24
1 Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Tường Quang Tùng Thư Phật lịch 2563, TL 2020

Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

1

Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn

Tường Quang Tùng Thư Phật lịch 2563, TL 2020

Page 2: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

2

Mục lục

(1) NÊU RÕ DANH NGHĨA CỦA BỒ ĐỀ. ....................................................... 3

(2) NÊU RÕ THỂ TƯỚNG CỦA TÂM BỒ ĐỀ. ................................................. 4

(3) NÊU RÕ BA TÂM. .................................................................................. 5

(4) NÊU RÕ NĂM THỆ NGUYỆN. ................................................................. 7

(5) KHUYÊN THƯỜNG HỘ TRÌ TÂM BỒ ĐỀ. ................................................ 8

(6) KHUYÊN ĐỘ THOÁT CHÚNG SINH. ........................................................ 8

(7) KHUYÊN TÍCH TẬP PHƯỚC ĐỨC. ........................................................... 9

(8) KHUYÊN TU HỌC PHẬT PHÁP. ............................................................... 9

(9) KHUYÊN THÂN CẬN THỪA SỰ CHƯ PHẬT VÀ THIỆN TRI THỨC. .......... 10

(10) KHUYÊN TU TẬP CHỈ CẦU QUẢ PHẬT. ............................................... 10

(11) KHUYÊN GIEO DUYÊN BỒ ĐỀ QUYẾN THUỘC. ................................... 11

(12) KHUYÊN THÔNG ĐẠT GIÁO ĐIỂN VIÊN ĐỐN. .................................... 12

(13) NÊU RÕ TẤT CẢ PHÁP TRỢ BỒ ĐỀ. .................................................... 12

(14) NÊU RÕ BỐN PHÁP GIẢI ĐÃI CỦA BỒ TÁT. ........................................ 16

(15) NÊU RÕ BỐN PHÁP NHANH CHÓNG CỦA BỒ TÁT. ............................ 17

(16) NÊU RÕ CÔNG ĐỨC CỦA TÂM BỒ ĐỀ. ............................................... 18

(17) GIẢI ĐÁP NGHI NGỜ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHÀM VÀ THÁNH. ........... 22

Page 3: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

3

Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn

Đời Đường, Bùi Hưu thuật

Thích Pháp Chánh dịch Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Nếu có người nào có thể cùng tôi phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, tôi nguyện đời đời kiếp kiếp làm người xuất gia hoặc tại gia, cùng một tông chỉ, cùng một hướng đi, cùng lập thệ nguyện, cùng cầu Chánh giác, cùng khởi Đại bi, cùng tu Đại từ, nâng đỡ lẫn nhau, mãi cho đến ngày thành tựu Vô thượng Bồ đề. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Nếu có người nào có thể cùng tôi phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, tôi nguyện đời đời sẽ thường cùng nhau tu tập hạnh nghiệp thanh tịnh, mỗi người cùng lãnh đạo quyến thuộc, chia nhau hóa độ chúng sinh. Trong Pháp hội Long Hoa, sẽ cùng được đức Phật Di Lặc thọ ký, rộng tu Đại nguyện, mãi cho đến ngày thành tựu Vô thượng Bồ đề.

(1) Nêu rõ danh nghĩa của Bồ đề. A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ở đây dịch là Vô thượng biến tri giác. Đây là con đường vi diệu tối thượng mà chư Phật đã chứng đắc, là cội nguồn vi

Page 4: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

4

diệu căn bổn mà chúng sinh vì mê hoặc mà không thấy được. Chúng ta đã ngưỡng mộ đức Như Lai là bậc đã vĩnh viễn thoát ly các khổ, cảm thương thân mình từ lâu đã đánh mất lợi lớn, cho nên phải mạnh mẽ phấn chấn phát tâm (Bồ đề) để cầu thành tựu được thân Phật. Đây tức là sơ phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (2) Nêu rõ thể tướng của tâm Bồ đề. Sau khi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, cần phải biết rõ thể tướng của tâm Bồ đề. Thể tướng của tâm Bồ đề, nếu như không phát khởi từ tâm chân thật thì không thể nào chứng được (quả vị) Vô thượng Bồ đề, cho nên chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, thì mới biết được chánh nhân của sự tu hành Phật pháp. Từ vô thỉ đến nay, cái mà chúng ta nhận lầm là chân thân (thân chân thật), chẳng qua, chỉ là sự tổ hợp của tứ đại (đất nước gió lửa), hợp rồi tan, tan rồi hợp, là pháp vô thường chứ không phải là chân thân. Chân thân của chúng ta, xưa nay vốn viên mãn (tròn đầy) không tịch (vắng lặng), còn chân tâm (tâm chân thật) của chúng ta thì xưa nay vốn quảng đại (rộng lớn) linh tri (biết khắp). Trí tuệ vắng lặng mà biết khắp (không tịch linh trí), thần thông diệu dụng tự tại, (tính) bao hàm vạn đức, (thể) dứt tuyệt bách phi. (Chân tâm của chúng ta) giống như trăng rằm tròn vành sáng rực, không bị khiếm khuyết, nhưng bị mây mờ phiền não che chướng mà tự

