92
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH ---------- o0o ---------- TRẦN THỊ MINH NGỌC NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN ĐỈNH-BẮC TỪ LIÊM-HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: Chƣơng trình thí điểm HÀ NỘI - 2017

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

  • Upload
    buikien

  • View
    220

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

---------- o0o ----------

TRẦN THỊ MINH NGỌC

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY

(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG XUÂN ĐỈNH-BẮC TỪ LIÊM-HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu

Mã số: Chƣơng trình thí điểm

HÀ NỘI - 2017

Page 2: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

---------- o0o ----------

TRẦN THỊ MINH NGỌC

NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY

(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG XUÂN ĐỈNH-BẮC TỪ LIÊM-HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu

Mã số: Chƣơng trình thí điểm

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn An Thịnh

HÀ NỘI - 2017

Page 3: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc báo cáo này, học viên Trần Thị Minh Ngọc xin đƣợc gửi

lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong chuyên ngành Biến đổi Khí hậu, khoa

Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô không chỉ trang bị cho

học viên những kiến thức chuyên ngành quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi

khí hậu, mà còn tạo mọi điều kiện và chỉ bảo tận tình giúp đỡ học viên trong suốt quá

trình thực hiện luận văn.

Học viên xin cảm ơn PGS. TS. Nguyễn An Thịnh – ngƣời thầy đã trực tiếp

hƣớng dẫn, động viên và khuyến khích trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận

văn.

Cảm ơn sự động viên của thầy cô, sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong Khoa

đã giúp đỡ học viên khi thực hiện báo cáo này.

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2016

Học viên cao học

Trần Thị Minh Ngọc

Page 4: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

i

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 1

1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 1

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 2

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 4

5. CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN ............................................................................................................. 4

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .............................................................................................................. 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NHẬN

THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................................... 5

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 5

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước...................................................................................... 5

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 10

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................ 13

1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu ......................... 13

1.2.2. Đặc trưng về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu ................................................... 14

1.2.3. Các nhân tố tác động đến nhận thức và thái độ đối với BĐKH ............................................... 14

1.2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu về thái độ và nhận thức đối với BĐKH của học sinh THPT ......... 15

1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM .................................................. 16

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU .............................................. 20

2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 20

2.1.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu .............................................................................. 20

2.1.2. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................................... 20

2.1.3. Phương pháp Delphi ................................................................................................................ 21

2.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU ........................................................................................................................... 25

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 28

3.1. NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................. 28

3.2. THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................. 32

3.2.1. Kết quả Delphi vòng hỏi thử nghiệm ....................................................................................... 32

3.1.2. Kết quả điều tra vòng 1 về hành vi liên quan đến biến đổi khí hậu ........................................ 34

3.1.3. Kết quả khảo sát Delphi vòng 2 ............................................................................................... 41

3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..................... 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 59

1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................................... 59

2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 60

PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 66

Page 5: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Một số nghiên cứu lựa chọn mẫu trong điều tra Delphi 20

Bảng 2.2. Giải thích về mức độ đồng thuận và mức độ tin tƣởng liên quan tới

hệ số Kendall (W) (Schimidt, 1997)

24

Bảng 3.1. Nội dung câu hỏi phần nhận thức về BĐKH 29

Bảng 3.2. Những nội dung cần chỉnh sửa/bổ sung theo góp ý của chuyên gia 33

Bảng 3.3. Số lƣợng phiếu trả lời liên quan đến nhận thức về BĐKH 35

Bảng 3.4. Số lƣợng phiếu trả lời liên quan tới biểu biện của BĐKH 35

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về hành động của học sinh trong bối cảnh BĐKH 38

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát của học sinh về những hành vi đã/ sẽ thay đổi

trong bối cảnh BĐKH toàn cầu

39

Bảng 3.7. Kết quả phiếu hỏi về những ý kiền nhằm nâng cao nhận thức về

BĐKH

40

Bảng 3.8. Điểm số trung bình các câu trả lời của học sinh trong phần I ở

vòng 2

41

Bảng 3.9. Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần I

của vòng khảo sát 2

44

Bảng 3.10. Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần II

của vòng khảo sát 2

48

Bảng 3.11. Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần III

của vòng khảo sát 2

51

Bảng 3.12. Một số giá trị đƣợc tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần IV

của vòng khảo sát 2

55

Bảng 3.13. Chỉ số Kendall đƣợc tính toán qua phần mềm SPSS 56

Bảng 3.14. Giải pháp cụ thể đối với hành vi của học sinh trong bối cảnh

BĐKH

58

Page 6: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình khái niệm trong phân tích mối liên hệ giữa yếu tố tác

động - nhận thức - hành động đối với vấn đề BĐKH (Sisse Liv

Jørgensen & Mette Termansen, 2016)

14

Hình 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kỹ thuật Delphi 22

Hình 2.2. Các bƣớc nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học sinh đối với

BĐKH 24

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện số lƣợng phiếu của 20 đáp án đƣợc lựa chọn

nhiều nhất 28

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình về mức độ phổ biến của các

kênh truyền thông 37

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần II 40

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 3.1 42

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 3.2 43

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần III 44

Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 4.1 46

Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện số điểm tƣơng ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 4.2 47

Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần IV 48

Hình 3.10. Tỷ lệ phiếu lựa trả lời câu hỏi 1 51

Hình 3.11. Tỷ lệ phiếu lựa trả lời câu hỏi 2 51

Hình 3.12. Số lƣợng phiếu lựa chọn đáp án đúng trong bảng hỏi nhận thức 53

Page 7: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đƣợc coi là một trong những thách thức lớn nhất của

nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ XXI, hiện nay trở thành vấn đề toàn cầu đòi

hỏi sự chung tay giải quyết của phƣơng tiện truyền thông, nhà khoa học, nhà quản lý

và các nhóm giáo dục (Alan, 2013). Quan trắc nhiều năm về BĐKH cho thấy xu

hƣớng: tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, sự tan chảy băng ở hai cực, sự thay đổi về

diện tích tuyết bao phủ, những thay đổi của tần số và cƣờng độ của các sự kiện thời

tiết cực đoan (IPCC, 2007). BĐKH ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất tới các quốc gia

đang phát triển; nếu nƣớc biển dâng cao 1m thì 0,3% diện tích lãnh thổ (tƣơng đƣơng

194.000 km2) sẽ biến mất, tác động tới đời sống của 1,28% dân số (56 triệu ngƣời) gây

thiệt hại 219,181 tỷ USD (chiếm 1,3%) (Dasgupta và nnk., 2007; DARA, 2012; Field,

2014). Mặc dù chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng và toàn diện của BĐKH, nhận thức và

thái độ của mỗi cá nhân hay cộng đồng trong ứng xử với BĐKH luôn tồn tại sự khác

biệt. Từ đó, suy nghĩ và hành động ứng phó đối với các tác động của BĐKH trở nên đa

dạng và thiếu nhất quán (Jørgensen và Termansen, 2016). Điều này gây khó khăn trong

quá trình xác định phƣơng thức và lựa chọn các giải pháp tối ƣu nhằm thích ứng và

giảm nhẹ BĐKH.

Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia thƣờng xuyên chịu nhiều

thiệt hại và dễ bị tổn thƣơng nhất bởi thiên tai và BĐKH. Để đối phó với vấn đề này,

nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai và thích ứng với BĐKH

đƣợc định hƣớng từ khá sớm, đặc biệt là các đối tƣợng học sinh và sinh viên (Bộ Giáo

dục và Đào tạo, 2012). Đây là nhóm đối tƣợng quan trọng đƣợc đào tạo theo chƣơng

trình giáo dục quốc gia với nhiều môn học thể hiện mối quan hệ tƣơng tác tự nhiên -

kinh tế xã hội - môi trƣờng trong thực tế đời sống. Trong số đó, nhóm học sinh trung

học phổ thông (THPT) đƣợc tiếp xúc với nhiều nội dung lồng ghép vấn đề BĐKH -

hành trang đầy thiết thực chuẩn bị cho nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tƣơng lai

(Carolus và Martin, 2009). Tuy nhiên, để đánh giá một cách chuẩn xác về những hiểu

biết của nhóm đối tƣợng này đối với ảnh hƣởng của BĐKH, nhu cầu phải lựa chọn

một phƣơng thức tiếp cận hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục là hết sức cấp thiết.

Với những vấn đề nghiên cứu tƣơng tự nhƣ vậy, kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi

dựa trên phƣơng pháp Delphi và thang Likert đƣợc áp dụng rộng rãi và có hiệu quả.

Các kỹ thuật này không chỉ phân tích thống kê dữ liệu thu thập từ các bên liên quan,

mà còn cho phép kiểm soát các lựa chọn thông qua phản hồi (Dalkey, 1972; Delbecq

et al., 1975; Halpern R., 2002; Chien Hsu, 2007). Kết quả nghiên cứu là có cơ sở khoa

Page 8: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

2

học hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục điều chỉnh chƣơng trình đào tạo, đảm bảo nâng

cao hiểu biết và nhận thức của đối tƣợng học sinh về vấn đề nghiên cứu, bao gồm cả

BĐKH.

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài luận văn thạc sỹ "Nhận thức và thái độ của

học sinh trung học phổ thông về BĐKH hiện nay: nghiên cứu trường hợp học sinh

trường THPT Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội" đã đƣợc lựa chọn nghiên cứu và

hoàn thành.

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

a) Mục tiêu nghiên cứu

Xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu thực trạng nhận

thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH cho học sinh trƣờng THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc

Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất các phƣơng án điều chỉnh

các yếu tố nội dung tác động tới quá trình nhận thức và thái độ của học sinh.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý luận và phƣơng pháp tiếp cận

trong đánh giá thái độ và nhận thức của học sinh đối với vấn đề BĐKH trên thế giới và

tại Việt Nam.

- Xác lập cơ sở lý luận về nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH.

- Phân tích thực trạng giáo dục liên quan tới vấn đề BĐKH. Trên cơ sở đó, tiến

hành các phân tích cụ thể về nhận thức và thái độ của học sinh trƣờng THPT Xuân

Đỉnh đối với vấn đề BĐKH trên cơ sở phƣơng pháp Delphi.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a) Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học sinh THPT về Biến đổi khí

hậu hiện nay.

Học sinh THPT : bao gồm các học sinh lớp 10, 11, 12 ở độ tuổi từ 15 – 18 tuổi.

Đề tài nghiên cứu giới hạn thực hiện đối với học sinh trƣờng THPT Xuân Đỉnh.

Trƣờng THPT Xuân Đỉnh, địa chỉ tại 178 phố Xuân Đỉnh, phƣờng Xuân Tảo, Quận

Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Trƣờng là một trong số những trƣờng có bề dày truyền thống

lịch sử của thành phố với rất nhiều thành tựu.

Page 9: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

3

Đặc thù vị trí giáp ranh giữa vùng nội đô và ngoại thành đem lại một sự đa dạng

về văn hóa, nghề nghiệp cũng nhƣ trình độ dân trí của dân cƣ tại địa bàn. Điểm chuẩn

tuyển sinh đầu vào của trƣờng trong 3 năm gần nhất lần lƣợt là 47; 49 và 49 điểm.

Mức điểm này thuộc tốp các trƣờng có điểm tuyển sinh ở mức trung bình khá, không

quá cao nhƣ các trƣờng tốp đầu (trên 51 điểm) - đòi hỏi học sinh phải thật xuất sắc;

cũng không phải là mức điểm thấp (dƣới 45 điểm). Mặt khác, trƣờng nằm ở khu vực

quận mới, giáp ranh giữa vùng nội thành với ngoại thành. Đây là khu vực có trình độ

dân trí phản ánh chân thực yếu tố xã hội nửa thành thị, nửa nông thôn. Với những yếu

tố này, học sinh trƣờng THPT Xuân Đỉnh, có thể nói, mang khá đầy đủ tính đại diện

cho học sinh THPT nói chung.

Nếu nghiên cứu thực hiện tại các trƣờng chuyên, trọng điểm, trƣờng chất lƣợng

cao, học sinh có thể nói là xuất sắc nhất trên phạm vi cấp tỉnh, thành phố; mặt bằng

nhận thức, tri thức cũng nhƣ thái độ của các học sinh này sẽ cần đƣợc nghiên cứu ở

một cấp độ chi tiết và cao hơn. Với những trƣờng THPT không chuyên nằm ở khu vực

các quận hay trung tâm của các thành phố, thị xã... thƣờng có điểm chuẩn đầu vào

chênh lệc hơn hẳn so với vùng nông thôn, vùng sâu - vùng xa và đặc biệt khó khăn.

Mặt khác, hai địa bàn rất khác nhau này, không có đƣợc đa dạng văn hóa, kinh tế, xã

hội nhƣ ở vùng giáp ranh. Điều này tạo nên sự sàng lọc khá sâu sắc các đối tƣợng học

sinh thuộc các phân khúc trình độ nhận thức kiến thức, dẫn đến các đối tƣợng ở các

trƣờng thuộc 3 loại hình này không còn mang tính đại diện nhƣ mong muốn.

b) Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian : Trƣờng Trung học phổ thông Xuân Đỉnh, thuộc địa bàn

quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian : Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong thời gian năm học 2015

- 2016. Cụ thể: từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2017.

- Phạm vi nội dung :

+ Đề tài thực hiện trong phạm vi nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học

sinh trung học phổ thông về hiện nay.

+ Các vấn đề đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu chỉ bao gồm các nội dung về

nguyên nhân, diễn biến, biểu hiện, thích ứng với Biến đổi khí hậu hiện đại.

Page 10: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

4

4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

a) Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ thống tri thức và

cách thức tiếp cận trong đánh giá nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với vấn

đề BĐKH.

b) Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu cung cấp các cơ sở dữ liệu thống kê đáng tin cậy đối với

hoạt động giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, các phƣơng án đề xuất điều chỉnh và

nâng cao chất lƣợng giáo dục sẽ là cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý và đào tạo

trong tƣơng lai.

5. CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN

- Các tài liệu về cơ sở lý thuyết: các giáo trình, sách chuyên khảo trong và ngoài

nƣớc về đánh giá nhận thức và thái độ của đối tƣợng học sinh, giáo dục môi trƣờng,

thiên tai và BĐKH,...

- Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu, báo cáo thống kê có liên quan

tới quá trình giáo dục phổ thông về vấn đề BĐKH.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nghiên cứu đƣợc kết cấu thành ba

chƣơng:

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu nhận thức,

thái độ đối với biến đổi khí hậu.

Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu.

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu.

Page 11: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc

a) Nhận thức đối với biến đổi khí hậu

Các nghiên cứu về nhận thức đối với BĐKH đƣợc thực hiện theo những cách

tiếp cận, phƣơng pháp và kỹ thuật khác nhau. Bord và nnk. (2000) đã tiến hành khảo

sát về mức độ nhận thức đối với nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu tại Hoa Kỳ.

Nghiên cứu đã giải thích đƣợc các yếu tố tâm lý tác động tới hành vi “ủng hộ hoặc

phản đối” chính sách giảm phát thải khí nhà kính của các ngành. Kết quả của nghiên

cứu mối quan hệ giữa kiến thức thực tế về BĐKH và thái độ ứng xử đối với vấn đề

kiểm soát sự nóng lên toàn cầu. Cũng dựa trên cách tiếp cận khảo sát sự cảm nhận và

các chiến lƣợc thích ứng đối với sự biến đổi của khí hậu, Ishaya và Abaje (2008) đã

xác định đƣợc mức độ tác động tới các hoạt động khác nhau cũng nhƣ trở ngại ảnh

hƣởng tới sự thích nghi của cộng đồng dân cƣ tại Nigeria. Chính sự thay đổi của khí

hậu và môi trƣờng là nguyên nhân chính tạo ra sự đa dạng các hoạt động của con

ngƣời tại nơi đây. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra mối đe dọa tới sức khỏe, khả năng

cung cấp lƣơng thực, mức độ đa dạng sinh học cũng nhƣ tác động tiêu cực tới các đối

tƣợng phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xu thế này đã và đang thúc

đẩy cƣ dân bản địa trồng nhiều giống cây có mùa vụ sinh trƣởng ngắn hơn và chống

chịu tốt hơn ảnh hƣởng của thiên tai. Tuy nhiên, thiếu nhận thức về đánh giá nguồn

nƣớc, thích ứng dài hạn và kiến thức về kịch bản BĐKH là yếu tố cản trở tích hợp

khoa học kỹ thuật hiện đại vào công cuộc chống BĐKH tại khu vực này.

Leiserowitz (2009) nghiên cứu nhận thức và hiểu biết của các nhà khoa học

quốc tế đối với vấn đề BĐKH toàn cầu. Nhận thức của ngƣời dân Hoa Kỳ về nguy cơ

BĐKH đã chi phối tới cách thức phản ứng của họ với chính các mối nguy hiểm. Kết

quả nghiên cứu đã giải thích lý do cho sự trì hoãn thực hiện những phản ứng trƣớc

BĐKH. Nguyên nhân đều xuất phát từ chính sự phân bố không đồng đều về chi phí,

lợi ích cũng nhƣ khả năng kiểm soát các tác động của BĐKH. Sự thành công hay thất

bại của các chính sách ứng phó BĐKH thƣờng chịu ảnh hƣởng từ khả năng nhận thức

rủi ro của cộng đồng. Do đó, hiểu biết về khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ trở

thành tiền đề đánh giá hiệu quả chính sách trong tƣơng lai.

Quá trình đánh giá nhận thức là tiền đề để ra quyết định trong giải quyết vấn đề

thích ứng đối với BĐKH, là cơ sở để thực hiện đề xuất chính sách trong tƣơng lai.

Page 12: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

6

Gbetibouo (2009) đã tiến hành đánh giá nhận thức và khả năng thích ứng với BĐKH

của nông dân tại lƣu vực Limpopo, Nam Phi. Trên cơ sở phân tích thực tiễn sử dụng

tài nguyên và chống chịu tác động bất lợi của sinh kế, nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc cái

nhìn toàn cảnh về khả năng ảnh hƣởng tới khía cạnh môi trƣờng và kinh tế xã hội của

khu vực. Đồng thời, nghiên cứu đã khẳng định rõ mức độ chịu tác động phụ thuộc rất

nhiều vào khả năng thích ứng với sự thay đổi khí hậu của ngƣời nông dân. Bằng cách

tiếp cận “từ dƣới lên”, những hiểu biết của ngƣời dân đối với vấn đề BĐKH đƣợc tổng

hợp từ khảo sát của 794 hộ gia đình tại lƣu vực trong năm 2004, 2005. Các thay đổi

chiến lƣợc nhận dạng đƣợc qua quá trình đối sánh dữ liệu khí hậu tại các trạm khí

tƣợng, và thay đổi của ngƣời nông dân hoàn toàn phù hợp với sự gia tăng về nhiệt độ

và lƣợng mƣa trong giai đoạn này. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây

dựng chính sách tín dụng cho ngƣời nông dân nhằm cải thiện khả năng thích ứng với

các thay đổi trong tƣơng lai (Gbetibouo, 2009). Cũng với hƣớng nghiên cứu này,

Idrisa và nnk. (2012) đã kiểm tra khả năng nhận thức đối với vấn đề BĐKH của nông

dân tại khu vực Sahel Savannah, Nigeria. Dựa trên dữ liệu thống kê đa giai đoạn, kết

quả của nghiên cứu đã minh chứng nguồn lực tài chính và thiếu thông tin về thời tiết là

nguyên nhân chính đe dọa khả năng thích ứng với BĐKH. Tuy phần lớn ngƣời dân

nhận thức đƣợc tầm quan trọng của những thay đổi về khí hậu nhƣng phần lớn hoạt

động chống chịu với những thay đổi lại dựa trên những tập quán từ xa xƣa. Do đó,

biện pháp tăng cƣờng hoạt động giáo dục về BĐKH và ứng dụng công nghệ là phƣơng

án tối ƣu nhất nhằm khắc phục những hạn chế trong tập quán chăn nuôi của khu vực.

Năm 2012, tổ chức Asia Foundation đã đƣa ra khảo sát nhận thức của dân về nguyên

nhân và tác động của BĐKH tác động tới kế hoạch phát triển hiện tại và phƣơng

hƣớng trong tƣơng lai. Chính các giả thuyết về BĐKH đã tạo ra những ý tƣởng mới,

những cuộc tranh luận nhằm tăng cƣờng sự nỗ lực của cả chính phủ và cộng đồng

quốc tế trong giải quyết các hậu quả đang phải đối mặt tại Bangladesh. Trên cơ sở các

khảo sát quốc gia về các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm (bão, lũ, hạn hán, xâm nhập

mặn, ...), các bên đã tiến hành xây dựng các biện pháp về vốn, cơ chế hỗ trợ và các

chƣơng trình phát triển hay ứng phó với các tác động của BĐKH. Quá trình khảo sát

này đƣợc xây dựng trên các nội dung:

(i) hiểu biết về BĐKH;

(ii) các tác động của BĐKH ở cấp độ hộ gia đình;

(iii) nhận thức về nguyên nhân của BĐKH;

(iv) biện pháp giải quyết các vấn đề của BĐKH;

(v) nhu cầu và ƣu tiên trong vấn đề thích nghi;

(vi) các kinh nghiệm giảm thiểu tác động, ...

Page 13: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

7

Kết quả của báo cáo trở thành tiền đề để thống nhất các quan điểm của địa

phƣơng và quốc gia đối với chính sách và phƣơng án hành động đối với BĐKH; đầu tƣ

nâng cao năng lực thích ứng đối với các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng; xây dựng các quy

chế nhằm giải quyết vấn đề quản trị và chia sẻ những thiệt hại đối với các đối tƣợng

chịu tổn thƣơng một cách công bằng.

b) Thái độ đối với biến đổi khí hậu

Quá trình đánh giá thái độ của cộng đồng đối với các vấn đề môi trƣờng bắt đầu

đƣợc thực hiện tại Hoa Kỳ từ những năm 1970. Bord và nnk. (1998) công bố dữ liệu

điều tra quốc gia về hiện tƣợng nóng lên toàn cầu tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã tóm tắt

những thống kê về mức độ nhận thức, hiểu biết thực tiễn hay những mối quan tâm về

rủi ro liên quan tới BĐKH. Đồng thời, trên cơ sở này, nghiên cứu xác định đƣợc khả

năng sẵn sàng chi trả kinh phí nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác động tiêu cực tiềm

năng trong tƣơng lai. Với cách tiếp cận khai thác các nội dung về:

(i) mục tiêu môi trƣờng chung

(ii) xác định những sai lầm về các ảnh hƣởng tiêu cực;

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng BĐKH tuy đƣợc coi là một vấn đề toàn cầu song

chƣa đƣợc coi là vấn đề ƣu tiên giải quyết hiện thời. Ngoài ra, kết quả thống kê còn

cho phép chứng minh nhận định “nhận thức về BĐKH sẽ chi phối các hành động

“đánh đổi/hy sinh” lợi ích kinh tế trong đối phó các vấn đề môi trƣờng; thay vì tìm

cách thay đổi lối sống hiện thời của cộng đồng”. Nhƣ vậy, cách tiếp cận này không chỉ

kiểm định những mối quan tâm của cộng đồng mà còn phân tích khả năng phát triển

nhận thức về môi trƣờng trên toàn thế giới trong tƣơng lai (Dunlap và nnk., 1993).

Về thái độ đối với BĐKH, điều này phụ thuộc phần lớn vào mức độ hiểu biết

của cộng đồng. Do đó, cách thức tiếp cận xác định cũng trở nên rất đa dạng, điển hình

là khảo sát mức độ hiểu biết các thuật ngữ liên quan tới biến đổi toàn cầu (DEFRA,

2002; Bibbings, 2004); nóng lên toàn cầu (Norton và Leaman, 2004); hoặc khảo sát cả

hai vấn đề trên (MORI, 2005). Quá trình điều tra nhận thức nhìn chung khẳng định

rằng sự “thiếu chắc chắn” về nguyên nhân gây BĐKH dẫn tới sự khó khăn trong giải

quyết ảnh hƣởng tiêu cực có tính toàn cầu ở quy mô địa phƣơng. Điển hình cho vấn đề

này là nghiên cứu của Whitmarsh (2009). Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hiểu biết

của cộng đồng tới vấn đề BĐKH và nóng lên toàn cầu của cƣ dân phía nam nƣớc Anh.

Trên cơ sở phân tích định lƣợng, nghiên cứu đã chỉ ra xu hƣớng tách rời mối quan hệ

“nguyên nhân - tác động” khỏi vấn đề trách nhiệm giải quyết tác động có tính toàn cầu

đang diễn ra. Nhìn chung, xu hƣớng phân tách trong thái độ của cộng đồng đối với

Page 14: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

8

BĐKH phụ thuộc nhiều vào mức độ hiểu biết và nhận thức của cộng đồng đó trong

thực tiễn.

c) Nhận thức và thái độ của học sinh đối với vấn đề biến đổi khí hậu

Đối với các nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH, phƣơng

pháp tiếp cận nhằm giải quyết vấn đề này khá đa dạng. Ojala (2011) nghiên cứu mức

độ kỳ vọng trong nhận thức, kiểm tra mức độ ảnh hƣởng tới hành vi ủng hộ bảo vệ

môi trƣờng của sinh viên. Dựa trên kết quả đánh giá thực nghiệm, hai lựa chọn kỳ

vọng “xây dựng” và “từ chối” trở thành tiền đề xác định mức độ ủng hộ hoặc hạn chế

các hoạt động bảo vệ môi trƣờng (Ojala, 2011). Cũng theo định hƣớng này, Dijkstra

và Goedhart (2012) đã thực hiện nghiên cứu thái độ đối với các môn khoa học trong

mối tƣơng quan với các hành vi, thái độ và kiến thức đối với vấn đề bảo vệ môi

trƣờng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh tại các lớp lớn hơn thì mức độ sẵn

sàng ủng hộ tài chính nhằm bảo vệ môi trƣờng cao hơn.

Ngoài ra, phƣơng thức xác định nhận thức về môi trƣờng dựa trên mô thức môi

trƣờng mới (New Environmental Paradigm-NEP) cũng đƣợc ứng dụng rộng rãi.

Phƣơng thức này cho phép xác định thái độ, niềm tin, giá trị và thế giới quan đối với

môi trƣờng (Dunlap và nnk., 2000). Thế giới quan về môi trƣờng đề cập tới niềm tin,

giá trị và khái niệm hình thành nên nhận thức của cá nhân về vấn đề môi trƣờng

(Wong, 2012). Mô hình này còn cho phép khám phá sự tƣơng tác giữa con ngƣời và

môi trƣờng theo cách nhìn nhận thiên nhiên là một nguồn lực có tính hạn chế, có tính

cân bằng và chịu sự can thiệp của con ngƣời (Petegem và Blieck, 2006). Tuy nhiên,

cách tiếp cận NEP này mới bƣớc đầu đƣợc sử dụng cho cộng đồng theo ba khía cạnh:

(i) quyền của thiên nhiên;

(ii) khủng hoảng về mặt sinh thái;

(iii) sự miễn trừ của con ngƣời (Manoli và nnk., 2007).

Đối với các hành vi môi trƣờng, đây là sản phẩm của quá trình sử dụng các biện

pháp ứng xử trên nền tảng vai trò trách nhiệm, mức độ kiểm soát, kiến thức và thái độ

của từng đối tƣợng. Fielding và Head (2012) theo định hƣớng nghiên cứu này đã tiến

hành xác định cảm nhận của từng cá nhân tác động tới ý định hành động; cũng nhƣ

khả năng kiểm soát hành vi này đối với từng mức độ nhận thức khác nhau. Nghiên cứu

cũng chỉ ra rằng, các ý định và hành vi có trách nhiệm liên quan trực tiếp tới nhận thức

về trách nhiệm của cá nhân đối với môi trƣờng của cộng đồng. Đồng thời, đối tƣợng

học sinh và sinh viên có mức độ quan tâm và kiến thức về môi trƣờng cao hơn sẽ có ý

thức tham gia bảo vệ và ủng hộ các hoạt động môi trƣờng một cách chủ động hơn.

