7
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org • [email protected] 17/5/2020 • Số 484 Chúa Nhật Thứ 6 Phục Sinh - Năm A Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Lời Nguyện: Lạy Chúa Kitô hằng sống, là sự sống và là niềm hy vọng của chúng con, xin biến đổi mỗi người chúng con nên trẻ trung, tươi mới và đầy tràn sức sống,/ nhờ ơn trợ giúp và biến đổi của Chúa Thánh Thần. Amen. L ịch P hụng V Mùa Phục Sinh Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22). Thứ Hai, ngày 18 tháng 5 Bài đọc: Cv 16,11-15; Ga 15,26-16,4a. Thứ Ba, ngày 19 tháng 5 Bài đọc: Cv 16,22-34; Ga 16,5-11. Thứ Tư, ngày 20 tháng 5 Bài đọc: Cv 17,15.22-18,1; Ga 16,12-15. Thứ Năm, ngày 21 tháng 5 Bài đọc: Cv 18,1-18; Ga 16: 16-20. Thứ Sáu, ngày 22 tháng 5 Bài đọc: Cv 18,9-18; Ga 16,20-23a. Thứ Bảy, ngày 23 tháng 5 Bài đọc: Cv 18,23-28; Ga 16,23b-28. Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Lên Trời Ngày 24 tháng 5 Bài đọc: Cv 1,1-11; Ep 1: 17-23; Mt 28: 16-20 Thu nhập GX: Trong bước 1 (phase 1 ) của thời gian này. Ước mong sao mỗi người cũng như các gia đình cố gắng hy sinh dành cho Giáo xứ một đôi chút, “ít cũng trở thành nhiều.” Lòng quảng đại nối kết với hy sinh sẽ tạo nên món quà thật quý giá Giáo xứ đang mong đợi. Hy vọng trong Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân, hoặc qua Bưu điện về địa chỉ: Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam 12486 Patterson Ave, Richmond, VA 23238 T hông báo Chuẩn Bị Mở Lại Thánh Lễ Tại Giáo Xứ Theo hướng dẫn của Giáo phận Richmond, Virginia Tâm Tình Mục Tử Anh chị em rất thân mến, Sau hơn hai tháng cách ly vì đại dịch Covid- 19 ( 22/3/2020) . Giáo xứ cử hành Thánh Lễ không có giáo dân tham dự (Thánh Lễ trực tuyến). Tuy nhiên kể từ ngày 15/5/2020, chúng ta bước

Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 amChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected] 17/5/2020 • Số 484

Chúa Nhật Thứ 6 Phục Sinh - Năm A

“ Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

Lời Nguyện: Lạy Chúa Kitô hằng sống, là sự sống và là niềm hy vọng của chúng con, xin biến đổi mỗi người chúng con nên trẻ trung, tươi mới và đầy tràn sức sống,/ nhờ ơn trợ giúp và biến đổi của Chúa Thánh Thần. Amen.

Lịch Phụng Vụ

Mùa Phục Sinh

Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22).

• Thứ Hai, ngày 18 tháng 5Bài đọc: Cv 16,11-15; Ga 15,26-16,4a.

• Thứ Ba, ngày 19 tháng 5Bài đọc: Cv 16,22-34; Ga 16,5-11.

• Thứ Tư, ngày 20 tháng 5Bài đọc: Cv 17,15.22-18,1; Ga 16,12-15.

• Thứ Năm, ngày 21 tháng 5Bài đọc: Cv 18,1-18; Ga 16: 16-20.

• Thứ Sáu, ngày 22 tháng 5Bài đọc: Cv 18,9-18; Ga 16,20-23a.

• Thứ Bảy, ngày 23 tháng 5Bài đọc: Cv 18,23-28; Ga 16,23b-28.

• Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Lên TrờiNgày 24 tháng 5Bài đọc: Cv 1,1-11; Ep 1: 17-23; Mt 28: 16-20

Thu nhập GX:Trong bước 1 (phase 1) của thời gian này. Ước mong sao mỗi người cũng như các gia đình cố gắng hy sinh dành cho Giáo xứ một đôi chút, “ít cũng trở thành nhiều.” Lòng quảng đại nối kết với hy sinh sẽ tạo nên món quà thật quý

giá Giáo xứ đang mong đợi. Hy vọng trong Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân, hoặc qua Bưu điện về địa chỉ:

Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam12486 Patterson Ave, Richmond, VA 23238

Thông báo

Chuẩn Bị Mở Lại Thánh Lễ Tại Giáo XứTheo hướng dẫn của Giáo phận Richmond, Virginia

Tâm Tình Mục Tử

Anh chị em rất thân mến,

Sau hơn hai tháng cách ly vì đại dịch Covid-19 (22/3/2020). Giáo xứ cử hành Thánh Lễ không có giáo dân tham dự (Thánh Lễ trực tuyến). Tuy nhiên kể từ ngày 15/5/2020, chúng ta bước

