16
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. SỐ 4991 + 4992 THỨ NĂM, NGÀY 22/2/2018 TÂN NIÊN Đón tết cùng lính đảo XÃ LUẬN XEM TIẾP TRANG 2 Trồng dâu tây theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Võ Trang TRANG 4 TRANG 7 Chào xuân 2018, năm bản lề tạo bước chuyển mạnh mẽ Đ ất nước đang bước vào những ngày đầu của năm mới, đón chào Xuân Mậu Tuất 2018. Nhìn lại chặng đường của năm 2017, một năm có nhiều dấu ấn vượt trên khó khăn và trở ngại. Trước hết phải kể đến là trong nhiều năm, lần đầu tiên chúng ta vượt mức 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% vượt mức đề ra là 6,7%. Điều đáng mừng là, nếu nhiều năm tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào khai khoáng và tín dụng thì năm nay chủ yếu từ xuất khẩu (xuất khẩu đạt 424,87 tỷ USD và sau 10 năm tăng gấp 4 lần), công nghiệp phục hồi, thu hút FDI đạt 36 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua. Dấu ấn thứ hai là chúng ta đã tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2017, với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” với 4 ưu tiên: tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đón khoảng 21.000 vị khách tới dự Hội nghị, trong đó có lãnh đạo của 21 nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương và có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như: Tổng thống Mỹ Donald Trump; Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Nga Vladimir Putin; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe… đã ký 121 thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD với các đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam. Những kết quả to lớn và toàn diện của Năm APEC 2017 một lần nữa tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Cùng với đó là 12,9 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, một con số quá ấn tượng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 510.000 tỷ đồng (23 tỷ USD),... NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi đúng để đột phá tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Những chuyến xuồng đầy tình cảm giữa đất liền và đảo xa. Ảnh: Việt Quỳnh

NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

SỐ 4991 + 4992THỨ NĂM, NGÀY 22/2/2018

TÂN NIÊN

Đón tết cùng lính đảoXÃ LUẬN

XEM TIẾP TRANG 2

Trồng dâu tây theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Võ Trang

TRANG 4

TRANG 7Chào xuân 2018,năm bản lề tạo bước chuyển mạnh mẽ Đất nước đang bước vào những ngày đầu

của năm mới, đón chào Xuân Mậu Tuất 2018. Nhìn lại chặng đường của năm

2017, một năm có nhiều dấu ấn vượt trên khó khăn và trở ngại. Trước hết phải kể đến là trong nhiều năm, lần đầu tiên chúng ta vượt mức 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81% vượt mức đề ra là 6,7%. Điều đáng mừng là, nếu nhiều năm tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào khai khoáng và tín dụng thì năm nay chủ yếu từ xuất khẩu (xuất khẩu đạt 424,87 tỷ USD và sau 10 năm tăng gấp 4 lần), công nghiệp phục hồi, thu hút FDI đạt 36 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua.

Dấu ấn thứ hai là chúng ta đã tổ chức thành công năm APEC Việt Nam 2017, với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” với 4 ưu tiên: tăng trưởng bền vững sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng

cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã đón khoảng 21.000 vị khách tới dự Hội nghị, trong đó có lãnh đạo của 21 nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương và có sự hiện diện của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như: Tổng thống Mỹ Donald Trump; Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Nga Vladimir Putin; Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe… đã ký 121 thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD với các đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam. Những kết quả to lớn và toàn diện của Năm APEC 2017 một lần nữa tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Cùng với đó là 12,9 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, một con số quá ấn tượng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 510.000 tỷ đồng (23 tỷ USD),...

NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Hướng đi đúng để đột phá tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Những chuyến xuồng đầy tình cảm giữa đất liền và đảo xa. Ảnh: Việt Quỳnh

Page 2: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

2 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

HÀ NGUYỆT

Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống của Quốc hội Việt Nam 6/1/2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

nhấn mạnh: Phát huy truyền thống 72 năm của Quốc hội, trong năm 2017, Quốc hội nước ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước tiếp tục được thể hiện trong việc nghiên cứu, đổi mới việc bố trí chương trình làm việc của Quốc hội. Việc đổi mới cách thức thảo luận về các dự án luật, về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, về các báo cáo của các cơ quan chức năng, tăng thời gian thảo luận tại Hội trường, tăng cường tính đối thoại và tranh luận đã tạo nên không khí đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp nhiều hơn các phiên họp toàn thể của Quốc hội, trong đó có những nội dung lần đầu tiên được thảo luận tại Hội trường như báo cáo của các ngành tư pháp; báo cáo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; báo cáo về thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, tạo sự gắn kết hơn nữa giữa hoạt động của Quốc hội với cử tri, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các tầng lớp Nhân dân.

Hoạt động lập pháp của Quốc hội ngày càng đi vào thực chất, chất lượng hoạt động lập pháp ngày càng được tăng cường, giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống xã hội, với nhiều đạo luật lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước trong các lĩnh vực tư pháp, kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, quốc phòng, an ninh… Năm 2017 Quốc hội đã thông qua 18 luật, cho ý kiến 15 luật, trong đó rất nhiều luật là những luật khó, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rất rộng, trong quá trình thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng cuối cùng, thông qua trao đổi thẳng thắn với lý lẽ thuyết phục Quốc hội đã đạt được sự đồng thuận, các dự án luật được thông qua với tỷ lệ rất cao.

Hoạt động giám sát của Quốc hội trong năm 2017 cũng để lại dấu ấn với những chuyên đề giám sát là những vấn đề đang nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Lần đầu tiên, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà

Năm 2018 - hành động, đổi mới mạnh mẽ nhìn từ Quốc hội đến HĐND tỉnh

Năm 2018 là năm bản lề tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và chương trình của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước tiếp tục được thể hiện xuyên suốt trong việc nghiên cứu, đổi mới chương trình làm việc của Quốc hội và HĐND các cấp. Tinh thần “đổi mới, hành động mạnh mẽ” này cũng được chỉ đạo quyết liệt trong toàn hệ thống chính trị tại Lâm Đồng trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

nước. Mặc dù chỉ giới hạn trong giai đoạn 2011-2016, nhưng chuyên đề giám sát của Quốc hội đã chỉ rõ những lực cản đối với tiến trình cải cách, cả về thể chế pháp lý, những lợi ích đan xen và trách nhiệm của các chủ thể liên quan, trong đó có cả trách nhiệm của chính Quốc hội, từ đó, đề ra những giải pháp đồng bộ để cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước quyết liệt hơn, hiệu quả thực chất hơn trong giai đoạn tới. Ðây là cơ sở để góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Trong hoạt động chất vấn, năm 2017 đã đánh dấu một điểm mới trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đó là đã bố trí tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn lên 3 ngày để tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội được có thêm thời gian hỏi đáp nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn. Với việc tăng thêm thời gian nhưng số lượng người bị chất vấn không thay đổi nên số lượng đại biểu Quốc hội chất vấn là nhiều nhất từ trước đến nay. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, tranh luận tích cực, đã làm rõ trách nhiệm của người được chất vấn, đồng thời, cho thấy năng lực của đại biểu Quốc

hội được phát huy. Ðể tăng cường sự đồng bộ, hiệu quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cùng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký, ban hành Nghị quyết liên tịch về giám sát và phản biện xã hội, tạo cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện nội dung quan trọng này.

Bước sang năm 2018, năm thứ ba của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, cũng là năm bản lề trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2021, có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Quốc hội nước ta, đòi hỏi Quốc hội phải tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo và hành động để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

Trên tinh thần chung ấy, Lâm Đồng cũng rất mạnh mẽ và quyết liệt trong hoạch định chiến lược, xây dựng nghị quyết và triển khai chương trình hành động trên mọi lĩnh vực để phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong năm 2018.

Tinh thần quyết liệt đó đã được Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến chỉ đạo tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2017: Năm 2018 là năm bản lề có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), bên cạnh những thuận lợi còn không ít khó khăn, thách thức, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 2018, Tỉnh ủy xác định năm 2018 là năm

“Hành động mạnh mẽ - đồng bộ của hệ thống chính trị”, rất mong sự đồng tình, ủng hộ và đồng thuận của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Trên tinh thần ấy, phát biểu bế mạc kỳ họp, đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kêu gọi: “Với quyết tâm “Hành động mạnh mẽ - đồng bộ của hệ thống chính trị”, đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nêu cao trách nhiệm, năng động, sáng tạo, gương mẫu, quyết liệt bám sát mục tiêu nhiệm vụ mà nghị quyết kỳ họp đã thông qua. Ngay sau kỳ họp cần sớm có kế hoạch giải pháp và triển khai nghiêm túc ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Các đại biểu HĐND cần tiếp tục nêu cao vai trò giám sát giải quyết các kiến nghị cử tri quan tâm, tăng cường phối hợp để tuyên truyền nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống đạt kết quả cao nhất”. Chủ tịch HĐND tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết thi đua, quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, xây dựng quê hương Lâm Đồng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thẳng thắn, quyết liệt và công tâm, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt phát biểu trước đông đủ đại biểu HĐND, cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh: Năm 2018 là năm bản lề thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2015-2020), Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định chủ đề của năm 2018 là “Hành động mạnh mẽ - đồng bộ của hệ thống chính trị”, quyết tâm tạo sự bứt phá, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trước tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, đòi hỏi các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải quyết tâm cao hơn nữa, chủ động nắm bắt, tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi, khắc phục hạn chế, khó khăn, tạo xung lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.

Để làm được điều đó, từng ngành, địa phương, từng cơ quan, đơn vị và nhất là người đứng đầu phải có trách nhiệm rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ những yếu kém, tồn tại của mình trong năm 2017 để đề ra biện pháp khả thi hiệu quả tổ chức thực hiện trong năm 2018. Từ đó, quyết tâm bứt phá, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, tiếp tục xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

... đã góp phần tích cực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Dấu ấn nổi bật là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã thể hiện quyết tâm cao độ của toàn Đảng, toàn dân. Hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được đưa ra xét xử. Nhiều cán bộ cao cấp bị xử lý kỷ luật, cách chức, cảnh cáo. Việc xử lý nghiêm và quyết liệt đối với các lãnh đạo cao cấp, nguyên lãnh đạo cao cấp của Đảng cho thấy công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng đã bước vào giai đoạn quyết liệt, là phong trào, là xu thế không thể đảo ngược, lôi cuốn cả xã hội vào cuộc.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, năm 2017 cũng đã đạt nhiều thành quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,16%, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, tăng so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 6.078 tỷ đồng, bằng 104,9% dự toán địa phương. Thu nhập bình quân đầu người 54,2 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu 552 triệu USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,3%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tỉnh ta đã tổ chức thành công Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã tiếp tục khẳng định uy tín thương hiệu nông sản Đà Lạt, góp phần thu hút du lịch, quảng bá

hình ảnh, vẻ đẹp của thành phố, văn hóa và con người Đà Lạt - Lâm Đồng với bạn bè trong nước, quốc tế.

Tiếp nối thành quả của năm trước, năm 2018 là năm bản lề quyết định thắng lợi của việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm do Đại hội XII của Đảng đề ra. Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi mới để phát triển nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới... Nhưng “Chúng ta tuyệt nhiên không chủ quan, thỏa mãn, không say sưa với thành tích, thắng lợi. Nói một cách văn hoa là đừng ngủ quên trên vòng nguyệt quế. Bởi vì đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức” (phát biểu của Tổng Bí thư

Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị của Chính phủ triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018).

Xin đừng ngủ quên trên chiến thắng và say sưa dưới ánh hào quang, bởi vì “Trận chiến đấu còn dài, nòng súng xin chớ nguội. Chớ tựa lưng vào cờ, lấy chiến công làm gối” (Bài thơ “Cảnh giác” - Chế Lan Viên).

Đón chào năm Mậu Tuất 2018 với khí thế quyết tâm, quyết liệt, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng phấn đấu cho một bước chuyển mình mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, từng bước xây dựng quê hương Lâm Đồng giàu đẹp và văn minh. ĐỨC HẠNH

Chào xuân 2018... TIẾP TRANG 1

Toàn cảnh kỳ họp thứ tư HĐND tỉnh khóa IX. Ảnh: H.Nguyệt

Page 3: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

THỨ NĂM 22 - 2 - 2018 3 Tân niên

N.NGÀ

Đồng chí Đinh Quang Trung - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Lạc Dương cho biết: Với địa bàn có 74% dân số là bà con DTTS

nên Huyện ủy Lạc Dương thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên là người DTTS. Đến nay, trên toàn huyện không còn thôn, tổ dân phố trắng đảng viên. 100% thôn, tổ dân phố có chi bộ. Năm 2017, toàn huyện kết nạp được 105 đảng viên (đạt 175% so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra), nâng tổng số đảng viên trên toàn huyện lên 1.259 đồng chí. Trong điều hành hoạt động của các tổ chức đảng đều chú trọng thực hiện đúng các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; phát huy vai trò của cấp ủy, người đứng đầu, kịp thời phát hiện, uốn nắn, khắc phục những sai sót ở cơ sở. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo sâu sát, nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại tổ chức đảng, đảng viên năm 2017 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.

Đồng chí Bùi Quốc Huân - Bí thư Đảng ủy xã Đa Sar nói: Công tác xây dựng Đảng đóng vai trò quyết định đối với việc phát triển kinh tế địa phương. Riêng như địa bàn xã Đa Sar, yếu tố đó đóng vai trò quyết định trong việc đưa xã về đích nông thôn mới. Cụ thể như trong việc giảm nghèo và vận động bà con mua bảo hiểm y tế - hai tiêu chí rất khó trong xây dựng nông thôn mới ở Lạc Dương. Tuy nhiên, với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, mỗi đảng viên tự vận động gia đình mình mua đầy đủ rồi vận động họ hàng, làng xóm tham gia. Cùng với đó là làm tốt công tác dân vận của Đảng, nhờ vậy tính nêu gương thuyết phục, tính đồng thuận trong Nhân dân tăng cao, góp phần quan trọng đưa Đa Sar “về đích” nông thôn mới.

Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, trong năm 2017, Ban Thường vụ Huyện ủy đã kiểm tra 35 lượt tổ chức đảng, 3 đảng viên; giám sát chuyên đề với 4 tổ chức đảng, 5 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đã kiểm tra 1 tổ chức đảng và 1 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm... Đồng thời, Ban Thường

Lạc Dương chú trọng đổi mớitrong công tác xây dựng Đảng

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được chú trọng trên tất cả các mặt và đổi mới không ngừng nên chất lượng tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng được nâng cao ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong công tác này năm 2017 để Lạc Dương định hình rõ những nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.

Công tác xây dựng Đảng đóng vai trò quyết định đối với việc phát triển kinh tế địa phương.Trong ảnh: Nhân dân đồng thuận làm đường nông thôn mới ở xã Đa Sar. Ảnh: N.N

Trợ cấp Mẹ Việt NamAnh hùng 2,5 triệu đồng/người đón Tết Mậu Tuất

Đón Tết Mậu Tuất 2018, ngân sách nhà nước cấp huyện và tỉnh Lâm Đồng quyết định trợ cấp Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng 2,5 triệu đồng/người.

Các đối tượng chính sách tiếp theo gồm: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, cán bộ hoạt động tiền khởi nghĩa, thương binh loại A hạng 1/4... được hưởng trợ cấp 1,5 triệu đồng/người. Và mức trợ cấp từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với các hạng thương binh, bệnh binh còn lại.

Lực lượng quân đội, công an, cảnh sát phòng cháy chữa cháy thường trực chiến đấu trên địa bàn Lâm Đồng trong những ngày Tết Mậu Tuất được trợ cấp mỗi đơn vị từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Hộ cận nghèo và hộ nghèo trên địa bàn Lâm Đồng hưởng trợ cấp 200.000 - 250.000 đồng/hộ.

Ngoài ra, các đối tượng bảo trợ xã hội, cán bộ - nhân viên các cơ sở bảo trợ công lập và ngoài công lập được hỗ trợ từ 200.000 - 250.000 đồng/người...

MẠC KHẢI

Từ ngày 14 - 20/2/2018 (29 tháng Chạp Đinh Dậu đến mùng 5 tháng Giêng Mậu Tuất), lượng khách du lịch đến tham quan tại các khu điểm du lịch, Hội hoa xuân trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 280.000 lượt (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017); lượng khách nghỉ dưỡng (khách qua lưu trú) đạt khoảng 115.000 lượt (tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2017). Riêng thành phố Đà Lạt, tổng lượng khách đến tham quan và nghỉ dưỡng đạt khoảng 139.300 lượt; trong đó, qua lưu trú là 97.276 khách, tăng 14% so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 17.900 lượt, qua lưu trú là 16.308 khách, tăng 5% so với cùng kỳ.

Thời gian cao điểm của khách du lịch từ ngày 17 - 20/2/2018 (từ mùng 2 đến mùng 5 Tết); các khách sạn từ 3-5 sao phục vụ với công suất khoảng 95%; từ 1-2 sao phục vụ với công suất khoảng 90%; các cơ sở lưu trú còn lại công suất đạt khoảng 80-85%. Một số khu, điểm du lịch lớn hút khách là: Thung

vụ Huyện ủy cũng chỉ đạo các tổ chức đảng, đảng viên kiểm điểm năm 2017 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, đối chiếu với 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên đặc biệt là người đứng đầu chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, tạo ra những chuyển biến đáng kể về nhận thức, ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ đảng viên, từ đó dân chủ được phát huy, đồng thuận trong xã hội được tăng cường.

Kết quả đánh giá phân loại toàn Đảng bộ huyện năm 2017, có 19/29 tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. 1.072/1.253 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ... Tuy nhiên, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy cũng thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn tồn tại tình trạng chất lượng sinh hoạt, quản lý đảng viên và tinh thần tự phê bình và phê bình của một số tổ chức đảng chưa cao. Việc

quan tâm tạo nguồn phát triển đảng trong vùng đồng bào DTTS chưa được chú ý đúng mức. Công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng còn hạn chế dẫn đến việc khắc phục, sửa chữa hạn chế khuyết điểm của tổ chức đảng, đảng viên sau kiểm tra, giám sát còn chậm. Một số cán bộ, đảng viên chưa thực sự nêu cao được vai trò tiền phong, gương mẫu trong công tác, thiếu ý thức rèn luyện dẫn đến vi phạm kỷ luật Đảng... Điều này vẫn tồn tại ngay ở chi bộ 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu như Chi bộ Tổ dân phố Đồng Tâm thị trấn Lạc Dương.

Năm 2018, Lạc Dương xác định cần tập trung hơn nữa trong lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và hiệu quả hơn theo đúng tinh thần chủ đề năm 2018 do Tỉnh ủy xác định “Hành động mạnh mẽ - đồng bộ của hệ thống chính trị”. Từ đó góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

lũng Tình Yêu (30.750 lượt), Vườn hoa thành phố (26.900 lượt), Ga Đà Lạt (23.000), Khu du lịch Datanla (13.000 lượt), Khu du lịch Thung lũng Vàng (13.000 lượt), Khu

du lịch Langbiang (8.730 lượt), Cáp treo Đà Lạt (8.400 lượt), Khu du lịch đồi Mộng Mơ (7.720 lượt), Dinh I (7.000 lượt)...

TIỂU VÂN

Không có phản ánhbất thường về giá cảtrong dịp Tết Nguyên đán

Giá cả các dịch vụ du lịch trong dịp Tết Nguyên đán tăng từ 50-75% so với ngày thường, chủ yếu là các dịch vụ lưu trú và ăn uống. Các khách sạn cao cấp 3-5 sao tăng từ 20-40%; các khách sạn 1-2 sao tăng từ 60-90%, các loại cơ sở lưu trú du lịch khác (nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, biệt thự du lịch,...) tăng từ 80-150%. Người dân có phòng trọ cho thuê cũng đăng ký đón khách tết với giá 300 ngàn đồng/phòng.

Việc tăng giá đã được các khách sạn đăng ký với cơ quan thuế, niêm yết công khai và thông báo cho các hãng lữ hành, khách du lịch thông qua tờ rơi, website ngay từ đầu năm. Theo ghi nhận của Phòng Văn hóa - Thông tin Đà Lạt, không có phản ánh bất thường về giá cả và chất lượng dịch vụ qua đường dây nóng. P.L.H

Lâm Đồng đón 115 ngàn lượt khách lưu trú Tết Mậu Tuất

Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thaophục vụ Tết Nguyên đán

Tiêu biểu là các chương trình nghệ thuật kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương trình nghệ thuật truyền thống phục vụ kiều bào nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; Chương trình nghệ thuật đặc biệt đón giao thừa kết hợp bắn pháo hoa; Chương trình biểu diễn nghệ thuật hằng đêm từ 16/2/2018 đến 21/2/2018 tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt; Triển lãm Hội Báo xuân, Hội Tết Mậu Tuất, Giải Cờ tướng...

Đặc biệt, nhiều lễ hội dân gian truyền thống và liên hoan văn hóa - thể thao diễn ra ở các huyện và thành phố; chương trình chiếu phim lưu động trên 100 buổi phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng đã được tổ chức tạo thêm không khí vui tươi, rộn ràng trong những ngày xuân. PHẠM LÊ

Lượng du khách đến tham quan Vườn hoa thành phố rất đông đúc. Ảnh: Chính Thành

Page 4: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

4 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

Tiến sỹ PHẠM S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Trong những năm qua, với tinh thần quyết tâm cao của hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh

nghiệp và bà con nông dân, chương trình NNƯDCNC tỉnh Lâm Đồng đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo và chủ động hội nhập quốc tế.

Tỉnh luôn đầu tư chiều sâu trong công tác chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao là một trong những khâu đột phá để phát triển NNƯDCNC; đã nghiên cứu, khảo nghiệm, phục tráng, di nhập trên 25 giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao. Trên địa bàn có 60 cơ sở nuôi cấy mô thực vật sản xuất trên 64 triệu cây giống invitro và trên 200 vườn ươm sản xuất trên 2 tỷ cây giống thương phẩm rau, hoa và 5 triệu cây giống cây công nghiệp và cây ăn quả để phục vụ sản xuất và xuất khẩu; nhập nội nghiên cứu thành công một số giống cây trồng, vật nuôi mới phát huy hiệu quả cao trong sản xuất.

Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thương hiệu luôn được tỉnh quan tâm; đã tổ chức thực hiện trên 45 đề tài, dự án nghiên cứu phục vụ NNƯDCNC...

Một thành công lớn trong thực tiễn là các doanh nghiệp đã đầu tư, lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và đối tượng cây trồng, vật nuôi; xây dựng các quy trình canh tác theo tiêu chuẩn - quy chuẩn sản xuất NNƯDCNC. Hàng loạt các công nghệ tiên tiến trên thế giới được tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn sản xuất có hiệu quả, đã tạo đột phá để chất lượng nông sản ngày càng được cải thiện, một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn ngang với một số nước tiên tiến, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước, một số sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường thế giới; nhiều nông sản của Lâm Đồng đã xây dựng được thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng vừa có nhiều cơ hội, song cũng có nhiều thách thức đan xen nhưng chúng ta vẫn phải tìm ra những thế mạnh để mở đường cho ngành nông nghiệp cất cánh, hội nhập quốc tế; do đó cần cuộc cách mạng trong nông nghiệp, lấy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm khâu đột phá để nông sản Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là yêu cầu tất yếu trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế; cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là các khâu chăm sóc và thu hoạch nhằm giảm giá thành sản xuất.Tỉnh luôn tập trung chỉ đạo sản xuất quyết liệt tùy theo điều kiện thực tiễn về điều kiện sinh thái, lực lượng sản xuất, lợi thế cây trồng vật nuôi, tùy vào sự sẵn sàng và năng động của doanh nghiệp và nông dân của từng địa phương mà có các giải pháp phù hợp cho sản xuất NNƯDCNC. Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai quy hoạch một khu nông nghiệp ứng dụng CNC, một khu công nghiệp nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp công nghệ cao tập trung và 19 vùng NNƯDCNC cho các cây trồng, vật nuôi để triển khai thực hiện. Đây là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng tạo

NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Hướng đi đúng để đột phá tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Trên cơ sở lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và xác định cây trồng, vật nuôi có lợi thế tiềm năng, tỉnh Lâm Đồng xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) là một trong những khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ năm 2004. Tiếp tục phát huy chương trình NNƯDCNC tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004 -2010, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Nghị quyết 05/ NQ-TU về tiếp tục đẩy mạnh chương trình NNƯDCNC giai đoạn 2011 - 2015 nhằm đưa ra những định hướng lớn cho nông dân và doanh nghiệp về NNƯDCNC.

đột phá cho ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp cận trình độ của thế giới. Toàn tỉnh có khoảng 51.799 ha đất canh tác sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chiếm 20% diện tích đất canh tác, có 9 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (chiếm 31% so cả nước); nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại tiệm cận nông nghiệp thông minh 4.0. Toàn tỉnh có 19 nông sản được công nhận nhãn hiệu chứng nhận, đặc biệt tỉnh đã xây dựng và phát triển thương hiệu: Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành với nguồn ngân sách đầu tư khoảng 11 tỷ đồng (đây là thương hiệu nông sản có giá trị đầu tư lớn nhất Việt Nam hiện nay). Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với doanh thu. Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích năm 2017 đạt bình quân trên 158 triệu đồng/ha/năm, trong đó có khoảng 15.000 ha đạt từ 250-500 triệu đồng/ha/năm, khoảng 12.000 ha đạt từ 500 triệu - 1,0 tỷ đồng/ha/năm; 1.500 ha đạt từ 1-2 tỷ đồng/ha/năm. Đặc biệt diện tích rau thủy canh doanh thu đạt 8,0 tỷ đồng/ ha/ năm; lan Vũ Nữ doanh thu đạt 5 tỷ đồng/ ha/năm; lan Hồ Điệp doanh thu đạt 8-10 tỷ đồng/ha/năm và cá nước lạnh doanh thu đạt 4,5 tỷ đồng/ha/năm.

Trên địa bàn Lâm Đồng hiện có trên 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh rau, hoa, cà phê, chè, cá nước lạnh và chăn nuôi bò sữa, tạo sự liên kết với nông dân sản xuất chuỗi, quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Hình thành chuỗi giá trị nông sản tham gia thị trường trong và ngoài nước hiệu quả, tạo đột phá các chuỗi liên kết ngày càng phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại nông sản của địa phương; khai thác giá trị tổng hợp của ngành nông nghiệp, đặc biệt là du lịch canh nông.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 575/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2015 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030, trong đó Lâm Đồng có Dự án Khu NNƯDCNC là 1/10 khu NNƯDCNC quốc gia và 5 loại cây, con xây dựng vùng NNCNC. Tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng thương hiệu nông sản; đến nay Lâm Đồng đã có 19 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu, trong đó có 8 nhãn hiệu được cấp chứng nhận và 9 nhãn hiệu tập thể. Hầu hết các thương hiệu nông sản Lâm Đồng có thương hiệu mạnh như: rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, trà B’Lao, cà phê Di Linh, cà phê Arabica Langbiang, cá nước lạnh Đà Lạt, tơ tằm Bảo Lộc... Toàn tỉnh có 200 tổ chức và hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic với quy mô trên 2.000 ha nhằm đáp ứng rau an toàn và hoa chất lượng cao… Trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút được 67 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực NNƯDCNC với tổng số vốn 4.640 tỷ đồng (chiếm 35,26% nguồn lực thực hiện), bên cạnh dự án đầu tư trong nước, việc thu hút các dự án FDI luôn được đầu tư, thu hút hiệu quả.

Từ thực hiện chương trình NNƯDCNC đã góp phần tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2017, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển: GRDP tăng 8,16%; GRDP bình quân đầu người đạt 54,2 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6.078 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 552 triệu USD; thu hút 5,9 triệu lượt khách du lịch; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,32%; cơ cấu kinh tế: ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ 46,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 17,6%, ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 35,6%, hiện toàn tỉnh có 76 xã và một huyện nông thôn mới, đây là cơ sở quan trọng để Lâm Đồng phấn đấu đạt tỉnh nông thôn mới vào năm 2020.

Từ những kết quả đạt được nêu trên có thể khẳng định rằng chương trình phát triển NNƯDCNC của tỉnh Lâm Đồng là hướng đi đúng, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao phù hợp; chủ động sản xuất trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu: sản xuất nông

sản có chứng nhận; sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng và phát triển thương hiệu; vệ sinh an toàn thực phẩm và giá thành nông sản phù hợp là mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi nông sản toàn cầu.

Trong giai đoạn tới, Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết các hiệp định thương mại tự do, tham gia cộng đồng ASEAN, thực hiện các quy định của WTO và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương - CPTPP,... hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vì vậy cần phải tận dụng thời cơ để nỗ lực vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Trong bối cảnh đó, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết với một số giải pháp cơ bản như sau:

1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành theo hướng tiếp cận đa ngành. 2. Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng theo quy hoạch trên cơ sở lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá; thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư FDI để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, mở rộng hình thức hợp tác công tư; đồng thời chủ động lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới theo phương thức đi tắt, đón đầu để ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp khu vực Đông Nam Á...

3. Song song với việc đào tạo các chuyên gia đầu ngành, đào tạo các nhà quản trị giỏi của ngành nông nghiệp; cần tiếp tục thực hiện mô hình đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, tay nghề cho nông dân theo hình thức vừa học vừa làm tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến; phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới, liên kết sản xuất giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn trong nước và người nông dân là chủ thể trực tiếp thực hiện.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn, chất lượng, là cơ sở để phát triển thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Trên cơ sở thực hiện thành công chương trình NNƯDCNC giai đoạn 2004 -2015, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 -2020 và định hướng 2025; với những chính sách rất cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực nhằm tạo đột phá trong nông nghiệp thông minh. Trong đó đặt ra yêu cầu cao hơn để phát triển kinh tế song phải chú trọng môi trường. Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng ban hành Quyết định số 740/QĐ-UBND về Đề án hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, cùng đó kèm theo các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nói chung, trong đó có khởi nghiệp nông nghiệp thông minh nói riêng.. Với những chính sách sát thực tế và phát huy mọi nguồn lực, chúng tôi hy vọng tỉnh Lâm Đồng sẽ có nhiều trang trại/doanh nghiệp nông nghiệp thông minh 4.0 vào năm 2019.

TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thăm mô hình du lịch canh nông dâu tây.

Page 5: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

THỨ NĂM 22 - 2 - 2018 5 Tân niên

LÊ HOA

Sản phẩm hữu cơ - xu hướng lựa chọn của người tiêu dùngÔng Nguyễn Quốc Thắng ở thôn Ka

Đơn (xã Ka Đơn - huyện Đơn Dương) bắt đầu vay vốn ngân hàng vào năm 2007 để làm vườn ươm và nuôi bò. Rồi ông trồng thêm cà chua, rau cải… cung cấp cho thị trường TP HCM. Suốt 4 năm liền, vừa trồng rau thương phẩm ông vừa thí nghiệm với đất theo hướng sản xuất hữu cơ, khắc phục các loại côn trùng gây hại sinh sôi khi không sử dụng thuốc hóa học.

Năm 2011, ông Thắng mở farm có diện tích 8 ha, gồm 4 ha rau hữu cơ thương phẩm, 2 ha vườn ươm; ngoài ra còn là diện tích chuồng trại và nhà xưởng, đường đi và khu vực cách ly… Xây dựng mô hình trang trại khép kín, nên ông Thắng chăn nuôi một đàn bò 30 con theo hướng hữu cơ, dùng phân bón cho cây trồng. Sản phẩm của trang trại hiện có khoảng hai chục loại rau là cà chua, sú, su hào, đậu cove, hành tây, xà lách, khoai tây, hành paro, rau cải… tiêu thụ chính ở TP HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, với doanh thu khoảng 4-5 trăm triệu đồng/tháng và sử dụng 25 công nhân lao động.

Ông Thắng cho biết: Ông chuyển đổi phương thức canh tác rau hữu cơ để tránh gây hại cho mình, an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. So với rau công nghệ cao, trồng rau hữu cơ có thời gian sinh trưởng dài hơn, sau thu hoạch phải xử lý đất và cho đất nghỉ ngơi, nên mùa vụ cũng ít hơn, nhưng tạo nên một kênh bán hàng mới với giá rau luôn ổn định ở mức cao. Chuyển đổi sang canh tác hữu cơ khá vất vả là lý do người dân chưa mặn mà, nhưng đây là phương thức thân thiện với môi trường và đang là xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng.

Nửa năm nay, cơ sở chứng nhận hữu cơ của châu Âu đã tiếp cận với trang

trại của ông Thắng để tiến hành quy trình theo dõi, đánh giá và nếu đủ điều kiện sẽ cấp chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - đây là chứng nhận chất lượng cho sản phẩm hữu cơ uy tín hàng đầu thế giới hiện nay với yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình sản xuất và để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Nông nghiệp sạch còn thể hiện ở khâu thu hoạch và bảo quảnThu hái đúng độ ngon nhất của sản

phẩm và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, sơ chế bằng máy móc hiện đại, cho chất lượng và thu nhập cao hơn… là tiêu chí hơn 10 năm theo đuổi quy trình liên kết nông nghiệp bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu thụ của Công ty TNHH sản xuất thương mại Nông sản Phong Thúy ở thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng). Mới đây, Công ty Phong Thúy đã đầu tư khoảng 22 tỷ đồng đầu tư công nghệ sau thu hoạch cho nhà xưởng, kho lạnh và các loại máy móc để áp dụng vào quá trình phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản để nâng cao giá trị của các mặt hàng nông sản.

Với mức đầu tư 500 triệu đồng, máy đóng gói bằng cách kéo màng sau 2 năm có thể lấy lại vốn, có năng suất gấp 10 lần dùng tay và chỉ cần 2 công nhân, có thể sử dụng hàng chục năm; hoặc, máy đóng gói bằng túi lưới có công suất gấp 5 lần, với mức đầu tư khoảng 220 triệu đồng, cũng có thời hạn sử dụng trên 10 năm…

Đặc biệt, Công ty được trang bị hệ thống máy rửa và phân loại tự động theo kích cỡ, màu sắc, độ ngọt... Mỗi giờ có thể “xử lý” xong 1 tấn cà chua, hoặc chanh dây, hành tây, cam, táo… Với mục tiêu ứng dụng công nghệ cao để rút ngắn thời gian từ đồng ruộng đến bếp ăn của người tiêu dùng và thực hiện theo một chuỗi khép kín, Phong Thúy đã bảo đảm các mặt hàng nông sản tươi ngon, giảm thiểu thời gian và chi phí

bốc dỡ hàng, vận chuyển, lưu kho, lao động, hao hụt… bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị của hàng hóa nông sản...

