178
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ: Đánh giá tình hình sốt rét, thành phần loài và vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét, sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu khu vực thủy điện sông sê san và krông pa liên quan đến bệnh sốt rét tại tỉnh gia lai 16/9/2016 ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, khu vực miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) là vùng có sốt rét lưu hành cao nhất toàn quốc: hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm gần 50%, ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) chiếm 75%, số bệnh nhân sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét chiếm trên 80% tổng số của cả nước. Tỉnh Gia Lai là trọng điểm sốt rét của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, phần lớn các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực thủy điện thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng. Việc làm nhiều công trình thủy điện đã làm cho diện mạo cảnh quan thay đổi, điều này tất yếu tác động đến các quần thể muỗi Anopheles ở đây, dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tình hình mắc sốt rét trong các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực; cho đến nay, với thực tế có công trình thủy điện đang thi công và nhiều công trình thủy điện đã hoàn thành cả 1

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ:

Đánh giá tình hình sốt rét, thành phần loài và vai trò truyền bệnh của véc

tơ sốt rét, sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu khu vực thủy điện sông sê san

và krông pa liên quan đến bệnh sốt rét tại tỉnh gia lai

16/9/2016

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, khu vực miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) là vùng có sốt

rét lưu hành cao nhất toàn quốc: hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm

gần 50%, ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) chiếm 75%, số bệnh nhân sốt rét ác

tính và tử vong do sốt rét chiếm trên 80% tổng số của cả nước. Tỉnh Gia Lai là trọng điểm sốt rét của khu vực miền Trung-Tây Nguyên,

phần lớn các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực thủy điện thuộc vùng

sốt rét lưu hành nặng. Việc làm nhiều công trình thủy điện đã làm cho diện mạo

cảnh quan thay đổi, điều này tất yếu tác động đến các quần thể muỗi Anopheles

ở đây, dẫn đến ảnh hưởng rất lớn tình hình mắc sốt rét trong các cộng đồng dân

cư sinh sống trong khu vực; cho đến nay, với thực tế có công trình thủy điện

đang thi công và nhiều công trình thủy điện đã hoàn thành cả chục năm nay.

Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về

bệnh sốt rét nói chung và muỗi truyền sốt rét nói riêng ở đây. Theo số liệu

thống kê năm 2012 so với cùng kỳ 2011, BNSR tỉnh Gia Lai tăng 31,67%

(4.794/3.641), KSTSR tăng 42.71% (4.167/2.920) tập trung chủ yếu ở các

huyện Krông Pa, Konchro, Đức Cơ, Chưprông, Iagrai là các vùng có liên quan

đến thủy điện, thủy lợi.

Trong bối cảnh này, nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về muỗi truyền sốt rét,

đánh giá nguy cơ cũng như mức độ lưu hành và đề xuất những biện pháp phòng

chống véc tơ sốt rét thích hợp cho các đối tượng nguy cơ, giúp phối hợp tốt giữa

việc xây dựng thủy lợi, thủy điện, phát triển kinh tế với phòng chống sốt rét

1

Page 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

(PCSR), bảo vệ sức khỏe cho người dân trong khu vực. Việc nghiên cứu muỗi

truyền bệnh sốt rét và tình hình mắc sốt rét trong các cộng đồng dân cư sinh

sống tại các khu vực thủy điện và thủy lợi, không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa

lý thuyết cơ bản về biến động các quần thể muỗi Anopheles mà còn nhằm có

những cơ sở khoa học chính xác để có đề xuất các biện pháp PCSR hữu hiệu

cho các cộng đồng dân cư sinh sống ở đây, cũng như ở những vùng có điều kiện

môi trường tương tự.

Đề tài “Đánh giá tình hình sốt rét, thành phần loài và vai trò truyền bệnh

của véc tơ sốt rét, sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu khu vực thủy điện sông Sê

San và Krông Pa liên quan đến bệnh sốt rét tại tỉnh Gia Lai” được thực hiện

với các mục tiêu:

1) Đánh giá tình hình sốt rét và các chỉ số sốt rét hiện mắc ở cộng đồng dân

cư thuộc khu vực thủy điện sông Sê San và Krông Pa.

2) Xác định thành phần loài và vai trò truyền bệnh của véc tơ truyền bệnh

sốt rét tại hồ thủy điện sông Sê San và Krông Pa.

3) Đánh giá sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu của khu vực hồ thủy điện liên

quan đến bệnh sốt rét tại địa phương.

2

Page 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Đến cuối thế kỷ 19, con người mới biết đến nguyên nhân gây bệnh sốt

rét, cơ chế truyền KSTSR và chu kỳ phát triển KSTSR trong cơ thể muỗi. Năm

1880, Laveran, người Pháp, lần đầu tiên đã phát hiện và mô tả KSTSR thể giao

bào trong hồng cầu ở người tại Algeria. Năm 1897, Ronald Ross đã khám phá

nang bào (Oocyte) trong cơ thể muỗi tại Ấn Độ. Năm 1898, Grass, Bigmani và

Bastianelli đã chứng minh hoàn toàn chu kỳ phát triển KSTSR ở muỗi

Anopheles và người. Năm 1900, Mansen bằng những thực nghiệm trên cơ thể

của những người tình nguyện, đã khẳng định muỗi Anopheles là véc tơ truyền

KSTSR (theo Vũ Thị Phan, 1996). Những kết quả nghiên cứu này đã mở đầu

cho một thời kỳ mới trong việc nghiên cứu về muỗi sốt rét cũng như các biện

pháp PCSR. Đến nay, người ta đã xác định sự lan truyền bệnh sốt rét là mối

quan hệ của ba yếu tố: KSTSR, muỗi truyền bệnh và con người diễn ra trong

một môi trường phù hợp, quan hệ tương hỗ với các điều kiện của môi trường

(Gilles, 1993; Nguyễn Tuyên Quang, 1996).

1.1. Các yếu tố đảm bảo cho sự lan truyền tự nhiên bệnh sốt rét

Sự lan truyền tự nhiên bệnh sốt rét phụ thuộc vào 3 yếu tố: trung gian

truyền bệnh (muỗi Anopheles), tác nhân gây bệnh (ký sinh trùng sốt rét) và khối

cảm thụ (con người) được đặt trong mối quan hệ hỗ tương với các môi trường

(vật lý, sinh học, kinh tế-xã hội) theo sơ đồ dưới đây. Véc tơ truyền bệnh sốt rét,

nguồn bệnh sốt rét và khối cảm thụ là 3 yếu tố cơ bản trong quá trình lây truyền

bệnh sốt rét, hay nói cách khác là đảm bảo cho bệnh sốt rét lưu hành tại một địa

phương. Muỗi Anopheles phải đốt người có giao bào của ký sinh trùng sốt rét

trong máu, phải sống đủ lâu để những giao bào đó phát triển thành thoa trùng và

cuối cùng phải đốt được một hay nhiều người chưa có miễn dịch hoặc có miễn

dịch sốt rét nhưng thấp thì mới có lây truyền sốt rét.

3

Page 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Hình 1.1. Mối quan hệ của các yếu tố lan truyền tự nhiên bệnh sốt rét

1.1.1. Véc tơ truyền bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét ở người được truyền bởi muỗi Anopheles, có 422 giống

Anopheles trên toàn cầu nhưng chỉ có 70 giống có khả năng truyền bệnh tùy

theo điều kiện tự nhiên. Tính đến 2005, Việt Nam xác định 65 loài Anopheles,

trong đó các véc tơ chính An. minimus, An. dirus, An. sundaicus; các véc tơ phụ

An. jeyporiensis, An. subpictus, An. maculatus, An. aconitus, An. sinensis, An.

vagus và An. indefinitus; các véc tơ nghi ngờ An. splendidus, An. campestris,

An. culicifacies, An. baezai, An. lesteri, An. interruptus. Phân bố theo khu vực

miền Bắc (33 loài), miền Nam (44 loài) và miền Trung-Tây Nguyên (45 loài)

Anopheles. Các véc tơ chính ưa đốt người (70-80% có máu người trong dạ dày),

các véc tơ phụ ưa đốt gia súc hơn, nhưng khi ít gia súc thì tập trung đốt người.

- An. minimus phân bố rộng ở vùng rừng và bìa rừng, thích đẻ ở những nơi

nước chảy chậm, phát triển quanh năm, có 2 đỉnh cao liên quan đến mùa

mưa vào các tháng 3-4 và 8-9, đốt người trong nhà và gia súc hầu như suốt

đêm, cao điểm từ 20 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau.

- An. dirus chủ yếu ở vùng rừng rậm, thích đẻ ở những vũng nước tù đọng,

chỉ có mặt vào một số thời điểm trong năm, đốt người ngoài nhà và tiêu máu

4

Trung gian truyền bệnh(Anopheles)

Ngườicho

Ngườinhận

Tác nhân gây bệnh (KSTSR)

Môi trường

Vật lý Sinh học

Kinh tế- Xã hội

Khối cảm thụ (con người)

Page 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

ngoài nhà, liên tục từ 22 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau, cao điểm từ 21-24 giờ

và đốt gia súc từ 19-20 giờ.

1.1.2. Tác nhân gây bệnh và nguồn bệnh sốt rét

1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh (Ký sinh trùng sốt rét)

Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) thuộc ngành động vật gồm 4 loài có khả

năng gây bệnh cho người là Plasmodium. falciparum, P. vivax, P. malariae và

P. ovale. Tại Việt Nam, cơ cấu của KSTSR thay đổi theo từng vùng, từng mùa

và cũng thay đổi dưới sức ép của các biện pháp phòng chống sốt rét (PCSR)

trong đó ở các tỉnh phía Nam P. falciparum chiếm ưu thế tuyệt đối (80-85%), P.

vivax (15-20%), P. malariae (1-2%), P. ovale (không có ở Việt Nam).

Một trong những khó khăn trong PCSR hiện nay là chủng P. falciparum

đã kháng với hầu hết các thuốc chống sốt rét hiện hành chloroquine,

sulfadoxine-pyrimethamine (SP), mefloquine ở nhiều nước trên thế giới như

Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á và các nước Đông Nam Á. Việt Nam là một trong

những nước xuất hiện KSTSR kháng thuốc sớm trên thế giới; từ một trường

hợp P. falciparum kháng chloroquine đầu tiên được phát hiện ở Khánh Hòa

năm 1961 đến nay đã lan rộng ra 100% vùng sốt rét ở các tỉnh miền Nam và

nhiều tỉnh miền Bắc. Tỷ lệ kháng cao với chloroquine ở các tỉnh miền Trung-

Tây Nguyên: 30-55% (1976-1984), 55-90% (1985-1995); kháng amodiaquine

36,5% in vivo, 50% in vitro; kháng fansidar in vivo 45-50%. P. falciparum còn

là loài ký sinh trùng duy nhất có khả năng gây sốt rét ác tính (SRAT) và tử

vong, chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu chủng loại KSTSR cùng với sự kháng

cao trên diện rộng với nhiều loại thuốc chống sốt rét là một khó khăn cho việc

điều trị và quản lý bệnh nhân.

1.1.2.2. Nguồn bệnh sốt rét (Bệnh nhân sốt rét):

Là bệnh nhân sốt rét hoặc người mang ký sinh trùng sốt rét không triệu

chứng. Bệnh nhân xác định là sốt rét là có KSTSR thể vô tính trong máu, xét

nghiệm phương pháp giem sa dương tính hoặc thử test (que thử) chẩn đoán

nhanh dương tính; bao gồm sốt rét thường, sốt rét ác tính, ký sinh trùng lạnh

5

Page 6: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

(hiện tại không sốt và không có sốt trong 3 ngày gần đây). Bệnh nhân sốt rét

lâm sàng là các trường hợp không được xét nghiệm máu, hoặc xét nghiệm máu

âm tính hoặc chưa có kết quả xét nghiệm và có 4 đặc điểm: đang sốt (nhiệt độ

3705C) hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần đây, không giải thích được các

nguyên nhân gây sốt khác, đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét trong vòng 6 tháng

gần đây, điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày.

1.1.3. Khối cảm thụ (người lành)

Để một người bị mắc bệnh sốt rét đòi hỏi người đó phải bị muỗi có thoa

trùng đốt, hay nói cách khác, người đó phải có cơ hội tiếp xúc với muỗi truyền

bệnh sốt rét. Một khi đã mắc sốt rét, biểu hiện nặng hay nhẹ của bệnh sốt rét lại

còn tùy thuộc vào tình trạng miễn dịch với sốt rét ở người đó nữa.

Sự tiếp xúc giữa muỗi Anopheles và người tùy thuộc vào nghề nghiệp và

các hoạt động kinh tế. Các nghề khai thác lâm thổ sản, xây dựng các công trình

thủy lợi, thủy điện, xí nghiệp, nhà máy tại các vùng SRLH... làm tăng nguy cơ

tiếp xúc giữa con người và véc tơ truyền bệnh; nhà cửa, cấu trúc nhà sẽ ảnh

hưởng đến việc trú đậu của muỗi sốt rét. Nhà cửa của các đồng bào dân tộc ít

người, của những người đi kinh tế mới, lán trại của công nhân thường rất tạm

bợ là điều kiện gia tăng tiếp xúc với muỗi sốt rét; chiến tranh làm thay đổi cảnh

quan, gia súc chết nhiều dẫn đến thay đổi ái tính của muỗi đưa đến tăng đốt

người.

Tình trạng miễn dịch: người có miễn dịch tự nhiên với các loài

Plasmodium của chim, bò sát và gặm nhấm; một số người mang hemoglobin S

cũng có miễn dịch tự nhiên với P. falciparum, các hemoglobin F, hemoglobin C

đồng hợp tử cũng dự phần vào miễn dịch tự nhiên này. Người có nhóm máu

Duffy không bị nhiễm P. vivax mà chỉ nhiễm P .falciparum. Miễn dịch mắc

phải trong sốt rét được hình thành do cơ chế tế bào và cơ chế thể dịch, đặc hiệu

với từng giai đoạn phát triển của KSTSR trong cơ thể người và muỗi như thoa

trùng, thể vô tính trong máu, thể hữu tính. Miễn dịch tăng dần theo tuổi và

6

Page 7: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

không có tính bền vững, điều này giải thích một phần tính chu kỳ của các vụ

dịch sốt rét hay các đợt sốt rét quay trở lại ở một vùng SRLH nào đó.

1.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến việc lây truyền sốt rét

Mức độ lan truyền của bệnh sốt rét ở bất kỳ vùng nào đều được quyết

định bởi các yếu tố liên quan nội tại bao gồm tỷ lệ hiện mắc sốt rét ở người và

số mắc mới theo mùa; loài Anopheles với mật độ, thói quen hút máu, trú đậu,

khả năng bị nhiễm KSTSR và sự hiện diện của quần thể nhạy cảm; các điều

kiện khí hậu: lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm và những khung cảnh môi trường ảnh

hưởng đến sự sinh sản của muỗi Anopheles.

1.1.4.1. Khí hậu: bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa

- Nhiệt độ vừa ảnh hưởng đến sự sinh sản và tuổi thọ của Anopheles, vừa ảnh

hưởng đến sự tiếp xúc giữa muỗi Anopheles và người, đến sự phát triển của

KSTSR trong cơ thể muỗi.

- Độ ẩm tương đối ít ảnh hưởng đến KSTSR nhưng rất ảnh hưởng đến tuổi thọ

và hoạt động của Anopheles, chúng sống lâu và hoạt động mạnh khi độ ẩm

tương đối cao ( 60%).

- Lượng mưa và mùa mưa ảnh hưởng đến sự phát triển của muỗi Anopheles,

đến mật độ muỗi và qua đó đến mùa truyền bệnh sốt rét.

Mỗi loại khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của từng loại KSTSR: vùng

nhiệt đới thuận lợi cho cả P. falciparum, P. vivax, P. ovale và P. malariae; vùng

cận nhiệt đới thuận lợi cho P. falciparum và P. vivax; vùng ôn đới thì P. vivax

nhiều hơn, các loài kia hầu như không có.

1.1.4.2. Sinh địa cảnh

Sinh địa cảnh vừa ảnh hưởng đến véc tơ truyền bệnh vừa ảnh hưởng đến

lối sống của nhân dân là yếu tố quan trọng trong việc phân vùng sốt rét và

nghiên cứu mùa bệnh sốt rét.

1.1.4.3. Môi trường sinh học

Môi trường sinh học gồm những sinh vật: động vật rừng, động vật nuôi,

thuỷ sinh. Tuỳ nơi, tuỳ lúc động vật có tác dụng là mồi thu hút Anopheles đến

7

Page 8: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

đốt, do đó làm giảm số lượng muỗi đến đốt người. Nhiều loài thuỷ sinh ăn bọ

gậy Anopheles và có thể dùng làm phương tiện sinh học để chống muỗi.

1.1.4.4. Môi trường kinh tế xã hội

Các hoạt động kinh tế của con người ảnh hưởng đến cả 3 khâu của quá

trình lây truyền bệnh sốt rét, những hoạt động trong vùng sốt rét (làm rẫy, buôn

bán, khai khoáng, khai thác lâm thổ sản...) làm tăng nguy cơ sốt rét do tăng diện

tiếp xúc với muỗi sốt rét; lao động quá mức, sinh hoạt tạm bợ làm giảm sức đề

kháng của cơ thể; di biến động vào vùng sốt rét có tổ chức hay không có tổ

chức có thể gây dịch sốt rét với qui mô khác nhau làm cho bối cảnh sốt rét thêm

trầm trọng. Ngoài ra sốt rét còn ảnh hưởng đến kinh tế do làm mất người và mất

sức lao động, tốn tiền điều trị sốt rét... Ngược lại, hoạt động kinh tế của con

người có thể làm giảm nguy cơ sốt rét như khai thông mương máng, nắn suối,

lấp ao hồ, phát quang quanh nhà để làm vườn, tăng đàn gia súc, thả cá, nâng cao

mức sống, xây dựng y tế và PCSR. Các yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng hai

chiều đến lây truyền bệnh sốt rét.

Nghề nghiệp có những nghề làm cho nguy cơ bị sốt rét tăng lên nhiều

như nghề đi rừng, khai thác lâm thổ sản, làm rẫy, trồng cà phê... Mức sống: có

ảnh hưởng trực tiếp đến sốt rét. Nhà cửa, chăn màn, áo quần ảnh hưởng đến

việc tiếp xúc với muỗi và đến công tác phòng chống muỗi. Mức ăn ảnh hưởng

đến sức đề kháng của cơ thể. Trình độ văn hoá có liên quan đến nhận thức về

sốt rét và PCSR, cũng như ý thức tự nguyện tham gia PCSR trong cộng đồng.

Một số phong tục tập quán như du canh du cư, định canh du cư, kiêng mắc màn

trong nhà, cúng bái để chữa bệnh... cũng gây nhiều khó khăn cho công tác

PCSR. Những vùng sốt rét nặng là những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông liên

lạc khó khăn, thường xuyên thiếu đói, làm không đủ sống, đất rộng người thưa,

tỉ lệ người không biết chữ và không đi học còn cao, y tế cơ sở yếu và thiếu,

nhận thức về y tế và PCSR chưa đầy đủ.

Sự phát triển các khu vực kinh tế, đặc biệt là thủy điện và thủy lợi ở Gia

Lai cũng như các tỉnh Tây Nguyên đã làm diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp,

8

Page 9: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

diện mạo sinh cảnh sốt rét có nhiều thay đổi so với trước đây đã ảnh hưởng đến

thành phần loài muỗi Anopheles và chi phối tình hình sốt rét địa phương.

1.2. Tổng quan nghiên cứu sốt rét với sự thay đổi môi trường sinh thái

1.2.1. Trên thế giới

Môi trường có vai trò chi phối các yếu tố lan truyền bệnh và quyết định

sự hình thành các vùng dịch tễ sốt rét, trên thế giới hiện nay điều kiện môi

trường sinh thái có nhiều thay đổi, đặc biệt là biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh

hưởng đến sự phát triển của khu hệ côn trùng nói chung và quần thể Anopheles

nói riêng. Theo các chuyên gia quản lý môi trường, nguyên nhân của sự biến

đổi này chủ yếu là do tác động của con người đến sinh cảnh tự nhiên như ngăn

đập xây dựng hồ thủy điện và các hệ thống tưới tiêu, phát triển các rừng cây

công nghiệp (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu…) cùng với tình trạng khai thác lâm

sản không được kiểm soát đã làm tăng không gian sống của các loài côn trùng

cũng như làm thay đổi các đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò truyền bệnh

của chúng dẫn đến những vụ dịch nghiêm trọng, nhất là đối với bệnh sốt rét.

Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu về điều tra cơ bản, mô tả hình

thái, khu hệ, phân loại, đặc tính sinh học, sinh lý, sinh thái, vai trò truyền bệnh

của muỗi sốt rét, cũng như các nghiên cứu về các biện pháp tiêu diệt muỗi và

phòng chống muỗi đốt đã được tiến hành ở nhiều nơi. Việc nghiên cứu về muỗi

Anopheles và bệnh sốt rét liên quan đến yếu tố môi trường do làm các công

trình thủy điện có Peter Zeilhofer và cộng sự (2007) nghiên cứu môi trường

xung quanh nhà máy thủy điện ở bang Mato Grosso (Brazil), chỉ ra môi trường

sống ở đây phù hợp An. darlingi, cho thấy mối quan hệ đáng kể giữa môi

trường và sự hiện diện của An. darlingi, sự hiện diện véc tơ được tăng lên đáng

kể trong các khu vực rừng gần hồ chứa nước của thủy điện [23]; Delenasaw

Yewhalaw và cs (2009) nghiên cứu tác động của đập thủy điện Gilgel-Gibe ở

châu Phi về truyền bệnh sốt rét, từ 1.855 trẻ em (905 nữ và 950 trẻ em trai) cho

thấy: tổng cộng 194 (10,5%) trẻ em mắc sốt rét, trong đó 117 (60,3%) nhiễm ký

sinh trùng P. vivax, 76 (39,2%) nhiễm P. falciparum và (0,5%) nhiễm phối hợp

9

Page 10: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

cả P. vivax và P. falciparum; trẻ em cư trú ở các làng gần thủy điện có nhiều

khả năng nhiễm P. vivax cao hơn so với khu vực ở xa (OR= 1,63, 95%) và

nhiễm P. falciparum cao hơn so với trẻ em ở khu vực áp dụng biện pháp phòng

chống sốt rét nhưng điều này là không đáng kể, cho rằng mối quan hệ giữa đập

và bệnh sốt rét là quan hệ nhân quả, 43% của bệnh sốt rét xảy ra ở trẻ em là do

sống gần đập. Bruce-Chwatt (1966) cho rằng nguyên nhân kìm hãm chương

trình phòng chống sốt rét ở những quốc gia nhiệt đới đang phát triển là không

kiểm soát được sự phát triển của các hệ thống thuỷ lợi và trồng lại rừng; Najera

(1989) cũng đã tổng kết có 7 loại hình sốt rét thường gặp ở Châu Phi và Đông

Nam Á liên quan đến sinh cảnh và sự thay đổi cảnh quan do tác động của con

người: Sốt rét bìa rừng; Sốt rét kinh tế khai hoang nông nghiệp vùng rừng núi;

Sốt rét khai thác mỏ, đá quí trong rừng; Sốt rét dân địa phương vùng rừng núi

du canh, du cư thành lập những tập thể ở phân tán; Sốt rét vùng có công trình

thuỷ lợi lớn làm tăng cường nguy cơ sốt rét; Sốt rét vùng trồng bông phải dùng

nhiều thuốc trừ sâu và nhân công từ vùng không có sốt rét đến; Sốt rét vùng

chính trị, xã hội, quân sự không ổn định, có biến động dân cư và y tế kém; Sinh

cảnh là yếu tố ảnh hưởng đến sốt rét, Beklemisev (1944); Quản lý tốt môi

trường có thể làm giảm sốt rét, Vinod P.Sharma (1991), Shresta S.L. (1993); Độ

cao của cảnh quan môi trường quanh con người ảnh hưởng đến mật độ An.

albimanus, M.H. Rodriguez (1997); Ảnh hưởng của sinh cảnh và khí hậu đến

phân bố quần thể muỗi, A.A. Sharkov (1997); Hệ sinh thái liên quan đến lan

truyền sốt rét, Reisen W.K. (1999); Lưu hành sốt rét theo mùa cũng như tập tính

đốt người trong nhà gắn liền với hệ sinh thái rừng bị phá huỷ, Chand S.K.

(1994)…

Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, phân bố của véc tơ sốt rét có Baimai

V., Udom Kijichalao, Phom Sawadwongporni và Green C.A (1984) đã nghiên

cứu sự phân bố và tập tính đốt máu của An. dirus ở Thái Lan đã chỉ ra rằng:

An.dirus phát triển liên quan chặt chẽ với rừng, sự vắng mặt của chúng khi rừng

bị tàn phá, xuất hiện trở lại ở những vùng trồng cao su đã khép tán của Thái

10

Page 11: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Lan. Kondrashin, Jung R.K., Akiyama J (1991) nghiên cứu đặc điểm sinh thái

của sốt rét rừng ở Nam Á cho rằng diện bao phủ của rừng ở Thái Lan bị thu hẹp

lại làm cho các quần thể An. dirus ở đây cũng co cụm lại.. Valérie Obbsomer,

Pierre Defourny và Marc Coosemans (2007) cho rằng sự đa dạng của An. dirus

làm cho sốt rét lưu hành nặng khu vực rừng châu Á, những nghiên cứu về sự

khác nhau một số tập tính sinh học của nhóm loài An. dirus đã cho thấy ảnh

hưởng của môi trường, sự biến đổi tập tính có thể xác định khả năng thích nghi

của véc tơ với môi trường đang thay đổi, điều này rất cần thiết để phòng chống

véc tơ trong sự biến đổi phức tập của môi trường. Nghiên cứu vai trò của các

véc tơ sốt rét có một số công trình như Prakash A, Bhattacharyya DR,

Mohapatra PK và Mahanta J (2001) đã nghiên cứu vai trò véc tơ sốt rét của An.

dirus ở sinh cảnh bìa rừng tại Assam (Ấn Độ), cho thấy An. dirus là nhân tố

chính cho sự lan truyền sốt rét ở đây (Vùng rừng nhiệt đới mưa nhiều), sự lan

truyền sốt rét trong vùng bắt đầu từ tháng 3, có điểm đỉnh là tháng 7 và tháng 8.

Sự nhiễm thoa trùng của An. dirus: cao vào các tháng mùa mưa và nóng (tháng

6 đến tháng 9), giảm bớt trong mùa mưa và ôn hòa (tháng 10 và tháng 11), thấp

nhất trong mùa lạnh và khô (tháng 12 đến tháng 2), sự nhiễm tăng dần khi khí hậu

ấm dần (tháng 3 đến tháng 5). Còn nghiên cứu của Thin Thin OO, Storch

Volker và Becker Norbert (2003) đã nghiên cứu muỗi An. dirus và vai trò của

chúng trong lan truyền sốt rét ở Myanma, đã cho rằng An. dirus là véc tơ chính

nhiễm Plasmodium falciparum cao, nó làm cho sốt rét ở đây trầm trọng, nghiên

cứu tập tính sinh học của An. dirus trưởng thành và mối quan hệ với mùa truyền

bệnh giúp phòng chống sốt rét cho những vùng có sinh cảnh đặc biệt khác nhau.

Các nghiên cứu đã chỉ rõ An. dirus là véc tơ chính trong lan truyền sốt rét ở

vùng rừng núi, có mật độ cao ở trong rừng, hiện nay có xu hướng thu hẹp phạm

vi phân bố.

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ các mối quan hệ lẫn nhau

giữa các yếu tố trong quá trình lan truyền bệnh sốt rét, trong đó các yếu tố môi

11

Page 12: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

trường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các vùng dịch tễ sốt rét

khác nhau và ảnh hưởng lớn đến các quần thể muỗi sốt rét.

1.2.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu về muỗi, điều tra

cơ bản có Borel E. (1930), Galliard H. và Đặng Văn Ngữ (1947), gần đây có

Trần Đức Hinh, Nguyễn Đức Mạnh và cộng sự (1997) đã xác định có 59 loài và

phân loài, có 2 loài mới cho khoa học. Nghiên cứu về muỗi có: Trần Đức Hinh

và ctv (1997) nghiên cứu Quần thể Anopheles sp.p trong quá trình thanh toán

sốt rét ở Việt Nam (1991-1995); Lê Khánh Thuận (1988) nghiên cứu về muỗi

sốt rét ở miền Trung; Nguyễn Đức Mạnh (1988) nghiên cứu về muỗi sốt rét ở

Tây Nguyên; Trương Văn Có (1996) nghiên cứu về muỗi sốt rét ở Trung-

Trung bộ và Tây nguyên. Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có và ctv (2002)

nghiên cứu về muỗi ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã xác định có 48

loài Anopheles trên khu vực nghiên cứu này.

Việc nghiên cứu các tác động của con người làm thay đổi môi trường do

làm các công trình thủy điện ảnh hưởng đến véc tơ sốt rét có: Nguyễn Xuân

Quang và cs (2002) nghiên cứu các quần thể muỗi Anopheles trên các khu vực

hệ thống thủy lợi, thủy điện và vùng cây công nghiệp ở Tây Nguyên cho thấy:

Ở hệ thống thủy lợi Đắc Uy (Kon Tum) có 18 loài Anopheles trong đó có véc tơ

chính An. minimus và một số véc tơ phụ, số lượng loài Anopheles và mật độ của

các véc tơ sốt rét giảm dần từ khu vực thượng nguồn xuống các vùng được tưới

tiêu. Ở khu vực thủy điện Ialy (Kon Tum) có 13 loài Anopheles trong đó có 2

véc tơ sốt rét chính An. dirus, An. minimus và một số véc tơ phụ khác ở thượng

nguồn và xung quanh lòng hồ thủy điện với mật độ thấp. Ở vùng cây cao su

EaHleo (Đắc Lắc) có 7 loài Anopheles trong đó có mặt một số véc tơ phụ.

Lê Xuân Hợi, Nguyễn Khắc Chính và cs (2011) đã nghiên cứu diễn biến

thành phần loài, đặc điểm sinh thái học một số loài muỗi Anopheles và An.

minimus trong quá trình thay đổi sinh thái khu vực thủy điện Tuyên Quang từ

năm 2006 đến năm 2008 cho thấy: Thành phần loài Anopheles ở khu vực này

12

Page 13: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

tương đối phong phú có 18 loài chiếm 47,2% tổng số loài Anopheles ở vùng đồi

núi miền Bắc Việt Nam, chiếm 27,4% so với cả nước, trong đó có An. minimus

là véc tơ truyền sốt rét chính, còn có các véc tơ phụ: An. aconitus, An.

jeyporiensis, An. maculatus. So sánh thành phần loài, mật độ của một số loài

muỗi Anopheles và An. minimus vùng trên đập, dưới đập; trước và sau khi đóng

đập mực nước dâng cao 100 mét chưa có diễn biến gì đáng kể, do thời gian

đóng đập ngăn nước đến thời điểm kết thúc nghiên cứu còn ngắn (26 tháng) nên

chưa có sự thay đối về sinh cảnh, môi trường, thảm thực vật … Quần thể muỗi

An. minimus sống trong nhà, chủ yếu đốt máu trâu bò, mật độ đốt người cả

trong và ngoài nhà đều thấp, đặc điểm sinh thái của An. minimus ở khu vực

nghiên cứu vẫn mang tập tính cũ (trú đậu trong nhà, đốt máu người và gia súc,

nhưng đốt máu trâu bò là chính).

