11
NHNG KNIM QUÝ BÁU CA TÔI VI THY NGUYN QUÝ BNG Giáo sư Dương Ngọc Sum Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quý Bổng, người đã suối đời tận tụy trong ngành giáo dục, người thầy kính quý của chúng tôi, vừa thất lộc ngày 23 tháng Tư năm 2014 tại Ottawa –Canada, thọ 85 tuổi, để li bao thương tiếc cho cô và tang quyến thân yêu, cho bạn hữu thân thiết và môn sinh luôn kính quý thầy trong đó có tôi. Nếu tính theo Âm lịch thì thầy sinh năm Canh Ngọ (1930) và năm nay 2014 là năm tuổi ca thầy (Giáp Ngọ). Theo sự tin tưởng của mt sngười, năm tuổi là năm xu, thường xảy ra những việc không may, nhưng thầy không tránh khỏi! Sau đây là những việc chúng tôi đã làm với tư cách mt môn sinh đối với thầy: Kính gửi điện thư ngày 24/4 phân ưu cùng cô và tang quyến ngay khi được hung tin. Thông báo bằng điện thư và điện thoại cho thân hữu và môn sinh của thầy Trả lời điện thư và điện thoại thân hữu gọi đến hỏi thăm tin tức về thầy Đưa cáo phó nhận được tgia đình thầy vào web site của Gia Đình Sư Phạm Đăng báo phân ưu ca Hội Gia Đình Sư Phạm Sài Gòn Hải Ngoại do thầy ng lập năm 1978 Gi tràng hoa sang Canada phúng điếu trong tang lễ Cngười đại din hội đến phúng điếu và tiễn đưa thầy vào ngày 27 tháng Tư năm 2014 Cùng tang quyến mmột web site đặc biệt ghi lại những lời phân ưu để tang quyến giữ làm kniệm Vừa qua Giáo sư Nguyễn Tử Quý, một môn sinh của thầy, giáo sư trường Sư Phạm Sài Gòn, phó hội trưởng hội GĐSPSGHN, đã cho phổ biến một bài viết để tưởng niệm thầy, rất cảm động và rất đầy đủ. Cám ơn GS Nguyễn Tử Quý. (Xin vào c websites https://sites.google.com/site/nguyenquybong2014/ http://www.suphamsaigon.com để xem tin tức và hình ảnh) Riêng hôm nay, sau những ngày bận lo tròn bổn phận của một môn sinh, sau những tình cảm ngậm ngùi thương tiếc lắng đọng, tôi bình tâm ngồi li để xin được ghi ra đây một skniệm với thầy, tlúc tôi còn học với thầy tại Trường Quốc Gia Sư Phạm, khóa đầu tiên (1955-1958), cho đến lúc tt nghiệp, cùng phục vụ trong ngành giáo dc, rồi những lần quý hiếm thầy trò vui mừng gặp li nhau trên đất M, những kỷ niệm tôi xin kính dâng thầy với châm ngôn “Trng thầy mới được làm thầy1/ THẤT HIỀN VÀO NAM Thế chiến thứ hai chấm dứt (1945), Việt Nam tranh thủ giành lại độc lp. Chánh phủ Trần Trọng Kim ra đời với btrưởng bgiáo dục và mthuật Hoàng Xuân Hãn với chủ trương canh tân giáo dục: Theo như tài liệu ghi trong tác phẩm Vit SToàn Thư của nhà sử học Phạm Văn Sơn” Việc giáo dc cũng phải canh tân. Ông Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu ngay một chương trình mới bằng tiếng Việt dùng làm căn bản trong mọi việc, tgiáo dục đến các công văn, từ lệnh” (Vit SToàn Thư- Phạm Văn Sơn) Từ chủ trương đó về sau, bgiáo dc lần lược thuyên chuyển mt scác giáo sư tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội vào Nam để tăng cường việc đào tạo giáo chức và cải tchương trình học tchương trình Pháp Việt sang chương trình thuần túy Việt Nam, trong số đó có bảy vị mà chúng tôi quen gọi là Thất Hiềnvới cm tthân thương “Tht Hiền vào Nam. Bảy vị nầy gồm có: 1

NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA TÔI VỚI THẦY NGUYỄN QUÝ BỔNG

Giáo sư Dương Ngọc Sum

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quý Bổng, người đã suối đời tận tụy trong ngành giáo dục, người thầy kính quý của chúng tôi, vừa thất lộc ngày 23 tháng Tư năm 2014 tại Ottawa –Canada, thọ 85 tuổi, để lại bao thương tiếc cho cô và tang quyến thân yêu, cho bạn hữu thân thiết và môn sinh luôn kính quý thầy trong đó có tôi. Nếu tính theo Âm lịch thì thầy sinh năm Canh Ngọ (1930) và năm nay 2014 là năm tuổi của thầy (Giáp Ngọ). Theo sự tin tưởng của một số người, năm tuổi là năm xấu, thường xảy ra những việc không may, nhưng thầy không tránh khỏi!

• Sau đây là những việc chúng tôi đã làm với tư cách một môn sinh đối với thầy: • Kính gửi điện thư ngày 24/4 phân ưu cùng cô và tang quyến ngay khi được hung tin. • Thông báo bằng điện thư và điện thoại cho thân hữu và môn sinh của thầy • Trả lời điện thư và điện thoại thân hữu gọi đến hỏi thăm tin tức về thầy • Đưa cáo phó nhận được từ gia đình thầy vào web site của Gia Đình Sư Phạm • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm Sài Gòn Hải Ngoại do thầy sáng lập năm 1978 • Gừi tràng hoa sang Canada phúng điếu trong tang lễ • Cử người đại diện hội đến phúng điếu và tiễn đưa thầy vào ngày 27 tháng Tư năm 2014 • Cùng tang quyến mở một web site đặc biệt ghi lại những lời phân ưu để tang quyến giữ làm kỷ

niệm • Vừa qua Giáo sư Nguyễn Tử Quý, một môn sinh của thầy, giáo sư trường Sư Phạm Sài Gòn,

phó hội trưởng hội GĐSPSGHN, đã cho phổ biến một bài viết để tưởng niệm thầy, rất cảm động và rất đầy đủ. Cám ơn GS Nguyễn Tử Quý. (Xin vào các websites https://sites.google.com/site/nguyenquybong2014/ và http://www.suphamsaigon.com để xem tin tức và hình ảnh)

Riêng hôm nay, sau những ngày bận lo tròn bổn phận của một môn sinh, sau những tình cảm ngậm ngùi thương tiếc lắng đọng, tôi bình tâm ngồi lại để xin được ghi ra đây một số kỷ niệm với thầy, từ lúc tôi còn học với thầy tại Trường Quốc Gia Sư Phạm, khóa đầu tiên (1955-1958), cho đến lúc tốt nghiệp, cùng phục vụ trong ngành giáo dục, rồi những lần quý hiếm thầy trò vui mừng gặp lại nhau trên đất Mỹ , những kỷ niệm mà tôi xin kính dâng thầy với châm ngôn “Trọng thầy mới được làm thầy” 1/ THẤT HIỀN VÀO NAM Thế chiến thứ hai chấm dứt (1945), Việt Nam tranh thủ giành lại độc lập. Chánh phủ Trần Trọng Kim ra đời với bộ trưởng bộ giáo dục và mỹ thuật Hoàng Xuân Hãn với chủ trương canh tân giáo dục: Theo như tài liệu ghi trong tác phẩm Việt Sử Toàn Thư của nhà sử học Phạm Văn Sơn” Việc giáo dục cũng phải canh tân. Ông Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu ngay một chương trình mới bằng tiếng Việt dùng làm căn bản trong mọi việc, từ giáo dục đến các công văn, từ lệnh” (Việt Sử Toàn Thư- Phạm Văn Sơn) Từ chủ trương đó về sau, bộ giáo dục lần lược thuyên chuyển một số các giáo sư tốt nghiệp trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội vào Nam để tăng cường việc đào tạo giáo chức và cải tổ chương trình học từ chương trình Pháp Việt sang chương trình thuần túy Việt Nam, trong số đó có bảy vị mà chúng tôi quen gọi là “Thất Hiền” với cụm từ thân thương “Thất Hiền vào Nam”. Bảy vị nầy gồm có:

1

Page 2: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

• GS ĐINH XUÂN THỌ (Anh văn) • GS VŨ NGỌC KHÔI (Lý Hoá) • GS NGUYỄN HỮU KẾ (Toán) • GS LÊ XUÂN KHOA (Văn) • GS BÙI TRỌNG CHƯƠNG (Công dân Giáo dục)

