8
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org • [email protected] 10/5/2020 • Số 483 Chúa Nhật Thứ 5 Phục Sinh - Năm A Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Lời Nguyện: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, cuộc sống hôm nay có nhiều nẻo đường và nhiều chọn lựa, dễ làm chúng con lầm đường lạc lối; xin Chúa là đường, là sự thật và là sự sống luôn đồng hành và hướng dẫn chúng con. Amen. L ịch P hụng V Mùa Phục Sinh Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22). Thứ Hai, ngày 11 tháng 5 Bài đọc: Cv 14,5-18; Ga 14,21- 26. Thứ Ba, ngày 12 tháng 5 Bài đọc: Cv 14,19-28; Ga 14,27-31a. Thứ Tư, ngày 13 tháng 5 Bài đọc: Cv 15,1-6; Ga 15,1-8. Thứ Năm, ngày 14 tháng 5 Thánh Mát-thi-a Tông Đồ, lễ kính. Bài đọc: Cv 1,15-17.20-26; Ga 15,9-17. Thứ Sáu, ngày 15 tháng 5 Bài đọc: Cv 15,22-31; Ga 15,12-17. Thứ Bảy, ngày 16 tháng 5 Bài đọc: Cv 16,1-10; Ga 15,18-21. Chúa Nhật 5 Phục Sinh, Năm A Ngày 17 tháng 5 Bài đọc: Cv 8,5-8.14-17; 1Pr 3,15-18; Ga 14,15-21. T âm T ình mục T Anh chị em rất thân mến, Qua các phương tiện truyền thông chúng ta biết: Thời cách ly nghiêm ngặt đang dần chuyển sang một giai đoạn mới và không thể trở về ngay với các sinh hoạt như trước đây. Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc sống với ít nhiều giới hạn như trong hai tháng vừa qua. Hy vọng anh chị em đã dần dà quen với nhịp sống hiện nay, đồng thời dùng thời gian thuận tiện này để quy tụ bên nhau trong gia đình, xây dựng đời sống thiêng liêng qua việc cầu nguyện, tham dự lễ trực tuyến, lần chuỗi Mân Côi…, xây dựng tình yêu huynh đệ và phục vụ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày. Thưa anh chị em, Chúng ta chuẩn bị bước sang giai đoạn mới với từng bước thận trọng, chưa ai xác định rõ được tình trạng này sẽ ra sao? và làm những gì? Tuy nhiên, như Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời cho phóng viên tờ báo Tablet của Anh Quốc trong câu hỏi thứ 2, chúng ta: “Hãy chăm sóc hiện tại, vì lợi ích tương lai. Hãy luôn luôn sáng tạo, một sự sáng tạo đơn giản, cũng có khả năng tạo nên điều mới mẻ mỗi ngày. Khi ở trong nhà, không khó để nhận ra điều đó, nhưng đừng chạy trốn, đừng ẩn náu

Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 amChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected] 10/5/2020 • Số 483

Chúa Nhật Thứ 5 Phục Sinh - Năm A

“ Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

Lời Nguyện: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, cuộc sống hôm nay có nhiều nẻo đường và nhiều chọn lựa, dễ làm chúng con lầm đường lạc lối; xin Chúa là đường, là sự thật và là sự sống luôn đồng hành và hướng dẫn chúng con. Amen.

Lịch Phụng Vụ

Mùa Phục Sinh

Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22).

• Thứ Hai, ngày 11 tháng 5Bài đọc: Cv 14,5-18; Ga 14,21- 26.

• Thứ Ba, ngày 12 tháng 5Bài đọc: Cv 14,19-28; Ga 14,27-31a.

• Thứ Tư, ngày 13 tháng 5

Bài đọc: Cv 15,1-6; Ga 15,1-8.

• Thứ Năm, ngày 14 tháng 5Thánh Mát-thi-a Tông Đồ, lễ kính.Bài đọc: Cv 1,15-17.20-26; Ga 15,9-17.

• Thứ Sáu, ngày 15 tháng 5Bài đọc: Cv 15,22-31; Ga 15,12-17.Thứ Bảy, ngày 16 tháng 5Bài đọc: Cv 16,1-10; Ga 15,18-21.

• Chúa Nhật 5 Phục Sinh, Năm ANgày 17 tháng 5Bài đọc: Cv 8,5-8.14-17; 1Pr 3,15-18; Ga 14,15-21.

Tâm Tình mục Tử

Anh chị em rất thân mến,Qua các phương tiện truyền thông chúng ta biết: Thời cách ly nghiêm ngặt đang dần chuyển sang một giai đoạn mới và không thể trở về ngay với các sinh hoạt như trước đây.

Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc sống với ít nhiều giới hạn như trong hai tháng vừa qua. Hy vọng anh chị em đã dần dà quen với nhịp sống hiện nay, đồng thời dùng thời gian thuận tiện này để quy tụ bên nhau trong gia đình, xây dựng đời sống thiêng liêng qua việc cầu nguyện, tham dự lễ trực tuyến, lần chuỗi Mân Côi…, xây dựng tình yêu huynh đệ và phục vụ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày.

Thưa anh chị em,Chúng ta chuẩn bị bước sang giai đoạn mới với từng bước thận trọng, chưa ai xác định rõ được tình trạng này sẽ ra sao? và làm những gì? Tuy nhiên, như Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời cho phóng viên tờ báo Tablet của Anh Quốc trong câu hỏi thứ 2, chúng ta: “Hãy chăm sóc hiện tại, vì lợi ích tương lai. Hãy luôn luôn sáng tạo, một sự sáng tạo đơn giản, cũng có khả năng tạo nên điều mới mẻ mỗi ngày. Khi ở trong nhà, không khó để nhận ra điều đó, nhưng đừng chạy trốn, đừng ẩn náu

“�Chính�Thầy�là�con�đường,�là�sự�thật�và�là�sự�sống.�Không�ai�có�thể�đến�với�Chúa�Cha�mà�không�qua�Thầy.”�(Ga�14:6)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

bằng cách thoát ly thực tại, là điều không có ích gì trong lúc này.” Nhất là dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta hãy khơi dậy nơi chính mình thao thức loan báo Lời Chúa như xác tín của Thánh Phaolô: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng !” 1Cr 9:16) Đồng thời cám ơn anh chị em thật nhiều, vì lòng quảng đại của anh chị em đối với Giáo xứ qua việc đóng góp dâng cúng trong thời gian đại dịch Covid-19. Mặc dù số tiền không nhiều và số người đóng góp còn ít, nhưng tấm lòng anh chị em dành cho Giáo xứ thật lớn và thật nhiều. Trong đức tin, chúng ta xác tín rằng, khi sống quảng đại như thế, Chúa sẽ không thua lòng quảng đại của anh chị em đâu. Vì Ngài đã hiến tế Con Một Ngài cho chúng ta, thì Ngài còn nề hà gì về miếng ăn, áo mặc. Hơn thế nữa, chúng ta cũng không quên cám ơn những anh chị em giúp cho các Thánh Lễ trực tuyến của Giáo xứ, cũng như các anh chị em giúp thu dọn vệ sinh, chăm sóc cây cảnh trong, ngoài Nhà Thờ, làm cho Nhà Thờ và khuôn viên Thánh đường luôn sạch sẽ xứng đáng nơi tôn thờ Thiên Chúa.

