13
Helvetas Vietnam Hi p h i Thy Svì shp tác quc t ế ETSP – Dán HtrPhcp và Đào to phc vNông nghip và Lâm nghip Vùng cao 218 Đội Cn, GPO Box 81, Hà Ni, Vit Nam; Đin thoi: +84 (0)4 8 329 833, fax: +84 (0)4 8 329 834 e-mail: [email protected] web site: http://www.etsp.org.vn, web site Helvetas Vietnam: http://www.helvetas.org.vn Khuyến Nông-Khuyến Lâm ti Vit Nam: 5 năm kinh nghim ca Dán HtrPhcp và Đào to phc vLâm nghip và Nông nghip Vùng cao, ETSP , 2003-2007 Hans Schaltenbrand, Cvn trưởng ETSP Phm Văn Lương, Cán bDán ETSP Qun lý da vào kết quThot động /báo cáo cui cùng Chi trtheo kết quSn phm Lĩnh vc Công cChiến lược (khuyến nông, đào to, lâm nghip Phân tích và phát trin tchc Chính sách Chiến lược Qun lý Cơ chế tài chính Vn (các tchc tín dng) Tp hun/hướng dn marketing cho cán bkhuyến nông Nghiên cu ng dng Knăng giao tiếp Phát trin kthut có stham gia Đánh giá nhanh thtrường Các dch vtư vn trong NN & PTNT vùng cao (Khuyến nông) Nghiên cu Thtrường Qun lý rng cng đồng Quphát trin xã Mng lưới khuyến nông thôn bn Qun lý kinh tế hgia đình Lp kế hoch sdng đất và giao đất giao rng Qun lý cơ shtng nhLp kế hoch thôn/xã = Kế hoch phát trin kinh tế xã hi Qun lý ngun tài nguyên thiên nhiên và nhân lc địa phương Xây dng chương trình/ Đánh giá nhu cu đào to/ phương pháp ging dy Tiêu chun cht lượng đào to Đào to/Giáo dc Lp hc hin trường

Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

  • Upload
    lamdung

  • View
    233

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

Helvetas Vietnam – Hiệp hội Thụy Sỹ vì sự hợp tác quốc tế ETSP – Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo phục vụ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Vùng cao 218 Đội Cấn, GPO Box 81, Hà Nội, Việt Nam; Điện thoại: +84 (0)4 8 329 833, fax: +84 (0)4 8 329 834 e-mail: [email protected] web site: http://www.etsp.org.vn, web site Helvetas Vietnam: http://www.helvetas.org.vn

Khuyến Nông-Khuyến Lâm tại Việt Nam: 5 năm kinh nghiệm của Dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo phục vụ

Lâm nghiệp và Nông nghiệp Vùng cao, ETSP , 2003-2007

Hans Schaltenbrand, Cố vấn trưởng ETSP Phạm Văn Lương, Cán bộ Dự án ETSP

Quản lý dựa vào kết quả

Tờ hoạt động /báo cáo cuối cùng Chi trả theo kết

quả

Sản phẩm

Lĩnh vực

Công cụ

Chiến lược

(khuyến nông, đào tạo, lâm nghiệp Phân tích và phát

triển tổ chức

Chính sách Chiến lược

Quản lý

Cơ chế tài chính

Vốn (các tổ chức tín dụng)

Tập huấn/hướng dẫn marketing cho cán bộ

khuyến nông

Nghiên cứu ứng dụng

Kỹ năng giao tiếp

Phát triển kỹ thuật có sự tham gia

Đánh giá nhanh thị trường Các dịch vụ tư vấn

trong NN & PTNT ở vùng cao

(Khuyến nông)

Nghiên cứu

Thị trường

Quản lý rừng cộng đồng

Quỹ phát triển xã

Mạng lưới khuyến

nông thôn bản

Quản lý kinh tế hộ gia đình

Lập kế hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng

Quản lý cơ sở hạ tầng nhỏ

Lập kế hoạch thôn/xã = Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực địa phương

Xây dựng chương trình/ Đánh giá nhu cầu đào tạo/ phương pháp giảng dạy

Tiêu chuẩn chất lượng đào tạo

Đào tạo/Giáo dục Lớp học hiện

trường

Page 2: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

Vài nét về dự án ETSP Dự án Phổ cập và Đào tạo phục vụ Lâm nghiệp và Nông nghiệp vùng cao (ETSP, 2003-2007) là một dự án hỗ trợ kỹ thuật kế tiếp giai đoạn 2 của Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội (SFSP, 1998-2002). Về mặt thể chế, dự án trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và do các cơ quan chính quyền tỉnh, huyện và các đối tác địa phương tại ba tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên Huế và Đắc Nông cùng phối hợp thực hiện. Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ (SDC) ủy quyền cho Helvetas, Hiệp hội Thụy Sỹ vì sự hợp tác quốc tế, thực hiện.

Đến cuối tháng 9 năm 2007, số liệu theo dõi (Tờ Hoạt động/Báo cáo cuối cùng, AS/FAR) cho thấy số lượng hoạt động ETSP đã thực hiện ở cấp thôn/xã/huyện/tỉnh (mục tiêu 1 và 2) như sau:

- 1048 hoạt động phân cấp theo nhu cầu của các đối tác ở cả 3 tỉnh, trong đó: - 306 hoạt động phát triển với 11.397 người tham gia, bao gồm 3.823 phụ nữ và 7.574 nam giới - 520 khóa tập huấn với 16’300 người tham gia, bao gồm 5.632 phụ nữ, 10.668 nam giới - 204 hội thảo/họp, trong đó 132 hội thảo chia sẻ/phản ánh - 71 tham quan học tập, 36 các giải pháp tốt đã được tài liệu hóa và xuất bản Ghi chú: một số chủ đề gồm nhiều các hoạt động, nên trong dữ liệu số hoạt động phân cấp không tương ứng với tổng số các hoạt động (phát triển, tập huấn v.v).

Các thành tựu chính của Mục tiêu 1 và 2 (cấp thôn/xã/huyện tỉnh): 1) Cải thiện thu nhập: theo Báo cáo điều tra thu nhập hộ gia đình do ETSP thực hiện năm 2007,

năng suất của hầu hết các cây trồng chính (lúa, ngô, sắn) tại ba tỉnh đều có xu hướng tăng, một phần do các hộ nông dân được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ khuyến nông, vì vậy giá trị bán các sản phẩm này cũng có xu hướng phát triển tích cực. Xu hướng đa dạng hoá các nguồn thu nhập theo hướng hàng hoá tiếp tục diễn ra với cả cây trồng vật nuôi ngắn hạn và dài hạn.

