159
Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam

Page 2: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc
Page 3: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

C Á C X U H Ư Ớ N G P H ÁT T R I Ể NPhát triển kinh tế tư nhân

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt NamTạo việc làm và sự thịnh vượng trong một nền kinh tế

thu nhập trung bình

Đinh Trường Hinhvới sự tham gia của Deepak Mishra, Lê Duy Bình, Phạm Minh Đức, và Phạm Thị Thu Hằng

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

Page 4: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

© 2013 The International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank1818 H Street NWWashington, DC 20433Telephone: 202-473-1000Internet: http://www.worldbank.org

Bản quyền được bảo hộ.

1 2 3 4 16 15 14 13

Không một nội dung nào trong tài liệu xác lập, hay được coi như là hạn chế hoặc từ bỏ , các đặc quyền hoặc miễn trừ của Ngân hàng Thế giới, và mọi đặc quyền, miễn trừ đó đều được bảo lưu cụ thể.

Đây là sản phẩm của nhân viên Ngân hàng Thế giới với sự đóng góp từ bên ngoài. Lưu ý rằng Ngân hàng Thế giới không nhất thiết sở hữu từng phần trong sản phẩm này. Do đó Ngân hàng Thế giới không đảm bảo rằng việc sử dụng nội dung cuốn sách không vi phạm bản quyền của các bên thứ ba. Ngưởi sử dụng là ngưởi duy nhất chịu rủi ro nếu bị khiếu nại liên quan tới việc sử dụng như vậy.

Những phát hiện, diễn giải và kết luận trình bày trong cuốn sách này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ngân hàng Thế giới, Ban Giám đốc Ngân hàng hay những chính phủ mà Ngân hàng đại diện. Ngân hàng Thế giới không đảm bảo sự chính xác của số liệu trong cuốn sách này. Các đường biên, màu sắc, tên gọi và các thông tin khác ghi trên bất cứ bản đồ nào trong cuốn sách này không thể hiện bất cứ sự phán xét nào của Ngân hàng Thế giới về hiện trạng pháp lý của bất cứ vùng lãnh thổ nào hay là sự xác nhận hay chấp nhận những đường biên đó.

Không một nội dung nào trong tài liệu xác lập, hay được coi như là hạn chế hoặc từ bỏ, các đặc quyền hoặc miễn trừ của Ngân hàng Thế giới, và mọi đặc quyền, miễn trừ đó đều được bảo lưu cụ thể.

Quyền hạn và giấy phép

Tài liệu này được xuất bản theo giấy phép nguồn mở quyền sáng tạo chung 3.0 (CC BY 3.0) http://cre-ativecommons.org/licenses/by/3.0. Theo giấy phép Quyền sáng tạo chung này, mọi đối tượng được sao chép, phổ biến, truyền tải, chỉnh sửa tài liệu này, kể cả cho mục đích thương mại, với những điều kiện sau:Dẫn chiếu tác giả - Yêu cầu dẫn chiếu tài liệu như sau: Dinh, Hinh T. 2013. Phát triển công nghiệp nhẹ tại

Việt Nam: Tạo việc làm và thịnh vượng trong một nền kinh tế thu nhập trung bình. Các xu thế trong phát triển. Washington, DC: Ngân hàng Thế giới. doi:10.1596/978-1-4648-0034-4. Giấy phép: Quyền Sáng tạo Chung CC BY 3.0

Bản dịch này không phải là bản dịch chính thức của Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới không chịu trách nhiệm về bất kỳ nội dung hay sai sót nào của bản dịch.Mọi thắc mắc về quyền hạn, giấy phép, đề nghị gửi đến Phòng Xuất bản, Ngân hàng Thế giới, 1818 H, Street NW, Oa-sinh-tơn, DC 20433, Hoa Kỳ; fax: 202-522-2625; e-mail: [email protected].

ISBN (paper): 978-1-4648-0034-4ISBN (electronic): 978-1-4648-0035-1DOI: 10.1596/978-1-4648-0034-4

Ảnh bìa: © Glow Images / Getty Images. Sử dụng với sự cho phép của Glow Images / Getty Images.Thiết kế bìa: Debra Naylor, Naylor Design, Inc.

Số liệu đầu mục ấn phẩm của Thư viện Quốc hội đã được yêu cầu.

Page 5: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4    v

Lời nói đầu xiLời cảm ơn xvVề tác giả xviiVề các cộng tác viên xixBảng ký hiệu chữ viết tắt xxi

Giới thiệu 1Trọng tâm theo ngành và quốc gia của nghiên cứu 1Phương pháp luận 2Chú thích 2Tài liệu tham khảo 2

Chương 1 Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung 3Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu 3Tác động kinh tế của khủng hoảng tài chính toàn cầu 8Thâm hụt thương mại 9Hình thái sản xuất, thâm hụt thương mại và giá trị

gia tăng thấp 9Chú thích 13Tài liệu tham khảo 13

Chương 2 Cơ cấu ngành công nghiệp và các vấn đề chuyên ngành 15Bối cảnh quốc tế của ngành công nghiệp chế tạo: Trung Quốc và Việt Nam 16Những hạn chế cản trở chính đối với ngành công nghiệp nhẹ 23Chú thích 35Tài liệu tham khảo 35

Chương 3 Tăng cường ngành công nghiệp nhẹ 37Tiềm năng của Việt Nam 37Trở ngại chính: Khuyết khoảng giữa 38Can thiệp chính sách 40Kết luận 52

Mục lục

Page 6: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

vi Mục lục

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Chú thích 53Tài liệu tham khảo 54

Chương 4 Ngành may mặc 57Mô tả ngành 57Tiềm năng 61Những trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh 62Khuyến nghị chính sách 67Phụ lục 4A. Chuyển từ sản xuất theo phương thức

CMT sang phương thức FOB trong sản xuất áo sơ mi Polo 69

Chú thích 70Tài liệu tham khảo 72

Chương 5 Ngành da 73Ngành da 73Tiềm năng 77Những trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh 78Khuyến nghị chính sách 80Chú thích 82Tài liệu tham khảo 82

Chương 6 Ngành đồ gỗ 83Mô tả ngành 83Tiềm năng 85Những trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh 85Khuyến nghị chính sách 89Chú thích 90Tài liệu tham khảo 90

Chương 7 Ngành kim khí 91Mô tả ngành 91Tiềm năng 93Những trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh 95Khuyến nghị chính sách 95Chú thích 96Tài liệu tham khảo 96

Chương 8 Ngành kinh doanh nông nghiệp 97Mô tả ngành 97Tiềm năng 102Những trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh 102Khuyến nghị chính sách 108Tài liệu tham khảo 103

Page 7: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Mục lục vii

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Chương 9 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 111Tiềm năng phát triển công nghiệp nhẹ của Việt Nam 111Trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh 111Hạn chế cản trở thể chế về vấn đề tay nghề công nhân 113Khuyến nghị chính sách đối với ngành công nghiệp nhẹ 119Các yếu tố đảm bảo thành công 119Phụ lục 9A. Hành động chính sách và cơ cấu hỗ trợ 123Chú thích 133Tài liệu tham khảo 133

Phụ lục A Phương pháp phân tích so sánh theo chuỗi giá trị 135Tài liệu tham khảo 137

Hộp5.1 Việt Nam có thể có khả năng cạnh tranh trong ngành da

bằng cách sử dụng da cừu nhập khẩu từ Êtiôpia hay không? 73

Hình1.1 Năm ngành xuất khẩu đứng đầu, một số nước châu Á,

giai đoạn 1980–1985 và 2005–2009 51.2 Tỉ trọng thâm dụng công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu,

Trung Quốc và Việt Nam, giai đoạn 2000–2011 61.3 Chuỗi giá trị sản xuất của sản phẩm iPhone sản xuất tại

Trung Quốc 71.4 Thâm hụt thương mại ở một số nước châu Á, giai đoạn 1990–2010 101.5 Tỷ lệ cán cân thương mại so với GDP, Trung Quốc và

Việt Nam, giai đoạn 1985–2010 111.6 Thay đổi trong tỉ giá thực hiệu dụng, nhân dân tệ

Trung Quốc và đồng Việt Nam, giai đoạn 2000–2010 122.1 Chỉ số giá trị gia tăng của công nghiệp chế tạo, theo các

khu vực của thế giới, giai đoạn 1990–2010 162.2 Tăng trưởng năng suất của Trung Quốc và Việt Nam,

giai đoạn 2000–2010 192.3 Năng suất lao động và tiền công tăng ở Trung Quốc,

giai đoạn 1979–2007 222.4 Số năm đi học của công nhân sản xuất mới tuyển,

Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam,2010 272.5 Phân bố các doanh nghiệp chế tạo theo qui mô ở Việt Nam,

năm 2000 và 2011 283.1 Người mua nước ngoài và nhà sản xuất trong nước

kết nối với nhau như thế nào ở Trung Quốc 45

Page 8: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

viii Mục lục

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

4.1 Những nước xuất khẩu đồ may mặc hàng đầu trên toàn thế giới, năm 2009 58

4.2 Chi phí để sản xuất một chiếc áo sơ mi Polo ở Việt Nam so với chi phí ở Trung Quốc,2010 63

4.3 Chi phí sản xuất chính và các khoản mục cấu thành lợi nhuận trong sản xuất áo sơ mi Polo ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 66

5.1 Những nước xuất khẩu giày dép mũi da hàng đầu trên thế giới, năm 2009 74

5.2 Chi phí sản xuất một đôi giày da Loafer ở Việt Nam so với chi phí ở Trung Quốc,2010 76

6.1 Những nước xuất khẩu hàng đầu về đồ gỗ gia dụng, chiếusáng, nhà khung và các cấu kiện trên thế giới năm 2009 84

6.2 Các khoản chi phí sản xuất chính và lợi nhuận trong sản xuất ghế tựa gỗ ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 87

7.1 Những nước xuất khẩu hàng đầu về sắt hoặc sản phẩm thép trên toàn thế giới năm 2009 92

8.1 Những nước xuất khẩu hàng đầu về lúa mì hoặc sản phẩm bột Meslin trên toàn thế giới năm 2009 99

8.2 Các nước xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm sữa trên thế giới năm 2009 101

8.3 Các khoản mục chi phí sản xuất chính và lợi nhuận trong sản xuất lúa mì của Trung Quốc và Việt Nam,2010 104

8.4 Các khoản mục chi phí sản xuất chính và lợi nhuận trong chăn nuôi lấy sữa ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 106

9A.1 Thị trường từ bông đến may mặc và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc,2010 127

9A.2 Thị trường từ bông đến may mặc và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam,2010 128

9A.3 Thị trường giày dép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc,2010 128

9A.4 Thị trường giày dép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam,2010 1299A.5 Thị trường đồ gỗ và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc,2010 1299A.6 Thị trường đồ gỗ và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam,2010 1309A.7 Qui trình chế biến gỗ ở Việt Nam,2010 1319A.8 Thị trường sản phẩm kim khí và cấu trúc hỗ trợ thể chế

ở Trung Quốc,2010 1329A.9 Thị trường từ quặng sắt đến thép và cấu trúc hỗ trợ

thể chế ở Việt Nam,2010 133

Bảng1.1 Cơ cấu ngành trong tăng trưởng GDP, Việt Nam,

giai đoạn 2000-2010 4

Page 9: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Mục lục ix

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

2.1 Mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngoài dầu thô của Trung Quốc, giai đoạn 1980–1984 và 2004–2008 18

2.2 Nguồn gốc ttg GDP của Trung Quốc và Việt Nam, giai đoạn 1990–2008 19

2.3 Tiền công tháng trung bình trong một số tiểu ngành ở Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam,2010 20

2.4 Xếp hạng điều kiện kinh doanh và năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc và Việt Nam, năm 2013 21

2.5 Lực lượng lao động phân theo loại hình công việc, Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam, giai đoạn 2009/10–2010/11 26

2.6 Qui mô doanh nghiệp, tính theo số lao động, trong 5 ngành ở Việt Nam, năm 2011 29

2.7 Số lượng doanh nghiệp, theo loại hình doanh nghiệp, ở Việt Nam năm 2000 và 2011 30

2.8 Các chỉ số về qui mô doanh nghiệp, theo thành phần kinh tế, pr Việt Nam, giai đoạn 2005–2011 31

2.9 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, theo thành phần kinh tế, Việt Nam giai đoạn 2007–2012 32

3.1 Năng suất lao động trong ngành công nghiệp nhẹ ở Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam, 2010 38

4.1 Chi phí sản xuất so sánh cho một chiếc áo sơ mi Polo theo phương pháp CMT ở Trung Quốc và Việt Nam, 2010 59

4.2 Môi trường chính sách và điều tiết ngành may mặc ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 60

4.3 Phân tách cơ cấu chi phí sản xuất áo sơ mi Polo ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 64

4.4 So sánh các biến số chi phí sản xuất chính của áo sơ mi Polo, Trung Quốc và Việt Nam, 2010 65

4A.1 Chuyển từ sản xuất CMT sang sản xuất theo FOB trong sản xuất áo sơ mi Polo 70

5.1 Chi phí sản xuất theo phương thức CMT đối với giày da cừu Loafer ở Trung Quốc và Việt Nam 75

5.2 So sánh các biến số chính trong sản xuất giày da Loafer ở Trung Quốc và Việt nam 77

B5.1.1 Bảng B5.1.1. Hai ước tính chi phí sản xuất sử dụng đầu vào nhập khẩu cho giày Loafer da cừu ở Việt Nam 79

6.1 Ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Trung Quốc và Việt Nam năm 2009 84

6.2 Giá một mét khối gỗ thông xẻ ở Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam,2010 86

6.3 So sánh các biến số sản xuất chính của ghế tựa gỗ ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 86

6.4 So sánh chi phí sản xuất ghế tựa gỗ ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 87

Page 10: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

x Mục lục

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

7.1 Ngành kim khí ở Trung Quốc và Việt Nam năm 2009 937.2 So sánh biến số sản xuất chính cho nút chai ở Trung Quốc

và Việt Nam,2010 948.1 Ngành kinh doanh nông nghiệp ở Trung Quốc

và Việt Nam,2010 988.2 So sánh đầu vào nguyên liệu thô để sản xuất bột mìn ở

Trung Quốc và Việt Nam năm 2010 998.3 Ngành công nghiệp sữa ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 1008.4 Chi phí sản xuất sữa trung bình ở một số nước,2010 1018.5 So sánh các biến số sản xuất chính trong chăn nuôi lấy sữa

ở Trung Quốc và Việt Nam,2010 1039.1 Trở ngại đối với ngành công nghiệp nhẹ, sắp xếp theo tầm quan

trọng, qui mô doanh nghiệp và tính chất ngành ở Việt Nam 1129A.1 Gói hành động chính sách toàn diện cho Việt Nam 123A.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm được nghiên cứu 136A.2 Số cuộc phỏng vấn được tiến hành trong nghiên cứu ở

Trung Quốc và Việt Nam 136

Page 11: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4    xi

Lời nói đầu

Việt Nam đang ở giữa ngã ba đường. Mặc dù cải cách kinh tế trong 25 năm qua đã giúp Việt Nam giảm nghèo nhanh và đưa đất nước từ một nước thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình thấp nhưng động lực cải cách không còn đủ để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và tạo việc làm. Mô hình tăng trưởng hiện nay chủ yếu dựa vào khu vực nhà nước và chú trọng vào mặt lượng hơn là mặt chất để mang lại phát triển kinh tế dựa trên nguồn lao động giá rẻ và lắp ráp hàng xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế đã chậm lại kể từ khi có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008–09, và tính bị dễ tổn thương của nền kinh tế vĩ mô đã trở nên rất rõ ràng. Mô hình tăng trưởng cũ đã hết tác dụng.

Quan điểm đưa ra trong cuốn sách Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam này là nếu muốn đưa nền kinh tế trở lại con đường tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo công ăn việc làm có chất lượng thì đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cơ cấu nhằm rút bớt lao động từ khu vực nông nghiệp năng suất thấp và đơn thuần lắp ráp các mặt hàng nhập khẩu sang các hoạt động tạo năng suất cao. Việt Nam cần giải quyết những vấn đề căn bản trong ngành công nghiệp chế tạo vốn đang bị che giấu bởi thành tích tăng trưởng trong quá khứ. Xử lý được những vấn đề này sẽ giúp Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị gia tăng và tránh được bẫy thu nhập trung bình mà nhiều nền kinh tế thu nhập trung bình khác, kể cả một số nền kinh tế Đông Á, đã mắc phải. Tăng năng suất bằng cách nâng cao chất lượng lực lượng lao động, thay đổi cơ cấu ngành thông qua việc giảm dần ảnh hưởng của các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các hoạt động cung ứng nguyên phụ liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong nước hội nhập với nền kinh tế quốc gia và toàn cầu thông qua việc thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, và các công ty thương mại là một bước tiến theo hướng đó.

Áp dụng hàng loạt các kỹ thuật phân tích định tính và định lượng, cuốn Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam đã xác định những trở ngại chính cản trở sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo ở Việt Nam và đánh giá sự khác biệt trong kết quả hoạt động ở cấp doanh nghiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Cuốn sách cho thấy có sự tương phản giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp được sự hỗ trợ của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư thường không liên kết với các doanh nghiệp nhỏ trong nước thông qua các

Page 12: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

xii Lời nói đầu

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

mối liên hệ ngược chiều và xuôi chiều để sử dụng các đầu vào hoặc sản phẩm trung gian sản xuất trong nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ nội địa chủ yếu nhờ vào số đông các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vi mô, chứ không phải nhờ vào sự phát triển của các doanh nghiệp qui mô vừa và lớn. Sản phẩm cuối cùng chứa ít giá trị gia tăng; công nghệ và kiến thức chuyên môn ít được chia sẻ; và nền kinh tế không thể vươn lên nấc thang chuyển đổi cơ cấu cao hơn. Chính cơ cấu sản xuất này là một trong những lý do khiến quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Việt Nam trong ba thập kỷ vừa qua chưa mang lại một cán cân thương mại có lợi cho Việt Nam.

Các giải pháp chính sách nhằm giải quyết vấn đề về năng lực cạnh tranh ở Việt Nam cần đề cập đến cơ cấu ngành công nghiệp nhẹ đã bàn đến ở trên, và nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Để làm được điều đó, cần hỗ trợ mở rộng các doanh nghiệp nhỏ trong nước, đồng thời giúp các doanh nghiệp này đạt được năng suất lao động cao hơn thông qua hội nhập thương mại. Điều này đòi hỏi phải nâng cao kỹ năng của người lao động và công nghệ cũng như chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm để có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Về mặt này, các chính sách nhằm giảm bớt vai trò của khu vực nhà nước, thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại, khuyến khích hình thành cụm doanh nghiệp và gia công, mở rộng việc kết nối mạng lưới quốc tế và xã hội đều rất quan trọng. Để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa, Việt Nam cần gắn kết chuỗi cung ứng các hoạt động gia công bằng cách đầu tư vào sản xuất hàng hóa thượng nguồn – như nông sản chế biến, dệt may, đồ gỗ – những ngành mà Việt Nam đã có lợi thế so sánh và đã giành được thị phần nhất định. Tuy nhiên, khác với các hoạt động hạ nguồn, sản xuất các loại nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian này đều là những ngành sử dụng nhiều vốn và công nghệ, yêu cầu lao động có kỹ năng. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành này và cải cách hệ thống giáo dục, dạy nghề là cách tốt nhất để đạt mục đích đó. Vì thế, cần rà soát lại toàn diện các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài để hướng trọng tâm vào sản xuất thượng nguồn và thu hút vốn, kiến thức kỹ thuật, đồng thời cải thiện kỹ năng lao động và kỹ năng kinh doanh.

Cuốn sách dựa trên các phân tích về chuỗi giá trị trong năm ngành công nghiệp trọng điểm của nền công nghiệp nhẹ Việt Nam: kinh doanh nông nghiệp, đồ da, chế biến gỗ và đồ gỗ, kim khí và dệt may. Dựa trên những phân tích này, báo cáo Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam đề xuất các giải pháp chính sách cụ thể để giúp các nhà hoạch định chính sách nhận diện, xác định lĩnh vực ưu tiên và giải quyết những trở ngại nghiêm trọng nhất trong những ngành công nghiệp nhẹ điển hình này.

Cuốn sách Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam áp dụng một số phương pháp sáng tạo. Thứ nhất, nó so sánh mức chi phí giữa Trung Quốc và Việt Nam đến cấp ngành và cấp sản phẩm. Thứ hai, cuốn sách sử dụng rất nhiều kỹ thuật phân tích định tính và định lượng, cũng như tiếp cận có trọng tâm, để xác định những trở ngại chính, cụ thể trong các ngành công nghiệp nhẹ có triển vọng nhất và đánh giá sự khác biệt về kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ở hai quốc gia này. Thứ ba, nó đề xuất các biện pháp dựa trên thị

Page 13: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Lời nói đầu xiii

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

trường và một số biện pháp can thiệp mang tính chọn lọc của chính phủ để tháo gỡ những trở ngại đó. Thứ tư, nó nêu bật mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các trở ngại và giải pháp. Ví dụ, giải quyết vấn đề về đầu vào cho ngành chế tạo đòi hỏi phải hành động trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Hy vọng cuốn sách này sẽ khích lệ các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân và người lao động ở Việt Nam tư duy một cách sáng tạo để tận dụng cơ hội trong ngành công nghiệp chế tạo và qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Victoria KwakwaGiám đốc Quốc gia tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới

Page 14: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc
Page 15: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4    xv

Lời cảm ơn

Cuốn sách này do nhóm nghiên cứu gồm Đinh Trường Hinh (Trưởng nhóm), Deepak K. Mishra, Lê Duy Bình, Phạm Minh Đức và Phạm Thị Thu Hằng thực hiện. Các thông tin đầu vào chính phục vụ phân tích so sánh chuỗi giá trị do Global Development Solutions, LLC of Reston, Virginia cung cấp, dưới sự chỉ đạo của Yasuo Konishi và Glen Surabian. Kathleen Fitzgerald, Eleonora Mavroeidi, Phạm Đỗ Chí, và Phạm Ngọc Thạch đã có những đóng góp lớn cho công trình nghiên cứu. Cuốn sách là một phần trong dự án về Ngành công nghiệp nhẹ châu Phi của Ngân hàng Thế giới do nhóm nòng cốt gồm Đinh Trường Hinh (Trưởng nhóm), Vincent Palmade (Đồng trưởng nhóm), Vandana Chandra, Frances Cossar, Tugba Gurcanlar, Ali Zafar, Eleonora Mavroeidi, Kathleen Fitzgerald, và Gabriela Calderon Motta thực hiện. Báo cáo đã nhận được những góp ý quý báu từ Victoria Kwakwa (Giám đốc quốc gia tại Việt Nam), Sameer Goyal (Chuyên gia cao cấp lĩnh vực Tài chính), Habib Nasser Rab (Kinh tế gia cao cấp), Thái Văn Cẩn (nguyên chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế), Phạm Văn Thuyết (nguyên chuyên gia của Ngân hàng Thế giới), và các đại biểu tham gia Hội thảo thúc đẩy thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 2012. Đặc biệt, chúng tôi muốn gửi lời cám ơn đến Trần Minh Thu (Chuyên viên cao cấp, Vụ công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) và Đặng Kim Dung (Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam) vì những ý kiến đóng góp quý giá của họ. Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các nhà quản lý cao cấp sau đây của Ngân hàng Thế giới: Kaushik Basu (Phó Chủ tịch cấp cao và chuyên gia kinh tế trưởng), Justin Yifu Lin (nguyên Phó Chủ tịch cấp cao và chuyên gia kinh tế trưởng), Axel van Trotsenburg (Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương), Victoria Kwakwa (Giám đốc quốc gia tại Việt Nam), Sudhir Shetty (Giám đốc bộ phận Giảm nghèo và Quản lý kinh tế), Zia Qureshi (Giám đốc Vụ Vận hành và Chiến lược, Kinh tế học phát triển), Gaiv Tata (Giám đốc Vụ Tài chính và Phát triển khu vực tư nhân châu Phi), Marilou Uy (Cố vấn cấp cao, Đặc phái viên và nguyên Giám đốc Vụ Tài chính và Phát triển khu vực tư nhân châu Phi), và Tunc Tahsin Uyanik (Giám đốc, Vụ Tài chính và Phát triển khu vực tư nhân Đông Á – Thái Bình Dương). Chúng tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp sau đây đã thường xuyên động viên và hỗ trợ chúng tôi: Đinh Trường Hãn, Alphonsus J. Marcelis, Célestin Monga, Nguyễn Minh Hà, David Rosenblatt, Geremie Sawadogo, Trần Kim Chi, Dipankar

Page 16: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

xvi Lời cảm ơn

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Megh Bhanot, Aban Daruwala, SaidaDoumbia Gall, Nancy Lim, Lê Thị Khánh Linh, và Melanie Brah Marie Melindji.

Nhóm tác giả xin cảm ơn nhiều người đã tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời gian chuẩn bị cuốn sách này. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn những người đã hào phóng dành thời gian cho các cuộc thảo luận và cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn những cán bộ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sau đây đã giúp thu xếp các cuộc phỏng vấn: Đoàn Thúy Nga, Đoàn Thị Quyên, Đặng Thanh Tùng, và Phạm Đình Vũ.

Báo cáo này được hiệu đính bởi một nhóm chuyên gia đứng đầu là Bruce Ross-Larson, Meta deCoquereaumont, và Robert Zimmermann. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ tài chính của Chương trình Đối tác Ngân hàng Thế giới – Hà Lan và Quỹ Chính sách và Phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản.

Page 17: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4    xvii

Đinh Trường Hinh là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới. Trước đây, ông từng làm việc ở khu vực Châu Phi (1998-2008), Khu tổ hợp Tài chính, NHTG (1991-98), và phụ trách Khu vực Trung Đông tại NHTG (1979-91). Ông tốt nghiệp hạng ưu môn kinh tế học và toán học tại trường Tổng hợp bang New York, và nhận bằng Thạc sĩ kinh tế, Thạc sĩ kỹ sư công nghiệp và bằng Tiến sĩ kinh tế tại trường Tổng hợp Pittsburgh (1978). Nghiên cứu của ông tập trung vào các lĩnh vực tài chính công, tài chính quốc tế, công nghiệp hóa, và phát triển kinh tế. Các tác phẩm gần đây nhất của ông gồm Công nghiệp nhẹ Châu Phi (2012), Công nghiệp nhẹ Zambia (2013), Công nghiệp nhẹ Tanzania (2013), và Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013).

