18
Mc lc 1. Số liệu riêng của XK trực tiếp (mục 1 số mặt hàng chủ lực). Thống kê các mặt hàng có thứ hạng của Việt Nam (vs như gạo, cafe) nhưng kim ngạch XK thấp hơn so với các mặt hàng khác. Trang 1 2. Giải thích nghĩa" Đơn hàng khó, chất lượng cao" Trang 5 3. Định hướng như thế nào khi nói tập trung các nước EU... nhưng minh họa Lào, Campuchia Trang 5 4. Tại sao Viettien lựa chọn phương thức thâm nhập TTTG từ sản xuất trong nước dựa theo căn cứ:” nhu cầu kiểm soát” là Trang 6 5. Làm rõ ý của gạch đầu dòng thứ 2 trong phần ý nghĩa của XKTT? Vd như gạo XK thứ 2 TG thì cần các ngành phát triển kèm theo? Trang 5 6.Phân biệt nghĩa của tổng đại lý với nhà bán buôn? Trang 9 7. Nói Lào +Cam dân số trẻ nghĩa là ntn? dân số từ 35t trở xuống có tương đồng với Việt Nam ko Trang 10 8. Không có giải pháp của nhóm: cho 1, 2 ý kiến của nhóm để chuyển dần từ gián tiếp sang trực tiếp, lý do ngta ko XKTT mà XKGT? Trang 12 9. Logo biểu tượng hàng xuất khẩu Việt Nam Trang 13 1

Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

Muc luc

1.      Số liệu riêng của XK trực tiếp (mục 1 số mặt hàng  chủ lực). Thống kê các mặt hàng có thứ hạng của Việt Nam (vs như gạo, cafe) nhưng kim ngạch XK thấp hơn so với các mặt hàng khác. Trang 1

2. Giải thích nghĩa" Đơn hàng khó, chất lượng cao" Trang 5

3. Định hướng như thế nào khi nói tập trung các nước EU... nhưng minh họa Lào, Campuchia Trang 5

4. Tại sao Viettien lựa chọn phương thức thâm nhập TTTG từ sản xuất trong nước dựa theo căn cứ:” nhu cầu kiểm soát” là Trang 6

5. Làm rõ ý của gạch đầu dòng thứ 2 trong phần ý nghĩa của XKTT? Vd như gạo XK thứ 2 TG thì cần các ngành  gì phát triển kèm theo? Trang 5

6.Phân biệt nghĩa của tổng đại lý với nhà bán buôn? Trang 9

7. Nói Lào +Cam dân số trẻ nghĩa là ntn? dân số từ 35t trở xuống có tương đồng với Việt Nam ko Trang 10

8. Không có giải pháp của nhóm: cho 1, 2 ý kiến của nhóm để chuyển dần từ gián tiếp sang trực tiếp, lý do ngta ko XKTT mà XKGT? Trang 12

9. Logo biểu tượng hàng xuất khẩu Việt Nam Trang 13

1

Page 2: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

1. Số liệu riêng của XK trực tiếp (muc 1 số mặt hàng  chủ lực). Thống kê các mặt hàng có thứ hạng của Việt Nam (vs như gạo, cafe) nhưng kim ngạch XK thấp hơn so với các mặt hàng khác.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 trong đó 18 mặt xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch đạt 54.595 triệu USD, chiếm 76% tổng kim ngạch cả nước. Ngôi thứ kim ngạch cao thay đổi trong các năm, với đà tăng trưởng xuất khẩu sẽ có thêm nhiều mặt hàng vào top 1 tỷ USD (xem bảng và biểu đồ ghi mặt hàng theo số thứ tự trong biểu)

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 trong đó 18 mặt xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch đạt 54.595 triệu USD, chiếm 76% tổng kim ngạch cả nước. Ngôi thứ kim ngạch cao thay đổi trong các năm, với đà tăng trưởng xuất khẩu sẽ có thêm nhiều mặt hàng vào top 1 tỷ USD (xem bảng và biểu đồ ghi mặt hàng theo số thứ tự trong biểu)

Mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD năm 2010 (Nguồn TCTK))

