21
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC _____o0o_____ SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013

SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

  • Upload
    lebao

  • View
    219

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮCCÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC

_____o0o_____

SỔ TAYKỸ THUẬT – VẬN HÀNH

Hà nội, tháng 11 năm 2013

Page 2: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

Lời mở đầu

Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc phân cấp quyền điều khiển, quyềnkiểm tra theo quy định của EVN tại công văn 1927/EVN - KTSX ngày 08/6/2012,kịp thời cô lập phần tử bị sự cố (ngăn chặn sự cố lan tràn), đảm bảo độ bền cho thiếtbị.

NGC biên soạn cuốn sổ tay “Kỹ thuật – Vận hành” đề cập những vấn đề cơbản cần phải tìm hiểu đối với nhân viên trực vận hành TBA 110kV, xử lý các tìnhhuống điển hình trong vận hành dựa trên các quy trình “Điều độ HTĐ Quốc Gia”;quy trình “Thao tác HTĐ Quốc Gia” và quy trình “Xử lý HTĐ Quốc Gia” và quytrình vận hành, quy phạm trang bị điện đang được áp dụng.

Sổ tay này chỉ áp dụng cho nội bộ cán bộ công nhân viên Công ty Lưới điệncao thế miền Bắc!

Nhóm biên soạn

Page 3: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

Mục lục

Mục 1: Phân cấp quyền điều khiển trong TBA 110kV.............................................1

Mục 2: Các công việc trong ca của trực ca vận hành ...............................................2

Mục 3: Thao tác tại TBA 110kV ..............................................................................4

Mục 4: Xử lý sự cố ...................................................................................................10

Mục 5: Một số quy định trong vận hành...................................................................16

Giải thích các từ viết tắtTBA: Trạm biến áp 110kV

MBA: Máy biến áp lực 110kV

A1: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc

Bx: Điều độ lưới điện phân phối

ĐĐ A1: Kỹ sư điều hành Hệ thống điện miền Bắc

ĐĐ Bx: Điều độ viên lưới điện phân phối, trực thuộc các Công ty Điện lực tỉnh

Trực ban NGC: Trực ban Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc

Nhân viên vận hành: Trực ca vận hành (trực chính, trực phụ) tại TBA 110kV

Nhân viên vận hành cấp trên: ĐĐ A1 hoặc ĐĐ Bx giữ quyền điều khiển thiết bị

Page 4: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

1

MỤC I: PHÂN CẤP QUYỀN ĐIỀU KHIỂN TRONG TBA 110kV

1. Quyền điều khiển và quyền kiểm tra

Quyền điều khiển thiết bị của một cấp điều độ là quyền ra lệnh chỉ huy điều độ,thay đổi chế độ làm việc của thiết bị (thay đổi công suất phát P/Q, khởi động, ngừng tổmáy, đóng, cắt máy cắt và dao cách ly...). Mọi sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị chỉđược tiến hành theo lệnh chỉ huy điều độ trực tiếp của cấp điều độ này trừ trường hợp nêutrong mục “lưu ý”

Quyền kiểm tra thiết bị của một cấp điều độ là quyền cho phép ra lệnh chỉ huyđiều độ, thay đổi hoặc nắm các thông tin về chế độ làm việc của thiết bị không thuộcquyền điều khiển của cấp điều độ này. Mọi lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việccủa thiết bị, phải được sự cho phép của cấp điều độ này, trừ trường hợp quy định tại mục“lưu ý”, và sau khi thực hiện xong lệnh chỉ huy điều độ thay đổi chế độ làm việc của thiếtbị, phải báo lại kết quả cho cấp điều độ đó.

Lưu ý: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đedoạ đến tính mạng con người và an toàn thiết bị), cho phép trực chính đương ca tiến hànhthao tác theo quy trình mà không phải xin phép kỹ sư điều hành Hệ thống điện miền, Điềuđộ viên lưới điện phân phối (nhân viên vận hành cấp trên) và phải chịu trách nhiệm vềthao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vậnhành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị này.

2. Quyền điều khiển và quyền kiểm tra tại TBA 110kV

Quy định về quyền điều khiển, quyền kiểm tra được nêu tại sơ đồ phân cấp quyềnđiều khiển, quyền kiểm tra do A1 ban hành, trong đó các thiết bị không thuộc quyền điềukhiển của A1 thì thuộc quyền điều khiển của Bx, cụ thể:

a. Quyền điều khiển

- Thiết bị thuộc quyền điều khiển của A1: Các thiết bị có cấp điện áp 110kV; Cácmáy cắt tổng và các thiết bị đóng/cắt kèm theo máy cắt tổng ở các phía trung áp của máybiến áp 110kV; Các thiết bị bù phía 110 kV.

- Cấp điều độ lưới điện phân phối Bx: Các thiết bị có cấp điện áp dưới 110kVkhông thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ miền.

- Riêng đối với các trạm biến áp 110kV của khách hàng mà chỉ cấp điện cho riêngkhách hàng đó, cấp điều độ miền phân cấp quyền điều khiển cho khách hàng đó, nhưngvẫn giữ quyền kiểm tra.

Page 5: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

2

b. Quy định về quyền kiểm tra.

Đối với các thiết bị thuộc NGC quản lý, các cấp Điều độ không giữ quyền kiểmtra, A1 chỉ giữ quyền kiểm tra với các TBA 110kV chuyên dùng của khách hàng đã đượcphân cấp quyền điều khiển.

MỤC II: CÁC CÔNG VIỆC

TRONG CA CỦA NHÂN VIÊN VẬN HÀNH

1. Trong thời gian đi ca, nhân viên vận hành phải:

a. Thực hiện so và chỉnh giờ thống nhất với các cấp Điều độ.

b. Nêu rõ tên và chức danh trong mọi liên hệ, nội dung liên hệ phải được ghi chépđầy đủ vào sổ nhật ký vận hành theo trình tự thời gian.

c. Thực hiện kiểm tra định kỳ các thiết bị trong TBA theo nhiệm vụ đã được phâncông đối với trực chính và trực phụ tại “quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, côngnhân viên vận hành TBA 110kV”. Theo dõi đảm bảo các thông số vận hành của thiết bịnằm trong dải cho phép đã được quy định tại quy trình vận hành thiết bị và quy phạm hiệnhành.

d. Ghi chép đầy đủ các thông số vận hành, nhật ký vận hành vào các đầu sổ quản lýkỹ thuật, sổ an toàn. Kiểm tra đảm bảo hệ thống ghi âm hoạt động tốt, mọi liên hệ khithao tác và xử lý sự cố với các cấp điều độ đều phải được ghi âm.

e. Khi xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường trong ca trực của mình, nhân viên vậnhành phải thực hiện đúng các điều quy định trong quy trình xử lý sự cố HTĐ Quốc giahiện hành và báo cáo những thông tin cần thiết cho Lãnh đạo đơn vị và điều độ cấp trênbiết (theo phân cấp).

f. Đối với sự cố xảy ra, sau khi xử lý xong sự cố, nhân viên vận hành phải có bảnbáo cáo nhanh, gửi về trực ban Công ty.

2. Thực hiện Giao/nhận ca

2.1- Nhận ca:

Nhân viên vận hành cần có mặt trước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu nhữngsự việc xẩy ra từ ca gần nhất của mình đến ca hiện tại, nội dung:

1. Phương thức vận hành trong ngày; Sơ đồ nối dây của các thiết bị trong trạm, lưuý những thay đổi so với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị;

2. Những ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và sổ giao ca;

Page 6: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

3

3. Những thao tác đưa thiết bị ra khỏi vận hành và đưa vào vận hành, đưa vào dựphòng theo kế hoạch sẽ được thực hiện trong ca;

4. Những mệnh lệnh mới trong sổ mệnh lệnh và sổ ghi các bức điện gửi từ cấp trênvà các đơn vị;

5. Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành,những mệnh lệnh của Lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặcbiệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ;

6. Kiểm tra hoạt động của hệ thống SCADA/EMS/DMS và thông tin liên lạc;

7. Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca;

8. Các nội dung khác theo quy định riêng của từng Chi nhánh (nếu có);

9. Ký tên vào sổ giao, nhận ca (người nhận ca ký trước, người giao ca ký sau).

2.2- Trước khi giao ca, nhân viên vận hành phải:

1. Hoàn thành các công việc, sự vụ trong ca gồm: Ghi sổ giao ca, các sổ ghi thôngsố vận hành thiết bị, các đầu sổ an toàn, quản lý kỹ thuật, vệ sinh công nghiệp;

2. Thông báo một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca nhữngthay đổi trong phương thức vận hành TBA, tình trạng các thiết bị cùng những mệnh lệnh,chỉ thị mới có liên quan đến công tác điều độ, vận hành trong ca mình;

3. Thông báo cho người nhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong camình và những hiện tượng khách quan đang có nguy cơ đe dọa đến chế độ làm việc bìnhthường của thiết bị trong TBA.

4. Giải thích thắc mắc của người nhận ca về những vấn đề họ chưa rõ;

5. Ký tên vào sổ giao, nhận ca sau khi người nhận ca đã ký.

Thủ tục giao, nhận ca được thực hiện xong khi nhân viên vận hành nhận ca và nhânviên vận hành giao ca đều đã ký tên vào sổ giao ca. Kể từ khi ký nhận ca nhân viên vậnhành nhận ca có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mìnhtrong ca trực.

3. Nhân viên vận hành không được thực hiện các nội dung sau:

a. Giao, nhận ca khi chưa hoàn thành các công việc, sự vụ hoặc chưa thông báo đầyđủ tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.

Page 7: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

4

b. Giao, nhận ca khi có đầy đủ lý do xác định người nhận ca không đủ tỉnh táo do đãuống rượu, bia, sử dụng các chất kích khác đã bị cấm. Trường hợp này, nhân viên vậnhành phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị để cử người khác thay thế.

c. Giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp.

d. Làm việc hai ca liên tục.

e. Bỏ vị trí trong thời gian trực ca hoặc hết giờ trực ca nhưng chưa có người đếnnhận ca. Khi không có người đến thay ca, nhân viên vận hành phải báo cáo với Trưởngtrạm biết, để bố trí người khác thay thế, đảm bảo thời gian kéo dài ca trực không quá 04giờ.

f. Cho người không có nhiệm vụ vào trạm khi chưa được phép của Lãnh đạo đơn vị.

g. Làm việc riêng trong thời gian trực ca.

h. Trong khi trực ca không được uống rượu, bia, sử dụng các chất kích khác đã bịcấm.

4. Một số trường hợp đặc biệt nhân viên vận hành được phép:

a. Giao, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp nếuđã được sự đồng ý của Lãnh đạo Chi nhánh. Khi cho phép nhân viên vận hành giao, nhậnca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp thì Lãnh đạo Chi nhánhtrực tiếp cho phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

b. Giao, nhận ca sau sự cố, khi đã đến giờ giao ca mà chưa hoàn thành các côngviệc, sự vụ trong ca nếu được phép của Lãnh đạo Chi nhánh. Trường hợp này, nhân viênvận hành giao ca phải ở lại hoàn chỉnh các công việc, sự vụ.

MỤC III: THAO TÁC TẠI TBA 110kV

1. Phiếu thao tác

1.1- Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác trước khi tiến hành thao tác theobiểu mẫu quy định (gồm mẫu 01-PTT/BCN và mẫu 02-PTT/BCN) trừ các trường hợpsau:

a. Xử lý sự cố, trong trường hợp này nhân viên vận hành phải ghi chép đầy đủ cácbước thao tác, xử lý sự cố vào sổ nhật ký vận hành;

b. Tại các cấp điều độ, thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 3 bước.Trong trường hợp này người ra lệnh phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhậtký vận hành trước khi thực hiện thao tác;

Page 8: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

5

c. Thực hiện theo phiếu thao tác mẫu đối với các trường hợp cụ thể, trong trườnghợp này, nhân viên vận hành phải kiểm tra phiếu thao tác mẫu, phù hợp với sơ đồ nối dâyhiện tại.

1.2- Đối với thao tác chỉ tiến hành trong phạm vi một trạm điện, người ra lệnh (kỹsư điều hành HTĐ miền hoặc Điều độ viên lưới điện phân phối) có thể uỷ quyền chongười nhận lệnh (trực ca TBA 110kV) viết phiếu thao tác và được người ra lệnh duyệtphiếu thao tác.

1.3- Phiếu thao tác phải rõ ràng, không được sửa chữa, tẩy xóa. Trong phiếu thaotác cần làm rõ phiếu được viết cho sơ đồ nối dây nào. Trước khi tiến hành thao tác phảikiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ trong phiếu, nếu sơ đồ trongphiếu không đúng với sơ đồ thực tế phải viết lại phiếu thao tác khác phù hợp với sơ đồthực tế. Mọi sự thay đổi nội dung thao tác trong phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ thựctế phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu, phải được ghi vào mục "Các hiện tượngbất thường trong thao tác" và sổ nhật ký vận hành.

1.4- Những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ ít nhất 03 tháng.Phiếu thao tác phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra trong trường hợp thao tác có xảy rasự cố hoặc tai nạn.

1.5- Đối với PTT mẫu: Do trực chính lập và trạm trưởng TBA phê duyệt phiếu,CNLĐ trực tiếp quản lý ban hành. Phiếu thao tác mẫu được lập cho những trường hợpsau:

a. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành thanh cái;

b. Thao tác dùng máy cắt vòng thay cho máy cắt đang vận hành và ngược lại;

c. Thao tác tách ra hoặc đưa vào vận hành máy biến áp;

d. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành các thiết bị bù;

e. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành đường dây.

2. Thực hiện thao tác

2.1- Đối với phiếu thao tác có kế hoạch, ca chiều hàng ngày kiểm tra lại PTT saukhi các cấp Điều độ gửi qua địa chỉ mail hoặc fax và có phản hồi khi cần thay đổi trongphiếu thao tác. Ca trực thực hiện thao tác phải kiểm tra, rà soát lại phiếu với cấp Điều độgiữ quyền điều khiển thiết bị trước khi thực hiện thao tác.

2.2- Khi thực hiện phiếu thao tác, các nhân viên nhận lệnh thao tác phải chú ý cácnội dung sau:

Page 9: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

6

a. Đọc kỹ phiếu thao tác và kiểm tra phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích thaotác;

b. Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác, phải đềnghị người ra lệnh thao tác làm sáng tỏ. Chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ cácbước thao tác;

c. Người nhận lệnh thao tác phải ký và ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác trước khithao tác;

d. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thựctế có phù hợp với phiếu thao tác hay không;

e. Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong phiếu. Khôngđược tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của người ra lệnh;

f. Khi thực hiện xong các bước thao tác, phải đánh dấu từng thao tác vào phiếu đểtránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục;

g. Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc vềthiết bị và những hiện tượng bất thường, phải kiểm tra tìm nguyên nhân trước khi thựchiện các thao tác tiếp theo;

h. Mọi thao tác dao cách ly hoặc dao tiếp đất bằng điều khiển xa đều phải kiểm tratrạng thái tại chỗ ngay sau mỗi lần thao tác, riêng trạm GIS phải kiểm tra tín hiệu cơ khíchỉ trạng thái tại chỗ của dao cách ly hoặc dao tiếp đất.

2.3- Mọi thao tác đều phải có hai người phối hợp thực hiện: Một người giám sát vàmột người trực tiếp thao tác. Hai người này phải biết rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiệntrường; đã được đào tạo và kiểm tra đạt được chức danh vận hành; được bố trí làm côngviệc vận hành trạm. Người trực tiếp thao tác phải có trình độ an toàn từ bậc 3, người giámsát phải có trình độ an toàn từ bậc 4 trở lên. Trong mọi trường hợp, cả hai người đều chịutrách nhiệm như nhau về thao tác của mình.

2.4- Trước khi đưa thiết bị trong trạm vào vận hành, nhân viên vận hành phảikhẳng định chắc chắn tất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết, đã tháohết tiếp đất di động, đã khoá tất cả các phiếu công tác.

2.5- Cấm thực hiện thao tác đóng điện đường dây hoặc thiết bị trong trường hợp tấtcả các bảo vệ chính đều không làm việc.

2.6- Trình tự tiến hành thao tác theo phiếu thao tác như sau:

a. Tại vị trí thao tác hoặc điều khiển, nhân viên vận hành phải kiểm tra cẩn thận

Page 10: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

7

lại, xem tên các thiết bị, trạng thái thiết bị có tương ứng với tên và trạng thái trong phiếuthao tác không;

b. Khi đã khẳng định thiết bị phải thao tác là đúng, người giám sát đọc, người thaotác nhắc lại và thực hiện từng bước thao tác theo phiếu thao tác.

2.7- Trong trường hợp không thực hiện được một thao tác máy cắt hoặc dao cáchly, nhân viên vận hành phải dừng thao tác để kiểm tra:

a. Thao tác đúng hay sai;

b. Vị trí đóng hay cắt của thiết bị có liên quan đến các thao tác đang tiến hành cóđúng với mạch khoá liên động không;

c. Mạch khoá liên động có làm việc tốt không. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy cósai sót ở mạch khoá liên động thì phải thông báo ngay cho người ra lệnh thao tác biết.

d. Không được tự ý tách hoặc cô lập các mạch khoá liên động. Trường hợp cầnthay đổi mạch khoá liên động phải có quy định và được sự đồng ý của lãnh đạo trực tiếpđơn vị hoặc của Nhân viên vận hành cấp trên.

2.8- Sau khi kết thúc thao tác, nhân viên vận hành phải thực hiện các thủ tục giaonhận thiết bị theo đúng quy định, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ giao nhậnca, số phiếu thao tác, những thay đổi trong sơ đồ rơ le bảo vệ và tự động, đặt hoặc tháo gỡcác tiếp đất di động có chỉ rõ địa điểm, các thay đổi nối dây trên sơ đồ vận hành, các độicông tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác.

3. Thao tác máy cắt

3.1- Phải kiểm tra máy cắt đủ tiêu chuẩn đóng/cắt trước khi thao tác, khi đã đến chukỳ cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng (theo quy trình vận hành máy cắt hoặchướng dẫn của nhà chế tạo).

3.2- Trước khi đưa máy cắt đang ở chế độ dự phòng vào vận hành, phải kiểm tra lạimáy cắt và các bộ phận liên quan, đảm bảo máy cắt vận hành bình thường.

3.3- Chỉ tiến hành thao tác máy cắt khi mạch điều khiển ở trạng thái tốt và khôngchạm đất. Việc tiến hành thao tác trong trường hợp có chạm đất trong mạch điều khiểnchỉ cho phép trong chế độ sự cố.

3.4- Sau khi thao tác bất kỳ máy cắt nào cũng phải kiểm tra chỉ thị tại chỗ trạng tháicủa máy cắt, khoá điều khiển của máy cắt (nếu sau đó có thao tác tại chỗ dao cách ly haiphía của máy cắt đó).

3.5- Phải kiểm tra trạng thái mở của máy cắt hợp bộ trước khi thao tác, di chuyển từ

Page 11: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

8

trạng thái vận hành sang thí nghiệm hoặc ngược lại.

3.6- Việc đóng/cắt thử máy cắt được thực hiện khi đảm bảo được một trong các yêucầu sau:

a. Các dao cách ly hai phía của máy cắt được cắt hoàn toàn và chỉ đóng dao tiếpđất hoặc tiếp đất di động ở một phía của máy cắt này.

b. Nếu đóng dao cách ly một phía của máy cắt, phải cắt tất cả các tiếp đất của ngănmáy cắt này.

3.7- Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của đèn tín hiệu và của đồnghồ đo lường mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ trong các trường hợp sau:

a. Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này;

b. Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thựchiện bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm);

c. Thực hiện thao tác xa.

3.8- Các máy cắt đã có tổng dòng cắt ngắn mạch (lũy kế) hoặc có số lần cắt ngắnmạch đến mức quy định, nhưng khi cần thiết phải thao tác, thì phải kiểm tra máy cắt, nếuđủ tiêu chuẩn vận hành và được sự đồng ý của Giám đốc hoặc phó Giám đốc kỹ thuật cấpCông ty thì cho phép được tiếp tục vận hành, nếu không đạt phải duy tu, bảo dưỡng.

4. Thao tác dao cách ly

4.1- Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện, khi dòngđiện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó (doCông ty ban hành). Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện trong cáctrường hợp sau:

a. Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện;

b. Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới điện không có hiện tượngchạm đất;

c. Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cáiđã đóng;

d. Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;

e. Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị;

f. Đóng và cắt không tải máy biến điện áp.

4.2- Trước khi thực hiện thao tác dao cách ly hai phía máy cắt, phải kiểm tra máycắt đã cắt tốt 3 pha, khoá điều khiển máy cắt nếu dao cách ly đó được thao tác tại chỗ.

Page 12: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

9

4.3- Thao tác tại chỗ dao cách ly phải thực hiện nhanh chóng và dứt khoát, nhưngkhông được đập mạnh ở cuối hành trình. Trong quá trình đóng/cắt dao cách ly, nghiêmcấm cắt/đóng lưỡi dao trở lại khi thấy xuất hiện hồ quang.

4.4- Sau khi kết thúc thao tác dao cách ly, phải kiểm tra vị trí các lưỡi dao, tránhtrường hợp chưa đóng cắt hết hành trình, lưỡi dao trượt ra ngoài hàm tĩnh.

5. Thao tác tách/khôi phục MBA 110kV

5.1 - Trình tự thao tác tách máy biến áp ra sửa chữa như sau:

a. Trong trường hợp trạm có 02 MBA, căn cứ phiếu thao tác mà các cấp điều độ đãduyệt trước đó, kiểm tra trào lưu công suất, để có kiến nghị với các cấp điều độ thay đổisơ đồ nối dây thích hợp, tránh quá tải các máy biến áp khác;

b. Kiểm tra lại nguồn tự dùng, đề nghị Bx chuyển nguồn cấp cho tự dùng nếunguồn điện tự dùng lấy qua máy biến áp đó;

c. Khóa chế độ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (nếu có);

d. Cắt máy cắt các phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp theo trình tự đã đượcquy định (cắt phía phụ tải trước, cắt phía nguồn sau);

e. Kiểm tra máy biến áp không còn điện áp;

f. Cắt các dao cách ly liên quan cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp của máy biếnáp theo trình tự đã được quy định;

g. Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);

h. Đóng tiếp đất cố định phía hạ áp, trung áp, cao áp của máy biến áp;

i. Làm các biện pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điệnhiện hành;

j. Bàn giao máy biến áp cho đơn vị công tác, đồng thời nhắc nhở, lưu ý thêm đơn vịcông tác về an toàn.

5.2- Trình tự thao tác đưa máy biến áp vào vận hành sau công tác như sau:

a. Kiểm tra các phiếu công tác liên quan tới MBA đã kết thúc, làm thủ tục khóaphiếu; kiểm tra người và phương tiện đến công tác đã rút hết, đã tháo hết các tiếp đất diđộng, máy biến áp đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện; Bàn giao MBA và cácthiết bị liên quan cho Trực ban Công ty;

b. Cắt hết các tiếp đất cố định các phía của máy biến áp;

c. Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);

d. Kiểm tra hệ thống bảo vệ, hệ thống làm mát máy biến áp đã đưa vào vận hành;

Page 13: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

10

e. Điều chỉnh nấc phân áp của bộ OLTC ở vị trí thích hợp, tránh quá điện áp máybiến áp và dòng điện xung kích lớn khi đóng điện vào MBA, thông thường đặt ở nấc 3;

f. Đóng các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;

g. Đóng máy cắt phía nguồn đưa điện vào máy biến áp, sau đó lần lượt đóng máycắt các phía còn lại (kiểm tra điện áp thanh cái trung áp ngay sau khi đóng máy cắt tổngtrung áp);

h. Điều chỉnh bộ OLTC về nấc tương ứng để có điện áp tối ưu trên thanh cái trungáp (trước khi đóng các xuất tuyến trung áp).

i. Chuyển đổi nguồn tự dùng (nếu cần);

j. Sau khi đưa máy biến áp vào vận hành và mang tải, kiểm tra tình trạng vận hànhcủa máy biến áp. Tùy theo chế độ vận hành có thể đưa chế độ tự động điều chỉnh nấcphân áp vào làm việc.

* Lưu ý: Khi đóng hoặc cắt không tải máy biến áp có dao cách ly trung tính phía110 kV ở trạng thái thường cắt, phải đóng dao nối đất (-08), không phụ thuộc có haykhông có bảo vệ chống sét tại trung tính. Sau khi đóng điện máy biến áp, phải cắt dao nốiđất (-08) theo chế độ vận hành bình thương (do A1 quy định trong phiếu chỉnh định rơ lecủa MBA đó).

6. Thao tác đường dây

- Đối với nhân viên vận hành trạm, việc đóng/cắt điện đường dây thông qua phiếuthao tác các thiết bị của ngăn đường dây tương ứng và chỉ được thực hiện thao tác khiphiếu thao tác được phê duyệt và có lệnh thao tác của Điều độ giữ quyền điều khiển tươngứng.

- Nghiêm cấm nhân viên vận hành cắt các tiếp đất đã đóng, tháo gỡ biển báo khichưa có lệnh của người ra lệnh thao tác.

MỤC IV: XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ BẤT THƯỜNG

1. Nguyên tắc xử lý sự cố tại TBA 110kV

- Thực hiện xử lý theo đúng quy trình hiện hành; cô lập phần tử bị sự cố nhanhnhất bằng tất cả khả năng.

- Phải áp dụng biện pháp phù hợp để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sựcố lan rộng;

Page 14: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

11

- Nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là các phụtải quan trọng;

- Đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống điện;

- Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố, phân tíchcác hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục;

- Nhân viên vận hành phải chấp hành nghiêm chỉnh và không chậm trễ các mệnhlệnh của kỹ sư điều hành hệ thống điện miền hoặc Điều độ viên lưới điện phân phối khicó sự cố trên thiết bị thuộc quyền điều khiển tương ứng, trừ trường hợp nguy hiểm đếnngười và thiết bị. Khi đó phải báo cáo ngay với người ra lệnh để xử lý.

- Trong thời gian thực hiện xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương tiệnthông tin liên lạc phục vụ chỉ huy xử lý sự cố vào các mục đích khác;

- Trong quá trình xử lý sự cố, nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy định của quytrình xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia.

2. Xử lý sự cố trong TBA

- Trong trưởng hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được như: cháy nổ hoặc cỏ nguycơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị ở trạm điện, trực chính đương catiến hành thao tác cô lập phần tử sự cố theo quy trình xử lý sự cố trạm điện mà khôngphải xin phép nhân viên vận hành cấp trên và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sựcố của mình. Sau khi xử lý xong, phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên cóquyền điều khiển các thiết bị này biết.

- Khi sự cố trong nội bộ phần tự dùng của trạm điện, nhân viên vận hành của trạmphải chịu trách nhiệm xử lý sự cố và báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp đểgiúp đỡ ngăn ngừa sự cố phát triển rộng.

- Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng và diễnbiến sự cố cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp;

- Ở những khu vực không xảy ra sự cố, nhân viên vận hành phải thường xuyêntheo dõi những biến động của sự cố qua thông số của trạm mình, báo cáo cho nhân viênvận hành cấp trên trực tiếp biết những hiện tượng đặc biệt, bất thường;

3. Chế độ báo cáo khi sự cố

Khi xảy ra sự cố, sau khi cô lập phần tử bị sự cố, kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị,các thông số sự cố, trực ca vận hành trạm 110kV thực hiện trình tự báo cáo như sau:

a. Báo cáo thông tin sự cố đối với cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị sự cố.Với thiết bị thuộc quyền điều khiển thuộc A1, báo về A1 nếu không liên lạc được thì báo

Page 15: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

12

cho trực ban vận hành NGC để báo lại cho KSĐH A1, thông tin ngắn gọn về sự cố vớiđiều độ viên Bx để thông báo khách hàng.

Trường hợp MBA 110kV bị sự cố do bảo vệ chính tác động, ưu tiên trực trạm110kV phối hợp ĐĐV Bx chủ động chuyển kết dây để cấp điện cho phụ tải trước và báosự cố về A1 sau.

b. Báo lãnh đạo Chi nhánh để có phương án xử lý sự cố.

c. Báo Trực ban NGC, trường hợp sự cố do bảo vệ chính của MBA tác động, sự cốlớn (cháy, nổ thiết bị…), báo cáo trực tiếp Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty đểchỉ đạo xử lý kịp thời.

4. Xử lý sự cố đường dây truyền tải trên không cấp 110kV.

- Khi máy cắt nhảy, trực ca vận hành TBA phải ghi nhận và báo cáo với kỹ sư điềuhành A1:

+ Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt;

+ Rơle bảo vệ nào tác động, bộ tự động nào làm việc, các tín hiệu nào đã chỉ thị,các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơle được trang bị hoặc các thiết bịchuyên dụng khác;

+ Tình trạng điện áp ngoài đường dây;

+ Tình trạng làm việc của các thiết bị khác tại trạm;

+ Thời tiết tại địa phương.

- Khi sự cố đường dây có cấp điện áp 110 kV, máy cắt đầu đường dây nhảy, đượcphép đóng điện lại đường dây không quá 2 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thànhcông trừ trường hợp được các cấp có thẩm quyền quy định riêng.

- Không được đóng điện lên đường dây và đề nghị A1 khóa hệ thống tự đóng lạitrong trường hợp máy cắt đường dây nhảy khi có gió cấp 6 trở lên, có thông tin chính xácvề tình trạng lũ lụt dẫn đến mức nước dâng cao có nguy cơ làm mất an toàn đường dây,hỏa hoạn ở những vùng đường dây đi qua hoặc các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành.

- Trong vòng 8 giờ kể từ khi sự cố lần thứ nhất xảy ra, nếu đường dây đã xuất hiệnsự cố thoáng qua ba lần, đóng lại tốt thì khi xuất hiện sự cố lần thứ tư phải đề nghị kỹ sưđiều hành hệ thống điện miền (A1) tạm thời khóa rơle tự đóng lại và đóng lại đường dâylần thứ tư. Nếu đóng lại tốt đường dây, sau 8 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thìđưa rơle tự đóng lại vào vận hành;

Page 16: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

13

- Trường hợp có bão đổ bộ thì cho khóa ngay mạch tự động đóng lại đường dây điqua vùng bão và khi có sự cố gây nhảy máy cắt thì không cho đóng lại nữa mà chờ lệnhcủa Ban chỉ huy PCLB mới được đóng lại.

5. Xử lý sự cố đường dây trung áp.

- Khi máy cắt nhảy, trực ca vận hành TBA phải ghi nhận và báo cáo với Điều độviên Bx:

+ Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt;

+ Rơle bảo vệ nào tác động, bộ tự động nào làm việc, các tín hiệu nào đã chỉ thị,các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơle hoặc các thiết bị chuyên dụngkhác;

+ Tình trạng điện áp đường dây;

+ Tình trạng làm việc của các thiết bị khác tại trạm;

+ Thời tiết tại địa phương.

- Khi sự cố đường dây trung áp, máy cắt đường dây nhảy, được phép đóng điện lạiđường dây không quá 3 lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công, trừ trường hợpđược các cấp có thẩm quyền quy định riêng (nếu dòng ngắn mạch lớn phải đề nghị Bxkiểm tra đường dây, trước khi cho đóng lại).

- Trong trường hợp đã đóng điện đến lần thứ 3 mà vẫn không thành công, việcđóng lại đường dây lần thứ 4 chỉ được thực hiện khi Điều độ viên khẳng định đường dâytrung áp đã được phân đoạn hoặc xử lý xong điểm sự cố và chịu trách nhiệm hoàn toànnếu sự cố lan tràn, hư hỏng thiết bị trong TBA 110kV.

