27
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN TIỂU LUẬN MÔN HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NỘI DUNG: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ẢNH HƯỞNG THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM VÀ CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GVBM: BÙI VĂN HẢI LỚP : LT11QL SVTH : NGUYỄN VĂN CHỌN MSSV : 11424010

Nguyen van chon 11424010

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nguyen van chon 11424010

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

TIỂU LUẬN MÔN HỌCTIỂU LUẬN MÔN HỌCQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

NỘI DUNG:

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ẢNH HƯỞNGTHỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM VÀCỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM VÀ

THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGVÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tháng 6 năm 2012

GVBM: BÙI VĂN HẢILỚP : LT11QLSVTH : NGUYỄN VĂN CHỌNMSSV : 11424010

Page 2: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

MỤC LỤC

Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................2

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................................3

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................3

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 1

Page 3: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

I. ĐẶT VẤN ĐỀMỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢNViệc làmViệc làm theo quy định của Bộ Luật lao động là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động.Người có việc làmNgười có việc làm là những người đang hoạt động trong nền kinh tế quốc dân để nhận tiền công-tiền lương, lợi nhuận; Người có việc làm nhưng không có thu nhập, lợi nhuận đó là những người làm việc trong gia đình mình và những người trước đó có việc làm nhưng trong tuần lễ điều tra không có việc làm.Người thất nghiệpNgười thất nghiệp là những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trước tuần lễ điều tra không có việc làm và họ có hoạt động đi tìm việc làm hoặc không đi tìm việc làm vì lý do không biết tìm việc ở đâu; hoặc những người trong tuần lễ điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ hoặc 183 ngày trên 12 tháng muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm.Tỷ lệ người có việc làmTỷ lệ người có việc làm là phần trăm của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.Tỷ lệ người thất nghiệpTỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế.

KHÁI QUÁT ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔNTừ khi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng đến nay, bộ mặt nông thôn nước ta đã có những thay đổi rất cơ bản. Có thể kể ra những tiến bộ nổi bật nhất của nông nghiệp và nông thôn trong những năm qua như: sản lượng lúa gạo tăng, lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới; đàn gia cầm cũng tăng nhanh; hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu tiếp tục; ngành nghề tiểu thủ công trong nông thôn được bảo tồn và phát triển, v.v… Tuy nhiên, năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp vẫn còn thấp xa so với tiềm năng cũng như so với một số nước trong khu vực; sản phẩm tiểu thủ công làng nghề còn kém về chất lượng và mẫu mã. … Nhìn chung, nông thôn phát triển chậm; nhiều vấn đề nảy sinh trong nông thôn chưa được giải quyết thấu dáo. Tình hình này cho thấy trong quá trình phát triển công nghiệp, tiến hành đô thị hóa, cần quan tâm hơn nữa đến nông thôn. Phải coi nông nghiệp, nông thôn như cái “giá đỡ” cho nền kinh tế, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong toàn bộ vấn đề nhân lực nước ta hiện nay, điều cần quan tâm là chất lượng lao động trong nông thôn còn quá thấp. Chất lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng doãng xa thêm. Chính sách xóa đói giảm nghèo tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng rõ ràng không thể chỉ dừng lại ở chỗ cấp đất, tặng nhà, thực hiện các chính sách "ưu đãi" hộ nghèo, mà việc giảm nghèo phải được thực hiện chủ yếu bằng việc nâng cao chất lượng lao động của lao động nông thôn; nói cách

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 2

Page 4: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

khác, bằng việc đào tạo nghề cho họ, để họ làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn, để có thể thoát nghèo và giàu lên ngay trên mảnh đất quê hương. Thực tế cho thấy, tình hình thiếu việc làm trong nông thôn hiện đang rất gay gắt: ngoài thời gian nông nhàn chưa được tận dụng (khoảng 35% thời gian lao động nông nghiệp), còn nhiều thanh niên hằng năm đến tuổi lao động không có việc làm; ở những nơi đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng, người lao động được hưởng tiền đền bù, nhiều khi khá lớn, song đất không còn, việc làm cũng không có, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Tình trạng lao động nông thôn kéo ra thành phố tìm việc làm ngày càng tăng đang gây ra rất nhiều khó khăn cho thành phố. Rõ ràng là rất cần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu lao động: giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động kinh doanh các ngành nghề ngay tại địa phương. Trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai ở các địa phương, tiêu chí về chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn là một tiêu chí khó thực hiện nhất, nhưng lại phải tích cực thực hiện cho được bằng cách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Tất nhiên, có thể đưa lao động từ tỉnh nghèo sang tỉnh có điều kiện phát triển hơn hoặc đưa lao động nghèo đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, coi đây như là một giải pháp giảm nghèo, nhưng không thể coi là giải pháp cơ bản. Trong nông thôn hiện nay, người lao động cần được đào tạo về tất cả những nghề có tác dụng trực tiếp phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới. Quan trọng nhất là tăng nhanh các ngành nghề chế biến nông lâm sản - ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng đối với những nước nông nghiệp song lâu nay chưa được coi trọng, dẫn đến tình trạng nhiều nguyên liệu nông lâm sản chưa được tận dụng để phát triển các ngành nghề thủ công ngay tại địa phương.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) xác định là một khâu đột phá chiến lược để bảo đảm đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là một nhiệm vụ rất cơ bản đồng thời cũng rất cấp bách, cần được quan tâm thực hiện ở nhiều cấp khác nhau: từ những người lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh cho đến các chuyên gia, nhà quản lý (quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước) đến các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Sự phát triển của nguồn nhân lực ở các cấp ấy là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta hiện nay.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

II.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

I.2.1. Điều kiện tự nhiên

I.2.1.1. Vị trí địa lý

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 3

Page 5: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ.

Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 10626´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông 106o48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 111´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), cực Nam ở 833´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Tổ Quốc như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai.

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40604km² (năm 2007). Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên-Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ. Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen. Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm. Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm, gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm.

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.). Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).

Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một cồn

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 4

Page 6: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm.

Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dày đặc (Rhizophora sp., Avicinnia sp.) được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm (Melaleuca sp.) và những loài thực thực vật hoang dại khác (Fimbristylis sp.; Cyperus sp.). Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn.

Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ. Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dày tầng đất vùng và không gian vùng. Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển. Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh. Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ. Ngoài ra với bờ biển dài 700 km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương mại.

I.2.1.3. Khí hậu, thời tiết

Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực.

Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là 280C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

Nguồn nước

Nguồn nước trong vùng được lấy từ 2 nguồn chính là sông Mê Kông và nước mưa. Sông Mê Kông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Việc Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 5

Page 7: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt là hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt.

Một vấn đề đáng quan tâm là nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ô nhiễm. Chất lượng nguồn nước ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm như: sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, nuôi thủy sản thiếu quy hoạch hợp lý. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trong vùng phần lớn chưa được xử lý thải trực tiếp ra sông.....Việc ô nhiễm nước đã dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều vùng bị “khát nước” vào những tháng mùa khô. Không chỉ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu mà nước sinh hoạt cũng thiếu. Tình trạng này đã và đang xảy ra từ vài năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long và xem ra ngày càng trầm trọng.

Đất đai

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích trũng thấp (như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau).

Trong số hơn 4 triệu ha đất đai của khu vực, đất phù sa chiếm khoảng 30%. Đây là nguồn tài nguyên chính để phát triển nông nghiệp. Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc để sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả cao. Từ lâu, người dân ở đây đã làm nhà xây vách bằng tre, nứa, trát đất nhão, vữa vôi, vữa xi măng, xi măng rơm, trấu và về sau này làm bằng gạch nung. Ngoài ra, ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long rất dồi dào nguồn than bùn dùng để làm chất đốt, như tại Cà Mau, chỉ đào sâu hơn 3m là ta có thể lấy đất làm than, làm gạch ngói.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, cơ cấu sử dụng đất tại thời điểm 01-01-2007 của vùng như sau: đất nông nghiệp 63,2% - đất lâm nghiệp 8,6% - đất chuyên dùng 5,5% - đất ở 2,7%. Trong những năm gần đây, đất nông nghiệp đang có xu thế giảm dần do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch - thể thao đang chiếm dần vị trí của các đồng lúa. Nông dân nhiều nơi trong khu vực không còn đất sản xuất trong khi những vùng quy hoạch thì đang bị bỏ hoang, hay tốc độ triển khai rất chậm, dẫn đến tình trạng lãng phí đáng được báo động.

Sinh vật

Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 6

Page 8: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

Vinh, Bến Tre,…có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực.Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2007, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 320.900 ha rừng các loại, trong đó có 63.800 ha rừng tự nhiên và 257.100 ha rừng trồng, diện tích che phủ chưa đạt 10% diện tích đất tự nhiên. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 đạt 1.005,2 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994). Rừng ngập mặn (chiếm cứ trên các bãi bồi phù sa ven biển, lưu vực của cửa sông thông ra biển và các đầm trũng nội địa) chưa đến 100.000 ha, tập trung ở các tỉnh Cà Mau (58.285 ha), Bạc Liêu (4.142 ha), Sóc Trăng (2.943 ha), Trà Vinh (8.582 ha), Bến Tre (7.153 ha), Kiên Giang (322 ha), Long An (400 ha)...Hệ thực vật rừng ngập mặn phổ biến ở vùng ven biển ĐBSCL là các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước.... Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 98 loài cây rừng ngập mặn; ngoài ra ở các hệ sinh thái đất ngập nước có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản. Những số liệu trên cho thấy tính đa dạng sinh học ở Đồng bằng sông Cửu Long.

I.2.1.5. Tai nguyên thiên nhiênKhu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích

Nam Côn Sơn  khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi.... Các khoáng sản khác không giàu.

I.2.2. Tinh hinh kinh tế - xa hôi

I.2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tếHiện nay, nền kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển dịch

theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.a. Ngành nông nghiệp

Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngoài ra vùng này còn trồng mía, rau đậu, xoài, dừa, sầu riêng, cam, bưởi... Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,Vĩnh Long,Trà Vinh. Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang. Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản (năm 2000), An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 7

Page 9: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

thủy sản (năm 2000). Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh. Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện.

Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai . Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường, sinh học, các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng.

b. Ngành công nghiệpPhát triển rất thấp. Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng. Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành: nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng.Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa, khách du lịch trong và ngoài nước.

c. Ngành thương mại - dịch vụ

Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước, đồ đông lạnh và hoa quả. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.

Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, các hòn đảo. Tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực.

Dịch vụ thương mại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy phát triển nhưng hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, cần nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.I.2.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng sông Hồng. Dân số toàn vùng năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm 20,6% dân số cả nước. Mật độ cư trú là 432 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình quân cả nước. Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong nội đồng như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười......

Về quy mô dân số, tỉnh An Giang dẫn đầu khu vực với 2.231.000 người, thấp nhất là tỉnh Hậu Giang với 798.800 người. Về mật độ, thành phố Cần Thơ có mức độ tập trung dân cư đông nhất với 824 người/km2; kế đến là các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre; thấp nhất là tỉnh Cà Mau, chỉ với 233 người/km2. Số dân thành thị năm 2007 là 3.717.000 người, chiếm khoảng 21,2% dân số toàn vùng, điều này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Dân cư sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer. Người Kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang. Người Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang.

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 8

Page 10: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

- Khi người Việt chưa đặt chân đến vùng đất Nam Bộ thì nơi đây đã có người sinh sống. Tuy nhiên, dân số bản địa còn ít và lớp người này chủ yếu sống bằng nghề nông nên họ chỉ cư trú trên một địa bàn hẹp. Mãi đến thế kỷ XVII, vùng đất này bắt đầu xuất hiện những lớp cư dân mới. Đó là những cư dân người Việt lánh nạn chiến tranh thời các chúa Trịnh - Nguyễn. Họ là những nông dân, thợ thủ công rời bỏ quê cha đất tổ chạy vào đây sinh cơ lập nghiệp.

- Trong lớp cư dân mới đến vào cuối thế kỷ XVII, còn có một số người Hoa từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc), mà phần đông là quan, quân nhà Minh không chịu thần phục triều đình Mãn Thanh. “Mùa hè, tháng 5, quan Tổng binh trấn thủ Long môn Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến; quan Tổng binh trấn thủ Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem binh thuyền và gia quyến trên 3.000 người và 50 chiếc thuyền vào hai hải cảng Tư Hiền và Đà Nẵng. Họ tâu xin làm thần bộc nước ta. Họ được như ý và được chỉ định vào định cư trên đất Đồng Nai và Mỹ Tho”. Đến Đồng bằng sông Cửu Long vào cuối thế kỷ XVII còn có một nhóm người Hoa khác, đó là lực lượng do Mạc Cửu dẫn đầu đến khai phá vùng đất Hà Tiên.

- Người Chăm đến sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng thế kỷ XVIII, chủ yếu theo đạo Hồi. Người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu. Sản phẩm thủ công nổi tiếng của họ là thổ cẩm.

- Trước thế kỉ XII, người Khmer và văn hoá của họ giữ vai trò chủ thể ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, họ tập trung sinh sống ở 3 vùng môi sinh lớn là: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây Nam giáp biên giới Campuchia. Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất.

Mức sống người dân

Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, nhưng đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào nơi đây còn thấp, chưa bằng bình quân chung của cả nước. GDP bình quân đầu người năm 2006 ước tính đạt 493 USD (so với bình quân cả nước 729 USD). Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn rất yếu kém. Mặt bằng dân trí cũng thấp hơn bình quân chung cả nước. Nhân dân hiện sinh sống trong 3 triệu căn nhà, mà 70% là nhà tạm bợ.

Không thể cứ mãi duy trì những "cái nhất" rất mâu thuẫn và nghịch lý kiểu này ở Đồng bằng Sông Cửu Long: vựa lúa lớn nhất, thủy hải sản nhiều nhất, cây trái phong phú nhất, nhưng đồng thời cơ sở hạ tầng kém nhất, nhà ở tồi tệ nhất, giáo dục xuống cấp nhất... Cấp thiết phải tiến hành quy hoạch tổng thể cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long bước vào thời hậu WTO và sớm hình thành một Ban chỉ đạo thống nhất đặc trách phát triển thuộc cấp nhà nước cao nhất. Có như vậy thì Đồng bằng sông Cửu Long mới mong đối đầu được với cuộc khủng hoảng môi trường trước mắt cũng như vực dậy vựa lương thực thực phẩm lớn nhất nước này.

9. Giáo dục va đao tạo

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 9

Page 11: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

Phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động kĩ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đa dạng hoá đào tạo, hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học mở rộng đào tạo chuyên môn. Nâng cao lực lượng giáo dục bao gồm xây dựng đội ngũ thầy giáo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện Đồng bằng sông Cửu Long giáo dục đểm đảm bảo sự phát triển giáo dục của vùng bền vững và nhanh chóng.

Năm 2000 xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm 2010 cơ bản phổ cập cấp II ở các đô thị. Nâng tỉ lệ học sinh cấp II đạt 30% năm 2010. Tăng cường đào tạo trung cấp và công nhân kĩ thuật tiến tới đào tạo đại học, mở rộng hệ đại học cộng đồng, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lý đáp ứng nhu cầu kinh tế. Phấn đấu năm 2010 thu hút 20% độ tuổi 18 - 23 học cao đẳng, đại học, nâng tỉ lệ lao động được đào tạo lên trên 20% lực lượng lao động.

Phát triển mạnh hệ thống mạng lưới các trường từ mẫu giáo đến đại học, mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Xây dựng bồi dưỡng và chăm lo đội ngũ cán bộ giáo viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị trường học đảm bảo được các yếu tố chuẩn: Trường sở được xây cất chuẩn, đủ thầy đạt tiêu chuẩn dạy các môn, bàn ghế đầy đủ cho thầy trò, trang thiết bị cần thiết thực hành và môi trường giáo dục - đào tạo tốt.

10. Y tế, bảo vệ sức khỏe

Cải thiện tình trạng sức khoẻ (tuổi thọ 70 tuổi, chiều cao thành niên 1,7 mét, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5%...), khống chế các bệnh gây dịch (đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lây lan do nước và do vecto truyền bệnh), chủ động phòng chống AIDS, cải thiện môi trường sống, lao động, học tập. Cung cấp nước sạch đạt 100%, cầu tiêu hợp vệ sinh 100%, xử lý nước thải, rác, xây dựng gia đình quy mô nhỏ 1 - 2 con. Cải thiện chất lượng dinh dưỡng, đáp ứng yêu cầu chất lượng chữa bệnh của nhân dân, thực hiện phục hồi chức năng. Hạn chế các bệnh do phát triển công nghiệp, các bệnh không lây lan và các nguy cơ mới.

Xây dựng mạng lưới khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh, huyện, khu vực đến xã, đảm bảo nhà kiên cố, đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Phấn đấu đạt được đầy đủ các danh mục trang bị y tế từng cấp, có đủ thuốc thiết yếu và vắc xin, chất lượng quản lý tốt, có đủ cán bộ chuyên khoa, thầy thuốc có tay nghề cao.

Xây dựng hệ y học dự phòng.

Hình thành hệ thống chống các bệnh xã hội, có cán bộ chuyên trách phòng chống các bệnh xã hội, xã, phường, thị trấn.

Tổ chức hệ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình bao gồm: Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình tỉnh; Đội bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - dịch vụ kế hoạch hoá gia đình; các nhà hộ sinh khu vực và khoa sản ở các trạm y tế xã.

11. Phát triển hạ tầng cơ sở

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 10

Page 12: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

a. Giao thông

- Ngăn chặn sự xuống cấp của các luồng tuyến vận tải thuỷ trên Đồng bằng sông Cửu Long, tiến hành khôi phục và nâng cấp từng bước, ưu tiên trước các tuyến trọng yếu của toàn ĐBSCL như tuyến TP HCM - Kiên Lương và tuyến TP HCM - Cà Mau, đồng thời thường xuyên củng cố các tuyến khác.

- Xây dựng cảng Cần Thơ trên sông Hậu, làm cảng trung tâm cho cả Đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu cho tàu 5.000 tấn ra vào thuận tiên, sau đó tàu 10.000 tấn, năng lực thông qua khoảng 1,5 triệu tấn/năm và nâng dần lên 2,5 - 3 triệu tấn/năm vào khoảng năm 2010, đảm nhận các hàng hoá thông dụng và hàng Container cho cả Đồng bằng sông Cửu Long. Triển vọng này tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu khai thông cửa Định An. Ngoài ra, có thể xây dựng 1 - 2 cảng lớn khác.

Nâng cấp các tỉnh nằm dọc các sông Tiền và sông Hậu như cảng Mỹ Thới, Mỹ Tho, Vĩnh Thái, Năm Căn, Kiên Lương, Hòn Chông, phát triển để tiếp nhận được các tàu biển.

- Phải chú ý thường xuyên việc nạo vét luồng lạch đặc biệt luồng cửa Định An, Cửa Tiểu (Sông Tiền) và Cửa Trần Đề liên quan cảng Năm Căn.

- Tiếp tục ngăn chặn sự xuống cấp của các đường bộ đã có, xây dựng các tuyến mới, tăng mật độ đường bộ trong ĐBSCL lên 0,5 km/km2, chú trọng đúng mức đường giao thông nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt góp phần bảo vệ an toàn cho nhân dân cũng như bảo vệ tài sản và các kết cấu hạ tầng trong Đồng bằng sông Cửu Long khi mùa lũ hàng năm đến ở đỉnh mức lũ 1961.

Nâng cấp các quốc lộ của vùng, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ từng tỉnh.

- Quốc lộ 1 đoạn từ Bến Lức (Long An) đến Năm Căn dài 375,5 km, đoạn nằm trong vùng lũ dài 168,3 km.

- Tuyến N1: Dự kiến bắt đầu nối từ quốc lộ 14 từ Chơn Thành qua Trảng Bàng (Tây Ninh) về Củ Chi (Tp. HCM) qua Đức Huệ, Mộc Hoá (Long An) Tân Thành - Lò Gạch, Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp) rồi đến An Giang, Kiên Giang.

