30
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ VIỆC DẠY, HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ-HVN ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về quản lý, tổ chức dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các trường phân luồng liên kết giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Văn bản này áp dụng đối với cán bộ, giảng viên khoa Giáo dục quốc phòng (GDQP) và sinh viên thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên theo quy định về phân luồng liên kết giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở các trình độ chính quy bậc Cao đẳng và đại học và các loại hình đào tạo tham gia học liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Khoa GDQP giảng dạy. Điều 2. Chương trình đào tạo Gồm 03 Học phần: 08 tín chỉ (120 tiết) 1. Đường lối quân sự của Đảng: 3 Tín chỉ (45 tiết) trong đó, lý thuyết 45 tiết; thực hành: Không 2. Công tác quốc phòng, an ninh: 2 tín chỉ (30 tiết) trong đó, lý thuyết 30 tiết; thực hành: Không 3. Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC): 3 tín chỉ (45 tiết) trong đó, lý thuyết 30 tiết; thực hành:15 tiết; (Xem chi tiết phụ lục 1) Điều 3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học GDQP&AN của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được đảm bảo theo thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục phòng- an ninh trình độ Đại học, Cao đẳng (Phụ lục 2) 2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đảm bảo xây dựng phòng học chuyên dùng và thao trường tổng hợp phục vụ cho giảng dạy.

quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC DẠY, HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ-HVN ngày 04 tháng 01 năm 2016

của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về quản lý, tổ chức dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các trường phân luồng liên kết giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Văn bản này áp dụng đối với cán bộ, giảng viên khoa Giáo dục quốc phòng (GDQP) và sinh viên thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên theo quy định về phân luồng liên kết giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở các trình độ chính quy bậc Cao đẳng và đại học và các loại hình đào tạo tham gia học liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam do Khoa GDQP giảng dạy.

Điều 2. Chương trình đào tạo

Gồm 03 Học phần: 08 tín chỉ (120 tiết)

1. Đường lối quân sự của Đảng: 3 Tín chỉ (45 tiết) trong đó, lý thuyết 45 tiết; thực hành: Không

2. Công tác quốc phòng, an ninh: 2 tín chỉ (30 tiết) trong đó, lý thuyết 30 tiết; thực hành: Không

3. Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC): 3 tín chỉ (45 tiết) trong đó, lý thuyết 30 tiết; thực hành:15 tiết;

(Xem chi tiết phụ lục 1)

Điều 3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học GDQP&AN của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được đảm bảo theo thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục phòng- an ninh trình độ Đại học, Cao đẳng (Phụ lục 2)

2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đảm bảo xây dựng phòng học chuyên dùng và thao trường tổng hợp phục vụ cho giảng dạy.

Page 2: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

2

3. Vũ khí bắn tập và trang thiết bị kèm theo phải thực hiện chế độ quản lý, bảo quản hàng ngày theo quy định quản lý vũ khí hiện hành; khi di chuyển phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

4. Khi thực hành bắn đạn hơi (nếu có) phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang bị.

Điều 4. Nguyên tắc, yêu cầu dạy, học

1. Dạy, học GDQP&AN phải bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa dạy học lý thuyết với dạy học thực hành, phù hợp với quy chế tổ chức đào tạo của từng trình độ; dạy kỹ năng chuyên môn Quân sự phải gắn liền với giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể; GDQP tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải gắn kết với thực tế tại các đơn vị quân đội, quân binh chủng và bảo tàng lịch sử trên địa bàn.

2. Giảng viên dạy học đúng chuyên ngành được đào tạo; thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi giảng dạy tại giảng đường hoặc thực hành trên thao trường phải mang mặc trang phục theo quy định; giảng viên là sĩ quan biệt phái mang mặc theo Điều lệnh quân đội.

3. Sinh viên khi học tập phải mang mặc gọn gàng, thống nhất theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hướng dẫn của giảng viên; khi thực hành các kỹ năng quân sự phải mang mặc trang phục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (mặc quần áo đồng phục được quy định trong thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT); tuyệt đối chấp hành các nội quy, quy tắc đảm bảo an toàn về người và vũ khí, trang bị.

Chương II :TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Điều 5. Quản lý môn học và tổ chức dạy, học

1. Kế hoạch giảng dạy, tổ chức lớp và quản lý điểm do Ban quản lý Đào tạo chủ trì phối hợp với Khoa GDQP.

2. Khoa GDQP chịu trách nhiệm tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP&AN theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thời gian tổ chức dạy, học tại các trường, cơ sở liên kết, Khoa GDQP căn cứ vào khả năng đảm nhiệm để trình Ban Giám đốc ký hợp đồng với các trường, cơ sở liên kết cho phù hợp với quy định hiện hành.