Sự tham gia ở tất cả các cấp: cùng lập kế hoạch và cùng ra quyết định là chìa khóa dẫn đến thành công của ETSP

2) Lập kế hoạch và ngân sách dựa vào kết quả đã được áp dụng ở một số cơ quan đơn vị cấp tỉnh/huyện ở cả 3 tỉnh. Hiện đã có các cán bộ có khả năng tiếp tục sử dụng cách lập kế hoạch có sự tham gia/dựa vào kết quả trong hệ thống nhà nước.

3) Dự án sử dụng cách tiếp cận có hệ thống từ công tác kế hoạch (Lập KH phát triển thôn/xã, viết tắt là VDP/CDP) đến các hành động (hỗ trợ thiết lập mối liên kết giữa các dịch vụ tư vấn trong nông nghiệp và phát triển nông thôn với nghiên cứu ứng dụng (ví dụ Phát triển kỹ thuật có sự tham gia) hoặc thông qua đào tạo nghề và tập huấn tại cơ sở (ví dụ Lớp học hiện trường).

4) Lập KH phát triển thôn/xã và việc lồng ghép vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (KH PTKTXH) đã được thử nghiệm ở cả 3 tỉnh. Hướng dẫn lập kế hoạch phát triển thôn/xã đã được đơn giản hóa và ban đầu được lan rộng. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vai trò lãnh đạo trong thử nghiệm và lan rộng công tác lập KH PTKTXH tại các tỉnh.

5) Mạng lưới Khuyến nông thôn/xã đã được thiết lập là một bộ phận của hệ thống khuyến nông của tỉnh, trực tiếp cung cấp các dịch vụ tới người dân. Mạng lưới KN thôn/xã đã trở thành một phần trong chiến lược KN của tỉnh TT-Huế và Đắc Nông và trong chiến lược đào tạo KN của Hòa Bình.

6) Quản lý Rừng Cộng đồng (CFM), một phương pháp khuyến lâm có sự tham gia nhằm quản lý rừng bền vững, đã được thử nghiệm ở cả 3 tỉnh dự án. Hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng đã được xây dựng và áp dụng. Kết quả của tiến trình CFM rất khả quan tại tỉnh Đắc Nông. Tại đây

Page 3: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

2

mỗi hộ nông dân ở một thôn đã nhận được gần 4 triệu đồng từ chia sẻ lợi ích từ rừng. Trong khi đó ở một số nơi khác CFM bị hạn chế bởi việc giao rừng tới từng hộ cá thể.

7) Nâng cao năng lực: phương pháp đào tạo theo hình bậc thang (TOT) đã được các tỉnh dự án sử dụng rộng rãi. Hiện nay, các nhóm nòng cốt cấp tỉnh, huyện đã có năng lực để tổ chức tập huấn về VDP/CDP, CFM, Lớp học hiện trường, phát triển kỹ thuật có sự tham gia, kỹ năng thúc đẩy, phương pháp giảng dạy/tập huấn lấy người học làm trung tâm (LCTM).

8) Các lĩnh vực mang tính chiến lược ở cấp tỉnh: Phân tích và phát triển tổ chức (OA/OD) đã được áp dụng tại tỉnh TT-Huế và Hòa Bình; Chi trả theo kết quả đầu ra (OPS) được thử nghiệm và có kết quả tại tỉnh Hòa Bình, TT-Huế và Cao Bằng; các Chiến lược Khuyến nông được UBND các tỉnh TT-Huế và Đắc Nông phê duyệt, Chiến lược đào tạo KN được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt.

Thành tựu của Mục tiêu 3 (cấp trung ương/chính sách) 9) Trong các năm 2003/2004, ETSP đã hỗ trợ Tổ Công tác Quốc gia về Quản lý Rừng Cộng đồng

cung cấp đầu vào cho Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng. 10) Dự án đã góp phần phát triển Hướng dẫn về Quản lý rừng cộng đồng (CFM) đã được Bộ trưởng

Bộ NN&PTNT phê duyệt áp dụng thử nghiệm đối với 40 xã. 11) Một số phương pháp tiếp cận của ETSP đã được đưa vào Chương trình khung của Trung tâm

Khuyên nông Quốc gia để lan rộng trên toàn quốc. 12) Liên kết Nghiên cứu-Giáo dục-Đào tạo-Khuyến nông (RETE) đã trở thành Chương trình Hỗ trợ

IV trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia (2006-2020).

1. Bối cảnh của Việt Nam những năm gần đây

Năm 2006 là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã khẳng định mức độ tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong hai thập kỷ qua kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Việc thông qua Kế hoạch PT KTXH (2006-2010) đã khẳng định tầm nhìn của Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình vào cuối thập niên này.

Trong mười năm qua, mức độ nghèo đã được giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, vùng cao vẫn là một trong những vùng nghèo nhất Việt Nam với tỷ lệ nghèo trên 30%.

Nông nghiệp vẫn là một nguồn thu chính đối với nông dân vùng cao. Mặc dù Bộ NN&PTNT rất ưu tiên phát triển mạng lưới khuyến nông lâm cơ sở, người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông lâm như dịch vụ sản xuất nông lâm nghiệp, thông tin và thị trường vẫn còn hạn chế. Một trong những cản trở lớn nhất ở vùng cao là năng lực thể chế để cung cấp các dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tỷ lệ nghèo ở vùng cao vẫn còn lớn vì chưa được tiếp cấn đầy đủ với các loại dịch vụ khác nhau.

Vì vậy, dự án ETSP hỗ trợ các cơ quan chính phủ cải thiện công tác lập kế hoạch, cách tiếp cận khuyến nông lâm và mối liên kết nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến nông nhằm cung cấp tốt hơn các dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người nông dân vùng cao, vùng sâu xa.

2. Cơ sở và các mục tiêu của dự án

2.1. Cơ sở

Các mục tiêu của ETSP góp phần thực hiện Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện 2001-2010 (hiện nay đã được lồng nghép vào Kế hoạch PTKTXH, 2006-2010) và Chương trình Cải cách Hành chính

Page 4: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

3

công (PAR) của chính phủ Việt Nam ưu tiên về các dịch vụ khuyến nông lâm ở vùng khó khăn thiệt thòi nhằm đảm bảo người nghèo và người dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông, và nhằm nâng cao chất lượng và sự phù hợp của các khóa tập huấn và các dịch vụ khuyến nông cho người nghèo.

Dự án hỗ trợ tăng cường sự tham gia và tự quản lý của cộng đồng địa phương thông qua việc phát triển các hệ thống quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, cải thiện các tổ chức địa phương và mạng lưới khuyến nông cấp cơ sở, và tìm cách lồng ghép một cách có hệ thống các phương pháp có sự tham gia vào hệ thống khuyến nông lâm và đào tạo để áp dụng rộng rãi dựa trên cơ sở bền vững.

Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia (2006 – 2020) bao gồm năm Chương trình. Một trong số đó là Chương trình Liên kết Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo và Khuyến nông (RETE). Dự án ETSP được hình thành nhằm hỗ trợ tích cực triển khai chương trình RETE, nhằm cải thiện mối liên kết giữa nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến nông.