Page 15: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

9

Ngoài ra, một số nghiên cứu tập trung xác định mức độ hiểu biết và khái niệm

đối với BĐKH hay sự nóng lên toàn cầu thông qua các biểu đồ hoặc qua phân tích các

câu hỏi định tính/định lƣợng. Các nghiên cứu này đều cho thấy các quan niệm sai lầm

về các thuật ngữ trở nên hết sức phổ biến (Alan, 2013). Dù vai trò của giáo dục trong

giải quyết các thách thức của BĐKH đƣợc công nhận rộng rãi; lợi ích chiến lƣợc từ hoạt

động giáo dục nhằm giảm thiểu và thích ứng các tác động của BĐKH chƣa đƣợc khai

thác đúng mức. Bởi giáo dục cung cấp cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề nổi cộm

trong tiến trình phát triển bền vững, nâng cao sự hiểu biết về quan hệ nguyên nhân - hậu

quả tới mục tiêu sẵn sàng giải quyết các vấn đề đó. Đồng thời, giáo dục cho phép trang

bị kiến thức, kỹ năng, thái độ, khuynh hƣớng ứng xử và tích lũy năng lực ứng phó khi

phải đối mặt với các vấn đề đó (Mochizuki và Bryan, 2015).

d) Các nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi

Phƣơng pháp Delphi đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học. Điều

này xuất phát từ ƣu thế thông tin phản hồi cung cấp những tùy chọn các câu trả lời chung

của cả nhóm, giúp các thành viên trong nhóm có thể thay đổi tùy chọn ban đầu theo quan

điểm của tập thể (Clayton, 1997). Phƣơng pháp này cho phép tham khảo ý kiến chuyên

gia một cách khách quan, tránh đƣợc các góp ý có tính chủ quan (Rowe, 2007).

Chính từ những ƣu điểm này, phƣơng pháp Delphi đƣợc ứng dụng nhiều trong

các nghiên cứu về hiểu biết đối với vấn đề BĐKH. Kim và Chung (2013) đã nghiên

cứu đánh giá nguy cơ tổn thƣơng bởi BĐKH trên cơ sở cách tiếp cận phân tích ra

quyết định đa chỉ tiêu. Nghiên cứu trên cơ sở tích hợp kỹ thuật TOPSIS (Technique for

Order Preference by Similarity to Ideal Solution) và kỹ thuật Delphi, đã đƣa ra đánh

giá xếp hạng về môi trƣờng nƣớc tại Hàn Quốc. Kết quả của nghiên cứu không những

chỉ ra đƣợc những khu vực dễ chịu tổn thƣơng bởi BĐKH mà còn cho phép đánh giá

một cách tổng hợp vấn đề theo nhiều mục tiêu cụ thể. Chính sự kết hợp này đã biến

những kết quả có tính phản hồi trở nên chính xác hơn, cung cấp dữ liệu đầu vào cho

hoạt động phân loại nguồn nƣớc theo mục tiêu sử dụng và mức độ tổn thƣơng bởi

BĐKH. Scheer và Renn (2014) đã tiến hành rà soát những hiểu biết của cộng đồng về

các biện pháp địa kỹ thuật và những tác động của chúng đối với quá trình đối phó với

ảnh hƣởng của BĐKH. Dựa trên một cuộc tham vấn độc lập, kết quả thống kê đã chỉ ra

rằng các biện pháp địa kỹ thuật tuy đƣợc đồng tình cao nhƣng quá trình triển khai phải

đối mặt tín ngƣỡng và sự thiệt hại của cá nhân trong cộng đồng. Đồng thời, nhận thức

của ngƣời dân từ kết quả điều tra Delphi đã tạo ra cái nhìn toàn cảnh đối với hoạt động

thích ứng với BĐKH trong tƣơng lai. Coleman và cộng sự (2016) đã phân tích những

tác động và sự thích nghi của cộng đồng đối với mức nƣớc thấp tại khu vực đƣờng

thủy Trent-Severn, Canada. Nhu cầu và mong muốn của cộng đồng khác nhau trong

Page 16: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

10

bối cảnh những thay đổi về mực nƣớc do BĐKH,... đã tạo ra các thách thức đối với

hoạt động quản lý. Trên cơ sở tham vấn bằng phƣơng pháp Delphi cho ba nhóm đối

tƣợng (cƣ dân địa phƣơng, chính phủ và các công ty công nghiệp), nghiên cứu đã xác

lập đƣợc hai kịch bản suy giảm mực nƣớc cũng nhƣ mức độ tác động và thích nghi cho

từng đối tƣợng. Kết quả của nghiên cứu trở thành nền tảng đề xuất chính sách thích

ứng cho toàn cộng đồng cũng nhƣ phân tích nhận thức, tùy chọn khác nhau cho các

cộng đồng. Dicks và cộng sự (2016) đã đƣa ra những bằng chứng tổng hợp ngoài thực

tiễn trong việc tăng cƣờng kiểm soát sâu bệnh tự nhiên trong nông nghiệp bằng

phƣơng pháp chuyên gia. Sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp (trong đó có Delphi) đã

hình thành một chuỗi giải quyết vấn đề:

(i) tìm kiếm tài liệu;

(ii) tóm tắt tổng hợp;

(iii) đánh giá các bằng chứng bằng bảng hỏi chuyên gia.

Chính sách tiếp cận này đã tập hợp đƣợc một số lƣợng lớn các bằng chứng khác

nhau để trả lời cho quá trình thực hiện chính sách. Quá trình khảo sát với 300 mẫu đã

đánh giá một cách hệ thống về những thay đổi thời gian đối với sử dụng thuốc trừ sâu

và điều kiện tự nhiên. Trên cơ sở thống kê kết quả tham vấn, các giải pháp hữu hiệu

đƣợc lựa chọn nhằm đảm bảo hiệu quả môi trƣờng cũng nhƣ mục tiêu giảm sâu bệnh

trong mùa vụ.

Nhìn chung, kết quả tổng quan cho thấy số lƣợng các nghiên cứu đề cập

phƣơng pháp Delphi sử dụng trong nghiên cứu nhận thức và thái độ đối với BĐKH

còn ít, song đã đề cập tiềm năng ứng dụng phƣơng pháp này một cách cụ thể.

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

a) Các nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu

Các nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với BĐKH đƣợc tích hợp trong

nhiều chƣơng trình giáo dục về môi trƣờng khác nhau. Năm 2009, Nguyễn Đức Vũ đã

kết hợp nghiên cứu và giáo dục vấn đề BĐKH trong trƣờng phổ thông. Sự kết hợp này

hƣớng tới hình thành ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể để cải thiện môi trƣờng,

ứng phó với BĐKH cho tất cả mọi ngƣời, ngay từ khi còn là học sinh phổ thông. Trên

cơ sở các kết quả nghiên cứu từ các môn học có liên quan trực tiếp làm tiền đề, hoạt

động giáo dục nhận thức của học sinh có thể thực hiện thông qua một số nội dung môn

học và hoạt động ngoại khóa có tính thiết thực cao (Nguyễn Đức Vũ, 2009). Cũng

trong năm này, mục tiêu nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH thông

qua các môn học phổ thông là điều tất yếu của hoạt động của giáo dục môi trƣờng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc các nội dung chính trong hoạt động giáo dục về BĐKH

Page 17: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

11

(khái niệm, hệ quả, nguyên nhân, biện pháp ứng phó và kỹ năng,...). Tuy nhiên, nghiên

cứu cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức phải đối mặt khi áp dụng các nguyên tắc,

phƣơng pháp giáo dục khác nhau. Đây là yếu tố chính tác động tới mức độ hiệu quả về

mặt giáo dục nhận thức đối với vấn đề BĐKH của học sinh phổ thông (Nguyễn Thị

Minh Phương, 2009). Năm 2012, Hoàng Thị Kim Huyền và cộng sự đã thực hiện

“Giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Sinh học cấp Trung học phổ thông” trong

khuôn khổ của Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo

dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015". Bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản về

BĐKH trên các phƣơng diện:

(i) biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân;

(ii) tác động, ứng phó và hành động;

(iii) giáo dục và tuyên truyền;

Nghiên cứu đã nhấn mạnh tới vai trò của hoạt động giáo dục phổ thông trong

việc ứng phó với các tác động của BĐKH. Trên cơ sở đó, hoạt động giáo dục về nhận

thức đối với BĐKH đƣợc tích hợp trong môn Sinh học trên cơ sở các nội dung đào tạo,

giáo án và các bài tập tích hợp. Kết quả của nghiên cứu trở thành tài liệu cơ bản trong

định hƣớng nhận thức cho nhiều nhóm đối tƣợng học sinh phù hợp với tình hình cụ thể

tại từng địa phƣơng. Cũng với cách tiếp cận này, Lƣơng Quang Trung (2014) đã tiến

hành thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng và BĐKH vào trong môn sinh

học lớp 12. Trên cơ sở các phân tích định lƣợng và thực nghiệm, nghiên cứu đã khắc

phục những hạn chế trong cấu trúc nội dung sinh thái học mà vẫn đảm bảo tích hợp

giáo dục thêm các nội dung về môi trƣờng và BĐKH trong giảng dạy môn Sinh học.

Các phƣơng án tích hợp của nghiên cứu đã tạo điều kiện cho việc xây dựng các giáo

án minh học có tính khả thi và mức độ hiệu quả cao đối với lĩnh vực giáo dục. Cách

tiếp cận này cũng đƣợc Nguyễn Văn Khải và cộng sự tiến hành thực hiện đối với môn

Vật lý (Nguyễn Văn Khải và cộng sự, 2012). Phạm Thị Kim Hoa (2014) trên cơ sở

thực hiện nghiên cứu đề xuất giải pháp giáo dục BĐKH trong các trƣờng trung cấp

chuyên nghiệp, đã xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn trong đề xuất các giải pháp giáo

dục BĐKH trong lĩnh vực giáo dục. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh sự đa dạng

hóa giáo dục BĐKH thông qua hoạt động ngoại khóa là biện pháp khả thi và hiệu quả

cao. Các nội dung về biểu hiện, nguyên nhân và tác động cũng nhƣ các giải pháp ứng

phó cần thiết đều thể hiện tính liên ngành cao. Điều này tạo đà cho học viên có thể

phát huy kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với các vấn đề BĐKH.

Các nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức và thái độ đối với BĐKH còn hiện

diện trong nhiều báo cáo mang tính truyền thông về vấn đề môi trƣờng. Các nghiên

cứu này hết sức đa dạng về cách tiếp cận: ứng phó với BĐKH cho đối tƣợng trẻ em

Page 18: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

12

(Bộ Giáo dục và đào tạo, 2015); lồng ghép các nội dung BĐKH vào quản lý thảm họa

tại cộng đồng (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2007); phƣơng án phòng ngừa các thảm

họa có liên quan tới BĐKH (Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2006) hay thông qua các

chiến lƣợc truyền thông đối với BĐKH (CBCC, 2010). Ngoài ra, quá trình này còn

đƣợc thể hiện thông qua các bài học thực tiễn nhằm thay đổi hành vi và nhận thức đã

đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu của Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trƣờng và Cộng

đồng (Live & Learn) đã tiến hành đánh giá tình hình BĐKH cũng nhƣ xây dựng các

tiêu chí chọn lựa của mô hình ứng phó. Từ hoạt động quản lý tài nguyên và phát triển

sinh kế nhằm thích ứng với BĐKH, các mô hình đạt hiệu quả cao đƣợc thống kê và

đƣợc trình bày cụ thể. Trong đó, các hoạt động nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi

đƣợc áp dụng nhƣ:

(i) xây dựng năng lực ứng phó của các tổ chức;

(ii) nâng cao năng lực của cộng đồng với sự tham gia của trẻ em;

(iii) thúc đẩy tham gia và kết nối thanh niên thông qua các hành động thiết

thực;

(iv) xây dựng lối sống xanh trong trƣờng học và cộng đồng.

Chính những kinh nghiệm này cung cấp các tùy chọn về giải pháp nhằm nâng

cao khả năng nhận thức cũng nhƣ tác động tới thái độ khi ứng phó với BĐKH (Live &

Learn, 2011).

b) Các nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi

Tại Việt Nam, số lƣợng các nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp phân tích

Delphi trong nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng nói chung và BĐKH

nói riêng không có nhiều. Có thể kể một số nghiên cứu ứng dụng nhƣ: lựa chọn các chỉ

số đánh giá phát triển bền vững (Lê Trịnh Hải và nnk., 2008); đánh giá chất lƣợng

nƣớc (Nguyễn Lê Trang và nnk., 2014); tích hợp Delphi với phƣơng pháp AHP trong

đánh giá tác động của công trình giao thông tới tài nguyên, môi trƣờng và kinh tế xã

hội (Nguyễn Hoàng Sơn và Trương Văn Phượng, 2016); tham vấn ý kiến trong phân

vùng chất lƣợng nƣớc (Nguyễn Lê Tú Quỳnh, 2016). Nhìn chung, các nghiên cứu đã đi

sâu ứng dụng một cách toàn diện các ƣu điểm của phƣơng pháp Delphi khi tiến hành

tham vấn nhiều nhóm đối tƣợng độc lập. Từ đây, các yếu tố thuộc tính của từng đối

tƣợng đƣợc phản ánh và thống kê một cách đầy đủ, chi tiết.

Page 19: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

13

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU

1.2.1. Khái niệm và các quan điểm về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu

Nhận thức và thái độ đƣợc định nghĩa và giải thích theo nhiều cách khác nhau

(Laugksch, 2000). Ban đầu, nhận thức đƣợc hiểu là “những điều mà công chúng nên

biết trong khoa học” (Durant, 1993). Sau này, với sự phát triển của các ngành khoa

học và khả năng tƣ duy, nhận thức đã đƣợc định nghĩa theo nhiều cách thức tiếp cận

khác nhau. Theo Ban và Hawkins (2000), nhận thức là “quá trình thu nhận thông tin

hoặc được kích thích từ môi trường và biến đổi thành cảm nhận về tâm lý” (Ban và

Hawkins, 2000). Điều này phản ánh sự khác biệt khi suy luận về một hay nhiều tình

huống bằng cách sử dụng các tập hợp thông tin giống nhau hoặc khác nhau. Từ đó,

kiến thức, sự quan tâm, văn hóa và sự các quá trình xã hội khác nhau đã định hình

hành vi của ngƣời sử dụng thông tin hoặc cố gắng gây ảnh hƣởng tới tình hình hoặc

hiện tƣợng (Banjade, 2003). Đây là một thuật ngữ phức tạp, phản ánh những giới hạn

(các tác động của các yếu tố xã hội và văn hóa nhằm kết cấu lại những hiểu biết về

môi trƣờng tự nhiên). Điều này thay đổi những hiểu biết của cá nhân trong quá khứ và

thái độ đang diễn ra ở hiện tại thông qua các giá trị, nhu cầu, ký ức, tâm trạng, hoàn

cảnh xã hội và mong muốn (Banjade, 2003). Có thể thấy rằng, nhận thức phản ánh và

tái hiện hiện thực vào tƣ duy; từ đó, những biểu hiện bên ngoài (hành động, cử chỉ, lời

nói, ...) hoặc cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động trƣớc một vấn đề hay hoàn cảnh

là những thái độ đƣợc phản ánh từ cách nhìn của nhận thức (Lê Lợi, 2014).

Nhận thức và thái độ đối với vấn đề nóng lên toàn cầu đƣợc phản ánh qua

những bằng chứng về sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu (gia tăng nhiệt độ, phân bố

lƣợng mƣa, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, ...). Ngoài ra, các hiệu ứng nhƣ gia tăng

mực nƣớc biển dâng, sa mạc hóa, sự tuyệt chủng các loài động thực vật, hay sự thay

đổi về điều kiện sản xuất nông nghiệp, ... đã và đang minh chứng rõ nét cho sự thay

đổi đó (IPCC, 2001). Tuy không thể xác định mức độ thay đổi cụ thể của các yếu tố

này nhƣng quá trình nhận thức xuất phát từ nguyên nhân của vấn đề BĐKH trở thành

đề tài tranh luận thƣờng xuyên nhất (Spellman và nnk, 2003):

(i) nhận thức về mức độ rủi ro để cộng đồng sẵn sàng chấp nhận đó là hệ quả

tất yếu của sự thay đổi của khí hậu;

(ii) nhận thức về nhu cầu phải thay đổi trên các khía cạnh kinh tế, hành vi và

thói quen giúp giảm thiểu những ảnh hƣởng và tác động có thể xảy ra.

Page 20: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

14

1.2.2. Đặc trƣng về nhận thức và thái độ đối với biến đổi khí hậu

Theo Bord và nnk (2000), quá trình đánh giá những kiến thức thực tế tác động

tới nhận thức và thái độ đối với vấn đề nóng lên toàn cầu, và các khuynh hƣớng hành

vi theo các giả thuyết sau:

- Mức độ hiểu biết chính xác hay không chính xác về nguyên nhân của sự nóng

lên toàn cầu sẽ liên quan trực tiếp tới niềm tin đối với hiện tƣợng BĐKH đang diễn ra;

cũng nhƣ tạo ra hành vi để thực hiện các giải pháp đối với vấn đề đó.

- Nhận thức về rủi ro cá nhân và xã hội sẽ dung hòa mối quan hệ giữa hiểu biết

vốn có và khuynh hƣớng hành vi trong tƣơng lai.

- Thái độ ủng hộ môi trƣờng sẽ liên quan gián tiếp tới hành vi và niềm tin đối

với các tác động của BĐKH. Trong khi, hiểu biết và nhận thức về rủi ro môi trƣờng có

thể là tiền đề cho việc giải thích những ảnh hƣởng đang diễn ra.

- Quan điểm về ô nhiễm không khí không thể thay thế đƣợc hiểu biết và những

mối quan tâm đối với vấn đề BĐKH.

- Những hiểu biết chính xác về BĐKH sẽ là yếu tố dự báo hiệu quả và duy nhất

tác động tới khuynh hƣớng hành vi và nhận thức/ niềm tin về sự nóng lên của Trái đất.

1.2.3. Các nhân tố tác động đến nhận thức và thái độ đối với BĐKH

Nếu nhƣ thông thƣờng, thích ứng và giảm nhẹ các ảnh hƣởng của BĐKH đƣợc

mô tả nhƣ những chiến lƣợc riêng biệt nhằm đầu tƣ cho các hoạt động giảm nhẹ tức

thời mà không phải trả cho các khoản đầu tƣ tƣơng tự trong tƣơng lai. Tuy nhiên, khi

quá trình thích ứng trở nên tốn kém hoặc tồn tại nguy cơ cao hơn dự kiến, chiến lƣợc

giảm nhẹ đƣợc lựa chọn nhằm giảm nhu cầu thích ứng. Tuy nhiên, chiến lƣợc giảm

nhẹ cũng tạo ra chi phí cơ hội cao và giảm tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế (Kane và

Shogren, 2000). Sự lựa chọn giữa thích ứng và giảm nhẹ lúc này phụ thuộc nhiều vào

mức độ rủi ro và thiếu chắc chắn của các giá trị xã hội. Khi các chi phí cho hoạt động

thích ứng không rõ ràng, hoạt động giảm nhẹ đƣợc coi là một giải pháp tối ƣu. Điều

này cho thấy những đánh giá về điều kiện và sự thay đổi về khí hậu trong quá khứ của

từng cá nhân sẽ quyết định tới lựa chọn thích ứng hay giảm nhẹ khi đối mặt với biến

đổi trong tƣơng lai (Jørgensen và Termansen, 2016).

Nhận thức đối với BĐKH mang một số đặc trƣng chính sau (Spellman và nnk,

2003):

(i) Là nguồn gốc của nhiều tranh cãi về mặt chính trị;

(ii) luôn tồn tại trong mối liên hệ phức tạp giữa khoa học và công nghệ;

(iii) những vấn đề cốt lõi thƣờng không có tính chắc chắn;

Page 21: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

15

(iv) mức độ nhận thức có liên quan tới mức độ rủi ro đối với cộng đồng;

(v) chịu ảnh hƣởng từ những khó khăn, những vấn đề gây tranh cãi về

thƣơng mại, sự thay đổi trong hành vi và chi phí xã hội.

1.2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu về thái độ và nhận thức đối với BĐKH của học

sinh THPT

Nghiên cứu về nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH đƣợc thể hiện qua

một mô hình khái niệm mô tả mối quan hệ giả thuyết (giữa niềm tin, động cơ và hành

động giảm thiểu hay thích ứng). Quá trình điều tra bằng bảng hỏi cho phép phân tích

và kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ đó. Số liệu khảo sát có thể đƣợc phân tích định

lƣợng đơn giản nhằm xác định cụ thể mối quan tâm (nhận thức) đối với các vấn đề khí

hậu liên quan trên các phƣơng diện: nguyên nhân và diễn biến của BĐKH; quan điểm

về BĐKH và yếu tố con ngƣời trong mối quan hệ đó; lựa chọn chiến lƣợc thích ứng và

giảm nhẹ,... Đồng thời, kết quả phải thể hiện đƣợc quan hệ giữa mức độ hiểu biết, kinh

nghiệm với các hành vi tƣơng ứng trong thực tiễn (Jørgensen và Termansen, 2016).

Hình 1.1. Mô hình khái niệm trong phân tích mối liên hệ giữa yếu tố tác động -

nhận thức - hành động đối với vấn đề BĐKH (Jørgensen và Termansen, 2016)

Sự liên kết chính xác giữa hiểu biết kiến thức khoa học về BĐKH sẽ trở thành

tiền đề hình thành các ý tƣởng và chủ đề nhằm xác lập các hành động ứng phó thích

hợp. Các mối quan tâm nếu đƣợc định hình từ những hiểu biết sai lầm sẽ dẫn tới các

biện pháp có chủ định mất đi tính hiệu quả. Có thể thấy rằng, hành động là kết quả tất

yếu của quá trình nhận thức về BĐKH (các tác động và nguy cơ). Trong khi, nhận

thức đối với BĐKH đƣợc xây dựng trên các yếu tố kinh tế xã hội, đặc trƣng đối tƣợng

và kinh nghiệm thực tiễn. Hành vi và thái độ của đối tƣợng đƣợc quan niệm là kết quả

có tính cá nhân, đại diện cho kiến thức của một nhóm đối tƣợng cụ thể; phụ thuộc trực

Yếu tố

- Yếu tố kinh

tế, xã hội.

- Đặc trƣng

của đối tƣợng

nghiên cứu.

- Kinh nghiệm

thực tiễn.

Nhận thức

- Biến đổi của

các yếu tố khí

hậu.

- Nguy cơ

Hành động

- Giảm nhẹ

- Thích ứng

- Không có

hành động cụ

thể

Page 22: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

16

tiếp vào mức độ chịu tổn thƣơng của BĐKH cũng nhƣ kinh nghiệm đối mặt trong quá

khứ (dựa trên các sự kiện lịch sử) của đối tƣợng.

1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Nhận thức rõ những ảnh hƣởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra, Thủ

tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chƣơng

trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày

2/12/2008). Để thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ

trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH

của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đƣa các nội dung ứng

phó với BĐKH vào chƣơng trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015".

Giáo dục nâng cao nhận thức về BĐKH là một trong những giải pháp tốt nhất

để ứng phó với BĐKH, thông qua giáo dục tạo cảm xúc, thay đổi nhận thức, hành vi,

thái độ đối với BĐKH toàn cầu.

* Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa XI về

chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng,

giải pháp về tăng cƣờng, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức,

hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo

vệ môi trƣờng của Nghị quyết đã chỉ rõ:

- Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tƣợng ƣu tiên

tuyên truyền, giáo dục; đƣa nội dung ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo

vệ môi trƣờng vào chƣơng trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ

lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh

thiên tai, thích ứng với BĐKH cho mọi ngƣời dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

* Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ ban

hành Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH. Trong nhiệm vụ 7 mục c - Nâng cao nhận thức,

giáo dục và đào tạo của Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH đã nêu:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các

thành phần xã hội về các vấn đề BĐKH.

- Xây dựng các phƣơng pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về

BĐKH cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến

về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cƣ và

địa bàn trọng điểm.

Page 23: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

17

- Đƣa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chƣơng trình, bậc giáo dục, đào

tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao các chuyên

ngành liên quan đến thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính.

- Tăng cƣờng ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong

phòng, tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân

thiện với khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển

hình tốt trong ứng phó với BĐKH.

* Quyết định số 4619/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010 về việc phê

duyệt Dự án “Đƣa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chƣơng trình

giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu chung “Đƣa đƣợc các nội dung

về BĐKH và ứng phó với BĐKH trình giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục

quốc dân”. Các mục tiêu cụ thể hóa gồm:

- Đến 2013, phổ biến tài liệu BĐKH và ứng phó với BĐKH, cung cấp cho các

cơ sở giáo dục.

- Đến 2014, 100% giáo viên, giảng viên đứng lớp đƣợc trang bị kiến thức về

BĐKH và ứng phó với BĐKH;

- Đến 2015, 100% học sinh, sinh viên đƣợc trang bị kiến thức về BĐKH và ứng

phó với BĐKH.

* Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tƣớng

Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

Nhiệm vụ 5 của chƣơng trình giáo dục là nâng cao nhận thức và phát triển

nguồn nhân lực. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và

trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực,

nhất là nguồn nhân lực trình độ cao: (i) Hoàn thiện, cập nhật và phổ cập rộng rãi tài

liệu và phƣơng tiện phục vụ nâng cao nhận thức; (ii) Triển khai kế hoạch nâng cao

nhận thức, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục, đào tạo các cấp; (iii)

Trên 80% cộng đồng dân cƣ và 100% công chức, viên chức nhà nƣớc có hiểu biết cơ

bản về BĐKH và các tác động của nó.

Những đề tài nghiên cứu về BĐKH đƣợc nghiên cứu ngày càng nhiều. Các

cuộc hội thảo, các chƣơng trình, các dự án về lồng ghép tích hợp BĐKH trong các cấp

học, các lĩnh vực đã đƣợc thực hiện ở nhiều cấp. Cho tới nay, yêu cầu đƣa giáo dục

BĐKH nhƣ một nội dung giáo dục bắt buộc vào nhà trƣờng phổ thông vẫn chƣa đƣợc

chính thức hoá. Bộ GDĐT đã xây dựng và trình lên cấp trên chƣơng trình hoạt động

thực hiện giáo dục về BĐKH của ngành. Hiện bƣớc đầu đã có một số hoạt động khởi

Page 24: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

18

động nhƣ một số đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với tổ chức Oxfam và tổ chức

Cứu trợ trẻ em tổ chức cuộc thi tìm hiểu về BĐKH cho học sinh, sinh viên (Theo công

văn số 8225/Bộ GDĐT- CTHSSV ngày 18/9/2009 về việc thi tìm hiểu BĐKH).

Tuy nhiên trong nhiều chƣơng trình, sách giáo khoa môn học của nhà trƣờng

phổ thông đã đề cập đến vấn đề BĐKH và hậu quả của nó nhƣ là một nội dung tất yếu

của giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Đó là cơ hội để sớm triển khai giáo dục về sự BĐKH

trong nhà trƣờng phổ thông Việt Nam. Giáo dục về BĐKH phải giúp cho học sinh có

hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống

con ngƣời và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có đƣợc những

kỹ năng cần thiết để ứng phó với tác động do sự BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho

học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại hạn chế sự BĐKH.

Chức năng tổng quát nhất và cao quý nhất của giáo dục là “trồng ngƣời”, rèn

luyện và phát triển nhân cách ngƣời lao động. Giáo dục trong nhà trƣờng đóng vai trò

quyết định đối với việc hình thành tƣ cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối

với môi trƣờng (MT), trong đó có cách ứng xử trƣớc hiện tƣợng BĐKH của mỗi cá

nhân. Một khi học sinh có đƣợc những hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân

cũng nhƣ tác động trực tiếp của nó đối với cuộc sống của ngƣời dân, với sự tồn vong

của đất nƣớc Việt Nam thì trong mọi hành động các em sẽ cân nhắc để hạn chế nguy

cơ dẫn đến BĐKH, chọn lối sống thân thiện với môi trƣờng vì mục tiêu phát triển bền

vững. Giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính

bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ mục

tiêu của giáo dục về BĐKH.

