32
CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI - Khởi nghĩa Nam Kỳ tinh thần quật khởi của dân tộc (04) VAÊN - Địa danh địa hình tự nhiên ở Bình Dương TS. Hồ Văn Tuyên (06) - Nắng sân trường Truyện ký: Phan Hai (08) - Từ tên Cột cờ Thủ Ngữ Sài Gòn đến địa danh Cầu Thủ Ngữ Thủ Dầu Một - Bình Dương Biên khảo: Nguyễn Hiếu Học (12) - Hãy lắng nghe tâm sự của mình Tản văn: Võ Thị Nhạn (15) - Giọt nước mắt hạnh phúc Truyện ngắn: Phùng Thị Trang (20) - Có phải tại Covid Truyện ngắn: Phương An (24) - Người đưa đò Tản văn: Trần Thị Kim Duyên (28) - Tình bạn Truyện ngắn: Phạm Trần Ngọc (30) - Vài nét lịch sử đình Thần Phú Thuận Nguyễn Bá Nhân (33) Tổng Biên tập PHẠM ĐẮC HIẾN Ban Biên tập TRẦN HUYÊN NGUYỄN HIẾU HỌC LÊ MINH VŨ PHAN HỮU LÝ Thư ký tòa soạn DUY THANH Trình bày DUY THANH Minh họa TRƯƠNG ANH DŨNG TRƯƠNG BỬU SINH NHAÏC - Bài ca người giáo viên Bình Dương Nhạc và lời: Võ Đông Điền - Nguyễn Đức Phương (11) - Nhớ mãi ơn thầy cô Nhạc và lời: Phan Hữu Lý (22) - Phía sau dòng giáo án Nhạc: Phạm Minh Thuận - Thơ: Lê Minh Vũ (23) THƠ Các tác giả: Trần Thanh Hải (05) - Mai Thu Hồng (07) - Lưu Thiện Vương (07) - Minh Gia An (10) - Lệ Hồng (14) - Nguyễn Nguyên Phượng (14) - Trần Văn Thọ (16) Nguyễn Minh Ngọc Hà (18) - Mai Thu Hồng (18) - Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh (27) - Nguyễn Hải Thảo (27) - Kim Ngoan (27) - Lê Giang (29) Soá 11 - Thaùng 11/2020 Nét đẹp nhà giáo Tác giả: Trần Công CA COÅ - Ơn thầy, nghĩa cô Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc Hà (17)

Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

CHÍNH TRÒ XAÕ HOÄI- Khởi nghĩa Nam Kỳ tinh thần quật khởi của dân tộc (04)

VAÊN- Địa danh địa hình tự nhiên ở Bình Dương TS. Hồ Văn Tuyên (06)

- Nắng sân trường Truyện ký: Phan Hai (08)

- Từ tên Cột cờ Thủ Ngữ Sài Gòn đến địa danh Cầu Thủ Ngữ Thủ Dầu Một - Bình Dương Biên khảo: Nguyễn Hiếu Học (12)

- Hãy lắng nghe tâm sự của mình Tản văn: Võ Thị Nhạn (15)

- Giọt nước mắt hạnh phúc Truyện ngắn: Phùng Thị Trang (20)

- Có phải tại Covid Truyện ngắn: Phương An (24)

- Người đưa đò Tản văn: Trần Thị Kim Duyên (28)

- Tình bạn Truyện ngắn: Phạm Trần Ngọc (30)

- Vài nét lịch sử đình Thần Phú Thuận Nguyễn Bá Nhân (33)

Tổng Biên tậpPHẠM ĐẮC HIẾN

Ban Biên tậpTRẦN HUYÊN

NGUYỄN HIẾU HỌCLÊ MINH VŨ

PHAN HỮU LÝ

Thư ký tòa soạnDUY THANH

Trình bàyDUY THANH

Minh họaTRƯƠNG ANH DŨNGTRƯƠNG BỬU SINH

NHAÏC- Bài ca người giáo viên Bình Dương Nhạc và lời: Võ Đông Điền - Nguyễn Đức Phương (11)

- Nhớ mãi ơn thầy cô Nhạc và lời: Phan Hữu Lý (22)

- Phía sau dòng giáo án Nhạc: Phạm Minh Thuận - Thơ: Lê Minh Vũ (23)

THƠ

Các tác giả: Trần Thanh Hải (05) - Mai Thu Hồng (07) - Lưu Thiện Vương (07) - Minh Gia An (10) - Lệ Hồng (14) - Nguyễn Nguyên Phượng (14) - Trần Văn Thọ (16) Nguyễn Minh Ngọc Hà (18) - Mai Thu Hồng (18) - Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh (27) - Nguyễn Hải Thảo (27) - Kim Ngoan (27) - Lê Giang (29)

Soá 11 - Thaùng 11/2020

Nét đẹp nhà giáoTác giả: Trần Công

CA COÅ- Ơn thầy, nghĩa cô Tác giả: Nguyễn Minh Ngọc Hà (17)

Page 2: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

4 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Lịch sử Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng có rất nhiều sự kiện vàng son, không chỉ

đánh dấu mốc mà còn chứa đựng những bài học kinh nghiệm cho mai sau. Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra từ ngày 23-11-1940 đến ngày 31-12-1940, cách đây 80 năm là một trong những mốc son chói lọi ấy.

Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Sự chà đạp và tước đoạt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta lên đến cực điểm cùng mưu mô đầu hàng thỏa hiệp với phát-xít Nhật đã đặt ra trước mắt vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.

Phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, không cam chịu cuộc sống nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên đấu tranh. Đến giữa tháng 11-1940, trước tình hình phong trào cách mạng sôi sục, tinh thần phản chiến trong binh lính người Việt lên cao, Xứ ủy Nam Kỳ đã quyết định phát động toàn Nam Kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đêm 22, rạng sáng ngày 23-11-1940, cả

Nam Kỳ rung chuyển dưới sức nổi dậy của quần chúng cách mạng. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở 20/21 tỉnh, thành phố ở Nam Kỳ, kéo dài từ đêm 22 rạng sáng 23-11 đến ngày 31-12-1940, mạnh nhất là ở Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long.

Một số nơi giành được quyền làm chủ, làm cho địch thiệt hại, đánh đổ nghiêm trọng uy thế kìm kẹp của địch. Lần đầu tiên trong lịch sử, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc các trụ sở chính quyền thực dân được quân ta tiến chiếm, đã trở thành biểu tượng niềm tin tất thắng và tinh thần tự tôn dân tộc.

Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa vũ trang có phạm vi rộng nhất và quyết liệt nhất kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Thực dân Pháp đàn áp hết sức dã man cuộc khởi nghĩa. Rất nhiều đồng bào, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ đã bị địch bắt, tra tấn, tù đày, giết chóc vô cùng tàn bạo với bao tổn thất. Các đồng chí lãnh đạo, những người con ưu tú của cả dân tộc, của Đảng như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Đăng Lưu … đã anh dũng hy sinh trước họng súng quân thù.

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY NAM KỲ KHỞI NGHĨA (23/11/1940 – 23/11/2020)

KHỞI NGHĨA NAM KỲTINH THẦNQUẬT KHỞICỦA DÂN TỘC

Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940

Page 3: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 5

Mặc dù thất bại do điều kiện chưa chín muồi, nhưng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ có ý nghĩa rất to lớn. Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - Nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: “… Từ thực tiễn đấu tranh của Nam Kỳ mà Đảng bộ nhân dân Nam Kỳ đã lựa chọn được một hình thức Nhà nước thích hợp với Việt Nam, trong truyền đơn có ghi rõ là nếu giành được độc lập thì sẽ xây dựng Nhà nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Và chính từ thực tiễn của khởi nghĩa Nam Kỳ mà sau này khi Bác về nước năm 1941, hội nghị Trung ương 8 tháng 5 năm 1941 đã xác định, lựa chọn hình thức Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và sau này Cách mạng tháng Tám thắng lợi thì chúng ta đã xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phù hợp với mâu thuẫn xã hội, đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị của Việt Nam.”

Tám mươi năm đã đi qua, nhưng tinh thần của cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn luôn thể hiện và sống mãi cùng thời gian. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã giành được những thắng lợi vĩ đại,

có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Bối cảnh lịch sử và những nhiệm vụ cụ thể trong mỗi thời kỳ khác nhau, song trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với dân tộc không thay đổi. Chủ trương tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội lần thứ XII định hướng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta chính là sự tiếp nổi tinh thần phấn đấu, hy sinh không mệt mỏi và cũng là phát huy bài học vô giá của các thế hệ chiến sĩ cộng sản để lại cho thế hệ hôm nay.

Khởi nghĩa Nam Kỳ là một cuộc diễn tập lớn nhất và mạnh mẽ nhất của đồng bào Nam Bộ và của cả nước, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược (năm 1858) cho đến lúc đó. 80 năm đã qua, nhưng khí thế hào hùng, tinh thần chiến đấu oanh liệt và ý chí quật cường của đồng bào và chiến sĩ trong khởi nghĩa Nam Kỳ sẽ mãi mãi sống trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta. Đề cương Tuyên truyền Tháng 11/2020 (Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

KHỞI NGHĨA NAM KỲTINH THẦNQUẬT KHỞICỦA DÂN TỘC

TRẦN THANH HẢI

Địa chỉ đỏ

Moät chieàu veà thaêm röøng Kieán AnThaûm xanh meânh moâng höùng naéng vaøngNaéng xuyeân keõ laù soi choài bieácChim röøng líu lo hoùt vang vang

Thaûm xanh röøng giaø - röøng nguyeân sinhTaùn caây phuû kín - phaúng ñòa hìnhGiöõa soâng Saøi Goøn soâng Thò TínhChieán khu Caùch maïng thôøi chieán tranh

Vaøo nhaø Truyeàn thoáng ñieän saùng tröngLung linh chieáu neân nhöõng khung hìnhBao caûnh hoaït ñoäng trong thôøi chieánThôøi lieät oanh cuûa caùc chuù caùc anh

Laàn theo thoâng haøo ñeán nhaø haàmVaãn nguyeân maùi lôïp laù Trung quaânÑaây chæ sa baøn, hôïp ñoàng taùc chieán Kia beáp khoâng khoùi - beáp Hoaøng Caàm

Nôi ñaây eùm quaân döôùi taùn röøngXöa Ban an ninh ñaët ñaïi baûn doanhNôi caùc Quaân ñoaøn cuøng hoäi tuïXuaát quaân ñaùnh ñòch thaéng laãy löøng

Caùnh röøng - nhö gai saùt Saøi GoønMyõ nguïy truùt bom ñaùnh phaù ñieân cuoàngRöøng xanh Kieán An luoân ñöùng vöõngPhuû kín chôû che nhöõng ñoaøn quaân

Quaàn theå di tích röøng Kieán AnRöøng giaø nguyeân sinh xanh baït ngaønNôi ñaây nay laø ñòa chæ ñoûDu khaùch thaäp phöông gheù tham quan.

Page 4: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

6 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Ở Bình Dương, chúng tôi tìm hiểu, thống kê được 239 đơn vị địa danh địa hình tự

nhiên. Trong đó, có 224 đơn vị địa hình tự nhiên thuộc kiểu địa danh dân gian (địa danh do người bình dân đặt, bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc ít người, là những địa danh không thuộc kiểu địa danh hiện đại – thường do nhà nước đặt và bằng chữ số, chữ cái, hoặc bằng vay mượn ngôn ngữ nước ngoài hay bằng từ Hán Việt).

Theo đối tượng định danh, ta có thể chia địa danh thành 4 loại: địa danh địa hình tự nhiên, địa danh công trình xây dựng, địa danh hành chính và địa danh vùng (theo PGS.TS. Lê Trung Hoa trong Địa danh học Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 2006; tr. 17). Địa danh địa hình tự nhiên là loại địa danh chỉ bề mặt (hình dạng) của một vùng đất nào đó do tự nhiên tạo thành. Bề mặt (hình dạng) ấy có thể là núi, đồi, đảo, dốc, sông, suối, rạch, đồng, ruộng, bãi, gành, giồng, vàm… Địa danh địa hình tự nhiên ở Nam Bộ nói chung, Bình Dương nói riêng thường có các từ đứng ở phần loại hình địa danh (phần tên chung) của tên gọi như: búng, bưng, bùng binh, rạch, vàm, bàu, trảng, gành, giồng,…

Loại hình địa danh ở Bình Dương gồm có các thành tố (kèm theo số lượng thống kê) và số lượt xuất hiện xếp từ cao xuống thấp như sau: suối (119), rạch (63), hồ (15), sông (13), dốc (7), núi (5), cù lao (2), rừng (1), bán đảo (1). Ví dụ:

- suối (Bà Lăng, Bà Tánh, Bàu Gấu, Bến Mít, Bảy Kiết, Bến Xoài, Bưng Gù, Cái, Cạn, Cát, Cầu, Cây Đa, Cây Trường, Cây Chiu Liu, Đòn Gánh, Đờn, Đồng Cò, Hố Cá, Láng Lôi, Miếu Ông Cù, Nhà Mát, Nhánh, Nhum, Nước Trong, Nước Vàng, Ông Thiên, Sà Mách, Thầy Tu, Tà Mông...),

- rạch (Tre, Ba Bảo, Bà Đệ, Bà Cô, Bảy Cúc, Bắp, Bé, Bưng Cải, Cầu Gừa, Cầu Miễu, Cầu Ông Cộ, Cây É, Cây Nhum, Cây Trâm, Cổ Cò, Cua Đinh, Cùng, Giữa, Vàm Búng, Thằng Nu, Thầy Năng, Thị Tính…),

- hồ (Cần Nôm, Cua Pari, Dầu Tiếng, Dốc Nhàn, Đá, Đá Bàn, Suối Sâu, Đồng Tràm, Hà Nù, Le, Ông Giáo, Suối Bông Trang, Trái Tim, Từ Vân I…),

- sông (Bào Chua, Bàu Đông B, Bé, Búng, Nước

Trong, Ông Tề… ), - dốc (Bà Nghĩa, Cây Cầy, Cây Quéo, Chú Hỏa,

Lâm Vồ, Lồ Ồ, Ông Thập), - núi (Cậu, Chúa, Cửa Ông, Ông…), - cù lao (Rùa…), - rừng (Núi Cậu), - bán đảo (Tha La).Địa danh phản ánh địa lí, địa hình của vùng

đất. Nhìn chung, loại địa danh địa hình tự nhiên Bình Dương mang đặc trưng địa hình của một số tỉnh thành của miền Đông Nam Bộ. Ở vùng này có có nhiều suối, hồ, thế đất cao hơn miền Tây Nam Bộ.

Ở phần tên riêng của địa danh địa hình tự nhiên Bình Dương xuất hiện những động thực vật đặc trưng của vùng đất. Đó là các loại cây như: lâm vồ, lồ ô, quéo, cầy, é, nhum, trâm, mít, trường, đa, gừa,

ĐỊA DANH ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN Ở BÌNH DƯƠNG

TS. HỒ VĂN TUYÊN

Page 5: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 7

cải,… Đó là các loài con như: cua, rùa, le le,…Tên riêng của người (ví dụ: bà Nghĩa, ông

Thập, chú Hỏa…), danh từ nhân xưng (như: ông, bà, thằng, chú, thị…), số từ gọi tên người theo thứ tự (như: ba, bảy…), gọi tên người theo ngành nghề, tầng lớp xã hội (như: thầy, cậu, giáo, tề,…) cũng xuất hiện ở địa danh địa hình tự nhiên.

Tính chất, đặc điểm của đối tượng được định danh cũng được người bình dân Bình Dương chú ý. Chẳng hạn, vị trí đối tượng thì có rạch cùng, rạch giữa; màu sắc của đối tượng thì có suối nước trong, nước vàng; hình dáng của đối tượng thì có hồ trái tim, suối đòn gánh v.v..

Địa danh địa hình tự nhiên ở Bình Dương cũng

phản ánh dân tộc ít người sống trên vùng đất. Trong phần tên riêng địa lí ở đây ta thấy xuất hiện hình bóng của người Hoa, người Khmer. Ví dụ: Sà Mách, tha la (tiếng Khmer: Schla - nhà mát hay trạm nghỉ ngơi).