4. Lớp học lý thuyết tối đa không quá 160 sinh viên; nhóm thực hành không quá 40 sinh viên.

Điều 6. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn học

1. Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:

a. Sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp các học viện, trường sĩ quan Quân đội, Công an cấp;

b. Sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;

c. Sinh viên là người nước ngoài;

2. Đối tượng được miễn học và miễn thi các học phần:

Page 3: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

3

Sinh viên chuyển trường, sinh viên đào tạo liên thông hoặc hoàn thiện trình độ cao hơn, có xác nhận bảng điểm các học phần đã học đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10 được miễn học và thi các học phần đã học.

3. Đối tượng được miễn học và miễn thi thực hành kỹ năng quân sự:

a. Sinh viên có thương tật, khuyết tật bẩm sinh, bị bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động, có giấy chứng nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên;

b. Sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành.

c. Sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân có giấy xuất ngũ do đơn vị có thẩm quyền cấp.

4. Đối tượng được tạm hoãn học:

a. Sinh viên ốm đau, tai nạn, hoặc gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn;

b. Sinh viên là phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định hiện hành;

Các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này phải được sự đồng ý của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hết thời gian tạm hoãn, phải đăng ký học ở học kỳ phụ 2 để hoàn thành chương trình.

Điều 8. Giảng viên

1. Giảng viên GDQP&AN phải có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm của người thầy, người cán bộ quản lý giáo dục và người chỉ huy;

2. Giảng viên phải đạt trình độ đại học trở lên, ngành GDQP&AN hoặc là sĩ quan quân đội biệt phái.

3. Có chứng chỉ phương pháp dạy học đại học

Chương III: ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

Điều 9: Nội dung đánh giá học phần

Gồm: Chuyên cần: tỉ trọng 10%; Kiểm tra giữa kỳ: 30%; Thi hết HP: 60%

Cụ thể đánh giá học phần được tính theo công thức sau:.

Điểm học phần = a x điểm thành phần 1 + b x điểm thành phần 2 + c x điểm thi kết thúc học phần Trong đó:

a- Hệ số của điểm thành phần 1 (0,1)

b- Hệ số của điểm thành phần 2 (0,3)

c- Hệ số của điểm thi kết thúc học phần (0,6)

Đối với các học phần thực hành: Điểm kiểm tra giữa kỳ là Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ.

Kết quả học tập môn học GDQP-AN là điểm trung bình cộng của điểm các học phần, làm tròn đến một chữ số thập phân.

Page 4: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

4

Điều 10. Phương pháp đánh giá

Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần sau khi nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điều 11. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi

1. Kiểm tra giữa kỳ

Mỗi học phần có 1 bài kiểm tra giữa kỳ sau khi đã học tối thiểu 50% chương trình, trường hợp không đạt và không kiểm tra lần 1 thì thi lại lần 2

Giáo viên phụ trách học phần ra đề kiểm tra và chấm điểm.

Hình thức kiểm tra với HP1, 2: Lý thuyết

Hình thức kiểm tra với HP3 : Thực hành

2. Thi kết thúc học phần

a. Đề thi kết thúc HP do Khoa GDQP ra đề và quản lý

b. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy trình thi và kiểm tra của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mỗi học phần có ít nhất có 20 đề trắc nghiệm. Đề thi kết thúc học phần phải ghi rõ thời gian làm bài, có chữ ký của giảng viên ra đề và Trưởng bộ môn. Hình thức thi kết thúc học phần là thi trắc nghiệm cho tất cả các học phần.

c. Trưởng khoa và cán bộ coi thi kết thúc học phần tổ chức rút thăm từ ngân hàng đề thi.

d. Khoa tổ chức chấm thi kết thúc học phần theo đúng quy định của Học viện, lưu giữ bài thi ít nhất 2 năm tại bộ môn.

3. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0, Sinh viên thi không đạt (bị điểm 0) phải học lại bắt buộc.

4. Trưởng khoa, trưởng bộ môn chịu trách nhiệm ra đề thi, tổ chức kiểm tra, thi và chỉ đạo giảng viên chấm điểm, vào điểm online, báo điểm cho Trợ lý đào tạo khoa bản cứng và bản mềm (bản mềm gửi vào địa chỉ Email: [email protected]).

5. Giảng viên lấy Danh sách sinh viên vào điểm chuyên cần và kiểm tra giữa kỳ của nhóm học phần trên web: http://daotao.vnua.edu.vn/(chú ý Giảng viên không thay đổi tên file)

6. Thời hạn nộp điểm chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ: trong vòng 20 ngày kể từ khi kết thúc giảng dạy Học phần theo thời khóa biểu đã giao cho bộ môn và giảng viên dạy trong học kỳ.

