32
Báo cáo kết qunghiên cu Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các t chức phi chính phủ quốc tế trong năm năm qua và định hướng tương lai. Vi n nghiên c u Xã hi, Kinh t ế và Môi tr ường

ết quả nghiên cứu ệ hợp tác giữa Việt Nam và các t chức ...isee.org.vn/Content/Home/Library/civil-society/quan-he-hop-tac-giua... · Báo cáo kết quả nghiên

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Báo cáo kết quả nghiên cứu Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm năm qua và định hướng tương lai. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

2

Mục Lục Danh mục biểu ................................................................................................................................ 4

1. Giới thiệu ................................................................................................................................. 5

a. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 5

2. INGOs ở Việt Nam ................................................................................................................. 6

a. Các lĩnh vực hoạt động của INGOs................................................................................ 6

b. Nhân sự của INGOs ........................................................................................................ 8

c. Ngân sách hoạt động ....................................................................................................... 8

d. Phương pháp tiếp cận .................................................................................................... 10

e. Địa bàn hoạt động và đối tượng hưởng lợi .................................................................. 12

f. Vai trò của các tổ chức INGOs ..................................................................................... 13

3. Đối tác và quan hệ đối tác .................................................................................................... 14

a. Đối tác của INGOs ........................................................................................................ 14

b. Quan hệ đối tác .............................................................................................................. 15

c. Các thách thức trong quan hệ đối tác ........................................................................... 17

4. Kết quả hoạt động ................................................................................................................. 18

a. Phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo .......................................................................... 19

b. Xây dựng năng lực, trao quyền và tăng cường sự tham gia của người dân ............... 20

c. Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục .................................................... 21

d. Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế, nước sạch và phòng chống HIV ........................................................................................................................................ 22

e. Bình đẳng giới và quyền phụ nữ và trẻ em .................................................................. 23

f. Quản lý tài nguyên và thiên tai ..................................................................................... 24

g. Phát triển xã hội dân sự địa phương ............................................................................. 25

h. Xây dựng năng lực đối tác và quản trị nhà nước ......................................................... 26

5. Môi trường chính sách và các thách thức gặp phải trong hoạt động của INGOs ............. 27

a. Môi trường chính sách .................................................................................................. 27

b. Thủ tục hành chính trong việc cấp và gia hạn giấy phép hoạt động .......................... 28

c. Thẩm định phê duyệt dự án. ......................................................................................... 28

d. Nghi ngại về hoạt động của INGOs ............................................................................. 29

e. Minh bạch về chi phí quản lý của INGOs.................................................................... 29

f. Hài hòa về thủ tục .......................................................................................................... 29

3

g. Kinh phí quản lý dự án .................................................................................................. 30

h. Nguồn tài trợ .................................................................................................................. 30

6. Kết luận và kiến nghị ............................................................................................................ 30

4

Danh mục biểu

Biểu 1: Năm bắt đầu làm việc ở Việt Nam (% các tổ chức) ........................................................ 6

Biểu 2: Lĩnh vực hoạt động của các INGOs ................................................................................. 6

Biểu 3: Số lĩnh vực làm việc trung bình của tổ chức phân loại theo ngân sách hoạt động trung bình hàng năm (USD) ............................................................................................................. 7

Biểu 5: Trình độ học vấn của nhân viên ........................................................................................ 8

Biểu 4: cơ cấu các tổ chức theo số lượng nhân viên .................................................................... 8

Biểu 6: Ngân sách hoạt động của các INGOs từ 2006 - 2010 (USD) ......................................... 9

Biểu 7: tỷ lệ chuyển ngân sách cho các đối tác của các tổ chức INGOs (%) ............................. 9

Biểu 8: Ngân sách dự kiến giai đoạn 2011-2013 của INGOs (USD) ........................................ 10

Biểu 9: Đánh giá của ingos về thái độ của đối tác với các đối tượng hưởng lợi (%) ............... 11

Biểu 10: Các tổ chức INGOs hoạt động vận động chính sách (%) ........................................... 13

Biểu 11: Ảnh hưởng của INGOs tới chính sách ......................................................................... 14

Biểu 12: Số đối tác của các tổ chức INGOs ................................................................................ 15

Biểu 13: Sự tham gia của đối tác địa phương ............................................................................. 16

Biểu 14: đánh giác của INGOs về năng lực của đối tác Việt Nam ........................................... 17

Biểu 15: Quan hệ đối tác của INGOs .......................................................................................... 18

Biểu 16: Mức độ hài lòng của INGOs với đối tác ...................................................................... 26

Biểu 17: Mục đích hoạt động của các INGOs tại Việt Nam ...................................................... 27

Biểu 18: đánh giá của INGOs về môi trường chính sách của Việt Nam................................... 28

Biểu 19: Đánh giá của INGOs về thủ tục hành chính (%) ......................................................... 28

5

1. Giới thiệu

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) đã hoạt động ở Việt Nam hơn hai mươi năm qua và đóng góp rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo. Thành tựu giảm nghèo ngoạn mục của Việt Nam từ 58% năm 1997 xuống còn khoảng 12% năm 2010 chắc chắn có phần đóng góp đáng kể của khoảng 900 tổ chức INGOs và Văn phòng dự án đang hoạt động ở Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều so với hai mươi năm trước đây. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam cũng khác rất nhiều so với hai thập kỷ trước. Nhiều tổ chức INGOs đã và đang điều chỉnh chiến lược hoạt động của mình cho phù hợp hơn với tình hình mới. Để hỗ trợ tốt hơn cho các tổ chức INGOs hoạt động tốt hơn nữa, PACCOM muốn tìm hiểu các khó khăn và thách thức, quan hệ đối tác giữa các tổ chức INGOs và chính quyền trong việc triển khai các dự án phát triển để từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ từ phía chính quyền trung ương cũng như đối tác địa phương.

Để giúp cho việc định hướng được khách quan, PACCOM đã hợp tác với Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) tiến hành nghiên cứu này.

a. Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu lựa chọn cả phương pháp thu thập thông tin định lượng và định tính. Về định lượng, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi tự điền trên internet (xem phụ lục 1). Nhóm nghiên cứu thiết kế hai bảng hỏi với nội dung tương tự cho INGOs và các đối tác của họ. Việc này nhằm thu thập thông tin từ hai chiều nhằm nhìn nhận kết quả một cách khách quan hơn. Tuy nhiên, do số lượng bảng hỏi trả lời bởi đối tác rất hạn chế nên không đủ độ tin cậy để phân tích. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu chỉ có thông tin đánh giá từ phía INGOs. Thông tin thu thập được được mã hóa để phân tích thống kê (Sử dụng phần mềm SPSS 19) nhằm tìm ra sự khác biệt về cấu trúc, hoạt động, mục tiêu cũng như các đánh giá về đối tác, về môi trường hoạt động tại Việt Nam của các INGOs.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, do những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau nên nghiên cứu này có một số hạn chế như sau: (i) Việc thực hiện thu thập thông tin bằng bảng hỏi tự điền trên internet nên có thể chưa tiếp cận được với tất cả các INGOs đang hoạt động tại Việt Nam. Việc xác định cỡ mẫu cũng như tính đại diện của mẫu điều tra vì thế cũng có hạn chế; (ii) Do là bảng hỏi tự điền nên mặc dù các câu hỏi đưa ra đều là đơn nghĩa và rõ ràng về mặt ngôn ngữ nhưng cũng vẫn còn hạn chế về tính chính xác trong các câu trả lời của người được hỏi; (iii) Thực hiện một bộ câu hỏi lớn, với nhiều chủ đề khác nhau trên công cụ bảng hỏi tự điền cũng là một trở ngại cho người trả lời, dẫn đến có thể bị thiếu hụt thông tin; (iv) Trả lời câu hỏi thang đo 5 cấp độ là một hình thức tương đối mới do đó cũng là lý do làm cho người trả lời gặp khó khăn khi phải phân biệt và lựa chọn cấp độ trả lời; (v) Các thống kê, phân tích bằng phương pháp định lượng có thể cho thấy một số phát hiện và nhận định chung về xu hướng, nhưng việc tìm hiểu sâu để chỉ ra nguyên nhân thì cần kết hợp với nghiên cứu bằng phương pháp định tính.

Phương pháp thu thập thông tin định tính được thực hiên chủ yếu thông qua phỏng vấn bán cấu trúc và chia làm hai đợt. Đợt một nhóm nghiên cứu gặp đại diện của một số tổ chức INGOs hoạt động trong một số lĩnh vực khác nhau như OHK, AAV, WWF, WPF, Child Fund và MCNV để tìm hiểu thông tin sơ bộ về hoạt động của họ. Thông tin này cũng được sử dụng để thiết kế bảng hỏi thu thập thông tin định lượng cũng như định hướng nghiên cứu thực địa.

6

Nghiên cứu thực địa được thực hiện ở hai tỉnh Thanh Hóa (CRS, CARE) và Yên Bái (World Vision). Đây là hai tỉnh có khá nhiều INGOs đang hoạt động. Tại mỗi tỉnh, nhóm kiên cứu làm việc với đại diện của UBND tỉnh, huyện, xã và Ban quản lý dự án. Nhóm cũng gặp các hộ gia đình phỏng vấn sâu cũng như thăm các hoạt động dự án ở thôn bản. Vì điều kiện kinh phí có hạn, nên nhóm nghiên cứu không thể đi thực địa nhiều hơn, thăm nhiều dự án của INGOs và gặp nhiều đối tác địa phương hơn cũng như người hưởng lợi. Chính vì vậy, thông tin định tính cũng chỉ mang tính minh họa một phần chứ không có tính đại diện cho hoạt động của tất cả các INGOs ở Việt Nam. Trong phần phân tích, nhóm nghiên cứu chỉ có thể sử dụng thông tin từ các tổ chức đã gặp cũng như một số báo cáo thứ cấp thu thập được.

2. INGOs ở Việt Nam Nhiều INGOs đã hoạt động ở Việt Nam từ thời chiến tranh và theo Nguyễn Kim Hà trích nguồn từ một báo cáo của MCNV , Secours Populaire Francais có thể là tổ chức INGOs đầu tiên hoạt động tại Việt Nam vào năm 1948. Khi chiến tranh kết thúc cùng sự cấm vận của Hoa Kỳ vào năm 1979 hầu như không còn INGOs nào hoạt động ở Việt Nam. Nhờ chính sách đổi mới năm 1986, Việt Nam thu hút nhiều tổ chức INGOs đến hoạt động. Với sự ra đời của Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) vào năm 1989, số lượng INGOs hoạt động ở Việt Nam tăng mạnh. Theo kết quả điều tra trình bày ở biểu đồ 1, phần lớn các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động đã đến Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000 (chiếm 49,5%). Điều này chứng tỏ thành công của chính sách đối ngoại cởi mở của Việt Nam cũng như hoạt động của PACCOM trong việc kêu gọi viện trợ để phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Cho đến nay, theo báo cáo của PACCOM thì có khoảng 900 tổ chức INGOs và Văn phòng đại diện dự án đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau ở hầu hết các tỉnh và Thành phố của Việt Nam. Dưới đây, báo cáo sẽ giới thiệu chi tiết về các tổ chức cũng như hoạt động của họ.

a. Các lĩnh vực hoạt động của INGOs Lĩnh vực hoạt động của INGOs thường được xác định dựa trên tôn chỉ mục đích của tổ chức như

Oxfam là xóa đói giảm nghèo, giải quyết bất bình đẳng xã hội, sự tham gia của người dân và trách nhiệm của nhà nước; World Population Foundation thì xác định lĩnh vực hoạt động của mình là quyền và sức khỏe tình dục (SRH); WWF là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Quỹ cứu trợ nhi đồng là quyền trẻ em và FHI là sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu của người dân, INGOs sẽ cụ thể hóa các dự án can thiệp của mình.

53 53 57

914

2515

27

0102030405060

Phát triển

kinh tế xã hội

và giảm nghèo

Giáo dục

Y tế sức khỏe

Văn hóa

Nhân quyền

Bình đẳng giới

Quản trị nhà nước

Phát triển

xã hội dân sự

15.4

49.5

35.2

< 1990 1990 - 2000 > 2000

Biểu 1: Năm bắt đầu làm việc ở Việt Nam (% các tổ chức)

Biểu 2: Lĩnh vực hoạt động của các INGOs (số tổ chức)

7

Nhìn chung các lĩnh vực hoạt động của INGOs rất phong phú nhu cầu về viện trợ nước ngoài của các địa phương còn rất lớn và đa dạng. Ví dụ như ở Yên Bái nhu cầu có các dự án về cơ sở hạ tầng, nước sạch, thủy lợi nhỏ, văn hóa xã hội, vệ sinh môi trường, biến đối khí hậu hoặc hỗ trợ sản xuất cho những xã khó khăn được tỉnh chú trọng ưu tiên. Ở Thanh Hóa, những vấn đề như nước sạch, trồng rừng ngập mặn, phòng chống thiên tai được quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, phòng chống HIV, dịch bệnh và biến đối khí hậu là vấn đề chung của cả nước, không kể thành thị hoặc nông thôn.

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của Việt Nam, các tổ chức INGOs hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Khoảng một nửa các tổ chức hoạt động trong 2 đến 4 lĩnh vực và một phần tư chỉ tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn của mình. Theo biểu đồ 2 ở bên, đa số các INGOs đang hoạt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cung cấp dịch vụ xã hội như y tế và giáo dục. Đây là những lĩnh vực INGOs rất có kinh nghiệm và đã thực hiện ngay từ ngày đầu đến Việt Nam.

Về sự tương đồng giữa ngân sách và số lĩnh vực hoạt động, theo biểu đồ 3 thì những tổ chức có mức ngân sách thấp (nhỏ hơn $500.000) có số lĩnh vực hoạt động trung bình là ba. Những tổ chức có ngân sách từ $500.000 trở lên thì có số lĩnh vực hoạt động trung bình từ 3,8 hoặc 4. Nhìn chung các tổ chức INGOs thường có sứ mệnh rõ ràng, hoạt động khá tập trung trong một số lĩnh vực là thế mạnh của mình. Ví dụ như ADI/VOCA có ngân sách hàng năm rất lớn nhưng chỉ hoạt động duy nhất trong việc thúc đẩy phát triển cacao bền vững ở Việt Nam.

Một xu thế thay đổi khá rõ trong những năm gần đây đó là ngoài các lĩnh vực “truyền thống” có khá nhiều tổ chức bắt đầu hoạt động trong các lĩnh vực như quyền con người, dân chủ cơ sở, quản trị nhà nước và phát triển xã hội dân sự. Xu hướng này được nhiều tổ chức INGOs đề cập trong chiến lược hoạt động của mình trong những năm tới. Theo nhiều tổ chức INGOs, nhu cầu về xóa đói giảm nghèo đã không còn cấp bách như trước và chính phủ Việt Nam đã có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho vùng khó khăn nhờ thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc trong hơn hai thập kỷ qua. Bên cạnh đó, các vấn đề về quyền con người, sự phát triển của xã hội dân sự và trách nhiệm của nhà nước ngày càng quan trọng cho nỗ lực phát triển toàn diện và bền vững của Việt Nam.

Trong các cuộc thảo luận với chính quyền địa phương, có cái nhìn khác nhau về xu hướng mới này. Nhiều cán bộ khẳng định tuy Việt Nam bắt đầu vào ngưỡng thu nhập trung bình nhưng nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo còn rất lớn đặc biệt ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính vì vậy, các tổ chức INGOs không nên chuyển nguồn lực sang các lĩnh vực “mềm” khác. Một số đối tác địa phương cũng e ngại không muốn các tổ chức INGOs làm về vấn đề dân chủ cơ sở, quản trị nhà nước và quyền con người vì coi đây là những vấn đề nhạy cảm, vấn đề của nhà nước hơn là của các tổ chức nước ngoài.

Tuy nhiên, cũng có cán bộ địa phương đồng tình với việc INGOs mở rộng hoạt động sang việc xây dựng năng lực, dân chủ cơ sở, mô hình phát triển bền vững. Theo họ, chính việc tham gia của người dân làm tăng trách nhiệm của chính quyền địa phương. Điều này không những làm cho chất lượng dự án được tốt lên mà còn làm cho việc thực hiện dân chủ cơ sở và trách nhiệm giải trình tăng lên. Các

3.0

4.0 3.8

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

<500

.000

500.

000-

1.00

0.00

0

>1.0

00.0

00

Biểu 3: Số lĩnh vực làm việc trung bình của tổ chức phân loại theo ngân sách hoạt động trung bình hàng năm (USD)

8

kinh nghiệm cụ thể của INGOs trong các lĩnh vực này cũng là các bài học tốt cho Việt Nam áp dụng trong các chương trình dự án của mình.

b. Nhân sự của INGOs Tính theo số lượng nhân sự tại thời điểm tháng 8 năm 2010, có sự chênh lệch khá lớn giữa các INGOs tham gia nghiên cứu này như trình bày ở biểu đồ 4. Tổ chức ít nhất chỉ có 01 nhân sự1 để duy trì sự đại diện hoặc đóng vai trò là người liên lạc trong nước, trong khi tổ chức nhiều nhất có tới 486 nhân sự (RCH International). Tính bình quân mỗi tổ chức có 19,36 nhân sự. Trong đó, các tổ chức có qui mô dưới 10 nhân sự chiếm 63,5%, tiếp theo là các tổ chức có từ 11 đến 50 nhân sự chiếm 30,6%. Số các tổ chức có từ 51-100 nhân sự chỉ có 2,4% và trên 100 nhân sự chỉ có 3,5%.

Biểu 5: Trình độ học vấn của nhân viên

Tính trung bình mỗi tổ chức có 12,23 nhân viên Việt Nam, trong đó có 6,07 nữ và 6,16 nam. Số nhân viên nước ngoài trung bình là 4,26 nhân viên, trong đó 1,72 là nữ và 2,54 là nam2. Đa phần các nhân Việt Nam và quốc tế làm việc trong các tổ chức INGOs có bằng đại học và trên đại học như được trình bày ở biểu đồ 5. Rõ ràng đây là một lực lượng lao động đông đảo và có trình độ cao của Việt Nam.

c. Ngân sách hoạt động

1 Có sáu tổ chức có 1 nhân sự là LIBRARY OF VIETNAM PROJECT, Courage, METHODIST MISSION SOCIETY (MMS), The Alliance for Children, Inc, Vets With A Mission, War Legacies Project

2 Nếu lấy tỉ lệ trung bình nhân cho số lượng 900 tổ chức đăng ký hoạt động ở Việt Nam theo PACCOM, có thể tạm tính có 11.007 nhân viên Việt Nam và 3.834 nhân viên nước ngoài đang làm cho các tổ chức INGOs ở Việt Nam

4

101

249

5626

442 31

4 27

94

206

28 26 1046

289 7

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

Trung học trở xuống

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng

Trung học trở xuống

Nhân viên Việt Nam Nhân viên nước ngoài

Nam Nữ

63.5

30.6

2.4 3.5

< 10 11- 50 51 - 100 > 100

Biểu 4: cơ cấu các tổ chức theo số lượng nhân viên

9

Ngân sách hoạt động của các tổ chức INGOs cũng rất đa dạng có thể chia thành ba nhóm dựa trên ngân sách hoạt động năm 2010. Nhóm thứ nhất là các tổ chức có ngân sách hàng năm dưới 500.000 USD, nhóm thứ 2 là nhóm các tổ chức có ngân sách nhiều hơn 500.000 và ít hơn 1.000.000 USD và nhóm thứ 3 là nhóm các tổ chức có ngân sách trên 1.000.000 USD. Tính trung bình các tổ chức thuộc nhóm 1 có ngân sách khoảng $187.000 /năm, các tổ chức thuộc nhóm 2 có ngân sách khoảng $655.000/năm và các tổ chức nhóm ba có ngân sách khoảng $5.600.000/năm. Đa số các tổ chức INGOs hoặc văn phòng dự án có mức ngân sách nhỏ hơn $500,000/năm (70%), mỗi nhóm còn lại chiếm 15%.

Số liệu thu thập cho thấy các tổ chức thuộc nhóm 1 và 2 không có nhiều biến động về ngân sách trong giai đoạn từ 2006 – 2010, trong khi nhóm 3 có sự biến thiên khá lớn như trình bày ở biểu đồ 6 dưới đây. Các tổ chức thuộc nhóm 3 tính trung bình năm 2007 có ngân sách thâp nhất trong 5 năm qua nhưng sau đó đã tăng liên tiếp trong 2 năm 2008 và 2009, đến năm 2010 lại có xu hướng giảm xuống.

Tuy nhiên, số liệu thu thập được vào thời điểm chưa kết thúc năm 2010 nên xu hướng giảm này có thể sẽ thay đổi khi có báo cáo tổng kết chính thức toàn bộ năm 2010 của các tổ chức.

Ngân sách từ các INGOs được chuyển cho các đối tác ở cả 3 nhóm có xu hướng biến thiên khá giống nhau trong 5 năm vừa qua và không có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, một phát hiện khá thú vị là những tổ chức có ngân sách thấp hơn thì lại có tỉ lệ ngân sách chuyển cho đối tác cao hơn như biểu đồ 7 dưới đây. Tỉ lệ chuyển tiền cho đối tác trung bình trong 5 năm gần đây của nhóm có ngân sách dưới 500.000 USD/năm là 74,4%, của nhóm 500.000-1.000.000USD/năm là 59,35% và nhóm trên 1.000.000USD/năm là 39,68%). Theo kết quả nghiên cứu thì đa số (77,6%) các tổ chức INGOs dùng hình thức chuyển khoản và 12.2% trả bằng tiền mặt hoặc séc. Tuy nhiên, vẫn có đến 26,5% tổ chức vẫn dùng cách thanh toán trực tiếp các hoạt động triển khai bởi đối tác.

Ngân sách dự kiến trong 3 năm sắp tới từ 2011- 2013 được trình bày ở biểu đồ 8. Nhìn chung các tổ chức đều dự kiến sẽ tăng ngân sách hoạt động, tuy nhiên đối với nhóm 2 và nhóm 3 thì xu hướng tăng

0

20

40

60

80

100

2006 2007 2008 2009 2010

<500000 500000-1000000 >1000000

Biểu 7: tỷ lệ chuyển ngân sách cho các đối tác của các tổ chức INGOs (%)

0

2000000

4000000

6000000

8000000

2006 2007 2008 2009 2010

<500000 500000-1000000 >1000000

Biểu 6: Ngân sách hoạt động của các INGOs từ 2006 - 2010 (USD)

10

này chỉ kéo dài đến năm 2012 và có dự báo giảm ngân sách vào năm 2013. Có thể các tổ chức này có nguồn ngân sách dựa vào các nhà tài trợ khá lớn và hiện tại khá nhiều nhà tài trợ có ý định rút khỏi Việt Nam vào những năm 2013-2015.

Các nguồn tài trợ của INGOs là không hoàn lại. Để tăng hiệu quả hoạt động

cũng như tính sở hữu và trách nhiệm của địa phương, 30,6% các tổ chức INGOs có chính sách yêu cầu địa phương cùng đóng góp vào dự án. Trong số đó tỷ lệ đóng góp của đối tác địa phương chiếm từ 5% đến 40%, trung bình là 27,14%, còn tỷ lệ đóng góp của người dân từ 4% đến 70%, trung bình là 30,8%. Hình thức đóng góp của người dân rất đa dạng có thể bằng tiền mặt, công lao động hoặc vật liệu sẵn có ở địa phương. Nhiều tổ

chức INGOs cho rằng việc đóng góp không chỉ tăng quy mô đầu tư mà còn tăng sự tham gia và tính sở hữu của người dân địa phương từ đó nâng cao hiệu quả dự án. Ví dụ như tổ chức CARE trong một dự án nhỏ hỗ trợ cộng đồng ở Thanh Hóa có tổng kinh phí là 256 triệu VND thì CARE cung cấp các trang thiết bị với giá trị 178 triệu VND còn người dân đóng góp ở mức 80.000 VND/khẩu không tính người già và trẻ em. Tương tự như vậy, các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của World Vision ở Yên Bái cũng có yêu cầu người dân đóng góp công lao động và vật liệu sẵn có ở địa phương (cát, sỏi) và tổng giá trị lên đến 10% ngân sách dự án.

d. Phương pháp tiếp cận Phương pháp hoạt động phổ biến được áp dụng là phương pháp có sự tham gia của người dân với 70.5% tổ chức trả lời có sử dụng phương pháp này. Bên cạnh đó, cũng có 24.6% tổ chức có áp dụng phương pháp tiếp cận theo quyền và một tỉ lệ tương tự có tính đến nhạy cảm văn hóa.

Phương pháp triển khai dự án có sự tham gia của người dân được nhìn nhận khá tích cực bởi chính quyền địa phương và người dân. Một đối tác của tổ chức Tầm nhìn thế giới ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái có nói “mọi thứ đều điều tra từ người dân lên, nếu có gì không phù hợp thì gặp gỡ trao đổi lại để tìm ra sự đồng thuận. Điều quan trọng là tiêu chí lựa chọn phải do người dân đưa ra và quyết định.” Ý kiến này cũng được đồng tình ở Thanh Hóa khi lãnh đạo tỉnh thể hiện sự tâm đắc và ủng hộ INGOs vì INGOs trực tiếp làm việc với người dân, lắng nghe và quan tâm tới an sinh xã hội và đời sống người dân, nhằm giúp những đối tượng nghèo thoát nghèo.

Sự tham gia của người dân được các tổ chức INGOs nhấn mạnh trong toàn bộ chu trình dự án. Sự tham gia này thường bắt đầu từ khâu khảo sát nhu cầu và lập kế hoạch dự án. Có lẽ, đây là một trong những khác biệt quan trọng mà chính quyền địa phương và người dân đều thừa nhận và tạo ra sự khác biệt của INGOs. Nó đảm bảo các can thiệp đúng với nhu cầu của người dân, từ đó lôi kéo sự tham gia đóng góp cũng như tăng chất lượng dự án. Nhiều tổ chức đã thể chế sự tham gia của người dân trong chính sách của mình và yêu cầu đối tác và nhân viên cùng thực hiện. Hơn nữa, sự tham gia cũng là một trong những mục đích mà các tổ chức INGOs vận động đối tác địa phương áp dụng. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói là đã thành công vì nhiều chương trình quốc gia cũng như hoạt động của địa phương đã bắt đầu áp dụng phương pháp này.

Biểu 8: Ngân sách dự kiến giai đoạn 2011-2013 của INGOs (USD)

304 361 404 722 724 699

3,596 3,958 3,795

-500

1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500

2011 2012 2013

Thou

sand

s

<500.000 500.000-1.000.000 >1.000.000

11

Chính vì muốn huy động sự tham gia tối đa nên các tổ chức INGOs thường làm trực tiếp với cấp cơ sở, cấp trực tiếp triển khai hoạt động. Điều này quyết định các thủ tục tài chính như đầu tư trực tiếp tới địa phương, không qua cấp trung gian huyện, mọi hoạt động thanh toán, giải ngân đều ở địa phương. Việc phân cấp trong việc triển khai dự án, quản lý cũng được đánh giá rất cao. Chính các kinh nghiệm này góp phần nâng cao năng lực của cấp cơ sở cũng như góp phần vào quá trình phân cấp trong việc quản lý các chương trình chính sách của Việt Nam. Điều quan trọng là đảm bảo người trực tiếp liên quan đến dự án có thể biết thông tin và có quyền ra quyết định.

Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền được nhiều tổ chức như AAV, CARE, Oxfam, Save the chirldren, WPF, và FHI áp dụng. Các tổ chức này thường có các dự án triển khai nâng cao năng lực và nhận thức của người dân (right holders) và chính quyền địa phương (duty bearers). Đây cũng là các tổ chức tham gia nhiều nhất vào các hoạt động mạng lưới, vận động chính sách và hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự địa phương. Các tổ chức này không ngại bày tỏ quan điểm chính trị trong đói nghèo, quyền con người cũng như các vấn đề nhức nhối khác như dân chủ cơ sở, tham nhũng và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Theo các tổ chức này, việc áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền có thể giúp cho họ và đối tác hiểu hơn về nguyên nhân của đói nghèo, bất bình đẳng để có những giải pháp toàn diện hơn.

Tuy nhiên khi đề cập phương pháp tiếp cận dựa trên quyền nhiều đối tác địa phương thấy nhậy cảm và có nơi không muốn làm. Trên thực tế, quyền con người vẫn là một chủ đề còn bị né tránh đặc biệt ở cấp cơ sở. Nhiều người cho rằng đây không phải là vai trò của INGOs mà là công việc nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện các chủ đề này trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam, cụ thể trong dự án và tiến hành từ từ, có nghiên cứu trao đổi kỹ càng thì đối tác cũng đồng ý hợp tác và triển khai. Các INGOs thành công trong việc trao đổi và áp dụng phương pháp này thường bắt đầu bằng việc sử dụng các khung pháp luật của Việt Nam như Nghị định dân chủ cơ sở, Luật bình đẳng giới hoặc Luật phòng chống HIV để tạo ra niềm tin cũng như

tránh cảm giác áp đặt từ bên ngoài vào.

Bình đẳng giới, nhậy cảm văn hóa và không định kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử cũng là một phương pháp tiếp cận dược hầu hết các tổ chức INGOs coi trọng. Những tổ chức làm với người dân tộc thiểu số, người có HIV hoặc người khuyết tật rất quan tâm đến các nguyên tắc này. Nhiều tổ chức coi đây là một trọng tâm trong việc xây dựng năng lực cho đối tác. Theo kết quả nghiên cứu trình bày ở biểu đồ 9 dưới đây, chỉ có gần một nửa số INGOs tham gia nghiên cứu hài lòng với thái độ của đối tác với các đối tượng hưởng lợi của dự án. Điều đó chứng tỏ còn khá nhiều việc phải làm nhằm xóa bỏ định kiến và tăng cường sự tham gia cũng như tiếng nói thực sự của các đối tượng thiệt thòi hơn trong xã hội.

Biểu 9: Đánh giá của INGOs về thái độ của đối tác với các đối tượng hưởng lợi (%)

45.7 47.841.3 42.4

46.7 43.5

34.8

.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Đối

tác

nhắm

đún

g đố

i tư

ợng

ởng

lợi d

ự á

n m

à IN

GO

s m

ong

muố

n

Đối

tác

luôn

coi

trọn

g vă

n hó

a củ

a cộ

ng đ

ồng

ngư

ời h

ưở

ng lợ

i

Đối

tác

luôn

tôn

trọng

ý k

iến

của

ngư

ời h

ưở

ng lợ

i

Đối t

ác lu

ôn c

oi tr

ọng

sự th

am g

ia

của

phụ

nữ

Đối

tác

khôn

g có

địn

h ki

ến v

ới

ngư

ời d

ân tộ

c th

iểu

số

Đối

tác

khôn

g đị

nh k

iến

với

ngư

ời k

huyế

t tậ

t

Đối

tác

khôn

g đị

nh k

iến

ngư

ời

có H

IV

12

Xây dựng mô hình và thăm quan học tập là phương pháp mà INGOs sử dụng khá nhiều khi muốn giới thiệu và áp dụng một phương pháp, kỹ thuật hoặc nội dung can thiệp mới. Từ các mô hình thực hiện thành công, INGOs và đối tác sẽ đúc kết thành các bài học để nhân rộng hoặc giới thiệu cho chính phủ áp dụng và xây dựng chính sách. Phương pháp này được áp dụng cho các hoạt động sinh kế bền vững, giới thiệu phương pháp quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, tổ nhóm nông dân, phương pháp canh tác đất dốc, phòng chống HIV, dự án quản lý cơ sở hạ tầng dựa vào cộng đồng, phương pháp giảng dậy lấy học sinh làm trung tâm.

Tuy nhiên, có nhiều nhận xét về tính khả thi và khả năng nhân rộng của các mô hình do INGOs xây dựng. Theo đối tác, chi phí quản lý, hỗ trợ kỹ thuật từ chuyên gia và sự tham gia của người dân thường đẩy giá thành mô hình lên quá cao làm cho ngân sách của nhà nước khó lòng đáp ứng. Trong trao đổi, nhiều gợi ý là việc nhân rộng mô hình không nhất thiết phải là copy mô hình mà nên tập trung nhân rộng các nguyên tắc của mô hình như sự tham gia của người dân, vai trò của các bên, kỹ thuật mới hoặc giống mới. Việc nhân rộng nên được coi là sự đơn giản hóa mô hình và xây dựng thành hướng dẫn hoặc chính sách. Trên thực tế, có rất nhiều mô hình đã thành công như việc thể chế hóa sự tham gia của người dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình 135 hoặc việc tôn trọng quyền và tính bảo mật của người có HIV. Có lẽ, việc xây dựng mô hình và thăm quan vẫn là một phương pháp hiệu quả của INGOs cho người dân cũng như chính phủ.

e. Địa bàn hoạt động và đối tượng hưởng lợi (kiểm tra lại)

Các tổ chức INGOs hoạt động rộng khắp ở các địa bàn khác nhau không những ở miền núi (32,8%), nông thôn (35,8%) mà có một tỉ lệ đáng ngạc nhiên các tổ chức có làm ở vùng đô thị (38,8%). Có thể vấn đề nghèo đô thị, di dân, các vấn đề về HIV, dân chủ cơ sở, quyền con người, thích nghi với biến đổi khí hậu, vận động chính sách ngày càng được quan tâm.

Việc lựa chọn địa bàn hoạt động của INGOs phụ thuộc vào chiến lược và ưu tiên của tổ chức. Ở địa phương nào có vấn đề quan tâm nổi cộm thì sẽ được ưu tiên lựa chọn bên cạnh các tiêu chí như đối tác, khả năng tiếp cận địa bàn cũng như tính đại diện về vùng địa lý. Ví dụ như Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kong chỉ tập trung vào các tỉnh có đồng bào người dân tộc thiểu số vì đối tượng họ ưu tiên là người dân tộc thiểu số. Các tổ chức làm về HIV như FHI và PACT thì tập trung vào các địa bàn nóng như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Điện Biên nơi có tỉ lệ người có HIV và rủi ro lây nhiễm cao. Số địa bàn hoạt động phụ thuộc vào ngân sách cũng như tính đại diện cần có. Ví dụ như xxx chỉ hoạt động ở xxx địa bạn trong khi một số tổ chức khác thì hoạt động ở rất nhiều vùng khác nhau như MCNV có hoạt động ở 16 tỉnh hoặc AAV có hoạt động ở 18 tỉnh trên khắp cả nước.

BOX 1: Để thuyết phục đối tác địa phương và phụ huynh đầu tư vào giáo dục cho con em mình, CRS đã tổ chức đi thăm quan cho một đoàn gồm 2 thành viên Ban giám hiệu, 15 giáo viên và 25 phụ huynh đại diện cho các lớp, Bí thư Đoàn và Chủ tịch Hội phụ nữ đến trường mầm non Tân Sơn ở TP. Thanh Hóa. Sau chuyến đi, chính quyền địa phương, nhà trường và phụ huynh đã nhận ra sự thiệt thòi của con em mình trong việc tiếp cận cơ sở vật chất và phương pháp giáo dục mới. Sau chuyến đi, tất cả các bên đã ngồi lại và bàn bạc kế hoạch xây dựng trường theo từng bước: hoàn chỉnh khu nhà 6 tầng, làm lại sân sau, thuê hoạ sĩ vẽ tường, thiết kế môi trường xanh - sạch - đẹp, đặt các bồn hoa, kêu gọi đầu tư trò chơi ngoài trời nhằm nâng cao thể chất cho học sinh, thu hút đông học sinh tới trường hơn.

13

Song song với địa bàn, người nghèo nông thôn (55,2%), trẻ em (53,7%), phụ nữ (40,3%) người dân tộc thiểu số (38,8%), người khuyết tật (32,8%), người nghèo đô thị (26,9%) là những đối tượng chủ yếu của INGOs. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tổ chức quan tâm đến người có HIV, người lớn tuổi, thanh niên, người đồng tính/MSM và người di cư. Rõ ràng, hoạt động của các tổ chức INGOs không chỉ còn tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi mà đã dần dần mở rộng qua đô thị cũng như các vấn đề và đối tượng đặc thù khác.

f. Vai trò của các tổ chức INGOs Các tổ chức INGOs có nhiều vai trò khác nhau trong việc triển khai dự án. Đa số trong số họ coi mình có vai trò hỗ trợ tài chính (76,1%), hỗ trợ kỹ thuật (58,2%) và hỗ trợ phương pháp (52,2%). Bên cạnh đó, tương ứng cũng có tới 41,8% và 44,8% tổ chức coi mình có vai trò là người triển khai hoặc đồng triển khai dự án với đối tác địa phương. Điều này cũng phản ánh đúng cách nhìn phổ biến của các INGOs – họ coi mình là đối tác hỗ trợ, cùng đồng hành với đối tác địa phương hơn chỉ đơn thuần là nhà tài trợ. Các tổ chức INGOs tin rằng, song song với tài chính thì các hỗ trợ về kỹ thuật và phương pháp sẽ đảm bảo chất lượng dự án. Chính vì vậy mà 68,8% và 64% tổ chức được hỏi cho rằng phương pháp triển khai dự án và kiến thức kỹ thuật là đóng góp quan trọng nhất của INGOs trong khi chỉ có 24,6% cho rằng tài chính là đóng góp quan trọng nhất của họ cho đối tác.

Một vai trò phổ biến của INGOs được cả chính quyền địa phương, người dân và bản thân các INGOs thừa nhận đó là hỗ trợ giải quyết các vấn đề ở cộng đồng. Nhiều đối tác địa phương tỉnh Thanh Hoá và Yên Bái coi INGOs là kênh hỗ trợ người nghèo - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương mà Nhà nước chưa quan tâm hết được. Khi được hỏi về vai trò của INGOs, người dân và cán bộ địa phương thường nhắc đến vai trò cứu trợ nhân đạo, cung cấp tín dụng, phát giống mới hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của INGOs. Có lẽ, điều này cũng đúng vì đây là công việc quan trọng nhất cũng như được đầu tư nhiều nhất của hầu hết các INGOs hoạt động ở Việt Nam.

Ngoài vai trò đóng góp trực tiếp vào thay đổi cuộc sống của người hưởng lợi, các INGOs còn có vai trò chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp làm cũng như xây dựng chương trình quốc gia, chính sách và khung pháp lý cho những vấn đề liên quan. Nhiều INGOs như Oxfam, CARE, AAV, E&D, đóng góp trực tiếp cho việc xây dựng chương trình 135 của Ủy ban dân tộc (CEMA) và chính sách trợ cấp xã hội của Bộ LĐTB&XH (MOLISA); các tổ chức như FHI, PACT, PATH, etc. tham gia vào việc xây dựng luật phòng chống HIV, các tổ chức như PyD và Oxfam tham gia vào việc xây dựng luật bình đẳng giới, CARE tham gia xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu quốc gia. Việc đóng góp này được thực hiện qua nhiều kênh như các dự án hỗ trợ trực tiếp cho cơ quan hoạch định chính sách, đối tác địa phương, diễn đàn quốc gia hoặc thông qua các nhà tài trợ song phương và đa phương.

Mức độ tham gia hoạt động vận động chính sách của INGOs ở các lĩnh vực khác nhau là khác nhau như được trình bày ở biểu đồ 10 dưới đây. Nhiều tổ chức coi việc tham gia vận động chính sách như

một phần không thể thiếu trong hoạt động của mình như Oxfam, ICCO và E&D.

Hoạt động vận động chính sách được thực hiện qua nhiều cách khác nhau như (i) xây dựng năng lực của cơ quan xây dựng chính sách; (ii) xây dựng mô hình và đúc kết kinh nghiệm để chia sẻ;

17.4

10.9

18.5

4.3

9.8

4.3

.0

2.0

4.0

6.0

8.0

10.0

12.0

14.0

16.0

18.0

20.0

Phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo

Giáo dục Y tế sức khỏe

Văn hóa Quyền con người

Quản trị nhà nước

Biểu 10: Các tổ chức INGOs hoạt động vận động chính sách (%)

14

(iii) thu thập thông tin và ý kiến của người dân về chính sách và (iv) trao đổi ý kiến chuyên gia để thảo luận về chính sách. Một số tổ chức tập trung vào khâu xây dựng chính sách để đảm bảo nội dung chính sách phù hợp và có lợi cho đối tượng quan tâm. Rất nhiều tổ chức tập trung vào khâu triển khai chính sách vì họ tin rằng chính sách của Việt Nam tương đối tốt nhưng triển khai thì lại chưa tốt. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức hoạt động ở các địa phương nơi chính sách được thực thi nên có nhiều cơ hội tham gia hơn. Theo kết quả nghiên cứu, có 46% tổ chức được hỏi cho rằng hoạt động của mình có ảnh hưởng lên chính sách của chính phủ tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có khác nhau. Các tổ chức INGOs cho rằng mình tạo ra ảnh hưởng về phương pháp triển khai chính sách là nhiều nhất (70.30%) và khoảng một nửa cho rằng ḿnh có gây tác động đến nội dung và ảnh hưởng của chính sách như kết

quả thể hiện trong biểu đồ 11.

Một vai trò mà ít khi được đề cập đến trong văn bản chính thức đó là cầu nối thông tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong một chừng mực nào đó có thể gọi là ngoại giao nhân dân. Trên thực tế, có rất nhiều giao lưu giữa Việt Nam và các nước thông qua nhân viên, người dân và các nhà tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Hình thức có thể qua các chuyến thăm làm việc, hội thảo hoặc trao đổi kinh nghiệm. Trong chừng mực nào đó, đây là một kênh thông tin về Việt Nam, đặc biệt là các chính sách về xóa đói giảm nghèo, điều kiện kinh tế

xã hội cũng như những thay đổi của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Kinh nghiệm làm việc của INGOs với chính phủ, đối tác và người dân chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam. Điều này được khẳng định bởi lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khi nói INGOs “là kênh thu hút thêm vốn và mở rộng quan hệ đối ngoại, từ đó nâng cao hình ảnh của Thanh Hoá với thế giới cũng như giới thiệu về một môi trường cởi mở, thân thiện nơi đây.”

Một vai trò mà nhiều INGOs không thừa nhận đó là tính đại diện cho người dân trong việc giải quyết các vấn đề của họ. INGOs coi mình là người hỗ trợ, cầu nối hơn là người đại diện. Tuy nhiên, do cách làm và chủ đề làm đặc biệt là sự tham gia, dân chủ cơ sở mà nhiều địa phương đặt câu hỏi về tính đại diện của các INGOs trong việc đưa tiếng nói của người dân lên các cấp chính quyền. Điều này cũng là một câu hỏi mà một số đại diện của INGOs đưa ra. INGOs đang đại diện cho ai? Liệu INGO có là tiếng nói đại diện của người dân địa phương không? Liệu INGOs có thể là cầu nối giữa người dân Việt Nam và chính phủ Việt Nam? Trong các cuộc phỏng vấn, các INGOs thường phủ nhận vai trò này và cho rằng chỉ có các tổ chức Việt Nam và người Việt Nam mới có vai trò đại diện này.

3. Đối tác và quan hệ đối tác

a. Đối tác của INGOs Về số đối tác của tổ chức INGOs qua khảo sát cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tổ chức theo qui mô ngân sách. Các tổ chức thuộc nhóm 1 và 2 có ít đối tác hơn hẳn so với nhóm 3. Đối tác của nhóm 1 và 2 thường là đối tác phi chính phủ trong khi đó đối tác của các tổ chức thuộc nhóm 3 (nhóm có ngân sách hoạt động lớn trên 1 triệu USD) thường là các đối tác chính phủ như biểu đồ 12 dưới đây.

55.56%

70.37%

48.15%

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00%

Nội dung chính sách

Phương pháp triển khai

Tác động của chính sách

Biểu 11: Ảnh hưởng của INGOs tới chính sách

15

Điều này được giải thích là nhiều tổ chức có ngân sách lớn xác định đối tác là chính quyền địa phương vì cho

rằng chính quyền địa phương có năng lực tốt hơn, tạo được cơ hội tiếp cận địa bàn tốt hơn, và có nhiều cơ hội gây ảnh hưởng và thay đổi cách làm và chính sách của Việt Nam tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng đây là một sản phẩm của lịch sử. Trước đây, INGOs mới vào Việt Nam chưa có nhiều tổ chức phi chính phủ địa phương nên họ buộc phải làm với các cơ quan chính phủ và việc này vẫn kéo dài đến bây giờ.

Một số người cho rằng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam dù đã phát triển về số lượng nhưng còn yếu về

năng lực, thiếu về kỹ năng nên chưa triển khai được các dự án lớn. Bên cạnh đó, đa số các tổ chức phi chính phủ Việt Nam có văn phòng ở Hà Nội, nhân viên là người Hà Nội nên các tổ chức INGOs cảm thấy nếu triển khai các dự án ở các tỉnh thì việc đối tác với chính quyền địa phương có nhiều thuận lợi hơn. Trong khi đó, số lượng các tổ chức phi chính phủ có văn phòng và hoạt động ở các tỉnh chưa nhiều.

Các INGOs thường chọn đối tác có chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung dự án. WWF thường làm việc với cơ quan kiểm lâm hoặc ban quản lý rừng quốc gia, MCNV làm việc với các cơ quan y tế, WPF làm với trường đại học trong các chương trình giáo dục tính dục hoặc PyD làm với Hội phụ nữ về bình đẳng giới và chống bạo lực gia đình và FHI làm với các cơ quan phòng chống HIV. Một trong những nguyên tắc quan trọng của INGOs là hỗ trợ đối tác địa phương thực hiện tôt chức năng nhiệm vụ và mục đích công việc của họ, và có tới 77% tổ chức được hỏi đồng ý với quan điểm này.

b. Quan hệ đối tác Cũng giống như bất cứ cơ quan nào, các tổ chức INGOs rất coi trọng quan hệ với chính quyền địa phương. Với họ, quan hệ tốt với chính quyền địa phương chỉ để có giấy phép hoạt động mà còn có được sự hỗ trợ trong khó khăn. Mối quan hệ này được xây dựng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.

Nhìn chung quan hệ đối tác giữa các tổ chức INGOs và chính quyền được dựa trên mục đích chung đó là giúp cho người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội và văn hóa. Trong các cuộc họp ở Thanh Hóa và Yên Bái chính quyền địa phương rất ủng hộ hoạt động của INGOs vì hoạt động của INGOs phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các đối tác địa phương cũng đánh giá cao việc INGOs tôn trọng pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương, và tham vấn ý kiến chính quyền địa phương về hoạt động của họ.

Một trong những nền tảng của quan hệ đối tác là thực hiện các cam kết của mình. Chính quyền địa phương đánh giá rất cao việc các INGOs thực hiện các cam kết về tài chính, hỗ trợ kỹ thuật cũng như chất lượng dự án. Các đối tác địa phươn cho rằng phương thức quản lý tài chính của INGOs rất linh hoạt và rõ ràng. Sau khi dự án được phê duyệt, INGO sẽ cấp vốn và giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn được sử dụng tốt nhất. Sự ghi nhận này cũng khá trùng với đánh giá của INGOs khi 86,7% tổ

Biểu 12: Số đối tác của các tổ chức INGOs

4 6

42

4

13

712

0

12

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

<500000 500000-1000000 >1000000

Đối tác chính phủ Đối tác phi chính phủ Khác

16

chức INGOs cho rằng mình luôn luôn thực hiện cam kết với đối tác. Về phía chính quyền địa phương, việc tạo thuận lợi cho INGOs trong triển khai dự án, giải quyết các mâu thuẫn hoặc khác biệt trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau cũng được thực hiện. Nhiều INGOs cho rằng, nếu không có sự hợp tác của chính quyền địa phương thì họ không thể thực thi được dự án.

Sự tham gia của đối tác địa phương vào các giai đoạn trong chu trình dự án rất khác nhau ở các tổ chức INGO khác nhau. Có những đối tác địa phương tham gia ngay vào giai đoạn thiết kế dự án nhưng đa số chỉ cung cấp thông tin để INGOs thiết kế dự án và xin tài trợ. Khi dự án được phê duyệt, các đối tác địa phương sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch và triển khai hoạt động. Các tổ chức INGOs làm cùng hoặc làm qua đối tác địa phương thường có sự tham gia cao hơn. Ví dụ như các đối tác của AAV tham gia vào khâu thiết kế, xây dựng đề xuất, lập kế hoạch từ dưới lên và triển khai, giám sát đánh giá. Hơn nữa, khi AAV thực hiện các hoạt động vận động chính sách có dùng bằng chứng từ vùng dự án, AAV luôn trao đổi với đối tác địa phương trước khi đưa lên cấp trên để đảm bảo sự đồng thuận. Cụ thể được thể hiện trong biểu đồ 13.

Để triển khai dự án, đa số các INGOs giới thiệu mô

hình Ban quản lý dự án (BQLDA) ở các cấp tỉnh, huyện hoặc xã. Thành phần của BQLDA thường là đại diện của UBND và các cơ quan chuyên môn phù hợp với nội dung dự án. BQLDA thường đóng vai trò điều phối, lập kế hoạch, triển khai, giám sát và báo cáo tiến độ dự án. Khi dự án được triển khai xuống cộng đồng, chính quyền địa phương (thôn hoặc xã) đứng ra tổ chức các hoạt động còn các cơ quan chức năng sẽ

phụ trách về chuyên môn kỹ thuật, tập huấn hoặc xây dựng mô hình. INGOs thường đóng góp tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát chất lượng, đặc biệt những vấn đề liên quan đến sự tham của người dân, bình đẳng giới và sự hưởng lợi của các đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số hoặc hộ phụ nữ đơn thân.

Quan hệ đối tác được củng cố vì hầu hết các tổ chức INGOs đều rất tôn trọng đối tác địa phương. Theo kết quả nghiên cứu, khi có những khác biệt trong triển khai dự án 93,3% INGOs sẽ thảo luận và tham vấn đối tác để cùng giải quyết. Khi không thể thống nhất, chỉ có 42,4% tổ chức cho rằng họ sẽ giữ quyền quyết định cuối cùng. Tương tự như vậy, có 76,6% đối tác địa phương luôn hỏi ý kiến của INGOs trước khi có những thay đổi ngân sách hoặc hoạt động dự án cho phù hợp với điều kiện mới. Nhờ có sự chia sẻ này mà đa số các INGOs (78,3%) cảm thấy mình được lắng nghe và tôn trọng bởi đối tác và từ đó có những thông cảm và thấu hiểu khó khăn của nhau. Chính vì vậy mà có tới 91,6% tổ chức INGOs thông cảm và thấu hiểu những khó khăn về hành chính của cơ quan đối tác để có nhiều điều chỉnh phù hợp với địa phương.

Biểu 13: Sự tham gia của đối tác địa phương

33.7

48.9

19.6

55.4

63.0

60.9

.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0

Xây dựng chiến lược hợp tác

Xây dựng dự án

Xin tài trợ

Lập kế hoạch dự án

Triển khai dự án

Giám sát và đánh giá dự án

17

c. Các thách thức trong quan hệ đối tác Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác giữa INGOs không phải luôn luôn thuận lợi mà không có vướng mắc. Vướng mắc chủ yếu liên quan đến việc triển khai dự án đúng tiến độ và đạt chất lượng. Theo kết quả điều tra đánh giá của các tổ chức INGO thì chỉ có 28,8% đồng ý là đối tác luôn luôn triển khai dự án đúng kế hoạch và 44,1% không đồng ý cũng không phản đối. Nhiều đối tác địa phương chỉ làm kiêm nhiệm nên không có nhiều thời gian cho dự án. Bên cạnh đó, do dự án tăng thêm khối lượng công việc lớn nhưng không có thù lao hoặc tăng lương nên cán bộ không thực thi nhiệm vụ của mình. Có 43,8% tổ chức INGOs cho rằng thù lao ảnh hưởng đến nhiệt tình của đối tác cho dù đối tác không thường xuyên phàn nàn về vấn đề này.

Theo kết quả điều tra ở biểu đồ 14 thì có khá nhiều INGOs băn khoăn về khả năng quản lý của đối tác địa phương (cả chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ địa phương) chính vì vậy nhiều tổ chức INGOs vẫn trực tiếp tham gia vào quản lý và giám sát rất chặt các hoạt động. Có những khác biệt trong việc ưu tiên sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch hoặc giám sát đánh giá. Một

số đối tác cho rằng sự tham gia nhiều khi tốn kém, mất thời gian và không

hiệu quả. Trong khi đó, nhiều INGOs coi trọng ý kiến của người dân hơn là ý kiến của đối tác đến mức một cán bộ ở tỉnh Yên Bái đã nói “một số INGOs chưa lắng nghe ý kiến của đối tác, không thấu hiểu và có định kiến sẵn. Nhiều INGOs chỉ nghe người dân nói, còn đối tác chính quyền địa phương nói thì “không tin lắm”.

Bên cạnh đó, các đối tác địa phương thường được cho là yếu ở các kỹ năng hoặc cách tiếp cận mới như bình đẳng giới, trao quyền cho người dân hoặc có định kiến và kỳ thị với người dân, đặc

biệt là người nghèo và người yếu thế. Nhiều INGOs cho rằng đối tác chưa thực sự nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới chính vì vậy mà dẫn đến những căng thẳng trong quan hệ đối tác.

Tuy không nhiều, nhưng một số tổ chức INGOs cũng có gặp phải những khó khăn trong việc kiểm soát tài chính và chất lượng công trình. Nhiều khi, những vấn đề này có thể gây ra những trục trặc với cán bộ địa phương, nhưng về mặt lâu dài nó tạo điều kiện cho INGOs hoạt động tốt hơn vì chính liêm chính của mình và được cơ quan đối tác ủng hộ.

Biểu 14: đánh giác của INGOs về năng lực của đối tác Việt Nam

15.29.8

51.1

.0

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

60.0

Năng lực quản lý của đối tác địa

phương thường yếu và thiếu

Năng lực quản lý của đối tác VNGOs

còn yếu và thiếu

Cần phải xây dựng năng lực cho đối tác

để làm tốt hơn

18

Bên cạnh đó, có đối tác địa phương cũng phàn nàn về sự công khai và minh bạch về ngân sách của dự án do INGOs tài trợ. Nhiều khi chính quyền địa phương chỉ nắm được phần ngân sách dự án chuyển cho địa phương chứ không biết chi tiết các khoản mục khác của dự án. Chính vì vậy, có nhiều câu hỏi mà chính quyền địa phương đặt ra về tổng ngân sách mà các tổ chức INGOs mang vào Việt Nam và tỉ lệ ngân sách thực sự dành cho người dân và đối tượng đích. Điều này thường được đề cập nhiều hơn cho các dự án nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật hoặc thúc đẩy tiếng nói của người dân. Đối với chính quyền, nhiều người quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ vật chất và kinh tế trực tiếp.

Tuy có một số thách thức nhưng nhìn chung quan hệ đối tác giữa các tổ chức phi chính phủ quốc tế và đối tác Việt Nam khá tốt. Kết quả đánh giá được trình bày ở biều đồ 15 dưới đây

4. Kết quả hoạt động Chính quyền địa phương đánh giá cao vai trò và đóng góp của INGOs trong việc phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt những tổ chức có cam kết lâu dài. Ví dụ, Yên Bái đánh giá rất cao vào việc các tổ chức như Bánh Mỳ Thế Giới, Tầm Nhìn đã góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương (10% ngân sách). Các hỗ trợ trực tiếp cho người dân tạo ra hiệu quả trực tiếp và có được sự ủng hộ và đồng tình của người dân. Bên cạnh các cơ sở vật chất mà INGOs để lại cho địa phương, các kiến thức kỹ thuật như kỹ thuật canh tác, phương pháp quản lý và triển khai dự án cho cộng đồng và đối tác địa phương.

12.0

27.2

6.5

54.3

12.0

35.9

9.8

1.1

41.3

Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Không trả lời

VNGOs Đối tác nhà nước

BOX 2: Childfund đã không nghiệm thu công trình kém chất lượng và không trả tiền cho nhà thầu xây dựng ở Na Rì do nhà thầu sử dụng xi măng mác 100 thay vì mác 130 như thiết kế. Cho dù biết có cán bộ địa phương “đi đêm” với nhà thầu nhưng Childfund vẫn đấu tranh và luôn hợp tác với chính quyền trong các cuộc họp bàn phương án giải quyết. Childfund sử dụng các chính sách và pháp luật của Việt Nam và dựa vào các bằng chứng để thuyết phục. Khi bên nhà thầu dọa nếu không trả tiền thì đến phá bỏ công trình thì Childfund họp với cộng đồng và chính quyền để đi đến thống nhất: nếu họ đến phá mà không có ý kiến đồng ý thì chính quyền giữ họ. Nếu nhà thấu phá thì họ phải: 1) Trả lại tòan bộ những gì dân đóng góp; 2) Hoàn trả lại mặt bằng như cũ. Chính những nguyên tắc rõ ràng và quyết tâm thực hiện nguyên tắc của mình làm cho công việc của INGOs thường có chất lượng cao và được sự tin tưởng của người dân và tôn trọng của chính quyền địa phương.

Biểu 15: Quan hệ đối tác của INGOs

19

a. Phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo Trong tất cả các cuộc phỏng vấn với chính quyền và người dân địa phương, có một sự đồng thuận về các hoạt động của INGOs ở Việt Nam đã tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là những đối tượng thiệt thòi. Chính quyền địa phương và người dân ghi nhận và đánh giá rất cao hiệu quả của các dự án do INGOs tạo ra.

Các dự án của INGOs đã tạo ra thu nhập và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của nhiều cộng đồng địa phương. Các hoạt động này được thực hiện qua nhiều hình thức như tín dụng, kỹ thuật sản xuất, cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên, xây dựng năng lực hoặc tiếp cận thị trường. Các hỗ trợ này thường rất cụ thể, thiết thực và xuất phát từ nhu cầu của người dân. Chính vì dựa vào người dân mà “80% số người dân đã từng tham gia các lớp tập huấn đào tạo áp dụng vào sản xuất được” như ý kiến của ông Cường chủ tịch UBND xã Xuân Ái. Vị chủ tịch này đánh giá rất cao đóng góp của World Vision trong việc hỗ trợ phát triển bộ mặt nông thôn ở địa phương. Riêng xã Xuân Ái đã có 19 cái ngầm được xây với cấp thôn bản là chủ đầu tư. Bên cạnh đó, dự án cũng huy động sự tham gia đóng góp của người dân. Ví dụ như trong việc làm ngầm, người dân đóng 10% bằng công lao động hoặc cát sỏi khai thác được ở địa phương. Việc này đã góp phần cho việc giao thông thuận tiện cho người dân, học sinh cũng như giao lưu hàng hóa dễ dàng hơn.

Lãnh đạo và người dân xã Ngư Lộc tỉnh Thanh Hóa cũng đánh giá cao vai trò của CARE trong việc hỗ trợ địa phương. Dự án triển khai đã góp phần giúp giảm tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 61% xuống 24%. So với năm 2006, đời sống nhân dân tại xã đã được cải thiện nhiều, con em các gia đình khó khăn được đi đào tạo nghề, khai thác cá biển được dự án hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phương tiện nên kéo dài thời gian đánh bắt hơn, giúp tăng sản lượng và thu nhập.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đánh giá hiệu quả hoạt động của INGOs rất cao đặc biệt do dự án triển khai nhanh, thủ tục đơn giản và gọn nhẹ hơn so với các chương trình của Nhà nước. INGOs cũng cung cấp chương trình hỗ trợ năng lực tốt hơn, trực tiếp đi vào đời sống người dân do đó mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ chương trình ADB sau 7 năm mới triển khai xây dựng tuyến đường (thường vận động dự án phải hết một nhiệm kì) trong khi đó dự án nước sạch của INGOs đã hoàn thành chỉ sau 1 năm. INGOs tính toán rất cụ thể quá trình triển khai và thực hiện kịp thời, như thời điểm miền Trung gặp thiên tai, chỉ vài ngày sau đã nhận được trợ cấp từ phía INGOs trong khi cứu trợ của tỉnh đến chậm hơn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo ở cả Yên Bái và Thanh Hóa đều ghi nhận hoạt động của INGOs có tác động lớn đến việc thay đổi nhận thức của người dân, chứ không chỉ là hỗ trợ cơ sở vật chất. Thông qua các chương trình của INGOs, người dân được tiếp cận với các phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn, còn các cán bộ ban ngành được học tập cách thức quản lý, triển khai dự án và kinh nghiệm làm việc. Chính các hoạt động cụ thể, có kế hoạch xây dựng từ thôn bản lên, triển khai và giám sát đánh giá

BOX 3: Ở xã Hải Lộc CARE đã hỗ trợ mô hình sản xuất thí điểm 2 ha lúa cho 20 hộ gia đình bằng việc cung cấp quy trình kỹ thuật, giống, thuốc trừ sâu, phân bón. Với tổng diện tích sản xuất là 42 ha nhưng do điều kiện thời tiết, hết lụt úng lại khô hạn nên rất khó khăn trong trồng trọt. Cán bộ dự án đã đi khảo sát và đưa ra mô hình thí điểm N49, có sự hợp tác của kĩ sư Phòng nông nghiệp. Người dân được hướng dẫn cụ thể về cách cấy, bón, tưới và phải tuân thủ chặt chẽ. Kết quả là trước đây sản lượng chỉ được 1,7 đến 1,8 tạ trên 1 sào thì nay đạt 3 tạ/sào. Trong thời gian thí điểm, bên cạnh những hộ được chọn, các hộ lân cận cũng bắt chước làm theo và cũng đạt sản lượng tương tự.

20

thường xuyên nên mang lại hiệu quả cao. Các dự án INGOs ở địa phương có tài chính công khai, minh bạch niêm yết ngân sách cho bà con nhân dân biết nên tạo được niềm tin..

Như vậy, các dự án phát triển kinh tế xã hội do các tổ chức INGOs thực hiện ở nhiều nơi trên Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và cho các đối tượng khác nhau. Các dự án này thường mai lại hiệu quả tốt vì nó phù hợp với nhu cầu người dân, áp dụng các phương thức mới. Theo kết quả điều tra có 70,8% INGOs được hỏi hài lòng và rất hài lòng với kết quả tăng thu nhập và giảm nghèo của các hỗ trợ của mình.

b. Xây dựng năng lực, trao quyền và tăng cường sự tham gia của người dân Một trong những điều mà INGOs luôn tự hào là cách làm của mình không những tạo ra thu nhập mà còn bền vững bằng cách xây dựng năng lực nội tại, sự tự tin và sự tham gia của người dân vào trong dự án cũng như công việc cộng đồng. Theo kết quả điều tra, có đến 86,7% các tổ chức hài lòng với việc tăng cường sự tự tin và độc lập của cộng đồng và 66,7% hài lòng với việc thúc đẩy người dân tham gia và góp ý kiến của mình. Để đạt được điều này, các tổ chức INGOs áp dụng nhiều phương thức khác nhau từ việc xây dựng các tổ nhóm nông dân, tạo mạng lưới, trao quyền để thúc đẩy sự tham gia của người dân.

Các tổ chức INGOs hoạt động ở cộng đồng rất quan tâm đến các mô hình tổ chức của cộng đồng như tổ nhóm nông dân cùng sở thích, ban quản lý thôn bản, tổ hợp tác hoặc nhóm tự quản. Bản chất của các hình thức này nhằm huy động sức mạnh tập thể, sự chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực cũng như phát huy sự tham gia và tự quyết của người dân. Rất nhiều tổ chức áp dụng hình thức này nhý OHK tập trung vào các tổ nhóm chãn nuôi bò; CARE vào các câu lạc bộ pháp lý hoặc Oxfam Anh vào các nhóm cùng sở thích. Cũng giống như nhiều tổ chức, Tầm nhìn thế giới đã thể chế hóa quyền ra quyết định của người dân. Từ đó, người dân có cơ sở để thực thi quyền hạn của mình, phục vụ cho lợi ích của mình. Ví dụ như ở xã Yên Hưng tỉnh Yên Bái để quyết định các hoạt động được triển khai người dân có quyền đưa ra tiêu chí để lựa chọn như (i) sự cần thiết của hoạt động; (ii) khả năng về kinh phí hoặc sự đóng góp của người dân; (iii) khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; (iv) đi lại nhiều cho học sinh; (v) người nghèo và hộ cận nghèo. Khi tiêu chí đưa ra, người dân và cán bộ sẽ ưu tiên hoạt động để thực hiện. “Khi mọi thứ đều minh bạch rõ ràng và do người dân tham gia quyết định thì tạo được niềm tin và động lực tham gia của người dân. Chính nhờ có phương pháp tiếp cận này mà chọn được những nội dung đầu tư phù hợp để cùng thực hiện,” như một cán bộ ở Yên Bái chia sẻ.

Nhiều tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV như FHI cũng thành lập các câu lạc bộ của người có HIV hoặc các câu lạc bộ của nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Các tổ chức này đã tạo ra những cơ chế để người dân có thể tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo luật và chính sách liên quan đến họ. Ví dụ như người có HIV đã tham gia tích cực vào việc góp ý cho bộ luật phòng chống HIV/AIDS hoặc phụ nữ bị bạo hành tham gia góp ý cho luật phòng chống bạo lực gia đình. Trên thực tế, hai bộ luật này được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao vì sự tiến bộ của nó vì đã phản ánh được nhu cầu của xã hội cũng như người trong cuộc.

Bên cạnh đó, nhiều INGOs hỗ trợ chính quyền địa phương nâng cao năng lực trong việc huy động sự tham gia của người dân. OHK và AAV nâng cao năng lực cho cán bộ trong việc phân cấp quản lý và xây dưng các chiến lược phát triển kinh tế địa phương có sự tham gia của người dân. WWF, khi thực hiện các dự án bảo tồn cũng luôn trú trọng đến sự tham gia của người dân. Với họ, việc bảo vệ tài nguyên không thể chỉ là công việc của nhà nước, của kiểm lâm hay Ban quản lý mà là của người dân. Như vậy, ngoài việc nâng cao năng lực cho người dân, các tổ chức này cũng trú trọng đến việc nâng cao năng lực của cán bộ nhà nước nhằm đảm bảo cả người dân và cán bộ đều hiểu và tạo ra cơ chế tham gia nhịp nhàng và hiệu quả.

21

c. Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng giáo dục Các dự án hỗ trợ của INGOs trong lĩnh vực giáo dục rất đa dạng, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang bị dụng cụ học tập đến việc nâng cao năng lực cho giáo viên, đổi mới phương pháp dậy học cũng như huy động sự tham gia của cha mẹ, xã hội vào việc nâng cao chất lượng và tỉ lệ học sinh đến trường. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức còn có những hoạt động sinh kế nhằm xóa bỏ rào cản kinh tế hạn chế trẻ em nghèo, đặc biệt là trẻ em gái đến trường. Các hoạt động hỗ trợ của INGOs ở Việt Nam rất phù hợp với ưu tiên của địa phương trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tăng tỉ lệ trẻ em đến trường ở các cấp mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở.

Các hỗ trợ của Tầm nhìn ở Yên Bái được chính quyền địa phương, người dân và giáo viên ghi nhận và đánh giá đã làm thay đổi bộ mặt trường lớp, giúp cho học sinh có môi trường học tập tốt hơn. Cụ thể nhờ Tầm nhìn thế giới mà 7 xã của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái đã có cơ sở vật chất học bán trú tại trường cho trẻ em. Theo cô Bùi Thị Kim Loan hiệu trưởng trường mầm non thì ở xã Xuân Ái, nhờ sự tài trợ của World Vision mà từ việc cả xã chỉ có 2 phòng học và 15 bộ bàn ghế vào năm 2003, đến giờ xã đã có 5 lớp học với 100% học sinh độ tuổi mẫu giáo được đến lớp. Còn ở xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa CRS đã hỗ trợ thôn Thắng Lộc xây dựng được toà nhà 2 tầng 8 phòng thay cho trường học trong nhà kho cũ. Các trường được mua trang thiết bị cần thiết cho công việc như máy tính, phương tiện đi lại hoặc cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn. Điều đặc biệt là nhiều trường học xây mới nhấn mạnh đến những công trình phụ trợ như bể nước sạch, nhà vệ sinh, sân chơi, vườn thực nghiệm để đảm bảo một môi trường học tập tốt cho học sinh..

Bên cạnh đó, các kiến thức chuyên môn kỹ thuật mới cũng được chuyển giao cho đối tác địa phương như phương pháp giáo dục tích cực, cách làm đồ dùng và thiết kế nội dung khóa học cho mầm non và mẫu giáo, các hoạt động ngoại khóa và phương pháp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Nhờ những hỗ trợ này mà giảm được tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng, nâng cao chất lượng dậy và học và bố mẹ học sinh có thể đi làm cả ngày không phải trông con như một lãnh đạo phòng giáo dục có ghi nhận “sự hỗ trợ của World Vision làm thay đổi toàn bộ bộ mặt và chất lượng đào tạo và chăm sóc trẻ của huyện nhà.”

Một số tổ chức INGOs như Quỹ cứu trợ nhi đồng, E&D, Plan và Oxfam rất quan tâm đến tăng tỉ lệ đến trường của học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Các hoạt động sinh kế phụ trợ nhằm đảm bảo tỉ lệ học sinh đến trường đã được lồng ghép vào các chương trình can thiệp. Ví dụ như CEPHAT đã bắt đầu hoạt động từ 2006 ở Thanh Hóa bằng cách giúp hơn 300 trẻ em lang thang, do điều kiện kinh tế khó khăn, không được đi học mà phải bỏ đi làm xa. Dự án đã hỗ trợ các gia đình từ 2 đến 3 triệu/hộ làm kinh tế, tạo cơ hội cho đối tượng trẻ em lang thang được đi học nghề. Cán bộ đã đến tận nhà vận động trực tiếp để các gia đình đưa con em tới trường, cung cấp cho cha mẹ các kiến thức nuôi và bảo vệ con, giảm tỉ lệ lang thang, đồng thời tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ tình nguyện viên để hỗ trợ thường xuyên.

22

Bên cạnh hỗ trợ về kinh tế, nhiều tổ chức như E&D còn xây dựng môi trường học tập thân thiện, Quỹ cứu trợ nhi đồng thử nghiệm việc dậy và học song ngữ nhằm giúp cho học sinh dân tộc thiểu số giảm bỡ ngỡ hơn khi đến trường. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số không quá xa lạ với môi trường học tập của mình. Nhiều tổ chức còn tập trung nâng cao sự tham gia của các bậc cha mẹ vào công việc giáo dục bằng cách thành lập các Hội phụ huynh học sinh. Các công việc như xây dựng trường, vận động trẻ em đến trường đã được kết hợp chặt chẽ với Hội phụ huynh học sinh nhằm đảm bảo sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.

Nhìn chung hoạt động của INGOs đã góp phần cải thiện chất lượng giáo dục của nhiều địa phương trên cả nước. Các mô hình và kinh nghiệm đã được địa phương ghi nhận và áp dụng góp phần vào công cuộc cải cách giáo dục của Việt Nam. Theo kết quả điều tra có đến 71.1% INGOs hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hài lòng với tác động của dự án giáo dục do mình hỗ trợ.

d. Cải thiện khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ y tế, nước sạch và phòng chống HIV

Có lẽ, dịch vụ y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường và phòng chống HIV là các vấn đề nóng bỏng mà Việt Nam dang gặp phải. Trong các mục tiêu thiên niên kỷ, nước sạch và vệ sinh môi trường là chỉ tiêu mà Việt Nam có thể khó hoàn thành nhất. Việc phòng chống HIV đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng tỉ lệ lây nhiễm vẫn còn cao trong một số nhóm nguy cơ như mại dâm, sử dụng ma túy và nam quan hệ tình dục đồng giới. Các hỗ trợ của INGOs thường tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như trạm xá, mua trang thiết bị, nước sạch vệ sinh môi trường, chăm sóc điều trị và tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV.

Các tổ chức INGOs hoạt động ở nhiều cấp độ khac nhau. Ví dụ như tổ chức Tây Ban Nha (kiểm tra với chị Tâm tên tổ chức???) hoạt động ở Thanh Hoá đã tham gia hỗ trợ hệ thống máy móc cho các bệnh viện, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và cung cấp các chương trình truyền thông

BOX 4: Từ năm 2003-2011, tổ chức E&D triển khai các dự án tổng hợp phát triển trẻ em dân tộc thiểu số tại hai huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Mục đích chính của dự án là cải thiện môi trường sống của trẻ em, thông qua xây dựng các mô hình phát triển thân thiện với trẻ em tại nhà trường và cộng đồng góp phần đáp ứng Quyền trẻ em tại vùng dân tộc thiểu số. Nhiều lĩnh vực can thiệp lồng ghép đã được triển khai tại nhà trường và cộng đồng để cải thiện môi trường thể chất, môi trường tâm lý xã hội, môi trường giáo dục và xây dựng năng lực vì trẻ em.

Mô hình xây dựng trường học thân thiện được đánh giá cao về tính phù hợp, hiệu quả và bền vững tại 29 trường mầm non, tiểu học và THCS tại 8 xã và thị trấn. Tổ chức E&D đã triển khai được các hoạt động nhằm cải thiện môi trường thể chất (tổ chức, quản lý nội trú thân thiện, công tác y tế học đường, giáo dục truyền thông, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị…) và nâng cao môi trường tâm lý xã hội (tăng cường sự tham gia của trẻ, chương trình ngoại khóa, thư viện thân thiện….), nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý (mô hình lớp mẫu, thiết lập và đào tạo mạng lưới giảng viên nguồn địa phương, phương pháp dạy hoc tích cực…), và nâng cao nhận thức và sự tham gia cộng đồng trong công tác giáo dục (truyền thông, tham gia lập kế hoạch và đánh giá trường học, tập huấn cho giáo viên và học sinh những kiến thức văn hóa truyền thống, đóng góp công sức và nguồn lực nâng cấp cơ sở vật chất, …). Tổng số 7.137 học sinh ở các cấp mầm non, tiểu học và THCS được hưởng lợi từ mô hình này, trong đó 52% là trẻ em gái. Phòng GD-ĐT hai huyện Bắc Hà và Simacai đánh giá cao thành công của mô hình Trường học Thân thiện và Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai đã quyết định nhân rộng mô hình này

23

về dinh dưỡng, chăm sóc trẻ. Dự án cấp nước sinh hoạt của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ triển khai ở xã Ngư Lộc với kinh phí 7 tỉ VND, trong đó địa phương đóng góp gần 4 tỉ VNĐ với lượng nước cung cấp là 1000m3/ngày cho 3000 hộ. Bên cạnh đó, có nhiều tổ chức hoạt động ở cộng đồng tập trung vào nước sạch và vệ sinh môi trường. Ví dụ như tổ chức CARE xây dựng hệ thống 200 lu chứa nước 2m3

dành cho đối tượng nghèo ở xã Hải Lộc đã được triển khai với kinh phí 800.000 VND/lu bao gồm cả tiền công và vật tư. Các tổ chức hoạt động ở miền núi như Oxfam thường tập trung vào việc xây dựng các hệ thống nước sạch tự chảy đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương.

Atlantic Philanthropy hỗ trợ các công trình xây dựng bệnh viện và trang thiết bị quy mô lớn với ngân sách hàng triệu đô la Mỹ ở các tỉnh như bệnh viện trung ương Huế, bệnh viện nhi Trung Ương, xây dựng trường đại học y tế cộng đồng, v.v. Bên cạnh đó, các chương trình hỗ trợ y tế công cộng của Atlantic Philanthropy cũng góp phần cải thiện hệ thống y tế của Việt Nam và được bộ y tế và chính phủ đánh giá rất cao.

Các hoạt động về phòng chống HIV và sức khỏe tình dục của các tổ chức INGOs được ghi nhận rất cao bởi chính phủ Việt Nam cũng như người dân. Một loạt các tổ chức đi đầu như FHI, Clinton Foundation, PACT, etc. đã tham gia vào công việc chăm sóc điều trị, nghiên cứu, truyền thông nâng cao nhận thức, chống kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV. Các tổ chức làm việc về HIV phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Cục phòng chống AIDS và bộ y tế, các cơ quan của liên hiệp quốc như UNAIDS và các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động của mình. Có thể nói rằng, hoạt động của các tổ chức INGOs trong mảng phòng chống HIV đóng vai trò vô cùng to lớn về cả phương diện tài chính, kỹ thuật cũng như phương pháp tiếp cận vấn đề.

Một đóng góp rất quan trọng của INGOs hoạt động trong lĩnh vực này là đưa các phương pháp tiếp cận theo quyền, như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền tình dục vào trong các văn bản pháp luật cũng như phương thức triển khai dự án của nhà nước. Việc hình thành các mạng lưới của người có HIV là một ví dụ rất điển hình trong việc xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV, đưa họ từ việc phải lo sợ, che dấu tình trạng của mình đến việc tham gia tích cực vào việc tự chăm sóc, tuyên truyền phòng chống HIV cũng như đóng góp cho luật và chương trình của nhà nước.

Mối quan hệ đối tác với ngành Y tế và đặc biệt các cơ quan phòng chống HIV của chính phủ rất chặt chẽ và hiệu quả. Có 83,7% tổ chức INGOs hoạt động trong lĩnh vực y tế rất hài lòng với kết quả công việc của mình.

e. Bình đẳng giới và quyền phụ nữ và trẻ em Bình đẳng giới là một ưu tiên hàng đầu không những của các tổ chức hoạt động về quyền của phụ nữ và bình đẳng giới mà còn của nhiều tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực sinh kế, y tế, giáo dục và HIV. Có rất nhiều đóng góp của các tổ chức INGO ở tất cả các cấp từ việc góp ý cho soạn thảo luật đến phương pháp tiếp cận ở cộng đồng nhằm đảm bảo công bằng giới và giảm bạo lực gia đình. Tuy nhiên, còn nhiều INGOs chưa cảm thấy hài lòng với những tiến bộ đạt được của mình khi chỉ có 56,4% INGOs hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và quyền phụ nữ hài lòng với kết quả công việc. Điều này chứng tỏ những thay đổi xã hội về niềm tin, văn hóa sẽ khó hơn nhiều so với những thay đổi về kinh tế hoặc dịch vụ công.

Hiểu điều này, nên các tổ chức INGO bền bỉ hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi làm việc cùng Hội phụ nữ và Bộ lao động thương binh và xã hội ra được hai bộ luật rất tiến bộ về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, các tổ chức INGO đang tập trung vào việc triển khai và đưa luật vào cuộc sống. Ví dụ như Oxfam Anh đang cùng với CSAGA tập trung vào truyền thông

24

nhằm đảm bảo các thông điệp truyền thông không không còn định kiến giới, góp phần thay đổi xã hội. Nhiều tổ chức như Pyd, CARE và Oxfam tập trung vào việc hỗ trợ cho Hội phụ nữ xây dựng năng lực cũng như công cụ cho việc thúc đấy bình đẳng giới trong các chương trình của nhà nước, đặc biệt các chương trình liên quan đến an sinh xã hội như nghị quyết 30a.

Một trong những hoạt động được nhiều tổ chức INGOs thực hiện đó là nâng cao năng lực cho đối tác về bình đẳng giới cũng như lồng ghép giới vào các chương trình phát triển cụ thể. Bên cạnh những quy định rõ ràng về tỉ lệ người hưởng lợi phải là phụ nữ các tổ chức INGOs cũng tập trung vào việc thay đổi cán cân quyền lực hoặc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đằng giới và bạo lực gia đình. Chính vì vậy, ngoài việc nâng cao vị thế của người phụ nữ, các tổ chức INGOs cũng đã bắt đầu chú trọng đến vai trò của nam giới và lôi kéo nam giới vào việc thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Những nguyên nhân sâu xa như giáo dục, quan điểm nho giáo, ý thức hệ và môi trường sống ngày càng được quan tâm. Có lẽ, INGOs là những tổ chức đi tiên phong thử nghiệm và đưa những ý tưởng mới vào Việt Nam.

f. Quản lý tài nguyên và thiên tai Các hoạt động của INGOs trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng, từ việc quản lý vườn quốc gia đến việc trồng rừng ngập mặn và quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Các hoạt động xây dựng năng lực thôn bản trong việc phòng chống thiên tai và thích nghi với biến đổi khí hậu cũng được các tổ chức INGOs đầu tư rất nhiều. Có lẽ, hình ảnh của WWF, CARE và Oxfam đã rất quen thuộc với chính quyền cũng như người dân Việt Nam thông qua những dự án cộng đồng, truyền thông, chính sách và cứu trợ nhân đạo.

Có lẽ WWF là một trong những tổ chức INGOs hỗ trợ Việt Nam nhiều nhất trong việc xây dựng và quản lý các vườn quốc gia ở Việt Nam. WWF đã hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, năng lực quản lý cho chính quyền địa phương và đặc biệt là các ban quản lý rừng và vườn quốc gia Việt Nam. WWF cũng là một trong những tổ chức INGOs giới thiệu phương pháp quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường với nhu cầu phát triển sinh kế bền vững của người dân.

Các tổ chức như CARE, quỹ cứu trợ nhi đồng, Oxfam thực hiện khá nhiều các dự án quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và được đánh giá rất cao bởi chính quyền địa phương. Các dự án này ngoài việc quản lý tài nguyên bền vững còn nhắm tới việc hưởng lợi của cộng đồng từ phí quản lý cũng như các sản phẩm phi gỗ hoặc những sản phẩm phụ đi kèm. Tương tự như vậy, các dự án quản lý tài nguyên ven biển và rừng ngập mặn cũng được khá nhiều INGOs hỗ trợ. Theo ông Lê Đình Thọ, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thì dự án “ngăn mặn” nhằm thúc đẩy việc đánh cá, nuôi trồng thuỷ hải sản và trồng lúa nông nghiệp, INGO tham gia hỗ trợ kĩ thuật và tư vấn triển khai thí điểm tại một huyện, sau đó mô hình được nhân rộng ra 6 huyện ven biển khác. Đây chính là một cách mà INGOs muốn thực hiện, đó là xây dựng mô hình sau đó cùng địa phương hoặc để địa phương tự nhân rộng.

Là một nước chịu nhiều thiên tai như lũ, lụt và hạn hán nên các tổ chức INGOs rất quan tâm đến việc hỗ trợ cộng đồng dễ bị tổn thương ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Điều này rất quan trọng vì một trận thiên tai có thể xóa bỏ toàn bộ nỗ lực phát triển và xóa đói giảm nghèo của cộng đồng. Đây chính là một phần không thể thiếu trong phát triển bền vững. Tại cộng đồng, các tổ chức như CARE tập trung tài trợ vào truyền thông kiến thức về phòng chống thiên tai (thông qua các hình thức sân khấu hoá, hái hoa dân chủ, thi giữa các cụm, các xã) xây dựng nhà tránh bão để dân sơ tán, cung cấp phao cứu sinh, đèn pin, đài radio cho phương tiện khai thác biển, hệ thống cảnh báo sớm, đài truyền thanh, thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tại thôn nhắm nâng cao nhận thức của người

25

dân. Hơn cả, CARE giúp cộng đồng xây dựng một chiến lược phòng chống và giảm thiểu thiệt hại như là một phần trong phát triển cộng đồng bền vững.

Chính từ các kinh nghiệm dự án có được và các bài học quốc tế các tổ chức INGOs đã góp phần to lớn vào việc xây dựng chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Các tổ chức INGOs trong nhóm làm việc về biến đổi khí hậu như CARE, Oxfam, WWF và SNV luôn luôn được mời tham gia góp ý cho Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu Bộ tài nguyên và môi trường (MONRE) hoặc lồng ghép biến đổi khí hậu vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam (SEDP) do Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì. Các đóng góp của INGOs được chính phủ đánh giá cao vì INGOs có kinh nghiệm thực tế và các thí điểm lồng ghép ở địa phương.

Bên cạnh đó, một trong những đóng góp không thể thiếu của các tổ chức INGOs là cứu trợ khẩn cấp cho các nạn nhân của lũ lụt thiên tai. Các trận lụt ở Tây Nguyên năm 2009 và Miền Trung năm 2010 đã phần nào được khắc phục nhờ những khoản cứu trợ khẩn cấp của Oxfam, AAV, Plan, etc. theo lời kêu gọi của PACCOM. Có lẽ, chính những cứu trợ kịp thời, nhanh chóng và có điều phối với chính quyền đã ghi lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân. Bên cạnh đó, các INGOs không chỉ dừng lại ở các khoản cứu trợ mà c ̣ n tập trung vào thời gian khắc phục sau thảm họa nhằm khôi phục sản xuất và vượt qua khó khăn. Các tổ chức INGOs cũng đã đưa các tiêu chuẩn cứu trợ quốc tế như SPHERE nhằm nâng cao chất lượng cứu trợ cũng như quyền được đảm bảo an toàn của người dân.

g. Phát triển xã hội dân sự địa phương Khá ít tổ chức INGOs có dự án nhằm mục đích phát triển xã hội dân sự, cụ thể là VNGOs ở Việt Nam. Tuy nhiên, chủ đề này là thường là mối quan tâm của hầu hết các tổ chức khi được hỏi. Ngay khái niệm xã hội dân sự cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhìn chung, đa số các tổ chức cho rằng họ quan tâm đến việc phát triển các tổ nhóm hoặc mạng lưới người hưởng lợi (nông dân, ngư dân, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người có HIV, nam quan hệ đồng giới, etc.), các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và Hội nông dân. Nhìn chung, các tổ chức INGOs coi xã hội dân sự như là một kênh để đưa tiếng nói của người dân đến các cấp chính quyền và xã hội nhằm đảm bảo những người bị thiệt thòi nhất cũng được lắng nghe.

Nhiều tổ chức tập trung vào hỗ trợ và tạo ra các tổ chức cộng đồng như Oxfam, CARE, AAV, FHI, ADI/VOCA, Helvetas, v.v. làm ở các tỉnh vùng dự án của mình. Việc tổ chức các tổ nhóm nông dân hoặc người hưởng lợi như là một chiến lược nhắm đến nhiều mục đích khác nhau. Thứ nhất là một cơ chế nhằm thực hiện các hoạt động dự án tốt hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ thay vì hỗ trợ các nông dân riêng lẻ kỹ thuật trông cacao, ADI/VOCA xây dựng các nhóm nông dân có 30-40 thành viên để làm tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm và cùng giúp nhau trồng cacao. Thứ hai, việc tham gia nhóm cũng giúp cho nông dân đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chung của mình về đầu vào sản xuất, đầu ra thị trường cũng như chứng nhận chất lượng. Ngoài các mục đích trên, nhiều INGOs có tham vọng với việc hình thành tổ nhóm, nông dân có thể đưa tiếng nói tập thể của mình tốt hơn đến chính quyền địa phương nhằm giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống của họ.

Tuy không có nhiều dự án trực tiếp xây dựng các tổ chức phi chính phủ Việt Nam nhưng rất nhiều tổ chức INGOs có đối tác là các tổ chức VNGOs. Vai trò của các tổ chức VNGOs như là người đồng triển khai dự án, nhà thầu phụ hoặc cơ quan nhận viện trợ cho INGOs. Có một quan niệm khá phổ biến trong các tổ chức INGOs và các nhà tài trợ là VNGOs còn khá yếu cả về tầm nhìn, chiến lược, nhân lực và khả năng quản lý. Chính vì vậy, việc tài trợ các hoạt động dự án qua VNGOs kèm theo các hỗ trợ về năng lực tổ chức là một cách gián tiếp để phát triển các tổ chức này.

26

Bên cạnh đó có một số tổ chức INGOs có những dự án được thiết kế nhằm nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức VNGOs. Ví dụ như Oxfam, Asia Foundation và CARE tập trung vào việc nâng cao năng lực mạng lưới của VNGOs cũng như khả năng nghiên cứu và vận động chính sách của họ. Một số tổ chức như WPF có dự án nâng cao năng lực chuyên môn cho các tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động trong cùng lĩnh vực (ví dụ như sức khỏe tính dục) nhằm giúp họ hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và là đối tác mạnh hơn với WPF. AAV thì lại tập trung vào việc phát triển các tổ chức phi chính phủ ở các tỉnh vì họ tin rằng các tổ chức VNGOs ở địa phương sẽ gần dân hơn và phục vụ cộng đồng tốt hơn. Có nhiều đánh giá khác nhau về các dự án này tuy nhiên một kết luận sơ bộ có thể rút ra là nhu cầu hỗ trợ và nâng cao năng lực tổ chức của các VNGOs là rất lớn và nhu cầu mạng lưới và liên kết cũng rất lớn. Tuy nhiên, để làm hiệu quả thì việc hỗ trợ phải dựa vào sứ mệnh và vai trò cũng như nhu cầu thật, tự thân của các tổ chức VNGOs hơn là một mong muốn áp đặt từ bên ngoài.

Có lẽ việc phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam mới trở thành chiến lược của một số tổ chức INGOs và các nhà tài trợ trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, mảng hoạt động này còn khá mới mẻ và đang trong giai đoạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Chính vì vậy mức độ hài lòng về sự thành công trong việc xây dựng VNGOs tương đối thấp chỉ có 40,9% và tỉ lệ này có cao hơn chút khi nói về việc xây dựng các tổ chức cộng đồng với tỉ lệ 56,5%. Điều khá thú vị là mức độ hài lòng của các tổ chức INGOs về phát triển chính sách cho các tổ chức xã hội dân sự lại rất cao với tỉ lệ 90,9% tổ chức được hỏi hài lòng và rất hài lòng. Như vậy, cho dù luật về hội chưa được thông qua và gần đây có một số những thay đổi về chính sách như nghị định 93 và quyết định 97 nhưng nhìn chung INGOs rất hài lòng với khung chính sách hiện tại của Việt Nam dành cho xã hội dân sự.

h. Xây dựng năng lực đối tác và quản trị nhà nước Các INGOs thường tập trung xây dựng năng lực cho đối tác là chính quyền địa phương trên hai nội dung chính: quản lý và các phương pháp tiếp cận mới nhằm tăng cường tính trách nhiệm giải trình và tiếng nói của người dân. Ví dụ như đối tác của World Vision, CARE, Oxfam, AAV, v.v. được tập huấn về phương pháp PRA, lập kế hoạch dự án, TOT, marketing, quản lý tài chính, v.v. Các phương pháp tiếp cận như bình đẳng giới, uquyền con người, dân chủ cơ sở, v.v cũng được giới thiệu và khuyến khích đối tác địa phương áp dụng.

Nhìn chung, các INGOs chưa thật hài lòng với những thay đổi về năng lực kỹ thuật hoặc khả năng áp dụng kỹ thuật mới của đối tác là chính quyền địa phương. Theo kết quả điều tra ở biểu đồ 16, sự hài

lòng của INGOs với những thay đổi về năng lực quản lý và khả năng tài chính của đối tác là thấp nhất. Trong các INGOs tham gia nghiên cứu, có 24 INGOs gặp khó khăn trong quản lý tài chính, chiếm khoảng 26,1%. Các khó khăn thường gặp nhất là giải ngân chậm (58,3%), chi quá ngân sách (25%), chi sai so với dự toán (20,8%) và không giải trình được khoản tiêu (12,5%). Điều này cũng không có nhiều

Biểu 16: Mức độ hài lòng của INGOs với đối tác

28.330.4

32.6

27.2

15.2

25 25 25 23.9

15.2

0

5

10

15

20

25

30

35

Năng lực quản lý

Năng lực kỹ thuật

Phương pháp tiếp cận mới

Kết nối mạng lưới

Năng lực tài chính

Đối tác chính phủ VNGOs

Comment [H1]: Em đã kiểm tra lại, số này là chính xác. Các tổ chức còn lại họ ko chọn bất kỳ 1 khó khăn nào trong số những khó khăn mình đưa ra nên có thể coi là họ không có khó khăn về tài chính

27

khác biệt so với đối tác là các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (kiểm tra số liệu).

Tuy các tổ chức phi chính phủ quốc tế không có sứ mệnh đại diện cho người dân địa phương và điều kiện chính trị xã hội còn khá nhậy cảm với quyền con người nhưng các INGOs vẫn rất quan tâm đến việc bảo vệ (promote) quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và những đối tượng thiệt thòi khác như người dân tộc thiểu số, người có HIV, người khuyết tật và trẻ em đường phố. Cách làm của các INGOs thường là lồng ghép trong nội dung dự án (tập huấn, nâng cao nhận thức người dân và chính quyền địa phương) hoặc thông qua cách triển khai dự án (có sự tham gia của người dân.) Nhìn chung, cách làm của INGOs thường dựa trên các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng như sự đồng thuận của đối tác Việt Nam. Chính vì vậy, các INGOs đã góp phần phổ biến các nội dung và nguyên tắc về dân chủ cơ sở, về quyền con người, tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của nhà nước.

Có lẽ, việc xây dựng năng lực cho đối tác địa phương đã trở thành mục đích quan trọng của các tổ chức INGOs như kết quả được trình bày ở biểu đồ 17 dưới đây. Đây chính là những thành tựu mà INGOs muốn để lại sau khi kết thúc sứ mệnh ở Việt Nam.

Biểu 17: Mục đích hoạt động của các INGOs tại Việt Nam

5. Môi trường chính sách và các thách thức gặp phải trong hoạt động của INGOs

Hoạt động của các tổ chức INGOs đã đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung, cụ thể là các đối tượng thiệt thòi và yếu thế hơn trong xã hội. Bên cạnh những tác động về kinh tế và xã hội trực tiếp cho các cộng đồng hưởng lợi, hoạt động của các tổ chức INGOs cũng góp phần xây dựng các khung chính sách phù hợp và đóng góp vào sự cởi mở, hội nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, các hoạt động của các tổ chức INGOs ở Việt Nam không phải là không có những khó khăn trắc trở ảnh hưởng đến hoạt động dự án cũng như quan hệ đối tác giữa họ và chính quyền Việt Nam.

a. Môi trường chính sách

38.9%

57.4%

66.7%

66.7%

59.3%

16.7%

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0%

Một xã hội dân sự mạnh

Phương pháp tiếp cận tổ chức đang áp dụng

Mô hình và kiến thức kỹ thuật tổ chức đang muốn áp dụng

Năng lực quản lý tốt của đối tác

Hình ảnh tích cực của tổ chức

Khác

28

Về môi trường chính sách cho hoạt động của INGOs ở Việt Nam nhìn chung được đánh giá khá tích cực. Đại đa số các tổ chức cho rằng môi trường chính sách đã thay đổi từ tích cực đến rất tích cực trong thời gian qua như được trình bày ở biểu đồ 18. Chỉ có một số rất ít các tổ chức (3.5%) cho rằng

môi trường chính sách cho hoạt động của họ ngày càng khó khăn và mang chiều hướng tiêu cực.

Nhìn chung môi trường hoạt động của các INGOs ở địa phương như Yên Bái và Thanh Hóa cũng thuận lợi và được chào đón. Tuy nhiên, trong bức tranh tích cực chung, hiện vẫn có một số khó khăn và thách thức được các tổ chức INGOs cũng như đối tác của họ nêu ra như dưới đây.

b. Thủ tục hành chính trong việc cấp và gia hạn giấy phép hoạt động Có lẽ, thủ tục hành chính trong việc gia hạn giấy phép hoạt động, quản lý văn phòng và phê duyệt triển khai dự án thường được các

tổ chức INGOs đề cập nhiều nhất. Theo kết quả điều tra ở biều đồ 19 có 46.7% INGOs thấy các thủ tục hành chính là hợp lý và 20% thấy việc quản lý rất hỗ trợ cho hoạt động của họ. Tuy nhiên, một phần ba INGOs cho rằng các thủ tục hành chính đang gây khó khăn cho hoạt động của họ.

Hầu hết các INGOs nhóm nghiên cứu gặp đều phàn nàn về việc cấp phép, gia hạn giấy phép hoặc mở rộng địa bàn hoạt động của họ. Nhiều tổ chức tuy giấy phép đã hết hạn nhưng vẫn chưa được gia hạn hoạt động. Các thủ tục gia hạn quá rườm rà, không cần thiết như các hồ sơ dự án, báo cáo và đối tác của họ trong giai đoạn trước. Có tổ chức khi triển khai dự án mới ở Đà Nẵng thì được yêu cầu phải có giấy phép của PACCOM giới thiệu, còn PACCOM lại yêu cầu phải có giấy từ đối tác địa phương chính vì vậy gây khó khăn và tốn thời gian và nguồn lực. Như vậy, nhiều tổ chức đã hoạt động ở Việt Nam trên 10 năm và luôn tuân thủ các cam kết của chính quyền và được đối tác và người dân địa phương ghi nhận nhưng cũng gặp các khó khăn này. Chính vì vậy, nhiều tổ chức đề nghị đơn giản hóa việc cấp phép và đặc biệt là gia hạn giấy phép hoạt động cho các tổ chức INGOs đã hoạt động lâu năm ở Việt Nam, chưa bao giờ vi phạm luật pháp Việt Nam.

c. Thẩm định phê duyệt dự án. Các INGOs và chính quyền địa phương đều có phán ánh về quá trình thẩm định và phê duyệt dự án do INGOs tài trợ, đặc biệt khi theo quyết định 93 của thủ tướng chính phủ. Theo quyết định này, mọi dự án bất kể thời hạn và quy mô kinh phí đều phải tiến hành đúng trình tự phê duyệt của cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương. Nhiều tổ chức phàn nàn là nhiều khi dự án của họ bị “đá đi đá lại”

33.346.7

20.030.2

58.5

11.3

Quá nhiều ko cần thiết

Hợp lý Rất hỗ trợ

Hoạt động văn phòng Triển khai dự án

Biểu 18: đánh giá của INGOs về môi trường chính sách của Việt Nam

24.6

36.8

12.3

3.5

17.5

5.3

Thay đổi tích cực và

nhiều

Thay đổi tích cực

nhưng chưa nhiều

Không thay đổi

Thay đổi tiêu cực

Không có ý kiến gì

Khác (xin ghi cụ thể)

Biểu 19: Đánh giá của INGOs về thủ tục hành chính (%)

29

giữa cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương nơi tiếp nhận. Điều này đang gây ách tắc và chậm tiến độ cũng như lãng phí. Theo cơ quan quản lý của tỉnh Yên Bái và chính quyền địa phương thì những dự án nhỏ, ngắn hạn hoặc không ảnh hưởng đến an ninh chính trị thì nên đơn giản hóa và chỉ cần một nơi phê duyệt như UBND tỉnh phê duyệt, hoặc chỉ cần thông báo cho chính quyền địa phương chứ không cần phải phê duyệt. Ở cấp địa phương, tốt nhất có một đầu mối xử lý và phê duyệt mọi dự án liên quan đến INGOs và VNGOs.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng chia sẻ ý kiến khi nói “ví dụ như dự án “Rừng ngập mặn” tại huyện Hậu Lộc sau khi khảo sát, điều tra tại địa phương, INGO đã đưa ra phương án triển khai và các hồ sơ thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, theo quy định của Việt Nam, hồ sơ phải trải qua quy trình rườm rà, phải được trình lên cơ quan Nhà nước để thẩm định và xét duyệt.” Vị lãnh đạo này cho rằng việc thay đổi quy chế từ 64 qua 93 về quản lý viện trợ INGOs đã chỉ ra rõ hơn về trách nhiệm của các cấp từ tỉnh xuống xã. Tuy nhiên, nội dung còn nhiều điểm chưa khả thi như thẩm định báo cáo mất nhiều thời gian, chưa thể hiện rõ tính đặc thù của INGOs – linh hoạt và kịp thời.

d. Nghi ngại về hoạt động của INGOs Cho dù hầu như chính quyền địa phương và người dân đánh giá rất cao và có quan hệ tốt với INGOs, trên thực tế vẫn còn những nghi ngại về hoạt động của INGOs ở Việt Nam, đặc biệt liên quan đến những vấn đề dân chủ, nhân quyền và an ninh quốc phòng ở vùng biên giới. Những nghi ngại này một phần do kiến thức về vai trò của INGOs còn chưa được hiểu đúng và sâu rộng ở Việt Nam, một phần do một số trường hợp có những hoạt động theo chính quyền là không đúng với pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng đến an ninh. Điều này thường dẫn đến những khó khăn cho hoạt động của INGOs nói chung và đặc biệt là nhân viên nước ngoài của INGOs nói riêng. Một số tổ chức phàn nàn vì lý do an ninh quốc phòng nên hạn chế đi lại của chuyên gia nước ngoài hoặc thời gian cấp phép lâu hơn, đặc biệt vào những vùng “nhạy cảm”. Ở một số tỉnh, lãnh đạo vẫn chưa có cái nhìn tích cực về INGOs, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu khi INGOs mới bắt đầu vào hoạt động.

Một số INGOs không có các chương trình phát triển dài hạn ở địa phương, mà chỉ triển khai các dự án ngắn hạn 1-2 năm cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì chưa xây dựng được lòng tin cũng như quan hệ đối tác với chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương cũng không chào đón các dự án ngắn hạn vì không tạo ra được thay đổi bền vững cho người dân địa phương. Ví dụ như các dự án làm việc với đồng bào dân tộc thiểu số hoặc phòng chống HIV nhằm ngăn chặn việc truyền HIV từ mẹ sang con ở Yên Bái nếu chỉ thực hiện một năm thì khi kết thúc rất khó duy trì kết quả. Các dự án nên được thực hiện ít nhất là 5 năm để có đủ thời gian tạo ra và duy trì các thay đổi, bao gồm cả năng lực của đối tác địa phương cũng như thay đổi trong cộng đồng người dân.

e. Minh bạch về chi phí quản lý của INGOs Nhìn chung chính quyền và đối tác địa phương đánh giá cao cam kết của INGOs. Tuy nhiên, một số đối tác địa phương có lo ngại về chi phí quản lý bị cho là khá cao của các tổ chức INGOs, có dự án lên đến 70% tổng kinh phí theo một đối tác ở Yên Bái. Điều quan trọng, các tổ chức địa phương muốn có thêm thông tin về nguồn tài trợ, mức tài trợ cũng như việc sử dụng tài trợ của toàn bộ dự án vào các hoạt động và mục đích khác nhau. Trên thực tế, nhiều tổ chức INGOs có mức khống chế về chi phí văn phòng dưới 25% như Childfund. Một số tổ chức khá linh hoạt và phụ thuộc vào bản chất hoạt động của dự án. Nếu dự án tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giống, vốn thì tỉ lệ quản lý phí khá thấp. Ngược lại nếu các dự án tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu hoặc xây dựng chính sách và truyền thông thì chi phí văn phòng và nhân sự sẽ cao hơn.

f. Hài hòa về thủ tục

30

Một trong các khó khăn của đối tác địa phương là các quy định về quản lý tài chính khác biệt giữa nhà nước và các cơ quan tài trợ. Ví dụ như các dự án của World Vision thì trên 300 triệu là phải đấu thầu cho các dự án xây dựng CSHT trong khi đó quy định của Việt Nam là dưới 3 tỉ có thể chỉ định thầu. Điều này nhiều khi phải mời nhà thầu tham gia vì ít tiền quá nên họ không quan tâm. Hoặc một số quy định khác của dự án quá cẩn trọng như yêu cầu UBND huyện phê duyệt tài liệu photocopy phát cho dân, hoặc phê duyệt danh sách các hộ tham gia mô hình. Các quy định này là quá cẩn trọng và không cần thiết vì UBND huyện không nắm được để phê duyệt có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, nhiều INGOs chưa nắm chắc quy trình thực hiện các dự án viện trợ nên đôi khi gây ra những bất đồng với chính quyền địa phương. Nhiều INGOs cũng không tuân thủ việc báo cáo với chính quyền địa phương nên địa phương không nắm được hoạt động nên có những nghi ngại. Chính vì vậy, cần có những thống nhất và quy định rõ ràng về thủ tục thực hiện dự án, báo cáo để hai bền đều thực hiện đúng.

g. Kinh phí quản lý dự án Một trong những khó khăn của các BQLDA là kinh phí hoạt động. Nhiều tổ chức INGOs có dành một phần kinh phí hỗ trợ các thành viên ban quản lý nhưng không đáng kể. BQLDA không có kinh phí hoạt động cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động vì các thành viên thường là kiêm nghiệm nên hạn chế về thời gian. Theo nhiều đối tác địa phương thì việc có đủ quản lý phí phù hợp với lượng công việc cần họ triển khai và quản lý cần thiết vì như vậy họ có thể bố trí thêm nhân lực tập trung vao việc quản lý và triển khai dự án được tốt.

h. Nguồn tài trợ Khác với các nhà tài trợ song phương, chưa có INGOs nào tuyên bố rút khỏi Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình. Tuy nhiên, nhiều nhà tài trợ sẽ cắt giảm ngân sách tài trợ vào Việt Nam nên nó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn lực của INGOs. Bên cạnh đó, việc INGOs huy động nguồn lực, gây quỹ trong nước thì chưa được phép thực hiện. Chính vì vậy đây cũng là một thách thức cho các INGOs trong việc duy trì nguồn lực tài trợ của mình. Nhiều INGOs cho rằng, họ sẽ cần phải liên kết nhiều hơn với các tổ chức VNGOs vì như vậy sẽ dễ dàng huy động được các nguồn lực hơn vì nhiều nhà tài trợ muốn nhắm đến các tổ chức phi chính phủ địa phương. Như vậy, nhu cầu “phân chia lao động” ví như INGOs sẽ tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ kỹ thuật c ̣ n VNGOs sẽ thực hiện các dự án liên kết.

6. Kết luận và kiến nghị

- Hoạt động của INGOs là hiệu quả và mang lại nhiều lợi và thay đổi tích cực trong đời sống của hàng triệu người hưởng lợi như chính các đối tác địa phương và người dân chia sẻ. Bên cạnh đó, INGOs đã giới thiệu nhiều cách làm mới thúc đẩy sự tham gia của người dân cũng như trách nhiệm của nhà nước. Sự tham gia của INGOs vào sự phát triển của Việt Nam đã tạo ra cái nhìn đa chiều hơn, toàn diện hơn về các vấn đề kinh tế, xã hội cũng như mô hình phát triển. INGOs đã góp phần làm cho xã hội Việt Nam cởi mở hơn và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng quốc tế.

o Chính quyền nên thường xuyên ghi nhận sự đóng góp và vai trò của INGOs bằng nhiều hình thức (khen thưởng, huy chương hữu nghị) hoặc trong các văn kiện của chính phủ và nhà nước. Việc lồng ghép các hoạt động của INGOs vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mình chính là cách đánh giá tốt nhất công việc của INGOs.

- Nhiều INGOs khẳng định tiếp tục các hoạt động can thiệp xóa đói giảm nghèo, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, v.v. Bên cạnh đó, nhiều INGOs đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Việt Nam đang dịch chuyển và mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực về dân chủ,

31

nhân quyền, hỗ trợ xã hội dân sự địa phương, etc. Một số ý kiến cho rằng sự dịch chuyển này là quá sớm vì nhu cầu xóa đói giảm nghèo cũng như can thiệp trực tiếp còn lớn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây là xu hướng tất yếu mà nhiều INGOs sẽ thực hiện trong môi trường mới cũng như xu hướng của các nhà tài trợ cho Việt Nam.

o INGOs nên tiếp tục duy trì một phần công việc của mình trên thực địa vì điều này không những đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng mà còn tạo ra những kinh nghiệm và bằng chứng để hoạt động chính sách. Bên cạnh đó, chính quyền và đối tác địa phương cũng nên hỗ trợ và đón nhận các hoạt động của INGOs nhiều hơn trong việc thúc đẩy quyền con người, dân chủ cơ sở và phát triển các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.

- Ngân sách của các tổ chức INGOs nhìn chung khá ổn định trong các năm vừa qua. Trong ngắn hạn, có một dự báo khá tích cực về ngân sách tuy nhiên sau đó có thể có những suy giảm về trung hạn. Điều này trùng với việc một loạt các nhà tài trợ có tăng ngân sách cho phát triển trươc khi rút đi vào những năm 2013-2015. Các INGOs có nguồn tài trợ song phương sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các INGOs có nguồn tài trợ từ các nguồn khác (đóng góp của người dân hoặc các nguồn từ tổ chức toàn cầu.)

o Các INGOs nên kết hợp với các VNGOs trong việc vận động tài trợ cho Việt Nam và triển khai các dự án phát triển từ các nguồn quốc tế ngoài Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xem xét ra quy định pháp luật để các tổ chức INGOs và VNGOs có thể gây quỹ trong Việt Nam cũng đã đến lúc cần được xem xét.

- Quan hệ đối tác nhìn chung khá tốt do hai bên có mục đích chung và hoạt động chung tạo ra nhiều kết quả cho người dân. Các đối tác địa phương đánh giá cao vai trò cũng như động lực của INGOs trong việc hỗ trợ địa phương xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội. INGOs đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của địa phương cũng như sự tin tưởng vào công việc. Tuy nhiên, còn một số bất cập đặc biệt về năng lực quản lý và áp dụng phương pháp tiếp cận mới của đối tác còn có nhiều INGOs chưa hài lòng.

o Các hoạt động xây dựng năng lực kỹ thuật, phương pháp cũng như quản lý nên cho là một mục đích của dự án. Điều này đặc biệt quan trọng vì năng lực quản, năng lực kỹ thuật và phương pháp tiếp cận là ba cái mà nhiều INGOs muốn để lại nhất sau khi rời Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xem xét đưa chi phí quản lý phù hợp đảm bảo đối tác có đủ nhân lực và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ của mình cũng cần thiết.

- Môi trường chính sách điều tiết hoạt động của INGOs được đánh giá là thuận lợi. Các INGOs thấy hoạt động của mình ở Việt Nam không gặp khó khăn gì lớn ngoài một vài vấn đề về thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính trong việc chậm hoặc kéo dài việc cấp và gia hạn giấy phép hoạt động là một trong những vấn đề được hầu hết các INGOs gặp đề cập. Có lẽ đây là yếu tố gây nhiều bức xúc nhất của các INGOs.

o PACCOM nên đơn giản hóa việc cấp mới hoặc gia hạn hoạt động đặc biệt cho các INGOs đã hoạt động lâu năm ở Việt Nam và chưa hề vi phạm pháp luật. Việc gia hạn nên chỉ cần một thư xin gia hạn thêm thay vì hàng loạt các thủ tục giấy tờ hành chính khác như hiện tại.

- Thủ tục phê duyệt các dự án do INGOs tài trợ phức tạp hơn từ khi có nghị định 93/2009/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Cả các đối tác Việt Nam (chính quyền địa phương và VNGOs) và INGOs đều phàn nàn về thủ tục mới. Chính yêu cầu phải có cả cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương phê duyệt làm cho quá trình lâu hơn và đôi khi khó khăn cho INGOs vì bên chủ quản và bên địa phương “nhường nhau” phê duyệt trước. Tất cả các tổ chức muốn có một quá trình phê duyệt đơn giản và nhanh gọn hơn là một quá trình đòi hỏi nhiều bên xem xét và phê duyệt như hiện tại.

o PACCOM nên kiến nghị với thủ tướng chính phủ xem xét và chỉnh sửa lại nghị định 93 nhằm đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận viện trợ của INGOs.

- Những nghi ngại nhạy cảm chính trị vẫn còn, đặc biệt là trong những cơ quan không là đối tác trực tiếp với INGOs nên không hiểu về công việc và vai trò của họ. Trên thực tế, những nghi ngại này dẫn đến những hạn chế về lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động cũng như việc đi lại của một số nhân viên nước ngoài đặc biệt ở vùng biên giới. Đây có lẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến những thủ tục và quy định phê duyệt dự án và cấp phép rườm rà như đã nêu ở trên.

32

o Nên có những hoạt động chia sẻ thông tin với chính quyền địa phương, bao gồm cả cơ quan an ninh về hoạt động và vai trò của INGOs và VNGOs để họ hiểu và hỗ trợ NGOs hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, INGOs cũng cần cung cấp thông tin và chia sẻ báo cáo đầy đủ để các bên liên quan nắm được hoạt động của mình.

-