160
VIN HÀN LÂM KHOA HC Xà HI VIT NAM HC VIN KHOA HC Xà HI NGUYỄN VĂN DŨNG Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN §æI MíI Vμ HéI NHËP QUèC TÕ LUN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HC HÀ NI - 2019

Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN DŨNG

Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM

TRONG §IÒU KIÖN §æI MíI Vµ HéI NHËP QUèC TÕ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN DŨNG

Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM

TRONG §IÒU KIÖN §æI MíI Vµ HéI NHËP QUèC TÕ

Ngành: CNDVBC & DVLS

Mã số :92.29.002

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH XUÂN

HÀ NỘI - 2019

Page 3: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Dũng

Page 4: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 6

1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn

giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo và nguyên nhân chuyển biến đời sống

tôn giáo Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế....................................... 6

1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng chuyển biến đời sống tôn

giáo và ảnh hưởng của chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội

nước ta hiện nay .............................................................................................. 21

1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về Quan điểm, giải pháp và một số

khuyến nghị đối với lĩnh vực công tác tôn giáo .............................................. 26

1.4. Đánh giá chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......... 35

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN

BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI, HỘI

NHẬP QUỐC TẾ .......................................................................................... 38

2.1. Lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn giáo, chuyển biến đời sống

tôn giáo và đổi mới, hội nhập quốc tế ............................................................. 38

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở

Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế ...................................... 51

Chƣơng 3: CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ ẢNH

HƢỞNG CỦA CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TỚI ĐỜI

SỐNG XÃ HỘI .............................................................................................. 74

3.1. Những chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam ................................. 74

3.2. Ảnh hưởng của chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội

nước ta hiện nay .............................................................................................. 91

Page 5: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

Chƣơng 4: XU HƢỚNG CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO

VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM

PHÁT HUY HƠN NỮA YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA SỰ CHUYỂN

BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ...................... 111

4.1. Dự báo đời sống tôn giáo trong thời gian tới và một số quan điểm

trong công tác tôn giáo .................................................................................. 111

4.2. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và

hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở

nước ta hiện nay ............................................................................................ 124

KẾT LUẬN .................................................................................................. 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 6: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm

của khu vực Đông Nam Á, là ngã ba đường của khu vực, nơi thông thương, đi

lại từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Từ xưa, Việt Nam đã là nơi qua

lại của nhiều cư dân, là nơi tiếp nhận và truyền tải nhiều luồng văn hóa. Vì

vậy, nơi đây cũng sớm tiếp nhập các tư tưởng của các tôn giáo trên thế giới.

Đến nay, có thể nói nước ta là một quốc gia đa tôn giáo có những tôn giáo du

nhập từ bên ngoài và có những tôn giáo nội sinh. Việt Nam hiện nay, có 41 tổ

chức tôn giáo của 15 tôn giáo với khoảng 25 triệu tín đồ có mặt ở khắp các

vùng lãnh thổ và cộng đồng tộc người.

Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc

tế trong bối cảnh thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn. Với những

thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phát triển của

kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực

của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội... Mặt khác, sự phát triển của

Internet, các phương tiện truyền thông hiện đại,...khiến thế giới dường như

“phẳng” lại, đường biên giới giữa các quốc gia “nhạt” đi, mỗi quốc gia

càng trở nên gắn kết hơn với bộ phận còn lại của thế giới. Đổi mới, hội

nhập quốc tế đưa nước ta từ một nước nông nghiệp đi lên công nghiệp hóa,

hiện đại hóa; từ một lối sống phong tục, tập quán làm chuẩn mực sang lối

sống lấy luật pháp làm chuẩn mực; từ một xã hội kín sang xã hội mở nghĩa

là xã hội Việt Nam sẽ chuyển biến trên tất cả các phương diện giai cấp,

nghề nghiệp, dân số, dân tộc, tôn giáo…Sự chuyển biến này là một nhân tố

tích cực, góp phần làm thay đổi căn bản mọi mặt của đời sống xã hội.

Nhưng, cùng với những chuyển biến tích cực, hàng loạt vấn đề kinh tế, xã

hội cũng được đặt ra: đó là sự gia tăng khoảng cách giàu và nghèo; sự

Page 7: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

2

chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; giữa miền xuôi và miền núi, sự bất

bình đẳng giữa lao động chân tay và lao động trí óc.

Đời sống tôn giáo là một phần của đời sống xã hội, khi đời sống xã hội

chuyển biến chắc chắn đời sống tôn giáo sẽ có những chuyển biến theo. Tuy

nhiên, thời gian tới đời sống tôn giáo sẽ chuyển biến như thế nào? Mức độ

chuyển biến ra sao? Yếu tố nào quyết định xu hướng chuyển biến? Những

ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng đến đâu? Đó là những câu hỏi

không dễ dàng có câu trả lời ngay.

Thực tiễn cho thấy đời sống tôn giáo ở nước ta có những đổi thay tích

cực, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi nổi, phong phú. Chức sắc và tín

đồ tôn giáo thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, theo tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”.

Hoạt động từ thiện xã hội tăng lên, chính sách đại đoàn kết dân tộc được thực

hiện tốt, tổ chức Giáo hội được củng cố, phát triển. Nhưng bên cạnh những

mặt tích cực thì chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta cũng có những diễn

biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định. Còn có những

người truyền đạo trái phép, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hành nghề mê tín dị

đoan, một số đối tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện những hoạt

động kích động, chống đối gây mất ổn định chính trị, phá hoại khối đại đoàn

kết dân tộc. Giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo là vấn đề khó, bởi

những nguyên nhân khách quan và chủ quan đến từ mặt nhận thức, cách thức

thực hiện…nên còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Một số địa phương để tình

trạng phức tạp liên quan đến đời sống tôn giáo kéo dài, đặc biệt có nơi thành

“điểm nóng” gây bức xúc trong đời sống xã hội, làm ảnh hưởng tới việc thực

hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Vì vậy, rất cần có những định hướng, điều chỉnh bằng những chính

sách ở tầm vĩ mô của chủ thể quản lý nhà nước. Sự định hướng ấy chỉ có

thể bằng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện cơ chế hoạt động

Page 8: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

3

hiệu quả làm cho đời sống tôn giáo giữ gìn, phát huy những giá trị tốt

đẹp, nhưng cũng có thể ngăn chặn, gạt bỏ những yếu tố phản giá trị cho

sự phát triển của dân tộc. Muốn vậy, ngoài sự quyết tâm trong hoạt động

quản lý của Nhà nước, còn đòi hỏi phải có những nghiên cứu thấu đáo,

toàn diện, khoa học về đời sống tôn giáo. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm

hiểu một cách tổng thể chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam là việc

làm cần thiết và hữu ích.

Chính vì những lí do trên, bằng phương pháp tiếp cận của Chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng tôi chọn đề tài “Sự

chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội

nhập quốc tế” làm nghiên cứu cho luận án của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những biểu hiện về sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt

Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc, từ đó đề xuất những kiến nghị

và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực đồng

thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình chuyển biến đời sống

tôn giáo ở nước ta hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện luận án, có ba nhiệm vụ đặt ra cần giải quyết:

Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đời sống tôn giáo;

chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam;

Thứ hai: Làm rõ thực trạng, tác động của sự chuyển biến đời sống tôn

giáo ở Việt Nam tới đời sống xã hội hiện nay;

Thứ ba: Dự báo xu hướng đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian

tới, từ đó đưa ra một số quan điểm, khuyến nghị và giải pháp đối với công tác

tôn giáo ở nước ta.

Page 9: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là những biểu hiện cơ bản của

chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu những biểu hiện

cơ bản của sự chuyển biến về đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong thời kì đổi

mới, hội nhập quốc tế, như: chuyển biến về niềm tin; tổ chức; các hoạt động

thuần túy tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ra bên ngoài xã hội.

Về thời gian, luận án nghiên cứu những chuyển biến đời sống tôn giáo

ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm của Chủ nghĩa

Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối đổi mới của

Đảng, Nhà nước về tôn giáo, những thành quả nghiên cứu lí luận của các nhà

khoa học đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu về đời sống tôn giáo và sự

chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khoa học

xã hội nhân văn như: Triết học, tôn giáo học, phương pháp thống nhất logic –

lịch sử, phân tích và tổng hợp tài liệu, xin ý kiến chuyên gia…về sự chuyển

biến đời sống tôn giáo ở nước ta. Luận án cũng sử dụng kết quả các công

trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài.

5. Đóng góp của Luận án

- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về đời

sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo.

Page 10: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

5

- Luận án chỉ ra nguyên nhân chuyển biến và thực trạng đời sống tôn

giáo nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó luận án nêu ra những tác động của

chuyển biến đời sống tôn giáo đối với đời sống xã hội và dự báo xu hướng

chuyển biến trong thời gian tới.

- Luận án đưa ra một số quan điểm, giải pháp và khuyến nghị nhằm

phát huy hơn nữa yếu tố tích cực của sự chuyển biến đời sống tôn giáo nước

ta hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

Dựa trên những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, quan điểm,

chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, luận án làm rõ nội hàm của đời

sống tôn giáo và chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở chỉ ra nguyên nhân, thực trạng và đánh giá tác động của

chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta, luận án đưa ra những quan điểm,

giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời hạn

chế những tồn tại của sự chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội.

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách

của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo. Luận án còn có thể làm tài liệu cho

hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung

của luận án gồm 4 chương và 09 tiết.

Page 11: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

6

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về tôn giáo, đời

sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo và nguyên nhân chuyển biến

đời sống tôn giáo Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về tôn giáo, đời

sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo

- Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận tôn giáo

Nghiên cứu về tôn giáo được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước

quan tâm, vấn đề này còn thu hút được các cơ quan chức năng, các nhà quản

lý tham gia nghiên cứu, bởi tính lịch sử và khả năng ảnh hưởng của nó tới ổn

định và phát triển xã hội. Dù mục tiêu nghiên cứu khác nhau, nhưng cơ bản

đều muốn lý giải nguyên nhân ra đời, bản chất, vai trò của tôn giáo.

C.Mác - Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội, năm

1984, khi bàn về tôn giáo và cơ sở trần tục của tôn giáo cho rằng, “cơ cấu

kinh tế của xã hội luôn là cái cơ sở hiện thực mà xét đến cùng ta phải dựa vào

mới giải thích được thượng tầng kiến trúc là chế độ pháp quyền và chế độ

chính trị cũng như quan niệm tôn giáo triết học và quan niệm khác của mỗi

thời kỳ lịch sử nhất định”. Quan điểm trên của các nhà kinh điển đã trở thành

phương pháp luận trong nghiên cứu về tôn giáo, đó là, trước hết chúng ta phải

xuất phát từ quan hệ kinh tế của xã hội, đó là cơ sở hiện thực để phân tích, lý

giải các hiện tượng tôn giáo.

Tác giả Du Hong trong bài viết “Vấn đề tôn giáo và hiện đại hóa” in

trong cuốn “Tôn giáo và đời sống hiện đại”, Nxb Thông tin khoa học xã hội,

Hà Nội, năm 1998, cho rằng: tôn giáo là một khái niệm động, một hiện tượng

tinh thần và văn hóa gắn liền với một thời đại cụ thể, có nhiều hình thức biểu

hiện và nội dung phong phú. Qua bài viết, ta thấy cùng là một tôn giáo nhưng

Page 12: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

7

khả năng thích ứng với những giai đoạn phát triển khác nhau về đời sống kinh

tế của các dân tộc tin theo nó, tôn giáo có những biến đổi về bản chất nội

dung để phù hợp với thực tiễn. Bài viết cũng chỉ ra cách tiếp cận khi tìm hiểu

vấn đề tôn giáo và hiện đại hóa là cần chú trọng đến sự phát triển khác nhau

mà tôn giáo đã trải qua trong quá trình hiện đại hóa, từ ảnh hưởng giữa tôn

giáo và xã hội mà phân tích tôn giáo trong tiến trình một xã hội cụ thể nào đó.

Tác giả Nguyễn Đức Sự (1999) “C.Mác - Ph.Ăngghen về vấn đề tôn

giáo”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1999, đã làm nổi bật luận điểm

của các nhà kinh điển về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, tiến trình

phát triển tôn giáo trong lịch sử, vai trò xã hội của tôn giáo cũng như vấn

đề con người, các thể chế xã hội với tôn giáo. Tác giả đã trình bày một

cách khoa học, logic những quan niệm của C. Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề

tôn giáo, đây là cơ sở lý luận quan trọng khi chúng ta nghiên cứu về tôn

giáo. Cùng bàn về vấn đề này, đến năm 2001, tác giả viết bài “Quan điểm

của C.Mác, Ph.Ăngghen về tôn giáo là cơ sở mọi phương pháp nghiên cứu

tôn giáo” in trong cuốn “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ”, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001, một lần nữa tác giả nhấn mạnh vấn đề

tôn giáo được C.Mác - Ph.Ăngghen xem xét trong sự nghiên cứu tổng thể

và những quy luật phát triển khách quan của xã hội tư bản dẫn đến sự thiết

lập một chế độ xã hội mới thực sự giải phóng cho giai cấp công nhân và

nhân dân lao động. Vì thế tôn giáo trở thành một bộ phận của chủ nghĩa

duy vật lịch sử và cũng là một khâu không thể thiếu của chiến lược đấu

tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Bài viết nhận định, C.Mác,

Ph.Ăngghen đã đứng trên lập trường của của giai cấp công nhân và vận

dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải thích vấn đề tôn giáo, làm cho học

thuyết về tôn giáo của hai ông có một cơ sở khoa học chắc chắn. Để chứng

minh cho lập luận của mình, tác giả đã chỉ những vấn đề cơ bản thường

được các nhà kinh điển tiếp cận nghiên cứu như: Tôn giáo và cơ sở trần tục

Page 13: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

8

của tôn giáo; vai trò xã hội của tôn giáo; nhu cầu tôn giáo của nhân dân;

vấn đề định nghĩa tôn giáo; quá trình lịch sử và xu thế phát triển của tôn

giáo; tương lai tôn giáo; vấn đề đường lối chính sách tôn giáo.

Tác giả Trần Đăng Sinh (2009), “Giáo trình Tôn giáo học”, Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009, khi đề cập tới bản chất của tôn giáo đã đưa

ra các quan điểm ngoài mác xít và quan điểm mác xít về bản chất của tôn

giáo. Thực chất cuốn sách sơ lược một số tư tưởng của C. Mác và Ph.

Ăngghen về bản chất tôn giáo, đồng thời đề cập tới một số quan điểm về tôn

giáo của một số nhà tư tưởng trên thế giới như, Hêghen, Đêmôcrít, Durkheim,

MaxWeber.... Từ đó, tác phẩm lí giải tính khoa học trong quan điểm của

C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo.

Tác giả Đặng Nghiêm Vạn viết bài “Diễn trình tôn giáo qua lịch sử

nhân loại” in trong cuốn “Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng - chặng đường

20 năm (1991 - 2011)” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011, đã

quan niệm tổng quát về tôn giáo, điểm đáng lưu ý là tác giả coi tôn giáo là

thực thể khách quan của xã hội loài người. Ông cũng đã chỉ rõ bản chất của

tôn giáo qua phần viết “diễn biến của những định nghĩa về bản chất tôn

giáo” trong cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”

Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, năm 2012. Thông qua quá trình

nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên

thế giới, tác giả đã chỉ ra “đối tượng” của tôn giáo là bao gồm các lực

lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một

cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực với con người, nhằm

luận giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Qua tinh

thần bài viết, cho thấy tôn giáo được biểu hiện phong phú, đa dạng tùy

thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, hoàn cảnh địa lý, văn hóa đặc

trưng của mỗi cộng đồng xã hội hay tôn giáo khác nhau.

Page 14: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

9

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã làm

sáng tỏ những nội dung cơ bản về tôn giáo như, bản chất, đối tượng của tôn

giáo. Một số công trình còn lược khảo những quan niệm về tôn giáo và phân

tích, so sánh đối chiếu những quan niệm đó.

- Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận đời sống tôn giáo và chuyển

biến đời sống tôn giáo

Tác giả Nguyễn Kim Hiền trong bài viết “Từ điều tra xã hội học 1995 -

1998 suy nghĩ về sự vận động của các tôn giáo ở Việt Nam” in trong cuốn

“Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo ở Nam bộ” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

năm 2001, đã chỉ ra chiều hướng vận động đời sống tôn giáo ở Việt Nam giai

đoạn cuối thế kỷ XX. Từ kết quả điều tra xã hội học, tác giả đi vào phân tích

một số vấn đề như: nhận diện các tôn giáo ở Việt Nam; sự hình thành “một

không gian tôn giáo mới”; một số chức năng cơ bản của tôn giáo. Một xu thế

chung bao trùm có thể nhận thấy qua các điều tra từ 1995 - 1998 là sự phai

nhạt dần của vũ trụ quan tôn giáo truyền thống với tư cách là một hệ thống

hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, một số giá trị tôn giáo có ý nghĩa tích cực đối với

việc củng cố các quan hệ cộng đồng vẫn được nỗ lực bảo tồn và khôi phục.

Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong bài “Về những điều mới xuất hiện

trong đời sống tôn giáo hiện nay” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, năm

2006, khi bàn về những “hiện tượng tôn giáo mới”, tác giả khẳng định mỗi

khi xã hội có những chuyển tiếp, khủng hoảng niềm tin, con người tự mình

chưa tìm được lối đi thì “hiện tượng tôn giáo mới” sẽ xuất hiện. Hiện tượng

này lại xảy ra đúng lúc con người giảm niềm tin vào những mục đích về chủ

thuyết chính trị, vào các tổ chức tôn giáo cổ truyền với một nội dung xơ cứng,

những nghi thức rườm rà, những thiết chế lỗi thời.

Tác giả Nguyễn Duy Hinh (2007) "Một số bài viết về tôn giáo học",

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2007, chỉ ra thực tiễn sự biến động đời

Page 15: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

10

sống tôn giáo từ góc độ chính trị. Theo tác giả, thực tế nếu các tôn giáo chỉ

hoạt động như tôn giáo không mang mục đích chính trị thì không có vấn đề

lớn. Nhưng đúng như Ph.Ăngghen đã nói, một khi các tôn giáo đã thông qua

đại diện cho thần quyền thì sẽ xuất hiện sự can thiệp có ý thức của tập đoàn

này hay tập đoàn nọ không còn là hiện tượng thuần túy tâm linh nữa. Đằng

sau các cuộc nổi dậy tôn giáo hiện nay đều có mưu đồ chính trị. Trung Đông,

Trung Âu, Đông Nam Á...các nơi có xung đột vũ trang khoác áo tôn giáo đều

có mục đích chính trị cả. Từ sự phân tích trên, tác giả đi đến kết luận thế

quyền phải giữ cho thần quyền hoạt động trong đời sống tâm linh không định

hướng biến thành thần quyền.

Tác giả Trần Hồng Liên trong bài viết “Chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ Phật

giáo Nam bộ Việt Nam thời hội nhập” in trong cuốn “Sự biến đổi của tôn giáo

tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Thế giới, năm 2008, đã chỉ ra những

nét chính của quá trình chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ phật giáo ở Nam Bộ như,

chuyển đổi sinh hoạt, chuyển đổi trong học tập, chuyển đổi trong hoằng pháp,

chuyển đổi trong hoạt động từ thiện xã hội. Đặc biệt tác giả đã đặt sự chuyển

đổi trên trong một bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể và xem nó là lí do của sự

chuyển đổi đó.

Tác giả Trương Văn Món (Sakaya) có bài “Sự biến đổi tín ngưỡng, tôn

giáo của người Chăm ở Việt Nam” in trong “Sự biến đổi của tôn giáo tín

ngưỡng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Thế giới, năm 2008, đã khái quát những

đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo Chăm và tác giả chỉ ra những nguyên nhân biến

đổi tín ngưỡng Chăm trong lịch sử, theo đó bài viết chỉ ra nguyên nhân sự

biến đổi của tín ngưỡng Chăm là do sự du nhập, ảnh hưởng của Bàlamôn giáo

và Hồi giáo. Từ sự phân tích các lần biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch

sử, tác giả chỉ ra thực trạng tín ngưỡng tôn giáo Chăm hiện nay và sự biến đổi

của nó trong xã hội hiện đại.

Page 16: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

11

Tác giả Trần Văn Trình với bài viết “Các tôn giáo ở Việt Nam đồng

hành cùng dân tộc trong thời kỳ đổi mới” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3,

năm 2006, khẳng định các sinh hoạt tôn giáo ở nước ta diễn ra sôi nổi, phong

phú, đa dạng. Tác giả chứng minh nhận định của mình thông quan một số

luận cứ như, các sinh hoạt tôn giáo ngày càng được tôn trọng; các tổ chức tôn

giáo tăng cường củng cố tổ chức, việc phong chức, phong phẩm, thuyên

chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo,

chức sắc tôn giáo được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện phù hợp; các tôn

giáo tăng cường và mở rộng cơ sở đào tạo chức sắc; việc in ấn kinh sách và

xuất bản phẩm tôn giáo được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đáp

ứng nhu cầu sinh hoạt và hoạt động tôn giáo; quan hệ quốc tế và hoạt động

đối ngoại tôn giáo ngày càng được tăng cường và mở rộng; hoạt động từ thiện

nhân đạo của các tổ chức, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có những đóng góp

xã hội rất đáng ghi nhận.

Tác giả Đỗ Quang Hưng “Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long

- Hà Nội, Nxb Hà Nội, năm 2010, đã phân tích sinh hoạt tôn giáo tín

ngưỡng của người Thăng Long - Hà Nội. Cuốn sách được kết cấu thành 03

phần theo logic: phần 1, Không gian thiêng của Thăng Long - Hà Nội;

phần 2, Hệ thống tôn giáo ở Hà Nội; phần 3, Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng

của người Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt phần 3 của cuốn sách đã đã làm

rõ vấn đề đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là gì? sự chuyển biến sinh hoạt tín

ngưỡng của người Hà Nội qua một số giai đoạn lịch sử (Sinh hoạt tín

ngưỡng ở Thăng Long - Kẻ Chợ; sinh hoạt tín ngưỡng ở Hà Nội thời kỳ Âu

hóa; sinh hoạt tín ngưỡng ở Hà Nội thời hiện đại). Cùng nghiên cứu về đời

sống tôn giáo giai đoạn hiện nay, Tác giả có bài viết “Mấy nhận định tổng

quát về đời sống tôn giáo ở Việt Nam nước ta hiện nay và mối quan hệ

giữa Nhà nước và Giáo hội” Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 7, năm 2012,

chỉ ra một trong những điểm đáng quan tâm nhất của đời sống tôn giáo

Page 17: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

12

nước ta hiện nay là đã và đang diễn ra sự thay đổi cơ bản của “cái tôn

giáo”, nói chính xác hơn là sự tái cấu hình tôn giáo trong đời sống xã hội.

Bài viết làm sáng tỏ thức tỉnh tôn giáo ở Việt Nam; thị trường tôn giáo; tái

cấu hình tôn giáo; quan hệ nhà nước và giáo hội trước sự biến đổi của đời

sống tôn giáo. Điểm đặc biệt của bài viết là đã đưa ra một số nhận định

mang tính tiên phong về đời sống tôn giáo trong giai đoạn hiện nay ở Việt

Nam: 1)Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập

cũng như sự đổi mới về đường lối chính sách tôn giáo, sự thức tỉnh “thị

trường tôn giáo” ở Việt Nam cũng thể hiện rất rõ nét trong đời sống tinh

thần, xã hội của cá nhân và cộng đồng. 2)Đổi mới đường lối chính sách tôn

giáo, đặc biệt là việc mở rộng việc công nhận các tôn giáo cũng như các tổ

chức tôn giáo đã góp phần quyết định hiện tượng “tái cấu hình” đời sống

tôn giáo. 3)Tái cấu hình đời sống tôn giáo cũng dẫn đến những hệ luận mới

mẻ, thậm chí có tính thách đố đối với hệ thống pháp lý có liên quan đến

vấn đề tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Văn Dũng (2012) "Tôn giáo với đời sống chính trị - xã

hội ở một số nước trên thế giới", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2012,

cho rằng sự đổi mới của các tôn giáo một phần là do nhu cầu nội tại của chính

tôn giáo đó, theo ông, việc các nhà cải cách tôn giáo đưa ra yêu cầu đổi mới

các lễ nghi tôn giáo (đơn giản hóa và dân chủ hóa việc thờ cúng) là nhằm gạt

bỏ vai trò trung gian của giáo hội, giải phóng tín đồ khỏi sự ràng buộc của

giới tăng lữ, đưa họ xích lại gần với thần thánh, phát huy tích cực và tự do ý

chí cá nhân, đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại.

Tác giả Trương Phan Châu Tâm viết bài “Các lý thuyết chuyển đổi

tôn giáo và nghiên cứu chuyển đổi tôn giáo ở vùng đồng bằng sông Cửu

Long” in trong cuốn “Phật giáo vùng Mê - Kông ý thức môi trường và toàn

cầu hóa”, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2015, đã nhìn nhận

quá trình chuyển đổi tôn giáo trên phương diện triết học - tôn giáo. Theo tác

Page 18: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

13

giả, mọi tôn giáo với tư cách là hệ thống văn hóa - xã hội luôn có sự vận

động, biến đổi. Bài viết lí giải mọi sự biến đổi tôn giáo là những thay đổi

của đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội và những phản ứng bên

trong của một tôn giáo ở cả cấp độ cá nhân, cộng đồng. Bài viết cũng đã

phân tích một số lý thuyết cơ bản nghiên cứu chuyển đổi tôn giáo, như: lý

thuyết thế tục hóa; lý thuyết địa - văn hóa, tôn giáo; lý thuyết đa văn hóa.

Tác giả Nguyễn Thanh Xuân "Đạo Tin lành ở Việt Nam", Nxb Tôn

giáo, Hà Nội, năm 2006, đã trình bày những kiến thức khái quát về đạo

Tin lành và các vấn đề về đạo Tin lành ở Việt Nam: tên gọi của đạo, hoàn

cảnh và điều kiện ra đời, quá trình truyền bá đạo, giáo lý và đạo Tin

lành... Đạo Tin lành từ khi du nhập Việt Nam đến năm 1954 và đạo Tin

lành ở các vùng đồng bào dân tộc. Cuốn sách đã khái quát lịch sử đạo Tin

Lành ở nước ta, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo

này đối với đời sống tôn giáo hiện nay. Một trong những cuốn sách được

chuẩn bị với thời gian dài và công phu của tác giả Nguyễn Thanh Xuân là

"Đạo Cao đài hai khía cạnh lịch sử và tôn giáo", Nxb Tôn giáo, Hà Nội,

năm 2014, cuốn sách được kết cấu gồm 4 chương với logic: Hoàn cảnh,

điều kiện ra đời của đạo Cao đài; Quá trình phát triển của đạo Cao đài;

Ảnh hưởng của đạo Cao đài đối với đời sống chính trị, xã hội của đất

nước; Đất nước đổi mới, đạo Cao đài tiếp nối đường hướng “Nước vinh

Đạo sáng”. Điểm nhấn của cuốn sách chính là tác giả đã chỉ ra những thay

đổi trong đời sống tôn giáo và đường hướng hoạt động của đạo Cao đài

trong giai đoạn hiện nay.

Những công trình nghiên cứu trên khi tiếp cận đời sống tôn giáo ở mức

độ chung chung, chưa có những luận giải cụ thể, khoa học về mặt lý luận đời

sống tôn giáo. Đây là khoảng trống và khó khăn lớn cho luận án khi xây dựng

cơ sở lý luận để thực hiện công việc nghiên cứu.

Page 19: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

14

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về những nguyên nhân ảnh

hưởng đến sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta

Francois Houtart, Trường Đại học Thiên chúa giáo Louvain, trong bài viết

tặng Viện nghiên cứu Tôn giáo, đã chỉ ra mối quan hệ giữa phân cực xã hội và

phân cực tôn giáo. Ông viết: Theo quan điểm tôn giáo, sự phân cực xã hội cũng

có nghĩa là sự phân cực tôn giáo; lý giải sự phân giải tôn giáo ở phương Tây,

Francois Houtart cho rằng, với phương Tây, sự phân giải tôn giáo (trước hết là

Kitô giáo) là hình thức chủ yếu của quá trình thế tục hóa, sự phát triển khoa học

kĩ thuật và sự lo âu, lúng túng của con người trước sự sụp đổ liên tiếp của các hệ

giá trị. Ở đây, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến tôn

giáo ở phương Tây, và dưới tác động của toàn cầu hóa, đây cũng là những

nguyên nhân chính dẫn tới sự chuyển biến tôn giáo ở Việt Nam.

Tác giả Đặng Thế Đại, trong phần viết “Từ góc độ kinh tế thử lý giải một

số hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam” in trong cuốn “Những vấn đề lý

luận và thực tiến tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm

1998, đã xem xét hiện tượng tín ngưỡng thành hoàng, cộng đồng tôn giáo, thế

giới thần linh và Đạo Cao Đài trong mối liên hệ với đời sống kinh tế Việt Nam.

Qua bài viết cho thấy, sinh hoạt tôn giáo khi đã trở thành một mặt không thể tách

rời của sinh hoạt cộng đồng thì tôn giáo đó sẽ có sức sống bền vững. Về phía các

tôn giáo, một cách tự nhiên, họ triệt để lợi dụng điều này. Họ phát triển, củng cố

tổ chức của mình thông qua các phương sách phi tôn giáo, hay là thông qua các

phương diện khác của đời sống cộng đồng: Chăm lo đời sống giáo dân, tổ chức

tương tế, thăm hỏi, làm từ thiện, tổ chức dạy nghề, lớp học tình thương, tổ chức

các ca đoàn, dạy múa, dạy hát cho thiếu nhi, tổ chức đi du lịch, hành hương

v.v...đều là những hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau, qua đó củng cố

cộng đồng tôn giáo. Bài viết cũng đề cập những hoạt động mang tính thích ứng

của tôn giáo trước sự thay đổi của nền kinh tế.

Page 20: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

15

Tác giả Nguyễn Đức Lữ trong bài viết “Nguyên nhân phát triển những

hiện tượng tôn giáo mới hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3, năm 2004,

đã chỉ ra, những năm gần đây, nhiều “hiện tượng tôn giáo mới” ra đời và phát

triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều thành phần có trình độ

học vấn cao. Để lý giải hiện tượng trên, bài viết đã phân tích những nguyên

nhân nảy sinh hiện tượng “tôn giáo mới”. Qua bài viết cho thấy một số

nguyên nhân cơ bản được tác giả phân tích như, sự mất phương hướng của

con người trước sự phát triển xã hội; hậu quả của sự phát triển khoa học công

nghệ; sự suy thoái của một số tôn giáo lớn.

Tác giả Trình Mưu viết bài “Đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ

công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn

giáo, số 4, năm 2005, cho rằng, những thay đổi trong nền kinh tế cũng đã tác

động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong đời sống văn hóa xã hội nói chung và đời

sống tín ngưỡng - tôn giáo nói riêng. Tác giả chỉ ra bức tranh toàn cảnh của

tín ngưỡng, và tôn giáo nước ta, đó là, các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có

điều kiện hoạt đều đặn, thuận lợi, sống động. Bài viết, đã đặt những câu hỏi

như: vì sao có những sự chuyển biến lớn đó? những chuyển biến đó cụ thể

như thế nào? những mặt tích cực và hạn chế của nó? Và những dự báo trong

thời gian tới? Từ đó, đi tìm câu trả lời để giải quyết những vấn đề đặt ra. Theo

tác giả, sự chuyển biến trên xuất phát từ một số nguyên nhân như, chính sách

đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong đó có đổi mới trong chính sách tôn

giáo; điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa ở nước ta

hiện nay đã tác động mạnh đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo làm tăng nhanh

xu hướng thế tục hóa của tôn giáo nước ta; nền kinh tế thị trường tạo ra trong

đời sống tín ngưỡng, tôn giáo xu hướng phân hóa và càng xuất hiện nhiều tôn

giáo mới; một số thế lực chống đối trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề tôn

giáo cho động cơ chính trị.

Page 21: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

16

Tác giả Nguyễn Xuân Hùng trong bài “Tìm hiểu những hệ quả của việc

truyền giáo Tin Lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo ở

Việt Nam” in trong cuốn “Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004, đã chỉ ra sự va chạm của việc truyền giáo

Tin Lành đối với tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn

giáo khác tại Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra hệ quả từ sự va chạm của

việc truyền giáo Tin Lành, từ đó tìm hiểu nguyên nhân của sự va chạm. Phần

cuối của bài viết, nêu lên những tác động trở lại của văn hóa truyền thống và

tín ngưỡng tôn giáo bản địa vào cộng đồng Tin Lành Việt Nam.

Tác giả Hoàng Minh Đô trong bài “Những biến động về tín ngưỡng tôn

giáo của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa

hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12, năm 2005, đã khái quát những nét

chính về sự biến đổi đời sống tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên dưới tác

động của toàn cầu hóa. Bài viết cũng đã phân tích những lý do dẫn tới sự biến

đổi mạnh mẽ đời sống tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên như, đời sống kinh

tế - văn hóa chậm phát triển cùng với những hủ tục lạc hậu gắn liền với tín

ngưỡng đa thần; các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của các dân tộc

thiểu số bị mai một dần, lớp già làng, trưởng bản không còn vị thế ban đầu,

dẫn dắt thế hệ trẻ; sự suy yếu dần “hệ miễn dịch” của tâm thức văn hóa - tôn

giáo dân tộc truyền thống. Tác giả kết luận, sự phát triển nhanh và đột biến

của đạo Tin Lành vùng dân tộc thiểu số thời gian qua không chỉ có sự hậu

thuẫn trực tiếp về chính trị và tài chính của các nước phương tây, mà còn có

xu hướng quốc tế hóa vấn đề tôn giáo.

Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong bài viết “về những điều mới xuất hiện

trong đời sống tôn giáo hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2,

năm 2007, cho rằng thời kỳ chuyển tiếp xã hội là nguyên nhân cơ bản tạo ra

sự biến đổi tôn giáo hiện nay. Theo bài viết, những chuyển biến lịch sử đã tác

Page 22: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

17

động lớn lao vào đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Nếu tư tưởng độc thần, với

việc xuất hiện Đấng tối cao đã thay thế cho các tôn giáo cổ đại, nếu chủ nghĩa

tư bản đã chôn vùi tính độc tôn của một tôn giáo với khẩu hiệu tự do tín

ngưỡng tôn giáo, thì vào thời đại hiện nay, ngày từ cuối thế kỷ XX,

A.Malraux đã tiên đoán: “Vấn đề then chốt của cuối thế kỷ này là vấn đề tôn

giáo được diễn ra dưới một dạng thức khác hẳn so với sự hiểu biết của chúng

ta, cũng như đạo Kitô đã làm với các tôn giáo cổ đại”. Nghiên cứu về nguyên

nhân chuyển biến đời sống tôn giáo nước ta cũng được tác giả bàn kĩ trong

Tác phẩm “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2012. Đây là một trong những công trình nghiên

cứu tiêu biểu về tôn giáo của tác giả Đặng Nghiêm Vạn. Cuốn sách được viết

thành 06 phần và 02 phụ lục đã cung cấp những vấn đề lý luận chung về tôn

giáo như: chỉ ra nhu cầu; vai trò và diễn biến tôn giáo... Đồng thời, tác giả đã

phân tích, lý giải các xu hướng tôn giáo và chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới

sự biến đổi đó. Công trình chỉ ra nhiều nguyên nhân diễn biến tôn giáo nhưng

đại thể có thể quy vào những điểm chủ yếu sau, do tính toàn cầu hóa; Sự tiến

lên như vũ bão của khoa học, công nghệ. Đây là những nguyên nhân cơ bản

dẫn tới sự biến đổi đời sống tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

nhà nước "Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam" mã số KX.04.14/06-

10, chủ nhiệm đề tài, tác giả Tạ Ngọc Tấn, công trình đã nêu lên những nhân

tố tác động và quy định sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới, bao gồm cả xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội - tôn giáo. Báo cáo chỉ ra

những nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi cơ cấu xã hội - tôn giáo là do, sự thay

đổi về chế độ sở hữu, trong đó cốt lõi là thay đổi về sở hữu tư liệu sản xuất;

thay đổi và trình độ phân công lao động xã hội có những bước phát triển mới;

phương thức sử dụng quyền lực chính trị; quá trình hình thành và phát triển

Page 23: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

18

nền kinh tế thị trường và những hệ quả tất yếu; biến động quy mô và cơ cấu

dân số; những biến đổi văn hóa xã hội và giao lưu, hội nhập quốc tế.

Tác giả Vũ Minh Tuyên “Cơ duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo

việt nam đến nay (qua một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ)” Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, năm 2010, đã lý giải về sự tồn tại và phát triển Phật giáo ở Việt

Nam. Cuốn sách phân tích những kết quả nghiên cứu và đưa dẫn chứng cụ thể

về Phật giáo ở Việt nam, đặc biệt là qua sáu tỉnh thành ở đồng bằng Bắc bộ để

làm sáng tỏ từ cơ duyên kinh tế - xã hội đến cơ duyên nhận thức và cơ duyên

tâm lý quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.

Hội thảo khoa học "Tôn giáo trong hệ thống pháp luật đương thời" do

Đại học BYU, Utah tổ chức tháng 10 năm 2010, trong bài viết “Xây dựng hệ

thống pháp luật nhằm tăng cường tính đoàn kết, khoan dung giữa các tôn

giáo” của Nguyễn Văn Thanh - Ủy viên Thường trực Hội đồng Tư vấn về

Tôn giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu những nội

dung ảnh hưởng trực tiếp tới sự biến chuyển các tôn giáo thế giới ngày nay

như, cách mạng khoa học, công nghệ khoa học hiện đại và kinh tế tri thức

phát triển mạnh mẽ; toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực ngày càng thu hút nhiều

quốc gia, dân tộc tham gia; xu thế dân chủ hóa đời sống quốc tế được quan

tâm. Trong thời đại ngày nay, tôn giáo còn chịu nhiều vấn đề như, biến đổi

khí hậu toàn cầu và các thảm họa thiên tai; sự bùng nổ dân số và phân hóa

giàu nghèo; an ninh tài chính, lương thực, năng lượng và môi trường; những

dịch bệnh lớn; những luồng di dân tự do xuyên quốc gia; các tội phạm xuyên

quốc gia, chủ nghĩa khủng bố.

Tác giả Đỗ Quang Hưng “Tái cấu hình đời sống tôn giáo”, Tạp chí

Khoa học xã hội số 07, năm 2011, đã nhận định sâu sắc về tình hình tôn giáo

và nguyên nhân gây ra sự biến động tôn giáo ở nước ta. Theo tác giả, như một

hệ quả của sự đổi mới đường lối chính sách tôn giáo từ cuối năm 1990 đến

nay, Việt Nam là một quốc gia có sự phục hồi tôn giáo rất đáng kể. Bài viết

Page 24: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

19

cho thấy, với những quốc gia đang phát triển thì “sự phục hồi tôn giáo” đi

liền với sự hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa. Các quốc gia này, cùng với sự tăng

trưởng của tính hiện đại thì nhu cầu tín ngưỡng tâm linh càng trở nên mạnh

mẽ đa dạng. Mặt khác, sự “phục hồi tôn giáo” ở Việt Nam trong khuôn khổ

biến đổi của “thể chế xã hội chủ nghĩa”, khi mà nhu cầu tâm linh, tôn giáo

của người dân lần đầu tiên được thừa nhận căn bản hơn trong thực tiễn. Vì

thế, “sự quay trở lại của tâm thức tôn giáo” trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn.

Cùng bàn về nguyên nhân sự biến đổi đời sống tôn giáo nước ta hiện nay,

trong cuốn “Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền”, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, năm 2013, tác giả Đỗ Quang Hưng đã chỉ ra đời sống tôn

giáo ở Việt Nam đã và đang xuất hiện những vấn đề mới. Phát triển kinh tế,

mở cửa hội nhập trước hết đã tạo nên sự thay đổi to lớn về địa - tôn giáo.

Nhiều khu vực “bỗng nhiên” trở thành trung tâm của các vấn đề tôn giáo lớn

của đất nước (ba khu vực tiêu biểu: Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam Bộ).

Chiều hướng “hiện đại hóa” tôn giáo cũng được đẩy mạnh hơn theo chiều

kích từ Nam ra Bắc. Sự thay đổi “tái cấu trúc bên trong” của nhiều tôn giáo

cũng đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ đối với chính sách tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Văn Minh “Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt

Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2013, đã phân tích một số yếu tố

tác động đến các xu hướng biến đổi tôn giáo. Tác phẩm đã làm sáng tỏ,

những yếu tố tác động đến các xu hướng biến đổi tôn giáo như: sự khủng

hoảng tôn giáo, tín ngưỡng là một hiện tượng khách quan; sự khủng hoảng

niềm tin và bất bình đẳng xã hội; sự suy giảm vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng

truyền thống và sự thích nghi của các tôn giáo ngoại nhập; do điều kiện sống

bấp bênh; tác động của các hình thức truyền giáo.

Tác giả Vũ Thị Thu Hà, Trong bài viết “Nguyên nhân Tin Lành phát

triển nhanh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay”, Tạp

chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8, năm 2014, đã tập trung tìm hiểu nguyên nhân

Page 25: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

20

dẫn đến sự phát triển Tin lành ở Tây Nguyên. Bài viết đã chỉ ra một số nguyên

nhân cơ bản như, sự thay đổi về thiết chế xã hội và hoàn cảnh sống của đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; đối tượng truyền giáo và phương pháp

truyền giáo của Tin Lành Hoạt động; những giá trị đạo đức Tin Lành; một số

nguyên nhân khác (đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó

khăn, bất cập của công tác tôn giáo, các tổ chức chính trị xã hội hoạt động kém

hiệu quả, do vị trí chiến lược về chính trị và quân sự của Tây Nguyên).