“�Chẳng�bao�lâu�nữa,�thế�gian�sẽ�không�còn�thấy�Thầy.�Phần�anh�em,�anh�em�sẽ�được�thấy�Thầy,�vì�Thầy�sống�và�anh�em�cũng�sẽ�được�sống”�(Ga�14:19)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

vào giai đoạn một (phase 1) trong tiến trình bình thường hóa các sinh hoạt. Theo hướng dẫn của Tòa Giám mục, Giáo xứ chúng ta sẽ mở lại các Thánh Lễ cuối tuần. Đây là niềm vui nhiều người mong đợi khi được quy tụ nơi Nhà Thờ, để đón nhận hồng ân Thiên Chúa tuôn tràn qua các Bí Tích, nhất là Thánh Lễ, và qua dòng thời gian mỗi người gắn bó với biết bao kỷ niệm. Qua kinh nghiệm, chúng ta biết: Niềm vui luôn luôn cần sự cố gắng pha lẫn hy sinh. Việc mở lại các Thánh Lễ cuối tuần cũng không đí ra ngoài quy luật này. Chúng ta chấp nhận một vài giới hạn, phiền toái và hy sinh, như: Cần ghi danh, giữ khoảng cách xã hội (6 feet), mang khẩu trang, mang nước sát trùng, khăn, giấy lau tay hoặc chỗ ngồi … Chúng ta thực hiện vì đó là qui định của Chính phủ cũng như Giáo phận, và vì sức khỏe của chính mình, vì sức khỏe của người khác và vì an toàn khi quy tụ cộng đoàn. Đức Cha Barry Knestout trong lời khai mạc khóa học ngày 13/5/2020 chuẩn bị mở lại Thánh lễ đã nói: “Đóng cửa Nhà Thờ và ngưng cử hành Thánh Lễ thì dễ. Mở lại Thánh Lễ thì khó và cần kiên nhẫn từng bước.” Chúng ta kiên nhẫn để hoàn chỉnh những thiếu xót, và chúng ta vượt qua những thiếu xót để đạt được trọn vẹn niềm vui linh thiêng khi cùng nhau quy tụ thành một đại gia đình, có Chúa Giêsu Phục Sinh hiện diện, mọi người thông cảm và chấp nhận nhau như những chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm của Đức Kitô. Niềm vui linh thiêng gặp gỡ này giúp chúng ta vượt qua sợ hãi lo âu, đem lại bình an trong tâm hồn với lời mời gọi thôi thúc nhanh chân mau bước:

“Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi :“Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa!”Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi,cửa nội thành, ta đã dừng chân.” (Tv 122: 1-2)

Kính chúc anh chị em được bình an trong ơn sủng và tình yêu Đấng Phục SinhThánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời,Cầu cho chúng con.Chúa Nhật Thứ Sáu Phục Sinh,Rev. John Baptist Nghieu Nguyen, O.P.Linh mục Chánh xứ

Sau đây là hướng dẫn của Giáo phận Rich-mond, Virginia khi mở lại các Thánh Lễ cuối tuần:

1/ CÁC THÁNH LỄ CUỐI TUẦN (mỗi Thánh Lễ cách nhau 3 tiếng)

Thứ Bẩy: Lúc 8:00pm

Chúa Nhật: Lúc 8:00am và 11:00am

Lưu ý:- Không có Thánh Lễ trong tuần, cha xứ dâng

riêng như trước đây.

- Không sử dụng phòng trẻ em và Nhà Nguyện

- Nhà thờ mở cửa từ 12:00pm – 2:00pm để mọi người đến cầu nguyện

2/ GHI DANH THam DỰ THÁNH LỄCuối tuần Giáo xứ có 3 Thánh Lễ và số ghế giới hạn do khoảng cách xã hội. Để sắp xếp cho phù hợp số người tham dự mỗi Thánh Lễ nên cộng đoàn vui lòng ghi danh tại trang nhà: www.chungnhan,org . Những ai không có phương tiện và cách ghi danh có thể nhờ các con cháu, hoặc những người thân quen giúp.

3/ TRƯỚC KHI ĐẾN THam DỰ THÁNH LỄMỗi người cần trả lời ba câu hỏi sau đây:(1) Anh/chị hoặc những ai sống chung cùng một gia đình bị sốt trong hai tuần vừa qua không?

(2) Anh/chị hoặc những ai sống chung cùng một gia đình mới bị ho hoặc khó thở không?

(3) Anh/chị có tiếp xúc với những người nhiễm Covid-19 trong hai tuần vừa qua không?

Nếu chỉ “CÓ” một trong ba câu trả lời, thì Không Nên đến Nhà Thờ

Và những ai trên 3 tuổi Không Mang Khẩu Trang (sẽ Không Được Phép vào Nhà Thờ.)

