34
Xuất khẩu Nhà vận tải Nhập khẩu Hàn g Hàng Shipment date 1 2 15 Chương I: CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. INCOTERMS – INTERNATIONAL COMMERCIAL TEARMS I.GIỚI THIỆU INCOTEARMS. 1. Đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu. a. Chủ thể kinh doanh có quốc tịch khác nhau. Các bên phải tuân thủ pháp luật 2 quốc gia. Các bên phải tuân thủ luật lệ quốc tế. b. Hàng hóa được di chuyển ra nước ngoài. - Vận chuyển hàng. o Việc vận chuyển hàng phải thuê nhà vận tải. o Trên đường vận chuyển chỉ có nhà vận tải và hàng hóa. Việc vận chuyển hàng coi như phó thác cho nhà vận tải. - Ý nghĩa “Giao hàng”: o Shipment / delivery. Gián tiếp qua trung gian là nhà vận tải. Shipment date là thỏa thuận bước 1, vì khi nào hàng đến nước người mua thì không xác định được, thường chỉ dự kiến tàu đi, dự kiến tàu đến. - Lo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu mỗi lần mua bán. c. Đồng tiền thanh toán không cố định: - Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. 2. Các điều kiện cơ sở giao hàng quốc tế.

On Tap QTXNK-Face

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: On Tap QTXNK-Face

Xuất khẩu Nhà vận tải Nhập khẩuHàng Hàng

Shipment date

1 2

15

Chương I: CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.INCOTERMS – INTERNATIONAL COMMERCIAL TEARMS

I. GIỚI THIỆU INCOTEARMS.

1. Đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu.

a. Chủ thể kinh doanh có quốc tịch khác nhau.

Các bên phải tuân thủ pháp luật 2 quốc gia.

Các bên phải tuân thủ luật lệ quốc tế.

b. Hàng hóa được di chuyển ra nước ngoài.

- Vận chuyển hàng.

o Việc vận chuyển hàng phải thuê nhà vận tải.

o Trên đường vận chuyển chỉ có nhà vận tải và hàng hóa.

Việc vận chuyển hàng coi như phó thác cho nhà vận tải.

- Ý nghĩa “Giao hàng”:

o Shipment / delivery.

Gián tiếp qua trung gian là nhà vận tải.

Shipment date là thỏa thuận bước 1, vì khi nào hàng đến nước người mua thì

không xác định được, thường chỉ dự kiến tàu đi, dự kiến tàu đến.

- Lo thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu mỗi lần mua bán.

c. Đồng tiền thanh toán không cố định:

- Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người bán và người mua.

2. Các điều kiện cơ sở giao hàng quốc tế.

a. Nhập hàng vào kho người bán.

- Nguồn hàng:

+ Thu mua.

+ Trao đổi.

+ Tự sản xuất, khai thác.

+ Gia công.

Page 2: On Tap QTXNK-Face

15

+ Ủy thác.

+ Tạm nhập tái xuất.

- Mục đích:

+ Phân loại.

+ Chọn lọc.

+ Sơ chế.

+ Chế biến.

+ Đóng gói.

+ Ghi kí, mã hiệu.

b. Kiểm tra hàng.

- Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra số lượng.

+ Kiểm tra chất lượng.

+ Kiểm tra đóng gói.

+ Kiểm tra độc tố.

- Lý do để kiểm tra: Vì quyền lợi của người mua.

- Người kiểm tra: Tùy thỏa thuận.

+ Công ty giám định:

Công ty giám định cử người xuống kiểm tra hàng, nếu hàng đảm bảo chất lượng

và số lượng thì công ty giám định cấp 2 chứng từ vế số lượng và chất lượng cho nhà

xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ chuyển 2 chứng từ này cho nhà nhập khẩu.

+ Người nhập khẩu:

Người nhập khẩu kiểm tra sẽ làm phát sinh chi phí từ cho cả 2 bên. Việc nhà nhập

khẩu kiểm tra sẽ gay bất lợi cho nhà xuất khẩu.

c. Lo thủ tục xuất nhập khẩu.

- Bước 1: Khai báo hải quan.

- Bước 2: Kiểm tra của hải quan.

- Bước 3: Nộp thuế xuất/nhập khẩu (nếu có).

d. Liên hệ cảng, ga, sân bay.

- Mục đích:

+ Bôc hàng: Bên nước người bán.

+ Dở hàng: Bên nước người mua.

- Địa điểm, tên gọi.

Nơi bốc hàng: còn được gọi là:

o Nơi gửi hàng, xếp hàng.

Page 3: On Tap QTXNK-Face

Xuất khẩu Nhập khẩuNhà vận tải

(1)Hàng (5)Hàng

(2)Bill of lading (4)Bill of lading

(3)Bill of lading

Xuất khẩu Nhập khẩuNhà vận tải

(1)Hàng

(7)Hàng

(2)Bill of lading(4)Tiền

(3)Bill of lading

Kinh doanh1

Kinh doanh2

(5)Tiền

(4)B/L

(5)B/L(6)B/L

15

o Cảng đi, cảng bốc.

o Place of shipment / Place of lading.

o Port of shipment / Port of lading.

Nơi dở hàng: còn được gọi là:

o Nơi đến.

o Cảng đến, cảng dở.

o Place of destination.

o Port of destination.

e. Giao nhập hàng với người vận tải.

- Giao nhận đường thủy: Nhà vận tải lập 3 tờ vận đơn giống nhau, và giao hết cho nhà xuất

khẩu. Nhà xuất khẩu chuyển cho người nhập khẩu 1 tờ vận đơn. Khi hàng tới nơi đến, nhà

nhập khẩu xuất 1 tờ vận đơn cho nhà vận tải, và nhà vận tải giao hàng cho nhà nhập khẩu.

(2 tờ vận đơn còn lại không có giá trị nhận hàng.)

Hình thức 1:

Hình thức 2.

Page 4: On Tap QTXNK-Face

Xuất khẩuNgân hàng nhà xuất khẩu

Nhập khẩuNgân hàng nhà nhập khẩu

Xuất khẩu Nhập khẩuNhà vận tải

(1)Hàng (3)Hàng

(2)Bill of lading (4)Bill of lading

15

Cách nhà xuất khẩu giao vận đơn cho nhà nhập khẩu:

o Nếu nhà xuất khẩu tin tưởng nhà nhập khẩu: Dùng dịch vụ chuyển phát nhanh.

o Nếu nhà xuất khẩu không tin tưởng nhà nhập khẩu:

- Giao nhận đường sắt, đường không: Giao nhận đường săt, đường không khác với

giao nhận đường biển ở chổ: chứng từ không mua bán được như đường biển (trường

hợp hình thức 2, sơ đồ trên); Nhà vận tải sẽ cung cấp chứng từ trực tiếp cho người

nhận hàng.

Nhà vận tải

lập 3 bản vận đơn, nhưng chỉ cung cấp cho nhà xuất khẩu 1 bản vận đơn. Sau đó nhà

vận tải vận chuyển hàng đến nhà nhập khẩu và cung cấp cho nhà nhập khẩu 1 bản

vận đơn nữa. Còn 1 bản vận đơn nhà vận tải sẽ lưu lại.

f. Mua bản hiểm:

- Lý do mua: Rủi ro.

- Phân loại rủi ro:

+ Thiên tai: Sét đánh, sóng thần.....

+ Tai nạn bất ngờ: Cướp biển, va phải băng trôi......

+ Chính trị: Khủng bố, chiến tranh, đình công......

Page 5: On Tap QTXNK-Face

Rủi ro

Thiên tai

Tai nạn bất ngờ

Chính trị

Hàng hóa

Hư hỏng

Mất mát

Chủ hàngMua bảo hiểm

Đóng phí bảo hiểm

Nhà bảo hiểm

Bồi thường

15

Ví dụ 1: Lô hàng trị giá $ 10.000. Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,2%.

Phí bảo hiểm: $ 10.000 x 0,2% = $ 20.

Trên đường vận chuyển, hàng hóa bị tổn thất toàn bộ.

Người bảo hiểm bồi thường: $ 10.000.

Nếu hàng bị tổn thất 1 phần thì tổn thất bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu.

3. Định nghĩa Incotearms.

- Incotearms là các quy tắc quốc tế do phòng Thương mại quốc tế (ICC) đưa ra nhằm quy

định các điều kiện cơ sở giao hàng giữa các quốc gia khác nhau để những nhà kinh doanh

có thể sử dụng.

Ví dụ:

o Delivery tearms: FOB Tân Thuận Port

o Price: 200 USD/CARTON FOB Tân Thuận Port

4. Kết cấu Incotearms.

Có 11 điều kiện chia làm 2 nhóm:

- Sử dụng vận tải đa phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP.

- Sử dụng vận tải thủy: FAS, FOB, CFR, CIF.

Ngoài ra còn có cách chia đơn giản làm 4 nhóm:

Nhóm E.

Nhóm F.

Nhóm C.

Nhóm D.

Page 6: On Tap QTXNK-Face

F

E

C

D

RR

RR

CP

RR

CP

CP

CP

RR

15

5. Nội dung cơ bản của Incotearms.

- Quy định nơi chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua.

- Phân chia rủi ro giữa người bán và người mua (Trong vận chuyển)

- Phân chia chi phí giữa người bán và người mua.

- Lo thủ tục, giấy tờ.

6. Đặc điểm chung của các nhóm Incotearms.

Đặc điểm nhóm E (EXW)

Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại kho người bán.

Đặc điểm nhóm F (FAS, FCA, FOB)

o Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi gửi hàng.

o Người mua thuê phương tiện vận tải, trả chi phí để đưa hàng đến nơi đến.

Đặc điểm nhóm C ( CFR, CIF, CPT, CIP)

o Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tại nơi gửi hàng.

o Người bán thuê phương tiện vận tải, trả chi phí đê đưa hàng đến nơi đến.

Đặc điểm nhóm D (DAT, DAP, DDP)

E

Ghi chú Nghĩa vụ của người bán

Ranh giới trách nhiệm giữa người mua và người bán

RR Rủi ro

CP Cước phí

Page 7: On Tap QTXNK-Face

15

Người bán thuê phương tiện vận tải, trả cước phí để đưa hàng đến nơi đến và chịu tất cả

rủi ro từ việc đó.

Lưu ý:

- Các kí hiệu (EXW, FAS, FOB, DAT....) chỉ mang ý nghĩa tương đối, không giải thích

tên cụ thê.

- Từ nhóm E --> F-->C-->D: chi phí tăng dần ----> giá bán tăng dần.

- Trong 4 nhóm, chỉ có nhóm D thì rủi ro trên đường vận chuyển thuộc về nhà xuất

khẩu, 3 nhóm còn lại rủi ro do nhà nhập khẩu chịu.

II. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA TRONG INCOTERMS

1. EXW: Ex Works – Giao tại xưởng – Địa điểm quy định

Ví dụ: Delivery terms: EXW Tan Quy Warehouse

Tính chất của địa điểm thay đổi tùy từng loại hợp đồng. Nghĩa vụ của người bán:Giao hàng tại xưởng của người bán. Nghĩa vụ của người mua:

o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau thời điểm giao hàng.

o Lo thủ tục xuất khẩu (khai Hải quan, kiểm tra, nộp thuế) và chịu rủi ro về việc đó (cấm XK,

tăng thuế).o Thuê phương tiện vận tải, trả chi phí đưa hàng đến nơi đến.

→ Chỉ có điều kiện EXW là người mua phải lo hoàn toàn thủ tục XK.

2. FAS: Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu – Cảng bốc hàng quy định

Ví dụ: Delivery terms: FAS Tan Thuan Port

Nghĩa vụ của người bán:o Đặt hàng dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định.

o Lo thủ tục XK và chịu rủi ro về việc đó.

Nghĩa vụ của người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau thời điểm giao hàng.

o Thuê phương tiện vận tải, trả chi phí đưa hàng đến nơi đến.

3. FCA: Free Carrier – Giao hàng cho người vận tải – Địa điểm quy định

Nghĩa vụ của người bán:o Giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định (cầu cảng, kho, sân bay).

o Lo thủ tục XK và chịu rủi ro về việc đó.

Ví dụ: + Delivery terms: FCA Tan Thuan Port (1)+ Delivery terms: FCA Tan Quy Warehouse (2)

o Đối với giao hàng bằng container (phù hợp FCA):

Giao ít hơn container → thích hợp (1) Giao đầy container → thích hợp (2)

Nghĩa vụ của người mua:

Page 8: On Tap QTXNK-Face

15

o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau thời điểm giao hàng.

o Thuê phương tiện vận tải, trả chi phí đưa hàng đến nơi đến.

4. FOB: Free On Board – Giao hàng lên tàu – Cảng bốc quy định

Nghĩa vụ của người bán:o Giao hàng lên tàu tại cảng bốc quy định.

o Lo thủ tục XK và chịu rủi ro về việc đó.

o Cung cấp cho người mua vận đơn sạch lên tàu. (Nếu vận đơn lên tàu không có chữ “On

board” thì không thanh toán.) Nghĩa vụ của người mua:

o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi hàng giao lên tàu tại cảng bốc.

o Thuê phương tiện vận tải, trả chi phí đưa hàng đến nơi đến.

5. CFR: Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí – Cảng đến quy định

Trường hợp 1: Delivery terms: FOB Tan Thuan Port

Trường hợp 2: Delivery terms: CFR OSAKA Port

Nghĩa vụ người bán:o Giao hàng lên tàu tại cảng bốc.

o Lo thủ tục XK và chịu rủi ro về việc đó.

o Cung cấp người mua vận đơn sạch lên tàu.

o Thuê phương tiện vận tải, trả cước phí để đưa hàng đến nơi đến quy định.

Nghĩa vụ người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi giao hàng lên tàu tại cảng bốc.

6. CIF: Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí – Cảng đến quy định (dùng cho vận tải thủy)

Nghĩa vụ người bán:o Giao hàng lên tàu tại cảng bốc.

o Lo thủ tục XK và chịu rủi ro về việc đó.

o Cung cấp cho người mua vận đơn sạch lên tàu.

o Thuê phương tiện vận tải, trả cước phí để đưa hàng đến nơi đến quy định.

o Mua bảo hiểm với điều kiện tối thiểu (C) và cung cấp cho người mua chứng từ bảo hiểm.

Nghĩa vụ người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi giao hàng lên tàu tại cảng bốc.

Ví dụ: Trong điều khoản hợp đồng ghi: Delivery terms: CIF OSAKA Port

Trên đường vận chuyển từ cảng Tân Thuận đến cảng OSAKA, tàu bị bão đánh chìm thi người mua vẫn phải thanh toán cho người bán vì người mua phải chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi giao hàng lên tàu tại cảng bốc.

Người bán phải là người lo thủ tục đòi bảo hiểm bồi thường và bồi thường cho người mua. Nếu người bảo hiểm không bồi thường tổn thất cho người mua thì người mua vẫn phải thanh toán

tiền hàng cho người bán. Thông thường, tổ chức đứng ra thanh toán tiền bảo hiểm nằm ở bên nước người mua.

7. CPT: Carriage Paid To – Cước phí trả tới – Nơi đến quy định

Page 9: On Tap QTXNK-Face

15

Thường sử dụng cho đường sắt, đường không (vì đường thủy đã có CFR). Nghĩa vụ người bán:

o Giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định.

o Lo thủ tục XK.

o Thuê phương tiện vận tải, trả cước phí để đưa hàng đến nơi đến quy định.

Nghĩa vụ người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi hàng được giao cho người vận tải.

8. CIP: Carriage, Insurance Paid To – Cước phí, phí bảo hiểm trả tới – Nơi đến quy định

Thường sử dụng cho đường sắt, đường không (vì đường thủy đã có CIF). Nghĩa vụ người bán:

o Giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định.

o Lo thủ tục XK.

o Thuê phương tiện vận tải, trả cước phí để đưa hàng đến nơi đến quy định.

o Mua bảo hiểm với điều kiện tối thiểu và cung cấp cho người mua chứng từ bảo hiểm.

Nghĩa vụ người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi hàng được giao cho người vận tải.

9. DAP: Delivered At Place – Giao hàng đến đích sẵn sàng dỡ xuống – Địa điểm quy định

Nghĩa vụ người bán:o Giao hàng tại địa điểm quy định.

o Lo thủ tục XK.

o Thuê phương tiện vận tải, trả chi phí để đưa hàng đến nơi đến quy định.

Nghĩa vụ của người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi hàng được giao tại địa điểm quy định.

o Lo thủ tục nhập khẩu.

10. DAT: Delivered At Terminal – Giao hàng đến đích đã dỡ xuống – Địa điểm quy định

Nghĩa vụ của người bán:o Giao hàng tại địa điểm quy định.

o Lo thủ tục XK.

o Thuê phương tiện vận tải, trả chi phí để đưa hàng đến nơi đến quy định.

Nghĩa vụ của người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi hàng được giao tại địa điểm quy định.

o Lo thủ tục nhập khẩu.

11. DDP: Delivered Duty Paid – Giao hàng đã nộp thuế – Nơi đến quy định

Nghĩa vụ của người bán:o Giao hàng tại địa điểm quy định.

o Lo thủ tục nhập khẩu.

o Thuê phương tiện vận tải, trả chi phí để đưa hàng đến nơi đến quy định.

→ Chỉ có điều kiện DDP là người bán phải lo thủ tục nhập khẩu.

Nghĩa vụ của người mua:o Chịu rủi ro và chi phí phát sinh sau khi hàng được giao tại địa điểm quy định.

Page 10: On Tap QTXNK-Face

DAPCP, RR

DATCP, RR

DDPCP, RR

CFR

CP

RR

CP + Phí Bảo hiểm

RR

CIF

FCA (1)CP, RR

FCA (2) CP, RR

FOB CP, RR

EXWCP, RR

CP, RR

15

→ Trong mua bán ngoại thương, điều kiện nhóm D ít được sử dụng (ngoại trừ các thiết bị xây dựng,…)

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS

1. Incoterms mang tính hướng dẫn, không có tính bắt buộc. Nếu không sử dụng Incoterms,thì hợp đồng mua bán hàng hóa phải ghi rõ mọi điều kiện.

2. Tuân thủ những thỏa thuận riêng.

CÂU HỎI:

1. Một Công ty Việt Nam mua hàng từ Nhật Bản với điều kiện sau: Quantity: 100 Cartons Price: USD 800/Carton CIF Tan Thuan Port

Hàng được mua bảo hiểm với điều kiện ICC(C), với tỷ lệ phí bảo hiểm là 0.2%.Khi tàu chuẩn bị vào cảng Tân Thuận thì bị chìm, chi phí để vớt hàng là 1,200 USD. Số hàng bị mất là 30 thùng. Hỏi người mua còn phải thanh toán cho người bán bao nhiêu tiền?

Giải: Người mua phải thanh toán: 800 ×100=80,000 USD

Page 11: On Tap QTXNK-Face

15

2. So sánh những thuận lợi và khó khăn đối với nhà xuất khẩukhi sử dụng điều kiện CIF và FOB?

Trả lời:

Thuận lợi: Chủ động hơn trong việc giao hàng vì người xuất khẩu là người chuẩn bị hàng và giao hàng

→ giảm bớt chi phí phát sinh; Có cơ hội tạo ra lợi nhuận:

Tính giá bán hàng: CIF=FOB+F+ I ; Chọn hãng dịch vụ giá rẻ.

Chủ động hơn trong việc lấy vận đơn: Lấy B/L sớm → được thanh toán sớm; Ký lùi B/L → để được ngân hàng thanh toán.

Thu được số tiền ngoại tệ lớn hơn.

Bất lợi: Tốn nhiều lao động hơn; Vốn bỏ ra nhiều hơn: phải trả trước cước phí, chi phí lãi vay ngân hàng cao hơn; Rủi ro: tăng giá.

Chương II.GIAO DỊCH BẰNG THƯ THƯƠNG MẠI

Ưu điểm: Chi phí thấp; Phạm vi giao dịch rộng: cùng một thời điểm có thể giao dịch với rất nhiều đối tác khác nhau; Có thời gian cân nhắc, suy xét (nghiên cứu thị trường, tham khảo ý kiến của các chuyên gia); Có bằng chứng của cuộc giao dịch (bằng văn bản); Dễ tiếp nhận.

Nhược điểm: Thông tin chậm (phải chờ đối tác trả lời) → không theo kịp sự thay đổi của thị trường → phải

thương lượng lại → mất nhiều thời gian. Thông tin hạn chế:

Nội dung trao đổi → hiểu sai ý của đối tác; Thông tin khách hàng → khó đánh giá.

HÌNH THỨC THƯ THƯƠNG MẠI

(1) Thông tin người gửi: Tên công ty Địa chỉ Điện thoại Fax

(2) Mã số hồ sơ (do người bán quy định):Mục đích:

Lưu hồ sơ, theo dõi, quản lý; Tham chiếu, dẫn chiếu (khi cần);

(3) Ngày

Page 12: On Tap QTXNK-Face

15

(4) Thông tin người nhận: Tên công ty Địa chỉ Điện thoại Fax Có thể ghi tên và chức vụ của người nhận thư, trong trường hợp: có quan hệ giao dịch trước.

(5) Chào đầu thư: Dear Sirs/ Dear Sir/ Dear Madam (chỉ sử dụng dấu hai chấm hoặc dấu phẩy – không dùng loại dấu khác)

(6) Mở đầu thư: Thư chủ động:

Nêu lý do viết thư → Nhu cầu mua bán Đối với người giao dịch lần đầu nên nêu ra nguồn thu thập thông tin

Thư thụ động (phúc đáp): Lời cảm ơn

(7) Nội dung trao đổi: Chủ động đưa ra các điều kiện mua bán:

Tên hàng Chất lượng Số lượng Giá cả Giao hàng Thanh toán

Yêu cầu cung cấp thông tin

(8) Kết thúc thư: Thư có cam kết:

Ghi cam kết (thường không ghi để nội dung không quá nặng nề); Ghi thời hạn hiệu lực.

Thư không cam kết: Không ghi cam kết, cũng không ghi thời hạn hiệu lực; chỉ ghi lời chào xã giao.

(9) Ký tên: Chào cuối thư:

Mở đầu: Dear Sir, → Kết thúc: Yours faithfully, Mở đầu: Dear Mr. Thompson, → Kết thúc: Yours sincerely, Yours truly, đôi khi thay thế cho Yours faithfully, hay Yours sincerely, Một lá thư thân mật có thể kết thúc bằng Yours,

Chữ ký Họ tên Chức vụ

(10) Đính kèm (nếu có): Bảng giá, Cataloge.

CÁC LOẠI THƯ THƯƠNG MẠI (5 loại)

THƯ HỎI GIÁ – INQUIRY/ ENQUIRY

1. Người lập: Người mua/ Nhà nhập khẩu2. Mục đích: Thể hiện ý định muốn mua hàng3. Nội dung: Yêu cầu cung cấp thông tin

4. Tính chất: Thư không cam kết

THƯ ĐẶT HÀNG – ORDER

1. Người lập: Người mua/ Nhà nhập khẩu2. Mục đích: Thể hiện ý định muốn mua hàng

Page 13: On Tap QTXNK-Face

15

3. Nội dung: Đưa ra các điều kiện mua bán 4. Tính chất: Thư có cam kết

SO SÁNH:

Inquiry OrderThời điểm chọn người bán Sau khi gửi thư Trước khi gửi thưPhạm vi giao dịch Phạm vi rộng, không hạn chế Hạn chếMức độ quan tâm của người nhận thư

Ít quan tâm Quan tâm đặc biệt

Thời gian đạt thỏa thuận Chậm, mất nhiều thời gian Nhanh chóng

Áp dụng

Muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp mới, tốt → Gửi nhiều nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn

Khách hàng quen thuộc, sự mua bán tương đối ổn định Hàng độc quyền

THƯ CHÀO HÀNG – OFFER

1. Người lập: Người bán/ Nhà xuất khẩu2. Mục đích: Thể hiện ý định muốn bán hàng3. Nội dung: Đưa ra các điều kiện mua bán4. Tính chất:

Free offer: thư chào hàng không có cam kết của người gửi Firm offer: chào hàng có cam kết

SO SÁNH:

Free offer Firm offerThời điểm chọn người mua Sau khi gửi thư Trước khi gửi thưPhạm vi giao dịch Phạm vi rộng, không hạn chế Hạn chếMức độ quan tâm của người nhận thư

Ít quan tâm Quan tâm đặc biệt

Thời gian đạt thỏa thuận Chậm, mất nhiều thời gian Nhanh chóng

Áp dụng Muốn mở rộng thị trường Hàng sản xuất liên tục

Khách hàng quen thuộc Hàng thời vụ

THƯ HOÀN GIÁ – COUNTER OFFER (Thư chào hàng ngược lại)

1. Người lập: Người bán hoặc người mua2. Mục đích: Thương lượng3. Nội dung: Đưa ra các điều kiện mua bán mới4. Tính chất:

Thư có cam kết Khi thư hoàn giá ra đời thì những cam kết trước đó của phía bên kia sẽ không còn hiệu lực.

THƯ XÁC NHẬN – CONFIRMATION

1. Người lập: Người bán hoặc người mua2. Mục đích: Thể hiện sự đồng ý các điều kiện phía bên kia đưa ra3. Nội dung: Ghi lại các điều kiện mua bán hai bên đã thống nhất

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THƯ XÁC NHẬN CÓ HIỆU LỰC:

Phải xác nhận trong thời hạn phía bên kia đưa ra Phải chấp nhận tuyệt đối Phải do chính người nhận xác nhận

Page 14: On Tap QTXNK-Face

15

Lời nói, thư, fax, telex

Thương lượngCONTRACT

Lời nói, thư, fax, telex

Thương lượng

MỘT SỐ DẠNG THƯ THƯƠNG MẠI KHÁC

1. Quotation (Báo giá)2. Proforma invoice (Hóa đơn tạm)

Chương III. HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG

ĐỊNH NGHĨA

Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên có quốc tịch khác nhau, trong đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng, giao chứng từ sở hữu hàng hóa và liên quan đến hàng hóa cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Tóm tắt

Người bán Giao hàng Giao chứng từ sở hữu

(qua chuyển phát nhanh/ Ngân hàng)

Người mua Nhận hàng Trả tiền hàng

MỤC ĐÍCH CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG:

1. Làm cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ.2. Để giải quyết các tranh chấp kiện tụng (nếu có) sau này.3. Để giải quyết những công việc có tính thủ tục (khai báo hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa, đề

nghị giám định, vay Ngân hàng, vay tiền để thanh toán,…)

CÂU HỎI:

1. Nếu có tranh chấp hợp đồng xảy ra, ai là người đứng ra giải quyết?

Trả lời: Trước tiên, hai bên sẽ tự hòa giải, thương lượng với nhau dựa trên các điều khoản mà hợp đồng đã quy định. Nếu hai bên không thể tự giải quyết được thì phải nhờ đến bên thứ ba (Tòa án hoặc Trọng tài Thương mại).

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG CÓ HIỆU LỰC:

1. Hình thức hợp pháp: Thể hiện bằng văn bản (đặc biệt là ở Việt Nam)Khi hợp đồng ngoại thương đã được lập thì những thỏa thuận, thương lượng trước đây (lời nói, thư, fax, telex) đều không còn hiệu lực.

2. Nội dung hợp pháp: Không trái Pháp luật (cả 2 nước) Có đầy đủ các điều khoản chủ yếu. Có 6 điều khoản:

o Tên hàng

o Chất lượng

o Số lượng

o Giá cả

(Bổ sung,

Page 15: On Tap QTXNK-Face

15

o Giao hàng

o Thanh toán

3. Người có năng lực pháp lý ký kết4. Tự nguyện: Không có sự cưỡng ép hay bắt buộc.

CÂU HỎI:

2. Ai là người có năng lực pháp lý ký kết hợp đồng ngoại thương?

Trả lời: Người có quyền ký kết hợp đồng ngoại thương là:

Người đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp: Giám đốc/ Tổng Giám đốc; Người được Người đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp ủy quyền bằng văn bản.

HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG:

1. Tiêu đề hợp đồng:

SALES CONTRACT COMMERCIAL CONTRACT

PURCHASE CONTRACT

SALES NOTE SALES AGREEMENT PURCHASE ORDER

2. Số hợp đồng:

Mục đích: Đặt tên; Ghi vào chứng từ có liên quan; Lưu hồ sơ theo dõi, quản lý.

Yêu cầu: Đơn giản; Có ý nghĩa.

Cách ghi số hợp đồng: STT/NB-NM/Năm

3. Ngày ký hợp đồng:

Mục đích ghi ngày kí hợp đồng: Xác định luật chi phối hợp đồng; Làm mốc thời gian quy định nghĩa vụ của các bên.

4. Các điều khoản của hợp đồng:

Cách ghi các điều khoản:

Cách 1:Article 1: COMMODITY

…Article 2: QUALITY

…Article 3: QUANTITY

Cách 2:

1. Commodity:…2. Quality:…3. Quantity:…

Có thể dùng cách ghi nào cũng được; nhưng thông thường, đối với các hợp đồng lớn hoặc 2 bên mới ký kết lần đầu thì sử dụng cách ghi 1, ngược lại thì sử dụng cách ghi 2.

Các điều khoản trong hợp đồng ngoại thương:

1. Commodity2. Quality

3. Quantity

4. Price5. Shipment6. Payment

Page 16: On Tap QTXNK-Face

15

7. Packing and Marking

8. Warranty9. Insurance

10. Claim11. Force majeure12. Penalty13. Arbitration

CONTRACTNo:…

Date:…BETWEEN : (Đơn vị bán)

Address:…Tel:… Fax:…Hereinafter called THE SELLER.

AND : (Đơn vị mua)Address:…Tel:… Fax:…Hereinafter called THE BUYER.

Both parties have agreed to sign this contract with the following terms and conditions:

……This contract is made in… (city, nation, state,…)Made out 04 copies, 2 copies for each party.

FOR SELLER FOR BUYER(Chữ ký)

Họ tên Kim Huyn Joong(Chức vụ) DIRECTOR

Page 17: On Tap QTXNK-Face

15

NỘI DUNG CÁC ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG:

Cách trình bày: Nội dung cơ bản; Cách ghi, các ví dụ; Giải thích.

ARTICLE 1. COMMODITY/ GOODS/ NAME OF GOODS

Yêu cầu:Xác định mặt hàng mua bán, tránh nhầm lẫn hàng hóa.

Cách ghi: Ghi kèm với hãng sản xuất:

Xe hơi hiệu Toyota Giày Biti’s

Ghi kèm địa phương sản xuất: Trà Bảo Lộc Gạo Việt Nam

Ghi kèm quy cách, đặc điểm kĩ thuật của hàng hóa: Xe hơi 4 chỗ ngồi. Gạo trắng, hạt dài, 15% tấm.

Lưu ý:Khi ghi hợp đồng người ta sẽ kết hợp 3 cách ghi. Ví dụ: Toyota four seats car brand – new made in Japan. Viet Nam white rice long Grain 15% broken.

ARTICLE 2. QUALITY/SPECIFICATION

Yêu cầu:Thể hiện phẩm chất của hàng hóa.

Cách ghi: Ghi theo mô tả, liệt kê các chỉ tiêu:

Moisture: 15% max Broken: 15% max Crop: 2009

Ghi theo mẫu hàng: Asper calatogue supplied by the Seller and agreed by the Buyer.

ARTICLE 3. QUANLITY

Phân loại hàng: Hàng đếm được:

Yêu cầu: ghi chính xác số lượng. Ví dụ: 100 Units.

Hàng ko đếm được: Đặc điểm: Khó ghi chính xác theo số lượng định trước. Giải pháp: ghi phỏng chừng.

