52
TÀI CHÍNH VI MÔ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM SỐ 19

TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

TÀI CHÍNH VI MÔQUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

SỐ 19

Page 2: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

LỜI GIỚI THIỆUPhát triển tài chính vi mô bền vững đã trở thành một mục tiêu quan trọng cho sự phát

triển kinh tế và được coi là công cụ đắc lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo khi LiênHợp quốc chọn năm 2005 là “Năm Quốc tế về Tín dụng vi mô’.

Tại Việt Nam, trong suốt gần ba thập kỷ qua, ngành TCVM đã và đang khẳng định đượctầm quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp được tiếp cận cácdịch vụ tài chính, ngân hàng một cách thuận tiện và phù hợp. Do vậy, phát triển TCVM bềnvững là mục tiêu quan trọng của ngành TCVM Việt Nam trong quá trình hội nhập và pháttriển. Với mục tiêu hướng tới một ngành TCVM bền vững, Chính phủ đã phê duyệt Đề ánphát triển hệ thống TCVM đến năm 2020 với mục tiêu đặt ra là “Xây dựng và Phát triển hệthống tổ chức TCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhậpthấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nướcvề đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”. Đây cũng là bước ngoặt quan trọngtrong tiến trình phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sự thừa nhậncủa Nhà nước về vai trò và vị trí của TCVM trong hệ thống tài chính, ngân hàng Quốc gia.

Có thể khẳng định rằng, khuôn khổ pháp lý giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển củacác tổ chức TCVM tại Việt Nam. Trong thực tế, các tổ chức TCVM đang gặp nhiều khó khăn,thách thức trong quá trình thể chế hóa để hướng tới phát triển hoạt động một cách bềnvững. Tiến trình chính thức hóa các tổ chức TCVM còn quá chậm do nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó có vấn đề liên quan đến các quy định pháp lý cho hoạt động TCVM.Điều đó cũng đang là nỗi niềm trăn trở của các tổ chức TCVM, các nhà thực hành TCVMtrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược phát triển của tổ chức mình. Với sự hỗ trợtài chính từ tổ chức ADA Lucxembourg, tổ chức Cordaid Hà Lan, và Quỹ Citi-Ngân hàng Citi,đồng thời xuất phát từ nguyện vọng của nhiều tổ chức thành viên VMFWG, nội dung củaBản tin 19 này tập trung vào chủ đề “Quy định chính sách cho hoạt động TCVM tại Việt Nam”.

Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn các đơn vị tài trợ, các tổ chức, và cá nhân đã đónggóp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện Bản tin này, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của độcgiả. Chúng tôi hy vọng rằng nội dung bản tin sẽ giúp các tổ chức TCVM Việt Nam có thêmkinh nghiệm quý báu để có điều kiện xác định hướng phát triển bền vững trong tương lai.

BAN BIÊN TẬP

Page 3: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 3

MỤC LỤC

BAN BIÊN TẬP1. Nguyễn Bích Vượng

Trung tâm Tài chính vi mô vàphát triển (M&D)

2.Nguyễn Thị Tuyết MaiNhóm công tác Tài chính vi mô (VMFWG)

3.Nguyễn Thị Anh PhươngNhóm công tác Tài chính vi mô (VMFWG)

4.Phan Thị Lan AnhNhóm công tác Tài chính vi mô (VMFWG)

5. Lê Thu HươngNhóm công tác Tài chính vi mô (VMFWG)

Tài chính vi mô Campuchia Khungpháp lí, giám sát và phát triển.

Tài chính vi mô Philippine

Kiểm soát là tất yếu, nhưng phải phụcvụ cho ngành

Quy định chính sách Tài chính vi mô từquan điểm của cơ quan quản lýNgân hàng Nhà nước Việt Nam

Cấp phép thành lập và hoạt động tàichính vi mô - những kinh nghiệm từ tổchức đầu tiên được cấp phép

Tiến trình chính thức hóa các tổ chứcTCVM - tại sao vẫn còn quá chậm ?

Lãi suất tín dụng vi mô

Mức lãi suất trần hiện nay có phù hợpvới các TCTCVM Việt Nam ?

Khó khăn trong việc đáp ứng Tỷ lệ vềkhả năng chi trả

So sánh các tổ chức hoạt động TCVMtại Việt Nam năm 2012

Phân tích và so sánh Tài chính vi môViệt Nam với các nước đồng đẳngtrong khu vực Đông Á - Thái BìnhDương

Tin Tức

Công tác gây quỹ bền vững

Thông tin đăng ký thành viên NhómCông tác Tài chính vi mô Việt Nam(VMFWG)

Các tiêu chuẩn chung về quản lý hiệuquả xã hội

Lễ công nhận cá nhân và tổ chức tàichính vi mô tiêu biểu CITI - Việt Nam2013 (CMA 2013)

NHÀ TÀI TRỢ

04 30

33

36

41

43

47

50

07

10

13

15

18

20

24

28

Page 4: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

TÀI CHÍNH VI MÔ CAMPUCHIAKHUNG PHÁP LÍ, GIÁM SÁT VÀ PHÁT TRIỂN.

KIM VADA CHÁNH THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CAMPUCHIA

Bài viết chỉ dùng cho mục đích tham luận và tham khảo. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không phản ánhquan điểm của Ngân hàng Quốc gia Campuchia.Tháng 7 năm 2013

I. Tài chính vi mô Campuchia

Từ đầu những năm 1990, thông qua các tổ chức phi chính phủ, các dự án đã hướng tớimục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người dân nông thôn với các hoạt độngchính liên quan đến phục hồi chức năng xã hội, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ nhân đạo kháccho người nghèo. Do đó TCVM đã được công nhận như một lĩnh vực quan trọng góp phầnphát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Campuchia.

Trong bối cảnh hòa bình và ổn định, đặc biệt là sau năm 1998, TCVM tiếp tục phát triểnnhanh chóng. Điều này đòi hỏi phải có khung pháp lý và cơ chế giám sát thích hợp. Đếnnay, số lượng các tổ chức TCVM đã tăng từ 15 (vào năm 2005) lên 37 tổ chức. Ngân hàngQuốc gia Campuchia (NBC) là cơ quan giám sát và điều tiết lĩnh vực TCVM trên cơ sở haiđạo luật chính nhằm đinh hướng và hỗ trợ sự phát triển của ngành. Một là Luật Tổ chức vàứng xử của NBC (LNBC) năm 1996. Luật này cho phép NHNN Campuchia cấp phép, thu hồigiấy phép, ban hành quy chế và giám sát các ngân hàng, các tổ chức tài chính và các cơquan khác như kiểm toán và quyết toán bao gồm cả các tổ chức TCVM. Để để thực hiệnquyền hạn và trách nhiệm của mình, NHNN Campuchia được phép ban hành văn bản quyphạm pháp luật, công văn hướng dẫn nếu xét thấy cần thiết đồng thời thực hiện vai trògiám sát, điều tiết của mình để đảm bảo cho sự lành mạnh và an toàn của hệ thống tàichính. Hai là Luật Ngân hàng và tổ chức tài chính (LBFI) năm 1999. Luật này tạo ra khuônkhổ pháp lý cho TCVM để cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm cả tín dụng nông thônvới các cơ chế tương ứng các chức năng cấp phép, ban hành quy đinh và giám sát. Khungpháp lý này cho phép NHNN Campuchia xây dựng và phát triển nền TCVM hết sức hiệu quả.

Page 5: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 5

Bảng biểu cho thấy số lượng tổ chức TCVMđược cấp phép tăng gấp đôi, tính đếntháng 6/2013 là 37. Trong đó có các tổ chứcđã được phép nhận tiền gửi từ dân chúngcũng tăng từ 1 vào năm 2009 đến 7 trongtháng sáu năm 2013. Ngoài ra, hiện cả nướccó 33 tổ chức phi chính phủ đã đăng ký vàđang hoạt động tín dụng nông thôn .

II. Chức năng giám sát của NHNN Campuchia

Vai trò của NHNN Campuchia trong việcphát triển TCVM được kỳ vọng như nhữngnhà điều hành TCVM có tham gia trực tiếpvà thường xuyên. Vai trò này sẽ không thểthành công nếu không được chính phủ tạocác điều kiện thuận lợi như môi trường chínhtrị ổn định, các chính sách hỗ trợ, phát triểncơ sở hạ tầng xã hội và các chức năng hỗtrợ khác các cơ quan chính phủ, các tổchức quốc tế khác bảo trợ.

Với tư cách là cơ quan giám sát, NHNNCampuchia thực hiện cả giám sát từ xa vàvà giám sát tại chỗ.

Giám sát từ xa chủ yếu bao gồm việc đánhgiá, phân tích các báo cáo tài chính và cácbáo cáo hoạt động định kỳ của các tổ chứcTCVM. Các mục tiêu chính của giám sát từxa là để đảm bảo việc tuân thủ các quyđịnh, giám sát tình hình tài chính và hiệu quả,và phát hiện các giao dịch bất thường.

Giám sát tại chỗ cho phép NHNN Cam-puchia tổ chức khảo sát và điều tra thực tếđối với các dữ liệu và thông tin trong báocáo giám sát từ xa. Bằng việc giám sát tạichỗ, thanh tra có thể thực hiện đánh giátrực tiếp công tác quản lý và thực tiễn hoạtđộng của một tổ chức. Thanh tra tại chỗ bổsung các đánh giá của giám sát từ xa. Cácmục tiêu chính của giám sát tại chỗ là đểđánh giá chất lượng quản lý, xác nhận khảnăng tài chính, kiểm tra chất lượng danhmục cho vay và phòng chống gian lận vàcác hoạt động bất hợp pháp.

III. Khung pháp lí

NHNN Campuchia xây dựng một khuôn khổpháp lý phản ánh mức độ rủi ro được camkết bởi các danh mục hoạt động của cáctổ chức tài chính, nhằm khuyến khích nguycơ thiếu thận trọng và "áp đặt các tiêuchuẩn an toàn để đảm bảo rằng các tổchức tài chính thực hiện các hoạt đ ộng củamình trong khuôn khổ phù hợp". Khung pháplý này bao gồm các quy định và tiêu chuẩnbảo đảm an toàn về vốn tối thiểu, thanhkhoản tối thiểu, tỉ số vốn vay, chất lượngdanh mục cho vay và các yêu cầu khácđáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về tính bềnvững của tổ chức tài chính.

Các tổ chức phi chính phủ chưa đăng kí:thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội Vụ(MOI), Bộ Ngoại Giao và Hợp Tác Quốc Tế(MoFA).

Các tổ chức TCVM chưa đăng kí đa phầnlà các tổ chức phi chính phủ trong nước vàquốc tế. Tổ chức phi chính phủ trong nướcthực hiện đăng ký với Bộ Nội vụ. Tổ chức phichính phủ quốc tế đăng ký vớiBộ Ngoại giaovà Hợp tác quốc tế. NHNN Campuchiakhông quy định tiêu chí cụ thể cho các loạihình tổ chức này.

Các tổ chức TCVM: thuộc thẩm quyền giámsát của NHNN Campuchia.

Điều kiện đăng ký (Quy chế đăng ký và cấpphép của các tổ chức TCVM)

Tất cả các tổ chức phi chính phủ, các hiệphội và các tổ chức khác có hoạt độngTCVM phải đăng ký với NHNN Campuchianếu đáp ứng được một trong các điều kiệnsau:

- Đối với các tổ chức có hoạt đông tíndụng: danh mục cho vay phải bằnghoặc lớn hơn 100 triệu KHR.

- Đối với các tổ chức huy động tiết kiệm:số vốn huy động từ công chúng phải lớn

Mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tháng6/2013

Các tổ chức TCVM đượccấp phép 15 16 17 18 20 25 30 34 37

Tổ chức nhận tiền gửi - - - - 1 6 7 7 7

Các tổ chức phi chínhphủ đã đăng kí 23 24 25 27 26 27 28 33 33

Nguồn: NHNH Campuchia.

Page 6: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

hơn 1 triệu KHR, hoặc số lượng người gửitiền phải lớn hơn 100.

Điều kiện cấp phép cho các tổ chức TCVM(Quy chế đăng ký và cấp phép của các tổchức tài chính vi mô).

Tất cả các tổ chức TCVM đều phải đượccấp phép hoạt động nếu đáp ứng mộttrong các điều kiện sau đây:

- Đối với các tổ chức kinh doanh tín dụng:danh mục cho vay phải bằng hoặc lớnhơn 1.000 triệu KHR, hoặc có hơn 1.000khách hàng vay vốn.

- Đối với các tổ chức huy động tiết kiệm:tiết kiệm huy động từ công chúng phảilớn hơn 100 triệu KHR, hoặc số lượngkhách hàng gửi tiền lớn hơn 1.000 kháchhàng.

Điều kiện cấp phép của các tổ chức tàichính vi mô nhận tiền gửi - MDIs (Quy chế tổchức tài chính vi mô nhận tiền gửi ).

MDIs là viết tắt của các tổ chức TCVM nhậntiền gửi. Các tổ chức này, ngoài hoạt độngcho vay, cũng được phép huy động tiền gửitừ dân chúng. Tổ chức nào không đượccấp phép thì không được huy động tiền gửitừ công chúng.

Một tổ chức TCVM được cấp giấy nhận tiềngửi của công chúng phải đáp ứng các điềukiện sau:

- Có giấy phép của tổ chức TCVM đượccấp bởi NHNN Campuchia ít nhất 3 năm;

- Có khả năng tài chính và quản lý tốtđược chấm điểm theo đánh giá nội bộcủa NHNN Campuchia, xếp hạng ở mứcan toàn trong ít nhất hai năm trước khinộp đơn;

- Có số lượng vốn đã góp tối thiểu là 10.000triệu riel;

- Có hệ thống quản lý thông tin (MIS) hiệuquả;

- Thực hiện hạch toán tài khoản theo quychuẩn của NHNN Campuchia;

- Có lợi nhuận ổn định ít nhất là hai nămliên tiếp trong các hoạt động chính.

IV. Bài học kinh nghiệm về việc pháttriển tài chính vi mô ở Campuchia

Sự phát triển nhanh chóng, an toàn, hiệuquả và có uy tín của TCVM tại Campuchiađược giải thích như sau:

1. Định nghĩa rõ ràng về "Tài chính vi mô" vàcam kết thực hiện sứ mệnh và tầm nhìncủa mình.

2. Xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô vữngmạnh nhằm bình ổn giá đồng nghĩa vớiviệc duy trì mức lạm phát hợp lý.

3. Giảm thiểu các biến thể thị trường liênquan đến lãi suất tài sản TCVM và cáckhoản vay đồng thời khuyến khích cạnhtranh lành mạnh. Lãi suất giảm mạnh từ36% đến khoảng 18%.

4. Nhằm khuyến khích phát triển TCVM, cáccơ quan nhà nuớc đã đầu tư xây dựngcơ sở hạ tầng, đường sá, cầu đường chovùng sâu vùng xa để đưa các dịch vụTCVM tới cho người dân trong khu vực vàgóp phần làm giảm chi phí hoạt độngcủa tổ chức TCVM như chi phí đi lại củacác cán bộ tín dụng.

5. Trong bối cảnh khung giám sát và điềutiết thích hợp, các tổ chức TCVM an toànvà không có tiếng nói sẽ trở thành các tổchức có uy tín và an toàn hơn.

6. Tạo cơ chế quỹ bán buôn chính phủ đểhỗ trợ các tổ chức TCVM bán lẻ và đâylà nguồn lực tốt nhất đối với những tổchức TCVM chỉ hoạt động trên quỹ chứkhông nhận tiền gửi từ công chúng.

7. Liên tục đổi mới khung pháp lý và giámsát phù hợp với sự phát triển của thịtrường.

Page 7: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 7

TÀI CHÍNH VI MÔ PHILIPPINEBÀ THERESE MARIE RICO THE MICROFINANCE COUNCIL OF THE PHILIPPINES

Hiện nay ở Philippine có ba loại hình tổ chứccung cấp dịch vụ TCVM: Ngân hàng tiếtkiệm và nông thôn, các hợp tác xã cungcấp dịch vụ tiết kiệm và tín dụng, các tổchức phi chính phủ cung cấp các dịch vụTCVM. Các ngân hàng tham gia vào cáchoạt động TCVM dưới sự giám sát của Ngânhàng Trung Ương Philippine (BSP). Các hợptác xã thuộc thẩm quyền quản lí của Cơquan Hợp tác Phát triển (CDA). Trong khi đó,các tổ chức TCVM phi chính phủ, với tưcách là các tổ chức không nhận tiền gửi,không phải chịu bất kỳ quy định bảo đảman toàn nào. Tuy nhiên, các tổ chức TCVMphi chính phủ phải đăng ký và thông báo vớiỦy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) vềviệc tham gia vào TCVM và các dịch vụ liênquan.

Một số bước phát triển gần đây trong lĩnhvực TCVM:

• Tháng 12 năm 2011, Ngân hàng TrungƯơng Philippine (BSP) ban hành Thông tưsố 744 cho phép các ngân hàng cungcấp các khoản vay "TCVM gia tăng" (Mi-crofinance Plus) lên đến 300.000 Php(7.000 USD). Trước kia, Ngân hàng Trungương xác định các khoản vay TCVM lànhững khoản vay dưới mức 150.000 Php(3.500 USD).

• Quy định mới của Ngân hàng Trung ƯơngPhilippine có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7năm 2012 cấm việc sử dụng phươngpháp tính toán lãi suất phẳng áp dụngcho tất cả các tổ chức được cấp phép.Các tổ chức TCVM phi chính phủ khôngcấp phép và hợp tác xã được khuyếnkhích áp dụng mức hợp lí.

Minh bạch giá cả

Ngân hàng Trung Ương ban hành Thông tưsố 730, khuyến khích các tổ chức TCVM tăngcường tính minh bạch giá cho vay và cảithiện việc công khai thông tin chủ nợ cậpnhật ở Luật cho vay. Chính sách công khai

thông qua các quy định là để bảo vệ ngườidân trước việc thiếu thông tin về chi phí tíndụng thực sự thông qua việc đảm bảocông bố đầy đủ các chi phí, ngăn chặnviệc sử dụng mà không hiểu rõ về tín dụnggây thiệt hại cho nền kinh tế. Đối tượng ápdụng bao gồm tất cả các bên cho vay baogồm cả cá nhân hoặc tổ chức tham giavào việc mở rộng tín dụng, được yêu cầu,như một lý do để mở rộng tín dụng, thanhtoán một khoản phí tài chính. Thông tư cũngthành lập một công thức định giá áp dụngcho tất cả các tổ chức cấp tín dụng.

Thông tư này có hiệu lực vào tháng 8 năm2012, bao gồm sửa đổi về những loại thôngtin phải được công khai đặc biệt đối vớidoanh nghiệp nhỏ / bán lẻ / tín dụng tiêudùng bao gồm tổng số tiền được tài trợ(vốn), chi phí tài chính thể hiện bằng pesovà centavos; tiền thu ròng của khoản vay vàtỷ lệ phần trăm phí tài chính phải chịu trêntổng số tiền được tài trợ.

Page 8: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Việc minh bạch giá được giám sát và thihành bởi Ngân hàng TW Philippine (BSP)nhưng chính sách này bị hạn chế đối vớicác ngân hàng thương mại và nông thônchỉ khi NHTW (BSP) không quản lí cũng nhưgiám sát các tổ chức TCVM khác như hợptác xã và các tổ chức phi chính phủ. Do đó,không có sự kiểm tra việc tuân thủ quy địnhở các tổ chức phi ngân hàng.

Nợ quá hạn

Ngành TCVM đã có những phản ứng tíchcực trước những thách thức từ nhữngkhoản vay phức tạp vốn dĩ có thể chuyểnthành nợ quá hạn, danh mục dư nơ có rủiro gia tăng và đối với khách hàng có dư nợcao. Các tổ chức TCVM chú trọng đếndanh sách được trao đổi với các tổ chứckhác để tránh việc vấp phải những khoảntín dụng xấu, việc trao đổi này đặc biệt hữuích cho các tổ chức TCVM thiếu sự hợp tác,thiếu kinh nghiệm của những người điềuhành mới trong việc tiếp cận khách hàng.Hiện tại, có nhiều cải tiến trong việc kết hợpcác phương thức tiếp cận bao gồm tăngcường đào tạo tài chính; nâng cao, cungứng sản phẩm phù hợp; lập kế hoạch pháttriển và các nghiên cứu nhằm hạn chế cáckhoản nợ xấu, nợ phức tạp có thể dẫn đếndanh mục đầu tư rủi ro cao của tổ chứcTCVM và của khách hàng có nhiều nợ xấu.

Trong năm 2012, Viện quản lý Châu Á (AIM),Oikocredit, Hội đồng TCVM Mindanao(MMC) và Hội đồng TCVM của Philippines(MCPI) đưa ra các tổng kết về các khoảnvay phức tạp ở Philippines. Một trong số đólà bản báo cáo nhằm đánh giá sự tác độngvà tương quan của các khoản vay bằngcách sử dụng dữ liệu chung về khách hàngđược tổng hợp từ đối tác tổ chức TCVMtrong "Khối thịnh vượng chung" - khu vực haicủa thành phố Quezon. Kết quả cho thấytrung bình 14% khách hàng đang vay vốn tổchức TCVM có quan hệ tín dụng với hơnmột tổ chức tín dụng. Về cơ bản, quy môkhoản vay thuờng tưong đuơng nhau, tàikhoản tín dụng có dư nợ tuơng tự nhau tạicác tổ chức TCVM mặc dù có những khácbiệt rõ ràng giữa các loại khoản vay và tỷlệ cho vay chéo của tổ chức TCVM. Nhìnchung không có sự khác biệt mang tính hệ

thống giữa người có quan hệ tín dụng vớimột tổ chức hay nhiều tổ chức cùng mộtlúc, và cho tới nay cũng không có bằngchứng cho thấy việc có quan hệ tín dụngvới nhiều tổ chức lại liên quan đến nhữngkhó khăn trong trả nợ và khả năng vi phạmpháp luật1.

Trung tâm thông tin tín dụng

Luật Hệ thống thông tin tín dụng (CISA),được Quốc hội thông qua vào năm 2008,yêu cầu thành lập một trung tâm đăng ký tíndụng nội địa. Việc áp dụng luật hệ thốngthông tin tín dụng đuợc kỳ vọng làm tăngkhả năng tiếp cận tín dụng cho các doanhnghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như giảiquyết các vấn đề của vay đa tổ chức vốnđuợc coi là có thể dẫn đến vi phạm phápluật. Ở quy mô lớn hơn, sự chia sẻ và phổbiến thông tin tín dụng sẽ lành mạnh hóa,nâng cao uy tín và làm sôi động thị trường.Hiện tại, việc thực thi các quy định của Luậthệ thống thông tin CISA đã được phê duyệt,một số thành viên quản trị điều hành đãđược bổ nhiệm. Tuy vậy, việc thực thi phápluật và hoạt động của Cục đăng kí tín dụngđang bị hạn chế do vấn đề tài chính từphân bổ ngân sách.

Đầu năm nay, 7 tổ chức TCVM lớn nhấtPhilippine đã thành lập Trung tâm thông tintín dụng tạo điều kiện cho các nhà cungcấp TCVM mở rộng các khoản vay chodoanh nhân vi mô thông qua hệ thống chiasẻ dữ liệu TCVM (Midas)" 2 . Hệ thống này lưutrữ lịch sử tín dụng của người đi vay chophép mọi tổ chức cho vay tra cứu. Thôngqua hệ thống dữ liệu tín dụng này, cácdoanh nhân vi mô có chỉ số tín dụng tốthoặc những người không bị nợ nần sẽ cónhiều cơ hội đuợc cấp tín dụng từ các tổchức cho vay. Midas hy vọng sẽ hỗ trợ cáckhách hàng vi mô có rủi ro tín dụng trongviệc tiếp cận nguồn vốn vay.

Luật bảo mật dữ liệu

Các ngân hàng Philippine được điều chỉnhbởi luật về bảo mật tiền gửi ngân hàng.Theo đó, mọi khoản tiền gửi tại các ngânhàng hoặc các tổ chức hoạt động ngânhàng, bao gồm cả các khoản đầu tư vào

1 Các tác giả của báo cáo nói rằng kết quả nghiên cứu phải được coi là sơ bộ và xem xét thận trọng. Bởi vì cácphân tích phụ thuộc vào sai sót của chọn lựa và loại trừ, và vì không nắm bắt đầy đủ những thay đổi theo thờigian, các mối tương quan nên được hiểu là liên kết thống kê đơn thuần. Không suy luận nguyên nhân được đưara. Ngoài ra, vì đây là một nghiên cứu khu vực, kết quả sẽ không được hiểu là đại diện quốc gia.

2 http://business.inquirer.net/39021/credit-bureau-for-microfinance-formed

Page 9: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 9

trái phiếu phát hành bởi Chính phủ Philip-pine, đều được bảo mật tuyệt đối, không bịkiểm tra, điều tra hoặc phong tỏa bởi bất kìcá nhân hay tổ chức nào, trừ khi có sự chophép bằng văn bản của người gửi tiền,hoặc trong trường hợp bị buộc tội, hoặctheo lệnh của tòa án có thẩm quyền đối vớicác tội hối lộ hoặc thiếu trách nhiệm, hoặctrong trường hợp người gửi tiền hay nguờiđầu tư là đối tượng của các vụ kiện 3 .

Một luật khác, Luật Bảo mật dữ liệu năm2012 (Luật số 10173) hỗ trợ cho luật trướcđây nhưng chú trọng hơn đến vai trò củathông tin và các nhà cung cấp công nghệđể bảo mật thông tin cá nhân trong hệthống thông tin liên lạc của chính phủ vàkhu vực tư.

Dịch vụ ngân hàng di động

Với sự tiến bộ trong công nghệ và với sự phổbiến của điện thoại di động, ngân hàng diđộng được công nhận là có một tiềm năngrất lớn, cung cấp truy cập vào các ngânhàng từ xa và làm giảm đáng kể chi phí vàrủi ro bên ngoài. Theo một nghiên cứu ởPhilippines cho thấy một nửa số người sửdụng điện thoại di động không sử dụng dịchvụ ngân hàng. Trong số này, 26% là ngườinghèo, sống dưới mức 5 USD mỗi ngày(chuẩn nghèo ở Philippine) và 1 trong 10người không sử dụng dịch vụ ngân hàng tiếtkiệm trung bình 31 USD (1/4 tiết kiệm gia đìnhcủa họ) phí sử dụng di động .

Trước khi bắt đầu dự án Dịch vụ Ngân hàngDoanh nghiệp siêu nhỏ (MABS) 4 , ngân hàngdi động đã như một giải pháp công nghệmở rộng dịch vụ ngân hàng với chi phí thấpcho các khách hàng và cá nhân chưa cóđiều kiện sử dụng và tiếp cận các dịch vụngân hàng đặc biệt là khách hàng ở khuvực nông thôn 5.

Một dự án ngân hàng khác liên quan đếnđiện thoại di động là Bước tiến mở rộng quymô sử dụng điện thoại di động hoặc SIMM –thời gian hai năm nhằm mục đích phổ cậpthông tin thông qua giáo dục tài chính và tỷlệ sử dụng điện thoại di động và dịch vụ tiền

tệ di động để cải thiện quản lý tài chính giađình. SIMM nhằm các mục đích:

• Khuyến khích cá nhân mở tài khoản tiếtkiệm mới thông qua dịch vụ ngân hàngdi động;

• Khuyến khích các tổ chức thiết lập thêmdòng tiền vào/tiền ra bằng cách tậptrung vào các khu vực nông thôn;

• Khuyến khích các tổ chức thực hiện tănglương, áp dụng cho các doanh nghiệpnhỏ, vừa và lớn và một số cơ quan chínhphủ Philippine, đơn vị chính quyền địaphương;

• Tăng khối lượng giao dịch tiền qua điệnthoại di động;

• Chia sẻ kiến thức về dịch vụ ngân hàngdi động thông qua các tài liệu nghiêncứu, hội nghị, các địa điểm học tập.

Các quy định gần đây, các thông tư đượcban hành bởi BSP cũng đã tạo ra một môitrường pháp lý thúc đẩy tài chính hoặc đưacác dịch vụ tài chính đến cho các nhómngười có thu nhập thấp với chi phí thấp.Trong số các chính sách quan trọng có việcnới lỏng các yêu cầu phân nhánh ngânhàng và mở rộng vai trò của văn phòngngân hàng vi mô 6.

3 Luật số 1405, được sửa đổi, Luật Bảo mật tiền gửi Ngân hàng4 Chương trình tài trợ cho các Doanh nghiệp vi mô tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng (MABS) là một sang kiến để

tăng tốc độ chuyển đổi kinh tế quốc gia bằng việc khuyến khích các ngân hàng nông thôn Philippine mở rộngđáng kể tiếp cận với các dịch vụ TCVM.

5 Báo cáo Ngành Philippine, 20106 http://www.manilatimes.net/index.php/business/top-business-news/33417-simm-project-provides-clear-reception-

to-mobile-banking

Page 10: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

KIỂM SOÁT LÀ TẤT YẾU, NHƯNG PHẢI PHỤC VỤ CHO NGÀNHJOERG TEUMERĐẠI DIỆN QUỸ HỢP TÁC CÁC NGÂN HÀNG TIẾT KIỆM ĐỨC TẠI VIỆT NAM

TYM là một tấm gương điển hình về tácđộng của các quy định và giám sát.Nghị định số 28 NĐ-CP của Chính phủđược ban hành vào năm 2005. Vào cuốinăm đó, rất lâu trước khi Nghị định 165NĐ-CP của Chính phủ ra đời và sửa đổiNghị định 28 NĐ-CP, Hội liên hiệp phụ nữViệt Nam đã đưa ra quyết định táo bạorằng TYM nên trở thành “Tổ chức tàichính quy mô nhỏ” được cấp phép.Vào năm 2008, TYM đã nộp hồ sơ xincấp phép. Sau 2 năm chờ đợi và phảiliên tục sửa đổi hồ sơ xin cấp phép, cuốicùng TYM cũng đã chính thức đượccấp phép vào tháng 8 năm 2010. TYMphải mất thêm một năm nữa để hoànthiện toàn bộ hồ sơ đăng kí và trở thànhtổ chức tài chính vi mô chính thức đầutiên tại Việt Nam. Trong khi đó Luật cáctổ chức tín dụng (Luật ngân hàng) đượcthông qua, trong đó bao gồm “tài chínhvi mô” - tên gọi hiện nay của tài chínhquy mô nhỏ - là một phần trong hệthống ngân hàng chính thức trên cả

nước. Nhiều người đánh giá đây thực sựlà một bước tiến vĩ đại; nhưng trên thựctế, điều này đồng nghĩa với việc cácđiều luật thực thi theo Nghị định số 28NĐ-CP và số 165 NĐ-CP (vẫn chưa hoànthiện) đều trở nên vô hiệu. Các quy địnhthi hành luật mới thì đang được dự thảovà phải đợi đến khi hoàn thiện thì chúngta mới có thể xác định nên theo quyđịnh nào. Để tránh sự hoài nghi, các quyđịnh nghiêm ngặt hơn dành cho cácngân hàng thương mại cũng được ápdụng đối với các tổ chức TCVM. Trongbối cảnh bất ổn pháp lý này, Ngânhàng Nhà nước đã thực hiện thanh tratrên quy mô rộng tại trụ sở chính và 17chi nhánh của TYM, trong khi đó cả TYMlẫn Ngân hàng nhà nước đều khôngbiết chính xác cách giải quyết rất nhiềuvấn đề như thế nào.

Như vậy, tôi hoàn toàn đồng cảm vớicác dự án TCVM đang dè dặt xem xéthoặc chưa vội hoàn thiện hồ sơ xin cấp

Page 11: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 11

phép. Mặc dù vậy, trong suốt 3năm qua, TYM chưa từng mộtlần nghĩ tới việc trao lại giấyphép cho Ngân hàng nhànước và quay trở lại vị thế yênbình trước đây khi là dự ánđặc biệt hay một đơn vị sựnghiệp có thu của Hội Liênhiệp Phụ nữ Việt Nam. ChắcTYM – một tổ chức trực thuộcHội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam- cũng có thể xin sự cho phépđặc biệt của Thủ tướng nếumuốn làm vậy. Nhưng chúngtôi vẫn luôn tin tưởng rằngđăng kí và được cấp phép,dưới sự giám sát của Ngânhàng nhà nước Việt Nam làhướng đi duy nhất, không chỉđối với TYM mà còn đối với rấtnhiều dự án TCVM khác. Nếukhông có tổ chức nào xin cấpphép và không có ai đượccấp phép, làm thế nào đểNgân hàng nhà nước ViệtNam và các tổ chức TCVM tựtìm đến nhau? Làm sao mìnhcó thể biết được liệu rằng cácquy định là thực sự phù hợphay không, và chúng ta nênthay đổi những gì và thay đổinhư thế nào?

Tôi xin phép chia sẻ một vàiquan điểm cá nhân về một sốvấn đề “nóng bỏng” trong cácquy định của Việt Nam:

1. Đơn vị nào nên đượckiểm soát?

Theo tôi, toàn bộ các dự ánTCVM có thu tiết kiệm từ côngchúng và các tổ chức TCVMtrên một quy mô (số kháchhàng, số tiền) nhất định. Vànên cùng áp dụng các quyđịnh chung cho cả các Ngânhàng của nhà nước, các hợptác xã hay các tổ chức TCVM.

2. Tại sao chúng ta cần cónhững quy định?

Lý do chính là để bảo vệkhách hàng, đặc biệt nhữngngười nghèo và người có thunhập thấp, tránh mất đi những

đồng tiền tiết kiệm phải vất vảlắm mới có được của kháchhàng và ngăn chặn các thủđoạn xấu khi cho vay. Cáccông cụ chính để đạt đượcmục tiêu này là định kì báocáo, minh bạch thông tin vàcần thiết phải có các chuẩnmực tối thiếu về quản trị cũngnhư về các vị trí then chốttrong tổ chức TCVM. Hiện tại,theo tôi được biết, các dự ánTCVM ở Việt Nam đều có địnhhướng xã hội tốt, và không còngì phải nghi ngờ về danh tiếngchủ sở hữu. Tuy nhiên, khi cáctổ chức TCVM ngày càng pháttriển và số lượng khách hàngtăng lên, thì dịch vụ ngày càngtrở nên đa dạng, cần vốnnhiều hơn, cần phải có nhữngtiêu chuẩn để kiểm tra giámsát.

3. Các quy định nên làm gìvà không nên làm gì?

Quy định nên tạo sự khích kệ,không nên là trở ngại cho sựphát triển chung của ngành.Nếu quy định quá nghiêmngặt, sẽ không có ai tham giađăng kí. Ví dụ, quy định về việcmở chi nhánh và phòng giaodịch cần dễ dàng hơn (nênkhuyến khích nếu có thể).Công tác TCVM đã chiếmphần đông trong số nhữngngười không được tiếp cậndịch vụ ngân hàng. Mặc dùtác động về con người có thểrất lớn, số tiền lại không đángkể - toàn bộ các chương trìnhTCVM của Việt Nam (bao gồmcả Ngân hàng Chính sách Xãhội Việt Nam và hệ thống Quỹtín dụng nhân dân) chỉ chiếm2% toàn bộ tài sản ngân hàng.Tương tự như vậy, các tổ chứcTCVM tại Việt Nam, cũng nhưtrên nhiều các quốc gia khác,nên được miễn thuế 100%,miễn họ là tổ chức phi lợinhuận, tức là tái đầu tư lợinhuận nhằm cải tiến và mởrộng các dịch vụ cho ngườidân. Thu nhập chịu thuế rấtnhỏ, nhưng chính sách thuế

hiện hành làm nản lòng nhiềutổ chức TCVM nhỏ xin cấpphép.

Một vấn đề khác, đó là quyềnsở hữu các tổ chức TCVM. Tạisao phải giới hạn mức 5 cổđông? Tương tự như ở một sốquốc gia khác, một tổ chứcTCVM có thể được đồng sởhữu bởi cả khách hàng và cánbộ. Tại sao một cổ đông khôngthể sở hữu đa số, mà không bịlẫn lộn như ở các ngân hàngcổ phần? Tại sao Hội liên hiệpPhụ nữ Việt Nam không thể sởhữu một số tổ chức TCVM (vàchỉ được làm chủ của một tổchức)?

Ngoài ra, quy định cũng nênkhuyến khích việc cung cấpnhiều dịch vụ mới và chấtlượng hơn. Nhiều người nghèovà người thu nhập thấp đềucần có dịch vụ chuyển tiền antoàn và nhanh. Những ngườikhác cần có chế độ bảo hiểm.Các doanh nghiệp nhỏ cầnmua sắm trang thiết bị vớinhững điều kiện thuận lợi. Vìvậy, thay vì hạn chế các tổchức vi mô, các quy định nêncho phép mở tài khoản chokhách hàng, cung cấp dịch vụngân hàng trên điện thoại diđộng, thành lập công ty convề công tác bảo hiểm vi mô vàthuê mua vi mô.

Theo tôi, có một vấn đề khôngnên quy định, đó là việc cungcấp thông tin về tất cả ngườivay trên một cơ sở dữ liệu tậptrung. Có thể cần thiết phải cómột Trung tâm thông tin tíndụng tại một thị trường hoànthiện, phức tạp với mức độ rủiro và chậm trả cao. Tại ViệtNam, cũng có tình trạng đi vaynhiều nơi cùng lúc, nhưngchưa xảy ra tình trạng vỡ nợ/bẫy nợ. Các tổ chức TCVMcó nhiều cách để thẩm địnhkhoản vay hiện hữu của kháchhàng, xem liệu họ có thể đảmbảo khả năng hoàn trả haykhông, Điều này được chứng

Page 12: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

minh qua tỷ lệ hoàn trả caovà các đánh giá tác độngkhác nhau. Việc thay đổiphần mềm và giao nhânviên báo cáo cho Trung tâmthông tin tín dụng sẽ tạo ragánh nặng cho các Tổchức TCVM nói chung, đặcbiệt là Tổ chức TCVM nhỏnói riêng.

4. Làm thế nào để nângcao chất lượng công tácgiám sát?

Kinh nghiệm của TYM chothấy rằng, sự hiểu biết vềcông tác TCVM của cán bộvà thanh tra viên NHNN vẫncòn hạn chế, đặc biệt là ởcấp địa phương. Thậm chíchính quyền địa phương,những người phải phêchuẩn việc mở các chinhánh trên địa bàn củamình, cũng có hiểu biết hạnhẹp về TCVM. Hầu hết họđều hiểu rằng các tổ chứcTCVM giống như ngân hàngvà áp những tiêu chuẩncủa ngân hàng cho TCVM,chẳng hạn sử dụng nhữngchiếc xe hơi bọc sắt để chởtiền hay có một phần mềmbáo cáo phức tạp. Việcnâng cao hiểu biết của họvề TCVM đòi hỏi phải có thờigian và nhiều công sức.Nếu có từ 10 – 20 tổ chứcTCVM chính thức trở nên,thay vì chỉ có 2 như hiệnnay, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam có lẽ sẽ phảituyển thêm cán bộ chuyêntrách. Quy trình giám sát tốnthời gian và chi phí khôngriêng cho NHNN, mà cònđối với các tổ chức TCVM -họ phải ra sức giải thích,chuẩn bị nhiều báo cáocũng như các văn bản.Ngân hàng Nhà nước nêncân nhắc hạ bớt phạm vi,tần suất của các báo cáovà hạn chế các đợt kiểm tratại cơ sở. Một ý kiến khác sẽđược đề cập ở Mục 6.

5. Cần phải làm gì vớicác dự án tổ chức tàichính vi mô nhỏ hơn?

Tổ chức TCVM có quy mônhỏ nhất định, chỉ cung cấpcác khoản vay và tiết kiệmbắt buộc không nên bị bắtbuộc đăng kí. Tuy nhiên, họphải tuân thủ hệ thống tiêuchuẩn nào đó và chịu sựgiảm sát tối thiểu. Một sốngười đã từng đề xuấtVMFWG có thể thu thậpthông tin và ít nhất kiểm trangẫu nhiên các dự án đó.Tuy nhiên, việc này cũng đòihỏi phải xây dựng năng lựccho VMFWG phù hợp vàđảm bảo ngân sách chohoạt động này. Điều nàycũng có thể dẫn đến mâuthuẫn về quyền lợi, nếuthành viên bị chính tổ chứcmình thành lập (là VMFWG)giám sát mình. Mặt khác,gần đây có xu hướng là sẽthành lập Quỹ xã hội theoNghị định số 30 NĐ-CP củaChính phủ. Tuy nhiên Nghịđịnh này lẽ ra không đượcthông qua để áp dụng vàoTCVM, và có rất ít thậm chílà không có các tiêu chuẩnđể giám sát TCVM.

6. Liệu một Quỹ bán buônbán buôn có thể là giảipháp cho cả 2 vấn đềtrên?

Các tổ chức TCVM ở ViệtNam, dù được cấp phéphay chưa được cấp phép,họ cũng đều cần hỗ trợvốn. Chỉ một số ít tổ chức cónăng lực và quyền huyđộng tiết kiệm từ côngchúng và vay vốn từ các tổchức tài chính quốc tế vàtrong nước. Một phương ánlà các tổ chức tài chính quymô nhỏ chưa được cấpphép hay nhỏ hơn có thểvay tiền từ một Quỹ Bánbuôn hoạt động chuyênnghiệp, do Ngân hàng Nhà

nước giám sát. Như vậy,Quỹ Bán buôn này cần thựchiện một phân tích thẩmđịnh đầu tư đối với bên đivay (các tổ chức TCVM) vàsau đó giám sát cách họ sửdụng tiền và khả năng hoàntrả. Như thế, Quỹ Bán buônsẽ “giám sát” các tổ chứcTCVM. Ở Việt Nam đã xuấthiện hai hình thức Quỹ nhưvậy, một là, Quỹ cho vay tàichính vi mô (MLF) của ngânhàng thế giới do ngân hàngĐầu tư và Phát triển (BIDV)quản lý. Quỹ MLF chỉ chovay cho các tổ chức TCVMđã được cấp phép, cácđiều kiện của Quỹ (ví dụ lãisuất thả nổi) và các yêucầu báo cáo chưa thực sựphù hợp với các tổ chứcTCVM. Một Quỹ Bán buônkhác là Quỹ Hỗ trợ vốn củaHội LHPN VN. Quỹ này đã vàđang cho vay một số dự ánTCVM (cả các dự án đượccấp phép và chưa đượccấp phép). Quỹ đặc biệtchú trọng việc phân tíchbên đi vay, và lãi suất chovay gần sát với mức thịtrường. Thu nhập từ lãi củaQuỹ sẽ được dùng vào việctrả lương cho cán bộ và chiphí khác của Quỹ, hoặc nóimột các khác, để chi trảcho các “chi phí giám sát”và phần còn lại được dùngđể mở rộng Quỹ. Tôi thiếtnghĩ, Quỹ này có thể làmnền tảng hay mô hình chomột Quỹ bán buôn quy môquốc gia. Vốn ban đầu củaQuỹ này có thể lấy từ khoảnvay phát triển ngành TCVMcủa ADB, sau đó có thể bổsung các nguồn khác/.

Page 13: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 13

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNHVI MÔ TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CƠQUAN QUẢN LÝ NGÂN HÀNGNHÀ NƯỚC VIỆT NAMBÀI PHỎNG VẤN: ÔNG HOÀNG QUỐC MẠNH

PHÓ VỤ TRƯỞNG - VỤ QUẢN LÝ VÀ CẤP PHÉPCƠ QUAN THANH TRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNGNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ nhu cầu trao đổi thông tin về quy định pháp lý cho hoạt động TCVM tại ViệtNam, và định hướng phát triển hoạt động TCVM trở thành tổ chức TCVM được cấpphép và hoạt động chuyên nghiệp tại Việt Nam, Nhóm Công tác Tài chính vi môViệt Nam (VMFWG) đã phỏng vấn ông Hoàng Quốc Mạnh, Phó vụ trưởng - Vụ Quảnlý và Cấp phép - Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (NHNN) về một số quy định chính sách liên quan đến hoạt động TCVM ViệtNam.

Câu hỏi: NHNNcó dự định thay thế, sửa đổi nghị định số 28/2005/NĐ-CP và số165/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức Tài chính quymô nhỏ tại Việt Nam hay không? Vai trò góp vốn của các tổ chức nước ngoài nhưthế nào? Liệu NHNN có cho phép Tổ chức TCVM với 100% vốn sở hữu nước ngoàihay không?

Trả lời: Triển khai Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Ngân hàng Nhà nước sẽ có Thôngtư hướng dẫn về việc thành lập, cấp phép cho các Tổ chức TCVM. Về cơ bản,Thôngtư này vẫn dựa trên Nghị định 28 và 165 NĐ-CP. Theo quy định của pháp luật cũngnhư theo định hướng phát triển ngành TCVM, các tổ chức TCVM chỉ được thành lậpdưới hình thức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn. Trong tương lai, theo Đề án phát triểnngành TCVM đến năm 2020, NHNN sẽ nghiên cứu để có sự phù hợp nhất trong việc

Page 14: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

thành lập các tổ chức TCVM góp vốn cổphần hoặc có sự tham gia nhiều thànhphần vào tổ chức đó, có thể có tổ chứcnước ngoài. Tuy nhiên, đối với các mục tiêuxã hội mà TCVM đang hướng đến, thì vẫncần đến sự tham gia các tổ chức xã hội.Vậy khó có thể tồn tại được Tổ chức TCVM100% vốn nước ngoài, mà chỉ có thể thamgia theo mức độ nhất định.

Câu hỏi: Các tổ chức nước ngoài hoặcngân hàng thương mại có thể thành lậpmột tổ chức TCVM trực thuộc ngân hàng đểtriển khai công tác TCVM? Tại sao?

Trả lời: Theo quy định hiện hành, điều này làkhông thể. Ngoài ra, theo quy định của dựthảo thành lập Tổ chức TCVM thì phải có tổchức chính trị xã hội. Như vậy, Ngân hàngthương mại có thể góp vốn tham gia dướihình thức Công ty Trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên.

Câu hỏi: So với các TCTCVM phi chính thứcthì các TCTCVM chính thức gặp rất nhiềukhó khăn trở ngại khi thực hiện các quy địnhchính sách hiện tại như thuế, lãi suất, tínhthanh khoản. Vậy NHNN đã có chủ trươnggì, cải thiện chính sách như thế nào đểkhuyến khích các tổ chức TCVM phi chínhthức chuyển đổi thành chính thức?

Trả lời: Việc chuyển thành TCTCVM chínhthức là bước chuyển biến rất lớn về chất,đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ về nhận thức,chất lượng hoạt động và một số điều kiệnkhác. Do đó, để hỗ trợ việc chính thức hóaTCTCVM, Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB) đã có chương trình tài trợ để hỗ trợcho các tổ chức TCVM trong việc chuyểnđổi. Trong cơ chế thị trường tất cả đều hoạtđộng theo khuôn khổ pháp luật nhất định,chịu sự giám sát của các cơ quan quản lýNhà nước. Tuy nhiên, do chưa hiểu biết sâunên chế độ về Thuế sẽ khó khăn, và bị quảnlý về thanh khoản (vì TCTCVM có huy độngtiền gửi và cho vay) nên trong hoạt độngTCTCVM gặp khó khăn cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng bù lại Chính phủ và NHNN đã quantâm, hỗ trợ tuyên truyền phổ biến về phápluật, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ kết nối nguồn vốnvay lãi suất thấp, tiếp cận hỗ trợ kỹ thuậtnhằm tạo mọi thuận lợi cho TCVM phát triển.

Câu hỏi: Các tổ chức TCVM được NHNNcấp phép thành lập và hướng đến đốitượng khách hàng là những hộ gia đìnhnghèo và cận nghèo. Để ngày càng cónhiều người nghèo tiếp cận được vốn vayđể phát triển sản xuất thì các tổ chức TCVMcần có thêm vốn, nhưng hiện đang trongtình trạng thiếu vốn và khó khăn trong việcđi vay. Vậy NHNN giải quyết các vấn đề nêutrên như thế nào để giúp tổ chức TCVM cóvốn hoạt động?

Trả lời: Nếu không phải là một tổ chức TCVMchính thức, chưa có tư cách pháp nhânđầy đủ thì không thể độc lập đứng ra đểvay tiền. Như vậy nếu các tổ chức muốn mởrộng quy mô hoạt động thì phải được chínhthức hóa và hoạt động trong khuôn khổpháp luật. Khi đó việc đi vay sẽ thuận lợihơn. Như vậy, bản thân các tổ chức TCVMcũng phải tự chuyển đổi mình để tăng khảnăng tiếp cận vốn. Các tổ chức muốn vayvốn thì phải có cơ chế sử dụng vốn hiệuquả, với nguồn nhân lực có trình độ và côngnghệ hiện đại. Tóm lại, cùng với các tổ chứcTCVM, NHNN sẽ đồng hành, hỗ trợ và tạođiều kiện theo đúng khuôn khổ pháp luật.NHNN khuyến khích việc chính thức hóa cáctổ chức TCVM đem lại nhiều lợi ích hơn chocác tổ chức.

Người thực hiệnNguyễn Thị Anh Phương

Cán bộ quản lý dự ánNhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam

Page 15: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 15

CẤP PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNGTÀI CHÍNH VI MÔ - NHỮNG KINH NGHIỆMTỪ TỔ CHỨC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC CẤP PHÉPTRẦN THỊ NGỌC HÀTỔ CHỨC TCVM TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÌNH THƯƠNG

Tháng 8/2010, sau gần hai năm nỗ lực hoàn thiện hồ sơ cấp phép thành lập và hoạt độngtài chính quy mô nhỏ theo Nghị định 28/165 NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của tổ chứctài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam, Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên Tình Thương (tiền thân là Quỹ Tình Thương - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) viếttắt là TYM đã trở thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tiên được cấp phép thành lập vàhoạt động tại Việt Nam. Là tổ chức tiên phong trong việc đăng ký cấp phép, TYM đã cóđược nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn và đặc biệt đứng trước nhiều cơhội cũng như thách thức mà chưa tổ chức hay chương trình TCVM nào gặp phải.

1. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức

Thuận lợi

Thuận lợi đầu tiên của TYM khi cấp phép là sự hỗ trợ kịp thời và những hướng dẫn chi tiết, cụthể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Lần đầu tiên chuẩn bị hồ sơ, TYM không tránh khỏibỡ ngỡ trước hàng loạt quy định về thủ tục, giấy tờ, số liệu, nhưng nhờ sự hướng dẫn nhiệttình của cán bộ Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, TYM đã từng bước hoàn thiện các thủ tụctheo yêu cầu. Thuận lợi thứ hai là việc chuyên nghiệp hóa họat động của TYM. Nhờ sự điềuchỉnh của Ngân hàng Nhà nước, TYM đã dần điều chỉnh các quy định và hoạt động của tổchức một cách an toàn và quy củ hơn. Đơn cử như việc phân công cán bộ thực hiện côngtác thủ quỹ tại chi nhánh và phòng giao dịch. Thuận lợi thứ ba chính là những lợi ích mà giấyphép mang lại cho TYM, đặc biệt trong việc huy động nguồn vốn. Một mặt, TYM có thể vayvốn từ các tổ chức quốc tế và được đảm bảo việc hoàn trả bằng ngoại tệ khi đã đăng ký

Page 16: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

vốn vay với Ngân hàng Nhà nước.Mặt khác,TYM được huy động tiết kiệm tự nguyện từcông chúng và thành viên với mức gửikhông giới hạn.Nhờ những lợi thế này cùngthiết kế sản phẩm linh hoạt, TYM đã nâng tỷlệ số dư tiết kiệm trên dư nợ vốn lên xấp xỉ55%, tăng gần 30% so với trước khi được cấpphép.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi có được, TYMcũng phải đối mặt với không ít khó khăn. TYMmất gần hai năm để hoàn thiện hồ sơ cấpphép theo yêu cầu của Ngân hàng Nhànước. Để thông tin, số liệu đáp ứng yêu cầu,cả TYM và Ngân hàng Nhà nước đều phảitìm hiểu, nghiên cứu và điều chỉnh cách làmđể phù hợp giữa quy định và thực tế. Khi cửaải mang tên “cấp phép” đã mở ra, TYM lạigặp những vấn đề khác. Đó là một loạtnhững văn bản quy định cụ thể chưa đượcNgân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính banhành kịp thời như quy định về chế độ tàichính, chế độ thuế thu nhập doanh nghiệp,… đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ haygần đây nhất là văn bản hướng dẫn thựchiện Luật các tổ chức tín dụng 2010 dù Luậtnày đã có hiệu lực hơn 3 năm qua. Khôngnhững thế, một số quy định đã được xâydựng riêng cho tài chính quy mô nhỏ, naytheo Luật các tổ chức tín dụng 2010 gọi làTCVM, còn chưa phù hợp với đặc thù hoạtđộng của TCVM. Ví dụ, Thông tư 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 quy định về các tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của tổchức tài chính quy mô nhỏ có quy định tỷ lệvề khả năng chi trả là 20%, trong đó tử số baogồm tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhànước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), tiền gửitại các tổ chức tín dụng và trái phiếu Chínhphủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, vàmẫu số bao gồm tiết kiệm bắt buộc và tiềngửi tự nguyện. Quy định này không khác gìso với quy định đối với ngân hàng thương mạitrong khi với TCVM, tiết kiệm bắt buộc làkhoản tiền được coi như để đảm bảo vốnvay và tổ chức TCVM có thể chủ động lập kếhoạch cho việc chi trả khoản rút tiết kiệmnày. Thiết nghĩ trong bối cảnh TCVM hiện naykhi nguồn vốn huy động từ các tổ chức tíndụng trong và ngoài nước còn hạn hẹp, tiếtkiệm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn trong tổngtiền huy động tiết kiệm thì quy định này vôhình chung làm giảm khả năng gia tăngnguồn vốn cho vay của tổ chức TCVM vàgiảm cơ hội tiếp cận vốn TCVM của các cá

nhân và hộ gia đình thu nhập thấp. Một số vídụ khác về quy định bất cập như Thông tưsố 09/TT-NHNN ngày 25/3/2013 quy định lãisuất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Namcủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài đối với khách hàng vay để đápứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực,ngành kinh tế, trong đó lãi suất vốn vay ngắnhạn của TCVM không vượt quá 12%/nămhay quy định về cơ sở vật chất (kho, két, xechở tiền chuyên dụng, …) của phòng giaodịch, chi nhánh TCVM phải tương tự ngânhàng thương mại trong khi lượng tiền giaodịch và lưu trữ tại văn phòng của TCVM thấphơn nhiều lần. Thêm vào đó, TYM gặp phảimột số khó khăn trong quá trình hoạt độngthực tiễn. Trước hết là việc ngừng cấp phépcác phòng giao dịch của TCVM trong năm2011, dẫn đến hàng loạt chi nhánh cũ củaTYM chưa được cấp phép chuyển đổi hoạtđộng thành phòng giao dịch phải sáp nhậphoạt động vào các chi nhánh đã được cấpphép, gây trở ngại và tốn kém chi phí trongvận hành và làm giảm khả năng mở rộngcủa TYM đối với các địa bàn huyện mới. Saunăm 2011, Ngân hàng Nhà nước cũng khôngcó thông báo nào khác về việc tiếp tục hayngừng cấp phép các phòng giao dịch củatài chính vi mô, một điều gây không ít bănkhoăn cho TYM trong kế hoạch phát triển tổchức những năm gần đây.

Cơ hội

Trước hết, TYM có cơ hội đổi mới và chuyênnghiệp hóa hoạt động của tổ chức nhờ sựđiều chỉnh, hướng dẫn của Ngân hàng Nhànước. Thứ hai, TYM có cơ hội đa dạng hóacác nguồn huy động vốn, không chỉ bó hẹpvới tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyệnnhỏ lẻ từ thành viên mà với các khoản tiềngửi tiết kiệm lớn từ thành viên, công chúngvà những khoản vay từ các tổ chức tíndụng trong và ngoài nước. Thứ ba, TYM cóthể mở rộng các mối quan hệ hợp tác vớicác tổ chức khác khi Giấy phép được cáctổ chức khác coi như vật đảm bảo hay tấmgiấy thông hành của TYM. Hiện nay, TYM đãvà đang có mối quan hệ hợp tác với gần 20tổ chức trên thế giới. Cuối cùng nhưng cũngkhông kém phần quan trọng, TYM đượcphép thành lập đơn vị sự nghiệp hay thểhiện tài chính trực thuộc TYM. Để nắm bắtcơ hội này, TYM đang bước đầu xúc tiếncác dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanhdành cho thành viên (BDS), tiền đề cho việcthành lập trung tâm BDS của TYM sau này.

Page 17: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 17

Thách thức

Đối với TYM, thách thức trước mắt là đội ngũcán bộ từ quản lý đến nhân viên cần đượcđào tạo để chuyển đổi từ hoạt động phongtrào sang hoạt động tài chính-ngân hàngchuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi nỗ lựcchuyển mình của cả tổ chức và từng cánhân cũng như thời gian, kinh phí dành choviệc đào tạo. Một thách thức khác là xâydựng hình ảnh của TYM trong lòng côngchúng, trong đó có việc nâng cấp cơ sở vậtchất và tăng cường các hoạt động truyềnthông. Những đòi hỏi này cũng là vấn đềnan giải đối với ban lãnh đạo TYM khi họphải giải quyết bài toán khó vì ngân sách chỉcó hạn, nên đầu tư vào hình ảnh hay tiếptục mở rộng tiếp cận.

2. Bài học kinh nghiệm

Từ những trải nghiệm của mình, những bàihọc kinh nghiệm của TYM sẽ giúp ích chocác tổ chức trong việc quyết định, chuẩn bịcho quá trình cấp phép và chuyển đổi.

- Trước khi quyết định cấp phép, tổ chứccần ý thức được những gì mình hiện có,những thay đổi sẽ diễn ra đối với tổ chứcđể xác định có trình cấp phép haykhông, hoặc thời điểm nào là phù hợp vàcác bước chuẩn bị, thực hiện cấp phép,chuyển đổi;

- Trong quá trình cấp phép, cần liên hệchặt chẽ với Vụ 6, Ngân hàng Nhà nướcđể có được sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời;

- Sau cấp phép, cần tiếp tục chuyển đổitổ chức theo các bước chậm và chắc,nên thí điểm những thay đổi chính trướckhi triển khai diện rộng;

- Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm với cáctổ chức đã được cấp phép và VMFWGđể học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, đồngthời cùng nhau vận động chính sách đểcó đươc những chính sách phù hợp vàthực sự đem lại lợi thế cho hoạt độngTCVM chính thống.

3. Đề xuất

Để việc cấp phép và chuyển đổi thuận lợivà thực sự mang lại lợi ích cho TCVM vànhững đối tượng thụ hưởng của ngành, TYMxin đề xuất một số vấn đề sau:

- Với các tổ chức/chương trình TCVM: gópchung tiếng nói để tạo sức mạnh của

các tổ chức/chương trình TCVM trongviệc vận động chính sách;

- Với VMFWG: tăng cường chia sẻ kinhnghiệm cấp phép giữa các tổ chức,đóng vai trò cầu nối giữa các tổ chức vàcác cơ quan hữu quan; sâu sát tình hìnhhoạt động của các tổ chức để vận độngchính sách phù hợp;

- Với Chính phủ và các cơ quan hữu quan:đẩy mạnh thưc hiện chiến lược phát triểnngành TCVM đến năm 2020, sâu sát hoạtđộng TCVM và tạo điều kiện cho ngànhTCVM phát triển thông qua các chínhsách hợp lý;

Để tiến tới chuyên nghiệp hóa, chính thứchóa hoạt động TCVM, cấp phép tổ chứcTCVM là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, đối vớimỗi tổ chức, cần cân nhắc kỹ tình hình hiệntại của tổ chức, lộ trình chuẩn bị và thựchiện cấp phép, chuyển đổi tương ứng vớiđiều kiện và khả năng của tổ chức. Quantrọng hơn cả, để các tổ chức cấp phép,chuyển đổi thành công, sẽ cần lắm sự quantâm, hỗ trợ của các cơ quan hữu quan vàVMFWG thông qua những hoạt động thiếtthực và những chính sách phù hợp thúc đẩysự phát triển của ngành TCVM. Về phía TYM,là tổ chức đầu tiên được cấp phép tronglĩnh vực này, TYM luôn sẵn sàng chia sẻ kinhnghiệm và đề xuất những giải pháp khả thitrên cơ sở thực tế họat động tại TYM.

Page 18: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

TIẾN TRÌNH CHÍNH THỨC HÓA CÁC TỔCHỨC TCVM - TẠI SAO VẪN CÒN QUÁCHẬM?NGÔ THỊ THANH VÂNTƯ VẤN ĐỘC LẬP VỀ TCVM

Mặc dù chủ trương chính thức hóa cáctổ chức tài chính vi mô (TCVM) củaChính phủ đã ra đời được 9 năm, nhưngđến nay số tổ chức TCVM chính thứcvẫn còn khá khiêm tốn, chỉ có 2 trong sốhơn 300 tổ chức lớn nhỏ trên toàn quốcđược Ngân hàng Nhà nước cấp phép.Phải chăng là do chủ trương ra đời quásớm hay là chủ trương chưa thực sựphù hợp với xu thế phát triển của ngànhTCVM hay còn những lý do nào khác?

Nghị định 28/NĐ-CP của Chính phủ rađời vào năm 2005 – “Năm quốc tế về tíndụng vi mô” sau một quá trình dài vậnđộng của các nhà thực hành TCVM vớisự hậu thuẩn của các tổ chức PCPquốc tế. Tại thời điểm này TCVM cũngđã khẳng định được vai trò quan trọngtrong việc giúp cho người nghèo vàngười thu nhập thấp tiếp cận dịch vụ tàichính một cách thuận tiện và phù hợp.Chính phủ và các nhà tài trợ cũng đã

công nhận TCVM chính là công cụ đắclực trong công cuộc xóa đói giảmnghèo và giúp người dân tại các vùngnông thôn, miền núi phát triển kinh tếmột cách bền vững. Hơn nữa, TCVMtrên toàn thế giới cũng phát triển khárầm rộ và được rất nhiều nhà đầu tưquan tâm, vì thế đòi hỏi các tổ chứcTCVM trong nước phải tự hoàn thiệnmình và tuân thủ theo những tiêu chuẩnquốc tế để có thể thu hút các nhà đầutư trên thế giới. Vì thế có thể khẳng địnhrằng chủ trương chính thức hóa các tổchức TCVM ra đời là đúng thời điểm vàthực sự phù hợp với xu thế phát triểncủa ngành TCVM Việt Nam và toàncầu.Vậy tại sao tiến trình chính thức hóaTCVM ở Việt Nam diễn ra quá chậm vàcác tổ chức TCVM chưa thực sự mặnmà với việc chuyển đổi?

Tại Việt Nam, thường thì hoạt độngTCVM được thực hiện và quản lý bởi hệ

Page 19: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 19

thống Hội LHPN các cấp, do đó chính thứchóa là một quá trình chuyển đổi từ:

i) Một chương trình TCVM do Hội LHPNquản lý và thực hiện theo hình thức kiêmnhiệm, hệ thống quản lý đơn giản, chủyếu là tự thiết kế và không tuân theochuẩn mực nào;

ii) Giai đoạn tiếp theo là tuyển dụng độingũ cán bộ chuyên trách, có trình độchuyên môn để thực hiện, đồng thời ápdụng hệ thống quản lý chuyên nghiệptheo chuẩn mực đã được chấp nhậntrên thế giới (CGAP hay WOOCU, …);

iii) Sau đó Hội LHPN – chủ sở hữu chươngtrình TCVM đệ trình hồ sơ xin thành lậpQuỹ xã hội và trở thành một tổ chức hoạtđộng độc lập, có con dấu riêng, có điềulệ hoạt động và hệ thống cơ cấu tổ chứcriêng;

iv) Giai đoạn cuối cùng là trở thành một tổchức tài chính chính thức, hoạt độngtheo luật định dưới sự quản lý và giám sátcủa NHNN Việt Nam. Hiên tại đa số cáctổ chức TCVM đang trong tiến trìnhchuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạnhai. Mặc dù các tổ chức đều nhận thấyđược hạn chế trong quá trình quản lý vàvận hành tổ chức TCVM, tuy nhiên họ vẫnchưa thấy được động lực để thay đổi,cho dù có sự hỗ trợ của một số nhà tài trợcả về kỹ thuật và tài chính.

Điều này một phần là do Hội LHPN chưa nhìnthấy được tương lai của một tổ chức TCVMtrực thuộc Hội quản lý sẽ như thế nào và mốiquan hệ giữa “cái được” và “cái mất” ởđây chưa được rõ nét và chưa được đầu tưnghiên cứu, đặc biệt là tại cấp tỉnh vàhuyện. Đây có lẽ chính là điều mà Hội PNđang quan tâm tìm câu trả lời và là cốt lõicủa “động lực chuyển đổi”.

Điều nữa là việc thực hiện chính sách tạicấp trung gian (cấp tỉnh, huyện) hay còngọi là cấp “tạo môi trường thực hiện chínhsách” còn yếu, trong lúc đó cấp này lạiđóng vai trò khá quan trọng cho việcchuyển đổi, là cấp đưa ra quyết định / chophép chuyển đổi hay không chuyển đổi.Mặt khác, vai trò của Hội Phụ nữ trong việcthực hiện chính sách cũng chưa được rõràng, xét về mặt Nhà nước, Hội Phụ nữ trựcthuộc chính quyền địa phương và là đơn vịthực hiện chính sách tại cấp trung gian,nhưng xét về ngành TCVM, Hội Phụ nữ là chủ

sở hữu tổ chức TCVM, là đối tượng thực hiệnchính sách tại cấp vi mô - cấp thi hành chínhsách. Thực tế này đã vô tình tạo ra sự xungđột về lợi ích và vai trò đối với Hội phụ nữ.

Một thực tế khác mà chúng ta có thể dễdàng nhận thấy hơn đó là sau thời gian lênngôi (khoảng từ 2005 – 2009), TCVM đã dầnlắng xuống và nhường ngôi cho lĩnh vựcbiến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Cácnhà tài trợ không còn quan tâm đầu tưnhiều cho lĩnh vực TCVM, và theo đó cũnglàm giảm mối quan tâm của Chính phủ đốivới ngành TCVM. Mặt khác trong khoảngthời gian này sự ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế toàn cầu cũng làm giảm khảnăng tài trợ/ hỗ trợ của nhiều nhà tài trợ lớntrên thế giới, do đó việc lựa chọn ưu tiênđầu tư cũng là vấn đề tất yếu. Trong lúc đóchưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tácđộng của TCVM đối với biến đổi khí hậu vàgiảm nhẹ thiên tai cũng như các lĩnh vựcphát triển khác.

Như vậy, để tiến trình chính thức hóa các tổchức TCVM được diễn ra nhanh hơn, bêncạnh sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho quátrình chuyển đổi, các vấn đề sau đây cầnđược lưu ý và có sự can thiệp:

- Tăng cường năng lực thực hiện chínhsách cho cấp trung gian nhằm tạo ra môitrường thuận lợi cho việc thực hiện chínhsách ở cấp vĩ mô.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vềchính sách và hướng dẫn thực hiệnnhằm đảm bảo rằng các chính sáchđược hiểu và thực hiện thông suốt từ cấpvĩ mô - trung gian - vi mô.

- Cần phân biệt rõ ràng vai trò của HộiLHPN các cấp trong việc thực hiện chínhsách ở cấp trung gian và cấp vi mô,đồng thời nghiên cứu về “cái được” và“cái mất” của chuyển đổi nhằm tạođộng lực chuyển đổi cho Hội Phụ nữ.

- Cần có những nghiên cứu chứng minhvai trò của TCVM đối với biến đổi khí hậuvà giảm nhẹ thiên tai cũng như việc lồngghép TCVM vào các lĩnh vực phát triểnkhác nhằm giúp cho TCVM phát huy hếtvai trò và có những đóng góp tích cựchơn vào các hoạt động phát triển.

Page 20: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

LÃI SUẤT TÍN DỤNGVI MÔÔNG ERIC DUFLOSAND & TS. LÊ THANH TÂM

Ngày 16/5/2013, hội thảo về TCVM do NhómCông tác Tài chính Vi mô Việt Nam(VMFWG) cùng với Tổ chức Tài chính quy mônhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM) và Tổ chứcTài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức. Tại hộithảo, đại diện các cơ quan chính phủ, tổchức tư nhân, tổ chức quốc tế liên quanđến hoạt động TCVM tại Việt Nam đã thamluận về vấn đề lãi suất TCVM. Ngành TCVMmới nổi thực sự đang phải đối mặt với tháchthức lớn là trần lãi suất 10% của tín dụngngắn hạn1 và lãi suất của tiền gửi tiết kiệmngăn hạn 2 là 7.5%. Trước tiên, bài viết này sẽlý giải vì sao TCVM 3 lại quan trọng với ngườinghèo, vì sao các tổ chức TCVM cần tính lãisuất bền vững và vì sao mức lãi suất này lại

cao hơn lãi suất của ngân hàng. Đồng thờibài viết sẽ chỉ ra các hậu quả tiêu cực củatrần lãi suất, phân tích tình hình thực tế tạiViệt Nam và định hướng trong tương lai.

TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính đadạng như tín dụng, gửi tiết kiệm, chuyển tiềnvà bảo hiểm cho những hộ gia đình có thunhập thấp và các doanh nghiệp vi mô.Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tậptrung thảo luận về lãi suất tín dụng vi mô.

Vì sao TCVM lại quan trọng với ngườinghèo?

Phần lớn người lao động tại Châu Á khôngtiếp cận được với các dịch vụ tài chính

1 Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về việc ban hành mức lãi suấttối đa đối với khoản vay ngăn hạn bằng VND của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chokhách hàng để đáp ứng như cầu vốn nhằm phục vụ một số ngành và khu vực kinh tế. Tại Điều 1 “Lãi suất tối đacho các khoản vay ngăn hạn bằng VND là 9%/năm; các quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô có thểáp dụng mức lãi suất tối đa 10%/năm cho các khoản vay ngăn hạn bằng VND

2 Thông tư số 15/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành mức lãi suấttiền gửi tối đa của các tổ chức và cá nhân bằng VND tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nướcngoài

3 Tài chính vi mô được định nghĩa là cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như tín dụng, gửi tiết kiệm, chuyểntiền và bảo hiểm cho vùng dân cư không có ngân hàng

Page 21: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 21

chính thức. Trong số 20% dân số nghèo nhấtở Đông Á và Thái Bình Dương thì chỉ có 33%được tiếp cận với tài chính (Nguồn Findex,Ngân hàng Thế giới). Theo Findex, ở ViệtNam có tới 79% người dân không được tiếpcận với các dịch vụ tài chính chính thức.Hầu hết họ không tiếp cận được dịch vụngân hàng nhưng vẫn có nhu cầu cần tiếtkiệm và vay mượn. Họ phải tự xoay xở từnhiều nguồn tài chính để giải quyết nhu cầucủa mình. Cuối cùng, nhiều người nghèobuộc phải vay nặng lãi với lãi suất cao hơnkhoảng 100%/ năm. Nhằm giải quyết tìnhtrạng bất bình đẳng này, trong suốt 30 nămqua, hàng nghìn tổ chức TCVM đã xuất hiệntrên toàn cầu. Đó có thể là các tổ chứcTCVM phi chính phủ, các ngân hàngchuyên trách, các hợp tác xã và các côngty tài chính, vv… Họ cung cấp dịch vụ tíndụng, gửi tiết kiệm và cả các các dịch vụtài chính khác được đối tượng khách hànglà người nghèo đánh giá cao. Với các dịchvụ TCVM, người nghèo có thể vượt quanhững giai đoạn khó khăn, đầu tư cho conem đi học, mở vốn mở doanh nghiệp nhỏhoặc trong giải quyết những nhu cầu khẩncấp.

Vì sao các tổ chức TCVM cần phải tínhlãi suất bền vững?

Hiện nay, các tổ chức TCVM ở Châu Á đangphục vụ hàng chục triệu người không thểtiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. Hầuhết những tổ chức TCVM này là tư nhânhoặc bán tư nhân. Không phải là tổ chứchoạt động từ thiện nên họ cần thu các chiphí. Vì thế họ phải tính lãi suất thị trường cho

khách hàng để hoạt động và phát triển kinhdoanh. Như hình minh họa dưới đây, yếu tốchính của lãi suất tín dụng vi mô là chi phíhoạt động (chi phí nhân viên, phí đi lại,…).Các tổ chức TCVM cũng cần phải có lợinhuận nhỏ, dự trữ cho nợ xấu (rủi ro chovay) và đi vay tiền để cho vay lại (chi phí tàitrợ).

Lãi suất tín dụng vi mô cao hơn lãi suất cácngân hàng do tổ chức TCVM chủ yếu chovay các khoản vay nhỏ là chủ yếu. Vì vậy,chi phí hoạt động bị đội lên tính trên cùngmột doanh số khi các ngân hàng cho vaynhững khoản vay lớn. Ngoài ra, các tổ chứcTCVM thường cung cấp dịch vụ đến tận nơinên đương nhiên chi phí cho tổ chức sẽ caohơn nhưng khách hàng là người đượchưởng lợi do chi phí của họ giảm và cơ hộitiếp cận dịch vụ tăng. Cuối cùng, đối tượngkhách hàng của các tổ chức TCVM lànhững người có tài sản đảm bảo hạn chếvà sống ở vùng sâu vùng xa. Những lý dotrên đã giải thích cho mức lãi suất cho vaytrung bình trên thế giới là gần 30%/năm (lợisuất được sử dụng thay).

Một ấn phẩm CGAP gần đây (Tín dụng vimô và yếu tố quyết định 4) cho thấy lãi suấtđã giảm trong 8 năm qua (xem bảng dưới).Các nguyên nhân là khác nhau ở các quốcgia và có thể liên quan đến tính cạnh tranhvà hiệu quả. Tuy nhiên, chắc chắn mức lãisuất này sẽ không thể giảm ngang bằng vớilãi suất của các ngân hàng thương mại vìchi phí quản lý gia tăng khi số lượng lớn cáctài khoản nhỏ gia tăng.

4 http://www.cgap.org/publications/microcredit-interest-rates-and-their-determinants Có thể tham khảo tại bài viết trên blog ở Đông Á http://www.cgap.org/blog/understanding-microcredit-interest-rates-east-asia

YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN, TÍNH THEO %, GIAI ĐOẠN 2004 - 2011

Page 22: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Ảnh hưởng của trần lãi suất

Về lý thuyết, trần lãi suất đang rất cấp báchvì nó có vẻ bảo vệ cho người nghèo. Trênthực tế, trần lãi suất này lại có tác động tiêucực với người nghèo vì đã hạn chế khảnăng thu hồi chi phí hoạt động của tổ chứcTCVM do họ bị buộc phải áp dụng mộthoặc kết hợp các hành động sau:

• Phải nhắm đến mục tiêu khách hàng lớnhơn (do chi phí thấp hơn khi phục vụkhách hàng giàu có hơn).

• Có thể ngừng hoặc hạn chế phát triểnhoạt động ở những khu vực có điều kiệnkinh tế khó khăn như nông thôn hay cácvùng sâu vùng xa.

• Ngừng mở rộng do mất chi phí vào hoạtđộng.

• Tính phí lên trên trần lãi suất chính thức đểcó thể thu hồi lại chi phí.

• Bị tước đi các cơ hội vay vốn từ các nhàđầu tư xã hội trong nước và quốc tế -những người đóng vai trò là nguồn táicấp vốn quan trọng cho các tổ chứcTCVM nhưng thường tránh né những nơicó trần lãi suất khắt khe.

Hậu quả là các khách hàng trước đây được

các tổ chức TCVM cung cấp dịch vụ có thểkhông còn tiếp cận được với các dịch vụđó nữa và buộc phải quay lại vay tiền vớimức lãi suất cắt cổ.

Chính sách lãi suất cho tổ chức TCVM ởViệt Nam

NHNN Việt Nam áp đặt trần lãi suất đối vớicác tổ chức TCVM chính thức. Trong khi đócác tổ chức bán chính thức được điềuchỉnh bởi luật Dân sự. Từ năm 2005, Luật Dânsự quy định các tổ chức TCVM bán chínhthức không được áp dụng tỷ lệ vượt quá150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhànước đề ra (khoản 1, Điều 476, Bộ luật Dânsự 2005). Như vậy về mặt pháp lý các tổchức TCVM bán chính thức không đượccho vay với lãi suất cao hơn 13.5%/năm(căn cứ mức 9% của Ngân hàng Nhà nướctừ năm 2012). Còn Luật các Tổ chức Tíndụng lại cho phép các tổ chức TCVM chínhthức được quyền áp dụng lãi suất thỏathuận. Ngân hàng Nhà nước đã áp đặt trầnlãi suất từ tháng 12 năm 2012 nhưng đếnnay đã được điều chỉnh giảm nhiều lần.Hiện tại, trần lãi suất đối với các khoản vayvi mô ngăn hạn trong 5 lĩnh vực ưu tiên 5 củacác tổ chức TCVM là 10%. Theo chúng tôiđược biết, lãi suất này là mức trần thấp nhấttrong khu vực.

5 5 lĩnh vực ưu tiên gồm:a) Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/ND-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ

về chính sách tín dụng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thônb) Thực hiện các kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật Thương mạic) Phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 56/2009/ND-CP ngày

30/06/2009 về sự hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừad) Phát triển các ngành phụ trợ theo quy định tại Quyết định số 12/2011/QD-TT ngày 24/02/2011 của Thủ tướng

Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành phụ trợe) Phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao

và các luật có liên quan(Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành mức lãisuất tối đa đối với vốn vay ngắn hạn bằng VND của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđể đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số khu vực và thành phần kinh tế)

Page 23: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 23

Có những lựa chọn thay thế nào chocác tổ chức TCVM?

Các tổ chức TCVM không có nhiều lựa chọnđể vượt qua mức trần lãi suất này. Có 5 lựachọn nhưng mỗi lựa chọn trong số đó hoặckhông hoàn toàn phù hợp với pháp luật hiệnhành, hoặc không phù hợp với tính chất củaTCVM:

(i) Các tổ chức TCVM có thể chuyển sangcác khoản vay trung và dài hạn nếu họmuốn áp dụng lãi suất thỏa thuận. Tuynhiên TCVM lại thường là ngắn hạn vàcác tổ chức TCVM cũng không có sẵnnguồn cho các khoản vay trung và dàihạn.

(ii) Họ có thể cho vay ngoài 5 lĩnh vực ưutiên. Nhưng hầu hết khách hàng của tổchức TCVM lại hoạt động trong 5 lĩnh vựcđó.

(iii)Các tổ chức TCVM có thể bị dính bẫytính phụ phí. Song, về mặt pháp lý thì cáctổ chức chỉ có thế áp dụng hai loại phí:Thanh toán trả trước và Phí cho cáckhoản vay hợp vốn. 6

(iv)Các tổ chức TCVM có thể tính lãi suấtthỏa thuận nếu khách hàng không hàilòng với điều kiện vay vốn theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước và các điềukiện tài chính của họ không được coi làminh bạch và lành mạnh 7. Tuy nhiên điềukiện cần thiết để cho vay là khách hàng“phải có đủ khả năng tài chính để trả tiềnđúng hạn” 8. Vậy các tổ chức TCVM cóthể cho những khách hàng không có đủnăng lực và điều kiện vay thế nào?

(v)Các TCVM có thể dùng phương pháptính lãi suất cố định. Tuy nhiên, đối với cáctổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam,cách tính này có thể không phù hợp vớicác quy định về việc tính tỷ giá và cũngkhông phù hợp với thông lệ quốc tế 9.

Mặc dù trần lãi suất được áp dụng vì các lýdo vĩ mô, nhưng sẽ gây nên những hậu quảtiêu cực đối với lĩnh vực kinh tế vi mô non trẻ.Báo cáo tại Việt Nam không có độ tin cậycao nhưng CGAP ước tính rằng lãi suất bìnhquân của các tổ chức TCVM tại Việt Nam làdưới 25%/năm. Với trần lãi suất là 10% chocác khoản vay ngắn hạn, các tổ chứcTCVM Việt Nam không thể phát triển tốt vàđóng góp vào sự phát triển bền vững củanền kinh tê theo Chiến lược Quốc gia .(Quyết định số 2195/2011/QD-TT ngày06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việcphê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệthống TCVM tại Việt Nam cho đến năm2020)

Nhóm công tác Tài chính Vi mô ViệtNam có thể làm gì để cải thiện vấn đềlãi suất TCVM?

Một mặt, VMFWG sẽ tiếp tục vận động lãisuất trên thị trường TCVM để các tổ chứcTCVM thành viên có thể hoạt động mộtcách bền vững và mở rộng dịch vụ củamình, đặc biệt là cho người nghèo. Mặtkhác, VMFWG cũng khuyến khích các tổchức TCVM cải thiện hiệu quả để có thểgiảm chi phí hoạt động. VMFWG sẽ gópphần xây dựng ngành TCVM có tráchnhiệm hơn bằng cách đảm bảo các kháchhàng đều được đối xử công bằng. Điều nàycó nghĩa là các tổ chức TCVM cần đảmbảo tính minh bạch cho lãi suất của mìnhtheo cách dễ hiểu và có tính so sánh cũngnhư là đảm bảo khách hàng có thể khiếunại trong trường hợp bị lừa gạt. Tổ chức Tàichính Quốc tế thông qua chương trìnhTCVM của mình sẽ hỗ trợ khu vực phát triểnbền vững và có trách nhiệm phù hợp vớiChiến lược TCVM được Chính phủ Việt Namđưa ra bao gồm có việc hỗ trợ cho VMFWGnhằm thúc đẩy nền tài chính bền vững vàcó trách nhiệm/.

6 Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/03/ 2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tính phí cáckhoản vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

7 Điều 2 của Thông tư số 16/2013/TT-NHNN ngày 27 /06/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.8 Điều 7 của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các quy

định cho vay của tổ chức tín dụng.9 Điều 10 của Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam "Ban hành

Quy định về phương pháp tính và hạch toán lãi thu và lãi thanh toán của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chứctín dụng”.

Page 24: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

24 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

MỨC LÃI SUẤT TRẦN HIỆN NAY CÓ PHÙHỢP VỚI CÁC TCTCVM VIỆT NAM?

TS. LÊ THANH TÂMVIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH - ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Hiện tại, NHNN áp dụng trần lãi suất đối với các TCTCVM và QTDND cao hơn 1% so với cácTCTD khác, chứng tỏ sự quan tâm của các nhà làm chính sách tới đặc trưng hoạt động củahai loại tổ chức này. Tuy vậy, trong thực tế và theo cả kinh nghiệm quốc tế, mức điều chỉnhnày chưa thực sự đủ để các tổ chức này hoạt động bền vững. Trần lãi suất cho vay hiệnnay chưa phù hợp với các TCTVM vì bốn lý do chính như sau:

Thứ nhất: Khách hàng TCVM thường tiết kiệm được chi phí giao dịch và chi phí cơhội so với đi vay từ NHTM. Khách hàng của các TCTCVM chủ yếu ở các vùng sâu vùng xa,khó tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Do vậy, khi vay vốn của NHTM, kháchhàng thường phải tự đến ngân hàng để giao dịch, từ đó các chi phí giao dịch như đi lại, ănuống, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ… tăng lên. Bên cạnh đó, thời gian đó đáng lẽ khách hàng cóthể đi làm thuê hoặc làm việc trên đồng ruộng của mình nên chi phí cơ hội phát sinh từ việcđi lại gia tăng. Nếu các khoản vay lớn, chi phí này thường không đáng kể (3-5%). Tuy vậy, vớimức vay của khách hàng TCTCVM dưới 30 triệu VND, thậm chí có những khoản vay 1 triệuVND, các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình 34% theo thông lệ quốc tế(ADB, 2013).

Tổng chi phí vay vốn của khách hàng = Chi phí lãi vay + chi phí giao dịch + chi phícơ hội

Do vậy, kể cả lãi suất của TCTCVM cao hơn lãi suất cho vay thông thường của NHTM, kháchhàng vẫn tiết kiệm được chi phí khi đi vay TCTCVM do tổng chi phí thấp hơn. Hai ví dụ minhhọa sau đây làm rõ hơn các khoản chi phí khách hàng vay từ NHTM và từ TCTCVM.

Chú ý: chi phí giao dịch bao gồm: chi phí đi lại (xăng xe, ăn uống, giấy tờ phô tô, mua thôngtin, đăng ký giao dịch bảo đảm,…). Một khoản vay trung bình khách hàng cần đi lại từ 3-4lần. Chi phí cơ hội được tính là một Khách hàng một ngày đi làm được trả công 120.000VND. Các thông tin về lãi suất ở trên là giả định.

Như vậy, mặc dù lãi suất cho vay của NHTM chỉ là 15%, trong khi TCTCVM cho vay 23%, nhưnglãi suất thực khách hàng phải gánh chịu khi vay từ NHTM cao hơn. Khoản vay càng nhỏ, tỷ

Bảng 1: Ví dụ minh họa so sánh chi phí vay vốn của khách hàng từ NHTM và TCTCVM

Khoản vay Tổ chứcLãi suất Lãi phải

trảChi phí

giao dịchChi phí cơ hội

Tổng chi phí

Lãi suấtthực

(%) (triệuVND)

(triệuVND)

(triệuVND)

(triệuVND) (%)

30 triệu / 12 thángNHTM 15 4,5 3 0,48 7,98 27

TCTCVM 23 6,9 0,05 0,12 7,07 24

20 triệu / trong 12 thángNHTM 15 3 3 0,48 6,48 32

TCTCVM 23 4,6 0,05 0,12 4,77 24

10 triệu trong 12 thángNHTM 15 1,5 3 0,48 4,98 50

TCTCVM 23 2,3 0,05 0,12 2,47 25

Page 25: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 25

lệ chi phí này càng cao (với khoản vay 10 triệu, lãi suất thực khách hàng phải gánh chịu là50%). Khách hàng TCVM được lợi do chi phí giao dịch và chi phí cơ hội giảm đi so với vayvốn từ NHTM. Như vậy, lãi suất cho vay của TCTCVM nếu cao hơn trần lãi suất cho vay hiệnnay thì vẫn rất có lợi cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở khu vực nông nghiệpnông thôn, vùng sâu vùng xa.

Thứ hai, chi phí giao dịch và chi phí cơ hội của khách hàng đã được chuyển sangchi phí hoạt động cho TCTCVM. Cách tiếp cận của các TCTCVM là giao dịch gần nhà, tổchức mang dịch vụ đến khách hàng. Việc giao dịch tại địa phương giúp khách hàng giảmđược các chi phí và thời gian, nhưng khối lượng công việc của các cán bộ, đặc biệt là cáccán bộ tín dụng TCTCVM tăng lên đáng kể. Do vậy, chi phí lương và các chi phí nhân sự củacác TCTCVM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động so với các TCTD hoạt động trênđịa bàn tương tự.

Đối với các TCTCVM, chi phí lương và các chi phí liên quan đến lương thường chiếm khoảng60% tổng chi phí hoạt động của tổ chức, trong khi của QTDNDTW là 26,25% và của Agribanklà 12,48%. Tuy vậy, lương của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng, thường thấp hơn so vớicác NHTM. Lý do chính của tỷ lệ chi phí lương và nhân sự cao xuất phát từ đặc trưng củaTCTCVM sử dụng nhiều lao động, chấp nhận chuyển chi phí giao dịch từ khách hàng sangcho tổ chức. Khách hàng có thể hoàn thành giao dịch trong ngày, đi lại gần, giá trị khoảnvay nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn. Do vậy, số lượng khách hàng và dư nợ mỗi cán bộtín dụng của TCTCVM quản lý thấp hơn nhiều so với các TCTD khác.

Hình 1: So sánh tỷ lệ chi phí lương và các chi phí liên quan của các TCTCVM với một số TCTD (%)

Nguồn: Tính toán của tác giả trên số liệu báo cáo tài chính năm 2011-2012

Hình 2: Năng suất lao động và mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt NamNguồn: Tính toán của tác giả trên số liệu năm 2011-2012 của các thành viên VMFWG

70

60

50

40

30

20

10

0

350300250200150100500

206

Trung bình TC mới (0-4 năm)

TC trẻ (4-8 năm)

TC trưởngthành

(>8 năm)

TC siêu nhỏ(dư nợ

<400.000USD)

TC nhỏ (dư nợ

400.000 - 1triệu USD)

TC Trung bình(1-8 triệu

USD)

TC lớn (>8 triệu

USD)

580 161 477.8 157

284.4

270861.5

154

296.6

236771.2

286 945.9

Số lượng KH trung bình / 1 cán bộ TD Quy mô dư nợ / 1 cán bộ TD (triệu /người)

1000

800

600

400

200

0

TYM Thanh Hóa M7MFI Agribank QTDNDTW

63.64 61.8158.95

12.48

26.25

Page 26: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

26 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Năng suất lao động của các TCTCVM rõ ràng làthấp hơn nhiều so với NHTM vì phân đoạn thịtrường và cách tiếp cận. Tại Việt Nam, mỗi cánbộ tín dụng của TCTCM quản lý trung bình 206khách hàng và 580 triệu VND dư nợ. Mức này vớicác TCTCVM trưởng thành và lớn cao hơn chút(270 và 861,5 triệu VND với TCTCVM trưởngthành; 286 và 945,9 triệu VND với TCTCVM lớn).Các TCTCVM nhỏ và mới thành lập có năng suấtlao động còn thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, khôngthể kết luận là các TCTCVM hoạt động kém hiệuquả, vì nếu các TCTCVM không sử dụng cáchtiếp cận gần gũi khách hàng và cung cấp dịchvụ cho các khách hàng thu nhập thấp khó tiếpcận với các dịch vụ tài chính chính thức khác

này, họ sẽ không còn lựa chọn nào khác là đivay tư nhân.

Điều này cũng cho thấy: Việc tăng lãi suất trầnlên 1% đối với TCTVM so với các TCTD khác củaNHNN đã có tính tới đặc trưng của các tổ chứcnày, nhưng mức tăng này chưa đủ để TCTCVMbù đắp các chi phí giao dịch đã “gánh đỡ” chokhách hàng. Mức chênh lệch lãi suất đầu vàođầu ra 3,5% chắc chắn sẽ khó khiến TCTCVMnào hoạt động bền vững được.

Thứ ba, trần lãi suất cho vay có thể gây hạicho sự phát triển bền vững của các TCTCVM, từ đó tác động xấu đến khách hàngTCVM. Theo tính toán của TYM và M7-MFI, chiphí đầu vào trung bình hiện nay của cả hai tổchức ở mức 13-14%/năm.Vì vậy, lãi suất trần 11%sẽ làm cho cả 2 tổ chức này đều chịu lỗ tronghoạt động. Nếu mức lãi suất này duy trì trong 2,5năm, cả 2 tổ chức sẽ hoạt động với vốn chủ sởhữu âm và phải đóng cửa. Điều đó đồng nghĩavới việc:

(i) Các lợi ích vật chất và tinh thần của kháchhàng TCVM sẽ bị giảm sút, thậm chí biến mấttrong dài hạn. Các TCTCVM về bản chất là cácdoanh nghiệp xã hội, với mục tiêu hoạt độngcân bằng giữa bền vững và xã hội. Do vậy,khách hàng TCVM được tiếp cận với dịch vụ tàichính với chi phí phù hợp, mang tính xã hội hóacao. Các đặc trưng về thị phần, quản lý rủi ro,sản phẩm, nhân sự của TCTCVM cũng khác biệtso với các TCTD khác.

Bảng 2: Đặc trưng của các TCTCM so với các tổ chức tín dụng khác và lợi ích đối với khách hàng

Chỉ tiêu TCTD khác TCTCVM Lợi ích đối với KH TCVMMục tiêu Chủ yếu vì mục tiêu

lợi nhuậnBền vững và mục tiêu xã hội - Chi phí phải trả phù hợp

- Mức độ xã hội hóa cao

Thị phần Khách hàng trungbình, khá, tập trung ởthành thị

Khách hàng thu nhập thấp ở nôngthôn

- Được tiếp cận tốt hơn tới dịch vụtài chính chính thức

Giảm thiểurủi ro

Đảm bảo chủ yếubằng tài sản

Tín chấp (theo nhóm bảo lãnh)

- Hỗ trợ từ nhóm- Sự tự hào trong cộng đồng và

cạnh tranh nội bộ cao hơnSản phẩm Khoản vay lớn - Khoản vay nhỏ, trả dần, chủ yếu

cho phụ nữ- Một số sản phẩm bổ sung giúp

nâng cao năng lực

- Đáp ứng đúng nhu cầu và khảnăng

- Có thể thanh toán được- Các dịch vụ bổ sung- Nâng cao năng lực giới

Nhân lực Đào tạo & kỹ năngcao

- Đào tạo và kỹ thuật không cao- Kỹ năng xã hội tốt

- Cán bộ dễ gần, hiểu khách hàng

Thủ tục Phức tạp hơn Đơn giản & tối thiểu hóa - Dịch vụ tại chỗ, cần là có- Dịch vụ gần gũi, thân thiện

Cách tiếpcận

Tại phòng giaodịch/chi nhánh

Tại làng/bản/tại nhà khách hàng - Giảm chi phí giao dịch- Thu hồi nợ dễ dàng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ADB (2013), VMFWG, 2013)

Page 27: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 27

Những lợi ích khách hàng nhận được từ các dịch vụ của TCTCVM là rất lớn, cả vật chất lẫn tinh thần,đặc biệt là vấn đề nâng cao năng lực xã hội và giới. Do vậy, việc áp dụng trần lãi suất cho vay gópphần làm tăng thêm giá trị vật chất trong ngắn hạn cho khách hàng (do lãi phải trả thấp hơn), nhưngsẽ khiến cho các TCTCVM không thể cung cấp dịch vụ bền vững, liên tục và dài hạn. Do đó, các lợiích vật chất và tinh thần trong tương lai của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

(ii) Khách hàng sẽ phải đi vay từ các nguồn phi chính thức nếu không được tiếp cận với các TCTCVM.Việc vay các khoản dưới 30 triệu VND từ các TCTD chính thức là rất khó khăn, do tổng chi phí giaodịch cao và thủ tục phức tạp. Trong khi đó, dư nợ trung bình của các TCTCVM là 5,7 triệu VND(VMFWG, 2013). Do vậy, nếu TCTCVM không hoạt động nữa, khách hàng chủ yếu sẽ phải vay từ khuvực phi chính thức (người cho vay tư nhân, hụi họ, hiệu cầm đồ, bạn bè, họ hàng…) để đáp ứngnhu cầu tài chính của mình. Trong thực tế, mặc dù lãi suất cho vay của người cho vay tư nhân tạiViệt Nam và cả trên thế giới tương đối cao (trung bình 60 - 100%/năm), nhưng khu vực này vẫn tồntại và phát triển, kể cả tại các vùng đô thị sầm uất nơi các TCTD chính thức phát triển. Lý do chínhđể khách hàng vẫn tìm tới hụi họ là: gần nhà, dễ tiếp cận; không cần giấy tờ; thường không yêucầu tài sản bảo đảm; sẵn sàng khi cần là có thể cung cấp ngay; và giải ngân nhanh chóng, đúnglúc (ADB, 2013). Đây cũng chính là các đặc trưng mà các TCTCVM Việt Nam đã có. Khi so sánh chiphí cho vay giữa TCTCVM và hụi họ, các chi phí giao dịch và cơ hội là tương tự như nhau, nhưng chiphí lãi vay có sự khác biệt rất lớn. Nếu TCTCVM cho vay lãi suất 23%-30%, khách hàng vẫn tiết kiệmđược 30-77%/năm chi phí so với vay từ hụi họ. Giá trị khoản vay càng nhỏ, chênh lệch chi phí lãi vaycàng lớn, tạo ra gánh nặng nợ nần cho khách hàng thu nhập thấp nếu vay từ khu vực phi chínhthức.

Thứ tư, kinh nghiệm về vấn đề lãi suất của TCTCVM trên thế giới: Trên thế giới, lãi suất cho vaycủa các TCTCVM ở mức trung bình từ 20-35%, tùy thuộc vào từng quốc gia và từng khu vực.

Do đặc trưng của khách hàng và TCTCVM, lãi suất cho vay đối với khách hàng TCVM trên thế giớitrong những năm qua đều ở mức cao, trung bình 30% năm 2004 và giảm xuống 27% năm 2011. Cácquốc gia Nam Á có lãi suất thấp hơn (trung bình 28% năm 2004 và 21% năm 2011), trong khi lãi suấtở Châu Phi là cao nhất (39% năm 2004 và 25% năm 2011). Dữ liệu từ hơn 34 quốc gia được CGAPthu thập cho thấy, lãi suất cho vay của TCVM thường thấp hơn lãi suất cho vay khu vực phi chínhthức từ 10-25%/tháng (Duflos, 2013).

Do vậy, mức lãi suất trần hiện nay áp dụng cho các TCTCVM chính thức tại Việt Nam là quá thấp sovới thông lệ quốc tế, không thể đủ để các tổ chức này tồn tại được, và cũng quá chênh lệch so vớilãi suất khu vực phi chính thức như đã phân tích ở trên.

Hình 3: Lãi suất cho vay trung bình của các TCTCVM trên thế giới (%/năm)Nguồn: (Duflos, 2013)

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

2004

Thế giới

30

3937

25

35 34

26

30 30 30 30

23 23

2725 26

28

22 21

26 27

Châu Phi Đông Á Trung Á Châu Mỹ La tinh

Trung Đông Nam Á

2006 2011

Page 28: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

Trong đó:

Tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, gồm: Tiền mặt; Tiền gửi tại Ngânhàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc); Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; vàTrái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Tổng tiền gửi gồm tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện.

2. Những khó khăn trong việc đáp ứng Tỷ lệ về khả năng chi trả

Trong quá trình thực hiện Thông tư nêu trên, các tổ chức TCVM đã gặp phải một sốkhó khăn, bất cập trong việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả và đã phải chịu ảnh hưởngkhông nhỏ tới hiệu quả hoạt động của mình. Để đảm bảo tuân thủ quy định, các tổchức TCVM phải duy trì số tiền lớn để tại két hoặc Ngân hàng, trong khi nhu cầu vay

28 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐÁP ỨNGTỶ LỆ VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢNGUYỄN ĐỨC BÌNHTỔ CHỨC TCVM TNHH M7

Tỷ lệ về khả năng chi trả = Tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiềnTổng tiền gửi

1. Công thức Tỷ lệ về khả năng chi trả

Tỷ lệ về khả năng chi trả của tổ chức TCVM được thực hiện theo quy định trong Điều8, Thông tư số 07/2009/TT-NHNN, ngày 17/04/2009, của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chínhquy mô nhỏ.

Theo quy định của Điều này thì: Tổ chức TCVM phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khảnăng chi trả tối thiểu bằng 20%, tỷ lệ này được tính như sau:

Page 29: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 29

vốn của khách hàng thành viên chưađược đáp ứng một cách đầy đủ donguồn vốn của tổ chức còn hạn chế.

Khả năng chi trả tại một thời điểm đốivới một tổ chức TCVM phản ánh nănglực thanh toán của tổ chức này đối vớicác khoản nợ đến hạn phải thanh toáncủa tổ chức đó. Với ý nghĩa này thì nộidung trong công thức nêu trên phảnánh lượng Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàngvà Các trái phiếu có thể chuyển đổithành tiền của một tổ chức TCVM cóthể dùng để chi trả cho tiền gửi tiết kiệmbắt buộc và tiền gửi tự nguyện khi đếnhạn. Trong khi đó, Tiền gửi tiết kiệm bắtbuộc của khách hàng có tính chấtkhác biệt so với tiền gửi tự nguyện (tiềngửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạnthông thường). Tiết kiệm bắt buộc (haycòn gọi là tiết kiệm quy định) được địnhnghĩa trong Nghị định số 28/2005/NĐ-CPcủa Chính phủ là tiền gửi tiết kiệm củahộ gia đình, cá nhân gửi tại tổ chứcTCVM để bảo đảm tiền vay đối với tổchức TCVM.

Trên thực tế, đối với các tổ chức TCVM,khoản tiết kiệm bắt buộc được kháchhàng góp liên tục và đều đặn hàng kỳ,nhằm tạo thói quen tiết kiệm cho kháchhàng, tạo ra một khoản tiền dự phòngcho Khách hàng thành viên trong tươnglai. Đặc biệt nó có ý nghĩa rất lớn là tạonguồn cho vay cho tổ chức, và làkhoản tiền nhằm bảo đảm cho khoảnvay của khách hàng.

Nhận thức được các ý nghĩa nêu trên,các tổ chức TCVM đã đưa ra đượcnhững quy định quản lý chặt chẽ hơnđối với việc rút Tiền gửi tiết kiệm bắtbuộc. Khách hàng chỉ được rút khoảntiền này khi ra khỏi tổ chức, hoặc chỉđược rút một phần khi không may giađình gặp phải rủi ro do khách quanmang lại. Chính nhũng quy định đặc thùnày làm cho Tiết kiệm bắt buộc có tínhluôn ổn định và số dư của loại hình tiếtkiệm này ngày càng tăng với mỗi kháchhàng thành viên.

Những phân tích nêu trên cho thấy việcdành ra một lượng tiền để đảm bảo chitrả cho tiết kiệm bắt buộc là chưa hợplý.

Từ thực tế hoạt động của M7-MFI chothấy, việc huy động nguồn chủ yếu từ đi

vay và huy động tiết kiệm, trong đó, Tiếtkiệm bắt buộc luôn chiếm tỷ lệ khoảngtrên 20% tổng tiết kiệm. Theo số liệu thựctế của M7-MFI, để duy trì tỷ lệ 20% theocách tính của Thông tư thì M7-MFI luônphải để lại khoảng hơn 9 tỷ đồng tại cácNHTM dưới hình thức tiền gửi. Nhưngnếu không tính tiết kiệm bắt buộc thì sốtiền M7-MFI phải để lại chỉ khoảng hơn7 tỷ đồng, số tiền còn lại M7-MFI có thểcho gần 300 khách hàng vay vốn pháttriển sản xuất.

Mặt khác, Tỷ lệ về khả năng chi trả quyđịnh tối thiểu 20% là một tỷ lệ tương đốicao cho các tổ chức TCVM, trong khiquy định chỉ số này đối với các tổ chứctín dụng khác chỉ là 15%. Hơn nữa, dòngtiền của tổ chức TCVM được luânchuyển rất nhanh, các món cho vayhầu hết là cho vay ngắn hạn, các móncho vay được hoàn trả nhiều hơn mộtlần trong một tháng. Hiện tại các kháchhàng thành viên của M7-MFI đang thựchiện hoàn trả 2 lần/tháng. Đồng thời,việc gửi tiết kiệm bắt buộc cũng đượcthực hiện đều đặn 2 lần/tháng. Điềunày cho thấy khả năng để có một lượngtiền đảm bảo khả năng chi trả là rấtcao.

3. Các khuyến nghị

Với mong muốn thực hiện nghiêm túccác quy định của Ngân hàng Nhà nướcđồng thời đảm bảo sự phát triển bềnvững của tổ chức TCVM và tạo điềukiện đủ nguồn vốn cho người nghèo cócơ hội tiếp cận vốn vay, các tổ chứcTCVM xin kiến nghị Ngân hàng Nhànước xem xét quy định Tỷ lệ về khả năngchi trả ở hai khía cạnh như sau:

Thứ nhất, Loại bỏ khoản tiết kiệm bắtbuộc ra khỏi mẫu số.

Thứ hai, Giảm tỷ lệ khả năng chi trả tốithiểu từ 20% xuống mức hợp lý hơn,mức đề xuất là 10% (bằng với quy địnhvề tỷ lệ này đối với các tổ chức tín dụngkhác).

Page 30: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

30 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

SO SÁNH CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGTCVM TẠI VIỆT NAM NĂM 2012

9

238,511

305,899

1

12

84%

4

1,463

98%

174

13%

1,463

21

1.5%

351

69,973

29

14%

1.80

89%

22%

1%

141%

7%

Số tổ chức

Tổng dư nợ

Tổng tài sản

Tuổi

Nhân viên

Tỷ lệ % nhân viên nữ

Cán bộ tín dụng

Số khách hàngđang vay

Tỷ lệ % khách hàng nữ

Dư nợ trung bình trênmột khách hàng

Trung bình khoản vay/Thu nhập quốc dântrên đầu người (%)

Số lượng khách hànggửi Tiết kiệm

Dư nợ tiết kiệm trungbình trên một kháchhàng gửi tiết kiệm

Trung bình khoản tiếtkiệm/Thu nhập quốcdân trên đầu người (%)

Số khách hàng vay vốntrên một cán bộtín dụngDư nợ trung bình trênmột cán bộ tín dụngChi phí trên một kháchhàng vay hiện tạiTỷ số hoạt động hiệu quảTổng dư nợ phải trả/Vốn chủ sở hữuTổng dư nợ cho vay/Tổng tài sảnLợi tức trung bình trêntổng dư nợ

Chi phí nguồn vốn trungbình trên tổng dư nợ

Tỷ lệ vững về hoạt động (OSS)Tỷ lệ lợi nhuận trêntổng tài sản (ROA)

11

944,211

1,193,867

5

33

94%

15

4,362

96%

157

12%

5,478

34

2.5%

282

62,947

24

15%

1.52

94%

24%

3%

134%

4%

14

1,679,822

2,070,737

13

43

90%

28

9,196

100%

246

18%

10,430

41

3.1%

352

93,959

15

9%

2.02

95%

22%

4%

166%

9%

24

668,801

718,451

6

21

92%

11

3,287

99%

160

12%

5,004

34

2.5%

300

68,358

22

14%

1.78

94%

23%

2%

146%

7%

8

1,374,326

2,023,839

6

47

85%

32

8,309

99%

203

15%

10,408

23

1.7%

352

71,226

26

13%

1.01

94%

22%

1%

157%

6%

2

2,889,778,926

3,281,441,913

16

5,008

64%

1,375

3,575,437

51%

3,445

256%

2,126,724

46

3.4%

1,601

1,534,949

231

5%

4.50

69%

18%

13%

94%

0%

24

490,376

508,376

5

20

92%

10

2,839

99%

166

12%

4,708

29

2.2%

282

57,033

24

14%

1.52

95%

23%

2%

141%

7%

6

2,531,348

2,895,244

8

63

87%

33

13,002

100%

186

14%

15,318

35

2.6%

462

75,647

16

12%

1.16

89%

22%

1%

159%

7%

4

183,408,866

376,867,953

14

1,185

64%

367

148,425

75%

533

40%

151,571

114

8.5%

567

443,527

29

8%

3.38

87%

25%

6%

129%

4%

Tuổi

Mới (0-4) Trẻ (5-8) Trưởngthành (>8)

Khuynhhướng(theo

Nhóm)

Khuynhhướng(theo

Nhóm)

Khuynhhướng(theo

Nhóm)

Huyện Tỉnh Quốc gia Nhỏ (2m) Vừa (2-8m) Lớn (>8m)

Phạm vi địa lý Quy mô theo tổng dư nợ

Ch

ỉ số

tài

ch

ính

ho

ạt đ

ộn

gC

hỉ s

ố v

ề kh

ả n

ăng

tiế

p c

ậnĐ

ặc t

rưn

g t

ổ c

hứ

c

Ghi chú:1. Các số liệu là số “trung vị” được tính bằng Đô la Mỹ (USD)2. Tỷ giá ngoại tệ ngày 31/12/2012: USD 1 = 20.833 VNĐ3. Các định nghĩa về các tổ chức TCVM nhỏ, và lớn dựa trên phân loại của mạng lưới MIX (Microfinace Infomation Ex-

change) cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương4. Thu thập quốc dân trên đầu người (GIN) là USD 1345.85 (Nguồn: market, 2013)5. Chúng tôi áp dụng 3 cách để phân loại các tổ chức TCVM Việt Nam, dựa trên đối tác, phạm vi địa lý và quy mô tổng

dư nợ. Nhìn chung, các tổ chưcức MFI càng trưởng thành thì tài sản, dư nợ, số lương nhân viên và khách hàng vay củatổ chức đó càng lớn. Các mối tương quan tích cực tương tự cũng được thể hiện trong nhóm phạm vi địa lý và quy môtài sản. Tuy nhiên, một vài chỉ số đưa ra ý nghĩa không rõ ràng. Khuynh hướng gián đoạn quan sát được phần lớn phụthuộc vào nhiều nhân tố. Không chỉ là các khác biệt đã được nêu ra (tuổi tác, phạm vi địa lý và quy mô tài sản) mà còncả những điều kiện kinh tế bên ngoài ơrở từng khu vực khác nhau, mô hình hoạt động và mục tiêu của mỗi MFIs.

Page 31: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 31

TuổiMới (0-4 năm) Trẻ (5-8 năm) Trưởng thành (>8 năm)

Bàn Tay Vàng (BTV); QuỹHỗ trợ Hộ gia đình Thunhập Thấp Phát triểnKinh tế (VietED Founda-tion); Quỹ Hỗ trợ phụ nữnghèo Sóc Trăng; Quỹ Hỗtrợ phụ nữ phát triển tỉnhQuảng Bình; Quỹ pháttriển An Phú; Quỹ Tíndụng nhỏ cải tạo nhà ởĐà Nẵng; Đơn vị đào tạotiêu chuẩn (STU); Quỹ Hỗtrợ phụ nữ phát triển tỉnhLào Cai; Quỹ Hỗ trợ phụnữ nghèo Thanh Hóa;80

Anh Chi Em (ACE); Chương trìnhTCVM - Hội LHPN tỉnh Bến Tre(BTWU); Chương trình tín dụngHội LHPN huyện Sóc Sơn (PNNSoc Son); Quỹ Hỗ trợ phụ nữĐông Triều (M7 Dong Trieu); QuỹHỗ trợ phụ nữ miền núi pháttriển huyện Mai Sơn (M7 MaiSon); Quỹ khuyến khích phụ nữphát triển thành phố Uông Bí(M7 Uong Bi); Trung tâm vì phụnữ và phát triển cộng đồng(CWCD); Quỹ Tài Chính Vi Mô vìSự Phát Triển Cộng Đồng(MFCDI); Trung tâm Hỗ trợ Pháttriển Doanh nghiệp nhỏ (SEDA);Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh(Wu Ha Tinh); Ban tài chính vi mô- Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới (WVVietnam);

Chương trình tín dụng - tiết kiệm HộiLHPN huyện Phù yên, tỉnh Sơn La; Quỹhỗ trợ phụ nữ phát triển Ninh Phước (M7Ninh Phuoc); Quỹ Phụ nữ phát triển -thành phố Điện Biên Phủ (M7 DBP City);Quỹ Phụ nữ phát triển huyện Điện Biên(M7DB District); Quỹ trợ vốn CNVC &NLĐ nghèo Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu(CAFPE); Trung tâm Phát triển vì Ngườinghèo (PPC); Dự án Tín dụng Tiết kiệmthuộc chương trình Dân Sinh của tổchức ChildFund in Vietnam; Quỹ Hỗ TrợPhụ Nữ Phát triển Kinh Tế Tỉnh Tiền Giang(MOM); Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triểnkinh tế TP HCM; The Dariu Foundation(DARIU); Quỹ trợ vốn cho người laođộng nghèo tự tạo việc làm (CEP); Tổchức Tài chính quy mô nhỏ TNHH MTVTình thương (TYM); Ngân hàng Chínhsách xã hội (VBSP); Quỹ tín dụng Nhândân (CCF);

Phạm vi địa lýHuyện Tỉnh Quốc gia

Bàn Tay Vàng (BTV); Quỹ Hỗ trợ Hộ gia đìnhThu nhập Thấp Phát triển Kinh tế (VietEDFoundation); Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo SócTrăng; Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnhQuảng Bình; Quỹ phát triển An Phú; Quỹ Tíndụng nhỏ cải tạo nhà ở Đà Nẵng; Đơn vịđào tạo tiêu chuẩn (STU); Quỹ Hỗ trợ phụnữ nghèo Thanh Hóa; Anh Chi Em (ACE);Chương trình TCVM - Hội LHPN tỉnh Bến Tre(BTWU); Chương trình tín dụng Hội LHPNhuyện Sóc Sơn (PNN Soc Son); Quỹ Hỗ trợphụ nữ Đông Triều (M7 Dong Trieu); Quỹ Hỗtrợ phụ nữ miền núi phát triển huyện MaiSơn (M7 Mai Son); Quỹ khuyến khích phụ nữphát triển thành phố Uông Bí (M7 Uong Bi);Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộngđồng (CWCD); Quỹ Phát triển phụ nữ HàTĩnh (Wu Ha Tinh); Chương trình tín dụng -tiết kiệm Hội LHPN huyện Phù yên, tỉnh SơnLa; Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển NinhPhước (M7 Ninh Phuoc); Quỹ Phụ nữ pháttriển - thành phố Điện Biên Phủ (M7 DBPCity); Quỹ Phụ nữ phát triển huyện ĐiệnBiên (M7DB District); Quỹ trợ vốn CNVC &NLĐ nghèo Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (CAFPE);Trung tâm Phát triển vì Người nghèo (PPC);Quỹ Hỗ Trợ Phụ Nữ Phát triển Kinh Tế TỉnhTiền Giang (MOM); Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ pháttriển kinh tế TP HCM

Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnhLào Cai; Quỹ Tài Chính Vi Mô vìSự Phát Triển Cộng Đồng(MFCDI); Trung tâm Hỗ trợ Pháttriển Doanh nghiệp nhỏ (SEDA);Ban tài chính vi mô - Tổ chứcTầm Nhìn Thế Giới (WV Viet-nam); Dự án Tín dụng Tiết kiệmthuộc chương trình Dân Sinhcủa tổ chức ChildFund in Viet-nam; The Dariu Foundation(DARIU); Quỹ trợ vốn cho ngườilao động nghèo tự tạo việc làm(CEP); Tổ chức Tài chính quy mônhỏ TNHH MTV Tình thương(TYM);

Ngân hàng Chínhsách xã hội (VBSP);Quỹ tín dụng Nhândân (CCF);

Page 32: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

32 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Quy mô (Theo tổng dư nợ)Nhỏ (<2 triệu USD) Vừa (2 triệu-8 triệu USD) Lớn (>8 triệu USD)

Bàn Tay Vàng (BTV); Quỹ Hỗ trợHộ gia đình Thu nhập Thấp Pháttriển Kinh tế (VietED Foundation);Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo SócTrăng; Quỹ Hỗ trợ phụ nữ pháttriển tỉnh Quảng Bình; Quỹ pháttriển An Phú; Quỹ Tín dụng nhỏcải tạo nhà ở Đà Nẵng; Đơn vịđào tạo tiêu chuẩn (STU); QuỹHỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh LàoCai; Anh Chi Em (ACE); Chươngtrình TCVM - Hội LHPN tỉnh BếnTre (BTWU); Chương trình tíndụng Hội LHPN huyện Sóc Sơn(PNN Soc Son); Quỹ Hỗ trợ phụnữ Đông Triều (M7 Dong Trieu);Quỹ Hỗ trợ phụ nữ miền núi pháttriển huyện Mai Sơn (M7 MaiSon); Quỹ khuyến khích phụ nữphát triển thành phố Uông Bí(M7 Uong Bi); Trung tâm vì phụnữ và phát triển cộng đồng(CWCD); Quỹ Tài Chính Vi Mô vìSự Phát Triển Cộng Đồng(MFCDI); Trung tâm Hỗ trợ Pháttriển Doanh nghiệp nhỏ (SEDA);Chương trình tín dụng - tiết kiệmHội LHPN huyện Phù yên, tỉnhSơn La; Quỹ hỗ trợ phụ nữ pháttriển Ninh Phước (M7 NinhPhuoc); Quỹ Phụ nữ phát triển -thành phố Điện Biên Phủ (M7DBP City); Quỹ Phụ nữ phát triểnhuyện Điện Biên (M7DB District);Quỹ trợ vốn CNVC & NLĐ nghèoTỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (CAFPE);Trung tâm Phát triển vì Ngườinghèo (PPC); Dự án Tín dụng Tiếtkiệm thuộc chương trình DânSinh của tổ chức ChildFund inVietnam

Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo ThanhHóa; Quỹ Phát triển phụ nữ HàTĩnh (Wu Ha Tinh); Ban tài chínhvi mô - Tổ chức Tầm Nhìn ThếGiới (WV Vietnam); Quỹ Hỗ TrợPhụ Nữ Phát triển Kinh Tế TỉnhTiền Giang (MOM); Quỹ Hỗ trợPhụ nữ phát triển kinh tế TPHCM; The Dariu Foundation(DARIU);

Quỹ trợ vốn cho người lao độngnghèo tự tạo việc làm (CEP); Tổchức Tài chính quy mô nhỏTNHH MTV Tình thương (TYM);Ngân hàng Chính sách xã hội(VBSP); Quỹ Tín dụng Nhân dân(CCF);

Page 33: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 33

PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH TÀI CHÍNH VIMÔ VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐỒNGĐẲNG TRONG KHU VỰC ĐÔNG Á -THÁI BÌNH DƯƠNGLÊ LINH CHITÌNH NGUYỆN VIÊN VMFWG

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP), trong đó có bảy quốcgia Campuchia, Trung Quốc, Đông Timor, Indonexia, Lào, Philipine và Việt Nam. Bàiphân tích này sẽ không đi sâu vào phân tích chi tiết của tài chính vi mô khu vực ĐôngÁ - Thái Bình Dương mà các bên liên quan có thể tìm thấy trong kho lưu trữ báo cáoMIX, mà nhằm phác thảo một cái nhìn tổng thể về sự phát triển ngành tài chính vimô Việt Nam so với một số nước trong khu vực trên một số chỉ tiêu chính.

1. Các đặc điểm thể chế:

60,000,000

50,000,000

40,000,000

30,000,000

20,000,000

10,000,000

0

Giá

trị t

rung

vị c

ủa Tổ

ng tà

i sản

, Tổn

g dự

nợ

cho

vay

và ti

ền g

ửi (

Đơn

vị t

ính

USD

)

Nhâ

n sự

( Tru

ng v

ị)

0

100

200

300

400

500

600

700

800

Việt Nam Trung Quốc Lào Đông Timo In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Cam-pu-chia Region

Tổng Tài sản (Trung vị) Tổng dư nợ cho vay (Trung vị) Tiền gửi (Trung vị) Nhân sự (Trung vị)

Tổng tài sản, Tổng dư nợ cho vay và Tiền gửi của các quốc gia trong khu vực EAP

Page 34: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

34 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Xét trên đến các giá trị trung vị của Tổng tài sản, Tổng dư nợ cho vay và Tiền gửi, các tổ chức TCVMViệt Nam vẫn ở dưới cùng của bảng xếp hạng khu vực. Chỉ có 4 trong số 34 tổ chức TCVM của ViệtNam được phân loại là "tổ chức tín dụng lớn" với tổng tài sản hơn 8 triệu USD, còn lại là ở trong khoảngtừ 80.000 USD đến hơn 3 triệu USD.

Dư nợ cho vay và Tiền gửi tổ chức TCVM Việt Nam tương đối không đáng kể do hai yếu tố chính: sốlượng khách hàng hoạt động nhỏ (bao gồm cả người đi vay và khách hàng gửi tiền) và bình quândư nợ/số dư tiền gửi của một khách hàng nhỏ. Với các khoản vay và số dư tiền gửi tương đối nhỏso với thu nhập quốc gia bình quân đầu người, các tổ chức TCVM Việt Nam nhìn chung tập trungvào các hộ gia đình nghèo nhiều hơn so với tổ chức đồng đẳng trong khu vực.

Quy mô hoạt động của các tổ chức TCVM Việt Nam cũng nhỏ hơn trong khu vực được đánh giádựa trên số lượng nhân viên, mà đặc biệt là tỉ lệ nữ nhân viên cao (89%, so với con số trung vị 48%của các tổ chức trong khu vực) do thực tế rằng phần lớn các tổ chức TCVM Việt Nam trực thuộcHội Phụ nữ.

2. Cơ cấu nguồn vốn:

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

30%

10%

0%Phi-líp-pin In-đô-nê-xi-a Đông Timo Việt Nam Trung Quốc Cam-pu-chia Lào Khu vực

Tổng vốn chủ sở hữu Tổng Tiền gửi Tổng các khoản vay và nợ phải trả khác

Nước Chi phí hoạt động/ Dư nợcho vay (trung vị)

Chi phí mỗi người vay(trung vị)

Số khách hàng vay vốn trên mộtcán bộ tín dụng (trung vị)

Việt Nam 12.10% 19 340Trung Quốc 8.80% 85 148In-đô-nê-xia 89.03% 89 254Lào 21.92% 93 112Đông Timor 23.91% 94 157Phi-lip-pin 22.01% 107 300Campuchia 14.18% 127 146

Cơ cấu nguồn vốn

Các tổ chức TCVM thông thường nguồn vốn gồm ba loại chính: Tiền gửi (phát triển thông qua việctiếp cận khách hàng), các khoản vay và nợ phải trả khác (phát triển thông qua tiếp cận với cácnhà đầu tư), và vốn chủ sở hữu (thông qua việc liên hệ với các nhà đầu tư và khoản lợi nhuận giữlại). Thông qua biểu đồ, cơ cấu tài chính của các tổ chức TCVM Việt Nam bao gồm vốn chủ sở hữuở mức trung bình, lượng tiền gửi nhỏ và phần lớn là các khoản vay và nợ phải trả khác, so sánh vớicác tổ chức đồng đẳng trong khu vực.

Điều này cho thấy rằng phương thức tiếp cận với khách hàng thông qua kênh tiền gửi của các tổchức TCVM Việt Nam vẫn còn hạn chế so với khu vực. Mặt khác, các tổ chức TCVM Việt Nam chủyếu nhận được các khoản vay, bao gồm cả các khoản vay tài trợ, hỗ trợ và các khoản vay với lãisuất thị trường, từ các ngân hàng nước ngoài hoặc các dự án, chương trình phát triển của địaphương và nước ngoài.

3. Năng suất và Hiệu suất:

Page 35: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 35

Trong những năm về trước, các tổ chức TCVM Việt Nam đã được báo cáo là xuất sắc vềhiệu quả và năng suất so với các khu vực khác. Thực tế này được giải thích là nhờ có sự hỗtrợ trực tiếp của nhân viên ( nhân viên tự nguyện hoặc bán thời gian quản lí khoản vay ) vàtrợ cấp từ Hội Phụ nữ.

Các số liệu năm nay vẫn thể hiện rằng cán bộ cho vay TCVM Việt Nam là năng suất nhất sovới các đồng nghiệp trong khu vực EAP về số lượng trung vị khách hàng vay trên một cánbộ tín dụng (hơn 10% so với các nước khác), và giá trị tối đa của chỉ số là ở mức 1300. Mặtkhác, mâu thuẫn với lời giải thích trước đó rằng hiệu quả chi phí của các tổ chức TCVM ViệtNam là do nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ, mức lương trungbình năm của các tổ chức TCVM Việt Nam có giá trị trung vị là 185 USD mỗi tháng, tươngđương với 160 % GNI bình quân, cho thấy không có bằng chứng cho lời giải thích trước đó.Thay vào đó, quy mô nhỏ và phạm vi hoạt động hẹp của các tổ chức TCVM Việt Nam sẽgiải thích cho việc đạt được năng suất cao.

Năng suất cao của các cán bộ tín dụng ở các tổ chức TCVM Việt Nam dẫn đến chi phíthấp đáng kể của mỗi khách hàng vay (bằng một phần nhỏ so với các đồng nghiệp kháctrong khu vực), và của chi phí hoạt động của tổ chức TCVM .

4. Lợi nhuận và Bền vững:

Mặc dù, nhìn chung các tổ chức TCVM ở Việt Nam có lợi tức trung bình trên tổng dư nợ(danh nghĩa) thấp hơn so với các tổ chức trong khu vực, nhưng nhờ có cơ cấu chi phí (năngsuất cao) và cơ cấu nguồn vốn thuận lợi (với một tỷ lệ lớn các khoản vay tài trợ và trợ cấp),ngành TCVM Việt Nam nổi bật là một trong những nước có lợi nhuận cao nhất và bền vữngnhất trong khu vực.

Mức độ nhất định của sự đa dạng hóa OSS giữa các tổ chức TCVM đã được nêu ra, nhưngxu hướng phỏng đoán có thể quan sát được trên biểu đồ là một cải tiến ổn định về nănglực của các tổ chức TCVM Việt Nam để duy trì lợi nhuận và tự bền vững.

Phi-líp-pinIn-đô-nê-xi-a Đông Timo Việt NamTrung Quốc

Khoả

ng O

SS

Tỉ lệ

thu

hồi v

ốn tr

ên tà

i sản

(Tru

ng v

ị)

Cam-pu-chia Lào

700,00%

600,00%

500,00%

400,00%

300,00%

200,00%

100,00%

0,00%2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012

Khoảng OSS OSS trung vị Tỉ lệ thu hồi vốn trên tài sản (Trung vị)

8.00%

7.00%

6.00%

5.00%

4.00%

3.00%

2.00%

1.00%

0.00%

Lợi nhuận và Bền vững của các tổ chức TCVM Việt Nam và các tổ chức TCVM khác trong khu vực giai đoạn 2010 - 2012

Page 36: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

36 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

TIN TỨC

TIN TRONG NƯỚC 1. Bảo Việt Hà Nội và M7-MFI chính thứchợp tác cung cấp sản phẩm bảo hiểmvốn vay

Nhằm hiện thực hóa sứ mệnh và tầm nhìncủa tổ chức, M7-MFI đã có những bước đivững chắc để trở thành tổ chức cung cấpdịch vụ tài chính vi mô hiệu quả, đem đếncho khách hàng những sản phẩm tối ưuđồng thời đảm bảo bền vững về tài chínhcho tổ chức. Ngày 28/06/2013, M7-MFI vàBảo Việt Hà Nội đã ký kết Hợp đồng hợp táccung cấp sản phẩm bảo hiểm vốn vay.

Hợp tác với Bảo Việt Hà Nội - thành viên củaTổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt, một tổchức hàng đầu trong việc cung cấp cácsản phẩm Bảo hiểm, tài chính cho các tổchức, cá nhân tại Việt Nam, M7-MFI đã trởthành đối tác chính thức bên cạnh cáckhách hàng lớn của Bảo Việt như Ngânhàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC), Ngânhàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)và nhiều tổ chức lớn uy tín khác. Điều nàyngày càng khẳng định uy tín và vị thế củaM7-MFI trên cả lĩnh vực tài chính và dịch vụchăm sóc khách hàng trong quá trình pháttriển thành một tổ chức tài chính vi mô hàngđầu Việt Nam.

2. Chính phủ cho phép CFRC tiếp tục thíđiểm dự án M7MPA

Để góp phần tháo gỡ những khó khăn vềkhung pháp lý, trong tháng 3/2013, CFRC gửi

công văn tới Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tàichính và Văn phòng Chính phủ xin phép tiếptục triển khai thí điểm mô hình Hội bảo vệ ansinh tương hỗ (Mutual protection association– MPA) kết hợp với Tổ chức và chương trìnhTCVM dành cho người thu nhập thấp. HộiKhuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quảncủa CFRC, cũng trình chính phủ về dự áncủa CFRC về Hội bảo vệ an sinh tương hỗ.

Sau khi trình các cơ quan chức năng, CFRCđã nhận được ủng hộ tích cực. Phó Thốngđốc NHNN Đặng Thanh Bình đã có công văntrả lời CFRC với tinh thần cho phép tổ chứcTCVM M7MFI hoàn toàn được thực hiện “thuhộ chi hộ cho khách hàng của họ” choMPA. Bộ Tài chính, Thứ trưởng Trần Văn Hàtrong công văn gửi chính phủ đã đề cậprằng dự án “Hội bảo vệ an sinh tương hỗ”do CFRC cần được khuyến khích. Bởi vậyChính phủ đã cho phép CFRC tiếp tục thựchiện dự án với sự hướng dẫn của Bộ Tàichính, đồng thời giao trách nhiệm cho Bộ Tàichính nghiên cứu ban hành chính sáchBHVM dựa trên kết quả thí điểm dự án, đểtới 2015 có chính sách BHVM cho Việt Nam.Vấn đề còn lại phụ thuộc vào nhận thức vàsự cam kết theo đuổi sứ mệnh xã hội củacác tổ chức TCVM có quyết định hành độngcùng đồng hành với CFRC hay chọn đihướng khác.

3. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Namđược cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng

Ngày 04/6/2013, Thống đốc Ngân hàng nhànước đã ký Giấy phép số 166/GP-NHNN chophép thành lập Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam theo đề nghị của Quỹ tín dụng nhândân Trung ương. Giấy phép này có hiệu lựckể từ ngày ký.

Theo Giấy phép, Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam có trụ sở chính tại Tòa nhà 15T đườngNguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quậnCầu Giấy, thành phố Hà Nội; Ngân hàngnày có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, baogồm vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn góp củaquỹ tín dụng nhân dân thành viên và cácpháp nhân khác. Thời hạn hoạt động củaNgân hàng Hợp tác xã Việt Nam là 99 năm,có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổViệt Nam, được thành lập các đơn vị mạnglưới trong nước và nước ngoài khi đượcNHNN chấp thuận bằng văn bản. Trong quátrình hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã ViệtNam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Page 37: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 37

TIN QUỐC TẾ1. Hội nghị “Hợp tác chống nghèo: Chínhphủ, doanh nghiệp, tài chính và xã hộidân sự”

Hội nghị mang đến cơ hội để các đại biểunghiên cứu kỹ những ví dụ tiên tiến và thànhcông nhất của quan hệ đối tác công-tư(PPP) trong lĩnh vực TCVM, tất cả các bênliên quan sẽ làm việc với nhau để nâng caonhững chương trình này tới quy mô lớn hơn,bao gồm: những nhà quản lý của chínhphủ, các nhà thực hành TCVM, các chuyêngia thiết kế sản phẩm, các nhà cung cấpdịch vụ hỗ trợ, và người đứng đầu của cáctổ chức ngân hàng đa quốc gia. Nhữnghoạt động của hội nghị sẽ đáp ứng nhu cầucủa các đại biểu từ khắp nơi trên thế giới vềmột cuộc đối thoại sâu xung quanh nhữngthách thức và cơ hội, và làm việc cùngnhau trên nhiệm vụ chung của chúng ta đểxóa bỏ hoàn toàn đói nghèo trong tương laigần.

Thông tin chi tiết:http://partnershipsagainstpoverty.org/

2. Hội nghị thường niên Mạng lưới SEEPnăm 2013

Với chủ đề “Hợp tác và tiếp cận xuyênngành” Hội nghị thường niên Mạng lưới SEEP2013 được tổ chức như một nền tảng đểthúc đẩy học tập và trao đổi xung quanhcác cơ hội tiềm năng cho sự hợp tác. Cácnhà thực hành phát triển kinh tế, khôngphân biệt khu vực hoặc tổ chức của họ,đang tìm cách phá vỡ từ cách suy nghĩtruyền thống về vai trò và ranh giới của sựcan thiệp của họ. Thay đổi bền vững có thểđạt được bằng cách chấp nhận cách tiếpcận tập trung vào việc tối ưu hóa kết quảgiữa các ngành và trong toàn bộ hệ thống.

Thông tin chi tiết: http://www.seepnetwork.org/annual-con-ference-pages-20008.php

3. Tuần lễ TCVM Thái Bình Dương 2013

Tuần lễ TCVM Thái Bình Dương là một sángkiến của Mạng lưới TCVM Pasifika, bao gồmchuỗi hoạt động kéo dài trong một tuần nhưhội thảo, buổi khảo sát và hội nghị chínhthức, Tuần lễ sẽ cung cấp nền tảng toàndiện nhất cho các bên liên quan đến lĩnhvực TCVM trong khu vực Thái Bình Dương đểchia sẻ kiến thức, mạng lưới, trao đổi kỹ

thuật để tiếp tục thực hiện hiệu quả và bềnvững của các dịch vụ TCVM trong khu vực.

Thông tin chi tiết: h t t p : / / w w w . m i c r o fi n a n c e -pasifika.org/pmw2013.html

4. Hội nghị thượng đỉnh về giáo dục tàichính Citi - FT 2013

Hội nghị thượng đỉnh về giáo dục tài chínhCiti - FT năm 2013 đánh dấu năm thứ 10được tổ chức bởi quỹ Citi, quỹ Pearson vàThời báo Tài chính, là một diễn đàn toàn cầuhàng năm về kiến thức và năng lực tàichính. Hội nghị năm nay sẽ tập trung vàocác nội dung sau đây:

- Giới thiệu các cải tiến về công nghệ vàsản phẩm nhằm nâng cao năng lực tàichính cho nhóm người có thu nhập thấpbao gồm: thanh niên, lao động nhập cư,phụ nữ, nông dân, công nhân và ngườicao tuổi.

- Khám phá các phương pháp đo lườngtác động của các chương trình giáo dụctài chính

- Kiểm tra các mô hình với tiềm năng đạtđược của quy mô, đặc biệt tập trungvào phương pháp tiếp cận bền vững, chiphí hiệu quả hơn.

Thông tin chi tiết: https://www.etouches.com/ehome/fined2013/home/?&

5. Quỹ phát triển tài chính vi mô Luxem-bourg

Quỹ Phát triển TCVM Luxembourg (LMDF) làmột quỹ đầu tư mở (SICAV) hỗ trợ các tổchức tài chính có mục tiêu giảm nghèo ởcác nước đang phát triển (Châu Phi, ChâuÁ và Châu Mỹ La Tinh)

Page 38: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

LMDF tập trung vào các tổ chức quy môvừa thuộc về hạng thứ 2 và thứ 3 củangành. Để có được tài trợ của LMDF, các tổchức TCVM cần đáp ứng các tiêu chí cơbản sau:

- MFI phải hoạt động ít nhất 3 năm;

- Có ít nhất 1.000 doanh nhân vi mô trongsố khách hang của mình;

- Danh mục đầu tư tương đương với ítnhất 1/2 triệu Euro;

- Đang tạo ra được lợi nhuận hoặc rất gầnvới mức tạo ra lợi nhuận;

- Danh mục đầu tư rủi ro (PAR 30 ngày)không vượt quá 10% danh mục đầu tưtổng thể cho vay;

- Các tài khoản đều được kiểm toán.

Có vị thế tài chính hoặc xã hội không là mộtyêu cầu bắt buộc nhưng là một lợi thế.LMDF đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vựcsau:

- Cơ cấu tổ chức: lịch sử, sự quản lý,nguồn nhân lực;

- Hồ sơ hoạt động: các loại sản phẩm,phương pháp được sử dụng, quản lýdanh mục đầu tư;

- Hồ sơ xã hội: nhiệm vụ và tầm nhìn, mụctiêu và sự phù hợp của sản phẩm đượccung cấp, khu vực địa lý liên quan;

- Hoạt động tài chính: chi phí bao trùm, cơcấu nguồn, thành phần vốn, mức độ phụthuộc vào các nhà tài trợ;nguồn, thànhphần vốn, mức độ phụ thuộc vào cácnhà tài trợ;

- Bối cảnh: kinh tế, xã hội, chính trị và thịtrường;

- Các giá trị gia tăng kinh tế xã hội và dựkiến sẽ là một kết quả của LMDF tài chính.

Liên hệ: Alexandre BrajouChuyên viên đầu tư khu vực châu Á vàchâu PhiAlexandre.ada @ microfinace.lu+352 45 68 68 34

6. Cơ hội học bổng Chương trình Thạcsỹ quốc tế về Thực hành và chính sáchphát triển (DPP)

Chương trình Thạc sỹ quốc tế về thực hànhvà phát triển chính sách kéo dài trong 2tháng (khóa học toàn thời gian) và 4 tháng(khóa học bán thời gian) hướng tới pháttriển các học viên đến từ Trung và ĐôngNam Á, Châu Phi và Mỹ - Latin. Khóa họccũng dành cho ứng viên đến từ Thụy Sỹ vàcác nước Nam Âu đang làm việc tại các tổchức quốc tế.

Giai đoạn 1: từ tháng 7 – tháng 8 năm 2014tại Hà Nội (5 tuần học toàn thời gian)

Nghiên cứu về chính sách công và nhân tốphát triển, các công cụ phân tích vàphương pháp luận, quản lý chiến lược cáchoạt động phát triển.

Giai đoạn 2: từ tháng 9 – tháng 12 năm 2014tại địa điểm làm việc của các học viên (4tuần học bán thời gian) Các công việc liênquan đến luận văn

Giai đoạn 3: từ tháng 1 – tháng 2 năm 2015tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ (3 tuần học toàn thờigian)

Tăng cường và phản ánh thông tin, đàmphán, hòa giải, làm việc theo nhóm và cáckỹ năng liên văn hóa; Cung cấp một cáchchuyên nghiệp những phát hiện và tươngtác trong các nhóm chuyên đề, với cácgiáo sư và các chuyên gia, phân tích cácchính sách và hoạt động của các tổ chứcvà các cơ quan hành chính công tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.

Học bổng được dành cho học viên đến từvùng sông Mê-kông (bao gồm: Việt Nam,Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma) và Thụy Sỹ.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòngtruy cập:http://dpp.graduateinstitute.ch/home.html

TIN CHÍNH SÁCH1. Tọa đàm “Tham vấn ý kiến đóng gópvề đề xuất khung pháp lý đối với Bảohiểm vi mô tại Việt Nam”

Ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, Ngân hàng pháttriển Châu Á (ADB) phối hợp với Ngân hàngNhà nước Việt Nam tổ chức tọa đàm “Thamvấn ý kiến đóng góp về đề xuất khung pháplý đối với bảo hiểm vi mô tại Việt Nam, với sựtham gia của các đại biểu quan tâm đếnlĩnh vực bảo hiểm vi mô tại Việt Nam. Tạibuổi tọa đàm, các đại biểu đã nghe các

38 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Page 39: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 39

bài trình bày về Chương trình Phát triển Tàichính vi mô của ADB: Hỗ trợ phát triển bảohiểm vi mô, Kinh nghiệm triển khai bảo hiểmvi mô tại một số quốc gia, Đề xuất của ADBvề khung pháp lý cho bảo hiểm vi mô tạiViệt Nam, cũng như trao đổi mở về lĩnh vựcBảo hiểm vi mô và khung pháp lý cho Bảohiểm vi mô tại Việt Nam.

2. Dự thảo Thông tư mới Quy định cácgiới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn tronghoạt động TCVM

Ngày 17/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhànước đã ban hành Thông tư số 07/2009/TT-NHNN (sau đây gọi tắt là Thông tư 07) quyđịnh về các tỷ lệ bảo đảm an toàn tronghoạt động của tổ chức tài chính quy mônhỏ. Tuy nhiên, một số nội dung quy định tạiThông tư 07 đến nay không còn phù hợp vớithực tế hoạt động của tổ chức TCVM.Tháng 7 năm 2013, NHNN đã có công vănlấy ý kiến của một số tổ chức TCVM về Dựthảo Thông tư Quy định các giới hạn, tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của tổchức TCVM nhằm tạo điều kiện phát triểnhoạt động TCVM tại Việt Nam, đặc biệt làđối với các tổ chức TCVM đã được cấpphép.

3. Hội thảo “Thiết lập Lãi suất bền vữngvà quản trị rủi ro trong tổ chức TCVM”

Tiếp nối với Công văn của VMFWG gửiThống đốc NHNN và Cơ quan thanh tragiám sát Ngân hàng, cùng Vụ Chính sáchTiền tệ về đề nghị xem xét áp dụng mức lãisuất linh hoạt cho tổ chức TCVM nhằm hỗtrợ mục tiêu bền vững của hoạt động này ởVN, ngày 16/5/2013, tại Hà Nội, Tổ chức Tàichính Quốc tế (IFC) phối hợp Tổ chức Tàichính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình thương(TYM - thuộc Hội LHPN Việt Nam), Nhómcông tác tài chính vi mô Việt Nam đã đồngtổ chức hội thảo với chủ đề "Thiết lập lãi suấtbền vững và quản trị rủi ro trong tổ chức tàichính vi mô".

Mục tiêu của Hội thảo nhằm góp phầnnâng cao nhận biết của các nhà hoạchđịnh chính sách và các tổ chức hoạt độngtrong ngành TCVM về tầm quan trọng củalãi suất và chính sách định giá đối với tínhbền vững của tổ chức TCVM; nâng cao hiểubiết về quản trị rủi ro trong tổ chức TCVMnhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi vàtăng trưởng kinh doanh của tổ chức.

Hôi thao đa diên ra thanh công vơi sư tham

gia tích cực cua 75 đại biểu đai diên chocác tổ chức, các bộ ngành liên quan, cácchuyên gia TCVM trong nước và quốc tế,các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sáchvà đại diện các tổ chức TCVM hoạt động tạiViệt Nam. Hội thảo đươc đánh giá cao vềnội dung trao đôi va hinh thưc thao luân, đãnêu cao tầm quan trọng của lãi suất bềnvững và quản trị rủi ro trong hoạt độngTCVM, từ đó giúp các cơ quan Nhà nướcxây dựng các chính sách và quy định thuậnlợi cho sự phát triển của ngành TCVM ViệtNam, đồng thời tạo điều kiện cho các tổchức TCVM xây dựng chính sách giá hợp lý,tăng cường khả năng quản lý tài sản gặp rủiro và thực hành TCVM có trách nhiệm.

4. Công văn NHNN về lãi suất cho vay vàphương pháp tính lãi của Tổ chức TCVM

VMFWG xin trân trọng chia sẻ nội dung phảnhồi chính thức của Ngân hàng Nhà nước vềvấn đề lãi suất cho hoạt động tại chính vimô tại Việt Nam (chi tiết theo Công văn củaNgân hàng Nhà nước phản hồi Công văn số0402/CV-MFWG của VMFWG gửi Ngânhàng Nhà nước ngày 04/02/2013 gửi kèm),với nội dung tóm tắt như sau

- Về lãi suất cho vay

Đối với các khoản cho vay theo đặc thùcủa tổ chức TCVM không đáp ứng đủ cácđiều kiện về tài chính minh bạch, lành mạnhtheo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-NHNN, thì tổ chức TCVM thực hiện cơ chế lãisuất cho vay thoả thuận theo quy định tạikhoản 3 Điều 4 Thông tư số 10/2013/TT-NHNNvà Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày14/4/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam.

- Về phương pháp tính lãi đối với các khoảncho vay

Tổ chức TCVM thực hiện tính lãi theo quyđịnh tại Quy định phương pháp tính và hạchtoán thu, trả lãi của Ngân hàng Nhà nướcvà các tổ chức tính dụng ban hành kèmtheo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNNngày 17/5/2001 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam.

Page 40: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

40 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

ẤN PHẨM MỚI CỦAVMFWG1. Danh bạ TCVM Việt Nam:

Trong năm 2012, VMFWG lần đầu tiên xuấtbản cuốn Danh bạ TCVM Việt Nam và đãnhận được nhiều nhận xét tích cực từ phíacác nhà đầu tư trong và ngoài nước, cũngnhư các Cơ quan quản lý Nhà nước. Nhằmtiếp tục thúc đẩy tính minh bạch trongngành TCVM Việt Nam, VMFWG đã tiếp tụchợp tác với Tổ chức The MIX Market, vớinguồn hỗ trợ tài chính của Tổ chức ADA vàtổ chức Condaid, thu thập thông tin dữ liệuhoạt động đến 31 tháng 12 năm 2012 của34 tổ chức và chương trình TCVM đang hoạtđộng tại Việt Nam để hoàn thiện cuốn Danhbạ TCVM Việt Nam lần 2.

Xây dựng Danh bạ Tài chính vi mô Việt Namlà một trong những hoạt động quan trọngcủa VMFWG nhằm tăng cường sự minhbạch và khả năng hợp tác phát triển hoạtđộng TCVM Việt Nam, thông qua việc phântích và tổng hợp số liệu về hoạt động TCVMcủa hơn 30 tổ chức TCVM tại Việt Nam đến31/12/2012, nhằm đưa ra một cái nhìn tổngthể về quy mô và địa bàn hoạt động, dư nợvốn vay, năng suất, chất lượng, khả năngbền vững, tầm nhìn, sứ mệnh của các tổchức TCVM tại Việt Nam, tạo ra những cơhội hợp tác và kết nối nguồn lực phát triểnhệ thống tổ chức TCVM chính thức tại ViệtNam. Đồng thời, các tổ chức TCVM có thểtự đánh giá tình trạng hoạt động của tổchức mình so với các tổ chức khác tại ViệtNam và khu vực Châu Á.

2. Báo cáo nghiên cứu “Tác động củabiến đổi khí hậu đối với hoạt độngTCVM-Nghiên cứu trường hợp Đồngbằng Sông Cửu Long, Việt Nam”:

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức củacác bên có liên quan đến tác động củabiến đổi khí hậu đối với các tổ chức TCVM

và sinh kế của khách hàng TCVM, NhómCông Tác tài chính vi mô Việt Nam đã thựchiện nghiên cứu nhanh mang tính định tínhở Đồng bằng Sông Cửu Long để phát hiệnvấn đề ảnh hưởng. Nghiên cứu này xem xéttrường hợp của ba tổ chức TCVM hoạtđộng tại các tỉnh Long An, Tiền Giang vàSóc Trăng ở Đồng bằng Sông Cửu Long ởViệt Nam.

Ấn phẩm được hoàn thành bởi Nhóm CôngTác tài chính vi mô Việt Nam và sự hợp táccủa Nhóm nghiên cứu gồm: TS. Nguyễn HữuThiện, ông Dương Phước Hoàng Lân và ThS.Nguyễn Thị Tuyết Mai với nguồn hỗ trợ tàichính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chứcADA và tổ chức Cordaid.

3. Báo cáo nghiên cứu “Mức độ bềnvững của các tổ chức TCVM Việt Nam:Thực trạng và một số khuyến nghị”:

Báo cáo nghiên cứu hệ thống hóa các vấnđề cơ bản về sự bền vững của TC TCVM,các kinh nghiệm quốc tế, cũng như thựctrạng mức độ bền vững của các TC TCVMViệt Nam và các khuyến nghị. Nghiên cứuđược hoàn thành với sự hợp tác của Nhómtác giả nghiên cứu gồm PGS.TS Nguyễn KimAnh, TS. Lê Thanh Tâm, Th.S Quách Tường Vy,Th.S Nguyễn Hồng Hạnh, CN. Nguyễn HảiĐường và Th.S Nguyễn Thị Tuyết Mai vớinguồn hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi - Ngânhàng Citi, tổ chức ADA, tổ chức Cordaid.

Page 41: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 41

CÔNG TÁC GÂY QUỸ BỀN VỮNGSTEFANO BATTAGGIATÌNH NGUYỆN VIÊN TỔ CHỨC ADA

Gây quỹ là quá trình thu hút , kêu gọi đóng góp tiền hoặc các sản phẩm, dịch vụ khác, bằngcách kêu gọi tài trợ từ cá nhân, tổ chức, quỹ từ thiện hoặc các tổ chức chính phủ. Có thểkể đến một số loại tài trợ như học bổng dành cho sinh viên, giải thưởng bằng khen, cứu trợvề y tế và nhân đạo, cứu trợ thiên tai, quyền con người, các nghiên cứu và các vấn đề xãhội khác.

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) đang tích cực theo đuổi mục tiêu tối đahóa các nguồn lực vào thị trường TCVM Việt Nam thông qua việc theo dõi và giám sát cácyêu cầu đề xuất của các cơ quan và tổ chức trên toàn thế giới.

Chúng tôi tin rằng sự hợp tác chặt chẽ với các thành viên VMFWG là yếu tố tiên quyết trongviệc đạt được cam kết của các tổ chức quốc tế. Chính vì vậy, chúng tôi kêu gọi cần nỗ lựctrong việc giám sát các đề án đang và sẽ được thực hiện tại Việt Nam, tận dụng triệt đểviệc kết nối các thành viên của VMFWG.

Dưới đây là danh sách các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ đã rất tích cực hỗ trợcác dự án tại Việt Nam.

Lưu ý: Trong một số trang web không có trang cụ thể về các khoản tài trợ được phân chiatheo các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Vì vậy, xin vui lòng tìm kiếm toàn bộ trang web bằngcách tìm từ khóa “tài trợ Việt Nam” hoặc trong công cụ tìm kiếm.

Nước Tổ chứcchính phủ

Tổ chức phichính phủ

(NGO)WEB

Áo ADA http://www.entwicklung.at/funding/en/

Áo Jugend EineWelt http://www.jugendeinewelt.at/

Úc AUSAID http://www.ausaid.gov.au/business/Pages/default.aspx

Bỉ BTC http://www.btcctb.org/en/tenders?country=89&type=All

DGDC http://diplomatie.belgium.be/en/policy/development_cooperation/grants/

Brazil ABC http://www.abc.gov.br/projetos/pesquisa?intIdTipCooperacao=1&intIdPais=330

Canada CIDA www.cida.gc.ca

Canada HOPE Interna-tional

http://www.hope-international.com/index.php

Canada Street Kids In-ternational

http://www.streetkids.org/

Canada World Accord http://www.worldaccord.org/

Chi lê AGCI www.agci.cl/

Đan Mạch DANIDA http://um.dk/en/danida-en/

LM Châu Âu Europaid http://ec.europa.eu/europeaid/work/funding/index_en.htm

Phần Lan FINIDA http://formin.finland.fi/public/default.aspx?nodeid=15316&contentlan=2&culture=en-US

Pháp AFD http://www.afd.fr/lang/en/home/pays/asie/geo-asie/afd-vietnam/strategie-vietnam

Đức GIZ http://www.giz.de/

Ai-len Irish Aid http://www.irishaid.gov.ie/grants.html

Isaren MASHAV mashav.mfa.gov.il

Ý CooperazioneItaliana

http://www.cooperazioneallosviluppo.esteri.it/pdgcs/inglese/intro.html

Page 42: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

42 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Nước Tổ chức chínhphủ

Tổ chức phi chính phủ(NGO) WEB

Nhật Bản JICA http://www.jica.go.jp/vietnam/english/

Hàn Quốc KOICA http://www.koica.go.kr/english/board/new/index.html

Liechtenstein LED http://www.led.li/en/home.html

Luxembourg LUXDEV luxdev.lu/en

Hà Lan Dutch Aid www.dutchaid.net

Hà Lan Centre for Safety and Dev. http://www.centreforsafety.org/

Hà Lan Cordaid http://www.cordaid.org/en/

Hà Lan SNV World http://www.snvworld.org/

New Zi-Lân NZAid http://www.aid.govt.nz/funding-and-contracts

Na Uy NORAD http://www.norad.no/en/front-page

Ba Lan Polish Aid www.¬polishaid.¬gov.¬pl

Bồ Đào Nha IPAD ns1.¬ipad.¬mne.¬gov.¬pt

Ả Rập Saudi SFD http://www.sfd.gov.sa/

Slovakia Slovak Aid http://www.slovakaid.sk/

Tây Ban Nha AECID http://www.aecid.es/en/

Thụy Điển SIDA http://www.sida.se/english/

Thụy Sĩ SDC http://www.sdc.admin.ch/

Thụy Sĩ Agha Khan Development Network http://www.akdn.org/akf_grantees.asp

Thụy Sĩ International Red Cross www.icrc.org

Thụy Sĩ Medecins sans Frontieres www.msf.org

Đài Loan ICDF http://www.icdf.org.tw

V.Quốc Anh DFID https://www.gov.uk/vietnam-business-challenge-fund

V.Quốc Anh Christian Aid www.christianaid.org.uk

V.Quốc Anh Helpage International

http://www.helpage.org/

V.Quốc Anh Oxfam http://www.oxfam.org/

HCQ Hoa Kỳ USAID http://www.usaid.gov/work-usaid/get-grant-or-contract

HCQ Hoa KỳAdventist Dev. and ReliefAgency http://www.adra.org/site/PageServer

HCQ Hoa Kỳ Business Council for Peace http://www.bpeace.org/

HCQ Hoa Kỳ CARE http://www.care.org/

HCQ Hoa Kỳ Five Talents http://www.fivetalents.org/

HCQ Hoa Kỳ Giving Children Hope http://gchope.org/

HCQ Hoa KỳMennonite Central Committee http://www.mcc.org/

HCQ Hoa Kỳ Save the Children www.savethechildren.org

Trickle Up www.trickleup.org

Việt Nam International Development Ent. http://ide-vietnam.org/default.asp

Việt Nam World Vision International http://www.worldvision.org.vn/worldvision/index.php

Page 43: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 43

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM (VMFWG)

Nhằm khuyến khích đối thoại chính sáchgiữa các tổ chức có liên quan để tạo điềukiện phát triển một môi trường thuận lợi chohoạt động Tài chính vi mô (TCVM), và thúcđẩy phát triển hoạt động TCVM bền vữngbằng cách phổ biến thông tin, chia sẻ kinhnghiệm và đạt được sự đồng thuận trongcác vấn đề quan trọng trong hoạt độngTCVM tại Việt Nam, VMFWG xin thông báovề việc đăng ký thành viên VMFWG, cụ thểnhư sau:

I. Mục đích

• Tăng cường sự cam kết của thành viênVMFWG;

• Tăng khả năng bền vững hoạt động củaVMFWG;

• Xây dựng niềm tin và thực hiện cam kếtcủa VMFWG đối với đơn vị tài trợ;

II. Tiêu chuẩn thành viên

1. Thành viên chính thức (FM)

• Mã thành viên: FM2013_”Số thứ tự”

• Điều kiện:

- Là tổ chức/ đơn vị thực hiện hoạt độngdịch vụ tín dụng ngân hàng, như baogồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phingân hàng, tổ chức TCVM chính thức,các tổ chức TCVM bán chính thức, quỹtín dụng nhân dân;

- Những tổ chức hoạt động chủ yếu tronglĩnh vực TCVM, bao gồm các dịch vụ tàichính, tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô,và chuyển tiền theo phương pháp bềnvững, thiết kế dựa trên nhu cầu hộnghèo/ hộ thu nhập thấp;

- Những tổ chức có tầm nhìn, sứ mệnh vàhoạt động cam kết cung cấp dịch vụ,sản phẩm nhằm hỗ trợ hộ nghèo có thểthoát nghèo một cách bền vững và hiệuquả;

- Mong muốn tham gia các Quy tắc đạođức của Nhóm Công tác Tài chính vi môViệt Nam, thực hiện đầy đủ nghĩa vụthành viên VMFWG như bao gồm đónggóp phí thành viên, dành thời gian vànguồn lực tham gia hoạt động củaVMFWG vì mục tiêu chung của Ngành;

Page 44: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

44 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

- Sẵn sàng cung cấp số liệu và tham giakiểm toán hiệu quả xã hội theo mục tiêuhoạt động của VMFWG và hỗ trợ vậnđộng môi trường chính sách cho hoạtđộng TCVM tại Việt Nam.

• Quyền lợi:

- Có cơ hội được giới thiệu và kết nối tớicác nhà đầu tư, nhà tài trợ tham gia đầutư vào Ngành Tài chính vi mô;

- Được chia sẻ thông tin và tham gia gópý trong quá trình xây dựng quy định chínhsách cho hoạt động TCVM;

- Được nhận tập san Tài chính vi mô hàngnăm; Báo cáo năm; cập nhật thông tinliên quan đến Ngành; sử dụng và tiếpcận các tài liệu có liên quan đến Ngànhtại thư viện của VMFWG;

- Có quyền bỏ phiếu tại Đại hội toàn thểvà ứng cử thành viên Hội đồng quản lý;

- Được tham gia các cuộc họp, hội thảo,sự kiện, toạ đàm, và hoạt động củaVMFWG (có trợ giúp một phần kinh phítham gia);

- Được quảng bá hoạt động trên trangweb của MIX và trang web của VMFWG;

- Được tham gia các hoạt động đào tạonâng cao năng lực về TCVM và Dịch vụphát triển kinh doanh (BDS);

- Được cung cấp phương pháp tiếp cậnvốn và hỗ trợ kỹ thuật (TA);

- Được nhận báo cáo nghiên cứu hàngnăm, Báo cáo về hiệu quả xã hội.

• Trách nhiệm:

- Tham gia ý kiến và đề xuất chủ đề chocác cuộc họp của VMFWG;

- Hợp tác cung cấp thông tin và các bàiviết hàng tháng, để xuất chủ đề nghiêncứu hoặc trao đổi thông tin theo nhucầu, tập san Tài chính vi mô ViệtNam...v..v;

- Tham gia vào các nghiên cứu và khảosát do VMFWG thực hiện;

- Thông báo bằng văn bản khi có thay đổitrong tổ chức (tên, cơ cấu, chức danh...);

- Thực hiện nghĩa vụ đóng phí thành viênđúng hạn.

• Mức phí hàng năm: 6.000.000đồng (Bằngchữ: Sáu triệu đồng/năm)

2. Quan sát viên (OM)

• Mã thành viên: OM2013_”Số thứ tự”

• Điều kiện:

- Các tổ chức/ chương trình đăng kí cungcấp các dịch vụ TCVM tại Việt Nam;

Page 45: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 45

- Những tổ chức có hoạt động gián tiếpTCVM, và có tầm nhìn, sứ mệnh liên quanhoạt động tài chính vi mô;

- Cam kết tham gia cung cấp thông tin vàsố liệu cho cơ sở dữ liệu của VMFWG.

• Quyền lợi:

- Có cơ hội được giới thiệu và kết nối tớicác nhà đầu tư, nhà tài trợ tham gia đầutư vào Ngành TCVM;

- Được tham gia góp ý trong quá trình xâydựng quy định chính sách cho hoạt độngTCVM;

- Được nhận tập san Tài chính vi mô ViệtNam hàng năm; Báo cáo năm; cập nhậtthông tin liên quan đên Ngành; sử dụngvà tiếp cận các tài liệu có liên quan đếnNgành tại thư viện của VMFWG;

- Tham gia đại hội toàn thể của VMFWGnhưng KHÔNG có quyền bỏ phiếu;

- Có quyền tham gia các cuộc họp, sựkiện và hoạt động của VMFWG;

• Trách nhiệm:

- Tham gia ý kiến và đề xuất chủ đề chocác cuộc họp của VMFWG;

- Hợp tác cung cấp thông tin và các bàiviết hàng tháng, để xuất chủ đề nghiêncứu hoặc trao đổi thông tin theo nhucầu, tập san Tài chính vi mô Việt Nam…;

- Tham gia vào các nghiên cứu và khảosát được VMFWG thực hiện;

- Thông báo bằng văn bản khi có thay đổitrong tổ chức (tên, cơ cấu, chức danh ...)

- Thực hiện nghĩa vụ đóng phí thành viênđúng hạn.

• Mức phí hàng năm: 4.000.000 đồng (Bằngchữ: Bốn triệu đồng/năm)

3. Thành viên liên kết (AM)

• Mã thành viên: AM2013_”Số thứ tự”

• Điều kiện:

- Các đơn vị cung cấp dịch vụ nâng caonăng lực, các tổ chức phi chính phủquốc tế, các chương trình tài trợ, cáccông ty bảo hiểm, các cơ quan trong vàngoài nước, các trung tâm đào tạo, cáctổ chức phi chính phủ địa phương, cáctổ chức hỗ trợ hoạt động TCVM, và cáccá nhân không trực tiếp cung cấp tàichính vi mô cho khách hàng;

- Các cá nhân và tổ chức hỗ trợ tài chínhvi mô và mong muốn đóng góp cho sựphát triển bền vững của tài chính vi môtại Việt Nam.

• Quyền lợi:

- Có cơ hội được giới thiệu và kết nối tớicác nhà đầu tư, nhà tài trợ tham gia đầutư vào Ngành Tài chính vi mô;

- Tham gia góp ý vào quá trình xây dựngquy định chính sách cho hoạt độngTCVM;

- Được nhận tập san Tài chính vi mô ViệtNam; Báo cáo năm; cập nhật thông tinliên quan đên Ngành; sử dụng và tiếpcận các tài liệu có liên quan đến Ngànhtại thư viện của VMFWG; Được mời dựđại hội đoàn thể của VMFWG nhưngkhông có quyền bỏ phiếu; Có quyềntham gia vào các cuộc họp, sự kiện vàhoạt động của VMFWG;

- Được tiếp cận các ấn phẩm, đánh giánhu cầu đào tạo với mức phí ưu đãi.

• Trách nhiệm:

- Tham gia ý kiến và đề xuất chủ đề chocác cuộc họp của VMFWG;

- Hợp tác cung cấp thông tin và các bàiviết hàng tháng, để xuất chủ đề nghiêncứu hoặc trao đổi thông tin theo nhucầu, tập san Tài chính vi mô Việt Nam...;

Page 46: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

46 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

- Tham gia vào các nghiên cứu và khảosát được VMFWG thực hiện;

- Thông báo bằng văn bản khi có thay đổitrong tổ chức (tên, cơ cấu, chức danh ...)

- Thực hiện nghĩa vụ đóng phí thành viênđúng hạn.

• Mức phí hàng năm đối với thành viên liênkết tham gia với tư cách đại diện tổchức: 12.000.000 đồng/năm (Bằng chữ:Mười hai triệu đồng/năm)

• Mức phí hàng năm đối với thành viên liênkết tham gia với tư cách cá nhân:1.500.000đồng (Bằng chữ: Một triệu nămtrăm nghìn đồng/năm)

II. Nguyên tắc quản lý phí thành viênVMFWG

• Trung tâm VMFWG sẽ mở một tài khoảnriêng để quản lý phí thành viên;

• Thành viên VMFWG đóng phí qua tàikhoản;

• Tài khoản phí thành viên VMFWG sẽ đượccông bố công khai hàng quý qua emailtới các thành viên cam kết đóng phí;

• Việc sử dụng phí thành viên sẽ đượccông bố công khai trong báo cáo kiểmtoán tài chính VMFWG hàng năm.

VMFWG kính mong nhận được sự tham giatích cực của các tổ chức và cá nhân quantâm đến hoạt động TCVM, thông qua việc

đăng ký tham gia thành viên VMFWG bằngcách điền đầy đủ thông tin theo Bản đăngkí thành viên và gửi tới VMFWG qua e-mail,đường bưu điện hoặc bằng fax. VMFWG sẽnghiên cứu thông tin của Qúy tổ chức/ cánhân và thông báo kết quả tới Quý vị trongvòng 14 ngày.

Chi tiết quyền lợi và trách nhiệm thành viênxin vui lòng xem tại trang web VMFWGwww.microfinance.vn

Page 47: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 47

CÁC TIÊU CHUẨN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ XÃ HỘI

Là một cẩm nang toàn diện về thực hành tốt nhất được xây dựng và dành cho những ngườitrong lĩnh vực tài chính vi mô như một phương sách/phương kế giúp các tổ chức tài chínhđạt được các mục tiêu xã hội của mình.

Các tiêu chuẩn chung này có thể kết nối ngành qua một cách tiếp cận chung đối với vấnđề quản lý hiệu quả xã hội và nâng cao uy tín của tổ chức trong việc đáp ứng một cách cótrách nhiệm các nhu cầu tài chính của người dân.

Có rất nhiều các công cụ và quy trình cũng nhưcác bên liên quan. Các tiêu chuẩn chung nàylà dự án đầu tiên và duy nhất thành công,mang tới những phương thức mang tính thựctiễn, nhằm tạo ra một cấu trúc và ngôn ngữthống nhất cho vấn đề quản lý hiệu quả xã hội

Jürgen Hammer, Grameen Crédit Agricole ”

CÁC TIÊU CHUẨNCHUNG VỀ QUẢN LÝ

HIỆU QUẢ XÃ HỘI

XÁC ĐỊNH VÀGIÁM SÁT CÁC

MỤC TIÊU XÃ HỘI

ĐẢM BẢO SỰCAM KẾT CỦA

HỘI ĐỒNG QUẢNTRỊ, BAN GIÁM

ĐỐC, VÀ NHÂNVIÊN CHO CÁC

MỤC TIÊU XÃ HỘI

CÂN BẰNG HIỆUQUẢ TÀI CHÍNH

VÀ XÃ HỘI

BẢO VỆ QUYỀNLỢI KHÁCH HÀNG

ĐÃI NGỘ THÍCHĐÁNG ĐỐI VỚI

NHÂN VIÊN

THIẾT KẾ SẢN PHẨM,DỊCH VỤ, MÔ HÌNH

VÀ KÊNH CUNG CẤPĐÁP ỨNG NHU CẦUVÀ SỞ THÍCH CỦA

KHÁCH HÀNG

Page 48: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

48 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

TIÊU CHUẨN:

A. Tổ chức có chiến lược đểđạt được mục tiêu xã hội củamình.

B. Tổ chức thu thập báo cáo vàđảm bảo tính chính xác của dữliệu ở cấp độ khách hàng màcó liên quan mật thiết đến mụctiêu xã hội của tổ chức.

TIÊU CHUẨN:

A. Các thành viên Hội đồngquản trị cam kết với sứ mạng xãhội của tổ chức.

B. Thành viên Hội đồng quản trịgiữ trách nhiệm d uy trì tổ chứcvới các mục tiêu và sứ mạng xãhội của tổ chức.

C. Quản lý cấp cao đặt raphương hướng và giám sátviệc thực hiện các chiến lượccủa tổ chức nhằm đạt đượcmục tiêu xã hội đã đề ra.

D. Nhân viên được tuyển dụng,đánh giá và ghi nhận trên cả 2tiêu chí năng lực xã hội và tàichính.

TIÊU CHUẨN

A. Tổ chức xác định rõ khảnăng hoàn trả tiền vay củakhách hàng, tránh nợ quá hạnvà nâng cao mức độ quản lýrủi ro tín dụng trên thị trường.

B. Tổ chức trao đổi thông tin rõràng, đầy đủ và kịp thời bằngviệc sử dụng phương pháp vàngôn ngữ thích hợp giúp chokhách hàng có thể hiểu và đưara quyết định.

C. Tổ chức cũng như các đại lýcần cư xử với khách hàng mộtcách công bằng và tôn trọng,và không phân biệt đối xử. Tổchức cần đảm bảo có biệnpháp đầy đủ để phát hiện vàchỉnh đốn tình tạng thamnhũng cũng như cách cư xửchưa đúng mức hoặc lạmdụng của các nhân viên và đạilý của họ, đặc biệt là trong quátrình phát vốn cho vay và quytrình thu hồi nợ.

D. Tổ chức cần bảo mật dữliệụ thông tin khách hàng cánhân theo đúng pháp luật vàquy định pháp lý về quyền cánhân, và chỉ sử dụng các thôngtin này cho mục đích rõ ràngđược nêu ra tại thời điểm thuthập thông tin hoặc đượcpháp luật cho phép, nếukhông, phải cósự đồng ý củakhách hàng.

E. Tổ chức cần có cơ chế giảiquyết khiếu nại kịp thời chokhách hàng và sử dụng các cơchế này để giải quyết cáckhiếu nại đồng thời cải tiếncác sản phẩm và dịch vụ.

1. Xác định và giám sát cácmục tiêu xã hội

2. Đảm bảo sự cam kết của Hội đồng quản trị,

Ban Giám đốc, và nhân viêncho các mục tiêu xã hội

3. Bảo vệ quyền lợi khách hàng

Page 49: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

THÁNG 11/2013 - QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM - 49

TIÊU CHUẨN:

A. Tổ chức nắm bắt được nhucầu và sở thích của các loạiđối tượng khách hàng khácnhau.

B. Tổ chức thiết kế sản phẩm,dịch vụ và các kênh cung cấpkhông gây tổn hại tới kháchhàng.

C. Sản phẩm, dịch vụ, mô hìnhvà kênh cung cấp của tổ chứcđược thiết kế nhằm đem lại lợiích cho khách hàng, và phùhợp với mục tiêu xã hội của tổchức.

TIÊU CHUẨN:

A. Tổ chức làm theo chính sáchnhân sự bảo vệ nhân viên vàtạo dựng một môi trường làmviệc hiệu quả.

B. Tổ chức trao đổi rõ ràng vàđầy đủ cácđiều khoản tronghợp đồng lao động với toàn bộcác nhân viên và cung cấpcác khoá đào tạo/huấn luyệncho những công việc đặc thù.

C. Tổ chức quản lý mức độ hàilòng và mức độ thay thế nhânviên.

TIÊU CHUẨN:

A. Tỷ lệ tăng trưởng bền vữngvà phù hợp với điều kiện thịtrường, đảm bảo chất lượngdịch vụ tốt.

B. Cơ cấu tài chính của tổ chứcphù hợp với mục tiêu kép củatổ chức từ việc kết hợp giữacác nguồn vốn, điều khoản vàtỉ suất lợi nhuận mong muốn.

C. Mức lợi nhuận trong chuẩncho phép, phù hợp với mụctiêu phát triển bền vữnglâu dàicủa tổ chức và của kháchhàng.

D. Tổ chức chi trả/đãi ngộ đốivới nhà quản lý trong tiêuchuẩn cho phép.

4. Thiết kế sản phẩm, dịch vụ,mô hình và kênh cung cấp đáp

ứng nhu cầu và sở thích củakhách hàng

5. Đãi ngộ thích đáng đối với nhân viên

6. Cân bằng hiệu quả tài chính và xã hội

Page 50: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

50 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

Danh sách các cá nhân và tổ chức đoạt giải CMA 2013 được thông báo ngày 11/11/2013trên trang web của VMFWG. Chương trình CMA 2013 dự kiến tổ chức vào ngày 12/12/2013tại Hà Nội.Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng tham khảo tại địa chỉ:Website: www.microfinance.vnSố ĐT: (84-4) 6269 1825 Email: [email protected]

LỄ CÔNG NHẬN CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔTIÊU BIỂU CITI-VIỆT NAM 2013 (CMA 2013)

Lễ Công nhận Cá nhân và Tổ chứcTài chính vi mô tiêu biểu Citi – ViệtNam 2013 (sau đây gọi tắt là Chươngtrình CMA 2013) là một hoạt độngthường niên toàn cầu do Quỹ Citi/Ngân hàng Citi - Việt Nam tài trợnhằm ghi nhận khách hàng TCVMtiêu biểu đã có những sáng kiếntrong việc sử dụng vốn vay hiệu quả,các cán bộ tín dụng xuất sắc và cáctổ chức tài chính vi mô tiêu biểu cónhững đóng góp đáng kể trong quátrình thực hiện Đề án xây dựng vàphát triển hệ thống tài chính vi môbền vững tại Việt Nam đến năm 2020, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảmnghèo của đất nước.

Chương trình CMA được tổ chức thường niên từ năm 2007 đến nay, do Trung tâm tư vấnNguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chínhvi mô Việt Nam - VMFWG) phối hợp thực hiện cùng Quỹ Citi/ Ngân hàng Citi - Việt Nam, Hiệphội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME), và sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam. Chương trình CMA đã ghi nhận những đóng góp của 310 doanh nhân vi mô tiêubiểu, 109 cán bộ tín dụng xuất sắc, và hơn 40 tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu tại ở Việt Nam.

Năm 2013, cơ cấu và giá trị tiền tài trợ của Chương trình CMA được quy định như sau : (Giátrị tiền tài trợ đã bao gồm thuế và phí theo quy định Nhà nước).

STT Tên danh hiệu giải thưởng Số lượng giải thưởng Giá trị giải thưởng (VND)

1 Khách hàng TCVM xuất sắc của năm 1 15,000,000

2 Khách hàng TCVM tiêu biểu 29 10,000,000

3 Cán bộ tín dụng xuất sắc 5 6,000,000

4 Tổ chức tài chính vi mô xuất sắc của năm 1 100,000,000

5 Tổ chức tài chính tiêu biểu xuất sắc thứ 2 1 50,000,000

6 Tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu 9 10,000,000

7 Dự án TCVM nhỏ cung cấp sản phẩmdịch vụ sáng tạo 1 5,000,000

Page 51: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp
Page 52: TÀI CHÍNH VI MÔ - · PDF filetrong quá trình xây dựng định hướng chiến lược ... QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CHO HOẠT ... Tài chính vi mô Campuchia Khung pháp

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) được thành lập từ năm 2004 vớisự tham gia của 87 thành viên, hoạt động như một diễn đàn dành cho các nhà thựchành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề khó khăn củaNgành, góp phần đưa tiếng nói chung của Ngành đến các nhà hoạch định chínhsách. Với tầm nhìn “Một ngành tài chính vi mô lớn mạnh và năng động của các tổchức cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của người nghèo/ người có thu nhập thấp tại Việt Nam một cách chuyênnghiệp, bền vững và hiệu quả.

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)Tầng 4, Số 70, Ngõ 34, Phố Hoàng Cầu, Quận Đống ĐaHà Nội, Việt Nam

T: +84 4 6269 1825 F:+84 4 6282 2462E:[email protected]: www.microfinance.vn