102
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÂM ANH TUẤN

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016

Page 2: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÂM ANH TUẤN

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số : 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Quốc Toản

HÀ NỘI - 2016

Page 3: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

3

Lêi cam ®oan

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn

cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ

trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh

x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña

luËn v¨n ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú

c«ng tr×nh nµo kh¸c.

T¸c gi¶ luËn v¨n

L©m Anh TuÊn

Page 4: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC SUY

ĐOÁN VÔ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

VIỆT NAM

6

1.1. Khái niệm, nội dung, phạm vi và ý nghĩa của nguyên tắc suy

đoán vô tội

6

1.1.1. Khái niệm suy đoán vô tội 6

1.1.2. Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội 12

1.1.3. Phạm vi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội 18

1.1.4. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội 22

1.2. Mối quan hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội với một số

nguyên tắc khác của luật tố tụng hình sự

26

1.2.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng trong

xét xử

26

1.2.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc bảo đảm quyền

bào chữa

28

1.2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc Thẩm phán, Hội

thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

30

1.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và pháp

luật của một số nước

31

1.3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế 31

1.3.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật của một số nước 36

Page 5: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

5

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SUY ĐOÁN VÔ TỘI

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN

TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH

SỰ NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

43

2.1. Các quy định liên quan đến suy đoán vô tội trong pháp luật

hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ

luật tố tụng hình sự năm 2003

43

2.1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến suy đoán

vô tội trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

43

2.1.2. Các quy định liên quan đến suy đoán vô tội trong Bộ luật tố

tụng hình sự năm 1988

47

2.2. Các quy định liên quan đến suy đoán vô tội trong Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003

51

2.2.1. Các nguyên tắc liên quan đến suy đoán vô tội 52

2.2.2. Về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng hình sự 53

2.2.3. Về thủ tục xét xử tại phiên tòa 56

2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến suy đoán vô tội của

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và những bất cập, vướng mắc

58

2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến suy đoán vô

tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

58

2.3.2. Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy

định liên quan đến suy đoán vô tội của Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2003

61

2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong áp dụng

các quy định liên quan đến suy đoán vô tội của Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003

66

Chương 3: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI

PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NÀY

TRONG THỰC TIỄN

70

3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội và các quy định có liên quan

trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

70

Page 6: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

6

3.1.1. Khái quát về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 70

3.1.2. Phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 72

3.1.3. Phần thứ hai và Phần thứ ba của Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2015

77

3.1.4. Phần thứ tư của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 78

3.2. Một số giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô

tội trong thực tiễn

79

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện một số quy định về suy đoán vô tội của

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

79

3.2.2. Tăng cường công tác phổ biến giáo dục và hướng dẫn áp

dụng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự mới

85

3.2.3. Các giải pháp khác 87

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Page 7: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CQĐT : Cơ quan điều tra

HĐXX : Hội đồng xét xử

HLPL : Hiệu lực pháp luật

SĐVT : Suy đoán vô tội

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 8: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tố tụng hình sự (TTHS) là một lĩnh vực đụng chạm trực tiếp tới các

quyền tự do, dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là

người bị bắt giữ, bị can, bị cáo. Vì vậy, chống lại sự lạm quyền và bảo vệ có

hiệu quả quyền con người, quyền công dân trong TTHS là một trong những

nội dung rất quan trọng được cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đều quan tâm:

Nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là quyền của mọi

người khi được sinh ra; việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền đó là

trách nhiệm trước tiên của các Chính phủ... Việc đề cao và bảo vệ

tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản phải được coi

là một mục tiêu ưu tiên của Liên hợp quốc..., là mối quan tâm chính

đáng của cộng đồng quốc tế... [23, tr. 656-657].

Để đạt mục tiêu trên, các văn kiện quan trọng của Liên hợp quốc đã

quy định các nguyên tắc và điều kiện cần thiết, trong đó suy đoán vô tội

(SĐVT) được ghi nhận là quyền con người, quyền cơ bản của mọi cá nhân và

là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế: "Bất kỳ người bị buộc tội nào

đều có quyền được suy đoán là không phạm tội..., được coi là vô tội cho tới

khi hành vi phạm tội... được chứng minh theo pháp luật" [31, Điều 14].

Ngày nay hầu hết pháp luật của các quốc gia đều thừa nhận SĐVT là

một nguyên tắc cơ bản của TTHS. Năm 1982 Việt Nam gia nhập Công ước

quốc tế năm 1966 và cam kết thực hiện các nguyên tắc của Công ước này,

trong đó có nguyên tắc SĐVT. Lần đầu tiên SĐVT được ghi nhận với tư cách

là một nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) đầu tiên (năm

1988) của nước ta (Điều 10), là một quyền cơ bản của công dân trong Hiến

pháp năm 1992 (Điều 72) và là một trong các quyền con người trong Hiến

pháp năm 2013 (khoản 1 Điều 31): "Người bị buộc tội được coi là không có

Page 9: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

9

tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [57].

Các nguyên tắc hiến định khác (như: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc

lập…; bảo đảm tranh tụng trong xét xử; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm...)

cũng được Hiến pháp mới bổ sung với nội dung rõ ràng, cụ thể hơn. Một số

đạo luật khác như: Luật tổ chức Tòa án nhân dân (TAND), Luật tổ chức Viện

kiểm sát nhân dân (VKSND), Luật Luật sư sửa đổi... cũng mới được ban

hành. Đây là cơ sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta nói

chung và BLTTHS nói riêng. Tuy nhiên, về SĐVT hiện nay đang còn những

quan điểm khác nhau về một số vấn đề lý luận như: khái niệm, nội dung và

phạm vi áp dụng; trách nhiệm chứng minh tội phạm;... Vì vậy, việc nghiên

cứu nhằm xác định đầy đủ nội hàm của nguyên tắc SĐVT và các nguyên tắc

của TTHS nói chung, và cụ thể hóa đầy đủ, chính xác các nguyên tắc này

trong BLTTHS là vấn đề cấp thiết. Mặt khác, thực tiễn TTHS gần đây cho

thấy công cuộc cải cách tư pháp triển khai đã nhiều năm nhưng chưa tạo ra

được sự chuyển biến cần thiết đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) theo tinh thần Nghị quyết số số 49-NQ/TW.

Việc nhận thức và áp dụng nguyên tắc SĐVT còn rất khác nhau, trong nhiều

trường hợp còn bị áp dụng theo hướng ngược lại. Tình trạng bức cung, nhục

hình, xét xử theo kiểu "án tại hồ sơ"... vẫn diễn ra khá phổ biến gây bức xúc,

mất lòng tin của nhân dân,...

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản và

quan trọng nhất là do BLTTHS năm 2003 được sửa đổi quá vội vàng, không

cơ bản và đồng bộ nên chưa tạo ra được những thay đổi đột phá; không ghi

nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của TTHS; thiếu các

quy định cụ thể hoặc quy định không rõ ràng, cụ thể về các nguyên tắc này

dẫn đến việc nhận thức và áp dụng không đúng và thống nhất trong thực

tiễn... Vì vậy, việc làm sáng tỏ về lý luận nguyên tắc SĐVT theo Hiến pháp

Page 10: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

10

năm 2013; những hạn chế, bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các

quy định liên quan đến SĐVT trong BLTTHS năm 2003 để làm cơ sở đánh

giá sự hoàn thiện của các quy định về SĐVT trong BLTTHS năm 2015 đồng

thời đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực hiện các quy định về SĐVT của

BLTTHS mới trong thực tiễn là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Những năm gần đây, SĐVT và các vấn đề liên quan đã được đề cập ở

những cấp độ và phạm vi khác nhau trong các công trình nghiên cứu như: "Cải

cách tư pháp và việc hoàn thiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

Việt Nam" (2012), Tạp chí Kiểm sát, số 08 và "Nguyên tắc suy đoán vô tội -

nguyên tắc hiến định quan trọng đối với việc đổi mới tố tụng hình sự Việt Nam"

(2003), Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 07, của GS TSKH Đào Trí Úc; "Bảo

đảm nguyên tắc "suy đoán vô tội" và tính thống nhất giữa Hiến pháp với Bộ

luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự" (2013), http://tuphaphinhsu.wordpress.com,

ngày 25/4/2013, của TS. Trịnh Tiến Việt; "Nguyên tắc suy đoán vô tội" (2006),

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 và "Bình luận về nguyên tắc tranh tụng

trong BLTTHS năm 2015 Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi" (2015), Tạp chí

Kiểm sát, số 09, của PGS.TS Nguyễn Thái Phúc; "Nguyên tắc suy đoán vô tội

trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (2012), Tạp chí Kiểm sát, số 15, của

TS. Phạm Mạnh Hùng; "Các nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự - những

kiến nghị sửa đổi bổ sung", http://tapchi.vnu.edu.vn, của PGS.TS Nguyễn

Ngọc Chí; "Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định về

xét xử của Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (2010), Tạp chí TAND, số 03, của

ThS. Đinh Thế Hưng;...

Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy

đủ và có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc SĐVT theo

Hiến pháp năm 2013; sự phát triển ngày càng hoàn thiện của các quy định

liên quan đến SĐVT trong pháp luật thực định Việt Nam từ năm 1945 đến

Page 11: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

11

nay để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp bảo đảm thực

hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp hiện nay.

Tất cả các luận cứ nêu trên là lý do để tác giả lựa chọn "Nguyên tắc suy

đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ

Luật học.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu là làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

1) Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc SĐVT: Cơ sở lý luận của

nguyên tắc SĐVT; quan hệ giữa nguyên tắc SĐVT với một số nguyên tắc

khác của Luật TTHS; nguyên tắc SĐVT trong pháp luật quốc tế và pháp luật

của một số nước.;

2) Các quy định liên quan đến SĐVT trong pháp luật Việt Nam từ năm

1945 đến khi ban hành BLTTHS năm 2015; thực tiễn áp dụng các quy định

liên quan đến SĐVT của BLTTHS năm 2003 và những bất cập, vướng mắc.

3) Nguyên tắc SĐVT và các quy định liên quan trong BLTTHS năm

2015; một số giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn.

Với nhiệm vụ trên, tác giả cố gắng làm sáng tỏ khái niệm, nội dung và

phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT có liên hệ với pháp luật quốc tế và pháp

luật của một số nước; phân tích làm sáng tỏ các quy định BLTTHS năm 2003

liên quan đến SĐVT và những bất cập, vướng mắc. Trên cơ sở đó đánh giá sự

hoàn thiện của các quy định của BLTTHS năm 2015 và đề xuất một số giải

pháp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về cải cách tư pháp. Quá trình thực

hiện luận văn, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Page 12: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

12

phương pháp hệ thống, lịch sử, so sánh, phân tích - tổng hợp, khảo sát thực

tiễn,...; Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Hiến pháp, BLTTHS, các văn

bản pháp luật có liên quan, tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học

trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan.

5. Những điểm mới và đóng góp của đề tài

Đây là công trình đầu tiên ở cấp độ thạc sĩ nghiên cứu có hệ thống và

toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc SĐVT. Kết quả nghiên

cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về nguyên tắc SĐVT và

các vấn đề liên quan. Những giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa thiết

thực đối với việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS. Ngoài ra, luận văn còn

có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập cho các cơ sở đào

tạo luật, trong hoạt động thực tiễn và những người quan tâm.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong

Luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Chương 2: Các quy định liên quan đến suy đoán vô tội trong pháp luật

Việt Nam từ 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

và thực tiễn áp dụng.

Chương 3: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015 và một số giải pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn.

Page 13: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

13

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI

TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC

SUY ĐOÁN VÔ TỘI

1.1.1. Khái niệm suy đoán vô tội

Từ "presume" trong tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt mang hai nghĩa

khác nhau: 1) Suy đoán (dự đoán) và 2) Giả định. Vì vậy, trong khoa học Luật

TTHS, nguyên tắc "presumption of innocence" có hai tên gọi khác nhau: Nguyên

tắc "suy đoán vô tội" và nguyên tắc "giả định vô tội" [16]. Tuy nhiên, trong

luận văn này chúng tôi không tranh luận về thuật ngữ mà xem xét nguyên tắc

này với tên gọi "suy đoán vô tội" (theo cách gọi phổ biến từ trước tới nay ở

Việt Nam) và để làm rõ khái niệm "nguyên tắc suy đoán vô tội", cần xem xét

thuật ngữ "suy đoán vô tội" ở hai góc độ: Nguyên tắc SĐVT và chế định SĐVT.

* Nguyên tắc suy đoán vô tội: Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản

của TTHS, SĐVT được thừa nhận không chỉ trong pháp luật quốc tế mà cả

trong pháp luật của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để làm rõ

khái niệm nguyên tắc SĐVT, trước hết cần làm rõ khái niệm "nguyên tắc cơ

bản của Luật tố tụng hình sự". Đây là vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Theo PGS.TS Trần Đình Nhã thì việc sử dụng khái niệm "nguyên tắc

của Luật tố tụng hình sự" là sự nhầm lẫn khi coi TTHS và pháp luật TTHS là

một. Các nguyên tắc của TTHS là những chế định pháp lý, được thể hiện bởi

những quy phạm pháp luật TTHS, thể hiện bản chất của TTHS và mang tính

định hướng cho các hoạt động và hành vi TTHS [37].

Theo PGS.TS Phạm Hồng Hải thì nguyên tắc TTHS là những quan

điểm, tư tưởng, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về quá trình giải quyết vụ

án hình sự đã được thể chế hóa trong BLTTHS mà các chủ thể tiến hành và

Page 14: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

14

tham gia tố tụng, các cơ quan nhà nước, tổ chức và mọi công dân phải tuân

theo. Khi nguyên tắc được quy định trong BLTTHS thì đó là nguyên tắc của

TTHS... Nếu tư tưởng, quan điểm nào đó là quan điểm, tư tưởng chủ đạo của

Luật TTHS thì chúng cũng là nguyên tắc của Luật TTHS. Ví dụ: nguyên tắc

pháp chế, nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc của TTHS và là nguyên tắc của

Luật TTHS [18, tr. 115-122]. Quan điểm thứ ba thì cho rằng nguyên tắc của

TTHS là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, có giá trị pháp lý bắt buộc chung

đối với các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự [21, tr. 59].

Theo GS.TSKH Lê Cảm thì nguyên tắc của Luật TTHS là tư tưởng chủ

đạo, định hướng cơ bản của hoạt động TTHS được thể hiện trong pháp luật

TTHS, trong việc giải thích và thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS thông qua một

quy phạm hay chế định của nó [3, tr. 37]. Quan điểm khác lại cho rằng nguyên

tắc cơ bản của Luật TTHS là những tư tưởng, định hướng của hoạt động TTHS

thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với quá trình giải quyết vụ án

là dân chủ, kỷ cương, theo định hướng XHCN, chi phối toàn bộ quá trình

TTHS hoặc chi phối một số giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,

được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và có tính ổn định cao [24, tr. 68].

Ngoài ra, còn một số quan điểm khác về khái niệm này [61, tr. 47].

Chúng tôi đồng tình với PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí cho rằng có sự

khác nhau giữa hai khái niệm "tố tụng hình sự" và "Luật tố tụng hình sự".

Khái niệm "tố tụng hình sự" được hiểu là toàn bộ hoạt động của các chủ thể

tiến hành và tham gia tố tụng, các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm giải quyết

vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật. Đây

là hoạt động mang tính khách quan tồn tại trong xã hội có giai cấp, là đòi hỏi

tất yếu của Nhà nước để trừng trị người phạm tội. Còn "Luật tố tụng hình sự"

là khái niệm để chỉ tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. "Luật tố tụng hình

sự" là một phạm trù chủ quan, là nhận thức hiện tượng khách quan của nhà

Page 15: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

15

làm luật. Vì vậy, những phương châm, định hướng quan trọng chi phối toàn

bộ hay một số giai đoạn của quá trình TTHS, quá trình xây dựng và áp dụng

pháp luật TTHS được gọi là các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS [4, tr. 55].

Từ khái niệm "nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự" nêu trên, có

thể thấy rằng nội hàm của nguyên tắc SĐVT được quy định tại khoản 1 Điều 31

Hiến pháp năm 2013 thể hiện ở yêu cầu người bị buộc tội phải được coi là vô

tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật

định và được xác định bằng một bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

(HLPL). Yêu cầu này dựa trên các giá trị công bằng, bình đẳng và là một bảo

đảm quan trọng và hữu hiệu đối với việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người

trong tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS. SĐVT đối lập với "suy đoán có

tội" là một khuynh hướng diễn ra phổ biến trong hoạt động tư pháp, xâm

phạm nghiêm trọng nguyên tắc "suy đoán vô tội" được ghi nhận trong Hiến

pháp năm 2013 và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng

oan sai [74, tr. 26].

Từ phân tích trên, có thể khẳng định yêu cầu về SĐVT luôn giữ vai trò

định hướng quan trọng và chi phối không chỉ đối với các giai đoạn của quá

trình TTHS (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) mà cả đối với giai đoạn tiền tố

tụng (trường hợp bắt giữ người bị tình nghi phạm tội) và thi hành án hình sự

(trường hợp bản án kết tội của Tòa án đã có HLPL bị kháng nghị giám đốc

thẩm, tái thẩm) đồng thời tác động mạnh mẽ đối với quá trình xây dựng và áp

dụng pháp luật.

Theo Từ điển Luật học, thì SĐVT là một nguyên tắc cơ bản và quan

trọng của TTHS, theo đó bị can, bị cáo được coi là vô tội, không phải chịu

trách nhiệm hình sự khi lỗi của người đó chưa được chứng minh theo trình tự

luật định và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có HLPL [83, tr. 678]. Tuy

nhiên, cũng có ý kiến cho rằng theo pháp luật của một số nước thì bản chất

của nguyên tắc này được hiểu là trong mọi trường hợp nếu một người thực

Page 16: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

16

hiện một hành vi mà hành vi đó còn có ý kiến khác nhau về việc định tội thì

phải áp dụng nguyên tắc có lợi cho họ... Trong quá trình điều tra, truy tố và

xét xử nếu bên "buộc tội" không đưa ra được những bằng chứng xác đáng, mà

bên "gỡ tội" lại đưa ra được những bằng chứng chứng minh bị can, bị cáo

không phạm tội thì không được truy cứu người có hành vi đó. Xét về mặt nào

đó thì nguyên tắc SĐVT đối lập với nguyên tắc "xác định sự thật của vụ án".

Sự thật thế nào thì phải chứng minh, đi tìm, chứ không được "suy đoán" theo

bất cứ hướng nào. Nếu ghi nhận nguyên tắc "suy đoán vô tội" cũng tức là

không cần đến nguyên tắc "xác định sự thật của vụ án". Và như vậy, bản chất

pháp luật của nước ta sẽ bị thay đổi... Thực chất, nguyên tắc này chỉ để giải

quyết vấn đề "thắng - thua"..., buộc Hội đồng xét xử (HĐXX) phải chấp nhận

"thắng - thua" giữa Luật sư và Kiểm sát viên mà không cần đến sự thật... [39].

Chúng tôi cho rằng quan điểm nêu trên về SĐVT là không chính xác và

có sự nhầm lẫn trong phân định các chức năng cơ bản trong TTHS giữa bên

buộc tội, bên bào chữa và Tòa án. Bản chất của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ

trong mọi trường hợp sự tình nghi một người phạm tội của các chủ thể thực

hiện chức năng buộc tội (Cơ quan điều tra (CQĐT)/ Điều tra viên và Viện

kiểm sát (VKS)/ Kiểm sát viên) đều mới chỉ là "giả định", có nghĩa là người

bị tình nghi có thể có tội và cũng có thể là không có tội. "Giả định" này phải

được chứng minh bằng các chứng cứ theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy

định thông qua việc kiểm tra, xác minh công khai tại phiên tòa với sự tham

gia đầy đủ của các chủ thể của bên buộc tội, bên bào chữa và các chủ thể khác

(người làm chứng, người phiên dịch, giám định viên) dưới sự giám sát của

HĐXX. Tại đây bên buộc tội (Kiểm sát viên, người bị hại) có trách nhiệm

chứng minh cho sự cáo buộc của mình bằng các chứng cứ buộc tội mà họ thu

thập được, bên bào chữa (Luật sư, bị cáo) cũng đưa ra các chứng cứ gỡ tội để

HĐXX xem xét và ra phán quyết kết tội bị cáo hay tuyên bố họ vô tội. Kể cả

khi đã có bản án kết tội, thì người bị kết án cũng chỉ bị coi là có tội khi phán

Page 17: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

17

quyết này có HLPL. Vì vậy, khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có HLPL

thì các chủ thể tố tụng (CQĐT, VKS, Tòa án) không được coi người bị buộc

tội là có tội. Yêu cầu này nhằm ngăn chặn mọi sự quy kết vội vã và định kiến

đối với người bị buộc tội, tâm lý chủ quan, sự tùy tiện, tắc trách của người có

thẩm quyền có thể dẫn đến làm oan người vô tội... Như vậy, có thể thấy rằng

SĐVT không chỉ là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng của Luật TTHS mà

còn là quyền cơ bản của người bị buộc tội. Theo nguyên tắc này thì người bị

buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội tại phiên

tòa công khai, nơi bảo đảm những điều kiện cần thiết để bị cáo tự bào chữa

hoặc nhờ người khác bào chữa và sự xét xử công bằng nhằm bảo vệ có hiệu

quả các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm sau: Nguyên tắc suy đoán vô

tội là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, theo đó một

người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội phạm của họ được

chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã

có hiệu lực pháp luật.

* Chế định suy đoán vô tội: Suy đoán vô tội không chỉ là một trong

những nguyên tắc cơ bản của TTHS mà còn là một chế định quan trọng của

Luật TTHS. Về mặt lý luận, thì pháp luật là một hệ thống (tổng thể) các quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hệ thống các quy phạm

pháp luật này được phân thành các tiểu hệ thống, mỗi tiểu hệ thống này điều

chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội và

được gọi là một ngành luật. Vì vậy, với tư cách là một ngành luật độc lập

trong hệ thống pháp luật của nước ta, Luật TTHS là tổng thể (hệ thống) các

quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành

án hình sự (lĩnh vực tư pháp hình sự). Hệ thống các quy phạm pháp luật này

Page 18: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

18

được phân thành các tiểu hệ thống - các chế định pháp lý và mỗi chế định này

gồm một số quy phạm pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau điều chỉnh một

nhóm các quan hệ xã hội cùng loại - cùng tính chất (ví dụ: chế định người bào

chữa, chế định Hội thẩm, chế định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm,...).

Đến lượt mình mỗi quy phạm pháp luật TTHS lại điều chỉnh trực tiếp một

quan hệ xã hội cụ thể (ví dụ: quy định tại khoản 2 Điều 48 BLTTHS (quyền

của người tạm giữ) điều chỉnh quan hệ giữa người bị tạm giữ với cơ quan,

người có thẩm quyền tạm giữ (Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên).

Với tư cách là một chế định của Luật TTHS, SĐVT là một tiểu hệ

thống bao gồm các quy phạm pháp luật TTHS có liên quan. Trước hết nguyên

tắc SĐVT liên quan chặt chẽ với các nguyên tắc cơ bản khác của Luật TTHS

(đặc biệt là với nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa và bảo đảm tranh tụng

trong xét xử). Bởi lẽ nếu không được SĐVT thì người bị buộc tội đã bị coi là

có tội ngay từ khi bị tình nghi (bị bắt giữ, khởi tố, điều tra hay truy tố…) và

quyền bào chữa, quyền tranh tụng trước Tòa án để tìm ra chân lý sẽ chỉ còn là

hư quyền. Khi đó xét xử chỉ còn là việc Tòa án đi tìm lời giải cho một bài toán

đã có đáp số: "Bị cáo có tội". Chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 (Điều 31,

Điều 102,...) đã ghi nhận nhiều nguyên tắc mới của TTHS, trong đó có

nguyên tắc SĐVT. BLTTHS năm 2003 cũng có nhiều quy định nhằm bảo

đảm để nguyên tắc SĐVT được thực thi trên thực tế như: trách nhiệm chứng

minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền

nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội (Điều 10). Người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào

chữa. CQĐT, VKS, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị

can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa của họ (Điều 11); Thẩm phán, Hội

thẩm độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 17);... Các nguyên tắc

này được cụ thể hóa trong các quy định khác của BLTTHS như: quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng; trình tự, thủ

Page 19: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

19

tục thu thập, cung cấp, đánh giá chứng cứ; khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử

(sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) các vụ án hình sự;...

Như vậy, có thể thấy một số nguyên tắc trong Hiến pháp mới và các

quy định nêu trên trong BLTTHS năm 2003 có liên quan chặt chẽ với nguyên

tắc SĐVT và tạo thành một chế định quan trọng - chế định SĐVT nhằm điều

chỉnh đồng bộ các quan hệ phát sinh giữa người bị buộc tội, các chủ thể tố

tụng và các chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chế định

này bao gồm các quy phạm pháp luật TTHS (một số nguyên tắc cơ bản và các

quy định cụ thể của BLTTHS) và đồng thời là điều kiện cần thiết bảo đảm

tính khả thi của nguyên tắc SĐVT trên thực tế.

1.1.2. Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội

Nguyên tắc SĐVT trong Hiến pháp năm 2013 khẳng định cho đến khi

có bản án kết tội của Tòa án đã có HLPL thì người bị buộc tội được coi là

không có tội, tức là họ vẫn có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do

Hiến pháp và pháp luật quy định (trừ một số quyền bị hạn chế khi áp dụng

biện pháp cưỡng chế như tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú,...).

Nguyên tắc này thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong việc tôn trọng các

giá trị cao quý của con người trong xã hội và nhằm thực hiện các nguyên tắc

của Công ước quốc tế năm 1966 (trong đó có nguyên tắc SĐVT) mà Việt

Nam đã gia nhập năm 1982. Mặc dù cho đến nay, trong Hiến pháp cũng như

các văn bản pháp luật khác của nước ta thuật ngữ "suy đoán vô tội" chưa một

lần được sử dụng nhưng nội dung của nguyên tắc này đã được chính thức ghi

nhận lần đầu tiên trong BLTTHS năm 1988 (Điều 10 và Điều 11), trong Hiến

pháp sửa đổi năm 1992 (Điều 72) và BLTTHS năm 2003 (Điều 9 và Điều 10).

Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN và cải tư pháp ở nước ta trong giai đoạn mới đồng thời làm cơ

sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp năm 2013

đã chính thức thừa nhận các quyền con người bên cạnh các quyền cơ bản của

Page 20: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

20

công dân, đồng thời bổ sung nhiều nguyên tắc hiến định mới. Điều 31 của

Hiến pháp mới quy định:

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi

được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của

Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời.., công

bằng, công khai...;

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tôi phạm;

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam... có quyền tự bào chữa,

nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại... [57].

Vấn đề quan trọng đặt ra là cần xác định nội hàm của nguyên tắc SĐVT

trong Hiến pháp mới và các nội dung (yêu cầu) cụ thể của nguyên tắc này cần

được thể hiện trong BLTTHS sửa đổi với tư cách là một nguyên tắc cơ bản và

quan trọng của Luật TTHS Việt Nam. Đây là vấn đề còn có các quan điểm

khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng nội hàm của nguyên tắc SĐVT trong

Hiến pháp năm 2013 bao gồm cả 5 khoản được quy định tại Điều 31 [27].

Theo quan điểm thứ hai thì nội dung của nguyên tắc SĐVT trong Hiến

pháp mới bao gồm: Quyền được đưa ra xét xử đối với người bị tình nghi

phạm tội cũng đồng nghĩa với trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng

phải chứng minh hành vi phạm tội của người đó theo một trình tự luật định và

phải nhanh chóng đưa ra xét xử đúng thời hạn; việc tuyên án phải công khai

kể cả trường hợp xét xử kín [71].

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ ba cho rằng nội hàm của

nguyên tắc SĐVT chỉ bao gồm nội dung quy định tại khoản 1 Điều 31 của

Hiến pháp mới: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được

Page 21: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

21

chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu

lực pháp luật" [74, tr. 35]. Các quy định còn lại trong Điều 31 Hiến pháp năm

2013 không thuộc nội hàm của nguyên tắc SĐVT mà thuộc nội hàm của các

nguyên tắc khác của Luật TTHS (xét xử kịp thời, công bằng, công khai; pháp

chế XHCN; bảo đảm quyền bào chữa; được bồi thường khi bị oan sai;...).

Với nội hàm của nguyên tắc SĐVT đã đề cập ở trên, có thể thấy nội

dung của nguyên tắc SĐVT trong Hiến pháp mới đã khắc phục được những

bất cập, hạn chế trong quy định của Hiến pháp năm 1992 (Điều 72), cụ thể là:

Một là, việc thay cụm từ "không ai" bằng cụm từ "người bị buộc tội" đã

bảo đảm sự chính xác trong xác định phạm vi các đối tượng được áp dụng

nguyên tắc này (những người có quyền được SĐVT) chỉ bao gồm "người bị

buộc tội" (người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo) chứ không phải là

bất kỳ người nào ("không ai") như trong Hiến pháp năm 1992.

Hai là, việc bỏ cụm từ "và phải chịu hình phạt" trong nội hàm của

nguyên tắc SĐVT không chỉ nhằm bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với quy

định về miễn hình phạt (Điều 54) của Bộ luật hình sự (BLHS) mà còn bao

quát đầy đủ những trường hợp kết tội bằng bản án nhưng hậu quả pháp lý

khác nhau: bị áp dụng hình phạt và được miễn hình phạt.

Ba là, việc thay cụm từ "bị coi là có tội" bằng cụm từ "được coi là

không có tội" nhằm khẳng định đây là một quyền đương nhiên (quyền con

người) của người bị buộc tội, chứ không phải sự áp đặt (đặc quyền) chủ quan

của cơ quan có thẩm quyền đối với người bị buộc tội.

Bốn là, việc thay cụm từ "khi chưa có bản án..." bằng cụm từ "cho đến

khi có bản án..." bảo đảm tính chính xác của nguyên tắc này: chỉ có một khả

năng duy nhất là "khi có bản án kết tội", loại trừ khả năng thứ hai "chưa có

bản án..." có thể xảy ra (sẽ) "không có bản án".

* Nội dung của nguyên tắc SĐVT cần thể hiện trong Bộ luật tố tụng

hình sự: Các nguyên tắc trong Hiến pháp năm 2013 nói chung và nguyên tắc

Page 22: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

22

SĐVT nói riêng chỉ là những tư tưởng chỉ đạo, cơ sở pháp lý mang tính định

hướng cho hoạt động lập pháp nói chung và xây dựng BLTTHS nói riêng.

Mặt khác, việc cụ thể hóa nội dung của các nguyên tắc hiến định này trong

BLTTHS sẽ là căn cứ pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS nói

chung và các quy định cụ thể trong BLTTHS nói riêng. Như chúng tôi đã đề

cập ở trên, nội hàm của nguyên tắc SĐVT trong Hiến pháp mới chỉ bao gồm

quy định tại khoản 1 Điều 31. Vấn đề đặt ra là phải xác định đúng và đầy đủ

các nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc SĐVT cần được thể hiện trong

BLTTHS sửa đổi với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của luật TTHS Việt

Nam. Đây là vấn đề còn có ý kiến không thống nhất.

Quan điểm thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc SĐVT trong

BLTTHS chỉ cần thể hiện như quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm

2013 "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng

minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực

pháp luật" là đầy đủ.

Quan điểm thứ hai cho rằng, ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều 31

của Hiến pháp mới, nguyên tắc SĐVT cần thể hiện trong BLTTHS sửa đổi

còn bao gồm các nội dung:

1) Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng

minh về sự vô tội của mình. Trách nhiệm chứng minh thuộc các cơ

quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (bao gồm cả Tòa án);

2) Mọi hoài nghi về tội của người bị buộc tội nếu không thể

làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục luật định thì phải xử lý theo hướng

có lợi cho họ [22, tr. 37].

Quan điểm thứ ba về cơ bản nhất trí với quan điểm thứ hai nhưng cho

rằng cần xác định rõ: "Trách nhiệm chứng minh tội phạm chỉ thuộc về Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra", đồng thời bổ sung thêm nội dung: "Bản án kết tội

Page 23: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

23

của Tòa án không được dựa trên những căn cứ giả định" [1]. Quan điểm

khác lại cho rằng ngoài các nội dung như quan điểm thứ ba, cần bổ sung

thêm nội dung: "Người bị buộc tội có quyền im lặng cho đến khi có mặt

Luật sư, người bào chữa theo yêu cầu của họ hoặc được chỉ định theo quy

định pháp luật" [25].

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ ba về các nội dung của nguyên

tắc SĐVT cần được thể hiện trong BLTTHS với lý do sau:

- Nội dung thứ nhất của nguyên tắc SĐVT được ghi nhận tại khoản 1

Điều 31 và phù hợp với quy định của Hiến pháp mới về chức năng của Tòa án

"là cơ quan xét xử..., thực hiện quyền tư pháp" (khoản 1 Điều 102) và nguyên

tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử (khoản 5 Điều 103).

- Nội dung thứ hai của nguyên tắc này cũng được khẳng định trong

Hiến pháp mới: "... cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định". Mặt

khác, theo nguyên tắc tranh tụng thì trong TTHS luôn tồn tại ba chức năng cơ

bản là buộc tội, bào chữa và xét xử. Mỗi chức năng này do một nhóm chủ thể

tương ứng thực hiện: các chủ thể của bên buộc tội thực hiện chức năng buộc

tội; các chủ thể của bên bào chữa thực hiện chức năng bào chữa và Tòa án

(HĐXX) thực hiện quyền tư pháp (xét xử). Vì vậy, trong mọi giai đoạn tố

tụng và tại phiên tòa công khai, trách nhiệm chứng minh tội phạm luôn thuộc

về bên buộc tội (Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị hại, nguyên đơn dân

sự...). Bên bào chữa (chủ yếu là Luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của

bị đơn dân sự) có trách nhiệm chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự cho bị cáo hay giảm nhẹ mức bồi thường. Còn chứng minh về

sự vô tội là quyền hạn chủ quan mà không phải nghĩa vụ của người bị buộc

tội. Tòa án (HĐXX) thực hiện chức năng xét xử nên không có trách nhiệm

chứng minh tội phạm. Tại phiên tòa, nếu đủ chứng cứ buộc tội thì HĐXX ra

bản án kết tội và nếu không có đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì HĐXX

tuyên bị cáo không có tội.

Page 24: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

24

- Yêu cầu thứ ba của nguyên tắc SĐVT đòi hỏi sự buộc tội phải dựa

trên những chứng cứ xác thực đã được kiểm tra, xác minh công khai tại phiên

tòa và không còn bất kỳ sự nghi ngờ nào. Mọi sự nghi ngờ về tội phạm nếu

không làm rõ được theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định hoặc khi quy định

pháp luật có thể hiểu khác nhau, thì phải được xử lý theo hướng có lợi cho bị

cáo (ví dụ: nghi ngờ một người là phạm tội nhưng không chứng minh được họ

phạm tội thì phải coi họ là người vô tội; nghi ngờ phạm tội nặng nhưng chỉ có

chứng cứ xác định hành vi của họ cấu thành tội nhẹ hơn thì phải xử lý về tội

nhẹ hơn). Việc ghi nhận nội dung này của SĐVT trong BLTTHS không chỉ

xuất phát từ trách nhiệm chứng minh tội phạm mà còn là căn cứ để xử lý dứt

điểm các trường hợp bên buộc tội đã áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho

phép nhưng không thu thập đủ chứng cứ chứng minh tội phạm, mà còn nhằm

khắc phục tư tưởng "bắt nhầm hơn bỏ sót" đang tồn tại phổ biến trong nhận

thức của các chủ thể tố tụng ở nước ta hiện nay.

Một vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến nguyên tắc SĐVT đó là

"quyền im lặng" của người bị buộc tội. Chúng tôi cho rằng quyền này của

người bị buộc tội chỉ là sự cụ thể hóa nội dung thứ hai của nguyên tắc SĐVT

và cần thể hiện trong các quy định của BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của

người bị buộc tội. Tuy nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm và đang được dư

luận xã hội đặc biệt quan tâm với các luồng ý kiến khác nhau: Nhiều người

ủng hộ việc ghi rõ quyền này trong Bộ luật, nhưng cũng có không ít người

phản đối. Chúng tôi đồng tình với đa số ý kiến cho rằng nội dung quy định như

trong BLTTHS năm 2015 về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị

cáo: "Được tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra

lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội" (các điều 58 - 61)

đã thể hiện đầy đủ quyền của người bị buộc tội và thực chất đây chính là

"quyền im lặng". Quy định như vậy là rõ ràng, minh bạch hơn (so với

BLTTHS năm 2003) vừa giúp bị can, bị cáo thấy rõ quyền của mình và người

Page 25: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

25

tiến hành tố tụng cũng thấy rõ nghĩa vụ của mình; vừa khắc phục được tình

trạng ép cung, mớm cung, dùng nhục hình,... đồng thời tránh được sự lạm

dụng hiểu không đúng quyền này trong thực tiễn [19].

1.1.3. Phạm vi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013, để xác định một

người là có tội phải có đồng thời cả hai điều kiện: 1) Tội phạm của người bị buộc

tội đã được chứng minh theo trình tự luật định; 2) Có bản án kết tội của Tòa án

đối với người đó đã có HLPL. Thiếu một trong hai điều kiện này thì người bị

buộc tội luôn được coi là không có tội. Như vậy, quyền được SĐVT của người

bị buộc tội gắn liền và tồn tại song song với sự buộc tội. Nó chỉ bị triệt tiêu khi

có đồng thời cả hai điều kiện nói trên. Đây cũng là cơ sở để xác định phạm vi

áp dụng nguyên tắc SĐVT về không gian, thời gian, về chủ thể và đối tượng.

* Phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT về không gian: Phạm vi này trả

lời cho câu hỏi: Nguyên tắc SĐVT được áp dụng đối với lĩnh vực nào của tư

pháp (hình sự, phi hình sự)? Về vấn đề này có ý kiến cho rằng nguyên tắc

SĐVT được áp dụng đối với cả lĩnh vực tư pháp hình sự và phi hình sự (dân

sự, kinh tế,...). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng SĐVT chỉ liên quan đến vấn đề

xác định một người là có tội hay không có tội. Đây là vấn đề thuộc về lĩnh

vực tư pháp hình sự nên nguyên tắc SĐVT cũng chỉ có thể áp dụng đối với

lĩnh vực tư pháp duy nhất là TTHS, còn lĩnh vực tư pháp phi hình sự (dân sự,

hành chính, kinh tế) chỉ giải quyết các vi phạm, tranh chấp về dân sự, hôn

nhân gia đình, lao động, kinh tế,... không liên quan gì đến vấn đề có tội hay

không có tội nên không thể áp dụng nguyên tắc SĐVT.

* Phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT về thời gian: Phạm vi áp dụng

về thời gian của nguyên tắc SĐVT trả lời cho câu hỏi: Nguyên tắc này được

áp dụng đối với các giai đoạn nào của quá trình TTHS?

Về vấn đề này, quan điểm thứ nhất cho rằng, nguyên tắc SĐVT được

áp dụng từ thời điểm một người bị chính thức buộc tội bằng một văn bản tố

Page 26: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

26

tụng (quyết định khởi tố bị can) của cơ quan có thẩm quyền và kết thúc khi có

bản án kết tội đối với người đó đã có HLPL [61, tr. 35], tức là nguyên tắc này

chỉ áp dụng đối với các giai đoạn: khởi tố, điều tra và xét xử (sơ thẩm, phúc

thẩm) vụ án.

Quan điểm thứ hai cho rằng, nguyên tắc SĐVT được áp dụng đối với

tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS và trong một số trường hợp nhất định

nguyên tắc này còn được áp dụng đối với cả giai đoạn tiền tố tụng trong

trường hợp bắt giữ người bị tình nghi [17, tr. 37].

Quan điểm thứ ba đồng tình với quan điểm thứ hai nhưng cho rằng,

nguyên tắc này còn được áp dụng cả khi bản án của Tòa án đã có HLPL trong

trường hợp bản án kết tội bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm [20, tr. 15].

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ ba và cho rằng quan điểm thứ

nhất quá thu hẹp phạm vi áp dụng nguyên tắc SĐVT, còn quan điểm thứ hai

thì lại quá mở rộng phạm vi này với lý do sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận, quá trình TTHS được phân thành các giai đoạn

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Khi một người bị khởi tố với tư

cách là bị can cũng có nghĩa là họ chính thức bị buộc tội. Vì vậy, từ thời điểm

này và trong các giai đoạn tiếp theo (điều tra, truy tố, xét xử) cho đến khi bản án

kết tội có HLPL với tư cách là bị can, bị cáo, họ luôn có quyền được SĐVT.

Thứ hai, trong trường hợp người bị tình nghi bị bắt, tạm giữ, mặc dù

chưa văn bản tố tụng chính thức buộc tội nhưng việc áp dụng biện pháp

cưỡng chế và hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì ở mức độ

nhất định đã thể hiện sự buộc tội. Vì vậy, pháp luật cũng coi người bị tình nghi

là người bị buộc tội và từ thời điểm bị bắt, tạm giữ họ đương nhiên có quyền

được SĐVT và cơ quan tố tụng có trách nhiệm coi họ là người không có tội

trong suốt quá trình TTHS cho đến khi có bản án kết tội có HLPL [74, tr. 56].

Thứ ba, khi bản án kết tội có HLPL có nghĩa là tội phạm đã được

chứng minh và người bị kết án chính thức bị coi là có tội và phải thi hành

Page 27: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

27

bản án. Tuy nhiên, theo quy định của BLTTHS, thì bản án đã có HLPL có

thể bị kháng nghị và được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái

thẩm (khoản 2 Điều 20). Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này người bị

kết án vẫn được áp dụng nguyên tắc với lý do sau để chấm dứt áp dụng

nguyên tắc SĐVT phải có đồng thời cả hai điều kiện (cần và đủ): 1) Tội

phạm được chứng minh theo trình tự luật định; 2) Có bản án kết tội của Tòa

án đã có HLPL. Trong trường hợp bản án bị kháng nghị và được xem xét

lại theo thủ tục giám đốc thẩm (tái thẩm), mới chỉ một điều kiện để chấm

dứt áp dụng nguyên tắc SĐVT là "có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp

luật", nhưng còn thiếu điều kiện thứ hai: "Tội phạm được chứng minh theo

trình tự luật định", bởi lẽ từ thời điểm có quyết định kháng nghị bản án

kết tội đã có HLPL, thì tính hợp pháp và có căn cứ của bản án này bị nghi

ngờ, việc chứng minh tội phạm được xem xét lại và chỉ kết thúc khi cấp

giám đốc thẩm, tái thẩm ra một trong các quyết định theo quy định tại Điều 285,

Điều 298 BLTTHS:

1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án...;

2) Hủy bản án... và đình chỉ vụ án;

3) Hủy bản án... để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Như vậy, trong các trường hợp này nguyên tắc SĐVT lại được áp dụng

đối với người bị kết án từ thời điểm có kháng nghị và kết thúc khi Hội đồng

giám đốc thẩm (tái thẩm) ra quyết định giữ nguyên bản án đã có HLPL hoặc

hủy bản án kết tội và đình chỉ vụ án. Trong trường hợp Hội đồng giám đốc

thẩm (tái thẩm) quyết định hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại, thì khi

đó với tư cách là bị can, bị cáo đương nhiên họ lại có quyền được SĐVT.

* Phạm vi chủ thể áp dụng nguyên tắc SĐVT: Phạm vi này trả lời

cho câu hỏi: Ai là người có trách nhiệm SĐVT? Về vấn đề này, quan điểm

thứ nhất cho rằng, chủ thể có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc SĐVT chỉ bao

gồm các chủ thể tố tụng và một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt

Page 28: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

28

động tố tụng. Quan điểm thứ hai thì cho rằng, phạm vi chủ thể có trách

nhiệm tuân thủ nguyên tắc SĐVT bao gồm không chỉ các cơ quan, người

tiến hành tố tụng, một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động tố

tụng mà cả những chủ thể khác: cơ quan, tổ chức, báo chí, truyền thông...

Khi chưa có bản án kết tội đã có HLPL thì tất cả các chủ thể này đều phải

tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xử với người bị buộc tội như với người

không có tội.

Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ hai và cho rằng, SĐVT là quyền con

người và cũng là quyền cơ bản của công dân khi họ bị buộc tội. Theo nguyên

tắc SĐVT, thì "người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được

chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu

lực pháp luật". Yêu cầu này của nguyên tắc SĐVT là bắt buộc không chỉ đối

với các chủ thể tiến hành tố tụng mà cả đối với các chủ thể khác (cơ quan, tổ

chức, báo chí, truyền thông...). Mọi hình thức thể hiện về sự có tội đối với

người bị buộc tội của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào trước khi có bản án kết tội

của Tòa án có HLPL đều là vi phạm nguyên tắc SĐVT. Về vấn đề này Ủy ban

quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc đã cảnh báo về sự vi phạm của các

cơ quan hữu trách trong việc không thực hiện việc hạn chế theo khoản 2 Điều 14

của Công ước quốc tế năm 1966: "... Mọi cơ quan chức năng có nghĩa vụ hạn

chế phán quyết trước về kết quả của phiên tòa" [88].

* Phạm vi đối tượng có quyền được SĐVT: Phạm vi này trả lời cho

câu hỏi: Ai có quyền được SĐVT? Về vấn đề này có ý kiến cho rằng theo quy

định tại Điều 9 BLTTHS năm 2003 "không ai bị coi là có tội..." thì đối tượng

có quyền được SĐVT không bị giới hạn bởi sự buộc tội vì thuật ngữ "không

ai" trong quy định này có thể là bất kỳ người nào. Tuyên ngôn dân quyền và

nhân quyền Pháp năm 1789 (Điều 9) cũng khẳng định quyền SĐVT được

đảm bảo cho tất cả mọi người (thuật ngữ "tout homme" trong văn bản này có

nghĩa là "tất cả mọi người") [20, tr. 35]

.

Page 29: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

29

Quan điểm thứ hai cho rằng, sự buộc tội xuất hiện cả khi chưa có quyết

định khởi tố bị can (trường hợp bắt, tạm giữ người bị tình nghi) và tồn tại cho

đến khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn hình phạt

(toàn bộ) hay được đại xá, ân xá. Vì vậy, phạm vi đối tượng được SĐVT bao

gồm không chỉ người bị tình nghi, bị can, bị cáo mà cả những người bị kết án

nhưng chưa chấp hành xong hình phạt [19, tr. 28]. Quan điểm thứ ba thì cho

rằng, đối tượng có quyền được SĐVT chỉ bao gồm bị can, bị cáo và họ có

quyền này từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can cho đến khi bản án kết tội

của Tòa án có HLPL [61, tr. 23].

Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ tư cho rằng, sự buộc tội có thể

xuất hiện cả ở giai đoạn tiền tố tụng (trường hợp bắt, tạm giữ người bị tình

nghi) và tồn tại trong các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử cho đến

khi có bản án kết tội có HLPL. Vì vậy, nguyên tắc SĐVT chỉ áp dụng đối với

"người bị buộc tội" bao gồm: người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy

tố, xét xử [20]. Ngoài ra, trong trường hợp bản án kết tội đã có HLPL nhưng

bị kháng nghị giám đốc thẩm (tái thẩm) thì người bị kết án lại được áp dụng

nguyên tắc SĐVT vì trong trường hợp này việc chứng minh tội phạm sẽ được

xem xét lại tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

1.1.4. Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội

Việc ghi nhận trong pháp luật quốc tế, sự thừa nhận và thể hiện SĐVT

trong pháp luật của các quốc gia là một thành tựu vĩ đại của nền văn minh

nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực TTHS. Có thể nói

việc Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nước ta ghi nhận nguyên tắc

SĐVT với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của tư pháp hình sự có vai trò và

ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:

Một là, nguyên tắc SĐVT là một trong những nguyên tắc cơ bản của

pháp luật quốc tế, là một trong những nội dung cơ bản về quyền con người

được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế năm 1948, Công ước quốc tế năm

Page 30: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

30

1966 và được áp dụng rộng rãi trong hệ thống pháp luật TTHS của hầu hết

các nước. Năm 1982 Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế năm 1966 và cam

kết thực hiện các nguyên tắc của Công ước này, trong đó có nguyên tắc

SĐVT. Việc BLTTHS nước ta tiếp tục ghi nhận và hoàn thiện nguyên tắc

SĐVT là vô cùng cần thiết, là bước tiến vượt bậc về bảo đảm quyền con

người trong TTHS [5]. Bởi lẽ, trước hết nguyên tắc này bảo đảm thái độ

khách quan của các chủ thể tố tụng. Nó đòi hỏi trong suốt quá trình TTHS (từ

khi khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử) các chủ thể tố tụng không được coi

người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là người đã có tội, mà họ chỉ

là người đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm. Kể cả trong trường

hợp khi bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, thì chỉ một số quyền của họ bị hạn

chế trong phạm vi quy định của pháp luật, còn những quyền con người và

những quyền công dân khác của họ vẫn phải được tôn trọng và bảo đảm (ví

dụ: quyền bầu cử vẫn phải được bảo đảm đối với người bị tạm giữ, tạm giam).