Giáo dục cung cấp cho ngƣời học hệ thống kiến thức khoa học, bồi dƣỡng

phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo và kỹ năng hoạt động thực tiễn, nâng cao trình độ học

vấn, phát triển năng lực của mỗi cá nhân và hình thành lối sống văn hoá. Qua giáo dục

mỗi con ngƣời trở thành ngƣời lao động tự chủ, năng động, thông minh và sáng tạo

tham gia một cách có ý thức trách nhiệm vào công cuộc xây dựng và phát triển cộng

đồng, đất nƣớc. Giáo dục thông qua các môn học và hoạt động, giúp học sinh có đƣợc

sự hiểu biết đầy đủ và khoa học về hiện tƣợng BĐKH cũng nhƣ có điều kiện rèn luyện

cho học sinh cách ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây nên. Vì vậy đứng trƣớc

nguy cơ BĐKH, giáo dục phổ thông có trách nhiệm và khả năng đóng góp một cách

hiệu quả vào việc tăng cƣờng nhận thức và khả năng ứng phó với BĐKH.

Hiện nay, mục tiêu giáo dục về BĐKH tại các trƣờng THPT tại Việt Nam đề

cập chủ yếu tới các nội dung:

- Nội hàm của BĐKH (khái niệm/ thuật ngữ);

Page 25: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

19

- Hệ quả của BĐKH và tác động của nó trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu

vực - địa phƣơng (trƣớc mắt và tƣơng lai);

- Nguyên nhân của sự BĐKH, đặc biệt là những nguyên nhân do con ngƣời tạo

ra, nhƣ phát thải khí nhà kính gây nên sự nóng lên toàn cầu,…;

- Những biện pháp hạn chế tác nhân gây nên BĐKH trên phạm vi toàn cầu,

quốc gia và địa phƣơng, biện pháp hành chính (chính sách), biện pháp kỹ thuật,…;

- Ứng phó trƣớc tác động của BĐKH ở Việt Nam thông qua việc trang bị các kỹ

năng cần thiết trong ứng phó thiên tai tại các địa phƣơng.

Nhìn chung, quá trình hình thành nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH

của học sinh đƣợc hình thành dựa trên các kiến thức tích hợp trong nội dung các môn

học hay hoạt động giáo dục của nhà trƣờng là chính.

Page 26: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

20

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích tài liệu

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong phòng, giúp làm rõ cơ sở khoa học cũng

nhƣ các tài liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Những dữ liệu trên các bài báo, tạp

chí trong và ngoài nƣớc về khu vực nghiên cứu trong những năm gần đây đƣợc thu

thập và sàng lọc kỹ lƣỡng. Trên cơ sở này, các tài liệu đƣợc phân loại theo vấn đề và

mục tiêu nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng hƣớng lựa chọn phƣơng pháp thích hợp để giải

quyết vấn đề cũng nhƣ mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, phƣơng pháp hỗ trợ làm rõ cơ

sở khoa học cũng nhƣ định hƣớng tốt hơn trong quá trình thu thập tài liệu trong và

ngoài nƣớc về hƣớng phân tích nhận thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH trong

những năm gần đây.

2.1.2. Phƣơng pháp chọn mẫu

Số lƣợng mẫu điều tra thích hợp trong một nghiên cứu nói chung và nghiên cứu

tích hợp phƣơng pháp Delphi nói riêng đƣợc khuyến cáo phải đảm bảo số lƣợng tối

thiểu phản ánh toàn bộ đặc trƣng đánh giá của đối tƣợng (Delbecq et al., 1975). Số

lƣợng bảng hỏi tối ƣu có thể dao động quanh mức 10-15 phiếu nếu vấn đề đƣa ra có

tính đồng nhất (Delbecq et al., 1975); hoặc duy trì ở mức dƣới 50 phiếu cho một nhóm

đối tƣợng cụ thể (Witkin & Altschuld, 1995).

Bảng 2.1. Một số nghiên cứu lựa chọn mẫu trong điều tra Delphi

Tác giả Số lƣợng mẫu Lý do lựa chọn

Cochran, 1983 < 10 Độ tin cậy cao

Delbecq et al., 1975

Clayton, 1997

10 - 15

15 - 30

Tính đồng nhất cho các ý tƣởng mới

Ludwig, 1997 15 - 20

Witkin & Altschuld, 1995 < 50 Dành cho các đối tƣợng đặc biệt

Osborne, 2003 10 - 30 Sai số sẽ xuất hiện nếu tăng

Haussler & Hoffman, 2000 20 - 50

Thông thƣờng, các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp Delphi sử dụng từ 15-20

ngƣời trả lời (Ludwig, 1997); nhƣng số lƣợng lớn hơn vẫn có thể xảy ra (Delbecq và

nnk, 1975). Bởi nếu kích thƣớc mẫu quá nhỏ, kết quả đạt đƣợc từ điều tra các đối

tƣợng sẽ không thể cung cấp một góc nhìn “đại diện” cho nhận định đƣợc đƣa ra.

Trong khi, nếu kích thƣớc mẫu quá lớn, những hạn chế vốn có trong phƣơng pháp

Delphi hoặc điều tra thông thƣờng (tỷ lệ đồng thuận thấp, lƣợng thời gian điều tra ở

mức cao, sai số lớn và quá trình tham vấn gặp nhiều khó khăn,...) sẽ phát sinh và chi

Page 27: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

21

phối kết quả điều tra (Chia-Chien Hsu, 2007). Xuất phát từ lý do này, trên cơ sở số

lƣợng đối tƣợng học sinh đại diện cho trƣờng và mục tiêu của nghiên cứu, đề tài đã

tiến hành điều tra 56 phiếu.

2.1.3. Phƣơng pháp Delphi

Trên cơ sở xây dựng các bảng hỏi phục vụ điều tra xã hội học, phƣơng pháp

Delphi tích hợp trong các phiếu hỏi cho phép xác định một cách đầy đủ mức độ nhận

thức và thái độ đối với vấn đề BĐKH.

a) Khái niệm, đặc trưng và phân loại về phương pháp Delphi

Phƣơng pháp Delphi đƣợc định nghĩa là “một phương pháp để cấu trúc một

quá trình giao tiếp sao cho quá trình đó có hiệu quả trong việc cho phép một nhóm

hoặc một cá nhân giải quyết được một vấn đề phức tạp” (Linstone & Turoff, 1975). Từ

đó tới nay, Delphi đƣợc nhìn nhận nhƣ một phƣơng pháp nghiên cứu trong một cuộc

khảo sát (Wang và nnk, 2003); một thủ tục (Rogers & Lopez, 2002), phƣơng thức tiếp

cận (Crisp và nnk, 1997) hay một kỹ thuật (Sharkey & Sharples, 2001). Khởi đầu là

một cách để giải quyết các dự báo quân sự của công ty RAND (Hoa Kỳ) vào năm

1944 (Gupta & Clarke, 1996), phƣơng pháp Delphi dần trở thành cách tiếp cận phổ

biến, dễ dàng tùy biến cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau (Crisp và nnk, 1997).

Tuy số lƣợng các nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp Delphi rất đa dạng nhƣng

có thể phân loại thành 3 nhóm chính (Zolingen & Klaassen, 2003):

- Delphi cổ điển (Classic): Các nghiên cứu này đƣợc đặc trƣng bởi năm yếu tố

(giấu tên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kiểm soát thông tin phản hồi, thống kê và kiểm soát

mức độ đồng thuận của những ngƣời có chuyên môn đối với vấn đề cụ thể).

- Delphi chính sách (Policy): Các nghiên cứu không hƣớng tới một sự đồng

thuận cao trong quá trình tham vấn những ngƣời có chuyên môn mà các nghiên cứu

này tạo ra các lựa chọn chính sách thông qua một cuộc trao đổi đƣợc cấu trúc sẵn, có

tính công khai. Delphi lúc này đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ phục vụ xây dựng chính

sách và tham gia lấy ý kiến từ nhiều bên khác nhau. Các nghiên cứu kiểu này đƣợc đặc

trƣng bởi sự giấu tên có chọn lọc, lặp đi lặp lại, kiểm soát thông tin phản hồi, đƣa ra

những ý kiến trái chiều nhƣng vẫn có thể thảo luận thông qua một cuộc họp nhóm.

- Delphi ra quyết định (Decision): đây là các nghiên cứu sử dụng cho việc ra

quyết định trong các vấn đề xã hội đƣợc tạo ra bởi một nhóm các nhà quản lý hơn là

chỉ dựa trên ý kiến của một số ngƣời nhất định. Quá trình lựa chọn quyết định phụ

thuộc vào vị trí của ngƣời ra quyết định và mục đích để cấu trúc lại những hiểu biết để

Page 28: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

22

tạo ra sự đồng thuận. Đặc trƣng cho các nghiên cứu này là các phƣơng án lựa chọn

phải đƣợc giấu tên.

Hình 2.1: Lịch sử hình thành và phát triển của kỹ thuật Delphi

(Nguồn: Uma G. Gupta, Robert E. Clarke 1996)

Mục đích của quá trình ứng dụng phƣơng pháp Delphi cho phép tiếp cận đã

đƣợc cấu trúc sẵn để thu thập dữ liệu thay vì tiếp cận một cách chủ quan (Broomfield

& Humphries, 2001). Các đặc trƣng của phƣơng pháp Delphi cho phép xác định mức

độ đồng thuận đối với những vấn đề có tính trái chiều hoặc không đủ căn cứ để ra

quyết định (Linstone & Turoff, 1975; Hasson và nnk, 2000). Nhìn chung, phƣơng pháp

Delphi hữu ích trong một số tình huống:

(i) vấn đề không thể phân tích một cách chính xác;

(ii) các vấn đề có tính đa ngành cao, không thể trao đổi trực tiếp;

(iii) số lƣợng phƣơng án quá lớn trong khi phải giải quyết trong thời gian ngắn;

(iv) xác định các phƣơng án thay thế hoặc các giả định có thể xảy ra;

(v) tìm kiếm sự đồng thuận trong các thông tin thu thập (Chia-Chien Hsu,

2007).

Một số đặc điểm của phƣơng pháp Delphi (Chia-Chien Hsu, 2007):

(i) Có tính khuyết danh: Điều này loại trừ hoàn toàn hình thức thảo luận trực

tiếp và công khai, loại trừ đƣợc yếu tố tâm lý. Cuộc trƣng cầu đƣợc tiến hành thông

600

1950

1964

1970

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Orade, Delphi Greece

Comprehensive Delphi study, USA

Other countries

Austria, South Africa,

Hungary

South Korea, France,

United Kingdom

First studies in milytary reseach

First Japanese Delphi study, STA

5th Japanese Delphi study

First comprehensive Geman

Delphi study Delphi „ 93

Japanese – Geman,

Mini – Delphi studies

6th Japanese Delphi study

Second comprehensive Geman

Delphi study Delphi „ 98

FUTUR The Process is going on

Page 29: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

23

qua bản tự khai khuyết danh và có ý kiến thông báo cho các chuyên gia, không nêu rõ

của ai.

(ii) Sử dụng tích cực các mối quan hệ ngược: Nhằm điều chỉnh các câu trả lời,

điều đó đƣợc thể hiện ở chỗ cuộc trƣng cầu đƣợc tiến hành qua nhiều giai đoạn, kết

quả trƣng cầu ở giai đoạn trƣớc đƣợc thông báo cho giai đoạn sau. Dựa vào các thông

tin đã đƣợc thông báo này mà các chuyên gia đánh giá điều chỉnh câu trả lời của mình.

Liên hệ ngƣợc cho phép loại bỏ những thông tin không có ích và giảm độ tản mạn

trong các câu trả lời, hạn chế những tác động từ bên ngoài tập thể.

(iii) Thống kê câu trả lời của nhóm chuyên gia để đƣa ra lựa chọn chính xác

nhất. Do đó, yêu cầu đặt ra khi sử dụng phƣơng pháp này là: (i) Câu hỏi đặt ra phải

cho phép trình bày phƣơng án trả lời dƣới dạng số lƣợng; (ii) Phải cung cấp đầy đủ

thông tin cho các chuyên gia dự báo: (iii) Câu trả lời từng vấn đề phải đƣợc chuyên gia

đánh giá có luận chứng.

Ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp (Chia-Chien Hsu, 2007):

- Ưu điểm: mục tiêu của phƣơng pháp Delphi là hƣớng tới đạt đƣợc sự đồng

thuận nên phƣơng pháp đảm bảo tạo cơ hội cho một số lượng lớn người có thể tham

gia đóng góp ý kiến và có sự tham gia của chuyên gia tại nhiều lĩnh vực. Xu hƣớng

câu trả lời được chọn theo số đông, tạo áp lực định hướng kết quả theo câu trả lời phù

hợp. Những ngƣời giấu tên có thể tham gia đóng góp ý tƣởng mà tránh đƣợc xung đột

khi phải đối mặt (sự hạn chế diễn đạt, cái tôi cá nhân,...), cho phép trả lời chính xác

hơn. Quá trình xử lý kết quả diễn ra nhanh, tiết kiệm và dễ quản lý.

- Nhược điểm: Do phƣơng pháp giấu tên nên đòi hỏi ngƣời tham gia phải có

trách nhiệm cao đối với câu trả lời của mình. Điều này khiến tính chính xác và độ tin

cậy của nghiên cứu phụ thuộc vào ý kiến cá nhân (mà không thể kiểm tra ngƣợc lại).

Đồng thời, kết quả phụ thuộc vào sự đồng thuận nên đôi khi kết quả thiếu tính khách

quan, chạy theo số đông. Nghiên cứu tiến hành qua nhiều vòng nên quá trình phân tích

phải thống nhất; nếu không nghiên cứu sẽ trở nên phức tạp, tốn thời gian và gặp khó

khăn trong việc duy trì sự nhiệt tình qua nhiều vòng hỏi đáp.

b) Quy trình thực hiện

Delphi là một kỹ thuật đƣợc thực hiện qua nhiều vòng (lặp đi lặp lại). Do phụ

thuộc vào vấn đề thời gian và sự sẵn lòng trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn mà nghiên

cứu đƣợc thực hiện trong 3 vòng. Nếu kết quả điều tra sau phân tích không đáp ứng

đƣợc yêu cầu đề ra, quá trình tham vấn sẽ bị dừng lại. Trình tự ba vòng phỏng vấn sẽ

diễn ra nhƣ sau:

Page 30: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

24

(i) Vòng thử nghiệm: Đây là giai đoạn xây dựng hệ thống các câu hỏi mở liên

quan tới vấn đề đặt ra. Bảng hỏi sau đó đƣợc gửi tới các chuyên gia để xin ý kiến phản

hồi. Từ đó, bảng hỏi sẽ đƣợc bổ sung, sửa đổi và điều chỉnh sao cho quá trình điều tra

đảm bảo đầy đủ thông tin, ngắn gọn và không gây khó khăn cho ngƣời đƣợc hỏi.

(ii) Vòng I: Bảng hỏi lúc này sẽ bắt đầu đƣợc tiến hành điều tra và đƣợc gửi tới

các đối tƣợng liên quan. Các phản hồi lúc này sẽ đƣợc tích hợp thêm thông tin, nhƣng

chỉ thống kê các ý kiến mà không nêu danh tính ngƣời đƣợc hỏi. Cần lƣu ý, thời gian

tối đa cho mỗi phiếu hỏi không quá dài gây khó chịu cho ngƣời trả lời, không gây ảnh

hƣởng tới kết quả sau này.

(iii) Vòng II: Kết quả sau khi kết thúc vòng này đƣợc thống kê và đánh giá

thông qua các chỉ số (chỉ số về độ tin cậy, mức độ đồng thuận, điểm số trung bình, độ

lệch chuẩn,...). Tổng số phiếu trả lời phải lớn hơn hoặc bằng 70% số phiếu trả lời của

vòng trƣớc thì kết quả mới đảm bảo tính chặt chẽ và độ tin cậy. Nếu nhỏ hơn thì quá

trình này coi nhƣ thất bại. Trong đó, độ lệch chuẩn đƣợc coi là thƣớc đo quan trọng

của độ biến thiên quanh điểm trung bình của từng câu hỏi. Khi độ biến thiên càng cao

thì mức độ đồng nhất và tin cậy càng thấp; và ngƣợc lại. Khi đó, độ tin cậy đƣợc xác

định bằng hệ số Kendall (W) (Schmidt,1997):

𝑊 = 12𝑆

𝑚2 ∗ (𝑛3 − 𝑛)

Trong đó, S: tổng độ lệch chuẩn bình phƣơng; m, n: là số phần tử tƣơng ứng

của đối tƣợng x và y.

Hệ số Kendall nằm trong khoảng từ 0 đến 1, là thƣớc đo phản ánh mức độ đồng

thuận và tin tƣởng. Nếu kết quả đạt đƣợc tính đồng thuận cao giữa các chuyên gia thì

phân tích Delphi chỉ cần thực hiện 2 vòng, mà không cần tiến hành vòng thứ 3.

Bảng 2.2. Giải thích về mức độ đồng thuận và mức độ tin tưởng liên quan tới hệ số

Kendall (W) (Schimidt, 1997)

Hệ số Kendall (W) Mức độ đồng thuận Mức độ tin tưởng

1,0 - 0,7 Rất mạnh Rất cao

0,7 - 0,5 Mạnh Cao

0,5 - 0,3 Trung bình Trung bình

0,3 - 0,1 Yếu Thấp

0,1 - 0,0 Rất yếu Không

Nhìn chung, kỹ thuật Delphi đƣợc tiến hành nhằm nhấn mạnh vai trò của các

chuyên gia am hiểu vấn đề nghiên cứu trong mục tiêu hƣớng tới quyết định kết quả

Page 31: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

25

cuối cùng sẽ khách quan và tin cậy hơn. Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam không phải

là vấn đề mới. Các biểu hiện của BĐKH nhƣ: nhiệt độ tăng, nƣớc biển dâng, hiệu ứng

nhà kính,... cũng nhƣ các vấn đề về xã hội, y tế xuất phát từ BĐKH đã đƣợc các nhà

khoa học trong ngành và các ngành khoa học liên quan tìm hiểu và nghiên cứu.

2.2. CƠ SỞ DỮ LIỆU

- Cơ sở dữ liệu: Các bài báo, tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu trong và

ngoài nƣớc về vấn đề nhận thức và thái độ của học sinh đối với vấn đề BĐKH.

- Lý do lựa chọn các chỉ tiêu trong bảng hỏi:

Quá trình tiếp cận nghiên cứu và đánh giá nghiên cứu về nhận thức và thái độ

đối với biến đổi khí hậu trƣớc tiên phải dựa trên cách thức tiếp cận thông tin của đối

tƣợng nghiên cứu. Một trong số đó phải kể tới những hoạt động giáo dục tại trƣờng

học (Iris Carolus & Michele Martin, 2009; Liarakou và nnk, 2011). Sau đó, những suy

nghĩ và cảm nhận về vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu lồng ghép bên trong những

tham vấn hiểu biết cơ bản về môi trƣờng (Anthony Leiserowitz, 2009; Bostrom và nnk,

1994). Từ những hiểu biết căn bản này, quá trình điều tra không chỉ kiểm chứng trình

độ nhận thức chung mà còn kiểm chứng đƣợc tính xác thực của các kết quả đánh giá

của từng phiếu hỏi. Đồng thời, các bảng hỏi về BĐKH cũng khai thác vấn đề bảo vệ

môi trƣờng nhƣ một giải pháp giảm thiểu tác động trong tƣơng lai (Dunlap & Scarce,

1991). Tiếp đó, những điều tra về sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, cách thức đối mặt

hay hiệu quả của mô hình thích ứng với BĐKH,... cũng là mục tiêu điều tra về mặt

nhận thức. Các câu hỏi tập trung khai thác các thông tin hỗ trợ công cụ thống kê (sản

lƣợng nông nghiệp, mức tƣới,...) nhằm phản ánh những bằng chứng ban đầu về sự tác

động của BĐKH tại khu vực (Gbetibouo G.A., 2009).

Trên nền kiến thức cơ bản này, những cảm nhận (mong muốn, trách nhiệm, lo

lắng,...) về mức độ tác động của BĐKH tới các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và môi

trƣờng đƣợc nhận thức một cách chủ động hơn (Bibbings, J., 2004; IPCC, 2007). Đối

với điều kiện tự nhiên, những lo lắng đối với nguy cơ về sự thay đổi yếu tố khí hậu

toàn cầu (Greg Spellman và nnk, 2003; Idrisa và nnk, 2012) đƣợc xác định thông qua

quá trình giám sát hoặc quan trắc theo thời gian (DARA, 2012). Những tác động từ sự

thay đổi mực nƣớc biển dâng đƣợc đem ra đối chiếu và so sánh (Susmita Dasgupta;

2007). Đối với lĩnh vực xã hội, thái độ đƣợc đánh giá một cách tỉ mỉ dựa trên cách tiếp

cận gián tiếp (Campbell, 1950); hay những nhìn nhận về tác động và bằng chứng của

quá trình thích nghi (Coleman và nnk, 2016). Một số câu hỏi hƣớng tới khai thác yếu

tố văn hóa của cộng đồng nhƣ là cách tiếp cận hiệu quả đối với nhiều vấn đề môi

trƣờng nảy sinh (Petegem, Blieck (2006). Đối với lĩnh vực môi trƣờng, thái độ đƣợc

thể hiện thông qua những phản ứng của cộng đồng về chất lƣợng sống và điều kiện

Page 32: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

26

môi trƣờng (DEFRA, 2002); hành vi môi trƣờng trong bối cảnh BĐKH (Dijkstra &

Goedhart, 2012); hoặc các phản ứng đối với hành vi tiêu dùng thân thiện với môi

trƣờng (Françoise Simon & Mary Woodell, 1997). Tất cả mục tiêu này đều hƣớng tới

tạo điều kiện tốt nhất để những ngƣời trẻ tham gia vào công tác bảo vệ môi trƣờng, coi

đó nhƣ một giải pháp giúp ứng phó với BĐKH trong tƣơng lai (Ojala, 2012).

Từ đây, những kỳ vọng về biện pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu các tác

động này đƣợc xây dựng dựa trên phân tích nguyên nhân hay cách thức khắc phục

những yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng tới mục tiêu ứng phó với BĐKH. Điều này đƣợc thể

hiện rõ trong quá trình điều tra về chính sách phù hợp với từng nguy cơ (Leiserowitz,

2006; Field, 2014); lựa chọn hành động phù hợp nhận thức (Fielding & Head, 2012;

Gbetibouo, 2009; Ishaya & Abaje, 2008); cách thức kết nối các mục tiêu BĐKH vào

chính sách (Kane & Shogren, 2000). Một số yếu tố kiểm soát, xác định trách nhiệm cá

nhân trong các hành động bảo vệ môi trƣờng cũng trở thành các chỉ tiêu căn bản đánh

giá nhận thức và thái độ của giới trẻ (Fielding & Head, 2012).

Nhƣ vậy, hệ thống dữ liệu và các câu hỏi đa mục tiêu đúc rút từ quá trình tổng

quan nghiên cứu là cơ sở để tiến hành xây dựng bảng hỏi phục vụ đánh giá nhận thức

và thái độ của học sinh đối với vấn đề BĐKH.

Trên cơ sở này, nghiên cứu tiến hành thực hiện qua các bƣớc sau:

Hình 2.2. Các bước nghiên cứu về nhận thức và thái độ của học sinh đối với BĐKH

Bƣớc 1. Xác định các yếu tố liên quan

Bƣớc 2. Xác định vấn đề nghiên cứu

3.1. Chuẩn bị

Bƣớc 4. Đề xuất giải pháp

Xác định mục tiêu

Lựa chọn nhóm học sinh

tham vấn

Thiết lập bảng hỏi

3.2. Điều tra

Vòng 1

Vòng 3

Vòng 2

3.3. Phân tích kết quả

Bƣớc 3. Đánh giá nhận thức,

thái độ của học sinh đối với BĐKH

bằng phƣơng pháp Delphi

Xác định các lựa chọn

Phân tích các lựa chọn

Page 33: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

27

Bƣớc 1: Xác định các yếu tố liên quan tới vấn đề nhận thức và thái độ đối với

BĐKH. Dựa trên quá trình tổng quan tài liệu, nghiên cứu đúc rút các nội dung cần tập

trung điều tra phục vụ quá trình đánh giá (các hiểu biết chung về môi trƣờng; nguyên

nhân, khái niệm và biểu hiện của BĐKH; diễn biến trong nhận thức và thái độ,...).

Bƣớc 2: Tiến hành giới hạn và điều chỉnh các nội dung về nhận thức và thái độ

đối với BĐKH sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo khung phân tích

tuần tự và logic.

Bƣớc 3: Quá trình đánh giá nhận thức và thái độ đối với BĐKH đối với đối

tƣợng trung học phổ thông đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp Delphi. Trong đó,

các nội dung nghiên cứu đƣợc chia thành ba giai đoạn:

(i) giai đoạn chuẩn bị (xác định các mục tiêu cần nghiên cứu, tiến hành lựa

chọn nhóm học sinh điều tra và thiết lập bảng hỏi thử nghiệm);

(ii) điều tra bằng bảng hỏi với 2 vòng;

(iii) phân tích các kết quả dựa trên thống kê và xác định tính đồng thuận.

- Mục tiêu của nghiên cứu phải đƣợc xác định một cách cụ thể; điều này tác

động mục đích khi thành lập bảng hỏi. Điều này nhằm tránh tình trạng lãng phí thời

gian do nội dung sai mục đích, thừa hoặc thiếu về nội dung.

- Thiết lập bảng hỏi cho vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi thử nghiệm khi đó đƣợc

gửi tới tham vấn các học sinh đại diện (vòng thử nghiệm). Các kết quả phản hồi sẽ

đƣợc tiếp nhận và chỉnh sửa trƣớc khi tiến hành phỏng vấn cụ thể.

- Đối với quá trình điều tra, vòng 1 sẽ gửi bảng hỏi tới từng học sinh để thu thập ý

kiến. Các kết quả đƣợc đánh giá và phân tích nhằm thu đƣợc bảng tóm tắt ý kiến thu nhận.

- Từ vòng 2, báo cáo tóm tắt sẽ đƣợc gửi trở lại các học sinh đã đƣợc phỏng vấn

ở vòng 1. Các kết quả của vòng 2 sau đó tiếp tục đƣợc phân tích thông qua trị số trung

bình, độ lệch chuẩn, giá trị trung vị hay hệ số Kendall. Các nhận định sau đó đƣợc tóm

tắt để chuẩn bị cho vòng 3.

- Nếu kết quả phân tích từ vòng 2 chƣa đảm bảo thỏa mãn, bảng tóm tắt và bảng

hỏi ở vòng 3 tiếp tục sẽ đƣợc gửi tới các học sinh đã tham gia trả lời trƣớc đó. Các kết

quả sau đó đƣợc phân tích và tổng kết thành kết quả.

Bƣớc 4: Trên cơ sở các kết quả thu đƣợc, nghiên cứu tiến hành đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao nhận thức và thái độ của đối tƣợng học sinh THPT đối với vấn đề

BĐKH.

Page 34: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

28

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU

Bảng hỏi về nhận thức đƣợc thiết kế sau khi khảo sát và phân tích về thái độ

của học sinh với vấn đề BĐKH. Bảng hỏi này bao gồm 20 câu hỏi. Mục tiêu của bảng

hỏi này là đánh giá sự hiểu biết của học sinh về biến đổi khí hậu là gì, nó diễn ra trong

cuộc sống nhƣ thế nào và biểu hiện của BĐKH qua những hiện tƣợng gì. Do đó, nội

dung của phần nhận thức của học sinh về BĐKH có thể chia thành 4 phần chính: (i)

các khái niệm liên quan đến BĐKH (9 câu hỏi); Biểu hiện của BĐKH (5 câu hỏi);

Những tác động của BĐKH (4 câu hỏi); Giải pháp thích ứng với BĐKH (2 câu hỏi).