Tác giả Nguyễn Hồng Dương “Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà

nước Việt Nam về tôn giáo” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2015, cho

rằng, khi nước ta ngày càng tham gia hội nhập sâu với thế trên nhiều phương

diện, trong đó có tôn giáo, tạo nên cơ hội mới để phát triển nhưng cũng đặt ra

nhiều thách thức. Sự phân hóa giàu nghèo, đời sống kinh tế thị trường khiến

gặp nhiều rủi ro, sự biến động của xã hội, tác động tôn giáo từ bên ngoài và

những điều kiện mới nổi ở bên trong… đã là mảnh đất để tín ngưỡng, tôn

giáo tồn tại và phát triển. Từ sự phân tích trên, tác giả đã chỉ ra diễn tiến của

tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là, tín ngưỡng thờ tổ vẫn là nét

trội trong đời sống tôn giáo; không gian tôn giáo ở Việt Nam trở lên đa phức;

ngày càng xuất hiện nhiều cộng đồng tôn giáo - tộc người.

Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân chuyển

biển đời sống tôn giáo. Các công trình đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn tới sự

chuyển biến trên, như: ảnh hưởng kinh tế thị trường; sự thay đổi chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước; ảnh hưởng các xu hướng tôn giáo trên thế

giới… Có thể thấy, khi chỉ ra nguyên nhân tác động đến đời sống tôn giáo các

tác giả đi theo hướng tiếp cận của Tôn giáo học, xã hội học hay văn hóa,…

nhưng chưa thấy có công trình xem xét sự chuyển biến đời sống tôn giáo

trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hôi với ý thức xã hội hay giữa cơ sở hạ tầng

với kiến trúc thượng tầng.

Page 26: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

21

1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng chuyển biến đời

sống tôn giáo và ảnh hƣởng của chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời

sống xã hội nƣớc ta hiện nay

1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng chuyển biến đời

sống tôn giáo nước ta

Tác giả Nguyễn Hồng Dương "Về ỡng tôn giáo Vi t Nam hi n

nay" Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998, trong tác phẩm này, tác giả

trình bày một số vấn đề về thực trạng tôn giáo ở Việt Nam. Đề cập đến các

lĩnh vực tôn giáo như: Nho giáo, Phật Giáo, Đạo Hoà hảo và những hiện

tượng tôn giáo mới. Cuốn sách đã chỉ ra thực tiễn sự biến đổi tôn giáo và lý

giải hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Hùng Hậu, trong bài viết “ Nét đặc trưng của Phật giáo

Việt Nam” in trong cuốn “Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, năm 2004, đã khái quát sự tiếp thu, cải biến và phát triển tư

tưởng đạo Phật trong lịch sử dân tộc, đồng thời chỉ ra đường hướng hoạt động

của đạo Phật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo tác giả, nếu như trước kia

những người phật tử bằng đánh giặc cứu nước mà đi đến giác ngộ, thì ngày nay

để đi đến giác ngộ, họ cần phải tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới, phục

hưng đất nước, vào sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh”, phải lấy nguyện vọng, ham muốn của toàn dân là nguyện vọng, ham

muốn của mình bằng những hành động thiết thực, hiệu quả.

Tác giả Lê Văn Lợi "Mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức ở Việt

Nam trong thời kì đổi mới", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11, năm 2012,

đã phân tích, tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay diễn biến cực kì phức tạp,

đan xen nhiều khuynh hướng khác nhau. Tác giả kết luận: tôn giáo đang có sự

hồi sinh và phát triển, chủ lưu của phát triển tôn giáo Việt Nam hiện nay là

đồng hành cùng dân tộc, song cũng không loại trừ những hiện tượng đi ngược

lại với lợi ích, trái ngược truyền thống dân tộc.

Page 27: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

22

Tác giả Ngô Hữu Thảo, trong báo cáo khoa học tổng kết đề tài: Vấn đề

đạo lạ trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Mã số

đề tài 01X-11/04-2012, đã phân tích một cách khoa học, công phu về “hiện

tượng tôn giáo mới” trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Công trình đã chỉ ra tại Hà

Nội đã có 19 “hiện tượng tôn giáo mới” với hơn 30 tên gọi khác nhau, và

khẳng định, những “hiện tượng tôn giáo mới” ở thủ đô bên cạnh những đặc

trưng chung, thì có cả những đặc trưng riêng, xu hướng riêng. Điều này được

quy định bởi đặc điểm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đặc thù của thu đô.

Công trình nghiên cứu nhận định “hiện tượng tôn giáo mới” ở Hà Nội đến nay

vẫn không suy giảm về số lượng và hình thức hoạt động.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương, “Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam

với các tổ chức Tin Lành hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10, năm

2011, đã phân tích tính đặc thù của quá trình truyền giáo Tin Lành, cũng như

tính đặc thù trong cơ cấu tổ chức đạo Tin Lành. Qua tác phẩm, cho ta thấy thực

tế mối quan hệ giữa Nhà nước ta với các tổ chức Tin Lành. Theo tác giả, với chủ

trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã giúp

mối quan hệ giữa Nhà nước với đạo Tin Lành ngày càng được cải thiện. Các tín

đồ, chức sắc đạo tin Lành tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng trong công

cuộc xây dựng đất nước, từ đó, tín đồ tích cực thực hiện đường hướng hành đạo

“Sống phúc Âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ tổ quốc và dân tộc”.

Tác giả Đỗ Quang Hưng “Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp

quyền” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013, đã phân tích thực tiễn của

quá trình biến chuyển đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. Tác phẩm chỉ ra,

mở cửa và hội nhập cũng khiến cho người có tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

không còn xa lạ, cách bức với bất cứ sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,...cho

đến những phát kiến khoa học, những sự kiện tâm linh v.v...của thế giới. Đạo

công giáo là một tôn giáo điển hình của mô hình “tôn giáo có thể chế”, có

Page 28: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

23

giáo luật chặt trẽ bậc nhất. Nhưng ngày nay, khi giở bất cứ số báo nào của tờ

“Công giáo và Dân tộc”, người đọc cũng có thể thấy những vấn đề của đời

sống hiện đại, từ việc hôn nhân, gia đình, tài sản, du học,...cho đến cả đời

sống tình dục vợ chồng, hôn nhân đồng tính v.v...

Tác giả Nguyên Hoài Sanh (2013), “Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo:

Những vấn đề Lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay”, Luận án

tiến sĩ triết học, Học viện Khoa học xã hội, đã làm sáng tỏ những vấn đề lý

luận, thực tiễn cấp bách trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo nước ta hiện nay.

Luận án đi vào làm rõ thực tiễn mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị; giữa

tín ngưỡng, tôn giáo với văn hóa; tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức.

Như vậy, những công trình trên đã phân tích những khía cạnh nhất định

thực trạng chuyển biến đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. Nhưng, chưa có

nghiên cứu nào có cái nhìn tổng thể về sự chuyển biến này cả về mặt lý luận

và thực tiễn. Các công trình thường tập trung khai thác ở địa phương hay một

vùng nhất định, có công trình nghiên cứu ở phạm vi cả nước lại không chỉ ra

được những chuyển biến cơ bản của đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. Có

thể khẳng định trước tác động của toàn cầu hóa và ảnh hưởng của quá trình

đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đời sống tôn giáo nước ta sẽ có

những diễn tiến sinh động, đa dạng.

1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển biến

đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội nước ta hiện nay

Tác giả Đặng Thị Lan trong bài viết “Về vai trò của đạo đức tôn giáo

trong đời sống xã hội” Tạp chí triết học số 2, năm 2007, khi phân tích vai trò,

ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đời sống xã hội, tác giả đã khái quát cơ

sở lý luận của việc nghiên cứu đạo đức tôn giáo. Theo tác giả để làm rõ vai trò

đạo đức tôn giáo thì cần phải bắt đầu từ các luận điểm sau đây: 1) Cần bắt đầu từ

luận điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về đặc điểm phản ánh của ý thức xã hội,

Page 29: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

24

nhất là sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội trong quá trình phản

ánh tồn tại xã hội; 2) Khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội độc

lập với các hình thái ý thức khác, chúng ta thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức

(bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức...) thể hiện trong giáo lý tôn giáo;

3) Từ việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta có thể khẳng

định rằng, khi bàn về tôn giáo, các nhà kinh điển đã đề cập đến vấn đề đạo đức

tôn giáo; trong đó, các ông không chỉ phê phán mặt tiêu cực, mà còn chỉ ra một

số ý nghĩa tích cực của đạo đức tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Văn Phóng, Nguyễn Văn Nhu, “Nhìn nhận về “đạo lạ”

ở nước ta trong những năm gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 09,

năm 2008, cho rằng “đạo lạ” là liều thuốc tinh thần đáp ứng nhu cầu của một

số người có hoàn cảnh cuộc sống trắc trở, khó khăn...Nhưng bài viết cũng

khẳng định hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của “đạo lạ” là rất không

bình thường, các tác giả chỉ ra biểu hiện tiêu cực rõ thấy là: phần lớn “đạo lạ”

hoạt động đều nhằm mục đích vì lợi ích cá nhân, vì mục tiêu thu lợi kinh tế

bất chính dựa trên niềm tin mù quáng của một bộ phận nhân dân.

Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết “Tôn giáo và xã hội ở Việt

Nam hiện nay” in trong cuốn “Nghiên cứu tôn giáo nhân vật và sự kiện”,

Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, đã chỉ ra xu thế thế tục

hóa và đa dạng hóa đời sống tôn giáo ở Việt Nam và một số ảnh hưởng của

xu thế này lên xã hội Việt Nam hiện đại. Theo tác giả, tôn giáo ảnh hưởng

trên đời sống cá nhân, trên bình diện xã hội. Đáng lưu ý trong bài viết, tác

giả nhận xét hoạt động kinh tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, có thể

coi là ảnh hưởng quan trọng thứ hai đến đời sống xã hội. Cũng trong cuốn

“Nghiên cứu tôn giáo nhân vật và sự kiện” khi bàn về “Đời sống tôn giáo ở

Việt Nam: Những thách thức đầu tiên của xu thế toàn cầu hóa”, tác giả đã

đưa ra một số thách thức cho đời sống tôn giáo Việt Nam trước tác động

Page 30: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

25

toàn cầu hóa như, thách thức với văn hóa, bản sắc văn hóa ở Việt Nam

trước hiện tượng đa dạng hóa tôn giáo; thách đố về mặt pháp lý: vấn đề

công nhận các tổ chức “tôn giáo nhóm nhỏ”.

Tác giả Nguyễn Xuân Hùng, có bài viết “Tìm hiểu những hệ quả của

việc truyền giáo Tin Lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn

giáo Việt Nam” in trong cuốn “Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb

Chính trị Quốc gia, đã phân tích sự xung đột của việc truyền đạo Tin Lành với

các giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và các tôn giáo khác tại Việt

Nam. Tác giả cũng làm rõ những hệ quả xung đột của quá trình truyền giáo

Tin lành với những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời, chỉ ra sự tác động

của văn hóa truyền thống dân tộc tới cộng đồng Tin Lành Việt Nam. Tác giả

cho thấy, hội nhập với nền văn hóa dân tộc không phải là mong muốn riêng

của cộng đồng Tin Lành Việt Nam, đây là mong muốn chung của các tôn giáo

ngoại sinh khi du nhập vào nước ta.

Tác giả Phạm Huy Thông "Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và

văn hóa Việt Nam", Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2012, đã có cái nhìn mới về

đạo Công giáo thông qua sự tương tác với văn hóa Việt, hơn thế tác giả vạch

ra xu hướng của mối quan hệ giữa đạo Công giáo và văn hóa dân tộc trong

thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Qua tác phẩm, tác giả chỉ ra

những đóng góp tích cực của đạo Công giáo tới văn hóa Việt Nam, cụ thể,

Công giáo có vai trò tích cực đối với sự giao lưu văn hóa Việt Nam với thế

giới; tạo ra chữ quốc ngữ; làm phong phú đời sống văn hóa; góp phần xây

dựng lối sống lành mạnh.

Tác giả Đoàn Đức Phương trong bài viết “Một số vấn đề về đời sống

tôn giáo của đồng bào H mông ở Việt Nam theo đạo Tin Lành hiện nay”, Tạp

chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, năm 2014, đã phân tích một cách khái

quát về một số vấn đề trong đời sống cộng đồng người H mông theo Tin Lành

Page 31: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

26

ở Việt Nam hiện nay. Bài viết đi vào phân tích một số vấn đề: tình hình người

H mông ở Việt Nam hiện nay; nhận thức của người H mông về đạo Tin Lành ở

Việt Nam; ảnh hưởng của người H mông theo tin Lành đối với vấn đề an ninh

và văn hóa - xã hội. Từ bài viết cho thấy, việc một cộng đồng người H mông

theo đạo Tin Lành và đồng nhất đạo này với đạo Vàng Trứ đã làm biến dạng

đi rất nhiều mặt nhận thức và các yếu tố văn hóa truyền thống của cộng đồng

người H mông. Đồng thời với đó, những yếu tố mới cũng xuất hiện trong cộng

đồng này làm thay đổi nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của người H mông

theo đạo Tin Lành.

Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển biến đời sống tôn giáo tới xã hội

luôn được các nhà khoa học quan tâm, bởi vai trò quan trọng của tôn giáo đối

với đời sống xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây đời sống tôn giáo

nước ta có sự biến động mạnh mẽ, nhiều diễn biến về tôn giáo chưa từng có

trong lịch sử, điều này sẽ thúc đẩy những nhà khoa học quan tâm hơn về sự

ảnh hưởng này. Mặc dù đã có sự nghiên cứu, nhưng rất ít công trình phân tích

toàn diện, đa chiều về sự tác động của thay đổi đời sống tôn giáo tới đời sống

xã hội. Các nghiên cứu thường tập trung sự tác động của một tôn giáo, hay

một hiện tượng tới một vài lĩnh vực của xã hội gần gũi với tôn giáo.

1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về Quan điểm, giải pháp và một

số khuyến nghị đối với lĩnh vực công tác tôn giáo

1.3.1. Nhóm công trình nghiên cứu về dự báo đời sống tôn giáo trong

thời gian tới

Tác giả Lang Youxing trong bài “Thế tục hóa và khuynh hướng của nó”

in trong cuốn “Tôn giáo và đời sống hiện đại”, Nxb Thông tin khoa học xã hội,

Hà Nội, năm 1998, đã đi sâu nghiên cứu nội hàm xu hướng thế tục hóa dựa trên

sự phân tích những tư tưởng của Dietrich Bonhoeffer, Kaukes, Grilli. Đặc biệt

bài viết đã đưa ra một số nội dung khác của hiện tượng thế tục hóa như: nguồn

gốc và lịch trình của thế tục hóa; các khuynh hướng thế tục hóa.

Page 32: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

27

Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn “Về mối quan hệ giữa văn hóa dân tộc và

tôn giáo ngoại sinh”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1, năm 1999, đã phân

tích khuynh hướng của tôn giáo hiện nay. Tác giả nhận định giai đoạn hiện nay

là thời điểm một số tôn giáo khủng hoảng phân chia, nhưng cũng có những tôn

giáo chấn hưng, hòa nhập với trào lưu phát triển xã hội, văn hóa và văn minh

hiện đại, trên cơ sở nhận thức nhân loại đang có những thay đổi lớn lao.

Tác giả Phan Quốc Anh có bài "Về sự biến đổi Bàlamôn giáo trong

cộng đồng người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận", Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo

số 3, năm 2005, đã dùng biện pháp so sánh giữa yếu tố tiền Bàlamôn giáo với

Bàlamôn giáo trong cộng đồng người Chăm Ahiêr để chỉ ra xu hướng của sự

biến đổi. Bài viết cho rằng, Bàlamôn giáo không còn là một tôn giáo nguyên

gốc mà đã trở thành một kiểu tôn giáo dân tộc, tôn giáo địa phương.

Tác giả Hoàng Minh Đô “Tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng người

Chăm ở Ninh thuận, Bình Thuận” Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2006, đã

đưa ra những dự báo về xu hướng biến động của tình hình tôn giáo trong vùng

đồng bào Chăm ở Ninh thuận, Bình thuận. Theo tác giả những năm tới đời sống

tôn giáo của người Chăm nơi đây sẽ diễn ra theo một số xu hướng như sau: 1)

Các tôn giáo truyền thống của người Chăm vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng có

chiều hướng thuyên giảm về số lượng tín đồ do người Chăm từ bỏ tôn giáo

truyền thống của mình gia nhập vào các tôn giáo khác; 2) Hoạt động sinh hoạt

tôn giáo tiếp tục duy trì sự ổn định, diễn ra bình thường là xu hướng chủ đạo

trong đời sống tôn giáo của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, Bình thuận, nhưng

bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định do mâu thuẫn nội bộ

tôn giáo của người Chăm gây ra cũng như các thế lực bên ngoài lợi dụng; 3) Bên

cạnh xu hướng mở rộng quan hệ quốc tế của nhóm người Chăm Islam ở Ninh

Thuận diễn ra sôi động và mạnh mẽ hơn, các nhóm Chăm theo tôn giáo truyền

thống như Bàni, Bàlamôn cũng xuất hiện những quan hệ quốc tế ở những mức

Page 33: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

28

độ khác nhau; 4) Xu hướng suy giảm và thiếu hụt đội ngũ tu sĩ truyền thống

trong người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận đang diễn ra.

Tác giả Trịnh Quốc Tuấn và Hồ Trọng Hoài, "Toàn cầu hóa và tôn

giáo", Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2007, đã phân tích những đổi thay

của tôn giáo. Theo tác giả, mặc dù tôn giáo vẫn được xem là địa hạt có tính

bảo thủ lớn song nó vẫn phải thay đổi để thích nghi với những thay đổi của

cuộc sống. Xem xét sự biến đổi của tôn giáo trong tác phẩm, chúng ta thấy,

khuynh hướng biến đổi rất đa dạng, tuy nhiên, dù đa dạng đến mấy thì mẫu số

chung vẫn hướng tới sự tương thích với những thay đổi của thời đại. Cuộc

chuyển đổi đó nhiều khi phản nhân văn, phi nhân văn song có lẽ, đó chỉ là

nhất thời bởi nếu không như vậy, tôn giáo sẽ tự đánh mất chính mình, như là

một hiện tượng mà đích hướng của nó là cổ xúy cho cái thiện. Cuốn sách đưa

ra ba điểm cần lưu ý khi ứng xử với tôn giáo: a) Tôn trọng quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo; b) Thực hiện chiến lược đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân

tộc; c) Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Phú Lợi có bài "C.Mác và Ph.Ăngghen bàn về cơ sở tồn

tại và biến đổi của tôn giáo", Tạp chí Lý luận chính trị số 6, năm 2013, ngoài

việc làm rõ những luận điểm của các nhà kinh điển về cơ sở tồn tại và biến đổi

của tôn giáo, bài viết đã chỉ ra quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác và Ăngghen đã nêu là những vấn đề mang

tính phương pháp luận để giải quyết vấn đề tôn giáo. Theo tác giả Đảng ta đã

vận dụng một cách khoa học, sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về

cơ sở tồn tại và hình thái biến đổi của tôn giáo vào điều kiện thực tiễn nước ta

trong bối cảnh hội nhập, phát triển, như xác định “tôn giáo là nhu cầu tinh thần

của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên

chủ nghĩa xã hội”. Trên phương diện nhận thức, quan điểm này của Đảng tránh

được những cuộc tranh cãi không đáng có về vấn đề tôn giáo sẽ tồn tại đến bao

Page 34: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

29

giờ ở nước ta. Đồng thời, trên phương diện thực tiễn đã khắc phục được những

tư tưởng nóng vội, chủ quan khi cho rằng tôn giáo sẽ nhanh chóng mất đi trong

quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu xu hướng chuyển biến của

đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. Dựa trên những căn cứ của thực tiễn các

nhà khoa học đã dự báo xu hướng đời sống tôn giáo trong những năm tới.

Một số nghiên cứu đã có những phân tích thấu đáo để chứng minh những xu

hướng tất yếu của đời sống tôn giáo nước ta. Những luận điểm trên có ý nghĩa

to lớn, giúp chúng tôi tham khảo, học hỏi để có thể nắm bắt những diễn tiến

về tôn giáo trong thời gian tới.

1.3.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quan điểm, khuyến nghị và

giải pháp đối với lĩnh vực công tác tôn giáo

Tác giả Ngô Phương Bá, "Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng"

in trong cuốn "Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng", Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, năm 1998, đã khái quát được những nét chính trong tư tưởng;

quan điểm và hoạt động của Hồ Chí Minh liên quan đến vấn đề tôn giáo.

Theo tác giả, có thể hệ thống hóa toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và hoạt

động của Hồ Chủ tịch liên quan đến vấn đề tôn giáo trong những chủ đề sau

đây: Khẳng định đường lối chính sách lâu dài và nhất quán của Đảng và Nhà

nước là đoàn kết tôn giáo và tự do tín ngưỡng, nhằm xây dựng khối đại đoàn

kết, đại hòa hợp dân tộc; Tôn giáo và tổ quốc, đức tin tôn giáo và lòng yêu

nước; Đấu tranh và hòa hợp, phân biệt rõ tín hữu chân chính và những kẻ lợi

dụng tôn giáo; Hồ Chủ tịch và lòng ngưỡng mộ của quần chúng với những

tinh hoa của các tôn giáo truyền thống; Tấm lòng của Hồ Chủ tịch đối với

đồng bào các tôn giáo và tình cảm của những tín hữu đối với Hồ Chủ tịch.

Luận án tiến sĩ triết học của Lê Hữu Tuấn với đề tài “Ảnh hưởng của

những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt

Page 35: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

30

Nam” (Hà Nội, 1999). Tác giả đã giành chương III của Luận án để đưa ra một

số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong đời

sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam hiện nay. Lê Hữu Tuấn đã tập trung vào

một số giải pháp: Tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức về vai trò

của Phật giáo với đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc; Xây dựng ban hành

luật pháp và các chính sách về tôn giáo với văn hóa; Chăm lo đời sống vật

chất, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào Phật giáo; Tăng cường đào tạo

hoàn thiện sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; Nâng cao

hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực tín ngưỡng Phật giáo và văn hóa.

Tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức, "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn

giáo và công tác tôn giáo", Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003, tác phẩm đã

làm sáng tỏ những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về tôn giáo và công

tác tôn giáo. Đây là tài liệu quan trọng cho những cán bộ làm công tác tôn

giáo, bởi những bài viết trong cuốn sách đã góp phần tạo ra sự thống nhất về

nhận thức tư tưởng và giải pháp về vấn đề tôn giáo trong tình hình mới.

Tác giả Ngô Hữu Thảo, “Từ quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác xem

xét vấn đề tôn giáo ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, năm 2004,

đã xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác để đưa ra quan

điểm của mình khi xem xét vấn đề tôn giáo ở nước ta. Bài viết gợi mở một số

nội dung đáng lưu ý như, chúng ta giải quyết vấn đề tôn giáo gắn với quá

trình điều chỉnh và xây dựng văn hóa - xã hội theo hướng lành mạnh và công

bằng hơn; giải quyết vấn đề tôn giáo luôn gắn với việc đảm bảo chính sách

dân tộc; giải quyết vấn đề tôn giáo gắn liền với việc thực hiện mối quan hệ

quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa và đấu tranh ngăn chặn âm mưu lợi dụng

tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động.

Tác giả Nguyễn Đức Lữ, với bài viết “Tôn giáo cùng tồn tại trong quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 15, năm 2006, đã khái

Page 36: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

31

quát sự đồng hành của tôn giáo nước ta cùng dân tộc trong công cuộc dựng nước

và giữ nước, đồng thời dưới những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bài

viết đã chứng minh tôn giáo sẽ còn tồn tại trong xã hội mới. Qua bài viết cho

thấy muốn tôn giáo đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, chúng ta phải,

tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những

người không tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác

nhau. Muốn vậy, phải tăng cường hoạt động đoàn kết dân tộc.

Tác giả Nguyễn Thanh Xuân "Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt

Nam", Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2006, đưa ra quan điểm của Chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là cơ sở lý luận để Đảng và

Nhà nước ta xây dựng quan điểm, chủ trương, chính sách đối với tôn giáo qua

các giai đoạn cách mạng.

Tác giả Đỗ Quang Hưng trong bài viết “Tôn giáo cũng là một nguồn

lực trí tuệ” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2010, đã bàn về vấn

đề: tôn giáo cũng có khả năng tạo dựng những nguồn lực trí tuệ, góp vào

dòng chảy chung của nhân loại, hôm qua cũng như hôm nay. Theo tác giả

đây là vấn đề “thời sự” về “nhận thức luận của tôn giáo” được giới trí thức

trong và ngoài nước quan tâm. Từ sự phân tích quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin về tôn giáo - cái nhìn nhận thức luận và các quan điểm của các

nhà nghiên cứu vai trò của tôn giáo, tác giả cho rằng: việc mở cửa hội nhập

về mặt kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước với thế giới bên ngoài, thì

điều quan trọng là trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, phải bổ sung và tiếp

thu mọi nguồn lực trí tuệ của các ý thức, các truyền thống văn hóa của

nhân loại, trong đó hẳn có cả những nguồn lực nhận thức từ phía tôn giáo.

Đưa ra khuyến nghị về chính sách tôn giáo cũng được tác giả đề cập trong

bài “Mấy suy nghĩ về quá trình thực hiện đường lối đổi mới về chính sách

tôn giáo và những vấn đề đặt ra”, Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,

Page 37: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

32

năm 2011, tác giả đã phác hoạ quá trình đổi mới về đường lối và chính

sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cũng như quá trình thực hiện sự đổi

mới ấy trong thực tiễn. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nghị nhằm tiếp

tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới ấy, đáp ứng đòi hỏi của một khu vực xã

hội rất “nhạy cảm và tế nhị” này. Cùng bàn về chủ đề này, trong cuốn

“Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền”, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, năm 2013, tác giả Đỗ Quang Hưng cũng đưa ra những khuyến nghị

đối với Nhà nước trong quan hệ với tôn giáo, như cần có sự nghiên cứu và

hiểu biết đầy đủ hơn về xu hướng, động thái của tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay trong việc hoạch định chính sách tôn giáo. Tác giả lưu ý, với ba lợi thế

của các tổ chức tôn giáo (giáo dục, y tế và từ thiện) đều chưa được “hiện

diện xã hội” đúng vị thế của nó, cả trong địa vị pháp lí lẫn trong thực tiễn

đời sống xã hội. Hiện nay, chúng ta chưa có thái độ pháp lí dứt khoát về

điều này, đặc biệt trong những vấn đề quyền thế nhân và pháp nhân của các

tổ chức tôn giáo.

Tác giả Đỗ Thị Kim Định “Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng chặng

đường 20 năm”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2011, đã đưa ra một

khuyến nghị trong việc thực hiện đổi mới chính sách tôn giáo, đó là: quy định

cụ thể đối với việc công nhận tổ chức tôn giáo; thực hành giáo lễ; quản lý tổ

chức của một tôn giáo; quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo.

Tác giả Lê Thanh Bình và Đỗ Thanh Hải "Tôn giáo và quan hệ quốc

tế", Nxb chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2012, các tác giả đã kết cấu tác

phẩm thành 03 chương với cách viết logic, tính khái quát cao. Dựa trên những

kết quả nghiên cứu, cuốn sách đã phân tích định hướng chính sách, giải pháp

cơ bản về tôn giáo nước ta.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương “Một số vấn đề cơ bản của công giáo ở

Việt Nam hiện nay”, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, năm 2012, phân tích xu

Page 38: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

33

hướng phát triển của giáo hội công giáo Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một

số kiến nghị và đề xuất như, thực hiện đối thoại và hợp tác; xây dựng một kế

sách ngoại giao tôn giáo; đa dạng các hình thức động viên khen thưởng đối

với hàng giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân; củng cố Ủy ban Đoàn kết Trung

ương và địa phương, tạo vị thế cho tôn giáo này hoạt động theo nguyên tắc là

cầu nối tôn giáo với Nhà nước.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương “Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo

ở Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận cơ bản”, Nxb Văn hóa thông tin và

Viện văn hóa, năm 2014, đã giành toàn bộ chương I để khái quát “Toát yếu

tiến trình nhận thức, hình thành quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về

tôn giáo từ năm 1930 đến nay”. Trong phần này, tác giả đưa ra những quan

điểm cơ bản của Đảng ta về tôn giáo: Quan điểm về tự do tín ngưỡng, tôn

giáo; Quan điểm về đoàn kết dân tộc; Quan điểm về chống lợi dụng tôn giáo

vào âm mưu chính trị phá hoại cách mạng; quan điểm về công tác vận động

tôn giáo (tôn giáo vận).

Tác giả Nguyễn Đức Lữ, “Tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội”,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013, đã đưa ra một số khuyến nghị đối

với nhận thức về tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội. Theo tác giả, cần nhận thức

rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một thực thể xã hội, còn

tồn tại lâu dài trong chủ nghĩa xã hội; cần nhận thức vai trò của tôn giáo trong

chủ nghĩa xã hội; cần nhận thức rằng, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội có sự

tương đồng, nhưng không thể đồng nhất; cần quán triệt quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về dân tộc và tôn giáo;

cần phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự

cường của đồng bào các dân tộc và tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Văn Minh, “Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt

Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2013, chỉ ra một số xu hướng biến

Page 39: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

34

đổi chủ yếu của tôn giáo, tín ngưỡng. Theo tác giả, giai đoạn hiện nay tôn

giáo, tín ngưỡng sẽ biến đổi theo các xu hướng: thế tục hóa tôn giáo, tín

ngưỡng; phục hưng các tôn giáo thế giới; dân tộc hóa và phục hồi các tôn

giáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống; tin vào những những hiện tượng tôn

thần bí và khả năng siêu phàm; xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới.

Nhóm tác giả Hoàng Minh Đô, Đỗ Lan Hiền, Nguyễn Phú Lợi,

"Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về tôn giáo

và công giáo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay",

Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, năm 2015, đã trình bày một số vấn đề lý

luận về tôn giáo và công giáo, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính

sách pháp luật về tôn giáo và công giáo ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải

pháp, khuyến nghị nhằm động viên tín độ công giáo thực hiện đường

hướng "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc" trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc, “Đa dạng tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Phương Đông, năm 2016, đã chỉ

ra sự tác động của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam tới đời sống chính trị xã hội

của đất nước, qua đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giải quyết

những vấn đề đặt ra của đa dạng tôn giáo. Tác giả đã đưa ra những khuyến

nghị giải pháp đối với Nhà nước (về chính sách tôn giáo; vấn đề công nhận

tôn giáo và tổ chức tôn giáo; vấn đề hiện tượng tôn giáo mới) và Giáo hội

(Thực hiện đối thoại và hợp tác giữa các tôn giáo; đối thoại giữa tổ chức tôn

giáo và Nhà nước).

Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học gợi mở những quan điểm, giải

pháp và khuyến nghị đối với công tác quản lí Nhà nước về tôn giáo. Những gợi

mở trên là cơ sở lý luận quan trọng giúp Đảng, Nhà nước ta có những chủ

trương, chính sách phù hợp về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

Page 40: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

35

1.4. Đánh giá chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.4.1. Đánh giá chung về những công trình khoa học liên quan đến

luận án

Thứ nhất, kết quả rõ nhất là các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra

một cách nhìn tổng thể về tôn giáo, đời sống tôn giáo, biến đổi đời sống tôn

giáo ở nước ta, đặc biệt là sự ảnh hưởng biện chứng giữa biến đổi đời sống

tôn giáo với kinh tế, văn hóa, xã hội,…Ở những góc độ nhất định, những công

trình trên đã làm sáng tỏ một số lĩnh vực của đời sống tôn giáo, sự biến đổi

đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra những quan điểm, giải pháp phù

hợp về vấn đề tôn giáo.

Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu về biến đổi đời sống tôn

giáo Việt Nam trong điều kiện đổi mới, hội nhập cho thấy sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu về đời sống tôn giáo trong tình hình mới. Chính sự quan

tâm của các nhà khoa học đã tạo nên sự phong phú các công trình nghiên cứu

về vấn đề này. Từ nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy đặc điểm cơ bản

của đời sống tôn giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tính truyền thống,

sự đa dạng và hỗn dung tôn giáo.

Thứ ba, các công trình khoa học trên thường tập trung khai thác ở một

khu vực hay địa phương nhất định, có công trình nghiên cứu ở phạm vi cả

nước lại không chỉ ra được những biến đổi quan trọng của đời sống tôn giáo

nước ta hiện nay. Những nghiên cứu khi tiếp cận đời sống tôn giáo ở mức độ

chung chung, chưa có những luận giải cụ thể, khoa học về mặt lý luận đời

sống tôn giáo. Đây là khoảng trống và khó khăn lớn cho luận án khi xây dựng

cơ sở lý luận để thực hiện công việc nghiên cứu.

1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, luận án đưa ra một cách nhìn đầy đủ hơn về mặt lý thuyết đối

với đời sống tôn giáo, biến đổi đời sống tôn giáo.

Page 41: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

36

Thứ hai, tác giả luận án sẽ cố gắng nghiên cứu nguyên nhân chuyển

biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời làm rõ thực trạng, tác động của

sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam tới đời sống xã hội hiện nay

Thứ ba, từ dự báo xu hướng đời sống tôn giáo nước ta, luận án đưa ra

số quan điểm, khuyến nghị và giải pháp đối với công tác tôn giáo nhằm góp

phần bổ sung hoàn chỉnh về chủ trương, chính sách đối với tôn giáo và công

tác tôn giáo ở Việt Nam.

Page 42: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

37

Tiểu kết Chƣơng 1

Nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo luôn được các nhà khoa học, nhà

quản lý quan tâm, bởi, đây là lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống văn hóa

tinh thần của mỗi quốc gia. Tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình

khoa học có liên quan đến luận án cho thấy, các công trình dù tiếp cận dưới

nhiều góc độ khoa học, trên những bình diện khác nhau đều đề cập đến nội

dung, hình thức hoạt động của đời sống tôn giáo và sự ảnh hưởng qua lại với

đời sống xã hội. Các công trình nghiên cứu đã đi phân tích, luận giải làm rõ

một số vấn đề cơ bản sau:

- Làm rõ khái niệm tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam;

- Phân tích những nguyên nhân dẫn tới sự chuyển biến đời sống tôn

giáo ở nước ta hiện nay;

- Chỉ ra thực trạng, xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo; những tác

động của quá trình này tới đời sống xã hội nước ta và đưa ra những quan

điểm, giải pháp, khuyến nghị đối với lĩnh vực công tác tôn giáo;

- Khái quát chủ trương, đường lối của Đảng; Chính sách, pháp luật của

Nhà nước về vấn đề tôn giáo từ đổi mới đến nay.

Kết quả của những công trình nghiên cứu trên rất có ý nghĩa cho luận

án khi triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, đặc biệt luận án kế thừa được những

nguồn tài liệu, tư liệu quý giá. Tuy nhiên, những công trình trên nghiên cứu

trên chưa đặt trong hoàn cảnh cụ thể trong điều kiện đất nước đổi mới, hội

nhập quốc tế, và thường tập chung nghiên cứu sự chuyển biến của một tôn

giáo hoặc các tôn giáo nhưng chỉ ở một địa phương, khu vực nhất định, vì vậy

chưa khái quát nên thành quy luật của quá trình chuyển biến này. Luận án “Sự

chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội

nhập quốc tế” hi vọng sẽ bổ sung những khoảng trống trên.

Page 43: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

38

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG

TÔN GIÁO TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ

2.1. Lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn giáo, chuyển biến đời

sống tôn giáo và đổi mới, hội nhập quốc tế

2.1.1. Quan niệm về tôn giáo

Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại hàng nghìn tôn giáo và giáo phái

khác nhau. Vì vậy, không thể có một định nghĩa bao quát về tôn giáo. Mỗi lĩnh

vực khi nghiên cứu về tôn giáo lại có những cách nhìn, hướng tiếp cận khác, có

cách tiếp cận ở góc độ thần học, lại có cách tiếp cận ở góc độ triết học hay văn

hóa, chính trị hoặc đạo đức, tâm lý,… điều này tạo nên tính đa dạng, phong phú

trong quan niệm về tôn giáo. Mặc dù đa dạng như vậy, nhưng hầu hết các định

nghĩa về tôn giáo đều có những nội dung tương đồng, đó là: khi nói đến tôn giáo

dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, đều đề cập đến hai vấn đề là thế giới hữu hình

và thế giới vô hình, thế giới thực và thế giới thần thánh.

Cuối thế kỷ 19, E.Tylor đã có khái niệm tối thiểu về tôn giáo: “Tôn

giáo là lòng tin vào những vật linh”, đúng hơn là những “vật siêu nhân”, hay

nói rộng ra là “những lực lượng phi nhân” [147, tr.31], khái niệm tối thiểu về

tôn giáo của E.Tylor là đúng nhưng chưa phản ánh đầy đủ bản chất của tôn

giáo. Nội dung định nghĩa về tôn giáo của ông quá rộng, vì, trong cái thế giới

siêu nhiên bao la kia cái gì là đối tượng của tôn giáo.

Đến thế kỷ 20, Max Weber một nhà nghiên cứu nổi tiếng về tôn giáo

quan niệm “tôn giáo như một dạng đặc biệt của hoạt động trong cộng đồng

gắn với các thế lực siêu nhiên” [131, tr.166]. Định nghĩa của Max Weber

cũng trừu tượng, chung chung, khó hiểu, vậy cái gì là Thế lực siêu nhiên -

một loại đặc biệt của hoạt động trong cộng đồng.

Page 44: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

39

Trong cách tiếp cận của Giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ

của con người với Thượng đế, với Thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực

lượng siêu nhiên, với sự siêu việt hóa,… điển hình theo hướng tiếp cận này là

nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R.Otto (1869-1937), ông cho rằng tôn

giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh” [57; tr.25]. Quan điểm của R.Otto khi

tiếp cận tới tôn giáo theo hướng phi lý tính trong trải nghiệm tôn giáo, Ý niệm

đó làm con người mất tự chủ, vì lúc nào cũng phải giữ thái độ sợ sệt, dè dặt,

kinh hãi trước thần thánh. Trong khi đó để phát triển con người toàn diện, nhất

là trên phương diện tâm lý, điều cần thiết là phải gạt bỏ ý niệm thần thánh.

Dưới góc độ tiếp cận sinh học và tâm lý học về tôn giáo, nghĩa là tìm

kiếm cơ sở của tôn giáo trong các quá trình sinh học hay tâm sinh học của con

người hoặc tách tôn giáo ra từ tâm lý cá nhân hay tâm lý nhóm. Đại diện là

nhà triết học người Mỹ, V. Jemes (1842-1910), ông theo chủ nghĩa thực dụng

và là một nhà sáng lập ra tâm lý học tôn giáo, V. Jemes cho rằng, tôn giáo là

nhờ xuất phát từ tâm lý cá thể của con người “Chúng ta thỏa thuận gọi tôn

giáo là tổng thể những tình cảm, hành vi và kinh nghiệm của cá nhân riêng

biệt vì nội dung của chúng quy định quan hệ với cái mà tôn giáo tôn sùng -

Thượng đế” [57; tr.25]. Quan điểm của V. Jemes đi sâu vào hành vi của con

người (cá nhân) để giải thích nguồn gốc tôn giáo mà chưa thấy được yếu tố

tác động của cộng đồng, của xã hội. Ông đi tìm nguồn gốc của tôn giáo gắn

với cá nhân cụ thể, với đặc điểm tâm sinh lý của con người.

Vấn đề tôn giáo được C.Mác và Ph.Ăngghen xem xét trong sự nghiên

cứu tổng thể về quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự hình thành

của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, vấn đề tôn giáo trở thành một phần của chủ

nghĩa duy vật lịch sử, cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc đấu tranh

của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen đứng trên lập trường của giai

cấp công nhân và vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử, để giải thích vấn đề tôn

Page 45: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

40

giáo. Do đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã tán thành luận điểm của Phơbách cho rằng “không phải

thượng đế sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra thượng đế

theo hình ảnh của mình”, nhưng hai ông không thỏa mãn với luận điểm ấy, vì

Phơbách xem xét con người như một cái gì trừu tượng ở bên ngoài thế giới.

Để khắc phục hạn chế, thiếu sót của Phơbách, C.Mác và Ph.Ăngghen cho

rằng, “con người là sản vật của xã hội”, “con người chính là thế giới của con

người, là nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo” [107; tr.570].

Trong Lời nói đầu cuốn Góp phần phê phán triết học pháp quyền của

Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự

cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình, hoặc đã lại để mất bản

thân mình một lần nữa”; “ Tôn giáo là thế giới quan lộn ngược”, “là lý luận

chung của thế giới lộn ngược, là cương yếu bách khoa của nó” [18; tr.569];

“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới

không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có

tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [18; tr.570]; Những cách

giải đáp về tôn giáo của hai ông như trên mới giải thích tôn giáo ở đặc điểm

xã hội của nó. Đến những năm 70 của thế kỷ 19, Ph.Ăng ghen viết tác phẩm

Chống Duyrinh trên nhiều vấn đề như triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học,

chính trị kinh tế học, trong đó có vấn đề tôn giáo, trong tác phẩm này

Ph.Ăngghen đã rõ ràng, dứt khoát nêu ra quan điểm của mình về nguồn gốc,

bản chất của tôn giáo, Ph.Ăngghen viết: “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là

sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên

ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó

những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”

[22, tr.437]. Quan điểm trên của Ph.Ăngghen có một nội dung phong phú thể

hiện được bản chất của quan niệm về tôn giáo. Ở đây Ph.Ăngghen nói về tôn

Page 46: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

41

giáo với một hình thái quan niệm, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội phản ánh

tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định. Vì vậy, nếu xem xét tôn giáo

như một hình thái ý thức thì chưa đầy đủ, hoặc chỉ hiểu tôn giáo ở một khía

cạnh cơ bản của tôn giáo, mà chưa nhìn thấy tôn giáo ở góc độ toàn diện, đa

chiều. Bởi, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức mà tôn giáo còn là một

hiện tượng xã hội, một lực lượng xã hội tồn tại thực tế và có sức mạnh.

