạch bí thư - huyện trưởng kế cận, dự bị, dự nguồn còn chậm trong việc tạo

nguồn cán bộ để quy hoạch, nên chất lượng chưa cao. Công tác này ở Lào đòi

hỏi các cơ quan tham mưu làm công tác cán bộ cho tỉnh ủy cần phải tích cực

Page 91: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

86

chủ động thì mới tốt được. Chính vì vậy, một số tỉnh ở Lào vẫn chưa khắc

phục tình trạng hụt hẫng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, nhất là khi có yêu cầu

bức xúc phải thay đổi bố trí cán bộ ngay thì bị động, gặp khó khăn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng

chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ mới do chưa

đi vào chuyên sâu, chưa gắn thật chặt lý luận với thực tiễn địa phương, chưa

gắn lý thuyết với kỹ năng thực hành để đáp ứng yêu cầu thiết thực về kiến

thức cần có hệ thống, chuyên sâu, cần rèn luyện trong thực tiễn phong cách

lãnh đạo, phương pháp quản lý. Công tác lãnh đạo, quản lý chưa thật chặt chẽ,

chưa tạo được tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của đội ngũ này để biến

quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng chưa

cao do chưa lãnh đạo, quản lý thật chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng; đào

tạo cán bộ đông nhưng thiếu đồng bộ. Cán bộ còn hiện tượng chạy theo bằng

cấp, tranh thủ học nhiều trường, nhiều lớp, nhưng kiến thức thu được hết sức

hạn chế so với học vị đã có. Các lớp cao cấp chính trị, đại học chính trị, đại

học hành chính, quản lý nhà nước của Học viện Chính trị và Hành chính quốc

gia Lào mở ở các tỉnh còn ít, tương lai cần mở nhiều hơn để thật sự nâng cao

chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ quy hoạch bí thư - huyện trưởng trong thời

kỳ mới.

Chính sách cán bộ: Nhìn chung, đời sống đội ngũ bí thư - huyện trưởng

đại đa số ổn định. Tỉnh ủy các tỉnh thực hiện chính sách cán bộ đối với đội

ngũ này từng tỉnh còn có những mặt chưa nhất quán, đồng bộ như chính sách

đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ.

Ba là, chưa có quy định cụ thể cho việc phát huy vai trò gương mẫu,

tích cực, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi bí thư - huyện

trưởng. Do đó, việc tự giác học tập, tu dưỡng của đội ngũ bí thư - huyện

trưởng chưa đi vào nền nếp, thường xuyên, phần lớn phụ thuộc vào tính tự

giác, tích cực của cá nhân từng bí thư - huyện trưởng. Trên thực tế, một số bí

Page 92: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

87

thư - huyện trưởng đã có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, cục bộ, để người

thân lợi dụng chức vụ của mình để trục lợi.

Bốn là, việc phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia

xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa thường xuyên, do chưa có cơ

chế cụ thể để phát huy các tổ chức và đoàn thể nhân dân. Vai trò của các tổ

chức trong HTCT cấp huyện và nhân dân tham gia xây dựng, kiểm tra, giám

sát bí thư - huyện trưởng chưa được phát huy tốt, việc tham gia của các tổ

chức chính trị - xã hội và nhân dân nhìn chung vẫn còn hình thức.

Năm là, chưa phát huy được tối đa hiệu quả công tác kiểm tra, giám

sát của Đảng, công tác thanh tra của Nhà nước trong việc xây dựng đội ngũ

bí thư - huyện trưởng. Vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, ban thường

vụ cấp ủy cấp tỉnh và cấp huyện còn hạn chế, chưa kịp thời phát hiện chấn

chỉnh những bí thư - huyện trưởng có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

yếu kém, gây bất bình trong cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân, bị cán

bộ, công chức, đảng viên và nhân dân phản đối quyết liệt thì khi đó các cấp

ủy, BTV cấp ủy cấp huyện mới phát hiện, xử lý. Còn một số ít trường hợp bí

thư - huyện trưởng có biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối

sống, dư luận xôn xao nhưng xử lý còn nhẹ do nể nang, vây cánh mà không

kịp thời chấn chỉnh, xử lý.

3.2. NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.2.1. Những nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm

3.2.1.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

Thứ nhất, các đồng chí bí thư - huyện trưởng tự phấn đấu vươn lên

không ngừng trong quá trình cách mạng; được Đảng giáo dục, rèn luyện, bồi

dưỡng, đào tạo. Các đồng chí bí thư - huyện trưởng đều nhận thức sâu sắc

rằng sự tự thân vận động là quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi cá

nhân trong mối quan hệ đối với HTCT cấp huyện, đời sống xã hội và gắn bó

máu thịt với nhân dân. Chính vì vậy, đội ngũ này đã tự phấn đấu vươn lên

Page 93: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

88

không ngừng trên cương vị công tác của mình, luôn rèn luyện một bản lĩnh

chính trị vững vàng, kiên cường trong mọi thử thách của quá trình phát triển

cách mạng, cũng như những chấn động chính trị, kinh tế của khu vực Đông

Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới. Đội ngũ này đã không ngừng

tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, tự xây dựng lối sống,

phong cách gần gũi quần chúng, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân

dân. Đội ngũ trên còn luôn tự giác học tập về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội, an ninh, quốc phòng, các ngành khoa học xã hội và tự nhiên, hàng ngày

nắm bắt thông tin báo, đài, truyền hình phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo, quản lý.

Song song với quá trình tự phấn đấu vươn lên không ngừng theo tiến

trình cách mạng, đội ngũ bí thư - huyện trưởng còn được Đảng, Nhà nước

Lào giáo dục về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức qua các đợt học tập

Nghị quyết Trung ương, hội nghị chuyên ngành, sinh hoạt các chuyên đề

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, mà nhất là các cuộc

vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đảng và Nhà nước Lào còn quan tâm bồi

dưỡng, đào tạo đội ngũ này về lý luận chính trị cao cấp, đại học, quản lý nhà

nước. Đây là một nguyên nhân quan trọng đầu tiên đối với mặt ưu điểm của

đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Lào.

Thứ hai, sự đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính sách của

ĐNDCM Lào. Công tác cán bộ ở bất cứ thời kỳ nào của cách mạng cũng phải

gắn liền với đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng. Đường lối, nhiệm vụ

chính trị đúng có tác dụng quyết định trong việc định hướng cho cán bộ phấn

đấu vươn lên không ngừng, tự rèn luyện, xây dựng quan điểm, lập trường,

phẩm chất đạo đức cách mạng, xác định đúng đắn nhiệm vụ chính trị, là động

lực thôi thúc đội ngũ cán bộ không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi

mặt, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Chính đường lối đổi mới đúng

đắn của ĐNDCM Lào, lần lượt cụ thể hóa, ngày càng đi sâu trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội, kịp thời củng cố quan điểm lập trường cách

Page 94: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

89

mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay-sỏn Phôm-vi-hản đã

định hướng đúng đắn cho đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Lào khẳng định

quan điểm, lập trường cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng

học tập, nâng cao trình độ. Chính đường lối đổi mới đúng đắn đó đã trực tiếp

tác động đến đội ngũ này trong việc rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị,

đạo đức, năng lực công tác, tổ chức thực tiễn, tạo sức mạnh niềm tin vào tiền

đồ cách mạng, đảm bảo cho đội ngũ này phát huy ưu điểm, vượt thắng mọi

khó khăn, có đủ bản lĩnh và trí tuệ vươn lên không ngừng, hoàn thành tốt

nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân đã giao phó.

Thứ ba, được kế thừa truyền thống cách mạng kiên cường của Đảng,

của dân tộc, noi gương Cay-sỏn Phôm-vi-hản, sự giúp đỡ của nhân dân, vai

trò quản lý của lãnh đạo tỉnh. Đội ngũ bí thư - huyện trưởng đã phát huy ưu

điểm còn bắt nguồn từ truyền thống anh hùng, bất khuất, kiên cường chống

ngoại xâm của dân tộc Lào. Truyền thống đó đã được ĐNDCM Lào nâng cao

lên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội

thành truyền thống cách mạng kiên cường của Đảng. Chính truyền thống lịch

sử anh hùng của dân tộc, truyền thống cách mạng kiên cường của ĐNDCM

Lào, đã thường xuyên nhắc nhở, thôi thúc đội ngũ này có một động lực, một

niềm tin vào tiền đồ xán lạn của dân tộc để phấn đấu vượt qua khó khăn, hoàn

thành tốt nhiệm vụ.

Đội ngũ trên còn phát huy ưu điểm bắt nguồn từ việc hàng giờ, hàng

ngày, noi gương Cay-sỏn Phôm-vi-hản về sống, chiến đấu, lao động và học

tập, phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, chiến đấu

vượt thắng khó khăn, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, lối làm việc,

phong cách lãnh đạo, quản lý.

Thông qua sự giúp đỡ của nhân dân từ việc đi thực tế cơ sở nắm tình

hình, giao tiếp trong làm việc, các đợt tự phê bình, thùng thư góp ý của nhân

dân cũng là một nguyên nhân để đội ngũ bí thư - huyện trưởng phát huy ưu

điểm của mình.

Page 95: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

90

Ưu điểm của đội ngũ bí thư - huyện trưởng còn bắt nguồn từ vai trò

quản lý của lãnh đạo tỉnh. Với vai trò quản lý của lãnh đạo tỉnh sâu sát, hiểu

người, biết việc cán bộ, kịp thời khích lệ khi hoàn thành tốt nhiệm vụ; khi khó

khăn thì quan tâm giúp đỡ, động viên vượt qua trở ngại vươn lên; chân thành

góp ý chỉ đạo khi có dấu hiệu sai sót là một nguyên nhân để đội ngũ bí thư -

huyện trưởng ở Lào tự tu dưỡng mọi mặt hoàn thành nhiệm vụ.

3.2.1.2. Nguyên nhân của khuyết điểm

Thứ nhất, công tác tổ chức cán bộ, phương pháp đánh giá, quy hoạch,

bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, sử dụng chưa tốt; nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh

đạo, quản lý cán bộ chưa cụ thể hóa; tiêu chuẩn cán bộ còn chung, chưa cụ thể

theo chức danh, chậm có chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới.

Đội ngũ bí thư - huyện trưởng, ngoài những ưu điểm, còn có những hạn

chế, nguyên nhân là do công tác cán bộ, nhìn chung, còn có những mặt hạn

chế. Trong quy trình công tác cán bộ đối với đội ngũ này một khâu nào đó

không thực hiện tốt thì sẽ tác động đến tâm lý, tình cảm, tư tưởng tiến công,

làm hạn chế nhiệt tình cách mạng, ý chí vượt thắng khó khăn, vươn lên hoàn

thành nhiệm vụ trong quá trình công tác.

Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội

ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc thực hiện đường lối,

chính sách cán bộ, quy trình, thủ tục, phân công, phân cấp quản lý cán bộ, chủ

trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng,

có lúc, có khâu, chưa thật sự dân chủ cũng đã làm ảnh hưởng đến phát huy ưu

điểm của đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Vấn đề tiêu chuẩn cán bộ còn chung, chưa cụ thể theo chức danh, chậm

có chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới cũng là một trong những nguyên nhân

tác động đến đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Chính chưa xác định tiêu chuẩn

cụ thể cho chức danh này, làm cho công tác đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch,

đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ, quản lý, đề bạt, bãi miễn, gặp

Page 96: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

91

nhiều khó khăn, nhiều khi không sâu sát, thiếu dân chủ và công bằng, làm hạn

chế ưu điểm của đội ngũ này. Chậm có chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới,

nên công tác cán bộ cả nước nói chung, từng tỉnh nói riêng, gặp nhiều khó

khăn trong xây dựng Đề án công tác cán bộ, đã tác động mạnh đến tâm tư,

tình cảm đội ngũ bí thư - huyện trưởng hiện nay.

Thứ hai, cấp trên lãnh đạo, quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa

thật chặt chẽ, còn thiếu các văn bản về quản lý cán bộ.

Nguyên nhân những hạn chế của đội ngũ bí thư - huyện trưởng còn do

các cơ quan lãnh đạo, quản lý cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, trong lãnh đạo,

quản lý đội ngũ này có lúc chưa thật chặt chẽ. Trong qui trình công tác cán bộ

đối với đội ngũ bí thư - huyện trưởng, từ khâu nhận xét, đánh giá cán bộ,

tuyển chọn; phân công công tác; tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng,

phân công, phân cấp quản lý; luân chuyển cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng; bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ chính

sách; kiểm tra công tác cán bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, mà đối với đội

ngũ này đòi hỏi phải thật sự sâu sát, chặt chẽ, thì hoàn toàn không đơn giản,

khó lòng tránh khỏi sự hạn chế trong công tác cán bộ đối với một mắt khâu

nào đó của cấp trên lãnh đạo.

Một vấn đề nữa đặt ra là nguyên nhân phát sinh những hạn chế của đội

ngũ bí thư - huyện trưởng là việc cụ thể hóa các quyết định, qui định, qui chế,

quy trình, hướng dẫn về công tác cán bộ của Ban Xây dựng Cán bộ Trung

ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị của các cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ

từng tỉnh có lúc chưa kịp thời, chưa đảm bảo sâu sát với đặc điểm, điều kiện

đội ngũ trên nói chung, từng tỉnh nói riêng. Từ năm 2010 đến năm 2017, Bộ

Chính trị, Ban Bí thư, Ban Xây dựng Cán bộ Trung ương đã lần lượt ban hành

một hệ thống văn bản về công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, sâu sát hơn, đáp

ứng được yêu cầu quản lý cán bộ trong thời kỳ mới. Đã có hệ thống văn bản

Trung ương về công tác cán bộ, các cơ quan chức năng làm công tác cán bộ

Page 97: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

92

từng tỉnh phải cụ thể hóa thành các văn bản sát hợp từng tỉnh thì mới thực

hiện được, mà đối với các vấn đề phức tạp thì không thể làm nhanh được, hơn

nữa có nhiều vấn đề rất mới, cần phải có thời gian tổng kết thực tiễn, nên đây

là một trong những nguyên nhân làm hạn chế đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Thứ ba, do tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đối với đội

ngũ bí thư - huyện trưởng.

Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tác động tích cực và

tiêu cực đối với sự phát triển của đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Lào. Trong

cơ chế thị trường con người luôn bị tác động bởi nhiều nhu cầu mới, nên con

người muốn có tiền, sẵn sàng làm những việc sai trái pháp luật, vi phạm đạo

đức, thậm chí cả đạo lý truyền thống của dân tộc; chủ nghĩa cá nhân ích kỷ,

chỉ quan tâm vun vén cho cá nhân mình, gia đình mình, ít quan tâm đến cộng

đồng, những quan hệ người khác, làm mất đi bản chất, tính cao đẹp của con

người. Cơ chế thị trường là thành quả tiến bộ kinh tế của nhân loại, đối với

Lào, nó là chiếc cầu trung gian, tất yếu, mà Lào phải trải qua. Đội ngũ bí thư -

huyện trưởng nói chung, từng cá nhân nói riêng, không tự giác rèn luyện một

cách thường xuyên và toàn diện, thì tất yếu không tránh khỏi những tác động

tiêu cực của cơ chế thị trường.