Hai mƣơi câu hỏi đã đƣợc thiết kế sau những góp ý của chuyên gia trong ngành

BĐKH, giáo dục và thực trạng về những hoạt động tìm hiểu liên quan đến BĐKH

đƣợc thực hiện tại trƣờng THPT Xuân Đỉnh. Mỗi câu hỏi đƣợc tổng quát hóa thông

qua 4 phƣơng án đã đƣợc thiết kế.

Bảng 3.1. Nội dung câu hỏi phần nhận thức về biến đổi khí hậu

Câu hỏi Nội dung

Câu 1. Biến đổi khí hậu là gì?

Câu 2. Biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra nhƣ thế nào?

Câu 3. Hiệu ứng nhà kính là gì?

Câu 4. Tại sao khí hậu lại biến đổi?

Câu 5. Trái đất nóng lên gây ra những hiện tƣợng gì?

Câu 6. Biểu hiện của BĐKH là gì?

Câu 7. Biến đổi khí hậu tác động nhƣ thế nào đến tự nhiên và xã hội?

Câu 8. Trái Đất sẽ có 9 tỷ ngƣời vào năm 2050. Điều này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến Biến

đổi khí hậu?

Câu 9. Biến đổi khí hậu đã xảy ra ở Việt Nam nhƣ thế nào?

Câu 10. Ở Việt Nam có những loại thiên tai nào?

Câu 11. Nƣớc biển dâng (do BĐKH) là gì?

Câu 12. Ngƣỡng nhiệt của hiện tƣợng rét đậm là bao nhiêu?

Câu 13. Thế nào là giảm nhẹ biến đổi khí hậu ?

Câu 14. Khả năng bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu là gì?

Câu 15. Nƣớc biển dâng không gây ra ảnh hƣởng nào đến đời sống và sản xuất?

Câu 16. Ứng phó với BĐKH là gì?

Câu 17. Năng lƣợng nào đƣợc gọi là năng lƣợng sạch?

Câu 18. Lợi ích của năng lƣợng sạch là gì?

Page 35: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

29

Câu 19. Cây xanh có liên quan gì đến BĐKH?

Câu 20. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn ra nhƣ thế nào?

(Nguồn: Bảng hỏi khảo sát ý kiến học sinh)

Trong đó, nội dung thứ nhất của phần nhận thức là các khái niệm liên quan đến

BĐKH đƣợc thiết kế trong 9 câu hỏi. Các khái niệm đƣợc đƣa ra gồm: BĐKH, hiệu

ứng nhà kính, nƣớc biển dâng, khả năng dễ bị tổn thƣơng, ứng phó với BĐKH. Nội

dung về “Biến đổi khí hậu là gì?” có đáp án đúng là “Sự thay đổi trạng thái của khí

hậu trung bình hoặc dao động của khí hậu trong một thời gian dài, thường là vài thập

niên hoặc dài hơn”. Số học sinh nhận thức đúng về khái niệm BĐKH là 49/56 ngƣời

(88% tổng số phiếu trả lời); có 16 % (10/56) học sinh tham gia trả lời hiểu sai khái

niệm về BĐKH là “BĐKH làm thời tiết nóng hơn, bất thường hơn”; 4% phiếu hỏi

hiểu BĐKH thành “Các dạng thiên tai như bão, lũ hạn hán bất thường hơn”. Theo

thống kê, những phiếu khảo sát có lựa chọn đúng là những học sinh biết đến BĐKH

thông qua sách giáo khoa, học trên trƣờng lớp và qua truyền thông; còn phần lớn số

học sinh không lựa chọn đáp án đúng là do có hình thức tiếp cận BĐKH là nghe từ gia

đình và ngƣời thân, do đó học sinh không lựa chọn chính xác khái niệm BĐKH là điều

có thể chấp nhận đƣợc.

Hình 3.10. Tỷ lệ phiếu lựa chọn

trả lời câu hỏi 1 Hình 3.11. Tỷ lệ phiếu lựa chọn

trả lời câu hỏi 2

Trong phần nhận thức về những khái niệm liên quan đến BĐKH, có hai nội

dung học sinh có nhiều nhầm lẫn là câu 4 và câu 18. Câu hỏi số 4 có nội dung “Tại

sao khí hậu lại biến đổi?” có đáp án đúng là “Khí hậu biến đổi do cả tự nhiên và con

người”. Tuy nhiên, trong câu này chỉ có 25/56 học sinh lựa chọn đáp án chính xác, còn

phần lớn học sinh lại cho rằng BĐKH xuất phát từ hoạt động con ngƣời (27/56 phiếu).

Page 36: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

30

Câu 18 là “Lợi ích của năng lƣợng sạch là gì?”, có đáp án đúng là “Không hoặc ít phát

thải khí nhà kính”; tuy nhiên chỉ có 16% học sinh lựa chọn đúng đáp án của câu hỏi,

phần lớn học sinh hiểu rằng năng lƣợng sạch có lợi ích bảo vệ môi trƣờng, giảm phát

thải (63%) và 20% học sinh cho rằng nó có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng. Mặc dù không

lựa chọn đáp án chính xác nhƣng nội dung các đáp án mà học sinh lựa chọn là một

phần lợ ích của năng lƣợng sạch, với sự hiểu biết không toàn vẹn về BĐKH thì kết quả

trả lời trong câu hỏi này có thể chấp nhận đƣợc.

Nội dung thứ 2 trong phần nhận thức là biểu hiện của BĐKH. 5 câu hỏi của nội

dung này là: biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra nhƣ thế nào?; biểu hiện của BĐKH là

gì?; biến đổi khí hậu đã xảy ra ở Việt Nam nhƣ thế nào?; ở Việt Nam có những loại

thiên tai nào?; ngƣỡng nhiệt của hiện tƣợng rét đậm là bao nhiêu? Trong đó, câu số 2

và câu số 6 là hai câu hỏi có nhiều lựa chọn chính xác nhất của học sinh. Câu hỏi“Biến

đổi khí hậu hiện nay diễn ra như thế nào?” có đáp án chính xác là c:“BĐKH bắt đầu

từ thế kỷ 19 với sự nóng lên toàn cầu, thiên tai và thời tiết cực đoan gia tăng với biểu

hiện dị thường hơn, ác liệt hơn”. Có 89% học sinh đã lựa chọn đáp án chính xác cho

câu hỏi này, 14% học sinh cho rằng BĐKH là quá trình vận động tự nhiên của khí hậu,

do đó con ngƣời không thể can thiệp vào sự biến đổi của chúng. Không có học sinh

nào lựa chọn đáp án “BĐKH không diễn ra”. Nội dung của câu hỏi số 6“Biểu hiện

của BĐKH là gì?”, có đáp án chính xác là “Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, nước biển

dâng, xâm ngập mặn tăng cường, các hiện tượng thời tiết cực đoan, và thiên tai bất

thường và khốc liệt hơn”; trả lời câu hỏi này đã có 95% (53/56 phiếu) trả lời đúng, có

7 % học sinh cho rằng biểu hiện của BĐKH là trời nóng lên và thời tiết bất thƣờng

hơn. Nhƣ vậy, nhận thức của học sinh về biểu hiện của BĐKH khá cao. Tuy nhiên, khi

hỏi chi tiết về “Ngƣỡng nhiệt của hiện tƣợng rét đậm?” thì phần lớn học sinh có sự

nhầm lẫn là dƣới 9o

(55%), trong khi đáp án đúng là dƣới 15o (9% học sinh). Đây là

nội dung đòi hỏi sự hiểu biết khá sâu của học sinh về BĐKH, các học sinh trong

nghiên cứu này là học sinh cấp 3, nội dung chuyên sâu về BĐKH chƣa đƣợc tích hợp

vào chƣơng trình giáo dục. Vì vậy, sự nhầm lẫn trong câu hỏi này của học sinh là điều

có thể chấp nhận đƣợc.

Nội dung thứ 3 trong phần nhận thức là những tác động của BĐKH. Có 8 câu

hỏi đƣợc thiết kế để khảo sát nội dung này. Phần lớn học sinh đều hiểu đƣợc tác động

của BĐKH là: Băng tan, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn; xói lờ bờ sông, biển; sạt lở

đất; suy giảm tài nguyên nƣớc; Thiên tai nhƣ bão, lũ quét, giông lốc,nắng nóng, hạn

hán... xảy ra nhiều hơn, dị thƣờng hơn; El Nino, La Nina xảy ra nhiều hơn, kéo dài

hơn và cƣờng độ mạnh hơn; đây chính là đáp án chính xác trong câu hỏi số 5 “Trái Đất

nóng lên gây ra những hiện tƣợng gì?”, đã có 77% học sinh trả lời đúng trong câu hỏi

Page 37: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

31

này. Câu hỏi về tác động của BĐKH là “Trái Đất sẽ có 9 tỷ người vào năm 2050. Điều

này ảnh hưởng như thế nào đến Biến đổi khí hậu?”, đã có 91% học sinh (51/56 phiếu)

lựa chọn chính xác đáp án đúng trong câu hỏi này là “Tăng dân số đồng nghĩa với

tăng tiêu thụ tài nguyên, nước, năng lượng và tăng phát thải khí nhà kính”, có 9% học

sinh không có ý kiến gì cho câu hỏi này.

Qua đây có thể thấy, phần lớn học sinh đều nhận thức đƣợc tác động của biến

đổi khí hậu trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, nội dung về giải pháp thích ứng với

BĐKH thì phần lớn học sinh đều có lựa chọn đáp án chính xác trong 2 câu hỏi của nội

dung này. Câu 19 là “Cây xanh có liên quan gì đến BĐKH?”, có đáp án chính xác

“Cây xanh/rừng là bể chứa các bon, góp phần làm giảm phát thải”, đã có 93% học sinh

lựa chọn đáp án chính xác cho câu hỏi này. Vì cây xanh là chủ đề thƣờng xuyên đƣợc

nhắc tới trong các hoạt động ngoại khóa và trong các cuộc thi của trƣờng, do đó vai trò

của cây xanh đƣợc học sinh tìm hiểu nhiều.

Hình 3.12. Số lượng phiếu lựa chọn đáp án đúng trong bảng hỏi nhận thức

Nhƣ vậy, nhận thức của học sinh về BĐKH, biểu hiện của BĐKH và tác động

của BĐKH tới đời sống hằng ngày tƣơng đối cao. Các câu hỏi mang tính chuyên sâu

về BĐKH thì học sinh có nhận thức chƣa toàn diện, chƣa đầy đủ. Vai trò của cây xanh

trong bối cảnh BĐKH đƣợc học sinh tìm hiểu kĩ và nhận thức đƣợc vai trò quan tọng

của chúng trong đời sống hằng ngày.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

44 45

42

21

38

48 49

46

37

43 44

4

4644

32

42 41

6

4846

Page 38: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

32

3.2. THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.2.1. Kết quả Delphi vòng hỏi thử nghiệm

Đối với hành vi biến đổi khí hậu, bảng hỏi đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp

Delphi theo 06 nội dung chính sau:

(i) Những kiến thức cơ bản liên quan tới vấn đề môi trƣờng nói chung và biến

đổi khí hậu nói riêng;

(ii) Một số nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu mà học sinh đƣợc tiếp cận

từ truyền thông hay hoạt động giáo dục;

(iii) Một số quan điểm, suy nghĩ cá nhân về vấn đề biến đổi khí hậu;

(iv) Các lựa chọn hành động trong ứng phó với biến đổi khí hậu của từng cá

nhân;

(v) Các hành động hiện tại đang tham gia nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu;

(vi) Một số ý kiến và giải pháp đóng góp nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi

khí hậu. Sau đó, bảng hỏi này đƣợc thành lập và tiến hành tham vấn bởi 7 chuyên gia

khác nhau; gồm: 02 ngƣời trong lĩnh vực nghiên cứu về biến đổi khí hậu; 02 ngƣời

tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy các nội dung liên quan tới biến đổi khí hậu;

02 ngƣời chuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tìm hiểu vấn đề liên quan

đến môi trƣờng và BĐKH ngoài thực tế; 01 ngƣời chuyên quản lý chƣơng trình giảng

dạy của giáo viên tại trƣờng Trung học Phổ thông.

Quá trình tham vấn ý kiến chuyên gia đƣợc thực hiện theo nguyên tắc “ẩn

danh”. Do đó, bảng hỏi đƣợc gửi tới các chuyên gia và nhận lại góp ý, chỉnh sửa

không đề tên hay bút danh của bất kỳ chuyên gia nào. Bảng hỏi khi đó đƣợc gửi tới

chuyên gia và nhận lại các phản hồi. Nhìn chung, các kết quả đều thống nhất các lỗi

chính cần chỉnh sửa gồm:

(i) Lỗi về thiếu nội dung câu hỏi (3 góp ý);

(ii) Lỗi gây khó hiểu (6 góp ý);

(iii) Lỗi thiếu logic trong câu hỏi (6 góp ý);

(iv) Lỗi thiếu câu trả lời (4 góp ý).

Các nội dung cần chỉnh sửa và bổ sung này đƣợc tóm tắt trong bảng 3.1.

Page 39: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

33

Bảng 3.2. Những nội dung cần chỉnh sửa/bổ sung theo góp ý của chuyên gia trong

vòng thử nghiệm Delphi

Nội dung Góp ý Sửa/bổ sung

Câu hỏi phần II. Em đã

đƣợc giáo dục nội dung

nào liên quan đến BĐKH?

Thiếu nội dung hiểu biết

của bản thân về BĐKH

ngoài những nội dung

đƣợc học trong trƣờng.

Em đã biết hoặc đã đƣợc

học những nội dung nào

liên quan đến vấn đề

BĐKH.

II.9: Khả năng bị tổn

thƣơng do tác động của

BĐKH là gì?

Gây khó hiểu cho học sinh Khả năng bị ảnh hƣởng xấu

do tác động của BĐKH là

gì?

Câu hỏi trong mục III. Thiếu mục nội dung về

phƣơng thức tiếp cận

thông tin liên quan tới

BĐKH mà cá nhân đã trải

nghiệm.

Bổ sung thành mục 3.1.

Hãy liệt kê các phƣơng

thức tiếp cận thông tin về

BĐKH mà em đã trải

nghiệm.

3.2. Tác động đến đời sống Gây khó hiểu cho học sinh Tác động đến sinh hoạt cá

nhân, gia đình.

3.3 Những hy vọng của

bản thân về các vấn đề liên

quan đến BĐKH

Gây khó hiểu Những mong muốn của bản

thân về vấn đề liên quan tới

BĐKH.

3.8. Hãy liệt kê các yếu tố

"rào cản" bối cảnh BĐKH

mà em nhận biết đƣợc

Gây khó hiểu Hãy liệt kê những khó khăn

trong bối cảnh BĐKH mà

em nhận biết đƣợc.

4.3. Hãy liệt kê những

hành động em đã thực hiện

trong điều kiện xảy ra ngập

lụt

Thiếu logic Hãy liệt kê những hành

động em đã thực hiện sau

mỗi trận lũ lụt.

6.3. Em hãy đề xuất các

giải pháp truyền thông

nâng cao nhận thức BĐKH

hiệu quả cho cộng đồng

dân cƣ nơi em sinh sống

Thiếu câu trả lời Bổ sung: Làm cam kết về

sử dụng tiết kiệm trong gia

đình và lớp học.

Có hình phạt đối với các

bạn học sinh ra khỏi phòng

không tắt quạt, điện.

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ quá trình tham vấn ý kiến chuyên gia, 2016)

Nhìn chung, với những góp ý và nghiên cứu thực tiễn về đối tƣợng học sinh

THPT, mẫu phiếu hỏi đƣợc điều chỉnh nhằm phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu, trình

độ nhận thức của đối tƣợng đƣợc hỏi. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học

sinh trả lời câu hỏi một cách chính xác và dễ dàng.

Page 40: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

34

3.1.2. Kết quả điều tra vòng 1 về hành vi liên quan đến biến đổi khí hậu

Với nội dung đƣợc thể hiện trong 06 mục, nghiên cứu đã thu đƣợc kết quả

thống kê từ ý kiến của 56 học sinh. Các hành vi có liên quan tới vấn đề biến đổi khí

hậu đƣợc tiến hành phân tích theo từng mục của bảng hỏi.

a) Những nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu mà cá nhân học sinh biết hoặc

đã được học trong chương trình đào tạo

Với tổng số 40 nội dung về BĐKH đƣợc học sinh trƣờng THPT Xuân Đỉnh liệt

kê, tỷ lệ học sinh chủ yếu tập trung vào 20 vấn đề theo thứ tự lần lƣợt là:

(1) Biến đổi khí hậu là gì (56/56),

(2) BĐKH hiện nay diễn ra nhƣ thế nào (54/56),

(3) Hiệu ứng nhà kính là gì (47/56),

(4) Tại sao khí hậu lại biến đổi (43/56),

(5) Trái Đất nóng lên gây ra những hiện tƣợng gì (53/56),

(6) Biểu hiện của BĐKH là gì (50/56),

(7) Biến đổi khí hậu tác động nhƣ thế nào đến tự nhiên và xã hội (52/56),

(8) Trái đất sẽ có 9 tỷ ngƣời vào năm 2050, điểu này ảnh hƣởng nhƣ thế nào

đến BĐKH (45/56),

(9) BĐKH đã diễn ra tại Việt Nam nhƣ thế nào (56/56),

(10) Ở Việt Nam có những loại thiên tai nào (56/56),

(11) Nƣớc biển dâng là gì (48/56),

(12) Rét đậm rét hại là gì và có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đời sống sản xuất

(54/56),

(13) Hạn hán và nắng nóng là gì, có ảnh hƣởng nhƣ thế nào (50/56),

(14) BĐKH tác động đến nông nghiệp nhƣ thế nào (43/56),

(15) Nƣớc biển dâng ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất nhƣ thế nào (48/56),

(16) BĐKH tác động đến sức khỏe nhƣ thế nào (56/56),

(17) Ứng phó với BĐKH là gì (50/56),

(18) Năng lƣợng sạch gồm những loại nào (48/56),

(19) Lợi ích của năng lƣợng sạch là gì (51/56),

(20) Cây xanh có liên quan gì tới BĐKH (54/56).

Page 41: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

35

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện số lượng phiếu của 20 đáp án được lựa chọn nhiều nhất

Các câu hỏi đƣợc chia thành các nhóm:

(i) Nhóm các câu hỏi khái niệm công cụ;

(ii) Nhóm các câu hỏi về biểu hiện của BĐKH.

Trong đó, nhóm các vấn đề liên quan tới khái niệm công cụ là những câu hỏi

đƣợc đạt ra để khảo sát nhận thức của học sinh về BĐKH.

Bảng 3.3. Số lượng phiếu trả lời liên quan đến nhận thức về BĐKH

STT Khái niệm Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1 Biến đổi khí hậu là gì 56/56 100,00

2 Hiệu ứng nhà kính là gì 47/56 83,93

3 Nƣớc biển dâng là gì 48/56 85,71

4 Ứng phó với BĐKH là gì 50/56 89,29

(Nguồn: Kết quả khảo sát học sinh THPT Xuân Đỉnh, 2016)

Ngoài ra, biểu hiện của BĐKH đƣợc đƣa vào nội dung câu hỏi mở trong vòng

này, học sinh đƣợc liệt kê tất cả những hiểu biết của bản thân về biểu hiện của BĐKH.

Trên cơ sở những câu trả lời đó, những đáp án đƣợc đề cập nhiều nhất sẽ đƣợc lựa

chọn để thiết kế câu hỏi đóng trong vòng 2.

Bảng 3.4. Số lượng phiếu trả lời liên quan tới biểu biện của BĐKH

STT Biểu hiện - tác động Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

1 BĐKH hiện nay diễn ra nhƣ thế nào 54 96,43

5654

47

43

5350

52

45

56 56

48

54

50

43

48

56

5048

5154

0

10

20

30

40

50

60

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Số lƣợng phiếu 20 câu trả lời đƣợc lựa chọn nhiều nhấtPhiếu

Page 42: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

36

STT Biểu hiện - tác động Số

lƣợng

Tỷ lệ

(%)

2 Tại sao khí hậu lại biến đổi 43 76,79

3 Trái Đất nóng lên gây ra những hiện tƣợng gì 53 94,64

4 Biểu hiện của BĐKH là gì 50 89,29

5 Biến đổi khí hâu tác động nhƣ thế nào đến tự nhiên và xã hội 52 92,86

6 Trái Đất sẽ có 9 tỷ ngƣời vào năm 2050. Điểu này ảnh hƣởng nhƣ

thế nào đến BĐKH. 45 80,36

7 BĐKH đã xảy ra ở Việt Nam nhƣ thế nào 56 100,00

8 Ở Việt Nam có những loại thiên tai nào 56 100,00

9 Rét đậm rét hại là gì và có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến đời sống sản

xuất 54 96,43

10 Hạn hán và nắng nóng là gì và có ảnh hƣởng nhƣ thế nào 50 89,29

11 BĐKH tác động đến nông nghiệp nhƣ thế nào 43 76,79

12 Nƣóc biển dâng ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất nhƣ thế nào 48 85,71

13 BĐKH tác động đến sức khỏe nhƣ thế nào 56 100,00

14 Năng lƣợng sạch gồm những loại nào 48 85,71

15 Lợi ích của năng lƣợng sạch là gì 51 91,07

16 Cây xanh có liên quan gì đến BĐKH 54 96,43

(Nguồn: Kết quả khảo sát học sinh THPT Xuân Đỉnh, 2016)

b) Suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân về các vấn đề biến đổi khí hậu

Câu hỏi đƣợc thiết kế dƣới hình thức câu hỏi mở. Do đó, học sinh có thể liệt kê

đầy đủ các ý kiến của bản thân. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng hợp phiếu hỏi ở mỗi vấn đề,

các đáp án đƣợc nhiều học sinh đƣa ra sẽ đƣợc thống kê theo từng mục và đƣợc sử

dụng để thiết kế câu hỏi đóng tròng vòng hỏi tiếp theo.

Đầu tiên, vấn đề đặt ra đối với học sinh là “Hãy liệt kê các phương thức tiếp

cận thông tin BĐKH mà em đã trải nghiệm?”. Nhiều câu trả lời đƣợc học sinh liệt kê,

trong đó có bốn đáp án chiếm tỷ lệ nhiều nhất: Thông qua truyền thông (TV, nghe đài,

Internet); thông qua sách giáo khoa; Học trên trƣờng lớp và cuối cùng là Nghe từ gia

đình và ngƣời thân. Đây là bốn đáp án đƣợc lựa chọn để tiến hành câu hỏi đóng trong

vòng 2 để gửi quay trở lại các học sinh đã tham gia khảo sát trong vòng 1.

Thứ hai, nội dung khảo sát ý kiến học sinh là “Hãy liệt kê các vấn đề mà bản

thân quan tâm có liên quan đến BĐKH?”. Theo hệ thống câu trả lời thu đƣợc từ hệ

thống phiếu hỏi thu lại, có 8 vấn đề liên quan đến BĐKH đƣợc phần lớn học sinh quan

tâm, lần lƣợt là: Hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu, nƣớc biển dâng, hiện tƣợng dị

thƣờng của thời tiết (lũ lụt, hạn hán), diện tích rừng giảm, đô thị hóa, chất thải, tác

Page 43: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

37

động đến đời sống của con ngƣời, sinh vật. Đây cũng chính là tám yếu tố đƣợc lựa

chọn để tiến hành câu hỏi đóng trong vòng 2.

Thứ ba, “Hãy liệt kê những mong muốn của bản thân về các vấn đề liên quan

đến BĐKH”. Kết quả thu đƣợc từ hệ thống 56 phiếu trả lời, là có 15 mong muốn, tuy

nhiên trong đó có 4 mong muốn mà học sinh thƣờng xuyên lựa chọn nhất, đó là: Giảm

rác thải, khí thải; Trồng thêm rừng; Tăng hiệu lực thực thi pháp luật về môi trƣờng:

săn bắt đv,…; Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH. Đây cũng chính là 4 đáp án

đƣợc lựa chọn để tiến hành xây dựng câu hỏi đóng trong vòng 2.

Thứ tư, “Hãy liệt kê những trách nhiệm của em đối với vấn đề BĐKH”. Đã có

02 đáp án đƣợc liệt kê nhiều nhất: Tránh vứt rác thải khó phân hủy; Tìm hiểu về

BĐKH.

Thứ năm, “Hãy liệt kê những lo lắng của em về các vấn đề liên quan đến

BĐKH”. Đã có 8 câu trả lời đƣợc lựa chọn cho vòng 2: Trái Đất nóng lên, nƣớc biển

dâng, băng tan; Hiệu ứng nhà kính; Thủng tầng ô zôn; Khí hậu thất thƣờng; Rác thải

và ô nhiễm môi trƣờng; Cạn kiệt tài nguyên, tuyệt chủng các loài; Tác động BĐKH

đến đời sống (thiệt hại); Ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp.

Thứ sáu, “Hãy liệt kê các vấn đề của BĐKH mà bản thân cảm thấy đang trở

nên nghiêm trọng hơn”. Theo ý kiến của học sinh, 7 vấn đề về BĐKH ngày càng trở

nên nghiêm trọng hơn: Nồng độ khí nhà kính; Trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng, xâm

nhập mặn; Bão, lũ lụt; Động đất, sóng thần; Cạn kiệt tài nguyên; Ô nhiễm nguồn nƣớc;

Dịch bệnh.

Thứ bảy, “Hãy liệt kê các vấn đề của BĐKH mà em tin rằng nguyên nhân là do

hoạt động của con người”. Đây đƣợc coi là một trong những câu hỏi đƣợc học sinh

trao đổi sôi nổi nhất trong quá trình hoàn thành phiếu hỏi. Kết quả thống kê cho thấy

đã có 07 vấn đề liên quan tới BĐKH là do hoạt động của con ngƣời: Nồng độ khí nhà

kính; Trái Đất nóng lên, nƣớc biển dâng; Cạn kiệt tài nguyên, diện tích rừng suy giảm;

Ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí; Dịch bệnh.

Thứ tám, “Hãy liệt kê các yếu tố "rào cản" bối cảnh BĐKH mà bản thân nhận

biết được”. Có 06 đáp án đƣợc học sinh cho là rào cản trong bối cảnh BĐKH: Trình

độ dân trí, hành xử thiếu văn hóa với môi trƣờng; Sự phát triển kinh tế xã hội; Đô thị

hóa, công nghiệp hóa; Tài chính, công nghệ không phù hợp; Sự đầu tƣ vào các sản

phẩm ứng phó với BĐKH; Tâm lý tiêu dùng.

Nhƣ vậy, trên đây là kết quả tổng kết đƣợc từ 56 phiếu hỏi đƣợc phát ra. Những

kết quả thống kê trên đây là cơ sở quan trọng để tiến hành thiết kế và thành lập bảng

hỏi kín để gửi lại học sinh kháo sát trong vòng số 2.

Page 44: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

38

c) Hành động của cá nhân trong học tập và sinh hoạt khi biến đổi khí hậu diễn ra?

Câu hỏi của phần này đƣợc thiết kế dƣới dạng câu hỏi mở về những kiến thức

mà học sinh đã đƣợc biết đến, nghe qua, đã đƣợc giảng dạy trong trƣờng học về hành

động cụ thể của các em trong chống lại những tác động tiêu cực của BĐKH gây ra,

đây đƣợc coi là một cơ sở quan trọng nhằm xây dựng những chiến dịch và hành động

cụ thể cho học sinh trong các trƣờng THPT nói riêng và cho nền giáo dục nói chung

trong bối cảnh BĐKH.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về hành động của học sinh trong bối cảnh BĐKH

STT Câu hỏi Các câu trả lời lựa chọn cho vòng 2

1

Hãy liệt kê những hành động em đã

thực hiện trong y tế và bảo vệ sức

khỏe

- Tiêm phòng, thực hiện các lời khuyên của bác

sỹ.