Trong Chương trình Khu vực Sông Mê Kông của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC), ETSP nằm trong lĩnh vực Quản lý nhà nước, Sinh kế nông thôn và Quản lý tài nguyên thiên nhiên.

2.2. Mục đích, mục tiêu và cơ cấu dự án

Mục đích của ETSP là các hệ thống khuyến nông lâm định hướng theo nhu cầu có hiệu quả được thiết lập phục vụ nông dân vùng cao và góp phần quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững và cải thiện sinh kế hộ gia đình.

Một hệ thống thứ tự các Mục tiêu của dự án được thiết lập nối kết các hoạt động của dự án ở các cấp xã, huyện, tỉnh và quốc gia:

Môc tiªu1 :

C¸c ph−¬ng thøc −u viÖt cña dù ¸n

Môc tiªu 2:Ph¸t triÓn c¸c dÞch vô ®µo t¹o vµ khuyªn n«ng l©m dùa theo nhu cÇu

Môc tiªu 3 :

Sù ®iÒu phèi gi÷a nghiªn cøu, gi¸o dôc, ®µo t¹o vµ khuyÕn n«ng l©m (RETE) cÊp quèc gia ®−îc cñng cè

Liªn kÕt T¸c ®éng ®Õn

Môc tiªu 4 (2003-2004) :

C¸c dÞch vô cã chÊt l−îng trong c¸c lÜnh vùc gi¸o dôc, ®µo t¹o vµ nghiªn cøu øng dông (Ch−¬ng tr×nh LNXH II) ®−îc cñng cè

N«ng d©n, c¸n bé khuyÕn n«ng cÊp huyÖn/c¬ së vµ c¸n bé chÝnh quyÒn cÊp c¬ së

C¸c dÞch vô ®µo t¹o vµ khuyªn n«ng l©m cÊp tØnh

C¸c ®èi t¸c thuéc Ch−¬ng tr×nh LNXH II

Ch−¬ng tr×nh Hç trî Ngµnh L©m nghiÖp

ChiÕn l−îc L©m nghiÖp Quèc gia, 2006-2020

TËp huÊn TOT Ch−¬ng tr×nh gi¶ng d¹y

l©m nghiÖp

N©ng cao ®êi sèng cña ng−êi d©n th«ng qua (i) c¸c ph−¬ng ph¸p vµ néi dung khuyÕn n«ng l©m dùa vµo nhu cÇu, ii) t¨ng c−êng n¨ng lùc thÓ chÕ ®Þa ph−¬ng

C¸c ph−¬ng thøc −u viÖt cña dù ¸n

C¸c ph−¬ng thøc −u viÖt tõ c¸c dù ¸n kh¸c

C¸c ph−¬ng thøc −u viÖt tõ c¸c dù ¸n kh¸c

Page 5: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

4

Hệ thống các mục tiêu trên không chỉ kết nối các hoạt động của dự án cấp thôn bản, xã, huyện, tỉnh và trung ương mà còn thúc đẩy phản hồi về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giữa các cấp, vì vậy kết nối chính sách với thức tiễn và ngược lại. Cơ cấu này thực sự phù hợp và có hiệu quả.

2.3. Chiến lược của dự án và phương pháp tiếp cận

Dự án ETSP sử dụng cách tiếp cận có hệ thống (i) hỗ trợ thông qua các hệ thống của chính phủ, vì vậy kết quả được lồng ghép vào hệ thống của chính phủ một cách bền vững, (ii) xác định và đáp ứng các nhu cầu của nông dân vùng cao, từ công tác lập kế hoạch đến việc triển khai và đánh giá các hoạt động đều có sự tham gia của các bên, (iii) phát triển các chương trình đào tạo và khuyến nông lâm phù hợp với nhu cầu cụ thể của các hộ nông dân, và phù hợp với nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ ở vùng cao (xem trang bìa mối liên kết dịch vụ, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu).

Cơ cấu tổ chức thực hiện Dự án được lồng ghép vào cơ cấu của các cơ quan nhà nước, các hoạt động được các cơ quan này trực tiếp lập kế hoạch và thực hiện. Điều này đảm bảo tính sở hữu, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch. Hơn nữa, kết quả của dự án được các cơ quan nhà nước áp dụng đảm bảo tính bền vững.

Tập huấn cho tập huấn viên (TOT) được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động nâng cao năng lực. Một nhóm cán bộ nòng cốt cấp tỉnh/huyện được các chuyên gia tập huấn về chủ đề liên quan và kỹ năng thúc đẩy và phương pháp giảng dạy/đào tạo lấy người học làm trung tâm. Nhóm cán bộ tỉnh/huyện này trở thành những người có năng lực để tổ chức cán khóa tập huấn có chất lượng cho cán bộ tỉnh, huyện và xã khác. Mặt khác, dự án cũng sử dụng kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ chuyên gia đã tham gia Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội từ các trường Đại học để cung cấp các khóa tập huấn TOT cho cán bộ tỉnh, huyện. Kết quả là chương trình và nội dung của các khóa tập huấn phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng địa phương.

Lập kế hoạch/đánh giá tổng kết các hoạt động ở cấp tỉnh và huyện là một trong những hoạt động quan trọng của ETSP. Dự án hỗ trợ hoạt động lập kế hoạch và ngân sách, đánh giá tổng kết theo phương pháp trực quan hóa và có sự tham gia. Ở cả ba tỉnh và sáu huyện, hiện đã có cán bộ (nhóm nòng cốt) có năng lực để áp dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham giao vào hệ thống của nhà nước. Cách làm này lúc đầu có tốn kém hơn cách làm thông thường là “trên lập kế hoạch, dưới thực thi” nhưng về lâu dài đây là cách làm hiệu quả hơn và phù hợp với những chính sách mới của Chính phủ Việt Nam (phân cấp, cải cách hành chính công).

Tờ hoạt động (AS) và Báo cáo cuối cùng (FAR) theo tiêu chuẩn là một công cụ hiệu quả để quản lý và kiểm soát hoạt động. Đối tác của dự án đề xuất, đưa ra lý do và lập kế hoạch hoạt động bằng cách hoàn thành tờ AS và trình phê duyệt. Sau khi hoạt động đã được thực hiện, tờ FAR cần được hoàn thiện trong đó đề cập chi tiết kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và chi phí tài chính. Dữ liệu của các tờ AS/FAR sau đó được phân tích để điều hành và quản lý dự án. Mặc dù mới được các đối tác được lựa chọn của dự án sử dụng, công cụ này đã chứng minh được tính hiệu quả và sẵn sàng để trình bày với lãnh đạo cấp tỉnh, huyện về lợi ích trong việc quản lý dự án và lưu trữ các dữ liệu thống kê phục vụ kế hoạch PTKTXH (sử dụng chương trình tự động, MS-Access and MS Excel).