Thứ tư, một bộ phận bí thư - huyện trưởng chưa thường xuyên tự giác

học tập, phấn đấu, rèn luyện. Đây vừa là hạn chế vừa là nguyên nhân của

những hạn chế, khuyết điểm của đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Một số có

biểu hiện bằng lòng với trình độ, năng lực và kinh nghiệm hiện tại. Còn hiện

tượng bí thư - huyện trưởng, cán bộ, công chức diện tạo nguồn, quy hoạch bí

thư - huyện trưởng thích đi học tại chức hơn học tập trung, thích học ở huyện

hơn ở tỉnh và Trung ương. Vì, học tại chức, học ở huyện vừa giữ được cương

vị công tác, vừa có bằng cấp để chuẩn hóa. Một số đồng chí còn có suy nghĩ

cho rằng, làm lãnh đạo, quản lý đi học lý luận chủ yếu là để chuẩn hóa bằng

cấp, còn làm việc thực tế thì phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm, quá đề cao

Page 98: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

93

kinh nghiệm sống, kinh nghiêm công tác. Do đó, trong quá trình học tập họ

chưa thực sự tích cực nắm bắt các nguyên lý lý luận, ngại học tập trung. Một

số đồng chí chưa tự giác tự học, tự rèn luyện. Mặt khác, do có quá nhiều công

việc phải giải quyết, có khi phải xử lý công việc ngoài giờ hành chính, nên

quỹ thời gian để bí thư - huyện trưởng tự học cũng bị hạn chế.

3.2.2. Những kinh nghiệm

Từ thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào

thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, đổi mới mạnh mẽ, thực hiện đồng bộ các khâu của công tác xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, đặc biệt coi trọng và gắn kết công tác tư

tưởng với công tác tổ chức.

Cần thực hiện đồng bộ tất cả các khâu trong công tác xây dựng bí thư -

huyện trưởng: cụ thể hóa tiêu chuẩn bí thư - huyện trưởng, đánh giá, quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, kiểm tra, giám sát, khen

thưởng, kỷ luật và chính sách đối với bí thư - huyện trưởng.

Trước đây, nhìn chung, các cấp ủy chưa chú ý nhiều đến việc tiến hành

đồng bộ các khâu xây dựng bí thư - huyện trưởng. Có nhiều nguyên nhân

khách quan, chủ quan chi phối, một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự

chi phối của tư duy siêu hình, chủ quan, duy ý chí, dẫn tới tất cả các khâu đều

yếu, chậm đổi mới, có biểu hiện trì trệ. Công việc xây dựng bí thư - huyện

trưởng chỉ có chuyển biến tích cực khi phải thực hiện đồng bộ tất cả các khâu,

tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ trẻ, trong quy hoạch có triển vọng được rèn

luyện, bồi dưỡng thông qua các cương vị khác nhau, tích lũy kinh nghiệm, bổ

sung kiến thức toàn diện hoặc chuyên sâu hoặc chuyên sâu hóa, phá vỡ thế

khép kín, độc quyền đặc lợi, cục bộ, bè phái…

Công tác cán bộ phải gắn với công tác tổ chức. Tổ chức vừa là sản

phẩm vừa là chủ thể quy định, điều khiển, phát triển những phẩm chất, năng

lực cần thiết của con người bí thư - huyện trưởng. Nếu không có tổ chức và

Page 99: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

94

không ở trong tổ chức thì cá nhân bí thư - huyện trưởng sẽ mất đi nhiều sức

mạnh, vì nhờ có tổ chức mới biến sức mạnh chính trị - tinh thần thành sức

mạnh vật chất, biến ý chí, quyết tâm thành hành động cách mạng.

Tuy vậy, trong mối quan hệ này còn bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết

điểm: vấn đề đoàn kết thống nhất trong một tổ chức, cần được thường xuyên

củng cố giữ gìn. Nếu nội bộ mất đoàn kết thì không chỉ ảnh hưởng đến kết

quả hoàn thành nhiệm vụ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ cán bộ.

Cần đổi mới nhận thức và cơ chế vận hành của các nguyên tắc cơ bản

như: tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; Đảng thống nhất lãnh đạo

công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Công tác cán bộ chưa thật sự theo kịp với

công tác tổ chức, chưa ở thế chủ động, có lộ trình rõ ràng về con người cho tổ

chức, còn rất nhiều trường hợp "vì người mà bố trí việc" chứ không phải vì

việc để bố trí người. Chưa thực hiện đầy đủ, đồng bộ và nhất quán các quy

chế, quy định, chế độ trong tổ chức, dẫn tới những khó khăn trong công tác

chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Hai là, nâng cao việc tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của chính bản

thân bí thư - huyện trưởng phải đi đôi với xây dựng cơ chế, quy chế, quy định

về người đứng đầu.

Một yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với bí thư - huyện trưởng hiện

nay là lãnh đạo phải đi liền công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình một

cách thường xuyên. Người bí thư - huyện trưởng phải có thái độ nhìn thẳng

vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật về những khuyết điểm, sai

lầm của chính mình; coi việc tự phê bình như "soi gương, rửa mặt"; phải tự

đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày; nói đi đôi với làm, chỉ đạo phải quyết

liệt, làm đến nơi đến chốn, không qua loa, hình thức; phải luôn nghiên cứu,

học tập tự trau dồi nâng cao bản lĩnh bản thân; gương mẫu trong phong trào

quần chúng, được cán bộ và nhân dân tín nhiệm.

Page 100: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

95

Tuy nhiên, bí thư - huyện trưởng vừa là cán bộ đứng đầu huyện ủy,

đồng thời là người đứng đầu chính quyền huyện. Đây là vị trí lãnh đạo, quản

lý có quyền lực rất to lớn, nếu không muốn nói là quyền lực tuyệt đối tại

huyện, nếu không có quy chế quy định cụ thể để kiểm soát quyền lực; để quy

định bắt buộc về việc nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống;

quy định về mối quan hệ công tác… Thì rất dễ tha hóa về quyền lực, mà biểu

hiện cụ thể là sự lạm quyền, lộng quyền, cục bộ, để người thân lợi dụng, trục

lợi. Trên thực tế, thời gian qua đã xuất hiện biểu hiện của một số bí thư -

huyện trưởng có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, làm ảnh hưởng đến hình

ảnh của Đảng tại các địa phương, một mặt là do bản thân thiếu tu dưỡng, rèn

luyện, mặt khác là chưa có cơ chế, quy chế bắt buộc, hoặc cơ chế, quy chế

chưa đủ sức răn đe thích đáng.

Ba là, xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải gắn với yêu cầu

nhiệm vụ chính trị từng nhiệm kỳ cấp ủy huyện, tỉnh. Coi trọng sự lãnh

đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và xác định nhiệm vụ chính trị của các

đảng bộ huyện.

Kinh nghiệm cho thấy, cán bộ nào thì phong trào đó, nhưng phong trào

cách mạng như thế nào thì cũng tạo ra những cán bộ như thế. Nghĩa là giữa

công tác cán bộ với thực tiễn phong trào cách mạng có mối quan hệ nhân quả,

khi đảng bộ xác định rõ những nhiệm vụ chủ yếu, có quyết sách rồi thì trong

từng nhiệm kỳ cuả mình, các cấp ủy huyện, tỉnh phải biết tập trung điều động,

luân chuyển cán bộ vào quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ ấy, không phân tán,

lãng phí nhân lực.

Bốn là, xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải gắn liền với đổi

mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy và cán bộ cơ quan tham mưu, giúp việc, cơ

quan chuyên trách cấp tỉnh và cấp huyện.

Năng lực bí thư - huyện trưởng được giữ vững và phát triển đều có

nguyên nhân từ bản thân bí thư - huyện trưởng và có nguyên nhân từ sự lãnh

Page 101: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

96

đạo, chỉ đạo của cấp trên. Với tư cách làm tham mưu cho lãnh đạo và các cấp

ủy về cán bộ và nhân sự, những người trong bộ máy làm công tác cán bộ đã

phát huy được vai trò là "bàn lọc", là bộ máy phát hiện, bồi dưỡng, đề bạt

những cán bộ tốt cho Đảng.

Tuy nhiên, vấn đề cấp bách hiện nay là phải đổi mới, chỉnh đốn bộ máy

và con người làm công tác cán bộ. Vì vậy, khắc phục tình trạng chồng chéo,

phân tán, không rõ trách nhiệm, không nắm chắt cán bộ trên cơ sở phân định

rõ chức năng, quyền hạn, mối quan hệ giữa các cơ quan cán bộ các cấp với

cấp ủy và người đứng đầu công tác cán bộ. Đặc biệt chú trọng đến năng lực,

phẩm chất đạo đức của người làm công tác cán bộ. Khắc phục hiện tượng "ô,

dù", những hiện tượng tiêu cực về "chạy chức, chạy quyền, chạy tội", không

khách quan, dân chủ, công khai, nhất quán trong lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm.

Năm là, bầu chọn, bố trí đúng bí thư - huyện trưởng bảo đảm đúng

người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường và thay thế kịp thời khi

cần thiết.

Ở đâu bầu chọn và bố trí đúng bí thư - huyện trưởng thì ở đó sẽ có

những gương cán bộ lãnh đạo để mọi người noi theo; phẩm chất đạo đức cách

mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm của từng cá nhân cán bộ lãnh đạo

được đề cao; đường lối, quan điểm của Đảng được giữ vững và quán triệt,

pháp luật, quy định, quy chế làm việc được tôn trọng, dân chủ được phát huy,

tập hợp được trí tuệ của tập thể, tạo được sự phấn khởi, đoàn kết thống nhất ý

chí; cán bộ tốt, có năng lực được phát hiện, bồi dưỡng còn cán bộ thoái hóa và

các hiện tượng tiêu cực được kịp thời ngăn chặn.

Do vậy, bầu chọn và bố trí đúng bí thư - huyện trưởng là một công việc

rất khó khăn đòi hỏi phải thực hiện công khai tiêu chuẩn bí thư - huyện

trưởng, phải giải quyết tốt các mối quan hệ trong xây dựng bí thư - huyện

trưởng: giữa đức và tài thì phải lấy đức làm gốc, tài là quan trọng; lấy thước

đo chủ yếu là hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân để đánh

Page 102: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

97

giá cán bộ; giữa kiến thức, năng lực thực tế và bằng cấp, học vị thì kiến thức

cơ bản, có bằng cấp là quan trọng và cần thiết nhưng không sa vào tư tưởng

bằng cấp, học vị một cách đơn thuần, hình thức.

Đúng người là chọn đúng bí thư - huyện trưởng là người có đức, có tài,

có uy tín thật sự. Bí thư - huyện trưởng phải mang phong cách người đại diện

của Đảng; mẫu mực về đạo đức, lối sống, là trung tâm đoàn kết và có tín

nhiệm cao trong đảng ủy, đảng bộ, chính quyền, đoàn thể quần chúng và nhân

dân trong huyện. Bầu chọn, bố trí đúng bí thư - huyện trưởng không chỉ đúng

người mà còn đòi hỏi phải đúng việc, đúng sở trường, theo nguyên tắc ai thạo

việc gì nên giao việc đó.

Bầu chọn, bố trí đúng chỗ tức là đúng môi trường, phù hợp với người

làm bí thư - huyện trưởng là hết sức quan trọng. Bố trí đúng người, đúng

việc sẽ giúp cho cán bộ phát huy hết được những năng lực sở trường của bản

thân. Thực tế đã chứng minh, có những cán bộ ở vị trí này, mô hình đến vị

này thì phát huy rất tốt năng lực của bản thân mình nhưng ở một môi trường

làm việc khác thế lại không thể phát huy được năng lực nhưng môi trường

đã từng làm vì vậy công tác tổ chức cán bộ luân chuyển cán bộ phải hết sức

lưu ý vấn đề này.

3.2.3. Những vấn đề đặt ra

3.2.3.1. Giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc quản lý

của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc; nắm vững

và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của thường trực, BTV, của

và đảng bộ huyện bí thư - huyện trưởng đặt lên hàng đầu việc thực hiện

nghiêm chỉnh nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung

dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đồng thời, linh hoạt, mềm dẻo,

luôn coi trọng mở rộng dân chủ đi liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung,

thống nhất. Trong hoạt động hằng ngày của bí thư - huyện trưởng đối với

Page 103: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

98

từng công việc đòi hỏi sự khôn khéo, tinh tường, nhạy cảm và bài bản. Đây là

những biểu hiện của tính nghệ thuật trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công

việc của bí thư - huyện trưởng.

Để thực hiện được điều nêu trên, ngoài trình độ, năng lực, kinh nghiệm,

bí thư - huyện trưởng cần: nhuần nhuyễn về chức năng, nhiệm vụ, thẩm

quyền, trách nhiệm của mình; nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền,

trách nhiệm của phó bí thư thường trực và phó bí thư được xác định trong quy

chế làm việc; tôn trọng ý kiến của những cán bộ này, trao đổi một cách chân

tình vì công việc, vì sự phát triển của đảng bộ và của huyện; không có biểu

hiện áp đặt, "sai khiến" buộc những cán bộ này phải thực hiện; không để cho

những cán bộ này có ý nghĩ cho rằng, họ bị điều hành "sai khiến" làm việc và

không được tôn trọng, không có "tiếng nói"...

3.2.3.2. Thực hiện nghiêm những quy chế, quy định, quy trình công

tác tổ chức, cán bộ; coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ

tỉnh ủy quản lý

Bí thư - huyện trưởng duy trì việc thực hiện nghiêm những nguyên tắc,

quy chế, quy định, quy trình công tác cán bộ, kể cả việc thực hiện những

nguyên tắc, quy chế, quy định, quy trình trong từng khâu của công tác cán bộ,

như: cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển,

đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và chính sách cán bộ.

3.2.3.3. Sâu sát cơ sở, thực tiễn, gần gũi, cởi mở, lắng nghe ý kiến của

nhân dân, cán bộ, đảng viên, định kỳ đối thoại với nhân dân; thu thập và xử

lý tốt các thông tin, suy nghĩ chín chắn khi đưa ra kết luận, quyết định

Để phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết bí thư - huyện

trưởng phải có đầy đủ thông tin, thông tin chính xác và phải xử lý tốt thông

tin. Bí thư thu thập thông tin từ các kênh khác nhau, cả thông tin thuận chiều

và thông tin trái chiều; thu thập thông tin qua các kênh thông tin chính thống

như: báo cáo của cấp dưới, của các cơ quan, cán bộ tham mưu, giúp việc; các

Page 104: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

99

viên; ủy viên BTV phụ trách cơ sở, lĩnh vực; từ nhân dân, cán bộ, đảng viên...

Đồng thời, chú ý nắm thông tin trái chiều từ các kênh thông tin khác theo

phương châm "nghe bằng hai tai". Đối với những thông tin cần thiết, chưa rõ

bí thư phải đi cơ sở, gần gũi nhân dân, cán bộ, đảng viên để trực tiếp nắm

chắc thông tin.

3.2.3.4. Làm việc có chương trình, kế hoạch, giải quyết công việc đạt

mục tiêu trước mắt trong quan hệ với mục tiêu lâu dài

Bí thư - huyện trưởng cần kế hoạch hóa công việc, xây dựng được

chương trình, kế hoạch tiến hành công việc hàng tuần, tháng, quý; hàng tháng,

hàng quý có chương trình làm việc, hàng tuần có giao ban, hội ý thường

trực..., thực hiện làm việc theo chương trình, kế hoạch. Chánh văn phòng và

phó chánh văn phòng cũng phải nắm chắc những công việc trọng tâm của bí

thư trong tuần, tháng... Trong xây dựng chương trình công tác hàng tuần của

nhiều bí thư đều có ít nhất một buổi đi cơ sở, có thể xác định những cơ sở có

vấn đề phức tạp để đưa vào chương trình công tác hàng tuần, để triển khai

thực hiện ngay. Nếu lơ là, chểnh mảng vấn đề này, thường dẫn đến nhiều hệ

lụy, những bức xúc trong nhân dân ở những nơi đó không được giải quyết

hoặc định hướng giải quyết kịp thời, dân sẽ tập trung đông về huyện, sẽ rất

phức tạp.

3.2.3.5. Xác định đúng đắn nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề

trọng yếu trong từng thời điểm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt,

thường xuyên kiểm tra, giám sát

Bí thư - huyện trưởng cần xác định đúng đắn nhiệm vụ trọng tâm của

huyện và những vấn đề trọng yếu trong từng thời điểm. Những vấn đề này, bí

thư phải trăn trở suy nghĩ, đề xuất để BTV và thảo luận quyết định.

Bí thư - huyện trưởng bám sát chương trình công tác hàng tháng, hàng

quý để chỉ đạo hoạt động của BTV và của . Những vấn đề lớn thì tổ chức hội

nghị BTV hoặc hội nghị để thảo luận và ra nghị quyết, để các ban, ngành ủy

Page 105: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

100

ban nhân dân huyện thực hiện, bí thư đôn đốc, kiểm tra, giám sát đến nơi,

đến chốn. Khi chuẩn bị ra nghị quyết hoặc chỉ thị, kết luận về những vấn

đề liên quan đến chính sách, pháp luật, hoạt động của chính quyền và

những vấn đề xã hội, như: xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục... bí thư -

huyện trưởng phải đi trước một bước. Bí thư phải nghe cơ quan, tổ chức,

cán bộ thuộc lĩnh vực, công việc đó báo cáo để hiểu mục tiêu của ngành,

đơn vị đó và suy nghĩ về nội dung nghị quyết, chỉ thị và kết luận sắp thảo

luận quyết định và ban hành.

3.2.3.6. Coi trọng chỉ đạo điểm, dự báo những vấn đề nảy sinh và

phương án giải quyết; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong xử

lý những vấn đề phức tạp xuất hiện ngoài dự báo; tăng cường sơ kết, tổng

kết, rút ra những kinh nghiệm

Trong quá trình tiến hành công việc, bí thư - huyện trưởng cần dự báo

những vấn đề nảy sinh và phương án giải quyết. Khi chủ trì, điều hành và kết

luận các hội nghị, nhiều bí thư thường dự báo ba tình huống cùng với các

phương án xử lý: đồng thuận; không đồng thuận; có ý kiến khác nhau. Nếu có

ý kiến khác nhau, bí thư phải quyết đáp, nếu còn nhiều ý kiến khác nhau và

chưa đủ căn cứ để kết luận, cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận tiếp, hoặc tiếp

tục nghiên cứu thực tiễn... không nóng vội đưa ra kết luận.

Bí thư - huyện trưởng cần coi trọng duy trì thành nền nếp việc sơ kết,

tổng kết, rút ra những kinh nghiệm. Bí thư - huyện trưởng chỉ đạo sơ kết việc

thực hiện nghị quyết, chỉ đạo tổng kết, rút ra những kinh nghiệm về những

vấn đề lớn; chú ý chỉ đạo tổng kết hoạt động của chính quyền huyện để có chủ

trương giải pháp giải quyết kịp thời những hạn chế, vướng mắc; chỉ đạo tổng

kết từng lĩnh vực hoạt động... Bí thư - huyện trưởng trực tiếp cho ý kiến về

báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động, nguyên nhân, các giải pháp trong thời

gian tiếp theo.

Page 106: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

101

Tiểu kết chương 3

Những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở

CHDCND Lào được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Do đó, công tác xây dựng đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện là bí thư truyện chưởng có sự chuyển biến rõ rệ.

Cùng với việc đổi mới, chỉnh đốn tổ chức đảng, các cấp ủy tỉnh thường

xuyên quan tâm, chăm lo công tác cán bộ huyện, trong đó có công tác xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị,

phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc của đội ngũ bí thư - huyện trưởng

được nâng lên rõ rệt; cơ bản thực hiện đồng bộ, hiệu quả các khâu công tác

cán bộ trong xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; phát huy được tính tự

giác, tích cực tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư - huyện trưởng; cơ bản

đã huy động được các tổ chức, các lực lượng tham gia xây dựng đội ngũ bí

thư - huyện trưởng; có sự quan tâm nhất định đến công tác kiểm tra, giám sát

việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Chính nhờ

đội ngũ bí thư - huyện trưởng có kinh nghiệm, đã trải qua thử thách, được xây

dựng về phẩm chất chính trị, kiến thức và năng lực công tác nên trong những

năm qua, nông nghiệp và nông thôn của CHDCND Lào đã đạt được nhiều

thành tựu đáng kể. Những cố gắng và chuyển biến tích cực của các huyện đã

củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng vẫn còn những hạn chế, yếu kém: trình độ chưa đồng đều; một

số đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa thực sự tâm huyết, say mê với công

tác, có nơi có lúc còn có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán trong lãnh đạo,

chỉ đạo, điều hành; một số khâu trong công tác cán bộ còn hình thức, yếu

kém; chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng,

thanh tra của Nhà nước đối với đội ngũ bí thư - huyện trưởng nhiều nơi còn

chung chung.

Page 107: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

102

Những yếu kém, hạn chế trên là do: cơ chế, quy định về thẩm quyền,

trách nhiệm của đội ngũ bí thư - huyện trưởng chưa đầy đủ, thiếu ổn định;

những hạn chế, bất cập trong nhận thức và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; cơ chế kiểm soát quyền lực chưa chặt chẽ.

Từ thực tiễn xây dựng bí thư - huyện trưởng, có thể khái quát một số

kinh nghiệm sau: Một là, đổi mới mạnh mẽ, thực hiện đồng bộ các khâu của

công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, đặc biệt coi trọng và gắn kết

công tác tư tưởng với công tác tổ chức; Hai là, nâng cao việc tự tu dưỡng, rèn

luyện, phấn đấu của chính bản thân bí thư - huyện trưởng; Ba là, giữ vững và

nâng cao năng lực bí thư - huyện trưởng phải gắn với yêu cầu nhiệm vụ chính

trị từng nhiệm kỳ cấp ủy huyện, tỉnh. Coi trọng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các

cấp ủy đảng và xác định nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ huyện; Bốn là,

giữ vững và nâng cao năng lực bí thư - huyện trưởng phải đổi mới và chỉnh

đốn tổ chức, bộ máy và cán bộ cơ quan tham mưu chuyên trách các cấp ủy

tỉnh và các đảng ủy huyện; Năm là, bầu chọn, bố trí đúng bí thư - huyện

trưởng bảo đảm đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường

và thay thế kịp thời khi cần thiết.

Page 108: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

103

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.1. DỰ BÁO NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TÁC ĐỘNG, MỤC TIÊU,

PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG

HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến xây dựng đội ngũ bí thư

- huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

4.1.1.1. Những thuận lợi

Một là, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất. Trong những năm

tới, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, toàn thể nhân dân quyết tâm thực

hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tạo ra những

chuyển biến to lớn mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.

Hai là, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều chủ trương, chính sách,

quyết định về xây dựng đội ngũ cán bộ.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều nghị quyết,

quyết định, chỉ thị, nghị định về cán bộ, công tác cán bộ nói chung. Đây là

điều kiện hết sức thuận lợi và là cơ sở, tiền đề để xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng.

Ba là, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh

mẽ làm biến đổi sâu sắc, toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó

có lĩnh vực công tác đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ các

bộ ở CHDCND Lào.

4.1.1.2. Những khó khăn

Một là, sự vận động, biến đổi phức tạp và nhanh chóng của tình hình

thế giới, khu vực.

Page 109: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

104

Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu dẫn đến

sự tan giã hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, chủ

nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào.

Điều này đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của một bộ

phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các bộ tộc Lào, khiến cho

không ít người băn khoăn, lo lắng, thậm chí bị khủng hoảng niềm tin, hoài

nghi vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào.

Các thế lực thù địch luôn tìm cách bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin trên

đất nước Lào, chống công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đứng trước những biến đổi của thế giới, nhất là những tác động về mặt

trái của cơ chế thị trường, vấn đề lợi ích cá nhân được đẩy lên đến mức tuyệt

đối hoá, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó không ít cán bộ lãnh

đạo chủ chốt bị tha hoá, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng, sa sút

về đạo đức, lối sống, xa rời lý tưởng cao đẹp của Đảng, của nhân dân các bộ

tộc Lào.

Chiến tranh thế giới không có khả năng xảy ra ra, nhưng chiến tranh

cục bộ, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo,... ngày càng nhiều. Quá trình toàn

cầu hóa kinh tế là một xu thế không thể đảo ngược được. Nó tạo ra nhiều cơ

hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ mất ổn dịnh an ninh kinh

tế,chính trị, làm sói mòn các giá trị truyền thống lâu đời trên đất nước Lào.

Phân cực giàu nghèo, đào sâu hố ngăn cách giữa các nước phát triển

với các nước lạc hậu, chậm phát triển. Nguy cơ phá vỡ truyền thống, đánh

mất bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…

Đối với cách mạng Lào, việc hội nhập kinh tế quốc tế là một thách thức

lớn về kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý kinh tế, quản lý hành chính

nhà nước, về trình độ ngoại ngữ và khoa học công nghệ..., bên cạnh đó chủ

nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu

"diễn biến hòa bình", kết hợp với bạo loạn lật đổ với những âm mưu thủ đoạn

Page 110: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

105

rất thâm độc, tinh vi và xảo quyệt hòng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng,

làm cho Đảng đánh mất vai trò lãnh đạo của mình, tiến tới xóa bỏ chế độ chủ

nghĩa xã hội trên đất nước Lào. Điều này đã và đang đặt công tác đào tạo, bồi

dưỡng lý luận cách mạng trước những thách thức gay gắt hơn, quyết liệt hơn

nhiều so với trước. Yêu cầu khách quan đòi hỏi phải nâng cao chất lượng,

hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong

cách sống và làm việc của Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản, đường lối, quan

điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào cho đội ngũ cán

bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lào xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.

Hai là, ở trong nước, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Lào còn có không ít những khó khăn, hạn chế nhất định.

Kinh tế phát triển chưa tương xứng so với khả năng và yêu cầu, sức

cạnh tranh còn yếu và vẫn tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các

nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, những năm gần đây, việc

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lào, trong

điều kiện hội nhập quốc tế hóa ngày càng sâu rộng cũng làm nảy sinh nhiều

hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội như: Sùng bái lợi ích vật chất, đề cao lợi ích

cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể, coi lợi nhuận cao hơn tất cả, làm giàu bằng

mọi giá. Đặc biệt, nạn quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị,

phẩm chất đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên đã gây ra sự bức

xúc trong quần chúng nhân dân và làm giảm niềm tin của quần chúng nhân

dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Những thách thức, những biến động của thế giới và tình hình trong

nước đã đặt ra cho ĐNDCM Lào một yêu cầu cấp bách là phải tăng cường

công tác giáo dục lý luận cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng,

trong đó có cả đội ngũ cán bộ các bộ. Thông qua giáo dục lý luận cách mạng

Page 111: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

106

nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản

lĩnh chính trị và năng lực tư duy cho mọi cán bộ, đảng viên, đó là những điều

kiện cơ bản hàng đầu giúp cán bộ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.

Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ các bộ ở CHDCND Lào phải không ngừng

học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp

nghiên cứu, giảng dạy, nâng cao tính cách mạng, khoa học trong các bài

giảng, trên cơ sở đó nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng cho đội

ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn trung ương, địa

phương và cơ sở.

4.1.2. Mục tiêu, phương hướng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030

4.1.2.1. Mục tiêu

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh vừa có những thuận lợi, vừa có những khó

khăn, thách thức mới. Nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới rất khó khăn, phức

tạp, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng đội

ngũ bí thư - huyện trưởng nói riêng, đòi hỏi Đảng và các cấp chính quyền phải xây

dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách

mạng, năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện hai

nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2011) và lần thứ X (2016) của

Đảng NDCM Lào đã khẳng định:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý

các cấp là việc làm có ý nghĩa chiến lược đối với đất nước. Người

cán bộ chủ chốt giữ cương vị bí thư - huyện trưởng phải là người có

lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, gương mẫu về đạo đức

trong về đời tư, có năng lực chuyên môn giỏi, am hiểu về thực tiễn

gắn bó máu thịt với nhân dân [104; 105].

Page 112: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

107

Nghị quyết Trung ương lần thứ sáu Khóa IX đã nêu ra mục tiêu xây

dựng đội ngũ cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp từ Trung

ương đến cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu có phẩm chất và năng lực, có bản

lĩnh chính trị vững vàng trên lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng,

đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế

hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào là quá trình

phát hiện và tạo nguồn cán bộ một cách chủ động, có kế hoạch, kế tục sự

nghiệp cách mạng của Đảng. Do đó, xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với cơ quan tổ chức cán

bộ dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy đảng.

Xuất phát từ tình hình thực tế đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở

CHDCND Lào giai đoạn hiện nay, từ yêu cầu của công tác cán bộ trong giai

đoạn mới, căn cứ tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, mục tiêu xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào từ nay đến năm 2025 là:

Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng có chất lượng đồng bộ, số

lượng và cơ cấu hợp lý nhằm củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao

chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong

tình hình mới.

Chăm lo phát triển đội ngũ bí thư - huyện trưởng để phát huy vai trò hạt

nhân, đồng thời tham mưu cho cấp ủy xây dựng và quy hoạch đội ngũ bí thư -

huyện trưởng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ.

Chú trọng phát triển đồng bộ đội ngũ bí thư - huyện trưởng, đầu tư xây

dựng đội ngũ này đủ về số lượng, có chất lượng ngày càng cao, có cơ cấu hợp

lý, đủ sức phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Page 113: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

108

Đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào phải đủ tiêu chuẩn theo

chức danh, phấn đấu 85% bí thư - huyện trưởng có trình độ đại học chuyên

ngành, 35% bí thư - huyện trưởng có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên.

4.1.2.2. Phương hướng

* Phương hướng chung:

Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở là yêu cầu khách quan trong

quá trình đổi mới hiện nay, Vì vậy, khi triển vai cần phải có kết hoạch kỹ

lưỡng, bước đi chắc chắn. Đó không phải là công việc thực hiện trong thời

gian ngắn, trước mắt, mà là cả một quá trình lâu dài.

Phương hướng chung để tăng cường xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng phải tiến hành thường xuyên, liên tục, phải đổi mới đồng bộ các khâu

của công tác cán bộ, tạo chuyển biến cơ bản, từng bước vững chắc.

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ vị trí bí thư - huyện trưởng phải

bám sát những yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hình

thành ở người cán bộ những phẩm chất về đạo đức lối sống, về khả năng lãnh

đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Quá trình quy hoạch đội ngũ

cán cán bộ, cần phải tính tới cơ cấu về độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa phát

triển liên tục.

Việc quy hoạch luôn mang tính "mở", những người được quy hoạch,

sau một thời gian nếu không đủ phẩm chất theo yêu cầu hoặc có sự tha hóa

biến chất thì kiên quyết loại ra khỏi quy hoạch. Bổ sung danh sách những

người mới vào trong quy hoạch để đào tạo bồi dưỡng thử thách họ.

* Phương hướng cụ thể:

Trên cơ sở phương hướng chung đó, phương hướng cụ thể để xây dựng

đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào là:

Một là, tạo bước chuyển biến trong các khâu công tác cán bộ; cụ thể

hóa tiêu chuẩn chức danh bí thư - huyện trưởng.