Page 5: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

5

mình không biết. Nếu như chúng ta có thể trừ sạch phiền não mê vọng thì mới nhận rõ chân tâm xưa nay vốn thanh tịnh. Mười phương chư Phật, tất cả chúng sinh, cùng với tâm của chúng ta, cả ba đều không có sự sai khác (Kinh Hoa Nghiêm: Tâm, Phật cập chúng sinh, thị tam vô sai biệt). Đây tức là thể tướng của tâm Bồ đề. Bởi vì chúng ta xả bỏ cái này (chân tâm) mà lại nhận lầm vọng niệm (tâm vọng tưởng) trong thân chúng ta cho đó là tâm chân thật, cho nên mới trôi lăn trong sinh tử, cùng với các loài chim muông thú vật thọ khổ. Chúng ta là bậc trượng phu, chả lẽ không cảm thấy hổ thẹn hay sao? Hiện nay, nếu đã phát khởi Vô thượng đạo tâm, thì phải thực hành sự nghiệp của bậc Đại trượng phu, phát khởi Ba tâm, thiết lập Năm thệ nguyện, tu tập tất cả pháp trợ giúp Bồ đề (Hán: trợ đạo pháp), tôn thờ chư Phật làm Thầy, cầu thỉnh các vị Bồ tát làm bạn đồng tu (Hán: Pháp lữ), xem tất cả chúng sinh trong sáu nẻo như quyến thuộc, xem tất cả phiền não sinh tử là vườn rừng (phạm vi để chúng ta tu tập), thệ nguyện cho đến cùng tận vị lai, tế bạt độ thoát (tất cả chúng sinh). Đây mới gọi là phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (3) Nêu rõ ba tâm. Thứ nhất, tâm Đại bi: Sau khi đã thể ngộ tự tâm vốn không sinh diệt, bèn khởi lòng bi, thương xót tất cả chúng sinh trong sáu nẻo đang oan uổng nhận thọ sự sinh tử luân hồi. Tự mình tuy chưa chứng được

Page 6: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

6

Vô thượng Bồ đề, nhưng vẫn nguyện cho chúng sinh được giải thoát, do đây rộng phát tâm "đồng thể đại bi", nguyện cho đến cùng tận vị lai, thực hành Tứ nhiếp pháp, nhiếp độ tất cả chúng sinh đang trôi lăn trong sinh tử, nguyện tất cả đều được thành Phật. Đây tức là tâm Đại bi. Thứ hai, tâm Đại trí: Sau khi hưng khởi Đại trí (hiểu rõ mình và chúng sinh đồng thể), bèn phát thệ nguyện độ chúng sinh. Chúng sinh có rất nhiều loài khác nhau, căn cơ của mỗi loài khác biệt, cho nên cần phải phụng sự chư Phật rộng lớn, học tập tất cả diệu pháp, mỗi pháp đều phải chứng nhập để mà có thể chuyển hóa chúng sinh. Đây tức là tâm Đại trí. Thứ ba, tâm Đại nguyện: Sau khi mong muốn quảng độ chúng sinh, thì phải hưng khởi bi trí rộng lớn. Thế nhưng, tâm tuy vốn thanh tịnh, nhưng từ lâu đã bị trần lao che chướng, tập khí khó có thể tiêu trừ nhanh chóng, cho nên pháp khí cần phải được dần dần mài dũa để trở thành bảo khí. Hãy tự suy ngẫm là đang khi luân lạc trong các nẻo luân hồi, chúng ta không gặp được thắng duyên Phật pháp, cho nên hiện nay cần phải phát Đại nguyện, tu tập đầy đủ tất cả công hạnh, hạnh nguyện hổ trợ nhau giống như hai bánh xe, hai cánh chim, vận hành không thoái chuyển, một mực cho đến khi đạt được quả vị Bồ đề. Đây tức là tâm Đại nguyện. Thế nhưng, trong ba tâm này, tâm Đại nguyện là chủ chốt, thường nắm giữ hai tâm Đại bi và Đại trí,

Page 7: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

7

dùng đây để độ chúng sinh, cho nên hành giả mới phát tâm tu học Phật pháp, trước tiên cần phải phát khởi Đại nguyện (tâm Bồ đề). Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm nói:

Hành giả vào lúc lâm chung, trong sát na cuối cùng, tât cả các căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) đều phân tán hư hoại, tất cả thân thuộc đều phải lìa bỏ, tất cả uy thế đều bị thoái thất, tất cả tài sản đều không mang theo được, chỉ có nguyện vương này là không lìa bỏ, trong tất cả mọi thời thường dẫn đạo hành giả, thẳng đến quả vị Bồ đề.