Page 6: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

5

3. Thành tựu của ETSP

Mục tiêu 1: Nâng cao đời sống của người dân thông qua i) các phương pháp và nội dung khuyến nông lâm dựa trên nhu cầu và ii) tăng cường năng lực thể chế địa phương tại những huyện và xã vùng cao được lựa chọn

3.1. Từ đổi mới phương pháp lập kế hoạch…

Chìa khóa trong việc thực hiện chính sách phân cấp ở địa phương là lập kế hoạch có sự tham gia. Kế hoạch là cơ sở để cung cấp các dịch vụ tư vấn trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở vùng cao.

Khác với phương pháp lập kế hoạch từ trên xuống, trong đó sự tham gia của các cấp (đặc biệt cấp cơ sở) rất hạn chế, dự án ETSP hỗ trợ giới thiệu phương pháp lập kế hoạch thôn bản/xã có sự tham gia của người dân (VDP/CDP). Trong VDP/CDP, người dân địa phương tham gia vào toàn bộ quá trình từ đánh giá tiềm năng/cơ hội và hạn chế, đến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thôn/xã của họ. Các kết quả trong kế hoạch được sử dụng là cơ sở để thúc đẩy mối liên kết giữa việc lập kế hoạch từ dưới lên và khuyến nông lâm định hướng theo nhu cầu.

“Phương pháp tiếp cận này đáp ứng Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH về thực hiện dân chủ cấp xã yêu cầu sự tham gia của người dân địa phương trong toàn bộ chu trình dự án và chương trình tại địa phương”

Việc thành lập các nhóm nòng cốt nhằm thúc đẩy quá trình lập kế hoạch cấp thôn, xã cho phép điều phối liên ngành, đa ngành. Cán bộ xã, thôn không chỉ thúc đẩy quá trình lập kế hoạch mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai các hoạt động trong kế hoạch.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tại ba tỉnh chủ trì quá trình này. Tại mỗi tỉnh, VDP/CDP được áp dụng thử nghiệm tại hai huyện. Kết quả đánh giá của ETSP cho thấy VDP/CDP đã (i) góp phần nâng cao năng lực người dân địa phương và củng cố vai trò của cán bộ thôn/xã; (ii) tăng cường sự tham gia của người dân địa phương và tăng tính minh bạch và bình đẳng giữa các nhóm trong cộng đồng góp phần cải thiện việc sử dụng các nguồn lực địa phương một cách hiệu quả và hiệu suất.

Với nỗ lực nhân rộng phương pháp này ở cấp tỉnh, quy trình VDP/CDP = kế hoạch PTKTXH đã được đơn giản hóa và thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của chính phủ về lập kế hoạch và ngân sách, điều kiện tiên quyết để thể chế hóa và áp dụng rộng rãi ở cấp tỉnh và huyện.

3.2. …đến hành động có sự tham gia

Dựa vào kết quả của VDP/CDP, ETSP đã hỗ trợ một số các hoạt động và phương pháp tiếp cận góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và cải thiện năng lực cán bộ khuyến nông và cán bộ chính quyền địa phương.

Quản lý tài chính phân cấp không chỉ góp phần cải thiện năng lực quản lý tài chính cán bộ địa phương mà còn nâng cao thu nhập cho bà con nông dân

Trong bối cảnh phân cấp lập kế hoạch và quản lý ngân sách được thúc đẩy, như trong kế hoạch phát triển thôn/xã, ETSP đã hỗ trợ quỹ phát triển xã đối với 9 xã của huyện Tân Lạc và 3 xã của huyện Lạc Sơn tại tỉnh Hòa Bình, nhằm triển khai một số hoạt động liên quan đến nông lâm nghiệp trong VDP/CDP. Mỗi xã nhận được 50 triệu đồng và xây dựng cơ chế quản lý quỹ. Việc ký thỏa thoận ba bên giữa xã, huyện và ban quản lý dự án làm cho quỹ được sử dụng hiệu quả và minh bạch hơn. Tại các xã, quỹ được các hộ gia đình sử dụng cho các hoạt động chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, bò sinh sản, bò thịt và nuôi trâu. Một số nơi

Page 7: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

6

khác nhóm các hộ gia đình sử dụng trong lớp học hiện trường để học tập về chăn nuôi lợn thịt. Đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ gần đây cho thấy quỹ đã được các ban phát triển xã quản lý tốt, đồng thời người dân cũng được hưởng lợi từ nguồn quỹ này. Bài học được rút ra là nếu thủ tục hành chính đơn giản (được cộng đồng thôn/xã thảo luận vào quyết định), và nếu người dân địa phương giám sát chặt chẽ việc sử dụng quỹ, thì sẽ mang lại hiệu quả và hiệu suất cao. Bằng chứng cho thấy cán bộ xã ở vùng cao Hòa Bình có thể quản lý được số lượng quỹ lớn hơn, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là khi nào cấp tỉnh/huyện sẽ phân cấp và phân bổ nhiều hơn nữa ngân sách đầu tư xuống cấp xã?.

Quản lý Rừng Cộng đồng (CFM) có phải là một phương pháp hiệu quả để quản lý rừng bền vững?

Kết quả lập kế hoạch thôn xã cho thấy nhu cầu lớn về quản lý rừng phân cấp có sự tham gia của các bên liên quan. Để hỗ trợ quá trình chuyển từ hệ thống quản lý từ trên xuống sang quản lý từ dưới lên, dự án ETSP giới thiệu phương pháp tiếp cận quản lý rừng cộng động (CFM) tại ba tỉnh. Quá trình bắt đầu với một chu trình tập huấn TOT về CFM cho nhóm nòng cốt cấp tỉnh và huyện. Trong quá trình tập huấn 3 môdun, các thành viên tham gia hiểu về các khái niệm và quy trình cần thiết để giới thiệu CFM tới cấp xã/thôn.

Kế hoạch quản lý rừng 5 năm được phê duyệt xác định rõ các mục tiêu và các phương pháp lâm sinh (làm giàu rừng, tỉa thưa, khai thác gỗ) đối với rừng cộng đồng thôn bản là kết quả lập kế hoạch CFM có sự tham gia của các bên liên quan. Kết quả CFM tại tỉnh Đắc Nông là rất khả quan. Việc khai thác gỗ và chia sẻ lợi ích đã được thực hiện với vai trò lãnh đạo của người dân địa phương. Lợi ích từ khai thác gỗ đã được chia đều cho các hộ gia đình (tổng thu nhập/thôn là 668.122.000 đồng = 41,700 USD) (một phần thu nhập được đưa vào quỹ phát triển thôn, một phần đầu tư quay lại rừng), và bình quân mỗi hộ thu được khoảng 4 triệu VND (= 250 USD).

