6
NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN I. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Theo nghị định 49/2000/NĐCP ngày 12 tháng 09 năm 2000 của chính phủ về tổ chức và hoạt động NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận. - Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng ở nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước theo quy định của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN 1. Đối với NHTM Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy độ ng vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. 2. Đối với khách hàng Đối với khách hàng nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng

Nghiep vu huy dong von

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nghiep vu ngan hang thuong mai

Citation preview

Page 1: Nghiep vu huy dong von

NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

I. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Theo nghị định 49/2000/NĐCP ngày 12 tháng 09 năm 2000 của chính phủ về tổ chức và hoạt động NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận.

- Vay vốn các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng ở nước ngoài.

- Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước theo quy định của luật ngân hàng nhà nước Việt Nam.

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN

1. Đối với NHTM

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy độ ng vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

2. Đối với khách hàng

Đối với khách hàng nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhà rỗi. Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.

III. CÁC NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

Huy động vốn qua tài khoản là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của ngân hàng thương mại. Do vậy, đây cũng là điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Page 2: Nghiep vu huy dong von

1.1. Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Để mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại khách hàng cần phải có các thủ tục sau đây:

- Đối với khách hàng là cá nhân thì chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân.

- Đối với khách hàng là tổ chức chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện và mẫu con dấu của tổ chức, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.

- Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản.

Theo thông lệ ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tiền gửi thanh toán vì mục đích của khách hàng khi mở tài khoản này nhằm thanh toán quan ngân hàng chứ không phải là để hưởng lãi. Hơn nữa ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải duy trì một số tiền nhất định nào đó trên tài khoản.

Ở Việt Nam do người dân chưa có thói quen gửi tiền vào tài khoản để thanh toán, để thu hút người dân mở loại tài khoản này các ngân hàng vẫn trả lãi cho khách hàng tuy nhiên với mức lãi suất rất thấp khoản 0.2%/tháng. Lãi hàng tháng được nhập vào số dư tiền gửi của khách hàng.

1.2. Tiền gửi tiết kiệm

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế cho đối tượng khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn nộp tiền vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Đối với khách hàng khi lựa chọn hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện ích quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi.

Với số tiền gửi tiết kiệm hông kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức tiền gửi cá nhân mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thực hiện được các giao dịch thanh toán như tiền gửi thanh toán.

Page 3: Nghiep vu huy dong von

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng và hàng quý. Do vậy lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra mức lãi suất còn thay đổi theo kỳ hạn 3, 6, 9 hoặc 12 tháng. tuỳ theo đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng) và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng gửi tiền.

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có thể chia thành kỳ hạn 3, 6, 9, 12 hoặc trên 12 tháng.. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành:

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ.

- Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ tháng hoặc quý.

Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng.

Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn hầu hết các ngân hàng thương mại đều có thể thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra ra sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh.

1.3. Huy động vốn thông qua phát hành chứng từ có giá.

Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Một giấy tờ có giá thường kèm theo các thuộc tính sau đây:

- Mệnh giá : Là giá gốc được ghi trên giấy tờ có giá.

- Thời hạn giấy tờ có giá: là từ lúc ngân hàng nhân nợ cho đến thời gian đáo hạn.

- Lãi suất: là mức lãi suất người mua giấy tờ có giá được hưởng.

Giấy tờ có giá có nhiều loại:

Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia thành chứng từ có giá ghi danh và chứng từ có giá vô danh. Giấy tờ có giá ghi danh là chứng từ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có tên người sở hữu. Chứng từ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người thụ hưởng. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu người nắm giữ nó.

Page 4: Nghiep vu huy dong von

Căn cứ vào thời gian, chia chứng từ có giá thành 2 loại:

- Huy động vốn ngắn hạn: Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành chứng từ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là chứng từ có giá dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

- Huy động vốn trung và dài hạn: Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3năm, 5 năm hay 10 năm) các ngân hàng thương mại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu do ngân hàng phát hành có thể được xem như là một loại trái phiếu công ty. So với trái phiếu chính phủ trái phiếu ngân hàng rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu chính phủ hay trái phiếu kho bạc.

1.4. Huy động từ các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng nhà nước

Nhìn vào bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán chúng ta có thể nhìn thấy ngân hàng thương mại có một bộ phận vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và bộ phận vốn vay từ ngân hàng nhà nước.

1.5. Huy động thông qua nguồn vốn ủy thác: đây là nguồn vốn ngân hàng nhân ủy thác từ các tổ chức của nước ngoài, trong nước hoặc của chính phủ chờ giải ngân cho các dự án đầu tư.

IV. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG VỐN CỦA NHTM

Sau 15 năm hình thành và phát triển, các Ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng lớn mạnh và tạo dựng được uy tín với khách hàng cũng như đóng góp cho sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và phát triển của đất nước nói chung. Đứng trước nhu cầu phát triển và hiện đại hóa, các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam đang đối mặt với vấn đề làm thế nào để tăng vốn cho hoạt động. Các giải pháp góp phần tăng vốn cho ngân hàng có thể xem xét bao gồm:

- Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp của cổ đông hiện hữu.

- Sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ thành ngân hàng lớn hơn.

- Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài.