6
Nguyễn Việt Thư TÔNG HUẤN PASTORES DABO VOBIS (Những Mục Tử Như lòng Chúa Mong Ước) Những người trẻ trước ơn gọi và việc đào tạo linh mục (Số 8) Thiên Chúa gọi mời và tuyển chọn những người Chúa chọn từ giữa xã hội loài người. Giáo hội và các cộng đoàn giáo hội tồn tại giữa lòng xã hội, được thế giới người trẻ cảm nhận và sống với một cường độ rất đặc biệt, với những âm vang trực tiếp và rất mãnh liệt trên bước đường giáo dục của họ. Những người trẻ được sống, được thông truyền đức tin và hoạt động ngay, giữa và trong lòng giáo hội. Vì ở giữa xã hội ( xã hội và các nền văn hóa được những mâu thuẫn và triển vọng đa tạp đánh dấu). Sự khởi động và sự phát triển các ơn gọi linh mục nơi trẻ nhỏ, thiếu niên và thanh niên không ngừng phải đương đầu với những cản trở và những khích lệ. Những ảnh hưởng tiêu cực đối với thanh thiếu niên về vấn đề ơn gọi: “Xã hội tiêu dùng” mê hoặc những người trẻ một cách dữ dội, làm cho họ trở thành nạn nhân và tù nhân của một lối giải thích cuộc hiện hữu con người mang tính chất duy cá nhân, duy vật và duy khoái lạc, lấy “quan 1

Nguyễn Việt Thư

Embed Size (px)

DESCRIPTION

aa

Citation preview

Page 1: Nguyễn Việt Thư

Nguyễn Việt Thư

TÔNG HUẤN PASTORES DABO VOBIS

(Những Mục Tử Như lòng Chúa Mong Ước)

Những người trẻ trước ơn gọi và việc đào tạo linh mục (Số 8)

Thiên Chúa gọi mời và tuyển chọn những người Chúa chọn từ giữa xã hội

loài người.

Giáo hội và các cộng đoàn giáo hội tồn tại giữa lòng xã hội, được thế giới

người trẻ cảm nhận và sống với một cường độ rất đặc biệt, với những âm vang trực

tiếp và rất mãnh liệt trên bước đường giáo dục của họ. Những người trẻ được sống,

được thông truyền đức tin và hoạt động ngay, giữa và trong lòng giáo hội.

Vì ở giữa xã hội ( xã hội và các nền văn hóa được những mâu thuẫn và triển vọng

đa tạp đánh dấu). Sự khởi động và sự phát triển các ơn gọi linh mục nơi trẻ nhỏ,

thiếu niên và thanh niên không ngừng phải đương đầu với những cản trở và những

khích lệ.

Những ảnh hưởng tiêu cực đối với thanh thiếu niên về vấn đề ơn gọi:

“Xã hội tiêu dùng” mê hoặc những người trẻ một cách dữ dội, làm cho họ

trở thành nạn nhân và tù nhân của một lối giải thích cuộc hiện hữu con người mang

tính chất duy cá nhân, duy vật và duy khoái lạc, lấy “quan niệm sống thoải mái”

theo chủ nghĩa vật chất thành lý tưởng độc nhất của cuộc đời.

Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa vô thần. Chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tự do tôn

giáo. Chủ nghĩa vô thần thấy rõ các vấn đề trước mặt dựa vào khả năng của mình

nên có một thái độ luôn ở thế phòng thủ, duy cá nhân. Chủ nghĩa tư bản làm phát

triển các tôn giáo, nhưng làm ta dễ phụ thuộc vào vật chất, tiện nghi, dễ quên đi hy

sinh, bác ái và khó nghèo.

Xã hội tiêu dùng: các mặt hàng được sản xuất hàng loạt, với muôn vàn kiểu

chào mời, đánh vào tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng ( quảng cáo trên các

phương tiện truyền thông- Tv, radio, các trang mạng, báo chí- với những hình ảnh

bắt mắt, thông tin nóng hổi, trang trí đẹp mắt), làm cho người tiêu dùng thích thú,

ăn sâu vào tiềm thức.

1

Page 2: Nguyễn Việt Thư

Xã hội tiêu dùng hướng tới sự tiện nghi, thích hưởng thụ của con người. Là

người lớn hay trẻ nhỏ đều thích mua sắm, ngay cả những người với tâm trạng đang

bực tức trong lòng cũng thích mua sắm. Bởi đơn giản họ mua sắm để xã tress. Có

người rất thích mua sắm, dù biết rằng mình đã có đủ mọi thứ cần thiết, nhưng vẫn

muốn mua sắm, có lúc họ biết rằng mình mua cái đó chẳng để làm gì nhưng vẫn cứ

mua, chỉ đơn giản là họ muốn thỏa mãn ham muốn của mình.