Cho nên, nếu chúng ta nghe được Nguyện vương này, tuyệt đối chớ nên khởi niệm nghi ngờ. (4) Nêu rõ năm thệ nguyện. Thứ nhất, chúng sinh vô biên thệ nguyện độ (thoát). Thứ hai, phước trí vô biên thệ nguyện (tu) tập. Thứ ba, Phật pháp vô biên thệ nguyện học (tập). Thứ tư, Như Lai vô biên thệ nguyện (phụng) sự. Thứ năm: Vô thượng Chánh giác thệ nguyện thành (tựu). Giữ gìn năm thệ nguyện này, niệm niệm đều vận tâm (tưởng nghĩ), không hề gián đoạn, đây tức là đầy đủ tâm Bồ đề rộng lớn, là hành trì Bồ đề tâm giới. Ba tâm năm thệ nguyện tương trợ lẫn nhau. Con đường tu tập của các đức Phật đều tương đồng, chẳng qua cũng là như vầy (ba tâm, năm thệ nguyện)

Page 8: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

8

mà thôi. Đây tức là phát khởi trọn vẹn tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (5) Khuyên thường hộ trì tâm Bồ đề. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Sau khi đã phát tâm Bồ đề rộng lớn, tu tập diệu đạo của Bồ tát, chí thành khải thỉnh tất cả chư Phật, nhất tâm nhiếp độ tất cả chúng sinh. Trong tất cả mọi thời (đi đứng nằm ngồi) thường hộ trì (gìn giữ) thệ nguyện này. Không được xem thường tất cả chúng sinh trong sáu nẻo (nghĩa là không được tùy tiện xả bỏ tâm Bồ đề). Trong pháp hội của ngàn đức Phật trong Hiền kiếp đều là thượng thủ dẫn dắt chúng sinh. Nếu có thể hộ trì tâm Bồ đề này, thì sẽ vĩnh viễn không thoái thất A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (6) Khuyên độ thoát chúng sinh. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Từ thân hiện đời cho đến khi thành tựu thân Phật, thệ nguyện độ thoát tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả đều được nhập vào tri kiến của Phật. Ở trên bờ (luân hồi) u ám bên này, nguyện được làm đèn soi sáng (dẫn dắt chúng sinh đến bờ bên kia). Ở trong biển sinh tử, nguyện được làm thuyền bè (chuyên chỡ chúng sinh qua khỏi biển sinh tử). Đạo lực của chúng ta tuy chưa đủ, nhưng vẫn phải thường vận tâm này, niệm niệm tương tục, không để cho gián đoạn. Chúng ta có thể giữ gìn tâm này hay không?

Page 9: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

9

Nếu có thể giữ gìn tâm này, thì sẽ vĩnh viễn không thoái thất A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (7) Khuyên tích tập phước đức. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Từ thân hiện đời cho đến khi thành tựu thân Phật, thệ nguyện đối với ruộng bi (chúng sinh nghèo khổ, v.v...), ruộng kính (cha mẹ, sư trưởng, chư Phật, v.v...) tích tập phước đức. Đồng thời, nguyện thí xả nội tài (thân thể, sinh mạng), ngoại tài (tài sản, quyến thuộc, v.v...) để thành tựu vạn hạnh. Chúng ta vốn vì chúng sinh mà phát tâm tu đạo thì cần phải nương vào thắng duyên phước đức. Không nên để tâm ý trở nên ích kỷ, chỉ muốn hưởng thọ phước báo nhân thiên. Đạo lực của chúng ta tuy chưa đủ, nhưng vẫn phải thường vận khởi tâm này, niệm niệm tương tục, không để cho gián đoạn. Chúng ta có thể giữ gìn tâm này hay không? Nếu có thể giữ gìn tâm này thì sẽ vĩnh viễn không thoái thất A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (8) Khuyên tu học Phật pháp. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Từ thân đời này cho đến khi thành tựu thân Phật, nguyện tu học tất cả Phật pháp, tận cùng tất cả giáo môn, bốn vô lượng tâm, sáu ba la mật, pháp nghĩa sâu cạn, nhân quả có (hay) không (có), hai tông phái tính tướng, hai giáo pháp đốn tiệm, tất cả