Nghiên cứu muỗi truyền bệnh sốt rét ở vùng khai hoang xây dựng kinh tế

mới ở Đac Uy-Kon Tum, 1985 (Lê Văn Sắc, Trần Đức Hinh); sự liên quan

giữa côn trùng và vấn đề thủy lợi ở miền Trung-Tây Nguyên, 1982-1994 (Bùi

Đình Bái, Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có); nghiên cứu các quần thể muỗi

Anopheles trên các khu vực hệ thống thủy lợi, thủy điện và vùng cây công

nghiệp ở Tây Nguyên (Nguyễn Xuân Quang và ctv, 2002 ); nghiên cứu sự liên

quan giữa hai véc tơ An. dirus v An. minimus với sinh cảnh rừng tự nhiên và cây

công nghiệp ở huyện Chư sê, Gia Lai (Nguyễn Xuân Quang, Lê Hữu Cầu và

ctv, 2003); nghiên cứu sự liên quan giữa sinh cảnh và khu hệ Anopheles (Bùi

Duy Quang (1973); nghiên cứu sự liên quan giữa An. subpictus, độ mặn và bệnh

sốt rét ở miền Bắc Việt Nam (Vũ Thị Phan, Lê Văn Ước, Trần Đức Hinh,

Nguyễn Thọ Viễn, 1973); nghiên cứu sự liên quan giữa sinh cảnh và khu hệ

Anopheles ở vùng Quỳnh Thắng, Nghệ An (Nguyễn Tuyên Quang, 1996);

nghiên cứu về muỗi sốt rét và các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tình hình

bệnh sốt rét ở Vân Canh, Bình Định; nghiên cứu sinh thái của véc tơ và vai trò

truyền bệnh sốt rét (Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có và cộng sự, 2002);

nghiên cứu sự thay đổi sinh thái của véc tơ và mùa lan truyền sốt rét đề xuất

13

Page 14: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

phân vùng dịch tễ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên (Trương Văn Có và cộng

sự, 2000) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của véc tơ, yếu tố thời tiết (nhiệt

độ, ẩm độ, lương mưa) liên quan đến lan truyền của các véc tơ sốt rét ở 3 điểm

nghiên cứu IaKo-Gia Lai, Vân Canh-Bình Định, Khánh Phú-Khánh Hòa.

Vũ Đức Chính và cộng sự (2006) nghiên cứu sự phân bố Anopheles và

các véc tơ sốt rét ở một số sinh cảnh rừng hiện nay ở miền Bắc Việt Nam xác

định véc tơ chính An. minimus có mặt ở các sinh cảnh: rừng rậm nguyên sinh,

rừng rậm thứ sinh và rừng thưa, cây bụi; còn An. dirus trước đây đóng vai trò

chính trong lan truyền sốt rét ở một số địa phương khu vực Bắc Trường Sơn,

hiện nay mật độ rất thấp và phân bố trong phạm vi hẹp. Trương Văn Có,

Nguyễn Xuân Quang, Đỗ Công Tấn và cs (2008) đã nghiên cứu các quần thể

muỗi Anopheles, một số đặc điểm sinh học và vai trò truyền bệnh của các véc

tơ sốt rét ở các khu bảo tồn Yok Đôn (Đắc Lắc) và rừng đặc dụng Đak Hà (Kon

Tum) xác định An. minimus đóng vai trò chính trong lan truyền sốt rét tại chỗ ở

tại 2 điểm nghiên cứu, An. dirus đóng vai trò chính trong lan truyền sốt rét ở

Yok Đôn, có mật độ cao ở trong rừng, nhưng ở vùng đệm cách bìa rừng khoảng

3-5 km không thu thập được.

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt rét và biện pháp PCSR ứng dụng cho

vùng phát triển công trình thủy điện Sơn La (Lê Đình Công, Trần Quốc Túy và

ctv, 2001); nghiên cứu đặc điểm dịch tễ sốt rét và áp dụng các biện pháp PCSR

cho công nhân vùng trồng cao su tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ (Lê

Đình Công, Lý Văn Ngọ và ctv, 2001); nghiên cứu các biện pháp phòng chống

véc tơ bảo vệ vùng dâu tằm tại Lâm Đồng (Trần Đức Hinh và ctv, 2001). Các

nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên quan giữa các sinh cảnh với muỗi Anopheles,

cũng như mức độ lan truyền bệnh sốt rét thay đổi ở những vùng sinh cảnh biến

đổi do các tác động của con người, và đề xuất các giải pháp phòng chống sốt rét

thích hợp cho từng vùng cụ thể. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu

lên quần thể An. minimus tại Khánh Phú, các tác giả Nguyễn Tuyên Quang,

Marchand R.P, Nguyễn Thọ Viễn (2002) nhận định: Khoảng nhiệt độ để quần

14

Page 15: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

thể An. minimus tồn tại và phát triển > 180C và < 330C cùng với khoảng độ ẩm

tương ứng là > 81% và < 90%.

Theo thống kê mới nhất của Hồ Đình Trung (2005), Việt Nam có 15 loài

Anopheles là những véc tơ sốt rét chính, phụ và nghi ngờ. Trong đó véc tơ

chính: vùng đồi-núi-rừng toàn quốc: An. minimus; vùng núi rừng từ 20o vĩ Bắc

vào Nam: An. dirus; vùng nước lợ ven biển Nam Bộ: An. epiroticus. Véc tơ

phụ: vùng núi rừng toàn quốc: An. aconitus, An. jeyporiensis, An. maculatus;

vùng ven biển miền Bắc: An. subpictus, An. sinensis, An. vagus, An. indefinitus;

vùng ven biển miền Nam: An. subpictus, An. sinensis, An. campestris. Véc tơ

nghi ngờ: vùng núi rừng miền Bắc, MT-TN: An. culicifacies; vùng núi rừng

Đông Nam Bộ: An. interruptus; vùng ven biển miền Bắc: An. lesteri.

Từ những kết quả nghiên cứu về vai trò truyền bệnh sốt rét của các loài

Anopheles nêu trên, có thể xác định được những véc tơ sốt rét ở khu vực Tây

Nguyên: các véc tơ truyền bệnh chính là An. dirus và An. minimus; các véc tơ

phụ là An. aconitus, An. jeyporiensis và An. maculatus. Nguyễn Xuân Quang và

ctv (2012) nghiên cứu muỗi Anopheles ở các VQG Chư Mom Ray, VQG Kon

Ka Kinh và Khu BTTN Ea Sô đã chỉ ra vai trò của các véc tơ sốt rét; cung cấp

một số dẫn liệu về sinh thái học và tập tính của các loài véc tơ, gắn với vai trò

truyền bệnh của chúng; hiện trạng mắc sốt rét ở cộng đồng 3 khu vực nghiên

cứu, đặc biệt là mối liên quan với tập quán đi rừng, ngủ rẫy của đồng bào.

1.3. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường

sinh thái khu vực thủy điện đến lan truyền sốt rét ở Gia Lai

1.3.1. Thủy điện Sê San

Thủy điện Sê San là tập hợp gồm 7 công trình thủy điện nằm trên sông Sê

San (phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai). Sông Sê San là một trong các nhánh lớn của

lưu vực hạ du sông Mê Kong trên lãnh thổ Việt Nam, được hợp thành bởi hai

nhánh chính là sông Đakbla và sông Krôngpoko, chảy từ hướng Đông Bắc sang

Tây Nam dãy Trường Sơn, qua địa phận hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum và biên giới

Cambodia với tổng chiều dài 237km, diện tích lưu vực 11.450 km2. Phần

15

Page 16: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

thượng lưu, thung lũng sông nằm trong vùng đồi núi thấp, độ dốc địa hình trung

bình, có nhiều dân cư sinh sống tập trung ven sông; phần phía hạ lưu, thung

lũng sông nằm trong các hẻm sâu của các dãy núi cao, độ dốc địa hình khá lớn,

hầu như không có dân cư sinh sống ven sông. Đặc điểm tự nhiên khác nhau

giữa các vùng đã tạo nên các hình thái thủy điện khác nhau, vùng thượng lưu

xây dựng các hồ chứa lớn, đóng vai trò quyết định cho việc điều tiết dòng chảy

cho các dự án thủy điện phía hạ lưu. Với những lợi thế tự nhiên, bậc thang thủy

điện sông Sê San gồm 7 công trình với tổng công suất 1.831 MW là

Thượng Kon Tum (2009-2014) đang xây dựng và Pleikrông (2002-2007) thuộc

tỉnh Kon Tum; Yaly (1993-2003) nằm giữa 2 huyện Chưpăh (Gia Lai) và Sa

Thầy (Kon Tum); Sê San 3 (2002-2006) thuộc địa phận xã Iamnông, huyện Chư

Păh (Gia Lai) và Ialy, huyện Sa Thầy (Kon Tum); 3A (2003-2006) thuộc địa

phận xã Moray, huyện Sa Thầy (Kon Tum) và Iakhai, huyện Iagrai (Gia Lai);

Sê San 4 (2008-2010) và 4A (2008-2011) là công trình cuối cùng của bậc thang

thủy điện trên sông Sê San được xây dựng tại xã IaO (huyện Iagrai).

Hình 1.2. Hệ thống nhà máy thủy điện trên sông Sê San

16

Sê San 4A

Page 17: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Nếu xét về tiềm năng thủy điện thì Sê San đứng ở vị trí thứ 3, sau thủy

điện sông Đà và sông Đồng Nai; nhưng về góc độ ảnh hưởng do biến đổi khí

hậu, môi trường sinh thái khu vực thủy điện đến sự lan truyền bệnh dịch thì hệ

thống thủy điện này tác động không nhỏ đến thành phần loài và vai trò của véc

tơ truyền bệnh, đặc biệt là véc tơ sốt rét tại địa phương. Quy mô rộng lớn của

thủy điện Sê San đã làm thay đổi hoàn toàn sinh cảnh ban đầu với hơn 2248,78

ha rừng và 4000 ha đất trồng bị chìm ngập trong lòng hồ, 70km dòng chảy tự

nhiên theo đường chim bay chuyển thành hồ chứa hoặc dòng chảy qua cống;

các điểm dân cư sinh sống ở khu lòng hồ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số

được di dời đến vùng phụ cận, cùng với hàng ngàn công nhân là các đối tượng

chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động của các công trình thủy điện. Ngoài ra, tỉnh

Gia Lai còn rất nhiều các thủy điện, thủy lợi ở hầu khắp các địa bàn huyện góp

phần làm môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều lưu ý là bệnh

sốt rét ở khu vực thủy điện Sê San có xu hướng giảm thấp trong vài năm gần

đây, nhưng nguy cơ bùng nổ sốt rét vẫn còn cao do tác động của các yếu tố biến

đổi khí hậu và môi trường sinh thái đến sự lan truyền bệnh sốt rét, đặc biệt là

khu hệ Anopheles, trong đó đáng lưu ý là một số công trình thủy điện sau đây:

1.3.1.1.Thủy điện Yaly

Với chiều cao đập 60 m, dung tích hồ chứa nước hơn 1 tỷ m3 bao phủ

trên 20km2; diện tích hồ chứa mực nước dâng 64,5 km2, mực nước chết 17,2

km2, mặt hồ 31km2 từ dạng dòng chảy của sông tự nhiên thành dạng nước tù ít

lưu thông làm thay đổi môi trường sinh thái và các khu hệ động vật cũng như

thực vật. Điển hình là năm 2005, Hệ thống Bảo vệ Sê San (Sesan Protection

Network) đã thông báo nhiều trận lũ lụt liên tiếp xảy ra dọc theo sông Sê San

thuộc tỉnh Ratanakiri của Cambodia gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân

trong vùng, phát xuất từ việc điều hành Đập thủy điện Yali ở Việt Nam. Trong

một nghiên cứu ảnh hưởng xã hội và môi trường dự án Thủy điện Sê San 3 do

Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) tài trợ, được công bố năm 2000, Công ty

Cố vấn Worley WLT LTD của Australia đã kết luận rằng “Lượng định Ảnh

17

Page 18: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

hưởng Môi trường (Environmental Impact Assessment (EIA) của dự án Thủy

điện Yali đã không được thực hiện một cách đúng đắn và việc tích trữ nước hồ

chứa Yali và vận hành các máy phát điện đã có ảnh hưởng không thể chấp nhận

được ở hạ lưu. Việc điều hành Đập thủy điện Yali theo dự trù sẽ tiếp tục gây

ảnh hưởng nghiêm trọng ở hạ lưu.” Công ty Worley khuyến cáo Điện lực Việt

Nam nên điều hành Đập thủy điện Yali một cách an toàn hơn, có trách nhiệm

hơn, và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty Worley đề nghị Điện lực Việt

Nam nên (1) thay đổi lối điều hành Đập thủy điện Yali dựa theo lưu lượng tự

nhiên của sông Sê San cho đến khi lối điều hành tối ưu được Việt Nam và

Cambodia thỏa thuận, (2) lượng định các thiệt hại do việc xả nước từ hồ Yali

gây ra từ năm 1999 cho đến khi chúng được giảm thiểu với sự đồng ý của đại

diện cư dân Việt Nam và Cambodia ở hạ lưu (3) bồi thường cho bất cứ ai bị

thiệt hại tài sản, thương tật, di dời nhà cửa, thất mùa, bất tiện (4) thiết lập một

hệ thống báo động việc xả nước từ hồ Yali để tránh thảm cảnh tương tự xảy ra

trong tương lai. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của cơ quan tài chính quốc tế Ngân

hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB), năm 2009 Tổng công ty

thủy điện sông Đà đã đánh giá tác động của thủy điện Yali đến môi trường với

kết quả là hồ chứa không có tác động đáng kể vào khí hậu lưu vực, nhưng có

làm thay đổi đến vùng khí hậu xung quanh hồ, chủ yếu tăng độ ẩm, dòng chảy

thường xuyên nhỏ luôn giữ những vũng nước tồn quanh năm. Thủy điện Yali

làm ngập 272 ha rừng với 111 ha rừng gỗ, 161 ha rừng le, diện tích rừng giảm

rất cao, 4,3% gây biến động mạnh về sinh thái. Hồ chứa làm ngập 6.450 ha đất

trong đó có 1933 ha đất canh tác. Trong 26 làng nằm trong vùng chịu ảnh

hưởng của hồ chứa Yali thì 14 làng 1.195 hộ và 5.577 khẩu chủ yếu là đồng bào

dân tộc thiểu số (Ba Na, Rơ Ngao, Jarai) phải di chuyển sang nơi ở mới quanh

bờ hồ thủy điện Yaly thuộc huyện Chư Pảh (Gia Lai), huyện Sa Thầy và một

phần thị xã Kon Tum (Kon Tum). Việc thiết lập các khu tái định cư cùng với sự

khai thác gỗ và chặt phá rừng trong quá trình vận hành xây dựng thủy điện đã

làm thay đổi môi trường chủ yếu làm thoái hóa đất nông nghiệp và đất rừng.

18

Page 19: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Vấn đề nổi bật trong khu vực thủy điện Yali, là sự gia tăng các vật chủ

trung gian truyền bệnh, nhất là quần thể muỗi Anopheles và các vec tơ chính

truyền bệnh sốt rét (An.minimus, An.dirus) có nguy cơ hoạt động thường xuyên

hơn sau khi đập được xây dựng; thực tế cho thấy bệnh sốt rét rất phổ biến, 90%

trường hợp nhiễm KSTSR do các nguyên nhân:

- Môi trường sinh thái thay đổi do xây dựng đập có thể là nguyên nhân chủ

yếu cho sự xâm nhập các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết.

- Một số lượng lớn người sẽ định cư đến vùng để xây dựng- đây thuộc dân di

biến động có thể sẻ mang các bệnh mới đến và có nguy cơ nhiễm bệnh cao

trong điều kiện sống mới và quá đông đúc của công trường.

- Phần lớn đồng bào tái định cư và số người không tái định cư đều chịu ảnh

hưởng của sự thay đổi điều kiện sống, trong khi các cơ sở y tế còn yếu kém.

1.3.1.2. Thủy điện Sê San 3 và 3A

Được xây dựng trên sông Sê San thuộc địa phận xã Yali, huyện sa thầy

(tỉnh Kon Tum) và Iamơnông, huyện ChưPăh (tỉnh Gia Lai) với tổng diện tích

mặt bằng thi công 53,65 ha, diện tích rừng bị ngập trong lòng hồ 157,5 ha; tổng

diện tích lưu vực sông Sê San trên đất Việt Nam là 11.450km2, trong đó thủy

điện Sê San 3 là 7.788km2 chiếm 68% toàn lưu vực, độ dài sông tính đến tuyến

công trình là 198km. Thủy điện Sê san 3 có công suất 260MW theo hình thức

đắp đập dâng tạo cột nước, sử dụng lưu lượng dòng chảy của sông Sê San đã

được điều tiết qua hồ chứa Yali ở phía thượng lưu. Nguồn nước cung cấp cho

Sê San 3 là nước từ Yali xả xuống, dung tích toàn bộ hồ chứa là 92 triệu km2

liên quan đến chế độ vận hành của thủy điện Yali. Ảnh hưởng môi trường tự

nhiên và xã hội vùng hồ thủy điện bao gồm các xã Iamơnong nằm bên bờ trái

của sông Sê San thuộc huyện Chư pảh (Gia Lai) có 9 bản với 867 hộ và 4350

nhân khẩu chủ yếu là người dân tộc Giarai; trong đó các bản Doch1, Doch 2 và

Dip nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Sê San 3 nằm ở phía hạ lưu công trình

thuộc vùng sâu, vùng xa thuộc quy hoạch lòng hồ Sê San 3A nên sẽ di cư đến

vùng Bằng Lăng là khu tái định cư của dự án.

19

Page 20: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Theo thiết kế, khi làm thủy điện Sê San 3 đến Sê San 4 khoảng 30km

(dọc triền sông) sẽ đẩy cột nước dâng cao và phải xây dựng một đập dâng cao

tương ứng tại Sê San 4 rất tốn kém, thi công khó khăn và hiệu quả thấp nên

thủy điện Sê San 3A có công suất 108MW được xây dựng nằm giữa Sê San 3

và 4 thuộc địa phận xã Iakhai, huyện Iagrai (tỉnh Gia Lai) và MoRay, huyện Sa

Thầy (tỉnh Kon Tum) với chiều cao đập 35 m, dung tích hồ chứa 80,6 triệu m3

nước nên độ bao phủ của hồ chiếm diện tích tự nhiên lớn, làm ảnh hưởng môi

trường sinh thái tự nhiện cũng như xã hội trong vùng. Cũng như hồ thủy điện

Yali, các vùng bị ngập nước thuộc hồ thủy điện Sê San 3 và 3A cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến môi trường sinh thái và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

của các khu hệ véc tơ truyền bệnh, đặc biệt là quần thể muỗi Anopheles.

1.3.1.3. Thủy điện Sê San 4 và 4A

Là bậc thang cuối cùng trên sông Sê San gần biên giới Việt Nam-

Cambodia thuộc địa phận xã IaO và Iakhai, huyện Iagrai (tỉnh Gia Lai) và

Moray, huyện Sa thầy (tỉnh Kon Tum) với dung tích 264,16 triệu m3. Diện tích

đất đai bị ngập là 5.841 ha, trong đó có 537,47 ha đất nông nghiệp; diện tích đất

rừng bị ngập là 1699,28 ha, diện tích bị ngập còn lại thuộc vùng đồi núi. Lưu

lượng nước điều tiết xả về hạ lưu của Sê San 4 là 195,1m3/s, lưu lượng xả lớn

nhất là 719m3/s; mực nước xả cao nhất 155,2m và thấp nhất 150m. Sự tồn tại

của các hồ chứa lớn làm thay đổi đáng kể chế độ dòng chảy của sông Sê San,

dòng chảy mùa lũ được giảm bớt, dòng chảy mùa kiệt được tăng lên so với khi

chưa có hồ chứa. Khi nhà máy phát điện với công suất cao, lưu lượng xả lớn

gấp 2 lần lưu lượng trung bình năm và gấp 6-7 lần lưu lượng mùa kiệt trong

sông thiên nhiên. Sự thay đổi dòng chảy do hoạt động của thủy điện và xả lũ

gây nhiều ảnh hưởng tới các yếu tố môi truờng, xã hội chủ yếu ở 3 xã IaO,

Iakhai (huyện Iagrai, Gia Lai) và Moray (huyện Sa Thầy, Kon Tum), dân tái

định cư trên trục tỉnh lộ nối với các công trình thủy điện, điều kiện kinh tế khó

khăn, cuộc sống và nghề nghiệp chưa ổn định, thường gặp bệnh sốt rét và sốt

xuất huyết.

20

Page 21: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

1.3.2. Thủy điện Krông Pa

Huyện Krông Pa nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp

huyện Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên), phía Nam giáp huyện Eahleo (tỉnh Đăk Lăk),

Phía Bắc giáp huyện Ia Pa và Tây giáp thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia lai) với 14 xã,

132 thôn, 14.530 hộ và 78.070 dân; trong đó người dân tộc thiểu số chủ yếu là

Jarai chiếm 70,8%, người Kinh chiếm 29,2%. Đặc điểm địa bàn huyện nằm giữa

hai dãy núi chạy từ Tây bắc đến Đông Nam, là bậc thềm nối tiếp giữa đồng bằng

và miền núi; vùng châu thổ sông Ba có cấu trúc bậc thềm rõ nét, được bồi đắp

hàng năm tạo cho Krông Pa có địa hình ngày càng đa dạng, cao nhất là đỉnh núi

ChưJing 1229m, thấp nhất có độ cao 90m so với mực nước biển. Toàn bộ địa hình

huyện Krông Pacó thể chia làm 4 dạng: địa hình thung lũng bậc thềm thấp gồm

các bải bồi ven sông Ba, Krông năng, Miah, suối Ba; địa hình đồng bằng có độ

dốc từ 0-80, chiếm khoảng 60% với diện tích tự nhiên toàn huyện, chủ yếu sử

dụng để trồng lúa, các loại cây hoa màu ngắn ngày và khu vực dân cư sinh

sống; địa hình đồi núi thấp có độ dốc từ 8-150, chiếm khoảng 30%, chủ yếu sử

dụng trồng cây hàng năm và một phần diện tích đưa vào trồng rừng; địa hình

đồi núi cao dốc chiếm phần lớn diện tích của huyện, trong đó khoảng10% rừng

tự nhiên, rừng trồng và một phần đồi núi trọc. Về khí hậu, thuỷ văn huyện

Krông Pa có nhiệt độ trung bình năm 25,50C, độ ẩm trung bình năm 82,0%,

lượng mưa trung bình năm 1.231,8 mm, mùa mưa kéo dài 5 tháng thường bắt

đầu muộn và kết thúc sớm do chịu ảnh hưởng khí hậu của các tỉnh duyên hải

miền Trung nên khí hậu khác với các vùng Tây Nguyên (thường sau và trước

một tháng). Do đặc điểm nằm ở thung lũng dọc theo sông Ba tiếp giáp với Phú

Yên, độ cao so với mặt biển thấp hơn so với các huyện khác thuộc tỉnh Gia Lai

tạo nên vùng khí hậu khác biệt với nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa trung bình

năm thuận lợi cho điều kiện phát triển của ký sinh trùng sốt rét và muỗi truyền

bệnh sốt rét.

Huyện Krông Pa có hệ thống thủy điện sông Ba Hạ (800 hecta), Đăk Song

3A (123 hecta), Đăk Song 3B (112 hecta); thủy lợi Ia H’Dréh (135,5 hecta), Ia

21

Page 22: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Mlăh (410 hecta), Phú Cần (15,5 hecta) và có dòng sông Ba chảy dọc địa bàn

huyện với tổng diện tích mặt nước tự nhiên (3.592 hecta) và tổng diện tích mặt

nước khi có các công trình thủy lợi, thủy điện (1.616,2 hecta). Từ vị trí địa lý

như vậy, toàn bộ các xã thuộc huyện krông Pa chịu sự tác động không nhỏ từ hệ

thống thủy điện và thủy lợi bao quanh như thủy điện sông Ba hạ (thuộc địa

phận tỉnh Phú Yên), thủy điện Đakrong 3 & 4 (đang xây dựng), hồ thủy lợi

Tăng Túc và thủy lợi Iahdré; đặc biệt là hệ thống kênh mương dẫn nước từ các

hồ thủy lợi này cung cấp cho phần lớn các xã trong huyện cùng với dòng sông

Ba (khu vực trung lưu) chảy qua tạo môi trường thuận lợi cho bệnh sốt rét phát

triển. Cũng như hệ thống thủy điện Sê San, quy mô xây dựng các hồ thủy điện,

thủy lợi hầu khắp địa bàn huyện đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo sinh cảnh

ban đầu của huyện Krông Pa tạo nên các sinh cảnh đặc trưng như khu dân cư

chủ yếu là trồng điều và cây ăn trái thay thế rừng tự nhiên ít phát hiện được véc

tơ truyền bệnh sốt rét; khu rừng sâu có dân làm rẫy, ngủ rẫy dài ngày tỷ lệ phơi

nhiễm sốt rét cao; vùng đệm giữa khu dân cư và rừng rẫy, gần các hồ thủy điện,

thủy lợi và lưu vực sông Ba thường hiện diện các véc tơ truyền bệnh, dễ phơi

nhiễm sốt rét.

1.3.2.1. Hệ thống thủy điện

- Thủy điện Sông Ba Hạ: nằm trên sông Ba thuộc địa phận 2 huyện Sơn

Hòa (tỉnh Phú Yên) và Krông Pa (tỉnh Gia Lai), có công suất 220 MW và cấp

cho lưới điện quốc gia với sản lượng điện trung bình hàng năm trên 825 triệu

kWh với đập chính chắn con sông lớn nhất Nam Trung bộ tạo thành hồ chứa

phía thượng lưu rộng hơn 54 km2. Ngoài mục tiêu cấp điện, thủy điện Sông Ba

Hạ còn là công trình cung cấp nước tưới cho gần 3.000 ha vùng đất quanh hồ,

nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường điều hòa khí hậu trong vùng và tham gia

cắt lũ cho vùng hạ du. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành do xả lũ không đúng quy

trình vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân

vùng hạ lưu, đặc biệt là tình trạng sa mạc hóa sông Ba do nguồn nước bị cạn

kiệt, ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, sự sinh sản bình thường của các loài

22

Page 23: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

thủy sản. Vào mùa khô hầu các hết trạm bơm, giếng nước dọc sông Ba phía

dưới nhà máy thủy điện đều bị khô cạn, người dân bị thiếu nước sinh hoạt trầm

trọng, điều chưa từng xảy ra trước đây.

- Thủy điện Đăk Song 3a: mực nước chứa 5,9 triệu m3; diện tích bị ngập

sau khi đắp đập chắn dòng 123,2 hecta, mực nước hạ lưu sau khi chắn đập cao

trình: 138 m và mức độ thu hẹp của lưu vực dòng sông sau chắn đập: 150 m.

- Thủy điện Đăk Song 3b: mực nước chứa 3,89 triệu m3; diện tích bị ngập

sau khi đắp đập chắn dòng 112 hecta, mực nước hạ lưu sau khi chắn đập cao

trình 129 m và mức độ thu hẹp của lưu vực dòng sông sau chắn đập: 100 m.

1.3.2.2. Hệ thống thủy lợi

- Thủy lợi Ia Mlăh: là công trình thuỷ lợi lớn thứ 2 của tỉnh Gia Lai có

tổng mức đầu tư hơn 724 tỷ đồng, được thi công xây dựng từ năm 2005 và đưa

vào sử dụng năm 2010. Mức nước lúc cao điểm (54,8 triệu m3), lúc thấp nước

(2 triệu m3), diện tích mặt hồ lúc tích nước nhiều 420 hecta, lúc thấp nhất 13

hecta, có khả năng tưới cho gần 5.200ha cây trồng, cung cấp nước sinh hoạt cho

khoảng 36.000 hộ dân (hơn 70% là người DTTS) ở 5 xã Ia Mlah, Đất Bằng,

Chư Gu, Chư Ngọc, Phú Cần và thị trấn Phú Túc. Thời điểm xả lũ từ tháng 9

đến 12 hàng năm; tổng chiều dài kênh mương 138 km, phân bổ ở các xã Ia

Mlăh, Đất Bằng, Phú Túc, Phú Cần, Chư Gu, Chư Ngọc. Tốc độ dòng chảy lúc

nước lớn 4, 13 m/s, lúc mực nước thấp: 0 m/s, tốc độ trung bình 2,5 m/s. Với hệ

thống kênh mương dẫn nước dài hàng trăm cây số từ hồ chứa thuộc vùng sốt rét

lưu hành đến các điểm dân cư trong huyện sẽ là điều kiện phát tán bọ gậy

Anopheles nếu không có kế hoạch theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.

- Thủy lợi Ia H’ Dréh: mức nước lúc cao điểm 5,3 triệu m3, lúc thấp nước

464 ngàn m3, diện tích mặt hồ lúc tích nước nhiều 135,5 hecta, lúc thấp nhất 2,4

hecta. Thời điểm xả lũ trong năm, tháng 9 đến 12; tổng chiều dài kênh mương

25,9 Km, phân bổ ở các xã Ia Rmok. Tốc độ dòng chảy lúc nước lớn 2,5 m/s,

lúc mực nước thấp: 0 m/s, tốc độ trung bình 0 m/s.

23

Page 24: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

- Thủy lợi Phú Cần: mức nước lúc cao điểm: 952.161 m3, lúc thấp nước

45.540 m3, diện tích mặt hồ lúc tích nước nhiều 35.130 m2, lúc thấp nhất 5.700

m2. Thời điểm xả lũ trong năm, tháng 9 đến 12; tổng chiều dài kênh mương

2.524 m, phân bổ ở các xã Phú Cần. Tốc độ dòng chảy lúc nước lớn 1,7 m/s, lúc

mực nước thấp: 0 m/s, tốc độ trung bình 0 m/s.

- Các kênh thủy lợi khác: Thủy lợi Uar có chiều dài kênh mương 21.014

m, tốc độ dòng chảy 2,5 m/s; Trạm bơm Chư Gu có chiều dài kênh mương

7.412m, thời điểm bơm nước Tháng 7 đến tháng 12, 6; Trạm bơm Ia Rmok có

chiều dài kênh mương 5.239m, thời điểm bơm nước Tháng 7 đến tháng 12.

1.3.2.3. Đặc điểm dân cư và nghề nghiệp dễ nhiễm sốt rét

Đối tượng dễ phơi nhiễm sốt rét ở đây tập trung chủ yếu ở các nhóm dân

di biến động khó kiểm soát (dân di cư tự do, dân ngủ rẫy, đi rừng, khai thác lâm

thổ sản). Trong đó khu vực canh tác của dân di cư tự do, số lượng người 25

hộ/54 khẩu, giáp huyện Krông Năng của tỉnh Đăk Lăk. Số xã có dân xâm canh

nhiều và ngủ tại rẩy ít nhất 3 tháng/ năm, khu vực nào có số lượng nhà rẩy

nhiều: Buôn Du, Buôn H’ Lang (Chư Rcăm), Buôn Jú (Krông Năng); Buôn

Tang (Phú Cần) 5 đến 10 hộ, Buôn Thiêm, Buôn Bluk (Phú Cần) 25 đến 30 hộ,

Buôn Sai (Chư Ngọc) 15 đến 20 hộ, Buôn Nung, Tập đoàn 6, 7, 8 (Chư Gu) 40

đến 50 hộ, Buôn Ơi Nu A, Ơi Nu B (Ia Siơm) 25 đến 30 hộ, Buôn Tieng (Uar)

15 đến 20 hộ, Buôn H’ Mung (Chưu Drăng) 40 đến 50 hộ, Buôn Chai (Chư

Drăng) 20 đến 25 hộ. Ước lượng mỗi khu vực có bao nhiêu hộ 5 đến 7 hộ/ cụm,

các nhà rẩy có phân tán không tập trung; các buôn thuộc xã Chư Gu, Chư

Drăng thường ở phân tán làm rẫy đầu nguồn suối Uar, suối Ea Jip của xã Chư

Drăng; các hộ thuộc xã Phú Cần, cư ngụ và làm rẫy tại xã Ia Mlăh; các hộ xã

Chư Ngọc làm rẫy khu núi Chư Mkia (Ia H’ Dréh); các hộ buôn Nu A, Nu B (Ia

Siơm) cư trú và làm rẫy khu vực suối Ré (Ia Siơm). Ngoài các yếu tố do làm

rẫy, ngũ rẫy trong thời gian qua công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được triệt

để, hiện tượng khai thác lâm sản trái phép, đã có một số lượng lớn thanh niên

vào rừng, cưa gỗ, đào gốc gỗ Trắc, gỗ Hương thường ở lại trong rừng từ 2 đến 5

24

Page 25: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

ngày. Đối với các công trình thủy điện đã tạo ra một số vị trí mặt sông khô cạn

hoặc hố nước đọng, hóc đá dài ngày trên dòng sông Ba như khu vực hạ lưu của

thuỷ điện Đăk Song 3A và 3B đến khu vực sông Krông Năng).

