37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG KHOA SPKT - XHNV Th.s Nguyễn Minh Trung | email: [email protected] Mobile : 0939 094 204 - Blog: nvspdn.wordpress.com BÀI GIẢNG THỰC TẬP PHẠM PEDAGOGICAL PRACTICE Ver.19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA SPKT - XHNV

Th.s Nguyễn Minh Trung | email: [email protected] Mobile : 0939 094 204 - Blog: nvspdn.wordpress.com

BÀI

GIẢNG THỰC TẬP SƯ PHẠM

PEDAGOGICAL PRACTICE

Ver.19

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

1

MỤC LỤC

Trang

BÀI 1. TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỰC TẬP SƯ PHẠM

2(0;2;2) ........................................................................................................................................................... 3

1.1 Các nguyên tắc trong thực tập sư phạm .................................................................................... 3

1.2. Nội dung thực tập sư phạm ....................................................................................................... 5

1.3. Các hình thức thực tập sư phạm .................................................................................................. 8

1.4 Tự học .................................................................................................................................................... 12

BÀI 2. TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 5(0;5;5)

.......................................................................................................................................................................... 13

2.1 Tìm hiểu đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội địa phương ............................................. 13

2.2 Tìm hiểu đặc điểm cơ sở giáo dục nghề nghiệp .................................................................. 16

2.3 Tìm hiểu các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp ................................................ 16

2.4 Tiếp xúc cán bộ quản lý, giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ............................ 19

2.5 Tiếp xúc học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ......................................... 19

2.6 Tự học .................................................................................................................................................... 20

BÀI 3. CHUẨN BỊ DẠY HỌC 20(0;20;20) .......................................................................... 20

3.1. Dự giờ giảng mẫu ............................................................................................................................. 21

3.2. Chuẩn bị đối với giảng dạy lý thuyết ....................................................................................... 22

3.3. Trình duyệt giáo án cho giảng dạy ........................................................................................... 25

3.4 Tự học .................................................................................................................................................... 26

BÀI 4. THỰC HIỆN DẠY HỌC BÀI HỌC LÝ THUYẾT 30(0;30;30) ................................. 27

4.1 Trình giảng bài dạy lý thuyết ....................................................................................................... 27

4.2 Đánh giá bài dạy ................................................................................................................................ 27

4.3 Rút kinh nghiệm giảng dạy ........................................................................................................... 27

4.4 Tự học .................................................................................................................................................... 27

BÀI 5. BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢNG DẠY CÁC BÀI HỌC LÝ THUYẾT 3(0;3;3)........ 28

5.1 Báo cáo kết quả thực tập giảng dạy .......................................................................................... 28

5.2 Tự đánh giá, rút kinh nghiệm giảng dạy ................................................................................. 28

5.3 Đánh giá quá trình thực tập của giáo sinh ............................................................................. 28

5.4 Tự học .................................................................................................................................................... 28

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................................... 29

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

2

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................................... 30

PHỤC LỤC 3 ................................................................................................................................................. 32

PHỤ LỤC 4 ..................................................................................... Error! Bookmark not defined.

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

3

BÀI 1. TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THỰC TẬP SƯ PHẠM 2(0;2;2)

1.1 Các nguyên tắc trong thực tập sư phạm

1.1.1. Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học

Một trong các chức năng của nhà trường Sư phạm là phải thực hiện song song

“dạy chữ, dạy nghề, dạy người". Thực tập Sư phạm là giai đoạn cuối của quá trình

đào tạo sư phạm tại trường SPKT, ở giai đoạn này giáo sinh phải củng cố lại tất cả

các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trước đó, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã

học vào thực hiện giảng dạy cho học sinh để kiểm chứng tính thực tiễn của lý luận đã

được trang bị, bước đầu tiếp cận làm quen với nghề dạy học và tiến đến hình thành

năng lực nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuẩn nhà giáo giáo dục

nghề nghiệp hiện nay. Giai đoạn Thực tập sư phạm giúp giáo sinh hiểu rõ vị trí, chức

năng, nhiệm vụ và các công việc cụ thể của một nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại các

cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

1.1.2. Đảm bảo học lý luận gắn liền với thực tập sư phạm

TTSP được coi là một khâu quan trọng - cầu nối giữa lý luận đào tạo nghề làm

thầy với thực tiễn giáo dục đào tạo KT-NN ở các trường dạy nghề. Qua việc tổ chức,

chỉ đạo và triển khai hệ thống các nhiệm vụ TTSP mà chúng ta tiến hành tập hợp

được một cách đông đảo đội ngũ các cán bộ, giảng viên có nhiều kinh nghiệm, có tâm

huyết trực tiếp tham gia vào việc đào tạo tay nghề cho giáo sinh. Thông qua hoạt

động TTSP, có thể bồi dưỡng được hứng thú, nhu cầu, thói quen tự trau dồi nghiệp

vụ sư phạm cho giáo sinh.

1.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, liên tục, hợp lý và toàn diện.

Với tư cách là một nội dung quan trọng của quá trình đào tạo GVDN, nhiệm vụ

của TTSP phải được tiến hành liên tục trong suốt quá trình đào tạo sư phạm cho giáo

sinh. TTSP được biểu hiện ở quá trình giáo sinh trực tiếp tham gia một cách toàn

diện vào việc thực hiện nhiệm vụ của các hoạt động dạy học, giáo dục toàn diện ở các

cơ sở dạy nghề. TTSP biểu thị rõ nét hoạt động phối hợp thao tác sư phạm của

trường SPKT với các cơ sở dạy nghề qua các hoạt động chỉ đạo của giảng viên, giáo

viên và hoạt động thực hiện của giáo sinh. TTSP được tổ chức nhằm làm hình thành

và phát triển các thuộc tính của năng lực sư phạm cho người giáo viên tương lai nên

nhiệm vụ của nó cần phải thực hiện theo một trình tự hợp lý về nội dung, yêu cầu

cũng như phương pháp luyện tập của giáo sinh.

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

4

Chúng ta phải biết đánh giá quá trình này cũng như kết quả TTSP để xác định

rõ mức độ thành đạt, những cái còn tồn tại chưa đạt được của giáo sinh đồng thời

phải chỉ cho họ biết rõ cách khắc phục những hạn chế. Điều này chỉ có thể đạt được

nếu có sự tự đánh giá của giáo sinh.

- Phải gắn kết được đào tạo với tự đào tạo trong TTSP

Trong quá trình TTSP, giờ lên lớp của giáo sinh phải được chúng ta xem xét

như là trung tâm chú ý của người nghiên cứu mô hình người giáo viên dạy nghề.

Chúng ta phải coi TTSP là mốc cuối cùng để đánh giá quy trình sư phạm, chất lượng

của những kỹ năng, kỹ xảo sư phạm, biết xem đây như là tiêu chuẩn thống nhất cho

các thành viên - Cả sự đánh giá của giảng viên, giáo viên chỉ đạo và tự đánh giá kết

quả của giáo sinh. Do vậy, TTSP cần được tổ chức và tiến hành trong môi trường sư

phạm nhất đối với các điều kiện hiện có của lao động nghề thầy giáo kỹ thuật nghề

nghiệp. TTSP được coi là một con đường học tập tích cực nhằm củng cố tri thức

thông qua những hoạt động thực hành, kiến tập, thực tập nhằm làm cụ thể hoá và

mở rộng thêm các thành phần lý luận đã học để phát triển những năng lực vốn có

của người giáo sinh.

- Đảm bảo được sự làm việc, nghiên cứu trực tiếp với đối tượng

Trước khi thực hiện nhiệm vụ TTSP tại cơ sở TTSP, giảng viên phải biết chuẩn

bị cho giáo sinh của mình một số hành trang bằng cách tạo điều kiện cho họ đọc kỹ

sách giáo khoa, đặc biệt về những bài mà mình sẽ giảng, tập cho các em có kỹ năng

soạn giáo án và tập giảng ngay ở trường sư phạm. Nghĩa là chúng ta phải yêu cầu

người giáo sinh phải nắm vững phương pháp làm việc với tư liệu khoa học, nắm

vững kỹ năng, kỹ xảo thực hành, thực tập đúng với đặc trưng của bộ môn. Phải làm

cho giáo sinh nắm được nội dung của bản “Điều lệ nhà trường dạy nghề”, nội quy

TTSP nhằm giúp cho các em biết chủ động trong việc thực hiện những nhiệm vụ của

TTSP của mình. Thực tế của các đợt TTSP ngày càng chứng minh rõ một nhận định

cho rằng, chỉ khi nào người giáo sinh biết cách thiết kế được một cách khoa học toàn

bộ quy trình giáo dục cụ thể thì công việc TTSP của họ mới đạt hiệu quả. Khi thiết kế,

họ thường không xuất phát từ những khó khăn của học sinh mà thường xuất phát từ

những khó khăn của bản thân mình; không biết xuất phát từ đặc điểm và sự phát

triển logic của học sinh, của quá trình giáo dục mà chỉ xuất phát từ lý luận về mặt

giáo học pháp bộ môn. Kết quả là giáo sinh dễ dàng thay thế nhiệm vụ tổ chức hoạt

động giáo dục học sinh bằng lập kế hoạch cho hành động thuyết trình khô cứng, áp

đặt của mình, tìm cách thuyết giáo những điều đã nắm được trong các giáo trình giáo

dục học. Điều đó xảy ra đúng với tâm trạng chỉ biết nghĩ đến thành công và sự thất

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

5

bại bước đầu của mình trong những ngày đầu - chập chững mới bước chân vào nghề.