Page 10: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

10

đều thông đạt, sau đó khai thị dẫn dắt tất cả chúng sinh. Đạo lực của chúng ta tuy chưa đủ, cũng vẫn phải thường xuyên vận khởi tâm này, niệm niệm tương tục, không cho gián đoạn. Chúng ta có thể giữ gìn tâm như vậy hay không? Nếu có thể giữ tâm như vậy, thì sẽ vĩnh viễn không thoái thất A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (9) Khuyên thân cận thừa sự chư Phật và thiện tri thức. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Từ thân đời này cho đến khi thành tựu thân Phật, thệ nguyện thừa sự tất cả chư Phật, chư Đại bồ tát, chư Thiện tri thức. Gặp thiện tri thức, lòng không cảm thấy nhàm (chán), (không cho là) đủ, phụng sự thiện tri thức, tâm không hề biết mỏi mệt. Nghe được những lời chỉ dạy của thiện tri thức bèn hoan hỷ tùy thuận hành trì. Thường phải học tập đạo hạnh giống như ngài Đồng tử Thiện tài. Đạo lực của chúng ta tuy chưa đủ, cũng vẫn phải thường xuyên vận khởi tâm này, niệm niệm tương tục, không cho gián đoạn. Chúng ta có thể giữ gìn tâm như vậy hay không? Nếu có thể giữ tâm như vậy, thì sẽ vĩnh viễn không thoái thất A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (10) Khuyên tu tập chỉ cầu quả Phật. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Từ thân hiện đời cho đến khi thành tựu thân Phật, thường nguyện trong tương lai sẽ thành Phật,

Page 11: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

11

(quyết định) không khởi tâm (cầu chứng quả) Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác). Nguyện sẽ cùng với tất cả chúng sinh đồng thể đều chóng thành Chánh giác. Tất cả mọi thiện nghiệp tu tập được đều hồi hướng A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Thường nên khuyến khích tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả đều phát tâm Vô thượng Bồ đề, khiến cho tât cả đều thường tu tập bi nguyện rộng lớn như Phạm chí Bảo Hải (tiền thân của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Đạo lực của chúng ta tuy chưa đủ, cũng vẫn phải thường xuyên vận khởi tâm này, niệm niệm tương tục, không cho gián đoạn. Chúng ta có thể giữ gìn tâm như vậy hay không? Nếu có thể giữ tâm như vậy, thì sẽ vĩnh viễn không thoái thất A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (11) Khuyên gieo duyên Bồ đề quyến thuộc. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Từ thân đời này cho đến khi thành tựu thân Phật, nguyện cùng với tất cả hàng xuất gia tại gia đã phát Bồ đề tâm, đời đời kiếp kiếp sẽ không xa lìa nhau, đồng nguyện đồng tâm, đồng hành đồng đức. Mọi người đều tu định tuệ, chia nhau hóa độ chúng sinh, hoặc làm huynh đệ, hoặc làm thầy trò, khuyến khích lẫn nhau, hộ trì cho nhau. Một người lạc đường thì những người khác đều cứu vớt, một người chứng đạo thì những người khác cùng quy y, vĩnh viễn không bao giờ nhàm mỏi, không bao giờ chia cách. Chúng ta có thể giữ gìn tâm như vậy hay không?

Page 12: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

12

Nếu có thể giữ tâm như vậy, thì sẽ vĩnh viễn không thoái thất A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. (12) Khuyên thông đạt giáo điển viên đốn. Kính thưa tất cả đại chúng, xuất gia cũng như tại gia. Sau khi đã phát tâm Bồ đề, tu tập đại hạnh Bồ đề, nếu như không thấu triệt tâm thể của Bồ đề thì vẫn chưa hợp với giáo pháp cội nguồn (Hán: pháp nguyên) của Bồ đề. Tuy đã phát tâm nhưng lại bị mắc kẹt trong phạm vi hạn hẹp. Cho nên trước tiên cần phải thể ngộ Tịnh giác viên minh (tâm trí sáng suốt thanh tịnh viên mãn) xưa nay vốn không có vô minh, tất cả đều chỉ là hoa đốm hư không huyễn hoặc, đều không có thực thể. Chúng ta cần phải xa lìa sự chấp thủ, khiến cho tâm ý bình đẳng như hư không, thường ở trong tâm viên chiếu (tròn đầy soi sáng), lưu xuất (tuôn trào) tâm bi trí rộng lớn. Như vậy mới không bị kẹt vào hình tướng, không bị rơi vào nhị biên (có, không), như vậy mới là chánh nhân của Bồ đề, như vậy mới tránh khỏi thọ nhận sự lao khổ một cách oan uổng. Hy vọng đại chúng có cùng chí hướng, hãy cùng học tập thông suốt các bộ kinh ngắn gọn rõ ràng như Kinh Kim Cương, Kinh Viên Giác, hoặc các bộ kinh rộng lớn đầy đủ như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Niết Bàn. (13) Nêu rõ tất cả pháp trợ Bồ đề. Lúc bấy giờ, Phạm chí Bảo Hải khuyến khích vô lượng người phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ

Page 13: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

13

đề, tất cả đều được thọ ký, nhận lấy các cõi Phật. Sau đó lại khuyên ba trăm ngàn đệ tử của mình phát tâm A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Trong nhóm đệ tử, có một người tên là Thọ Đề thưa với Phạm chí Bảo Hải:

Bạch Thầy! Thế nào là đạo Bồ đề? Thế nào là các pháp hổ trợ Bồ đề? Thế nào là Bồ tát tu hành đạo Bồ đề? Thế nào là tâm thường nhớ nghĩ được đạo Bồ đề?