7. Trưởng bộ môn phải quản lý điểm và lưu bài thi theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Page 5: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

5

Điều 12. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần

1. Học viện Nông nghiệp Việt Nam chỉ tổ chức một kỳ thi. Ban Quản lý đào tạo bố trí lịch thi kết thúc học phần được công bố trước 45 ngày trước khi thi trên trang web: http://daotao.vnua.edu.vn/

2. Thời gian thi của các học phần, theo hình thức trắc nghiệm: Học phần có khối lượng 2; 3 tín chỉ: là 50 phút.

3. Giảng viên lấy Danh sách sinh viên dự thi của nhóm học phần trên web: http://daotao.vnua.edu.vn/(Giảng viên không thay đổi tên file).

4. Điều kiện được dự thi kết thúc học phần.

a) Sinh viên phải trực tiếp tham gia học tập ít nhất 80% thời gian của học phần

b) Các bài kiểm tra giữa kỳ phải ≥ 5 điểm

5. Tổ chức thi kết thúc học phần

- Mỗi phòng thi phải có ít nhất 2 cán bộ coi thi (có trình độ đại học trở lên).

- Khi đến giờ thi, một cán bộ coi thi gọi sinh viên vào phòng thi, một cán bộ coi thi kiểm tra thẻ sinh viên và hướng dẫn sinh viên ngồi đúng chỗ quy định.

- Cán bộ coi thi phải có mặt thường xuyên tại phòng thi và không làm việc riêng trong lúc đang coi thi. Không cho sinh viên ra khỏi phòng thi trong lúc đang thi, trừ trường hợp đặc biệt.

- Khi hết giờ thi, cán bộ coi thi yêu cầu tất cả sinh viên phải ngừng làm bài và thu nhận đầy đủ bài thi của sinh viên. Khi nhận bài, cán bộ coi thi phải đếm đủ số tờ giấy thi của sinh viên, yêu cầu sinh viên ghi đúng số tờ giấy thi và ký tên vào bản danh sách dự thi.

- Cán bộ coi thi không được để nhầm lẫn, mất, đổi tráo và viết thêm vào bài thi hoặc nộp thêm bài thi.

6. Khi thi kết thúc học phần sinh viên phải tuân thủ các quy định sau:

- Đến đúng giờ ghi trong lịch, sinh viên đến chậm 15 phút sau khi đã phát đề thi sẽ không được dự thi.

- Đeo đúng thẻ sinh viên hoặc giấy CMND của mình.

- Không được mang tài liệu vào phòng thi. Chỉ mang vào phòng thi bút viết, bút chì, thước kẻ, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản.

- Ghi đầy đủ mã sinh viên, họ tên và các thông tin cần thiết vào giấy thi.

- Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ. Không viết bằng bút chì, mực đỏ. Chỉ làm bài vào tờ giấy thi do cán bộ coi thi quy định và đã có chữ ký của cán bộ coi thi.

- Bảo vệ bài làm của mình; nghiêm cấm mọi hành vi quay cóp, gian lận.

- Giữ trật tự khi làm bài, không được ra khỏi phòng thi trừ trường hợp đặc biệt khi được cán bộ coi thi cho phép.

- Chỉ được nộp bài và rời phòng thi sớm nhất sau 2/3 thời gian làm bài.

- Ngừng làm bài và nộp bài làm cho cán bộ coi thi kể cả khi không làm được bài khi hết giờ. Ký xác nhận số tờ giấy thi vào bản danh sách sinh viên dự thi khi nộp bài. Không được nộp giấy nháp thay giấy thi.

Page 6: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

6

7. Sinh viên có lý do chính đáng (ốm đau phải nằm viện) không thể dự thi kết thúc học phần phải làm đơn xin hoãn thi (mẫu 01;02), kèm theo các giấy tờ hợp lệ (giấy nghỉ ốm, nằm viện), nộp cho Ban Quản lý đào tạo theo Quy định dạy và học đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Khi đã được chấp nhận, sinh viên được sắp xếp thi cùng lớp khác và kết quả được tính là kết quả thi lần 1.

8. Kết thúc mỗi buổi thi, cán bộ coi thi thu bài và bàn giao bài thi cho Trưởng Bộ môn, Trưởng Bộ môn giao bài thi cho giảng viên chấm thi.

9. Chậm nhất 20 ngày sau khi thi kết thúc học phần giảng viên phải hoàn thành phiếu báo điểm của nhóm học phần (lớp) theo mẫu quy định có đầy đủ chữ ký của hai cán bộ chấm thi và Trưởng bộ môn . Cán bộ phụ trách nhóm học vào điểm online sau đó in và nộp cho Ban quản lý Đào tạo 01 bản cứng, nộp cho trợ lý đào tạo khoa 01 bản mềm vào địa chỉ Email: của trợ lý đào tạo Khoa và 02 bản cứng lưu tại khoa để làm chứng chỉ GDQP cho sinh viên (01 bản có chữ ký của sinh viên)

Điều 14. Phúc tra và khiếu nại điểm

1. Sinh viên có thể nộp đơn (mẫu 03) phúc tra hoặc khiếu nại về điểm thi kết thúc học phần về văn phòng khoa GDQP (hoặc nộp tại Bộ môn đối với các môn học do Bộ môn tổ chức thi) trong thời gian 7 ngày kể từ ngày thông báo điểm trên mạng. Kết quả phúc tra được công nhận khi có xác nhận của Trưởng bộ môn (có bài thi, các minh chứng kèm theo) và công bố sau 2 tuần kể từ ngày nhận đơn.