Lần đầu tiên nông dân có thể thảo luận nên làm gì đối với rừng của họ (ảnh chụp tại Dak Nong)

Điều quan trọng để cộng đồng tham gia vào quản lý rừng cộng đồng là việc đầu tư về thời gian và lao động cần được bù đắp bằng lợi ích kinh tế cao mà các sản phẩm từ rừng mang lại. Đắc Nông là tỉnh đã làm được điều này vì rừng được giao cho cộng đồng là rừng giàu. Ở những vùng khác (ví dụ Hòa Bình), phần lớn rừng được giao cho hộ gia đình là rừng nghèo và bị suy thoái, thu nhập trước mắt từ rừng khó khăn hơn nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Vì vậy, việc giao rừng cho cộng đồng địa phương bao gồm không chỉ rừng nghèo mà phải cả rừng giàu.

Các phương pháp khuyến nông có sự tham gia: hoạt động cùng nhau học tập trên hiện trường

Từ kết quả của kế hoạch phát triển thôn bản, nông dân có nhu cầu lớn đối với các quá trình học tập trên hiện trường, học thông qua làm thay vì các khóa học truyền thống trên lớp. Phát triển kỹ thuật có sự tham gia (PTD) và Lớp học hiện trường (FFS) là các phương pháp tiếp cận kết nối nông dân với nhà nghiên cứu và cán bộ khuyên nông lâm. Kết quả khảo sát của ETSP cho thấy cán bộ khuyến nông đã thay đổi thái độ khi làm việc với nông dân, từ vai trò “chuyển giao kỹ thuật truyền thống” sang “cùng làm việc và học tập với nông dân”. Họ nhận ra rằng họ có thể học được từ nông dân những kiến thức và kinh nghiệm địa phương. Đồng thời nông dân khi tham gia PTD và FFS cũng thấy rằng đôi khi họ học tập lẫn nhau còn nhiều hơn học từ cán bộ huyện/xã.

Học thông qua làm (FFS) là cách tốt nhất để chia sẻ kinh nghiệm giữa người dân

Với PTD, nông dân, cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông cùng nhau hợp tác để thử nghiệm các kỹ thuật mới phù

Page 8: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

7

hợp với điều kiện của nông dân. Nông dân đóng vai trò chính trong PTD, cán bộ nghiên cứu hỗ trợ về kỹ thuật đối với các thử nghiệm, trong khi cán bộ khuyến nông thúc đẩy quá trình thử nghiệm và liên kết nông dân và cán bộ nghiên cứu.

PTD đã được áp dụng tại 3 tỉnh. Hòa Bình được xem là một tỉnh thành công nhất. UBND tỉnh đã phê duyệt PTD là một phương pháp khuyến nông chính thức áp dụng trong toàn tỉnh. Tỉnh cũng đã phân bổ ngân sách cho đào tạo cán bộ khuyến nông huyện/xã liên quan đến PTD. Ngoài ra, các huyện thị cũng đã đưa vào kế hoạch hàng năm các hoạt động PTD. Đến nay có thể kết luận là PTD đã góp phần cải thiện thu nhâp hộ gia đình, đồng thời nâng cao năng lực cán bộ địa phương.

Một số bài học được rút ra như sau. Quan trọng nhất là các kỹ thuật/phương pháp cần tạo thu nhập cho người dân, đặc biệt cây/con ngắn ngày (ví dụ trồng nấm rơm, nuôi lợn, gà). Thứ hai, PTD là một địa điểm học tập trong đó người nông dân và cán bộ khuyến nông áp dụng các phương pháp và công cụ có sự tham gia, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ. Thứ ba, nông dân và cán bộ khuyến nông cùng nhau học tập kinh nghiệm thực tế về một kỹ thuật, và với dữ liệu thu được từ thử nghiệm giúp cho việc lan rộng kết quả thử nghiệm thành công đến các hộ nông dân khác và cộng động khác một cách dễ dàng (ví dụ kỹ thuật trồng nấm rơm tại Hòa Bình).

FFS, Lớp học hiện trường, là một địa điểm học tập giữa một nhóm nông dân và cán bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông thúc đẩy quá trình học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Phương pháp FFS được ETSP giới thiệu tại ba tỉnh từ năm 2004. Cán bộ khuyến nông được tập huấn TOT về FFS từ cấp tỉnh đến cấp huyện và xã/thôn. Tại mỗi tỉnh, một nhóm nòng cốt khoảng 15 người với các chuyên ngành khác nhau (khuyến nông lâm, chi cục lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y v.v.) được tập huấn về phương pháp FFS, kỹ năng thúc đẩy và phương pháp giảng dạy/tập huấn lấy người học làm trung tâm. Hiện nay nhóm cán bộ này có khả năng để cung cấp các khóa tập huấn về FFS cho các cán bộ khác. Tại Hòa Bình hiện đã thực hiện được khoảng 30 chủ đề học tập (bao gồm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, làm nón, IPM trên cây lúa, cây ngô v.v) góp phần tăng thu nhập cho người dân tham gia. Trong khi đó, các cán bộ khuyến nông tỉnh và các huyện Nam Đông và A Lưới tại TT-Huế đã áp dụng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm khi tổ chức các khóa tập huấn cho nông dân và cán bộ địa phương. Tại Đắc Nông, chỉ riêng năm nay đã có hơn 200 cán bộ khuyên nông huyện và xã (trạm khuyến nông, bảo vệ thực vật và trạm thú y) đã được tập huận về FFS và các công cụ.

Bài học kinh nghiệm về FFS đã được lồng ghép vào hướng dẫn thực hiện FFS nhằm hỗ trợ tiến trình thể chế hóa và phê duyệt áp dụng tác các tỉnh.

Mạng lưới khuyến nông thông/xã: cần cung cấp dịch vụ và thông tin thị trường tốt hơn cho người dân

Khái niệm về mạng lưới KN thôn/xã đã được dự án ETSP giới thiệu từ năm 2005 với mục đích (i) đáp ứng nhu cầu hỗ trợ phát triển mạng lưới khuyến nông thôn bản nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển hệ thống nông lâm nghiệp vùng cao và các dân tộc thiểu số, và (ii) đáp ứng nhu cầu kết nối giữa khuyến nông và các dịch vụ khác ở cấp xã và huyện (tín dụng, lao động phi nông nghiệp và tiếp cận thị trường) và đưa các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau đến nhằm cung cấp các dịch vụ về sinh kế một cách lồng ghép trong mục tiêu giảm nghèo.

Với sự hỗ trợ của ETSP, mạng lưới KN thôn/xã đã trở thành một phần của chiến lược khuyến nông của các tỉnh TT-Huế và Đắc Nông đã được chính quyền tỉnh phê duyệt. Mạng lưới KN thôn bản đã được thử nghiệm tại hai huyện ở Hòa Bình và sẽ nằm trong chiến lược khuyến nông tỉnh sẽ được phê duyệt.

Cán bộ khuyên nông thôn bản được cộng cộng thôn bản lựa chọn thông qua một cuộc họp thôn, vì vậy có trách nhiệm giải trình với người nhận dịch vụ là thôn bản và các hộ gia đình. Cán bộ khuyến nông là một phần của nhóm phát triển thôn bản và được nhận lương từ quỹ của thôn hoặc trực tiếp từ các hộ gia đình nhận dịch vụ. Đây là hình thức khuyến nông bán tự nguyện (một phần ngân sách do nhà nước trả, một phần do nông dân đóng góp). Vì vậy thái độ của cán bộ khuyến nông đã thay đổi từ cung cấp đầu vào/đào tạo sang cung cấp các dịch vụ có chất lượng, phục vụ theo nhu cầu. Mặt khác, cán bộ khuyến nông thôn bản được tập huấn để trở thành một người có kiến thức chung (về kỹ năng thúc đẩy, giảng dạy và thị trường), là cầu nối giữa nông dân và các nhà cung cấp dịch vụ.

Để đánh giá và đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ, việc giới thiệu và áp dụng hệ thống quản lý dựa vào kết quả, ví dụ chi trả theo kết quả đầu ra (OPS) là không thể tránh khỏi.

Page 9: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

8

Hệ thông chi trả theo kết quả đầu ra (OPS): cần áp dụng trong hệ thống khuyến nông lâm

Với Nghị định 56/NĐ-CP về khuyến nông, và chính sách về phân cấp và quá trình cải cách hành chính, các tỉnh hiện có quyền để quyết định hệ thống khuyến nông đến cấp thôn bản/cộng đồng. Dự án ETSP hỗ trợ hệ thống chi trả theo kết quả (OPS) nhằm đáp ứng những sáng kiến và nhu cầu của các đối tác và hỗ trợ quá trình phân cấp trong cải cách hành chính công trong các dịch vụ khuyến nông lâm, với các hợp đồng tư vấn dịch vụ có mục tiêu cung cấp các dịch vụ định hướng theo khách hành một cách rõ ràng, hiệu quả và hiệu suất.

Hệ thống chi trả theo kết quả đầu ra (OPS) thực hiện chi trả theo kết quả công việc mà không xem xét đầu vào dựa theo kế hoạch năm. Kết quả công việc được đo bằng các chỉ báo về kết quả (các chỉ báo này do nông dân, cán bộ thôn bản/xã xác định).

Một số hoạt động OPS do ETSP hỗ trợ: (i) công trình cơ sở hạ tầng nhỏ, quỹ phát triển lâm nghiệp cộng đồng, quỹ phát triển xã, trồng cỏ đông tại các huyện Tân Lạc và Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình, (ii) giới thiệu phương pháp khuyến nông từ nông dân đến nông dân và thử nghiệm trồng rau tại huyện A Lưới tỉnh TT-Huế, (iii) Lớp học hiện trường của nông dân (SALT và trồng ngô) và cơ sở hạ tầng nhỏ tại tỉnh Cao Bằng.

Kinh nghiệm ETSP cho thấy OPS hỗ trợ cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ khuyến nông. Hệ thống khuyến nông thực hiện các dịch vụ theo thỏa thuận với nông dân và chính quyền xã/thôn. Các kết quả là rất khả qua vì OPS đã theo đúng hướng của chính phủ hướng tới quản lý dựa vào kết quả trong lĩnh vực công. Mặc khác hệ thống OPS cũng hỗ trợ chính sách của chính phủ về cải cách hành chính công.

Các hoạt động/phương pháp tiếp cận khác do ETSP hỗ trợ

Lập kế hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng (LUP&FLA): hỗ trợ các tỉnh TT-Huế và Đắc Nông, hướng dẫn về lập kế hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng đã được xây dựng và được phê duyệt chính thức tại hai tỉnh. Việc làm này đã hỗ trợ tiến trình giao đất giao rừng cho cộng đồng nhanh hơn và hỗ trợ tiến trình quản lý rừng cộng đồng (CFM).

Nâng cao nhận thức về thị trường và marketing: các tài liệu và hướng dẫn đã được soạn thảo, các khóa tập huấn cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh/huyện đã thực hiện từ năm 2005.

Tập huấn kỹ năng thúc đẩy và phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm (LCTM) đã nâng cao năng lực cho cán bộ tỉnh, huyện, xã.

Tập huấn về LCTM và Phát triển Chương trình có sự tham gia (PCD) được thực hiện cho 37 Trường kỹ thuật/dạy nghề thuộc Bộ NN&PTNT/Vụ Tổ chức Cán bộ.

Quản lý kinh tế hộ: nâng cao kỹ năng quản lý kinh tế hộ cho chị em phụ nữ tại các huyện

Các hoạt động lồng ghép giới: Lập KH thôn/xã, FFS, PTD, từ lập kế hoạch đến triển khai thực hiện.

Các hoạt động nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ xã, huyện và hệ thông khuyến nông.

Hoạt động cơ sở hạ tầng nhỏ: xây dựng kênh mương tại huyện Tân Lạc và Lạc Sơn tại Hòa Bình kết hợp với thiết lập và thử nghiệm cơ chế tài chính địa phương (Quỹ phát triển xã).

Page 10: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

9

Mục tiêu 2: Phát triển dịch vụ đào tạo và khuyến nông lâm hiệu quả và bền vững (gắn với nghiên cứu ứng dụng) tại ba tỉnh

Hợp tác giữa các đơn vị đối tác chính: Mạng lưới RETE cấp tỉnh

Ở cấp tỉnh và cấp huyện, các hoạt động của dự án được quản lý bởi Nhóm nòng cốt do Sở NN&PTNT hoặc UBND huyện chỉ định gồm đại diện từ các cơ quan đơn vị chính (Sở NN&PTNT, trung tâm KNL, Chi cục bảo vệ thực vật, trường TH KT kỹ thuật, v.v.). Các nhóm nòng cốt được hình thành là cơ sở tạo mối liên kết Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo và Khuyến nông (RETE) giữa các đơn vị cấp tỉnh và các bên liên quan khác. Trong mối liên kết này, Trung tâm khuyến nông tỉnh, đơn vị thuộc Sở NN&PTNT, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ, đặc biệt khi các bên cung cấp dịch vụ muốn phục vụ nhu cầu của người dân sống phụ thuộc vào rừng tại vùng sâu, xa và vùng cao thông qua các Nghiên cứu ứng dụng (ví dụ như PTD) hoặc thông qua Đào tạo nghề hoặc Đào tạo tại cơ sở (chẳng hạn như FFS). Để thực hiện các hoạt động (ví dụ như VDP/CDP, FFS hoặc CFM), đại diện từ các đơn vị đã phối hợp với nhau để cùng thực hiện. Những điều này đã tăng cường mối liên kết giữa Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo và Khuyến nông lâm.

Tầm nhìn chiến lược – phát triển tổ chức

Các tiến trình do dự án ETSP khởi xướng (như VDP/CDP hoặc OPS) đã khởi động một nhu cầu tầm nhìn chiến lược trong khuyến nông lâm, trong đó hai tỉnh Hòa Bình và Thừa Thiên Huế đã tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ của dự án để thúc đẩy hoạt động Phân tích và Phát triển Tổ chức (OA/OD) ở cấp tỉnh và huyện. Sáu đơn vị thuộc Sở NN&PTNT và Trường Trung học kinh tế kỹ thuật tại Hòa Bình, bốn đơn vị thuộc Sở NN&PTNT và bốn đơn vị cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã áp dụng thành công tiến trình phân tích tổ chức và xây dựng kế hoạch phát triển tổ chức cho đơn vị mình. Kết quả đạt được và mức độ hài lòng của các đơn vị đối tác cho thấy đây chính là công cụ ‘Cải cách hành chính công ứng dụng’. Kinh nghiệm chỉ ra rằng tiến trình Cải cách hành chính thành công nhất khi được áp dụng trong bối cảnh cụ thể dựa vào kết quả phân tích các vấn đề tồn tại do chính các cơ quan và cán bộ liên quan đưa ra.

Ngoài ra, dự án ETSP cũng hỗ trợ ba tỉnh xây dựng các chiến lược khuyến nông/chiến lược đào tạo trong khuyến nông lâm. Tại tỉnh Hòa Bình, chiến lược đào tạo trong khuyến nông lâm đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nội dung chiến lược bao gồm các phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, kỹ năng thúc đẩy. Chiến lược khuyến nông và chiến lược phát triển lâm nghiệp hiện đang được xây dựng và sẽ được phê duyệt vào cuối năm 2007. Cũng trong thời gian này, tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, các chiến lược khuyến nông đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các phương pháp tiếp cận có sự tham gia do dự án ETSP hỗ trợ (như PTD, FFS, etc.) và mạng lưới khuyến nông thôn/xã đã chính thức trở thành một nội dung trong chiến lược.

Một hướng chiến lược khác là giám sát chất lượng các khóa đào tạo trong hệ thống khuyến nông lâm. Bộ tiêu chuẩn chất lượng đào tạo (TQS) đã được xây dựng cho ba tỉnh với nguyên tắc, chỉ tiêu chung và các chỉ báo cụ thể cho từng tỉnh. Nếu bộ tiêu chuẩn chất lượng đào tạo được sử dụng tốt, chất lượng các khóa đào tạo/tập huấn sẽ được cải thiện.

Mục tiêu 3: Hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng và điều phối một hệ thống tổng hợp lồng ghép nghiên cứu, khuyến nông lâm và đào tạo thích hợp và định hướng theo nhu cầu (Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia)

“Tất cả các sản phẩm được thử nghiệm thành công và được phê duyệt với sự hỗ trợ của dự án ETSP giai đoạn 2003-2007 tại cấp tỉnh/huyện/xã đều phù hợp luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004), và liên quan trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, cụ thể là Trung tâm khuyến nông quốc gia, Vụ tổ chức cán bộ, Cục Lâm nghiệp, và Cục khoa học công nghệ”

CFM được phê duyệt cho phép thử nghiệm trên diện rộng toàn quốc mặc dù có những trở ngại liên quan đến việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình

Dự án ETSP thông qua Tổ công tác quốc gia về CFM đã hỗ trợ xây dựng một Hướng dẫn dễ hiểu và dễ áp dụng về CFM, hướng dẫn này đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt để thử nghiệm trên phạm vi 40 xã. Kinh

Page 11: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

10

nghiệm của dự án ETSP tại các tỉnh cũng góp phần điều chỉnh các tài liệu về CFM hiện đang được sử dụng.

Tuy nhiên, tại nhiều tỉnh rừng phòng hộ đã được giao cho các hộ gia đình nhưng nhiều trong số chủ rừng này (với sổ đỏ) không hề biết rừng của họ ở đâu. Vì vậy, có nguy cơ canh tác lâm nghiệp của các hộ không đảm bảo nguyên tắc quản lý rừng bền vững. Quản lý rừng cộng đồng có thể là một trong những phương thức giảm thiểu nguy cơ này. Tuy nhiên, để áp dụng được cách tiếp cận này cần có chính sách đặc biệt của cấp tỉnh để khuyến khích các hộ đã được giao rừng cùng nhau phối hợp quản lý rừng được giao theo kiểu Quản lý rừng cộng đồng.

Các phương pháp khuyến nông có sự tham gia được đưa vào khung chương trình đào tạo của Trung tâm khuyến nông quốc gia (NAEC)

Hội thảo phát triển chương trình khung do Trung tâm KN quốc gia tổ chức

Với hỗ trợ của dự án ETSP, Trung tâm khuyến nông quốc gia đã tập hợp các phương pháp tiếp cận khuyến nông và xây dựng khung chương tình đào tạo khuyến nông để làm tài liệu tham khảo cho các Trung tâm khuyên nông các tỉnh. Trong khung chương trình đào tạo, các phương pháp tiếp cận do dự án ETSP hỗ trợ (gồm CFM, FFS, PTD, marketing, v.v…) đều được lựa chọn và đưa vào. Khung chương trình gồm phần ‘cứng’ (bắt buộc) và phần ‘mềm’ có thể linh hoạt thích ứng theo điều kiện của từng tỉnh. Điều này phù hợp với sự chuyển đổi từ hệ thống khuyến nông Nhà nước tập trung sang hệ thống khuyến nông từ dưới lên.

RETE ở cấp quốc gia

Những kết quả do dự án ETSP hỗ trợ trong suốt ba năm về liên kết giữa Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo và Khuyến nông lâm (RETE) được đưa vào Chương trình Hỗ trợ IV của Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia (2006 – 2020). Liên kết RETE tạo ra một khung chương trình chính thức cho các tổ chức trong và ngoài nước và các đơn vị liên quan (ví dụ các đơn vị Nghiên cứu, Khuyến nông, Đào tạo và Giáo dục).

4. Bài học kinh nghiệm và triển vọng

Cấp trung ương/chính sách:

Lan rộng kết quả: Các hoạt động của dự án ETSP phù hợp với các định hướng và chiến lược của Chính phủ (chính sách phân cấp, Lập KH PTKTXH, Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia và Cải cách hành chính công). Một số kết quả của dự án ETSP đã được các đơn vị đối tác sử dụng. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm trong các thử nghiệm từ việc lập kế hoạch, lập ngân sách cho đến thực hiện các phương pháp khuyến nông có sự tham gia tại cả ba tỉnh, dự án ETSP vẫn cần thời gian để lan rộng những thử nghiệm này ở cấp tỉnh và có tác động ở cấp trung ương.

Một diễn đàn liên tỉnh sẽ rất có ích để chia sẻ kinh nghiệm của dự án ETSP cho các bên liên quan khác và ngược lại, cũng như lan rộng các phương pháp thực tiễn ưu việt của dự án ETSP.

Hợp tác chiến lược: Dự án đã hợp tác rất chặt chẽ với các cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNT như Cục lâm nghiệp, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Vụ tổ chức cán bộ. Các cơ quan này đã đảm nhận công tác đối thoại chính sách dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn. Quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ sẽ hỗ trợ việc vận động ủng hộ các phương pháp tiếp cận lấy người dân làm trung tâm và dựa trên nhu cầu trong việc cung cấp dịch vụ khuyến nông.

Cấp địa phương:

Tính sở hữu và tính minh bạch: các hoạt động do dự án ETSP hỗ trợ đạt được những kết quả bền vững hơn khi các đối tác cấp tỉnh, huyện, xã và thôn cam kết và đảm bảo tính sở hữu và trách nhiệm của họ. Các hoạt động của dự án được các cán bộ nhà nước trực tiếp lập kế hoạch và thực hiện. Điều này tạo tính sở hữu và trách nhiệm giải trình. Về mặt chất lượng và tính minh bạch, cần có hệ thống giám sát tốt

Page 12: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

11

(AS/FAR) do hệ thống Nhà nước thiết lập và sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Hơn nữa, cũng cần sự thúc đẩy, hỗ trợ tốt từ đơn vị quản lý dự án.

Quản lý dựa vào kết quả: Hiện nay, tại một số đơn vị đối tác cấp tỉnh, đã có những cán bộ có thể sử dụng công cụ lập kế hoạch và lập ngân sách dựa vào kết quả. Các cán bộ này là những hạt nhân để áp dụng nhiều hơn nữa tiến trình lập kế hoạch, lập ngân sách và giám sát dựa vào kết quả. Các đơn vị khác và trường chính trị tỉnh cần tận dụng những kinh nghiệm này. Tuy nhiên, việc lan rộng các “kinh nghiệm tốt” phụ thuộc vào bộ máy lãnh đạo năng động, sẵn sàng đổi mới ở các cấp khác nhau; bộ máy lãnh đạo không năng động – có nghĩa là không thể lan rộng được.

Mạng lưới RETE địa phương – Vai trò của các nhóm nòng cốt: Nhóm liên ngành được hình thành từ các đơn vị khác nhau và các trường thúc đẩy hình thành liên kết giữa các cơ quan Nhà nước về nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến nông lâm (RETE). Liên kết chặt chẽ RETE góp phần cung cấp tốt hơn dịch vụ cho người dân. Ngoài ra, các nhóm nòng cốt cấp tỉnh, huyện đã làm chủ được các phương pháp do dự án ETSP hỗ trợ như VDP/CDP, CFM, FFS, PTD, kỹ năng thúc đẩy, PCD, LCTM. Hiện tại, các thành viên của các nhóm hoàn toàn có khả năng cung cấp các khóa đào tạo về các phương pháp này. Thậm chí, họ còn có thể tư vấn cho các cơ quan Nhà nước quan tâm khác để lan rộng phương pháp.

Cải cách hành chính công ‘ứng dụng’: Dự án ETSP tập trung vào phân tích và phát triển tổ chức (OA/OD). Tiến trình này cần được liên kết với tiến trình cải cách hành chính công tại các tỉnh để hỗ trợ tốt hơn và có ảnh hưởng rộng hơn đối với những thay đổi, cải cách cơ cấu tổ chức, cải thiện các dịch vụ công và xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt ở tất cả các cấp.

Thể chế hóa và lan rộng kết quả: Một số phương pháp tốt của dự án ETSP đã được thể chế hóa. Bài học rút ra là quá trình thể chế hóa cần thời gian. Cần tiến hành thường xuyên và trực tiếp việc tổng kết các phương pháp/công cụ và kinh nghiệm nhằm hỗ trợ cho việc lan rộng. Ngoài ra, nâng cao năng lực (qua các khóa đào tạo ToT) là một cách làm chiến lược và cần nhiều đầu tư hơn trong tương lai.

Thay đổi thái độ: Với hỗ trợ của dự án ETSP, đã có những thay đổi về cách làm việc tại các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (ví dụ như trao đổi hai chiều, lập kế hoạch có sự tham gia và người dân địa phương tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định). Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nỗ lực và thời gian hơn để thay đổi thái độ của tất cả cán bộ. Một trong những yếu tố quan trọng để có sự thay đổi này luôn là bộ máy lãnh đạo năng động và tích cực ủng hộ.

Chi trả theo kết quả: Kinh nghiệm cho thấy hệ thống chi trả theo kết quả tăng hiệu quả và chất lượng. Việc xây dựng và áp dụng nghiêm túc những thỏa thuận là rất cần thiết nhằm tăng cường vai trò và trách nhiệm của các bên. Điều này rất cần cho hệ thống khuyến nông.

Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PS-ARD, 2008-2010.

Từ kinh nghiệm và thành tựu của dự án ETSP đã hình thành Chương trình Cải thiện Cung cấp Dịch vụ công trong Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PS-ARD, 2008 – 2010, đó là một chương trình hợp tác đặc biệt giữa SDC, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng. Tổ chức Helvetas sẽ đóng vai trò tư vấn và thúc đẩy. Chương trình này sẽ thực hiện hoạt động dựa trên những thành tựu của dự án ETSP và tiếp tục một số hoạt động “còn dở dang” nhưng có tiềm năng lan rộng của dự án.

Mục tiêu của chương trình PS-ARD là góp phần xây dựng hệ thống và tiến trình cung cấp dịch vụ công phân cấp, hiệu quả trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các kết quả chính sẽ là phát triển nguồn nhân lực ở cấp xã tại một số huyện được lựa chọn của hai tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng, Cải cách hành chính công và hỗ trợ chính sách về phát triển nguồn nhân lực cấp trung ương (Vụ tổ chức cán bộ/Bộ NN&PTNT).

Với chương trình mới này, hiệu quả hỗ trợ của SDC/Helvetas sẽ được tăng cường thông qua việc lồng ghép ba dự án đang thực hiện vào một chương trình hỗ trợ toàn diện.

Chương trình mới cũng có thể đánh giá chính xác hơn tác động của những hỗ trợ của SDC/Helvetas đối với việc cải thiện sinh kế của người dân vùng cao và thái độ của cán bộ khuyến nông hai tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng vào cuối thời điểm thực hiện chương trình.

Page 13: Khuyến Nông-Khuyến Lâm Việt Nam:

12

Thay đổi Địa chỉ: Từ tháng 1/2008, Văn phòng mới của Chương trình PS-ARD sẽ nằm trong trụ sở của Helvetas Việt Nam. Địa chỉ sẽ là: 298F Kim Mã, khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà Nội. Điện thoại: 8 431 750, fax 8 431 744. Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ anh Phạm Văn Lương, e-mail: [email protected] , di động: 091 465 69 95.