Mặt khác, nguyên tắc SĐVT là một bảo đảm nhằm bảo vệ quyền con

người của người bị buộc tội khi xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm

thuộc về các chủ thể thuộc bên buộc tội (Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị

hại). Ngoài các chứng cứ buộc tội, các chủ thể tố tụng còn có trách nhiệm thu

thập cả các chứng cứ gỡ tội; phải có thái độ vô tư, không được định kiến đối với

người bị buộc tội để bảo đảm tính khách quan của vụ án. Người bị buộc tội

không có nghĩa vụ chứng minh về sự vô tội của mình và có quyền đưa ra chứng

cứ, yêu cầu với các cơ quan tố tụng. Ngoài ra, nguyên tắc SĐVT còn thể hiện

bản chất dân chủ và nhân đạo của hoạt động TTHS khi buộc các chủ thể tố tụng

phải giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội trong trường hợp các quy

định của pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu, giải thích khác nhau.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi của nguyên tắc SĐVT, thì các quy định

của BLTTHS về các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) phải

thể hiện được đầy đủ, chính xác các nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc này.

Page 31: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

31

Hai là, việc ghi nhận nguyên tắc SĐVT trong Hiến pháp và BLTTHS

là một bảo đảm quan trọng, là lá chắn vững chắc nhất để bảo vệ quyền con

người, quyền công dân trong lĩnh vực đặc thù này nhằm phòng ngừa, ngăn

chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng [74, tr. 25]. Nguyên tắc này

là lời cảnh báo thường xuyên đối với những người được giao thẩm quyền sử

dụng công quyền để thực thi chức năng giữ gìn, đảm bảo trật tự xã hội. Nó

đòi hỏi những chủ thể thực thi pháp luật phải nhận thức rõ tầm quan trọng của

công việc được giao, đặc biệt là sự tác động trực tiếp đối với cuộc sống, sự

nghiệp, danh dự, nhân phẩm và cả tính mạng của người bị buộc tội, để từ đó ý

thức được trách nhiệm của mình trước hết phải tôn trọng sự thật khách quan,

phải cẩn trọng, mẫn cán, chặt chẽ nhằm bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội

đồng thời không được làm oan người vô tội.

Ba là, nguyên tắc SĐVT không chỉ phân định các chức năng cơ bản

(buộc tội, bào chữa và xét xử) giữa các chủ thể; xác định rõ trách nhiệm

chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể của bên buộc tội, người bị buộc tội

có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội, mà còn buộc

các cơ quan tố tụng phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để người bị buộc tội

có thể thực hiện tốt quyền bào chữa của mình [35, tr. 35]. Vì vậy, nguyên tắc

này đã góp phần bảo đảm sự dung hòa giữa lợi ích của xã hội và quyền tự do

của cá nhân; bảo đảm sự cân bằng trong hoạt động TTHS giữa một bên là

Nhà nước (với hệ thống các CQĐT, truy tố) với một bên là người bị buộc tội

luôn ở địa vị yếu thế hơn nhằm đạt được mục đích của TTHS là "không bỏ lọt

tội phạm đồng thời không là oan người vô tội".

Bốn là, nguyên tắc SĐVT mở ra lối thoát cho những vụ án đi vào ngõ

cụt, khi mà cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng mọi phương pháp nhưng

không thể xác định được ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Thực tiễn

điều tra, truy tố và xét xử cho thấy trừ các trường hợp phạm pháp quả tang,

còn lại các vụ án hình sự chỉ bị đưa ra ánh sáng sau khi vụ việc xảy ra và các

Page 32: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

32

cơ quan tố tụng có trách nhiệm phải dựng lại toàn cảnh bức tranh về vụ việc.

Thông qua bức tranh này, không chỉ những người có thẩm quyền mà toàn xã

hội có thể thẩm định, đánh giá bản chất của vụ việc một cách khách quan để

có kết luận đúng đắn, chính xác về một người là có tội hay không có tội. Tuy

nhiên, có những trường hợp do những nguyên nhân khách quan và chủ quan

khác nhau (các dấu vết, chứng cứ không còn đầy đủ, hoặc yếu kém, hạn chế

trong tổ chức hoạt động, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của những

người tiến hành tố tụng,...) mà cơ quan tố tụng không thể dựng lại được bức

tranh về vụ việc xảy ra dẫn đến bỏ lọt (tạm thời hoặc vĩnh viễn) tội phạm và

người phạm tội. Đây là một thực tế có thể xảy ra mà xã hội phải chấp nhận.

Việc cần làm trong các trường hợp này là phải rà soát tìm ra nguyên nhân

(khâu nào, người nào,...) để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh lặp lại.

Trong mọi trường hợp không thu thập đủ chứng cứ để buộc tội thì

người bị buộc tội phải được chính thức suy đoán là vô tội với bảo đảm không

có nghi ngờ, không tì vết, bảo đảm để họ tiếp tục cuộc sống bình thường. Như

vậy, việc áp dụng nguyên tắc SĐVT có thể dẫn đến một thực tế là xã hội phải

chấp nhận sự "nhởn nhơ" ngoài vòng pháp luật của "người bị tình nghi", nhưng

một điều hết sức hệ trọng cần nhận thức là: Nếu sự bỏ lọt một người phạm tội có

thể khiến cho một gia đình (của người bị hại) phải chịu mất mát không bù đắp

được, thì việc làm oan người vô tội sẽ làm tan nát không chỉ hai gia đình (của

người bị hại và bị can, bị cáo) mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng

khác đối với toàn xã hội như: làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối

với công lý, sự công minh của pháp luật, sự ưu việt của chế độ XHCN,...

Vì vậy, có thể nói chỉ khi BLTTHS ghi nhận và cụ thể hóa đầy đủ, chính

xác các nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc SĐVT và các điều kiện bảo đảm để

nguyên tắc này được thực thi trên thực tế thì mới có thể làm thay đổi thái độ

(thói quen) "suy đoán có tội" của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng

(CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên và Tòa án/ Thẩm phán) - một thực

Page 33: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

33

trạng diễn ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Nguyên tắc SĐVT buộc các chủ

thể của bên buộc tội (đặc biệt là CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên) phải

không ngừng nâng cao nghiệp vụ để thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội

phạm. Tại phiên tòa nếu không có đủ chứng cứ chứng minh bị cáo có tội thì

HĐXX phải tuyên bị cáo vô tội mà không trả hồ sơ điều tra bổ sung (ở cấp sơ

thẩm) hoặc hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại (ở cấp phúc thẩm). Việc

trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại chỉ làm dây dưa kéo dài quá trình

TTHS, xô đẩy số phận pháp lý của người bị tình nghi (không biết họ có thực

sự phạm tội không?) "lửng lơ trong vòng tố tụng". Chỉ có như vậy thì công

cuộc cải cách tư pháp và hoạt động TTHS ở nước ta mới có thể đạt được mục

tiêu đặt ra "... bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...".

1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI VỚI MỘT

SỐ NGUYÊN TẮC KHÁC CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Các nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS liên quan chặt chẽ và tác động

qua lại lẫn nhau tạo thành là một hệ thống thống nhất. Sự tồn tại của mỗi

nguyên tắc này là cơ sở và điều kiện bảo đảm tính khả khi của các nguyên tắc

cơ bản khác. Vì vậy, nguyên tắc SĐVT chỉ có thể được khả thi trên thực tiễn

khi có các điều kiện bảo đảm cần thiết kèm theo sự tôn trọng và tuân thủ các

nguyên tắc cơ bản khác của Luật TTHS, đặc biệt các nguyên tắc bảo đảm

quyền bào chữa của người bị buộc tội, tranh tụng trong xét xử, Thẩm phán,

Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

1.2.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng trong

xét xử

Nguyên tắc SĐVT khẳng định người bị buộc tội được coi là vô tội khi

mà tội phạm của họ chưa được chứng minh theo một trình tự do luật quy định

và chưa được Tòa án xác định bằng một bản án kết tội đã có HLPL. Nguyên

tắc này một mặt khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên

buộc tội; người bị buộc tội có quyền mà không có nghĩa vụ chứng minh về sự

Page 34: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

34

vô tội của mình; Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các hình

thức trái pháp luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các

hoạt động tố tụng khác. Mặt khác, nguyên tắc SĐVT cũng xác định Tòa án là

chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử) và có thẩm quyền đưa ra

phán quyết (bản án) nhân danh Nhà nước kết luận người bị buộc tội là có tội

hay vô tội. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ không thể khả thi trên thực tiễn nếu

vắng thiếu nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử với các lý do sau:

Thứ nhất, tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của TTHS giữ vai trò cốt lõi

và là tiền đề khách quan cần thiết để TTHS đạt được mục tiêu là xác định sự

thật khách quan về vụ án. Không có tranh tụng và không bảo đảm được tranh

tụng khách quan, bình đẳng thì hoạt động TTHS sẽ mang tính phiến diện,

định kiến và luôn tiềm ẩn những sai lầm tư pháp trong các quyết định của các

cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, nguyên tắc tranh tụng phân định rõ ràng, tách bạch các chức

năng cơ bản (buộc tội, bào chữa và xét xử) trong TTHS giữa bên buộc tội, bên

bào chữa và Tòa án, theo đó mỗi nhóm chủ thể này chỉ được thực hiện một

chức năng này mà không được phép vừa buộc tội vừa bào chữa hoặc ngược

lại, vừa xét xử vừa buộc tội hay vừa xét xử vừa bào chữa.

Thứ ba, nguyên tắc tranh tụng xác định tư cách của hai nhóm chủ thể

thực hiện chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là "các bên tranh tụng"

có lợi ích đối lập nhau. Đồng thời, các bên hoàn toàn bình đẳng với nhau về

mặt pháp lý. Vì vậy, các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa phải được

bảo đảm các khả năng pháp lý như nhau để bảo vệ các lợi ích của mình trong

suốt quá trình giải quyết vụ án.

Thứ tư, nguyên tắc tranh tụng xác định địa vị độc lập, khách quan và vô

tư của Tòa án với tư cách là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp (xét

xử). Với tư cách này Tòa án (HĐXX) có trách nhiệm bảo đảm quyền bào

chữa cho bị cáo, điều khiển, giám sát quá trình tranh tụng giữa bên buộc tội

Page 35: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

35

và bên bào chữa để đưa ra phán xét công minh nhân danh Nhà nước về số

phận của bị cáo (vô tội hay có tội và áp dụng hình phạt đối với họ).

Vì vậy, có thể nói nguyên tắc tranh tụng chính là cơ sở pháp lý không

chỉ tạo sự bình đẳng về thế và lực giữa bên buộc tội (CQĐT/ Điều tra viên,

VKS/ Kiểm sát viên là các chủ thể thực thi quyền lực nhà nước) và bên bị

buộc tội (người bị buộc tội, người bào chữa là các chủ thể luôn ở địa vị yếu

thế hơn) mà còn đề cao vai trò trọng tài của Tòa án. Nếu không có nguyên tắc

này thì sẽ không có sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trên thực tế,

và khi đó nguyên tắc SĐVT sẽ không thể phát huy được hiệu quả của mình.

1.2.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc bảo đảm quyền

bào chữa

Bảo đảm quyền bào chữa là một trong những nguyên tắc cơ bản và

quan trọng của TTHS thể hiện bản chất dân chủ của nền tư pháp hiện đại.

Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng phải bảo đảm cho

người bị tình nghi, bị can, bị cáo thực hiện đầy đủ quyền tự bào chữa hoặc

nhờ người khác (Luật sư, bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý,...)

bào chữa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giai

đoạn của quá trình TTHS. Sự tham gia của người bào chữa (đặc biệt là của

Luật sư bào chữa) vào các giai đoạn của TTHS là điều kiện cần thiết để bảo

đảm sự bình đẳng trên thực tế giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong các

giai đoạn của quá trình TTHS nói chung và tại phiên tòa nói riêng. Chính vì

lẽ đó, các văn bản pháp luật quốc tế không chỉ khẳng định rõ mà còn đề ra

những yêu cầu cụ thể đối với nguyên tắc này: Bị can, bị cáo có quyền được

thông báo không chậm trễ và chi tiết… về bản chất và lý do bị buộc tội; được

bảo đảm đủ thời gian phù hợp và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và

liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; Được có mặt trong khi

xét xử, được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về mặt pháp lý do mình lựa

chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về mặt pháp lý thì phải được thông báo về

Page 36: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

36

quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi phải bố trí cho

người đó một sự trợ giúp pháp lý miễn phí nếu họ không có điều kiện trả

tiền... [30]; có quyền liên lạc với Luật sư để tham khảo ý kiến; việc tiếp xúc

với Luật sư phải ngoài tầm nghe của quan chức pháp luật... [32]. Nguyên tắc

bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được ghi nhận trong pháp luật

của hầu hết các quốc gia. Hiến pháp năm 2013 (khoản 4 Điều 31) và

BLTTHS năm 2003 (Điều 11) của nước ta quy định bảo đảm quyền bào chữa

của người bị buộc tội là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật TTHS.

Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự ở nước ta những

năm gần đây cho thấy nhìn chung việc đảm bảo quyền bảo chữa của người bị

buộc tội đã được chú trọng hơn (như cho phép người bào chữa có mặt ngay từ

khi tạm giữ người bị tình nghi). Tuy nhiên, trên thực tế người bào chữa gặp

rất nhiều trở ngại từ phía CQĐT ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Đây là

một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mớm cung, ép cung, dùng

nhục hình dẫn đến làm oan người vô tội đã và đang gây nhiều bất bình và bức

xúc trong dư luận xã hội.

Mặt khác, theo quy định của BLTTHS năm 2003 (Điều 56) thì chỉ có

ba loại đối tượng (Luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo và bào

chữa viên nhân dân) mới có thể được lựa chọn là người bào chữa. Chúng tôi

cho rằng quy định này đã quá bó hẹp phạm vi các đối tượng để bị can, bị cáo

có thể lựa chọn làm người bào chữa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của

mình. Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến tháng 9/2014 ở nước ta có

11.285 Luật sư hành nghề (bao gồm cả Luật sư tư vấn và Luật sư tranh tụng),

tính bình quân gần 10.000 dân mới có 01 Luật sư [28] nhưng lại tập trung chủ

yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi trên thực tế có rất nhiều

người (anh em, người thân, bạn bè,… của người bị buộc tội) có trình độ pháp

lý, có đạo đức và nhiệt tình nhưng họ không thể làm người bào chữa vì không

phải là Luật sư. Quy định này đã gây lãng phí nguồn lực và làm hạn chế quyền

Page 37: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

37

bào chữa của người bị buộc tội. Mặt khác, theo quy định của BLTTHS thì

người bào chữa không có quyền thu thập chứng cứ mà chỉ có quyền thu thập đồ

vật, tài liệu… và các đồ vật, tài liệu này có được coi là chứng cứ hay không

lại phụ thuộc vào sự đánh giá của các chủ thể tiến hành tố tụng.

Ngày nay nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong TTHS được đặt

ngang với nhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm. Vì vậy, để phù hợp với các

nguyên tắc hiến định mới, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị

buộc tội cần được cụ thể hóa đầy đủ trong BLTTHS sửa đổi theo hướng mở

rộng sự tham gia của người bào chữa (Luật sư và những người khác) đối với

tất cả các loại tội phạm; không chỉ người bị tình nghi, bị can, bị cáo mà cả

người thân thích của họ (trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam) cũng có

quyền mời Luật sư. Mặt khác, cũng cần xác lập sự bình đẳng giữa bên buộc

tội và bên bào chữa trong thu thập chứng cứ cũng như cơ chế bảo đảm để

người bào chữa có thể tham gia tích cực, hiệu quả hơn trong việc bảo vệ công

lý, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.

1.2.3. Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc Thẩm phán, Hội

thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Sự độc lập của Tòa án là nguyên tắc phổ quát được ghi nhận với tư

cách là một yếu tố, điều kiện gắn liền với việc bảo đảm các quyền con người

trong các văn bản pháp luật quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn

về nhân quyền, Công ước về các quyền chính trị và dân sự,...) đồng thời được

ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật của hầu hết các quốc gia. Mặt khác,

quyền tư pháp (xét xử) được thực hiện thông qua các Thẩm phán, Hội thẩm

nên sự độc lập của Tòa án đồng nhất với "độc lập xét xử" của Thẩm phán, Hội

thẩm. Việc đề cao sự độc lập của Tòa án xuất phát từ chỗ đây là chủ thể duy

nhất thực hiện quyền tư pháp và giữ vai trò là người trọng tài giữa bên buộc

tội và bên bào chữa để bảo đảm việc xét xử khách quan, công minh nhằm bảo

vệ công lý, quyền con người và ngăn chặn sự lạm quyền. Vì vậy, nguyên tắc

Page 38: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

38

"Thẩm phán, Hội thẩm độc lập xét xử..." là cơ sở pháp lý và là một điều kiện

cần thiết để bảo đảm tính khả thi của nguyên tắc SĐVT trên thực tiễn.

Theo quy định của pháp luật nước ta (các điều 102, 103 Hiến pháp năm

2013, Điều 2 Luật tổ chức TAND năm 2014, Điều 16 BLTTHS), thì TAND là

cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư

pháp..., có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công

dân; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm

cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội

thẩm. Tuy nhiên, ở nước ta chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiết để bảo đảm

sự độc lập của Tòa án và sự độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm do

nhiều nguyên nhân khác nhau như: Sự bất cập về cơ chế, quy trình lựa chọn,

bổ nhiệm Thẩm phán, nhiệm kỳ Thẩm phán cũng như chế độ đãi ngộ; việc áp

dụng chế độ "báo cáo án, duyệt án, thỉnh thị án, xin ý kiến cấp trên",… ở các

cấp Tòa án; sự lạm dụng nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác tư pháp để can

thiệp vào đường lối xử lý đối với từng vụ án, nhất là những vụ án mà bị can,

bị cáo là người có chức, có quyền; sự thiếu lòng tin của Lãnh đạo đối với

Thẩm phán; sự hạn chế, yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn, tinh thần

trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán,…

Vì vậy, ngoài việc sửa đổi bổ sung nội dung nguyên tắc này cho phù

hợp với các nguyên tắc hiến định mới, cần thiết phải hoàn thiện cơ chế bảo

đảm sự độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

1.3. NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

VÀ PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC

1.3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế

Tư tưởng về SĐVT (hay giả định vô tội) xuất hiện từ thời La Mã cổ đại.

Thuật ngữ "Praesumptio boni viri" trong Luật La Mã cổ đại được hiểu là một

suy đoán pháp lý, theo đó "người tham gia tố tụng được coi là trung thực cho

đến khi bị chứng minh họ không phải là người trung thực". Tư tưởng này chỉ

Page 39: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

39

được thừa nhận và áp dụng trong tố tụng dân sự và được coi là cội nguồn của

nguyên tắc SĐVT hay giả định vô tội (presumption of innocence) [38, tr. 37].

Cũng như nhiều tư tưởng dân chủ, tiến bộ khác của nhân loại, tư tưởng về

SĐVT không thể được chấp nhận trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ, ở đó nô lệ

không được thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật và vấn đề lỗi của họ

không bao giờ được xem xét. Nhà nước phong kiến tiếp tục áp dụng nguyên

tắc suy đoán có tội, theo đó người bị buộc tội (người bị tình nghi, bị khởi tố

hình sự, bị đưa ra xét xử) luôn bị coi là có lỗi và việc áp dụng các biện pháp

tra tấn, dùng nhục hình đối với họ để điều tra được coi là hợp pháp.

Tư tưởng về SĐVT phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cách mạng dân

chủ tư sản. Giai cấp tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con

người và quyền công dân, trong đó có tư tưởng về SĐVT để lôi kéo quần

chúng nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Trong thời kỳ đầu, tư

tưởng SĐVT chỉ được giai cấp tư sản sử dụng như một vũ khí để chống lại sự

thống trị hà khắc của Nhà nước phong kiến. Tư tưởng SĐVT chỉ trở thành

nguyên tắc của pháp luật sau khi Cách mạng tư sản Pháp giành thắng lợi. Lần

đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng

hòa Pháp năm 1789 đã chính thức ghi nhận và tuyên bố SĐVT là một quyền

cơ bản của con người: "Mọi người được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố

phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết phải bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá

mức cần thiết cho phép đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc" [72, Điều 8].

Tuyên ngôn này đã đặt nền móng cho sự hình thành nguyên tắc SĐVT - một

nguyên tắc cơ bản, quan trọng của TTHS có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát

triển của pháp luật quốc tế và tư duy pháp lý của các quốc gia.

Tuyên ngôn quốc tế năm 1948 đã ghi nhận SĐVT là một quyền cơ bản

của con người đồng thời là một nguyên tắc của pháp luật quốc tế: "Khi truy

tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội cho đến khi pháp luật chứng

minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và Tòa án này phải cung ứng

Page 40: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

40

tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự" [31, Ðiều 11].

Nguyên tắc (quyền) SĐVT còn được ghi nhận trong các công ước quốc tế

khác: Công ước Châu Âu năm 1950 về nhân quyền; Công ước Châu Mỹ

năm 1969 về nhân quyền;... Đặc biệt, Công ước quốc tế năm 1966 không chỉ

ghi nhận các quyền cơ bản của con người với tư cách là các nguyên tắc của

pháp luật quốc tế mà còn đưa ra những bảo đảm cần thiết khi một người bị

xét xử về hình sự:

1. Mọi người đều bình đẳng trước Tòa án..., có quyền được

xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án... không thiên vị...

để quyết định về lời buộc tội...;

2. Người bị cáo buộc... được coi là vô tội cho tới khi... phạm

tội của người đó được chứng minh theo pháp luật;

3. Mọi người có quyền hưởng đầy đủ và bình đẳng những bảo

đảm tối thiểu sau:

a) Được thông báo không chậm trễ và chi tiết... về bản chất

và lý do buộc tội;

b) Có đủ thời gian và điều kiện... để chuẩn bị bào chữa và

liên hệ với người bào chữa...;

c) Được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý;

d) Có mặt khi xét xử, được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ

giúp pháp lý... và được trợ giúp pháp lý theo chỉ định... không phải

trả tiền...;

e) Được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng

buộc tội mình, được mời người làm chứng gỡ tội... và thẩm vấn họ

tương tự như đối với người làm chứng buộc tội mình;

f) Được phiên dịch miễn phí...;

g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình

hoặc buộc phải nhận là mình có tội... [31, Điều 14].

Page 41: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

41

Việc đề ra các chuẩn mực nêu trên xuất phát từ nhận thức TTHS là một

lĩnh vực đặc thù và nhạy cảm, là hoạt động thực thi công quyền nhân danh

Nhà nước nên trong quan hệ giữa các chủ thể thực thi công quyền (CQĐT/

Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên, Tòa án/ Thẩm phán,…) và các chủ thể

khác (đặc biệt là bị can, bị cáo) luôn thể hiện sự bất bình đẳng mà ưu thế luôn

nghiêng về các chủ thể thực thi pháp luật. Vì vậy, để bảo vệ quyền con người

trong TTHS, cần dành cho bị can, bị cáo những quyền pháp lý cần thiết nhằm

giúp họ có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh

nguy cơ bị xâm phạm từ phía các chủ thể thực thi pháp luật. Các chuẩn mực

tối thiểu nêu trên tạo thành hệ thống quy tắc ứng xử của các cơ quan, nhân

viên thực thi pháp luật và được áp dụng trên phạm vi toàn cầu nhằm đảm bảo

để người bị buộc tội có thể bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các quốc gia tôn trọng và lồng ghép các

nguyên tắc này vào luật pháp quốc gia và phổ biến rộng rãi đến các Thẩm

phán, Luật sư, nhân viên hành pháp, lập pháp và công chúng... [70, tr. 629].