Do vậy, đa số giáo sinh trong đợt thực tập chỉ biết kiên trì bám vào các mô hình và

phương pháp dạy học cổ truyền, chứ ít khi có được một giáo sinh nào lại biết mạnh

dạn thực hiện ý đồ đổi mới phương pháp giảng dạy của mình.

1.2. Nội dung thực tập sư phạm

1.2.1. Thực tập dạy học các môn học kỹ thuật nghề nghiệp

1.2.1.1. Yêu cầu

Giáo sinh hiểu các nhiệm vụ cơ bản trong hoạt động chuyên môn và biết làm

một số công việc cụ thể trong công tác giảng dạy bộ môn kỹ thuật - nghề nghiệp.

a) Tìm hiểu biểu đồ kế hoạch giảng dạy của nhà trường, kế hoạch giảng dạy

của khoa, nghiên cứu chương trình, lên kế hoạch tìm kiếm trang - thiết bị phục vụ

giảng dạy, lên lớp, chấm bài, làm hồ sơ giảng dạy, nắm được các đặc điểm của các

phương pháp dạy học các môn kỹ thuật nghề nghiệp.

b) Đặc biệt trong quá trình TTSP, giáo sinh phải soạn được giáo án lý thuyết

và thực hành. Nội dung của giáo án phải có đủ các bước lên lớp, dự kiến thời gian,

lựa chọn đúng phương tiện và phương pháp cho từng phần. Biết xác định đúng yêu

cầu của bài học - tiết học. Nội dung bài giảng phải bao gồm các đơn vị kiến thức

chuẩn xác, kết cấu bài giảng phải logic - khoa học, khối lượng kiến thức đem ra giảng

dạy phải vừa đủ, yêu cầu cao về sự cố gắng của học sinh, nội dung bài giảng phải gắn

liền với thực tiễn, biết cách đặt vấn đề, dùng lời giảng để chuyển tiếp ý phải sinh

động, từ ngữ được dùng phải chuẩn xác, có tác phong, thái độ đúng đắn, biết sử dụng

và trình bày bảng một cách logic, khoa học.

c) Tập vận dụng kiến thức kỹ thuật và sư phạm học vào tổ chức thực hiện

nhiệm vụ giảng dạy, qua đó phải tự đúc rút kinh nghiệm, biết nhận xét được một

cách khách quan, trung thực về nội dung bài giảng của mình cũng như của các đồng

nghiệp.

1.2.1.2. Nội dung

a) Công tác dự giờ

Giáo sinh phải đi dự đủ các giờ mẫu của các giáo viên hướng dẫn có tổ chức rút

kinh nghiệm sau đó, biết vận dụng kinh nghiệm thành công trong việc xây dựng nội

dung, phương pháp sư phạm của họ để tiến hành soạn đề cương, giáo án, chuẩn bị

phương tiện đồng thời phải biết tranh thủ xin ý kiến đóng góp của họ cho công việc

chuẩn bị của mình.

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

6

b) Thực tập giảng dạy

Yêu cầu giáo sinh phải có đủ hồ sơ lên lớp, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, đảm

bảo nội dung bài học và thao tác sư phạm diễn ra đúng thời gian quy định, thực hiện

tốt các bước lý luận dạy học của bài học. Biết phối hợp các phương pháp và sử dụng

các phương tiện dạy học, liên hệ với thực tiễn để đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.2. Thực tập công tác chủ nhiệm lớp

1.2.2.1. Yêu cầu

Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực tập công tác của người giáo viên chủ

nhiệm lớp cho giáo sinh phải đạt được các yêu cầu sau: a) Hiểu được đặc điểm tâm

lý học sinh học nghề để từ đó, phải biết đề ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả;

b) Giáo sinh phải hiểu được nhiệm vụ, vai trò nội dung công tác của người giáo viên

chủ nhiệm lớp để gương mẫu, khiêm tốn học hỏi những kinh nghiệm của giáo viên

lâu năm mà thực hiện thao tác quản lý lớp cho đạt hiệu quả; c) Biết phối hợp các chủ

thể thể giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Có phương pháp quản lý và điều

hành tốt đối với tập thể học sinh trong các hoạt động như học tập, lao động, văn thể.

Biết phối hợp thực hiện công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội, biết

cách làm hồ sơ sổ sách, ghi nhận xét, chỉ đạo các cuộc họp lớp, v.v..

1.2.2.2. Nội dung của công tác chủ nhiệm lớp

a) Biết lập kế hoạch của công tác giáo viên chủ nhiệm. Tiến hành chia giáo

sinh theo nhóm chủ nhiệm mà mỗi nhóm từ 3 - 5 người do một giáo viên hướng dẫn

và mỗi em phải có trách nhiệm phụ trách một mảng công việc dưới sự chỉ dẫn của

giáo viên đó.

b) Nhận bàn giao công tác chủ nhiệm nhằm triển khai kế hoạch, tìm mọi cách

tác động để thúc đẩy phong trào chung của lớp phát triển, làm tăng tinh thần đoàn

kết nội bộ của tập thể lớp, làm cho mọi học sinh có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn

nhau.

c) Dự các buổi sinh hoạt lớp, tham gia hội nghị phụ huynh học sinh, tiến hành

những tác động để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

d) Giúp đỡ học sinh yếu kém, giáo dục học sinh cá biệt.

e) Tổ chức lao động dọn vệ sinh môi trường, tham gia các hoạt động nội -

ngoại khoá và công tác Đoàn - Hội.

Toàn bộ nội dung của công tác chủ nhiệm lớp mà giáo sinh thực hiện trong đợt

TTSP được thể hiện tập trung trong văn bản kế hoạch chủ nhiệm.

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

7

1.2.2.3. Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của công tác chủ nhiệm lớp

Tìm hiểu học sinh, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

Dự các buổi sinh hoạt lớp.

Giúp đỡ học sinh yếu kém và có hoàn cảnh đặc biệt.

Phối hợp thao tác giáo dục với gia đình, các tổ chức đoàn thể xã hội.

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh.

1.2.3. Thực tập tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

1.2.3.1. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

a) Tổ chức sinh hoạt chi đoàn

Để phong trào chi đoàn của lớp mình làm chủ nhiệm được sôi nổi, phát triển

cả về bề nổi lẫn bề sâu thì giáo sinh cần phải có kế hoạch hoạt động, biết cách động

viên sự thống nhất ý chí và hành động của các đoàn viên thanh niên trong chi đoàn.

Kế hoạch này thường được xây dựng từ đầu năm học hoặc đầu mỗi học kỳ trong

năm học. Nội dung của kế hoạch này phải được xây dựng khi dựa vào kế hoạch hoạt

động chung của Đoàn trường sau đó, nỗ lực tư duy để tiến hành xây dựng các chỉ

tiêu cụ thể cho từng tháng của chi đoàn nên những nội dung chính của công việc

trong từng tháng phải có sự thảo luận thống nhất ý kiến của tất cả các đoàn viên

thanh niên.

Buổi sinh hoạt chi đoàn cần được tiến hành theo một quy trình với nội dung sát

thực sau: 1) Công tác chuẩn bị. Xác định rõ thời gian tổ chức sinh hoạt, địa điểm họp,

thành phần tham dự, nội dung công việc cần giải quyết; 2) Nội dung công việc của

buổi sinh hoạt Đoàn cần được xác định theo trật tự tuyến tính các thao tác chỉ đạo.

Bí thư chi đoàn nhận nhiệm vụ của Đoàn trường, tập hợp tình hình của các phân

đoàn, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để xin ý kiến chỉ đạo về các nội dung cần

trao đổi trước khi họp. Vào cuộc họp, Bí thư chi đoàn báo cáo tóm tắt tình hình

chung của chi đoàn, nêu rõ những ưu điểm và tồn tại, phổ biến những nhiệm vụ mới

cần thực hiện, tổ chức cho các thành viên thảo luận, đóng góp ý kiến, biểu quyết

thông qua. Trong các cuộc họp, buổi sinh hoạt cần tránh rập khuôn, chống hình thức,

khô khan. Biết kết hợp nội dung sinh hoạt với hoạt động văn thể để tăng tính hấp

dẫn. Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò làm tư vấn cho hoạt động của chi

đoàn.

b) Tổ chức lao động

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

8

Lao động được coi là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của xã hội

cũng như là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Để

giáo dục con người chúng ta cần phải thực hiện các tác động rèn luyện họ thông qua

lao động. Qua lao động sẽ rèn luyện cho các em có ý thức, tư tưởng, thái độ đúng đối

với lao động như lòng yêu quý người lao động, niềm vui sướng với thành tích của

mình đạt được. Cũng chính thông qua lao động, chúng ta sẽ làm cho lý luận được gắn

liền với thực tiễn, rèn luyện kỹ năng, làm hình thành tác phong công nghiệp của con

người.

Trước khi tiến hành lao động, nhà sư phạm phải tiến hành điểm danh, kiểm

tra dụng cụ, nhắc lại lại nội dung các công việc đã phân công, nhấn mạnh các yêu cầu

về kỹ thuật, quy trình rèn luyện kỹ năng, phân công vị trí, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.

Sau cùng, tiến hành nêu nhận xét, đánh giá buổi lao động, biểu dương người tốt,

nhắc nhở những vấn đề còn tồn tại.

c) Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT

Trong khi thực hiện nhiệm vụ TTSP, chúng ta phải quan tâm đến việc chỉ đạo

cho giáo sinh biết xây dựng nên kế hoạch hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT của

lớp, trường. Việc tổ chức cho học sinh tham gia trực tiếp vào hoạt động công ích - xã

hội không chỉ có khả năng tạo cho các em có cơ hội để khẳng định bản thân mà còn

có tác dụng giáo dục các phẩm chất nhân cách. Cũng qua việc tổ chức các hoạt động

đó mà năng lực sư phạm của người giáo viên tương lai sẽ được hình thành và phát

triển.

