13
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Số: 599/QĐ-ĐHBK-ĐTĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH Ban hành quy định về học ngành thứ hai đại học chính quy theo học chế tín chỉ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Căn cứ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng các trường đại học quy định trong Điều lệ trường Đại học, ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện danh mục ngành đào tạo trình độ CĐ, ĐH sau chuyển đổi theo công văn số 1093/BGD-ĐT-GDĐH ngày 04/3/2011; Căn cứ kết luận cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Đào tạo ngày 26/04/2010; Theo đề nghị của của Ông Trưởng phòng Đào tạo Đại học, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về học ngành thứ hai đại học chính quy theo học chế tín chỉ, áp dụng từ năm học 2011-2012. . Giao Phòng Đào tạo Đại học và các khoa, viện trong toàn trường hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên các khoá từ K52 lựa chọn theo học chương trình phù hợp. Điều 3. Các Ông/Bà Trưởng phòng Đào tạo Đại học, Trưởng các khoa, viện và các đơn vị liên quan trong toàn trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. KT. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Như điều 3 - HT Nguyễn Trọng Giảng (để b/c) - Lưu phòng ĐTĐH (6), (9.2)

qdvb2-nganh2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: qdvb2-nganh2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI

Số: 599/QĐ-ĐHBK-ĐTĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định về học ngành thứ hai đại học chính quy

theo học chế tín chỉ

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Căn cứ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng các trường đại học quy định trong Điều lệ trường Đại học, ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện danh mục ngành đào tạo trình độ CĐ, ĐH sau chuyển đổi theo công văn số 1093/BGD-ĐT-GDĐH ngày 04/3/2011;

Căn cứ kết luận cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Đào tạo ngày 26/04/2010;

Theo đề nghị của của Ông Trưởng phòng Đào tạo Đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về học ngành thứ hai đại học chính quy theo học chế tín chỉ, áp dụng từ năm học 2011-2012.

Điều 2. Giao Phòng Đào tạo Đại học và các khoa, viện trong toàn trường hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên các khoá từ K52 lựa chọn theo học chương trình phù hợp.

Điều 3. Các Ông/Bà Trưởng phòng Đào tạo Đại học, Trưởng các khoa, viện và các đơn vị liên quan trong toàn trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

KT. HIỆU TRƯỞNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nơi nhận:- Như điều 3- HT Nguyễn Trọng Giảng (để b/c)- Lưu phòng ĐTĐH (6), (9.2)

Page 2: qdvb2-nganh2

QUY ĐỊNH

Về học ngành thứ hai đại học chính quy theo học chế tín chỉ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 599/QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Văn bản này quy định điều kiện đăng ký học ngành thứ hai đại học chính quy

tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cấu trúc các kiểu chương trình đào tạo hai ngành, quy trình xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp.

2. Văn bản này áp dụng cho sinh viên đang theo học các khoá đại học chính quy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ K52 theo học chế tín chỉ, sau khi đã được phân ngành học (ngành thứ nhất) muốn học một ngành thứ hai theo chương trình song ngành, hoặc theo chương trình song bằng.

3. Văn bản không áp dụng cho những đối tượng sau:

a) Sinh viên theo học chương trình liên thông từ cao đẳng lên đại học;

b) Sinh viên theo học một ngành thứ hai ở một trường đại học khác.

c) Người đã tốt nghiệp đại học ra trường nay theo học chương trình văn bằng 2.

Điều 2. Định nghĩa chương trình song ngành1. Chương trình song ngành (SN) là chương trình đào tạo liên ngành, đáp ứng yêu

cầu kiến thức cốt lõi của hai ngành thuộc cùng một khoa/viện quản lý, cùng thuộc khối kỹ thuật hoặc của hai ngành cùng thuộc khối kinh tế-quản lý, người tốt nghiệp được cấp một bằng đại học ghi tên chung hai ngành (bằng Cử nhân kỹ thuật/Kỹ sư hoặc Cử nhân khoa học tuỳ thuộc khối ngành và chương trình đào tạo).

2. Hầu hết các ngành thuộc quản lý của một khoa, viện đều có thể kết hợp thành một chương trình song ngành. Các ngành không thuộc một khoa/viện quản lý chỉ kết hợp được thành chương trình song ngành khi chúng gần gũi và bổ trợ cho nhau một cách có ý nghĩa cho vị trí công việc sau này. Danh mục các chương trình song ngành hiện nay có trong phụ lục kèm theo quy định này, nhưng có thể được bổ sung, điều chỉnh hằng năm theo đề nghị của các khoa/viện chuyên ngành. Riêng đối với sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật các khóa từ K54 trở về sau (nhập học năm 2009) bắt buộc áp dụng chương trình song ngành.

3. Chương trình song ngành không áp dụng cho khối công nghệ kỹ thuật (cấp bằng Cử nhân công nghệ) và khối ngoại ngữ (cấp bằng Cử nhân).

Điều 3. Định nghĩa chương trình song bằng1. Chương trình song bằng (SB) là chương trình đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiến thức

của hai ngành học không thuộc quản lý của cùng một khoa/viện, người tốt nghiệp được cấp hai bằng đại học cùng một lúc (hai bằng cử nhân, hai bằng kỹ sư, hoặc một bằng cử nhân và một bằng kỹ sư tuỳ thuộc các ngành học và chương trình đào tạo).

Page 3: qdvb2-nganh2

2. Hầu hết các ngành học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đều có thể kết hợp thành chương trình song bằng, trừ khi hai ngành thuộc quản lý của cùng một khoa, viện. Riêng đối với sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật các khóa từ K54 trở về sau (nhập học năm 2009) không áp dụng chương trình song bằng.

Điều 4. Cấu trúc chương trình song ngành và chương trình song bằng1. Cấu trúc các chương trình song ngành, chương trình song bằng cấp bằng cử

nhân (CN) và cấp bằng kỹ sư (KS) được cụ thể hóa trong bảng dưới đây (so sánh với chương trình đơn ngành).

Bảng 2: Cấu trúc các kiểu chương trình đào tạo

Chương trìnhYêu cầu khối kiến thức

Chương trình đơn ngành

Chương trình song ngành

Chương trình song bằng

NGÀNH 1

Giáo dục đại cương CN, KS CN, KS CN, KS

Cơ sở và cốt lõi ngành CN, KS CN, KS CN, KS

Tự chọn định hướngTự chọn bắt buộc

CN, KS - CN, KS

Chuyên ngành bắt buộc KS KS KS

Chuyên ngành tự chọn KS - -

Tự chọn tự do CN, KS - -

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp

CN, KS CN, KS CN, KS

Đồ án/khoá luận tốt nghiệp CN, KS CN, KS CN, KS

NGÀNH 2

Giáo dục đại cương - (CN, KS) CN, KS

Cơ sở và cốt lõi ngành - CN, KS CN, KS

Tự chọn định hướngTự chọn bắt buộc

- - -

Chuyên ngành bắt buộc - KS KS

Chuyên ngành tự chọn - - -

Tự chọn tự do - - -

Thực tập kỹ thuật Thực tập tốt nghiệp

- - -

Đồ án/khoá luận tốt nghiệp - - CN, KS

2. Sinh viên theo học chương trình song ngành phải hoàn thành một đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp theo yêu cầu của ngành thứ nhất với đề tài có tính liên ngành của hai ngành học và do các cán bộ chuyên môn của hai ngành đồng hướng dẫn. Sinh viên theo học chương trình song bằng phải hoàn thành hai đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp theo yêu cầu riêng của mỗi ngành.

Page 4: qdvb2-nganh2

3. Tùy theo mức độ gần hay xa giữa hai ngành đào tạo, các khối kiến thức yêu cầu của hai ngành có thể chứa một số học phần chung hoặc tương đương, sinh viên được quyền tích lũy một học phần để đáp ứng yêu cầu của cả hai ngành. Trong trường hợp hai học phần có mã khác nhau nhưng có kiến thức tương đương, sinh viên có quyền làm đơn đề nghị các khoa, viện liên quan xác nhận và gửi Phòng Đào tạo Đại học.

Điều 5. Đăng ký học ngành thứ hai1. Sinh viên diện đã được phân ngành, đạt trình độ từ năm thứ hai và điểm trung

bình tích lũy từ 2,0 trở lên được phép đăng ký chính thức học thêm một ngành thứ hai, khi đăng ký xét công nhận tốt nghiệp sinh viên mới phải quyết định theo chương trình song ngành hoặc chương trình song bằng theo quy định trong Điều 6.

2. Quy trình đăng ký học thêm ngành thứ hai thực hiện qua Hệ thống thông tin sinh viên (SIS). Sinh viên được quyền lựa chọn chương trình ngành học áp dụng cho cùng khóa nhập học hoặc chương trình ngành học áp dụng cho các khóa sau. Sau khi được chấp nhận, sinh viên được đầy đủ quyền lợi trong quy trình đăng ký học phần và đăng ký lớp như đối với các sinh viên chính ngành.

3. Trong thời gian học ngành thứ hai, sinh viên phải luôn đảm bảo khối lượng học tập ngành thứ nhất theo quy định, điểm trung bình tích luỹ luôn từ 2,0 trở lên, không nằm trong diện bị cảnh cáo học tập hoặc cảnh cáo kỷ luật. Sinh viên không duy trì được kết quả này sẽ bị tự động tước quyền học ngành thứ hai.

4. Trên cơ sở cấu trúc quy định cho mỗi kiểu chương trình và dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập, sinh viên tự xây dựng chương trình và kế hoạch học tập phù hợp với nguyện vọng bản thân. Các khoa, viện cũng có thể đưa ra sẵn một số chương trình và kế hoạch học tập chuẩn để tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng lựa chọn.

5. Những sinh viên không đủ điều kiện đăng ký chính thức học ngành thứ hai, trong thời gian điều chỉnh đăng ký học tập vẫn có thể đăng ký dự các lớp học phần của ngành thứ hai để tích lũy dần tín chỉ, khi đủ điều kiện mới được đăng ký chính thức.

Điều 6. Đăng ký xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng1. Trong thời gian cho phép học tại trường theo quy chế đào tạo, căn cứ vào kết

quả học tập và yêu cầu của chương trình đào tạo, sinh viên có thể làm đơn đăng ký xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng theo chương trình đơn ngành (ngành được xếp từ đầu), chương trình song ngành hoặc chương trình song bằng (trong đó ngành thứ nhất phải là ngành được xếp từ đầu). Sinh viên không được phép đăng ký tốt nghiệp đồng thời theo hai chương trình.

2. Đối với hệ kỹ sư, chỉ khi sinh viên hoàn thành yêu cầu của hai chuyên ngành thuộc hai ngành khác nhau có thể kết hợp trong danh mục chương trình song ngành đã được quy định thì mới đủ điều kiện xin xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng song ngành. Trường hợp hai chuyên ngành thuộc cùng một ngành đào tạo thì bằng tốt nghiệp vẫn chỉ là bằng đơn ngành.

3. Sinh viên đăng ký học ngành thứ hai vẫn phải đảm bảo thời gian học ở trường không vượt quá giới hạn cho phép theo quy chế đào tạo như sinh viên học một ngành, không được quyền kéo dài. Sinh viên đã hết thời gian cho phép học tại trường mà chưa

Page 5: qdvb2-nganh2

hoàn thành yêu cầu của chương trình đào tạo theo ngành được xếp từ đầu sẽ bị buộc thôi học theo quy chế đào tạo.

4. Sinh viên đã đăng ký học ngành thứ hai nhưng hết thời gian cho phép học tại trường mà chỉ đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình đơn ngành thì phải làm đơn xét công nhận tốt nghiệp, sau khi làm thủ tục ra trường có thể quay trở lại để học hoàn thiện chương trình của ngành thứ hai theo quy định riêng về chương trình văn bằng 2.

Điều 7. Học phí1. Học phí từng học ký cho sinh viên học thêm ngành thứ hai được xác định từ

tổng học phí của các học phần của ngành thứ nhất và học phí của các học phần của ngành thứ hai mà sinh viên đăng ký học.

2. Các học phần của riêng ngành thứ hai (không tính các học phần trùng nhau hoặc được công nhận tương đương giữa hai ngành) được áp dụng mức học phí tín chỉ cao hơn so với các học phần của ngành thứ nhất từ 1,2 đến 1,5 lần theo quyết định hằng năm của Hiệu trưởng.

3. Sinh viên thuộc diện được miễn giảm học phí, khi học thêm ngành thứ hai thì không được hưởng chế độ miễn giảm học phí đối với các học phần thuộc riêng ngành thứ hai. Sinh viên học chương trình Sư phạm kỹ thuật song ngành chỉ được hưởng chế độ miễn giảm học phí đối với những học phần thuộc ngành thứ nhất.

4. Sinh viên thuộc diện đào tạo theo hợp đồng, khi học thêm ngành thứ hai sẽ phải đóng đầy đủ kinh phí đào tạo và học phí bổ sung theo tỉ lệ phần trăm tín chỉ học phí của những học phần thuộc riêng ngành thứ hai.

Điều 8. Điều khoản thi hành1. Quy định này được áp dụng từ năm học 2011-2012. Mọi quy định trước đây trái

với Quy định này đều không còn giá trị thực hiện.

2. Danh mục các chương trình song ngành do các khoa, viện đề xuất bổ sung, chỉnh sửa hằng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt.

KT HIỆU TRƯỞNG

Page 6: qdvb2-nganh2

PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH SONG NGÀNH CỦA TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI

(áp dụng từ năm học 2011-2012)

I. Các chương trình thuộc một khoa/viện

TT CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH 1 NGÀNH 2

Viện Cơ khí

1 Kỹ thuật Cơ khí và Cơ điện tử Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật cơ điện tử

2 Kỹ thuật Cơ khí và Cơ kỹ thuật Kỹ thuật cơ khí Cơ kỹ thuật

3 Kỹ thuật Cơ điện tử và Cơ kỹ thuật Kỹ thuật cơ điện tử Cơ kỹ thuật

Viện Cơ khí động lực

4 Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật hàng không

5 Kỹ thuật Cơ khí và Tàu thuỷ Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật tàu thuỷ

6 Kỹ thuật Hàng không và Tàu thuỷ Kỹ thuật hàng không Kỹ thuật tàu thuỷ

Viện Điện

7 Kỹ thuật Điện, Điều khiển và Tự động hóa Kỹ thuật điện Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Viện Điện tử-Viễn thông

8 Kỹ thuật Điện tử và Y sinh Kỹ thuật điện tử, truyền thông Kỹ thuật y sinh

Viện Công nghệ thông tin và truyền thông

9 Khoa học và Kỹ thuật Máy tính Khoa học máy tính Kỹ thuật máy tính

10 Khoa học Máy tính, Truyền thông và Mạng máy tính Khoa học máy tính Truyền thông và mạng máy tính

11 Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Phần mềm Khoa học máy tính Kỹ thuật phần mềm

12 Khoa học Máy tính và Hệ thống thông tin Khoa học máy tính Hệ thống thông tin

13 Kỹ thuật Máy tính và Truyền thông Kỹ thuật máy tính Truyền thông và mạng máy tính

14 Kỹ thuật Máy tính và Phần mềm Kỹ thuật máy tính Kỹ thuật phần mềm

Page 7: qdvb2-nganh2

15 Kỹ thuật Máy tính và Hệ thống thông tin Kỹ thuật máy tính Hệ thống thông tin

16 Kỹ thuật Phần mềm, Truyền thông và Mạng máy tính Kỹ thuật phần mềm Truyền thông và mạng máy tính

17 Kỹ thuật Phần mềm và Hệ thống thông tin Kỹ thuật phần mềm Hệ thống thông tin

18 Hệ thống thông tin, Truyền thông và Mạng máy tính Hệ thống thông tin Truyền thông và mạng máy tính

Viện CN Sinh học và CN Thực phẩm

19 Kỹ thuật sinh học và công nghệ thực phẩm Kỹ thuật sinh học Công nghệ thực phẩm

Khoa Kinh tế và Quản lý

20 Quản trị kinh doanh và Kế toán Quản trị kinh doanh Kế toán

21 Quản trị kinh doanh và Tài chính-Ngân hàng Quản trị kinh doanh Tài chính-Ngân hàng

22 Quản lý công nghiệp và Quản trị kinh doanh Quản lý công nghiệp Quản trị kinh doanh

23 Quản lý công nghiệp và Kế toán Quản lý công nghiệp Kế toán

24 Quản lý công nghiệp và Tài chính-Ngân hàng Quản lý công nghiệp Tài chính-Ngân hàng

25 Kinh tế công nghiệp và Quản trị kinh doanh Kinh tế công nghiệp Quản trị kinh doanh

26 Kinh tế và Quản lý công nghiệp Kinh tế công nghiệp Quản lý công nghiệp

27 Kinh tế công nghiệp và Kế toán Kinh tế công nghiệp Kế toán

28 Kinh tế công nghiệp và Tài chính-Ngân hàng Kinh tế công nghiệp Tài chính-Ngân hàng

29 Kế toán và Tài chính-Ngân hàng Kế toán Tài chính-Ngân hàng

II. Các chương trình liên khoa/viện

Page 8: qdvb2-nganh2

TT CHƯƠNG TRÌNH NGÀNH 1 NGÀNH 2

1 Kỹ thuật Cơ khí, Điều khiển và Tự động hóa Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

2 Kỹ thuật Cơ khí và Luyện kim Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật luyện kim

3 Kỹ thuật Cơ khí và Dệt Kỹ thuật cơ khí Kỹ thuật dệt

4 Kỹ thuật Điện, Điện tử và Truyền thông Kỹ thuật điện Kỹ thuật điện tử, truyền thông

5 Kỹ thuật Điện và Hạt nhân Kỹ thuật điện Kỹ thuật hạt nhân

6 Kỹ thuật Điện tử và Máy tính  Kỹ thuật điện tử, truyền thông Kỹ thuật máy tính

7 Toán ứng dụng và Khoa học Máy tính Toán ứng dụng Khoa học máy tính

8 Kỹ thuật Hóa học và Sinh học Kỹ thuật hóa học Kỹ thuật sinh học

9 Kỹ thuật Hóa học và Thực phẩm Kỹ thuật hóa học Công nghệ thực phẩm

10 Kỹ thuật Hóa học và Môi trường Kỹ thuật hóa học Kỹ thuật môi trường

11 Kỹ thuật Hóa học và Vật liệu Kỹ thuật hóa học Kỹ thuật vật liệu

12 Kỹ thuật Hóa học và Dệt Kỹ thuật hóa học Kỹ thuật dệt

13 Sư phạm kỹ thuật-Cơ khí chế tạo máy Sư phạm kỹ thuật Kỹ thuật cơ khí (chế tạo máy)

14 Sư phạm kỹ thuật-Cơ khí động lực Sư phạm kỹ thuật Kỹ thuật cơ khí (động lực)

15 Sư phạm kỹ thuật-Điện Sư phạm kỹ thuật Kỹ thuật điện

16 Sư phạm kỹ thuật-Điện tử Viễn thông Sư phạm kỹ thuật Kỹ thuật điện tử, truyền thông

17 Sư phạm kỹ thuật-Công nghệ thông tin Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thông tin

18 Vật lý kỹ thuật và Cơ kỹ thuật Vật lý kỹ thuật Cơ kỹ thuật

19 Vật lý kỹ thuật và Kỹ thuật hạt nhân Vật lý kỹ thuật Kỹ thuật hạt nhân