- Tuyến N2: Một nhánh từ quốc lộ 22 (Củ Chi) qua Đức Hoà, Đức Huệ đến Thạnh Hoá, Tân Thạnh. Sau đó đi dọc kênh Đồng Tiến Dương Văn Dương qua Tràm Chim về Thanh Bình nối vào quốc lộ 30. Vì nằm trong khu vực lũ cho nên đoạn Tràm Chim, An Long phải làm đường tràn. Đoạn cuối của tuyến N2 từ Cao Lãnh qua An Giang dọc kênh cái Tàu Thượng nối vào quốc lộ 80.

- Quốc lộ 50: Cần Giuộc - Mỹ Tho dài 78,3 km, nằm trong vùng lũ 12 km.

- Quốc lộ 60: Tiền Giang - Sóc Trăng dìa 127 km, nằm trong vùng lũ 41 km.

- Quốc lộ 80: Mỹ Thuận - Hà Tiên dài 210,7 km. Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và Rạch Sỏi - Hà Tiên cắt ngang hướng thoát lũ nên cần bố trí cầu cống đường tràn.

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 11

Page 13: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

- Quốc lộ 61: Nằm toàn bộ trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ dài 96,1 km, từ ngã 3 Cái Tắc (Quốc lộ 1 - Cần Thơ) đến quốc lộ 80.

- Quốc lộ 62: Từ Tân An - Vĩnh Hưng (giáp Campuchia) dài 92,5 km.

- Tuyến TL 29: Từ Cai Lậy qua QL 1 đi dọc kênh 12 qua Tân Thạnh, Mộc Hoá đến Bình Châu nối với QL 62 dài 38 km.

- Tuyến dọc kênh Phước Xuyên: Bắt đầu tư Cái Bè dọc kênh 28 qua Mỹ An đi dọc kênh Phước Xuyên và Rạch Cái đến Thông Bình và nối vào tuyến N1 dài 80 km.

- Quốc lộ 30: Từ ngã ba An Hữu đi Campuchia dài 119,6 km, tuyến này cắt ngang hướng lũ tràn vào Đồng Tháp Mười. Vì vậy bố trí cầu, cống thoả mãn yêu cầu của bài toán thủy lực.

- TL 888: Đề nghị nâng thành quốc lộ tờ Vĩnh Long qua sông Cổ Chiên sang Bến Tre cắt QL 60 ở Mỏ Cày dài 125 km. Trước mắt đề nghị chuyển bến phà Rạch Miễu lên phía trên tại Phú Túc. Khi có điều kiện sản xuất xây cầu qua Sông Tiền tại Phú Túc nối Bến Tre với Tiền Giang.

- QL 91: Từ Cần Thơ - Tịnh Biên dài 142,1 km, trong đó dọc Châu Đốc - Tịnh Biên dài 17 km.

- QL 63: Từ Gò Quao qua Vĩnh Thuận đến Cà Mau dài 79 km.

- QL 53: Từ Vĩnh Long - Long Toàn (Duyên Hải - Trà Vinh) dài 114 km.

- QL 54: Từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh dài 153 km.

- Tuyến Cần Thơ - Tân Hiệp - Tri Tôn - Tịnh Biên nối vào N1 dài 142 km.

Tất cả các tuyến đường nằm trong vùng đều được tính theo đỉnh lũ năm 1961 và làm đường tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, còn ngoài vùng lũ thì theo mức triều năm 1994.

Phát triển và mở rộng các đường chuyên dụng vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, đường vào các cảng, đường vào các khu kinh tế mới. Phát triển giao thông nông thôn: Nâng cấp huyện lộ, từng địa phương có kế hoạch thay thế dần hệ thống cầu khỉ bằng hệ thống cầu thép bán vĩnh cửu hoặc cầu bê tông, phấn đấu đến năm 2005, không còn cầu khỉ trên các đường liên xã (loại A) vầ đường liên ấp và nội ấp (loại B), 100% số xã có đường ô tô về tới tận xã (trừ các xã cù lao được qua sông bằng phà, còn phải xây dựng 2.300 km đường cho 314 xã), định hình hoá các loại cầu nhỏ qua sông lạch.

Xây dựng sân bay Trà Nóc, làm sân bay trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước mắt tiếp nhận hành khách nội địa, sẽ phát triển để tiếp nhận máy bay nước ngoài.

Những sân bay như Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau: cần cải toạ và nâng cấp phục vụ sự đi lại cho hành khách và xuất khẩu hàng tươi sống. Mặt khác còn làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng ở cửa ngõ phía Tây của khu vực và cả nước.

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 12

Page 14: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

Các sân bay khác trên Đồng bằng sông Cửu Long (Mỹ Tho, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang v...v...) cần quản lý, bảo quản, khi cần thiết sẽ đưa vào sử dụng.

b. Bưu điện

Hiện đại hoá bưu chính viễn thông vùng: tự động hoá, số hoá, di động hoá, công cộng hoá, đông bộ hoá mạng lưới thông tin và đa dạng hoá các dịch vụ. Hình thành trung tâm điện thoại hữu tuyến liên lạc qua hệ thống mặt đất - vệ tinh, hệ vi ba, hệ cáp quang.

c. Cấp nước

Cần phát triển hệ thống cấp nước trước ở các thành phố, thị xã phát triển công nghiệp và sau đó ở các thị xã, thị trấn huyện và các khu dân cư tập trung.

ở nông thôn, phát triển các giếng bơm ngầm phân tán và các thiết bị lọc nước ở gia đình, đảm bảo nguồn nước sạch cho ăn uống.

d. Cấp điện

Năm 2010 phấn đấu điện thương phẩm 5.670 GWH, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8% từ nay năm 2010.

12. Các vấn đề xã hội

Nhu cầu việc làm cũng sẽ tăng nhanh từ nay tới năm 2000, khoảng 2,84% mỗi năm và giảm xuống 2,74% trong thời kỳ đầu. Tạo công ăn việc làm là một trong những thách thức lớn cần giải quyết.

Theo kết quả tính toán, lao động nông nghiệp sẽ tăng chậm lại và giảm tuyệt đối vào sau năm 2000, có 5176,5 ngàn người, chiếm 51% lao động có việc làm năm 2010. Các ngành phi nông nghiệp sẽ cung cấp gần một nửa số công ăn việc làm trong nền kinh tế, tức là khoảng gần 5,0 triệu chỗ làm việc trong đó có trên 2 triệu chỗ làm trong công nghiệp và xây dựng.

Dự tính nhu cầu lao động có đào tạo sẽ tăng vọt trong những năm tới, tương đương tối thiểu với 15% lực lượng lao động vầo năm 2000 và 30% lực lượng lao động vào năm 2010.

Dự kiến mức sống dân cư tăng rõ rệt, năm 2010 GDP/người đạt 7557 ngàn đồng, tương đương 678,2 USD. Ăn mặc, ở, học tập, đi lại, chữa bệnh có những cải thiện đáng kể. Cấp điện đạt 100% hộ, cấp nước sinh hoạt đạt 100% hộ, cơ bản phổ cập cấp II, 4 bác sĩ /10.000 dân, trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5%, không còn hộ đói nghèo.

13. Khoa học và công nghệ

Lấy nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu công nghệ nhập là chính trong thời kỳ 1996 - 2000, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để có thể đủ năng lực cho những nghiên cứu cơ bản trong thời kỳ sau 2001 - 2010,nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu khoa học tới sản xuất đại trà của các ngành kinh tế. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ và phổ biến nâng cao trình độ nhân dân về khoa học và công nghệ.

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 13

Page 15: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

14. Bảo vệ môi trường

Cần ngăn chặn và kiểm soát vấn đề ô nhiễm, cần duy trì các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các sự án phát triển phải bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường như một thành phần không thể thiếu được của dự án. Những lĩnh vực sau đây bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường: phát triển thuỷ lợi (tưới, tiêu, chống lũ, ngăn mặn và rửa phèn), phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (thâm canh tăng vụ), đô thị hoá, phát triển công nghiệp, giao thông đường thuỷ, bộ và phát triển du lịch.

15. Kết hợp kinh tế với quốc phòng

Phát triển kinh tế vùng phải đi đôi với nâng cao tiềm lực quốc phòng. Nhà nước Trung ương và các tỉnh cần hướng hoạt động của các thành phần kinh tế, của lực lượng vũ trang vào mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa chăm lo củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng. Xây dựng cơ cấu ngành vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, vừa tạo điều kiện đẩy mạnh an ninh quốc phòng. Xây dựng cơ cấu vùng vừa đảm bảo mỗi địa phương phát huy thế mạnh của mình vừa không bỏ trống địa bàn các khu vực yếu về kinh tế, sơ hở về an ninh quốc phòng, phải tính đến các vị trí xung yếu, các tuyến giao thông, bố trí dân cư...

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

IV.1. KẾT LUẬNNghèo đói vẫn là bức tranh chung của khu vực xã, khoảng cách giữa người nghèo

và người giàu ngày càng rộng hơn.

Giảm nghèo là một vấn đề đau đầu của chính quyền địa phương. Lý do chính là

dân cư phụ thuộc nhiều vào ngành nông, ngành mà không có lợi nhuận cao hay chịu

nhiều rủi ro từ thiên nhiên. Bên cạnh đó diện tích đất cach tác trên đầu người hạn chế,

phương tiện canh tác lạc hậu, nợ là vấn đề mà người dân trong xã đang phải đối mặt.

Các chính sách xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu làm giảm đáng kể

số hộ nghèo trong xã xuống. Tuy nhiên, các chính sách này có một vài hạn chế, thể

hiện ở sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn. Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo

trước những rủi ro của cuộc sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường,

môi trường ô nhiễm, mất đi người trụ cột của gia đình, thất nghiệp...) cũng vẫn rất lớn.

Hệ thống an sinh xã hội chưa phát huy tác dụng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,

người nghèo ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản. Nguy cơ tái nghèo còn

cao…

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 14

Page 16: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

IV.2. KIẾN NGHỊTiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự hài hòa giữa

trách nhiệm đi đôi với quyền hạn; các bộ, ngành tập trung vào xây dựng cơ chế, chính

sách, xây dựng tiêu chí, tạo nguồn lực, đào tạo cán bộ, hướng dẫn và giám sát đánh

giá; việc huy động nguồn lực tại chỗ và tổ chức thực hiện là trách nhiệm của xã.Phát

huy sáng kiến, năng động của địa phương, vai trò của các đoàn thể và người dân trong

quá trình thực hiện.

Tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân; Coi trọng

công tác cán bộ trong xoá đói, giảm nghèo. Trong công tác này, công tác cán bộ, nhất

là những cán bộ trực tiếp lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo có vai trò quyết định;

nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo,

cán bộ khuyến nông; tiếp tục duy trì cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói, giảm

nghèo, cán bộ khuyến nông ở xã. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá, bảo

đảm tính khách quan, khoa học, góp phần chỉ đạo chương trình có hiệu quả hơn.

Kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích trong xoá đói, giảm nghèo.

Chúng ta đều biết xoá đói, giảm nghèo phải đi liền với tiết kiệm, chống lãng phí;

nhưng trên thực tế do bệnh hình thức và bệnh thành tích nên những người tổ chức lại

thích phô trương, gây lãng phí về công sức và tiền của.

Cung cấp thêm nguồn vốn cho việc xóa đói giảm nghèo. Kêu gọi sự hỗ trợ của các

nước và các tổ chức quốc tế, tạo lực mạnh về tài chính cho xã.

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 15

Page 17: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy hoạch sử dụng đất của xã Mỹ Thạnh Đông-huyện Đức Huệ-tỉnh Long An.

2. Báo cáo công tác xóa đói giảm nghèo.

3. Web:

www.docjax.com

www. isgmard.org.vn

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 16

Page 18: Nguyen van chon 11424010

Bài tiểu luận môn QHPTNT SVTH: Nguyễn Văn Chọn

Ngành Quản Lý Đất Đai Trang 17