Kế thừa quan điểm Chủ nghĩa Mác về tôn giáo, các nhà nghiên cứu ở

nước ta đã tiếp cận tôn giáo một cách đa chiều từ đó có cách nhìn đúng đắn,

khoa học. Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1992, định nghĩa: “Tôn giáo là

hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái

những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết

định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ” [98; tr.11].

Tác giả Mai Thanh Hải trong Từ điển Tôn giáo, xuất bản năm 2002,

đưa ra định nghĩa: “Tôn giáo là một hình thái nhận thức xã hội, phản ánh hiện

thực qua các khái niệm, hình ảnh mang tính chất ảo ảnh, ảo vọng. Nói chung

đó là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vô hình mà con người cho là linh

thiêng, được sùng bái và cầu khấn để nhờ cậy, che chở hoặc ban phát điều tốt

lành” [52; tr.257].

Trong cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam,

giáo sư Đặng Nghiên Vạn cho rằng: “Tôn giáo là thế giới siêu nhiên vô hình

được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại hư ảo giữa con người

và thế giới đó nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như ở thế giới

bên kia trong những hoàn cảnh lịch sử, địa lý khác nhau, của từng cộng đồng

tôn giáo hay xã hội khác nhau” [135, tr.42].

PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân trong cuốn Tôn giáo và chính sách tôn

giáo ở Việt Nam viết: “Tôn giáo là niềm tin của con người về thế giới siêu

nhiên và những hành vi (hoạt động) để thực hiện hành vi đó”. Theo tác giả,

Page 47: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

42

định nghĩa trên có hai nội dung cần quan tâm: “Niềm tin (đức tin) của con

người vào thế giới siêu nhiên (thế giới siêu nhiên là thế giới phi tự nhiên, thế

giới không có thật, hư ảnh) và những hành vi của con người để thực hiện

niềm tin (bao gồm những hoạt động cúng bái, thờ lạy, cầu nguyện và các nghi

thức khác)” [147; tr.35].

Tóm lại, từ những góc nhìn và quan niệm khác nhau, đã có nhiều định

nghĩa khác nhau về tôn giáo. Trong bối cảnh luận án quan tâm, sử dụng định

nghĩa tôn giáo mang tính phổ thông là phù hợp, thể hiện được căn bản của tôn

giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và

hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”

[13]. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng

liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con

người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng

liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là

cơ sở của tôn giáo.

2.1.2. Quan niệm về đời sống tôn giáo và chuyển biến đời sống tôn giáo

2.1.2.1. Quan ni m về ời s ng tôn giáo

Từ điển Bách khoa về tôn giáo (Encyclopedia of Religion), cho rằng:

“Đời sống tôn giáo bao hàm toàn bộ những quan hệ nội bộ của tôn giáo và các

quan hệ giữa tôn giáo với xã hội” [68; tr.116]. Theo cách hiểu này, thì đời

sống tôn giáo bao trọn mọi hoạt động của tôn giáo cho tới những tương tác

giữa tôn giáo với đời sống xã hội.

Trong cuốn đời sống tín ngưỡng tôn giáo Thăng Long - Hà Nội, tác giả

Đỗ Quang Hưng đã đưa ra quan niệm về “đời sống tôn giáo” với hai mặt chủ

yếu của nó “tính tôn giáo” và “mối quan hệ giữa thể chế tôn giáo”. Tác giả

cho rằng: “đời sống tôn giáo, tín ngưỡng” bị chi phối, quy định của đời sống

xã hội, sự biến đổi của những điều kiện lịch sử nhất định [70; tr.219].

Page 48: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

43

Trong Luận án tiến sĩ, Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: Những vấn đề lý

luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn Hoài Sanh cho

rằng, “Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: bao gồm toàn bộ các hoạt động ý thức,

tâm linh và thực hành tôn giáo của các tổ chức, thiết chế và tín đồ tôn giáo. Đó là

quan niệm, quan điểm, triết lý, ý tưởng,… được thể hiện trong các giáo lý, các

tín điều, các biểu tượng, thói quen, tập tục, hành vi,… thực hành tôn giáo.

Những hoạt động ý thức, tâm linh và thực hành tôn giáo này thường biểu hiện đa

dạng, phong phú,…trong hệ thống các hoạt động theo nguyên tắc của các thiết

chế, các nghi lễ tôn giáo” [106; tr.70]. Nguyễn Hoài Sanh đã chỉ ra những mối

liên hệ cơ bản bên trong của đời sống tôn giáo như, giáo lý, niềm tin của các tín

đồ tôn giáo, mối quan hệ giữa tín đồ với tổ chức tôn giáo,...

Trong cuốn “Một số tôn giáo ở Việt nam”, tác giả Nguyễn Thanh Xuân

cho rằng “nói tới đời sống tôn giáo là nói tới các mặt sinh hoạt tôn giáo của

tín đồ, hoạt động của chức sắc, tính pháp lý và những hoạt động của các tổ

chức tôn giáo, như: việc đào tạo, phong chức, phong phẩm, việc thuyên

chuyển chức sắc, việc in xuất bản kinh sách, việc sửa chữa, xây dựng nơi thờ

tự, việc tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, việc thực hiện các mối quan

hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế,….” [146, tr.342], Với cách nhìn của

người làm công tác tôn giáo nhiều năm, tác giả đã có những kiến giải về đời

sống tôn giáo dựa trên những hành vi, hoạt động cụ thể của tín đồ, tổ chức tôn

giáo để thực hành niềm tin tôn giáo. Có thể nói đây là cách nhìn cô đọng, súc

tích đã phần nào làm sáng tỏ nội hàm của đời sống tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Hồng Dương trong cuốn “Những nẻo đường phúc âm

hóa Công giáo ở Việt Nam” cho rằng: “Đời sống đạo chính là những hành vi

tôn giáo và niềm tin tôn giáo của một tín đồ, hay một cộng đồng tín đồ theo

một tôn giáo được hình thành trong lịch sử” [37; tr.393]. Định nghĩa về đời

sống đạo của tác giả đã chỉ ra hai yếu tố cơ bản của đời sống một tôn giáo, đó

Page 49: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

44

là hành vi tôn giáo (là những việc làm của tín đồ qua những nghi lễ mà tôn

giáo họ theo quy định như cúng bái, cầu nguyện, chịu phép bí tích) và niềm

tin tôn giáo (là mức độ tin tưởng vào những tín lý, giáo lý, học thuyết... của

một tín đồ, một cộng đồng tín đồ đối với tôn giáo mà họ theo).

Luận án tiến sĩ, Đời sống tôn giáo trong truyền thông mạng công giáo ở

Việt Nam hiện nay, tác giả Đỗ Thu Hường cho rằng: “Đời sống tôn giáo là

toàn bộ những hoạt động ý thức, tâm linh và thực hành nghi lễ tôn giáo và

mối quan hệ các tín đồ với các chức sắc với người cùng tôn giáo và khác tôn

giáo” [71; tr.43]. Tác giả Luận án cho rằng “đời sống tôn giáo” gồm hai nội

dung cơ bản là các hoạt động (ý thức, tâm linh) các mối quan hệ (trong cùng

tôn giáo và khác tôn giáo).

Định nghĩa khái niệm từ trước đến nay là việc làm vô cùng khó khăn,

vì đối tượng định nghĩa luôn vận động theo thời gian cùng với sự thay đổi tư

duy của nhân loại. Như câu nói của Ăngghen trong “Chống Đuy-Rinh (Triết

học về tự nhiên): “Đứng về mặt khoa học mà nói thì mọi định nghĩa đều chỉ

có một giá trị nhỏ thôi. Muốn hiểu biết một cách thực sự thấu đáo sự sống là

gì, chúng ta phải khảo sát tất cả các hình thức biểu hiện của sự sống, từ hình

thức thấp nhất cho đến hình thức cao nhất. Nhưng để sử dụng trong đời sống

thường ngày thì những định nghĩa như trên lại rất tiện lợi và đôi khi không có

thì không thể được; những định nghĩa ấy cũng không thể có hại, miễn là

người ta không quên những thiếu sót không sao tránh khỏi của chúng”.

Trở lại với định nghĩa đời sống tôn giáo, đây là một phạm trù rộng lớn,

phức tạp… Vì vậy, định nghĩa được hoàn chỉnh vấn đề này là việc làm vô

cùng khó khăn; nhưng với tư cách là khái niệm công cụ để phục vụ nghiên

cứu của luận án, xét trong tương quan chung của sự hiểu biết về tôn giáo, tín

ngưỡng chúng tôi hiểu “Đời sống tôn giáo là toàn bộ niềm tin tôn giáo và

những hoạt động tôn giáo, phi tôn giáo của tín đồ, tổ chức tôn giáo được quy

định bởi giáo lý, giáo luật, hiến chương của tôn giáo đó”.

Page 50: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

45

Niềm tin tôn giáo là sự tổng hòa của nhận thức tôn giáo, tình cảm tôn

giáo, ý thức tôn giáo, thế giới quan, nhân sinh quan tôn giáo… Niềm tin đó

trước hết hướng đến một hay nhiều đối tượng thiêng liêng của một tín đồ, một

cộng đồng tín đồ; Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh

hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo; Hoạt động phi tôn giáo của các

tổ chức tôn giáo là những hoạt động liên quan tới những vấn đề thực tiễn đời

sống xã hội của các tổ chức tôn giáo.

Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và không gian thực hiện, phạm vi

nghiên cứu của luận án tập trung những khía cạnh đời sống tôn giáo chịu ảnh

hưởng rõ rệt nhất bởi tác động của đổi mới, hội nhập quốc tế. Đó là:

- Niềm tin tôn giáo (minh chứng qua số lượng tín đồ của các tôn giáo,

sự chuyển đạo, cải đạo của các tín đồ tôn giáo).

- Các hoạt động tôn giáo và phi tôn giáo của các tổ chức tôn giáo (hoạt

động thiện nguyện xã hội, quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo, việc công

nhận tư cách pháp nhân các tổ chức tôn giáo…)

2.1.2.2. Quan ni m về chuyển bi ời s ng tôn giáo

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học chuyển biến là: “Biến

đổi sang trạng thái khác với trước; như biến chuyển (nhưng thường nói về

lĩnh vực tư tưởng, hoạt động của con người và thường là theo hướng tích

cực)” [99]. Như vậy, chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam sẽ được Luận

án đề cập ở những nội dung có sự biến đổi mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của đổi

mới, hội nhập quốc tế.

Chuyển biến đời sống tôn giáo là một hiện tượng của đời sống xã hội

mang tính lịch sử xã hội. Đây là vấn đề có tính quy luật. Vì, trong một chế độ

với một hình thái kinh tế xã hội nhất định, tương ứng với nó là một hình thái ý

thức xã hội. Hình thái kinh tế xã hội được hiểu là tồn tại xã hội với toàn bộ

các hoạt động vật chất của xã hội, hình thành độc lập với ý thức xã hội là đời

Page 51: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

46

sống vật chất của con người, trước tiên là phương thức sản xuất. Trên quan

điểm duy vật lịch sử, các nhà kinh điển chỉ ra mối quan hệ giữa tồn tại xã hội

và ý thức xã hội là mối quan hệ biện chứng, như sau: Đặc tính cơ bản của tồn

tại xã hội, đời sống vật chất là cái thứ nhất (cái có trước), là tính độc lập trong

sự tồn tại của nó đối với ý thức xã hội. Đặc tính cơ bản của ý thức xã hội, đời

sống tinh thần xã hội là cái thứ hai (cái có sau) trong mối quan hệ phản ánh

của nó với tồn tại xã hội. Giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đều là những

mặt nhất định của hoạt động con người và là kết quả của hoạt động đó. Tồn

tại xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản: Phương thức sản xuất, điều kiện tự

nhiên (hoàn cảnh địa lý), điều kiện dân cư (dân số và mật độ dân số). Ý thức

xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm toàn bộ những quan

điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng,… của những cộng động xã

hội. Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau, trong đó có những

hình thái chủ yếu như: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý

thức tôn giáo, ý thức nghệ thuật,… của xã hội. Ý thức xã hội là một mặt hoạt

động của con người, mặt chủ quan của đời sống xã hội. Nhưng mặt hoạt động

cơ bản của con người là lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn

nhu cầu sinh sống của xã hội. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác, có thể

khái quát mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trên hai vấn đề cơ

bản sau: Thứ nhất, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội vĩnh

viễn không thể là cái gì khác, mà chỉ có thể phản ánh tồn tại xã hội, khi tồn tại

xã hội thay đổi tất yếu ý thức xã hội thay đổi theo; Thứ hai, ý thức xã hội do

tồn tại xã hội quy định nhưng nó không hoàn toàn thụ động mà có tính năng

động, có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình. Ý thức xã hội là

sự phản ánh, sự nhận thức tồn tại xã hội, ý thức xã hội tác động qua lại với

tồn tại xã hội, trong sự tác động qua lại đó tồn tại xã hội đóng vai trò quyết

định. Tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội, nó chịu sự tác động của tồn

Page 52: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

47

tại xã hội, khi tồn tại xã hội cụ thể ở đây là xã hội hiện thực có sự chuyển biến

nhất định thì đời sống tôn giáo có sự chuyển biến theo.

Đặt trong mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng cho

chúng ta hướng tiếp cận thứ hai khi nghiên cứu chuyển biến đời sống tôn giáo

trong bối cảnh hiện nay. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, kiến trúc thượng

tầng và cơ sở hạ tầng là hai phạm trù để chỉ những thành tố tạo nên hình thái

kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ

cấu kinh tế của một xã hội nhất định, trên đó hình thành nền kiến trúc thượng

tầng tương ứng. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị,

pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, ... cùng với những thiết

chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã

hội,... được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định. Mối quan hệ giữa cơ sở

hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ biện chứng, cơ sở hạ tầng và

kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội - đó là

phương diện kinh tế và phương diện về chính trị - xã hội. Chúng tồn tại trong

mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau, tác động và quy định lẫn nhau

trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng

và kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ

tầng. Như vậy, tôn giáo là một trong những nội dung của kiến trúc thượng

tầng và nó chịu sự chi phối, tác động bởi cơ sở hạ tầng.

Từ những lý luận trên đồng thời dựa trên nghiên cứu những chuyển

biến đời sống tôn giáo ở nước ta trong điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế

chúng tôi đưa ra kết luận sau: Quá trình hội nhập, hợp tác kinh tế ở nước ta

hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến những chuyển biến lớn lao trên các

phương diện đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, và dẫn đến sự

chuyển biến của tồn tại xã hội, ý thức xã hội. Sự chuyển biến này sẽ có những

tác động qua lại, quy định lẫn nhau, trong quá trình này những hình thái của ý

Page 53: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

48

thức xã hội sẽ có những thay đổi nhất định bởi sự thay đổi của cơ sở hạ tầng,

và bởi chính những tác động của các hình thái khác trong ý thức xã hội. Khi ý

thức xã hội thay đổi nó sẽ tác động trở lại tồn tại xã hội với hình thức, chiều

hướng nhất định. Tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội, vì vậy, đời sống

tôn giáo có những đổi thay là một tất yếu. Đặc biệt giai đoạn hiện nay những

yếu tố của tồn tại xã hội và những hình thái ý thức xã hội đang có sự chuyển

biến nhanh chóng và đây là hiện tượng mang tính khách quan, đồng hành

cùng sự phát triển của kinh tế xã hội. Mỗi thời kỳ, tôn giáo có sự thay đổi để

phù hợp thực tiễn xã hội.

2.1.3. Quan niệm về đổi mới, hội nhập quốc tế

2.1.3.1. Quan ni m về ổi mới

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay

đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước” [148; tr.658]. Điều này cho thấy nội

hàm của khái niệm đổi mới nhằm chỉ những hoạt động của con người làm

thay đổi những cái cũ, lạc hậu bằng cái mới tiến bộ hơn. Với nội hàm này thì

đổi mới có nhiều loại hình và cấp độ khác nhau như đổi mới kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội, hành động, phương thức ứng xử, phương pháp giảng dạy, cơ

chế tổ chức quản lý, cách thức sản xuất,…

Theo tác giả Phạm Thị Phương Linh "nói đổi mới là “phổ biến hơn” cải

cách và cách mạng vì đổi mới được tiến hành bất kỳ ở trình độ kinh tế, xã hội

nào, ở giai đoạn lịch sử nào, ở bất kỳ cá nhân hay dân tộc nào, nó có thể diễn

ra trong tất cả các hoạt động sinh hoạt của con người, không chỉ qua hành

động mà cả tư duy, tâm lý, tình cảm,… Đặc biệt là cải cách và cách mạng thì

không có đề ra trong lĩnh vực tư duy. Cụ thể như đổi mới cách làm ăn, đổi

mới công nghệ là đưa công nghệ tiên tiến vào thay thế công nghệ lạc hậu, đổi

mới tư duy là có cách nhìn, cách nghĩ mới tiến bộ phù hợp với tình hình mới,

có tác dụng quyết định sự thay đổi trong hành động” [78; tr.90].

Page 54: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

49

Ở mỗi đất nước, tùy vào từng thời điểm lịch sử, sự nghiệp đổi mới có

nội dung, biện pháp và kết quả khác nhau nhưng đồng nhất với nhau về mục

tiêu của đổi mới là “cải biến cái cũ thành cái mới tiến bộ hơn”. Điều này cho

thấy đổi mới ở mỗi quốc gia là yêu cầu giải quyết khủng hoảng xã hội đưa xã

hội tiến bộ hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề “Đổi mới” trong

sự vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể đất nước. Người viết: “Công

cuộc Đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Khi nhấn mạnh sự cần thiết

của Đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới, tình hình trong

nước vốn không ngừng biến đổi, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa

I, Bác viết: “thế giới ngày ngày Đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho

nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [83, tr. 215].

Đổi mới, theo Hồ Chí Minh, còn là để thắng sức ỳ của thói quen, của tập quán

cũ. Dù đó là việc khó khăn, nhưng chẳng có việc gì là không thể đổi mới.

Khi bàn về “Mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển”, Tổng Bí

thư Nguyễn Phú trọng cho rằng: “Đổi mới là hành động để phát triển, do đó

đổi mới được xem như phương thức phát triển. Bất kỳ hệ thống nào cũng phải

luôn luôn được đổi mới. Đổi mới chính là quá trình nhằm làm cho hệ thống

thay đổi từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, tiến bộ hơn. Đổi mới là hành

động của con người trong xã hội diễn ra không ngừng. Mỗi con người, tổ

chức, mỗi quốc gia, dân tộc đều luôn luôn phải tự đổi mới để phát triển lên

trình độ mới, cao hơn, tiến bộ hơn” [123; tr.91]. Như vậy, đổi mới nhằm chỉ

những hoạt động của con người làm thay đổi những cái cũ, lạc hậu bằng cái

mới tiến bộ hơn, với nhiều loại hình và cấp độ khác nhau như đổi mới kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội.

Hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý

nghĩa lịch sử; nhưng cũng còn nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém mang tính phức

tạp đòi hỏi cần phải tập trung khắc phục, giải quyết để tiếp tục đưa nước ta

Page 55: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

50

phát triển bền vững, hiệu quả. Quá trình phát triển về đường lối đổi mới của

Đảng được thể hiện từ Đại hội tới Đại hội. Đó là quá trình đấu tranh về tư duy

và đòi hỏi tinh thần quả cảm, trí sáng tạo và quyết tâm cao. Đảng lấy cơ sở từ

thực tiễn và không ngừng tổng kết thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo của

chân lý, thông qua thực tiễn để tìm nhân tố mới, từng bước tìm ra quy luật

phát triển, khắc phục tính bảo thủ, trì trệ và những biểu hiện nóng vội, duy ý

chí, cẩn trọng hoàn thiện chủ trương, chính sách, không ngừng đưa đất nước

tiến lên phù hợp với quy luật khách quan và tiến trình lịch sử.

2.1.3.2. Quan ni m về hội nh p qu c t

Trong bài viết Bàn thêm về khái niệm “hội nhập quốc tế” của Việt Nam

trong giai đoạn mới, tác giả Đặng Đình Quý cho rằng: “Hội nhập quốc tế là

quá trình một quốc gia tham gia các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế

theo các nguyên tắc, chuẩn mực mà cộng đồng quốc tế thừa nhận. Hội nhập

quốc tế là yêu cầu có tính khách quan, theo đó các quốc gia tham gia các hoạt

động của đời sống quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực và ở các mức độ khác

nhau do tác động của quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Nhưng việc

lựa chọn lĩnh vực, mức độ và lộ trình hội nhập lại là quyết định chủ quan của

từng quốc gia phù hợp với lợi ích và hoàn cảnh cụ thể mình” [103].

TS. Phạm Quốc Trụ, Học viện Ngoại giao trong bài viết Hội nhập quốc

tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cho rằng: “Hội nhập quốc tế được hiểu

như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ

với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực

(thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong

khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế” [124].

Thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập đầu tiên trong Văn kiện Đại

hội VIII của Đảng (năm 1996): “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với

khu vực và thế giới” [40; tr.84-85]. Đến Đại hội IX của Đảng, thuật ngữ này

Page 56: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

51

được nhấn mạnh: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh

thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc

lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa…” [41; tr.120] và được sử dụng

phổ biến trong các văn kiện khác về hội nhập kinh tế quốc tế. Trước Đại hội

X, lĩnh vực “hội nhập” vẫn chỉ hiểu là hội nhập kinh tế. Tới Đại hội X lần đầu

tiên nêu lên việc hợp tác quốc tế (thực chất là hội nhập) trong các lĩnh vực

khác: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp

tác quốc tế trên các lĩnh vực khác..” [42; tr.46]. Tại Đại hội XI, đường lối

“chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” đã được khẳng định, Văn kiện Đại

hội nêu rõ: “Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học,

nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới”, “Tiếp thu những kinh

nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước” [43; tr.226-277]. Đến Đại hội

XII, Đảng đã đặt ra, yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động

hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều thuận lợi để phát

triển đất nước. Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng

để phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận

thức, đánh giá của Đảng ta về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình

hình mới. Như vậy, từ Đại hội VIII đến Đại hội XII của Đảng là quá trình

phát triển và hoàn thiện nội hàm của “hội nhập quốc tế” trong các lĩnh vực

kinh tế, chính trị, an ninh và văn hóa, xã hội.

2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự chuyển biến đời sống tôn

giáo ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế

Khi chỉ ra nguyên nhân xuất hiện của tôn giáo nói chung và đạo Kitô nói

riêng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng chính những điều kiện sinh

hoạt vật chất của xã hội, những diễn biến của lịch sử là nhân tố quyết định sự ra

đời và tồn tại của tôn giáo. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản các ông viết:

“Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản

Page 57: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

52

xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất…. Khi thế giới cổ đại đang

suy tàn, thì những tôn giáo cũ bị đạo Kitô đánh bại. Vào thế kỷ thứ XVIII, khi

tư tưởng đạo Kitô nhường chỗ cho những tư tưởng tiến bộ, thì xã hội phong

kiến đang giao chiến trận cuối cùng với giai cấp tư sản lúc bấy giờ là giai cấp

cách mạng” [20; tr.593]. Trong lời tựa Góp phần phê phán khoa học kinh tế -

chính trị, C.Mác nhấn mạnh: “cũng như hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo

biến đổi theo sự biến đổi của quá trình sản xuất và của cơ sở kinh tế”.

Như vậy, cả C.Mác - Ph.Ăngghen đều cho rằng hình thức và hình thái

của tôn giáo đều do hình thái kinh tế xã hội quyết định và biến đổi theo sự

biến đổi của hình thái kinh tế xã hội. Quan điểm này của các nhà kinh điển có

ý nghĩa to lớn về phương pháp luận cho chúng tôi khi nghiên cứu, với tinh

thần đó, khi xem xét sự tồn tại và chuyển biến của đời sống tôn giáo ở Việt

Nam, chúng tôi đã dựa trên những nguyên nhân từ đời sống kinh tế, xã hội,…

của đất nước và thế giới trong những điều kiện cụ thể, từ đó, khái quát lên

một số nhân tố dẫn tới sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay.

2.2.1. Những nhân tố của tồn tại xã hội ảnh hưởng đến chuyển biến

đời sống tôn giáo

2.2.1.1. Ả ởng c a v ều ki n t nhiên

Việt Nam ở phía đông của bán đảo Đông Dương, nằm giữa trung tâm

khu vực Đông Nam Á; là chiếc cầu nối Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á

hải đảo. Với vị trí vừa gắn liền với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình

Dương; lại nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không

quốc tế quan trọng. Việt Nam nằm ở ngã ba đường, nơi giao lưu của nhiều tộc

người, của nhiều luồng văn minh, nhiều luồng tôn giáo. Với vị trí địa lí thuận

lợi cộng với quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế dẫn tới nước ta sẽ ngày càng

mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực

kinh tế - văn hóa - xã hội...; các luồng di cư, xuất khẩu lao động, các hoạt

Page 58: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

53

động giao lưu, trao đổi văn hoá, khoa học, giáo dục, đầu tư kinh doanh... giữa

Việt Nam với các quốc gia, khu vực ngày càng được tăng cường... Điều đó

tạo ra sự đan xen và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong xu thế đó, các

tôn giáo có cơ hội, điều kiện khách quan để thâm nhập vào nước ta. Vì vậy,

trong đời sống tôn giáo việc cải đạo, bỏ tôn giáo này theo tôn giáo khác hoặc

cùng một lúc tin theo nhiều tôn giáo của người dân trước một sự phát triển đa

dạng và phong phú của tôn giáo

Sự hiện diện của nhiều tộc người khác nhau với nhiều tôn giáo khác

nhau đã giúp cho cộng đồng người Việt Nam có điều kiện tiếp xúc, tác động

lẫn nhau và dẫn đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, trong đó có sự giao

lưu về tôn giáo. Đặc trưng nổi bật trong quá trình giao lưu văn hóa nhiều thế

kỉ này là tính “tiếp - biến”. Chẳng hạn, tiếp thu văn hóa Ấn Độ theo cách của

mình, chúng ta có nền văn hóa Chăm độc đáo và một nền Phật giáo Việt

Nam. Tiếp thu văn hóa Trung Hoa, ta có Nho giáo và Đạo giáo. Văn hóa

phương Tây đem lại Kitô giáo cùng những giá trị văn hóa vật chất và tinh

thần mới mẻ. Tinh thần bao dung, hòa hiếu và linh hoạt đã ảnh hưởng mạnh

mẽ đến cách người Việt Nam khi tiếp thu những hiện tượng văn hóa ngoại

sinh, khiến họ không bị đồng hóa mà ngược lại, luôn chiến thắng trong

những cuộc chiến tranh xâm lược dai dẳng và tàn khốc. Với vị trí địa lí, điều

kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho người dân Việt Nam có một lịch sử đời

sống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng. Đến nay, có thể nói

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo có những tôn giáo du nhập từ bên

ngoài và có những tôn giáo nội sinh.

Ngày nay, đất nước bước vào thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế sâu

rộng, đặc biệt với sự tiến bộ của các ngành khoa học công nghệ, sự bùng nổ

của công nghệ thông tin khiến cho văn hóa, các sản phẩm văn hóa càng đa

dạng và phong phú. Nói khác đi, giao lưu và tiếp biến văn hóa là giao lưu và

Page 59: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

54

tiếp biến văn hóa ở thời đại tin học. Lịch sử hôm nay, có những hình thức sản

phẩm giao lưu mà trước kia chưa hề có, phương tiện giao lưu văn hóa đa

dạng, phong phú. Trong thế giới hiện đại, Việt Nam với điều kiện địa lí thuận

lợi cộng với sự bùng nổ khoa học công nghệ đã giúp chúng ta nhanh chóng

tiếp nhận nhưng luồng văn hóa mới của nhân loại trong đó có các trào lưu, xu

hướng tôn giáo mới làm cho đời sống tôn giáo hiện nay có những chuyển biến

mạnh mẽ. Nhiều khu vực trở thành trung tâm của các vấn đề tôn giáo của đất

nước, như: hiện tượng tôn giáo mới ở đồng bằng Bắc bộ hay việc chuyển đạo,

cải đạo ở Tây Bắc, Tây nguyên...Ngoài những nguyên nhân do văn hóa, dân

trí,... ta thấy điều kiện địa lí tự nhiên những khu vực trên có ảnh hưởng trực

tiếp tới sự biến động đời sống tôn giáo nơi đây. Có thể thấy điều kiện tự nhiên

ảnh hưởng rõ nét tới đời sống tôn giáo là ở khu vực Tây nguyên và Tây bắc

nước ta. Cụ thể, Tây Nguyên là khu vực cao nguyên có vị trí chiến lược quan

trọng đặc biệt về quân sự, quốc phòng. Do vị trí địa lí có ý nghĩa chiến lược

về chính trị và quân sự của Tây Nguyên, các thế lực bên ngoài luôn tìm cách

chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động li khai tự trị. Một số phần tử lợi dụng hoạt

động tôn giáo để tập hợp lực lượng đối lập, kích động gây rối, gây mất ổn

định chính trị xã hội, quốc tế hóa vấn đề dân tộc, tôn giáo ở vùng dân tộc

thiểu số để chống đối Nhà nước. Điển hình là các vụ bạo loạn đòi thành lập

“Nhà nước Đề ga” năm 2001 và năm 2004 ở Tây Nguyên. Như vậy, sự biến

đổi tôn giáo ở Tây Nguyên một mặt do những nguyên nhân, như trình độ dân

trí còn hạn chế, đời sống kinh tế khó khăn, phương pháp truyền giáo của Tin

Lành...Mặt khác, do vị trí địa lí tự nhiên của Tây Nguyên có ý nghĩa chiến

lược, nên các thế lực bên ngoài đã lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước,

phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và quản lí

Nhà nước ở khu vực này. Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc

Việt Nam, đặc điểm địa lý cơ bản của vùng Tây Bắc là vùng núi cao, địa hình

Page 60: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

55

chia cắt nhiều tầng trên một nền địa chất phức tạp và sự phân hoá khí hậu sâu

sắc. Do hoàn cảnh điều kiện địa lý nên khu vực Tây Bắc có trình độ phát triển

không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội; đời sống dân trí và các hoạt động xã

hội có sự chênh lệch với các mặt bằng chung của cả nước. Đặc biệt, các cộng

đồng dân tộc thiểu số sống ở khu vực vùng sâu, vùng núi cao, điều kiện phát

triển kinh tế nhiều khó khăn, trong nền kinh tế thị trường khoảng cách này

càng trở nên rõ rệt. Nhu cầu về cuộc sống (ăn, ở, đi lại, giao lưu sinh hoạt văn

hóa...) của đồng bào ngày càng cao, đòi hỏi có một thu nhập kinh tế tương

ứng nhưng thực tế chưa đáp ứng được, và từ đó đồng bào dễ tin và nương

theo vào các thế lực thần thánh, khi được nghe những lời hứa “diệu kì” từ

những nhà truyền giáo.

Tóm lại, con người là sản phẩm của môi trường tự nhiên và là sản

phẩm của hoàn cảnh xã hội. Với lẽ đó, yếu tố tự nhiên là một trong những

điều kiện quan trọng góp phần không nhỏ chi phối trực tiếp đến đời sống sinh

hoạt văn hoá của con người. Tất cả những khó khăn, thuận lợi của tự nhiên

đều trực tiếp tác động đến đời sống tinh thần của các cư dân. Điều này đúng

như nhận định của Claude Levi-Strauss: “Người ta phải rất ngây thơ và ác ý

khi cho rằng, con người chọn các niềm tin tôn giáo của mình mà không phụ

thuộc vào hoàn cảnh sống” [25; tr.148]

2.2.1.2. Ả ởng c a kinh t th ờng

Sự ra đời của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam gắn liền với công

cuộc đổi mới. Đây là quá trình tìm tòi sáng tạo, gian khổ, lâu dài nhằm tìm

ra quy luật vận động, phát triển kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh: sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước phải kinh qua kinh tế thị trường.

Không phát triển kinh tế thị trường thì không thể xây dựng một xã hội phát

triển. Bởi, kinh tế thị trường có những lợi thế mà kinh tế tự cung, tự cấp

không thể có được.

Page 61: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

56

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thay cho nền

kinh tế tập trung bao cấp. Sự hình thành và hoàn thiện cơ chế thị trường sẽ tạo

ra những chuyển biến quan trọng về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn

hóa…kinh tế thị trường cũng tác động mạnh mẽ tới đời sống tôn giáo, làm

cho tín đồ tôn giáo và các tổ chức tôn giáo phải đối mặt với những thách đố

nghiêm trọng. Tôn giáo với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng,

tôn giáo chịu sự quy định của các quan hệ kinh tế của con người và diễn biến

theo sự biến đổi của các quan hệ kinh tế. Trong lịch sử, mỗi lần xã hội biến

đổi to lớn thì quan điểm và quan niệm của con người cũng biến đổi, và quan

niệm về tôn giáo cũng biến đổi theo. Bàn về vấn đề này LinZhaorong viết:

“Plekhanov chỉ rõ thêm, thích ứng với giai đoạn phát triển kinh tế của các dân

tộc tin theo nó, một tôn giáo “đồng nhất” sẽ thay đổi về bản chất và nội dung

của chính nó” (Bàn vệ sự phát triển quan hệ lịch sử nhất nguyên) [101;tr.161].

Ở nước ta, nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời

sống xã hội, mặc dù nền kinh tế thị trường được định hướng xã hội chủ nghĩa

nhưng sự cạnh tranh vẫn gay gắt và chứa đựng nhiều rủi ro trong công việc.

Các nhà sản xuất thắng, thua trong kinh doanh ngoài chịu chi phối bởi các

quy luật khách quan của nền kinh tế, họ còn chịu sự may rủi trong sản xuất,

kinh doanh vì chưa có kinh nghiệm, làm ăn kiểu “chụp dựt” nên chịu nhiều

may rủi. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm tại nông thôn ở mức

cao là vấn đề nổi cộm của xã hội. Dưới tác động của cơ chế thị trường, có

những hiện tượng người giàu có hình thức sinh hoạt tôn giáo của người giàu,

người nghèo có hình thức sinh hoạt tôn giáo của người nghèo, điều này do

điều kiện kinh tế, xã hội quy định. Nhiều người dân sinh sống ở những vùng

xa xôi, hẻo lành, đời sống sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống thường rườm rà,

tốn kém. Trong khi đó, một số tôn giáo lại khắc phục được những hạn chế

trên. Vì vậy, một số bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa từ bỏ tín ngưỡng truyền

thống đến với tôn giáo mới.

Page 62: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

57

Trong Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016: “Dân

số là thị dân (thành thị): 32,06 triệu người, chiếm 34,6%; Dân số là nông dân

(nông thôn): 60,64 triệu, chiếm 65,4%. Số thất nghiệp ở thành thị: 3,18%, ở

nông thôn: 1,81%; Số thiếu đói là: 201.800 hộ, bằng 832.600 người” [89].

Mặt trái của kinh tế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với những

quốc gia vận hành nó và chính những khuyết tật được sinh ra từ mặt trái đó là

điều kiện thuận lợi cho tôn giáo phát triển. Lênin cho rằng: “Nguồn gốc sâu

xa nhất của các thành kiến tôn giáo là cùng khổ và dốt nát, chính cái lệ ấy là

cái chúng ta cần đấu tranh” [80; tr.221]. Điều Lênin đề cập, được thể hiện rõ

trong xã hội ta với sự phân hóa, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Bởi,

kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế của các giai tầng

trong xã hội, trong cạnh tranh của nền kinh tế thị trường có kẻ phát tài, có kẻ

lụi bại dẫn tới khoảng cách giàu nghèo gia tăng nhanh chóng. Cơ chế thị

trường làm cho người dân nảy sinh tâm lý lo sợ, bất trắc, từ đó tìm đến tôn

giáo, cầu xin các “lực lượng siêu nhiên” phù hộ, che trở. Sự phát triển của nền

kinh tế nước ta khiến một bộ phận người dân trở lên giàu có nhanh chóng đến

“ngỡ ngàng”. Với tâm lý, đã giàu thì phải giữ được của và ngày càng trở lên

giàu có hơn nữa. Bởi vậy, họ tìm đến thánh thần để tìm kiếm sự nương tựa,

trợ giúp, che trở cho khối tài sản to lớn đến mức họ cũng phải “bối rối”. Mặt

khác, kinh tế thị trường đẩy một bộ phận nghèo trong xã hội trở nên nghèo

hơn, để hi vọng thoát nghèo họ cầu vào sự may mắn, họ đã tìm đến sự nương

tựa vào tôn giáo, thậm chí họ đến với tôn giáo một cách mê muội, cực đoan.

Sự phân hóa giàu nghèo đối với các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng

miền trong cả nước ngày càng lớn. Vẫn biết đây là điều không tránh khỏi,

nhưng không để khoảng cách ngày càng thêm xa thì là điều quá nguy hiểm, vì

khoảng cách càng xa những người nghèo lại càng tìm đến tôn giáo nhiều hơn,

họ sẽ đánh mất những niềm tin nơi trần thế. Cách thức sản xuất của kinh tế thị

Page 63: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

58

trường gắn liền với tăng cường độ lao động, làm cho người lao động căng

thẳng, mệt mỏi, điều này cũng dẫn nhiều người tìm đến tôn giáo như tìm chốn

bình an của cuộc sống, tìm đến nơi chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần

đặc sắc. Có công ăn, việc làm mang lại nhiều tiền bạc trong nền kinh tế thị

trường là việc không dễ dàng. Thực tiễn cho thấy hoạt động tín ngưỡng, tôn

giáo chuyên nghiệp cũng là một nghề, thậm chí là nghề dễ kiếm tiền và họ

đến với tôn giáo, với động cơ đó, người ta có hành vi buôn thần, bán thánh.

Mặt khác, tác động của kinh tế thị trường dẫn đến người ta mang tư duy kinh

tế vào tôn giáo. Trước kia, đáp ứng nhu cầu tôn giáo nhằm phục vụ tôn giáo,

ngày nay, đáp ứng nhu cầu tôn giáo có thể đáp ứng cả nhu cầu về lợi ích kinh

tế. Khi thị trường tôn giáo xuất hiện, thì cũng xuất hiện cạnh tranh, kinh

doanh niềm tin tôn giáo. Có thể nhận thấy, một số tôn giáo muốn thu hút đông

tín đồ tham gia, giữ chân tín đồ thì phải làm mới giáo lý, các hình thức tổ

chức sinh hoạt để phù hợp thực tiễn mới.

Như vậy, sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta là nguyên nhân

dẫn đến những chuyển biến đời sống tôn giáo nước ta có cả tính tích cực và

tiêu cực. Do đó, không chỉ xem xét, đánh giá vấn đề tôn giáo thông qua những

khuyết tật của kinh tế thị trường. Bởi, đời sống kinh tế đã được phản ánh trên

nhân tố ý thức xã hội, kiến trúc thượng tầng là tín ngưỡng, tôn giáo bằng bức

tranh vừa chuẩn xác, vừa méo mó của nó. Đây là vấn đề chủ thể lãnh đạo, quản

lý xã hội cần chú ý để kịp thời đưa ra những quyết sách để giải quyết.

2.2.1.3. Ả ởng c a khoa học kỹ thu t

Những thành tựu to lớn của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nhanh chóng

tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế trên qui mô toàn cầu. Hầu hết các

quốc gia đều tăng cường hợp tác, hội nhập nhằm phát huy tiềm năng, nội lực,

khai thác các lợi thế, các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế

giới để phát triển. Việt Nam đã chủ động tích cực hội nhập quốc tế, trong đó,

Page 64: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

59

hội nhập quốc tế về khoa học kỹ thuật là một bộ phận quan trọng, không thể

tách rời trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Khoa học kỹ thuật mà luận án tiếp cận như một thành tố cơ bản của lực

lượng sản xuất. Tri thức khoa học được vật hóa thành công cụ sản xuất (công

cụ lao động), như máy móc, trang thiết bị kỹ thuật…, đó là yếu tố động nhất

và có vai trò quyết định đối với phương thức sản xuất. Trình độ khoa học kỹ

thuật loài người đạt được trong 50 năm qua là vô cùng to lớn. Khoa học phát

triển đã tác động trực tiếp vào lực lượng sản xuất tạo ra sức sản xuất lớn về

của cải vật. Tuy nhiên, giai đoạn đầu chúng ta hoang tưởng vào sức mạnh của

khoa học kỹ thuật, hi vọng nó có thể giải quyết được mọi vấn đề của nhân

gian mà không cần viện đến thần thánh.