Theo số liệu thống kê năm 2012 của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và

Trung tâm PCSR tỉnh Gia Lai so với cùng kỳ 2011, BNSR ở huyện Krông Pa

tăng 113,89% (1.786/835), KSTSR tăng 130,32% (1.765/766) và có 2 trường

hợp SRAT đe dọa tử vong. Đây cũng là huyện có tình hình sốt rét nặng nhất

chiếm 37,25% (1.786/4.794) số BNSR và 42,35% (1.765/766) số KSTSR so với

toàn tỉnh Gia Lai. Nguyên nhân sốt rét gia tăng thường xuyên tại khu vực này là

do dân đi rừng, ngủ rẫy và làm ăn theo mùa vụ trong các vùng SRLH. Các xã có

KSTSR tăng cao năm 2012 là Chư Rcăm (301), Chư Gu (298), Đất Bằng (213),

Ia dreh (149), Ia Mlah (129), Ia Rmok (108), Phú Cần (107), Phú Túc (89), Ia

Rsai (79), Ia Rsiêm (73) và các xã còn lại từ 38-64 ca). Tuy nhiên, kết quả điều

tra dịch tễ lại chưa phát hiện được các véc tơ truyền bệnh chính (An.minimus,

An.dirus) nên việc chỉ định các biện pháp PCSR ưu tiên gặp nhiều khó khăn;

nghiên cứu tình hình biến động sốt rét, đặc biệt là sự thay đổi thành phần loài và

véc tơ truyền bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khu vực

thủy điện, thủy lợi thuộc huyện Krông Pa sẽ góp phần tích cực đề xuất các biện

pháp phòng chống có hiệu quả, ngăn chặn sự gia tăng sốt rét tại địa phương.

1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quần thể Anopheles

Việc xây dựng nhiều công trình thủy điện, thủy lợi ở tỉnh Gia Lai làm

thay đổi môi trường sinh thái, tác động đến các quần thể muỗi Anopheles và

tình hình mắc sốt rét ở cộng đồng sinh sống khu vực hồ, tuy nhiên cho đến nay

rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Phạm vi thủy điện, thủy lợi

tỉnh Gia Lai bao phủ một số huyện trọng điểm sốt rét nguy cơ bùng nổ sốt rét

rất cao. Việc nghiên cứu véc tơ truyền bệnh sốt rét, tình hình sốt rét và các biện

pháp can thiệp khu vực hồ thủy điện sẽ mang lại những cơ sở khoa học chính

xác để đề xuất biện pháp phòng chống sốt rét có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức

khỏe cộng đồng ở các vùng có phơi nhiễm sốt rét cao.

25

Page 26: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Muỗi Anopheles (Diptera: Culicidae);

- Ký sinh trùng sốt rét.

- Cộng đồng dân cư ở các công trình thủy điện.

- Các yếu tố sinh cảnh, khí hậu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2014

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Chọn 2 khu vực thủy điện ảnh hưởng đến tình hình sốt rét tại tỉnh Gia Lai

là thủy điện Sê San (phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai) và thủy điện Krông Pa (phía

Đông Nam tỉnh Gia Lai). Mỗi thủy điện điều tra 6 điểm tại 2 xã được chọn theo

3 sinh cảnh: trong rừng (có dân hoạt động), vùng đệm (trung gian giữa rừng và

khu dân cư, gần thủy điện) và khu dân cư. Như vậy tại 2 khu vực thủy điện này

sẽ lựa chọn 4 xã với 12 điểm điều tra đại diện cho 3 vùng sinh cảnh.

- Thủy điện Sê San (huyện Ia Grai, Gia Lai): chọn 2 xã IaO và Ia Chía, mỗi xã

điều tra 3 vùng sinh cảnh × 2 xã = 6 điểm điều tra;

- Thủy điện Krông Pa (huyện Krông Pa, Gia Lai): chọn 2 xã Ia Sươm và Chư

R Căm, mỗi xã điều tra 3 vùng sinh cảnh × 2 xã = 6 điểm điều tra.

3.3. Thiết kế nghiên cứu 

- Thiết kế mô tả hồi cứu:

Thu thập số liệu về BNSR, KSTSR; nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa. Số liệu

BNSR được thu thập từ khoa Dịch tễ của Viện và từ Trung tâm Y tế các huyện

Ia Grai, Krông Pa; được phân tích hồi cứu theo hai khu vực thủy điện và theo

03 giai đoạn (2000-2004; 2005-2009 và 2010-2014), việc phân chia này theo xu

thế tăng hoặc giảm của tỷ lệ mắc bệnh sốt rét. Số liệu khí tượng được thu thập

trong thời gian từ 2005-2014 từ các niên giám thống kê của tỉnh Gia Lai. Qua

26

Page 27: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

đó, phân tích những thay đổi về khí hậu liên quan đến những thay đổi về tình

hình sốt rét ở các khu vực thủy điện.

- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang theo dõi dọc:

Tiến hành các điều tra về tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, véc tơ truyền bệnh sốt rét

theo các thời điểm mùa khô, đầu, giữa và cuối mùa mưa, điều tra được lặp lại

trong 02 năm nhằm theo dõi diễn biến của bệnh sốt rét và các véc tơ sốt rét ở

các sinh cảnh đặc trưng hiện nay tại các khu vực thủy điện do sự xây dựng và

vận hành của các nhà máy thủy điện tạo ra. Qua đó đánh giá sự thay đổi của các

véc tơ sốt rét và bệnh sốt rét ở các vùng sinh địa cảnh hiện nay tại các khu vực

thủy điện.

Các đợt điều tra cắt ngang theo dõi dọc được thực hiện với cỡ mẫu được

tính toán trước theo các thiết kế nghiên cứu để đảm bảo cỡ mẫu tối thiểu cần

đưa vào điều tra.

Các kỹ thuật phòng thí nghiệm PCR và ELISA được thực hiện nhằm hỗ

trợ xác định các thành viên trong các nhóm loài đồng hình Dirus và Minimus và

xác định tỷ lệ nhiễm KSTSR, vai trò truyền bệnh của các véc tơ.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Nghiên cứu đánh giá tình hình sốt rét và các chỉ số sốt rét hiện mắc ở

cộng đồng dân cư thuộc khu vực thủy điện sông Sê San và Krông Pa

3.4.1.1.Hồi cứu tình hình sốt rét tại các điểm nghiên cứu giai đoạn 2000-2014

Thu thập số liệu về BNSR, KSTSR từ khoa Dịch tễ của Viện và từ Trung

tâm Y tế các huyện Ia Grai, Krông Pa; số liệu được phân tích hồi cứu theo hai

khu vực thủy điện và theo 03 giai đoạn (2000-2004; 2005-2009 và 2010-2014),

việc phân chia này theo xu thế tăng hoặc giảm của tỷ lệ mắc bệnh sốt rét. Qua

đó, phân tích những thay đổi về số lượng BNSR diễn biến mùa truyền bệnh sốt

rét theo các giai đoạn ở các khu vực thủy điện.

3.4.1.2. Điều tra các chỉ số sốt rét hiện mắc ở các khu vực thủy điện

a. Cỡ mẫu điều tra cắt ngang dịch tễ sốt rét

27

Page 28: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Sốt rét là một bệnh diễn biến theo mùa trong năm, nên các đợt điều tra về

tỷ lệ mắc bệnh sốt rét tiến hành theo các thời điểm mùa khô, đầu, giữa và cuối

mùa mưa, điều tra được lặp lại trong 02 năm nhằm theo dõi diễn biến của bệnh

sốt rét.

Mỗi điểm tiến hành các đợt điều tra các chỉ số mắc sốt rét cắt ngang vào

các thời điểm điều tra côn trùng, với cỡ mẫu tính theo mẫu điều tra ngang:

Z2(1/2) pq

N = × k d2

Với: Z(1/2) là giá trị Z thu được từ Bảng Z ứng với giá trị của .P : là tỷ lệ KSTSR theo các điều tra trước cho từng vùng dịch tễ.

q = 1 p ; d : độ chính xác ; k : là hiệu lực thiết kế.

Chọn P = 5% = 0,05 ; Z = 1,96 ; d = 0,03 và k = 2

Ta có: N = 406 400 người/ điểm nghiên cứu/đợt.

Phương pháp thu mẫu theo qui trình thường qui: khám phát hiện sốt rét

lâm sàng, lấy lam máu xét nghiệm tìm KSTSR và khám lách.

b. Các kỹ thuật trong nghiên cứu

* Kỹ thuật khám lâm sàng

- Khám lâm sàng phát hiện sốt và bệnh nhân sốt rét.

- Cặp nhiệt độ hố nách nếu nhiệt độ cơ thể đối tượng nghiên cứu

37,50C được chẩn đoán là có sốt.

Để chẩn đoán 1 bệnh nhân SRLS cần căn cứ vào 4 đặc điểm sau đây:

+ Hiện đang sốt ( 37,50C) hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây

+ Không giải thích được các nguyên nhân gây sốt khác

+ Đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét trong vòng 9 tháng gần đây

+ Điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày.

* Kỹ thuật xét nghiệm máu tìm KSTSR

28

Page 29: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Kỹ thuật lấy máu được thực hiện bằng cách lấy máu ngoại vi ở đầu ngón

tay áp út để làm giọt dày trên lam kính sạch. Sau khi giọt máu khô, sử dụng

dung dịch giêm sa 3% được pha với dung dịch đệm (pH=7,2) để nhuộm giọt

máu trong thời gian 30-45 phút. Soi lam và đọc kết quả dưới vật kính dầu của

kính hiển vi quang học. Soi và đếm mật độ KSTSR (theo phương pháp định

lượng và định tính). Mật độ KSTSR sẽ được ước tính dựa trên số lượng thẻ vô

tính và giao bào trên 200 tế bào bạch cầu với giả định số lượng bạch cầu trung

bình là 8.000/µl máu. Kết quả có thể biểu thị bằng hệ thống dấu (+). Khi kết

luận một lam có kết quả âm tính cần phải soi ít nhất 100 vi trường (mỗi vi

trường chuẩn có 15-20 bạch cầu) mà không tìm thấy KSTSR.

c. Các chỉ số trong nghiên cứu

- Tỷ lệ SRLS: Là tỷ lệ % số ca SRLS trên tổng số người khám.

- Tỷ lệ lam dương tính (Slide Positive Rate-SPR): Là tỷ lệ % lam có

KSTSR(+) trên tổng số lam xét nghiệm.

Tổng số lam dương tínhTỷ lệ lam dương tính (SPR) (+) = ----------------------------- x 100

Tổng số lam xét nghiệm

- Cơ cấu ký sinh trùng : Là tỷ lệ % từng loại KST trên tổng số KST.

Số lượng từng loại KST% loại KST = ----------------------------- x 100

Tổng số KST- Tỷ lệ giao bào : Là tỷ lệ % số giao bào trên tổng số người được xét

nghiệm. Tổng số giao bào

Tỷ lệ giao bào = ------------------------------- x 100 Tổng số người xét nghiệm

Các tỷ lệ này sẽ được phân tích theo các điểm điều tra, theo nhóm tuổi…

3.4.1.3. Điều tra xã hội học và kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của cộng

đồng dân cư các khu vực thủy điện

29

Page 30: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

- Phỏng vấn (theo mẫu Bộ câu hỏi thiết kế sẵn) người dân sinh sống ở các

điểm nghiên cứu về dân tộc, nghề nghiệp, tập quán, kinh tế, các yếu tố nguy cơ

mắc sốt rét; cũng như kiến thức, thái độ và thực hành PCSR... hiện tại.

Cỡ mẫu tiến hành phỏng vấn là 100 người (từ 15 tuổi trở lên) tại mỗi xã

(thuộc 02 khu vực thủy điện). Mỗi hộ sẽ chọn 1 người đại diện tham gia phỏng

vấn. Danh sách các hộ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách của địa phương.

3.4.2. Nghiên cứu xác định thành phần loài và vai trò truyền bệnh của véc

tơ truyền bệnh sốt rét tại hồ thủy điện sông Sê San và Krông Pa

3.4.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu

Các đợt điều tra côn trùng sốt rét được thực hiện tại các xã đã chọn vào

các thời điểm khác nhau trong năm: mùa khô, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và

cuối mùa mưa, điều tra được lặp lại trong 02 năm.

Các phương pháp thu thập muỗi và bọ gậy theo quy trình của Tổ chức Y

tế thế giới (1994) và của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (2011), bao gồm

những phương pháp sau (được thực hiện giống nhau trong mỗi đợt điều tra và

tại các điểm điều tra):

- Bắt muỗi bằng mồi người trong nhà rẫy ban đêm: Một người điều tra

trong nhà từ 18 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau trong 4 đêm liền tại 4 nhà rẫy

khác nhau.

- Bắt muỗi bằng mồi người ngoài nhà rẫy ban đêm: Một người điều tra

ngoài nhà rẫy từ 18 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau trong 4 đêm liền tại 4 nhà

rẫy khác nhau.

- Bắt muỗi trú đậu rình mồi trên tường vách nhà rẫy ban đêm: Một người

thực hiện suốt đêm tại 4 nhà rẫy.

- Bắt muỗi trú đậu tiêu máu trong nhà rẫy ban ngày: thực hiện bắt muỗi

tại 10 nhà trong mỗi đợt điều tra ở mỗi điểm nghiên cứu.

- Bắt muỗi bằng bẫy đèn trong nhà rẫy ban đêm: Đặt 2 bẫy đèn trong nhà

rẫy trong 2 đêm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.

30

Page 31: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

- Bắt muỗi bằng bẫy đèn ngoài nhà rẫy ban đêm: Đặt 2 bẫy đèn ngoài

nhà tại 2 nhà rẫy trong 2 đêm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.

- Bắt muỗi ở chuồng gia súc ban đêm (nếu ở nhà rẫy có chuồng gia súc

hoặc có trâu, bò): Treo 01 bẫy đèn ở chuồng gia súc hoặc gần nơi trâu, bò nằm

để bắt muỗi suốt đêm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.

- Bắt bọ gậy trên các thủy vực: Mỗi thủy vực điều tra 100 bát. Ở những

loại thủy vực nhỏ (ổ nước nhỏ), bắt tất cả bọ gậy có trong đó.

Cỡ mẫu để xác định thành phần loài Anopheles: tất cả các cá thể muỗi

trưởng thành và bọ gậy Anopheles thu thập được qua các phương pháp đều được

định loại để xác định thành phần loài Anopheles tại các điểm nghiên cứu.

Cỡ mẫu cho kỹ thuật mổ muỗi: tất cả các cá thể muỗi trưởng thành còn

sống của các loài trong danh sách véc tơ chính và phụ vùng rừng núi gồm: An.

dirus, An. minimus, An. aconitus, An. jeyporiensis và An. maculatus đều được mổ

và soi buồng trứng để xác định tỷ lệ đẻ của mỗi loài.

Cỡ mẫu cho kỹ thuật ELISA xác định vai trò truyền bệnh: tất cả các cá thể

muỗi trưởng thành đã chết của các loài trong danh sách véc tơ chính và phụ vùng

rừng núi: An. dirus, An. minimus, An. aconitus, An. jeyporiensis và An. maculatus

và xác muỗi đã mổ sẽ được phơi khô, bảo quản trong tuýp Eppendoft để xét

nghiệm ELISA tại phòng thí nghiệm của Viện nhằm xác định tỷ lệ nhiễm

KSTSR của các véc tơ.

3.4.2.2. Các kỹ thuật trong nghiên cứu

a. Kỹ thuật điều tra muỗi và bọ gậy Anopheles

- Phương pháp bắt muỗi bằng mồi người trong và ngoài nhà rẫy ban đêm

Người mồi muỗi thường mặc quần cộc hoặc vén quần lên để chân ra thu hút

muỗi. Vị trí mồi có thể ở trong nhà, ngoài sân hay ngoài rẫy. Người mồi muỗi

ngồi yên, chờ cho muỗi đến đốt máu thì soi đèn pin, dùng tube bằng thuỷ tinh có

thủng hai đầu để để bắt. Dùng bông không thấm nước để đậy miệng tube.

Khoảng 2 - 3 phút phải bật đèn lên để kiểm tra, không chiếu đèn trực tiếp vào

31

Page 32: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

muỗi vì ánh sáng kích thích làm muỗi bay mất. Ghi lại giờ bắt muỗi, nơi bắt

muỗi.

- Phương pháp bắt muỗi trú đậu trong nhà ban ngày

Thời gian điều tra: Tiến hành vào buổi sáng từ 6 -10 giờ ở trong nhà. Chú

ý tìm những nơi có ít ánh sáng, kín gió, độ cao từ 2 mét trở xuống, muỗi thường

đậu trên quần áo, chăn màn, trong các đồ dùng gia đình như xoong nồi, chum

vại …Khi thấy muỗi úp nhanh ống nghiệm lên muỗi, di động qua lại cho muỗi

bay vào ống, dùng bông nút ống lại. Ghi vào nhãn : địa điểm thu thập muỗi,

huyện, xã, số nhà, nơi đậu, độ cao so với sàn nhà của từng con, số sella của

muỗi.

- Phương pháp bắt muỗi trú đậu rình mồi trên tường vách ban đêm

Thời gian điều tra: Tiến hành theo giờ mồi muỗi ban đêm, mỗi giờ soi 10

phút trên tường, mái nhà thấp, trên màn… những nơi mà muỗi có thể đậu để

rình mồi.

- Phương pháp thu thập muỗi bằng bẫy đèn trong và ngoài nhà ban đêm

Bẫy đèn trong nhà được treo trong nhà rẫy cách sàn nhà khoảng 1-1,5 m.

Bẫy đèn ngoài nhà rẫy được treo cách nhà rẫy từ 50-100 m.

- Phương pháp thu thập muỗi chuồng gia súc ban đêm

Tìm bắt muỗi đang đốt máu trâu bò, đang đậu trên tường hay trên các đám

cỏ, bụi cây gần chuồng. Dùng tube bằng thuỷ tinh có thủng hai đầu để bắt muỗi.

Dùng bông không thấm nước để đậy miệng tube. Ghi lại giờ bắt muỗi, nơi bắt

muỗi. Bên cạnh đó, treo 01 bẫy đèn CDC ở chuồng gia súc hoặc gần nơi trâu,

bò nằm để bắt muỗi suốt đêm từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.

- Kỹ thuật điều tra bọ gậy

Thu thập bọ gậy trên các thủy vực: suối nước chảy chậm, vũng nước ở hai

bên bờ suối, vũng nước đọng, vũng nước ở trong rừng. Dùng bát khoảng 200 ml

hớt nhẹ nước trên bề mặt các thủy vực, đổ vào khay men trắng, dùng ống hút

bắt bọ gậy cho vào lọ.

b. Kỹ thuật định loại hình thái muỗi và bọ gậy Anopheles

32

Page 33: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Sử dụng bảng định loại Anopheles của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn

trùng Trung ương (2008).

- Cho muỗi ra đĩa petri, dùng kim mổ cắm vào ngực muỗi, giữa đôi chân

thứ hai, chếch về phía sau cho 2 cánh muỗi xoè ra.

- Quan sát muỗi bằng lúp tay có độ phóng đại 10x, hoặc lúp hai mắt có

độ phóng đại 20x sơ bộ nhận xét các đặc điểm sau: muỗi đực hay muỗi cái,

Anophelinae hay Culicinae, cánh có điểm trắng đen hay đồng màu, chân có hoa

hay đen tuyền, các đốt bàn chân có băng trắng hay không có băng trắng. Sau

khi có khái niệm chung, dùng lúp tay quan sát chi tiết, so sánh các đặc điểm đó

với bảng định loại và xác định loài.

c. Kỹ thuật PCR xác định các thành viên trong các nhóm loài đồng hình

Xác định các thành viên của các phức hợp loài Dirus theo Ngô Thị

Hương và cs. (2001); xác định thành viên của các phức hợp loài Minimus theo

Hoàng Kim Phúc và cs. (2003).

c.1. Kỹ thuật PCR xác định phức hợp loài Minimus

Phương pháp tách chiết ADN tổng số (phương pháp tách thô)

Cho 50l 1X PCR Buffer vào tube có chứa mẫu. Dùng chày nhựa vô

trùng nghiền mẫu cho đến khi thành dung dịch đồng nhất. Đun cách thủy 1000C

10 phút. Làm lạnh nhanh trên đá 5 phút. Ly tâm 10.000 vòng/ phút để lắng cặn.

Dịch nổi ở trên có chứa DNA tổng số, dùng làm khuôn để tiến hành PCR.

Phương pháp tiến hành phản ứng PCR

Phản ứng PCR được thực hiện trên máy 2720 Thermal Cycler, Applied

Biosystem. Sử dụng các cặp mồi xác định phức hợp loài theo Hoàng Kim Phúc

và cs (2003). Thành phần, hoá chất chủ yếu sử dụng trong phản ứng PCR:

Primer, Taq DNA polymerase, dNTPs, Reaction buffer, DNA khuôn.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR gồm các bước như sau

940C - 5 phút

940C - 1 phút

600C - 1 phút 30 chu kỳ

33

Page 34: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

720C - 1 phút 30giây

720C - 5 phút

Kiểm tra sản phẩm PCR

Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1,5% với

120V/ 60 phút, nhuộm bằng Ethidium Bromide và sau đó quan sát sản phẩm

trên máy soi gel, ghi hình vào máy tính.

c.2. Kỹ thuật PCR xác định phức hợp loài Dirus

Phương pháp tách chiết ADN tổng số (phương pháp tách thô)

Cho 50l 1X PCR Buffer vào tube có chứa mẫu. Dùng chày nhựa vô

trùng nghiền mẫu cho đến khi thành dung dịch đồng nhất. Đun cách thủy 1000C

10 phút. Làm lạnh nhanh trên đá 5 phút. Ly tâm 10.000 vòng/ phút để lắng cặn.

Dịch nổi ở trên có chứa DNA tổng số, dùng làm khuôn để tiến hành PCR.

Phương pháp tiến hành phản ứng PCR

Phản ứng PCR được thực hiện trên máy 2720 Thermal Cycler, Applied

Biosystem. Sử dụng các cặp mồi xác định phức hợp loài theo Ngô Thị Hương

và cs (2001). Thành phần, hoá chất chủ yếu sử dụng trong phản ứng PCR:

Primer, Taq DNA polymerase, dNTPs, Reaction buffer, DNA khuôn.

Chu trình nhiệt của phản ứng PCR gồm các bước như sau

940C - 2 phút

940C - 30 giây

580C - 30 giây 30 chu kỳ

720C - 30 giây

720C - 10 phút

Kiểm tra sản phẩm PCR

Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1,8% với

120V/ 60 phút, nhuộm bằng Ethidium Bromide và sau đó quan sát sản phẩm

trên máy soi gel, ghi hình vào máy tính.

d. Kỹ thuật mổ muỗi và quan sát buồng trứng

34

Page 35: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Số muỗi còn sống sẽ được tiến hành mổ và soi buồng trứng để xác định

muỗi đã đẻ hay chưa đẻ theo qui trình kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO,1991) và của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (2011).

Kỹ thuật mổ muỗi

Gây mê muỗi bằng ether hay chloroform, dùng kính lúp định loại muỗi,

xác định sella muỗi. Dùng kéo cắt chân, cánh, đầu muỗi.

Cho lên lam kính 3 giọt nước muối sinh lý, mỗi giọt cách nhau 1,5 cm.

Đưa lam kính vào kính lúp 2 mắt, muỗi được đặt vào giọt nước ở giữa, đầu

muỗi hướng về phía bên phải, bụng muỗi hướng về phía người mổ.

Dùng kim xé rách một ít kitin ở đốt cuối (đốt 7 và 8). Đặt kim phải lên trên

ngực muỗi, kim trái lên đốt cuối cùng và kéo dần kim sang phía trái cho đến khi

dạ dày và 2 buồng trứng được lôi ra khỏi bụng muỗi. Vớt xác muỗi ra khỏi lam

kính. Tách 2 buồng trứng sang giọt nước bên trái, dạ dày vẫn giữ nguyên ở giọt

nước giữa.

Phương pháp soi khí quản buồng trứng để xác định muỗi đã đẻ hay chưa

Sau khi mổ lấy buồng trứng, dùng kim mổ vớt buồng trứng đặt lên giọt

nước cất trên một cái lam sạch. Để nước cất khô tự nhiên. Soi buồng trứng dưới

kính hiển vi, độ phóng đại 10x, 40x, muỗi chưa đẻ khí quản của buồng trứng

xoắn lại, muỗi đã đẻ khí quản buồng trứng dãn ra.

e. Kỹ thuật ELISA xác định muỗi nhiễm KSTSR

Kỹ thuật ELISA phát hiện ký sinh trùng SR trong cơ thể muỗi (theo Cẩm

nang kỹ thuật phòng chống bệnh sốt rét của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương,

2011).

Sau khi thu thập muỗi ở thực địa, số muỗi chết, xác muỗi sau khi mổ được

phơi khô, sẽ được bảo quản trong tuýp Eppendorf và cho vào hộp có chứa silicagel

sử dụng cho thử nghiệm ELISA để xác định KSTSR trong cơ thể véc tơ sốt rét tại

phòng thí nghiệm của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn.

Nguyên lý:

ELISA (Thử nghiệm miễn dịch hấp phụ liên kết Enzym - Enzym Linked

Immunosorbent Assay) dựa trên nguyên lý kết hợp giữa kháng nguyên bề mặt

35

Page 36: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

của thoa trùng sốt rét trong muỗi với các kháng thể đơn dòng có gắn các chất

oxi hóa để giúp hiện màu. Phản ứng xảy ra có thể tóm tắt như sau: kháng thể +

kháng nguyên (từ mẫu vật) + kháng thể có gắn chất oxi hóa + chất hiện màu =

màu dương tính.

Hóa chất và dụng cụ:

Hóa chất:

Kháng thể đơn dòng của Plasmodium falciparum (P.f Mabs)

Kháng thể đơn dòng của Plasmodium falciparum có gắn peroxidase

Đối chứng dương Plasmodium falciparum

Kháng thể đơn dòng của Plasmodium vivax 210 (P.v 210 Mabs)

Kháng thể đơn dòng của Plasmodium vivax 210 có gắn peroxidase

Đối chứng dương Plasmodium vivax 210.

Kháng thể đơn dòng của Plasmodium vivax 247 (P.v 247 Mabs)

Kháng thể đơn dòng của Plasmodium vivax 247 có gắn peroxidase

Đối chứng dương Plasmodium vivax 247.

Phức hợp hiện màu ABTS và Peroxidase; Sodium chloride (NaCl)

Hydrochloric acid 1N (HCl)

Di-sodium hydrogen phosphate dihydrate (Na2HPO4.2H2O)

Sodium hydrogen phosphate dihydrate (NaH2PO4.2H2O)

Sodium hydroxide (NaOH); Đỏ phenol; Casein; Nonidet P-40 (NP-40)

Tween – 20 (Tw-20); Phức hợp hiện màu ABTS và Peroxidase

Bộ Kit ELISA của Plasmodium falciparum (P.f Mabs), Plasmodium vivax

210 (P.v 210 Mabs), Plasmodium vivax 247 (P.v 247 Mabs) được sử dụng trong

thí nghiệm là do CDC Entomology Branch, Atlanta, Hoa Kỳ cung cấp.

Dụng cụ:

Ống eppendorf 1,5ml; Đĩa ELISA 96 lỗ đáy tròn

Chày nghiền chuyên dụng; Bộ micropipet; Micropipet 8 đầu 10µl - 200µl;

Các máng để pha dung dịch; Đầu rửa 8 giếng;

Các giá 96 lỗ để đựng ống eppendorf

36

Page 37: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Cân điện từ; Máy khuấy từ có đun nóng; Các Micropipette

Pipette 8 đầu; Đầu rửa 8 đầu; Máy đọc ELISE

Muỗi khô từ thực địa về được tiến hành xác định kí sinh trùng bằng ELISA

theo phương pháp của Wirtz, R.A., (1987).

Các bước tiến hành:

Muỗi khô mang về từ thực địa tiến hành định loại hình thái. Tách phần đầu

và ngực của muỗi cho vào ồng eppendorf (mỗi mẫu một ống)

Sắp xếp các ống eppendorf vào giá theo trình tự sau:

Bảng 2.1. Trình tự sắp xếp mẫu trong thử nghiệm ELISAA1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12

B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B9 B10 B11 B12

C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12

D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9 D10 D11 D12

E1 E2 E3 E4 E5 E6 E7 E8 E9 E10 E11 E12

F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9 F10 F11 F12

G1 G2 G3 G4 G5 G6 G7 G8 G9 G10 G11 G12

H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H12

Giếng A1 đến H1: đối chứng trắng (hoàn toàn là hóa chất không có mẫu

muỗi)

Giếng A2: đối chứng dương

Giếng B2 đến H2: đối chứng âm (muỗi phòng thí nghiệm không có thoa

trùng)

Giếng B3 đến H12: mẫu

Cho vào mỗi ống 50µl dung dịch đệm BB-NP40

Sử dụng chày nghiền muỗi thành một khối dịch đồng nhất

Rửa chày 2 lần bằng dung dịch BB mỗi lần 75µl

Ủ ít nhất 1 giờ hoặc qua đêm

Pha 10 µl đến 40 µl kháng thể đơn dòng của KST (tùy loại KST) vào 5ml

dung dịch PBS

37

Page 38: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Nhỏ vào mỗi giếng của đĩa 96 lỗ 50 µl dung dịch vừa pha trên.

Ủ 1 giờ ở 370C

Sau 1 giờ loại bỏ dịch trên làm khô

Thêm vào mỗi giếng 50 µl dung dịch đối chứng trắng, đối chứng dương,

đối chứng âm và mẫu theo mô tả phía trên

Ủ 2 giờ ở 370C

Sau 2 giờ loại bỏ dịch trên làm khô

Rửa 2 lần bằng PBS-Tween 20

Pha 10 µl kháng thể đơn dòng có gắn peroxidase của KST vào máng có

chứa 10 ml dung dịch BB

Cho vào mỗi giếng 100 µl dung dịch trên

Ủ 1 giờ và làm khô

Sau đó rửa 3 lần bằng dụng dịch PBS-Tween 20

Pha hỗn hợp hiện màu theo tỷ lệ 1:1 (5 ml dung dịch ABTS: 5 ml dung

dịch peroxidase). Nhỏ vào mỗi giếng 100 µl dung dịch trên

Đọc kết quả sau 15 đến 20 phút trên máy đọc ELISA với bước sóng 405-

414nm

Những mẫu có kết quả OD ≥ 3 lần trung bình cộng của chứng âm được coi

là dương tính

Ghi kết quả ELISA dọc bằng mắt thường (khi không có máy đọc ELISA)

Khi nhỏ hỗn hộp hiện màu vào thì các mẫu dương tính sẽ chuyển sang màu

xanh, sau 30 phút đọc kết quả và ghi mức độ hiện màu xanh như sau:

+ xanh nhạt; ++xanh vừa phải ; +++ xanh đen

3.4.2.3. Các chỉ số trong nghiên cứu muỗi Anopheles

Mật độ (con/ giờ/ người ) =Số muỗi bắt được của một véc tơSố người bắt x Số giờ bắt

- Muỗi Anopheles thu thập bằng bẫy đèn được tính mật độ theo công thức:

Mật độ (con/ đèn/ đêm ) = Tổng số muỗi cái thu thập

38

Page 39: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Số bẩy đèn x Số đêm

- Bọ gậy Anopheles thu thập tại các thủy vực được tính theo công thức:

Mật độ (con/bát ) =Tổng số bọ gậy thu thập 100 bát

+ Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR (S) bằng ELISA được tính theo công thức:

Tổng số muỗi có ký sinh trùngTỷ lệ muỗi nhiễm (S) = 100.

(%) Tổng số muỗi thử ELISA- Tỷ lệ muỗi đã đẻ được tính theo công thức:

Tổng số muỗi đẻ rồiTỷ lệ muỗi đã đẻ = 100.

(%) Tổng số buồng trứng được quan sát+ Mật độ muỗi đốt người (ma) được tính bằng công thức:

Tổng số muỗi bắt bằng mồi người ma = 12.

(con/người/đêm) Tổng số giờ bắt bằng mồi người12: Số giờ hoạt động của muỗi trong 1 đêm.+ Thời gian chu kỳ tiêu sinh l (ngày), (Beklemishev, 1940):

l = + 1

Trong đó:

t là nhiệt độ trung bình của môi trường hàng ngày.

37 là tổng lượng nhiệt hữu hiệu

9 là nhiệt độ tối thiểu cho muỗi phát triển.

1 là khoảng thời gian 1 ngày để cho muỗi tìm nơi đẻ trứng và tìm mồi đốt

+ Xác xuất sống sót hàng ngày P (%) (Theo WHO 1975):

P =

Trong đó: Pa: số muỗi đã đẻ (parous) ; NP: số muỗi chưa đẻ

(nulliparous)

- Tuổi thọ trung bình của quần thể Le (ngày).

39

Page 40: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Le =

+ Chỉ số truyền nhiễm: h = ma.S (theo Ross, 1911).

3.4.3. Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi sinh địa cảnh, khí hậu của khu vực

thủy điện liên quan đến bệnh sốt rét tại địa phương

3.4.3.1. Đánh giá sự biến đổi sinh địa cảnh liên quan đến bệnh sốt rét

Việc sự xây dựng và vận hành của các nhà máy thủy điện tạo ra những

thay đổi về sinh địa cảnh, sự xáo trộn các khu dân cư trong khu vực, tạo nên các

sinh địa cảnh đặc trưng hiện nay ở các khu vực tủy điện là:

+ Sinh cảnh trong rừng: do đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, đã có một

số lượng người dân tộc tại chỗ phải đi xa hơn, vào rừng để khai hoang làm rẫy,

cất nhà rẫy để chứa vật liệu, vật tư sản xuất, nông sản phẩm và đẻ ngủ lại rẫy.

Điều này đã tạo nên hình thái lan truyền sốt rét tại khu vực nhà rẫy ở sinh cảnh

trong rừng.

+ Sinh cảnh bìa rừng: Đây là sinh cảnh thuộc vùng đệm, ở gần các đạp

thủy điện và nằm giữa các khu dân cư cố định với rừng tự nhiên. Ở sinh cảnh

này thảm thực vật không liên hoàn, có thể có rừng trồng công nghiệp như cao

su, điều, cà phê… có khoảng cách đến các khu dân cư trung tâm từ 5-10 km.

+ Sinh cảnh trong làng: ở các khu dân cư cố định. Ở đây là những khu tái

định cư, được quy hoạch khi xây dựng thủy điện. Vì vậy, ở sinh cảnh này

thường gần trục đường và xa rừng tự nhiên.

Tiến hành các điều tra về thành phần loài muỗi Anopheles, vai trò truyền

bệnh của các véc tơ sốt rét ở 03 sinh cảnh như trên tại mỗi điểm nghiên cứu.

theo các thời điểm mùa khô, đầu, giữa và cuối mùa mưa, điều tra được lặp lại

trong 02 năm nhằm theo dõi sự khác nhau về thành phần loài Anopheles, diễn

biến của mật độ véc tơ sốt rét, vai trò truyền bệnh của các véc tơ ở các sinh

cảnh đặc trưng hiện nay tại các khu vực thủy điện. Qua đó đánh giá sự thay đổi

của các véc tơ sốt rét ở các vùng sinh địa cảnh hiện nay tại các khu vực thủy

điện.

40

Page 41: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

3.4.3.2. Đánh giá sự biến đổi khí hậu liên quan đến bệnh sốt rét

- Hồi cứu thu thập số liệu về BNSR, KSTSR (như mục tiêu 1); số liệu

BNSR được thu thập từ khoa Dịch tễ của Viện và từ Trung tâm Y tế các huyện

Ia Grai, Krông Pa; được phân tích hồi cứu theo hai khu vực thủy điện và theo

03 giai đoạn (2000-2004; 2005-2009 và 2010-2014), việc phân chia này theo xu

thế tăng hoặc giảm của tỷ lệ mắc bệnh sốt rét theo diễn biến khí hậu và các yếu

tố khi tượng trong các giai đoạn tương ứng.

- Thu thập các đặc điểm khí hậu trước đây ở Gia Lai và hiện nay: theo tài

liệu “Khí hậu Việt Nam” của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc (1978) và tài

liệu mô tả đặc điểm kinh tế xã hội và tự nhiên của tỉnh Gia Lai, các huyện Ia

Grai và Krông Pa.

- Thu thập số liệu khí tượng: nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa. Số liệu khí

tượng được thu thập trong thời gian từ 2005-2014 từ các niên giám thống kê của

tỉnh Gia Lai.

Qua đó, phân tích những thay đổi về khí hậu liên quan đến những thay

đổi về tình hình sốt rét ở các khu vực thủy điện.

3.5. Đạo đức trong nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tuân thủ theo các yêu cầu về đạo đức

trong nghiên cứu y sinh của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Các số liệu chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu. Các kết quả nghiên

cứu, ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích phục vụ sức khoẻ nhân dân ngoài

ra không cho mục đích nào khác.

Đối tượng nghiên cứu được biết trước về mục đích yêu cầu của đề tài, được

giải thích cặn kẻ, giải đáp những thắc mắc. Sẵn sàng, tự nguyện tham gia vào đối

tượng nghiên cứu.

Vẫn duy trì bình thường các hoạt động PCSR của Chương trình PCSR

Quốc gia tại các điểm nghiên cứu. Bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét phát

hiện trong các cuộc điều tra nghiên cứu được điều trị theo phác đồ quy định của

41

Page 42: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Bộ Y tế và lập danh sách gửi về quản lý tại tuyến y tế cơ sở (Trung tâm y tế

huyện, Trạm y tế xã). Phương pháp mồi người bắt muỗi (bắt muỗi đậu trên

người) trong nghiên cứu véc tơ truyền bệnh, sử dụng biện pháp bắt muỗi ngay

khi vừa đậu trên người. Người tham gia mồi người bắt muỗi sẽ được cấp thuốc

tự điều trị nếu bị mắc bệnh theo hướng dẫn điều trị sốt rét của Bộ Y tế.

Tất cả các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu tại thực địa tuân thủ theo

các quy định về khám chữa bệnh do Bộ Y tế, chương trình quốc gia phòng

chống sốt rét ban hành. Đảm bảo nguyên tắc vô trùng tuyệt đối nhằm đề phòng

các bệnh lây nhiễm qua đường máu khi lấy các đối tượng tham gia nghiên cứu.

Giữ bí mật tuyệt đối về tình trạng sức khỏe, thông tin cá nhân của người tham

gia nghiên cứu.Các bệnh nhân SR dược điều trị bằng thuốc đặc hiệu và chăm

sóc tận tình.

42

Page 43: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình sốt rét và các chỉ số hiện mắc sốt rét ở cộng đồng dân cư khu

vực thủy điện

3.1.1. Tình hình sốt rét tại các khu vực nghiên cứu giai đoạn 2000-2014

3.1.1.1 Tình hình BNSR ở huyện Ia Grai

Bảng 3.1. Phân tích hồi cứu số liệu BNSR tại Ia Grai giai đoạn 2000-2004Chỉ số T1* T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Trung bình

BNSR 74,2 73,4 51,0 79,0 65,

2 84,4 104,0

117,0

149,6

200,4

188,6

120,6

SD 28,9 28,2 7,1 30,8 17,0 32,1 36,0 46,4 36,7 76,7 100,

4 51,2Mean+2SD 131,

9129,

865,2

140,5

99,2

148,5

176,0

209,9

223,0

353,9

389,5

222,9

* Ghi chú: T: Tháng

Nhận xét:

Số liệu BNSR trong 5 năm giai đoạn 2000-2004: tổng số BNSR ở Ia Grai

là 6.458 ca với số người mắc sốt rét xảy ra ở tất cả các tháng trong năm. Số

lượng BNSR trung bình tháng dao động từ 51-200,4 ca và đỉnh cao nhất là các

tháng 10-11 (188,6-200,4 BNSR).

Bảng 3.2. Phân tích hồi cứu số liệu BNSR tại Ia Grai giai đoạn 2005-2009Chỉ số T1* T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Trung bình

BNSR35,0

30,8

24,4

27,0

23,2

25,0

32,4 48,8 92,0 88,4 93,6 44,4

SD 16,7

12,1

14,4

15,0

16,1

12,4

22,4 25,9 94,4 67,5 55,5 28,1

Mean+2SD 68,4

54,9

53,3

57,0

55,4

49,9

77,2

100,7

280,8

223,4

204,6

100,5

* Ghi chú: T: Tháng

Nhận xét:

Số liệu BNSR 5 năm giai đoạn 2005-2009 cho thấy: tổng số BNSR ở Ia

Grai 2.825 ca và số người mắc sốt rét cũng xảy ra ở tất cả các tháng trong năm.

Số lượng BNSR trung bình tháng dao động từ 23,2-93,6 ca và đỉnh cao nhất là

từ tháng 9-11 (92-93,6 BNSR).

43

Page 44: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Bảng 3.3. Phân tích hồi cứu số liệu BNSR tại Ia Grai giai đoạn 2010-2014Chỉ số T1* T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Trung bình

BNSR39,4 22 11,

816,8 16 13,

2 42,8 19,8

32,6

34,6 55,8 48,6

SD 20,2

11,0 8,4 15,

0 9,7 10,8 69,1 8,6 10,

218,3 35,7 29,1

Mean+2SD 79,7

44,0

28,7

46,9

35,4

34,7

181,0

37,1

53,0

71,2

127,3

106,9

* Ghi chú: T: Tháng

Nhận xét:

Số liệu BNSR 5 năm giai đoạn 2010-2014 cho thấy: tổng số BNSR ở Ia

Grai 1.767 ca và số người mắc sốt rét cũng xảy ra ở tất cả các tháng trong năm.

Số lượng BNSR trung bình tháng dao động từ 11,8-55,8 và đỉnh cao nhất là

tháng 9-12 (32,6-55,8 BNSR).

Hình 3.1. So sánh BNSR ở Ia Grai qua các giai đoạn từ 2000-2014.

Nhận xét:

Tổng số BNSR giảm dần qua các giai đoạn (2000-2004: 6.458 ca > 2005-

2009: 2.825 ca > 2010-2014: 1.767 ca); 2000-2004: BNSR đỉnh cao nhất là các

tháng 10-11 (188,6-200,4 ca); 2005-2009: BNSR đỉnh cao nhất là từ tháng 9-11

44

Page 45: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

(92-93,6 BNSR); 2010-2014: BNSR đỉnh cao nhất là tháng 9-12 (32,6-55,8

BNSR).

3.1.1.2 Tình hình BNSR ở huyện Krông Pa

Bảng 3.4. Phân tích hồi cứu số liệu BNSR tại Krông Pa giai đoạn 2000-2004Chỉ số T1* T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Trung bình

BNSR108,

2 75,2 63,0 81,8 58,5 78,4 79,6 109,8

139,8

337,4

353,2

250,0

SD 45,2 52,4 31,4 43,2 42,4 51,6 47,9 49,7 66,2 113,3

196,9 85,8

Mean+2SD 198,6

180,1

125,9

168,2

143,2

181,5

175,3

209,3

272,1

564,0

747,0

421,6

* Ghi chú: T: Tháng

Nhận xét:

Tổng số BNSR ở Krông Pa 8.616 ca và số người mắc sốt rét cũng xảy ra

ở tất cả các tháng trong năm. Số lượng BNSR tập trung cao nhất (> 100 BNSR)

vào các tháng từ tháng 1, tháng 8-12, đỉnh cao nhất là tháng 10-12 (337,4 -

353,2 - 250 BNSR tương ứng).

Bảng 3.5. Phân tích hồi cứu số liệu BNSR tại Krông Pa giai đoạn 2005-2009Chỉ số T1* T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Trung bình

BNSR 52,6 40,8 26 18,6 18,4 21,4 29,4 40 98,4 121,

8166,

4 83,8

SD 38,7 22,5

24,6 14,5 10,5 8,4 14,7 19,1 79,8 76,5 69,8 32,2

Mean+2SD 130,0

85,8

75,2 47,6 39,4 38,2 58,7 78,2 257,

9274,

7306,

0148,

2* Ghi chú: T: Tháng

Nhận xét:

Số liệu BNSR 2005-2009: tổng số BNSR ở Krông Pa 3.588 ca và số

người mắc sốt rét cũng xảy ra ở tất cả các tháng trong năm. Số lượng BNSR

đỉnh cao nhất là tháng 10-11 (121,8-166,4 BNSR tương ứng).

Bảng 3.6. Phân tích hồi cứu số liệu BNSR tại Krông Pa giai đoạn 2010-2014Chỉ số T1* T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Trung bình

BNSR122,

8 85 52,8 38,2 40,8 58,6 183,

4 90,6 192 220 259,2

260,4

SD 74,8 41,5 21,1 15,4 17,1 38,2 279,

3 66,6 154,5

118,7

128,8

172,2

45

Page 46: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Mean+2SD 272,5

168,0

95,1 69,1 74,9 135,

0742,

1223,

8500,

9457,

4516,

8604,

8* Ghi chú: T: Tháng

Nhận xét:

Số liệu BNSR giai đoạn 2010-2014: tổng số BNSR ở Krông Pa 8.019 ca

và số người mắc sốt rét cũng xảy ra ở tất cả các tháng trong năm. Số lượng

BNSR đỉnh cao nhất là tháng 10-12 (220 - 259,2 – 260,4 BNSR tương ứng).

Hình 3.2. So sánh BNSR ở Krông Pa qua các giai đoạn từ 2000-2014.

Như vậy, số BNSR có sự biến đổi qua các giai đoạn: 2000-2004 có 8.616

ca, 2005-2009 giảm xuống còn 3.588 ca và 2010-2014 lại tăng lên lại 8.019 ca.

Các đỉnh bệnh cũng đã có những sự xê dịch qua các giai đoạn: 2000-2004:

BNSR đỉnh cao nhất là tháng 10-12; 2005-2009 đỉnh cao nhất là tháng 10-11;

2010-2014: BNSR đỉnh cao nhất là tháng 10-12.

3.1.2. Đánh giá các chỉ số sốt rét hiện mắc ở các khu vực thủy điện

3.1.2.1. Các chỉ số sốt rét hiện mắc ở khu vực thủy điện Ia Grai

a. Các chỉ số mắc sốt rét tại xã Ia O

- Vào mùa khô (tháng 4): các chỉ số mắc sốt rét ở đây đều âm;

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 4% và tỷ lệ KSTSR là 0,5-1,75%, tỷ

lệ các ca dương tính với KSTSR có giao bào là 90%. BNSR và KSTSR tập

46

Page 47: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

trung ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 16 tuổi (5,35 % BNSR và

2,06 % KSTSR).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 0,5-2,75% và tỷ lệ KSTSR là 0,25-

0,5%, tỷ lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 50%. BNSR và KSTSR

cũng nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 16 tuổi (3,09 %

BNSR và 0,77 % KSTSR).

Bảng 3.7. Các chỉ số mắc sốt rét qua các đợt điều tra tại xã Ia O, Ia GraiThời điểm

điều tra

Chỉ số sốt rét

NHÓM TUỔI

<1 1 – 5 >5 – 8 9 – 16 >16 TS chung

Tháng 6/ 2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 3 4,77 0 0 13 5,35 16 4,0KSTSR 0 0 0 0 2 3,17 0 0 5 2,06 7 1,75Giao bào 0 0 0 0 2 100 0 0 5 100 7 100Số khám 1 25 63 68 243 400

Tháng 8/ 2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 2 4,0 1 2,63 8 3,09 11 2,75KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,77 2 0,5Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 2 100 2 100Số khám 0 53 50 38 259 400

Tháng 10/

2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 2 2,27 6 2,75 8 2,0KSTSR 0 0 0 0 0 0 4 4,55 6 2,75 10 2,5Giao bào 0 0 0 0 0 0 2 50,0 4 6,7 6 60,0Lách sưng 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,46 1 0,25Số khám 0 52 42 88 218 400

Tháng 4/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 1 85 25 42 247 400

Tháng 6/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,85 2 0,5Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 1 50,0 1 50,0Số khám 0 50 47 67 236 400

Tháng 8/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,77 2 0,5KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,38 1 0,25Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 80 32 27 261 400

Tháng 10/

2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

47

Page 48: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Số khám 0 48 94 70 188 400

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 2,0% và tỷ lệ KSTSR là 2,5%, tỷ lệ

ca dương tính với KSTSR có giao bào là 60%. BNSR và KSTSR nằm ở các

nhóm > 9 tuổi (2,27-2,75 % BNSR và 2,75-4,55 % KSTSR).

Hình 3.3. Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi ở Ia O.

b. Các chỉ số mắc sốt rét tại xã Ia Chía

- Vào mùa khô (tháng 4): tỷ lệ mắc sốt rét rất thấp (BNSR 0,25%, không phát

hiện KSTSR) và BNSR cũng thuộc nhóm > 16 tuổi.

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 2,61% và không phát hiện ca nhiễm

KSTSR nào. BNSR tập trung ở các nhóm ≥ 9 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 16

tuổi (3,14 %).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 1,25% và tỷ lệ KSTSR là 0,25%, tỷ

lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 100%. BNSR và KSTSR cũng

nằm ở các nhóm ≥ 9 tuổi và cao nhất là ở nhóm 9-16 tuổi (2,0 % BNSR và

2,63 % KSTSR).

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 0,5% và không phát hiện ca nhiễm

KSTSR nào. BNSR tập trung ở các nhóm > 16 tuổi (0,76 %).

48

Page 49: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Bảng 3.8. Các chỉ số mắc sốt rét qua các đợt điều tra tại xã Ia Chía, Ia Grai.

Thời điểm

điều tra

Chỉ số sốt rét

NHÓM TUỔI<1 1 – 5 >5 – 8 9 – 16 >16 TS chung

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Tháng 6/ 2013

BNSR 0 0 0 0 0 0 1 1,72 10 3,14 11 2,61KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 1 23 21 58 318 421

Tháng 8/ 2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 1 2,0 4 1,44 5 1,25KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 37 35 50 278 400

Tháng 10/

2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,76 2 0,5KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 51 33 54 262 400

Tháng 4/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,37 1 0,25KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 2 45 31 54 268 400

Tháng 6/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 23 15 52 310 400

Tháng 8/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 1 2,63 0 0 1 0,25Giao bào 0 0 0 0 0 0 1 100 0 0 1 100Số khám 0 25 17 38 320 400

Tháng 10/

2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

49

Page 50: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Số khám 0 37 21 34 308 400

Hình 3.4. Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi ở Ia Chía.

3.1.2.2. Các chỉ số sốt rét hiện mắc ở khu vực thủy điện Krông Pa

a. Các chỉ số mắc sốt rét tại xã Ia Sươm

- Vào mùa khô (tháng 4): các chỉ số mắc sốt rét ở đây đều âm;

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 0,5-4,75% và tỷ lệ KSTSR là 0,25-

1,75%, tỷ lệ các ca dương tính với KSTSR có giao bào là 87,5%. BNSR và

KSTSR tập trung ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm 9-16 tuổi (8,82

% BNSR và 2,94 % KSTSR).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 0,25-2,0% và không phát hiện ca

nhiễm KSTSR nào. BNSR cũng nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở

nhóm 5-16 tuổi (4,9-5,9 % BNSR).

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 0,75-1,5% và tỷ lệ KSTSR là 0,75-

2,25%, tỷ lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 33,3-55,6%. BNSR và

KSTSR nằm ở các nhóm > 9 tuổi (0,96-1,45 % BNSR và 0,17-2,88 %

KSTSR).

50

Page 51: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Bảng 3.9. Các chỉ số mắc sốt rét qua các đợt điều tra tại xã Ia Sươm, Krông Pa.

Thời điểm

điều tra

Chỉ số sốt rét

NHÓM TUỔI

<1 1 – 5 >5 – 8 9 – 16 >16 TS chung

Tháng 6/ 2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 2 13,3 3 8,82 14 4,1 19 4,75KSTSR 0 0 0 0 0 0 1 2,94 7 2,05 8 1,75Giao bào 0 0 0 0 0 0 1 100 6 85,7 7 87,5Số khám 0 10 15 34 341 400

Tháng 8/ 2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 2 5,9 2 4,9 4 1,25 8 2,0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 5 34 41 320 400

Tháng 10/

2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0,96 3 0,75KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 9 2,88 9 2,25Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 5 55,6 5 55,6Số khám 3 21 19 45 312 400

Tháng 4/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 13 22 47 318 400

Tháng 6/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,65 2 0,5KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,33 1 0,25Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 3 3 17 69 307 400

Tháng 8/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 1 2,13 0 0 1 0,25KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 1 22 47 320 400

51

Page 52: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Tháng 10/

2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

BNSR 0 0 0 0 0 0 1 0,17 5 1,45 6 1,5KSTSR 0 0 0 0 0 0 1 0,17 2 0,58 3 0,75Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 1 50,0 1 33,3Số khám 2 27 8 17 346 400

Hình 3.5. Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi ở Ia Sươm

b. Các chỉ số mắc sốt rét tại xã Chư R căm

- Vào mùa khô (tháng 4): chỉ phát hiện tỷ lệ KSTSR 0,25%.

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 3,25% và tỷ lệ KSTSR là 0,5-1,5%,

tỷ lệ các ca dương tính với KSTSR có giao bào là 50-100%. BNSR và

KSTSR tập trung ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm >16 tuổi (3,64

% BNSR và 1,25 % KSTSR).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 0,75-2,0%, tỷ lệ KSTSR là 1,0%; tỷ

lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 25%. BNSR và KSTSR cũng

nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm 9-16 tuổi (2,6 % BNSR) và ở

nhóm 5-8 tuổi là 2,63 % KSTSR).

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 0,25-0,5% và tỷ lệ KSTSR là 0,75-

4,75%, tỷ lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 66,7-73,7%. BNSR và

52

Page 53: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

KSTSR nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 9 tuổi (0,67 %

BNSR và 5,0 % KSTSR).

Bảng 3.10. Các chỉ số mắc sốt rét qua điều tra ở xã Chư R Căm, Krông Pa.Thời điểm

điều tra

Chỉ số sốt rét

NHÓM TUỔI

<1 1 – 5 >5 – 8 9 – 16 >16 TS chung

Tháng 6/ 2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 1 1,21 11 3,64 13 3,25KSTSR 0 0 0 0 0 0 1 1,21 5 1,25 6 1,5Giao bào 0 0 0 0 0 0 1 100 5 100 6 100Số khám 1 1 14 82 302 400

Tháng 8/ 2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 8 2,6 8 2,0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0Số khám 0 8 26 59 307 400

Tháng 10/

2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,67 2 0,5KSTSR 0 0 1 10 1 3,7 2 3,39 15 5,0 19 4,75Giao bào 0 0 0 0 1 100 1 50,0 12 80,0 14 73,7Số khám 0 14 27 59 300 400

Tháng 4/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,36 1 0,25Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 1 100 1 100Số khám 1 25 48 48 278 400

Tháng 6/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0KSTSR 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0,67 2 0,5Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 1 50,0 1 50,0Số khám 0 2 32 69 297 400

Tháng 8/ 2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 3 1,0 3 0,75KSTSR 0 0 0 0 1 2,63 0 0 3 1,0 4 1,0

53

Page 54: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Giao bào 0 0 0 0 0 0 0 0 1 33,3 1 25,0Số khám 0 15 38 47 300 400

Tháng 10/

2014

SL % SL % SL % SL % SL % SL %BNSR 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,33 1 0,25KSTSR 0 0 0 0 1 2,78 0 0 2 0,66 3 0,75Giao bào 0 0 0 0 1 100 0 0 1 50,0 2 66,7Số khám 1 23 36 38 302 400

Hình 3.6. Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi ở Chư R Căm

3.1.2.3. So sánh các chỉ số mắc sốt rét ở 02 khu vực thủy điện

54

Page 55: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Hình 3.7. So sánh tỷ lệ BNSR theo mùa ở các điểm nghiên cứu.

Hình 3.8. So sánh tỷ lệ KSTSR theo mùa ở các điểm nghiên cứu.

Ở khu vực thủy điện Krông Pa, các tỷ lệ BNSR và KSTSR ở các điểm

nghiên cứu cao hơn ở khu vực thủy điện Sê San. Trong đó, tỷ lệ BNSR ở cả hai

khu vực thủy điện tập trung chủ yếu vào mùa mưa, đặc biệt vào giữa và cuối

mùa mưa BNSR chiếm tỷ lệ cao. Tương tự, tỷ lệ KSTSR ở các điểm nghiên cứu

cũng tập trung chủ yếu trong mùa mưa và cao nhất là vào cuối mùa mưa: Chư R

Căm 5,5%, Ia Sươm 3%, Ia O 3%.

Như vậy, trong giai đoạn 2013-2014, tỷ lệ BNSR và KSTSR ở các điểm

nghiên cứu khu vực thủy điện Krông Pa cao hơn ở khu vực thủy điện Sê San.

Các chỉ số mắc sốt rét đều tập trung chủ yếu vào giữa và cuối mùa mưa.

3.1.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành PCSR, đặc điểm sống, dân

tộc, nghề nghiệp và tập quán của người dân ở các khu vực thủy điện

3.1.3.1. Một số đặc điểm của các cộng đồng dân cư khu vực thủy điện

55

Page 56: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Nội dung phỏng vấn

Ia O(n = 100)

Ia Chía(n = 100)

I Sươm (n = 100)

ChưrCăm(n = 100)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giới tính - Nam - Nữ

5248

5248

4753

4753

5545

5545

4357

4357

Nghề nghiệp- Nông- Cán bộ- Công nhân- Học sinh

94213

94213

90244

90244

96103

96103

93106

93106

Dân tộc- Giarai - Kinh- Thái

9613

9613

9910

9910

9820

9820

10000

10000

Trình độ- Mù chữ- Cấp 1- Cấp 2- Cấp 3- Sau cấp 3

0623431

0623431

6493672

6493672

304017121

304017121

113733145

113733145

Tiếng kinh- Thông thạo- Biết ít- Không biết

45550

45550

51472

51472

274825

274825

34597

34597

Bảng 3.11. Kết quả điều tra xã hội học ở cộng đồng dân cư khu vực thủy điện.

56

Page 57: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Bảng 3.12. Tình hình người dân ngủ rẫy ở các khu vực thủy điện.

Nội dung phỏng vấn

Ia O(n = 100)

Ia Chía(n = 100)

I Sươm (n = 100)

ChưrCăm(n = 100)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nghề- Làm rẫy- Làm ruộng- Khác

9406

9406

900

10

90010

9604

9604

9307

9307

Thời gian đi vào rẫy- Theo tháng- Thường xuyên- Không ổn định

39952

39952

331255

331255

20872

208

72

483715

483715

Thời điểm đi vào rẫy- Mùa mưa- Mùa khô- Cả năm

503911

503911

543610

543610

66304

66304

335215

335215

Ngủ lại trong rẫy - Thường xuyên- Thỉnh thoảng- Không ngủ lại

143848

143848

83854

83854

62866

62866

204733

204733

Bảng 3.13. Đặc điểm nhà cửa của người dân ở khu dân cư.

Nội dung phỏng vấn

Ia O(n = 100)

Ia Chía(n = 100)

I Sươm (n = 100)

ChưrCăm(n = 100)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Loại nhà- Sàn- Trệt

1486

1486

1486

1486

5644

5644

5644

5644

Vách - Tre - Gỗ- Đất- Gạch

329266

3292

66

210187

2101

87

673021

6730

21

659035

6590

35Gần rừng

- < 100 m- 100-500 m- > 500 m

3790

37

90

0397

03

97

00

100

00

100

5194

51

94

57

Page 58: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Tại các điểm nghiên cứu có một tỷ lệ khá cao là người dân đi làm rẫy

và ngủ lại trong rẫy.

Nội dung phỏng vấn

Ia O(n = 100)

Ia Chía(n = 100)

Ia Sươm (n = 100)

ChưrCăm(n = 100)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Loại nhà rẫy- Sàn- Trệt

3169

3169

1585

1585

7426

7426

5644

5644

Tường vách- Tre nứa- Đất- Gỗ

36829

36829

28810

28810

62173

62173

63559

63559

Khoảng cách từ nhà đến rẫy

- < 1 km- 1-3 km- > 3 km

2890

2890

9388

9388

2098

2098

0199

01

99

Khoảng cách từ rẫy đến rừng

- < 100 m- 100-500 m- > 500 m

3790

3790

0397

0397

00

100

00

100

5194

51

94Bảng 3.14. Đặc điểm nhà rẫy của các cộng đồng dân cư khu vực thủy điện.

3.1.3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành PCSR của cộng đồng khu vực thủy điện

58

Page 59: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Nội dung phỏng vấn

Ia O(n = 100)

Ia Chía(n = 100)

I Sươm (n = 100)

ChưrCăm(n = 100)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đã mắc sốt rét- Chưa - 1 lần- Nhiều lần

571033

571033

621127

621127

66428

66428

71919

71919

Biểu hiện bệnh sốt rét- Nóng sốt- Rét run- Vã mồ hôi- Đau đầu- Đau khắp người- Biểu hiện khác

21195202449

21195202449

16248191949

16248191949

121111281553

121111281553

192313222546

192313222546

Làm gì khi mắc sốt rét- Đến trạm y tế xã,

bệnh viện- Tự điều trị- Không làm gì

85

141

85

141

60

355

60

355

39

5110

39

5110

50

464

50

464

Lây truyền- Ruồi- Nước độc- Muỗi- Ma quỷ- Không biết

2132064

2132064

0137062

0137062

2127366

2127366

1242055

1242055

Bảng 3.15. Tình hình PCSR ở các cộng đồng dân cư khu vực thủy điện.

Bảng 3.16. Tình hình PCSR của người dân khi đi ngủ rẫy.

59

Page 60: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Nội dung phỏng vấn Ia O(n = 100)

Ia Chía(n = 100)

I Sươm (n = 100)

ChưrCăm(n = 100)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Biện pháp PCSR khi ngủ rẫy

- Mang theo màn- Mang theo thuốc SR- Mang võng, bọc

võng- Không làm gì

274069

2740

69

342064

3420

64

248068

2480

68

5931010

59310

10

Đề nghị biện pháp PCSR khi ngủ rẫy

- Mang theo màn- Tẩm màn mang theo- Mang theo võng, bọc

võng tẩm hóa chất- Mang theo thuốc SR- Không đề nghị gì

331

390

331

390

520

192

520

192

321

193

321

193

212

788

212

788

Ngủ màn tẩm- Có- Không - Không biết

51841

518

41

50248

502

48

31663

316

63

42058

420

58Phun hóa chất

- Có- Không- Không biết

39853

398

53

42058

420

58

361153

361153

40060

400

60Thời gian vào ngủ màn

- 18-20- 20-22- Sau 22

10845

10845

8866

8866

48312

48312

37819

37819

Giặt màn sau tẩm- Có- Không

650

650

947

947

1810

1810

6034

6034

60

Page 61: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

3.2. Thành phần loài Anopheles và tập tính của véc tơ sốt rét ở các điểm

nghiên cứu

3.2.1. Kết quả phân loại các thành viên trong hai phức hợp loài Dirus và

Minimus bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Bảng 3.17. Kết quả xác định các thành viên 2 nhóm loài Minimus và Dirus.