- Ngủ màn, sử dụng thuốc chống muỗi

2

Hãy liệt kê những hành động em đã

thực hiện trong sử dụng phƣơng tiện

giao thông

- Đi xe bus

- Đi xe đạp

- Cố gắng đi chung xe

- Đi xe đạp điện

3 Hãy liệt kê những hành động em đã

thực hiện sau khi xảy ra nắng nóng

- Trồng cây

- Tắt bớt đèn

- Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

- Tắm nhanh

5

Hãy liệt kê những hành động em đã

thực hiện trong điều kiện thời tiết rét

đậm/rét hại

- Mặc ấm

- Hạn chế sử dụng hệ thống sƣởi

- Hoạt động thể thao

6 Những hành động em đã thực hiện

trong bối cảnh BĐKH ở mức độ nào

- Tiết kiệm điện, gas

- Tắt khi không sử dụng

- Trồng tƣới cây thƣờng xuyên

- Không phá cây, bẻ cành

- Tiết kiệm nƣớc

7. Tìm hiểu thông tin pháp luật về

BĐKH

- Tìm hiểu thông tin pháp luật về BĐKH

- Truyền thông cho bối cảnh BĐKH

- Tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động

xã hội trong bối cảnh BĐKH (Giờ Trái Đất, tắt

đèn bật tƣơng lai)

(Nguồn: Kết quả khảo sát học sinh THPT Xuân Đỉnh, 2016)

Với 12 mục câu hỏi nhỏ trong phần này, các kết quả liệt kê của học sinh đã

đƣợc đƣa ra, tuy nhiên, với mỗi câu hỏi nhỏ, tác giả chỉ lựa chọn ra những câu trả lời

đƣợc phần lớn các bạn học sinh đƣa ra để làm cơ sở xây dựng câu hỏi đóng cho vòng

2, kết quả đƣợc thể hiện dƣới bảng trên. Sau những câu hỏi về nhận thức, hành động

liên quan tới BĐKH thì phiếu hỏi đã đƣợc thiết kế để học sinh trả lời hƣớng tới những

hành động cụ thể mà bản thân đã và sẽ thay đổi để chống lại BĐKH, vấn đề này đã

Page 45: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

39

đƣợc học sinh trả lời rất tích cực trong nội dung tiếp theo với câu hỏi “Em đã/sẽ thay

đổi hành vi như thế nào để chung tay với bối cảnh BĐKH toàn cầu?”.

Kết quả giải pháp của học sinh trong bối cảnh BĐKH, mặc dù số lƣợng câu trả

lời đƣợc học sinh liệt kê không nhiều, tuy nhiên những hành động cụ thể đó tƣơng đối

thiết thực và gắn liền với sinh hoạt và học tập của học sinh hiện nay.

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát của học sinh về những hành vi

đã/ sẽ thay đổi trong bối cảnh BĐKH toàn cầu

STT Câu hỏi Các câu trả lời lựa chọn cho vòng 2

1

Em đã/sẽ thay đổi hành

động và thói quen sử dụng

năng lƣợng trong gia đình

ở mức độ nào

- Sử dụng bóng đèn, quạt tiết kiệm năng lƣợng

- Hạn chế bật diều hòa, TV, máy tính

- Không bật thiết bị điện vào giờ cao điểm

- Tắt thiết bị điện khi không sử dụng

- Đi học bằng xe bus, xe đạp, chung xe

2

Em đã/sẽ thay đổi trong sử

dụng nƣớc sạch và sử

dụng thực phẩm ở mức độ

nào

- Tắm nhanh, sử dụng nƣớc vừa đủ

- Hạn chế sử dụng thiết bị điện vào giờ cao điểm

- Không mua quá nhiều thực phẩm

3

Hãy liệt kê những thay đổi

của em trong việc mua và

sử dụng tiết kiệm giấy

- Tiết kiệm giấy

- Sử dụng giấy hợp lý

- Tái sử dụng giấy

- Sử dụng bút chì và tẩy

- Không sử dụng túi nilon và thay bằng túi giấy và túi vải

4

Hãy liệt kê những thay đổi

của em trong việc sử dụng

túi nilon

- Tái chê các sản phẩm nhựa

- Tái sử dụng các đồ dùng

- Hạn chế thải rác ra môi trƣờng

- Phân loại rác, xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng

- Đổ rác đúng nơi quy định

5

Hãy liệt kê những thay đổi

của em trong việc tham

gia truyền thông cho bối

cảnh BĐKH

- Tham gia các cuộc meeting, tuyên truyền

- Chia sẻ trên mạng xã hội

- Tuyên truyền cho mọi ngƣời về tác hại của BĐKH

(Nguồn: Kết quả khảo sát học sinh THPT Xuân Đỉnh, 2016)

Những nội dung trong phần này hƣớng tới hành động và sự thay đổi một số thói

quen nhằm ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH, nên số lƣợng câu trả lời

của học sinh đƣa ra rất ít, mỗi câu hỏi nhỏ chỉ có từ hai đến ba đáp án đƣợc đƣa ra, với

đặc thù nhƣ vậy nên tất cả số lƣợng câu trả lời của phần này sẽ đƣợc sử dụng để thiết

kế câu hỏi đóng trong vòng khảo sát thứ hai.

Page 46: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

40

Phần câu hỏi cuối cùng trong vòng 1 có nội dung là “ Em có những ý kiến/sáng

kiến gì nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH toàn cầu?”. Thiết kế phần hỏi này, tác giả

mong muốn sẽ đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho

lứa tuổi học sinh THPT nói riêng và cho tất cả học sinh các cấp nói chung. Bởi, đứng

trên khía cạnh của một học sinh, hiểu rõ về sự hiểu biết và nhận thức của học sinh thì

mới có thể đƣa ra đƣợc những giải pháp cụ thể, thiết thực đối với học sinh trong

chƣơng trình hành động ứng phó với BĐKH toàn cầu.

Phần hỏi này đƣợc thể hiện trong 4 mục nhỏ, mỗi mục nhỏ là những những đề

xuất của học sinh về hành động nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH trong nhà trƣờng

cũng nhƣ tại nơi sinh sống.

Bảng 3.7. Kết quả phiếu hỏi về những ý kiền nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH

STT Câu hỏi Các câu trả lời lựa chọn cho vòng 2

1

Em hãy đề xuất các giải pháp

truyền thông nâng cao nhận

thức BĐKH hiệu quả cho học

sinh trong nhà trƣờng

- Giải thích cho mọi ngƣời biết tác hại của việc sử

dụng túi nilon, nhiều phƣơng tiện giao thông

- Tuyên truyền cho học sinh về BĐKH

- Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trƣờng

- Tổ chức trò chơi về BĐKH

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BĐKH

- Tổ chức cuộc thi "Hóa đơn điện nƣớc"

2

Em hãy đề xuất các giải pháp

truyền thông nâng cao nhận

thức BĐKH hiệu quả cho cộng

đồng dân cƣ nơi em sinh sống

- Tuyên truyền giảm lƣợng sử dụng túi nilon

- Tuyên truyền và khuyến khích đi làm đi học bằng

phƣơng tiện GTCC và xe đạp, hạn chế xe máy

- Tuyên truyền không sử dụng than tổ ong

- Tuyên truyền ở tổ dân phố về BĐKH

- Tổ chức làm cam kết tiêu dùng xanh

- Tổ chức ngày thứ 7 xanh

- Đạp xe đạp để tuyên truyền về BĐKH

- Dọn dẹp, vệ sinh khu dân cƣ

(Nguồn: Kết quả khảo sát học sinh THPT Xuân Đỉnh, 2016)

Nhƣ vậy, qua phân tích các kết quả thu đƣợc từ vòng khảo sát Deiphi thứ nhất

có thể thấy: Phần lớn học sinh đều hiểu nội dung câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm.

Học sinh trả lời với sự hiểu biết của bản thân vì vậy còn nhiều đáp án trùng lặp về ý,

diễn đạt câu; đặc biệt, nội dung các câu hỏi về hành động của bản thân trong bối cảnh

BĐKH, các học sinh đều trả lời hƣớng tới sự bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, sống tiết

kiệm và sử dụng đồ dùng học tập hợp lý.

Page 47: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

41

Kết thúc vòng hỏi thứ nhất, các câu trả lời ứng với mỗi câu hỏi đã đƣợc lựa

chọn để tiến hành thiết kế bảng câu hỏi đóng cho vòng 2. Vòng 2 đƣợc tiến hành sau

vòng hỏi thứ nhất 2 tháng, đối tƣợng của vòng 2 là các học sinh đƣợc hỏi trong vòng 1.

3.1.3. Kết quả khảo sát Delphi vòng 2

Bảng câu hỏi đóng trong vòng 2 đƣợc xây dựng dựa trên kết quả phỏng vấn từ

vòng 1 với nguyên tắc lấy những đáp án đƣợc lựa chọn nhiều nhất trong vòng 1. Từ

đó, câu hỏi đóng đƣợc xây dựng kèm theo các mức điểm số từ 1 tới 5 theo thang đo

Likert tƣơng đƣơng với ý kiến phản hồi của học sinh từ mức độ thấp đến cao.

Chỉ số phƣơng sai và độ lêch chuẩn cũng đƣợc tiến hành tính toán trong kết quả

của vòng 2. Phƣơng sai là tham số để đo lƣờng sự biến thiên (hay phân tán) của dữ liệu

trong mẫu số liệu vì nó đã quan tâm đến độ lệch của mỗi quan sát so với số trung bình,

loại bỏ ảnh hƣởng của kích thƣớc mẫu (Nguyễn Văn Chức,2010). Tuy nhiên, điểm yếu

của phƣơng sai là không cùng đơn vị tính với giá trị trung bình, đơn vị tính của

phƣơng sai là bình phƣơng của đơn vị tính trung bình. Để giải quyết vấn đề này, ngƣời

ta lấy căn bậc 2 của phƣơng sai và kết quả này gọi là độ lệch chuẩn (Standard

Deviation). Đƣợc tính bởi công thức:

Kết quả trong vòng này cũng đƣợc phân tích theo từng mục lớn nhƣ trong vòng

1. Từ đó nhận định đƣợc sự đồng thuận của học sinh qua 2 vòng câu hỏi. Đây sẽ là cơ

sở để tiến hành tính toán chỉ số Kendall cho toàn bộ phiếu hỏi.

a) Suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về các vấn đề biến đổi khí hậu

Nhƣ kết quả của các câu hỏi mở đƣợc liệt kê và phân tích trong vòng 1. Phần

này tác giả đã lựa chọn ra 8 vấn đề. Tất cả các chỉ số liên quan đến chuỗi đáp án thu

đƣợc từ vòng khảo sát số 2 sẽ đƣợc tính riêng cho từng phần, thông qua phần mềm

SPSS 20. Thang Likert đƣợc ứng dụng trong phần thiết kế bảng hỏi này. Vì vậy, mức

độ tin tƣởng, mức độ nghiêm trọng của 1 vấn đề nào đó, mức lo lắng về BĐKH của

các học sinh sẽ biến đổi từ 1 tới 5 theo chiều hƣớng khác nhau.

Bảng 3.8. Điểm số trung bình các câu trả lời của học sinh trong phần nội dung thứ

nhất ở vòng 2

Mục STT Nội dung Điểm số

TB

Phƣơng

sai

1.1 1 Truyền thông qua phƣơng tiện: TV, nghe đài, Internet 4,38 0,945

2 Sách giáo khoa 1,94 0,633

Page 48: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

42

Mục STT Nội dung Điểm số

TB

Phƣơng

sai

3 Học trên trƣờng, lớp 4,64 0,736

4 Nghe từ gia đình và ngƣời thân 3,06 0,602

1.2

5 Hiệu ứng nhà kính 4,64 0,811

6 Nóng lên toàn cầu 4,66 0,732

7 Nƣớc biển dâng 3,85 0,662

8 Hiện tƣợng dị thƣờng của thời tiết 3,92 0,646

9 Diện tích rừng giảm 3,08 0,615

10 Đô thị hóa 4,57 0,747

11 Chất thải 3,23 0,750

12 Tác động tới đời sống của con ngƣời và sinh vật 3,15 0,744

1.3

13 Giảm rác thải, khí thải 4,81 0,557

14 Trồng thêm rừng 4,66 0,807

15 Tăng hiệu lực thực thi pháp luật môi trƣờng 4,7 0,749

16 Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu 4,57 0,844

1.4 17 Không vứt rác thải khó phân hủy 4,49 1,012

18 Tìm hiểu về BĐKH 3,02 0,460

1.5

19 Trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng, băng tan 4,32 1,205

20 Hiệu ứng nhà kính 4,43 1,047

21 Thủng tầng ô zôn 4,55 0,889

22 Khí hậu thất thƣờng 4,55 0,889

23 Rác thải và ô nhiễm môi trƣờng 4,57 0,844

24 Cạn kiệt tài nguyên, tuyệt chủng các loài 4,62 0,790

25 Tác động BĐKH đến đời sống (thiệt hại) 4,66 0,678

26 Ảnh hƣởng đến sx nông nghiệp 4,66 0,649

1.6

27 Nồng độ khí nhà kính 4,62 0,740

28 Trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn 4,64 0,653

29 Bão, lũ lụt 4,6 0,689

30 Động đất, sóng thần 3,96 0,553

31 Cạn kiệt tài nguyên 3,28 0,662

32 Ô nhiễm nguồn nƣớc 4,53 0,846

33 Dịch bệnh 4,06 0,795

1.7 34 Nồng độ khí nhà kính 4,42 1,064

Page 49: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

43

Mục STT Nội dung Điểm số

TB

Phƣơng

sai

35 Trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng 4,58 0,770

36 Cạn kiệt tài nguyên, diện tích rừng suy giảm 4,25 1,108

37 Ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí 4,68 0,613

38 Dịch bệnh 4,23 1,068

1.8

39 Trình độ dân trí, hành xử thiếu văn hóa với môi trƣờng 4,51 1,012

40 Sự phát triển kinh tế xã hội 4,51 1,031

41 Đô thị hóa, công nghiệp hóa 4,49 1,031

42 Tài chính, công nghệ không phù hợp 4,53 1,012

43 Sự đầu tƣ vào các sản phẩm ứng phó với BĐKH 2,89 0,725

44 Tâm lý tiêu dung 2,96 0,808

(Nguồn: Tính toán thông tin thu được bằng phần mềm SPSS 20)

Theo đó, điểm số trung bình của các đáp án trong nội dung đầu này tƣơng đối

cao và đồng đều ở các đáp án từ 13 đến đáp án số 42. Ngƣợc lại, tại những đáp án từ

1 tới 12 thì dƣờng nhƣ mức độ phân hóa các điểm số và mức độ có sự chênh lệch

nhiều dẫn tới điểm số trung bình của các đáp án này tƣơng đối thấp. Bởi lẽ, sự phát

triển các kênh truyền thông rất mạnh. Do đó, lƣợng thông tin đƣợc đƣa lên các trang

điện tử, báo, đài ti vi khác nhau và luôn biến đổi. Vì vậy, mỗi đối tƣợng học sinh

khác nhau có hƣớng tiếp cận nguồn thông tin khác nhau. Hơn nữa, áp lực trong quá

trình học tập của học sinh THPT cũng tăng lên vì vậy các nguồn thông tin về BĐKH

có thể đến đƣợc với học sinh cũng theo nhiều hình thức. Đặc biệt, trong quá trình

khảo sát thực tế, một số ý kiến của học sinh cho rằng em không hề đƣợc biết đến

những thông tin gì liên quan tới BĐKH. Tuy nhiên, có những học sinh lại khẳng định

rằng em đọc đƣợc nó trên một số tờ báo, nghe bản tin trên đài radio trong quá trình đi

học trên xe bus,... Do đó sự không đồng nhất về câu trả lời từ câu hỏi số 1 đến số 12

là có thể chấp nhận đƣợc.

Nhƣ vậy, qua bảng kết quả trên có thể thấy độ lệch chuẩn của điểm từng câu

hỏi sau vòng 2 là thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 0 đến 1,1 vì vậy có thể khẳng định

mức độ phân tán của các câu trả lời là rất thấp tức là ý kiến của các học sinh qua hai

vòng câu hỏi là tƣơng đối giữ vững.

Page 50: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

44

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình về mức độ phổ biến của các kênh truyền thông

Còn tứ phân vị là đại lƣợng mô tả sự phân bố và sự phân tán của tập dữ liệu. Tứ

phân vị có 3 giá trị, đó là tứ phân vị thứ nhất (25%), thứ nhì (50%), và thứ ba (75%).

Ba giá trị này chia một tập hợp dữ liệu (đã sắp xếp dữ liệu theo trật từ từ bé đến lớn)

thành 4 phần có số lƣợng quan sát đều nhau. Nhƣ vậy với định nghĩa về tứ phân vị nhƣ

trên thì qua bảng số liệu có thể thấy trong cùng một câu hỏi mà chia ra thành bốn đoạn

với ba điểm mốc là 25 %, 50%, 75% thì điểm số tại những điểm mốc đó là ngang nhau

chỉ hơn kém nhau từ một tới hai điểm điều đó càng chứng tỏ nhận thức về BĐKH của

các học sinh trong trƣờng THPT Xuân Đỉnh là ngang nhau.

Bảng 3.9. Một số giá trị được tính từ số liệu

trong thống kê kết quả phần I của vòng khảo sát 2

Mục

câu STT Nội dung

Giá

trị

nhỏ

nhất

Giá

trị

lớn

nhất

Tứ phân vị

25% 50% 75%

1.1

1 Truyền thông qua phƣơng tiện điện

tử: TV, nghe đài, Internet 1 5 4,00 5,00 5,00

2 Sách giáo khoa 1 5 2,00 2,00 2,00

3 Học trên trƣờng, lớp 2 5 4,50 5,00 5,00

4 Nghe từ gia đình và ngƣời thân 2 5 3,00 3,00 3,00

1.2 5 Hiệu ứng nhà kính 1 5 5,00 5,00 5,00

6 Nóng lên toàn cầu 2 5 5,00 5,00 5,00

00.5

11.5

22.5

33.5

44.5

51

2 34

56

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1718

1920

212223

242526

2728

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

3940

4142

43 44

Page 51: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

45

Mục

câu STT Nội dung

Giá

trị

nhỏ

nhất

Giá

trị

lớn

nhất

Tứ phân vị

25% 50% 75%

7 Nƣớc biển dâng 2 5 4,00 4,00 4,00

8 Hiện tƣợng dị thƣờng của thời tiết 2 5 4,00 4,00 4,00

9 Diện tích rừng giảm 1 5 3,00 3,00 3,00

10 Đô thị hóa 2 5 4,00 5,00 5,00

11 Chất thải 1 5 3,00 3,00 3,00

12 Tác động tới đời sống của con ngƣời

và sinh vật 1 5 3,00 3,00 3,00

1.3

13 Giảm rác thải, khí thải 2 5 5,00 5,00 5,00

14 Trồng thêm rừng 1 5 5,00 5,00 5,00

15 Tăng hiệu lực thực thi pháp luật môi

trƣờng 2 5 5,00 5,00 5,00

16 Nâng cao nhận thức cộng đồng về

biến đổi khí hậu 2 5 4,00 5,00 5,00

1.4 17 Không vứt rác thải khó phân hủy 1 5 4,50 5,00 5,00

18 Tìm hiểu về BĐKH 2 4 3,00 3,00 3,00

1.5

19 Trái Đất nóng lên, nƣớc biển dâng,

băng tan 1 5 4,00 5,00 5,00

20 Hiệu ứng nhà kính 1 5 4,00 5,00 5,00

21 Thủng tầng ô zôn 2 5 4,00 5,00 5,00

22 Khí hậu thất thƣờng 2 5 4,50 5,00 5,00

23 Rác thải và ô nhiễm môi trƣờng 2 5 4,00 5,00 5,00

24 Cạn kiệt tài nguyên, tuyệt chủng các

loài 2 5 5,00 5,00 5,00

25 Tác động BĐKH đến đời sống (thiệt

hại) 3 5 5,00 5,00 5,00

26 Ảnh hƣởng đến sx nông nghiệp 3 5 4,50 5,00 5,00

1.6

27 Nồng độ khí nhà kính 2 5 4,00 5,00 5,00

28 Trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng,

xâm nhập mặn 3 5 4,00 5,00 5,00

29 Bão, lũ lụt 3 5 4,00 5,00 5,00

30 Động đất, sóng thần 2 5 4,00 4,00 4,00

31 Cạn kiệt tài nguyên 2 5 3,00 3,00 3,50

32 Ô nhiễm nguồn nƣớc 2 5 4,00 5,00 5,00

Page 52: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

46

Mục

câu STT Nội dung

Giá

trị

nhỏ

nhất

Giá

trị

lớn

nhất

Tứ phân vị

25% 50% 75%

33 Dịch bệnh 2 5 3,50 4,00 5,00

1.7

34 Nồng độ khí nhà kính 1 5 4,00 5,00 5,00

35 Trái đất nóng lên, nƣớc biển dâng 2 5 4,00 5,00 5,00

36 Cạn kiệt tài nguyên, diện tích rừng

suy giảm 1 5 3,00 5,00 5,00

37 Ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí 3 5 4,50 5,00 5,00

38 Dịch bệnh 2 5 3,50 5,00 5,00

1.8

39 Trình độ dân trí, hành xử thiếu văn

hóa với môi trƣờng 2 5 5,00 5,00 5,00

40 Sự phát triển kinh tế xã hội 1 5 4,50 5,00 5,00

41 Đô thị hóa, công nghiệp hóa 1 5 4,50 5,00 5,00

42 Tài chính, công nghệ không phù hợp 1 5 4,50 5,00 5,00

43 Sự đầu tƣ vào các sản phẩm ứng phó

với BĐKH 1 5 3,00 3,00 3,00

44 Tâm lý tiêu dung 1 5 3,00 3,00 3,00

(Nguồn: Tính toán thông tin thu được bằng phần mềm SPSS 20)

b) Hành động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nội dung đầu tiên là tìm hiểu về nhận thức liên quan tới BĐKH, câu hỏi của

phần này chủ yếu về những hành động cụ thể mà bản thân mỗi học sinh đã thực hiện

trong bối cảnh BĐKH. Các câu hỏi đƣợc thiết kế bao gồm 6 câu hỏi nhỏ và 21 đáp án

đi kèm, các câu hỏi đóng đã đƣợc thành lập và lấy ý kiến của học sinh trong lần khảo

sát thứ 2 này.

So với mức độ đồng thuận của phần nội dung khảo sát đầu tiên, mức độ đồng

thuận của phần nội dung thứ 2 thấp hơn. Điều này đƣợc thể hiện qua số điểm trung

bình của mỗi đáp án, trong đó từ đáp án số 50 đến 61 là có mức điểm trung bình ổn

định ở mức cao nhất là trên 4 điểm trong thang đo 5 điểm. Điều này cho thấy những

hành động cụ thể mà các học sinh đã thực hiện trong bối cảnh BĐKH chủ yếu là trồng

cây và chăm sóc cây tại gia đình cũng nhƣ trong nhà trƣờng, ngoài ra hoạt động thể

thao cũng đƣợc các em lựa chọn phần lớn, vì nó tăng cƣờng sức khỏe và thân thiện tới

môi trƣờng, tiết kiệm nƣớc và điện cũng là những hành động cụ thể theo các học sinh

là có ích trong bối cảnh BĐKH.

Page 53: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

47

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần II

(Nguồn: Tính toán thông tin thu được bằng phần mềm SPSS 20)

Mặt khác tại những đáp án 45 đến 49 và 62 đến 65 thì mức độ đồng thuận của

các câu trả lời lại ở mức trung bình (3-4,5 điểm). Sở dĩ có kết quả nhƣ vậy là do những

đáp án này chủ yếu liên quan tới phƣơng tiện các em đến trƣờng, do gia đình các em

chủ yếu nàm trong phạm vi nội thành Hà Nội. Do đó, phƣơng tiện đi lại của các em

chủ yếu là xe bus hoặc bố mẹ đƣa đến trƣờng, còn phƣơng án đi chung xe hay là

phƣơng án đầu tƣ vào các sản phẩm ứng phó với BĐKH thì các em rất ít có cơ hội

thực hiện. Giả sử phƣơng án đi xe chung thì chỉ đƣợc các em thuộc diện gia đình khó

khăn ở địa bàn gần nhau mới lựa chọn, còn số lƣợng khác là đi xe bus hoặc đi cùng bố

mẹ trên đƣờng đi làm. Còn đáp án đầu tƣ vào các sản phẩm ứng phó với BĐKH thì

đƣợc lựa chọn phần lớn là các bạn nữ, theo nhƣ ý kiến của các học sinh nữ thì các em

thực hiện phƣơng án này bằng cách sử dụng túi đựng bút bằng những chất liệu có thể

phân hủy đƣợc thay cho các túi đựng bút bằng ni lông hay hộp bút, có một số bạn nữ

khác thì cho rằng trao đổi cho nhau những quyển truyện và sách báo để giảm chi tiêu

cho việc mua sách hay truyện và giảm đƣợc lƣợng rác thải không cần thiết vào môi

trƣờng,… Tuy nhiên, các bạn nam thì lại cho rằng tham gia các hoạt động cộng đồng,

hoạt động xã hội chống BĐKH là giải pháp hay hơn để chống lại BĐKH. Chính vì

vậy, mức độ đồng thuận giữa các học sinh là có, tuy nhiên điểm số trung bình của

những đáp án đó vẫn nằm trên 3 điểm trong thang 5 điểm nên có thể chấp nhận đƣợc

những đáp án đó.

0

1

2

3

4

545

46

47

48

49

50

51

52

53

545556

57

58

59

60

61

62

63

64

65

Page 54: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

48

Bảng 3.10. Một số giá trị được tính từ số liệu

trong thống kê kết quả phần II của vòng khảo sát 2

Mục STT Nội dung đáp án

Số học

sinh

trả lời

Độ

lệch

chuẩn

Gió

trị

nhỏ

nhất

Giá

trị

lớn

nhất

Tứ phân vị

25

%

50

% 75%

2.1

45

Tiêm phòng, thực hiện

các lời khuyên của bác

sỹ.

53 0,992 1 5 5,00 5,00 5,00

46 Ngủ màn, sử dụng thuốc

chống muối 53 0,872 1 5 4,00 4,00 4,00

2.2

47 Đi xe bus 53 0,876 1 5 3,00 3,00 3,00

48 Đi xe đạp điện 53 1,049 1 5 4,50 5,00 5,00

49 Cố gắng đi chung xe 53 0,693 1 5 3,00 3,00 3,00

50 Đi xe đạp 53 0,758 2 5 5,00 5,00 5,00

2.3

51 Trồng cây 53 0,968 1 5 5,00 5,00 5,00

52 Tắt bớt đèn 53 0,831 1 5 5,00 5,00 5,00

53 Điều chỉnh nhiệt độ tủ

lạnh 53 0,930 1 5 5,00 5,00 5,00

54 Tắm nhanh 53 0,930 1 5 5,00 5,00 5,00

2.4

55 Mặc ấm 53 1,007 0 5 5,00 5,00 5,00

56 Hạn chế sử dụng hệ

thống sƣởi 53 0,992 1 5 5,00 5,00 5,00

57 Hoạt động thể thao 53 0,860 1 5 5,00 5,00 5,00

2.5

58 Tiết kiệm điện, gas 53 0,834 2 5 5,00 5,00 5,00

59 Tắt khi không sử dụng 53 0,684 2 5 5,00 5,00 5,00

60 Trồng tƣới cây thƣờng

xuyên 53 0,706 1 5 3,00 3,00 3,00

61 Không phá cây, bẻ cành 53 0,919 1 5 5,00 5,00 5,00

62 Tiết kiệm nƣớc 53 1,200 1 5 5,00 5,00 5,00

2.6

63 Tìm hiểu thông tin Pháp

luật về BĐKH 53 0,698 1 5 3,00 3,00 3,00

64 Truyền thông cho bối

cảnh BĐKH 53 0,897 1 5 4,00 4,00 4,00

65

Tham gia các hoạt động

cộng đồng, hoạt động xã

hội chống BĐKH

53 0,672 1 5 4,00 4,00 4,00

(Nguồn: Tính toán thông tin thu được bằng phần mềm SPSS 20)

Qua tính toán số liệu cũng cho thấy, các giá trị tứ phân vị bậc nhất, bậc hai và

bậc ba cũng tƣơng đƣơng nhau, chủ yếu nằm trong khoảng từ mức điểm 4 đến 5. Nhƣ

vậy, có thể thấy mặc dù trong một số câu hỏi nhỏ thì các học sinh có những quan điểm

Page 55: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

49

về hành động chống lại BĐKH khác nhau, tuy nhiên mức độ chênh lệch đó không lớn.