Bình luận chung số 13 Công ước quốc tế năm 1966 đã nhấn mạnh mối

quan hệ chặt chẽ giữa quyền SĐVT với nghĩa vụ chứng minh của bên Công

tố, với nguyên tắc Tòa án độc lập và không thiên vị, theo đó các cơ quan tố

tụng, Thẩm phán, Kiểm sát viên không được định kiến trước về kết quả xét

xử, việc xét xử tại phiên tòa phải tuân thủ giả định bị cáo vô tội:

Giả định vô tội - yếu tố cơ bản để bảo vệ quyền con người,

đòi hỏi bên công tố phải chứng minh sự cáo buộc. Không ai có thể

bị kết tội cho đến khi việc chứng minh không còn nghi ngờ nào;

đảm bảo quyền được suy đoán theo hướng có lợi... trong trường

hợp có sự nghi ngờ về lỗi của họ. Mọi cơ quan công quyền không

được định kiến về kết quả xét xử,...; Không được xiềng xích, nhốt

bị cáo... hoặc để họ xuất hiện trước Tòa theo cách thức cho thấy họ

bị coi là kẻ phạm tội... Báo chí cũng không được phép gây tổn hại

đến quyền giả định vô tội... [30, tr. 223].

Page 42: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

42

Các quy định nêu trên của pháp luật quốc tế về SĐVT cho thấy con người

và quyền con người là giá trị cao quý nhất và là đối tượng ưu tiên bảo hộ

trong lĩnh vực tư pháp hình sự. SĐVT được coi là nguyên tắc "kinh điển nhất"

của TTHS và là "phẩm giá của văn minh nhân loại" [74, tr. 25]. Việc pháp

luật ghi nhận nguyên tắc SĐVT (quyền được SĐVT) là bảo đảm quan trọng,

là lá chắn vững chắc nhất để bảo vệ quyền con người, quyền công dân nhằm

phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm từ phía các cơ quan tố tụng. Tuy

nhiên, SĐVT là một vấn đề rộng, phức tạp của khoa học pháp lý nhưng điểm

mấu chốt và cơ bản nhất của nó là sự thể hiện ở quy định của pháp luật về

SĐVT ("luật trên giấy") và thái độ xử sự của các chủ thể tố tụng đối với

người bị buộc tội như thế nào trong quá trình TTHS ("luật trên thực tế"):

người bị buộc tội có được coi (giả thiết) là vô tội hay có tội? Đây là vấn đề

quan điểm còn khác nhau.

Nguyên tắc SĐVT đã được pháp luật quốc tế và pháp luật của nhiều

nước ghi nhận. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, hệ thống luật lục

địa (tố tụng thẩm vấn) hoạt động dựa trên suy đoán có tội cho đến khi chứng

minh được sự vô tội của người đó, còn hệ thống luật án lệ (tố tụng tranh tụng)

lại dựa trên SĐVT. Các nhân viên điều tra của hệ thống luật lục địa phải xác

định bất kỳ người nào có tội trong số những người "dường như" là vô tội...

Người nào chưa được chấm dứt điều tra thì vẫn "hình như" là có tội và hành

động tiếp theo của CQĐT đối với người này được thực hiện với suy đoán rằng

họ có tội... Một số học giả Trung Quốc cho rằng, nguyên tắc SĐVT chỉ làm

cho người ta thêm rối và phản tác dụng: trói tay các nhân viên thi hành pháp

luật, làm cho các tội phạm không bị trừng phạt... Quá trình TTHS chỉ đơn

giản là "tìm kiếm sự thật từ sự việc"... Theo đó sự có tội hay vô tội hoàn toàn

có thể được chứng minh một cách đúng đắn mà không cần phải SĐVT hay

suy đoán có tội [82, tr. 167-170].

Ý kiến khác thì cho rằng sự thật thế nào thì phải chứng minh, đi tìm,

chứ không được "suy đoán" theo bất cứ hướng nào. Nếu ghi nhận nguyên tắc

Page 43: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

43

"suy đoán vô tội" cũng tức là không cần đến nguyên tắc "xác định sự thật của

vụ án"... [39]. Quan điểm thứ tư lại cho rằng, cả hai quan điểm thừa nhận và

phủ nhận nguyên tắc SĐVT đều đã bỏ qua một yếu tố hết sức quan trọng đó

là áp dụng pháp luật trên thực tế, bởi lẽ ngay cả khi "luật trên giấy" quy định

rằng bị can được SĐVT nhưng không có nghĩa là "luật trên thực tế" sẽ hành

động theo đúng như vậy... [82, tr. 170].

Việc tuân thủ và cụ thể hóa các nguyên tắc của pháp luật quốc tế trong

pháp luật nội địa không chỉ là trách nhiệm của mỗi quốc gia tham gia các điều

ước quốc tế mà còn là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Ngày nay pháp luật

của hầu hết các nước (không phân biệt mô hình TTHS) đều thừa nhận các

nguyên tắc của pháp luật quốc tế (trong đó có nguyên tắc SĐVT) nhưng nội

dung được thể hiện ở mức độ rất khác nhau.

1.3.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật của một số nước

* Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật của Liên bang Nga:

Trước năm 2001, nguyên tắc giả định vô tội hay SĐVT được ghi nhận tại

Điều 14 Đạo luật "Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Liên bang

Xô viết và các nước Cộng hòa" và trong BLTTHS năm 1960 của Liên bang

Nga. BLTTHS mới (được ban hành năm 2001 và có hiệu lực từ ngày

01/7/2002) [78] đã tiếp thu, kết hợp nhiều yếu tố tích cực, hợp lý của tố tụng

tranh tụng và làm cho mô hình tố tụng thẩm vấn truyền thống của Liên bang

Nga có sự thay đổi lớn. Đây là Bộ luật thể hiện tập trung rõ nét và cụ thể hóa

đầy đủ nhất nội dung của nguyên tắc SĐVT.

1) Về các nguyên tắc cơ bản: Trong số 14 nguyên tắc cơ bản của Bộ

luật này (các điều 6 - 19) có một số nguyên tắc liên quan đến nguyên tắc

SĐVT, cụ thể là:

a) "Điều 8. Việc xét xử chỉ do Tòa án tiến hành" quy định:

1. Việc xét xử vụ án hình sự ở Liên bang Nga chỉ do Tòa án

tiến hành;

Page 44: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

44

2. Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu

chưa có bản án của Tòa án và không tuân theo thủ tục quy định tại Bộ

luật này;

3. Bị cáo không thể bị tước quyền được yêu cầu xét xử vụ án của

mình ở Tòa án và do Thẩm phán tiến hành, nếu theo quy định của Bộ luật

này thì vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án và Thẩm phán đó.

b) "Điều 14. Suy đoán vô tội" quy định về nguyên tắc SĐVT:

1) Bị can được coi là không có tội, chừng nào tội của họ

không được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy

định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có HLPL;

2) Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng

minh về sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tội phạm... thuộc

trách nhiệm của bên buộc tội;

3) Mọi nghi ngờ về tội phạm…, nếu không được loại trừ theo

quy định của Bộ luật này được giải thích có lợi cho bị can.

c) "Điều 15. Tranh tụng giữa các bên" quy định:

1) Hoạt động TTHS được tiến hành trên cơ sở tranh tụng

giữa các bên;

2) Các chức năng buộc tội, gỡ tội và giải quyết vụ án hình sự

(phán quyết) là độc lập với nhau và không thể giao cho cùng một cơ

quan hoặc một người có thẩm quyền thực hiện;

3) Tòa án không phải là cơ quan truy tố, không thuộc bên

buộc tội hoặc bên gỡ tội. Tòa án tạo các điều kiện cần thiết để các

bên thực hiện nghĩa vụ của mình và các quyền được giao cho họ;

4) Bên buộc tội và bên gỡ tội bình đẳng trước Tòa án.

d) "Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa" quy định:

1) Người bị tình nghi và bị can được bảo đảm quyền bào

chữa,... có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ của người bào

chữa (hoặc) người đại diện hợp pháp;

Page 45: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

45

2) Tòa án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và Điều tra viên phải

giải thích cho người bị tình nghi, bị can về quyền của họ và bảo

đảm cho họ quyền bào chữa bằng tất cả những phương pháp, biện

pháp mà Bộ luật này không cấm;

3) Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, sự tham

gia của người bào chữa và (hoặc) người đại diện hợp pháp của

người bị tình nghi, bị can được người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng bảo đảm;

4)..., người bị tình nghi và bị can có thể được sự giúp đỡ

miễn phí của người bào chữa.

2) Về phân loại các chủ thể: Chương II của BLTTHS Liên bang Nga

phân các chủ thể tham gia TTHS theo các chức năng cơ bản trong TTHS

thành 4 nhóm và quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể của

mỗi nhóm này: Tòa án (Mục 5 - các điều 29 - 36); Các chủ thể thuộc bên buộc

tội (Mục 6 - các điều 37-45); Các chủ thể thuộc bên gỡ tội (Mục 7 - các điều

46 - 55); Các chủ thể khác tham gia tố tụng (Mục 8 - các điều 46 - 60).

3) Về thủ tục xét xử: Chỉ cho phép Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung

trong trường hợp có vi phạm về thủ tục tố tụng và trong thời hạn 05 ngày VKS

phải khắc phục vi phạm này (Điều 237); Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm điều

khiển phiên tòa và áp dụng tất cả những biện pháp theo quy định của Bộ luật

này để đảm bảo sự tranh tụng và bình đẳng của các bên… (Điều 243). Trong

quá trình xét xử nếu những chứng cứ được đưa ra không chứng minh được

việc buộc tội thì Kiểm sát viên từ chối buộc tội... Việc từ chối toàn bộ hoặc

một phần nội dung buộc tội dẫn đến đình chỉ vụ án hoặc miễn truy cứu trách

nhiệm hình sự toàn bộ hoặc một phần nội dung buộc tội... Trước khi Tòa án

nghị án, Kiểm sát viên cũng có thể thay đổi nội dung buộc tội theo hướng nhẹ

hơn... (khoản 7 và 8 Điều 246).

Việc xét xử chỉ được tiến hành đối với bị can và chỉ theo lời buộc tội

đối với họ; Chỉ được phép thay đổi buộc tội…, nếu không làm xấu hơn tình

Page 46: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

46

trạng của bị cáo và không vi phạm quyền bào chữa của họ; Đối với các vụ án

tư tố nếu người bị hại vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì vụ án bị

đình chỉ… (khoản 1, 2 Điều 252). Việc điều tra tại tòa được bắt đầu bằng việc

công bố lời buộc tội…; nếu là vụ án tư tố thì… Tư tố viên công bố lời buộc

tội. Chủ tọa hỏi bị cáo… có hiểu nội dung buộc tội không, có thừa nhận có tội

không? Bị cáo hoặc người bào chữa trình bày ý kiến về lời buộc tội hay

không? (Điều 273)...; Bên buộc tội đưa ra các chứng cứ trước, sau đó xem xét

các chứng cứ do bên bào chữa đưa ra (Điều 274).

Nếu bị cáo đồng ý khai thì người bào chữa và những người thuộc bên

bào chữa hỏi bị cáo, sau đó đến Kiểm sát viên và những người thuộc bên buộc

tội. Chủ tọa không chấp nhận những câu hỏi có tính chất gợi ý hoặc không liên

quan đến vụ án. Bị cáo có quyền sử dụng ghi chép để trình bày trước tòa. Sau

khi các bên đã hỏi bị cáo, Tòa án đưa ra các câu hỏi đối với bị cáo (Điều 275)

và có quyền tiến hành tất cả các hoạt động điều tra tại phiên tòa như: Giám

định (Điều 283); Xem xét chỗ ở, địa điểm (Điều 287); Thực nghiệm điều tra

(Điều 288); Nhận dạng (Điều 289);...

Điều 292 quy định về trình tự tranh luận, theo đó người buộc tội phát

biểu trước rồi đến người bào chữa, trường hợp người bào chữa vắng mặt thì bị

cáo tham gia tranh luận... Các đương sự có quyền tham gia vào quá trình tranh

luận của các bên... Những người tham gia tranh luận không có quyền dựa vào

những chứng cứ không được xem xét tại phiên tòa hoặc những chứng cứ mà Tòa

án không chấp nhận... Quyền đối đáp sau cùng thuộc về bị cáo và người bào

chữa. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định về thủ tục nghị án, ra bản án; bản án tuyên

bị cáo vô tội, bản án tuyên bị cáo phạm tội và các vấn đề khác cần quyết định

trong bản án...

* Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật của Cộng hòa Pháp:

Khác với BLTTHS của Nga, các nguyên tắc (trong đó có nguyên tắc SĐVT)

của TTHS được quy định tập trung trong Điều 1-P BLTTHS năm 1957 (được

Page 47: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

47

sửa đổi bổ sung năm 2000) của Cộng hòa Pháp. Theo Bộ luật này, nguyên tắc

SĐVT được thể hiện ở nội dung sau (Điều 1-P):

... Tố tụng hình sự phải công bằng và tranh tụng, duy trì sự

cân bằng về quyền giữa các bên… Cơ quan tư pháp phải thông báo

và đảm bảo tôn trọng các quyền của các nạn nhân trong suốt quá

trình tố tụng. Bất kỳ ai bị nghi ngờ hoặc truy tố được suy đoán là vô

tội chừng nào chưa chứng minh được tội của họ. Nghiêm cấm vi

phạm nguyên tắc suy đoán vô tội… Người bị buộc tội có quyền

được biết về cáo buộc và được bào chữa… Bất kỳ ai bị kết án đều

có quyền được Tòa án cấp thứ hai thẩm tra việc kết án... [79].

Nội dung của nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện trong các quy định

về thủ tục xét xử. Theo các quy định này, thì Chủ tọa giữ gìn trật tự phiên tòa

và điều khiển việc tranh tụng, bác bỏ tất cả những gì xâm hại đến sự trang

nghiêm của phiên tòa... (Điều 309); có toàn quyền quyết định áp dụng mọi

biện pháp cần thiết để xác định sự thật (Điều 310). Các Thẩm phán và Bồi

thẩm có thể hỏi bị cáo và người làm chứng và không được thể hiện ý kiến của

mình (Điều 311). Tại phiên tòa, Luật sư bào chữa... bắt buộc phải có mặt. Nếu

Luật sư vắng mặt thì Chủ tọa chỉ định Luật sư khác (Điều 317). Sau khi kết

thúc thẩm vấn,... Kiểm sát viên trình bày kết luận của mình. Bị cáo và Luật sư

trình bày lời bào chữa. Nguyên đơn dân sự và Kiểm sát viên có quyền đáp lại,

nhưng bị cáo và Luật sư luôn được phát biểu sau cùng (Điều 346)...

* Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật của Cộng hòa Liên

bang Đức: BLTTHS của Liên bang Đức [81] không có điều khoản riêng nào

quy định về nguyên tắc SĐVT mà nội dung của nguyên tắc này được thể hiện

trong các quy định khác nhau của Bộ luật.

1) Về quyền bào chữa: Bị can/ bị cáo có thể nhận sự giúp đỡ của Luật

sư ở bất cứ giai đoạn nào và được lựa chọn tối đa ba Luật sư. Nếu bị can/ bị

cáo có người đại diện theo pháp luật, thì người này có thể tham gia bào chữa

Page 48: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

48

cùng với Luật sư (Điều 137). Chủ tọa tự mình hoặc theo đề nghị của Viện

công tố hay bị cáo chỉ định Luật sư bào chữa, nếu thấy cần thiết... (Điều 141).

Kiểm sát viên, bị cáo và người bào chữa được tham gia vào quá trình thẩm

vấn người làm chứng, người giám định (Điều 168c) và các hoạt động thẩm tra

khác (Điều 168d); Bị cáo bắt buộc có mặt tại phiên tòa (Điều 230).

2) Về thủ tục xét xử: Chủ tọa điều khiển phiên xét xử, kiểm tra bị cáo và

việc thu thập chứng cứ (Điều 238). Việc thẩm tra người làm chứng, người

giám định... do Kiểm sát viên, người bào chữa và bị cáo theo trình tự thống nhất

giữa hai bên. Kiểm sát viên thẩm tra trước đối với người làm chứng, người

giám định do mình đưa ra; người bào chữa thẩm tra trước đối với người làm

chứng, người giám định do bị cáo đưa ra. Sau khi các bên thẩm tra xong, Chủ

tọa có thể hỏi về các vấn đề cần làm rõ (Điều 239). Các thẩm phán khác,

Kiểm sát viên, người bào chữa có thể thẩm vấn bị cáo, người làm chứng và

người giám định (Điều 240).

3) Về tranh luận: Sau khi kết thúc thẩm tra, các bên thể hiện quan điểm

của mình, bị cáo có quyền bào chữa bổ sung; Kiểm sát viên đáp lại ý kiến

tranh luận và bị cáo nói lời sau cùng (Điều 258). Căn cứ vào kết quả thẩm tra

và tranh luận, Tòa án ra phán quyết về vụ án (Điều 261)...

* Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật của Nhật Bản: Tương

tự như BLTTHS của Liên bang Đức, BLTTHS của Nhật Bản [80] cũng không

có điều khoản riêng quy định về nguyên tắc SĐVT. Nội dung của nguyên tắc

này cũng được thể hiện trong các quy định khác nhau của Bộ luật:

1) Về bảo đảm quyền bào chữa: Bị can, bị cáo có thể mời người bào

chữa ở bất kỳ thời điểm nào. Đại diện pháp lý, người giám hộ, vợ/chồng, họ

hàng trực hệ, anh chị em của bị can, bị cáo có thể độc lập mời người bào chữa

(Điều 30). Trường hợp đã có quyết định truy tố, thì Tòa án phải thông báo

ngay cho bị cáo về quyền có Luật sư và có thể chỉ định Luật sư nếu họ không

thể tự mời vì lý do tài chính hoặc lý do khác (Điều 272);…

Page 49: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

49

2) Về thủ tục xét xử: Bị cáo được tự do trong phiên tòa, trừ trường hợp bị

cáo đã sử dụng bạo lực hoặc tìm cách trốn (Điều 287). Sau khi nghe ý kiến của

Kiểm sát viên, bị cáo hoặc Luật sư, Tòa án xác định phạm vi, thủ tục, và

phương pháp kiểm tra chứng cứ;… (Điều 297). Trước khi thẩm vấn Kiểm sát

viên, bị cáo hoặc Luật sư phải cho bên đối tụng biết trước tên và địa chỉ của

nhân chứng, người giám định, người phiên dịch hoặc người biên dịch. Khi

kiểm tra những tài liệu hoặc vật chứng quan trọng, họ phải đưa cho bên kia

trước để nghiên cứu... (Điều 299). Kiểm sát viên, bị cáo hoặc Luật sư thực

hiện việc tranh tụng về vụ án bằng chứng cứ (Điều 308). Bị cáo có quyền im

lặng trong toàn bộ quá trình xét xử hoặc từ chối khai báo đối với các câu hỏi

mang tính chất riêng tư. Nếu bị cáo tự nguyện khai báo, chủ tọa có thể yêu

cầu bị cáo trả lời về những vấn đề cần thiết vào bất cứ thời điểm nào; Thẩm

phán, Kiểm sát viên, bị cáo hoặc Luật sư có thể yêu cầu bị cáo trả lời khi

được chủ tọa cho phép (Điều 311). Khi tranh luận, Kiểm sát viên có quyền bổ

sung, thay đổi, rút truy tố hay điều luật áp dụng, nếu thấy truy tố không phù

hợp với nội dung vụ án đã được thẩm tra. Nếu việc bổ sung, thay đổi truy tố

hoặc điều luật áp dụng có thể gây bất lợi cho việc bào chữa, Tòa án có thể tự

mình hoặc theo yêu cầu của bị cáo, Luật sư tạm dừng phiên tòa để bị cáo

chuẩn bị bào chữa (Điều 312)…

Page 50: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

50

Chương 2

CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SUY ĐOÁN VÔ TỘI

TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH

BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

Có thể phân quá trình phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam

liên quan đến SĐVT từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2015

thành hai giai đoạn: 1) Từ năm 1945 đến trước khi ban hành BLTTHS năm

2003; 2) Từ năm 2003 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 2015.

2.1. CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI BAN HÀNH BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

Có thể phân giai đoạn này thành hai giai đoạn nhỏ hơn: 1) Từ năm

1945 đến trước khi ban hành BLTTHS năm 1988; 2) Từ năm 1988 đến trước

khi ban hành BLTTHS năm 2003.

2.1.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến suy đoán

vô tội trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để kịp thời bảo vệ

thành quả cách mạng và chính quyền cách mạng còn non trẻ, các quyền và lợi

ích của công dân, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ban hành

nhiều văn bản pháp luật mới, trong đó có các văn bản quan trọng sau đây:

1) Sắc lệnh số 13C/SL ngày 13/9/1945 về thành lập các TAQS là văn

bản pháp luật đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa quy định về thủ

tục TTHS, trong đó đã xác định tương đối rõ ba chức năng cơ bản trong

TTHS (buộc tội, bào chữa và xét xử):

Ngồi xử có Chánh án và hai Hội thẩm. Ghế Chánh án và ghế

Hội thẩm sẽ do một ủy viên quân sự và một ủy viên chính trị ngồi.

Còn ghế Hội thẩm thứ nhì thuộc về ông Thẩm phán chuyên môn

Page 51: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

51

của tư pháp... Đứng buộc tội là một ủy viên quân sự hay một ủy

viên Ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người

khác bênh vực cho... [69, tr. 15].

2) Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch

Thẩm phán đã phân định rõ ràng, đầy đủ hơn về các chức năng trong TTHS

và trình tự, thủ tục xét xử các vụ án hình sự (Điều 44):

Sau khi nghe các bị can, người làm chứng, cáo trạng... và...

lời cãi của các bị can, ông Chánh án, hai Hội thẩm và hai phụ thẩm

nhân dân lui vào phòng nghị xử để quyết định về tất cả các vấn đề

thuộc về tội trạng, hình phạt... Trong việc đại hình nếu trước Tòa..

bị can không có ai bênh vực ông Chánh án sẽ cử một Luật sư bào

chữa cho hắn... [69, tr. 30].

3) Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về tổ chức Tòa án quân sự tiếp tục

khẳng định ba chức năng cơ bản (buộc tội, bào chữa và xét xử) trong TTHS và

mở rộng các hình thức thực hiện quyền bào chữa, theo đó bị cáo có quyền tự

bênh vực lấy hay nhờ Luật sư hoặc một người khác bênh vực cho... [65, tr. 51].

4) Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam

dân chủ Cộng hòa đã ghi nhận một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói

chung và các nguyên tắc của TTHS nói riêng như: "Tất cả các công dân đều

bình đẳng trước pháp luật" (Điều 7); "Tư pháp chưa quyết định thì không

được bắt bớ giam cầm người công dân Việt Nam" (Điều 11); "Các phiên tòa

đều phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt. Bị cáo được quyền tự bào chữa

hoặc mượn Luật sư" (Điều 67)…

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc thực hiện xây

dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng. Để kịp

thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh trong đời sống xã hội trong giai

đoạn cách mạng mới, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật xác định

rõ và đầy đủ hơn các nguyên tắc của TTHS, trong đó có nguyên tắc SĐVT.

Page 52: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

52

1) Thông tư số 2225-HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tư pháp đã hướng

dẫn mang tính nguyên tắc về chế định bào chữa và SĐVT như sau:

... Bào chữa là một chế độ trọng yếu... giúp cho công tác xét

xử tiến hành được toàn diện và khách quan, xét xử được chính xác

hơn, bênh vực được quyền lợi hợp pháp của người bị can... Nếu bị

can không được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa thì không gọi là có

công lý...; bị can cần được sử dụng đầy đủ quyền bào chữa và nhờ

người khác bào chữa để chống lại sự khống tố hoặc trình bày tình

huống giảm nhẹ. Có như thế cuộc... thẩm vấn trước phiên tòa... mới

sáng tỏ sự việc, tìm ra sự thật, mới thực hiện được nguyên tắc

"trước khi tuyên án bị can được coi như người vô tội"... Công tố tại

phiên tòa không phải là một nhà chức trách có quyền uy riêng biệt

mà là đương sự nguyên cáo như bị can (và người bào chữa)...; hai

bên bình đẳng với nhau... Tuyệt đối không được mớm cung, bức

cung hay trấn áp bị can bất cứ bằng hình thức nào... Lời thú tội của

bị can... phải có bằng chứng xác minh mới được dùng làm cơ sở để

kết tội... Không được định kiến người bị truy tố là có tội...; trước

khi tuyên án họ được coi như vô tội... [65, tr. 76].

2) Hiến pháp năm 1959 (Điều 97) và Luật tổ chức TAND năm 1960

(Điều 1) xác định TAND "là cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa". Trong các văn bản pháp luật này cũng quy định một loạt các nguyên tắc

tổ chức và hoạt động của TAND. Theo quy định của Luật tổ chức TAND năm

1960, quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Ngoài việc tự bào chữa, bị

cáo có thể nhờ Luật sư... nhờ người công dân được đoàn thể giới thiệu hoặc

được Tòa án chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần thiết TAND chỉ định

người bào chữa cho bị cáo trong các trường hợp: bị cáo là vị thành niên hoặc

có nhược điểm về thể chất, tâm thần; có thể bị xử phạt chung thân hoặc tử

hình; vụ án có tính chất quan trọng, phức tạp, có ảnh hưởng lớn trong dư

Page 53: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

53

luận... (Điều 7). Bị cáo có quyền: tham gia tố tụng..., được tống đạt cáo

trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử; được biết kết quả điều tra; đề xuất

chứng cứ...; tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa... [65, tr. 40]. Chức

năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tố tụng cũng như mối quan hệ

giữa các cơ quan này được xác định rõ ràng hơn: "Cơ quan công an tiến hành

các hoạt động điều tra, Viện kiểm sát kiểm sát việc điều tra, truy tố và xét xử,

còn Tòa án phụ trách công tác xét xử. Quan hệ giữa ba cơ quan là quan hệ

phối hợp và chế ước" [65, tr. 56].

3) Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND

năm 1981 về cơ bản vẫn ghi nhận các nguyên tắc đã được khẳng định trong

Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức TAND và tổ chức VKSND năm 1960.

4) Nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND,

TANDTC đã ban hành các văn bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm,

phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ án hình sự, về thủ tục rút ngắn. Đặc biệt tại

Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự (được ban hành kèm

theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC) đã có nhiều quy

định về SĐVT thể hiện tập trung và rõ nét trong các nguyên tắc của TTHS

(bảo đảm quyền bào chữa; trách nhiệm chứng minh vụ án; quyền bình đẳng

trước Tòa án...); trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến

hành và tham gia tố tụng, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử sơ thẩm; về mục đích

và yêu cầu của việc xét xử vụ án hình sự tại phiên tòa:

Việc xét xử tại phiên tòa là giai đoạn quan trọng nhất quyết

định đối với toàn bộ thủ tục TTHS. Khi xét xử... phải chú ý cả hai

mặt buộc tội và gỡ tội..., coi trọng việc bào chữa... bảo đảm cho các

chủ thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng

của mình, đặc biệt... là quyền bào chữa... Đây là điều kiện cần thiết

để bị cáo có thể bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình,

không bị xử oan... Xét hỏi tại phiên tòa nhằm trực tiếp và công khai

Page 54: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

54

thẩm tra lại các chứng cứ... phải xét hỏi một cách khách quan, tránh

tư tưởng quá tin vào hồ sơ mà coi nhẹ việc xét hỏi... [66, tr. 156].

Từ phân tích trên cho thấy trước khi ban hành BLTTHS đầu tiên (năm

1988), trong các văn bản pháp luật nêu trên, các hướng dẫn của cơ quan có

thẩm quyền về SĐVT, bảo đảm quyền bào chữa, quyền bình đẳng và sự tranh

tụng giữa Công tố viên và bên bào chữa tại phiên tòa đã được coi như những

nguyên tắc quan trọng định hướng cho các hoạt động TTHS ở nước ta. Đây là

những tiền đề tư tưởng và là cơ sở pháp lý để hoàn thiện các quy định pháp

luật về SĐVT trong BLTTHS đầu tiên (năm 1988) của nước ta.

2.1.2. Các quy định liên quan đến suy đoán vô tội trong Bộ luật tố

tụng hình sự năm 1988

Ngày 28/6/1988 BLTTHS đầu tiên của nước ta đã được Quốc hội thông

qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989 (BLTTHS năm 1988). Bộ luật đã kế

thừa các truyền thống của pháp luật TTHS nước ta sau năm 1945, kịp thời thể

chế hóa đường lối của Đảng và Nhà nước lúc đó, đồng thời tham khảo có

chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước, nhất là pháp luật TTHS của

Liên Xô cũ. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm

trong từng giai đoạn, BLTTHS năm 1988 đã ba lần được sửa đổi bổ sung (các

năm 1990, 1992 và 2000), trong đó có nhiều quy định liên quan đến SĐVT.

* Về các nguyên tắc cơ bản: Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của

Việt Nam, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của TTHS đã được pháp điển hóa

khá đầy đủ trong Bộ luật này phù hợp với xu thế dân chủ hóa ở nước ta. Bộ luật

này đã quy định về nguyên tắc SĐVT như sau: "Không ai có thể bị coi là có tội

và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực

pháp luật" (Điều 10). Nhiều nguyên tắc khác liên quan đến SĐVT cũng được

quy định cụ thể như: CQĐT, VKS và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp

pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ,

làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những

Page 55: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

55

tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can,

bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố

tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô

tội (Điều 11). Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào

chữa. CQĐT, VKS, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị

can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này

(Điều 12); Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn

dân sự,... đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu

và tranh luận dân chủ trước Tòa án (Điều 20);...

Các nguyên tắc nêu trên đã xác định rõ trách nhiệm chứng minh tội

phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng

không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Tòa án là chủ thể duy nhất thực

hiện chức năng xét xử và đưa ra phán quyết về số phận của bị cáo bằng bản

án (kết tội hoặc tuyên vô tội) thể hiện kết quả trực tiếp của quá trình xét xử và

cũng là kết quả của toàn bộ quá trình TTHS. Tòa án có thể chấp nhận hoặc

bác bỏ toàn bộ hay một phần nội dung buộc tội sau khi đã kiểm tra xác minh

và đánh giá khách quan toàn diện tất cả chứng cứ, các tình tiết về vụ án...

Việc ghi nhận các nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS năm 1988 thể hiện

sự đổi mới tư duy pháp lý của Nhà nước về đề cao địa vị cá nhân, về bảo vệ

quyền con người trong tư pháp hình sự; trách nhiệm chứng minh tội phạm;

mối quan hệ giữa người bị buộc tội và Nhà nước... Bị can, bị cáo được khẳng

định không chỉ có quyền được SĐVT, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào

chữa mà còn được thừa nhận là một bên có quyền bình đẳng với bên buộc tội

và các chủ thể khác trước Tòa án. Nội dung của nguyên tắc SĐVT còn được

cụ thể hóa trong các quy định khác của Bộ luật này.

* Quy định về quyền và nghĩa vụ của CQĐT, VKS: BLTTHS năm

1988 phân các chủ thể tham gia TTHS thành hai nhóm: Các chủ thể tiến hành

tố tụng (gồm CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên; Tòa án/ Thẩm phán,

Page 56: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

56

Hội thẩm, Thư ký phiên tòa) và các chủ thể tham gia tố tụng (người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, các đương sự,...), đồng thời quy định cụ thể

các quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể này. Các cơ quan tiến hành tố tụng có

trách nhiệm giải thích và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực

hiện các quyền và nghĩa vụ (Điều 46); thu thập, xem xét và đánh giá chứng cứ

(Điều 49 và Điều 50)… VKS có các quyền và nghĩa vụ: phê chuẩn hoặc

không phê chuẩn các quyết định của CQĐT; quyết định truy tố hoặc hủy bỏ

các quyết định trái pháp luật của CQĐT; thực hiện quyền công tố (Điều 141);

kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (các điều 206, 244 và 263).

Trong TTHS VKS thực hiện đồng thời cả hai chức năng: buộc tội và kiểm sát

việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

* Quy định về quyền và nghĩa vụ của các đương sự: Người bị hại,

nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợi của họ

tham gia vào quá trình TTHS để thực hiện chức năng buộc tội. Các quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể này được quy định tại Điều 39 và Điều 40 của BLTTHS

bao gồm: Đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; được thông báo kết quả điều tra;

tham gia phiên tòa; kháng cáo bản án và quyết định của Tòa án;... Đối với các

vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 của các điều 104, 105, 106,

108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 của BLHS (năm 1985) chỉ được khởi tố

khi có yêu cầu của người bị hại (Điều 88) và tại phiên tòa xét xử các vụ án

này người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội (Điều 39).

* Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của bên bào chữa:

Theo quy định của BLTTHS năm 1988 thì người bị tạm giữ có quyền: biết về

lý do bị tạm giữ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ, trình bày lời khai, đưa

ra các yêu cầu, khiếu nại về việc bị tạm giữ và các quyết định có liên quan, có

nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ (Điều 33); Bị can có các quyền:

biết mình bị khởi tố về tội gì, đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, tự bào chữa

hoặc nhờ người khác bào chữa; được giao nhận bản sao quyết định khởi tố,

Page 57: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

57

kết luận điều tra, cáo trạng; khiếu nại các quyết định của CQĐT và VKS; Bị

cáo có quyền: được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, tham gia phiên

tòa, đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào

chữa, kháng cáo bản án và quyết định của Tòa án. Bị can, bị cáo phải có mặt

theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS và Tòa án (Điều 34).

Người bào chữa có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc

gia thì Viện trưởng VKSNDTC quyết định để người bào chữa tham gia tố

tụng từ khi kết thúc điều tra; có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều

tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra

khác; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

có quyền tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa; có quyền sử dụng mọi

biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị

can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị

cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của họ; không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm

nhận, nếu không có lý do chính đáng; không được tiết lộ bí mật mà mình biết

được trong khi làm nhiệm vụ (Điều 36).

Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại

việc đòi bồi thường; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; tham gia phiên tòa;

khiếu nại quyết định của CQĐT, VKS; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

về bồi thường (Điều 41). Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên

bào chữa còn được quy định tại các điều luật khác như: bị can, bị cáo có quyền

nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội (Điều 11); quyền sử dụng

tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình (Điều 21); được giải thích các quyền và

nghĩa vụ tại phiên tòa (Điều 175); bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền đề

nghị Chủ tọa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (Điều 181); trình

bày nhận xét về vật chứng (Điều 186), về kết luận giám định (Điều 189)…

Page 58: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

58

* Quy định về chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tòa án: Hiến pháp

(Điều 127) và Luật tổ chức TAND năm 1992 (Điều 1) đều xác định TANDTC,

các TAND địa phương, các TAQS là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam. Chức năng xét xử của Tòa án là cơ sở để xác định vị trí

trung tâm và vai trò quyết định của nó đối với toàn bộ quá trình TTHS. Mọi

hành vi tố tụng đều nhằm phục vụ cho việc xác định sự thật về vụ án làm cơ

sở để Tòa án ra phán quyết đúng đắn về vụ án, bảo đảm xét xử đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật. Vị trí, vai trò của Tòa án còn thể hiện ở thủ tục xét

xử dân chủ, công khai với sự tham gia đầy đủ nhất của các chủ thể của cả bên

buộc tội, bên bào chữa vào quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ và tranh

tụng bình đẳng tại phiên tòa nhằm xác định sự thật về vụ án.

Nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của Tòa án được quy định tại các điều 10,

16, 19, 22, các chương VII - XXII của BLTTHS năm 1988. Ngoài ra, nội

dung của nguyên tắc SĐVT còn được cụ thể hóa trong các quy định khác của

BLTTHS năm 1988: về khởi tố, điều tra, truy tố và thủ tục xét xử các vụ án

hình sự tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.

2.2. CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003

Mặc dù đã ba lần được sửa đổi bổ sung (các năm 1990, 1992 và 2000)

nhưng sau gần 15 năm áp dụng do nhiều nguyên nhân, BLTTHS năm 1988 đã

bộc lộ quá nhiều bất cập, hạn chế, không đáp ứng được các yêu cầu đấu tranh

phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Mặt khác, năm 1992 Quốc hội đã

thông qua Hiến pháp mới, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND và một

số đạo luật khác nhằm thể chế hóa chủ trương xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN và cải cách tư pháp. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập

của BLTTHS năm 1988, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, bảo vệ có

hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp công dân, đáp ứng yêu cầu cải cách tư

pháp, ngày 26/11/2003, Quốc hội đã thông qua BLTTHS sửa đổi (BLTTHS

năm 2003) có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.

Page 59: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

59

So với BLTTHS năm 1988, BLTTHS này giữ nguyên 20 điều; sửa đổi

bổ sung 272 điều và bổ sung 54 điều mới. Để thống nhất trong nhận thức và

áp dụng các quy định của Bộ luật, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành

nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng như: các nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP,

số 04/2004/NQ-HĐTP, số 05/2005/NQ-HĐTP; Thông tư liên tịch số

05/2005/TTLT-VKSNDTC-BTP-BQP...). Nhiều quy định liên quan đến SĐVT

trong BLTTHS năm 2003 đã được bổ sung nội dung mới theo tinh thần Nghị

quyết số 08-NQ/TW. Có thể phân thành các quy định này thành các nhóm sau:

1) Các nguyên tắc liên quan đến SĐVT;

2) Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia TTHS;

3) Các quy định về trình tự, thủ tục xét xử.

2.2.1. Các nguyên tắc liên quan đến suy đoán vô tội

Các nguyên tắc trong BLTTHS năm 2003 có liên quan chặt chẽ và tác

động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập về một số nguyên tắc

trực tiếp liên quan đến SĐVT. So với BLTTHS năm 1988, các nguyên tắc này

đã được sửa đổi bổ sung, cụ thể như sau:

* Nguyên tắc SĐVT được quy định tại Điều 9 với sự sửa đổi - bỏ từ

"có thể" nhằm xác định rõ hơn nội dung của nguyên tắc này: "Không ai bị coi

là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật".

* Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10) về cơ bản được giữ

nguyên như trong BLTTHS năm 1988;

* Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa (Điều 11): đối tượng được bảo

đảm quyền bào chữa được bổ sung thêm "người bị tạm giữ".

* Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc

tham gia tố tụng (Điều 14) được bổ sung thêm các chủ thể không được tiến

hành tố tụng gồm: "Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện

trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án" trong

trường hợp có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi

thực hiện nhiệm vụ.

Page 60: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

60

* Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập... (Điều 16) về

cơ bản được giữ nguyên như trong BLTTHS năm 1988;

* Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 19): được

bổ sung thêm đối tượng có quyền bình đẳng trước Tòa án bao gồm cả người

bảo vệ quyền lợi cho đương sự; trách nhiệm của Tòa án tạo điều kiện để các

chủ thể thực hiện các quyền của mình nhằm làm rõ sự thật của vụ án.

* Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử lần đầu tiên được ghi

nhận trong BLTTHS (Điều 20) như sau:

1. Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định

sơ thẩm... có thể bị kháng cáo, kháng nghị... Đối với bản án... sơ thẩm

bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm;

2. Đối với bản án,... đã có HLPL mà phát hiện có vi phạm

pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục

giám đốc thẩm hoặc tái thẩm...

Việc quy định nguyên tắc này nhằm thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ

và tiến bộ của TTHS, bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết

định của Tòa án; xác định rõ ở nước ta chỉ có hai cấp xét xử là sơ thẩm và

phúc thẩm, còn giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là thủ tục đặc biệt nhằm xét lại

các bản án, quyết định đã có HLPL nhằm khắc phục nhận thức không đúng

khi coi giám đốc thẩm, tái thẩm là cấp xét xử thứ ba.

Một số nguyên tắc khác của Bộ luật cũng được sửa đổi bổ sung nội

dung mới theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW về cải cách tư pháp.

2.2.2. Về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng hình sự

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia TTHS trong

BLTTHS năm 2003 được sửa đổi bổ sung đầy đủ và cụ thể hơn (so với BLTTHS

năm 1988) nhằm nâng cao chất lượng xét xử và khắc phục tình trạng Tòa án

thường quá tin vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ, coi các chứng cứ này

là cơ sở duy nhất để kết tội bị cáo cũng như tình trạng tranh tụng tại phiên tòa

Page 61: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

61

mang tính hình thức, thiếu bình đẳng, dân chủ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội

dẫn đến nhiều bản án thiếu sức thuyết phục, thậm chí làm oan người vô tội.

* Về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng: Các chủ

thể này gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên; Viện trưởng,

Phó Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán và

Thư ký Tòa án (các điều 34 - 40). Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng VKS và

Chánh án có thể vừa là người tiến hành tố tụng, vừa người đại diện theo pháp

luật của cơ quan đó. Còn Phó thủ trưởng CQĐT, Phó Viện trưởng VKS, Phó

Chánh án không phải là đại diện đương nhiên của cơ quan này. Nếu các chủ thể

này tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của các cơ quan này thì phải

có sự ủy nhiệm và nhân danh người đứng đầu cơ quan; nếu họ tham gia với tư

cách là người tiến hành tố tụng thì họ có các quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa

vụ của người tiến hành tố tụng. Ví dụ: Nếu Phó Chánh án ra quyết định thay

đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa thì phải được Chánh án ủy nhiệm vì đây

là thẩm quyền của Chánh án, còn ra quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ

biện pháp tạm giam là thẩm quyền của Phó Chánh án nên không cần có ủy nhiệm.

* Về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng: Các điều 49-59

của BLTTHS năm 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, các

đương sự, của người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của các đương sự

tại. Ngoài ra, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này còn được quy định

tại một số điều luật khác như: quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc

mình (Điều 24); được giải thích quyền và nghĩa vụ tại phiên tòa (Điều 201 và

Điều 247); đề nghị Chủ tọa hỏi thêm về những tình tiết vụ án (Điều 207);

quyền trình bày nhận xét về vật chứng (Điều 212);… So với BLTTHS năm 1988,

các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng được sửa đổi bổ sung

đầy đủ và cụ thể hơn trong BLTTHS năm 2003 như: khiếu nại đối với các

quyết định, hành vi của các chủ thể tiến hành tố tụng có liên quan đến họ (các

điều 48 - 55, 58 và 59); bị cáo, các đương sự được trình bày ý kiến, tranh luận

Page 62: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

62

tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (các điều 50 - 54).

Bộ luật cũng bổ sung nghĩa vụ của các chủ thể này: có mặt theo giấy triệu tập

của CQĐT, VKS, Tòa án. Trường hợp họ vắng mặt không có lý do chính

đáng thì có thể bị áp giải, dẫn giải.

Nhìn chung các quy định trong BLTTHS năm 2003 về các quyền,

nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành và tham gia TTHS bước đầu đã thể chế

hóa được yêu cầu của Nghị quyết số 08/NQ-TW là "xác định rõ hơn quyền và

nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; tạo điều kiện để người bào chữa

tham gia vào... hỏi cung bị can, tranh luận dân chủ tại phiên tòa để bảo đảm

thực hiện đầy đủ hơn các quyền của họ trong tố tụng hình sự...” [12].

Ngoài ra, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, chống

oan sai, bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân, BLTTHS năm 2003 đã

bổ sung một số quy định mới, cụ thể là:

- Điều 56: Bổ sung "người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ cũng

có thể là người bào chữa" (khoản 1); quy định về thời hạn 03 ngày, kể từ ngày

nhận được các giấy tờ liên quan (đối với bị can, bị cáo) và thời hạn 24 giờ, kể

từ khi nhận người bị bắt, cơ quan tố tụng phải cấp giấy cho người bào chữa;

- Điều 57: Bổ sung quy định "Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành

viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình" (khoản 3);

- Điều 58: Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được bổ sung cụ thể và

đầy đủ hơn như: Có quyền tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ trong

trường hợp bắt người khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bị truy nã (Điều 81 và

Điều 82); Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, có quyền đề nghị

CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung...; xem các văn bản về

hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan

đến người mà mình bào chữa; thu thập tài liệu, đồ vật,... từ các cơ quan, tổ

chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị buộc tội, nếu không thuộc bí mật

Page 63: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

63

Nhà nước, bí mật công tác; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu...; thu thập và cung

cấp chứng cứ cho các cơ quan tố tụng...

Bộ luật cũng bổ sung một số nghĩa vụ của người bào chữa: về giao tài

liệu, đồ vật liên quan đến vụ án đã thu thập được và trình tự, thủ tục giao nhận

các tài liệu, đồ vật đó (điểm a khoản 2); Tôn trọng sự thật và pháp luật; không

được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung

cấp tài liệu sai sự thật; không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết...; không

được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ để xâm phạm lợi ích của

Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân (khoản 3).

Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của người bào chữa còn được quy định trong một

số điều khác của Bộ luật như: tham gia phiên tòa là nghĩa vụ của người bào

chữa; nếu người bào chữa vắng mặt thì có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa

án và Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử (Điều 190). Người bào chữa có quyền

hỏi bị cáo, các đương sự, người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng

sau khi HĐXX và Kiểm sát viên hỏi xong (Điều 210 và Điều 211).

2.2.3. Về thủ tục xét xử tại phiên tòa

BLTTHS năm 2003 đã bổ sung một số quy định về xét hỏi, về tranh

luận nhằm nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên, đồng thời quy định rõ

hơn quyền của các chủ thể khác trong tranh luận, trình bày ý kiến, đưa ra yêu

cầu nhằm bảo đảm việc tranh luận tại phiên tòa được dân chủ, bình đẳng,

công khai giúp Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án, cụ thể là:

* Về xét hỏi: Bổ sung một số quy định nhằm phát huy tính chủ động

của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và

các chủ thể khác theo chức năng tố tụng của họ như: Kiểm sát viên hỏi về

những tình tiết liên quan đến việc buộc tội cũng như gỡ tội đối với bị cáo;

người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa; người bảo

vệ quyền lợi hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của

đương sự. Những người khác có quyền đề nghị với Chủ tọa hỏi thêm về

Page 64: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

64

những tình tiết liên quan đến họ (khoản 3 Điều 209); Kiểm sát viên, người

bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia

phiên tòa có quyền hỏi thêm về những điểm mà các đương sự trình bày chưa

đầy đủ hoặc có mâu thuẫn (Điều 210); hỏi thêm người làm chứng (Điều 211);

có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm

khác có liên quan (Điều 213);...

* Về tranh luận: Các quy định về tranh luận, đối đáp cũng được bổ

sung một số nội dung mới, cụ thể là:

- Điều 217: bổ sung quy định: "Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ

vào những tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị

cáo... và những người tham gia tố tụng khác..." (khoản 1); Quyền trình bày,

bổ sung ý kiến của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự (khoản 3).

- Điều 218: Được bổ sung nội dung mới: Bị cáo, người bào chữa,

những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội... và

đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình

đối với từng ý kiến…; Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh

luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý

kiến...; Có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến... chưa

được Kiểm sát viên tranh luận...

Như vậy, có thể thấy so với BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003

đã quy định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể

thuộc bên buộc tội, bên bào chữa và của HĐXX trong xét hỏi, tranh luận, đối

đáp... nhằm khắc phục tình trạng Kiểm sát viên đối đáp qua loa, chiếu lệ khi

tranh luận, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của HĐXX và của Chủ tọa

trong điều khiển tranh luận và bảo đảm cho các bên tranh tụng dân chủ, công

khai về tất cả các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, làm cơ sở để HĐXX ra

phán quyết công minh, khách quan về vụ án. Bộ luật bước đầu đã thể chế hóa

kịp thời yêu cầu về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW:

Page 65: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

65

"Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng...,

trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên,

của người bào chữa, bị cáo,... để ra bản án, quyết định đúng pháp luật..." [12].

2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SUY ĐOÁN

VÔ TỘI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VÀ NHỮNG BẤT CẬP,

VƯỚNG MẮC

2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến suy đoán vô tội

của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Tổng kết thực tiễn hơn 10 năm thi hành khẳng định vai trò quan trọng

của BLTTHS năm 2003 trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm,

góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,... Các quy định

của BLTTHS đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể tiến hành tố tụng

thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hạn chế oan, sai

và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của những người tham

gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội, người bào chữa, bảo đảm tính minh

bạch, khách quan trong TTHS. Các vụ án được giải quyết đúng trình tự, thủ

tục, thời hạn do BLTTHS quy định. Kết quả điều tra, xử lý tội phạm của các

cơ quan tư pháp có chuyển biến tích cực...

Bên những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS

năm 2003 trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự cũng

cho thấy còn nhiều trường hợp vi phạm nguyên tắc SĐVT, xâm phạm nghiêm

trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là của người bị

buộc tội. Điều đó được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây [85, tr. 2]:

1) Tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố hình sự tuy có

giảm nhưng vẫn ở mức cao: Theo báo cáo của VKSNDTC trong năm 2006 số

người bị bắt không đúng phải trả tự do chiếm tỷ lệ 5,28%. Theo báo cáo của

Ủy ban Tư pháp Quốc hội thì từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, vẫn còn gần 4%

số người bị bắt, tạm giữ không đủ căn cứ khởi tố hình sự.

Page 66: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

66

2) Một số trường hợp Điều tra viên đã mớm cung, dùng nhục hình đối

với bị can làm cho việc điều tra thiếu khách quan và không đầy đủ. Theo báo

cáo của TANDTC từ 01/01/2011 đến 31/12/2013, các TAND cấp sơ thẩm đã

thụ lý, xét xử 10 vụ/ 23 bị cáo phạm tội dùng nhục hình.

3) Việc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng còn một số hạn chế.

Việc cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa chưa kịp thời. Việc tham gia tố

tụng của người bào chữa còn gặp khó khăn, nhất là việc tiếp cận hồ sơ, tiếp

xúc với bị can, bị cáo bị tạm giam...

4) Số vụ án hình sự phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tòa án

tuyên không phạm tội (do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu

thành tội phạm hoặc do hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội

phạm) vẫn xảy ra.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong 8 năm thi hành BLTTHS

năm 2003 (2004 - 2012) các CQĐT đã đình chỉ điều tra đối với 11.994 vụ/

16.131 bị can trong tổng số 520.816 vụ/ 809.917 bị can đã thụ lý (chiếm 2,3%

số vụ án và 02% số bị can) [2]. Trong năm 2012, CQĐT đã đình chỉ điều tra

1.428 vụ/ 1.600 bị can trên tổng số 64.405 vụ/ 111.247 bị can đã thụ lý giải

quyết (chiếm 2,21% số vụ án và 1,43% số bị can), trong đó 35 trường hợp không

có tội; 23 trường hợp không chứng minh được tội phạm [7]. Trong năm 2013,

CQĐT đã đình chỉ điều tra 1.494 vụ/ 1.704 bị can trong tổng số 66.433 vụ/

109.152 bị can (chiếm 2,24% số vụ án và 1,56% số bị can), trong đó 24

trường hợp không có tội; 8 trường hợp không chứng minh được tội phạm [8].

Theo thống kê của VKSNDTC [85, tr. 4-5], các vụ án phải đình chỉ điều

tra (do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết

thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được bị can phạm tội) như sau:

Năm 2008 có 219 trường hợp đình chỉ điều tra: CQĐT đình chỉ điều tra đối

với 176 bị can; VKS đình chỉ vụ án đối với 43 bị can. Năm 2009 có 104

trường hợp: CQĐT đình chỉ điều tra đối với 67 bị can; VKS đình chỉ vụ án

Page 67: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

67

đối với 37 bị can. Năm 2010 có 85 trường hợp: CQĐT đình chỉ điều tra đối

với 65 bị can; VKS đình chỉ vụ án đối với 20 bị can. Năm 2012 đã đình chỉ điều

tra đối với 94 bị can: CQĐT đình chỉ 63 bị can; VKS đình chỉ 31 bị can. Năm

2013 có 46 trường hợp: CQĐT đình chỉ 38 bị can; VKS đình chỉ 08 bị can.

5) Tình trạng làm oan người vô tội tuy có giảm nhưng vẫn tiếp tục xảy

ra ở các địa phương. Theo thống kê của TANDTC, trong các năm 2005 -

2010, các TAND cấp sơ thẩm trên cả nước đã tuyên 267 bị cáo không phạm

tội trong tổng số 331.757 vụ/ 543.261 bị cáo đã xét xử sơ thẩm (chiếm

0,049%) [68]. Số bị cáo được các TAND cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội

năm 2010: 17; năm 2012: 13 và năm 2013 là 16 bị cáo [85, tr. 5].

Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, từ 01/10/2010 đến

30/4/2012 cả nước đã xảy ra 71 trường hợp làm oan người vô tội (chiếm

0,02% tổng số bị can đã khởi tố), trong đó: CQĐT đình chỉ 31 bị can do

không có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều tra không chứng

minh được tội phạm; VKS đình chỉ 09 bị can do không có sự việc phạm tội và

19 trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội [77].

6) Số vụ án Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ

cao trong tổng số các vụ án mà Tòa án đã thụ lý. Trong các năm 2005 - 2010,

các TAND cấp sơ thẩm đã trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung 25.555 vụ/

60.341 bị can (chiếm 6,98% về số vụ và 9,96 % về số bị can) [68].

Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, số vụ

án Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung chiếm 3,64% số vụ đã truy tố.

Trong năm 2012 Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung 1.570 vụ (chiếm

2,09% số vụ đã truy tố). Trong năm 2013 Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ

sung 1.738 vụ, chiếm 2,26% số vụ đã truy tố [85].

Các số liệu thống kê nêu trên cho thấy quá trình điều tra, truy tố, xét xử

còn có những sai phạm, đặc biệt là các vụ án gây oan sai cho người vô tội.

Mặc dù số trường hợp truy cứu TNHS oan người vô tội chỉ chiếm tỷ lệ không

Page 68: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

68

nhiều (so với tổng số các vụ án hình sự đã giải quyết) nhưng hậu quả gây ra

đối với xã hội là rất hệ trọng, có vụ đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc lớn

trong dư luận (như vụ 07 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt giam oan; vụ 05 Công

an ở Tuy Hòa, Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người). Nhiều trường

hợp bắt, tạm giữ, tạm giam còn chưa chính xác, sau đó phải chuyển xử lý

hành chính; tình trạng tạm giam bị can về tội ít nghiêm trọng còn nhiều, có

biểu hiện lạm dụng. Có những trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố thiếu căn

cứ; nhiều vụ án còn để kéo dài, có 11 vụ đã trên 5 năm chưa giải quyết xong,

cá biệt ở Bình Phước có vụ trên 12 năm [26].

2.3.2. Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy

định liên quan đến suy đoán vô tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn 10 năm thi hành BLTTHS

năm 2003 cũng cho thấy công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết

08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW đã triển khai nhiều năm nhưng hoạt

động tư pháp nói chung và hoạt động TTHS nói riêng vẫn chưa tạo được sự

chuyển biến mang tính đột phá, còn quá nhiều hạn chế, thiếu sót; tình trạng

làm oan sai người vô tội vẫn tiếp tục xảy ra đã và đang gây nhiều bức xúc trong

dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự minh bạch, công bằng của

pháp luật... Việc nhận thức và áp dụng các quy định của BLTTHS nói chung

và các quy định về SĐVT nói riêng còn nhiều bất cập, không thống nhất,

thậm chí có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng thể hiện ở một số vấn đề sau:

1) Theo nguyên tắc SĐVT thì bị can, bị cáo có quyền nhưng không

buộc phải chứng minh là mình vô tội; được coi là vô tội cho đến khi chưa có

bản án kết tội của Tòa án đã có HLPL; Trách nhiệm chứng minh tội phạm

thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng

bức cung, mớm cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra vẫn diễn ra

khá phổ biến tại nhiều địa phương dẫn đến làm oan không ít người vô tội. Vụ

án Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ điển hình về thực trạng này vì ngay từ

Page 69: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

69

ban đầu, CQĐT đã định kiến cho rằng ông Chấn chính là người phạm tội.

Trong suốt quá trình điều tra vụ án, các Điều tra viên đã có hành vi bức cung,

mớm cung, dùng nhục hình, bắt ông Chấn phải nhận tội giết người và hỏi

cung theo hướng buộc tội. Nhiều chứng cứ, tài liệu (hiện trường, nhân chứng)

gỡ tội nhưng không được xác minh làm rõ. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc

thẩm, ông Chấn phủ nhận các lời nhận tội ở giai đoạn điều tra với lý do bị ép

cung, mớm cung và khẳng định mình không thực hiện hành vi giết người.

Mặc dù các chứng cứ buộc tội thiếu logic, có mâu thuẫn về thời gian, về vật

chứng, dấu vết; nhiều chứng cứ, tài liệu gỡ tội không được Tòa sơ thẩm và

phúc thẩm thẩm tra, xác minh làm rõ nhưng HĐXX vẫn ra bản án kết tội

Nguyễn Thanh Chấn phạm tội "giết người"...

2) Theo nguyên tắc tranh tụng, thì trách nhiệm chứng minh tội phạm

thuộc về chức năng buộc tội và do các chủ thể của bên buộc tội thực hiện, còn

Tòa án (HĐXX) thực hiện quyền tư pháp (chức năng xét xử) nên không có

trách nhiệm chứng minh tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định của BLTTHS thì

trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng,

trong đó có Tòa án (Điều 10) và HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết về

từng sự việc và về từng tội của vụ án... (Điều 207). Vì vậy, trên thực tế tại

phiên tòa, việc chứng minh tội phạm chủ yếu do HĐXX (Chủ tọa phiên tòa)

thực hiện. Trong nhiều phiên tòa HĐXX thường đứng về bên công tố để buộc

tội bị cáo hoặc có thái độ không vô tư khách quan hoặc áp đặt, mớm cung

buộc bị cáo phải thừa nhận những lời khai nhận tội của mình ở giai đoạn điều

tra, thậm chí đối xử với bị cáo như là người có tội...

3) Thực tiễn TTHS cho thấy không chỉ CQĐT/ Điều tra viên, VKS/

Kiểm sát viên mà cả Tòa án/ Thẩm phán thường áp dụng nguyên tắc SĐVT

theo hướng ngược lại: "suy đoán có tội", tức là luôn có định kiến bị cáo là

người có tội. Về thực trạng này đại biểu Lê Thị Nga đã thẳng thắn chỉ ra trong

kỳ họp Quốc hội:

Page 70: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

70

Việc "suy đoán có tội" diễn ra phổ biến trong hoạt động tư

pháp... Trong một số vụ việc, cán bộ dùng mọi biện pháp kể cả vũ

lực buộc nghi can nhận tội, sau đó hợp thức hóa chứng cứ cho phù

hợp với diễn biến lời nhận tội. Đây là nguyên nhân gốc rễ của

những vụ án oan chấn động dư luận vừa qua [19].

Cho đến nay không ít Thẩm phán vẫn có thói quen và tư duy "trọng

chứng hơn trọng cung", quá tin vào chứng cứ có trong hồ sơ, chỉ chú trọng

đến các chứng cứ buộc tội do VKS đưa ra. Một tình trạng khá phổ biến là tại

không ít phiên tòa Kiểm sát viên không nghiêm túc tranh luận, đối đáp lại ý

kiến của những người tham gia tranh tụng… nhưng Chủ tọa bỏ qua không yêu

cầu Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến chưa được đề cập tới... [6]. Đối với

những vụ án không có người bào chữa, ý kiến tranh luận, bào chữa của bị cáo

chủ yếu là: "Bị cáo không có ý kiến gì" hoặc "Đề nghị Tòa xem xét giảm

nhẹ..." hoặc nếu có kêu oan thì cũng không nêu được lý do và các chứng cứ

để bào chữa cho mình... Phần lớn các vụ án hình sự được xét xử theo kiểu "án

bỏ túi" - bản án đã chuẩn bị sẵn từ trước không quan tâm đến những tình tiết

quan trọng được điều tra xác minh công khai tại phiên tòa [34].

4) Theo quy định của BLTTHS, thì Kiểm sát viên, bị cáo, người bào

chữa,... đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật;

đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo

điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của

vụ án (Điều 19). Tuy nhiên, sự bình đẳng này không được đảm bảo cả về mặt

pháp lý cũng như trên thực tế. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong việc

BLTTHS quy định các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc bên buộc tội

(Điều tra viên, Kiểm sát viên) luôn có ưu thế hơn so với các quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể thuộc bên bị buộc tội. Một biểu hiện rõ nét khác về sự bất

bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa là hình thức tổ chức các phiên

tòa hình sự ở nước ta trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, theo đó vị trí ngồi của

bên buộc tội (Công tố viên - ngang với HĐXX), còn vị trí của bên bị buộc tội

Page 71: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

71

(người bào chữa và bị cáo) ở phía dưới. Sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc

SĐVT còn được thể hiện ở sự hiện hữu của chiếc "vành móng ngựa" - vị trí

"dành riêng" cho bị cáo đồng thời cũng là biểu tượng về sự định kiến của Tòa

án đối với bị cáo: Khi ở vị trí này bị cáo đã "đương nhiên" bị coi là có tội,

mặc dù vụ án đang được xét xử.

5) Tòa án (HĐXX) thực hiện chức năng xét xử và là người trọng tài

khách quan, vô tư giữa bên buộc tội và bên bào chữa để ra phán quyết công minh

về vụ án. Vì vậy, về nguyên tắc tại phiên tòa các chứng cứ buộc tội có đến đâu

thì Tòa án (HĐXX) kết tội đến đó và nếu không đủ chứng cứ buộc tội thì phải

tuyên bố bị cáo vô tội. Tuy nhiên, theo quy định của BLTTHS thì trong các

trường hợp còn thiếu những chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung được

tại phiên tòa, khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng

phạm khác thì Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 179); Tòa án có thể xét

xử bị cáo theo khoản khác (kể cả nặng hơn) với khoản mà VKS truy tố trong

cùng một điều luật (Điều 196); Trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết

định truy tố thì HĐXX vẫn giải quyết toàn bộ vụ án; nếu thấy việc rút toàn bộ

quyết định truy tố và có căn cứ xác định bị cáo không phạm tội thì HĐXX

tuyên bố bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút này là không còn căn cứ thì

tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp (Điều 221 và Điều

218)... Chúng tôi cho rằng các quy định này của BLTTHS là trái với nguyên

tắc SĐVT và tranh tụng, vô hình chung đã biến Tòa án thành cơ quan buộc tội

thứ ba (cùng với CQĐT và VKS) nhằm buộc tội đến cùng đối với bị can, bị cáo.

6) Tòa án (Thẩm phán, Hội thẩm) độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp

luật là một nguyên tắc của pháp luật quốc tế và Luật TTHS Việt Nam (Điều 16

BLTTHS). Đây cũng là một trong những bảo đảm quan trọng để nguyên tắc

SĐVT được khả thi của trên thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc này

thường xuyên bị vi phạm từ nhiều phía với các hình thức rất đa dạng. Đây là

một thực trạng đáng báo động đã được những người có trách nhiệm cũng như

dư luận xã hội thẳng thắn chỉ ra: Nền tư pháp của nước ta quá nhiều khiếm

Page 72: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

72

khuyết khi hệ thống Tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính - lãnh thổ,

dẫn đến tình trạng cả Chánh án cũng bị chi phối bởi các ý kiến của Lãnh đạo

cấp ủy, chính quyền địa phương nơi Tòa án đặt trụ sở, bị ràng buộc bởi các

mối quan hệ chằng chịt... Mối quan hệ giữa Chánh án và Thẩm phán ở Việt

Nam giống như quan hệ Thủ trưởng - nhân viên, (chứ không phải là giữa các

Quan tòa vốn phải có vị thế bình đẳng...). Thẩm phán, Hội thẩm làm sao có

thể "độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật…" khi chế độ "duyệt án, báo

cáo án, thỉnh thị án" vẫn đương nhiên tồn tại trong hoạt động xét xử của các

TAND không chỉ ở địa phương mà cả ở cấp Trung ương. Thực tiễn cũng cho

thấy hoạt động xét xử của Tòa án ở các địa phương, không nơi nào là không

có sự tác động nhưng sự tác động này rất khó chứng minh, chủ yếu chỉ là một

cái vỗ vai, một lời nói nhỏ... [64]. Vì vậy, khó có cơ sở thuyết phục để phản

bác ý kiến cho rằng Thẩm phán ở nước ta không độc lập tí nào và sợ đủ thứ

"sợ từ ông nhân viên kho bạc, sợ cả Công an và Công tố, sợ các quy định về

thi đua, sợ địa phương không cấp đất làm trụ sở, làm nhà, đủ thứ..." [62].

7) Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác (BLTTHS, Luật tổ chức

TAND,...) đều long trọng khẳng định và ghi nhận rất rõ ràng: "Người bị buộc

tội được coi là không có tội cho đến khi... có bản án kết tội của Tòa án đã có

hiệu lực pháp luật...". Tuy nhiên, trên thực tế thì từ trước tới nay nguyên tắc

này không được các cơ quan truyền thông và báo chí ở nước ta tôn trọng, tuân

thủ khi đưa tin về các vụ án xảy ra. Ví dụ: Trong các vụ thảm sát ở Bình

Phước, Nghệ An và nhiều vụ án khác xảy ra gần đây, nhiều bài báo cứ "vô tư"

thay Tòa án kết tội nghi phạm vừa bị bắt khi gọi họ là hung thủ, sát thủ (thậm

chí còn ấn định cả mức hình phạt tử hình hoặc chung thân đối với họ) và truy

xét về thân nhân, gia đình họ... Tình trạng này không chỉ gây áp lực đối với

cơ quan tố tụng, đặc biệt là Tòa án khi xét xử vụ án mà còn tác động rất lớn

đến gia đình, thân nhân của người bị bắt.

Có thể nói, những biểu hiện nêu trên ở mức độ khác nhau đã vi phạm

nghiêm trọng nguyên tắc SĐVT, xâm phạm quyền con người theo Công ước

Page 73: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

73

quốc tế năm 1966. Nhiều quốc gia thậm chí không cho phép báo đài chụp ảnh

nghi phạm, bị can hoặc đưa tin mang nội dung kết tội bị cáo khi chưa có phán

quyết kết tội của Tòa án.

2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong áp dụng

các quy định liên quan đến suy đoán vô tội của Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003

Thực trạng những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy

định của BLTTHS năm 2003 liên quan đến SĐVT nêu trên do các nguyên

nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau đây:

1) Nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất của những bất cập, hạn chế

này trước hết là do BLTTHS được xây dựng quá gấp rút, vội vàng nhằm thể

chế hóa kịp thời quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị

quyết số 08-NQ/TW nên các quy định cụ thể của BLTTHS được sửa đổi bổ

sung mang tính chắp vá, không cơ bản, đồng bộ. Điều đó trước hết thể hiện ở

chỗ BLTTHS năm 2003 quy định quá nhiều nguyên tắc (30 nguyên tắc) trong

đó nhiều quy định không phải là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng đối với

quá trình TTHS và xây dựng pháp luật dẫn đến sự tản mạn, trùng lắp về nội

dung và thể hiện không đầy đủ nội dung (yêu cầu) của các nguyên tắc cơ bản

của TTHS [85, tr. 7]. Mặt khác, BLTTHS không ghi nhận một số nguyên tắc

quan trọng và cơ bản của TTHS (như: nguyên tắc tranh tụng). Một số nguyên

tắc cơ bản khác (như nguyên tắc SĐVT; xác định sự thật của vụ án; bảo đảm

quyền bào chữa;...) tuy được ghi nhận trong Bộ luật nhưng nội dung (yêu cầu)

của mỗi nguyên tắc này lại không được thể hiện đầy đủ, cụ thể và rõ ràng...

Việc cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của TTHS trong các quy định cụ

thể của BLTTHS (về chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng; về

quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể; về trình tự thủ tục xét xử;...) không đầy

đủ, cụ thể và rõ ràng và không phù hợp với các chức năng cơ bản trong TTHS

dẫn đến việc nhận thức và áp dụng không đúng và thống nhất giữa các chủ thể

trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.

Page 74: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

74

2) Trình độ pháp luật và năng lực nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ tư

pháp còn hạn chế, chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ, không cập nhật kiến

thức thường xuyên. Đội ngũ cán bộ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán

vừa thiếu về số lượng, một bộ phận còn yếu về chất lượng. Sự nhận thức và

áp dụng các nội dung (yêu cầu) của nguyên tắc SĐVT không đầy đủ và thống

nhất giữa các cơ quan và những người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, một số

cán bộ tư pháp sa sút về phẩm chất, đạo đức, nhận hối lộ, tắc trách, thiếu trách

nhiệm trong thi hành công vụ... Đáng chú ý là nhiều Điều tra viên, Kiểm sát

viên, Thẩm phán vẫn có biểu hiện áp dụng nguyên tắc "suy đoán vô tội" theo

hướng "suy đoán có tội", bảo thủ, định kiến trong giải thích và áp dụng pháp

luật theo hướng bất lợi cho bị can, bị cáo... Từ đó có thái độ đối xử với người

bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội, thậm chí ép cung, mớm cung, dùng

nhục hình đối với họ. Trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nếu ngay từ đầu

nguyên tắc SĐVT được tôn trọng và tuân thủ thì sẽ không có chuyện CQĐT

dựng lại hiện trường sai lệch để cố chứng minh ông Chấn phạm tội, dẫn tới

xét xử oan sai [34, tr. 4].

3) TTHS Việt Nam là tố tụng thẩm vấn, mọi diễn biến của vụ án hình

sự đã được "viết lại" trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án,

các chủ thể tiến hành tố tụng đã bị chi phối, tác động bởi các tình tiết của vụ

án đã được "tường thuật" trong các chứng cứ, tài liệu được thu thập có trong

hồ sơ. Các tình tiết này (có thể là sự thật và cũng có thể không phải sự thật)

nhưng đã hằn vào tâm trí, tư duy của các chủ thể tiến hành tố tụng với định

kiến bị can, bị cáo là người có tội [39]. Đây là biểu hiện về sự yếu kém,

không khách quan và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc SĐVT của các chủ

thể tiến hành tố tụng cần phải được khắc phục.

4) Việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong điều tra, truy tố,

xét xử gây oan sai; các biểu hiện bức cung, dùng nhục hình, gây chết người ở

một số địa phương chưa nghiêm, thậm chí có hiện tượng bao che, dung túng,

xử lý không nghiêm minh hoặc cố ý không xử lý để bảo đảm thành tích của

Page 75: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

75

đơn vị mình... Nhiều vụ án khi báo chí vào cuộc và có sự chỉ đạo kịp thời,

nghiêm minh và kiểm tra nghiêm túc thì kết quả hoàn toàn ngược lại. Như vậy,

có thể thấy lỗi do chính người thi hành công vụ gây ra chứ không phải vì nguyên

nhân nào khác [76, tr. 12]. Đây chính là một trong các nguyên nhân làm cho

nguyên tắc SĐVT tiếp tục bị vi phạm từ phía các chủ thể tiến hành tố tụng.

5) Nguyên tắc "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo

pháp luật..." chưa có cơ chế hữu hiệu và các điều kiện cần thiết để bảo đảm

tính khả thi của nó. Vì vậy, trên thực tế Thẩm phán, Hội thẩm ở nước ta

không "dám" độc lập và chỉ tuân theo pháp luật với nhiều lý do sau đây:

- Việc bổ nhiệm Thẩm phán dựa vào rất nhiều tiêu chuẩn, nhưng các

tiêu chuẩn về chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp chưa được thật

sự quan tâm đúng mức. Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ 05 năm

đã tạo cho Thẩm phán bị đè nặng về tâm lý lo không được tái nhiệm; chế độ

đãi ngộ (lương, phụ cấp nghề nghiệp,...) không bảo đảm cho cuộc sống gia

đình họ,... cũng là những yếu tố tác động không nhỏ đến tính độc lập trong

hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán.

- Chưa có sự phân định rõ ràng ranh giới giữa thẩm quyền tư pháp và

thẩm quyền quản lý hành chính trong quan hệ giữa Chánh án, Phó chánh án

và Thẩm phán. Việc phân công Thẩm phán xét xử là vấn đề quản lý nội bộ

của Tòa án nhưng trên thực tế thì nguyên tắc "Thẩm phán xét xử độc lập..." lại

bị vi phạm bởi chính lãnh đạo của Tòa án bởi quy chế "bất thành văn" về báo

cáo án, duyệt án, thỉnh thị án, xin ý kiến cấp trên,… đã và đang được áp dụng

phổ biến không chỉ ở các Tòa án địa phương mà cả ở cấp Trung ương.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp được thực hiện thông

qua đường lối, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa thành các quy phạm

pháp luật. Nhưng trên thực tế nguyên tắc này đã bị cấp ủy Đảng ở nhiều địa

phương lạm dụng để can thiệp vào đường lối xử lý đối với từng vụ án cụ thể

(xử lý hay không xử lý, xử lý về tội gì, mức hình phạt,…), nhất là những vụ

án mà đối tượng phạm tội là người có chức, có quyền.

Page 76: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

76

- Thẩm phán không dám độc lập còn do thiếu lòng tin của lãnh đạo (sợ

Thẩm phán tiêu cực), do không đủ trình độ, năng lực chuyên môn, không dám

chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, bị ràng buộc bởi cơ chế tái bổ

nhiệm, sự thăng tiến, sự chi phối, bị tác động của Lãnh đạo, của những người

có chức quyền trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng,…

Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Tòa án, các tiêu cực của cơ chế thị

trường,... khiến cho các Tòa án và Thẩm phán khó có thể duy trì được sự độc

lập xét xử trước sự tác động đa phương này.

6) Địa vị pháp lý và vai trò của Luật sư bào chữa chưa được tôn trọng

và bảo đảm, không có cơ chế hữu hiệu để họ có thể thực hiện tốt chức năng,

nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật thì

người bào chữa có quyền tham gia từ khi bắt giữ người bị tình nghi hoặc khi

khởi tố bị can; được tiếp xúc riêng với thân chủ bị tạm giam... Tuy nhiên, trên

thực tế hoạt động bào chữa của Luật sư gặp không ít "rào cản" từ phía các cơ

quan tố tụng, đặc biệt là ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án. Mặt khác, đội ngũ

Luật sư của nước ta vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ, lại tập trung

chủ yếu ở các thành phố lớn. Theo thống kê của cơ quan chức năng, tính đến

tháng 9/ 2014 ở nước ta có 11.285 Luật sư hành nghề (gồm cả Luật sư tư vấn

và Luật sư tranh tụng - bình quân 01 Luật sư/10.000 dân). Trong khi đó trên

thực tế có rất nhiều người có trình độ pháp lý, có đạo đức và nhiệt tình (anh

em, người thân trong gia đình, bạn bè,…) nhưng họ không thể làm người bào

chữa vì không phải là Luật sư. Trong 05 năm (2007 - 2011), có 64.173 vụ án

hình sự có sự tham gia của Luật sư bào chữa (trong đó có 32.752 vụ án Luật

sư được mời và 31.421 vụ Luật sư chỉ định), chiếm 21,44% tổng số vụ án

hình sự đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm [28, tr. 29]. Vì vậy, trên thực tế việc

tuân thủ nguyên tắc SĐVT và chất lượng tranh tụng tại phiên tòa còn nhiều

hạn chế, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội bị vi phạm, thậm

chí xét xử oan người vô tội, nhất là những vụ án không có Luật sư tham gia.

Page 77: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

77

Chương 3

NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NÀY TRONG THỰC TIỄN

3.1. NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI VÀ CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN

QUAN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

3.1.1. Khái quát về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là một trong những bộ luật lớn của

nước ta được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực từ

ngày 01/7/2016. Bộ luật này gồm 510 điều với 9 phần và 36 chương (BLTTHS

năm 2003 gồm 346 điều với 8 phần và 37 chương, trong đó: 176 điều mới

được bổ sung, 317 điều được sửa đổi, 17 điều được giữ nguyên và 26 điều bị

bãi bỏ). So với BLTTHS năm 2003 thì các quy định trong Bộ luật này được

sửa đổi bổ sung rất cơ bản, đồng bộ, có căn cứ khoa học trên cơ sở quán triệt

các quan điểm của Đảng, cụ thể là [3]:

1) Đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và

Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện

và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm

oan người vô tội.

2) Tăng cường và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong

việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; cụ thể hóa các trình tự, thủ tục

tố tụng, xác định đầy đủ quyền và trách nhiệm luật định, hạn chế tối đa các

quy định chung chung, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành.

3) Tiếp tục kế thừa những quy định còn phù hợp, khắc phục cơ bản

những bất cập, vướng mắc trong các quy định của BLTTHS năm 2003;

4) Khẳng định tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm của mô hình

tố tụng thẩm vấn có tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu có chọn lọc

Page 78: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

78

những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện

cụ thể của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

5) Bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của Bộ luật với các đạo

luật khác mới được ban hành; bao quát được các định hướng lớn trong các dự

án luật đang được soạn thảo; nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến

TTHS mà Việt Nam là thành viên.

Có thể khái quát một số nội dung mới và cơ bản nhất của BLTTHS

năm 2015 cụ thể như sau [3]:

1) Phân định mạch lạc, chính xác các giai đoạn tố tụng nhằm bảo đảm

tính khoa học và khắc phục những hạn chế về kỹ thuật lập pháp của BLTTHS

năm 2003, theo đó quá trình TTHS được xác định gồm 05 giai đoạn: Khởi tố;

điều tra; truy tố; xét xử và thi hành án. Trên cơ sở đó kết cấu của BLTTHS

được điều chỉnh cho phù hợp như: tách truy tố thành một phần độc lập của Bộ

luật (Phần thứ ba với 02 chương) quy định đầy đủ nội dung của giai đoạn tố

tụng này; sắp xếp thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm điều chỉnh

chung trong cùng một phần (Phần thứ tư) của BLTTHS; nhập xét hỏi và tranh

luận tại phiên tòa thành một "Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa" (Mục V

Chương XXI);...

2) Quy định đầy đủ, cụ thể về trình tự, thủ tục và các hoạt động tố tụng

trong từng giai đoạn cụ thể và về cơ bản đã khắc phục được những khó khăn,

vướng mắc trong thực tiễn; xác lập đầy đủ cơ sở pháp lý để quá trình phát

hiện, xử lý tội phạm được tiến hành chính xác, kịp thời, góp phần bảo đảm an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân,

thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

3) Cụ thể hóa yêu cầu của nguyên tắc hiến định "Nhà nước công nhận,

tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; Quyền con

người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong

trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã

Page 79: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

79

hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng" (Điều 14 Hiến pháp năm 2013)

thành những quy định cụ thể đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự.

4) Phân định hợp lý thẩm quyền giữa các cơ quan tố tụng (giữa CQĐT,

VKS và Tòa án) và giữa các cấp tố tụng (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

trong cùng một ngành) nhằm bảo đảm sự chủ động, độc lập và kiểm soát lẫn

nhau, giúp cho hoạt động TTHS vận hành thông suốt, hiệu quả, đề cao trách

nhiệm, tránh sự lạm quyền.

5) Thể chế hóa đầy đủ yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW về "tăng

quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ

chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm

trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình" nhằm khắc

phục sự bất cập trong các quy định của BLTTHS năm 2003 là "thẩm quyền tố

tụng chủ yếu tập trung vào Thủ trưởng các cơ quan tố tụng, trong khi đó thẩm

quyền của những người trực tiếp tiến hành tố tụng - Điều tra viên, Kiểm sát

viên, Thẩm phán thì lại rất hạn chế".

6) Bổ sung các quy định về chứng cứ và chứng minh, về giám định tư

pháp nhằm hoàn thiện các chế định này, khắc phục những hạn chế, bất cập

trong BLTTHS năm 2003, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm

trong tình hình mới...

7) Bổ sung một chương mới - Chương XVI (các điều 223 - 228) nhằm

luật hóa các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và bảo đảm sự phù hợp của

BLTTHS với quy định của Hiến pháp, các cam kết quốc tế và tháo gỡ những

bất cập, vướng mắc trong thực tiễn.

3.1.2. Phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

* Về các nguyên tắc

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, nội dung của nguyên tắc

"suy đoán vô tội" được ghi nhận chính thức và đầy đủ trong Hiến pháp năm

2013 của nước ta: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi

Page 80: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

80

được chứng minh cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có

bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" (khoản 1 Điều 31).

BLTTHS năm 2015 ghi nhận lại nguyên tắc hiến định này một cách đầy đủ

nhất (cả về nội dung và hình thức) với tên gọi "Suy đoán vô tội" (Điều 13):

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được

chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án

kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội,

kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan,

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội

không có tội [60].

Với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS, SĐVT

liên quan chặt chẽ với các nguyên tắc và một số quy định chung khác của

BLTTHS mới. Các nguyên tắc và các quy định chung này cũng được sửa đổi

bổ sung cho phù hợp với quy định của Hiến pháp mới, cụ thể là:

1) Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm được ghi nhận tại

khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 26 BLTTHS mới:

1. Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điêu tra viên,

Kiêm sat viên , ngươi khac co thâm quyên tiên hanh tô tung , người bị

buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền

bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu

cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

2. Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án... phải đầy đủ và hợp

pháp. Phiên tòa xét xử... phải có mặt đầy đủ những người theo quy

định... Tòa án... tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào

chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền ,

nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

3. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội , tình

tiết tăng nặng , tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm,

Page 81: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

81

khoản, điều của Bộ luật hình sự... đều phải được trình bày, tranh luận,

làm rõ tại phiên tòa.

4. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm

tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa [60].

2) Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án được quy định tại Điều 15

BLTTHS năm 2015:

1. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan co thâm

quyên tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc

phải chứng minh là mình vô tội.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có

thẩm quyền... phải áp dụng cac biện pháp hợp pháp để xác định sự thật

của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ

xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình

tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội [60].

Ngoài ra, nguyên tắc suy đoán vô tội còn liên hệ chặt chẽ với các nguyên

tắc sau đây trong BLTTHS mới như: Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia:

"Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử

theo thủ tục rút gọn..." (Điều 22); Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật: "Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và

chỉ tuân theo pháp luật;... Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét

xử... thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi pham hành

chính hoặc bị truy cứu TNHS..." (Điều 23); Nguyên tắc xét xử tập thể: "Tòa

án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục

rút gọn..." (Điều 24); Nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng, công khai: "Tòa

án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng..." (Điều 25).

* Về các quy định chung khác của BLTTHS năm 2015 liên quan đến

suy đoán vô tội

1) Các quy định về chủ thể: BLTTHS mới vẫn giữ nguyên cách phân

loại chủ thể tham gia TTHS thành hai nhóm: 1) Các chủ thể tiến hành tố tụng

Page 82: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

82

và 2) Các chủ thể tham gia tố tụng với các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy

định tại các chương III, IV và V. So với BLTTHS năm 2003, các quy định

này của BLTTHS năm 2015 có một số điểm mới như sau:

a) Chương III (các điều 34 - 54): Tên của Chương này được sửa thành

"Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng" (bổ sung cụm từ "có thẩm quyền" trước cụm từ "tiến hành tố tụng" và

bỏ cụm từ "và việc thay đổi người tiến hành tố tụng"); bổ sung một số chủ thể

mới có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm: Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên và

Thẩm tra viên (Điều 34); Chuyển quy định về quyền hạn điều tra của một số

cơ quan, những người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều

tra (Điều 111 BLTTHS năm 2003) thành Điều 35 của Chương này nhằm xác

định rõ địa vị pháp lý của các chủ thể này; Bổ sung Cơ quan cua Kiểm ngư và

những người của Cơ quan này được giao tiến hành một số hoạt động điều tra;

Phân định rõ thẩm quyền tố tụng và thẩm quyền hành chính tư pháp của Thủ

trưởng (Phó thủ trưởng) CQĐT, Viện trưởng (Phó viện trưởng) VKS, Chánh

án (Phó chánh án) Tòa án, đồng thời mở rộng thẩm quyền tố tụng cho Điều

tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhằm nâng cao trách nhiệm cá

nhân và bảo đảm hiệu quả hoạt động của các chủ thể này.

b) Chương IV. Người tham gia tố tụng (các điều 55 - 71): Bổ sung một

số chủ thể tham gia tố tụng mới gồm: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến

nghị khởi tố; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bị giữ trong

trường hợp khẩn cấp; người bị bắt; người bị tạm giữ; người chứng kiến; người

định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật; người bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người đại diện

theo pháp luật của pháp nhân phạm tội (Điều 55); Quy định rõ ràng, đầy đủ và

cụ thể hơn (so với BLTTHS năm 2003) về các quyền và nghĩa vụ của từng

chủ thể tham gia tố tụng (đặc biệt là của người bị buộc tội); Bổ sung quy định

(các điều 57 - 61) về một số quyền của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố,

Page 83: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

83

bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (như không buộc phải nhận tội; Đọc, ghi chép

và sao chụp những tài liệu để sử dụng cho việc bào chữa; Đưa ra chứng cứ,

yêu cầu bổ sung chứng cứ, trưng cầu giám định lại, giám định bổ sung; triệu

tập người làm chứng, bị hại,,...) nhằm bảo đảm đầy đủ quyền bào chữa của

các chủ thể này ở các giai đoạn tố tụng.

c) Chương V. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự

(các điều 72 - 84): Đây là chương mới được bổ sung nhằm khắc phục những bất

cập, vướng mắc trong các quy định của BLTTHS năm 2003; quy định đầy đủ và

cụ thể theo hướng mở rộng diện những người có thể là người bào chữa (bao gồm

cả người đại diện của người bị buộc tội và Trợ giúp viên pháp lý); bổ sung đầy

đủ và cụ thể hơn quyền năng tố tụng (quyền và nghĩa vụ) của người bào chữa

như: Quyền tham gia tố tụng từ khi bắt giữ người bị tình nghi hoặc hoặc khi có

quyết định tạm giữ; Được thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt

động tố tụng (khám nghiệm hiện trường, kê biên tài sản, khám người, chỗ ở,...)

và có mặt trong các hoạt động này; quyền thu thập chứng cứ; trách nhiệm của

cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan tố tụng trong việc bảo đảm để họ thực hiện

được các quyền này; Quyền tiếp xúc riêng với người bị tạm giữ, tạm giam…

2) Về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố

tụng: Quy định tại các điều 34 - 54 BLTTHS đã phân định rõ thẩm quyền tố

tụng và thẩm quyền hành chính tư pháp giữa: Thủ trưởng/Phó Thủ trưởng

CQĐT với Điều tra viên, Trợ lý điều tra; Viện trưởng/Phó Viện trưởng VKS

với Kiểm sát viên; Chánh án/Phó chánh án với Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm

tra viên, Thư ký Tòa án. Đồng thời tăng quyền hạn, trách nhiệm cho Điều tra

viên, Trợ lý điều tra; Kiểm sát viên và Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm,

Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án nhằm nâng cao tính độc lập và trách nhiệm

cá nhân của các chủ thể này trước pháp luật.

3) Về chứng cứ và chứng minh: Các quy định về chứng cứ và chứng

minh được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, cụ thể là: Khái niệm

Page 84: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

84

chứng cứ được sửa đổi theo hướng phá thế "độc quyền" của các cơ quan tố tụng

trong thu thập chứng cứ; Bổ sung những vấn đề phải chứng minh trong vụ án

hình sự như: nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những tình tiết khác liên quan

đến việc loại trừ TNHS, miễn TNHS, hình phạt (Điều 85); quyền thu thập chứng

cứ của người bào chữa, quyền đưa ra chứng cứ của người bị buộc tội (Điều 86);

quy định cụ thể cách thức thu thập chứng cứ của người bào chữa và trách nhiệm,

trình tự, thủ tục tiếp nhận, đánh giá các chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố

tụng (Điều 88); Bổ sung nguồn chứng cứ gồm: Dữ liệu điện tử; kết quả định giá

tài sản; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác (Điều 87);

quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu thập, phục hồi dữ liệu điện tử (Điều 107);

Bổ sung nguyên tắc loại trừ chứng cứ "Những gì có thật nhưng không được

thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị

pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án" (Điều 87);...

3.1.3. Phần thứ hai và Phần thứ ba của Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2015

Các quy định về khởi tố, điều tra và truy tố được thể hiện trong Phần

thứ hai (các điều 143 - 242) và Phần thứ ba (các điều 249) của BLTTHS năm

2015 tương đối đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều so với BLTTHS cũ.

* Các quy định về khởi tố vụ án hình sự (Chương IX: các điều 143 - 162)

được bổ sung nhiều quy định mới như: Làm rõ các khái niệm "tố giác về tội

phạm", "tin báo về tội phạm", "kiến nghị khởi tố" (Điều 144); Quy định đầy

đủ, cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết các nguồn tin

về tội phạm (các điều 146, 147, 151, 152); về thời hạn và việc gia hạn thời

hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (Điều 147); nhiệm vụ, quyền hạn

của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp ở giai đoạn này (các điều 159, 160, 161)...

* Các quy định về điều tra vụ án hình sự (Chương X và Chương XI:

từ Điều 163 đến Điều 235) được bổ sung các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế

Page 85: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

85

tố tụng; quy định về nhận biết giọng nói, định giá tài sản và các biện pháp

điều tra tố tụng đặc biệt; căn cứ và thủ tục tiến hành các biện pháp khám xét,

thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu; bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can;

các trường hợp tách, nhập, chuyển vụ án (Điều 169 và Điều 170); tạm đình

chỉ điều tra khi hết thời hạn điều tra mà chưa có kết quả định giá tài sản,

tương trợ tư pháp (Điều 229);...

* Các quy định về truy tố (Chương XVIII và Chương XIX Phần thứ

ba: từ Điều 236 đến Điều 249) được bổ sung và quy định đầy đủ về nhiệm vụ,

quyền hạn của VKS khi thực hiện chức năng công tố và kiểm sát trong giai

đoạn này (Điều 236 và Điều 237); Thay từ "ủy quyền" bằng từ "phân công"

VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa (Điều

239); Viện trưởng VKS cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết

định: truy tố, trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ

án (hoặc đối với bị can) của VKS cấp dưới, nếu thấy các quyết định là trái

pháp luật (khoản 3 Điều 240); cho phép nhập, tách vụ án trong giai đoạn này

(Điều 242); quy định chặt chẽ các căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung và Tòa án

trả hồ sơ yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ (Điều 245 và Điều 246);...

3.1.4. Phần thứ tư của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Các quy định về xét xử (các chương XX, XXI và XXII Phần thứ tư: từ

Điều 250 đến Điều 362) được sửa đổi bổ sung tương đối đầy đủ, cụ thể và

phù hợp. Các quy định này trong BLTTHS mới về cơ bản đã khắc phục được

những bất cập, vướng mắc trong BLTTHS năm 2003, cụ thể là:

* Bổ sung nhiều quy định mới về: Tạm ngừng phiên tòa (Điều 251);

Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ (Điều 252); Tiếp nhận chứng

cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án (Điều 253); Phòng xử án (Điều 257);

Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ (Điều 284); Sự có mặt của

Điều tra viên và những người khác (Điều 296);...

* Giới hạn xét xử (Điều 298) được sửa đổi theo nguyên tắc truy tố tới

đâu - xét xử tới đó: Trường hợp có thể xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội

Page 86: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

86

danh mà VKS truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để VKS truy tố lại, nếu VKS vẫn

giữ tội danh truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn.

* Nhập phần xét hỏi và phần tranh luận tại phiên tòa thành một phần

"Mục III. Tranh tụng tại phiên tòa" (các điều 306 - 325), đồng thời bổ sung

các quy định về: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu việc điều tra, truy tố vi

phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (điểm d khoản 1 Điều 280); Tuyên bố bị

cáo vô tội nếu không đủ chứng cứ kết tội (khoản 4 Điều 326);...

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC SUY

ĐOÁN VÔ TỘI TRONG THỰC TIỄN

Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn, cần tiến hành

đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện các quy định

về SĐVT trong BLTTHS năm 2015, tăng cường công tác phổ biến giáo dục

BLTTHS mới và các các giải pháp khác. Trong các giải pháp này thì việc hoàn

thiện pháp luật nói chung và các quy định của BLTTHS về SĐVT nói riêng

luôn giữ vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng vì giải pháp này tạo cơ sở pháp lý

và những điều kiện cần thiết để tiến hành các giải pháp khác về bảo đảm thực

hiện pháp luật nói chung và nguyên tắc SĐVT nói riêng trên thực tiễn.

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện một số quy định về suy đoán vô tội của

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Như đã đề cập ở trên, BLTTHS năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung rất

cơ bản, đồng bộ, có căn cứ khoa học và về cơ bản đã khắc phục được những

bất cập, vướng mắc trong các quy định của BLTTHS năm 2003, đáp ứng kịp

thời các yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, theo chúng tôi vẫn còn một số quy định dưới đây (trong đó có cả

các quy định liên quan đến SĐVT) trong BLTTHS năm 2015 cần được tiếp

tục nghiên cứu và hoàn thiện.

* Phần thứ nhất của Bộ luật tố tụng hình sự:

1) Về một số nguyên tắc: Chúng tôi cho rằng việc thừa nhận và ghi

nhận nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử" trong Hiến pháp và BLTTHS đồng

Page 87: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

87

nghĩa với việc thừa nhận sự tồn tại của hai bên đối trọng nhau (bên buộc tội

và bên bào chữa) và bên thứ ba là Tòa án giữ vai trò là trọng tài đứng giữa hai

bên. Mỗi nhóm chủ thể này thực hiện một trong ba chức năng tố tụng cơ bản

là buộc tội, bào chữa và xét xử. Vì vậy, trước hết cần sửa đổi bổ sung nội

dung của nguyên tắc "tranh tụng trong xét xử" nhằm thể hiện đầy đủ các yêu

cầu của tranh tụng. Mặt khác, nội dung của các nguyên tắc khác trong

BLTTHS cũng cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với các yêu cầu của nguyên

tắc tranh tụng, cụ thể là:

a) Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử (Điều 26) cần được hoàn thiện

theo hướng sau: Tên của Điều luật này nên sửa là "Tranh tụng trong xét xử"

và nội dung của nguyên tắc này cần được sửa đổi bổ sung với nội dung sau:

1. Việc xét xử vụ án hình sự được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa

bên buộc tội và bên bào chữa.

2. Chức năng buộc tội do các chủ thể của bên buộc tội thực hiện; Chức

năng bào chữa do các chủ thể của bên bào chữa thực hiện và Tòa án thực

hiện chức năng xét xử.

3. Bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng với nhau trong việc đưa ra

chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận trước Tòa án. Tòa án tạo những

điều kiện cần thiết để các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa thực hiện

các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo quy định của Bộ luật này.

4. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng và

những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa.

b) Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13): Để phù hợp với nguyên tắc

"tranh tụng trong xét xử" (đã nêu trên), Điều 13 BLTTHS mới cần sửa đổi

hoàn thiện theo hướng: Sửa đổi bổ sung khoản 1 của Điều 15 nhằm xác định

rõ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể của bên buộc tội và

chuyển thành khoản 2 của Điều 13; Khoản 2 của Điều 13 chuyển thành khoản 3.

Điều 13 "Suy đoán vô tội" (sửa đổi) sẽ như sau:

Page 88: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

88

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội...

2. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các chủ thể của bên

buộc tội. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình

vô tội.

3. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội ...

thì người bị buộc tội phải được xác định là không có tội.

c) Bổ sung một nguyên tắc mới: "Tự do đánh giá chứng cứ" nhằm

khẳng định quyền này của các chủ thể không phụ thuộc vào kết quả đánh giá

chứng cứ của các chủ thể trước đó với nội dung như sau: "Điều tra viên, Kiểm

sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm, dựa

trên tổng hợp những chứng cứ có trong vụ án, căn cứ vào pháp luật và lương

tâm của mình. Không có chứng cứ nào có giá trị được xác định trước đó".

2) Các quy định về chủ thể tham gia TTHS: Các chương III, IV và V

BLTTHS năm 2015 cần sửa đổi bổ sung theo hướng sau:

a) Sáp nhập các chương này với nhau thành Chương "Các chủ thể

tham gia tố tụng hình sự" gồm 4 mục quy định về 04 nhóm chủ thể (bên buộc

tội, bên bào chữa, Tòa án và các chủ thể khác) với các quyền và nghĩa vụ phù

hợp với chức năng mà mỗi nhóm chủ thể này tham gia thực hiện:

- Mục 1. Các chủ thể thuộc bên buộc tội quy định về nhiệm vụ và

quyền hạn cụ thể của từng chủ thể: Thủ trưởng/Phó Thủ trưởng CQĐT, Điều

tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng/Phó Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên,

Kiểm tra viên; Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện và người bảo

vệ quyền lợi của họ; Các trường hợp từ chối, thay đổi Điều tra viên, Cán bộ

điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

- Mục 2. Các chủ thể thuộc bên bào chữa quy định về nhiệm vụ và

quyền hạn của từng chủ thể: Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Người

đại diện hợp pháp của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Người bào

chữa; Bị đơn dân sự, người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của họ.

Page 89: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

89

- Mục 3. Tòa án quy định về: Thẩm quyền của Tòa án; Nhiệm vụ và

quyền hạn của Chánh án/Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa

án; Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi các chủ thể này.