TTNhóm

loàiĐịa điểm

Số

mẫu

Kết quả PCR

An. dirus An. harrisoni An. minimus1

DirusChưRCăm 113 113 - -

Ia Sươm 241 241 - -

IaO 246 246 - -

Cộng 600 600 - -

2Minimus

ChưRCăm 2 - 0 2

Ia Sươm 40 - 0 40

Ia O 21 - 0 21Cộng 63 - 0 63

Trong tổng số 663 cá thể muỗi thuộc 2 nhóm loài Dirus và Minimus được

định loại bằng kỹ thuật PCR. Những cá thể nhóm loài Dirus thu thập từ các

điểm ở Ia O, Ia Sươm và Chư R Căm đều có kết quả xác định là loài An. dirus,

còn các cá thể trong nhóm loài Minimus cũng thu thập được ở các điểm Ia O, Ia

Sươm và Chư R Căm cho kết quả là loài An. minimus.

3.2.1.1. Kết quả xác định nhóm loài Dirus

Phân tích 600 mẫu thuộc nhóm loài Dirus thu thập tại các khu vực nghiên

cứu, tất cả đều thu được sản phẩm PCR đơn băng có kích thước 120bp, đặc

trưng cho kiểu hình An. dirus A ở cả 2 trường hợp dùng mồi riêng biệt và hỗn

hợp mồi. Kết quả này cho thấy tất cả mẫu thu được là kiểu hình An. dirus A và

kiểu hình này chính là loài đã được đặt tên khoa học là An. dirus Peyton et

Harrison, 1979.

61

Page 62: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Hình 3.9. Kết quả điện di sản phẩm ADN của An. dirus

M: DNA marker 100bp ; (-): chứng âm; Giếng 1 chứng dương An.

dirus, 120bp; Giếng 2-11: An. dirus, 120bp.

3.2.1.2. Kết quả xác định nhóm loài Minimus

Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm ADN của An. minimus A

Ghi chú: Giếng 1: chứng âm; Giếng 2-7: An. minimus, 185bp; Giếng 8:

Chứng (+) An. minimus, 185bp; Giếng 9: Chứng (+) An. harrisoni, 509bp;

Giếng 10: Ladder 100bp.

Kết quả phân tích 63 mẫu thuộc nhóm loài Minimus đều cho ra kiểu hình

An. minimus A, kiểu hình này có sản phẩm PCR đặc trưng đơn băng, kích thước

185 bp. Kiểu hình An. minimus A là loài An. minimus Theobald, 1901.

Như vậy, tại khu vực nghiên cứu trong những năm điều tra (2013-2014)

chỉ ghi nhận được một loài trong nhóm loài đồng hình Minimus là An. minimus.

62

H×nh 6:

120bp

(-) 1 2 3 4 5 6 M 7 8 9 10 11

(-) 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Page 63: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

3.2.2. Thành phần loài Anopheles ở các điểm nghiên cứu

3.2.2.1. Thành phần loài và phân bố Anopheles ở thủy điện Sê San

Bảng 3.18. Thành phần loài Anopheles tại thủy điện Sê San (2013-2014)

TT Thành phần loàiXã Ia O Xã Ia Chía

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

1 An. aconitus 171 2,37 110 1,72

2 An. annularis 412 5,70 584 9,15

3 An. barbirostris 284 3,93 113 1,77

4 An. crawfordi 268 3,71 281 4,40

5 An. dirus 70 0,97 0 0

6 An. jamesi 315 4,36 339 5,31

7 An. jeyporiensis 217 3,00 75 1,17

8 An. karwari 255 3,53 384 6,02

9 An. kochi 47 0,65 0 0

10 An. maculatus 193 2,67 84 1,32

11 An. minimus 12 0,17 0 0

12 An. monstrosus 0 0 1 0,02

13 An. nitidus 0 0 58 0,91

14 An. nivipes 149 2,06 146 2,29

15 An. notanandai 2 0,03 1 0,02

16 An. peditaeniatus 972 13,44 912 14,29

17 An. philippinensis 738 10,21 675 10,57

18 An. sinensis 986 13,64 829 12,99

19 An. splendidus 816 11,29 760 11,90

20 An. tessellatus 30 0,41 42 0,66

21 An. vagus 1.293 17,88 990 15,51

Tổng cộng 7.230 100 6.384 100

Tổng số loài Anopheles thu thập được ở 02 điểm nghiên cứu tại khu vực

thủy điện Sê San là 21 loài. Trong đó ở Ia O thu thập được số loài Anopheles

cao nhất là 19 loài và ở Ia Chía thu thập được 18 loài. Trong 21 loài Anopheles

63

Page 64: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

ở khu vực thủy điện Sê San, có mặt 5 loài trong danh sách các loài véc tơ sốt rét

chính và phụ ở vùng rừng núi Việt Nam là: hai véc tơ sốt rét chính là An. dirus

và An. minimus (phát hiện được ở Ia O). Bên cạnh đó có mặt 3 loài véc tơ phụ

vùng rừng núi là: An. aconitus, An. jeyporiensis và An. maculatus có mặt ở cả Ia

O và Ia Chía. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần loài là các loài An. vagus

(15,5-17,9%), An. sinensis (13-13,6%), An. peditaeniatus (13,4-14,3%).

3.2.2.2. Thành phần loài và phân bố Anopheles ở thủy điện Krông Pa

Bảng 3.19. Thành phần loài Anopheles tại thủy điện Krông Pa (2013-2014)

TT Thành phần loàiXã Chư R căm Xã Ia Sươm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 An. aconitus 217 3,27 152 2,46

2 An. annularis 209 3,15 606 9,82

3 An. barbirostris 255 3,84 150 2,43

4 An. dirus 116 1,75 52 0,84

5 An. jamesi 60 0,9 0 0

6 An. jeyporiensis 131 1,97 94 1,52

7 An. kochi 116 1,75 140 2,27

8 An. maculatus 229 3,45 135 2,19

9 An. minimus 7 0,11 9 0,15

10 An. monstrosus 12 0,18 9 0,15

11 An. peditaeniatus 1.154 17,39 1.182 19,15

12 An. philippinensis 931 14,03 512 8,3

13 An. sinensis 1.135 17,1 1.255 20,34

14 An. splendidus 818 12,33 757 12,27

15 An. tessellatus 42 0,63 0 0

16 An. vagus 1.203 18,13 1.118 18,12

Tổng cộng 6.635 100 6.171 100

Tổng số loài Anopheles thu thập được ở 02 điểm nghiên cứu tại khu vực

thủy điện Krông Pa là 16 loài. Trong đó ở Chư R Căm thu thập được số loài

64

Page 65: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Anopheles 16 loài và ở Ia Sươm chỉ thu thập được 14 loài. Có mặt 5 loài trong

danh sách các loài véc tơ sốt rét chính và phụ ở vùng rừng núi Việt Nam là: hai

véc tơ sốt rét chính là An. dirus và An. minimus; bên cạnh đó có mặt 3 loài véc

tơ phụ vùng rừng núi là: An. aconitus, An. jeyporiensis và An. maculatus.

3.2.3. Phân bố Anopheles theo sinh cảnh ở các điểm nghiên cứu

3.2.3.1. Phân bố Anopheles theo sinh cảnh ở thủy điện Sê San

a. Xã Ia O

Bảng 3.20. Sự phân bố muỗi Anopheles ở các sinh cảnh Ia O.

TT Tên loài

Trong rừng Bìa rừng Trong làng

SL % SL % SL %

1 An. aconitus 6 1,73 94 3,39 71 1,73

2 An. annularis 0 0 55 1,98 357 8,69

3 An. barbirostris 5 1,44 72 2,60 207 5,04

4 An. crawfordi 0 0 105 3,79 163 3,97

5 An. dirus 70 20,17 0 0 0 0

6 An. jamesi 0 0 101 3,64 214 5,21

7 An. jeyporiensis 72 20,75 90 3,24 55 1,34

8 An. karwari 0 0 134 4,83 121 2,94

9 An. kochi 0 0 47 1,69 0 0

10 An. maculatus 70 20,17 85 3,06 38 0,92

11 An. minimus 8 2,31 4 1,04 0 0

12 An. nivipes 0 0 61 2,20 88 2,14

13 An. notanandai 0 0 1 0,04 1 0,02

14 An. peditaeniatus 47 13,54 320 11,54 605 14,72

15 An. philippinensis 0 0 394 14,20 344 8,37

16 An. sinensis 50 14,41 387 13,95 549 13,36

17 An. splendidus 19 5,48 340 12,26 457 11,12

18 An. tessellatus 0 0 30 1,08 0 0

19 An. vagus 0 0 454 16,37 839 20,42

Tổng cộng 347 100 2.774 100 4.109 100

65

Page 66: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Ở Ia O, tại sinh cảnh trong rừng số lượng loài Aopheles thấp nhất (10

loài) nhưng có mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ của véc tơ chính An.

dirus chiếm rất cao (20,2%); tại sinh cảnh bìa rừng số lượng loài Aopheles cao

nhất trong 03 sinh cảnh (18 loài), có mặt cả 04 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ

thấp và không có mặt véc tơ chính An. dirus; tại sinh cảnh trong làng, số lượng

loài Aopheles 15 loài, nhưng chỉ có mặt các véc tơ sốt rét phụ với tỷ lệ thấp và

không có mặt 02 véc tơ chính An. minimus, An. dirus.

b. Xã Ia Chía

Bảng 3.21. Sự phân bố muỗi Anopheles ở các sinh cảnh Ia Chía.

TT Tên loài

Trong rừng Bìa rừng Trong làng

SL % SL % SL %

1 An. aconitus 13 6,19 46 1,87 51 1,37

2 An. annularis 0 0 220 8,95 364 9,80

3 An. barbirostris 0 0 0 0 113 3,04

4 An. crawfordi 8 3,81 88 3,58 185 4,98

5 An. jamesi 12 5,71 103 4,19 224 6,03

6 An. jeyporiensis 25 11,90 25 1,02 25 0,67

7 An. karwari 5 2,38 160 6,51 219 5,89

8 An. maculatus 29 13,81 45 1,83 10 0,27

9 An. monstrosus 0 0 0 0 1 0,03

10 An. nitidus 0 0 0 0 58 1,56

11 An. nivipes 0 0 0 0 146 3,93

12 An. notanandai 0 0 1 0,04 0 0

13 An. peditaeniatus 49 23,33 367 14,93 496 13,35

14 An. philippinensis 5 2,28 293 11,92 377 10,15

15 An. sinensis 40 19,05 354 14,40 435 11,71

16 An. splendidus 24 11,43 317 12,90 419 11,28

17 An. tessellatus 0 0 42 1,71 0 0

18 An. vagus 0 0 397 16,15 593 15,96

Tổng cộng 210 100 2.458 100 3.716 100

66

Page 67: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Ở Ia Chía, sinh cảnh trong rừng số lượng loài Anopheles thấp nhất (10

loài) có mặt 3 véc tơ phụ với tỷ lệ cao; sinh cảnh bìa rừng số lượng loài

Aopheles là 14 loài, có mặt 3 véc tơ phụ với tỷ lệ thấp và tại sinh cảnh trong

làng, số lượng loài Aopheles là 15 loài, các véc tơ sốt rét phụ chiếm tỷ lệ thấp.

3.2.3.2. Phân bố Anopheles theo sinh cảnh ở thủy điện ở Krông Pa

a. Chư R Căm

Bảng 3.22. Sự phân bố muỗi Anopheles theo các sinh cảnh ở Chư R Căm.

TT Tên loài

Trong rừng Bìa rừng Trong làng

SL % SL % SL %

1 An. aconitus 11 2,73 129 3,91 77 2,60

2 An. annularis 0 0 110 3,36 99 3,34

3 An. barbirostris 15 3,72 142 4,34 98 3,31

4 An. dirus 108 26,80 8 0,24 0 0

5 An. jamesi 0 0 60 1,83 0 0

6 An. jeyporiensis 33 8,19 98 3,00 0 0

7 An. kochi 0 0 116 3,55 0 0

8 An. maculatus 65 16,13 70 2,14 94 3,18

9 An. minimus 3 0,74 4 0,12 0 0

10 An. monstrosus 0 0 12 0,37 0 0

11 An. peditaeniatus 69 17,12 426 13,02 659 22,26

12 An. philippinensis 13 3,23 472 14,43 446 15,07

13 An. sinensis 61 15,14 666 20,35 408 13,78

14 An. splendidus 25 6,20 381 11,64 412 13,92

15 An. tessellatus 0 0 42 1,28 0 0

16 An. vagus 0 0 536 16,38 667 22,53

Tổng cộng 403 100 3.272 100 2.960 100

Ở Chư R Căm, tại sinh cảnh trong rừng số lượng loài Aopheles 11 loài,

có mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ của véc tơ chính An. dirus chiếm

rất cao (26,8%); tại sinh cảnh bìa rừng số lượng loài Aopheles cao nhất trong 03

sinh cảnh (16 loài), có mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ thấp; tại sinh

67

Page 68: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

cảnh trong làng, số lượng loài Aopheles thấp 09 loài, và chỉ có mặt 02 véc tơ

sốt rét phụ với tỷ lệ thấp và không có mặt 02 véc tơ chính An. minimus, An.

dirus.

b. Ia Sươm

Bảng 3.23. Sự phân bố muỗi Anopheles theo các sinh cảnh ở Ia Sươm

TT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng

SL % SL % SL %

1 An. aconitus 27 8,82 58 2,04 67 2,21

2 An. annularis 0 0 147 5,18 459 15,17

3 An. barbirostris 4 1,31 25 0,88 121 4,00

4 An. dirus 52 16,99 0 0 0 0

5 An. jeyporiensis 24 7,84 32 1,13 38 1,26

6 An. kochi 0 0 140 4,93 0 0

7 An. maculatus 58 18,95 77 2,71 0 0

8 An. minimus 4 1,31 5 0,18 0 0

9 An. monstrosus 0 0 9 0,32 0 0

10 An. peditaeniatus 67 21,9 520 18,32 595 19,66

11 An. philippinensis 5 1,63 346 12,19 161 5,32

12 An. sinensis 46 15,03 569 20,04 640 21,15

13 An. splendidus 19 6,21 365 12,86 373 12,33

14 An. vagus 0 0 546 19,23 572 18,90

Tổng cộng 306 100 2.839 100 3.026 100

Ở Ia sươm, tại sinh cảnh trong rừng số lượng loài Anopheles 11 loài, có

mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ của véc tơ chính An. dirus chiếm rất

cao (17,0%); tại sinh cảnh bìa rừng số lượng loài Anopheles cao nhất trong 03

sinh cảnh (13 loài), có mặt 04 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ thấp, không có

mặt An. dirus; tại sinh cảnh trong làng, số lượng loài Anopheles thấp 09 loài, và

chỉ có mặt 02 véc tơ sốt rét phụ với tỷ lệ thấp và không có mặt 02 véc tơ chính

An. minimus, An. dirus.

68

Page 69: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

3.2.4. Mật độ và tập tính của các véc tơ sốt rét ở các điểm nghiên cứu

3.2.4.1. Mật độ và tập tính của các véc tơ sốt rét ở thủy điện Sê San

a. Sinh cảnh trong rừng

Bảng 3.24. Mật độ các véc tơ sốt rét ở trong rừng tại thủy điện Sê San

TT Loài

Phương pháp thu thậpBĐT

N(c/đ/đ)

BĐNN

(c/đ/đ)

MNTN

(c/n/đ)

MNNN

(c/n/đ)

SGS(c/g/n)

Bọ gậy(c/b)

SNN(c/g/n)

SNĐ(c/g/n)

MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ

1 An. aconitus 0,07 0,01 0,11 0,11 0 0,01 0 0

2 An. barbirostris 0 0,02 0,02 0,04 0 0 0 0

3 An. crawfordi 0,01 0,04 0,02 0,05 0 0,01 0 0

4 An. dirus 0,33 0,01 0,27 0,46 0 0 0 0

5 An. jamesi 0,02 0,04 0,02 0,11 0 0 0 0

6 An. jeyporiensis 0,52 0,11 0,34 0,45 0 0,01 0 0

7 An. karwari 0,01 0,02 0,02 0,02 0 0 0 0

8 An. maculatus 0,38 0,21 0,30 0,57 0 0,03 0 0

9 An. minimus 0,05 0,01 0,02 0,04 0 0 0 0

10 An. peditaeniatus 0,37 0,16 0,32 0,61 0 0,06 0 0

11 An. philippinensis 0,04 0 0,02 0,02 0 0 0 0

12 An. sinensis 0,41 0,17 0,29 0,46 0 0,09 0 0

13 An. splendidus 0,19 0,12 0,11 0,20 0 0 0 0

Ghi chú: BĐNN: bẫy đèn ngoài nhà (c/đ/đ: con/đèn/đêm); BĐTN: bẫy đèn trong nhà;

MNTN: mồi người trong nhà (c/n/đ: con/người/đêm); MNNN: mồi người ngoài nhà;

SNN: soi nhà ngày (c/g/n: con/giờ/người); SNĐ: soi nhà đêm; SGS: soi gia súc; BG:

bọ gậy (c/b: con/bát).

Tại thủy điện Sê San, ở sinh cảnh trong rừng, mật độ của các véc tơ sốt

rét ở bẫy đèn trong nhà cao hơn ngoài nhà, nhưng ngược lại mật độ muỗi đốt

người ở ngoài nhà lại cao hơn ở trong nhà, trong đó An. dirus có mật độ đốt

người ngoài nhà cao nhất.

69

Page 70: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

b. Sinh cảnh bìa rừng

Bảng 3.25. Mật độ các véc tơ sốt rét ở bìa rừng tại thủy điện Sê San

TT Loài

Phương pháp thu thậpBĐT

N(c/đ/đ)

BĐNN

(c/đ/đ)

MNTN(c/n/đ)

MNNN(c/n/đ)

SGS(c/g/n)

Bọ gậy(c/b)

SNN(c/g/n)

SNĐ(c/g/n)

MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ

1 An. aconitus 0,24 0,10 0,39 0,18 1,43 0,02 0 0

2 An. annularis 0,06 0,12 0,14 0,09 4,41 0,03 0 0

3 An. barbirostris 0,02 0,02 0,05 0,05 1,11 0,04 0 0

4 An. crawfordi 0,07 0,10 0,05 0,11 3,04 0,01 0 0

5 An. jamesi 0,19 0,17 0,16 0,38 2,57 0 0 0

6 An. jeyporiensis 0,45 0,17 0,25 0,30 0,57 0,01 0 0

7 An. karwari 0,21 0,23 0,20 0,34 4,05 0 0 0

8 An. kochi 0,04 0 0 0 0,79 0 0 0

9 An. maculatus 0,37 0,23 0,36 0,36 0,71 0,03 0 0

10 An. minimus 0,05 0 0 0 0 0 0 0

11 An. nivipes 0,08 0,05 0,09 0,13 0,68 0 0 0

12 An. notanandai 0,01 0 0 0,02 0 0 0 0

13 An. peditaeniatus 0,35 0,18 0,43 0,50 10,55 0,17 0 0

14 An. philippinensis 0,26 0,48 0,11 0,27 10,79 0,01 0 0

15 An. sinensis 0,41 0,14 0,30 0,50 11,61 0,18 0 0

16 An. splendidus 0,26 0,16 0,09 0,41 10,61 0 0 0

17 An. tessellatus 0,01 0,01 0 0 1,25 0 0 0

18 An. vagus 0,14 0,11 0,11 0,45 14,27 0,32 0 0

Ghi chú: BĐNN: bẫy đèn ngoài nhà (c/đ/đ: con/đèn/đêm); BĐTN: bẫy đèn trong nhà;

MNTN: mồi người trong nhà (c/n/đ: con/người/đêm); MNNN: mồi người ngoài nhà;

SNN: soi nhà ngày (c/g/n: con/giờ/người); SNĐ: soi nhà đêm; SGS: soi gia súc; BG:

bọ gậy (c/b: con/bát).

70

Page 71: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Ở sinh cảnh bìa rừng, mật độ của các véc tơ sốt rét ở bẫy đèn trong nhà

cao hơn ngoài nhà, tuy nhiên chỉ có 03 loài véc tơ phụ đốt người và mật độ đốt

người ở ngoài nhà và trong nhà khác nhau tùy từng loài véc tơ sốt rét.

c. Sinh cảnh trong làng

Bảng 3.26. Mật độ các véc tơ sốt rét ở trong làng tại thủy điện Sê San

TT Loài

Phương pháp thu thậpBĐT

N(c/đ/đ)

BĐNN

(c/đ/đ)

MNTN(c/n/đ)

MNNN(c/n/đ)

SGS(c/g/n)

Bọ gậy(c/b)

SNN(c/g/n)

SNĐ(c/g/n)

MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ

1 An. aconitus 0,20 0,06 0,23 0,21 1,34 0,01 0 0

2 An. annularis 0,10 0,08 0,05 0,13 12,43 0,01 0 0

3 An. barbirostris 0,10 0,04 0,04 0,13 5,36 0,16 0 0

4 An. crawfordi 0,08 0,10 0,02 0,09 5,84 0,02 0 0

5 An. jamesi 0,12 0,24 0,09 0,23 6,96 0 0 0

6 An. jeyporiensis 0,08 0,05 0,07 0,07 1,09 0 0 0

7 An. karwari 0,23 0,19 0,18 0,21 5,05 0 0 0

8 An. maculatus 0,04 0,05 0,04 0,11 0,59 0,01 0 0

9 An. monstrosus 0 0 0 0 0,02 0 0 0

10 An. nitidus 0 0,02 0 0 1,00 0 0 0

11 An. nivipes 0,13 0,21 0,11 0,13 3,43 0 0 0

12 An. notanandai 0,01 0 0 0 0 0 0 0

13 An. peditaeniatus 0,85 0,54 0,59 1,13 15,88 0,20 0 0

14 An. philippinensis 0,12 0,20 0,07 0,18 12,14 0,02 0 0

15 An. sinensis 0,70 0,36 0,66 1,27 14,05 0,21 0 0

16 An. splendidus 0,20 0,29 0,14 0,55 14,21 0 0 0

17 An. vagus 0,20 0,29 0,23 0,50 24,11 0,32 0 0

Ghi chú: BĐNN: bẫy đèn ngoài nhà (c/đ/đ: con/đèn/đêm); BĐTN: bẫy đèn trong nhà;

MNTN: mồi người trong nhà (c/n/đ: con/người/đêm); MNNN: mồi người ngoài nhà;

SNN: soi nhà ngày (c/g/n: con/giờ/người); SNĐ: soi nhà đêm; SGS: soi gia súc; BG:

bọ gậy (c/b: con/bát).

71

Page 72: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Ở sinh cảnh trong làng, chỉ phát hiện 03 loài véc tơ phụ và mật độ của

các véc tơ sốt rét ở bẫy đèn cũng như mật độ véc tơ đốt người trong nhà và

ngoài nhà khác nhau tùy từng loài véc tơ sốt rét.

3.2.4.2. Mật độ của các véc tơ sốt rét ở thủy điện Krông Pa

a. Sinh cảnh trong rừng

Bảng 3.27. Mật độ các véc tơ sốt rét ở trong rừng tại thủy điện Krông Pa

TT Loài

Phương pháp thu thậpBĐT

N(c/đ/đ)

BĐNN

(c/đ/đ)

MNTN(c/n/đ)

MNNN(c/n/đ)

SGS(c/g/n)

Bọ gậy(c/b)

SNN(c/g/n)

SNĐ(c/g/n)

MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ

1 An. aconitus 0,16 0,02 0,20 0,21 0 0,01 0 0

2 An. barbirostris 0,04 0,01 0,09 0,18 0 0,01 0 0

3 An. dirus 1,00 0,20 0,46 0,59 0 0 0 0

4 An. jeyporiensis 0,26 0,10 0,21 0,27 0 0 0 0

5 An. maculatus 0,77 0,21 0,29 0,43 0 0,02 0 0

6 An. minimus 0,08 0 0 0 0 0 0 0

7 An. peditaeniatus 0,46 0,45 0,32 0,73 0 0,06 0 0

8 An. philippinensis 0,01 0,06 0,05 0,16 0 0 0 0

9 An. sinensis 0,31 0,14 0,43 0,80 0 0,05 0 0

10 An. splendidus 0,14 0,14 0,05 0,30 0 0 0 0

Ghi chú: BĐNN: bẫy đèn ngoài nhà (c/đ/đ: con/đèn/đêm); BĐTN: bẫy đèn trong nhà;

MNTN: mồi người trong nhà (c/n/đ: con/người/đêm); MNNN: mồi người ngoài nhà;

SNN: soi nhà ngày (c/g/n: con/giờ/người); SNĐ: soi nhà đêm; SGS: soi gia súc; BG:

bọ gậy (c/b: con/bát).

Tại thủy điện Krông Pa, ở sinh cảnh trong rừng, mật độ của các véc tơ sốt

rét ở bẫy đèn trong nhà cao hơn ngoài nhà, nhưng ngược lại mật độ muỗi đốt

72

Page 73: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

người ở ngoài nhà lại cao hơn ở trong nhà, trong đó An. dirus có mật độ đốt

người ngoài nhà cao nhất.

b. Sinh cảnh bìa rừng

Bảng 3.28. Mật độ các véc tơ sốt rét ở bìa rừng tại thủy điện Krông Pa

TT Loài

Phương pháp thu thập

BĐTN(c/đ/đ)

BĐNN(c/đ/đ)

MNTN

(c/n/đ)

MNNN(c/n/đ)

SGS(c/g/n)

Bọ gậy(c/b)

SNN(c/g/n)

SNĐ(c/g/n)

MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ

1 An. aconitus 0,19 0,17 0,29 0,29 2,25 0,03 0 0

2 An. annularis 0,04 0,02 0 0 4,50 0,04 0 0

3 An. barbirostris 0,01 0,02 0,02 0,11 2,80 0,01 0 0

4 An. dirus 0,05 0 0,02 0,05 0 0 0 0

5 An. jamesi 0 0,06 0 0 0,98 0 0 0

6 An. jeyporiensis 0,23 0,08 0,13 0,18 1,55 0 0 0

7 An. kochi 0,04 0,08 0 0 4,39 0 0 0

8 An. maculatus 0,38 0,23 0,21 0,27 1,23 0,02 0 0

9 An. minimus 0,07 0,01 0 0,04 0 0 0 0

10 An. monstrosus 0 0,05 0 0 0,30 0 0 0

11 An. peditaeniatus 0,51 0,46 0,34 0,66 14,43 0,13 0 0

12

An. philippinensis 0,14 0,33 0,11 0,27 13,52 0 0 0

13 An. sinensis 0,29 0,27 0,48 0,88 19,86 0,20 0 0

14 An. splendidus 0,17 0,32 0,11 0,41 12,07 0 0 0

15 An. tessellatus 0 0 0 0 0,75 0 0 0

73

Page 74: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

16 An. vagus 0,38 0,30 0,14 0,29 17,80 0,27 0,07 0

Ghi chú: BĐNN: bẫy đèn ngoài nhà (c/đ/đ: con/đèn/đêm); BĐTN: bẫy đèn trong nhà;

MNTN: mồi người trong nhà (c/n/đ: con/người/đêm); MNNN: mồi người ngoài nhà;

SNN: soi nhà ngày (c/g/n: con/giờ/người); SNĐ: soi nhà đêm; SGS: soi gia súc; BG:

bọ gậy (c/b: con/bát).

Ở sinh cảnh bìa rừng, mật độ của các véc tơ sốt rét ở bẫy đèn trong nhà

cao hơn ngoài nhà, nhưng ngược lại mật độ muỗi đốt người ở ngoài nhà lại cao

hơn ở trong nhà.

c. Sinh cảnh trong làng

Bảng 3.29. Mật độ các véc tơ sốt rét ở trong làng tại thủy điện Krông Pa

TT Loài

Phương pháp thu thậpBĐT

N(c/đ/đ)

BĐNN(c/đ/đ)

MNTN

(c/n/đ)

MNNN(c/n/đ)

SGS(c/g/n)

Bọ gậy(c/b)

SNN(c/g/n)

SNĐ(c/g/n)

MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ MĐ

1 An. aconitus 0,32 0,17 0,34 0,46 1,04 0 0 0

2 An. annularis 0,06 0,13 0,07 0,07 9,54 0 0 0

3 An. barbirostris 0 0 0 0,07 3,84 0,14 0 0

4 An. jeyporiensis 0,06 0,07 0,07 0,14 0,27 0 0 0

5 An. maculatus 0,21 0,14 0,25 0,39 0,50 0,01 0 0

6 An. peditaeniatus 0,80 0,45 0,96 1,55 18,0 0,19 0 0

7 An. philippinensis 0,08 0,24 0,13 0,43 9,80 0 0 0

8 An. sinensis 0,93 0,27 0,84 1,30 14,77 0,22 0 0

9 An. splendidus 0,21 0,38 0,21 0,98 11,93 0 0 0

10 An. vagus 0,32 0,16 0,07 0,34 20,84 0,36 0,16 0

Ghi chú: BĐNN: bẫy đèn ngoài nhà (c/đ/đ: con/đèn/đêm); BĐTN: bẫy đèn trong nhà;

MNTN: mồi người trong nhà (c/n/đ: con/người/đêm); MNNN: mồi người ngoài nhà;

74

Page 75: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

SNN: soi nhà ngày (c/g/n: con/giờ/người); SNĐ: soi nhà đêm; SGS: soi gia súc; BG:

bọ gậy (c/b: con/bát).

Ở sinh cảnh trong làng, chỉ phát hiện 03 loài véc tơ phụ và mật độ của

các véc tơ sốt rét ở bẫy đèn cũng như mật độ véc tơ đốt người trong nhà và

ngoài nhà khác nhau tùy từng loài véc tơ sốt rét.

3.3. Vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét ở các điểm nghiên cứu

3.3.1. Tuổi thọ trung bình của quần thể véc tơ

3.3.1.1. Tuổi thọ trung bình của quần thể véc tơ ở thủy điện Sê San

Tuổi thọ trung bình quần thể chung của các véc tơ sốt rét ở 02 điểm nghiên

cứu ở thủy điện Sê San là 7,5 ngày. Ở khu vực này, An. dirus có tuổi thọ trung

bình quần thể cao nhất trong các véc tơ là 9,5 ngày, An. minimus là 7,7 ngày; An.

aconitus là 9,1 ngày; An. jeyporiensis là 6,5 ngày và An. maculatus là 6,8 ngày.

Bảng 3.30. Tuổi thọ trung bình của các quần thể véc tơ sốt rét ở Sê San

Địa điểm Loài

Số muỗi mổ

Tỷ lệ muỗi đẻ (%)

Xác suất sống sót

hàng ngày P

Tuổi thọ trung bình quần thể

Le (ngày)Ia O An. aconitus 66 68,2 0,90 7,3

An. dirus 52 69,2 0,90 9,5

An. jeyporiensis 106 58,5 0,86 7,2

An. maculatus 99 59,6 0,86 6,7

An. minimus 11 63,6 0,88 7,7

Σ: 334 TB: 62,6 TB: 0,87 TB: 7,3

Ia Chía

An. aconitus 50 54,0 0,84 5,7

An. jeyporiensis 29 72,4 0,91 10,8

An. maculatus 31 58,1 0,86 6,4

Σ: 110 TB: 60,0 TB: 0,86 TB: 6,9Chung An. aconitus 116 62,1 0,90 9,1

An. dirus 52 69,2 0,90 9,5

An. jeyporiensis 135 61,5 0,86 6,5

75

Page 76: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

An. maculatus 130 59,2 0,86 6,8

An. minimus 11 63,6 0,88 7,7

Σ: 444 TB: 61,9 TB: 0,87 TB: 7,5

Ghi chú: Σ: tổng; TB: Trung bình

3.3.1.2. Tuổi thọ trung bình của quần thể véc tơ ở thủy điện Krông Pa

Tuổi thọ trung bình quần thể chung của các véc tơ sốt rét ở 02 điểm nghiên

cứu ở thủy điện Krông Pa là 6,4 ngày. Ở khu vực này, An. dirus cũng có tuổi thọ

trung bình quần thể cao nhất trong các véc tơ là 9,5 ngày, An. minimus là 6,6 ngày;

An. aconitus là 5,9 ngày; An. jeyporiensis là 7,2 ngày và An. maculatus là 5,1

ngày.

Bảng 3.31. Tuổi thọ trung bình của các quần thể véc tơ sốt rét ở Krông Pa

Địa điểm Loài

Số muỗi mổ

Tỷ lệ muỗi đẻ (%)

Xác xuất sống sót

hàng ngày P

Tuổi thọ trung bình quần thể

Le (ngày)Chư R Căm

An. aconitus 79 53,2 0,83 5,5

An. dirus 108 70,4 0,90 10,0

An. jeyporiensis 75 68,0 0,90 9,1

An. maculatus 148 56,1 0,85 6,1

An. minimus 7 57,1 0,85 6,3

Σ: 417 TB: 61,4 TB: 0,87 TB: 7,17

Ia Sươm

An. aconitus 77 57,1 0,85 6,3

An. dirus 48 66,7 0,89 8,6

An. jeyporiensis 55 52,7 0,83 5,5

An. maculatus 86 40,7 0,77 3,9

An. minimus 10 60,0 0,86 6,9

Σ: 276 TB: 52,9 TB: 0,83 TB: 5,5

76

Page 77: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Chung An. aconitus 156 55,1 0,84 5,9

An. dirus 156 69,2 0,90 9,5

An. jeyporiensis 130 61,5 0,87 7,2

An. maculatus 234 50,4 0,82 5,1

An. minimus 17 58,8 0,86 6,6

Σ: 693 TB: 58,0 TB: 0,86 TB: 6,4

Ghi chú: Σ: tổng; TB: Trung bình

3.3.2. Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR ở các điểm nghiên cứu

Các véc tơ phụ An. aconitus, an. Jeyporiensis, An. maculatus và An.

harrisoni chưa phát hiện nhiễm với KSTSR; trong khi đó, hai véc tơ sốt rét

chính là An. dirus và An. minimus đều dương tính ELISA với với cả 02 loài

KSTSR là P. falciparum và P. vivax.

Bảng 3.32. Số lượng muỗi nhiễm KSTSR chung ở các điểm nghiên cứu

TT Loài Số lượng KSTSR Cộng (+)(-) (+)Pf (+)Pv210 (+)Pv247

1An. aconitus 60 60 - - - 0

2An. dirus 600 598 - 1 1 2

3An. jeyporiensis 35 35 - - - 0

4An. maculatus 443 443 - - - 0

5An. minimus 63 63 4 - - 4

Cộng 1.201 1.195 4 1 1 6

3.3.2.1. Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR ở thủy điện Sê San

Bảng 3.33. Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR ở thủy điện Sê San

TT Địa điểm Loài Số muỗi (+) P.f Tỷ lệ

(%) (+) P.v Tỷ lệ (%)

1 Ia Chía An. maculatus 16 0 0 0 02 Ia O An. aconitus 52 0 0 0 0

77

Page 78: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

An. harrisoni 2 0 0 0 0

An. jeyporiensis 25 0 0 0 0

An. maculatus 155 0 0 0 0

An. minimus 21 1 5,26 0 0

Cộng: 515 1 0,19 0 0

Kết quả xét nghiệm ELISA 515 các thể muỗi ở thủy điện Sê San gồm cả

các loài véc tơ sốt rét chính và phụ có tỷ lệ nhiễm KSTSR chung là 0,19%,

trong đó chỉ có An. minimus tại Ia O nhiễm KSTSR P. falciparum với tỷ lệ là

5,26%; còn các loài véc tơ khác chưa phát hiện thấy nhiễm KSTSR.

3.3.2.2. Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR ở thủy điện Krông Pa

Kết quả xét nghiệm ELISA 686 các thể muỗi ở thủy điện Krông Pa gồm

cả các loài véc tơ sốt rét chính và phụ có tỷ lệ nhiễm KSTSR chung là 0,73%,

trong đó An. minimus tại Ia Sươm nhiễm KSTSR P. falciparum với tỷ lệ rất cao

là 10,0%; An. dirus tại Ia Sươm nhiễm KSTSR P. vivax với tỷ lệ là 0,83%; còn

các loài véc tơ khác chưa phát hiện thấy nhiễm KSTSR.

Bảng 3.34. Tỷ lệ muỗi nhiễm KSTSR ở thủy điện Krông Pa

TT Địa điểm Loài Số muỗi (+) P.f Tỷ lệ

(%) (+) P.v Tỷ lệ (%)

1Chư R

Căm

An. aconitus 1 0 0 0 0

An. dirus 113 0 0 0 0

An. maculatus 129 0 0 0 0

An. minimus 2 0 0 0 0

2 Ia Sươm

An. aconitus 7 0 0 0 0

An. dirus 241 0 0 2 0,83

An. jeyporiensis 10 0 0 0 0

An. maculatus 143 0 0 0 0

An. minimus 40 3 7,5 0 0

Cộng: 686 3 0,44 2 0,29

3.3.3. Chỉ số lan truyền của các véc tơ sốt rét ở các điểm nghiên cứu

Bảng 3.35. Chỉ số lan truyền của các véc tơ tại các điểm nghiên cứu

Chỉ số Sê San Krông Pa

78

Page 79: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

LoàiTrong rừng Bìa rừng Trong rừng Bìa rừng

An. dirus Mật độ (c/n/đ) 0,73 - 1,05 0,07

Tỷ lệ nhiễm KSTSR (%) - - 0,83 0,83

Chỉ số lan truyền (H) - - 0,87 0,06

An. minimus Mật độ (c/n/đ) 0,06 - - 0,04

Tỷ lệ nhiễm KSTSR (%) 5,26 - - 7,5

Chỉ số lan truyền (H) 0,32 - - 0,30

Tổng chỉ số lan truyền (H) 0,32 - 0,87 0,36

Như vậy, tại thủy điện Sê San tổng chỉ số lan truyền của các véc tơ sốt

rét là H = 0,32, trong đó chỉ xác định được chỉ số lan truyền của 01 véc tơ sốt

rét chính An. minimus có chỉ số lan truyền ở sinh cảnh trong rừng là H = 0,32.

Tại thủy điện Krông Pa, tổng chỉ số lan truyền của các véc tơ sốt rét là: ở trong

rừng H = 0,32 và ở bìa rừng H = 0,36; trong đó xác định được An. dirus có chỉ

số lan truyền ở cả 02 sinh cảnh trong rừng (H = 0,87) và bìa rừng (H = 0,06);

còn An. minimus chỉ xác định được ở bìa rừng có chỉ số lan truyền là H = 0,4.

3.4. Đánh giá sự biến đổi khí hậu của khu vực thủy điện liên quan đến bệnh

sốt rét tại địa phương

3.4.1. Sự biến đổi khí hậu ở Gia Lai

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm hai

mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 220 – 250C. Vùng tây Trường Sơn có

lượng mưa trung bình năm từ 2.200 - 2.500 mm, vùng đông Trường Sơn từ

1.200 -1.750 mm.

Bảng 3.36. So sánh một số số liệu khí tượng trước đây và hiện nay ở Gia Lai.

Chỉ số khí tượng Phạm Ngọc Toàn và Giai đoạn

79

Page 80: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Phan Tất Đắc (1978) 2005-2014Nhiệt độ trung bình năm 23,70C 24,00C

Độ ẩm trung bình năm 77% 81%

Lượng mưa trung bình năm 2.447 mm 1.757 mm.

Lượng mưa năm cực đại 2.693 mm 1.998 mm

Lượng mưa năm cực tiểu 1.514 mm 1.538 mm

Nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên 0,30C, ẩm độ trung bình năm tăng

4%, trong khi đó lượng mưa trung bình năm giảm đáng kể, chỉ còn 1.757 mm,

lượng mưa năm cực đại (2013: 1.998 mm) vẫn thấp hơn lượng mưa trung bình

năm trước đây (2.447 mm) và lượng mưa trung bình năm cực tiểu (2006) chỉ có

1.538 mm.

3.4.2. Sự liên quan giữa khí hậu và bệnh sốt rét ở Ia Grai

3.4.2.1. Khí hậu ở Ia Grai giai đoạn 2005-2014

Không có biến đổi về mùa mưa và mùa khô, trong năm chia hai mùa rõ

rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau. Nhưng có sự thay đổi nhỏ là ở giai đoạn 2005-2009 có

lượng mưa trung bình trong tháng cao nhất (tháng 8) lên đến trên 500 mm và

tháng 6 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất (150 mm), trong khi đó ở

giai đoạn 2010-2014 lượng mưa trung bình trong tháng cao nhất (tháng 8) chỉ

trên 400 mm và ở những tháng đầu (tháng 5) và cuối mùa mưa (tháng 10) là

những tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất.

80

Page 81: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Hình 3.11. Giản đồ vũ nhiệt Gausen-Walter ở Ia Grai giai đoạn 2005-2009.

Hình 3.12. Giản đồ vũ nhiệt Gausen-Walter ở Ia Grai giai đoạn 2010-2014.

3.4.2.2. Khí hậu ở Krông Pa giai đoạn 2005-2014

81

Page 82: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Hình 3.13. Giản đồ vũ nhiệt Gausen-Walter ở Krông Pa giai đoạn 2005-2009.

Hình 3.14. Giản đồ vũ nhiệt Gausen-Walter ở Krông Pa giai đoạn 2010-2014.

Cả 02 giai đoạn đều không có biến đổi về mùa mưa và mùa khô, trong

năm chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô

bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, ở đây cũng có sự thay đổi

nhỏ là ở giai đoạn 2005-2009 có lượng mưa trung bình trong tháng cao nhất

(tháng 9) chỉ co 300 mm và tháng 6 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất

(50 mm), trong khi đó ở giai đoạn 2010-2014 lượng mưa trung bình trong tháng

82

Page 83: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

cao nhất (tháng 9) chỉ khoảng 250 mm và ở những tháng đầu (tháng 5), cuối

mùa mưa (tháng 10) và tháng 6 là những tháng có lượng mưa trung bình tháng

thấp nhất.

3.4.3. Mối liên quan của khí hậu và bệnh sốt rét ở các khu vực thủy điện

3.4.3.1. Mối liên quan của khí hậu và bệnh sốt rét ở thủy điện Sê San

Kết quả phân tích sự liên quan giữa lượng mưa và số lượng BNSR ở

huyện Ia Grai qua các năm trong giai đoạn 2005-2013 (hình 3.15), bằng trực

quan cho thấy: từ năm 2007 đến nay, số lượng BNSR ở đây tăng giảm theo tổng

lượng mưa trong năm.

0

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm

Lượn

g m

ưa (m

m)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

BNSR

Lượng mưa BNSR

Hình 3. 15. Mối liên quan giữa lượng mưa và BNSR ở Ia Grai (2005 – 2013).

83

Page 84: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

0

100

200

300

400

500

600

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Tháng

Lượn

g m

ưa -

Nhiệ

t độ

0,0

50,0

100,0

150,0

200,0

250,0

300,0

BNSR

Lượng mưa Nhiệt độ BNSR

Hình 3. 16. Mối liên quan giữa lượng mưa, nhiệt độ và BNSR theo tháng trong

năm ở Ia Grai giai đoạn 2005 – 2009.

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng

Lượn

g m

ưa -

Nhiệ

t độ

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

BNSR

Nhiệt độ Lượng mưa BNSR

Hình 3. 17. Mối liên quan giữa lượng mưa, nhiệt độ và BNSR theo tháng trong

năm ở Ia Grai giai đoạn 2010 – 2014.

Ở Ia Grai, đã có sự thay đổi về đỉnh bệnh sốt rét, giai đoạn 2005-2009, số

mắc sốt rét ổn định trong mùa khô và đầu mùa mưa, tăng từ giữa mùa mưa, đạt

đỉnh bệnh trong các tháng 9-11 (giữa và cuối mùa mưa) và bắt đầu giảm xuống

84

Page 85: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

ở tháng 12 (mùa khô). 2010-2014, tuy số ca mắc giảm có 02 đỉnh bệnh: đỉnh

thứ nhất thấp hơn là vào tháng 7, đỉnh bệnh cao hơn vào cuối mùa mưa và duy

trì số mắc sốt rét vẫn duy trì ở mức độ cao ở các tháng đầu mùa khô.

3.4.3.2. Mối liên quan của khí hậu và bệnh sốt rét ở thủy điện Krông Pa

0

500

1000

1500

2000

2500

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013Năm

Lượn

g m

ưa (m

m)

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

BNSR

Lượng mưa BNSR

Hình 3.18. Mối liên quan giữa lượng mưa và BNSR ở Krông Pa (2005 – 2013).

0

50

100

150

200

250

300

350

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Tháng

Lượn

g m

ưa -

Nhiệ

t độ

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

BNSR

Nhiệt độ Lượng mưa BNSR

Hình 3. 19. Mối liên quan giữa lượng mưa, nhiệt độ và BNSR theo tháng trong

năm ở Krông Pa giai đoạn 2005 – 2009.

85

Page 86: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

0

50

100

150

200

250

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Tháng

Lượn

g m

ưa -

Nhiệ

t độ

0

50

100

150

200

250

300

BNSR

Nhiệt độ Lượng mưa BNSR

Hình 3. 20. Mối liên quan giữa lượng mưa, nhiệt độ và BNSR theo tháng trong

năm ở Krông Pa giai đoạn 2010 – 2014.

Ở Krông Pa cũng đã có sự thay đổi về đỉnh bệnh sốt rét, trong giai đoạn

2005-2009 số ca mắc sốt rét giảm dần từ đầu mùa khô (tháng 12-tháng 01) cho

đến cuối mùa khô (tháng 4), bắt đầu tăng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6), tăng

mạnh từ tháng 9 (giữa mùa mưa), đạt đỉnh bệnh cao nhất là vào tháng 11 (cuối

mùa mưa) và bắt đầu giảm xuống ở tháng 12 (mùa khô). Nhưng đến giai đoạn

2010-2014, số BNSR tăng hơn nhiều so với trước và đỉnh bệnh thay đổi so với

trước: số ca mắc sốt rét giảm dần từ đầu mùa khô (tháng 12-tháng 01) cho đến

cuối mùa khô (tháng 4); có 02 đỉnh bệnh vào mùa mưa: đỉnh thứ nhất thấp hơn

là vào tháng 7 (đầu mùa mưa), sau đó số ca mắc sốt rét giảm ở giữa mùa mưa

(tháng 8), nhưng nhanh chóng tăng trở lại từ tháng 9 và đạt đỉnh cao nhất vào

cuối mùa mưa (tháng 11). Đặc biệt, số ca mắc sốt rét vẫn duy trì ở mức độ cao ở

trong tháng 12, tháng 01 là những tháng đầu mùa khô.

Các kết quả phân tích trên với các số liệu điều tra trong 2 năm 2013-

2014: tỷ lệ BNSR và KSTSR ở các điểm nghiên cứu khu vực thủy điện Krông

Pa cao hơn ở khu vực thủy điện Sê San. Các chỉ số mắc sốt rét đều tập trung

chủ yếu vào giữa và cuối mùa mưa.

86

Page 87: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

1. Tình hình sốt rét và các chỉ số hiện mắc sốt rét ở cộng đồng dân cư khu

vực thủy điện

Việc xây dựng và đưa vào hoạt động các hệ thống thủy điện đã thiết lập

các khu tái định cư cùng với sự khai thác gỗ và chặt phá rừng trong quá trình

vận hành xây dựng thủy điện đã làm thay đổi môi trường. Đối với sốt rét, vấn đề nổi bật trong khu vực thủy điện, là sự gia tăng các vật chủ trung gian

truyền bệnh, nhất là quần thể muỗi Anopheles và các véc tơ chính truyền bệnh

sốt rét (An. minimus, An. dirus) có nguy cơ hoạt động thường xuyên hơn sau khi

đập được xây dựng; thực tế cho thấy bệnh sốt rét rất phổ biến, 90% trường hợp

nhiễm KSTSR do các nguyên nhân:

- Môi trường sinh thái thay đổi do xây dựng đập có thể là nguyên nhân chủ

yếu cho sự xâm nhập các bệnh truyền nhiễm như sốt rét. Tạo ra các sinh

cảnh thuận lợi cho muỗi sốt rét duy trì và phát triển.

- Phần lớn đồng bào tái định cư và số người không tái định cư đều chịu ảnh

hưởng của sự thay đổi điều kiện sống, trong khi các cơ sở y tế còn yếu kém.

Diện tích đất canh tác bị thu hẹp, người dân địa phương phải đi xa hơn, vào

rừng để làm nương rẫy, làm gia tăng nguy cơ mắc sốt rét…

Bên cạnh đó, việc biến đổi khí hậu: nhiệt độ và ẩm độ tăng lên, sự thay

đổi về lượng mưa và mùa mưa có thể làm tăng mật độ và tuổi thọ của các quần

thể véc tơ, và làm thay đổi vai trò truyền bệnh cũng như mùa truyền bệnh sốt

rét.

Với những giả thuyết đó, đề tài nghiên cứu đã được ở 04 xã thuộc 02

thủy điện: xã Ia O, Ia Chía thuộc thủy điện Sê San; xã Ia Sươm, Chư R Căm

thuộc thủy điện Krông Pa là những nơi có tình hình sốt rét cao hiện nay ở Gia

Lai. Tại các điểm nghiên cứu tiến hành hồi cứu số liệu về BNSR và số liệu khí

tượng và nghiên cứu ngang mô tả theo dõi dọc về mắc sốt rét và muỗi sốt rét

87

Page 88: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

vào các mùa: mùa khô, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa, và kết

quả cho thấy:

Số lượng BNSR ở Ia Grai qua 3 giai đoạn 5 năm biến đổi: tổng số

BNSR giảm dần qua các giai đoạn (2000-2004: 6.458 ca > 2005-2009: 2.825

ca > 2010-2014: 1.767 ca); số lượng BNSR trung bình qua các tháng cũng

giảm đều ở các tháng, cả ở những tháng cao nhất và thấp nhất trong năm

(2000-2004: 51-200,4 ca > 2005-2009: 23,2-93,6 ca > 2010-2014: 11,8-55,8

ca). Tuy nhiên, các đỉnh bệnh cũng đã có những sự xê dịch qua các giai đoạn:

2000-2004: BNSR tập trung cao nhất vào các tháng từ tháng 7-12, trong đó

đỉnh cao nhất là các tháng 10-11 (188,6-200,4 ca); 2005-2009: BNSR tập

trung cao nhất (≥ 50 BNSR) vào các tháng từ tháng 8-12, trong đó đỉnh cao

nhất là từ tháng 9-11 (92-93,6 BNSR); 2010-2014: BNSR tập trung cao nhất

(> 30 BNSR) vào các tháng từ tháng 1, 7, tháng 9-12, trong đó đỉnh cao nhất là

tháng 9-12 (32,6-55,8 BNSR).

Số lượng BNSR ở Krông Pa qua 3 giai đoạn 5 năm có những biến đổi:

tổng số BNSR có sự biến đổi qua các giai đoạn: 2000-2004 có 8.616 ca, 2005-

2009 giảm xuống còn 3.588 ca và 2010-2014 lại tăng lên lại 8.019 ca. Số

lượng BNSR trung bình qua các tháng cũng cũng biến đổi tương tự qua các

giai đoạn, cả ở những tháng cao nhất và thấp nhất trong năm: 2000-2004 là

dao động từ 51-200,4 ca, 2005-2009 giảm xuống chỉ còn dao động từ 23,2-

93,6 ca và tăng lên trở lại trong giai đoạn 2010-2014: 11,8-55,8 ca. Các đỉnh

bệnh cũng đã có những sự xê dịch qua các giai đoạn: 2000-2004: BNSR tập

trung cao nhất (> 100 BNSR) vào các tháng từ tháng 1, tháng 8-12, trong đó

đỉnh cao nhất là tháng 10-12 (337,4 - 353,2 - 250 BNSR tương ứng); 2005-

2009: BNSR tập trung cao nhất (≈/> 50 BNSR) vào các tháng từ tháng 1,

tháng 9-12, trong đó đỉnh cao nhất là tháng 10-11 (121,8-166,4 BNSR tương

ứng); 2010-2014: BNSR tập trung cao nhất (≈/> 100 BNSR) vào các tháng từ

tháng 1, tháng 7, tháng 9-12, trong đó đỉnh cao nhất là tháng 10-12 (220 -

259,2 – 260,4 BNSR tương ứng).

88

Page 89: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Kết quả điều tra cắt ngang theo dõi dọc trong 2 năm 2013-2014, tại xã Ia

O, huyện Ia Grai đã tiến hành 07 đợt điều tra cắt ngang các chỉ số mắc sốt rét tại

các cộng đồng dân cư xung quanh khu vực thủy điện, vào các thời điểm: mùa

khô (tháng 4), đầu mùa mưa (tháng 6), giữa mùa mưa (tháng 8) và cuối mùa

mưa (tháng 10). Kết quả điều tra ở 02 điểm nghiên cứu Ia O (bảng 3.7) và Ia

Chía (bảng 3.8) của thủy điện Sê San cho thấy:

Ở Ia O: BNSR và KSTSR đều nằm ở nhóm tuổi > 5 tuổi, trong đó:

- Vào mùa khô (tháng 4): các chỉ số mắc sốt rét ở đây đều âm;

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 4% và tỷ lệ KSTSR là 0,5-1,75%, tỷ

lệ các ca dương tính với KSTSR có giao bào là 90%. BNSR và KSTSR tập

trung ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 16 tuổi (5,35 % BNSR và

2,06 % KSTSR).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 0,5-2,75% và tỷ lệ KSTSR là 0,25-

0,5%, tỷ lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 50%. BNSR và KSTSR

cũng nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 16 tuổi (3,09 %

BNSR và 0,77 % KSTSR).

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 2,0% và tỷ lệ KSTSR là 2,5%, tỷ lệ

ca dương tính với KSTSR có giao bào là 60%. BNSR và KSTSR nằm ở các

nhóm > 9 tuổi (2,27-2,75 % BNSR và 2,75-4,55 % KSTSR).

Ở Ia Chía: BNSR và KSTSR đều nằm ở nhóm tuổi ≥ 9 tuổi, trong đó:

- Vào mùa khô (tháng 4): tỷ lệ mắc sốt rét rất thấp (BNSR 0,25%, không phát

hiện KSTSR) và BNSR cũng thuộc nhóm > 16 tuổi.

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 2,61% và không phát hiện ca nhiễm

KSTSR nào. BNSR tập trung ở các nhóm ≥ 9 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 16

tuổi (3,14 %).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 1,25% và tỷ lệ KSTSR là 0,25%, tỷ

lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 100%. BNSR và KSTSR cũng

nằm ở các nhóm ≥ 9 tuổi và cao nhất là ở nhóm 9-16 tuổi (2,0 % BNSR và

2,63 % KSTSR).

89

Page 90: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 0,5% và không phát hiện ca nhiễm

KSTSR nào. BNSR tập trung ở các nhóm > 16 tuổi (0,76 %).

Nội dung điều tra được thực hiện tương tự tại hai điểm nghiên cứu của

thủy điện Krông Pa là: Ia Sươm và Chư R Căm, kết quả cho thấy:

Ở Ia Sươm (bảng 3.9): BNSR và KSTSR đều nằm ở nhóm tuổi > 5 tuổi,

trong đó:

- Vào mùa khô (tháng 4): các chỉ số mắc sốt rét ở đây đều âm;

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 0,5-4,75% và tỷ lệ KSTSR là 0,25-

1,75%, tỷ lệ các ca dương tính với KSTSR có giao bào là 87,5%. BNSR và

KSTSR tập trung ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm 9-16 tuổi (8,82

% BNSR và 2,94 % KSTSR).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 0,25-2,0% và không phát hiện ca

nhiễm KSTSR nào. BNSR cũng nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở

nhóm 5-16 tuổi (4,9-5,9 % BNSR).

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 0,75-1,5% và tỷ lệ KSTSR là 0,75-

2,25%, tỷ lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 33,3-55,6%. BNSR và

KSTSR nằm ở các nhóm > 9 tuổi (0,96-1,45 % BNSR và 0,17-2,88 %

KSTSR).

Ở Chư R Căm (bảng 3.10): BNSR và KSTSR đều nằm ở nhóm tuổi > 5

tuổi, trong đó:

- Vào mùa khô (tháng 4): chỉ phát hiện tỷ lệ KSTSR 0,25%.

- Đầu mùa mưa (tháng 6): tỷ lệ BNSR là 3,25% và tỷ lệ KSTSR là 0,5-1,5%,

tỷ lệ các ca dương tính với KSTSR có giao bào là 50-100%. BNSR và

KSTSR tập trung ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm >16 tuổi (3,64

% BNSR và 1,25 % KSTSR).

- Giữa mùa mưa (tháng 8): tỷ lệ BNSR là 0,75-2,0%, tỷ lệ KSTSR là 1,0%; tỷ

lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 25%. BNSR và KSTSR cũng

nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm 9-16 tuổi (2,6 % BNSR) và ở

nhóm 5-8 tuổi là 2,63 % KSTSR).

90

Page 91: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

- Cuối mùa mưa (tháng 10): tỷ lệ BNSR là 0,25-0,5% và tỷ lệ KSTSR là 0,75-

4,75%, tỷ lệ ca dương tính với KSTSR có giao bào là 66,7-73,7%. BNSR và

KSTSR nằm ở các nhóm > 5 tuổi và cao nhất là ở nhóm > 9 tuổi (0,67 %

BNSR và 5,0 % KSTSR).

So sánh các chỉ số mắc sốt rét ở 02 khu vực thủy điện: Qua các đợt điều

tra cắt ngang tại các thời điểm khác nhau trong năm 2013-2014, kết quả phân

tích tỷ lệ BNSR ở các điểm nghiên cứu theo mùa (Hình 3.3) cho thấy: ở khu

vực thủy điện Krông Pa, các tỷ lệ BNSR và KSTSR ở các điểm nghiên cứu cao

hơn ở khu vực thủy điện Sê San. Trong đó, tỷ lệ BNSR ở cả hai khu vực thủy

điện tập trung chủ yếu vào mùa mưa, đặc biệt vào giữa và cuối mùa mưa BNSR

chiếm tỷ lệ cao. Tương tự, tỷ lệ KSTSR ở các điểm nghiên cứu cũng tập trung

chủ yếu trong mùa mưa và cao nhất là vào cuối mùa mưa: Chư R Căm 5,5%, Ia

Sươm 3%, Ia O 3%.

Như vậy, trong giai đoạn 2013-2014, tỷ lệ BNSR và KSTSR ở các điểm

nghiên cứu khu vực thủy điện Krông Pa cao hơn ở khu vực thủy điện Sê San.

Các chỉ số mắc sốt rét đều tập trung chủ yếu vào giữa và cuối mùa mưa.

Một số đặc điểm của các cộng đồng dân cư khu vực thủy điện

Nhằm đánh giá một số đặc điểm xã hội và PCSR của người dân ở các

khu vực thủy điện; tiến hành điều tra những người từ 15 tuổi trở lên, mỗi hộ

chọn 1 đại diện với cỡ mẫu tối thiểu 100 người / xã được chọn để phỏng vấn.

Kết quả (Bảng 3.11) phỏng vấn được 197 nam và 203 nữ, trong đó hầu

hết là người dân tộc Gia rai (98-100%). Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông,

ngoài ra có 1 số ít là cán bộ, công nhân và học sinh. Ở cả 4 điểm nghiên cứu,

trình độ học vấn cấp 1 chiếm đa số (37-62%), cấp 2 chiếm tỷ lệ ít hơn (17-

36%); tuy nhiên cá biệt có nơi vẫn có 1 tỷ lệ khá cao số người mù chữ như Ia

Sươm 30%, Chư R căm 11%. Biết tiếng kinh thông thạo chiếm từ 27-51%; biết

ít tiếng kinh chiếm đa số (47-59%) và có nơi tỷ lệ người dân không biết tiếng

kinh vẫn còn cao như ở Chư R Căm chiếm 25%.

91

Page 92: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Kết quả điều tra tình hình người dân ngủ rẫy ở các khu vực thủy điện

(Bảng 3.12) cho thấy: tương ứng với tỷ lệ cao người dân có nghề nghiệp làm

nông (93-96%) thì trong đó hầu hết là người dân làm rẫy (90-96%). Tần suất

người dân vào rẫy thay đổi khác nhau ở các điểm nghiên cứu, trong đó người

dân vào rẫy theo tháng chiếm tỷ lệ trung bình (20-39%), cá biệt ở Chư R Căm

chiếm đến 48%. Người dân đi rẫy không ổn định, tùy vào mùa vụ chiếm tỷ lệ

cao nhất (55-72%), riêng ở Chư R Căm chỉ có 15%; và người dân thường xuyên

vào rẫy chiếm tỷ lệ thấp nhất (8-12%), riêng Chư R Căm tới 37%. Đặc biệt ở cả

4 điểm nghiên cứu, có 1 tỷ lệ người dân thường xuyên ngủ lại rẫy (6-20%),

thỉnh thoảng ngủ lại rẫy (tùy vào mùa vụ) dao động từ 28-47%.

Như vậy, tại các điểm nghiên cứu có một tỷ lệ khá cao là người dân đi

làm rẫy và ngủ lại trong rẫy.

Kết quả điều tra tình hình người dân ngủ rẫy ở các khu vực thủy điện

(Bảng 3.12) cho thấy: tương ứng với tỷ lệ cao người dân có nghề nghiệp làm

nông (93-96%) thì trong đó hầu hết là người dân làm rẫy (90-96%). Tần suất

người dân vào rẫy thay đổi khác nhau ở các điểm nghiên cứu, trong đó người

dân vào rẫy theo tháng chiếm tỷ lệ trung bình (20-39%), cá biệt ở Chư R Căm

chiếm đến 48%. Người dân đi rẫy không ổn định, tùy vào mùa vụ chiếm tỷ lệ

cao nhất (55-72%), riêng ở Chư R Căm chỉ có 15%; và người dân thường xuyên

vào rẫy chiếm tỷ lệ thấp nhất (8-12%), riêng Chư R Căm tới 37%. Đặc biệt ở cả

4 điểm nghiên cứu, có 1 tỷ lệ người dân thường xuyên ngủ lại rẫy (6-20%),

thỉnh thoảng ngủ lại rẫy (tùy vào mùa vụ) dao động từ 28-47%.

Như vậy, tại các điểm nghiên cứu có một tỷ lệ khá cao là người dân đi

làm rẫy và ngủ lại trong rẫy.

Trong đó tường vách che kín nhà đều chiếm đa số (62-91%) ở cả 4 điểm

nghiên cứu. Bên cạnh đó, số hộ có chăn nuôi trâu, bò cũng chiếm đa số (74-

91%) ở cả 4 điểm. Đặc biệt, khoảng cách từ nhà ở (khu dân cư) đến rừng ở tất

92

Page 93: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

cả các điểm nghiên cứu đều có khoảng cách khá xa (> 500 mét chiếm 94-100%)

và khoảng cách từ nhà ở đến suối > 500 mét cũng chiếm tỷ lệ cao (92-98%).

Về đặc điểm nhà rẫy của các cộng đồng dân cư khu vực thủy điện, kết

quả ở bảng 4.14 cho thấy: hình thái nhà rẫy của người dân tại các điểm nghiên

cứu tập trung vào 02 loại là nhà sàn và nhà trệt; ở các cộng đồng dân đi rẫy ở 4

điểm đều có 02 loại nhà này, tuy nhiên tỷ lệ là khác nhau: Ở khu vực thủy điện

Ia Grai tỷ lệ nhà trệt chiếm cao hơn (IaO 69% và Ia Chía 85%), trong khi đó ở

Krông Pa thì tỷ lệ nhà sàn chiếm cao hơn (Ia Sươm 74% và Chư R căm 56%).

Cấu trúc tường vách nhà rẫy cũng thay đổi khác nhau ở mỗi nơi: ở khu

vực thủy điện Ia Grai thì tường vách nhà rẫy bằng đất chiếm đa số (IaO 68% và

Ia Chía 88%), trong khi đó ở Krông Pa thì tỷ lệ tường gỗ chiếm cao hơn (Ia

Sươm 73% và Chư R căm 59%). Đặc biệt, khoảng cách từ nhà ở (khu dân cư)

đến rẫy ở các điểm đều có khoảng cách khá xa (>3 km chiếm 88-99%) và

khoảng cách từ rẫy đến rừng > 500 mét cũng chiếm tỷ lệ cao (90-100%).

Theo kết quả điều tra (Bảng 3.15) có một tỷ lệ (29-43%) những người

dân sống ở đây đều đã từng mắc sốt rét 1 lần hoặc nhiều lần và người dân cũng

đã mô tả được các triệu chứng điển hình của bệnh sốt rét như: nóng sốt, rét run,

vã mồ hôi, đau đầu, đau khắp người. Có 1 tỷ lệ người dân biết đường lây truyền

bệnh sốt rét là do muỗi (27-42%), nhưng bên cạnh đó tỷ lệ không biết cũng rất

cao (55-66%). Việc điều trị bệnh khi mắc sốt rét thì khác nhau ở các điểm

nghiên cứu: ở khu vực thủy điện Ia Grai thì người dân đến trạm y tế, bệnh viện

khi mắc sốt rét chiếm đa số (IaO 85% và Ia Chía 60%), trong khi đó ở Krông Pa

thì tỷ lệ người dân tự điều trị khi mắc sốt rét chiếm tỷ lệ cao (Ia Sươm 51% và

Chư R Căm 46%).

Trong khi đó các biện pháp PCSR mà người dân sử dụng khi ngủ rẫy:

mang theo màn chống muỗi đốt chiếm tỷ lệ 24-34%, cao nhất là ở Chư R Căm

59%; số người dân có mang theo thuốc sốt rét tự điều trị rất thấp (2-8%), chỉ

riêng ở Chư R Căm có tỷ lệ cao 31%. Và ngược lại, tỷ lệ người dân không làm

gì để bảo vệ bản thân và gia đình PCSR chiếm tỷ lệ cao (64-69%), riêng ở Chư

93

Page 94: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

R Căm chỉ là 10%. Tương tự, khi được hỏi về việc có đề nghị gì để được hỗ trợ

PCSR khi đi ngủ rẫy thì tỷ lệ người dân đề nghị cấp màn, võng, bọc võng, thuốc

sốt rét rất thấp (≤ 5 %), trong khi không có đề nghị gì chiếm tỷ lệ rất cao (88-

93%).

Tỷ lệ người dân sử dụng màn tẩm thấp (31-51%) và phun hóa chất nhà

cửa cũng rất thấp (36-42%). Đặc biệt tỷ lệ người dân sử dụng màn có thời gian

vào màn ngủ từ 8-10 giờ tối chiếm tỷ lệ cao (78-86%) và bên cạnh đó cũng có 1

tỷ lệ giặt màn sau khi tẩm (6-18%), riêng ở Chư R căm là khá cao (60%).

Như vậy, người dân ở các vùng thủy điện Sê San và Krông Pa có nghề

nghiệp chủ yếu là làm nông và hầu hết làm rẫy (90-96%). Ở khu vực thủy điện

Sê San tỷ lệ nhà trệt chiếm cao hơn, còn ở Krông Pa thì tỷ lệ nhà sàn chiếm

cao hơn. Khoảng cách từ nhà ở khu dân cư đến rẫy ở tất cả các điểm nghiên

cứu đều khá xa. Người dân đi rẫy không ổn định, tùy vào mùa vụ và có tỷ khá

cao lệ người dân thường xuyên ngủ lại rẫy nhưng tỷ lệ sử dụng màn tẩm thấp.

Như vậy, khi đi làm và ngủ lại rẫy, nguy cơ mắc sốt rét của người dân

tăng cao.

2. Thành phần loài, tập tính vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét

Các loài muỗi Anopheles ở Đông Nam Á có tính đa dạng cao và các loài

là véc tơ truyền bệnh sốt rét như An. dirus và An. minimus nằm trong các phức

hợp loài khó hoặc không thể phân biệt được bằng hình thái do sự chồng chéo về

các đặc điểm. Khi đó, các kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng và đã xác định

được nhiều loài khác nhau nằm trong các phức hợp loài trên. Sự xác định chính xác

loài có ý nghĩa quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về sinh học, sinh thái, tập

tính của muỗi; đặc biệt trong việc xác định đúng đối tượng để phòng chống. Cho

đến nay, ở các nước Đông Nam Á đã xác định phức hợp loài Dirus gồm 7 loài;

phức hợp loài Minimus gồm có 2 loài đã được định danh và 1 loài có tên gọi

chưa chính thức.

Phức hợp Dirus bao gồm 7 loài khác nhau, từ những loài là véc tơ truyền

bệnh sốt rét đến những loài không có khả năng truyền bệnh sốt rét ở người,

94

Page 95: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

gồm: An. dirus (= kiểu hình An. dirus A theo phân tích DNA), An. cracens (=

An. dirus B), An. scanloni (= An. dirus C), An. baimaii (= An. dirus D), An.

elegans (= An. dirus E), An. nemophilous (= An. dirus F) và An. takasagoensis.

(Sallum và cs., 2005).

Phức hợp Minimus bao gồm 2 loài có tên chính thức là An. minimus (kiểu

hình An. minimus A theo phân tích DNA) và An. harrisoni (kiểu hình An.

minimus C theo phân tích DNA) (Harbach và cs., 2007) và một loài chưa định

danh, được gọi là An. minimus E.

Các nhà khoa học Việt Nam, bằng kỹ thuật sinh học phân tử, cũng đã

phát hiện ở Việt Nam nhóm Dirus chỉ có mặt loài An. dirus (An. dirus A) và

trong nhóm Minimus có mặt cả 2 loài An. minimus (An. minimus A) và An.

harrisoni (An. minimus C) (Ngô Thị Hương, 2004).

Trong quá trình nghiên cứu muỗi Anopheles ở hai khu vực nghiên cứu,

một bộ phận các cá thể muỗi thuộc 2 nhóm loài Dirus và Minimus đã được ứng

dụng kỹ thuật PCR để xác định chính xác các loài thành viên, tỷ lệ của chúng

cũng như phân bố của chúng ở các điểm nghiên cứu.

Trong tổng số 663 cá thể muỗi thuộc 2 nhóm loài Dirus và Minimus được định

loại bằng kỹ thuật PCR. Những cá thể nhóm loài Dirus thu thập từ các điểm ở Ia

O, Ia Sươm và Chư R Căm đều có kết quả xác định là loài An. dirus, còn các cá

thể trong nhóm loài Minimus cũng thu thập được ở các điểm Ia O, Ia Sươm và

Chư R Căm cho kết quả là loài An. minimus.

Phân tích 600 mẫu thuộc nhóm loài Dirus thu thập tại các khu vực nghiên

cứu, tất cả đều thu được sản phẩm PCR đơn băng có kích thước 120bp, đặc

trưng cho kiểu hình An. dirus A ở cả 2 trường hợp dùng mồi riêng biệt và hỗn

hợp mồi. Kết quả này cho thấy tất cả mẫu thu được là kiểu hình An. dirus A và

kiểu hình này chính là loài đã được đặt tên khoa học là An. dirus Peyton et

Harrison, 1979.

Kết quả phân tích 63 mẫu thuộc nhóm loài Minimus thu thập cho thấy có

tất cả đều cho ra kiểu hình An. minimus A, kiểu hình này có sản phẩm PCR đặc

95

Page 96: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

trưng đơn băng, kích thước 185 bp. Kiểu hình An. minimus A chính là loài đã

được đặt tên khoa học là An. minimus Theobald, 1901.

Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu tương tự trước đây ở

trên khu vực nghiên cứu thủy điện Sê San và Krông Pa.

Như vậy, tại khu vực nghiên cứu trong những năm điều tra (2013-2014)

chỉ ghi nhận được một loài trong nhóm loài đồng hình Minimus là An. minimus.

Thành phần loài Anopheles ở các điểm nghiên cứu

Để đánh giá thành phần loài Anopheles tại các điểm nghiên cứu, các đợt điều

tra với những kỹ thuật, phương pháp theo quy trình thường quy của Viện Sốt rét-

KST-CT Trung ương (2011) và WHO đã được thực hiện tương tự nhau tại cả bốn

khu vực nghiên cứu trong các năm 2013-2014. Với tổng số muỗi và bọ gậy thu thập

được là 26.420 cá thể, bằng phương pháp phân loại hình thái, kết hợp kỹ thuật sinh

học phân tử được sử dụng hỗ trợ để xác định các loài trong các phức hợp loài đồng

hình, đã ghi nhận được sự có mặt của 21 loài thuộc giống Anopheles tại các điểm

điều tra ở các khu vực nghiên cứu.

Tổng số loài Anopheles thu thập được ở 02 điểm nghiên cứu tại khu vực

thủy điện Sê San là 21 loài. Trong đó ở Ia O thu thập được số loài Anopheles

cao nhất là 19 loài và ở Ia Chía thu thập được 18 loài. Trong 21 loài Anopheles

ở khu vực thủy điện Sê San, có mặt 5 loài trong danh sách các loài véc tơ sốt rét

chính và phụ ở vùng rừng núi Việt Nam là: hai véc tơ sốt rét chính là An. dirus

và An. minimus (phát hiện được ở Ia O). Bên cạnh đó có mặt 3 loài véc tơ phụ

vùng rừng núi là: An. aconitus, An. jeyporiensis và An. maculatus có mặt ở cả Ia

O và Ia Chía. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần loài là các loài An. vagus

(15,5-17,9%), An. sinensis (13-13,6%), An. peditaeniatus (13,4-14,3%).

Kết quả điều tra muỗi tại Krông Pa (Bảng 3.19) cho thấy: tổng số loài

Anopheles thu thập được ở 02 điểm nghiên cứu tại khu vực thủy điện Krông Pa

là 16 loài. Trong đó ở Chư R Căm thu thập được số loài Anopheles 16 loài và ở

Ia Sươm chỉ thu thập được 14 loài. Trong 16 loài Anopheles ở khu vực thủy

điện Krông Pa, có mặt 5 loài trong danh sách các loài véc tơ sốt rét chính và

96

Page 97: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

phụ ở vùng rừng núi Việt Nam là: hai véc tơ sốt rét chính là An. dirus và An.

Minimus; bên cạnh đó có mặt 3 loài véc tơ phụ vùng rừng núi là: An. aconitus,

An. jeyporiensis và An. maculatus; 05 loài véc tơ chính và phụ này có mặt ở cả

Chư R Căm và Ia Sươm. Trong thành phần loài ở đây, chiếm tỷ lệ cao nhất là

An. vagus (18,1%), An. sinensis (17,1-20,3%), An. peditaeniatus (17,4-19,2%).

So với danh sách các loài muỗi Anopheles đã ghi nhận ở Tây Nguyên, thì

ở ba khu vực nghiên cứu không phát hiện được các loài muỗi phân bố ở rừng

sâu và núi cao; hầu hết chúng thuộc phân giống Anopheles Meigen, 1818 như:

An. aberrans Harrison & Scanlon, 1975; An. barbumbrosus Stricklandi &

Chowdhury, 1927; An. bengalensis Puri, 1930; An. campestris Reid, 1962; An.

gigas Giles, 1901; An. insulaeflorum (Swellengrebel & S. de graaf, 1920); An.

interruptus Puri, 1929; An. monstrosus Nguyen, Tran, Nguyen & Vu, 1991; An.

nigerrimus Giles, 1900; An. nitidus Harrison, Scanlon & Reid, 1973; An.

palmatus (Rodenwaldt, 1926); An. sintonoides Ho, 1938; An. vietnamensis

Nguyen, Tran & Nguyen, 1993 và An. baileyi Edwards, 1929. Cũng thuộc phân

giống này, chúng tôi không thu được mẫu loài An. lesteri Baisas & Hu, 1936; là

loài chủ yếu phân bố ở ven biển (Trần Đức Hinh, 1996).

Ngoài ra, còn có một số loài muỗi thuộc phân giống Cellia Theobald,

1902 như cũng chưa ghi nhận được tại các điểm nghiên cứu của chúng tôi như:

An. pampanai Buttiker & Beales, 1959 - một loài rất hiếm gặp ở Tây Nguyên;

An. culicifacies Giles, 1901 - loài được đưa vào danh sách véc tơ nghi ngờ (Hồ

Đình Trung, 2005); An. indefinitus (Ludlow, 1904) - loài muỗi phân bố chủ yếu

ở vùng ven biển và vùng núi chỉ phát hiện ở Lâm Đồng; và An. stephensi

Liston, 1901 - ở Tây Nguyên bắt gặp với mật độ rất thấp (Nguyễn Đức Mạnh,

1988), thậm chí những năm sau này không còn phát hiện thấy ở MT-TN.

Tại mỗi điểm nghiên cứu, các véc tơ sốt rét được điều tra và thu thập ở

03 sinh cảnh: trong rừng, bìa rừng và trong làng. Tại 03 sinh cảnh này, tất cả

các phương pháp điều tra muỗi đều được thực hiện ở những nơi gần gũi và có

sự có mặt của con người.

97

Page 98: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Kết quả điều tra muỗi sốt rét tại Ia O (bảng 3.20) cho thấy: ở đây đã phát

hiện 19 loài Anopheles, trong đó:

+ Tại sinh cảnh trong rừng: chỉ có 10 loài Anopheles với sự có mặt của

cả 05 véc tơ sốt rét vùng rừng núi, gồm hai véc tơ sốt rét chính An. minimus

(2,3%) và An. dirus (chiếm tỷ lệ rất cao 20,2%), và 03 véc tơ phụ là An.

aconitus (1,7%), An. jeyporiensis (chiếm tỷ lệ cao nhất 20,8%) và An.

maculatus (chiếm tỷ lệ rất cao 20,2%).

+ Tại sinh cảnh bìa rừng: có mặt 18 loài Anopheles với sự có mặt của 04

véc tơ sốt rét vùng rừng núi, gồm véc tơ sốt rét chính An. minimus (1,0%) và 03

véc tơ phụ là An. aconitus (3,4%), An. jeyporiensis (3,2%), An. maculatus

(3,1%). Ở sinh cảnh bìa rừng không phát hiện An. dirus. Các loài Anopheles

chiếm tỷ lệ cao là: An. vagus (16,4%), An. sinensis (14,0%).

+ Tại sinh cảnh trong làng: có mặt 15 loài Anopheles với sự có mặt của

03 véc tơ sốt rét phụ vùng rừng núi cới tỷ lệ thấp là An. aconitus (1,7%), An.

jeyporiensis (1,3%) và An. maculatus (0,9%). Ở sinh cảnh trong làng ở Ia O

không phát hiện An. minimus và An. dirus. Các loài Anopheles chiếm tỷ lệ cao

là: An. vagus (20,4%), An. sinensis (13,4%).

Như vậy, ở Ia O, tại sinh cảnh trong rừng số lượng loài Aopheles thấp

nhất (10 loài) nhưng có mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ của véc tơ

chính An. dirus chiếm rất cao (20,2%); tại sinh cảnh bìa rừng số lượng loài

Aopheles cao nhất trong 03 sinh cảnh (18 loài), có mặt cả 04 véc tơ sốt rét

chính, phụ với tỷ lệ thấp và không có mặt véc tơ chính An. dirus; tại sinh cảnh

trong làng, số lượng loài Aopheles 15 loài, nhưng chỉ có mặt các véc tơ sốt rét

phụ với tỷ lệ thấp và không có mặt 02 véc tơ chính An. minimus, An. dirus.

Kết quả điều tra muỗi sốt rét tại Ia Chía (bảng 3.21) cho thấy: ở đây đã

phát hiện 18 loài Anopheles, không có mặt 02 loài 02 véc tơ chính An. minimus,

An. dirus; trong đó:

+ Sinh cảnh trong rừng: cũng chỉ có 10 loài Anopheles với sự có mặt của

cả 03 véc tơ sốt rét phụ vùng rừng núi là An. aconitus (6,2%), An. jeyporiensis

98

Page 99: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

(chiếm tỷ lệ cao 11,9%) và An. maculatus (chiếm tỷ lệ rất cao 13,8%). Các loài

Anopheles chiếm tỷ lệ cao là: An. vagus (16,2%), An. sinensis (19,1%).

+ Sinh cảnh bìa rừng: có mặt 14 loài Anopheles với sự có mặt của cả 03

véc tơ sốt rét phụ vùng rừng núi nhưng với tỷ lệ thấp là An. aconitus (1,9%),

An. jeyporiensis (1,0%) và An. maculatus (1,8%). Các loài Anopheles chiếm tỷ

lệ cao là: An. vagus (16,2%), An. sinensis (14,4%).

+ Sinh cảnh trong làng: có mặt số loài Anopheles cao nhất 15 loài, với sự

có mặt của 03 véc tơ sốt rét phụ vùng rừng núi cới tỷ lệ rất thấp là An. aconitus

(1,4%), An. jeyporiensis (0,7%) và An. maculatus (0,3%). Các loài Anopheles

chiếm tỷ lệ cao là: An. vagus (16,0%), An. sinensis (11,7%).

Như vậy ở Ia Chía, sinh cảnh trong rừng số lượng loài Anopheles thấp

nhất (10 loài) có mặt 3 véc tơ phụ với tỷ lệ cao; sinh cảnh bìa rừng số lượng loài

Aopheles là 14 loài, có mặt 3 véc tơ phụ với tỷ lệ thấp và tại sinh cảnh trong

làng, số lượng loài Aopheles là 15 loài, các véc tơ sốt rét phụ chiếm tỷ lệ thấp.

Ở khu vực thủy điện Krông Pa, kết quả điều tra muỗi sốt rét tại Chư R

Căm (bảng 3.22) cho thấy: ở đây đã phát hiện 16 loài Anopheles, trong đó:

+ Sinh cảnh trong rừng: chỉ có 11 loài Anopheles với sự có mặt của cả 05

véc tơ sốt rét vùng rừng núi, gồm hai véc tơ sốt rét chính An. minimus (0,74%)

và An. dirus (chiếm tỷ lệ rất cao 26,8%), và 03 véc tơ phụ là An. aconitus

(2,7%), An. jeyporiensis (8,2%) và An. maculatus (chiếm tỷ lệ rất cao 16,1%).

+ Sinh cảnh bìa rừng: có mặt 16 loài Anopheles cũng với sự có mặt của

cả 05 véc tơ sốt rét vùng rừng núi, gồm hai véc tơ sốt rét chính An. minimus

(0,12%) và An. dirus (0,24%), và 03 véc tơ phụ là An. aconitus (3,9%), An.

jeyporiensis (3,0%) và An. maculatus (2,1%). Các loài Anopheles chiếm tỷ lệ

cao là: An. vagus (16,4%), An. sinensis (20,4%).

+ Sinh cảnh trong làng: chỉ có mặt 09 loài Anopheles và chỉ có mặt của

02 véc tơ sốt rét phụ vùng rừng núi cới tỷ lệ thấp là An. aconitus (2,6%) và An.

maculatus (3,2%). Ở sinh cảnh trong làng ở Chư R Căm không phát hiện An.

99

Page 100: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

minimus và An. dirus. Các loài Anopheles chiếm tỷ lệ cao là: An. vagus

(22,5%), An. sinensis (13,8%).

Như vậy, ở Chư R Căm, tại sinh cảnh trong rừng số lượng loài Aopheles

11 loài, có mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ của véc tơ chính An.

dirus chiếm rất cao (26,8%); tại sinh cảnh bìa rừng số lượng loài Aopheles cao

nhất trong 03 sinh cảnh (16 loài), có mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ

thấp; tại sinh cảnh trong làng, số lượng loài Aopheles thấp 09 loài, và chỉ có

mặt 02 véc tơ sốt rét phụ với tỷ lệ thấp và không có mặt 02 véc tơ chính An.

minimus, An. dirus.

Kết quả điều tra muỗi sốt rét tại Ia Sươm (bảng 3.23) cho thấy: ở đây đã

phát hiện 14 loài Anopheles, trong đó:

+ Tại sinh cảnh trong rừng: chỉ có 11 loài Anopheles với sự có mặt của

cả 05 véc tơ sốt rét vùng rừng núi, gồm hai véc tơ sốt rét chính An. minimus

(1,3%) và An. dirus (chiếm tỷ lệ rất cao 17,0%), và 03 véc tơ phụ là An.

aconitus (8,8%), An. jeyporiensis (7,8%) và An. maculatus (chiếm tỷ lệ rất cao

19,0%).

+ Tại sinh cảnh bìa rừng: có mặt 13 loài Anopheles cũng với sự có mặt

của 04 véc tơ sốt rét vùng rừng núi với tỷ lệ thấp, gồm véc tơ sốt rét chính An.

minimus (0,2%) và 03 véc tơ phụ là An. aconitus (2,04%), An. jeyporiensis

(1,13%), An. maculatus (2,7%). Ở sinh cảnh bìa rừng không phát hiện An.

dirus. Các loài Anopheles chiếm tỷ lệ cao là: An. vagus (19,2%), An. sinensis

(20,04%).

+ Tại sinh cảnh trong làng: chỉ có mặt 09 loài Anopheles và chỉ có mặt

của 02 véc tơ sốt rét phụ vùng rừng núi cới tỷ lệ thấp là An. aconitus (2,2%) và

An. jeyporiensis (1,3%). Ở sinh cảnh trong làng ở Ia Sươm cũng không phát

hiện An. minimus và An. dirus. Các loài Anopheles chiếm tỷ lệ cao là: An.

vagus (18,9%), An. sinensis (21,2%).

Như vậy, ở Ia sươm, tại sinh cảnh trong rừng số lượng loài Aopheles 11

loài, có mặt cả 05 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ của véc tơ chính An. dirus

100

Page 101: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

chiếm rất cao (17,0%); tại sinh cảnh bìa rừng số lượng loài Aopheles cao nhất

trong 03 sinh cảnh (13 loài), có mặt 04 véc tơ sốt rét chính, phụ với tỷ lệ thấp,

không có mặt An. dirus; tại sinh cảnh trong làng, số lượng loài Aopheles thấp

09 loài, và chỉ có mặt 02 véc tơ sốt rét phụ với tỷ lệ thấp và không có mặt 02

véc tơ chính An. minimus, An. dirus.

Mật độ của các véc tơ sốt rét ở thủy điện Sê San

Tại thủy điện Sê San, ở sinh cảnh trong rừng (bảng 3.24), chỉ có các

phương pháp bẫy đèn trong và ngoài nhà, phương pháp mồi người trong và

ngoài nhà thu thập được muỗi Anopheles. Ở trong rừng, người dân không nuôi

trâu, bò nên không thực hiện phương pháp bắt muỗi chuồng gia súc.

Kết quả thu thập muỗi ở phương pháp bẫy đèn cho thấy: mật độ của các

véc tơ sốt rét chính và phụ ở bẫy đèn trong nhà đều cao hơn ngoài nhà, như: An.

dirus (trong nhà: 0,33 c/đ/đ cao hơn nhiều so với ở ngoài nhà: 0,01 c/đ/đ); An.

minimus (trong nhà: 0,05 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,01 c/đ/đ); An. aconitus (trong

nhà: 0,07 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,01 c/đ/đ); An. jeyporiensis (trong nhà: 0,52 c/đ/đ

> ngoài nhà: 0,11 c/đ/đ) và An. maculatus (trong nhà: 0,38 c/đ/đ > ngoài nhà:

0,21 c/đ/đ).

Ngược lại, ở phương pháp mồi người, kết quả thu thập muỗi cho thấy ở

sinh cảnh trong rừng, mật độ muỗi đốt người ngoài nhà cao hơn trong nhà, như:

An. dirus (ngoài nhà: 0,46 c/n/đ cao hơn gần hai lần so với ở trong nhà: 0,27

c/n/đ); An. minimus (ngoài nhà: 0,04 c/n/đ > trong nhà: 0,02 c/n/đ); An. aconitus

(ngoài nhà: 0,1 c/n/đ = ngoài nhà: 0,1 c/n/đ); An. jeyporiensis (trong nhà: 0,45

c/n/đ > trong nhà: 0,34 c/n/đ) và An. maculatus (ngoài nhà: 0,57 c/n/đ > trong

nhà: 0,3 c/đ/đ).

Ở phương pháp điều tra bọ gậy, tại sinh cảnh trong rừng đã bắt gặp 06

loài Anopheles, trong đó có 03 loài véc tơ sốt rét phụ, chưa phát hiện thấy bọ

gậy của các loài véc tơ sốt rét chính.

Như vậy, tại thủy điện Sê San, ở sinh cảnh trong rừng, mật độ của các

véc tơ sốt rét ở bẫy đèn trong nhà cao hơn ngoài nhà, nhưng ngược lại mật độ

101

Page 102: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

muỗi đốt người ở ngoài nhà lại cao hơn ở trong nhà, trong đó An. dirus có mật

độ đốt người ngoài nhà cao nhất.

Ở sinh cảnh bìa rừng (bảng 3.25), bên cạnh các phương pháp bẫy đèn

trong và ngoài nhà, phương pháp mồi người trong và ngoài nhà, thì người dân ở

đây có hoạt động chăn nuôi gia súc và phương pháp bắt muỗi ở chuồng gia súc

cũng đã thu thập được muỗi Anopheles.

Kết quả thu thập muỗi ở phương pháp bẫy đèn cho thấy: chỉ có mặt 04

véc tơ sốt rét, chưa phát hiện thấy An. dirus ở đây và mật độ của các véc tơ sốt

rét ở bẫy đèn trong nhà cũng đều cao hơn ngoài nhà, như: An. minimus (trong

nhà: 0,05 c/đ/đ > ngoài nhà: 0); An. aconitus (trong nhà: 0,24 c/đ/đ > ngoài nhà:

0,1 c/đ/đ); An. jeyporiensis (trong nhà: 0,45 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,17 c/đ/đ) và

An. maculatus (trong nhà: 0,37 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,23 c/đ/đ).

Tuy nhiên, ở phương pháp mồi người, kết quả thu thập muỗi cho thấy ở

sinh cảnh bìa rừng chỉ phát hiện 03 loài véc tơ phụ đốt người và mật độ đốt

người trong nhà và ngoài nhà khác nhau tùy theo mỗi véc tơ như: An. aconitus

(ngoài nhà: 0,39 c/n/đ cao hơn gấp đôi ngoài nhà: 0,18 c/n/đ); An. jeyporiensis

(trong nhà: 0,25 c/n/đ lại thấp hơn trong nhà: 0,30 c/n/đ) và An. maculatus

(ngoài nhà: 0,36 c/n/đ = trong nhà: 0,36 c/đ/đ).

Ở phương pháp điều tra bọ gậy, tại sinh cảnh bìa rừng đã bắt gặp 10 loài

Anopheles, trong đó có 03 loài véc tơ sốt rét phụ, chưa phát hiện thấy bọ gậy

của các loài véc tơ sốt rét chính.

Như vậy, tại thủy điện Sê San, ở sinh cảnh bìa rừng, mật độ của các véc

tơ sốt rét ở bẫy đèn trong nhà cao hơn ngoài nhà, tuy nhiên chỉ có 03 loài véc tơ

phụ đốt người và mật độ đốt người ở ngoài nhà và trong nhà khác nhau tùy từng

loài véc tơ sốt rét.

Ở sinh cảnh trong làng (bảng 3.26), bên cạnh các phương pháp bẫy đèn

trong và ngoài nhà, phương pháp mồi người trong và ngoài nhà, thì người dân ở

đây cũng có hoạt động chăn nuôi gia súc và phương pháp bắt muỗi ở chuồng

gia súc cũng đã thu thập được muỗi Anopheles.

102

Page 103: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Ở sinh cảnh này chỉ bắt gặp 03 loài véc tơ sốt rét phụ, trong đó kết quả

thu thập muỗi ở phương pháp bẫy đèn cho thấy: mật độ của các véc tơ ở bẫy

đèn trong nhà và ngoài nhà khác nhau tùy theo mỗi véc tơ như: An. aconitus

(ngoài nhà: 0,2 c/đ/đ cao hơn ngoài nhà: 0,06 c/đ/đ); An. jeyporiensis (trong

nhà: 0,08 c/đ/đ lại thấp hơn trong nhà: 0,1 c/đ/đ) và An. maculatus (ngoài nhà:

0,04 c/đ/đ < trong nhà: 0,05 c/đ/đ).

Tương tự, ở phương pháp mồi người, kết quả thu thập muỗi cho thấy ở

sinh cảnh trong làng cũng chỉ phát hiện 03 loài véc tơ phụ đốt người và mật độ

đốt người trong nhà và ngoài nhà khác nhau tùy theo mỗi véc tơ như: An.

aconitus (trong nhà: 0,23 c/n/đ ≈ ngoài nhà: 0,21 c/n/đ); An. jeyporiensis (trong

nhà: 0,71 c/n/đ = ngoài nhà: 0,71 c/n/đ) và An. maculatus (ngoài nhà: 0,04 c/n/đ

< trong nhà: 0,11 c/đ/đ).

Ở phương pháp điều tra bọ gậy, tại sinh cảnh bìa rừng đã bắt gặp 09 loài

Anopheles, trong đó có 02 loài véc tơ sốt rét phụ là An. aconitus và An.

maculatus, chưa phát hiện thấy bọ gậy của các loài véc tơ sốt rét chính.

Như vậy, tại thủy điện Sê San, ở sinh cảnh trong làng, chỉ phát hiện 03

loài véc tơ phụ và mật độ của các véc tơ sốt rét ở bẫy đèn cũng như mật độ véc

tơ đốt người trong nhà và ngoài nhà khác nhau tùy từng loài véc tơ sốt rét.

Mật độ của các véc tơ sốt rét ở thủy điện Krông Pa

Tại thủy điện Krông Pa, ở sinh cảnh trong rừng (bảng 3.27), chỉ có các

phương pháp bẫy đèn trong và ngoài nhà, phương pháp mồi người trong và

ngoài nhà thu thập được muỗi Anopheles. Ở đây, người dân cũng không nuôi

trâu, bò trong rừng nên không thực hiện phương pháp bắt muỗi chuồng gia súc.

Kết quả thu thập muỗi ở phương pháp bẫy đèn cho thấy: mật độ của các

véc tơ sốt rét chính và phụ ở bẫy đèn trong nhà đều cao hơn ngoài nhà, như: An.

dirus (trong nhà: 1,0 c/đ/đ cao hơn nhiều so với ở ngoài nhà: 0,2 c/đ/đ); An.

minimus (trong nhà: 0,08 c/đ/đ > ngoài nhà: 0); An. aconitus (trong nhà: 0,16

c/đ/đ > ngoài nhà: 0,02 c/đ/đ); An. jeyporiensis (trong nhà: 0,26 c/đ/đ > ngoài

103

Page 104: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

nhà: 0,10 c/đ/đ) và An. maculatus (trong nhà: 0,77 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,21

c/đ/đ).

Ngược lại, ở phương pháp mồi người, kết quả thu thập muỗi cho thấy ở

sinh cảnh trong rừng, mật độ muỗi đốt người ngoài nhà cao hơn trong nhà, như:

An. dirus (ngoài nhà: 0,60 c/n/đ cao hơn ở trong nhà: 0,46 c/n/đ); An. aconitus

(ngoài nhà: 0,21 c/n/đ ≈ trong nhà: 0,20 c/n/đ); An. jeyporiensis (ngoài nhà:

0,27 c/n/đ > trong nhà: 0,21 c/n/đ) và An. maculatus (ngoài nhà: 0,43 c/n/đ >

trong nhà: 0,29 c/đ/đ); ở đây không phát hiện có An. minimus đốt người.

Ở phương pháp điều tra bọ gậy, tại sinh cảnh trong rừng đã bắt gặp 05

loài Anopheles, trong đó có 02 loài véc tơ sốt rét phụ, chưa phát hiện thấy bọ

gậy của các loài véc tơ sốt rét chính.

Như vậy, tại thủy điện Krông Pa, ở sinh cảnh trong rừng, mật độ của các

véc tơ sốt rét ở bẫy đèn trong nhà cao hơn ngoài nhà, nhưng ngược lại mật độ

muỗi đốt người ở ngoài nhà lại cao hơn ở trong nhà, trong đó An. dirus có mật

độ đốt người ngoài nhà cao nhất.

Ở sinh cảnh bìa rừng tại thủy điện Krông Pa (bảng 4.28), bên cạnh các

phương pháp bẫy đèn trong và ngoài nhà, phương pháp mồi người trong và

ngoài nhà, thì người dân ở đây có hoạt động chăn nuôi gia súc và phương pháp

bắt muỗi ở chuồng gia súc cũng đã thu thập được muỗi Anopheles. Ngoài ra, ở

phương pháp soi nhà ban ngày cũng đã phát hiện loài An. vagus trú đậu tiêu

máu trong nhà.

Kết quả thu thập muỗi ở phương pháp bẫy đèn cho thấy: mật độ của các

véc tơ sốt rét ở bẫy đèn trong nhà cũng đều cao hơn ngoài nhà, như: An. dirus

(trong nhà: 0,05 c/đ/đ > ngoài nhà: 0); An. minimus (trong nhà: 0,07 c/đ/đ >

ngoài nhà: 0,01 c/đ/đ); An. aconitus (trong nhà: 0,19 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,17

c/đ/đ); An. jeyporiensis (trong nhà: 0,23 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,08 c/đ/đ) và An.

maculatus (trong nhà: 0,38 c/đ/đ > ngoài nhà: 0,23 c/đ/đ).

Ngược lại, ở phương pháp mồi người, kết quả thu thập muỗi cho thấy ở

sinh cảnh bìa rừng, mật độ muỗi đốt người ngoài nhà cao hơn trong nhà, như:

104

Page 105: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

An. dirus (ngoài nhà: 0,05 c/n/đ cao hơn hai lần ở trong nhà: 0,02 c/n/đ); An.

minimus (ngoài nhà: 0,04 > ở trong nhà: 0); An. aconitus (ngoài nhà: 0,27 c/n/đ

≈ trong nhà: 0,29 c/n/đ); An. jeyporiensis (ngoài nhà: 0,18 c/n/đ > trong nhà:

0,13 c/n/đ) và An. maculatus (ngoài nhà: 0,27 c/n/đ > trong nhà: 0,21 c/đ/đ).

Ở phương pháp điều tra bọ gậy, tại sinh cảnh trong rừng đã bắt gặp 07

loài Anopheles, trong đó có 02 loài véc tơ sốt rét phụ, chưa phát hiện thấy bọ

gậy của các loài véc tơ sốt rét chính.

Như vậy, tại thủy điện Krông Pa, ở sinh cảnh bìa rừng, mật độ của các

véc tơ sốt rét ở bẫy đèn trong nhà cao hơn ngoài nhà, nhưng ngược lại mật độ

muỗi đốt người ở ngoài nhà lại cao hơn ở trong nhà.

Ở sinh cảnh trong làng (bảng 3.29), bên cạnh các phương pháp bẫy đèn

trong và ngoài nhà, phương pháp mồi người trong và ngoài nhà, thì người dân ở

đây cũng có hoạt động chăn nuôi gia súc và phương pháp bắt muỗi ở chuồng

gia súc cũng đã thu thập được muỗi Anopheles. Ngoài ra, ở phương pháp soi

nhà ban ngày cũng đã phát hiện loài An. vagus trú đậu tiêu máu trong nhà.

Ở sinh cảnh này chỉ bắt gặp 03 loài véc tơ sốt rét phụ, trong đó kết quả

thu thập muỗi ở phương pháp bẫy đèn cho thấy: mật độ của các véc tơ ở bẫy

đèn trong nhà và ngoài nhà khác nhau tùy theo mỗi véc tơ như: An. aconitus

(ngoài nhà: 0,32 c/đ/đ cao hơn ngoài nhà: 0,17 c/đ/đ); An. jeyporiensis (trong

nhà: 0,06 c/đ/đ ≈ trong nhà: 0,07 c/đ/đ) và An. maculatus (ngoài nhà: 0,14 c/đ/đ

< trong nhà: 0,21 c/đ/đ).

Tuy nhiên, ở phương pháp mồi người, kết quả thu thập muỗi cho thấy ở

sinh cảnh trong làng cũng chỉ phát hiện 03 loài véc tơ phụ đốt người và mật độ

đốt người ngoài nhà cao hơn trong nhà, như: An. aconitus (ngoài nhà: 0,46 c/n/đ

> trong nhà: 0,34 c/n/đ); An. jeyporiensis (trong nhà: 0,14 c/n/đ > trong nhà:

0,07 c/n/đ) và An. maculatus (ngoài nhà: 0,39 c/n/đ > trong nhà: 0,25 c/đ/đ).

Ở phương pháp điều tra bọ gậy, tại sinh cảnh bìa rừng đã bắt gặp 05 loài

Anopheles, trong đó chỉ có 01 loài véc tơ sốt rét phụ là An. maculatus, chưa

phát hiện thấy bọ gậy của các loài véc tơ sốt rét chính.

105

Page 106: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Tại thủy điện Krông Pa, ở sinh cảnh trong làng, chỉ phát hiện 03 loài véc

tơ phụ và mật độ của các véc tơ sốt rét ở bẫy đèn cũng như mật độ véc tơ đốt

người trong nhà và ngoài nhà khác nhau tùy từng loài véc tơ sốt rét.

Như vậy, tại cả 02 khu vực thủy điện Sê San và Krông Pa, ở sinh cảnh

trong rừng, mật độ muỗi đốt người ở ngoài nhà cao hơn ở trong nhà, trong đó

An. dirus có mật độ đốt người ngoài nhà cao nhất. Sự có mặt và mật độ của các

véc tơ sốt rét giảm dần ở các sinh cảnh bìa rừng và đến trong làng.

Vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét ở các điểm nghiên cứu

Một phần các cá thể muỗi trưởng thành thu thập từ phương pháp bẫy đèn

và mồi người, thuộc các loài véc tơ sốt rét (còn sống sau thu thập), được mổ để

đánh giá tuổi thọ quần thể bằng tỷ lệ muỗi đã đẻ. Ngoài ra, các thể véc tơ chết

và xác muỗi mổ được thử nghiệm ELISA để xác định KSTSR trong cơ thể

muỗi. Trong 02 năm 2013-2014, tại 4 điểm nghiên cứu đã tiến hành mổ được

1.137 cá thể muỗi của các loài véc tơ sốt rét. Từ công thức tính toán chu kỳ tiêu

sinh của muỗi Anopheles (l = + 1) thông qua nhiệt độ trung bình hàng

ngày, ta thấy ở miền Trung và Tây Nguyên với nhiệt độ trung bình năm là 230C

muỗi thực hiện chu kỳ tiêu sinh khoảng 3,5 ngày. Từ chu kỳ tiêu sinh, tỷ lệ

muỗi đẻ, ta tính được xác xuất sống sót hàng ngày ( ) và tuổi thọ trung

bình các quần thể muỗi Anopheles ( ) như bảng 3.13.

Tuổi thọ trung bình quần thể chung của các véc tơ sốt rét ở 02 điểm nghiên

cứu ở thủy điện Sê San là 7,5 ngày. Ở khu vực này, An. dirus có tuổi thọ trung

bình quần thể cao nhất trong các véc tơ là 9,5 ngày, An. minimus là 7,7 ngày; An.

aconitus là 9,1 ngày; An. jeyporiensis là 6,5 ngày và An. maculatus là 6,8 ngày.

Tuổi thọ trung bình quần thể chung của các véc tơ sốt rét ở 02 điểm nghiên

cứu ở thủy điện Krông Pa là 6,4 ngày. Ở khu vực này, An. dirus cũng có tuổi thọ

trung bình quần thể cao nhất trong các véc tơ là 9,5 ngày, An. minimus là 6,6 ngày;

An. aconitus là 5,9 ngày; An. jeyporiensis là 7,2 ngày và An. maculatus là 5,1

ngày.

106

Page 107: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Có 1.201 cá thể muỗi của 06 loài An. aconitus, An. dirus, An. harrisoni,

An. jeyporiensis, An. maculatus và An. minimus thu thập từ các điểm nghiên

cứu được tiến hành xét nghiệm ELISA để phát hiện muỗi nhiễm KSTSR. Kết

quả xét nghiệm (bảng 3.30) cho thấy: các véc tơ phụ An. aconitus, an.

Jeyporiensis, An. maculatus và An. harrisoni chưa phát hiện nhiễm với KSTSR;

trong khi đó, hai véc tơ sốt rét chính là An. dirus và An. minimus đều dương tính

ELISA với với cả 02 loài KSTSR là P. falciparum và P. vivax.

Kết quả xét nghiệm ELISA 515 các thể muỗi ở thủy điện Sê San gồm cả

các loài véc tơ sốt rét chính và phụ có tỷ lệ nhiễm KSTSR chung là 0,19%,

trong đó chỉ có An. minimus tại Ia O nhiễm KSTSR P. falciparum với tỷ lệ là

5,26%; còn các loài véc tơ khác chưa phát hiện thấy nhiễm KSTSR.

Kết quả xét nghiệm ELISA 686 các thể muỗi ở thủy điện Krông Pa gồm

cả các loài véc tơ sốt rét chính và phụ có tỷ lệ nhiễm KSTSR chung là 0,73%,

trong đó An. minimus tại Ia Sươm nhiễm KSTSR P. falciparum với tỷ lệ rất cao

là 10,0%; An. dirus tại Ia Sươm nhiễm KSTSR P. vivax với tỷ lệ là 0,83%; còn

các loài véc tơ khác chưa phát hiện thấy nhiễm KSTSR.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy ở khu vực Tây Nguyên, tỷ lệ nhiễm

KSTSR của An. minimus là 2,19% và của An. dirus là 3,26%, ở Diên Khánh,

Khánh Hòa tỷ lệ nhiễm của An. dirus là 2,24%. Như vậy các kết quả trong

nghiên cứu này, 2 loài An. minimus và An. dirus vẫn là 02 loài có vai trò truyền

bệnh sốt rét quan trọng ở khu vực MT-TN. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu

này cho thấy hiện nay tỷ lệ An. minimus nhiễm KSTSR cao hơn An. dirus.

Để đánh giá khả năng truyền bệnh của các véc tơ, chỉ số lan truyền (H)

của véc tơ truyền bệnh sốt rét: H = ma.S. (ma - mật độ đốt người trung bình; S

- chỉ số muỗi KSTSR) đã được áp dụng. Với mật độ ma là con/người/đêm và S

là tỷ lệ (%) muỗi nhiễm KSTSR thi chỉ số H có nghĩa là mật độ muỗi có nhiễm

KSTSR đốt 01 người trong 01 đêm tại điểm nghiên cứu.

Như trên, tại 4 điểm nghiên cứu chỉ có 2 véc tơ được phát hiện nhiễm với

KSTSR là An. minimus và An. dirus. Kết quả phân tích (bảng 3.35) cho thấy:

107

Page 108: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

+ Ở khu vực thủy điện Sê San, tuy có mặt cả 02 véc tơ sốt rét chính đốt

người, nhưng kết quả ELISA chỉ xác định được An. minimus nhiễm KSTSR và

kết quả tính toán chỉ số lan truyền của véc tơ An. minimus ở sinh cảnh trong

rừng là H = 0,32.

+ Ở khu vực thủy điện Krông Pa, có mặt cả 02 véc tơ sốt rét chính An.

minimus và An. dirus đốt người và kết quả ELISA cũng đã xác định được cả 02

loài này đều nhiễm KSTSR. Kết quả tính toán chỉ số lan truyền của véc tơ An.

minimus thu được là: ở sinh cảnh bìa rừng H = 0,4; chỉ số lan truyền của An.

dirus ở sinh cảnh trong rừng là H = 0,87 và ở sinh cảnh trong rừng là H = 0,06.

Như vậy, tại thủy điện Sê San tổng chỉ số lan truyền của các véc tơ sốt

rét là H = 0,32, trong đó chỉ xác định được chỉ số lan truyền của 01 véc tơ sốt

rét chính An. minimus có chỉ số lan truyền ở sinh cảnh trong rừng là H = 0,32.

Tại thủy điện Krông Pa, tổng chỉ số lan truyền của các véc tơ sốt rét là: ở trong

rừng H = 0,32 và ở bìa rừng H = 0,36; trong đó xác định được An. dirus có chỉ

số lan truyền ở cả 02 sinh cảnh trong rừng (H = 0,87) và bìa rừng (H = 0,06);

còn An. minimus chỉ xác định được ở bìa rừng có chỉ số lan truyền là H = 0,4.

3. Sự biến đổi khí hậu của khu vực thủy điện liên quan đến bệnh sốt rét

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm hai

mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 220 – 250C. Vùng tây Trường Sơn có

lượng mưa trung bình năm từ 2.200 - 2.500 mm, vùng đông Trường Sơn từ

1.200 -1.750 mm.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu quan trắc từ 30 năm đến 33 năm

(1979 -2008), trong phạm vi kinh độ 107.41 - 108.39 và vĩ độ 11.32-11.58, để

tính toán, phân tích. So với thập niên 1979 -1988, nhiệt độ không khí trung bình

thập niên 1999 - 2008 cao hơn rõ rệt, nhất là vào các tháng mùa Đông và trên

độ cao từ 100 mét đến 800 mét. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ  

0,5 0 C đến 0,8 0 C; riêng Kon Tum, cao hơn 1 0 C. Trong khi đó nhiệt độ trung bình

năm ở Việt Nam tăng khoảng 0,5 0 C đến 0,7 0 C. Nhiệt độ trung bình các tháng

108

Page 109: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

mùa Đông cao hơn hẳn so với các thời kỳ khác, tiêu biểu là tháng 1, phổ biến

cao hơn từ 0,8 0 C đến 1,5 0 C, cá biệt có trạm ở Kon Tum cao hơn 1,7 0 C. Trong 3

tháng chính Đông, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,8 0 C đến 1,4 0 C;

riêng thành phố Pleiku cao hơn 1,76 0 C; trong các tháng mùa hè, nhiệt độ trung

bình phổ biến cao hơn 0,23 0 C đến 0,7 0 C. Điều này khẳng định ở khu vực Tây

Nguyên, sự tăng của nhiệt độ xảy ra ở tất cả các trạm và nhiệt độ mùa Đông

tăng nhanh hơn mùa Hè rõ rệt. Năm 2009, 2010 nhiệt độ càng cao hơn các năm

trước, nắng nóng kéo dài làm khô hạn rất nhiều nơi trên khu vực Tây Nguyên

nói chung và Gia Lai nói riêng. ( Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng

Tây Nguyên, Trương Hồng, 2013 )

So sánh số liệu số liệu khí hậu tỉnh Gia Lai trước đây của Phạm Ngọc

Toàn, Phan Tất Đắc (1978) và số liệu khí tượng thủy văn ở Gia Lai đo đạc tại

các Trạm khí tượng thủy văn Plei Ku, AyunPa và An Khê giai đoạn 2005-2014

(bảng 3.36) cho thấy: Nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên 0,30C, ẩm độ trung

bình năm tăng 4%, trong khi đó lượng mưa trung bình năm giảm đáng kể, chỉ

còn 1.757 mm, lượng mưa năm cực đại (2013: 1.998 mm) vẫn thấp hơn lượng

mưa trung bình năm trước đây (2.447 mm) và lượng mưa trung bình năm cực

tiểu (2006) chỉ có 1.538 mm.

Phân tích số liệu khí tượng của trạm khí tương thủy văn Pleiku qua hai

giai đoạn: giai đoạn 2005-2009 (hình 3.11) và giai đoạn 2010-2014 (hình 3.12),

cho thấy: cả 02 giai đoạn đều không có biến đổi về mùa mưa và mùa khô, trong

năm chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô

bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, có sự thay đổi nhỏ là ở giai

đoạn 2005-2009 có lượng mưa trung bình trong tháng cao nhất (tháng 8) lên

đến trên 500 mm và tháng 6 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất (150

mm), trong khi đó ở giai đoạn 2010-2014 lượng mưa trung bình trong tháng cao

nhất (tháng 8) chỉ trên 400 mm và ở những tháng đầu (tháng 5) và cuối mùa

mưa (tháng 10) là những tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất.

109

Page 110: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Phân tích số liệu khí tượng của trạm khí tương thủy văn Ayunpa qua hai

giai đoạn: giai đoạn 2005-2009 (hình 3.13) và giai đoạn 2010-2014 (hình 3.14),

cho thấy: cả 02 giai đoạn đều không có biến đổi về mùa mưa và mùa khô, trong

năm chia hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô

bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, ở đây cũng có sự thay đổi

nhỏ là ở giai đoạn 2005-2009 có lượng mưa trung bình trong tháng cao nhất

(tháng 9) chỉ co 300 mm và tháng 6 là tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất

(50 mm), trong khi đó ở giai đoạn 2010-2014 lượng mưa trung bình trong tháng

cao nhất (tháng 9) chỉ khoảng 250 mm và ở những tháng đầu (tháng 5), cuối

mùa mưa (tháng 10) và tháng 6 là những tháng có lượng mưa trung bình tháng

thấp nhất.

Như vậy, ở Ia Grai, mùa mưa kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5 đến

tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; còn ở Krông Pa,

mùa mưa kéo dài hơn, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 và thời gian mùa khô

ngắn hơn, bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình qua

các tháng ở Ia Grai cao hơn ở Krông Pa và tháng có lượng mưa trung bình cao

nhất ở Ia Grai là tháng 8 (400-500 mm), còn ở Krông Pa tháng có lượng mưa

trung bình cao nhất là tháng 9 (chỉ từ 250-300 mm).

Theo nhận định của nhiều tác giả nghiên cứu về mối tương quan giữa các

yếu tố khí tượng với bệnh sốt rét trước đây thì nhiệt độ và lương mưa có vai trò

quan trọng quyết định mùa phát triển trong năm của muỗi Anopheles. Kết quả

nghiên của tại Khánh Phú, Khánh Hòa đã cho thấy sự liên quan của hai yếu tố

khí hậu là nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí vơi số lượng cá thể của

véc tơ sốt rét và sự thay đổi chế độ mưa trong năm có tác động đến quần thể

muỗi lớn hơn. Việc tăng lượng mưa quá mức bình thường ở những tháng khô

hạn là yếu tố quan trọng nhất làm giảm số lượng cá thể véc tơ. Sự biến động

này kéo dài trong vài năm liên tiếp đã hạn chế khả năng phục hồi của các quần

thể véc tơ (Nguyễn Tuyên Quang, 2002).

110

Page 111: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

Kết quả phân tích sự liên quan giữa lượng mưa và số lượng BNSR ở

huyện Ia Grai qua các năm trong giai đoạn 2005-2013 (hình 4.15), bằng trực

quan cho thấy: từ năm 2007 đến nay, số lượng BNSR ở đây tăng giảm theo tổng

lượng mưa trong năm.

Phân tích mối liên quan của 02 yếu tố lượng mưa và nhiệt độ trung bình

tháng và số lượng BNSR trung bình tháng ở Ia Grai giai đoạn 2005-2009 (hình

3.16) cho thấy trong giai đoạn này số ca mắc sốt rét ổn định trong suốt mùa khô

và đầu mùa mưa, nhưng bắt đầu gia tăng từ tháng 8 (giữa mùa mưa), đạt đỉnh

bệnh trong các tháng 9-11 (giữa và cuối mùa mưa) và bắt đầu giảm xuống ở

tháng 12 (mùa khô).

Nhưng gần đây, giai đoạn 2010-2014, số BNSR ở Ia Grai giảm hơn so

với giai đoạn trước và diễn biến số mắc sốt rét theo các tháng trong năm thay

đổi so với trước. Theo kết quả phân tích ở hình 4.17, trong năm có 02 đỉnh

bệnh: đỉnh thứ nhất thấp hơn là vào tháng 7 (đầu mùa mưa), sau đó số ca mắc

sốt rét giảm ở giữa mùa mưa (các tháng 8-9) và tăng trở lại với đỉnh bệnh cao

hơn vào cuối mùa mưa (tháng 11). Số ca mắc sốt rét vẫn duy trì ở mức độ cao ở

các tháng 12, tháng 01 là những tháng đầu mùa khô.

Như vậy, ở Ia Grai, đã có sự thay đổi về đỉnh bệnh sốt rét, trong giai đoạn

2005-2009, số ca mắc sốt rét ổn định trong suốt mùa khô và đầu mùa mưa, bắt

đầu gia tăng từ tháng 8 (giữa mùa mưa), đạt đỉnh bệnh trong các tháng 9-11

(giữa và cuối mùa mưa) và bắt đầu giảm xuống ở tháng 12 (mùa khô). Trong

giai đoạn sau (2010-2014), tuy số ca mắc giảm, nhưng trong năm có 02 đỉnh

bệnh: đỉnh thứ nhất thấp hơn là vào tháng 7 (đầu mùa mưa), sau đó số ca mắc

sốt rét giảm ở giữa mùa mưa (các tháng 8-9), tăng trở lại với đỉnh bệnh cao hơn

vào cuối mùa mưa (tháng 11) và duy trì số mắc sốt rét vẫn duy trì ở mức độ cao

ở các tháng đầu mùa khô (tháng 12-01).

Ở Krông Pa, kết quả phân tích sự liên quan giữa lượng mưa và số lượng

BNSR qua các năm trong giai đoạn 2005-2013 (hình 3.14), bằng trực quan cho

111

Page 112: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

thấy: số lượng BNSR ở đây tăng, giảm ngược với sự tăng, giảm của lượng mưa

trong năm.

Phân tích mối liên quan của 02 yếu tố lượng mưa và nhiệt độ trung bình

tháng và số lượng BNSR trung bình tháng ở Krông Pa giai đoạn 2005-2009

(hình 3.18) cho thấy trong giai đoạn này số ca mắc sốt rét giảm dần từ đầu mùa

khô (tháng 12-tháng 01) cho đến cuối mùa khô (tháng 4), bắt đầu tăng vào đầu

mùa mưa (tháng 5-6), tăng mạnh từ tháng 9 (giữa mùa mưa), đạt đỉnh bệnh cao

nhất là vào tháng 11 (cuối mùa mưa) và bắt đầu giảm xuống ở tháng 12 (mùa

khô).

Tại Krông Pa, giai đoạn gần đây 2010-2014, số BNSR tăng hơn nhiều so

với giai đoạn trước và diễn biến số mắc sốt rét theo các tháng trong năm cũng

tương tự như ở Ia Grai, thay đổi so với trước. Theo kết quả phân tích ở hình

3.19, số ca mắc sốt rét giảm dần từ đầu mùa khô (tháng 12-tháng 01) cho đến

cuối mùa khô (tháng 4); trong năm cũng có 02 đỉnh bệnh: đỉnh thứ nhất thấp

hơn là vào tháng 7 (đầu mùa mưa), sau đó số ca mắc sốt rét giảm ở giữa mùa

mưa (tháng 8), nhưng nhanh chóng tăng trở lại từ tháng 9 với đỉnh bệnh cao

hơn vào cuối mùa mưa (tháng 11). Đặc biệt, số ca mắc sốt rét vẫn duy trì ở mức

độ cao ở trong tháng 12, tháng 01 là những tháng đầu mùa khô.

Như vậy, tương tự như ở Ia Grai, ở Krông Pa cũng đã có sự thay đổi về

đỉnh bệnh sốt rét, trong giai đoạn 2005-2009 số ca mắc sốt rét giảm dần từ đầu

mùa khô (tháng 12-tháng 01) cho đến cuối mùa khô (tháng 4), bắt đầu tăng vào

đầu mùa mưa (tháng 5-6), tăng mạnh từ tháng 9 (giữa mùa mưa), đạt đỉnh bệnh

cao nhất là vào tháng 11 (cuối mùa mưa) và bắt đầu giảm xuống ở tháng 12

(mùa khô). Nhưng đến giai đoạn 2010-2014, số BNSR tăng hơn nhiều so với

trước và đỉnh bệnh thay đổi so với trước: số ca mắc sốt rét giảm dần từ đầu mùa

khô (tháng 12-tháng 01) cho đến cuối mùa khô (tháng 4); có 02 đỉnh bệnh vào

mùa mưa: đỉnh thứ nhất thấp hơn là vào tháng 7 (đầu mùa mưa), sau đó số ca

mắc sốt rét giảm ở giữa mùa mưa (tháng 8), nhưng nhanh chóng tăng trở lại từ

tháng 9 và đạt đỉnh cao nhất vào cuối mùa mưa (tháng 11). Đặc biệt, số ca mắc

112

Page 113: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

sốt rét vẫn duy trì ở mức độ cao ở trong tháng 12, tháng 01 là những tháng đầu

mùa khô.

Các kết quả phân tích trên với các số liệu điều tra trong 2 năm 2013-

2014: tỷ lệ BNSR và KSTSR ở các điểm nghiên cứu khu vực thủy điện Krông

Pa cao hơn ở khu vực thủy điện Sê San. Các chỉ số mắc sốt rét đều tập trung

chủ yếu vào giữa và cuối mùa mưa.

113

Page 114: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

KẾT LUẬN

1. Tình hình sốt rét và các chỉ số hiện mắc sốt rét ở cộng đồng dân cư khu

vực thủy điện

- Ở Ia Grai số BNSR giảm dần qua các giai đoạn. Các đỉnh bệnh đã có những

thay đổi: 2000-2004: tháng 10-11; 2005-2009: tháng 9-11; 2010-2014: tháng

9-12. Ở Krông Pa, số BNSR có sự biến đổi qua các gia đoạn. Các đỉnh bệnh

cũng đã có những thay đổi: 2000-2004: tháng 10-12; 2005-2009: tháng 10-

11; 2010-2014: tháng 10-12.

- 2013-2014: % BNSR và KSTSR ở thủy điện Krông Pa cao hơn Sê San. Các

chỉ số mắc sốt rét chủ yếu vào giữa và cuối mùa mưa.

2. Thành phần loài, tập tính vai trò truyền bệnh của véc tơ sốt rét

- Tổng số loài Anopheles là 21 loài. Ở Sê San 21 loài, Krông Pa 16 loài. Có 5

véc tơ chính và phụ: An. dirus và An. minimus; An. aconitus, An. jeyporiensis

và An. maculatus. Ở Sê San, trong rừng, số loài Anopheles thấp, có 05 véc tơ

với An. dirus chiếm tỷ lệ rất cao; tại bìa rừng số loài cao nhất (18 loài), có 04

véc tơ với tỷ lệ thấp; ở trong làng có 15 loài, chỉ có véc tơ phụ.

- Ở Krông Pa, ở trong rừng có 11 loài Anopheles, có 05 véc tơ với An. dirus tỷ

lệ rất cao (26,8%); ở bìa rừng số loài cao nhất (16 loài), có 05 véc tơ với tỷ lệ

thấp; ở trong làng, số loài thấp 09 loài, và chỉ có 02 véc tơ phụ.

- Sự có mặt và mật độ của véc tơ giảm dần từ trong rừng, đến bìa rừng và đến

trong làng. Tại Sê San tổng H = 0,32, An. minimus ở trong rừng H = 0,32.

Tại Krông Pa, tổng H của các véc tơ là: ở trong rừng H = 0,32 và ở bìa rừng

H = 0,46; trong đó An. dirus ở sinh cảnh trong rừng (H = 0,87) và bìa rừng

(H = 0,06); còn An. minimus ở bìa rừng H = 0,4.

3. Sự biến đổi khí hậu của khu vực thủy điện liên quan đến bệnh sốt rét

- Nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên 0,30C, ẩm độ trung bình năm tăng 4%;

lượng mưa trung bình năm giảm đáng kể, chỉ còn 1.757 mm, lượng mưa năm

cực đại (2013: 1.998 mm) vẫn thấp hơn lượng mưa trung bình năm trước đây

(2.447 mm) và lượng mưa năm cực tiểu (2006) chỉ 1.538 mm.

114

Page 115: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

- Ở Ia Grai, đã có sự thay đổi về đỉnh bệnh sốt rét: 2005-2009, số ca mắc sốt

rét ổn định trong suốt mùa khô và đầu mùa mưa, bắt đầu gia tăng từ tháng 8

(giữa mùa mưa), đạt đỉnh bệnh trong các tháng 9-11 (giữa và cuối mùa mưa)

và bắt đầu giảm xuống ở tháng 12 (mùa khô). Trong giai đoạn sau (2010-

2014), số ca mắc giảm, có 02 đỉnh bệnh: đỉnh 1 (thấp hơn) là vào tháng 7

(đầu mùa mưa), sau đó số ca mắc sốt rét giảm ở giữa mùa mưa (các tháng 8-

9), tăng trở lại với đỉnh bệnh cao hơn vào cuối mùa mưa (tháng 11) và duy trì

số mắc SR ở mức cao ở các tháng đầu mùa khô (tháng 12-01).

- Ở Krông Pa cũng đã có sự thay đổi về đỉnh bệnh sốt rét: 2005-2009: số ca

mắc sốt rét giảm dần từ đầu mùa khô (tháng 12-tháng 01) cho đến cuối mùa

khô (tháng 4), bắt đầu tăng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6), tăng mạnh từ tháng

9 (giữa mùa mưa), đạt đỉnh bệnh cao nhất là vào tháng 11 (cuối mùa mưa) và

bắt đầu giảm xuống ở tháng 12 (mùa khô). 2010-2014, số BNSR tăng hơn

nhiều và đỉnh bệnh thay đổi so với trước: số BNSR giảm dần từ đầu mùa khô

đến cuối mùa khô (tháng 4); có 02 đỉnh bệnh vào mùa mưa: đỉnh thứ nhất

thấp hơn là vào tháng 7 (đầu mùa mưa), sau đó giảm ở giữa mùa mưa (tháng

8), nhưng tăng nhanh trở lại từ tháng 9 và đạt đỉnh cao nhất vào cuối mùa

mưa (tháng 11). Đặc biệt, số ca mắc sốt rét vẫn duy trì ở mức cao ở trong

tháng 12, tháng 01 (đầu mùa khô).

115

Page 116: ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỒN LƯU MÀN TẨM,vncdc.gov.vn/files/activity_attachment/2017/5/cac-chuong... · Web viewTT Tên loài Trong rừng Bìa rừng Trong làng SL % SL %

KHUYẾN NGHỊ

- Nghiên cứu triển khai biện pháp phòng chống véc tơ sốt rét bằng màn

tồn lưu lâu cho những người dân ngủ rẫy ở khu vực thủy điện, giúp họ tự bảo vệ

cá nhân và gia đình mình khi đi làm và ngủ lại rẫy; đồng thời là cũng bảo vệ

cho cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống vì đã làm giảm nguồn bệnh.

- Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

- Đề nghị các Ban quản lý thủy điện xây dựng đề án phát triển kinh tế, tạo

việc làm ổn định cho người dân có công việc làm tại chỗ, giảm tình trạng phá

rừng làm nương rẫy, gia tăng nguy cơ mắc sốt rét ở những khu vực trong rừng.

116