Về tác giả

Page 18: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc
Page 19: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4    xix

Deepak Mishra là chuyên gia kinh tế chính tại Trụ sở chính Ngân hàng Thế giới, Washington DC, phụ trách chính sách kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Ông đã từng là chuyên gia kinh tế chính của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, làm việc tại Hà Nội từ 2010 đến 2013. Ông được trao bằng Thạc sĩ kinh tế tại Trường Kinh tế Delhi và bằng Tiến sĩ kinh tế tại trường Tổng hợp Maryland. Trước khi vào làm việc tại Ngân hàng Thế giới ông đã từng làm việc tại Hội đồng Dự trữ Liên bang, Tata Motors, và trường Tổng hợp Maryland.

Lê Duy Bình là chuyên gia kinh tế tại Economica Việt Nam, một hãng tư vấn và nghiên cứu chuyên về kinh tế phát triển. Trong khoảng thời gian 2000-09 ông là Cố vấn cao cấp cho Deutsche Gesellschaft fur Internationale Zusammenarbeit về doanh nghiệp và phát triển kinh tế tư nhân. Trước đó ông làm việc cho Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản, Đại học Kinh tế Quốc dân, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp, kinh tế tư nhân, tài chính, cho vay phát triển, và quản trị.

Phạm Minh Đức có 18 năm kinh nghiệm tại Ngân hàng Thế giới, với các nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Miến điện và Phi-lip-pin. Ông tham gia nghiên cứu, phối hợp đối thoại chính sách với các chính phủ, viết báo cáo về điều chỉnh cơ cấu, tự do hóa thương mại và năng lực cạnh tranh, và quản lý nguồn thu. Gần đây ông tập trung vào phát triển thương mại, chính sách và quản lý thuế. Ông có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại trường Tổng hợp Illinois tại Champaign-Urbana.

Phạm Thị Thu Hằng là Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trước đây bà là giám đốc Trung tâm Xúc tiến Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Giám đốc Hội Phát triển Doanh nghiệp thuộc VCCI. Bà đã quản lý các dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ công nghiệp, chuỗi cung ứng và nữ doanh nhân tại VCCI trong sự cộng tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới, và nhiều tổ chức khác. Bà đỗ Tiến sĩ kinh tế (1990) tại trường Đại học Quốc gia Mat-cơ-va và là thành viên Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp Nhỏ và vừa ASEAN. Từ năm 2006 đến 2012 bà là Tổng biên tập Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam.

Về các cộng tác viên

Page 20: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc
Page 21: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4    xxi

CMT Gia công công nghiệp (Cut – make – trim)FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoàiFOB Giá giao ở mạn tàu GDP Tổng sản phẩm quốc nộiTCDN Tổng cục Dạy nghề (Việt Nam)GDĐT Giáo dục và đào tạo (Việt Nam)LĐTBXH Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt Nam)ĐKHC Đặc khu hành chính (Trung Quốc)DNN&V Doanh nghiệp nhỏ và vừaDNNN Doanh nghiệp nhà nước TPP Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership)TVET Giáo dục và đào tạo nghề kỹ thuật Vinatex Tập đoàn Dệt may quốc gia Việt Nam

Tất cả các đơn vị tiền tệ Đô-la trong cuốn sách này đều là Đô-la Mỹ ($), trừ phi có chú thích khác. Khi sử dụng các đơn vị tiền tệ khác, việc quy đổi sang đồng Đô-la Mỹ dựa vào tỉ giá trung bình của năm được nghiên cứu (dòng rh trong [cơ sở dữ liệu] Thống kê tài chính quốc tế, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Washington, DC,http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393).

Ghi chú về các tên riêng trong tiếng Việt: Ở Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, trong cuộc sống hàng ngày, họ của một người đều được viết trước tên riêng của người đó. Chúng tôi áp dụng cách gọi tên này ở đây đối với các đối tượng người Việt Nam được phỏng vấn và các tác giả sống và làm việc chủ yếu ở Việt Nam cũng như những đối tượng khác không có tên gọi theo lối phương Tây. Những cá nhân này được nêu trong danh sách ở phần phụ lục mà không dùng dấu phảy giữa họ và tên riêng (ví dụ, Lê Duy Bình, họ trước tên sau và không có dấu phảy). Những cá nhân khác có cách gọi tên theo trật tự phương Tây và những người được biết đến bởi cách gọi này sẽ được nêu tên theo thông lệ đó trong bài (ví dụ, Đinh Trường Hinh với Đinh là họ). Tên của các cá nhân đó được nêu trong danh sách ở phần phụ lục có thêm dấu phảy ở giữa ((ví dụ, Dinh, Hinh T.).

Bảng ký hiệu chữ viết tắt

Page 22: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc
Page 23: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   1 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Cuốn sách này nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:

• Những rào cản trói buộc mà ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam đang gặp phải là gì?

• Các doanh nghiệp đã đối phó với những rào cản đó như thế nào?• Những cải cách chính sách thực tế nào có thể giúp các doanh nghiệp vượt

qua các rào cản và bước nhảy vọt nào có thể đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế hiện đại?

Cuốn sách này tìm hiểu những vấn đề đó theo các cấp độ quốc gia, ngành và sản phẩm.

Tập trung nghiên cứu cấp ngành và quốc gia

Cuốn sách này tập trung nghiên cứu năm ngành công nghiệp nhẹ được coi là hạt nhân của ngành công nghiệp Việt Nam: chế biến thực phẩm và đồ uống (kinh doanh nông nghiệp), đồ da, chế biến gỗ và đồ gỗ, kim khí và may mặc.

Vì Trung Quốc là nước cạnh tranh cao nhất thế giới trong ngành công nghiệp nhẹ và là một đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong nhiều thị trường nội địa trên khắp thế giới nên chúng tôi chọn nước này làm mốc so sánh cho nghiên cứu sâu về cơ cấu chi phí sản xuất ở Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia so sánh phù hợp vì khi nước này nổi lên trên thị trường toàn cầu, Trung Quốc đã phải thích nghi để có thể cạnh tranh được về sản phẩm chế tạo, vốn đang bị thống trị bởi các quốc gia và vùng lãnh thổ khác (Đặc khu hành chính (ĐKHC) Hồng Công, Trung Quốc; Hàn Quốc; Xingapo; và Đài Loan, Trung Quốc). Trung Quốc đã chuyển đổi thành công từ những hàng hóa rẻ, sử dụng nhiều lao động sang các hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn. Nước này cũng phải đối mặt với những hạn chế cản trở trong môi trường đầu tư tương tự như Việt Nam hiện nay.

Giới thiệu

Page 24: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

2 Giới thiệu

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Phương pháp luận

Nghiên cứu này sử dụng năm công cụ phân tích được áp dụng trong giai đoạn 2010-2011 và được đăng tải trực tuyến:• Nghiên cứu mới dựa trên Điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới.1 • Phỏng vấn định tính do nhóm nghiên cứu tiến hành với khoảng 130 doanh

nghiệp chính thức và phi chính thức ở nhiều qui mô khác nhau tại Trung Quốc và Việt Nam. Các cuộc phỏng vấn này đều dựa trên một bảng hỏi do giáo sư John Sutton, Trường Kinh tế Luân đôn thiết kế.

• Phỏng vấn định lượng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Đại học Oxford tiến hành với khoảng 600 doanh nghiệp chính thức và phi chính thức ở nhiều qui mô khác nhau tại Trung Quốc và Việt Nam. Các cuộc phỏng vấn đều dựa trên bảng hỏi do các giáo sư Marcel Fafchamps và Simon Quinn (2012), Đại học Oxford thiết kế.

• Phỏng vấn sâu với khoảng 140 doanh nghiệp chính thức qui mô vừa do công ty tư vấn Global Development Solutions tiến hành để phân tích so sánh chi tiết về chuỗi giá trị (GDS 2011).

• Nghiên cứu của Kaizen về tác động của đào tạo quản lý đến chủ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) (Ngân hàng Thế giới, 2011). Hoạt động đào tạo cho khoảng 250 doanh nhân ở Việt Nam do các nhà nghiên cứu Nhật Bản thuộc Quỹ nghiên cứu cao cấp về Phát triển quốc tế và Viện Sau Đại học quốc gia về nghiên cứu chính sách triển khai.

Phân tích từ chương 4 đến chương 8 được hỗ trợ bởi năm nguồn dữ liệu này, còn phân tích từ chương 1 đến chương 3 dựa trên các dữ liệu quốc gia và quốc tế.

Chú thích

1. Xem Điều tra doanh nghiệp (cơ sở dữ liệu), Công ty Tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới, Washington, DC, http://www.enterprisesurveys.org.

Tài liệu tham khảo

Fafchamps, Marcel, and Simon Quinn. 2012. “Results of Sample Surveys of Firms.” In Performance of Manufacturing Firms in Africa: An Empirical Analysis, edited by Hinh T. Dinh and George R. G. Clarke, 139–211. Washington, DC: World Bank.

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

World Bank. 2011. Kaizen for Managerial Skills Improvement in Small and Medium Enterprises: An Impact Evaluation Study. Vol. 4 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/4Y1QF5FIB0.

Page 25: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   3 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung

Chương này điểm lại xu thế phát triển kinh tế của Việt Nam trong 25 năm qua và tìm hiểu những thách thức chính mà Việt Nam gặp phải trong thập kỷ tới. Chương sẽ đánh giá lại những tiến bộ và thất bại kể từ khi chính sách Đổi mới được thực hiện năm 1986, trong đó có cả những vấn đề kinh tế vĩ mô nảy sinh từ năm 2008.1 Chương này cũng phân tích căn nguyên của những thách thức chính sách gần đây và truy nguyên chúng từ góc độ nền tảng kinh tế vi mô yếu kém của ngành ngành công nghiệp – đó cũng là trọng tâm của cuốn sách.

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu

Trong chưa đầy 25 năm, cải cách kinh tế đã đưa Việt Nam từ một trong những nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình nhóm dưới. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt 1.407 Đô-la, tăng từ mức 437 Đô-la năm 1986, trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung bình 7% một năm trong cùng kỳ (Ngân hàng Thế giới, 2012). Sự tăng trưởng nhanh chóng này diễn ra sau cuộc cải cách Đổi Mới năm 1986, một chính sách đã chuyển đổi Việt Nam từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Quyền sử dụng đất đã được cho phép; hệ thống thuế quan đã được sắp xếp lại; việc thành lập các doanh nghiệp tư nhân được ủng hộ, cùng với việc dỡ bỏ hầu hết các loại hạn ngạch. Những cuộc cải cách tiếp theo còn cố gắng mở cửa thương mại hơn nữa, bằng cách giảm dần mức thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, và điều này đã làm cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam trở thành nơi xuất phát và là điểm đến của những dòng thương mại lớn và là nước tiếp nhận lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất lớn, tương đương với 20% GDP năm 2011. Sau khi gia nhập WTO, cam kết FDI thuần đối với Việt Nam đã vượt tổng mức cam kết của Inđônêxia, Philípin và Thái Lan cộng lại (Ngân hàng Thế giới, 2012).

C h ư ơ n g 1

Page 26: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

4 Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Nghèo đói giảm nhanh, từ 58% dân số năm 1993 xuống còn 11% năm 2010 (UNIDO và Bộ KH&ĐT, 2012).

Tuy nhiên, kể từ năm 2008, Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc khôi phục cân đối kinh tế vĩ mô và duy trì mức tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2008-2011, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm từ mức 8,1% một năm trong 5 năm trước đó xuống còn 6,1% một năm. Hội nhập toàn cầu đã khiến nền kinh tế bất ổn nhiều hơn, và Việt Nam đã trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những biến động về sản lượng của các đối tác thương mại chính khi những nước này rơi vào cuộc suy trầm lớn. Chính phủ Việt Nam đã đối phó với tình hình đó bằng một gói kích cầu. Nhờ đó tạm thời đã hỗ trợ được tăng trưởng, nhưng không giải quyết được căn bản mục tiêu khôi phục sự ổn định vĩ mô trong dài hạn.

Kết quả phân tích chi tiết cho thấy nền kinh tế đã có sự chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn 2000-2010, mặc dù không lớn (bảng 1.1). Cơ cấu sản lượng quốc gia năm 2010 cho thấy Việt Nam đang dịch chuyển dần ra khỏi ngành nông nghiệp. Theo giá hiện hành, tỉ trọng công nghiệp theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả khai khoáng, chế tạo, điện năng, và xây dựng, đã tăng một chút trong giai đoạn này, từ 37,8% lên 40,5% GDP, trong khi tỉ trọng của ngành công nghiệp chế tạo trong GDP cũng chỉ tăng nhẹ. Phân tích tỉ trọng dựa trên giá danh nghĩa có thể che lấp qui mô chuyển dịch cơ cấu thực sự vì giá sản phẩm chế tạo có xu hướng tăng chậm hơn giá dịch vụ. Quả thực, nếu tính theo giá cố định thì tỉ trọng của ngành chế tạo đã tăng từ 20 lên 25% trong giai đoạn đó.

So với Trung Quốc và các nước châu Á khác, rổ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chưa mở rộng được sang các sản phẩm có công nghệ trung bình và công nghệ cao trong giai đoạn 1980–2009, tuy một số sản phẩm công nghệ thấp đã nổi lên (hình 1.1).

Nhìn vào xuất khẩu của Việt Nam cho thấy mức độ sử dụng công nghệ của đa số sản phẩm còn thấp (hình 1.2, đồ thị a). Tỉ trọng hàng hóa công nghệ cao có tăng nhưng với tốc độ chậm, phần lớn hàng xuất khẩu gần như không sử dụng chút công nghệ nào. Trong khi đó, Trung Quốc lại chuyển đổi thành công hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của mình sang hàng hóa sử dụng nhiều công nghệ (hình 1.2, đồ thị b).

Bảng 1.1. Cơ cấu ngành trong tăng trưởng gDP, Việt nam, giai đoạn 2000-2010Phần trăm

Ngành

Tốc độ tăng trưởng Tỉ trọng GDP

2000–11 2000–02 2008–11 2008–11, giá cố định

Nông nghiệp 3.6 23.6 21.4 17.7Công nghiệp 8.9 37.8 40.5 43.4Chế tạo sản xuất 10.2 19.6 19.8 25.0Dịch vụ 7.2 38.6 38.1 38.8Tổng số 7.1 100 100 100

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2012.Ghi chú: Các giá trị đều tính theo giá hiện hành, trừ khi có ghi chú khác.

Page 27: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung 5

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

b. 5 ngành xuất khẩu đứng đầu, 2005–09

sản phẩm dựa

vào tài n

guyên

sản phẩm th

ô

công nghệ

thấp

công nghệ

trung bình

công nghệ ca

o

a. 5 ngành xuất khẩu đứng đầu, 1980–85

sản phẩm dựa

vào tài n

guyên

sản phẩm th

ô

công nghệ

thấp

công nghệ

trung bình

công nghệ ca

o

Malayxia

Đài Loan

Hồng Công

Hàn Quốc

Xingapo

Trung Quốc

Việt Nam

Nền

kin

h tế

hình 1.1. năm ngành xuất khẩu đứng đầu, một số nước châu Á, giai đoạn 1980–1985 và 2005–2009

Nguồn: Đa dạng hóa kinh tế và tăng trưởng ở các nước đang phát triển: Bộ công cụ (công cụ mạng), Ngân hàng Thế giới, Washington, DC, http://info.worldbank.org/etools/prmed/.

hình 1.2. Tỉ trọng thâm dụng công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, Trung Quốc và Việt nam, giai đoạn 2000–2011

công nghệ caocông nghệ trung bình

công nghệ thấp

sản phẩm thô

sản phẩm dựa vào tài nguyên

0

10

20

30

40

50

60

20002001

20022003

20042005

20062007

20082009

2010

% tr

ong

tổng

kim

ngạ

ch x

uất k

hẩu

sang

Mỹ

Năm

a. Việt Nam

Tiếp hình ở trang sau

Page 28: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

6 Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Nguồn: Dựa trên dữ liệu của cơ sở dữ liệu of WITS (World Integrated Trade Solutions), Ngân hàng Thế giới, Washington, DC, http://wits.worldbank.org/WITS/.

công nghệ caocông nghệ trung bình

công nghệ thấp

sản phẩm thô

sản phẩm dựa vào tài nguyên

0

10

20

30

40

50

60b. Trung Quốc

20002001

20022003

20042005

20062007

20082009

20102011

% tr

ong

tổng

kim

ngạ

ch x

uất k

hẩu

sang

Mỹ

Năm

hình 1.2. Tỉ trọng thâm dụng công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, Trung Quốc và Việt nam, giai đoạn 2000–2011

Hình 1.2 cũng minh họa vai trò của sản xuất công nghệ thấp ở các nước đang phát triển. Tuy Trung Quốc đã sản xuất được nhiều hàng hóa sử dụng công nghệ cao hơn Việt Nam nhưng hàng hóa sử dụng công nghệ thấp vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong xuất khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi các hàng hóa sử dụng công nghệ cao nhập cuộc thì những hàng hóa sử dụng công nghệ thấp mất dần tầm quan trọng. Do đó, sản xuất công nghệ thấp chỉ là bước đệm để tiến tới nền công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều công nghệ hơn.2

Gần đây, Việt Nam cũng đã có những tiến bộ nhất định. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao của Việt Nam như máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại cố định, điện thoại di động và máy quay video đã đạt 22,2 tỉ Đô-la năm 2012, tăng gần gấp đôi so với con số 11,7 tỉ Đô-la năm 2011. Trong số đó, điện thoại và linh kiện đạt hơn 12,7 tỉ đô là, tăng gần gấp đôi năm trước; xuất khẩu máy tính và linh kiện đạt hơn 7 tỉ Đô-la, tăng gần 70%. Nhóm xuất khẩu công nghệ cao đứng thứ hai là máy quay camera, máy quay video xách tay và các phụ kiện đi kèm đạt 1,7 tỉ Đô-la, tăng hơn 140%.

Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao với lợi ích thu được dưới dạng giá trị gia tăng tạo ra trong quá trình sản xuất. Ở Việt Nam, các sản phẩm công nghệ cao chủ yếu do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất, chẳng hạn như Intel và

Page 29: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung 7

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Samsung, họ sử dung lao động Việt Nam để tiến hành các công đoạn lắp ráp, đôi khi thông qua dạng thầu phụ. Thí dụ, nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung ở Bắc Ninh sản xuất hầu hết các sản phẩm công nghệ đời mới nhất của hãng này như Galaxy S III, Galaxy Tab 7, và Galaxy Tab 10, đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2012 gần 10 tỉ Đô-la, nhưng hầu như tất cả các linh kiện, phụ tùng đều sản xuất ở nước ngoài.

Để minh họa cho kiểu sản xuất này, hình 1.3 phản ánh phần giá trị gia tăng mang về cho Trung Quốc trong hoạt động xuất khẩu iPhone trị giá 500 Đô-la sản xuất tại Trung Quốc. Trung Quốc chỉ được hưởng một phần lợi nhuận nhỏ tương ứng từ quá trình sản xuất chế tạo này. Trong trường hợp này, công nhân Trung Quốc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất tương tự như công nhân Việt Nam đang làm trong các nhà máy của Samsung.

Vì thế, cho dù những tiến bộ gần đây rất đáng ghi nhận nhưng Việt Nam cần có những nỗ lực hơn nữa để trưởng thành và vươn lên một mức độ cao hơn nữa, không chỉ dừng lại ở sản xuất lắp ráp cuối cùng mà phải thu được nhiều giá trị gia tăng hơn trong sản phẩm. Chẳng hạn, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào sản xuất các phụ tùng, phụ kiện và linh kiện trong sản xuất điện thoại. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có những khoản đầu tư sử dụng nhiều vốn và có lao động trình độ cao. Do đó, điều quan trọng là phải thu hút FDI vào những lĩnh vực này, đồng thời đẩy mạnh cải cách giáo dục và đào tạo (GDĐT).

Chuyển đổi cơ cấu theo chiều sâu sẽ cho phép Việt Nam đạt được mục tiêu là nước công nghiệp hóa như đã nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội

hình 1.3. Chuỗi giá trị sản xuất của sản phẩm iPhone sản xuất tại Trung Quốc

Nhận Bản, $60.60

Hàn Quốc,$22.96

Đức,$30.15

Mỹ,$10.75

Trung Quốc,$6.50

các nước khác,

$48.00

Giá bán lẻ: $500, trong đó giá thành sản xuất là $178,96 được phân chia theo các nước như sau:

Nguồn: Rassweiler, 2009.

Page 30: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

8 Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

giai đoạn 2011-2020 (Việt Nam, 2011, 9), trong đó chủ trương công nghiệp hóa nhanh bằng cách “ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin, và truyền thông, công nghiệp dược.” Điều này sẽ giúp Việt Nam tránh được nguy cơ trở thành nước sản xuất dựa trên tiền công giá rẻ trong dài hạn.

Tác động kinh tế của khủng hoảng tài chính toàn cầu

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại từ khi có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008–2009. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống còn 6%. Tình hình này đặc biệt còn liên quan đến sự suy giảm của thị trường bất động sản khiến những thành tích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp không đủ bù đắp. Sản xuất công nghiệp cũng giảm tốc, đặc biệt trong khu vực đầu tư nước ngoài. Lạm phát, trước đây chỉ xoay xung quanh mức 8% một năm, đã tăng đột biến lên đến 20% năm 2008 vì giá hàng hóa tăng trong 6 tháng đầu năm, kết hợp với tác động của các yếu tố gây bất ổn định khác, nhất là ảnh hưởng của luồng vốn vào lớn trong năm 2007, dẫn đến chi tiêu nội địa tăng quá mức. Thâm hụt cán cân vãng lai năm 2008 tăng do giá hàng hóa thế giới cao; khoản thâm hụt này được tài trợ bởi luồng vốn vào rất lớn, đặc biệt từ FDI.

Tuy nhiên, phân tích của chúng tôi cho thấy suy thoái kinh tế và các vấn đề trong ổn định kinh tế vĩ mô không phải bắt nguồn từ khủng hoảng toàn cầu. Thực ra, chúng gắn liền với những vấn đề cơ cấu căn bản hơn nhưng đã bị che đậy bởi thành tích tăng trưởng kinh tế trong những năm trước. Các vấn đề này sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nếu chúng không được giải quyết triệt để. Giải quyết những vấn đề này sẽ cho phép Việt Nam vươn lên chuỗi giá trị gia tăng cao hơn và tránh được bẫy thu nhập trung bình - điều mà nhiều nước Đông Á khác như Malaixia và Thái Lan đang phải giải quyết.

Cho đến nay, Việt Nam đang theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng hai chiến lược chính:

• Phụ thuộc vào tỉ trọng đầu tư lớn trong GDP, nhưng mới chú trọng đầu tư theo chiều rộng nhiều hơn là theo chiều sâu thông qua các dự án có chất lượng cao và lợi suất cao.

• Đầu tư chủ yếu thông qua khu vực công, nhất là các khoản chi đầu tư được tài trợ thông qua ngân sách và doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vốn là đối tượng dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Trái lại, mặc dù khu vực tư nhân đóng góp đến 50% GDP và thu hút gần 90% lực lượng lao động tích cực của đất nước nhưng chỉ được tiếp cận rất hạn chế đến tín dụng và phải cạnh tranh với các DNNN trên một sân chơi không bình đẳng (Nguyen 2012). Hình thái sản xuất và đầu tư thiên lệch này đang kéo theo những hạn chế nghiêm trọng về hiệu suất trong nền kinh tế và là

Page 31: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung 9

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

nguyên nhân gây ra những méo mó nghiêm trọng trong phân bổ tín dụng nói chung.

Mức hiệu suất thấp vốn có của nền kinh tế

Chiến lược phát triển trong những năm gần đây bị chi phối bởi đầu tư công lớn. DNNN đóng vai trò chính, trong khi các sáng kiến tư nhân không đóng vai trò làm động lực tăng trưởng. Lý do đằng sau việc thiếu nền tảng vi mô trong phát triển công nghiệp là vì thiếu các quyết định hợp lý của khu vực tư nhân cũng như định hướng thị trường của khu vực này. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đầu tư vốn hơn là năng suất, đây là sự tương phản rõ nét so với Trung Quốc. Trong thập niên 1990, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) chiếm khoảng 44% tăng trưởng GDP của Việt Nam, nhưng tỉ trọng này đã giảm xuống còn 26% trong nửa đầu thập niên 2000 (xem chương 2). Trong cùng thời kỳ đó, đóng góp của vốn đã tăng từ 34% lên đến 53%. Trong khi đó, đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là trên 50%.

Hơn nữa, ở Việt Nam, các DNNN và doanh nghiệp FDI lớn – những cầu thủ chính trong cuộc chơi - lại thường không liên kết với doanh nghiệp nhỏ thông qua các mối liên kết ngược chiều và xuôi chiều trong công đoạn cung cấp yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm trung gian sản xuất trong nước. Hệ quả là, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm cuối cùng thấp; công nghệ và kiến thức chuyên môn không được chia sẻ; và nền kinh tế không thể vươn lên mức cao hơn trên bậc thang chuyển đổi cơ cấu. Trái lại, phần lớn những thành công của các nền kinh tế đang chuyển đổi gần đây, như trường hợp Trung Quốc, đạt được nhờ vào việc tăng cường các mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn trong khu vực tư nhân.

Hơn nữa, ở Việt Nam, các DNNN và doanh nghiệp FDI lớn – những cầu thủ chính trong cuộc chơi - lại thường không liên kết với doanh nghiệp nhỏ thông qua các mối liên kết ngược chiều và xuôi chiều trong công đoạn cung cấp yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm trung gian sản xuất trong nước. Hệ quả là, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm cuối cùng thấp; công nghệ và kiến thức chuyên môn không được chia sẻ; và nền kinh tế không thể vươn lên mức cao hơn trên bậc thang chuyển đổi cơ cấu. Trái lại, phần lớn những thành công của các nền kinh tế đang chuyển đổi gần đây, như trường hợp Trung Quốc, đạt được nhờ vào việc tăng cường các mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn trong khu vực tư nhân.

hình thái sản xuất, thâm hụt thương mại và giá trị gia tăng thấp

Đặc trưng chung của hình thái sản xuất là phụ thuộc nặng vào nhập khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian, và điều đó đã dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại hàng năm triền miên, cho dù hai thập niên vừa qua Việt Nam có tăng trưởng kinh tế đều đặn. Điều này khác với Trung Quốc và phần lớn các nước láng giềng, nơi thặng dư thương mại luôn được duy trì sau nhiều năm phát triển. Đáng lưu ý, ở Việt Nam, đầu ra của các công ty FDI, khu vực

Page 32: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

10 Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hình 1.4. Cán cân thương mại ở một số nước châu Á lựa chọn, giai đoạn 1990–2010

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2012.Chú thích: GDP = gross domestic product.

–0.2

–0.1

0

0.1

0.2

0.3

0.4

19901991

19921993

19941995

19961997

19981999

20002001

20022003

20042005

20062007

20082009

2010

% G

DP

Năm

Thái LanMalayxiaIn-đô-nê-xi-aXingapo Việt Nam

nhận được nhiều ưu đãi lớn,, chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư và xuất khẩu, lại có hàm lượng đầu vào nhập khẩu lớn do những công ty này thường sử dụng hàng hóa nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của họ và chỉ tranh thủ lợi thế nhân công trong nước giá rẻ để sản xuất hàng xuất khẩu mà thôi. Đây là một tính chất quan trọng khác trong nền sản xuất hiện nay, và chúng cũng góp phần vào thực trạng giá trị gia tăng thấp và mất cân đối thương mại của Việt Nam.

Không giống các nước đang phát triển khác, Việt Nam liên tục vấp phải tình trạng thâm hụt thương mại lớn và mức thâm hụt ngày càng tăng. Thông thường, trong những giai đoạn đầu phát triển, một nước phải nhập khẩu lượng lớn máy móc thiết bị để phục vụ cho tăng trưởng. Sau đó, khi nền kinh tế phát triển, thâm hụt thương mại sẽ giảm dần xuống bằng 0 hoặc chuyển thành thặng dư. Trong giai đoạn 1990-2010, chỉ có Việt Nam và Thái Lan bị thâm hụt thương mại từ trên hai năm đến ba năm, nhưng kể từ năm 1998, Thái Lan đã đạt thặng dư thương mại (hình 1.4). Còn ở Việt Nam, tình trạng thâm hụt lớn không hề giảm sút suốt từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986. Đáng lo ngại hơn, thâm hụt còn có xu hướng mở rộng thêm trong thập niên vừa qua.

Có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại dai dẳng của Việt Nam. Thứ nhất là xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô và

Page 33: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung 11

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

sản phẩm trung gian. Các hoạt động xuất khẩu gần như hoàn toàn phụ thuộc vào các đầu vào nhập khẩu, và nhìn chung, trong nước chỉ đóng góp mỗi nguồn lao động tay nghề thấp (Ketels và cộng sự, 2010). Chỉ có xuất khẩu tài nguyên và nông sản là ngoại lệ. Hình 1.5 so sánh các đặc điểm này ở Việt Nam. Trong ngành may mặc, đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất chiếm đến 70-80% lượng hàng xuất khẩu.

Thứ hai, cho đến bây giờ Việt Nam chưa thoát ra khỏi mô hình phát triển giá trị gia tăng thấp mà trong đó, Việt Nam cung cấp một lượng lớn lao động giá rẻ và kết hợp với vốn và công nghệ từ nước ngoài, tạo ra các sản phẩm giá rẻ phục vụ xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất và năng lực cạnh tranh thì lao động của Việt Nam sẽ bị cột chặt với mức lương thấp bởi lẽ khi mức lương thực tế tăng, sản xuất có thể dễ dàng chuyển sang các nước khác vẫn còn sẵn có nguồn lao động giá rẻ như Bănglađét hay Campuchia.

Thứ ba, phần lớn xuất khẩu đều do các doanh nghiệp được hỗ trợ bởi đầu tư nước ngoài sản xuất. Các doanh nghiệp này rất ít hoặc không có bất cứ mối liên kết nào với đa số các doanh nghiệp trong nước, vốn có đặc trưng là năng suất thấp và sản xuất sản phẩm chất lượng thấp để phục vụ thị trường nội địa. Lợi ích của công nghệ nước ngoài và kiến thức chuyên môn của nước ngoài không được thẩm thấu sang khu vực trong nước, cho dù khu vực này có số doanh nghiệp nhiều nhất cả nước (chương 2).

Xu hướng bất lợi đối với các công ty trong nước còn thể hiện rõ hơn nếu tính đến yếu tố giảm giá của tỉ giá. Khác với các công ty đầu tư nước ngoài, chi phí đầu vào của các công ty trong nước tăng do đồng tiền mất giá, và tác động này không được bù đắp bởi bất cứ sự giảm thuế quan hay tăng giá đầu

hình 1.5. Cán cân thương mại và xuất khẩu thuần so với gDP, Việt nam, giai đoạn 1996–2011

–20

–10

0

10

20

30

19961997

19981999

20002001

20022003

20042005

20062007

20082009

20102011

Cán

cân

thươ

ng m

ại

Năm

Việt NamXuất khẩu của Việt Nam, sau khi trừ đi nhập khẩu nguyên vật liệu

Nguồn: Thông tin Thống kê hàng tháng (CSDL), Tổng cục Thống kê Việt Nam, Hà Nội, http ://www.gso.gov.vn/default_enGhi chú: Xuất khẩu của Việt Nam, sau khi trừ đi nhập khẩu nguyên vật liệu, kim ngạch xuất khẩu thuần không được tính đầy đủ do không tính đến lượng nhập khẩu hàng trung gian

Page 34: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

12 Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

ra nào. Hơn nữa, mọi điều chỉnh giá đầu ra mà các công ty trong nước thực hiện để bù lại tác động của sự mất giá đều chịu sự kiểm soát của chính phủ.

Tỉ giá là một yếu tố quyết định quan trọng đối với năng lực cạnh tranh quốc tế; sự thay đổi tương đối trong tỉ giá thực hiệu dụng đều góp phần làm thay đổi năng lực cạnh tranh tương đối của xuất khẩu giữa các nước. Hình 1.6 cho thấy xu hướng vận động của tỉ giá thực hiệu dụng của đồng nhân dân tệ Trung Quốc và tiền đồng Việt Nam trong thập niên vừa qua. So với đồng nhân dân tệ, tiền đồng Việt Nam vẫn có xu hướng lên giá trong tỉ giá hữu hiệu, khiến các nhà sản xuất trong nước không phải FDI rất khó cạnh tranh.

Cùng với dự trữ đang thu hẹp, thâm hụt thương mại lớn và ngày càng mở rộng đã gây áp lực lên tỉ giá trong những năm gần đây và làm cho nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô thêm khó khăn. Chính phủ phải khéo léo đi giữa một bên là mục tiêu giữ ổn định tỉ giá để kiềm chế lạm phát và bên kia là duy trì tỉ giá cạnh tranh cho xuất khẩu. Chính phủ cũng phải tránh vết xe của các nước Đông Á trong thời kỳ khủng hoảng 1997-1998. Khi đó một số nước đã kiên quyết sử dụng các biện pháp kiểm soát hành chính để cố định tỉ giá, làm gia tăng xu hướng đầu cơ; trong điều kiện quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém, rất dễ xảy ra tình trạng trong đó mọi sự giảm giá đồng tiền đều bị xem như là không đủ (quá ít, quá chậm), dẫn đến mất niềm tin, và điều đó càng thêm trầm trọng với một khu vực ngân hàng yếu và dẫn đến tình trạng rơi tự do.

hình 1.6. Thay đổi trong tỉ giá thực hiệu dụng, nhân dân tệ Trung Quốc và đồng Việt nam, giai đoạn 2000–2010

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế (cơ sở dữ liệu), Quỹ Tiền tệ quốc tế, Washington, DC, http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393.Ghi chú: Sự tăng lên biểu hiện sự lên giá của đồng tiền.

80

90

100

110

120

130

20002001

20022003

20042005

20062007

20082009

2010

Chỉ s

ố (2

000=

100)

Năm

Trung Quốc Việt Nam

Page 35: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tăng trưởng công nghiệp trong bối cảnh phát triển chung 13

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Khi nền kinh tế Việt Nam mở hơn thì điều phối chính sách kinh tế lại càng trở nên phức tạp và đòi hỏi quản lý khéo léo hơn. Đặc biệt, Việt Nam phải giải quyết đồng thời 3 vấn đề: áp lực giảm tỉ giá do bị thâm hụt thương mại, áp lực tăng tỉ giá do vốn chảy vào, và áp lực lên chính sách kinh tế trong nước (chủ yếu là chính sách tiền tệ) phải đạt được tăng trưởng (và tạo việc làm).

Chú thích

1. Cuộc cải cách có tên Đổi Mới nhằm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế định hướng thị trường.

2. Lưu ý rằng điều này không tương đồng với việc chuyển từ các hàng hóa có giá trị gia tăng thấp sang hàng hóa có giá trị gia tăng cao vì một quốc gia có thể vẫn có giá trị gia tăng thấp trong khu vực sản xuất công nghệ cao – ví dụ như công việc lắp ráp gia công cho iPads và iPhone của Apple ở Trung Quốc – hoặc có giá trị gia tăng cao trong sản xuất hàng hóa sử dụng công nghệ thấp.

Tài liệu tham khảo

Bui, Trinh. 2012. “Re-Evaluation of Investment Efficiency in Public and Private Sectors and Policy Implications.” In Economic Stabilization and Growth: Analysis of Macroeconomic Policies, edited by Pham Do Chi and Dao Van Hung. Hanoi: Development and Policies Research Center and Science and Technology Publishing House.

Ketels, Christian, Nguyen Dinh Cung, Nguyen Thi Tue Anh, and Do Hong Hanh. 2010. Vietnam Competitiveness Report 2010. Singapore: Asia Competitiveness Institute, Lee Kuan Yew School of Public Policy, National University of Singapore. http://www.isc .hbs.edu/pdf/Vietnam_Competitiveness_Report_2010_Eng.pdf.

Nguyen, Phuong Thao. 2012. “Growth Based on Capital Investment: Is It Done the Right Way?” Economy and Forecast Review 12, Ministry of Planning and Investment, Hanoi.

Rassweiler, Andrew. 2009. “iPhone 3G S Carries $178.96 BOM and Manufacturing Cost, iSuppli Teardown Reveals.” Press release, June 4, IHS iSuppli, Englewood, CO. http://www.isuppli.com/Teardowns/News/Pages/iPhone-3G-S-Carries-178-96 -BOM-and-Manufacturing-Cost-iSuppli-Teardown-Reveals.aspx.

UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) and MPI (Vietnam, Ministry of Planning and Investment). 2012. Viet Nam Industrial Investment Report 2011: Understanding the Impact of Foreign Direct Investment on Industrial Development. Vienna: UNIDO. http://www.unido.org/fileadmin/user_media/Publications/Pub _ free/VIIR%20print.pdf.

Vietnam, 11th National Congress of the Communist Party of Vietnam. 2011. “Vietnam’s Socio-Economic Development Strategy for the Period of 2011–2020.” Hanoi. http://www.economica.vn/Portals/0/MauBieu/1d3f7ee0400e42152bdcaa439bf62686.pdf.

World Bank. 2012. World Development Indicators 2012. April. Washington, DC: World Bank. http://data.worldbank.org/sites/default/files/wdi-2012-ebook.pdf.

Page 36: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc
Page 37: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   15 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Cơ cấu công nghiệp và các vấn đề ngành

Cuốn sách này tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ của Việt Nam vì công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động có thể thu hút hàng triệu thanh niên nam nữ bước vào độ tuổi lao động mỗi năm và vì công nghiệp nhẹ chính là bước đệm để chuyển lên các ngành có giá trị gia tăng cao hơn và có công nghệ tiên tiến hơn. Mặc dù công nghiệp nhẹ không phải là phương án thay thế duy nhất cho ngành nông nghiệp năng suất thấp nhưng nó là một nguồn tăng trưởng quan trọng và tạo việc làm có hiệu suất trong những nền kinh tế có lợi thế so sánh trong các ngành sử dụng nhiều lao động.1 Trong hầu hết các quốc gia, việc chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế hiện đại bắt đầu với công nghiệp nhẹ: bông và dệt lụa ở Nhật Bản, dệt và chế biến thực phẩm, và là nơi sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động ở Đài Loan, Trung Quốc v.v… Đó là vì ngành công nghiệp nhẹ có tiềm năng hấp thụ nhanh chóng một lượng lớn lao động kỹ năng thấp từ ngành nông nghiệp sang các ngành nghề mới có thể làm tăng nhanh năng suất lao động mà không cần đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn.

Vì thế, tương tự như tình hình trong thập niên 1960, khi chi phí về đất đai và lao động tăng cao đã làm mất lợi thế so sánh trong ngành công nghiệp nhẹ ở Nhật Bản và mở ra cánh cửa để mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động cho ĐKHC Hồng Công, Trung Quốc; Hàn Quốc; Xingapo và Đài Loan, Trung Quốc, giờ đây các nền kinh tế này cũng đang phải đối mặt với tình trạng chi phí tăng nhanh, và điều đó mở ra cơ hội để Việt Nam tiến hành một cuộc chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ. Thách thức mà Việt Nam đang gặp phải ở đây là phải tìm ra được cách thức để chuyển đổi tốt nhất nền kinh tế sao cho không bị lệ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ kỹ năng thấp nữa, mà phải tạo được một cơ sở công nghiệp hiện đại, có năng suất cao hơn và giá trị gia tăng lớn hơn.

Phần tiếp theo sẽ bàn đến bối cảnh công nghiệp chế tạo và so sánh Việt Nam với một trong những nhà sản xuất cạnh tranh nhất thế giới, đó là Trung Quốc. Phần này sẽ trình bày một số trường hợp thành công của Trung Quốc

c h ư ơ n g 2

Page 38: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

16 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

và so sánh chúng với những tình huống chọn lọc ở Việt Nam. Phần kế tiếp tập trung phân tích các đặc điểm ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, đặc biệt có liên hệ đến trường hợp của Trung Quốc, và mô tả những rào cản trong năm ngành chính. Mục cuối cùng đề xuất các kiến nghị chính sách để thúc đẩy ngành công nghiệp nhẹ có năng lực cạnh tranh toàn cầu ở Việt Nam.

Bối cảnh quốc tế của ngành công nghiệp chế tạo: Trung Quốc và Việt nam

Cần đánh giá triển vọng phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam trong bối cảnh tăng trưởng công nghiệp nhẹ toàn cầu trong hai thập niên vừa qua và những điều kiện gắn với sự tăng trưởng đó, bao gồm cả yếu tố môi trường kinh doanh và các tham số chính sách kinh tế, chẳng hạn như tỉ giá hối đoái. Hình 2.1 so sánh tăng trưởng ngành công nghiệp chế tạo giữa các khu vực trên thế giới.

Mức độ thâm dụng công nghệ trong đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam đều thấp (xem chương 1, hình 1.2, biểu đồ a). Tỉ trọng hàng hóa công nghệ cao đang tăng lên nhưng với tốc độ chậm. Trên thực tế, hầu hết các mặt hàng xuất

hình 2.1. chỉ số giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp chế tạo, theo khu vực trên thế giới, giai đoạn 1990–2010

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2012.

Đông Á và Thái Bình Dương

châu Mỹ Latinh và Caribê

Trung Đông và Bắc Phi

Nam Á

Châu Phi Hạ Sahara

0

100

200

300

400

500

600

700

800

19901991

19921993

19941995

19961997

19981999

20002001

20022003

20042005

20062007

20082009

2010

Chỉ s

ố, 1

990=

100

Năm

Page 39: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 17

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

khẩu đều không sử dụng một chút công nghệ nào. Trái lại, Trung Quốc đã chuyển đổi thành công hầu hết nền sản xuất phục vụ xuất khẩu của họ sang các loại hàng hóa sử dụng nhiều công nghệ (chương 1, hình 1.2, đồ thị b).

Sự chuyển đổi chậm chạp sang công nghệ caoCũng giống như Việt Nam, nền kinh tế Trung Quốc vốn là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc cũng sử dụng nguồn lực lao động giá rẻ, trình độ thấp của mình để đưa nền kinh tế chủ yếu là thuần nông chuyển thành một nền sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, Trung Quốc chiếm đến 9% thương mại toàn cầu. Trong khi ai cũng biết cải cách ở Trung Quốc được tiến hành từ cuối những năm 1970, tức là trước khi Việt Nam tiến hành Đổi Mới 8 năm, nhưng phần lớn những nỗ lực cải cách ban đầu của Trung Quốc tập trung vào việc phi tập thể hóa nông nghiệp nông thôn, qua đó giải phóng một lực lượng lao động dư thừa lớn phục vụ ngành công nghiệp chế tạo (Đinh và cộng sự, 2013). Chỉ đến cuối thập niên 1980, quá trình cải cách công nghiệp chế tạo Trung Quốc mới thực sự bắt đầu, khi một số tỉnh duyên hải miền nam mở cửa cho đầu tư nước ngoài – và khu vực này đã thành công trong việc thu hút đầu tư, và đồng thời cũng mang theo cả các mối liên kết thị trường và kỹ năng quản lý – và cũng là khi các doanh nghiệp tư nhân trong ngành bán lẻ và công nghiệp nhẹ được phép hoạt động ở các thành phố. Bốn thành phố duyên hải miền nam của Trung Quốc – Sán Đầu, Thâm Quyến, Hạ Môn và Châu Hải — được chọn để thành lập các đặc khu kinh tế nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài phát triển ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu. Những thành phố này đều có nền kinh tế quốc doanh yếu kém, nhưng lại có mối liên kết xã hội gần gũi với Hoa kiều, những người đã mang đến làn sóng đầu tư nước ngoài đầu tiên, chủ yếu từ ĐKHC Hồng Công, ; ĐKHC Ma Cao, và Đài Loan, và cả những mối liên kết với thị trường nước ngoài đi kèm. Cải cách thuế quan đã được tiến hành trong thập niên 1990, nhưng áp lực thay đổi đã gia tăng khi Trung Quốc đàm phán về giảm thuế suất nhập khẩu và bãi bỏ các hàng rào thương mại phi thuế quan nhằm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, và áp lực đó đã ảnh hưởng mạnh đến các cơ sở ngoài quốc doanh.

Là quốc gia chi phối thị trường toàn cầu về sản phẩm công nghiệp nhẹ ngày nay, Trung Quốc đã chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của mình từ các sản phẩm thô như khí đốt, dầu mỏ, động vật sống và một vài mặt hàng chế tạo công nghệ thấp (như sợi vải và giày dép) sang những sản phẩm tinh xảo sử dụng công nghệ trung bình và công nghệ cao. Tỉ trọng xuất khẩu của 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc không hề suy giảm khi xuất hiện các ngành công nghiệp nhẹ mới. Trên thực tế, tỉ trọng này còn tăng từ 20,0 lên 27,7%, phản ánh tỉ trọng chủ đạo của hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng (bảng 2.1). Giày dép là sản phẩm chủ lực duy nhất mà Trung Quốc xuất khẩu trong cả thập niên 1980 lẫn thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.

Đến năm 2009, xuất khẩu hàng chế tạo đã tăng lên để chiếm tỉ trọng 90% xuất khẩu của Trung Quốc; trong khi ở Việt Nam tỉ lệ này chỉ tăng lên đến

Page 40: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

18 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

58%. Nhờ liên tục đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu của mình nên Trung Quốc đã chuyển dịch được lên mức cao hơn trong sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao và sử dụng công nghệ cao. Mặc dù bảng 2.1 có phóng đại tính chất tinh xảo của cơ cấu xuất khẩu này bằng cách đưa vào nhóm sản phẩm công nghệ cao mà nhiều sản phẩm trong đó chỉ được lắp ráp và đóng gói trong nước, nhưng việc những hàng hóa này khẳng định được tầm quan trọng của mình đã chứng tỏ khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhiệm được vai trò nhà cung ứng quan trọng trong suốt chuỗi giá trị của sản phẩm, một khả năng mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải phấn đấu

So sánh năng suất giữa Trung Quốc và Việt Nam Chúng tôi chọn Trung Quốc làm mốc so sánh trong nghiên cứu sâu của mình về cơ cấu chi phí trong sản xuất công nghiệp nhẹ tại Việt Nam là vì Trung Quốc là một trong những quốc gia cạnh tranh nhất trên thế giới trong ngành công nghiệp nhẹ. Trung Quốc là một mốc so sánh phù hợp bởi vì khi nước này nổi lên trên thị trường thế giới, Trung Quốc đã thích nghi nhanh chóng để cạnh tranh thành công trong việc chế tạo những hàng hóa mà trước đây vốn do ĐKHC Hồng Công,; Hàn Quốc; Xingapo; và Đài Loan thống trị.

Chắc chắn những điều kiện ban đầu mà Trung Quốc và Việt Nam có được khi dấn bước trên con đường phát triển của mình là không giống nhau. Hơn nữa, mỗi nước lại có nguồn tài nguyên đặc thù và lợi thế cạnh tranh riêng. Tuy vậy, sản phẩm công nghiệp nhẹ sản xuất ở Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc. Vì thế, chúng ta cần hiểu rõ cần phải làm gì nếu Việt Nam muốn chiếm lĩnh và duy trì thị phần công nghiệp nhẹ lớn.

Bảng 2.1. Mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngoài dầu thô của Trung Quốc, giai đoạn 1980–1984 và 2004–2008

1980–84 2004–08

Sản phẩm Tình trạng công nghệ

Tỉ trọng xuất

khẩu, % Sản phẩmTình trạng công nghệ

Tỉ trọng xuất

khẩu, %

Sợi bông dệt và mộcDầu khí

Vải lanh, quần áo, vải dệtSợi bông dệt đã nhuộmSản phẩm đan lát, chổi, chổi lăn sơnGiày dépVải sợi dệt và sợi tổng hợpVải dệt và áo khoác phụ nữ và trẻ emLông động vật nguyên chất,

chưa chảiLợn sống

Tổng tỉ trọng

ThấpKhai thác tài nguyênThấpThấpThấp

ThấpTrung bình

ThấpSản phẩm thô

Sản phẩm thô

3,12,8

2,81,91,91,51,61,5

1,51,5

20,1

Máy xử lý dữ liệu kỹ thuật số hoàn chỉnh

Thiết bị kiểm soát ngoại vi và bộ nắn dòng

Phụ tùng, linh kiệnVô tuyến, đài phát thanh và ống

nói điện thoạiPhụ tùng, linh kiện máy mócGiày dépMáy ghi âm, ghi hìnhVi mạch điện tửĐồ chơi, trò chơi trong nhà…Áo khoác dệt kim

Tổng tỉ trọng

Cao

Cao

CaoCao

CaoThấpTrung bìnhCaoThấpThấp

5,0

3,5

3,23,1

3,12,22,12,01,91,9

28,0

Nguồn: Dinh và các cộng sự, 2012.

Page 41: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 19

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Bảng 2.2 nêu bật các nguồn tăng trưởng GDP của mỗi nước trong giai đoạn 1990–2008. Nó cho thấy tăng trưởng ở Việt Nam dựa vào vốn là chính chứ không phải năng suất, trong khi dựa vào năng suất lại là đặc trưng trong tăng trưởng của Trung Quốc. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) phản ánh hiệu suất yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, và như đã thấy trong bảng này, trong khi Trung Quốc cho thấy luôn có TFP cao trong thập niên vừa qua thì TFP ở Việt Nam lại đang giảm mạnh, và tích lũy vốn chứ không phải việc sử dụng vốn có hiệu quả lại là động lực tăng trưởng chính. TFP chiếm 44% trong tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thập niên 1990, nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 26% giai đoạn 2000-2008. Cũng trong cùng thời kỳ này, tỉ trọng đóng góp của vốn đã tăng từ 35% lên 53%. Trái lại, ở Trung Quốc, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là trên 50%.

Hình 2.2 ghi lại sự tiến triển năng suất cả hai nước trong giai đoạn 2000-2010. Chênh lệch về năng suất giữa Trung Quốc và Việt Nam rất lớn và nếu không có cải cách chính sách ở Việt Nam thì khoảng cách này sẽ ngày càng mở rộng.

0

5

10

15

20

20002001

20022003

20042005

20062007

20082009

20102011

2012

Phần

trăm

Trung Quốc Việt Nam

Năm

hình 2.2. Tăng trưởng năng suất Trung Quốc và Việt nam, giai đoạn 2000–2010

Nguồn: Cơ sở dữ liệu kinh tế tổng hợp, Hội đồng hội nghị, New York, http://www.conference-board.org/data/economydatabase/.

Bảng 2.2. nguồn tăng trưởng gDP tại Trung Quốc và Việt nam, giai đoạn 1990–2008

Tên nước

1990–2000 2000–08

Tăng trưởng

GDP

Nguồn tăng trưởng Tăng trưởng

GDP

Nguồn tăng trưởng

Vốn Labor TFP Vốn Labor TFP

Đóng góp, điểm % một nămViệt Nam 7,2 2,5 1,6 3,2 7,3 3,9 1,4 1,9Trung Quốc 9,9 3,6 0,7 5,5 9,7 4,1 0,6 5,0

Đóng góp, tỉ trọngViệt Nam 100,0 34,7 22,2 44,4 100,0 53,4 19,2 26,0Trung Quốc 100,0 36,4 7,1 55,6 100,0 42,3 6,2 51,5

Nguồn: Ketels và cộng sự, 2010.Chú thích: TFP = năng suất yếu tố tổng hợp, đo lường hiệu suất sử dụng vốn và lao động.

Page 42: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

20 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Một cách giải thích khác có tính hệ thống chú trọng đến những thay đổi do chính sách gây ra trong tiền lương thực sự so với năng suất. Năng suất lao động đóng vai trò quan trọng trong sự thịnh vượng của một nền kinh tế vì nó có quan hệ chặt chẽ với tiền lương. Năng suất lao động ở Việt Nam đã tăng trung bình 4,2% một năm, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 10,3% của Trung Quốc. Xét về giá trị tuyệt đối, năng suất lao động của Việt Nam (5.871 Đô-la) chỉ bằng khoảng 54% năng suất lao động của Trung Quốc (12.641 Đô-la). So sánh năng suất trong ngành chế tạo cũng cho kết quả tương tự. Thí dụ, trong sản xuất áo sơ mi nhãn hiệu Polo, năng suất lao động của Việt Nam (12 chiếc/ngày) chưa bằng một nửa năng suất của Trung Quốc (25 chiếc/ngày) (xem dưới đây).

Với tỉ giá hối đoái hiện hành, giá trị tiền công tính bằng Đô-la Mỹ của lao động có kỹ năng và lao động phổ thông ở Trung Quốc đã tăng lên vượt Việt Nam trong cả năm lĩnh vực sản phẩm mà chúng tôi đưa vào nghiên cứu này. Tiền công của lao động có kỹ năng ở Việt Nam bằng 44% so với của Trung Quốc, trong khi tiền công của lao động phổ thông thì bằng 40%. Hàm ý của phát hiện này – lưu ý qui mô mẫu vẫn còn nhỏ – là tiền công thực tế ở Việt Nam thực sự có tiềm năng cạnh tranh cao (so với mức năng suất) và nếu Việt Nam hành động đúng thì có thể sẽ giành được thị phần xuất khẩu lớn hơn rất nhiều trên thị trường toàn cầu.

Bảng 2.3 so sánh mức lương tháng một số ngành hàng công nghiệp nhẹ với Trung Quốc và Êtiôpia, một quốc gia có qui mô tương tự như Việt Nam.

Những dữ liệu này phản ánh tiền công bằng tiền mặt trả cho công nhân. Chi phí nhân công không chỉ bao gồm mỗi tiền công trả bằng tiền mặt mà còn

Bảng 2.3. Tiền công trung bình/tháng một số ngành hàng tại Trung Quốc, Êtiôpia và Việt namĐô-la Mỹ

Sản phẩm Loại lao động Trung Quốc Việt Nam Êtiôpia

Áo Polo Có tay nghề 311–370 119–181 37–185Sản phẩm sữa Có tay nghề 177–206 — 30–63Ghế gỗ Có tay nghề 383–442 181–259 81–119Mở nút chai Có tay nghề 265–369 168–233 181–Đồ da hiệu Loafers

Có tay nghề 296–562 119–140 41–96

Lúa mì đã xay xát Có tay nghề 398–442 181–363 89–141Trung bình có tay nghề 305–399 154–235 77–131Áo sơ mi Polo Phổ thông 237–296 78–130 26–48Sản phẩm sữa Phổ thông 118–133 31–78 13–41Ghế gỗ Phổ thông 206–251 85–135 37–52Mở nút chai Phổ thông 192–265 117–142 89–Đồ da hiệu Loafers

Phổ thông 237–488 78–93 16–33

Lúa mì đã xay xát Phổ thông 192–236 78–207 26–52Trung bình Phổ thông 197–278 78–131 35–53

Nguồn: GDS 2011.Chú thích: Giá trị chặn trên của sản phẩm nút chai ở Êtiôpia không có số liệu. — = không có số liệu.

Page 43: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 21

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

bao gồm cả đóng góp của chủ doanh nghiệp vào các chương trình hưu trí, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, và nhiều loại phụ cấp khác, bên cạnh các khoản chi phí của chủ doanh nghiệp cho đào tạo, nhà ở, giải trí v.v…

Lợi thế lương thấp không đảm bảo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong ngành chế tạo sử dụng nhiều lao động có tay nghề thấp. Vì Việt Nam phải cạnh tranh với các khu vực lương thấp khác (như Nam Á và châu Phi) nên cần tính đến ít nhất hai yếu tố sau đây. Thứ nhất, năng suất cũng quan trọng không kém tiền công trong việc quyết định lợi thế so sánh. Thứ hai, vì tiền công và năng suất lao động giữa các ngành rất khác nhau nên tính đặc trưng theo ngành là một yếu tố quyết định quan trọng đối với lợi thế so sánh của một quốc gia trong ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.

Môi trường kinh doanh tổng thểKhả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các điều kiện trong môi trường kinh doanh quốc gia (bảng 2.4). Những vấn đề quan trọng trong môi trường kinh doanh bao gồm bảo vệ nhà đầu tư, cấp điện, giải quyết vấn đề thanh khoản, thuế cao, các chính sách và thực tế khởi sự doanh nghiệp.

Nên kết hợp xem xét xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới và xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới. Cả hai chỉ số đều phản ánh môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cho thấy Việt Nam đứng ở vị trí thứ 75 trong khi Trung Quốc đứng thứ 292. Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cũng đã chỉ rõ thuận lợi hóa thương mại và kho vận là hai lĩnh vực mà Việt Nam cần cải tiến mạnh nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu (Phạm và cộng sự, 2013).

Năng suất lao động tại xí nghiệp Có nhiều lí do giải thích thực trạng năng lực cạnh tranh nội bộ doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp, đó là: trình độ và mức độ cải thiện hiệu suất lao động thấp (thí dụ, do thiếu nguồn lao động có kỹ năng và thiếu động lực làm việc) và hiệu suất sản xuất thấp (tiêu hao điện nước quá lớn). Cả hai vấn đề này đều được đề cập trong nghiên cứu về chuỗi giá trị được bàn chi tiết trong các chương khác. Hiệu suất kỹ thuật cao (hay thấp) được phản ánh qua lượng phế thải, tỉ lệ sản phẩm sai hỏng, tình trạng lao động vắng mặt tại nơi làm việc, và công suất sử dụng thấp (xem các bảng phản ánh những biến số chính được so với mốc chuẩn từ chương 4 đến chương 8).

Bảng 2.4. Xếp hạng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc và Việt nam, năm 2013

Trung Quốc Việt Nam

Môi trường kinh doanh 91 99Năng lực cạnh tranh toàn cầu 29 75

Nguồn: Schwab, 2012; Ngân hàng Thế giới và IFC, 2012.

Page 44: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

22 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Mất lợi thế do chi phí nhân công gia tăng ở Trung Quốc: Một cơ hộiViệt Nam cũng có thể là quốc gia sẽ hưởng lợi từ sự thay đổi cơ cấu của Trung Quốc nếu nước này tái cân đối lại nền kinh tế của mình bằng cách gia tăng tiêu dùng nội địa và giảm thặng dư thương mại do tiền công thực tế tăng, trong khi cho phép đồng nhân dân tệ lên giá. Sản phẩm của Trung Quốc đã lan tràn gần như tất cả các ngóc ngách của thị trường toàn cầu. Trung Quốc chiếm 18% tổng kim ngạch nhập khẩu trên thị trường châu Âu và Mỹ cộng lại năm 2004; con số này tăng lên 35% năm 2008. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp duyên hải Trung Quốc so với các đối thủ cạnh tranh đến từ các nước thu nhập thấp về giá cả và chất lượng các mặt hàng công nghiệp nhẹ đã bắt đầu suy giảm. Nguồn lao động dồi dào tay nghề thấp không còn nữa và chi phí tăng nhanh, nhất là chi phí tiền công và và chi phí lao động ngoài lương, đang làm tăng giá thành khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu duyên hải ở Trung Quốc bị loại ra khỏi thị trường toàn cầu trong rất nhiều chuỗi sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.

Tiền công tăng, các qui định về lao động và môi trường ngày càng được thực thi nghiêm túc, các chương trình an sinh xã hội tốn kém được mở rộng, và xu hướng tiếp tục tăng giá đồng nhân dân tệ vốn đang làm mất dần lợi thế so sánh của Trung Quốc trong xuất khẩu các sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động sẽ vẫn tiếp diễn và có lẽ còn tăng nhanh (hình 2.3). Đây là một cơ hội

Năm

Tiền

côn

g tr

ung

bình

- U

SD

năng

suấ

t lao

độn

g củ

a Tr

ung

Quố

c (đ

ôla)

năng suất lao động trong ngành chế tạo, xanh nhạt Tiền công tính bằng Đô-la

1000

0

2000

3000

4000

5000

6000

7000

500

0

1,000

1,500

2,000

2,500

3,000

3,500

19791981

19831985

19871989

19911993

19951997

19992001

20032005

2007

hình 2.3. Tăng năng suất lao động và tiền công tăng ở Trung Quốc, giai đoạn 1979–2007

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê công nghiệp, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc, Vienna, http://www.unido.org/resources/statistics/statistical-databases.html;NBS 2010.

Page 45: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 23

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

cho Việt Nam để lấp một phần nào khoảng trống các sản phẩm xuất khẩu đang nới rộng

Hàm ý đối với các ngành công nghiệp Việt Nam Để tăng cường năng lực cạnh tranh, cần tạo ra những thay đổi thuận lợi ở cả cấp vi mô (doanh nghiệp), cấp ngành và cấp vĩ mô. Thay đổi ở cấp vĩ mô đã được nhiều tài liệu khác bàn đến (Thai và Dinh, 2011). Nghiên cứu này xem xét những thay đổi ở cấp ngành và cấp vi mô, trong đó đề cập cả việc những thay đổi đó có thể diễn ra như thế nào và cần có những điều kiện gì để có thể thực hiện chúng.

những rào cản chính đối với ngành công nghiệp nhẹ

Trong hai thập niên vừa qua, Việt Nam đã đạt thành tích tương đối tốt trong ngành công nghiệp nhẹ. Tăng trưởng sản xuất trung bình trên 10% một năm, và sản lượng công nghiệp nhẹ đến nay đã chiếm 25% GDP. Năm 2009, có trên 414.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành này.

Tuy nhiên, ngành vẫn đang vấp phải rất nhiều vấn đề. Trước hết, chúng tôi liệt kê các vấn đề đó và sau đó phân tích ở các tiểu mục tiếp theo. Trong quá trình phân tích, chúng tôi so sánh thực trạng của Việt Nam với tình hình Trung Quốc--nước dùng làm mốc so sánh.

Dựa trên các cuộc điều tra do nhóm nghiên cứu tiến hành, danh sách các vấn đề mà ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam đang gặp phải là:

• Tăng trưởng công nghiệp nhẹ bắt nguồn hầu hết từ khối các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vi mô, chứ không phải dựa vào tăng số lượng các doanh nghiệp vừa và lớn. Mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp biến mất, và cũng có một số lượng tương đương hoặc thậm chí còn lớn hơn số lượng các doanh nghiệp mới được thành lập. Rất ít các doanh nghiệp vi mô và doanh nghiệp nhỏ phát triển thành qui mô vừa, gây ra khoảng trống doanh nghiệp vừa khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Phát sinh vấn đề tăng trưởng kiểu này là do các doanh nghiệp vi mô và nhỏ chỉ tham gia vào các hoạt động sản xuất nội địa năng suất thấp chứ không tiếp cận được công nghệ và kiến thức hiện đại. Đây là lý do vì sao năng suất lao động nói chung ở Việt Nam thấp hơn ở Trung Quốc, mặc dù công nhân Việt Nam trong các công ty đầu tư nước ngoài cũng có năng suất cao không kém công nhân ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

• Hiện tồn tại hiện tượng hai mặt tương phản ở Việt Nam: một là các doanh nghiệp trong nước năng suất thấp; mặt khác là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có năng suất cao với hoạt động sản xuất dựa trên các phương pháp và công nghệ hiện đại. Những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài này thường là doanh nghiệp qui mô lớn (sử dụng trên 1.000 công nhân), có tỉ suất lợi nhuận tương đối nhỏ (10-15% hoặc ít hơn) và không sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Trái lại, các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng

Page 46: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

24 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

thị trường nội địa lại chủ yếu là vô số các doanh nghiệp nhỏ. Một bộ phận trong số đó có tỉ suất lợi nhuận cao (20-30%), và hầu hết đều có rất ít mối liên kết với các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn.

• Trong quá trình sản xuất có rất ít sự gắn kết vào chuỗi giá trị. Các doanh nghiệp lớn sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu nhập nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian từ nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước mua nguyên liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau, kể cả từ các thương lái trung gian. Có rất ít sự tương tác giữa hai loại doanh nghiệp này, điều này khác với Trung Quốc, nơi mà việc ký thầu phụ giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ rất phổ biến.

• Do cơ cấu sản xuất này (nhiều doanh nghiệp nhỏ phục vụ thị trường trong nước trong khi một số ít doanh nghiệp lớn, có đầu tư nước ngoài sản xuất phục vụ xuất khẩu, và giữa hai loại doanh nghiệp này ít có mối liên kết với nhau) mà tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong 20 năm qua không dẫn đến hoặc không đi kèm với hiện tượng thặng dư thương mại. Quả thực, thâm hụt thương mại ngày càng mở rộng – 11% GDP năm 2009, trong khi 5 năm trước chỉ ở mức 3,5% - tiếp tục đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô. Do thâm hụt có ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo nên đây là một yếu tố then chốt trong một vòng luẩn quẩn.

• Cơ cấu sản xuất này, tuy có thể phù hợp với Việt Nam khi mới mở cửa, nhưng rất khó duy trì được tăng trưởng công nghiệp trong tương lai, và quan trọng hơn, nó sẽ không hậu thuẫn cho những nỗ lực của quốc gia để trở thành một nước công nghiệp. Ngành chế tạo phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài hoạt động hết sức hiệu quả dựa trên một tỉ suất lợi nhuận nhỏ, nguồn lao động tay nghề thấp giá rẻ và nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm trung gian, với rất ít hoặc không có mối liên kết nào với thị trường nội địa. Bản thân thị trường này lại đang bị thống trị bởi vô số các doanh nghiệp nhỏ sử dụng những phương thức sản xuất có năng suất thấp và thường dùng công nghệ lạc hậu để cung ứng hàng hóa. Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có xu hướng sẽ chuyển sản xuất đi nơi khác khi tiền công thực tế ở Việt Nam tăng, và có thể xóa bỏ hoàn toàn những thành tích mà Việt Nam rất vất vả mới có được trong hai thập niên vừa qua. Đối với các ngành sản xuất trong nước, thiếu tính hiệu quả kinh tế theo qui mô và thiếu sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu làm cho họ không có động lực để tiếp thu phương thức và công nghệ sản xuất mới.

• Các chính sách ngành hiện hành dường như chỉ hỗ trợ việc khởi nghiệp chứ không phải sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Khác với Trung Quốc, Việt Nam chưa có những nỗ lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và lớn. Sự thiếu vắng nhiều doanh nghiệp lớn trong nước chứng tỏ hàng loạt các doanh nghiệp vi mô và nhỏ không được hưởng lợi từ việc thầu phụ cho doanh nghiệp lớn, và điều này

Page 47: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 25

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

cũng có nghĩa là, các doanh nghiệp lớn này cũng không thể dựa vào sức sản xuất có khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp qui mô bé hơn.

• Rốt cuộc, nếu các doanh nghiệp vi mô và nhỏ có thể trưởng thành thành các doanh nghiệp vừa và lớn thì vai trò của DNNN cần được xem xét lại. (Báo cáo này sử dụng khái niệm DNNN khác với cách hiểu phổ biến hiện nay ở Việt Nam. DNNN là một doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp. Một doanh nghiệp chỉ được coi là doanh nghiệp tư nhân nếu nó được tư nhân sở hữu 100%). Sử dụng định nghĩa này, DNNN ở Việt Nam có mặt rất phổ biến trong các ngành chế tạo, nhất là trong ngành may mặc, một tình huống trái ngược với Trung Quốc. Ngoài việc đặt các doanh nghiệp tư nhân vào một vị thế bất lợi, sự xuất hiện tràn ngập các DNNN cũng không khuyến khích các doanh nghiệp vi mô và nhỏ tăng trưởng, vì những doanh nghiệp này lo sợ việc cạnh tranh với DNNN sẽ bị thiệt hại. Chính do những động cơ bị bóp méo như thế nên trên thực tế DNNN đã sử dụng các nguồn lực về tài chính và quản lý mà đáng lẽ ra phải được dành để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tư nhân tăng trưởng.

• Có nhiều lĩnh vực mà chính phủ cần tham gia nhưng hiện nay lại vắng mặt. Song cũng có những lĩnh vực mà chính phủ hiện đang tham dự rất tích cực nhưng lẽ ra không nên. DNNN là một thí dụ rõ ràng của trường hợp sau, trong khi nhu cầu tổng hợp và phổ biến thông tin để giúp các doanh nhân của khối DNNVV lại là thí dụ thuộc về trường hợp trước. Như trường hợp của Trung Quốc đã cho thấy rõ ràng vai trò của chính phủ trong việc thành lập các khu công nghiệp sẵn sàng để doanh nghiệp hoạt động (“plug and play” - “cắm điện vào và sử dụng”) và các thị trường cung cấp đầu vào, đầu ra, cấp đất rẻ, và điều hướng và khuyến khích các cụm doanh nghiệp có vốn hình thành từ quan hệ tự nhiên phát triển thành các khu công nghiệp là hết sức cần thiết để các doanh nghiệp nhỏ có thể mở rộng qui mô (Đinh và cộng sự, 2013).

Chúng tôi khảo sát năm ngành then chốt trong các chương tiếp theo, đó là: ngành may mặc, đồ da, đồ gỗ, kim khí, và kinh doanh nông nghiệp. Đây là những ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Xuất khẩu từ những ngành này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Những đặc trưng quan trọng của ngành công nghiệp nhẹ được lần lượt phân tích theo các tiểu mục sau: đặc trưng về lao động , sự phân bố doanh nghiệp theo qui mô, sự thống trị của DNNN, liên kết kém trong chuỗi giá trị, tiếp cận tài chánh, thiếu sự hậu thuẫn của chính phủ.

Đặc trưng về lao động Trong năm ngành nghiên cứu, kinh doanh nông nghiệp, may mặc và đồ da tạo ra nhiều việc làm nhất, và ngành da sử dụng nhiều lao động nhất. Ngành may mặc sử dụng nhiều lao động nữ hơn bất kỳ ngành nào trong những ngành còn lại, và ngành đồ da cũng sử dụng lao động nữ nhiều không kém.

Page 48: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

26 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Ưu thế về số lượng của lao động nữ trong những ngành như may mặc hay đồ da có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển do phụ nữ vai trò quan trọng trong hộ gia đình.3

Ở Trung Quốc, Êtiôpia, Tanzania, Việt Nam và Zambia, 5 quốc gia được nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiến hành khảo sát chi tiết bằng cuộc điều tra định lượng, tỉ lệ công nhân tham gia sản xuất trong tổng số lao động ở Việt Nam là đông nhất (Fafchamps và Quinn, 2012). Ngoài ra, Việt Nam cũng có tỉ lệ cao nhất về công nhân sản xuất có tay nghề , trong khi Trung Quốc lại có tỉ lệ nhân viên quản lý lớn hơn Việt Nam. Bảng 2.5 thể hiện tỉ lệ người lao động làm việc trong bốn nhóm tay nghề lớn trong năm tiến hành điều tra (2010/11) và một năm trước đó. Công nhân sản xuất phổ thông và có tay nghề là những người trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, một doanh nghiệp không thể vận hành hiệu quả nếu không có bộ phận quản lý và văn phòng. Vì các doanh nghiệp mà chúng tôi nghiên cứu đều trong ngành công nghiệp chế tạo nên về lý thuyết, năng suất lao động sẽ đạt tối đa nếu số nhân viên quản lý và văn phòng được giữ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, khả năng các doanh nghiệp có thể giảm thiểu qui mô lực lượng lao động làm công việc quản lý và văn phòng lại phụ thuộc vào mức độ dễ dàng trong việc tổ chức và giám sát công nhân sản xuấtĐiều này lại phụ thuộc vào trình độ học vấn của lực lượng lao động (ví dụ, liệu lực lượng lao động có thể đọc được các hướng dẫn bằng văn bản hay không) và các chuẩn mực xã hội về kỷ luật và nỗ lực làm việc. Lực lượng lao động có tính kỷ luật càng yếu và trình độ học vấn càng thấp thì càng cần có nhiều nhân viên làm nhiệm vụ giám sát và xử lý thông tin hơn, do đó tỉ lệ nhân viên quản lý và văn phòng trong tổng lực lượng lao động sẽ lớn hơn.

Trình độ học vấn và kinh nghiệm của công nhân sản xuất khi mới vào làm việc ở Việt Nam thấp hơn ở Trung Quốc. Trong hình 2.4, chúng tôi thể hiện phân bố lũy kế của trình độ học vấn trung bình của công nhân sản xuất mới tuyển ở từng nước trong ba quốc gia nói trên. Đường cong càng thấp chứng tỏ trình độ học vấn của công nhân càng cao. Trung Quốc có đường cong thấp nhất, cho thấy lực lượng lao động của nước này nói chung có học vấn tốt hơn công nhân ở các nước còn lại. Ở Trung Quốc và Việt Nam, chỉ có một tỉ lệ nhỏ công nhân sản xuất là chưa tốt nghiệp lớp 9 phổ thông. Điều này có thể phản

Bảng 2.5. Lực lượng lao động phân theo nhóm tay nghề, Trung Quốc, Êtiôpia và Việt nam, giai đoạn 2009/10–2010/11Đơn vị tính: Phần trăm

Các loại hình công việc

Trung Quốc Việt Nam Êtiôpia

2010/11 2009/10 2010/11 2009/10 2010/11 2009/10

Tổng số công nhân sản xuất 73 75 81 81 73 73 Có tay nghề 46 47 62 61 58 58 Phổ thông 27 28 19 19 15 15Quản lý 16 14 4 3 23 23Nhân viên văn phòng và khác 10 10 16 16 4 3Số quan sát 255 226 299 296 249 205

Nguồn: Fafchamps và Quinn, 2012.

Page 49: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 27

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

ánh sự khác biệt trong chính sách về phổ cập giáo dục ở những thập niên trước đó.

Phân bố doanh nghiệp theo qui môDoanh nghiệp vi mô và doanh nghiệp nhỏ: chiếm tỉ trọng lấn át trong cả 5 ngànhNăm 2011, có khoảng 25.500, hay 8%, doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam hoạt động trong 5 ngành này. Con số đó bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và DNNN4. Năm ngành này tạo ra 2,7 triệu việc làm, 68% con số đó là phụ nữ. May mặc, da giày và kinh doanh nông nghiệplà những ngành tạo việc làm chính. Có rất ít doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn trong nước hoạt động trong 5 ngành này. Số doanh nghiệp trong nước qui mô vừa có tiềm năng trở thành doanh nghiệp lớn cũng hạn chế. Đây là một trong những bất cập lớn nhất của Việt Nam vì các doanh nghiệp không thể tận dụng hiệu quả kinh tế theo qui mô; đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, công nghệ cũng như thiết kế mẫu mã sản phẩm; hoặc chuyển lên các nấc thang giá trị gia tăng cao hơn trong những ngành này.

Hầu hết các doanh nghiệp mới được thành lập kể từ năm 2000, nhưng đại đa số đều là doanh nghiệp nhỏ (hình 2.5). Sự phát triển mất cân đối và sự chênh lệch về qui mô này đã hạn chế tiềm năng cá nhân từng doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều

Việt NamEthiopia Trung Quốc

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

3 6 9 12 14 16 18

Phân

bố

lũy

kế th

eo tr

ình

độ h

ọc v

ấn

Số năm học

hình 2.4. Số năm đi học của công nhân sản xuất mới tuyển, Trung Quốc, Êtiôpia và Việt nam

Nguồn: Fafchamps và Quinn, 2012.Chú thích: Đồ thị phản ánh phân bố lũy kế của trình độ học vấn trung bình trong nhóm công nhân sản xuất mới tuyển.

Page 50: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

28 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

là doanh nghiệp nước ngoài hoặc thuộc sở hữu nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đều chỉ ở qui mô nhỏ.

Trong cả 5 ngành, chỉ có ít doanh nghiệp có vốn trên 10 triệu Đô-la. Số doanh nghiệp có mức vốn lên đến 30 triệu Đô-la còn ít hơn nữa.

Có nhiều lý do giải thích vì sao chính phủ nên ưu tiên thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp vừa và từ doanh nghiệp vừa thành doanh nghiệp lớn chứ không phải tập trung vào việc hình thành quá nhiều doanh nghiệp nhỏ để rồi các doanh nghiệp này phải đóng cửa từ năm này qua năm khác. Thứ nhất, với cơ cấu ngành hiện nay của Việt Nam, mức tăng năng suất thấp trong nền kinh tế có liên quan đến số lượng nhiều các doanh nghiệp vi mô và doanh nghiệp hộ gia đình. Hơn nữa, trong khi các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài đã hội nhập vào thị trường thế giới thông qua thương mại quốc tế thì các doanh nghiệp vi mô và doanh nghiệp hộ gia đình lại chủ yếu sản xuất phục vụ thị trường nội địa, bị cách ly khỏi công nghệ và cầu của nước ngoài, và chỉ tập trung trong những hoạt động có năng suất thấp. Điều này phản ánh bằng chứng phổ biến khắp thế giới rằng năng suất lao động ở các doanh nghiệp nhỏ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp có qui mô lớn hơn.

Thứ hai, Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển công nghiệp mà việc chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với việc đơn thuần tăng trưởng của DNNVV, vốn là lực lượng mà Việt Nam phải dựa vào trong giai đoạn phát triển đầu tiên của ngành công nghiệp nhẹ. Chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng và năng suất cao hơn đòi hỏi mức độ thâm dụng vốn nhiều hơn, kỹ năng và tay nghề cao hơn và qui mô lớn hơn so với những gì mà các doanh nghiệp vi mô và doanh nghiệp hộ gia đình có thể tạo ra được, đặc biệt nếu xét về việc hình thành những thương hiệu quốc gia mạnh hoặc áp dụng những công nghệ mới, có hiệu quả về chi phí.

Thứ ba, sự xuất hiện và biến mất của nhiều doanh nghiệp qua các năm cũng gây ra cái giá cho nền kinh tế mà hoàn toàn có thể tránh được.

Nói như vậy không có nghĩa là không nên khuyến khích DNN&V. Việt Nam có thể tăng trưởng theo mô hình trong đó các DNN&V là xương sống

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

Nhỏ Vừa lớn

Số d

oanh

ngh

iệp

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

b. 2011a. 2000

Nhỏ Vừa lớn

Số d

oanh

ngh

iệp

hình 2.5. Phân bố các doanh nghiệp chế tạo theo qui mô ở Việt nam, năm 2000 và 2011

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013.

Page 51: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 29

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

của nền kinh tế (như ở Đài Loan, Trung Quốc) hoặc mô hình trong đó các công ty lớn là những người làm chủ cuộc chơi (như ở Hàn Quốc). Cho dù đi theo mô hình nào thì vấn đề then chốt là phải tăng năng suất của các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp hộ gia đình bằng cách gắn kết họ vào chuỗi giá trị của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Chỉ bằng cách đó thì đất nước mới có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế mạnh và bền vững.

Những nguyên nhân khả dĩ của việc tồn tại cơ cấu ngành song songĐa số các doanh nghiệp sử dụng dưới 500 công nhân. Những doanh nghiệp thu hút dưới 50 lao động chiếm tỉ trọnglớn nhất, nhất là trong ngành kim khí, đồ gỗ và chế biến thực phẩm (bảng 2.6).

Có nhiều nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp nhỏ không thể trở thành doanh nghiệp vừa. Một lý do là chính sách không rõ ràng của Chính phủ đối với khu vực tư nhân. Mặc dù chính sách chung là khuyến khích doanh nghiệp tư nhân nhưng lại không nói gì về khuyến khích doanh nghiệp tư nhân lớn, những doanh nghiệp có thể trở thành động lực cho tăng trưởng trong 5 ngành hoặc trong cả nền kinh tế.

Trong khi đó, nhiều DNNN trong các ngành lại nhận thấy sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp tư nhân đang tăng lên và lo sợ mất thị phần. Có nhiều báo cáo đã cho thấy DNNN can thiệp để ngăn cản sự gia nhập thị trường hoặc cản trở sự tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực của họ.

Cách tiếp cận chính sách này đã tạo ra một cơ cấu công nghiệp lưỡng cực: số đông các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp hộ gia đình sản xuất phục vụ thị trường nội địa và một số ít các doanh nghiệp hiện đại có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp hộ gia đình tham gia vào những hoạt động có năng suất thấp và có ít mối liên hệ với nền kinh tế hiện đại. Hầu hết trong số các doanh nghiệp hộ gia đình hoạt động trong khu vực phi chính thức, và chúng vận hành tách biệt khỏi các thị trường lớn hoặc thị trường cao cấp. Các doanh nghiệp này đóng ít thuế, và không bị ảnh hưởng bởi các qui định chính thức đang tác động đến các doanh nghiệp chính thức. Đến cuối năm 2010, theo một ước tính của Phòng Thương mại Việt Nam, có 1 triệu doanh nghiệp hộ gia đình trong khu vực bán chính thức đã đăng ký và đóng thuế ở cấp quận/huyện, và khoảng 3 triệu doanh nghiệp hộ

Bảng 2.6. Qui mô doanh nghiệp, tính theo số lao động, trong 5 ngành ở Việt nam, năm 2011

Chỉ số Chế biến thực phẩm, đồ uống May mặc Kim khí Đồ gỗ Da giày

Tổng số doanh nghiệp 7,.466 4.654 8.223 3.878 1.260

Tỉ trọng doanh nghiệp, theo số lao động %Dưới 50 77,7 61,2 89,2 86,0 49,950–499 18,9 28,5 10,2 13,5 33,4Từ 500 trở lên 3,4 10,3 0,6 0,5 16,7

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013.

Page 52: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

30 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

gia đình nữa không hề đăng ký kinh doanh, trong khi có khoảng 544.000 doanh nghiệp hoạt động trong khu vực chính thức (bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), trong số đó chỉ có khoảng 65% là vẫn đang hoạt động. (Phạm, 2012).

Có một số lý do giải thích vì sao phân bố qui mô doanh nghiệp ở Việt Nam lại khác với doanh nghiệp ở các nước tiên tiến hơn. Thứ nhất, ở Việt Nam, sự thống trị của DNNN đã không khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng (xem bên dưới). Thứ hai, sự thiếu vắng các chính sách công rõ ràng để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn càng làm vấn đề thêm mơ hồ. Thứ ba, các doanh nghiệp chọn qui mô nhỏ để tránh chi phí kinh doanh đắt đỏ, bao gồm thuế, các gánh nặng do qui định pháp lý và nạn hối lộ. Cuối cùng, như Dinh, Mavridis, và Nguyen (2012) đã chỉ rõ, khả năng tiếp cận hạn chế đến nguồn tài chính có thể làm mô hình phân bố này thêm thiên lệch do nó làm tăng thêm tỉ lệ các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, cơ cấu ngành của Việt Nam có thể là kết quả trực tiếp của sự phát triển tài chính hạn chế và mức tiết kiệm nội địa thấp so với nhiều nước trong các khu vực khác.

Do thiếu năng lực cạnh tranh, những hàng hóa chủ yếu sản xuất trong nước của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập khẩu, chủ yếu đến từ Trung Quốc. Mức lương thực tế đang gia tăng hiện nay ở Trung Quốc chỉ làm giảm chút ít áp lực từ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi lượng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể sẽ tăng lên. Điều này gây ra những khó khăn trong cán cân thương mại (xem bên dưới)

Sự thống trị của DNNNBáo cáo Phát triển năm 2012 của Việt Nam đã nêu rõ, tuy số DNNN đã giảm khoảng một nửa trong 10 năm gần đây nhưng DNNN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (Ngân hàng Thế giới, 2011). Trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất trong năm 2007, chỉ có khoảng 22 doanh nghiệp tư nhân (Cheshier và Penrose, 2007). Vì thế, đa số các công ty lớn ở Việt Nam đều là DNNN hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..

Nhìn chung, có vẻ DNNN hoạt động tốt. Tuy nhiên, đây là một nhận định sai lệch vì thành tích này đáng lẽ còn phải tốt hơn nữa nếu tính đến những ưu đãi mà DNNN có so với khu vực tư nhân. Thứ nhất, chính phủ đã cấp hoặc

Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp, theo loại hình doanh nghiệp, ở Việt nam năm 2000 và 2011

Loại hình doanh nghiệp 2000 2011

DNNN do chính quyền trung ương quản lý 2.067 1.797DNNN do chính quyền địa phương quản lý 3.692 1.468Hợp tác xã 3.237 13.338Doanh nghiệp tư nhân 20.548 312.416Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.525 9.010

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013.

Page 53: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 31

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

cho DNNN thuê đất với giá cố định trong khoảng thời gian dài. Một số DNNN thậm chí còn có thừa đất để cho thuê lại, nhờ đó đã mang về cho họ nguồn thu nhập để bù đắp những thua lỗ trong các hoạt động kinh doanh khác. Thứ hai, DNNN được ưu đãi rất nhiều trong việc vay tín dụng. Ví dụ, trong những trường hợp nhất định, DNNN không cần phải vay vốn qua ngân hàng, họ có thể tiếp cận vốn vay lãi suất thấp thông qua chính phủ hoặc hỗ trợ phát triển chính thức. Trái lại, doanh nghiệp tư nhân phải trả lãi suất cao, khiến chi phí sản xuất của họ cũng tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, số DNNN đã giảm gần một nửa trong giai đoạn 2000-2008 (bảng 2.7). Có bằng chứng cho thấy sự suy giảm này diễn ra song song với sự tăng tỉ trọng của doanh nghiệp tư nhân trong nước trong sản lượng công nghiệp. Trong giai đoạn 2000–2007, tỉ trọng của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng từ 9,8% lên đến 24,3%, tức là tăng gần 150%, chủ yếu do sự suy giảm của DNNN (Taussig, 2009). Điều này khẳng định một thực tế là các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tranh thủ lúc DNNN thu hẹp để mở rộng hoạt động.

Tuy nhiên, cho dù quá trình cổ phần hóa DNNN trong thập niên 1990 và nửa đầu thập niên 2000 diễn ra nhanh chóng, số DNNN thực tế vẫn tăng lên trong những năm gần đây. Thực vậy, năm 2009 đã có thêm 175 DNNN mới. Bất chấp hàng nghìn doanh nghiệp đã được chuyển thành doanh nghiệp sở hữu tư nhân, tình trạng DNNN gia tăng gần đây vẫn nhắc nhở chúng ta rằng DNNN thực sự vẫn đóng vai trò lớn ở Việt Nam. Thực ra, nếu xét về số lao động sử dụng thì bằng chứng về việc thu hẹp khu vực DNNN sẽ không rõ ràng. (bảng 2.8). Hơn nữa, cho dù tỉ trọng của khu vực DNNN trong tổng tài sản cố định và tổng lợi nhuận có giảm nhưng DNNN vẫn là một tác nhân quan trọng trong nền kinh tế, chiếm đến khoảng 40% GDP. Ngoài ra, khu vực này vẫn rất đáng được chú ý vì qui mô quá lớn của mỗi doanh nghiệp cũng như vì tính chất sản phẩm mà nó cung cấp. Ví dụ, DNNN do chính quyền trung ương quản lý là các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tiện ích công cộng như điện, viễn thông (Ishizuka 2011). Đa số những DNNN trung ương này vẫn còn tồn tại, cho dù số lượng đã giảm khoảng 13% trong giai đoạn 2000–1011 (xem bảng 2.7). Hơn nữa, DNNN vẫn đang kiểm soát một số sản

Bảng 2.8. các chỉ số về qui mô doanh nghiệp, theo thành phần kinh tế, Việt nam, giai đoạn 2005–2011

Chỉ số, trung bình

DNN&V tư nhân DNNN

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

2005 2011 2005 2011 2005 2011

Doanh thu ròng trên một doanh nghiệp, triệu VND

6.089 17.842 77.214 825.624 106.201 225.534

Số lao động trên một doanh nghiệp, người

27 21 363 510 267 283

Doanh thu trên một lao động, triệu VND 225,3 834,4 212,9 1.619,6 397,4 796,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013.

Page 54: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

32 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

phẩm nhất định, cho phép khu vực này tăng giá mà không sợ mất khách hàng. Những lĩnh vực thương mại lớn, như hàng hóa tiêu dùng, vẫn do DNNN chi phối. Những hàng hóa và dịch vụ, như phân bón, viễn thông, sản xuất bia, đều do nhà nước kiểm soát. Nếu cá nhân một DNNN chưa thể trở thành độc quyền để thao túng thị trường thì họ vẫn có thể liên kết thành các tập đoàn được chính phủ ưu đãi – những tập đoàn này được gọi bằng cái tên tập đoàn kinh tế nhà nước – để ấn định giá (xem bên dưới). Trong những tình huống đó, cơ hội để cạnh tranh rất nhỏ và áp lực cần nâng cao năng suất hay đổi mới sáng tạo rất ít.

Mức độ tham gia sâu của khu vực nhà nước như vậy thật đáng lo ngại. Trong lịch sử, không có nền kinh tế nào có tốc độ tăng trưởng nhanh mà không cần một khu vực tư nhân lớn mạnh. Thí dụ, nền kinh tế Trung Quốc không thể cất cánh cho đến đầu thập niên 1990, thời điểm các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu được thành lập. Trên thực tế, trong ngành công nghiệp nhẹ hiện nay, DNNN ở Trung Quốc không còn tồn tại. Tương tự, DNNN ở Việt Nam cần thu hẹp trong những lĩnh vực trọng yếu và cho phép khu vực tư nhân hoạt động theo động lực khuyến khích của thị trường.

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoàiỞ Việt Nam, phần lớn các công ty lớn nếu không phải là DNNN thì cũng là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp này tận dụng lợi thế chi phí về lao động tay nghề thấp, giá rẻ của Việt Nam, kết hợp (trực tiếp) với các đầu vào nhập khẩu, để sản xuất hàng hóa và xuất khẩu ra toàn cầu. Hơn một nửa xuất khẩu của Việt Nam là do các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài sản xuất (bảng 2.9). Các công ty này không liên kết với phần còn lại của nền kinh tế, do đó họ chuyển giao rất ít kiến thức và công nghệ. Trong cả giai đoạn 2000–2009, số doanh nghiệp nước ngoài đã tăng gấp bốn lần, tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế nội địa (xem bảng 2.7).

Doanh nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài thành công hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước, càng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam rất cần phải tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để sản xuất hàng hóa với một năng suất cao và nhịp độ nhanh không thua kém. Điều này cũng gắn liền với vấn đề tạo việc làm, vì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chuyển sang

Bảng 2.9. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, theo thành phần kinh tế, Việt nam giai đoạn 2007–2012

Chỉ số 2007 2008 2009 2010 2011 2012a

Tổng kim ngạch xuất khẩu, triệu Đô-la

48,561 62,685 57,096 72,236 96,905 114,529

Khu vực kinh tế trong nước, % 43 45 47 46 43 37Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, %

57 55 53 54 57 63

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013.a. Số liệu năm 2012 là ước tính sơ bộ.

Page 55: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 33

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

các quốc gia khác một khi Việt Nam không còn lợi thế cạnh tranh về tiền lương nữa.

DNN&V tư nhânSố lượng DNN&V tư nhân tiếp tục tăng, nhưng xét về năng suất thì khu vực này đang tụt hậu so với DNNN và các công ty đầu tư nước ngoài. Điều này rất hiển nhiên khi xét về doanh thu trung bình trên một lao động như thể hiện tại bảng 2.8. Qui mô áp đảo của DNNN và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài so với DNN&V cũng rất đáng quan tâm. Thiếu doanh nghiệp qui mô vừa (khuyết khoảng giữa) là một trở ngại để DNN&V có thể cạnh tranh được với những tập đoàn lớn và hùng mạnh như vậy và để các DNN&V biến các tiềm năng của mình thành hiện thực.

Khuyết khoảng giữa là một thách thức trong nỗ lực của các DNN&V để lấp khoảng trống ở giữa và trưởng thành thành các tập đoàn qui mô lớn hơn hoặc tạo dựng các thương hiệu quốc tế. Phần lớn các DNN&V đều sử dụng chưa đến 20 lao động, chủ yếu là các thành viên trong gia đình, những người đảm trách nhiều vai trò khác nhau và không được phân định rõ ràng. Các doanh nghiệp gia đình này thường có tư tưởng hoạt động để tồn tại hơn là tập trung vào việc nâng cao năng suất và tăng trưởng.

Liên kết lỏng lẻo giữa DNN&V trong nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và DNNNTrong quá trình tìm cách đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài DNNN thường tránh không dựa vào các doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Chuyển giao công nghệ và kiến thức từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang các doanh nghiệp trong nước gần như không đáng kể. Các doanh nghiệp lớn hơn không phụ thuộc vào những đầu vào do các đối tác trong nước qui mô nhỏ sản xuất. Trên thực tế, họ nhập khẩu nguyên liệu thô, trong khi các doanh nghiệp trong nước thì mua những đầu vào này từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả thông qua các công ty thương lái trung gian. Mặc dù được chờ đợi sẽ đóng vai trò chủ đạo trong những ngành công nghệ chính (thí dụ như hậu cần, máy móc thiết bị và hóa chất) nhưng DNNN cho thấy đã không thể cung cấp các đầu vào chủ yếu cho các doanh nghiệp sản xuất trong 5 ngành nghiên cứu.

Sự phân mảnh và việc thiếu tương tác này rất đáng lo ngại vì chúng hạn chế khả năng tìm kiếm đầu vào, công nghệ, kiến thức mới v.v. trong nước, ngăn cản nền kinh tế đạt năng suất cao hơn. Thêm vào đó, sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và ngoại hối nếu các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ hơn, và điều đó còn tạo ra nhiều lợi ích kinh tế khác nữa, cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng trong nước.

Tiếp cận nguồn tài chính5

Cũng như ở Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển khác, ở Việt Nam, rất ít DNN&V tìm nguồn vốn khởi nghiệp từ các ngân hàng. Ngay cả khi họ tìm đến thì đề nghị của họ cũng hiếm khi được chấp thuận. Trên thực tế, DNN&V

Page 56: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

34 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

phải dựa vào nguồn tiết kiệm của chính mình hoặc các nguồn không chính thức khác, như tiết kiệm của các thành viên gia đình hoặc bạn bè. Sự khác biệt giữa Trung Quốc và các nước khác là ở chỗ, tại Trung Quốc, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ những DNN&V đã có thể trụ lại sau một vài năm đầu tiên và tiếp tục mở rộng, đặc biệt là thông qua việc mua sắm thiết bị máy móc hoặc đất đai.

Fafchamps và Quinn (2012) đã chỉ ra rằng, điều khoản vay vốn có xu hướng khác biệt nhiều giữa các nước. Yêu cầu về thế chấp và lãi suất trung bình cũng không giống nhau. Với mọi qui mô doanh nghiệp vẫn có thể thấy rằng các công ty của Trung Quốc phải chịu những điều kiện thế chấp trung bình thấp hơn nhiều. Tương tự, các công ty của Trung Quốc phải trả lãi suất trung bình hàng năm khoảng 4,7%, trong khi mức lãi suất trung bình năm này ở Êtiôpia là 10% và Việt Nam là 14% (điều tra được thực hiện vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010). Những mức lãi suất này thay đổi không đáng kể theo qui mô doanh nghiệp. Sự khác biệt này không thể đơn thuần giải thích bằng sự khác nhau trong mức độ thông tin mà người cho vay nắm được.

Yêu cầu thế chấp thấp hơn hẳn đã làm giảm tổng chi phí đối với người cho vay; điều này có thể giải thích vì sao nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chọn vị trí trong các khu công nghiệp, nơi mà các yêu cầu về thế chấp ít khắt khe hơn, cũng có thể là do các ngân hàng Trung Quốc, mà rất nhiều trong số đó thuộc sở hữu nhà nước, được chỉ đạo là phải cho các doanh nghiệp sản xuất vay với lãi suất thấp và không đưa ra những yêu cầu thế chấp nặng nề.

Sự hỗ trợ ít ỏi của chính phủ dành cho năm ngànhHầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đều tăng trưởng mà không có sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ. Đại diện của tất cả các doanh nghiệp mà chúng tôi phỏng vấn, trừ đại diện của DNNN, đều nói họ không nhận được bất cứ sự hỗ trợ trực tiếp nào của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều trong số đó đồng ý rằng chính phủ đã ban hành một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng ở năm ngành này. Những biện pháp đó bao gồm khuyến khích đầu tư trực tiếp ngoài vào các ngành, nới lỏng các qui định về điều kiện khởi nghiệp của khu vực tư nhân, tự do hóa thương mại, và tiến hành cải cách các DNNN ở mức độ hạn chế, mặc dù nhịp độ của những cải cách này không đồng đều.6 Trong năm ngành được nghiên cứu, cải cách DNNN trong ngành đồ gỗ và da giày diễn ra mạnh mẽ hơn. Trong ngành da, tất cả các DNNN đều đã được cổ phần hóa (tuy chưa được tư nhân hóa hoàn toàn). Trong ngành may mặc, chế biến thực phẩm và kim khí, nhiều DNNN vẫn đang cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân. DNNN cũng là một trong những nhân tố cản trở sự mở rộng của các DNN&V tư nhân trong những ngành này vì sự cạnh tranh bất bình đẳng và những lợi thế tuyệt đối mà DNNN có được trong việc tiếp cận những nguồn lực khan hiếm như đất đai, tín dụng và cơ hội tiếp cận thông tin thị trường. Cần phải có những cải cách mạnh mẽ hơn đối với DNNN trong những ngành này, trong đó nhà nước không nên đóng vai trò chủ đạo nữa thì mới có thể thúc đẩy sự phát triển của DNN&V tư nhân, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh chung của những ngành đó.

Page 57: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

các vấn đề ngành 35

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

chú thích

1. Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm công nghiệp nhẹ theo nghĩa rộng, trong đó bao gồm cả việc chuyển đổi sản phẩm nông nghiệp (kinh doanh nông nghiệp).

2. Xem các định nghĩa trong Hồ sơ kinh tế của từng nước trong Schwab (2012). 3. Phụ nữa có thiên hướng gia đình hơn nam giới, trong đó họ có xu hướng dành một

phần lớn hơn trong thu nhập của mình cho các hàng hóa tiêu dùng trong hộ gia đình, đặc biệt là cho con cái. Điều này đặc biệt đúng đối với thực phẩm, và thực phẩm và dinh dưỡng đều có những hệ lụy quan trọng trong phát triển.

4. Cuối năm 2011, có khoảng 630.000 doanh nghiệp đăng ký. Tuy nhiên, điều tra của Tổng cục thống kê trong năm đó cho thấy chỉ có khoảng 324.690 doanh nghiệp là đang còn hoạt động (Tổng cục thống kê, 2012).

5. Mục này dựa trên tài liệu của Fafchamps và Quinn (2012). 6. Trước năm 1991, doanh nghiệp tư nhân không được phép hoạt động. Từ năm 1991

đến 1999, doanh nghiệp tư nhân đã được cho phép nhưng việc gia nhập thị trường cực kỳ tốn kém và khó khăn. Luật doanh nghiệp năm 1999 đã bãi bỏ nhiều qui định về vận hành doanh nghiệp tư nhân, và Luật đầu tư năm 2004 đã thống nhất điều chỉnh doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 2009, cả nước có 415.591 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Đến nay, đã có gần 20.000 doanh nghiệp hoạt động trong năm ngành nghiên cứu. Những ngành này không thể tăng trưởng được nếu không có một môi trường pháp lý mới như vậy.

Tài liệu tham khảo

Cheshier, Scott, and Jago Penrose. 2007. “Top 200: Industrial Strategies of Viet Nam’s Largest Firms.” October, United Nations Development Programme, Hanoi.

Dinh, Hinh T., Dimitris A. Mavridis, and Hoa B. Nguyen. 2012. “The Binding Constraint on the Growth of Firms in Developing Countries.” In Performance of Manufacturing Firms in Africa: An Empirical Analysis, edited by Hinh T. Dinh and George R. G. Clarke, 87–137. Washington, DC: World Bank.

Dinh, Hinh T., Vincent Palmade, Vandana Chandra, and Frances Cossar. 2012. Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/ASG0J44350.

Dinh, Hinh T., Thomas G. Rawski, Ali Zafar, Lihong Wang, and Eleonora Mavroeidi. 2013. Tales from the Development Frontier: How China and Other Countries Harness Light Manufacturing to Create Jobs and Prosperity. With Xin Tong and Pengfei Li. Washington, DC: World Bank.

Fafchamps, Marcel, and Simon Quinn. 2012. “Results of Sample Surveys of Firms.” In Performance of Manufacturing Firms in Africa: An Empirical Analysis, edited by Hinh T. Dinh and George R. G. Clarke, 139–211. Washington, DC: World Bank.

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

GSO (General Statistics Office of Vietnam). 2012. Statistical Yearbook of Vietnam 2012. Hanoi: GSO.

Page 58: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

36 các vấn đề ngành

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

———. 2013. Statistical Yearbook of Vietnam 2013. Hanoi: GSO.Ishizuka, Futaba. 2011. “Economic Restructuring and Regional Distribution of

Enterprises in Vietnam.” IDE Discussion Paper 293, Institute of Developing Economies, Japan External Trade Organization, Chiba, Japan. http://www.ide.go.jp/English/Publish / Download/Dp/pdf/293.pdf.

Ketels, Christian, Nguyen Dinh Cung, Nguyen Thi Tue Anh, and Do Hong Hanh. 2010. Vietnam Competitiveness Report 2010. Singapore: Asia Competitiveness Institute, Lee Kuan Yew School of Public Policy, National University of Singapore. http://www.isc .hbs.edu/pdf/Vietnam_Competitiveness_Report_2010_Eng.pdf.

NBS (National Bureau of Statistics of China). 2010. China Statistical Yearbook 2010. Beijing: China Statistics Press. http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2010/indexeh.htm.

Pham, Duc Minh, Deepak Mishra, Kee-Cheok Cheong, John Arnold, Anh Minh Trinh, Huyen Thi Ngoc Ngo, and Hien Thi Phuong Nguyen. 2013. Trade Facilitation, Value Creation, and Competitiveness: Policy Implications for Vietnam’s Economic Growth. Vol. 1. Hanoi: World Bank.

PhạmThị Thu Hằng. 2012. “Quan Hệ Giữa Cải Cách DNNN và Sự Phát Triển Của Khu Vực Tư Nhân: Thực Trạng Và Những Vấn Đề Đặt Ra.” [Relations between SOE reforms and private sector development: Facts and outstanding issues]. [In Vietnamese.] Vietnam Chamber of Commerce, Hanoi.

Schwab, Klaus, ed. 2012. Insight Report: The Global Competitiveness Report 2012–2013. Geneva: World Economic Forum.

Taussig, Markus. 2009. “Business Strategy during Radical Economic Transition: Vietnam’s First Generation of Large Private Manufacturers and a Decade of Intensifying Opportunities and Competition.” Policy Discussion Paper, United Nations Development Programme, Hanoi. http://www.undp.org.vn/digitalAs-sets/19/19020 _ Business_strategies_during_radical_economic_transition-final.pdf.

Thai, Van Can, and Hinh T. Dinh. 2011. “Towards a Credible Economic Program to Achieve High and Sustainable Economic Growth.” Policy Discussion Paper 02, Center for Economic and Policy Research, University of Economics and Business, Vietnam National University, Hanoi.

World Bank. 2011. Vietnam Development Report 2012: Market Economy for a Middle-Income Vietnam. Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi. http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer / WDSP / IB /2011/12/13/000333037_20111213003843/Rendered/PDF/659800AR00PUBL0elopment0Report02012.pdf.

———. 2012. World Development Indicators 2012. April. Washington, DC: World Bank. http://data.worldbank.org/sites/default/files/wdi-2012-ebook.pdf.

World Bank and IFC (International Finance Corporation). 2012. Doing Business 2013: Smarter Regulations for Small and Medium-Size Enterprises. Washington, DC: World Bank. http://www.doingbusiness.org/reports/global-reports/doing - business-2013.

Page 59: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   37 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Tiềm năng của Việt Nam

Có nhiều nhân tố góp phần mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ trong nước của Việt Nam trong những năm gần đây:

• Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đã mở rộng qui mô thị trường nội địa.• Hội nhập khu vực vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang làm tăng

thêm độ hấp dẫn của thị trường nội địa đang lớn mạnh của Việt Nam.• Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thị trường cho ngành công nghiệp nhẹ

cạnh tranh là cả thế giới. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dươpng (TPP), trong đó Ôxtrâylia, Brunây, Canađa, Chilê, Nhật Bản, Malayxia, Mêhicô, Niu Dilân, Pêru, Xingapo, Mỹ và Việt Nam là các quốc gia đã ký kết hoặc đang tích cực đàm phán, đang mở ra cơ hội bất tận cho Việt Nam. Các nước hứa hẹn sẽ tham gia hiệp định đối tác này chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu và trên 40% thương mại thế giới.1

Việt Nam có tiềm năng lớn trong công nghiệp nhẹ nhờ lợi thế so sánh của nước này là lực lượng lao động trẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên của Việt Nam rất thích hợp cho việc mở rộng năng lực sản xuất để thay thế nhập khẩu và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài trong các loại sản phẩm như nông sản chế biến, đồ gỗ, đồ da và may mặc. Tuy nhiên, tài sản lớn nhất của Việt Nam vẫn là một đội ngũ lao động dồi dào, với năng suất lao động trong các doanh nghiệp được quản lý tốt trong một số ngành không thua kém gì với trình độ của Trung Quốc (bảng 3.1). Năng suất lao động trong một doanh nghiệp trung bình còn thấp, nhưng nếu được quản lý tốt và hỗ trợ kỹ thuật, họ có thể tăng nhanh để đạt đến mức năng suất của những doanh nghiệp được quản lý tốt nhất mà không cần phải đào tạo tốn kém cho tất cả các công nhân. Những nghiên cứu chi tiết được tiến hành trong dự án của chúng tôi đã chứng minh tính khả thi của việc nâng cấp đáng kể trình độ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ thông qua những chương trình đào tạo ngắn hạn và không tốn kém. Hơn nữa, một khi đã bắt đầu thì quá trình nâng cấp này có thể tự duy trì bền vững được do các doanh nghiệp truyền tai nhau

c h ư ơ N g 3

Page 60: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

38 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

những lợi ích hữu hình mà các thành viên trước đó đã nhận được trong các chương trình đào tạo. Thành phần bổ sung chính là những kiến thức quản lý doanh nghiệp mới hoặc được cải tiến, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật có mục tiêu, mà tác động của nó đã được minh chứng ở nhiều nước khác.2 Thu hút các nhà đầu tư mới, nhất là các doanh nhân hải ngoại, những người có thể cung cấp các kinh nghiệm thực tế về sản xuất và marketing trong những ngành mục tiêu, cũng như các nguồn lực tài chính và kiến thức chuyên môn kỹ thuật, có thể giúp thúc đẩy sự phát triển và thay đổi cơ cấu của ngành.

Cho đến nay, chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam vẫn dựa vào lắp ráp các sản phẩm cuối cùng, chủ yếu sử dụng đầu vào nhập khẩu. Để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa, Việt Nam cần kết nối các doanh nghiệp phi chính thức trong nước với nền kinh tếvà thương mại toàn cầu, và kết nối chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn vào nền kinh tế bằng cách khuyến khích làm hợp đồng phụ với các DNN&V, đầu tư công đoạn sản xuất thượng nguồn các hàng hóa có lợi thế so sánh mà Việt Nam đã có thị phần, chẳng hạn như ngành kinh doanh nông nghiệp, may mặc và đồ gỗ.3 Tuy vậy, khác với các hoạt động hạ nguồn, việc sản xuất các nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian có liên quan đều đòi hỏi phải sử dụng nhiều vốn và công nghệ, cũng như nguồn lao động có kỹ năng. Mời gọi FDI vào những lĩnh vực này và cải cách hệ thống giáo dục và dạy nghề là những phương tiện tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Vì lý do này, chính phủ cần rà soát lại toàn bộ những biện pháp khuyến khích FDI nhằm vào mục tiêu sản xuất thượng nguồn và tạo cầu nối về vốn và kiến thức chuyên môn kỹ thuật, đồng thời cải thiện kỹ năng lao động và kinh doanh. Tổ chức hiệu quả hơn sẽ mang lại những khoản tiết kiệm khổng lồ về chi phí chuyên chở trong những ngành bố trí xa cảng và đòi hỏi phải vận chuyển đường bộ nguyên liệu có khối lượng và trọng lượng lớn. Thương mại hóa các đầu vào trong nước, như gỗ, tre nứa và da, có thể tiết kiệm được thời gian cũng như ngoại hối, đồng thời nâng cao được năng lực của các nhà sản xuất trong nước để đáp ứng nhanh chóng những thay đổi về cầu.

Trở ngại chính: Khuyết khoảng giữa

Trong ngành công nghiệp nhẹ, điều kiện tiên quyết để xuất khẩu là khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn về những sản phẩm có tính cạnh tranh cao về giá và chất lượng trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này đòi hỏi phải đạt

Bảng 3.1. Năng suất lao động trong ngành công nghiệp nhẹ ở Trung Quốc, Êtiôpia và Việt Nam

Sản phẩm Trung Quốc Êtiôpia Việt Nam

Áo Polo, chiếc/công nhân/ngày 18–35 7–19 8–14Đồ da nhãn hiệu Loafers, chiếc/công nhân/ngày 3–7 1–7 1–6Ghế tựa gỗ, chiếc/công nhân/ngày 3–6 0.2–0.4 1–3Mở nút chai,1.000 chiếc/công nhân/ngày 13–25 10 25–27Chế biến lúa mì, tấn/công nhân/ngày 0.2–0.4 0.6–1.9 0.6–0.8

Nguồn: GDS 2011.

Page 61: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 39

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

được lợi thế qui mô gắn với các chuỗi sản xuất theo dây chuyền lắp ráp sử dụng nhiều lao động, tức là phải hoạt động ở qui mô doanh nghiệp lớn. Theo định nghĩa, các doanh nghiệp nhỏ không thể làm được điều này.

Số lượng ít ỏi đến mức đáng ngạc nhiên về các doanh nghiệp vừa và lớn đã giải thích vì sao nhìn chung các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam không tham gia vào thương mại quốc tế và vì sao tăng trưởng kinh tế cho đến nay lại luôn kéo theo tình trạng mở rộng thâm hụt thương mại (xem chương 2). Vì số lượng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhẹ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ nên ngành này không thể đóng một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế trong nước và thực chất đã bị ngăn cản khi tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu.

Một cách lý giải cho sự gần như vắng mặt các doanh nghiệp lớn trong nước trong ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam là vấn đề kỹ năng cần có để tổ chức và quản lý các doanh nghiệp qui mô vừa và lớn. Sutton và Kellow (2010) đã chỉ ra rằng, ở Êtiôpia, năng lực của các doanh nhân nhỏ không tương xứng để phát triển thành các nhà sản xuất qui mô vừa, vì những người này cần kiến thức sâu về ngành và kinh nghiệm quản lý một qui mô hoạt động nhất định. Söderbom (2011, 7) đã nhận thấy rằng, ở Êtiôpia “một công nhân trong một công ty có từ 50 lao động trở lên có thể sản xuất được lượng giá trị gia tăng trong một giờ làm việc tương đương với một công nhân làm cả ngày (10 giờ) trong một doanh nghiệp vi mô.”

Một cách giải thích khác là khác với chính phủ Việt Nam, chính phủ của các nước châu Á khác tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình các doanh nghiệp nhỏ trưởng thành, phát triển thành doanh nghiệp vừa và lớn. Qui mô doanh nghiệp ở các nước nghèo có tương quan đồng biến với vốn, máy móc, đất đai, cho dù thông tin về đất đai khá ít ỏi (Fafchamps và Quinn, 2012). Mối tương quan này giải thích vì sao doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Trung Quốc lại có thể vượt qua được các rào cản và tiếp cận được các yếu tố này, tận dụng được lợi thế qui mô thông qua công nghệ hiện đại, nhờ vào đó tạo điều kiện cho sản xuất theo dây chuyền và giúp doanh nghiệp phát triển thành các doanh nghiệp lớn hơn.

Các cuộc phỏng vấn định tính với doanh nghiệp của chúng tôi đã khẳng định giả thuyết này. Đại đa số chủ doanh nghiệp phi chính thức ở Việt Nam không tiếp cận được đất đai để mở rộng qui mô sản xuất. Vì thế, mặc dù họ không cần vốn để khởi nghiệp nhưng họ không dễ dàng tăng trưởng đạt được qui mô như các doanh nghiệp Đông Á khác. Việc thiếu quyền sở hữu đất đai đương nhiên đã ngăn cản việc sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp nhằm tiếp cận các nguồn tài chính để mua máy móc tiên tiến và nâng cao năng suất. Rõ ràng, sự quan tâm của chính phủ đến vấn đề đất đai của các doanh nghiệp phi chính thức có ý nghĩa quyết định đối với mọi nỗ lực kích hoạt sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam.

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ trong nước ở Việt Nam tham gia vào những công việc có năng suất thấp. Đại bộ phận các doanh nghiệp đều nhỏ, rất nhiều trong số đó do các hộ gia đình sở hữu và vận hành, đa phần hoạt động trong khu vực phi chính thức. Hiện nay, khoảng 35% công nhân thành thị làm việc trong khu vực phi chính thức. Ở nhiều nước khác trong khu vực, tiền công ở

Page 62: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

40 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

khu vực phi chính thức thấp hơn hẳn so với trong khu vực chính thức. Ý nghĩa của sự chênh lệch này đã rõ. Tiền công thấp ở Việt Nam là dấu hiệu của năng suất thấp trong nông nghiệp và khu vực phi chính thức ở thành thị.

Sự hiện diện của quá nhiều DNNN trong ngành chế tạo là một nguyên nhân lớn nữa giải thích vì sao các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam không thể tăng trưởng (xem chương 2). Ở Trung Quốc, hầu hết các DNNN trong ngành công nghiệp nhẹ đều đã được tư nhân hóa. Bên cạnh việc tư nhân hóa các DNNN, chính phủ Việt Nam cần đặt mục tiêu khuyến khích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn lại. Có quá nhiều bằng chứng từ những nghiên cứu mới, bao gồm cả nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc những qui mô khác nhau là không giống nhau. Do đó, một cách tiếp cận chung cho tất cả doanh nghiệp sẽ rất khó có hiệu quả. Doanh nghiệp nhỏ và lớn cần được đối xử khác nhau, với mục tiêu cuối cùng là gắn kết họ vào chuỗi giá trị toàn diện.

can thiệp chính sách

Liệu các giải pháp can thiệp chính sách có giúp giải quyết được cơ cấu công nghiệp lưỡng cực này không? Như chúng tôi đã giải thích trong các công trình nghiên cứu trước, sự ưu tiên và trình tự can thiệp chính sách cần tuân theo bốn tiêu chí (xem Đinh và cộng sự, 2012). Thứ nhất, chỉ nên có chính sách can thiệp khi có thất bại thị trường – sự tồn tại của hàng hóa công cộng thuần túy, tác động ngoại cảnh, thị trường phi cạnh tranh do sự méo mó chính sách, sự bất cân xứng về thông tin hay vấn đề điều phối gây ra – mà những thất bại đó đang ngăn cản không cho thị trường tư nhân thực hiện tốt vai trò của nó. Thứ hai, những can thiệp này cần tập trung vào ngành và tiểu ngành nào có tiềm năng nhất về lợi thế cạnh tranh và tạo việc làm. Thứ ba, chúng phải có hiệu quả về chi phí trong ngắn hạn và dài hạn, với những tác động hạn chế về mặt tài khóa. Thứ tư, năng lực thực thi và ý nghĩa của chúng đối với quản trị nhà nước và tính chất kinh tế chính trị của cải cách cần được đánh giá kỹ lưỡng.

Sự gắn kết lỏng lẻo giữa DNN&V trong nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam phản ánh chi phí giao dịch cao giữa các doanh nghiệp, cũng như giữa doanh nghiệp và các công ty thương mại. Những chi phí giao dịch này nảy sinh vì thông tin bất cân xứng và khả năng thực thi hợp đồng không hoàn hảo. Chúng sẽ gây ra hiện tượng lựa chọn nghịch và chậm trễ, đầu tư thấp vào hàng hóa công cộng như đường sá, điện, thông tin liên lạc và thị trường tín dụng không hoàn hảo.4

Trong lịch sử, các nền kinh tế Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều dựa vào nhiều công cụ chính sách để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp: đối xử bình đẳng các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, thành lập các công ty thương mại làm phương tiện để tăng xuất khẩu và giảm chi phí giao dịch, thành lập các khu công nghiệp và cụm công nghiệp (phát triển công nghiệp dựa trên cụm) để giảm chi phí giao dịch và tăng năng lực cạnh tranh, áp dụng phương pháp Kaizen để nâng cao kiến

Page 63: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 41

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

thức quản lý và giảm giá thành sản xuất. Những chính sách này chưa phải là hết và chúng có thể được thực hiện phối hợp với nhau.

Đối xử bình đẳng các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếpTrước đây các nền kinh tế Đông Á (bao gồm Nhật bản, Hàn quốc, Singapore, và Đài Loan) đã liên kết các nhà sản xuất trong nước với các công ty xuất khẩu trong khu vực chính thức thông qua các biện pháp khuyến khích cả các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp. Rhee (1985) đã phân tích chi tiết các chính sách này. Ông phân biệt hai loại công ty xuất khẩu gián tiếp: (1) các công ty cung cấp sản phẩm trung gian cho các nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (hoặc trong công đoạn tiếp theo) dành cho xuất khẩu và (2) các công ty cung cấp hàng cho các công ty thương mại xuất khẩu trực tiếp (hoặc bán hàng cho các công ty thương mại khác). Các nhà xuất khẩu gián tiếp thường là các doanh nghiệp sản xuất nhưng cũng có thể là các công ty thương mại thuần túy. Các công cụ điều hòa biện pháp khuyến pháp bao gồm (1) tỉ giá linh hoạt và sát thực, (2) tự do buôn bán đầu vào và đầu ra, (3) cạnh tranh trong thị trường tài chính và tiền tệ, (4) cạnh tranh trong thị trường nguyên liệu đầu ra, và (5) đánh thuế bình đẳng. Ví dụ, trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa Hàn quốc đã miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác đối với sản phẩm trung gian cho tất cả các nhà xuất khẩu, dù họ là nhà xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp, nằm trong hay ngoài khu thương mại tự do hay cung cấp dịch vụ kho ngoại. Hàn quốc đã áp dụng một loạt các chỉ số đầu vào để tính toán mức độ nhập khẩu cần thiết hàng hóa trung gian nhằm đạt được mục đích trên đồng thời vẫn duy trì được hệ thống bảo hộ đối với nền kinh tế trong nước. Nếu kết hợp thêm với qui định cấp giấy phép nhập khẩu tự động và tự do mua ngoại tệ đối với cả các nhà xuất khẩu trựctiếp và gián tiếp thì các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thể tự do lựa chọn giữa mua hàng nhập khẩu hay đầu vào trong nước theo giá thị trường thế giới để tạo giá trị gia tăng phục vụ xuất khẩu, không phụ thuộc liệu quá trình sản xuất diễn ra vào giai đoạn cuối hay sớm hơn.

Do thị trường tài chính và thị trường vốn chưa hoàn hảo trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, các nước Đông Á đã đảm bảo cho các nhà xuất khẩu, cả trực tiếp và gián tiếp, được tiếp cận vốn tự động với cùng một tỉ lệ lãi suất phục vụ các hoạt động xuất khẩu. Tại Hàn quốc việc cấp vốn cho các nhà xuất khẩu gián tiếp được thực hiện thông qua hệ thống thư tín dụng trong nước (Rhee 1985). Theo đó, khi một nhà xuất khẩu có được một thư tín dụng, ngân hàng của nhà xuất khẩu đó sẽ mở một tài khoản thứ hai, tương tự như tài khoản tín dụng, cho doanh nghiệp đó, và bên thụ hưởng là doanh nghiệp xuất khẩu đầu vào hoặc đầu ra gián tiếp. “Qua đó, doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp sẽ được hưởng mọi chế độ khuyến khích khi nhận được tín dụng thư trong nước cũng giống như khi nhà xuất khẩu cuối cùng được hưởng các chế độ đó dựa trên tín dụng thư xuất khẩu (hoặc một bằng chứng khác chứng minh đơn hàng xuất khẩu)” Rhee (1985, 112–13). Một chính sách khuyến khích xuất khẩu gián tiếp khác là cấp vốn lưu động cho các công đoạn trước khi vận

Page 64: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

42 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

chuyển (thường là dưới 90 ngày) nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất và bán hàng. Cấp vốn sau vận chuyển (tối đa 180 ngày) cũng được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong giai đoạn giữa vận chuyển và thanh toán.

Khuyến khích sự hình thành và mở rộng các công ty thương mại5

Khái niệm về công ty thương mại trong Báo cáo này không giống với khái niệm được hiểu và sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Ở Việt Nam, thuật ngữ này dùng để chỉ các công ty, chủ yếu là DNNN, đã từng được phân bổ ngoại hối để thực hiện chức năng xuất nhập khẩu. Trong báo cáo này chúng tôi muốn đề cập đến các doanh nghiệp tư nhân có chức năng thúc đẩy thương mại quốc tế và công nghiệp hóa thông qua nhiều kênh khác nhau, kể cả việc phấn đấu đạt hiệu quả kinh tế theo qui mô và phạm vi trong hệ thống phân phối ở nước ngoài bằng cách ký hợp đồng thầu phụ và nhân rộng kiến thức về thị trường quốc tế và qui trình xuất khẩu giữa vô số các doanh nghiệp khách hàng và sản phẩm; giảm các chi phí giao dịch, tìm kiếm, đàm phán và cung cấp thông tin; giới thiệu các xu hướng và máy móc thiết bị mới, giúp chế tạo những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; cung cấp khả năng tiếp cận vốn; tổ chức các dây chuyền sản xuất; và tiến hành kiểm soát chất lượng. Ví dụ, ở Nhật Bản có các công ty như Mitsubishi hay Sumitomo thực hiện những chức năng này.

Từ trước đến nay, những tổ chức trung gian đó đóng vai trò rất lớn, thường ít được ghi nhận, trong xúc tiến thương mại. Danh sách các nước dựa vào các công ty thương mại để cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại rất dài, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí cả Mỹ.6 Lý do cần đến các công ty thương mại rất khác nhau. Các công ty có thể chọn cách xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào năng suất của mình. Những công ty có năng suất cao có thể đủ tiềm lực tài chính để thiết lập mạng lưới phân phối của riêng mình phục vụ xuất khẩu trực tiếp; những doanh nghiệp có năng suất thấp hơn có thể xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian, trong khi những công ty có năng suất thấp nhất phải tập trung vào thị trường nội địa. Ahn, Khandelwal, và Wei (2011) đã đưa ra mô hình lý thuyết về vai trò của các tổ chức trung gian trong xúc tiến thương mại.7 Sử dụng số liệu cấp doanh nghiệp ở Trung Quốc để cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các dự báo của mình, các tác giả này đã cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc hiện đang xuất khẩu gián tiếp có nhiều khả năng sau đó trở thành công ty xuất khẩu trực tiếp. Những dự báo này phù hợp với kết quả nhiều nghiên cứu về các công ty thương mại, sử dụng lý thuyết về chi phí giao dịch để phân tích những vấn đề này.8

Lợi ích của các công ty thương mại thay đổi tùy theo loại sản phẩm được trao đổi và qui mô trao đổi (Roehl, 1983, trích trong Jones, 2000). Với những sản phẩm chuẩn hóa hay những mặt hàng rời, việc sử dụng các trung gian xuất khẩu có thể có lợi hơn việc tự xuất khẩu vì các công ty thương mại có thể giảm chi phí giao dịch cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, các công ty thường có xu hướng chọn cách xuất khẩu trực tiếp nếu số lượng trao đổi lớn, cungcầu ổn định, các tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp và kiểm soát chất lượng

Page 65: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 43

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

phức tạp (Jones, 2000). Ngoài ra, Ahn, Khandelwal, và Wei (2011) cũng thấy rằng các công ty trung gian ở Trung Quốc tập trung vào một số nước nhất định, trong khi các nhà xuất khẩu trực tiếp lại có xu hướng chú trọng đến một số loại sản phẩm nhất định. Điều này đã hậu thuẫn cho quan điểm cho rằng các tổ chức trung gian là phương tiện để khắc phục chi phí thương mại quốc tế cao đi kèm với từng thị trường cụ thể. Các công ty thương mại sẽ tăng cường mối liên kết ở Việt Nam giữa các công ty trong nước và thị trường xuất khẩu, kể cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ việc hình thành thị trường cho các trung gian thương mại bằng cách dỡ bỏ các rào cản do độc quyền nhà nước tạo ra; bẳng cách tự do hóa việc tiếp cận thương mại, qua đó tạo dựng môi trường cần thiết cho cạnh tranh bình đẳng và cho phép các công ty thương mại tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi; và bằng cách thúc đẩy các chính sách định hướng xuất khẩu. Ở cấp địa phương và cấp tỉnh, các quan chức của khu công nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng sống còn của các công ty thương mại trong vai trò kết nối và đã tạo các khuyến khích để thúc đẩy chúng.

Các công ty thương mại mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế địa phương. Chúng là nguồn thu lớn cho các khu công nghiệp. Chúng đóng góp vào nguồn thu thuế và thông qua việc phục vụ các nhà sản xuất trong khu công nghiệp, đặc biệt là các DNN&V, chúng sẽ giúp phát triển ngành chế tạo, và điều này cũng lại làm tăng thu từ thuế.

Cũng như ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Á khác, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy các trung gian thương mại không chỉ quan trọng ở việc xúc tiến thương mại mà còn giúp khắc phục những trở ngại lớn mà các nhà sản xuất đang gặp phải trong những giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Những trở ngại này bao gồm những vướng mắc trong việc tiếp cận, chi phí và chất lượng của đầu vào, tiếp cận đất công nghiệp, nguồn tài trợ và kho vận thương mại, kỹ năng doanh nhân cũng như tay nghề của công nhân (Đinh và cộng sự, 2013).

Các công ty thương mại hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ và lớn tìm hiểu thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của họ thông qua liên tục nâng cấp sản phẩm và công nghệ. Họ cũng đề xuất nhiều phương án – kể cả việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu độc lập của các nhà sản xuất, đồng thời hướng dẫn đàm phán trên nhiều phương diện trong những tình huống cạnh tranh quyết liệt – hỗ trợ mọi đối tượng doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp nhỏ đến các nhà sản xuất lớn, tinh xảo trong nhiều ngành khác nhau. Sự hợp tác của các nhà sản xuất với những công ty thương mại mang lại rất nhiều lợi thế, như chi phí giao dịch thấp, cung cấp nhiều thông tin thị trường hơn và các lợi ích tài chính. Các công ty thương mại có thể giúp doanh nghiệp nhỏ liên kết với doanh nghiệp lớn và có được khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, kiến thức chuyên môn, công nghệ và ý tưởng. Các nhà sản xuất Trung Quốc được lợi từ những dịch vụ này và đã tăng mạnh xuất khẩu của họ trong vòng 20 năm qua. Sẽ không có được sự tăng trưởng như vậy nếu không tự do hóa ngoại thương và không có sự đóng góp của các công ty thương mại.

Page 66: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

44 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Các công ty thương mại có đóng góp quan trọng vào thành công kinh tế của Trung Quốc. Các công ty này thực hiện chức năng chủ yếu trong việc kết nối các nhà xuất khẩu với công ty sản xuất trong nước, thúc đẩy sự trao đổi liên lạc giữa các doanh nghiệp, và hỗ trợ việc vận chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động ở một khâu nối quyết định trên thị trường, các công ty này đã trở thành một cầu nối trung gian sống còn trong một thế giới bùng nổ các hoạt động thương mại gia công. Với lưới nhà cung ứng, các công ty thương mại giúp các doanh nghiệp tìm ra những thị trường còn khuyết và giúp vô số các doanh nghiệp trong nước tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nhập khẩu nguyên liệu và cấu kiện. Chúng cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí và nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, mối quan hệ của các công ty thương mại với các tổ chức trung gian khác đã buộc các nhà sản xuất trong nước phải tự nâng cấp để có thể cạnh tranh hiệu quả với hàng nhập khẩu.

Các công ty ngoại thương mại ở Trung Quốc khởi đầu là các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực thương mại gia công với những điều khoản ưu đãi. Những hoạt động này chính là con đường cơ bản để các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế. Theo thời gian, các doanh nghiệp trưởng thành dần và trở thành các công ty thương mại khi động cơ khuyến khích dành cho các công ty và chính phủ thay đổi. Điều này đã giúp cải thiện thành tích hoạt động của các công ty thương mại, đặc biệt là sau khi chính phủ Trung Quốc chấm dứt độc quyền nhà nước thông qua hàng loạt các cuộc cải cách dần dần và cho phép công ty tư nhân được hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương. Những cải cách thí điểm được triển khai đầu tiên trong các đặc khu, sau đó mở rộng ra vùng duyên hải và cuối cùng là ra toàn quốc. Sự chấm dứt độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đã tạo thuận lợi cho sự gia nhập của các nhà sản xuất và công ty thương mại tư nhân. Khi cuộc cải cách tiếp tục, Trung Quốc đã xóa bỏ các chỉ tiêu pháp lệnh về xuất khẩu và kế hoạch nhập khẩu, cho phép các lực lượng thị trường được quyết định việc sản xuất. Dỡ bỏ thuế quan cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng gia công.

Ở Trung Quốc ngày nay, công ty chuyên môn hóa trong lĩnh vực thương mại rất đa dạng. Có ba loại công ty cung cấp dịch vụ trung gian thương mại chính ở Trung Quốc: các công ty ngoại thương (cũng được gọi là công ty thương mại), các nhà cung ứng dịch vụ (tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên ngành), và văn phòng đại diện. Hầu hết các công ty và tổ chức thương mại đều thuộc sở hữu tư nhân hoặc nước ngoài (thường là chi nhánh của các công ty thương mại ở ĐKHC Hồng Công, Trung Quốc, hoặc Đài Loan, Trung Quốc), trong khi các công ty thương mại nhà nước chịu trách nhiệm mua bán những loại hàng hóa điều tiết như thép, axít acrylic, và gỗ. Hình 3.1 mô tả cách thức các nhà sản xuất trong nước kết nối với người mua nước ngoài và những dịch vụ do các công ty thương mại cung cấp.

Các công ty ngoại thươngỞ Trung Quốc, các công ty ngoại thương hoàn toàn chỉ tham gia vào thương mại. Chúng được chia làm hai loại tùy theo cách thức hoạt động: mô hình mua

Page 67: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 45

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

đi bán lại và mô hình đại lý. Loại thứ nhất gồm những công ty thương mại thông thường, mua hàng hóa từ các nhà cung ứng đầu vào hoặc nhà sản xuất, rồi bán chúng cho các nhà sản xuất hoặc nhóm người mua nước ngoài, và lợi nhuận thu được là chênh lệch giữa giá mua và giá bán (mô hình hoạt động theo dạng mua đứt bán đoạn). Loại thứ hai gồm các công ty thương mại hưởng hoa hồng bằng việc cung cấp thông tin về cầu thị trường cho các công ty chế tạo, hỗ trợ đàm phán giữa người bán và người mua, và giám sát quá trình cung cấp hàng hóa. Mức hoa hồng chiếm từ 0,8 đến 3% giá trị hàng hóa theo giá thị trường.9 Quá trình này không đòi hỏi nhiều vốn và vì thế là mô hình kinh doanh chính của các công ty thương mại nhỏ và vừa.

hình 3.1. Người mua nước ngoài và nhà sản xuất trong nước kết nối với nhau như thế nào ở Trung Quốc

Nguồn: Đinh và cộng sự, 2013.

phối hợp và phân bổ sản xuất theo năng lực và chuyên ngành

Khách hàng quốc tế

Văn phòng đại diện

người cung ứng dịch vụ

doanh nghiệp sản xuất lớn

doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa

Công ty thương mại quốc tế

đặt hàng

Page 68: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

46 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Các công ty thương mại đảm nhiệm ba chức năng cốt lõi tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc xuất khẩu. Thứ nhất, các công ty thương mại thường duy trì mạng lưới các công ty chế tạo và các đơn hàng thầu phụ dựa trên năng lực và công nghệ của các công ty chế tạo này. Nếu cần, họ sẽ tìm các đơn vị sản xuất mới và giúp đỡ các đơn vị đã nằm trong mạng lưới của mình để mở rộng sản xuất. Thứ hai, các công ty thương mại nhận diện những người mua tiềm năng ở nước ngoài cho sản phẩm của những khách hàng là công ty chế tạo của mình. Sau đó, họ sẽ kết nối hai bên với nhau và giúp đàm phán cũng như phát triển sản phẩm. Thứ ba, trong một số trường hợp, để thích ứng với thị trường đang lớn mạnh và quá trình toàn cầu hóa, các công ty thương mại mở rộng dịch vụ của mình để bao gồm cả các dịch vụ cho chuỗi sản xuất – tuân theo mô hình nổi tiếng của Everich ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông và Li & Fung ở ĐKHC Hồng Công, Trung Quốc – và tư vấn về sản xuất và quản lý để giảm giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất.

Nhà cung ứng dịch vụ Nhà cung ứng dịch vụ (công ty cung cấp một loại dịch vụ cụ thể) cung cấp các dịch vụ cho công ty chế tạo nhằm giúp giải quyết các thủ tục kê khai hải quan, thu tiền thanh toán, và thanh toán ngoại tệ. Bản thân những nhà cung ứng dịch vụ này thường cũng là nhà xuất khẩu, thu thêm lợi nhuận bằng cách tranh thủ lợi thế có sẵn giấy chứng nhận xuất khẩu và tài khoản ngoại tệ của mình. Các công ty này không cung cấp dịch vụ toàn diện như các công ty ngoại thương; trái lại, người mua và người bán tự thỏa thuận hợp đồng của chính họ (trực tiếp hoặc thông qua các công ty ngoại thương) và sau đó thuê những tổ chức này cung ứng dịch vụ hậu cần.

Văn phòng đại diệnNhiều khách hàng lớn ở nước ngoài thành lập chi nhánh tại Trung Quốc để sản xuất hàng hóa cho các công ty mẹ và khách hàng khác. Những văn phòng này cung cấp dịch vụ tương tự như các công ty ngoại thương, nhưng chỉ quan tâm phục vụ công ty mẹ. Họ nhận diện các nhà chế tạo và phân phối đơn hàng theo nhu cầu của các công ty mẹ cũng như năng lực và tính chất chuyên sâu của các nhà sản xuất.

Khu công nghiệp: Phương tiện để gắn kết các DNN&V nội địa vào nền kinh tế Trong khi cũng cung cấp các khoản đầu tư ngắn hạn quan trọng, tạo việc làm và lợi ích về ngoại hối giống như Trung Quốc, các khu công nghiệp còn giúp Việt Nam theo đuổi mục tiêu chiến lược dài hạn, bao gồm chuyển giao công nghệ và kỹ năng, và hiệu ứng cấp số nhân đến sự phát triển vùng, và mở rộng các mối liên kết ngành thượng nguồn và hạ nguồn. Các khu công nghiệp là con đường nhanh nhất để có được lợi nhuận và công nghệ trong một môi trường chưa thể thực hiện cải cách ra phạm vi toàn quốc do hạn chế về tài

Page 69: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 47

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

chính hoặc do những vấn đề về chính trị (sự chống đối dai dẳng trong ý thức hệ hoặc những lợi ích đặc quyền của các quan chức và cơ quan hành chính gắn liền với hệ thống kế hoạch hóa).

Cho đến nay, mục đích của các khu công nghiệp ở Việt Nam là khuyến khích FDI chứ không phải là thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước. Trái lại, ở Trung Quốc, hệ thống các khu công nghiệp “sẵn sàng để hoạt động” hướng vào các DNN&V lại đóng vai trò then chốt trong việc khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ nội địa (Đinh và cộng sự, 2013). Công cụ chính sách này đã được sử dụng rất phổ biến ở Đông Á và đã giúp giải quyết cùng một lúc rất nhiều trở ngại ràng buộc chính trong ngành công nghiệp nhẹ: thiếu khả năng tiếp cận đất công nghiệp, thiếu các ngành công nghiệp đầu vào, sự kém hiệu quả của hệ thống tài chính, kho vận thương mại, tay nghề công nhân, kỹ năng quản lý và cơ sở hạ tầng. Các khu công nghiệp này cho phép nhiều DNN&V Trung Quốc trưởng thành từ các cơ sở gia đình chỉ tập trung vào thị trường nội địa trở thành những công ty hùng mạnh toàn cầu.

Những khu công nghiệp thành công ở Trung Quốc đã mang đến cho các doanh nghiệp sự an ninh, cơ sở hạ tầng cơ bản tốt (đường sá, điện nước, hệ thống thoát nước), các qui định của chính phủ được hợp lý hóa (thông qua các trung tâm dịch vụ công), và đất công nghiệp có chi phí phải chăng. Chúng cũng cung cấp các dịch vụ đào tạo kỹ thuật, nhà xưởng dựng sẵn tiêu chuẩn hóa giá rẻ cho phép các doanh nghiệp dọn vào là vận hành được ngay, và các khu nhà ở cho công nhân miễn phí, khang trang ngay gần nhà máy. Bằng cách hỗ trợ để các doanh nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp vừa và lớn, Trung Quốc đã tránh được khoảng trống doanh nghiệp vừa – tình trạng khuyết khoảng giữa – mà nhiều nước đang phát triển đã gặp phải. Các khu công nghiệp tiên tiến hơn thì cung cấp các dịch vụ phân tích thị trường, kế toán, thông tin xuất nhập khẩu, tư vấn quản lý và giúp các doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo công nhân. Ví dụ, các khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Dương Tử hoặc gần đó đã đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ các công ty xin được giấy phép kinh doanh và thuê tuyển công nhân. Các khu công nghiệp này cũng trang bị cả cơ sở vật chất để giải quyết những thách thức về môi trường.

Các khu công nghiệp “sẵn sàng để hoạt động” đã giúp giảm đáng kể chi phí khởi nghiệp và rủi ro cho những DNN&V có qui mô, vốn và triển vọng tăng trưởng thỏa đáng để tận dụng được lợi thế của cơ sở vật chất lớn hơn trong một giai đoạn phát triển mà lúc đó họ chưa thể vay được vốn ngân hàng. Chúng cũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các cụm công nghiệp, tạo ra những tác động lan tỏa lớn, tính hiệu quả kinh tế theo qui mô và theo phạm vi cho các ngành công nghiệp Trung Quốc. Tương tự, các cụm công nghiệp này cũng được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của chính phủ cho thị trường đầu vào và đầu ra. Các khu công nghiệp của Trung Quốc đã tập trung vào một số ngành cụ thể, chẳng hạn như đồ da và dệt may ở Nam Xương, đồ gỗ ở Cát An, điện tử ở Cám Châu (Sonobe, Hu, và Otsuka 2002; Sonobe và Otsuka 2006; Zeng 2010).

Page 70: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

48 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Các khu công nghiệp cũng có thể giúp Việt Nam giải quyết được một số trở ngại trong phát triển và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, bao gồm tình trạng thiếu đầu vào, đất công nghiệp, tài chính, kho vận thương mại, kỹ năng doanh nhân và công nhân.

Công nghiệp sản xuất đầu vàoNếu thị trường đầu vào trong nước chưa phát triển, buộc phải nhập khẩu đầu vào thì thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí. Nhưng dỡ bỏ thuế quan đánh trên tất cả đầu vào sử dụng cho sản xuất nội địa, đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nhà sản xuất trong nước, có thể lại có tác động bất lợi đến nguồn thu của chính phủ và có thể vấp phải sự phản đối của các nhà cung ứng hiện hành. Trung Quốc đã sử dụng khu công nghiệp để tránh những bất lợi này bằng cách chỉ áp dụng các khoản miễn thuế nhập khẩu đối với các đầu vào nhập khẩu, gia công và tái xuất dưới dạng là một phần trong sản phẩm cuối cùng được sản xuất trong các khu công nghiệp. Trung Quốc cũng tìm cách đẩy mạnh chuyển giao công nghệ bằng cách cho phép miễn thuế nhập khẩu các máy móc công nghiệp được sử dụng cho những doanh nghiệp định hướng xuất khẩu hoạt động trong các đặc khu kinh tế hoặc khu công nghiệp.

Đất công nghiệp Hoạt động chế tạo đòi hỏi phải tiếp cận được đất đai với giá phải chăng. Ở Trung Quốc đầu những năm 1980 đã từng bị thiếu đất công nghiệp với cơ sở hạ tầng hiệu quả, kể cả ở những vùng duyên hải phát triển hơn. Để giải quyết trở ngại này, các quan chức địa phương đã cung cấp đất có đầy đủ dịch vụ cho các khu công nghiệp, đôi khi với cả những nhà xưởng dựng sẵn có thể sử dụng được ngay (“plug and play” - “cắm điện vào và sử dụng”), cho phép các doanh nhân bắt tay vào sản xuất mà không phải xây nhà máy. Rốt cuộc, chính quyền các địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đất công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế nội địa. Các cơ quan chính phủ dần dần đã xây dựng những chính sách cho phép các doanh nghiệp nhỏ phát triển một cách hữu cơ hoặc thông qua các khu công nghiệp để dỡ bỏ dần những trở ngại về đất đai và cơ sở hạ tầng.

Nói chung, việc mở rộng công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm giảm cung về đất đai cho sản xuất và thương mại. Bố trí các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoặc các khu phát triển kinh tế là một kênh cơ bản để cung cấp đất mới cho hoạt động chế tạo. Khu công nghiệp, thường do chính quyền địa phương xây dựng, đã có đường sá, kết nối các tiện ích công cộng, và kho xưởng đạt tiêu chuẩn. Bằng cách thuyết phục các công ty chuyển vào khu công nghiệp, chính quyền địa phương cũng hy vọng sẽ gom các doanh nghiệp trong cùng một ngành lại với nhau để tranh thủ được lợi ích của việc tích tụ hoặc hình thành cụm công nghiệp (xem bên dưới).

Tài chínhỞ Trung quốc, cũng như ở Việt nam, ngân hàng quốc doanh chủ yếu cho khách hàng có quan hệ với khu vực công vay trong khi phân biệt đối xử với

Page 71: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 49

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

các doanh nghiệp tư nhân nhỏ trong nghành công nghiệp nhẹ. Nếu chuyển các doanh nghiệp này vào trong khu công nghiệp thì chính quyền có thể cho phép họ sử dụng đất làm tài sản thế chấp để vay vốn phát triển sản xuất. Tại Trung quốc, các quan chức địa phương cũng dùng mối quan hệ nhằm gây ảnh hưởng giúp các doanh nghiệp vay được vốn bên ngoài.

Cải thiện cơ sở vật chất và hậu cần phục vụ thương mại Bằng cách bố trí các khu công nghiệp gần những vùng duyên hải , cùng với một lịch sử lâu đời tham gia thương mại quốc tế, các nhà xuất khẩu ở Việt Nam có thể tiếp cận dễ dàng đến hệ thống giao thông và cảng nội địa để được hưởng những dịch vụ kho vận thương mại được củng cố. Khi khối lượng xuất khẩu hàng chế tạo tăng lên, đầu tư vào hệ thống giao thông và cảng phục vụ xuất khẩu sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Cơ quan quản lý các khu công nghiệp cũng có thể bố trí hợp lý các thủ tục hải quan mà các doanh nhân cần thực hiện.

Tại thời điểm hiện nay, thiếu một sự gắn kết giữa việc qui hoạch cơ sở hạ tầng và thương mại ở Việt Nam, như một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới đã chỉ rõ (Phạm và cộng sự, 2013). DNN&V ở Việt Nam sẽ được lợi rất lớn từ các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy thương mại và hậu cần ở ba lĩnh vực: cơ sở hạ tầng giao thông và dịch vụ kho vận, các thủ tục pháp lý đối với xuất nhập khẩu, và chuỗi cung ứng. Thực hiện thành công các khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới sẽ giúp các khu, cụm công nghiệp và ngành chế tạo phát triển về lâu dài.

Kỹ năng doanh nhân và tay nghề công nhânKhu công nghiệp dành chổ sản xuất lâu dài cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế đã hấp dẫn các doanh nhân có kỹ năng quản lý và chuyên môn kỹ thuật cần thiết để điều hành kinh doanh. Khi các ngành công nghiệp trong nước tăng trưởng, lực lượng công nhân trong nước có kinh nghiệm và các dịch vụ và hàng hóa phụ trợ - kể cả các công ty nội địa cung ứng đầu vào nguyên liệu - cũng lớn mạnh theo. Những sự phát triển này củng cố lẫn cho nhau và làm tăng năng suất của nền công nghiệp trong nước.

Khuyến khích phát triển các cụm doanh nghiệp hữu cơ thông qua khu công nghiệp và các chính sách khác Một cách khác để hỗ trợ DNN&V tăng trưởng (chứ không chỉ đơn thuần là giúp chúng thành lập như trọng tâm chính sách của chính phủ Việt Nam hiện nay) là khuyến khích hình thành cụm công nghiệp. Cụm công nghiệp thường đặc trưng bởi một nhóm các doanh nghiệp và tổ chức có chung một loại hình hoạt động kinh doanh cụ thể trong một vùng địa lý giới hạn. Cụm công nghiệp rất phổ biến ở các nước đang phát triển để gắn kết các DNN&V sản xuất những sản phẩm tương tự hoặc có liên quan đến nhau. Thí dụ như các cụm sản xuất giày, may mặc, đồ gia dụng, sản phẩm gỗ và kim khí. Ở Việt Nam, truyền thống hình thành cụm đã có từ hàng nghìn năm trước, nhưng sự tăng trưởng của các cụm chưa bao giờ là đối tượng của bất kỳ chính sách xúc tiến chính thức nào, điều này khác hẳn Trung Quốc hay nhiều nước khác.

Page 72: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

50 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Cụm công nghiệp có rất nhiều lợi thế. Việc hình thành cụm góp phần phát triển công nghiệp bằng cách giảm thiểu thất bại thị trường, kể cả việc thiếu thị trường và thông tin về công nghệ, sự bất cân xứng về thông tin, hiện tượng rủi ro đạo đức hay hiệu lực thực thi hợp đồng không hoàn hảo (Sonobe, Suzuki, và Otsuka, 2011). Nhờ tính chất tương đồng về địa lý, các doanh nghiệp có thể trao đổi hàng hóa, dịch vụ trung gian với các doanh nghiệp khác trong cùng một cụm một cách dễ dàng hơn, nhờ đó giảm được chi phí giao dịch và chi phí giám sát. Ngoài ra, trao đổi thông tin và công nghệ sẽ được thúc đẩy khiến các doanh nghiệp có thể học được lẫn nhau (tính chất lan tỏa về thông tin). Cụm còn nuôi dưỡng sự hình thành thị trường lao động đối với những kỹ năng chuyên môn hóa, giúp dễ dàng tìm kiếm công nhân có tay nghề như mong muốn. Tương tự, cụm giúp thu hút khách hàng, nhà cung ứng và công ty thương mại.

Lợi thế của việc hình thành cụm đối với các DNN&V rõ rệt hơn đối với các doanh nghiệp lớn vì sẽ tốn kém và khó khăn hơn cho DNN&V nếu muốn (1) tiếp thu công nghệ, nguyên liệu và ý tưởng mới trong sản xuất, quản lý và marketing; (2) thử nghiệm các sản phẩm mới; (3) liên kết qui trình sản xuất; (4) tìm kiếm đối tác giao dịch tốt (nhà cung ứng, công ty thương mại, v.v.); (5) giám sát nhà cung ứng vật tư, phụ kiện; (6) tìm kiếm công nhân tốt, tay nghề cao; (7) tìm kiếm khách hàng; (8) đảm bảo thu hồi được công nợ; và (9) trừng phạt những kẻ phản bội và lừa gạt (Sonobe, 2007).

Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy nếu thực hiện thành công cụm sản xuất sẽ tạo được nhiều việc làm hơn, tăng lương nhanh hơn, tạo được nhiều cơ sở sản xuất hơn và có nhiều bằng sáng chế hơn. Môi trường cụm sản xuất lành mạnh cũng thường kéo theo việc hình thành nhiều ngành mới hơn. Một khi một số doanh nghiệp trong một ngành cùng nhau hình thành cụm sản xuất ở một cộng đồng địa phương thì chi phí gia nhập đối với các doanh nghiệp khác sẽ giảm xuống nhờ hiệu ứng kinh tế tích cực từ bên ngoài (Fujita, Krugman và Mori, 1999). Sự phát triển của các phương thức chuyển giao thông tin và công nghệ hiệu quả trong cùng một cụm đã tạo cơ hội cho sự xuất hiện các ngành và cụm mới.

Một chiến lược về cụm công nghiệp sẽ giúp khắc phục những trở ngại đối với việc phát triển kinh doanh và sự tăng trưởng ở những nền kinh tế thu nhập thấp (đầu vào, đất công nghiệp, tài chính, kho vận thương mại, kỹ năng doanh nhân và tay nghề công nhân). Chiến lược phát triển cụm công nghiệp mang tính đặc thù tại mỗi nước. Các doanh nghiệp trong cụm có thể tăng trưởng theo nhiều cách khác nhau để phá bỏ các rào cản. Lấy ví dụ tay nghề công nhân. Trong một cụm, khi công nhân được tham gia cùng nhiều người khác, kiến thức sẽ nhanh chóng được lan tỏa ra toàn cộng đồng địa phương. Một công nhân gặp phải những khó khăn về kỹ thuật thường có thể tìm được giải pháp bằng cách trao đổi những vướng mắc đó với người khác. Công nhân cũng có thể chuyển sang các doanh nghiệp khác thuộc một cụm trong cùng ngành để học hỏi thêm về chuyên môn. Ngoài những cơ hội học hỏi mang tính ngẫu nhiên như vậy trong cụm, chính quyền địa phương có thể xây dựng các

Page 73: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 51

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

trường dạy nghề chính thức hoặc hợp tác với trường đại học để mở các chương trình đào tạo nhằm vào những ngành cụ thể.

Tăng trưởng và nâng cấp cụm thường là kết quả của cơ chế thị trường vì các doanh nhân trong cùng một cụm có thể huy động một cách sáng tạo kiến thức, nguồn lực và vốn từ bên trong và ngoài cộng đồng địa phương dựa vào lợi thế so sánh. Tuy nhiên, việc hình thành các cụm công nghiệp ở các nước đang phát triển với một khối kiến thức nhỏ, cơ sở hạ tầng không thỏa đáng, kiến thức chuyên môn về công nghệ và tay nghề lao động hạn chế đòi hỏi sự tham gia chủ động của chính phủ.

Ở Trung Quốc, các cấp chính quyền – địa phương, tỉnh và trung ương – đã phối hợp với nhau để xây dựng và thực hiện các chính sách về cụm. Chính quyền địa phương ở Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển các cụm doanh nghiệp (Đinh và cộng sự, 2013). Nhờ mối quan hệ trực tiếp với cộng đồng, quan chức địa phương cung cấp dịch vụ để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Những biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển cụm bao gồm việc nuôi dưỡng cụm từ nền tảng công nghiệp hiện có, xây dựng các khu công nghiệp, thành lập cơ sở chuyên cho các ngành cụ thể, và xây dựng chính sách phù hợp theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và cụm.

Khác với chiến lược trong thập niên 1980 của chính quyền trung ương Trung Quốc nhằm xây dựng các lực lượng chủ đạo của quốc gia, quá trình công nghiệp hóa dựa trên cụm công nghiệp ở Trung Quốc ngày nay lại nhấn mạnh đến yếu tố phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước. Tư nhân, chứ không phải chính phủ, mới là người hình thành cụm. Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành cụm, khi sản xuất được tập trung trong các nhà xưởng tại gia, chính quyền rất ít khi can thiệp vì cho rằng can thiệp mà sai cách thì sẽ triệt tiêu các lợi thế tiềm tàng. Khi cụm đã bắt đầu mở rộng, khu vực công sẽ tham gia tích cực hơn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng chung (đường sá, tiện ích, đất đai) và cơ sở vật chất đáp ứng những yêu cầu phát triển cụ thể của cụm (cơ cấu thị trường, định chế tài chính, chương trình đào tạo, cơ chế kiểm soát chất lượng, v.v.).

Kinh nghiệm của Trung Quốc đã chứng tỏ rõ ràng rằng chính phủ cần nuôi dưỡng cụm – chứ không phải cố tạo dựng chúng – bằng cách đưa ra các chính sách ngành có tác dụng khuyến khích phát triển. Trong giai đoạn nâng cao chất lượng, chính phủ có thể cấp tín dụng thông qua các khoản vay lãi suất thấp. Có lẽ cách tiếp cận tối ưu là chỉ cấp tín dụng cho những công ty nào có thành tích đổi mới sáng tạo thành công. Chính phủ cũng có thể cho phép áp dụng các ưu đãi về thuế thu nhập, một chính sách đã được sử dụng rất thành công ở Trung Quốc. Cuối cùng, chính phủ cần khuyến khích phát triển hoạt động gia công. Cần tạo khuyến khích những mối liên kết gia công (và cạnh tranh) giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, coi đó là một phần trong chuỗi giá trị công nghiệp và cụm công nghiệp. Ở Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ cạnh tranh, những mối liên kết đó đóng vai trò then chốt giúp giữ chi phí thấp và mức độ linh hoạt của các nhà sản xuất đáp ứng các đơn hàng hết sức đa dạng của khách hàng. Những doanh nghiệp nhỏ nhận đơn hàng thông qua hợp đồng gia công với doanh nghiệp lớn, và đến lượt mình,

Page 74: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

52 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

doanh nghiệp lớn lại dựa vào công ty nhỏ và kỹ năng chuyên môn hóa của chúng để giữ cho giá thành sản phẩm thấp.

Chương trình Kaizen10

Quản lý là yếu tố quyết định chính đến năng suất và được coi là yếu tố quan trọng trong các hoạt động đổi mới sáng tạo đa diện (Syverson, 2011; Sonobe và Otsuka, 2011). Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy quản lý theo kiểu Kaizen – một phương thức quản lý theo kinh nghiệm và chi phí thấp nhằm tìm cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành và việc cải thiện cung ứng bằng cách cải thiện dần dần qui trình công việc – có thể hữu ích đối với DNN&V. Hơn nữa, khác với phương thức quản lý châu Âu, quản lý của Nhật Bản chú trọng đến sự tham gia tích cực của tất cả nhân viên trong việc xác định và thực hiện các sáng kiến cải tiến hiện có. Năm bước trong mô hình của Kaizen là làm việc nhóm, kỷ luật cá nhân, nâng cao tinh thần làm việc, nhóm chất lượng và đề xuất cải tiến.

không cần thiết khỏi chỗ làm việc. Điều này đảm bảo quá trình sản xuất nhanh hơn và an toàn hơn vì nó giúp loại bỏ thời gian lãng phí do phải tìm kiếm công cụ, vật tư không có sẵn trong tay và sự gián đoạn công việc do vật tư chưa sẵn sàng. Bảo trì máy móc, dụng cụ tốt hơn sẽ giảm thiểu được tình trạng hỏng hóc. Người ta đã ước tính rằng có thể tránh được hơn 70% trường hợp hỏng máy chỉ đơn giản bằng cách tra dầu mỡ, lau chùi và xiết chặt ốc vít đúng lúc. Lợi thế của phương pháp Kaizen đã được nhiều DNN&V ở châu Phi và châu Á ghi nhận, theo các hoạt động thực địa do nhóm dự án nghiên cứu của chúng tôi triển khai, trong đó chúng tôi đã tiến hành hai thử nghiệm Kaizen trong công việc tại bốn tình huống nghiên cứu của chúng tôi: một cụm cơ khí ở Êtiôpia, một cụm may mặc ở Tanzania, một cụm dệt kim và một cụm thép ở Việt Nam.

Kết luận

Các biện pháp chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh ở Việt Nam phải giải quyết cả những vấn đề của vô số các doanh nghiệp nhỏ, không chính thức mà đa phần là doanh nghiệp hộ gia đình sản xuất phục vụ thị trường nội địa lẫn những vấn đề mà một số ít các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp phải. Trong số các doanh nghiệp nhỏ, vấn đề chính là phải tìm cách giúp họ phát triển thành các doanh nghiệp lớn hơn, có thể tạo ra năng suất cao hơn. Điều này sẽ đòi hỏi phải nâng cao tay nghề của người lao động và cải tiến công nghệ cũng như tăng cường số lượng, chất lượng và tính đa dạng sản phẩm để có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu. Các chính sách nhằm giảm bớt vai trò của DNNN, đối xử bình đẳng giữa các công ty xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, thúc đẩy các công ty thương mại, khuyến khích phát triển cụm sản xuất và gia công, thu hút FDI vào các hoạt động thượng nguồn, sử dụng khu công nghiệp để gắn kết chuỗi cung ứng và đẩy mạnh đào tạo theo phương pháp kaizen là những vấn đề quan trọng cần quan tâm.

Page 75: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 53

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Trong các doanh nghiệp chính thức qui mô lớn, vấn đề chính là phải tìm cách để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa sản xuất bằng cách tăng thêm tính đa dạng và chất lượng sản phẩm. Xúc tiến và kho vận thương mại là những vấn đề cốt yếu đối với những doanh nghiệp này. (Những vấn đề này đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác, xem Phạm và cộng sự, 2013). Việc chuyển đổi kỹ năng, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực quản lý vốn lúc này đang được các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện hiệu quả nhất cần được áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước. Đứng trên giác độ của nhà sản xuất nước ngoài, nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian được sản xuất ở Việt Nam hay nơi nào khác không phải là vấn đề, miễn là chúng có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh và có thể cung ứng nhanh chóng. Vì thế, việc quyết định có biến sự chuyển đổi này thành hiện thực hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách và khu vực tư nhân Việt Nam

Cho đến nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn dựa trên nguồn lao động giá rẻ, tay nghề thấp kết hợp với vốn từ nước ngoài. Cùng với sự gia tăng sản lượng nông nghiệp nhờ nâng cao năng suất nông nghiệp, mô hình này đã thành công trong việc tạo ra nhiều công ăn việc làm trong những ngành sử dụng nhiều lao động và hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi Việt Nam vươn lên để gia nhập nhóm có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, mô hình này cần được điều chỉnh để giúp các nhà sản xuất trong nước được hưởng nhiều giá trị gia tăng hơn.

Từ chương 4 đến chương 8 ta sẽ xem xét rào cản đối với sự cải tiến này và đề xuất các giải pháp cho từng ngành được đưa vào nghiên cứu. Chương cuối sẽ tổng hợp kết quả nghiên cứu giữa các ngành và bàn về một chương trình cải cách có thể thực hiện được.

chú thích

1. Xem “Đối tác xuyên Thái Bình Dương: những câu hỏi thường được đặt ra,” Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ, Washington, DC, http://www.ustr.gov/sites/default/files/TPPFAQ.pdf.

2. Thí dụ, Nhà máy giày Ramsay có thể xuất khẩu sang Italia nhờ hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài dành cho các nhà sản xuất giày của Êtiôpia. Xem Dinh cà cộng sự, (2012).

3. Điều này không đúng với ngành nông nghiệp hoặc các hoạt động tái chế. 4. Thí dụ, xem Akerlof (1970); Hart và Moore (1990); Williamson (1985). 5. Tiểu mục bàn về các công ty thương mại này do Eleonora Mavroeidi biên soạn. 6. Xem chi tiết về cuộc điều tra trong Cho (1987). 7. Ahn, Khandelwal và Wei (2011) mở rộng mô hình về các doanh nghiệp đa dạng của

Melitz (2003) để thêm vào các doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài bằng cách chịu các chi phí xuất khẩu và thương mại cố định, đồng thời bổ sung thêm các cấu phần trung gian. Trong trường hợp này, những công ty xuất khẩu gián tiếp thông qua công ty môi giới bằng cách chấp nhận chịu “chi phí cố định toàn cầu phát sinh một lần mà chi phí đó cho phép tiếp cận gián

Page 76: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

54 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

tiếp đến tất cả thị trường, nhờ đó doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cố định song phương khi phải tiếp cận từng thị trường”. Mô hình này đã dự báo rằng “tỉ trọng xuất khẩu thông qua các trung gian sẽ lớn hơn ở các nước có qui mô thị trường nhỏ hơn, chi phí thương mại khả biến cao hơn hoặc chi phí cố định của việc xuất khẩu cao hơn” (Ahn, Khandelwal, và Wei 2011, tra ng 73–76).