Trong ngày ghi ơn Mẹ năm nay, tất cả tâm tình của chúng ta hướng tới lời cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện cho các thân mẫu, còn sống cũng như đã qua đời. Xin Chúa chúc lành cho những người mẹ đang vất vả, nặng lòng vì con cái - những người đã lặng lẽ dệt nên cuộc đời bằng những sợi yêu thương, lặng lẽ dựng xây gia đình bằng những phiến đá âm thầm của hy sinh, phục vụ, lặng lẽ làm nên những cung bậc tuyệt vời cho giai điệu của hạnh phúc bằng lòng kiên nhẫn, độ lượng không bến bờ; những người đã làm nên điều cao cả từ cái tầm thường, bình dị và vất vả của cuộc sống, những người đang cố gắng hy sinh gieo niềm tin và sự sống giữa dòng đời xuôi ngược.

Trong Tháng Hoa kính Đức Trinh Nữ Maria, các gia đình chúng ta cùng tham dự Thánh Lễ Trực Tuyến của Giáo xứ vào lúc 9:45AM (15 phút Lời Chúa cho các em thiếu nhi bằng Tiếng Anh) và đến Nhà Thờ tiến hoa dâng kính Đức Mẹ từ 12:00PM đến 2:00PM. Chúng ta đến Nhà Thờ kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể nơi Nhà Tạm qua việc Rước Lễ thiêng liêng, dâng lên Mẹ Maria hoa lòng với 10 Kinh kính mừng hoặc nhiều hơn có thể, Kinh Lạy Nữ Vương, Kinh nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô hoặc kinh Đức Mẹ Lavang

Xin Chúa Giêsu Phục Sinh chúc lành cho các gia đình và gìn giữ Giáo xứ trong tình yêu của

Ngài. Xin Ngài soi sáng để các nhà nghiên cứu sớm tìm ra phương thuốc chữa trị đại dịch đang hoành hành giữa lòng thế giới.

Kính chúc anh chị em được bình an trong ơn sủng và tình yêu Đấng Phục Sinh

Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời,

Xin cầu cho chúng con.

Chúa Nhật Thứ Năm Phục Sinh,

Linh mục Chánh xứRev. John Baptist Nghiêu Nguyễn, O.PNgày 10/5/2020.

Thu Nhập Giáo xứQuảng đại kết nối hy sinhMón quà quý giá nghĩa tình biết baoLúc này Giáo xứ ước aoGóp phần một chút tay trao tấm lòng.

Trước hết, xin cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn nhớ đến Giáo xứ trong lúc khó khăn của đại dịch Covid-19 khi dâng cúng tại thùng cuối Nhà Thờ và qua bưu điện. Qua số tiền đóng góp thời gian vừa qua , chúng ta nhận thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp. Thứ đến, trước đại dịch Covid-19, khi các cửa tiệm đóng cửa, nhân viên văn phòng làm việc tại nhà, các gia đình và mọi người đều có lo lắng khi nhìn tới tương lai. Giáo xứ cũng không ra khỏi những lo lắng đó. Chúng ta suy nghĩ nhiều về đời sống đức tin, về cử hành phụng vụ, về Trường Thánh Vinh Sơn Liêm … và quên làm sao được để có đủ tài chính trang trải cho sinh hoạt thường dùng vốn có từ trước đến nay. Chúng ta phó thác cho Chúa, cậy trông vào Mẹ Maria, và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để vượt qua “khúc quanh” hiện nay. Tuy nhiên, mong sao mỗi người cũng như các gia đình cố gắng hy sinh dành cho Giáo xứ một đôi chút, thì “ít cũng trở thành nhiều.” Lòng quảng đại nối kết với hy sinh sẽ tạo nên món quà thật quý giá Giáo xứ đang mong đợi. Cuối cùng, hy vọng trong Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân, hoặc qua Bưu điện về địa chỉ:

Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam

12486 Patterson Ave

Richmond, VA 23238

Lưu ý: Vì “cách ly” đại dịch Covid và số tiền đóng góp mỗi tuần không nhiều, nên Ban Tài

Chính sẽ kiểm ngân một tháng một lần.

Thông báo

1/ THÁNG HOA DÂNG KÍNH ĐỨC MẸ

Tháng Hoa ơi từng cơn mưa hồng phúcMẹ ân cần trao tặng chốn nhân gianLời Kính Mừng dâng mọi nơi mọi lúcChuỗi là hoa, kinh tựa hương ngát tỏa

Trong Tháng 5 này, để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và cầu khấn ơn lành. Giáo xứ chúng ta thực hành:

- Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến của Giáo xứ vào lúc 10:00am

- Sau đó, đến Nhà Thờ tiến hoa từ 12:00pm – 2:00pm

(1) Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trực tuyến lúc 9:45am- Tuần 1 (3/5/2020): Chúa Nhật IV Phục Sinh

(Chúa Chiên Lành)

Khai mạc Tháng Hoa

Cầu khấn: Cha xứ dâng Giáo xứ và các gia đình cho Đức Trinh Nữ Maria

- Tuần 2 (10/5/2020): Chúa Nhật V Phục Sinh (Ngày ghi ơn Mẹ)

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các hiền mẫu còn sống cũng như qua đời

- Tuần 3 (17/5/2020): Chúa Nhật VI Phục Sinh.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời trong đại dịch Co-vid-19

- Tuần 4 (24/5/2020): Lễ Chúa Giêsu Lên Trời.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các nhà nghiên cứu, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.

- Tuần 5 (31/5/2020): Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Kết thúc Tháng Hoa và kết thúc Mùa Phục Sinh 2020

Cầu khấn: Cầu nguyện cho bình an: Thế giới, quốc gia Hoa Kỳ, Giáo phận, Giáo xứ và các gia đình.

(2) Tiến hoa dâng kính Mẹ Maria từ 12:00pm – 2:00pmVới thời tiết Mùa Xuân, hoa muôn sắc từ vườn các gia đình. Chúng ta dành cho Đức Mẹ những bông hoa thật đẹp từ tấm lòng con thảo tiến dâng lên Mẹ

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

chứng nhân Số 483

Mẹ chờ con thảo tiến hoaTháng năm Cô-vít trước tòa Mẹ đâyDù cho đại dịch nhiễm lâyƠn thiêng giải cứu tràn đầy Mẹ ban.”