Vị thầy Bảo Hải đáp:

Đạo Bồ đề mà ông hỏi đó, chính là chỗ tu tập bốn kho tàng vô tận của hàng Bồ Tát. Những gì là bốn kho tàng vô tận? Đó là kho tàng phước đức vô tận, kho tàng trí vô tận, kho tàng tuệ vô tận và kho tàng Phật pháp hòa hợp vô tận. Đó gọi là đạo Bồ đề. Như Phật có thuyết dạy các pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, đó là bao gồm hết thảy những pháp môn giúp người tu đạt được sự thanh tịnh, vượt qua sinh tử. Thiện nam tử! Thí xả tài vật là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì điều phục được chúng sinh. Trì giới là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì tùy theo sở nguyện đều được thành tựu. Nhẫn nhục là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì giúp có được đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Tinh

Page 14: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

14

tấn là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì hết thảy mọi việc đều được đầy đủ. Thiền định là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì khéo điều phục được tâm. Trí huệ là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì rõ biết được hết thảy mọi phiền não. Đa văn (nghe nhiều học rộng) là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì được tài biện thuyết không ngăn ngại. Phước đức là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì là chỗ tu tập của hết thảy chúng sinh. [Trí sáng suốt là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu được trí không ngăn ngại. Tịch diệt là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu tâm nhu hòa, hiền hậu.] Tư duy là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu việc dứt trừ mọi sự nghi ngờ. Tâm từ là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu tâm không ngăn ngại. Tâm bi là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì làm việc giáo hóa chúng sinh mãi mãi không chán bỏ. Tâm hỷ là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì đối với chánh pháp sinh lòng ưa thích. Tâm xả là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu việc dứt trừ mọi sự yêu ghét. Lắng nghe thuyết pháp là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu việc dứt trừ năm sự ngăn che (Hán: ngũ cái). Xuất thế là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu việc xả bỏ hết thảy việc thế gian. A lan nhã là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì ngăn chặn được mọi việc làm bất thiện không cho sinh khởi, giúp tăng trưởng thật nhiều căn lành.

Page 15: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

15

[Niệm là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu việc gìn giữ, duy trì. Ý là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu việc phân biệt hết thảy các pháp. Nắm giữ là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu sự nghĩ bàn giác ngộ.] Bốn niệm xứ là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu việc phân biệt thân, thọ, tâm, pháp. Bốn chánh cần là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì lìa xa hết thảy các pháp bất thiện, tu hành tăng trưởng hết thảy các pháp lành. Bốn như ý túc là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu được thân tâm nhẹ nhàng nhanh lẹ. Năm căn là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì thành tựu được việc thâu tóm được hết thảy các pháp lành căn bản. Năm lực là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì phá trừ được hết thảy mọi phiền não. Tỉnh giác là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì rõ biết được pháp chân thật. Sáu hòa kính là pháp hỗ trợ đạo Bồ đề, vì điều phục được chúng sinh khiến cho được thanh tịnh. Như vậy gọi là bao gồm hết thảy những pháp môn giúp người tu đạt được sự thanh tịnh, vượt qua sinh tử. Tu hành theo đúng như vậy, đó gọi là tâm thường nhớ nghĩ đến các pháp ấy được đạo Bồ đề.

Nay cần phải sinh tâm ham muốn đạo Bồ đề như vậy. Đạo thanh tịnh như vậy, cần phải

Page 16: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

16

chuyên lòng phát khởi nguyện lực. Đạo ấy không có sự nhơ bẩn, vì tâm được thanh tịnh. Đạo ấy chân chánh ngay thẳng, vì không có sự siểm nịnh, cong vạy, trừ dứt mọi phiền não. Đạo ấy luôn yên ổn, kín đáo, vì thậm chí có thể đạt đến thành tựu Niết bàn. Nay các ông nên phát nguyện lành lớn lao, nhận lấy cõi Phật trang nghiêm tốt đẹp, tùy ý mà cầu được cõi thanh tịnh hoặc không thanh tịnh. (Trích Kinh Bi Hoa)

(14) Nêu rõ bốn pháp giải đãi của Bồ tát. Bấy giờ, đức Phật Bảo Tạng bảo Tỳ xá da Vô Cấu:

Thiện nam tử! Bồ Tát có bốn sự giải đãi. Nếu Bồ Tát rơi vào bốn việc này sẽ tham đắm sinh tử, ở trong ngục tù sinh tử mà nhận chịu mọi sự khổ não, không thể mau chóng thành tựu quả A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề. Những gì là bốn? Đó là phẩm hạnh thấp kém, kết giao thấp kém, thí xả thấp kém và phát nguyện thấp kém. Thế nào là Bồ Tát phẩm hạnh thấp kém? Nếu như Bồ Tát dùng thân và lời nói hủy phạm giới luật, không khéo giữ gìn các nghiệp, như vậy gọi là phẩm hạnh thấp kém. Thế nào là Bồ Tát kết giao thấp kém? Nếu như Bồ Tát thân thiết gần gũi với hàng Thanh văn

Page 17: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

17

và Bích chi Phật, cùng làm theo như họ, như vậy gọi là Bồ Tát kết giao thấp kém. Thế nào là Bồ Tát thí xả thấp kém? Nếu Bồ Tát làm việc bố thí mà không thể xả bỏ hết thảy những vật sở hữu của mình, đối với những người nhận bố thí lại sinh tâm phân biệt, và vì muốn được hưởng những khoái lạc nơi cõi trời nên làm việc bố thí, như vậy gọi là Bồ Tát thí xả thấp kém. Thế nào là Bồ Tát phát nguyện thấp kém? Nếu Bồ Tát không thể hết lòng phát nguyện được cõi Phật thanh tịnh nhiệm mầu, phát khởi thệ nguyện không vì điều phục hết thảy chúng sinh, như vậy gọi là Bồ Tát phát nguyện thấp kém. (Trích Kinh Bi Hoa)

(15) Nêu rõ bốn pháp nhanh chóng của Bồ tát. Lại có bốn pháp, nếu Bồ Tát thành tựu sẽ có thể mau chóng đạt đến quả A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề: Một là có thể giữ theo giới luật, thân, khẩu, ý đều thanh tịnh, giữ gìn phẩm hạnh đúng theo chánh pháp. Hai là thân thiết gần gũi với những người tu học Đại thừa, cùng làm mọi việc với họ. Ba là có thể thí xả hết thảy mọi vật sở hữu của mình, dùng tâm đại bi mà bố thí cho tất cả. Bốn là một lòng phát nguyện được cõi Phật đủ mọi sự trang nghiêm tốt đẹp, lại vì việc điều phục hết thảy chúng sinh mà

Page 18: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

18

phát nguyện. Như vậy gọi là bốn pháp. (Trích Kinh Bi Hoa) (16) Nêu rõ công đức của tâm Bồ đề. Lúc bấy giờ, Thiên Đế Thích bạch Pháp Huệ Bồ Tát rằng:

Thưa Phật tử! Bồ Tát sơ phát bồ đề tâm được bao nhiêu công đức?

Pháp Huệ Bồ Tát nói:

Nghĩa đó rất sâu, khó nói, khó biết, khó phân biệt, khó tin hiểu, khó chứng, khó làm, khó thông đạt, khó tư duy, khó đo lường, khó tiến nhập. Tuy nhiên, thừa oai thần của đức Phật, tôi sẽ nói cho ông. Này Phật tử! Giả sử có người đem tất cả đồ sở thích cúng dường chúng sanh trong vô số thế giới ở mười phương trọn một kiếp; rồi sau đó dạy họ thọ trì ngũ giới thanh tịnh. Cứ theo ý ông, công đức của người này nhiều chăng?

Thiên Đế thưa:

Công đức của người này, trừ Phật ra, không ai có thể lường được.

Pháp Huệ Bồ Tát nói:

Page 19: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

19

Này Phật tử! Công đức của người này đem so với công đức sơ phát tâm của Bồ Tát chẳng bằng một phần trăm, một phần ngàn, một phần trăm ngàn, một phần ức, một phần trăm ngàn na do tha ức, một phần số, một phần ca la, một phần toán, một phần dụ, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu ba ni sa đà. Giả sử có người đem tất cả đồ sở thích cúng dường chúng sanh trong mười vô số thế giới ở mười phương trọn trăm kiếp, rồi sau đó dạy họ đều tu thập thiện. Cúng dường như vậy trọn trăm ngàn kiếp rồi dạy trụ tứ vô lượng tâm. Cúng dường trọn ức kiếp rồi dạy trụ tứ vô sắc định. Cúng dường trọn trăm ức kiếp rồi dạy trụ quả Tu Đà Hoàn. Cúng dường trọn ngàn ức kiếp, rồi dạy trụ quả Tư Đà Hàm, cúng dường trọn trăm ngàn ức kiếp, rồi dạy trụ quả A Na Hàm. Cúng dường na do tha ức kiếp rồi dạy trụ quả A La Hán. Cúng dường trọn trăm ngàn na do tha ức kiếp, rồi dạy trụ Bích Chi Phật. Này Phật tử! Cứ theo ý của ông, công đức của người này có nhiều chăng?