5 vị nầy tăng cường cho trường Petrus Ký thuộc ngành giáo dục phổ thông, nơi dẫn đầu việc cải cách giáo dục và 2 vị nữa là các GS NGUYỄN QUÝ BỔNG và PHAN HỮU NIỆM tăng cường cho các trường Sư Phạm thuộc ngành đào tạo giáo chức. 2/GẶP THẦY LẦN ĐẦU Lần đầu tiên chúng tôi gặp thầy tại trường Quốc Gia Sư Phạm, vào giờ văn, tại Lớp 3E, lớp E của hệ 3 năm, để phân biệt với các lớp E cấp tốc hệ 1 năm, với chương trình học toàn khóa là ”Chữ quốc ngữ và sự hình thành nền văn học chữ quốc ngữ”. Trong giờ học đầu tiên, chúng tôi có ấn tượng ngay với vị giáo sư còn quá trẻ này: - Tướng thầy nhỏ người, thấp, nhỏ hơn đa số chúng tôi, trong lớp có anh Thụy cũng có dáng người thấp nhỏ như thầy được chúng tôi gán cho biệt danh “Em ông Bổng” - Thầy không lớn tuổi hơn chúng tôi bao nhiêu, như là bạn vậy. Chính thầy, những lúc vui, thầy kể khi thầy mới đi dạy tại một trường nọ, ngày tựu trường, thầy đến sớm, chưa ai tiếp, thầy đứng “xớ rớ” gần phòng họp của giáo sư thì một vị giám thị (surveillant) tưởng thầy là học sinh nên bảo thầy “xuống lớp đi rồi sẽ có giáo sư vào dạy!”. Tôi cũng thế, tôi rời khỏi trường Petrus Ký năm 1955 để vào trường Sư Phạm, 3 năm sau, 1958 ra trường được đổi về dạy lại tại Petrus Ký ngay niên học đầu tiên, (1958-1959), thế là tôi chỉ lớn hơn các học sinh Đệ Nhất Petrus Ký có 3 tuổi. - Thầy đối xữ với chúng tôi rất thân tình, lịch sự, nhã nhặn, nói năng nhỏ nhẹ, mãi cho đến sau nầy, gặp nhau trên đường đời cũng thế. - Thầy dạy chúng tôi môn Văn “Lịch sử hình thành chữ quốc ngữ và nền văn học chữ quốc ngữ”, trong khi giáo sư Phạm Việt Tuyền dạy về “Nghệ thuật Viết văn”. Tướng thì nhỏ như thế, tuổi thì trẻ như thế, nhưng đến lúc thầy giảng bài thì là cả một sự uyên bác. Chúng tôi rất thích thú với các bài giảng của thầy, rất lạ lùng mới thấy lần đầu, mới nghe lần đầu, vì lâu nay học chương trình Pháp, học tiếng Pháp, ngay như đã có tú tài Pháp (Baccalauréat), nhưng vì nhà nghèo, không đủ sức học lên cao nên vào Sư Phạm để có học bổng 800 đồng/tháng và được hoãn dịch 3 năm, đúng như câu ca dao: “Dưa leo chấm với cá kèo Cha mẹ anh nghèo, anh học Nót-manh” Quả thật, lối viết của các vị Cố Đạo: “ông bua” (ông vua), “bó ngựa” (vó ngựa), “blúc blắc” (lúc lắc), “blái núi” (trái núi), “con tlâu” (con trâu), “ham muấn” (ham muốn), “tỏ tưầng” (tỏ tường), v.v…làm chúng tôi thích thú và cho đến sau nầy, chúng tôi vẫn chưa viết đúng các dấu hỏi và ngã, có g hay không có g, t hay c…Học tiếng Việt và Môn Văn chương Việt Nam là điều mới lạ đối với chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi những giờ học với Thầy. 3/NGƯỜI LÁNG GIỀNG KHẢ KÍNH Về dạy tại trường Petrus Ký, một thời gian sau, lập gia đình, tôi được trường cấp cho căn nhà số 15/14 đường Nguyễn Hoàng, trong cư xá Petrus Ký để ở. Lật bật mấy năm sau. lúc nào không hay, thầy cũng dọn vào ở trong cư xá Petrus Ký tức là cùng cư xá với tôi, nhà số 230/3 đường Trần Bình Trọng. Tưởng cần giải thích một chút. Cư xá PK nằm ngay góc của 2 đường Nguyễn Hoàng và Trần Bình Trọng,