1. Dệt-may xuất khẩu đạt trên 11,172 tỷ USD. Xuất khẩu Dệt may có mức tăng trưởng cao từ gần 2 tỷ USD năm 2001 lên tới hơn 11 tỷ USD năm 2010, dẫn đầu trong 18 mặt hàng xuất khẩu, thay thế vị trí dẫn đầu của dầu khí từ năm 2009. Năm 2011, theo đánh giá của các chuyên gia, làn sóng dịch chuyển

2

Page 3: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

đầu tư vào ngành dệt may vẫn tiếp tục, trong đó may thuận lợi hơn, có thêm nhiều cơ sở may xuất khẩu đặt ở nông thôn với nhiều thuận lợi về đất đai, nhân công, hạ tầng giao thông được cải thiện. 

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ luôn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Dệt may, bằng khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này. Tiếp đến các thị trường EU chiếm 18%, và Nhật Bản chiếm 11%. Từ năm 2007, Việt Nam vào top 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới hàng dệt may nhưng chỉ chiếm khoảng 1,6% tổng kim ngạch của thế giới; Tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, dệt may Việt Nam đứng thứ 2 trong các nước xuất khẩu mặt hàng này. 

Đáng chú ý số DN nước ngoài đầu tư vào dệt may ngày càng tăng, từ năm 1988 đến 2009 có tới 1109 dự án với gần 7 tỷ USD vốn đăng ký. Hàn Quốc (có tới 450 DN tham gia). Đài Loan, Hông Kông với sự hỗ trợ của công ty mẹ là hai quốc gia đầu tư lớn nhất vào dệt may Việt Nam. Những năm tới các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng đầu tư vào cả ngành dệt, phụ liệu, thiết kế,...thách thức với các DN trong nước. Do vậy, những thành tựu về xuất khẩu như thị trường, nguồn nhân lực, xây dựng phát triển doanh nghiệp, thương hiệu,...có thể chuyển dịch sang DN có vốn nước ngoài thông qua các hợp đồng mua bán công ty, góp vốn, tuyển dụng nhân lực...

2. Giày, dép: Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1,6 tỷ USD năm 2001 lên tới hơn 5 tỷ USD năm 2010 tiến kịp và vượt kim ngạch xuất khẩu dầu thô. Đó là một “kỳ tích” mặc dù nhóm hàng này luôn bị các thị trường lớn áp thuế chống phá giá.

Thị phần xuất khẩu chính năm 2010 là EU với 2 tỉ USD, Hoa Kỳ (1,3 tỉ USD), Nhật Bản (115 triệu USD). Từ ngày 31/3/2011, Ủy ban Châu Âu quyết định ngừng áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam tạo cơ hội tốt để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Hiện nay, toàn ngành có 516 DN sản xuất giày dép, 33 DN thuộc da. Số DN ngoài nhà nước chiếm 74,6%, DN có vốn nước ngoài chiếm 23,6%. Nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiết bị phụ tùng của Ngành tới 2 tỷ USD đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi trong nước mới chủ động được 40% nguyên liệu. Riêng thuộc da mới 20 DN Việt Nam và 5 DN nước ngoài với công suất còn rất hạn chế. Năm 2011 xuất khẩu nhóm hàng này có nhiều thuận lợi về tỷ giá, thị trường, thu được lợi nhiều hơn nếu như giảm được tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu, hoặc tăng được giá do có những mẫu hàng mới, thêm đối tác, tăng kim ngạch.

3. Thủy sản: Cá ra trơn, con tôm của ta chịu khá nhiều vất vả từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu để đạt được mức tăng kim ngạch trong 5 năm qua từ 1,8 tỷ USD lên gần 5 tỷ, một cuộc “bứt phá” ngoạn mục nhất để lên hàng thứ 3 trong nhóm chủ lực. Ấn tượng mạnh đó là kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa đã lên tới gần 1,4 tỷ USD, dự kiến năm 2011 đạt 1,55 tỷ USD cùng với vai trò của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) trong việc bảo vệ người sản xuất trước áp lực, khuyến cáo, kiện tụng ở nước ngoài.

Năm tới, kỳ vọng xuất khẩu khoảng 5,5 tỷ USD hàng thủy sản với thị trường chính là Mỹ, Nhật, EU (tương đối ổn định) tiếp tục mở sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc,... nhưng các DN đối diện với tình trạng thiếu nguyên liệu?

