88
МИНИСТЕРСТВО ОБРАЗОВАНИЯ И НАУКИ РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ федеральное государственное бюджетное образовательное учреждение высшего профессионального образования «УЛЬЯНОВСКИЙ ГОСУДАРСТВЕННЫЙ ТЕХНИЧЕСКИЙ УНИВЕРСИТЕТ» СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ ЭКОНОМИКИ Сборник научных трудов Международной научно-практическая конференция г. Ульяновск, 25 мая 2015 года Ульяновск УлГТУ 2015

СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

МИНИСТЕРСТВО ОБРАЗОВАНИЯ И НАУКИ РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ федеральное государственное бюджетное образовательное учреждение

высшего профессионального образования «УЛЬЯНОВСКИЙ ГОСУДАРСТВЕННЫЙ ТЕХНИЧЕСКИЙ УНИВЕРСИТЕТ»

СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ ЭКОНОМИКИ

Сборник научных трудов Международной научно-практическая конференция

г. Ульяновск, 25 мая 2015 года

Ульяновск УлГТУ

2015

Page 2: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

УДК 330.12 ББК 65.013 С40

Общая редакция: О. С. Штурмина, кандидат экономических наук Редакционная коллегия: профессор, к.э.н. Барт Л. В. доцент, к.э.н. Сафиуллин А. Р.

Современные тенденции развития мировой экономики : сборник научных трудов / под ред. О. С. Штурминой. – Ульяновск : УлГТУ, 2015. – 87 с.

В сборнике представлены статьи участников Международной научно-практической конференции «Современные тенденции развития мировой экономики», организованной и проведенной 25 мая 2015 года кафедрой «Экономическая теория» Ульяновского государственного технического университета. Освещаются различные аспекты трансформации современной мировой экономик.

Статьи печатаются в авторской редакции. Рекомендуется студентам, магистрантам, аспирантам, молодым ученым.

УДК 330.12 ББК 65.013

© Коллектив авторов, 2015 © Оформление. УлГТУ, 2015

С 40

Page 3: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

3

СОДЕРЖАНИЕ

ВВЕДЕНИЕ .......................................................................................................... 4

Во Дай Лыок (г. Ханой, Вьетнам) Экономическое развитие Вьетнама: проблемы и решения ............................. 5

Во Дай Комбс (г. Ханой, Вьетнам) Проблемы обеспечения развития Вьетнама ..................................................... 32

Сафиуллин А.Р. (г. Ульяновск) Общественное благосостояние в экономике знаний ....................................... 36

Барт Л.В., Лопастейская В.Д. (г. Ульяновск) Модернизация экономики как условие экономической безопасности России ................................................................................................................... 44

Ананьева Н.А. (г. Москва), Анюрова Н.Н., Рыбкина М.В. (г. Ульяновск) Анализ по трудовым мигрантам Чувашской Республики .............................. 54

Александров А. А. (г. Ульяновск) Проблемы качественного экономического роста в России ............................ 64

Штурмина О. С. (г. Ульяновск), Долинина С. Н. (г. Казань) Роль интеллектуальной собственности в инновационном процессе ............ 69

Коннова О. (г. Ульяновск) Эволюция теории экономики знаний ................................................................ 77

Алексеева А. (г. Ульяновск) Влияние инновационных факторов на темпы экономического роста России ................................................................................................................... 83

ЗАКЛЮЧЕНИЕ ................................................................................................. 86

Page 4: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

4

ВВЕДЕНИЕ

Экономические санкции в начале XXI в., как и в ХХ в., остаются важным, хотя и обоюдоострым, инструментом внешней политики и международной дипломатии. Принимаемые на ограниченный срок, они могут оказывать длительное воздействие, и в полной мере экономика ощущает их эффект не сразу, а спустя определенное время. Многие негативные последствия – снижение темпов прироста ВВП, потеря рабочих мест и возможностей развития предпринимательского сектора проявляются с временным лагом. Кроме того, санкции отменяют не всегда так же быстро, как вводят.

Многие эксперты предлагает различные прогнозы последствий введения ограничительных мер для России, Евросоюза, США, Ирана, Израиля и мировой экономики в целом. Кроме того, аналитики сходятся во мнении, что в будущем экономическим центром мира может стать Восточная и Юго-Восточная Азия (Китай, Япония, Южная Корея, новые развитые и новые индустриальные страны), на которые уже сейчас приходится 30% мирового ВВП, т.е. больше, чем его производят в Европе или Северной Америке, причем роль экономического лидера здесь переходит от Японии к Китаю. Позиции этого региона усиливаются также из-за того, что он становится центром Притяжения соседних регионов с потенциально высокими темпа ми роста – Южной Азии, Северной Америки, Латинской Америки, Австралии и Океании и, возможно, России. Этот огромный макрорегион мира называют Азиатско-Тихоокеанским. Вероятно, что в первые десятилетия XXI в. события, которые будут происходить здесь (а не в Европе и Северной Америке, как в XIX в.), определят ход экономического развития мира.

25 мая 2015 года кафедрой «Экономическая теория» Ульяновского государственного технического университета была проведена Международная научно-практическая конференция «Современные тенденции развития мировой экономики», в которой приняли участие ученые и исследователи из Вьетнама и России.

Page 5: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

5

ЭКОНОМИЧЕСКОЕ РАЗВИТИЕ ВЬЕТНАМА: ПРОБЛЕМЫ И РЕШЕНИЯ

Во Дай Лыок (г. Ханой, Вьетнам)

Ключевые слова: экономический рост, социальная справедливость, неравенство в уровнях развития, программы сокращения бедности, развитие рынка, борьба с коррупцией. В статье раскрываются факторы, обеспечивающие экономический рост во Вьетнаме, особую роль среди которых занимают реализация государственных программ по сокращению бедности. Расширение рыночных отношений наряду с борьбой с коррупцией власти оказали свой положительный эффект на экономику.

NHữNG VấN Đề PHÁT TRIểN ở VIệT NAM - GIảI PHÁP

PGS. TSKH Võ Đại Lược Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam

Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng Hà Nội, Việt Nam

Từ thập kỷ 90 đến nay, Việt Nam đã thực sự bước vào thời kỳ phát triển

trên nhiều mặt với những thành tựu nổi bật về tăng trưởng cao, về xoá đói giảm nghèo, về phát triển con người, về hội nhập quốc tế… Tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối diện với không ít vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu khách quan khoa học, đề có thể có những giải pháp phù hợp. Những vấn đề đó có thể là tăng trưởng và công bằng xã hội, phát triển thị trường, hội nhập quốc tế, hoàn thiện hệ thống thể chế, cải cách chính phủ và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Bài này sẽ không đi sâu phân tích cụ thể từng vấn đề trên, mà chỉ đi sâu vào những khía cạnh bức xúc của một số vấn đề, từ đó nêu ra một số giải pháp.

Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao 7 - 8% một năm, đó là một thực tế. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn không, và tăng trưởng cao đó có đi cùng với tiến bộ và công bằng xã hội không?

Page 6: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

6

Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn, vì Việt Nam vẫn còn là một nước kém phát triển, những khả năng phát triển theo chiều rộng còn rất lớn, tiềm năng lao động tiền công thấp còn lớn, còn điều kiện sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước có hiệu quả, khả năng khai mở thị trường trong và ngoài nước còn nhiều, còn nhiều khả năng ứng dụng công nghệ nhập khẩu có hiệu quả, các tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác còn lớn v.v..

Về tiềm năng lao động. Năm 2002 Việt Nam có 38,75 triệu lao động chiếm 48,3% dân số, trong đó 66% lao động trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản, số người thất nghiệp ở các thành phố khoảng 6%, thời gian nhàn rỗi của lao động nông thôn hiện khoảng 25%. Việt Nam về cơ bản đã xoá nạn mù chữ, đang phấn đấu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tiền lương của lao động Việt Nam nói chung còn thấp hơn các quốc gia trong khu vực. Nhược điểm căn bản của lao động Việt Nam là thiếu đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 84,2% tổng số lao động (2002). Số lượng lao động Việt Nam đông đảo có văn hoá, nếu được đào tạo chuyên môn kỹ thuật tốt, đó sẽ là một nguồn lực phát triển rất cơ bản của Việt Nam.

Về nguồn vốn. Nguồn vốn tiền tiết kiệm của dân cư trên GDP của Việt Nam vào loại cao khoảng 30% GDP. Các loại thu nhập ngoại tệ do xuất khẩu lao động, thu từ du lịch, kiều hối… hàng năm ước tính khoảng 6-7 tỷ USD. Nguồn vốn ODA hàng năm được các nhà tài trợ cam kết khoảng trên 2 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cam kết trong những năm 1996, 1997 đã tới 6-7 tỷ USD, tuy trong những năm gần đây đã giảm mạnh, năm 2004 đã tăng lên hơn 4 tỷ USD. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Việt Nam chưa có chủ trương tiếp nhận rõ rệt. Nếu Việt Nam có cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả, khả năng gia tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển ở Việt Nam còn lớn.

Về thị trường. Việt Nam về cơ bản mới có thị trường hàng hoá, còn thị trường dịch vụ, thị trường tiền tệ, vốn, bất động sản thực sự mới chỉ manh nha. Một khi những thị trường này phát triển, thì đó là một nguồn lực hết sức to lớn cho sự phát triển.Việt Nam chưa là thành viên của WTO, do vậy cánh cửa của

Page 7: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

7

các thị trường của các quốc gia thành viên WTO chưa thực sự được mở, Việt Nam cũng chưa ký kết các Hiệp nghị thương mại tự do song phương với những trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Việt Nam gia nhập WTO ký kết các Hiệp nghị thương mại tự do song phương với các nền kinh tế lớn, thì đó sẽ là một cơ hội mở rộng thị trường bên ngoài vô cùng to lớn.

Về công nghệ. Trình độ công nghệ của Việt Nam hiện là thấp xa so với những nước tiên tiến. Một nước đi sau sẽ có những lợi thế do nhập khẩu công nghệ mang lại. Cho đến nay Việt Nam mới chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, chưa nhập các bằng sáng chế, phát minh, các ý tưởng công nghệ… do vậy tiềm năng này còn rất lớn.

Về tài nguyên. Các nguồn tài nguyên của Việt Nam như dầu khí, bô- xít, đất hiếm, đặc biệt là vị trí địa lý thuận lợi chưa được thăm dò khai thác bao nhiêu. Đó là một nguồn lực quan trọng cho phát triển.

Về thể chế. Có thể nói nguồn lực về thể chế ở Việt Nam hiện còn rất lớn, vì các thể chế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hoặc còn chưa hoàn thiện, hoặc thiếu vắng. Chỉ cần Việt Nam xem xét, ban hành các thể chế pháp luật phù hợp với các thông lệ quốc tế hiện nay cũng đã đủ tạo ra một hành lang phát triển thông thoáng cho nền kinh tế Việt Nam.

Ngoài những nguồn lực trên, còn có thể có những nguồn lực khác như truyền thống dân tộc, văn hoá dân tộc… Nếu biết phát huy sử dụng, cũng sẽ là một nguồn lực to lớn.

Thực tế khu vực cũng cho thấy những quốc gia láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc đã có tốc độ tăng trưởng cao 9- 10% năm kéo dài trong nhiều năm, một số tỉnh ven biển của Trung Quốc như Thượng Hải, Quảng Châu, Phúc Kiến… có quy mô lớn bằng cả Việt Nam cũng đã có tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 10% kéo dài vài chục năm nay. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã có tốc độ tăng trưởng "thần kỳ". Việt Nam hoàn toàn có đủ những nguồn lực cho một sự tăng trưởng và phát triển với nhịp độ cao, vấn đề là cần có những chính sách, thể chế, chiến lược phát triển thích hợp để tận dụng có hiệu quả các nguồn trên.

Page 8: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

8

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một vấn đề bức xúc đối với mọi quốc gia, cũng như đối với Việt Nam.

Mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ thập kỷ 90 đến nay là khá cao chỉ sau Trung Quốc. Điều này đã là một thực tế, được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tăng trưởng kinh tế cao đã mang lại nhiều hệ quả tích cực về xã hội: gia tăng các khoản thu của chính phủ đặc biệt là thuế, phí và lệ phí, mức tăng này hàng năm từ 2000 đến 2003 đạt khoảng 17,5% đến 20,7%- đây là cơ sở quan trọng để chính phủ có thể gia tăng chi cho phát triển giáo dục, y tế, các chương trình an

sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo,[1] đảm bảo việc làm cho những người đến tuổi lao động, tỷ lệ nhóm người này ở Việt Nam hàng năm cao nhất thế giới,[2] theo đánh giá của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam ở Hà Nội, tháng 12/2003 tỷ lệ này là 85% đối với nam và 83% đối với nữ (2002).

Sự tăng trưởng kinh tế cao ở Việt Nam đã đi liền với sự gia tăng chênh lệch về phát triển và bất bình đẳng.

Thứ nhất, việc gia tăng sự chênh lệch về phát triển liệu có là cần thiết? Đối với Việt Nam, một quốc gia đang chuyển từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, thì sự gia tăng chênh lệch phát triển là cần thiết, xét về mặt tạo động lực phát triển, tạo lập cơ chế cạnh tranh… Không ít người ở Việt Nam hiện đang phê phán mạnh mẽ sự gia tăng chênh lệch phát triển, xem đó như là mặt trái của kinh tế thị trường, và yêu cầu phải hạn chế, phải thu hẹp sự chênh lệch phát triển này. Người ta có thể đưa ra câu hỏi Trung Quốc đã có cả chiến lược phát triển miền Tây để giảm bớt sự chênh lệch này, tại sao Việt Nam chưa có? Nước ta đang chuyển từ cơ chế phân phối bình quân - cả nước nghèo như nhau, sang cơ chế phân phối theo thị trường - tạo ra sự chênh lệch phát triển - đây là một trong những điểm mấu chốt của sự tăng trưởng và phát triển của nước ta. Nếu thu hẹp, hay xoá bỏ sự chênh lệch này, trở về cơ chế phân phối bình quân, thì xem như nước ta sẽ không có đổi mới. Vấn đề chỉ là ở chỗ mức chênh lệch phát triển ở nước ta hiện đã quá cao chưa, đã dẫn tới những bất ổn xã hội chưa? So sánh với các quốc gia trong khu vực và thế giới có cùng trình độ phát triển như nước ta, thì mức độ chênh lệch phát triển ở nước ta còn thấp hơn, và điều quan trọng là

Page 9: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

9

chưa dẫn tới những vấn đề bất ổn xã hội nghiêm trọng. Do vậy, chưa nên đặt vấn đề phải hạn chế hay thu hẹp, và phải xem đó là một kết quả của quá trình đổi mới, mặt tích cực của kinh tế thị trường.

Thứ hai, phải có những biện pháp loại bỏ những kẻ làm giàu bất hợp pháp, tham nhũng, buôn lậu… Trong số dân cư giàu có lên nhanh chóng nhờ quá trình đổi mới, đa số họ đã làm ăn theo pháp luật, có các nguồn thu hợp pháp. Phải ủng hộ, khuyến khích, động viên tầng lớp giàu có chân chính này. Sự giàu có của họ sẽ góp phần làm gia tăng sự giàu có của đất nước. Tuy nhiên trong số đó cũng có không ít kẻ đã giàu có lên nhờ tham nhũng, buôn lậu, làm ăn bất hợp pháp, phải có những biện pháp răn đe, ngăn chặn và trừng trị thích đáng. Giải pháp trước hết là phải đổi mới hoàn thiện thể chế và chính sách, giảm bớt và loại bỏ những khe hở cho tham nhũng và buôn lậu. Sau đó mới đến những công tác giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp, giám sát, phát hiện và trừng trị những kẻ làm trái pháp luật.

Thứ ba, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Xây dựng một xã hội có nhiều người giàu, không có người nghèo đói, hoặc có người nghèo đói nhưng được xã hội trợ giúp, quan tâm- đó là một định hướng mà Việt Nam lựa chọn. Chương trình xoá đói giảm nghèo đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện có kết quả trong nhiều năm nay là một thể hiện rõ rệt quyết tâm đó, những kết quả thu được là rõ rệt - đã giảm được một nửa số người nghèo trong vòng 10 năm. Có thể nói là chương trình xoá đói giảm nghèo theo nghĩa rộng nhất đã bao gồm toàn bộ chương trình phát triển của Việt Nam, nhưng theo nghĩa hẹp nó chỉ tập trung vào những trợ giúp cho các vùng, các tầng lớp nghèo đói. Tuy nhiên có thể còn phải có những cố gắng tiếp tục hoàn thiện chương trình này theo hướng - xây dựng một hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện hơn, đảm bảo an toàn hơn cho những người gặp rủi ro, cơ lỡ, hỗ trợ tốt hơn cho những vùng nghèo.

Phát triển kinh tế thị trường là một trong những động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của Việt Nam từ thập kỷ 90 đến nay, và đây cũng là lĩnh vực Việt Nam tiến hành những đổi mới sâu rộng nhất và đạt nhiều hành tựu to lớn nhất, và đây cũng là lĩnh vực mà lúc nào cũng có nhiều vấn đề

Page 10: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

10

phức tạp nhất, gây tranh cãi nhiều nhất, ít sự thống nhất ý kiến nhất. Sự phát triển kinh tế thị trường đã bao gồm hầu như tất cả các vấn đề kinh tế từ giá cả, tỷ giá, lãi suất đến các thành phần kinh tế, đến các doanh nghiệp, đến cả hội nhập quốc tế, ngân hàng tài chính và cả các lĩnh vực dịch vụ… Có những vấn đề như "khoán hộ" trong nông nghiệp người ta đã tưởng nó không cần đến giải pháp thị trường, đã quy cho nó vai trò như một giải pháp đột phá quan trọng nhất cho sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam, nhưng thực ra nếu tách "khoán hộ" khỏi sự phát triển của thị trường, khỏi sự tự do hoá thu mua, phân phối lương thực, khỏi sự bãi bỏ chế độ độc quyền kinh doanh lương thực, vật tư nông nhiệp của Nhà nước… thì chế độ "khoán hộ" sẽ không thể có tác dụng gì hoặc chỉ có tác dụng hạn chế. Thực tế cho thấy, chế độ "khoán hộ" ở Việt Nam dã được cho phép chính thức áp dụng từ đầu những năm 80, nhưng mãi đến 1988, Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu lương thực hàng trăm ngàn tấn. Việt Nam vẫn luôn thiếu nông phẩm từ hạt muối, mớ rau. Chỉ từ năm 1989, cơ chế thị trường bắt đầu được áp dụng phổ biến ở Việt Nam, thì nền kinh tế thiếu nông phẩm mới bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thừa nông phẩm, mới xuất khẩu gạo và các nông phẩm khác.

Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường là quá rõ ràng: đã thiết lập được cơ chế thị trường quy định giá cả, tỷ giá, lãi suất; đã hình thành các thị trường cơ bản dù còn sơ khai; các thành phần kinh tế, các chủ doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh đã được khuyến khích phát triển và đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh rộng rãi; hệ thống các luật kinh tế thị trường đã được ban hành tuy còn khiếm khuyết; nền kinh tế đã mở cửa và hội nhập quốc tế v.v. Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường không phải với giá phải trả là suy thoái và trì trệ, mà với phần thưởng là liên tục tăng trưởng cao và mức sống của dân cư được cải thiện.

Vấn đề được đặt ra hiện nay là đối với Việt Nam kinh tế thị trường hiện còn có thể mở rộng, phát triển hơn nữa, liệu còn có vai trò là một động lực tăng trưởng và phát triển quan trọng bậc nhất nữa không?

Page 11: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

11

Có thể nói là kinh tế thị trường ở Việt Nam mới hình thành sơ khai đang còn nhiều lãnh địa để phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu:

Về chiều rộng, còn nhiều thị trường chưa được khai mở ở cả trong nước và ngoài nước. Thị trường vốn và bất động sản mới khởi động, đây là hai thị trường cơ bản, nếu được phát triển chúng sẽ tạo ra một dung lượng thị trường lớn hơn thị trường hàng hoá, và tạo ra một động lực phát triển mạnh mẽ hơn thị trường hàng hoá mà Việt Nam có cho đến nay. Thị trường dịch vụ, thị trường công nghệ, thị trường lao động cũng là những thị trường cực kỳ quan trọng và thường có một thị phần rất đáng kể trong mọi nền kinh tế thị trường, thì ở nước ta chúng lại chiếm một thị phần còn quá nhỏ bé và rất kém phát triển, thậm chí còn không ít lĩnh vực dịch vụ còn chưa có thị trường, do ở đó chỉ có các cơ quan nhà nước làm dịch vụ bao cấp. Nếu tất cả những thị trường này được khai mở và phát triển, chắc chắn thị trường nội địa của nước ta sẽ được mở rộng lớn hơn hiện nay. Thị trường bên ngoài của Việt Nam tuy đã được mở rộng, nhưng thực tế hàng rào bảo hộ của các thị trường này đối với hàng hoá Việt Nam hiện còn khá cao, nên hàng hoá Việt Nam rất khó thâm nhập vào thị trường này. Một ví dụ có thể thấy rõ ràng đó là thị trường Mỹ từ khi Hiệp nghị thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, hàng rào bảo hộ của Mỹ giảm xuống, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng vọt lên hơn 4 lần trong vòng 2 năm (2001-2003). Thị trường bên ngoài này còn rộng mênh mông hơn thị trường trong nước nhiều lần. Có người lo ngại là dù hàng rào bảo hộ của các thị trường bên ngoài được giảm thiểu, thì Việt Nam cũng chưa thể sản xuất được hàng hoá gì xuất khẩu vào các thị trường này. Thực tế cho thấy mối lo ngại đó là không đúng. Vì khi có thị trường, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ tìm mọi cách thiết lập các cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường đó. Khi Trung Quốc gia nhập WTO, các nhà đầu tư bên ngoài đã lập tức đổ tiền của vào Trung Quốc, thành lập các cơ sở sản xuất xuất khẩu ra các thị trường của các nước thành viên WTO, do vậy FDI vào Trung Quốc đã đạt mức cao nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc cũng tăng cao nhất thế giới.

Page 12: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

12

Về chiều sâu, Việt Nam còn phải làm nhiều việc trong lĩnh vực phát triển kinh tế thị trường. Có thể nói là, hiện thị trường Việt Nam còn bị Nhà nước can thiệp trực tiếp quá nhiều, thậm chí đã làm thay thị trường trong không ít trường hợp, đặc biệt là trong việc phân bổ các nguồn lực.

Những hạn chế trên đây là một trong những nguyên nhân làm cho Việt Nam đã bị tụt bậc trong thang bậc xếp hạng các quốc gia về năng lực cạnh tranh do tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện. Năm 2004 Việt Nam đứng thứ 77 trong số 104 nước, tụt 17 bậc so với năm 2003. Nếu so với năm 1998, mức tụt bậc còn nghiêm trọng hơn, tới 38 bậc, năm 1998 Việt Nam xếp thứ 39.

Những hạn chế trên đây có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng có thể kể ra là do những nhận thức về kinh tế thị trường ở Việt Nam còn có những khác biệt xa so với thế giới. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được xác định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khác với các nền kinh tế thị trường hiện đại ở các nước phương Tây trên những phương diện sau đây:

Về chế độ sở hữu, tuy Việt Nam đã thừa nhận mọi thành phần kinh tế đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân, tồn tại lâu dài và bình đẳng, nhưng vẫn còn tồn tại sự khác biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác. Sự khác biệt đã thể hiện trong các chính sách của Nhà nước, và khó tránh khỏi sự phân biệt đối xử. Nhà nước phải ưu đãi cho doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước - một bên có nhiều lợi thế, một bên không có những lợi thế đó. Điều này đã làm méo mó thị trường, giảm thiểu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng cạnh tranh chung của nền kinh tế và môi trường đầu tư.

Về sự quản lý của Nhà nước, ở Việt Nam vai trò quản lý của Nhà nước được xác định cho đến nay là rất rộng và đang lấn át thị trường trên nhiều lĩnh vực. Tư duy kinh tế kế hoạch vẫn còn rất nặng trong các giới chức do lo ngại cho sự giảm thiểu quyền lực quản lý nhà nước, giảm thiểu chế độ "xin-cho" hiện có lợi cho họ.

Page 13: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

13

Với sự quản lý nhà nước quá chặt chẽ và chế độ "xin- cho" khá phổ biến hiện nay thì kinh tế thị trường ở Việt Nam phải phát triển trong một khuôn khổ chật hẹp, méo mó và kém lợi thế là điều khó tránh khỏi.

Về tâm lý xã hội, kinh tế thị trường phát triển ở Việt Nam tất nhiên đã bộc lộ cả những tác động tích cực, lẫn những mặt trái của nó. Nhưng điều đáng lưu ý là tâm lý lo ngại những mặt trái của thị trường, quy tất cả hiện tượng tiêu cực của xã hội từ tham nhũng đến xì ke ma tuý… đều do thị trường đẻ ra lại là tâm lý khá phổ biến. Sự lo ngại này đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Kể từ thập kỷ 90 đến nay, Việt Nam đã có những bước tiến hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: bình thường hoá quan hệ kinh tế với tất cả các nước, với IMF, WB, ADB, gia nhập ASEAN, AFTA, APEC, ký Hiệp nghị thương mại với Mỹ, đang đàm phán gia nhập WTO… những bước tiến này thể hiện thực tế ở chỗ tỷ trọng kim ngạch thương mại so với GDP đã tăng từ dưới 30% thập kỷ 80 lên trên 120% hiện nay, FDI chiếm khoảng 18 - 28% trong tổng đầu tư xã hội, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về cà phê, tiêu, gạo, hạt điều… Tuy nhiên để tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, Việt Nam phải đối diện và giải quyết không ít vấn đề có liên quan đến cả nhận thức và chính sách.

Trước hết, đó là vấn đề mở cửa thị trường trong nước để khai mở thị trường quốc tế. Hiện Việt Nam đã mở cửa thị trường trong nước, nhưng mức độ bảo hộ nói chung vẫn còn cao kể cả về danh nghĩa và thực tế, đặc biệt là so với các quốc gia trong khu vực. Năm 2002 mức thuế danh nghĩa của Việt Nam là

15,9% tính bình quân chung, nhưng mức thuế thực tế lại là 54,2%,[3] do có sự chênh lệch về thuế đáng kể trong các ngành công nghiệp, và nhiều chính sách khuyến khích thay thế nhập khẩu. Mức độ mở cửa các ngành kinh tế của Việt Nam nhất là các ngành dịch vụ cho đầu tư nước ngoài nói chung vẫn còn thấp hơn các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực. Đây chính là một trở ngại quan trọng khi Việt Nam đàm phán khai mở thị trường bên ngoài, đàm phán gia nhập WTO, vì các bên đối tác đều có hàng rào bảo hộ thấp hơn ta và đòi ta phải

Page 14: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

14

hạ thấp hơn hàng rào bảo hộ. Đây cũng là một lý do quan trọng khiến Việt Nam trong nhiều năm liên tục phải nhập siêu, vì hàng rào bảo hộ cao sẽ làm cho chi phí kinh doanh xuất khẩu cao; giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây cũng là một lý do làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam, vì chính sách khuyến khích thay thế nhập khẩu đã định hướng các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh hướng nội với thị trường nội địa hạn hẹp, họ khó có khả năng mở rộng thêm đầu tư. Hàng rào bảo hộ cao còn có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới khả năng mở rộng thị trường trong nước, vì hàng rào bảo hộ cao đã làm tăng giá cả hàng hoá nhập khẩu, hạn chế sức mua của dân chúng trong nước.

Tuy nhiên việc hạ thấp hàng rào bảo hộ và việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ lại vấp phải sự phản ứng của các doanh nghiệp kinh doanh hướng nội, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Trên thực tế, sự phản ứng của khu vực doanh nghiệp hướng nội đã làm trì hoãn quá trình hạ thấp hàng rào bảo hộ và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Có thể có hai sự lựa chọn. Thứ nhất, duy trì mức bảo hộ cao với lộ trình kéo dài để chờ các doanh nghiệp nhà nước nâng cao sức cạnh tranh vươn lên đủ sức đua tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Thực ra Việt Nam đã thực hiện phương án này trong suốt quá trình đổi mới, nhưng trên thực tế những doanh nghiệp được bảo hộ kéo dài đã không nâng cao được sức cạnh tranh như mong muốn, mà họ lại luôn luôn đòi hỏi Nhà nước phải bảo hộ kéo dài nữa. Thứ hai, giảm dần mức bảo hộ và rút ngắn lộ trình bảo hộ. Việt Nam cũng đã thực thi phương án này trên một số lĩnh vực như dệt may, bòng đèn, phích nước, bia, bột giặt, nước giải khát v.v… Thực tế cho thấy, chính những ngành không được bảo hộ này đã phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế, đã phải tự đổi mới công nghệ, quản lý, tổ chức lao động nâng cao chất lượng lao động v.v... để vươn lên, và hiện đó là những ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Trong thời gian tới đây, sức ép của hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam buộc phải giảm mạnh hơn hàng rào bảo hộ và rút ngắn hơn lộ trình bảo hộ, và đây chính là con đường chủ động và tích cực của Việt

Page 15: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

15

Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, là bước đi chủ động và tích cực để mở cửa thị trường của các quốc gia khác. Ta phải sẵn sàng mở cửa thị trường của mình, thì thiên hạ mới mở cửa thị trường của họ, không có chuyện ta chỉ muốn mở cửa thị trường thiên hạ, còn thị trường của ta lại đóng lại.

Thứ hai, đổi mới các chính sách kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Việt Nam đã thực hiện những đổi mới rất quan trọng theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tuy nhiên hiện vẫn còn không ít vấn đề cần tiếp tục giải quyết như: VNĐ chưa chuyển đổi tự do, tỷ giá do thị trường xác định nhưng còn rất hạn chế, chưa mở cửa tiếp nhận các dòng vốn gián tiếp, mức độ mở cửa khu vực dịch vụ còn quá hạn chế v.v. Những vấn đề này rất quan trọng đối với việc hoàn thiện kinh tế thị trường ở Việt Nam nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

Lộ trình chuyển đổi tự do VND hiện chưa được xác định cụ thể. Tuy Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã cho phép chuyển đổi VND trên các tài khoản vãng lai, nhưng phải có điều kiện, chứ chưa phải là tự do. Việt Nam càng hội nhập quốc tế sâu rộng, thì việc chuyển đổi VND tự do là một điều kiện có tính tiên quyết, vì các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế gia tăng đòi hỏi sự trao đổi tiền tệ rộng rãi và tự do. Do vậy Việt Nam cần có một lộ trình cụ thể chuyển đổi tự do VND với một thời hạn phù hợp. Một số người lo ngại, nếu sớm chuyển đổi tự do VND, trong khi Việt Nam chưa có dự trữ ngoại tệ ở mức cần thiết, VN vẫn phải nhập siêu cao, khả năng cạnh tranh yếu kém… thì có thể sẽ có những rủi ro về tiền tệ. Thực tế thế giới cho thấy có không ít quốc gia có dự trữ ngoại tệ không lớn, bị nhập siêu, nhưng họ vẫn thực hiện chế độ chuyển đổi tự do đồng tiền của họ. Nhưng cũng có những nước luôn xuất siêu, có dự trữ ngoại tệ lớn, như Trung Quốc, vẫn thực hiện chế độ chuyển đổi tiền tệ một cách hạn chế (mới hạn chế trên các tài khoản vãng lai). Vậy điều kiện gì có thể cho phép chuyển đổi tự do VND. Đó chính là sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước phù hợp với các điều kiện cụ thể. Chẳng hạn, khi các dòng ngoại tệ đổ vào lớn hơn các dòng ngoại tệ rút ra, thì chính phủ có thể nới lỏng kiểm soát, cho phép hoàn toàn tự do chuyển đổi. Nhưng khi các dòng ngoại tệ rút ra lớn hơn đổ vào, thì Nhà nước

Page 16: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

16

cần có những biện pháp điều tiết như: đánh thuế việc chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ đưa ra khỏi đất nước, quy định một số điều kiện để hạn chế việc rút chạy dòng ngoại tệ ra khỏi đất nước v.v…Chế độ điều tiết và kiểm soát phù hợp của Nhà nước là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo việc chuyển đổi tự do VND không mang lại những rủi ro.

Tự do hoá tỷ giá cũng cần có một lộ trình cụ thể. Tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ ở Việt Nam hiện đã có tính thị trường, tuy còn hạn chế: do biên độ giao động của tỷ giá còn hẹp, các ngân hàng thương mại tham gia thoả thuận mức tỷ giá đến nay phần lớn vẫn là các ngân hàng thương mại quốc doanh…Từ 1996 đến nay VND đã được điều chỉnh theo hướng hạ giá VND liên tục, tuy nhiên VND vẫn có những biểu hiện được đánh giá cao hơn thực tế. Những biểu hiện này là: nhập siêu của Việt Nam quá cao, năm 2004 đã đạt tới 5,5 tỷ USD; mức mất giá VND còn quá thấp so với mức lạm phát (mức mất giá VND năm 2004 dưới 1% trong khi lạm phát dưới 9,5%); lãi suất VND cao hơn lãi suất USD… Nếu mở rộng tự do hoá tỷ giá, nghĩa là mở rộng biên độ giao động và tiến tới bỏ biên độ này, đồng thời mở rộng các thành phần tham gia vào việc xác định tỷ giá, thì tính thị trường của tỷ giá sẽ cao hơn. Nhưng sẽ có lo ngại VND sẽ bị hạ giá quá mức, gây ra những rối loạn về tiền tệ. Thực tế đã không phải như vậy, Trung Quốc năm 1994 đã hạ giá đồng nguyên tới 40%, nhưng đã không gây ra rối loạn gì vì Trung Quốc đã chủ động hạ giá. Ở một số nước Châu Á, đồng nội tệ đã bị phá giá vào năm 1997 là do chính sách tiền tệ, tài chính sai lầm của các quốc gia này như: cố định tỷ giá, đầu tư sai không hiệu quả, chậm tiến hành cải cách cơ cấu…, chứ không phải là do tự do hoá tỷ giá. Hiện nay tất cả các nước phát triển đã thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi, trên 55% các quốc gia đang phát triển cũng đã đi theo hướng này. Đương nhiên ở các quốc gia thực hiện tự do hoá tỷ giá, Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết. Từ năm 2002 đến nay đồng USD luôn bị hạ giá, nhiều quốc gia châu Á đã hạ giá đồng tiền của mình tương ứng để đảm bảo xuất khẩu thuận lợi. Đi theo hướng này Nhật đã bỏ ra hàng trăm tỷ Yên trong mấy năm gần đây mua USD để duy trì đồng Yên không bị lên giá quá mức. Chính phủ Mỹ đã thực thi chính sách hạ giá USD liên tục để giảm bớt

Page 17: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

17

thâm hụt cán cân thương mại. Vậy là chính sách tự do hoá tỷ giá luôn đi theo chính sách điều tiết, quản lý của Nhà nước để đảm bảo duy trì một mức tỷ giá có lợi cho tăng trưởng và phát triển. Việt Nam cần có lộ trình tự do hoá tỷ giá theo hướng này và lộ trình này không thể kéo quá dài.

Các dòng vốn gián tiếp nước ngoài (FPI) hiện chưa được Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích thu hút. Cuộc tháo chạy của các dòng vốn gián tiếp nước ngoài khỏi một số quốc gia Châu Á năm 1997 đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính ở một số nước Châu Á, và đã để lại những ấn tượng rất không tốt. Một số quốc gia, trong đó có Việt Nam đã rất cảnh giác với các dòng vốn này, tới mức thi hành chính sách hầu như đóng cửa đối với các dòng vốn này. Thực ra sự vận động của các dòng vốn gián tiếp từ quốc gia này sang quốc gia khác là một sự vận động bình thường. Ở đâu có mức sinh lợi lớn hơn, thì nguồn vốn này đổ đến và ngược lại. Có một đặc điểm rất nổi bật của dòng vốn này là chúng đổ vào một quốc gia có thể rất nhanh, và khi cần phải rút chạy cũng rất nhanh. Do vậy sự vận động của các dòng vốn này trở thành một tín hiệu nhanh nhạy cho giới đầu tư và kinh doanh nhận biết được đâu là nơi đầu tư có lợi cần đến, đâu là nơi bất lợi phải tránh. Nếu một quốc gia đóng cửa đối với những dòng vốn này, có nghĩa là cắt bỏ tín hiệu phản ánh tình hình biến động của môi trường đầu tư, làm cho các nhà đầu tư và kinh doanh nước ngoài mất phương hướng. Đây là một lý do rất quan trọng làm cho những nước đóng cửa đối với dòng vốn gián tiếp, sẽ kém hấp dẫn đầu tư hơn các quốc gia mở cửa rộng rãi cho các dòng vốn này.