2

Page 3: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

dãy nhà của thầy sử dụng hẻm 320 Trần Bình Trọng, dãy nhà tôi sử dụng hẻm 15 Nguyễn Hoàng, hai Hẻm nầy thẳng góc tại sân vận động Lam Sơn, nên sử dụng hẻm nào cũng được và thỉnh thoảng thầy trò chúng tôi gặp nhau trên đường đi, chào hỏi, tay bắt mặt mừng đúng nghĩa thầy trò. Đó là chưa kể những lần tôi đến thăm thày cô tại căn nhà của thầy. Căn nhà nầy nguyên là của Gs Trần Kiệt, thầy dạy toán của tôi tại Petrus Ký, từng đoạt giải vô địch về Kiếm thuật, sau đó thì đi làm trong ban giám hiệu của một trường khác nên nhường lại cho thầy xô. Phía bên ngoài là dãy nhà 3 căn của chú Ký, gác dan nhà trường, ngay tại góc là tiệm phở Cây Dầu của con rể chú Ký, phía trong là nhà của thầy Lê Văn Khiêm, số 320/4, phó tổng giám thị nhà trường, bố của Lê Trung Trực. 4/ THẦY TRÒ CÙNG TÌM CÁCH TIẾN THÂN Giáo chức chúng tôi phần đông, nếu không nói là hầu hết, đều có tinh thần và ý chí cầu tiến cao vì những lẽ sau đây: - Có tinh thần cầu tiến cao vì chuộng học vấn, chữ nghĩa nên mới chọn ngành giáo - Muốn trau giồi kiến thức và khả năng giảng dạy vì người thầy đúng chức năng phải có trình độ gấp 10 lần học sinh, nên người thầy phải học hỏi không ngừng để cập nhật hóa kiến thức của mình. - Lương tương đối kém so với các ngành khác, cần phải thăng tiến để hãnh diện với nghề nghiêp và có mức sống khá hơn - Sẵn gần giấy mưc, sách đèn nên dễ tiến thân và trau giồi nghề nghiệp, công việc gần như tự nhiên. Về phần thầy, đã hai lần thầy du học bên Mỹ để lấy bằng cao học và tiến sĩ giáo dục và thăng tiến chức vụ, từ giáo sư đến giám học trường Sư Phạm và cuối cùng là giám đốc Nha Sư Phạm và GD Tráng niên dụcNiên. Về phần chúng tôi, noi gương thầy và theo lời khuyên của thầy, cũng chọn nhiều chiều hướng thăng tiến khác nhau tùy hoàn cảnh của mỗi người: - Do cố gắng hoàn thành tốt công tác thì sẽ dần dần được thăng tiến nghề nghiệp: Trưởng Ty, Thanh Tra, v.v.. - Học lên: đỗ Tú tài, dự các khóa cải ngạch, đỗ 2 chứng chỉ ĐH, thì được cải ngạch GSTHĐIC, đỗ cử nhân, hoặc tốt nghiệp các trường đại học Sư Phạm thì cải ngạch GSTHĐIIC , còn học cao hơn đỗ cao học, tiến sĩ thì có bạn trở thành GS Đại Học Văn Khoa hay Luật Khoa. - Xin học bổng đi du học như thầy để cải tiến trình độ, nghề nghiệp và ngạch trật Các khóa chúng tôi, về hành chánh thì như trên đã nói, có người làm trưởng ty, thanh tra, hiệu trường các trường tiểu và trung học, chủ sự, chánh sở, giám đốc Nha, phó tổng thư Ký bộ GD, phụ tá cho phụ tá đặc biệt tổngtrưởng, v.v…Đặc biệt nhất và danh dự nhất là khi chúng tôi được chuyển bổ về dạy lại tại trường Sư Phạm cùng với cácthầy cũ sau bao năm rời xa Trường! Riêng phần tôi, để theo kịp bạn bè, tôi cũng cố học thêm lên để có bằng cử nhân Giáo khoa Văn chương, cải ngạch GS đệ II cấp, làm PT giám học các lớp ngày và giám học các lớp đêm tại trường Petrus Ký , rồi sau đó cải ngạch Thanh tra Trung Học, đăc biệt là năm 1972, được điều về Bộ giữ chức vụ Thanh tra Trưởng, Phụ Tá cho Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Đặc trách Khối Nghiên Cứu và Phát Triển GD (ngang hàng Thứ Trưởng), đặc trách các Nha Du Học, Nha Kế Hoạch, Trung Tâm Học Liệu, Nha Tù Huấn và Nha Sư Phạm do thầy làm Giám đốc. Thầy gửi thiệp chúc mừng tôi và cũng kể từ đó thầy

3

Page 4: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

trò thường gặp nhau trong các buổi họp khối, đặc biệt là về những vấn đề thuộc ngành Sư Phạm. Tôi còn giữ bức ảnh hiếm quý chụp chung với thầy năm 1974 trước cổng trường Sư Phạm Sài gòn khi tôi về trường dư lễ mãn Khóa Khóa-11 (1972-1974)

Thầy Sum chụp với thầy Bổng trước cổng trường Sư Phạm Sài gòn năm 1974

Về sau, thầy chuyển ngành và sang phục vụ trong Ủy Ban Quốc tế Khai thác sông Mekong với chức vụ Staff Development Officer điều hành Chương trình Học bổng và Huấn luyện Chuyên viên cho Cơ Quan nầy, nhưng chỉ một năm sau, biến cố 30/4/75 xảy ra, nhờ thế mà thầy đã rời khỏi Viêt Nam trước ngày 30 tháng Tư Đen. Trong biến cố dồn dập đó, tôi có chạy sang nhà thầy để thăm hỏi thì mới hay thầy đã vượt thoát nên cũng rất mừng cho thầy. Về sau theo lời kể của gia đình, thầy đến Bangkok ngày 28/4/75, thứ nam Nguyễn Vũ Thiệp vượt biên năm 1978 và thầy bảo lãnh cô và 5 ái nữ còn lại sang Canada, cộng với anh cả của Thiệp đã du học tại Mỹ năm 1972, thế là trọn vẹn cả gia đình được đoàn tụ, nhờ phúc đức của tổ phụ, trong khi có biết bao gia đình khác ly tán, con mất cha, vợ mất chồng. 4/VUI MỪNG GẶP LẠI THẦY TRÊN ĐẤT KHÁCH. Những tưởng thầy trò sẽ không còn gặp nhau, nào ngờ, trái đất tròn thật, “Ce n’est qu’un au revoir et nous nous reverrons un jour” aux Etats Unis d’Amérique! (Bài hát Au revoir Scouts) Thầy ra đi nhưng tâm tư thầy còn ở lại Việt Nam, thầy nghĩ đến đồng nghiệp và môn sinh đang gặp khó khăn tại quê nhà, nên đã nhiều lần gửi quà về trợ giúp và chính thức thành lập Hội Gia Đình Sư Phạm Hải Ngoại năm 1978 cũng không ngoài mục đích tương trợ nói trên. Đầu tiên chỉ có 30 đồng

4

Page 5: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

nghiệp hội viên, nhưng dần dẩn phát triển thêm lên do phong trào di cư tị nạn CS, cho đến năm 1999, vì định cư bên Canada xa xôi trở ngại về vấn đề liên lạc, hội họp, phần thì thầy càng già yếu nên đã giao việc điều khiển Hội lại cho thầy Bùi Văn Giần, tôi và Gs Nguyễn Tử Quý để tiếp tục lo lèo lái Hội, đến năm 2000 thì có mời thêm được cô Lê Minh Phú khoá 5 phụ trách Thủ Quỹ.

Thầy Sum điều khiển buổi họp thường niên 2000 có các thầy:

Hàng 1 từ trái - BS Trần Văn Chơn - GSTS Nguyễn Quý Bổng - GS Phan Hữu Niệm - GS Trần Thế Uy - Cô Lê Thị Mão và Phu Quân

Hàng 2 từ phải - Cô Phan Hữu Niệm (bị khuất) - Cô Nguyễn Quý Bổng - Cô Trương Hữu Tước - Thầy Trần Quang Phong - Thầy Nguyễn Quốc Súy - Thầy Bùi Văn Giần (ngồi xe lăn)

5

Page 6: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

Thầy Bổng phát biểu Họp Mặt

Thường Niên 2000

Xin nói qua hoàn cảnh của tôi một chút. Sau ngày 30/4/75, ông Tổng Trưởng và ông Tổng Thư Ký và tôi, những giới chức cao cấp của Bộ còn ở lại bàn giao Bộ Giáo dục cho tên Chính Ủy Hồng Sơn mặc dù trên giấy tờ Bộ Trưởng Giáo dục của Chánh Phủ Lâm Thời MNVN là Giáo Sư Nguyễn Văn Kiết và Thứ Trưởng là Gs Mười Trí, nhưng có thấy mặt hai ông nầy đâu,

tên Hồng Sơn tự tung tự tác. Hắn thấy tôi bàn giao Khối Nghiên cứu và Phát triển, hắn tưởng lầm là khối Chánh trị, nên nhiều lần theo dụ tôi hợp tác vớI lợi lộc trước mắt là “KHỎI PHẢI ĐI CẢI TẠO và ĐƯỢC DÙNG LẠI TẠI BỘ”. Kể cả sau khi tôi đang ở trại Cải Tạo Long Khánh, hắn cũng cho người liên lạc tìm tôi “Nếu bằng lòng thì lên xe đi về Sài gòn ngay”, nhưng một lần nữa, tôi cương quyết từ chối. Bàn giao xong thì chúng tôi được lịnh trình diện Cải Tạo Tập Trung tại trường Gia Long. Tội nghiệp ông Tổng Trưởng, mới nhân lãnh Bộ Giáo dục có 2 tuần lễ, trong Chánh Phủ của Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn, được Mỹ mời ra nước ngoài không đi, bị đưa đi cải tạo ngoài Bắc trong 13 năm và chết trong Trại Cải Tạo Hà Nam Ninh năm 1987!. Ở tù ra, không quyền công dân, không chứng minh Nhân dân, không Hộ khẩu, không xin được việc làm, không được cấp sổ mua lương thực và chất đốt, lại còn bị ép buộc đưa cả gia đình đi các Vùng Kinh Tế Mới, tôi như Kẻ Trốn chạy (Le Fugitif), rày đây mai đó, đêm nào ngủ nhà nghe tiếng chó sủa thì leo lên mái nhà đã sắp đặt sẳn và chuyền sang các mái nhà khác, như “người dơi”. Sau đó thì đi vượt biên, bị bắt, lại ở tù vượt biên, Cai tù thì điểm mặt tôi: “Đã cải tạo rồi mà chưa tốt, còn muốn chạy theo Đế quốc để ăn bơ thừa sữa cặn, cho ở tù rụt xương luôn”. Nghe hăm he mà phát sợ, nhưng đã ở tù nhiều lần, đã vượt biên nhiều lần thì đã “tri thiên mệnh” Que sera sera! What will be will be!.Tonton Thiệu có bảo: “Đừng nghe lời bọn CS, cứ lo tiền đủ là nó thả”. Quả nhiên khi nhà tôi chạy đủ tiền để “mua thuốc” thì tôi được thả ngay. Đúng là bọn nó “ăn bẩn”, nhỏ ăn theo nhỏ, lớn ăn theo lớn! Nhưng cũng nhờ vậy mà mình cũng “đở khổ” chứ nếu nó không ăn, cứ nhốt mình hoài thì làm sao “đi Mỹ”? Thôi bỏ hết ba chuyện “lẩm cẩm súy chết người” đó đi, giờ nói đến chuyện gặp lại thầy và các Thân Hữu Sư Phạm trên đất Mỹ cho vui. Tôi được sang Mỹ tị nạn năm 1990, theo diện H.O. Chiến Dịch Nhân Đạo (Humanitarian Operation) nhằm mục đích “cứu giúp những người Tù Cải tạo của Cọng Sản”. Đi thì có Cơ quan Thiện Nguyện USR (United States Resettlement (Tái định cư tại Hoa Kỳ) cho mượn tiền mua vé máy bay (sẽ trả sau), có người đưa đón trên đường đi, lo cho chỗ ở ban đầu, được lãnh 12 tháng trợ cấp (welfare), được học ESL (English as Second Language) và được hướng dẫn tìm việc làm, nhưng vì gặp buổi kinh tế down và vì lớn tuổi nên cũng khó tìm việc và khá “te tua” mấy năm đầu, nhưng dù sao cũng là “thiên đàng” so với chế độ Cộng Sản. Sau khi tạm ổn định, tôi mới bắt đầu theo các bạn tham gia các buổi họp mặt của Trường Petrus Ký và Trường Sư Phạm. Riêng Hội GĐSP thì tổ chức họp mỗi khi giáo sư Bổng thu xếp được để sang Cali và

6

Page 7: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

thường là tại tư gia của thầy Kiều Văn Chương, đường Stern - Garden Grove, cũng khá gần nhà tôi. Tôi rất mừng gặp lại thầy và các thân hữu Sư Phạm và tôi cũng có dịp mời quý thầy và quý bạn đến thăm “tệ xá” ở đường Ward theo phương châm “tri túc tiện túc”. Gs Nguyễn Duy Linh đến nhà tôi, khi về VN gửi “thơ” qua khen: Thân tặng anh chị Sum và Hiệp Thăm anh nhớ mãi ngày nầy Bát canh chị nấu, trái cây anh trồng Trắng tay từ thuở lưu vong Quê người lập nghiệp mấy vòng gian nan Bây giờ nhà cửa khang trang Vườn sau sân trước đàng hoàng như ai Hoa thơm trái ngọt trong ngoài Nhìn đâu những ngỡ ở ngay quê mình (Thơ Viết Cho Mình) Thầy Bổng cũng khen chúng tôi biết cần kiệm, mới sang có mấy năm mà đã có nhà. Tôi thành thật khiêm tốn trả lời: ”Nhà gì của tôi, nhà của nhà Băng, do con tôi mượn tiền mua, không tiền trả, nó kéo, chúng tôi chỉ là những người giữ nhà không công!” .

Quý thầy và quý bạn viếng nhà thầy Sum gồm (từ phải)

- Thầy Sum, thầy Trần Quang Minh, thầy cô Phan Hữu Niệm, thầy cô Nguyễn Quý Bổng, cô Dương ngọc Chấn(cô Minh), cô Hồ Thị Hiệp (cô Sum), cô Trần Kim Cúc, cô Vương thị Bé, cô Bạch Yến.

7

Page 8: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

5/BÀN GIAO CHỨC HỘI TRƯỞNG Năm 1999, Thầy yếu đi nhiều, không tiện qua lại Cali thường xuyên, nên giao việc điều hành Hội cho Gs Bùi Văn Giần, một môn sinh của thầy, từng tham gia tích cực sinh hoạt của Hội ngay từ đầu, là con rể Gs Vũ Lai Chương, thầy dạy chúng tôi môn Lý Hóa tại Trường Quốc Gia Sư Phạm. Giần tốt nghiệp Khóa II QGSP, có 1 thời gian phục vụ tại Bộ, sau về dạy lại tại Trường SP SAIGON, nhưng Giần lại không quen “nói chuyện trước Thầy Cô”, nên mời tôi “họp tác” tổ chức buổi họp đầu tiên ngày 2/7/1999 tại Nhà Hàng Seafood World, đường Brookhurst, không có thầy Bổng chủ tọa. Bất ngờ, sau đó chưa đầy năm, Giần lại bị tai nạn xe hơi, liệt hai chân. Trên giường bệnh, ngày 15/8/1999, khi tôi đưa các bạn đến thăm tại nhà ở đường Acacia, Giần bảo con mang sổ sách Hội viên và chi phiếu 330 đô ra giao cho tôi để “nhờ “tôi tiếp tục lo giúp việc Hội. Mặc dù tôi từ chối và anh em có mặt xúm lại khuyên Giần lo trị bênh rồi sẽ khỏi, chuyện đâu còn đó, nhưng Giần nghẹn ngào cương quyết, gần như ra lệnh: “Tao biết thằng Sum làm được và tao biết bệnh tình của tao!” (cả nhóm chúng tôi rất thân nhau nên xưng hô mầy tao “tutoyer”với nhau rất tự nhiên) Tôi đành nhận lời cầm tấm chi phiếu tiền quỹ của Hội và quyển danh sách hội viên ra về tiếp tục sử dụng đến hôm nay. Năm 2000, Giần có đến họp mặt với anh em và Quý Thầy Cô, nhưng ngồi trên xe lăn do Nguyễn Quốc Súy chở đến, ai trông thấy cũng thương cảm, chạy lại thăm hỏi. Thầy Giần mất 11 năm sau tai nạn mà không biết ai lỗi vì bên nào cũng giành phần phải và cho là bên kia vượt đèn đỏ, không ai có nhân chứng! Từ đó đến nay, mọi việc diễn biến như thế nào, Thầy Cô và các Bạn đều đã được báo cáo, tưởng không cần nhắc lại ở đây. Tuy thầy Bổng không thường sang Cali, nhưng vẫn thường liên lạc thư từ, gửi tiển trợ giúp điều hành và ngược lại, mỗi khi có hội họp với các Thầy Cô như Gs Nguyễn Duy Linh từ Việt Nam sang, Gs Vũ Ngọc Đại từ Florida hay Gs Doãn Quốc Sỹ từ Texas, hoặc gs Trần Quang Minh từ San Jose xuống, chúng tôi đều nhắc đến Thầy. Hiện tôi còn giữ một chi phiếu 100 USD của Thày Cô đã lâu mà chưa đi lãnh vì tôi đã nhiều lần gọi điện thoại hoặc gửi điện thư cho Thầy Cô bảo là chúng tôi không nhận tiền của Thầy Cô nữa, Thầy Cô đã già yếu, bệnh hoạn, bổn phận môn sinh là phải giúp đở Thầy Cô chớ có đâu cứ nhận tiền của Thầy Cô, nếu Thầy Cô gởi, chúng tôi sẽ giữ lại đây, không “cash”. Cũng như Cô Bảng, Thầy đã mất, mà năm nào cô và em Tuyết con thầy cũng gởi tiền “trợ giúp chi phí sinh hoạt” và tôi cũng nhiều lần khuyên em Tuyết nên để tiền lo cho cô, Hội có nhận sự giúp đở của các hội viên rồi. 6/THƠ XƯỚNG HỌA Năm 1998, trong một lần gặp gỡ, bất ngờ thầy hỏi tôi: ”Sum có làm thơ không?”. Tôi khiêm tốn” Dạ có chút chút.” Thầy bảo:” Vậy thì họa lại cho vui!” Rồi thầy trao cho tôi 5 bài thơ Đường luật kiểu “xướng họa” với chủ đề: ”Vợ chồng già” của các “Nhà Giáo Lão thành”, gồm bài xướng của cụ Tư Nguyên Bùi Ngoan Lạc và 4 bài họa của các cụ Nguyễn Quý Bổng, Nguyên Minh Ngô Văn Hoa, Duyên Hạc Lê Thái Ất và Nguyễn Trinh Hiến. Tôi tá hỏa vì niêm luật thơ Đường tôi chưa rành“nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”, nhưng “cung kính bất như vâng lời” tôi cũng mạo muội hoạ lại, cũng may là không bị quở, và giữ lại làm kỷ niệm. Nay xin chép ra đây để xin mời cùng tiếp tục họa cho Thầy vui.

8

Page 9: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

Bài xướng:

VỢ CHỒNG GIÀ (thương tặng N.T.)

Giúp đỡ nhau đi nốt đoạn đường Tuổi già ngại gió lẫn e sương Công danh chẳng bận, hằng thanh thản Ẩm thực không cầu, khỏi vấn vương Thế sự xem như tranh hí họa Nhân sinh hiểu vốn chuyện vô thường Tình yêu giữ đẹp nhờ dung thứ An lạc thân tâm giải đoạn trường.

Tư nguyên Bùi Ngoan Lạc (Viết tại Bệnh viện Bascom, California, Hoa Kỳ - Sáng 7.10.96 nhân đưa vợ đi khám mắt)

Bài họa 1:

KỶ NIỆM 43 NĂM NGÀY CƯỚI

(tặng VTL ngày rằm tháng Chín năm Bính Tý - 26.10.96) Trọn bốn ba năm một ngã đường Ngọt bùi trộn lẫn với phong sương Non thề chốn cũ còn ghi nhớ Biển hẹn năm xưa vẫn luyến vương Một mái nhà Nam ba thế hệ Ngàn trùng đất khách một cương thường Vui đàn con cháu đùa trong nắng Hạnh phúc đơn sơ cỏi thế trường.

Canada cuối thu 1996 Nguyễn Quý Bổng

Bài họa 2:

CẢNH VỀ HƯU

Nguyện dắt tay nhau khắp nẻo đường Nói chi một nắng với hai sương Lai rai nửa chén, đà say khướt Nghễng ngãng trăm điều chẳng vấn vương (1) Sáu chục qua lâu, chừng nhỉ thuận? Bảy mươi tới nữa, hẳn tâm thường? Đinh ninh một dạ niềm qui hướng Nhắc nhở cho nhau cảnh viễn trường

Nguyên Minh NGÔ VĂN HOA 11/96

(1) vợ vừa mổ tai

9

Page 10: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

Bài họa 3: VỢ CHỒNG GIÀ

Hãy tạm dừng chân ngó chặng đường Nhìn nhau tóc bạc tựa pha sương Ba sinh cánh bướm bao phen mộng? Một kiếp than tằm mấy khúc vương? Lửa ấm hương nồng hơi vẫn đượm, Gừng cay muối mặn vị quen thường. Đồng tâm phím cũ ôm đàn gảy Dạo lại đường tơ đoản với trường.

Duyên Hạc Lê Thái Ất 01/1997

Bài họa 4: KỶ NIỆM 60 NĂM KẾT HÔN

Một giáp trôi qua vạn nẻo đường, Gót mòn không quản gió cùng sương. Nổi trôi đất mẹ tay bồng bế, Lưu lạc quê người dạ vấn vương. Đã quyết trăm năm tròn ước nguyện, Thì đem một kiếp vẹn cương thường. Mai nầy nắm cỏ bên sườn núi Hoa lá xum xuê cũng một trường. (1)

Nguyễn Trinh Hiến 02/1997

(1) mơ ước chôn gần nhau

Bài họa 5:

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GẶP NHAU

Hương lửa ba sinh chín chặng đường(1) Đất khách nhìn nhau tóc điểm sương. Hưng thịnh, suy vong, chàng thanh thản Cay đắng ngọt bùi, thiếp vấn vương. Văn minh hiện đại khinh tình nghĩa Văn hiến ngàn năm trọng ngũ thường. Phu phụ xướng tùy giai lão bạn Như tân tương kính bách niên trường

Dương Tử Dương Ngọc Sum 3/1998

(Thương tặng vợ hiền H.T.H.) (1)chín chặng đường:dạy học, nhập ngũ, giải ngũ, Tái ngũ, biệt phái, cải tạo, phóng thích, tù vượt biên, tị nạn sang Mỹ

7/TRI ÂN VÀ BIỂU DƯƠNG THẦY - Nhận thấy công ơn to lớn của thầy đối với nền Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa nói chung và Ngành Sư Phạm nói riêng, việc thành lập và phát triển Hội Gia đình Sư Phạm hải ngoại, thêm vào đó tuổi hạc thầy mỗi ngày một cao, nên Hội đã tri ân và biểu dương thầy năm 2012 và đã kính nhờ Gs Doãn Quốc Sỹ đại diện Hội mang Bảng Tuyên Dương sang tận Canada trao tặng thầy. - Riêng năm nay, 2014, tiếp theo đề nghị của Hội Lê Văn Duyệt Foundation, Hội đã gửi văn thư cho Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm chính thức đề cử thầy đại diện cho ngành Sư Phạm để nhận Bảng Tuyên Dương do Hội LVDF cấp vào ngày 15 tháng 6 năm 2014 sắp tới trong Ngày Tôn Sư Trọng Đạo Hàng Năm. Hội sẽ cử người đại diện Hôi nhận lãnh và kính gởi cho gia đình

10

Page 11: NHỮNG KỶ NIỆM QUÝ BÁU CỦA ... - Sư Phạm Sài Gònsuphamsaigon.com/Literature/ThayNguyenQuyBongByGsSum.pdf · • Đăng báo phân ưu của Hội Gia Đình Sư Phạm

8/KÍNH LẠY TIỄN BIỆT THẦY Sau đây là điện thư phân ưu của tôi kính gửi Cô ngày 24/4/2014 California ngày 24 Tháng Tư năm 2014 Kính thưa Cô và Tang quyến Thật là bất ngờ và rất đau buồn khi được tin thầy mất! Vẫn biết đã từ lâu thầy đã phải chịu đau đớn vì chứng bệnh hiểm nghèo, thì sớm muộn gì thầy cũng ra đi thôi! Nhưng mọi người ai ai cũng đều cầu nguyện cho thầy sớm qua khỏi cơn bạo bệnh như là một phép lạ. Nhưng nay thì không còn được nữa rồi, định mệnh đã cướp thầy đi rồi, thầy đã vĩnh viễn rời xa Cô và gia đình thân yêu, xa bạn bè thân thuộc và các môn sinh vẫn hằng quý trọng thầy. Thôi cũng đành vậy chứ còn biết làm gì hơn được nữa. Chỉ còn biết cầu Trời, khấn Phật cho thầy sớm được phổ độ về CÕI VĨNH CỮU VÔ ƯU, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

KÍNH LẠY TIỄN BIỆT THẦY

Vĩnh biệt Thầy ơi! Vĩnh biệt đời! Tiếc thương, thương tiếc, cũng đành thôi! Tuổi già, bệnh khó, vô phương cứu Cải số, than ôi, chẳng đặng rồi! Phương tiện hẹp hòi, cam thất lễ Thiêng liêng đành vắng, phút xa xôi/ Ngậm ngùi nuốt lệ ngày Thầy mất Thắp hương khấn nguyện, dạ bồi hồi!

KÍNH GỞI CÔ VÀ TANG QUYẾN

Vô thường cõi tạm, tiễn người đi Mấy ai tránh khỏi cảnh chia ly! Phúc đức thế gian đà viên mãn Bát thập niên dư mới thuận qui. Bao năm cõi thế trì tu niệm Nay vui về núp BÓNG TỪ BI. Dám xin Tang quyến nguôi bi lụy Tử sinh, sinh tử, đã định kỳ! Dương Ngọc Sum

11