Những loại hình địa danh như bưng, bàu, truông, búng,… trong địa danh địa hình tự nhiên Bình Dương chỉ còn dấu vết trong phần tên riêng của địa danh. Điều này chứng tỏ loại hình địa danh này là những địa danh cũ, hiện ít hoặc không dùng. Điều này cũng có nghĩa là địa hình tự nhiên của vùng đất hiện nay cũng có những thay đổi so với trước đây.

MAI THU HỒNG

Giọt thươngThôøi gian troâi nhanh laémBuoàn laøm chi em ôiNhöõng gioït ñaéng giöõa ñôøiChæ laø hoa khoâng nhuïy…

Gioù cuoán bao phieàn luïyVeà maõi choán xa xaêmEm ñi giöõa ñöôøng traànNaéng vaãn vaøng khaép loái…

Muøa böôùc muøa vôøi vôïiCöù xuaân, haï, thu, ñoângLaù vöøa ruïng xuoáng ñoàngÑaõ thaáy traøn loäc bieác…

Nuï cöôøi naøo tha thieátGoùi troïn naéng xuaân sangCôù sao gioù phuû phaøngÑem möa veà laïnh buoát?

Taát caû ñeàu quen thuoäcNhö hôi aám ñoâi tay Moãi buoåi sôùm - ban maiEm xoa leân bôø maù…

Thôøi gian troâi nhanh quaùEm coù thaáy theá khoâng?Hoâm qua coøn thong dongSaân tröôøng chôø phöôïng nôû…

Thaùng chín veà raïng rôõAÙo traéng ngaäp ñöôøng saySoi göông saùng hoâm nayThaáy toùc mình cuõng traéng…

Em nhìn kìa. Trôøi naéngHoa traêm saéc höông bayXoøe nheï ñoâi baøn tayGioït muøa thöông vaãn ñuû…

LƯU THIỆN VƯƠNG

Cháy trong mưa Leõ naøo buoâng boû cuoäc chôiLaøm cho döï ñònh ruïng rôi thaùng ngaøy Chæ caàn moät caùi phuûi tayBa naêm ngoaûnh laïi aên maøy vaõn than

Kheâu leân töø ñoáng tro taønChieàu söông giaù laïnh uûi an söôûi loøng Lui cui theâm ñoaïn ñöôøng voøngChaân trôøi nôû maët trôøi hoàng saùng soi

Laâu roài daán böôùc leû loiAÂm thaàm chuyeån ñoäng con thoi thoâi maø Bieát bao deø bæu raày raøCoù chi ñeå ngaïi bôûi ta khoâng phieàn

Mieäng cöôøi nôû ñoùa an nhieânChòu bao laän ñaän lôøi nguyeàn thuôû xöa Nieàm tin vaãn chaùy trong möaCon ñöôøng phía tröôùc daãu thöa vaéng ngöôøi.

Page 6: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

8 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Đến hẹn lại lên. Nhận được thư mời về dự Lễ 20/11, cả nhóm bạn về hưu lại xôn

xao: Mặc áo dài nghen, hẹn nhau đến nhà ai để đến trường cùng một lúc đây?

Từ đầu tháng đi nhận lương hưu đã bàn qua nhưng giờ vẫn bàn lại; áo dài nghen, đồng phục của trường nghen, hay đồng phục của tổ hay áo dài làm sui đó… hi…hi… Bây giờ ngực thấp, bụng cao, mặc áo nào cũng xấu… hi… hi…

Tôi xính áo dài và khăn choàng cổ, bởi không có sợi dây chuyền nào để che khuyết điểm của làn da cổ U60. Hẹn thì hẹn vậy nhưng tôi vẫn muôn đời trễ hẹn. Vì lúc nào cũng xong việc nhà tôi mới bước chân ra đi. Dưới gốc cây phượng trước cổng trường Trung học cơ sở Phú Mỹ, các bạn đang chờ tôi.

- Bà là trễ nhất đó. Còn mắc “hun” tạm biệt ông xã hả?

Mai áo dài xanh hoa tím của tổ Văn năm kia. Nga áo dài hoa đỏ của trường năm trước. Cô Thu áo dài vàng lấp lánh kim sa vì mới làm sui năm ngoái.

- Ngoại đạo nghen, chơi nổi nghen! – Tôi trêu Thu.

- Áo dài trường cho chật cả rồi, em chỉ mặc vừa cái này.

- Có mặc đến trường là tốt rồi. Ê bà, hồi xưa bà hay nói phụ nữ thay đồ chậm là bởi vướng những đường cong, bây giờ già rồi… đâu vướng gì sao bà… đi trễ vậy?

Tôi cười, nghỉ hưu lâu rồi, các bạn vẫn nhớ những câu đùa vui của tôi. Hồi ấy tôi “bị” điều qua tổ văn phòng, nói nôm na tiếng đùa trong nghề là “mất dạy”. Tôi sốc lắm, nhưng ngày ngày vẫn cố gồng mình lên để đến trường. Mặt lúc nào cũng vui vẻ nói cười, hài hước trong mỗi câu chuyện. Sau 7 năm chịu đựng, tôi chợt ngộ ra, tôi là một người mẹ hạnh phúc và trong việc làm cũng có những buồn vui thấm thía cho riêng mình. Ngộ ra mình đang hạnh phúc, nụ cười tôi không gượng gạo nữa. Tôi

vui với tất cả mọi người và với chính mình. Rồi 6 năm còn lại nhanh chóng trôi qua. Theo như đồng nghiệp nói là “Chị đã hạ cánh an toàn”. “Chị xử lý, la mắng, kỷ luật tụi nó… cha mẹ nó không xử đẹp chị, tụi nó không đánh lại, không chửi chị, không chạy xe nẹt ga, lấn chị lọt lề là may”. Ờ! ngày đó, hồi nào cũng xử lý, phạt học trò, có tuần còn đọc thông báo kỷ luật học sinh: từ khiển trách, cảnh cáo, kỷ luật học sinh. Nhưng cũng lạ, cha mẹ chúng không trách, bản thân chúng không oán mà đến bây giờ khi gặp lại chúng vẫn chạy đến chào hỏi mừng rỡ. Sau khi kể lể về chuyện gia đình, công việc, chúng lại nghiêng mình, cúi đầu cười nói nhỏ với tôi:

- Cô ơi, tụi em nhớ cô quá. Hồi đó cô la rầy, dạy bảo, nói điều gì thì bây giờ ra đời rồi, va vấp… đôi lúc ngồi nghiệm lại thấy đúng y như vậy. Nghĩ lại thương cô quá. Gặp lại mấy đứa bạn cùng lớp, cùng lứa tụi nó cũng cảm nhận y vậy đó cô.

- Bà suy nghĩ gì vậy? Tui hỏi bà sao đi trễ? Đừng nói tại…

- Ờ, tui… Thì hồi trẻ khi thay đồ thì mình vướng những đường cong, còn bây giờ… tui mãi đi tìm những đường cong mà chẳng thấy nó ở đâu?!

- Sao bà không nhờ ông xã tìm phụ… ha… ha!- Ổng mắc bận giữ cháu. Thôi, chắc nó lặn đâu

đó trong người tôi thôi, chả thèm tìm nữa. Nói vui thôi! Tui cứ thay hết áo này tới áo kia, cái nào cũng vừa, cái nào cũng cũ cũ như nhau, nên lâu vậy đó.

NẮNG SÂN TRƯỜNG

Truyện ký PHAN HAI

Page 7: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 9

Tôi mặc áo dài đỏ thẫm, quần vàng, bộ đồng phục của trường cho vào đầu lễ khai giảng năm học 2013-2014. Sau lễ khai giảng đó, cuối tháng 9 là tôi về hưu. Dù các cô nói may áo dài chi cho phí nhưng tôi vẫn may để mặc chụp hình với đồng nghiệp, kỷ niệm năm học cuối.

Chúng tôi được mời vào ngồi ở hàng ghế đại biểu, nhưng tôi rút vội ra sau để “tám” chuyện với các cô. Có cô đã phát tướng tròn quay, có cô tóc đã chớm bạc sớm, có cô sắp gả con, thầy cô trẻ về trường nhiều quá. Cũng đúng thôi, giờ trường lớp đã phát triển nhiều. Hồi đó có 65 giáo viên, nhân viên, giờ hơn 100 người, hồi đó mới 19 lớp, giờ đã 26 lớp. Các phòng ban, phòng chức năng đầy đủ. Năm học 2012 - 2013 trường mới xây xong, học sinh khối cấp 2 của trường THPT An Mỹ được tách chuyển về đây. Trường mới đẹp lắm, nắng nóng lắm. Bây giờ những cây phượng trước lớp đã có tán cây xanh mát, trước những dãy hành lang lớp giờ có hàng hiên sắt treo những chậu trầu bà, phong lan xinh xắn.

Các thầy cô trẻ lên mở đầu tiết mục văn nghệ, quần áo lụa là, sắc màu tươi thắm, hát múa rộn ràng, quá hay, quá đẹp. Trường có những thầy cô trẻ trung như thế thì mới có sức sống chứ, nhưng cũng không thể thiếu những cô thầy kỳ cựu, dạy tốt, tận tụy với nghề, với học trò. Cô hiệu trưởng lên đọc diễn văn khai mạc. “Em gái” của tôi ngày càng trang nghiêm, bản lĩnh. Ngay từ ngày đầu gặp em, khi em mới về trường dạy toán cấp 2 là tôi đoán em sẽ là giáo viên giỏi, sau này chắc chắn sẽ lên ban giám hiệu. Em giảng bài rất dễ hiểu, chủ nhiệm lớp rất tốt, rồi dần lên hiệu phó, hiệu trưởng. Mỗi lời phát biểu của em đều khuôn phép, mực thước.

- Cô, cô...Tôi giật cả mình vì ngồi ngoài đầu bàn, có đứa

học trò đang bò sát dưới đất nắm vạt áo tôi. May mà khuất sau lưng chứ không là “chết” với cô hiệu trưởng vì cô đang phát biểu.

- Im, tôi cười, cô hiệu trưởng thấy kìa, có gì chút nói.

- Chút tụi con sợ cô về sớm.- Chút cô chờ.Thằng bé cười bò lui lại chỗ ngồi. Các cô cười.

Tính ra tôi đã về hưu 6 năm, những học trò ở đây đã lên cấp ba hết rồi. Mặt thằng bé quen quen, rồi tôi chợt nhớ ra. Nó là em của đứa học trò hay nói cười, nghịch quậy mà tôi hay theo dõi để nhắc nhở. Lần đưa học sinh đi tham quan khu du lịch Đại Nam nó đã xin dẫn thằng em nhỏ của nó đi theo. Thằng bé

cứ tò tò theo sau anh. Anh nó nạt:- Mầy đi theo cô đi, chớ đi theo tao mần chi.Vậy là thằng bé cười, mặt hồng hào trông như

con gái e thẹn. Nó bám theo tôi suốt buổi. Từ sau lần đó nó hay chạy xe đạp xuống trường đón anh. Nó cứ hay kêu: Cô, Cô… rồi cười với tôi. Hình như nó đến để gặp tôi, nghe tôi trò chuyện.

Cô hiệu trưởng đã bước xuống bục gỗ, tôi quay lại hỏi khẽ:

- Con hả Thịnh, học lớp mấy rồi?- Dạ con Thịnh nè, con học lớp 9 rồi.Tụi trẻ nhao nhao sau lưng nó:- Sao mầy quen được cô đó, cô đó dạy chị tao

mà.- Cô của anh tao, cô dẫn tao đi tham quan.- Suỵt, chút tan lễ rồi nói chuyện nha.Các cô cười, ai cũng chọc tôi, đáng lẽ bọn trẻ

phải sợ tôi chứ, chúng chẳng sợ mà còn thích trò chuyện với tôi. Chẳng có cái “uy” nào, sao làm giám thị được ta?

Trên bục giờ đến ông hội trưởng Hội phụ huynh phát biểu.

Cô Nga nói khẽ:- Năm nay tổ chức lễ hay và ý nghĩa há, chuẩn

bị lên nhận hoa và quà kìa.Năm nào chị em tôi cũng nhận được một bó

hoa tươi rất đẹp và một phong bì 200 ngàn. Có lần còn có chục chén kiểu thật đẹp. Quý nhất là lần nào về trường cũng được gặp các thầy cô, các thầy cô vẫn khỏe vẫn bám trường. Rồi lại được nghe biết trường có nhiều thành tích dạy học tốt, học sinh giỏi lãnh thưởng rất nhiều, không có hiện tượng tiêu cực khiến phụ huynh mất lòng tin, vậy là tốt rồi. Rồi tôi lại băn khoăn. Không biết năm nay các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhận học bổng nhiều không? Học sinh là con em trong phường Phú Mỹ hầu như đã hết khó khăn rồi. Nhưng một số ít con em ở nơi khác đến Bình Dương lập nghiệp, ở nhà trọ còn rất nhiều khó khăn. Thầy cô ở đây luôn quan tâm giúp đỡ để các em ấy được tiếp tục đến trường. Nhiều suất học bổng của cựu học sinh An Mỹ, của các cô trong trường Phú Mỹ, các vị phụ huynh… bao nhiêu năm qua đã tiếp sức cho các em học hành, thành đạt.

Tôi nhìn về phía phòng giám thị, ngày trước mặt sau phòng hứng trọn nắng sáng, mặt trước hứng trọn nắng trưa chiều vì cửa phòng nhìn ra sân trường hướng chánh tây. Bây giờ được bóng cây sứ ngọc lan che mát rượi. Bên cạnh phòng giám thị là cầu thang lầu… đã nhiều lần, nhiều đứa học trò đứng nép ở đó chờ gặp tôi. Có lần có đứa nhét vội lá

Page 8: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

10 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

thư vào tay tôi rồi chạy biến, có đứa thút thích khóc méc, có đứa cười tươi khoe điểm 8. Tôi còn nhớ, năm học cuối năm ấy, thằng Trung lớp 7A2 đứng nép cầu thang trong giờ ra chơi.

- Ủa, sao con không chạy chơi với mấy bạn? Năm nay nhà con ba má làm ăn khá hơn rồi há. Cô xem danh sách học sinh khó khăn cô chủ nhiệm đưa lên không có tên con.

- Ba con bỏ đi… rồi cô!Tội cho thằng bé nước mắt ướt mặt, nói ra được

nó khóc thoải mái không sợ xấu hổ vì ở đây không có bè bạn. Tôi dỗ dành khuyên nó cứ gặp riêng cô chủ nhiệm, trình bày hoàn cảnh gia đình mình cho cô biết. Tôi báo cô hiệu trưởng biết, nói cho cô chủ nhiệm nó biết để xác minh lại hoàn cảnh gia đình nó, để đưa tên nó vào danh sách nhận học bổng. Suất học bổng 500 ngàn không lớn nhưng đủ cho nó đến trường trong năm học đó.

- Cô, cô, tụi con chờ cô ngoài cổng trước nghen cô.

Thằng Thịnh đứng giữa nhóm bạn, tự hào xin cái hẹn với cô. Tan lễ, tôi bước ra sân, bọn trẻ ùa vào vây lấy tôi. Tôi nhìn các em lòng rộn ràng lâng lâng niềm yêu thương. Áo trắng mới tinh, khăn quàng đỏ thắm, những ánh mắt trong sáng ngây thơ tinh nghịch. Tôi lại hỏi thăm bọn trẻ lên cấp ba sẽ thi ở đâu. Thi vô trường Trung học phổ thông An Mỹ cô ơi. Không thì sẽ học ở trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc, Bình Dương cô ơi. Ờ, có suy nghĩ định hướng tương lai vậy là tốt rồi, tôi cười, ở trường nhớ ráng học, giúp bạn cùng học tốt nha các con. Về nhà có giúp mẹ làm việc nhà không con? Hôm nào được điểm cao, được cô thầy khen có về kể cho ba mẹ nghe không con? Dạ có. Bọn trẻ tranh nhau kể những việc tốt mà mình làm được để được cô khen. Tôi hay giả vờ chê, mắng chúng nhưng thật ra lại là khen, chúng thích lắm.

Ánh nắng ở sân trường trải một màu sáng tươi, trong lành rạng rỡ. Các tán phượng xanh non rũ thấp đong đưa theo làn gió mát rượi. Lâu lắm rồi tôi mới được “tắm” nắng trường xưa. Bọn trẻ thơ vây quanh cô giáo già. Ánh nắng lại lấp lóa trên những mái đầu trẻ thơ. Nắng sân trường bao giờ cũng đẹp...

MINH GIA AN

Bài họcngoài trang sáchNhöõng tieát hoïc cuûa thaàyCho em bao kieán thöùcChaét loïc nhöõng ñieàu hayThaày vun troàng boài ñaép.

Nhöõng taâm hoàn cao thöôïngNhöõng baøi hoïc nghóa nhaânBaèng traùi tim ñoä löôïngThaày daïy em aân caàn

Baøi hoïc ngoaøi trang saùch Vôùi bao noãi ñau ñôøiVöôït ra ngoaøi cöûa lôùpThaày daïy em thöông ngöôøi

Sôùm chieàu treân buïc giaûng Ñöa hoïc troø sang soângThaày laø ngoïn ñuoác saùngSoi ñöôøng ñôøi meânh moâng.

Khoâng daïy ñieàu saùo roãngChaúng giaùo aùn raäp khuoânThaày nhö töø ñieån soángKhai saùng bao taâm hoàn.

Baøi hoïc ngoaøi trang saùch Thaày daïy em neân ngöôøi Mai sau böôùc vaøo ñôøiÔn Thaày luoân ghi khaéc.

Page 9: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 11

BAØI CA NGÖÔØI GIAÙO VIEÂN BÌNH DÖÔNG

Vui töôi - Töï haøo

4.

3.

2.

1.

(Taëng ngaønh Giaùo duïc Bình Döông nhaân Ngaøy Nhaø giaùo VN 20.11)

(

(

(

Chuùng

Chuùng

Naéng

Chuùng

= 110

toâi

toâi

saân

toâi

caøng

vaøo

tröôøng

laø nhöõng

yeâu

cuoäc

roän

)

)

)

Nhaïc vaø lôøi : VOÕ ÑOÂNG ÑIEÀN - NGUYEÃN ÑÖÙC PHÖÔNG

raøng

ñôøi

ngheà,

ngöôøi

yeâu

vun

trong

mang

aùnh

aùnh

xôùi

nhöõng

nhöõng

maét

öôùc

maét

boâng

em

em

thô

hoa

thô

xanh Öôùc

Chaét

Naéng

Nhöõng

boâng

soi

chiu

hoa

tia

bao

cho

cuûa

maët

ñieàu

cuoäc

ñeïp

ñôøi

Ñaûng

trôøi

veà

maàm

laøm

maàm

non

saân

con

non

cuûa

tröôøng

ngöôøi

cuûa

ñaát

naùo

cuoäc

ñaát

nöôùc

nöôùc

nöùc

soáng Thaép

Ñaát

Naéng

Nhöõng

boâng

soi

trong

queâ

hoa

nhö

tim

höông

dieäu

loøng

moïi

töï

haøo

kyø

ngöôøi

Ñaûng

ngoïn

naûy

ngoïn

cuûa

Ñaûng

löûa

löûa

nôû

saùng

saùng

saùng

nhöõng

töông

lung

töông

boâng

linh

lai

hoa

lai

Nhöõng

Moãi

Nhöõng

Vôùi

boâng

boâng

boâng

bao

hoa

hoa

nhieâu

hoa

laø

thôøi...

töï

cuûa...

moät

haøo,

nieàm

nieàm

tin

tin

cuûa

vaøo

ngaøy

ngaøy

mai

mai

Chuùng

Naéng

toâi

saân

tröôøng

caøng

roän...

yeâu...

1.,3.

...Ñaûng

...ñaïi raïng

raïng

rôõ

rôõ

Hoà

Toå

Chí

quoác

Minh

ta.

(

Öôùc

Öôùc

)

muoán

muoán

döïng

ngaøy

xaây

mai

ñôøi

naøy

töø

raïng

2.,4.

rôõ

phaán

ñaát

traéng

Bình

baûng

Döông

ñen

Maùu

Maùu

noùng

noùng

töø

töø

tim

tim

hoàng

hoàng

nguyeän

nguyeän...

xaây

döïng

ñaát

nöôùc

Öôùc...

1.

...xaây

ñaép

queâ...

höông

Chuùng

toâi

vaøo

cuoäc...

höông.

2.

Fine

Page 10: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

12 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Trong bài viết “155 năm cột cờ Thủ Ngữ” trên báo Tuổi Trẻ ngày 30/8/2020, nhà báo

Lê Hữu Nghĩa đưa tin: “Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trùng tu cột cờ Thủ Ngữ”. Nhân đó ông điểm lại quá trình hình thành cũng như vai trò, vị trí của công trình này, đã được xây dựng từ 1865, đến nay hơn một thế kỷ. Nội dung bài báo có mấy ý chính cần giải đáp là vì sao cột cờ ở đây lại mang tên “Thủ Ngữ” và do đâu nơi này ngày nay đã trở thành “một trong những biểu trưng của Sài Gòn”?

Là cư dân đang sinh sống tại thành phố Thủ Dầu Một (TP.TDM) tỉnh Bình Dương (BD), chúng tôi thấy thích thú khi được đọc bài báo trên. Bởi vì qua đó ta có thể biết rõ thêm về một di tích lịch sử của thành phố Sài Gòn (nay là TP.Hồ Chí Minh) nổi tiếng, lại ở kế cận với tỉnh Bình Dương. Nhất là, bài báo khiến chúng tôi không khỏi không liên tưởng khi nghe đến địa danh đặc biệt này, vì lẽ tại trung tâm TP.TDM cũng có một cây cầu mang tên Thủ Ngữ, đó là Cầu Thủ Ngữ của thành phố này. Nên biết hai thành phố trên chỉ xa nhau khoảng 30 km và cách nhau con sông Sài Gòn tại sao lại có các công trình xây dựng cùng mang tên “Thủ Ngữ”?

Trước hết, xin lược dẫn lại mấy ý chính của bài báo trên: “Sau khi chiếm Sài Gòn năm 1860, để dễ bề khai thác tài nguyên thuộc địa, người Pháp mở rộng cảng biển nơi đây thành một thương cảng lớn. Và nhằm mục đích để báo hiệu cho tàu bè tiện việc

đi lại, nên vào tháng 10/1865, người Pháp cho xây dựng nơi đây một cột cờ có tên tiếng Pháp là “Mát des signaus” cao 30 mét, treo cờ hiệu đón tàu thuyền lớn ra vào cảng Nhà Rồng, nơi giao nhau giữa sông Sài Gòn với kênh Bến Nghé”. Tác giả bài báo dẫn thêm tài liệu lịch sử của học giả Vương Hồng Sển chép trong tác phẩm “Sài Gòn năm xưa” như sau: Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo ám ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, ban đêm thì treo ánh đèn khi trắng khi đỏ, tức là ám hiệu báo tin cho tàu bè tránh lỗ rạn hiểm nguy và ghe thuyền qua lại trong lúc tàu vô ra sông Sài Gòn”. Đồng thời, ông cũng cho biết thêm tư liệu xưa của học giả Trương Vĩnh Ký cho rằng: “Nền tạm [nền của cột cờ-NHH] là nền cũ của dinh quan Thủ Ngự, chuyên chăm lo việc giao thương dưới thời nhà Nguyễn”.

Sau hết, tác giả bài báo cho rằng: “có hai cách lý giải chữ Thủ Ngữ” như sau: “Thủ” có nghĩa là “giữ, giữ gìn, cột cờ Thủ Ngữ mang ý nghĩa là điểm/vị trí/cảng biển, điều hành kiểm soát các chuyến tàu ra vào. Cách hiểu thứ hai là chữ Thủ Ngữ xuất phát từ chữ “Thủ Ngự”. Và chính nơi đây cột cờ được dựng lên, về sau được xây thành ba tầng (…) có mái che hình bát giác giống kiến trúc thành Gia Định xưa…”. Rồi ông kết luận: “Tôi nghiêng về ý kiến thứ hai hơn vì cho là người dân thường hay lấy tên người đặt thành địa danh và cột cờ ở đây chẳng để giữ gìn hay bảo vệ gì cả, đơn giản chỉ để báo hiệu thôi”. Ngày nay, tuy chức năng nguyên thủy của cột cờ Thủ Ngữ không còn nữa, nhưng công trình xây dựng trên đã được xem là “một trong những biểu trưng của Sài Gòn” và đến tháng 05/2016, cột cở này đã được UBND TP. Hồ Chí Minh xếp hạng là di tích lịch sử.

Dưới đây, chúng ta muốn nói đến cây cầu cũng mang tên “Thủ Ngữ”. Đó là cây cầu Thủ Ngữ của TP.TDM tỉnh Bình Dương. Vậy chữ “Thủ Ngữ” ở đây có nghĩa là gì? Phải chăng đây cũng là tên một nhân vật đã được dân chúng quen gọi rồi sau đó đặt thành tên cho một công trình công cộng như là một trong hai cách hiểu của tác giả bài báo, giải thích về

Từ tên Cột cờ Thủ Ngữ Sài Gònđến địa danh Cầu Thủ NgữThủ Dầu Một - Bình Dương

Biên khảo NGUYỄN HIẾU HỌC

Cầu Thủ Ngữ, nhìn từ Miếu Bà Thiên Hậu (Chánh Nghĩa)

Page 11: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 13

tên cột cở Thủ Ngữ đã nói trên. Hiểu như vậy phải chăng là tại TDM trước đây cũng có một nhân vật hoặc một vị quan có tên đặt là Thủ Ngữ, để sau đó mới gọi thành địa danh Cầu Thủ Ngữ như hiện nay

Vì thế, chúng ta cần phải tìm hiểu một cách thấu đáo hơn nữa về ý nghĩa cũng như xuất xứ của chữ “Thủ Ngữ” nói chung cũng như dùng cho địa danh

Trước hết, được biết trong hầu hết các Từ điển Hán Việt (TĐHV) thông dụng đều giải nghĩa từ Hán Việt hoặc “Thủ Ngữ” là “lời nói bằng cách lấy tay ra dấu (HVTD, Nguyễn Văn Khôn, xb 1960, tr 988), hay: “Lấy ngón tay làm dấu thay cho chữ để dạy người câm điếc” (HVTD Đào Duy Anh, xb 1957, tr 440). Ở đây chữ “Thủ” được hiểu là “tay”, chữ “ngữ” là “lời nói”. Ngoài ra “thủ ngữ” không có thêm nghĩa nào khác.

Tuy nhiên trong cuốn “Việt ngữ chính tả tư vị” của nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ, xb 1959, tr 442) ở mục từ chữ Hán cho biết thêm chữ “ngữ” cũng được đọc thành “ngự” (có nghĩa là ngăn, ngừa), nên mới phát sinh ra chữ “Thủ ngự”. Có lẽ do vậy nên trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt (Như Ý chủ biên, xb 1999 tr 1595) đã xếp chữ “Thủ Ngữ” là một động từ có nghĩa là “trấn giữ bảo vệ”... (TD: thủ ngữ cùng biên thùy)” nói cách khác chữ “Thủ ngữ” là từ âm, cách đọc khác của chữ “thủ ngự” (ngựngữ)

Đáng lưu ý hơn là trong cuốn “Từ điển chức quan Việt Nam” của soạn giả Đỗ Văn Minh, Nxb Hồng Đức vừa ấn hành năm 2019, đã giải thích các chữ “Thủ” và “Thủ ngữ” một cách rõ ràng như sau: “Dưới thời Nguyễn “Thủ” là một tổ chức nhỏ hơn Tuần ty, giữ việc coi đồn và thu thuế, do một viên “Thủ Ngự” cai quản. Trước gọi là Hiệp Thủ, năm Minh Mệnh thứ 13 đổi thành “Thủ Ngự” (Sđd 697). Và đến mục từ “Thủ Ngự” (tr 700) từ điển trên giải nghĩa thêm: “Thủ ngự là quan chức coi một “Thủ”, nhỏ hơn tuần ty, đặt năm Minh Mệnh thứ 13” và quan Thủ ngự thường có trật Lục phẩm võ giai (ngang hàng với chức võ quan ở cấp tổng, huyện).

Tóm lại “thủ” là tổ chức cơ sở đồn trú để trông coi một công việc. “Thủ ngữ” là chức quan cai quản một “thủ”. Chữ “thủ ngữ” còn là một động từ có nguồn gốc từ chữ “Thủ ngự”, nghĩa là trấn giữ bảo vệ…

Qua sự trình bày, giải thích, giải nghĩa từ một số tài liệu, từ điển chuyên ngành trên đây chung quanh chữ “Thủ ngữ”, chúng tôi chắc rằng “thủ ngữ” không phải tên riêng của một nhân vật nào đó mà chỉ là một chức võ quan nhỏ cai quản một cơ sở

đồn trú ngang cấp tổng huyện, lo việc thu thuế tại địa phương.

Như vậy, trường hợp địa danh cầu Thủ Ngữ của Tp TDM cũng được hình thành như thế. Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu về lai lịch của một vị quan nào đó đã từng sống, làm việc ở vùng này. Nhưng chỉ nhận một vài thông tin truyền miệng rằng vào thời xa xưa nghe đâu đã có một ông quan gốc người Huế đã sống ở đây. Nếu đúng như lời truyền miệng ấy thì vị quan đó có thể đã giữ chức Thủ ngữ coi việc thu thuế và sự lưu thông của ghe thuyền chở nông sản trên khúc sông ở đây. Chính chức quan Thủ ngữ này đã được dân chúng quen gọi (vì húy kỵ kiêng nể không dám gọi bằng tên thật của quan), về sau trở thành tên gọi chiếc cầu (vốn gần một đồn “Thủ” trong vùng) là Thủ Ngữ. Phải chăng đó là đồn “Thủ” Dầu Một vì cũng ở gần cây cầu?

Được biết tại TDM-BD (xưa là tổng, từ 1808 là huyện) Bình An thuộc Trấn Biên, sau 1832 là tỉnh Biên Hòa) việc dùng tên một nhân vật nổi tiếng hoặc có công trạng với dân chúng trong vùng, để đặt tên cho một công trình xây dựng (cầu, chùa, miếu, mộ…) hoặc để chỉ những nơi có đặc điểm về dấu mốc địa hình….là điều khá phổ biến. Chẳng hạn, như cầu Ông Cộ, cầu Bà Bếp, dốc Ông Đành, dốc Ông Cò, mả Ông Lân, mộ Bá hộ Quới… ở tại TP.TDM. Nhưng việc dùng tên, một chức quan để đặt tên gọi cho một chiếc cầu thì thật là hiếm. Cho nên, việc giải thích về địa danh cầu Thủ Ngữ trên đây cũng chỉ là một cách tiếp cận bước đầu nhân đọc tài liệu về cột cờ Thủ Ngữ Sài Gòn. Vì thế còn cần thêm nhiều ý kiến, trao đổi về vấn đề nêu ra trong bài viết ngắn này, của những người cùng quan tâm đến địa danh khá đặc biệt nói trên.

Cũng nên nói thêm đôi điều về cây cầu Thủ Ngữ có từ lâu của TP. TDM. Hiện nay cây cầu này đã được trùng tu khá kiên cố và nằm trên đường Nguyễn Tri Phương khá khang trang và xinh đẹp, chạy dọc theo bờ trái sông Sài Gòn thơ mộng, dài khoảng hơn 3 km, nối từ đầu chợ TDM đến khu cảng sông Bà Lụa vẫn đang được mở rộng. Cây cầu lại nằm trên ngã ba giao nhau của hai nhánh rạch thành dòng nước chảy dưới cầu (có tài liệu cho đây là rạch Hương Chủ Hiếu) và đổ vào sông Sài Gòn ở đoạn ghe thuyền, lưu thông khá tấp nập. Đối diện bên hông phía trong của cầu khoảng 200 mét là mặt tiền của ngôi chùa thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, hướng ra phía cầu và sông. Đây là ngôi chùa (miếu thờ) theo tín ngưỡng của người Hoa tại TDM-BD có từ nửa thế kỷ XIX. Nay bài vị bàn thờ chính của

Page 12: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

14 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Bà Thiên Hậu đã được dời về địa điểm số 4 Nguyễn Du, ở trung tâm TP.TDM

Việc mô tả ở trên đây về quan cảnh chung tại nơi này càng cho thấy cây cầu đang nói vẫn luôn ở vào một địa điểm, vị trí đắc địa có nhiều thuận lợi, nên ngày xưa có thể đã có một cơ sở “thủ” để trông coi việc thu thuế và lưu thông của ghe thuyền trên thủy lộ dọc đoạn sông Sài Gòn này được hình thành

tại đây, gần cây cầu mà ngày nay có tên là Cầu Thủ Ngữ.

Tài liệu tham khảo1/ Nguyễn Văn Khôn, Hán Việt từ điển Nxb Khai Trí 1960 tr 9882/ Đào Duy Anh, Hám Việt từ điển Nxb Trương Thi 1957, tr4403/ Lê Ngọc Trụ, Việt ngũ Chánhtả tử vi, Nxv Khai Trí 1959, tr 4424/ (Như ý chủ biên, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb VHNT 1999 tr 15955/ Đỗ Văn Minh, Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb Hồng Đức 2019, Tr 697 và tr 700

LỆ HỒNG

Đóa hoa mãi xinhNhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc VânCựu Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn,thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Coâ yeâu ngheà giaùo caû ñôøiTaän tình daïy doã bao ngöôøi thaønh nhaânTheo ngheà hôn boán möôi naêm Troàng ngöôøi coâ ñaõ bao naêm goùp phaànCoâ - Nhaø Giaùo Nguyeãn Ngoïc Vaân Taám göông saùng maõi taän taâm vôùi ngheàTöø thuôû veà maùi tröôøng queâQuyeát taâm phaán ñaáu yeâu ngheà ñaém sayDìu daét theá heä ngaøy ngaøyLôùn leân tieáp böôùc theo thaày vinh quangPhuïc vuï ngheà giaùo haân hoanKeá thöøa söï nghieäp môû mang huy hoaøng.

Traûi qua möa naéng gian nanTröôøng xöa nay ñaõ ñaøng hoaøng uy nghiMaùi tröôøng loäng laãy muøa thiNaêm naøo cuõng ñoã cuoái kyø ñaït caoHoïc sinh chaát löôïng ñaàu vaøoTröôøng Chuyeân nguyeän voïng em mau böôùc cuøngCoâ vui noã löïc vieäc chungHoaøn thaønh xuaát saéc laäp coâng cho ñôøiCoâ - Ñoùa Hoa maõi ñeïp töôiLung linh laáp laùnh… raïng ngôøi saéc höông!

NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG

Đôi câu lục bát thương về…Từ tin bão dữ tràn về các tỉnh Trung Bộ

Laïi muøagioù xoaùy traøn soâng Trieàu ñaâu daâng nguùtcho loøng nghieâng chaoCuoán phaêng phaêng Cuoán aït aøoCuoán bao nhieâu baáy ñaùu ñau baõo buøngMaï giaø níu vôùi soùng truøngEm chìm troâi beán rôùt cuøng keõ tayTan hoang caûnh khoù ñôøi phaiÑoàng meânh mang traéngBaõi baøy tang thöôngMaùi xieâu Phaän daït xa nguoànHaèng mô ngaøy môùi töôi thôm queâ nhaø…

Traùi tim ñoû löïng chieàu taøÑoâi caâu luïc baùt thieát tha thöông veà…

Page 13: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 15

Cơn mưa chiều chợt đến, chợt

đi. Cuối hè, nàng hoa phượng ẩn mình trong vòm lá xanh tươi. Anh ve sầu buồn bã im hơi, lặng tiếng. Vắng lặng tiếng nói, tiếng cười của mấy em nhỏ quàng khăn đỏ, mình thấy cô đơn quá các bạn ơi!

Mình tự hỏi lòng: “Sao tiễn đưa hoài vậy?”. Chín năm trước mình tiễn các bạn tiểu học An Phú về ở khu phố 1B. Nghe nói, nơi ấy giờ khang trang, đẹp đẽ lắm!. Chia tay tiểu học An Phú, mình đón mừng tiểu học Tuy An. Vậy là mình cũng được 8 năm gắn bó với trường này.

Nhưng cuối mùa hoa phượng năm rồi, các bạn Tuy An cũng chuẩn bị “dọn nhà”. Mình buồn, chỉ biết tâm sự với nàng hoa phượng và các anh ve sầu.

“Dọn nhà!”. “Dọn nhà!”…Mình biết rồi, các bạn đang chung sức chuyển

dời “tài sản” của các bạn, để về ở nơi mới. Nào là những thùng sách vở, thùng đồ dùng dạy học từ thư viện; nào là những chồng hồ sơ, giấy tờ quan trọng từ phòng ban giám hiệu; nào là những vật dụng cần thiết của giáo viên lấy từ các ngăn tủ trong lớp học… Ai cũng tất bật, mệt nhọc mà sao ai cũng vui vẻ, tươi cười. Chỉ có mình thui thủi mà thôi! Tạm biệt người bạn Tuy An! Các bạn về cư trú ở ngôi nhà cao 3 tầng, trường lớp sáng choang, bàn ghế, bảng lớp mới tinh. Mình chúc các bạn luôn vui khỏe, đoàn kết và hết lòng với các em học sinh nhé!

Tuy mình còn mang chút ít dáng dấp của ngôi trường làng năm xưa nhưng lại có sức quyến rũ lạ thường. Mình đã đi dạo chơi ở các trường bạn trong thành phố. Đâu có nơi nào có sân chơi rộng rãi, có cây xanh tỏa bóng mát rượi và có các “cụ” bàng sum suê cành lá. Nơi đây đã lưu dấu nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Trong khoảng thinh không, mình đứng

lặng nhìn từng bạn lá bàng úa vàng rơi lả tả, mình thổn thức lắng nghe mấy em chim sẻ líu ríu gọi mình.

- Cô chủ ơi! Nơi ở của cô chủ chỉ là chỗ dừng chân mà thôi!

- Thật vậy sao? Mình muốn gắn bó lâu dài mãi với mọi người mà!

Mình biết cơ sở của mình không thể phát triển được. Bởi lẽ, ở phía sau mình nằm trong vùng quy hoạch của dự án đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh. Tuy vậy, mình cũng rất cảm động, rất biết ơn. Ban giám hiệu nào về đây cũng chăm chút, cũng sửa soạn cho bộ mặt của mình luôn được sáng sủa, tươi đẹp.

Ồ! Sáng thức dậy, mọi vật quanh mình bỗng nhiên rộn vui, làm mình cũng vui theo. Mình đang dang rộng vòng tay đón người bạn mới. Đó là thầy cô giáo mới, học sinh mới, bảng tên trường mới tinh vừa được dựng lên trước cổng: “Trường Tiểu học An Phú 2”.

Thật vui! Ngày 5 tháng 9 năm 2019, ngày khai giảng đầu tiên của ngôi trường mang tên Tiểu học An Phú 2.

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!... Một hồi trống khai trường vang lên. Mình bồi hồi, xúc động nói không nên lời. Yêu sao màu áo trắng tinh khôi của các em học sinh mới! Mến sao ánh mắt, nụ cười thân thiện của các thầy cô giáo!

Ôi! Mình cảm thấy ấm áp và sung sướng biết bao!

Thắm thoát đã tròn một năm học, mình được làm bạn với các thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học An Phú 2.

Có ai để ý không? Bảng tên trường đã được đổi mới từ sau ngày 01 tháng 02 năm 2020, do quê mình Thuận An được lên thành phố (*).

HÃY LẮNG NGHETÂM SỰ CỦA MÌNH

Tản văn VÕ THỊ NHẠN

Page 14: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

16 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Năm học vừa qua đã xảy ra nhiều “biến cố” phải không các bạn? Trời ơi! Cơn đại dịch Covid - 19 quá khủng khiếp! Nó đã gây đau thương và tổn thất cho cả toàn cầu! Chính sự ảnh hưởng nguy hiểm ấy, không chỉ học sinh trường An Phú 2 mà học sinh cả nước đã nghỉ Tết dai dẳng , từ “mùa hoa mai... cho đến mùa hoa phượng nở”. Sự xa cách lâu ngày làm cho mình thấy buồn, thấy nhớ và lo lắng cho mọi người vô cùng! Thật không ngờ!

Đã hai tháng trôi qua, dịch Covid lại bùng phát ở một vài tỉnh miền Trung và miền Bắc. Thời gian này, các bạn An Phú 2 đang nghỉ hè. Hãy cố gắng giữ gìn và phòng chống bệnh dịch nguy hiểm nhé!

Nhớ khi ra ngoài phải đeo khẩu trang. Và phải thường xuyên rửa tay bằng xà bông hoặc nước sát khuẩn nhe mọi người!

Hôm nay, ngày 5 tháng 9 năm 2020 - ngày khai giảng năm học thứ hai của trường Tiểu học An Phú 2. Các bạn đã trở lại trường rồi đó! Thầy hiệu trưởng Nguyễn Thanh Tuấn đã đánh lên một hồi trống khai trường. Ôi! Tiếng trống quá đỗi thiêng liêng!

Chào năm học mới! Chào những người bạn thân thương An Phú 2! Mình rất vui được gần bên các bạn. Mình chân thành gửi đến các bạn lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành công…

TRẦN VĂN THỌ

Thơ viết sau lũCon veà sau luõ, meï ôi!Nhìn queâ tan naùtBôøi bôøi noãi ñauChìm trong moät lôùp buøn naâuXoùm thoân xô xaùcnaùt nhaøuXoùt thöông!

Maáy ngaøy aøo aït möa tuoânBao nhieâu nöôùc taän treân nguoàn…ñoå xuoâiMeânh moâng nöôùc…Meânh moâng trôøi…Trong doøng nöôùc döõ ngöôøi troâi. Toäi tình…Loâ nhoâ bao noùc nhaø xinhBaøn tay vaãy…

Cöùu!Laëng thinh boán beà…Xaùc ngöôøi vaét taän ngoïn treGiöõa meânh moâng nöôùc coõi veà nôi nao?

Nhìn queâ sau luõ: Loøng ñauRuoäng vöôøn xô xaùc … ngaäp maøu buøn nonTreân ñaàu bao maûnh khaên tangÑoùi côm thieáu aùoTan hoang cöûa nhaø

Traùch trôøi sao noåi can quaNhaán chìm mô öôùcXoùt xa ñôøi ngöôøiNgaøy vui luõ cuoán ñi roàiCuoái doøng nöôùc luõ coù ai vôùt giuøm?

Trong buøn, con ñöùng choân chaânMeï ôi, coøn ñoù nôï naàn vôùi queâ!

Page 15: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 17

Lý Cái MơnVề trường xưa, lòng nghe thương nhớ. Ấm áp

trong tim, ân tình của cô thầy trao. Nhớ hôm nao, giờ học cuối biết bao nỗi niềm.

Tình thầy cô, mái trường mến thương luôn vấn vương hồn tôi, ghi khắc lòng tháng năm khó thể mờ phai.

Dòng đời trôi làm bao thay đổi, vẫn chẳng đổi thay tâm nghề sáng trong thầy cô. Dẫu gian lao, thầy cô vẫn chắc tay chèo đò.

Nhìn trò ngoan rỡ ràng tương lai, xây ước mơ ngày mai, tim cô thầy chứa chan bao nỗi mừng vui.

Vọng cổ1 - Ngày trở về thăm lại mái trường xưa

em nghe lòng bồi hồi biết bao cảm xúc. Niềm hạnh phúc trào dâng sau những tháng năm xa cách cô... thầy.

Mắt cô dường thêm sâu, dáng thầy lại thêm gầy… Thời gian đã bào mòn đi sức khỏe nhưng không thể bào mòn nhiệt huyết năm xưa…Con đò đầy thầy cô vẫn đón đưa từng đàn em thơ đến bến bờ tri thức. Người lái đò miệt mài chở khách sang sông, mặc nắng gió mưa giông, mặc phong ba bão táp.

2 - Hoài bão ước mơ thầy âm thầm vun đắp, cô gửi gắm hành trang để em bước vào đời. …Bài học đầu tiên là bài học làm người… Sống ở trên đời phải trọng điều nhân nghĩa, cô thầy dắt dìu từng bước em đi… Dẫu học trò có lầm lỡ đôi khi, thầy cô vẫn bao dung và tận tình khuyên nhủ. Bên trang giáo án là những đêm không ngủ, đong đếm sao đầy bao vất vả, hy sinh.

Lý qua cầuTừ khi, em lớn khôn nên người,

Mới dần thấu hiểu ơn thầy cô như biển cả non cao.Dạt dào tình thương, cô thầy luôn thiết tha yêu

trò. Ngày ngày chăm sóc, bảo ban lời hay ý tốt. Hạnh phúc mừng vui là khi khách qua sông, cập

bến an toàn.

Vọng cổ5 - Ôi thương làm sao những người lái đò

một đời hy sinh thầm lặng. Chân trời góc bể có thể đi đến cùng tận nhưng công ơn thầy cô lại vô bến vô... bờ.

Công ơn kia em không trả hết bao giờ… Dù năm tháng cứ vô tình trôi mãi, thầy cô vẫn từng ngày bên phấn trắng, bảng đen… Vì sự nghiệp trồng người, thầy dìu dắt chúng em. Vì đất nước tương lai, cô ươm mầm tri thức. Bao nhiêu nỗi lo toan là bấy nhiêu đêm thao thức. Bụi phấn ơi xin ngừng rơi lên mái tóc cô thầy.

Lý con sáoThiêng liêng thay, hai tiếng cô thầy kính yêu.Dẫu cuộc đời gian khó bao nhiêu.Và biết bao mưa nắng dãi dầu.Dẫu thanh xuân hay tóc bạc mái đầu.Người lái đò vẫn ngày đêm đón đưaCho biết bao lượt khách sang sông.Khách sang đò có còn ai nhớ mong,Có còn ai ghé thăm con đò xưa?(về lại vọng cổ)

6 - Ôi cao cả thay tấm lòng thầy cô giáo đã chắp cánh cho bao thế hệ học trò…

Sông sâu còn có thước dòThước nào đo được lòng thầy bao laSinh thành - công đức mẹ chaThành nhân, nghĩa nặng sâu xa ơn thầy.

Ơn thầy, nghĩa cô Tác giả: NGUYỄN MINH NGỌC HÀ

Page 16: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

18 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

NGUYỄN MINH NGỌC HÀ

Bao la ơn thầyThöa thaày, baøi hoïc ngaøy xöaEm coøn ghi nhôù nhö vöøa hoâm quaÑöôøng caøy in boùng daùng chaLôøi ru coå tích cuûa baø thaân thöôngNaëng ñoâi quang gaùnh giöõa ñöôøngVai gaày meï coõng gioù söông boán muøaQueâ höông rôïp maùt boùng döøaCaùnh dieàu no gioù ñong ñöa löng trôøi

Thöa thaày, em ñaõ thuoäc roàiTöøng caâu, töøng chöõ, töøng lôøi daïy khuyeânKhaéc ghi baøi hoïc ñaàu tieânQueâ nhaø yeâu daáu, aám eâm thaâm tìnhMeï cho doøng söõa ngoït laønh Döôõng duïc sinh thaønh, mang naëng coâng chaCaùnh coø bay laû bay laTrong mieàn coå tích, caâu ca ngoït ngaøo

Thöa thaày, em raát töï haøoNon soâng ta ñoù xieát bao oai huøngLaù côø thaém maùu cha oângSöû vaøng choùi loïi chieán coâng muoân ñôøiTình yeâu ñaát nöôùc vun boàiTrong lôøi thaày giaûng, trong lôøi coâ traoTöø nay cho ñeán ngaøn sauLaø haønh trang ñeå böôùc vaøo töông lai

Thöa thaày, bieån roäng soâng daøiCuõng khoâng saùnh noåi ôn daøy, nghóa saâuNgoân töø vieát ñuû nghìn caâuBao nhieâu chöõcuõng ñöùng sau ôn thaày!

MAI THU HỒNG

Chốn xưa“Naêm cuoái cuøng ñaõ heátThoâi, thöa Thaày, con ñi.”Qua bieát bao muøa thiToùc con giôø chôùm baïc Ngoâi tröôøng xöa ngô ngaùcTrong töøng böôùc chaân quenNhöõng naêm thaùng saùch ñeønCoøn naëng töøng con chöõ… Cuoäc ñôøi con löõ thöùPhieâu baït khaép neûo xaNhöõng khi chôït nhôù nhaøLaïi nhôù Thaày bao xieát… Nghieâng nghieâng maøu toùc baïcSay töøng aùng vaên chöôngGiöõa beà boän ñôøi thöôøngThaày daïy con ñöùng thaúng… Bieån ñôøi khoâng phaúng laëngTrong bao chuyeán ñi xaGiuùp con kòp nhaän raBao ñieàu Thaày traên trôû… Ñeå yeâu vaø ñeå nhôùNaøo coù deã gì ñaâuCon xin ñöôïc cuùi ñaàuNgaøy veà thaêm choán cuõ…

Page 17: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 19

TRẦN ANH

Hướng về tổ quốcTìm kieám gì ñaây, chaéc kieám vaøng?Raèng: “khoâng, vaät kieám quyù hôn vaøng!Tìm bao thaân xaùc ngöôøi vuøi laápGiöõa choán tang thöông ñaát vôõ tan...”

Baõo toá mieàn Trung môùi queùt ngangNhaø bay, ñaát lôû...caûnh tan hoang!Vuøi choân ngöôøi khoå, ngöôøi ñau ñôùnThoåi noùc nhaø bay, nöôùc ngaäp traøn!...

Haõy neùn noãi ñau loøng AÂu LaïcVöôn leân chung söùc döïng nhaø Nam!Daït daøo loøng noái yeâu thöông,Maét nhìn thaáy caûnh “ñoaïn tröôøng”, ruoät ñau!...

PHAN THÀNH MINH

Hình ảnh cô thầy vùng sâu Mieät maøi gieo chöõ vuøng saâuMöôøi naêm aùo phaán hai maøu naéng möa Ñaát ngheøo khoai saén rau döaSaùch ñeøn chöa döùt nôï chöa laïi ngöôøi

Xinh xinh moâi maét troø cöôøiPhaûi chaêng haïnh phuùc cuoäc ñôøi laø ñaâyNaéng nung chín ngaáu moàng tôi Thôm vaøo trang vieát ai ôi… nghóa tình

Gian lao baèng vôùi chieán chinhMöa cuoàng baõo noä thaùc gheành gieo neoTình queâ naëng Haønh trang ngheøoQuaûn chi maùi maéc pheân treo gioù trôøi

Thôøi gian qua nhöõng buoàn vuiThaùng naêm ve khoùc phöôïng cöôøi Tröôøng xaChuyeân caàn trang vieát nôû hoaVi sö nhaát töï maõi laø ôn saâu

VĨNH THÔNG

Thành phố mưaThaønh phoá möaHaït nhoøe oâ kínhDaày nhö hoà nöôùc maét thuKhoâng ñuû aám moät voøng tay sieát chaëtCoù coøn ai môû loøng san seûÑoùn nhöõng chieâm bao?

Thaønh phoá möaAÊm aép ban maiDöôøng nhö loái em veà raát voäiKhoâng coøn ngöôøi haùt nuï hoân chieàuChæ phoá caát lôøi noàng naøn ñaõ cuõ.

Coù phaûi em laø ngöôøi vuoát maùi toùc muøa thu?Göông maët coâ ñôn gaàn roãng uùaCon seû naâu noùi ñieàu chi raát laïCoõng muøa baêng baêng ñoâi gaùnh tróu buoàn.

Nhöõng chuyeán möa vaãn chìm noåi ña ñoanDaèng daëc daõy töù thô buoàn rôi vaõi…Daèng daëc caû phoá daøi choâng cheânh maõiTröôùc muøa veà vaéng nhöõng ngoùn tay ñan.

Page 18: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

20 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Em mới 28 tuổi nhưng đã trải qua những giai đoạn thập tử nhất sinh. Nhờ sự quyết tâm

của bản thân, sự đồng cảm chia sẻ và quan tâm của gia đình, đồng nghiệp, sự tận tâm của các y bác sĩ mà hạnh phúc đã mĩm cười với em.

Em quê ở Nghệ An, vào Bình Dương học tập và lập nghiệp. Em quen một người bạn trai cùng quê. Lập gia đình năm 24 tuổi. Hai vợ chồng ở nhà trọ. Cuộc sống tuy vất vả nhưng lúc nào cũng thấy vui vẻ, lạc quan. Sau ngày cưới một năm, tin vui đến. Em sinh được một bé trai rất kháu khỉnh, đáng yêu.

Niềm vui mừng con chào đời vừa tròn một tháng tuổi, bỗng chốc như tan biến. Em bàng hoàng khi biết mình bị bệnh nặng. Em phải nhập viện gấp tại bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh để được điều trị bệnh huyết cầu loãng (máu loãng). Chúng tôi xuống thăm, em ở phòng cách ly, cơ thể em bị sưng phù và bầm tím rất nhiều. Hằng ngày, em được lấy máu xét nghiệm nhiều lần. Chỉ một cái va chạm nhẹ hay một cái vết sướt thì máu chảy không ngừng. Nhìn thấy em, ai cũng vô cùng đau xót.

- Các chị ơi! Em đau lắm và nhớ con lắm!Chúng tôi không kìm được nước mắt nhưng cố

gắng nén lại. Tôi nói:- Em cố gắng làm theo lời dặn của bác sĩ rồi

bệnh sẽ hết và về với con nhe em.- Dạ! Hằng ngày, chồng em đều mở video cho

em nhìn thấy con. Tội quá! Con em khóc suốt vì không được bú sữa mẹ và chưa quen bú sữa bình. Em ở đây, bầu sữa căng lên sưng đau mà không dám nặn mạnh. Đau lắm!

Thấy em cũng khá mệt. Em không ngồi lâu và không nói chuyện nhiều được nên chúng tôi ra về. Ngước lại nhìn em, em gượng cười và dõi nhìn theo.

- Em không sao đâu! Các chị về cẩn thận.Trên đường về, tôi băn khoăn tự hỏi: “Một

người hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng mà sao vướng vào căn bệnh quái ác vậy ta? ”.

Khoảng một tuần sau, bác sĩ cho biết bệnh em

diễn biến ngày một xấu đi, lượng hồng cầu giảm quá nhanh. Hằng ngày, em phải truyền máu và vô thuốc. Chi phí rất nhiều mà gia đình lại khó khăn. Thế là bằng tấm lòng. Không ai bảo ai, mọi người công tác chung trường An Phú với em, ai cũng cùng nhau đóng góp để tiếp cho em thêm sức sống. Dạo đó, trường An Phú (phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) có hơn 100 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và gần 4000 học sinh nên đã được rất nhiều phụ huynh chia sẻ, ủng hộ. Dù sức khỏe không tốt nhưng lúc nào em cũng cố gắng lạc quan, vui vẻ.

Nằm điều trị bệnh khoảng ba tuần, bác sĩ cho về, ai cũng mừng. Nhưng thật ra, em cũng còn yếu lắm. Tuy sắc mặt em có vẻ tươi tỉnh và hồng hào hơn trước nhưng em chỉ bước chân đi được vài bước và không làm được việc gì. Em nói:

- Chị ơi! Vì con nên em lúc nào cũng phải giữ cho tinh thần thoải mái, em phải cố lên thật nhiều để có thể đẩy lùi được con bệnh ra khỏi người em.

Tôi cầm lấy tay em. Một cảm giác là lạ. Tay em gầy và lạnh quá! Tôi xoa nhẹ đôi bàn tay em, truyền cho em hơi ấm.

- Thấy ấm chưa em?- Dạ… Dạ cũng hơi ấm chị! - Em à, em nghĩ vậy cũng đúng. Gia đình, bạn

bè và mọi người luôn ở bên cạnh em. Cố lên em nhé!

Hai ngày sau, chúng tôi bất ngờ nghe tin em phải nhập viện lại. Vậy là em đã nhập viện lần thứ hai. Đợt này phải hóa trị vì cơ thể em có hiện tượng kháng thuốc. Những vết bầm trên cơ thể xuất hiện nhiều hơn và lượng hồng cầu giảm quá nhanh không kiểm soát được .

“Còn nước còn tát”. Không những gia đình em mà ngay cả đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đỡ em. Nào là hỏi bác sĩ, nào hỏi người quen, nào đi tìm phương thuốc. Nghe ai chỉ đâu cũng tìm đến. Mong một phép màu nào đó đến với em. Nhưng mọi cố gắng dường như bất lực !

Giọt nước mắt hạnh phúc Truyện ngắn PHÙNG THỊ TRANG

Page 19: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 21

Ở bệnh viện có mấy hôm, em lại được về. Nhưng lúc này, em không bước đi được mà phải nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt đều phải có người nhà hỗ trợ. Mẹ em trò chuyện với chúng tôi mà hai dòng nước mắt chảy dài.

- Sức khỏe của cháu nó yếu hơn rồi! Nhưng lúc nào nó cũng động viên tôi phải mạnh mẽ lên: “Con không sao đâu! Con phải khỏe mạnh để còn chăm sóc mẹ, chăm sóc Cún của con nữa mà.”

Đôi mắt của người mẹ sâu hoắm. Chắc hẳn cô ấy quá lo lắng cho đứa con gái của mình. Tôi bước lại gần bên cô, nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc của cô.

- Em cũng cố gắng mạnh mẽ đó cô! Con tin rằng với tình thương của cô, của gia đình và sự thương yêu của mọi người dành cho em, em sẽ khỏe. Cô đừng suy nghĩ nhiều nha cô.

Cô gật đầu. Đôi mắt cô bỗng đượm buồn. Mái tóc của cô nay đã bạc trắng rồi. Nỗi lo, vất vả, cực khổ… cô không thể nói thành lời. Nhưng tôi đã đoán được ý nghĩ của cô. Cô bế đứa cháu ngoại đứng bên

cạnh mẹ nó, cô nói: - Thấy thương lắm!

Lúc sáng, Cún khóc quấy, nhưng khi ẵm tới gần bên mẹ là em cười tíu tít và nằm im nhìn mẹ. Mẹ nó nhìn Cún mà nước mắt lưng tròng. Thương con lắm! Nhưng không thể nào bồng bế, ôm ấp con được. Chính nhờ Cún và tình cảm của mọi người mà em nó mới có thêm sức mạnh và động lực để chống chọi với căn bệnh quái ác này.

Cô vén nhẹ mái tóc lưa thưa của cô con gái, rồi xoa nhẹ lên bờ vai yếu ớt của con mình. Cô nói:

- Chỉ mong sao “phước chủ may thầy” lại đến với mẹ nó !

…Ôi! Như một phép nhiệm màu từ đâu tới. Khoảng một tháng sau, tình trạng sức khỏe em đã tiến triển tốt, lượng

hồng cầu tăng lên và em đã có thể đi đứng chơi đùa với con. Nhưng em vẫn không ngồi được lâu. Với sự cố gắng của bản thân, em tin rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với em. Em đã có niềm tin và có hy vọng: “Sống tốt thì thần hạnh phúc sẽ ban cho chúng ta điều hạnh phúc”.

Vượt qua nỗi đau của bệnh tật, vượt qua những gian nan trong cuộc đời. Mái ấm gia đình em ngày càng ấm áp và yêu thương hơn. Em đã khỏe nhiều rồi và trở lại ngôi trường thân yêu.

Ngày đón mừng học sinh mới, em cố ngăn dòng nước mắt rưng rưng nhưng sao nó cứ mãi tuôn trào. Ôi! Giọt nước mắt hạnh phúc.

Lớp học, bàn ghế, bảng đen và cả những trang giáo án, em tưởng chừng như rất mới. Tất cả như thân quen, gần gũi. Lòng em ngập tràn niềm vui: “Dù trong hoàn cảnh nào em cũng luôn yêu quý nghề, luôn tâm huyết với nghề!”. Em luôn nhủ lòng mình như thế!

Page 20: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

22 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Tình caûm

( Nhaïc

= 115

NHÔÙ MAÕI ÔN THAÀY COÂ

môû

....

.

Nhaïc vaø lôøi: PHAN HÖÕU LYÙ

........

) Chieàu

nay

...coâ

veà

baïn

(hoïc

laïi

beø

troø)

nôi

naêm

naøo,

naøy,

beân

beân

maùi

maùi

tröôøng

tröôøng

kyû

baïc

nieäm

maøu

yeâu

phong

söông

thöông.

Giôø

Doøng

ñaây

soâng laëng

tìm

lôø

ngaøy

con

xöa

aâyù

soùng

chôït

vaø

mang

aâm...

theo bao

hình

boùng

1.

xöa.

Thaày...

...vang trong

loøng

meânh

mang.

Thôøi

gian

2.

troâi, troâi

ñi

khoâng

quay

veà.

Thaày

coâ

ôi trong

con

khoâng

phai

lôøi,

baøi

hoïc ñaàu

tieân

thaám

saâu : Reøn

ngöôøi reøn

taâm

trí

cao.

Vaø

hoâm

nay con

daâng

boâng

hoa

naøy.

Nieàm

thöông

yeâu kính

nhôù

bao

coâ

thaày.

Troïn

ñôøi loøng

con

khaéc

ghi :

Thaønh

ngöôøi nhôø

ôn

coâ

thaày.

Page 21: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 23

Tình caûm - Dòu daøng

Phía

PHÍA SAU DOØNG GIAÙO AÙN

sau

doøng

giaùo

aùn. Coù

Nhaïc: PHAÏM MINH THUAÄN

Thô: LEÂ MINH VUÕ

soùng

bieån

daït

daøo. Coù

ñieäu

hoø

eâm

aùi. Coù

doøng

soâng

laéng

saâu.

Caùnh

coø

nghieâng

baõi

daâu.

Luùa

ñoàng

xanh

töôi

maøu. Coù

gioït

moà

hoâi

thaém.

Coù

tình

yeâu

khaùt

khao.

Coù

muøa

xuaân

noàng

aám. Nuï

hoàng

ta

nhaéc

nhau.

Thaày

daét

em

ñi

qua. Phía

sau

doøng

giaùo

aùn. Nhö

daùng

nuùi

cao

vôøi. Nhö

bieån

soùng

xa

khôi.

Ai

ôi

giöõa

cuoäc

ñôøi.

Trong

gioù

möa

tôi

bôøi. Coøn

ñaây

doøng

giaùo

aùn.

Xin

khaéc

saâu

nhöõng

lôøi. Bao

nghóa

tình

Thaày

ôi.

Ai...

...ôi.

1.

2.

Page 22: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

24 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Cái con Covid này ác liệt thiệt! Lý rơi vào cuộc khủng hoảng trong mùa dịch Covid, mấy sạp vải cho thuê trong chợ bán ế, người ta trả lại. Sạp mình thuê ngoài mặt chợ, phải trả tiền hàng tháng. Chắc sập tiệm quá!

Nhớ thời trước khi có dịch, Lý vừa bán vải, đo áo rồi giao lại cho người ta may. Lý biết người thợ nầy chuyên may áo dài truyền thống, người kia may áo dài cách tân, người may vetson khéo, nên hàng của Lý không đắt cũng không ế, kiếm cơm áo qua ngày. Chẳng bù với thời vàng son đã qua, chân ướt chân ráo mướn một sạp nhỏ, cứ đi mua vải in ít, mua riết rồi người ta bỏ gối đầu. Tiệm bán càng đắt, người ta bỏ mối càng nhiều. Cứ ai vừa ghé qua tiệm vải, Lý mời ngồi ghế dựa, kêu ly nước uống rồi trưng hàng ra, xé vải rẹt rẹt. Bán đắt được 10 năm!

Đang lúc tính tiền thấy con số cứ thấp dần, nhưng vẫn phải tính toán kỹ bởi sai một ly là đi một dặm, thì Hoàng Phi - con trai - 30 tuổi, sà xuống kề bên. Biết ngay là có chuyện! Nó đang muốn trốn vợ. Hai vợ chồng thói quen có chuyện là nhắn tin chửi nhau, tới chừng con vợ nỗi điên muốn kiếm thằng chồng chửi thiệt, thì gặp ngay má chồng. Chuyện nầy kéo dài 4 năm rồi. Lý đã từng khuyên, yêu thì yêu nhưng từ từ cưới, đàng nầy nó nhảy đong đỏng trên chiếc ván gõ rồi èo ẹo: “Một năm rồi, má!”. Người làm má nầy biết tính sao đây... Thôi thì cứ cưới đại cho nó!

Buổi trưa con dâu đến tìm má chồng, con tức ảnh vầy, ảnh kia. Bẹo má đứa cháu nội, Lý nói:

- Chắc má phải đi du lịch cho con ở nhà gây với nó một bữa cho đã. Con có giận gì cứ nói hết ra, chứ đừng ém lại, rồi uống bia nhiều, mệt à con.

Lý muốn nhắc khéo con dâu, nhưng con nhỏ thanh minh:

- Má ơi! Mấy dì con ngoài Bắc uống rượu dữ lắm, toàn uống rượu ngâm thuốc. Khí trời ngoài đó lạnh lắm, uống vài ly cho ấm. Nên con cũng biết uống một chút.

Lý nhìn con dâu, mái tóc xoăn, hai má đỏ ửng không thoa son phần, gương mặt thanh tú, vóc dáng thon thả, đẹp lạ lùng. Con dâu đi làm việc ở ngân

hàng, cũng phải giao tiếp khách hàng rồi áp lực công việc... Nhưng Lý biết đó chỉ là cái cớ!

Lý ở nhà bà nội, do thừa hưởng gia sản của nội nên ba cứ dặn dò má là cái nhà nầy phải để cho con Lý: “Con Lý nó biết làm ăn, ngay mặt tiền, nó phất lên thì gia đình mình cũng đỡ!”. Cổng nhà nội rất cao, chạy xe tay ga lên bậc thềm không phải dễ, nhất là con dâu Lý rất thèm rượu. Bữa nào mưa quá, không kiếm chuyện đi được, nó vò đầu, bức tóc, không biết phải mưa lạnh hay sao mà tay nó cứ run run. Có bữa nó về trễ, Lý biết ý nên canh đợi ở cổng sau. Kim đồng hồ chỉ đúng 22 giờ, cửa bật mở, con dâu gặp má chồng vui tưng bừng như tết: “Má ơi... má, bữa nay má đẹp lắm! Má có thương con hôn, con thương má lắm!”. Lý nhìn con dâu, gần nửa đêm mà như thấy mặt trời mọc giữa trưa, mặt mày đỏ au - bởi nó có đi đâu cũng phải về nhà. Nhưng lúc nầy Lý phải biến lên phòng ngay, không thì phiền lắm!

***Hôm Lý đi du lịch Sapa, chừng về tới nhà mới

tá hỏa! Bữa nay con dâu uống bia tại nhà.- Sao rồi con? - Ly nầy con mời má. Nhấm chả lụa, nem nướng

cho vui, má.- Sao vậy con? Lý đặt hành lý sang một bên, cảm thấy nghiêm

trọng, con dâu khóc như mưa, nước mắt nước mũi chảy tèm hem.

- Hết rồi má ơi! Con bắt ảnh ngồi nghe, nhưng ảnh không nói tiếng nào. Lạnh như nước đá vậy. Tức quá, con xáng ảnh một bạt tay, ảnh mới nói: “Lần nầy là chấm dứt. Ly dị đi!” Ảnh bỏ đi, con gọi điện không bắt máy. Không chửi nhau được nữa!

Lần nầy thì Lý không hơi sức đâu lục va li để chọn quà cho con dâu bởi nó đang buồn quá. Và cũng mất hứng! Thật sự, Lý đã mất con trai từ khi nó đi du học, đến đất nước tự do, điều đầu tiên nó học là cách sống tự do cá nhân. Cha mẹ nuôi con lớn khôn. Con biết ơn cha mẹ, nhưng nó có quyền sống theo ý mình.

Con dâu không uống rượu nữa, mỗi lần ghiền

CÓ PHẢI TẠI COVID? Truyện ngắn PHƯƠNG AN

Page 23: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 25

rượu, run giãy chết. Con nầy lì dữ dội, chứng dữ dội mà cương quyết cũng dữ. Không phải tay vừa!

Hoàng Phi biền biệt tung tích.Nhờ con dâu điềm đạm trở lại, làm việc tốt,

nên ở cơ quan cấp trên cất nhắc, bảo làm sơ yếu lý lịch lại, trình lên. Con dâu nhắn tin Hoàng Phi tuyệt nhiên không trả lời, nó mướn nhà ở riêng. Lần nầy thì ông sui gọi:

- Chị đem lý lịch ra phường chứng dùm con nhỏ, thằng Phi bảo nó cũng như không!

Tự dưng Lý nỗi sùng:- Còn một cách khỏi chứng thực nầy, anh kêu

con gái anh ly dị đi.- Má chồng trời đánh!Hai tháng sau hai đứa ly dị. Cháu nội con dâu

bắt.Hai bên đều hả dạ. Nhưng chuyện qua một năm

rồi, Lý cảm giác trong chuyện ly dị đó cũng có phần lỗi của mình. Lý từng cắt nghĩa cho con dâu. Con không cảm hóa chồng được mà hai đứa cứ sống như vậy thì tội cho hai đứa quá! Con còn trẻ, còn làm lại cuộc đời. Con không chịu, rủi con có bạn trai, nó đánh ghen mất mặt lắm!

Vừa ly dị nhau, Hoàng Phi rủ má đi ăn ốc.- Mầy có con ốc còn không biết giữ, giờ bày

đặt...

Lâu lắm mới thấy Phi cười, cái kiểu tự do, nhưng từ khi nghe má mình nói, từ lúc ly dị đến nay con dâu đã bỏ rượu, thì Phi rất ngạc nhiên thoáng một chút đăm chiêu.

Hoàng Phi về nhà, nuôi mấy lồng chim. sáng ra bê lồng xuống, vệ sinh lồng, cho chim ăn, uống nước, buổi trưa làm thức ăn cho chim, công việc đơn điệu. Lý ngán ngẫm, cho nó tiền đi du học về để nuôi chim, nhưng Lý không nỡ, sao Lý thấy nó cũng cô đơn như con chim trong lồng.

- Má, mua xe hơi nghe má. Má đứng tên, thỉnh thoảng má cần đi đâu, con chở má đi.

Xe hơi vừa là phương tiện, vừa là bộ mặt gia đình nên Lý tính mua trả góp. Nhưng Hoàng Phi nói ngay:

- Đừng mua trả góp, áp lực lắm! Xe của má mà.Mua xe vừa xong, đụng lúc làm ăn ế ẩm! Lý thở

ra, nhà Lý không có chỗ để xe. Vải hàng đống đầy kho bây giờ đang bán ế. Lý nhìn đống vải eo sèo. Đâu phải nói nghỉ là nghỉ ngay đâu, còn hàng nhiều quá. Kêu người ta sang lại, người ta trả rẻ. Vải tốt không hà. Chẳng thà để mặc chứ ai bán rẻ rề, mà mặc sao cho hết được. Chẳng lẽ mỗi ngày quấn một cây vải đi ra ngoài đường. Hoàng Phi biết ý má tiết kiệm, nên đem xe gửi nhà ngoại cho đỡ tốn tiền mướn chỗ.

Có lúc Lý muốn bán xe mặc dù biết bán là lỗ trăm triệu ngay. Không phải kẹt tiền mà bán, nhưng chi phí cho xe cũng nhiều quá. Lý lại thở ra! Má của Lý thấy ai tới coi xe bèn la lên: “Nay mạt rồi sao mà bán xe, hở con?”. Tự dưng cái xe đang chạy đem gửi trùm mền! Vô lý!

Đang thắt thẻo từng đồng, Lý nể má, nên để xe lại, chứ trong lòng cũng muốn bán xe luôn, má có la cũng vài lần là xong nhưng... cũng tiếc cái xe mới quá!

Một hôm con dâu Lý alô về: “Má ơi, con muốn thuê một phòng, ở nhà trọ nóng quá. Còn về nhà, ba con đuổi đi, nói không chứa gái có chồng”. Lý chưa biết tính sao, tưởng mình và con trai đi vào quỹ đạo mới thoát nợ con dâu, ai dè đi một vòng cuối cùng cũng gặp nhau. Lý có tật mở điện thoại lớn để nghe, lập tức Hoàng Phi nói

Page 24: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

26 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

liền:- Má cho nó thuê đi, đỡ tiền điện!Lý nhìn con trai, thằng con nầy từ nhỏ không

mích lòng má; có chửi nó thì nó khóc, cho tới hồi ngủ gục, chứ không trả lời đi lời lại như mấy đứa chòm xóm:

- Ừ thì về đây, dồn đi dồn lại thì cũng còn dư một phòng.

Con dâu sang trọng, lại biết lái xe hơi, cú sốc ly dị làm nó bỏ rượu. Tính ra con nhỏ nầy như con ngựa chứng, ngựa giỏi, nó cần một sợi dây cương! Thôi thì công việc trong mùa dịch Covid đâu dễ tìm, có nó ở đây, Lý đỡ đi thăm cháu nội; nhà có đứa nhỏ thỏ thẻ cũng đỡ buồn. Con dâu vừa dọn về, Hoàng Phi xin đi làm - cái bằng Dược sĩ rất thông dụng trong thời điểm nầy. Phi đem bán mớ chim, Lý thở phào trong hồi hộp, không khí trong nhà lành quá, có khi nào được im ắng như lúc nầy!

Lý rất thích tự do, Hoàng Phi cũng vậy, con dâu cũng vậy. Nhưng gộp chung một nhà thì có trời mới biết, xảy ra chuyện gì! Lý tự an ủi - chắc là mọi người có thể hòa đồng vì đứa cháu nội. Nhưng thôi, lần nầy có chuyện cũng ráng ém lại, không nghĩ gì nói nấy như trước. Quy luật tự nhiên khi trai gái lớn lên phải có gia đình, chấp nhận những khác biệt nhau không phải dễ, nhưng xa nhau cũng là việc khó khăn, còn gần nhau thì tất nhiên là trước sau cũng có chuyện mích lòng. Chén trong tủ còn khua huống chi là đời sống vợ chồng sao tránh khỏi... Thiệt là khó!

Sáng nay, Lý bán vải được mấy mối, có mối du khách nước ngoài, Lý vừa nói tiếng bồi, tiếng Việt, ra dấu làm họ cũng hiểu. Tự dưng Lý nghe nhẹ nhõm, mong sao cho mùa dịch Covid qua đi, và đừng bao giờ trở lại nữa. May là ở đây dịch bệnh không làm chết ai hết, nhưng hậu quả của dịch thì ảnh hưởng tới tất cả mọi người từ kinh tế, công việc, cuộc sống đến phương diện tình cảm...

Nghĩ đến đây Lý giật mình, mầm bệnh Covid đã có từ lâu, nhưng biến hóa khôn lường, tới nay mới Covid - 19.

Những mâu thuẫn đã có tự bao giờ, đến đỉnh điểm bùng phát, có phải vì dịch Covid mới có chuyện!

Chiều nay, Lý vừa về đến nhà đã thấy Hoàng Phi ngồi cụng ly với con dâu.

Đứa cháu nội reo lên: “Nội ơi, cụng ly nội!”Trời! Lại trở lại từ đầu rồi...

NGUYỄN THÁNH NGÃ

Gỡ hươngEm veà gôõ vaéng cho anhGôõ höông cho gioù, gôõ hanh cho vaøngGôõ trôøi cho ñaát theânh thangGôõ maây cho khoùi, gôõ laøng cho queâ

Gôõ giaøn möôùp ñaéng loe hoeMuøa thu hình ñaõ loãi theà côn möaLöôïc daøy em chaûi buoàn thöaGôõ daây tuïc luïy cho vöøa ñôn thaân

Em nhö möôøi ngoùn tay caànTrôøi xanh tuoät xuoáng goùt chaân noõn naøGioït söông laám chaám boâng caøCuõng laøm rung buùp nhuïy sa hôùp hoàn

Anh laø ngoïn coû coâ thoânCaùnh coø buoäc vôùi ngöõ ngoân maây trôøiGôõ cao xa xuoáng cuoäc ñôøiCho ngöôøi ôû laïi ôi hôøi... naéng thôm...

Bieát laøm sao gôõ vaøng öômCho trôøi nín gioù sao ñôm nuï ngaøyBieát laøm sao gôõ meâ sayMaø höông ñaõ öôùp vaøo caây thuôû naøo...

Vaø laøm sao gôõ lao ñaoRa ngoaøi beøo boït maù ñaøo so ñoGôõ soâng ra khoûi con ñoøGôõ em cho aám tieáng ho ñaøn baø...

Page 25: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 27

KIM NGOAN

Màu xanh quê hươngMoät chaân trôøi baùt ngaùt xanh xanhLaøn gioù vi vu nheï trong laønhThoaûng ñöa trong gioù höông ñaát môùiTöøng gioït söông mai ñoïng treân caønh

Döøng böôùc queâ toâi thaät ngôõ ngaøngNhöõng vöôøn caây traùi roäng theânh thangNoâng thoân môùi bao ngöôøi xaây ñaépGioït moà hoâi rôi ñaát hoaù vaøng

Veà Thanh An Saàu rieâng thôm ngaùtGheù Minh Hoaø ngoït lòm böôûi, camThanh Tuyeàn ôi vöôøn Maêng ñang chínKhaép queâ mình ngoùi môùi khang trang

Hoà Daàu Tieáng thì thaàm caâu haùtThoaûng ñöa trong gioù nheï mô maøngRöøng cao su lao xao, roän raõQueâ höông mình giôø ñaõ sang trang

Daàu Tieáng ôi maøu xanh hy voïngNhöõng cung ñöôøng roäng môû meânh moângNhö níu böôùc chaân ngöôøi vieãn xöùHaõy quay veà thoûa noåi chôø mong

Noâng thoân môùi maøu xanh xanh ngaùtÑaát queâ toâi traùi ngoït caây laønhMoät nieàm tin ta cuøng xaây ñaépDaàu Tieáng queâ mình maõi töôi xanh

CHUNG HẠNH

Đất lành chim đậuÑaát vaøng sonTrôû xuaân thìSay trong naéng môùiBöôùc ñi goïi môøi

Ñaát laønh chim ñaäuEm ôi!Ñöôøng hoa nôû thaémRaïng ngôøi töông lai

Coâng trìnhXí nghieäpNoái daøiKeà vaiXaây nhöõng töôïng ñaøiVinh quang

NGUYỄN HẢI THẢO

Đưng xua chiều, em nhe!Em xua chieàu ñi maátmaây ruõ buoàn laëng caâmnaéng nhaït nhoøe moâi maétñau loái nhoû aâm thaàmChöøng nhö muøa caïn kieätneân thu ñaõ voäi ñianh laøm sao bieát tröôùctraùi tim thu nghó gì?Naøy em yeâu, thoâi nheùgiaän hôøn deã xa nhautình moûng nhö coïng chæcaøng caêng caøng… ñöùt mau!Haõy cho nhau haïnh phuùcduø chæ moät phuùt vuiÑöøng gaëp nhau traùch moùctình seõ troán chaïy thoâi!!

Page 26: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

28 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

“Đời nhà giáo khai tâm là chân lý Viên phấn thần khai trí cho trẻ thơ.”Hai dòng thơ đó nghe sao thâm thúy cho cuộc

đời đi dạy học. Lâu rồi, tôi không nhớ rõ tác giả của những dòng thơ ấy là ai. Chỉ biết rằng, khi đọc qua dù chỉ có một lần nhưng đã làm cho tôi nhớ mãi.

Có bao nhiêu là nghề nhưng tôi lại chọn cho mình nghề giáo. Cái nghề được xã hội tôn vinh là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý! Tôi chọn nghề giáo, không phải vì được gắn với ba chữ “cao quý nhất”. Tôi yêu nghề giáo vì có hình ảnh “Thầy tôi”. một đời tóc vương đầy bụi phấn; là đôi bàn tay ấm cầm lấy đôi bàn tay bé nhỏ của tôi nắn nót viết từng con chữ đầu tiên; là bao đôi mắt ngây thơ dưới sự hướng dẫn và dìu dắt của người thầy mà chiếm lĩnh cả một vùng trời tri thức; là bao thế hệ con người có cả đức lẫn tài do bàn tay của chúng tôi miệt mài vun đắp, đem sức mình giúp ích cho non sông. Và còn có một lý do khác nữa...

Những năm đầu của lứa tuổi tiểu học, cái độ tuổi ngây thơ và trong sáng ấy, tôi cũng đã mường tượng và ấp ủ cho riêng mình một ước mơ. Bạn tôi có đứa mong là bác sĩ; có đứa lại ao ước trở thành luật sư; cũng có đứa nghĩ mai sau khôn lớn mình sẽ là một anh cảnh sát với dáng vẻ oai phong... Nhưng trong đầu tôi lúc ấy, hiện lên là hình ảnh một cô giáo

với tà áo dài tha thướt, ngày lại ngày dạy chúng tôi ê a đọc chữ, đếm số... Tôi nuôi trong mình giấc mơ từ ngày đó.

Ngày trước, kinh tế nhà tôi rất khó khăn. Cùng một lúc ba mẹ tôi nuôi một đàn con sáu đứa, đều trong độ tuổi ăn học. Mặc dù có khó khăn nhưng hết thảy anh em chúng tôi đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. Một điều quan trọng là chúng tôi đều có những thầy cô giáo luôn hết lòng vì học sinh thân yêu. Chúng tôi ra sức cố gắng học tập để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô và người sinh thành. Riêng anh tôi, suýt chút nữa đã phải dang dở việc học hành, bởi những gánh nặng gia đình.

Anh tôi còm cõi. Suốt ngày đội nắng ngoài đồng, cuốc đất nặng nhọc. Đến lớp học, anh rất mệt mỏi vì người kiệt sức. Có hôm, anh gục ngủ trên bàn vì quá mệt mỏi. Việc học của anh ngày thêm sa sút, anh không đến lớp nữa vì cảm thấy thua kém với bạn bè.

Tôi nhớ rõ ngày hôm ấy. Dưới cơn mưa chiều lất phất, cô giáo anh đạp xe đến nhà chúng tôi. Cô đã gặp và nói chuyện cùng ba mẹ. Tôi không biết ba người đang nói về chuyện gì. Tôi chỉ thấy trên gương mặt hằn sâu những nếp nhăn của ba là đôi mắt dường như bất lực. Còn mẹ? Hình như mẹ tôi, bà đã khóc và cô giáo trẻ cũng ngăn được giọt nước

NGƯỜI ĐƯA ĐÒTản văn TRẦN THỊ KIM DUYÊN

Page 27: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 29

mắt chực rơi. Ngoài trời, cơn mưa ngày một nặng hạt hơn.

Ngày hôm sau, anh tôi đã đi học trở lại. Cô giáo anh đã phụ đạo thêm cho anh, sau những giờ học trên lớp và nhiều ngày kế tiếp. Cuối cùng, anh cũng theo kịp bạn bè. Năm đó và nhiều năm sau đó nữa, anh tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Ba mẹ của tôi và người cô giáo năm đó chắc hẳn trong lòng rất đỗi vui mừng và hạnh phúc.

Và như thế, niềm tin trong tôi ngày thêm mãnh liệt hơn về nghề giáo. Sau bao nhiêu năm, cuối cùng, tôi cũng đã thực hiện được ước mơ ngày ấy - trở thành cô giáo.

Hạnh phúc với bạn là gì ? Với tôi, hạnh phúc là ngày ngày được nhìn các em học sinh nô nức đến trường, một tuổi thơ hồn nhiên được nuôi dạy dưới mái trường.

Tôi hiểu nghề giáo có vô vàn những khó khăn và vất vả. Trồng cây đã khó, nói gì đến việc trồng người. Trồng người, không chỉ nuôi dưỡng cho hình hài đó lớn lên, mà còn phải bồi dưỡng kiến thức

và rèn luyện đạo đức, dạy cách sống, dạy cách làm người. Cái cây xấu, ta có thể nhổ bỏ nó, trồng lại cây mới. Sản phẩm lỗi đưa vào tái chế lại. Đào tạo người sai, lệch lạc về nhân cách, đạo đức thì phải làm sao ? Người sai về đạo đức là nỗi đau của gia đình và là mối nguy hại cho toàn xã hội. Đó không chỉ là nỗi lo canh cánh trong lòng tôi mà còn là nỗi lo của tất cả những ai mang trên mình nghiệp nhà giáo.

Chúng tôi đã, đang và sẽ làm công việc “trồng người” không mệt mỏi, cứ thế thầm lặng mà lòng chẳng mong có ngày được đền đáp. Ngọn lửa yêu nghề, yêu trẻ vẫn rực sáng trong trái tim chúng tôi - những người lái đò lặng thầm vẫn cứ ngày ngày… tháng tháng… năm năm đưa đoàn khách sang sông. Người qua sông có mấy ai nhìn ngoảnh lại, chỉ có kẻ đưa đò cứ tha thiết dõi trông theo. Nhưng trong chúng tôi luôn ấp ủ niềm tin: “Biết đâu trong đoàn khách ấy sẽ có người thay chúng tôi tiếp nối làm kẻ đưa đò !”.

LÊ GIANG

Ngày thánggối đầu nhau Ngaøy thaùng goái leân nhau Töøng gioït nöôùc trôû thaønh soâng thaønh suoái Ñeå ñöôïc thaønh teân goïi Thaùc ñoå, suoái nguoàn, bieån bôø - Ñoài nuùi Cho ñaù hoùa Tröôøng Sôn Cho nöôùc ñaày bieån Ñoâng Coäi reã bieán thaønh röøng Daáu chaân ngöôøi xöa xaây thaønh ñaép luõy Con chim bay veà toå Con ngöôøi nhôù goác ña.

Töøng tôø lòch laät quaNgaøy thaùng goái ñaàu nhau moûng tang nhö laù maï Con goái moøn ngöïc meïAnh goái moøn tình em Vaø cöù theá goái leân Moãi can qua goái moøn beå khoå Ñeå hình thaønh xöù sôû Cho taàng taàng, lôùp lôùp goái leân Töøng tôø lòch goái leân Maø ñaõ thaønh taát caûTöøng tôø lòch moûng tang nhö laù maï

Page 28: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

30 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Tôi ngừng xe trước nhà nó lúc 9 giờ sáng, thời tiết

đang giữa hè nên cái nắng cũng không được dịu dàng cho mấy. Tôi bóp còi “tin tin”, từ trong nhà, nó mặc chiếc quần cọc, tay cầm kéo cắt chỉ của thợ may đi ra mở cửa, lóng ngóng nhìn qua nhìn lại, tôi mở cửa bước xuống xe hồ hởi:

- Ê! Khoẻ hôn mậy?Nó bất ngờ khi nhận ra tôi,

mừng rỡ chạy đến vỗ vai tôi cười tít mắt:

- Khoẻ re như bò kéo xe, còn mày làm ăn sao rồi? Khỏe hả? Lâu quá mới gặp. Nó ngắm nghía chiếc xe của tôi rồi xuýt xoa:

- Cha, coi bộ khá à, đi xế hộp, dữ nghen!

- Ờ! Cũng đỡ. Nó chợt nhớ gãi gãi đầu cười:- Quên, vô nhà chơi uống

nước nói chuyện mậy!Tôi theo nó vào nhà, ngôi

nhà cấp bốn chiều ngang khoảng hơn bốn mét, một phòng khách, hai phòng ngủ, một nhà bếp và toilet, giữa phòng khách là trang thờ Phật, bên góc phải ở dưới là bàn thờ Thần tài rất tươm tất, gọn gàng ngăn nắp, đúng như tính của nó, chu đáo, tỉ mỉ. Bên phải phòng khách là hai cái máy may và mớ đồ còn dang dở chưa may xong. Trong nhà ngoài hai chiếc xe máy cũ kĩ và cái tivi hiệu Sony treo trên tường nhà thì không có cái gì giá trị hơn nữa, tôi nghĩ thầm:

- Chẳng lẽ nó nghèo vậy sao

trời? Thằng bạn học mà ngày xưa giỏi đủ thứ: vở sạch chữ đẹp đứng thứ nhì toàn trường; văn nghệ nhất toàn trường, chuyên môn viết báo tường cho lớp dự thi mỗi khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam, nói năng hoạt bát, học giỏi, năng nổ có hạng trong lớp, nhiều bạn gái hâm mộ. Vậy mà giờ đây...!”

Bao dòng suy nghĩ của tôi bị gián đoạn khi nghe tiếng bật bếp ga kêu cái “cách”phía sau bếp.

Nó đang loay hoay nấu nước pha trà, xong lật đật bưng lên, nhắc ghế mời tôi ngồi, rồi rót trà, nhìn tôi vẻ ngại ngúng:

- Thông cảm nghe, ngồi ghế đỡ vì tao chưa mua được... Tôi ngắt lời nó:

- Có sao đâu, bạn bè không mà. Ủa! Bà xã với mấy đứa nhỏ đâu?

- Ờ! Bả làm công nhân chưa về, còn mấy đứa nhỏ thì qua nhà nội chơi rồi, để tao rảnh tay mà may vá kiếm thêm!

- Nhà này mày mua hồi nào? Bao nhiêu mậy? Tôi hỏi nó, nó

ngượng ngùng:- Mua gì đâu, nhà mướn đó,

bốn năm rồi!Tự nhiên tôi thấy mình bị hớ

nên giả lả nói sang chuyện khác:- Mày làm thêm cả thứ bảy,

chủ nhật nữa à?- Lễ tao còn làm luôn nói chi

mấy ngày này. Người ta lo kiếm mấy ngày lễ, tết để đi chơi, còn tao trông cho tới ngày nghỉ lễ để tranh thủ làm, nhiều khi ngày thường tao không có nghỉ trưa luôn, vậy mà vẫn không đủ sống mày à!

Câu nói chừng như đơn giản của nó mà sao tôi nghe lòng mình se thắt lại, ngậm ngùi cho hoàn cảnh của thằng bạn thân thời nối khố. Chợt nhớ ra, hôm nay chủ yếu là ghé thăm nó vì lâu quá không gặp, sau đó đãi nó một bữa cho ra trò để cám ơn vì nhờ nó mà tôi có được ngày hôm nay, tôi rủ nó:

- Thôi, lâu lâu tao mới về, bữa nay nghỉ làm thêm một bữa, đi với tao làm vài ve cho vui!

TÌNH BẠN Truyện ngắn PHẠM TRẦN NGỌC

Nguồn Internet

Page 29: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 31

Nó gãi đầu ấp úng: Tao...tao...! Tôi nài nỉ nó:

- Thôi nghỉ một bữa đi, coi như mình xả hơi, đừng ngại gì hết, mọi thứ để tao lo, đi mậy! Nó lưỡng lự một chút nhưng rồi cũng đồng ý:

- Mày chờ tao chút, để tao gọi điện cho bà xã là tao đi với mày cho bả khỏi nấu cơm, chút nữa bả với mấy đứa nhỏ ghé nhà má tao ăn luôn. Tôi hối nó:

- Ừ, nhanh nghen mậy! Nó nạt lại:

- Thì cũng thay đồ rồi mới đi, hỏng lẽ bận quần cụt thằng quỷ! Nói xong nó chạy vào phòng thay đồ...

Bạn bè vậy đó, kêu mày tao từ khi tôi và nó học chung cấp hai, thân nhau lắm. Nó quê tận miền Trung theo gia đình vào Nam. Gia cảnh nhà nó khi đó nghèo khổ lắm, nhà tranh, vách đất, ở nhờ đất của người ta, anh em nheo nhóc, thiếu thốn trăm bề, ba má nó chạy lo từng bữa ăn cho cả nhà thôi cũng đuối. Cơm độn, khoai mì triền miên, thời gian đâu mà để ý đến việc học của anh em nó. Vậy mà anh em nó ai học hành cũng giỏi, năm nào cũng đứng đầu lớp. Tôi rất vui khi học chung lớp với nó, cái thằng năng nổ hoạt bát, cái gì cũng lanh lẹ tiên phong. Hai đứa thường xuyên đi học chung vì thuận đường, có lúc không có xe, tôi rước nó hoặc ngược lại, hai thằng cưỡi trên chiếc xe đạp cà tàng hì hục thay nhau đạp lên dốc muốn đứt hơi, mồ hôi nhễ nhại, vậy mà vui, đứa nào cũng cười toe toét. Thời đó có chiếc xe đạp là quý lắm rồi, mấy năm học cấp một toàn cuốc bộ mấy cây số, hình như nó cũng vậy nên hai đứa ngày càng trở nên thân thiết.

Giữa năm lớp 8, tôi nghỉ học ở nhà phụ gia đình làm ruộng,

vì bản chất nhà nông nên có suy nghĩ: “Không cần học nhiều, bi nhiêu đó là đủ rồi, cái quan trọng là ruộng đất nhiều, một mình ba làm không xuể, với lại học trễ vài tuổi so với chúng bạn thấy hơi ngượng nên cũng chán, nghỉ học phụ ba là hợp lý nhất”. Nghĩ thế nên tôi quyết định báo với nó khi hai đứa đang trên đường đi học về:

- Bắt đầu ngày mai, mày đi học một mình nghen!

Nó bất ngờ:- Sao vậy? Tôi tỉnh bơ:- Tao nghỉ học!Nó buồn thiu:- Sao nghỉ?- Thì chán nên nghỉ. Ngày

mai đi một mình vui nhé!Nghe xong nó im lặng không

nói câu nào nữa, lẳng lặng đạp xe chạy thẳng một mạch.

Nghỉ học ở nhà chưa được tuần lễ, đang phụ ba làm ở ngoài đồng thì thấy nó dắt một nhóm bạn học, có cả cô chủ nhiệm nữa, tôi lật đật rửa tay, mời cô và các bạn về nhà, chưa kịp mời nước thì cô chủ nhiệm đã vào ngay vấn đề với nhiều câu hỏi: “Sao nghỉ học vậy em? Có gì khó khăn à! Thôi, đi học lại đi em, có gì cô và lớp mình cùng chia sẻ”. Cô khuyên tôi hết lời, nhóm bạn thì năn nỉ, tôi im lặng không trả lời vì trong lòng đã quyết định rồi, đã nghỉ thì nghỉ luôn. Cô giáo và các bạn nói mãi, tôi mới trả lời: - Thưa cô, em cám ơn cô và các bạn rất nhiều nhưng em đi học thì không ai phụ giúp ba em chuyện ruộng nương, em rất muốn đi học nên suy nghĩ rất nhiều nhưng cuối cùng phải nghỉ thôi cô à!

Cô và các bạn lặng yên không nói gì thêm, có vẻ như bất lực trước quyết định của tôi. Nãy giờ nó ngồi im lặng, thấy cô và các

bạn nói riết không có kết quả, nó bước tới vỗ vai tôi:

- Ráng đi học đi mày ơi! Thời buổi này nếu không học thì sau này làm được gì, cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để phụ chú Bảy là được rồi. Mày thấy đó, nhà tao khổ cỡ này mà còn ráng đi học được, còn nhà mày đến nỗi nào đâu. Ráng đi học lại đi, đừng để sau này tiếc thì không còn thời gian nữa đâu nghe mậy!

Nghe câu nói đó của nó tự dưng trong tôi lại có động lực mạnh mẽ, sự ham học trong tôi trỗi dậy, cộng với lời khuyên của ba:

- Thôi, cô và các bạn đã nói vậy, con sắp xếp đi học lại đi con, khi nào rảnh thì phụ ba, ba ráng tí cũng được mà! Không sao đâu!

Tôi quyết định đi học lại với quyết tâm:”Dù khó khăn đến đâu cũng ráng học đến nơi đến chốn”.

Nó vui ra mặt vì từ nay hai đứa lại tiếp tục đi chung đường đến lớp. Thời gian sau đó dường như gia đình nó càng khó khăn hơn nên kỳ học phí nào nó cũng đóng muộn, nhiều lúc bị nhắc nhở nó cứ hẹn lần hẹn lượt. Thấy nó hiền lành ham học, có khi cô chủ nhiệm vận động cả lớp góp tiền đóng học phí cho nó, nó cảm động muốn khóc và hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn. Ấy vậy mà nó lại thất hứa khi đang học giữa kỳ lớp chín, tôi hụt hẫng vì nó nói với tôi trong nước mắt:

- Tao phải nghỉ học rồi mày ơi!

- Có chuyện gì mà mày nghỉ học?. Tôi sốt ruột.

- Ba má tao cố gắng hết sức nhưng lo hết nổi rồi! Phía sau tao còn mấy đứa em nữa, mà dù gì tao cũng ráng học xong lớp chín rồi mới nghỉ, mày đừng nói với ai trong lớp mình nghe, hứa nghen mậy!

Nguồn Internet

Page 30: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

32 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

Tôi miễn cưỡng gật đầu và giữ lời hứa với nó là không nói gì với ai trong lớp cả. Cũng từ ngày đó tôi và nó ít gặp nhau, thi thoảng vài ba tháng, có lúc cả năm, vì lúc tôi về thì nó đi làm và ngược lại, nó rảnh tìm tôi thì tôi đi học...

Tôi tốt nghiệp đại học, trở về quê tìm việc, lúc đầu gặp nhiều khó khăn, có lúc chán nản muốn buông xuôi, nó cũng lại là người an ủi tôi, mặc dù nó vẫn đang khó khăn với công việc không ổn định, lúc nào nó cũng khuyên tôi:

- Từ từ, có trình độ như mày rồi sẽ có công việc ngon lành thôi, đừng buồn nữa, rồi sẽ ổn thôi mà, vui lên đi mậy!

Ấy vậy mà lời nói của nó đúng thật. Năm sau, tôi được tuyển vào làm tại Công ty của Hàn quốc bên Tân Uyên với mức lương tương đối ổn định, sau vài năm tôi lập gia đình và ở luôn bên đó, cuộc sống của tôi khá sung túc, lâu lâu mới về thăm ba má một lần. Đã mấy lần ghé nhà tìm hoài mà không gặp nó, bác Năm má của nó nói, sau khi học bổ túc hết lớp 12, nó theo học lớp trung cấp ở tỉnh, sau đó theo học lớp liên thông đại học. Tôi mừng và khâm phục sự ham học của nó, dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng đi học cho bằng được. Tôi thầm cầu mong cho nó có được cuộc sống tốt đẹp hơn, đỡ phải vất vả chạy vạy. Nhưng dường như sự nghèo khó cứ bám lấy không buông tha cho nó. Bạn bè chung lớp giờ ít nhiều đã thành đạt, làm ông này bà nọ, riêng nó, dù cố gắng đến mấy cũng vẫn hai bàn tay trắng, bằng chứng là hôm nay tôi ghé thăm và đã thấy hoàn cảnh của nó. Hèn gì hôm chúng tôi tổ chức Họp mặt kỷ niệm 20 năm ngày ra trường, mời nó mà nó tránh không đi, có lẽ do mặc cảm

về cuộc sống hiện tại của mình...Hai đứa vào quán, tôi gọi

bia bọt, đủ thứ món ăn nhậu, nó khoát tay:

- Ít thôi, có hai thằng ăn sao hết, với lại kêu nhiều quá tốn tiền!

- Không sao, yên chí, tao chuẩn bị hết rồi, bữa nay chỉ có tao với mày, nên tao không hú thêm thằng bạn nào hết!

Vào được vài chai, tôi với nó ngà ngà và bắt đầu vào chuyện. Tôi hỏi nó:

- Nghe nói mày tốt nghiệp đại học rồi vào làm ở cơ quan nào phải không? Công việc thế nào mà sao tao thấy cuộc sống mày chật vật quá mậy?

Nét mặt nó chùng lại, dường như nó không muốn nói nhưng có lẽ vì là bạn thân, hay vì hôm nay đã có hơi bia nên nó không kiềm chế được mà bộc bạch với tôi, thằng bạn thân duy nhất trong đời nó. Nó bắt đầu thổ lộ:

- Mày biết không? Cuộc đời tao quả thật nhiều lận đận, đường học thì ngắt quảng, việc làm thì dở dở ương ương, lương bổng thì lèo tèo vài đồng bạc, chạy vạy vắt giò lên cổ cũng không đủ lo cho vợ con, thời gian gần đây còn bị cắt giảm hợp đồng, tinh giản biên chế, lương công nhân của bà xã thì tuột dốc thê thảm, con thì đang tuổi ăn tuổi lớn. Bấm bụng lắm tao mới để bà xã phải vất vả làm lụng cực khổ. Nhiều lúc nản chí tao muốn bỏ xứ đi luôn hay lên chùa tu cho bỏ cái sự đời khốn khổ này!

Tôi không ngờ thằng bạn tôi, ngoài mặt mạnh mẽ, linh hoạt, lúc nào cũng cười nói vui vẻ nhưng trong lòng lại chất chứa nhiều nỗi niềm đến vậy. Thằng bạn mà ngày xưa từng khuyên lơn, an ủi tôi bây giờ lại có hoàn cảnh tội nghiệp thế này, là người có tài như nó tôi nghĩ cũng phải ngon

lành lắm chứ, đúng là ai biết được chữ ngờ...Bây giờ tôi lại là người an ủi nó:

- Thôi, đừng buồn nữa, cuộc sống có khi này khi khác, không lẽ cứ khổ hoài vậy sao? Yên chí đi, mày còn có tao ở đây, khó khăn gì thì tao giúp đỡ, mày biết không, ngày trước nếu không có lời động viên của mày, làm gì tao có được ngày hôm nay, yên tâm nhé, bạn bè mà, lúc khó khăn không giúp nhau thì chờ đến khi nào!

Nó ngước nhìn tôi, nghèn nghẹn trong lòng, hai hàng nước mắt tôi tự nhiên lăn dài xuống má.

Nhìn vào đôi mắt rưng rưng của nó tôi ngầm hiểu: “Đời nó gặp nhiều sóng gió, thăng trầm, nhiều nỗi niềm u uất giấu kín trong lòng không thổ lộ với ai, hôm nay gặp bạn thân, với lại có thêm hơi bia nên mới trút hết ra đây cho nhẹ lòng, và chỉ có tôi là bạn bè chí cốt nên mới thấu được nỗi niềm của nó”…

Trên đường về, tôi thầm nghĩ và cầu mong cho nó sẽ có một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống tốt lành. Tôi hứa sẽ giúp đỡ nó hết mình với khả năng có thể, không những để cám ơn cái nghĩa ngày trước giữa tôi và nó mà còn là cái tình của đôi bạn học ngày xưa, bạn thân chí cốt không thể nào quên được.

Page 31: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

THAÙNG 11-2020 ° 33

Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn: Năm 1698, ông

Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược Cao Miên, lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định; lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng đình Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng đình Phiên Trấn... Từ mốc lịch sử 1698 – 1998, năm 1998 Thành Phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn. Thành Phố Hồ Chí Minh và đất Bình Dương ngày nay cùng có lịch sử ra đời tương tự Sài Gòn.

Tuy nhiên, tới năm 1802, khi vua Gia Long nhà Nguyễn thống nhất đất nước, đặt quốc hiệu là Việt Nam, từ đấy làng Phú Thuận mới được thành lập (trước CM Tháng Tám 1945 là 143 năm).

Dân làng bấy giờ phần lớn là lưu dân người Kinh mang theo phong tục tập quán từ miền Bắc. Để thực hiện đời sống tín ngưỡng cộng đồng nơi vùng đất mới còn hoang sơ, họ đã xây dựng một ngôi đình bằng gỗ tại đất Phú Thuận.

Năm 1836, vua Minh Mạng sai hai đại thần là Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng tiến hành công cuộc đạc điền lập địa bạ, khi ấy làng Phú Thuận thuộc tổng Bình Chánh Trung, huyện Bình An. Tổng Bình Chánh Trung lúc đó có 12 thôn xã.

Đến 1851, vua Minh Mạng bỏ hai huyện Phước Bình và Long Khánh cho qui về phủ Phước Long và Phước Tuy kiêm nhiếp.

Huyện Ngãi An nhập về Bình An (Thủ Dầu Một) kiêm nhiếp.

Tới năm Tự Đức thứ 5 (1852), nhà vua ban sắc phong thần cho các làng xã khắp vùng Lục tỉnh Nam Bộ. Đây là đợt ban sắc phong quy mô nhất tại miền Nam.

Đình Phú Thuận cũng được nhà vua sắc phong Thần trong đợt này. Đây là sắc phong Thành hoàng bổn cảnh để bảo hộ cho sự bình yên trong thôn xóm và đánh dấu sự hiện hữu của đình làng Phú Thuận (trước Cách mạng tháng Tám 1945 là 93 năm).

Trong chiến tranh chống Pháp 1945 - 1954, đình

Phú Thuận đã áp dụng phương thức tiêu thổ kháng chiến (tháo dỡ không cho giặc đóng quân hoặc làm cơ sở chống lại nhân dân). Đến năm 1972, do yêu cầu dân làng có nơi thờ cúng, ông Lê Văn Thám (tự Sáu Đúng) khởi xướng cùng Ban nghi lễ vận động nhân dân quanh vùng (bao gồm khu 6 và khu 7 phường Phú Lợi hiện nay) cùng một số người hảo tâm đã công đức đóng góp xây dựng lại ngôi đình khang trang kiên cố như hiện nay (có bảng danh sách đóng góp lưu tại đình). Trong thời gian này và đất đai của đình rộng chừng 2 ha. Đình đã cho nhân dân quanh vùng đến khai phá, sản xuất. Sau giải phóng 1975, diện tích này được nhà nước cấp cho 6 hộ dân, đình chỉ còn lại 3.680 m2 trong khuôn viên như hiện nay.

Trải qua nhiều năm, đình làng được trùng tu, gia cố bằng nguồn tiền do nhân dân đóng góp trong hai kỳ lễ hội. Hàng năm đình tổ chức Lễ hội Kỳ yên vào ngày 16 tháng 02 và ngày 16 tháng 8 âm lịch, có ban nhạc lễ, học trò lễ, ban nghi lễ các đình bạn và gần 500 người dân trong vùng đến dâng hương Chiêm bái Lệnh Tôn Thần cầu cho Quốc Thái Dân An, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Đầu năm 2019 do yêu cầu mở rộng lộ giới, đình được đền bù đất đai 01 tỷ đồng (tương đương 25 cây

Đình thần Phú Thuận

Vài nét lịch sửđình Thần Phú Thuận

(Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương)

NGUYỄN BÁ NHÂN

Page 32: Soá 11 - Thaùng 11/2020vannghebinhduong.org.vn/public/files/new/images... · Vĩnh Thông (19) - Phan Thành Minh (19) - Trần Anh (19) - Nguyễn Thánh Ngã (26) - Chung Hạnh

34 ° VAÊN NGHEÄ BÌNH DÖÔNG

vàng). Được sự nhất trí của Ban nghi lễ, sự đồng thuận của nhân dân và sự ủng hộ của chính quyền địa phương, Ban nghi lễ đã tiến hành xây dựng mới khu chính điện gồm 100 m2; trùng tu và mở rộng khu Đông lang, Tây lang, lát gạch toàn bộ nội thất và tu bổ thêm mặt tiền đình v.v…

Để đền đáp công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã đổ xương máu đổi lấy hòa bình, độc lập như ngày hôm nay và để tưởng nhớ đến 60 người con liệt sĩ ở đất Phú Thuận đã hy sinh trên khắp các chiến trường, Ban nghi lễ đã cho lập linh vị thờ cúng ở phía Tây lang của Đình một cách trang trọng. Được sự tín nhiệm của cộng đồng dân cư, theo phong tục tập quán ở địa phương, Ban nghi lễ đình Thần đã thực hiện nghi thức lễ hội trong dịp Kỳ yên hàng năm, cùng với việc quản lý tôn tạo, Ban nghi lễ cũng

duy trì các hoạt động khác của đình như giao tế với các Ban nghi lễ đình bạn, quan hệ với chính quyền địa phương và các ngành chức năng liên quan.

Nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công đóng góp sức người, sức của vào việc tạo dựng ngôi đình Phú Thuận để cho dân làng có nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng, Ban nghi lễ đình thần Phú Thuận đã thường xuyên nhắc nhở về lịch sử tạo dựng ngôi đình, với mong muốn rằng các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ chung tay gìn giữ và phát huy một di tích văn hóa tâm linh quý báu của địa phương.

Tài liệu tham khảo: “Lịch sử đình thần Phú Thuận” của Trung Tâm Bảo toàn Di tích Cố Đô Huế; ngoài ra các ông Lê Văn Thám, Lê Đoàn Hùng là những chứng nhân lịch sử của ngôi đình.

MỜI CỘNG TÁC BÁO XUÂN TÂN SỬU – NĂM 2021

THÔNG BÁO Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bình Dương trân trọng mời cộng tác viên, bạn đọc tham gia viết bài cho :

BÁO XUÂN VĂN NGHỆ BÌNH DƢƠNG TÂN SỬU – NĂM 2021

Các bài cộng tác, tham gia trong BÁO XUÂN VĂN NGHỆ BÌNH DƢƠNG, XUÂN TÂN SỬU – NĂM 2021 được viết ở các thể loại sau: Truyện ngắn; Tản văn; Bút ký; Viết ngắn, ghi chép; Thơ (không quá 5 khổ, 20 câu); Tản mạn về những thú vui tao nhã ngày Xuân của ngày xưa hoặc ngày nay; những tập quán đẹp ngày Xuân trên quê hương Bình Dương hoặc của người Việt Nam; sưu tầm chuyện hay về Trâu; những năm Sửu nổi bật trong lịch sử Việt Nam; Tranh biếm họa vui ngày Tết…

Tòa soạn ưu tiên sử dụng những bài có tính phát hiện mới lạ, độc đáo liên quan đến văn hóa văn nghệ dân gian ngày Tết; chuyện ăn Tết của các chiến sĩ bộ đội đang gìn giữ biên cương, biển trời Tổ quốc; chuyện vui kháng chiến ngày Tết.

Các bài viết cho BÁO VĂN NGHỆ BÌNH DƢƠNG, XUÂN TÂN SỬU – NĂM 2021 vui lòng không gửi cùng lúc cho nhiều tờ báo khác nhau. Các bài viết cộng tác, tác giả cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, email và số điện thoại, số tài khoản (nếu có) để tòa soạn tiện việc liên lạc và gửi tiền nhuận bút nếu bài được đăng.

Bài cộng tác (gửi qua bưu điện hoặc email) viết trên một mặt giấy A4, xin vui lòng gửi theo địa chỉ email: [email protected] hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương, số 52 Bạch Đằng, Phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ngoài phong bì nhớ ghi rõ:

Bài cộng tác BÁO XUÂN VĂN NGHỆ BÌNH DƢƠNG TÂN SỬU – NĂM 2021 Hạn chót nhận bài: Ngày 20/11/2020. Rất mong nhận được sự cộng tác của quý cộng tác viên và bạn đọc.

BAN BIÊN TẬP Tạp chí Văn nghệ Bình Dƣơng