10
Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững Viện Năng lượng Institute of Energy Page 1 / 10 Power System Development Department © QUY HOẠCH ĐIỆN QUỐC GIA CHO TƯƠNG LAI BỀN VỮNG NCS. Nguyễn Mạnh Cường Phó Trưởng phòng Phát triển Hệ thống điện – Viện Năng lượng, Bộ Công Thương Đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 (QHĐ7ĐC) do Viện Năng lượng - Bộ Công Thương lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016. Đề án lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển hệ thống điện quốc gia, huyết mạch của nền kinh tế và được nhấn mạnh thêm một số nhân tố thời đại. Có thể nhận thấy sáu quan điểm cơ bản về phát triển điện lực: (i) Điện phải đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; (ii) Đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp để sản xuất điện, trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối, ...) góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường; (iii) Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện, đầu tư nguồn điện cân đối giữa các vùng miền; (iv) Phát triển lưới điện 500-220 kV đảm bảo truyền tải an toàn, tin cậy và kinh tế; (v) Nâng cao chất lượng điện năng và chất lượng dịch vụ cung cấp điện, thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường để khuyến khích đầu tư vào ngành điện và khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả; (vi) Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bài viết này sẽ phân tích những nét cơ bản của QHĐ7ĐC, đưa ra một số nhận định về cơ hội và thách thức khi triển khai thực hiện quy hoạch điện lực.

QUY HOẠCH ĐIỆN QUỐC GIA CHO TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 1 / 10

Power System Development Department ©

QUY HOẠCH ĐIỆN QUỐC GIA CHO TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

NCS. Nguyễn Mạnh Cường Phó Trưởng phòng Phát triển Hệ thống điện – Viện Năng lượng, Bộ

Công Thương

Đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn

2011-2020 có xét đến 2030 (QHĐ7ĐC) do Viện Năng lượng - Bộ

Công Thương lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo

Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016. Đề án lần nữa

khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với việc

phát triển hệ thống điện quốc gia, huyết mạch của nền kinh tế và được

nhấn mạnh thêm một số nhân tố thời đại. Có thể nhận thấy sáu quan

điểm cơ bản về phát triển điện lực: (i) Điện phải đi trước một bước

nhằm cung cấp đủ điện, chủ động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; (ii) Đa dạng hóa các nguồn năng

lượng sơ cấp để sản xuất điện, trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện

từ năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối, ...) góp phần bảo tồn tài

nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường; (iii)

Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện, đầu tư nguồn điện cân đối giữa

các vùng miền; (iv) Phát triển lưới điện 500-220 kV đảm bảo truyền

tải an toàn, tin cậy và kinh tế; (v) Nâng cao chất lượng điện năng và

chất lượng dịch vụ cung cấp điện, thực hiện giá bán điện theo cơ chế

thị trường để khuyến khích đầu tư vào ngành điện và khuyến khích sử

dụng điện tiết kiệm hiệu quả; (vi) Phát triển thị trường điện lực cạnh

tranh nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, nhà

nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh năng

lượng quốc gia. Bài viết này sẽ phân tích những nét cơ bản của

QHĐ7ĐC, đưa ra một số nhận định về cơ hội và thách thức khi triển

khai thực hiện quy hoạch điện lực.

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 2 / 10

Power System Development Department ©

(i) Điện phải đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, chủ động đáp

ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Theo nghiên cứu gần nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với

Ngân hàng thế giới (World Bank) [1], từ xuất phát điểm hiện nay, để

trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2035, Việt Nam

cần đạt mức tăng GDP bình quân đầu người tối thiểu là 6%/năm.

Theo tính toán của đề án QHĐ7ĐC, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt

Nam cũng sẽ tăng trung bình khoảng 8,2%/năm trong 20 năm tới. Đây

là mức tăng trưởng rất cao, đòi hỏi sự đầu tư lớn cho nguồn – lưới

điện. Hiện trạng thiếu điện triền miên của các nước Nam Mỹ hiện nay

(khi đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo) [2] sẽ là những bài học đắt

giá cho Việt Nam trong việc huy động các nguồn lực xây dựng nhà

máy điện. Theo QHĐ7ĐC, giai đoạn 2016-2030, nước ta cần xây mới

thêm khoảng 90.000 MW nguồn điện, gấp hơn hai lần tổng công suất

nguồn điện hiện nay. Trong giai đoạn 15 năm tới, tổng vốn đầu tư cho

ngành điện là khoảng 148 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn chiếm

75% (111tỷ USD). Trung bình mỗi năm ngành điện phải huy động

khoảng 10 tỷ USD để đầu tư nâng cấp xây mới hệ thống điện, trong

đó 7,5 tỷ USD để phát triển nguồn điện. Xác định rõ quan điểm Điện

phải đi trước một bước sẽ tạo tiền đề cho ngành điện chủ động hơn

trong quản lý, vận hành và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát

triển, nhất là đầu tư xây dựng nguồn điện mới.

(ii) Đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp để sản xuất điện, trong

đó ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo

Đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp, đẩy mạnh khai thác nguồn

năng lượng tái tạo để sản xuất điện là xu hướng tất yếu, đảm bảo an

ninh năng lượng và phát triển bền vững. Nếu trong Tổng sơ đồ 7, định

hướng phát triển chủ yếu là xây dựng mới nhiều nhà máy nhiệt điện

đốt than và điện hạt nhân (tổng CS đặt năm 2030 của nhiệt điện than

là 75.000 MW, điện hạt nhân là 10.700 MW) thì đến QHĐ7ĐC, công

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 3 / 10

Power System Development Department ©

suất đặt nhiệt điện than đã được điều chỉnh giảm còn 55.300 MW,

điện hạt nhân giảm còn 4.600 MW. Sự thiếu hụt nguồn điện sẽ được

bù đắp bằng năng lượng tái tạo như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh

khối (bã mía, trấu), ... với tổng công suất khoảng 27.000 MW, trong

đó điện gió là 6.000 MW, điện mặt trời 12.000 MW. Sự điều chỉnh

chiến lược phát triển nguồn điện của QHĐ7ĐC là phù hợp với cam

kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế tại Hội nghị Công

ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại

Paris năm 2015, trong đó Việt Nam phấn đấu giảm 8% lượng phát

thải khí nhà kính vào năm 2030. Mục tiêu này đã được cụ thể hóa

bằng Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt

Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 [3].

(iii) Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện, đầu tư nguồn điện cân đối

giữa các vùng miền.

Triết lý phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện, đầu tư nguồn điện cân

đối giữa các vùng miền là nguyên tắc cơ bản trong thiết kế hệ thống

điện quốc gia, được nhắc đi nhắc lại tại tất cả các quyết định phê

duyệt Tổng sơ đồ điện [4], [5], và tiếp tục được nhấn mạnh trong

QHĐ7ĐC. Nhưng thực hiện được triết lý này không phải việc dễ

dàng, thậm chí có thể gây hậu quả khôn lường cho an ninh năng

lượng quốc gia nếu xảy ra sự mất cân đối nguồn điện giữa các miền.

Thực tế xây dựng nguồn điện toàn quốc 10 năm qua (2005-2015)

cũng đã cho thấy sự thiếu cân đối trong phát triển nguồn điện giữa ba

miền Bắc – Trung – Nam (xem hình vẽ dưới) [6].

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 4 / 10

Power System Development Department ©

Hình 1: Công suất nguồn tăng thêm các năm 2005-2015 và dự kiến

đến 2020.

Từ đồ thị có thể nhận thấy, 10 năm gần đây, các nguồn điện xây mới

tập trung chủ yếu tại miền Bắc và miền Trung, số nhà máy điện bổ

sung cho miền Nam rất ít, trong khi nhu cầu điện miền Nam rất lớn

(luôn chiếm khoảng 50% sản lượng toàn quốc). Hệ quả là từ năm

2013 trở đi, các đường đây 500 kV liên kết Bắc – Nam (dài 1500 km)

thường xuyên tải cao, gây nhiều rủi ro sự cố rã lưới, mất ổn định hệ

thống và gây tổn thất truyền tải lớn. Phần phía bên phải đồ thị là dự

kiến phát triển nguồn các năm 2016-2020 của QHĐ7ĐC, theo đó các

nguồn điện mới sẽ tập trung nhiều ở miền Nam nhằm bù đắp lượng

công suất thiếu hụt do chậm tiến độ nhiệt điện than những năm qua.

Tổng công suất nguồn gia tăng tại miền Nam trong 5 năm tới sẽ đạt

khoảng 9.000 MW, chiếm 41% công suất nguồn xây mới. Tiến độ đầu

tư xây dựng chậm trễ của các nhà máy nhiệt điện miền Nam giai đoạn

vừa qua như Long Phú I, Sông Hậu I, Vĩnh Tân I&III, Vân Phong I,

... sẽ là những bài học để các cơ quan quản lý ngành điện tìm ra giải

pháp thúc đẩy tiến độ xây dựng nhà máy điện theo đúng kế hoạch,

đồng thời cần có phương án dự phòng, nêu cao khẩu hiệu “Đủ điện

cho miền Nam” trong điều hành ngành điện.

(iv) Phát triển lưới điện 500-220 kV đảm bảo truyền tải an toàn, tin

cậy và kinh tế.