Ở Việt Nam dưới tác động của khoa học kỹ thuật đã giúp cho người lao

động đỡ vất vả, năng suất cao, đi lại thuận tiện, có điều kiện học tập, hiểu biết

thêm, tuổi thọ tăng cao; nhưng nỗi lo về thất nghiệp, về bệnh tật hiểm nghèo,

về tai nạn giao thông,… thì khoa học kỹ thuật chưa giải quyết được. Thậm trí

khoa học kỹ thuật còn bị lợi dụng để gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài

nguyên cạn kiệt, bóc lột trí tuệ và sức lao động của người lao động,… Thực

tế, hằng ngày, hằng giờ chúng ta đang phải chứng kiến tình cảnh môi trường

bị tàn phá, tài nguyên cạn kiệt, không khí bị ô nhiễm... Nhiều cảnh báo đã

được đưa ra, nhưng vì lợi ích trước mắt, một số người sẵn sàng chà đạp lên lợi

ích cơ bản, lâu dài của cộng đồng. Hậu quả của suy thoái môi sinh hiện ra

trước mắt; trái đất nóng dần, nước biển dâng, hạn hán, bão táp, lụt lội xảy ra

khắp nơi. Cho dù chúng ta đã cố gắng, nhưng chưa kịp khắc phục những hậu

quả cũ thì lại xuất hiện những vấn đề mới. Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt

vì những hành vi vô trách nhiệm của con người. Trước sự mất cân đối nghiêm

trọng về hệ sinh thái, thiên nhiên đầy thương tích và thế giới trở nên dễ đổ vỡ,

lời tiên tri về "nạn hồng thuỷ" mới, "ngày tận thế", "ngày phán xét cuối cùng

Page 65: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

60

của Chúa" trở nên ít hoang tưởng. Thế giới đương đại, con người đang cố

gắng vươn lên để làm chủ tự nhiên và xã hội, nhưng rồi lại cảm thấy mỏng

manh, yếu đuối và thậm chí bất lực trước những gì mà mình tạo ra nhưng

không kiểm soát nổi. Hơn nữa, như nhà xã hội học Mỹ Alvin Toffer mô tả xã

hội hiện đại là: một xã hội ồn ào, hối hả, quăng quật, vội vã, ganh đua, giao

tranh, đối chọi của cuộc sống trần tục, người ta tìm đến tôn giáo như tìm đến

sự thư giãn, nhẹ nhõm, nguôi ngoai thậm chí phấn chấn. Mặt khác, tôn giáo

cũng khoét vào những bất lực của khoa học kỹ thuật khi chưa lý giải được

những câu hỏi cần thiết và thường xuyên của con người, như muốn kéo dài sự

sống, khi chết con người về đâu, tại sao mỗi con người lại có số phận khác

nhau, thế lực nào quyết định điều đó? Chính vì khoa học chưa trả lời được,

nên đã xuất hiện những hiện tượng tôn giáo để lấp vào những khoảng trống

đó, như tự xưng thánh thần để chữa bệnh ung thư, xưng “trạng” cho số đề,….

Điều này đã gây lên những phức tạp nhất định trong đời sống xã hội.

Tóm lại, tôn giáo và khoa học đều chịu sự tác động của lịch sử phát

triển xã hội loài người, đều phản ánh bằng phương pháp đặc trưng của mình.

Đây là sự tác động hai chiều, mặt trái của khoa học kỹ thuật sẽ dẫn đến nhu

cầu về tôn giáo của con người; mặt khác sự phát triển của khoa học kỹ thuật

là một trào lưu của thế giới hiện đại nó sẽ thúc đẩy tôn giáo có những biến đổi

theo quỹ đạo vận hành của xã hội hiện đại.

2.2.1.4. Ả ởng c p ơ n truyề ại chúng hi ại

Phương tiện truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã

hội, đặc biệt đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến

hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng

được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn

mực của xã hội. Nhờ đến phương tiện truyền thông mà những vấn đề này

được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng. Giúp cho người

Page 66: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

61

dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước.

Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung

quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai

trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang…Ngoài ra

truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình,

bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nhờ sự phát triển của khoa

học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển công nghệ cho truyền thông đại chúng,

đặc biệt là truyền thông mạng. Những công nghệ truyền thông mới xuất hiện

như: Truyền hình trực tiếp, mạng kỹ thuật số, email, facebook ,...

Sự ra đời của công nghệ mới, đặc biệt là phương tiện truyền thông

mạng đã làm cho các tôn giáo thay đổi phương thức truyền thông theo lối

truyền thống sang truyền thông hiện đại, phương thức sinh hoạt tôn giáo

truyền thống sang phương thức sinh hoạt tôn giáo hiện đại. Các tôn giáo Việt

Nam không là trường hợp ngoại lệ, phương tiện truyền thông hiện đại đã làm

cho các tôn giáo vượt ra khỏi không gian truyền thống. Với tư cách là một

mạng xã hội đã giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn nhờ sự cập nhật,

chia sẻ thông tin nhanh chóng. Mạng xã hội là công cụ để cộng đồng mạng

Công giáo Việt Nam và trên thế giới chia sẻ, trao đổi thông tin. Riêng hệ

thống facebook Công giáo, tính đến tháng 10/2015 đã có 63000 bài viết đăng

trên các trang facebook nổi tiếng như Người Công giáo, Thanh niên Công

giáo, Hội những người theo đạo Công giáo, Giới trẻ Công giáo, Đức tin Công

giáo, Giáo dục Công giáo, Sinh viên Công giáo, Báo Công giáo, Tin Công

giáo, Hành Hương Công giáo, Kinh thánh Công giáo, Thay lời muốn nói

Công giáo…Nội dung chia sẻ rất phong phú, đa dạng. Các tôn giáo ở Việt

Nam hiện nay đều có hệ thống các trang mạng rất mạnh mẽ. Ngoài ra cả

truyền thông Công giáo và Phật giáo ngoài các trang web, còn được hỗ trợ

đáng kể bởi mạng xã hội facebook, twitter truyền tải những giá trị Chân -

Page 67: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

62

Thiện - Mỹ vào cuộc sống, những giá trị ấy làm cho con người sống hạnh

phúc, từ đó làm cho xã hội ngày thêm hoàn thiện. Phương tiện truyền thông

đại chúng đã làm cho các tôn giáo Việt Nam ngày càng quan tâm đế các vấn

đề chính trị xã hội. Mạng xã hội là nơi phổ biến giáo lý, giáo luật và nghi lễ

tôn giáo nhanh và hiệu quả nhất. Trong thông điệp của Giáo hoàng Phanxicô

“ Nhờ Internet, Kitô giáo có thể đến với các vùng ngoại vi của cuộc sống”. Nó

giúp tạo nên sự gặp gỡ, gần gũi, gắn kết các tín đồ trong một tôn giáo cũng

như với các tôn giáo khác. Công nghệ thông tin cho phép các tôn giáo tổ chức

các lớp học giáo lý, giáo luật và nghi lễ trực tuyến. Theo thống kê của google,

Công giáo hiện có khoảng 3.790.000 tài liệu hướng dẫn học giáo lý và giáo

luật qua mạng. Trong các nội dung, giáo lý hôn nhân và giáo lý dự tòng được

nhiều người quan tâm học qua mạng nhất. Nhiều website còn thiết kế những

nội dung như “Vui học kinh thánh” để lôi cuốn được nhiều người. Chương

trình đào tạo giáo lý viên trên mạng cũng được thiết kế rất chi tiết. Môn học

gồm 12 môn: Nhân Bản, Linh Đạo giáo lý viên, Lịch Sử Giáo Hội, Tín Lý,

Luân Lý, Phụng Vụ-Bí Tích, Tân Ước, Cựu Ước, Lịch Sử Cứu Độ, Truyền

Giáo, Sư Phạm Giáo Lý, Kỹ Năng Sinh Hoạt [90]. Phật giáo có đến 250 trang

mạng Tiếng Việt, chỉ tính trang facebook của Phật giáo sau 10 năm thành lập

(2004-2014) có trên 1 tỉ người cả Việt Nam và thế giới truy cập [50]. Phật

giáo cũng cho ra đời mô hình chùa ảo. Chùa Online là nơi để các Phật Tử thắp

hương, Tụng Kinh và niệm Phật khi chưa có điều kiện đến Chùa. Địa chỉ

chính thức của Chùa Online là http://ChuaOnline.com và http://TuVien.com.

Với tiêu chí chùa Online là nơi để các phật tử thắp hương niệm Phật khi chưa

có điều kiện đến chùa, ngôi chùa đặc biệt này đang đón hàng nghìn lượt phật

tử thắp hương. Khác với việc đốt lửa thắp nén nhang thơm mỗi khi tới những

ngôi chùa thực ngoài đời, người đi chùa online chỉ cần nhấp chuột máy tính

vào dòng chữ "Thắp hương" thì ngay sau đó, khói hương nghi ngút tỏa ra từ

Page 68: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

63

các ban thờ Phật. Không chỉ là những thao tác thắp hương như khi đi chùa

thực ngoài đời, mà ngôi chùa điện tử còn hướng dẫn cả cách niệm Phật.

Bên cạnh những tác động tích cực như đã nêu, truyền thông hiện đại

còn làm cho đời sống tôn giáo Việt Nam thay đổi theo hướng tiêu cực. Cụ

thể, là đã tạo ra những vấn đề luân lý đạo đức đáng báo động. Những điều

này được Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nêu rõ quan

điểm: “Các phương tiện truyền thông đôi khi được dùng để làm tha hoá con

người hay gạt ra ngoài lề rồi cô lập con người; lôi kéo con người vào

những cộng đồng băng hoại được tổ chức xoay quanh các giá trị giả dối và

phá hoại; cổ vũ sự thù nghịch và xung đột, biến người khác thành ma quỷ,

tạo ra một não trạng “phe tả” chống lại “phe chúng”; phô diễn những điều

hèn hạ, thấp kém bằng sự hào nhoáng, trong khi lại không màng tới hay

xem thường những gì cao quý và có giá trị; phổ biến những thông tin sai

lạc, thất thiệt, hoặc ủng hộ những gì là xoàng xĩnh, tầm thường”. Các tôn

giáo ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tội phạm công nghệ. Ví dụ,

nhiều trang mạng mạo danh và xuyên tạc nội dung chống lại chính Công

giáo và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chẳng hạn như danh

xưng “Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam” lại không liên quan gì nhiều

đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nhiều trang web mang tên Công Giáo

nhưng bên cạnh các bài viết tốt vẫn có những bài viết chống đối, chỉ trích

Giáo Hội, hoặc khích bác nhau. Đây đó vẫn có những cuộc bút chiến nảy

lửa, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật...Có một vài tổ chức và cá

nhân không đưa bài lên mạng theo những nguyên tắc của truyền thông

Công giáo, gây ra nhiều xáo trộn trong cộng đồng, xúc phạm đến các cá

nhân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Giáo hội cũng như hoạt động rao giảng

Tin Mừng. Hiện các tôn giáo đang có những nỗ lực mạnh mẽ để ngăn chặn

mặt trái của các phương tiên truyền thông hiện đại ảnh hưởng đến đời sống

Page 69: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

64

tôn giáo. Công giáo có một văn kiện gọi là đạo đức trong Internet, Phật

giáo cũng như các tôn giáo khác cũng đã có những định hướng rõ ràng về

ngăn chặn những tác hại mà phương tiện truyền thông hiện đại gây ra.

2.2.2. Sự ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội đến sự chuyển

biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam

2 2 2 1 Ả ở ừ ể b ờ ă

Văn hóa là một hệ thống giá trị được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác

nhau như: phong tục tập quán, lối sống, ngôn ngữ, văn chương, kiến trúc, tôn

giáo, tín ngưỡng … Trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của văn

hoá có sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và xã hội. Trong mỗi vùng đất,

hoàn cảnh tự nhiên, xã hội và lịch sử lại có tính đặc thù dẫn đến sự phát triển

của văn hoá là không giống nhau. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi tạo ra sự

mở rộng, đa dạng trong tiếp xúc, giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực

và trên thế giới. Vì vậy, chúng ta nhanh chóng chịu ảnh hưởng của những trào

lưu văn hóa mới. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, kinh tế thị trường, khoa học

- công nghệ đã tác động và tạo ra những chuyển biến nhất định đến đời sống

văn hóa các nước trên giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Những biến

chuyển dễ thấy nhất trong văn hóa, lối sống ở Việt Nam thể hiện trên các lĩnh

vực: xu hướng thay đổi giá trị, triết lý sống của cá nhân và các nhóm xã hội;

biến đổi của mỗi cá nhân gắn liền với sự biến đổi của gia đình; sự thay đổi

trong quan hệ hàng xóm, láng giềng; sự biến đổi trong văn hóa tiêu dùng. Quá

trình biến chuyển trên đã có những tác động tới đời sống tôn giáo. Bởi, Tôn

giáo là một bộ phận của văn hoá hay là một hiện tượng của văn hoá nên có

mối quan hệ phổ biến, cơ bản và quan trọng trong từng giai đoạn lịch sử.

Khi nước ta tiến hành đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế,

một số yếu tố tích cực của toàn cầu hoá đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống

văn hóa, dẫn tới những thay đổi quan trọng trong lối sống. Văn hóa truyền

Page 70: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

65

thống của người Việt được biến chuyển theo hướng quốc tế hoá một cách

nhanh chóng. Trước đổi mới, người Việt Nam hầu như chỉ tập trung quan hệ

của mình trong đất nước và các nước theo chủ nghĩa xã hội. Bây giờ, trong

bối cảnh toàn cầu hoá, người Việt Nam xem môi trường giao lưu, quan hệ

của mình là cả thế giới với những hệ thống về kinh tế, chính trị, xã hội, văn

hoá, khoa học... không giống nhau. Hoạt động giao tiếp không chỉ thể hiện

cách đối nhân xử thế, mà nó còn đáp ứng các nhu cầu về tín ngưỡng, tôn

giáo. Những giá trị mang tính phổ quát của văn hóa nhân loại được chúng ta

chọn lọc, đón nhận. Những ngày lễ hội lớn hằng năm của các tôn giáo như lễ

Phật đản, lễ Vu Lan của Phật giáo, lễ Noel của Công giáo và Tin lành, lễ hội

Yến Diêu Trì của đạo Cao đài, lễ Khai đạo của Phật giáo Hòa Hảo... đều

được tổ chức quy mô ở nhiều địa phương trên cả nước... Lễ kỷ niệm với quy

mô lớn và các hội nghị quốc tế của các tôn giáo cũng được Nhà nước quan

tâm, tạo điều kiện như Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc (2008, 2014), Hội

nghị Nữ giới lần thứ XI (2009) của Phật giáo; lễ kỷ niệm 100 năm truyền

giáo đến Việt Nam (2011) của Tin lành, lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng

Giáo phẩm Việt Nam, lễ kỷ niệm 350 năm thành lập Giáo phận Đàng trong

và Giáo phận Đàng ngoài của Công giáo,...Những đổi thay trong diện mạo

văn hóa tôn giáo góp phần xây dựng xây dựng đời sống văn hóa, xã hội ngày

càng văn minh, hiện đại. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, biết tiếp

nhận những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, đồng thời phát huy mạnh

mẽ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc chúng ta sẽ xây dựng được nền

văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, hoạt động của các chức

sắc, nhà tu hành và đồng bào theo tôn giáo góp phần quan trọng xây dựng

những giá trị văn hóa tốt đẹp trên. Các phong trào thi đua sống tốt đời, đẹp

đạo được tổ chức sâu rộng với nhiều hình thức khác nhau trong nhiều vùng

đồng bào có đạo. Thông qua các phong trào, những giá trị văn hóa, đạo đức

tốt đẹp của các tôn giáo được thể hiện sống động trong đời sống thực tế.

Page 71: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

66

Văn hóa là toàn bộ những hoạt động của con người bao gồm hoạt động

vật chất và hoạt động tinh thần. Nên văn hoá bao trùm cả lĩnh vực tôn giáo.

Vì vậy, khi đời sống văn hóa có sự chuyển biến thì đời sống tôn giáo chắc

chắn sẽ có những biến chuyển nhất định theo.

2.2.2.2. Ả ởng chính sách về tôn giáo c Đả N ớc

Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo là sự

kế thừa, phát huy những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ

Chí Minh về tôn giáo. Ph.Ăngghen đã khẳng định vai trò của tôn giáo trong

các cuộc khởi nghĩa nông dân thời trung cổ và vai trò của các cuộc cải cách

tôn giáo, nhất là của giáo hội Canvanh đối với sự phát triển của Chủ nghĩa tư

bản, điều đó chứng tỏ ông thừa nhận trong những điều kiện lịch sử nhất định,

tôn giáo sẽ có những tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội hiện thực.

Ph.Ăngghen viết: “Với tính chất sâu sắc đặc biệt của cách mạng Pháp,

Canvanh đã làm nổi bật tính chất tư sản của cuộc cải cách, đã cộng hòa hóa,

dân chủ hóa nhà thờ. Trong khi cuộc cải cách của Luthe ở Đức đã thoái hóa

và đưa đất nước đến chỗ điêu tàn, thì cuộc cải cách của Canvanh đã trở thành

lá cờ cho những người cộng hòa ở Giơnevơ, ở Hà lan và ở Xcốtlen, đã giải

phóng Hà Lan khỏi ách thống trị Tây Ban Nha và của đế chế Đức và đã cung

cấp một bộ áo tư tưởng cho màn thứ hai của cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở

Anh” [24, tr.447 - 448].

Năm 1958 khi trả lời cử tri Hà Nội, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ở các

nước xã hội chủ nghĩa, tín ngưỡng hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam cũng vậy

[114; tr.164]. Người cũng xem tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận nhân dân,

mà chính phủ phải quan tâm. Theo Hồ Chủ Tịch: “Tín đồ phật giáo tin ở Phật;

tín đồ Giatô tin ở Đức Chúa trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là

những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng. Nhưng đối với dân ta, ta đừng có làm

gì trái ý dân. Dân muốn làm gì ta phải làm nấy” [114; tr.51].

Page 72: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

67

Từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về tôn giáo, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tôn giáo, tín

ngưỡng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991, Báo

cáo chính trị đã khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của

một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín

ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết

lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến,

phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo

phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội,

ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ ghi: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ

phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền

tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại

đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân". Đầu những năm 90, Bộ Chính trị ra

Nghị quyết số 24-NQ/TƯ về công tác tôn giáo trong tình hình mới, đánh dấu

sự chuyển biến quan trọng về chủ trương, chính sách đối với tín ngưỡng, tôn

giáo. Năm 1998, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những kết quả và tồn tại trong

công tác tôn giáo, và ngày 02-7-1998 Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37-CT/TƯ về

công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đường lối, chủ trương của Đảng đối

với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được thể hiện nhất quán trong Nghị

quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003. Đó là "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu

tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách

tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn

giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật". Đại hội

X một lần nữa đã bổ sung, hoàn thiện và phát triển nhận thức của Đảng về

vấn đề tôn giáo: từ chỗ thừa nhận tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ

Page 73: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

68

phận nhân dân đến việc coi theo hoặc không theo tôn giáo là một quyền hợp

pháp của công dân được luật pháp bảo vệ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Báo cáo Chính trị khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật

về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá

trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”. Như vậy, Đại hội XI tiếp tục

làm rõ hơn việc quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt

theo hiến chương và điều lệ của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công

nhận. Tới Đại hội XII, đã tái khẳng định lại quan điểm trên là: “Tiếp tục hoàn

thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn

hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.”

Như vậy, những quan điểm của Đảng ta đã khẳng định rằng quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần quan trọng của con người,

là một trong những quyền cơ bản công dân, quyền hợp pháp của con người.

Vì vậy, Đảng ta luôn tôn trọng đức tin của những cộng đồng có tín ngưỡng,

tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo tôn giáo cũng như quyền

không theo tôn giáo nào.

Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định: "Mọi công dân Việt có

quyền tự do tín ngưỡng" (Chương II, mục B). Từ những nguyên tắc cơ bản

đó, Điều 80 Hiến pháp 1980 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,

theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để

làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước". Điều 70 của Hiến pháp nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được bổ sung rõ hơn: "Công

dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn

giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của

các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự

do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp

luật và chính sách của Nhà nước".

Page 74: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

69

Trong Bộ luật Dân sự, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền cơ bản

của công dân, được pháp luật bảo vệ và được cụ thể hoá trong các văn bản

quy phạm pháp luật. Năm 2004 Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19-4-

1999 của Chính phủ về việc hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp

lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Năm 2016, Quốc hội ban hành Luật tín ngưỡng, tôn

giáo, điều này đã khẳng định nguyên tắc nhất quán của Đảng, Nhà nước về

chủ trương, chính sách với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đó là tôn trọng tự do

tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tế, những chủ trương, chính sách về tín ngưỡng,

tôn giáo được thể hiện sinh động trong đời sống tinh thần nhân dân.

Với tích cách là một hình thái ý thức xã hội, một hệ thống tư tưởng, tôn

giáo là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Ngoài sự phụ thuộc vào những yếu tố

của tồn tại xã hội, tôn giáo còn chịu sự ảnh hưởng của các quan điểm tư tưởng

chính trị của Nhà nước thông quan các chủ trương, chính sách về tôn giáo. Từ

những đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,

Việt Nam đã có “15 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa

nhận hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Theo thống kê chưa đầy đủ thì 15

tôn giáo có khoảng 25 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), hơn

87.000 chức sắc, hơn 250.000 chức việc, 57 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo,

hơn 26 ngàn cơ sở thờ tự. Ngoài ra còn có hơn 70 tổ chức, hệ phái, nhóm tôn

giáo khác chưa được đăng ký hoạt động, công nhận về tổ chức và hơn 60 các

hiện tượng tổ chức tín ngưỡng mang màu sắc tôn giáo” [9]. Sách, báo, ấn

phẩm về tôn giáo được xuất bản với số lượng lớn; ngày lễ của các tôn giáo

được tổ chức long trọng, nhiều sự kiện tôn giáo được tổ chức mang tầm quốc

gia và quốc tế; quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và các giáo hội trong và

ngoài nước ngày càng thân thiện, hiểu biết lẫn nhau. Mối quan hệ giữa các tổ

chức tôn giáo trong nước và ngoài nước rộng mở. Như vậy, với quan điểm chỉ

đạo mang tính cách mạng, khoa học và thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta với

Page 75: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

70

những chủ chương, chính sách đúng đắn, kịp thời như “chấp nhận ý kiến khác

biệt”, “xóa bỏ mặc cảm”, “tìm sự đồng thuận xã hội” đã dẫn đến những hiệu

ứng thúc đẩy đời sống tôn giáo phát triển.

2.2.2.3. Ả ởng c a lu t pháp qu c t về quyền t do tôn giáo

Theo Liên Hiệp quốc Quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền

cơ bản của con người - nhân quyền. Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Liên Hiệp

Quốc đã thông qua một văn kiện quan trọng liên quan đến quyền con người

- Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền (Universal Declaration of Human

Rights - UDRH) trong đó có nội dung về quyền tự do tôn giáo. Điều 18 của

Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do

chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng

hoặc tôn giáo của mình bằng các hình thức truyền giảng, thực hành thờ cúng

và tuân thủ các nghi lễ dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại công cộng

hoặc nơi riêng tư” [10; tr.12].

Đến năm 1996, dựa trên Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền, Liên

Hiệp Quốc ban hành Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị

(International Convenant on Civil and Political Righits - ICCPR). Công ước

Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị có nội dung về quyền tự do tôn

giáo (điều 18):

(1). Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.

Quyền tự do này bao gồm tự do theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình

lựa chọn, tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể

với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ

cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo. (2). Không một ai bị ép buộc làm

những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

(3). Tự do tín ngưỡng và tôn giáo cũng không phải tuyệt đối. Các nhà nước có

thể hạn chế các tự do này nếu đó là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật

Page 76: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

71

tự xã hội, sức khỏe và đạo đức của cộng đồng, hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của người khác khỏi bị xâm hại. (4). Các quốc gia thành viên Công ước

cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ và những người giám hộ

hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ

theo nguyên vọng của họ” [10; tr.21].

Điều 2 của Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ

các quốc gia thành viên có trách nhiệm sử dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm

bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi thẩm quyền của mình. Do đó, các

nhà nước phải có nghĩa vụ chủ động, chứ không phải thụ động liên quan đến tự

do, tín ngưỡng, tôn giáo. Nói một cách khác, nhà nước không chỉ có nghĩa vụ

“tôn trọng” - theo đó không những không vi phạm quyền tự do này, mà còn phải

“đảm bảo cho mọi cá nhân trong phạm vi lãnh thổ và trong phạm vi thẩm quyền

của mình” có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nghĩa vụ của nhà nước gồm có

việc phải ban hành “những đạo luật hoặc hình thức khác” trong những trường

hợp có xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 2) [10; tr.24].

Sau khi ban hành Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị,

Liên Hiệp Quốc còn hai văn bản khác để chính thức giải thích điều 18 nói trên

là “Tuyên bố chống sự không khoan dung tôn giáo” do Liên Hiệp Quốc ban

hành năm 1981 và văn bản “Bình luận chung” về điều 18 do Ủy ban nhân

quyền công bố 1993. Theo điều 18 Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự

và Chính trị và các văn bản có liên quan, mọi người đều có quyền tự do theo

hoặc thay đổi một tôn giáo do mình lựa chọn; được tự do bày tỏ tôn giáo của

mình hoặc một mình hoặc trong cộng đồng công khai hoặc thầm kín dưới các

hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành các nghi lễ tôn giáo và truyền

giảng. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, Công ước Quốc tế về Các quyền

Dân sự và Chính trị cũng nêu rõ sự hợp lý nếu các quốc gia giới hạn các sinh

hoạt và hoạt động tôn giáo nếu thấy ảnh hưởng tới bốn yếu tố: (1) an ninh trật

tự; (2) sức khỏe; (3) đạo đức cộng đồng; (4) quyền lợi cơ bản của người khác.

Page 77: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

72

Như vậy, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền con người

cơ bản được ghi nhận trong những văn bản pháp luật quốc tế quan trọng, và

nước ta đã tham gia một số công ước quốc tế quan trọng có liên quan đến

tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Những quy định của luật pháp quốc tế về quyền

con người nói chung, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói

riêng có tính phổ biến và được áp dụng cho toàn cầu có chứa đựng những

giá trị nhân văn, tiến bộ. Đây là những yếu tố Việt Nam học hỏi để áp dụng

cho việc xây dựng chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề tín ngưỡng,

tôn giáo. Đồng thời, những Điều ước, Công ước mà chúng ta tham gia đang

được nội luật hóa vào pháp luật trong nước để đưa ra hành lang pháp lý ổn

định áp dụng cho việc bảo đảm quyền con người. Khi chúng ta hội nhập

quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo không chỉ là sự ghi nhận quyền

trong các văn bản pháp luật, hay sự cho phép theo hoặc không theo tín

ngưỡng, tôn giáo mà còn cần thiết đưa ra những công cụ bảo đảm nhất định

đối với quyền này, tôn trọng và bảo đảm cho các hoạt động của các tổ chức

tôn giáo theo đúng khuôn khổ pháp luật. Đây là một trong những nguyên

nhân giúp các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có điều kiện hoạt động đều

đặn, thuận lợi, sống động, kinh sách được in ấn, cơ sở thờ tự được sửa

sang, các ngày lễ được tổ chức long trọng hơn.

Page 78: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

73

Tiểu kết Chƣơng 2

Đời sống tôn giáo là giá trị đời sống văn hóa mỗi quốc gia, nó tạo ra sự

giao lưu, kết nối những giá trị văn hóa giữa các quốc gia với nhau và góp phần

làm đa dạng, phong phú văn hóa nước sở tại bằng những giá trị tiến bộ do những

tôn giáo mang từ bên ngoài vào, đồng thời cũng giới thiệu được đất nước, con

người, văn hóa của nước chủ nhà ra thế giới bên ngoài. Giáo lý của các tôn giáo

đều hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, nhân văn và luôn mang lại những

giá trị văn hóa, đạo đức sâu sắc. Mỗi tôn giáo đều mang những hạt nhân triết học

hợp lý, với giá trị nhân văn sâu sắc, như đức "từ bi" của Phật giáo, tinh thần "bác

ái" của Kitô giáo, lòng "nhân nghĩa" của đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo, hay

truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tín ngưỡng

thờ cúng tổ tiên. Đó chính là những chân giá trị mà nhân loại cũng như nhân dân

ta luôn hướng tới.

Sự tồn tại của đời sống tôn giáo cũng như mối liên hệ của chúng với

đời sống xã hội là không đứng im. Sự chuyển biến đó phụ thuộc vào sự vận

động của tồn tại xã hội, các yếu tố của ý thức xã hội,… Ở Việt Nam sự

chuyển biến đó diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước.

Đổi mới, hội nhập quốc tế ở Việt Nam đã dẫn tới nhiều sự đổi thay cho đất

nước. Chính trị, xã hội ổn định, kinh tế phát triển và ngày càng hội nhập sâu

rộng với nền kinh tế thế giới, những chuyển biến to lớn đó đã có những tác

động nhất định tới đời sống tôn giáo ở nước ta và mang lại những giá trị cho

đời sống văn hóa, lối sống đạo đức của nhân dân. Các chức sắc, nhà tu hành,

đồng bào các tôn giáo đã tích cực tham gia vào các phong trào yêu nước và

làm lan tỏa các giá trị văn hóa, những giá trị truyền thống tốt đẹp của của

con người Việt Nam, cùng nhau xây dựng đất nước, tăng cường khối đại

đoàn kết toàn dân.

Page 79: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

74

Chƣơng 3

CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA

CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

3.1. Những chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam

3.1.1. Chuyển biến về niềm tin tôn giáo

Chuyển biến đời sống tôn giáo là hiện tượng mang tính khách quan,

đồng hành cùng sự đổi thay của đời sống kinh tế - xã hội. Mỗi thời kỳ, tôn

giáo có sự thay đổi để phù hợp thực tiễn xã hội. Điểm đáng chú ý của sự

chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay là sự chuyển biến mạnh mẽ

về niềm tin tôn giáo. Từ khi Đảng và Nhà nước đổi mới chủ trương, chính

sách về tôn giáo theo đó sinh hoạt tôn giáo trở lên nhộn nhịp, sự hiện diện của

tôn giáo trong đời sống xã hội đa dạng, phong phú hơn. Thực tiễn cho thấy

đời sống tôn giáo nước ta đang hồi sinh, phát triển với nhiều chiều hướng

mới. Các tôn giáo truyền thống sau một thời gian lắng xuống nay có xu hướng

trở lại với đời sống tâm linh, đức tin tôn giáo khá rõ rệt. Theo kết quả nghiên

cứu của tác giả Nguyễn Phú Lợi: “Đối với Công giáo, trước thời kỳ đổi mới

thuật ngữ thường được dùng là có một bộ phận giáo dân “khô đạo”, “nhạt

đạo”, thì đến nay hiện tượng này cơ bản đã được khắc phục. Đối với Phật

giáo, niềm tin tôn giáo không chỉ trở lại với người nông dân mà còn cả với thị

dân, bộ phận công nhân, viên chức, cán bộ (trong đó có cả đảng viên), bộ đội

phục viên hưu trí. Đối với Tin Lành, nhất là bộ phận đồng bào dân tộc thiểu

số ở miền núi phía Bắc, sau một thời gian theo đạo có tính “phong trào”, đến

nay đã hình thành lối sống đạo khá ổn định” [70; tr.82]

Sự chuyển biến niềm tin tôn giáo còn được được thể hiện ở sự tăng

trưởng số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Đây là hệ quả đầu tiên dễ nhận biết

về sự chuyển biến niềm tin tôn giáo trong đời sống tôn giáo. Theo số liệu của

Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2001 nước ta có 06 tôn giáo được công nhận với

Page 80: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

75

15 triệu tín đồ, đến năm 2003 nước ta có 13 tôn giáo công nhận với 32 tổ chức

tôn giáo với 20 triệu tín đồ. Đến nay, chúng ta có 15 tôn giáo được công nhận

với 41 tổ chức tôn giáo, số lượng khoảng 25 triệu tín đồ. Số liệu này phản ánh

sinh động thực tiễn đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. Đáng chú ý số lượng tất

cả các tôn giáo đều tăng, không có tôn giáo nào suy giảm, có những tôn giáo

gia tăng đột biến, nhất là đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Số lượng tin đồ và các tổ chức tôn giáo có sự chuyển biến mạnh chứng tỏ sự

biến đổi nhanh chóng niềm tin tôn giáo của các tín đồ cũng như thấy được sự

phản hồi của đời sống tôn giáo với các chính sách của Nhà nước.

Sự biến đổi đột biến số lượng tín đồ và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

còn một lý do nữa là sự tác động của đa dạng hóa tôn giáo, bởi nó tác động

đến đời sống tâm linh cộng đồng, gia đình và cá nhân. Ở Việt Nam đa dạng

hóa tôn giáo chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ hội nhập quốc tế, quá trình này chịu

tác động của đa dạng hóa hệ thống tôn giáo và sự thay đổi cấu hình tôn giáo

dưới tác động của di dân thời hội nhập. Đa dạng hóa tôn giáo tạo điều kiện

cho các cá nhân có nhiều lựa chọn niềm tin tôn giáo, một bộ phận tín đồ từ bỏ

các tôn giáo truyền thống của mình để gia nhập các tôn giáo mới như đạo

Isalam, Tin lành, Công giáo.

Hiện tượng chuyển đạo diễn ra mạnh mẽ trong vùng đồng bào người

Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, bởi những hạn chế của giáo lý, giáo chủ và

tác động của cuộc sống hiện đại, một số người Chăm không còn tin theo tôn giáo

truyền thống của mình, họ lìa bỏ nó để đi theo một đức tin khác, dẫn tới bản đồ

phân bố tôn giáo khu vực có sự thay đổi. Số lượng người Chăm theo đạo

Bàlamôn, Bàni thuyên giảm nhanh, trong khi đó số người Chăm theo Tin lành,

Công giáo… lại có chiều hướng gia tăng. Theo tác giả Hoàng Minh Đô: “Năm

1999, tại tỉnh Bình Thuận số lượng tín đồ Chăm Bàlamôn có 13.613 giảm xuống

còn 12.872 người vào năm 2001. Ngược lại số người Chăm theo đạo Islam giáo

từ 1.735 người năm 1999, đã tăng lên 2.000 người vào năm 2001. Hiện nay, số

Page 81: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

76

người Chăm theo đạo Công giáo, Tin Lành ở Ninh Thuận đã tăng lên 1.000

người, chủ yếu là do họ cải từ đạo Bàlamôn, Bàni sang” [48; tr.149].

Hiện tượng chuyển đạo cũng diễn ra mạnh mẽ ở Tây Nguyên, ví dụ:

“người Cơho trước đây có ba bộ phận, Cơho theo tín ngưỡng truyền thống,

Cơho theo Tin lành, Cơho theo Công giáo nay xuất hiện thêm Cơho theo Phật

giáo; người Êđê trước đây có ba bộ phận, Êđê theo Công giáo, Êđê theo Tin

lành, Êđê theo tín ngưỡng truyền thống, nay xuất hiện thêm cộng đồng người

Êđê theo Phật giáo” [70; tr.114]. Trong quá trình chuyển đổi tôn giáo ở Tây

Nguyên, đạo Tin Lành đang vượt trội về mặt thu hút tín đồ, nhiều vùng đồng

bào trước đây chỉ theo tín ngưỡng truyền thống, nay đã chuyển sang theo hẳn

đạo Tin Lành. Tính đến năm 2000, số tín đồ toàn khu vực Tây Nguyên là

240.322 tín đồ tập trung ở 10 tổ chức hệ phái Tin lành khác nhau. Trong đó

tỉnh Đắk Lắc là 110.463 tín đồ, tăng hơn 8 lần so với năm 1975; Kon Tum có

8.972 tín đồ, tăng 3,6 lần; Lâm Đồng có 52.849 tín đồ, tăng 2,6 lần; Gia Lai

68.038 tín đồ, tăng 2,5 lần. Đến tháng 4 năm 2005, tín đồ theo đạo Tin lành ở

Tây Nguyên đã lên đến 301.149 người; năm 2009 là 362.689 người và năm

2012 có 410.874 tín đồ, sinh hoạt ở 30 nhóm, hệ phái (tỉnh Đắk Lắc là 160.296

tín đồ; Kon Tum có 15.499 tín đồ; Lâm Đồng có 86.472 tín đồ; Gia Lai 99.398

tín đồ). Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn là nơi di cư của một bộ phận đồng bào

Mông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc vào, với khoảng 30.000

người, chiếm khoảng 6% tín đồ theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, sự gia tăng của đạo Tin Lành ở các đồng

bào dân tộc thiểu số, nhất là người H‟mông, người Dao đã tạo ra những cộng

đồng người theo đạo Tin Lành. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, “đến nay có

trên 100 nghìn người H‟mông ở khu vực Tây Bắc theo đạo Tin lành. Tỉnh Lào

Cai, đến năm 2011 có khoảng 20 nghìn người H‟Mông theo đạo thuộc 6 tổ

chức, hệ phái Tin lành. Tỉnh Cao Bằng, đến năm 2010 có trên 7 nghìn người

H‟Mông theo đạo Tin lành. Tỉnh Hà Giang, đến năm 2011 có khoảng 15

Page 82: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

77

nghìn người H‟Mông theo đạo Tin lành (ở các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì,

Bắc Quang, Yên Minh, Quang Bình và Mèo Vạc). Tại tỉnh Điện Biên, tình

hình đạo Tin lành tiếp tục biến đổi mạnh, đặc biệt là ở khu vực miền núi,

vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Về số lượng, có trên 26 nghìn người

H‟Mông theo đạo (năm 2011). Ở tỉnh Sơn La, có khoảng 4 nghìn người theo

đạo, ở huyện Sốp Cộp, Sông Mã, Mường La, Mai Sơn, Thuận Châu và Phù

Yên (toàn bộ số người theo đạo là người H‟Mông)” [49].

Hiện tượng chuyển đạo, đổi đạo còn diễn ra ở khu vực đồng bằng Bắc bộ

và đồng bằng Nam bộ, đây là khu vực kinh tế thị trường diễn ra sôi động và

chịu ảnh hưởng đầu tiên của các biến đổi về đời sống văn hóa, tinh thần trên

thế giới. Khu vực này, nhiều người Việt đã từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền

thống của mình để đi theo những tôn giáo mới hay theo đạo Tin lành. Đặc biệt

tại đồng bằng Bắc bộ, thời gian qua đã xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới

như: Thanh Hải Vô Thượng Sư; Pháp Luân Công; Đạo Hàng Thiên Long;

Long Hoa Di Lặc; Ngọc Phật Hồ Chí Minh…Những hiện tượng tôn giáo mới

tại đây cho thấy sự biến động phức tạp về đời sống tôn giáo dưới tác động của

nền kinh tế thị trường và những biến động của đời sống tôn giáo trên thế giới.

3.1.2. Chuyển biến về hệ thống tôn giáo và số lượng tôn giáo, tổ chức

tôn giáo

3.1.2.1. H th ng tôn giáo trở ạ ơ

Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, hội

nhập quốc tế sâu rộng dẫn đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nói

chung và đời sống tôn giáo nói riêng có những biến đổi mạnh mẽ. Đối với đời

sống tôn giáo, điểm rõ nét nhất là sự biến đổi “hệ thống tôn giáo”. Trước đây,

“hệ thống tôn giáo” Việt Nam được hình thành với ba bộ phận chính: Thứ nhất,

các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa với ba cấp độ: tế tự tại gia, làng xóm và cấp

quốc gia, tương ứng với cấp độ trên là ba hình thức: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng

thành hoàng làng và tế tự cấp quốc gia. Thứ hai, các tôn giáo nhập ngoại: Phật

Page 83: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

78

giáo, nho giáo, Đạo giáo từ Ấn độ và Trung Quốc, Công giáo ở giữa thế kỷ XVI,

Tin lành cuối thế kỷ XX, Hồi giáo ở thế kỷ thứ X. Thứ ba, các tôn giáo nội sinh

được hình thành ở Nam kỳ vào khoảng đầu thế kỷ XX như: Đạo Cao Đài, Phật

giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh Độ Cư Sỹ Phật

Hội… Nhưng dưới tác động của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa đã làm thay đổi

“hệ thống tôn giáo” ở nước ta với sự xuất hiện của những tôn giáo mới.

Trong cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu tôn giáo năm 2001 - 2002: từ

năm 1985 đến nay nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện và phát triển các hiện

tượng tôn giáo mới, trong dân gian quen gọi là: Đạo lạ, Tà giáo, giáo phái... Ở

Việt Nam, “cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, con số “đạo lạ” ấy đã lên đến 50

nhóm giáo phái với khoảng 60 tên gọi khác nhau” [68; tr.209]. Tác giả Đỗ

Quang Hưng, đã phân loại “hiện tượng tôn giáo mới” thành ba loại: Thứ nhất,

nhóm phái từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam chủ yếu do điều kiện mở

cửa, hội nhập quốc tế. Thứ hai, loại tách ra hay có nguồn gốc từ tôn giáo lớn

(loại này không giữ được “giáo phái” hay “tông phái” cổ điển và không được

giáo hội công nhận). Thứ ba, loại tích hợp mới nảy sinh. Sự xuất hiện của bộ

phận thứ tư, “các hiện tượng tôn giáo mới” trong hệ thống tôn giáo ở Việt

Nam sẽ gây ra những bất ổn cho đời sống xã hội và những khó khăn trong

chính sách tôn giáo của Nhà nước.

3.1.2.2. S ng tôn giáo và tổ ch ă

Việt Nam là một đất nước đa tín ngưỡng, tôn giáo. Người dân Việt

Nam có truyền thống lâu đời trong sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng từ lâu đời.

Trong đất nước Việt Nam, các dân tộc đều có những tín ngưỡng riêng gắn

liền với đời sống tâm linh và hoàn cảnh kinh tế, xã hội của mình. Trong điều

kiện mới, đời sống tôn giáo có những điều kiện chuyển biến theo xu hướng

đời sống tôn giáo thế giới.

Trước năm 1990, ở nước ta mới có 03 tôn giáo được thừa nhận tư cách

pháp nhân là: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam; Giáo hội Công giáo Việt Nam và

Page 84: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

79

Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau khi có Nghị quyết 24 của Đảng (16/10/1990)

các tổ chức, tôn giáo ở Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Năm 2004,

có 06 tôn giáo với 16 hệ phái tổ chức tôn giáo được thừa nhận tư cách pháp

nhân, sau pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo con số được nâng lên: 09 tôn giáo với

25 hệ phái tổ chức tôn giáo được công nhận. Đến nay, cả nước có 15 tôn giáo

(Phật giáo; Công giáo; Tinh lành; Cao đài; Phật giáo Hòa hảo; Hồi giáo; Tôn

giáo Baha i; Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam; Đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa; Bửu

Sơn Kỳ hương; Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo; Hội thánh Minh

lý đạo - Tam Tông Miếu; Chăm Bàlamôn; Giáo hội Các thành hữu Ngày sau

của Giê su Ky tô Việt Nam; Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn) với 41 hệ phái tổ

chức tôn giáo được thừa nhận tư cách pháp nhân (Hội thánh tin lành Việt Nam;

Hội đồng Giám mục Việt Nam; Giáo hội phật giáo Việt Nam; Ban quản trị

các thánh đường Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh; Hội thánh Cao Đài Tiên

Thiên; Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu; Hội thánh Cao Đài Minh

Chơn Đạo; Hội thánh Truyền giáo Cao Đài; Hội thánh Cao Đài Tây Ninh; Hội

thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo; Hội thánh Cao Đài Bạch y Liên đoàn Chân lý;

Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo; Hội thánh Cao Đài Chơn Lý Hảo; Hội thánh

Cao Đài Cầu Kho Tam Quan Hảo; Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam);

Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang; Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà -

Ni tỉnh Ninh; Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam; Minh lý đạo - Tam tông

miếu; Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo; Tổng hội Bát - tít Việt

Nam; Hội đồng Tinh thần Baha i Việt Nam; Hội thánh Bát - tít Việt Nam (Nam

Phương); Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam; Hội thánh Tin lành Trưởng lão

Việt Nam; Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam; Hội thánh Mennonite Việt

Nam; Bửu Sơn Kỳ Hương; Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam; Pháp môn

Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi; Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam;

Đạo hội Tứ ân Hiếu nghĩa; Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh Tây Ninh;

Hội thánh Cao Đài Việt Nam (Bình Đức); Hội Đồng chức sắc Chăm Bà - la -

Page 85: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

80

môn tỉnh Ninh; Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh Ninh Thuận; Hội đồng

Sư cả Hồi giáo Bà - ni Bình Thuận; Hội đồng Chức sắc Chăm Bà - la - môn

tỉnh Bình Thuận; Ban đại diện Lâm thời Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của

Chúa Giê - xu Ki - tô Việt Nam. Ban đại diện Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn).

Các tôn giáo ở nước ta gắn bó với nhau trong khối đại đoàn kết dân tộc, vì mục

tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3.1.3. Chuyển biến của các hoạt động thuần túy tôn giáo

3.1.3.1. Chuyển bi n trong sinh hoạt tôn giáo

Dưới tác động của hội nhập, hợp tác quốc tế, sinh hoạt tôn giáo nước ta

đã có những đổi thay rõ rệt, đời sống tín đồ ngày càng được cải thiện, chất

lượng cuộc sống tiếp tục được nâng cao cùng với sự phát triển kinh tế của đất

nước. Trên cơ sở chất lượng cuộc sống tăng lên, sinh hoạt tôn giáo của tín đồ

cũng biến đổi theo trong bối cảnh xu thế thế tục hóa phát triển. Về mặt tâm

thức tôn giáo nói chung có sự chuyển biến sâu sắc, lối sống đạo cũ như: đi

nhà thờ, xưng tội,cầu nguyện được cải tiến rất nhiều theo lối chiêm nghiệm cá

nhân và phong cách sống hiện đại. Ví dụ, “Trong ngày cưới đôi trai gái nam,

nữ Khmer ngoài những nghi lễ theo phong tục trước đây vào đêm nhóm họ

(trước ngày đãi khách) thường thì có nghi lễ mời các vị sư (từ 2 - 4 vị) tổ chức

tụng kinh, thọ giới để thân, tâm được thanh tịnh, an nhàn, sau đó niệm cầu

chúc phúc cho đôi uyên ương được an lành, hạnh phúc. Sau đám cưới xong,

ba ngày sau hai vợ chồng mới cưới phải chuẩn bị ít lễ vật vào chùa mời sư sãi

làm thủ tục cắt chỉ đỏ được cha mẹ đôi bên buộc vào cổ tay lúc làm lễ. Nhưng

nghi lễ này hiện nay hầu như không còn. Mặt khác, trong suốt lễ cưới người

Khmer thường có rước dàn nhạc cổ để tổ chức lễ (Khmer gọi là Plêng Ca),

nhưng nay, thay vào đó là những dàn nhạc sống hiện đại, giới trẻ nhảy, múa

thâu đêm… Đây cũng là một biểu hiện biến đổi từ bỏ yếu tố tôn giáo trong

hôn nhân, chạy theo nếp sống của thời đại…” theo Lý Sóc Kha. Hội nhập còn

dẫn đến việc “chuyển giao các giá trị”, một ví dụ khác về quá trình chuyển

Page 86: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

81

giao này đối với người công giáo, “việc giáo dục tôn giáo trong gia đình

chuyên cần đọc Kinh sáng tối (và đọc thật đầy đủ), siêng năng xưng tội và đi

lễ, nghe giảng; quan tâm, tham gia các sinh hoạt giáo xứ, kính trọng và vâng

lời bề trên trong Giáo hội,… Ngày nay, đang diễn ra việc chuyển giao các giá

trị, kể cả giá trị văn hóa, đạo đức và tôn giáo. Chẳng hạn, về đời sống tôn

giáo, nếu các giá trị trước đây được coi là “nhập thế” thì ngày nay, trước

những thay đôi “chóng mặt”, những giá trị “nhập thế” ấy cũng không được

coi là những giá trị bất biến” [chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền].

Nhận xét về vấn đề này, Nguyễn Phú lợi cho rằng, “nếu như các tín đồ trước

đây nặng suy tư về sự cứu rỗi và luôn cầu xin sự cứu rỗi, thì thế hệ tín đồ mới

ngày nay nghiêng về bình diện văn hóa và tâm lý - do họ cần sự cân bằng

trong tâm tưởng trước sự căng thẳng đến mức trần trụi của nền kinh tế thị

trường” [75; tr.142].

Có thể thấy trong sinh hoạt tôn giáo đang có sự phân hóa giữa các

giai tầng trong xã hội, giữa những người có trình độ học vấn khác nhau,

giữa các vùng miền khác nhau. Ảnh hưởng của khoa học - kỹ thuật, kinh tế

thị trường tới các vùng miền, đối tượng dân cư là không đồng đều, dẫn đến

mức sống và trình độ dân trí là không giống nhau làm cho sự phát triển của

xã hội là khác nhau, vì vậy, chuyển biến đời sống tôn giáo ở những vùng

miền, các cộng đồng, các nhóm dân cư cũng khác nhau. Cùng một tôn giáo

nhưng tín đồ ở những giai tầng khác nhau có nhưng có nhận thức đến hành

vi tôn giáo khác nhau. Có thể thấy, những người có điều kiện kinh tế tốt

hơn như, sống ở thành thị, người kinh doanh thường đi lễ ở những nơi thờ

tự đều đặn hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn, đời sống

còn nhiều khó khăn. Hành vi sinh hoạt tôn giáo ở những người có trình độ

nhận thức với những người có trình độ học vấn thấp cũng rất khác nhau, ở

đây những người ở khu vực vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức hạn chế

thường dơi vào tình trạng mê muội, cuồng tín.

Page 87: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

82

Đổi mới và hội nhập đã giúp nền kinh tế phát triển dẫn tới sinh hoạt tôn

giáo nhộn nhịp hơn, tác động của kinh tế thị trường tới các hoạt động sinh hoạt tôn

giáo làm cho các sinh hoạt lễ hội tôn giáo ngày càng mang tính thương mại hóa,

ngày càng bị vật chất hóa. Hiện tượng các cơ sở thờ tự được trang bị lối sống tiện

nghi ngày càng nhiều, thông qua thương mại hóa các hoạt động sinh hoạt tôn giáo

như việc gắn du lịch với công đức, cúng tiến tiền của vào các cửa chùa, nhà thờ

của cá nhân và tổ chức. Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề tâm linh mà còn là sự

đầu tư để thu lợi „„một vốn, bốn lời‟‟, hoặc là để phô trương tiếng tăm, thanh

thế. Mặt khác niềm tin tôn giáo cũng trở nên thực tế hơn, những hành vi tôn giáo

tấp nấp phần nhiều phục vụ nhu cầu, mục đích trần tục. Nhiều người đến chùa,

đến là cầu thăng quan tiến chức, làm ăn phát tài, tai qua nạn khỏi. Dưới ảnh

hưởng của kinh tế thị trường, niềm tin tôn giáo trở nên thực dụng rõ rệt, nó thiên

về việc thực hiện các nghi thức, nghi lễ tôn giáo hơn là mong muốn hiểu một

cách thấu đáo giáo lý, giáo luật tôn giáo. Ảnh hưởng của xu hướng thế tục, sinh

hoạt tôn giáo nước ta giảm dần tính thiêng liêng, thần bí để có lí trí hơn. Có ý

kiến cho rằng, sinh hoạt tôn giáo nước ta sôi động nhưng thực chất sinh hoạt tâm

linh tôn giáo lại thiếu sâu sắc. Nhiều người đến chùa không phải để thực hiện

giáo lý tôn giáo, mà coi đó như việc đi thăm quan, giải trí.

Sinh hoạt tôn giáo ở nước ta cũng đang chuyển biến theo tính cá nhân

hóa, thể hiện cái tôi mạnh mẽ. Điều này được thể hiện khi thực hành lễ nghi

tôn giáo, tín đồ thường mong muốn thần thánh đáp ứng nhiều hơn lợi ích cá

nhân của họ, thậm chí không cần che dấu mà công khai cầu khấn trước đám

đông. Tính cá nhân còn được thể hiện ở sự khác nhau trong hành lễ. Hiện

tượng lễ to, lễ nhỏ được phô bày ganh đua và xem đó là chuyện bình thường.

3.1.3.2. ẩy mạnh mở ờ ạo ch c sắc; xây d ng,

sửa chữ ơ ờ t ; in ấn xuất bản kinh sách tôn giáo

Trước năm 1986 cả nước chỉ có hai cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, từ

khi đổi mới đến nay đã có 17 trường đào tạo chức sắc trình độ đại học. Cụ thể:

Page 88: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

83

04 học viện của Phật giáo gồm: Học viện Phật giáo Hà Nội, Học viện Phật giáo

Huế, Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo Nam

tông Khơ - me; 07 Đại chủng viện của Công giáo, gồm: Đại chủng viện Thánh

Giu - se Hà Nội, Đại chủng viện Vinh Thanh Nghệ An, Đại chủng viện Huế

(Thừa Thiên - Huế), Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang (Khánh Hòa), Đại

chủng viện Thánh Giu - se Thành phố Hồ Chí Minh, Đại chủng viện Thánh

Quí (Cần Thơ), Đại chủng viện Thánh Giu - se Xuân Lộc (Đồng Nai); 03 của

Tin Lành: Viện Thánh Kinh thần học Thành phố Hồ Chí Minh của Hội thánh

Tin lành Việt Nam (miền Nam), Trường Kinh Thánh Hà Nội của Hội thánh Tin

lành Việt Nam (miền Bắc), Trường Kinh Thánh Đà Nẵng của Hội truyền giáo

Cơ đốc Việt Nam, 02 trường của đạo Cao Đài và 01 trường của Phật giáo Hòa

hảo. Ngoài ra còn 40 trường cao đẳng và trung cấp. Như vậy cho đến năm

2015, các tôn giáo có gần 60 cơ sở đào tạo chức sắc với tổng số trên dưới

10.000 học viên đang theo học. Cũng từ khi đổi mới đến năm 2014, có khoảng

1.000 chức sắc các tôn giáo đi tu học nước ngoài ở bậc thạc sỹ, tiến sỹ. Điều

nay cho thấy từ khi đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo có

sự thay đổi lớn, tạo điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của các tôn giáo.

Trong từng giai đoạn lịch sử, chúng ta đã có những chính sách hợp lí đối

với vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo, trong đó có chính sách đất đai phục vụ đời

sống tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đảm bảo tín đồ, tổ chức tôn giáo có nơi thờ tự.

Trong Hiến pháp và Luật đất đai quy định về Vấn đề sở hữu đất đai: “ đất đai

thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”, vì vậy, đất đai mà các

tôn giáo đang sử dụng không thuộc quyền sở hữu của tôn giáo mà thuộc quyền

sở hữu toàn dân. Ở đây Nhà nước giao đất cho tôn giáo sử dụng, tôn giáo có

quyền sử dụng đất và phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo

luật định. Nhà nước có một số ưu đãi đối với đất đai do tổ chức tôn giáo sử dụng

như: không phải nộp thuế sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận Quyền sử

dụng đất lâu dài. Về quyền sở hữu tài sản, theo Điều 220, Bộ Luật Dân sự

Page 89: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

84

2005, “Với tài sản gắn liền trên đất là các công trình phục vụ cho sinh hoạt tôn

giáo như nhà thờ, nhà chùa, thánh thất, thánh đường… về vật chất, các cơ sở tôn

giáo được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng”. Tài sản chung

của cộng đồng là tài sản thuộc loại hình sở hữu chung hợp nhất, không thuộc sở

hữu chung theo phần, không phân chia được. Trong bài viết “Tình hình và thực

trạng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” Phó giáo sư Nguyễn Đức Lữ chỉ ra: Trước

năm 1986 việc xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự gần như không diễn ra. Sau đổi

mới hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa (hơn 21.000/26.000

cơ sở, chiếm hơn 80%), trong đó có có đến 1/3 được trùng tu sửa chữa quy mô

lớn, đồng thời có có khoảng 2.000 cơ sở được xây mới. Trong đó, những năm

(2003 - 2005), số cơ sở thờ tự của tôn giáo được xây mới là 832, tu bổ sửa chữa

là 1.051. Đến năm 2007, cả nước có 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm

Phật đường; 6.000 nhà thờ Công giáo và 500 nhà thờ của đạo Tin Lành; 1.000

thánh thất của đạo Cao Đài; 200 chùa quán Hoà Hảo, 89 thánh đường của Hồi

giáo; hàng vạn ngôi đình, đền, miếu, phủ... và những cơ sở thờ tự khác của tín

ngưỡng dân gian trải dài khắp cả nước. Một số chi hội Tin Lành ở Tây Nguyên

mới thành lập được cấp đất xây dựng nhà thờ. Nhìn chung, giá trị kinh tế của đất

đai làm cơ sở thờ tự cũng như của diện tích đất xây dựng cơ sở thờ tự không lớn,

song giá trị tinh thần của các cơ sở thờ tự đối với đồng bào theo tôn giáo là rất

lớn. Cơ sở thờ tự được cộng đồng theo tôn giáo đó coi là nơi thiêng liêng, bất

khả xâm phạm. Trong thời gian gần đây, trên cơ sở về nhu cầu nơi thờ tự chính

quyền địa phương đã cấp quyền sử dụng đất cho các tôn giáo. Điển hình như

việc chính quyền Thành phố Hà Nội cấp hơn 10 ha xây dựng Học viện Phật giáo

Hà Nội; chính quyền Thành phố Đà Nẵng cấp hơn 5.000 m² xây dựng Trụ sở

của Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam, 10.000 m² mở rộng Tòa Giám mục Đà

Nẵng; chính quyền Thành phố Cần Thơ cấp 11ha xây dựng Học viện phật giáo

Nam tông Khmer, chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 15 ha mở rộng khuôn

viên Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang; Chính quyền Thừa Thiên Huế

Page 90: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

85

cấp 10 ha xây dựng Thiền viện Bạch Mã; Chính quyền Thành phố Hải Phòng

cấp 10.000 m² xây dựng nhà hưu dưỡng cho các linh mục, tu sỹ của Giáo phận

Hải Phòng; chính quyền tỉnh Ninh Bình cấp 15.000 m² xây dựng Trung tâm mục

vụ Giáo phận Phát Diệm….

Các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận, bình đẳng trong xuất

bản, in ấn, sử dụng kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn

giáo. Trước đổi mới rất ít hoạt động xuất bản kinh sách tôn giáo và việc xuất

bản phải theo quy chế của 03 nhà xuất bản (Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ

Chí Minh, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin). Sau

đổi mới, đặc biệt khi Nhà xuất bản Tôn giáo được thành lập năm 1999 đến

năm 2014 có khoảng 4.000 đầu sách được xuất bản với số lượng hàng chục

triệu bản (riêng kinh Thánh xuất bản gần 1 triệu bản). Cho đến năm 2015, ở

Việt Nam cấp trung ương các tổ chức tôn giáo có 15 tờ báo và tạp chí đang

hoạt động, trong đó có những tờ báo, tạp chí có uy tín như: Văn hóa Phật

giáo, Nghiên cứu Phật học, Khuông Việt, Phật giáo Nguyên Thủy, Giác Ngộ

(của Giáo hội Phật giáo Việt Nam), Hiệp thông (của Giáo hội Công giáo Việt

Nam), Công giáo và Dân tộc (của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ

Chí Minh), Mục Vụ, Thông Công (của Tin Lành), Cao Đài (của Đạo Cao

Đài), Hương Sen (của Phật giáo Hòa Hảo),…ngoài ra còn nhiều trang Thông

tin điện tử của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động.

3.1.4. Sự chuyển biến của các hoạt động tôn giáo hướng đích xã hội

3.1.4.1. Các tôn giáo ngày càng gắ b ng hành vớ ời s ng dân tộc

Đây là một trong những biểu hiện rõ rệt của quá trình chuyển biến đời

sống tôn giáo. Các tôn giáo ở nước ta hiện nay xác định đường hướng hành

đạo gắn bó với dân tộc và hội nhập với văn hóa dân tộc.

Tháng 11 năm 1981, tại hội nghị đại biểu phật giáo đã thông qua hiến

chương và chương trình hoạt động của giáo hội với đường hướng “Đạo pháp -

dân tộc - chủ nghĩa xã hội”. Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử lâu dài,

Page 91: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

86

trong quá trình đó, Phật giáo luôn giữ vai trò “hộ quốc an dân”, góp phần

quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa của dân tộc, hình thành tư tưởng,

đạo đức, lối sống của nhân dân. Ngày nay Phật giáo hoạt động theo đường

hướng tiến bộ Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội đang có những đóng góp

quan trọng trong quá trình đổi mới và xây dựng của đất nước.

Giáo Hội công giáo Việt Nam xây dựng đường hướng “sống phúc âm

giữa lòng dân tộc” được ghi trong bức Thư chung năm 1980 của Hội đồng

Giám mục Việt Nam. Trong Thư chung ghi, vậy chúng ta phải đồng hành với

dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình… Sự

gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại

trong hai điểm chính: Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây

dựng tổ quốc; Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức

tin phù hợp với truyền thống dân tộc. Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết

thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải

hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà Nước, và tích cực cùng

đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu

mạnh, tự do và hạnh phúc. Sự đổi mới về quan điểm, chính sách đối với tôn

giáo của Đảng, Nhà nước trong những năm gần đây càng thúc đẩy việc triển

khai đường hướng đồng hành cùng dân tộc theo tinh thần Thư chung 1980.

Tiếp nối đường hướng, Thư chung 2007 khẳng định đồng hành cùng dân tộc

“Ý thức sứ mạng quan trọng đối với tương lai của Giáo hội và tiền đồ dân tộc,

Giáo hội công giáo Việt Nam mong muốn dấn thân trong sự nghiệp giáo dục..”

Hội thánh Tin Lành Việt Nam xác định: “Đường hướng hoạt động của Hội

thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) là: Sống phúc âm, phụng sự thiên chúa,

phục vụ Tổ quốc và Dân tộc, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật của nước

cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chấp hành các quy định các cơ quan nhà

nước; Giáo dục tín hữu lòng yêu nước, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng pháp

luật, đoàn kết cùng toàn dân xây dựng tổ quốc và bảo vệ hòa bình” [146; tr.297].

Page 92: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

87

Đạo Cao Đài có phương châm hành đạo là “Nước vinh, Đạo sáng, hành

đạo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, đoàn kết hòa hợp dân tộc” [5]. Sau khi hoàn nguyên được hoạt

động với tư cách pháp nhân, các hệ phái Cao Đài tuân thủ theo hiến chương,

chấp hành đường tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Bản Hiến chương 2004, đã xác định rõ đường hướng hoạt động của

Phật giáo Hòa Hảo là: “Vì đạo Pháp vì Dân tộc, thực hiện tôn chỉ học phật, tu

nhân, tại gia cư sĩ, giáo huấn tín đồ về tứ ân (Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước,

Ân Tam bảo, Ân đồng bào và nhơn loại), tám điều răn cấm và giáo lý chơn

truyền của Đức Huỳnh Giáo chủ, cứu giúp người nguy khó, tương trợ trong

quan hôn, tang, tế và thực hiện hữu ích cho xã hội, cho nhơn sanh” [146;

tr412]. Các tôn giáo khác như, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh

Độ Cư Sĩ Phật Hội, Baha i…sau khi được Nhà nước công nhận cũng đều tỏ rõ

đường hướng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Như vậy, dưới chủ trương, chính sách đổi mới về tôn giáo của Đảng,

Nhà nước, các tôn giáo đã đi vào hoạt động ổn định, tham gia tích cực vào sự

xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các tôn giáo đều có đồng hành cùng dân tộc,

đoàn kết cùng toàn dân tham gia công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước vì lợi

ích thiết thân của mỗi tôn giáo nói riêng và đời sống tôn giáo nói chung. Đất

nước chuyển biến nhanh chóng trong bối cảnh đổi mới, hội nhập quốc tế đã

tác động mạnh mẽ đời sống tôn giáo theo chiều hướng các tôn giáo ngày càng

đồng hành cùng dân tộc. Trong quá trình này, các tôn giáo phải cải biến để

thích nghi, tồn tại, phát triển theo yêu cầu mới của đất nước.

3.1.4.2. Các tôn giáo ngày càng mở rộng quan h h p tác qu c t .

Các tôn giáo lớn của Việt Nam như Công giáo, Phật giáo, Tin Lành...

đều du nhập vào nước ta từ bên ngoài; do đó, các tổ chức tôn giáo trên ở

những mức độ khác nhau, trong những điều kiện nhất định đều có mối liên hệ

Page 93: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

88

với các tôn giáo đồng đạo trên thế giới. Một số tôn giáo nội sinh như Cao đài,

Phật giáo Hòa hảo … cũng tăng cường tìm kiếm, mở rộng liên hệ với các

cộng đồng dân cư ở các nước khác nhau trên thế giới để hành đạo. Các hoạt

động này đã phản ánh một bức tranh sinh động đối với hoạt động quốc tế của

các tôn giáo, góp phần tháo gỡ các rào cản ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế,

chính trị, ngoại giao và nhiều mặt khác trong quá trình hội nhập hiện nay,

đồng thời đóng góp tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, đất nước, con

người Việt Nam ra thế giới

Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, trong khoảng thời gian từ

năm 2005 đến năm 2013, có tất cả 205 đoàn khách tôn giáo nước ngoài vào

Việt Nam hoạt động tôn giáo. Cụ thể: năm 2005, 2006 có 20 đoàn, năm 2007

có 24 đoàn, năm 2008 có 15 đoàn, năm 2010 có 33 đoàn, năm 2011 có 35

đoàn, năm 2012 có 43 đoàn, năm 2013 có 22 đoàn. Cũng trong bảng thống kê

này, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2013, có 1.343 đoàn thuộc tổ

chức, cá nhân tôn giáo ở Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế ở nước

ngoài về tôn giáo. Cụ thể: năm 2005 có 150 đoàn, năm 2006 có 139 đoàn,

năm 2007 có 163 đoàn, năm 2008 có 116 đoàn, năm 2009 có 169 đoàn, năm

2010 có 114 đoàn, năm 2011 có 167 đoàn, năm 2012 có 66 đoàn, năm 2013

có 259. Số lượng đoàn vào và ra trong những năm gần đây của các cá nhân, tổ

chức tôn giáo cho thấy sự cởi mở về chính sách tôn giáo của Nhà nước ta.

Thực tế, từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế,

các hoạt động quốc tế của các tôn giáo được mở rộng, nhất là các quan hệ về

phương diện tổ chức tôn giáo ở Việt Nam với các tổ chức tôn giáo thế giới,

như Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo…Ngoài các hoạt động quốc tế bình

thường mang tính tổ chức hoặc giao lưu với các tổ chức tôn giáo quốc tế, các

tôn giáo ở Việt Nam tham gia tích cực vào các hội nghị, các diễn đàn tôn giáo

ở khu vực và quốc tế, như: đối thoại liên tín ngưỡng Á - Âu (ASEM), đối

Page 94: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

89

thoại Liên tín ngưỡng khu vực châu Á Thái Bình Dương, hợp tác liên tín

ngưỡng giữa các nước của Phong trào Không liên kết, đối thoại nhân quyền

Việt Nam - Hoa Kỳ, đối thoại nhân quyền Việt Nam - EU, các hợp tác Liên

tín ngưỡng do tổ chức Các tôn giáo vì Hòa bình thực hiện,…

3.1.4.3. Các tôn giáo ở Vi t Nam ngày càng tham gia có hi u quả hoạt

ộng an sinh xã hội

Ở nước ta, tôn giáo từ chỗ chủ yếu hướng về thế giới thần thánh, thì

ngày nay đang dần quan tâm đến chính cuộc sống con người nơi trần thế.

Giáo hội các tôn giáo ngày càng đồng hành cùng dân tộc giải quyết những

vấn đề nhân gian góp phần ổn định, tiến bộ xã hội. Tôn giáo với đặc trưng có

lực lượng tín đồ đông đảo, có bộ máy tổ chức chặt chẽ, có giáo luật, hiến

chương, điều lệ nên có tính tự quản rất cao. Các hoạt động của tôn giáo với tư

cách như đối tác của nhà nước tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như đóng

góp vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội,… chia sẻ gánh nặng cho

đất nước. Đây là, những hoạt động từ thiện cao cả diễn ra sôi động, đa dạng,

phong phú cuốn hút các tôn giáo tham gia. Các tôn giáo thường tham gia các

hoạt động xã hội ở những lĩnh vực sau:

Thứ nhất, trên lĩnh vực y tế, các tổ chức tôn giáo mở phòng thuốc chẩn

trị y học dân tộc, chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ bệnh

nhân nghèo, trẻ em tàn tật, người nhiễm chất độc da cam… Theo thông kê,

trong toàn quốc Phật giáo có 126 Tuệ Tĩnh Đường, 115 phòng thuốc chẩn trị

y học đã khám, chữa bệnh và phát thuốc; đào tạo 250 tăng ni có trình độ sơ

cấp y tế và 98 Lương y Tuệ Tĩnh đường để tăng cường hiệu quả hoạt động về

y tế nhằm chia sẻ gánh nặng cho xã hội và nhân dân trên tinh thần từ bi, trí tuệ

của đạo Phật. Đạo Công giáo đã có hàng nghìn cơ sở y tế, khám chữa bệnh,

cấp thuốc miễn phí cho người nghèo. Phật giáo Hòa hảo cũng đặc biệt quan

tâm đến lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người

Page 95: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

90

nghèo, hàng năm thực hiện khám chữa bệnh cho hàng chục nghìn người. Hệ

phái Cao Đài tổ chức khám chữa bệnh cho hàng nghìn người ở 14 phòng chẩn

trị y học dân tộc. Các tôn giáo khác cũng rất tích cực tham gia công tác từ

thiện y tế, bốc thuốc, châm cứu, chẩn đoán bệnh.

Thứ hai, Trên lĩnh vực giáo dục, các tôn giáo tích cực mở các lớp học tình

thương giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, lang thang cơ nhỡ, để xóa nạn mù chữ,

dạy nghề cho những người khó khăn, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt

khó, tiếp sức mùa thi, lập các quỹ khuyến học… Giáo hội Phật giáo hiện có 196

lớp tình thương, 116 cơ sở nuôi dạy trẻ. Công tác dạy nghề được Phật giáo quan

tâm, hiện có khoảng 10 trường dạy nghề trên toàn quốc gồm các nghề may, điện

gia dụng, tin học, sửa xe, cắt tóc… Tiêu biểu, cơ sở tại chùa Tây Linh, Huế do

Ni sư Thích nữ Như Minh đảm trách và cơ sở tại chùa Long Thọ, Huế do Ni sư

Thích nữ Minh Tánh đảm trách, mỗi năm có hai khoá học, mỗi khoá học 6

tháng, mỗi khoá có từ 130 - 160 em. Đạo Công giáo cũng rất quan tâm tới lĩnh

vực giáo dục, vì họ có đội ngũ tu si đông đảo, có trình độ chuyên môn cao.

Thứ ba, trên lĩnh vức kinh tế - xã hội, các tôn giáo đặc biệt quan tâm

đến các hoạt động cứu trợ nhân đạo vùng thiên tai, hạn hán, … công tác xóa

đói giảm nghèo… Giáo hội Phật giáo Việt Nam tích cực tham gia các phong

trào an sinh xã hội. Trong công tác cứu trợ các tăng ni, phật tử cả nước đã

chung tay giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai, đồng bào nghèo, đồng bào khu vực

thiểu số. Giáo hội Công giáo đặc biệt quan tâm cứu trợ nạn nhân bị thiên tai,

lũ lụt và người nghèo. Hoạt động từ thiện cũng là một trong những hoạt động

sôi nổi của hệ phái Tin lành. Phật giáo Hòa hảo tập trung hoạt động từ thiện

nhân đạo như nấu cơm, nấu cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho

đồng bị thiên tai, lũ lụt…

Trong điều kiện kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều lối sống tiêu

cực, thì những hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo đã mang những giá

trị đạo đức tốt đẹp thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, góp phần

Page 96: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

91

phát huy những giá trị văn hóa, lối sống đạo đức của dân tộc. Các tôn giáo sẵn

sàng đối mặt và giải quyết những vấn đề của nhân gian, từ thiện giúp đỡ

người có hoàn cảnh khó khăn đó là truyền thống đạo lý của người Việt, điều

này luôn được nhân dân, Đảng và Nhà nước đồng tình, ủng hộ.

3.2. Ảnh hƣởng của chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời sống xã

hội nƣớc ta hiện nay

Sau khi nghiên cứu sự ra đời của đạo Kitô, Ăngghen viết: “Như vậy

chúng ta thấy rằng, tôn giáo một khi đã hình thành luôn luôn chứa đựng một

chất liệu truyền thống, cũng như trong tất cả các lĩnh vực, tư tưởng truyền

thống là một lực lượng bảo thủ lớn. Song những sự biến đổi xảy ra trong chất

liệu đó đều nảy sinh ra từ những quan hệ giai cấp, từ những quan hệ kinh tế

giữa những người gây ra những sự biến đổi ấy” [107; tr.37]. Nhưng hai ông

trước sau đều khẳng định “nhân tố kinh tế không phải là nhân tố quyết định

duy nhất đối với sự phát triển của lịch sử, mà bản thân các thành phần của

kiến trúc thượng tầng, trong đó có tôn giáo cũng có vai trò tích cực của nó đối

với đời sống xã hội và tác động trở lại sự phát triển kinh tế” [107; tr.26].

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với

ý thức xã hội, đồng thời cũng nêu rõ, bản thân ý thức xã hội cũng có tính độc lập

tương đối của nó. Trong quá trình hình thành, phát triển, các hình thái ý thức xã

hội luôn có sự tương tác, kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, ý thức tôn giáo

chưa bao giờ tồn tại một cách độc lập với các hình thái ý thức xã hội khác, như

chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ… giữa những hình thái đó luôn có sự liên

hệ, tương tác qua lại và quy định lẫn nhau, tạo ra sự đa dạng của mỗi hình thái ý

thức xã hội. Trong hình thái ý thức tôn giáo luôn có những yếu tố của tư tưởng

đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ… và trong hoàn cảnh xã hội có giai cấp, ý thức tôn

giáo có cả những yếu tố chính trị, đảng phái. Có thể khái quát sự tác động của

đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội ở một số nội chính như sau:

Page 97: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

92

3.2.1. Một số ảnh hưởng tích cực của sự chuyển biến đời sống tôn

giáo đến đời sống xã hội

3 2 1 1 ú ẩ ơ ữa l i s ạ c trong xã hội

Về mặt lý luận, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, tôn

giáo có chức năng điều chỉnh hành vi người tín đồ thông qua giáo lý và những

điều cấm kỵ của tôn giáo. Khi tìm hiểu đạo Kitô sơ kỳ, Ph.Ăngghen nói: “Cái

dây đàn mà đạo Kitô rung lên đã vang động trong muôn vàn trái tim” [107;

tr.40]. Điều đó có nghĩa, với tư cách một tôn giáo đạo Kitô đã tác động trực

tiếp tới trái tim con người, tôn giáo ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần,

lối sống nhân văn, hướng thiện của con người.

Khi bàn về vấn đề tôn giáo, các nhà kinh điển đã đề cập đến phạm trù đạo

đức tôn giáo, trong đó, các nhà kinh điển không chỉ phê phán mặt tiêu cực của

tôn giáo, mà còn chỉ ra những ý nghĩa tích cực của đạo đức tôn giáo. Theo các

ông khi mới ra đời, hầu hết các tôn giáo đều phản ánh khát vọng chính đáng của

con người đó là tự do, bình đẳng... Trong cuốn Góp phần phê phán Triết học

pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu

hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện

thực ấy”. Ở đây, con người vô vọng trong việc kiếm tìm hạnh phúc nơi nhân thế

và đành phải tìm kiếm hạnh phúc đó ở thế giới khác đó là thiên đường. Tôn giáo

đã cho họ niềm tin ở sự cứu rỗi, giải thoát khỏi nỗi đau trần thế bởi các đấng siêu

nhiên. Ph.Ăngghen khi nghiên cứu lịch sử tôn giáo, đặc biệt là lịch sử Thiên

chúa giáo đã chứng minh rằng, sự xuất hiện của Thiên chúa giáo là phản ứng

chống lại sự tàn bạo và bất công của chế độ chiếm nô. Như vậy, các ông đã chỉ

ra những giá trị về mặt tinh thần của tôn giáo, như là sự giải cứu, là lối thoát cho

những người dân chịu cuộc sống bế tắc, khốn cùng.

Các nhà kinh điển cũng đã đề cập đến khía cạnh tôn giáo là một nhu

cầu tinh thần của một bộ phận dân chúng, nhu cầu của sự phát triển xã hội ở

Page 98: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

93

những giai đoạn lịch sử nhất định. F.Ăngghen viết: Tôn giáo do con người

sáng tạo ra, bản thân họ cảm thấy được nhu cầu cần phải có tôn giáo và họ

hiểu được những nhu cầu cần có tôn giáo của quần chúng. Theo ông, sự xuất

hiện của đạo Kitô ở La Mã cổ đại đã đáp ứng mong muốn được giải phóng

của quần chúng nô lệ bị áp bức, nhưng họ lại không tìm được cách giải phóng

trong hiện thực. C.Mác đã từng cho rằng, chính sự không hoàn thiện của con

người đã sản sinh ra một thế giới cần có tôn giáo và ngược lại, tôn giáo cũng

đáp ứng những yêu cầu của con người trong các thế giới ấy. Khi bàn về thuyết

tạo thần, Lênin cũng nhìn thấy tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân.

Cũng như vậy, Phật giáo lúc hình thành thể hiện khát vọng của quần

chúng nhân dân chống lại sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ

cổ đại. Phật giáo nêu cao tinh thần bình đẳng, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, Thiên

chúa giáo nêu cao sự yêu thương giữa con người với nhau. Ngoài ra, chúng ta

còn có thể thấy những giá trị tích cực của các tôn giáo khác, khi thấy các tôn

giáo xây dựng những mối quan hệ nhân văn giữa con người với nhau, hướng con

người vào những việc tốt đẹp, biết giữ gìn đạo đức và lánh xa điều ác. Chấm dứt

các việc ác; thực hiện những hạnh lành; giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.

Khi bàn về những giá trị của Đạo phật, Thích Đức Nhuận cho rằng: “Đạo Phật

thường nhắc đến tuyên ngôn bất hủ của Đức Thế Tôn Thích Ca: "Thiên thượng

địa hạ duy ngã độc tôn". Nếu hiểu đó là câu nói tự tôn của Ngài thì thật là sai

lầm. Cái "ngã" ở đây chính là "con người lớn" mà Đức Lão Tử đã đề cập. Đó là

con người đang mang cái Đạo nội tại, là bất cứ ai làm người đều là một chủ thể

đáng được đề cao, suy tôn; là đối tượng cần phải chú trọng phát huy bản thể tức

là khả năng tự tiến hóa và tác động vào cuộc tiến hóa của mọi người. Nói cách

khác, "duy ngã độc tôn" là đầu mối duy nhất để tạo ra chân lý tự do, tự chủ của

con người trong trời đất. Chỉ với một câu nói đó cũng đủ xác định giá trị nhân

văn của Phật giáo”[96].

Page 99: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

94

Thiên Chúa giáo thể hiện tính nhân văn sâu sắc: đề cao giá trị của con

người vì con người và Chúa là một, con người là sự phản ảnh của Thiên

Chúa. Thánh Paul đã viết: “Anh em chẳng biết thân xác anh em là đền thờ

Chúa Thánh Linh, đấng ngự trong anh em sao?” Thánh Augustine viết trong

tập Tự Thú: “Con đã tìm Chúa ở ngoài con, nên đã không gặp Chúa của lòng

con”. Thánh Máthêu chép lại lời Chúa: “Thương xót. Không chỉ là làm phúc

bố thí mà còn chỉ về sự hiểu biết những thiết sót của người, để ý giúp đỡ họ

vượt qua những khó khăn và yêu họ bất kể những thiếu sót của họ. Thương

xót cũng có nghĩa là cùng vui khổ với người khác” [126].

Xã hội chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng lại có cùng mục đích với các

tôn giáo là mong ước xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, ở đó cái tốt thắng cái

xấu, con người được tự do, độc lập, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng viết: “Chúa Cơ đốc hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ, và đưa loài

người về hạnh phúc, bình đẳng bác ái, tự do…Chúng ta kháng chiến cứu

nước, thi đua tăng gia sản xuất, và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người

cày có ruộng, tín ngưỡng, tự do. Như thế là những việc làm của chính phủ và

nhân dân ta làm, đều hợp với tinh thần phúc âm. Cho nên, tôi chúc đồng bào

công giáo là chọn chính sách của Chính phủ cũng là làm chọn tinh thần với

Chúa Cơ đốc” [83; tr.374].

Có thể khẳng định tôn giáo sẽ không thể tồn tại và phát triển trong lịch

sử hàng ngàn năm của các quốc gia khác nhau trên thế giới, nếu như bản chất

của tôn giáo chỉ là những sai lầm, ảo tưởng và tiêu cực…Trong Phát hiện ấn

Độ, J.Nehru viết: “Rõ ràng là tôn giáo đã đáp ứng một nhu cầu trong tính chất

con người và đa số người trên thế giới đều không thể không có một dạng tín

ngưỡng nào đó… Tôn giáo đã đưa ra một loại giá trị cho cuộc sống con người,

mà dù một số chuẩn mực ngày nay không còn được áp dụng, thậm chí còn tai

hại, nhưng những chuẩn mực khác vẫn còn là cơ sở cho tinh thần và đạo

Page 100: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

95

đức”[72]. Khi nghiên cứu về vai trò của đạo đức tôn giáo, tác giả Đặng Thị Lan

cho rằng: “ Khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội độc lập với

các hình thái ý thức khác như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo

đức, ý thức thẩm mỹ…, chúng ta thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao

gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức…) thể hiện trong giáo lý tôn giáo.

Các tôn giáo đều có một hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực và giá trị đạo

đức nhằm điều chỉnh hành vi đạo đức và ý thức của các tín đồ. Các tôn giáo

đều tuyên bố về giá trị tối thượng của “các lực lượng siêu nhiên (Thượng đế,

Chúa trời, Thần thánh)” và mọi giá trị, chuẩn mực khác phải lấy đó làm chuẩn.

Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những

giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những

chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung

thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác…”, “một tôn giáo lớn bao

giờ cũng có hệ thống tín điều, hệ thống đạo đức và giáo hội. Người theo tôn

giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép

đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực

hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức

nhất định. Vì vậy, đương nhiên, một số nội dung của đạo đức trở thành bộ phận

cấu thành nội dung của tôn giáo” [72]. Có thể nói, giá trị đạo đức tôn giáo đã

đề cập trực tiếp đến những nội dung của đạo đức trong đời sống xã hội và hàm

chứa những giá trị có tính nhân văn sâu sắc. Cuộc sống cho thấy, những phẩm

chất, chuẩn mực đạo đức tôn giáo có những giá trị nhất định trong việc duy trì,

xây dựng đạo đức xã hội. Vì vậy, có thể khẳng định, “trong hệ thống những giá

trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo nên nội

dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn cấm đoán

không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần tuý

trần thế” [72]. Các tôn giáo luôn có điểm chung, đó là giáo lý các tôn giáo đề

Page 101: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

96

cao, ủng hộ cái thiện, cái đẹp, cái đúng; lên án, chống cái ác, cái xấu, cái sai.

Điều đó thể hiện tính nhân bản, nhân văn sâu sắc trong giáo lý các tôn giáo,

phù hợp với truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,

phù hợp với đường hướng xây dựng xã hội mới, con người mới ở nước ta ngày

nay. Với số lượng tín đồ của các tôn giáo trong cả nước khoảng 25 triệu tín đồ

chiếm khoảng 27% dân số, việc tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của các tôn giáo

đối với đời sống đạo đức còn có ý nghĩa cần thiết trong thời kỳ đổi mới và hội

nhập quốc tế, khi mà chúng ta cần phải vận dụng mọi nguồn lực tham gia vào

sự nghiệp xây dựng, bảo về tổ quốc, thì vấn đề chú trọng là củng cố khối đại

đoàn kết toàn dân và giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của tôn giáo vào

việc xây dựng đời sống tinh thần cho nhân dân.

Như vậy, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, những hình thái của

ý thức xã hội luôn có sự tác động, ràng buộc, quy định lẫn nhau. Đặc biệt

giữa hình thái ý thức tôn giáo với hình thái ý thức đạo đức luôn có mối

quan hệ biện chứng, đan xen, thâm nhập và tác động lẫn nhau. Mối quan hệ

biện chứng đó được diễn ra trong những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội

nhất định, vì vậy, những giá trị của tôn giáo mang theo những giá trị đạo

đức là điều lý giải được. Tôn giáo với vị trí là một trong những yếu tố cấu

tạo nên kiến trúc thượng tầng, vì vậy, tôn giáo và đạo đức đều phản ánh tồn

tại xã hội theo những hình thức nhất định. Tôn giáo phản ánh thế giới

khách quan vào trong đầu óc con người một cách hoang đường, hư ảo,

trong đó, thế giới khách quan đã bị biến dạng từ cái tự nhiên trở thành cái

siêu nhiên. Trong khi đó đạo đức phản ánh những mối quan hệ chuẩn mực

giữa con người với con người và con người với xã hội, đó là những mối

quan hệ được diễn ra trong đời sống hiện thực. Có thể nói, đạo đức tôn giáo

có những phẩm chất mang tính đặc thù và có sự giao thoa với những giá trị,

chuẩn mực chung của đạo đức. Tuỳ theo điều kiện ra đời và những hoàn

Page 102: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

97

cảnh lịch sử nhất định, tư tưởng đạo đức của mỗi tôn giáo mang những nét

đặc thù riêng. Đạo đức tôn giáo có những giá trị nhất định trong đời sống

tinh thần xã hội, là một trong những yếu tố tác động sâu sắc đến nền đạo

đức xã hội. Trong đó, các tín đồ luôn tuân thủ giáo lý của tôn giáo mình, đó

là lòng từ bi của Đức Phật được thấm nhuần từ lâu thành truyền thống Phật

giáo Việt Nam: “Từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha”. Đó là pháp môn Học Phật - Tu

Nhân của Bửu sơn Kỳ hương, Tứ ân Hiếu nghĩa, Phật giáo Hòa hảo, trong

đó nhấn mạnh phần Tu Nhân, dạy phải tu tâm sửa tánh để thành người tốt,

phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương đồng bào, nhân loại. Đó là

tư tưởng kính Chúa - yêu Người của Công giáo, với một thước đo là phải

yêu người bằng mình và phải yêu thương cả kẻ thù ghét mình. Những tư

tưởng ấy của giáo lý các tôn giáo là một nhân tố quan trọng tác động ảnh

hưởng để làm đậm nét thêm tính cách nhân ái của con người. Lòng nhân ái

này còn được cộng hưởng bởi niềm tin tôn giáo.

3.2.1.2. Chuyển bi ời s ă ờ ú ẩ ời s ng

ă ă

Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra: Ý thức xã hội được biểu hiện ở dưới

nhiều hình thái cụ thể như: Chính trị, pháp quyền, văn hóa, tôn giáo, đạo

đức…mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một đối tượng nhất định của tồn

tại xã hội, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn

nhau. Như vậy, tôn giáo sẽ có mối liên hệ biện chứng với những hình thái cụ

thể của ý thức xã hội trong đó có văn hóa.

Có thể khẳng định tôn giáo là một bộ phận cấu thành của văn hóa mỗi

quốc gia, nên tôn giáo có đóng góp đầu tiên là về văn hóa. Nội dung tôn giáo

của một dân tộc có tác động qua lại đến nội dung và hình thức các loại hình văn

hóa khác của dân tộc, nhất là những loại hình văn hóa phi vật thể, đến lối sống,

thế ứng xử, phong tục, tập quán, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa…

Page 103: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

98

P. Tilich (1886-1965) là nhà triết học và thần học Tin lành giáo, trong

tác phẩm Thần học văn hóa viết rằng: “Tôn giáo là sự quan tâm tối cao… Tôn

giáo là thực thể, là cơ sở và là chiều sâu của đời sống tinh thần của con

người”[129]. Tôn giáo đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và có ảnh hưởng

mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Sinh hoạt tôn giáo mang lại những hoạt động

phong phú, đặc sắc, đậm tính triết lý, trở thành truyền thống văn hóa của các

cộng đồng dân cư nơi tôn giáo hiện diện. Ở Việt Nam, sự tồn tại, phát triển

của tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các mặt của đời sống văn hóa, chính

trị,… Với tư cách là một thành tố của văn hóa, tôn giáo tạo ra sự phong phú

cho đời sống văn hóa Việt Nam, đồng thời góp phần bảo vệ, lưu truyền và

phát triển những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc (cả văn hóa vật thể,

văn hóa phi vật thể).

Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam những năm gần đây đã

ảnh hưởng đến một số nội dung trong đời sống văn hóa. Trước hết, là sự ảnh

hưởng tới từ những giá trị văn hóa từ những công trình thờ tự. Sau đổi mới,

các công trình thờ tự ở Việt Nam được sửa chữa và xây mới với số lượng:

21.000 cơ sở thờ tự được sửa chữa và xây mới (trong đó có có đến 1/3 được

trùng tu sửa chữa quy mô lớn, đồng thời có có khoảng 2.000 cơ sở được xây

mới)[147]. Những cơ sở thờ tự này mang cả phong cách kiến trúc Đông -

Tây, trong đó có những cơ sở tôn giáo được nhà nước xếp hạng di tích văn

hóa trải dài khắp đất nước đã bảo lưu những giá trị văn hóa của người Việt.

Những công trình tôn giáo của mỗi tôn giáo có những nghệ thuật kiến trúc

khác nhau tạo ra sự phong phú, đa dạng trong nghệ thuật kiến trúc (kiến trúc

chùa, tháp; kiến trúc nhà thờ; kiến trúc thánh đường,...).

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo nổi bật với các ngôi chùa, thường được

thiết kế theo những đặc trưng nhất định… Ngoài ý nghĩa là nơi thờ Phật và

sinh hoạt của sư sãi, kiến trúc Phật giáo đều mang một ý nghĩa sâu xa bắt

Page 104: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

99

nguồn từ triết lý thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo. Kiến trúc Phật giáo

thường gắn với làng xóm, hòa quyện với thiên nhiên, với danh lam thắng

cảnh, tạo nên vẻ đẹp vừa dân dã, vừa thanh tao và nhất là tạo cho con người

tinh thần hướng thiện. Ngày nay, lễ hội gắn với Phật giáo đang góp phần khôi

phục những giá trị truyền thống dân tộc, tạo nội lực văn hóa dân tộc

Công giáo cũng xác định đường hướng trở về với văn hóa dân tộc, trong

Thư chung 1980: “Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống, một lối diễn tả đức

tin phù hợp với truyền thống dân tộc…Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào

sâu Thánh kinh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đằng

khác, phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra

những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái

hay trong một kho tàng văn hóa và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả

đức tin phù hợp hơn với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống

trên quê hương và trong cộng đồng Hội Thánh này” [90; tr.243-244]. Việc hội

nhập văn hóa Kitô giáo vào nền văn hóa dân tộc, làm cho đời sống đạo từng

bước được hình thành “một lối sống đạo theo đặc trưng Việt Nam”.

Kitô giáo còn đóng góp cho nền nghệ thuật dân tộc những giá trị nghệ

thuật kiến trúc nhà thờ, tháp chuông,...Hồi giáo ở nước ta có khoảng 70 thánh

đường với nghệ thuật kiến trúc rất đặc sắc. Nghệ thuật kiến trúc đạo Cao đài tập

trung ở các quần thể kiến trúc thánh thất, trong đó Tòa thánh Tây Ninh là tiêu

biểu cho vẻ đẹp kiến trúc của tôn giáo nội sinh này,... Nghệ thuật kiến trúc tôn

giáo không chỉ có những giá trị kiến trúc đặc sắc mà còn góp vào nền nghệ thuật

dân tộc những giá trị điêu khắc, hội họa hết sức tinh tế, giàu tính thẩm mỹ.

Có thể khẳng định đạo Phật đã làm sâu sắc, đa dạng và phong phú hơn

những giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam như: Quan niệm về

lòng từ bi, luật nhân quả, sự giác ngộ, về vô ngã vị tha... Nền văn hóa nước

ta được Công giáo làm hiện đại, phong phú hơn bởi quá trình du nhập đã

Page 105: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

100

đưa những giá trị của văn hóa, khoa học phương Tây vào nước ta, đặc biệt

đã tạo ra chữ Quốc ngữ mang lại tính khoa học, thuận lợi cho việc tiếp thu,

bảo tồn, phát triển và quảng bá tri thức. Du nhập vào Việt Nam muộn hơn so

với Phật giáo và Công giáo, song đạo Tin lành với tinh thần đề cao trách

nhiệm với xã hội, khuyến khích lao động và làm giàu hợp pháp...đã có

những đóng góp nhất định vào văn hóa Việt Nam hiện nay. Không có phạm

vi hoạt động rộng ở nước ta, Đạo Ixlam tập trung trong cộng đồng người

Chăm, và đã mang lại những giá trị tốt đẹp, đặc sắc về văn hóa, phong tục

lối sống của đồng bào Chăm. Với văn hóa giao tiếp trong các tôn giáo, ngoài

khía cạnh tâm linh của sự giao tiếp (giao tiếp với các lực lượng siêu nhiên...

qua nghi lễ tôn giáo) các tôn giáo đã góp phần làm đa dạng, sâu sắc các hình

thức giao tiếp xã hội thông qua các hoạt động lễ hội. Sự đa dạng tôn giáo ở

Việt Nam đã góp phần tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng

với những nét đặc thù riêng. Tôn giáo đã tô đượm cho nền văn hóa dân tộc

thêm nhiều màu sắc. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm văn học

nghệ thuật, những lễ hội tôn giáo là những di sản vô giá cho nền văn hóa dân

tộc. Trong điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế mạnh mẽ với nhiều thách

thức, các tôn giáo giữ gìn không gian sinh hoạt tôn giáo đã góp phần duy trì

bản sắc văn hóa dân tộc.

Tôn giáo khi du nhập vào mỗi quốc gia, nó đã tạo ra sự giao lưu văn

hóa giữa các quốc gia với nhau. Chính nó góp phần làm phong phú, đa dạng

nền văn hóa nước sở tại bằng những giá trị mà tôn giáo ấy mang theo đồng

thời cũng giới thiệu được những giá trị văn hóa của nước được tiếp nhận ra

thế giới bên ngoài. Chẳng hạn khi nước ta tiếp nhập các tư tưởng của đạo

Khổng, Lão thì cũng tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của Trung Hoa cổ đại.

Còn khi tiếp nhận đạo Công giáo từ châu Âu, chúng ta cũng tiếp thu cả những

tiến bộ, giá trị của văn minh phương Tây lúc đó.

Page 106: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

101

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, các tôn giáo đã có những

hoạt động giao lưu đối ngoại tôn giáo mạnh mẽ. Hoạt động đối ngoại tôn

giáo đã góp phần làm cho các chức sắc, tổ chức tôn giáo và các nước trên

thế giới hiểu rõ hơn về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta,

tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với con người và đất

nước Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta đã và đang chứng kiến sự

phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ của các lễ hội tôn giáo tới đời sống văn

hóa của người Việt như: Phật giáo có lễ Phật đản, lễ Vu lan...; Công giáo và

Tin lành có lễ Noel, những lễ hội trên đã thúc đẩy sự giao lưu cộng đồng và

bổ sung, lưu giữ, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của

nhân dân ta. Chính khía cạnh xã hội của lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng đã mang

lại dấu ấn sâu đậm cho đời sống sinh hoạt cộng đồng, cho sự liên kết xã hội

từ đó đã bảo tồn, phát triển truyền thống văn hóa nước ta trong bối cảnh hội

nhập, phát triển.

Trong lịch sử, “tôn giáo luôn đóng vai trò những sứ giả đi đầu trong

những cuộc viếng thăm, tiếp xúc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc”[120;

tr.59], Ví dụ, ở thế kỷ XVII-XVIII nhiều nhà truyền giáo phương Tây khi đến

Việt Nam, trong số họ có người học hành bài bản, nên khi đến truyền giáo ở

nước ta, họ cũng mang theo những hiểu biết về khoa học, kỹ thuật của văn

minh thế giới vào Việt Nam.

3.2.1.3. Chuyển bi ời s ng tôn giáo tạ ộng l ú ẩy kinh t

phát triển và ổ ời s ng xã hội

C.Mác và Ph.Ăngghen luôn nhấn mạnh, nhân tố quyết định trong lịch

sử, xét đến cùng, là sự phát triển của sản xuất vật chất, tức là nhân tố kinh tế

của xã hội. Nhưng hai ông trước sau đều khẳng định nhân tố kinh tế không

phải là nhân tố quyết định duy nhất đối với sự phát triển của lịch sử, mà bản

Page 107: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

102

thân các thành phần của kiến trúc thượng tầng, trong đó tôn giáo cũng có vai

trò tích cực của nó đối với đời sống xã hội và tác động trở lại với sự phát triển

kinh tế. Quan điểm trên của hai ông được thể hiện trong Thư gửi Joseph

Block, Ph.Ăngghen viết: “Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố quyết định

trong quá trình lịch sử xét đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống

hiện thực. Cả Mác lẫn tôi chưa bao giờ khẳng định gì hơn thế. Do đó, nếu có

ai xuyên tạc câu đó khiến cho nó có nghĩa là nhân tố kinh tế là nhân tố quyết

định duy nhất, thì như vậy họ đã biến câu đó thành một câu trống rỗng trừu

tượng vô nghĩa. Tình hình kinh tế là cơ sở, nhưng mọi yếu tố khác của thượng

tầng kiến trúc - những hình thức chính trị của cuộc đấu tranh giai cấp và

những kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp như những hiến pháp do giai cấp

chiến thắng thiết lập sau cuộc đấu tranh thắng lợi v.v…, những hình thức

pháp chế và thậm chí những phản ánh của tất cả những cuộc đấu tranh thực tế

có trong đầu óc của những người tham gia đấu tranh, những lý luận chính trị,

pháp lý, triết học, những quan điểm tôn giáo và sự phát triển sau này của

chúng thành hệ thống giáo điều, cũng đều ảnh hưởng đến quá trình của những

cuộc đấu tranh lịch sử và trong nhiều trường hợp lại chiếm ưu thế trong việc

quyết định hình thức của những cuộc đấu tranh đó” [20; tr.726].

Khi gửi thư cho W. Borgiuo, Ph.Ăngghen đã viết: “Sự phát triển về

chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v…là dựa trên sự

phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và

cũng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải là điều kiện kinh tế là

nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ

động”[20; tr.788]. Như vậy một lần nữa Ph.Ăngghen nhấn mạnh sự tác động

trở lại của tôn giáo và các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở

kinh tế. Luận điểm trên của các nhà kinh điển thể hiện tính biện chứng của mối

quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đây là luận điểm quan trọng làm

Page 108: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

103

sáng tỏ về mặt lý luận trong mối quan hệ giữa tôn giáo và kinh tế trong điều

kiện nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Xét điều kiện cụ thể của quá trình lao động sản xuất, con người được

coi là yếu tố quan trọng nhất vì năng suất lao động cao hay thấp chủ yếu do

yếu tố con người quyết định. Tôn giáo có thể góp phần tạo ra những người có

phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: cần cù, chịu khó, trung thực.... Một nguyên

nhân nữa cho là kinh tế phát triển hay không phát triển là do nạn tham ô, làm

ăn gian dối, trộm cắp, chây lười …, những nguyên nhân trên lại do con người

mất đạo đức, tha hóa, những điều này, tôn giáo có thể góp phần cải biến được.

Hiện nay, đời sống tôn giáo ở nước ta đang có những diễn biến hết sức sinh

động, phong phú với khoảng 25 triệu tín đồ và 87 nghìn chức sắc, số lượng tín

đồ và chức sắc đông đảo trên sẽ có những ảnh hưởng to lớn tới đời sống đạo

đức, tinh thần của xã hội. Nếu chúng ta phát huy được những giá trị của đạo

đức tôn giáo vào trong lao động sản xuất thì sẽ có những hiệu quả vô cùng to

lớn, nó thúc đẩy tính tự giác, cần cù, siêng năng trong lao động, cách làm ăn

nhân văn, hướng thiện…

Mặt khác, sự chuyển biến đời sống tôn giáo cũng thúc đẩy kinh tế phát

triển dưới góc độ văn hóa, du lịch, dịch vụ... Ở Việt Nam hiện nay có khoảng

26 nghìn cơ sở thờ tự. Có những nơi được xếp vào hàng danh thắng quốc tế,

quốc gia. Ví dụ: chùa Hương Sơn, Yên Tử, Bái Đính; nhà thờ Phát Diệm, Đà

Lạt, Đức Bà Sài Gòn… Đây là thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Thực tế

ở nước ta trong những năm gần đây, du lịch tâm linh phát triển mạnh, được xã

hội nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và giá trị tinh thần. Du lịch tâm

linh được Nhà nước coi đó là một trong những nhu cầu về đời sống tinh thần

của nhân dân. Đồng thời thông qua hoạt động du lịch tâm linh góp phần vào

việc lưu giữ, tôn vinh những giá trị truyền thống và những giá trị nhân văn tốt

đẹp. Theo tác giả Dương Đức Minh, “trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa

Page 109: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

104

năm 2012 chỉ tính riêng số khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa

thánh) có khoảng 13,5 triệu lượt, tương đương 41,5%. Một số điểm du lịch tâm

linh tiêu biểu năm 2012 đón một lượng khách lớn như Miếu Bà Chúa Xứ An

Giang (3,6 triệu lượt khách), Chùa Hương (1,5 triệu lượt); Chùa Bái Đính (2,1

triệu lượt), Yên Tử (2,3 triệu lượt), khu du lịch Núi Bà Đen (2,2 triệu lượt);

Côn Sơn Kiếp Bạc (1,2 triệu). Đối với khách quốc tế đến Việt Nam với mục

đích tâm linh không nhiều, trong số 6,8 triệu lượt khách đến Việt Nam năm

2012 ước tính có khoảng 12% khách du lịch có đến các điểm du lịch tâm

linh”[84]. Các hình thức du lịch tâm linh tại Việt Nam khá đa dạng và phong

phú. Từ đó có thể thấy được du lịch tâm linh đóng một vai trò rất quan trọng

trong loại hình du lịch văn hóa ở nước ta. Với thế mạnh sẵn có Việt Nam hoàn

toàn có thể khai thác và phát triển du lịch tâm linh sao cho gia tăng lợi ích kinh

tế nhưng vẫn cần đảm bảo hài hòa về vấn đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và

các giá trị văn hóa xã hội.

Một truyền thống và là ưu thế của các tôn giáo là làm giáo dục và y tế.

Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện là một phần không thể thiếu của mọi

tôn giáo. Bởi đây là những lĩnh vực cần đến tình yêu thương con người, hoạt

động này của các tổ chức tôn giáo rất đa dạng với nhiều loại hình và cấp độ

khác nhau đã góp phần chia sẻ gánh nặng, giải quyết vấn đề xã hội.

Những năm gần đây, đời sống xã hội có nhiều chuyển biến nên các

tôn giáo có nhiều thay đổi để phù hợp thực tiễn, bộc lộ rõ xu hướng thế tục

hoá, hướng vào phục vụ đời sống thế tục. Các tôn giáo nói chung được Nhà

nước tạo điều kiện hoạt động thuận lợi. Nhiều chính sách ban hành nhằm

bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Trong bối cảnh đó

các hoạt động xã hội từ thiện của các tín đồ là tổ chức, cá nhân cũng làm cho

đời sống tôn giáo càng trở nên sôi động góp phần ổn định đời sống kinh tế

của một bộ phận dân cư.

Page 110: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

105

3.2.2. Một số ảnh hưởng tiêu cực và vấn đề đặt ra từ sự chuyển biến

đời sống tôn giáo ở Việt Nam

3.2.2.1. Một s ảnh ởng tiêu c c từ s chuyển bi ời s ng tôn giáo

ở Vi t Nam

Thứ nhất: Một số vấn đề phức tạp phát sinh trong đời sống xã hội do

ảnh hưởng của “hiện tượng tôn giáo mới”

Sự biến đổi đời sống tôn giáo ở nước ta đã tác động không nhỏ tới sự

hình thành, vận động của các “hiện tượng tôn giáo mới”. Sự xuất hiện các

hiện tượng tôn giáo mới mang lại nhiều mới mẻ trong đời sống tôn giáo người

Việt, nhưng chúng cũng mang lại không ít rắc rối. Tác giả Vũ Văn Chung cho

rằng, “các hiện tượng tôn giáo mới ít nhiều đều thể hiện được quan điểm phê

phán đối với tình hình chính trị xã hội hiện tại. Điều này cũng giống như quan

điểm của triết học Mác-Lênin cho rằng, tôn giáo không chỉ là sự phản ánh mà

còn là sự phản kháng đối với thực tại xã hội của con người” [30; tr107]. Tuy

nhiên, không phải sự phản kháng nào cũng chỉ toàn những giá trị tích cực,

thúc đẩy sự xã hội tiến bộ. Có nhiều những hiện tượng tôn giáo mới có những

diễn biến phức tạp gây bất ổn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

Ở nước ta, hiện tượng Thanh Hải Vô Thượng Sư đã có những tuyên

truyền, bôi nhọ, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, phủ nhận những thành

tựu đất nước đạt được trong cuộc xây dựng, phát triển đất nước thời gian qua.

Nhiều trường hợp lợi dụng sự mê tín của người dân để trục lợi, lừa đảo kinh tế.

Không chỉ vậy một số hiện tượng tôn giáo mới còn gây ra những hậu quả

nghiêm trọng về kinh tế như: hủy hoại nhà cửa, tài sản, lương thực theo đạo này

cho rằng, đây là phần lệ phí âm (trường hợp Hội Tiên Rồng). Một số khi hành

đạo thể hiện sự kì quái như chữa bệnh bằng nước lã (trường hợp Long Hoa Di

Lặc; Hoàng Thiên Long). Có những hiện tượng tôn giáo mới đập phá bàn thờ gia

tiên, phá hoại truyền thống văn hóa, gây mất đoàn kết trong gia đình, dòng tộc.

Thậm chí còn công kích tôn giáo khác gây mất đoàn kết tôn giáo.

Page 111: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

106

Thứ hai: Các thế lực thù địch lợi dụng những yếu tố trong đời sống tôn

giáo nhằm kích động, chống phá.

Khi bàn về vấn đề các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo Lênin

viết: “Khắp nơi, bọn tư sản phản động đã chú trọng, và ở nước ta hiện nay

chúng cũng bắt đầu chú trọng khêu lên những sự hằn thù tôn giáo, để làm cho

quần chúng chú ý về phía nó, khiến họ không để ý đến những vấn đề chính trị

và kinh tế thật sự quan trọng và chủ yếu, những vấn đề mà giai cấp vô sản

toàn nước Nga, - thực tế đoàn kết lại với nhau trong cuộc đấu tranh cách

mạng của mình, - hiện đang giải quyết”[79; tr.169-175]. Có thể thấy Lênin đã

nhận diện được việc các thế lực phản cách mạng luôn lợi dụng vấn đề tôn

giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay, tình hình đời sống tôn giáo diễn biến phức tạp

phần lớn là do sự lợi dụng, kích động tôn giáo của các thế lực thù địch. Chúng

ráo riết thực hiện những âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến hoà bình",

lợi dụng vấn đề “tự do tín ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền" để chia rẽ

khối đại đoàn kết các toàn dân tộc. PGS.TS Trần Nam Chuân - Viện Chiến

lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng trong bài viết Tăng cường quốc phòng, an

ninh làm thất bại hoạt động lợi dụng tôn giáo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt

Nam trong tình hình mới chỉ ra: “Thông qua hoạt động ngoại giao, các tổ

chức phi chính phủ (NGO), Mỹ và EU tăng cường xâm nhập, gia tăng ảnh

hưởng, can thiệp, thúc đẩy “tự do tôn giáo” tại Tây Bắc và vùng phụ cận. Các

tổ chức phản động ở Thái Lan, Lào, Mianma,… gia tăng hoạt động tác động

vào nội địa ta, móc nối, xây dựng cơ sở, hình thành tổ chức ở bên trong và chỉ

đạo số này tiếp tục tuyên truyền, phát triển lực lượng, tìm mua vũ khí, đưa

người từ Việt Nam sang Lào tham gia hoạt động chống phá..”

Như vậy, các lực lượng thù địch đã sử dụng các thủ đoạn để kích động,

khoét sâu mâu thuẫn về tư tưởng để lừa gạt, lôi kéo, giành giật đồng bào theo

Page 112: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

107

đạo về phía chúng và đẩy quần chúng ra đối đầu với chính quyền, với Đảng.

Lợi dụng vấn đề tôn giáo, một số quốc gia không thân thiện đã triệt để lợi

dụng các xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá, đề ra khẩu hiệu nhân quyền,

quyền cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc. Lợi dụng ưu thế quốc gia,

Họ nhân danh các công ước quốc tế để pháp lý hoá các quy định đơn phương

từ phía mình nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, các tôn

giáo. Họ triệt để khai thác các phương tiện truyền thông hiện đại để lừa gạt,

lung lạc, đồng thời sử dụng lực lượng tay sai đội lốt chức sắc tôn giáo để hoạt

động chính trị phản động; lợi dụng những mối quan hệ ở hải ngoại để nuôi

dưỡng, đào tạo, tác động các tổ chức tôn giáo nghe theo chúng nhằm thực

hiện “diễn biến hoà bình”. Tình hình đời sống tôn giáo những năm qua cho

thấy cuộc đấu tranh chống lại các tổ chức thù địch lợi dụng tôn giáo để hoạt

động “diễn biến hoà bình” ở nước ta đã diễn ra rất cam go, quyết liệt. Các thế

lực thù địch quyết tâm tập hợp lực lượng, xuyên tạc vấn đề dân tộc với vấn đề

tôn giáo nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình. Chúng móc nối gây

dựng tổ chức liên tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, dùng mọi biện

pháp nhằm ra mắt tổ chức phản động ngay trong nước. Chúng kích động

những tín đồ tôn giáo ở các dân tộc thiểu số cũng như dân tộc đa số, dùng mọi

thủ đoạn nhằm lập các “giáo hội độc lập”, các “tôn giáo ly khai” theo kiểu

“Tin Lành Đềga”, chúng chỉ đạo trực tiếp từ hải ngoại, được các lực lượng

phản động bên ngoài công khai cổ vũ, ủng hộ và chi viện.

Các lực lượng thù địch luôn tận dụng khai thác những sơ hở của ta để

kích động quần chúng lạc hậu vi phạm pháp luật, gây rối loạn trật tự xã hội,

gây bạo loạn nhằm tạo cớ để nước ngoài can thiệp.

3.2.2.2. Một s vấ ề ặt ra từ s chuyển bi ời s ng tôn giáo ở Vi t Nam

Thứ nhất, Đời sống xã hội nảy sinh những bất ổn do tác động của các

“hiện tượng tôn giáo mới”

Page 113: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

108

Với sự biến động của đời sống tôn giáo nước ta hiện nay, sự xuất hiện

các tôn giáo mới là một tất yếu. Tuy nhiên, sự xuất hiện các hiện tượng tôn

giáo mới đã mang đến những phức tạp nhất định trong đời sống xã hội. Hiện

tượng tôn giáo mới ở nước ta có những đe dọa tiêu cực đến với xã hội là có

thực. Đó là xung đột với những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống; hủy

hoại kinh tế, tài sản và gây phức tạp trong quan hệ quốc tế về tôn giáo. Có thể

thấy, nhiều người Việt theo hiện tượng tôn giáo mới mang tính a dua, tò mò.

Chính sự nông cạn trong nhận thức đó đã tạo nên sự mơ hồ, không rõ ràng và

thiếu hiểu biết về bản chất của các hiện tượng tôn giáo mới. Vì vậy, họ dễ bị

lợi dụng, sai khiến. Đây là vấn đề phức tạp đang đặt ra cho chúng ta hiện nay.

Thứ hai, hội nhập quốc tế dẫn đến việc gia tăng các hoạt động giao

lưu, trao đổi văn hóa, trong đó có trao đổi, giao lưu của các tôn giáo.

Thông qua hoạt động này, chúng ta tiếp thu các giá trị văn hóa trên thế giới

làm phong phú thêm truyền thống văn hóa, tôn giáo Việt Nam. Nhưng bên

cạnh đó, cũng cần phải tính tới việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống

trước sự xâm lấn của các giá trị văn hóa bên ngoài không phù hợp. Gần

đây, có những hiện tượng xây dựng kiến trúc tôn giáo lai căng, kệch cỡm,

không phù hợp với thẩm mỹ của dân tộc. Đồng thời, vấn đề niềm tin và

thực hành tôn giáo của chúng ta cũng nhanh chóng lan truyền ra bên ngoài.

Do vậy, niềm tin và thực hành tôn giáo ấy cũng chịu sự tác động, chi phối

của cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, mặt trái của kinh tế thị trường đã ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống

tôn giáo. Một số nơi, niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo bị lợi dụng, trở thành

một nguồn để kinh doanh, trục lợi. Niềm tin, thực hành tôn giáo đã bị tha hóa,

khác xa với bản chất tốt đẹp ban đầu. Vì vậy, phải quan tâm một cách nghiêm

túc để khắc phục tình trạng này. Rất cần có những định hướng, những giải pháp

để đưa niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo trở nên “thuần khiết” hơn.

Page 114: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

109

Thứ tư, quản lí Nhà nước gặp những thách đố mới.

Đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta làm cho đời sống xã hội đã có

những chuyển biến mạnh mẽ. Kéo theo đó là sự thay đổi khá toàn diện đời

sống tôn giáo, tổ chức giáo hội, hệ thống tôn giáo và cả nhu cầu tôn giáo của

người dân. Sự thay đổi đó đòi hỏi Nhà nước có những chính sách mới phù

hợp thực tiễn đời sống tôn giáo. Đó là, một chính sách thỏa mãn những nhu

cầu chính đáng của các tổ chức và tín đồ tôn giáo, đồng thời phù hợp với

đường hướng nhà nước pháp quyền về tôn giáo.

Page 115: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

110

Tiểu kết Chƣơng 3

Chuyển biến đời sống tôn giáo trong xã hội là một quy luật tất yếu, vì

tôn giáo là một yếu tố cấu thành của ý thức xã hội, nó luôn phải tuân theo mối

quan hệ giữa tồn tài xã hội và ý thức xã hội. Sự chuyển biến này do tồn tại xã

hội quyết định và cũng do chính các yếu tố khác trong ý thức xã hội quy định

như: pháp luật, đạo đức, văn hóa, chính trị,… Mặt khác tôn giáo, với tích cách

là hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận cấu thành kiến trúc thượng tầng,

tuyệt nhiên không phản ánh một cách đơn giản, tiêu cực tồn tại xã hội. Sự

phản ánh của nó đối với tồn tại xã hội là một quá trình biện chứng tác động

qua lại với nhau. Một khi được ra đời nó sẽ tồn tại với tính cách là một lĩnh

vực độc lập, có hình thức và quy luật phát triển đặc thù của mình và có tác

động trở lại rất lớn đối với tồn tại xã hôi.

Ở nước ta, tôn giáo có vai trò rõ rệt đối với đời sống tinh thần xã hội.

Tôn giáo với tư cách một yếu tố xã hội, một bộ phận ý thức xã hội, đã đem lại

cho quốc gia, dân tộc những nét độc đáo được thể hiện trong cách ứng xử, lối

sống, phong tục, tập quán, cũng như những yếu tố sinh hoạt vật chất và tinh

thần. Có thể nói tôn giáo ở Việt Nam vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính

đạo đức. Người dân nước ta có tính khoan dung, độ lượng trong quan hệ đa

tôn giáo. Đảng ta luôn khẳng định lập trường trước sau như một tôn trọng

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.

Tuy nhiên, trước sự biến đổi của đời sống tôn giáo trong môi trường quốc tế

phức tạp hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn khoa học về sự chuyển

biến này, đặc biệt những ảnh hưởng của chúng tới đời sống xã hội. Nhìn nhận

khách quan quá trình tác động của đời sống tôn giáo lên đời sống xã hội cả

mặt tích cực và tiêu cực là việc làm cần thiết. Từ đó, chúng ta phát huy những

yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực để xây dựng một xã hội ổn

định, dân chủ, văn minh.

Page 116: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

111

Chƣơng 4

XU HƢỚNG CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ MỘT SỐ

QUAN ĐIỂM, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY

HƠN NỮA YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

4.1. Dự báo đời sống tôn giáo trong thời gian tới và một số quan

điểm trong công tác tôn giáo

4.1.1. Dự báo xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo trong thời

gian tới

Hơn ba mươi năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn

và có ý nghĩa lịch sử, trong đó đời sống dân sinh, trình độ dân trí của người

dân có bước phát triển nhanh chóng. Cùng với quá trình đó đời sống tôn giáo

cũng có sự chuyển biến rất quan trọng theo xu hướng ổn định. Các sinh hoạt

tôn giáo của tín đồ, hoạt động của chức sắc diễn ra bình thường, các tổ chức

tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hoạt động theo khuôn khổ pháp

luật, các vấn đề như đào tạo, phong chức và thuyên chuyển chức sắc trước

đây diễn ra dè dặt nay trở thành bình thường đối với các tổ chức tôn giáo, việc

xuất bản kinh sách, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự cũng được các tôn giáo

thực hiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và hành đạo của tín đồ chức sắc

các tôn giáo,… Tuy nhiên, tình hình tôn giáo vẫn có những tiềm ẩn yếu tố

phức tạp nhất định. Dưới tác động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội,… và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tác động tới đời sống tôn giáo ở Việt

Nam, tới đây xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta sẽ diễn ra ở

một số hướng như sau:

Một là, đời sống tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục đi vào hoạt động ổn

định. Hoạt động của một tôn giáo ổn định hay không ổn định tùy thuộc chủ

Page 117: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

112

yếu vào hai yếu tố, trước hết tự thân các tôn giáo, thứ hai là những yếu tố

khách quan tác động. Tự thân các tôn giáo cần chú ý đến giáo quyền và tính

thống nhất của tôn giáo đó, đến thời gian xác lập vị trí của tôn giáo đó. Những

tôn giáo có giáo quyền mạnh, chặt chẽ, thời gian ra đời phát triển lâu thường

hoạt động ổn định; những tôn giáo có giáo quyền lỏng lẻo, mới hình thành

thường dễ chia rẽ, mất ổn định. Những yếu tố khách quan tác động thường là

thái độ của nhà nước - chủ thể quản lý qua thái độ và chính sách, quy định

pháp luật hiện tại, là những vấn đề lịch sử để lại trong quan hệ nhà nước với

giáo hội. Ngoài ra cũng còn tính đến yếu tố truyền thống, như các tôn giáo ở

Việt Nam trong thời gian vừa qua đang đi vào hướng ổn định. Như vậy, đánh

giá chung tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới đây sẽ tiếp tục

hoạt động theo hướng ổn định và tuân thủ pháp luật. Đồng thời các tôn giáo ở

Việt Nam tiếp tục hoạt động theo đường hướng tiến bộ đã xác định: Phật giáo

với Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, Công giáo với Sống Phúc âm giữa

lòng Dân tộc, Tin lành với Sống Phúc âm phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ

quốc và đồng hành với Dân tộc, Cao Đài với Nước vinh - Đạo sáng,… Tuy

nhiên đời sống tôn giáo trong thời gian tới vẫn chứa đựng những tồn tại và

yếu tố mất ổn định - mức độ thế nào tùy thuộc thực hiện chính sách đối với

tôn giáo và tùy thuộc cả vào sự lợi dụng của các thế lực thù địch.

Hai là, tiếp tục đa dạng hóa đời sống tôn giáo và số người theo tôn giáo

tăng lên ở Việt Nam. Có thể nói, xu thế đa dạng hóa trong đời sống tôn giáo

là hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta. Bởi vì, quá trình

này giúp người dân không chỉ tiếp cận với những tôn giáo của dân tộc mình,

mà còn biết tới tôn giáo khác, từ đó có những lựa chọn mới về tôn giáo. Quy

luật tất yếu của đa dạng hóa tôn giáo là, một tôn giáo truyền thống sẽ bị thay

thế bởi một tôn giáo khác phù hơn hơn, nếu như tôn giáo truyền thống đó

không đáp ứng được nhu cầu quần chúng (do hạn chế về giáo lý, nghi lễ,…).

Mặt khác, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam đã chứa đựng những yếu tố

Page 118: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

113

của sự đa dạng hóa tôn giáo, đó là, tính khoan dung trong văn hóa, sự đa dạng

tộc người trong quốc gia đa dân tộc, là xuất phát của cư dân nông nghiệp.

Không những thế, do kinh tế phát triển, đời sống vật chất nâng cao, nhưng

văn hóa, lối sống chuyển biến không theo kịp, tạo ra khoảng cách giữa kinh tế

và văn hóa, nên tôn giáo là một trong những yếu tố bù đắp khoảng cách đó.

Trong bối cảnh đó các tôn giáo trên thế giới tiếp tục thâm nhập vào Việt

Nam, như tìm cách qua giao thương hợp tác kinh tế và các con đường hợp pháp

khác, hoặc đã có mặt ở Việt Nam thì tăng cường việc truyền giáo. Trong số các

tôn giáo đến Việt Nam cần chú ý đến đạo Tin lành - là một tôn giáo có đường

hướng và phương thức hoạt động rất năng động, luôn đổi mới từ nội dung đến

hình thức để thích nghi với hoàn cảnh xã hội. Đặc biệt, đạo Tin lành tham gia

tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện nhân đạo, lấy đó

làm phương tiện mở rộng ảnh hưởng. Điều này tạo ra uy tín và khả năng tiếp

cận với người dân. Tin lành cũng có khả năng chung sống với nhiều chế độ

chính trị khác nhau. Đây cũng là tôn giáo phổ biến của các nước công nghiệp

tiên tiến và là đối tác toàn diện hoặc là đối tác chiến lược với Việt Nam như

Hàn Quốc, Mỹ,… một tôn giáo lại cũng thích hợp với các dân tộc thiểu số sinh

sống ở vùng sâu, vùng xa. Điều cần quan tâm tới đây Tin lành có thể đến các

dân tộc khác ở Tây Bắc, ngoài người H‟mông, người Dao, thậm chí thâm nhập

cả vùng đồng bào Khmer ở miền Tây Nam Bộ,…. Bên cạnh các hình thức đa

dạng trong đời sống tôn giáo như đã nêu, ở các dân tộc người trong cộng đồng

các dân tộc ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức tôn giáo sơ khai: tô tem, ma

thuật, phù thủy… cũng được kích hoạt trong môi trường mới tạo nên đời sống

tôn giáo ở Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú.

Như vậy có thể thấy, xu hướng đa dạng đời sống tôn giáo và số người

theo tôn giáo tăng lên ở Việt Nam trong thời gian tới đây ở nước ta là xu thế

Page 119: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

114

có tính nổi trội. Vấn đề đặt ra cho chủ thể quản lý bình tĩnh, chủ động và có

ứng xử phù hợp trong điều kiện mới.

Ba là, tiếp tục xu hướng xuất hiện các tôn giáo mới. Trong lịch sử, hiện

tượng tôn giáo mới luôn diễn ra, có thời kỳ lắng xuống, có thời kỳ rộ lên, có

khu vực lắng xuống, có khu vực rộ lên. Nhưng mang tính phổ biến, tôn giáo

thường được hình thành khi xã hội có những biến động mạnh mẽ, trong điều

kiện khủng hoảng niềm tin. Cuối những năm của thế kỷ XX đến nay, thế giới

có những chuyển biến lớn, đó là sự chuyển biến từ xã hội công nghiệp sang

xã hội hậu công nghiệp, là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, khoa học công

nghệ đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, là sự

khủng hoảng, sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô,... Có

thể thấy, đây là những giai đoạn người dân cảm thấy bất ổn trong cuộc sống

do tình hình an ninh chính trị căng thẳng. Đời sống kinh tế, xã hội,… có

những thay đổi khó đoán định. Những chuyển biến đó không chỉ ảnh hưởng

mạnh mẽ tới đời sống xã hội, mà còn tác động tới đời sống tôn giáo dẫn tới

nhiều đổi thay. Có những điều trong đời sống tôn giáo trước đây là sự ngưỡng

mộ, sự tin tưởng, đến ngày nay lại là sự tồn tại đầy “lung lay” và “bất trắc”,

có những niềm tin trước đây trở thành tín điều thì hiện nay con người lại đặt

trong sự nghi ngờ. Những biến động đó đã dẫn đến niềm tin suy giảm, khô

đạo, nhạt đạo, và một bộ phận quần chúng lại đi tìm tôn giáo cho riêng mình.

Đây là cơ sở cho sự ra đời của những hiện tượng tôn giáo mới.

Như vậy, sự ra đời những hiện tượng tôn giáo mới là hệ quả tất yếu của

sự chuyển biến xã hội: đó là, sự phát triển kinh tế thị trường; khoa học, công

nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa,... Điều đáng lưu ý hơn, hiện

tượng tôn giáo mới không chỉ tác động tới đời sống tôn giáo, mà còn tác động

cả đến đời sống xã hội. Những xu hướng của tôn giáo mới có tính tích cực lại

có cả tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ dự báo được những xu hướng tiến bộ để phát

huy và kịp thời ngăn ngừa những khuynh hướng tiêu cực có thể nảy sinh.

Page 120: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

115

Bốn là, xu hướng đời sống tôn giáo hội nhập sâu với đời sống xã hội.

Người ta hay gọi hiện tượng tôn giáo thâm nhập vào đời sống xã hội là tôn giáo

thế tục hóa. Thực ra, thế tục hóa là quá trình thích nghi của giáo hội các tôn

giáo với những điều kiện đang thay đổi của thế giới đương đại. Thế tục hóa đã

diễn ra từ rất lâu trong lịch sử. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình hội nhập

quốc tế, xu hướng thế tục hóa tôn giáo được nhiều người chú ý. Thế tục hóa

hiện nay hàm hai ý: thứ nhất, thế tục hóa tức là phi thần thánh hóa nhưng hệ

thống giá trị của tôn giáo vẫn được bảo lưu; thứ hai, thế tục hóa có nghĩa là tôn

giáo đang tích cực thâm nhập vào thế giới, trở lại với đời sống hiện thực, đối

diện trực tiếp với cuộc sống và đang cố gắng giải quyết những vấn đề của nhân

gian. Xu hướng thế tục hóa đã thúc đẩy tôn giáo thâm nhập sâu rộng vào đời

sống con người. Xu hướng thế tục hóa là xu hướng trái ngược với xu hướng

thần thánh hóa, thiêng liêng hóa. Cho dù tính siêu nhiên là đặc trưng của tôn

giáo, nhưng ngày nay tôn giáo đang có xu hướng gần với đời sống hiện thực

hơn. Đời sống tôn giáo những năm gần đây đang diễn ra theo chiều hướng là

giảm dần những sự huyền hoặc thần bí trong niềm tin tôn giáo. Mặt khác, sự

phát triển của khoa học, kĩ thuật cùng với nâng cao dân trí, thông tin đa chiều,

toàn diện và phong phú…. đã làm cho niềm tin tôn giáo truyền thống bị phai

nhạt. Ngay như một số tôn giáo vốn có cả hệ thống giáo lý đồ sộ, giáo lý rất

nghiêm ngặt, tổ chức chặt chẽ, do đó đã tạo nên niềm tin ăn sâu vào đời sống

tinh thần của tín đồ hàng ngàn năm, thì ngày nay đã không còn mang tính toàn

vẹn, tuyệt đối như xưa nữa. Không ít người chểnh mảng, thờ ơ với việc học

giáo lý. Thậm chí những phép bí tích truyền thống của các tôn giáo ngày càng

mang tính sinh hoạt đời thường hơn là ý nghĩa thiêng liêng tôn giáo, từ chỗ chỉ

chú ý hướng về thế giới “ bên kia ” thì ngày nay càng tỏ ra trực tiếp quan tâm

phục vụ cho chính bản thân con người trần thế.

Việc đời sống tôn giáo ngày càng hòa nhập vào đời sống xã hội là một

tất yếu, bởi đời sống tôn giáo không thể tách rời khỏi đời sống một cộng

Page 121: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

116

đồng, một dân tộc, một đất nước cụ thể. Vì vậy, đời sống tôn giáo sẽ chịu tác

động của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… của dân tộc, quốc gia.

Bản thân tôn giáo muốn tồn tại, phát triển cũng phải hòa nhập đời sống văn

hóa xã hội mà nó đang hiện hữu. Trong một xã hội hiện đại, với những tiến bộ

của khoa học, kỹ thuật thì tôn giáo không thể giữ mãi tư tưởng thần quyền

xưa cũ. Chính vì thế, xu hướng này một mặt thể hiện sự suy giảm ở mức độ

nhất định của tôn giáo đối với đời sống xã hội, nhưng, nó cũng chứng tỏ tôn

giáo đang tự điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh thực tiễn mới.

Trong xu hướng thế tục hóa tôn giáo, cũng cần lưu ý trước xu hướng

chính trị hóa khi lợi dụng quan hệ tôn giáo với dân tộc để thực hiện mục đích

ngoài tôn giáo. Có cả hướng dung tục hóa, với những chủ trương kích thích dục

vọng thấp hèn, bản năng của con người như: tình dục, bạo lực, ham muốn vật

chất,...Cũng có một số tôn giáo đang có xu hướng thương mại hóa với việc dựa

vào sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để đạt được mục đích kinh tế làm cho tôn

giáo xa rời với tính thiêng liêng và mục tiêu hướng thiện vốn có của nó.

Như vậy, thế tục hóa tôn giáo cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong

ứng xử với tôn giáo cần chú ý đến mặt tích cực của tôn giáo thế tục hóa - tôn

giáo hội nhập với đời sống xã hội, chung sức giải quyết những vấn đề của xã hội,

biết khai thác tôn giáo như là một nguồn lực xã hội phục vụ cho nhân sinh.

Năm là, xu hướng một tôn giáo trở lại với dân tộc. Người ta hay gọi việc

tôn giáo trở lại với dân tộc là dân tộc hóa. Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện

nay, trong đó có cả tham vọng xâm lăng văn hóa, dẫn tới đa số các tôn giáo đang

có xu hướng quốc tế hóa thì xuất hiện một bộ phận tôn giáo trở lại với dân tộc,

gắn bó với dân tộc, tăng cường bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mình. Các tôn

giáo trở lại với dân tộc đã và đang ra sức giữ gìn và bảo vệ bản sắc vắn hóa của

dân tộc. Cũng có xu hướng, một số tôn giáo tự biến đổi cho phù hợp với phong

tục, tập quán của từng cộng đồng và bản sắc văn hóa của một quốc gia.

Page 122: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

117

Hiện tượng phục hồi và chấn hưng tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống

xảy ra không chỉ ở những dân tộc còn lạc hậu chậm tiến mà cả một số nước

có nền kinh tế phát triển và văn minh lâu đời. Xu hướng dân tộc hóa tôn giáo

trước kia phổ biến diễn ra ở những nước có nguy cơ bị thâm nhập và bị bành

trướng bởi tôn giáo ngoại lại, thì nay có biểu hiện lan sang nhiều nước. Điều

đáng quan tâm là không phải tôn giáo nào cũng đi theo xu hướng dân tộc hóa.

Trong số các tôn giáo hiện hữu ở các quốc gia, những tôn giáo đi theo xu

hướng dân tộc hóa thường là những tôn giáo nội sinh hoặc tôn giáo đã du

nhập vào từ lâu đời. Ở Việt Nam tôn giáo nội sinh là trường hợp Cao Đài,

Phật giáo Hòa Hảo và các nhóm tôn giáo địa phương ở Nam Bộ, những tôn

giáo từ ngoài đã truyền vào từ lâu góp phần nhiều đến văn hóa lối sống của

dân tộc là Phật giáo,…

Như vậy, tôn giáo dân tộc là một trong những yếu tố tích cực của xu

hướng chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta cần có

thái độ trân trọng và phát huy xu hướng dân tộc hóa tôn giáo, gìn giữ và bảo

vệ văn hóa dân tộc để: hòa nhập nhưng không hòa tan.

4.1.2. Một số quan điểm trong công tác tôn giáo

4.1.2.1. C n nh n th c rõ tôn giáo là nhu c u c a một bộ ph n nhân dân

C. Mác - Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh đến vai trò của tôn giáo tới

đời sống của con người, Trong tác phẩm Brunô Bauơ và đạo kitô khởi thủy,

Ph.Ăngghen viết: “Tôn giáo do con người sáng tạo ra, bản thân những người

này cảm thấy nhu cầu cần phải có tôn giáo” [21; tr.438-439]. Khi nghiên cứu

Lịch sử đạo Kitô sơ kỳ, Ph.Ăngghen có viết: “Vậy đâu là lối thoát, đâu là sự

cứu vãn đối với những người bị nô dịch, những người bị áp bức và những

người bị rơi vào cảnh bần cùng….lối thoát như vậy đã tìm thấy rồi, nhưng

không phải ở trên thế gian này. Với tình hình hiện tại, lối thoát chỉ có trong

lĩnh vực tôn giáo”. Như vậy, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã coi tôn

Page 123: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

118

giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, nhu cầu của sự phát triển xã hội

trong những thời kỳ lịch sử nhất định.

Trong “Chương trình Việt Minh” Hồ Chí Minh viết: “Ban bố các quyền

tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự

do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do xuất dương. Bỏ chế độ bắt phu

và các chế độ áp bức do đế quốc đặt ra”; trong “Mười chính sách Việt Minh”

có đoạn: “Hội hè, tín ngưỡng, báo chương; Họp hành, đi lại có quyền tự

do”[2; tr.150-152]. Như vậy, trong tư tưởng của Người, quyền tự do tôn giáo,

tín ngưỡng của nhân dân quan trọng như bao quyền thiết yếu khác và chính

quyền phải có trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng nhu cầu đó của người dân.

Kenneth D. Wald, nhà chính trị học nước Mỹ đương đại viết “ở một ý

nghĩa nào đó mà nói, nhà thờ là chiếc lồng ấp những phẩm chất đức tính tốt

đẹp của công dân” [12; tr.470]. Tôn giáo với hệ thống giáo lý, giáo luật

nghiêm ngặt của mình luôn điều chỉnh hành vi con người hướng thiện, sống

nhân văn, đây là đức tính quý giá của tôn giáo mà chúng ta không thể phủ

nhận. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước Đảng ta luôn coi trọng đời sống tôn

giáo, tín ngưỡng của nhân dân, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII

(1991), về tôn giáo trong báo cáo chính trị có ghi: “Tín ngưỡng, tôn giáo là

nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng

quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình

đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp

hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi

lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ

nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân”. Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng,

tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán

chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống

Page 124: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

119

việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.

Đảng và Nhà nước ta nhìn nhận tôn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần

của một bộ phận nhân dân và Đảng, Nhà nước tôn trọng nhu cầu ấy. Nhưng

việc thực hiện nhu cầu tôn giáo, tin ngưỡng không được xâm hại tới lợi ích

quốc gia, dân tộc,…

Đời sống tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần, vì,

qua sinh hoạt tôn giáo, các cá nhân có dịp tiếp xúc, chia sẻ tình cảm làm giảm

căng thẳng, vơi bớt sự cô đơn, động viên, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn,...

Nhu cầu về đời sống tôn giáo không phải tự nhiên mà có, nó do những điều

kiện tự nhiên và xã hội tạo ra. Đời sống tôn giáo xuất phát từ đời sống hiện

thực, phản ánh thế giới hiện thực, do đó, bao giờ cũng tác động trở lại xã hội.

Đời sống tôn giáo hướng tới hòa bình, công bằng, bác ái, nỗ lực trong các

hoạt động từ thiện nhằm cải thiện đời sống người nghèo, người gặp bất hạnh

trong cuộc sống…Khi bàn về nhu cầu đời sống tôn giáo của người dân Giáo

sư Đặng nghiêm Vạn cho rằng: “Nhu cầu đó vừa có tính cộng đồng, vừa

mang tính cá nhân, xuất phát từ sự mong muốn dựa vào sức mạnh thần bí siêu

nhiên để hỗ trợ cho bản thân vượt lên trên những cuộc đấu tranh để sinh

tồn”[134; tr.172]. Chúng ta có thể thấy, nhu cầu về tôn giáo và những biểu

hiện cụ thể của nó thay đổi theo thời gian, theo sự vận động, biến đổi của xã

hội. Nguyễn Đức Lữ cho rằng: “Sự ra đời, tồn tại và mất đi của tôn giáo là do

trình độ phát triển kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội,… quy định, chứ không

phải từ ý muốn chủ quan của con người, xã hội chủ nghĩa sẽ là quá trình lịch

sử tương đối lâu dài và tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội

phản ánh tồn tại xã hội cũng sẽ tồn tại lâu dài trong chủ nghĩa xã hội”[78;

tr.118]. Quan điểm trên cho thấy dù cho xã hội loài người phát triển đến một

giai đoạn nhất định, khi mà xã hội đã có sự công bằng, dân chủ, văn minh,

mọi người đều được ấm no, hạnh phúc, có thể tự do thực hiện mơ ước và phát

Page 125: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

120

huy năng lực của mình thì khi đó tôn giáo vẫn sẽ tồn tại và có vai trò nhất

định đối với nhân loại.

Ngày nay đời sống xã hội càng hiện đại, phát triển thì việc thỏa mãn

các nhu cầu tinh thần của con người càng được chú trọng, trong đó có nhu cầu

tín ngưỡng, tôn giáo. Nhu cầu về tôn giáo, tín ngưỡng không nằm trong một

bộ phận dân cư có trình độ học vấn thấp, đời sống kinh tế khó khăn mà ngay

cả những tầng lớp có trình độ học vấn cao, kinh tế khá giả cũng hướng đến

niềm tin tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội đã

ổn định, phát triển hơn so với trước đổi mới nhưng đời sống tôn giáo của

người dân lại có xu hướng phát triển. Thực tế trên cho thấy người dân đến với

tôn giáo không hẳn là nương tựa thế lực thần thành để giải thoát hiện thực mà

cao hơn là tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống, thanh thản về tinh thần và

tránh xa khỏi những cám dỗ của dục vọng.

Tóm lại, đời sống tôn giáo là vấn đề luôn theo cùng thời đại, là nhu cầu

tinh thần có thật của một bộ phận nhân dân. Điều quan trọng chúng ta phải

nhận thức rõ ràng, khách quan về chức năng, vai trò, ảnh hưởng của đời sống

tôn giáo trong xã hội hiện nay để từ đó phát huy được những yếu tố tích cực

và hạn chế những yếu tố tiêu cực của nó, không vô tình đẩy một bộ phận

người có niềm tin tôn giáo ra ngoài đời sống xã hội.

4.1.2.2. C n phát huy những giá tr t ẹp c ời s ng tôn giáo

Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo, các tôn giáo cùng đồng hành trong

lịch sử của dân tộc. Mỗi tôn giáo đều có học thuyết, giáo lý khác nhau nhưng

đều có tinh thần yêu nước, truyền thống văn hóa và tính nhân văn sâu sắc. Các

tín đồ tôn giáo với phương châm sống “tốt đời - đẹp đạo”, “đạo pháp đồng hành

cùng dân tộc” đã gương mẫu, tích cực thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, cùng

nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước,

tham gia các phong trào thi đua yêu nước và làm lan tỏa các giá trị văn hóa

Page 126: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

121

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, tăng cường khối

đại đoàn kết toàn dân. Công tác đối ngoại tôn giáo được phát huy, giúp nhân dân

thế giới hiểu đúng, đầy đủ về chính sách và thực tiễn tự do tôn trọng tôn giáo ở

Việt Nam, góp phần phát triển quan hệ hợp tác giữa nước ta với các quốc gia,

các tổ chức quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Khi nhận xét về những giá trị của tôn giáo, Hồ Chủ Tịch nói: “Học

thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo

Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm

của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu

điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê-su,

C. Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu

cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội? Nếu hôm nay họ

còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống

chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm

người học trò nhỏ của các vị ấy” [139; tr.152]. Với cách nhìn khoa học, biện

chứng Người đã thấy được giá trị của những học thuyết, tư tưởng trong đó có

những tư tưởng của tôn giáo ở những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đây là cơ sở,

nền tảng để Đảng ta thực hiện những chính sách, chủ chương về tôn giáo.

Xuất phát từ thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, ở nước ta hiện

nay, Văn kiện Đại hội XII của Đảng (01-2016) đề ra phương hướng: “Tiếp

tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những

giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện

cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn

giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật” [44; tr.165].

Chính sách của Đảng ta trong việc coi trọng và phát huy những giá trị đời

sống tôn giáo là tôn trọng sự đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần dân

tộc, đồng thời tạo môi trường hài hòa giữa các tôn giáo. Tôn trọng những giá

Page 127: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

122

trị của đời sống tôn giáo là phù hợp với những giá trị trong công cuộc xây

dựng Xã hội chủ nghĩa. Có thể khẳng định tôn giáo chân chính nào cũng

khuyên con người sống hướng thiện. Phật giáo khuyên tín đồ biết sống hòa

hợp, từ bi, chung vui cứu khổ cho đồng loại; giữ gìn Thân, Khẩu, Ý. Công

giáo khuyên tín đồ biết sống khôn ngoan để giữ gìn lí trí trong mọi hoàn cảnh,

can đảm để quyết tâm theo đuổi những điều thiện và tiết độ để giữ mình trước

những cám dỗ của cuộc đời. Đạo Cao Đài khuyên tín đồ thực hiện “Tứ đại

điều quy”: Ôn (ôn hòa), Cung (cung kính), Khiêm (khiêm tốn), Nhường

(nhường nhịn) để trau dồi đức hạnh. Như vậy, ngoài ý nghĩa đức tin vào lực

lượng siêu nhiên thì những quy phạm đạo đức của các tôn giáo nói trên là rất

cụ thể, hướng con người đến điều thiện, tránh xa điều ác. Sinh thời, Chủ tịch

Hồ Chí Minh cũng thường nhấn mạnh đến điều này. Người nói: “Chúa Giêsu

dạy: đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy:

đạo đức là nhân nghĩa” [82; tr.225]. Trong những năm qua, Đảng Cộng sản

Việt Nam đánh giá cao hoạt động từ thiện xã hội và lí tưởng công bằng, yêu

thương con người trong giáo lí của các tôn giáo.

Như vậy, tôn trọng đời sống tôn giáo là một thái độ ứng xử khoa học.

Chúng ta cần phải làm rõ hơn vai trò của những giá trị trong đời sống tôn

giáo. Từ đó, chỉ ra những giá trị cần phát huy nhằm làm cho các giá trị trong

đời sống tôn giáo đóng vai trò tích cực hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất

nước thời kỳ mới.

4.1.2.3. C n th c hi n nhấ ạ t dân tộc,

không phân bi i xử ý ỡng, tôn giáo

Tại phiên họp Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói

“Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn

kết”[81; tr.7]. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19-12-1946,

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Hỡi đồng bào!, chúng ta phải đứng lên! Bất

kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng

Page 128: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

123

phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để

cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm

thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu

nước" [81; tr.534]. Vấn đề đoàn kết dân tộc, trong đó có đoàn kết tôn giáo

luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm. Theo Người độc lập dân tộc luôn

là mục tiêu cao nhất, các tôn giáo, tin ngưỡng phải đoàn kết, đồng lòng vì

mục tiêu cao cả đó. Thực tế đã chứng minh trong chiều dài lịch sử dân tộc, đa

số đồng bào các tôn giáo đều có lòng yêu nước, có nhiều đóng góp cho sự

nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng bào tôn

giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt

Nam. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng ta luôn coi trọng

đoàn kết dân tộc, đặc biệt là đoàn kết giữa các tôn giáo, tín ngưỡng để tập hợp

sức mạnh trong toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng

ta. Theo tinh thần đó, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai

cấp, dân tộc, tôn giáo,... đã luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tạo nên

sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Báo cáo

chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI tại Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ VII, Đảng ta khảng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của

một bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín

ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết

lương giáo và giữa các dân tộc. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến,

phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi vi phạm tự do tín

ngưỡng” [41; tr.78]. Quan điểm của Đảng nghiêm cấm sự phân biệt đối xử

với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm những

hành vi lợi dụng, núp bóng tôn giáo, tín ngưỡng hoạt động trái pháp luật và

chính sách của Nhà nước, kích động, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm

an ninh quốc gia. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành

một trong những bài học kinh nghiệm lớn, là phương thức và cũng là điều

Page 129: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

124

kiện bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,

xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong mỗi giai đoạn cách mạng. Đại

đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng.

Vì vậy, xây dựng và phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

là sự nghiệp của toàn dân tộc, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng. Trong

giai đoạn hiện nay cần thực hiện đại đoàn kết dân tộc, các tôn giáo, các tầng

lớp nhân dân xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau hướng tới tương lai

nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

4.2. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích

cực và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của sự chuyển biến đời sống

tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay

4.2.1. Một số khuyến nghị

4.2.1.1. Về nh n th c và ng xử những vấ ề liên quan tớ ời s ng

tôn giáo

Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng phát triển đất nước Đảng và Nhà nước

ta đã có những chủ trương, chính sách thể hiện tinh thần đổi mới đối với đời

sống tôn giáo. Chúng tôi xin nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Xác định tôn giáo là một thực thể tồn tại lâu dài, là nhu cầu tinh thần

của một bộ phận nhân dân; nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực về

văn hóa, đạo đức của tôn giáo.

- Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng của nhân dân, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh

hoạt tôn giáo bình thường.

- Đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tôn giáo vì

mục đích chính trị xấu, văn hóa lạc hậu.

Những nội dung về nhận thức và ứng xử với đời sống tôn giáo của

Đảng là đúng đắn, rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của đất nước.

Nhưng trong điều kiện đất nước hiện nay, theo chúng tôi cần bổ sung:

Page 130: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

125

- Xác định tôn giáo là một nguồn lực của xã hội. Tôn giáo là một hình

thái ý thức xã hội, đồng thời, tôn giáo còn là một thực thể xã hội, một thực thể

văn hóa và thậm chí là một thực thể kinh tế. Xét dưới góc độ này, tôn giáo là

một nguồn lực xã hội to lớn, một nguồn vốn xã hội dựa trên những tri thức

siêu nhiêu đầy tiềm năng dựa trên nhiều phương diện. Các tôn giáo với một

lực lượng tín đồ hùng hậu đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp

phát triển xã hội. Ở Việt Nam những năm vừa qua tôn giáo đã tham gia tích

cực vào các hoạt động xã hội, nhất là từ thiện xã hội và cũng có những đóng

góp trong việc giải quyết các vấn đề khác của xã hội. Vì vậy, trong nhận thức,

ngoài việc nhìn nhận và phát huy mặt tích cực của các tôn giáo về văn hóa,

đạo đức, chúng ta nên bổ sung quan điểm: Tôn giáo là nguồn lực xã hội.

- Tương thích hơn nữa với luật pháp quốc tế. Việt Nam đang mở cửa và

hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế, như:

Liên Hiệp Quốc (United Nations - UN), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN),….Ký kết nhiều Hiệp ước quốc tế, như: Tuyên ngôn thế giới về

nhân quyền (Universal Declaration Human Rights - UDHR) của Liên Hiệp

Quốc, Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc,

Hiệp định Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO),…

Việt Nam là thành viên của nhiều công ước quốc tế quan trọng về con

người, Vì vậy, chúng ta phải nội luật hóa những công ước ta tham gia, trong

đó có những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

4.2.1.2. Một s nộ n công tác quả ý N ớc về

tôn giáo

* Thực hiện bình đẳng tôn giáo trước pháp luật

Với một đất nước nhiều loại hình, tổ chức tôn giáo, có tôn giáo truyền

vào từ rất sớm như Phật giáo (trên dưới 2000 năm), Hồi giáo (gần 600 năm),

Công giáo (gần 500 năm), có tôn giáo mới truyền vào như Tin lành (hơn 100

Page 131: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

126

năm), … hoặc là mới ra đời ở Việt Nam như Cao đài (90 năm), Phật giáo Hòa

hảo (77 năm),… Có tôn giáo đông tín đồ phạm vi hoạt động rộng rãi như Phật

giáo (12 triệu), Công giáo (6,5 triệu) có tôn giáo tín đồ ít hơn, phạm vi hoạt

động hẹp hơn như Cao đài (2,5 triệu) chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, Phật giáo

Hòa Hảo (1,5 triệu) chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tin lành (khoảng

1,5 triệu) chủ yếu ở Tây Nguyên và một số đô thị,… Có tôn giáo chỉ có một tổ

chức như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo,.., có tôn

giáo lại có nhiều tổ chức tồn tại độc lập như Cao đài có hơn 10 hệ phái, Tin

lành có đến vài chục hệ phái, Hồi giáo có Hồi giáo Islam, Hồi giáo Bà ni,… Có

tôn giáo truyền vào sớm góp phần tạo ra văn hóa, đạo đức lối sống, tâm lý của

người Việt Nam, góp phần giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc “hộ quốc an dân”

như Phật giáo, cũng có tôn giáo truyền vào tạo ra những khác biệt, thậm chí

xung đột về văn hóa, lại có sự lợi dụng của các thế lực xâm lược để lại những

khoảng cách với dân tộc, những vấn đề trong mối quan hệ với chính quyền,

như Công giáo, Tin lành,… tóm lại là có những vấn đề lịch sử để lại.

Trước thực trạng tôn giáo như trên, đặt ra việc ứng xử với tôn giáo phải

chú ý đến việc bình đẳng tôn giáo, tránh việc quan tâm đến tôn giáo này, hệ

phái này, không quan tâm đến tôn giáo khác, hệ phái khác. Phải hiểu rằng mọi

tồn tại đều có giá trị , đều có những nhu cầu nhất định cần được quan tâm, đáp

ứng. Không được ứng xử với các tôn giáo theo hướng “duy tình”, lấy tình

cảm là chính. Không thể và không nên có suy nghĩ và hành động nào cho thấy

có sự thiên vị đối với một tôn giáo bất kỳ. Vị trí của từng tôn giáo trong đời

sống nhân dân là do chính quần chúng nhân dân định đoạt. Họ gửi niềm tin

vào đâu là tùy theo sự suy nghĩ của họ. Chỉ có điều cần kiên trì giáo dục một

khi họ bị lừa dối, mê hoặc, làm những điều vi phạm pháp luật, phản văn hóa.

Việc tôn trọng nguyên tắc bình đẳng tôn giáo sẽ không gây ra hoặc làm sâu

sắc hơn mâu thuẫn giữa các tôn giáo. Chính sách tôn giáo của nước ta là tôn

Page 132: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

127

trọng và bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo. Tuy nhiên, cũng giống như

một số quốc gia, việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta

không thể đạt đến tuyệt đối. Quá trình lịch sử cho thấy, ở nước ta Phật giáo

được quan tâm hơn so với các tôn giáo khác nên đã gây ra tâm lí so bì, dẫn

đến sự nghi ngờ về chính sách bình đẳng tôn giáo của không ít quần chúng tín

đồ và chức sắc các tôn giáo khác. Việc thực hiện sự ứng xử bình đẳng giữa

các giáo hội tôn giáo, phải được thể hiện một cách đúng mức, có phương pháp

phù hợp từ thái độ đến hành vi. Nếu quá ưu ái một giáo hội so với các giáo

hội tôn giáo khác rất dễ dẫn đến đời sống tôn giáo nảy sinh mâu thuẫn, nhất là

đối với các tôn giáo lớn, mang tính toàn cầu vốn nhạy cảm và dễ gây tổn

thương. Trong thời gian qua quan hệ ứng xử của các cấp chính quyền với các

tổ chức tôn giáo đã làm phát sinh những so bì, nghi kị không có lợi như: nhiều

hoạt động của Phật giáo được tổ chức rầm rộ như: lễ cầu siêu, đón rước tượng

Ngọc Phật, Ngọc xá lợi Phật,… có sự tham gia của các cấp chính quyền;

trong khi hoạt động của các tôn giáo khác, nhất là đối với công giáo nhiều nơi

còn có tâm lý so bì, một số nơi đã có phản ứng từ một nhóm tôn giáo trước sự

đối xử không công bằng của chính quyền,… Vì vậy, phải nâng cao nhận thức

cho đội ngũ cán bộ từ đó có sự hiểu biết đúng, đầy đủ về tôn giáo trong xu thế

toàn cầu hóa; xóa bỏ những tự ti do lịch sử để lại, đặc biệt đối với những tôn

giáo lớn để họ đồng hành cùng phát triển dân tộc. Chúng ta cần lưu ý, trong

hiến pháp vấn đề tôn giáo và các quy định về pháp luật. Bình đẳng là nguyên

tắc ứng xử của xã hội tiến bộ.

* Tăng cường sự ủng hộ của chức sắc tôn giáo.

Ở Việt Nam có lực lượng chức sắc - nhà tu đông đảo. Về chức sắc - nhà

tu hành có đến dưới 100 ngàn người. Hầu hết các chức sắc, nhà tu hành các tôn

giáo ở Việt Nam là người có tri thức, được đào tạo chức sắc rất cơ bản. Chức

sắc, nhà tu hành các tôn giáo là những người hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo cho

Page 133: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

128

tín đồ. Ở những mức độ khác nhau, chức sắc các tôn giáo có thẩm quyền nhất

định. Do đó, chức sắc các tôn giáo có uy tín và ảnh hưởng rất quan trọng đối

với tín đồ, không chỉ trong đời sống tinh thần mà ngay cả trong đời sống kinh

tế, văn hóa, xã hội. Số đông chức sắc các tôn giáo đã vượt qua sự khác nhau

giữa tôn giáo và Chủ nghĩa xã hội là sự khác nhau giữa hữu thần và vô thần để

tìm đến sự tương đồng là tinh thần dân tộc và chủ nghĩa nhân văn. Chính lực

lượng chức sắc này đã góp phần quan trọng đưa các hoạt động tôn giáo theo

hướng tiến bộ, gắn bó với dân tộc, đất nước. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận

chức sắc không vượt qua sự dị biệt này nên họ có thái độ thành kiến, thậm chí

có người còn đố kỵ với cách mạng. Bên cạnh đội ngũ chức sắc, nhà tu hành

như nói trên, ở nước ta còn có đội ngũ các chức việc rất đông đảo, khoảng trên

dưới 300 ngàn người. Họ là những người do tín đồ bầu ra ở cơ sở. Họ là người

hoạt động tôn giáo bán chuyên nghiệp, giúp cho các hoạt động của chức sắc,

nhà tu hành ở cơ sở trong việc quản lý và hướng dẫn tín đồ.

Chức sắc - nhà tu hành, chức việc là lực lượng quan trọng trong mối

quan hệ giữa giáo hội với nhà nước và là đầu mối trong quản lý Nhà nước về

hoạt động tôn giáo. Đồng thời do vị trí ảnh hưởng của các chức sắc, nhà tu

hành đối với tín đồ và xã hội nên trong công tác tôn giáo nói chung, công tác

quản lý Nhà nước nói riêng, việc tranh thủ các chức sắc, nhà tu hành rất quan

trọng và cần thiết. Tranh thủ chức sắc nói như người xưa: đến với một người

được muôn người.

* Mở rộng quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo.

Trong các tôn giáo ở Việt Nam có nhiều tôn giáo được du nhập từ bên

ngoài vào Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Hồi giáo,… Điều đó cũng có nghĩa

là tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế khá rộng rãi. Trong đó Công

giáo Việt Nam nằm trong tổ chức của Giáo hội Công giáo đứng đầu là giáo

triều Vatican với 1,25 tỷ tín đồ có mặt ở 193 quốc gia và vùng lãnh thổ; Tin

Page 134: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

129

lành Việt Nam trong mối quan hệ với Tin lành thế giới trên dưới 750 triệu tín

đồ, nhất là với Tin lành Mỹ và Tin lành Hàn Quốc; Phật giáo Việt Nam trong

mối quan hệ với Phật giáo thế giới với 350 triệu tín đồ, nhất là với Phật giáo

các nước láng riềng,… Ngoài các tôn giáo có mối quan hệ nói trên, hiện nay có

khoảng 4,0 triệu người Việt Nam ở nước ngoài - Việt kiều (trong đó ở Mỹ là

hơn 2,0 triệu), mà đa số là tín đồ các tôn giáo. Do đó, các tôn giáo ở Việt Nam

còn chịu tác động của các cá nhân, các tổ chức tôn giáo của người Việt Nam ở

nước ngoài qua con đường Việt kiều, hồi hương, du lịch, thăm thân,…

Vấn đề quan hệ quốc tế của các tôn giáo đang là vấn đề rất lớn và rất quan

trọng đối với công tác tôn giáo cũng như trong công tác quản lý nhà nước. Thực

tiễn thời gian qua cho thấy, hoạt động đối ngoại tôn giáo có những đóng góp tích

cực trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong sự

nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế với tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin

cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát

triển”. Thành phần tham gia hoạt động đối ngoại tôn giáo ngày càng đa dạng, đối

tác trong hoạt động đối ngoại tôn giáo ngày càng mở rộng, góp phần không nhỏ

quảng bá văn hóa Việt Nam với thế giới. Các cuộc tiếp xúc, trao đổi của các cơ

quan chức năng và các chức sắc tôn giáo nước ta với các đại diện quốc tế trên cơ

sở thiện chí, hợp tác và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau; với các chuyến thăm

của các đoàn quốc tế tới nước ta, nhiều đoàn đã gặp gỡ lãnh đạo Đảng, Nhà

nước, đại diện các cơ quan chức năng, các tổ chức, tín đồ tôn giáo mà đoàn

quan tâm. Không ngừng phát huy hiệu quả khi tham gia các diễn đàn khu vực

và thế giới. Phải chủ động, linh hoạt, cương quyết và khôn khéo trong thảo

luận, đàm phán về những vấn đề tôn giáo, nhân quyền. Cẩn trọng với những

vấn đề có tính chất quốc tế, luôn quan tâm bảo vệ lợi ích dân tộc, hạn chế

những sơ hở để tổ chức thù địch vu khống, bôi nhọ, xuyên tạc Việt Nam vi

phạm “dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo” làm ảnh hưởng vị thế, uy tín

Page 135: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

130

nước ta trên trường quốc tế. Thông qua diễn đàn phải kịp thời trao đổi thông tin

để các nước trên thế giới hiểu đầy đủ, sâu sắc về chính sách tôn giáo và thực

tiễn đời sống tôn giáo nước ta, tạo sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Hiện nay, các vấn đề tôn giáo ở Việt Nam vẫn có những diễn biến phức

tạp, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, cách thức tiếp cận về tôn giáo giữa nước

ta với các nước phương Tây vẫn còn những khác biệt, đàm phán giữa Việt

Nam và Vatican vẫn còn những trở ngại. Vì vậy, vấn đề quan hệ quốc tế về

tôn giáo cần được xem xét giải quyết thỏa đáng, phải trở thành kênh ngoại

giao nhân dân trong điều kiện hội nhập, hợp tác quốc tế và chính sách đối

ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước.

* Thực hiện việc hướng dẫn, quản lý hoạt động tôn giáo.

Trong quá trình tồn tại, ở bất cứ quốc gia nào, dưới bất cứ chính thể

nào, dù dân chủ hay cộng hòa, dù quân chủ hay quân chủ lập hiến, dù tôn giáo

là quốc đạo hay tôn giáo là thiểu số so với dân tộc,.. tôn giáo và pháp luật đều

có quan hệ với nhau, đúng ra là tôn giáo đều chịu sự điều chỉnh của Pháp luật.

Không có tôn giáo nào đúng trên pháp luật hay ngoài vòng pháp luật.

Từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, trong đó có đổi

mới về đường lối, chính sách đối với tôn giáo. Về nhận thức tôn giáo, Đảng

và Nhà nước Việt Nam đã xác định tôn giáo là một thực thể lâu dài, là tinh

thần của nhân dân, tôn giáo là nguồn lực xã hội. Do đó, vừa tôn trọng, vừa

đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, vừa nhìn nhận và phát

huy giá trị tích cực về đạo đức và văn hóa của các tôn giáo. Cùng với thay đổi

về nhận thức đối với tôn giáo, Nhà nước đã ban hành chính sách và quy định

pháp luật tạo thành hành lang pháp lý đảm bảo cho các hoạt động của tôn

giáo. Từ đó, đời sống tôn giáo ở Việt Nam đã thay đổi căn bản, quan hệ giữa

tôn giáo và pháp luật được tăng cường, các tôn giáo tuân thủ pháp luật, hoạt

động ổn định; quan hệ tôn giáo và nhà nước được thúc đẩy trở nên hài hòa

Page 136: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

131

hiểu biết và thân thiện hơn. Quản lý hoạt động tôn giáo là một loại hình quản

lý đặc thù có nhiều điểm khác so với công tác quản lý đối với các lĩnh vực

khác. Nếu không thấy tính đặc thù của quản lý hoạt động tôn giáo mà quản lý

theo lối hành chính thông thường, hoặc “tăng cường” theo hướng tất cả các

hoạt động tôn giáo đều qua sự chấp thuận của chính quyền sẽ dẫn đến quan hệ

tôn giáo với nhà nước “ bằng mặt chứ không bằng lòng”. Trong quản lý hoạt

động tôn giáo phải cùng với sự hướng dẫn các hoạt động của các tôn giáo, coi

việc hướng dẫn là nội dung quản lý. Đồng thời, chú ý khai thác tính tự quản

của các tổ chức tôn giáo vì các tôn giáo đều hoạt động theo giáo luật hoặc

hiến chương điều lệ đã đăng ký với chính quyền. Do đó, các tổ chức tôn giáo

phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động tôn giáo của mình.

Công tác quản lý tôn giáo phải chú trọng việc đối thoại, lắng nghe trên tinh

thần tôn trọng sự thật, chân thành và thẳng thắn để tạo sự đồng thuận. Làm

được điều đó sẽ tránh được những hệ quả phiền phức bởi nếu áp dụng pháp

luật, xử lý tình huống có liên quan đến tôn giáo không tốt có thể đẩy những

vụ việc tôn giáo đơn giản thành phức tạp, tạo thành những điểm nóng tôn giáo

và xung đột xã hội.

4.2.2. Một số giải pháp

Khi nghiên cứu về đời sống tôn giáo, sẽ có những cách tiếp cận khác

nhau, nhưng luận án được thực hiện dưới góc độ triết học. Vì vậy, khi đề xuất

về giải pháp thực hiện tác giả sẽ đứng trên lập trường, quan điểm và phương

pháp của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề như

một hiện tượng xã hội.

4.2.2.1. Hoàn thi n h th ng chính sách, pháp lu t về tôn giáo

Trong xu thế đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay, việc hoàn thiện hệ

thống pháp luật liên quan đến tôn giáo là rất cần thiết, cần được đặt ở thứ tự ưu

tiên. Chúng ta có thể thấy rằng việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến tôn giáo

Page 137: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

132

khẳng định vai trò của Nhà nước là luôn tạo điều kiện tối ưu cho các tôn giáo

thực hành đức tin của mình không bị hạn chế, tuy nhiên phải nằm trong khuôn

khổ pháp luật. Hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng hoàn

chỉnh, đồng bộ, phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế, xã hội chính là bảo

đảm cao nhất về pháp lý mọi người dân có cơ hội và điều kiện ngày càng bình

đẳng trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.

Chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo là vấn đề quan trọng, tác

động sâu sắc tới đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa, tình hình an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội. Giải quyết vấn đề tôn giáo đúng hay sai, phù hợp

hay không phù hợp những vấn đề liên quan tới tôn giáo đều ảnh hưởng trực

tiếp tới đời sống văn hóa, chính trị và trật tự an toàn xã hội của cả nước nói

chung và từng địa phương nói riêng. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay đang có

những diễn biến phức tạp, vấn đề tôn giáo đang bị các thế lực thù địch lợi

dụng, gây sức ép nhằm làm mất ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất

nước. Vì vậy, để quản lý Nhà nước về tôn giáo đảm bảo tính hiệu lực, hiệu

quả đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn

giáo. Đồng thời, cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Trung

ương đến địa phương theo nguyên tắc đồng bộ, thống nhất, có sự phân định rõ

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong hệ thống. Phải tạo ra

sự chuyển biến tích cực trong quan hệ Nhà nước và Giáo hội, các tổ chức tôn

giáo khác; giữa cơ quan hành chính nhà nước với các chức sắc, nhà tu hành

và tín đồ tôn giáo.

Trong quá trình song hành với sự biến đổi liên tục của đời sống xã hội,

hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật nói riêng về tín ngưỡng, tôn giáo

cần được sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các nhà quản lý cần có tầm

nhìn trong việc hoạch định chính sách và những dự đoán chiều hướng phát

triển của các tôn giáo trong bối cảnh hiện nay để có thể đưa ra các quy định

Page 138: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

133

phù hợp với hoàn cảnh, đặc trưng riêng của mỗi quốc gia nhưng không trái

ngược với các Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quy định

đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống

chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với thực tiễn hiện nay

của đất nước. Các tổ chức thuộc hệ thống chính trị phải phối hợp, thống nhất

trong công tác tôn giáo theo đúng quan điểm của Đảng “Công tác tôn giáo là

trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”. Đồng thời, có chiến lược xây dựng đội

ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo các cấp.

4.2.2.2. Công tác v ộng qu n chúng, xây d ng l ng chính tr ở

các vùng tôn giáo c ú c

Đây vừa là giải pháp vừa là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi địa phương,

bởi trong giai đoạn hiện nay, hệ thống chính trị các cấp vững mạnh mới đủ

khả năng tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện tốt các nhiệm vụ

được giao, trong đó có nhiệm vụ về công tác tôn giáo.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng trên, đòi hỏi các địa phương phải

đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh,

đáp ứng yêu cầu thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ được giao. Vì vậy, phải thường xuyên đôn đốc, chăm lo, củng cố, xây

dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp. Nâng cao chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ trực tiếp làm

việc với quần chúng trong vùng đồng bào tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc ít

người, nhận thức đây là yếu tố quyết định thắng lợi trong công tác tôn giáo.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm: dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; quyền làm chủ của nhân dân phải được phát

huy; khiếu nại, tố cáo của công dân được giải quyết kịp thời các; phát động

quần chúng tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đối với công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị trong

Page 139: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

134

vùng các tôn giáo là phải quyết liệt đấu tranh chống bệnh tham nhũng, tiêu

cực, khắc phục bệnh quan liêu, cửa quyền xa rời quần chúng,…Tất cả là để

làm gương, tạo niềm tin cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo.

Cùng với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở các vùng tôn giáo,

chúng ta phải đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào

đời sống thực tiễn; nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân với quốc gia,

dân tộc tại vùng đồng bào tôn giáo. Toàn bộ hệ thống chính trị phải thường

xuyên giáo dục, phổ biến đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho chức sắc và quần chúng tín đồ tôn

giáo. Trước hết cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 25 - NQ/TW

ngày 12/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Công tác tôn

giáo”, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định 22 của Chính phủ đến các

chức sắc, tín đồ, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo,… làm cho tín đồ, chức sắc tôn

giáo hiểu và hoạt động theo chính sách, pháp luật của nhà nước về tín

ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường nâng cao hiểu biết về trách nhiệm và quyền

hạn trong vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho quần chúng tín đồ và những

chức sắc tôn giáo. Thường xuyên phổ biến, hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo theo

đúng pháp luật cho tín đồ, chức sắc tôn giáo. Tạo điều kiện thuận lợi cho họ

sinh hoạt tôn giáo theo các quy định, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được

nhà nước công nhận. Liên tục cập nhật thông tin nhằm truyền đạt, phổ biến

chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cùng chủ trương,

kế hoạch của chính quyền các cấp cho các chức sắc, quần chúng theo đạo.

Các cơ quan nhà nước cần chặt chẽ phối hộ, chủ động nắm rõ tình hình sinh

hoạt tôn giáo, thường xuyên động viên, chăm lo, bồi dưỡng, sử dụng người

phù hợp, tranh thủ sự ủng hộ của chức sắc có xu hướng tiến bộ, hạn chế

những chức sắc có hành vi chống phá. Phải khách quan khi xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật của tín đồ, chức sắc tôn giáo, dựa trên tuyên truyền, vận

Page 140: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

135

động để đồng bào theo đạo hiểu đúng, hiểu đủ sự việc và tranh thủ sự ủng hộ

của họ. Khi giao lưu, tiếp xúc với chức sắc, tín đồ tôn giáo cần tránh tranh

luận về quan điểm thế giới quan của các tôn giáo. Không được tuyên truyền

về “chủ nghĩa vô thần khoa học” và phê phán các tư tưởng tôn giáo tại các cơ

sở tôn giáo. Đây là vấn đề cần xác định rõ để tránh hiểu sai, hiểu không đầy

đủ về chính sách tôn giáo của chúng ta. Đảng, Nhà nước luôn coi trọng và

đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và tự do không tôn giáo, tín

ngưỡng; nghiêm cấm mọi sự đối xử phân biệt vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng;

chúng ta không chống tôn giáo, nhưng kiên quyết chống lại hoạt động lợi

dụng tôn giáo vì mục đích chống phá Đảng, Nhà nước. Tôn trọng đức tin của

tín đồ tôn giáo, không được coi thường tình cảm tôn giáo của tín đồ; phải có

sự hiểu biết nhất định về lễ nghi, giáo lý, giáo luật của từng tôn giáo, nắm

chắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo từ đó có cách

thức ứng xử phù hợp. Công tác vận động đồng bào tôn giáo phải dựa trên việc

thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và hệ thống luật

pháp; đảm bảo hài hòa lợi ích vật chất và tinh thần, không ngừng nâng cao

chất lượng cuộc sống của đồng bào tôn giáo.

4.2.2.3. T p trung phát triển kinh t - xã hộ ời s ng v t

chất và tinh th ng bào tôn giáo

Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng, xét đến cùng có ý

nghĩa nền tảng để vô hiệu hoá sự chống phá của kẻ thù. Đồng bào ở vùng sâu,

vùng xa, do điều kiện địa lí khó khăn nên kinh tế, xã hội, văn hóa kém phát

triển, dẫn đến, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó

khăn. Đây là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn

giáo nhằm truyền giáo trái phép, xây dựng cơ sở để chống phá chính quyền

nhân dân, chống lại sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc của chúng ta. Do đó,

phải không ngừng cải thiện, ổn định và nâng cao chất lượng mọi mặt của đời

Page 141: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

136

sống cho quần chúng vùng khó khăn, vùng đông tín đồ tôn giáo thì mới đưa

được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào, từ đó

đồng bào nhận thức được bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù.

Do vậy, các cơ quan chức năng phải tổng hợp, rà soát, kịp thời ban hành

những chính sách phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đồng bào vùng sâu,

vùng xa, đồng bào các tôn giáo; tổ chức triển khai đồng bộ, chặt chẽ từ trung

ương đến địa phương, đảm bảo các chính sách thực sự mang lại hiệu quả, tạo

động lực để đồng bào phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với sự

phát triển chung của đất nước.

Hiện nay,chúng ta cần tập tổng hợp mọi nguồn lực để thực hiện hiệu

quả Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của

Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, cần phát huy vai trò của hệ thống chính

trị cùng các tổ chức xã hội, tích cực tuyên truyền vận động đồng bào các tôn

giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng đất nước. Đồng thời tăng cường xây

dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, khắc phục khó khăn, phát triển kinh

tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

4 2 2 4 Q n an ninh chính tr và tr t t an toàn xã hội liên

n hoạ ộ ỡng, tôn giáo

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các lực lượng đế quốc, thực

dân luôn tìm cách lợi dụng các tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị phản

động của chúng. Việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động, thù địch đã

để lại nhiều hậu quả mà Đảng và Nhà nước ta đang phải giải quyết.

Ngày nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang thực hiện

chiến lược diễn biến hòa bình để chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.

Trong chiến lược này, Các thế lực thù địch đặc biệt chú trọng lợi dụng vấn đề

Page 142: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

137

liên quan đến tôn giáo. Những vấn đề này được chúng gắn với vấn đề nhân

quyền, qua các thủ đoạn chính như: khai thác những sai sót trong việc thực

hiện chính sách tôn giáo ở một số cơ sở để xuyên tạc tình hình tôn giáo, vu

khống ta hạn chế, gò bó với tôn giáo, vi phạm nhân quyền; thao túng và lợi

dụng một số diễn đàn quốc tế, một số tổ chức quốc tế để thông tin sai lệch về

tình hình tôn giáo ở Việt Nam nhằm cô lập chúng ta trên trường quốc tế; Lôi

kéo, mua chuộc, nuôi dưỡng các phần tử cực đoan, ly khai trong các tôn giáo

ở trong nước và ngoài nước, đồng thời tuyên truyền kích động tư tưởng li khai

gây mất ổn định tình hình tôn giáo trong nước; Khai thác điều kiện toàn cầu

hóa cố tạo sức ép pháp lý để tác động vào tình hình tôn giáo ở trong nước;

Tìm cách chính trị hóa vấn đề tôn giáo, nhất là vấn đề tôn giáo trong đồng bào

dân tộc thiểu số, gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc, lợi dụng việc truyền

đạo và theo đạo để tạo ra tâm lý nghi ngờ vào chính sách tôn giáo của Đảng

và Nhà nước, trông chờ vào sự hỗ trợ, can thiệp của bên ngoài.

Thực tiễn vừa qua cho thấy, lợi dụng những sơ hở, hạn chế trong quản

lý, điều hành của chính quyền các cấp ở một số đại phương gây bức trong

nhân dân ở một số vấn đề về ô nhiễm môi trường, đền bù giải tỏa trong giải

phóng mặt bằng, … các phần tử cực đoan ở một số tôn giáo tổ chức các hoạt

động vi phạm pháp luật pháp, trái với đạo lý của tôn giáo. Lợi dụng lực lượng

truyền thông không thân với Việt Nam ở hải ngoại tung tin sai lệch, xuyên tạc

tình hình trong nước. Kích động người dân tham gia các cuộc biểu tình gây

mất ổn định chính trị - xã hội. Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tự do

tôn giáo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức phản động trong nước và nước

ngoài đã móc nối, liên kết với nhau để kêu gọi, xúi giục những giáo dân trình

độ nhận thức yếu tụ tập, chống đối, tuần hành, phá phách, tấn công trụ sở cơ

quan nhà nước và người thi hành công vụ, đốt phá phương tiện, cản trở hoạt

động giao thông, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Khi

Page 143: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

138

cơ quan chức năng thực thi chức trách theo pháp luật thì chúng vu cáo chính

quyền “đàn áp, bắt giữ và đánh đập” trái phép người tham gia biểu tình,...với

mục đích chống phá chính quyền nhân dân đến cùng, những kẻ phản động

núp bóng tôn giáo không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, kích động nhằm kéo

dài các cuộc tụ tập đông người, tuần hành phản đối chính quyền. Các cuộc tị

tập, tuần hành cần tập trung ở một số địa điểm nhạy cảm như: Nhà riêng các

lãnh đạo, trụ sở cơ quan nhà nước, khu công nghiệp, …

Vấn đề lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch đặt ra cho công tác

tôn giáo vừa phải đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của các tín đồ, vừa

phải cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu và những hoạt động lợi dụng

tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, cần phân biệt và nhận

diện cho đúng yếu tố lợi dụng tôn giáo để đấu tranh phù hợp, không coi tất cả

những ý kiến, mọi phản ứng về vấn đề tôn giáo là “địch”.

4.2.2.5. ạo, b ỡ ộ ũ bộ p

ng yêu c u công tác quả ý N ớc về tôn giáo

Theo Chủ tịch Hồ Chủ Tịch: cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Thời

gian qua chứng minh: chất lượng đội ngũ cán bộ có ý nghĩa then chốt, ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về tôn

giáo. Vì vậy, để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo dài hạn, bài

bản, khoa học, phù hợp, trước hết phải tiến hành rà soát, thống kê đội ngũ cán

bộ làm công tác tôn giáo, đặc biệt phải đánh giá trình độ, năng lực của những

cán bộ thực hiện nhiệm vụ này. Từ đó, phân chia cán bộ theo trình độ nhằm

bồi dưỡng chuyên môn, trình độ đạt hiểu quả tốt nhất. Với địa phương số

lượng cơ sở tôn giáo nhiều, tín đồ tôn giáo đông, phải chú trọng công tác cán

bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở, những người trực tiếp xử lí vấn đề liên

quan đến tôn giáo ở đại phương; nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc

Page 144: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

139

thiểu số, vùng có hiện tượng tôn giáo mới diễn biến phức tạp. Trong quá trình

triển khai phải xây dựng kế hoạch hợp lý công tác đào tao, bồi dưỡng bảo

đảm tuân thủ Quy chế đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời phù hợp với điều kiện

thực tiễn. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng nội dung giáo trình, giáo án phải cập

nhật, phù hợp thực tế, thậm chí phải có tính “vượt trước” thực tế, nhằm dự

báo để sẵn sang có phương án chuẩn bị nếu có điểm nóng tôn giáo xảy ra. Để

cán bộ tiếp nhận nội dung đào tạo, tập huấn cần phải tích cực đổi mới nội

dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối

tượng, từng vùng tôn giáo khác nhau.

Đối với cán bộ làm công tác tôn giáo phải xây dựng mối quan hệ hợp

tác, tin cậy, thiện chí giữa lãnh đạo, cán bộ các cấp với chức sắc tôn giáo. Để

xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp này đòi hỏi cán bộ làm công tác tôn giáo

phải có uy tín đối với chức sắc, tín đồ tôn giáo; có nền tảng hiểu biết xã hội

vững vàng, am hiểu công tác dân vận về tôn giáo, nắm vững chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo; Trong quá trình cộng tác tôn

trọng, đề cao trách nhiệm của chức sắc tôn giáo với hoạt động tôn giáo; thăm

hỏi, động viện, hiểu được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng nhằm giúp đỡ họ

cả việc đạo việc đời. Người cán bộ phải luôn sát sao đối với các hoạt động tôn

giáo, luôn có thái độ chân thành, tôn trọng và đồng cảm; Chủ động cung cấp

những thông tin về chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho chức

sắc, tín đồ tôn giáo. Các tổ chức của hệ thống chính trị chủ động vận động

chức sắc tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội. Có thể thấy, đa số chức

sắc tôn giáo có sự đồng tình trong việc tham gia vào các hoạt động của tổ

chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, các chức sức tôn giáo còn bị chi phối, ràng

buộc bởi những quy định của giáo lý, giáo luật trong giáo hội. Vì vậy, cần

phải có sự liên hệ, vận động từ nhiều hướng nhằm cùng tham gia tháo gỡ

những khó khăn, vướng mắc cho họ.

Page 145: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

140

Tiểu kết Chƣơng 4

Quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ tới đời sống

tôn giáo nước ta. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần có điều chỉnh về chính

sách tôn giáo cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Về nhận thức cần phát

huy vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, phải coi tôn giáo là một trong

những nguồn lực của xã hội cần được chân trọng và khai thác, phải thống nhất

và quán triệt sâu sắc trong toàn bộ hệ thống chính trị quan điểm, chính sách

đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, nhất là đối với những cán bộ

chủ chốt ở các cấp, các ngành. Đối với chính sách tôn giáo phải đảm bảo hoạt

động các tôn giáo có ích cho tổ quốc, cho dân tộc, cho quần chúng tín đồ, phù

hợp với Hiến pháp, pháp luật. Cần tôn trọng, khuyến khích những điều tốt đẹp

của các tôn giáo. Phản bác lại những hành vi trái pháp luật, Hiến pháp, trái

với đạo đức, phản văn hóa, hại đến khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sản

xuất, hại đến tính mạng và sức khỏe con người.

Tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội, của một dân tộc và nó

còn tồn tại lâu dài. Cần nhìn nhận tôn giáo như một tổ chức xã hội bình thường

có cả mặt tích cực và tiêu cực. Tránh các tư tưởng “vô thần” cực đoan, bài trừ

tôn giáo hoặc nhìn nhận tôn giáo ở mức độ là công cụ chính trị. Cần khuyến

khích tôn giáo ở các hình thức đạo đức. Do đó, cần đặt ra chính sách thích hợp

với tôn giáo, đó là, những quy định trong Hiến pháp, pháp luật, bao quát toàn bộ

các hình thái tôn giáo, phải được điều chỉnh bằng một tổ chức thống nhất. Việc

quản lý tôn giáo cũng cần có sự tham gia của các ban, ngành, các cấp, công tác

quản lý tôn giáo phải thay đổi để đủ lực bao quát được mọi hoạt động của các

tôn giáo với các thể chế tổ chức chặt, lỏng hoặc không rõ ràng của các tôn giáo

đương tồn tại và sẽ phát sinh, từ ngoại nhập hay nội sinh. Để thực hiện được

những vấn đề trên cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có tri thức, có năng

lực công tác, từ đó đời sống tôn giáo sẽ đi vào nề nếp, lành mạnh; sẽ tăng cường

khối đoàn kết giữ tín đồ các tôn giáo khác nhau, giữa những người có tín ngưỡng

và không tín ngưỡng được củng cố bền chặt.

Page 146: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

141

KẾT LUẬN

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội đã tồn tại từ rất sớm trong đời

sống xã hội loài người. Lịch sử tồn tại của tôn giáo được tính bằng nhiều thiên

niên kỉ, chứng tỏ sức sống mạnh mẽ và vai trò không thể thiếu đối với đời sống

tinh thần của con người. Các nhà kinh điển đã thừa nhận vai trò xã hội của tôn

giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen thừa nhận sự tác động trở lại của tôn giáo đối với

đời sống xã hội của con người. Hai ông nhận thấy vai trò của tôn giáo phụ

thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong Bộ Tư bản, C.Mác chỉ ra rằng,

nếu trong thời cổ Hi lạp, chính trị đóng vai trò chủ yếu, thì trái lại, trong thời

Trung cổ, đạo Kitô lại đóng vai trò chủ yếu. Đến đầu thế kỷ XX, E.Durkheim

cho rằng: “đã có một sự thật không còn nghi ngờ là tôn giáo ngày càng chiếm

lĩnh một phần nhỏ bé dần trong đời sống xã hội. Ban đầu, tôn giáo lan tràn ra

tất cả. Tất cả cái gì là xã hội đều là tôn giáo. Rồi dần dần những chức năng

chính trị, kinh tế, khoa học tự vượt thoát khỏi chức năng tôn giáo v.v.. Nếu có

thể giải thích Chúa lúc đầu có mặt ở tất cả các mối quan hệ nhân loại, dần dần

tự rút lui và bỏ mặc cho con người với những cuộc tranh chấp của nó. Chí ít,

nếu Chúa muốn thống trị những mối quan hệ của con người, thì cũng từ trên

cao và từ xa” [38]. Như vậy, theo E. Durkheim vai trò của tôn giáo thay đổi

theo sự chuyển biến của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của con người, do

đó, trong quá trình tồn tại tôn giáo đã có nhiều chuyển biến cùng với sự chuyển

biến đời sống con người. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, do sự phát triển mạnh mẽ

của khoa học kỹ thuật, tôn giáo đã có những chuyển biến chưa từng thấy, làm

cho diện mạo đời sống tôn giáo xuất hiện những nét mới lạ.

Từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế đã làm

cho đời sống xã hội có những bước phát triển to lớn, làm thay đổi nhiều mặt

của đời sống xã hội. Sự thay đổi đó dẫn tới đời sống tôn giáo nước ta có

những chuyển biến sâu sắc. Cũng như văn hóa hướng đi của các tôn giáo là có

Page 147: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

142

kế thừa, chọn lọc, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, tiếp biến một cách sáng suốt

những yếu tố mới nảy sinh trong đời sống tôn giáo, và phát triển những yếu tố

tốt đẹp của tôn giáo truyền thống. Đổi mới, hội nhập quốc tế đã giúp các tôn

giáo mở rộng ảnh hưởng, phát triển hoạt động truyền giáo đến những vùng

đất mới. Nhiều tôn giáo trước đây chỉ ở một khu vực thì nay có điều kiện mở

rộng địa bàn sinh hoạt. Thực tiễn vừa qua cho thấy, đời sống tôn giáo chuyển

biến theo xu hướng tích cực, các tôn giáo ngày càng chung tay giải quyết

những vấn đề của đất nước như: hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn do thiên tai, lũ

lụt; hỗ trợ y tế, giáo dục cho những hoàn cảnh khó khăn,… Bên cạnh đó, một

số nơi vẫn còn những diễn biến tiêu cực cần phải quan tâm như bị các phần tử

chống đối lợi dụng, kích động gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh

vực kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có tôn giáo, Đảng và Nhà nước đã có

cách tiếp cận về tôn giáo phù hợp và khoa học hơn. Từ đó, xác định tôn giáo

còn tồn tại lâu dài, là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, tôn trọng và bảo

đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân, đồng thời nhìn nhận

những giá trị tích cực của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Với chính sách

phù hợp với tôn giáo, đời sống tôn giáo nước ta đã có những biến chuyển tích

cực. Được Nhà nước khuyến khích, các tôn giáo đã tích cực chung tay cùng

giải quyết những khó khăn trong đời sống xã hội. Trong điều kiện hội nhập

quốc tế, các tôn giáo đã hăng hái tham gia các hoạt động đối ngoại tôn giáo

trên các bình diện khác nhau góp phần vào chính sách ngoại giao nhân dân

của Đảng, Nhà nước, cùng đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc về đời

sống tôn giáo ở nước ta của các lực lượng không thân thiện. Quá trình đổi mới

chính sách tôn giáo đã góp phần đưa đời sống tôn giáo nước ta phục hồi và

phát triển. Quá trình này được thể hiện qua số lượng các tổ chức, tín đồ và

chức sắc tôn giáo tăng nhanh; các cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây mới; kinh

Page 148: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

143

sách xuất bản với số lượng lớn, phong phú về thể loại; lễ hội tín ngưỡng, tôn

giáo diễn ra với số lượng, quy mô ngày càng lớn,… Có thể nói, đời sống tôn

giáo ở Việt Nam những năm qua là sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ trong

điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đổi mới, hội nhập quốc tế đã tác động đến toàn bộ đời sông tôn giáo nước

ta, sự tác động đó đã đặt ra những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn liên quan

đến đời sống tôn giáo cần giải quyết. Đó là: vấn đề bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế với sự tương

thích với luật pháp quốc tế về tôn giáo; vấn đề bảo tồn, giữ gìn những giá trị của

tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống trong hoàn cảnh mới; vấn đề hiện tượng tôn

giáo mới cùng với sự nhận diện và ứng xử trong bối cảnh hiện nay; vấn đề an

ninh liên quan đến vấn đề tôn giáo. Tóm lại, đây là những vấn đề đời sống tôn

giáo đặt ra trong thời gian tới đối với Nhà nước ta. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ

đó là những xu hướng tất yếu xảy ra, vì vậy, chúng ta phải chủ động nắm bắt để

thấy được những yếu tố tích cực của xu hướng cũng như những hạn chế để có

những ứng xử phù hợp. Việc nắm bắt được xu hướng chuyển biến đời sống tôn

giáo ở nước ta sẽ là cơ sở để chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm làm tốt hơn

nữa công tác tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân,

góp phần vào phần ổn định chính trị, xã hội, thúc đấy đất nước phát triển, vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Như vậy, trong thời kỳ mới, đời sống tôn giáo sẽ có những biến chuyển

rõ rệt bởi trước tác động của biến đổi đời sống xã hội. Các tôn giáo được phục

hồi, phát triển bên cạnh đó là sự xuất hiện các tôn giáo mới tiếp tục sẽ là

những thách đố đối với sự quản lý của Nhà nước. Bản thân tôn giáo là một

nguồn lực để góp phần phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước ta nếu có chính

sách phù hợp thì nguồn lực tôn giáo sẽ được phát huy tối đa. Tuy nhiên, tôn

giáo cũng có mặt trái của nó nên chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh

với mặt trái của tôn giáo là việc làm cần thiết.

Page 149: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, K t lu n c a Bộ Chính tr về ti p

tục th c hi n Ngh quy t Hội ngh l n th 7 Ban Chấp ơ

Đảng (khóa IX) về phát huy s c mạ ạ t toàn dân tộc vì dân giàu,

ớc mạnh, xã hội công bằng, dân ch ă ; ề công tác dân tộc; về

công tác tôn giáo, ngày 03/11/2009.

2. Ngô Phương Bá, Về vấ ề ỡng, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, năm 1996.

3. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Báo cáo tình hình và công tác tôn giáo ở

Tây Nguyên 6 thá ă 2008 tháng 6/2008.

4. Ban Dân vận Trung ương - Vụ công tác Tôn giáo, ơ ở xã hội c a

xuất hi n mọt s ạo lạ ở ớc ta trong nhữ ă ải pháp, Hà

Nội, năm 2003.

5. http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/245/0/2949/Tot_doi_dep_dao

6. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Vi t

Nam, Hà Nội, 2006.

7. Ban Tôn giáo Chính phủ, ă bản c N ớc về hoạ ộng

tôn giáo, Nxb tôn giáo, Hà Nội, năm 1995.

8. Ban Tôn giáo Chính phủ, ă bản pháp lu t về tôn giáo, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998.

9. Ban Tôn giáo Chính phủ, S li u th ng kê qua các thời kỳ.

10. Ban Tôn giáo Chính phủ, Tuyên ngôn Th giới về Nhân quyền (bản

dịch) Tài liệu lưu trữ, Hà Nội 1990.

11. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Vấ ề tôn giáo và chính sách

tôn giáo c Đảng Cộng sản Vi t Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2000.

12. Lưu Bành, Tôn giáo Mỹ ơ ại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2009.

Page 150: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

13. Nguyễn Đình Gia Bảo (hệ thống), Lu ỡ ă

ỡng tôn giáo c ời Vi t, Nxb Hồng Đức, năm 2017.

14. Bộ Nội vụ, th c trạng về tổ ch c và hoạ ộng c a các hội ở Vi t

Nam, Hà Nội 2015.

15. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Ngh

quy t s 24 về “ ă ờng công tác tôn giáo trong tình hình mớ ” 1990.

16. Lê Thanh Bình, Đỗ Thanh Hải, Tôn giáo và quan h qu c tê, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2012.

17. Trác Tân Bình (Trần Nghĩa Phương dịch), Lý giải tôn giáo, Nxb Hà

Nội, Hà Nội, năm 2007.

18. C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội 1995.

19. C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội 1995.

20. C.Mác - Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội 1984.

21. C.Mác - Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội 1984

22. C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội 1994.

23. C. Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập: tập 21. Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội 1995.

24. C. Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập: tập 24. Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội 1995.

25. Claude Levi-Strauss (1995), Tristes Tropiques, Penguin Edition

26. Nguyễn Thành Cam, Đạo Tin Lành ở tỉ G L ớc và sau Chỉ

th 01 c a Th ớng Chính ph và một s vấ ề ặt ra, Hội thảo khoa học

Bi ổi tôn giáo ở Tây Nguyên - th c trạng, chính sách và giải pháp, Buôn

Ma Thuột, 2013.

Page 151: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

27. Trần Nam Chuân, Hoàn hi n h th ng pháp lu t về ỡng, tôn

giáo ở Vi t Nam trong tình hình mới, Công tác Tôn giáo, số 4/2012.

28. Nguyễn Mạnh Cường, Vă ỡng c a một s dân tộc trên

ất Vi t Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội 2006.

29. Lương Phan Cừ, Chính sách xã hội và Ph t giáo từ góc nhìn c a

các nhà xây d ng h th ng pháp lu t về quản lý xã hội, Ph ă

Vi t Nam và xã hội trong thời kỳ Công nghi p hóa và hi ại hóa, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội 2008.

30. Nguyễn Văn Chung,“Hi ng tôn giáo mới” ở một s tỉ ng

bằng Bắc bộ hi n nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội

nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Lê Thị Chiêng, Tìm hiể n thờ H Nội, Luận án tiến sĩ

triết học, chuyên ngành Tôn giáo học, Viện khoa học xã hội Việt Nam.

32. Nguyễn Đăng Duy, Các hình ỡng tôn giáo ở Vi t Nam,

Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001.

33. Nguyễn Hồng Dương, Nghi lễ và l i s ă

Vi t Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2001.

34. Nguyễn Hồng Dương, Tôn giáo trong m i quan h ă p

triể ă ở Vi t Nam, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, Hà Nội, 2004.

35. Nguyễn Hồng Dương, Một s vấ ề tôn giáo ở Vi t Nam, Nghiên

c u Tôn giáo, số 7 và số 8/2010.

36. Nguyễn Hồng Dương - P. Hoffman (chủ biên), Đ ạng tôn giáo so

sánh Pháp - Vi t Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2011.

37. Nguyễn Hồng Dương, Những nẻ ờng phúc âm hóa Công giáo ở

Vi t Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2016.

38. E. Durkheim: Về s p ộng, Pari, 1922 (bản dịch tiếng Việt)

39. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vă Đại hộ ại biểu toàn qu c l n

th VII, Nxb Sự thật, Hà Nội 1991.

Page 152: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

40. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vă Đại hộ ại biểu toàn qu c l n

th VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.

41. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vă n Hội ngh l n th VII Ban Chấp

ơ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam. Vă Đại hộ ại biểu toàn qu c l n

th X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vă Đại hộ ại biểu toàn qu c l n

th XI, NXb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2011.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam, Vă Đại hộ Đảng l n th XII Vă

p ò ơ Đảng, Hà Nội, 2016.

45. Lê Tâm Đắc, Vài nét về ời s ng tôn giáo ở Tây Nguyên trong b i

cảnh hội nh p qu c t và toàn c u hóa hi n nay, Kỷ yếu Hội thảo Biến đổi

tôn giáo ở Tây Nguyên: Thực trạng, chính sách và giải pháp, Thư viện Viện

Nghiên cứu Tôn giáo, 2013.

46. Lê Tâm Đắc, Một s hi ng tôn giáo mới ở miền Bắc từ ổi

mớ n nay, Đề tài cấp bộ, Viện nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm khoa học

xã hội Việt Nam, năm 2014.

47. Lê Tâm Đắc, Mấ ặ ểm về các hi ng tôn giáo mới ở miền

Bắc, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4, năm 2015.

48. Hoàng Minh Đô, ỡng, tôn giáo cộ ờ ă ,

Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2006.

49. Nguyễn Khắc Đức, Đạo Tin Lành ở ờ H’M bắ ớc

ta, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1231-dao-tin-lanh-

o-nguoi-h%E2%80%99mong-tay-bac-nuoc-ta.html.

50. Trần Văn Giàu, Giá tr tinh th n truyền th ng dân tộc Vi t nam,

Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1992.

51. Vũ Thị Thu Hà, Nguyên nhân Tin Lành phát triển nhanh trong

ù ng bào dân tộc thiểu s ở Tây Nguyên hi n nay, Tạp chí Nghiên cứu

tôn giáo số 8, năm 2014.

Page 153: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

52. Mai Thanh Hải, Từ ển Tôn giáo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2002.

53. Mai Thanh Hải, Tôn giáo th giới và Vi t Nam, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội 1988.

54. Mai Thanh Hải, Ngày t n th và hi “ c

”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3, năm 2000.

55. Lê Đức Hạnh, X ớng bi ổi và phát triển c ới

ộng toàn c 10 ă Báo cáo tổng quan Đề tài cấp Bộ, Viện

Nghiên cứu Tôn giáo, 2012.

56. Vũ Văn Hậu, Nh n di n về hi ng tôn giáo mới trong b i cảnh

hi n nay, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2, năm 2013.

57. Đỗ Minh Hợp (chủ biên), Tôn giáo học nh p môn, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội 2006.

58. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013,

Nxb Lao động, Hà Nội 2014.

59. Nguyễn Duy Hinh, ởng Ph t giáo Vi t Nam, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội 2002.

60. Nguyễn Duy Hinh, Tôn giáo với toàn c u hóa và hi ại hóa, Tạp

chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 9, năm 2007.

61. Đinh Đức Hiền, X ớng th tục hóa trong Ph t giáo hi n nay,

Văn hóa Phật giáo, số 146/2005.

62. Nguyễn Kim Hiền, Bài vi t tổng h p k t quả phi ều tra xã hội học

ă 1995 - 1997, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Lưu hành nội bộ, 1998.

63. Nguyễn Kim Hiền, Từ nhữ ều tra xã hội học 1995 và 1998,

ĩ ề s v ộng c a các tôn giáo Vi t Nam, Nghiên cứu Tôn giáo,

số 1/2000.

64. Đỗ Quang Hưng (chủ biên), B ớ u tìm hiểu về m i quan h giữa

ớc và giáo hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2003.

Page 154: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

65. Đỗ Quang Hưng, Vấ ề tôn giáo trong cách mạng Vi t Nam lý

lu n và th c tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.

66. Đỗ Quang Hưng (chủ nhiệm), Một s vấ ề ơ bản về tôn giáo ở

Vi t Nam hi n nay, Đề tài cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2005.

67. Đỗ Quang Hưng, Vấ ề tôn giáo trong cách mạng Vi t Nam - Lý

lu n và th c tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 2008.

68. Đỗ Quang Hưng, Nghiên c u tôn giáo nhân v t và s ki n, Nxb

Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2010.

69. Đỗ Quang Hưng, Tôn giáo cũng là một nguồn trí tuệ, Tạp chí

Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2010.

70. Đỗ Quang Hưng, Đời s ỡ ă L - Hà Nội, Nxb

Hà Nội, 2010.

71. Đỗ Thu Hường, “Đời s ng tôn giáo trong truyền thông mạng công

giáo ở Vi t Nam hi ”, Luận án tiến sĩ Tôn giáo học, Học Viện Khoa học

xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

72. Đặng Thị Lan, về vai trò c ạ ời s ng xã

hội, tạp chí triết học số 2 (189), tháng 2 - 2007.

73. Đặng Thị Lan, Các ả ởng tích c c và tiêu c c c ạ c tôn

giáo ở Vi t Nam, báo Văn hóa Nghệ An ngày 08/01/2014

74. Hoàng Thi Lan, Ả ởng c ạ c tôn giáo vớ ạ c con

ời Vi t Nam hi n nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2005.

75. Nguyễn Phú Lợi, S bi ổi c a tôn giáo ở Vi N ớc tác

ộng c a toàn c u hóa, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh, 2010.

76. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên), Góp ph n tìm hiểu tín ỡng dân gian

ở Vi t Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2007.

77. Nguyễn Đức Lữ, Lý lu n về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Vi t

Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2007.

Page 155: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

78. Phạm Phương Linh, Một s vấ ề lý lu n về ổi mới, cải cách và

cách mạng xã hội, Tạp chí Khoa học-Trường Đại học Cần Thơ

79. V.I. Lênin: Toàn tập, tập12, tiếng việt, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1979.

80. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 37, tiếng việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.

81. Hồ Chí Minh, Toàn t p, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.

82. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004.

83. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.

84. Dương Đức Minh, Du l ch tâm linh tại Vi t Nam: những vấ ề lý

lu n và th c tiễn, Tạp chí KH&CN, tập 19, số X5-2016

85. Nguyễn Văn Minh, Tổng quan về tôn giáo mới trên th giới và Vi t

Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 6, năm 2009.

86. Nguyễn Văn Minh, ỡng các dân tộc ở Vi t Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2013.

87. Trình Mưu, Đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ công nghiệp

hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 4, năm 2005.

88. Phạm Xuân Nam, Quan ni m c a ch ĩ M ề xã hội dân s

trong ch ộ dân ch và nhữ ởng g ũ a H Chí Minh, Tạp chí

Triết học, số 7 (218), tháng 7 - 2009.

89. Người Công giáo Việt Nam, Dân s Vi N ớc tính 92,7 tri u

ời/2016, số 39/2016.

90. Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam.

91. Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ, ởng H Chí Minh về tôn

giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2003.

92. Nguyễn Xuân Nghĩa, Đ ĩ ề tôn giáo và những h lu n trong

nghiên c u th tục hóa, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội, năm 2002.

93. Nguyễn Xuân Nghĩa, Các chiều kích c a tính tôn giáo, Nghiên c u

Tôn giáo, số 1, năm 2005.

Page 156: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

94. Lại Bích Ngọc, Ngu n g c, vai trò, ch ă a các tôn giáo trong

l ch sử th giới cổ- ại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009.

95. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Phạm Quang Tùng, Đ ạng hóa tôn giáo

và vấ ề bảo t ỡng truyền th ng tộ ời tại Tây Nguyên hi n

nay, (Qua khả ờng h p hai tỉ Đă Lă Đă N ), Nghiên cứu

Tôn giáo, số 10/2013.

96. Thích Đức Nhuận , Ph t học tinh hoa - Một tổng h p ạo lý, Đại

học Vạn Hạnh xuất bản, Sài Gòn 1971.

97. Nguyễn Minh Phương, Vai trò c a xã hội dân s ở Vi t Nam hi n

nay, Tạp chí Triết học, số 2 (177), tháng 2 - 2006.

98. Hoàng Phê, Từ ển ti ng Vi t, Nxb Hồng Đức, 2005.

99. Hoàng Phê (chủ biên)Từ ển Ti ng vi t, Nxb Từ điển bách khoa,

Hà Nội, năm 2010.

100. Ngô Quân (Phạm Thanh Hằng dịch), Ý ĩ ại c ạ c

tôn giáo Trung Qu c, Tạp Chí Triết học, số 1, năm 2010.

101. Võ Kim Quyên (chủ biên), ời s ng hi ại, T.4,

Nxb Thông tin khoa học xã hội chuyên đề, 2001.

102. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Th c trạ ời s ng tôn giáo ở Vi t Nam giai

ạn 1990 - 2010, Đề tài cấp Bộ, Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2012.

103. Đặng Đình Quý, Bàn thêm về khái ni “ ội nh p qu c t ” a

Vi N ạn mới /Home/NghiencuuTraodoi/2012/1901/Ban-

them-ve-khai-niem-hoi-nhap-quoc-te-cua-Viet-Nam.aspx.

104. Bùi Thị Kim Quỳ, M i quan h thờ ại, dân tộc tôn giáo, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2002.

105. Nguyễn Minh San, Ti p c ỡng dân dã Vi t Nam, Nxb

Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1998.

106. Nguyễn Hoài Sanh, Đời s ỡng tôn giáo: Những vấ ề

lý lu n và th c tiễn cấp bách ở Vi t Nam hi n nay, Luận án Tiến sĩ triết học,

Hà Nội 2013

Page 157: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

107. Nguyễn Đức Sự, C. Mác - Ph Ă ề vấ ề Tôn giáo, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội 1999.

108. Nguyễn Đức Sự, Đời s ng tôn giáo ở Vi t Nam và Trung Qu c,

Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2011.

109. Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn, Giáo trình tôn giáo học, Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội 2007.

110. Ngô Hữu Thảo, Từ ểm duy v t l ch sử c a C.Mác xem xét

vấ ề tôn giáo ở ớc ta, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 2, năm 2004

111. Ngô Hữu Thảo, Quyền t ỡng tôn giáo qua các Hi n

pháp ở Vi t Nam - S k thừa và phát triển, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số

2, năm 2005.

112. Ngô Hữu Thảo, S bi ổi tôn giáo Vi t Nam và những yêu c u

i với công tác tôn giáo, Công tác tôn giáo, số 1/2007.

113. Hoàng Thị Thơ, Khoan dung trong l ch sử Ph t giáo Ấ Độ và

Vi N ”, tạp chí Khoa học xã hội, số 8 (69)/2013.

114. Huy thông (tuyển chọn và giới thiệu), Ch T ch H Chí Minh với

ng bào Công giáo, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, năm 2004.

115. Nguyễn Quốc Tuấn, Về hi ng tôn giáo mới, Tạp chí nghiên

c u Tôn giáo, số 12, năm 2012.

116. Nguyễn Quốc Tuấn, Ti p c n h th ng về th c thể tôn giáo: Một

cách nhìn khác về tôn giáo, Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2014.

117. Ngô Đức Thịnh, Về ỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội 2008.

118. Phạm Huy Thông, Ảnh ởng qua lại giữ ạ ă

hóa Vi t Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2012.

119. Phạm Huy Thông, Công giáo trong b i cảnh toàn c u hóa,

Nghiên cứu tôn giáo, số 9 (63)/2008.

Page 158: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

120. Nguyễn Tài Thư, Ả ởng c a các h ở i

vớ ời Vi t Nam hi n nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.

121. Trần Thư, Tìm hiểu pháp lu t Vi t Nam về ỡng,

Nxb Tư pháp, Hà Nội 2005.

122. Chu Quang Trứ, Di sả ă ộ ỡng và tôn

giáo ở Vi t Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996.

123. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), Về các m i quan h lớn c c

giải quy t t ổi mớ ĩ ã ội ở ớc ta, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.

124. Phạm Quốc Trụ, Hội nhập quốc tế: Một s vấ ề lý lu n và th c tiễn.

http://nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/2014-hoi-nhap-quoc-

te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien.

125. Trần Văn Trình, Các tôn giáo ở Vi N ng hành cùng dân tộc

trong thờ ổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, năm 2008.

126. Phạm Văn Tuynh, Theo Chúa Kitô, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2008.

127. Võ Minh Tuấn B ớ u nghiên c “ ng tôn giáo mớ ”

và xu th hi n nay, luận văn thạc sỹ Triết học, chuyên ngành CNDVBC &

CNDVLS, Trường ĐHKHXH&NV.

128. Thời báo Kinh tế, kinh t 2015-2016 Vi t Nam và th giới, Nxb

Hồng Đức, Hà Nội 2016.

129. P. Tilich, Th n họ ă , Nxb Matxcơva, 1959.

130. Hy Văn, Tôn giáo truyền th ng, tôn giáo mớ ạo, Tạp chí

Nghiên cứu Văn hóa Tôn giáo thế giới, số 4, năm 1999.

131. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Về ỡng, tôn giáo Vi t Nam

hi n nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998.

132. Đặng Nghiêm Vạn, Dân tộc và tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội 2001.

Page 159: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

133. Đặng Nghiêm Vạn, Nhữ ểm mới xuất hi ời s ng tôn

giáo hi n nay, Nghiên cứu tôn giáo, số 3/2006.

134. Đặng Nghiêm Vạn, Lý lu n về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở

Vi t Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005.

135. Đặng Nghiêm Vạn, Những vấ ề lý lu n và th c tiễn tôn giáo ở

Vi t Nam, Nxb. Khoa học xã hôi, Hà Nội 1998.

136. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Những vấ ề tôn giáo hi n nay, Nxb

khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1994.

137. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, H Chí Minh về vấ ề tôn giáo, tín

ỡng, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996.

138. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Báo cáo kết quả bằng biểu đồ điều tra

xã hội học của Đề tài cấp Nhà nước Vấ ề tôn giáo trong phát triển bền

vững Tây Nguyên, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2014.

139. Viện Nghiên cứu tôn giáo, H Chí Minh về vấ ề tôn giáo và tín

ỡng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nộ 1996.

140. Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt

Nam, Nghiên c ỡng, chặ ờ 20 ă (1991 - 2011),

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011.

141. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, ời s ng hi ại,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2004.

142. Lê Trung Vũ, Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1992.

143. Nguyễn Hữu Vui, Về vấ ề vai trò c a tôn giáo, tạp chí

Triết học, số 3/1992.

144. Nguyễn Hữu Vui, Thử cắ ĩ ề hi ng tôn giáo và tín

ỡng có chiề ă n nay, tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia

Hà Nội, số 1/1995.

145. Max Weber (Bùi Văn Nam Sơn dịch), Nề ạo c Tin Lành và

tinh th n c a ch ĩ bản, Nxb Tri thức, Hà Nội, năm 2008.

Page 160: Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU ... · Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối

146. Nguyễn Thanh Xuân, Một s tôn giáo ở Vi t nam, Nxb Tôn giáo

Hà Nội, Hà Nội, năm 2006.

147. Nguyễn Thanh Xuân, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Vi t Nam,

Nxb Tôn giáo Hà Nội, Hà Nội, 2015.

148. Nguyễn Như Ý, Đại từ ển Ti ng Vi t, Bộ GD&ĐT- Trung tâm

ngôn ngữ văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa-thông tin, 1998.