- Mục 4. Các chủ thể tham gia tố tụng khác quy định về quyền và nghĩa

vụ của người chứng kiến, người làm chứng, người giám định, định giá tài sản,

phiên dịch và người dịch thuật; Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi

người giám định, người phiên dịch và người dịch thuật.

b) Sửa đổi bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của

từng chủ thể trong mỗi nhóm nêu trên phù hợp với chức năng mà mỗi chủ thể

đó tham gia thực hiện ở các giai đoạn tố tụng, đồng thời loại bỏ hết các nhiệm

vụ, quyền hạn không thuộc về chức năng của chủ thể đó (như: quyền khởi tố

vụ án hình sự và trách nhiệm chứng minh tội phạm của HĐXX; quyền kháng

nghị giám đốc thẩm của Chánh án;...) nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa bên

buộc tội và bên bào chữa; để Tòa án (HĐXX) thực hiện đúng chức năng xét

xử và vai trò trọng tài của mình trong tranh tụng.

* Phần thứ hai và Phần thứ ba của Bộ luật tố tụng hình sự: Các quy

định về khởi tố, điều tra và truy tố trong BLTTHS mới về cơ bản là tương đối

rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, theo chúng tôi

việc tách các quy định về truy tố thành một phần riêng (Phần thứ ba) là không

thỏa đáng với lý do sau: Mặc dù hoạt động khởi tố, điều tra và truy tố do các

chủ thể khác nhau thực hiện nhưng về bản chất thì các hoạt động này đều là

các khâu (bộ phận) của quá trình thực hiện chức năng buộc tội (công tố) trong

TTHS, trong đó VKS là chủ thể thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật

đối với các hoạt động này đồng thời chịu trách nhiệm cuối cùng đối với việc

buộc tội. Vì vậy, theo chúng tôi, các quy định về khởi tố, điều tra và truy tố

cần được tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi bổ sung theo hướng sau:

1) Sáp nhập hai phần này với nhau thành Phần thứ hai của BLTTHS với

tên gọi "Thủ tục tố tụng trước khi xét xử" gồm ba chương: 1) Chương... Khởi tố

vụ án hình sự; 2) Chương... Điều tra vụ án hình sự và 3) Chương... Truy tố.

Page 90: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

90

2) Sửa đổi bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 155 (về rút yêu cầu khởi

tố của bị hại) theo hướng xác định rõ thời hạn có thể thực hiện quyền này là

"cho đến khi Hội đồng xét xử nghị án" (bao gồm cả xét xử phúc thẩm) với nội

dung như sau: "2. Trong mọi trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu

trước khi Hội đồng xét xử nghị án... thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường

hợp có căn cứ xác định họ rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của mình do bị

ép buộc, cưỡng bức".

3) Thống nhất sử dụng thuật ngữ "lấy lời khai" trong BLTTHS: Hỏi

cung và lấy lời khai là các hoạt động TTHS tuy khác nhau về đối tượng tác

động nhưng có cùng bản chất. Chúng tôi cho rằng việc sử dụng hai thuật ngữ

"hỏi cung" và "lấy lời khai" trong BLTTHS thể hiện định kiến về sự có tội của

bị can và vô hình chung nguyên tắc SĐVT đã bị vi phạm nghiêm trọng từ chính

các nhà lập pháp. Vì vậy, các quy định của BLTTHS cần sửa đổi bổ sung theo

hướng sử dụng thống nhất thuật ngữ "lấy lời khai" đối với tất cả đối tượng (bao

gồm cả bị can).

* Phần thứ tư của Bộ luật tố tụng hình sự: Các quy định về xét xử

trong BLTTHS năm 2015 về cơ bản là đầy đủ, cụ thể và phù hợp. Tuy nhiên,

theo chúng tôi một số quy định sau đây vẫn cần sửa đổi bổ sung, cụ thể là:

1) Cần sửa tên gọi của Phần này (sau khi đã chuyển thành Phần thứ ba

như đã đề cập ở trên) là "Thủ tục xét xử vụ án hình sự" (gồm ba chương như

trong BLTTHS mới là phù hợp).

2) Sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến SĐVT ở Phần này

như sau:

a) Về phòng xử án (Điều 257): Khoản 2 của Điều này cần sửa đổi theo

hướng quy định cụ thể và xác định rõ vai trò, vị thế cao nhất của HĐXX trong

thực hiện quyền tư pháp, là trọng tài giữa bên buộc tội, bên bào chữa và có

quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình xét xử. Kiểm sát viên, Thư ký

Tòa án là chủ thể tham gia phiên tòa và chịu sự điều hành của HĐXX như các

chủ thể khác. Nội dung sửa đổi của Điều luật này như sau:

Page 91: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

91

“1. Phòng xử án phải nghiêm trang, bảo đảm an toàn và sự bình đẳng

giữa bên buộc tội và bên bào chữa; phía trên của phòng xử án treo Quốc huy

của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hội đồng xét xử ngồi ở vị trí cao nhất chính giữa phía trên của

phòng xử án, tiếp theo là vị trí của Thư ký Tòa án.

3. Kiểm sát viên và các chủ thể của bên buộc tội ngồi phía dưới bên

phải Hội đồng xét xử; Người bào chữa, bị cáo và các chủ thể của bên bào

chữa ngồi bên trái đối diện với bên buộc tội;

4. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng và những

người tham gia tố tụng khác ngồi ở những hàng ghế đầu tiên, những người

tham dự phiên tòa ngồi ở các hàng ghế tiếp theo".

b) Quy định về sự có mặt của Kiểm sát viên (Điều 289) cần được sửa

đổi bổ sung theo hướng xác định tại phiên tòa Kiểm sát viên chỉ có nhiệm vụ

duy nhất là thực hành quyền công tố.

c) Quy định về giới hạn xét xử (Điều 298) cần bổ sung đoạn "nhưng

phải bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và phải tuân thủ các quy định khác

của Bộ luật này" ở cuối khoản 3 của Điều luật này.

d) Quy định về trình tự phát biểu trong tranh tụng (Điều 320) cần sửa

đổi bổ sung như sau: Kiểm sát viên trình bày luận tội; bị hại, nguyên đơn dân

sự và người đại diện của họ trình bày ý kiến; người bào chữa trình bày lời bào

chữa, bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa (nếu

không có người bào chữa thì bị cáo tự bào chữa); bị hại, nguyên đơn dân sự

và người đại diện của họ trình bày ý kiến. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu

cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày buộc tội trước khi

Kiểm sát viên luận tội"; Bổ sung khoản 4 với nội dung sau: "4. Bị cáo và người

bào chữa có quyền phát biểu sau cùng".

đ) Bổ sung quy định mới về tiến hành các hoạt động điều tra (trưng cầu

giám định, thực nghiệm điều tra, nhận dạng,...) tại phiên tòa với nội dung sau:

Page 92: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

92

"Điều... Tiến hành các hoạt động điều tra

Trong trường hợp cần thiết Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu

của các bên tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này".

e) Quy định về nghị án (Điều 326): Khoản 7 của Điều này cần sửa đổi

theo hướng: thay cụm từ "quyết định việc khởi tố vụ án" bằng "kiến nghị Viện

kiểm sát khởi tố vụ án", cụ thể như sau: "7. Trường hợp phát hiện bỏ lọt tội

phạm thì Hội đồng xét xử kiến nghị Viện kiểm sát khởi tố vụ án".

3.2.2. Tăng cường công tác phổ biến giáo dục và hướng dẫn áp dụng

Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự mới

Pháp luật không thể tự đi vào cuộc sống và chỉ có thể đi vào cuộc sống

thông qua hoạt động của các chủ thể (con người), trong đó công tác tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chính là cầu nối để đưa pháp luật vào

cuộc sống. Công tác này không chỉ góp phần làm cho cán bộ và nhân dân hiểu

biết pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, mà còn

thông qua đó để kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, ngăn chặn và hạn

chế những vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh chính trị,

trật tự, an toàn xã hội. Công tác này luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh

đạo, chỉ đạo và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc

tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.

Bộ luật tố tụng hình sự và BLHS năm 2015 là hai bộ luật lớn mới được

Quốc hội thông qua và có mối liên quan chặt chẽ không thể tách rời nhau. Đây là

hai bộ luật có rất nhiều nội dung được sửa đổi bổ sung rất cơ bản so với BLHS

năm 1999 và BLTTHS năm 2003. Mặt khác, nguyên tắc SĐVT chỉ có thể được

bảo đảm thực hiện trong thực tiễn khi các chủ thể tiến hành tố tụng có nhận thức

đúng và áp dụng thống nhất các quy định của BLHS và BLTTHS. Vì vậy, để

đưa các bộ luật này vào cuộc sống (và bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT

trong thực tiễn nói riêng), cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo

dục về các quy định của hai bộ luật này, đặc biệt là các nội dung mới được sửa

đổi bổ sung. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục BLHS và BLTTHS mới

Page 93: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

93

đã được Quốc hội xác định rõ trong Nghị quyết số 109/2015/QH13 và Nghị quyết

số 110/2015/QH13: Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC trong phạm vi chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban

trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

tuyên truyền, phổ biến rộng rãi BLHS năm 2015 trong nhân dân, cán bộ, công

chức và viên chức, nhằm góp phần tăng cường pháp chế XHCN, phát huy tác

dụng của các Bộ luật này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi

ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục này phải được tiến hành ở các

cấp độ khác nhau với các hình thức phong phú, nội dung thiết thực, có trọng

tâm, trọng điểm và phù hợp với từng đối tượng, cụ thể là:

1) Đối với các ngành như Công an, VKSND và TAND phải tổ chức tập

huấn chuyên sâu về BLTTHS, BLHS cùng các Nghị quyết số 109/2015/QH13

số 110/2015/QH13 về thi hành hai bộ luật này, bảo đảm đội ngũ Điều tra

viên, Cán bộ điều tra; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm

nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và các công chức khác của ngành

mình nắm vững các quy định của hai bộ luật mới này, đặc biệt là các nội dung

mới được sửa đổi bổ sung. Công tác này phải thực hiện xong trước ngày

01/7/2016 - ngày hai bộ luật này có hiệu lực thi hành.

2) Ngành tư pháp tiến hành tổ chức tập huấn cho báo cáo viên, tuyên

truyền viên pháp luật, người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật và cán

bộ, viên chức ngành tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp xã; cán bộ pháp chế của các

cơ quan về BLHS và BLTTHS cùng các nghị quyết về thi hành hai bộ luật

này. Công tác này phải thực hiện xong trong Quý III và Quý IV năm 2016.

3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các nội dung

cơ bản của BLHS và BLTTHS năm 2015 một cách thường xuyên và có hệ

thống trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoài ra, để nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các quy định của

BLHS và BLTTHS mới (đặc biệt là những nội dung mới được sửa đổi bổ

Page 94: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

94

sung), TANDTC, VKSNDTC và các cơ quan chức năng khác trong phạm vi

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức rà soát các văn bản

có liên quan để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới

hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bai bỏ , sửa đổi, bổ sung

hoặc ban hành văn bản mới cho phù hợp với các quy định của hai bộ luật này.

3.2.3. Các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp nêu trên, để bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT

trong thực tiễn, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp khác sau đây:

1) Khẩn trương kiện toàn tổ chức, bổ sung đội ngũ cán bộ của CQĐT,

TAND, VKSND, Cơ quan thi hành án và các cơ quan bổ trợ tư pháp bảo đảm

đáp ứng các yêu cầu theo quy định của BLTTHS năm 2015.

2) Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của CQĐT, VKS, Tòa án và các

tổ chức bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp; Cảnh sát hỗ trợ tư pháp; tổ chức

luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý...) phù hợp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư

hiện nay và các quy định của BLTTHS mới.

3) Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cho hoạt động của

các chủ thể tiến hành tố tụng (CQĐT/ Điều tra viên, VKS/ Kiểm sát viên, Tòa

án/ Thẩm phán, Hội thẩm): Trụ sở, phòng làm việc và trang thiết bị phục vụ

hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Trong đó đặc biệt ưu tiên sớm trang bị

camera, phương tiện ghi âm hoạt động lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm

giam để giám sát quá trình điều tra và ngăn chặn tình trạng ép cung, mớm

cung, dùng nhục hình ở giai đoạn điều tra.

4) Cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp và thù lao cho các chức danh tư

pháp (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện)

xứng đáng với đặc thù hoạt động nghề nghiệp của họ.

5) Xây dựng chế độ kỷ luật công tác chặt chẽ và xử lý nghiêm minh đối

với các trường hợp Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và các chức danh

tư pháp khác vi phạm pháp luật.

Page 95: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

95

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đề tài "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố

tụng hình sự" cho phép tác giả rút ra một số kết luận sau:

1) Suy đoán vô tội là một nguyên tắc văn minh, tiến bộ trên thế giới và

được áp dụng ở nhiều quốc gia. Việc hoàn thiện các nội dung cơ bản của nó

và bảo đảm tính thống nhất của nguyên tắc này trong Hiến pháp, BLTTHS và

các văn bản luật khác không chỉ có ý nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý quan

trọng, mà còn là một bảo đảm - "lá chắn thép" trong việc phòng chống oan

sai, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong TTHS. Đặc biệt, SĐVT đề cao

trách nhiệm của các cơ quan và những người có thẩm quyền đối với sinh

mệnh chính trị, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích của công dân cho

đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có HLPL.

2) Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã ghi nhận nguyên tắc SĐVT

(cùng một số nguyên tắc khác của TTHS) với sự sửa đổi bổ sung phù hợp với

các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập với xu hướng

phát triển ngày càng dân chủ, nhân đạo và tôn trọng quyền con người của

TTHS thế giới. Đây là một bước ngoặt thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về tư

duy pháp lý của Đảng, Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp đã được xác định trong các văn

kiện của Đảng thời gian gần đây.

3) Suy đoán vô tội không chỉ là nguyên tắc cơ bản và quan trọng của

TTHS mà còn là một trong những căn cứ để phân định các chức năng cơ bản

trong TTHS (buộc tội, bào chữa và xét xử), trong đó Tòa án là chủ thể duy

nhất thực hiện quyền tư pháp (xét xử) nhân danh Nhà nước để kết tội đối với

bị cáo, đồng thời giữ vai trò là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào

chữa. SĐVT được áp dụng đối với người bị buộc tội (người bị tạm giữ, bị

can, bị cáo và người bị kết án trong một số trường hợp) không chỉ ở các giai

Page 96: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

96

đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà trong một số trường hợp cả ở giai

đoạn tiền tố tụng và thi hành án hình sự.

4) Thực tiễn 10 năm áp dụng BLTTHS năm 2003 cho thấy các quy định

của BLTTHS nói chung và các quy định về SĐVT nói riêng đã bộc lộ quá

nhiều hạn chế, bất cập không đáp ứng được các yêu cầu xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc hoàn

thiện BLTTHS (trong đó có các quy định về SĐVT) phù hợp với quy định

của Hiến pháp năm 2013 là vấn đề cấp thiết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.

5) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận tương đối đầy đủ cả về

hình thức và nội dung của nguyên tắc SĐVT:

1. Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng

minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết

tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có

thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có

tội [60, Điều 13]

6) Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn, cần tiến

hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau: tiếp tục hoàn thiện các quy định của

BLTTHS năm 2015 về SĐVT; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục BLTTHS và hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật

này; các giải pháp về con người và một số giải pháp khác (về hoàn thiện tổ

chức và hoạt động của hệ thống TAND, VKSND, CQĐT, các tổ chức bổ trợ

tư pháp; bảo đảm cơ sở vật chất, cải cách chế độ đãi ngộ đối với các chức

danh tư pháp,...).

Page 97: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Hoài Bắc (2014), "Nguyên tắc suy đoán vô tội và những kiến

nghị sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003",

http://noichinh.vn, ngày 06/4/2014.

2. Bộ Công an (2012), Báo cáo số 553/BC-BCA-V19 ngày 07/10/2012 về

tổng kết 8 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

3. Nguyễn Hòa Bình (2016), "Tổng quan nội dung lớn sửa đổi, bổ sung

trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015", http://kiemsat.vn/ct/tong-quan-

noi-dung-lon-sua-doi-bo-sung-trong-bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2015-

914-914.html.

4. Lê Văn Cảm (2004), "Những vấn đề lý luận cơ bản về chế định các

nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự", Kiểm sát (6), tr.35-39.

5. Nguyễn Ngọc Chí (2015), "Nguyên tắc suy đoán vô tội, bảo đảm tranh tụng

trong xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi): Bước tiến vượt bậc về

quyền con người", http://baobaovephapluat.vn, ngày 02/6/2015.

6. Nguyễn Văn Chiến (2014), "Vai trò của đội ngũ luật sư trong việc hiện

thực hóa nguyên tắc tranh tụng và bảo vệ quyền con người", Kỷ yếu Hội

thảo: Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, Hội An.

7. Chính phủ (2012), Báo cáo số 220/BC-CP ngày 5/9/2012 về công tác

phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, Hà Nội.

8. Chính phủ (2013), Báo cáo số 318/BC-CP ngày 30/8/2013 về công tác

phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013, Hà Nội.

9. Kỳ Duyên (2014), "Cong đường - công đường và án xử theo… áp lực!",

http://vietnamnet.vn, ngày 12/4/2014.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc

giữa nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 98: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

98

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002

của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong

thời gian tới, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005

của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005

của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Bùi Tiến Đạt (2015), "Vì sao "suy đoán có tội" phổ biến?",

http://vietnamnet.vn, ngày 20/06/2015

17. Phạm Hồng Hải (1999), Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

18. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt

Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

19. Võ Hải (2015), "Án oan chấn động do nghi can không được "quyền im

lặng", http://vnexpress.net, ngày 17/6/2015.

20. Mai Thanh Hiếu (2004), "Phạm vi chủ thể có quyền được suy đoán vô tội

trong tố tụng hình sự Việt Nam", Luật học, (01), tr.14-18.

21. Học viện Cảnh sát nhân dân (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt

Nam, Hà Nội.

22. Phạm Mạnh Hùng (2012), "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng

hình sự Việt Nam", Kiểm sát, (15), tr.34-38.

23. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế giới

hiện đại, Đề tài khoa học, Viện Khoa học thông tin xã hội, Hà Nội.

24. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật tố tụng

hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Lê Kiên (2015), "Quyền im lặng và suy đoán vô tội", http://tuoitre.vn,

ngày 18/6/2015

Page 99: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

99

26. Nguyễn Lê (2015), "Giám sát oan sai: Có những điều không ngờ?",

http://vneconomy.vn, ngày 10/4/2015

27. Nguyễn Thị Liên (2014), "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp

1992 sửa đổi năm 2013 và việc triển khai trong ngành Kiểm sát Hải

Phòng", http://vienkiemsathaiphong.gov.vn, ngày 18/3/2014.

28. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2012), Báo cáo số 25/LĐLSVN về đánh giá

thực trạng bảo đảm quyền bào chữa và quan điểm sửa đổi bổ sung Bộ

luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.

29. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn về nhân quyền.

30. Liên hợp quốc (1966), Bình luận chung số 13 Công ước quốc tế.

31. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.

32. Liên hợp quốc (1985), Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ

nhục con người.

33. Liên hợp quốc (1993), Tuyên ngôn Viên và chương trình hành động.

34. Nguyễn Hoàng Linh (2014), "Gian nan "suy đoán vô tội"", http://baoxaydung.com.vn,

ngày 02/10/2014.

35. Nguyễn Đức Mai (1996), Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự, Luận

văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.

36. Nguyễn Đức Mai (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Hoàn thiện các quy định của

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 liên quan đến tranh tụng tại phiên tòa

sơ thẩm - cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Tòa án

nhân dân tối cao, Hà Nội.

37. Trần Đình Nhã (2013), "Một số vấn đề về quyền tư pháp, hoạt động tư

pháp, cơ quan tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp", http://tks.edu.vn.

38. Nguyễn Thái Phúc (2006), "Nguyên tắc suy đoán vô tội", Nhà nước và

pháp luật, (11), tr.36-39

39. Đinh Văn Quế (2012), "Có cần ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội?",

http://toaan.gov.vn.

40. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

41. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

Page 100: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

100

42. Quốc hội (1960), Luật tổ chức tòa án nhân dân, Hà Nội.

43. Quốc hội (1960), Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

44. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

45. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

46. Quốc hội (1989), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

47. Quốc hội (1990), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

48. Quốc hội (1991), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

49. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

50. Quốc hội (1992), Luật tổ chức tòa án nhân dân, Hà Nội.

51. Quốc hội (1992), Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

52. Quốc hội (1992), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

53. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

54. Quốc hội (2000), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

55. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

56. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

57. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

58. Quốc hội (2014), Luật tổ chức tòa án nhân dân, Hà Nội.

59. Quốc hội (2014), Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

60. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

61. Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo

trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội, Hà Nội.

62. Thái Sơn (2014), "Thẩm phán ta sợ đủ thứ", http://www.thanhnien.com.vn,

ngày 11/10/2014.

63. Minh Thảo (2014), "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm

2013 và việc thể chế hóa nguyên tắc này trong Bộ luật tố tụng hình sự để

phù hợp với tinh thần của Hiến pháp mới", http://www.moj.gov.vn.

64. P. Thảo (2014), "Một cái vỗ vai, một lời nói nhỏ… cũng làm "lệch" quan

tòa!", http://dantri.com.vn, ngày 07/3/2014.

65. Tòa án nhân dân tối cao (1964), Luật lệ về tư pháp 1945 -1961, Hà Nội.

Page 101: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

101

66. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự,

Tập I (1945 -1974), Hà Nội.

67. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/HĐTP ngày

05/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Xét

xử sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

68. Tòa án nhân dân tối cao (2005-2010), Số liệu thống kê tình hình giải quyết

và xét xử sơ thẩm hình sự ở các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện

các năm 2005 - 2010, Hà Nội.

69. Tòa án quân sự Trung ương (2005), Lịch sử 60 năm Tòa án quân sự Việt

Nam (1945-2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

70. Trung tâm Nghiên cứu về quyền con người và quyền công dân - Khoa

Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về

các quyền dân sự và chính trị (IUCCR 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

71. Phạm Duy Trường (2012), "Nguyên tắc suy đoán vô tội và việc quy định

nguyên tắc này trong Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam",

http://vienkiemsathaiphong.gov.vn.

72. "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789", http://www.reds.vn.

73. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố

tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Đào Trí Úc (2014), "Nguyên tắc suy đoán vô tội - nguyên tắc hiến định

quan trọng đối với việc đổi mới tố tụng hình sự Việt Nam", Nhà nước và

pháp luật, (11), tr.24-27.

75. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2011), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm

Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

76. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Báo cáo ngày 10/4/2015 về kết quả

giám sát về tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật về tố tụng hình

sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan, Hà Nội.

77. Ủy ban Tư pháp Quốc hội (2012), Báo cáo số 553/BC-UBTP13 về kết quả

giám sát việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra,

truy tố xét xử, Hà Nội.

Page 102: NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ TỤNG ......2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM ANH TUẤN NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÐ TỘI TRONG LUẬT TỐ

102

78. Viện Khoa học kiểm sát (2002), "Bộ luật tố tụng hình sự năm 2001 của

Nga", Phụ trương Thông tin Khoa học pháp lý.

79. Viện Khoa học Kiểm sát (2003), "Bộ luật tố tụng hình sự của Cộng hòa

Pháp", Phụ trương thông tin Khoa học pháp lý.

80. Viện Khoa học Kiểm sát (2003), "Bộ luật tố tụng hình sự của Nhật Bản",

Phụ trương thông tin Khoa học pháp lý.

81. Viện Khoa học Kiểm sát (2007), "Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang

Đức", Phụ trương thông tin Khoa học pháp lý.

82. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (1999), "Tư pháp hình sự so sánh",

Thông tin khoa học pháp lý, (Số chuyên đề).

83. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa -

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

84. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), BLTTHS năm 2015 Bộ luật tố tụng

hình sự sửa đổi, Tài liệu trình Quốc hội, Hà Nội.

85. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo số 11/BC-VKSTC ngày

19/01/2015 tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003, Hà Nội.

86. Nguyễn Quốc Việt (1995), Mấy vấn đề về nguyên tắc tố tụng hình sự khi

xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ,

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

87. Trịnh Tiến Việt (2013), "Bảo đảm nguyên tắc "suy đoán vô tội" và tính

thống nhất giữa Hiến pháp với Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự",

http://tuphaphinhsu.wordpress.com, ngày 25/4/2013.

TIẾNG ANH

88. "Lawyers Committee for Human Rights, A Basic Guide to Legal Standards

and Practice, What is a fair trial?" (2000), http://www.humanrightsfirst.org.