2. Sinh viên khiếu nại điểm bằng hình thức viết đơn đề nghị chấm phúc khảo. Mỗi học phần phúc khảo sinh viên sẽ phải đóng lệ phí là 20.000đ (lệ phí được hoàn trả lại cho sinh viên nếu điểm chấm phúc khảo của sinh viên có thay đổi và lớn hơn điểm thi lần trước).

3. Thời gian nhận đơn phúc khảo trong 7 ngày sau khi công bố kết quả học tập trên Website Khoa GDQP.

4. Ngay sau khi có kết quả phúc khảo, Trợ lý đào tạo khoa sẽ có trách nhiệm thông báo kết quả điểm phúc khảo trực tiếp với sinh viên.

Điều 15. Quản lý điểm bài thi

Sau khi chấm điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm thi kết thúc học phần xong, giảng viên và trưởng bộ môn (phó bộ môn) ký đầy đủ vào danh sách điểm, vào điểm online sau đó in danh sách điểm để nộp cho Ban quản lý Đào tạo 01 danh sách, Trợ lý đào tạo khoa 02 danh sách (01 danh sách có chữ ký của sinh viên). Trưởng khoa tổng hợp kết quả, trình Giám đốc ra quyết định cấp chứng chỉ, sau đó thông báo kết quả và quyết định cấp chứng chỉ môn học cho sinh viên trên Website khoa GDQP.

Tất cả các tài liệu liên quan đến điểm thi đều phải lưu theo đúng quy định, bài thi lưu tại bộ môn ít nhất 2 năm.

Page 7: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

7

Chương IV: CẤP CHỨNG CHỈ GDQP-AN

Điều 16. Điều kiện cấp chứng chỉ

1. Chứng chỉ GDQP&AN cấp cho sinh viên để xác nhận kết quả học tập chương trình GDQP&AN. Sinh viên được cấp chứng chỉ GDQP&AN khi điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trở lên (không có học phần nào < 4 điểm) và tại thời điểm cấp chứng chỉ, sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chứng chỉ GDQP&AN là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học.

2. Xếp loại kết quả học tập và cấp chứng chỉ:

a) Loại đạt:

Từ 9 điểm đến 10 điểm: Xuất sắc

Từ 8 điểm đến cận 9 điểm: Giỏi

Từ 7 điểm đến cận 8 điểm: Khá

Từ 5 điểm đến cận 7 điểm: Trung bình

b) Loại không đạt: Dưới 5 điểm (không được cấp chứng chỉ GDQP)

3. Không cấp chứng chỉ cho những sinh viên là đối tượng được miễn một phần hoặc toàn bộ chương trình GDQP-AN.

4. Sinh viên chưa đủ điều kiện được cấp chứng chỉ GDQP&AN (trừ trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự) thì phải học tập vào học kỳ phụ tiếp sau đó.

5. Sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN hệ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp khi học liên thông hoặc hoàn thiện nếu xét đã học đủ nội dung chương trình GDQP&AN theo quy định hiện hành thì thu hồi chứng chỉ cũ và cấp chứng chỉ mới theo nội dung chương trình học.

Điều 17. Thẩm quyền cấp, quản lý chứng chỉ GDQP

1. Khoa GDQP phối hợp với ban Quản lý đào tạo lập danh sách sinh viên đủ điều kiện cấp chứng chỉ GDQP&AN báo cáo Ban Giám đốc;

2. Ban Quản lý đào tạo soạn Quyết định và danh sách sinh viên đủ tiêu chuẩn cấp chứng chỉ GDQP&AN trình ban Giám đốc ký;

3. Trưởng khoa GDQP được Giám đốc Học viện ủy quyền ký chứng chỉ GDQP&AN cho sinh viên theo Quyết định tại mục 2 điều 17 của văn bản này;

4. Khoa GDQP mua phôi, in và cấp chứng chỉ môn học GDQP&AN, phải có lập sổ theo dõi cấp chứng chỉ GDQP&AN theo quy định, thực hiện cấp theo lớp chuyên ngành, địa điểm cấp tại văn phòng khoa GDQP vào ngày thứ 3 và 5 hàng tuần (trừ những ngày lễ, tết).

3. Trách nhiệm của sinh viên

- Sinh viên có trách nhiệm đóng lệ phí mua phôi 20.000 đồng để làm chứng chỉ theo quy định

- Sinh viên có nhu cầu cấp bản sao chứng chỉ GDQP, xin giấy xác nhận đã cấp chứng chỉ phải nộp lệ phí 10.000 đồng/ 01 lần xác nhận.

Page 8: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

8

Chương IV: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Khen thưởng

Cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác GDQP-AN được đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Điều 19. Xử lý cán bộ vi phạm quy chế

1. Người tham gia công tác giảng dạy và thi kết thúc các học phần có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam áp dụng quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, Công chức và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005; của Chính phủ để xử lý kỷ luật; Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Thủ tướng chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, theo các hình thức sau đây:

a) Khiển trách đối với những người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ.

b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Để cho sinh viên quay cóp, mang và sử dụng tài liệu hoặc các phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm... tại phòng thi, bị cán bộ giám sát phòng thi hoặc cán bộ thanh tra của Học viện phát hiện và lập biên bản.

- Chấm thi hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót.

c) Tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi (nếu là cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan biệt phái), đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây:

- Trực tiếp làm bài rồi hướng dẫn cho sinh viên lúc đang thi;

- Lấy bài thi của sinh viên làm được giao cho sinh viên khác;

- Gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của sinh viên.

d) Buộc thôi việc hoặc bị xử lý theo pháp luật đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:

- Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi;

- Làm lộ, mua, bán đề thi;

- Làm lộ số phách bài thi;

- Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của sinh viên;

- Chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm;

- Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của sinh viên;

- Gian dối trong việc tổng hợp kết quả, xét công nhận cấp chứng chỉ môn học.

Cán bộ làm mất bài thi của sinh viên khi thu bài thi, vận chuyển, bảo quản, chấm thi hoặc có những sai phạm khác trong công tác thi, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều này.

Page 9: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

9

đ) Những cán bộ, sinh viên, học sinh tuy không tham gia công tác thi nhưng nếu có các hành động tiêu cực như: thi hộ, tổ chức lấy đề thi ra và đưa tài liệu, đáp án vào cho sinh viên, gây rối làm mất trất tự tại khu vực thi sẽ bị buộc thôi việc (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là học sinh, sinh viên).

Những hình thức kỷ luật nói trên do Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam hoặc Trưởng khoa GDQP quyết định theo quy định hiện hành.

Điều 20. Xử lý sinh viên vi phạm quy chế

Đối với những sinh viên vi phạm quy chế đều phải lập biên bản và tuỳ mức độ nặng nhẹ xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

* Trong quá trình học:

1. Vào học muộn hơn 15 phút sẽ không được vào lớp học

2. Gian dối trong quá trình học như: đi học hộ, kiểm tra giữa kỳ hộ, mất trật tự trong quá trình ôn bài, ngủ trong lớp đều phải chịu các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

* Trong quá trình thi:

1. Khiển trách áp dụng đối với những sinh viên phạm lỗi một lần: nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn (hình thức này do cán bộ coi thi quyết định tại biên bản được lập). Sinh viên bị khiển trách trong khi thi học phần nào sẽ bị trừ 25% số điểm thi của học phần đó.

2. Cảnh cáo đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi học phần đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế;

b) Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn;

c) Chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lý như nhau. Nếu người bị xử lý có đủ bằng chứng chứng minh mình bị quay cóp thì Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thể xem xét giảm từ mức kỷ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách.

Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi học phần nào sẽ bị trừ 50% số điểm thi của học phần đó.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật đã đề nghị trong biên bản.

3. Đình chỉ thi đối với các sinh viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi học phần đó vẫn tiếp tục vi phạm Quy chế;

b) Khi vào phòng thi mang theo tài liệu; phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi; vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây nguy hại khác;

c) Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;

d) Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi;

Page 10: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

10

đ) Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa sinh viên khác.

Hình thức đình chỉ thi do cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và do Trưởng khoa GDQP quyết định.

Sinh viên bị kỷ luật đình chỉ thi trong khi thi học phần nào sẽ bị điểm không (0) học phần đó; phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định của Trưởng khoa GDQP; phải nộp bài làm và đề thi cho CBCT và chỉ được ra khỏi khu vực thi sau 2/3 thời gian làm bài học phần đó; phải đăng ký học lại học phần đó vào học kỳ hè hoặc khi có thông báo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

đ) Đối với các trường hợp vi phạm khác, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, Trưởng khoa GDQP xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Điều này.

Việc xử lý kỷ luật sinh viên phải được công bố cho sinh viên biết. Nếu sinh viên không chịu ký tên vào biên bản thì hai cán bộ coi thi ký vào biên bản. Nếu giữa cán bộ coi thi và cán bộ trong Ban thanh tra hoặc cán bộ trong Ban khảo thí kiểm định chất lượng không nhất trí về cách xử lý thì ghi rõ ý kiến hai bên vào biên bản để báo cáo Ban chỉ đạo quyết định.

Điều 21. Xử lý các trường hợp đặc biệt phát hiện được trong khi chấm thi

1. Trừ điểm đối với bài thi:

Những bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì bộ môn tổ chức chấm tập thể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi, Trưởng bộ môn, Trưởng Khoa GDQP kết luận là lỗi cố ý của sinh viên thì bị trừ 50% điểm toàn bài.

2. Cho điểm (0) đối với những phần của bài thi, hoặc toàn bộ bài thi

a) Chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi;

b) Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định;

c) Nộp hai bài cho một môn thi hoặc bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.

3. Huỷ bỏ kết quả thi của các học phần đối với những sinh viên.

a) Phạm các lỗi quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng từ hai học phần trở lên;

b) Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi;

c) Nhờ người khác thi hộ hoặc làm bài hộ cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, Khoa GDQP báo cáo cơ quan chức năng hoặc Ban Giám đốc để xem xét và giải quyết./.

Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22: Hiệu lực của Quy định

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với các quy định tại văn bản này đều bị bãi bỏ. Các đơn vị và cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh thực hiện, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và theo quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Page 11: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

11

Điều 23. Điều khoản thi hành

1.Trưởng khoa GDQP và các đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này

2. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Mọi quy định của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trước đây trái với Quy định này đều bị bãi bỏ.

GIÁM ĐỐC

Page 12: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

12

Phụ lục 1

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

HỌC PHẦN I: ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG

TT TÊN BÀI TỔNG

SỐ TIẾT

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH

ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ

1

Bài 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học GDQP-AN

1. Vị trí, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu môn QPAN

2. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

3. Giới thiệu về môn học và quy định đánh giá kết quả môn học GDQP

3 3

Giảng

đường

2

Bài 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí

Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về

chiến tranh

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Quân

đội

3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bảo vệ Tổ quốc XHCN

9 9

Giảng

đường

Page 13: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

13

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN

3

Bài 3: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

1. Vị trí đặc trưng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

2. Xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam XHCN

3. Một số biện pháp chính xây dựng nền QPTD, ANND

6 6

Giảng

đường

4

Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa

1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc

2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

6 6

Giảng

đường

5

Bài 5: Xây dựng lực lưỡng vũ trang nhân dân

1. Đặc điểm và những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực

lượng vũ trang nhân dân

2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn

mới

3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

6 6

Giảng

đường

Page 14: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

14

6

Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố

quốc phòng an ninh

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội

với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở Việt Nam

2. Nội dung kết hợp kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố QPAN và

đối ngoại ở nước ta hiện nay

3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội

gắn với tăng cường, củng cố QPAN ở Việt nam hiện nay

9 9

Giảng

đường

7

Bài 7: Nghệ thuật quân sự Việt Nam

1. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta

2. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo

3. Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vào sự

nghiệp BVTQ trong thời kỳ mới và trách nhiệm của sinh viên

6 6

Giảng

đường

Page 15: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

15

HỌC PHẦN II: CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG – AN NINH

TT TÊN BÀI TỔNG

SỐ TIẾT

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH

ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ

1

Bài 1: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ

của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

1. Chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù

địch cống phá CNXH

2. Chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù

địch chống phá cách mạng Việt Nam

3. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và phương châm phòng, chống chiến

lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và Nhà nước ta

4. Những giải pháp phòng, chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo

loạn lật đổ ở Việt Nam hiện nay.

6 6

Giảng

đường

2

Bài 2: Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ

cao

1. Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ khí

công nghệ cao của địch trong chiến tranh

2. Một số biện pháp phòng, chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí

công nghệ cao

3 3

Giảng

đường

Page 16: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

16

3

Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động

viên công nghiệp quốc phòng

1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên

3. Động viên công nghiệp quốc phòng

3 3

Giảng

đường

4

Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Biên giới quốc gia

1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

6 6

Giảng

đường

5

Bài 5: Một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo và đấu tránh

chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng

Việt Nam

1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo

chống phá cách mạng Việt Nam

3 3

Giảng

đường

6

Bài 6: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn

trật tự an toàn xã hội

1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn

trật tự an toàn xã hội

3 3

Giảng

đường

Page 17: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

17

2. Tình hình an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội

3. Dự báo tình hình an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong thời

gian tới

4. Đối tác và đối tượng đấu tranh trong công công tác bảo vệ an ninh

quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

5. Một số quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước

CHXHCNVN trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã

hội

6. Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc

gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội

7

Bài 7: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

1. Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

2. Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh

Tổ quốc

3. Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

3 3

Giảng

đường

8

Bài 8: Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và

tệ nạn xã hội

1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm

2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội

3 3

Giảng

đường

Page 18: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

18

HỌC PHẦN III: QUÂN SỰ CHUNG

TT TÊN BÀI TỔNG

SỐ TIẾT

LÝ THUYẾT

THỰC HÀNH

ĐỊA ĐIỂM GHI CHÚ

1

Bài 1: Đội ngũ đơn vị và ba môn quân sự phối hợp

1. Đội hình, tiểu đội

2. Đội hình trung đội

3. Đội hình đổi hướng

4. Đặc điểm điều kiện thi đấu

5. Trách nhiệm quyền hạn người thi

6. Trách nhiệm quyền hạn của đoàn trưởng

7. Thủ tục khiếu nại

8. Xác định thành tích xếp hạng

9. Quy tắc quy đấu

5

2

3

Giảng

đường

Bãi tập

2

Bài 2: Sử dụng bản đồ quân sự

1. Khái niệm ý nghĩa

2. Phân loại, đặc điểm, công dụng bản đồ địa hình

3. Cơ sở toán học và bản đồ địa hình

4. Cách chia mảnh ghi số hiệu bản đồ

5. Chắp ghép, gấp dán, bảo quản bản đồ

6 6

Giảng

đường

Page 19: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

19

6. Sử dụng bản đồ

3

Bài 3: Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh

1. Tác dụng tính năng chiến đấu

2. Cấu tạo chung của súng và đạn

3. Tên gọi tác dụng cấu tạo của súng và đạn

4. Tháo lắp súng thông thường

5. Chuyển động của các bộ phận của súng

6. Súng trường CKC

7. Súng trung liên RPD

8. Súng B40

9. Súng B41

10. Súng tiểu liên AK

11. Súng trung liên RPK

6 6

Giảng

đường

Bài 4: Thuốc nổ

1. Thuốc nổ và phương tiện gây nổ

2. Ứng dụng thuốc nổ trong chiến đấu

3. Ứng dụng thuốc nổ trong sản xuất

3 3

Giảng

đường

4 Bài 5: Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn

1. Vũ khí hạt nhân 6 6 Giảng

Page 20: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

20

2. Vũ khí hóa học

3. Vũ khí sinh học

4. Vũ khí lửa

đường

5

Bài 6: Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh

1. Hệ thống những kiến thức cơ bản về băng bó và chuyển thương

2. Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh

3 3

Giảng

đường

6

Bài 7: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK

1. Ngắm bắn

2. Ngắm chụm và trúng

3. Tư thế động tác bắn, và thôi bắn với súng tiểu liên AK

4. Tập bắn mục tiêu cố định ban ngày

8

3

5

Giảng

đường

Bãi tập

7

Bài 8: Chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công và từng

người trong chiến đấu phòng ngự

1. Nhiệm vụ yêu cầu Chiến thuật tấn công

2. Hành động của chiến sĩ sau khi nhận nhiệm vụ tấn công

3. Thực hành chiến đấu tấn công

4. Hành động của từng người khi chiếm được mục tiêu sau khi tấn công

8

3

5

Giảng

đường

Bãi tập

Page 21: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

21

5. Chiến thuật từng người trong chiến đấu phòng ngự

6. Đặc điểm tiến công của địch

7. Nhiệm vụ yêu cầu chiến thuật phòng ngự

8. Hành động của từng người sau khi nhận nhiệm vụ phòng ngự

9. Hành động của từng người khi thực hành chiến đấu

Page 22: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

22

Phụ lục 2

DANH MỤC

Thiết bị dạy học môn giáo dục quốc phòng – an ninh

TT TÊN THIẾT BỊ ĐVT

SỐ LƯỢNG

CẦN CHO 1

LỚP

GHI CHÚ

1 Tài liệu

a Giáo trình GDQP-AN đại học,

cao đẳng tập 1 Quyển

Mỗi SV 1 bộ gồm 2

quyển b

Giáo trình GDQP-AN đại học,

cao đẳng tập 2 Quyển

2 Tranh in

a Bộ tranh vũ khí bộ binh (AK,

CKC, RPD, B40, B41) Bộ 1 Một bộ gồm 7 tờ

b Thuốc nổ, đồ dùng gây nổ và kỹ

thuật sử dụng Bộ 1 Một bộ gồm 2 tờ

c Vũ khí hủy diệt lớn và cách

phòng tránh Bộ 1 Một bộ gồm 3 tờ

3 Bản đồ quân sự

a Ký hiệu quân sự Quyển 1

b Bản đồ địa hình quân sự Bộ 25 1 bộ gồm 4 tờ

c Ống nhòm Chiếc 25

d Địa bàn Chiếc 25

e Thước chỉ huy Chiếc 25

f Thước 3 cạnh Chiếc 25

4 Mô hình vũ khí

a Mô hình súng AK-47, CKC, B40,

B41 cắt bổ (bằng kim loại) Bộ 1 1 bộ gồm 4 khẩu

b Mô hình súng tiểu liên AK-47 Khẩu 5

Page 23: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

23

luyện tập (bằng kim loại)