Page 114: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

109

Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ cương vị bí thư -

huyện trưởng trong hệ thống chính trị cần được làm một cách khoa học, bài

bản, đầy đủ, chính xác, tránh tình trạng làm chiếu lệ, làm qua loa, đại khái.

Trọng tâm là nâng cao chất lượng phát hiện nguồn cán bộ dự bị, dự kiến kế

cận cho các chức danh, tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện, phấn đấu để đủ

các yêu cầu cần thiết để đưa vào quy hoạch đội ngũ cán bộ huyện diện BTV

tỉnh ủy Luông Nậm Thà quản lý. Ban Thường vụ tỉnh ủy xem xét từng huyện

về công tác cán bộ, huyện nào yếu ở khâu nào công tác cán bộ nào thì tập

trung chỉ đạo khắc phục dứt điểm.

Hai là, trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt là bí

thư viện trưởng, cần tập trung vào nội dung quan trọng có tính cập nhật cao

như: một là, thông tin mới về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khu vực

và thế giới, mối quan hệ giữa sự phát triển của nước Lào và thế giới có ảnh

hưởng đến nhau như thế nào. Hai là, sự phát triển của khoa học công nghệ và

ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Ba là, cơ chế quản lý về công tác

xây dựng Đảng trong điều kiện một Đảng cầm quyền và phát triển kinh tế thị

trường, làm rõ các quy trình thủ tục để bàn bổ nhiệm đánh giá cán bộ.

Ba là, cần có chính sách đặc thù trong đào tạo nâng cao trình độ cho

đội ngũ cán bộ trẻ là bí thư - huyện trưởng, bởi vì lực lượng này còn yếu về

kinh nghiệm và sự từng trải trong lãnh đạo. Đối với những cán bộ trẻ công tác

tại những huyện có điều kiện đặc biệt khó khăn, cần có chính sách đãi ngộ

thỏa đáng cũng như kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho họ.

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đánh giá đội ngũ bí thư

- huyện trưởng theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, lấy kết quả

thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao làm căn cứ, thước đo chủ yếu; lấy

tiêu chuẩn chức danh làm căn cứ, thước đo quan trọng. Việc luân chuyển cán

bộ là bí thư - huyện trưởng cần có cách làm linh hoạt, có thể thực hiện giữa

các huyện trong một tỉnh hoặc giữa các tỉnh với nhau, một số trường hợp có

thể luân chuyển từ các cơ quan trung ương xuống địa phương và ngược lại.

Page 115: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

110

Bốn là, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo

công tác cán bộ và quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Việc quy hoạch đào

tạo bồi dưỡng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải trên tinh thần dân chủ. Phát

huy trách nhiệm và trí tuệ của cán bộ cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp ủy.

Cần phải phát huy vai trò của Mặt trận xây dựng đất nước và các đoàn thể

nhân dân trong tham gia nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư - huyện trưởng,

với các hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú.

Tăng cương vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị

xã hội và các đoàn thể. Có chế độ khen thưởng và bảo vệ những những cá

nhân dũng cảm trong việc đấu tranh với các sai phạm tiêu cực của cán bộ.

Năm là, coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác cán

bộ nói chung, nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

nói riêng trong từng khoảng thời gian nhất định, chỉ rõ những ưu điểm, nhất là

những khuyết điểm và phải xác định cho được nguyên nhân, chỉ rõ trách

nhiệm của cá nhân, tập thể cấp ủy đối với từng vấn đề cụ thể.

Để tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong việc tổng kết rút kinh nghiệm

của các huyện trong cả nước, cần có có những hướng dẫn cụ thể cho các tỉnh

ủy, các cán bộ có trách nhiệm nhất là những người đứng đầu cơ quan Đảng và

Chính quyền cấp huyện.

4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN

TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng đội

ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trong công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, nguyên tắc

"Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ" được coi là là nguyên tắc cơ bản

nhất, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng của Đảng NDCM Lào.

Đảng lãnh đạo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá

nhânphụ trách.

Page 116: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

111

Xây dựng đội ngũ bí thư- huyện trưởng là trách nhiệm của cấp ủy, tổ

chức đảng và các tổ chức thuộc HTCT cấp huyện. Bí thư - huyện trưởng có

vai trò và trách nhiệm to lớn đối với xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ

chức trong HTCT ở cấp huyện. Các tổ chức này tham gia vào các quá trình

xây dưng đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Bởi vậy, đánh giá hoạt động xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng cần xem xét việc các cấp ủy phát huy vai

trò các tổ chức thuộc HTCT cấp huyện tham gia vào công việc này.

Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào phải đặt dưới

sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng.

Theo phân cấp quản lý, tỉnh ủy chịu trách nhiệm trước ban chấp hành

Trung ương về công tác tổ chức cán bộ tại tỉnh mình bao gồm: việc quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh chủ chốt theo

luật định. Cấp ủy đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham

gia vào các cơ quan lãnh đạo của đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp

trên và cán bộ chủ chốt ở huyện do tỉnh ủy quản lý. Từ những yêu cầu nêu

trên cho thấy nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phải nâng cao

chất lượng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào trong hiện nay là

vô cùng quan trọng và cần có sự phối hợp của cả HTCT trong nước bằng

những nội dung cụ thể. Sự quan tâm chỉ đạo đối với cấp huyện là nhiệm vụ

của cấp ủy, chính quyền các ngành đoàn thể cấp trên mà trực tiếp là thường

vụ tỉnh ủy, thành ủy nhằm xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng thực sự có

chất lượng là vô cùng quan trọng.

4.2.2. Đổi mới, kiện toàn các khâu của công tác cán bộ trong xây

dựng đội ngũ bí thư -huyện trưởng

4.2.2.1. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Tri thức nhân loại là một biện lớn không có đáy, sự học tập là một cái

thang không có bậc cuối cùng. Vì vậy, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức đặc

biệt là những người giữ vị trí bí thư - huyện trưởng cần phải ra sức học tập rèn

Page 117: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

112

luyện không ngừng để nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên

môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình

hình mới.

Nội dung học tập rèn luyện, trước hết cần tập trung vào những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng của chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi

Hẳn, những đường lối chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước. Coi việc

học tập nâng cao trình độ là bắt buộc, là tiêu chuẩn để xem xét đề bạt bổ

nhiệm cán bộ. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy cơ quan nhà nước cơ quan

Đảng những cán bộ tha hóa biến chất, lười học tập lý luận chính trị.

Phấn đấu nâng cao trình độ bí thư - huyện trưởng đạt trình độ cao cấp

trở lên. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng nhấn mạnh cần quan tâm đầu tư

thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ

chủ chốt. trong đó có đội ngũ bí thư - huyện trưởng và cán bộ trong diện quy

hoạch bí thư - huyện trưởng.

Trong điều kiện hiện nay thì việc tăng cường công tác đào tạo, bồi

dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, trong đó, có bí thư - huyện

trưởng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cán bộ

của cấp huyện hiện nay.

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phải căn cứ vào quy hoạch

cán bộ được cấp ủy đảng và chính quyền phê duyệt, có như vậy mới đảm bảo

sự cân đối giữa cán bộ đi học và cán bộ ở lại làm việc, cán bộ đương chức và

cán bộ kế cận, tránh tình trạng của gây khó khăn cho việc bố trí sử dụng sau

khi đào tạo.

Việc đào tạo cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ

giữ vị trí bí thư - huyện trưởng cần có trọng tâm, trọng điểm có phân kỳ từng

năm. Giai đoạn từ nay đến 2025 phấn đấu 100% bí thư đảng ủy - huyện

trưởng có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên và có một bằng đại học

chuyên môn, hơn 80% số cán bộ chủ chốt cấp huyện có trình độ lý luận và

Page 118: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

113

chuyên môn từ trung cấp trở lên chắc chắn sẽ tạo chuyển biến rõ rệt về chất

lượng cán bộ ở huyện và đó là cơ sở để có đội ngũ bí thư - huyện trưởng có

chất lượng tốt.

Đối với mỗi cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải nhận thức được

rằng, đó vừa là quyền lợi cũng vừa là trách nhiệm đối với đảng, nhà nước và

nhân dân. Học tập bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị

là để phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, hết lòng hết sức hoàn thành tốt

nhiệm vụ mà nhân dân giao phó chứ không phải học tập là để làm quan cách

mạng, để làm lợi cho bản thân.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải xuất

phát từ thực tiễn, thiết thực, phải dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hẳn, đường lối của Đảng, pháp luật của

Nhà nước. Về cán bộ giảng dạy, cần có những chuyên gia có kinh nghiệp,

những người từng làm công tác tổ chức, nhân sự trong các cơ quan của Đảng,

nhà nước tham gia một số chuyên đề. Những kiến thức từ thực tiễn công tác

của họ là kinh nghiệm rất quý để cán bộ bí thư - huyện trưởng tham khảo.

Về lâu dài nhất thiết đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên các

trường chính trị tỉnh cần phải được đào một cách chính quy, chú trọng

những người đã kinh qua thực tiễn ở cơ sở, hoặc tạo điều kiện cho họ thâm

nhập cơ sở.

Coi trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới. Bởi vì, nếu không tiếp thu,

cập nhật kiến thức mới, đội ngũ bí thư - huyện trưởng được đào tạo, bồi

dưỡng cơ bản, hệ thống, đạt chuẩn thì thông thường có tư duy tích cực, năng

động, sáng tạo, linh hoạt, tuân thủ nguyên tắc, biết xây dựng chương trình, kế

hoạch, sắp xếp thời gian, công việc hợp lý, tình hình kinh tế - xã hội ở địa

phương phát triển theo hướng tích cực; bí thư - huyện trưởng ít được bồi

dưỡng cập nhật kiến thức hoặc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn,

lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước... thì thường có tầm nhìn hạn

Page 119: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

114

hẹp, làm việc cảm tính, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vừa có biểu hiện vi

phạm dân chủ, lại vừa có biểu hiện thiếu quyết đoán.

Trong nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ bí thư -

huyện trưởng, cần có những chuyên đề gắn với thực tiễn địa phương vùng

miền. Ngoài ra, trong chương trình nên có thời lượng tham quan, học hỏi kinh

nghiệm ở các huyện khác, địa phương khác trong nước có nhiều kinh nghiệm,

những thành tựu về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, về công tác xây

dựng Đảng...

Cách làm này như thổi một luồng gió mới, giúp cho đội ngũ bí thư -

huyện trưởng có được những kiến thức cập nhật, thiết thực. Khi trở về địa

phương dễ áp dụng, từ đó làm thay đổi những tư duy cũ, lạc hậu.

Ngoài những kiến thức căn bản về chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng của

chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hẳn, một vấn đề cũng hết sức quan trọng trong nội

dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ bí thư - huyện trưởng là các kiến thức về lịch

sử địa lý văn hóa địa phương, vùng miền; ứng dụng khoa học công nghệ vào

trong công tác quản lý; phong cách lãnh đạo;...

Bí thư - huyện trưởng được cử tham gia đào tạo bồi dưỡng không chỉ

học tập ở các lớp tập trung mà cần phải được rèn luyện thông qua việc đưa về

cơ sở, tham gia trực tiếp vào hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, gần gũi

gắn bó với quần chúng nhân dân

4.2.2.2. Đổi mới công tác luân chuyển cán bộ quy hoạch đội ngũ bí

thư - huyện trưởng

Việt luân chuyển cán bộ muc đích là để giúp cho bí thư - huyện trưởng

có điều kiện tham gia lãnh đạo ở nhiều cơ quan, nhiều địa phương khác nhau.

Từ đó bổ sung kiến thức kinh nghiệm giúp cán bộ trưởng thành hơn. Đây

cũng là cách để giảm thiểu sự lạm quyền và giảm những chênh lệch giữa các

huyện thị với nhau.

Page 120: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

115

Trước khi thực hiện luân chuyển cán bộ phải có kế hoạch cụ thể, rõ

ràng và công khai về đối tượng luân chuyển, thời gian luân chuyển, tỉ lệ cán

bộ luân chuyển,... mục đích của việc này là để tư tưởng cán bộ được thoải

mái, yên tâm công tác, tránh tình trạng gây xáo trộn tư tưởng, xáo trộn tổ

chức bộ máy. Tăng cường công tác tuyên truyền đề mỗi cán bộ, đảng viên

hiểu được mục đích và tầm quan trọng của việc luân chuyển cán bộ.

Về chủ trương luân chuyển, tăng cường luân chuyển cán bộ cấp tỉnh,

huyện có năng lực tốt xuống những cơ sở trọng điểm, phức tạp về an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội, ưu tiên những cơ sở đảng yếu kém. Việc làm

này một mặt giúp cho cán bộ được rèn luyện trưởng thành trong thực tiễn,

mặt khác giúp cho tổ chức đánh giá được năng lực cán bộ phục vụ công tác

quy hoạch đội ngũ cán bộ lâu dài cho đảng và nhà nước.

Trước khi luân chuyển bí thư viện trưởng cần phải tính đến khả năng

họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ một cách cơ bản hay không. Luân

chuyển, không nhất thiết là cán bộ cấp huyện phải được luân chuyển đến một

vị trí làm cấp tương đương, có thể được luôn chuyển xuống cấp thấp hơn hoặc

đưa lên cấp cao hơn.

Cần tuyên truyền, giải thích để cán bộ được luân chuyển hiểu rằng đó

là việc làm bình thường trong các cơ quan nhầ nước,cơ quan đảng, đó cũng là

cơ hội để họ thể hiện thực tài năng cống hiến cho đất nước cho nhân dân.

Đồng thời cũng vận động, tuyên truyền để nhân dân tại nơi cán bộ được luân

chuyển đến hiệu và ủng hộ bộ cán bộ mới được luân chuyển tới. Chỉ khi làm

được như thế thì cán bộ luân chuyển mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong quá trình luân chuyển, các cấp ủy đảng cần tạo điều kiện để cán

bộ được luân chuyển giảm bớt những khó khăn, yên tâm công tác, từ đó hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao.

4.2.2.3. Đổi mới công tác quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Nhìn lại những khuyết điểm, sai phạm một số cán bộ nhất là bí thư -

Page 121: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

116

huyện trưởng, ngoài những nguyên nhân thuộc về bản thân họ thì còn có một

nguyên nhân nữa là do cơ quan tổ chức đã buông lỏng công tác kiểm tra, giám

sát cán bộ. Vì vậy cần hoàn thiện các quy định về quản lý cán bộ, thực hiện

nhiều phương thức quản lý cán bộ, có sự phân cấp, phân công rõ ràng trong

quản lý cán bộ, việc xử lý sai phạm không chỉ dừng lại ở việc xử lý người

trực tiếp sai phạm mà còn xem xét đến trách nhiệm của người được phân công

quản lý cán bộ.

Công tác quản lý cán bộ phải được tiến hành thường xuyên. Đối tượng

quản lý bao gồm những cán bộ đương nhiệm và cả trong diện quy hoạch bí

thư - huyện trưởng. Đây là việc lam của cả hệ thống chính trị trong đó ban tổ

chức tỉnh ủy, thành ủy cùngvới cơ quan chuyên trách như thanh tra, ủy ban

kiểm tra chịu trách nhiệm chính, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân

vào công tác này. Những cán bộ bí thư - huyện trưởng có biểu hiện sai phạm

cần được chấn chỉnh kịp thời

Cần nêu cao tính tự quản của đội ngũ bí thư - huyện trưởng, thực tế cho

thấy, mặc dù tổ chức có những biện pháp quản lý chặt chẽ nhưng bí thư -

huyện trưởng không tự quản lý mình, xa lánh sự quản lý cuả tổ chức thì khó

tránh khỏi sự sa ngã.