Mỗi khi đến tiến hoa dâng kính Mẹ, chúng ta cố gắng đọc:

- 10 kinh mừng hoặc nhiều hơn có thể.

- Kinh Lạy Nữ Vương

- Một trong hai kinh nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô

hoặc kinh Đức Mẹ Lavang

2/ CÁC KINH ĐỌC KHI TIẾN HOA DÂNG ĐỨC MẸ

(1) Kinh Rước Lễ Thiêng Liêng

Do Thánh Anphong Tiến Sỹ soạn thảo

Lạy Đức Chúa Giêsu, con tin thật Chúa con ngự trong Phép Mình Thánh, con kính mến Chúa con trên hết mọi sự, cùng ước ao chịu lấy Chúa con trong linh hồn con. Song le bởi vì bây giờ con chẳng có thể mà chịu Chúa con cho thật được, thì xin Chúa con ngự vào linh hồn con cách thiêng liêng vậy, chẳng khác gì như Chúa con đã ngự vào thật, thì con xin ẵm lấy cùng hợp làm một cùng Chúa con cho trọn, xin Chúa con chớ để cho con lìa bỏ Chúa con bao giờ. Amen.

(2) Lời Kinh Dâng MẹDo Đức Thánh Cha Phanxicô biên soạnBản dịch của Ủy ban Phụng Tự/HĐGMVN

Lạy Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, trong nghịch cảnh này, khi cả thế giới đang sầu khổ âu lo, chúng con chạy đến ẩn náu nơi Mẹ để được chở che.

Lạy Đức Trinh Nữ Maria, xin đưa mắt nhân từ nhìn đến chúng con đang trong cơn đại dịch Corona. Xin Mẹ an ủi những người đang khổ đau than khóc thân nhân đã lìa trần, và những khi phải an táng một cách đau đớn hơn. Xin nâng đỡ những ai đang âu lo vì người thân nhiễm bệnh, nhưng không thể ở gần bên để tránh bị lây nhiễm. Xin ban niềm trông cậy cho những người đang khủng hoảng vì một tương lai quá bấp bênh và do hậu quả kinh tế và công việc.

Lạy Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa là Cha giàu lòng thương xót, để gánh nặng đau thương này chóng qua, để hy vọng và bình an sớm ló dạng. Như xưa ở Cana, xin Mẹ ngỏ lời với

Con chí thánh của Mẹ, để Người ban thêm sức mạnh cho gia đình các bệnh nhân và nạn nhân, để Người mở lòng họ đón nhận niềm tin tưởng cậy trông.

Xin Mẹ bảo vệ các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế và tình nguyện viên, những người đang ở tuyến đầu trong tình trạng khẩn cấp này và đang liều mạng sống của chính mình để cứu mạng người khác. Xin Mẹ đồng hành nâng đỡ những nỗ lực anh hùng của họ, xin ban cho họ nghị lực, lòng quảng đại và được an mạnh.

Xin Mẹ luôn ở gần bên những người đang ngày đêm chăm sóc bệnh nhân, và các linh mục, trong thao thức mục vụ và dấn thân vì Tin Mừng, đang tìm cách trợ giúp và nâng đỡ mọi người.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh, xin soi sáng tâm trí các nhà nghiên cứu khoa học, giúp họ tìm ra những giải pháp hiệu quả để chế ngự mầm bệnh này.

Xin Mẹ trợ giúp các nhà lãnh đạo quốc gia, để họ biết khôn ngoan, ân cần và quảng đại hỗ trợ những ai đang thiếu thốn những gì thiết yếu

cho cuộc sống, và biết hoạch định những giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa rộng và tình liên đới.

Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin đánh động lương tâm con người, biết sử dụng ngân sách khổng lồ cho việc đẩy mạnh các công trình nghiên cứu thích hợp để ngăn ngừa những thảm họa tương tự trong tương lai thay vì sử dụng để cải tiến và tăng cường các loại vũ khí.

Lạy Mẹ dấu yêu, xin cho chúng con nhận thức rằng tất cả mọi người đều thuộc về một đại gia đình duy nhất, nhận ra mối dây liên kết chúng con, để với tinh thần huynh đệ và liên đới, chúng con có thể giúp đỡ cho biết bao người còn đang sống trong túng nghèo khốn khổ. Xin Mẹ giúp chúng con luôn giữ vững đức tin, kiên trì phục vụ và liên lỉ cầu nguyện.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo, xin Mẹ ấp ủ đoàn con của Mẹ đang trong cơn gian nan khốn khó, xin Mẹ cầu cùng Chúa dang cánh tay uy quyền để giải thoát chúng con khỏi cơn đại dịch kinh hoàng này, để cuộc sống của chúng con được trở lại bình thường trong an lành.

Chúng con tin cậy nơi Mẹ, Mẹ luôn tỏa sáng như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng trên mọi nẻo đường chúng con đi, ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen

(3) Kinh Thánh Mẫu Lavang

Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, đầy muôn ơn phước, ngời chói hào quang, muôn vàn Thần Thánh không ai sánh bằng. Ðức Chúa Trời đã đoái thương chọn Mẹ, tinh tuyền thánh thiện, sinh Ðấng cứu độ muôn loài. Mẹ đã chọn La Vang mà hiện đến, cứu giúp hộ phù tổ tiên chúng con lương giáo, giữa thời ly loạn cấm cách, khốn khổ trăm bề. Từ ấy gót chân Mẹ bước đến, vẫn mãi đầy ơn thiêng. Ơn phần hồn ơn phần xác, người bệnh tật kẻ ưu phiền, nào ai cầu khẩn mà Mẹ không nhậm lời. Lạy Mẹ Maria, Thánh Mẫu La Vang, Mẹ là Thánh Mẫu Chúa Trời, cùng là Thánh Mẫu loài người chúng con. Cúi xin xuống phước hải hà, đoái thương con cái thiết tha van nài. Xin cho chúng con tấm lòng từ bi nhân hậu, đại lượng bao dung, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Xin Mẹ phù hộ chúng con,

luôn sống đức hạnh, đầy lòng cậy trông. Và sau cuộc đời này, xin cho chúng con được về sống bên Mẹ, hưởng vinh phúc trong Chúa Ba Ngôi muôn đời. / Amen.

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

Kinh Thánh Mẫu Lavang cho Năm Toàn Xá Ðức Mẹ La Vang (1998-1999) được khai mạc trọng thể tại Thánh Ðịa La Vang lúc 09 giờ ngày 01 tháng 01 năm 1998 và bế mạc ngày 15 tháng 08 năm 1999 Lời kinh nầy đã được Imprimatur, tại LaVang ngày 08 tháng 12 năm 1997, do Ðức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Giám quản tông tòa Huế.