4. Dầu thô: Theo số liệu thống kê, lượng dầu thô xuất khẩu đạt mức cao nhất là 20 triệu tấn năm 2004, giảm dần còn gần 8 triệu tấn năm 2010, lý do chính là dầu thô dành cho nhà máy Lọc dầu Dung Quất (5 triệu tấn năm 2010). Tuy nhiên, ngành dầu khi Việt Nam vẫn là đơn vị chủ lực về doanh thu (đạt từ 15 -30% tổng GDP cả nước trong nhiều năm qua). Điểm đáng mừng là đầu tư khai thác và dịch vụ dầu khí ở

3

Page 4: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

nước ngoài có bước tiến quan trọng với các dự án ở CHLB Nga, Angieri, Malayxia, Venezuela. Hiện nay Tập đoàn Dầu khí đang khai thác tại 18 mỏ dầu khí (17 mỏ trong nước, 1 mỏ ở CHLB Nga ), đang triển khai thực hiện 57 hợp đồng dầu khí ở trong nước. Năm 2011, giá dầu đã vượt 100 USD/thùng là cơ hội tăng kim ngạch cho Ngành về cả giá và lượng. Ngành dầu khí sẽ lấy lại vị trí cao trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực.

5. Điện tử, máy tính và linh kiện: Trong 10 năm (2001- 2010) xuất khẩu nhóm hàng này đạt 17.593,7 triệu USD, năm 2001 mới chỉ đạt trên 700 triệu USD thì năm 2010 đạt 3.558 triệu USD, tăng gấp 5 lần. Tổng thư ký Hiệp hội Điện tử - Tin học Việt Nam, cho biết: “Công nghiệp điện tử ở Việt Nam có thể nói gần như con số không, 95-98% sản phẩm điện tử, tin học xuất đi từ Việt Nam là của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng trong các sản phẩm điện tử, máy tính xuất đi từ Việt Nam chỉ vài %”. Các sản phẩm chính là máy in, bo mạch, linh kiện, máy tính xách tay. Trong “làng điện tử” ở Việt Nam phải kể đến các DN nước ngoài đăng kí vốn đầu tư lớn (trên 1 tỷ USD) như: Tập đoàn Canon sản xuất máy in, Tập đoàn Intel sản xuất chíp điện tử, Tập đoàn Nidec sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ, Tập đoàn Foxconn sản xuất linh kiện điện tử; tiếp đến các tập đoàn lớn khác như Samsung, Fujitsu.

6. Gỗ và sản phẩm gỗ: Năm 2004, xuất khẩu của nhóm đạt 1 tỷ USD, từ đó đến nay mỗi năm tăng bình quân khoảng gần 400 triệu USD (riêng năm 2009 giảm 170 triệu so với năm trước). Thị trường chính gồm 10 quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Đức, Canada, Oxtrâylia, Pháp, HàLan, trong đó thị trường Mỹ chiếm đến trên 40% kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đồ nội thất gia đình, văn phòng.

Năm 2011 và các năm tới xuất khẩu mặt hàng này gặp khó khăn từ các hàng rào kỹ thuật như: Đạo luật Lacey của Mỹ có hiệu lực từ ngày 1/4/2010, bắt buộc DN xuất khẩu phải có chứng nhận FSC của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới. Đến tháng 1/2012, đạo luật FLEGT của EU cũng sẽ có hiệu lực đòi hỏi xuất xứ nguồn nguyên liệu. Thiếu nguyên liệu cùng với khó khăn khi mua ngoại tệ có thể giảm kim ngạch của ngành gỗ năm 2011.

7. Gạo: Năm 2010, xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất với 6,8 triệu tấn (gấp 1,8 lần về lượng so với năm 2001) đạt 3,2 tỷ USD. Từ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 1,154 tỷ USD với số lượng 4.580 nghìn tấn, xuất khẩu gạo được lợi về giá, năm 2010 giá xuất khẩu tăng gần gấp đôi năm 2007, cùng với lợi thế về tăng năng suất đã đưa Việt Nam vào nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (sau Thái Lan), tương lai có thể vượt Thái Lan về nếu tăng được sản lượng và đạt giá bán bằng Thái Lan.

Trong gần 10 năm qua, diện tích trồng lúa giảm trung bình gần 60.000 ha/năm, hiện, từ 4,47 triệu ha vào năm 2000 xuống còn 4,1 triệu ha năm 2009. Năm 2020, dự kiến diện tích lúa còn 3,6 triệu ha, đến năm 2050 còn 3,5 triệu ha. Mặc dù diện tích giảm nhưng sản lượng vẫn tăng, dự báo các năm 2020 và 2030 đều ở mức trên 40 triệu tấn/năm, bảo đảm an ninh lương thực,xuất khẩu cân đối ngoại tệ tích cực cho nhập khẩu vật tư nông nghiệp.

Năm 2011, xuất khẩu gạo theo lộ trình thực hiện các cam kết WTO, thị trường lương thực trong nước năm nay sẽ mở cửa tự do cho các DN nước ngoài. Đó là những DN mạnh về vốn, công nghệ đầu tư cho nông dân, mạnh về thị trường, lợi nhuận tăng thêm cho người trồng lúa vẫn có xu hướng nhỏ hơn lợi nhuận của DN xuất khẩu gạo? Doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài

4

Page 5: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

và nhóm các nước xuất khẩu lớn trước hết là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. 

8. Máy, thiết bị, dung cu, phương tiện vận tải, phu tùng khác: Ở Việt Nam, nhóm hàng hóa này xuất khẩu thấp xa so với nhập khẩu, từ năm 2001 đến 2010 nhập cao hơn xuất từ 3 đến trên 6 lần. Đây chính là khoảng trống cho các DN trong nước phát triển ngành cơ khí chế tạo. Năm 2011, do việc cắt giảm, giãn tiến độ dự án, mức nhập khẩu giảm sâu hơn xuất khẩu trước hết nhóm phương tiện vận tải, nhưng xu hướng tăng đầu tư công nghệ cao, mức nhập khẩu có thể vượt mức 20 tỷ USD của năm 2009. Với con số xuất khẩu năm 2010 đạt hơn 3 tỷ USD có sự đóng góp quan trọng của nhóm hàng máy nông nghiệp, động cơ, và phương tiện vận tải ( nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1504 triệu USD).  

9. Đá qúy, kim loại quý và sản phẩm: Năm 2010, nhóm sản phẩm này đạt 2.855 triệu USD chiếm gần 4% tổng kim ngạch, không rõ số liệu nhập khẩu. Đây là nhóm sản phẩm nhập khẩu để gia công bán vàng miếng cho nhu cầu trong nước, tạm nhập tái xuất vàng có tỷ lệ lớn trong kim tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng này.

10. Cao su: Xuất khẩu cao su sau 10 năm tăng hơn 2 lần về lượng, nhưng từ năm 2006 sản lượng giao động ở mức trên 700 ngàn tấn. Năm 2010 năm, diện tích cao su trong nước ở mức 300.000 ha, xuất khẩu đạt 2.376 triệu USD chiếm 3,32% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là mặt hàng thứ 10 đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD. Diện tích cao su ở trong nước đến năm 2020 tăng đến 520.000 ha, xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn với kim ngạch 4 tỷ USD. Tập đoàn Cao su Việt Nam và một số DN đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, nếu thuận lợi thì tới năm 2020 sẽ có diện tích bằng trong nước, ngành Cao su Việt Nam có cơ hội đứng vào vị trí hàng đầu thế giới (hiện xếp thứ 5 ở Đông Nam Á)

Các mặt hàng xuất khẩu khác có kim ngạch trên 1 tỷ USD là: Than đá: 1549 USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng 1504; Dây điện và cáp điện: 1313; Xăng dầu: 1271; Cà phê: 1163; Hạt điều nhân: 1136; Sản phẩm từ chất dẻo:1051; Sắt thép:1004 USD. Bốn mặt là phẩm hóa chất; túi sách, ví, va li, mũ, ô dù; sắn có khả năng đạt tới 1 tỷ USD vào 3 năm tới, riêng cây sắn nếu tăng diện tích khoảng 1,4 lần cùng với công nghiệp chế biến sâu (không xuất sắn lát khô) sẽ đạt trên 1 tỷ USD. 

2. Giải thích nghĩa" Đơn hàng khó, chất lượng cao"

Đơn hàng khóTheo các thành viên của nhóm hiểu, là những yêu cầu về kỹ thuật của sản phẩm như: Khách

hàng đưa ra những đơn hàng yêu cầu những sản phẩm có thiết kế chi tiết phức tạp, yêu cầu những kỹ thuật may khó trên các chất liệu vải khác nhau.

Chất lượng caoViettien đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại có thể tạo được các sản phẩm đẹp, thiết kế

khó, đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật mà bên khách hàng yêu cầu với sự ổn đinh về chất lượng, thời gian sản xuất và giao hang ngắn.

Vd: Phương pháp Lean được VietTien áp dụng. Đây là phương pháp sản xuất tinh gọn, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất giúp tăng thêm lợi nhuận.

5

Page 6: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

3. Định hướng như thế nào khi nói tập trung các nước EU... nhưng minh họa Lào, Campuchia?

Ba thị trường lớn là: Mỹ, Nhật, EU là 3 thị trường XK (XK nói chung không phải XK trực tiếp) lớn của Công Ty, cho đến những năm gần đây Công Ty mới mở rộng hình thức XK sang lĩnh vực XKTT.

Năm

Hoa Kỳ Nhật Bản EU Khác

2008

23% 33,3% 26.5% 17.2%

2009

27% 31% 27% 15%

2010

27% 24% 29% 20%

2011

25% 25% 29% 21%

(Theo số liệu báo cáo thường niên của công ty Viêt Tiến đến tháng 4/2012)

Minh họa hai nước Lào và Cambodia là nói về hình thức XKTT.Khởi đầu từ ASEAN đây là một thị trường đông dân, kinh tế năng động, có những nét tương đồng về

văn hóa, thông số vóc dáng, thể hình, thu nhập, đi lại thuận tiên … đối với Việt Nam. Bên cạnh đó việc Việt Nam đã là thành viên của tổ chức ASEAN khiến cho công ty có nhiều ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước này.

Mặt khác, do khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2007-2009 nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm,EU cũng đang bị khủng hoảng nợ công.Nên Viettien muốn tìm kiếm thị trường mới và thay đổi hình thức XK.

Nhóm đưa ra minh họa là Lào và Campuchia vì Theo ông Bùi Văn Tiến, Tổng giám đốc Tổng công ty May Việt Tiến, hiện công ty đang đẩy mạnh chiến lược đưa các thương hiệu Việt Tiến ra thị trường châu Á, từng bước cân đối lại thị trường xuất khẩu, tránh rủi ro khi tập trung quá nhiều vào một thị trường.Lào và Campuchia là hai thị trường xuất khẩu trực tiếp mới của Việt Tiến hiện nay.

4. Tại sao Viettien lựa chọn phương thức thâm nhập TTTG từ sản xuất trong nước dựa theo căn cứ:” nhu cầu kiểm soát” là:

Được thành lập từ năm 1975, May Việt Tiến với tiền thân là một nhà máy nhỏ mang tên “Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công Ty”, với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, lúc đầu chỉ có hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu. Nhưng sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, May Việt Tiến đã mở rộng, phát triển lên thành Tổng Công ty May Việt Tiến, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con, đang quản lý 28 đầu mối SXKD, gồm 7 xí nghiệp trực thuộc, 4 công ty liên doanh với nước ngoài, 3 đơn vị hợp tác kinh doanh với nước ngoài, 14 công ty con và công ty liên kết. Tổng số cán bộ công nhân viên của Tổng công ty đến nay là 26.000 người.

Với chiến lược kinh doanh hiệu quả đó, Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến trở thành DN thành công nhất trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, nhiều năm qua, DN đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng 40%. Ngoài hệ thống chuỗi cửa hàng và đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, DN tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung

6

Page 7: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

tâm thương mại và phối hợp với các cửa hàng dệt may khác cùng phân phối các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam đến tay người tiêu dùng bình dân một cách rộng rãi hơn.

Tính đến nay, Tổng công ty đã có hơn 1.200 cửa hàng, đại lý, trung tâm thương mại trên toàn quốc. Tổng công ty đã từng bước cân đối lại thị trường xuất khẩu, tránh rủi ro khi tập trung quá nhiều vào một thị trường, cơ cấu thị trường xuất khẩu hiện nay của Tổng công ty là: Nhật Bản 25%, Mỹ 25% EU 29% và các thị trường khác là 21%.

5. Làm rõ ý của gạch đầu dòng thứ 2 trong phần ý nghĩa của XKTT? Vd như gạo XK thứ 2 TG thì cần các ngành  gì phát triển kèm theo?

Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may. Ngành dệt may hiện tại phải nhập phần lớn nguyên liệu phụ kiện. Do đó đáp ứng được nguyên phụ liệu cho ngành dệt may sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Tuy Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng lợi nhuận thu về lại chiếm tỷ lệ rất thấp do chủ yếu gia công xuất khẩu. Lợi thế lớn nhất của ngành dệt may Việt nam là có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường hiện nay, lao độn rẻ dhỉ là một lợi thế nhất định. cùng với sự phát triền mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các khâu sản xuất được tự động hóa thì yêu cầu về lao động rẻ sẽ giảm và không còn là một lợi thế cạnh tranh lớn. Do đó để nâng cao nâng lực cạnh tranh của các sản phầm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới thì cần đảm bảo được nguồn cung nguyên phụ liệu nội địa và đó chính là nhiệm vụ của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may .

7

Page 8: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

Sản phẩm phụ trợ

Công nghệ phụ trợCông nghệ dệt may

Sản xuất bông

SX xơ sợi tổng hợp

Kéo sợi

Dệt vải mộc

Nhuộm – In hoa

Hoàn tất

Cắt may

Tiêu dùng

Giống, Phân bón, thuốc phòng bệnh dịch

Các loại phụ tùng kim khí và phi kim loại

Các loại phụ tùng kim khí và phi kim loại

Các loại thuốc nhuộm và hóa chất phụ trợ

Các loại phụ liệu may

Công nghệ sinh học , công nghệ hóa dầudầu

Công khí cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động

Công khí cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động

Công khí cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động

Công khí cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động

Công nghệ thiết kế thời trang

Các loại hóa chất phụ trợ

Để có được một sản phẩm Dệt may cuối cùng cần trải qua một quy trình

8

Page 9: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

Nhà sản xuất Nhà bán buôn

Tổng đại lý

Khách hàng

Nhà sản xuất

Nhà bán lẻ

Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may được xem xét như các ngành nông công nghiệp cung cấp các nguyên liệu như các loại tơ, sợi tổng hợp - sản phẩm của công nghệ sinh học, công nghệ hóa dầu; các phụ liệu ( khóa khéo, mex đựng, bông tấm, khuy, cúc, nhãn mác…); các hóa chất ( thuốc nhuộm, chất phụ trợ và hóa chất cơ bản); các phụ tùng, cơ kiệm, máy móc phục vụ cho ngành dệt may….

Hiện nay, tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 48%. Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, đến năm 2014, ngành dệt may sẽ chủ động được 100% nguồn nguyên liệu xơ, không phải nhập khẩu. Đối với sản xuất bông, ngành dệt may cũng đang tập trung phát triển bông qui mô trang trại, tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và một số tỉnh khác.

Ngoài ra, để xuất khẩu thì các họat động thương mại và dịch góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Thật vậy, dịch vụ - thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ, đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa từ Quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực địa lý khác... Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ như dịch vụ đại lý, buôn bán, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất.

Vì dụ như những ngành công nghiệp phát triển kèm theo sản xuất gạo gồm ngành công nghiệp sản xuất phân bón, ngành công nghiệp chà bóng gạo,

6. Phân biệt nghĩa của tổng đại lý với nhà bán buôn?

MÔ HÌNH PHÂN PHỐI

NHÀ

BÁN BUÔN Các nhà bán buôn ít quan tâm đến xúc tiến với người tiêu dùng Phạm vi trao đổi hang hóa rộng lớn ( đại lý, chủng loại hang hóa..)

9

Page 10: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

Số lượng hàng hóa trên một giao dịch rất lơn Sau khi thực hiện giao dịch, hàng hóa sẽ tiếp tục lưu chuyển trên thị trường hoặc

được tiêu dùng trong các tổ chức. Nhà bán buôn thường có vốn lớn, phương tiện kinh doanh sẵn sàng và năng lực

thương thuyết với nhà bán lẻ rất mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động buôn bán ra thị trường.

Phân phối hàng hóa tới những nơi mà nhà sản xuất chưa tạo được quan hệ với khách hàng

Cung cấp thông tin hỗ trợ marketing Thu mua và phân loại sản phẩm tạo điều kiện dễ dàng cho sản phẩm tiếp cận

thị trường Giúp nhà bán lẻ trong việ thiết lập hệ thống, ưu đãi tín dụng, huấn luyện nhân

viên bán hàng, trưng bày sản phẩm, xây dựng hệ thống kế toán và quản lý tồn kho Dự trữ sản phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trương khi cần. Có quyền sở hữu đối với hàng hóa

TỔNG ĐẠI LÝ Tổng đại lý mua bán hàng hóa được xem là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức

một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Tổng đại lý thường là các doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết về vốn, nhân

lực, kinh nghiệm, mạng lưới... để phân phối sản phẩm cho đối tác. Trung gian được ủy quyền thay mặt người bán thực hiện giao dịch với khách hàng Nhận lại một khoản hoa hồng theo hợp đồng ký kết Tổng đại lý không có quyền sở hữu đối với hàng hóa Thường là các cá nhân hoặc tổ chức có nhiều mối quan hệ trong kinh doanh, năng

lực bán hàng tốt, vị trí kinh doanh thuận lợi. Cần có ký kết hợp đồng với nhà sản xuất, trong đó có quy định ràng buộc các

trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi ( giá cả, phạm vi, hoa hồng, thủ tục giao nhận hàng hóa, vận chuyển, bảo hành…)

7. Nói Lào +Cam dân số trẻ nghĩa là ntn? dân số từ 35t trở xuống có tương đồng với Việt Nam ko?

Theo bảng số liệu bên dưới về cơ cấu dân số theo độ tuổi, ta thấy cơ cấu dân số tại Việt Nam, Lào, Campuchia là cơ cấu dân số trẻ. Điều đó có nghĩa là người dân trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động chiếm phần lớn, biểu diễn lên biểu đồ có hình đáy tháp rộng hơn. Với cơ cấu dân số trẻ, VN, Lào, Campuchia có thuận lợi về nguồi nhân công lao động dồi dào, phù hợp để phát triển kinh tế; đó còn thể hiện rằng đó là một đất nước năng động.

So sánh số dân số từ 35 tuổi trở xuống. Việt Nam có số lượng cao hơn rất nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam so với nước bạn.

Việt Nam

10

Page 12: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

Cambodia

8. Không có giải pháp của nhóm: cho 1, 2 ý kiến của nhóm để chuyển dần từ gián tiếp sang trực tiếp, lý do ngta ko XKTT mà XKGT?

Để có thể thực hiện chuyển dần từ xuất khẩu gián tiếp sang xuất khẩu gián trực tiếp, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

12

Page 13: Web viewĐịnh hướng như thế nào khi nói tập trung ... 2 ý kiến của nhóm để chuyển ... (Theo số liệu báo cáo thường niên của công

- Nghiên cứu thị trường để có những am hiểu nhất định về thị trường mục tiêu, cả về pháp luật nước sở tại, những ưu đãi của chính phủ, quy mô và những đặc điểm của thị trường

- Chuẩn bị lực lượng có kiến thức và kinh nghiệm quản lý. Đồng thời, chuẩn bị nguồn lực để thực hiện công tác thực hiện đơn hàng đủ tiêu chuẩn, công tác xuất khẩu

- Thực hiện các thủ tục pháp lý để doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp- Doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi theo các hình thức như sau:o Mở chi nhánh tại nước ngoàio Thành lập công ty liên doanh, và thực hiện công tác xuất khẩu trực tiếp từ công ty liên

doanho Lập đại diện bán hàng tại nước ngoàiKhi thực hiện xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp cần đạt những điều kiện nhất định. Theo đuổi

công tác xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp có thể gặp phải những khó khăn nhất định, và đó là lý do một số doanh nghiệp không xuất khẩu trực tiếp. Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng ... Nhưng ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít.

9. Logo biểu tượng hàng xuất khẩu Việt Nam

13