Nâng cao bản lĩnh cho cán bộ bí thư - huyện trưởng vừa là để bảo vệ

chính bản thân họ, vừa là để giữ cho tổ chức có được nhân lực chất lượng cao.

Để đào tạo ra một người có phẩm chất năng lực phải mất rất nhiều thời gian,

công sức nhưng chỉ cần những sơ suất nhỏ là có thể mất đi một cán bộ công

chức. Điều này nó không chỉ đơn thuần là mất đi một người làm việc mà quan

trọng hơn nó còn làm giảm uy tín của Đảng với nhân dân.

4.2.2.4. Nâng cao chất lượng quy hoạch tạo nguồn cho đội ngũ bí

thư - huyện trưởng

Quy hoạch phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị. Quy hoạch phải liên

thông, gắn kết trên dưới; phải "động", phải "mở" có vào, có ra như dòng nước

Page 122: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

117

thông; đồng thời, quy hoạch là việc tạo nguồn cán bộ từ xa và để thực hiện

điều này phải bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch".

Hiện nay, trong xu thế hội nhập mở cửa, trước những yêu cầu mới của

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng đòi hỏi tính cấp thiết

của việc tăng cường chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.

Quy hoạch cán bộ là việc làm cần thiết để giúp cho những cán bộ có

năng lực, phẩm chất được tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp

ứng yêu cầu công việc trong thời gian tiếp theo.

Có làm quy hoạch cán bộ mới từng bước nâng cao được chất lượng,

đảm bảo tốt về số lượng, cơ cấu đôi ngũ cán bộ, đảm bảo sự phát triển liên

tục, kế thừa của đội ngũ cán bộ, khắc phục dần và loại trừ tình trạng hẫng hụt,

bị động, chắp vá trong công tác cán bộ xảy ra ở nhiều nơi, nhất là khi kiện

toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và khi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và khi

tiến hành đại hội Đảng.

Công tác quy hoạch tạo nguồn đội ngũ bí thư - huyện trưởng trước hết

là trách nhiệm của BTV tỉnh, thành ủy - coi đây là một nhiệm vụ không thể

thiếu để xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Vì vậy, BTV tỉnh, thành ủy

cần chỉ đạo, định hướng cho đảng ủy cấp huyện nguồn cán bộ kế cận trên cơ

sở theo dõi, giám sát cán bộ và ý kiến của đảng bộ huyện về đối tượng cán bộ

quy hoạch dự nguồn.

Trong quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện trưởng cần phải công tâm,

khách quan, lấy uy tín và khả năng phát triển của cán bộ làm thước đo chủ

yếu, mạnh dạn đề xuất những cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ dù

người đó còn trẻ.

Quy hoạch tạo nguồn cho đội ngũ bí thư - huyện trưởng là trách nhiệm

thường xuyên của đảng bộ huyện, bởi vậy cấp ủy cần có kế hoạch cụ thể hằng

năm. Có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ trong

diện quy hoạch khi họ đang có xu hướng phát triển. Thường xuyên theo dõi

Page 123: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

118

cán bộ tham gia công tác trong các đoàn thể ở địa phương, đánh giá đúng

năng lực của họ qua quá trình hoạt động thực tiễn để từ đó đưa vào diện quy

hoạch cán bộ dự nguồn xứng đáng.

Chú trọng tạo nguồn từ những cán bộ đã được rèn luyện, trưởng thành

trong thực tiễn năng động, sáng tạo đứng đầu tổ chức trong HTCT; đồng thời,

mở rộng đối tượng và số lượng quy hoạch cán bộ từ thanh niên, phụ nữ tiên

tiến; sinh viên chưa có việc làm là yêu cầu cần thiết và lâu dài; để dần dần

thay thế cán bộ hưu trí lớn tuổi đang làm bí thư - huyện trưởng; ưu tiên con

em cán bộ cán bộ cấp cơ sở, gia đình chính sách.

Trong quy hoạch cán bộ, cần xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp. Nếu

thấy có những biểu hiện tha hóa biến chất cần phải kiên quyết đưa ra khỏi quy

hoạch, đưa ra khỏi bộ máy. Việc quy hoạch không phải là khép kín mà là có

tăng có giảm, có đưa vào quy hoạch thì cũng có đưa ra khỏi quy hoạch nếu

thấy cần thiết, không đáp ứng được yêu cầu.

4.2.2.5. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Theo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất con người không phải là cái

gì chúng trừu tượng, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa

các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, việc đánh giá cán bộ nhất là cán bộ tứ vị trí bí

thư viện trưởng cần phải được xem xét một cách tổng thể toàn diện.

Hơn nữa, việc đánh giá con người chịu ảnh hưởng nhiều của đặc thù

văn hóa Á Đông với tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm… Đánh giá đúng

cán bộ là công việc khó, thậm chí là rất khó, nhưng không thể không làm và

không phải là không thể làm được, nếu như có quyết tâm đào sâu suy nghĩ,

tìm ra các giải pháp mở rộng dân chủ, dựa vào cán bộ, cán bộ cấp cơ sở và

nhân dân để vừa quản lý cán bộ, vừa nắm thêm nhiều thông tin. Đây là công

việc hệ trọng, ngoài việc phải đánh giá cán bộ theo quy chế, quy trình, dân

chủ, công khai, còn đòi hỏi cái tâm trong sáng, con mắt tinh đời của người

đánh giá, phải trực tiếp, theo sát sự phấn đấu, phát triển của cán bộ.

Page 124: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

119

Mục đích của việc đánh giá cán bộ là để lựa chọn cho Đảng và nhà

nước những người có đủ đức đủ tài tham gia vào hệ thống chính trị. Đây là

công việc cần được tiến hành thường xuyên để chuẩn bị nhân sự sự kế cận

cho Đảng và nhà nước. Nó rất nhạy cảm và phức tạp vì thế cần có quy trình

chặt chẽ, bước đi thận trọng

Có hiểu đúng và đánh giá đúng cán bộ mới lựa chọn, đưa đi đào tạo,

bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ một cách chính xác, mới phát hiện ai là

người tốt và không tốt, ai là người có tài và bất tài, từ đó, cất nhắc, đề bạt cán

bộ, tránh được sai lầm thiếu sót, phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt

tiêu cực trong công tác cán bộ.

Đánh giá đúng đội ngũ bí thư - huyện trưởng và cán bộ quy hoạch bí

thư - huyện trưởng là tiền đề, là căn cứ thực tiễn quan trọng trong công tác

cán bộ. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cơ quan tổ chức sẽ tiến hành lựa chọn

đưa vào quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng theo đúng năng lực sở trường cán bộ

phù hợp yêu cầu của cơ quan tổ chức.

Tránh đánh giá hình thức, xuề xòa, cảm tính, chiếu lệ.

Việc đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải dựa vào tiêu bí thư -

huyện trưởng đã được BTV tỉnh, thành ủy xây dựng và dựa vào chức trách,

nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Đánh giá không chỉ với

đội ngũ bí thư - huyện trưởng đương nhiệm, mà còn phải đánh giá cán bộ quy

hoạch đội ngũ bí thư - huyện trưởng, các cấp ủy và cơ quan có trách nhiệm

xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng cần nắm chắc nhiệm vụ chính trị của

địa phương, quan điểm về công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đánh giá cho các bí thư đương nhiệm và

cán bộ quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Ban thường vụ tỉnh, thành ủy phải có kế hoạch đánh giá đội ngũ bí thư

- huyện trưởng, phân định rõ cán bộ đương nhiệm, cán bộ quy hoạch đội ngũ

bí thư - huyện trưởng để có kế hoạch cụ thể. Yêu cầu của việc đánh giá đội

Page 125: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

120

ngũ bí thư - huyện trưởng trên cơ sở tiêu chuẩn đội ngũ bí thư - huyện trưởng

đã xây dựng chỉ ra những điểm chưa phù hợp, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng,

phát triển đội ngũ bí thư - huyện trưởng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng cần tập trung vào việc thực hiện

chức trách nhiệm vụ của họ, các vấn đề khác chỉ nên xem xét trong một mức

độ nhất định.

Trong đánh giá thực hiện chức trách nhiệm vụ của bí thư - huyện

trưởng, cần tập trung vào các nội dung như là việc thực hiện khối lượng, chất

lượng, hiệu quả công tác, khả năng xử lý những tình huống phát sinh, những

tình huống phức tạp, khả năng tư duy, tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh chính trị.

Việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước.

Ngoài ra, việc đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng cần hướng vào

các nội dung như phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; nhận thức về tư

tưởng chính trị và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước; tinh thần học tập và nâng cao trình độ, tính

trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm trong công tác; tinh

thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết thân ái trong công tác, thái độ phục vụ

nhân dân. Qua đó, kiên quyết sắp xếp lại và đưa ra khỏi cương vị bí thư -

huyện trưởng những người không còn đủ tư cách, không đủ tiêu chuẩn, không

phù hợp với yêu cầu của đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Quá trình đánh giá cần đảm bảo đảm tính khách quan, khoa học, công

khai và dân chủ. Cá nhân người được đánh giá trìn bày trước. Hội đồng đánh

giá nhận xét, góp ý trên tinh thần xây dựng. Cá nhân người được đánh giá giải

trình những nội dung theo gợi ý. Người đứng đầu buổi đánh giá kết luận các

nội dung đánh giá.

Khi kết luận về cán bộ, cần thận trọng, xem xét tất cả các ý kiến nhận

xét, sau đó tập hợp ý kiến để đảm bảo tính khách quan của kết luận. Đánh giá

đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải công tâm, trung thực tránh tình trạng cảm

tình cá nhân, nể nang, thành kiến với người đươc đánh giá.

Page 126: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

121

Việc đánh giá đúng đội ngũ bí - huyện trưởng bảo cần được thực hiện

theo đúng nguyên tắc, đúng quy trình. Kết quả đánh giá đội ngũ bí thư -

huyện trưởng và cán bộ quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện trưởng là cơ sở để

làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữ chức danh này. Kết

quả đánh giá cần được công khai, minh bạch để bản thân người được đánh

giá, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân được biết. Điều đó có tác dụng

cho nhân dân được biết, có những biện pháp giúp đỡ đội ngũ bí thư - huyện

trưởng sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm và giám sát việc tự sửa chữa của

người bí thư - huyện trưởng. Đồng thời, cũng là động lực để thúc đẩy những

điểm mạnh của đội ngũ bí thư - huyện trưởng, giúp đội ngũ bí thư - huyện

trưởng không ngừng tu dưỡng, rèn luyện và có nhiều đóng góp hơn nữa cho

sự phát triển của địa phương.

Người xưa nói "nhân vô thập toàn" trên đời không ai là hoàn hảo mọi

mặt. Sinh thời Lênin từng nói, trên đời chỉ có hai loại người không bao giờ

phạm phải sai lầm, một là những người đang nằm trong bụng mẹ, hai là

những người đã chết. Đã là người sống ở trên đời thì những khuyết điểm sai

lầm là không thể tránh khỏi, cán bộ của Đảng giữ vị trí chủ chốt, tham gia

nhiều công tác, nhiều việc lại càng dễ có những sai lầm khuyết điểm. Vì vậy,

công tác đánh giá cán bộ phải có quan điểm toàn diện khách quan, tránh lấy

danh nghĩa tập thể để đưa ra những nhận xét đánh giá mang tính chủ quan cá

nhân, phiến diện.

4.2.2.6. Về lựa chọn bí thư - huyện trưởng

Bí thư - huyện trưởng là người đứng đầu cơ quan cấp huyện có vai trò

to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân.

Việc lựa chọn cán bộ chủ chốt giữ vị trí bí thư - huyện trưởng phải

đúng người, đúng việc, chọn người tài chứ không phải chọn người nhà. Cán

bộ là tài sản của nhà nước, lựa chọn cán bộ là để thực thi chức trách nhiệm vụ

vì nước vì dân. Vì thế, đó phải là những người có đủ cả đức lẫn tài. Đức là để

Page 127: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

122

biết yêu thương đồng bào, tậm tụy với công việc, tài là để hoàn thành tốt

nhiệm vụ.

Lựa chọn bí thư - huyện trưởng phải đảm bảo tính khách quan, dân chủ,

bình đẳng, đánh giá đúng trình độ năng lực của họ. Lựa chọn bí thư - huyện

trưởng không phải chỉ qua cấp ủy, các tổ chức đoàn thể trong HTCT mà cần

phải thăm dò ý kiến của quần chúng để lựa chọn người xứng đáng.

Đội ngũ bí thư - huyện trưởng là những cán bộ hình thành do kết quả

bầu cử, do vậy việc lựa chọn người vào cấp ủy cần lấy tiêu chuẩn là chính,

tránh tình trạng cán bộ không đủ tiêu chuẩn thì trúng cử, cán bộ đủ tiêu chuẩn

thì không trúng cử và kết quả sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đồng thời

gây thiệt hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Vì vậy, để lựa chọn đội ngũ bí thư - huyện trưởng trong thời kỳ mới đạt

chất lượng, đủ sức đảm đương nhiệm vụ, cho nên cần giải quyết đúng đắn

mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng. Nếu không giải quyết tốt mối quan hệ

này, dẫn tới hẫng hụt đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Người đi đào tạo không

bố trí vào cương vị bí thư - huyện trưởng, người không được đào tạo lại trúng

cử bí thư - huyện trưởng, sau đó phải đi học tập trung hoặc tại chức.

Người được lựa chọn cử người đi học phải đúng đối tượng trong quy

hoạch, xuất phát từ yêu cầu của cơ quan tổ chức. Trong quá trình học tập phải

theo dõi và yêu cầu người đi học thường xuyên báo cáo kết quả học tập

nghiên cứu. Khi hoàn thành khóa học trở về địa phương công tác, mạnh dạn

giao việc để họ phát huy tài năng và những kiến thức đã được đào tạo. Sau

môt thời gian có kết quả tốt thì mạnh dạn đề bạt họ tham gia vị trí chủ chốt

làm bí thư - huyện trưởng. Đồng thời, mở rộng đối tượng lấy phiếu tín nhiệm:

hằng năm phải tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đánh giá kết quả công

việc, tránh tư tưởng buông trôi, không cố gắng phấn đấu, không để có tư

tưởng sống lâu lên lão làng, đã lên thì không xuống… nếu không đủ tín

nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết nội

bộ thì nên kiên quyết xử lý kỷ luật, điều chuyển công tác khác.

Page 128: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

123

Để có được đội ngũ cán bộ bí thư - huyện trường có đủ phẩm chất

chính trị, năng lực chuyên môn thì công tác tham mưu tổ chức giữ vai trò hết

sức quan trọng.

Trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể xã hội không thiếu những

người tài, những người có đủ tài và đức. Nhưng làm thế nào để phát hiện ra

họ, thuyết phục họ tham gia tổ chức, đưa họ đi đào tạo bồi dưỡng để rồi tham

gia vào hệ thống chính trị, phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân là việc làm

không đơn giản. Nó đòi hỏi người được cơ quan, tổ chức phân công thực hiện

nhiệm vụ này phải là người công tâm, khách quan, có sự nhạy bén, có kinh

nghiệm trong đánh giá nhân sự, biết phát hiện những điểm bổi bật trong tài

năng của họ rồi bố trí họ vào đúng chức trách nhiệm vụ đó.

4.2.3. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động

của đội ngũ bí thư - huyện trưởng

4.2.3.1. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế hoạt động của huyện ủy,

quy chế phối hợp hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong

đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của bí thư - huyện trưởng

Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng ta là tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo

- cá nhân phụ trách. Sau khi có nghị quyết, tập thể sẽ lựa chọn cá nhân đủ

phẩm chất và năng lực để giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện. Để thực hiện nhất

quán nguyên tắc lãnh đạo đó, tập thể cấp ủy nhất thiết phải xây dựng được

quy chế làm việc của mình.

Quy chế là sự cụ thể hóa nguyên tắc lãnh đạo chung vào chỉ đạo, điều

hành công tác thực tế, là cơ sở để kiểm tra, giám sát xem tập thể và cá nhân có

tuân thủ các nguyên tắc, Điều lệ và nghị quyết của Đảng hay không. Quy chế là

khách quan đối với mỗi người, vì vậy huyện phải xây dựng quy chế làm việc

của mình và yêu cầu mọi người tự giác thực hiện. Khi đã có quy chế làm việc,

tất cả các cá nhân và tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành, làm việc theo quy

chế. Theo đó, công việc được tiến hành trôi chảy đồng bộ và đúng thời gian.

Page 129: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

124

Để thực hiện tốt quy chế hoạt động của huyện ủy đề ra, cần phải quy

định rõ trách nhiệm, quyền hạn của bí thư - huyện trưởng. Vì vậy, trong quy

chế làm việc của các huyện ủy, cần xác định được trách nhiệm, quyền hạn của

bí thư - huyện trưởng

* Trách nhiệm, quyền hạn là người bí thư huyện ủy Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong huyện ủy, BTV huyện ủy;

cùng huyện ủy, BTV huyện ủy chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, thành ủy, trước

đảng bộ và nhân dân địa phương về sự lãnh đạo của Đảng trong mọi lĩnh vực

ở địa phương. Bí thư - huyện trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Một là, thay mặt Ban Chấp hành đảng bộ chủ trì các công việc của

huyện ủy, BTV huyện ủy. Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các kỳ họp. Chủ trì

và kết luận các phiên họp huyện ủy, BTV huyện ủy.

Hai là, nắm vững và quán triệt trong huyện ủy, BTV huyện ủy về

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các

văn bản của cấp trên; chủ động đề xuất, trao đổi với các phó bí thư đảng ủy

những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra BTV huyện ủy, Ban Chấp hành đảng

bộ thảo luận, quyết định; bảo đảm cho sinh hoạt của huyện ủy, BTV huyện ủy

đúng quy chế, đúng nguyên tắc, tổ chức hoạt động của cấp ủy theo nguyên tắc

tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trực tiếp chăm lo xây

dựng tổ chức đảng trong hệ thống vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ

chức cán bộ. Giữ vững mối đoàn kết nội bộ trong cấp và trong đảng bộ.

Chỉ đạo và kiểm tra việc sơ kết, tổng kết thực hiện các chỉ thị, nghị

quyết của Đảng và các mặt công tác lớn của địa phương; thay mặt huyện ủy

báo cáo với tỉnh, thành ủy và thông báo cho cấp dưới về tình hình thực hiện

các chỉ thị, nghị quyết của đảng ở địa phương và hoạt động của huyện ủy theo

đúng chế độ quy định; khi cần thiết, báo cáo với BTV tỉnh, thành ủy về tình

hình của địa phương và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo đi cũng như

chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về việc tổ chức thực hiện các chủ

trương, nghị quyết ở địa phương.

Page 130: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

125

Ba là, chỉ đạo các phó BTHU giải quyết công việc hàng ngày của đảng,

Nhà nước; thay mặt huyện ủy, BTV huyện ủy ký các văn bản của huyện ủy,

BTV huyện ủy.

Trong lãnh đạo, phải huy động được trí tuệ của tập thể, phải động viên

được tinh thần say mê công tác của từng đồng chí cán bộ. Điều đó phụ thuộc

nhiều vào phương thức lãnh đạo của huyện ủy, tác phong công tác của bí thư -

huyện trưởng và công tác chính trị tư tưởng đối với cán bộ và nhân dân tự

giác thực hiện nghị quyết của cấp ủy.

Huyện ủy còn phải có trách nhiệm tạo nên sự chuyển biến đồng bộ để

bí thư - huyện trưởng làm việc tốt hơn. Ngược lại, với tư cách là người đứng

đầu quan trọng nhất, bản thân đồng chí bí thư - huyện trưởng cũng phải xác

định rõ điều đó và chủ động tạo nên môi trường hoạt động thuận lợi cho công

việc của mình.

* Trách nhiệm, phạm vi là huyện trưởng

Một là, chịu trách nhiệm trước huyện ủy về toàn bộ hoạt động quản lý

nhà nước của chính quyền huyện. Có trách nhiệm cụ thể hóa và tổ chức thực

hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị

quyết của đảng ủy và nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Cùng các ủy viên

thường vụ, đảng ủy viên trong chính quyền huyện chỉ đạo xây dựng bộ máy

chính quyền trong sạch, vững mạnh; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Hai là, chỉ đạo việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác đấu tranh

phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,

công tác hòa giải, công tác cải cách hành chính, công tác dân vận của chính

quyền. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của huyện

ủy, BTV huyện ủy và nghị quyết của Hội đồng nhân dân về những vấn đề

kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng đảng, công tác tổ

chức và công tác cán bộ. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch hàng năm, dài

hạn; chỉ đạo xây dựng các đề án cụ thể về kinh tế - xã hội và ngân sách, xây

Page 131: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

126

dựng cơ bản, quốc phòng an ninh… để trình BTV huyện ủy, huyện ủy thảo

luận, quyết định theo chương trình làm việc.

Ba là, được phân công giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của huyện

ủy, BTV huyện ủy và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các ý kiến kết luận

của BTV huyện ủy, huyện ủy thuộc trách nhiệm hành chính nhà nước.

4.2.3.2. Đổi mới cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ bí

thư - huyện trưởng Chính sách và chế độ đãi ngộ có một ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết

định trực tiếp đến tinh thần, thái độ và chất lượng công tác của người cán bộ,

đến việc thu hút những người thực sự có năng lực cống hiến cho xã hội, cho

địa phương.

Việc thực hiện chính sách và chế độ đãi ngộ một cách thỏa đáng công

bằng, hợp lý đối với đội ngũ bí thư - huyện trưởng sẽ góp phần làm tăng thêm

lòng nhiệt tình, sức sáng tạo trong công việc, tinh thần tự giác học tập nâng

cao trình độ kiến thức.

Thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ nói

chung và bí thư - huyện trưởng nói riêng, tạo điều kiện cho họ có một cuộc

sống tinh thần và vật chất tương xứng với mặt bằng chung. Đây sẽ là những

yếu tố góp phần làm cho cán bộ yên tâm công tác, hết lòng với công việc, hạn

chế những tiêu cực dễ phát sinh ở cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh

đạo thực sự là những "công bộc" của dân.

Hiện nay, chế độ chính sách tiền lương còn thấp, đặc biệt đối với cấp

huyện còn nhiều điểm bất cập. Vì vậy thực hiện tốt chính sách và chế độ đãi

ngộ đối với bí thư - huyện trưởng là vấn đề rất quan trọng để nâng cao chất

lượng đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Nếu chế độ đãi ngộ không đáp ứng được

nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của cán bộ, trong khi đó những cám dỗ của

nền kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận cán bộ thiếu nhiệt tình, hăng

hái trong công việc. Họ không tập trung toàn tâm toàn ý cho công việc mà bị

ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành nhiệm vụ.

Page 132: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

127

Do đó, trong thời gian tới cần phải cải tiến lại chế độ tiền lương, ban

hành chế độ tiền lương bảo đảm cho sự công bằng, hợp lý đối với cán bộ cấp

huyện, coi đây là chính sách đãi ngộ đầu tiên để cán bộ yên tâm công tác. Các

chính sách khác như chế độ nhà ở, phương tiện làm việc, chế độ khám chữa

bệnh, chăm sóc sức khỏe và các chế độ chính sách xã hội khác cần sớm được

ban hành.

4.2.4. Tăng cường công tác phối hợp hoạt động và kiểm tra, giám

sát nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Kiểm tra giám sát là một trong những biện pháp quan trọng để nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ là bí thư - huyện trưởng. Việc tăng cường kiểm

tra giám sát sẽ giúp cho cán bộ tránh được sự lạm quyền, sai lầm trong thực

thi nhiệm vụ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư - huyện trưởng là trách nhiệm của

tỉnh, thành ủy, bí thư có giữ được phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng hay

không, có hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không phụ thuộc vào phần lớn vào sự

quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên.

Để thực hiện được điều đó, cấp ủy đảng cần đổi mới và nâng cao chất

lượng hội họp, dành nhiều thời gian chỉ đạo hoạt động thực tiễn; kiểm tra,

giám sát mọi hoạt động của bí thư - huyện trưởng nhằm giúp bí thư thực hiện

nhiệm vụ có hiệu quả và kịp thời phát hiện những sai lầm, khuyết điểm của bí

thư - huyện trưởng, góp ý xây dựng để đồng chí của mình ngày càng tiến bộ

hơn. Đồng thời, cấp ủy cần phải phát huy dân chủ thật sự trong đảng, thực

hiện nghiêm quy chế chất vấn trong đảng đối với cấp ủy, BTV cấp ủy và cấp

ủy viên, bởi vì mục đích chất vấn và trả lời chất vấn nhằm phát huy dân chủ,

nâng cao trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và

cán bộ cấp cơ sở, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm trong thực hiện

chức trách, nhiệm vụ được giao giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán

bộ cấp cơ sở; qua đó tăng cường được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Page 133: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

128

Ngoài ra, để chất lượng bí thư - huyện trưởng ngày càng được nâng cao

thì cần phải xây dựng quy chế giám sát của nhân dân đối với cán bộ, cán bộ

cấp cơ sở và thực hiện tốt quy chế dân chủ chủ ở cơ sở, tổ chức lấy ý kiến của

nhân dân đối với bí thư - huyện trưởng và tổ chức cho bí thư - huyện trưởng

đối thoại trực tiếp với nhân dân, đây là cầu nối quan trọng, thắt chặt hơn nữa

mối quan hệ giữa đảng với nhân dân, qua đó bí thư - huyện trưởng kịp thời nắm

bắt và giải quyết có hiệu quả những bức xúc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng

của nhân dân, khắc phục tình trạng giải quyết công việc trì trệ, kéo dài, gây

phiền hà trong nhân dân, đồng thời giúp bí thư - huyện trưởng kịp thời chấn

chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tạo lòng

tin trong nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước.

Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm, BTV tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ

đạo huyện ủy tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với đội ngũ bí thư - huyện

trưởng, những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoàn thành nhiệm vụ

cần phải kịp thời thay thế, bổ sung đồng chí khác.

4.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của

cấp ủy cấp trên đối với đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Theo phân cấp quản lý cán bộ hiện nay, đội ngũ bí thư - huyện trưởng

là đối tượng do BTV tỉnh, thành ủy trực tiếp quản lý.

Quản lý chặt chẽ đội ngũ bí thư - huyện trưởng là cần phải quản lý một

cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, quan hệ xã

hội, thực hiện nhiệm vụ được giao.

Sự suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán

bộ là bí thư - huyện trưởng ngoài nguyên nhân do bản thân họ tự diễn biến, tự

chuyển hóa còn có nguyên nhân từ công tác quản lý cán bộ lỏng lẻo, thiếu

trách nhiệm của những các nhân, tổ chức có thẩm quyền trong công tác cán

bộ. Vì vậy, BTV tỉnh, thành ủy cần quản lý chặt chẽ đội ngũ bí thư - huyện

trưởng một cách toàn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống,

Page 134: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

129

quan hệ xã hội, thực hiện nhiệm vụ được giao, quản lý việc học tập nâng cao

trình độ, quản lý ở nơi làm việc, nơi cư trú… cần phát huy vai trò quản lý của

tổ chức đảng, nhất là chi bộ nơi bí thư - huyện trưởng đảng ủy sinh hoạt, phát

huy vai trò quản lý giám sát của các tổ chức trong HTCT ở cơ sở và của nhân

dân trong quản lý bí thư đảng ủy.

Mấu chốt vấn đề của sự sa ngã là bản thân đội ngũ bí thư - huyện

trưởng có đủ bản lĩnh để vượt qua các cám dỗ vật chất tầm thường. Vì thế

ngoài việc cơ quan, tổ chức có những biện pháp quản lý chặt chẽ với cán bộ

còn cần sự nỗ lực to lớn của cán bộ. Do đó, cấp ủy cấp trên không ngừng bồi

dưỡng, nâng cao nhận thức cho bí thư - huyện trưởng, đồng thời giáo dục cho

họ ý thức tự quản ở mọi lúc, mọi nơi trong điều kiện hiện nay.

Cấp ủy cấp trên cần tăng cường sự quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp

cơ sở nói chung và bí thư - huyện trưởng nói riêng là một trong những biện

pháp quan trọng để nắm chắc cả đội ngũ cán bộ và từng cán bộ hoạt động

trong bộ máy của HTCT ở cơ sở. Đây cũng là cơ sở cho việc thực hiện tốt

công tác quy hoạch cán bộ có chất lượng. Qua đó, nếu thấy khuyết điểm thì

giúp đỡ bí thư - huyện trưởng sửa chữa ngay và xử lý kịp thời, nghiêm minh

đối với những hành vi vi phạm.

4.2.6. Tạo môi trường thuận lợi và đề cao ý thức trách nhiệm, ý

thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư - huyện trưởng

Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng là một quá trình và chịu sự tác

động của các môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, gia đình. Môi

trường thuận lợi hay không thuận lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn

luyện, trưởng thành của đội ngũ bí thư - huyện trưởng. Hoàn cảnh xã hội càng

thuận lợi bao nhiêu thì đội ngũ bí thư - huyện trưởng càng được phát triển và

hoàn thiện bấy nhiêu. Trái lại, đội ngũ bí thư - huyện trưởng rất khó rèn luyện

tích cực trong một hoàn cảnh xã hội không thuận lợi. Tạo lập môi trường lành

mạnh làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng, đó chính là

Page 135: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

130

quá trình phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của

môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Là người đứng đầu cơ quan Đảng, cơ quan Chính quyền cấp huyện, bí

thư - huyện trưởng là người có vai trò to lớn trong việc chuẩn bị đội ngũ lãnh

đạo kế cận. Bởi vì, họ là người chịu trách nhiệm với tỉnh ủy, ủy ban nhân dân

và cơ quan cấp trên về công tác cán bộ, là người trực tiếp xem xét quy hoạch

cán bộ cấp huyện, lại có tầm ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác trong

ban chấp hành huyện ủy. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

này, trước hết, mỗi cá nhân người bí thư - huyện trưởng phải tự nâng cao chất

lượng của chính mình, phải tự giáo dục bản thân mình, tự giác học tập, rèn

luyện, tu dưỡng đạo đức, tự giác ghép mình vào, chịu sự kiểm tra, giám sát

của tổ chức và quần chúng nhân dân. Có như vậy bí thư - huyện trưởng không

thể giảm sút ý chí chiến đấu và quên đi trách nhiệm, bổn phận trước đảng,

trước nhân dân.

Về học tập, rèn luyện là quá trình diễn ra không chỉ đơn thuần ở trên

giảng đường với sự hỗ trợ của giáo viên mà nó còn là quá trình tự học, tự rèn

luyện, tự nâng cao trình độ nhận thức của bản thân suốt đời. Quá trình đó

không phải một sớm một chiều là có thể đạt được mà phải trải qua một thời

gian tương đối dài, được cọ sát, tôi luyện trong thực tiễn.

Việc học tập rèn luyện những phẩm chất cao quý giống như việc đạp xe

đi lên dốc, đỏi hỏi sự nỗ lực không mệt mỏi của mỗi người. Sự tha hóa, biến

chất giống như đi xuống dốc, chỉ cần ngừng nỗ lực, ngừng phấn đấu là con

người ta có thể lao xuống vực thẳm, tha hóa, biến chất là khó tránh khỏi.

Trong điều kiện hiện nay, tuy trình độ dân trí ngày càng được nâng cao,

cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nhưng một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội đang có chiều hướng suy

giảm, nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày

càng phức tạp, mặt trái nền kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác

Page 136: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

131

động đến mọi lĩnh vực đời sống và hoạt động của đội ngũ cán bộ, thì đội ngũ

bí thư - huyện trưởng cần phải có ý thức trách nhiệm, thể hiện ý chí cao, bản

lĩnh vững vàng và sự tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên trong mọi lúc, mọi

nơi, để không sa ngã trước sự cám dỗ vật chất, có như vậy mới đáp ứng được

yêu cầu, nhiệm vụ mới và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Các đồng chí bí thư - huyện trưởng, kể cả cán bộ quy hoạch bí thư -

huyện trưởng cần phải tích cực học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng, thể

hiện qua những việc làm cụ thể ở đơn vị, để cán bộ, cán bộ noi theo.

Thường xuyên gần gũi, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ,

cán bộ cấp cơ sở và nhân dân, để khắc phục, sửa chữa, điều chỉnh những thiếu

sót, hạn chế, phong cách, phương pháp làm việc của bản thân; gương mẫu

trong tự phê bình và phê bình; thực hành dân chủ rộng rãi, tổ chức lấy ý kiến

đóng góp của nhân dân, ý kiến của nhân dân cũng là cơ sở quan trọng để bí

thư - huyện trưởng tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân.

Bí thư - huyện trưởng tự giác tu dưỡng rèn luyện để không mắc bệnh tự

cao, tự đại, tự bằng lòng với bản thân, với công việc và thành tích đã đạt được

của bản thân cũng như của địa phương, tự cho mình là người rất quan trọng

đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Bí thư - huyện trưởng phải là người đi

đầu trong công tác vận động quần chúng, đưa ra những giải pháp mang tính

đột phá, không thụ động ngồi chờ sự chỉ đạo của cấp trên, đây cũng là cách

thức tự rèn luyện của đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Tiểu kết chương 4

Nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới rất khó khăn, phức tạp, đặt ra

nhiều vấn đề cho công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng đội ngũ bí

thư - huyện trưởng nói riêng, đòi hỏi Đảng và các cấp chính quyền phải xây

dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất

cách mạng, năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện

hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trên

Page 137: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

132

cơ sở phương hướng chung đó, phương hướng cụ thể để xây dựng đội ngũ bí

thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào là: Một là, tạo nên một bước chuyển biến

trong các khâu công tác cán bộ; cụ thể hóa rõ hơn tiêu chuẩn chức danh bí thư

- huyện trưởng; Hai là, đẩy mạnh và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ bí thư - huyện trưởng; Ba là, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo,

quản lý đối với những đội ngũ bí thư - huyện trưởng; Bốn là, thực hiện

nghiêm chỉnh nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản

lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời

phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong HTCT và trách nhiệm

người đứng đầu tổ chức; Năm là, coi trọng việc sơ kết, tổng kết về nâng cao

chất lượng công tác cán bộ nói chung, chất lượng xay dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng nói riêng trong từng khoảng thời gian nhất định.

Để xây dựng đội ngũ CBCT công tác đảng trong công an tỉnh, thành

phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ

yếu là: Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng về xây dựng đội ngũ bí

thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào; Hai là, đổi mới, kiện toàn các khâu của

công tác cán bộ trong xây dựng đội ngũ bí thư -huyện trưởng; Ba là, nhóm

giải pháp về đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động của

đội ngũ bí thư - huyện trưởng; Bốn là, giải pháp tăng cường công tác phối hợp

hoạt động và kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng; Năm là, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ

của cấp ủy cấp trên đối với đội ngũ bí thư - huyện trưởng; Sáu là, đề cao ý

thức trách nhiệm, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư -

huyện trưởng.

Page 138: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

133

KẾT LUẬN

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng NDCM Lào luôn coi

trọng công tác cán bộ, coi đây là nhân tố quyết định nhất đến thành công của

sự nghiệp cách mạng. Cán bộ là nguyên khí của quốc gia, cán bộ giỏi sự

nghiệp cách mạng đễ thắng lợi, cán bộ chưa tốt, sựnghiệp cách mạng khó

thắng lợi.

Công cuộc đổi mới do Đảng NDCM Lào thực hiện trong những năm

qua đã đạt được những thành quả to lớn. Tuy nhiên, để thực hiện thành công

mục tiêu dân chủ, giàu mạnh, văn minh, đòi hỏi Đảng phải có một đội ngũ

cán bộ đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, xây dựng

đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ vị trí bí thư - huyện

trưởng là yêu cầu bức tiết hơn bao giờ hết trong công tác xây dựng đảng giai

đoạn hiện nay.

Trong những năm gần đây, công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện

trưởng ở CHDCND Lào đã có nhiều cố gắng đổi mới, nhằm xây dựng đội ngũ

cán bộ đủ phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo, phục vụ yêu cầu phát

triển của các huyện trong cả nước. Những kết quả đạt được là rất to lớn, có ý

nghĩa quan trọng góp phần vào việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số

những hạn chế bất cập nhất định. Để có một đội ngũ bí thư - huyện trưởng

thật sự có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

mới, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền phải có những chủ trương, giải

pháp căn bản, có biện pháp chỉ đạo quyết liệt về công tác cán bộ, công tác xây

dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ bí thư - huyện trưởng được quan tâm

thường xuyên, từ đó tạo ra thế hệ lãnh đạo có năng lực quản lý điều hành tốt,

năng lực thực thi công vụ chuyên nghiệp, có đủ "tâm" và "tầm" đáp ứng mong

mỏi của Đảng và nguyện vọng của nhân dân.

Page 139: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

134

Thực hiện các quy định của Trung ương về xây dựng đội ngũ bí thư -

huyện trưởng, các BTV tỉnh ủy ở CHDCND Lào đã xây dựng Nghị quyết, kế

hoạch, chương trình và chỉ đạo các cấp ủy chủ động triển khai thực hiện. Để

phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế,

yếu kém, cần được triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cơ bản: Phát huy vai

trò, trách nhiệm của huyện ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - cấp xã hội

và nhân dân trong kiểm tra, giám sát và phối hợp hoạt động nhằm nâng cao

chất lượng đội ngũ bí thư - huyện trưởng; đề cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự

giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư - huyện trưởng; ăng cường sự lãnh

đạo, quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của cấp ủy cấp trên đối với đội ngũ bí thư -

huyện trưởng…

Những nhóm giải pháp mà luận án mạnh dạn đề xuất trên trên đây chỉ

mang tính định hướng chung. Cần phải xem xét đặc điểm mỗi huyện để tham

khảo, vận dụng. Tránh việc áp dụng một cách máy móc các giải pháp này.

Dưới sự lãnh đạo của đảng Nhân dân Cách mạng Lào, sự quyết tâm của

nhà nước và chính quyền địa phương các tỉnh, huyện, sự đồng thuận của nhân

dân. Nhất định, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào sẽ xây dựng được một

đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung và đội ngũ cán bộ giữ vị trí bí thư - huyện

trưởng nói riêng có đủ đủ năng lực trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị

đạo đức, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, góp

phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì một đất nước Lào

giàu đẹp, văn minh, hài hòa, phát triển.

Page 140: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Khonesanga PHIMMASONE (2018), ''Nhất thể hóa và phát huy vai trò Bí

thư kiêm Huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào'', Tạp

chí Giáo dục lý luận, (273), tr.72-77, tr.88.

2. Khonesanga PHIMMASONE (2018), ''Một số giải pháp nhằm xây dựng

đội ngũ Bí thư kiêm Huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào'', Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị, (4/41), tr.56-60.

Page 141: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

136

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Ánh (2016), Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư

huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến

sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Bernard Bass (2008), The Bass Handbook of Leadership: Theory,

Research, and Managerial Applications (Sổ tay của Bass về lãnh đạo:

Lý thuyết, nghiên cứu và ứng dụng quản lý), xuất bản lần thứ 4, Anh.

3. Đào Công Bình (Biên soạn) (1997), The leadership of the future"- Nhà

lãnh đạo tương lai, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Bruce J. Avolio, Fred O. Walumbwa, Todd J. Weber (2009), Leadership:

Current theories, Research and future direction (Lãnh đạo: các lý

thuyết đương đại, nghiên cứu và định hướng tương lai), tại trang

https://digitalcommons.unl.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1036&c

ontext=managementfacpub, [truy cập ngày 15/8/2018].

5. Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên (2009), Kinh nghiệm xây

dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thành Dũng (2012), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay,

Luận án Tiến sĩ Khoa học Chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

9. Phạm Đình Đạt (2006), "Về tư duy lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ

chủ chốt cấp huyện" của , Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr.21-22.

Page 142: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

137

10. Trần Ngọc Đức (2007), ''Xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm,

dám chịu trách nhiệm'', Tạp chí Xây dựng Đảng, (6), tr.9-12.

11. E.X. Cu-dơ-min, J.P. Vôn-cốp, I-u.N.Ê-mê-li-a-nốp, Người lãnh đạo và

tập thể (1978), Nxb Sự thật, Hà Nội.

12. Giles Hutchins (2012), Leadership for the future: diversity, creativity and

co-creation (Lãnh đạo cho tương lai: sự đa dạng, sự sáng tạo và đồng

sáng tạo), tại trang https://www.theguardian.com/sustainable-

business/leadership-future-diversity-creativity-cocreation, [truy cập

ngày 18/8/2018].

13. Gina Hernez Broomer, Richard L. Hughes (1997), ''The leadership

development: Pass, Present, and Future'' (Sự phát triển lãnh đạo: quá

khứ, hiện tại và tương lai), Human resources planning, tr.24-32.

14. Nguyễn Văn Giang (2007), ''Từ thực tiễn bí thư kiêm chủ tịch huyện ở

Mê Linh'', Tạp chí Xây dựng Đảng, (1), tr.7-11.

15. Cao Duy Hạ (2006), ''Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ chủ chốt cấp

huyện", Tạp chí Giáo dục lý luận, (9), tr.18-19.

16. Cao Duy Hạ (2012), ''Về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu'',

Báo Đại đoàn kết, tr.20-22.

17. Vũ Văn Hiền (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh

đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đoàn Minh Huấn (2005), Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị cơ sở ở

các tỉnh Tây Bắc nước Việt Nam hiện nay, Phân viện Hà Nội, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 143: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

138

20. Trần Thị Hương (2009), Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn - thực trạng và giải pháp, Vụ Chính sách,

Ban Tổ chức Trung ương, Hà Nội.

21. Trần Đình Huỳnh (2016), ''Quyền lực và kiểm soát quyền lực'', Tạp chí

Xây dựng Đảng, (4), tr.40-41.

22. Ken Blanchard, Mark Miller (2006), Bí quyết: Điều nhà lãnh đạo tầm cỡ

biết và làm (Huỳnh Tiến Đạt dịch), Nxb Trẻ, Hà Nội.

23. Bun-xợt Tham-ma-vông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

huyện ở các tỉnh phía nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

24. Khăm Phăn Vông pha Chăn (2012), Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của

hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay,

Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

25. Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng

nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

26. Bùi Đức Lại (2007), ''Về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán

bộ'', Tạp chí Xây dựng Đảng, (6), tr.9-12.

27. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

28. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 5, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

29. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

30. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

31. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

32. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

33. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

34. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

Page 144: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

139

35. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

36. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

37. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

38. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

39. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

40. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

41. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

42. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

43. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

44. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 9, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

45. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 54, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

46. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 16, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

47. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

48. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

49. Lít Thi Đệt Xay Nhạ Chắc (2001), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

huyện ở tỉnh Savannakhệt, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong

giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng. Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

50. Huỳnh Văn Long (2003), Xây dựng đội ngũ Bí thư, Chủ tịch huyện vùng

đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996-2020), Luận án Tiến

sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng. Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

51. Nguyễn Thành Lợi (2012), ''Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt

động giám sát người đứng đầu'', Tạp chí Cộng sản, (68), tr.75-78.

52. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2002), Năng lực động viên trong hoạt động quản

lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện giai đoạn hiện nay, Luận

án Tiến sĩ Tâm lý học Viện Tâm lý học, Hà Nội.

Page 145: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

140

53. Nông Đức Mạnh (2009), "Đoàn kết, đổi mới, phấn đấu vì sự nghiệp đào

tạo cán bộ và nghiên cứu lý luận", Tạp chí Lý luận chính trị, (10).

54. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Ngô Kim Ngân và Lâm Quốc Tuấn (Đồng chủ biên) (2010), Phong cách

làm việc của người bí thư huyện ủy hiện nay - Qua khảo sát vùng đồng

bằng sông Hồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

59. Nguyễn Hoàng Nguyên (2007), Đề xuất giải pháp góp phần xác định hiệu

quả công tác, sự đóng góp thực tế của cán bộ công chức, trách nhiệm

công vụ của cấp ủy và người đứng đầu, tập 1&2, Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

60. Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn (Đồng chủ biên) (2013), Thẩm quyền và

trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện

quyền lực của nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. Ních Khăm (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên

hiệp Phụ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn

trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

62. Đỗ Ngọc Ninh (2015), Bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện nay, Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

63. Phănđuôngchít Vôngxả (2002), Công tác lý luận của Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Nguyễn Văn Phong (2010), Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu

trong hệ thống chính trị cấp huyện (qua khảo sát tại tỉnh Bắc Ninh),

Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

Page 146: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

141

65. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2013), Thẩm quyền, trách nhiệm của người

đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

66. Phạm Hồng Quý (2005), Các thành tố tư duy giải quyết tình huống quản

lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện, Luận án Tiến sĩ Tâm lý

học, Viện Tâm lý học, Hà Nội.

67. Nguyễn Đức Quyền (2010), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay, Luận án

Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

68. Trần Xuân Sầm (chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ

lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

69. Bùi Hồng Thắng (2016), Xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân phường ở thành phố Hải Phòng giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc

sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

70. Nguyễn Hữu Thành (2012), ''Trách nhiệm người đứng đầu trong lựa chọn

và xây dựng tập thể lãnh đạo'', Tạp chí Cộng sản (chuyên đề cơ sở),

(70), tr.37-38.

71. Chu Tôn, Hoàng Quý (2000), Cách cư xử giữa thủ trưởng và nhân viên,

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

72. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà Nội (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn

hóa thông tin, Hà Nội.

74. Nguyễn Quốc Tuấn (2005), "Nâng cao trí thức của cán bộ chủ chốt cấp

huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí Lý luận chính trị,

(2), tr.35-36.

Page 147: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

142

75. Nguyễn Minh Tuấn (2010), "Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ", Tạp chí Lý luận chính trị, (18) tr.12-14.

76. Trần Minh Tuấn (2011), Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

77. Nguyễn Minh Tuấn (2012), ''Mối quan hệ giữa bí thư với cấp ủy'', Tạp chí

Cộng sản, tr.32-33.

78. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

79. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mát xcơva.