Trước cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính 1997, nhiều nước Đông Á đều đã mở cửa đón nhận dòng vốn gián tiếp nước ngoài, ở Malaixia vốn gián tiếp nước ngoài năm 1993 đã chiếm tới 15,5% GDP, năm 1995 là năm tiếp nhận vốn gián tiếp khá thấp cũng tới 2,4% GDP, ở Trung Quốc vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài năm 1997 đã chiếm tới 0,9% GDP, và những năm trước đó luôn ở mức 0,1-0,6% GDP. Ở Thái Lan, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài năm 1997 chiếm 3% GDP, những năm trước đó luôn ở mức 2-3% GDP. Từ sau năm 1997 ở tất cả các quốc gia này FPI đều giảm, tuy nhiên Trung Quốc vẫn luôn duy trì FPI ở mức 0,1% GDP. Từ năm 1999 Malaixia đã lại thu hút FPI ở mức 0,4% GDP sau 2 năm

Page 18: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

18

giảm . Vây là sau cơn choáng váng do cuộc khủng hoảng 1997 gây ra, các nước châu Á lại thấy sự cần thiết của dòng vốn FPI, và trở lại thi hành chính sách thu hút FPI với sự thận trọng và các biện pháp điều tiết cần thiết hoặc là trực tiếp, hoặc gián tiếp. Những biện pháp chủ yếu bao gồm : mua bán các tài sản ngoại tệ và nội tệ; điều chỉnh tỷ giá; thắt chặt hoặc nới lỏng chính sách tài chính; kiểm soát vốn bằng các biện pháp cấp phép đầu tư gián tiếp, hạn chế ngân hàng vay nợ nước ngoài, hạn chế người nước ngoài rút vốn; điều tiết và giám sát thận trọng đối với các thể chế tài chính nội địa; thiết lập các cơ sở hạ tầng cơ bản của thị trường tài chính.

Thực hiện các biện pháp kiểm soát FPI trên đây đã giúp các nước đang phát triển châu Á có thể hạn chế được những tác động tiêu cực của các dòng vốn FPI và họ đã có thể an tâm hơn thu hút các dòng vốn này.

Việt Nam hiện chưa có luật điều tiết các dòng vốn FPI. Luật đầu tư nước ngoài hiện có ở Việt Nam chỉ có tác dụng điều tiết các dòng vốn đầu tư trực tiếp. Do vậy cần sớm soạn thảo và ban hành một khuôn khổ pháp lý phù hợp với các dòng vốn FPI, có thể theo phương án mở rộng Luật đầu tư nước ngoài - thêm phần cho đầu tư gián tiếp.

Mức độ mở cửa khu vực dịch vụ của Việt Nam hiện còn quá hạn chế. Thị trường dịch vụ ở Việt Nam nói chung còn kém phát triển, tốc độ tăng trưởng thấp và trong nhiều lĩnh vực hầu như chỉ do các doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh với mức độ mở cửa hạn chế. Khu vực dịch vụ chiếm vào khoảng 40% GDP với những hạn chế trên đây đã tác động rất tiêu cực tới sự tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam. Ở đây có những vấn đề về nhận thức cũng như về thực tế cần được xem xét và cần có những giải pháp phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Thứ nhất, các lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam còn khác với thông lệ quốc tế. Theo các tài liệu thống kê hiện nay, Việt Nam không xếp các lĩnh vực xây dựng, hành chính công và quốc phòng vào khu vực dịch vụ, mà gắn xây dựng với khu vực công nghiệp và loại hành chính công và quốc phòng khỏi dịch vụ. Vấn đề đặt ra là liệu Việt Nam có nên theo thông lệ quốc tế xếp các lĩnh vực xây

Page 19: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

19

dựng, hành chính công và quốc phòng vào khu vực dịch vụ không? Theo chúng tôi, có thể trước mắt Việt Nam nên xếp lĩnh vực xây dựng, hành chính công vào khu vực dịch vụ. Lý do đơn giản là về mặt kỹ thuật thống kê Việt Nam không nên khác với các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới, Tổ chức thương mại thế giới.. Vì sự khác biệt về thống kê, sẽ làm cho những thông tin kinh tế Việt Nam khác với các quốc gia khác, gây khó cho việc nghiên cứu tìm hiểu về kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, tình trạng độc quyền kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong khu vực dịch vụ hiện là khá phổ biến. Do vậy giá cả hình thành trong khu vực dịch vụ, phần lớn là những giá cả độc quyền, hoặc do các doanh nghiệp nhà nước độc quyền chi phối, những giá cả này khá cao so với giá cả quốc tế và khu vực, đã làm tăng chi phí đầu vào của mọi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Hơn nữa tình trạng độc quyền kinh doanh dịch vụ còn làm cho chất lượng của các hoạt động dịch vụ suy giảm. Vấn đề trước hết cần được tính tới là giảm bớt và hạn chế tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh dịch vụ, cho phép các doanh nghiệp tư nhân trong nước được quyền kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ. Đây là một điều kiện quan trọng để có thể mở cửa lĩnh vực dịch vụ.

Thứ ba, các lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam được mở cửa rất hạn chế, không ít lĩnh vực hiện còn đóng cửa. Về thương mại,Việt Nam đã cho công ty nước ngoài mở các siêu thị, nhưng hiện còn rất ít. Kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực hầu như chưa cho phép nước ngoài hoạt động, mà các công ty nước ngoài chỉ được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng họ đăng ký sản xuất. Các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, lữ hành quốc tế, vận tải biển, tư vấn, giáo dục, y tế v.v. hầu như còn mở cửa rất hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho lĩnh vực dịch vụ của nước ta phát triển yếu kém và hiện còn khá lạc hậu. Có không ít người cho rằng phải chờ các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam phát triển đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, khi đó mới mở cửa lĩnh vực dịch vụ. Đây là điều khó có thể xảy ra. Trên thực tế càng bảo hộ, càng đóng cửa, các doanh nghiệp dịch vụ càng không chịu đổi mới vươn lên, và càng không thể

Page 20: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

20

cạnh tranh với bên ngoài. Muốn các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam đổi mới, vươn lên, phải mạnh dạn mở cửa, giảm bảo hộ bao cấp, tạo ra sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp này phải phát triển. Đương nhiên cần có một lộ trình mở cửa phù hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này đổi mới, tránh tình trạng hỗn loạn. Song lộ trình mở cửa này không thể quá dài. Cần thiết lập cơ chế quản lý, điều tiết của Nhà nước cả về luật pháp và các cơ quan kiểm soát, để đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng, các doanh nghiệp nhà nước phát triển cùng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Việt Nam đang chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, do vậy yêu cầu đổi mới, thiết lập và hoàn thiện các thể chế kinh tế có vai trò hết sức quan trọng. Việt Nam đã sửa đổi Hiến pháp, đã ban hành nhiều đạo luật từ các bộ Luật dân sự, đến các Luật thương mại, Ngân hàng, đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp… Nhưng cho đến nay hệ thống Luật kinh tế của Việt Nam theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vẫn còn có những khiếm khuyết: Thiếu không ít Luật quan trọng như: luật về thị trường chứng khoán, luật về thị trường bất động sản…, nhiều luật tuy đã ban hành nhưng so với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế còn nhiều điều khoản bất cập cần sửa đổi. Đồng thời bộ máy thực thi luật pháp, và giám sát thực thi luật pháp ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, do vậy tuy có luật kinh tế nhưng hiệu lực của luật không cao. Phần này chỉ đề cập với việc hoàn thiện thể chế, luật pháp ở Việt Nam.

Trước hết, công tác hoàn thiện thể chế phải theo hướng đổi mới tư duy kinh tế trên cơ sở các nguyên tắc của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Những đạo luật nào được soạn thảo theo đúng các nguyên tắc này, thì chúng đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả rõ rệt, chẳng hạn như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài.. Nhưng có không ít đạo luật đã phát huy tác dụng rất yếu, như luật phá sản từ khi ban hành đến nay đã có rất ít doanh nghiệp phá sản theo luật; Luật đất đai đã được sửa nhiều lần, nhưng thị trường đất đai vẫn chưa thể phát triển vận hành theo luật... Vậy những nguyên tắc của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có thể lấy gì làm chuẩn? Có thể nói là các cam kết quốc tế

Page 21: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

21

song phương và đa phương của Việt Nam với các đối tác nước ngoài có thể được xem là những chuẩn mực thể hiện các nguyên tắc của thị trường và hội nhập quốc tế. Các luật kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường đã phát triển và hoàn thiện cũng là những căn cứ hết sức quan trọng để ta có thể tham khảo. Những điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể của nước ta cũng là một chuẩn mực để xem xét và xây dựng các điều luật cho phù hợp. Không ít luật và các chế định của Việt Nam tuy đã được ban hành, nhưng nội dung của chúng vẫn chứa đựng những yếu tố của kinh tế kế hoạch, tập trung, quan liêu, bao cấp. Chẳng hạn, Luật đất đai mới ban hành đã có nhiều sửa đổi, nhưng giá đất vẫn do nhà nước định dù có sát giá thị trường, quy định này đã không phù hợp với nguyên tắc của thị trường. Do vậy việc sửa đổi các thể chế phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế phải là việc làm thường xuyên.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống luật pháp theo những cam kết quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là những cam kết với WTO.

Những cam kết quốc tế song phương và đa phương khi đã được quốc hội Việt Nam thông qua, sẽ là luật pháp Việt Nam, tất cả các Luật pháp khác phải phục tùng những cam kết luật pháp này. Có thể nói, trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều cam kết song phương và đa phương hơn, do vậy ngay từ bây giờ Việt Nam đã phải chuẩn bị một chương trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có tính dự báo tới những cam kết quốc tế sẽ ký như với WTO, hay những cam kết của các hiệp nghị thương mại tự do song phương và khu vực khác. Trung Quốc phải thực hiện một chương trình hoàn thiện hệ thống luật pháp theo những cam kết với WTO trong 3 năm, đã phải huỷ bỏ và thanh lý gần 3000 văn kiện mang tính pháp quy ở Trung ương và hơn 200.000 quy định, pháp quy, mang tính địa phương. Chương trình sửa đổi và ban hành pháp luật mới của Việt Nam hiện là khá đồ sộ, nhưng có thể sẽ chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế nếu chương trình này không có tính dự báo, không tính tới những cam kết mà Việt Nam sẽ ký kết. Mặt khác cách làm luật của Việt Nam hiện nay (từ nghiên cứu, biên soạn, thông qua) có thể nói là đã bất cập với yêu cầu. Cần có sự đổi mới cách làm luật hiện nay theo hướng chuyên môn hơn, và

Page 22: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

22

thông qua luật cũng phải có tri thức, thông tin, chuyên nghiệp hơn. Hiện nay có một thực tế là các chương trình soạn thảo luật pháp của chính phủ luôn không thực hiện được theo đúng thời hạn, do vậy chương trình thông qua luật của Quốc hội cũng khó đảm bảo. Một lý do quan trọng là các bộ ngành của chính phủ đã chưa tập trung nguồn lực phù hợp cho việc soạn thảo luật pháp kể cả về tài chính và nhân lực.

Sự điều hành của chính phủ Việt Nam từ thập kỷ 90 đã có nhiều đổi mới từ việc ban hành thể chế, đến chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức. Tuy nhiên nếu so với yêu cầu phát triển, hoàn thiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, thì còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chức năng của chính phủ.

1. Quan hệ giữa chính phủ và thị trường Ai cũng có thể dễ đồng ý là Chính phủ chỉ làm những gì mà thị trường

không làm được, trong điều kiện cơ chế thị trường đã phát triển hoàn thiện, các thị trường yếu tố đã phát triển đồng bộ…, nghĩa là thị trường đã làm được các chức năng huy động và phân bổ các nguồn lực phát triển của xã hội. Hiện nay ở Việt Nam cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, các loại thị trường yếu tố mới hình thành sơ khai… do vậy chính phủ không thể không làm những việc mà đáng ra là của thị trường. Để chính phủ có thể làm đúng các chức năng của mình, trước hết chính phủ Việt Nam phải hoàn thiện cơ chế thị trường, xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường để chúng có thể gánh vác trách nhiệm huy động và phân bổ các nguồn lực, nghĩa là thị trường phát triển đến đâu chính phủ lui về vị trí đúng của mình đến đó. Một khi các loại thị trường chưa phát triển, cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, chính phủ chưa thể rút lui để tránh tạo ra một khoảng trống quyền lực, Chính phủ phải đảm trách những việc không phải của Chính phủ. Điều đó giải thích Việt Nam tại sao đã chuyển sang kinh tế thị trường, mà chính phủ vẫn thực thi không ít các biện pháp hành chính trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực. Chính phủ chỉ có thể từ bỏ các biện pháp lý hành chính, cơ chế “xin-cho”, cấp phát..., khi thị trường phát triển, hoàn thiện và đảm trách được những công việc đó. Cần có một lộ trình thiết lập và phát triển

Page 23: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

23

kinh tế thị trường, tạo dựng “bàn tay vô hình”. Ở các nước phương Tây quá trình này đã diễn ra hoàn toàn tự phát, lâu dài, thị trường phát triển trước, tự do tác động hoàn toàn tới sự phát triển, chính phủ dường như không can thiệp. Nhưng ở những nước đi sau như Việt Nam, chính phủ có thể tác động, tạo dựng ra thị trường theo một lộ trình với những giải pháp phù hợp. Một khi thị trường đã phát triển và hoàn thiện, đã phát huy được các chức năng của “bàn tay vô hình”, thì chính phủ có thể tập trung làm tốt những việc đích thực của chính phủ, nghĩa là giữ vai trò của người cầm lái, người trọng tài, người hỗ trợ, chứ không phải là người chèo thuyền, người đá bóng, nhà kinh doanh... Những việc của chính phủ có thể kể ra là:

- Định ra chiến lược, chính sách phát triển kinh tế- xã hội, thể chế, quản lý kinh tế vĩ mô.

- Xác định các chương trình phát triển khai thác, bảo vệ tài nguyên, phát triển khoa học- công nghệ, giáo dục, y tế…

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành và các vùng.

- Bố trí các công trình trọng điểm quốc gia, đặc biệt là những cơ sở hạ tầng, những công trình năng lượng, giao thông, liên lạc.

- Thu thập và phổ biến các thông tin kinh tế. - Giám sát việc thực thi pháp luật, các nhiệm vụ kinh tế- xã hội. - Quản lý các quan hệ kinh tế đối ngoại. - Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bảo vệ môi trường v.v. Chừng ấy vấn đề đã là một khối lượng công việc quá lớn, quá đủ, và trong

không ít trường hợp đã là quá sức đối với một chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế các quan chức chính phủ lại ít hứng thú làm những công việc đích thực của chính phủ, vì những công việc này khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có trí tuệ, bản lĩnh v.v… mà lại ít hoặc không có lợi lộc cá nhân, họ rất thích thú với những phần việc của thị trường, của “bàn tay vô hình” đặc biệt là trong phân bổ các nguồn lực, duy trì cơ chế “xin - cho” v.v.., vì những công việc này ít phức tạp hơn, dễ mang lại những bổng lộc cá nhân hơn. Đây chính là một lý do vì sao các

Page 24: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

24

quan chức chính phủ không dễ từ bỏ việc phân bổ các nguồn lực, từ bỏ cơ chế “xin - cho”. Do vậy, việc chính phủ thu về thực hiện các chức năng đích thực của nó phải được định thành luật, nghiêm cấm các quan chức chính phủ tiếp tục làm thay thị trường.

2. Quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp Quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp cho đến nay đã có

nhiều đổi mới cả về chính sách cũng như cách ứng xử theo hướng các doanh nghiệp ngày càng có nhiều quyền kinh doanh hơn và cũng được xem trọng hơn. Tuy nhiên hiện vẫn còn có vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Trước hết đó là vấn đề thành lập doanh nghiệp mới và giải thể doanh nghiệp. Chủ thể quan trọng của mọi nền kinh tế là doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề thành lập các doanh nghiệp mới và giải thể các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của mọi nền kinh tế, vì nó mang lại luồng sinh khí mới, sức sống mới cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp mới càng xuất hiện nhiều càng làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn. Từ năm 2000 đến năm 2002 số lượng doanh nghiệp Việt Nam

đã tăng từ 42.288 doanh nghiệp lên đến 62.908 doanh nghiệp,[4] nghĩa là tăng 48,8% doanh nghiệp mới trong 3 năm. Có thể nói đó là một bước tiến đáng kể nhờ có luật doanh nghiệp. Tuy nhiên một quốc gia như Việt Nam có trên 80 triệu dân, mà chỉ có 62,9 ngàn doanh nghiệp, thì đó vẫn còn là con số nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực. Chính phủ Việt Nam đã bãi bỏ hàng trăm giấy phép hạn chế sự ra đời của các doanh nghiệp, nhưng hiện vẫn còn tới 290 giấy phép đang có hiệu lực, mà các cấp chưa muốn bỏ. Do vậy vẫn còn có những khả năng tiếp tục bãi bỏ các giấy phép hơn nữa và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự ra đời của các doanh nghiệp mới. Trong cộng đồng các doanh nghiệp, các doanh nghiệp mới ra đời đã quan trọng, nhưng các doanh nghiệp ốm yếu, thua lỗ cần loại bỏ cũng có tầm quan trọng không kém. Cần phải tiếp tục sửa đổi luật phá sản để Luật này có thể có hiệu lực.

Thứ hai, sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, trong nước và ngoài nước đã được giảm nhiều trong quá trình đổi

Page 25: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

25

mới. Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại tình trạng này và đang được tiếp tục xử lý, nhất là khi Việt Nam được gia nhập WTO. Sự phân biệt đối xử hiện còn tồn tại trên các mặt:

- Các lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thường là những lĩnh vực quan trọng, chính yếu, nhiều lợi thế, tuy gần đây nhiều lĩnh vực đã được mở cửa cho doanh nghiệp dân doanh và nước ngoài. Dù vậy sự phân biệt đối xử ở đây vẫn còn lớn so với các quốc gia trong khu vực.

- Không ít doanh nghiệp nhà nước còn được ưu đãi về vốn, được độc quyền kinh doanh trên một số lĩnh vực, gần đây chính phủ đã hạn chế, nhưng tình trạng độc quyền kinh doanh và bao cấp vẫn còn lớn.

- Khu vực doanh nghiệp nhà nước được bảo hộ nhiều hơn, có lợi thế hơn trong việc xin cấp mặt bằng, vay vốn.

Hiện nay chính phủ Việt Nam đang soạn thảo một luật doanh nghiệp thống nhất cho mọi doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, trong nước và ngoài nước. Bộ luật này sẽ được ban hành là một bước tiến đáng kể về thể chế, và chắc chắn sẽ giảm thiểu sự phân biệt đối xử.

Thứ ba, quan hệ giữa chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều đổi mới. Theo hướng chính phủ ngày càng để cho doanh nghiệp nhà nước tự chủ kinh doanh, tuy nhiên cơ chế chủ quản vẫn còn khá nặng nề. Về pháp lý, các doanh nghiệp nhà nước được tự chủ kinh doanh, nhưng lại chịu sự quản lý trực tiếp của các bộ, các ngành, các chính quyền địa phương... Thực chất của mối quan hệ “chủ quản” là hai bên dựa dẫm và lợi dụng lẫn nhau. Các doanh nghiệp nhà nước dựa vào quyền lực và uy tín của các cấp chủ quản để có thể tín chấp vay ngân hàng, xin cấp đất, xin cô ta... Đương nhiên các quan chức của các cấp chủ quản cũng có lợi nhờ những quan hệ này. Trung Quốc đã chủ trương chính quyền tách khỏi xí nghiệp; “Chính, xí phân khai” là muốn nhằm giải quyết vấn đề này. Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương bỏ chế độ “chủ quản”, nhưng lại chưa có cơ chế thay thế hữu hiệu, do vậy chế độ “chủ quản” vẫn tiếp tục tồn tại đến nay.

3. Quan hệ giữa chính phủ và các tổ chức xã hội.

Page 26: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

26

Các tổ chức xã hội dân sự có vai trò rất quan trọng trong một nền kinh tế thị trường, vì tiếng nói, nguyện vọng, yêu cầu của các tầng lớp dân chúng, của các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề phải có người đại diện. Mỗi ngành nghề cần có một tổ chức như: Hội những người nuôi ong, Hội cây cảnh, Hội nuôi cá, nuôi tôm v.v.. Ở Việt Nam những tổ chức xã hội loại này trong những năm gần đây đã bắt đầu hình thành. Hiện đã có 240 Hiệp hội ngành nghề có tính chất cả nước và khoảng 1400 hội ngành nghề địa phương. Những tổ chức này đã có những tác động cụ thể như, các hội này đã đại diện cho những người nuôi cá ba sa, nuôi tôm.. kiện lên chính phủ Mỹ về chính sách chống bán phá giá. Họ cũng có thể cùng nhau trao đổi đề xuất những kiến nghị với chính quyền các cấp về những vấn đề có liên quan đến ngành nghề, đến lợi ích của họ.

Chính phủ Việt Nam hiện đang soạn thảo, chuẩn bị ban hành một bộ luật về các tổ chức xã hội, đây sẽ là một khuôn khổ pháp lý quan trọng cho các tổ chức xã hội Việt Nam ra đời và hoạt động phù hợp với kinh tế thị trường.

Một mặt phải thúc đẩy quá trình phát triển của các tổ chức này rộng khắp ở hầu hết các ngành và lĩnh vực, đồng thời phải hướng dẫn để các tổ chức này hoạt động theo luật định.

Một khi các tổ chức này đã phát triển, thì chính phủ phải giao những việc vốn không phải của chính phủ, cho các tổ chức này thực hiện như: cấp giấy chứng chỉ hành nghề, giám sát về nghề nghiệp, bảo vệ lợi ích cho các nhóm ngành nghề, kế toán, kiểm toán, đánh giá tài sản, đánh giá nhà đất…

Những tổ chức này thực sự là những tổ chức xã hội dân sự, do các nhóm dân cư, nghề nghiệp tư tổ chức ra, tự quản lý, tự bảo vệ lấy những lợi ích của mình.

Những tổ chức xã hội này khác với các tổ chức chính trị do Đảng và Nhà nước lập ra như Đoàn thanh niên cộng sản, Hội liên hiệp phụ nữ.

4. Quan hệ giữa chính phủ trung ương và các cấp chính quyền địa phương

Vẫn còn có tình trạng các ngành Trung ương muốn tập trung quyền lực về trung ương với lý do cần có sự quản lý thống nhất theo ngành dọc. Các chính

Page 27: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

27

quyền địa phương luôn muốn được tăng thêm quyền lực do yêu cầu quản lý theo lãnh thổ, dường như ai cũng đồng ý là phải có sự phối hợp giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Mọi người cũng dễ đồng ý là tất cả các công việc mang tính toàn quốc, có liên quan tới lợi ích tổng thể của quốc gia thì chính phủ Trung ương quyết định, còn những việc chỉ liên quan đến lợi ích khu vực địa phương sẽ do chính quyền địa phương quyết định. Ở Việt Nam cho đến nay đã có nhiều lần phân cấp cho các chính quyền địa phương, chi tiêu của chính quyền cấp tỉnh, thành phố đã tăng đều từ 26% năm 1992 lên 43% năm 1998 và gần 44% hiện nay. Theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam đã là một quốc gia phân quyền cho địa

phương khá cao,[5] Trong số 61 tỉnh thành của Việt Nam, có 56 tỉnh nghèo nhất được giữ lại 100% nguồn thu từ phần thuế phân chia. Chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh được giữ lại 24 %, Hà Nội -30%, Vũng Tầu -48%, Bình Dương- 52%, Đồng Nai- 53%. Chính quyền các địa phương còn có các quyền: quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương mình trình chính phủ phê duyệt, quyền cấp phép cho các dự án đầu tư nước ngoài với quy mô nhất định, quyền phát hành công trái địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh), và một số tỉnh .v.v.. Vấn đề đặt ra hiện nay là phân quyền cho địa phương đến đâu là đủ, tiêu chí gì quy định mức độ phân quyền này?

Thứ nhất, thực tế ở các nước cho thấy mức độ phân quyền cho các địa phương tuỳ thuộc vào trình độ phát triển. Ở trình độ phát triển kinh tế còn thấp, quan hệ kinh tế phát triển còn hạn chế, ngân sách Trung ương còn nhỏ, trình độ của cán bộ các cấp chính quyền địa phương còn thấp…, thì chính phủ Trung ương không thể phân quyền nhiều cho địa phương. Nhưng một khi trình độ phát triển kinh tế đã đạt cao hơn, các quan hệ kinh tế phát triển phong phú và đa dạng, ngân sách trung ương dồi dào trình độ cán bộ địa phương đã được nâng cao…, thì việc phân quyền cao hơn cho địa phương lại là cần thiết. Vấn đề đặt ra là mức phân quyền ở Việt Nam như trên trình bày đã là phù hợp chưa? Theo chúng tôi, mức phân quyền cho địa phương ở Việt Nam hiện có mặt còn chưa phù hợp. Về phân chia ngân sách, chính quyền các cấp địa phương được quyền tự chủ tới 44% ngân sách có thể là mức cao, vì hiện nay trình độ phát triển kinh

Page 28: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

28

tế của Việt Nam nói chung còn thấp, bình quân đầu người mới khoảng hơn 500 USD, yêu cầu đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng chung của cả nước rất lớn, do vậy nếu giành cho các địa phương tới 44% ngân sách quốc gia, thì Trung ương sẽ phải hạn chế việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng có tầm cỡ quốc gia như: các bến cảng quốc gia, các đường cao tốc quốc gia, các cơ sở cung cấp điện nước, thuỷ lợi quốc gia v.v. Điều này giải thích tại sao cho đến nay kết cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với các quốc gia khác trong khu vực, ngay cả so với tỉnh Quảng Tây - tỉnh lạc hậu của Trung Quốc. Tuy nhiên có những mặt, Trung ương có thể phân quyền cho địa phương cao hơn như quản lý giáo dục phổ thông, dạy nghề, y tế dự phòng v.v.

Thứ hai, xu hướng địa phương chủ nghĩa, muốn phát triển những nền kinh tế địa phương là khá phổ biến hiện nay. Quy hoạch phát triển của các tỉnh thành phố gần như theo một công thức - các thành phố lớn đều phấn đấu xây dựng cơ cấu kinh tế - công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, các tỉnh - nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Mỗi tỉnh đều phấn đấu có cả cảng biển, sân bay và một số khu công nghiệp. Do vậy Việt Nam hiện đã có tới hơn 100 cảng biển và khoảng 80 sân bay. Hậu quả là công suất sử dụng nhiều cảng rất thấp: Cảng Đà Nẵng chỉ sử dụng 2,2 triệu tấn/năm so với công suất thực kế 5 triệu tấn/năm, cảng Cửa Việt -

200 ngàn tấn/1 triệu tấn năm, cảng Kỳ Hà -10 ngàn tấn/450.000 tấn năm,[6] Chi phí bốc dỡ tại cảng quá cao so với khu vực. Có những khu kinh tế lớn vào hàng nhất nước nhưng lại liền kề nhau và ở hai tỉnh nghèo nhất nước như khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất. Trong phạm vi 100 km từ Đà Nẵng tới Dung Quất đã có tới 3 cảng lớn- Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất và 2 sân bay lớn: Đà Nẵng và Chu Lai- Thật sự khó có hiệu quả.

Vấn đề hiện nay là Trung ương phải nắm quyền quyết định quy hoạch phát triển quốc gia: hệ thống cảng biển quốc gia, những sân bay quốc gia, những đường cao tốc quốc gia, những khu công nghiệp quốc gia và chỉ cho phép các tỉnh được quyền quy hoặc, những gì có tầm địa phương tỉnh.

Các quốc gia kém phát triển đã lạc hậu so với các nước phát triển về rất nhiều phương diện và do vậy phương diện nào cũng thấy cần phải có đầu tư phát

Page 29: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

29

triển. Thực tế phát triển của thế giới cho thấy: trong tất cả các phương diện đó, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội có một tầm quan trọng đặc biệt, vì toàn bộ sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia lệ thuộc trước hết vào kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, không có giao thông, liên lạc không thể nói tới một sự phát triển kinh tế nào; giao thông liên lạc lạc hậu khó có thể xây dựng kinh tế hiện đại. Các nước kém phát triển có thể phải xây dựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đi trước một bước nhờ vào nguồn viện trợ phát triển của các nước đã phát triển, cũng như sự tích luỹ ban đầu của quốc gia. Thậm chí phải tạm ngừng việc xây dựng các nhà máy lại, tập trung vốn cao hơn cho xây dựng kết cấu hạ tầng. Các nước kém phát triển phải tập trung đầu tư vào những cơ sở hạ tầng có thể sử dụng ngay, sớm mang lại hiệu quả, sớm phát huy tác dụng- đó là những cảng biển quốc tế, sân bay quốc tế, các đường cao tốc từ các cửa khẩu đó tới các trung tâm kinh tế, sau đó mới đến các kết cấu hạ tầng khác. Các kết cấu kinh tế- xã hội mềm phải kể đến trước hết là những thiết chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Không có những thiết chế này không thể nói đến sự phát triển.

Việt Nam trong quá trình đổi mới đã chú trọng đầu tư xây dựng và hiện đại hoá các kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội, và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Song kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của Việt Nam đến nay vẫn chưa được xây dựng thích ứng với yêu cầu phát triển. Việt Nam chưa có cảng trung chuyển quốc tế, chưa có đường cao tốc hiện đại ra các cảng biển và sân bay quốc tế, chưa có đường sắt hiện đại, sân bay quốc tế nhỏ bé, các thiết chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế còn sơ khai.. Định hướng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn phân tán, chưa tập trung vào những định hướng quan trọng nhất. Đây là nguyên nhân rất quan trọng làm cho chi phí, kinh doanh ở Việt Nam còn cao hơn khu vực. Hiện nay các chi phí vận tải biển bốc dỡ ở cảng, vận tải từ cảng về nơi sử dụng, các chi phí liên lạc.. được xem như tương đương với thuế xuất nhập khẩu. Vì những chi phí này cao sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu, hạ thấp khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

KẾT LUẬN:

Page 30: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

30

Những vấn đề phát triển của Việt Nam đã được đề cập tới trên đây có thể xem là những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay, tuy nhiên cùng với sự phát triển, những vấn đề mới sẽ luôn xuất hiện, đòi hỏi phải có sự theo dõi nghiên cứu sát sao. Trong tất cả các vấn đề trên đây, chính phủ luôn có một vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Một chính phủ ban hành được những thể chế đúng đắn, phù hợp với các xu hướng phát triển của thế giới và những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, biết điều hành kinh tế năng động và thích ứng với tình thế, biết sử dụng sức mạnh của thị trường, của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội và dân chúng, biết làm đúng những việc cần làm, thì nền kinh tế chắc chắn sẽ phát triển, tiến bộ và bền vững. Không thể không kể tới vai trò của các cá nhân. Không có Lý Quang Diệu, khó có thể có được Singapore hiện đại ngày nay. Không có Đặng Tiểu Bình, khó có thể thấy được nước Trung Hoa phát triển hiện tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011.

2. Nghèo, Báo cáo phát triển Việt Nam 2014, tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2013.

3. Các mục tiêu thiên niên kỷ, xoá bỏ khoảng cách Thiên niên kỷ, Liên hiệp quốc, Hà Nội, 2003.

4. Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.

5. Việt Nam 2010, tiến vào thế kỷ 21, Báo cáo phát triển Việt Nam 2011, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ 12/2010.

6. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm 1991-2010. 7. Niên giám thống kê 2013, Tổng cục thống kê. 8. Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở Việt Nam

Stoyan Tenew, Amanda Carbier.. NXB Thông tấn 2003.

Page 31: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

31

9. Cải cách hoạt động của chính phủ Trung Quốc, Nguyễn Thành Phát, Thị trưởng Hoàng Thạch, Hồ Bắc Trung Quốc, Thực hiện do Viện kinh tế chính trị thế giới dịch năm 2002.

10. Quản lý và điều hành, Báo cáo phát triển Việt Nam 2015. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam 12/2014.

11. Cải cách chính phủ cơn lốc chính trị cuối thế kỷ XX, NXB Công an nhân dân, 2012, HN.

Page 32: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

32

ПРОБЛЕМЫ ОБЕСПЕЧЕНИЯ РАЗВИТИЯ ВЬЕТНАМА

Во Дай Комбс (г. Ханой, Вьетнам)

Ключевые слова: расширение рынка, международная экономическая интеграция,

институциональное развитие, обновление исполнительной власти.

В статье обоисновывается необходимость углубления рыночных отношений и развитие

институциональной инфраструктуры рынка наряду с международной интеграцией

экономики для ее дальнейшего развития. Основными проблемами Вьетнама являются:

государственная собственность, валютная политика, особенность рынка услуг, низкий

приток иностранных инвестиций.

THựC TRạNG VÀ GIảI PHÁP PHÁT TRIểN THị TRƯờNG VốN ở VIệT

NAM

Võ Đại Kờmbs

Trong kinh tế thị trường, thị trường vốn được coi là một trong những

thành tố không thể thiếu của nền kinh tế.

Để phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững, phải có thị trường vốn

phát triển. Phát triển thị trường vốn – nơi diễn ra cung và cầu vốn của nền kinh

tế sẽ có cơ hội thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo điều kiện sử dụng

đồng vốn hiệu quả cao.

Vai trò của thị trường vốn

Vai trò của thị trường vốn thể hiện ở các yếu tố sau:

Thứ nhất, thị trường vốn là một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư

phát triển. Thông qua việc phát hành và mua bán chứng khoán, dòng vốn di

chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi sử dụng kém hiệu quả đến nơi sử dụng

có hiệu quả hơn. Thị trường vốn giúp các doanh nghiệp (DN), tổ chức kinh tế,

cá nhân... có cơ hội để trở thành nhà đầu tư thực hiện nghiệp vụ đầu tư, mua bán

chứng khoán và các công cụ tài chính trên thị trường để kiếm lời.

Chính phủ trung ương và địa phương có thể vay nợ các tổ chức, DN, dân cư

Page 33: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

33

thông qua việc phát hành trái phiếu trung và dài hạn, thực hiện các công trình hạ

tầng kinh tế - xã hội, cũng như đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển của trung

ương/địa phương.

Thứ hai, thị trường vốn tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và các

công cụ tài chính, khi các nhà đầu tư cần tiền. Nhờ đó, họ có thể tối ưu hóa hiệu

quả đồng vốn để hưởng lợi (thường lãi của các chứng khoán và công cụ tài

chính cao hơn lãi tiền gửi tiết kiệm).

Thứ ba, phát triển thị trường vốn để thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước

ngoài. Đây là kênh đầu tư hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Với những

thông tin công khai, minh bạch, thị trường vốn là nơi mà các nhà đầu tư nước

ngoài có thể phân tích, nhận định, đánh giá “sức khỏe” của DN, ngân hàng để

đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Họ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu, trái

phiếu trên thị trường hoặc góp vốn vào DN, ngân hàng để trở thành các cổ đông

chiến lược

Thứ tư, thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK) là

công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông qua thị trường vốn,

những nhà đầu tư có cơ sở đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai của nền

kinh tế. Cơ quan quản lý thường thông qua thị trường vốn để phân tích, dự báo,

ban hành các văn bản pháp lý để điều tiết và quản lý thị trường một cách hiệu

quả.

Thực trạng thị trường vốn Việt Nam.Thị trường vốn tín dụng ngân

hàng: Sau khi trở thành t hành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),

Việt Nam đã quan tâm đến việc tái cấu trúc thị trường tài chính nói chung và thị

trường vốn nói riêng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các chủ thể tham gia thị

trường cũng được cải thiện về năng lực tài chính, quy mô, quản trị rủi ro, để

từng bước tham gia vào chuỗi kinh tế toàn cầu. Với độ mở của nền kinh tế và thị

trường vốn, đầu tư xã hội đã có sự bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt là đầu tư trực tiếp

Page 34: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

34

nước ngoài, đã đưa Việt Nam lên nhóm các nước có quy mô đầu tư xã hội trên

GDP cao nhất thế giới.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng đầu tư xã hội sau 4 năm hội

nhập WTO đều ở mức cao; Đầu tư ngoài nhà nước cũng tăng mạnh; Xuất nhập

khẩu liên tục ghi nhận các kỷ lục mới; đưa Việt Nam thoát ra khỏi nhóm nước

có thu nhập thấp vào năm 2011. Những động thái này đã tạo cung vốn lớn cho

nền kinh tế thông qua thị trường vốn. Mặt khác, các chủ thể tham gia trên thị

trường (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, DN, các quỹ đầu tư...) cần

phải tăng quy mô hoạt động, cải thiện tiềm lực tài chính, mở rộng sản xuất, áp

dụng công nghệ trong kinh doanh để nâng cao năng suất lao động.

Điều này đã tạo ra những cơ hội phát triển mới về phía cầu. Tuy nhiên, do

thị trường vốn Việt Nam lệ thuộc lớn vào chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia,

khi kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao, chính sách tài chính – tiền tệ điều

hành theo hướng thắt chặt để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nên

mặt bất lợi của chính sách thắt chặt đã tác động tiêu cực đến thị trường vốn. Có

thể thấy rõ sự biến động thất thường của TTCK cũng như thị trường vốn tín

dụng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn từ nội tại các chủ thể tham gia thị trường,

tình trạng sở hữu chéo giữa DN với ngân hàng, giữa ngân hàng với công ty bảo

hiểm, chứng khoán, giữa các ngân hàng với nhau…

Đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò chi phối trên thị trường

vốn. Thị trường cổ phiếu tuy đã được chú ý phát triển song song với tiến trình cổ

phần hóa DN nhà nước (DNNN), nhưng quy mô thị trường cổ phiếu vẫn nhỏ.

Mức độ vốn hóa trên thị trường (của các công ty niêm yết) so với GDP đã được

cải thiện và đạt 39%/GDP vào năm 2010 nhưng lại giảm mạnh xuống còn 26%

vào năm 2012 (cho dù TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong số các

nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới). Vì thế, khi tín dụng cho nền

kinh tế giảm, hệ số giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế giảm (năm

Page 35: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

35

2010 là 4,8 lần, năm 2012 giảm còn 1,76 lần, 9 tháng năm 2013 chỉ còn 1,2 lần),

điều này đã ảnh hưởng lớn đến công việc làm của người lao động.

Mặc dù là thị trường cung cấp vốn chủ yếu cho DN nhưng do khó khăn từ

nền kinh tế, khó khăn từ nội tại các DN và ngân hàng, những điểm nghẽn của nền

kinh tế (nợ xấu, hàng tồn kho) không được giải quyết rốt ráo, trong khi giá vốn rất

cao (lãi suất cho vay bình quân năm 2012 ở mức 13-15%/năm, năm 2013 ở mức

10 -12%/năm), quá sức chịu đựng của DN.

Tình trạng nhiều DN không tiếp cận được vốn, trong khi hàng tồn kho tăng

cao (năm 2012 bình quân khoảng 28-30%; 9 tháng năm 2013 tăng bình quân

9,3%), năng lực cạnh tranh thấp, kinh doanh thua lỗ (tính đến 30/9/2013, số DN kê

khai lỗ chiếm gần 66%)… dẫn đến nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động, giải thể,

kéo theo cầu về vốn giảm mạnh, khiến tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ dừng lại

ở con số 8,91% so với mục tiêu được.

Page 36: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

36

ОБЩЕСТВЕННОЕ БЛАГОСОСТОЯНИЕ В ЭКОНОМИКЕ ЗНАНИЙ Сафиуллин А. Р. (г. Ульяновск)

Сегодня важнейшим источником роста общественного

благосостояния становятся результаты интеллектуальной деятельности, новые знания, воплощенные в технологиях, ноу-хау, новых комбинациях производственных факторов, новой структуре организации и управления производством, новых продуктах и услугах. Поэтому анализируя источники благосостояния, исследователи выделяют два его вида (формы): созданное и унаследованное (табл. 1).

Таблица 1 Созданное и унаследованное благосостояние

Унаследованное благосостояние Созданное благосостояние

Источник Создание ценных товаров и услуг, которые могут эффективно производиться и выгодно продаваться на внутренних и внешних рынках

Продажа или эксплуатация унаследованных природных ресурсов

Пределы роста

Не является ограниченным и зависит исключительно от новаторства и производительности компаний

Ограничивается предельным количеством доступных ресурсов

Особенности формирования

Богатства создается в основном компаниями и зависит от динамизма коммерческих предприятий, действующих в стране

Акцент смещается в сторону распределения богатства. «Голландская болезнь» и макроэкономическая нестабильность могут привести к сокращению выпуска в обрабатывающей промышленности, росту безработицы, увеличению инфляции

Page 37: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

37

Роль государства

Центральным направлением политики государства является стимулирование развития частного сектора, создание благоприятных условий для производительности и инноваций

Государство является ключевым игроком в экономике как владелец и распределитель ресурсов. Богатство природных ресурсов может поддерживать неэффективную политику и деятельность, например субсидирование и сохранение непроизводительных рабочих мест

Источник: сост. автором по: Конкурентоспособность на распутье: направления развития российской экономики / М. Портер, К. Кетелс, М. Дельгадо, Р. Брайден. М. : Московский Центр стратегических разработок. С.6, 7.

Применяя предложенные в табл. 1 признаки и дополняя

рассмотренный подход, проанализируем формирование общественного благосостояния в экономике знаний.

1. Источник благосостояния. Важным источником повышения благосостояния в развитых странах

к концу XX и в начале XXI вв. стало новое качество экономического роста, при котором, по оценкам экспертов1, наблюдалось:

− экономическое производство с быстрым тиражированием продукта;

− рост технического уровня и качества продукции;

− увеличение конечных продуктов и разнообразия;

− рост доли потребления;

1 Сухарев О.С. Экономический рост, благосостояние и институциональные изменения // Журнал институциональных исследований. – 2011. – Том. 3. №3. – С.19-39.

Page 38: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

38

− формирование более эффективной и быстро реагирующей на изменения структуры хозяйства.

Новое качество экономического роста на примере развитых странах еще раз подтверждает тезис о том, что уровень общественного благосостояния, достигнутый страной, у которой меньше унаследованного богатства, может быть гораздо выше уровня благосостояния богатых ресурсами стран. Подобные различия во многом объяснимы интеллектуальной составляющей качества экономического роста, которая на выходе выражается в появлении новых отраслей промышленности, в увеличении выпуска знаниеемких и высокотехнологичных продуктов, а на входе – в возрастании значимости интеллектуальных способностей и творческих начал, активизации научных исследований и разработок, изменениях в организации труда, производства и управления.

По оценкам Национального научного фонда США (National Science Foundation)2, глобальная добавленная стоимость в секторе знаниеемких и высокотехнологичных производств составила в 2010 г. 18,2 трлн. долларов. Большая часть прироста этой добавленной стоимости обеспечена динамикой экономики США, ЕС, Японии и ряда развивающихся стран. С 1995 по 2010 гг. доля этого сектора в экономике США, ЕС и Японии выросла на 4-7 процентных пунктов, достигнув 40% в США, 32% в ЕС и 30% в Японии.

Такая динамика стала результатом превращения науки в важнейшую

производительную силу (рис. 1).

2 Science and Engineering Indicators 2012. – Arlington VA : National Science Foundation, 2012. 590 p.

Page 39: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

39

Несмотря на кризисные явления в мировой экономике, значимость

образования, науки, прикладных разработок, инноваций и наукоемких технологий для устойчивого развития, улучшения качества жизни и роста общественного благосостояния не стала меньше (рис. 1). Лишь немногие страны за 2001-2011 гг. сократили расходы на НИОКР. В их числе – Швеция, в которой при сокращении расходов на НИОКР на 0,76% их уровень по-прежнему остается выше среднего значения для стран ОЭСР, и Израиль, который остается лидером данного рейтинга, несмотря на сокращение расходов на НИОКР на 0,2%. В других странах (респ. Корея, Финляндия, Япония, Дания, Германия, Швейцария) расходы на НИОКР, напротив, увеличились, что свидетельствует о внимании государства и бизнеса к научным исследованиям и новым разработкам, о понимании их значимости в современной экономике.

2. Пределы роста. Как справедливо отмечает академик В.Л. Макаров, по мере

формирования экономики знаний происходит «смена парадигмы

Рис. 1. Совокупные расходы на НИОКР, % ВВП.

Page 40: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

40

экономического развития, которая существенно уменьшает минерально-сырьевые и пространственные пределы границ темпов роста»3.

Расширение пределов роста общественного благосостояния в экономике знаний связано со свойствами информации и знаний, которые в отличие от «традиционных» экономических ресурсов не исчезают и не отчуждаются. Еще одна особенность информации и знаний, в случае их применения в качестве экономического ресурса, – это первоочередная роль субъекта и его интеллектуального потенциала, формирование и эффективное применение способностей человека (работника или предпринимателя), коллектива (фирмы) или общества (государства) распознавать информационные сигналы, собирать, систематизировать информацию, творить, создавать и осваивать новые знания в хозяйственной деятельности. Поэтому при наличии условий для творческой деятельности пределы роста также расширяются. Наконец, информация и знания качественно влияют на процесс использования «традиционных» ресурсов в производстве, что делает информационно- и знаниеемким любое производство, будь то сельское хозяйство, промышленность или сфера услуг. Например, современное рыболовство использует и гидроакустику, и радиолокацию, и современные навигационные приборы, и новые материалы для сетей и одежды рыбаков, и программное обеспечение, позволяющее точнее определять местонахождение косяков рыбы.

3. Особенности формирования. Одной из важнейших движущих сил динамичного развития в

экономике знаний становится инновационная активность, которая за счет научно-технических, информационных, управленческих, финансовых, коммерческих и иных нововведений способствует росту уровня общественного благосостояния. Еще представители классической политической экономии обращали внимание на развитие экономики и

3 Макаров В.Л. Экономика знаний: уроки для России // Вестник Российской академии наук. – 2003. – Том 73. №5. – С.450-456.

Page 41: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

41

трансформации в жизни общества (массовое применение машин, повышение производительности труда, развитие городов и транспортной инфраструктуры, повышение уровня общественного благосостояния), вызванные разными техническими нововведениями, особенно в эпоху промышленной революции. Но только в начале XX века инновационная активность стала предметом специальных исследований, когда Й. Шумпетер4 предложил рассматривать «осуществление новых комбинаций» производительных сил (введение новых благ или улучшение их качества, внедрение нового способа производства, освоение нового рынка сбыта, получение нового источника сырья, проведение реорганизации) в качестве источника социально-экономического развития, а предпринимателя – в качестве инициатора подобных новшеств.

Одна из особенностей инновационной активности на современном этапе формирования общественного благосостоянии – развитие инновационного процесса как целенаправленного, организованного поиска изменений, как постоянного генерирования, внедрения и распространения (от рабочего места до быта и досуга человека) всего нового, что базируется на потоке информации и знаний, полученных в результате развития науки и технологий. Наличие тесных связей между инновационной активностью, развитием науки, созданием, целенаправленным распространением и приложением знаний в производстве и потреблении – таков вывод одного из исследований Организации экономического сотрудничества и развития5.

4. Роль государства. Роль государства в регулировании общественного благосостояния в

экономике знаний претерпевает существенные изменения. Чтобы обеспечивать «умный, устойчивый и содержательный рост»6, государству 4 Шумпетер Й. Теория экономического развития. М. : Прогресс, 1982. 401 с. 5 Science and Innovation Policy: Key Challenges and Opportunities, Meeting of the OECD Committee for Science and Technological Policy at Ministerial Level 29-30 January 2004. Paris : OECD Publications, 2004. 54 p. 6 Europe 2020. A European strategy for smart, sustainable and inclusive growth [Электронный ресурс]. – Режим доступа: http://ec.europa.eu/eu2020/pdf/COMPLET EN BARROSO 007 - Europe 2020 - EN version.pdf.

Page 42: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

42

приходится выбирать срединный путь между двумя крайностями – командным управлением и дерегулированием, проявляя более творческий, гибкий и плюралистический подход к регулированию социально-экономической сферы, учитывающий достижения науки, новые технологии и развитие глобальных рынков.

В экономике знаний, в условиях интеллектуального роста субъектов экономики, увеличения скоростей наращивания объемов информации и обновления технологий, государственное регулирование общественного благосостояния также становится «умным»7. Такой подход означает:

− близость к субъектам регулирования и наличие эффективных обратных взаимосвязей с ними (например, он-лайн сервисы, связывающее государство с населением, банками, корпорациями);

− восприимчивость к новой информации и знаниям, новым технологиям;

− высокую скорость реакции на изменения, происходящие в экономике, и быстроту принятия решений при проведении макроэкономической политики;

− внимание к тем субъектам (инновационный бизнес, наука и образование), усилиями которых формируется интеллектуальная составляющая благосостояния к экономике знаний;

− «мягкое» регулирование, ориентированное на развитие коалиционных формы управления экономикой с участием государства, корпораций, разных организаций, и учитывающее разнообразие поведения субъектов.

В экономике знаний формирование общественного благосостояния связано не только с созданием ценных товаров и услуг динамично развивающимся частным сектором, но и с коммерциализацией знаний, ростом знаниеемкости производства и потребления, что изменяет источники и структуру общественного благосостояния, требует активной 7 Сафиуллин А.Р. «Умное регулирование» в экономике, основанной на знания // Проблемы теории и практики управления. – 2013. – №5. – С.135-142.

Page 43: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

43

позиции государства в регулировании экономики, ориентированной на инновации, новые технологии, научные исследования и разработки.

Библиографический список

1. Конкурентоспособность на распутье: направления развития российской экономики / М. Портер, К. Кетелс, М. Дельгадо, Р. Брайден. – М : Московский Центр стратегических разработок. – 144 с.

2. Макаров В.Л. Экономика знаний: уроки для России // Вестник Российской академии наук. – 2003. – Том 73. №5. – С.450-456.

3. Сафиуллин А.Р. «Умное регулирование» в экономике, основанной на знания // Проблемы теории и практики управления. – 2013. – №5. – С.135-142.

4. Сухарев О.С. Экономический рост, благосостояние и институциональные изменения // Журнал институциональных исследований. – 2011. – Том. 3. №3. – С.19-39.

5. Шумпетер Й. Теория экономического развития. – М. : Прогресс, 1982. – 401 с.

6. Europe 2020. A European strategy for smart, sustainable and inclusive growth [Электронный ресурс]. – Режим доступа: http://ec.europa.eu/eu2020/pdf/COMPLET EN BARROSO 007 - Europe 2020 - EN version.pdf.

7. Science and Engineering Indicators 2012. – Arlington VA : National Science Foundation, 2012. – 590 p.

8. Science and Innovation Policy: Key Challenges and Opportunities, Meeting of the OECD Committee for Science and Technological Policy at Ministerial Level 29-30 January 2004. – Paris : OECD Publications, 2004. – 54 p.

Page 44: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

44

МОДЕРНИЗАЦИЯ ЭКОНОМИКИ КАК УСЛОВИЕ

ЭКОНОМИЧЕСКОЙ БЕЗОПАСНОСТИ РОССИИ

Барт Л. В., Лопастейская В. Д. (г. Ульяновск)

К условиям обеспечения экономической безопасности России как

составной части национальной безопасности относятся: противодействие

потенциальным источникам экономической безопасности; мониторинг и

индикативный анализ состояния экономики; определение ориентиров

инвестиционной политики; технико-технологическое совершенствование

экономики как условие прогресса и устойчивого ее развития, включающая

в себя модернизацию экономики.

Необходимость модернизации экономики диктуется сложившейся

социально-экономической ситуацией в России: экономически исчерпанием

потенциала экспортно-сырьевого развития государства, кризисными

явлениями в экономике, отягощенными неразвитостью экономических

институтов, региональными диспропорциями развитии8.

Условно можно выделить два инновационных сценария структурной

модернизации экономики России. Первый сценарий предполагает

последующее развитие сырьевых отраслей экономики России, что

выразится в дальнейшей деградации научно-производственного

потенциала страны и её окончательного превращения в сырьевую

периферию мирового рынка с контролируемой из вне экономикой. Второй

-предполагает быстрое восстановление имеющегося научно-

производственного потенциала, его дальнейшее развитие на основе

активизации конкурентных преимуществ Российской экономики и её

модернизации путём широкого внедрения современной технологии,

8 Викулин, А.Ю. Инвестиционная политика как инструмент модернизации экономики России: автореферат диссертации на соискание ученой степени кандидата экономических наук./ А.Ю. Викулин.-М.: ГУУ, 2009. С.3.

Page 45: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

45

сочетая в себе быстрый рост производства, инвестиций, качества жизни

населения.

В современных условиях необходимо всестороннее и комплексное

модернизационное преобразование как отраслей, ориентированных на

внутренний рынок, так и экспортно-ориентированных, с привлечением

государства к участию в решении проблем тех или иных отраслей путём

выработки соответствующих концепций, нормативно-правовых актов,

целевого финансирования наукоёмких производств, создание оптимальных

условий для здоровой конкуренции. В итоге все это отразится на

повышении её экономической безопасности уровня и качества жизни

населения в стране,.

Модернизация любой экономики предполагает два пути развития:

заимствование нововведения и стратегий развития;

внедрение собственных стратегий модернизации и стратегий

экономики.

И в том и в другом случаях модернизация предполагает следующие

действия:

техническое и технологическое обновление производства в таких

масштабах, которые позволили бы предприятиям России занять

ведущие позиции на мировом и региональном рынках;

ориентир на освоение производства высокотехнологических

продуктов, что должно привести к изменениям в структуре экспорта

России, которое имеет, в основном, сырьевую ориентацию;

включение страны в глобальные процессы производства и трансфера

новейших технологий и инноваций, полная интеграция в мировую

экономику;

Page 46: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

46

уделение внимания трудоресурсному потенциалу - т. е. обучению,

переподготовке, повышению квалификации работников основной

профессии;

осуществление структурной модернизации экономии страны, что

предполагает: уход от сырьевой ориентации экспорта; рост

наукоёмких производств; развитие высокотехнологичных

производств. 9

Модернизация экономики делает возможным переход к

инновационной модели развития, рассматриваемой в качестве одной из

стратегических задач, стоящих перед Россией. Потребность ускорения

модернизации экономического развития диктуется необходимостью

компенсации негативных эффектов глобализации, повышение

конкурентоспособности отечественной экономики, её экономической

безопасности.

В качестве одного из важнейших условий обеспечения устойчивого

развития страны, признана модернизаця её институциональной и

отраслевой структуры- т.е. структурная модернизация, которая является

совокупностью радикальных институционных, технологических и иных

преобразований структуры экономики, направленных на формирование

эффективной системы отраслей, повышение конкурентоспособности

экономики страны, интеграцию национальной экономики в мировую и т.д.,

такой подход может рассматриваться как единственно верное направление,

имеющее конечной целью исправление сырьевого крена в экономике

страны и закрепление за Россией статуса мирового лидера.

Структурная перестройка- это процесс качественного изменения

структуры экономики, которые происходят в соответствии изменениями в

уровне и характере потребности людей и общества, выражающиеся в 9 Ясин, Е.Г. Модернизация Российской экономики: что в повестке дня? / Е.Г. Ясин.//Экономический журнал ВШЭ, 2001. -№2. С.160

Page 47: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

47

совершенствовании производительных сил, соответствующих

экономической динамике и технологическому базису современного уровня

развития экономической системы. В результате структурной перестройки

экономика переходит в новые состояния, которые характеризуются её

качественно новым экономическим ростом.10

Изменение структуры экономики происходит вследствие

структурного сдвига, которому предшествует структурный кризис как

результат противоречий, возникающих между элементами структуры

экономики. В итоге структурный кризис разрешается в процессе

структурной перестройки. Всесторонняя модернизация позволит стране

перейти от сырьевой модели экономики к инновационной. В этой связи

необходимо рассмотреть круг наиболее важных предпосылок

модернизации экономики России11:

институциональные - достижения целостности институционально-

правовых основ функционирования экономики на рыночных

принципах, формирование всех элементов рыночной

инфраструктуры;

макроэкономические - таргетирование инфляции, повышение

коэффициента монетизации ВВП, снижение налогового бремени,

стабильные темпы экономического роста, положительная динамика

инвестиционной активности экономических субъектов;

финансовые - накопление отечественного промышленного и

финансового капитала; приток иностранных инвестиций,

аккумуляция государственных доходов в стабилизирующих фондах. 10 Дювина, Н.В. Структурные изменения как фактор нового качества экономического роста: автореферат диссертации на соискание учёной степени кандидата экономических наук/ М.В. Дювина. – Самара: СГЭА, 2008. С.13 11 Титова, Ю.С. Причины и направления процессов модернизации: современные этапы развития/ Ю.С. Титова. //Актуальные проблемы модернизации Российской экономики в условиях глобализации: материалы международной и научно-практической конференции. – Саратов: СГСЭУ, 2010. С.137-138

Page 48: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

48

Таким образом, экономическая модернизация предстаёт как

совокупность структурных и институциональных изменений в экономике

страны, направленных на повышение её конкурентоспособности и

экономической безопасности в условиях глобализации.12

Приоритетными направлениями в реализации экономической

политики, основанные на структурной, институциональной и

технологической модернизации должны стать:

внедрение новых технологий и поддержка инновационной

деятельности;

развитие конкурентных преимуществ во всех отраслях экономики;

разработка и внедрение на всех уровнях экономики новых методов

управления и повышения качества производимых товаров и услуг;

воздействие на структуру производства и конкурентную среду

рынка, а также финансирование социальных обязательств

государства;

осмысление роста благосостояния населения как всеобщей

национальной идеи.

Одной из проблем нашей страны является, что Россия выступает на

мировом рынке как поставщик сырья и фундаментальных знаний, как

потребитель современных информационных продуктов и услуг. Поставки

фундаментальных знаний и сырья на мировой рынок затратны и

показывают только внешние позитивные эффекты, в то время как

использование наших фундаментальных исследований трансформируется

в производство новейших продуктов и технологий, которые используются

зарубежными странами, а потом продаются в России.

Политика догоняющего развития, а так же функции сырьевого

придатка и буферной зоны сделало Россию ведущим экспортером 12 Бондарев, С.С. Особенности экономической модернизации России на современном этапе /С.С.Бондарев //Народное хозяйство, 2010.-№11

Page 49: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

49

различных ресурсов. Это связанно так же с неспособностью производить

конкурентную продукцию из добываемого сырья в силу невысокого

технико-технологического уровня производства.

Говоря о содержании структурной модернизации экономики России,

следует назвать в числе главных её приоритетов: освоение и внедрение в

основные сферы экономики России технологических, управленческих и

организационных инноваций, которые могут быть, как заимствованы, так и

разработанными в российских условиях. Основным содержанием

структурных преобразований является создание, а затем экспорт

высокотехнологичной и готовой к потреблению продукции (машин,

технологий, телекоммуникационных систем и т.д.), способной выдержать

конкуренцию со стороны мировых аналогов. При этом использование

ресурсосберегающих и экологически-безопасных технологий должно

выступать необходимым условием.

Основным локомотивом экономики России в ближайшей

перспективе следует считать процесс импортозамещения. Экстенсивный

характер и структурная модернизация даёт основание полагать, что Россия

в ближайшие годы не сможет полностью отказаться от импорта, и будет

обеспечивать себя наименее технологичной продукцией и продуктами

питания собственного производства. А это негативно скажется на

структурной перестройке экономики, так как произойдёт оттягивание

ресурсов на модернизацию старых отраслей экономики. России следует

идти по пути интеграции со странами СНГ, центрально-восточной Европы

для создания единого транзитного пространства, через которые из

развитых стран в развивающиеся будет осуществляться трансфер высоких

технологий, инноваций научных открытий, а из развивающихся стран

будут передаваться дешёвые кадровые ресурсы.

Page 50: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

50

Модернизация, на данном этапе должна быть связана не с созданием

совершенно новых знаний и инноваций, требующих огромных

финансовых ресурсов и длительных творческих усилий, которые в любом

случае уйдут на Запад, так как у нас в стране сегодня нет возможностей и

ресурсов для полноценного их использования. Необходимо

ориентироваться на полноценное и эффективное использование

имеющихся мировых достижений науки и техники, заимствование

прогрессивных западных технологий. Только в этом случае нам видится

перспектива перехода России на новый этап модернизации, связанный с

разработкой и использованием собственных высоких технологий.

Сырьевая ориентация Российского экспорта закрепляет статус

России в качестве сырьевого придатка, делает её слабой и уязвимой в

период экономических кризисов. Основной задачей России на современно

этапе является создание условий для приоритетного развития

инновационных, технологических отраслей экономики.

Инновации и инновационную деятельность можно рассматривать в

качестве одного из важнейших факторов способных оказывать

существенное влияние на экономическую безопасность в условиях

глобализации. Полноценное использование инноваций для национального

развития возможно только при условии целенаправленной инновационной

политики на государственном уровне.

Ключевой целью любой инновационной стратегии, модернизации

является достижение состояния, при котором экономика страны будет

преобладать технико-технологической независимостью и технико-

технологической неуязвимостью. Поэтому одним из основных

направлений обеспечения экономической безопасности является

достижение и поддержание эффективного функционирования

инновационной сферы экономики. Безопасность инновационной

Page 51: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

51

деятельности является основой фундамента национальной безопасности,

так как реализация эффективной инновационной стратегии позволяет

достичь состояния устойчивости в экономике, ускорить экономический

рост, отойти от ресурсной составляющей экономики.

Единственно верное направление имеющее конечной целью

исправление сырьевого крена в экономике страны и закрепление за

Россией статуса мирового лидера, является совокупность технологических

и других преобразований структуры экономики, направлены на

формирование эффективной системы отраслей, повышение

конкурентоспособности экономики страны и ее интеграция в мировую

экономику и т.д..

Инновативность экономики позволит усилить конкурентные позиции

российских товаров и услуг на мировом рынке и, как следствие,

произойдет укрепление системы национальной экономической

безопасности страны через использование инструментов экономической

безопасности рис. 1.13

13 6. Барт, А.А. Обеспечение экономической безопасности России в условиях формирования инновационной экономики: автореферат диссертации и на соискание учёной степени кандидата экономических наук/ А.А. Барт - Казань: «Казанский (Приволжский) федеральный университет», 2012. С.20, 21

Page 52: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

52

Рис. 1. Инструменты обеспечения экономической безопасности России

Экономическая безопасность

Финансовая безопасность

Эколого-ресурсная безопасность

Технико-технологическая

безопасность

Информационная безопасность

Внешнеэкономическая безопасность

Региональная безопасность

Энергетическая безопасность

Продовольственная безопасность

Политико-правовая безопасность

Состояние банковского

сектора

Платежный баланс страны

Кредитная и финансовая

политика

Платеже-способность населения

Уровень развития

энергетики

Энергообес- печенность,

энергоэффек- тивность и

энергоемкость

Экспортная политика в отношении

энерго-ресурсов

Оптимизация

энергетического

баланса страны

Повышение оборонного потенциала

Участие в системе МЭИ Совершенствование

нормативно-правовой базы

Повышение политического имиджа страны

Сокращение экспорта

минерального

Ресурсо-сберегающая

политика

Охрана окружающей

среды

Модернизация горнодобывающей отрасли

Модернизация основных

производств

Повышение доли конкурентоспособ-

ной продукции в экспорте

Повышение квалификации

кадров

Повышение инновационной

активности и устойчивости

производств и бизнеса

Развитие экспортного потенциала

Развитие импортного потенциала

Таможенно-тарифное регулирование

Экспортно-импортная политика государства и ВТО

Развитие информационного рынка

Регулирование массовых

информ-агентов

Выработка современных

систем защиты информации

Обеспечение конфиденци

альности информации

Преодоление регионального

неравенства

Повышение устойчивости

экономики регионов

Выработка схемы экономического

районирования страны

Выработка схем регионального планирования

Качество продовольствия

Развитие продовольственного

рынка Обеспечен

ность населения продуктами питания

Финанси-рование НИОКР

Page 53: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

53

Как видно из рис. 1 одним из основных инструментов экономической безопасности является технико-технологическая безопасность, которая включает в себя модернизацию основных производств. Именно экономическая безопасность отражает причинно следственные связи между экономической мощью, военным потенциала и экономической безопасностью. Поскольку экономическая безопасность является одной из важнейших функций государства то обеспечение инновационного развития национальной экономики является функцией государства которая имеет стратегическое значение. В современных условиях обеспечение инновационного развития и модернизации, является ключевой составляющей экономической системы, на основе которой будет выполнена главная цель - обеспечение дальнейшего экономического роста и благосостояние российского народа.

Page 54: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

54

АНАЛИЗ ПО ТРУДОВЫМ МИГРАНТАМ ЧУВАШСКОЙ РЕСПУБЛИКИ

Ананьева Н. А. (г. Москва), Анюрова Н. Н., Рыбкина М. В. (г. Ульяновск)

Высокий темп экономического развития, несоответствие структуры

рабочей силы потребностям экономики, неравномерность распределения трудовых ресурсов, недостаточная трудовая мобильность населения определяют необходимость привлечения иностранных граждан трудоспособного возраста на территорию страны. Привлечение квалифицированных работников из числа иностранных трудовых мигрантов позволит в определенной степени удовлетворить потребности регионов Российской Федерации и базовых отраслей экономики в рабочей силе.

Динамика показателей въезда иностранных граждан на территорию Чувашской Республики и их выезда за последние годы остается достаточно стабильной и характеризуется незначительным ростом количества иностранных граждан и лиц без гражданства, въезжающих на территорию республики. Количество поставленных на миграционный учет иностранных граждан и лиц без гражданства возросло на 13,8% (с 7211 до 8205). Наибольшее количество лиц, поставленных на миграционный учет, наблюдается в Калининском (20,8%), Ленинском (20,1%) и Московском (17,9%) районах г. Чебоксары, г. Новочебоксарск (7,0%), г. Канаш (5,3%), Чебоксарском (4,8%), Алатырском (3,4%), Шумерлинском и Козловском (по 2,6%) районах (рис. 1).

Page 55: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

55

Рис. 1. Иностранные граждане и лица без гражданства, поставленные на

миграционный учет

Количество поставленных на миграционный учет по месту

пребывания иностранных граждан и лиц без гражданства увеличилось на 16,3% (с 6392 до 7433). Из общего количества поставленных на миграционный учет по месту пребывания, в визовом порядке прибыло 2046 (аналогичный период прошлого года 1 – 1892) иностранных гражданина и лица без гражданства, поставлено на учет на основании почтовых уведомлений – 589 (АППГ – 738), на основании уведомлений, поступивших из многофункциональных центров2 – 32, на основании уведомлений, поступивших из гостиниц – 2078 (АППГ – 1715), в порядке продления срока пребывания – 1841 (АППГ – 1408).

Местами наибольшего скопления мигрантов на территории республики являются розничные рынки и строительные объекты. Большая часть из них проживает в частном жилом секторе (рис. 2).

Page 56: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

56

Рис.2. Прибытие иностранных граждан и лиц без гражданства (по целям въезда)

Трудовая миграция является одним из важнейших элементов

российской экономики действенным инструментом защиты внутреннего рынка труда, стабилизации социально-политической ситуации, как в отдельных регионах страны, так и в Российской Федерации в целом. Анализ миграционной ситуации, складывающейся на территории Чувашской Республики, свидетельствует о наметившейся динамике прибытия иностранных граждан. Количество иностранных граждан, въезжающих в наш регион в поисках работы, стабильно.

В условиях существующего оттока населения из региона, прибытие мигрантов в определенной степени позволит восполнить трудовой потенциал. Создание благоприятных условий миграционному притоку квалифицированной рабочей силы даст дополнительные возможности развитию секторов экономики в городах и районах республики (строительство, транспорт, сельское хозяйство и др.).

Первоочередной задачей для сотрудников Управления является приоритетное замещение вакантных мест гражданами Российской Федерации, квотирование рабочих мест, обеспечение законности осуществления трудовой деятельности иностранными гражданами.

Page 57: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

57

С 1 января 2013 года иностранным гражданам, имеющим разрешения на временное проживание в Российской Федерации, разрешения на работу не оформляются (в соответствие с Федеральным законом от 30.12.2012 N 320 -ФЗ "О внесении изменений в Федеральный закон "О правовом положении иностранных граждан в Российской Федерации").

Рис. 3. Количество оформленных в процентном соотношении на работу ИГ в

установленные законом

На учете в УФМС России по Чувашской Республике в качестве

приглашающих организаций состоит 57 юридических лиц (АППГ – 72). Количество оформленных приглашений на въезд в Российскую Федерацию иностранных граждан и лиц без гражданства снизилось на 16,3% (с 688 до 576) (рис. 3). Отказано во въезде в Российскую Федерацию 29 иностранным гражданам (АППГ – 13).

Таблица. 1 – Анализ количества выданного и использованного разрешения на

работу иностранным гражданам

2011 г. 2012 г. 2013 г. В первом полугодии

2014 г.

Квота на выдачу иностранным гражданам разрешений на работу, ед.

1275 1244 1032 1345

39%

35%

26%

Оформлено разрешений на работу ИГ в установленные сроки

2012 2013 2014

Page 58: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

58

В рамках выделенной квоты выдано разрешений на работу, ед.

492 656 650 412

Количество оформленных разрешений на привлечение и использование иностранных работников, ед

23 10 14 5

Количество выданных разрешений на работу иностранным работникам, ед

1073 155 882 467

Квота на выдачу иностранным гражданам разрешений на работу в

2011 году составляла 1275 единиц, в 2012 году – 1244 единицы, в 2013 году – 1032 единицы, а в 2014 году – составляет 1345 единиц, использована на 30,8%.

В рамках выделенной квоты выдано в 2011 году – 492, в 2012 году – 656, в 2013 – 650, в 2014 году – 412 разрешений на работу.

Количество оформленных разрешений на привлечение и использование иностранных работников в первом полугодии 2014 года составляет 5 (АППГ – 8) единиц; отказано в предоставлении государственных услуг по выдаче разрешения на привлечение и использование иностранных работников 1 (АППГ - 1) работодателю.

Численность работодателей, имеющих разрешения на привлечение и использование иностранных работников, в первом полугодии 2014 составляет 14 (АППГ - 14) единиц (рис. 4).

Page 59: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

59

Рис. 4. Оформление приглашений

Количество фактически выданных разрешений на работу

иностранным работникам в первом полугодии 2014 составляет 467 (АППГ - 311) единиц, из них выдано в связи досрочным расторжением с работодателем трудового договора и заключения нового трудового договора с другим работодателем (со сменой работодателя) – 46 (АППГ - 100), квалифицированным специалистам – 8 (АППГ - 4) разрешений на работу. Аннулировано 220 (АППГ - 152) разрешений на работу. По странам исхода из указанного числа разрешений выдано гражданам Узбекистана – 377, Армения – 57, Таджикистан – 25, Украина – 2, Азербайджан, Австрия, Марокко, Польша, Туркмения, Турция – 1.

Проводится работа по исполнению Федерального Закона от 19 мая 2010 г. № 86-ФЗ «О внесении изменений в Федеральный закон «О правовом положении иностранных граждан в Российской Федерации» и отдельные законодательные акты Российской Федерации», в части, касающейся выдачи иностранным гражданам патентов.

По заявлениям иностранных граждан оформлено и выдано в первом полугодии 2014 529 (АППГ – 465) патентов. Среди иностранных граждан, получивших патенты, большую часть составляют граждане Узбекистана – 39%. Также патенты получили граждане Таджикистана

Page 60: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

60

– 14%, Украины – 13%, Армении – 11,5%, Азербайджана и Молдовы – по 11,2% (рис. 5).

Лиц, имеющих лицензии на осуществление деятельности, связанной трудоустройством граждан Российской Федерации за рубежом не имеется.

Рис. 5. Оформление и выдача патентов

В целом трудовая миграция не оказывает ощутимого влияния на

ситуацию на рынке труда в регионе. Доля иностранных работников составляет не более 0,2% от численности трудоспособного населения, занятого в экономике. Основную часть трудовых мигрантов, имеющих действующие разрешения на работу, составляют граждане из стран с безвизовым порядком въезда в Российскую Федерацию (99%), из них граждане Узбекистана (39%), Таджикистана (14%), Армении и Украины по (12%), Азербайджана и Молдовы по (11%) и другие (рис. 6).

Page 61: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

61

Рис. 6. Использование иностранной рабочей силы (по странам)

Большинство иностранных граждан осуществляет трудовую

деятельность по рабочим профессиям с тяжелыми условиями труда, а также по неквалифицированным специальностям, непривлекательным для местного населения. При этом 89% работодателей используют труд иностранных работников численностью не более 5 иностранных граждан.

По состоянию на 1 июля 2014 года в Чувашии у 96 (АППГ - 200) работодателей временную трудовую деятельность осуществляют 507 (АППГ – 645) иностранных граждан. Из числа иностранных граждан, имеющих действительные разрешения на работу, 62% заняты в сфере обрабатывающей промышленности, 22% – строительной индустрии, по 6% – оптовой и розничной торговле и сельском хозяйстве, по 2% – сфере транспорта и связи, иные сферы (рис. 7).

Page 62: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

62

Рис. 7. Использование иностранной рабочей силы (по сферам деятельности)

Наибольшее количество иностранных работников (77 чел.)

осуществляют временную трудовую деятельность на системообразующих предприятиях ООО «Компания корпоративного управления «Концерн «Тракторные заводы» (ООО «Промтрактор-Промлит»).

В отчетном периоде от работодателей получено 485 (АППГ - 384) уведомлений о привлечении к трудовой деятельности 827 иностранных работников, а также 342 (АППГ - 294) уведомления о расторжении трудовых отношений с иностранными работниками в связи с досрочным расторжением трудовых договоров.

В хозяйствующих субъектах по разрешениям на работу осуществляют трудовую деятельность 8 иностранных граждан –

высококвалифицированных специалистов (ООО «Керамика», ОАО «Хевел», ЗАО «ЭнЛаб», «Железная мануфактура Урала»). В результате совместных усилий правоохранительных, контролирующих органов, работы Ситуационного центра МВД по Чувашской Республике и УФМС России по Чувашской Республике, администраций хозяйствующих субъектов удалось предотвратить осложнение ситуации

Page 63: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

63

в сфере привлечения иностранной рабочей силы, не допустить массового, неконтролируемого сокращения и увольнения иностранных работников; наладить миграционный учт и контроль за движением основных потоков трудовых мигрантов.

Таким образом, трудовая миграция является одним из важнейших элементов российской экономики, действенным инструментом защиты внутреннего рынка труда, стабилизации социально-политической ситуации, как в отдельных регионах страны, так и в Российской Федерации. Высокий темп экономического развития, несоответствие структуры рабочей силы потребностям экономики, депопуляция, неравномерность распределения трудовых ресурсов, недостаточная трудовая мобильность населения определяют необходимость привлечения иностранных граждан трудоспособного возраста на территорию региона.

Библиографический список

1. Федеральный закон Российской Федерации «О порядке выезда из Российской Федерации и въезда в Российскую Федерацию» // http://fms21.ru/

2. Программа Чувашской Республики «Оказание содействия добровольному переселению в Чувашскую Республику соотечественников, проживающих за рубежом, на 2014–2018 годы» // http://gov.cap.ru/UserFiles/orgs/GrvId_11/sooyechestvenniki.doc

3. Аналитический обзор за 2011 год

4. Аналитический обзор за 2012 год 5. Аналитический обзор за 2013 год 6. Аналитический обзор за 1 полугодие 2014 год 7. http://fms21.ru/

Page 64: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

64

ПРОБЛЕМЫ КАЧЕСТВЕННОГО ЭКОНОМИЧЕСКОГО РОСТА В РОССИИ

Александров А. А. (г. Ульяновск)

Изучению проблемы обеспечения качественного экономического роста в России в последние годы уделяется повышенное внимание.

Пыжев И.С. и Руцкий В.Н. полагают, что категория качественного экономического роста отражает не только количественные, но и качественные изменения, и в этом смысле более глубоко объясняет причины и закономерности непрерывной экономической эволюции в ее политэкономической интерпретации воспроизводства. [1, С.60]

В 2000-2008 гг. в России отмечались высокие темпы экономического роста. По итогам кризисного 2009 года в России был зафиксирован значительный экономический спад, величина которого составила 7,8%. В 2010 году произошло восстановление положительных значений экономического роста до уровня 4,5%. Однако в последующие годы темпы экономического роста стали демонстрировать замедляющуюся динамику. В результате в 2013 году темпы экономического роста России составили 1,3%. Введение против России санкций со стороны стран Евросоюза, США, Канады и ряда других государств, а также значительное сокращение мировых цен на нефть привели к замедлению экономического роста в России по итогам 2014 года до 0,6%.

Существуют различные прогнозы по темпам экономического роста России в 2015 году.

Согласно прогнозу Министерства экономического развития РФ в 2015 году в России будет зафиксирован экономический спад, величина которого составит 3%. [2]

В соответствии с консенсус-прогнозом, который сделан институтом Центр развития НИУ «Высшая школа экономики», реальный ВВП России в 2015 году сократится на 4%. [3]

Page 65: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

65

Согласно прогнозу экспертов Института экономической политики им. Егора Гайдара, ВВП России в 2015 году упадет на 6,8%. [4]

Сложившаяся в последние годы неблагоприятная динамика экономического роста в России указывает на наличие проблем в формировании движущих сил для обеспечения дальнейшего прогрессивного экономического развития страны.

Высокие показатели экономического роста в докризисные годы были в значительной степени получены по причине существенного роста мировых цен на нефть, что также обеспечило увеличение доходов бюджета. Снижение цен на энергоносители привело к крайне неблагоприятным экономическим последствиям, а также обозначило пределы экстенсивного экономического роста в России. Это вынудило государство заняться поиском новых для России факторов активизации экономической жизни, качественной трансформацией структуры национальной экономики, переводом экономики с сырьевых факторов на инновационные, разработкой и реализацией политики импортозамещения.

К факторам, которые сдерживают дальнейшее экономическое развитие России, следует отнести:

– наличие инфраструктурных проблем и ограничений; – значительный износ основных фондов; – слабая развитость кредитного рынка и высокая стоимость

кредитных ресурсов; – отрицательный инвестиционный климат; – несовершенство законодательной базы; – чрезмерный административный контроль; – сырьевая однобокость российской экономической модели; – негативные макроэкономические и геополитические

обстоятельства. Сохранение сложившихся проблем в экономике России приведет к

дальнейшей деградации хозяйственного комплекса страны.

Page 66: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

66

Для недопущения реализации негативного сценария экономического развития государства необходимо решить вышеуказанные проблемы. Это позволит обеспечить существенное повышение качества экономического роста в России. При решении указанной задачи государству необходимо:

– улучшить инвестиционный климат; – решить проблему инфраструктурных ограничений; – усовершенствовать налоговую систему; – создать условия для повышения доступности кредитного рынка и

снижения стоимости кредитных ресурсов; – расширить финансирование сфер образования, науки и

здравоохранения, что позволит стимулировать процесс формирования человеческого капитала;

– обеспечить увеличение инвестиций в НИОКР и разработку инноваций.

При решении проблемы повышения качества экономического роста государству следует придерживаться принципов системности, комплексности, взаимосвязи стратегических и тактических подходов.

Реализация задачи по трансформации структуры национальной экономики и формированию качественного экономического роста позволит:

– повысить доходы и уровень благосостояния населения; – повысить производительность труда и эффективность

экономической деятельности хозяйствующих субъектов; – увеличить конкурентоспособность как отдельных предприятий, так

и национальной экономики в целом; – расширить финансовые возможности государства; – эффективно выполнять закрепленные за государством функции; – обеспечить стабильность и устойчивость будущего экономического

развития страны.

Page 67: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

67

Важным элементом политики повышения качества экономического роста является перевод России на инновационную модель экономического развития. Для достижения данной цели следует обеспечить существенное увеличение объема финансирования фундаментальных и прикладных научных исследований, что позволит стимулировать научно-технический прогресс и создание инновационных решений.

Инновации лежат в основе научно-технического прогресса, который представляет собой непрерывный неравномерный процесс возникновения и претворения в жизнь новых научных и технических идей, влекущих за собой качественно новые изменения в обществе. [5, С.13] Их активное внедрение в производственный и управленческий процесс позволит повысить производительность труда и эффективность хозяйственной деятельности предприятий.

Широкое распространение практики использования инноваций в национальном хозяйстве активизирует качественный экономический рост в государстве. Повышение производительности труда на отечественных предприятиях позволит увеличить их конкурентоспособность и расширить долю на внутреннем и внешнем рынках. Это отразится на росте спроса на продукцию отечественных предприятий, которые будут наращивать объемы своего производства. Для этого они будут вынуждены вовлекать в производственный процесс новые экономические ресурсы, в том числе и рабочую силу. Выплачивая новым работникам заработную плату, предприниматели будут тем самым создавать дополнительный платежеспособный спрос. Действие эффекта мультипликатора лишь усилит указанные процессы. Следовательно, широкое внедрение инноваций позволяет как увеличить объемы национального производства, так и повысить качество экономического роста.

Таким образом, в настоящее время Россия в полной мере столкнулась с ограничениями однобокой сырьевой модели экономического развития, которая основана на использовании экстенсивных факторов

Page 68: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

68

экономического роста. Выходом из сложившегося положения является задействование интенсивных факторов экономического роста, таких как, НТП, человеческий капитал, инновации, производительность труда и т.п. Подобный подход позволит решить проблему активизации качественного экономического роста в России.

Библиографический список

1. Пыжев И.С., Руцкий В.Н. Концепция качественного экономического роста. // Terra Economicus. 2010. Т. 8. № 1. С. 59-69.

2. ВВП России в 2014 году вырос на 0,6%. Режим доступа: http://www.interfax.ru/business/421178

3. Экономисты пообещали возобновление роста ВВП России не раньше 2017 года. Режим доступа: http://www.interfax.ru/business/424620

4. ВВП РФ в 2015 году упадет на 6,8%, инфляция составит 17,1% – ИЭП. Режим доступа: http://www.finmarket.ru/main/article/3961022

5. Кочнев А.В. Инновации как качественный фактор экономического роста. // Управление инновациями: теория, методология, практика. 2013. № 5. С. 13-17.

Page 69: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

69

РОЛЬ ИНТЕЛЛЕКТУАЛЬНОЙ СОБСТВЕННОСТИ В ИННОВАЦИОННОМ ПРОЦЕССЕ

Штурмина О. С. (г. Ульяновск), Долинина С. Н. (г. Казань)

Инновация - это процесс разработки практической реализации новой идеи с поставкой полезных товаров и услуг на рынок. Иными словами, посредством инновации предприниматель стремится доставить новую уникальную ценность своим клиентам. Наряду с некоторыми разновидностями технологических инноваций выделяют инновации, не являющиеся результатом научно-технических разработок (маркетинговые, институциональные и взаимодополняющие инновации). Однако среди экономистов и политиков бытуют разные мнения по поводу истинной роли интеллектуальной собственности в инновационном процессе. С одной стороны, теоретически, система интеллектуальной собственности является абсолютно необходимым условием стимулирования творческой деятельности в общественных интересах. С другой стороны, некоторые обозреватели считают, что на практике система интеллектуальной собственности препятствует развитию конкуренции в такой степени, что ее роль в инновационном процессе нередко становится негативной. Отсюда возникает необходимость неустанного изучения фактического использования предпринимателями инструментов системы интеллектуальной собственности, чтобы экономисты могли вырабатывать научно-обоснованные рекомендации руководящим лицам относительно применения системы интеллектуальной собственности с учетом противоречивых частных и государственных интересов в сфере инновационного развития. Всем уже понятно, что инновации не то же самое, что и изобретения. Инновации - это процесс, который начинается с формирования концепции/идеи и завершается поставкой нового продукта / процесса на рынок. В свою очередь, права интеллектуальной

Page 70: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

70

собственности могут быть эффективно использованы для содействия успешному осуществления инноваций. У инновационных технологий больше шансов успешно достичь рынок, если существует стратегический план применения интеллектуальной собственности на разных этапах инновационного процесса, а не только при его начале или завершении, без должного внимания к другим инструментам интеллектуальной собственности. Поэтому необходим более широкий подход к роли интеллектуальной собственности в инновации, не забывая также и о ее важной навигационной роли при преодолении «долины смерти» – особо трудоемкого и дорогого этапа освоения новшества, связанного с привлечением сторонних технологических и инвестиционных ресурсов, а также наличием надежных переговорных позиций, когда дело доходит до заключения и поддержания деловых партнерских отношений.

Понимание технологического ландшафта и тенденций инновационного развития жизненно важны для обеспечения успешного функционирования как национальной экономики, так и отдельных компаний в усложняющейся конкурентной среде, порождающей все новые и новые технологии. Руководители разного уровня вынуждены выявлять реальные возможности соперничества и сотрудничества для выработки эффективных инновационных стратегий. При решении этих задач в данном исследовании предлагается использовать метод выявления и изучения библиографических связей (bibliographic coupling) и теории графов для построения динамичных сетей патентного цитирования, раскрывающих связи между патентуемыми инновациями и изменения патентной активности организаций в различных технологических отраслях.

Библиографические связи уже довольно давно применяется в качестве метода научного картирования при анализе технологических взаимосвязей между патентами, проявляющихся в их цитировании. Два патента считаются библиографически связанными, если они имеют одну

Page 71: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

71

или несколько ссылок на патентные документы, журнальные статьи, материалы конференций и прочие публикации, представляющих их общий интеллектуальный фон. Карта патентного цитирования используется для идентификации важных “игроков” на данном технологическом поле, уяснения сущности связей между компаниями, включая конкуренцию и сотрудничество, или для наглядного представления траектории развития технологий и моделей их распространения.

В последние годы этот метод вызвал возрастающий интерес благодаря его способности группировать новейшие патенты, отражая ранние стадии эволюционного развития отрасли и возникновения новых технологий. При этом используется ряд инструментов анализа социальных сетей, облегчающих руководителям картирование и анализ патентов в составе сетей. Эти инструменты позволяют переориентировать усилия исследователей на визуализацию и интерпретацию данных, открывающих новые знания в интересующей их области или подтверждающих уже известные или намечающиеся тенденции.

При составлении карт цитирования научных документов для анализа технологических трендов широко применяются инструменты отслеживания общих цитат и библиографических связей. При этом считается, что одна или несколько общих ссылок у документов указываю на наличие между ними значимых связей.

Исторически наиболее популярная методология патентного анализа базировалась преимущественно на группировке и статистическом сопоставлении количества патентов, относящихся к некой технологической области или фирме. При этом патентное цитирование постепенно все более широко использовалось при оценке качества патентов, анализе потоков знаний и их последствий, а затем и при разработке предпринимательских стратегий фирм. Однако оно редко или только вскользь касалось построения корпоративных стратегий во вновь возникающих технологических отраслях.

Page 72: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

72

Сегодня появилась возможность воспользоваться в патентных исследованиях недавними разработками инструментов количественного анализа социальных сетей. Он основан на теории графов, которая рассматривает социальные взаимосвязи и исследует взаимодействие субъектов социальной сети. Сеть патентного цитирования представляет собой двухмерный граф, который визуализирует библиографические связи между патентами. Она состоит из узлов, представляющих патенты, и связывающих их ребер. Расстояния между узлами на карте отражают ассоциации между библиографически связанными патентам: чем короче расстояния, тем плотнее технологическое поле. Толщина ребер обозначает силу библиографических связей между патентами в сети. Построение сетей патентного цитирования с использованием инструментов анализа социальных сетей позволяет получить глобальную картину технологических инноваций с выявлением отношений между патентами как отдельными частицами технологических знаний.

Карта патентного цитирования используется для идентификации важных “игроков” на данном технологическом поле, уяснения сущности связей между компаниями, включая конкуренцию и сотрудничество, или для наглядного представления траектории развития технологий и моделей их распространения.

Анализ технологий производства электромобилей показал, что в период с 2007 по 2012 год анализируемая предметная область была представлена в патентном фонде США 1244 выданными патентами. С использованием библиографических ссылок сформировалась сеть, включающая 1118 связанных патентных пар, соединенных 11411 ребрами. Полученная сеть патентного цитирования была подвергнута визуализации с использованием программы анализа социальных сетей Gephi. Для проведения более детализированного анализа полученный массив данных был поделен на три временных отрезка по два года каждый. Это позволило

Page 73: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

73

сопоставлять развитие технологий по прошествии времени и подвергать их более детальному рассмотрению.

Одной из важнейших составляющих анализа сети патентного цитирования является идентификация и интерпретация кластеров запатентованных технологических инноваций. Они строились с использованием приписанных экспертами классификационных индексов и ключевых слов, наиболее часто встречающихся в заглавиях и рефератах патентных документов. Количество и содержание кластеров, а также состав лидирующих в них стран и компаний, менялись по мере перехода от одного к другому временному отрезку анализа.

Все это позволяло отслеживать последние изменения в технологическом развитии, активности патентования ключевых конкурентов в данной предметной области, а также преобразований в технологической структуре инновационного развития отрасли в целом. Эта информация открывает руководителям возможность оценки общего технологического ландшафта с выделением участков с наиболее высокой активностью патентования; инноваций, таящих в себе угрозы для данной компании или открывающих новые возможности для бизнеса; выявлять предпочтительные направления технологического развития, потенциальных конкурентов или партнеров и вносить соответствующие коррективы в национальную или корпоративную технологическую стратегию.

Экономическое процветание невозможно без увязки охраны интеллектуальной собственности (ИС), инноваций и создания новых рабочих мест. Права ИС, особенно патенты, пожалуй, наиболее важны в отраслях, характеризующихся высоким уровнем постоянных затрат на их развитие и низкими издержками производства. Это, в частности, особенно наглядно проявляется в фармацевтической промышленности.

Стоимость исследования и разработки нового фармацевтического препарата является чрезвычайно высокой. Текущие оценки подобных

Page 74: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

74

затрат, хотя по общему признанию и весьма спорные, превышают $ 2 млрд. В то же время, после того, как затраты инновационной фирмы на разработку были осуществлены, предельные издержки производства, расходы на производство одной дополнительной дозы / таблетки относительно скромны. Кроме того, конечный продукт легко реплицируется. В результате ни одна фирма не пойдет на миллиардные затраты без уверенности в получении компенсации своих инвестиций. Без патентной и других видов охраны ИС дальнейшее развитие фармацевтики остановится.

Поэтому не удивительно, что инновации чаще всего появляются там, где обеспечена должная охрана ИС. Всемирный центр ИС (GIPC) недавно приступил к ежегодной оценке прочности правовой охраны ИС в 30 странах, на которые приходится около 80% глобального ВВП. Общие результаты оценки состояния охраны ИС по странам интересно сопоставить с их инновационной активностью.

Согласно оценке Bloomberg.com, в десятку стран с наивысшим уровнем инновационного развития входят (в порядке убывания): Южная Корея, Швеция, Соединенные Штаты, Япония, Германия, Дания, Швейцария, Финляндия, Китай и Тайвань (Россия оказалась на 18 месте). Сопоставление показателей охраны ИС (GIPC) с показателями инновационного развития (Bloomberg.com) показывает четкую корреляцию между распространением инноваций и защитой прав ИС. Уровень корреляции между двумя сериями показателей (0.86) подтверждает неоспоримую взаимосвязь между защитой ИС и стимулированием инновационной деятельности.

Права ИС, особенно патенты, не только охраняют корпоративные инновации, но и служат сигналом для их финансирования с привлечением венчурного капитала (ВК). Исследования показывают, что патенты помогают инвесторам преодолевать огромную неопределенность в оценке перспектив потенциальных объектов финансирования. Патенты

Page 75: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

75

уменьшить асимметрию информации, циркулирующей между финансистами и новаторами, тем самым стимулируя выход на рынок стартапов и создание новых рабочих мест.

Достоверность этих выводов можно проиллюстрировать на примере развития фармацевтической промышленности в ведущих странах. Соединенные Штаты, обеспечивающие, по мнению специалистов, наиболее надежную охрану прав ИС, достигли непревзойденного уровня инновационного развития по сравнению с другими странами. На их долю в 2011 году приходилось 2908 разработок (клинических испытаний) новых фармацевтических препаратов и процессов. Далее в пятерку лидеров входят: Япония (476), Австралия (416), Южная Корея (231) и Китай (139). Этот пример наглядно показывает, что должная охрана ИС стимулирует создание новых лекарств и методов лечения.

Вместе с тем, нельзя не признать, что наряду с ИС благоприятные возможности для монетизации новшеств создают потребности и конкурентная среда, а многие охраняемые правом инновации, наряду с их достоинствами, снижают потребность в рабочей силе. Например, технологии, обеспечивающие людям возможность заказа товаров прямо из дома, создавая ограниченное количество новых рабочих мест для компании Amazon, вместе с тем увеличивают число безработных в сфере торговли. Пользуясь языком биологии, можно сказать, что мы наблюдаем процесс промышленной мутации или «созидательного разрушения», которое непрестанно революционизирует экономическую структуру, разрушая старые модели и создавая новые. Этот процесс созидательного разрушения считают существенным фактом капитализма.

Однако, устраняя потребность в некоторых рабочих местах, инновации подталкивают к созданию новых отраслей производства и обслуживания. Одним из лучших примеров является механизация сельскохозяйственного производства США. Доля американцев, непосредственно занятых в сельском хозяйстве, сократилась с 70-80

Page 76: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

76

процентов населения США в 1870 году до менее двух процентов в 2008 году. Приведя к потере определенных категорий рабочих мест, промышленная революция создала гораздо больше, расширив набор имеющихся возможностей для перемещения и поглощения рабочей силы.

Кроме того, важно помнить, что создание рабочих мест может быть прямым и косвенным. Все это – вместе с рассмотренными выше факторами – подтверждает бесспорную важность ИС в обеспечении процветания современной экономики.

Библиографический список

1. Глобальная перестройка. /отв. ред. акад. А.А. Дынкин, акад. Н.И. Иванова / ИМЭМО РАН. (автор -Дынкин А.А.) - М.: Весь Мир, 2014. С. - 8-9.

2. Intellectual Property Commercialization: Policy Options and Practical Instruments. United Nations Economic Commission for Europe. United Nations, New York and Geneva, 2011. С.6 Источник: http://www.unece.org.

3. WIPO. World Intellectual Property Report 2011: The Changing Face of Innovation. 2011. Источник: www. wipo.int.

4. World Intellectual Property Indicators 2013. WIPO. Источник: www.wipo. int/ipstats

5. Проблемы унификации международного частного права: монография / Н.В. Власова, Н.Г. Доронина, Т.П. Лазарева и др.; отв. ред. А.Л. Маковский, И.О. Хлестова.(автор -Л.А. Трахтенгерц) М.: ИЗиСП, Юриспруденция, 2012. Источник: СПС КонсультантПлюс.

6. В. Зорькин (Председатель Конституционного суда РФ). Кризис международного права: современный контекст.//Российская газета, 20.06.2014. Интернет ресурс: http://www.rg.ru/2014/06/19/zorkin-poln.html

7. Шумпетер Й.А. Капитализм, Социализм и Демократия: Пер. с англ. /Предисл. и общ. ред. В.С. Автономова. — М.: Экономика, 1995.

8. Gollin M.A. Driving Innovation. Intellectual Property Strategies for a Dynamic World. Cambrige University Press. 2008. http://bookree.org.

Page 77: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

77

ЭВОЛЮЦИЯ ТЕОРИИ ЭКОНОМИКИ ЗНАНИЙ Коннова О. (г. Ульяновск)

Знания всегда были важной движущей силой экономического

развития. Но в сегодняшнем мире, все больше опирающимся на знания, все больше и больше стран используют знания и инновационную политику в области стимулирования экономического роста и конкурентоспособности. В то же время, многие развивающиеся страны стараются найти способ произвести соответствующие знания и трансформировать их в богатство (благосостояние), а также адаптировать и распространить имеющиеся знания для своего развития. Построение экономики знаний заключается в создании продвинутых стратегий развития–не о ИКТ-революции или высокотехнологичных отраслях, а об экономическом развитии как процессе создания соответствующих знаний и применении этих знаний в работе с целью дальнейшего роста. Страны должны рассмотреть возможность реализации знаний и инновационного процесса развития. В эти времена ускоренной глобализации, “серое вещество” – основной надежный ресурс. Все чаще в центр стратегий развития ставится использование знания для экономического и социального благосостояния страны.

Знания и инновации играют решающую роль в развитии от истоков человеческой истории. Но с глобализацией и технологической революцией последних десятилетий, знания явно стали ключевым моментом конкурентоспособности и теперь глубокой перестройки структуры мирового экономического роста и активности. Как развитые, так и развивающиеся страны должны думать достаточно срочно об их будущем с точки зрения экономики знаний (ЭЗ)

Знания имеет решающее значение для развития человечества. Способность человека развести огонь было колоссальным прогрессом, передаваемое среди племен. Позже, в примитивных обществах

Page 78: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

78

накопленные знания о растениях, животных и минералах, необходимых для их выживания в течение тысяч лет. Аспекты этих знаний по-прежнему имеют первостепенную важность и сегодня в области здравоохранения, ухода и питания с приложениями в современной медицине. В эпоху Неолита (10,000-5,000 до н.э.) возникло много продуктивных сельскохозяйственных методов в различных частях мира. Промышленная революция сформировалась в Европе на основе древнегреческих знаний в эпоху Возрождения, и в результате научной революции. После падения Римской империи, во времена упадка в Европе эти знания были сохранены арабами вместе с накопленными знаниями из Китая и Индии. Именно на этом фундаменте, в Европе в позднем Средневековье возникнет Ренессанс – взрыв в науке, искусстве и других областях знаний. В Китае возникло несколько важных технологий, раньше, чем в Европе, но в стране был застой и не удалось совершить прыжок к промышленной революции. Промышленная революция началась с развитием парового двигателя и текстильной промышленности. Великобритания воспользовалась преимуществом, чтобы завоевать позицию «корабля-лидера» с другими странами на буксире. Германия усилила связь между образовательными и производственными организациями в период второй промышленной революции (с применением химических веществ и механики), чтобы стать технологическим лидером среди индустриальных наций. США извлекло выгоду из этих достижений, с большими инвестициями в государственное образование и современное производство и процесс сборки, поддерживаемый инфраструктурой электроснабжения, имевшего решающее значение для успеха нации и стремительного развития в конце 19-го начале 20-го века. Индустриализация продолжает распространяться по всему миру, внедряясь в странах лучше других подготовленных к ее восприятию. Советский Союз получил преимущество от массивных усилий в области образования и науки и разработал очень большие технологические системы – но исчез 70 лет спустя, став жертвой

Page 79: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

79

неэффективности собственной экономики. В Азии, в Японии приняли западные технологии для построения современной экономики. Их усилия для дальнейшего развития национального образования принесло свои плоды после Второй мировой войны, когда они основали свою реконструкцию на активной экспортной стратегии. Когда уровень технологического развития Японии постепенно увеличился, она усовершенствовала свои системы исследования и разработки, становясь мировым лидером в области массового производства автомобилей, электроники и другого высокотехнологичного оборудования. Республика Корея и Тайвань (Китай) идут по тому же пути.

С момента изобретения транзистора, и далее на всех этапах революции в микроэлектронике, был достигнут быстрый прогресс в обработке информации. В соответствии с законом Мура способность обработки информации удваивается каждые 24 месяца. Производство становится все более автоматизированным. Увеличение скорости работы компьютера и мощность обработки способствует другим технологическим скачкам. Достижения в генетике и, связанных с ней биотехнологий, вызвали огромный прогресс в жизни науки. Прогресс в манипуляции с веществом привел к изобретению новых материалов (веществ) и нано-технологий. Наконец, важные новые сдвиги произошли и в области энергетики. Технические достижения проникают в нашу повседневную жизнь. Такое осуществление технологического прогресса породило ряд судьбоносных перемен. Например, достижения в области микроэлектроники и телекоммуникаций оказали глубокое глобального влияние в необычайно короткий период времени в то время как результат влияния нано-технологии еще впереди.

Быстрый прогресс в области телекоммуникаций и транспорта ускорили глобализацию, создавая новые пространства для всемирной конкуренции со значительными возможностям и сообразительных стран.

Page 80: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

80

Формирование и развитие экономики знаний (инновационной экономики, новой экономики) в каждой конкретной стране рассматривается как единственно возможная альтернатива экономического роста. Промышленно развитым странам с высокими затратами на рабочую силу и инфраструктуру экономика знаний предоставляет конкурентные преимущества в области высокотехнологичного производства и эффективных услуг. Странам с ресурсной экономикой она предлагает усовершенствованные технологии и продукцию с повышенной добавленной стоимостью, а также возможность пойти по пути устойчивого развития. Развивающимся странам знания позволяют сократить этапы экономического развития, совершить «технологический скачок» и быстрее интегрироваться в мировую экономику благодаря повышению привлекательности для иностранных инвесторов.

Впервые заговорил об экономике знаний австро-американский экономист Фриц Махлуп. В своей работе “Производство и распространение знаний в США” он оценил, что в 1958 году сектор экономики знаний давал вклад около 29% в ВНП США. В данный сектор Махлуп включил многочисленные виды человеческой деятельности, которые объединил в пять групп[2]:

1. Образование (44,1%) 2. Научные исследования и разработки (8,1%) 3. Средства массовой информации (радио, телевидение, телефон и т.д.)

(28,1%) 4. Информационная техника (6,5%) 5. Информационные услуги (13,2%)

Свои теоретические взгляды, касающиеся отнесения тех или иных отраслей в сектор экономики знаний Ф. Махлуп основывает на следующих положениях:

1. Знание – это что-то известное кому-то

Page 81: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

81

2. Производство знаний – процесс, посредством которого кто-то узнает что-либо ему до того неизвестное, даже если это уже известно другим.[1. C.35] В соответствии с концепцией Ф. Махлупа, в “производстве и распространении знаний” участвует и врач, когда выписывает рецепт; и юрист, когда дает консультацию и т.п.

По мере увеличения “сектора знаний”, в условиях наибольшего экономического роста, достигаемого за счет научных исследований и инноваций, с ростом образованности населения, у термина “экономика знаний” появилось второе значение, ставшее впоследствии более употребляемым.

Под “экономикой знаний” стали понимать такой тип экономики, в котором знания играют решающую роль, а их производство становится источником экономического роста и конкурентоспособности.

Так, американский социолог Д. Белл в 1973 году опубликовал монографию, где представил концепцию постиндустриального общества, в которой в качестве главных структурных элементов выделил информацию и знания. По его мнению, постиндустриальное общество характеризуется не трудовой теорией стоимости, а теорией стоимости, основанной на знании. Фактором инновации становится систематизация знания. Особенность последнего заключается в том, что, даже будучи проданным, оно остается также и у своего производителя. В своей монографии Д. Белл анализирует обширный массив статистической информации и показывает изменения, происходящие в общественной жизни.

В работах Ф. Махлупа и Д. Белла статистика явилась источником обнаружения новых тенденций общественного развития, что обусловило появление новых концепций (ЭЗ, постиндустриального общество), а появление специфических статистических показателей в 1990-х годах (ОЭСР, Всемирный банк и.т.д.) было уже непосредственно связано с

Page 82: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

82

концепцией экономики знаний, явившейся идеологическим фундаментом для политиков.

Знания необходимы для функционирования любого общества. Однако, экономику знаний, а если говорить системно, то общество знаний отличает то, что изменился сам характер знания. Главным при принятии решений в любой сфере деятельности (экономической, политической, социальной и т.п.) и управлении переменами стало доминирование теоретического знания. Для принятия решений необходима не просто информация, не просто совокупность полезных сведений. Информация должна быть упорядочена, сведена в определенную систему.

Для определения уровня инновационного развития страны существуют различные методологии. Так, например, Европейской комиссией была разработана методика расчета суммарного инновационного индекса для всех стран-членов ЕС, а также для ряда других стран, туда не входящих.

Библиографический список 1. Ф. Махлуп. Производство и распространение знаний в США. – М.:

Прогресс, 1966. – С. 35 2. Л.Э. Миндели, Л.К. Пипия. Концептуальные аспекты формирования

экономики знаний. // Проблемы прогнозирования. – 2007. - №3. – С.117

Page 83: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

83

ВЛИЯНИЕ ИННОВАЦИОННЫХ ФАКТОРОВ НА ТЕМПЫ ЭКОНОМИЧЕСКОГО РОСТА РОССИИ

Алексеева А. (г. Ульяновск)

Главным ориентиром развития страны, регионов и муниципальных образований в современной экономике является устойчивый экономический рост.

Целью любого государства является устойчивый экономический рост, как фактор успеха развития страны. Для России, которая в период 90х годов потеряла половину своего экономического потенциала, этот вопрос является наиболее актуальным.

Экономический рост является следствием действия множества факторов. Одним из ключевых факторов в современной экономике является научно-технический прогресс.

Для России мировой инновационный рынок фактически закрыт. Это можно объяснить не соответствием проводимых в российской промышленности разработок и исследований со спросом на мировом рынке. Большая часть российских исследований проводится в целях развития химической отрасли и тяжелой промышленности.

В последнее десятилетие, в России, экономический рост был обеспечен благодаря росту цен на нефть, при этом были использованы далеко не все возможности экономики страны. А фискальная дисциплина и жесткая монетарная политика обеспечили рублю стабильность.

Несмотря на то, что существует множество факторов, способных влиять на экономический рост страны, ключевых факторов можно назвать только несколько.

Во-первых, это накопление человеческого или физического капитала, в расчете на душу населения или одного занятого человека. Во-вторых, это изменения технологического уровня экономики, которые выражаются показателем ОФП (показателем общей факторной продуктивности).

Page 84: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

84

В долгосрочно перспективе, общепризнанными факторами, которые определяют экономический рост, являются: темп роста численности занятого населения, темп роста основного капитала и инвестиции, обеспечивающие его производство, а так же темп внедрения новых технологий в производство.

Можно выделить целый ряд факторов, которые наиболее сильно влияют на экономический рост страны. Это факторы влияния уровня образования на экономический рост, влияние международной торговли товарами, а так же технологиями, факторы, влияющие на организацию разработок и исследований, а так же это государственная поддержка в сфере инноваций и их финансирование.

Для инновационного развития большое внимание необходимо уделить прикладным и фундаментальным исследованиям. Эти исследования являются формами осуществления науки как профессии, которая характеризуется единой системой подготовки специалистов, а также единым массивом базового знания.

Укрепление позиций малого бизнеса одна из главных целей осуществления перехода экономики страны на инновационный путь развития.

В развитых странах мира наиболее крупные компании и корпорации внедряют в свое производство разработки малых фирм. Такая схема разделения труда ведет к повышению общей эффективности экономики. Поэтому, приоритет в вопросах инноваций в деятельности принадлежит малому бизнесу.

На данный момент большая часть мировой экономики представлена малым и средним предпринимательством.

В промышленно развитых странах Западной Европы, Юго-Восточной Азии и Америки, на долю малого инновационного предпринимательства приходится до 60% ВНП (валового внутреннего продукта), в отличии от России, где этот важнейший сектор экономики не

Page 85: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

85

оказывает существенного влияния на экономическое и социальное развитие общества.

Из мирового опыта можно сделать вывод, что крупные предприятия отстают от малых по ряду показателей. Это например количество инноваций в расчете на единицу издержек, или количество нововведений на одного занятого сотрудника и др.

В экономически развитых странах, малое предпринимательство играет важную роль практически во всех сферах экономики (сельское хозяйство, производство, строительство, инновационная деятельность). В России же, малое предпринимательство сосредоточено в основном в торговле и сфере обслуживания. В этом как раз и проявляется неравномерность развития малого предпринимательства в отраслевом резерве.

Эффект от внедрения инноваций в малый и средний бизнес оправдывает себя. Инновации положительно влияют на рост экономики в целом. Со стороны государства, помимо финансовой поддержки, необходимо совершенствование нормативно-правовой базы в сфере малого инновационного предпринимательства, с целью формирования наиболее благоприятной среды существования предприятий и устранения лишних административных барьеров в этой сфере, которые способны препятствовать предпринимательской деятельности. Таким образом, делая выводы, для обеспечения экономического роста России необходимо привлекать представителей малого предпринимательства к активной инновационной деятельности, решая поставленные задачи на уровне государства. Так же необходимо тесное сотрудничество органов власти с субъектами малого предпринимательства с целью реализации важных национальных проектов.

Page 86: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

86

ЗАКЛЮЧЕНИЕ Очевидно, что финансовые санкции Запада оказывают негативное

воздействие на экономику России. Однако Россия не является единственной страной, которая сталкивается с возможным экономическим спадом из-за обесценения национальной валюты.

По прогнозам, ряд стран региона столкнётся с экономическими трудностями. В первую очередь, экономический кризис в России оказывает воздействие на валютные рынки Центральной Азии и Восточной Европы. Фактически, сразу после начала ослабления рубля некоторые государства этих регионов немедленно применили методы вмешательства в деятельность валютно-финансовых рынков с целью сохранения курса собственной национальной валюты.

Банковская система Евросоюза также выразила «озабоченность» по поводу того, что многие банки стран-членов ЕС предоставили российским партнёрам значительный объём кредитов. Беларусь и Казахстан подверглись большому влиянию девальвации рубля, поскольку они имеют экономические и политические отношения с Россией. В начале этого года все три страны подписали Договор о создании Евразийского экономического союза. По оценке Европейского банка реконструкции и развития, половина темпов роста ВВП Беларуси тесно связана с экономикой России через торговые отношения, денежные переводы и банковские активы. В Россию идёт 40% общего объема экспорта Беларуси и это слабые стороны белорусской экономики при событиях в России.

Некоторые маленькие страны Центральной Азии испытывают прямые последствия экономического кризиса в России. Это страны, инвалютные доходы которых зависят от денег, отправленных их гражданами на родину из России. Возможный спад российской экономики, в результате которого будет меньше рабочих мест, и девальвация рубля приведут к сокращению денежных переводов в эти страны из России.

Page 87: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

87

Другие страны, такие как Армения, Узбекистан, Грузия, Молдова, также находятся в подобном состоянии.

Европейский союз также не является исключением, поскольку он – крупнейший торговый партнёр и инвестор России. Расширение санкционного списка против российских компаний оказало на европейскую экономику серьёзное влияние. Только за один месяц после вступления санкций в силу, экспорт ЕС в Россию уменьшился на 19%, то есть почти на два миллиарда долларов США.

Одним из главных событий глобального порядка после окончания Второй мировой войны стало создание Совета Безопасности ООН и Международного валютного фонда (МВФ), целью которого является обеспечение политической и валютно-финансовой стабильности во всём мире. В 90-е годы прошлого века Россия стала членом МВФ и заняла одно место в исполнительной дирекции этой организации. Россия является одним из пяти постоянных членов Совета Безопасности ООН, а также вошла в состав «Большой восьмерки» и состав группы «Двадцати». Однако она была исключена из «Большой восьмерки», а в «Большой двадцатке» де-факто заняла роль наблюдателя на саммите, который состоялся недавно в Австралии. Мировой порядок изменяется и Россия постепенно теряет свои позиции в мире. Это прямые последствия санкций против России.

Основной причиной нынешней напряжённости является то, что введённые сторонами санкции не только наносят ущерб экономике России, но и оказывают негативное влияние на страны ЕС и мировую экономику в целом. К настоящему моменту многие государства Европы, кажется, стали замечать последствия санкций против России, поскольку страны зависят друг от друга через торгово-экономические связи. Практика показывает, что санкции оставляют последствия и могут препятствовать усилиям по восстановлению глобальной экономики.

Page 88: СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ …venec.ulstu.ru/lib/disk/2016/15.pdf · Trung Quc. Điốều này đã là m ột thực tế, được

88

Научное электронное издание

СОВРЕМЕННЫЕ ТЕНДЕНЦИИ РАЗВИТИЯ МИРОВОЙ ЭКОНОМИКИ

Сборник научных трудов

Под редакцией О. С. Штурминой

Объем данных 1,43 Мб. ЭИ № 594. Заказ 89.

Ульяновский государственный технический университет, ИПК «Венец»

432027, г. Ульяновск, ул. Северный Венец, д. 32.

Тел.: (8422) 778-113.

E-mail: [email protected]

http://www.venec.ulstu.ru