1.2.3.2. Các bước thực hiện các hoạt động giáo dục

a) Đặt tên cho các chủ đề hoạt động và xác định rõ những yêu cầu giáo dục cần

đạt được

b) Chuẩn bị cho hoạt động

d) Tiến hành chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục và kết thúc hoạt động

e) Tổ chức đúc rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động

1.3. Các hình thức thực tập sư phạm

1.3.1. Thực tập sư phạm tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường

trung cấp, trường cao đẳng

TTSP được tiến hành tại các cơ sở TTSP như các trường dạy nghề hoặc trung

cấp chuyên nghiệp có dạy nghề phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. TTSP tại

các trường dạy nghề là hình thức cơ bản, quan trọng được thực hiện nhằm làm hình

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

9

thành, rèn luyện năng lực sư phạm cho người giáo viên dạy nghề tương lai. TTSP tại

các trường dạy nghề không chỉ có tác dụng rèn luyện kỹ năng nghề sư phạm cho giáo

sinh sư phạm mà còn có thể làm hình thành và rèn luyện cho họ có được ý thức, thói

quen, phương pháp học tập - Học trong thực tế giáo dục, trong thực tiễn nghề

nghiệp.

Giáo sinh được phân thành các đoàn về thực hiện nhiệm vụ TTSP tại các cơ sở

thực tập. Mỗi đoàn bao gồm một hoặc nhiều nhóm giáo sinh của các lớp thuộc các

chuyên ngành khỏc nhau.

1.3.2. Thực tập sư phạm tại các lớp học sinh, sinh viên học nghề trong trường sư

phạm kỹ thuật

Phương thức này được các trường SPKT thực hiện và vận dụng trong nhiều

năm qua. Cách tổ chức TTSP thường được thực hiện theo một quy trình hợp lý.

Giảng viên khoa SPKT có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn giáo sinh thực tập

trong toàn bộ đợt thực tập.

Giảng viên khoa sư phạm chịu trách nhiệm hướng dẫn cho giáo sinh giải quyết

các nhiệm vụ TTSP trong bốn tuần đầu. Mục tiêu phải đạt trong bốn tuần là rèn

luyện được hệ thống các phẩm chất trí tuệ của các kỹ năng sư phạm cơ bản như soạn

giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp, chế tạo và chuẩn bị các phương tiện dạy học,

rèn luyện các kỹ năng đi đứng, ra vào lớp, kỹ năng đứng lớp, v.v. Hai tuần kế tiếp,

giáo sinh phải thực hiện các nhiệm vụ TTSP ở các khoa chuyên môn. Tuỳ theo thực

tế đào tạo từng năm, giáo sinh có thể tiến hành thực tập dạy học ở các lớp học nghề.

Giảng viên của khoa SPKT phối hợp với giảng viên các khoa chuyên môn để

thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn giáo sinh TTSP trong thời gian 6 tuần. Phương thức

này có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những tồn tại khó khăn là sự phối hợp chỉ đạo

giữa khoa SPKT với khoa chuyên môn chưa rõ ràng hoặc chưa có văn bản quy định

từng phương thức tính giờ hướng dẫn TTSP cho cả hai loại giáo viên cùng tiến hành

hướng dẫn một nhóm giáo sinh như thế nào?

1.3.3. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

(1) Sự cần thiết của chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên

trong quá trình đào tạo giáo viên dạy nghề

a) RLNVSPTX thực sự đó trở thành cầu nối giữa lý luận đào tạo nghề làm

thầy với thực tiễn giáo dục KT-NN. Mục tiêu giáo dục đại học đó khẳng định rằng

việc đào tạo trình độ cao đẳng giúp cho sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ

năng thực hành cơ bản về ngành nghề, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

10

đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu đó

các “phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự

nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ

năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Tổ chức, quản lý tốt

việc thực hiện hệ thống nhiệm vụ thực hành sư phạm thường xuyên sẽ góp phần

quan trọng vào việc biến mục tiêu đào tạo sư phạm học thành hiện thực. Thực ra, sự

hình thành và phát triển tay nghề của giáo sinh không phải chỉ bị giới hạn trong thời

gian đào tạo ở trường SPKT mà nó đó có tiền đề ngay từ khi giáo sinh còn học ở

trường PTTH. Hơn nữa, sau khi tốt nghiệp SPKT, tay nghề của giáo sinh sẽ tiếp tục

được phát triển mạnh mẽ trong hoạt động sư phạm vì khi đó, họ đó thực sự đứng

vào vị trí của người thầy. Như vậy, xét về mặt lý luận, sự hình thành và phát triển

nhân cách sư phạm của giáo sinh có thể được chia làm ba giai đoạn là trước khi vào

trường SPKT, trong thời gian đào tạo ở trường SPKT và sau khi tốt nghiệp ra trường.

Trong đó, giai đoạn thứ nhất có ý nghĩa tiền đề, giai đoạn thứ hai giữ vị trí quyết

định còn giai đoạn thứ ba có tính chất củng cố, phát triển, hoàn thiện nhân cách

SPKT cho mọi giáo sinh.

b) Cùng với các môn học sư phạm khác, RLNVSPTX đó có tác dụng quan

trọng làm cho hệ thống chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề trở nên hoàn chỉnh,

toàn diện hơn so với chương trình trước đây. Trong những năm qua, chương trình

đào tạo của các trường SPKT còn nặng về lý luận, chưa có sự coi trọng đúng mức

phần thực hành. Nói một cách khác là trong đào tạo sư phạm học, chúng ta chưa đảm

bảo được tính cân đối giữa chức năng “dạy chữ” và “dạy nghề”. Kết quả là ở giáo sinh

khi ra trường vẫn chưa có được một cách đầy đủ vững chắc những thuộc tính trí tuệ

cần thiết của các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản vì thế đó có sự tồn tại một sự thực là

chưa có sự khác biệt nổi trội giữa sinh viên sư phạm với sinh viên các trường khác

về năng lực sư phạm. Chính vì thế, chương trình RLNVSPTX cần được đưa vào khung

chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề ở các trường SPKT.

c) Việc thực hiện được nội dung chương trình RLNVSPTX sẽ có tác dụng

thiết thực, làm cho quy trình kỹ thuật đào tạo người giáo viên dạy nghề của trường

SPKT trở nên tường minh, từng ràng và có khả năng thực thi. Bởi vì, nội dung

chương trình, giáo trình RLNVSPTX phải được sắp xếp một cách khoa học cho phù

hợp với logic của chương trình đào tạo sư phạm học khi đi từ cái chung đến cái

riêng, từ cái đơn giản đến cái phức tạp, từ cái dễ đến cái khó, từ năm thứ nhất đến

năm cuối cùng của khoá học.

d) RLNVSPTX phải có tác dụng gúp phần quan trọng vào sự hình thành và

làm phát triển năng lực sư phạm cho giáo sinh - một yếu tố không thể thiếu để tạo ra

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

11

sự thành công trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của người thầy giáo tương lai. Bởi

vì, năng lực sư phạm không thể hình thành trong một sớm một chiều, không tự léo

sáng mà là kết quả của sự rèn luyện có hệ thống thường xuyên, liên tục, kiên trì, có

sự hướng dẫn, được tổ chức một cách thống nhất, khoa học. Việc tổ chức hợp lý việc

thực hành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên sẽ được coi là những con

đường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm một cách có hiệu quả tối ưu cho giáo sinh. Thực

hiện đủ nội dung của chúng một cách có hiệu quả sẽ tạo ra được những tiền đề tâm

lý thuận lợi, làm nảy sinh ra hứng thú, khuynh hướng và lý tưởng nghề nghiệp, năng

lực sư phạm, kỹ năng sư phạm, động cơ - đạo đức đúng đắn trong nhân cách của giáo

sinh.

e) RLNVSPTX được coi là môi trường thuận lợi để giáo sinh thể hiện năng lực

thực tiễn của mình. Năng lực này được hình thành trờn cơ sở tổng hợp toàn bộ

thuộc tính trí tuệ của các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mà giáo sinh đó rèn luyện

trong suốt quá trình đào tạo tại trường SPKT. RLNVSPTX là một hoạt động được

lãnh đạo của các trường sư phạm quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, có sự hướng

dẫn của giảng viên và sự đóng góp ý kiến của tập thể giáo sinh với những nội dung,

yêu cầu cụ thể, sát hợp. Chớnh vì vậy, nếu biết tận dụng tốt những cơ hội rèn luyện

này, ở nhân cách của mọi giáo sinh sẽ có bước trưởng thành từng bước về tay nghề.

(2) Những nội dung cơ bản của chương trình rèn luyện NVSP thường xuyên

Để hình thành cho giáo sinh những phẩm chất tâm lý của các kỹ năng sư phạm,

năng lực hoạt động nghề nghiệp trên cơ sở kiến thức cơ bản đó được học tập, nghiên

cứu, nhất là thông qua những môn nghiệp vụ như tâm lý học, giáo dục học, giáo học

pháp bộ môn, v.v. chương trình rèn luyện NVSPTX cần bao hàm những sáu nội dung

xác định như trình bày dưới đây.

a) Bài thực hành rèn luyện về các kỹ năng nhận biết, phân tích đặc điểm tâm

lý, nhân cách của học sinh học nghề. Học sinh học nghề có những đặc điểm nhận

thức, tình cảm, ý chớ, cá tính cũng như hành vi, thói quen khác với học sinh phổ

thông. Việc tích luỹ toàn bộ những hiểu biết cơ bản về các yếu tố tâm lý đó sẽ tạo cho

giáo sinh có khả năng biết hình dung ra được hiệu quả của các tác động hình thành

trong giáo dục - đào tạo.

b) Các bài tập thực hành về rèn luyện các kỹ năng sư phạm cơ bản có tác

dụng tích cực đối với việc làm hình thành kỹ năng đi đứng, ra vào lớp, trình bày

bảng, diễn đạt, v.v. Quá trình hình thành các kỹ năng sư phạm này đũi hỏi giáo sinh

phải có nhiều thời gian để rèn luyện vì vậy, nội dung của chúng cần được đưa vào

quá trình học tập nghiệp vụ sư phạm.