2000

4000

6000

8000

10000

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

20

15

20

16

20

17

20

18

20

19

20

20

MW

Miền Nam

Miền Trung

Miền Bắc

Thực tế phát triển nguồn 2005-2015 Dự kiến 2016-2020

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 5 / 10

Power System Development Department ©

Quan sát, nghiên cứu các Tổng sơ đồ điện từ trước tới nay, nhận thấy

chưa bao giờ, lưới điện truyền tải 500-220 kV lại được quan tâm, mổ

xẻ kỹ như QHĐ7ĐC. Theo QHĐ7ĐC, giai đoạn 2016-2030 tổng khối

lượng trạm biến áp (TBA) 500 kV cần đầu tư là 76.000 MVA, TBA

220 kV là 100.000 MVA, tổng chiều dài đường dây (ĐZ) 500 kV xây

mới cải tạo là 10.000 km, ĐZ 220 kV là 15.000 km. Tổng vốn đầu tư

cho lưới truyền tải 500-220 kV giai đoạn 2016-2030 khoảng 18 tỷ

USD (mỗi năm khoảng 1,2 tỷ USD). Rất nhiều vấn đề của lưới truyền

tải đã được phân tích và dần được tháo gỡ trong QHĐ7ĐC như: thay

đổi cấu trúc lưới điện theo hướng giảm sự tập trung quá nhiều nguồn

vào một trạm (giảm dòng ngắn mạch, giảm sự cố lan truyền); đề cao

tính linh hoạt trong sơ đồ nhất thứ của trạm biến áp (sử dụng sơ đồ có

nhiều máy cắt phân đoạn hơn so với hiện nay); có thể xem xét lắp 3

MBA 600 MVA thay vì lắp 2 máy 900 MVA đối với TBA 500 kV

(nâng cao độ tin cậy trong vận hành); so sánh truyền tải than và

truyền tải điện Bắc – Nam; so sánh truyền tải HVAC, HVDC Bắc –

Nam và Trung – Nam, ...

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 6 / 10

Power System Development Department ©

Để đảm bảo tính khách

quan và chất lượng thiết

kế, Bộ Công Thương đã

thuê Tư vấn Quốc tế

(AES-Australia) thẩm tra

lại các nội dung của

QHĐ7ĐC, trong đó trọng

tâm là rà soát, phản biện

phần thiết kế lưới điện

truyền tải. Sau 6 tháng

làm việc tập trung tại

Australia và Việt Nam,

Tư vấn quốc tế đã nhất trí

cao về phương pháp luận

cũng như các tính toán

và thiết kế lưới truyền tải

của QHĐ7ĐC (trừ một

số điểm bị quá tải N-1).

Những nhận xét tích cực

của Tư vấn quốc tế đã

khẳng định sự trưởng

thành, lớn mạnh của đội

ngũ thiết kế trong nước.

Bắt đầu từ QHĐ7ĐC, các

kỹ sư của Viện Năng

lượng đã áp dụng các quy

trình thiết kế quy hoạch,

cũng như triết lý thiết kế

lưới truyền tải theo tiêu

chuẩn Bắc Mỹ [7], [8] và

Châu Âu [9], có tham

khảo triết lý thiết kế của

Hình 2: Hệ thống điện Việt Nam đến năm

2030

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 7 / 10

Power System Development Department ©

Nhật Bản [10].

(v) Nâng cao chất lượng điện năng và chất lượng dịch vụ cung cấp

điện, thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường để khuyến khích

đầu tư vào ngành điện và khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm hiệu

quả.

Theo tính toán của QHĐ7ĐC, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành

điện giai đoạn 2016-2030 là khoảng 148 tỷ USD. Chi phí biên giai

đoạn 2016- 2020 là khoảng 9,94 USCent/kWh, cả giai đoạn 2016-

2030 là 11,85 USCent/kWh. Như vậy, để đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế

- tài chính, khuyến khích các nhà đầu tư vào nguồn điện, giá điện vẫn

phải tăng trong thời gian tới, dự kiến có thể đạt mức giá bình quân

2402 VNĐ/kWh vào năm 2020. Tính trung bình 5 năm tới, mỗi năm

giá điện sẽ tăng khoảng 8%. Tuy nhiên, giá điện thực tế còn phụ thuộc

rất nhiều yếu tố, trong đó có chỉ đạo điều hành ở cấp vĩ mô của chính

phủ, bởi giá điện sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống – kinh tế - xã

hội, đến mọi tầng lớp nhân dân.

Đảng, Chính phủ đang kêu gọi thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, nâng

cao chất lượng tăng trưởng, ngành điện cần tận dụng cơ hội này để

khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới, sử

dụng năng lượng tiết kiệm – hiệu quả, giảm áp lực đầu tư nguồn –

lưới điện. Nhiều năm qua, để tăng được 1% GDP thì điện luôn phải

tăng 2%, thể hiện hiệu quả sử dụng điện chưa cao. Các nước trong

khu vực như Thái Lan, Malaysia, tỷ lệ tăng trưởng Điện/GDP chỉ

khoảng 1,0 hoặc thấp hơn. Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn

cần có thêm nhiều chính sách để nâng cao hiệu quả sử dụng điện và

sàng lọc những công nghệ lạc hậu tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng có

giá trị gia tăng thấp.

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 8 / 10

Power System Development Department ©

(vi) Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh nhằm đa dạng hóa

phương thức đầu tư và kinh doanh điện, nhà nước chỉ giữ độc quyền

lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nước ta đã hình thành thị trường phát điện cạnh tranh và đang trong

giai đoạn xây dựng thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2021)

và đích đến sẽ là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau 2021) [11].

Trong bối cảnh sản lượng điện phát ra mới “đủ” dùng, xây dựng được

thị trường điện lực cạnh tranh là bài toán khó cho các cấp quản lý, bởi

phải giải quyết tổng hòa các vấn đề: vừa phải khuyến khích được các

nguồn lực đầu tư cho nguồn điện – lưới điện, vừa phải đảm bảo cung

cấp đủ điện có chất lượng ngày càng cao cho nền kinh tế với mức chi

phí chấp nhận được.

QHĐ7ĐC cũng đề xuất giải pháp cần thực hiện tái cơ cấu ngành điện,

từng bước phát triển thị trường điện cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở

bảo đảm an ninh cung cấp điện, giảm chi phí, đồng thời nâng cao hiệu

quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Khi thị trường điện

phát triển, việc đầu tư các công trình điện lực sẽ chủ yếu dựa trên tín

hiệu về giá điện. Do vậy, tín hiệu giá điện cần công khai, minh bạch

để thu hút đầu tư, phát triển ngành điện bền vững.

Từ sau Đổi mới đến nay, quy mô hệ thống điện Việt Nam đã tăng hơn

23 lần, sản lượng điện thương phẩm tăng từ 6 tỷ kWh năm 1990 lên

142 tỷ kWh năm 2015 và chưa có dấu hiệu chững lại. Trong khoảng

30 năm, ngành điện đã thực hiện 7 Tổng sơ đồ (TSĐ) phát triển điện

lực (hiện nay được gọi là Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia).

Các TSĐ đã giúp Chính phủ đưa ra những quyết định quan trọng như

xây dựng các nhà máy điện lớn (TĐ Sơn La, Lai Châu, NĐ Phú Mỹ,

...), xây dựng đường dây tải điện 500 kV Bắc – Nam, các đường dây

220 kV liên kết vùng miền,... nhằm đảm bảo đủ điện cung cấp cho

mọi hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Đề án

QHĐ7ĐC vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016 tiếp

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 9 / 10

Power System Development Department ©

tục đóng vai trò định hướng phát triển ngành điện trong 15 năm tới,

đã cập nhật những xu hướng thời đại áp dụng trong điều kiện cụ thể

của Việt Nam. QHĐ7ĐC là Tổng sơ đồ của phát triển xanh, của năng

lượng mới, năng lượng tái tạo, định hướng lưới điện thông minh, nâng

cao hiệu quả hoạt động ngành điện. QHĐ7ĐC có thể được coi là quy

hoạch điện vì tương lai Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.

Quy hoạch điện quốc gia cho tương lai bền vững

Viện Năng lượng

Institute of Energy Page 10 / 10

Power System Development Department ©

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] World_Bank, "Việt Nam 2035 hướng tới Thịnh vượng, Sáng

tạo, Công bằng và Dân chủ," Washinton DC 2015. [2] J. H. Williams and R. Ghanadan, "Electricity reform in

developing and transition countries: A reappraisal," Energy, vol. 31, pp. 815-844, 2006.

[3] TTg, "Quyết định 2068/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050," T. t. C. phủ, Ed., ed. Hà Nội 2015.

[4] TTg, "Quyết định 1208/QĐ-TTg v/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030," ed. Hà Nội: Thủ Tướng Chính phủ, 2011.

[5] TTg, "QĐ 110/2007/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025," ed. Hà Nội, : Thủ tướng Chính phủ, 2007.

[6] Viện_Năng_Lượng, "Chương trình đầu tư lưới truyền tải đảm bảo tiêu chí N-1 giai đoạn 2016-2020," Hà Nội 2016.

[7] N. G. USA, "United States Operation: Transmission Group Procerdure, TGP28, Transmission Planning Guide," ed: National Grid USA, 2010.

[8] OPA, "Ontanrio Longterm Power System Plan," Ontanrio Power Authority, Ontanrio2005.

[9] UCTE, "UCTE Operation Handbook," ed: UCTE, 2010. [10] TEPCO, "TEPCO Power System Planning rule," ed. Tokyo:

TEPCO, 2010. [11] TTg, "Quyết định số 63/2013/QÐ-TTg Quy định về lộ trình,

các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị truờng điện lực Việt Nam," ed. Hà Nội ERAV, 2013.