3/ GIÁO XỨ CỬ HÀNH CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Thánh lễ trực tuyến vào lúc 9:45am

(1) Đường nối kết trực tuyến: https://youtu.be/Bp0OO5mPJRc

(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMR-VA/

(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/s2c7aXBh03A

(4) Từ 12:00PM - 2:00PM: Các gia đình đến Nhà Thờ tiến hoa dâng kính Đức Mẹ, cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng Liêng

(5) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/483.pdf

4/ LỜI CHÚA BẰNG TIẾNG ANH TRƯỚC LIVESTREAM THÁNH LỄ CHÚA NHẬT

Trong buổi họp Online của Trường Thánh Vinh Sơn Liêm ngày 23/4/2020, để cho các em thiếu nhi trong Giáo xứ hiểu Lời Chúa và Sống Lời Chúa, cũng như tham gia tích cực vào Thánh Lễ Chúa Nhật, phần thu âm Lời Chúa bằng Tiếng Anh (English) gồm: Các Bài đọc và Suy niệm sẽ phát vào lúc 9:45AM trước Thánh Lễ Trực Tuyến.

Suy nghĩ Về đại dịch coVid-19Tác động tích cực và tiêu cực của việc cách ly thời covid-19 đối với gia đình

Chúng ta biết rằng, kể từ khi dịch cúm Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) khoảng thời gian cuối năm 2019 và lây lan nhanh chóng ra toàn thế giới, thì người ta bắt đầu áp dụng nhiều biện pháp giúp phòng chống dịch hiệu quả. Bên cạnh những khuyến cáo và quy định của cơ quan chức năng như rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang ở nơi công cộng, giãn cách xã hội và khai báo bệnh khi cảm thấy không khoẻ, người ta còn phổ biến lời kêu gọi nâng cao ý thức, cụ thể là “Ở nhà” (Stay-home) và “Đừng di chuyển” (Do-not-move). Và câu nói “Ai ở đâu, cứ ở yên đó‘” trở thành một khẩu hiệu tràn ngập mạng xã hội.

Do đó, vấn đề “Trở về nhà”, “Làm việc tại nhà”,

“Sinh hoạt ở nhà”, “Hãy ở nhà” đã trở thành mệnh lệnh khẩn cấp cho mọi người, mọi nhà, mọi cộng đồng. Các nước trên thế giới đồng loạt áp dụng biện pháp cách ly xã hội. Đây là cơ hội tốt để các gia đình được “đoàn tụ” đầy đủ mọi thành viên, vì cha mẹ không đi làm, còn con cái được nghỉ học. Gia đình có dịp quây quần bên nhau, sum họp đông đủ, ấm cúng.

Thực vậy, trước khi dịch bệnh xảy ra, ai cũng mơ ước được có dịp “ở nhà” để nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng cuộc sống thoải mái sau những tháng ngày đầu tắt mặt tối. Vì thế, khi phải ở nhà để cách ly do dịch cúm, nhiều người nhanh chóng lên kế hoạch ngay. Nào là sẽ tự tay sửa sang nhà cửa, làm mới khu vườn, chăm sóc trực tiếp con cái. Vợ chồng có thời gian ngồi lại với nhau. Có người lại dành thời gian để đọc những cuốn sách đã sắm từ lâu nhưng chưa bao giờ “đụng” tới. Có người thì chăm chỉ vào mạng xã hội để đọc tin tức, học ngoại ngữ.... Quả thực đây là một “bức tranh” đẹp, êm ả, không đến nỗi quá ảm đạm như nhiều người nghĩ.

(1) Mặt tích cực: Covid-19 giúp làm mới quan hệ gia đình

Về mặt tích cực của tình trạng cách ly bắt buộc do Covid-19, ta có thể khám phá ra nhiều điều thú vị, chẳng hạn:

Trước hết là người ta có thời gian tốt đẹp với gia đình. Ngày 7-4-2020 vừa qua tại Pháp, một cuộc khảo sát do Viện Odoxa-CGI thực hiện cho báo France Info và France Bleu đã được công bố cho thấy mặc dù có mối lo ngại liên quan đến đại dịch và hậu quả tài chính của việc bị cách ly, hay những khó khăn khi phải làm việc từ xa, bao quanh bởi trẻ em và trường học ở nhà, đại đa số phụ huynh tuyên bố rằng việc cách ly có thể giúp họ có “thời gian tốt cùng gia đình”. Cũng theo kết quả cuộc khảo sát này thì chưa bao giờ người Pháp dành nhiều thời gian cho gia đình đến thế! Trên thực tế, kể từ khi bắt đầu cách ly, đại đa số các gia đình đã được đoàn tụ dưới cùng một mái nhà suốt cả ngày lẫn đêm. Chỉ 29% dân số làm việc vẫn đến nơi làm việc hàng ngày. Cuộc nghiên cứu này đã nhấn mạnh, mặc dù có những khó khăn, căng thẳng do quá đông đúc và nhiều nguồn lo lắng khác nhau, “85% người Pháp đang nuôi con cái, trải qua thời gian tốt trong gia đình”. Đó là con số khích lệ cho mọi người: cách ly không chỉ là sống trong lo lắng và u ám nhưng là thời gian dành cho gia đình, cho thể thao, trò chơi, thảo luận và đi bộ, ngay cả khi những điều này bị hạn chế. Tuy nhiên, 32% nói

rằng họ thấy con cái lo lắng, đặc biệt là khi họ sống trong diện tích nhỏ hoặc ở vùng ngoại ô khó khăn. Về giáo dục từ xa, 68% phụ huynh thấy rằng công việc học hành có chất lượng tốt, nhưng phần khác khoảng 53% nhận thấy sự thiếu tập trung của trẻ em. [1]

Tại Việt Nam, theo tờ Lao Động Thủ Đô thì nhiều gia đình cũng nhận định là chính biện pháp cách ly lại là thời gian quý báu cho mọi người, mọi nhà. Không còn cuống cuồng với guồng quay vội vã của cơm áo, gạo tiền, mà thay vào đó là vào bếp nấu ăn, dành thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Theo nhiều người, cách ly xã hội không phải là điều gì đó quá khủng khiếp mà trái lại đây lại chính khoảng thời gian quý giá để mỗi người cân bằng lại cuộc sống của mình. [2] Cũng theo bản tin của tờ báo trên, có người lợi dụng thời gian cách ly để làm mới lại quan hệ gia đình đồng thời có nhiều thời gian dành cho bản thân. Có người trong thời giãn cách xã hội đã chọn giải pháp là về quê với cha mẹ và anh em ruột thịt. Ngoài việc phụ nấu nướng cơm nước với cha mẹ, người ta còn có dịp làm việc nhà, giúp đỡ anh chị em ruột việc này việc kia. Họ cho rằng cách ly xã hội làm cho gia đình trở nên gắn kết hơn. Qua đó họ cũng nhận ra rằng, bản thân mình không tới mức vụng về, vô tâm và thiếu khả năng chăm sóc người thân như trước vẫn nghĩ. Có lẽ phải cảm ơn quãng thời gian này, vì nó đã cho người ta cơ hội thực hiện những điều từng mơ ước…

Cũng có người tâm sự rằng khi được làm việc tại nhà thay vì đến cơ quan, người ta đã có thêm thời gian để học cách nấu các món ăn ngon, có thể tự nấu ăn và cân đối tài chính giúp các bữa ăn của gia đình vừa đủ chất, đẹp mắt lại không quá tốn kém. Ngoài việc lo nấu nướng, người ta cũng tranh thủ sự giãn cách xã hội, dùng thời gian này để thực hiện những công việc mà trước đó ít có cơ hội làm như giúp con cái ôn bài hay ngồi kể chuyện cho con nghe. Người ta đã đi đến nhận định này là có thể việc giãn cách xã hội sẽ khiến thu nhập của nhiều người giảm sút, nhưng đó sẽ phải là điều quan trọng nữa vì thực ra cơ hội kiếm tiền còn nhiều nhưng thời gian bên gia đình thì không phải lúc nào cũng có. Thay vào việc chỉ nghĩ về những điều tiêu cực, có lẽ chúng ta nên nhận ra những điều tuyệt vời mà giãn cách xã hội đã mang đến. Có trường hợp khác, khi được thưởng thức bữa cơm ngon do chính vợ mình nấu trong thời gian cách ly ở nhà, người chồng đã không khỏi tự hào và hạnh phúc. Họ tiếc rằng lâu nay đã vô tình mải mê với các cuộc bia rượu ở bên ngoài mà ít khi

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

có thời gian về ăn cơm cùng với gia đình. Dịp này, gia đình có dịp thường xuyên quây quần ăn uống, không khí thật ấm áp và bình yên.

Cuối cùng thì người ta thấy rằng, “Mùa dịch” tuy khiến kinh tế giảm sút nhưng lại mang đến cho nhiều người một khoảng thời gian quý giá, có thể cùng nhau vun đắp tình cảm gia đình hay định hướng lại cuộc sống cho bản thân. Và chắc chắn, khi dịch bệnh qua đi, trở về với guồng quay vội vã của cuộc sống thường nhật thì mỗi người sẽ trân trọng thêm những phút giây được sống trọn vẹn cho bản thân. Vì vậy, thay vì quá trăn trở về cơm áo gạo tiền, hãy tìm cách biến cách ly xã hội trở thành những khoảnh khắc quý giá trong cuộc đời.

(2) Mặt tiêu cực: Covid-19 làm tăng đột biến bạo lực gia đình và ly hôn

Ở nhà chống dịch Covid-19 có thể là một khoảng thời gian tuyệt vời để ‘sống chậm’ và dành thời gian cho những người thân yêu. Nhưng cũng có thể là địa ngục đối với những người chịu cảnh bạo lực gia đình.

Ngày 5-4-2020, TTK Liên Hiệp Quốc António Manuel de Oliveira Guterres viết trên Twitter kêu gọi các quốc gia cần có hành động khẩn cấp để chống lại sự gia tăng bạo lực gia đình, đặt sự an toàn của phụ nữ và trẻ em lên hàng đầu. [3] Thông báo này xuất hiện sau khi có những báo cáo về sự gia tăng tình trạng bạo lực gia đình một cách đáng báo động, đặc biệt từ sau khi các quốc gia áp dụng quy định cách ly tại nhà chống Covid-19.

Thống kê của Bộ lao động và phúc lợi Hồng Kông cho thấy năm 2019 có 2.920 báo cáo về các vụ lạm dụng trong nước. Trong đó, 2.134 trường hợp lạm dụng thể chất, 311 trường hợp lạm dụng tâm lý và 20 trường hợp lạm dụng tình dục, 276 trường hợp liên quan đến nhiều loại lạm dụng. Phụ nữ chiếm 84,2 % nạn nhân. Như vậy, trung bình mỗi tháng có khoảng 243 trường hợp báo cáo, nhưng riêng năm 2020, chỉ tính riêng trong tháng 3-2020 đã có tới hơn 900 cuộc gọi. Trong khi đó, các tổ chức xã hội Tây Ban Nha nhận số cuộc gọi báo cáo tăng hơn 18% trong hai tuần đầu tiên phong tỏa quốc gia. Cảnh sát Pháp cũng đã báo cáo mức tăng đột biến tới 30% các bạo lực gia đình trên toàn quốc. Tình trạng gia tăng bạo lực gia đình xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, bất kể được đánh giá là quốc gia phát triển hay không.

Đây đang là một vấn đề được báo động trên toàn thế giới, song song cùng cuộc chiến chống Covid-19. Bạo lực gia đình đến từ rất

nhiều nguyên nhân, ở mọi đối tượng. Phần lớn nạn nhân là phụ nữ. Họ phải chịu cảnh bạo lực tình dục, bạo hành thể chất, ngôn ngữ và nhiều cách thức tra tấn tinh thần khác. Thông thường, những nạn nhân vì nhiều lý do thường bị che giấu với xung quanh bằng vỏ bọc gia đình hạnh phúc. Có nhiều người chịu đựng trong nhiều thập niên. Nếu trước đây khi Cov-id-19 chưa xuất hiện, cả hai vợ chồng đi làm không gặp nhau nhiều nên số lần bị bạo hành không nhiều, thì trong thời gian nghỉ việc ở nhà tránh dịch việc này trở nên tồi tệ hơn. Nhiều ông chồng dành thời gian uống rượu, đánh đập, chửi bới và tấn công tình dục vợ mình. Khi không thể chịu đựng thêm, những nạn nhân của bạo lực gia đình mới tìm đến cảnh sát hoặc các trung tâm cứu trợ. Mandy Wong Nga-sze, một chuyên viên tại Liên đoàn Phụ nữ Hồng Kông, cho biết những người phụ nữ đến đây sẽ được chăm sóc sức khỏe và tư vấn về chuyện ly hôn. Wong nói, “Để làm chậm sự lây lan của virus, mọi người được khuyên nên ở nhà. Sự thay đổi này giống như thể nhốt con thú dữ và nạn nhân trong chuồng”.

