25
I. Tình huống cần giải quyết Sông Thương- góc nhìn văn hóa lịch sử và môi trường Một vùng đất đã đi qua chặng đường hàng nghìn năm lịch sử, Bắc Giang được hình thành từ khá sớm và bề dầy lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng là nơi lưu giữ những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thế giới công nhận. Nơi đây có dòng sông Thương thơ mộng, hiền hòa, êm đềm chảy mãi cùng đất và các thế hệ cuộc sống con người cứ nhẹ nhàng trôi theo thời gian cùng những phong tục tập quán vẫn được lưu giữ qua bao biến thiên của lịch sử. II. Mục tiêu Khẳng định giá trị và bản sắc văn hóa phong tục của con người nơi đây qua bao biến thiên của xã hội lịch sử. Góp phần phát huy giá trị nhiều mặt của dòng sông Thương. Nâng cao tình yêu quê hương xứ sở. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống - Quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Bắc Giang. 1

thcsleloi.tpbacgiang.edu.vnthcsleloi.tpbacgiang.edu.vn/upload/38248/fck/files/SÔNG... · Web viewI. Tình huống cần giải quyết Sông Thương- góc nhìn văn hóa lịch

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

I. Tình huống cần giải quyết

Sông Thương- góc nhìn văn hóa lịch sử và môi trường

Một vùng đất đã đi qua chặng đường hàng nghìn năm lịch sử,  Bắc Giang được hình thành từ khá sớm và bề dầy lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng là nơi lưu giữ  những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thế giới công nhận. Nơi đây có dòng sông Thương thơ mộng, hiền hòa, êm đềm chảy mãi cùng đất và các thế hệ cuộc sống con người cứ nhẹ nhàng trôi theo thời gian cùng những phong tục tập quán vẫn được lưu giữ qua bao biến thiên của lịch sử.

II. Mục tiêu

Khẳng định giá trị và bản sắc văn hóa phong tục của con người nơi đây qua bao biến thiên của xã hội lịch sử.

Góp phần phát huy giá trị nhiều mặt của dòng sông Thương.

Nâng cao tình yêu quê hương xứ sở.

III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống

- Quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Bắc Giang.

- Đặc điểm địa lý về dòng chảy, thượng lưu và hạ lưu con sông.

- Đặc điểm sinh học hệ động thực vật.

- Khái thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Những giá trị văn hóa của người dân bên hai bờ sông Thương

IV. Giải pháp giải quyết tình huống: Chúng em đã vận dụng các kiến thức

- Lịch sử: dòng sông Thương, con người Bắc Giang trong lịch sử phong kiến, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc. Phong tục, tập quán văn hóa của người dân sinh sống ở hai bờ sông Thương.

- Ngữ văn: truyền thuyết lịch sử, sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài viết; vận dụng những bài thơ, câu thơ hay phù hợp chủ đề.

- Địa lí: vị trí, địa hình, đất đai, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, đặc điểm phát triển kinh tế. Hoạt động kinh tế của người dân khu vực lưu vực sông Thương.

Sự phát triển của giao thông đường thủy trên dong sông Thương.

- Sinh học: hệ động thực vật; các loại rác thải cũng như các nguyên nhân làm suy giảm và hủy hoại môi trường tài nguyên dòng sông. Tác hại của ô nhiễm môi trường cũng như các biện pháp bảo vệ.

- Môn Âm nhạc: liên hệ tới những bài hát về dòng sông Thương.

- Môn Mỹ thuật: khả năng quan sát, lựa chọn những hình ảnh đẹp về dòng sông Thương cùng con người và mảnh đất nơi đây. Giúp học sinh có thêm cảm hứng trong đề tài quê hương.

- Môn Giáo dục công dân: tinh thần cộng đồng, trách nhiệm của cá nhân học sinh trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ văn hóa di sản.

- Môn Tin học: khai thác và sử dụng ứng dụng office word; Internet; Youtube.

V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:

1. Thành lập nhóm

Gồm 2 thành viên: Nguyễn Ngọc Trâm Anh; Trịnh Thu Trang

2. Tiến trình thực hiện: dưới sự tư vấn, hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Quang, nhóm học sinh chúng em đã:

- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu về chủ đề qua sách báo, mạng xã hội.

- Thực tế thực địa tại một số địa điểm có liên quan.

- Liên hệ những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế đời sống sinh hoạt tại địa phương.

- Phân tích, xử lí số liệu, tài liệu và thông tin sau đó viết thành bài, bày tỏ quan điểm về vấn đề.

Những người dân Bắc Giang, mảnh đất nơi đây được hình dung như một vùng đất xa hoa, giàu có đầy quyến rũ mang đặc trưng riêng. Tìm hiểu sông Thương còn là cuộc chinh phục, đối mặt với thiên nhiên, là hành trình tìm về niềm vui giản dị, trinh nguyên, về với bản năng thật nhất của con người, để rủ bỏ những bon chen, ngổn ngang của đời sống. Âm thanh những câu hát lắng đọng “dòng sông ai đã đặt tên…để người đi…nhớ không quên”, đã khơi dậy đưa kí ức được chôn dấu sâu kín trong trái tim, làm ta lại nao nao một cảm xúc thật khó tả, một thời tuổi thơ, tình cảm quê hương đã gắn bó bên dòng sông nước.

(Ảnh minh họa)

Nằm uốn lượn phơi mình cũng giống như một quy luật trăm sông đều đổ về biển lớn. Một dòng nước theo hướng Tây Bắc- Đông Nam nằm vắt mình qua ba tỉnh (Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương) khu vực Đông Bắc, góp phần quan trọng làm nên một vùng giang sơn cẩm tú, đó là dòng sông Thương. Chảy cùng bao truyền thuyết, qua bao biến thiên của lịch sử với chiến tích Xương Giang, dòng sông vẫn âm thầm chắt chiu nuôi dưỡng cánh đồng lúa, cây trái và cả tâm hồn con người nơi đây làm nên truyền thống lâu đời của một vùng quê trung du Bắc Bộ.

(Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang)

Vùng đất trung du Bắc Giang có ba con sông là sông Cầu (Nguyệt Đức), sông Thương và sông Lục Nam (Hợp Đức). Sông Thương  có tên Hán tự là sông Nhật Đức, danh từ riêng này để ghi trong sách của triều đình và của các nhà Nho. Còn nhân dân vẫn gọi con sông này theo tiếng Nôm là sông Thương. Điều này bắt nguồn từ thời phong kiến khi mà nó cũng là một dòng sông chứng kiến bao cảnh biệt ly của những gia đình quan quân vượt đường xa đi trấn ải biên thùy Cao- Lạng, hay tuân mệnh vua tiến cống bang giao hàng năm, đây là đoạn cuối cùng mà triều đình cho phép thân nhân gia quyến tiễn đưa người đi trấn nhậm biên cương hay xuất sư viễn chinh lên giữ gìn bờ cõi v.v... Người ra đi kẻ ở lại, nghìn trùng vời vợi cách xa, dữ nhiều lành ít, đành lòng, cầm lòng mượn sông, mượn bến nói hộ lòng mình. Thương! Không thể dài hơn nữa, tên sông như giọt nước mắt rỏ xuống bể đời xót xa. Có lẽ suốt mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đều phải chống chọi với giặc ngoại xâm, đều là những cuộc lên đường, những cuộc chia tay. Biết bao là thương cảm trông ngóng ngày về của sự biệt ly, người đi não chúng, kẻ vọng bơ phờ…người xưa hào hùng nay đã khuất chỉ còn dòng nước mãi xuôi dòng. Chỉ đó thôi cũng đủ cho con người đắm đuối con sông này. Từ những bể dâu, thăng trầm đã góp tinh hoa làm nên cái đẹp của vùng đất, cái duyên của con người, từ muôn vàn mất mát, chia ly, dân ta gánh gồng chịu đựng qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầm đìa mồ hôi, máu, nước mắt.

Nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục như câu ca: Sông Thương bên lở bên bồi/ Bên lở thì đục bên bồi thì trong. Hiện tượng này có thể nhìn thấy được cả một khúc chảy tới thành phố Bắc Giang. Bây giờ hiện tượng này không còn nữa, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những hình ảnh tràn ngập phù sa thương nhớ…

1. Kết đọng văn hóa, lịch sử bên dòng sông Thương

1.1. Dòng sông nhân chứng

Bắc Giang- một vùng sông núi gần bờ cõi phương Bắc, bên kia đường biên ải từng tồn tại những vương triều hùng mạnh luôn dòm ngó tới dải đất phương Nam này. Và, những đội quân hùng tướng mạnh, cùng với từng đoàn ngựa xe chinh chiến đông đảo của họ đã không ít lần hằn dấu xâm lăng lên mảnh đất nơi đây. Trong dĩ vãng thương đau và bi tráng của của máu và nước mắt... sông Thương mang trên mình vô vàn vết tích bởi những cuộc binh đao, chiến trận điêu tàn.

Đây là nơi làm nên chiến thắng Xương Giang vẻ vang trong cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc gắn với chiến công quân ta và sự thất bại nhục nhã 20 vạn quân Minh của nghĩa quân Lê Lợi năm 1427, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Lê.

(Hình ảnh lễ hội Xương Giang vào mùng 6 – 7 tháng Giêng Âm lịch)

Gần sáu thế kỷ trôi qua, nhưng âm hưởng của chiến thắng vẫn vang vọng và sẽ ngân xa suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đó chính là hào khí Đại Việt, niềm tự hào của dân tộc ta nói chung, của quê hương Bắc Giang nói riêng trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại kéo dài hàng nghìn năm. Chiến công hiển hách đó vẫn sừng sững soi bóng tự hào xuống dòng sông Thương.

Những vết tích thực thể còn lại rất ít, nhưng các ghi chép về nó vẫn còn in đậm trong sử sách nước nhà và trong niềm tự hào của lòng dân. Những trầm tích lịch sử văn hóa như thế như một thứ hành trang đặc biệt sẽ góp sức tạo nên động lực trong tiến trình đi tới tương lai của thành phố bên sông Thương. Một thành phố hiện đại, mới mẻ mà chứa đựng chiều sâu tâm hồn của xứ sở và có nét độc đáo riêng biệt của miền đất trữ tình linh thiêng này.

(Hình ảnh cây cầu sắt bắc qua sông Thương)

Con người mảnh đất nơi đây với dòng sông Thương cùng cây cầu sắt bình dị- cầu sông Thương (cầu Phủ Lạng Thương), được xây dựng năm 1955. Cây cầu sắt không chỉ làm nhiệm vụ nối đôi bờ, mà từ lâu cũng đã trở thành biểu tượng của thành phố bên sông này, đi suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đạn bom chiến tranh không thể làm phai đi chất thơ mộng, mĩ miều của đôi dòng nặng trĩu phù sa. Qúa khứ và hiện tại đan xen khẳng định vẻ đẹp bất biến theo thời gian của dòng sông Thương.

1.2. Sông Thương tuổi thơ và tâm hồn con người nơi đây

Cứ mặc nhiên người dân Bắc Giang từ khi sinh ra đã gắn bó với chữ Thương, uống nước sông Thương, ăn đồ ăn chợ Thương, xem phim hay thưởng thức văn hóa ở rạp sông Thương, buôn bán , đánh cá, đi lại cũng trên sông Thương, được tắm mát, chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến... gió từ sông thổi vào mát rượi, thơm ngát mùi hương ngô non, mùi cỏ, mùi phù sa, mùi của những cánh đồng lúa

(Hình minh họa dòng sông tuổi thơ)

Thú vị là những đám cưới đưa đò qua sông, hình ảnh cô dâu chú rể in hình lên màu nước sông chiều thu, tiếng pháo đưa dâu, tiếng hát đưa đò, tiếng cười nói, tiếng mái chèo khua nước và cả tiếng gió đan cài với tiếng sóng nước mênh mang. Đủ cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần đều được diễn ra trên dòng sông hiền hoà ấy. Phải chăng, cũng vì thế mà con người nơi đây, mặc dù sống trên mảnh đất trung du đồi núi nhưng tâm hồn luôn cởi mở, thương yêu, chan hoà với mọi người dù họ có đi đến đâu, ở khắp mọi nơi trên trái đất này?

(Dòng sông Thương mùa thu về)

Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Tâm hồn ta lắng lại khi nghe, cảm nhận những câu hát quan họ lắng đọng mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông. Buổi sớm tinh sương hay lúc chiều tà, lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng chuông chùa du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên như tiếng hồn sông núi. Tiếng sóng vỗ rì rào giống như là lúc dòng sông đang hát, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên khúc tráng ca, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

(Cánh đồng hoa cải bên sông)

Sông Thương như đã trở thành một phần máu thịt của miền đất nơi đây, của bao thế hệ, của mỗi con người gắn bó với nó như máu thịt của mình.

Qua từng bước đi, ta chợt phát hiện ra sông Thương đâu chỉ có sự huyền bí, thiên nhiên xinh đẹp, con đường xa hút tầm mắt, bề dày lịch sử, con người thân thiện cùng nền văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc. Mà còn là những mảnh ghép đối lập, những mảng màu sáng tối mà chẳng ai can đảm chối bỏ.

(Người dân xã Tiến Dũng- Yên Dũng với nghề mưu sinh nơi dòng sông Thương)

Sông Thương như là một bức tranh toàn cảnh về Bắc Giang gần gũi, thân thương nhưng đầy bí ẩn, lạ lùng qua cái nhìn lịch sử của một con người luôn muốn bước đi và khám phá. Với những bến đò, sông Thương và mảnh đất Bắc Giang hiện ra sống động như có thể chạm vào, nếm được, ngửi thấy.

(Hình ảnh bến đò và họp chợ nơi bến đò)

Càng đi sâu vào vùng đất nơi hai bờ sông Thương, ta càng nhận ra rằng, chặng đường dài mà mình đang trải nghiệm có thể không bao giờ tới đích và điều đó cũng chẳng còn quan trọng. Bởi lẽ, theo cách nói của nhà văn người Anh - Michael Frayn - thì bản thân cuộc hành trình cũng đã là một đích đến.

1.3. Sông Thương khơi nguồn cảm hứng văn học

Vị Thái học sinh thế kỷ XIV Lý Tử Tấn hay vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) cũng từng xúc động mà vịnh cảnh, và nhà bác học Lê Quý Đôn (1726- 1784): Khói tạnh đồng xanh, nương rẫy tốt/Vườn hoang sương lạnh, luỹ thành trơ...

Vào thế kỷ XVI, Nguyễn Dữ khai thác trong Truyền kì mạn lục ở câu chuyện “Chuyện yêu quái ở Xương Giang”. Xoay quanh nhân vật người con gái Thị Nghi. Không li kì như Nguyễn Dữ, mà thấm đượm chất lãng mạn và hiện đại hơn, Hoàng Nhuận Cầm đã thật sự tinh tế khi viết về dòng sông Thương trong “Sông Thương tóc dài” đầy tâm trạng trong chiều hoàng hôn và tiếng chim khản đặc.

Hữu Thỉnh đã nói lên tâm trạng một người đi xa trở về thăm quê và trìu mến, bâng khuâng nhìn cảnh vật quê hương với bao sắc màu đáng yêu. Như thế, sông Thương là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật đã là một phần trong đời sống tâm hồn của người Bắc Giang trầm mặc, sâu sắc.

1.4. Hoạt động kinh tế của người dân khu vực sông Thương

Các bãi bồi, bãi giữa sông Thương còn cung cấp đất để trồng các loại cây nông nghiệp, cây thuốc, cây gia vị và cây lấy gỗ. Ngoài ra, khu vực này còn là sinh cảnh sống của nhiều loài chim sống cố định, các loài bò sát, lưỡng cư, cá và côn trùng.

(Sản xuất nông nghiệp bên lưu vực sông. Ảnh minh họa)

Sông Thương đóng vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy, cung cấp nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản...Vận tải đường thuỷ là một cách hiệu quả.

(Hoạt động vận tải thủy trên sông Thương. Ảnh minh họa)

2. Những nỗi đau của dòng sông

Việc giảm lưu lượng mùa khô do vì nhiều lý do còn gây nên tác động tiêu cực lớn hơn cho hạ lưu như thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất

(Tình trạng hạn hán cho sản xuất nông nghiệp nơi lưu vực sông)

Nhiều nơi bên những dòng nước đổ ra sông Thương khiến chúng ta bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi, bởi màu nước, mùi hôi thối, bởi hành động mà con người ta đang đối xử với con sông thơ mộng này.

Ngoài rác thải sinh hoạt, dòng sông còn đang gián tiếp hứng chịu các nguồn nước thải công nghiệp chưa qua xử lý của một số nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn xả thải ra mương máng.

(Tình trạng rác thải xuống sông tại khu vực Xuân Hương- Lạng Giang)

Con sông quê em giờ đây nhọc nhằn đến thế. Dòng sông thảnh thơi thuở trước, giờ phải gồng mình để vắt ra những gàu cát.

(Tình trạng khai thác cát trái phép ở sông Thương)

Cầu vượt quá cung, nên tình trạng khai thác, sử dụng cát sỏi trên các con sông vẫn xảy ra dù bị cấm. Điều này góp phần làm sạt lở đất bờ sông.

(Sạt lở bờ sông Thương tại thành phố Bắc Giang)

Nước sông có khi cạn kiệt, không còn trong, nhưng mùa nước thì cuồn cuộn hung dữ như con trâu phá mà lo lắng.

Do hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là các hoạt động công nghiệp của con người đang ngày càng gây ô nhiễm cho sông Thương.

(Cá trên sông chết nổi hàng loạt gần nhà máy Phân đạm Hà Bắc)

Cần phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ sự ô nhiễm của dòng sông, cũng chính là bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống chúng ta.

(Dùng kích điện đánh bắt thủy hải sản)

3. Nguyên nhân

Thứ nhất: Những chính sách, luật pháp ngày càng được hoàn thiện nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập.

Thứ hai: Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh.

Thứ ba: Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường.

Thứ tư: Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế.

Thứ năm: Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Thứ sáu: Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước.

Thứ bảy: Nguồn lực đầu tư cho việc bảo vệ môi trường của nhà nước còn hạn chế.

4. Một số hoạt động của tuổi trẻ Bắc Giang tham gia bảo vệ môi trường dòng sông quê hương

Chúng em- thế hệ trẻ đang sinh sống và học tập tại địa phương bằng những hành động thiết thực giúp bảo vệ tài nguyên và giá trị dòng sông quê hương.

(Tuổi trẻ Bắc Giang vệ sinh môi trường trên đê dòng sông Thươn- huyện Yên Dũng)

Bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục, bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp

(Tuổi trẻ Bắc Giang tham gia vệ sinh môi trường trên đê tại huyện Yên Dũng)

Học sinh với những hoạt động thiết thực và mang lại hiệu quả như: ra quân dọn vệ sinh, thu gom hàng trăm tấn rác ven sông; phát quang, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng suối để không còn rác, chất thải trôi xuống sông.

(Tuổi trẻ Bắc Giang tham gia nạo vét dòng chảy cho sông Thương)

Chúng ta phải luôn xác định bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn là một công việc lâu dài, phải làm công phu, bền bỉ.

VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Ngữ văn…. rất quan trọng, giúp cho vấn đề đưa ra được trình bày và giải quyết một cách bao quát, đầy đủ khách quan và khoa học hơn. Từ đó vấn đề có sức thuyết phục hơn nhất là khi giải quyết tình huống trong học tập và đời sống một cách gần gũi, thiết thực. Chúng em nhận thức rõ hơn thầy cô không chỉ cung cấp kiến thức mà còn định hướng cho việc chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chúng em không những tiếp thu được thông tin mới mà còn tiếp cận được với những phương pháp, tư duy mới. Tự học, tự đào tạo chính là quá trình tiếp cận nghiên cứu khoa học, bổ sung kiến thức, tự hoàn thiện kiến thức, một quá trình tự hoàn thiện và nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, một trong những năng lực không thể thiếu khi tham gia hoạt động học tập.

1