Ghi vào khoảng: About 100MT Ghi hơn kém:

o More 100MT more or less 5%

o More 100MT plus or minus 5%

Ghi giới hạn: From 90MT to 100MT

Page 18: On Tap QTXNK-Face

15

ARTICLE 4. PRICE

Nội dung: Đơn giá; Incoterms; Tổng giá bằng số và bằng chữ. Ví dụ:

Unit price: USD 200/MT, FOB SaiGon Port.Total mount: 100 MT × USD200 /MT=USD20.000,00In words United States dollars twenty thousand only.

ARTICLE 5. SHIPMENT/ DELIVERY

Nội dung: Thời gian giao hàng (1); Địa điểm giao hàng (2); Các quy định về giao hàng (3).

Ví dụ:(1): Time of shipment: At the end of Oct, 2011.

Not later than Oct, 21st, 2011.Within 30days after signing date of contract.

(2): Port of lading: Tan Thuan, Viet Nam.Port of destination: Osaka, Japan.

(3): Các quy định về giao hàng:

Số lần giao hàng: giao 1 lần hay giao nhiều lần. Cho phép giao nhiều lần:

Partial shipment: Allowed. Không cho phép giao nhiều lần:

Partial shipment: Not allowed.

Chuyển tải: là thay đổi phương tiện trong quá trình vận chuyển (Transhipment). Cho phép:

Transhipment: Allowed Không cho phép:

Transhipment: Not allowed.

Cơ quan giám định: Tên cơ quan giám định; Giá trị kết quả giám định:

Giá trị sơ bộ; Giá trị cuối cùng.

Ví dụ: Inspection of goods: shall be made by Vinacontrol at lading port and such inspection must be taken of final.

Quy định về thông báo:

Ví dụ: Notice of shipment within 3days after shipment. The Seller must notify the Buyer by fax with the following information:

Bill of lading date and number.

Page 19: On Tap QTXNK-Face

15

Name of vessel. Name of agent of the carrier. Quality and quanlity of goods. Invoice value and number. ETD, ETA

ETD: Astimated time of Departure ETA: Astimated time of Arrival.

Ví dụ: Shipment must be effected not later than 45 days after contract has been signed.

Port of lading: Port of Viet Nam. Port of destination: Bangkok, Thailand. Partial shipment: permited. 1st shipment: 40MT not later than... 2nd shipment: 60MT Transhipment: Not allowed.

OMIC’s inspection certificate to be final. The Seller will send the actual lot sample to the Buyer 14 days inform his official approval for shipment to the Seller 7 days before the shipment date.

ARTICLE 6. PAYMENT

Nội dung: (1) Đồng tiền thanh toán. (2) Phương thức thanh toán. (3) Thời hạn thanh toán (4) Địa điểm thanh toán (5) Bộ chứng từ.

(1): Currency of payment: USD(2): Payment by TTR

Payment by D/PPayment by D/APayment by L/C

(3): Mốc thời gian: Shipment (trả trước, trả ngay, trả sau). B/L date (trả sau).

(4): Tên ngân hàng: Tên ngân hàng; Số tài khoản.

Ví dụ: The Buyer must be presented for Payment.

(5): Documents required: Documents for payment. The following documents must be presented for Payment.

Ví dụ 1: Payment by TTR in advance. The Buyer must pay into Seller’s account 9999 at Duck Bank within 5 days after signing date of contract.

Documents required: Clean on board Bill of lading; Commercial invoice; Packing list; Certificate of insurance.

Page 20: On Tap QTXNK-Face

15

Ví dụ 2: Payment by L/C at 180days from B/L date.

The L/C should be opened Oct, 25th, 2011 at least, in favor of Deawoo Corporation, Seoul, Korea.The following documents will be presented for payment:

3/3 clean on board Bill of lading marked “Freight prepaid” made out the order of L/C opening bank Commercial invoice in tripplicate.

Packing list in triplicate.

Lưu ý: Người bán thuê tàu, cước phí trả trước, nếu trả sau sẽ gây bất lợi cho người mua.Người mua thuê tàu: cước phí trả sau.

ARTICLE 7. PACKING AND MARKING

(1) Người cung cấp bao bì.o Người nhập khẩu: mất thời gian, tốn chi phí → ít sử dụng.

o Người xuất khẩu: nếu trong hợp đồng không ghi rõ người cung cấp bao bì thì quy ước là

người xuất khẩu cung cấp → thường sử dụng.

(2) Chất lượng bao bì:Nguyên vật liệu để chế tạo, kết cấu kích thước, hình ảnh, màu sắc.

(3) Giá cả bao bì:o Tính riêng: Ghi số lượng, đơn giá, tổng trị giá bao bì.

o Tình chung: không ghi gì cả, chi phí được cộng vào giá bán hàng hóa.

(4) Cách đóng gói

(5) Ghi kí mã hiệu: Ghi các thông tin trên bao bì mà người mua đã yêu cầu.

Ví dụ: Packing: Standard export seaworthy packing in 20ft container.Marking: BLUE BIRD Co.Ltd

Contract: 51/BLUE – STC/03Weight: Gross/NetCarton no/TTL CartonMade in Korea.

ARTICLE 8: WARRANTY

Chỉ áp dụng cho máy móc, thiết bị, hàng hóa sử dụng lâu dài. Không áp dụng cho nguyên liệu thô.

Nội dung:1. Thời hạn bảo hành: (Phải đầy đủ 2 yếu tố sau thì mới có ý nghĩa)

Khoảng thời gian; Mốc thời gian (kể từ khi… – lấy hàng của nước người mua).

2. Phạm vi bảo hành – bảo hành cái gì: 2 trường hợp Bảo hành bộ phận → Liệt kê Bảo hành toàn bộ. Trong Hợp đồng nếu không ghi Phạm vi bảo hành thì có thể hiểu là

hàng hóa được bảo hành toàn bộ.

Có 2 trường hợp ngoại lệ, nghĩa là cho dù trong Hợp đồng không ghi điều khoản Bảo hành nhưng hàng hóa vẫn được bảo hành, đó là:

Trên bao bì hàng hóa có ghi bảo hành; Trên catalogue có ghi bảo hành.

Ví dụ: The Seller shall be liable for full warranty for the machine of this contract within 12 (twelve) months from the day of installation and test running.

Page 21: On Tap QTXNK-Face

15

ARTICLE 9: INSURANCE

Nội dung:1. Người mua bảo hiểm:

Người nhập khẩu Người xuất khẩu

Đối với điều kiện loại F và loại C, nếu trong Hợp đồng không ghi thì phải hiểu là toàn bộ thủ tục, chi phí Bảo hiểm và rủi ro là do người mua chịu trách nhiệm.

Ví dụ: Article 9: INSURANCETo be covered by The Buyer

2. Điều kiện bảo hiểm: ICC(C), ICC(B), ICC(A).

3. Số tiền bảo hiểm: thông thường là 110% trị giá hóa đơn.

4. Nơi thanh toán tiền bồi thường (nước nhập khẩu).

Ví dụ: To be covered by the Seller with ICC(B) for 110% of invoice value, payable in Vietnam.

Ghi chú: Số tiền bảo hiểm

1. Định nghĩa: Số tiền bảo hiểm là số tiền mà người mua bảo hiểm khai báo với người bảo hiểm và được người bảo hiểm đồng ý.

2. Nguyên tắc: Khai báo bao nhiêu, đền bấy nhiêu.

3. Khống chế số tiền bảo hiểm: nhằm tránh trường hợp người mua bảo hiểm khai gian. Để người mua hàng hóa không bị thiệt trong trường hợp bị tổn thất hàng hóa, trị giá bảo hiểm được quy định:

Trị giá bảo hiểm = Trị giá hàng hóa + 10% Trị giá hàng hóa = 110% Trị giá hàng hóa

Số tiền bảo hiểm ≤ Trị giá bảo hiểm = 110% Trị giá hàng hóa

4. Trị giá bảo hiểm thỏa thuận – giữa nhà bảo hiểm và người chủ hàng (nếu nhà bảo hiểm đánh giá là trị giá hóa đơn có vấn đề).

ARTICLE 10: CLAIM

Là điều khoản để người mua khiếu nại người bán trong trường hợp người bán không thực hiện đúng hợp đồng.

Nội dung:1. Thời hạn khiếu nại:

Khoảng thời gian: tùy theo loại hàng; Mốc thời gian (kể từ khi… – thường lấy mốc thời gian là Kể từ khi hoàn tất việc giao

hàng).

2. Trường hợp khiếu nại: (1 trong 2, hoặc là cả 2) Khiếu nại về số lượng; Khiếu nại về chất lượng.

3. Thủ tục khiếu nại: là những bằng chứng mà người mua phải cung cấp cho người bán.Nếu nghi ngờ, người bán có thể yêu cầu Công ty Giám định kiểm tra và lập Biên bản Giám định.

Ví dụ: All claims by the Buyer shall be made by telex or cable immediately after cargo received at destination port and shall be confirmed in writing delivered to the Seller within 30 days after such discharge, together with Survey Report of VinaControl and/or BaoViet.

Page 22: On Tap QTXNK-Face

15

ARTICLE 11: FORCE MAJEURE

Định nghĩa: Trường hợp bất khả kháng là những tác động khách quan ở bên ngoài cản trở việc thực hiện hợp đồng mặc dù các bên đã có những biện pháp cần thiết nhưng không khắc phục được.

Mục đích: Miễn trách nhiệm bồi thường.

Nội dung:1. Quy định bất khả kháng:

Bằng định nghĩa → Dễ phát sinh tranh chấp; Bằng cách liệt kê.

2. Thông báo bất khả kháng: Thông báo bằng điện: điện thoại, fax, telex – để thông tin kịp thời cho người mua chuẩn

bị nhưng chưa có bằng chứng; Thông báo bằng thư có xác nhận của cơ quan thẩm quyền.

3. Giải quyết bất khả kháng: Chấm dứt hợp đồng, các bên không có nghĩa vụ bồi thường. Hai bên cùng nhau thương lượng. Gia hạn hợp đồng (thường là trong 30 ngày).

Ví dụ: Under unavoidable circumstances preventing the Buyer and/or the Seller from fulfilling their commitments to this contract, one party facing force majeure case should be informed the other by telex or cable within ten days at the latest and support with certified documents withing sixty days at the latest starting from telex or cable date.

Beyond this period, the force majeure cannot be considered.

ARTICLE 12: PENALTY

Nội dung:1. Trường hợp phạt:

Phạt người bán (do người mua quy định): không giao hàng, giao hàng trễ, giao hàng thiếu, giao hàng không đúng chất lượng.

Phạt người mua (do người bán quy định): không nhận hàng, thanh toán trễ hạn, không mở thư tín dụng.

2. Quy định mức phạt (% trị giá vi phạm): do hai bên thỏa thuận.

3. Thời hạn nộp phạt

12.1. Contract cancellation

If the Seller or the Buyer wanted to cancel the contract, 5% (five percent) of total contract value basing on at sight unit price would be charged as penalty to that party.

Payment of such claim will be made within 30 days of the partner’s claim letter.

12.2. Delay shipment/ Delay payment

In case delay shipment/ delay payment, a penalty of 1% invoice value per 7 days of delay but not exceed 5% of total invoice value.

12.3. To delay opening L/C

A delay of L/C opening later than October 15th 2011 means the Buyer automatically cancel the contract by himself and the Buyer has to pay penalty to the Seller as per term 12.1.

Page 23: On Tap QTXNK-Face

15

ARTICLE 13: ARBITRATION

Nội dung:1. Tên cơ quan trọng tài2. Luật áp dụng (thường là chọn trọng tài nước nào thì áp dụng luật của nước đó)3. Quy định chung thẩm

Ví dụ: All disputes arising in connection with the execution of the present contract not reaching an amicable agreement shall be finally settled by the Vienam International Arbitration Centre in Ho Chi Minh City S.R Vietnam.

Award of the Arbitration board should be considered as final and binding to both parties.All charges for arbitration and other charges shall be borne by the losing party unless otherwise

agreed.

III. BỘ CHỨNG TỪ TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

BILL OF LADING/ OCEAN BILL OF LADING

1. Người lập: Hãng tàu Đại diện hãng tàu:

Đại lý tàu biển Thuyền trưởng

2. Chức năng của B/L: Biên lai nhận hàng của người vận tải Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển Chứng từ sở hữu hàng hóa

3. Số bản B/L: đều do người vận tải phát hành nhằm mục đích khai báo hải quan, khiếu nại tổn thất, vay tiền Ngân hàng, mua bảo hiểm. 03 bản gốc (có đóng dấu hoặc in chìm chữ “ORIGINAL”) Một số bản sao (không có giá trị nhận hàng)

PHÂN LOẠI B/L

1. Theo tình trạng hàng hóa đưa lên phương tiện vận tải: Unclean B/L Clean B/L

2. Theo tình hình hàng hóa đưa lên phương tiện vận tải hay chưa: Received for shipment B/L (được cấp trước khi hàng hóa được đưa lên phương tiện vận tải) Shipped on board B/L (được cấp sau khi hàng hóa được đưa lên phương tiện vận tải)

3. Theo tên người nhận hàng (Ô Consignee):

Góc trái B/L có 3 ô chính, theo thứ tự:

Shipper – Người giao hàng cho người vận tải ở cảng đi; Consignee – Người nhận hàng từ người vận tải ở cảng đến; Notified party – Bên được thông báo (ghi tên và địa chỉ của người sẽ được thông báo khi hàng

đến nơi đến).