Một đối tượng khác dễ bị tổn thương nhất trong bạo lực gia đình là những đứa trẻ. Tổ chức chống lạm dụng trẻ em Hồng Kông cho biết họ đã nhận được nhiều cuộc điện thoại báo cáo trường hợp hàng xóm đang lạm dụng trẻ em về thể xác và lời nói ở nhà. Tình hình báo động tới mức Cục Phúc lợi xã hội Hồng Kông và các tổ chức phi chính phủ phải điều chỉnh cách xử lý, công bố đường dây nóng để hỗ trợ người dân. Tại một số quốc gia, nạn nhân được khuyên chuẩn bị sẵn hành lý với vật dụng cần thiết để rời khỏi nhà và sẽ không bị xử lý nếu ra đường với lý do này. Tuy vậy, bạo lực gia đình vẫn đang là một vấn đề nhức nhối. Các chuyên gia cảnh báo rằng đối với các nạn nhân của bạo lực gia đình, việc phải dành nhiều thời gian ở nhà với những kẻ lạm dụng càng làm tăng thêm căng thẳng vì sợ bạo hành, sự cô lập xã hội liên quan đến Covid-19, cũng như các vấn đề thất nghiệp, khó khăn tài chính và phải chăm sóc họ bọn trẻ. Không ít người nộp đơn ly hôn nhưng trong tình hình mọi nơi đều tạm ngưng hoạt động để chống dịch thì việc phán quyết bị hoãn lại vô thời hạn. Và vì nhiều lý do, thanh danh họ hàng, muốn con đủ cha đủ mẹ, phụ thuộc kinh tế, thủ tục chậm… họ lại tiếp tục chịu đựng bạo lực từ người từng thề non hẹn biển với mình.

Bên cạnh thực trạng bạo lực gia đình trong thời gian cách ly ở nhà, vấn đề ly hôn cũng trở nên phổ biến và trầm trọng khiến cho nhiều chính quyền phải điên đầu. Tại Trung Quốc người ta

đã ghi nhận là số vụ ly hôn tăng vọt sau đại dịch. [4] Tiền quá ít, thời gian chạm mặt nhau quá nhiều, việc nhà không phân chia công bằng v.v… trong thời kỳ cách ly đã đẩy nhiều cuộc hôn nhân xuống “vực thẳm”. Đó cũng là câu chuyện của gia đình cô Wu, 30 tuổi, ở Quảng Đông sau gần hai tháng sống cách ly trong nhà cùng người bạn đời không có việc làm. Họ đã cãi nhau liên tục. Cô Wu liệt kê ra một danh sách những vấn đề của cuộc hôn nhân. Ngoài chuyện tài chính và việc nhà, điều khiến cô khó chịu nhất là thói quen cho con chơi đến khuya của chồng. Cô nói, “Anh ta là người gây ra những rắc rối trong nhà” và “Tôi không chịu đựng được nữa. Chúng tôi đã đồng ý ly hôn, và việc tiếp theo là đi tìm luật sư”.

Mặc dù Trung Quốc chỉ công bố số liệu thống kê trên toàn quốc về ly hôn theo định kỳ thường niên, các báo cáo từ nhiều thành phố khác nhau cho thấy sự bất ổn gia tăng mạnh nhất vào tháng 3, khi các ông chồng và bà vợ bị “nhốt” ở nhà trong nhiều tuần, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Thành phố Tây An và tỉnh Tứ Xuyên đều báo cáo số lượng hồ sơ ly hôn cao kỷ lục vào đầu tháng 3, thậm chí dẫn đến sự ùn ứ tại các tòa án. Khoảng một tuần nay, ở Hồ Nam, nhân viên tiếp nhận hồ sơ ly hôn thậm chí không còn thời gian để uống nước, vì rất nhiều cặp vợ chồng xếp hàng để nộp đơn. Lượng hồ sơ tiếp nhận mỗi ngày liên tục bị phá kỷ lục. Ông Yi Xiaoyan – giám đốc trung tâm đăng ký kết hôn của thành phố Mịch La, chia sẻ: “Các vấn đề tầm thường trong cuộc sống đã dẫn đến sự leo thang của các cuộc xung đột. Việc giao tiếp kém cũng là nguyên nhân khiến mọi người thất vọng về hôn nhân và đưa ra quyết định ly hôn”. Luật sư chuyên các vụ ly hôn ở Thượng Hải, Steve Li tại hãng luật Gentle & Trust cho biết số ca ly hôn anh xử lý đã tăng 25% kể từ khi lệnh phong tỏa của thành phố được nới lỏng hơn vào giữa tháng 3. Ngoại tình từng là lý do số 1 khiến khách hàng tìm đến anh. Nhưng giờ đây thì không phải vậy. Giống như Giáng sinh ở phương Tây, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc có thể gây ra căng thẳng trong các liên kết gia đình. Thế nên, khi virus bắt đầu tấn công vào cuối tháng 1-2020, nhiều cặp vợ chồng đã phải chịu đựng hai tháng “mắc kẹt” trong cùng một mái nhà, đôi khi là cả một gia đình lớn. Đối với một số người, điều đó là quá sức. Steve Li đã nói về một số trường hợp anh đang xử lý: “Càng có nhiều thời gian ở bên nhau, họ càng ghét nhau hơn” và “Con người ai cũng đều cần không gian riêng, không chỉ là các cặp vợ chồng”.

Page 6: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngay cả khi dịch bệnh giảm đi, cuộc sống có thể trở lại với trạng thái tương đối bình thường, nhưng các căng thẳng tâm lý và kinh tế dự kiến sẽ còn tồn tại trong nhiều tháng. Một nghiên cứu về người dân Hong Kong sau đại dịch SARS 2002-2003 cho thấy, một năm sau khi dịch bệnh bùng phát, những người sống sót sau đó vẫn có mức độ căng thẳng, lo âu cao. Tỷ lệ ly hôn của Hong Kong năm 2004 cao hơn 21% so với năm 2002. Được biết, ở Trung Quốc, phụ nữ thường là người chủ động đòi ly hôn, với con số là 74% năm 2016-2017, theo đánh giá của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Tuy nhiên, phụ nữ lại là đối tượng thiệt thòi hơn khi phân xử chia tài sản. Người trẻ ngày nay dễ dàng ly hôn hơn cha mẹ họ. Giờ đây, một phía chỉ cần nói: “Tôi không thích anh nữa”, thì ngay ngày hôm sau, phía kia có thể đệ đơn ly hôn. Yang Shenli, một luật sư tại công ty luật Dingda ở Thượng Hải cho hay bốn trường hợp nộp đơn ly hôn trong giai đoạn lệnh phong tỏa diễn ra đến nay, đều sinh sau năm 1985, hai cặp trong số đó đều quyết định chia tay vì “giai đoạn cách ly khiến mâu thuẫn tăng cao”.

(3) Lời cầu nguyện và lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô

Hiểu thấu được hoàn cảnh của các gia đình trong thời kỳ cách ly xã hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ sáng thứ Hai, 16/3/2020, để cầu nguyện cho các gia đình tìm được tình thương mến trong thời điểm khó khăn. Ngài nói: “Tôi nghĩ đến các gia đình phải đóng cửa nhà, các thiếu nhi không đến trường, cha mẹ không thể đi ra ngoài. Xin Chúa giúp cho các gia đình khám phá những cách thức mới, những cách thể hiện mới của tình yêu trong hoàn cảnh mới này. Đây là một cơ hội đẹp để tìm lại tình thương mến với một sự sáng tạo trong gia đình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình để vào lúc này các mối tương quan trong gia đình luôn triển nở tốt đẹp”. [5] Thời điểm cách ly xã hội là thời điểm thích hợp để chúng ta nghe lai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, các lời: “Xin Phép”, “Cảm Ơn” và “Xin Lỗi” là những lời rất quan trọng để mở ra một con đường sống hạnh phúc và an hòa trong gia đình. Đức Thánh cha giải thích:

“Lời đầu tiên là “xin phép” hay “làm ơn.” Khi chúng ta cẩn thận hỏi một cách lịch sự điều có lẽ chúng ta nghĩ rằng mình có thể mong đợi, chúng ta đưa ra một sự bảo vệ thật cho tinh thần chung sống của hôn nhân và gia đình. Bước vào cuộc sống của một người khác, ngay cả khi người ấy là một phần cuộc sống của

mình, đòi hỏi sự tế nhị của một thái độ không xâm lấn, đổi mới niềm tin tưởng và sự tôn trọng. Tình yêu, càng mật thiết và sâu đậm bao nhiêu thì càng đòi hỏi phải tôn trọng sự tự do và khả năng chờ đợi người khác mở cửa lòng ra cho mình bấy nhiêu. Trước khi anh chị em làm điều gì trong gia đình: “Xin lỗi, anh/em có thể làm điều ấy không? Anh/em có muốn em/anh làm như thế không?” Đó là ngôn ngữ lịch sự và đầy yêu thương. Và điều ấy đem lại nhiều sự tốt lành cho các gia đình.

Lời thứ hai là “cảm ơn.” Đối với một tín hữu, lòng biết ơn là trung tâm của đức tin: một Kitô hữu không biết cảm ơn là người đã quên ngôn ngữ của Thiên Chúa. Anh chị em hãy nghe đây. Hãy nhớ lại câu hỏi của Chúa Giêsu, khi Người chữa lành mười người phong cùi và chỉ có một người trong họ trở lại để cảm ơn (Lc 17:18). Có lần tôi được nghe từ một ông cụ, rất khôn ngoan, rất tốt lành, đơn sơ, nhưng với sự khôn ngoan của lòng nhân từ, của đời sống: “Lòng biết ơn là một loại cây chỉ mọc ở vùng đất của những linh hồn cao quý.” Sự cao quý của linh hồn, là ân sủng của Thiên Chúa trong linh hồn thúc giục chúng ta phải nói lời cảm ơn, biết ơn. Nó là loài hoa của một tâm hồn cao quý. Đó là một điều tốt!

Lời thứ ba là “xin lỗi”. Chắc chắn là lời khó nói lên nhưng rất cần thiết. Khi thiếu nó, các rạn nứt nhỏ sẽ mở rộng ra – ngay cả khi vô tình – thành những rãnh sâu. Trong lời kinh Chúa Giêsu dạy, “Kinh Lạy Cha”, là kinh tóm tắt tất cả những vấn đề quan trọng cho cuộc sống của chúng ta, không phải là vu vơ mà chúng ta tìm thấy biểu thức này: “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6: 12). Nhìn nhận những thất bại, và mong ước đền trả những gì đã bị lấy đi – tôn trọng, trung thực, yêu thương – làm cho người ta đáng được tha thứ. Vì thế, làm lành các vết thương bị nhiễm trùng. Nếu chúng ta không có khả năng xin lỗi, cũng có nghĩa là chúng ta cũng không có khả năng tha thứ. Trong ngôi nhà không có sự xin lỗi thì không khí bắt đầu ngột ngạt và nước trở nên tù hãm. Quá nhiều vết thương đau khổ, quá nhiều nước mắt trong gia đình đã được bắt đầu chỉ vì thiếu lời “xin lỗi” quý báu này. Đừng bao giờ kết thúc một ngày trong gia đình mà không làm hòa với nhau!” [6]

Như kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Những lời này rất đơn sơ, nhưng không dễ thực hành! Chúng hàm chứa một sức mạnh phi thường: sức mạnh để bảo vệ gia đạo, ngay cả trước hàng ngàn khó khăn và thử thách; ngược lại, việc thiếu chúng sẽ từ từ sẽ gây ra các rạn nứt, thậm chí có thể làm đổ vỡ gia đình.” [6]

Aug. Trần Cao Khải

[1] phatdiem.org [2] laodongthudo.vn

[3] tuoitre.vn [4] vnexpress.net

[5] vaticannews.va [6] kath-vietnamesen.de

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật VI Phục Sinh, Năm AGa 14:15-21.

Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.

1/ Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận: Danh xưng “Paracletos” rất khó dịch sang tiếng Việt-nam. Theo nghĩa đen, có nghĩa là người được gọi đến để trợ giúp trong khi cần: có thể là Trạng Sư để bênh vực trước tòa án, có thể là người an ủi khi sầu khổ, có thể là Cố Vấn khi phải đương đầu với các vấn nạn khó khăn, có thể là người động viên tinh thần để giúp cho khỏi bị chán nản. Để biết ý nghĩa chính xác, chúng ta cần xem xét vai trò của Chúa Giêsu đối với các môn đệ, vì Ngài cũng là một “Paracletos.” Chúa Giêsu là Thầy, là Chúa, là bạn hữu, là Mục Tử Tốt Lành, là người an ủi, là người khích lệ, người bảo vệ... Có lẽ để yên theo tiếng Hy-lạp là hợp lý nhất. Thánh Thần sẽ do Chúa Cha ban theo lời cầu xin của Đức Kitô, và Ngài sẽ ở với các tín hữu luôn mãi. Triều đại chúng ta đang sống là triều đại của Ngài. Chúng ta cần ý thức sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống. Điều kiện để được Chúa Giêsu xin Chúa Cha ban Thánh Thần là phải giữ các giới răn của Chúa Giêsu. Thánh Thần là sự thật, thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không biết sự thật. Các môn đệ biết Người, vì các môn đệ biết sự thật đã được mặc khải bởi Chúa Giêsu.

2/ Anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em: Chúa Giêsu tuy không còn ở ở với các môn đệ bằng thân xác; nhưng Ngài ở với các môn đệ bằng sự kết hiệp với Thánh Thần. Nơi nào có Thánh Thần thì cũng có Chúa Cha và Chúa Giêsu. Thánh Thần là sự sống, Ngài đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, và Ngài ban tặng sự sống thần linh cho các môn đệ qua các bí-tích và những hồng ân của Chúa Thánh Thần.

Thánh thần là tình yêu: “Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” Tình yêu Chúa Giêsu đề cập đến ở đâu không phải là tình yêu do cảm giác hay cảm xúc; nhưng tình yêu phải được biểu lộ cụ thể qua sự vâng lời

Page 7: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp

là giữ các giới răn của Ngài. Tình yêu thực sự đòi phải luôn làm lành, sẵn sàng hy sinh chịu đau khổ, và kiên trì làm như thế trọn đời. Điều này chắc chắn sẽ khó đối với sức con người, nhưng có thể làm dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của Thánh Thần.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống- Chúng ta hãy luôn ý thức để nhận ra sự hiện

diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống. Ngài là nguyên ủy của sự sống: thể chất, trí tuệ, cũng như thần linh.

- Ngài là sự thật và sẽ hướng dẫn chúng ta đến toàn sự thật. Ngài là tình yêu liên kết chúng ta với Chúa Cha, Chúa Con, và với nhau. Ngài là Đấng thánh hóa làm chúng ta càng ngày càng trở nên giống Thiên Chúa.

- Thân xác chúng ta là Đền Thờ của Thánh Thần, những ai sống theo lối sống của thế gian và xác thịt là đi ngược lại với lối sống của Thánh Thần. Ngài sẽ không ở trong những ai có một lối sống như thế.

Sixth Sunday of EasterJn 14:15-21

“I will not leave you orphans.”

IllustrationIn spite of the advent of fast-food outlets and eating meals on the run, the human instinct to celebrate with a meal has not left us. We celebrate the big occasions by inviting oth-ers to dine with us. Sometimes we refer to ourselves as religiously hanging on to certain traditions and this is particularly apt when we are talking about celebratory meals. Virtually all the great religions of the world celebrate their festivals with food and drink. Therefore, it is highly significant that Jesus used the great Jewish festival of the Passover to institute the sacrificial meal of the Eucharist as the means whereby his faithful followers would keep his memory alive. And, of course, for men and women of faith it is not just a matter of nos-talgically recalling what Jesus said and did, but believing, knowing, that he is fulfilling his promise not to leave us orphans.

Gospel TeachingThe event of the Last Supper on Maundy Thursday evening is well documented by the evangelists Matthew, Mark and Luke. They tell us about Jesus transforming the bread and wine into his body and blood, but it is John who goes to great lengths to recall the lengthy conversation Jesus had with his disciples dur-ing the meal. Indeed, John devotes five whole

chapters to that conversation, which culmi-nates in our being able to eavesdrop on Jesus praying to his Father, a prayer which centres on us all being “one”. Today’s Gospel passage is part of the earlier conversation where we hear Jesus encouraging the disciples to enter into this relationship which he has with the Father. The key to our understanding will be the gift of the Spirit, who enables us to see what is going on. When we reflect on what we are being invited to consider, it is truly aston-ishing. We are being invited to dine with God and thereby share the very life of God. Just as it was through the Spirit that Christ was con-ceived by Mary and came among us, so now the Spirit will continue to make him present so that he may live in us; through the Eucharist we become the body of Christ.

Down through the centuries much Christian spirituality has concentrated on our personal relationship with God, but today greater em-phasis is being given to a more expansive vi-sion, which embraces not just our relationship with God or even with one another, but also with the whole of creation. The New Testament is clear that Christ’s salvation is not limited: it is for all men and women of all time and indeed for the whole of creation. We hear to-day of Philip reaching out to the people of a Samaritan town and his efforts are followed up by Peter and John who make sure that they receive the gift of the Holy Spirit. Then they too will have the wisdom to understand what God is doing for them. Likewise, in his letter, Peter is at pains to ensure that the early Christian community gives no cause for scandal, but lives with a clear conscience.

ApplicationWhen we receive Holy Communion, we are not just nurturing our own personal relationship with Christ and his Father; through the gift of the Eucharist we are able to recognise that it is an open invitation and so we are united with all our brothers and sisters who gather around the altar and indeed with those who have gone before us in the hope of eternal life. This reminds us of why devotion to Our Lady and the saints is so significant. When you have an experience as profound as a young mother with a terminal illness begging for her daughter’s First Communion to take place before she dies, then you see Christ’s gift and promise in a wholly new light. You see more clearly what Christ is offering us; how we are indeed all one with him and the Father through the power of the Holy Spirit. Seeing the daughter coming forward to receive Holy

Communion after her mother’s death makes the promise of Jesus even more poignant: “I will not leave you orphans.” Spend some time today reflecting on the wonderful gift that is ours and how in the Eucharist we are also caught up in the promise of Jesus, made just before today’s Gospel passage and which we heard last Sunday: that he is going to prepare a place for us and that in his Father’s house there are many rooms.

Ý Lễ

Thánh Lễ 10:00 Sáng• LH Maria Madalena Nguyễn Thị Hưởng (Gia

đình)• LH Anna Vũ Thị Mão (Một người xin)• Xin cho gia đình được bình an (Hoan)• LH Anna Phạm Thị Vinh và các Đẳng Linh

Hồn (Hoan)• LH Giuse, Maria, Phanxicô, Anna và Phero

(ÔB Hậu Dung)• Tạ ơn Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh

Giuse (ÔB Hậu Dung)• Xin cho gia đình được bình an (Duy Bùi)• Các linh hồn và Tạ ơn Thánh Giáo Hoàng

Gioan Phaolo 2 (Dương Thị Hòa)• Cầu cho hai bà mẹ nội ngoại được nhiều

sức khỏe và bình an (Phương Phượng)• LH Phero và Maria Lễ giỗ ông bà ngoại

(Sỹ Bùi)• Các linh hồn Tiên nhân và Mồ côi (Khiết và

Khánh Thu)• Các linh hồn và các linh hồn thai nhi (Đoàn

LMTT)• LH Lucia Lê Thị Ánh (ÔB Lê Duy Linh)• Cầu cho các bà mẹ Công giáo (C. Bạch

Hường)• Tạ ơn Thánh gia và các linh hồn Tiên Nhân

(Vũ Phú)• Tạ ơn Đức Mẹ và cầu cho LH Anna Ngô Thị

An và Ngô Thị Khuy (Gđ Nhơn Đỗ)• LH Gioan Baotixita Phạm Duy Ứng lễ giỗ 7

năm (Tuyết Nguyễn)• LH Anton Nguyễn Việt Phương, Maria

Nguyễn Thị Tơ và Đôminicô Đinh Viết Nhã Lễ giỗ (Bà Lan và Gđ Thục Mi Phạm)

• LH Maria Hoàng Thị Thảo và Anna Hoàng Thị Phòng (Bà Lan)

Page 8: Sống Đức Tin hứng Nhân · thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp