195
TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ĐOẠN THANH NIÊN, TUỔI GIÀ TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN THANH NIÊN – TUỔI GIÀ Tác giả: TS. NGUYỄN VĂN ĐỒNG LỜI NHÀ XUẤT BẢN Tâm lý học phát triển là một môn khoa học được nhiều người quan tâm. Năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã xuất bản cuốn sách Tâm lý học phát triển (được tái bản đầu năm 2012) của TS. Nguyễn Văn Đồng, nguyên là giảng viên khoa Tâm lý học - Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung sách nghiên cứu những thay đổi thể chất, tâm lý, nhận thức và cả những nguyên nhân của sự thay đổi đó của con người từ khi còn trong bào thai cho đến tuổi thanh nhiên. Lần này, chúng tôi cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Tâm lý học phát triển giai đoạn thanh niên - tuổi già của cùng một tác giả. Cuốn sách tiếp tục nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời của mỗi con người: thanh niên, người trưởng thành, có tuổi và cao tuổi. Thông qua cuốn sách, độc giả sẽ nắm bắt được những quy luật tiến hóa và sự hình thành, phát triển cả về thể chất và tâm lý của mỗi giai đoạn phát triển của đời người: từ tuổi thanh niên, trưởng thành đến tuổi già, cái chết; nhận thức đầy

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

  • Upload
    vocong

  • View
    228

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ĐOẠN THANH NIÊN, TUỔI GIÀ

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂNGIAI ĐOẠN THANH NIÊN – TUỔI GIÀ

Tác giả: TS. NGUYỄN VĂN ĐỒNG

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tâm lý học phát triển là một môn khoa học được nhiều người quan tâm.

Năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã xuất bản cuốn sách

Tâm lý học phát triển (được tái bản đầu năm 2012) của TS. Nguyễn Văn

Đồng, nguyên là giảng viên khoa Tâm lý học - Trường đại học Khoa học xã

hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung sách nghiên cứu những

thay đổi thể chất, tâm lý, nhận thức và cả những nguyên nhân của sự thay đổi

đó của con người từ khi còn trong bào thai cho đến tuổi thanh nhiên. Lần này,

chúng tôi cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Tâm lý học phát triển giai đoạn thanh

niên - tuổi già của cùng một tác giả. Cuốn sách tiếp tục nghiên cứu các giai

đoạn tiếp theo trong cuộc đời của mỗi con người: thanh niên, người trưởng

thành, có tuổi và cao tuổi. Thông qua cuốn sách, độc giả sẽ nắm bắt được

những quy luật tiến hóa và sự hình thành, phát triển cả về thể chất và tâm lý

của mỗi giai đoạn phát triển của đời người: từ tuổi thanh niên, trưởng thành

đến tuổi già, cái chết; nhận thức đầy đủ những cơ chế tác động tạo ra sự biến

đổi tích cực của quá trình sống của con người nhằm vận dụng một cách sáng

tạo vào đời sống xã hội, xây dựng những định hướng tâm lý cá nhân và xã

hội lành mạnh.

Để bạn đọc thuận tiện theo dõi, tham khảo, Chương I của cuốn sách

này tác giả có kế thừa nội dung của cuốn sách Tâm lý học phát triển.

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 3 năm 2012

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT

Page 2: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Chương 1. TUỔI THANH NIÊN

I. DẬY THÌ: BƯỚC CHUYỂN TỪ TUỔI THIẾU NIÊN SANG TUỔI THANH NIÊN

1. Những phát triển thể chất trong tuổi dậy thì

a) Sự phát triển của não bộ trong tuổi thanh niên

Trong tuổi thanh niên, não bộ tiếp tục phát triển. Sự myelin hóa não vẫn

tiếp diễn và nhờ đó mà khẩu độ chú ý được mở rộng, tốc độ xử lý tin được

gia tăng (Kail, 1991). Não vẫn giữ được sự mềm dẻo của nó trong độ tuổi này

(Nelson và Bloom, 1997). Sự tái tổ chức mạng lưới nơron ở vùng vỏ não

trước trán - cơ sở của những hoạt động nhận thức bậc cao như hoạch định

chiến lược – vẫn tiếp tục cho đến năm 20 tuổi (Spreen và đồng nghiệp, 1995;

Stuss và đồng nghiệp, 1992). Mặc dù sự thay đổi của não không diễn ra một

cách vũ bão như trước, nhưng một vài ưu điểm về quá trình nhận thức mà

thanh niên có được là nhờ quá trình tái tổ chức của não trong thời kỳ này.

b) Hiện tượng dậy thì ở tuổi thanh niên

Theo các nhà tâm lý học phát triển, dậy thì là thời điểm mà một cá nhân

đạt được sự hoàn thiện về mặt tính dục và có thể tham gia vào quá trình sinh

sản, duy trì nòi giống.

Quá trình dậy thì bắt đầu khi vùng não hypothalamus - vùng não chịu

trách nhiệm về những nhu cầu sơ cấp như đói, khát,... và điều khiển tuyến

yên - kích thích tuyến yên thượng tiết ra hoóc môn gonadotropic (hay còn gọi

là hoóc môn kích thích phát triển tính dục). Hoóc môn này kích thích buồng

trứng hoặc tinh hoàn tiết hoóc môn giới tính nhiều hơn so với giai đoạn thiếu

niên (tinh hoàn tiết ra testosterone, buồng trứng tiết ra estradiol, một loại hoóc

môn estrogen). Khi mức hoóc môn giới tính đạt đến giá trị tới hạn thì vùng

hypothalamus làm cho tuyến thượng yên gia tăng việc tiết hoóc môn GH

(hoóc môn tăng trưởng), làm cho cơ thể tăng trưởng về chiều cao và trọng

lượng. Đồng thời, hoóc môn giới tính tác động lên toàn bộ các cơ quan sinh

Page 3: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

dục bên trong và bên ngoài cơ thể, khởi đầu cho sự phát triển tiếp theo của

chúng. Hoóc môn giới tính cũng làm cho bản thân các tuyến hoóc môn sinh

dục phát triển. Đó là sự phát triển các đặc trưng giới tính sơ cấp. Hoóc môn

giới tính còn thúc đẩy sự phát triển các đặc trưng giới thứ cấp, sự thay đổi

hình thể bên ngoài của em gái và em trai. Sự hoàn thiện về mặt tính dục (đặc

trưng giới tính sơ cấp) luôn đi kèm với sự phát triển bùng nổ về hình thể bên

ngoài (đặc trưng giới tính thứ cấp).

Sự phát triển bùng nổ về hình thể

Tuổi thanh niên bắt đầu bằng sự phát triển mạnh về hình thể. Ở các

nước phương Tây, đối với em gái, sự thay đổi này bắt đầu từ 10 tuổi rưỡi,

chậm lại khi đạt đến tuổi 13, 14. Đối với các xã hội châu Á, các em gái bắt

đầu thay đổi hình thể vào độ tuổi 12, 13 và chậm lại ở độ tuổi 15, 16. Các em

trai bắt đầu quá trình này chậm hơn khoảng hai đến ba năm so với em gái. Vì

các em gái bắt đầu quá trình này sớm hơn nên ở độ tuổi này chúng thường

cao bằng hoặc hơn các em trai cùng lớp. Ngoài việc cao hơn và nặng hơn,

dưới tác động của estrogen, hình thể em gái bắt đầu nở ra ở hông, ngực to

ra, các mô mỡ hình thành dưới da, da mịn và bóng hơn, tử cung và âm đạo to

ra, lông bắt đầu mọc ở những chỗ kín.

Em trai bắt đầu nở vai, tỷ lệ nét mặt cũng thay đổi, trán nhô ra, mũi và

quai hàm nổi hơn, môi to hơn, cơ quan sinh dục to ra, mọc râu ở mặt, mọc

lông ở chỗ kín, bụng và tay chân. Em trai tiếp tục phát triển cơ bắp và sức

mạnh thể lực trong khi em gái giảm tốc độ phát triển cơ bắp tay chân.

Sự khác biệt giới này có cơ sở sinh học và tâm lý. Hoóc môn

testosterone ngoài việc tác động lên các cơ quan sinh dục còn làm cơ bắp,

xương vai và xương sườn của các em trai phát triển. Mặt khác, các thiếu nữ -

do hông và ngực phát triển - thường không mong muốn và không được

khuyến khích tham gia các hoạt động nhiều nam tính và quan tâm nhiều hơn

đến những hoạt động nữ tính (ít vận động thể lực hơn). Một minh chứng cho

việc này là ở độ tuổi dậy thì, các nữ vận động viên điền kinh vẫn tiếp tục phát

Page 4: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

triển cơ bắp và khoảng cách thể lực giữa nam và nữ vận động viên điền kinh

không lớn.

Sự hoàn thiện về mặt tính dục

Sự hoàn thiện tính dục bắt đầu đồng thời với sự phát triển bùng nổ về

hình thể và theo một trình tự xác định đối với em gái và em trai.

Sự phát triển tính dục của em gái. Sự hoàn thiện tính dục bắt đầu từ 10

tuổi (ở châu Âu) hoặc 12 tuổi (ở châu Á). Estradiol làm cho các mô mỡ bắt

đầu tập trung lại dưới đầu vú (Herman - Giddens và đồng nghiệp, 1997), ngực

to ra một cách nhanh chóng, lông bắt đầu mọc ở bộ phận sinh dục (Tanner,

1990). Cơ quan sinh dục bắt đầu hoàn thiện: tử cung to ra, các mô cơ ở thành

tử cung phát triển, bộ phận sinh dục bên ngoài to ra. Khoảng 12 tuổi rưỡi, các

em gái bắt đầu có kinh nguyệt. Trong giai đoạn từ 12 đến 18 tháng kinh

nguyệt đầu tiên, trứng chưa rụng, các em gái chưa thể sinh sản.

Sự phát triển tính dục của em trai. Sự hoàn thiện tính dục bắt đầu từ 11

đến 12 tuổi đối với trẻ em châu Âu và từ 13 đến 14 đối với trẻ em châu Á.

Dưới tác động của testosterone, tinh hoàn to ra, lông mọc ở bộ phận sinh

dục. Khoảng 15, 16 tuổi, các em trai có thể xuất tinh trong khi ngủ và bắt đầu

có thể tham gia sinh sản (Tanner, 1990). Muộn hơn một chút, các em trai bắt

đầu có lông măng ở trên môi, dưới cằm. Lông bắt đầu mọc ở chân, tay; lông

ngực mọc chậm hơn, khi gần 20 tuổi. Trong giai đoạn này, các em trai bắt

đầu vỡ giọng do thanh quản dài ra.

Sự khác biệt cá thể trong phát triển thể chất và tính dục. Mặc dù dậy thì

là quy luật chung của loài người nhưng có sự khác biệt cá thể rõ rệt về thời

điểm bắt đầu dậy thì. Có những em gái bắt đầu có mô mỡ ở ngực vào 8 tuổi,

phát triển cơ thể khi 9 tuổi và có kinh nguyệt lúc 10 tuổi rưỡi. Có những em

khác lại chỉ bắt đầu quá trình này khi phần lớn các bạn cùng tuổi đã kết thúc

nó. Thời điểm bắt đầu dậy thì của các em trai cũng vậy. Đây là một hiện

tượng rất bình thường về mặt sinh học và có thể thấy trong các trường phổ

thông.

Page 5: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Xu hướng dậy thì sớm của thiếu niên. Hiện nay, thiếu niên dậy thì sớm

hơn những thế hệ sinh trưởng đầu thế kỷ XX khoảng năm năm. Xu hướng

này bắt đầu xuất hiện khoảng hơn 100 năm trước đây, trong những xã hội

công nghiệp hóa phương Tây và đã kết thúc ở đó, nhưng lại bắt đầu ở những

nước đang phát triển.

Nguyên nhân của xu hướng này có thể là do chế độ dinh dưỡng và

chăm sóc sức khoẻ tốt hơn (Tanner, 1990). Trẻ em ngày nay ít bị bệnh về

dinh dưỡng và vì thế đạt được ngưỡng tăng trưởng và dậy thì sớm hơn.

Ngay trong xã hội của chúng ta, những em có chế độ dinh dưỡng kém sẽ dậy

thì muộn hơn những em đủ dinh dưỡng. Nói chung, những em gái cao và to

béo sẽ dậy thì sớm hơn (Graber và đồng nghiệp, 1994). Những em gái tham

gia thường xuyên vào các hoạt động thể lực, thể dục thể thao hoặc những

loại hình hoạt động như nhảy múa, aerobic sẽ dậy thì muộn hơn hoặc bị tạm

dừng kinh nguyệt sau khi đã bắt đầu (Hopwood và đồng nghiệp, 1990).

2. Tác động tâm lý của tuổi dậy thì

a) Phản ứng chung của thanh thiếu niên đối với sự thay đổi sinh lý

Phản ứng của thanh niên đối với sự thay đổi sinh lý phụ thuộc vào nền

văn hóa. Trong những nền văn hóa phương Tây, các em gái rất quan tâm đến

hình thức bề ngoài và việc những người xung quanh nghĩ gì về hình thức của

mình (Cauffman và Steinberg, 1996; Greif và Ulman, 1982). Mong ước thầm

kín của các em là trở nên hấp dẫn nên sự thay đổi này nói chung được chào

đón. Tuy nhiên, các em gái thường hay lo lắng rằng mình quá cao hoặc quá

béo (Swarr và Richards, 1996) và cố gắng bù trừ những điểm khiếm khuyết

này - dù là ảo - bằng cách ăn kiêng hoặc đi giày đế bằng (Rosen, Tracey và

Howell, 1990).

Phản ứng của các em gái đối với kinh nguyệt là một sự pha trộn.

Chúng vừa vui mừng lại vừa hơi xấu hổ, đặc biệt khi chúng dậy thì sớm hoặc

chưa được chuẩn bị tâm lý cho hiện tượng này (Brooks - Gunn, 1988). Một

vài em gái bị chấn động tâm lý khi có kinh nguyệt, nhưng một vài em gái khác

Page 6: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

lại vui mừng (Koff và Rierden, 1995; Moore, 1995). Nếu các em gái có kinh

nguyệt muộn thì nói chung chúng cũng lo lắng và tự ti.

Các em trai dễ dàng chấp nhận sự thay đổi hình thể hơn các em gái do

quan điểm về hình thể lý tưởng của chúng là cao, to, khỏe mạnh (Simmons

và Blyth, 1987). Tuy nhiên, các em trai không ý thức được rõ như các em gái

về những thay đổi thể chất của bản thân. Chúng ít khi kể cho người khác

nghe về lần xuất tinh đầu tiên của mình, mặc dù cũng có những cảm giác pha

trộn về sự hoàn thiện cơ quan sinh dục của mình (Gaddis và Brooks - Gunn,

1985; Stein và Reiser, 1994).

Tham khảo: Hai rối loạn về ăn uống nghiêm trọng ở tuổi dậy thì

Vào đầu thập niên 1970, một người mẫu quốc tịch Anh đã mở đầu trào

lưu mốt người dây. Theo cô ta, gầy mới đẹp, béo là xấu. Rất không may là

nhiều thiếu nữ đã đẩy tiêu chí này thành cực đoan, gây nguy hiểm tới tính

mạng. Bệnh biếng ăn (ăn không ngon miệng vì lý do tinh thần) là một rối loạn

ăn uống tác động lên 1/200 thiếu nữ. Người mắc bệnh biếng ăn sợ béo một

cách bệnh hoạn. Họ làm tất cả để đẩy mỡ ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân thường

là những thiếu nữ ngoan ngoãn, trầm lặng ở những gia đình trung lưu hoặc

giàu có, bước sang tuổi dậy thì sớm hơn chúng bạn và có biểu hiện đột nhiên

nhịn đói (Graber và đồng nghiệp, 1994; Hsu, 1990). Thoạt đầu, quá trình này

có vẻ như vô hại khi cô gái đặt ra cho mình mục tiêu gầy đi và nhịn ăn để đạt

mục tiêu đó. Nhưng khi đã đạt được thể trọng như ý, người mắc bệnh vẫn

tiếp tục ăn kiêng cho đến khi chỉ còn da bọc xương. Khi cô gái mất đi khoảng

30% thể trọng, những dấu hiệu giới tính thứ cấp - như ngực và hông - sẽ rất

mờ nhạt và kinh nguyệt thường bị ngừng hẳn. Mặc dù chỉ còn khoảng 30 đến

35 kg, gầy như que củi nhưng những người mắc bệnh biếng ăn thường

khẳng định rằng mình ăn uống tốt và nên gầy đi vài cân nữa (Hsu, 1990). Các

cô gái biếng ăn thường đứng rất lâu trước gương để ngắm nghía và thường

nhận định sai về hình thể bề ngoài của mình. Mặc dù ăn rất ít nhưng người

bệnh thường sưu tập sách nấu ăn, nấu những món ăn phức tạp cho người

Page 7: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

khác và bận tâm suy nghĩ về thức ăn cũng như chế độ calo. Người biếng ăn

cũng thường tích trữ, cất giấu và hủy hoại thức ăn.

Tại sao chỉ có một vài cô gái mắc bệnh biếng ăn trong khi hầu như tất

cả các thiếu nữ - do áp lực xã hội - đều muốn gầy? Yếu tố di truyền đóng góp

một phần vào việc mắc bệnh vì biếng ăn là bệnh di truyền (Hsu, 1990). Ngoài

ra, bệnh biếng ăn sẽ không nghiêm trọng nếu như không có những quan hệ

gia đình xáo động (Swarr và Richards, 1996). Phần lớn các bệnh nhân không

được tự mình định đoạt công việc và gặp khó khăn trong việc hình thành tính

cách. Bố mẹ của họ rất cương quyết, bao bọc con cái quá mức, sẵn sàng

chịu đựng những sự khác biệt quan điểm nho nhỏ hoặc tính khí thất thường

của con (Minuchin, 1978; Pike và Rodin, 1991). Kết quả là cô gái quyết định

kiểm soát thân hình của mình như một cách thoát khỏi sự kiểm soát của bố

mẹ và tự định đoạt cuộc sống riêng tư (Smolack và Levine, 1993).

Trị liệu gia đình là hiệu quả nhất đối với bệnh biếng ăn. Nếu người

bệnh bị nguy hiểm đến tính mạng thì phải đưa cô ta vào bệnh viện và cho ăn

bằng ống dẫn. Trường hợp bình thường thì phải áp dụng những kỹ thuật thay

đổi hành vi của cô ta, ví dụ, khuyến khích ăn uống và tăng cân. Khi người

bệnh bắt đầu ăn bình thường, trị liệu gia đình có thể tiến hành. Nội dung trị

liệu là khuyên bố mẹ nới lỏng kiểm soát đối với con; đồng thời giải thích cho

bệnh nhân hiểu rằng còn có nhiều cách để đạt được sự tự chủ ngoài cách

nhịn ăn. Thường con số bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn là dưới 50%.

Khoảng 5 đến 10% bệnh nhân không được chữa trị kết thúc cuộc đời bằng

cách tự tử hoặc nhịn đói đến chết (Hsu, 1990).

Ăn uống vô độ là một rối loạn ăn uống khác có tính phổ biến hơn bệnh

biếng ăn. Trong một bữa, người ăn uống vô độ có thể nạp lượng thực phẩm

lớn hơn nhu cầu calo hàng ngày gấp vài lần. Sau bữa ăn, người này đẩy

lượng thức ăn thừa ra khỏi cơ thể bằng cách nôn ra hoặc uống thuốc nhuận

tràng. Mặc dù người bị bệnh biếng ăn cũng thường là người bị bệnh ăn uống

vô độ, nhưng những người ăn uống vô độ nói chung có thể trọng bình thường

hoặc hơi béo một chút. Giống như những người biếng ăn, người ăn uống vô

Page 8: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

độ thường có mặc cảm xấu về thân hình của mình và lo lắng về việc béo ra.

Tuy nhiên những người ăn uống vô độ thường ồn ào, hoạt động nhiều, không

trầm lặng như người biếng ăn. Người ăn uống vô độ thường chiếm khoảng

5% là nữ trong giới trẻ (Hsu, 1990).

Người ăn uống vô độ có thể gặp phải rất nhiều phản ứng phụ. Thuốc

nhuận tràng và lợi tiểu có thể làm cơ thể bị ngộ độc potasium (muối của kali)

và mắc chứng loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim. Thường xuyên nôn mửa

có thể làm sa ruột. Người bệnh có thể bị chết sặc khi nôn. Cuối cùng, ăn

nhiều không phải là giải pháp cho những vấn đề vướng mắc của bản thân,

nhất là với những người đang bị béo phì. Có thể hiểu được tại sao những

người mắc chứng ăn uống vô độ thường bị trầm cảm và một vài người tự tử.

Trị liệu gia đình cho chứng ăn uống vô độ là hiệu quả nhất. Nội dung trị

liệu là giúp người mắc chứng này hiểu được nguyên nhân và tự mình kiểm

soát việc ăn uống. Phải điều trị trầm cảm đối với những người mắc bệnh trầm

cảm. Tuy chứng bệnh này gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng không

mấy người mắc chứng bệnh này ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề và

tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế.

b) Tác dộng xã hội đối với thanh niên khi bước vào tuổi dậy thì

Dậy thì là dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt sinh học của thanh

niên. Trong nhiều cộng đồng thổ dân, nghi lễ trưởng thành sẽ thông báo cho

toàn thể cộng đồng về sự kiện bước sang tuổi trưởng thành của các em

(Schlegel và Barry, 1991). Ví dụ, ở bộ tộc Kanguru, Đông Phi, những em trai

dậy thì được dẫn vào rừng, cởi quần áo, cạo hết lông. Sau đó các em phải

cắt da bao quy đầu mà không có thuốc tê, nghe giảng về thực tế sinh hoạt

tình dục của bộ tộc, học những bài hát và nghe chỉ dẫn về cách làm đàn ông.

Cuối cùng, người ta bôi đất đỏ lên người các em và dẫn về làng để tổ chức

nghi lễ trưởng thành. Các em gái của bộ tộc Kanguru chủ động theo dõi xem

khi nào có kinh nguyệt lần đầu. Sau kỳ kinh đầu tiên, âm vật của các em bị cắt

và được chỉ bảo cặn kẽ về sinh hoạt tình dục - thường là do bà ngoại - trước

khi được tái hòa nhập cộng đồng trong vai trò người lớn.

Page 9: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Mặc dù các xã hội văn minh không có nghi lễ trưởng thành cho thanh

thiếu niên nhưng sự thay đổi của tuổi dậy thì cũng tạo ra những hệ quả xã

hội. Trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, các em không còn là trẻ con nhưng

cũng chưa thành người lớn. Về hình thể, thanh niên rất giống người trưởng

thành nhưng về nhận thức, nhân cách và trải nghiệm, phần lớn các em còn là

trẻ con. Thanh niên chưa trưởng thành về nhân cách nhưng lại có bước

ngoặt lớn trong cách cư xử và nhìn nhận của những người xung quanh đối

với các em. Xã hội đòi hỏi nhiều hơn đối với các em nhưng lại không tin

tưởng các em một cách tương xứng với đòi hỏi mà nó đặt ra.

Xã hội coi thanh niên là những cá nhân có tính cách xáo trộn, chưa

hiểu biết về bản thân, có sự pha trộn yêu, ghét trong tình cảm đối với bố mẹ

và không biết rõ vị trí, vai trò của mình trong xã hội khi trưởng thành.

Giao thời giữa tuổi thiếu niên và thanh niên là giai đoạn mà những thay

đổi do di truyền tương tác với những thay đổi trong môi trường xã hội để tác

động lên trải nghiệm của thanh thiếu niên (Magnusson, 1995; Paikoff và

Brooks - Gunn, 1991). Giai đoạn giao thời này thường được gọi là giai đoạn

"nổi loạn" của thanh thiếu niên.

c) Tác động của thời điểm bắt đầu quá trình dậy thì đối với thanh thiếu niên

Thời điểm bắt đầu quá trình dậy thì có một vài tác động khá rõ nét và

tạm thời đối với tính cách và rất khác biệt đối với thanh niên nam nữ.

Những tác động đối với nam thanh niên. Những nghiên cứu xuyên thời

gian đã tiến hành ở Đại học Tổng hợp bang California khẳng định rằng những

nam thanh niên dậy thì sớm rất thích thú với một loạt các ưu thế xã hội do

tuổi dậy thì đem lại so với những thanh niên dậy thì muộn. Một nghiên cứu

theo dõi những nam thanh niên ở độ tuổi 16 (cả loại dậy thì sớm cũng như

muộn) trong giai đoạn sáu năm cho thấy những nam thanh niên dậy thì muộn

luôn hăm hở, lo lắng và tìm cách gây sự chú ý (đồng thời cũng bị thầy cô

đánh giá là ít nam tính và không lôi cuốn về mặt hình thể) (Jones và Bayley,

1950). Ngược lại, những thanh niên dậy thì sớm luôn tự tin trong mọi hoàn

Page 10: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

cảnh xã hội, thường đạt được các danh hiệu thể thao như điền kinh và hay

trúng cử vào các chức trách lãnh đạo của các tổ chức và đoàn thể học sinh.

Mặc dù công trình này chỉ nghiên cứu 32 nam thanh niên nhưng các nhà

nghiên cứu khác cũng khẳng định rằng các thanh niên dậy thì muộn có xu

hướng không tương đồng với xã hội và yếu thế (Duke và đồng nghiệp, 1982;

Livson và Peskin, 1980). Những thanh niên dậy thì muộn cũng có tham vọng

học tập thấp hơn và một vài trường hợp có điểm số thấp hơn trong giai đoạn

đầu của tuổi dậy thì (Dubas, Graber và Petersen, 1991).

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ưu việt của những thanh niên

dậy thì sớm là họ có hình thể cao to và khỏe mạnh hơn. Hình thể này cho

phép họ làm những công việc đòi hỏi thể lực dễ dàng và khéo léo hơn, làm

cho họ nổi bật trong đám bạn cùng lứa (Simmons và Blyth, 1987). Hình thể

giống người lớn cũng làm cho những người xung quanh đánh giá vượt mức

khả năng của họ và trao cho họ những trách nhiệm cũng như quyền lợi

thường chỉ dành cho những cá nhân trưởng thành hơn. Thật vậy, bố mẹ

thường có kỳ vọng lớn đối với những đứa con dậy thì sớm (Duke và đồng

nghiệp, 1982) và họ ít khi xung đột với những đứa con này về các vấn đề như

thời gian phải có mặt ở nhà và chọn bạn (Savin - Williams và Small, 1986).

Một môi trường gia đình như vậy rõ ràng là tạo ra cho những thanh niên dậy

thì sớm sự tự tin, tự đánh giá bản thân cao và những đức tính này cho phép

họ được bạn bè quý mến cũng như chiếm được vị trí lãnh đạo trong nhóm

bạn.

Những ưu việt của sự dậy thì sớm trong nhiều trường hợp có tác động

nhất thời. Ví dụ, sự khác biệt học lực biến mất khi thanh niên học đến lớp 12

(Dubas và đồng nghiệp, 1991). Nhưng một số nét tính cách thì còn tồn tại với

thời gian, ví dụ những thanh niên dậy thì sớm trong nghiên cứu của Đại học

Tổng hợp California ở độ tuổi 30 vẫn tự tin, hòa nhập xã hội hơn so với

những thanh niên dậy thì muộn (Jones, 1965).

Tuy nhiên, dậy thì muộn cũng có một vài ưu điểm. Những cá nhân dậy

thì sớm thường cứng nhắc theo quy tắc, còn những cá nhân dậy thì muộn thì

Page 11: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

mềm dẻo, sáng tạo và dễ thích nghi với những tình huống tạo stress. Có lẽ

việc dậy thì muộn làm cho cá nhân mềm dẻo hơn và phát triển kỹ năng thích

nghi.

Những tác động đối với nữ thanh niên. Đối với nữ thanh niên, dậy thì

sớm về một phương diện nào đó là một sự bất tiện. Mặc dù việc phát triển

ngực làm cho hình thể cân đối và làm tăng sự tự tin (Brooks - Gunn và

Warren, 1988), nhưng một vài nghiên cứu cho thấy những thiếu nữ dậy thì

sớm ít cởi mở, ít được bạn quý mến (Aro và Taipale, 1987; Clausen, 1975) và

có những biểu hiện lo lắng cũng như trầm cảm (Ge, Conger và Elder, 1996;

Hayward và đồng nghiệp, 1997). Có thể là do những thiếu nữ dậy thì sớm có

hình thể rất khác biệt so với các bạn gái cùng lớp, do đó bị các bạn ghen

ghét. Cũng có thể do những thiếu nữ này có vẻ ngoài già dặn hơn các bạn

nam trong lớp (có tuổi dậy thì muộn hơn khoảng hai đến ba năm) nên không

được họ đánh giá cao (Caspi và đồng nghiệp, 1993). Kết quả là những thiếu

nữ dậy thì sớm thường tìm kiếm bạn bè lớn tuổi hơn (hoặc là được những

người này rủ rê, lôi kéo kết bạn), đa số trường hợp là kết bạn với những nam

thanh niên. Bạn trai thường lôi kéo, rủ rê khiến họ sao nhãng học tập và tham

gia những hoạt động không hay như hút thuốc lá, uống rượu, dùng ma túy và

tình dục, nhất là khi những thiếu nữ này chưa được chuẩn bị để học cách tự

kiềm chế (Caspi và đồng nghiệp, 1993; Stattin và Magnusson, 1990). Nguy cơ

bị stress tâm lý đối với những thiếu nữ dậy thì sớm cao hơn so với những

nam thanh niên dậy thì muộn.

Một vài tác động xấu của dậy thì sớm có thể kéo dài. Một nghiên cứu ở

Thụy Điển cho thấy số thiếu nữ dậy thì sớm tiếp tục học không tốt ở trường

hoặc bỏ học nhiều hơn so với những bạn dậy thì bình thường và muộn

(Stattin và Magnusson, 1990). Tình hình của họ được cải thiện ở những lớp

cuối phổ thông, khi các bạn cùng giới hiểu rằng dậy thì sớm được các bạn trai

thích (Faust, 1960). Tuy nhiên, điều này cũng không làm họ sung sướng hơn

(Stattin và Magnusson, 1990).

Page 12: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Kết luận. Có thể nói là tác động của thời điểm dậy thì đối với nam thanh

niên lớn hơn đối với nữ thanh niên. Tuy nhiên, tác động này không quan trọng

đối với sự hình thành tính cách vì những khác biệt tâm lý giữa các cá nhân

dậy thì sớm và dậy thì muộn bị xóa nhòa theo thời gian.

d) Phản ứng của thanh thiếu niên đối với môi trường gia đình và xã hội dưới tác động của tuổi dậy thì

Phản ứng dễ nhận thấy nhất ở thanh thiếu niên trong giai đoạn này là

thay đổi trong cách ăn mặc. Sau đó là thay đổi trong các mối quan hệ gia đình

và xã hội. Thanh thiếu niên bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè.

Thanh niên cũng bắt đầu tự tìm hiểu bản thân mình, nói cách khác là trải

nghiệm cái mà Erikson gọi là "khủng hoảng nhận dạng". Thanh niên bắt đầu

tự đánh giá ngoại hình, nhân cách, khả năng cuốn hút người khác, vị thế xã

hội, khả năng, năng lực và tham vọng của bản thân. Đồng thời, họ cũng xem

xét lại hệ thống giá trị và chuẩn mực được kế thừa từ bố mẹ trong giai đoạn

trước đó. Chính vì vậy mà giai đoạn này tạo ra rất nhiều stress, "bão tố" và

"nổi loạn" ở thanh niên.

Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc "nổi loạn" là sự đòi

hỏi quyền tự chủ xuất hiện ở thanh niên trong tuổi dậy thì. Quyền tự chủ có

hai yếu tố cấu thành: (1) tự chủ tình cảm và (2) tự chủ hành vi. Tự chủ tình

cảm là khả năng tự giải quyết các trải nghiệm và vấn đề về tình cảm mà

không lệ thuộc hoàn toàn vào sự ủng hộ, che chở và an ủi của bố mẹ. Tự chủ

hành vi là khả năng tự quyết định, tự quản lý công việc của mình và tự chăm

lo cho bản thân (Steinberg, 1966).

Do nhu cầu tự chủ của thanh niên, trong gia đình thường xảy ra xung

đột. Hiện tượng này xảy ra không phụ thuộc vào sự khác biệt về văn hóa

(Holmbeck và Hill, 1991; Steinberg, 1996; Yau và Smetana, 1996). Cãi vã

thường xoay quanh những chủ đề như cách ăn mặc, cư xử, thời gian biểu,

cách chọn bạn và việc thanh niên trở nên lơ là trong học tập, công việc gia

đình. Những chủ đề này không động chạm đến những giá trị cơ bản của hệ

thống giá trị nhưng cũng khá khó chịu.

Page 13: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Một số bố mẹ cho rằng vì con cái nhận được sự ủng hộ từ bạn bè trong

khi "nổi loạn" nên phải kiểm soát nghiêm ngặt việc kết bạn của con trong thời

kỳ này. Nhưng những quan sát của Bandura (1964) cho thấy hệ thống giá trị

và chuẩn mực của thanh niên thường được hình thành tự nguyện từ tuổi

thiếu niên, trên cơ sở hệ thống giá trị và chuẩn mực của bố mẹ. Bandura

cũng nhận xét rằng mặc dù "bão tố" và "nổi loạn" ở thanh thiếu niên là cuộc

đấu tranh để giành quyền tự chủ nhưng thực ra phần lớn bố mẹ đã cố gắng

dạy con mình tính độc lập ngay từ khi còn rất bé. Cuối cùng, theo Bandura,

sự lựa chọn bạn bè của thanh niên không phải là nguồn gốc của sự bất hòa

giữa bố mẹ và con cái. Bạn bè của thanh thiếu niên được lựa chọn trước tuổi

trưởng thành, theo hệ thống giá trị và chuẩn mực do bố mẹ truyền dạy. Vì

vậy, bạn bè luôn có hệ thống giá trị và chuẩn mực được bố mẹ của chính

thanh niên ấy đồng tình, ủng hộ, do đó không thể là chỗ dựa tinh thần để

chống lại hệ thống giá trị và chuẩn mực được kế thừa từ bố mẹ.

Nguyên nhân trực tiếp của xung đột chính là sự khác biệt trong quan

điểm của bố mẹ và con cái. Bố mẹ thường xem xét hành vi của con cái qua

lăng kính đồng thuận xã hội - tức là những điều mà xã hội chấp nhận - và cảm

thấy mình có trách nhiệm điều tiết hành vi của con mình. Trong khi đó, thanh

niên thường cảm nhận sự điều tiết này như là sự xâm phạm quyền tự chủ và

sự lựa chọn cá nhân (Smetana, 1995; Yau và Smetana, 1996). Con cái ngày

càng tự khẳng định mình và bố mẹ ngày càng phải buông lỏng kiểm soát.

Quan hệ bố mẹ - con cái tiến dần từ chỗ bố mẹ nắm quyền tới chỗ vai trò của

bố mẹ và con cái trong các quyết định quan trọng của thanh niên là ngang

bằng nhau (Feldman và Gehring, 1988; Furman và Buhrmester, 1992). Thật

ra, bố mẹ trong những gia đình người châu Á và Mỹ gốc Á có thể nắm giữ

quyền kiểm soát con cái lâu hơn so với bố mẹ trong những gia đình người

châu Âu và Mỹ gốc Âu (Chen và Greenberger, 1996; Yau và Smetana, 1996).

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong những tình huống xung đột, phản

ứng thích nghi của thanh niên thường là sự cắt bỏ những ràng buộc tình cảm

với bố mẹ. Những thanh niên này cảm thấy quan hệ với bố mẹ quá xung đột

Page 14: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

và không có tính chất ủng hộ. Họ thường cảm thấy dễ thở hơn khi ở bên

ngoài gia đình và tự chủ tình cảm (Fuhrman và Holmbeck, 1995). Tuy nhiên,

những thanh niên luôn được bố mẹ cởi mở và tỏ thái độ yêu thương chỉ có

thể đạt được sự tự chủ một cách lành mạnh khi gìn giữ mối quan hệ thân thiết

với các thành viên trong gia đình (Lamborn và Steinberg, 1993; Steinberg,

1996).

Liệu hiện tượng "nổi loạn" có phải là quy luật? Tuổi thanh niên có nhất

thiết phải có "bão tố" và stress? Những số liệu nghiên cứu cho thấy không có

câu trả lời chung cho mọi trường hợp. Theo Bandura, mọi giai đoạn của cuộc

sống đều có khủng hoảng và có vấn đề về nhận định; đồng thời, mọi giai

đoạn của cuộc sống đều có thể có vấn đề đối với một vài cá nhân, trong khi

đối với những cá nhân khác lại không nảy sinh vấn đề gì. Vì vậy, những vấn

đề nảy sinh đối với một nhóm thanh niên này có thể không nảy sinh đối với

nhóm thanh niên khác. Trong nghiên cứu của Bandura có một vài thanh niên

có hành vi chống đối xã hội. Tuổi thanh niên của họ thật sự có "bão tố" và

stress. Nhưng không thể coi những vấn đề của số thanh niên này là kết quả

của tuổi dậy thì, những vấn đề của họ đã tồn tại suốt tuổi nhi đồng, thiếu niên.

Điều khác biệt của tuổi thiếu niên so với tuổi dậy thì là bố mẹ kiểm soát hành

vi của họ hiệu quả hơn khi họ còn nhỏ tuổi.

Kết luận rút ra từ nghiên cứu của Bandura (1964) là: (1) thậm chí ngay

cả khi tuổi thanh niên có biểu hiện của stress và "bão tố" thì vẫn không nhất

thiết đó là kết quả của tuổi dậy thì mà có thể là hậu quả của sự phát triển

trước đó; (2) "bão tố" và stress không phải là đặc trưng có tính quy luật của

tuổi thanh niên - có rất nhiều kiểu phát triển của thanh niên có thể hiện diện

trong tuổi dậy thì.

Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình cũng khẳng định điều này.

Offer (1969) tìm ra ba con đường chính của sự phát triển trong giai đoạn

thanh niên: tăng trưởng liên tục, tăng trưởng đột xuất và tăng trưởng sôi

động.

Page 15: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Tăng trưởng liên tục chứa đựng những sự thay đổi mềm mại trong ứng

xử. Những thanh niên của nhóm tăng trưởng liên tục không xung đột với bố

mẹ và không cho rằng cách nuôi dạy con của bố mẹ cũng như hệ thống giá trị

và chuẩn mực của bố mẹ là không phù hợp, xa lạ với mình. Phần lớn thanh

niên thuộc loại này.

Nhóm tăng trưởng đột xuất có những thay đổi bất ngờ và nhanh chóng nhưng không đi kèm với "bão tố" và stress.

Chỉ có nhóm tăng trưởng sôi động mới mang đặc trưng khủng hoảng,

stress và có vấn đề. Vì vậy, chỉ có một số rất ít thanh niên thuộc nhóm tăng

trưởng sôi động mới gặp phải "bão tố" và stress. Kết luận này được khẳng

định bởi số liệu nghiên cứu của Douvan và Adelson (1966).

Bố mẹ có thể giúp con vượt qua giai đoạn dậy thì một cách yên ổn

bằng cách duy trì mối quan hệ thân mật với con, giúp con chấp nhận những

thay đổi thể chất và xã hội của bản thân mà tuổi dậy thì mang lại (Swarr và

Richards, 1996).

Bố mẹ có thể tránh được "bão tố" và "nổi loạn" của thanh niên bằng

cách dần dần từ bỏ sự kiểm soát của mình đối với con cái theo mức độ sẵn

sàng tiếp nhận trách nhiệm về bản thân của con đồng thời với việc tiếp tục

điều chỉnh hành vi và đặt ra đòi hỏi cao hơn đối với sự tự quản của con

(Lamborn và đồng nghiệp, 1991; Youniss và Smollar, 1985). Bố mẹ những

thanh niên không "nổi loạn" thường giữ sự điều tiết và quy chuẩn của mình ở

mức tối thiểu, thường tìm cách giải thích yêu cầu của mình và tiếp tục ủng hộ,

thân thiện với con ngay cả khi phải đối mặt với xung đột không thể tránh khỏi

(Steinberg, 1996). Đây chính là kiểu bố mẹ quyền uy mà không gia trưởng.

Bố mẹ cũng có thể làm giảm thiểu những xung đột với con cái nếu họ

có uy tín đối với các bạn của con. Uy tín này dựa trên việc ngay từ tuổi thiếu

niên, nhờ có sự dạy dỗ hợp lý, con của họ đã tự nguyện nội tâm hóa những

chuẩn mực và hệ thống giá trị của họ, chọn bạn theo những tiêu chuẩn này và

do đó, họ được các bạn của con quý mến vì có cùng hệ giá trị và chuẩn mực.

Page 16: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Cần lưu ý rằng, nguyên nhân khiến thanh niên rơi vào nhóm bạn xấu

thường bắt nguồn từ gia đình. Một trong những sai lầm của bố mẹ là quá

nghiêm khắc, khắt khe đối với con, không chịu hoặc không thể hiểu được tính

chính đáng của đòi hỏi tự trị. Điều này làm chia rẽ bố mẹ với con cái và làm

tăng độ nhạy cảm của thanh niên đối với tác động tiêu cực từ bạn bè (Fuligni

và Eccles, 1993). Một thái cực khác là bố mẹ có thể quá thờ ơ với con, coi

nhẹ sự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của chúng (Barber và đồng nghiệp,

1994; Brown và đồng nghiệp, 1993; Dishion và đồng nghiệp, 1995).

Không nên quá lo lắng về việc quan hệ bố mẹ - con cái bị xấu đi do sự

"nổi loạn" trong những trường hợp tăng trưởng sôi động. Sau khi giai đoạn

này kết thúc, quan hệ bố mẹ - con cái sẽ trở nên ấm cúng hơn (Greenberger

và Chen, 1996; Larson và đồng nghiệp, 1996).

Văn hóa cũng tác động lên phản ứng của thanh thiếu niên đối với môi

trường xã hội trong giai đoạn dậy thì. Những thanh thiếu niên da trắng người

Mỹ ở độ tuổi 11 đến 13 - độ tuổi mà những thay đổi thể chất diễn ra sôi động

nhất - trở nên độc lập hơn và xa cách bố mẹ hơn (Steinberg, 1981, 1988;

Paikoff và Brooks - Gunn, 1991). Có thể là sự thay đổi trong việc tiết hoóc

môn cũng như tâm trạng trầm cảm và bất an đã góp phần vào những cuộc cãi

vã này (Bunachan, Eccles và Becker, 1992; Udry, 1990). Nhưng những trải

nghiệm này không phải là quy luật. Những thanh thiếu niên người Mêhicô lại

có quan hệ gắn bó hơn với bố mẹ trong tuổi dậy thì. Đó có thể là do sự tác

động của niềm tin văn hóa Mêhicô rằng gia đình rất quan trọng đối với người

trưởng thành (Molina và Chassin, 1996).

II. SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TÍNH VÀ SỰ NHẬP VAI GIỚI

Thông tin đầu tiên về một đứa trẻ mới ra đời mà người ta muốn biết

thường là thông tin về giới: trai hay gái. Ngay lập tức, nó được đặt cho một

cái tên phù hợp với giới tính. Trong những năm tiếp theo, bố mẹ cho con

những vật dụng phù hợp với giới của nó: quần áo, đồ chơi,... Những người

Page 17: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

xung quanh đối xử phân biệt giữa trẻ trai và gái. Đồng thời, trẻ em trai và gái

thường có cách ứng xử khác nhau trong cùng một tình huống.

Điều gì tạo nên ứng xử giới? Hệ di truyền tất nhiên là có vai trò chính

trong ứng xử giới. Nhưng không phải chỉ có di truyền. Chắc chắn là mỗi nền

văn hóa lại có những chuẩn mực riêng về cách ứng xử của đàn ông và đàn

bà. Trong quá trình phát triển, trẻ em không những tiếp thu nhận dạng giới

của bản thân mà còn hấp thụ những động cơ, hệ giá trị và ứng xử được coi là

phù hợp với giới sinh học của mình trong nền văn hóa mà nó sinh trưởng. Đó

là quá trình phân giới. Nó được bắt đầu từ rất sớm, dưới tác động kết hợp

của gien di truyền, trải nghiệm xã hội và phát triển nhận thức. Tuy nhiên, giai

đoạn phát triển vũ bão nhất của nó lại là tuổi dậy thì. Một vài vấn đề về rối

loạn giới tính chưa thật sự gay gắt khi cá nhân còn ở tuổi thiếu niên, nhưng

khi bước sang tuổi thanh niên lại trở nên gay gắt, đặt cá nhân đối mặt với áp

lực phải lựa chọn. Vì vậy, trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu tỉ mỉ về một

số khái niệm giới và vai giới.

1. Sự phân biệt vai giới và những chuẩn mực vai giới trong xã hội

a) Nhận dạng giới tính và nhận dạng giới

Giới tính và giới là hai khái niệm khác biệt nhau. Giới tính là do di

truyền tạo ra, còn giới là nhận dạng nhân cách mà chúng ta học hỏi được

trong tiến trình xã hội hóa cá nhân.

Có thể phân loại giới tính sinh học theo cách xác định là giới tính di

truyền và giới tính giải phẫu. Có ba loại giới tính: nam, nữ và lưỡng tính.

Có hai giới: nam giới và nữ giới. Giới đăng ký là giới được người khác

gán cho trẻ sơ sinh và ghi vào giấy khai sinh. Giới được nhận dạng là giới mà

cá nhân cảm thấy mình thuộc về nó. Như vậy, giới đăng ký và giới nhận dạng

có thể không trùng nhau. Những người có nam tính thường thuộc về nam

giới, nữ tính thường thuộc về nữ giới. Ngoài ra, còn có một số người có giới

tính là nam nhưng về mặt tâm lý lại tự nhận dạng mình là nữ giới và ngược

Page 18: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

lại, có giới tính là nữ nhưng tự nhận dạng mình là nam giới. Những người này

được gọi là người chuyển đổi giới tính.

Thông thường, về mặt sinh học, nếu cặp nhiễm sắc thể thứ 23 của một

cá nhân là XX và hoóc môn estrogen là chủ đạo trong hệ thống hoóc môn giới

tính thì cá nhân đó được nhận dạng là nữ; nếu cặp nhiễm sắc thể 23 này là

XY và hoóc môn testosterone là chủ đạo trong hệ thống hoóc môn thì cá nhân

đó được nhận dạng là nam. Giới tính được nhận dạng theo cặp gien thứ 23

và hoóc môn chủ đạo được gọi là giới tính di truyền. Những cá nhân có rối

loạn ở gien giới tính được gọi là những cá nhân lưỡng tính sinh học thật sự.

Bác sĩ có thể dựa trên hình thể cơ quan sinh dục bên ngoài và cấu tạo

cơ quan sinh dục bên trong như dương vật, tinh hoàn, âm vật, buồng trứng,

âm đạo,... để nhận dạng giới tính. Giới tính được nhận dạng theo cách này

gọi là giới tính giải phẫu. Những cá nhân bị ngộ nhận giới tính giải phẫu (do

hình dạng của cơ quan sinh dục bên ngoài mơ hồ) là những cá nhân giả

lưỡng tính.

b) Chuẩn mực vai giới trong xã hội

Chuẩn mực vai giới là hệ giá trị, động cơ và một lớp những ứng xử

được coi là phù hợp với thành viên của một giới hơn với thành viên của giới

kia. Nói chung, chuẩn mực giới cho ta mẫu ứng xử của từng giới trong cộng

đồng.

Có thể nêu ví dụ về vai giới trong các xã hội công nghiệp như sau. Vai

giới của phụ nữ là sinh đẻ (vai này được tất cả các nền văn hóa công nhận).

Phụ nữ được khuyến khích nhận vai tình cảm, tức là hiền lành, biết chăm sóc

người khác, hợp tác và nhạy cảm với nhu cầu của người khác. Những nét

tâm lý này được coi là sẽ chuẩn bị cho vai trò làm vợ và làm mẹ, hoàn thành

chức năng gia đình và nuôi dạy con cái thành công. Ngược lại, nam giới được

khuyến khích vai phương tiện. Là người chồng và người cha, nam giới phải

cung cấp phương tiện sinh sống và bảo vệ gia đình. Vì vậy, trẻ trai được kỳ

vọng trở thành những người có ưu thế, quyết đoán, độc lập và có tính cạnh

Page 19: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

tranh. Tuy nhiên, không phải nền văn hóa nào cũng có chuẩn mực vai giới

tương tự.

c) Những khác biệt tâm lý giữa hai giới

Trong một tổng quan về 1.500 nghiên cứu so sánh nam và nữ giới,

Eleanor Maccoby và Caron Jacklin (1974) đã rút ra một số nét mẫu của vai

giới.

- Khả năng nói. Nữ giới có khả năng nói tốt hơn nam giới. Bé gái hấp

thụ ngôn ngữ và phát triển khả năng nói sớm hơn bé trai. Đồng thời, bé gái

thể hiện sự ưu việt (tuy nhỏ) trong các test đọc hiểu so với bé trai xuyên suốt

thời thơ ấu và thanh niên (Halpern, 1997; Hedges và Nowell, 1995). Sự khác

biệt này có cơ sở sinh học là sự khác biệt trong cấu trúc, vị trí và chức năng

vùng ngôn ngữ nói trên bán cầu não của hai giới.

- Khả năng thị giác/không gian. Nam giới có trình diễn tốt hơn nữ giới

trong các test thị giác/không gian. Đó là các test tìm ra sự tương ứng giữa các

thông tin hình ảnh hoặc nói cách khác là quay vật thể bằng trí tưởng tượng.

Sự ưu việt của nam giới trong test này không lớn mặc dù được phát hiện khi

còn nhỏ tuổi và tồn tại suốt đời (Kerns và Berenbaum, 1991; Voyer, Voyer và

Bryden, 1995).

- Khả năng toán học. Bắt đầu từ tuổi thanh niên, nam giới thể hiện sự

ưu việt (tuy nhỏ) trong các test lý luận số học (Halpern, 1997; Hyde, Fennema

và Lamon, 1990). Nữ giới có kỹ năng tính toán tốt hơn nhưng nam giới học

được nhiều phương pháp giải toán hơn, do đó trình diễn tốt hơn khi phải giải

quyết những vấn đề toán học phức tạp. Sự ưu việt của nam giới thể hiện rõ

hơn trong toán học cao cấp: có nhiều thiên tài toán học là nam giới hơn.

- Tính hiếu chiến. Nam giới hiếu chiến hơn nữ giới về phương diện thể

chất và lời nói. Tính cách này bắt đầu thể hiện từ năm 2 tuổi. Nam giới dễ

dàng bị lôi kéo vào các hành vi chống xã hội và bạo lực trong tuổi thanh niên

gấp 10 lần so với nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới thường thể hiện hình thức thù

địch ngầm đối với cá nhân khác bằng cách làm mất mặt, phớt lờ, tìm cách hạ

Page 20: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

thấp vị thế xã hội hoặc phá hoại quan hệ của họ (Crick và đồng nghiệp, 1997;

Crick và Grotpeter, 1995).

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy còn có các khác biệt tâm

lý giữa hai giới như sau:

- Mức hoạt động. Ngay từ trong bào thai, bé trai có hoạt động thể chất

cao hơn bé gái (DiPietro và đồng nghiệp, 1996) và chúng vẫn hoạt động tích

cực hơn trong suốt thời thơ ấu, đặc biệt là khi tương tác với bạn cùng lứa

(Eaton và Enns, 1986; Eaton và Yu, 1989).

- Sự sợ hãi, tính rụt rè và mạo hiểm. Ngay từ năm đầu tiên của cuộc

sống, bé gái sợ hãi và rụt rè hơn bé trai trong những tình huống không chắc

chắn. Chúng ít quả quyết và ít mạo hiểm hơn bé trai (Christophersen, 1989;

Feingold, 1994).

- Tính dễ bị thương tổn trong phát triển. Bé trai dễ bị thương tổn thể

chất - do các tác nhân độc hại và bệnh tật của mẹ - hơn bé gái ngay từ trong

bào thai. Bé trai cũng dễ gặp phải những vấn đề về phát triển hơn - đó có thể

là không biết đọc, nói ngọng, hiếu động quá mức, rối loạn xúc cảm, tình cảm

và thiểu năng trí tuệ (Halpern, 1997; Henker và Whalen, 1989).

- Khả năng biểu cảm và nhạy cảm. Nữ giới biểu cảm hơn nam giới. Bé

gái 2 tuổi đã dùng nhiều từ biểu cảm hơn bé trai cùng tuổi (Cervantes và

Callanan, 1998). Bố mẹ nói chuyện với con gái về chủ đề tình cảm nhiều hơn

(Kuebli, Buttler và Fivush, 1995; Reese và Fivush, 1993). Có lẽ sự hỗ trợ xã

hội này giải thích cho việc phụ nữ cho rằng tình cảm của họ sâu sắc hơn,

mạnh mẽ hơn cũng như dễ dàng thể hiện tình cảm hơn nam giới (Diener,

Sandvik và Larson, 1985; Fúch và Thelen, 1988; Saarni, 1993). Tuy nhiên,

không có sự khác biệt giữa hai giới trong tính đồng cảm. Mặc dù phụ nữ vẫn

cho rằng mình biết chăm sóc và thương người hơn nam giới,nhưng trong

những tình huống tự nhiên thì nam giới tỏ ra không kém phụ nữ trong việc

chăm sóc những người thân thích lớn tuổi và các con vật nuôi (Melson, Peet

và Sparks, 1991).

Page 21: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

- Sự phục tùng. Ngay ở giai đoạn tiền tiểu học, bé gái đã có tính phục

tùng những đòi hỏi của bố mẹ, thầy cô và những người có quyền lực cao hơn

bé trai (Feingold, 1994; Maccoby, 1990). Khi muốn người khác phục tùng

mình, các bé gái thường dùng cách đề nghị tinh tế và lịch sự trong khi các bé

trai thường dùng những chiến lược bạo lực hoặc yêu cầu thẳng thừng

(Cowan và Avants, 1988; Maccoby, 1990).

Khi xem xét sự khác biệt giới, chúng ta phải luôn nhớ rằng số liệu phản

ánh ứng xử trung bình của nhóm chứ không phản ánh hành vi của một cá

nhân cụ thể nào đó. Ví dụ, sự khác biệt giới mà Maccoby và Jacklin nêu ra rất

nhỏ và không phải lúc nào cũng đúng. Trong những xã hội như ở Ixraen - nơi

mà phụ nữ có cơ hội tuyệt vời để hành nghề kỹ sư - nữ giới trình diễn rất tốt

trong những test toán học, đôi khi còn vượt xa nam giới (Barker và Jones,

1992). Những kết quả kiểu này chỉ ra rằng phần lớn sự khác biệt giới không

có nguồn gốc sinh học và những tác động văn hóa và xã hội đóng một vai trò

quan trọng trong sự phát triển đặc tính giới (Halpern, 1997).

Phần lớn các nhà tâm lý học phát triển thống nhất rằng nam giới và nữ

giới giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Thậm chí ngay cả những số liệu

được ghi chép cẩn thận về sự khác biệt cũng rất khiêm tốn. Vì vậy, không thể

dự báo chính xác những đặc tính như tính hiếu chiến, kỹ năng toán học, mức

hoạt động hoặc sự biểu cảm của bất kỳ một cá nhân nào mà chỉ dựa trên giới

tính của họ.

d) Nhận định truyền thống của các nền văn hóa về vai giới

Các nhà tâm lý học phát triển đều công nhận một phát biểu của

Maccoby và Jacklin là rất nhiều đặc trưng giới là "huyền thoại văn hóa" và

không có cơ sở thực tiễn. Những "huyền thoại" phổ biến nhất được đưa ra ở

Bảng 1.

Bảng 1. Một vài nhận định không có cơ sở thực tế về sự khác biệt vai

giới

Nhận định của văn hóa Thực tiễn

Page 22: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

1. Nữ giới có tính xã hội hơn

nam giới

Cả hai giới đều quan tâm như nhau đến kích

thích xã hội, đến đáp ứng những củng cố xã

hội và thu lợi ngang nhau khi học hỏi mô hình

xã hội. Có những độ tuổi con trai dành nhiều

thời gian cho bạn hơn con gái.

2. Phụ nữ dễ bị lay chuyển

hơn nam giới

Phần lớn các nghiên cứu về tính dễ bị lay

chuyển không chỉ ra sự khác biệt. Tuy nhiên,

đôi khi con trai dễ tiếp nhận những giá trị của

nhóm hơn con gái mặc dù những giá trị này

xung đột với giá trị của bản thân.

3. Phụ nữ có tự đánh giá

thấp hơn nam giới

Hai giới rất giống nhau trong bình diện tự

đánh giá trong suốt giai đoạn thanh thiếu niên.

Sự khác biệt sau này giữa hai giới có lẽ là sự

phản ánh việc nam giới có nhiều tự do hơn và

được khuyến khích giữ vai phương tiện (Block

và Robins, 1993).

4. Phụ nữ làm tốt những thao

tác đơn giản, lặp đi lặp lại

trong khi nam giới nổi bật

trong những thao tác đòi hỏi

trí tuệ cao

Những bằng chứng đã thấy không ủng hộ

khẳng định này. Cả hai giới đều làm tốt các

thao tác học hỏi cơ bản lẫn thao tác trí tuệ

cao.

5. Nam giới lý trí hơn phụ nữ Sự khác biệt về khả năng trí tuệ giữa hai giới

rất nhỏ. Họ không khác biệt nhau trong các

test về phân tích và lôgích.

6. Phụ nữ không có động cơ

thành đạt

Không tồn tại một sự khác biệt nào cả. Sở dĩ

huyền thoại này tồn tại một cách dai dẳng vì

hai giới hướng tới hai mục tiêu thành đạt khác

hẳn nhau.

Page 23: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Theo Maccoby và Jacklin (1974), những quan niệm sai lầm này tồn tại

dai dẳng vì hình mẫu là một khái niệm rất mạnh. Nếu sự khái quát hóa của

người quan sát về một nhóm người nào đó đã định hình thành hình mẫu và

trở thành niềm tin thì ứng xử phù hợp với hình mẫu của một người trong

nhóm sẽ khẳng định hình mẫu và làm hình mẫu thêm mạnh; nếu ứng xử của

người thuộc nhóm khác với kỳ vọng của người quan sát thì có vẻ như ứng xử

này sẽ trôi qua, không được nhận ra và hình mẫu của người quan sát sẽ

được bảo vệ để khỏi bị tan vỡ.

Như vậy, mẫu vai giới là những sơ đồ nhận thức đã được định hình

chắc chắn và chúng ta dùng nó để diễn giải và bóp méo ứng xử của nam giới

và nữ giới. Thậm chí chúng ta còn sử dụng sơ đồ này để phân loại ứng xử

của trẻ em. Trong một nghiên cứu (Condry và Condry, 1976), sinh viên được

xem một băng video quay trẻ 9 tháng tuổi. Đứa trẻ được giới thiệu với một

nhóm là con gái (Dana), với nhóm kia - là con trai (David). Sau khi xem trẻ

chơi một cái hộp có hình nộm bật ra khi mở nắp hộp, sinh viên được yêu cầu

diễn giải phản xạ của trẻ đối với đồ chơi. Ấn tượng về ứng xử của đứa trẻ

hoàn toàn phụ thuộc vào giới giả định của nó. Ví dụ, phản ứng mạnh của trẻ

đối với cái hộp được coi là "giận dữ" đối với trường hợp đứa trẻ được giả

định là con trai; được coi là "sợ hãi" đối với trường hợp đứa trẻ được giả định

là con gái.

e) Tác động của quan điểm truyền thống đối với sự khác biệt của vai giới

Năm 1968, Goldberg yêu cầu các nữ sinh viên đoán xem một số bài

báo của J. McKay là của nam (John McKay) hay nữ (Joan McKay) tác giả.

Những nữ sinh này đã dựa trên nhận định rằng: những bài báo được viết bởi

nam tác giả có chất lượng cao hơn so với nữ tác giả để đoán tên.

Những nữ sinh này phản ánh niềm tin trong rất nhiều cộng đồng cho

rằng: phụ nữ thiếu tiềm năng để vượt trội trong toán học, khoa học cũng như

trong những nghề nghiệp đòi hỏi hiểu biết về chúng. Những bé gái mẫu giáo

và cấp I cũng cho rằng chúng không thể học toán giỏi như con trai. Trong suốt

Page 24: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

những năm cấp I, trẻ em cho rằng lĩnh vực của con gái là đọc, viết chính tả,

nhạc họa; còn toán, thể dục thể thao và cơ khí là lĩnh vực của con trai (Eccles

Teal, 1990, 1993; Entwisle và Baker, 1983). Hơn thế nữa, một điều tra về

nghề nghiệp cho thấy rằng, phụ nữ công tác nhiều trong những lĩnh vực cần

kỹ năng nói (ví dụ, khoa học về thư viện, cô giáo ở cấp mẫu giáo, tiểu học,...)

và ít làm các nghề khoa học kỹ thuật (ví dụ, làm kỹ sư cơ khí). Có nhiều nhà

tâm lý học phát triển cho rằng, mẫu vai giới đã tạo ra những ước vọng thúc

đẩy sự khác biệt giới trong trình diễn trí tuệ và lái nam, nữ đi vào những con

đường sự nghiệp khác nhau.

Tác động của gia đình. Bố mẹ thường góp phần tạo ra sự khác biệt giới

về năng lực và tự nhận biết thông qua sự phân biệt đối xử giữa con trai và

con gái. Theo Eccles (1990), quá trình tác động của bố mẹ có thể theo trình

tự sau:

1. Bố mẹ - dưới ảnh hưởng của mẫu vai giới - kỳ vọng con trai phải học

toán tốt hơn con gái. Thậm chí ngay trước khi các con học những bài đầu tiên

về toán, các bà mẹ ở Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan đã thổ lộ niềm tin rằng con trai

có khả năng học toán tốt hơn con gái (Lummis và Stevenson, 1990).

2. Bố mẹ cho rằng những thành tích đạt được của con trai khi học toán

là nhờ khả năng, thành tích của con gái là nhờ sự chăm chỉ (Parsons, Adler

và Kaczala, 1982). Việc này tiếp tục củng cố niềm tin rằng con gái không có

khả năng học toán, điểm số cao là nhờ chăm chỉ.

3. Con cái bắt đầu tin theo niềm tin của bố mẹ. Con gái bắt đầu tin rằng

chúng không có khả năng toán học (Jacobs và Eccles, 1992).

4. Vì cho rằng mình không có khả năng toán học, con gái ít quan tâm

đến toán học hơn, ít hứng thú học toán hơn và do đó ít theo đuổi những nghề

nghiệp liên quan đến toán học sau khi tốt nghiệp trường phổ thông hơn

(Benbow và Arjimand, 1990).

Hiệu ứng tiêu cực của việc bố mẹ ít kỳ vọng ở con gái cũng thể hiện

ngay cả khi kết quả học toán của con trai và con gái là như nhau.

Page 25: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Tác động của trường học. Thầy cô giáo cũng có niềm tin dựa trên mẫu

vai giới về khả năng của con trai và con gái trong những bộ môn khác nhau.

Ví dụ, thầy dạy toán lớp 6 cho rằng trò trai có khả năng toán học cao hơn,

nhưng trò gái chăm học hơn (Jussim và Eccles, 1992). Mặc dù điểm số cao

hơn các bạn trai, nhưng thông điệp của thầy cô đối với trò gái đã khiến nhiều

nữ sinh có khả năng toán học chuyển nỗ lực của mình sang những lĩnh vực

khác "phù hợp" hơn như ngữ văn, tiếng mẹ đẻ,...

Như vậy, những niềm tin không có cơ sở về sự khác biệt giới vẫn làm

cho một số ngành, nghề khoa học kỹ thuật có ít phụ nữ tham gia. Tình trạng

này đang được khắc phục dần theo thời gian cùng với sự gia tăng bình quyền

của nữ giới. Bố mẹ ngày càng coi trọng con gái hơn, tạo cho con gái những

điều kiện ngang bằng con trai. Xã hội cũng bớt kỳ thị giới hơn, cơ hội việc làm

ở những ngành kỹ thuật đối với phụ nữ trong các công ty cũng được gia tăng.

Những phụ nữ thành đạt trong các ngành khoa học cũng làm giảm sự kỳ thị

giới và thay đổi phần nào mẫu vai giới.

2. Những xu hướng phát triển trong việc thể hiện vai giới của cá nhân

Trẻ dưới 2 tuổi đã có được sự nhận dạng giới của bản thân và của

người khác. Nhưng trẻ không biết được tại sao một cá nhân lại là nam giới

hoặc nữ giới. Lớn 3 tuổi, trẻ biết được việc phân loại giới theo giải phẫu, tuy

nhiên một vài trẻ cho rằng có thể thay đổi giới nếu thay đổi kiểu quần áo và

kiểu tóc. Khi được 5 tuổi, trẻ biết rằng giới là đặc trưng không thay đổi của cá

nhân. Khái niệm về giới và giới của bản thân được hình thành vững chắc ở

cuối độ tuổi tiền tiểu học.

Đối với hầu hết mọi người, nhận dạng giới là bẩm sinh và phù hợp với

giới đăng ký cũng như giới giải phẫu. Đối với những trường hợp có sự lệch

lạc trong vấn đề nhận dạng giới thì họ cũng tuân thủ hoặc muốn gia nhập một

trong hai vai giới và vì vậy, chúng tôi sẽ chỉ thảo luận về sự phát triển mẫu vai

nam giới và nữ giới ở tuổi thanh niên.

Page 26: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Quan điểm của thiếu niên khi bước sang tuổi thanh niên về những nét

tính cách của nam và nữ giới, những sở thích cũng như nghề nghiệp phù hợp

với giới ngày càng trở nên mềm dẻo khi chúng bắt đầu học những lớp đầu

cấp III. Nhưng quan điểm này sau đó lại rất nhanh chóng trở nên cứng nhắc,

thể hiện ở thái độ không khoan nhượng với những cung cách ứng xử không

phù hợp giới (Alfieri, Ruble và Higgins, 1996; Sigelman, Carr và Begley, 1986;

Signorella và đồng nghiệp, 1993). Các nhà tâm lý học phát triển cho rằng, sự

gia tăng đợt hai của tính cực đoan giới có liên quan đến quá trình tăng cường

vai giới - gia tăng khác biệt giữa hai giới và do đó gia tăng áp lực bắt tuân thủ

vai giới.

Quá trình tăng cường vai giới đồng hành với quá trình dậy thì (Boldizar,

1991; Galambos, Almeida và Petersen, 1990; Hill và Lynch, 1983). Nam thiếu

niên sẽ tự thấy mình đàn ông hơn và nữ thiếu niên sẽ tìm cách nhấn mạnh

yếu tố nữ tính. Một trong những nguyên nhân của tăng cường vai giới là sự

tác động của bố mẹ. Khi thiếu niên bước sang tuổi trưởng thành, mẹ sẽ có

nhiều hoạt động chung với con gái hơn và bố sẽ có nhiều hoạt động chung

với con trai hơn (Crouter, Manke và McHale, 1995). Tuy nhiên, tác động của

bạn bè còn quan trọng hơn. Ví dụ, thanh niên sẽ thấy rằng họ phải tuân thủ

chuẩn mực vai giới để thành công trong việc hẹn hò với bạn khác giới. Những

cô gái vô tư, nghịch ngợm như con trai sẽ thấy rằng phải ăn mặc và ứng xử

nữ tính hơn để có được bạn trai, hoặc các nam thanh niên thấy cần phải tỏ ra

đàn ông hơn để các cô gái chú ý đến nhiều hơn (Burn, O'Neil và Nederend,

1996; Katz, 1979).

Áp lực xã hội đối với thanh niên trong việc tuân thủ vai giới cũng có thể

giải thích phần nào việc gia tăng sự khác biệt nhận thức giữa hai giới khi

chuyển sang tuổi thanh niên (Hill và Lynch, 1983; Robert và đồng nghiệp,

1990). Trong những năm cuối cấp III, khi thanh niên đã quen thuộc với vai

giới mới của mình (là những người đàn ông và đàn bà trẻ tuổi), họ sẽ một lần

nữa có quan điểm mềm dẻo về vấn đề vai giới (Urberg, 1979), nhưng những

Page 27: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

người đàn ông trẻ tuổi vẫn không khoan nhượng đối với một người đàn ông

không tuân thủ vai giới (Levy và đồng nghiệp, 1995).

3. Hiện tượng lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

a) Hiện tượng lưỡng tính sinh học (lưỡng tính thật và giả lưỡng tính)

Trong thực tế có những người bị khuyết tật về gien: cặp gien thứ 23

chứa ít nhất hai nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y; đó có thể là tổ hợp

XXY, XXXY hoặc XXXXY - tức là có cả XX và XY. Họ có thể có (a) một buồng

trứng và một tinh hoàn; (b) hai buồng trứng và hai tinh hoàn; (c) có hai tuyến,

mỗi tuyến có lẫn lộn cả mô buồng trứng lẫn mô tinh hoàn. Hình thức cơ quan

sinh dục ngoài không rõ ràng, có thể bị người khác ngộ nhận là âm vật hoặc

dương vật lúc mới chào đời. Trẻ sơ sinh có thể được nhận dạng là nam hoặc

nữ. Khi dậy thì, những đặc trưng nữ giới thứ cấp xuất hiện: ngực và hông nở

ra; những đặc trưng nam giới bị suy giảm: dương vật và tinh hoàn nhỏ do

thiếu hụt hoóc môn testosterone. Đây là những người lưỡng tính sinh học

thực sự.

Hiện tượng lưỡng tính tuy hiếm ở người nhưng rất phổ biến trong giới

động vật. Có khoảng 30% động vật lưỡng tính. Một số loài động vật có thể tự

thay đổi giới tính tùy thuộc vào tỷ lệ cá thể đực, cái trong quần thể để bảo tồn

giống nòi. Một số loài, ví dụ như loài rắn, còn có cơ quan sinh dục của cả hai

giới trong một cá thể.

Có những người về sinh học là nam hoặc là nữ (họ có hoặc hai buồng

trứng hoặc hai tinh hoàn) nhưng do tác động của môi trường lên hoóc môn

hoặc mắc những chứng bệnh về hoóc môn nên cơ quan sinh dục bên ngoài

phát triển không đầy đủ, có hình dạng khó phân biệt hoặc có hình dạng của

giới tính đối lập. Những người này được gọi là người giả lưỡng tính.

Ví dụ, hội chứng thiếu hụt DHT (dihydrotestosterone) làm cho trẻ sơ

sinh nam đẻ ra có cơ quan sinh dục bên trong là tinh hoàn, ống dẫn tinh phát

triển đầy đủ, nhưng có cơ quan sinh dục bên ngoài không phát triển và do đó

Page 28: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

giống với cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới. Chúng thường bị nhận dạng

nhầm là nữ. Khi dậy thì, bộ phận sinh dục ngoài được phát triển thành dương

vật hoàn chỉnh, về mặt sinh học, những cá nhân này là nam.

Hội chứng không nhạy cảm với androgen (còn gọi là nữ tính hoá tinh

hoàn) làm cho trẻ sơ sinh nam được sinh ra với hai tinh hoàn nhưng do cơ

thể không thể hấp thụ được testosterone nên tác động của hoóc môn

estrogen chiếm thế chủ đạo. Kết quả là trẻ được sinh ra có âm hộ và âm đạo

nhưng không có buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung cũng như ống dẫn

tinh. Những trẻ này thường bị nhận dạng nhầm là nữ. Khi dậy thì, những đặc

trưng nữ tính thứ cấp như ngực, hông,... phát triển. Tuy vậy, những cá nhân

này không có kinh nguyệt. Họ có thể tiếp tục là phụ nữ, lấy chồng như phụ nữ

bình thường nhưng tất nhiên không thể có con.

Hội chứng tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh làm trẻ sơ sinh nữ với

hai buồng trứng và âm đạo được sinh ra với dương vật và hai túi chứa tinh

nhưng không có tinh hoàn. Do dương vật có thể rất nhỏ nên trẻ có thể được

nhận dạng là nam hoặc nữ. Nếu được coi là nữ, phải chữa trị hoóc môn. Nếu

coi là nam, khi phát hiện vấn đề, hoặc phải chữa trị hoóc môn hoặc phải làm

phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Trong thực tế người lưỡng tính hoặc bị nhận dạng nhầm giới tính

thường chỉ được phát hiện khi bước vào tuổi dậy thì hoặc khi đã trưởng

thành.

Tham khảo: Điều trị cho người lưỡng tính

Điều trị cho những bệnh nhân lưỡng tính được đặt lên ưu tiên hàng đầu

ở Việt Nam. Trước khi cắt bỏ bộ phận sinh dục thừa hoặc phẫu thuật tạo

hình, các bác sĩ phải xem xét xem kiểu hình gien, kiểu hình bộ phận sinh dục

thiên về giới nào. Bên cạnh đó phải tính đến ngoại hình và cá tính của bệnh

nhân, phải hỏi và đáp ứng nguyện vọng của cha mẹ và bản thân bệnh nhân

về giới tính tương lai của người bệnh. Sau khi mổ, tâm lý bệnh nhân đạt được

khoảng 80%, về mặt nhận dạng giới tính bản thân, tức là xác định được mình

là nam hay nữ. Hình dạng bộ phận sinh dục ngoài đạt được khoảng 80%, còn

Page 29: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

đời sống tình dục đạt 60%. Bệnh nhân có thể lập gia đình nhưng không bảo

đảm có con. Bệnh nhân phải uống thuốc nội tiết tố suốt đời. Tuổi thọ của

bệnh nhân thấp, thường không quá 50 tuổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể

gặp những rắc rối xã hội như vấn đề chứng minh thư, dư luận xã hội,...

Những người giả lưỡng tính là những người có vấn đề về hoóc môn

giới tính hoặc tăng sản tuyến thượng thận. Thường những người bệnh loại

này phải được làm phẫu thuật chỉnh hình cho bộ phận sinh dục ngoài và uống

thuốc điều trị suốt đời do thiếu hụt hoóc môn.

b) Hiện tượng chuyển đổi giới tính

Hiện tượng chuyển đổi giới tính là hiện tượng có tính tâm lý hơn là tính

sinh học và di truyền. Những người chuyển đổi giới tính là những người bình

thường về mặt giới tính sinh học nhưng cảm thấy về mặt tâm lý mình thuộc

giới đối lập với giới tính sinh học của bản thân. Trong những nền văn hóa coi

hình dạng cơ quan sinh dục bên ngoài là biểu hiện của giới tính, những người

này mong muốn phẫu thuật để chuyển cơ quan sinh dục của mình thành cơ

quan sinh dục của giới mà họ muốn gia nhập chứ không muốn thay đổi tính

cách của mình. Họ ít quan tâm đến vấn đề tình dục và sẵn sàng đánh đổi thỏa

mãn tình dục lấy hình thức bề ngoài của bộ phận sinh dục. Những người

chuyển đổi giới tính được chia làm hai loại: đã qua phẫu thuật và chưa qua

phẫu thuật.

Người chuyển đổi giới tính không phải là những người đồng tính luyến

ái hoặc người mặc quần áo của người khác giới (Garber, 1991). Mặc dù

người chuyển đổi giới tính mặc quần áo khác giới và có định hướng tình dục

đối với người cùng giới sinh học, nhưng người đồng tính luyến ái và người

mặc quần áo khác giới lúc nào cũng ý thức được giới tính sinh học của mình,

còn người chuyển đổi giới tính lại luôn cho là mình thuộc giới đối lập với giới

tính sinh học của bản thân.

Một số nền văn hóa khá bao dung với hiện tượng chuyển đổi giới tính.

Những nền văn hóa này không coi cơ quan sinh dục ngoài là biểu hiện của

giới và có quan niệm về giới thứ ba, gồm những cá nhân thuộc cả hai giới

Page 30: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

nhưng tự cảm thấy mình thuộc giới đối lập. Những cộng đồng này cho rằng

những cá nhân thuộc giới thứ ba có quyền lực siêu nhiên. Có thể nêu ví dụ:

một số tộc người thổ dân da đỏ châu Mỹ, người Acault ở Mianma (Bullough,

1991; Coleman, Colgan và Gooren, 1992; Roscoe, 1991).

Chưa xác định được nguyên nhân của hiện tượng chuyển đổi giới tính.

Chuyển đổi giới tính có thể bắt đầu từ thời thơ ấu (chuyển đổi giới tính sơ

cấp) hoặc bắt đầu khi đã trưởng thành (chuyển đổi giới tính thứ cấp).

Bố mẹ những trẻ chuyển đổi giới tính sơ cấp dễ dàng nhận ra hiện

tượng này. Ví dụ, họ có thể nhận thấy con trai của mình ở độ tuổi từ 4 đến 5

tự coi mình là con gái, có tâm lý của bé gái và cư xử như bé gái ngay từ đầu.

Nó luôn tham gia các trò chơi của các bé gái, ăn mặc và đi đứng như con gái.

Bạn chơi của nó là con gái. Khi đến tuổi dậy thì, nó có thể yêu cầu làm phẫu

thuật chuyển đổi giới tính. Vì trong suốt thời thơ ấu, thanh niên này đã học hỏi

vai nữ giới nên "chị ta" có thể dễ dàng vượt qua những trở ngại tâm lý và ứng

xử như một người phụ nữ thực thụ.

Tuy nhiên, vấn đề lại không đơn giản đối với những người chuyển đổi

giới tính thứ cấp. Vì phần lớn thời gian họ sống với vai giới đăng ký trong khai

sinh của mình nên họ gặp khó khăn khi phải hòa nhập với vai giới mong

muốn của mình (Leavitt và Berger, 1990). Một nghiên cứu về những người

chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ chưa qua phẫu thuật cho thấy: 44% lẩn

tránh hoạt động tình dục, 19% hoạt động tình dục không dùng dương vật và

37% hoạt động tình dục có dùng dương vật và thỏa mãn với trải nghiệm của

mình.

Rất nhiều người chuyển đổi giới tính không chịu nhìn nhận vấn đề của

mình là vấn đề tâm lý; theo họ đây là vấn đề giải phẫu.

Tham khảo: Phẫu thuật chuyển đổi giới tính

Ở những nước cho phép giải phẫu chuyển đổi giới tính, những phẫu

thuật này thường được tiến hành theo bốn bước sau:

Page 31: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

1. Trị liệu triệu chứng chuyển đổi giới tính. Bệnh nhân gặp gỡ nhà trị

liệu hoặc những người chuyển đổi giới tính khác đều đặn trong sáu tháng.

Bệnh nhân phải chứng tỏ cho nhà trị liệu thấy rằng ý nguyện chuyển đổi giới

tính đã được ấp ủ ít nhất hai năm (Chong, 1990). Một nghiên cứu cho thấy

rằng sau khi trị liệu như vậy chỉ còn 23% bệnh nhân tiếp tục mong muốn phẫu

thuật chuyển đổi giới tính Burns, Farrell và Christie - Brown, 1990).

2. Trị liệu hoóc môn. Bệnh nhân muốn chuyển đổi từ nam thành nữ

được trị liệu estrogen; bệnh nhân muốn chuyển đổi từ nữ sang nam được

điều trị testosterone. Những trị liệu này sẽ đem lại các đặc tính giới thứ cấp

cần thiết cho người bệnh. Ví dụ, làm phát triển ngực ở người muốn chuyển

đổi từ nam thành nữ; phát triển lông ngực, râu và làm âm vật phát triển giống

như dương vật ở người muốn chuyển đổi từ nữ thành nam.

3. Sống theo cách của giới được chọn lựa. Bệnh nhân phải sống ít

nhất một năm theo cách của giới mà mình chọn lựa. Đây là một công việc

không dễ dàng. Phải thay đổi cung cách hành xử, giọng nói và cử chỉ, hành

động,... tức là tất cả vẻ ngoại hình đã học được từ bé. Phải phẫu thuật

chuyển đổi giọng nói (Gunzberger, 1995).

4. Phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Để chuyển đổi đàn ông thành đàn

bà, nhà phẫu thuật cắt bỏ dương vật và tinh hoàn, dùng dương vật làm âm

vật, mô và da dương vật làm bộ phận sinh dục bên ngoài và âm đạo nhân tạo

(Hage, Bout, Bloem và Negiens, 1993). Để chuyển đổi đàn bà thành đàn ông,

người ta tạo hình âm vật thành dương vật, cấy ống nhân tạo để làm dương

vật, tạo ra hai tinh hoàn giả (Eldh, 1993; Fang, Chen và Ma, 1992).

Có khoảng 10.000 đến 15.000 người chuyển đổi giới tính ở Mỹ, trong

đó có khoảng 3.000 đến 4.000 đã qua phẫu thuật. Hiện chưa có nghiên cứu

xuyên thời gian quy mô lớn về những người này. Tuy nhiên, một nghiên cứu

trên 13 người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ cho biết có

một phần ba thấy rằng phẫu thuật chuyển đổi là một sai lầm (Lindemalm,

Korlin và Uddenberg, 1986). Có nhiều người đã tự tử sau một thời gian làm

phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Page 32: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Có một vài yếu tố ảnh hưởng tới cuộc sống tâm lý của người chuyển

đổi giới tính sau khi làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Thứ nhất là phẫu

thuật phải hoàn hảo để người chuyển đổi giới tính thỏa mãn về hình thể thể

chất của mình (Ross và Need, 1989). Thứ hai là những người đồng tính luyến

ái thường thỏa mãn hơn với vị thế của mình so với người dị tính luyến ái

(Blanchard, Steiner, Clemmensen và Dickey, 1989). Thứ ba là người chuyển

đổi từ nữ thành nam được thỏa mãn cuộc sống tình dục và quan hệ gần gũi

hơn người chuyển đổi từ nam thành nữ. Điều này đúng với cả người chuyển

đổi giới tính đã phẫu thuật và chưa phẫu thuật (Kockott và Fahrner, 1988).

Thứ tư là những người chuyển đổi giới tính sơ cấp dễ dàng vượt qua thách

thức chuyển đổi này hơn những người chuyển đổi giới tính thứ cấp, do đã có

nhiều kinh nghiệm ứng xử theo giới mà mình lựa chọn (Leavitt và Berger,

1990).

c) Hiện tượng lưỡng tính tâm lý

Trong rất nhiều năm, các nhà tâm lý cho rằng nam tính và nữ tính là hai

thái cực của một chiều đo thống nhất. Nếu cá nhân có những nét tính cách

nam giới mạnh mẽ thì không thể có những nét tính cách nữ giới. Năm 1974,

Bem đưa ra giả thiết rằng cá nhân thuộc cả hai giới có thể thuộc loại lưỡng

tính tâm lý - tức là sự cân bằng hoặc pha trộn cả hai thể loại tính cách đặc

trưng của nam và nữ giới.

Theo mô hình của Bem, tính cách nam giới và tính cách nữ giới là hai

chiều đo tách biệt của tính cách. Một cá nhân (đàn ông hay đàn bà) có nhiều

tính cách nam và ít tính cách nữ được xác định là cá nhân có tính cách kiểu

nam giới. Nếu cá nhân có nhiều tính cách nữ và ít tính cách nam thì được gọi

là cá nhân có tính cách kiểu nữ giới. Nếu cá nhân có cả hai nét tính cách cân

bằng nhau thì được gọi là lưỡng tính tâm lý và cá nhân không có cả nét tính

cách đặc trưng nam và nữ giới là những cá nhân tính cách không rõ rệt.

Trong xã hội công nghiệp hiện đại, nơi mà vai trò của nữ giới ngày

càng được nâng cao, hiện tượng lưỡng tính tâm lý (pha trộn vai giới) ngày

càng trở nên phổ biến (Roopnarine và Mounts, 1987). Hiện tượng lưỡng tính

Page 33: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

tâm lý thể hiện ở tính mềm dẻo trong vai giới và sự phối hợp nhuần nhuyễn

những nét phương tiện và tình cảm trong cuộc sống (Bem, 1975; Kaplan,

1979). Người lưỡng tính tâm lý có thể là nam hoặc nữ. Họ có thể thể hiện

những nét tính cách thường được coi là của giới đối lập nhưng không bị coi là

ái nam ái nữ hoặc chuyển đổi giới tính. Nam giới có thể khóc trước mặt người

khác, biết chăm sóc, nấu ăn ngon,... Nữ giới có thể hiếu chiến, ham quyền lực

và có những nghề nghiệp đòi hỏi sức khỏe và sự khéo tay cơ khí.

Hình 1. Thể loại định hướng vai giới trên quan điểm tính cách nam giới

và tính cách nữ giới là hai chiều đo tách biệt

Tính cách nam

giới

Tính cách nữ giới

Cao Thấp

Cao Lưỡng tínhKiểu tính cách

nam giới

ThấpKiểu tính cách nữ

giới

Tính cách không

rõ rệt

Đặc trưng của người lưỡng tính tâm lý là tính mềm dẻo và sự kết hợp

các đặc tính của cả hai giới. Nếu người phụ nữ luôn hiếu chiến ở cơ quan và

phục tùng ở nhà thì chị ta không phải là người lưỡng tính tâm lý vì những ứng

xử này là có chủ ý (ứng xử ở cơ quan để đòi kiêng nể và ở nhà để mong yên

ổn). Những người lưỡng tính tâm lý thường có tính thích nghi cao đối với

những đòi hỏi của tình huống và môi trường, biết cách điều chỉnh hành vi

tương xứng.

Tỷ lệ người có thể coi là lưỡng tính tâm lý không rõ ràng. Trong một

điều tra ở Mỹ (Binion, 1990), 37% phụ nữ da đen coi mình là người lưỡng tính

tâm lý, 18% thấy mình có nữ tính, 24% thấy mình có nam tính, số còn lại

không cho biết nhận định về bản thân. Điều này không làm các nhà nghiên

cứu kinh ngạc, vì cuộc sống trong xã hội công nghiệp hiện đại đòi hỏi ở người

phụ nữ nhiều tính cách trước đây được coi là nam tính.

Page 34: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

III. TÌNH YÊU LỨA ĐÔI, TÌNH DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG TÌNH DỤC

1. Tình yêu lứa đôi

Tình yêu lứa đôi là một trong những tình cảm đằm thắm nhất của loài

người. Tất cả các nền văn hóa đều công nhận sự tồn tại của tình yêu, nhưng

biểu hiện tình yêu ở các nền văn hóa lại rất khác biệt nhau. Tuy nhiên vẫn có

những điểm chung. Đó là tình yêu bao gồm cả cảm xúc và hành động. Khi

một cá nhân yêu một ai đó, cá nhân ấy hành động theo cung cách của những

người đang yêu: vừa yêu vừa giận, vừa cảm thấy mềm lòng vừa không muốn

khoan nhượng, vừa muốn phụ thuộc vừa không muốn phụ thuộc, vừa thờ ơ

vừa quan tâm,... tóm lại là đầy mâu thuẫn trong ứng xử. Tình yêu thường

chứa đựng nhiều sóng gió và biến động. Hàng thế kỷ nay, các nhà triết học,

tâm lý học đã tìm cách định nghĩa tình yêu nhưng không thể đi đến thống

nhất. Một số nhà nghiên cứu cho rằng không thể nào có được định nghĩa tình

yêu (Fehr, 1988; Kelley, 1983). Bản chất của tình yêu cho đến nay vẫn chưa

được các nhà tâm lý học và xã hội học nghiên cứu đầy đủ. Họ mới chỉ nghiên

cứu bước đầu về quan hệ giữa tình yêu và tình dục, những biểu hiện của tình

yêu mà con người thể hiện.

a) Tình yêu lứa đôi và tình dục

Tình yêu lứa đôi và tình dục được coi là gắn bó chặt chẽ với nhau

(Aron và Aron, 1991). Trước đây, các nền văn hóa châu Âu, châu Á và những

người di cư sang châu Mỹ coi hôn nhân là khung cảnh duy nhất chấp nhận

được đối với tình dục. Hiện nay, quan niệm này đã bị thay đổi ở nhiều giai

tầng cộng đồng và lứa tuổi trong các nền văn hóa khác nhau. Một số rất ít coi

tình dục là vấn đề tách biệt hẳn khỏi tình yêu, một số khác cho rằng tình yêu

biện hộ cho tình dục trước và ngoài hôn nhân. Tuy nhiên, đây chỉ là quan

niệm của cá nhân chứ chưa phải là chuẩn mực cho nhóm xã hội hoặc một

cộng đồng xã hội. Trong quan hệ tình yêu và tình dục, cá nhân hành động

theo những chuẩn mực của bản thân và tự chịu trách nhiệm về hậu quả.

Page 35: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Tình yêu lứa đôi có thể có giữa những người khác giới (dị tính luyến

ái), người cùng giới (đồng tính luyến ái). Có một số rất ít người có thể có tình

yêu lứa đôi với cả hai giới (lưỡng tính luyến ái).

Có thể chia quan hệ giữa cá nhân với đối tượng tình yêu thành hai loại:

quan hệ tôi - người yêu và quan hệ tôi – đồ vật yêu. Trong quan hệ tôi - người

yêu, cá nhân coi đối tác là một nhân cách, coi trọng đối tác. Nhờ đó, nhân

cách và tính độc đáo của đối tượng được nâng lên tầm cao mới. Trong quan

hệ tôi – đồ vật yêu, đối tượng tình yêu bị đối xử như đồ vật. Đối tượng chỉ có

giá trị hữu ích như một người – đồ vật để cá nhân sử dụng.

Nam giới và nữ giới có những kỳ vọng khác nhau khi đã có quan hệ

tương đối thân mật. Thường thì nam giới có xu hướng tách tình dục khỏi cảm

xúc trong khi nữ giới thì lại mong tình dục gắn liền với tình cảm. Các nghiên

cứu thường xuyên chỉ ra rằng đối với nam giới, tình dục và tình yêu có thể

tách biệt (Blumstein và Schwartz, 1983; Carroll, Volk và Hyde, 1985;

Laumann và đồng nghiệp, 1994). Tuy nhiên, đối với nam giới, tình yêu trong

tình dục cũng rất quan trọng (Levine và Barbach, 1983).

Nữ giới thường có xu hướng xem xét tình dục dưới góc độ quan hệ tình

cảm. Mức độ tình cảm và chất lượng quan hệ đóng vai trò quan trọng đối với

phụ nữ khi quyết định quan hệ tình dục (Christopher và Cate, 1984). Thường

thì nữ giới không quan hệ tình dục nếu không yêu và yêu người có quan hệ

tình dục với mình (Peplau, Rubin và Hill, 1977).

Trong quan hệ yêu đương, khi nữ giới nói chung tìm kiếm quan hệ tình

cảm thì một số nam giới chủ động tìm kiếm quan hệ tình dục. Sự khác biệt dự

định này khiến cho phía nữ khổ sở, dằn vặt. Nêu đồng ý thì sau đó người đàn

ông sẽ bỏ rơi cô ta. Nếu không đồng ý thì người đàn ông có thể sẽ nói: "Anh

rất kính trọng em" và rồi cũng bỏ đi (Cassell, 1984).

Quan hệ giữa tình yêu và tình dục không có tính đồng hành. Một cá

nhân có thể yêu ai đó nhưng không nhất thiết có quan hệ tình dục với người

đó, và ngược lại.

Page 36: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

b) Những biểu hiện thường gặp của tình yêu

Để có thể đưa ra những biểu hiện thường gặp của tình yêu, Beverly

Fehr (1988) đã yêu cầu 172 người liệt kê những nét đặc trưng của tình yêu.

Sau đây là 12 nét đặc trưng được nhắc đến nhiều nhất:

1. Tin cậy lẫn nhau

2. Chăm sóc

3. Trung thực

4. Là bạn của nhau

5. Kính trọng nhau

6. Quan tâm đến sự yên ổn của nhau

7. Nghe lời nhau

8. Trung thành

9. Chấp nhận nhau như vốn có

10. Ủng hộ nhau

11. Muốn ở cạnh nhau

12. Quan tâm lẫn nhau

Những đặc trưng này được biểu hiện qua thái độ và ứng xử (Kelley,

1983). Zick Rubin (1973) cho rằng có bốn tình cảm giúp con người nhận biết

tình yêu:

- Quan tâm chăm sóc người mình yêu: mong muốn giúp đỡ người mình

yêu.

- Cần đến người mình yêu: có khát vọng mãnh liệt được ở bên cạnh

người mình yêu và được người mình yêu chăm sóc.

- Tin tưởng vào người mình yêu: trao đổi, tâm sự với nhau.

- Khoan dung, độ lượng với người mình yêu: độ lượng với cả sai lầm

và khuyết điểm của người mình yêu.

Page 37: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Trong bốn tình cảm này, quan tâm chăm sóc là quan trọng nhất, sau đó

là cần đến người mình yêu, tin tưởng và khoan dung độ lượng (Steck,

Levitan, McLane và Kelley, 1982). Ngoài ra còn có các tình cảm nội tâm khác

như hăng hái, lạc quan và vui vẻ. Người đang yêu cảm thấy hài hòa và thống

nhất với người mình yêu. Họ quan tâm nhiều hơn đến người khác và cảm

thấy toàn tâm toàn ý với người yêu.

Tình yêu cũng được biểu hiện trong một số ứng xử đặc trưng. Một

nghiên cứu cho thấy tình yêu có thể được biểu hiện bằng nhiều cách

(Swensen, 1972). Biểu hiện tình yêu thường chồng chéo với suy tư về nó.

- Biểu lộ tình cảm bằng lời. Ví dụ: nói "Anh yêu em".

- Tự bộc bạch. Ví dụ: tâm sự những điều thầm kín của bản thân.

- Đưa ra những bằng chứng phi vật chất. Ví dụ: ủng hộ về mặt tình cảm

và đạo đức khi cần và tôn trọng quan điểm của người mình yêu.

- Biểu lộ tình cảm bằng thái độ. Ví dụ: cảm thấy hạnh phúc, mãn

nguyện và an toàn khi người mình yêu có mặt.

- Đưa ra những bằng chứng vật chất. Ví dụ: quà, tặng phẩm, hoa,

những đồ ăn vặt ngon lành và chia sẻ.

- Có biểu hiện thể chất của tình yêu. Ví dụ: ôm, hôn.

- Khoan dung, độ lượng với người mình yêu. Ví dụ: chấp nhận phong

cách riêng, những thói quen lập dị và tính lơ đãng của người mình yêu.

Những ứng xử biểu hiện tình yêu hoàn toàn phù hợp với những đặc

trưng của nó. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho

rằng người đang yêu cảm nhận thế giới lạc quan hơn người thường

(Hendrick và Hendrick, 1988).

Mặc dù có rất ít các nghiên cứu xuyên văn hóa về thái độ và úng xử

của tình yêu, nhưng một nghiên cứu về các sinh viên Mỹ gốc Mêhicô khẳng

định rằng họ cũng có nhiều điểm chung trong thái độ và ứng xử với những

điều đã nêu ở phần trên (Castaneda, 1993).

Page 38: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Cả hai giới đều đánh giá cao sự tin tưởng, giao tiếp/chia sẻ, tôn trọng

lẫn nhau, tính trung thực và sự chia sẻ quan điểm thái độ trong tình yêu. Nữ

giới đánh giá sự tôn trọng lẫn nhau và trung thực cao hơn nam giới.

2. Các học thuyết về tình yêu

a) Tiếp cận phong cách yêu của John Lee

Nhà xã hội học John Lee đã mô tả sáu phong cách cơ bản của tình yêu

(Borrello và Thompson, 1990; Lee, 1973, 1988). Phong cách có thể thay đổi

khi quan hệ thay đổi hoặc khi cá nhân tham gia vào những quan hệ khác

nhau. Sau đây là sáu phong cách:

- Eros: yêu vẻ đẹp. Eros là tên của thần Tình yêu, con của thần Sắc

đẹp Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp. Những người yêu kiểu Eros vui thích

với những tiếp xúc thể chất trực tiếp. Họ bị cuốn hút bởi cái đẹp (dù cái đẹp

này chỉ có trong mắt họ). Họ yêu vẻ đẹp cơ thể. Tình yêu của họ mãnh liệt

nhưng chóng tàn.

- Mania: tình yêu ám ảnh. Những người có tình yêu ám ảnh không ngủ

được ban đêm và ban ngày buồn rầu, đau khổ. Hình bóng người yêu làm cho

họ phấn khích trong giây lát nhưng lại thôi ngay. Sự thỏa mãn của họ rất ngắn

ngủi và luôn đòi hỏi kích thích mới. Tình yêu ám ảnh luôn đòi hỏi kích thích.

- Ludus: tình yêu - trò chơi. Tình yêu - trò chơi này là trò chơi, để chơi

và giải trí. Những người chơi trò chơi tình yêu này thường tình cờ, vô tư và

bất cẩn. Không có gì là nghiêm túc trong trò chơi tình ái này.

- Storge: tinh yêu - bè bạn. Đây là tình yêu giữa những người bạn. Nó

thường được bắt đầu bằng tình bạn, ngày càng sâu sắc hơn và thành tình

yêu. Nếu tình yêu cạn, nó cũng cạn từ từ và hai người lại trở thành bạn.

- Agape: tình yêu vị tha. Nó thật sự là tình yêu truyền thống của Thiên

Chúa giáo. Nó trinh trắng, kiên nhẫn và không đòi hỏi. Nó không mong sự đền

đáp. Tình yêu Agape có tính trừu tượng và lý tưởng. Đối với những người

kiểu này yêu cả nhân loại dễ hơn yêu một người cụ thể.

Page 39: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

- Pragma: tình yêu thực dụng. Những người yêu thực dụng giống như

những kẻ làm ăn trong cung cách tìm kiếm đối tác. Họ dùng lôgích để tìm

kiếm những người có địa vị, học vấn, xuất thân, tôn giáo và quan điểm tương

xứng với họ. Nếu tìm được đối tác, tình cảm của họ có thể phát triển. Nhưng

chắc chắn là lôgích như con dao hai lưỡi, sẽ làm họ bị thương tổn.

Bên cạnh những phong cách thuần khiết này còn có những phong cách

pha trộn: Storge với Eros, Ludus với Eros, Storge với Ludus.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng thanh niên ở phổ thông trung học

thường có tình yêu kiểu Eros và Agape.

Trong một nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu thấy rằng người đồng tính

luyến ái và dị tính luyến ái có thái độ tương đương đối với tình yêu kiểu Eros,

Ludus, Storge và Mania.

Tham khảo: Phong cách yêu của bạn

John Lee - người phát triển ý tưởng về phong cách yêu - cũng đưa ra

bảng hỏi cho phép người đọc tự xác định phong cách yêu của mình.

Hãy điền bảng hỏi để xác định phong cách yêu của mình. Sau đó tự hỏi

xem phong cách yêu nào bạn thấy hấp dẫn ở người khác, nó có giống phong

cách của bạn không.

Hãy khoanh tròn những đặc trưng mà bạn cho là phù hợp nhất trong

từng câu hỏi, đối chiếu chúng với tình cảm yêu đương hiện nay của bạn. Nếu

hiện nay bạn không yêu thì đối chiếu với tình yêu trong quá khứ. Chữ AA là

hầu như luôn đúng; chữ U là thường xuyên đúng; chữ R là hiếm khi đúng;

chữ AN là hầu như không đúng.

Eros Ludus Storge ManiaLudus +Eros

Storge +Eros

Storge +Ludus

Pragma

1. Bạn thấy tuổi ấu thơ của bạn hạnh phúc

dưới mức trung bình so với bạn bèR AN U

2. Bạn thấy bất mãn với cuộc sống (công

việc,...) khi bạn bắt đầu hẹn hò người ấyR AN U R

3. Bạn chưa từng yêu trước cuộc tình này U R AN R

Page 40: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

4. Bạn muốn yêu hoặc được yêu để yên

tâmR AN AA AN AN U

5. Bạn có một hình ảnh tuyệt hảo được

hình dung rõ ràng về người yêu tương lai

của bạn

AA AN AN AN U AN R AA

6. Bạn cảm thấy bị người yêu cuốn hút đến

thót tim trong lần hẹn hò đầu tiênAA R AN R AN

7. Bạn bận rộn với những ý nghĩ về người

yêuAA AN AN AA R

8. Bạn tin rằng những mối quan tâm của

người yêu ít nhất cũng nhiều như của bạnu R AN R u

9. Bạn hăm hở gặp gỡ người yêu hầu như

hàng ngày; điều này có ngay từ buổi ban

đầu

AA AN R AA R AN R

10. Bạn nhanh chóng tin rằng quan hệ này

sẽ lâu dàiAA AN R AN AA AA AN U

11. Bạn thấy những dấu hiệu đáng ngại

nhưng bỏ qua chúngR R AA AN R R

12. Bạn chủ tâm hạn chế gặp gỡ thường

xuyên với đối tácAN AA R R R R U

13. Bạn hạn chế thảo luận với người yêu

về những tình cảm của mìnhR AA U U R U U

14. Bạn hạn chế biểu lộ tình cảm với người

yêuR AA R U R U U

15. Bạn thảo luận kế hoạch tương lai với

người yêuAA R R AN AA

16. Bạn thảo luận về rất nhiều chủ đề và

trải nghiệm với người yêuAA R U R AA

17. Bạn cố thử kiểm soát quan hệ nhưng

cảm thấy bạn luôn bị mất kiểm soátAN AN AN AA AN AN

18. Bạn đánh mất khả năng là người đầu

tiên chấm dứt quan hệAN AN AA R U R R

19. Bạn cố gắng buộc người yêu thể hiện

nhiều tình cảm và tận tâm hơnAN AN AA AN R

20. Bạn phân tích quan hệ, cân nhắc nó

trong ócAN U R R AA

21. Bạn tin vào tính thành thật của người

yêuAA U R U AA

22. Bạn đổ lỗi cho đối tác về những khó

khăn trong quan hệR U R U R AN

Page 41: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

23. Bạn ghen và ích kỷ nhưng chưa đến

mức phải xung độtU AN R R AN

24. Bạn ghen đến mức xung đột, cãi cọ và

đe dọa,...AN AN AN AA R AN AN AN

25. Những đụng chạm thể xác vô cùng

quan trọng đối với bạnAA AN U AN R

26. Sự gần gũi tình dục đạt được sớm và

nhanh chóng trong quan hệAA AN AN U R U

27. Bạn coi chất lượng của hòa hợp tình

dục là phép thử (test) của tình yêuAA U AN U AN U R

28. Bạn sẵn lòng giải quyết vấn đề tình dục,

hoàn thiện kỹ thuậtU R R U R U

29. Bạn thường xuyên tìm kiếm động chạm

trong suốt quan hệ yêu đươngU R R U R R

30. Bạn tỏ tình trước AN R AA AA

31. Bạn cho rằng cuộc sống yêu đương

của bạn quan trọng nhất, thậm chí đặc biệt

quan trọng

AA AN R AA AA R R

32. Bạn chuẩn bị "dâng hiến tất cả" cho tình

yêu một khi đã bắt đầuU AN U AA R AA R R

33. Bạn đồng ý chịu đựng sự ngược đãi,

lạm dụng, thậm chí chế nhạo từ phía bạn

tình

AN R AA R AN

34. Quan hệ của bạn đầy dấu ấn của sự

bất đồng quan điểm và lo lắngR AA R AA R R R

35. Quan hệ kết thúc để lại sự cay đắng

kéo dài và thương tổn cho bạnAN R R AA R AN R R

Để phát hiện phong cách yêu, bạn hãy xem xét những chỗ được đánh

dấu. Nếu bạn cho rằng tuổi thơ của bạn hạnh phúc dưới mức trung bình, bạn

đang bất mãn với cuộc sống lúc bắt đầu yêu, rất muốn được yêu, thì bạn có

những nét tính cách của tình yêu Mania, hiếm khi là Eros và không bao giờ là

Storge.

Nếu một nét tính cách nào đó không phù hợp với phong cách yêu thì

bảng hỏi để trống. Ví dụ: Storge thiếu rất nhiều biểu hiện của tình yêu mà

chính xác là nó biểu hiện sự thiếu vắng tình yêu. Nó là một sự mê đắm lạnh

lùng, bất biến chứ không sôi động.

Page 42: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

a) Thuyết tam giác tình yêu của Robert Sternberg

Thuyết tam giác tình yêu (nhấn mạnh về bản chất động của tình yêu)

được nhà tâm lý học Robert Sternberg đưa ra năm 1986. Theo ông, tình yêu

là sự kết hợp của ba thành phần: gần gũi, đam mê và quyết định/cống hiến

cho tình yêu.

Hình 2. Các thành phần trong tam giác tình yêu của Sternberg

Mỗi thành phần đều có thể tăng trưởng hoặc suy giảm trong tiến trình

phát triển của quan hệ yêu đương và do đó tác động lên chất lượng của quan

hệ này. Các thành phần này cũng có thể kết hợp theo những cách khác nhau,

mỗi sự kết hợp cho ta một loại tình yêu: thơ mộng, mê đắm, hão huyền, quý

mến... Trong mỗi quan hệ yêu đương ở những giai đoạn khác nhau có thể có

những loại khác nhau của tình yêu.

Thành phần gần gũi

Gần gũi tương ứng với những tình cảm ấm áp, thân thiết và ràng buộc

mà ta có khi đang yêu. Theo Sternberg và Grajek (1984) có 10 dấu hiệu của

sự gần gũi:

1. Mong muốn làm điều tốt lành cho bạn tình

2. Cảm thấy hạnh phúc với bạn tình

3. Quý trọng bạn tình

4. Có thể nhờ cậy bạn tình khi cần

5. Có thể hiểu nhau

6. Chia sẻ bản thân và những gì thuộc về mình cho bạn tình

7. Đón nhận những ủng hộ về tình cảm của bạn tình

8. Ủng hộ về tình cảm đối với bạn tình

9. Có thể tâm sự với bạn tình về những điều thầm kín

10. Đánh giá cao sự hiện diện của bạn tình trong cuộc sống của bản

thân.

Page 43: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Thành phần đam mê

Thành phần đam mê có yếu tố cấu thành là sự thơ mộng, sự lôi cuốn

và tình dục trong quan hệ tình yêu. Những yếu tố này có thể được kích động

bởi mong muốn nâng cao sự tự đánh giá, ham muốn sinh hoạt tình dục hoặc

chứng tỏ năng lực tình dục, muốn hòa nhập, muốn chiếm ưu thế hoặc muốn

phụ thuộc vào người khác.

Thành phần quyết định/cống hiến cho tình yêu

Thành phần này gồm hai phần riêng biệt: phần tạm thời và phần lâu

dài. Phần tạm thời chính là việc cá nhân quyết định (hoặc nhận biết) mình yêu

ai. Cá nhân có thể quyết định việc này một cách có ý thức hoặc vô thức.

Nhưng nó thường xuất hiện trước khi cá nhân biểu lộ sự cống hiến cho tình

yêu với người mình yêu. Sự cống hiến cho tình yêu này là phần lâu dài, nó là

sự duy trì tình yêu. Nhưng quyết định yêu không có nghĩa là nhất định sẽ kéo

theo sự cống hiến cho tình yêu nhằm duy trì tình yêu.

Thể loại của tình yêu

Theo Sternberg, ba thành phần có thể kết hợp với nhau:

1. Thích (chỉ gần gũi)

2. Mê đắm (chỉ đam mê)

3. Tình yêu thơ mộng (gần gũi và đam mê)

4. Tình yêu - bè bạn (gần gũi và cống hiến cho tình yêu)

5. Tình yêu mù quáng (đam mê và cống hiến cho tình yêu)

6. Tình yêu hoàn hảo (gần gũi, đam mê và cống hiến cho tình yêu)

7. Tình yêu hão huyền (chỉ có một: hoặc quyết định hoặc cống hiến cho

tình yêu)

8. Vô tình (không có cả ba thành phần).

Page 44: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Những phạm trù của Sternberg chính là những thái cực của tình yêu; ít

người có những tình yêu thuần khiết theo phân loại này. Tuy nhiên, những

phạm trù này cho chúng ta khảo sát tình yêu ở một mức độ nhất định.

Thích: chỉ có sự gần gũi

Thích chỉ gồm duy nhất một thành phần riêng rẽ là gần gũi. Nó tạo ra

cơ sở của tình bạn nhưng không bao giờ tạo ra sự đam mê và cống hiến cho

tình yêu. Vì vậy, thích là một dạng ổn định. Bạn khác giới có thể hẹn hò, cùng

đi chơi nhưng chỉ là bạn.

Mê đắm: chỉ có sự đam mê

Mê đắm là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Đây là loại tình yêu mà người

đang yêu lý tưởng hóa đối tượng tình yêu. Họ thường không thể nhìn thấy

con người thật của đối tượng. Mê đắm thường được nhận biết thông qua sự

đam mê bất chợt, sự kích động cao về tình cảm và thể chất. Nó có xu hướng

ám ảnh và chi phối toàn bộ. Cá nhân không có thời gian, nghị lực và mong

muốn đối với bất kỳ việc gì hoặc bất kỳ ai ngoại trừ người mình yêu (hoặc mơ

tưởng về người ấy). Không may cho những kẻ mê đắm, mê đắm thường

không cân bằng: sự đam mê (hoặc ám ảnh) hiếm khi được đền đáp tương

xứng. Sự không tương xứng càng lớn thì sự không hòa hợp càng gia tăng

(Sternberg và Banner, 1985).

Tình yêu thơ mộng: gần gũi và đam mê

Tình yêu thơ mộng phối hợp cả gần gũi và đam mê. Nó gần giống như

thích nhưng mãnh liệt hơn vì có sự cuốn hút cả thể chất và tình cảm. Nó có

thể bắt đầu nhờ sự liên kết của hai thành phần: tình bạn (được tăng cường

bởi đam mê) và đam mê (cũng góp phần làm tăng sự gần gũi). Dù sự cống

hiến cho tình yêu không phải là yếu tố đặc trưng của tình yêu thơ mộng

nhưng nó cũng có thể được phát triển.

Tinh yêu - bè bạn: gần gũi và cống hiến cho tình yêu

Tình yêu - bè bạn là sự thăng hoa của tình bạn tin tưởng lẫn nhau. Nó

thường được bắt đầu bởi tình yêu thơ mộng nhưng sự đam mê dần dần suy

Page 45: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

giảm, sự gần gũi được gia tăng và tình yêu chuyển hóa thành tình yêu - bè

bạn. Một số cặp thỏa mãn với tình yêu này, nhưng một số khác không thỏa

mãn. Những người không thỏa mãn thường tìm cách ngoại tình để có được

niềm đam mê trong cuộc sống. Thậm chí họ có thể kết thúc quan hệ cũ không

còn đam mê để tìm kiếm quan hệ mới với mong muốn tìm kiếm tình yêu thơ

mộng.

Tinh yêu mù quáng: đam mê và cống hiến cho tình yêu

Tình yêu mù quáng, lầm lẫn là tình yêu chứa đầy lốc xoáy. Nó khởi

phát vào ngày hai người gặp nhau lần đầu, nhanh chóng chuyển thành sự

chung sống hoặc đính hôn rồi đám cưới. Nó tiến triển nhanh đến nỗi người

trong cuộc hầu như không ý thức được họ đang làm gì. Thường thì không có

gì bảo đảm cho cuộc tình này kéo dài. Sternberg (1986) nhận xét rằng tình

yêu này mù quáng ở chỗ việc cống hiến cho tình yêu tiến hành chỉ trên cơ sở

đam mê, không đếm xỉa đến yếu tố tạo bền vững là sự gần gũi - yếu tố cần có

thời gian để phát triển. Đam mê lụi tàn khá là nhanh chóng, chỉ còn lại sự

cống hiến cho tình yêu. Nhưng bản thân sự cống hiến cho tình yêu lại có quá

ít thời gian để trở thành sâu sắc và do đó là quá ít để xây dựng quan hệ lâu

bền. Khi không còn đam mê cũng như không có sự gần gũi, sự cống hiến cho

tình yêu cũng hết thời.

Tình yêu hoàn hảo: gần gũi, đam mê và cống hiến cho tình yêu

Tình yêu hoàn hảo nảy sinh khi sự gần gũi, đam mê và cống hiến cho

tình yêu kết hợp lại thành thể thống nhất. Loại tình yêu này không phải lúc

nào cũng nảy sinh trong quan hệ yêu đương và cũng khó gìn giữ lâu dài. Để

có thể gìn giữ nó, cá nhân phải nuôi dưỡng từng thành phần riêng biệt của nó

vì cả ba đều bị mòn mỏi theo thời gian.

Tình yêu là một quan hệ phải có tính song phương mới nuôi dưỡng

được. Tuy nhiên, tình cảm của hai phía có thể không tương xứng: bên này

mãnh liệt hơn bên kia. Nếu tình cảm hai phía càng tương đồng nhau về thành

phần và cường độ thì họ sẽ càng có những trải nghiệm hài lòng (Sternberg và

Banner, 1985).

Page 46: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

c) Học thuyết về tình yêu là quan hệ gắn bó

Học thuyết gắn bó coi tình yêu là một quan hệ gắn bó, một ràng buộc

tình cảm gần gũi và phát triển có khởi nguồn từ thuở sơ sinh (Hazan và

Shaver, 1987; Shaver, Hazan và Bradshaw, 1988). Các nhà nghiên cứu giả

định rằng tình yêu thơ mộng và sự gắn bó trẻ sơ sinh - người chăm sóc có

động lực tình cảm tương đồng. Philip Shaver và đồng nghiệp (1988) giả định

rằng mọi tình yêu - bắt đầu là tình yêu bố mẹ, sau đó là tình yêu lứa đôi, tình

yêu vợ chồng, sau nữa là tình yêu con cháu - đều là sự gắn bó. Dựa trên

những khảo sát về trẻ sơ sinh - người chăm sóc của John Bowlby (1969,

1973, 1980), một vài nhà nghiên cứu đưa ra một số tương đồng giữa tình yêu

thơ mộng và gắn bó (Shaver và đồng nghiệp, 1988).

Bảng 2. So sánh sự gắn bó và tình yêu thơ mộng

Gắn bó Tình yêu thơ mộng

Sự hình thành và chất lượng của

các ràng buộc trong tình cảm gắn

bó phụ thuộc vào tính đáp ứng và

nhạy cảm của đối tượng gắn bó.

Tình yêu có liên quan đến sự quan tâm

của người đang yêu và sự đền đáp của

đối tượng.

Khi đối tượng gắn bó có mặt, trẻ sơ

sinh hạnh phúc hơn.

Khi người yêu có mặt, cá nhân cảm

thấy hạnh phúc hơn.

Trẻ chia sẻ đồ chơi, đồ vật và

những khám phá của mình với đối

tượng gắn bó.

Những người đang yêu chia sẻ trải

nghiệm và đồ đạc, tặng quà cho nhau.

Trẻ sơ sinh thỏ thẻ, "hát", nói

chuyện rất ngây thơ.

Người đang yêu thỏ thẻ, hát và nói

những lời ngây thơ như trẻ em.

Cảm thấy mình là duy nhất đối với

đối tượng gắn bó.

Cảm thấy mình là duy nhất đối với

người yêu.

Theo Marry Ainsworth (1978) có bốn kiểu gắn bó: an toàn, chống đối,

lẩn tránh và mất phương hướng/vô tổ chức.

Page 47: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Shaver và đồng nghiệp (1988) cho rằng các kiểu gắn bó này được tiếp

tục phát triển trong thời niên thiếu cho đến tuổi trưởng thành. Họ đã tiến hành

một vài khảo sát ở người trưởng thành và phát hiện những kiểu gắn bó tương

tự. Trong những nghiên cứu tiếp sau, họ thấy rằng có sự đồng hành giữa kiểu

gắn bó với sự hài lòng trong quan hệ yêu đương (Brennan và Shaver, 1995).

Người trưởng thành gắn bó an toàn

Người trưởng thành gắn bó an toàn dễ dàng thân thiết với người khác.

Họ cảm thấy thoải mái khi phụ thuộc vào người khác và người khác phụ

thuộc vào mình. Họ thường không lo lắng về việc người khác bỏ rơi họ hoặc

quá thân mật với họ. Họ cảm thấy những người khác thích họ, tin rằng mọi

người nói chung là có thiện chí và lương tâm. Họ thường tin vào những tình

yêu trong sách, trên tivi và tin rằng tình yêu thơ mộng có thể kéo dài. Những

trải nghiệm tình yêu của họ thường hạnh phúc, hòa thuận và tin tưởng lẫn

nhau. Họ chấp nhận tính cách của người yêu và ủng hộ người ấy. Trung bình,

quan hệ của họ có độ dài khoảng 10 năm. Có khoảng 56% người tham gia

khảo sát được nhận dạng là gắn bó an toàn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người trưởng thành gắn

bó an toàn cảm thấy thỏa mãn với quan hệ tình yêu và sự cống hiến cho tình

yêu của mình hơn những người có kiểu gắn bó khác (Pistole, Clark và Tubbs,

1995).

Người trưởng thành gắn bó chống đối/lo lắng

Những người gắn bó kiểu này cảm thấy người khác không thật thân

thiết như họ mong muốn. Họ lo rằng đối tác của họ không thật sự yêu họ và

có thể bỏ rơi họ. Họ muốn hòa nhập hoàn toàn với người khác và điều này

đôi khi làm cho người đó lảng tránh họ. Họ dễ dàng yêu hơn những người có

kiểu gắn bó khác. Những trải nghiệm tình yêu của họ thường rất ám ảnh, đặc

trưng bởi những ham muốn hợp nhất, ở mức cao của hấp dẫn tình dục, ghen

tuông. Cảm xúc của họ hết lên rồi lại xuống. Nói chung, quan hệ tình yêu của

họ kéo dài trung bình trong năm năm. Có khoảng 19 đến 20% người tham gia

vào khảo sát thuộc dạng gắn bó này.

Page 48: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Người trưởng thành gắn bó lẩn tránh

Những người trưởng thành gắn bó lẩn tránh cảm thấy bất tiện khi thân

thiết với những người khác. Họ không tin tưởng và rất sợ phụ thuộc vào

người khác. Họ cho rằng tình yêu không thể kéo dài. Đối tác của họ mong

muốn sự thân thiết nhiều hơn họ. Những người gắn bó lẩn tránh sợ sự gần

gũi; họ trải nghiệm cao trào cũng như thoái trào của tình yêu; họ ghen tuông.

Quan hệ tình yêu của họ kéo dài trung bình sáu năm. Trong khảo sát có 23

đến 25% người tham dự được nhận dạng là gắn bó lẩn tránh.

3. Ghen tuông

Nhiều người cho rằng có ghen mới có tình yêu. Họ có thể kiểm nghiệm

sự quan tâm hoặc đam mê của người khác bằng cách tán tỉnh người thứ ba

để xem người kia có ghen hay không. Nếu người kia ghen thì có thể cho là

người ấy yêu mình (Salovey và Rodin, 1991; White, 1980). Nhưng khêu gợi

ghen tuông chỉ có một kết quả là người kia ghen. Kiểm tra tình yêu bằng ghen

tuông là rất nguy hiểm vì ghen tuông và tình yêu không nhất thiết đồng hành.

Ghen tuông chính là thước đo của sự bất an và ám ảnh chứ không phải là

thước đo tình yêu.

Hậu quả đầu tiên của ghen tuông là làm cho cá nhân đánh mất sự tự

kiểm soát, phơi bày mặt trái của nhân cách. Thứ hai là, một mặt, ghen tuông

có thể làm quan hệ thêm vững chắc, nhưng mặt khác, nó cũng có thể phá vỡ

quan hệ. Ghen tuông bảo vệ quan hệ bằng cách phòng vệ sự thái quá của

người yêu trong quan hệ với người khác. Nhưng phòng vệ kiểu này là không

hợp lý và quá mức. Nó có thể phá vỡ quan hệ bằng những đòi hỏi dai dẳng

và mưu đồ kiểm soát người yêu. Thứ ba là ghen tuông thường liên kết với

bạo lực (Follingstad, Rutledge, Berg và Hause, 1990; Laner, 1990). Có những

ghi nhận về bạo lực giữa các đôi đang hẹn hò (Burcky, Reuterman và Kopsky,

1988; Stets và Pirog - Good, 1987). Bạo lực giữa vợ chồng thường xảy ra do

ghen tuông (Russell, 1990). Ghen tuông thường được một bên vợ hoặc

chồng viện ra để bào chữa cho bạo lực (Adams, 1990).

a) Bản chất của ghen tuông

Page 49: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Ghen tuông là một hỗn hợp các tình cảm phức tạp gồm đau đớn, giận

dữ, trầm uất, sợ hãi và nghi ngờ. Nó xuất hiện như một đáp ứng với việc đối

tác (một cách thật sự/bị nghi là/có vẻ như là) bị cuốn hút bởi người thứ ba.

Ghen tuông vạch ra ranh giới cho ứng xử có thể chấp nhận được trong quan

hệ (Reiss, 1986).

Ghen tuông là một tình cảm đau đớn. Cá nhân cảm thấy mình ít hấp

dẫn và ít được chấp nhận bởi đối tác (Bush, Bush và Jennings, 1988). Ghen

tuông có cường độ lớn nhất trong các quan hệ cống hiến cho tình yêu và hôn

nhân, vì cả hai quan hệ này đều có tính giành riêng. Tính giành riêng này xuất

hiện vì đối tác có vị trí khác hẳn những người khác và cá nhân cũng tin cậy,

chăm sóc, cởi mở với đối tác khác hẳn những người khác. Trong các quan hệ

yêu đương nghiêm túc, dù là hẹn hò hay hôn nhân, đều có sự cam kết không

thành văn về lòng trung thành, không lừa dối và không bội ước. Nó tạo ra kỳ

vọng về việc quan hệ yêu đương (hoặc/và tình dục) sẽ là giành riêng. Có

quan hệ yêu đương (hoặc/và tình dục) với kẻ khác có nghĩa là vi phạm tính

giành riêng vì yêu đương (hoặc/và tình dục) có đặc trưng là giành riêng

(Lieberman, 1988).

Cuộc sống chung càng hòa hợp thì các đối tác lại càng phụ thuộc lẫn

nhau. Với một số người, việc mất đi quyền tự chủ làm tăng nỗi lo sợ đánh mất

đối tác. Nhưng để ghen thì phải hội tụ nhiều yếu tố hơn. Ghen tuông đồng

hành với tự đánh giá thấp và cảm giác bất an về bản thân hoặc/và về quan hệ

yêu đương (hoặc tình dục) (Berscheid và Frei, 1977; McIntosh, 1980). Những

người cảm thấy bất an có xu hướng ghen tuông trong quan hệ yêu đương

(hoặc tình dục) (McIntosh và Tate, 1990).

b) Các thể loại ghen tuông

Các nhà tâm lý học xã hội giả định rằng có hai loại ghen tuông: nghi

ngờ và phản ứng (Bringle và Buunk, 1991). Ghen tuông nghi ngờ xuất hiện

khi không có lý do để nghi ngờ hoặc chỉ có những biểu hiện rất mơ hồ để nghi

rằng đối tác bị hấp dẫn bởi người thứ ba. Ghen tuông phản ứng xuất hiện khi

Page 50: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

đối tác bị hấp dẫn bởi người thứ ba trong hiện tại, quá khứ hoặc đang tìm

cách tạo dựng quan hệ mới.

Ghen tuông nghi ngờ

Ghen tuông nghi ngờ thường có xu hướng xuất hiện trong giai đoạn

đầu của quan hệ, khi quan hệ chưa bền vững và cả hai đều không tin chắc

vào tương lai. Chỉ cần một sự không hài hòa nhỏ nhất, một tình huống tưởng

tượng hoặc sự hờ hững là có thể được coi như biểu hiện của sự quan tâm

đến người khác. Thậm chí cá nhân hay ghen có thể lo lắng không cần cả

bằng chứng. Khi ghen, cá nhân tìm cách kiểm soát ứng xử của đối tác.

Đôi khi, sự nghi ngờ tỏ ra đúng. Ghen tuông nghi ngờ trong thực tế có

thể là đáp ứng hợp lý đối với những tình huống được chứng kiến. Tuy nhiên,

Bringle và Buunk cho rằng một số lượng ghen tuông hợp lý có thể có chức

năng giữ gìn quan hệ. Phản ứng đối với tình huống được chứng kiến sẽ cảnh

báo đối tác về những cái sẽ xảy ra nếu có vi phạm nghiêm trọng và vì vậy

ngăn ngừa sự chia sẻ tình cảm (Bringle và Buunk, 1991).

Mặt khác, ghen tuông nghi ngờ có thể hoàn toàn không có cơ sở thực

tế và nó là thất sách. Người đang ghen có thể đánh mất sự tự kiểm soát và

lòng tự trọng sẽ bị tổn thương. Ghen tuông xói mòn quan hệ. Cá nhân ghen

tuông có thể sẽ tìm cách kiểm soát tình cảm, hoạt động và thời khóa biểu của

đối tác cho đến khi đối tác cảm thấy ngột ngạt. Người hay ghen sẽ phá tan

tành quan hệ mà họ cố công vun đắp.

Ghen tuông phản ứng

Ghen tuông phản ứng xuất hiện khi cá nhân biết về quan hệ yêu đương

(hoặc/và tình dục) trong quá khứ, hiện tại hoặc ý đồ tạo dựng nó trong tương

lai của đối tác với người khác. Ghen tuông kiểu này có thể có cường độ rất

cao. Nếu ngoại tình xuất hiện trong khi đang tồn tại quan hệ hiện thời, cá

nhân sẽ có cảm giác quan hệ này chỉ toàn lừa dối. Sự hủy hoại không thể

khắc phục.

c) Giới hạn của ghen tuông trong các nền văn hóa khác nhau

Page 51: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Ghen tuông vạch ra ranh giới ứng xử trong các quan hệ cụ thể. Nó xác

định cung cách mà cá nhân chấp nhận được trong cư xử của đối tác với

người ngoài và với bản thân cá nhân. Các nền văn hóa chỉ định những giới

hạn chung cho ứng xử không tạo ra ghen tuông, nhưng mỗi cá nhân tự ấn

định chúng theo cách hiểu của mình.

Giới hạn thay đổi theo dạng quan hệ, giới tính, định hướng tình dục và

chủng tộc. Đa số cho rằng chung thủy trong tình yêu và tình dục là điều quan

trọng đối với những cặp đang hẹn hò nghiêm túc và đang sống chung nhưng

nó lại là trách nhiệm đối với hôn nhân (Blumstein và Schwarzt, 1983; Buunk

và Van Driel, 1989; Hansen, 1985; Lieberman, 1988). Nam giới yêu cầu điều

này đối với đối tác khắt khe hơn nữ giới; người dị tính luyến ái khắt khe hơn

người đồng tính luyến ái. Mặc dù chưa có nhiều số liệu về vấn đề này nhưng

những số liệu đã có cho thấy người Latinh và châu Á khắt khe hơn người Anh

và châu Phi (Mindel, Habenstein và Wright, 1988).

d) Sự khác biệt do giới tính và định hướng tình dục trong ghen tuông

Sự khác biệt do giới tính trong ghen tuông

Cả hai giới đều sợ đối tác của mình bị cuốn hút bởi người khác do

không hài lòng hoặc do đi tìm cảm giác mới lạ. Tuy nhiên, phụ nữ cảm thấy

đặc biệt sôi sục nếu mất đối tác cho người thứ ba hấp dẫn hơn (White, 1981).

Đàn ông và đàn bà có xu hướng ghen tuông vì những lý do khác nhau. Đàn

ông có xu hướng ghen khi họ cảm thấy đối tác có sinh hoạt tình dục với

người đàn ông khác. Ngược lại, đàn bà ghen vì sự gần gũi. Họ cảm thấy

ghen tuông dữ dội nhất khi họ cho rằng đối tác có sinh hoạt tình dục và bị

cuốn hút tình cảm với người đàn bà khác (White, 1981).

Đàn ông phản ứng đối với cảm giác ghen bằng cách nén giận. Đàn bà

thường cảm thấy trầm uất. Ira Reiss (1986) cho rằng sự khác biệt này phù

hợp với những tập tục văn hóa câm đàn bà biểu lộ sự tức giận. Mặt khác,

điều này cũng phản ánh sự bất lực của đàn bà đối với đàn ông. Kết quả là

đàn bà bị trầm uất nhưng tránh được sự đối đầu.

Page 52: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Có cơ sở để tin rằng đàn bà hay ghen hơn đàn ông. Nhưng đó không

phải do giới tính quy định. Có vẻ như nó do việc được phép tự do hơn về

phương diện tình dục của đàn ông gây ra (cơ hội ngoại tình của đàn ông lớn

hơn) (Reiss, 1986).

Sự khác biệt trong ghen tuông do định hướng tình dục

Những người đồng tính luyến ái ít ghen hơn những người dị tính luyến

ái. Có hai nguyên nhân.

Thứ nhất, chuẩn mực của người dị tính luyến ái dựa trên yêu cầu cao

hơn về chung thủy tình dục so với người đồng tính luyến ái (Hawkins, 1990).

Trong văn hóa đồng tính luyến ái, mô hình quan hệ không phải là hôn nhân

mà là mô hình bạn tốt (Peplau, 1988). Dù chung thủy tình dục trong hôn nhân

là chuẩn mực nhưng trong mô hình bạn tốt có thể có xê xích trong việc chung

thủy (Kurdek, 1991). Monogam ("một vợ một chồng") không phải là chuẩn

mực bắt buộc đối với người đồng tính luyến ái. Kết quả là nhiều người đồng

tính luyến ái có thể có những quan hệ tình dục ngoài quan hệ chính mà không

gây ghen tuông.

Thứ hai, tình dục không nhất thiết là biểu tượng của tình yêu. Trong

quan hệ dị tính luyến ái chung thủy, tình yêu và tình dục là tương đương. Tình

yêu và tình dục cũng đồng hành với những người đồng tính luyến ái nữ. Có lẽ

đó là do việc xã hội hóa họ thành đàn bà (Nichols, 1987). Đồng tính luyến ái

nữ nhấn mạnh sự gần gũi. Ghen tuông được coi là cảm xúc thời phụ hệ, làm

giảm sự tự do của phụ nữ. Nếu có ghen tuông thì cá nhân ghen tuông vừa

ghen vừa xấu hổ (Wolf, 1980).

Đối với đàn ông đồng tính luyến ái, cũng giống như đàn ông dị tính

luyến ái, tình yêu và tình dục có thể tách biệt một cách dễ dàng. Vì vậy, tình

dục có quan hệ gần với sự thỏa mãn hơn là biểu hiện của tình cảm. Những

cặp đồng tính luyến ái nam chọn lựa thỏa thuận một cách có ý thức về việc

chung thủy hoặc không chung thủy tình dục. Sự không chung thủy không nhất

thiết phải trở thành vấn đề giữa họ. Tuy nhiên, khả năng ghen tuông vẫn tồn

tại.

Page 53: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Đối với những người lưỡng tính luyến ái, vấn đề ghen tuông rất phức

tạp, nhất là đối với cá nhân hay ghen (Isensse, 1990). Nếu một người đàn bà

lưỡng tính luyến ái có quan hệ chính với một người đàn ông thì anh ta coi

quan hệ tình dục của cô ta với một người đàn bà khác nguy hiểm hơn khả

năng cô có quan hệ với người đàn ông khác. Trong trường hợp này, không

những quan hệ bị đe dọa mà người đàn ông có thể cảm thấy mình không phải

thật sự là đàn ông. Thậm chí trong những trường hợp cực đoan, anh ta không

thể quan hệ tình dục với người đàn bà khác. Cuối cùng, anh ta phát chán cô

ta vì cho rằng cô ta là đồng tính luyến ái. Một người đàn bà yêu người đàn

ông lưỡng tính luyến ái cũng có những vấn đề tương tự.

4. Sự chuyển hóa của tình yêu từ say đắm thành gần gũi

Tình yêu thơ mộng có thể chuyển hóa hoặc thay thế bằng một tình yêu

khác êm ả và bền vững hơn. Nếu tình yêu này không được một trong hai đối

tác chấp nhận thì quan hệ sẽ bị cắt đứt và một hoặc cả hai sẽ đi tìm quan hệ

khác đam mê hơn.

a) Sự không bền vững của tình yêu say đắm

Theo Sternberg, thời gian có tác động lên mức độ gần gũi, đam mê và

cống hiến cho tình yêu của chúng ta.

Biến động của sự gần gũi theo thời gian

Khi cá nhân gặp đối tác thì sự gần gũi gia tăng nhanh chóng; cá nhân

nhanh chóng khám phá thói quen sinh hoạt, sở thích và quan điểm của đối

tác. Khi quan hệ phát triển, tốc độ khám phá về nhau suy giảm và sau đó

dừng lại. Một khi không hiểu thêm về nhau thì cả hai không còn cảm thấy một

cách có ý thức sự gần gũi với nhau. Điều này có thể do cả hai đang chuyển

động về hai hướng khác nhau, nhưng cũng có thể do sự hiểu biết lẫn nhau

của họ đã chuyển sang một giai đoạn mới, ít ý thức hơn nhưng sâu sắc hơn.

Thể loại gần gũi này khó quan sát nhưng tiềm ẩn, có dấu ấn và ràng buộc sâu

nặng hơn.

Biến động của đam mê theo thời gian

Page 54: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Đam mê là một nghịch lý. Một khi nó đã bắt đầu, nếu cá nhân càng thân

thuộc với đối tượng đam mê thì sự đam mê càng tăng. Khi cá nhân đã quen

với đối tượng thì dù thời gian ở bên cạnh đối tượng đam mê có tăng nhưng

sự thỏa mãn và rung động của cá nhân lại chẳng tăng thêm.

Nếu đối tượng bỏ đi thì cá nhân sẽ cảm thấy những triệu chứng như

của người cai nghiện. Lý do là khi trở nên quen với đối tượng, cá nhân cũng

trở nên phụ thuộc. Họ sẽ có xúc cảm dưới ngưỡng so với thời điểm họ gặp

đối tượng. Nhưng sau một thời gian họ sẽ lấy lại được thăng bằng.

Biến động của cống hiến cho tình yêu theo thời gian

Khác với sự gần gũi và đam mê, không phải lúc nào thời gian cũng có

thể làm suy giảm, xói mòn và triệt tiêu sự cống hiến cho tình yêu. Yếu tố ảnh

hưởng nhiều nhất đến sự cống hiến là sự thành công hay thất bại của chúng

ta trong quan hệ. Ban đầu, sự cống hiến cho tình yêu phát triển chậm chạp

hơn nhiều so với sự gần gũi hay đam mê. Nhưng khi quan hệ được hình

thành một thời gian thì sự cống hiến cho tình yêu không tăng nữa. Mức độ

cống hiến sẽ phù hợp với nhận định của cá nhân về mức độ thành công của

quan hệ. Nếu quan hệ bắt đầu chệch choạc thì một thời gian sau sự cống

hiến cũng suy giảm. Thậm chí nó có thể mất đi. Trong tình huống như vậy, cá

nhân sẽ tìm kiếm một quan hệ khác để thay thế.

Người ta thường cho rằng tình yêu bao gồm sự cống hiến cho tình yêu

và ngược lại. Fehr (1988) cho rằng nếu cá nhân vi phạm đặc trưng chăm sóc

- một trong những đặc trưng trung tâm của tình yêu - thì đối tác cho rằng cá

nhân đó cũng vi phạm sự cống hiến cho tình yêu. Do có sự đan xen của tình

yêu và sự cống hiến nên chúng ta thường giả định một cách nhầm lẫn là nếu

ai đó yêu ta thì họ sẽ cống hiến cho tình yêu đối với ta và nếu có dấu hiệu

cống hiến thì tức là họ yêu ta. Cá nhân có thể làm cho đối tác lầm tưởng về

độ lớn của sự cống hiến cho tình yêu.

Khủng hoảng của tình yêu

Page 55: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Sự biến mất của tình yêu say đắm (hoặc sự chuyển hóa của nó)

thường được trải nghiệm như sự khủng hoảng trong quan hệ. Một nghiên cứu

đối với sinh viên cho thấy khoảng một nửa muốn ly dị nếu trong hôn nhân của

họ không còn đam mê (Berscheid, 1983). Nhưng cường độ của tình cảm

không nhất thiết là thước đo chiều sâu của tình yêu. Cường độ có thể suy

giảm. Những ai đã vượt qua được giai đoạn này đều biết rằng tình yêu sẽ vẫn

tiếp tục tồn tại.

Con người tìm kiếm tình yêu vĩnh cửu nhưng con người rất mâu thuẫn

trong nhu cầu. Điều con người muốn hầu như không thể có được: đó là hỗn

hợp của sự an toàn và hiểm họa trong tình yêu. Ta muốn có ai đó hiểu và

chăm sóc ta, bên ta trong tai họa cũng như trong hạnh phúc suốt đời. Mặt

khác, ta đồng thời mong mỏi sự mới mẻ và mạo hiểm trong tình cảm. Người

nào có thể tạo ra một sự kết hợp hợp lý của hai thái cực đó sẽ nhận được

tình yêu. Vấn đề chính của con người trong tình yêu là theo thời gian, con

người ngày càng nhận được nhiều sự an toàn hơn và càng ít những phấn

khích tình yêu hơn so với họ mong muốn.

Sự biến mất của tình yêu say đắm bắt con người nhìn nhận lại và thay

đổi quan hệ của họ. Họ có cơ hội để chuyển tiêu điểm từ quan hệ một - một

bên nhau sang các quan hệ khác như gia đình, bè bạn và các mục tiêu khác

của cuộc sống.

b) Sự bền vững của tình yêu gần gũi

Mặc dù tình yêu là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cuộc

sống nhưng tình yêu có thể đến rồi đi. Loại tình yêu bền vững nhất là tình yêu

gần gũi. Trong tình yêu gần gũi không có đam mê, không sôi động; sôi động

đến từ những mối quan tâm khác như công việc, lao động sáng tạo, tình bạn,

nuôi dạy con,... Trong tình yêu gần gũi, hai người có thể tin tưởng vào sự

thủy chung, sự chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, sự kề vai sát cánh để đạt mục

đích chung.

Page 56: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Bí quyết để tình yêu bền vững không nằm trong cường độ đam mê mà

trong sự chuyển hóa tình yêu thành tình yêu gần gũi, trong việc phát triển sự

cống hiến cho tình yêu, chăm sóc lẫn nhau và tự bộc lộ bản thân.

Sự cống hiến cho tình yêu là cấu thành quan trọng của tình yêu gần

gũi. Nó là nền móng để tiếp tục tình yêu và hôn nhân trong hạnh phúc và

hoạn nạn (Reiss, 1986). Nó có cơ sở là sự lựa chọn có ý thức nhiều hơn là

tình cảm. Cống hiến cho tình yêu bao gồm lời hứa cùng chia sẻ tương lai, ở

bên cạnh nhau và vượt qua những biến động trong tương lai.

Tham khảo: sự cống hiến cho tình yêu làm cho tình yêu bền vững

Mặc dù chúng ta thường cống hiến cho tình yêu vì chúng ta yêu nhưng

chỉ một mình tình yêu thì không đủ để duy trì sự cống hiến. Reiss (1989) cho

rằng có ba yếu tố làm thay đổi sự cống hiến cho tình yêu: sự cân bằng giữa

cái giá phải trả và lợi ích, những đầu vào theo quy chuẩn và sự kiềm chế của

vai xã hội.

Dù chúng ta thích hay không thì con người vẫn có xu hướng xem xét

các quan hệ tình yêu, hôn nhân và tình dục dưới góc độ ích lợi - trả giá. Trong

phần lớn các trường hợp, khi chúng ta thỏa mãn, chúng ta ít quan tâm đến

việc chúng ta nhận định quan hệ trên cơ sở này. Nhưng khi có stress hoặc

xung đột, chúng ta thường tự hỏi: "Ta được gì từ mối quan hệ này?", sau đó

chúng ta cộng các sự lợi và hại. Nếu lợi nhiều hơn hại thì ta được khuyến

khích tiếp tục quan hệ; nếu ngược lại thì ta cắt đứt quan hệ, đặc biệt trong

trường hợp cái hại đã kéo dài quá lâu.

Những chuẩn mực đầu vào trong quan hệ là những hệ thống giá trị về

tình yêu, quan hệ hôn nhân và gia đình mà cá nhân, đối tác và xã hội công

nhận. Hệ thống giá trị có thể củng cố hoặc xói mòn sự cống hiến cho tình yêu.

Ví dụ, một người đang có quan hệ hôn nhân lại yêu một người thứ ba. Như

vậy, hệ thống giá trị sẽ xói mòn sự cống hiến cho tình yêu mới và trong một

số trường hợp khuyến khích củng cố quan hệ hôn nhân. Hoặc tình yêu giữa

hai người đồng tính luyến ái bị hệ thống chuẩn mực của xã hội lên án,...

Page 57: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Vai xã hội trong quan hệ cũng sẽ củng cố hoặc xói mòn sự cống hiến.

Tùy thuộc vào quan hệ mà hai đối tác sẽ có những vai trò khác nhau và do đó

được kỳ vọng khác nhau. Ví dụ, trong quan hệ hôn nhân, ngoài vai vợ/chồng

còn có vai trò kinh tế (cột trụ gia đình/người nội trợ) và vai trò bố mẹ. Trong

quan hệ đồng tính luyến ái, hôn nhân được thay thế bằng mô hình bạn tôi nên

sự chung thủy tình dục có thể xem nhẹ. Vì vậy, sự cống hiến trong quan hệ

hôn nhân ngày càng phát triển và có tính bền vững hơn so với quan hệ chung

sống hoặc bạn tốt. Trong trường hợp cuộc sống chung vợ chồng không mấy

hạnh phúc, thì sự kiềm chế của vai xã hội sẽ cân đối lại sự không thỏa mãn

của cá nhân.

Chăm sóc cũng góp phần tạo ra tình yêu gần gũi. Chăm sóc tức là coi

nhu cầu của đối tác như nhu cầu của mình. Chăm sóc chỉ có thể có trong

quan hệ tôi - người yêu.

Tự bộc lộ bản thân là việc nói ra những thông tin mà trong tình huống

bình thường người khác tốt nhất là không nên biết vì tính mạo hiểm của nó.

Khi tự bộc lộ, cá nhân tiết lộ bản thân: những hy vọng, sợ hãi, suy nghĩ

thường nhật. Tự bộc lộ giúp tự tìm hiểu bản thân và giúp người khác hiểu sâu

thêm về bản thân, vì khi đó cá nhân sẽ phát hiện thêm được những bình diện

mới của nhân cách. Mặt khác, tự bộc lộ cũng làm tăng sự tự tin. Đôi khi cá

nhân không biết đối tác yêu mình vì bản thân mình hay vì biểu hiện bên ngoài

của mình; thông qua tự bộc lộ/cá nhân sẽ tìm hiểu và khắc phục được sự lo

lắng này.

Thông qua sự cống hiến cho tình yêu, sự chăm sóc và tự bộc lộ bản

thân, kết hợp lời nói và việc làm, chúng ta có thể gìn giữ và chuyển hóa tình

yêu (Byrne và Murnen, 1988).

5. Tình dục ở tuổi thanh niên

Một thay đổi đáng chú ý của tuổi dậy thì là sự tiết hoóc môn androgen

gia tăng và do đó làm tăng xu hướng tình dục (Udry 1990). Mặc dù thanh

thiếu niên trong trường phổ thông đã biết về giới tính và xem các phim tình

cảm có những cảnh tình dục trên tivi, nhưng sự gia tăng hoóc môn làm họ

Page 58: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

thêm quan tâm về tính dục của bản thân. Một trong những vấn đề làm thanh

niên chú ý là cách kiểm soát và thể hiện những tình cảm giới của mình.

Chuẩn mực này rất khác biệt đối với những nền văn hóa khác nhau.

a) Đặc trưng của tình dục

Aron và Strong (1997) đã mở rộng cách tiếp cận của Fehr đối với tình

yêu cho tình dục để mô tả những đặc trưng tình dục. Hai ông đã hỏi vài trăm

sinh viên để tìm hiểu những đặc trưng của tình dục trong quan niệm của họ.

Theo kết quả điều tra có thể chia những đặc trưng này thành ba loại: (1) cảm

xúc, (2) thể chất, và (3) hậu quả.

Bảng 3. Các đặc trưng của tình dục

Cảm xúc Thể chất Hậu quả

1. Chăm sóc

2. Gần gũi

3. Biểu hiện tình cảm

4. Giành riêng

5. Giao tiếp

6. Tình yêu

7. Quan hệ

8. Hạnh phúc

9. Nghe lời

10. Cảm xúc

1. Mãnh liệt

2. Kích động

3. Vui thích

4. Ham muốn

5. Nóng bỏng/ướt át

6. Khoái lạc

7. Thèm khát

8. Thỏa mãn

9. Lôi cuốn

10. Những quan điểm khác

1. Có mang

2. Đau

3. Bạo lực

4. Nguy hiểm

5. Bệnh tật

Có thể thấy tình yêu và tình dục chia sẻ nhiều đặc trưng tình cảm. Vì

vậy, tình dục gắn bó chặt chẽ với tình yêu. Nếu sự thỏa mãn tình dục giảm

sút thì điều đó ảnh hưởng tới tình yêu. Nếu tình yêu lớn thêm thì bình diện

cảm xúc của tình dục cũng gia tăng.

b) Định hướng tình dục và giới

Page 59: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Định hướng tình dục thể hiện khuôn mẫu của sự hấp dẫn tình cảm và

tình dục dựa trên giới của cá nhân. Có ba loại định hướng tình dục. Những

người dị tính luyến ái thích quan hệ tình dục giữa đàn ông và đàn bà. Cá

nhân đồng tính luyến ái thích quan hệ tình dục giữa những người cùng giới.

Trong định hướng lưỡng tính luyến ái, cá nhân thích cả quan hệ dị tính luyến

ái lẫn đồng tính luyến ái. Trong phần lớn các xã hội hiện đại, dị tính luyến ái là

định hướng tình dục có được vị trí hợp pháp. Các quan hệ đồng tính luyến ái

không nhận được sự đồng tình của xã hội. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 15 đến

20 nền văn hóa coi hôn phối giữa những người cùng giới là bình thường

(Gregersen, 1986).

c) Dấu ấn của văn hóa đối với tình dục

Các nền văn hoá rất khác biệt nhau trong việc giáo dục giới tính và

chuẩn bị cho thanh niên về cuộc sống tình dục (Ford và Baech, 1951).

Trên đảo Ponape, trẻ em 4 đến 5 tuổi được người lớn giáo dục tình dục

một cách kỹ lưỡng và khuyến khích thực hành với nhau. Trong tộc người

Chewa ở châu Phi, bố mẹ cho rằng thực hành tình dục sẽ làm cho cá nhân

hoàn hảo. Với sự đồng ý của bố mẹ, trẻ trai và trẻ gái làm lều và chơi trò chơi

vợ chồng trong những cuộc hôn nhân thử nghiệm

Ngược lại, có một số nền văn hóa coi tình dục là vấn đề nghiêm cấm và

nghiêm khắc đè nén những biểu hiện của tình dục. Trẻ em tộc người Kwoma

ở Niu Ghinê sẽ bị trừng phạt nếu chơi trò chơi giới tính và bị nghiêm cấm

chạm vào người nhau.

Trong những xã hội văn minh châu Âu và châu Mỹ, vấn đề tình dục

cũng là vấn đề bị cấm, tuy không khắc nghiệt bằng tộc người Kwoma. Chủ đề

tình dục không được bố mẹ thảo luận với con cái và bố mẹ phó mặc trách

nhiệm chuẩn bị về tình dục cho con tự mình tìm hiểu. Phần lớn những kiến

thức về tình dục của thanh thiếu niên Mỹ là do bạn bè truyền cho.

d) Quan điểm và ứng xử tình dục

Page 60: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Trong những xã hội mà chủ đề tình dục bị nghiêm cấm và kiến thức ít ỏi

về lĩnh vực này của thanh thiếu niên phần lớn là do bạn bè truyền cho thì việc

tự nhận thức bản thân trong vấn đề tình dục sẽ rất khó khăn và đòi hỏi nhiều

nỗ lực.

Thái độ đối với tình dục. Thanh niên ngày nay có thái độ tự do hơn đối

với tình dục. Thái độ này chỉ bị ngăn chặn chút ít do nỗi lo sợ về đại dịch

AIDS.

Trước tiên phải thấy rằng rất nhiều thanh niên - ở cả châu Âu lẫn châu

Á - cho rằng có thể chấp nhận được tình dục trong tình yêu trước hôn nhân.

Tuy nhiên, cũng như thanh niên vài chục năm trước, họ cho rằng lạm dụng

tình dục hoặc tình dục ngẫu nhiên là sai trái (thậm chí ngay cả khi họ đã từng

có những hành vi như vậy). Trong một khảo sát quốc gia ở Mỹ chỉ có 6% nam

thanh niên và 11% nữ thanh niên cho rằng tình yêu là lý do chính đáng của

tình dục. Gần 75% nữ thanh niên và 80% nam thanh niên nói rằng: (1) họ sinh

hoạt tình dục lần đầu do áp lực mạnh mẽ từ phía xã hội và sự tò mò; (2) ham

muốn tình dục đã khiến họ sinh hoạt tình dục thường xuyên (Harris và đồng

nghiệp, 1986).

Điều thứ hai cần nói tới là sự suy giảm quan niệm hai chuẩn mực về

tình dục - quan niệm là tình dục trước hôn nhân hoặc sự lang chạ là chấp

nhận được đối với nam giới và không chấp nhận được đối với nữ giới. Tuy

nhiên, quan niệm này không hoàn toàn biến mất. Ngay đầu những năm 90 thế

kỷ XX, sinh viên còn cho rằng một phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều

người là không có đạo đức, trong khi một người đàn ông lang chạ lại không bị

cho là kém đạo đức (Robinson và đồng nghiệp, 1991). Hiện nay, xã hội

phương Tây đang nhanh chóng tiến đến quan niệm về một chuẩn mực chung

cho cả hai giới.

Điều cuối cùng phải nói là thái độ đối với tình dục đã biến đổi rất nhiều

và phản ánh sự lúng túng của xã hội đối với chuẩn mực tình dục. Những năm

trước đây, đối với thế hệ ông bà, sự việc đơn giản hơn rất nhiều: tình dục

trong hôn nhân là điều tốt, nếu ngoài hôn nhân cần phải tránh. Hiện nay, xã

Page 61: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

hội không còn phản đối tình dục trong tình yêu một cách quyết liệt như trước

kia nữa. Nhưng tư tưởng về sự được phép của tình dục trong tình yêu rất mơ

hồ vì thanh niên nhận được những thông điệp trái ngược nhau từ những

nguồn khác nhau. Một mặt, bố mẹ, thầy cô và những người giữ chuyên mục

về tình vêu trên các báo khuyên họ nêu cao giá trị của sự trinh trắng và tránh

những hậu quả của tình dục bừa bãi như mang thai và các bệnh lây truyền

theo đường tình dục. Mặt khác, phim truyện trên tivi mà họ xem hàng ngày lại

cho họ thấy tình dục trước hoặc ngoài hôn nhân là bình thường, là kết cục đã

thành quy luật của quan hệ tình cảm. Ngoài ra, nếu anh chị ruột có quan hệ

tình dục trước hôn nhân sớm thì các em cũng sẽ có quan hệ tình dục trước

hôn nhân, thậm chí còn sớm hơn anh chị mình (East, 1996; Rodgers và

Rowe, 1988). Thanh niên phải tự mình quyết định việc giữa họ và bạn tình

thật sự có tình yêu không, hoặc là tình yêu đủ mạnh để bào chữa cho tình dục

không. Quyết định này rất khó khăn vì họ không biết rõ trong hoàn cảnh nào

thì hành vi của mình có thể được chấp nhận hoặc không được phép.

Ứng xử tình dục ở thanh niên. Thanh niên ngày nay bị lôi kéo vào nhiều

dạng hành động tình dục như ôm nhau, hôn nhau và giao hợp sớm hơn thanh

niên những thế hệ trước đó (Bingham và Crockett, 1996; Forrest và Sigh,

1990). So với đầu thế kỷ XX, ngày càng có nhiều hơn thanh thiếu niên đang

học ở trường phổ thông tham gia vào hoạt động tình dục. Theo số liệu thống

kê, ở Mỹ trong những năm gần đây, con số này có giảm chút ít. Trong thập

niên 1960, khoảng 25% nam và 10% nữ học sinh phổ thông có quan hệ tình

dục; năm 1990, con số này đạt điểm đỉnh, có 60% nam và 55% nữ; năm

1995, con số này giảm một cách tương ứng là 55% và gần 50%.

Nữ sinh thường đòi hỏi tình yêu và tình dục gắn liền nhau và mong

muốn có sự bền vững trong quan hệ tình dục với người tình đầu tiên (Darling,

Davidson và Passarello, 1992). Nam sinh thường không muốn có sự ràng

buộc và đôi khi không cần tình yêu. Sự khác biệt trong quan điểm giữa hai

giới thường làm tổn thương nữ giới và tạo ra sự hiểu nhầm giữa hai bên.

Page 62: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Tóm lại, thái độ và ứng xử tình dục của thanh niên đã thay đổi rất lớn

trong thế kỷ XX. Hiện tượng này là chung cho mọi nền văn hóa, giai tầng

cũng như cộng đồng (Forrest và Singh, 1990; Hendrick, 1994).

e) Những hậu quả cá nhân và xã hội của hoạt động tình dục trong tuổi thanh niên

Theo số liệu nghiên cứu, những thanh niên có hoạt động tình dục sớm

là những thanh niên dậy thì sớm và đồng thời có vấn đề ở trường, có bạn

hoặc anh chị ruột tham gia hoạt động tình dục, bị lôi kéo vào những hành vi

lệch lạc như nghiện rượu hoặc ma túy (Bingham và Crockett, 1996; Capaldi,

Crosby va Stoolmiller, 1996; Tubman, Windle và Windle 1996).

Điều đáng buồn là đa phần các thanh niên có hoạt động tình dục lại

không biết cách sử dụng những phương tiện tránh thai. Nguyên nhân của

việc này là: (1) do không hiểu biết về việc sinh sản; (2) do chưa trưởng thành

về nhận thức để hiểu được hành vi của mình có thể tạo ra hậu quả nghiêm

trọng và lâu dài; (3) sợ nếu người khác (bao gồm cả bạn tình) biết được việc

dùng các phương tiện này sẽ nghĩ sai về mình, cho là mình "rất sẵn sàng"

sinh hoạt tình dục (Brooks - Gunn và Furstenberg, 1989; Walters, 1997). Tình

dục không an toàn sẽ đặt thanh niên trước hai nguy cơ: mắc các bệnh lây

truyền theo đường tình dục và mang thai vị thành niên.

Các bệnh lây truyền theo đường tình dục gồm các bệnh hoa liễu (như

giang mai, lậu, lở loét, mào gà,...) và AIDS. Những bệnh này nếu không được

chữa trị thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng từ việc nhiễm trùng dẫn

đến cái chết cho đến việc đẻ con bị dị tật.

Mang thai vị thành niên đem lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Thường thì bố mẹ các em gái mang thai bắt con phá thai. Một số trường hợp

khác bị sảy thai do không giữ gìn hoặc cố tình làm sảy thai. Chỉ có rất ít trẻ

em được sinh ra từ những bà mẹ vị thành niên.

Phá thai hoặc sảy thai trong lần có mang đầu tiên dễ làm cho người

phụ nữ trở nên vô sinh hoặc có nguy cơ sảy thai cao trong những lần mang

Page 63: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

thai tiếp sau. Ngoài ra, những em gái này có nguy cơ bị stress hoặc tổn

thương tâm lý trong cuộc sống sau này vì đã chối bỏ con mình.

Nhiều bà mẹ vị thành niên đã cho con dưới sức ép tâm lý từ phía xã

hội. Chỉ những bà mẹ thật quyết tâm mới giữ con lại nuôi nhưng cũng không

thể cho con mình một sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục thỏa đáng vì họ: (1)

chưa thật sự trưởng thành và chuẩn bị đầy đủ về tâm lý để nuôi dạy con, (2)

không có công việc hoặc thu nhập đủ để nuôi con (do bỏ học sớm), (3) bị

trầm cảm hoặc tổn thương về tâm lý do thái độ vô trách nhiệm của bố đứa trẻ.

Vì những lý do nêu trên, con của những bà mẹ vị thành niên thường gặp

nhiều vấn đề về dinh dưỡng và phát triển nhân cách. Thêm vào đó, chúng có

thể bị bố dượng và mẹ đẻ ngược đãi khi mẹ cháu lập gia đình với người khác.

Tình dục tiền hôn nhân trong tuổi thanh niên là điều không mong muốn,

nhưng một khi phải đối mặt với sự thật là hiện tượng này ngày càng gia tăng

trong các trường phổ thông và đại học, cao đẳng thì chúng ta phải tăng

cường phổ biến kiến thức về tình dục an toàn (bao cao su, vòng tránh thai,

thuốc ngừa thai,...) để phòng ngừa những hậu quả cá nhân và xã hội mà hiện

tượng này đem lại.

6. Hiện tượng đồng tính luyến ái

Đồng tính luyến ái là việc cá thể lựa chọn quan hệ tình dục với cá thể

cùng giới. Đồng tính luyến ái là hiện tượng phổ biến trong giới động vật. Tuy

nhiên, đối với người, hiện tượng này là không bình thường nhưng cũng

không thể kết luận đây là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Không thể

gọi đồng tính luyến ái là bệnh. Trong những cộng đồng văn hóa có thái độ

không phân biệt đối xử với cá nhân trên cơ sở định hướng tình dục thì những

người đồng tính luyến ái hoàn toàn bình thường về tâm lý.

Hiện tượng đồng tính luyến ái ở một số xã hội không hiếm lắm. Các

nghiên cứu cho thấy có 10% người Mỹ là đồng tính luyến ái. Có khoảng 13%

phụ nữ có sinh hoạt đồng tính luyến ái, nhưng chỉ có 1 đến 3% nhận dạng

bản thân là đồng tính luyến ái (Fay, Turner, Klassen và Gagnon, 1989).

Tương tự, có 20 đến 37% nam giới có trải nghiệm đồng tính luyến ái nhưng

Page 64: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

chỉ có 4% là đồng tính luyến ái suốt đời, còn 10% đồng tính luyến ái ít nhất là

khoảng ba năm (Kinsey và đồng nghiệp, 1948; Rogers và Turner, 1991).

a) Mẫu vai giới và những người đồng tính luyến ái trong con mắt của những người dị tính luyến ái

Về phương diện học thuyết, giới, nhận dạng giới và vai giới là độc lập

đối với định hướng tình dục (Lips, 1997). Nhưng trong tâm tưởng của rất

nhiều người, những khái niệm này có liên hệ chặt chẽ với định hướng tình

dục. Nhận định truyền thống của chúng ta về vai giới giả định rằng dị tính

luyến ái là thành tố tới hạn của nam tính và nữ tính (Riseden và Hort, 1992).

Một người đàn ông "nam tính" bị hấp dẫn bởi đàn bà; người đàn bà "nữ tính"

bị hấp dẫn bởi đàn ông. Từ giả định này suy ra hai niềm tin về đồng tính luyến

ái: (1) Nếu người đàn ông là đồng tính luyến ái, anh ta không thể có nam tính

và nếu người đàn bà là đồng tính luyến ái, chị ta không thể có nữ tính; và (2)

Nếu người đàn ông là đồng tính luyến ái, anh ta phải có vài đặc trưng của nữ

tính và nếu người đàn bà là đồng tính luyến ái, chị ta phải có vài đặc trưng

của nam tính (Ross, 1983). Điều mà những niềm tin này gieo rắc là đồng tính

luyến ái theo một cách nào đó đồng hành với sự thất bại trong việc thực thi

đầy đủ vai giới (DeCecco và Elia, 1993). Người đàn ông "thực sự" không

đồng tính luyến ái; vì vậy, đàn ông đồng tính luyến ái không phải là đàn ông

"thật sự". Tương tự, đàn bà "thật sự" không đồng tính luyến ái; đàn bà đồng

tính luyến ái không phải là đàn bà "thật sự".

Mô hình đàn ông đồng tính luyến ái thường liên kết họ với những đặc

trưng nữ tính như yếu đuối, giàu cảm xúc và dễ phục tùng. Trong nghiên cứu

mới đây, có thể thấy quan niệm về đàn ông có nữ tính và đồng tính luyến ái

thường đồng hành với quan niệm là họ có sự sai lệch khỏi vai nam giới truyền

thống (McCreary, 1994). Trong một nghiên cứu, người ta cho 20 sinh viên

xem một băng video phỏng vấn và một nửa số sinh viên được thông báo rằng

người đàn ông trả lời phỏng vấn là đồng tính luyến ái. Những sinh viên tin

rằng anh ta đồng tính luyến ái thấy anh ta có rất nhiều đặc trưng của đàn bà

(Weissbach và Zagon, 1975).

Page 65: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Một vài bằng chứng giả định rằng đàn ông đồng tính luyến ái có nhiều

nét nữ tính hoặc biểu cảm hơn đàn ông dị tính luyến ái. Nhưng bằng chứng

không phải là kết luận, vì những nghiên cứu như vậy thường dựa trên mẫu

(Ross, 1983; Tuttle và Pillard, 1991). Không có bằng chứng khoa học ủng hộ

niềm tin rằng đàn ông đồng tính luyến ái nghệ sĩ hơn đàn ông dị tính luyến ái

(Demb, 1992). Thật vậy, nếu đàn ông đồng tính luyến ái biểu cảm tốt hơn đàn

ông dị tính luyến ái, thì một nét tính cách như vậy có thể được phản ánh trong

niềm tin của người đồng tính luyến ái về cung cách hành động của đàn ông

đồng tính luyến ái chứ không phải đó là đặc trưng bẩm sinh.

Cũng như đối với một vài đàn ông đồng tính luyến ái tiếp nhận phong

cách nữ tính làm một dạng của tự bảo vệ, một vài phụ nữ đồng tính luyến ái

tiếp nhận phong cách nam giới vì cùng một nguyên nhân. Từ cuối thế kỷ XIX,

những phụ nữ đồng tính luyến ái nổi bật nhất là những người tiếp nhận quần

áo và thái độ đàn ông. Vai phụ nữ hung hăng, vai bề ngoài giống đàn ông của

phụ nữ đồng tính luyến ái làm họ buồn cười, nhưng cũng che chở họ bằng

cách làm họ thành dễ thương. Tuy nhiên, vấn đề còn tiếp diễn, đàn bà đồng

tính luyến ái và dị tính luyến ái giống nhau hay khác nhau trong những đặc

trưng vai giới (khác xa định hướng tình dục). Một nghiên cứu khẳng định rằng

phụ nữ đồng tính luyến ái lưỡng tính hơn trong vai giới của họ so với phụ nữ

dị tính luyến ái (LaTorre và Wendenburg, 1983). Một nghiên cứu khác cho

thấy không có liên hệ giữa nét tính cách khéo tay kỹ thuật/biểu cảm và định

hướng tình dục ở phụ nữ (Dancey, 1992).

Không có một kết luận nào được tìm thấy về quan hệ giữa định hướng

tình dục và vai giới (Paul, 1993). Vai nam, nữ đồng tính luyến ái có thể nhấn

mạnh nét tính cách hoặc ứng xử cá nhân nào đó trong thời gian này và tách

biệt chúng trong thời gian khác. Những nét tính cách và ứng xử này không

nhất thiết phổ cập đối với những người đồng tính luyến ái. Cũng như vai giới,

người đồng tính luyến ái có thể phản ánh quan điểm về việc xã hội mong đợi

người ta phải hành động như thế nào.

Page 66: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Những mẫu đồng tính luyến ái nam, nữ cũng áp dụng được cho những

người dị tính luyến ái nhưng không đóng vai giới theo mẫu. Một nghiên cứu

về mẫu vai giới cho thấy khi một cá nhân hành xử không đặc trưng cho giới

của họ, cá nhân này thường bị coi là đồng tính luyến ái. Khi một người đàn

ông nhận công việc nuôi trẻ hay thư ký, sinh viên tin rằng có đến 40% khả

năng là anh ta đồng tính luyến ái (Deux và Lewis, 1983). Một nghiên cứu khác

cho thấy khi đàn ông có khuôn mặt "nữ tính" và đàn bà có khuôn mặt "nam

tính", họ thường bị coi là đồng tính luyến ái (Dunkle và Francis, 1990). Sự rời

bỏ mẫu giới truyền thống liên kết với thành kiến chống lại những người đồng

tính luyến ái.

Những nghiên cứu về thái độ đối với người đồng tính luyến ái chỉ ra

mối liên hệ giữa thái độ tiêu cực và vai giới (Herek, 1984; Kite, 1984). Việc so

sánh giữa những cá nhân có thái độ tiêu cực đối với người đồng tính luyến ái

và những người giữ thái độ dung hòa hoặc tích cực cho thấy một vài bằng

chứng về sự khác biệt. Những người có thái độ tiêu cực có vẻ như trung

thành với vai giới truyền thống, là những đàn ông và đàn bà theo mẫu và ủng

hộ chuẩn mực hai giới, bảo đảm cho đàn ông nhiều tự do tình dục hơn đàn

bà. Đàn ông có xu hướng tiêu cực hơn đàn bà đối với người đồng tính luyến

ái. Và đàn ông dị tính luyến ái có xu hướng tiêu cực đối với đàn ông đồng tính

luyến ái hơn đối với đàn bà đồng tính luyến ái; đàn bà dị tính luyến ái tiêu cực

hơn đối với đàn bà đồng tính luyến ái.

b) Tình yêu giữa những người đồng tính luyến ái

Tình yêu có vai trò quan trọng như nhau đối với những người dị tính

luyến ái, đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái (Aron và Aron, 1991; Keller

và Rosen, 1988; Kurdek, 1988; Peulau và Cochran, 1981).

Tuy nhiên, rất nhiều người dị tính luyến ái tỏ ra kỳ thị đối với tình yêu

lứa đôi của những người đồng tính luyến ái. Họ cho rằng quan hệ giữa những

người đồng tính luyến ái ít mê đắm yêu đương và đem lại ít hạnh phúc hơn.

Một nghiên cứu tiến hành đối với 360 sinh viên dị tính luyến ái (Testa, Kinder

và Aronson, 1987) cho thấy kết quả sau: nếu cho những nhóm sinh viên khác

Page 67: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

nhau biết cùng những thông tin về một cặp yêu nhau (lời đối thoại, sự chăm

sóc nhau, những việc họ làm cho nhau và hy sinh vì nhau,...) nhưng với mô tả

là dị tính luyến ái hoặc đồng tính luyến ái thì kết quả sẽ rất khác nhau. Khi cặp

nhân tình được mô tả là dị tính luyến ái, sinh viên cho rằng họ yêu nhau say

đắm và rất hạnh phúc. Nhưng chỉ cần mô tả đó là cặp đồng tính luyến ái thì

mức độ say đắm và hạnh phúc của họ trong đánh giá của sinh viên giảm đi

rất nhiều. Nhà nghiên cứu rút ra kết luận: vì mô tả chỉ khác nhau ở giới tính

của cặp yêu nhau nên có thể thấy định kiến trong việc người dị tính luyến ái

đánh giá quan hệ yêu đương giữa những người đồng tính luyến ái.

Có rất nhiều dữ liệu cho thấy tình yêu rất quan trọng đối với người đồng

tính luyến ái. Quan hệ yêu đương giữa họ có những chiều đo khác biệt so với

quan hệ yêu đương của những người dị tính luyến ái và nó không chỉ có cơ

sở là tình dục như quan niệm của một số người (Adler, Hendrich và Hendrich,

1989).

Nói chung, đàn ông thường có xu hướng tách biệt tình yêu và tình dục.

Đàn ông đồng tính luyến ái lại càng nhấn mạnh xu hướng này. Dù cho đàn

ông đồng tính luyến ái đánh giá cao tình yêu nhưng họ cũng không coi nhẹ

tình dục (Foa, Anderson, Converse và Urbansky, 1987; Symon, 1979).

Tình yêu còn có thêm một ý nghĩa quan trọng khác đối với những

người đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái. Nó giúp họ hình thành và

chấp nhận nhận dạng định hướng tình dục của bản thân. Có một số đàn ông

và đàn bà có trải nghiệm tình dục với cả hai giới và chỉ có một số rất nhỏ

trong đó nhận dạng mình là đồng tính luyến ái. Bản thân quan hệ tình dục với

người cùng giới chưa đủ để một cá nhân tự nhận dạng và chấp nhận mình là

đồng tính luyến ái. Yếu tố quan trọng để có nhận dạng định hướng tình dục

cùng giới là tình yêu đối với người cùng giới (Troiden, 1988; Money, 1980).

c) Nhận dạng định hướng đồng tính luyến ái của bản thân

Một phần của nhận dạng tình dục của cá nhân bắt đầu từ việc quan

tâm đến định hướng tình dục của bản thân - tức là thích bạn tình của mình là

người cùng hay khác giới. Định hướng tình dục tồn tại từ xa xưa và không

Page 68: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

phải nền văn hóa nào cũng phân loại định hướng tình dục như nền văn hóa

của chúng ta (Paul, 1993). Nền văn hóa Tây Âu chia các cá nhân thành ba

loại: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái. Phần lớn thanh

niên thể hiện dị tính luyến ái mà không cần phải tìm hiểu nhiều về bản thân.

Những thanh niên bị cuốn hút bởi những người cùng giới phải trải qua một

quá trình chấp nhận xu hướng đồng tính luyến ái của bản thân một cách gian

khổ, vì xã hội có thái độ phản đối mạnh mẽ đối với định hướng tình dục này

(Hershberger và D'Augelli, 1995; Patterson, 1995).

Để nhận dạng định hướng tình dục của bản thân là đồng tính luyến ái

phải có thời gian và trải qua vài giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất bắt đầu ngay từ cuối tuổi thiếu niên, đầu tuổi thanh

niên. Những thanh thiếu niên đồng tính luyến ái đã nhận thấy sự khác thường

của mình. Một vài thanh niên đồng tính luyến ái thổ lộ rằng họ bắt đầu lo lắng

về "sự khác biệt" của mình ở giữa hoặc cuối tuổi thiếu niên. Một vài nam đồng

tính luyến ái có ứng xử "đàn bà" hoặc bắt đầu thích những trò chơi dành cho

"con gái" như chơi búp bê,... Một trong những dấu hiệu rõ nét nhất về định

hướng đồng tính luyến ái là sự thiếu vắng những ứng xử "đàn ông" như chơi

những trò chơi "con trai", chạy nhảy, mong muốn lớn lên sẽ giống bố

(Hockenberry và Billingham, 1987; Phillips và Over, 1992). Trong giai đoạn

dậy thì, định hướng tình dục có thể trở thành chủ đề quan trọng đối với một

số thanh niên. Thanh niên đồng tính luyến ái cũng hẹn hò với bạn khác giới ở

độ tuổi từ 14 đến 19, nhưng họ có những tình cảm nước đôi đối với bản thân.

Họ không thích hôn nhau và không thích đi xa hơn tình bạn trong quan hệ tình

cảm với những người khác giới (Bell, Weinberg và Hammersmith, 1981).

Đồng thời, họ cảm thấy rất khó gọi tên những tình cảm của mình đối với

người cùng giới. Phản ứng của họ là sợ hãi, xấu hổ và thậm chí phủ nhận

những tình cảm này.

Trong giai đoạn thứ hai, những thanh niên này đã bắt đầu có thể gọi tên

những tình cảm đối với người cùng giới là bị lôi cuốn, yêu hoặc ham muốn

tình dục.

Page 69: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn cá nhân nhận dạng mình là đồng tính

luyến ái. Do xã hội khó lòng chấp nhận đồng tính luyến ái nên những thanh

niên này không muốn công khai định hướng tình dục của mình. Nhưng điều

này không chứng tỏ rằng những thanh niên đồng tính luyến ái tự đánh giá

mình thấp mà họ cũng có sự tự đánh giá bình thường như những thanh niên

dị tính luyến ái (Savin - Williams, 1995). Họ có thể bị choáng váng hoặc lo

lắng về định hướng tình dục của bản thân, nhưng lý do là họ sợ người thân

xa cách hoặc bạn bè chê cười, giễu cợt khi định hướng tình dục của họ bị lộ

(Biumrind, 1995; Hershberger và D'Augienlli, 1995). Một số ít thanh niên cảm

thấy bế tắc và có ý định tự tử. Thường thì những thanh niên đồng tính luyến

ái không đủ dũng cảm để bộc lộ định hướng tình dục khi chưa quá 25 tuổi và

có thể không bao giờ thổ lộ về nó (Garnets và Kimmel, 1991; Miller, 1995).

Một vài người đồng tính luyến ái còn trải qua hai giai đoạn phụ:

Giai đoạn (phụ) tiếp theo là giai đoạn yêu đương và mối tình đầu

(Troiden, 1988). Giai đoạn này cho phép hợp nhất tình cảm và tình dục. Mối

tình đầu thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 23. Tình yêu đặc biệt quan

trọng đối với người đồng tính luyến ái. Nó cho họ sự tự tin, cảm giác yêu, cảm

giác chia sẻ và phụ thuộc lẫn nhau do tình cảm của mình được người khác

đón nhận và cảm giác được yêu. Từ cảm giác yêu đương với những người

cùng giới đến sinh hoạt tình dục với họ thường phải có khoảng thời gian vài

năm (Bell, Weinberg và Hammersmith, 1981).

Giai đoạn (phụ) cuối cùng là giai đoạn gia nhập tiểu văn hóa đồng tính

luyến ái. Họ kết bạn với những người đồng tính luyến ái khác, tham gia các

hội như nhà tắm hơi, quán bar hoặc câu lạc bộ đồng tính luyến ái. Ở những tụ

điểm này, họ khẳng định nhân cách và không có mặc cảm về định hướng tình

dục của bản thân.

Một số người đồng tính luyến ái công khai về định hướng tình dục của

bản thân. Mức độ công khai rất khác biệt ở những cá nhân khác nhau. Một số

công khai cho toàn xã hội biết, số khác chỉ cho gia đình và bạn bè biết. Có

những người lại giấu gia đình, chỉ cho bạn tình và bạn gần gũi nhất biết.

Page 70: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

d) Nguồn gốc của đồng tính luyến ái

Các nhà tâm lý học vẫn chưa thể khẳng định nguồn gốc của đồng tính

luyến ái, nhưng các giải thích của họ có thể phân ra hai trường phái: trường

phái sinh học và trường phái tâm lý học.

Trường phái sinh học

Những nhà nghiên cứu về giới đầu tiên, gồm Ulrichs, Kertbeny, Krafft -

Ebing, Hirschfeld và Ellis cho rằng đồng tính luyến ái là di truyền. Theo Money

(1988), định hướng tình dục không phải do ta lựa chọn mà là cái xảy ra với ta.

Nói cách khác, chúng ta không tự mình quyết định là đồng tính luyến ái hay dị

tính luyến ái mà chúng ta chỉ có thể nhận biết được định hướng tình dục của

bản thân.

Trong một nghiên cứu về gien được kiểm soát tốt thực hiện vào những

năm 40 thế kỷ XX, người ta đã tìm ra được một sự liên hệ mạnh giữa di

truyền và đồng tính luyến ái (Bayley và Pillard, 1991). Các nhà nghiên cứu so

sánh 157 cặp song sinh cùng trứng và khác trứng cũng như các cặp anh em

được nhận làm con nuôi ở cùng một độ tuổi. Bailey (1991) thấy rằng những

cặp song sinh cùng trứng có tần số định hướng tình dục giống nhau lớn hơn

những cặp song sinh khác trứng. Nhưng chỉ có khoảng một nửa cặp song

sinh cùng trứng chia sẻ cùng định hướng tình dục. Điều này có nghĩa là đóng

góp của môi trường vào việc phát triển định hướng tình dục ít nhất là bằng

đóng góp của di truyền. Có vẻ như một phần nguyên nhân của hiện tượng

đồng tính luyến ái nằm ở gien di truyền.

Bảng 4: Định hướng tình dục của những cặp song sinh

Các cặp anh emCùng trứng

Khác trứng

Con nuôi

Cả hai người đàn ông đều là đồng tính

luyến ái, nếu một người là đồng tính luyến

ái

52% 22% 11%

Page 71: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Cả hai người phụ nữ đều là đồng tính luyến

ái, nếu một người là đồng tính luyến ái48% 16%

Sau đó, các nhà khoa học nghiên cứu gien của 40 cặp anh em đồng

tính luyến ái và thấy rằng 33 cặp có cùng một đoạn mã di truyền ở đuôi nhiễm

sắc thể X (Hamer, Hu, Magnuson, Hu và Pattatucci, 1993). Thường có

khoảng một nửa số cặp anh em cùng đồng tính luyến ái chia sẻ đoạn mã này.

Trường hợp anh em không cùng định hướng tình dục thì xác suất ngẫu nhiên

nhỏ hơn 1%. Kết quả này cho thấy có ít nhất một gien đóng vai trò tiền định

trong định hướng tình dục đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, các nhà gien học

chưa tìm ra được đoạn gien chịu trách nhiệm về đồng tính luyến ái. Hơn thế

nữa, nghiên cứu của họ chưa được người khác thực hiện lại. Điều cuối cùng

phải nói là hiện tượng đồng tính luyến ái là hiện tượng vô cùng phức tạp về

mặt sinh học và xã hội học; nếu tồn tại sự liên quan của gien thì đó chỉ là một

phần của bức tranh.

Một số nhà nghiên cứu khác tìm hiểu ảnh hưởng của hoóc môn lên

định hướng tình dục. Vì mức hoóc môn phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố

ngoại cảnh như sức khỏe, chế độ ăn uống, hút thuốc lá và stress nên việc

kiểm soát thực nghiệm là rất khó. Theo Money (1988), các nghiên cứu về

mức hoóc môn của những người đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái không

cho thấy sự khác biệt ở họ.

Cũng tồn tại giả thuyết rằng mức hoóc môn trong thời kỳ bào thai đã tác

động lên bộ não của thai nhi. Cơ chế tác động ở bào thai nam và nữ khác

nhau. Đối với thai nhi nam, androgen có hai tác động: nam tính hóa và chống

nữ tính hóa. Nam tính hóa là sự phát triển những mạch nơron cần thiết cho

hoạt động tình dục nam giới. Chống nữ tính hóa là sự đè nén phát triển đối

với các mạch nơron cần thiết cho hoạt động tình dục của nữ giới. Như vậy,

phần lớn nam giới là dị tính luyến ái do bộ não của họ được nam tính hóa và

chống nữ tính hóa. Nếu vì lý do nào đó, bộ não không được chống nữ tính

hóa, họ sẽ trở thành lưỡng tính luyến ái. Nếu không xảy ra cả nam tính hóa

và chống nữ tính hóa thì họ trở thành đồng tính luyến ái.

Page 72: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Những nghiên cứu trên động vật cho thấy sự điều chỉnh hoóc môn ở

cừu có thể làm cho cừu cái có hành vi như cừu đực (Money, 1988). Vì giai

đoạn thai nhi rất nhạy cảm nên thai nhi có thể bị tác động bởi mức hoóc môn

của mẹ. Vì thí nghiệm trên bào thai người là vô đạo đức nên ta không thể đưa

ra kết luận chính xác về tác động của hoóc môn đối với não của thai nhi. Các

phân tích đối với stress của mẹ cho thấy không có liên hệ nào giữa stress,

mức hoóc môn của mẹ và đồng tính luyến ái của con (Bailey, Willerman và

Parks, 1991). Nhưng người ta thấy rằng những phụ nữ uống hoóc môn

estrogen tổng hợp khi mang thai có xu hướng có con gái là đồng tính luyến ái

nhiều hơn so với phụ nữ bình thường (Fagin, 1995). Đối với đàn ông không

có hiệu ứng như vậy. Kết quả này khẳng định việc bị rơi vào tình cảnh mức

hoóc môn cao chỉ là một phần nguyên nhân của đồng tính luyến ái.

Một nghiên cứu khác do LeVay (1991) tiến hành cho thấy vùng não

trước điều khiển hành vi tình dục của những người đàn ông đồng tính luyến ái

bé hơn so với những người đàn ông bình thường. Nhưng vì nghiên cứu được

tiến hành trên những người mắc bệnh AIDS đã chết nên có thể kích cỡ nhỏ

của vùng này là kết quả của căn bệnh. Đây cũng có thể là kết quả của hành vi

đồng tính luyến ái của những người này.

Trường phái tâm lý học

Một số nhà tâm lý học khác không đồng tình với nhận định này.

Baumrind (1995), nhận thấy rằng nhiều cá nhân lưỡng tính luyến ái chọn

nhận dạng dị tính luyến ái mặc dù họ bị lôi cuốn bởi cả hai giới. Tương tự,

Kitzinger và Wilkinson (1995) thấy rằng nhiều phụ nữ sau hơn chục năm trời

dị tính luyến ái và nhận dạng mình là dị tính luyến ái đã chuyển đổi thành

đồng tính luyến ái khi trưởng thành hơn. Rõ ràng rằng những số liệu này cho

thấy ít nhất một vài cá nhân đồng tính luyến ái không được định hướng như

vậy ngay từ đầu và có một vài vấn đề cần phải nói về định hướng tình dục.

Chúng ta còn chưa biết rõ những yếu tố môi trường nào làm cho một

cá nhân có di truyền đồng tính luyến ái trở nên bị lôi cuốn bởi người cùng

giới. Freud cho rằng cá thể người khởi thủy là lưỡng tính luyến ái, sau này

Page 73: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

dần dần trở thành dị tính luyến ái. Nếu trẻ em không giải quyết thành công

mặc cảm Ơđip và Electra, của mình thì sự phát triển này bị ngưng trệ. Một vài

nhà nghiên cứu cho rằng đồng tính luyến ái là sự rối nhiễu tình cảm do được

nuôi dạy lệch lạc.

Một nghiên cứu cho thấy rằng đàn ông đồng tính luyến ái có xu hướng

là con một, con út hoặc là người đàn ông ít tuổi nhất trong gia đình

(Westwood, 1960).

Năm 1962, Bieber nghiên cứu 200 người đàn ông đồng tính luyến ái và

dị tính luyến ái và kết luận: những người đồng tính luyến ái có mẹ chiếm vị trí

chủ đạo và cha yếu thế, họ bị che chở quá mức. Quan điểm này của phân

tâm học cổ điển không được sự ủng hộ (LeVay, 1996) vì anh chị em thường

(không phải là song sinh với họ) không có cùng định hướng tình dục với họ.

Quan điểm cho rằng đồng tính luyến ái là do con trai bị bố ruồng bỏ nên

họ luôn thiếu hụt tình cảm của người cha và tìm kiếm nó ở những người đàn

ông khác cũng không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia.

Học thuyết "cám dỗ" (cho rằng thanh niên đồng tính luyến ái do bị

người đồng tính luyến ái lớn tuổi hơn dẫn dắt vào kiểu sống này) cũng không

có minh chứng. Ngay cả việc được nuôi dạy bởi bố hoặc mẹ đồng tính luyến

ái cũng ít để lại dấu ấn lên định hướng tình dục sau này của cá nhân (Bailey

và đồng nghiệp, 1995; Golombok và Tasker, 1996).

Phần lớn dữ liệu của các nghiên cứu nói trên được thu thập từ những

người đến điều trị tại chuyên khoa tâm thần nhằm giải quyết vấn đề tình cảm,

nên họ không đại diện cho giới đồng tính luyến ái nói chung. Chúng ta không

thể biết được hiện tượng đồng tính luyến ái của họ là kết quả của thời thơ ấu

bất hạnh hay ngược lại, định hướng đồng tính luyến ái đã tạo ra thời thơ ấu

bất hạnh; hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của hai sự kiện.

Một dự án nghiên cứu tại San Francisco được Bell, Weinberg và

Hammersmith công bố vào năm 1981. Họ đã nghiên cứu một số lớn những

người đàn ông và đàn bà đồng tính luyến ái. Điều đáng chú ý là phần lớn

Page 74: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

những người này không phải là bệnh nhân của bác sĩ tâm thần. Các nhà

nghiên cứu làm quen với đối tượng thông qua mục rao vặt trên báo, lui tới

những quán bar và hiệu sách của những người đồng tính luyến ái hoặc yêu

cầu những người đồng tính luyến ái giới thiệu bạn bè. Đối tượng được hỏi về

quan hệ của họ với bố mẹ, anh chị em ruột và bạn bè cũng như về tình cảm,

về nhận dạng giới và về hoạt động tình dục. Kết quả điều tra không ủng hộ

những học thuyết cổ điển về đồng tính luyến ái. Những kết luận chính của

nghiên cứu như sau:

1. Định hướng tình dục đa phần được xác lập trong tuổi thanh niên và

đa phần là đồng tính luyến ái hoặc dị tính luyến ái. Một điềm báo đơn lẻ và

quan trọng về đồng tính luyến ái là sự tự nhận thức được những tình cảm

đồng tính luyến ái. Những tình cảm này thường xuất hiện ba năm trước khi cá

nhân tham gia vào hoạt động tình dục đồng tính luyến ái. Điều này khẳng định

rằng đồng tính luyến ái là xu hướng nội tâm sâu sắc. Điều này cũng chỉ ra

rằng sự dẫn dắt của cá nhân cùng giới nhiều tuổi hơn có vai trò quan trọng

trong sự phát triển đồng tính luyến ái.

2. Phần lớn người đồng tính luyến ái đã từng tham gia những hoạt

động dị tính luyến ái khi còn là thanh thiếu niên nhưng cảm thấy những trải

nghiệm này không dễ chịu. Khuôn mẫu này tồn tại dai dẳng cho tới khi họ trở

thành người trưởng thành.

3. Có một tương quan lớn giữa sự không tuân thủ vai giới trong tuổi

thiếu niên và phát triển đồng tính luyến ái. Sự không tuân thủ vai giới đặc

trưng bởi sự ác cảm với ứng xử nam tính ở con trai và ứng xử nữ tính ở con

gái. Ví dụ, trong số nam đồng tính luyến ái chỉ có 11% cho biết là thích những

hoạt động đàn ông (con số này ở nam dị tính luyến ái là 70%); 46% thích các

hoạt động nữ giới (con số tương ứng ở nam dị tính luyến ái là 11%). Điều xảy

ra đối với nữ đồng tính luyến ái là tương tự: 62% tự mô tả mình là nam giới

khi còn bé (chỉ có 10% nữ dị tính luyến ái có tuyên bố tương tự).

4. Quan hệ tồi với bố là điềm báo có tính tương quan vừa phải với đồng

tính luyến ái ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, quan hệ cá nhân với mẹ không dự

Page 75: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

báo sự đồng tính luyến ái tương lai. Kết quả này đối chọi với những học

thuyết cổ điển về người mẹ chiếm vị trí chủ đạo và che chở quá mức. Đồng

thời, việc cá nhân đồng tính luyến ái có quan hệ tồi với bố cũng không đủ để

kết luận là bố xô đẩy con vào con đường này hay là việc những cá nhân này

có ứng xử lệch chuẩn, làm cho bố khó chịu và do vậy gây ra sự xung khắc

giữa hai bố con.

e) Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của những cặp đồng tính luyến ái

Ở Mỹ, có vài triệu cặp đồng tính luyến ái là bố mẹ. Trong một số trường

hợp, đứa con được sinh ra trong những quan hệ hôn nhân dị giới trước đó.

Trong một số trường hợp khác, bố mẹ đồng tính luyến ái nhận trẻ em làm con

nuôi hoặc đẻ con nhờ thụ tinh nhân tạo (Flaks và đồng nghiệp, 1995;

Patterson, 1995). Trước đây, rất nhiều luật gia Mỹ phản đối việc bố mẹ đồng

tính luyến ái nuôi dạy trẻ em, do các luật sư phủ nhận quyền này trên cơ sở

định hướng tình dục của họ. Theo quan điểm của một số người, những người

đồng tính luyến ái không hoàn toàn khỏe mạnh về tinh thần, một số người

khác cho rằng những bố mẹ này sẽ quấy rối tình dục con cái hoặc bạn của

chúng sẽ bêu riếu, hành hạ chúng do có bố mẹ đồng tính luyến ái. Nhưng có

lẽ sự chống đối mạnh nhất lại là do nhiều người lo sợ con cái những người

đồng tính luyến ái sẽ trở thành đồng tính luyến ái (Bailey và đồng nghiệp,

1995).

Nhưng những lo lắng này không hề có cơ sở. Theo kết quả nghiên cứu,

có hơn 90% thanh niên có bố mẹ đồng tính luyến ái có định hướng tình dục

lưỡng tính luyến ái. Tỷ số này không sai khác lớn lắm so với tỷ số tương tự

của những thanh niên được dưỡng dục trong gia đình bố mẹ dị tính luyến ái.

Về mặt nhận thức, tình cảm và đạo đức, những thanh niên có bố mẹ đồng

tính luyến ái hoàn toàn bình thường như những thanh niên có bố mẹ dị tính

luyến ái (Flack và đồng nghiệp, 1995; Patterson, 1994). Những bố mẹ đồng

tính luyến ái cũng hiểu biết về việc nuôi dạy trẻ không kém những bố mẹ dị

tính luyến ái (Bigner và Jacobsen, 1989; Flack và đồng nghiệp, 1995). Bạn

Page 76: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

tình của các bố mẹ đồng tính luyến ái thường gắn bó với các trẻ em này và

chăm sóc chúng. Thật ra, con của những người đồng tính luyến ái còn hạnh

phúc hơn con của những người dị tính luyến ái độc thân nhưng có bạn tình

(Patterson, 1995).

7. Vấn đề lưỡng tính luyến ái

Thuật ngữ dị tính luyến ái và đồng tính luyến ái thường dùng để phân

loại cá nhân theo giới của đối tượng tình dục. Nhưng phân loại này không

phải lúc nào cũng phản ánh đúng đắn sự phức tạp của định hướng tình dục

của cá nhân và cuộc sống tình dục của nhân loại.

Không phải tất cả những cá nhân có trải nghiệm tình dục với cả hai giới

đều tự nhận dạng mình là lưỡng tính luyến ái. Có rất nhiều cá nhân có trải

nghiệm tình dục với người cùng giới lại nhận dạng mình là dị tính luyến ái. Lý

do có thể là những trải nghiệm này xảy ra trong tình huống bị cách ly với các

cá nhân khác giới. Những hành vi này được thực hiện không kèm theo ý thức

về định hướng đồng tính hoặc lưỡng tính luyến ái. Ngoài ra, có một vài cá

nhân thỉnh thoảng tìm kiếm quan hệ tình dục cùng giới chỉ vì muốn thử cảm

giác lạ trong tình dục.

Những cá nhân thực sự nhận dạng bản thân là lưỡng tính luyến ái có

bạn tình thuộc cả hai giới và phủ nhận cả hai nhận dạng dị tính luyến ái và

đồng tính luyến ái. Đôi khi họ chỉ có một vài trải nghiệm tình dục cùng giới,

còn đa phần là trải nghiệm khác giới nhưng họ vẫn nhận dạng mình là lưỡng

tính. Trong phần lớn các trường hợp, những người lưỡng tính có giai đoạn

này bị cuốn hút bởi người khác giới, giai đoạn kia bị cuốn hút bởi người cùng

giới. Các giai đoạn có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm.

a) Sự hình thành nhận dạng bản thân là lưỡng tính luyến ái

Hiện tượng lưỡng tính luyến ái còn ít được nghiên cứu. Quá trình hình

thành nhận dạng của người lưỡng tính luyến ái phức tạp. Nó đòi hỏi việc chối

bỏ cả hai loại dị tính luyến ái và đồng tính luyến ái. Những người lưỡng tính

luyến ái thường thấy mình bị xa lánh bởi những người đồng tính luyến ái cũng

Page 77: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

như dị tính luyến ái. Họ bị người dị tính luyến ái coi là đồng tính luyến ái,

nhưng những người đồng tính luyến ái lại coi họ là những kẻ đùa giỡn trong

định hướng tình dục của mình (Weinberg, Williams và Pryor, 1994).

Mô hình đầu tiên về việc hình thành lưỡng tính luyến ái được Martin

Weinberg, Colin Williams và W. Pryor phát triển vào năm 1994. Theo mô hình

này, quá trình tiến triển qua vài giai đoạn:

Giai đoạn đầu - thường kéo dài hàng năm - là giai đoạn bối rối. Rất

nhiều người lưỡng tính luyến ái cảm thấy bị đè nén khi thấy mình bị cuốn hút

tình dục đối với thành viên của cả hai giới. Một số cho rằng sự cuốn hút tình

dục đối với người cùng giới là kết thúc của việc đồng tính luyến ái. Một số

khác bị rối loạn khi không thể phân loại những tình cảm của mình là dị tính

luyến ái hay đồng tính luyến ái.

Giai đoạn hai là giai đoạn tìm thấy và đặt tên cho tình trạng là lưỡng

tính luyến ái. Đối với nhiều cá nhân, việc phát hiện ra sự tồn tại của lưỡng

tính luyến ái là bước ngoặt. Một vài cá nhân cho rằng những trải nghiệm tình

dục dị tính luyến ái hoặc đồng tính luyến ái ban đầu cho phép họ cảm thấy

tình dục với cả hai giới đem lại sự vui thích. Những cá nhân khác biết được

thuật ngữ lưỡng tính luyến ái từ bạn bè và đem áp dụng cho bản thân.

b) Các loại lưỡng tính luyến ái

Các nhà nghiên cứu cho biết không có sự đồng nhất trong lưỡng tính

luyến ái (Weinberg, Collins và Pryor, 1994). Theo các ông, có thể phân lưỡng

tính luyến ái thành năm loại: thuần nhất (pure), nửa vời (midrange), khuynh

hướng dị tính luyến ái (heterosexual leaning), khuynh hướng đồng tính luyến

ái (homosexual leaning) và đa thể (varied). Sự phân loại này dựa trên niềm tin

là định hướng tình dục đòi hỏi cảm xúc tình dục, ứng xử tình dục và những

tình cảm yêu đương. Chỉ có 2% đàn ông và đàn bà lưỡng tính luyến ái là loại

thuần nhất, tức là bị cuốn hút tình dục trong cả ba phương diện đối với cả hai

giới. Một phần ba là nửa vời do chỉ cảm thấy cảm xúc tình dục và có ứng xử

tình dục; 15% thấy mình có khuynh hướng đồng tính luyến ái; 45% đàn ông

và 20% đàn bà trong giới này có khuynh hướng dị tính luyến ái; 10% có thể

Page 78: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

coi là đa thể. Họ có thể có nhiều chất dị tính luyến ái theo một thang đo nào

đó và nhiều chất đồng tính luyến ái theo một thang đo khác.

c) Bản chất của quan hệ lưỡng tính luyến ái

Đối với những người lưỡng tính luyến ái, quan hệ cùng giới và khác

giới khác nhau như thế nào? Về phương diện trải nghiệm tình dục, nếu trong

cặp có ít nhất một người đàn bà thì quan hệ có tính nhẹ nhàng, tình cảm và

chất lượng quan hệ tiến triển chậm hơn. Bạn tình đàn ông có tính thô bạo,

khẩn trương và chủ đạo hơn. Về phương diện cảm xúc, cả nam và nữ lưỡng

tính luyến ái đều công nhận tình dục với bạn tình nam giới có tính phi cá thể

và ít nhạy cảm hơn so với bạn tình là nữ giới. Nhưng cả hai giới đều cho rằng

bạn tình cùng giới cởi mở hơn và dễ hiểu hơn.

Những người lưỡng tính luyến ái nhận thấy cường độ, biểu hiện và

mức độ ràng buộc của quan hệ phụ thuộc vào bạn tình là cùng giới hay khác

giới. Khác biệt quan trọng nhất là đàn ông khó thể hiện tình cảm của mình.

Một khác biệt nữa nằm trong cường độ của quan hệ. Đàn bà cảm thấy khó

kiểm soát bạn tình đàn ông và có sự bình đẳng hơn trong quan hệ với bạn

tình cũng là đàn bà.

IV. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Ở TUỔI THANH NIÊN

1. Khái niệm về bản thân ở tuổi thanh thiếu niên

Khi tự đánh giá bản thân, thanh niên thường dùng nhiều từ tâm lý hơn

so với thiếu niên. Ngoài ra, thanh niên bắt đầu hiểu rằng trong những tình

huống khác nhau, họ sẽ biểu hiện những nét nhân cách khác nhau. Điều này

có thể làm cho họ ngỡ ngàng và lo lắng. Susan Harter và Ann Monsour

(1992) đã yêu cầu thanh thiếu niên 13, 15 và 17 tuổi mô tả bản thân khi họ:

(1) cùng bố mẹ, (2) cùng bạn bè, (3) cùng người yêu và (4) cùng thầy cô và

các bạn cùng lớp. Thông báo của thiếu niên 13 tuổi chứa ít những sự không

nhất quán và các em cũng ít quan tâm, lo lắng về sự không nhất quán này

nếu phát hiện ra chúng. Ngược lại, thanh niên 15 tuổi đưa ra rất nhiều đặc

trưng đối nghịch nhau và rất bối rối về việc này. Ví dụ, một cô bé 15 tuổi mô tả

Page 79: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

mình là hạnh phúc khi ở cùng bạn bè nhưng ở nhà thì bị trầm uất. Có vẻ như

thanh niên cảm thấy trong con người mình có vài nhân cách khác nhau và tập

trung tìm kiếm nhân cách "thật sự" của bản thân. Điều thú vị là những thanh

niên bị bối rối nhất về sự không nhất quán của nhân cách lại là những thanh

niên có những ứng xử sai, cố gắng hành động khác với tính cách để cải thiện

ấn tượng về họ hoặc để bố mẹ và bạn bè đồng tình với ứng xử của họ.

Không may là những thanh niên thường xuyên có những ứng xử khác với

tính cách lại là những thanh niên ít hiểu biết nhất về bản thân (Harter và đồng

nghiệp, 1996).

Sự không nhất quán về hình ảnh của nhân cách ít khi làm thanh niên

bối rối. Thanh niên thường hợp nhất bản thân với một hình ảnh mạch lạc hơn,

có độ phân giải cao hơn và lý giải được sự không nhất quán. Ví dụ, một thanh

niên 17 tuổi có thể thấy việc mình bình tĩnh và thoải mái trong hầu hết các tình

huống, ngoại trừ khi hẹn hò là dễ hiểu vì bản thân chưa bao giờ hẹn hò. Hoặc

sự vui vẻ với bạn trong trường hợp này nhưng cáu gắt trong trường hợp khác

có thể giải thích bằng trạng thái ủ rũ, buồn rầu của bản thân. Harter và

Monsour cho rằng sự phát triển nhận thức - cụ thể là khả năng tư duy thao

tác hình thức (cho phép so sánh hai nét tính cách trừu tượng là vui vẻ và cáu

kỉnh để tìm ra nội dung cao hơn là trạng thái buồn rầu, ủ rũ) đã tạo ra sự thay

đổi trong việc cảm nhận bản thân.

Trong giai đoạn phát triển từ nhi đồng đến thanh niên, khái niệm về bản

thân ngày càng trở nên giàu tính tâm lý hơn, trừu tượng hơn, mạch lạc và

phức hợp hơn. Thanh niên rất thành thạo trong việc phân tích bản thân, có

thể hiểu và tự nhận thức được hoạt động của nhân cách của mình.

2. Tự đánh giá

a) Sự phát triển của tự đánh giá

Trong độ tuổi thanh niên, một số thước đo mới như năng lực trong

công việc, sự hấp dẫn trong tình yêu và tình bạn thân thiết trở thành những

đóng góp quan trọng đối với sự tự đánh giá tổng thể của một cá nhân về bản

thân. (Masden và đồng nghiệp, 1995). Các thước đo này tác động hơi khác

Page 80: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

nhau lên sự tự đánh giá của thanh nữ và nam thanh niên (Thorne và

Michaelieu, 1996). Những thanh nữ có tự đánh giá cao thường được bạn bè

hỗ trợ; trong khi các nam thanh niên tự đánh giá cao khi có khả năng tác động

một cách có hiệu quả lên bạn bè. Tự đánh giá thấp ở thanh nữ thường đồng

hành với thất bại trong việc được bạn bè ủng hộ; còn tự đánh giá thấp ở nam

thanh niên thường song hành với việc không hiểu biết trong tình yêu, cụ thể là

thất bại trong việc tìm bạn gái và không được các bạn gái thích.

Theo Erik Erikson (1963), stress và sự căng thẳng của tuổi thanh niên

làm cho phần lớn thanh niên tự xem xét lại không những bản thân mà cả sự

hiểu biết và uy tín của mình và do đó nghi ngờ sự tự đánh giá bản thân đã

được hình thành ở độ tuổi thiếu niên. Thanh niên - sau khi trải qua những

biến đổi thể chất, nhận thức và xã hội do tuổi dậy thì - thường bối rối và sự tự

đánh giá bản thân của họ bị suy giảm. Họ bắt đầu tìm kiếm sự tự đánh giá

bản thân theo kiểu người trưởng thành (có tính ổn định hơn).

Thật vậy, một vài thanh niên bị suy giảm tự đánh giá sau khi tốt nghiệp

phổ thông cơ sở (nơi mà họ là những học sinh lớn tuổi nhất và do đó được

coi trọng) để vào phổ thông trung học (nơi mà họ là học sinh nhỏ tuổi nhất và

hầu như không có năng lực trong công việc) (Seidman và đồng nghiệp, 1994;

Simmons và đồng nghiệp, 1987). Sự suy giảm tự đánh giá này được coi là

lớn nhất khi những yếu tố tạo stress có quá nhiều. Ví dụ, việc chuyển từ cấp II

sang cấp III, sự bối rối khi hình thể thay đổi do dậy thì, sự quan tâm và hẹn hò

với bạn khác giới,... (Simmons và đồng nghiệp, 1987). Hơn thế nữa, thanh

niên còn phải đối mặt với nhiều rắc rối ở trường và ở nhà hơn so với tuổi

thiếu niên. Những stress này làm tăng những cảm nhận tình cảm tiêu cực mà

thanh niên phải chịu đựng (Larson và Ham, 1993; Seidman và đồng nghiệp,

1994). Vì vậy, giai đoạn đầu của tuổi thanh niên có thể là trải nghiệm khá đau

đớn và làm cho một số rất ít thanh niên quyết định tự tử.

Tham khảo: Tự tử ở tuổi thanh niên: sự hủy hoại bi kịch của cái tôi

Đối với những người không bao giờ có ý định tự tử thì việc ý nghĩ tự sát

khá là phổ biến đối với thanh niên là một điều đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, hiện

Page 81: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

tượng này khá phổ biến, đến nỗi các nhà xã hội học của một số nước phát

triển như Mỹ, Nhật Bản cũng phải lên tiếng cảnh báo. Trong một nghiên cứu

về thanh niên, 56% nói rằng ít nhất cũng có một lần có ý định tự sát và 5% đã

thử tự tử (Windle và Windle, 1997). Tỷ lệ tự tử trong độ tuổi từ 13 đến 15 tăng

trong ba thập niên qua. Nữ thanh niên nói chung thử tự sát nhiều hơn nam

thanh niên nhưng nam thanh niên được cứu sống ít hơn do họ sử dụng

những hình thức tự tử bạo lực hơn như treo cổ hoặc súng ống.

Khác với người trưởng thành và có tuổi, sự tự sát của thanh niên

thường không phải là quyết định kết thúc mọi chuyện mà là sự kêu cứu. Rất

nhiều thanh niên tự tử vì mong muốn cải thiện cuộc sống. Họ mong muốn tìm

thấy cách thức bắt người khác xem xét vấn đề của họ một cách nghiêm túc

thông qua việc tự tử; nhưng họ đã tính sai hoặc họ tự tử theo một xung động

nhất thời. Vì vậy, họ chết trước khi được giúp đỡ (Berman và Jobes, 1991;

Rubenstein và đồng nghiệp, 1989).

Không may là không thể nhận biết được những thanh niên có ý định tự

sát. Họ thuộc mọi chủng tộc và giai tầng, thậm chí con cái những gia đình trí

thức, khá giả, sung túc cũng đôi khi có ý định tự vẫn. Tuy nhiên, vẫn có một

vài dấu hiệu khá mơ hồ. Những thanh niên tự sát thường bị trầm cảm nghiêm

trọng, sử dụng những chất gây nghiện hoặc có những hành động chống đối

xã hội (Ủy ban Thanh niên Mỹ, 1996; Vannatta, 1996). Họ thường có quan hệ

xấu với bố mẹ, bạn bè hoặc người yêu, kết quả học tập tồi và đánh mất mọi

sự quan tâm đối với những hoạt động giải trí hoặc ham mê khi rơi vào tình thế

tuyệt vọng. Họ bị phân rã nhân cách và cảm thấy không thể vượt qua được

những vấn đề của bản thân (Berman và Jobes, 1991; Wagner, 1997).

Bạn bè và xã hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa

hành động tự tử của thanh niên thông qua việc nhận biết những tín hiệu đáng

ngại và khuyến khích những thanh niên bị trầm uất nói ra các vấn đề của

mình. Đây là điều mà người lớn thường không làm vì cho rằng những cơn

trầm uất của thanh niên là biểu hiện của sự nổi loạn của độ tuổi thanh niên.

Nếu những thanh niên này thổ lộ ý định tự tử thì bạn bè sẽ khuyên giải và chỉ

Page 82: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

ra những cách giải quyết vấn đề khác. Nhưng điều tốt nhất mà bạn bè có thể

làm được cho các thanh niên này là kể lại những gì mình biết cho những

người có khả năng giúp đỡ như bố mẹ, thầy cô,...

Mặt khác, bố mẹ cũng nên có thái độ nghiêm túc với những ý định hoặc

đe dọa tự tử của con cái. Nên có sự giúp đỡ về trị liệu tâm lý sau khi thanh

niên có ý đồ tự tử không thành, vì thanh thiếu niên có thể lại tiếp tục tự vẫn

nếu vấn đề của họ vẫn không được giải quyết.

b) Đóng góp của xã hội vào tự đánh giá

Ở tuổi thanh niên, tác động của bạn bè lên tự đánh giá ngày càng trở

nên hiện hữu hơn. Điều này thể hiện ở chỗ một trong những tiêu chuẩn xây

dựng sự tự đánh giá cao là chất lượng của tình bạn với những người bạn

thân nhất. Theo điều tra, khi những người trưởng thành hồi tưởng về tuổi

thanh niên, những hồi ức mạnh mẽ và tốt đẹp nhất là về tình bạn và tình yêu;

gia đình, người thân ít được nhắc tới (Thorne và Michaelieu, 1996).

3. Sự phát triển của động cơ thành đạt

Bạn bè cũng là một nguồn tác động lên động cơ thành đạt của thanh

niên. Bạn bè có thể ủng hộ những nỗ lực của bố mẹ trong việc phát triển động

cơ thành đạt của con cái, nhưng đôi khi lại làm giảm những nỗ lực này. Ở Mỹ,

áp lực của việc bạn bè ngăn cản nỗ lực học tập đặc biệt mạnh mẽ trong tầng

lớp học sinh gốc Latinh và gốc Phi xuất thân từ những gia đình có thu nhập

thấp (Slaughter - Defoe và đồng nghiệp, 1990; Tharp, 1989). Những học sinh

gốc Phi học giỏi thật sự có nguy cơ bị các bạn gốc Phi tẩy chay nếu thành

tích học tập của họ làm cho họ bị các bạn coi là giống như người da trắng

(Ford và Harris, 1996; Fordham và Ogbu, 1986).

Đồng thời, những thanh niên có bố mẹ đánh giá cao về học vấn và lao

động cật lực để thành đạt thường có xu hướng kết bạn với những thanh niên

có cùng hệ thống giá trị. Một nghiên cứu (Fuligni, 1997) gần đây cho thấy

những thanh niên gốc Latinh, Nam Á, Philippin di cư có thành tích học tập cao

hơn những thanh niên cùng chủng tộc nhưng sinh ra ở Mỹ. Bố mẹ những

Page 83: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

thanh niên di cư thường có học vấn thấp và hầu như không nói tiếng Anh khi

ở nhà, nhưng họ đánh giá cao học vấn. Thêm vào đó, con cái họ kết bạn với

thanh niên yêu thích việc học hành và do đó được những thanh niên này trao

đổi bài vở với họ, giúp họ trong học tập. Sự ủng hộ kiểu này của bạn bè tiếp

sức cho những nỗ lực của bố mẹ nên đã tạo ra thành tích học tập cao ở

những học sinh gốc Phi và Trung Quốc (Ford và Harris, 1996; Chen, Rubin và

Li, 1997). Có lẽ đây cũng là yếu tố thúc đẩy thành tích học tập của học sinh

thuộc tất cả các giai tầng.

Động cơ thành đạt chưa phải là tất cả để thanh niên trở nên thành đạt.

Việc thanh niên tự đánh giá mình là thành đạt hay không còn phụ thuộc vào

hệ thống các đặc trưng thành đạt của họ - tức là cách họ đánh giá nguyên

nhân thành công hay thất bại trong kết quả hoạt động của họ.

Bernard Weiner (1974; 1986) thấy rằng thanh niên và người trưởng

thành có xu hướng gán ghép cho thành công và thất bại của họ một hay một

vài nguyên nhân trong bốn nguyên nhân sau: (1) năng lực (hoặc thiếu năng

lực), (2) nỗ lực, (3) sự khó khăn của tác vụ, và (4) may mắn (hoặc không

may).

Bảng 4. Phân loại nguyên nhân thành công theo Weiner

Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân

ổn định

Năng lực

"Tôi không có khả năng

toán học".

Sự khó khăn của tác vụ

"Bài kiểm tra quá dài và quá

khó".

Nguyên nhân

không ổn định

Nỗ lực

"Đáng lẽ tôi phải chăm

học hơn".

May mắn

"Rủi quá! Câu hỏi lại trúng vào

những vấn đề mà mình không

học".

Những nguyên nhân ổn định tạo ra kỳ vọng thành công ổn định, tức là

kỳ vọng thành công (tích cực hoặc tiêu cực) ít thay đổi. Do đó nó không thúc

đẩy phát triển động cơ thành đạt. Ví dụ, nếu tôi bị điểm toán thấp vì tôi không

Page 84: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

có khả năng toán học (hoặc vì bài kiểm tra lần này quá khó và quá dài) thì

điều này không thúc đẩy tôi học toán. Những nguyên nhân không ổn định

(may mắn và nỗ lực) biến động lớn từ lần này đến lần khác tạo ra kỳ vọng

thành công thay đổi, nên nó thúc đẩy động cơ thành đạt. Ví dụ, lần này điểm

thấp do chưa nỗ lực học (hoặc ít may mắn) thì tôi sẽ nỗ lực học hơn vì tôi có

thể khắc phục được yếu kém hoặc may mắn hơn vào lần sau.

Theo Weiner, việc phân loại nguyên nhân thành khách quan và chủ

quan cũng đặc trưng cho cách đánh giá kết quả của bản thân. Nếu ta cho

rằng kết quả tốt của kỳ kiểm tra là do nguyên nhân chủ quan (năng lực cao

hoặc nỗ lực lớn) thì chúng ta sẽ đánh giá kết quả cao hơn so với trường hợp

do nguyên nhân khách quan (do may mắn hoặc do bài dễ).

Có thể dễ dàng thấy rằng nếu cá nhân quen với tự đánh giá bản thân

có năng lực cao thì do nguyên nhân này là ổn định và chủ quan nên cá nhân

đó sẽ kỳ vọng vào thành tựu cao trong tương lai. Nếu cá nhân coi thất bại là

do chưa nỗ lực thì do nỗ lực là nguyên nhân chủ quan và không ổn định nên

cá nhân có thể tin rằng mình sẽ trình diễn tốt hơn trong tương lai nếu có nỗ

lực tương xứng.

Theo Carol Dweck và đồng nghiệp (Dweck và Elliott, 1983; Dweck và

Leggett, 1988), thanh niên có quan điểm rất khác nhau trong việc gán nguyên

nhân cho thất bại hoặc thành công của mình. Một vài thanh niên có định

hướng chủ quan: họ cho rằng thành công là nhờ họ có năng lực cao còn thất

bại là do khách quan ("Bài này mơ hồ và không hay"), hoặc cho rằng đó là do

những nguyên nhân không ổn định và họ có thể dễ dàng vượt qua ("Tôi sẽ

làm tốt hơn nếu tôi cố gắng học hơn"). Những thanh niên này được gọi là

định hướng chủ quan, vì mặc dù họ tin rằng năng lực là đặc tính ổn định của

tính cách nhưng họ cho rằng bằng nỗ lực bản thân, họ sẽ thành công. Những

thanh niên này không hề sợ đối mặt với thách thức mặc dù có thể họ đã thất

bại trong những tác vụ tương tự trong quá khứ.

Có một số thanh niên khác lại thường gán cho thành công hoặc thất bại

của mình những nguyên nhân không ổn định như lao động cật lực hoặc may

Page 85: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

mắn. Họ không đánh giá cao bản thân (không coi mình là có năng lực). Họ

cho rằng thất bại của mình là do những nguyên nhân ổn định và chủ quan, cụ

thể là sự thiếu vắng năng lực. Điều này làm cho họ không kỳ vọng vào thành

công trong tương lai và không bền bỉ. Dweck cho rằng những thanh niên này

biểu hiện định hướng bất lực đã được kiểm nghiệm. Họ cho rằng nếu thất bại

là do những nguyên nhân ổn định (thiếu năng lực) thì họ không thể thay đổi

được; họ lưỡng lự và không có động cơ để cải thiện tình huống. Vì vậy họ

không cố gắng và trở nên vô vọng (Pomerantz và Ruble, 1997). Thật không

may là thậm chí ngay những thanh niên tài năng đôi khi cũng bị tiêm nhiễm

định hướng này và do đó thành tích học tập của họ bị suy giảm nghiêm trọng

(Fincham, Hokada và Sanders, 1989; Phillips, 1984).

Định hướng bất lực thường phát triển ở những thanh niên mà bố mẹ và

thầy cô khen ngợi họ đã nỗ lực khi họ thành công và phê phán họ bất tài khi

họ thất bại (Dweck, 1978). Thậm chí trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 6 cũng có thể

có định hướng này nếu chúng thường bị trừng phạt hoặc phê phán khi thất

bại đến nỗi chúng nghi ngờ khả năng của bản thân (Burhans và Dweck, 1995;

Heyman, Dweck và Cain, 1992). Ngược lại, bố mẹ và thầy cô có thể làm tăng

năng lực của thanh thiếu niên nếu khen ngợi khả năng khi họ thành công và

phê bình sự thiếu nỗ lực khi họ thất bại.

Để giúp đỡ những thanh thiếu niên định hướng bất lực, phải giúp họ tái

tạo đặc trưng tự đánh giá bản thân, tức là gán cho thất bại của họ những

nguyên nhân không ổn định, cụ thể là do chưa đủ cố gắng và vì vậy họ có thể

cải thiện tình thế.

Dweck (1975) đã kiểm định giả thiết của mình bằng cách chia những

thanh thiếu niên đã nhiều lần thất bại trong giải toán thành hai nhóm. Trong

chương trình thực nghiệm kéo dài 25 buổi, một nhóm được chữa trị bằng

"thành công đơn thuần" (chỉ cho những bài tập mà họ có thể giải được và

phát phiếu chứng nhận sau mỗi một bài giải đúng); nhóm thứ hai được chữa

trị bằng "tái tạo đặc trưng tự đánh giá" (tức là cho họ những bài tập vừa sức,

mỗi khi không giải được bài thì khuyến khích họ gán cho thất bại của mình

Page 86: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

nguyên nhân không ổn định, cụ thể là do nỗ lực chưa đủ). Đến cuối đợt thực

nghiệm, những thanh thiếu niên được chữa trị "tái tạo đặc trưng tự đánh giá"

có trình diễn tốt hơn trong việc giải toán và họ cho rằng nguyên nhân thất bại

của họ là do nỗ lực chưa đủ. Những thanh thiếu niên được trị liệu "thành công

đơn thuần" không tỏ ra có cải thiện, từ bỏ việc giải toán ngay khi bị thất bại

trong lần giải thử đầu tiên. Vì vậy, việc những thanh thiếu niên định hướng bất

lực thấy mình có khả năng thành công chưa đủ để thay đổi thái độ đối với thất

bại. Phải dạy cho họ thái độ xây dựng hơn đối với thất bại: họ phải cảm thấy

sẽ vượt qua được thách thức nếu họ nỗ lực hơn.

Nhưng cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa việc hình thành định hướng bất

lực. Ngoài việc khen ngợi khả năng của thanh thiếu niên khi họ thành công và

tránh việc hạ thấp tự đánh giá của họ khi họ thất bại, gia đình và nhà trường

còn có thể thay đổi mục đích mà thanh thiếu niên theo đuổi khi học để phòng

ngừa định hướng bất lực. Thanh thiếu niên với định hướng bất lực thường

theo đuổi mục đích trình diễn (chứng tỏ năng lực) và do đó bỏ cuộc khi gặp

khó khăn vì mục tiêu không vừa tầm (Elliott và Dweck, 1988; Erdley và đồng

nghiệp, 1997). Thanh thiếu niên định hướng chủ quan thường theo đuổi mục

đích học hỏi nhằm làm gia tăng năng lực bản thân. Vì vậy, nhà trường và gia

đình cần nhấn mạnh sự làm chủ kiến thức; việc này sẽ giúp thanh thiếu niên

với định hướng bất lực thay đổi chiến lược hành động, đồng thời họ cũng có

thể nâng cao năng lực và thay đổi dần dần định hướng của bản thân.

4. Nhận dạng bản thân

Theo Erik Erikson (1963), rào cản phát triển chính mà thanh niên phải

đối mặt là sự phát triển nhận dạng bản thân - cảm nhận mạnh mẽ và vững

chắc về việc mình là ai, mình có thiên hướng gì và đâu là vị trí của mình trong

xã hội. Định hình nhận dạng bao gồm rất nhiều chọn lựa quan trọng có tính

ràng buộc: nghề nghiệp, tôn giáo, chính trị, hệ thống đạo đức và giá trị, địa vị

xã hội hiện tại và tương lai,... Erik Erikson dùng thuật ngữ "khủng hoảng nhận

dạng" để mô tả cảm nhận bối rối, lo lắng mà thanh niên phải trải qua khi tìm

hiểu bản thân trong hiện tại và quyết định hình ảnh bản thân trong tương lai.

Page 87: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

James Marcia (1980) đã thiết kế phỏng vấn có cấu trúc để giúp nhà

nghiên cứu phân loại thanh niên theo bốn trạng thái: khuếch tán, kế thừa, trì

hoãn và thành công nhận dạng có liên quan đến nhận dạng nghề nghiệp, tôn

giáo, định hướng tình dục và hệ thống giá trị chính trị.

Khuếch tán nhận dạng

Những cá nhân thuộc loại khuếch tán nhận dạng vẫn chưa nghĩ tới

hoặc giải quyết vấn đề nhận dạng và thất bại trong việc vạch ra đường lối cho

cuộc đời. Ví dụ: "Tôi chưa thật sự quan tâm đến vấn đề tôn giáo và tôi cho

rằng tôi không biết chính xác mình tin vào cái gì".

Kế thừa nhận dạng

Cá nhân thuộc loại kế thừa nhận dạng có và tuân thủ nhận dạng bản

thân. Nhưng nhận dạng của họ không được hình thành trên cơ sở của sự

khủng hoảng khi phải quyết định cái gì là tốt nhất cho bản thân mà là một

nhận dạng có được do kế thừa. Ví dụ: "Bố mẹ tôi là người theo Thiên Chúa

giáo, vì vậy tôi là người Thiên Chúa giáo; tôi từ nhỏ đã là người Thiên Chúa

giáo".

Trì hoãn nhận dạng

Cá nhân trong trạng thái này đang trải nghiệm cái mà Erikson gọi là

"khủng hoảng nhận dạng", đang tích cực đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời

về nhận dạng bản thân. Ví dụ: "Tôi đánh giá cao niềm tin của mình và tôi hy

vọng rằng tôi biết được cái gì là tốt cho bản thân. Tôi đồng ý với phần lớn các

giáo điều của nhà thờ Thiên Chúa giáo, tuy nhiên, tôi còn nghi ngờ về một số

giáo điều. Hy vọng là tôi sẽ tìm thấy câu trả lời trong một tôn giáo khác".

Thành công nhận dạng

Cá nhân thành công nhận dạng đã giải quyết xong những vấn đề nhận

dạng bằng cách đã tự mình giải quyết từng vấn đề cụ thể liên quan đến mục

đích, niềm tin và hệ thống giá trị. Ví dụ: "Sau khi suy nghĩ và tìm hiểu kỹ càng

tôn giáo của mình và các tôn giáo khác, tôi đã hiểu ra mình tin vào điều gì và

không tin gì". 

Page 88: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

a) Những xu hướng phát triển của định hình nhận dạng

Mặc dù Erikson giả định rằng khủng hoảng nhận dạng xuất hiện ở giai

đoạn đầu của tuổi thanh niên và được giải quyết trong độ tuổi từ 15 đến 18,

nhưng thực tế cho thấy đánh giá này lạc quan quá mức. Phillip Meilman

(1979) khảo sát trạng thái nhận dạng của nam thanh thiếu niên độ tuổi từ 12

đến 24 và nhận thấy khủng hoảng nhận dạng xuất hiện sớm hơn nhưng lại

được giải quyết muộn hơn. Phần lớn thanh thiếu niên (12 đến 18 tuổi) có

nhận dạng khuếch tán hoặc kế thừa và phần lớn họ đạt được trạng thái nhận

dạng trì hoãn hoặc thành công khi đạt 21 tuổi.

Nữ thanh niên không khác biệt lắm so với nam thanh niên trong quá

trình nhận dạng (Archer, 1992; Kroger, 1996). Họ đạt được nhận dạng rõ ràng

về bản thân ở cùng độ tuổi như nam thanh niên. Tuy nhiên, sự khác biệt là nữ

thanh niên coi trọng những bình diện liên nhân cách hơn nam thanh niên:

quan hệ liên nhân cách, vai giới, tình dục và sự cân bằng giữa thành đạt và

gia đình (Archer, 1992; Kroger, 1996; Patterson, Sochting và Marcia, 1992;

Matula và đồng nghiệp, 1992).

Hình 3. Tỷ lệ thanh thiếu niên ở bốn trạng thái theo độ tuổi 

Theo kết quả nghiên cứu, nhận dạng bản thân hình thành nhanh chóng,

nhưng điều này không có nghĩa rằng quá trình này đã kết thúc ở độ tuổi 21.

Rất nhiều người trưởng thành vẫn phải vật lộn với vấn đề nhận dạng hoặc

vấn đề này lại tái xuất hiện mặc dù nó đã được giải quyết ở độ tuổi trẻ hơn

(Waterman và Archer, 1990). Ví dụ, khi người vợ không có công ăn việc làm,

phải ly dị thì bà ta có thể nghi ngờ về vai phụ nữ của mình và một số giá trị

khác của bản thân.

Quá trình nhận dạng bản thân diễn ra không đồng đều (Archer, 1982;

Kroger, 1996). Ví dụ, Archer (1982) phân chia trạng thái nhận dạng của thanh

thiếu niên thành bốn vùng: chọn nghề, quan điểm vai giới, niềm tin tôn giáo và

lý tưởng. Chỉ 5% thanh thiếu niên trong khảo sát có cùng trạng thái trong cả

bốn vùng. Còn 95% thanh thiếu niên ở hai hoặc ba trạng thái trong bốn vùng

Page 89: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

này. Nói cách khác, thanh thiếu niên có thể đạt được thành công nhận dạng

trong vùng này nhưng còn tìm kiếm nhận dạng trong vùng khác.

b) Sự đau đớn của việc định hình nhận dạng

Sự đau đớn tinh thần mà thanh thiếu niên phải trải nghiệm trong quá

trình định hình nhận dạng rất khác nhau. Theo Marcia và đồng nghiệp (1993),

những cá nhân ở trạng thái trì hoãn không khổ sở bằng ở các trạng thái

khuếch tán và kế thừa. Cá nhân ở trạng thái nhận dạng thành công rất vui

sướng vì tự đánh giá mình cao hơn và ít bận rộn với những vấn đề liên quan

đến bản thân hơn (Adams, Abraham và Markstrom, 1987; O'Connor, 1995).

Đau đớn nhất là sự tìm kiếm nhận dạng bản thân mất rất nhiều thời

gian nhưng thất bại. Kết quả là cá nhân trở nên trầm uất, không tự thỏa mãn

và rơi vào trạng thái nhận dạng khuếch tán hoặc trạng thái nhận dạng tiêu

cực, tức là "đứa con lầm lạc", "đồ bỏ đi", "du đãng". Những cá nhân này cảm

thấy thà có nhận dạng tồi còn hơn là không có nhận dạng (Erikson, 1963).

Rất nhiều thanh thiếu niên ở trạng thái nhận dạng khuếch tán tỏ ra vô cảm và

biểu lộ sự vô vọng về tương lai (Waterman và Archer, 1990). Những thanh

thiếu niên với sự tự đánh giá thấp quá đáng thường trượt vào giới tội phạm

và coi việc lệch chuẩn của hình tượng bản thân như một thương tổn làm giảm

giá trị bản thân (Bynner, O'Malley và Bachman, 1981; Wells, 1989). Tuy

nhiên, phải nói rõ là chỉ một số rất ít thanh niên và người trưởng thành phải

trải qua đau khổ của nhận dạng.

c) Những tác động lên định hình nhận dạng

Có bốn yếu tố tác động lên định hình nhận dạng của thanh niên. Đó là

nhận thức, bố mẹ, học vấn và văn hóa - xã hội.

Tác động của nhận thức

Sự phát triển nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển

nhận dạng. Những thanh niên nắm chắc được tư duy thao tác hình thức và có

thể tư duy hợp lôgích một cách trừu tượng, có khả năng tưởng tượng và suy

ngẫm tốt hơn về nhận dạng của bản thân trong tương lai. Thường thì họ có

Page 90: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề nhận dạng tốt hơn bạn cùng lứa

(Boyes và Chandler, 1992; Watemart, 1992).

Tác động của bố mẹ

Quan hệ giữa thanh niên với bố mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tiến độ

định hình nhận dạng (Markstrom - Adams, 1992; Wateman, 1982). Thanh

niên ở trạng thái nhận dạng khuếch tán thường cảm thấy bị bố mẹ coi thường

hoặc bỏ rơi và xa cách với bố mẹ (Archer, 1994). Có lẽ khó mà phát triển

nhận dạng bản thân khi không thể có cơ hội nhận dạng bố mẹ và học hỏi

được một vài nét tính cách tốt của họ. Một thái cực khác là những thanh niên

có nhận dạng kế thừa thường gần gũi đặc biệt với bố mẹ và đôi khi rất sợ bị

cách ly khỏi họ (Kroger, 1995). Những thanh niên nhận dạng kế thừa không

bao giờ dám nghi ngờ uy tín của bố mẹ hoặc cảm thấy hoàn toàn không cần

thiết phải định hình một nhận dạng khác biệt với nhận dạng của bố mẹ.

Ngược lại, những thanh niên có trạng thái trì hoãn nhận dạng hoặc

nhận dạng thành công thường có cơ sở tình cảm vững chắc trong gia đình,

kết hợp với đầy đủ tự do để trở thành cá nhân theo đúng nghĩa của nó

(Grotevant và Cooper, 1986). Ví dụ, trong những cuộc thảo luận gia đình,

những thanh niên này cảm thấy sự thân mật và kính trọng lẫn nhau giữa bố

mẹ và con cái, đồng thời cảm thấy có thể có ý kiến độc lập với bố mẹ. Vì vậy,

phương pháp yêu thương và dân chủ của bố mẹ luôn giúp thanh niên có

thành tích học tập tốt, có tự trọng cao cũng như hình thành một cách lành

mạnh nhận dạng bản thân ở tuổi thanh niên.

Tác động của học vấn

Học vấn vừa có tác động lại vừa không tác động lên sự định hình nhận

dạng. Vào trường đại học có nghĩa là sẽ được đào tạo nghề ở mức độ cao và

ổn định (Wateman, 1982), tức là nhận dạng trong vùng nghề nghiệp được

hình thành sớm và ổn định. Mặt khác, sinh viên lại kém những bạn cùng lứa

đang làm việc trong việc nhận dạng niềm tin tôn giáo và xu hướng chính trị

(Murtro và Adams, 1977). Thật vậy, một vài sinh viên trong vùng tôn giáo

dừng lại ở trạng thái nhận dạng khuếch tán hoặc trì hoãn. Tuy nhiên, việc

Page 91: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

dừng lại ở hai trạng thái nhận dạng nêu trên vẫn xảy ra với người trưởng

thành khi họ phải đối mặt với những tình huống thách thức nhân sinh quan cũ

và đưa ra nhân sinh quan mới để thay thế nó (Wateman và Archer, 1990).

Tác động của văn hóa - xã hội

Cuối cùng, định hình nhận dạng phụ thuộc rất nhiều vào khung cảnh

lịch sử - xã hội mà trong đó nó được hình thành. Bản thân Erikson nhấn rất

mạnh vấn đề này. Thật vậy, việc thanh niên tự mình lựa chọn nhận dạng bản

thân sau khi đã xem xét cẩn thận các khả năng chỉ đúng trong xã hội công

nghiệp phát triển. Trong những xã hội phi công nghiệp, thanh niên chỉ đơn

giản chấp nhận vai người trưởng thành mà mọi người kỳ vọng ở họ, mà

không có bất kỳ một sự khảo sát và thử nghiệm nào. Ví dụ: con nông dân thì

làm nông dân; con ngư dân thì làm ngư dân,... Vì vậy, nhận dạng kế thừa có

lẽ là dạng nhận dạng có gốc rễ phù hợp nhất đối với rất nhiều thanh niên. Mặt

khác, quá trình định hình nhận dạng có thể là đặc biệt khó khăn đối với các

thành viên của nhóm dân tộc hoặc chủng tộc thiểu số trong xã hội tư bản

công nghiệp hóa hiện đại. Họ phải đối mặt với việc hình thành nhận dạng

dương tính về chủng tộc của mình.

Tham khảo: Định hình nhận dạng của thanh niên thuộc chủng tộc bị phân biệt đối xử ở Mỹ

Ở các xã hội có phân biệt chủng tộc, thanh niên những chủng tộc bị

phân biệt đối xử (chủng tộc yếm thế) còn phải xây dựng nhận dạng chủng tộc

- nhận dạng bản thân thuộc về chủng tộc theo huyết thống và công nhận hệ

giá trị và truyền thống của chủng tộc. Nhận dạng này rất đau đớn đối với một

số cá nhân.

Một vài trẻ em chủng tộc yếm thế trong khoảng thời gian đầu đời có thể

nhận dạng đồng hóa bản thân với chủng tộc có lợi thế trong xã hội (Spencer

và Markstrom - Adams, 1990). Một thanh niên gốc Tây Ban Nha nhớ lại: "Tôi

còn nhớ tôi đã từng không thể nói tôi là người Tây Ban Nha. Bạn của tôi là

người da trắng và tôi cố gắng hết sức để hòa nhập với họ" (Phinney và

Rosenthal, 1992). Điều này không có nghĩa là trẻ em không hiểu biết về

Page 92: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

truyền thống của chủng tộc theo huyết thống. Trẻ em Mỹ gốc Mêhicô dưới 8

tuổi đã biết những ứng xử truyền thống, biết mình được gọi là gì và tính

chủng tộc là đặc trưng không đổi suốt đời (Bernal và Knight, 1997).

Việc hình thành nhận dạng dương tính về chủng tộc theo huyết thống

bao gồm những bước giống như nhận dạng tôn giáo (Phinney, 1993). Thanh

niên thường nói rằng họ có nhận dạng chủng tộc theo huyết thống vì bố mẹ

và những thành viên khác của chủng tộc tác động lên họ (trạng thái kế thừa)

hoặc là vì họ sinh ra đã như thế, chẳng có gì phải suy nghĩ (nhận dạng

khuếch tán) (Markstrom - Adams, 1995). Nhưng đa số thanh niên đã đạt được

nhận dạng thành công hoặc trì hoãn vào độ tuổi từ 16 đến 19. Khi đã nhận

dạng thành công, các thanh niên chủng tộc yếm thế có xu hướng có sự tự

đánh giá cao hơn, quan hệ với bố mẹ và bạn bè cùng chủng tộc tốt hơn

những thanh niên còn ở trạng thái nhận dạng khuếch tán và gán ghép

(Phinney, 1996).

Đôi khi thanh niên chủng tộc yếm thế chậm trễ hơn trong một số vùng

của nhận dạng (nghề nghiệp, tôn giáo,...) so với các thanh niên cùng lứa

thuộc chủng tộc chiếm ưu thế. Theo Spencer (1990), có thể có một vài khả

năng. Thứ nhất, sự bất công và phân biệt đối xử trong xã hội đã làm giảm khả

năng học vấn và việc làm của các thanh niên chủng tộc yếm thế. Thứ hai,

nhận thức về sự bất công xã hội này làm cho họ không mấy lạc quan về

tương lai và vì thế cản trở việc hình thành nhận dạng nghề nghiệp (Ogbu,

1988). Thứ ba, thanh niên chủng tộc yếm thế thường phải đối mặt với xung

đột giữa hệ thống giá trị văn hóa giữa hai chủng tộc và vì vậy không mạnh

dạn xem xét các vấn đề thuộc lĩnh vực này.

Con lai và những thanh niên thiểu số được người da trắng nhận làm

con nuôi còn phải đối mặt với xung đột lớn hơn. Họ có thể bị áp lực bắt phải

lựa chọn hoặc nhóm bạn da trắng, hoặc nhóm bạn da màu và vì vậy, phải

vượt qua rào cản xã hội để có nhận dạng vừa là người da trắng vừa là người

da màu (DeBerry, Scan và Weinberrg, 1996; Kevin và đồng nghiệp, 1993).

Khoảng một nửa số con nuôi này có một vài dấu hiệu của điều chỉnh xã hội

Page 93: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

sai lệch ở độ tuổi 17. Mặc dù có ngoại hình là người da màu nhưng các thanh

niên này coi da trắng là chủng tộc gốc của mình. Sự điều chỉnh sai của họ có

những biểu hiện sau: (1) họ không được chuẩn bị để hoạt động hiệu quả

trong cộng đồng chủng tộc gốc của mình; (2) họ phải đối mặt với một vài

thành kiến và phân biệt đối xử với tư cách là người da màu muốn hòa nhập

vào cộng đồng da trắng đặc quyền đặc lợi (DeBerry và đồng nghiệp, 1996).

Đối với họ, có nhận dạng mình không phải da trắng cũng không phải da màu

tốt hơn là có nhận dạng khuếch tán về chủng tộc.

Để giúp thanh niên da màu có nhận dạng chủng tộc dương tính, bố mẹ

phải dạy dỗ con cái về truyền thống dân tộc và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Thanh niên phải được chuẩn bị đầy đủ để có thể đối mặt với những xung đột

định kiến và hệ thống giá trị. Bố mẹ phải là người bạn tâm tình thân thiết của

con để có thể ủng hộ con về mặt tình cảm (Bernal và Knight, 1997; Rosenthal

và Feldman, 1992). Nhà trường và cộng đồng có thể giúp cho học sinh các

chủng tộc hiểu biết nhau nhiều hơn, ngăn ngừa sự phân biệt và tách biệt

chủng tộc, tạo cơ hội học vấn và kinh tế như nhau cho mọi thành viên của xã

hội (Spencer và Markstrom - Adams, 1990).

Chương 2. NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, CÓ TUỔI VÀ CAO TUỔI

Cách đây không lâu, tuổi trưởng thành được coi là giai đoạn ổn định,

trong đó những thành tựu phát triển ở giai đoạn trước được đem ra sử dụng.

Giai đoạn có tuổi và cao tuổi được coi là giai đoạn suy giảm: những thành tựu

phát triển trước đây nay bị mất dần đi. Chỉ mới gần đây, các nhà tâm lý học

phát triển mới có sự thay đổi đáng kể trong quan điểm về sự biến đổi thể chất

và tâm lý của người trưởng thành và có tuổi. Giai đoạn tuổi trưởng thành và

có tuổi cũng đáng quan tâm và đáng kể như những giai đoạn trước đó và

được đặc trưng bởi cả sự tăng trưởng lẫn suy giảm.

Khác với tuổi sơ sinh, những thay đổi trong độ tuổi trưởng thành không

diễn ra nhanh chóng và không được ràng buộc chặt chẽ với tuổi sinh học. Sự

Page 94: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

phát triển trong tuổi trưởng thành cũng không có những nét đặc trưng chung

giống như ở tuổi dậy thì. Sự phát triển của từng cá nhân người trưởng thành

có nhiều khác biệt do những biến đổi tình cảm và trí tuệ phụ thuộc vào trải

nghiệm riêng của cá nhân là chính mà ít phụ thuộc vào tuổi tác. Một số người

thành đạt và thỏa mãn với sự nghiệp trong khi một số khác căm ghét công

việc của mình; một số lập gia đình và làm bố mẹ nhưng một số khác không có

cơ hội có vợ chồng và con cái,... Những cá nhân khác nhau, trải qua các cuộc

khủng hoảng khác nhau theo những thứ tự khác nhau, vào những giai đoạn

khác nhau. Do vậy không thể có một mô tả chung cho mọi đối tượng người

trưởng thành.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng sau khi đạt đến đỉnh cao của sự phát triển

vào giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành, con người bắt đầu quá trình lão hóa.

Trong giáo trình này, chúng ta sẽ xem xét sự lão hóa diễn ra trên hai bình

diện: thể chất và trí tuệ.

I. NHỮNG THAY ĐỔI THỂ CHẤT

Những thay đổi thể chất ở người trưởng thành và có tuổi là sự suy

giảm của những gì đã đạt được đỉnh điểm hoặc còn lại sau những giai đoạn

sống trước đó.

1. Học thuyết sinh học về sự lão hóa

Tất cả các học thuyết sinh học về lão hóa đều dựa trên cơ sở gien. Di

truyền học khẳng định rằng cuộc sống của mọi giống loài đều có giới hạn và

được quyết định bởi chương trình lưu giữ trong gien. Con người có thể sống

đến 115 năm; ngựa - 62 năm; mèo - 28 năm; chuột chỉ có 3,5 năm.

Trước thập niên 60 thế kỷ XX, các nhà bác học cho rằng tế bào có thể

phân chia mãi mãi nếu được nuôi cấy trong ống nghiệm. Tuy nhiên, Hayflick

(1965) đã công bố kết quả nghiên cứu có tính cách mạng trong lĩnh vực này.

Theo Hayflick, tế bào của cơ thể được nuôi cấy trong ống nghiệm chỉ có thể

phân chia một số hữu hạn lần. Ví dụ: những nguyên bào sợi (fibroblast) tách

từ mô của bào thai chỉ phân chia khoảng 50 lần rồi ngừng. Nếu người cho tế

Page 95: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

bào càng nhiều tuổi thì số lần phân chia của tế bào được nuôi cấy càng ít.

Tuy nhiên, dù người cho tế bào rất già thì tế bào vẫn cứ phân chia một số lần

trước khi dừng. Kết quả nghiên cứu của Hayflick khẳng định rằng: (a) tuổi thọ

của cơ thể có thể được chương trình hóa trong mã di truyền của tế bào; và

(b) con người hiếm khi sống hết được tuổi thọ đã được chương trình hóa.

Mặc dù sự lão hóa rõ ràng là do di truyền nhưng có nhiều cách giải

thích vấn đề này. Một vài học thuyết cho rằng sự lão hóa là kết quả của các

quá trình bệnh tật phức tạp. Một vài học thuyết khác cho rằng lão hóa là kết

quả của các quá trình nội sinh và đặt cơ thể vào tình trạng bệnh tật và bị hủy

hoại. Mỗi học thuyết giải thích thành công một bình diện cụ thể của lão hóa,

nhưng không học thuyết nào giải thích được tất cả các hiện tượng của tuổi

già. Bảng 6 dưới đây trình bày tóm tắt nội dung một số học thuyết quan trọng

nhất.

Bảng 6. Một số học thuyết sinh học về tuổi tác

Tên Nội dung chính

Các học thuyết di truyền

Học thuyết ADN bị

phá hủy

ADN bị phá hủy dẫn đến việc sản xuất sai các enzyme

và cuối cùng là cái chết của các tế bào.

Học thuyết đột biến

của nhiễm sắc thể

Các tế bào bị chiếu xạ tự nhiên khi đang nhân đôi dẫn

đến sự đột biến nhiễm sắc thể và cái chết của tế bào.

Học thuyết sai lệch

tế bào

Sự sao chép sai ARN từ ADN làm sai lệch việc sản xuất

enzyme và làm chết tế bào.

Các học thuyết phi di truyền

Học thuyết tích tụ Sự lão hóa là kết quả của sự tích tụ chất thải của quá

trình trao đổi chất trong tế bào.

Học thuyết gốc tự

do

Những thành phần hóa học không ổn định (gốc tự do)

tương tác với các phân tử của tế bào và ngăn cản

chúng thực hiện các chức năng của mình.

Page 96: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Học thuyết liên kết

chéo

Liên kết giữa các phân tử (liên kết chéo) phát triển theo

thời gian và làm hỏng tính chất sinh hóa của chúng.

Các học thuyết sinh lý

Học thuyết dùng và

hỏng

Hệ thống của cơ thể bị hỏng dần theo thời gian vì stress

và sử dụng.

Học thuyết miễn

dịch học

Hệ thống miễn dịch bị phân rã theo thời gian và tạo ra

sự nhạy cảm gia tăng đối với bệnh tật và sự hủy hoại.

Học thuyết thần

kinh nội tiết

Hệ thống kiểm soát vi lượng bị hỏng theo thời gian làm

cho hệ thống nhân đôi với tế bào không thể hoạt động

bình thường.

2. Một số suy giảm thể chất ở người trưởng thành, người có tuổi và người cao tuổi

Những thay đổi thể chất theo hướng suy giảm bắt đầu từ tuổi trưởng

thành và đó chính là sự lão hóa. Yếu tố chung nhất của sự lão hóa là sự giảm

sút dần số lượng tế bào trong mọi tổ chức. Song song với sự thu nhỏ dần của

số lượng tế bào, còn xuất hiện nhiều biến đổi về chức năng của các tế bào

còn lại. Lão hóa tác động đến tất cả các hệ thống chính của cơ thể: hệ

xương, hệ cơ, hệ da, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ

sinh sản, hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Cơ bắp trở nên yếu hơn. Khung xương

kém chắc do bị mất canxi; thể tích xương giảm từ tuổi 40, khoảng 1% sau mỗi

thập niên ở nam giới và 1,3% ở nữ giới. Hô hấp kém hiệu quả hơn. Hệ tuần

hoàn có nhiều biến đổi có tính chất tuần tự và không đảo ngược; thành động

mạch kém đàn hồi hơn, thậm chí còn có thể bị phủ một lớp mỡ, làm tăng

nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hay suy tim.

Tuổi càng cao thì con người càng khó phục hồi sức khỏe sau khi bị

bệnh. Stress cũng có tác động mạnh hơn đối với người có tuổi. Ngoài những

tác động của lão hóa, môi trường xã hội cũng gây sức ép: những người có

tuổi thường bị coi là "quá già để làm việc" và do đó thường không cố gắng

huy động hết khả năng của bản thân.

Page 97: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Mặc dù những thay đổi sinh học do lão hóa là tất yếu và phổ biến,

nhưng các hệ thống khác nhau không chịu tác động của tiến trình lão hóa như

nhau.

a) Não và sự suy giảm các chức năng thần kinh

Ở tuổi già, tổ chức thần kinh có vài biến đổi về mặt cấu trúc giải phẫu,

với mức độ và số lượng rất thấp ở vỏ não, vùng trước thùy trán. Các vùng

khác của tổ chức thần kinh vẫn giữ được cấu trúc giải phẫu bình thường.

Thông thường, nếu những biến đổi không lớn và không lan tràn, nếu giữ gìn,

luyện tập, đồng thời cơ thể có yếu tố di truyền tốt thì có khả năng não vẫn

hoạt động tốt, duy trì ở mức gần bằng độ tuổi trưởng thành.

Về mặt vĩ mô, khối lượng của não giảm dần. Ví dụ, ở nữ giới lúc trẻ

trung bình não nặng khoảng 1.260g, giảm còn 1.250g lúc 50 tuổi và còn

1.060g lúc 85 tuổi. Các chỉ số tương ứng ở nam giới là 1.400g, 1.350g và

1.180g. Vùng giảm khối lượng nhiều nhất là vùng trán, vùng thái dương trước

và trên.

Về mặt vi mô, có thể có một số tổn thương rất nhẹ ở một số ít nơron,

xơ hóa nhẹ các động mạch nhỏ.

Về mặt sinh lý, có hiện tượng giảm tính linh hoạt trong dẫn truyền xung

động, giảm tốc độ dẫn truyền ở các dây thần kinh vận động. Giảm khả năng

thụ cảm (thị lực, thính lực, khứu giác, vị giác, giảm độ nhạy cảm ở da, giảm

nhạy với cái đau,...) dẫn đến hậu quả là giảm khối lượng thông tin, giảm

nguồn kích thước cấu trúc lưới làm giảm trương lực của vỏ não.

Về hoạt động thần kinh cao cấp, trước tiên xuất hiện hiện tượng giảm

ức chế, sau đó là giảm hưng phấn. Tính linh hoạt do đó cũng giảm và mất

dần sự cân bằng giữa hai quá trình ức chế và hưng phấn. Giảm mối liên hệ

mật thiết giữa vỏ não và bộ phận dưới vỏ não. Do đó, nếu không có luyện tập

tốt thì khó xác lập và khó thay đổi phản xạ có điều kiện. Do sự kiểm soát của

vỏ não giảm, các trung tâm dưới vỏ não hoạt động bất thường gây nhiều rối

Page 98: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

loạn thần kinh thực vật. Giấc ngủ của người già hay bị rối loạn, khó ngủ và

ngủ không sâu.

Tuổi già làm tăng nguy cơ bị giảm trí nhớ. Đó là biểu hiện của bệnh mất

dần các tế bào thần kinh ở vỏ não và do đó mất dần các chức năng thần kinh.

Tiêu biểu nhất cho thể loại này là bệnh Alzheimer. Những người bị bệnh này

bị mất lớp tế bào vỏ não một cách nhanh chóng. Nguyên nhân của bệnh chưa

được làm rõ và cũng chưa có cách điều trị. Bệnh tiến triển từ giảm trí nhớ đột

ngột đến giảm chức năng ngôn ngữ rồi đánh mất sự tự kiểm soát, sau cùng là

cái chết.

Một nguyên nhân nữa của sự phân rã các chức năng thần kinh ở người

có tuổi là trầm cảm - một dạng rối nhiễu tâm lý. Rất nhiều người cho rằng tuổi

già là một giai đoạn không mấy dễ chịu: họ đánh mất sức khỏe, không làm

việc nữa và không còn giữ vai trò chủ đạo trong gia đình. Tất cả các sự kiện

này làm cho họ cảm thấy mình là người thừa. Đồng thời, một số bạn bè chết,

một số khác không có điều kiện đến chơi càng làm cho cuộc sống tinh thần

của người cao tuổi tồi tệ hơn. Họ có thể bị trầm cảm và có một số triệu chứng

giống như bị bệnh giảm trí nhớ. Tuy nhiên, trầm cảm có thể chữa trị bằng tâm

lý trị liệu.

b) Mắt và cảm nhận thị giác

Một vài thay đổi thể chất xuất hiện do lão hóa có tác động khá là trực

tiếp lên ứng xử của con người. Ví dụ, sự suy giảm của mắt và thị lực hạn chế

người già đọc sách và lái xe. Giảm thị lực và khả năng mù lòa gia tăng khi

tuổi tăng. Số liệu điều tra cho thấy có khoảng 57% ở độ tuổi 60 đến 69 sau khi

đeo kính phục hồi thị lực 10/10. Con số này là 27% đối với độ tuổi 70 đến 79

và 14% đối với người trên 80. Chứng cataract (đục thủy tinh thể) xuất hiện ở

người 60 đến 69 tuổi là 9%, 70 đến 79 tuổi là 18% và 36% ở những người

hơn 80 tuổi.

Sự suy giảm thị lực có hai nguyên nhân: sự biến đổi của thủy tinh thể

và của võng mạc. Sự biến đổi của thủy tinh thể có liên quan đến sự giảm độ

trong suốt của thủy tinh thể và giảm thị lực (khả năng điều tiết để hình ảnh rơi

Page 99: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

vào võng mạc). Sự giảm độ trong suốt của thủy tinh thể bắt đầu hiện diện ở

độ tuổi 30, 40. Do thủy tinh thể đục hơn và ngả vàng, đồng tử co lại nên

lượng ánh sáng đến được võng mạc giảm. Người có tuổi ít nhạy cảm với màu

sắc và dễ bị lóa hơn trước; đồng thời họ cần nhiều ánh sáng hơn để có được

độ phân tách tương đương người trẻ tuổi. Thủy tinh thể ở độ tuổi từ 30 đến

40 cũng dày và kém đàn hồi hơn. Kết quả là do khả năng điều tiết của mắt

giảm nên hình ảnh không rơi trên võng mạc dẫn đến thị lực giảm. Đặc biệt là

người cao tuổi không có khả năng nhìn vật ở gần một cách rõ rệt (viễn thị) và

cần đeo kính hai tròng. Sự biến đổi của võng mạc bắt đầu ở độ tuổi 50 đến

60. Tuần hoàn máu ở võng mạc bị giảm dẫn đến một phần tế bào bị chết; do

đó võng mạc trở nên kém nhạy cảm với ánh sáng và kích cỡ của trường thị

giác bị thu hẹp.

Những thay đổi cấu trúc này làm cho độ cảm nhận thị giác giảm đáng

kể. Nếu mức chiếu sáng thấp thì người có tuổi ít nhạy cảm hơn đối với ánh

sáng do cần chuyển từ nhìn bằng các tế bào hình que sang tế bào hình nón.

Hughes (1978) tiến hành một nghiên cứu trong đó yêu cầu người tham gia (từ

19 đến 27 tuổi và từ 46 đến 57 tuổi) tìm 10 số trong một trang in gồm 420 số

ở ba mức chiếu sáng khác nhau. Nếu mức chiếu sáng tăng thì mức hiệu quả

cũng tăng; nhưng người có tuổi thu lợi nhiều hơn người trẻ tuổi trong việc

tăng mức chiếu sáng.

Tuy nhiên, vấn đề giảm thị lực của người có tuổi có thể bù đắp bằng

cách tăng độ chiếu sáng, tăng độ tương phản trong những bảng hiệu, bảng

tin và thiết kế môi trường làm việc phù hợp.

c) Hệ sinh sản

Khả năng sinh đẻ của phụ nữ giảm dần từ tuổi 45 và mất hẳn vào

khoảng 55 tuổi. Giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ, thường kéo dài khoảng

hai năm, ở độ tuổi từ 47 trở ra. Sau đó kinh nguyệt bị mất hẳn. Thay đổi sinh

học của phụ nữ trong giai đoạn này là sự lão hóa của buồng trứng, kết quả là

trứng không rụng và giảm sự tiết hoóc môn nữ tính (estrogen và

progestogen). Do mức hoóc môn estrogen giảm xuống, trong cơ thể người

Page 100: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

phụ nữ xảy ra một số thay đổi. Mô âm đạo mỏng đi, âm đạo co lại, dịch âm

đạo giảm, khả năng viêm nhiễm tăng. Tuy nhiên, sự giảm mong muốn sinh

hoạt tình dục của phụ nữ ở độ tuổi này (nếu có) lại không phải do giảm mức

hoóc môn estrogen mà là do những yếu tố khác như tâm lý, sức khỏe.

Đàn ông cũng chịu ảnh hưởng của lão hóa. Sự sản xuất tinh trùng bị

giảm. Mức hoóc môn androgen giảm dần, sự sản xuất tinh dịch giảm. Tuy

nhiên, đàn ông cho đến già vẫn sản xuất tinh trùng.

3. Hoạt động thể chất và sự khỏe mạnh sinh lý

Đối với người trưởng thành, một chế độ thể dục đều đặn tạo ra sự cải

thiện đáng kể các chức năng sinh lý. Thể dục làm tăng thể tích lồng ngực,

giúp thở dễ dàng hơn khi có hoạt động thể lực nặng, tăng độ rắn chắc của cơ

bắp, giảm nhịp tim, giảm huyết áp và giảm mỡ.

Đối với người có tuổi, do lão hóa và bệnh tật, khả năng thể dục giúp cải

thiện các chức năng sinh lý này bị giảm một phần. Tuy nhiên, thể dục vẫn có

tác dụng tốt. Một chương trình thực nghiệm thể dục (deVries, 1970) gồm chạy

hoặc đi bộ, thể dục mềm dẻo và bơi lội đối với người từ 51 đến 87 tuổi cho

thấy sự cải thiện đáng kể. Khả năng cung cấp ôxy của phổi tăng 35%, giảm

béo, giảm huyết áp, khả năng lao động thể lực tăng.

Đối với người có tuổi, thể dục nhẹ nhàng rất hữu ích, tuy nhiên cần

thận trọng khi tập những môn thể thao nặng vì rất nguy hiểm cho cơ thể. Một

nghiên cứu khác của deVries (1971) cho thấy chỉ cần đi bộ từ 30 đến 60 phút

là đủ, nhịp tim sẽ tăng đến 100 hoặc 120 nhịp trong một phút, trong giới hạn

chấp nhận được.

II. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TRÍ TUỆ

Theo các nhà tâm lý học phát triển, có một sự khác biệt đáng kể trong

tiến trình lão hóa không những giữa các loại trí tuệ khác nhau nói chung mà

còn giữa các thế hệ khác nhau và các cá nhân khác nhau nói riêng. Tuỳ thuộc

vào điều kiện sống mà cá nhân có thể có những quỹ đạo lão hóa trí tuệ khác

biệt. Sự lão hóa trí tuệ có thể coi như một quá trình tương tác giữa sự tăng

Page 101: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

trưởng và sự suy giảm. Người lớn tuổi có nhiều khả năng và thế năng hơn để

thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhưng đồng thời họ cũng cần sự giúp đỡ

của các nhà chuyên môn để khắc phục có hiệu quả những mất mát do tuổi

tác đem lại.

1. Sự giảm tốc trong các quá trình nhận thức

Một điều hiển nhiên là người có tuổi càng ngày càng chậm chạp khi

thực thi những tác vụ trí tuệ. Sự thay đổi này diễn ra từ từ. Nó đặc biệt rõ nét

khi cá nhân tham gia các test vận tốc tác vụ. Nội dung của test thường là các

tác vụ như nhấn nút, chọn các mục, gạch bỏ các mục. Nói cách khác, đó là

các tác vụ trong đó nếu không bị hạn chế thời gian thì người làm test không

mắc lỗi. Yêu cầu đặt ra đối với người làm test là làm càng nhanh càng tốt.

Có thể đưa tác vụ thời gian phản ứng ra làm ví dụ. Tác vụ thời gian

phản ứng đo khoảng thời gian giữa tín hiệu khởi động cho đến khi xuất hiện

cử động đáp ứng. Thời gian phản ứng thường được coi là thước đo thời gian

xử lý của hệ thần kinh trung ương, bao gồm thời gian cảm nhận và ra quyết

định. Người ta đã thiết kế các tác vụ thời gian phản ứng với những độ phức

tạp khác nhau. Tác vụ thời gian phản ứng đơn chỉ có một tín hiệu và một đáp

ứng (ví dụ: nhấn nút khi đèn sáng). Tác vụ thời gian phản ứng phân biệt gồm

nhiều tín hiệu và/hoặc những đáp ứng (ví dụ: nhấn nút phải khi đèn đỏ sáng

và nhấn nút trái khi đèn xanh sáng; hoặc chỉ nhấn nút khi đèn đỏ sáng).

Hodgkins (1962) tiến hành khảo sát 400 nữ giới ở độ tuổi từ 6 đến 84

trong tác vụ thời gian phản ứng đơn. Ông thấy rằng vận tốc trung bình tăng

cho đến năm 20 tuổi, không đổi cho đến năm 25 tuổi và sau đó giảm dần cho

đến năm 84 tuổi. Mức độ giảm của vận tốc là 25% trong độ tuổi từ 25 đến 60

và 43% trong độ tuổi từ 25 đến 70. Trong các tác vụ thời gian phản ứng phân

biệt (hoặc các tác vụ đòi hỏi đối tượng phải nhớ được tín hiệu và đáp ứng

trước đó) mức độ giảm này còn lớn hơn.

Đối với người trưởng thành, vận tốc nhanh hay chậm trong các tác vụ

phụ thuộc vào tình huống và tính chất của tác vụ (ví dụ: độ quen thuộc của

tác vụ, động cơ,...). Sự giảm tốc trong ứng xử do tuổi tác là đặc trưng chung

Page 102: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

của người có tuổi. Nó xuất hiện trong một loạt các tác vụ, bao gồm những tác

vụ phức tạp như sao chép, phân loại các lá bài cũng như tác vụ thời gian

phản ứng. Nó không phụ thuộc vào tính chất của tác vụ hay tình huống. Sự

giảm tốc này không phải do sự giảm tốc của các quá trình cảm nhận ngoại vi

(ví dụ: ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, vận tốc lây truyền của xung thần kinh

ngoại vi, hoặc vận tốc của cử động khi đã có các tín hiệu đáp ứng) mà do sự

giảm tốc của quá trình xử lý thông tin ở hệ thần kinh trung ương (Birren,

1974). Có hai nguyên nhân: sinh lý và tâm lý. Một phần nào đó là do các bệnh

như xơ vữa động mạch (tích tụ mỡ ở thành mạch máu) làm giảm lượng máu

và do đó làm giảm lượng ôxy đưa tới não, làm não hoạt động ít hiệu quả. Tuy

nhiên, nguyên nhân chính là do ứng xử. Người già thường gặp khó khăn

trong việc thay đổi chiến lược để đáp ứng yêu cầu mới của vấn đề. Đồng thời

người già ra quyết định chậm là vì cẩn thận, cần thời gian nhằm cân nhắc kỹ

càng để không mắc sai lầm. Hiệu ứng cẩn thận được minh họa rõ trong thực

nghiệm của Leech và Witte (1971), trong đó người già phải ghi nhớ danh

sách các từ. Khi người già được nhà thực nghiệm trả tiền cho cả những từ

nhớ đúng lẫn từ nhớ sai thì họ ghi nhớ danh sách nhanh hơn khi họ chỉ được

trả tiền cho những từ nhớ đúng. Việc nhận được tiền không phụ thuộc vào sai

lầm đã làm giảm mức cẩn thận bình thường của họ và làm họ thao tác nhanh

hơn.

Nghiên cứu cho thấy (Hoyer, Labouvie và Baltes, 1973) có thể làm tăng

vận tốc đáp ứng ở người có tuổi nhờ rèn luyện. Đồng thời, trong những tác vụ

không hạn chế thời gian, người có tuổi có thể bù độ giảm vận tốc bằng cách

tăng độ cẩn thận (Rabbitt và Birren, 1967).

2. Trí nhớ

Như đã biết, có nhiều loại trí nhớ: trí nhớ cảm giác, trí nhớ ngắn hạn và

trí nhớ dài hạn.

Có rất ít nghiên cứu về sự khác biệt tuổi tác trong lĩnh vực trí nhớ cảm

giác. Mặc dù các nghiên cứu khẳng định trí nhớ thị giác có bị giảm do tuổi tác

nhưng đóng góp của nó vào trí nhớ nói chung rất hạn chế (Craik, 1977).

Page 103: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Cũng có rất ít bằng chứng cho thấy dung lượng trí nhớ ngắn hạn giảm

cùng tuổi tác. Trong test hồi tưởng tự do - người tham gia phải nhớ lại những

vật đã được xem trước đó - các nhà nghiên cứu thấy rằng trí nhớ ngắn hạn

không chịu ảnh hưởng của tuổi tác. Các test đo khẩu độ trí nhớ cũng khẳng

định là khẩu độ không suy giảm do tuổi tác (Talland, 1968).

Chúng ta đã biết rằng trí nhớ dài hạn yêu cầu phân tích dữ liệu: nếu ý

nghĩa của dữ liệu được phân tích và xếp loại càng tỉ mỉ thì càng dễ dàng hấp

thu và gìn giữ dữ liệu trong trí nhớ. So với người trưởng thành, người có tuổi

thiếu hụt những chiến lược khai thác và xử lý của trí nhớ dài hạn (Craik,

1977). Người có tuổi không tự động sử dụng những chiến lược này một cách

hữu hiệu và rộng rãi như người trưởng thành. Tuy nhiên, khi việc học hỏi

những chiến lược này được gài trong tình huống thì trình diễn của người có

tuổi được cải thiện rõ rệt (Hultsch, 1971).

Hình 4. Kết quả thực nghiệm Hultsch theo sơ đồ của Manđler

Một nghiên cứu trong đó gài việc học hỏi chiến lược đã được tiến hành.

Trong nghiên cứu này có sử dụng cách thức của Mandler đưa ra năm 1967.

Nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia thuộc ba nhóm tuổi hồi tưởng tự do

các từ, đồng thời phân loại chúng theo hai nhóm. Nhằm đánh giá ảnh hưởng

của chiến lược nhóm từ theo ngữ nghĩa, người ta đã cho người tham dự thực

hành chiến lược này trước khi tiến hành thực nghiệm. Một nửa số người tham

gia thuộc các nhóm được yêu cầu phân loại từ thành hai đến bảy nhóm. Nửa

kia không được phép phân loại từ. Để nhớ lại một từ, người không phân loại

từ đòi hỏi phải có thời gian bằng người có phân loại từ nhớ lại cả dãy từ. Như

vậy, việc phân loại đã làm tăng cơ hội để hồi tưởng tự do dãy từ. Người có

tuổi và cao tuổi tỏ ra hồi tưởng tốt hơn khi đã biết và nắm bắt được chiến

lược phân loại từ.

Người có tuổi tỏ ra ít hiệu quả trong việc hồi tưởng thông tin ngay cả

khi nó đã được mã hóa trong trí nhớ. Cụ thể là sự khác biệt do tuổi tác là cực

tiểu nếu yêu cầu người tham dự thực nghiệm chỉ nhận biết từ chứ không yêu

cầu hồi tưởng. Điều này càng thể hiện rõ nét khi nhà thực nghiệm tìm cách bổ

Page 104: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

sung trong thực nghiệm các chiến lược mã hóa hiệu quả cho người có tuổi

nhưng kết quả không được cải thiện.

Như vậy người có tuổi gặp khó khăn trong cả giai đoạn mã hóa lẫn giai

đoạn hồi tưởng thuộc trí nhớ thứ cấp. Trong cả hai giai đoạn, họ thất bại trong

việc khai thác và đào sâu quá trình xử lý.

Những nghiên cứu gần đây khảo sát trình diễn trí nhớ thứ cấp thông

qua việc yêu cầu người tham dự hồi tưởng lại những vấn đề quen thuộc hơn

như những câu, những mẩu chuyện và chương trình tivi. Tiêu điểm của thực

nghiệm là hồi tưởng nghĩa hoặc ý chính của chủ đề. Kết quả cho thấy, sự

khác biệt do tuổi tác ở đây nhỏ hơn so với kết quả những thực nghiệm yêu

cầu ghi nhớ nguyên văn (Hultsch và Dixon, 1984). Đặc biệt, những người có

tuổi có học vấn cao và khả năng ngôn ngữ tốt biểu hiện rất ít khiếm khuyết

(Cavanaugh, 1983). Trong những người có khả năng ngôn ngữ kém thì người

trưởng thành có trình diễn tốt hơn người có tuổi; nhưng trong những người có

khả năng ngôn ngữ tốt thì người trưởng thành và người có tuổi không biểu lộ

sự khác biệt.

Một số nghiên cứu gần đây lại chú trọng đến trí nhớ kiến thức được

hấp thụ trong quá trình đào tạo và trải nghiệm thực tế. Nó gồm một phổ rộng

các thông tin khoa học cũng như đời thường. Trong một thực nghiệm

(Lachman, Lachman và Thronesbery, 1979) ba nhóm người: trưởng thành (từ

19 đến 22 tuổi), có tuổi (từ 44 đến 53 tuổi) và cao tuổi (từ 65 đến 74 tuổi)

được hỏi 190 câu về những người nổi tiếng, tin thời sự, lịch sử, địa lý, văn

học, thể thao, thần thoại, cổ tích và một số thông tin chung khác. Kết quả cho

thấy không có một sự khác biệt nào do tuổi tác. Thậm chí những người có

tuổi còn trả lời chính xác hơn người trưởng thành mặc dù sự khác biệt không

đáng kể.

Kết quả này có thể giải thích là một vài cơ chế mã hóa và hồi tưởng

thật sự bị suy giảm do tuổi tác. Tuy nhiên, kho kiến thức mà cá nhân tích lũy

được trong quá trình sống tăng theo thời gian. Vì vậy, nếu cá nhân vẫn hoạt

động tích cực trong lĩnh vực trí tuệ và test có liên quan đến những kiến thức

Page 105: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

này thì người có tuổi có thể trình diễn tốt ngang với người trưởng thành mặc

dù trí nhớ ít hiệu quả bằng.

3. Trí tuệ

Trước khi xem xét cụ thể sự suy giảm trí tuệ của người có tuổi và cao

tuổi, chúng ta sẽ xem xét một vài vấn đề có liên quan đến phương pháp tiến

hành thực nghiệm và độ tin cậy của kết quả thực nghiệm.

Điều trước tiên phải nói đến là ảnh hưởng của hiệu ứng đội ngũ đối với

thiết kế xuyên lứa tuổi hoặc thiết kế theo chuỗi trong nghiên cứu so sánh các

lứa tuổi. Cụ thể là khi chúng ta so sánh các cá nhân ở những độ tuổi khác

nhau tại một thời điểm nào đó thì điều đó có nghĩa là chúng ta so sánh những

cá nhân sinh ra tại những thời điểm lịch sử khác nhau; nói cách khác là chúng

ta đang so sánh những đội ngũ khác nhau. Sự khác biệt thu được có thể có

nguyên nhân là sự khác biệt tuổi tác, nhưng cũng có thể có nguyên nhân là

sự khác biệt đội ngũ (thế hệ) của những người tham gia khảo sát. Cá nhân

thuộc những đội ngũ khác nhau hiển nhiên có những trải nghiệm tiến trình lịch

sử khác nhau, do đó có những kinh nghiệm khác nhau. Ví dụ, việc thay đổi

chương trình đào tạo phổ thông, thay đổi sách giáo khoa phổ thông,... có thể

làm cho việc sử dụng, thao tác các chiến lược của tư duy ở những đội ngũ

khác nhau rất khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải chỉ ra được là đóng góp vào

kết quả nghiên cứu của hiệu ứng đội ngũ mạnh hơn hay của hiệu ứng lão hóa

mạnh hơn.

Thiết kế xuyên thời gian cũng có nhược điểm. Thoạt nhìn thì việc quan

sát trình diễn trí tuệ của một nhóm người trong suốt cuộc đời của họ là một

thiết kế lý tưởng. Do việc đo đạc các đặc trưng trí tuệ được thực hiện trên một

nhóm duy nhất nên chúng ta có thể loại trừ hiệu ứng đội ngũ. Nhưng trong

thực tế, thiết kế này - do bản chất của mình - lại đem đến một số vấn đề khác.

Thứ nhất, thiết kế xuyên thời gian rất đắt và phụ thuộc vào khả năng tài trợ

dài hạn của đối tác, tức là hiếm khi có thời hạn dài hơn năm năm do phải tính

đến hiệu quả đầu tư. Thứ hai, người làm thực nghiệm có thể không theo

được thực nghiệm từ đầu đến cuối - do về hưu, do thôi việc,... - nên đội ngũ

Page 106: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

thực nghiệm luôn chịu sự biến động và vì thế không thể có sự nhất quán quan

điểm trong việc thu thập số liệu và diễn giải kết quả thực nghiệm. Thứ ba,

những người tham gia thực nghiệm thuộc giai tầng có thu nhập thấp thường

có tuổi thọ ngắn hơn những người tham gia thực nghiệm cùng nhóm có thu

nhập cao. Trong khi đó chúng ta đã biết là những người có thu nhập cao (thù

lao cao hơn) thường có học vấn cao hơn - khả năng trí tuệ cao hơn. Do vậy

chỉ số IQ trung bình của nhóm tăng khi tuổi thọ tăng, do những người có chỉ

số IQ thấp rời khỏi nhóm (họ chết). Ví dụ, năm 1956, Riegel, Riegel và Meyer

(1967) làm test trên 380 đàn ông và đàn bà Đức trong độ tuổi từ 55 đến 75.

Năm năm sau, chỉ còn 202 người có khả năng tham gia test; những người kia

hoặc đã chết, hoặc sức khỏe không cho phép, hoặc không muốn tham dự test

nữa. Mười năm sau, số người tham dự test còn giảm nữa. Kết quả phân tích

cho thấy những người tham dự test sau 10 năm là những người có điểm số

cao trong test đầu tiên. Sự thay đổi cơ cấu của nhóm làm cho nhà nghiên cứu

không thể loại trừ được những yếu tố ngoại lai tác động lên sự suy giảm trình

diễn trí tuệ của người cao tuổi. Nói cách khác, không thể đo được chính xác

tác động của lão hóa đối với trình diễn trí tuệ bằng thiết kế xuyên thời gian.

Kết luận chung là cả hai thiết kế đều không cho kết quả chính xác trong

việc đo tác động của lão hóa đối với trình diễn trí tuệ. Tuy cả hai đều chỉ ra sự

suy giảm trí tuệ do lão hóa, nhưng trong thiết kế xuyên lứa tuổi, sự suy giảm

này đến sớm hơn, từ giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành; trong thiết kế

xuyên thời gian, sự suy giảm này bắt đầu ở độ tuổi 50.

Trước đây, các nhà tâm lý học phát triển cho rằng có sự suy giảm trí

lực chung bắt đầu từ sau độ tuổi trưởng thành và đó là kết quả của quá trình

lão hóa sinh học nội tại. Theo Jones và Kaplan (1956), chỉ số IQ giảm có tính

quy luật theo tuổi đời (đo theo thiết kế xuyên lứa tuổi).

Wechsler (1958) đã đưa ra một bức tranh ảm đạm. Theo ông, sau khi

đạt đỉnh cao ở độ tuổi từ 18 đến 25, đa phần các khả năng trí tuệ sẽ suy giảm

từ từ. Nhưng các kết quả nghiên cứu cuối thế kỷ XX lại không khẳng định

quan điểm trên. Một số nhà tâm lý học phát triển cho rằng tuổi tác không nhất

Page 107: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

thiết kéo theo sự mất mát có tính quy luật, không thể đảo ngược được của trí

tuệ - ngay cả đối với trí tuệ linh hoạt (Labouvie - Vief, 1977). Tuy vậy, họ

không phủ nhận việc mất đi một số chức năng trí tuệ ở người cao tuổi. Họ chỉ

cho rằng nhận định của Wechsler là quá bi quan.

Hình 6. Biến đổi của chỉ số IQ theo tuổi

Horn (1966) cho rằng trong một số lĩnh vực, người có tuổi có khả năng

trí tuệ không thua kém, thậm chí có phần tốt hơn thanh niên. Theo Horn, có

thể chia trí tuệ thành trí tuệ linh hoạt và trí tuệ kết tinh. Trí tuệ linh hoạt phản

ánh mức độ cá nhân có thể cảm nhận các mối liên hệ và giải quyết vấn đề

một cách tương đối độc lập, không phụ thuộc vào trình độ học vấn. Nói cách

khác, trí tuệ linh hoạt là khả năng tư duy trừu tượng. Trí tuệ kết tinh phản ánh

mức độ cá nhân tích lũy được kiến thức nhân loại - tức là trí tuệ phụ thuộc

vào kiến thức và kinh nghiệm. Nó là khả năng nhận ra sự tương tự giữa các

đối tượng và tình huống.

Học thuyết của Horn cho rằng trí tuệ linh hoạt bắt đầu suy giảm sau khi

đạt được điểm đỉnh của mình ở đầu độ tuổi trưởng thành. Trí tuệ kết tinh có

xu hướng ngược lại với trí tuệ linh hoạt; nó gia tăng trong suốt độ tuổi trưởng

thành. Học thuyết này được số liệu thống kê ủng hộ. Ví dụ, đa số các nhà

toán học vĩ đại có những đóng góp chủ chốt cho khoa học vào độ tuổi 20 đến

35; những đóng góp này thường được đặc trưng bởi sự phá bỏ lối tư duy cũ

và phát hiện những chiến lược tư duy mới. Ngược lại, những đóng góp vĩ đại

cho triết học và những sáng tác văn học nổi tiếng - những công trình đòi hỏi

sự tích lũy kiến thức và vốn sống - lại được các nhà tư tưởng và các nhà văn

viết ra khi đã có tuổi.

Hình 7. Sự biến đổi của trí tuệ kết tinh và trí tuệ linh hoạt

Horn và Cattell (1966) đã khảo sát sự khác biệt do lứa tuổi bằng các

test kiểm tra trí tuệ linh hoạt và trí tuệ kết tinh. Kết quả cho thấy trí tuệ linh

hoạt giảm chậm từ độ tuổi thanh niên đến độ tuổi trung niên trong khi trí tuệ

kết tinh lại tăng. Nói cách khác, chức năng trí tuệ kết tinh ổn định hoặc tăng

Page 108: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

theo tuổi tác; chức năng trí tuệ linh hoạt giảm theo tuổi do sự suy giảm tất yếu

của quá trình lão hóa.

Hình 8. Sự khác biệt lứa tuổi trong trí tuệ linh hoạt và trí tuệ kết tinh

Có ít nhất ba nguyên nhân có thể giải thích cho sự suy giảm trí tuệ linh

hoạt ở người trưởng thành và có tuổi. Thứ nhất, những khả năng làm cơ sở

cho trí tuệ linh hoạt có thể rất nhạy cảm với sự hủy hoại có tính quy luật của

bộ não theo thời gian. Thứ hai, những trải nghiệm trước đó của cá nhân có

thể làm cho họ ưu tiên một chiến lược giải quyết vấn đề cụ thể nào đó mặc dù

có những chiến lược khác có hiệu quả hơn. Trong trường hợp này, sự suy

giảm có nguyên do là trải nghiệm cá nhân chứ không phải do đánh mất khả

năng tư duy. Thứ ba do cá nhân đã từng trải, có quá nhiều kiến thức nên họ

phát hiện ra nhiều quan hệ giữa các biến; điều này làm họ khó tập trung vào

một đáp án đơn giản.

Để khảo sát giả thiết thứ ba, Kogan (1973) đã so sánh chiến lược mà

sinh viên và những người già (ở độ tuổi trung bình là 73) dùng để phân loại

các đồ vật và ảnh. Những người già có xu hướng phân loại đồ vật (thật hoặc

trong ảnh) theo quan hệ chức năng sử dụng của nó. Ví dụ, người già có thể

cho tẩu thuốc lá với diêm vào một nhóm. Sinh viên có xu hướng phân loại

theo đặc trưng vật lý (ví dụ: có tay cầm) hoặc theo quan điểm chung (ví dụ:

vật dụng trong nhà bếp). Kogan cho rằng sự khác biệt này là do kinh nghiệm:

người già sử dụng những sơ đồ phân loại mơ hồ và ít phổ biến hơn. Đồng

thời, ông nhận xét rằng những trẻ em được coi là có tính sáng tạo cũng có xu

hướng phân loại theo quan hệ chức năng sử dụng hơn là theo đặc trưng vật

lý hoặc hình thể. Theo Kogan, vì lý do nêu trên, ứng xử của người già phải

được coi như là bằng chứng của sự phát triển nhận thức lên một mức cao

hơn chứ không phải là sự phân rã các chức năng trí tuệ.

Một số nghiên cứu cho thấy trí tuệ kết tinh đôi khi cũng hỗ trợ trí nhớ

một cách có hiệu quả. Nhà thực nghiệm (Canestrari, 1966; Lair, Moon và

Kausler, 1969) yêu cầu cả người trẻ lẫn người già ghi nhớ một danh sách các

Page 109: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

từ đi theo cặp trong đó một số cặp có liên hệ (ví dụ: bàn, ghế), một số cặp

khác thì không có liên hệ. Người già ghi nhớ được các cặp có liên hệ nhanh

hơn người trẻ. Ngược lại, trong điều kiện bình thường (các từ không có liên

hệ) người già ghi nhớ danh sách các từ chậm hơn người trẻ.

Vấn đề cái nào - hiệu ứng đội ngũ hay hiệu ứng lão hóa - là nguyên

nhân chính của sự khác biệt các chức năng trí tuệ quan sát được ở thanh

niên và người có tuổi trong kết quả nghiên cứu cũng phải được xác định rõ

ràng. Do trong những thập niên cuối thế kỷ XX diễn ra sự thay đổi như vũ bão

của khoa học và công nghệ nên hiệu ứng đội ngũ mạnh hơn hiệu ứng lão hóa

đối với phần lớn các nghiên cứu. Điều này thể hiện đặc biệt rõ đối với những

cá nhân tại thời điểm tham gia khảo nghiệm có độ tuổi dưới 65 (Schaie,

1979). Ví dụ, trong biểu đồ cho thấy trí lực và thái độ đối với học vấn của

những đội ngũ khác nhau (ra đời trong giai đoạn 1889 đến 1931) nhưng đều

được khảo sát vào năm 53 tuổi. Kết quả là đội ngũ sinh sau có điểm số cao

hơn đội ngũ sinh trước.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là sự suy giảm trí tuệ do lão hóa là thực tế

hiển nhiên. Trong một nghiên cứu được xếp vào loại cổ điển (Birren, Butler,

Greenhouse, Sokoloff và Yarrow, 1963), quan hệ giữa sức khỏe và chức

năng tâm lý của người cao tuổi được khảo sát. Nhà nghiên cứu chia người

cao tuổi thành hai nhóm: nhóm "siêu khỏe" gồm những người không có biểu

hiện bệnh tật và những người có bệnh không nghiêm trọng (ví dụ: giãn tĩnh

mạch), nhóm "yếu" gồm những người có dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe

nghiêm trọng (ví dụ: xơ vữa mạch máu) - tuy nhiên những người này chưa

thật sự có bệnh, các vấn đề sức khỏe của họ chỉ được phát hiện sau khi giám

định y khoa cẩn thận và tỉ mỉ. Kết quả cho thấy nhóm 1 có điểm số cao hơn

nhóm 2 trong một loạt 23 test về chức năng trí tuệ. Đặc biệt, những người

"siêu khỏe" có điểm số vượt trội những người "yếu" trong test ngôn ngữ. Sự

suy giảm chức năng trí tuệ cũng có liên quan với các bệnh tim mạch, huyết áp

cao và sự cận kề cái chết.

Page 110: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Hình 9. Số đo khả năng trí tuệ và thái độ đối với học vấn của các đội ngũ

Không chỉ sự suy giảm thể chất là nguyên nhân của sự suy giảm trí tuệ.

Sau khi đã nghỉ hưu, sự thay đổi môi trường sống và vai xã hội cũng làm cản

trở sự hiểu biết xã hội (thức thời) và do đó làm giảm trí tuệ. Quan điểm chung

về vai xã hội của người già là ốm yếu, phụ thuộc và không thức thời. Mẫu vai

xã hội này hầu như không đòi hỏi người cao tuổi ứng xử thức thời và do đó

trong thực tế làm cho người cao tuổi ngày càng ứng xử không thức thời.

Sự suy giảm trí tuệ không diễn ra như nhau đối với mọi cá nhân trong

xã hội. Đa phần những người trưởng thành có giai đoạn trưởng thành ổn định

hoặc gia tăng về mặt trình diễn trí tuệ và sự suy giảm trí tuệ xuất hiện muộn

trong cuộc sống. Sự suy giảm này thường kết hợp với bệnh tật hoặc sự suy

giảm các kích thích của môi trường sống.

III. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Quan điểm truyền thống của các nhà tâm lý học phát triển cho rằng

nhân cách được hình thành trong tuổi thanh thiếu niên và sau đó trở nên ổn

định trong tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu xuyên lứa tuổi và

xuyên thời gian gần đây cho thấy nhân cách có những nét ổn định và đồng

thời cũng có những nét thay đổi trong tuổi trưởng thành. Ở người già có xu

hướng đậm nét hóa những đặc điểm tính tình trước vẫn có. Ví dụ: tính cẩn

thận đôi khi biến chứng thành tính hay xét nét quá mức hoặc đa nghi; tiết

kiệm đôi khi thành keo kiệt; chan hòa, hoạt bát đôi khi thành ba hoa, nói năng

không cân nhắc. Đáp ứng cảm xúc và tình cảm cũng khác lúc trẻ; khả năng tự

kiểm soát giảm, đôi khi chỉ một kích thích khó chịu nhỏ cũng gây phản ứng

quá mức; ứng xử kém linh hoạt trước những tình huống thay đổi.

1. Nghiên cứu Kansas City

Neugarten và đồng nghiệp ở Đại học Tổng họp Chicago (Neugarten,

1964) đã tiến hành một loạt các nghiên cứu xuyên lứa tuổi có liên quan trong

10 năm. Một số lượng lớn mẫu nghiên cứu gồm những người trưởng thành

Page 111: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

khỏe mạnh trong độ tuổi từ 40 đến 80 sống ở Kansas City trong thập niên

1950 đã tham gia vào thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nét

tính cách được giữ ổn định và nhiều nét tính cách được thay đổi trong độ tuổi

người trưởng thành.

Cụ thể là cấu trúc của nhân cách rất ổn định. Nói cách khác, những nét

tính cách có liên quan đến sự thích nghi với thế giới bên ngoài (ví dụ: ứng xử

định hướng mục tiêu, cách giải quyết vấn đề và khắc phục trở ngại, sự hài

lòng với cuộc sống,...) không phụ thuộc vào tuổi tác.

Đồng thời, Neugarten và đồng nghiệp cũng phát hiện được những sự

thay đổi liên quan đến tuổi tác trong cách thức giải quyết và vượt qua những

trở ngại của thế giới trải nghiệm nội tâm. Ví dụ: người ở độ tuổi 40 cảm thấy

mình làm chủ cuộc sống của bản thân, tràn trề năng lượng và nghị lực, có

thái độ tích cực với việc chấp nhận mạo hiểm. Tuổi 60 thấy cuộc sống chứa

nhiều đe dọa và nguy cơ, thấy bản thân mình thụ động và phải thích nghi. Sự

thay đổi này được coi là sự dịch chuyển từ làm chủ tích cực đến làm chủ thụ

động. Gutmann (1977) trong một nghiên cứu xuyên văn hóa thấy sự thay đổi

này được thể hiện ở đàn ông trong bốn nền văn hóa: Navajio ở vùng Arizona,

người Mayan vùng cao và vùng thấp ở Mêhicô và bộ tộc Druze của dân tộc

Ixraen.

Như vậy, có thể nói là người có tuổi quá bận rộn với cuộc sống nội tâm

của mình. Họ hay suy xét nội tâm và hay quy chiếu về bản thân hơn người trẻ

tuổi và chuyển dần từ định hướng thế giới bên ngoài sang định hướng thế

giới nội tâm. Người già có xu hướng ít xúc động, không nghe lời góp ý và

tránh những thách thức. Thay đổi này được coi là sự gia tăng tính hướng nội

của nhân cách.

Bên cạnh sự gia tăng của khả năng làm chủ thụ động và hướng nội ở

người cao tuổi, Neugarten và đồng nghiệp còn nhận thấy sự khác biệt trong

tính cách của hai giới. Các ông già nhạy cảm hơn đối với các nhu cầu ăn

uống và làm chủ của mình so với đàn ông trẻ tuổi. Các bà già hay gây sự và

Page 112: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

ích kỷ hơn phụ nữ trẻ tuổi. Sự thể hiện này có thể là do chủ quyền của đàn

ông suy giảm khi về hưu và chủ quyền của đàn bà gia tăng khi ở góa.

2. Nghiên cứu Berkeley

Cuối thập niên 1920 đầu thập niên 1930, Đại học Tổng hợp California

tại Berkeley đã tiến hành ba nghiên cứu xuyên thời gian: Nghiên cứu dẫn dắt

Berkeley, Nghiên cứu tăng trưởng Berkeley và Nghiên cứu tăng trưởng

Oakland. Các nghiên cứu đều bao gồm những đánh giá đối với độ tuổi nhi

đồng, thiếu niên và một vài đánh giá đối với độ tuổi thanh niên và người

trưởng thành.

Block (1970) đã phối hợp số liệu của Nghiên cứu dẫn dắt Berkeley với

số liệu của Nghiên cứu tăng trưởng Oakland để đánh giá bức tranh phát triển

nhân cách từ giai đoạn đầu của tuổi thanh niên đến giai đoạn đầu của tuổi

trưởng thành. Số liệu bắt đầu từ trường phổ thông trung học cho đến khi đối

tượng khoảng 35 tuổi. Trên cơ sở số liệu, Block xác định có năm loại nhân

cách đối với đàn ông và sáu loại nhân cách đối với đàn bà. Đồng thời ông

cũng tìm được những bằng chứng về sự ổn định của các loại nhân cách này.

Ví dụ: hệ số hiệu chỉnh trung bình giữa loại nhân cách ở trường phổ thông và

ở tuổi trung niên là 0,5. Tuy nhiên, do số liệu ở tuổi trung niên tập trung phân

tích theo những nét đặc trưng của nhân cách chứ không phân tích theo loại

nhân cách nên xuất hiện bằng chứng cho cả sự ổn định lẫn sự thay đổi. Đặc

biệt, ở độ tuổi trung niên, cá nhân có xu hướng ngay thẳng, sáng suốt và

thoải mái với bản thân hơn, ít mắc sai lầm, ít quan tâm đến đòi hỏi và ít phòng

thủ với người khác hơn.

Bên cạnh đó, 142 bố mẹ của đối tượng nghiên cứu ở Berkeley được

phòng vấn hai lần: lần đầu trong độ tuổi 30 và lần sau trong độ tuổi 70 (Maas

và Kuypers, 1974). Một vài bức tranh về phong cách sống và thay đổi nhân

cách xuất hiện. Ví dụ: một nhóm phụ nữ trẻ biểu hiện sự không hài lòng với

tình trạng kinh tế và hôn nhân của mình nhưng khuây khỏa dần khi về già. Sự

khuây khỏa thường đồng hành với việc không còn chồng ở tuổi trung niên.

Sự kiện này cho phép phát triển phong cách sống mới làm họ hài lòng hơn

Page 113: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

thông qua việc đi làm, sự độc lập và bạn bè mới. Tuy nhiên, kết quả thú vị

nhất của nghiên cứu này là việc khẳng định cuộc sống của phần lớn mọi

người không theo chiều hướng đi xuống. Phần lớn những người có tuổi được

phỏng vấn đều có hoạt động phong phú và có ích. Phần lớn họ đều thích nghi

tốt với việc già đi.

3. Môi trường và xã hội của người già

Có nhiều yếu tố môi trường và xã hội đặc trưng cho người già. Dưới

đây chỉ liệt kê một số yếu tố phổ biến trong xã hội công nghiệp hiện đại, nơi

mà một gia đình thường chỉ có hai thế hệ (bố mẹ và con cái).

a) Sự nghỉ hưu

Thời kỳ mới về hưu là giai đoạn nhiều thử thách với người già, nếu

không có sự chuẩn bị kỹ thì không thể tránh khỏi tâm trạng hụt hẫng dẫn đến

trầm uất. Việc về hưu thường bao giờ cũng là đột ngột, khó thích nghi vì có

nhiều thay đổi đồng thời: thời gian biểu, môi trường giao tiếp, trách nhiệm,

quyền lực, thu nhập,...

Tác động của hưu trí có nhiều khía cạnh. Trước hết, về hưu có nghĩa là

nghỉ các hoạt động nghề nghiệp, làm cho người già không còn điều kiện sử

dụng những khả năng còn lại, dẫn tới những khả năng này sẽ giảm đi và mất

dần. Đồng thời, người hưu trí cũng phải từ bỏ những thói quen nghề nghiệp

đã gắn bó suốt cuộc đời. Về hưu cũng có nghĩa là thôi giữ một vị thế xã hội,

một vai xã hội và do đó đánh mất quyền hạn kèm theo vị thế cũng như hoạt

động của vai đó. Người về hưu luyến tiếc đời hoạt động đã qua, dễ sinh ra

mặc cảm, trăn trở suy nghĩ về sự thay đổi trong đối xử và biểu hiện tình cảm

của người quen biết, đồng nghiệp và xã hội. Trong một vài trường hợp, về

hưu còn kéo theo sự thay đổi chỗ ở; điều này có nghĩa là từ bỏ nếp sống cũ,

thói quen cũ và thậm chí rời bỏ các kỷ niệm gắn với nơi ở cũ. Tóm lại, về hưu

đối với người già có nghĩa là tạo ra một khoảng trống lớn không thể bù đắp

hoàn toàn trong đời sống vật chất và tinh thần.

Page 114: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Tuy nhiên, tác động của việc hưu trí không giống nhau đối với mọi

người. Lowenthal phân biệt bốn loại về hưu: (1) về hưu ngoài ý muốn do bệnh

tật hoặc những lý do khác; (2) tình nguyện về hưu do bệnh tật hoặc những lý

do khác; (3) về hưu do tuổi tác mặc dù vẫn còn làm việc được và vẫn muốn

làm việc; và (4) về hưu vì muốn hoạt động trong một lĩnh vực khác sau khi

hưu trí. Trong bốn loại thì loại đầu có tác động lớn đến trạng thái tâm lý và dễ

dẫn đến trầm cảm nhất.

Hưu trí đòi hỏi người già phải thích nghi với điều kiện mới. Nhưng tuổi

già lại là độ tuổi có khả năng thích nghi kém nhất. Trong giai đoạn trước và

ngay sau khi nghỉ hưu, người già rất cần sự nhạy cảm và quan tâm săn sóc

của người thân.

b) Điều kiện kinh tế

Trong những yếu tố tác động lên trạng thái tâm lý của người già không

thể không nói đến yếu tố kinh tế. Khi nghỉ hưu, thu nhập của người già giảm

đột ngột đúng vào lúc họ cần tiền để bồi dưỡng sức khỏe và bảo đảm một

cuộc sống không lệ thuộc. Một công trình của Streib và Thompson chứng

minh rằng điều kiện kinh tế càng eo hẹp thì bệnh tật càng nhiều ở người già.

Khi đối mặt với những thiếu thốn về vật chất và phải sống dựa vào con

cháu, ở người già dễ nảy sinh nhiều mặc cảm, dễ tủi thân, tự ti. Đó là những

yếu tố kích thích tiêu cực có hại cho sức khỏe khi tuổi đã cao, khả năng hồi

phục đã suy giảm.

c) Sự cô đơn

Một trong những nguyên nhân (được nêu nhiều nhất trong các tạp chí

chuyên ngành) có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của người già là sự cô

đơn, tình trạng sống cách biệt.

Một cuộc điều tra tại Paris, thủ đô nước Pháp, cho thấy 22% người già

không tiếp xúc với ai, ngoài những người trong nhà; 23% có tiếp xúc với một

số người xung quanh nhưng chỉ tại nhà; 8% thỉnh thoảng có ra khỏi nhà để

tiếp xúc với người khác; 47% có quan hệ với xã hội, ít nhất một tuần tại nhà

Page 115: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

hoặc ra khỏi nhà. Ở Anh, 16% người già sống cô đơn, cách biệt với xã hội. Ở

Mỹ, tình trạng cũng tương tự.

Ngay ở Việt Nam, tình trạng này cũng rất phổ biến trong những gia đình

thành phố, nơi mà con cái ban ngày đi làm, tối về tranh thủ làm thêm, các

cháu đi học và đi học thêm. Mặc dù sống trong gia đình ba thế hệ nhưng

người già vẫn cô đơn và bị cách biệt vì các thành viên trẻ trong gia đình hầu

như không có thời gian để giao tiếp, quan tâm săn sóc họ.

Theo Townsend, sự cô đơn có thể là hậu quả của tâm trạng buồn,

thông thường là do mất những người thân, do hoàn cảnh éo le trong cuộc

sống. Biểu hiện của sự cô đơn là thái độ không muốn mọi tiếp xúc trong gia

đình và xã hội. Trạng thái sống cách biệt của người già không phải do bản

thân người già mong muốn và gây ra, mà thường do những yếu tố bên ngoài

như sự không quan tâm, thái độ không muốn hoặc không tìm cách giao tiếp

với người già của những người xung quanh,... Tuy nhiên, sự cô lập khỏi xã

hội - dù vì bất cứ nguyên do nào - thường dẫn đến rối nhiễu tâm lý và bệnh

tâm thần. Cách phòng ngừa tốt nhất là tìm cách đưa người già vào những

giao tiếp xã hội thường xuyên như tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ của

người có tuổi, dưỡng sinh, người hưu trí,...

d) Lối sống

Việc sống với gia đình hoặc không có gia đình cũng là một yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của người già. Tổ chức Y tế thế giới

nhận xét là trong những xã hội phát triển, một gia đình thường chỉ gồm hai thế

hệ. Con cái khi lập gia đình thường tách khỏi bố mẹ. Ông bà thường không

sống cùng nhà với con cháu. Do vậy, người già trong những xã hội này có

nguy cơ phải sống cảnh hai vợ chồng già hoặc độc thân, không có người

chăm sóc, không có giao tiếp xã hội khi đã về hưu, không còn quan hệ nghề

nghiệp và xã hội nữa.

Theo một điều tra ý kiến của những người trên 60 tuổi của "Viện thăm

dò dư luận công chúng" của Pháp, 80% không muốn sống với con cháu, 14%

muốn sống với con cháu nhưng không muốn chung nhà. Trong thực tế, một

Page 116: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

điều tra của Paillat cho thấy 54% người già có ít nhất một người trong gia

đình ở gần nhà. Ở Anh, theo Townsend, có 66% người già sống trong điều

kiện tương tự; theo Balier, 29% người già có một người trong gia đình ở cách

họ không quá 5 phút đi bộ. Nhìn chung, đa số người già muốn có người thân

ở gần nhưng không muốn sống chung để bảo đảm có quan hệ chặt chẽ

nhưng vẫn giữ được tính độc lập trong phạm vi nhất định.

Những người già sống độc thân (do không lập gia đình, hoặc góa bụa,

hoặc ly dị) nếu có lối sống khép kín, không giao tiếp, có nguy cơ bị trầm cảm

rất cao.

Một số cặp vợ chồng già không sống với con cháu cũng có lối sống

cách biệt với xã hội. Họ sống bên nhau và rất ít tiếp xúc với người ngoài,

thậm chí còn ít tiếp xúc hơn cả người già sống độc thân. Họ thu mình lại trong

đời sống riêng tư đầy lo âu. Sự gắn bó giữa họ thường ở mức tuyệt đối,

không muốn chia sẻ với người khác, không muốn tiếp xúc với người ngoài.

Quan hệ giữa họ gần giống quan hệ giữa những cặp song sinh. Khi một

người chết đi thì thường sau đó một thời gian người kia cũng chết theo.

IV. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TUỔl TRƯỞNG THÀNH VÀ CÓ TUỔI

Một số nhà lý luận của tâm lý học phát triển cho rằng nhân cách của

người trưởng thành phải được xem xét trong khung cảnh văn hóa - xã hội.

Đòi hỏi mà khung cảnh này đặt ra đối với cá nhân thay đổi trong độ tuổi

trưởng thành và vì vậy, thúc đẩy sự thay đổi hệ thống những tác vụ phát triển,

thông qua đó tác động lên sự phát triển nhân cách. Kết quả là sự phát triển

của người trưởng thành có thể coi như một chuỗi các giai đoạn, chuyển tiếp

hoặc chuyển hóa. Những chuyển hóa này phản ánh sự xuất hiện của các đặc

trưng chất lượng khác nhau trong những thời điểm khác nhau của cuộc sống.

Dù cho các cá nhân khác biệt nhau về ứng xử, tính cách nhưng chuỗi thay đổi

này được xác định theo giai đoạn và là phổ biến cho mọi cá nhân.

1. Học thuyết của Erikson

Page 117: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Học thuyết của Erikson được xây dựng dựa trên sự quan sát các bệnh

nhân trị liệu tâm lý. Theo Erikson, nhân cách được xác định bởi hoạch định

ngầm bên trong và bởi đòi hỏi bên ngoài của xã hội. Ông cho rằng sự phát

triển của cá thể người là một chuỗi gồm tám giai đoạn tâm lý xã hội. Các giai

đoạn này có cơ sở sinh học và là nền tảng cho những hệ quả bất biến mà mỗi

cá nhân phải trải nghiệm. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, một khả năng đặc

trưng của nhân cách phải được phát triển nếu cá nhân thích nghi được với

những đòi hỏi mà xã hội đặt ra cho họ tại thời điểm đó của cuộc sống. Nếu

khả năng này không được phát triển trong khoảng thời gian dành cho nó thì

bình diện này của nhân cách sẽ bị hư hỏng. Theo ông, mỗi giai đoạn đặc

trưng cho một khủng hoảng tới hạn nằm giữa cái đạt được và sự cảm nhận

việc đạt được một khả năng cụ thể.

Bảng 7. Các giai đoạn khủng hoảng của Erikson

Khủng hoảng Kết quả mong đợi Kết quả không mong đợi

Năm thứ nhất:

Tin - không tin

Hy vọng. Tin vào môi trường

và tương lai.

Sợ tương lai. Nghi ngờ.

Năm thứ hai: Tự

trị - xấu hổ, nghi

ngờ

Mong muốn. Khả năng thực thi

sự lựa chọn như sự tự kiềm

chế; cảm giác tự kiểm soát và

tự trọng dẫn đến mong muốn

tốt và tự hào.

Cảm giác mất tự chủ

hoặc bị người ngoài kiểm

soát; kết quả là xấu hổ và

nghi ngờ việc liệu cá

nhân có thể làm cái mình

muốn hoặc muốn cái

mình đã làm.

Năm thứ ba đến

năm thứ năm:

Chủ động - được

dẫn dắt.

Nguyên nhân. Khả năng chủ

động hành động, chỉ ra

phương hướng và thưởng

thức sự đồng hành.

Sợ trừng phạt. Tự hạn

chế hoặc phô trương sự

bù trừ vượt mức.

Năm thứ sáu đến Năng lực. Khả năng liên hệ với Cảm giác không tương

Page 118: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

tuổi dậy thì:

Cần cù - kém cỏi

thế giới kỹ năng và kỹ xảo,

thực thi sự khéo léo và trí tuệ

nhằm làm được việc và làm

tốt.

xứng và thấp kém.

Thanh niên:

Nhận dạng - lúng

túng về vai xã

hội của cá nhân

Sự chuẩn xác. Khả năng nhìn

nhận bản thân như một cá

nhân duy nhất và tích hợp để

duy trì tính kiên định.

Lúng túng về việc mình là

ai.

Người trưởng

thành trẻ tuổi:

Gần gũi - cô đơn

Tình yêu. Khả năng đem bản

thân và nhận dạng bản thân

cống hiến cho người khác.

Lẩn tránh tình yêu và lẩn

tránh cống hiến cho tình

yêu. Xa lánh người khác.

Người có tuổi:

Sinh lực - ngưng

trệ

Chăm sóc. Mở rộng khái niệm

về những gì do tình yêu, nhu

cầu và tai nạn tạo ra. Vì con

cái, công việc hoặc lý tưởng.

Sống buông thả, buồn tẻ

và kiệt quệ trong quan hệ

liên nhân cách.

Người cao tuổi:

Sự sung mãn -

nỗi tuyệt vọng

Sự thông thái. Phân tách được

nội dung của bản thân cuộc

sống; hiểu được ý nghĩa và

chân giá trị của cuộc sống;

chấp nhận thực tế là ai cũng

phải chết.

Ghê tởm cuộc sống,

tuyệt vọng vì phải chết.

Các giai đoạn trước đó của Erikson đã được trình bày trong tuổi sơ

sinh, tuổi nhi đồng, thiếu niên và tuổi thanh niên. Ba giai đoạn cuối của

Erikson là người trưởng thành trẻ tuổi, người có tuổi và người cao tuổi sẽ

được trình bày cụ thể hơn trong phần này.

Trong độ tuổi trưởng thành, khủng hoảng nằm ở việc phát triển cảm

giác gần gũi và cảm giác cô đơn. Trước đó, trong tuổi thanh niên, cá nhân

phải đạt được nhận dạng bản thân; nay xã hội yêu cầu cá nhân phải tham gia

vào các thiết chế xã hội theo nhận dạng đó nhằm bảo đảm sự tồn tại của xã

Page 119: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

hội. Đồng thời, thông qua hôn nhân, một đơn vị gia đình mới phải được hình

thành (điều này có thể xảy ra hoặc không). Người trưởng thành trẻ tuổi phải

hình thành quan hệ với những cá nhân khác và họ cùng nhau làm cho cơ cấu

này phồn thịnh. Theo Erikson, để gia nhập và gìn giữ quan hệ kiểu này một

cách thành công, cá nhân phải từ bỏ bản thân một cách tổng thể. Sự cởi mở

này không chỉ liên quan tới quan hệ tình dục. Theo Erikson, mọi bình diện của

một nhân cách (như tình cảm, lý tưởng, mục đích, thái độ, hệ thống giá trị,...)

phải được trao đổi vô điều kiện với một cá nhân khác. Hơn thế nữa, cá nhân

phải tiếp nhận vô điều kiện các bình diện nhân cách của cá nhân kia. Để có

thể thực hiện được một sự trao đổi như vậy, cá nhân phải cảm thấy gần gũi

với cá nhân kia. Nếu cá nhân không thể chia sẻ và nhận chia sẻ của người

khác, họ sẽ cảm thấy cô đơn.

Trong độ tuổi trung niên, khủng hoảng diễn ra trong sự phát triển cảm

nhận sinh lực và cảm nhận ngưng trệ. Sinh lực thể hiện ở chỗ cá nhân có thể

tạo ra những sản phẩm góp phần làm cho xã hội tồn tại (ví dụ: đồ vật hoặc

dịch vụ) hoặc đẻ con, nuôi dạy và/hoặc xã hội hóa trẻ em để xã hội trường

tồn. Nếu cá nhân không thể tạo ra sản phẩm góp phần duy trì và làm xã hội

trường tồn thì họ sẽ có cảm giác ngưng trệ, đình đốn.

Khi về già, cá nhân nhận thấy họ đã và đang tiến đến kết cục của cuộc

sống. Nếu họ đã tiến triển thành công qua những giai đoạn phát triển trước

đó, họ sẽ đối mặt với tuổi già một cách đầy nhiệt huyết; họ sẽ cảm thấy mình

đã có một cuộc sống đầy đủ và hoàn chỉnh. Theo Erikson, họ sẽ cảm thấy

sung mãn. Ngược lại, nếu cuộc sống là phí hoài thì cá nhân sẽ cảm thấy tuyệt

vọng.

Học thuyết của Erikson có ảnh hưởng lớn đến các nhà tâm lý học phát

triển. Nhưng do học thuyết không chỉ ra những mốc phát triển, những phẩm

chất phát triển cụ thể nên không thể kiểm định bằng thực nghiệm và do đó có

rất ít khẳng định bằng chứng cứ thực nghiệm.

Một bằng chứng hiếm hoi cho học thuyết của Erikson là những số liệu

thu thập được trong Grand Study (Vaillant, 1977). Nhà nghiên cứu chọn 268

Page 120: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

người đã tốt nghiệp các niên khóa 1939 - 1941 và 1942 - 1944 của Đại học

Tổng hợp Harvard; nghiên cứu tiến hành khi họ đang là sinh viên và sau đó

liên lạc với họ qua thư từ. Vaillant phỏng vấn một cách ngẫu nhiên 94 người

thuộc niên khóa 1942 - 1944 khi họ ở độ tuổi 40 và 50. Theo cách diễn giải số

liệu của Vaillant, kết quả thu được ủng hộ và mở rộng học thuyết của Erikson.

Ông nhận thấy rằng từ 20 đến 30 tuổi, những người tham gia khảo sát

tập trung chú ý đến khủng hoảng gần gũi/cô đơn. Sau khi cá nhân nhận được

sự tự trị thật sự từ bố mẹ và phát triển nhận dạng bản thân một cách độc lập,

họ tìm kiếm người để giao phó bản thân. Thường thường, sự thay thế người

được giao phó này được thực hiện thông qua hôn nhân. Sự thất bại trong

việc thiết lập quan hệ gần gũi sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát

triển tiếp sau. Ví dụ: 28 trên 30 người thành đạt nhất ở độ tuổi 47 đã đạt được

sự ổn định trong hôn nhân trước độ tuổi 30 và gìn giữ được hôn nhân cho

đến tuổi 50. Ngược lại, 23 trên 30 người kém thành đạt nhất hoặc là cưới vợ

sau 30 tuổi hoặc là chia tay với vợ trước 50 tuổi.

Trong độ tuổi từ 25 đến 35, những người tham dự khảo sát tập trung

vào sự nghiệp và phát triển gia đình. Họ chú ý đến công việc hơn giải trí, cuộc

sống bên ngoài hơn cuộc sống nội tâm. Sự chú trọng đến thành đạt này

thường là kết quả của sự hy sinh vì lý tưởng và sự đón nhận trải nghiệm mới

của thanh niên. Vaillant khẳng định là giai đoạn này không được phản ánh

trong học thuyết của Erikson.

Cuối cùng, Vaillant giả định rằng ở cuối độ tuổi 30 và đầu độ tuổi 40,

những người tham dự khảo sát trải qua giai đoạn hồi xuân. Trong giai đoạn

này họ đánh giá và xem xét lại những gì đã diễn ra trong giai đoạn thanh niên

và người trưởng thành. Đó thường là giai đoạn thay đổi và xáo động. Tuy

nhiên, một trong những kết quả của giai đoạn có thể là sinh lực mà cá nhân

cảm nhận được - nội dung của giai đoạn tiếp sau. Ví dụ, ở độ tuổi 50, 19 trên

44 người làm kinh doanh trở thành ông chủ doanh nghiệp. Những người

thành đạt này có sự nghiệp phát triển và họ chịu trách nhiệm về sự thịnh

vượng của người khác. Trong khi đó những người thất bại (không có được

Page 121: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

sinh lực) tiếp tục chú trọng đến thành đạt mà không hề quan tâm đến sự thịnh

vượng của người khác.

Vaillant kết luận rằng cuộc sống của những người tham dự khảo sát

Grand Study không những khẳng định sự tồn tại các giai đoạn cơ bản của

Erikson mà còn khẳng định rằng các thành tựu của một giai đoạn cụ thể

không thể đạt được nếu không đạt được thành tựu của giai đoạn trước đó.

2. Học thuyết của Levinson

Năm 1978, Levinson và đồng nghiệp đưa ra một chuỗi năm kỷ nguyên

và giai đoạn của cuộc sống. Các kỷ nguyên gồm: (1) tiền trưởng thành, từ 0

đến 22 tuổi; (2) bắt đầu trưởng thành, từ 17 đến 45 tuổi; (3) trung trưởng

thành, từ 40 đến 65 tuổi; (4) hậu trưởng thành, từ 60 đến 85 tuổi; và (5) hậu

hậu trưởng thành, từ 80 tuổi trở lên.

Hình 10. Các kỷ nguyên và giai đoạn của Levinson

Các kỷ nguyên tiến hóa thông qua những dãy có cấu trúc của các giai

đoạn phát triển ổn định và chuyển hóa. Tác vụ cơ bản của một giai đoạn ổn

định là xây dựng cấu trúc đời sống. Xây dựng cấu trúc đời sống bao gồm

những chọn lựa chủ yếu, sự đấu tranh để đạt được mục đích. Giai đoạn ổn

định thường kéo dài từ sáu đến tám năm. Tác vụ cơ bản của giai đoạn

chuyển hóa là chấm dứt một cấu trúc đời sống đang tồn tại và bắt đầu một

cấu trúc mới. Nó bao gồm tái xác định cấu trúc hiện thời, khảo sát khả năng

chuyển đổi, dịch chuyển về phía chọn lựa chủ yếu để các chọn lựa này cung

cấp cơ sở cho cấu trúc mới của đời sống. Giai đoạn chuyển hóa thường kéo

dài từ ba đến bốn năm. Để minh chứng cho học thuyết, Levinson thu thập số

liệu của các giai đoạn giữa hai kỷ nguyên bắt đầu trưởng thành và trung

trưởng thành.

Chuyển hóa bắt đầu trưởng thành bắt đầu từ 17, 18 tuổi và kéo dài

đến năm 22, 23 tuổi. Nó nối các kỷ nguyên tiền trưởng thành và bắt đầu

trưởng thành; gồm hai tác vụ chính. Tác vụ đầu là chấm dứt cấu trúc đời sống

thanh niên. Cụ thể là nó gồm sự biến đổi quan hệ giữa cá nhân với gia đình,

Page 122: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

với các cá nhân, nhóm cũng như các thiết chế xã hội khác có liên quan đến

đời sống tiền trưởng thành. Tác vụ thứ hai là tạo bước sơ bộ để gia nhập đời

sống người trưởng thành. Nó gồm những khảo sát và lựa chọn ban đầu cho

đời sống người trưởng thành. Những sự kiện chính của đời sống trong

chuyển hóa này có thể hàm chứa sự làm phong phú nội dung nhân cách. Tuy

nhiên, Levinson nhận xét rằng phần lớn các cá nhân trải nghiệm khủng hoảng

với mức độ từ vừa phải đến nghiêm trọng. Thường hay xảy ra sự thay đổi về

nghề nghiệp và hôn nhân trong giai đoạn này.

Giai đoạn định cư bắt đầu ở đầu độ tuổi 30 và kéo dài đến gần 40

tuổi. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự ổn định và an toàn. Cá nhân đi sâu cống

hiến cho nghề nghiệp, gia đình và những công việc khác. Giai đoạn này cũng

đặc trưng bởi cái mà Levinson gọi là làm nên. Nó bao gồm một hoạch định

dài hơi để đạt mục tiêu thành đạt. Cho đến đầu độ tuổi 30 cá nhân vẫn chỉ là

người mới trưởng thành. Trong giai đoạn định cư, anh ta mới thật sự trở

thành người trưởng thành.

Chuyển hóa giữa đời (còn gọi là chuyển hóa tuổi 30) là giai đoạn kéo

dài từ bốn đến sáu năm và đạt đỉnh cao ở đầu độ tuổi 40. Nó là sự liên kết

trong phát triển từ người trưởng thành trẻ đến người trung niên và thuộc cả

hai kỷ nguyên. Sự chuyển hóa có thể khá là bằng phẳng, không hề sôi động.

Tuy nhiên, kết quả của nó không phụ thuộc tường minh vào thất bại hay

thành công trong việc theo đuổi mục đích của cá nhân trong giai đoạn trước

đó. Sự sáng tạo cấu trúc đời sống ở người trưởng thành trẻ gồm sự theo đuổi

một vài mục tiêu và sự từ bỏ một vài mục tiêu khác. Một cấu trúc đời sống

riêng rẽ không thể tạo ra toàn bộ tính cách của cá nhân. Tác vụ của chuyển

hóa giữa đời là tiếp tục giải quyết mâu thuẫn giữa cái sẽ thành hình và cái

đang hiện hữu. Theo Levinson, chuyển hóa giữa đời không được thúc đẩy

bởi bất kỳ sự kiện riêng rẽ hoặc chuỗi các sự kiện nào đó trong cuộc sống,

mà nó được thúc đẩy bởi tổng thể tương tác của các quá trình nhiều mặt và

các sự kiện, bao gồm hiện thực khách quan, trải nghiệm cá nhân, sự suy

Page 123: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

giảm của cơ thể, sự biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, sự thăng tiến sự

nghiệp và công việc khác.

Tiếp theo chuyển hóa giữa đời là giai đoạn ổn định bước vào tuổi trung

niên. Cấu trúc đời sống mới xuất hiện và tạo cơ sở cho cá nhân bước vào

tuổi trung niên. Giai đoạn này bắt đầu ở độ tuổi khoảng 45 và kéo dài đến tuổi

50. Đôi khi khởi đầu của cấu trúc đời sống mới này là một sự kiện nổi bật nào

đó của cuộc sống - ví dụ: sự thay đổi công việc hoặc nghề nghiệp, ly dị hoặc

các cuộc tình (ngoài hôn nhân), hoặc gia nhập giai tầng khác. Trong các bình

diện khác, sự thay đổi diễn ra mơ hồ hơn. Gần như đã thành quy luật, sự thay

đổi cấu trúc đời sống sau chuyển hóa giữa đời khá là khắc nghiệt đối với sự

yên ổn của cá nhân.

Levinson chỉ thu thập số liệu đến giai đoạn bước vào tuổi trung niên do

những người trong khảo sát của ông tại thời điểm khảo sát đang ở độ tuổi

trung niên. Tuy nhiên, ông đã ngoại suy kết quả cho các giai đoạn trung niên.

Theo ông, chuyển hóa tuổi 50 tương tự như chuyển hóa tuổi 30, được giả

định là xuất hiện ở độ tuổi 50 đến 55. Trong giai đoạn này, cá nhân có thể

thay đổi cấu trúc đời sống được hình thành từ giữa độ tuổi 40. Giai đoạn ổn

định, tương tự như giai đoạn định cư, được giả định xuất hiện ở độ tuổi 55

đến 60. Giai đoạn này là đỉnh cao của tuổi trung niên. Cuối cùng, từ 60 đến 65

tuổi bắt đầu chuyển hóa cuối tuổi trưởng thành. Nó được giả định là sẽ chấm

dứt tuổi trung niên và tạo ra cơ sở cho cuộc sống cuối tuổi trưởng thành.

V. SỰ CHẾT DẦN, CÁI CHẾT VÀ NỖI THƯƠNG TIẾC

Chung cuộc của lão hóa là cái chết. Mặc dù cái chết là hiện tượng có

tính quy luật và phổ biến, mặc dù nó xảy ra hằng ngày, nhưng nó chỉ xảy ra

một lần đối với mỗi cá nhân và là một bí ẩn. Phải chăng cái chết là sự chấm

dứt vĩnh viễn của con người? Phải chăng sau khi chết con người chuyển

sang thế giới bên kia? Liệu có sự luân hồi của các kiếp sống? Tại sao lại có

hiện tượng hồi tưởng lại các kiếp trước của một vài người? Nhân loại chưa

Page 124: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

trả lời được các câu hỏi này mà chỉ mới biết được một vài điều của tiến trình

đi tới cái chết của những sinh vật sống.

1. Thái độ đối với cái chết

Những người già nghĩ và nói nhiều về cái chết hơn những người trẻ,

nhưng họ lại không hoảng sợ. Kalish (1973) cho rằng thái độ này có ba

nguyên nhân. Thứ nhất, một khi cá nhân đã sống đến một độ tuổi nhất định

thì họ phải cảm thấy sẽ phải kết thúc tại một thời điểm nào đó. Thứ hai,

những người già phải nhận thấy những yếu tố thực tế giới hạn cuộc sống của

mình (như vấn đề về sức khỏe, vấn đề về vai xã hội,...). Thứ ba, người già đã

có những trải nghiệm có liên quan đến cái chết (như mất người thân, mất bạn

bè,...) và do đó cái chết không bí ẩn như trước.

Có rất nhiều sự kiện ngoài tuổi tác có thể tác động đến sự cảm nhận

cái chết. Ví dụ: những người theo đạo ít lo lắng về cái chết hơn những người

không có đức tin. Cụ thể là những người có đức tin mạnh sợ chết ít nhất;

những người không theo đạo sợ chết một cách vừa phải và những người có

đức tin không vững vàng, hay lung lay sợ chết nhất (Kalish, 1976).

2. Quá trình chết dần

Một trong những mô tả về cái chết được coi là tốt nhất là của Kubler-

Ross (1969). Dựa trên một hệ thống các trải nghiệm lâm sàng với người bệnh

đang hấp hối, bà đã đưa ra năm giai đoạn chết: phủ nhận, giận dữ, thương

lượng, nản lòng và chấp nhận.

Giai đoạn đầu tiên là phủ nhận. Cá nhân chống lại thực tại là cái chết

đang đến và đặc biệt là nói "Không!" đối với cái chết. Sự phủ nhận được thể

hiện bằng rất nhiều hình thức. Ví dụ, một vài người tìm kiếm những chẩn

đoán lạc quan hơn, một số khác tìm kiếm bảo đảm thông qua niềm tin tôn

giáo và cũng có người tìm kiếm phép màu.

Giai đoạn thứ hai là giận dữ. "Tại sao lại là tôi?". Người đang chết cảm

thấy thù địch, oán hận và ghen tị. Họ căm thù sự kiện là họ phải chết, căm thù

tình huống hiện tại và ghen tị với những người đang sống. Họ có thể có tình

Page 125: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

cảm này đối với gia đình, bạn bè, nhân viên y tế hoặc những đối tượng trong

môi trường xung quanh (ví dụ: thấy cái bút mình đang dùng có chất lượng tồi,

hoàng hôn thật đáng ghét,...) hoặc thậm chí là Chúa trời. Người bệnh căm

ghét tất cả những ai và những gì sẽ tồn tại sau họ.

Giai đoạn thứ ba là thương lượng. Người đang chết quyết định thay đổi

cách ứng xử. Không nói "Không!" và "Tại sao lại là tôi?" nữa, họ xoay ra tìm

kiếm cách kéo dài cuộc sống hoặc trì hoãn cái chết mặc dù những thương

lượng kiểu này thường được tiến hành trong tâm tưởng, lúc cầu nguyện với

Chúa trời, nhưng thỉnh thoảng nó cũng được biểu lộ trong giao tiếp với những

người khác. Ví dụ: "Tôi sẽ sống tốt hơn nếu tôi có thêm thời gian".

Giai đoạn thứ tư là nản lòng. Nó xuất hiện khi mà những biểu hiện bệnh

tật của người bệnh trở nên quá rõ ràng và trầm trọng đến mức không thể tự

lừa dối hoặc bỏ qua. Người đang chết nhận ra là không thể lẩn tránh cái chết

và cảm thấy bị mất mát nhiều.

Chấp nhận là giai đoạn cuối cùng. Cá nhân đã có quyết định về cái

chết, mặc dù không sung sướng. Thể chất mệt mỏi và yếu đuối, người đang

chết từ bỏ cảm nhận. Một người bệnh đã nói về cảm giác này như sau:

"Dường như cơn đau đã chấm dứt. Cuộc đấu tranh đã kết thúc. Đã đến lúc

nghỉ ngơi lần cuối trước khi lên đường đi xa" (Kubler-Ross, 1969).

Kubler-Ross (1974) cảnh báo rằng không phải tất cả mọi người đều trải

qua năm giai đoạn này và chúng ta có thể làm tổn thương người đang chết

nếu coi những tình cảm của người đang chết nêu trong năm giai đoạn này là

có tính quy luật và phổ biến. Bà nhấn mạnh rằng có sự khác biệt giữa các cá

nhân đối với tiến trình qua các giai đoạn và điều quan trọng là nhận biết và

chấp nhận những biểu hiện của người bệnh. Bà nhấn mạnh là gia đình và bác

sĩ không được phép và không nên thách thức hoặc bẻ gẫy sự chống đối cái

chết của người bệnh và nếu người bệnh phủ nhận cái chết đến ngày cuối

cùng thì không nên thúc đẩy họ phải đi qua tất cả các giai đoạn.

3. Thương tiếc và mất mát của những người đang sống đối với cái chết của người thân

Page 126: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Thương tiếc là đáp ứng tình cảm của người sống đối với tang tóc.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều pha thương tiếc (Glick, Weiss và

Parker, 1974). Pha đầu tiên bắt đầu khi xảy ra cái chết và kéo dài một vài tuần

sau tang lễ. Thoạt đầu, người sống cảm thấy sốc và không thể tin vào sự mất

mát. Người có tang thường nói rằng họ cảm thấy sửng sốt, tê tái, trống rỗng

và lúng túng. Phản ứng này kéo dài vài ngày và sau đó nhường chỗ cho sự

đau khổ thể hiện bằng khóc lóc. Thời gian qua đi, tình cảm đau thương được

kiểm soát và người có tang chủ động che giấu những đáp ứng tình cảm này.

Một vài người có thể phải uống thuốc an thần, thuốc ngủ hoặc uống rượu,

hoặc có những biểu hiện tâm thần (ví dụ: khó thở, nghẹn trong cổ, chán ăn, lo

lắng, đau nhức cơ, đau đầu,...). Thường thì những triệu chứng này khỏi dần

sau một tháng.

Pha giữa của sự đau thương thường xuất hiện sau sáu tháng, ứng xử

trong pha này gồm sự hồi tưởng ám ảnh, sự tìm hiểu về cái chết và tìm kiếm

sự hiện diện của người đã chết. Hồi tưởng ám ảnh có tiêu điểm là những sự

việc đặc biệt có liên quan đến cái chết và buộc tội bản thân vì chưa làm hết

sức mình. Ví dụ: "Nếu tôi gọi cấp cứu kịp thời..."; hoặc "Nếu lúc ấy tôi ở trong

bệnh viện, bên cạnh anh ấy...". Tìm hiểu về cái chết thường kết thúc bằng

câu: "Thôi, đó cũng là ý trời". Cuối cùng, tìm kiếm sự hiện diện của người đã

chết biểu hiện bằng rất nhiều cách. Có rất nhiều hoạt động gợi nhớ đến người

đã chết, bắt suy nghĩ về họ hoặc kỷ niệm với họ. Những ứng xử này giảm dần

trong năm đầu. Glick và đồng nghiệp (1974) thông báo rằng trong nghiên cứu

của họ, có 60% những người góa có tình cảm tương tự trong vài tháng đầu

và chỉ cảm thấy đỡ hơn sau một năm.

Năm để tang thứ hai được coi là pha hồi phục, vì người có tang bắt đầu

biểu lộ thái độ tích cực đối với cuộc sống. Họ có vẻ sống động hơn và bắt đầu

tiếp tục làm những công việc dang dở. Họ đã vượt qua được sự đau thương

nhờ bạn bè và gia đình. Chỉ một số rất ít người cần đến trị liệu tâm lý.

Page 127: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. PTS. Đỗ Long chủ biên, PTS. Lê Thanh Hương, PTS. Vũ Tùng

Hoa, NCV. Mai Thanh Thế: Yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong sự phát

triển tâm lý người, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.

2. A. G. Kavaliôp: Tâm lý xã hội, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1976.

3. G. Piagiê: Tâm lý học trẻ em và ứng dụng tâm lý học Piagiê vào

trường học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000.

4. Tuyển tập tâm lý học Piagiê, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996.

5. L. Alan Sroufe: Sự phát triển của trẻ. Bản chất và quá trình, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội, 1996.

6. Trần Trọng Thủy: Khoa học chẩn đoán tâm lý. Nxb. Giáo dục, Hà

Nội, 1992.

7. Patricia H. Miler. Lược dịch Vũ Thị Chín: Các thuyết về tâm lý học

phát triển, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

8. TS. Vũ Dũng (Chủ biên), Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn

Quốc gia, Viện tâm lý học: Tâm lý học xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,

2000.

9. David R. Shaffer: Developmental Psychology. Childhood and

Adolescence, Fifth edition, University of Georgia, Brooks/Cole Publishing

Company, 1999.

10. Richard M. Lerner Pennsylvania State University, Philip c. Kendall

Temple University, Dale T. Miller Simon Fraser University, David F. Hultsch

University of Victoria, Robert A. Jensen Southern Illinois University:

Developmental Psychology, MacMillan Publishing Company, New York;

Collier MacMillan Publishers, London.

11. Adelson J. Eds: Handbook of Adolescent Psychoplogy, New York

Wiley, 1980.

Page 128: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

12. Birren J. E & Schaie K. W: Handbook of the Psychology of Aging,

Second edition, New York Van Nostrand Reinhold, 1985.

13. Hultsch D. F. & Deutsch F.: Adult Development and aging: a life-

span Perspective, New York McGraw-Hill, 1981.

14. Lerrer R. M. & Spanier G. B.: Adolescent Development: a life-span

Perspective. New York McGraw-Hill, 1980.

15. Peck, M. Scott: The Road Less Traveled: A New Psychology of

Love, Traditional Value, and Spiritual Growth, New York: Simon & Schuster,

1978.

16. Sternberg, Robert and Michael Barnes: The Psychology of Love,

New Haven: Yale University Press, 1988.

17. Weber Ann L. And John Harvey: Perspectives on Close

Relationships, Boston: Allyn & Bacon, 1994.

18. White Greg & Paul Mullen: Jealousy: A Clinical and Multidisciplinary

Approach, New York: Guilford, 1989.

MỤC LỤC

Lời Nhà Xuất Bản

Chương I. TUỔI THANH NIÊN

I. DẬY THÌ: BƯỚC CHUYỂN TỪ TUỔI THIẾU NIÊN SANG TUỔI THANH NIÊN

1. Những phát triển thể chất trong tuổi dậy thì

2. Tác động tâm lý của tuổi dậy thì

II. SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TÍNH VÀ SỰ NHẬP VAI GIỚI

1. Sự phân biệt vai giới và những chuẩn mực vai giới trong xã hội

2. Những xu hướng phát triển trong việc thể hiện vai giới của cá nhân

Page 129: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

3. Hiện tượng lưỡng tính và chuyển đổi giới tính

III. TÌNH YÊU LỨA ĐÔI, TÌNH DỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG TÌNH DỤC

1. Tình yêu lứa đôi

2. Các học thuyết về tình yêu

3. Ghen tuông

4. Sự chuyển hóa của tình yêu từ say đắm thành gần gũi

5. Tình dục ở tuổi thanh niên

6. Hiện tượng đồng tính luyến ái

7. Vấn đề lưỡng tính luyến ái

IV. SỰ PHÁT TRIẾN NHÂN CÁCH Ở TUỔI THANH NIÊN

1. Khái niệm về bản thân ở tuổi thanh thiếu niên

2. Tự đánh giá

3. Sự phát triển của động cơ thành đạt

4. Nhận dạng bản thân

Chương II. NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, CÓ TUỔI VÀ CAO TUỔI

I. NHỮNG THAY ĐỔI THỂ CHẤT

1. Học thuyết sinh học về sự lão hóa

2. Một số suy giảm thể chất ở người trưởng thành, người có tuổi và

người cao tuổi

3. Hoạt động thể chất và sự khỏe mạnh sinh lý

II. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA TRÍ TUỆ

1. Sự giảm tốc trong các quá trình nhận thức

2. Trí nhớ

3. Trí tuệ

III. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Page 130: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

1. Nghiên cứu Kansas City

3. Nghiên cứu Berkeley

3. Môi trường và xã hội của người già

IV. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TUỔI TRƯỞNG THÀNH VÀ CÓ TUỔI

1. Học thuyết của Erikson

2. Học thuyết của Levinson

V. SỰ CHẾT DẦN, CÁI CHẾT VÀ NỖI THƯƠNG TIẾC

1. Thái độ đối với cái chết

2. Quá trình chết dần

3. Thương tiếc và mất mát của những người đang sống đối với cái chết

của người thân

---//---

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

GIAI ĐOẠN THANH NIÊN - TUỔI GIÀ

Tác giả:

TS. NGUYỄN VĂN ĐỒNG

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT

HÀ NỘI – 2012

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. NGUYỄN DUY HÙNG

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. HOÀNG PHONG HÀ

Biên tập nội dung:

ThS. NGUYỄN KIM NGA - PHẠM NGỌC BÍCH

Vẽ bìa và trình bày maket: TRẦN TÂM

Chế bản điện tử: VINACIN – BOOKS

Sửa bản in: PHẠM NGỌC BÍCH

Page 131: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN - GIAI ... - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/488.TamLyHocPhatTrien-GiaiDoan…  · Web viewtÂm lÝ hỌc phÁt triỂn - giai ĐoẠn thanh niÊn,

Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT

Tổ chức xuất bản, in và phát hành

CÔNG TY CP THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

Địa chỉ: 5/413 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội

ĐT: (04) 37502298 - (04) 22433662 | Fax: (04) 37915109

Email: [email protected]

In 1.500 cuốn, khổ 14.5 x 20.5cm, tại Công ty CP in Trần Hưng. Quyết định

xuất bản số: 1462-QĐ/NXBCTQG. Số ĐKKH xuất bản: 244-2012/CXB/31-

17/CTQG Ngày 13/03/2012. In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2012.