23
Phần kĩ năng Địa lí Biên soạn : Mai Xuân Phong Trong cơ cấu đề thi Quốc gia môn Địa lí, cơ bản có 2 phần : Phần kĩ năng và phần lí thuyết. Phần kĩ năng chiếm 50% số điểm. Để tạo thuận lợi cho các em làm bài đạt kết quả cao trong kì thi, chúng tôi xin giới thiệu cho các em học sinh và quý thầy cô cũng như các bạn đọc gần xa phần kĩ năng Địa lí. Các kĩ năng thường gặp trong kì thi THPT Quốc gia bao gồm : 1. Kĩ năng vẽ các loại biểu đồ và nhận xét; 2. Kĩ năng nhận xét, phân tích và giải thích bảng số liệu; 3. Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Để làm tốt phần kĩ năng, yêu cầu chúng ta phải hiểu rõ về nội dung và phương pháp. Sau đây là một số kĩ năng cơ bản trong kì thi THPT Quốc gia. PHẦN BIỂU ĐỒ I. VẼ BIỂU ĐỒ 1. Yêu cầu chung Một biểu đồ có điểm cao khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau : Nội dung biểu đồ gồm : Tên biểu đồ, chú dẫn, thước tỉ lệ, chỉ số và đơn vị. Biểu đồ vẽ chính xác. Biểu đồ vẽ đẹp, rõ ràng, đúng quy định. 2. Chọn biểu đồ thích hợp Đối với một bảng số liệu có thể vẽ được nhiều loại biểu đồ đúng, song chỉ có một biểu đồ thích hợp nhất. Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất phải thoả mãn các điều kiện sau : Thể hiện chính xác theo yêu cầu bảng số liệu. Có tính trực quan cao, thuận lợi trong so sánh và nhận xét. Thời gian vẽ (nhanh) phù hợp với cơ cấu điểm bài thi. Vấn đề ở đây là học sinh phải đọc kĩ đề, xem đề ra yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu, so sánh hay biểu đồ tăng trưởng. * Trong đề thi Quốc gia có 2 trường hợp : - Đề thi yêu cầu cụ thể (vẽ biểu đồ tròn …) - Chọn biểu đồ thích hợp nhất (HS phải biết thế mạnh của từng loại BĐ để lựa chọn, vì một bảng số liệu có thể vẽ nhiều loại biểu đồ đúng, nhưng chỉ có một biểu đồ thích hợp nhất) 1

Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

Trong cơ cấu đề thi Quốc gia môn Địa lí, cơ bản có 2 phần : Phần kĩ năng và phần lí thuyết. Phần kĩ năng chiếm 50% số điểm. Để tạo thuận lợi cho các em làm bài đạt kết quả cao trong kì thi, chúng tôi xin giới thiệu cho các em học sinh và quý thầy cô cũng như các bạn đọc gần xa phần kĩ năng Địa lí. Các kĩ năng thường gặp trong kì thi THPT Quốc gia bao gồm :

1. Kĩ năng vẽ các loại biểu đồ và nhận xét;2. Kĩ năng nhận xét, phân tích và giải thích bảng số liệu;3. Kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Để làm tốt phần kĩ năng, yêu cầu chúng ta phải hiểu rõ về nội dung và phương pháp. Sau

đây là một số kĩ năng cơ bản trong kì thi THPT Quốc gia.

PHẦN BIỂU ĐỒI. VẼ BIỂU ĐỒ1. Yêu cầu chung

Một biểu đồ có điểm cao khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau :

Nội dung biểu đồ gồm : Tên biểu đồ, chú dẫn, thước tỉ lệ, chỉ số và đơn vị.

Biểu đồ vẽ chính xác.

Biểu đồ vẽ đẹp, rõ ràng, đúng quy định.

2. Chọn biểu đồ thích hợp Đối với một bảng số liệu có thể vẽ được nhiều loại biểu đồ đúng, song chỉ có một biểu đồ

thích hợp nhất. Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất phải thoả mãn các điều kiện sau :

Thể hiện chính xác theo yêu cầu bảng số liệu.

Có tính trực quan cao, thuận lợi trong so sánh và nhận xét.

Thời gian vẽ (nhanh) phù hợp với cơ cấu điểm bài thi.

Vấn đề ở đây là học sinh phải đọc kĩ đề, xem đề ra yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu, so sánh hay biểu đồ tăng trưởng.

* Trong đề thi Quốc gia có 2 trường hợp :- Đề thi yêu cầu cụ thể (vẽ biểu đồ tròn …)- Chọn biểu đồ thích hợp nhất (HS phải biết thế mạnh của từng loại BĐ để lựa chọn, vì một

bảng số liệu có thể vẽ nhiều loại biểu đồ đúng, nhưng chỉ có một biểu đồ thích hợp nhất)

3. Các loại biểu đồ : Biểu đồ cơ cấu :3.1. Biểu đồ hình tròn

* Dấu hiệu nhận biết : - Đề thi yêu cầu thể hiện cơ cấu hoặc thể hiện quy mô và cơ cấu- Có 2 năm 3 năm hoặc 2 đối tượng trong một năm (Tây Nguyên, TDMN Bắc Bộ…)

- Cách vẽ : Khi vẽ thí sinh nên tính ra độ, sử dụng thước đo độ để vẽ (nhanh và chính xác), lấy tia 12 giờ làm mốc, vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đối tượng.

- Trường hợp đề ra yêu cầu thể hiện quy mô, thí sinh cần tính bán kính và cách làm như sau (ghi vào bài làm).

1

Page 2: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

- Nếu gọi R1 là bán kính .. ; Rn là bán kính ... ; S1 là tổng ...;S2 là tổng ...

Áp dụng công thức :

Nếu R1 = …cm. Thay số vào ta có : Rn = …cm (tiếp theo ghi tên và vẽ biểu đồ)Ví dụ : Cho bảng số liệu sau :

Tổng sản phẩm của một số tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (GDP) theo giá thực tế.(Đơn vị : Tỷ đồng)

Năm 2006 2010Bình Thuận 10.176 24.404TP.Hồ Chí Minh 190.561 414.068Bình Phước 7969 17.182Đồng Nai 36.558 75.899Bình Dương 18.337 48.761Bà Rịa – Vũng Tàu 127.967 150.966Tây Ninh 12.402 32.563Cả nước 974.266 1.980.914

Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong cả nước năm 2006 và năm 2010.

Câu b. Giải thích vì sao tổng sản phẩm của các tỉnh thành nói trên lại có sự phân hóa về quy mô và tỉ trọng.

Trường hợp bài tập này, học sinh có thể vẽ hình tròn năm 2010 lớn hơn hình tròn năm 2006. Nếu học sinh muốn thể hiện quy mô chính xác có thể áp dụng công thức sau để tính bán kính năm 2010 so với năm 2006.

(1)

(Trong đó R1 là bán kính của năm 2006, R2 là bán kính 2010, S1 và S2 là tổng số của năm 2006 và năm 2010, R1 được phép chọn quy ước).

Nếu chọn R2006 = 2,2 cm R2010 = 3,1 cm. Học sinh dựa vào kết quả tính để vẽ hai biểu đồ có bán kính khác nhau.

3.2. Biểu đồ bán nguyệt đồng tâm. Dạng biểu đồ này giúp chúng ta so sánh được quy mô và cơ cấu của các đối tượng (ít gặp trong thi, tham khảo)* Dấu hiệu nhận biết - Bảng số liệu một năm có 2 tổng số, hoặc hai năm thì có 4 tổng số.- Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu.

Ví dụ : Cho bảng số liệu về trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước.

(Đơn vị : Triệu đô la Mỹ)

Năm 1995 20102

Page 3: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

Xuất khẩu Tổng ASEANAPECEUOPEC

5791,0 996,93998,2 664,2 131,7

72.421,510.364,749.354,611.385,5 1.316,7

Nhập khẩu Tổng ASEANAPECEUOPEC

9687,82270,16493,6 710,4 213,7

94.133,816.407,569.924,6 6361,7 1440,0

Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước năm 1995 và năm 2010.

* Các bước tiến hành :o Xử lí số liệu (%) :

Năm 1995 2010Xuất khẩu Tổng ASEANAPECEUOPEC

100,0 17,2 69,0 11,5 2,3

100,0 14,3 68,1 15,7 1,9

Nhập khẩu Tổng ASEANAPECEUOPEC

100,0 23,4 67,0 7,3 2,3

100,0 17,4 74,3 6,8 1,5

o Tính bán kính để thể hiện quy mô của 4 tổng (theo công thức 1).

o Dựa vào kết quả đã tính ở bảng trên để vẽ biểu đồ.

3

Page 4: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

3.3. Biểu đồ miền (dạng tương đối)

* Dấu hiệu nhận biết :- Đề thi yêu cầu thể hiện cơ cấu hoặc thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu- Có thời gian ≥ 4 năm

* Cách vẽ : Vẽ chồng nối tiếp các đối tượng lên nhau (tính từ gốc toạ độ). Ví dụ :

Cho bảng số liệu sau :

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế. (Đơn vị : Tỷ đồng)

Năm Tổng sốNông – lâm –

ngưCông nghiệp – xây

dựng Dịch vụ1990 41.955 16.252 9513 16.1901995 228.892 62.219 65.820 100.8532000 441.646 108.356 162.220 171.0702005 839.211 175.984 348.518 314.7082008 1.485.038 329.886 599.193 555.9592011 2.535.008 558.284 1.034.057 942.667

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế từ 1990 – 2011.

b. Nhận xét và giải thích xu hướng chuyển dịch tổng sản phẩm trong nước của các khu vực kinh tế trong thời gian nói trên.

Trong trường hợp này HS phải xử lí số liệu ra đơn vị % và vẽ biểu đồ miền sau đó mới nhận xét.

4

Page 5: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

* Xử lí số liệu : (Đơn vị : %)

 Năm 1990 1995 2000 2005 2008 2011Nông – lâm – ngư 38,74 27,18 24,53 20,97 22,21 22,02Công nghiệp – xây dựng 22,67 28,76 36,73 41,53 40,35 40,79Dịch vụ 38,59 44,06 38,74 37,50 37,44 37,19

* Vẽ biểu đồ :

* Biểu đồ nâng cao:

Ví dụ : Cho bảng số liệu về dân số, tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn.

Năm 1960 1989 1999 2000 2005 2007 2011Dân số (triệu người) 30,17 64,41 76,60 77,63 83,11 85,17 87,84Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn (%)

18,6 25,1 30,9 31,9 36,8 37,8 46,5

a. Tính dân số thành thị và nông thôn từ 1960 – 2011. b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn.c. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.– Trường hợp câu a, thí sinh phải giải phương trình để tính ra số dân thành thị và nông thôn.

Cụ thể : + Gọi dân số thành thị là x (triệu người). + Gọi dân số nông thôn là y (triệu người). + Tổng dân số là a (triệu người). + Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn là b (%). (Trong đó a và b là 2 số đã biết ; x, y là ẩn số).

5

Page 6: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

Ta có hệ phương trình :

Thay số vào, chúng ta có kết quả của từng năm. Lưu ý học sinh không nên đưa phép tính vào bài làm, chỉ lập khung biểu và điền kết quả vào theo từng năm.

* Dạng biểu đồ dạng tuyệt đối (dạng này ít gặp trong thi cử)

Ví dụ

Cho bảng số liệu về giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 1988 – 2010

(Đơn vị : triệu USD)

Năm 1988 1990 1992 1994 2000 2005 2010Xuất khẩu 1039 2390.1 2581 5448.3 14496.1 32391.5 84814.7Nhập khẩu 2756.1 2766.3 2540.4 8156 19603.9 36808.5 106685.3

a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu nước ta từ 1988 – 2010.

b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu nước ta trong giai đoạn nói trên.

6

Page 7: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

3.4. Đối với biểu đồ hình cột Biểu đồ hình cột có 3 dạng cơ bản : thanh đứng (đơn, nhóm); thanh ngang và cột chồng.

* Dấu hiệu nhận biết :- Bảng số liệu một năm có nhiều đối tượng- Bảng số liệu yêu cầu thể hiện cơ cấu- Các đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhauVí dụ: TT+NT=dân số; XK+NK=Tổng XNK; cây HN+cây LN=cây công nghiệp…

Bài tập minh họa :

Cho bảng số liệu :

Cơ cấu đất sử dụng phân theo vùng kinh tế năm 2011 (Đơn vị : %)

Vùng kinh tế

Đất sản xuất nông

nghiệpĐất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng Đất ở

Đất chưa sử

dụngĐồng bằng sông Hồng 37,0 24,7 14,5 6,6 17,2Trung du và miền núi phía Bắc 16,5 59,4 3,0 1,2 19,9DHMTrung 19,3 57,4 5,8 1,9 15,6Tây Nguyên 35,7 52,4 3,7 1,0 7,2Đông Nam Bộ 57,4 21,7 9,7 3,2 8,0Đồng bằng sông Cửu Long 64,5 7,7 6,3 3,0 18,5

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sử dụng đất phân theo các vùng kinh tế năm 2011.

b. Để sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, các địa phương cần có chiến lược như thế nào ?

7

Page 8: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

Đối với yêu cầu này, vẽ biểu đồ cột chồng là thích hợp nhất. Vì biểu đồ này thể hiện được cơ cấu các đối tượng, nhưng đồng thời cũng có thể so sánh được các loại đất giữa các vùng kinh tế.

3.5. Biểu đồ tăng trưởng (biểu đồ đường )

a. Biểu đồ dạng vẽ tự do :* Dấu hiệu nhận biết :- Trong đề có yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng- Bảng số liệu thời gian ≥ 4 năm; nhiều năm (≥ 7 năm hoặc 12 tháng trong 1 năm)

b. Biểu đồ lấy năm gốc = 100%.* Dấu hiệu nhận biết : (1 trong các dấu hiệu chính)

- Bảng số liệu có 3 đối tương trở lên và có nhiều đơn vị ( 3 đơn vị) hoặc trong giả thiết có ghi lấy năm gốc = 100%

- Bảng số liệu có 4 năm trở lên- Yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng * Điểm lưu ý :

Chọn khoảng cách trên trực hoành phải tương ứng với thời gian.

Trường hợp ba đối tượng trở lên, cần thiết kế chú dẫn trước, trường hợp nhiều đối tượng có thể ghi trực tiếp vào cuối mỗi đường.

3.6. Biểu đồ kết hợp a. Đối với biểu đồ cột kết hợp đường

* Dấu hiệu nhận biết :

8

Page 9: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

Thường dùng cho bảng số liệu có hai hoặc ba đối tượng nhưng có 2 đơn vị khác nhau (không yêu cầu lấy năm gốc bằng 100%).

Bảng số liệu có thời gian ≥ 4 năm.

Đối với dạng biểu đồ này, học sinh nên vẽ hình cột trước, vẽ đường sau. Vì điểm xuất phát biểu đồ đường nằm giữa hình cột hoặc nằm giữa hai cột (nếu bảng số liệu có hai đối tượng có chung một đơn vị).

Biểu diễn năm theo trục hoành phải chia các khoảng cách tương ứng với thời gian. Thang tỉ lệ của hai trục tung nên lấy chiều cao bằng nhau để dễ đọc và bảo đảm tính thẩm mĩ của biểu đồ.

b. Biểu đồ đường kết hợp với đường

- Thể hiện sự thay đổi tương quan của các đại lượng theo thời gian.

- Bảng số liệu có thời gian ≥ 4 nămVí dụ : Biểu đồ tương quan giữa XK; NK và cán cân XNK, biểu đồ tương quan giữa biểu

nhiệt và ẩm, biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên…

9

Page 10: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

c. Biểu đồ cột kết hợp điểm (ít gặp trong thi, tham khảo)* Dấu hiệu nhận biết :- Bảng số liệu một năm có nhiều đối tượng.- Bảng số liệu có hai đơn vị khác nhauVí dụ :

Cho bảng số liệu về số máy điện thoại bình quân trên một ngàn dân, năm 2010.Số máy điện thoại

trên 1000 dânSố nước Dân số 2010

(triệu người)GDP/người 2010

(USD)21 500 70

6 – 25 27 450 6526 – 100 37 1560 120101 – 500 80 2800 500>500 21 780 3500Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện dân số và GDP/người ở các nhóm nước theo bình quân

số máy điện thoại trên 1000 dân.

d. Biểu đồ cột kết hợp cột (tháp tuổi-ít gặp trong thi, tham khảo)

Thể hiện quy mô, độ lớn đối tượng và mối tương quan giữa các đối tượng với nhau.

Dạng biểu đồ này thường ít gặp trong các kì thi Quốc gia.

10

Page 11: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

CÁCH NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ1. Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ :Nhận xét bảng số liệu và biểu đồ thường có hai phần :

a. Nhận xét chung (thường có hai trường hợp) 

– Nếu bảng số liệu là một chuỗi thời gian (nhiều năm) : Học sinh trả lời câu hỏi tăng hay giảm ? Tăng liên tục hay không ? Nếu tăng thì lấy số liệu năm cuối chia số liệu năm đầu (số liệu tuyệt đối) để biết tăng gấp mấy lần (tăng nhanh hay tăng chậm) ; riêng số liệu tương đối (%) thì trừ. Đối với trường hợp giảm thì làm phép trừ để biết giảm bao nhiêu.

– Trường hợp bảng số liệu chỉ một năm, nhưng trong đó có nhiều đối tượng. Trường hợp này thí sinh trả lời câu hỏi : giá trị (hoặc) tỉ trọng giữa các đối tượng có sự phân hoá hay không. Không nhận xét tăng hay giảm vì không có mốc thời gian để so sánh.

b. Nhận xét riêng Chọn nét đặc trưng của bảng số liệu hoặc biểu đồ để nhận xét, thường có ba trường hợp xảy ra :

Trường hợp 1 : nếu số liệu tăng liên tục, chọn giai đoạn tăng nhanh và giai đoạn tăng chậm để nhận xét (giai đoạn từ năm nào đến năm nào ?).

Trường hợp 2 : nếu số liệu tăng không liên tục, thì chọn các giai đoạn biến thiên lấy đó làm nét đặc trưng bảng số liệu và biểu đồ để nhận xét.

Trường hợp 3 : trường hợp một năm có nhiều đối tượng, học sinh nên phân thành 3 nhóm để nhận xét : nhóm đối tượng cao, nhóm trung bình và nhóm đối tượng thấp. Nếu bảng số liệu có ít đối tượng thì nên phân theo thứ bậc. Trường hợp này thường ra dưới dạng biểu đồ hình cột.

Ví dụ 1:

Trường hợp bảng số liệu có thời gian ≥ 3 nămCho bảng số liệu về giá trị SX công nghiệp theo giá thực tế (tỉ đồng).

Nhóm ngành 2000 2005 201111

Page 12: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

Toàn ngành 336100,3 988540,0 3695091,9CN khai thác 53035,2 110919,0 297085,3CN chế biến 264459,1 818501,5 3218425,0CN SX điện, nước 18606,0 59119,5 179581,6

Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 2011.* Hướng dẫn :- Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác, CN chế biến và CN SX điện, nước đều tăng. Tổng

giá trị toàn ngành tăng nhanh (10,9 lần) và tăng liên tục.Trong đó: + Tăng nhanh nhất CN chế biến (12.2 lần)+ Tăng chậm nhất CN khai thác (5.6 lần); (Vì CN SX điện, nước tăng 9.7 lần)- Cơ cấu giá trị SX phân theo nhóm ngành nước ta có sự thay đổi:Trong đó:+ Tỉ trọng ngành CN khai thác giảm (7.8%)+ Tỉ trọng ngành CN chế biến tăng (8.4%)+ Trong đó ngành công nghiệp điện, nước thay đổi không đáng kể.- Chiếm tỉ trọng cao nhất ngành công nghiệp chế biến (%)- Chiếm tỉ trọng thấp nhất CN SX điện, nước (%)

Ví dụ 2. Trường hợp một năm có nhiều đối tượng

Cho bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng kinh tế năm 2011 (người/km2).

Vùng kinh tế Mật độ dân số Cả nước 265Đồng bằng sông Hồng 949Trung du và miền núi phía Bắc 119Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 199Tây Nguyên 97Đông Nam Bộ 631Đồng bằng sông Cửu Long 427

a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số của các vùng kinh tế năm 2011.

b. So sánh và rút ra nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng kinh tế và giải thích.

* Nhận xét:

- Mật độ dân số của các vùng kinh tế có sự phân hóa

- Vùng có mật độ dân số cao nhất …

- Kế đến là các vùng …

- Các vùng có mât độ thấp nhất …

12

Page 13: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

* Giải thích: Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng (TN và KT-XH)

Ví dụ 3. Cho bảng số liệu về thu nhập GDP (%) và GDP/người (tỉ đồng) của các vùng kinh tế năm 2000 và 2011.

Vùng 2000 2011GDP (%) GDP/người

(tỉ đồng)GDP (%) GDP/người

(tỉ đồng)Cả nước 100 5,7 100 22,8TDMN bắc bộ 8,5 3,0 8,1 14,6Đồng bằng sông Hồng 20,8 4,9 23,1 27,4Bắc Trung Bộ 7,1 2,9 6,8 14,9D.H.N.T.Bộ 7,5 3,7 8,4 21,2Tây Nguyên 2,9 2,8 3,8 15,9Đông Nam Bộ 35,5 13,6 33,3 50,8Đồng bằng S.C.Long 17,0 4,4 16,5 21,3Nhận xét GDP và GDP/người của các vùng kinh tế nước ta qua 2 năm.* Hướng dẫn :Nhận xét từng đối tượng* GDP (%)- GDP giữa các vùng không đều nhau- Trong đó: + Vùng có GDP lớn nhất….+ Vùng có GDP nhỏ nhất….- GDP có sự thay đổi :+ Vùng có GDP tăng …+ Vùng có GDP giảm …+ Các vùng còn lại …..có sự thay đổi không để.* GDP/người- GDP/người của cả nước và của các vùng đều tăng - Những vùng có GDP/người cao hơn cả nước ….- Những vùng có GDP/người thấp hơn cả nước …

2. Phân tích bảng số liệu :Để bài thi có kết quả tốt, học sinh cần lưu ý những vấn đề sau :

– Đọc kĩ yêu cầu đề ra để xác định yêu cầu phạm vi nhận xét, phân tích, phát hiện những yêu cầu chủ đạo trong câu hỏi để tập trung làm rõ vấn đề. Mục đích giúp học sinh tránh lạc đề, hoặc phân tích không đúng trọng tâm.

– Phác thảo hệ thống dàn ý cần nhận xét và phân tích, điều này giúp bài làm có tính logic cao, đồng thời định hướng được kiến thức cần phân tích. Việc xây dựng dàn ý có tác động rất lớn đến chất lượng bài thi. Vì vậy, hệ thống dàn ý phải rõ ràng, khoa học.

– Khi phân tích nên đi từ khái quát đến cụ thể, chú ý so sánh các mốc thời gian đầu và cuối bảng, các mốc có tính đột biến trong chuỗi số liệu. Đối với lãnh thổ cần lưu ý so sánh giữa các vùng với nhau về thế mạnh và hạn chế.

– Nếu bảng số liệu cho là giá trị tuyệt đối, yêu cầu phân tích về tỉ trọng, tốc độ tăng trưởng hoặc xu hướng chuyển dịch thì cần phải xử lí số liệu trước khi nhận xét và phân tích.

13

Page 14: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

Khi phân tích phải bám sát yêu cầu câu hỏi và kết quả xử lí, mỗi nhận xét và phân tích phải có số liệu minh chứng để tăng tính thuyết phục.

– Khi phân tích chú ý mối quan hệ giữa các số liệu theo cột dọc và hàng ngang, chú ý đến các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất (nét đặc trưng bảng số liệu), mối liên hệ giữa giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, giữa tốc độ tăng trưởng chung với tốc độ tăng trưởng các đối tượng.

Trong phần kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, phân tích và so sánh bảng số liệu thí sinh phải nắm và hiểu được một số công thức tính toán, cụ thể có các công thức cơ bản sau :

MỘT SỐ CÔNG THỨC CẦN LƯU Ý

1. Tính nhiệt độ trung bình ngày :Nhiệt độ TB ngày (0C) = Là kết quả TB cộng của số lần đo trong ngày

2. Tổng lượng mưa của một năm (mm) = Tổng lượng mưa 12 tháng3. Biên độ nhiệt năm (0C) = Nhiệt độ tháng cao nhất (0C) – nhiệt độ tháng thấp nhất (0C) 4. Tính độ che phủ rừng (%) = (diện tích rừng : diện tích tự nhiên) x 1005. Tính tỉ suất gia tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh (‰) – tỉ suất tử (‰)6. Tính tỉ lệ gia tăng cơ giới của dân số (%) = Tỉ suất xuất cư (%) – Tỉ suất nhập cư (%)7. Tính tỉ lệ gia tăng dân số = Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) + Tỉ lệ gia tăng cơ giới (%) 8. Tính mật độ dân số (người/km2) = Dân số (triệu người) : Diện tích (km2)9. Tỉ lệ người chưa có việc làm (%) = số người chưa có việc làm : số lao động của vùng đó10. Diện tích bình quân đầu người (ha/người) = Tổng diện tích (ha) : số người (người)11. Tính năng suất cây trồng :

Năng Suất cả năm (tạ/ha) = Sản lượng cả năm (tạ) : Diện tích cả năm (ha)(Lưu ý đơn vị gốc và đơn vị yêu cầu quy đổi)

12. Sản lượng lương thực bình quân đầu người (kg) = Sản lượng lương thực (kg) : Số người (người)13. Tính tốc độ tăng trưởng so với năm đầu làm gốc :

– Lấy giá trị năm đầu tiên (năm gốc) = 100%– Tốc độ tăng trưởng năm sau (%) = (Giá trị năm sau : chia giá trị năm đầu) x 100

14. Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu :– Tổng giá trị XNK = GTXK + GTNK– Cán cân XNK = GTXK – GTNK– Tỉ lệ XNK (%) = GTXK : GTNK– Tỉ lệ XK (%) = (GTXK : Tổng GTXNK) x 100Lưu ý : khi tính toán HS lập bảng đưa kết quả đã tính vào bảng biểu, không đưa phép tính

vào trong bài thi (chú ý đơn vị quy đổi).

SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

1. Hướng dẫn sử dụng Atlat :- Hiểu các kí hiệu của các đối tượng địa lí : tr 3 và các trang nội dung- Nắm nội dung từng trang Atlat- Cách làm bài: trả lời trực tiếp và theo ý- Các dạng câu hỏi thường gặp trong Atlat:

+ Khai thác Atlat để trình bày, giải thích, chứng minh, so sánh một vấn đề. + Xử lí số liệu và nhận xét số liệu: ví dụ: tính cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta qua các năm từ 2000 2007 và nhận xét (tr 20)…

14

Page 15: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

* Lưu ý: Trong sử dụng Atlat, không chỉ có câu hỏi có lệnh hỏi về Atlat mới sử dụng Atlats, một số dạng câu hỏi không có lệnh về sử dụng Atlat học sinh vẫn dùng Atlat để trả lời.

2. Câu hỏi và bài tập vận dụng :* Bài tập tham khảo :Bài tập 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét GDP bình quân

đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.Hướng dẫn :Nhận xét GDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.- GDP/đầu người của cả nước là 13,4 triệu đồng/người năm 2007.- Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và phía Bắc có GDP/đầu người cao hơn cả nước. Cao

nhất là kinh tế trọng điểm phía Nam (dẫn chứng).- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có GDP/đầu người thấp hơn cả nước (dẫn chứng).Bài tập 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố

ở đồng bằng sông Hồng, Trình bày các thế mạnh để phát triển du lịch ở đồng bằng sông Hồng.Hướng dẫn :Kể tên các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Hồng. Trình bày các thế mạnh để phát triển du

lịch ở đồng bằng sông Hồng.- Các tỉnh, thành phố : Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,

Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh Và Vĩnh Phúc.- Thế mạnh để phát triển du lịch ở đồng bằng sông Hồng.+ Có các bãi biển đẹp như Đồ Sơn, Cát Bà …; vườn quốc gia Cát Bà, Cúc Phương …; khu

dự trữ sinh quyển (Giao Thủy); nhiều sông, hồ, nước khoáng có khả năng thu hút du khách.+ Di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới : Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, di sản văn hóa thế

giới Hoàng thành Thanh Long, …và di sản phi vật thể như quan họ Bắc Ninh, …+ Có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng cùng với nhiều di tích lịch sử - văn hóa : chùa

Hương (Hà Nội), Côn Sơn (Hải Dương), … và nhiều di tích lịch sử cách mạng, làng nghề truyền thống, …

+ Có nhiều lễ hội lớn, nhất là thời kì mùa xuân trong năm như hội Chùa Hương, … kho tàng văn hóa dân gian phong phú, ẩm thực đa dạng và hấp dẫn, …

+ Có cơ sở hạ tầng phát triển, lượng lượng lao động chất lượng cao. + Hai trung tâm du lịch nổi tiếng : Hà Nội và Tp. Hải Phòng.Bài tập 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh Đông Nam

Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.Hướng dẫn :Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.- Đứng đầu cả nước về :+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng (dẫn chứng).+ Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp lớn như cao su, cà phê, điều …+ Mức độ tập trung đất đai cho phát triển cây công nghiệp cao, vì địa hình khá bằng phẵng,

đất đỏ ba dan và đất xám phù cổ thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm.- Đứng đầu cả nước về trình độ thâm canh và cơ sở vật chất kĩ thuật, hiệu quả kinh tế - xã hội

trong phát triển cây công nghiệp lớn.

15

Page 16: Phần mộttranhungdao-binhthuan.edu.vn/users/files/Kỹ năng... · Web viewVẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm của các tỉnh thành trong

Phần kĩ năng Địa lí

Biên soạn : Mai Xuân Phong

* Câu hỏi tham khảo :Câu 1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm địa hình

của khu vực Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích tại sao khu vực Tây Bắc Bộ lại có hiện tượng mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

Câu 2. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :

a. Phân biệt chế độ mưa của 3 miền khí hậu : Miền khí hậu phía Bắc, Đông Trường Sơn và miền khí hậu phía Nam.

b. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về biên độ nhiệt của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam.

Câu 3. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :

a. Kể tên các loại đất chính ở nước ta. Các loại đất này chủ yếu phân bố ở đâu ?

b. Tại sao Đông Nam Bộ lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước ?

Câu 4. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta. Giải thích vì sao ở đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân số lớn nhất cả nước ?

Câu 5. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :

a. Trình bày sự phân bố các loại cây công nghiệp chính của nước ta.

b. Kể các vùng có diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng dưới 15%, từ 15 40% và trên 40%.

c. Tại sao Tây Nguyên vừa có thể phát triển cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, hồ tiêu, điều...), đồng thời cũng có thể phát triển cây công nghiệp cận nhiệt (chè, cà phê chè,...) ?

Câu 6. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :

a. Kể các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính của nước ta.

b. Để phát huy thế mạnh các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực, ngành ngoại thương cần có những giải pháp gì ?

Câu 7. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :

a. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta tương đối phong phú và đa dạng.

b. Để phát huy có hiệu quả, ngành du lịch cần có chiến lược gì ?

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã rất cố gắng cân nhắc, để hệ thống hoá dung lượng kiến thức cần thiết, giúp học sinh có phương pháp tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn trong quá trình ôn tập, tập luyện làm bài thi, nhưng chắc rằng khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong quý thầy cô, các em học sinh và quý độc giả chân thành góp ý để được hoàn thiện hơn.

------------- Hết -------------

16