Sự thoải mái, sống thoải mái của con người là chỉ muốn ngồi một chỗ mà có

tất cả những gì mình muốn.( ví dụ: trong xã hội hiện đại bây giờ, khi ngồi trên ghế

chỉ cần bấm nút là Tv sẽ bật, đều hòa sẽ mở, nếu muốn ăn chỉ cần nhấc máy gọi là

có ngay…) Chính điều này là từ chối mọi hy sinh, vứt bỏ mọi nỗ lực tìm kiếm và

sống những giá trị tinh thần và tôn giáo. ( Một ví dụ về một linh mục khi được bài

sai tới các giáo xứ. Linh mục chưa về giáo xứ đã than van, chê bai giáo xứ đó nhà

xứ nhỏ, thiếu thốn cơ sở vật chất, vệ sinh không đảm bảo… và muốn ở đó được

xây dựng cho đầy đủ rồi mới về. Nhưng linh mục đó không biết rằng, xung quanh

đó các giáo dân vẫn đang sống với điều kiện đó và thậm chí còn tệ hơn nữa. Chính

điều này làm mất đi sự khó nghèo của linh mục và dễ dẫn đến mất đi sự vâng

phục).

Trong buổi lễ sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói

với Hồng Y Đoàn trong bài giảng của Ngài: “ là một Kitô hữu, một môn đệ của

Chúa, chúng ta cần phải theo con đường thánh giá, nếu bỏ qua thánh giá thì chúng

ta không còn một là môn đệ của Chúa mà là môn đệ của Satan.

Sống thỏa mái là không có hy sinh và khám phá. Sống thỏa mái là quên đi khổ chế,

quên đi khổ chế là vi phạm khổ chế, vi phạm khổ chế là động tới thánh giá - chính

là công trình cứu chuộc của Chúa Giê-su – sẽ dễ đưa con người mất đức tin.

Tình trạng này – lối sống thỏa mái, thích hưởng thụ, duy cá nhân, duy vật

chất – được nhận ra một cách đặc biệt trong quan niệm về tính dục con người. Từ

chỗ nhằm phục vụ cho hiệp thông (hòa hợp tinh thần và thể xác thành một) và trao

hiến liên vị đến chỗ giản lược thành đơn thuần một mặt hàng tiêu dùng.

Ngày nay, người phụ nữ bị xem như là một món hàng để thỏa mãn tính dục của

nhiều người. Người phụ nữ bị đem bán, trao đổi, lạm dụng tình dục…một số giới

trẻ đang rộ phong trào sống thử -điều mà họ xem là bình thường, để trải nghiệm…- 2

Page 3: Nguyễn Việt Thư

nhiều cặp vợ chồng sống với nhau một thời gian cảm thấy không thích hợp nữa thì

chia tay, kết hôn và ăn ở với người khác.Thậm chí đó là người kitô hữu. Tình trạng

này làm gia đình bị thoái hóa, ý nghĩa đích thực của con người đang bị lưu mờ

hoặc bị bóp méo.

Họ đã quên, đã đánh mất ý nghĩa cao cả và đầy nhân linh của bí tích hôn phối. Qua

bí tích hôn phối con người được cộng tác vào công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa.

Thiên Chúa ban cho con người có tính dục và khoái lạc để truyền sinh (Thiên Chúa

cho xuất hiện sự sống).

Chính tình trạng này dẫn đưa đến một sự thoái nhượng nghiêm trọng về mặt tâm lý

và đạo đức, mang theo những hậu quả nặng nề cho tương lai - mất đi chuẩn mực

đạo đức, mất đi phẩm giá, nhân phẩm…

Cội rễ các khuynh hướng nói trên chính là kinh nghiệm lệch lạc về tự do: tự

do thay vì tuân theo chân lý khách quan và phổ quát, thì lại đồng tình mù quáng

với những mãnh lực của bản năng và ý muốn thống trị ( muốn thay quyền Chúa).

Tình trạng sống thử là một ví dụ cụ thể - họ sống thử để muốn cảm nghiệm đời

sống tính dục, muốn thỏa mãn tâm sinh lý, hành xử theo bản năng chứ không quan

tâm đến luân lý và chuẩn mực nào cả.

Khi mà một người có cái nhìn sai lạc về vấn đề, vượt ra khỏi những ràng buộc,

những chuẩn mực của xã hội (chuẩn mực là những luân lý khách quan và phổ

quát), thì những hành động và việc thực hành của họ sẽ không có sự gắn bó nội

tâm với những nguyên tắc luân lý. Xét theo phương diện tôn giáo, nếu không phải

trong mọi trường hợp, thì hành động và thực thi hành động đó mặc nhiên đã loại

Chúa ra khỏi. Ngay cả khi đó là những giây phút có ý nghĩa nhất và trong những

lựa chọn dứt khoát nhất thì họ vẫn sống mà không có Thiên Chúa. Trong bối cảnh

như thế thì thật khó khăn cho ý nghĩa của một ơn gọi linh mục được nẩy mầm,

được thực hiện.

Người trẻ có nguy cơ bị bỏ rơi, làm mồi cho sự mong manh về tâm lý, sống với

thái độ duy chủ thể trong lãnh vực đức tin, bất mãn và chỉ trích khi nhìn thấy

những người lớn không sống đức tin cho hợp lẽ, chín muồi và không nêu lên được

những mẫu gương đáng tin cậy.

3