Thiên Đế thưa:

Công đức của người này chỉ có Phật là biết được thôi.

Pháp Huệ Bồ Tát nói:

Page 20: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

20

Này Phật tử! Công đức của người này đem so với công đức của Bồ Tát sơ phát tâm chẳng bằng một phần trăm, nhẫn đến chẳng bằng một phần ưu ba ni sa đà. Tại sao thế? Này Phật tử! Tất cả chư Phật lúc sơ phát tâm, chẳng phải chỉ vì đem tất cả đồ sở thích cúng dường chúng sanh trong mười vô số thế giới ở mười phương trải qua trăm kiếp, nhẫn đến trăm ngàn na do tha kiếp mà phát bồ đề tâm. Cũng chẳng phải chỉ vì giáo hóa những chúng sanh ấy tu ngũ giới, thập thiện, tứ thiền, tứ không, nhẫn đến khiến trụ nơi quả A La Hán và Bích Chi Phật mà phát bồ đề tâm. Chính là vì muốn khiến cho Chủng tánh Như Lai chẳng dứt, vì muốn đến khắp tất cả thế giới, vì muốn độ thoát tất cả chúng sanh trong tất cả thế giới, vì muốn biết rõ cả sự thành hoại của tất cả thế giới, vì muốn biết rõ chúng sanh cấu tịnh trong tất cả thế giới, vì muốn biết rõ tự tánh thanh tịnh của tất cả thế giới, vì muốn biết rõ sở thích, phiền não, tập khí của tất cả chúng sanh, vì muốn biết rõ sự chết đây sanh kia của tất cả chúng sanh, vì muốn biết rõ căn tánh phương tiện của tất cả chúng sanh, vì muốn biết rõ tâm hành của tất cả chúng sanh, vì muốn biết rõ trí tuệ của tam thế chúng sanh, vì muốn biết rõ cảnh giới bình đẳng của tất cả Phật mà phát tâm vô thượng bồ đề.

Page 21: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

21

Do phát tâm nên thường được tất cả tam thế chư Phật ức niệm, thường được tất cả tam thế chư Phật ban bố diệu pháp. Liền được cùng tất cả tam thế chư Phật thể tánh bình đẳng. Đã tu pháp trợ đạo của tất cả tam thế chư Phật. Thành tựu lực vô úy của tất cả tam thế chư Phật. Trang nghiêm phật pháp bất cộng của tất cả tam thế chư Phật. Được trọn vẹn trí tuệ thuyết pháp của tất cả tam thế chư Phật. Tại sao vậy? Vì phát tâm như đây sẽ được thành Phật. Nên biết người này đồng với tam thế chư Phật, bình đẳng với cảnh giới của chư Phật, bình đẳng với công đức của chư Phật, được trí huệ chơn thật một thân cùng vô lượng thân rốt ráo bình đẳng của chư Phật... Lúc mới phát tâm thì liền được thập phương tất cả chư Phật đồng khen ngợi, liền có thể thuyết pháp giáo hoá điều phục chúng sanh trong tất cả thế giới, liền có thể chấn động tất cả thế giới, liền có thể chiếu sáng tất cả thế giới, liền có thể dứt diệt những khổ ác đạo của tất cả thế giới, liền có thể nghiêm tịnh tất cả quốc độ, liền có thể thị hiện thành Phật trong tất cả thế giới, liền có thể khiến tất cả chúng sanh đều được vui mừng, liền có thể vào tất cả pháp giới tánh, liền có thể trì chủng tánh Phật, liền có thể được trí huệ quang minh của tất cả Phật.

Page 22: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

22

Bồ Tát sơ phát tâm đây, trong ba đời, chẳng phải vì cầu được chút ít (công đức), như là Phật, Phật pháp, Bồ Tát, Bồ tát pháp, Độc giác, Độc giác pháp, Thanh văn, Thanh văn pháp, thế gian, thế gian pháp, xuất thế gian, xuất thế gian pháp, chúng sanh, chúng sanh pháp, mà chỉ cầu được nhứt thiết chủng trí, nơi các pháp giới, tâm không chấp trước. Đây gọi là công đức của sự sơ phát tâm A nậu đa la tâm miệu tam bồ đề. (Trích Kinh Hoa Nghiêm)