Người Consignee và Notified party là như nhau khi người mua hàng hóa là người đứng ra lo thủ tục nhập khẩu.

Khác nhau trong những trường hợp sau đây:

Page 24: On Tap QTXNK-Face

15

Khi người mua hàng ủy thác cho người khác lo thủ tục – Nhập khẩu ủy thác. Trong đó: Consignee: người được ủy thác; Notified party: người mua hàng.

Người nhập khẩu vay tiền Ngân hàng hoặc nhờ Ngân hàng đứng ra bảo lãnh để thanh toán. Khi đó: Consignee: đứng tên Ngân hàng; Notified party: đứng tên người mua hàng.

Phân loại theo tên người nhận hàng:

Vận đơn vô danh: Ô Consignee để trống. Khi đó, người vận tải sẽ giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn ở cảng đến. Vận đơn vô danh còn được gọi là Vận đơn xuất trình.

Vận đơn đích danh: Ô Consignee ghi tên cụ thể người nhận hàng. Khi đó, người vận tải sẽ giao hàng cho người có tên trong Ô Consignee.

Vận đơn theo lệnh: Ô Consignee ghi tên của người có quyền ra lệnh cho người vận tải giao hàng. Bao gồm 3 loại: Vận đơn theo lệnh Người giao hàng (Ô Shipper). Ô Consignee ghi “To Order”. Vận đơn theo lệnh Ngân hàng. Ô Consignee ghi “To the order of… (tên Ngân hàng)”. Vận đơn theo lệnh Người nhận hàng. Ô Consignee ghi “To the order of… (tên Người nhập

khẩu)”.

COMMERCIAL INVOICE/ INVOICE (Hóa đơn thương mại – Giấy thanh toán)

1. Người lập: Người bán (trước hoặc trùng ngày giao hàng)2. Chức năng:

Làm cơ sở để đòi tiền người mua Thực hiện những công việc mang tính thủ tục

PROFORMA INVOICE (Hóa đơn tạm)

1. Người lập: Người bán, người chủ hàng2. Chức năng:

Chào hàng (khách quen); Tạm xuất tái nhập (Hàng đem đi rồi đem về, như hàng đem dự Hội chợ triển lãm)

PHIẾU ĐÓNG GÓI (PACKING LIST)

Là bản kê khai hiện vật, hàng hóa chứa trong một thùng hàng, kiện hàng, container.

1. Người lập: Người bán (trước hoặc trùng ngày giao hàng).2. Chức năng:

Làm cơ sở để người mua đối chiếu, kiểm tra khi nhận hàng. Thực hiện nhưng công việc mang tính thủ tục.

PHIẾU ĐÓNG GÓI CHI TIẾT (DETAIL PACKING LIST)

1. Người lập: Người bán2. Chức năng:

Làm cơ sở để người mua đối chiếu, kiểm tra khi nhận hàng. Thực hiện các công việc mang tính thủ tục.

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG (CERTIFICATE OF QUALITY)

1. Người lập:

Page 25: On Tap QTXNK-Face

15

Người sản xuất Người bán Công ty giám định

2. Chức năng: Xác định chất lượng hàng đúng hợp đồng.

GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG (CERTIFICATE OF QUANLITY)

1. Người lập: Người sản xuất Người mua Công ty giám định

2. Chức năng: Xác định số lượng hàng đúng hợp đồng.

GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG VÀ TRỌNG LƯỢNG(CERTIFICATE OF QUANLITY AND WEIGHT).

1. Người lập: Người sản xuất Người bán Công ty giám định.

2. Chức năng:Xác định số lượng và trọng lượng đúng hợp đồng.

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÓNG GÓI (CERTIFICATE OF PACKING)

1. Người lập: Công ty giám định2. Chức năng: Xác định việc đóng gói hàng hóa đúng quy định trong hợp đồng.

GIẤY CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC (CERTIFICATE OF ORIGIN)

1. Người lập: Cơ quan thương mại2. Chức năng:

Xác định nguồn gốc hàng hóa. Để người mua hưởng thuế ưu đãi.

GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM (CERTIFICATE OF INSURANCE)

1. Người lập: Công ty bảo hiểm.2. Chức năng: Xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm.

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT(ANIMAL PRODUCT SANLTARY INSPECTION CERTIFICATE)

1. Áp dụng: Hàng hóa là động vật hoặc sản phẩm của động vật.2. Người lập: Cơ quan thú y3. Mục đích: Xác nhận hàng hóa không nhiễm bệnh.

GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM THỰC VẬT (PHYTOSAMITARY CERTIFICATE)

1. Áp dụng: Hàng hóa là thực vật hoặc các sản phẩm từ thực vật.2. Người lập: Cơ quan bảo vệ thực vật.3. Mục đích: Xác nhận hàng hóa không nhiễm dịch bệnh và côn trùng gây hại.

GIẤY CHỨNG NHẬN KHỬ TRÙNG (FUMIGATION CERTIFICATE)

1. Áp dụng: Hàng hóa dễ bị côn trùng gây hại.2. Người lập: Công ty khử trùng.

Page 26: On Tap QTXNK-Face

15

3. Mục đích: Xác nhận hàng hóa đã được xử lý hóa chất để diệt sâu bọ, côn trùng.

GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH (SAMITARY CERTIFICATE / CERTIFICATE OF HEALTH)

1. Áp dụng: Hàng hóa là thực phẩm hay thức uống.2. Người lập: Cơ quan Y tế.3. Mục đích: Xác nhận hàng không nhiễm vi khuẩn gây bệnh và phù hợp với người tiêu dùng.

Further info

F XK

P=Tỷ giá XK

PF NK

=Tỷ giá NK

Để kinh doanh có lãi thì:

1. Tỷ giá xuất khẩu phải nhỏ hơn tỷ giá hối đoái;2. Tỷ giá nhập khẩu phải lớn hơn tỷ giá hối đoái.