c Mô hình súng tiểu liên AK-47

luyện tập (nhựa composit) Khẩu Mỗi SV 1 khẩu

d Mô hình súng bắn tập laser

(nhựa composit) Khẩu

Theo nhu cầu của từng

trường

e Mô hình lựu đạn 1 cắt bổ Quả 5

f Mô hình lựu đạn 1 luyện tập Quả 15

5 Máy bắn tập

a Máy bắn tập MTP-03 Chiếc 1

b Máy bắn laser TEC -01 Chiếc 1

c Máy bắn điện tử TB-95 Chiếc 1

d Thiết bị theo dõi đường ngắm

RDS-07 Chiếc 1

6 Thiết bị khác

a Bao đạn, túi đựng lựu đạn Chiếc 15

b Bộ bia (Khung + mặt bia số 4) Bộ 10

c Bao cát ứng dụng Chiếc 10

d Giá đặt bia đa năng Chiếc 5

e Kính kiểm tra ngắm Chiếc 1

f Đồng tiền di động Chiếc 1

g Mô hình đường đạn trong không

khí Chiếc 1

h Hộp dụng cụ huấn luyện Bộ 1

i Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng

nổ giả Chiếc 1

k Đĩa hình huấn luyện Bộ 1 1 bộ gồm 5 đĩa VCD

m Dụng cụ băng bó vết thương Bộ 5

n Cáng cứu thương Chiếc 1

o Thiết bị hỗ trợ huấn luyện kỹ, Bộ Theo nhu cầu của từng

Page 24: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

24

chiến thuật bộ binh trường

p Tủ đựng súng và thiết bị, giá

súng và bàn thao tác Bộ

Theo nhu cầu của từng

trường

7 Đồng phục

a Quần, áo (xuân, hè) Bộ Mỗi sinh viên 1 bộ

b Mũ cứng Chiếc Mỗi sinh viên 1 chiếc

c Giầy vải Đôi Mỗi sinh viên 1 đôi

d Thắt lưng Chiếc Mỗi sinh viên 1 chiếc

Page 25: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

25

Page 26: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

26

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN TẠM NGHỈ HỌC

Kính gửi: Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đồng kính gửi Ban chủ nhiệm khoa......................................

Họ và tên : ........................................................Mã số sinh viên : ..................... Ngày sinh : ...................................................................................................... Hộ khẩu thường trú : .......................................................................................... Hiện đang học lớp .......................................... Khoa : ....................................... Hệ đào tạo: .................. Khoá: ................. tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt

Nam cho phép tôi được tạm nghỉ học kể từ học kỳ: .. . . năm học 20... - 20…. đến hết học kỳ . . . năm học 20......- 20…....

Lý do xin tạm nghỉ học : .................................................................................... ..........................................................................................................................................

Rất mong được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa và Ban Giám đốc Học viện.

Em xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày. . . . . tháng . . . . . năm 20

Người viết đơn

XÁC NHẬN (Chữ ký và ghi rõ họ tên)(của CQ địa phương hoặc bệnh viện)*

Ý KIẾN CỦA CHỦ NHIỆM KHOA

*) Nếu tạm nghỉ vì hoàn cảnh khó khăn phải xin xác nhận của chính quyền địa

phương, nếu tạm nghỉ vì lý do sức khỏe phải kèm theo giấy xác nhận của bệnh viện

cấp Quận/Huyện trở lên

Page 27: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

27

Mẫu 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN THI

Kính gửi: Ban Quản lý đào tạo/ Giảng viên học phần

Họ và tên:........................................................... Mã Sinh viên:…………….….

Sinh ngày: ......................................................... Lớp:…………………….……

Tôi làm đơn này kính đề nghị quý Ban Quản lý đào tạo/Giảng viên cho tôi

được xin hoãn thi học phần …………………………………………………

Lý do ...................................................................................................................

...............................................................................................................................

Tôi xin chấp hành mọi quy định của Học viện.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 201 Sinh viên viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Page 28: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

28

Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN PHÚC KHẢO BÀI THI

Kính gửi:………………………….………………… Họ và tên:........................................................ Mã Sinh viên: ………….………

Sinh ngày: ...................................................... Lớp: ...........................................

Ngày ............................... tôi đã tham dự kỳ thi môn ...........................................

Tại phòng thi số: ................ giảng đường .....................SBD:...............................

Sau khi nhận kết quả thi tôi nhận thấy kết quả thi không chính xác so với bài

làm của mình. Tôi làm đơn này xin Quý khoa……..................… điều kiện cho tôi

được phúc khảo bài thi.

Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 201 Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Page 29: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

29

Page 30: quy định về việc dạy, học và đánh giá kết quả chương trình giáo dục

30