(17) Giải đáp nghi ngờ về sự khác biệt giữa phàm và thánh. Có người hỏi: Tâm Đại bồ đề thuộc về cảnh giới của Thánh hiền, đây không phải là phạm vi mà những phàm phu trí thức thô thiển có thể tưởng nghĩ đến. Cho nên các Bồ tát Sơ trụ phát Đại tâm thì liền có thể đi khắp mười phương, làm Phật sự rộng lớn. Hiện nay đem Đại pháp khuyến phát hạng phàm phu, chẳng phải là căn cơ không thích hợp hay sao? Đáp: Không phải vậy. Phàm và thánh cùng một căn nguyên, xưa nay vốn không có sự sai biệt. Chẳng qua, chúng ta chỉ vì một niệm mê đảo mà phải chịu trầm luân sinh tử. Nếu như thể ngộ tâm tính xưa nay vốn "sáng suốt tròn đầy" (Hán: viên minh), thì sẽ trên bổn tính bình đẳng với chư Phật mà phát khởi tâm Bồ đề, dùng đây tu hành thì mình tức là Bồ tát. Việc gì phải khổ tâm tự xem thường chính mình là phàm phu rồi phân chia phàm thánh cách biệt.

Page 23: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

23

Vả lại, trong cương vị phàm phu, ba độc là căn bổn. Hiện nay chúng ta đã phát thệ nguyện thí xả tài bảo để hóa độ chúng sinh, tuy chưa thực hành triệt để, nhưng tâm tham cũng đã tự nhiên giảm bớt. Chúng ta đã phát thệ nguyện tu hành bốn nhiếp pháp để hóa độ chúng sinh, tuy chưa thực hành triệt để, nhưng tâm sân cũng đã tự nhiên giảm bớt. Chúng ta đã phát thệ nguyện tu tập định tuệ để hóa độ chúng sinh, tuy chưa thực hành triệt để, nhưng tâm si cũng đã tự nhiên giảm bớt. Ba pháp đã ở trong tâm thì sẽ trở thành pháp khí. Cho nên Bồ tát tuy chưa đoạn tận phiền não, nhưng chỉ cần hưng khởi pháp môn uy đức Đại bi, thì đây quả thật không phải là một điều vô ích. Như vậy tại sao lại còn nghi ngờ mà không chịu thực hành? Hơn nữa, phàm phu phát tâm là Sơ phát tâm. Còn các bậc Sơ trụ phát tâm là đã thành tựu tâm Bồ đề. Nếu đợi lên Sơ trụ mới phát tâm, thì lúc chưa lên Sơ trụ, chúng ta sẽ phải tu những pháp nào? Ngoại trừ con đường chánh Bồ đề tâm này, tất cả (những sự tu tập khác) đều là nhân duyên cho sinh tử, chỉ đưa đến luân hồi, làm sao có thể chứng nhập Phật đạo? Cho nên đức Như Lai Thích Ca, từ lúc sơ phát tâm, tức đã phải ở trong vô lượng kiếp, phụng sự vô lượng chư Phật, ở tất cả chư Phật phát tâm Bồ đề, cho đến lúc gặp được đức Phật Nhiên Đăng mới được thọ ký thành Phật. Cho nên hiện nay khuyến cáo tất cả đại chúng xuất gia tại gia phải nên học tập theo gương của đức Bổn sư Thế Tôn của chúng ta.

Page 24: Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn»•...3 Phổ Khuyến Đạo Tục Phát Bồ Đề Tâm Văn Đời Đường, Bùi Hưu thuật Thích Pháp Chánh dịch

24

Chớ nên chỉ mới hiểu được chút ít giáo lý đã vội đề cập đến pháp tạng thâm sâu, tâm tính còn thô thiển đã vội lạm bàn đến quả vị cao vời. Chúng ta cần phải (phát nguyện) độ tất cả chúng sinh, cần cầu chứng đắc Nhất thiết chủng trí. Ở nơi ngàn Phật trong Hiền kiếp đều trồng thiện căn, tự nhiên phước trí sẽ trở nên rộng sâu, vĩnh viễn sẽ là bậc thượng thủ dẫn đạo thế gian. Phổ nguyện tất cả đại chúng đem áng văn này phân phối đến khắp mọi nơi, (hy vọng rằng) những người cùng duyên lành thấy được áng văn này sẽ phát tâm Bồ đề. Nếu có người muốn phát tâm (Bồ đề), trước tiên, xin hãy tùy sức mà thí xả tài vật, hoặc thiết một bửa trai tăng cúng dường Tam bảo, hoặc họa một bức Thánh tượng, tinh tiến dụng công tu tập. Sau đó y theo chánh văn trong đây, kiền thành phát khởi Đại nguyện. Sau khi đã khải phát Đại tâm, xin hãy niệm niệm vận khởi tâm này, thì sẽ trở thành Chánh nhân cho sự thành Phật. Phải nên cảm thấy đây là một sự kiện vô cùng hiếm hoi may mắn. Ngày hai mươi, tháng sáu, năm Khai Thành thứ ba (TL 838). Thứ sử Tuyền Châu Bùi Hưu ghi.