Giá trị phƣơng sai trong phần II có lớn hơn phần I nhƣng không nhiều, giá trị phƣơng

sai chỉ đạt giá trị 1,2 là cao nhất. Do đó lại càng chứng minh mức độ đồng nhất trả lời

một mức điểm cho một câu hỏi là khá cao.

c) Cá nhân sẽ thay đổi hành vi như thế nào để chung tay với bối cảnh biến đổi khí

hậu toàn cầu.

Trong phần hỏi về sự thay đổi của hành động này, tác giả phân chia thành 5

mục nhỏ, với tổng số đáp án là 21 để học sinh lựa chọn điểm số cho mỗi đáp án đó.

Câu hỏi thứ nhất của phần hỏi này liên quan đến yếu tố sử dụng năng lƣợng

trong gia đình và tại trƣờng học của các học sinh. Với 5 đáp án đã đƣợc lựa chọn trong

vòng hỏi số 1 để xây dựng câu hỏi đóng trong vòng 2 này, số lƣợng phiếu hỏi cho

điểm cho mỗi đáp án cũng khác nhau. Trong đó, các học sinh chủ yếu lựa chọn mức

điểm 4 và 5 cho mỗi đáp án, tức là mức độ chấp nhận thay đổi hành động trong đời

sống hằng ngày để chống lại BĐKH là hoàn đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện số điểm tương ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 3.1

Theo đó, với đáp án Sử dụng bóng đèn và quạt tiết kiệm năng lượng, đã có 41

học sinh lựa chọn mức điểm hoàn toàn đồng ý (5 điểm). Theo ý kiến thực tế của học

sinh thì đây là phƣơng án các em không trực tiếp thực hiện mua các thiết bị điện đó

trong gia đình. Tuy nhiên khi gia đình các em có nhu cầu thay bóng đèn hay thay quạt

khác thì các em cũng góp ý với bố mẹ nên mua những thiết bị tiết kiệm điện. Với

những góp ý đó thì theo ý kiến của các em phản hồi của bố mẹ chắc chắc sẽ đồng ý và

làm theo. Trong đáp án này chỉ có 2 bạn lớp 10 là cho điểm 2, với lý do giải thích rằng

bố mẹ 2 bạn bán hàng ngoài chợ nên tiện đâu bố mẹ mua đó, dù con có đóng góp ý

kiến thì bố mẹ cũng nghe theo, do đó theo 2 bạn thì phƣơng án này khó có thể thực

0 0 0 1 22 5 4 2 17 4 4 5 3

4 6

41

5 7

41 39

5

41 41

0

10

20

30

40

50

60

Sử dụng bóng

đèn, quạt tiết

kiệm năng lƣợng

Hạn chế bật diều

hòa, TV, máy tính

Không bật thiết bị

điện vào giờ cao

điểm

Tắt thiết bị điện

khi không sử

dụng

Đi học bằng xe

bus, xe

đạp, chung xe

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

Page 56: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

50

hiện đƣợc nên đã đồng ý ở mức 2 điểm. Số điểm 5 cho các đáp án cũng đạt đƣợc 41

phiếu ở các hành động là Tắt thiết bị điện khi không sử dụng và Đi học bằng xe đạp,

bus, chung xe.

Câu hỏi thứ hai liên quan tới việc sử dụng nƣớc sạch và thực phẩm nhƣ thế nào

để chống lại BĐKH. Với 3 đáp án đƣợc lựa chọn để đánh giá trong câu hỏi này thì số

lƣợng câu trả lời cho mỗi đáp án cũng không đồng nhất. Trong đó, đáp án đƣợc cho

điểm 5 nhiều nhất là đáp án tắm nhanh và sử dụng nƣớc vừa đủ. Theo các học sinh thì

đây đƣợc coi là hành động gắn liền với đời sống nhất để tiết kiệm nguồn tài nguyên

nƣớc và tránh gây lãng phí, cạn kiệt trong tƣơng lai.

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện số điểm tương ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 3.2

Nhƣ vậy, có thể thấy mức độ đồng thuận của mỗi học sinh qua hai vòng câu hỏi

là khá cao trong phần câu hỏi liên quan đến sự thay đổi hành động trong đời sống gia

đình và học tập để ứng phó với BĐKH. Số điểm cho mỗi đáp án luôn đạt từ 4 đến 5

điểm. Do đó, điểm trung bình của mỗi đáp án đạt đƣợc luôn nằm trong khoảng từ 4

đến 5 điểm.

Điểm trung bình trong các đáp án từ 80 đến 84 là cao nhất trong phần câu hỏi

này. Tức là các học sinh đề cao vấn đề tái sử dụng các vật dụng trong gia đình và dụng

cụ học tập, không vứt rác thải bừa bãi và phân loại rác thải thành theo khả năng phân

hủy, là những hành động thiết thực hiện nay trong nhà trƣờng cũng nhƣ tại gia đình để

giảm thiểu tác động từ BĐKH.

43 40 8

0

10

20

30

40

50

60

Tắm nhanh, sử dụng nƣớc

vừa đủ

Hạn chế sử dụng thiết bị

điện vào giờ cao điểm

Không mua quá nhiều thực

phẩm

5 điểm

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

Page 57: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

51

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần III

Bảng 3.11. Một số giá trị được tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần III của

vòng khảo sát 2

Mục STT Nội dung đáp án Số HS

trả lời

Phƣơng

sai

Giá trị

min

Giá trị

max

Tứ phân vị

25% 50% 75%

3.1

66 Sử dụng bóng đèn, quạt tiết

kiệm năng lƣợng 53 0,842 2 5 5,00 5,00 5,00

67 Hạn chế bật diều hòa, TV, máy

tính 53 0,933 2 5 4,00 5,00 5,00

68 Không bật thiết bị điện vào giờ

cao điểm 53 0,680 2 5 4,00 4,00 4,00

69 Tắt thiết bị điện khi không sử

dụng 53 0,930 1 5 5,00 5,00 5,00

70 Đi học bằng xe bus, xe đạp,

chung xe 53 0,906 1 5 5,00 5,00 5,00

3.2

71 Tắm nhanh, sử dụng nƣớc vừa

đủ 53 0,760 1 5 3,00 3,00 3,00

72 Hạn chế sử dụng thiết bị điện

vào giờ cao điểm 53 0,842 2 5 4,50 5,00 5,00

73 Không mua quá nhiều thực phẩm 53 0,691 2 5 4,00 4,00 4,00

3.3

74 Tiết kiệm giấy 53 0,783 1 5 5,00 5,00 5,00

75 Sử dụng giấy hợp lý 53 0,650 2 5 4,00 4,00 4,00

76 Tái sử dụng giấy 53 0,709 1 5 4,00 4,00 4,00

77 Sử dụng bút chì và tẩy 53 0,973 1 5 4,50 5,00 5,00

78 Không sử dụng túi nilon và

thay bằng túi giấy và túi vải 53 0,837 2 5 5,00 5,00 5,00

3.4 79 Tái chê các sản phẩm nhựa 53 0,681 1 5 4,00 5,00 5,00

80 Tái sử dụng các đồ dùng 53 0,912 2 5 4,50 5,00 5,00

0

1

2

3

4

566

67

68

69

70

71

72

73

74

757677

78

79

80

81

82

83

84

85

86

Page 58: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

52

Mục STT Nội dung đáp án Số HS

trả lời

Phƣơng

sai

Giá trị

min

Giá trị

max

Tứ phân vị

25% 50% 75%

81 Hạn chế thải rác ra môi trƣờng 53 0,609 2 5 5,00 5,00 5,00

82 Phân loại rác, xử lý trƣớc khi

thải ra môi trƣờng 53 0,807 2 5 5,00 5,00 5,00

83 Đổ rác đúng nơi quy định 53 0,701 2 5 5,00 5,00 5,00

3.5

84 Tham gia các cuộc meeting,

tuyên truyền 53 0,953 1 5 4,50 5,00 5,00

85 Chia sẻ trên mạng xã hội 53 0,597 2 5 4,00 4,00 4,00

86

Tuyên truyền cho mọi ngƣời

xung quanh về tác hại của

BĐKH 53 0,714 1 5 4,00 4,00 4,00

(Nguồn: Tính toán thông tin thu được bằng phần mềm SPSS 20)

Độ lệch chuẩn trong phần nội dung thứ 3 cũng rất thấp, các giá trị độ lệch

chuẩn của mỗi đáp án luôn nhỏ hơn 1 lại càng cho thấy mức độ đồng nhất giữa vòng 1

và vòng 2 là cao và giữa các phiếu trả lời cũng không có sự chênh lệch nhiều.

d) Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu

Theo ý kiến của học sinh thì đây đƣợc coi là phần quan trọng nhất trong cuộc

chiến chống lại BĐKH toàn cầu. Bởi lẽ, nhận thức đƣợc biến đổi khí hậu là gì, nó diễn

ra nhƣ thế nào, nó có tác động tích cực hay tiêu cực ra sao tới công việc học tập của

các học sinh nói riêng và với mọi ngƣời nói chung, thì mới có giải pháp cụ thể để tránh

tác động, thích ứng với sự biến đổi đó, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Phần này đƣợc cụ thể hóa trong 2 câu hỏi liên quan tới các hoạt động mà học

sinh sẽ thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời về BĐKH và những tác

động của nó.

Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện số điểm tương ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 4.1

1 0 0 1 2 01 5 2 3 4 48 5 6 2

5 55 5

40

64

3939 39

6

42 39

6

0

10

20

30

40

50

60

Giải thích cho mọi

ngƣời biết tác hại

của việc sử dụng

túi nilon, nhiều

phƣơng tiện giao

thông

Tuyên truyền cho

học sinh về BĐKH

Trồng cây xanh

trong khuôn viên

nhà trƣờng

Tổ chức trò chơi

về BĐKH

Tổ chức các hoạt

động ngoại khóa

về BĐKH

Tổ chức cuộc thi

"Hóa đơn điện

nƣớc"

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

Page 59: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

53

(Trong đó: 1 điểm là mức độ hoàn toàn không hiệu quả, 2 điểm là hiệu quả rất thấp, 3

điểm là hiệu quả trung bình, 4 điểm là hiệu quả cao và 5 điểm là hiệu quả rất cao).

Nhƣ vậy trong tất cả hoạt động thì có 4 phƣơng án mà học sinh cho rằng đó là

những biện pháp hiệu quả nhất nhằm tăng nhận thức của học sinh về BĐKH đó là: (i)

Giải thích cho mọi ngƣời biết tác hại của việc sử dụng túi nilon, nhiều phƣơng tiện

giao thông (36/54); (ii) Tuyên truyền cho học sinh về BĐKH (40/54); (iii) Tổ chức trò

chơi về BĐKH (42/54); (iv) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BĐKH. Đây là bốn

phƣơng án nhận đƣợc nhiều điểm tối đa (5 điểm) nhất trong tất cả các phƣơng án đƣợc

đƣa ra. Còn hai phƣơng án là Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trƣờng và Tổ chức

cuộc thi “Hóa đơn điện nƣớc” thì mức cho điểm của học sinh chủ yếu là 4 điểm. Để lý

giải về điểm số nhƣ vậy thì các học sinh có giải thích rằng do trƣờng đã đƣợc thành lập

từ lâu nên số lƣợng cây xanh trong trƣờng khá nhiều và to rồi, việc trồng cây sẽ không

có diện tích nữa mà hiện nay chỉ là chăm sóc và bảo vệ cây, còn phƣơng án về tổ chức

cuộc thi hóa đơn tiền điện cũng chỉ đƣợc các học sinh cho điểm chủ yếu ở mức 4 tức là

mức độ hiệu quả cao, nhƣng vẫn thấp hơn mức 5.

Phần giải pháp về nâng cao nhận thức liên quan đến BĐKH không chỉ hƣớng

tới đối tƣợng là học sinh trong nhà trƣờng, mà còn hƣớng tới đối tƣợng là toàn thể

cộng đồng dân cƣ. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét qua câu hỏi 4.2. Theo em các hoạt

động nâng cao nhận thức BDKKH trong cộng đồng dân cư hiệu quả như thế nào?

Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện số điểm tương ứng với mỗi đáp án trong câu hỏi 4.2

0 1 0 0 2 3 0 04 2 4 4 2 1 5

1

5 4 4 5 3 4 37

96

40

3

41

7 5 3

3640

6

42

6

39 41 43

0

10

20

30

40

50

60

Tuyên truyền

giảm lƣợng sử

dụng túi nilon

Tuyên truyền và

khuyến khích đi

làm đi học bằng

phƣơng tiện

GTCC và xe

đạp, hạn chế xe

máy

Tuyên truyền

không sử dụng

than tổ ong

Tuyên truyền ở

tổ dân phố về

BĐKH

Tổ chức làm

cam kết tiêu

dùng xanh

Tổ chức ngày

thứ 7 xanh

Đạp xe đạp để

tuyên truyền về

BĐKH

Dọn dẹp, vệ sinh

khu dân cƣ

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

Page 60: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

54

Cũng giống nhƣ mức độ hiệu quả của câu 4.1 thì: 1 điểm là mức độ hoàn toàn

không hiệu quả, 2 điểm là hiệu quả rất thấp, 3 điểm là hiệu quả trung bình, 4 điểm là

hiệu quả cao và 5 điểm là hiệu quả rất cao.

Theo đó, có sáu đáp án mà theo ý kiến của học sinh thì nó sẽ là giải pháp tối ƣu

để nâng cao nhận thức về BĐKH trong cộng đồng dân cƣ: Tuyên truyền giảm lƣợng

sử dụng túi ni lông; Tuyên truyền và khuyến khích đi làm đi học bằng phƣơng tiện

GTCC và xe đạp, hạn chế xe máy; Tuyên truyền ở tổ dân phố về BĐKH; Tổ chức

ngày thứ 7 xanh; Đạp xe đạp để tuyên truyền về BĐKH; Dọn dẹp, vệ sinh khu dân cƣ.

Ngoài ra, trong câu hỏi này còn hai đáp án đƣợc cho điểm ở mức thấp hơn là Tuyên

truyền không sử dụng than tổ ong và Tổ chức làm cam kết tiêu dùng xanh là hai

phƣơng án đƣợc cho điểm thấp hơn nhƣng vẫn ở mức hiệu quả cao.

Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện điểm trung bình của các đáp án trong phần IV

Nhƣ vậy, qua phân tích những phƣơng án với mục đích nhằm tăng nhận thức

cho học sinh cũng nhƣ cho ngƣời dân về BĐKH thì các phƣơng án Tuyên truyền và

khuyến khích đi làm đi học bằng phƣơng tiện GTCC và xe đạp, hạn chế xe máy;

Tuyên truyền ở tổ dân phố về BĐKH; Đạp xe đạp để tuyên truyền về BĐKH; Dọn

dẹp, vệ sinh khu dân cƣ; Đây là bốn phƣơng án đƣợc phần lớn các học sinh lựa cọn.

Nhƣ vậy có thể thấy để nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH thì cần có giải

pháp tuyên truyền liên tục về BĐKH cũng nhƣ những tác động tiêu cực mà nó có thể

xảy ra, gắn với việc tuyên truyền thì hành động thiết thực nhƣ đạp xe đạp, phƣơng tiện

công cộng là những công cụ tuyên truyền tốt và thân thiện với môi trƣờng.

0

1

2

3

4

587

88

89

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

100

Page 61: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

55

Bảng 3.12. Một số giá trị được tính từ số liệu trong thống kê kết quả phần nội dung

thứ 4 của vòng khảo sát 2

Mục STT Nội dung đáp án

Số học

sinh

trả lời

Độ lệch

chuẩn

trị

nhỏ

nhất

Giá

trị

lớn

nhất

Tứ phân vị

25% 50% 75%

4.1

87

Giải thích cho mọi ngƣời

biết tác hại của việc sử

dụng túi nilon, nhiều

phƣơng tiện giao thông

53 0,933 1 5 4,00 5,00 5,00

88 Tuyên truyền cho học sinh

về BĐKH 53 0,992 2 5 4,00 5,00 5,00

89 Trồng cây xanh trong

khuôn viên nhà trƣờng 53 0,553 2 5 4,00 4,00 4,00

90 Tổ chức trò chơi về BĐKH 53 0,927 1 5 5,00 5,00 5,00

91 Tổ chức các hoạt động

ngoại khóa về BĐKH 53 1,117 1 5 4,00 5,00 5,00

92 Tổ chức cuộc thi "Hóa đơn

điện nƣớc" 53 0,698 2 5 4,00 4,00 4,00

4.2

93 Tuyên truyền giảm lƣợng

sử dụng túi nilon 53 0,951 2 5 4,00 5,00 5,00

94

Tuyên truyền và khuyến

khích đi làm đi học bằng

phƣơng tiện GTCC và xe

đạp, hạn chế xe máy

53 0,932 1 5 4,50 5,00 5,00

95 Tuyên truyền không sử

dụng than tổ ong 53 0,646 2 5 4,00 4,00 4,00

96 Tuyên truyền ở tổ dân phố

về BĐKH 53 0,930 2 5 5,00 5,00 5,00

97 Tổ chức làm cam kết tiêu

dùng xanh 53 0,922 1 5 3,00 4,00 4,00

98 Tổ chức ngày thứ 7 xanh 53 1,085 1 5 4,00 5,00 5,00

99 Đạp xe đạp để tuyên truyền

về BĐKH 53 0,973 2 5 5,00 5,00 5,00

100 Dọn dẹp, vệ sinh khu dân

cƣ 53 0,758 2 5 5,00 5,00 5,00

Page 62: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

56

Chỉ số Kendall đƣợc tính toán sau quá trình phân tích và tổng hợp câu trả lời từ

vòng phỏng vấn thứ 2, dựa trên phƣơng pháp phân tích bằng phần mềm SPSS:

Bảng 3.12. Giá trị chỉ số Kendall được tính toán qua phần mềm SPSS

N 54

Kendall's Wa 0,397

Chi-Square 2081,369

df 99

Asymp, Sig, 0,000

(Nguồn: Tính toán từ hệ thống kết quả điều tra phiếu hỏi của vòng 2)

Nhƣ vậy, theo bảng phân cấp của chỉ số Kendall đã thể hiện trong chƣơng trƣớc, chỉ số

này qua phân tích đạt giá trị 0,397, tức là mức độ đồng thuận là trung bình và mức độ

tin tƣởng cũng trung bình. Tuy nhiên, lý do có kết quả này đã đƣợc thể hiện rõ trong

các phân tích ở từng câu hỏi của từng phần. Vì vậy, kết quả phân tích này của nghiên

cứu là chấp nhận đƣợc và không cần tiến hành khảo sát thêm vòng 3.

3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát về các hoạt động nhằm nâng cao nhận

thức và hành vi của học sinh về BĐKH, một số giải pháp cụ thể đƣợc đề xuất:

(i) Đối với chương trình dạy học và sách giáo khoa, các nội dung cần thể hiện

rõ thông tin về BĐKH, đặc biệt trong những môn học (Địa lý, Công nghệ, Sinh học,

Giáo dục công dân,…). Trong những giờ học, giáo viên nêu ra những hiện tƣợng thay

đổi thời tiết đã ảnh hƣởng xấu đến đời sống, sinh hoạt con ngƣời và hƣớng dẫn các học

sinh ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua những việc làm, hành động nhỏ nhất bằng

việc bảo vệ môi trƣờng đổ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông,…

(ii) Đối với giáo án lồng ghép thông tin về BĐKH, bài giảng đƣợc thiết kế lồng

ghép với các nội dung về BĐKH nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc “học sinh là trung

tâm truyền đạt kiến thức”. Các hoạt động d ạy học cần hƣớng vào hoạt động học tập

chủ động của h ọc sinh dƣa trên sƣ hƣơng dân , tô chƣc cua giáo viên . Giáo viên co sƣ

chuân bi công phu va chu đao vê giao an , nghiên cƣu trƣơc nhƣng diên biên diên ra

của bài học , có sự chủ động trƣớc mọi tình huống . Đặc biệt là những vấn đề liên quan

tới giáo dục biến đổi khí hậu. Cần chú ý và có thể làm rõ một hoặc vài khía cạnh về

khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân hoặc giải pháp biến đổi khí hậu đƣợc tích hợp trong

bài học. Thiết kế và tô chƣc bai hoc cân đƣơc thƣc hiên đa dang các phƣơng pháp d ạy

học, đăc biêt tăng cƣơng cac phƣơng pháp d ạy học tích cực với hình thức tổ chức đa

Page 63: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

57

dạng, gắn với hoat đông thƣc tiên. Hoạt động dạy học ngoài trời , hoạt động ngoai khoa

cân đƣơc tăng cƣơng hơn trong các môn học.

(iii) Đối với thiết bị và công cụ dạy học, Nhà trƣờng cần tăng cƣơng trang bi va

sƣ dung cac thiêt bi day hoc bô môn , đăc biêt la cac trang thiêt bi day hoc hiên đai . Bài

học về biến đổi khí hậu rất cần những hình ảnh, âm thanh sống động của thực tế môi

trƣờng xung quanh. Các loại bản đồ, sơ đô, mô hinh, hình ảnh cần đƣợc tăng cƣờng về

nôi dung giáo dục biến đổi khí hậu. Có giải pháp nhằm khuyến khích giáo viên và học

sinh sang tạo ra những công cụ dạy và học thân thiện với môi trƣờng và tận dụng đƣợc

đồ dung tái chế. Qua đo , rèn luyện cho các em các kĩ năng sáng tạo và thấy đƣợc ý

nghĩa của đồ dùng học tập.

(iii) Đối với việc tổ chức quản lý và các hoạt động đoàn thể trong vấn đề liên

quan đến BĐKH, các hoat đông ngoai khoa (cuôc thi, tham quan, dã ngoại,…) cân co

sƣ ung hô va hô trơ cua Ban giám hi ệu nha trƣơng , của Đoàn thanh niên hay của hội

phụ huynh . Sƣ ung hô cu a địa phƣơng, của cộng đồng , đặc biệt là sự ủng hộ của phụ

huynh học sinh tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện muc tiêu giáo dục biến đổi khí hậu

trong nha trƣơng phô thông.

Đồng thời, để nâng cao nhận thức biến đổi khí hậu cho học sinh cần đa dạng

các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa. Theo đó, công tác

đoàn, đội đoàn nên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt dƣới cờ, tổ chức cho học sinh tìm

hiểu về nguyên nhân, tác hại, cách phòng chống biến đổi khí hậu cho học sinh thông

qua hoạt động đố vui dƣới cờ, thuyết trình về biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Đoàn trƣờng

kết hợp với các tổ chuyên môn trong trƣờng tổ chức các cuộc vận động, cuộc thi nhƣ:

bảo vệ môi trƣờng; tận dụng sử dụng những rác thải nhƣ lon bia, chai nƣớc để làm đồ

dùng học tập, sinh hoạt. Qua đó, nhận thức của học sinh về biến đổi khí hậu đƣợc nâng

cao hơn.

Bảng 3.14. Giải pháp cụ thể đối với hành vi của học sinh trong bối cảnh BĐKH

STT Giải pháp điều tra Đề xuất

hoạt động cụ thể Hiện trạng

Định hƣớng

cải thiện

1

Giải thích cho mọi

ngƣời biết tác hại

của việc sử dụng túi

nilon.

Tổ chức trò chơi tìm hiểu về

phân loại túi nilong theo các chủ

đề về sự tác động đối với môi

trƣờng đất, môi trƣờng không

khí, môi trƣờng nƣớc và sự phát

triển

Chƣa đƣợc

thực hiện

Lồng ghép vào hoạt

động ngoại khóa, giờ

chào cờ, các ngày

môi trƣờng, ngày

Trái Đất

2

Tuyên truyền giảm

lƣợng sử dụng túi

nilon

Tuyên truyền sử dụng túi giấy

khi mua thực phẩm và không lấy

túi ni lông khi mua đồ dùng học

tập

Đã thực hiện

nhƣng chỉ

dừng lại ở

khẩu hiệu

Tuyên truyền trong

mỗi giờ học của học

sinh để hình thành

thói quen

3 Trồng cây xanh Tổ chức cuộc thi vƣờn cây xanh Đã thực hiện Khen thƣởng và kỷ

Page 64: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

58

STT Giải pháp điều tra Đề xuất

hoạt động cụ thể Hiện trạng

Định hƣớng

cải thiện

trong khuôn viên

nhà trƣờng

– sạch – đẹp trong năm của mỗi

lớp học

nhƣng chƣa

hiệu quả

luật đối với mỗi

công trình chăm sóc

của các lớp

4

Tuyên truyền và

khuyến khích đi học

bằng phƣơng tiện

thân thiện với môi

trƣờng

Học sinh nên đi bằng xe đạp, xe

buýt, … Đã thực hiện Tiếp tục phát huy

5 Tổ chức ngày thứ 7

xanh Dọn dẹp, vệ sinh khu dân cƣ

Chƣa thực

hiện

Thực hiện tại khuôn

viên trƣờng và khu

phố nơi sinh sống về

ngày thứ 7 xanh

Nhƣ vậy, qua phân tích trên có thể thấy các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức

về BĐKH và cải thiện thái độ của học sinh trong bối cảnh BĐKH bao gồm cả giải

pháp có tính chất bổ sung lý thuyết, hiểu biết của học sinh về BĐKH (chƣơng trình

dạy học, sách giáo khoa có lồng ghép kiến thức về BĐKH, tuyên truyền, tổ chức cuộc

thi tìm hiểu về BĐKH) và giải pháp có tính chất thực hành (Trồng cây xanh trong

khuôn viên nhà trƣờng, tổ chức ngày thứ 7 xanh, tổ chức vƣờn hoa xanh sạch đẹp,…).

Page 65: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1. Ứng dụng phƣơng pháp Delphi trong đánh giá nhận thức và thái độ của học

sinh THPT với BĐKH là một hƣớng nghiên cứu mới. Phƣơng pháp vừa đảm bảo tính

khách quan trong các câu trả lời thu thập đƣợc từ học sinh; đồng thời, nội dung và hình

thức của bảng hỏi liên quan đến vấn đề BĐKH cũng đƣợc góp ý của các chuyên gia

trong ngành giáo dục, BĐKH, quản lý; nhằm đảm bảo kết quả của nghiên cứu mang

tính thực tiễn, những đề xuất của luận văn mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn.

2. Kết quả điều tra Delphi cho thấy đối tƣợng học sinh THPT là lứa tuổi có

tầm hiểu biết về BĐKH chƣa thực sự toàn diện. Tuy nhiên, đây là cấp học có vai trò

quan trọng liên quan đến các hoạt động ngoại khóa trong bối cảnh BĐKH, đồng thời

có sự ảnh hƣởng đến những đối tƣợng xung quanh. Vì vậy, khảo sát nhận thức và

thái độ của học sinh về BĐKH là điều cấp thiết. Từ đó có giải pháp nhằm bổ sung

thêm thông tin và tổ chức hoạt động cụ thể nhằm nâng cao hiểu biết của các em sẽ có

ý nghĩa thực tiễn.