Vai trò của tín dụng nông nghiệp sạchÔng Nguyễn Quốc Thắng có cơ

ngơi nhà xưởng, đất đai gần 20 tỷ đồng, được Agribank Chi nhánh Lâm Đồng cấp hạn mức tín dụng lên đến 9 tỷ đồng, nhưng đang có dư nợ ở con số 5 tỷ đồng; còn Công ty Phong Thúy có thể được cấp hạn mức tín dụng hàng chục tỷ đồng, nhưng Công ty vẫn giữ mức 14 tỷ đồng với Agribank Chi nhánh Lâm Đồng 2 từ nhiều năm và đến thời điểm đầu năm 2018 không có dư nợ…

Với diện tích sản xuất rau, củ, quả các loại khoảng 130 ha, cho doanh thu lên tới 150 tỷ đồng mỗi năm Công ty Phong Thúy có thể dễ dàng vay vốn ở nhiều ngân hàng khác, nhưng ông Nguyễn Hồng Phong - Giám đốc Công ty Phong Thúy cho biết “Mình làm nông nghiệp, sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp là hợp lý. Ngoài các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp sạch theo hướng bền vững, Agribank cũng rất gắn bó, đồng hành và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp…”.

Nông nghiệp ƯDCNC tạo ra năng suất tốt, sản lượng tốt, nhưng vốn đầu tư rất lớn, gấp 3-7 lần canh tác truyền thống. Agribank đã đáp ứng một lượng vốn khá lớn và sắp tới sẽ chuyển dần theo hướng đầu tư cung ứng giống thay vì chỉ đầu tư cung ứng hàng hóa. Agribank tại Lâm Đồng hiện có 2 chi nhánh cấp 1, 15 chi nhánh cấp 2, 17 phòng giao dịch, chiếm 1/3 thị phần trong hệ thống TCTD trên địa bàn và đi đầu về cho vay NNƯDCNC, nông nghiệp sạch, tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng rau, củ, quả của Lâm Đông, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP SẠCH - XUNG LỰC MỚI CỦA NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) ở Lâm Đồng đã không còn phù hợp và được thay thế bằng nông nghiệp bền vững, toàn diện và hiện đại. Với nhu cầu vốn lớn và ổn định, nông nghiệp bền vững cần có sự chung tay, góp sức của các tổ chức tín dụng (TCTD), nhất là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Agribank với tư cách là ngân hàng thương mại 100% sở hữu nhà nước, thể hiện vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn, luôn dẫn đầu nhiều năm qua cả mạng lưới và thị phần, luôn gương mẫu trong thực hiện

chủ trương, chỉ đạo của Thống đốc NHNNVN, đặc biệt, trong thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp, nông

thôn, tái canh cà phê, hỗ trợ huyện nghèo, nhất là thực hiện chủ trương và chỉ đạo về lãi suất huy động và cho vay…

góp phần quan trọng cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp địa phương và cùng với hệ thống chính trị thực hiện tốt chương

trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ông Trần Văn Anh Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Agribank đang áp dụng nhiều cơ chế khác nhau, bên cạnh cho vay nguồn vốn lớn cần có tài sản thế chấp, còn có

chính sách cho vay không thế chấp. Năm 2017, trong hơn 9.000 tỷ cho vay của Agribank Chi nhánh Lâm Đồng có đến

50% lượng vốn không thế chấp tài sản. Sắp tới, Agribank sẽ nghiên cứu những cơ chế khác, trong đó, khuyến khích

nhân dân sản xuất theo mô hình liên kết (theo tổ, nhóm), sản xuất có đầu ra, có doanh nghiệp đỡ đầu kỹ thuật để bảo đảm an toàn vốn của Agribank. Đồng thời, triển khai chính sách hạ lãi suất cho vay đối với các dự án phục vụ nông nghiệp nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh

nghiệp xuất - nhập khẩu những mặt hàng ưu tiên… với yêu cầu có tài chính minh bạch và xếp hạng kinh doanh tốt.

Ông Nguyễn Xuân Hòa Giám đốc Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

Cho vay sản xuất rau hoa ƯDNNCNC, nông nghiệp sạch là danh mục đầu tư mới, Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

II cân đối nguồn vốn và bố trí cán bộ tín dụng có năng lực của Phòng Doanh nghiệp phụ trách từng dự án rau hoa công

nghệ cao, cùng khách hàng tìm các phương án để tháo gỡ nguồn vốn cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả nguồn

vốn đầu tư, vừa bảo đảm đầu ra cho nông sản.NHẬT QUÂN (ghi)

Ông Nguyễn Ngọc Sanh Giám đốc Agribank Chi nhánh Lâm Đồng II

Từ 2 khóa trước, Lâm Đồng đã có Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ về ƯDCNC trong sản xuất nông nghiệp. Đến

năm 2016, NNCNC đã không còn phù hợp ở Lâm Đồng, Tỉnh Đảng bộ ban hành Nghị quyết về nông nghiệp bền

vững, toàn diện, hiện đại - có ý nghĩa trên hầu hết tất cả cây trồng, vật nuôi. Hiện nay, Lâm Đồng có 50 nghìn hecta đất

NNCNC, cần rất nhiều vốn, với 3 hướng huy động chính từ Nhà nước, nhân dân và các TCTD. Tỉnh mong muốn thời

gian tới, Agribank huy động vốn nhiều hơn để cung cấp vốn nhiều hơn, tăng thị phần tín dụng, đáp ứng nhu cầu NNCNC

của tỉnh để phát triển nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững và hiện đại.

Ông Nguyễn Văn Yên UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Ông Nguyễn Quốc Thắng trong vườn cà chua hữu cơ đang trổ bông. Ảnh: L.Hoa

Page 6: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

6 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN:

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Ứng dụng kỹ thuật bức xạ chọn tạo giống đột biến Phát triển lĩnh vực sinh học phóng xạ,

ứng dụng kỹ thuật bức xạ chọn tạo giống đột biến đã đưa ngành chọn giống lên một bước phát triển mới. Với việc dùng chiếu xạ gây đột biến có chủ đích, phương pháp sàng lọc phân tử, định vị gen đột biến, tìm ra cơ chế biến đổi gen, chuyển và nhân gen đột biến, Viện đã tạo ra nhiều giống hoa, cây ăn trái, cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt, thành phần dinh dưỡng, hoạt chất sinh học cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, chống chịu được các loại dịch bệnh. Cụ thể, từ các mẫu loài cây trồng bản địa, qua bức xạ sẽ làm đứt gãy một đoạn nhiễm sắc thể gây đột biến gen, tạo ra một giống mới cho hoa, quả, lá có màu, có vị khác nhau. Công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô (Invitro) được thực hiện đã nhân nhanh giống đưa vào thực nghiệm, qua sàng lọc đã chọn được những giống ưu việt nhất phục vụ cho sản xuất đại trà. Qua đó, Viện đã chuyển giao các quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất một số giống cây trồng có giá trị kinh tế cao như giống hoa

(phong lan, địa lan, cúc) và cây trồng đặc sản (chuối laba), dược liệu quý hiếm (lan gấm)... Hàng năm cung cấp hàng trăm ngàn cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh cho nông dân Đà Lạt và các huyện trong tỉnh.

Viện đã quan tâm bảo tồn lưu giữ nguồn gen quý hiếm các giống rau, hoa, cây trồng có giá trị, việc đó có ý nghĩa lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học cho các nguồn gen gốc, giúp làm phong phú nguồn vật liệu lai tạo giống mới. Viện đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chọn giống cùng một số loại nấm dược liệu quý và chuyển giao quy trình nuôi trồng cho nông dân. Với yêu cầu từ thực tiễn đặt ra, Viện NCHN đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu sự tương tác giữa thực vật với các yếu tố môi trường trong nông nghiệp công nghệ cao. Bên cạnh đó, Viện tiến hành nghiên cứu cơ bản về ứng dụng đồng vị phóng xạ kết hợp với phương pháp thủy canh để điều tiết dinh dưỡng cây trồng, kiểm soát nhu cầu dinh dưỡng từng loại cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, giảm thất thoát, tránh “bội thực” dinh dưỡng cho cây trồng, từng bước đưa chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của rau thủy canh đạt ngang

bằng rau hữu cơ trồng trên đất.

Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh vì nền nông nghiệp sạchThực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa

học thuộc lĩnh vực hóa học bức xạ, Viện đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất các chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều chế phẩm đã đưa ra thị trường, được người nông dân đánh giá cao như: chế phẩm kích thích tăng trưởng T&D, thuốc phòng và trị nấm bệnh thực vật Olicide, phân vi sinh Tricoderma, Bạc nano điều trị bệnh sưng rễ cây bắp cải do nấm, Nano Chitosan kích thích tăng trưởng, hạt polymer ngậm nước, chịu nhiệt độ cao, áp suất cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vùng khô hạn... Các chế phẩm đều được điều chế bằng phương pháp chiếu xạ cắt mạch từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Có thể kể, chế phẩm Olicide được điều chế từ vỏ tôm, cua có khả năng bảo vệ thực vật, phòng trừ bệnh, kích thích tăng trưởng, dùng để phòng và trị các loại nấm có hại cho cây

Viện Nghiên cứu Hạt nhân - nơi có nhiều nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng. Ảnh: Q.U

Nhà khoa học Lê Văn Thức giới thiệu kỹ thuật ứng dụng bức xạ chọn giống và nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô. Ảnh: Q.U

Giống chuối laba được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô. Ảnh: Q.U

QUỲNH UYỂN

Mùa xuân này, đã 34 năm Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trở lại hoạt động kể từ mùa xuân 1984 được các nhà khoa học Xô - viết giúp sức khôi phục. Là Lò phản ứng hạt nhân duy nhất của cả nước, vinh dự đóng chân trên thành phố hoa, Viện Nghiên cứu Hạt nhân (NCHN) luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, coi việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương Lâm Đồng như một sự “trả nghĩa” dành cho mảnh đất này; đặc biệt, việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được coi là một nhiệm vụ quan trọng.

trồng trên lá - thân - quả và cả trong môi trường đất, giá thể, diệt khuẩn gây hại rễ; hoàn toàn không độc, không gây hại cho con người và môi trường. Chế phẩm T&D được chiết xuất từ rong nâu, có tác dụng kích thích tăng trưởng, thúc đẩy sự nảy mầm của hạt giống, phát triển rễ, thân, lá của các loại cây trồng, bổ sung chất dinh dưỡng, làm tăng năng suất, chất lượng rau, hoa. Chế phẩm Nano Chitosan có tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng, bón cho đất màu mỡ, phòng trừ nấm bệnh, bảo vệ chất lượng trái cây, bảo quản rau, hoa sau thu hoạch, dùng cho sản xuất rau sạch, rau an toàn. Phân vi sinh Trichobac có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì, độ tơi xốp, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt. Chế phẩm ổn định độ ẩm đất Nri Swa siêu hấp thu nước được tổng hợp từ nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có như: bột xơ dừa, vỏ trấu, bột bã mía, bột gỗ sau khi trồng nấm, với dung lượng hấp thu nước hơn 300 lần, sản phẩm khi bón vào đất có công dụng ổn định độ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng, giảm tưới tiêu, tránh sốc nhiệt cho cây trồng; độ bền 6 tháng, tự phân hủy trong đất, không gây độc môi trường, là nguồn vật tư nông nghiệp tích cực cho sản xuất nông nghiệp “Sạch - bền vững”... Ngoài ra, Viện đang nghiên cứu để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học dạng nano chiết dịch từ tỏi ớt có nguồn gốc hoàn toàn hữu cơ, thân thiện với môi trường, không độc hại, thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học, dùng một lượng nhỏ nhưng hiệu quả cao.

Những nghiên cứu ứng dụng của Viện NCHN đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần không nhỏ vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân địa phương. TS.Phan Sơn Hải - Viện trưởng Viện NCHN cho biết: Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện Chiến lược Ứng dụng hạt nhân vì hòa bình, rất nhiều nhiệm vụ được đặt ra, trong đó Viện sẽ xây dựng Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân tạo tại Phường 12 - Đà Lạt, xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân... thì cơ hội đóng góp của Viện NCHN nói riêng và ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam nói chung cho Lâm Đồng, đặc biệt là cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vì một nền nông nghiệp sạch, bền vững của tỉnh sẽ có điều kiện tăng cường hơn nữa; tất cả vì mong muốn cho mảnh đất xinh đẹp này không ngừng “nở hoa”!

Page 7: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

THỨ NĂM 22 - 2 - 2018 7 Tân niên

VIỆT QUỲNH

Lính đảo đợi đất liền...Là đợi những chuyến tàu mang

hơi ấm từ đất liền ra đảo. Đảo Trường Sa Đông những ngày biển động. Con tàu KN490 chở đoàn công tác đã phải neo gần đó đến tận 4 ngày để đợi sóng yên bớt mới dám hạ xuồng đưa người và hàng hóa từ tàu lên đảo. Ai nấy mặc sẵn áo phao, đứng bên mạn tàu hướng ánh mắt chờ đợi về phía đảo. Trời vẫn mưa và sóng vẫn dữ dội khiến con xuồng nhỏ nhấp nhô mạnh theo nhịp sóng. Tôi đã phải ngồi xoay lưng với đảo để sóng đỡ đập thẳng vào mặt. Căng thẳng và cả một chút lo sợ. Nhưng ngay khoảnh khắc quay lại nhìn vào đảo, thấy xa xa là hình ảnh những người lính mặc áo mưa đứng ở mép sóng, lời chào là những bàn tay đưa lên vẫy, là rạng rỡ những nụ cười, tôi đã phải đặt tay lên tim để đỡ xúc động khi nghĩ rằng, đó là hình ảnh đẹp và ý nghĩa nhất của cuộc hành trình.

Mồ hôi và nước mưa làm ướt áo các chiến sĩ khi mang hàng từ xuồng vào đảo. Nhưng nụ cười vẫn không tắt trên môi, bởi: “Chúng tôi đã đợi tàu từ nhiều ngày nay. Đối với cán bộ, chiến sĩ của đảo, hôm nay là ngày vui nhất của năm. Không khí rộn ràng như đất liền những ngày giáp tết” - Trung tá Trần Minh Đức - Chính trị viên đảo Trường Sa Đông chia sẻ.

Nụ cười và những câu chào tràn ngập khắp đảo. Trung tá Trần Minh Đức cho hay: Từ khi hay tin có tàu chở đoàn công tác ra đảo chúc tết, cán bộ, chiến sĩ đơn vị nôn nao, háo hức mong đợi mấy ngày nay. Nhiều anh em đã mấy năm liền đón tết xa nhà, thèm lắm tình cảm hậu phương, vậy nên các anh coi cuộc gặp gỡ nơi đây như những phút giây sum vầy quý giá cùng gia đình.

Đón những chậu quất từ đất liền, những người lính là những chàng trai tuổi đôi mươi trên đảo háo hức bưng bê, trang trí. Rộn ràng, tất bật và vui vẻ. Trong hội trường, mọi người xúm xít bày mâm cỗ tết với đầy đủ bánh chưng xanh, mứt, kẹo… Giữa hải đảo xa xôi nơi trùng dương, các cán bộ, chiến sĩ cùng quây quần nghe những lời chúc tết từ đất liền, cùng chơi hái hoa dân chủ và cùng hòa lòng mình vào những lời ca, tiếng hát.

Hồn tết cổ truyền trên đảo Trường SaTết ở đảo Trường Sa, cũng rộn

ràng tất bật như ở đất liền, cũng ồn ào tiếng mổ lợn và quây quần gói bánh chưng. “Trên đất liền có gì thì trên đảo có thứ ấy, đó là phương châm đón tết của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thị trấn Trường Sa” - Trung tá Lương Quốc Anh - Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa khẳng định. Và để thực hiện được điều đó, họ phải chuẩn bị tết từ rất sớm, từ rau

Đón tết cùng lính đảo

xanh, lợn, gà nuôi trồng được ngay trên đảo, đến lá dong, gạo nếp, đậu xanh... háo hức mong đợi từ chuyến tàu “chở” tết.

Những bó lá dong gửi từ đất liền, sau hơn nửa tháng lênh đênh trên tàu mới đến được với đảo Trường Sa. Không còn nhiều lá giữ được màu xanh, nên các chiến sĩ nơi đây thường hay dùng thêm lá bàng vuông để gói bánh... Vừa nâng niu những ngọn lá dong hiếm hoi còn tươi xanh, Trung úy Lê Văn Quyền vừa chọn thêm những chiếc lá bàng vuông thật đẹp để gói bánh. Anh vui vẻ đùa rằng: Bánh chưng gói lá bàng vuông là một “đặc sản” chỉ có ở Trường Sa, mang hương vị riêng của biển cả, vừa là sự linh hoạt của lính đảo, vừa thể hiện sức sống bất diệt trên vùng chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Chúng tôi đã bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ ở thị trấn Trường Sa ngồi nhìn ba mẹ gói bánh chưng một cách chăm chú, háo hức và thích thú. Chị Nguyễn Bình Phương Ái ở hộ dân số 3 nói rằng: Những hộ dân ở đây cố gắng cùng nhau duy trì việc gói bánh chưng mỗi ngày tết đến, vừa tạo không khí ấm áp, sum vầy như ở đất liền, vừa là cách để dạy cho tụi nhỏ ở đảo biết về những phong tục cổ truyền trong ngày tết của dân tộc. Cậu bé Nguyễn Quốc Duy mới 6 tuổi cũng lăng xăng đòi lau lá dong phụ mẹ, cũng háo hức trang trí cành mai trước nhà phụ bố. Với em, tết đã đến ngay từ những ngày này.

Đêm giao thừa, quân và dân thị trấn Trường Sa tập trung về hội trường giao lưu văn nghệ. Những tiếng vỗ tay vang lên không ngớt khi các bạn nhỏ hát vang bài hát “Quê em ở Trường Sa”, khi các chị trên đảo duyên dáng múa

trong tà áo dài, hay khi các anh lính đảo trở nên trẻ trung, sôi động trong điệu dân vũ. Những trò chơi cũng được tổ chức, cũng rộn ràng, vui vẻ và náo nức như bất cứ ngày hội vui nào ở đất liền. Binh nhất Phạm Quang Tiến lần đầu tiên ăn tết ở đảo xa đã tâm sự rằng: “Không khí tưng bừng và vui vẻ trên đảo từ các chiến sĩ cùng người dân khiến tôi có cảm

giác như mình đang được sống trong tình cảm của một gia đình lớn. Ấm áp và thân tình”.

Cũng giống như ở đất liền, ngày đầu năm, quân và dân thị trấn Trường Sa cùng đi chùa lễ Phật. Trong không gian thoảng mùi hương ấm cúng và tiếng chuông chùa vang vọng, ai nấy nguyện cầu những điều riêng không nói ra. Nhưng tôi tin

rằng, bên cạnh những lời cầu riêng cho bản thân và gia đình, những con người ở đây còn có một lời cầu chung cho đất nước: bình an và vẹn toàn.

“Đất liền cứ an tâm đón tết...”“... Ở đây đã có chúng tôi!”

- lời nhắn nhủ ngắn gọn của Trung tá Đỗ Xuân Chung, Chính trị viên phó đảo Trường Sa tới đất liền khiến ai nấy trong đoàn công tác không khỏi bùi ngùi xúc động. Bởi trong hành trình đến với các đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa, chúng tôi đã được nghe thật nhiều câu chuyện về thật nhiều cái tết xa nhà của các cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Ai cũng có một chút ngậm ngùi, mắt thoáng đỏ hoe khi kể về cô con gái nhỏ ở nhà, về người vợ một mình lo toan mọi việc những ngày giáp tết. Nhưng sau tất cả, các anh lại xốc lại tinh thần, vững vàng tay súng để thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng nơi mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc.

Như Đại úy Trần Văn Phương - Chính trị viên đảo Đá Đông B - người đã có nhiều năm gắn bó với những cái tết ở điểm đảo chìm này, tâm sự rằng: “Lính đảo chìm, nhất là những chiến sĩ trẻ lần đầu tiên đón tết xa nhà thường có những phút yếu lòng vì nhớ nhà. Thế nên chúng tôi luôn cố gắng vững vàng tư tưởng cho các đồng chí. Tết đến, mặc dù ở xa, nhưng những bữa cơm tất niên trên đảo cũng có thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh nên bộ đội cũng cảm thấy đầm ấm và ý nghĩa lắm, như đang ở nhà ăn tết với gia đình”.

Những điều suy tư trong phút giây giao thừa là không thể tránh khỏi đối với những người con đang làm nhiệm vụ xa gia đình, xa đất liền. Nhưng những khoảnh khắc ấy thường qua nhanh, bởi như Trung tá Đỗ Xuân Chung đã nói rằng: “Đang làm nhiệm vụ canh giữ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nên chúng tôi luôn luôn xác định tư tưởng vui xuân không quên nhiệm vụ, đảm bảo cho đất liền được đón tết bình yên, vui vẻ và tinh thần sẵn sàng chiến đấu”.

Thiêng liêng biết mấy khi ngay vùng phên dậu của đất nước, lại được nghe những giai điệu: “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình. Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá. Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả…”. Lời bài hát “Tổ quốc gọi tên mình” đã từng không biết bao lần cất lên, hòa trong sóng biển trên boong tàu KN490 suốt cuộc hành trình, trên các điểm đảo khi đoàn công tác được gặp gỡ, được lắng nghe câu chuyện của những người lính chấp nhận những mùa xuân xa cha mẹ già, xa vợ con…, kề vai đồng đội ở lại đón tết, nắm chắc tay súng giữ đảo, giữ biển, cho đất nước trọn vẹn những mùa xuân.

Lính Trường Sa ăn tết sớm hơn ở đất liền, nên những cái tết đều trở nên thật đặc biệt. Lính đảo bảo rằng: ngày nào tàu chở hàng tết ra tới đảo, có khách lên thăm đảo thì ngày đó là tết. Cũng có mai, có quất, có bánh chưng, dưa hành, mứt, kẹo… nhưng đặc biệt hơn cả, tết sớm nơi đảo xa là những tình cảm ấm áp, thiêng liêng. Chúng tôi đã thật may mắn, khi trong hành trang mang về sau chuyến công tác đến Trường Sa là thật nhiều kỷ niệm khi được cùng lính đảo đón không khí ngày tết.

Những chuyến xuồng đầy tình cảm giữa đất liền và đảo xa. Ảnh: V.Q

Tiếng hát của lính đảo cất lên giữa Trường Sa. Ảnh: V.Q

Các em nhỏ quây quần cùng ba mẹ gói bánh chưng. Ảnh: V.Q

Page 8: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

8 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

HẸN CHỜ XUÂNTRUYỆN NGẮN: NGUYỄN VĂN TOÀN

Hải ngồi đó. Trên bục gỗ của cầu ngói. Mắt chàng trai lãng du một vùng đồng quê xanh ngát

màu mạ. Da thịt Hải được thỏa mãn trong khí trời mát rượi. Nhưng lòng chàng trai giờ vẫn đang rối như tơ vò. “Không biết người thương có đến với cây cầu Ô Thước này không?”.

Từ cây cầu ngói nhìn sang phía bên kia là ngôi chợ quê. Những ngày tết, ngôi chợ đông vui, nhộn nhịp với hội bài chòi. Gọi là bài chòi bởi người chơi ngồi trong các chòi bằng cỏ tranh và tre. Người làng đầu trần chân đất mặc những bộ quần áo đồng áng kéo nhau ra chơi, người làng khác cũng xúng xính đến trong những bộ áo quần đẹp nhất rồi mê luôn tiếng rao khàn đục của người hô thai đã luống tuổi.

- Ra đi mạ có dặn rồi. Khi mô em khóc thì đưa qua bác bôồng!

- Con Bồng! - Tiếng một cậu bé vang lên lanh lảnh khi người hô thai vừa cất tiếng rao xong.

Người hô thai nhanh chân găm một cây cờ đỏ vào chòi cậu bé rồi lại cất tiếng rao:

Không ăn trầu, cũng chẳng đánh son. Rứa mà cái chi cứ đỏ lói lói.

- Đây, có, con Mỏ! Người thanh niên mập mạp, đeo gương,

tuổi ước chừng ngoài ba mươi hý hửng reo lên, nụ cười giòn tan như đại bác nổ hòa vào sự phấn khích đang lên của đám người chơi đủ lứa tuổi, thành phần.

Cô gái hờ hững dựa vào thành chòi xem người anh trai chơi khá lâu. Đứng dưới ánh thái dương như xuyên thấu da thịt, cô gái tự nhủ cần một bóng râm để lấy lại thăng bằng cho cơ thể.

Như một phản ứng tự nhiên, cô bước nhanh đến cây cầu ngói.

Trên bục gỗ, chàng trai đang thảnh thơi tận hưởng hương mạ non phảng phất. Gió thổi. Tín hiệu của trò chơi trốn tìm. Chàng trai thấy mình nhẹ tênh, bay lên thành gió trời vi vu khắp đồng ruộng, len lỏi vào từng lá mạ. Chàng trai lại thấy mình sà xuống thành các hạt nước rồi bốc lên theo các giọt nắng để lại trở mình thành làn gió chu du khắp thế gian…

- Chỗ này đã có ai ngồi chưa anh?

Tiếng người vang lên làm chàng trai giật mình. Những con cò trắng bay đi. Bức tranh đang vẽ bị xé toạc ra, vỡ thành muôn ngàn mảnh ánh sáng long lanh đủ màu sắc. Tiếc nuối. Bần thần. Hụt hẵng. Chàng trai quay đầu lại nhìn.

Một cô gái. Cô gái có đôi mắt bồ câu đang tròn xoe

nhìn. Nàng đội một chiếc mũ vành rộng với những sọc ca-rô tím, khuôn mặt tròn trĩnh đến ưa nhìn trong một mái tóc dài đen bóng, sực nức mùi nước hoa quyến rũ. Nhất là đôi môi hồng khẽ khép mở xinh như hoa đào khiến chàng trai tự nhiên xao xuyến cõi lòng.

- Anh là người dân ở đây hay là du khách đến chơi? - Cô gái bắt chuyện với chàng trai.

Chàng trai như ngớ ngẩn người ra với giọng nói dịu dàng như chim rừng cất tiếng hót giữa sớm mai từ đôi môi đào đỏ rực. “Một nàng như thiên thần”. Chàng trai như bị hóa đá bởi đôi mắt huyền của cô gái. Dù ngày xưa A-đam có bị rút xương sườn thứ bảy để Thượng đế tạo ra nàng Ê-va cũng chỉ ngây ngất, say đắm dường ấy.

- Không. Anh chỉ là một kẻ lãng du. Em là người dân ở đây hay là du khách đến chơi?

Chàng trai nghĩ mình chẳng có gì để thu hút cô gái. Đơn giản chỉ là sự giao tiếp vui vẻ bằng cách kể chuyện về chiếc cầu ngói này, và những người ngoài kia, cùng ngôi chợ quê bên cạnh, một biệt tài của chàng trai học được khi trót tôn nàng Shê-hê-ra-zát làm thần tượng từ thuở còn tấm bé.

***Nàng nói chuyện rất có duyên và hay

cười. Hải yêu nàng ngay từ lần gặp đầu tiên. Không biết điều đó có vội vàng không? Thật may mắn, vì nàng đã cho Hải số điện thoại của nàng. Và vì thế, đêm nay Hải đã nhắn tin cho nàng. Nàng bất ngờ vì lúc đó đã là chín giờ đêm. Hải cố kiềm chế để không bật ra cảm xúc của mình là đã yêu nàng...

Một đêm thức khuya, nàng nhắn tin bảo không ngủ được nữa. Nàng nói đang nhìn vào bóng tối và thao thức mãi. Hải hỏi nàng nhớ ai mà không ngủ được? Nàng hỏi lại Hải có nhớ nàng nhiều không?

Hạnh phúc đối với Hải chỉ giản đơn là thế. Đó là tình yêu mà một nửa nhân loại

vẫn khát khao tìm kiếm từ một nửa nhân loại khác mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày...

Nàng đi công tác ở tận Quảng Ngãi, vẫn nhắn tin và gọi điện thường xuyên cho Hải. Ngày hôm đó, nàng nói đang ăn cơm trưa với đồng nghiệp. Nàng mời cơm Hải trong đùa giỡn. Nàng không biết Hải cũng đang ở Quảng Ngãi và muốn gặp nàng. Nàng bất ngờ, nàng không cho Hải gặp. Nàng nhắn tin nếu tìm tới thì khỏi nhìn mặt nhau.

Đã một tháng trôi qua. Hải vẫn giận nàng, bỏ rơi nàng. Nàng thì đã lên xe hoa cùng chồng.

Chồng nàng, một Việt kiều sáu mươi tuổi, đã hai đời vợ trước đó nhưng lại là mạnh thường quân của tổ chức phi chính phủ nơi nàng đang công tác.

Gia đình nàng nợ nần ngập đầu vì người anh trai đam mê cá độ bóng đá. Nếu không có tiền chung độ, hắn sẽ bị đủ thói trò tra tấn của đám lưu manh chợ búa chuyên đi đâm thuê chém mướn. Bố nàng lại tái phát bệnh suy tim cấp cần rất nhiều tiền để chữa trị.

Nàng không thể suy nghĩ được nhiều hơn nữa.

Nàng giấu không cho Hải biết. Lần đi công tác Quảng Ngãi thực chất là đi du lịch cùng với ông Việt kiều khi người đàn ông này đã hào phóng “tài trợ” cho gia đình nàng tất cả các điều ước. Được dịp Hải giận hờn, nàng càng quyết tâm “sống để bụng, chết mang theo”.

Nhưng trong lòng nàng lại vô cùng đau khổ.

Nàng bị anh trai ép lên xe hoa. Nàng khóc đỏ hoe đôi mắt bồ câu trong ngày đưa dâu.

Nhưng nàng lại tự nguyện nhanh chóng lên máy bay, bay tuốt sang bên kia đại dương như một cuộc bỏ trốn.

Đêm dâng hiến đời con gái cho ông chồng Việt kiều, biết được nhục dục, sự thèm khát của một con đực đói mồi với cơ thể chín mọng của mình, nàng không hề nghĩ về người chồng già nua mà lại nghĩ về Hải.

Nàng kết thúc đời con gái của mình trong sự thỏa mãn của một người chồng nàng không yêu.

Tin sét đánh đến với Hải vào một chiều

mưa tầm tã. Khi biết được điều này, nàng đã trở thành vưu vật của người đàn ông khác được hai tuần. Hải như con thú điên loạn hoang dại vội vã đến nhà nàng.

Mẹ nàng đưa cho Hải một bức thư. Đọc thư xong. Hải khóc. Một đứa trẻ con cũng không nhiều nước

mắt như Hải.Em đã có chồng, như chim vào lồng,

như cá cắn câu. Nếu có kiếp sau, xin cùng anh nên duyên trăm năm. Em có nỗi khổ riêng của em, chắc anh cũng biết khi xem thư. Anh đừng nhớ đến người con gái dối lừa tình yêu này nữa.

Đó là giây phút buồn nhất của Hải. Đất dưới chân như sụp xuống. Nàng và Hải giờ đã là hai thế giới, hai cuộc sống riêng.

Nàng sẽ có con với người đàn ông này, sẽ được chôn cất bên cạnh người đàn ông này chứ không phải là Hải. Hải uất hận khi nhìn tấm ảnh cưới nàng gửi lại trong thư.

***Mắt Hải lãng du một vùng đồng quê

xanh ngát màu mạ. Da thịt chàng trai thỏa mãn trong khí trời mát rượi. Nhưng lòng chàng vẫn đang rối như tơ vò.

“Không biết người thương có đến không?”

Ai về cầu ngói Thanh Toàn, Cho em về với một đoàn cho vui… Câu ca dao này Hải được nghe từ rất lâu, từ thời còn thơ bé. Nhưng Hải vẫn không biết vì sao dân gian sáng tác ra câu ca dao này lại phải “cầu xin” một ai đó để về với cây cầu ngói này.

Từ trên cầu ngói, Hải thấy một đoàn du khách nước ngoài vừa bước xuống trên một chiếc xe du lịch. Họ thích thú đứng xem hội bài chòi với sự hướng dẫn của một người nữ trong đoàn.

Hải chợt nhận ra, người đó chính là nàng.Trong tin nhắn facebook, nàng đã hẹn

với Hải: Nếu anh vẫn yêu em và tha thứ cho em,

em sẽ gặp lại anh ở nơi lần đầu chúng mình gặp mặt. Mồng Hai tết này anh nhé. Em đã được tự do để yêu anh.

Em Lan.Một tin nhắn đã cứu được chàng trai

khỏi rượu, bia, thuốc lá và những thứ cay độc khác. � Huế,�ngày�17-12-2018

Minh họa: Phan Nhân

Page 9: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

THỨ NĂM 22 - 2 - 2018 9 Tân niên

DIỆP QUỲNH - CHÍNH THÀNH

Cầu hôn vốn là chuyện rất bình thường giữa những chàng trai và cô gái yêu nhau và tới lúc, họ muốn

được trở thành một gia đình. Điều đặc biệt với lời cầu hôn này là giữa họ là khoảng cách vời vợi của trời và biển, hàng trăm hải lý trên biển và hàng ngàn ki lô mét đất liền.

Nguyễn Trung Kiên, chàng thượng úy sinh năm 1987 hiện đang công tác trên đảo Sinh Tồn, còn người yêu anh, Lưu Thị Mỹ Hạnh, cô gái quê một huyện ngoại thành Hà Nội hiện đang công tác tại một ngân hàng ở quê hương. Cả hai gặp nhau nhân một lần Kiên về nghỉ phép và ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, Kiên đã xác định cô gái ấy sẽ trở thành vợ của mình. Tấm chân tình của chàng lính đảo đã làm rung

động trái tim cô gái quê lụa. Như một phép màu của định mệnh, một tình yêu đẹp đã nảy nở giữa hai người. Rời đất liền, Nguyễn Trung Kiên trở về với đảo, về với những đồng đội, với nhiệm vụ và nỗi nhớ trong tim. Còn Mỹ Hạnh, ngày ngày tới công sở, cô không quên chàng lính của mình đang ngày đêm canh gác nơi hải đảo.

Thư đi tin lại, những tin nhắn và những cuộc điện thoại đã giúp

biển khơi gần lại với bờ. Chuyện tình chàng lính trẻ và cô gái thêm gắn bó, bất chấp những cơn bão biển gầm réo trên Sinh Tồn, vượt qua những chất ngất cách xa của không gian và thời gian. Ngoài giờ rèn luyện công tác, những lúc nghỉ ngơi, Kiên tỉ mỉ nhặt những vỏ ốc Trường Sa kết thành những cây hoa ốc xinh xắn gửi tặng người con gái đang ngày đêm chờ đợi. Và, mối tình của Kiên - Hạnh đã nở hoa kết

trái, như cây phong ba nơi Sinh Tồn nở hoa kết trái giữa những cơn sóng gió bập bùng. Kiên bảo, em nhớ người yêu lắm rồi, mong chóng tới ngày nghỉ phép để cưới được vợ. Ấy là một ngày của năm 2018 mà với Kiên, là năm của một hy vọng mới, một hạnh phúc mới. Cả hai người bạn trẻ cũng như cha mẹ, gia đình hai bên cũng đang trông đợi một cái kết hạnh phúc cho những người con của mình.

Trên đảo Sinh Tồn, Kiên và bè bạn của mình đã chuẩn bị cho màn cầu hôn rất lâu với hy vọng Mỹ Hạnh sẽ nhận được lời cầu hôn của người yêu dành cho người con gái nơi đất liền. Họ quyết tâm tập luyện, tặng “cô dâu” một món quà đặc biệt: một điệu nhảy flastmop trên nền nhạc bài hát “Làm vợ anh nhé”. Những chàng lính trẻ quen với việc tuần tra trên bờ biển hơn là nhảy trong tiếng nhạc, quen với sóng gió hơn nói lời yêu ngọt ngào đã tập luyện chăm chỉ ngoài giờ công tác. Để một đêm đầu tháng 1 năm 2018, giữa tiếng rì rào của gió biển và tiếng hát của những cây phong ba trên đảo Sinh Tồn, Kiên và những đồng đội đã biểu diễn

Lời cầu hôn trên đảo Sinh Tồn Trên đảo Sinh Tồn, hòn đảo xanh biếc giữa sóng biển Đông, chúng tôi may mắn được chứng kiến một màn cầu hôn đặc biệt.

điệu nhảy trên nền nhạc bài hát với lời cầu hôn của chàng lính: “Anh không có gì, chỉ có tình yêu chân thành của người lính dành cho em. Làm vợ anh nhé”. Món quà của Nguyễn Trung Kiên dành cho người con gái anh yêu là những gì rất gần gũi với người lính biển: gốc cây được kết từ những con ốc biển, đóa hoa kết từ những mảnh vụn san hô... Mỗi món quà là lời tâm sự, là chăm chút của anh lính đảo với người yêu, dù đang giữa nghìn trùng sóng gió, anh vẫn yêu và nhớ em.

Ở phương xa, Mỹ Hạnh cũng nhắn lại với Trung Kiên, tình yêu cô dành cho anh cũng vững bền như tình cảm của hậu phương dành cho hải đảo. Và, sóng gió không làm phai tình cảm của người con gái quê hương với người lính đang vững tay súng nơi đầu sóng ngọn gió. Lời cầu hôn chúng tôi được chứng kiến giữa đảo Sinh Tồn như thắp lên một ngọn lửa của niềm vui, ngọn lửa của hy vọng. Hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp cho hai bạn trẻ, cho một mối tình vượt sóng gió, phong ba cập bến bờ hạnh phúc.

Trung Kiên đang cầu hôn bạn gái.

HỒ NGỌC CHIẾN

Mừng Xuân, mừng ĐảngMừng xuân Mậu Tuất năm nayLâm Đồng khởi sắc đổi thay rất nhiềuThu ngân sách, vượt chỉ tiêuKinh tế phát triển nhiều điều tốt lênPhố phường xanh - sạch - đẹp thêmAn ninh trật tự bình yên xa gầnMuôn hoa khoe sắc ngày xuânNhà nhà hạnh phúc quây quần an khangMừng xuân, mừng Đảng vinh quangLàm nhiều việc tốt, tết càng vui hơn

THANH DƯƠNG HỒNG

XuânXuân cho mẹTết của con…

Phận mìnhNgày thángLo toan Đắp đầy!...

Ngọt ngàoVàNhững đắng cayTựa như sương khóiTrắng bayGiữa đời!...

Page 10: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

10 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

VĂN VIỆT

Đó là một căn nhà mái ngói đang dần phủ lên những rêu phong thời gian, bố trí

3 gian phòng thiết kế các khung cửa hình bán nguyệt bên dưới. Trong đó phòng dâng hương từ ngoài vào bên phía tay trái đặt tượng chân dung bán thân và treo bảng khắc chữ tóm tắt tiểu sử nhà thơ Xuân Diệu; bên phía tay phải gắn trang trọng trên bức tường “Chứng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho nhà thơ Xuân Diệu” do Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký vào ngày 10/9/1996. Bên cạnh đó là Bảng xếp hạng “Di tích lịch sử cấp tỉnh: Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” do Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Thiện ký ngày 20/7/2010. Ngoài ra, trong gian phòng này, người tham quan được chiêm nghiệm bài thơ “Chấp nhận” 20 câu của Xuân Diệu, trong đó 2 câu kết khá ấn tượng: “Trong hơi

“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua”Đi qua những “cánh đồng nội xanh rì, ôm bóng Tháp Chàm”, tôi về bên dòng sông Gò Bồi thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định dâng hương thi nhân Xuân Diệu, cảm nhận Xuân Mậu Tuất 2018 “đang tới, nghĩa là xuân đang qua”.

Dòng sông Gò Bồi yên ả,

nơi sinh ra nhà thơ

Xuân Diệu với Giải thưởng Hồ

Chí Minh về văn học

nghệ thuật. Ảnh: V.V

Nhà lưu niệm với mái ngói đang dần phủ đầy rêu phong thời gian. Ảnh: V.V

KHÁNH PHÚC

Nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018, chúng tôi có dịp theo chân các cô, chú

trong Nhóm Thiện Nhân Tâm về thăm, tặng quà tết cho trẻ em nghèo đang theo học tại Nhà trẻ tình thương Minh Hạnh (xã Đạ P’Loa, huyện Đạ Huoai). Phần lớn các cháu đang theo học tại đây là con em người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gốc Châu Mạ nên hoàn cảnh rất khó khăn. Thấu hiểu được điều đó, Thiện Nhân Tâm đã chọn Nhà trẻ Minh Hạnh là “địa chỉ” để thường xuyên giúp đỡ, trao quà và động viên các cháu. Lần này, để giúp các cháu có một cái tết ấm cúng và vui tươi bên gia đình, 60 thành viên Thiện Nhân Tâm đã đóng góp từ 300 - 500 ngàn đồng và vận động thêm bạn bè, người thân trao hơn 60 suất quà tết gồm bánh kẹo, dầu ăn, gạo, hạt nêm, bột ngọt... và áo ấm. Nhìn các cháu hồn nhiên, vui tươi khi được nhận quà tết mà bản thân tôi cũng như các cô, chú trong Thiện Nhân Tâm đều cảm thấy ấm lòng. Sư cô Thích nữ Hạnh Ngọc, người quản lý Nhà trẻ Minh Hạnh cho biết: “Hơn 1/2 số trẻ đang học tại đây là con em gia đình đồng bào DTTS và con em người Kinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên được chúng tôi miễn phí 100% chi phí học tập,

Thiện Nhân Tâm “san sẻ yêu thương”Với tâm niệm “cho đi là còn mãi”, đều đặn hàng tháng, các cô, chú trong Nhóm từ thiện Thiện Nhân Tâm (TP Bảo Lộc) lại chung tay, góp sức và vận động bạn bè, người thân “san sẻ yêu thương” giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi và học sinh nghèo hiếu học...

sinh hoạt. Sở dĩ chúng tôi làm được như vậy là nhờ sự chung tay giúp đỡ của các mạnh thường quân và tổ chức từ thiện. Hàng năm, riêng Nhóm Thiện Nhân Tâm đã có ít nhất 4 - 5 lần ghé thăm trao quà cho các cháu”.

Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Lan, Trưởng nhóm Thiện Nhân Tâm thì lúc mới thành lập vào năm 2012, Nhóm chỉ có hơn 10 thành viên. Qua thời gian, những người sáng lập nhóm cùng nhau vận động bạn

bè, đồng nghiệp và người thân tham gia, nên đến nay Nhóm đã quy tụ được hơn 60 thành viên. Tôn chỉ, mục đích của nhóm là “Hàng tháng, mỗi thành viên đóng góp ít nhất 100 ngàn đồng để mua gạo nấu cháo từ thiện hàng ngày và 1 bữa cơm/tháng giúp đỡ bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện II Lâm Đồng và Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc”. Đồng thời, các thành viên trong Nhóm có trách nhiệm tìm hiểu những gia đình có hoàn cảnh

Các thành viên Thiện Nhân Tâm trao tiền hỗ trợ địa chỉ nhân đạo Nguyễn Minh Hoàng (Thôn 16, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm). Ảnh: K.P

Vào ngày 6/2/2018, một số thành viên đại diện cho Thiện Nhân Tâm đến trao gạo và tiền mặt hỗ trợ cho anh Nguyễn Minh Hoàng (28 tuổi, ngụ Thôn 16, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) là địa chỉ nhân đạo được Nhóm giúp đỡ thường xuyên suốt 5 năm qua. Anh Hoàng bị tai nạn lao động phải sống cuộc đời “thực vật”. Bố lại mất sớm, mẹ anh một mình lam lũ làm thuê, làm mướn đủ thứ nghề để lo trang trải cuộc sống gia đình và cơm cháo, thuốc men cho anh nên gia cảnh vô cùng bi đát. Vì thế khi đến thăm anh, chúng tôi mới thấy hết ý nghĩa nhân văn sâu sắc và tình cảm chân thành mà các thành viên trong Thiện Nhân Tâm đã và đang “san sẻ yêu thương” giúp đỡ gia đình anh cùng hàng trăm mảnh đời bất hạnh khác.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan tâm sự: “Sau mỗi lần trao cho người nghèo được 1 suất quà, 1 phần cơm hay tô cháo là chúng tôi ai nấy đều cảm thấy rất hạnh phúc. Vì tất cả chúng tôi đều tâm niệm “cho đi là còn mãi”! Càng đi, chúng tôi thấy còn quá nhiều mảnh đời bất hạnh, khó khăn cần phải sẻ chia, giúp đỡ. Sau mỗi lần được giúp đỡ họ, chúng tôi không mong họ cảm ơn mình, mà điều chúng tôi hướng tới là mong họ có thêm niềm tin, động lực để vươn lên trong cuộc sống”.

vẫn còn cây mận phủ tán xanh tốt gắn đầy kỷ niệm với tuổi thơ nhà thơ Xuân Diệu; bên trái là cây bông sứ do nhà thơ Huy Cận trồng thuở xưa, vào dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018 hoa nở trắng đều trên đọt cành, hương thơm dìu dịu phảng phất bên bờ sông Gò Bồi.

Dòng sông Gò Bồi là một nhánh hợp lưu của dòng sông Kôn miền đất võ trời văn Bình Định hội tụ trước cửa biển đầm Thị Nại trù phú sản vật thiên nhiên. Tận dụng lợi thế biển bạc, từ xưa người dân Gò Bồi đã truyền nhau kinh nghiệm nghề chế biến các loại nước mắm đặc sản nổi tiếng trong nước. Nhà thơ Xuân Diệu được sinh thành bên dòng sông vạn Gò Bồi bởi thân mẫu là “cô làm nước mắm”; thân phụ là ông

đồ xứ Nghệ: “Cha Đàng Ngoài, mẹ ở Đàng Trong. Hai phía đèo Ngang một mối tơ hồng”.

Ơn nghĩa trời biển sinh thành được nhà thơ Xuân Diệu bày tỏ từ sâu thẳm cõi lòng mình: “Đội ơn Thầy, Đội ơn Má sinh con. Cám ơn Thầy vượt đèo Ngang bất kể. Cám ơn Má biết yêu người xứ Nghệ. Nên máu con chung hòa cả hai miền”.

Để đến hôm nay và mãi mãi về sau, mỗi khi về du xuân bên dòng sông Gò Bồi yên ả trước cửa biển Quy Nhơn, Bình Định, tôi và muôn người càng cảm thấu nhiều hơn tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ nhà thơ Xuân Diệu trước mùa xuân căng đầy nhựa sống của đất trời: “Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già…”.

thở chót dâng trời đất. Cũng vẫn si tình đến ngất ngư”.

Phòng Tư liệu bên phía tay phải căn nhà lưu niệm nhìn từ ngoài vào, tập hợp các bức ảnh, hiện vật phản ánh những giai đoạn cống

hiến to lớn cho sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà đối với nhà thơ lớn Xuân Diệu.

Đặc biệt trong tổng diện tích 520 m2 khuôn viên nhà lưu niệm, góc sân bên phải đi vào

đặc biệt khó khăn ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Di Linh... để giúp đỡ họ bằng cả vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, các thành viên trong Nhóm còn tìm cách vận động bạn bè, người thân ở khắp mọi miền đất nước cùng đóng góp để giúp đỡ người nghèo. Tất cả số tiền vận động đóng góp được, Nhóm ghi chép vào sổ sách một cách rõ ràng, chi tiết. Sau khi chuyển tới tay người được giúp đỡ, Nhóm sẽ ghi tên rồi thông báo cho bạn bè của mình biết qua điện thoại hoặc mạng xã hội facebook, zalo.

Ngoài việc đều đặn hàng ngày nấu cháo và 1 bữa cơm từ thiện/tháng giúp đỡ bệnh nhân nghèo, thì mỗi tháng, Thiện Nhân Tâm còn tổ chức ít nhất 1 đợt trao quà cho người nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Không những vậy, hàng tháng, Thiện Nhân Tâm còn trao ít nhất 10 suất học bổng trị giá 100 ngàn đồng/suất giúp học sinh nghèo và trao gạo, tiền mặt giúp đỡ 2 - 3 địa chỉ nhân đạo khác. Trong các đợt trao quà, học bổng hay giúp đỡ các địa chỉ nhân đạo thì ngoài nguồn quỹ vận động được, số tiền còn lại được Nhóm chia đều để các thành viên tự đóng góp.

Page 11: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

THỨ NĂM 22 - 2 - 2018 11 Tân niên

Hiếm có một nghệ sĩ tuổi 90 vẫn lao động miệt mài như lão họa sĩ Đặng Ngọc Trân. Ông dành thời gian cho việc vẽ, dịch sách từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

TRẦN NGỌC TRÁC

Họa sĩ Đặng Ngọc Trân sinh năm 1928, ngay chính tại nhà từ đường họ Đặng ở làng Long

Uyển, phủ Tuy An, tỉnh Phú Yên. Khi còn nhỏ, Đặng Ngọc Trân theo học trường làng, sau đó chuyển về Chí Thạnh - một vùng rừng núi rậm rạp. Từ bé, Đặng Ngọc Trân đã được học tiếng Việt, tiếng Pháp và cả chữ Hán Nôm nữa. Lúc gia đình dời về Chí Thạnh, ông tiếp tục học hết bậc tiểu học theo chương trình Pháp - Việt. Do chiến tranh không thể tiếp tục học cao hơn, nên bị gián đoạn một thời gian cho đến tháng 9 năm 1946, Trường Trung học Lương Văn Chánh được thành lập, ông được theo học trường này và đã tốt nghiệp cuối cấp ở đây. Sau khi tốt nghiệp một thời gian, ông được bổ nhiệm Liên hiệu trưởng An Thạch, An Cư...

Những năm học ở trường Lương Văn Chánh, ông và bạn bè đồng môn còn được trực tiếp nghe họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Văn Giáo đến nói chuyện và giới thiệu tranh mấy lần. Kiến thức hội họa ngày càng tích lũy dần là nhờ những chuyến điền dã, đi thực tế để vẽ tranh ở các địa phương. Về sau, ông đứng lớp ở Long Hà, Long Thăng thuộc xã Xuân Long, rồi sang Phú Xuân xã Xuân Phước - nơi gia đình ông đang ở.

Mặc dù Hiệp định Gienève 1954 được ký kết, nhưng chiến tranh vẫn lan rộng trên khắp đất nước. Ông Đặng Ngọc Trân không khỏi nếm mùi đắng cay của thời cuộc. Sau Tết Mậu Thân (1968), ông làm thêm nghề họa viên kiến trúc để kiếm sống, nuôi vợ, nuôi con. Cuộc sống khó khăn, nhưng vợ ông vẫn cứ “quen dạ đẻ” như ông từng tâm sự. Bà cho ông đến 6 người con cả trai lẫn gái. Khó khăn càng thêm chồng chất. Vợ ông lại hay bị xuất huyết nên bác sĩ khuyên nên tìm đến nơi có khí hậu mát mẻ để sinh sống. Vậy là vợ chồng ông quyết định bán nhà ở Quy Nhơn để lên Đà Lạt thuê nhà để ở.

Năm 1973, ông xin vào làm chân họa viên ở Trung tâm Nghiên cứu sắc tộc Đà Lạt và dạy học ở trường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân để có thêm thu nhập. Gia cảnh “như chiếc xe tuột dốc không thắng”, vậy là ông và vợ chiến đấu không mệt mỏi để có cuộc sống ổn định. Ky cóp, dành dụm được ít tiền, vợ chồng ông Đặng Ngọc Trân đã mua một ngôi nhà nhỏ cấp bốn ở ngoại ô thành phố Đà

LÃO HỌA SĨ ĐẶNG NGỌC TRÂN:

90 xuân vẫn không “buông tha” cọ vẽ

Lạt để ở. Đó là căn nhà trên đường Nguyễn Công Trứ bây giờ sau nhiều lần cải tạo.

Công việc hằng ngày cứ trôi qua, họa sĩ Đặng Ngọc Trân rời trường Bùi Thị Xuân sang Nguyễn Du, rồi trụ lại ở trường Nguyễn Trãi. Ngoài việc dạy môn vẽ, ông còn nhận thêm việc dạy tiếng Anh cho lũ trẻ. Khi có đầy đủ giáo viên, ông chuyển sang làm công tác thư viện. Một thời gian sau, ông được điều chuyển về trường sư phạm Lâm Đồng. Tại đây, ông đứng lớp dạy môn hội họa, rồi làm công tác giáo vụ, nghiên cứu phương pháp giảng dạy mỹ thuật trong nhà trường. Năm 1989, ông nghỉ hưu theo dạng mất sức. Và niềm đam mê hội họa lại bùng cháy trong ông. Ông tiếp tục nghiên cứu, viết sách, dịch sách và sáng tác nghệ thuật.

Con đường đời của người nghệ sĩ quá ư vất vả, gian truân. Nếu không có niềm yêu thích say đắm khát khao thì ông đã gục ngã. Nghệ thuật giúp cho ông đứng dậy dù có nghèo khó, giúp cho ông giữ được nhân cách của một con người. Tiền bạc có thể không nhiều, nhưng lòng ông lại thanh thản. Ông bắt đầu một cuộc hành trình mới. Ông vẽ tranh và mở một phòng tranh ở Dalat Place Hotel với hy vọng mong manh sẽ bán được tranh. Ông về thành phố Hồ Chí Minh học thêm tranh sơn mài, vì lúc bấy giờ loại tranh này đang được ưa chuộng.

Đang khó khăn, bỗng dưng nhận được điện thoại của vợ từ Đà Lạt gọi về bán 7 bức tranh cho người nước ngoài và vẽ thêm tranh để bổ sung vào. Ông bảo đó là “buồn ngủ gặp nệm... hoa”. Vậy là có tiền, ông tiếp tục treo tranh ở Khu Du lịch Minh Tâm, Khu biệt thự Trần Hưng Đạo, Khách sạn Mimosa và bán tranh luôn tại nhà. Khách nước ngoài đến Đà Lạt ngày càng nhiều và tranh của ông cũng được khách mua với số tiền

lên cả mấy ngàn đô la Mỹ.Bắt đầu từ giáo trình hội họa ở

nhà trường do ông nghiên cứu, ông chuyển thành sách in. “Cấu trúc hội họa” của ông đã ra đời như vậy đó. Cuốn sách đã được một số trường đón nhận làm giáo án giảng dạy mỹ thuật cho học sinh, sinh viên. Tập sách “Cấu trúc hội họa” in năm 2000, thì năm sau giành được giải thưởng của Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông mừng lắm.

“Thừa thắng xông lên”, năm 2004, ông tập hợp các tranh vẽ bằng bút bi, cộng thêm một số bài viết lý luận về hình họa, ông xuất bản thành tập sách “Tranh bút bi”. Đây là một ấn phẩm giới thiệu một số tác phẩm của ông, cũng là cách phổ biến kiến thức sư phạm về hội họa mà ông tâm huyết cả cuộc đời. Và bắt đầu từ đây, người ta gọi ông là “họa sĩ bút bi”, “ông già bút bi”. Tranh bút bi của ông được khách trong và ngoài nước đón nhận vì lối vẽ cẩn mẫn, chi tiết nhưng phóng khoáng.

Năm 2005, ông tiếp tục xuất bản ấn phẩm “Tranh hoa” nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt. Cuốn sách càng khẳng định vị trí của ông trong việc vẽ về các loài hoa ở Đà Lạt mà ông rất đỗi yêu quý. Ông vẽ với một tấm lòng ngưỡng mộ, tri ân một vùng đất mà ông gắn bó gần hơn đời người. Vùng đất của cỏ cây hoa lá, của tình yêu sâu lắng. Ông vẽ không phải để vẽ kiếm sống mà tạ ơn đất trời, con người nơi đây. Hoa như người. Người như hoa cứ sống mãi trong từng nét chấm phá trên đầu ngọn bút của ông.

Người xem từng biết đến những bức tranh bằng bút bi do ông vẽ về hoa, nay lại chiêm ngưỡng những bức tranh hoa được ông thể hiện bằng những chất liệu khác nhau trên những phông toan khổ lớn. Những tác phẩm hội họa vẽ về hoa được họa sĩ Đặng Ngọc Trân

sáng tác trong một thời gian dài đã mang đến một sự biểu cảm thật tinh tế, phóng khoáng mà rung cảm thật sự. Người xem có thể tìm thấy được sự lung linh, huyền ảo trong từng nét vẽ; có thể nhận ra sức sáng tạo của ông. Hàng trăm loài hoa có khi không biết tên vẫn hiện lên trên từng nét chấm phá điêu luyện của ông...

Là người kiên trì với phong cách hiện thực, điều dễ nhận thấy trong tranh của họa sĩ Đặng Ngọc Trân không chỉ ở sự điêu luyện trong đường nét đến màu sắc mà ở đó còn toát lên được chủ ý của tác giả trong việc áp dụng một cách vững vàng những thủ pháp hội họa như tương phản, so sánh, tối sáng; tạo nên sức biểu cảm: độ nhẵn hay xù xì... khiến tác phẩm càng trở nên có hồn.

Cách ông đưa thiên nhiên vào tác phẩm, không phải là sự sao chép vụng về, ngô nghê mà bằng sự rung cảm thực sự từ trái tim của người nghệ sĩ. Nó bao hàm đầy đủ những yếu tố tạo hình. Những hình ảnh sống động đưa người xem đến một cảm giác như chính mình trực tiếp sờ được, nắm bắt được, tận mắt nhìn thấy; như một nhà phê bình đã nói “Thật hơn cả sự thật” hay “đẹp hơn cả thiên nhiên”.

Theo mốc thời gian, ông có những cuộc triển lãm tranh cá nhân.

Năm ông 70 tuổi (1998), triển lãm tranh ở Khách sạn Hoàng Hậu trên đường Hồ Tùng Mậu, Đà Lạt. Năm 75 tuổi (2003), triển lãm tranh bút bi ở Trung tâm triển lãm khu Hòa Bình, Đà Lạt. Năm 80 tuổi (2008), cũng tại nơi này, ông tổ chức triển lãm 80 tác phẩm sơn dầu về hoa và được đón nhận nhiệt liệt. Bước sang tuổi 85 (2013), ông mang tranh về Tuy Hòa (Phú Yên) tổ chức triển lãm và đã gây được nhiều cảm xúc của công chúng và cả những em thiếu nhi cấp tiểu học. Khách mến

mộ tranh của ông, một phần ở các thành phố lớn trong nước. Người mua tranh, phần lớn là khách nước ngoài như thương nhân, khách du lịch và một số học giả. Có người đề nghị ông triển lãm ở Paris, có người nói tranh của ông có thể trưng bày ở Moskva. Mặc dù tuổi cao, nhà thường khóa cửa, nhưng thỉnh thoảng cũng có những người mến mộ gõ cửa thăm nơi ông sinh sống và làm việc. Tôi thường bắt gặp các cán bộ, nhân viên lãnh sự quán, họa sĩ, nhà văn, nhà báo, một số học giả đang nghiên cứu văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, hoặc trên đường công tác cũng tranh thủ đến thăm ông và phòng tranh của ông.

Ngày 25 tháng 12 năm 2009, ông lại ra mắt người xem bằng loạt tranh, mà ông đặt tên là “Hiện thực liên tưởng” (Realistic Association). Cuộc triển lãm này là sự bứt phá ngoạn mục từ những ý tưởng quen thuộc về hội họa truyền thống, ông tìm đến một cảm nhận mới trong hội họa. Điều thú vị, lần này, có thêm người bạn đời yêu quý của ông là bà Phan Thị Thu Hà cùng tham gia triển lãm.

Những người trong giới mỹ thuật đánh giá họa sĩ Đặng Ngọc Trân là “một nhà điêu khắc có tư duy trừu tượng đầy tính biểu cảm và ẩn dụ. Những bức tượng của ông hàm súc những ý tưởng triết học sâu xa, tính thẩm mỹ hiện đại”; là “một người có trí tuệ uyên bác, một sự lao động cần cù say mê hết mực”; đó là “tâm hồn của người Việt, rất thuần khiết và nhã nhặn tinh tế”.

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu là thành viên của Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá cao về bút pháp và tư duy của họa sĩ Đặng Ngọc Trân trong một số tác phẩm mà ông thể hiện. Ở đó người xem thích thú với sự tỉ mỉ, chỉnh chu của người nghệ sĩ đam mê sáng tạo mà thế hệ của ông mới có được.

Điều mà tôi luôn yêu kính ở ông là sự làm việc không ngưng nghỉ, lao động nhiệt thành và sáng tạo không ngừng. Ông không còn thời gian cho những công việc vô bổ hội hè đình đám nhậu nhẹt. Thời gian của ông quý hơn vàng. Mỗi phút đi qua là sự miệt mài cần mẫn. Ở ông, nụ cười luôn thường trực trên môi. Ông vui vẻ, xởi lởi và tận tình với bạn bè, với người yêu nghệ thuật, trân quý nghệ thuật. Tuổi già không làm cho ông dừng bước. Ông tiếp tục đi, tiếp tục vẽ, tiếp tục cống hiến cho nền nghệ thuật Việt Nam đương đại, cho thành phố hoa mà ông đã dành trọn cuộc đời mình để tận hiến. Cho đến tận hôm nay, lão họa sĩ Đặng Ngọc Trân vẫn minh mẫn, tập thể dục hằng ngày, ung dung làm việc, học tập, sáng tạo và khám phá nghệ thuật như chưa hề có sự can thiệp nào của “quy luật thời gian”, và cứ thế kho tàng tác phẩm của ông lớn dần, lớn mãi...

Họa sĩ Đặng Ngọc Trân đang vẽ tranh. Ảnh: T.N.T

Page 12: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

12 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

HOÀNG NGUYÊN

Có rất nhiều tài liệu, sách, truyện viết về triều đại nhà Trần và các nhân vật lịch sử của triều Trần. Một triều đại cực thịnh

trong lịch sử đất nước ta, đã để lại niềm tự hào lớn lao cho muôn đời con cháu sau này. Ngày nay, chúng ta có thể đếm được khoảng gần 30 nhân vật của đời nhà Trần được đặt tên đường phố, trường học hoặc các công trình công cộng... hình như là nhiều nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến của đất nước. Điều đó nói lên rằng thực sự đã có một thời cực thịnh, một thời mà đất nước có rất nhiều người tài, rất nhiều người trung chính một lòng một dạ vì dân vì nước. Là con cháu sau gần nghìn năm càng đọc, càng nghiền ngẫm về tổ tiên mình càng thêm niềm tự hào dân tộc. Những ngày cuối năm bầu trời cao rộng, không gian dịu mát, rũ hết những bận rộn, tâm hồn thanh thản, ngồi bên thềm dưới những cánh hoa đào mới nở đọc lại một lần nữa bộ sách “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải càng thấy thú vị vì tính trung thực với lịch sử và càng thấm cái thâm thúy của người xưa. Tác giả đã nêu lên nhiều vấn đề hình như chưa bao giờ hết tính thời sự đối với Tổ quốc và với những người mang trọng trách với dân với nước.

Triều đại nhà Trần bắt đầu sự nghiệp từ năm 1.225 bằng sự kiện Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh để trở thành vị vua Trần đầu tiên, vua Trần Thái Tôn, và kết thúc vào năm 1.400 bởi vua Trần Thiếu Đế. Tất cả trị vì 175 năm với 12 đời vua. Ở thời kỳ cường thịnh, các vua Trần đã có công lớn 3 lần thắng quân Nguyên - Mông. Đế quốc Nguyên - Mông vào thời ấy trải dài từ bờ Hắc Hải cho tới Thái Bình Dương, là đế quốc hùng mạnh và hung hãn nhất trong lịch sử thế giới, đã đánh chiếm gần hết châu Á và quá nửa châu Âu. Vó ngựa Nguyên - Mông tràn đến đâu là thành trì sụp đổ đến đó, không có nước nào là địch thủ xứng tầm, ngay cả những nước lớn như Nga, Trung Hoa cũng bị khuất phục và chịu ách đô hộ. Nhưng khi kéo quân xuống Đại Việt thì cả 3 lần đều bị quân dân nhà Trần đánh cho tơi bời manh giáp, đến nỗi quan quân nhà Nguyên tháo chạy về đến thành Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) mà vẫn còn ngực đập chân run! Chẳng những mạnh về quân sự, chính trị, nhà Trần còn phát triển mạnh mẽ sự nghiệp đào tạo nhân tài cũng như xây dựng kinh tế, trong đó việc thực hiện chính sách ngụ nông ư binh đã đem lại thành công lớn trong chiến lược kinh tế - quốc phòng. Tác giả Hoàng Quốc Hải dành nhiều trang sách ca ngợi sự thâm thúy của những nhân vật huyền thoại trong lịch sử.

Nói về Trần Thủ Độ, người thiết kế nên sự nghiệp nhà Trần, tác giả khai thác nhiều về thái độ của ông đối với kẻ sĩ, và tinh thần cầu thị đối với người tài, một người quyền uy trùm lên cả triều đình nhưng ông luôn biết giữ lễ với kẻ sĩ. Trần Thủ Độ đã nhiều lần lên núi mời thầy về kinh thành để dạy cho ông về phép trị quốc. Hoàng tiên sinh là một bậc trí giả đã đôi lần dâng sớ hạch tội bọn dối vua, hại dân và cả kế sách chấn hưng đất nước nhưng nhà vua không nghe, các đời vua cuối triều Lý hèn yếu, sa đọa ham chơi, trụy lạc. Ông bỏ lên núi dựng lều đọc sách, trồng thuốc, vui thú cùng thiên nhiên lánh xa xã hội đầy rẫy những thối nát bất công, Hoàng tiên sinh sống với triết lý “Tri túc tâm thường lạc - Vô cầu tự phẩm cao” có nghĩa là “Biết đủ thì tâm lúc nào cũng vui, không cầu cạnh thì tự có phẩm giá cao”. Để thuyết phục Hoàng tiên sinh, Trần Thủ Độ đã tự nói về mình “... Tự thấy bất

Đọc sách ngày xuân

tài kém đức mà ngồi trên thiên hạ có khác nào ngồi trên tổ kiến lửa... Mà nếu tiên sinh không chê kẻ này là hèn kém, bỉ lậu thì xin tiên sinh xuống núi giúp đời, trị nước, chỉ bảo cho lũ chúng tôi thấy đường sáng, bỏ đường tối”. Ông tự nhận ra rằng mình “Xuất thân từ nghề chài lưới, sông nước, quen ăn sóng nói gió thô cằn. Học hành ít. Vốn liếng chữ nghĩa không đủ để đọc được bài văn khấn. Nay lại nghiễm nhiên giữ chức quan đầu triều...” ông chỉ giỏi cầm quân đánh dẹp, “còn mưu lược trị nước, sai khiến thiên hạ, thu phục kẻ sĩ, ông lại rất lơ mơ giống như một kẻ mù lòa nghênh ngang đi giữa chợ”. Trong lịch sử từ cổ chí kim, người nắm trong tay quyền sinh sát tối thượng, có thể hô mưa gọi gió mà biết nhìn ra cái dở, cái nhược của chính mình và dám bày tỏ thật lòng với người khác thì quả là xưa nay hiếm! Chẳng những vậy có lúc ngồi đàm đạo với nhau ông đã nhờ vị tiên sinh chỉ ra cái bất thiện của mình, sau khi đắn đo và cảm nhận được vị quan đầu triều thật lòng muốn nghe. Tiên sinh đã chỉ ra rằng quan ông có tới 7 điều bất thiện như là: “Nhỡn quan hẹp; tri thức hẹp; thiếu lòng bao dung; không thực bụng tin người; nặng bè đảng, nhẹ hợp quần; chưa hết lòng thương dân, nhiều vùng đã qui phục nhưng triều đình vẫn để dân đói khổ, lưu tán...”. Nghĩ ra, nếu một người bình thường thôi mà nghe người khác chỉ ra những cái nhược chết người như bị chạm nọc vậy thì có lẽ cũng không thở nổi huống hồ đó lại là một người tạo dựng nên cơ nghiệp của một triều đại cực mạnh, một con người đầy quyền uy. Một thách thức dễ bị mất đầu như chơi! Quả vậy! Mặt quan ông đi từ tái sang sạm đen, mồ hôi vã ra như người bị trúng độc! Nhưng không hề sợ sệt và rất tỉnh táo Tiên sinh buông một câu nhẹ tênh: “Thưa quan ông, liệu tôi có quá lời chăng?”. Câu hỏi đã làm cho Trần Thủ Độ chợt tỉnh sụp xuống thi lễ và cho rằng mình như vừa uống một liều tróc độc nên không tránh khỏi cơ thể mệt mỏi “Tôi toát hết cả mồ hôi, lạnh buốt cả xương sống sau mỗi điều tiên sinh nói” quan ông thật thà thú nhận đây là lần đầu tiên nhờ có Tiên sinh chỉ cho mới thấy rõ những điều

bất thiện của mình “Tôi quyết đổi lỗi chứ không đổi dạ thờ tiên sinh”. Điều đáng suy ngẫm ở đây là người đời sau cần học ở người xưa về bản lĩnh tự thắng mình, nhiều người có thể thắng hàng trăm, hàng ngàn kẻ địch, nhưng rất hiếm người thắng được chính mình! Xem ra một con người xuất thân từ nghề chài lưới mà chẳng những đã xuất chúng trên con đường lập quốc lại còn thâm sâu về triết lý: “Người nêu được ưu điểm của mình là bạn mình, nhưng người chỉ ra được nhược điểm của mình mới chính là thầy mình”. Hoàng tiên sinh với tư cách một kẻ sĩ tiêu biểu cho tinh thần “phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, người không tham phú, cầu vinh, không run sợ trước uy quyền để nói lời nịnh nọt đãi bôi, ông đã đột thẳng vào tâm can của một vị quan đầu triều. Về phía Trần Thủ Độ, tuy bị soi thấu những nhược điểm chí tử của mình nhưng ông đã chiến thắng được lòng kiêu hãnh để giữ lễ và thật sự cầu thị. Là người có công sáng lập nên triều Trần, là người nắm quyền điều hành thực sự khi vua Trần mới lên 8 tuổi, là người đánh đông dẹp bắc, trừ loạn, xây dựng nền móng vững mạnh cho triều Trần giai đoạn đầu và góp công lớn trong công cuộc đánh thắng quân Mông Nguyên lần thứ nhất với câu nói nổi tiếng trong lịch sử. Đó là khi vó ngựa Nguyên Mông rầm rập tràn xuống biên giới nước ta, nhiều người đã có tư tưởng đầu hàng và có kẻ đã trốn theo giặc, có người run sợ không nói nên lời chỉ chấm tay vào nước sông viết lên mạn thuyền 2 chữ “Nhập Tống” để khuyên vua. Nhưng Trần Thủ Độ không hề e sợ bọn xâm lược phương Bắc, mặc dù dưới gầm trời thuở ấy chưa một thế lực nào có thể ngăn cản được đội quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư Hãn. Trước mặt vua, ông đã khẳng khái tâu: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Đọc, suy ngẫm và nhận ra rằng Trần Thủ Độ không chỉ quên phần mình để xây dựng nghiệp Trần. Kể cả ông chấp nhận cho cá nhân mình cái việc mà ông rất e ngại đó là ngòi bút của nghìn đời sau còn lên án việc ông sát hại hàng trăm những tôn thất nhà Lý trong kế hoạch làm

cỏ của mình. Mà ông còn gắn sự nghiệp nhà Trần với sự nghiệp bảo vệ đất nước của dân tộc ta đánh đuổi quân xâm lăng. Bởi vậy mà người thầy ông tôn thờ đã có lần nhận xét ông vừa gian hùng vừa rất anh hùng! Nói về kế sách trị nước, ông hỏi cao kiến của vị Tiên sinh nhưng như ra đề cho thầy giải. Đó là làm sao đưa hình luật ra cho hợp lý mà từ người trí đến kẻ ngu đều chấp nhận được. Và ông tâm đắc với câu trả lời của Tiên sinh “... Việc tối kỵ là chỉ san định những điều có lợi riêng cho các người cầm quyền, mà thiệt hại cho dân chúng, thì đấy sẽ là đầu mối của sự loạn!”. Dùng câu chuyện tầm sư học đạo của Trần Thủ Độ, tác giả đã nêu bật cái hay, cái thâm thúy của người xưa. Sách cũng ca ngợi nhiều về bà Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, vợ của Trần Thủ Độ một người đàn bà đảm đang quán xuyến công việc trong cung đình giúp chồng và giúp nhà vua từ lúc khởi đầu sự nghiệp cho đến lúc chiến tranh với quân Mông - Thác. Bà có công lớn trong việc chỉ huy cất giấu lương thực, di dời cung cấm trong chiến dịch vườn không nhà trống khi giặc tràn vào kinh đô. Và bà chủ động tiếp tế lương thực, khí giới khi quân đội phản công đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Bà cũng rất thâm thúy khi phê phán sự kệch cỡm của các quan lại trong triều. Một lần nọ những người hầu bẩm cho bà biết những tiếng la hét om sòm ngoài kia là của lính dọn đường cho kiệu của quan Thái úy đi dạo. Bà đã lắc đầu buông một câu quở trách “đi dạo mát mà cũng tiền hô, hậu hét, thật ngông nghênh quá thể!”.

Quan Thừa chỉ của triều Trần, đã từng làm quan dưới triều Lý, nói về thời trước đó, ông nói: “Những năm cuối triều Lý Huệ Tôn, tình cảnh xã hội ta lúc ấy thật là thảm hại... Từ triều đình tới xóm ấp không còn một trật tự kỷ cương nào hết... Bộ máy quan liêu của nhà nước phải nói đó là những bầy quỉ dữ. Hơn cả quỉ dữ. Bởi chúng chỉ lo hút máu dân lành và hút lẫn máu của nhau. Chúng lừa trên, chẹt dưới, bạo hành, với các mưu mô thủ đoạn mập mờ chấp chới như một lũ ma trơi...”. Dân chúng thì phải oằn mình dưới sự nhũng nhiễu của bọn quan lại tham lam, tàn ác và của lũ trí trá, trộm cướp... “thật là một thời đại dã man chưa từng thấy”. Nghe quan thừa chỉ nói, Trần Thái tôn bùi ngùi “Ta tin những điều ông nói... Thật tình ta không hình dung nổi. Ngay cả trong mơ, cũng không vẽ ra được một bộ mặt xã hội ghê rợn đến thế. Cho nên, ta nghĩ những người có trọng trách trong bộ máy quốc gia, nếu không nghĩ đến dân mà chỉ nghĩ đến thân, trước sau gì rồi cũng sụp đổ”.

Một người khác không thuộc họ Trần, nhưng rất được nhà Trần kính trọng và là người đi vào sử vàng của dân tộc bởi trí tuệ và lòng trung trinh của ông đó là thầy giáo Chu Văn An. Học trò của ông có nhiều, gồm cả vua, các hoàng tử và nhiều quan lại trong triều đình. Ở buổi nhà Trần thoái trào, ông đau buồn vì sự suy vi đạo đức từ vua Trần Dụ Tông cho đến nhiều quan lại đã đưa bá tánh đến lầm than. Ông dâng sớ đòi trảm 7 tên gian thần đại ác nhưng vua không nghe, ông bỏ về quê ở ẩn. Người đồng cảm với ông cũng là một danh nhân đời Trần đó là Trần Nguyên Đán đã mang rượu tìm đến lều cỏ, hai con người trung chính đã luận bàn nhiều ý kiến cao minh. Hai ông cho rằng việc hưng thịnh của các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần thì mỗi thời mỗi khác, không thời nào giống thời nào, “nhưng đến sự suy vong thì giống nhau quá... Nghĩa là bắt đầu từ chỗ không ưa lời nói thẳng, ghét người hiền, bỏ người tài, khinh dân, nghi ngờ kẻ sĩ, trọng dụng kẻ nịnh hót, bất tài, vô đạo...

Bộ sách “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải. Ảnh: Internet

XEM TIẾP TRANG 14

Page 13: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

THỨ NĂM 22 - 2 - 2018 13 Tân niên

NHẬT QUỲNH - GIA KHÁNH

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Lạt, Phường 2 hiện có trên

3.000 hộ dân, trên 20.000 nhân khẩu sinh sống trong 21 tổ dân phố. Trong nhiều năm nay, phường luôn chú trọng đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tại địa phương và là một trong những phường có phong trào khuyến học hoạt động rất mạnh tại Đà Lạt hiện nay.

Tính đến nay, Hội Khuyến học của phường đã xây dựng được 28 chi hội hoạt động trong các khu phố, 7 chi hội khuyến học hoạt động trong trường học, một chi hội trong khối cơ quan đơn vị với tổng số hội viên trên 3.000 người. Trong năm 2017 vừa qua, các chi hội đã kết nạp thêm được nhiều hội viên mới.

Nhằm xây dựng xã hội học tập trên địa bàn, các chi hội và hội viên trong phường tích cực phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể vận động các hộ gia đình đăng ký và xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng

Khuyến học ở một phường trung tâm Đà Lạt Nhiều năm liền Phường 2 luôn là một trong những địa phương dẫn đầu trong công tác khuyến học tại thành phố Đà Lạt.

học tập” trên địa bàn của mình. Như bà Dương Thị Hiền Thảo,

Chủ tịch Hội Khuyến học của phường cho biết, nhờ xây dựng và duy trì tốt các các mô hình trên đã góp phần không nhỏ trong nâng cao nhận thức, đẩy mạnh phong trào học tập trong cộng đồng, khích lệ, động viên tinh thần học tập con em học sinh trên địa bàn.

Trong hoạt động, Hội thường xuyên kiểm tra, đánh giá các mô hình; kịp thời động viên khen thưởng các hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình học tập” và “Cộng đồng học tập” trong cộng đồng trong từng năm.

Hội còn chủ động phối hợp chặt chẽ với các chi hội khuyến học trong các trường học trên địa bàn, kịp thời giúp đỡ các em học

sinh có hoàn cảnh khó khăn cùng những em có thành tích cao trong học tập. Hội cũng phối hợp với các bậc phụ huynh vận động các gia đình cho con em đến trường học đúng tuyến, đúng lớp; không để trẻ em đến tuổi không được đi học; chống bỏ học, chống bạo lực học đường và các tệ nạn khác trong trường học đồng thời lên kế hoạch giúp đỡ các em học sinh nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trong việc đến trường hằng năm.

Hội trong nhiều năm nay đã xây dựng được nguồn quỹ khuyến học bằng cách vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và các doanh nghiệp trên địa bàn cùng chung tay đóng góp. Tính đến nay, Quỹ Khuyến học của phường có gần 200 triệu đồng để dành cho các

và mô hình khuyến học nên đến nay, Hội Khuyến học của phường đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp; 21 tổ dân phố đều đạt tiêu chuẩn “Tổ dân phố học tập”; những trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều được giúp đỡ kịp thời; nhiều em được nhận hỗ trợ trong suốt quá trình đi học. Các chi hội đã phối hợp với các trường học tìm hiểu từng trường hợp có ý định bỏ học và tận tình đến từng nhà khuyên bảo vận động các em quay lại với trường lớp. Chính nhờ vậy, số lượng học sinh bỏ học trên địa bàn toàn phường những năm gần đây đã giảm đáng kể.

“Để cả phường có thể hoạt động đều tay, giúp được nhiều hoàn cảnh có thể tiếp tục được đến trường như hôm nay một phần cũng nhờ sự hoạt động tích cực nhiệt tình vì cộng đồng của các chi hội trưởng trong từng chi hội. Trong công việc này, nếu không có tâm huyết, sự đồng cảm, yêu thương các em và nhiệt tình với công việc chung thì không thể nào làm tốt được” - bà Thảo tâm sự.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, trong năm 2017 vừa qua, Hội Khuyến học Phường 2 chính là một trong 14 hội khuyến học của thành phố được UBND thành phố Đà Lạt tuyên dương vì những thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học tại cộng đồng.

Trao học bổng khuyến khích học tập tại Phường 2 - Đà Lạt.

TUẤN HƯƠNG

Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất 2018, một niềm vui lớn đến với

ngành Giáo dục Lâm Đồng khi Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Đàm Thị Kinh chia sẻ thông tin: sau hơn 10 năm, kể từ ngày Lâm Đồng sáp nhập thi chung với cả nước, thì lần đầu tiên toàn tỉnh có giải nhất học sinh giỏi quốc gia. (Nhiều năm trước, khi cả nước chia thành 2 bảng: bảng A dành cho những địa phương vốn có thành tích giáo dục nổi trội, Lâm Đồng xếp ở bảng B với những địa phương trung bình thì cũng đã có lần đoạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia. Tuy nhiên, từ khi xếp chung với cả nước thì đây là lần đầu tiên, Lâm Đồng có giải nhất).

Chúng tôi tìm đến Trường THPT Chuyên Thăng Long (Đà Lạt), nơi “thu về” được “quả ngọt” thành tích trên. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thăng Long phấn khởi cho biết: “Kết quả này nhà trường mong chờ đã lâu lắm rồi. Trong những năm qua, trường luôn chú trọng đến giáo dục mũi nhọn, 3 năm trở lại đây, năm nào nhà trường cũng đoạt 22 giải học sinh giỏi quốc gia trở lên và duy trì có học sinh đoạt giải nhì. Nhưng đây là năm đầu tiên kể từ khi thành lập, trường

“Quả ngọt” đầu mùa…Lần đầu tiên, Lâm Đồng có giải nhất học sinh giỏi quốc gia. Điều này hứa hẹn sẽ như “quả ngọt” mở đầu cho những “vụ mùa” bội thu về thành tích giáo dục mũi nhọn…

mới có giải nhất. Đây là niềm vinh dự và là động lực để trường nỗ lực nâng dần chất lượng cũng như số lượng giải đồng đều ở các môn”.

Vừa nói, cô hiệu trưởng vừa dẫn chúng tôi đến phòng thực hành vi tính, nơi có cậu học trò Dương Quốc Hưng và “quân sư” môn Tin học Nguyễn Ngọc Tuấn đang miệt mài chuẩn bị cho Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế. Quả không sai, không phải “hổ phụ sinh hổ tử” thì cũng là “thầy nào, trò nấy”. Thầy

Nguyễn Ngọc Tuấn được biết đến là người “truyền lửa” đam mê Tin học cho học trò, và dưới sự hướng dẫn của thầy, hầu như năm nào học sinh Trường THPT Chuyên Thăng Long cũng đều đặn “rinh” về giải học sinh giỏi quốc gia môn Tin học. Trong đôi mắt người thầy chuyên về lập trình máy tính vốn ít lời nhưng ánh lên sự say mê Tin học và niềm tự hào khi nói về cậu học trò “cưng” Dương Quốc Hưng: “Đoạt được thành tích như vậy, phải nói Hưng rất xứng đáng. Em hội tụ được 3 yếu tố để có kết

quả này: thông minh, chịu khó và quản lý cảm xúc tốt. Bên cạnh đó, em có môi trường giáo dục rất tốt khi được gia đình quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để em thỏa niềm say mê Tin học”.

Hưng đến với môn Tin học bằng niềm đam mê và được thầy Tuấn truyền cho “ngọn lửa” ngay từ năm lớp 8 khiến Hưng “ăn Tin học, ngủ Tin học”. Lúc nào trong em niềm thích thú và sự tìm tòi, khám phá ở môn Tin học cũng thôi thúc. “Môn Tin học tương đối khó, nhưng Hưng coi đó là niềm

vui. Thay vì chơi game sau giờ học thì Hưng xem Tin học như một trò giải trí”, đó là nhận xét về Hưng của cậu bạn cùng lớp 12 Tin - Vũ Gia Tuệ.

Sở hữu vốn tiếng Anh khá tốt, đó cũng là lợi thế để Hưng tiếp cận với kiến thức phong phú về Tin học trên Internet. Cùng với đó, Hưng được thầy cô tổ Tin Trường THPT Chuyên Thăng Long cung cấp tài liệu, đặc biệt là thầy Tuấn với cách giảng truyền được “lửa” say mê Tin học. Không những vậy, nhà trường luôn tạo điều kiện cho Hưng cùng học tập với các chuyên gia Tin học trong và ngoài tỉnh. Có lẽ do nhiều yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nên thành tích Hưng gặt hái được từ môn Tin học khá đáng nể: lớp 8 đoạt giải nhì học sinh giỏi cấp thành phố, lớp 9 thi cấp tỉnh đạt điểm tuyệt đối, lớp 10 giải ba học sinh giỏi quốc gia, lớp 11 giải nhì, lớp 10 và 11 Huy chương vàng Kỳ thi Olympic 30/4, lớp 12 giải nhất quốc gia…

“Tuy Tin học không phải là môn chính, nhưng em thấy rất hữu ích vì có tính ứng dụng nhiều, đáp ứng thời đại công nghệ 4.0. Em cảm thấy học Tin học rất thoải mái. Được tuyển thẳng vào đại học, em sẽ chọn Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại học Công nghệ Hà Nội để tiếp tục thỏa niềm đam mê ở ngành Công nghệ thông tin”, Hưng cho biết.

Hưng đam mê Tin học và thoải mái xem đây như một trò giải trí. Ảnh: T.Hương

hoạt động khuyến học của phường. Bên cạnh nguồn quỹ này, phường

cũng chú ý xây dựng các mô hình tương trợ “một giúp một” hoặc nhiều người giúp một trường hợp, xây dựng Quỹ “Tấm lòng vàng” tại các chi hội nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong học tập.

Trong năm 2017, Hội Khuyến học phường đã trích gần 170 triệu đồng để tặng tổng cộng trên 3.000 suất học bổng, tặng xe đạp, sách vở, dụng cụ học tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và các em có thành tích cao trong học tập trên địa bàn phường. Ngoài ra, Hội còn vận động hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường học trên địa bàn.

Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Hội đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội và UBND thành phố Đà Lạt cùng các chi hội khuyến học trong trường tặng quà tết cho 90 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tặng trên 100 phần quà cho các em tại lớp học tình thương (lớp Linh hoạt) tại Tu viện Don Bosco cùng học sinh tại các trường tiểu học Trưng Vương, An Dương Vương với tổng số tiền trên 33 triệu đồng. Nhà dòng Don Bosco trong dịp này cũng hỗ trợ cho nhiều học sinh và giáo viên dạy học tại đây trên 5 triệu đồng.

Nhờ thực hiện tốt các phong trào

Page 14: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

14 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

ĐÔNG ANH

Cung không đủ cầuNhận định về hiện trạng cấp

nước tại Bảo Lộc, ông Lê Trọng Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc, cho biết: Hệ thống cấp nước của TP Bảo Lộc hiện đang đứng trước vấn đề chính là cung không đáp ứng đủ cầu. Hiện, tỷ lệ cấp nước khu nội thị thành phố chỉ đạt khoảng 53% trên tổng số hộ dân cần phải cung cấp nước. Tính đến cuối năm 2017, chỉ có hơn 14.000 khách hàng (tương đương 58.300 người) ở khu vực nội thị được đấu nối cung cấp nước. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cần được cung cấp nước sạch là 110.000 người. Nguyên nhân là do hệ thống cấp nước Bảo Lộc đã được hình thành quá lâu, cách đây hơn 40 năm. Mạng lưới đường ống cấp nước đã quá tải và xuống cấp trầm trọng. Do đó, quá trình sử dụng dễ xảy ra tình trạng bể vỡ và thất thoát nước thường xuyên với tỷ lệ trên 27%. Hệ thống mạng lưới cung cấp nước là mạng vòng dùng cho nước ngầm và hiện tại cũng như trong tương lai không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

Nguồn nước khai thác dùng cho thành phố hiện nay là nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt từ hồ Nam Phương với sản lượng cung cấp 9.000 m3/ ngày đêm. Trong đó, nguồn nước mặt từ hồ Nam Phương chỉ mới được tiếp nhận vào mạng lưới cấp nước của thành phố từ đầu năm 2017 với sản lượng 2.200 m3/ngày đêm, còn lại chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm từ 18 trạm bơm. Chính việc sử dung nguồn cung chủ yếu từ nhà máy khai thác nước ngầm nên không có khả năng nâng công suất khai

Cơ hội từ hai dự án ODATP Bảo Lộc hiện đang triển khai hai dự án về cấp nước và xử lý nước thải từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Vương quốc Bỉ. Hai dự án này khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho thành phố trong việc nâng cao chất lượng sống của người dân, cải thiện hệ thống hạ tầng đô thị và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư.

thác. Mặt khác, theo đánh giá thì trữ lượng nước ngầm đang có chiều hướng sụt giảm trong những năm gần đây và không bền vững, khó kiểm soát. Việc bổ sung nguồn nước mặt từ hồ Nam Phương chỉ đáp ứng cho khu vực hạn chế, không thể nâng công suất tiếp nhận.

Năm 2013, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng là chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP Bảo Lộc và vùng đô thị phụ cận từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Tuy nhiên, do việc triển khai dự án chậm vì nhiều nguyên nhân khác

nhau nên đã quá thời hạn, ADB ngưng triển khai.

Dự án “triệu đô”Từ những nhu cầu bức thiết về

việc cung cấp nước sinh hoạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như TP Bảo Lộc đã có nhiều nỗ lực để triển khai dự án cấp nước cho đô thị Bảo Lộc. Dự án này gồm các hợp phần như kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước, phát triển mở rộng hệ thống cấp nước sạch cho TP Bảo Lộc, xây dựng nhà máy cấp nước với công suất 17.000 m3/ ngày đêm. Đây là dự án “triệu đô” với tổng vốn dự kiến là 19,7 triệu USD, tương đương khoảng 450 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA với lãi suất 0% của Chính phủ Đan Mạch là 367 tỷ đồng (tương đương gần 82%

tổng mức đầu tư), còn lại là nguồn vốn đối ứng trong nước.

Dự án này sẽ nâng cấp, cải tạo mạng lưới cấp nước hiện tại phù hợp với nhu cầu sử dụng nước giai đoạn 2020 và định hướng mở rộng cho giai đoạn sau nhằm đảm bảo cung cấp nước cho toàn bộ dân cư thành phố. Để làm được điều này thì dự án sẽ triển khai xây dựng các công trình mới để nâng công suất cấp nước của hệ thống; trong đó, có xây dựng nhà máy xử lý nước sạch công suất 17.000 m3/ngày đêm. Sau nhiều lần khảo sát, tính toán thì phương án tối ưu được lựa chọn là sử dụng nguồn nước mặt từ hồ Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm) bơm về nhà máy được xây dựng tại phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc) để xử lý. Sau đó, nước

Hiện chỉ có 53% cư dân TP Bảo Lộc được đấu nối cung cấp nguồn nước sinh hoạt. Ảnh: Đ.Anh

Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Tài sản công theo quy định của Nghị định này bao gồm: Đất đai, nhà ở; Xe ô tô; Máy móc, thiết bị. Trong đó, Nghị định quy định việc thu hồi nhà, đất công được áp dụng trong các trường hợp như: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng liên tục quá 12 tháng; Sử dụng nhà, đất không đúng quy định; Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng nhà, đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; Nhà, đất được giao nhưng không còn nhu cầu

sử dụng… Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền quyết định thu hồi đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý; UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý…

Cũng theo Nghị định này, hình thức chuyển mục đích sử dụng đất chỉ áp dụng với nhà, đất do doanh nghiệp Nhà nước quản lý, sử dụng. Riêng việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản chỉ áp dụng với doanh nghiệp Nhà nước đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về kinh doanh bất động sản… M.Đ

Đất công không sử dụng quá 12 tháng sẽ bị thu hồi

sạch sẽ được đưa vào mạng truyền dẫn và mạng lưới đường ống đấu nối đến các hộ sử dụng nước.

Song song với dự án cấp nước thì hiện tại TP Bảo Lộc cũng đang triển khai dự án Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực trung tâm TP Bảo Lộc với công suất 10.000 m3/ngày đêm. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án là hơn 395 tỷ đồng; trong đó, vốn ODA từ Vương quốc Bỉ là hơn 288 tỷ đồng (lãi suất 0%), còn lại là vốn đối ứng trong nước. Cả hai dự án này đều là công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020. Theo ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, cấp nước và xử lý nước thải là lĩnh vực môi trường tất yếu không thể thiếu trong đời sống dân cư đô thị. Hiện tại, dự án cấp nước từ nguồn vốn ODA đã được UBND tỉnh Lâm Đồng trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ ra quyết định đầu tư. Khi đã có quyết định đầu tư của Chính phủ thì các ngành chức năng sẽ triển khai hợp đồng tài chính về ODA. Dự kiến, trong quý 3/2018, dự án cấp nước sẽ được khởi công. Liên quan đến việc xử lý nước thải từ dự án ODA của Vương quốc Bỉ thì hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm việc với Đại sứ quán Bỉ để hoàn thành các thủ tục, lựa chọn phương thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Một khi hai dự án này hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì hạ tầng đô thị của TP Bảo Lộc sẽ được nâng lên, chất lượng hưởng thụ của người dân đô thị về nguồn nước và môi trường được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các dự án đầu tư. Quan trọng hơn, khi dự án đi vào hoạt động thì có thể đưa lên sàn để đấu giá rộng rãi, góp phần để dự án ngày càng được phát triển, đảm bảo việc thu hồi nguồn vốn.

... Rồi tiến thẳng vào con đường mạt lộ... rồi: sụp đổ!”. Một lần quay trở về kinh thăm thượng hoàng Trần Nghệ Tông, Chu Văn An muốn thông qua thượng hoàng để răn vua con đương kim Trần Dụ Tông hãy dạy cho đám quan lại biết lo cho sự thái bình, an lạc của bá tánh để giữ nước và gìn giữ sự bền vững của triều đại hơn là lo cho việc vinh thân phì gia: “Tâu bệ hạ, một khi các quan lại trong bộ máy triều đình chỉ biết tranh đoạt của cải của nhà nước, vơ vét tiền của của dân để làm giàu, thì lòng dân ly tán, thế nước từ đó suy yếu”. Là một quốc sĩ lỗi lạc, luôn nặng lòng với xã tắc, Chu Văn An muốn trút cả nỗi lòng mình như một dự báo gửi đến thượng hoàng Nghệ Tông về sự tồn vong của triều đại, ông nói: “Nước có đạo thì qui tụ được kẻ sĩ, nước vô đạo thì kẻ sĩ tản mác, ẩn lánh. Khi kẻ sĩ đã tản mác, ẩn lánh thì bên cạnh

nhà vua chỉ thuần một lũ sâu mọt”. Mà không phải chỉ một Chu Văn An trăn trở, nhiều năm trước đó vị vua đời thứ 3 cùa triều Trần, vua Trần Nhân Tông một vị vua anh minh và nhân từ đã từng lo lắng cảnh báo: “Bộ máy cai trị dùng được nhiều người tài đức từ nơi triều chính tới các phủ, lộ, châu, quận và cả hương ấp nữa, thì nước không mạnh là điều xưa nay chưa từng thấy. Trái lại những kẻ bất tài, vô hạnh, tham bẩn ngự trị nơi triều chính và lẩn khuất khắp mọi nơi, thì nước không suy yếu rồi sụp đổ cũng là việc xưa nay chưa từng thấy”. Sau khi nhường ngôi, vua Nhân Tông lên núi Yên Tử tu tập, người đời gọi ông là Phật Hoàng, nhưng trong một chuyến trở lại kinh thành, tình cờ xem được cuốn sổ lương của triều đình, ông đã tức giận quẳng cuốn sổ ra sân và thét lên: “Đất nước bé bằng bàn tay mà nhiều quan đến thế thì làm sao

dân sống nổi!”. Lòng nhân từ của ông đã làm cho ông nổi giận trước những vô cảm của vua quan đời sau đối với dân với nước!

Tiếp nối truyền thống về bản lĩnh, mưu lược và trên dưới một lòng của triều Trần trong những năm chống quân Nguyên - Mông xâm lược - một đội quân nắm trong tay gần cả thế giới, bằng chiến lược đi từ cầm cự, lui binh rồi chọn thời cơ phản công để giành thắng lợi như chẻ tre của Hưng Đạo Đại Vương đã trở thành cách đánh của Việt Nam, truyền lại cho con cháu muôn đời sau…

Cho hay, từ ngàn xưa đến nay vẫn vậy, nhân dân công bằng, những gì tốt đẹp sẽ được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng và những gì nhân dân không hưởng ứng có thể là điều chưa tốt đẹp, xem đó như một thước đo để tư duy và làm tốt hơn chăng!

Đất nước sang xuân 2018

Đọc sách… TIẾP TRANG 12

Page 15: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

15 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

Tưng bừng Hội đua thuyền truyền thống Xuân Mậu Tuất

QUỲNH UYỂN

Sáng 20/2/2018 (tức mồng 5 Tết Mậu Tuất), huyện Đạ Tẻh đã tổ chức Hội đua

thuyền truyền thống với sự tham dự của hơn 150 vận động viên đến từ 11/12 xã, thị trấn trong huyện.

Ngay từ sáng sớm hàng ngàn người dân từ khắp các ngả đường đã nỗ nức đổ về hồ Đạ Hàm (xã An Nhơn) - Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, nơi diễn ra ngày hội. Giải đua sôi nổi gay cấn ở cả 2 nội dung thi đấu với 2 cự ly gồm: nội dung đua tuyển dành cho 7 vận động viên trên đường đua 1.500 m và nội dung đua phong trào dành cho 5 vận động viên trên đường đua 1.000 m. Trong tiếng trống thúc giục, cùng tiếng reo hò vang động mặt hồ, những mái chèo khua nước nhịp nhàng khiến đoàn thuyền như lao về phía trước. Tinh

thần thi đấu quyết liệt tạo nên pha tranh tài gay cấn cuốn hút người theo dõi, cổ vũ cuồng nhiệt.

Đua thuyền là môn thể thao quen thuộc của cư dân nông nghiệp, của văn hóa văn minh lúa nước; là vựa lúa của Lâm Đồng với nhiều hồ thủy lợi đã trở thành danh lam thắng cảnh, từ nhiều năm qua hội đua thuyền đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc ở Đạ Tẻh nhân dịp xuân mới. Phát biểu tại ngày hội, ông Nguyễn Mạnh Việt - UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh đã khẳng định Giải đua thuyền đầu xuân của huyện đã trở thành một hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống có sức ảnh hưởng lớn, cuốn hút đông đảo người dân, được nhân dân trong huyện mong chờ. Riêng hội đua thuyền xuân 2018 này có ý nghĩa đặc biệt vì đây là một trong

các môn thi đấu của Đại hội Thể dục thể thao toàn huyện lần thứ 4, kết quả của hội đua sẽ được tính vào thành tích chung của đại hội, nên giải đua càng có sức thu hút lớn. Vì vậy, ngay từ cách đây nhiều tháng, các xã, thị trấn đã chuẩn bị chu đáo cho giải đấu từ việc tuyển chọn tay đua (biết bơi, có sức khỏe), đến việc tập luyện nghiêm túc, từ đó tạo nên không khí tưng bừng, tinh thần thi đấu thượng võ của ngày hội.

Kết thúc hội đua, Ban tổ chức đã trao 21 giải thưởng cho các đội tuyển ở cả 2 nội dung thi đấu, trong đó 2 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 17 giải khuyến khích; cụ thể, ở nội dung 1.500 m, giải nhất: đơn vị xã Quảng Trị, giải nhì: xã An Nhơn, giải ba: xã Mỹ Đức; ở nội dung 1.000 m, giải nhất: xã Hương Lâm, giải nhì: xã Đạ Lây, giải ba: xã Quảng Trị.

Ông Trương Thái Anh Quốc - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đạ Tẻh đánh trống khai hội.

Các tay đua sẵn sàng.

Niềm vui chiến thắng.

Trao cúp vàng cho các vận động viên xuất sắc giành vô địch.

Cạnh tranh quyết liệt.

Từ sáng sớm hàng ngàn người nô nức trẩy hội.

Page 16: NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Hướng đi …baolamdong.vn/upload/others/201802/27373_BLD_so_tan_nien_2018.pdf · một con số quá ấn tượng, tổng thu từ

16 THỨ NĂM 22 - 2 - 2018Tân niên

GIAÙ5.000ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Xuân Mậu TuấtBÁO LÂM ĐỒNG

2 18

HUYỆN ỦY - HĐND - UBND - UBMTTQVN HUYỆN LẠC DƯƠNG

Chúc Mừng Năm MớiXuân Mậu Tuất

An khang - Thịnh vượng

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018:- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 93,94 tỷ đồng; - Tổng thu ngân sách địa phương 247,739 tỷ đồng; - Thu hút 1,5 triệu lượt khách du lịch; - Tỷ lệ hộ nghèo chung giảm 2%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 3%; - Duy trì tỷ lệ che phủ rừng 85%...

T/M HUYỆN ỦY - HĐND - UBND - UBMTTQVN HUYỆN LẠC DƯƠNGBí thư

Nguyễn Duy Hải

Chúc Mừng Năm Mới

Với mục đích “nâng giá trị cuộc sống”, những năm qua, Vietinbank, Chi nhánh Lâm Đồng đã nỗ lực lớn cho khách hàng địa phương vay vốn để phát triển kinh tế. Nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018, Vietinbank, Chi nhánh Lâm Đồng kính chúc quý khách hàng một năm mới

AN KHANG - THỊNH VƯỢNG - HẠNH PHÚC!

Trụ sở chính:Số 5 Lê Đại Hành, Phường 3, TP Đà Lạt.Điện thoại: (0263).382494 - 3822495 - 3822496. Fax: (0263) 3822782.

Phòng giao dịch Đà Lạt:Số 46-48 , Khu Hòa Bình, P.I, TP Đà Lạt.Điện thoại: (0263)3510853 - 3510867. Fax: (0263)3510119.

Phòng giao dịch Đức Trọng:Km270 Quốc lộ 20, TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.Điện thoại: (0263)3647195 - 3647196 - 3647197. Fax: (0263)3647198.

Phòng giao dịch Phan Chu Trinh, Đà Lạt:Lô A 5, A 6, KQH Phan Chu Trinh, TP Đà Lạt.Điện thoại: (0263)3829998. Fax: (0263)3550315.

Phòng giao dịch Trần Phú, Đà Lạt:Số I, Lê Hồng Phong, P.3, TP Đà Lạt.Điện thoại: (0263)3559979. Fax: (0263)3559980.

Phòng giao dịch Đơn Dương:Số 126, đường 2 tháng 4, TT Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.Điện thoại: (0263)3631386. Fax: (0263)3631368.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo

Hộ Nguyễn Văn Hán được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số R 205764 ngày 5/1/2001 vào sổ theo dõi số 3287/QSDĐ, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 11, 12, 13, 14 tờ bản đồ số 01, xã Đinh Trang Hòa, tổng diện tích 6.163 m2 CLN.

Năm 2007, hộ Nguyễn Văn Hán chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Lê Thanh Tùng thường trú tại Lộc Phát, Bảo Lộc, Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ Nguyễn Văn Hán đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Lê Thanh Tùng.

Hiện nay, hộ Nguyễn Văn Hán ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Trang Hòa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kề từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp đổi giấy CNQSD đất cho ông (bà) Lê Thanh Tùng theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/v chuyển nhượng QSDĐ không lập thủ tục theo quy định

của pháp luật tại xã Đinh Trang Hòa

“Hành động mạnh mẽ, đồng bộ” các chỉ tiêu kinh tếVới chủ đề “Hành động

mạnh mẽ, đồng bộ” trong năm 2018, Lâm Đồng phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế gồm: tăng 8,5 - 8,7% GRDP so với năm 2017; ngành nông lâm thủy, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm lần lượt trong cơ cấu kinh tế là 45,7%, 17,2% và 37,2%; tổng thu ngân sách 6.750 tỷ đồng; từ 26.000 - 26.500 tỷ đồng đầu tư phát triển toàn xã hội; 630

triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu; 6,5 triệu lượt khách du lịch; 59 triệu đồng GRDP bình quân đầu người.

Lâm Đồng xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại theo Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy; xây dựng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ

diệu từ đất lành”. Dịp kỷ niệm 125 năm Đà

Lạt hình thành và phát triển sẽ tiến hành khởi công Dự án Khu Trung tâm Hòa Bình. Các doanh nghiệp Lâm Đồng được tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, du lịch, nhằm ổn định và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm lợi thế so sánh của mình…

VĂN VIỆT

Chủ rừng được sử dụng toàn bộ tiền dịch vụ môi trường rừngTheo Thông tư số 04/2018/

TT-BTC ngày 17/1/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được sử dụng toàn bộ số tiền dịch vụ môi trường rừng để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống.

Đối với chủ rừng là tổ chức không khoán bảo vệ rừng hoặc khoán một phần diện

tích, phần diện tích còn lại chủ rừng tự bảo vệ thì toàn bộ số tiền nhận được tương ứng với diện tích rừng tự bảo vệ được coi là nguồn thu của chủ rừng.

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, các đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng phải chịu trách nhiệm công khai danh sách đối tượng được chi trả, kế hoạch chi trả hàng quý,

hàng năm theo quy chế dân chủ tại cơ sở bằng các hình thức: Niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và tại nơi họp cộng đồng dân cư thôn, bản…; Thông báo bằng văn bản; hệ thống truyền thanh của xã, thôn, bản.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5/3/2018; thay thế Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC.

M.ĐẠO