- Không được đóng lại ngay đối với đường dây phân phối hoàn toàn bằng cáp hoặcđóng lại 01 lần (kể cả lần tự động đóng lại) đối với đường dây mà đường cáp chỉ là đoạnngắn của đường dây trên không (trừ trường hợp có quy định riêng) Chỉ đóng lại khi điềuđộ viên Bx khẳng định cáp đảm bảo tiêu chuẩn vận hành hoặc do rơ le bảo vệ tác độngnhầm.

- Không được đóng điện lên đường dây và đề nghị Điều độ viên Bx khóa hệ thốngtự đóng lại trong trường hợp máy cắt đường dây nhảy khi có gió cấp 6 trở lên, có thôngtin chính xác về tình trạng lũ lụt dẫn đến mức nước cao đe doạ vi phạm khoảng cách tĩnhkhông, gây mất an toàn, hỏa hoạn ở những vùng đường dây đi qua hoặc các thiết bị khôngđủ tiêu chuẩn vận hành.

Page 17: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

14

- Khi có bão đổ bộ vào khu vực, thì trạm chủ động khóa mạch tự động đóng lại cácđường dây trung áp đi qua khu vực có bão, khi máy cắt nhảy, không được đóng lại, chỉkhi nào Điều độ viên Bx khẳng định baoax đã tan, đường dây đảm bảo an toàn mới đượcđóng lại.

- Khi có chạm đất trên lưới điện có điểm trung tính cách điện hoặc nối đất quacuộn dập hồ quang phải báo ngay với Điều độ Bx để thực hiện các biện pháp phân đoạn,loại trừ nhanh điểm chạm đất, tuyệt đối không để tình trạng chạm đất kéo dài gây quá ápcho các pha không bị chạm đất dẫn tới hư hỏng thiết bị trong TBA 110kV và nguy hiểmcho nười, phương tiện có đường dây đi qua..

6. Xử lý sự cố máy biến áp

a. Máy biến áp (hoặc kháng điện) phải được tách ra khỏi vận hành trong cáctrường hợp sau:

+ Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp (hoặckháng điện);

+ Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mátbình thường, dòng điện định mức;

+ Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra vanan toàn;

+ Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp;

+ Mầu sắc của dầu thay đổi đột ngột;

+ Các sứ bị rạn, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằmtrong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ;

+ Khi có thông báo kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn,hoặc khi độ chớp cháy giảm quá 5oC so với lần thí nghiệm trước.

b. Trường hợp máy biến áp bị cắt tự động do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, áp lựcdầu có thể xin kỹ sư điều hành A1 đóng máy biến áp trở lại làm việc, sau khi: kiểm tra sơbộ tình trạng bên ngoài không phát hiện có dấu hiệu bất thường; báo cáo về trực banNGC.

c. Khi rơle hơi tác động báo tín hiệu (hơi nhẹ hay cấp 1) phải tiến hành xem xétbên ngoài máy biến áp, lấy mẫu khí trong rơle để phân tích và kiểm tra tính chất cháy củakhí (lưu ý phương pháp, kinh nghiệm lấy mẫu khí qua ống dẫn từ bình dầu phụ xuốngthân MBA):

Page 18: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

15

+ Nếu khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy chấtcách điện phải tách ngay máy biến áp.

+ Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được thì vẫn có thểđể máy biến áp tiếp tục vận hành và phải tăng cường kiểm tra giám sát tình trạng máybiến áp.

+ Báo cáo kịp thời hiện tượng về trực ban NGC.

d. Trường hợp máy biến áp bị cắt tự động do tác động của bảo vệ nội bộ máy biếnáp như bảo vệ so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu:

- Trường hợp có hai trong các bảo vệ nêu trên tác động: Sau khi thực hiện táchthiết bị, cô lập MBA và báo cáo nhanh với các cấp điều độ thì báo cáo nhanh trực tiếp choPhó Giám đốc phụ trách kỹ thuật để kịp thời chỉ đạo.

- Trường hợp chỉ có một bảo vệ tác động:

+ Thực hiện thao tác tách các MC xuất tuyến trung áp đang nhận điện từ MBA bịmất nguồn (lưu ý trường hợp trạm có hai MBA đang vận hành song song thì không thaotác cắt các MC xuất tuyến).

+ Kiểm tra các MC tổng, các MC nguồn cấp liên quan, đảm bảo đã cắt tốt 3 pha.

+ Kiểm tra sơ bộ tình trạng thiết bị, các tín hiệu rơ le bảo vệ

+ Báo cáo nhanh Điều độ Bx và A1

+ Báo cáo nhanh trực tiếp cho Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật để kịp thời chỉđạo.

Trước khi đưa máy biến áp vào vận hành trở lại phải có ý kiến của giám đốc hoặcphó giám đốc kỹ thuật Công ty (hoặc người được giám đốc ủy quyền).

7. Xử lý sự cố mất điện toàn trạm biến áp

Khi mất điện áp 110kV, MBA không còn tiếng kêu bình thường, nguồn tự dùngcủa trạm bị mất (trừ trường hợp đặc biệt lấy nguồn cấp từ đường dây trung áp đang khôngnhận điện từ TBA bị mất điện 110kV), hệ thống chiếu sáng toàn trạm sẽ bị tắt. Để tránhtình trạng xác định sai sự mất điện toàn trạm với sự cố MBA cấp điện cho tự dùng. Khixảy ra mất điện toàn trạm điện, nhân viên vận hành trạm điện phải:

+ Kiểm tra các tín hiệu sự cố.

+ Kiểm tra điện áp đường dây 110 kV, nghe tiếng kêu của MBA, (nếu điện ápđường dây không có, máy biến áp không có tiếng kêu, Máy cắt phía 110 kV không cắt,tức là bị mất điện phía ĐZ 110 kV).

Page 19: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

16

+ Thực hiện xử lý theo quy trình xử lý riêng của trạm (nếu có);

+ Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm. Các trường hợp đặc biệt do cácyêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các máy cắt phải có quy định riêng để phù hợp;

+ Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện;

+ Báo cáo ngay về cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các MC;

+ Đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại;

+ Đề nghị cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập thiết bị bị sựcố (nếu có).

MỤC V: MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH

1. Điện áp vận hành của thiết bị

Nhân viên vận hành phải thường xuyện theo dõi điện áp 110kV, đảm bảo thông sốvận hành của thiết bị nằm trong dải vận hành cho phép, được quy định bởi nhà chế tạo, đãđược nêu trong quy trình vận hành thiết bị tương ứng. Riêng đối với MBA, nếu không cóquy định riêng thì điện áp quy định như sau:

a) Trong điều kiện vận hành bình thường:

- Cho phép máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn điện áp địnhmức tương ứng với nấc phân áp là 5%, với điều kiện máy biến áp không bị quá tải và10% với điều kiện máy biến áp mang tải không quá 25% công suất định mức của máybiến áp.

- Cho phép máy biến áp được vận hành ngắn hạn với điện áp cao hơn điện áp địnhmức tương ứng với nấc phân áp là 10% (dưới 6 giờ trong một ngày đêm) với điều kiệnmáy biến áp không bị quá tải.

b) Trong điều kiện sự cố

- Các máy biến áp tăng áp và hạ áp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơnđiện áp định mức 10% với điều kiện máy biến áp không bị quá tải.

c) Khi điện áp vận hành vượt quá trị số chỉnh định bảo vệ quá áp mà bảo vệ khôngtác động hoặc vượt quá 20% so với điện áp định mức của nấc phân áp tương ứng khikhông có bảo vệ quá áp, nhân viên vận hành phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏivận hành để tránh hư hỏng.

2. Điều chỉnh điện áp thanh cái trung áp của TBA

Trực ca các trạm 110kV chủ động điều chỉnh nấc phân áp của bộ OLTC các MBA110kV để đảm bảo điện áp đầu ra phía trung áp đạt mức tối ưu, theo biểu đồ đã được

Page 20: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

17

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (NPC) phê duyệt. Nếu hết khả năng điều chỉnh do điệnáp phía nguồn 110kV không đảm bảo, thì trực ca báo trực ban NGC để tổng hợp báo A1phối hợp điều chỉnh.

3. Chế độ làm việc cho phép của MBA

- Trong điều kiện làm mát quy định, MBA có thể vận hành với những tham số địnhmức ghi trên nhãn máy (đặt tại thân MBA, hoặc có trong quy trình vận hành MBA đượcNGC ban hành).

- Trường hợp không có quy định riêng của nhà chế tạo:

+ Hệ thống quạt gió phải được tự động đưa vào làm việc khi nhiệt độ lớp dầu trênđạt tới 550C hoặc khi phụ tải đạt tới định mức không phụ thuộc vào nhiệt độ dầu.

+ Cho phép ngừng quạt gió làm mát máy biến áp trong trường hợp phụ tải dướiđịnh mức và nhiệt độ lớp dầu phía trên không quá 450C (trừ trường hợp có quy định riêngcủa nhà chế tạo).

+ Máy biến áp được phép làm việc với phụ tải bằng 70% định mức khi tất cả cácquạt gió bị cắt do sự cố.

+ Máy biến áp được phép vận hành quá tải ngắn hạn (quá tải sự cố), cao hơn dòngđiện định mức theo các giới hạn sau đây (không phụ thuộc vào thời gian và trị số của phụtải trước khi sự cố, không phụ thuộc nhiệt độ môi trường làm mát):

Quá tải theo dòng điện% 30 40 60 75 100

Thời gian quá tải, phút 120 80 45 20 10

Page 21: SỔ TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH»” TAY KỸ THUẬT – VẬN HÀNH Hà nội, tháng 11 năm 2013 Lời mở đầu Nhằm mục đích nêu các ý cơ bản về việc

18

+ Cho phép MBA vận hành quá tải bình thường, thời gian và mức độ quá tải phụ thuộcvào đồ thị phụ tải ngày, nhiệt độ môi trường làm mát và mức độ mang tải theo bảng sau:

Bội số quátải theo địnhmức

Thời gian(giờ-phút) với mức tăng nhiệt độ của lớp dầu trên cùngso với nhiệt độ không khí trước khi quá tải, 0C.

13,5 18 22,5 27 31,5 36

1,05 Lâu dài

1,10 3-50 3-25 2-50 2-10 1-25 1-10

1,15 2-50 2-25 1-50 1-20 0-35 -

1,20 2-05 1-40 1-15 0-45 - -

1,25 1-35 1-15 0-50 0-25 - -

1,30 1-10 0-50 0-30 - - -

1,35 0-55 0-35 0-15 - - -

1,40 0-40 0-25 - - - -

1,45 0-25 0-10 - - - -

1,50 0-15 - - - - -

Trong thời gian vận hành với điện áp cao hơn định mức, phải thường xuyên theodõi các thông số vận hành của MBA như: điện áp, dòng điện phụ tải, nhiệt độ dầu, cáchiện tượng khác thường về tiếng ồn, màu sắc dầu, khí ở rơle hơi...