4/ KHI ĐẾN THam DỰ THÁNH LỄĐến trước giờ lễ 30 phút để được sắp chỗ ngồiMọi Người Thận Trọng Giữ Những Điểm Sau Đây:

(1) Hãy ở nhà nếu anh chị em bị bệnh, già yếu, qúa lo lắng hoặc sức đề kháng bị suy yếu. Đức cha Knestout chuẩn miễn cho anh chị em việc tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật.

(2) Luôn luôn duy trì khoảng cách 6 feet theo luật đòi buộc trong Nhà Thờ cũng như ngoài khuôn viên Nhà Thờ, nếu không cùng trong một gia đình.

(3) Buộc mang khẩu trang hoặc đồ che mặt. Làm sao cho khẩu trang che mũi và miệng và chỉ được bỏ ra trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa.

(4) Không được tiếp xúc, đụng chạm đến người khác, như cầm tay nhau lúc đọc Kinh Lạy Cha, hoặc bắt tay khi chúc bình an

(5) Khử trùng tay khi ra vào Nhà Thờ. Hãy mang nước khử trùng cho riêng mình để dùng trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, nếu có thể.

(6) Hãy lưu tâm đến việc đón nhận Thánh Thể trên tay.

Lưu ý:(1) Nếu anh chị em bị sốt hoặc có những dấu

hiệu của COVID-19, thì không được phép vào trong Nhà Thờ

(2) Khi ra vào Nhà Thờ: Chỉ sử dụng cửa chính cuối Nhà Thờ

(3) Các vật dụng như: Khẩu trang, nước diệt trùng, khăn lau .. mỗi người mang theo cho riêng mình.

(4) Trong một vài tuần lễ đầu: Không có đọc kinh trước lễ. Đây là thời gian thinh lặng cho việc cầu nguyện riêng, chuẩn bị tâm hồn dâng Thánh Lễ.

5/ TIỀN RỔ CUỐI TUẦNCó hai rổ xin tiền dâng cúng trước cung thánh và hai rổ tại cuối Nhà Thờ. Rất mong anh chị em quảng đại nhớ đến Giáo xứ trong giai đoạn khó khăn này. Những viên đá nhỏ sẽ làm thành một ngọn núi lớn. Một đôi chút đóng góp của anh chị em, sẽ làm vơi đi nỗi lo lắng của Giáo xứ.

6/ KẾT THÚC THÁNH LỄMọi người ra về theo trật tự: Hàng ghế cuối cùng ra trước, các hàng ghế sau đó tiếp theo và luôn luôn giữ khoảng cách 6 feet giữa mỗi người. Do hạn chế quy tụ được ban hành do Chính phủ Tiểu bang nên không được tụ họp sau Thánh Lễ.

7/ PHỤ TRÁCH THÁNH LỄ(1) Người đọc sách: Cần mang khẩu trang suốt Thánh Lễ và bỏ ra khi đọc Sách Thánh

(2) Người hướng dẫn chỗ ngồi:

- Đến trước giờ lễ 30 phút

- Nhắc nhở mọi người giữ khoảng cách 6 feet

- Hướng dẫn chỗ ngồi từ hàng ghế sát cung thánh xuống cuối Nhà Thờ.

- Giải thích khi Nhà Thờ hết ghế ngồi và những người không ghi danh đến dự lễ

- Hướng dẫn lên Rước lễ: Từ hàng phía trước cung thánh, rồi tới hai hàng ghế bên cạnh.

- Nhắc nhở mọi người mang khẩu trang khi vào Nhà Thờ

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên

chứng nhân Số 484

- Hướng dẫn mọi người ra khỏi Nhà Thờ từ hàng ghế cuối và giữ khoảng cách 6 feet

(3) Thừa Tác Viên Thánh Thể và Giúp lễ: Không có..

(4) Ca đoàn: Trong giai đoạn này không có ca đoàn, chỉ có một người đánh đàn và một người hát. Cộng đoàn không sử dụng sách hát Cộng Đồng.

(5) Bản Tin tiếp tục có tại trang nhà Giáo xứ

(6) Không dâng lễ vật

Lưu ý: Giới hạn sử dụng Nhà Vệ Sinh

8/ KHI NÀO BẮT ĐẦU CÓ THÁNH LỄGiáo xứ sẽ gửi chương trình mở lại Thánh Lễ lên Tòa Giám Mục để được chuẩn nhận. Khi nhận được phép sẽ thông báo ngay đến anh chị em. Các sinh hoạt hội đoàn, ca đoàn … vẫn tiếp tục tạm ngưng trong giai đoạn này.

Cử Hành Chúa Nhật VI Phục Sinh

Thánh lễ trực tuyến vào lúc 9:45am

(1) Đường nối kết trực tuyến: https://youtu.be/M38Hp0C67h0

(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMR-VA/

(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/Dm7EdLyprc8

(4) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/484.pdf

(5) Từ 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ tiến hoa dâng kính Đức Mẹ, cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng Liêng.

Tháng Hoa Kính Đức MẹTrong Tháng 5 này, để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và cầu khấn ơn lành. Giáo xứ chúng ta thực hành:

- Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến của Giáo xứ vào lúc 10:00am

- Sau đó, đến Nhà Thờ tiến hoa từ 12:00pm – 2:00pm

(1) Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trực tuyến lúc 9:45am

- Tuần 1 (3/5/2020): Chúa Nhật IV Phục Sinh (Chúa Chiên Lành)

Khai mạc Tháng HoaCầu khấn: Cha xứ dâng Giáo xứ và các gia đình cho Đức Trinh Nữ Maria

- Tuần 2 (10/5/2020): Chúa Nhật V Phục Sinh

(Ngày ghi ơn Mẹ)

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các hiền mẫu còn sống cũng như qua đời

- Tuần 3 (17/5/2020): Chúa Nhật VI Phục Sinh.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời trong đại dịch Co-vid-19

Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn được an nghỉ bình an và nhận được sự sống lại cùng với Chúa Giêsu Phục Sinh.

- Tuần 4 (24/5/2020): Lễ Chúa Giêsu Lên Trời.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các nhà nghiên cứu, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.

- Tuần 5 (31/5/2020): Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Kết thúc Tháng Hoa và kết thúc Mùa Phục Sinh 2020

Cầu khấn: Cầu nguyện cho bình an: Thế giới, quốc gia Hoa Kỳ, Giáo phận, Giáo xứ và các gia đình.

(2) Tiến hoa dâng kính Mẹ Maria từ 12:00pm – 2:00pm

Với thời tiết Mùa Xuân, hoa muôn sắc từ vườn các gia đình. Chúng ta dành cho Đức Mẹ những bông hoa thật đẹp từ tấm lòng con thảo tiến dâng lên Mẹ

Mỗi khi đến tiến hoa dâng kính Mẹ, chúng ta cố gắng đọc:

- 10 kinh mừng hoặc nhiều hơn có thể.

- Kinh Lạy Nữ Vương

- Một trong hai kinh nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô, hoặc kinh Đức Mẹ Lavang

Suy nghĩ Về đại dịch coVid-19Là Kitô Hữu, Thánh Lễ Trên Tivi Có Đủ Không ?

Suy nghĩ về Thánh lễ online, sau thời cách ly vì Covid-19

Chúng ta đang dần trải qua thời gian cách ly « tránh Covid-19 ». Việc đến nhà thờ tham dự Thánh lễ cách hiện diện và sống động cũng bắt đầu trong tiến trình được khôi phục. Vì cách ly, nên việc tham dự Phụng vụ nói chung qua hình thức online đã phần nào làm cho nhiều người cảm thấy được an ủi và nâng đỡ tinh thần, và hẳn nhiên đó là điều thật quý báu. Song nhiều người cũng cảm thấy “thương nhớ nhà thờ”[1] và “khát khao rước Chúa”[2] thật chứ không phải “thiêng liêng” mãi ! Các linh mục thì “nhớ giáo dân” và thật khó khi phải đối diện với những hàng ghế trống và đòi buộc chúng ta phải “tư duy trừu tượng” để hiện tại hóa những tín hữu thân quen của mình.

Tuy nhiên, hình thức thánh lễ trực tuyến rồi đây có thể còn tồn tại trong suy nghĩ của một thành phần Kitô hữu về sự trọn vẹn của việc tham dự thánh lễ qua hình thức online và nguy cơ của sự bằng lòng với việc “ở lại trong ghế bành” nhà mình để “theo dõi” hay “xem lễ” hơn là đến nhà thờ. Câu hỏi được đặt ra trong hoàn cảnh này là : Việc tham dự thánh lễ online liệu có đủ cho chúng đời sống Kitô hữu chúng ta không ?

1/ Thánh Lễ trực tuyến đầu tiên

Lịch sử Thánh lễ trực tuyến đầu tiên được thực hiện bởi các Tu sĩ Đaminh ở Paris cách đây 70 tại Nhà Thờ Đức Bà Paris, và dưới thời Hồng Y Emmanuel Suhard (1874-1949), Tổng giám mục Paris thời ấy. Chính vị Hồng Y đã khuyến khích và thánh lễ đầu tiên ấy được phát trực tiếp là thánh lễ đêm Noel, năm 1948 qua kênh truyền hình France 2 của Pháp. Kênh Truyền hình cho Thánh lễ có tên : “Jour du Seigneur – Ngày của Chúa”[3] ; hoặc với một tên gọi khác là « Những ngày Chúa nhật trên truyền hình ». Và cũng chính đêm Noel năm 1948 là đêm đầu tiên của thế giới Kitô giáo theo ghi nhận của “Le Monde des Religions (Thế giới các Tôn giáo),

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên

nhân kỷ niệm 65 năm khai sinh kênh truyền hình Công giáo : “Đêm nay, chúng ta đã thấy sinh ra hệ thống truyền hình tôn giáo, đánh dấu lịch sử của Công giáo và cách thức liên hệ của tôn giáo này với thế giới”[4]. Và cùng với hình thức của thánh lễ trên sóng truyền hình này, các hình thức của thánh lễ trên Radio cũng xuất hiện và tồn tại cho đến ngày nay.

2/ Tham dự thánh lễ online: Đối tượng là ai?

Vấn đề được đặt ra ở đây là Thánh Lễ Online nhắm cho những người bị ngăn cản và bệnh nhân không thể đến nhà thờ tham dự vào lời cầu nguyện chung của các tín hữu cách thể lý và sống động. Trong hướng dẫn của Thánh Bộ Phụng tự qua : “Sắc lệnh trong thời gian dịch bệnh COVID-19 (II)”, số 154/20, ngày 25/3/2020 xác định : “…. Các phương tiện viễn thông phát trực tiếp, (không phải thu sẵn) có thể giúp ích cho các tín hữu”, trong việc cử hành Phụng vụ. Và Hướng dẫn của Ủy Ban Phụng tự trực thuộc HĐGM Việt Nam, ngày 27/3/2020 như sau : “Khi người tín hữu ở trong hoàn cảnh đặc thù như hiện nay (tránh Covid-19), không thể tham dự cử hành bí tích tại giáo xứ, họ vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà. ….” (số 4).

Như vậy, mục đích ở đây thật rõ ràng: Đó là đối tượng và thời gian. Nhưng còn đối với những ai khỏe mạnh thì sao, khi họ lại muốn tham dự Thánh lễ từ các phương tiện truyền thông? Người ta có thể thấy hài lòng khi tham dự thánh lễ qua các phương tiện truyền thông ngay khi thời gian tránh Covid-19 đã kết thúc ?

Trong một bài viết vào năm 1952 và công bố vào năm 1966 với tựa đề : « Thánh Thể và con người ngày nay », thần học gia nổi tiếng Karl Rahner đã tự hỏi : « Ống kính camera truyền hình có là căn bản và đủ cho cùng những quyền dưới con mắt của các tín hữu ? » Câu trả lời của thần học gia cho vấn đề là KHÔNG. Dĩ nhiên, trước Karl Rahner, thánh Augustino cũng đã suy tư rất nhiều về các bí tích của Giáo hội khi ngài nói về Bí tích Thánh Thể qua hai khía cạnh : một phần là thân thể bí tích của Đức Kitô (nghĩa là bánh và rượu) ; phần khác đó là thân thể giáo hội, tức là cộng đoàn.

Điều này cho thấy rằng, Tivi hay hệ thống truyền thông xã hội lại chẳng thuộc vào khía cạnh nào trong hai khía cạnh này. Bật Tivi để theo dõi lễ là một hành động rất riêng tư. Trong khi đó, Phụng vụ của Giáo hội hay Phụng vụ Kitô giáo lại là một hành động công cộng, cộng đoàn ; là một tiến trình của một sự quy tụ cộng

đoàn mà ở đó diễn tả các yếu tố giác quan như : Thấy, Nghe, Nếm (Niềm vui), Đụng chạm và Tôn thờ, mà nhờ đó xây dựng Cộng đoàn và làm chứng về niềm tin. Hiến chế Phụng vụ của Giáo hội, số 26 nói thế này : « Các hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư, nhưng là những cử hành của Giáo Hội, là “bí tích hiệp nhất”, nghĩa là dân thánh được qui tụ và hướng dẫn dưới quyền của Giám Mục”.

Vậy khi chúng ta cử hành thánh lễ hay tham dự lễ theo cách sống động, nghĩa là hiện diện thể lý thì điều đó, đối với kitô hữu nó thể hiện giá trị căn bản và quan trọng của từng kitô hữu và cho cả cộng đoàn nữa. Trong thời gian bách hại đạo, các cuộc quy tụ vào Ngày của Chúa đã cho phép Giáo hội đứng vững và được nâng đỡ đặc biệt.

“Vì vậy, các hoạt động đó (Phụng vụ) thuộc về Thân Thể phổ quát của Giáo Hội, diễn tả và ảnh hưởng trên Giáo Hội; tuy nhiên còn có liên quan khác nhau với từng chi thể riêng biệt của Thân Thể, tùy theo khác biệt về phẩm trật, phận vụ, và sự tham dự hiện thực ». (HCPV, số 26),

3/ Cộng đoàn Phụng vụ

Việc quy tụ để cử hành Thánh thể thì đặc biệt quan trọng. Điều này còn quan trọng hơn cả việc đánh giá về mức độ lớn rộng của cộng đoàn hay tính xuất sắc của các bài giảng của linh mục. Điều quan trọng hàng đầu đó chính là chất lượng của các mối tương quan và của niềm tin, là căn bản cho sự quy tụ của các tín hữu. « Anh em là thân thể của Đức Kitô » (1Cr 1.26), Thánh Phaolo đã nói như thế về cộng đoàn trong Thư thứ nhất gởi tín hữu Corinto, nhưng đã không phân biệt theo cách những người khôn ngoan, những người quyền lực hay những kẻ hảo tâm, tốt lành. Ngài nhấn mạnh : « Vậy anh em là thân thể Ðức Kitô, và mỗi người là một bộ phận » (1Cr 12,27). Những cộng đoàn bé nhỏ này hình thành và quy tụ ngày xưa tại dải bờ biển Địa Trung hải đã trở thành những điểm khởi đầu cho các hành trình truyền giáo khắp thể giới và sự phát triển của các cộng đoàn kitô hữu khác bên ngoài vùng Địa Trung hải ấy.

Công đồng Vatican II tiếp tục khẳng định về giá trị của Cộng đoàn trong cử hành Phụng vụ như sau :

« Khi các nghi lễ, tùy theo bản chất riêng tư của chúng, được cử hành chung với sự tham dự đông đảo và linh hoạt của giáo dân, nên ghi nhớ rằng phải quý chuộng việc cử hành cộng đồng hơn việc cử hành đơn độc và có vẻ riêng

tư. Ðiều này có giá trị đặc biệt cho việc cử hành Thánh Lễ, cho dầu bản tính công cộng và xã hội của mỗi Thánh Lễ vẫn luôn luôn được duy trì; điều này còn có giá trị cho việc ban phát các Bí Tích » (HCPV, số 27)

Chúng ta có thể thấy về những thánh lễ qua các phương tiện truyền thông đã cung cấp một sự nâng đỡ đặc biệt và quý báu cho việc phục vụ những ai không thể di chuyển để quy tụ với nhau để cử hành Thánh Thể. Nhưng để so sánh, chúng ta có thể nói rằng : điều tốt nhất là ăn và uống tại bàn ăn hơn là lật đi lật lại trong chiếc ghế bành của mình « menu - thực đơn »[5] để tìm những youtube đang phát các Thánh lễ. Hoặc ai đó vẫn có thể di chuyển nhưng lại thích xem lễ qua truyền hình, tựa như những khách mời được mời tham dự một bữa tiệc gia đình và hài lòng với việc nhìn ngắm qua cửa sổ tiến trình của buổi tụ họp gia đình này.

Về điều này thì Đức Biển Đức XVI đã muốn làm sáng tỏ như sau : « Đối với những gì liên quan đến giá trị của việc tham dự vào Thánh lễ, đem lại từ các phương tiện truyền thông xã hội ; những ai tham dự vào đó từ những phương tiện truyền tải lại cần phải biết rằng : trong những hoàn cảnh bình thường nó không làm thỏa mãn về sự tham dự ngày Chúa Nhật. Hẳn nhiên, ngôn ngữ hình ảnh giới thiệu tính thực tại, nhưng nó không mang lại như chính nó (bản chất của Phụng vụ). Thật là hữu ích cho những người già và những người bệnh tham dự vào thánh lễ qua các phương tiện truyền tải này, nhưng chúng ta cũng không thể nói như thế đối với những ai mà dựa vào những phương tiện truyền thông ấy để không đến nhà thờ tham dự vào việc cử hành Thánh Thể trong Cộng đoàn Giáo hội sống động »[6].

Tạm KếtGiáo hội là một gia đình của tất cả những ai tin vào Đức Kitô, chính Người đã quy tụ chúng ta từ Chúa nhật này đến Chúa nhật khác để lắng nghe Lời Thiên Chúa và cử hành Thánh Thể ; chính Người đón nhận cuộc sống của chúng ta trong sự thông hiệp với Mình và Máu Thánh của Người, và từ đó, chúng ta được sai đi vào trong thế giới như những chứng nhân của Tin mừng. Vì thế, đến nhà thờ vào mỗi Chúa nhật, đó chính là và trước hết là đáp lại tiếng mời gọi của Thiên Chúa để cử hành Đức Kitô và cầu nguyện trong sự hiệp thông « communio » với tất cả các tín hữu, là anh chị em của chúng ta. Chính trong sự bước đi và quy tụ ấy, chúng ta làm thành Ekklesia.

« Vì thế, Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên

hữu tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động: họ được đào tạo bởi lời Chúa; được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa; họ tạ ơn Chúa; và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Chúa Kitô Trung Gian, họ được tiêu hao trong tình kết liên với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người » (HCPV, số 48).

Fr. Joseph Nguyễn Hiển, opViết theo bài viết cùng tên của Cha Jean-Paul Sagadou, « La messe à la télévision suffit-elle ? » trong nhật báo Burkinabe L’Observateur Paalga, năm 2012 và được đăng lại trên báo La Croix.

Bài trả lời phỏng vấn của Cha Eric Morin, giáo sư thần học tại trường Bernardins, Paris : « La messe à la télévision suffit-elle ? », trên Radio Notre Dame và đăng lại trên nhật báo La Croix, 26/10/2019.

Vatican II, Sacrosanctum Concilium. Bản dịch Việt ngữ.

[1] Một người bạn Pháp của tôi nói : « l’Eglise me manque ! » : tôi nhớ nhà thờ !

[2] « Khi nào thì được rước Chúa thật đây ? » Đó là câu hỏi của rất nhiều tín hữu.

[3] Ngày nay thánh lễ vẫn tiếp tục trên Kênh Truyền hình France 2, vào lúc 10h30 mỗi Chúa nhật.

[4] Xem trong Yves COMBEAU, L’Evangile en di-rect, Presses de la Renaissance/CFRT, 2018. André MORELLE, Raymond Pichard, le dominicain ca-thodique, Buchet-Chastel/Parole et Silence, 2009.

[5] Một tín hữu đã viết cho tôi những lời này, xin trích nguyên văn : “Bí zờ đi lễ Chúa Nhật ở hòa an, hôm thì em đi giáo phận này hôm đi giáo phận khác, có khi thì qua Roma dư lễ của Đức Thánh Cha lun hì hì...hu hu nói zị chứ em thèm đi lễ quá…”. Còn các anh chị của tôi ở ngoài Bắc thì đi lễ trong Cần Thơ, ở Đà Lạt, ở Sài gon…; trong khí đó, các anh chị khác ở Miền Tây thì “đi lễ” ở Địa Phận Bùi Chu, Hải Phòng hay Đà Nẵng…. Một người khác thì bào, nhờ Co-vy mà tôi có thể đi rất nhiều lễ trong một ngày !

[6] Trích trong ĐGH. Biển Đức XVI, Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng về Thánh Thể năm 2007

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật Lễ Thăng Thiên, Năm AMt 28: 16-20

Chúa Giêsu trao sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ.

1/ Chúa Giêsu trao sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ: Ngài biết trước các môn đệ sẽ thay thế Ngài để rao truyền Tin Mừng khắp thế gian; giờ đây trước khi lên trời, Ngài long trọng trao phó cho các ông sứ vụ đó. Chúa Giêsu mặc khải cho các ông nhiều điều; nhưng một số điều Ngài nhắc hôm nay là những điều cốt lõi của Tin Mừng: (1) Đức Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; (2) Ngài chịu khổ hình là để gánh tội cho nhân loại. Nếu họ ăn năn và tin vào Ngài, tội sẽ được tha và họ được cứu độ.

2/ Tại sao các môn đệ vui mừng: Thông thường, các môn đệ sẽ buồn rầu khi xa Thầy; nhưng Lucas tường thuật các ông “lòng đầy hoan hỷ.” Có ít nhất hai lý do cho sự vui mừng của các môn đệ:

(1) Vì hy vọng sẽ được lên trời với Chúa: Những gì Chúa Giêsu hứa với các môn đệ, Ngài đều cho các ông chứng kiến. Hy vọng được lên trời là đích điểm của cuộc đời con người; nếu các ông đã xem thấy tỏ tường lúc Chúa lên trời, các ông không còn chút nghi ngờ về niềm hy vọng này. Các ông tin chắc sẽ cùng được hưởng hạnh phúc với Ngài trên trời.

(2) Vì sắp được hưởng quyền năng của Chúa Thánh Thần: Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ trước cuộc Thương Khó, và cắt nghĩa rõ ràng vai trò của Thánh Thần (Jn 14:16-17; 16:7-9); giờ đây Ngài lặp lại lời hứa đó và cho các ông biết điều đó sắp xảy ra. Còn gì vui mừng hơn khi sắp lãnh nhận một quà tặng từ trời để giúp các ông nhận ra mọi sự thật và có sức mạnh giúp các ông chống chọi với mọi uy quyền của quỉ thần và của thế gian.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Chúa Giêsu là Đầu đã lên trời, chúng ta là những chi thể của một thân thể của Ngài là Hội Thánh, cũng sẽ được lên theo. Đó là niềm hy vọng chắc chắn của chúng ta.

- Chúa Giêsu tin tưởng chúng ta sẽ không quên sứ vụ Ngài trao phó là sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Chúng ta phải làm hết cách để cho mọi người biết và tin vào Ngài; đồng thời chúng ta cũng phải đào tạo các thợ nhiệt thành để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho thế hệ tương lai.

- Chúa Giêsu về trời không có nghĩa là Ngài vắng mặt trong cuộc đời; nhưng một khi Ngài không còn lệ thuộc vào giới hạn của thân xác, Ngài sẽ hiện diện với mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc

The Ascension of the Lord

Matthew 28:16-20

“May he enlighten the eyes of your mind so that you can see what hope his call holds for you.”

IllustrationSpring days are such a relief after the cold and wet of winter. They create the opportunity for a time when we sit and pause to look around us. The green shoots of the new life by which we are surrounded is encouraging and we might even feel the heat of the sun on our faces. Such signs of Easter have been with us since we celebrated that wonderful feast. Forty days later, the feast of the Ascension of the Lord is a time when it is good, perhaps, to sit in a graveyard and reflect on those we have loved and who have gone before us. There we are surrounded by a great cloud of witnesses. In a local churchyard we see the graves and redis-cover the memories of families, friends, other members of the parish community and those we have known and loved. All have influenced our lives in different ways. Some memories may be joyful and evoke memories of love, care and friendship. Others might be more painful as we recall friction, arguments and breakdowns of relationships. Yet all are part of our lives and many belong to the great cloud of Christian witnesses who have lived their faith as best they can amidst all the vagaries and crooked lines which make up daily life.

Gospel TeachingAll these lives can be entrusted to God who redeems the world and promises the creation of a new heaven and a new earth. This feast is full of hope and joy. The Ascension of the Lord is a feast on which to pray for them because God promises an eternal future in heaven. Jesus’ ascension is the promise of an inher-itance which is given to those who believe in him, whether throughout their lives or only at the very end. We can enter into the mystery of Christ’s death, resurrection and ascension to the right hand of the Father.

When Jesus ascends into heaven, there is the temptation to think that he has left us. We might then think of absence rather than presence. The mystery of this feast is that it is more about presence than absence. Jesus ascends into heaven to sit at the right hand of the Father. The Holy Spirit is sent into our hearts so that we can respond to the invitation of God and follow Jesus who is the way, the truth and the life. Christ remains ever present

Page 6: Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên

to us through the Holy Spirit and walks with us on our pilgrimage of life. He is closer to us than ourselves. Christ remains present in his body which is the Church. He gives us his word in the scriptures and tradition of the Church and is close to us whenever we read the Bible. He is most closely present to us in his body and blood in Holy Communion. Today we can rejoice in his presence rather than lament his absence. His final command to his disciples is to go forth and spread the Gospel to the ends of the world. At baptism we become members of the Church, members of

his body and are promised an inheritance with the saints in heaven.

ApplicationThis feast gives hope to those who are dying or bereaved. It reveals to us the promise of life in heaven. It promises the mercy of God and the forgiveness of sins when we recog-nise them and repent. It promises that God will never abandon us, even though we may abandon God. We can trust that God remains open to our change and conversion unless we

finally refuse this gift.

This feast also looks forward and prepares us for the feast of Pentecost when we cel-ebrate the outpouring of the Holy Spirit. We can look towards heaven and see the way in which the Holy Spirit proceeds from the Father and Son to draw us into the Father’s love. The Holy Spirit prompts us into find-ing ways to spread the Gospel. Often this will be through the witness of love lived out in families and small steps that build better relationships. In this way we become mis-sionary disciples of Christ. We are asked to proclaim our faith. A word of hope, a word of encouragement, the small steps of love all give hope and speak of the promise we believe. Truly, the Ascension of the Lord is a feast when we can rejoice with the great cloud of witnesses who have gone before us.

Ý Lễ

Thánh Lễ 10:00 Sáng• LH Maria Madalena Nguyễn Thị Hưởng

vừa mới qua đời (Gia đình)• LH Anna Vũ Thị Mão (Một người xin)• LH Antôn Lễ giỗ (Duy Bùi)• Xin bình an và mọi điều theo ý nguyện

(Tạ Thanh Vân)• Xin bình an, như ý và cho hết bệnh

(Thanh Hùng)• LH Anna Đỗ Thị Hoa và Maria Nguyễn

Thị Miện (Các con)• Xin bình an (Bà Châu)• Tạ ơn Đức Mẹ và xin được ơn như ý

(Thịnh Thủy Nguyễn)• LH Maria Phạm Tuyết Nhung (Toàn Phạm)• Xin bình an, LH Pherô mới qua đời và

cho các bệnh nhân (Hòa Dương)• LH Maria Madalena Nguyễn Thị Kim

Liên (Các con)• LH Matta, Maria Madalena và Pherô

(Cường Duy Nguyễn)• LH Giuse Võ Thành Khiết và Tạ ơn (Võ

Thành Tài)• Các linh hồn mồ côi, xin Tạ ơn và cầu

bình an cho bà nội bà ngoại (Một gia đình)• LH cha mẹ Phêrô và Maria (Gđ Vũ Văn

Huy)• LH Micae (Bà Châu)

Page 7: Sống Đức Tin hứng Nhân · Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên