23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÂN HÀNG ĐỀ THI: KT THC HC PHN Môn thi: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC T Thi gian lm bi: 60 phút Ghi ch: Sinh viên được tham khảo ti liu khi lm bi thi. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QTRR TRONG KDQT Câu 1: :( 5 điểm) Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế là làm những gì, làm như thế nào và ai làm (trong công ty)? Trả li: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố lien quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra với doanh nghiệp vì thế quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận các rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Các nội dung chính trong quản trị rủi ro đó là: + Nhận dạng – phân tích – do lường rủi ro + Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro + Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện + Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công Tuy nhiên, việc nhận dạng kiểm soát các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh không phải lúc nào

Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Embed Size (px)

DESCRIPTION

fgdfgdfgdf

Citation preview

Page 1: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÂN HÀNG ĐỀ THI: KÊT THUC HOC PHÂNMôn thi: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TÊ Thơi gian lam bai: 60 phút Ghi chu: Sinh viên được tham khảo tai liêu khi lam bai thi.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QTRR TRONG KDQT

Câu 1: :( 5 điểm) Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế là làm những gì, làm như thế nào và ai làm (trong công ty)?

Trả lơi:

Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố lien quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra với doanh nghiệp vì thế quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận các rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

Các nội dung chính trong quản trị rủi ro đó là:

+ Nhận dạng – phân tích – do lường rủi ro

+ Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro

+ Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện

+ Tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công

Tuy nhiên, việc nhận dạng kiểm soát các yếu tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh không phải lúc nào cũng áp dụng được với tất cả các hoàn cảnh và tất cả các doanh nghiệp mà phải tùy thuộc vào từng yếu tố như:

+ Quy mô tổ chức lốn hay nhỏ?

+ Tiểm lực của tổ chức mạnh hay yếu

+ Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiều rủi ro hay ít rủi ro?

+ Nhận thức của lãnh đạo

Page 2: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Từ đó chúng ta mới đề ra những phương pháp, cách thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Câu 2:( 5 điểm) Hãy phân tích quan điểm rủi ro theo truyền thốngvà quan điểm rủi ro theo trường phái hiện đại. Theo bạn, chúng ta nên theo quan điểm nào thì tốt, tại sao?

Trả lơi:

Rủi ro theo truyền thống: theo trường phái này thì rủi ro là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển cảu một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố lien quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho cong người.

Rủi ro theo hiện đại: Rủi ro là sự bất trắc có thể do lượng được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mát mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.

Theo em, thì ta nên theo quan điểm rủi ro của trường phái hiện đại vì ở đây họ nhận thức được rằng các rủi ro này điều có để nhận diện, đo lường nó từ đó ta có thể đề ra nhửng biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các tác động do rủi ro gây ra đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, thì quan điểm truyền thống chi xem rủi ro là nhưng yếu tố bất ngờ không lường trước được nên họ sẽ không đề ra những biện pháp để phòng tránh từ đó có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp.

Câu 3:( 5 điểm) Hãy phân tích các loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro. Cho ví dụ minh họa trong từng loại. Theo bạn, đâu là rủi ro nguy hại nhất, tại sao?

Trả lơi:

Môi trường tự nhiên: đây là một trong những nguồn rủi ro cơ bãn nhất nó bao gồm động đất, hạn hán, mưa dầm đều có thể dẫn đến tổn thức. SỰ bất

Page 3: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

lực chúng ta trong việc hiểu biết môi trường chúng ta đang sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó cũng như của nó đối với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro nầy.

Môi trường chính trị: Trong một đất nước, môi trường chính trị có thể là 1 nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của nhà lãnh đạo mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm ngân sách, ban hành các quy định mớ về xử lý chất thải độc hại..). Trên phương diện quốc tế, thì môi trường chình trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu haoc85 chính sách thuế thay đổi liên tục. MÔi trường chính trị cũng có thể tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ, việc thực thi pháp luật.

Môi trường luật pháp: Có rất nhiều sự bất định và rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạt, vấn đề là bản than xã hội có sự tiến hóa và các chuẩn mực này có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế còn phức tạp hơn vì các chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác. Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cao61 môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân.\

Môi trường hoạt động tổ chức: Quá trình hoạt động của các tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro nhất định. Các tiền trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường

Môi trường kinh tế: Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo nên 1 môi trường kinh tế chung choc tất cả các nước. MẶc dù hoạt động của 1 chính phủ có thể ảnh hưởng tới thị trường vốn thế giới, nhnug7 hầu như 1 quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường nầy. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là yếu tố của hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi.

Vấn đề nhận thức: Khả năng của một nah quản trị rủi ro trong việc hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. MỘt nguồn rủi ro quan trọng đối với hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tê hoàn toàn khác

Page 4: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro.

Mọi trường văn hóa-xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế…là nguồn rui ro của văn hóa-xã hội. Sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở quốc gia này có thể là nguồn bất định quan trọng đối với các doanh nghiệp ở quốc gia khác. Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị cũng có thể tích cực, chẳng hạn quan điểm về phụ nữ trong lực lượng lao động đã mở ra 1 nguồn năng lực mới.

Câu 4 :( 5 điểm) Hãy phân tích các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Cho ví dụ minh họa từng biện pháp. Theo bạn, đâu là biện pháp tốt nhất, tại sao?

Trả lơi:

Câu 5: :( 5 điểm) Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản tri rủi ro. Theo bạn, yếu tố nào có mức ảnh hưởng lớn nhất, tại sao?

Trả lơi:

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ RỦI RO CHIÊN LƯỢC

Câu 6: ( 5 điểm) Phân tích những rủi ro có thể có từ khách hàng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế và cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Rủi ro từ KH thường là sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dung, sỡ thích, công ty quá lệ thuộc với 1 nhóm nhỏ khách hang; quyền lực của KH ngày càng gia tăng…nguy cơ KH bỏ đi là rất lớn. Bạn có thể có nguy cơ bị mất tất cả hoặc 1 số cơ sở khách hang. VÀ phài đối mặt với việc làm thế nào để giữ chân khách hang đó, vừa tăng sức mua của họ vừa thu hút them KH mới.

KH là những con người không thể nào dự đoán được, họ hành xử theo cảm xúc, hiếu kỳ và rất dễ thay đổi. Khi xã hội ngày càng hiện đại, phát triển thì nhu cầu của KH ngày càng cao và phong phú. Họ thích thù những gì mới lạ, phong cách. Những sự thay đổi đó diễn ra rất nhanh đối với 1 KH. Nhưng dù có hình thức nào đi nữa thì chúng đều có thể phả hủy kế hoạch kinh doanh của DN làm cho doanh thu suy giảm, khiến cho DN rời vào khủng hoảng.

Page 5: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Quan trị: Doanh nghiệp không thể nào ngăn chặn KH bỏ đi hoặc ép buộc họ mua sản phẩm của mình. NHưng có thể hạn chế rủi ro mất đi khách hang bằng nhiều cách như:

+ DN nne6 giảm bớt tình trạng không chắn chắc tạo ran gay từ đầu.

+ Kịp thời tìm hiểu nhu cầu của KH là gì? HỌ nghĩ gì? Muốn gì? Để đánh giá, tiếp thị hoặc cung cấp những dịch vụ đáp ứng yêu cầu của KH.

+ Nghiên cứu KH, tạo ra và áp dụng những thông tin độc quyền liên tục về khách hang để giữ chân KH, chiến thắng đối thủ canh tranh,

+ Liên tục đa dạng hóa các sản phẩm mới, rút ngắn thời gian “tu672 ý tưởng đến kệ trung bày hang”

+Nhân rộng các điểm tiếp xúc với KH, đưa ra lời đề nghị KH có mục đích dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu KH.

Câu 7: ( 5 điểm) Phân tích những rủi ro có thể có từ đối thủ cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh quốc tế và cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Bất cứ thời điểm nào trong kinh doanh từ các ngành/lĩnh vực nào đi nữa cũng sẽ có những đối thủ cạnh tranh đối với các DN thường chúng ta chia thành 2 loại đối thủ cạnh tranh:

+ Nhóm 1: Những công ty, tập đoàn lớn trên thế giới.. họ có những kế hoạch đủ khả năng loại bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trên đường đi của họ

+ Nhóm 2: là những công ty, tập đoàn của các quốc gia mơi nổi như TQ, Ấn Độ.. nhờ vào nguồn nhân lục giá rẻ, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, họ tạo được sự cạnh tranh mạnh mẽ, trở thành đối thủ bất bại.

Khi gặp những đối thủ này nếu DN không có được chiến lược đúng đắn sẽ rất dễ lâm vào khủng hoảng. Và 1 trong những rủi ro lớn nhất mà các nhà lãnh đạo của DN thường gặp phải là họ không xác định được đúng đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó dẫn đến những chiến lược, những hành động sai lầm

Quản trị: Để phòng tránh các rủi ro từ đối thủ cạnh tranh thì 1 doanh nghiêp nên:

Page 6: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

+ Xác định đội tượng khách hàng, tổ hợp sản phẩm, hình ảnh nhãn hiệu, và mô hình kinh doanh khác hẳn với đối thủ cạnh tranh.

+ Tổ chức hệ thống tốt hơn: giảm thiểu chi phí cố định và tối đa hóa hiệu quả sản xuất nhằm hạn chế các rủi ro tài chính.

+ Tạo phong cách riêng trong giới hạn ngân sách.

+ Ứng dụng công nghệ cao và đào tạo nhân viên nghiêm ngặt nhằm tạo nên những dịch vụ không thể đánh bại.

Câu 8: (5 điểm) Phân tích những rủi ro do chuyển đổi với hoạt động kinh doanh quốc tế và cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Đây là một rủi ro chiến lược quan trọng, diễn ra nhanh và đột ngột buộc DN phải lựa chọn hoặc chấp nhận thay đổi để tiến lên hoặc vẫn bám theo cái cũ để rồi rơi vào tình trạng đình trẽ, thậm chí phá sản. SỰ chuyển đổi này thường có hai dạng:

+ Xuất hiện 1 nền công nghệ mới có thể làm cho những công nghệ cũ trở nên lỗi thời.

+ Sự tạo ra mô hình kinh doanh mới có khả năng cạnh tranh hoàn toàn với những mô hình kinh doanh hiện tại.

Khi những kiểu chuyển đổi này xuất hiện sẽ làm cho mội trường kinh doanh bị thay đổi 1 cách đột ngột và nhanh chóng, hầu hết các công ty không dự tính trước và không chuyển đổi kịp sẽ bị phá sản.

Nhưng 1 rủi ro nữa xuất hiện đó là việc áp dụng những sự chuyển đổi này liệu có phù hợp với tình hình hiện tại hay không? Liệu rằng nó có mang đến hiệu qua cho công ty?.

Quản trị:

+ Hãy chuẩn bị chuyển đổi và biến nó thành cơ hội.

+ Tự tích lũy kinh nghiệm và kế thừa kiến thức; kinh nghiệm người đi trước.

Page 7: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

+ Giả lập lịch sử: nghiên cứu toàn bộ quá trình hình thành, tồn tại và phát triển từ quá khứ đến hiện tại để dự đoán những thay đổi trong tương lai

Câu 9: (5 điểm) Phân tích những rủi ro về thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh quốc tế và cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Một thương hiệu nổi tiếng đực ví như 1 pháo đài bảo vệ giá trị. Nhưng thương hệu là những điều cực kì phức tạp, khó nắm bắt, nan giải. VÀ rủi ro thương hiệu ngày càng tăng và luôn theo hướng không thể nhận ra được. Có thể chia rủi ro thương hiệu thành hai dạng cơ bản:

+ Sự sụp đổ thương hiệu (rất gay cần, rõ rang, nhanh). VD: như các vụ bê bối của công ty.

+ Sự ăn mòn thương hiệu (diễn ra chậm hơn, tinh vi hơn và cũng làm hao tốn không ít tiền bạc).

Sự sụp đổ thương hiệu xảy ra trong chốc lát, ngay khi những thông tin về sản phẩm bị làm giả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo hoặc 1 vụ bê bối xảy ra trong công ty. Nhưng nếu quản trị rủi ro thương hiệu tốt thì sự sụp đổ sẽ không xảy ra, thậm chí thương hiệu còn vững chăc hơn, ngược lại nếu quản trị không tốt thương hiệu có thể bị quên lãng.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hoặc ăn mòn thương hiệu là do nhà quản trị suy nghĩ quá hạn hẹp về thương hiệu của mình, bỏ qua những sự tương tác giữa thương hiệu, sản phẩm và lế hoạch kinh doanh.

Quản trị:

+ Ta cần xác định điểm mạnh, điểm yếu thương hiệu của doanh nghiệp.

+ Xác định đặc tính quan trọng nhất của KH

+ Có chương trình đầu tư tái cơ cấu, cải tiến sản phẩm, kế hoạch kinh doanh.

Câu 10: (5 điểm) Phân tích những rủi ro dự án trong hoạt động kinh doanh quốc tế và cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Page 8: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Trả lơi:

Trước khi tham gia/tiến hành/ các dự án, ta cần xem xét các vấn đề như: Cơ hội thành công của dự án? Và thường trong các dự án quan trọng thì rủi ro thất bại là hơn 80% mà nguyên nhân chủ yếu có thể là do:

+ Những người tham gia vào dự án quá lạc quan.

+ Thiếu trao đổi thông tin của các thành viên trong dự án: do công việc chồng lấn không rõ ràng

+ Đốt cháy giai đoạn, mong muốn sử dụng công nghệ/chương trình hiện đại nhưng không đủ nguồn lực và thời gian thực thi và thích nghi.

+ Không nhận diện rỏ đối thủ cạnh tranh

+ Dự bào thiếu về như cầu KH: có thể nói đây là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến thất bại của 1 dự án. Vì tất cả làm ra là để phục vụ nhu cầu của KH nhưng 1 khi đã dự đoán sai sẽ dẫn đến việc thiết kế dự án đi sai hướng.

Quản trị:Trước khi thực hiện 1 dự nào ta cần phân tích nó 1 cách khoa học, khách quan và trung thực:

+ Tỷ lệ thành công/ thất bại là bao nhiêu?

+ Làm sao thay đổi tỷ lệ theo hướng có lợi? Các công ty khác đã làm như thế nào?

+ Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài bằng ma trận SWOT….

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ VÀ NHỮNG RỦI RO

Câu 11: (5 điểm) Phân tích ảnh hưởng của ngôn ngữ đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Văn hóa là một tổng thể phức tạp về những giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi 1 dân tộc. Trong đó yếu tố ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện để truyền đạt thông tin và ý tưởng.

Page 9: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Việc thông hiểu ngôn ngữ của quốc gia mà ta đầu tư có thể giúp ta dễ dàng thông hiểu với đối tác mà không cần phiên dịch, nắm bắt đúng được bản chất ý muốn và cả những ẩn ý của đối tác. Tuy nhiên với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới có bấy nhiêu ngôn ngữ được sử dụng. Chính dự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến cho các DN gặp nhiều rủi ro khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Rủi ro lớn nhất của ngôn ngữ là khi dịch các quảng cáo, tên hãng, tên sản phẩm có thể nhầm lẫn thành các từ ngữ mang yếu tố thô tục hoặc chế diễu trong ngôn ngữ của nó khác. Và khi mắc phải những điều tối kỵ này thì sản phẩm của công ty sẽ dễ bị tẩy chay thất thế trên thị trường nước ngoài.

Quản trị: Trước hết muốn tham gia vao thị trường 1 nước ta nên nghiên cứu kĩ ngôn ngữ của họ, ngôn ngữ nao được sử dụng phổ biến ở nước sắp tham gia. Hoặc ta có thể thuê các phiên dịch viên ở nước sở tại để được giuo1 để.

Ví dụ: Như loại xe “Nova” của hãng xe hơi Mỹ Chevrolet sản xuất tuy được ưa chuộng và bán chạy ở Mỹ nhưng khi bán ở thị trường Nam Mỹ lại không được, chỉ vì 1 điều “Noca” trong ngôn ngữ của vùng Nam Mỹ được hiểu là “ Nó không chạy được.”

Câu 12: (5 điểm) Phân tích ảnh hưởng của tôn giáo đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Tôn giáo là một phần không thể thiếu ở mỗi quốc gia, mỗi đất nước có thể có nhiều tôn giáo khác nhau cùng tồn tại và phát triển. Ngày nay có rất nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới như: Phật giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa giáp, Do Thái, Khổng giáo…Mỗi tôn giáo đều có những quan niệm, niềm tin và thái độ riêng về cuộc sống, về cách cư xử khác nhau. Chính những quan niệm, niềm tin đó ảnh hưởng trực tiếp đến những người theo tôn giáo đó. Và tâm lý của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Ngày rằm người theo đạo Phật ăn chay, tránh việc sát sinh và mua nhiều đồ thờ cùng, người theo đạo Hồi kiêng ăn và sử dụng những thứ hàng hóa từ lợn và thịt lợn, người theo đạo Thiên Chúa mua sắm rất nhiều hàng hóa để tổ chức ngày lễ Giáng Sinh… Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định và thực hiện các chủ trương chính sách kinh doanh của các DN.

Page 10: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Quản trị: Để thực sự kinh doanh có hiệu quả ở thị trường quốc tế thì ta cần nghiên cứu kĩ tôn giáo ở đó để tránh những sai sót không cần thiết khi tham gia vào thị trường cũng như còn phải tìm hiểu xem đối tác kinh doanh của mình theo tôn giáo nào để có cách cư xử, ngôn từ cho phù hợp.

Ví dụ: Trong đạo Hồi có điều luật cấm việc kiếm lợi nhuận từ từ lãi khi cho người khác mượn tiền. Nên hầu hết các Ngân hàng ở những quốc gia Hồi giáo đều hoạt động theo cách riêng đó là khi 1 người hay tổ chức nào muốn vay 1 khoản tiền để mua một dụng cụ nào đó thì Ngân hàng sẽ trực tiếp đúng ra mua và bán lại cho người đó với mức giá cao hơn, hơn chênh lệch đó được xem như phần lãi mà Ngân hàng sẽ nhận được.

Câu 13: (5 điểm) Phân tích ảnh hưởng của cách cư xử và phong tục đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Câu 14: (5 điểm) Phân tích ảnh hưởng của quan điểm thẩm mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẫm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dân tộc khác nhau. Thẩm mỹ của những nên văn hóa khác nhau rất khác nhau.

Khi một DN có ý định kinh doanh ở 1 nền văn hóa khác thì vấn đề thẩm mỹ là quan trọng. Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc. ÂM nhạc cũng khắc sâu trong văn hóa và phải được cân nhắc khi sử dụng. Âm nhạc có thể được sử dụng theo nhiều cách rất thông minh và sang tạo nhưng nhiều khi cũng có thể gây khó chịu đối với người nghe.

Ví dụ: Trong buổi ra mắt sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ không nên chọn những loại nhạc mạnh, khó nghe như hiphop, rock…Nhưng kinh doanh sàn nhảy, quán bar thì chọn nhạc mạnh, gây hưng phấn, kích thích là

Page 11: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

phù hợp. Kinh doanh du lịch, văn hóa festival truyền thống thì nên chọn nhạc cụ dân tộc.

Quản trị: Vì thế ta cần nghiên cứu kỹ các phong tục tập quán ở những nước ta đầu tư, hoặc thuê những người bản địa để được họ tư vấn kĩ càng hơn.

Câu 15: (5 điểm) Phân tích ảnh hưởng của giáo dục đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục dịch, có kế hoạch nhằm trang bị cho con người những kì năng, phẩm chat đạo đức, kiến thức ve72 tự nhiên và xã hội.

Tùy vào mỗi nền văn hóa khác nhau thì họ có những nhận thức khác nhau về giáo dục, có nhưng mô hình đào tạo khác nhau. Tuy nhiên có 1 điểm chung là dù các nước có mô hình đào tạo như thế nào đi nữa thì giáo dục đều có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của văn hóa. Những người có giáo dục đọc nhiều, hiểu rộng, nhận biệt được những gì đang xảy ra trên thế giới. Trình độ cao là điều kiện quan trọng để đạt được nâng suất cao và dễ dàng áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Giáo dục cũng tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản lý để từ đó đánh giá được sự phát triển của 1 quốc gia.

Ví dụ: Ở Nhật họ chú trọng đào tạo khoa học kỹ thuật, Châu Âu thì lại chú trong đào tạo thạc sĩ, ỡ Mỹ thì chủ yếu đào tạo khả năng thực hành, Nga thì chú trọng đào tạo hàn lâm để có khả năng nghiên cứu.

Chính vì thế muốn kinh doanh thành công thì cần đặc biệt chú trọng đến khả năng đào tạo và chất lượng giáo dục của các nước để có thể thâm nhập vào thị trường hay có thể truyền nguồn nhân lực quý giá cho doanh nhiệp.

CHƯƠNG 4: RỦI RO MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT VÀ KINH TÊ

Câu 16: (5 điểm) Phân tích tác động của yếu tố chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Page 12: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Chính trị là toàn bộ những hình thức, nhiệm vụ, hoạt động của Nhà nước để quản lý đất nước vì thế nó cũng tác động rất lớn đến việc hoạt động trong kinh doanh. Mỗi tổ chức chính phủ khi lên nắm quyền quản lý đất nước sẽ có những chính sách mới, cách thức quản lý cũng khác, nên sẽ có rất nhiều thay đổi. Nếu các nhà kinh doanh không nắm được sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Những rủi ro lớn nhất mà các nhà kinh doanh trong KDQT thường gặp phải như:

+ Rủi ro bất ổn: Rủi ro này liên quan đến sự bất ổn định về triển vọng tương lai của hệ thống chính trị nước sở tại cho liên tục bị đảo chính (Thái Lan), nội chiến kéo dài, xung đột của các Đảng phái chính trị…

+ Rũi ro về quyền sở hữu: liên quan đến khả năng chính phủ nước sở tại có thể thực hiện những chính sách như: sung công, nội địa hóa, tịch thu tài sản để hạn chế quyền kiểm soát và sở hữu 1 chi nhánh của 1 nha đầu tư nước sở tại đó.

+ Rủi ro điều hành: xuất phát từ sự bất ổn mà nước sỡ tại có thể hạn chế những hoạt động kinh doanh cảu nhà đầu tư ở tất cả các lĩnh vực bao gồm: sản xuất, marketing, tài chính.

+ Rủi ro chuyển giao: tương ứng với nước sở tại hạn chế chuyển thanh toán, vốn và lợi nhuận ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư về công ty mẹ.

Quản trị: Khi quyết định đầu tư vào 1 nước ta nên nghiên cứu, dự báo những thay đổi trong chính sách của các chính phủ nước mình lẫn nước đầu tư. Ngoài ra, ta còn có thể phân tán các rủi ro bằng cách liên doanh hoặc liên kết cùng với các công ty nước chủ nhà.

Câu 17: (5 điểm) Phân tích tác động của yếu tố pháp luật đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Bên cạnh chế độ chính trị, những khác biệt trong hệ thống luật pháp ở các quốc gia khác nhau cũng là 1 nguyên nhân tạo nên rủi ro lớn cho ác doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào 1 nước. Ở mỗi nước khác nhau, lại áp dụng những hệ tư tưởng luật pháp khác nhau như: Luật Anh-Mỹ, Luật Tôn giáo, Luật Lục địa… và các hệ thống luật đó lại thiên về bảo vệ quyền lợi

Page 13: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

của các cá nhân, tổ chức bản địa. và hệ thống luật pháp khác nhau ở các nước đã tạo nên những khó khăn và rủi ro khác nhau với các doanh nghiệp.

Rủi ro ở đây có thể kể đến là chính phủ các nước sở tại có thể áp dụng rất nhiều quy tắc luật pháp với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên đất nước mình.

+ Pháp luật đầu tư nước ngoài: ảnh hưởng lớn đến chiến lược gia nhập thị trường của 1 doanh nghiệp, cũng như đối với cơ cấu và hoạt động.

+ Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh: Những hạn chế về quảng bá, hoạt động sản xuất…làm ra những rườm rà cho các doanh nghiệp hoặc làm giảm mức hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, còn có cá quy định về bảo vệ môi trường, quy định về chuyện lợi nhuận về công ty mẹ. Đặc biệt là rủi ro về chọn luật áp dụng trong hợp đồng: rủi ro này phát sinh khi các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng trong HĐ, hoặc có chọn nhưng không nắm rõ nội dung và các quy định của Luật đã chọn, dẫn đến hiểu sai, việc dẫn sai các điều luật, không phù hợp để giải quyết các phát sinh nếu có.

Quản trị: Để giảm thiểu rủi ro pháp luật thì trước hết khi quyết định tham gia vào thị trường nào ta cần nghiên cứu các điều luật liên quan đến nước đó, hoặc có thể thuê các công ty luật ở nước đầu tư để được tư vấn.

Câu 18: (5 điểm) Phân tích tác động của yếu tố kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Cho ví dụ minh họa cụ thể. Cho biết những biện pháp có thể phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro đó?

Trả lơi:

Yếu tô kinh tế luôn luôn gắn liền với chính trị, vì cách thức hoạt động của nền kinh tế đều do Chính phủ quy định. Vì thế rủi ro lớn nhất về mặt kinh tế gặp phải là Chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình điều tiết kinh tế, cũng như Chính phú đôi khi gây nên sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hoặc bất bình đẳng giữa các ngành kinh tế, tạo nên sự bất lợi trong cạnh tranh thị trường.

Nền kinh tế thiếu minh bạch còn tác động mạnh đến hoạt động đầu tư, kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Tình trạng tham những, nền kinh tế bất ổn, các hoạt động kinh tế ngầm, bán hang hóa nhập lậu…không được ngăn

Page 14: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

chặn hữu hiệu cũng tạo nên rủi ro cho những doanh nghiệp khi muốn đầu tư vào.

Trên hết, là nền kinh tế thế giới cũng như của các quốc gia vẫn còn bị lệ thuộc vào những nền kinh tế, liên minh lớn như Mỹ, châu Âu điều này dẫn đến việc khi các nền kinh tế đó bị khủng hoảng tác động sẽ kéo theo đó là hang loại các nền kinh tế phụ thuộc cũng bị tác động theo.

Quản trị: Để phòng tránh các rủi ro này ta cần đầu tư nhiều nơi để phân tán các rủi ro; sử dụng các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối.

CHƯƠNG 5: RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Câu 19: (5 điểm) Phân tích những rủi ro trong đàm phán và cho biết biện pháp quản trị rủi ro đó?

Trả lơi:

Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng, để đi đến 1 thỏa thuận chung thống nhất. Đàm phán hợp đồng ngoại thương bao gồm:

+ Giai đoạn chuẩn bị

+ Giải đoạn tiếp xúc

+ Giai đoạn đàm phán

+ Giai đoạn kết thúc – ký kết hợp đồng

+ Giai đoạn rút kinh nghiệm.

Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của quá trình đàm phán. Và các rủi ro thường gặp nhất trong quá trình đàm phán như:

+ Thiếu thông tin, nguồn thông tin không đáng tin cậy hoặc có thông tin nhưng không xử lý và sử dụng được… đã làm cho các DN gặp nhiều khó khăn

+ Chuyên môn yếu: Trong đàm phán, thì cán bộ đàm phán là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của toàn bộ quá trình đàm phán. Nếu người cán bộ đàm phán không được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về ngoại thương thì sẽ gây ra rủi ro, tổn thất lớn.

Page 15: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

+ Ngoại ngữ yếu: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ đàn phán yếu gây ra rủi ro lớn trong việc hiểu hàm ý của đối tác. Hoặc bị phụ thuộc vào phiên dịch, nếu như người phiên dịch đó không đúng chuyên môn dịch sai sẽ gây sự hiểu lầm cho người đàm phán.

+ Không hiểu biết đầy đủ về hàng hóa: Nếu như những người tham gia đàm phán không am tường về hàng hóa sẽ dẫn đến các sai sót trong điều khoản về chất lượng, tên hàng, quy cách, bao bì đóng gói… gây tôn thất nghiêm trọng cho công ty.

+ Nghệ thuật đàm phán, kỷ năng giao tiếp: Đây là phần đặc biệt quan trọng, nếu người đàm phán không khéo léo, mềm dẻo thì dễ mất khách.

Quản trị: Để phòng người rủi ro trong khâu đàm phán cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: thông tin, năng lực, thời gian, địa điểm, chiến lược đàm phán…

Câu 20: (5 điểm) Phân tích những rủi ro trong soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương và cho biết cách quản trị chúng?

Trả lơi:

Hợp đồng xuất khẩu về bạn chất là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định việc cung cấp hàng hóa, giấy tờ liên quan, tiền và cách thức thanh toán…

Trong khâu soạn thảo và ký kết hợp đồng có thể xuất hiện nhiều rủi ro : hợp đồng chừa đụng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho bên ký hợp đồng, thậm chí không thể thực hiện hợp đồng. Đối với các doanh nghiệp VN, do mở cửa muộn nền có ít kinh nghiệm trên thương trường nên:

+ Hợp đồng thường do bên đối tác nước ngoài soạn, nếu không thì cũng soạn thảo dựa trên hợp đồng mẫu của bên nước ngoài

+ Chị tập trung vào điều khoản giá

+ Chưa nắm hết được các điều khoản của thương mại quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: khâu đám phán không tốt, thế và lực của doanh nghiệp quá yếu; năng lực của cán bộ đàm phán yếu…

Page 16: Ngan Hang de Thi Qtrr - Kdqt Tr--ng --i H-c M- Tp (1)

Quản trị: Chuẩn bị đàm phán thật tốt; nâng cao thế và lực của DN; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ ngoại ngữ… cho cán bộ lãnh đạo xuất nhập khẩu.