3. Kết quả khảo sát có thể thấy nhận thức về BĐKH của học sinh trƣờng THPT

Xuân Đỉnh ở mức độ tƣơng đối cao. Tuy nhiên, hành vi và thái độ của học sinh trong

bối cảnh BĐKH chƣa đƣợc bổ sung một cách toàn diện, vì vậy vẫn còn một số học

sinh có hành vi chƣa bảo vệ môi trƣờng.

4. Những bài học về giáo dục biến đổi khí hậu cần đƣợc chú ý thích đáng và

thực hiện hiệu quả hơn trong trƣờng THPT.

5. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi của học

sinh trong bối cảnh BĐKH là (i) Tuyên truyền và giải thích cho mọi ngƣời biết tác hại

của việc sử dụng túi nilon; (ii) Tuyên truyền giảm lƣợng sử dụng túi nilon; (iii) Trồng

cây xanh trong khuôn viên nhà trƣờng; (iv) Tuyên truyền và khuyến khích đi học bằng

phƣơng tiện thân thiện với môi trƣờng; (v) Tổ chức ngày thứ 7 xanh.

2. KIẾN NGHỊ

Áp dụng phƣơng pháp Delphi trong nghiên cứu về nhận thức và hành vi của

học sinh về BĐKH là một hƣớng tiếp cận mới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn

tổ chức những hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục về BĐKH vào chƣơng trình

học tập của học sinh THPT và có thể áp dụng cho nhiều cấp học khác.

Page 66: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015). Tài liệu hƣớng dẫn dạy và học về ứng phó với biến

đổi khí hậu. Dự án “Thích ứng với BĐKH lấy trẻ em làm trung tâm” 70 trang.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Quyết định số 1612/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt

bộ tài liệu tham khảo về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

3. CBCC (2010). Chiến lƣợc truyền thông về biến đổi khí hậu. Dự án xây dựng năng lực

đối phó với biến đổi khí hậu (Capacity Building to Climate Change Project) 31 trang.

4. Hoàng Thị Kim Huyền, Ngô Văn Hƣng, Nguyễn Văn Khải, Đặng Duy Lợi, Đinh Thị

Kim Nhung (2012). Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn sinh học cấp

Trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 72 trang.

5. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2006). Phòng ngừa thảm họa liên quan tới biến đổi khí

hậu. Báo cáo độc lập thuộc dự án Phòng ngừa thảm họa có liên quan tới biến đổi khí

hậu. 34 trang.

6. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (2007). Hiểm họa và thảm họa liên quan đến biến đổi khí

hậu. Bài giảng thuộc Tài liệu Phòng ngừa Hiểm họa. 10 trang.

7. Lê Lợi (2014). Tìm hiểu nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh sinh viên trƣờng

Cao đẳng Sơn La. Đề tài nghiên cứu cấp Trƣờng, trƣờng Cao đẳng Sơn La, 62 trang.

8. Lê Trịnh Hải, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Trƣờng Khoa, Luc Hens (2008). Các chỉ số

cho phát triển bền vững: Lấy ví dụ nghiên cứu điểm tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Kỷ

yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, trang 498-506.

9. Lƣơng Quang Trung (2014). Tích hợp giáo dục môi trƣờng và biến đổi khí hậu qua

dạy học sinh học cấp độ tổ chức quần xã-hệ sinh thái, sinh học 12 Trung học Phổ

thông. Luận văn thạc sĩ sƣ phạm sinh học, Trƣờng đại học Giáo dục, 120 trang.

10. Nguyễn Đức Vũ (2009). Kết hợp nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu trong

trƣờng phổ thông. Hội thảo Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những thách

thức của biến đổi khí hậu. Trƣờng ĐHSP Hà Nội, 5 trang.

11. Nguyễn Hoàng Sơn, Trƣơng Văn Phƣợng (2016). Ứng dụng phƣơng pháp Delphi và

AHP để đánh giá tác động của đƣờng Hồ Chí Minh đến tài nguyên, môi trƣờng và

kinh tế xã hội đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế theo hƣớng phát triển bền vững. Tạp

chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng 10 (59), 103-109.

12. Nguyễn Lê Trang, Trịnh Thị Thanh, Phạm Quang Hà (2014). Đánh giá chất lƣợng

nƣớc sông Nhuệ theo phƣơng pháp Delphi. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông

thôn, số 14/2014, pp. 33-38.

13. Nguyễn Lê Tú Quỳnh (2016). Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lƣợng nƣớc (Water

Quality Index - WQI) trong phân vùng chất lƣợng nƣớc các sông trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ Khoa học Môi trƣờng. 142 trang.

Page 67: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

61

14. Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2009). Giáo dục phổ thông góp phần nâng cao nhận thức

và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hội thảo Nâng cao nhận thức và năng lực

ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu. Trƣờng ĐHSP Hà Nội, 7 trang.

15. Nguyễn Trọng Nhị (2013). Vấn đề nâng cao nhận thức của ngƣời dân về biến đổi khí

hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ. 76 trang.

16. Nguyễn Văn Khải, Đặng Duy Lợi, Nguyễn Trọng Sửu, Ngô Thị Quyên (2012). Giáo

dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn vật lý cấp Trung học phổ thông. Bộ Giáo

dục và đào tạo, 126 trang.

17. Phạm Thị Kim Hoa (2014). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giáo dục biến đổi khí

hậu trong các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp. Luận văn thạc sĩ biến đổi khí hậu, 80

trang.

Tiếng Anh

18. Anthony Leiserowitz (2006). Climate change risk perception and policy preferences:

The role of affect, imagery, and values. Climatic Change (2006) 77: 45–72.

19. Anthony Leiserowitz (2009). International Public Opinion, Perception, and

Understanding of Global Climate Change. Final Report of Yale Program on Climate

Change Communication. 39 pages.

20. Ban, A.W. Van den, H.S. Hawkins (2000). Agricultural Extension, Second Edition,

Blackwell Science, UK.

21. Banjade, M.R. (2003). Local Perception and Use of Information for Forest User

Groups: Case Studies from Dhankuta District, Nepal. MSc thesis Tropical Forestry.

Wageningen University.

22. Bibbings, J. (2004). Climate Concern: Attitudes to Climate Change and Windfarms in

Wales. Cardiff: Welsh Consumer Council and Friends of the Earth Cymru.

23. Bostrom, A., M.G. Morgan, B. Fischhoff, D. Read (1994). What do people know

about global climate change? Part 1: Mental models. Risk Analysis, 14: 959–970.

24. Broomfield, D., Humphries, G.M. (2001). Using the Delphi technique to identify the

cancer education requirements of general practitioners. Medical Education, 35: 928-

937.

25. Campbell, D.T. (1950). The indirect assessment of social attitudes. Psychological

Bulletin, 47, 15-38.

26. Chia-Chien Hsu (2007). The Delphi Technique: Making Sense Of Consensus.

Practical Assessment, Research & Evaluation, Volume 12, Number 10, August 2007.

8 pages.

27. Clayton, M.J. (1997). Delphi: A technique to harness expert opinion for critical

decision-making tasks in education. Educational Psychology, 17(4), pp.373-386.

28. Coleman J.M.A., F.S. Sosa-Rodriguez, L.D. Mortsch, P.J. Deadman (2016). Assessing

stakeholder impacts and adaptation to low water-levels: the Trent-Severn waterway.

Climatic Change, Volume 134, Issue 1, pp. 115-129.

Page 68: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

62

29. Crisp, J., Pelletier, D., Duffield, C., Adams, A., Nagy, S. (1997). The Delphi method?.

Nursing Research 46 (2), 116-118.

30. Dalkey, N.C. (1972). The Delphi method: An experimental study of group opinion. In

N.C. Dalkey, D.L. Rourke, R. Lewis, D. Snyder (Eds.). Studies in the quality of life:

Delphi and decision-making. Lexington, MA: Lexington Books, pp. 13-54.

31. DARA (2012). Climate Vulnerability Monitor 2nd

Edition: A Guide to the Cold

Calculus of a Hot Planet. DARA and the Climate Vulnerable Forum. 360 pages.

32. DEFRA (Department for Environment, Food, and Rural Affairs) (2002). Survey of

Public Attitudes to Quality of Life and to the Environment-2001. London: DEFRA.

33. Delbecq, A.L., Van de Ven, A.H., Gustafson, D.H. (1975). Group techniques for

program planning. Glenview, IL: Scott, Foresman, and Co.

34. Dijkstra, E.M., Goedhart, M.J. (2012). Development and validation of the ACSI:

Measuring students‟ science attitudes, pro-environmental behaviour, climate change

attitudes and knowledge. Environmental Education Research, 18(6), 733-749.

35. Dirk Scheer, Ortwin Renn (2014). Public Perception of geoengineering and its

consequences for public debate. Climatic Change, Volume 125, Issue 3, pp 305-318.

36. Dunlap R.E., Gallup G.H.Jr., Gallup A.M. (1993). Health of the planet. George H.

Gallup International Institute, Princeton, NJ.

37. Dunlap R.E., Scarce R. (1991). The polls-poll trends: environment problems and

protection. Public Opinion Quarterly 55: 651–672.

38. Dunlap, R.E., Van Liere, K. D., Mertig, A.G., Jones, R.E. (2000). Measuring

endorsement of the New Ecological Paradigm: A revised NEP scale. Journal of Social

Issues, 56(3), 425-442.

39. Durant, J. (1993) What is scientific literacy? In: Durant, J., Gregory, J. (Eds.) Science

and culture in Europe, Science Museum, London.

40. Field, C.B., V.R. Barros, D.J. Dokken, K.J. Mach, M.D. Mastrandrea, T.E. Bilir, L.L.

White (2014). IPCC Summary for Policymakers. In Climate Change 2014: Impacts,

Adaptation, and Vulnerability. (Vol. 3, pp. 52–57). Cambridge, United Kingdom:

Cambridge University Press.

41. Fielding, K.S., B.W. Head (2012). Determinants of young Australians‟ environmental

actions: The role of responsibility attributions, locus of control, knowledge and

attitudes. Environmental Education Research, 18(2), 171-186.

42. Françoise Simon, Mary Woodell (1997). Consumer Perceptions of Environmentalism

in the Triad. The Industrial Green Game: Implications for Environmental Design and

Management. Washington, DC: National Academy Press. pp. 212-224.

43. Glwadys Aymone Gbetibouo (2009). Understanding Farmers' Perceptions and

Adaptations to Climate Change and Variability: The Case of the Limpopo Basin,

South Africa. IFPRI Discussion Paper 00849, February 2009, 52 pages.

44. Greg Spellman, Ken Field, John Sinclair (2003). Assessing UK higher education

students‟ awareness of global climatic change. Weather, Vol. 58, pp., 212-219.

Page 69: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

63

45. Gupta, U.G., Clarke, R.E. (1996). Theory and Applications of the Delphi Technique:

A bibliography (1975-1994). Technological Forecasting and Social Change 53, pp.

185-211.

46. Hasson, F., Keeney, S., McKenna, H. (2000). Research guidelines for the Delphi

survey technique. Journal of Advanced Nursing 32(4), 1008-1015.

47. Idrisa, Y.L., B.O. Ogunbameru, A.A. Ibrahim, D.B. Bawa (2012). Analysis of

Awareness and Adaptation to Climate Change among Farmers in the Sahel Savannah

Agro-ecological Zone of Borno State, Nigeria. British Journal of Environment &

Climate Change 2(2): 216-226, 2012.

48. IPCC (2007). Climate change 2007. Impacts, adaptation and vulnerability. Geneva,

Intergovernmental Panel on Climate Change, 2007 (Contribution of Working Group II

to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change).

49. Iris Carolus, Michele Martin (2009). Climate Change Education, Awareness &

Training: Seychelles Second National Communications to the UNFCCC. Final Report,

February 2009, Sustainability for Seychelles.

50. Ishaya, S., Abaje, I.B. (2008). Indigenous people‟s perception on climate change and

adaptation strategies in Jema‟a local government area of Kaduna State, Nigeria.

Journal of Geography and Regional Planning, Vol. 1(8), pp. 138-143.

51. Kane S., Shogren J.F. (2000). Linking adaptation and mitigation in climate change

policy. Climatic Change 45:75–102.

52. Laugksch, R.C. (2000). Scientific literacy: A conceptual overview. Science Education,

84, pp. 71-94.

53. Liarakou, G, Athanasiadis, I., Gavrilakis, C. (2011). What Greek secondary school

students believe about climate change. International Journal of Environmental and

Science Education, 6 (1), 79-98.

54. Linstone, H.A., Turoff, M. (1975). The Delphi Method Techniques and Applications.

Massachusetts, Reading: Addison-Wesley.

55. Lorraine Whitmarsh (2009). What‟s in a name? Commonalities and differences in

public understanding of “climate change” and “global warming”. Public

Understanding of Science 18, pp. 401-420.

56. Ludwig, B. (1997). Predicting the future: Have you considered using the Delphi

methodology? Journal of Extension, 35(5), pp. 1-4.

57. Lynn V. Dicks, Hugh L. Wright, Joscelyne E. Ashpole, James Hutchison, Caitlin G.

McCormack, Barbara Livoreil, Klaus Peter Zulka, William J. Sutherland (2016). What

works in conservation? Using expert assessment of summarised evidence to identify

practices that enhance natural pest control in agriculture. Biodiversity and

Conservation, Volume 25, Issue 7, pp. 1383-1399.

58. Manoli, C.C., Johnson, B., Dunlap, R.E. (2007). Assessing children‟s environmental

worldviews: Modifying and validating the New Ecological Paradigm scale for use

with children. The Journal of Environmental Education, 38(4), 3-13.

Page 70: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

64

59. MORI (2005). Science in Society: Findings from Qualitative and Quantitative

Research. London: MORI.

60. Norton, A., Leaman, J. (2004). The Day After Tomorrow: Public Opinion on Climate

Change. London: MORI Social Research Institute.

61. Ojala, M. (2012). Hope and climate change: The importance of hope for

environmental engagement among young people. Environmental Education Research,

18 (5), 625-642.

62. Petegem, P.V., Blieck, A. (2006). The environmental worldview of children: A cross-

cultural perspective. Environmental Education Research, 12(5), 625-635.

63. Richard J. Bord, Ann Fisher, Robert E. O‟Connor (1998). Public perceptions of global

warming: United States and international perspectives. Vol. 11: 75–84, 1998.

64. Richard J. Bord, Robert E. O'Connor, Ann Fischer (2000). In what sense does the

public need to understand global climate change? Public Understanding Science 9

(2000), pp. 205–218.

65. Rogers, M.R., Lopez, E.C. (2002). Identifying critical cross-culturalschool psychology

competencies. Journal of school psychology 40(2), pp. 115-141.

66. Rowe, G. (2007). A Guide to Delphi. Foresight: The International Journal of Applied

Forecasting, (8), pp.11–16.

67. Sharkey, S.B., Sharples, A.Y. (2001). An approach to consensus building using the

Delphi technique: developing a learning resource in mental health. Nurse Education

Today 21, pp. 398-408.

68. Sisse Liv Jørgensen, Mette Termansen (2016). Linking climate change perceptions to

adaptation and mitigation action. Climatic Change: An Interdisciplinary, International

Journal Devoted to the Description, Causes and Implications of Climatic Change.

69. Snyder-Halpern, R. (2002). Indicators of organizational readiness for clinical

information technology/systems innovation: a Delphi study. International Journal of

Medical Informatics 63, pp. 179-204.

70. Susmita Dasgupta, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, Jianping Ya

(2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative

Analysis. Development Research Group, World Bank.

71. Tse, Ka-ho Alan. (2013). Students' perceptions on climate change and engagement in

low-carbon behaviours: Implications for climate change education in Hong Kong.

(Thesis). University of Hong Kong, Pokfulam, Hong Kong SAR.

72. van Zolingen, S.J., Klaassen, C.A. (2003). Selection processes in a Delphi study about

key qualifications in Senior Secondary Vocational Education. Technological

Forecasting and Social Change 70, pp. 317-340.

73. Wang, C.C., Wang, Y., Zhang, K., Fang, J., Liu, W., Luo, S., Tang, S., Wang. S., Lu,

V.C. (2003). Reproductive health indicators for China‟s rural areas. Social Science

and Medicine 57(2): 217-225.

Page 71: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

65

74. Witkin, B.R., Altschuld, J.W. (1995). Planning and conducting needs assessment: A

practical guide. Thousand Oaks, CA: Sage Publications, Inc.

75. Wong, K.K. (2012). Global climate change and low-carbon living: Perceptions of

secondary school students in Hong Kong. Hong Kong: Sino-Forest Applied Research

Centre for Pearl River Delta Environment, Hong Kong Baptist University.

76. Yeonjoo Kim, Eun-Sung Chung (2013). Assessing climate change vulnerability with

group multi-criteria decision making approaches. Climatic Change, Vol. 121, Issues 2,

pp. 301-315.

77. Yoko Mochizuki, Audrey Bryan (2015). Climate Change Education in the Context of

Education for Sustainable Development: Rationale and Principles. Journal of

Education for Sustainable Development, March 2015, Vol. 9, No. 1, 4-26.

Page 72: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

66

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT DELPHI

I.1. Số lƣợng phiếu lựa chọn các đáp án trong khảo sát Delphi vòng 1.

Phần/

mục STT Nội dung

Số phiếu

lựa chọn

Phần I

1 Truyền thông qua phƣơng tiện điện tử: TV, nghe đài,

Internet 56

2 Sách giáo khoa 56

3 Học trên trƣờng, lớp 53

4 Nghe từ gia đình và ngƣời thân 53

5 Hiệu ứng nhà kính 45

6 Nóng lên toàn cầu 46

7 Nƣớc biển dâng 48

8 Hiện tƣợng dị thƣờng của thời tiết 51

9 Diện tích rừng giảm 52

10 Đô thị hóa 52

11 Chất thải 53

12 Tác động tới đời sống của con ngƣời và sinh vật 54

13 Giảm rác thải, khí thải 46

14 Trồng thêm rừng 48

15 Tăng hiệu lực thực thi pháp luật môi trƣờng 49

16 Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu 53

17 Không vứt rác thải khó phân hủy 56

18 Tìm hiểu về BĐKH 50

19 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng, băng tan 53

20 Hiệu ứng nhà kính 56

21 Thủng tầng ô zôn 55

22 Khí hậu thất thƣờng 54

23 Rác thải và ô nhiễm môi trƣờng 53

24 Cạn kiệt tài nguyên, tuyệt chủng các loài 56

25 Tác động BĐKH đến đời sống (thiệt hại) 55

26 Ảnh hƣởng đến sx nông nghiệp 48

27 Nồng độ khí nhà kính 49

28 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn 47

29 Bão, lũ lụt 48

30 Động đất, sóng thần 54

31 Cạn kiệt tài nguyên 54

32 Ô nhiễm nguồn nƣớc 56

33 Dịch bệnh 52

34 Nồng độ khí nhà kính 51

35 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng 55

Page 73: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

67

36 Cạn kiệt tài nguyên, diện tích rừng suy giảm 48

37 Ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí 49

38 Dịch bệnh 47

39 Trình độ dân trí, hành xử thiếu văn hóa với môi trƣờng 52

40 Sự phát triển kinh tế xã hội 51

41 Đô thị hóa, công nghiệp hóa 55

42 Tài chính, công nghệ không phù hợp 48

43 Sự đầu tƣ vào các sản phẩm ứng phó với BĐKH 55

44 Tâm lý tiêu dùng 48

Phần

II

45 Tiêm phòng, thực hiện các lời khuyên của bác sỹ. 49

46 Ngủ màn, sử dụng thuốc chống muối 47

47 Đi xe bus 52

48 Đi xe đạp điện 55

49 Cố gắng đi chung xe 54

50 Đi xe đạp 53

51 Trồng cây 56

52 Tắt bớt đèn 55

53 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh 48

54 Tắm nhanh 49

55 Mặc ấm 55

56 Hạn chế sử dụng hệ thống sƣởi 48

57 Hoạt động thể thao 49

58 Tiết kiệm điện, gas 47

59 Tắt khi không sử dụng 48

60 Trồng tƣới cây thƣờng xuyên 54

61 Không phá cây, bẻ cành 54

62 Tiết kiệm nƣớc 56

63 Tìm hiểu thông tin Pháp luật về BĐKH 52

64 Truyền thông cho bối cảnh BĐKH 51

65 Tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội chống

BĐKH 55

Phần

III

66 Sử dụng bóng đèn, quạt tiết kiệm năng lƣợng 48

67 Hạn chế bật diều hòa, TV, máy tính 53

68 Không bật thiết bị điện vào giờ cao điểm 56

69 Tắt thiết bị điện khi không sử dụng 55

70 Đi học bằng xe bus, xe đạp, chung xe 48

71 Tắm nhanh, sử dụng nƣớc vừa đủ 49

72 Hạn chế sử dụng thiết bị điện vào giờ cao điểm 55

73 Không mua quá nhiều thực phẩm 48

74 Tiết kiệm giấy 49

75 Sử dụng giấy hợp lý 47

76 Tái sử dụng giấy 48

77 Sử dụng bút chì và tẩy 54

Page 74: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

68

78 Không sử dụng túi nilon và thay bằng túi giấy và túi vải 54

79 Tái chê các sản phẩm nhựa 56

80 Tái sử dụng các đồ dùng 48

81 Hạn chế thải rác ra môi trƣờng 49

82 Phân loại rác, xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng 55

83 Đổ rác đúng nơi quy định 48

84 Tham gia các cuộc meeting, tuyên truyền 49

85 Chia sẻ trên mạng xã hội 47

86 Tuyên truyền cho mọi ngƣời xung quanh về tác hại của

BĐKH 56

Phần

IV

87 Giải thích cho mọi ngƣời biết tác hại của việc sử dụng túi

nilon, nhiều phƣơng tiện giao thông 56

88 Tuyên truyền cho học sinh về BĐKH 53

89 Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trƣờng 53

90 Tổ chức trò chơi về BĐKH 45

91 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BĐKH 56

92 Tổ chức cuộc thi "Hóa đơn điện nƣớc" 48

93 Tuyên truyền giảm lƣợng sử dụng túi nilon 51

94 Tuyên truyền và khuyến khích đi làm đi học bằng phƣơng

tiện GTCC và xe đạp, hạn chế xe máy 52

95 Tuyên truyền không sử dụng than tổ ong 52

96 Tuyên truyền ở tổ dân phố về BĐKH 53

97 Tổ chức làm cam kết tiêu dùng xanh 54

98 Tổ chức ngày thứ 7 xanh 46

99 Đạp xe đạp để tuyên truyền về BĐKH 48

100 Dọn dẹp, vệ sinh khu dân cƣ 49

I. 2. Mức điểm của các đáp án trong khảo sát Delphi vòng 2

Phần nội dung thứ 1 “Em suy nghĩ và cảm nhận như thế nào về các vấn đề BĐKH?”

Câu 1.1. Các vấn đề về Biến đổi khí hậu đã đƣợc phổ biến trên các kênh truyền thông

ở mức độ nào? (Hãy cho điểm từ 1-->5 tƣơng ứng với các mức độ: Không phổ biến-->

ít phổ biến -->phổ biến -->rất phổ biến -->cực kỳ phổ biến)

STT Kênh truyền thông Mức độ/điểm

1 2 3 4 5

1 Truyền thông qua phƣơng tiện điện tử: TV, nghe đài,

Internet 1 2 8 11 34

2 Sách giáo khoa 10 42 3 0 1

3 Học trên trƣờng, lớp 0 2 2 10 42

Page 75: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

69

4 Nghe từ gia đình và ngƣời thân 0 7 42 5 2

Câu 1.2. Hãy chỉ ra mức độ quan tâm đến các vấn đề Biến đổi khí hậu đƣợc nêu dƣới

đây? (Hãy cho điểm từ 1-->5 tƣơng ứng với các mức độ: Không quan tâm --> ít quan

tâm --> quan tâm -->thƣờng xuyên quan tâm-->Đặc biệt quan tâm)

STT Nội dung

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Hiệu ứng nhà kính 0 4 43 9 0

2 Ấm lên toàn cầu 2 4 44 3 3

3 Nƣớc biển dâng 1 1 2 8 44

4 Hiện tƣợng dị thƣờng của thời tiết 0 2 5 5 44

5 Diện tích rừng giảm 0 4 7 40 5

6 Đô thị hóa 0 4 4 42 6

7 Chất thải 1 3 45 5 3

8 Tác động tới đời sống của con ngƣời và sinh vật 0 2 5 10 39

Câu 1.3. Em hy vọng (mong muốn) tác động nhƣ thế nào đến các vấn đề liên quan đến

BĐKH? (Hãy cho điểm từ 1-->5 tƣơng ứng với các mức độ: Không hy vọng-->rất ít

hy vọng-->ít hy vọng-->hy vọng-->đặc biệt hy vọng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Giảm rác thải, khí thải 1 2 42 6 5

2 Trồng thêm rừng 2 4 40 6 4

3 Tăng hiệu lực thực thi pháp luật môi trƣờng 0 2 44 7 3

4 Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu 0 2 6 5 43

Câu 1.4. Hãy chỉ ra mức độ chịu trách nhiệm của bản thân trƣớc các vấn đề? (Hãy cho

điểm từ 1-->5 tƣơng ứng với các mức độ: không phải trách nhiệm của mình--> trách

nhiệm của mình là rất ít -->một phần trách nhiệm của mình-->phần lớn là trách nhiệm

của mình-->hoàn toàn là trách nhiệm của mình)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Không vứt rác thải khó phân hủy 0 2 6 6 42

2 Tìm hiểu về BĐKH 0 2 2 5 47

Page 76: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

70

Câu 1.5. Hãy liệt kê những lo lắng của bản thân về các vấn đề liên quan đến BĐKH?

(Hãy cho điểm từ 1-->5 tƣơng ứng với các mức độ: hoàn toàn không lo lắng-->lo lắng

rất ít -->lo lắng-->rất lo lắng-->đặc biệt lo lắng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng, băng tan 1 1 6 4 45

2 Hiệu ứng nhà kính 0 3 4 4 45

3 Thủng tầng ô zôn 0 3 3 9 41

4 Khí hậu thất thƣờng 0 1 5 5 45

5 Rác thải và ô nhiễm môi trƣờng 3 4 2 7 40

6 Cạn kiệt tài nguyên, tuyệt chủng các loài 1 3 7 4 41

7 Tác động BĐKH đến đời sống (thiệt hại) 0 5 45 6 0

8 Ảnh hƣởng đến sx nông nghiệp 2 2 8 41 3

Câu 1.6. Em cảm thấy mức độ nghiêm trọng của các vấn đề BĐKH nhƣ thế nào? (Hãy

cho điểm từ 1-->5 tƣơng ứng với các mức độ: Không nghiêm trọng-->ít nghiêm trọng-

->nghiêm trọng-->rất nghiêm trọng-->đặc biệt nghiêm trọng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Nồng độ khí nhà kính 1 4 4 43 4

2 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn 0 4 8 43 1

3 Bão, lũ lụt 2 5 5 3 42

4 Động đất, sóng thần 1 5 4 6 40

5 Cạn kiệt tài nguyên 0 4 2 10 40

6 Ô nhiễm nguồn nƣớc 0 3 5 7 42

7 Dịch bệnh 0 3 3 8 42

Câu 1.7. Hãy đánh giá mức độ tin tƣởng của em vào quan điểm "con ngƣời là nguyên

nhân chủ yếu gây ra các vấn đề của BĐKH" (Hãy cho điểm từ 1-->5 tƣơng ứng với

các mức độ: Không tin-->tin tƣởng chút ít-->tin tƣởng-->rất tin tƣởng-->đặc biệt tin

tƣởng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Nồng độ khí nhà kính 0 3 4 6 43

2 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng 0 1 6 6 43

Page 77: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

71

3 Cạn kiệt tài nguyên, diện tích rừng suy giảm 0 0 5 8 43

4 Ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí 1 2 8 8 37

5 Dịch bệnh 0 4 6 10 36

Câu 1.8. Hãy chỉ ra mức độ "rào cản" trong bối cảnh BĐKH mà em nhận biết đƣợc?