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

12

c) Có các bài thực hành dùng để rèn luyện phong cách cư xử có văn hoá - sư

phạm trong giao tiếp để xử lý các tình huống sư phạm trong dạy học và giáo dục.

d) Bài thực hành dùng để rèn luyện các kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động

giáo dục - giáo dưỡng trong lớp học, giờ học.

e) Bài thực hành dựng cho việc tập phõn tích các yếu tố tâm lý - sư phạm của

các loại bài học lý thuyết cũng như thực hành nghề

f) Bài thực hành dùng để rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động Đoàn - Hội,

sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT, tham quan - du lịch.

1.3.4. Tham quan sư phạm

Một trong những công việc quan trọng của sự chuẩn bị những điều kiện cần

thiết trước khi đi TTSP là tạo ra những cơ hội thuận lợi cho giáo sinh thực tế quá

trình đào tạo ở các cơ sở dạy nghề. Một trong những cơ hội đó là tiến hành tổ chức

cho giáo sinh đi tham quan sư phạm ở các cơ sở dạy nghề. Trong điều kiện cơ sở vật

chất của trường SPKT hiện nay, có thể có đủ được các phương tiện - điều kiện cần

thiết để cho phép tiến hành việc đưa giáo sinh thuộc các chuyên ngành đi tham quan

sư phạm tại các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh.

Để cho các cuộc thăm quan sư phạm đạt được mục tiêu đề ra chúng ta cần phải

quan tâm đến việc xây dựng chương trình, tiến hành chuẩn bị tốt về nội dung, kinh

phớ thực hiện và nhất là biết lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Ở các trường mà giáo

sinh đến thăm quan cần có được sự đa dạng về ngành nghề đào tạo, có cơ sở vật chất

hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo và có đội ngũ giáo viên đủ chuẩn. Việc tổ chức

tham quan ở các cơ sở dạy nghề như vậy mới có tác động tốt tới nhận thức và tình

cảm của giáo sinh.

1.4 Tự học

Viết thu hoạch:

- Nguyên tắc thực tập sư phạm

- Nội dung thực tập sư phạm

- Các hình thức thực tập sư phạm

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

13

BÀI 2. TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 5(0;5;5)

2.1 Tìm hiểu đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội địa phương

Mỗi cơ sở tiếp nhận SV sư phạm đến TTSP đều thuộc một địa phương nhất

định; những đặc điểm kinh tế, xã hội hay điều kiện địa lý tự nhiên... đều có liên quan

đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quản lý quá trình đào tạo và các

đặc điểm tâm - sinh lý của người học. Có thể thấy, việc tìm hiểu những đặc điểm này

chính là một nhiệm vụ của SV sư phạm trong quá trình TTSP tại các cơ sở giáo dục,

hoạt động này giúp họ có phát huy khả năng thâm nhập thực tiễn để nghiên cứu,

đánh giá những vấn đề có liên quan đến quá trình dạy học, quản lý và giáo dục người

học; có thể coi đây là hoạt động tập nghiên cứu, phân tích, đánh giá các vấn đề liên

quan đến hoạt động giáo dục ở phạm vi rộng. Những kết quả về việc tìm hiểu đặc

điểm kinh tế - xã hội và một số vấn đề có liên quan mà SV sư phạm có được sẽ có tác

dụng lớn đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ thực tập quản lý giáo dục HS, thực tập

giảng dạy và nghiên cứu khoa học giáo dục của họ trong quá trình TTSP. Để có thể

sớm hòa nhập để thích ứng với môi trường TTSP, đòi hỏi mỗi SV sư phạm cần nhận

thức rõ những đặc điểm liên quan đến quá trình đào tạo của nhà trường - cơ sở giáo

dục mà họ tiến hành TTSP.

Có nhiều cách thức để SV sư phạm tìm hiểu về đặc điểm kinh tế - xã hội và một

số đặc điểm khác có liên quan đến TTSP của địa phương cơ sở TTSP:

Cách thứ nhất: Trong quá trình TTSP 4 tuần, SV sư phạm tự thâm nhập thực

tiễn, hồi cứu tư liệu thông qua các ấn phẩm và các thông tin từ các nguồn tin phát

thanh, truyền hình... của các đài địa phương. Với cách thực hiện này, đòi hỏi tính tích

cực, chủ động cao của SV sư phạm. Sau khi đã thu thập được số lượng thông tin cần

thiết, họ biên tập báo cáo và áp dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia để xin ý

kiến các giáo viên của cơ sở TTSP về những nội dung đã thu nhận được, từ đó chính

xác hóa và hoàn thiện báo cáo thu hoạch.

Cách thứ hai: Thông thường, trường sư phạm - cơ sở giáo dục có SV sư phạm

đi TTSP sẽ hợp đồng đặt hàng để cơ sở tiếp nhận SV sư phạm đến TTSP có thông tin

về tình hình kinh tế - xã hội và một số đặc điểm khác có liên quan của địa phương

thông qua báo cáo tổng quan trong buổi họp mặt giữa cơ sở tiếp nhận TTSP với SV

sư phạm. Thông qua nội dung báo cáo tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội và một

số nội dung có liên quan của địa phương, SV sư phạm sẽ được cung cấp tài liệu liên

quan đến nội dung báo cáo, nghe báo cáo và có những trao đổi hỏi đáp trực tiếp với

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

14

cán bộ trực tiếp báo cáo. Kết quả thu nhận về những nội dung cần tìm hiểu, SV sư

phạm sẽ biên tập thành báo cáo thu hoạch.

2.1.1 Đặc điểm kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế địa phương liên quan trực tiếp đến sự phát triển

của các lĩnh vực ngành nghề đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc nắm rõ

đặc điểm kinh tế địa phương giúp giáo sinh có sự hiểu biết tổng quan về đặc thù

ngành nghề đào tạo trong định hướng phát triển chung của địa phương. Định hướng

phát triển kinh tế xã hội của địa phương sẽ quyết định các ngành nghề đào tạo và

ngược lại việc thúc đẩy phát triển các ngành nghề đào tạo nhằm phục vụ cho sự phát

triển kinh tế xã hội. Ngoài ra việc tìm hiểu đặc điểm kinh tế địa phương cũng giúp

giáo sinh hiểu rõ hơn về đối tượng học sinh ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từ đó

sẽ làm tăng hiệu quả trong việc tiếp cận, giáo dục và quản lý học sinh.

2.1.2 Tình hình chính trị

Tình hình chính trị ở địa phương cũng là một trong các yếu tố quan trọng có

ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của giáo dục, vì thế việc nắm rõ đặc điểm về

chính trị của địa phương nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng sẽ giúp giáo sinh làm

tốt công tác tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, giảng dạy, quản

lý học sinh, sinh viên.

2.1.3 Tình hình xã hội

Đời sống xã hội là một trong các khía cạnh của môi trường giáo dục, nó có tác

động không nhỏ đến sự phát triển của các ngành nghề đào tạo, ảnh hưởng đến công

tác tuyển sinh, quá trình học tập của từng học sinh. Do vậy việc tìm hiểu và nắm rõ

đặc điểm về đới sống kinh tế xã hội ở địa phương là điều vô cùng cần thiết, nó giúp

giáo sinh tiếp cận dễ dàng với từng học sinh, tìm kiếm các nguồn lực xã hội để trợ

giúp cho học sinh cũng như thực hiện gắn kết học sinh ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp

với các hoạt động xã hội khác.

2.1.4 Thuận lợi, khó khăn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Khi đến cơ sở thực tập, trên cơ sở việc tìm hiểu các thông tin về tình hình

kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương thì giáo sinh cần tìm hiểu những điều kiện

thuận lợi và những khó khăn tồn tại trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Việc tìm hiểu

những thông tin này sẽ giúp giáo sinh phát huy các thế mạnh hiện có của cơ sở giáo

dục nghề nghiệp, đồng thời nghiên cứu tìm kiếm các giái pháp phù hợp trong quá

trình thực tập để khắc phục các khó khăn hiện tại của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2.1.5 Viết thu hoạch

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

15

Sau khi tìm hiểu các thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo sinh viết bài

thu hoạch về các thông tin đã tìm hiều. Bài thu hoạch thể hiện rõ các thông tin:

- Kế hoạch thực hiện

- Nội dung đã tìm hiểu

- Phương pháp tìm kiếm thông tin

- Những hiểu biết của bản thân về cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

16

2.2 Tìm hiểu đặc điểm cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Việc tìm hiểu và nắm rõ thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi giáo sinh đến

thực tập là rất quan trọng đối với giáo sinh. Khi tìm hiểu về cơ sở giáo dục nghề nghiệp

giáo sinh cần nắm rõ bộ máy tổ chức, bộ máy quản lý, các phòng chức năng, các khoa

chuyên môn trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Việc nắm rõ các thông tin này sẽ giúp giáo

sinh dễ dàng liên hệ tìm sự hỗ trợ trong thời gian thực tập tại cơ sở, đồng thời giáo sinh

sẽ có cơ hội tiếp cận, hòa nhập với tập thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó. Như vậy,

trước khi đến thực tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp giáo sinh cần tìm hiểu các thông tin

sau:

2.2.1 Tìm hiểu bộ máy tổ chức, quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sản phẩm:

- Lịch sử của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Bộ máy tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Các phòng chức năng

- Các khoa chuyên môn

2.2.2 Tìm hiểu sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sản phẩm:

- Thu thập thông tin chính xác về: Sứ mạng, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo

dục nghề nghiệp

2.2.3 Tìm hiểu ngành, nghề đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sản phẩm:

- Danh mục các ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo hiện có của cơ sở giáo dục

nghề nghiệp

2.2.4 Viết thu hoạch

Giáo sinh viết thu hoạch về các đặc điểm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tìm

hiểu.

2.3 Tìm hiểu các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

2.3.1 Tìm hiểu hoạt động tuyển sinh

Khi tìm hiểu về hoạt động tuyển sinh của cơ sở, giáo sinh cần nắm rõ các

ngành nghề đào tạo của cơ sở, chỉ tiêu đào tạo hàng năm, thời gian tuyển sinh trong

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

17

năm học, khu vực tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, quy trình tuyển sinh, kênh thông

tin tuyển sinh... nếu có điều kiện giáo sinh có thể tham gia công tác tuyển sinh của cơ

sở để có những trải nghiệm thiết thực nhất, điều này rất cần thiết vì trong xu thế

hiện nay, mỗi nhà giáo ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng chính là cán bộ tuyển sinh,

tư vấn nghề nghiệp của cơ sở đó.

Sản phẩm:

- Chỉ tiêu tuyển sinh

- Kế hoạch truyển sinh hàng năm

- Quy trình tuyển sinh

2.3.2 Tìm hiểu hoạt động đào tạo

Sản phẩm:

- Các loại hình đào tạo

- Các trình độ đào tạo

- Các nghề đào tạo

- Thời gian đào tạo

2.3.2.1 Tìm hiểu các ngành nghề đào tạo

Sản phẩm:

- Chương trình đào tạo đối với các nghề đang đào tạo

- Trình độ đào tạo, loại hình đào tạo đối với mỗi ngành nghề

2.3.2.2 Tìm hiểu quá trình đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sản phẩm:

- Quy chế đào tạo

- Quy trình đào tạo

- Tiến độ đào tạo

- Kế hoạch đào tạo

2.3.3 Tìm hiểu hoạt động kiểm tra, đánh giá

Sản phẩm:

- Quy định về việc kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Các hình thức kiểm tra, đánh giá

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

18

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

2.3.4 Tìm hiểu công tác chủ nhiệm lớp

Giáo sinh liên hệ với giáo viên hướng dẫn tại cơ sở để tìm hiểu vai trò, nội

dung, chương trình, phương pháp công tác chủ nhiệm lớp. Yêu cầu khi tìm hiểu về

công tác chủ nhiệm lớp là giáo sinh phải nhận thức rõ vai trò của người giáo viên

chủ nhiệm tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hiểu rõ những nội dung công việc người

giáo viên chủ nhiệm phải làm cũng như các phương pháp để thực hiện công tác chủ

nhiệm lớp hiệu quả.

(1) Vai trò của giáo viên chủ nhiệm

Sản phẩm:

- Xác định rõ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong cơ sở giáo dục nghề

nghiệp

(2) Nội dung của công tác giáo viên chủ nhiệm

Sản phẩm:

- Xác định rõ những nội dung người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện

(3) Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp

Sản phẩm:

- Xác định được các phương pháp công tác chủ nhiệm cơ bản

2.3.5 Tìm hiểu các hoạt động giáo dục toàn diện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Bên cạnh hoạt động đào tạo cần tìm hiểu thì giáo sinh cũng phải quan tâm tìm

hiểu thực tế về các hoạt động giáo dục toàn diện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp,

biết tự lập kế hoạch tổ chức các hoạt động này cũng như phối hợp thực hiện các hoạt

động giáo dục của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

(1) Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục toàn diện

Sản phẩm:

- Các hoạt động giáo dục toàn diện trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Hình thức thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện trong cơ sở gáo dục

nghề nghiệp

(2) Yêu cầu đối với kế hoạch hoạt động giáo dục toàn diện

Sản phẩm:

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

19

- Lập được kế hoạch thực hiện giáo dục toàn diện trong một học kì.

2.3.6 Viết thu hoạch

Sản phẩm:

- Giáo sinh viết thu hoạch về các hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

2.4 Tiếp xúc cán bộ quản lý, giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TTSP là một giai đoạn dài để diễn ra hoạt động tập làm thầy của sinh viên sư

phạm. Trong quá trình đó, với tư cách như một giáo viên, họ phải thường xuyên tiếp

xúc với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của cơ sở tiếp nhận TTSP để có thể tiến

hành tốt các nhiệm vụ học tập. Hoạt động tiếp xúc ít nhất được diễn ra ngay từ giờ

phút đầu tiên khi SV sư phạm đến cơ sở TTSP cho đến kết thúc đợt TTSP. SV sư

phạm cần có những kỹ năng giao tiếp để tiến hành tốt các hoạt động: đoàn TTSP ra

mắt cơ sở TTSP, nhận nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS, nhiệm vụ tổ chức các hoạt

động giáo dục toàn diện cho HS trong suốt quá trình TTSP và các hoạt động có liên

quan.

Để việc tiếp xúc đạt hiệu quả cao và mang tính giáo dục đòi hỏi SV sư phạm

cần được chuẩn bị trước về mặt tâm lý, được tập về những kỹ năng giao tiếp cơ bản,

chuẩn bị trước về nội dung mà họ cần thực hiện trong quá trình tiếp xúc để có thể

thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. Những biểu hiện tâm lý như e dè, nhút nhát, thiếu tự

tin hay thiếu tế nhị, thiếu lễ phép... hoặc việc nôn nóng quá mức đều có thể là những

rào cản đối với SV sư phạm khi tiếp xúc với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên để đi

đến thành công trong giao tiếp. SV sư phạm cần nhận thức rằng: trong giờ làm việc,

do đặc thù công việc nên phần lớn cán bộ quản lý giáo dục khá bận rộn, và giáo viên

lại luôn có những quy định chính xác về quỹ thời gian gặp gỡ, tiếp xúc với giáo sinh

do họ bị ràng buộc bởi thời gian lơn lớp theo quy định. Từ những đặc thù công việc

của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên như vậy nên đòi hỏi SV thực tập cần xác định

thời điểm, địa điểm và quỹ thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc với họ cho phù hợp, SV cũng

nên chuẩn bị trước nội dung làm việc để chủ động trong giao tiếp. Nếu có thể, SV

thực tập có thể tranh thủ trao đổi và xin ý kiến trước với cán bộ quản lý giáo dục,

giáo viên về kế hoạch tiếp xúc trực tiếp để việc gặp gỡ, trao đổi được diễn ra trọn

vẹn như ý muốn.

2.5 Tiếp xúc học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Thực tiễn cho thấy, giữa SV sư phạm đi thực tập với HS học nghề, nhất là

những HS học nghề năm cuối khóa học thường có sự chênh lệch không nhiều về tuổi

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

20

và kiến thức xã hội. Những đặc điểm này vừa là những điều kiện thuận lợi, vừa là

những khó khăn trong việc tiếp xúc giữa SV sư phạm và HS mà họ sẽ thực tập.

Thuận lợi: sự ít chênh lệch về tuổi tác và nhận thức xã hội, tương đồng về một số sở

thích và nguyện vọng nên dễ gần gũi khi tiếp xúc.

Khó khăn: do ít chênh lệch về tuổi tác và nhận thức xã hội nên ảnh hưởng đến tâm

lý tự tin về xưng hô cũng như sự biểu hiện về ngôn ngữ cơ thể (ngoại hình) của giáo sinh

khi tiếp xúc với HS. Nhưng nếu giáo sinh biểu hiện quá tự tin khi giao tiếp thì có thể gặp

phải một số phản ứng của HS cho là “kiêu” hay một đánh giá tương tự khác.

Từ một số thuận lợi, khó khăn đã xác định, khi giáo sinh tiếp xúc với HS nên lưu ý:

- Giữ vững tâm lý tự tin, có hành vi gần gũi, thân mật với đặc trưng của thế hệ trẻ;

- Có cách xưng hô phù hợp: nếu có thể nên xưng hô là thầy, cô và gọi HS là các em

hoặc ít nhất là tôi và các em hay các bạn và kèm theo cử chỉ, điệu bộ thân mật, có thể có

những cái tay thân thiện;

- Không nên có hành vi “bá vai, bá cổ” hay những hành vi tương tự biểu hiện mối

quan hệ của đôi bạn khi tiếp xúc với HS;

- Cần gương mẫu trong sự thực hiện: bắt đầu và kết thúc công việc đúng giờ, đúng

tiến độ về mức độ hoàn thành công việc đã xác định trong kế hoạch;

- Thận trọng trước khi đưa ra những quyết định về một kế hoạch sẽ triển khai hay

trước một nguyện vọng đề đạt nào đó của HS. Có thể có những lý do để trì hoãn việc đưa ra

quyết định trước HS như: tôi sẽ lưu ý việc này, tuy nhiên tôi cần xin ý kiến hay xin phép cán

bộ quản lý giáo dục hoặc giáo viên rồi mới có quyết định được.

2.6 Tự học

- Tìm hiểu các hoạt động đặc trưng của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp

- Viết thu hoạch

BÀI 3. CHUẨN BỊ DẠY HỌC 20(0;20;20)

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

21

3.1. Dự giờ giảng mẫu

3.1.1. Nhiệm vụ của giáo sinh đối với dự giờ giảng mẫu

- Xây dựng kế hoạch dự giờ giảng mẫu. Kế hoạch cần thể hiện cụ thể , chính xác: Tên

giáo viên thực hiện giờ giảng. Tên bài được thực hiện trong giờ giảng mẫu. Tên lớp HS học

giờ giảng mẫu. Thời gian, địa điểm diễn ra giờ giảng mẫu. Số lượng GV, SV (giáo sinh) dự

giờ giảng mẫu. Dự giờ giảng mẫu một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nếu dự trực tiếp thì được

tham gia dự ngay trong lớp học diễn ra giờ giảng mẫu hay tập trung dự tại phòng làm việc

khác và theo dõi giờ giảng mẫu thông quan phương tiện truyền hình học đường. Nếu dự giờ

giảng mẫu một cách gián tiếp thì khi nào được tiến hành và tiến hành ở đâu. Ngoài ra SV

cần nghiên cứu trước về nội dung phiếu đánh giá giờ giảng mẫu để việc dự giờ giảng mẫu

có tính hướng đích rõ ràng hơn.

- Nghiên cứu trước nội dung dạy học của giờ giảng mẫu. Công việc này giúp SV hệ

thống, củng cố những tri thức, KN nghề đã được học thuộc phạm vi nội dung giờ giảng mẫu,

đó là điều kiện quan trọng để họ nhạn thức rõ hơn về nội dung dạy học được thực hiện ở cơ

sở họ TTSP, đồng thời giúp họ có nhận xét, đánh giá chính xác, khách quan về giờ giảng

mẫu. Điều kiện thuận lợi nhất đối với SV đó là được nghiên cứu trước về hồ sơ giảng dạy

của giờ giảng mẫu (lịch trình, giáo án, đề cương bài giảng). Nghiên cứu trước về hồ sơ giảng

dạy sẽ giúp họ có sự thuận lợi hơn trong việc đối chiếu giữa phương án chuẩn bị của giáo

viên với thực tiễn thực hiện dạy học trên lớp.

- Chuẩn bị các phương tiện ghi chép và quan sát. Để lưu trữ tốt nhất những bằng

chứng có được từ giờ giảng mẫu, SV cần chuẩn bị sẵn về phương tiện ghi chép, có dự kiến

trước về phương án ghi chép kết hợp với nghe, quan sát. Những phương tiện quan sát chỉ

nên được sử dụng để phục vụ cho cá nhân để theo dõi tốt nhất diễn biến của giờ giảng mẫu,

tránh tình trạng sử dụng phương tiện quan sát làm ảnh hưởng không tốt đến các các nhân

khác và không khí chung của giờ giảng.

3.1.2. Vai trò, tác dụng của giờ giảng mẫu đối với giáo sinh thực tập sư phạm

Cần khẳng định rằng, giờ dạy mẫu đối với SV sư phạm tập làm thầy có vai trò đặc

biệt quan trọng:

Tạo bước chuyển về mặt tâm lý cho SV sư phạm từ tâm lý người học sang tâm lý

người dạy với tư cách như đồng nghiệp để dự giờ giảng mẫu; từ đó hình thành động cơ và

năng lực nhận thức, khả năng tiếp thu có phê phán đối với giờ dạy mẫu;

Tạo dựng động hình vận động cho SV sư phạm về một giờ dạy chứa đựng nhiều ưu

điểm cả về mặt chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm theo đặc thù giáo dục đào tạo của cơ sở

TTSP; từ đó các em sẽ có những rút kinh nghiệm cần thiết cho công việc chuẩn bị và thực

hiện giảng dạy của bản thân trong đợt TTSP;

Giờ giảng mẫu còn là căn cứ để đối chiếu, đánh giá giá về những giờ giảng tiếp theo

của các thành viên trong đoàn TTSP.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

22

MẪU KẾ HOẠCH DỰ GIỜ GỢI Ý

TT Ngày dự Địa

điểm

Lớp Tiết giảng Giảng viên Giáo sinh

3.1.3 Viết thu hoạch

- Xây dựng kế hoạch dự giờ giảng mẫu

- Hoạt động dự giờ giảng mẫu

- Phân tích giờ giảng mẫu và xác định bài học kinh nghiệm cho bản thân

3.2. Chuẩn bị đối với giảng dạy lý thuyết

3.2.1. Chuẩn bị lớp học sinh

Khi TTSP với đối tượng thực, giáo sinh nên chủ động liên hệ và tiếp xúc với lớp HS

trước khi tiến hành giảng dạy theo kế hoạch đã được giao. Nên chọn thời điểm tiếp xúc với

lớp HS so với giờ lên lớp giảng dạy càng sớm càng tốt để tìm hiểu về đối tượng mình sẽ

giảng dạy, kết quả tìm hiểu sẽ là những căn cứ cần thiết để chuẩn bị bài dạy đảm bảo tính

sát đối tượng. Cũng thông qua việc gặp gỡ đó để chuẩn bị các yếu tố tâm lý cần có cho cả

người dạy và người học. Có nhiều cách để thực hiện việc tiếp xúc với lớp HS. Thông qua lớp

trưởng để hẹn gặp và giao lưu với lớp ngoài giờ học tập chính của lớp. Có thể tranh thủ thời

gian giải lao giữa các tiết học để gặp gỡ lớp.

3.2.2. Chuẩn bị hồ sơ giảng dạy

Có đủ hồ sơ giảng dạy theo đúng quy định về hình thức, kết cấu nội dung là yêu cầu

không thể thiếu đối với GV trước khi lên lớp. Hồ sơ giảng dạy của GV vừa là phương tiện để

GV thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy vừa là một phần cơ sở pháp lý để GV được giảng dạy.

Hồ sơ giảng dạy tối thiểu bao gồm các tài liệu được văn bản hóa như: lịch trình giảng dạy,

giáo án, đề cương bài giảng, các loại sổ ghi chép mà nhà trường đã quy định. Cần chuẩn bị

hồ sơ giảng dạy theo đúng biểu mẫu đã quy định, giáo án, lịch trình, phải được thiết kế

đúng, đủ các nội dung và theo mẫu, được cấp quản lý giáo dục trực tiếp như bộ môn hoặc

khoa phê duyệt.

(1) Đề cương bài giảng chi tiết

Để xây dựng đề cương bài giảng, GV cần căn cứ vào cấu trúc của chương trình chi

tiết do người đứng đầu cơ sở giáo dục/nhà trường ban hành để biên soạn. Đề cương bài

giảng chứa đựng chi tiết nội dung bài giảng của GV đối với một môn học/học phần. Đề

cương bài giảng là sản phẩm chi tiết về NDDH đến mức tối đa theo cấu trúc của chương

trình chi tiết đã quy định. Để đảm bảo cân đối về nội dung, tránh sự trùng lặp không cần

thiết, sự thiếu hụt không đáng có về tri thức khi giảng dạy từng bài học, GV không nên soạn

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

23

đề cương theo tiến độ giảng dạy mà cần hoàn thành tổng thể đề cương trước nhiều ngày so

với việc thực hiện giảng dạy giáo án đầu tiên của môn học.

Từ nội dung sẵn có trong các tài liệu và sự cập nhật thông tin khoa học qua các

nguồn, các kênh thông tin khác nhau, GV đầu tư về gia công sư phạm để những tri thức,

những bài tập phát triển KN được đề cập trong đề cương bài giảng trở nên logic, cơ bản,

hiện đại, sâu sắc, chuẩn mực và những minh họa vừa phù hợp với nội dung lại sát với thực

tiễn. Đề cương cần được trình bày với hình thức đẹp và đúng quy định.

Việc chuẩn bị đề cương một cách chu đáo sẽ giúp cho bài giảng có thể đạt được kết

cấu tri thức đảm bảo tính logic khoa học, sự phong phú và chính xác về nội dung, hiệu quả

cao trong giảng dạy.

Tóm tắt trình tự biên soạn đề cương bài giảng chi tiết:

Nghiên cứu Chương trình chi tiết môn học

Nghiên cứu mục tiêu dạy học của môn học và mỗi bài học

Soạn nội dung chi tiết cho mỗi bài học

Trình khoa/bộ môn phản biện, xác nhận

(2) Lịch trình giảng dạy

Lịch trình giảng dạy chính là bảng liệt kê tóm tắt những bài học, số tiết thực hiện, địa

điểm thực hiện, công việc chuẩn bị cho bài học tương ứng với mỗi bài. Số tiết thực hiện mỗi

bài được căn cứ theo chương trình chi tiết của môn học quy định hoặc do GV đề xuất. Thời

gian và địa điểm thực hiện được căn cứ theo Thời khóa biểu do nhà trường phát hành. Sau

khi có kế hoạch giáo viên ở mỗi học kì, phòng đào tạo sẽ tiến hành lập thời khóa biểu cho

các môn học giáo viên được khoa chuyên môn phân công, giáo viên giảng dạy căn cứ vào kế

hoạch giáo viên, thời khóa biểu, chương trình chi tiết môn học để lập lịch trình giảng dạy.

Lịch trình giảng dạy là một trong các cơ sở để giáo viên tiến hành biên soạn giáo án giảng

dạy môn học, đồng thời là căn cứ để các phòng chức năng như đào tạo, thanh tra giáo dục

kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện giảng dạy của giáo viên trong học kì. Do vậy khi lập lịch

trình giảng dạy, giáo viên thường lập thành 3 bản để sử dụng trong học kì và gửi các phòng

chức năng và khoa chuyên môn.

Tóm tắt:

Nghiên cứu chương trình chi tiết môn học nghiên cứu thời khóa biểu lập lịch trình

giảng dạy theo mẫu của đơn vị trình khoa chuyên môn, phòng Đào tạo phê duyệt

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

24

* Mẫu lịch trình giảng dạy tham khảo (thực hiện theo mẫu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp)

3.2.3. Chuẩn bị phương tiện dạy học

Tùy thuộc vào những yếu tố như: NDDH, PPDH và hình thức tổ chức dạy học mà GV

đã xác định trong giáo án, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, năng lực chế tạo PTDH

của GV, nhu cầu và sở thích của GV… mà mỗi giáo án sẽ được thực hiện bởi sự hỗ trợ của

các PTDH khác nhau. Nhìn chung, trong dạy học lý thuyết những PTDH thường được sử

dụng như: phấn viết hay bút viết và bảng để viết, bảng ghim, bảng lật, bảng điện tử, phiếu

phát tay, thẻ màu để ghi chép, các bảng biểu in ấn trên giấy khổ lớn, giấy khổ lớn và bút

chuyên dùng để ghi chép kết quả học tập theo nhóm, phim trong hay các NDDH được thiết

kế dạng điện tử để trình chiếu với máy OHP, Projector và máy vi tính, máy chiếu giấy

thường, máy chiếu vật thể, vật thật, mô hình, ma két, các phương tiện ghi và truyền phát âm

thanh - hình ảnh. Trong hoàn cảnh kỹ thuật và công nghệ liên tục phát triển, trình độ công

nghệ thông tin của GV đã trở nên đạt chuẩn thì ngày càng có nhiều những bài giảng của có

sự can thiệp sâu của công nghệ thông tin theo hướng phát huy tính tích cực của HS.

3.2.4. Giảng tập, rút kinh nghiệm và đánh giá giảng tập

Để có thể thực hiện thành công giờ giảng cho HS của cơ sở TTSP đòi hỏi SV sư phạm

cần có hoạt động giảng tập trước đó. SV của đoàn TTSP nên chia thành các nhóm theo nội

Th

áng

Tuần lễ

Tóm tắt nội dung giảng dạy

và các công việc thực hiện

trên lớp trong tuần

Thời gian phân

theo chương

trình

Thời gian

thực tế

thực hiện

Công

việc

chuẩn bị

Rút

kinh

nghiệm

BG BT TH Lớp

... ngày ...tháng .. năm ....

Cán bộ giảng dạy

Kiểm tra tình hình thực hiện lịch giảng dạy …………………………………………………………………………............... Người kiểm tra …………………………………….......

Khoa/tổ bộ môn

Phòng đào tạo

Trường ................................. Khoa/tổ bộ môn................. Năm học ............................... Học kỳ ....

LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY Môn học: .......................................................... Cán bộ giảng dạy: .........................................

Số giờ môn học: ........... Số giờ giảng: ............... Số giờ thực tập: ......... Số tuần lễ: ...................

Mẫu 2a Số giờ môn học: 15 Số giờ giảng: 9 Số giờ thực tập: 6 Số tuần lễ: 5

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

25

dung giảng dạy. Lần lượt từng thành viên sẽ thực hiện giảng tập theo hồ sơ giảng dạy đã

chuẩn bị, các thành viên còn lại của nhóm đóng vai là HS để học. Cả nhóm sẽ cùng rút kinh

nghiệm, nhận xét và đánh giá về giờ giảng của bạn ngay sau khi giờ giảng kết thúc.

Phương thức thực hiện:

Chuẩn bị: mỗi giáo sinh chuẩn bị một bài giảng lý thuyết trong thời gian 45

phút, chuẩn bị đầy đủ phương tiện và đồ dùng dạy học; chuẩn bị phiếu đánh

giá bài giảng lý thuyết, thiết bị ghi hình để ghi lại quá trình thực hiện bài

giảng.

Thực hiện: mỗi giáo sinh thực hiện bài giảng trong 45 phút, trong quá trình

thực hiện các thành viên khác trong nhóm không được phép can thiệp, góp ý

khi giáo sinh đang giảng; sau khi thực hiện xong bài giảng các thành viên của

nhóm tiến hành góp ý, nhận xét bài giảng của giáo sinh căn cứ vào những nội

dung, hoạt động giáo sinh đã thực hiện. Giáo sinh lưu giữ ý kiến đóng góp từ

các thành viên nhóm bằng văn bản để thực hiện báo cáo cuối kì thực tập.

3.2.5 Viêt báo cáo

- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị giảng dạy lý thuyết

- Chuẩn bị hồ sơ giảng dạy

- Tìm hiểu phòng học lý thuyết

- Chuẩn bị phương tiện dạy học cho dạy lý thuyết

- Giảng tập theo nhóm

- Rút kinh nghiệm và đánh giá giảng tập

* Sản phẩm: hồ sơ giảng dạy lý thuyết, các phương tiện cho dạy học lý thuyết,

năng lực giảng dạy bài học lý thuyết

3.3. Trình duyệt giáo án cho giảng dạy

Trong nhà trường, ngoài Ban Giám hiệu, Hội đồng trường và các phòng, ban chức

năng thì đội ngũ giáo viên được biên chế theo các khoa để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy,

quản lý - giáo dục HS và thực hiện các nhiệm khác do nhà trường giao phó. Trong mỗi khoa

lại được biên chế thành các tổ bộ môn để quản lý việc thực hiện chuyên môn. Theo quy định

về quản lý chuyên môn đối với giảng dạy thì mỗi giáo án trước khi lên lớp cần phải được

thông qua người quản lý chuyên môn có thẩm quyền được phân công. Để giáo án được

thông qua, giáo sinh cần thực hiện đảm bảo những tiêu chí cơ bản sau:

- Giáo án phải được trình bày đảm bảo tính pháp quy, tuân thủ theo đúng mẫu đã

quy định. Đối với lĩnh vực Dạy nghề, mẫu giáo án được thống nhất ban hành trong toàn

quốc theo Quyết định 62/2008/QĐ-LĐTBXH;

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

26

- Nội dung tại các mục của giáo án phải được biên soạn đúng, đủ, đáp ứng yêu cầu về

mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, đồng thời đảm bảo đúng tiến trình giảng dạy

của môn học/mô đun và phù hợp với kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường đối với kỳ

học, năm học mà chương trình môn học/mô đun và kế hoạch giảng dạy đã quy định. Mặt

khác, giáo án phải đáp ứng các tiêu chí về khoa học sư phạm, đảm bảo tính khoa học khả thi

đối với lớp HS đã xác định;

- Kế hoạch thực hiện trong giáo án cần đảm bảo tính lôgic đối với lịch trình, thời

khóa biểu và các kế hoạch khác;

- Giáo án đã được giáo sinh trực tiếp biên soạn ký xác nhận. Cần trình giáo án để

duyệt đảm bảo một quỹ thời gian nhất định (theo quy định) trước khi giảng dạy. Quỹ thời

gian nhất định đó có thể đủ để người ký duyệt xem xét, góp ý chỉnh sửa (nếu có) và giáo

sinh có thể chỉnh sửa lại theo yêu cầu, sự góp ý của người phê duyệt có thẩm quyền được

giao.

Một số vấn đề lưu ý khi trình duyệt giáo án:

Hồ sơ giảng dạy đầy đủ, đúng mẫu theo quy định

Hình thức trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả

Nội dung dạy học, phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu bài dạy

Cấu trúc nội dung logic, thể hiện đầy đủ các hoạt động bắt buộc trên lớp

Ký ghi rõ họ tên trên giáo án

Nghiên cứu kỹ hồ sơ bài giảng, dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi của giảng viên

hướng dẫn

3.4 Tự học

- Chuẩn bị hồ sơ giảng dạy

- Luyện tập sử dụng, chế tạo đồ dùng, phương tiện dạy học phục vụ giảng dạy

- Giảng tập

- Viết báo cáo giảng tập

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

27

BÀI 4. THỰC HIỆN DẠY HỌC BÀI HỌC LÝ THUYẾT 30(0;30;30)

4.1 Trình giảng bài dạy lý thuyết

Thực hiện trình giảng bài giảng lý thuyết giáo sinh thực hiện theo các bước

sau:

(1). Giới thiệu bài giảng

(2). Thực hiện ổn định lớp

(3). Thực hiện dẫn nhập

(4). Thực hiện giảng bài mới

(5). Thực hiện kết thúc bài giảng

4.2 Đánh giá bài dạy

Việc đánh giá bài dạy được thực hiện theo phiếu đánh giá bài giảng lý thuyết

(phụ lục 3) và được thực hiện theo trình tự sau:

(1). Nhóm đánh giá thành viên

(2). Giảng viên hướng dẫn đánh giá

(3). Cá nhân tự đánh giá

4.3 Rút kinh nghiệm giảng dạy

Trên cơ sở bài giảng đã thực hiện, đánh giá của nhóm, đánh giá của giảng viên

hướng dẫn, cá nhân tiến hành rút kinh nghiệm giảng dạy sau bài giảng. Nội dung rút

kinh nghiệm cần nêu rõ:

- Ưu điểm

- Nhược điểm

- Những điểm cần cải thiện

4.4 Tự học

- Sinh viên luyện tập giảng dạy theo nhóm, có sử dụng phiếu đánh giá bài giảng lý

thuyết, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi buổi tập giảng (có phiếu đánh giá, rút kinh

nghiệm giảng dạy)

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

28

BÀI 5. BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢNG DẠY CÁC BÀI HỌC LÝ THUYẾT 3(0;3;3)

5.1 Báo cáo kết quả thực tập giảng dạy

Sinh viên chuẩn bị bài báo cáo đầy đủ trên file Word theo mẫu và thực hiện báo

cáo tóm tắt trên Powerpont trong 15 phút. Nội dung báo cáo gồm tất cả các công việc đã

thực hiện trong quá trình thực tập, các bài thu hoạch sắp xếp theo thứ tự của các bài thực

hành từ 1 đến 4.

5.2 Tự đánh giá, rút kinh nghiệm giảng dạy

Sinh viên tự đánh giá những kết quả đạt được sau quá trình thực tập, rút kinh

nghiệm trong các khâu: chuẩn bị giảng dạy, thực hiện giảng dạy, đánh giá học sinh. Mục

đích của việc tự đánh giá nhằm giúp sinh viên kịp thời rà soát lại những thiếu sót về mặt

lý luận, sự yếu kém về kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống sư

phạm, từ đó tự đề ra kế hoạch khắc phục điểm yếu của bản thân và chuẩn bị tốt hơn trong

phần thực tập ở khoa chuyên môn.

5.3 Đánh giá quá trình thực tập của giáo sinh

Giảng viên hướng dẫn đánh giá công khai kết quả thực tập của mỗi giáo sinh,

những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi giáo sinh trong quá trình thực tập. Việc đánh giá

phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, công bằng và phát triển.

5.4 Tự học

- Tổng hợp các bài thu hoạch, báo cáo

- Viết báo cáo theo mẫu

- Chuẩn bị bài trình bày

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

29

PHỤ LỤC 1

PHIẾU DỰ GIỜ

Họ và tên giáo viên:…………………….………………………..……………………………… Khoa: ……..……………………..….………

Tên bài giảng:……………………………..………………………………………….……………………….…………………………………………....

Thời gian: Bắt đầu ………………………………..……….. Kết thúc ………………………………………….………………………...

Họ và tên giáo sinh:……………………………………………………………………….……..………………………………………………………

I. Ổn định lớp

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN XÉT

II. Thực hiện bài học

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN XÉT

III. Nhận xét

1. Ưu điểm

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

2. Nhược điểm

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

3. Bài học kinh nghiệm

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

30

PHỤ LỤC 2 Mẫu số 5 ban hành kèm theo QĐ62/2008 - QĐBLĐTBXH

GIÁO ÁN SỐ:..................... Thời gian thực hiện:..........................................

Tên chương:.......................................................

Thực hiện ngày........tháng......năm...................

TÊN BÀI :...................................................................................................................

MỤC TIÊU CỦA BÀI:

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:................

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC

TT

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI

GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA

HỌC SINH

1 Dẫn nhập

(Gợi mở, trao đổi phương pháp

học, tạo tâm thế tích cực của

HS....)

.........................................

2 Giảng bài mới

( Đề cương bài giảng)

........................................

.........................................

........................................

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

31

.........................................

........................................

.........................................

........................................

.........................................

3 Củng cố kiến thức và kết

thúc bài

.........................................

.........................................

........................................

.........................................

4 Hướng dẫn tự học

...................................................................

...................................................................

............

............

Nguồn tài liệu tham khảo .....................................................................................

.....................................................................................

III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Ngày.....tháng ........năm........

TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN GIÁO VIÊN

(Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên)

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

32

PHỤC LỤC 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT

Họ và tên giáo viên:…………………….………………………..……………………………… Khoa: ……..……………………..….………

Tên bài giảng:……………………………..………………………………………….……………………….…………………………………………....

Thời gian: Bắt đầu ………………………………..……….. Kết thúc ………………………………………….………………………...

Họ và tên giám khảo:……………………………………………………………………….……..………………………………………………………

Stt Nội dung đánh giá Điểm

Chuẩn

Điểm

Đánh giá

I Chuẩn bị 2.0

1 Hồ sơ bài giảng đủ và đúng theo qui định; 0.5

2 Xác định đúng mục tiêu của bài; 0.5

3 Giáo án thể hiện đầy đủ các bước lên lớp; dự kiến phương pháp và

phân bố thời gian cho các nội dung hợp lý; 0.5

4 Đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu

sư phạm; chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho thực hành. 0.5

II Sư phạm 10.0

1 Phong thái tự tin; diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu; 1.0

2 Đặt và chuyển tiếp vấn đề hợp lý, sinh động; 0.5

3 Kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học; làm bật trọng tâm của bài; 3.0

4 Khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng, phương tiện dạy học;

thiết bị, dụng cụ trong quá trình dạy học; trình bày bảng khoa học; 2.0

5 Tổ chức tốt quá trình dạy học; phát huy tính tích cực của người học 1.5

6 Xử lý tốt tình huống sư phạm 0.5

7 Kết hợp dạy kiến thức, hướng dẫn kỹ năng với thực hiện mục tiêu giáo

dục; 1.0

8 Thực hiện đúng, đủ các bước lên lớp theo giáo án. 0.5

III Chuyên môn 7.0

1 Nội dung kiến thức: - Chính xác

- Gắn với thực tế; có cập nhật, bổ sung kiến thức

mới

3.0

1.5

2 Khối lượng kiến thức phù hợp với mục tiêu đào tạo và đối tượng; 1.5

3 Cấu trúc bài giảng logic, khoa học 1.0

IV Thời gian 1.0

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

33

1 Sớm, muộn < 1 phút 1.0

2 Sớm, muộn > 1 đến < 3 phút 0.5

3 Sớm, muộn > 3 đến < 5 phút 0.0

4 Sớm, muộn > 5 phút bài giảng không xếp loại

Tổng số điểm chuẩn 20

Tổng số điểm đánh giá (Bằng chữ): Bằng số

NHẬN XÉT BÀI GIẢNG

Nội dung Nhận xét

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

Nhận xét chung

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................

..........., Ngày ..... tháng ...... năm …..…

Giám khảo

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

34

PHỤ LỤC 4 MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM

1. Trang bìa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA SPKT - XHNV

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM (SIZE 22)

Họ tên sinh viên:..........................

Mã số sinh viên:...........................

Ngành đào tạo:.............................

(Size 16)

Vĩnh Long, tháng.....năm...

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

35

2. Trang lời nói đầu

- Thông tin cá nhân

+ Họ tên:.............................................

+ MSSV:...............................................

+ Ngành:.............................................

+ Điện thoại:.....................................

- Lời nói đầu của báo cáo (thông thường trình bày ngắn gọn trong 1 trang)

3. Trang mục lục

- Mục lục

TT Tên đề mục Trang

1 ............................ ........

2 ................................ ..........

4. Trang danh mục viết tắt

- Danh mục viết tắt và giải nghĩa những từ tiếng nước ngoài được sắp xếp theo thứ

tự ABC các chữ viết tắt.

TT Viết tắt, tiếng nước ngoài (nếu có) Viết đủ

1 Skill Kỹ năng

2 TTSP Thực tập sư phạm

5. Bài thực hành số 1

6. Bài thực hành số 2

7. Bài thực hành số 3

8. Bài thực hành số 4

9. Báo cáo tự đánh giá của giáo sinh

QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

- Thống nhất về định dạng văn bản: font chữ - Times New Roman; cỡ chữ 13; kiểu

chữ viết đứng. Before: 0pt; apter: 0pt; giãn dòng 1,5 lines. Báo cáo được in hai mặt trên khổ

giấy A4; lề trái 3 cm; lề phải, trên và dưới đều 1.5 cm.

Riêng chữ của các dòng đề mục có thể trình bày theo trật tự: đậm - đứng → đậm

nghiêng → nghiêng → nghiêng có gạch chân. Size 16

Hình 3x4

SCAN

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG · Thực tập sư phạm cần thực hiện được yêu cầu của quá trình dạy học Một trong các chức

36

Đánh số cho các đề mục, ví dụ phần 1 gồm 1.1 → 1.2 → 1.3 → 1.n. Trong mỗi đề mục

lớn sẽ có các đề mục nhỏ, ví dụ: trong 1.1 sẽ có 1.1.1 → 1.1.2 → 1.1.3 → 1.1.n. Không nên có

đề mục đánh quá 4 chữ số. Nếu trong đề mục có bốn chữ số vẫn còn các đề mục nhỏ hơn thì

có để đánh số 1) → 2) → 3) → n). Nếu trong đề mục có chữ số kềm theo dấu ngoặc mà vẫn

còn các đề mục nhỏ thì có thể đánh số 1.1) → 1.2) và cũng không nên đánh số đề mục vượt

quá bốn chữ số có kèm theo dấu ngoặc. Xem minh họa sau:

Phần 1: ............................................

1.1. ...................................

1.1.1..................................

1.1.1.1..............................

1.1.1.2.............................

1)...................................

2)...................................

1.1.2..................................

1.2.......................................

- Những nội dung được trích dẫn nguyên văn của tài liệu khác cần được để trong

dấu ngoặc kép, sau lời văn được trích dẫn cần có ký hiệu ghi địa chỉ trích dẫn.

- Báo cáo trước khi nộp phải được đóng bìa (nên là bìa mềm để tiết kiệm chi phí) và

có hình thức gọn, đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Minh Trung (2018), Bài giảng Thực tập sư phạm, Khoa Sư phạm,

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.

[2] Nguyễn Đình Chỉnh (1991), Thực tập sư phạm, NXB Giáo Dục, Hà Nội

[3] Nguyễn Thế Mạnh, Phạm Ngọc Uyển, Nguyễn Văn Hùng (2005), Thực tập

sư phạm, Tổng cục dạy nghề năm

[4] Phạm Nguyễn Thế Mạnh, Phạm Ngọc Uyển, Nguyễn Văn Hùng (2010),

Thực tập sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

[5] Phạm Trung Thanh (2003), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên,

NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6] Phạm Trung Thanh (2004), Thực tập sư phạm, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.