80. Trần Ngọc Uẩn (2001), Phương thức đào tạo cán bộ ở các trường chính

trị tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

81. Uthong Phếtxảlạt (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng

viên dạy nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

82. Nguyễn Ngọc Vân (2017), Cơ sở khoa học đổi mới công tác bồi dưỡng

viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Bộ, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội

vụ, Hà Nội.

83. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

84. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

85. Xaykhăm Munmanyvông (2014), Giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên

hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 148: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

143

86. Xỉnh Khăm Phom Ma Xay (2003), Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai

đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

87. Nguyễn Như Ý (2013), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.1807.

88. Warren Blank (2006), 108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh (Nguyễn

Phương Thúy dịch), Nxb Tri thức trẻ, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Lào

89. Ban Chấp hành Trung ương (2003), Quyết định số 04/BCHTW ngày

16/8/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiêu chuẩn cán

bộ, Viêng Chăn.

90. Ban Tổ chức Trung ương (2008), Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây

dựng Đảng, cán bộ toàn quốc, Viêng Chăn.

91. Bộ Chính trị (1995), Nghị quyết số 09/BCT ngày 27/02/1995 về việc

thành lập Học viện Chính trị và Hành chính quốc Lào, Viêng Chăn.

92. Bộ Chính trị (2006), Quy định số 02 ngày 17/10/2006 của Bộ Chính trị về

công tác quản lý cán bộ, Viêng Chăn.

93. Bộ Nội vụ (2011), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020, Viêng Chăn.

94. Bộ Nội vụ (2015), Quyết định số 2066/BNV, ngày 25/06/2015 về cấp tài

liệu học tập, tiền học phí, hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn, tiền lưu trú,

Viêng Chăn.

95. Bộ Nội vụ (2017), Báo cáo số liệu cán bộ lãnh đạo, quản lý đi học ở nước

ngoài giai đoạn 2012-2017, Viêng Chăn.

96. Bunthi Khưamyxay (2014), Kiến thức phương pháp luận để nghiên cứu

khoa học qua hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc

Lào và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ

năm 2005-2008, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

Page 149: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

144

97. Cayxon Phôm vi Hẳn (1995), Quyết tâm lấy giáo dục tiến lên một bước,

Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

98. Cayxon Phôm vi Hẳn (1997), Tuyển tập, Tập 3, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

99. Cayxon Phôm vi Hẳn (2001), Phát biểu tại Hội nghị công tác tổ chức

toàn quốc lần thứ VIII, Viêng Chăn.

100. Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1993), Nghị định

của Thủ tướng về Quy chế công chức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào số 171/TTg, ngày 11/11/1993, Viêng Chăn.

101. Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2010), Nghị định số

18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức, Viêng Chăn.

102. Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2016), Tầm nhìn

đến năm 2030, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2016-2025) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII

(2016-2025) của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.

103. Chủ tịch nước nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2011), Nghị định số 107/CTN ngày 30/06/2011 quy định cơ cấu tổ chức các bộ ở

Lào hiện nay, Viêng Chăn.

104. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

105. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

106. Kệtmany Phummalạt (2014), "Đổi mới phương pháp giảng dạy các

môn lý luận chính trị - hành chính ở Học viện Chính trị và Hành

chính quốc gia Lào bằng nhiều hình thức", Tạp chí Lý luận chính trị

và Hành chính quốc gia Lào, (2), tr.18-19.

107. Phámi SÍCHẮNTHOONGTHỊP (2014), ''Nâng cao chất lượng công tác

tổ chức - cán bộ là yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng'',

Tạp chí Xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (158), tr.8-10.

Page 150: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

145

108. Phonxay LATSẠVÔNG (2010), Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt

của Hội Liên hiệp phụ nữ ở Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn hiện nay,

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị

và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn.

109. Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2003), Hiến pháp

năm 2003 bản sửa đổi, Viêng Chăn.

110. Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2015), Luật Cán bộ

công chức, Viêng Chăn.

111. Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2016), Luật Chính

quyền địa phương, Viêng Chăn.

112. Sụvănthon MẠNYPHĂN (2013), ''Nâng cao chất lượng cán bộ - công

chức cấp huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào'', Tạp chí Xây

dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (144), tr.26-27.

113. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2000),

Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/3/2000 về xây dựng

caaos tỉnh thành cấp chiến lược, xây dựng cấp huyện thành lập kế

hoạch - ngân sách và xây dựng bản thành cấp tổ chức thực hiện,

Viêng Chăn.

114. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2007),

Quyết định số 123/TTg ngày 23/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, Viêng Chăn.

115. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2016),

Nghị định số 025/TTg ngày 28/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về

quy chế công chức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.

116. Vịlạphăn SỊLỊTHĂM (2015), ''Các bước xây dựng tiểu chuẩn cán bộ'',

Tạp chí Xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, (161), tr.12-13.

117. Vănxay XAYNHẠBẮT (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở

Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.

Page 151: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

146

118. Xaysỉ SẲNTỊVÔNG (2013), ''Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ

kế tục chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp là công việc cấp bách

của đảng ủy, ban tổ chức các cấp'', Tạp chí Xây dựng Đảng Nhân

dân Cách mạng Lào, (138), tr.30-31.

Page 152: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

147

PHỤ LỤC Phụ lục 1

BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Page 153: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

148

Phụ lục 2 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ CÁC HUYỆN

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NĂM 2015 VÀ NĂM 2017

TT

Tên của tỉnh

Diện tích km2

Dân số (người) Tổng số huyện thuộc tỉnh

Tên huyện 2015 2017

Nam Nữ Nam Nữ

1 Thủ đô Viêng Chăn 3.920 820.900 412.200 906.859 457.625 9

- Xay Thani - Chăn Thạ Bu Ly - Hạt Xai Phong - Si Khột Ta Bong - Na Xai Thong - Pạc Ngừm - Xay Xệt Thá - Si Sắt Tá Nạc - Sắng Thong

2 Phổng Sa Ly 16.270 178.000 87.300 189.777 93.667 7

- Bun Tạy - Phổng Sá Ly - Khóa - Săm Phăn - Bun Lứa - Nhọt U - Mày

3 Luống Nặm Tha 9.325 175.700 88.400 192.392 97.104 5

- Viêng Phu Kha - Sính - Luống Năm Tha - Na Le - Long

4 U Đôm Xay 15.370 307.600 152.900 334.702 167.030 7

- Lá - Phác Banh - Na Mỏ - Bành - Nga - Hun - Xay

5 Bò Kẹo 6.196 179.300 89.300 196.641 98.419 5

- Hoải Xai - Phá Ú Đôm - Mấng - Thác Tha - Tuận Phẩng

6 Xay Nhạ Bu Ly 16.389 381.300 168.400 411.893 202.088 11

- Xay Nhạ Bu Ly - Ngân - Phạc Ma - Khộp - Phiêng - Xay Sa Thán - Bò Ten - Cèn Thạo - Thồng Mi Xay

Page 154: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

149

TT

Tên của tỉnh

Diện tích km2

Dân số (người) Tổng số huyện thuộc tỉnh

Tên huyện 2015 2017

Nam Nữ Nam Nữ

- Hống Sá - Xiêng Hòn

7 Xiêng Khoáng 14.751 244.700 120.300 261.686 129.530 7

- Khun - Nóng Hệt - Phá Xay - Phu Khựt - Móc - Khăm - Pách

8 Hóa Phăn 16.500 289.400 141.700 306.247 150.839 10

- Ẹt - Xăm Tạy - Quăn - Sốp Bau - Xiêng Khỏ - Xòn - Hóa Mương - Hiểm - Viêng Xay - Xăm Nứa

9 Luống Phạ Bang 16.875 431.900 213.200 459.189 227.899 11

- Luống Phạ Bang - Xiêng Ngân - Pạc U - Nặm Bác - Chom Phệt - Phu Khun - Phôn Thong - Phôn Xay - Pạc Xanh - Ngoi - Nan

10 Viêng Chăn 15.610 419.100 207.700 450.475 224.511 10

- Phôn Hông - Ca Sí - Văng Viêng - Thú La Khôm - Hín Hốp - Viêng Kham - Mẹt - Phương - Mừn - Xạ Nạ Kham

11 Bo Ly Kham Xay 14.863 273.700 135.100 303.794 151.724 7

- Khăm Cớt - Pác Xăn - Thá Phạ Bát - Bo Ly Khăn - Xay Chăm Phon - Viêng Thong - Pạc Ca Định

Page 155: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

150

TT

Tên của tỉnh

Diện tích km2

Dân số (người) Tổng số huyện thuộc tỉnh

Tên huyện 2015 2017

Nam Nữ Nam Nữ

12 Khăm Muồn 15.315 392.100 197.300 420.950 210.152 9

- Xay Bua Thong - Thà Khách - Khun Khăm - Nóng Bốc - Xê Bặng Phay - Bua La Pha - Na Khai - Nhôm Ma Lạt - Ma Ha Xay

13 Sa Vắn Nạ Khết 21.774 969.700 489.000 1.037.553 518.258 15

- Vi Lạ Bu Ly - Phin - Sóng Khon - Kay Son Phôm Vi Hán - Át Sa Phon - Pha Lan Xay - Át Sa Phăng Thong - Thà Pang Thong - Xay Bu Ly - Nong - Xôn Nạ Bu Ly - Xay Phu Thong - Xê Pôn - U Thum Phon - Chăm Phon

14 Chăm Pa Sắc 15.415 294.000 348.400 733.582 370.433 10

- Pạc Xê - Ba Chiêng - Mun La Pạ Mộc - Phạc Xông - Khống - Xạ Nạ Sôm Bun - Sú Khú Ma - Chăm Pa Sắc - Phôn Thong - Pạ Thum Phon

15 Xê Kong 7.665 113.200 56.400 124.567 61.607 4

- Thà Tanh - Đặc Chưng - Ca Lưm - Lạ Mam

16 Sa La Văn 10.691 397.000 201.300 426.991 212.197 8

- Sá Lạ Văn - Lạ Khon Phiêng - Va Pi - Tạ Ôi - Làu Ngam - Không Xê Đôn - Tụm Lan - Sa Muổi

Page 156: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

151

TT

Tên của tỉnh

Diện tích km2

Dân số (người) Tổng số huyện thuộc tỉnh

Tên huyện 2015 2017

Nam Nữ Nam Nữ

17 At Ta Pư 10.300 139.600 69.800 153.656 76.307 5

- Sa Ma Khi Xay - Xan Xay - Phu Vông - Xay Sết Thá - Sa Nam Xay

18 Xay Sôm Bun 8.551 85.200 40.500 102.041 49.813 5

- A Nụ Vông - Thà Thôm - Lông Xan - Hồm - Lông Chảnh

Tổng cả nước 236.800 6.649.240 3.237.600 7.012.995 3.499.221 148

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Page 157: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

152

Phụ lục 3 SỐ LƯỢNG BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐÃ CỬ ĐI ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI

GIAI ĐOẠN2007-2017

Năm Trung Quốc Việt Nam

Tổng 10 ngày 13 ngày

2007 - - 24 2008 24 - - 2009 - - - 2010 74 - 74 2011 - - - 2012 33 - 33 2013 28 - 28 2014 27 - 27 2015 30 37 67 2016 30 111 141 2017 25 97 121

Nguồn: Bộ Xây dựng bồi dưỡng cán bộ.

Phụ lục 4 TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Các huyện cả nước Bí thư - huyện trưởng Phó bí thư -

huyện trưởng 2012 145 142 3 2013 145 144 1 2014 148 141 7 2015 148 142 6 2016 148 140 8 2017 148 148 -

Nguồn: Bộ Xây dựng bồi dưỡng cán bộ.

Page 158: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

153

Phụ lục 5

LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUY HOẠCH BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Huyện xuống cơ

sở (cụm bản) Huyện sang

huyện Huyện lên tỉnh

Tỉnh xuống huyện

2012 - - -

2013 - - 7 2

2014 - - 98 11

2015 - - 5 1

2016 - - 21 3

2017 - - - -

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Phụ lục 6

ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI ĐỘI NGŨ BÍ THƯ-HUYỆN TRƯỞNG

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Số lượng bí thư - huyện

trưởng được đánh giá

Kết quả đánh giá

Mạnh Khá

mạnh

Trung

bình Kém

Không

đạt

2012 145 9 136 - - -

2013 145 15 130 - - -

2014 148 112 36 - - -

2015 148 11 137 - - -

2016 148 35 113 - - -

2017 148 137 11 - - -

Tổng 882 319 563

Nguồn: Bộ Thi đua khen thưởng.

Page 159: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

154

Phụ lục 7 CƠ CẤU GIỚI TÍNH CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ-HUYỆN TRƯỞNG

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2012-2017

STT Tổng số Năm Bí thư - huyện

trưởng Phó bí thư - huyện

trưởng Ghi chú

Nam Nữ Nam Nữ 1 145 2012 139 3 3 0 2 145 2013 143 1 1 0 3 148 2014 135 6 7 0 4 148 2015 136 6 6 0 5 148 2016 135 5 8 0 6 148 2017 141 7 0 0

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Phụ lục 8 CƠ CẤU DÂN TỘC CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ-HUYỆN TRƯỞNG

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Tổng số Theo tiếng dân tộc

Lào Mon - Khơ

me Mổng - Ỉ

miên Trung Quốc -

Tây Tạng 2012 145 102 30 8 5 2013 145 105 28 8 4

2014 148 110 27 7 4 2015 148 109 29 7 3 2016 148 114 25 6 3 2017 148 114 25 6 3

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Page 160: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

155

Phụ lục 9 CƠ CẤU ĐỘ TUỔI CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ-HUYỆN TRƯỞNG

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Tổng số Độ tuổi

30-39 40-49 50-59 60 trở lên

2012 145 0 4 68 73

2013 145 0 9 79 57

2014 148 0 31 99 18

2015 148 0 27 102 19

2016 148 0 31 101 16

2017 148 0 26 105 17

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Phụ lục 10 CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ-HUYỆN TRƯỞNG

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Tổng số Trình độ

Tiểu học Trung học Phổ thông

2012 145 5 18 122

2013 145 2 10 133

2014 148 1 17 130

2015 148 0 17 131

2016 148 0 7 141

2017 148 0 7 141

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Page 161: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

156

Phụ lục 11 CƠ CẤU TRINH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ- HUYỆN

TRƯỞNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Tổng số

Trình độ chuyên môn

Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Cao

học Tiến sĩ

2012 145(100%) 10 33 42 37 22 1

2013 145(100%) 10 29 44 37 24 1

2014 148(100%) 7 32 46 35 25 3

2015 148(100%) 7 32 46 35 25 3

2016 148(100%) 0 34 47 37 26 4

2017 148(100%) 0 35 47 36 25 5

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Phụ lục 12 CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ- HUYỆN

TRƯỞNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

GIAI ĐOẠN 2012-2017

Năm Tổng số Trình độ chuyên môn

Bồi dưỡng Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

2012 145 3 5 8 129

2013 145 3 2 8 132

2014 148 1 7 6 134

2015 148 0 0 13 135

2016 148 0 0 16 132

2017 148 0 0 10 138

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.

Page 162: ỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - hcma.vn · kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định. Do đó, đội ngũ bí thư - huyện

157

Phụ lục 13 TRÌNH ĐỘ TIN HỌC, NGOẠI NGỮ ĐỘI NGŨ BÍ THƯ-HUYỆN TRƯỞNG

CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NĂM 2017

Tin học, ngoại ngũ Tổng số Trình độ

A B C Cao đẳng Đại học

Tin học 148/148 80 11 57

Tiếng Anh 97/148 23 9 6 54 5

Tiếng Việt 51/148 10 13 16 5 7

Trung Quốc 19/148 5 3 11

Nga 10/148 7 2 1

Thái Lan 148/148 103 33 12

Nguồn: Bộ Quản lý cán bộ.