(Hãy cho điểm từ 1-->5, tƣơng ứng với các mức độ: Cản trở hoàn toàn-->Cản trở rất

nhiều -->Cản trở--> cản trở không đáng kể -->Không cản trở)

STT Nội dung

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Trình độ dân trí, hành xử thiếu văn hóa với môi trƣờng 0 4 7 36 9

2 Sự phát triển kinh tế xã hội 0 3 8 6 39

3 Đô thị hóa, công nghiệp hóa 1 3 8 39 5

4 Tài chính, công nghệ không phù hợp 1 4 4 7 40

5 Sự đầu tƣ vào các sản phẩm ứng phó với BĐKH 0 1 7 6 42

6 Tâm lý tiêu dùng 0 4 2 10 40

Phần II. Em hành động nhƣ thế nào trong bối cảnh BĐKH?

Câu 2.1. Hãy chỉ ra mức độ hành động em đã thực hiện trong y tế và bảo vệ sức khỏe?

(Hãy cho điểm từ 1-->5, tƣơng ứng với các mức độ: Hoàn toàn không thực hiện-->thi

thoảng thực hiện-->thƣờng xuyên thực hiện-->rất thƣờng xuyên thực hiện-->liên tục

thực hiện)

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Tiêm phòng, thực hiện các lời khuyên của bác sỹ. 0 0 6 10 40

2 Ngủ màn, sử dụng thuốc chống muối 0 1 7 9 39

Câu 2.2. Hãy chỉ ra mức độ thực hiện của các hành động giảm thiểu trong sử dụng phƣơng

tiện giao thông của em.

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Đi xe bus 0 1 8 41 6

2 Đi xe đạp điện 0 3 40 9 5

3 Cố gắng đi chung xe 0 4 6 7 39

4 Đi xe đạp 0 1 15 23 17

Page 78: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

72

Câu 2.3. Khi thời tiết nắng nóng bất thƣờng, những hành động dƣới đây nên đƣợc thực hiện ở

mức độ nào?

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Trồng cây 0 2 10 6 38

2 Tắt bớt đèn 0 0 5 11 40

3 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh 0 2 2 10 42

4 Tắm nhanh 0 1 5 7 43

Câu 2.4. Khi thời tiết rét đậm, rét hại, những hành động dƣới đây đã đƣợc em thực hiện ở mức

độ nào?

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Mặc ấm 0 3 5 42 6

2 Hạn chế sử dụng hệ thống sƣởi 3 2 6 7 39

3 Hoạt động thể thao 0 3 3 10 40

Câu 2.5. Những hành động em đã thực hiện trong bối cảnh BĐKH ở mức độ nào:

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Tiết kiệm điện, gas 1 4 10 7 34

2 Tắt khi không sử dụng 1 0 4 9 42

3 Trồng tƣới cây thƣờng xuyên 0 7 8 10 31

4 Không phá cây, bẻ cành 0 1 5 8 42

5 Tiết kiệm nƣớc 0 2 4 9 41

Câu 2.6. Em đã thực hiện các hành động dƣới đây ở mức độ nhƣ thế nào?

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Tìm hiểu thông tin Pháp luật về BĐKH 2 1 4 7 44

2 Truyền thông cho bối cảnh BĐKH 1 1 7 4 43

3 Tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội chống

BĐKH: 0 7 2 4 43

3a. Giờ Trái đất 2 2 4 6 42

3b. Tắt đèn bật tƣơng lai 2 1 7 5 41

Page 79: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

73

Phần III. Em đã/sẽ thay đổi hành vi nhƣ thế nào để chung tay với bối cảnh BĐKH toàn

cầu?

Câu 3.1. Em đã/sẽ thay đổi hành động và thói quen sử dụng năng lƣợng trong gia đình

ở mức độ nào? (Hãy cho điểm từ 1-->5, tƣơng ứng với các mức độ: Hoàn toàn không

thay đổi-->thay đổi rất ít-->thay đổi một phần -->thay đổi nhiều-->thay đổi hoàn toàn)

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Sử dụng bóng đèn, quạt tiết kiệm năng lƣợng 2 2 3 7 42

2 Hạn chế bật diều hòa, TV, máy tính 4 5 41 5 1

3 Không bật thiết bị điện vào giờ cao điểm 3 6 39 5 4

4 Tắt thiết bị điện khi không sử dụng 2 0 5 6 43

5 Đi học bằng xe bus, xe đạp, chung xe 0 4 3 5 44

Câu 3.2. Em đã/sẽ thay đổi trong sử dụng nƣớc sạchvà sử dụng thực phẩm ở mức độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tắm nhanh, sử dụng nƣớc vừa đủ 1 6 40 7 2

2 Hạn chế sử dụng thiết bị điện vào giờ cao điểm 0 7 5 39 5

3 Không mua quá nhiều thực phẩm 1 6 40 3 6

Câu 3.3. Em đã/sẽ thay đổi trong sử dụng giấy và túi nilon ở mức độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tiết kiệm giấy 2 1 4 7 42

2 Sử dụng giấy hợp lý 2 5 4 42 3

3 Tái sử dụng giấy 1 3 1 4 47

4 Sử dụng bút chì và tẩy 4 3 38 7 4

5 Không sử dụng túi nilon và thay bằng túi giấy và túi vải 2 3 5 5 41

Câu 3.4. Em đã/sẽ thay đổi trong quản lý và xử lý chất thải ở mức độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tái chê các sản phẩm nhựa 2 5 42 5 2

2 Tái sử dụng các đồ dùng 0 2 4 7 43

Page 80: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

74

3 Hạn chế thải rác ra môi trƣờng 2 1 3 3 47

4 Phân loại rác, xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng 2 1 3 4 46

5 Đổ rác đúng nơi quy định 1 1 3 6 45

Câu 3.5. Em đã/sẽ thay đổi trong tham gia truyền thông cho bối cảnh BĐKH ở mức độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tham gia các cuộc meeting, tuyên truyền 1 2 4 6 43

2 Chia sẻ trên mạng xã hội 1 2 4 6 43

3 Tuyên truyền cho mọi ngƣời xung quanh về tác hại của

BĐKH 2 2 6 3 43

Phần IV. Các hoạt động nâng cao nhận thức về BĐKH toàn cầu

Câu 4.1. Theo em các hoạt động nâng cao nhận thức BDKKH trong học sinh hiệu quả

nhƣ thế nào? (Hãy cho điểm từ 1-->5, tƣơng ứng với các mức độ:Hoàn toàn không

hiệu quả--> Hiệu quả rất thấp--> Hiệu quả--> Hiệu quả cao--> Hiệu quả rất cao)

STT Các hành động

Mức độ hiệu quả

1 2 3 4 5

1 Giải thích cho mọi ngƣời biết tác hại của việc sử dụng túi

nilon, nhiều phƣơng tiện giao thông 4 3 3 5 42

2 Tuyên truyền cho học sinh về BĐKH 3 4 46 1 2

3 Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trƣờng 3 7 38 3 5

4 Tổ chức trò chơi về BĐKH 0 3 2 6 44

5 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BĐKH 1 4 4 4 43

6 Tổ chức cuộc thi "Hóa đơn điện nƣớc" 1 3 1 9 42

Câu 4.2. Theo em các hoạt động nâng cao nhận thức BDKKH trong cộng đồng dân cƣ hiệu

quả nhƣ thế nào?

STT Các hành động

Mức độ hiệu quả

1 2 3 4 5

1 Tuyên truyền giảm lƣợng sử dụng túi nilon 3 0 4 5 44

2 Tuyên truyền và khuyến khích đi làm đi học bằng phƣơng

tiện GTCC và xe đạp, hạn chế xe máy 3 3 5 4 44

3 Tuyên truyền không sử dụng than tổ ong 0 3 2 6 45

4 Tuyên truyền ở tổ dân phố về BĐKH 2 3 45 3 5

Page 81: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

75

5 Tổ chức làm cam kết tiêu dùng xanh 2 1 2 6 45

6 Tổ chức ngày thứ 7 xanh 2 7 2 3 42

7 Đạp xe đạp để tuyên truyền về BĐKH 2 2 5 6 42

8 Dọn dẹp, vệ sinh khu dân cƣ 3 2 7 37 7

Page 82: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

76

PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI KHÁO SÁT

II.1. Bảng hỏi nhận thức

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Khoa sau đại học

BẢNG HỎI VỀ NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH

Họ và tên học sinh: .............................................................. Nam/Nữ................ Lớp .............

Em hãy khoanh vào ô trống trước phương án trả lời đúng nhất!

Câu 1. Biến đổi khí hậu là gì?

a. Sự thay đổi trạng thái của khí hậu trung bình hoặc dao động của khí hậu trong một thời gian dài, thường là

vài thập niên hoặc dài hơn.

b. Sự Biến đổi khí hậu làm thời tiết nóng hơn, bất thường hơn.

c. Nước biển dâng và xâm nhập mặn

d. Các dạng thiên tai như bão, lũ hạn hán bất thường hơn

Câu 2. Biến đổi khí hậu hiện nay diễn ra nhƣ thế nào?

a. BĐKH là quá trình vận động tự nhiên của khí hậu.

b. BĐKH diễn ra theo chu kỳ.

c. BĐKH bắt đầu từ thế kỷ 19 với sự ấm lên toàn cầu, thiên tai và thời tiết cực đoan gia tăng với biểu hiện dị

thường hơn, ác liệt hơn.

d. BĐKH không diễn ra.

Câu 3. Hiệu ứng nhà kính là gì?

a. Là sự tích tụ CO2 gây nên hậu quả xấu đối với con người.

b. Hiệu ứng nhà kính là do hiện tượng tăng CO2 trong khí quyển.

c. Hiệu ứng nhà kính chỉ hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà kính hấp thụ bức xạ từ

mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng thấp và bề mặt Trái đất ấm lên (tựa như

vai trò của một nhà kính)

d. Là sự ấm lên của Trái Đất

Câu 4. Tại sao khí hậu lại biến đổi?

a. Khí hậu biến đổi hoàn toàn do nguyên nhân tự nhiên.

b. Khí hậu biến đổi hoàn toàn do con người.

c. Khí hậu biến đổi do hoạt động của con người làm cho nồng độ khí nhà kính tăng lên đáng kể.

Page 83: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

77

d. Khí hậu biến đổi do cả tự nhiên và con người.

Câu 5. Trái đất ấm lên gây ra những hiện tƣợng gì?

a. Băng tan, nước biển dâng, xâm nhập mặn; xói lờ bờ sông, biển; sạt lở đất; suy giảm tài nguyên nước.

b. Thiên tai như bão, lũ quét, giông lốc,nắng nóng, hạn hán... xảy ra nhiều hơn, dị thường hơn.

c. El Nino, La Nina xảy ra nhiều hơn, kéo dài hơn và cường độ mạnh hơn.

d. Tất cả các hiện tượng trên.

Câu 6. Biểu hiện của BĐKH là gì?

a. Trời nóng hơn, thời tiết bất thường hơn.

b. Nước biển dâng cao, xâm nhập mặn tăng cường.

c. Các dạng thiên tai như bão, lũ, hạn hán, nắng nóng, rét hại... có xu hướng bất thường và khốc liệt hơn.

d. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên, nước biển dâng, xâm ngập mặn tăng cường, các hiện tượng thời tiết cực đoan, và

thiên tai bất thường và khốc liệt hơn.

Câu 7. Biến đổi khí hậu tác động nhƣ thế nào đến tự nhiên và xã hội?

a. Biến đổi khí hậu tác động đến các thành phần tự nhiên của môi trường

b. Biến đổi khí hậu không tác động đến các thành phần tự nhiên của môi trường

c. Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các thành phần của môi trường bao gồm cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội

và sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu .

d. Biến đổi khí hậu không tác động đến xã hội.

Câu 8. Trái Đất sẽ có 9 tỷ ngƣời vào năm 2050. Điều này ảnh hƣởng nhƣ thế nào

đến Biến đổi khí hậu?

a. Điều này không ảnh hưởng đến Biến đổi khí hậu.

b. Điều này ảnh hưởng rất ít đến Biến đổi khí hậu vì tỷ lệ tăng chưa đến 30%.

c. Tăng dân số đồng nghĩa với tăng tiêu thụ tài nguyên, nước, năng lượng và tăng phát thải khí nhà kính

d. Không có ý kiến.

Câu 9. Biến đổi khí hậu đã xảy ra ở Việt Nam nhƣ thế nào?

a. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam tăng khoảng 0,7OC, mực nước biển dâng cao trung bình 20cm

b.Việt Nam chịu tác động của El Nino và La Nina ngày càng tăng, các thiên tai bão, lũ, hạn hán ngày gia tăng

về cường độ và tần suất.

c. Việt Nam không chịu ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu.

d. Cả a và b.

Câu 10. Ở Việt Nam có những loại thiên tai nào?

a. Bão, lũ, lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn.

b. Ngập, xâm nhập mặn.

c. Lũ quét, hạn hán, trượt lở đất.

Page 84: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

78

d. Tất cả các phương án trên

Câu 11. Nƣớc biển dâng (do BĐKH) là gì?

a. Là sự dâng mực nước của biển trên toàn cầu .

b. Là sự dâng của mực nước trên toàn cầu.

c. Là sự dâng của mực nước của biển trên toàn cầu do băng tan và sự dãn nở của nước do BĐKH (nhiệt độ

tăng)

d. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 12. Ngƣỡng nhiệt của hiện tƣợng rét đậm là bao nhiêu?

a. Dưới 9o

b. Dưới 11o

c. Dưới 13o

d. Dưới 15o

Câu 13. Thế nào là giảm nhẹ biến đổi khí hậu ?

a. Giảm cường độ phát thải khí nhà kính.

b. Giảm mức độ phát thải khí nhà kính

c. Tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính

d. Thực hiện các hoạt động giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính và tăng cường các bể hấp thụ khí

nhà kính.

Câu 14. Khả năng bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu là gì?

a. Là mức độ mà một hệ thổng (tự nhiên, xã hội, kinh tế)có thể phải chịu những tác động có hại do Biến đổi khí

hậu gây ra.

b. Là sự không thích ứng với những tác động bất lợi của Biến đổi khí hậu.

c. Là mức độ mà một hệ thổng (tự nhiên, xã hội, kinh tế)có thể phải chịu những tác động có hại do Biến đổi khí

hậu gây ra hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của Biến đổi khí hậu.

d. Là khả năng thích nghi với Biến đổi khí hậu.

Câu 15. Nƣớc biển dâng không gây ra ảnh hƣởng nào đến đời sống và sản xuất?

a. Ngập lụt, mất nơi cư trú, mất nơi xây dựng và canh tác.

b. Xâm nhập mặn gia tăng và ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi.

c. Gây ra sự khan hiếm nước ngọt.

d. Tuyệt chủng động thực vật.

Câu 16. Ứng phó với BĐKH là gì?

a. Là các hoạt động của con người nhằm thích nghi với BĐKH

b. Là các nỗ lực để làm giảm phát thải khí nhà kính.

c. Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính.

Page 85: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

79

d. Là điều chỉnh hệ thống tự nhiên trong điều kiện BĐKH

Câu 17. Năng lƣợng nào đƣợc gọi là năng lƣợng sạch?

a. Năng lượng dễ khai thác nhất như củi, gỗ, mùn cưa, trấu...

b. Năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than đá, xăng,... .

c. Năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt...

d. Điện năng từ các nhà máy nhiệt điện, thủy điện.

Câu 18. Lợi ích của năng lƣợng sạch là gì?

a. Giá thành rẻ

b. Bảo vệ môi trường

c. Không hoặc ít phát thải khí nhà kính

d. Bảo vệ môi trường, giảm phát thải.

Câu 19. Cây xanh có liên quan gì đến BĐKH?

a. Cây xanh/rừng là bể chứa các bon, góp phần làm giảm phát thải

b. Cây xanh/rừng giúp duy trì nguồn nước

c. Cung cấp nhiên liệu cho nhu cầu sử dụng năng lượng.

d. Cung cấp các giá trị văn hóa tinh thần

Câu 20. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn ra nhƣ thế nào?

a. Nhiệt độ trung bình tăng trong vòng 50 năm qua.

b. Mực nước biển trung bình tăng.

c. Các hiện tượng El-Nino, La Nina; các thiên tai ngày càng ác liệt.

d. Nhiệt độ trung bình tăng trong vòng 50 năm qua, mực nước biển trung bình tăng cao hơn 20cm, các hiện

tượng El-Nino, La Nina; các thiên tai ngày càng ác liệt.

Cảm ơn các em đã hợp tác!

Page 86: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

80

II.2. Bảng hỏi thái độ vòng 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Khoa sau đại học

BẢNG HỎI VỀ THÁI ĐỘ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CỦA HỌC SINH THPT XUÂN ĐỈNH

Họ và tên học sinh: ............................................... Nam/Nữ................ Lớp ..........

Phần I. Em suy nghĩ và cảm nhận nhƣ thế nào về các vấn đề biến đổi khí hậu?

Câu 1.1. Các vấn đề về biến đổi khí hậu đã được phổ biến trên các kênh truyền

thông ở mức độ nào?

(Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: Không phổ biến--> ít phổ biến --

>phổ biến -->rất phổ biến -->cực kỳ phổ biến)

STT Kênh truyền thông

Mức độ/điểm

1 2 3 4 5

1 Thông qua truyền thông

2 SGK

3 Học trên trƣờng, lớp

4 Nghe từ gia đình

Câu 1.2. Hãy chỉ ra mức độ quan tâm đến các vấn đề BĐKH được nêu dưới đây:

(Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: Không quan tâm --> ít quan tâm --

> quan tâm -->thường xuyên quan tâm-->Đặc biệt quan tâm)

STT Nội dung

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Hiệu ứng nhà kính

2 Ấm lên toàn cầu

3 Nƣớc biển dâng

4 Hiện tƣợng dị thƣờng của thời tiết (lũ lụt, hạn hán)

5 Diện tích rừng giảm

6 Đô thị hóa

7 Chất thải

8 Tác động đến đời sống của con ngƣời, sinh vật

Page 87: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

81

Câu 1.3. Em hy vọng (mong muốn) tác động như thế nào đến các vấn đề liên quan

đến BĐKH (Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: Không hy vọng-->rất

ít hy vọng-->ít hy vọng-->hy vọng-->đặc biệt hy vọng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Giảm rác thải, phát thải

2 Trồng thêm rừng

3 Tăng hiệu lực thực thi pháp luật môi trƣờng

4 Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu

Câu 1.4. Hãy chỉ ra mức độ chịu trách nhiệm của bản thân trước các vấn đề sau?

(Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: không phải trách nhiệm của mình-

-> trách nhiệm của mình là rất ít -->một phần trách nhiệm của mình-->phần lớn là

trách nhiệm của mình-->hoàn toàn là trách nhiệm của mình)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Không vứt rác thải khó phân hủy

2 Tìm hiểu về BĐKH

Câu 1.5. Hãy liệt kê những lo lắng của bản thân về các vấn đề liên quan đến

BĐKH? (Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: hoàn toàn không lo lắng-

->lo lắng rất ít -->lo lắng-->rất lo lắng-->đặc biệt lo lắng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Trái đất nống lên, nƣớc biển dâng, băng tan

2 Hiệu ứng nhà kính

3 Thủng tầng ô zôn

4 Khí hậu thất thƣờng

5 Rác thải và ô nhiễm môi trƣờng

6 Cạn kiệt tài nguyên, tuyệt chủng các loài

7 Tác động BĐKH đến đời sống (thiệt hại)

8 Ảnh hƣởng đến sx nông nghiệp

Câu 1.6. Em cảm thấy mức độ nghiêm trọng của các vấn đề BĐKH như thế nào?

(Hãy cho điểm từ 1-->5 tương ứng với các mức độ: Không nghiêm trọng-->ít nghiêm

trọng-->nghiêm trọng-->rất nghiêm trọng-->đặc biệt nghiêm trọng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Nồng độ khí nhà kính

2 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn

3 Bão, lũ lụt

4 Động đất, sóng thần

Page 88: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

82

5 Cạn kiệt tài nguyên

6 Ô nhiễm nguồn nƣớc

7 Dịch bệnh

Câu 1.7. Hãy đánh giá mức độ tin tưởng của em vào quan điểm "con người là

nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề của BĐKH" Hãy cho điểm từ 1-->5 tương

ứng với các mức độ: Không tin-->tin tưởng chút ít-->tin tưởng-->rất tin tưởng-->đặc

biệt tin tưởng)

STT Vấn đề

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Nồng độ khí nhà kính

2 Trái đất ấm lên, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn

3 Bão, lũ lụt

4 Động đất, sóng thần

5 Cạn kiệt tài nguyên

6 Ô nhiễm nguồn nƣớc

7 Dịch bệnh

Câu 1.8. Hãy chỉ ra mức độ "rào cản" trong bối cảnh BĐKH mà em nhận biết

được? (Hãy cho điểm từ 1-->5, tương ứng với các mức độ: Cản trở hoàn toàn-->Cản

trở rất nhiều -->Cản trở--> cản trở không đáng kể -->Không cản trở)

STT Nội dung

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Trình độ dân trí, hành xử thiếu văn hóa với môi trƣờng

2 Sự phát triển kinh tế xã hội

3 Đô thị hóa, công nghiệp hóa

4 Tài chính, công nghệ không phù hợp

5 Sự đầu tƣ vào các sản phẩm ứng phó với BĐKH

6 Tâm lý tiêu dùng

Phần II. Em hành động nhƣ thế nào trong bối cảnh BĐKH?

Câu 2.1. Hãy chỉ ra mức độ hành động em đã thực hiện trong y tế và bảo vệ sức

khỏe? (Hãy cho điểm từ 1-->5, tương ứng với các mức độ: Hoàn toàn không thực

hiện-->thi thoảng thực hiện-->thường xuyên thực hiện-->rất thường xuyên thực hiện--

>liên tục thực hiện)

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Tiêm phòng, thực hiện các lời khuyên của bác sỹ.

2 Ngủ màn, sử dụng thuốc chống muối

Page 89: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

83

Câu 2.2. Hãy chỉ ra mức độ thực hiện của các hành động giảm thiểu trong sử dụng

phương tiện giao thông của em.

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Đi xe bus

2 Đi xe đạp điện

3 Cố gắng đi chung xe

4 Đi xe đạp

5 Đi bộ

Câu 2.3. Khi thời tiết nắng nóng bất thường, những hành động dưới đây nên được

thực hiện ở mức độ nào?

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Trồng cây

2 Tắt bớt đèn

3 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

4 Tắm nhanh

Câu 2.4. Khi thời tiết rét đậm, rét hại, những hành động dưới đây đã được em thực

hiện ở mức độ nào?

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Mặc ấm

2 Hạn chế sử dụng hệ thống sƣởi

3 Hoạt động thể thao

Câu 2.5. Những hành động em đã thực hiện trong bối cảnh BĐKH ở mức độ nào:

STT Các hành động

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Tiết kiệm điện, gas

2 Tắt khi không sử dụng

3 Để nhiệt độ điều hòa ở 27OC khi trời nóng

4 Chăm sóc và bảo vệ cây thƣờng xuyên

5 Tiết kiệm nƣớc

Phần III. Em đã/sẽ thay đổi hành vi nhƣ thế nào để chung tay với bối cảnh

BĐKH toàn cầu?

Câu 3.1. Em đã/sẽ thay đổi hành động và thói quen sử dụng năng lượng trong gia

đình ở mức độ nào? (Hãy cho điểm từ 1-->5, tương ứng với các mức độ: Hoàn toàn

không thay đổi-->thay đổi rất ít-->thay đổi một phần -->thay đổi nhiều-->thay đổi

hoàn toàn)

Page 90: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

84

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Sử dụng bóng đèn, quạt tiết kiệm năng lƣợng

2 Hạn chế bật điều hòa, TV, máy tính

3 Hạn chế sử dụng thiết bị điện vào giờ cao điểm

4 Tắt khi không sử dụng

5 Đi học bằng xe bus

6 Đi xe đạp, đi chung xe

7 Hạn chế sử dụng gas

8 Điều chỉnh lửa phù hợp

9 Sử dụng bếp từ

10 Chỉ sử dụng bếp lò khi thật cần thiết

Câu 3.2. Em đã/sẽ thay đổi trong sử dụng nước sạchvà sử dụng thực phẩm ở mức

độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tắm nhanh

2 Sử dụng nƣớc vừa đủ

3 Hạn chế sử dụng thiết bị điện vào giờ cao điểm

4 Không mua quá nhiều thực phẩm

5 Nấu suất ăn hợp lý

Câu 3.3. Em đã/sẽ thay đổi trong sử dụng giấy và túi nilon ở mức độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tiết kiệm giấy

2 Sử dụng giấy hợp lý

3 Tái sử dụng giấy

4 Sử dụng bút chì và tẩy

5 Không sử dụng túi nilon

6 Dùng túi vải, túi giấy để đựng đồ

Câu 3.4. Em đã/sẽ thay đổi trong quản lý và xử lý chất thải ở mức độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tái chê các sản phẩm nhựa

2 Tái sử dụng các đồ dùng

3 Hạn chế thải rác ra môi trƣờng

4 Phân loại rác, xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng

5 Đổ rác đúng nơi quy định

Page 91: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

85

Câu 3.5. Em đã/sẽ thay đổi trong tham gia truyền thông cho bối cảnh BĐKH ở mức

độ nào ?

STT Các hành động

Mức độ thay đổi

1 2 3 4 5

1 Tham gia các cuộc meeting, tuyên truyền

2 Chia sẻ trên mạng xã hội

3 Tuyên truyền cho mọi ngƣời xung quanh về tác hại của BĐKH

Phần IV. Các hoạt động nâng cao nhận thức về BĐKH toàn cầu

Câu 4.1. Theo em các hoạt động nâng cao nhận thức BDKKH trong học sinh hiệu

quả như thế nào?(Hãy cho điểm từ 1-->5, tương ứng với các mức độ:Hoàn toàn

không hiệu quả--> Hiệu quả rất thấp--> Hiệu quả--> Hiệu quả cao--> Hiệu quả rất

cao)

STT Các hành động

Mức độ hiệu quả

1 2 3 4 5

1 Giải thích cho mọi ngƣời biết tác hại của việc sử dụng túi nilon,

nhiều phƣơng tiện giao thông

2 Tuyên truyền cho học sinh về BĐKH

3 Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trƣờng

4 Tổ chức trò chơi về BĐKH

5 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về BĐKH

6 Tổ chức cuộc thi "Hóa đơn điện nƣớc"

Câu 4.1. Theo em các hoạt động nâng cao nhận thức BDKKH trong cộng đồng dân

cư hiệu quả như thế nào?

STT Các hành động

Mức độ hiệu quả

1 2 3 4 5

1 Tuyên truyền giảm lƣợng sử dụng túi nilon

2 Tuyên truyền và khuyến khích đi làm đi học bằng phƣơng tiện

GTCC và xe đạp, hạn chế xe máy

3 Tuyên truyền không sử dụng than tổ ong

4 Tuyên truyền ở tổ dân phố về BĐKH

5 Tổ chức làm cam kết tiêu dùng xanh

6 Tổ chức ngày thứ 7 xanh

7 Đạp xe đạp để tuyên truyền về BĐKH

8 Dọn dẹp, vệ sinh khu dân cƣ

Cảm ơn các em đã hợp tác!

Page 92: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/54390/1/... ·  · 2017-10-01Đặc trưng về nhận thức và thái độ

86

PHỤ LỤC 3: ẢNH ĐIỀU TRA VÀ THAM VẤN CHUYÊN GIA BẰNG

PHƢƠNG PHÁP DELPHI

(ảnh) (ảnh)

Ảnh 1. Ảnh 2.

(ảnh) (ảnh)

Ảnh 3. Ảnh 4.

(ảnh) (ảnh)