8. Lý thuyết này cho rằng “thị trường rất tốn kém và không hiệu quả để tiến hành một số dạng giao dịch nhất định, và vì thế các doanh nghiệp sẽ nội hóa hoạt động nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch” (Jones 2000, trang 4). Lý thuyết về chi phí giao dịch tập trung vào chi phí thực tế phát sinh trong quá trình trao đổi kinh tế, điều này có nhiều khả năng bắt nguồn từ “tính hợp lý có điều kiện của các nhà ra quyết định, sự bất trắc và phức tạp của môi trường, và sự phân chia bất cân xứng về thông tin giữa các bên tham gia trao đổi” (Peng và York 2001, trang 329). Trong mô hình này, “các tác nhân kinh tế lựa chọn những cơ chế hợp đồng sao cho có thể giảm thiểu tổng chi phí sản xuất và chi phí thầu” (Levy 1991, trang 162).

9. Dựa trên kết quả phỏng vấn các nhà chế tạo Trung Quốc của nhóm nghiên cứu năm 2012.

10. Tiểu mục này được biên soạn dựa trên nghiên cứu của Sonobe, Suzuki và Otsuka (2011). Xem thêm Ngân hàng thế giới (2011).

Tài liệu tham khảo

Ahn, JaeBin, Amit K. Khandelwal, and Shang-Jin Wei. 2011. “The Role of Intermediaries in Facilitating Trade.” Journal of International Economics 84 (1): 73–85.

Akerlof, George A. 1970. “The Market for ‘Lemons’: Quality Uncertainty and the Market Mechanism.” Quarterly Journal of Economics 84 (3): 488–500.

Cho, Dong-Sung. 1987. The General Trading Company: Concept and Strategy. Lanham, MD: Lexington Books.

Dinh, Hinh T., Vincent Palmade, Vandana Chandra, and France Cossar. 2012. Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/ASG0J44350.

Dinh, Hinh T., Thomas G. Rawski, Ali Zafar, Lihong Wang, and Eleonora Mavroeidi. 2013. Tales from the Development Frontier: How China and Other Countries Harness Light Manufacturing to Create Jobs and Prosperity. With Xin Tong and Pengfei Li. Washington, DC: World Bank.

Fafchamps, Marcel, and Simon Quinn. 2012. “Results of Sample Surveys of Firms.” In Performance of Manufacturing Firms in Africa: An Empirical Analysis, edited by Hinh T. Dinh and George R. G. Clarke, 139–211. Washington, DC: World Bank.

Fujita, Masahisa, Paul Krugman, and Tomoya Mori. 1999. “On the Evolution of Hierarchical Urban Systems.” European Economic Review 43 (2): 209–51.

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

Hart, Olivier, and John Moore. 1990. “Property Rights and the Nature of the Firm.” Journal of Political Economy 98 (6): 1119–58.

Page 77: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ 55

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Jones, Geoffrey. 2000. Merchants to Multinationals: British Trading Companies in the Nineteenth and Twentieth Centuries. New York: Oxford University Press.

Levy, Brian. 1991. “Transactions Costs, the Size of Firms, and Industrial Policy: Lessons from a Comparative Case Study of the Footwear Industry in Korea and Taiwan.” Journal of Development Economics 34 (1–2): 151–78.

Melitz, Marc J. 2003. “The Impact of Trade on Intra-Industry Reallocations and Aggregate Industry Productivity.” Econometrica 71 (6): 1695–725.

Peng, Mike W., and Anne S. York. 2001. “Behind Intermediary Performance in Export Trade: Transactions, Agents, and Resources.” Journal of International Business Studies 32 (2): 327–46.

Pham, Duc Minh, Deepak Mishra, Kee-Cheok Cheong, John Arnold, Anh Minh Trinh, Huyen Thi Ngoc Ngo, and Hien Thi Phuong Nguyen. 2013. Trade Facilitation, Value Creation, and Competitiveness: Policy Implications for Vietnam’s Economic Growth. Vol. 1. Hanoi: World Bank.

Rhee, Yung Whee. 1985. Instruments for Export Policy and Administration: Lessons from the East Asian Experience. World Bank Staff Working Paper 725, World Bank, Washington, DC.

Roehl, Thomas. 1983. “A Transactions Cost Approach to International Trading Structures: The Case of the Japanese General Trading Companies.” Hitotsubashi Journal of Economics 24 (2): 119–35.

Söderbom, Måns. 2011. “Firm Size and Structural Change: A Case Study of Ethiopia.” Paper presented at the African Economic Research Consortium’s Biannual Research Workshop, Nairobi, May 29. http://www.soderbom.net/plenary_final.pdf.

Sonobe, Tetsushi. 2007. “The Advantage of Industrial Cluster for the SME Development.” Paper presented at the Asian Development Bank Institute’s “Industrial Development Planning: Cluster-Based Development Approach Policy Seminar,” Tokyo, May 14–19. http://www.adbi.org/conf-seminar-papers/2007/04/04/2210.industrial.clusters.sme .dev/.

Sonobe, Tetsushi, Dinghuan Hu, and Keijiro Otsuka. 2002. “Process of Cluster Formation in China: A Case Study of a Garment Town.” Journal of Development Studies 39 (1): 118–39.

Sonobe, Tetsushi, and Keijiro Otsuka. 2006. Cluster-Based Industrial Development: An East Asian Model. Basingstoke, U.K.: Palgrave Macmillan.

———. 2011. Cluster-Based Industrial Development: A Comparative Study of Asia and Africa. Basingstoke, U.K.: Palgrave Macmillan.

Sonobe, Tetsushi, Aya Suzuki, and Keijiro Otsuka. 2011. “Reports on the Immediate Impact of the Classroom Training Program Based on the Baseline Survey and the First Post-Training Survey.” In Kaizen for Managerial Skills Improvement in Small and Medium Enterprises: An Impact Evaluation Study, 18–277. Vol. 4 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/4Y1QF5FIB0.

Sutton, John, and Nebil Kellow. 2010. An Enterprise Map of Ethiopia. London: International Growth Center.

Syverson, Chad. 2011. “What Determines Productivity?” Journal of Economic Literature 49 (2): 326–65.

Page 78: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

56 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Williamson, Oliver E. 1985. The Economic Institutions of Capitalism. New York: Free Press.

World Bank. 2011. Kaizen for Managerial Skills Improvement in Small and Medium Enterprises: An Impact Evaluation Study. Vol. 4 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/4Y1QF5FIB0.

Zeng, Douglas Zhihua. 2010. “How Do Special Economic Zones and Industrial Clusters Drive China’s Rapid Development?” In Building Engines for Growth and Competitiveness in China: Experience with Special Economic Zones and Industrial Clusters, edited by Douglas Zhihua Zeng, 1–53. Washington, DC: World Bank.

Page 79: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   57 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Ngành may mặc

Trong ngành may mặc, cơ cấu chuỗi cung ứng và hệ thống sản xuất ở Việt Nam có khác biệt đôi chút với các nơi khác trên thế giới vì nhiều nhà sản xuất là những công ty sở hữu nước ngoài hoặc là nhà thầu phụ cho các khách hàng ngoại quốc hoặc công ty gom hàng ngoại quốc trên thị trường tiêu dùng. Điều đó có nghĩa các nhà sản xuất đồ may mặc ở Việt Nam chỉ thuần túy quen với việc sản xuất hàng gia công. Trở ngại lớn nhất của ngành là tay nghề của công nhân không cao và hiệu suất lao động thấp. Trở ngại lớn thứ hai là chi phí đầu vào. Phân tích so sánh chi tiết về chuỗi giá trị của chúng tôi cho thấy, nếu Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế của hiệp định thương mại mới, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì nước này có tiềm năng trở thành một quốc gia có tính cạnh tranh toàn cầu mạnh hơn trong ngành may mặc. Tăng cường kỹ năng cho công nhân là ưu tiên hàng đầu. Tương tự, cần có chiến lược đầu tư dài hạn vào việc thiết kế, marketing, và tạo mẫu mới. chính phủ cũng cần tạo thuận lợi giúp nâng cao khả năng tiếp cận đầu vào và cải thiện được các dịch vụ kho vận thương mại.

Mô tả ngành

Việt Nam là một trong những nước sản xuất đồ may mặc hàng đầu thế giới, xuất khẩu 8 tỉ Đô-la hàng hóa năm 2009. Trên phạm vi toàn cầu, giá trị trao đổi sản phẩm may mặc trong năm đó là 360 tỉ Đô-la. Cho đến nay, may mặc vẫn là ngành công nghiệp nhẹ thực hiện buôn bán nhiều nhất, vượt xa các ngành khác tại các nước có thu nhập thấp. Dự báo đến năm 2014, ngành may mặc bán lẻ toàn cầu sẽ có giá trị 1,2 nghìn tỉ Đô-la. Trung Quốc đã nổi lên như nhà xuất khẩu đồ may mặc lớn nhất và đặc biệt, là nước xuất khẩu quần áo lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu đồ may mặc của Trung quốc năm 2009 đạt trên 100 tỉ Đô-la. 20 năm trước, Trung Quốc chiếm chưa đến 10% thị trường nhưng nay thị phần của nước này đã là một phần ba (hình 4.1). Thành công của Trung Quốc là một thí dụ hữu ích cho Việt Nam về cách thức phát triển ngành công nghiệp may mặc của mình. Ngoài ra, vì Trung Quốc đang mất dần lợi thế về chi phí nhân công tại các vùng ven biển nên đây là cơ hội để Việt Nam lấp đầy khoảng trống trong ngành công nghiệp này toàn cầu.

c h ư ơ n g 4

Page 80: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

58 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Năm 2010, theo Tập đoàn Dệt may quốc gia Việt Nam (Vinatex), ngành may mặc sử dụng khoảng 1,2 triệu lao động trong hơn 3.000 doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn có đăng ký chính thức (GDS 2011). Trong số đó, 18,5% là các công ty do nước ngoài sở hữu toàn bộ hoặc một phần (phần lớn là các công ty lớn); 80% là các doanh nghiệp Việt Nam ngoài quốc doanh; và số còn lại là DNNN.

Mặc dù chi phí lao động tăng và việc gần đây đồng nhân dân tệ của Trung Quốc lên giá đã làm dấy lên câu hỏi về khả năng duy trì năng lực cạnh tranh trong ngành may mặc của Trung Quốc, tỉ trọng ngày càng tăng của nước này trong tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo toàn cầu vẫn cho thấy tầm quan trọng của việc điều chỉnh theo xu thế ngành và sức mạnh của chuỗi giá trị, cả hai điều này đều đóng vai trò then chốt cho sự thành công trong ngành may mặc. Khả năng mua những đơn hàng lớn quần áo với chất lượng nhất quán thông qua chuỗi cung ứng liên kết toàn cầu từ một vài nhà cung ứng, những người có thể giao hàng đúng thời hạn, là hết sức quan trọng đối với các công ty bán lẻ. Vì thế, một nhà bán lẻ hàng thời trang bốn mùa và có tên tuổi riêng trong một thị trường ngách thường ưa chuộng những nhà cung ứng đồ may mặc thể hiện được khả năng vượt trội trong vấn đề đảm bảo thời gian giao

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Dựa trên dữ liệu của Tổ chức thương mại thế giới, bao gồm cả dữ liệu các khu chế xuất và khác với dữ liệu của tổ chức Comtrade Liên Hiệp Quốc (Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên Hiệp Quốc), phòng Thống kê, Vụ các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hiệp Quốc, New York, http://comtrade.un.org/db/. Dữ liệu về Trung Quốc bao gồm cả những lô hàng lớn được vận chuyển qua khu chế xuất. Dữ liệu của Bănglađét và Việt nam được đưa vào tính toán.

hình 4.1. những nước xuất khẩu đồ may mặc hàng đầu thế giới, năm 2009

Trung Quốc

Liên minh châu Âu

Hồng Công

Thổ Nhĩ Kỳ

Ấn Độ

Bănglađét

Việt Nam

Các nước khác

Page 81: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành may mặc 59

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hàng đúng hẹn và có chất lượng ổn định, cho dù những công ty đó có thể đòi giá cao hơn. Điều này cũng đúng với các công ty bán lẻ lớn và hợp nhất. Vì thế, các nhà cung ứng ở các nước đang phát triển khác ngoài Trung Quốc thường bị buộc phải chào giá thấp cho sản phẩm của mình vì để cạnh tranh, họ phải bù đắp lại cho mức hiệu quả thấp của mình trong chuỗi cung ứng đang khiến họ kém hấp dẫn. Tương tự, với nhiều nhà cung ứng, giá thấp thường là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tiếp cận được chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty bán lẻ lớn.

Khác với Trung Quốc, hệ thống sản xuất đồ may mặc và cơ cấu chuỗi cung ứng của Việt Nam có thể được mô tả khái quát như sau:

• Ngành may mặc chủ yếu thực hiện chức năng Cắt—May--Hoàn thiện (CMT) trên nguyên liệu đầu vào do khách hàng là người mua hoặc các công ty thu gom cung cấp. Có rất ít hàng may mặc được sản xuất và bán theo giá giao tại mạn tàu (giá FOB).1

• Vì nhiều nhà sản xuất ở Việt Nam là nhà thầu phụ cho người mua hoặc các công ty thu gom nước ngoài trên thị trường tiêu dùng nên họ có rất ít kiến thức hoặc chưa biết đến mạng lưới cung ứng đầu vào và đầu ra bên ngoài Việt Nam.

• Vì người mua hoặc công ty thu gom đều cung cấp tất cả các đặc tính chi tiết về kỹ thuật hoặc của sản phẩm cũng như các thiết bị sản xuất nên các công ty may mặc ở Việt Nam không phát triển được năng lực thiết kế nội tại và năng lực kỹ thuật, do đó họ không thể vươn lên từ vai trò của nhà thầu phụ để đảm nhiệm vai trò người phát triển sản phẩm hoặc thương hiệu được.

• Phỏng vấn các công ty may mặc ở Việt Nam cho thấy, vì các nhà sản xuất thường chỉ gia công đồ may mặc nên người mua có xu hướng thay đổi các nhà sản xuất, tùy theo mức giá chào.

Trong khi doanh nghiệp vừa và lớn chiếm ưu thế trong ngành may mặc ở Trung Quốc (86%) thì ở Việt Nam, hơn 81% số công ty trong ngành lại là DNN&V.2 Đại bộ phận lực lượng lao động trong ngành ở Trung Quốc và Việt Nam đều là phụ nữ (80%), điều này có hàm ý phát triển rất quan trọng (xem chương 2). Ngành cũng đã tạo ra hàng triệu việc làm ở Trung Quốc (trên 4,5 triệu) và Việt Nam (gần 1,2 triệu).

Chi phí trung bình để sản xuất một chiếc áo sơ mi nhãn hiệu Polo chất lượng xuất khẩu là khoảng 4,07 Đô-la ở Trung Quốc. Mọi phép so sánh tương thích giữa Trung Quốc và Việt Nam đều phải lưu ý chi phí nguyên liệu thô vì

Bảng 4.1. chi phí sản xuất so sánh cho một chiếc áo sơ mi Polo theo phương pháp cMT ở Trung Quốc và Việt nam Đơn vị: Đô-la Mỹ

Trung Quốc Việt Nam

0,33–0,71 0,39–0,55

Nguồn: GDS, 2011.

Page 82: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

60 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

ở Việt Nam, đa số áo sơ mi Polo và sản phẩm may mặc đều chỉ là sản phẩm gia công (phương pháp CMT), vì thế không tính đến nguyên liệu thô (xem phần trên). Chi phí về nguyên liệu thô (vải, cổ áo, chỉ v.v…) thường chiếm tỉ lệ lớn nhất trong sản xuất áo sơ mi Polo ở hầu hết các quốc gia. Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ: nguyên liệu thô chiếm đến 84% giá thành sản xuất của một chiếc áo Polo. Loại bỏ nguyên liệu thô, chi phí sản xuất ở Việt Nam tương đối rẻ hơn ở Trung Quốc (bảng 4.1). Chi phí trung bình cho một chiếc áo sơ mi ở Việt Nam, loại bỏ nguyên liệu thô, là 0,48 Đô-la.3 (chi phí sản xuất chi tiết ở mỗi công đoạn trong chuỗi giá trị ở hai quốc gia được thể hiện trong hình 4.3 dưới đây.)

Ở Việt Nam, nguồn cung tại chỗ cho vải có chất lượng tốt và có giá cả cạnh tranh cũng như các loại nguyên liệu khác rất hạn chế, nhất là do thị trường CMT về nguyên liệu thô nhập khẩu được phát triển nhanh mà không có sự tăng trưởng song song trong ngành công nghiệp dệt trong nước. Ngoại trừ một ít trường hợp ngoại lệ, các công ty dệt nội địa ở Việt Nam không thể đáp ứng tiêu chuẩn của khách hàng quốc tế về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Tuy nhiên, tiền công thấp (mặc dù đang tăng lên) và cơ sở hạ tầng tương đối phát triển và thân thiện với doanh nghiệp đã biến Việt Nam trở thành địa điểm tập kết chính của nhiều công ty Hàn Quốc; Đài Loan (Trung Quốc); và nhiều nước khác mua hàng theo phương pháp CMT và sử dụng nguyên liệu thô nhập khẩu.

Một số ít nhà sản xuất Việt Nam xuất khẩu áo sơ mi Polo là các nhà xuất khẩu trực tiếp qui mô lớn (là doanh nghiệp sở hữu nước ngoài hoặc DNNN), mà các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu sản xuất hàng gia công sử dụng

Bảng 4.2. Môi trường chính sách và điều tiết ngành may mặc ở Trung Quốc và Việt nam

Chỉ số

Trung Quốc Việt Nam

Chi tiết % Chi tiết % hoặc giá trị

Thuế quan Bông (ưu đãi) 1–4 Chỉ may (ưu đãi) 5%Bông (thường) 125 Chỉ may (CEPT) 5%Vải (thường) 80–90 Vải (ưu đãi) 12%Vải (ưu đãi) 10–14 Vải (CEPT) 5%Quần áo (thường) 90–130 Quần áo (ưu đãi) 20%Quần áo (thường) 14.0–17.5 Quần áo (CEPT) 5%

Thuế và phí Thuế giá trị gia tăng 3 hoặc 17 Thuế giá trị gia tăng (bông; khác) 5–10%Thuế thu nhập doanh nghiệp 25 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25%Thuế khác 7 Thuế môn bài $55–$155

Phí đăng ký (đất đai, xe cộ) 1–2%Trợ cấp Hoàn thuế xuất khẩu 16 Giá điện

Giờ bình thường $0,047/kwh Giờ cao điểm $0,092/kwh Giờ ngoài cao điểm $0,025/kwhNước $0,351/m3

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: CEPT = thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung.

Page 83: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành may mặc 61

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

nguyên liệu thô do nước ngoài cung cấp. Trái lại, ở Trung Quốc, một công ty may mặc điển hình có thể chọn từ hàng nghìn nhà cung cấp vải trong nước, rất nhiều trong số đó ở ngay gần kề. Ngay khi thiết kế quần áo và nội dung chi tiết của đơn hàng được xác định với người mua (trong nước hoặc nước ngoài), các đơn hàng đơn giản – chỉ bao gồm một vài chi tiết với số lượng nhỏ - sẽ được vận chuyển đến cảng gần nhất trong vòng 25-30 ngày. Ở Việt Nam, việc giao hàng mất 45-60 ngày.

Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam trợ cấp đầu vào và đầu ra để khuyến khích sản xuất công nghiệp và xuất khẩu (bảng 4.2). Thí dụ cho đến gần đây, giá điện vẫn còn bị kiểm soát và thường được trợ giá ở Việt Nam. Ngành công nghiệp có thể sử dụng điện giá rẻ tương đương với giá dành cho đối tượng tiêu dùng là hộ gia đình mà không phải trả phần cước chênh lệch theo hệ số tải trọng. Ở Trung Quốc, công ty may xuất khẩu được hoàn thuế tương đương 16% giá xuất khẩu hàng may mặc; nói cách khác, tất cả giá trị gia tăng của việc sản xuất đồ may mặc được nhận lại một khoản bằng 16%. Mức này thừa đủ bù lại thuế giá trị gia tăng mà các nhà sản xuất phải trả cho các yếu tố đầu vào và cho phép các nhà xuất khẩu Trung Quốc có một khoảng đệm lớn để giảm giá trong quá trình đàm phán với khách mua nước ngoài.4

Tiềm năng

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, sản xuất những sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt cho các thị trường như châu Âu và Mỹ. Phân tích so sánh chi tiết về chuỗi giá trị cho thấy, nếu tận dụng được lợi thế của các hiệp định thương mại mới thì Việt Nam có tiềm năng trở thành một nước có khả năng cạnh tranh toàn cầu mạnh hơn trong ngành may mặc nhờ những yếu tố sau:

• Có lực lượng lao động dồi dào, tiền công thấp rất chăm chỉ học hỏi. Chi phí lao động có tay nghề ở Việt Nam chỉ bằng khoảng một phần ba của Trung Quốc; còn chi phí lao động phổ thông chỉ bằng một nửa.

• Hiện nay Việt Nam là một nhà cung cấp sản phẩm may mặc khối lượng lớn và chi phí thấp, có khả năng cạnh tranh quốc tế về giá.

• Các doanh nghiệp tổ chức tốt có thể sản xuất được những chi tiết phức tạp, có chất lượng cao.

• Là thành viên của WTO nên có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường mới và đầu tư nước ngoài.

• Có thị trường nội địa rộng lớn với hơn 85 triệu dân.• Nguồn cung về các dịch vụ tiện ích khá rẻ: giá đơn vị của điện, nước và

nhiên liệu chỉ bằng một nửa đến một phần ba mức giá tương ứng ở Trung Quốc.

Trong khi đó, hầu hết các xưởng may của Trung Quốc đều nằm trong các đặc khu kinh tế dọc theo bờ biển ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô và Triết

Page 84: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

62 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Giang. Những doanh nghiệp này đại bộ phận là doanh nghiệp tư nhân do các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu.

Thách thức quan trọng nhất mà ngành may mặc Trung Quốc phải đối mặt là khó khăn ngày càng lớn khi phải duy trì được mức giá cạnh tranh trong điều kiện môi trường lao động đang thay đổi. Ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp tuân thủ xã hội, điều kiện lao động trong ngành may mặc của Trung Quốc nói chung vẫn không thuận lợi.5 Với thực tế không được tự do thành lập hiệp hội tại nước này, công nhân may, mà phần lớn trong số đó đều là lao động di cư từ vùng nông thôn tới, đang lựa chọn làm việc giữa các ngành để cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc. Đối với các công ty may, mức độ di động lao động cao thường có nghĩa là tỉ lệ công nhân bỏ việc rất cao (lên đến 85% ở một số nơi trong tỉnh Quảng Đông) và làm gia tăng chi phí nhân công (tiền công tháng năm 2010 từ 200-300 Đô-la đối với lao động phổ thông, tăng từ 10 đến 20% so với năm 2009), dẫn đến nguy cơ ngày càng cao là không thể nhận các đơn hàng lớn được.

những trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh

Phân tích chuỗi giá trị của chúng tôi đã xác định được các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành may mặc, và đặc biệt là áo sơ mi Polo ở Việt Nam.6 Chúng tôi dựa vào kết quả phân tích ngành từ 16 doanh nghiệp ở Trung Quốc và 8 doanh nghiệp ở Việt Nam. Rào cản nội tại lớn nhất là tay nghề của công nhân (hình 4.2). Trở ngại này, cùng với giá đầu vào cao hơn, đang làm mất đi lợi thế về chi phí nhân công của Việt Nam. Hiệu suất lao động thấp làm giảm từ 0,1-0,2 Đô-la lợi thế chi phí trong sản xuất một chiếc áo sơ mi ở Việt Nam so với Trung Quốc. Ngoài ra, trong khi các nhà sản xuất Việt Nam có thể hoàn thành trung bình 12 chiếc áo sơ mi Polo/người/ngày thì các công ty may ở tỉnh Quảng Châu Trung Quốc có thể sản xuất trung bình 25 chiếc. Đây có thể là kết quả của tình trạng thiếu lao động lành nghề và bán lành nghề ở Việt Nam, nơi có quan điểm cho rằng làm việc trong ngành may vừa vất vả vừa ít lương. Mặc dù nâng cấp công nghệ có thể giúp tăng năng suất ở Việt Nam nhưng năng suất cao hơn của Trung Quốc không chỉ thuần túy là do sự khác biệt về công nghệ; nó còn liên quan đến trình độ tay nghề cao hơn và biện pháp khuyến khích tốt hơn. Thí dụ, xét về mặt khuyến khích, công nhân Trung Quốc có thể tiết kiệm được phần lớn tiền công của họ vì họ được cung cấp thực phẩm, nhà trọ miễn phí hoặc giá rẻ ở ngay gần nơi làm việc. Ngay cả khi các doanh nghiệp Việt Nam có thể trả mức lương khởi điểm từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng (104-181 Đô-la) một tháng trong năm 2010, họ vẫn thấy khó tuyển công nhân, nhất là ở các vùng thành thị hoặc ngoại ô, nơi các nhà máy đóng tại đó. Chính phủ đang khuyến khích các nhà máy di chuyển sang vùng nông thôn bằng cách phát triển các đặc khu chế xuất nhưng theo Vinatex, tình trạng thiếu lao động năm 2010 có thể vượt quá 10%. Mặc dù dân số của Việt Nam đang tăng lên nhưng cung lao động vẫn là một trở ngại đối với doanh nghiệp may mặc.

Rào cản nội tại quan trọng thứ hai là chi phí đầu vào. Thiếu một chuỗi giá trị đồng bộ có nghĩa là phải lệ thuộc rất lớn vào đầu vào nhập khẩu (như vải

Page 85: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành may mặc 63

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

và phụ liệu), buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu đầu vào với chi phí cao, điều này sẽ làm giảm lợi nhuận ròng mà công ty thu được trên mỗi lô hàng. Ước tính khoảng 80-90% sản xuất đồ may mặc ở Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đài Loan, Trung Quốc). Hầu hết các công ty dệt trong nước đều không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của ngành may. Với kỹ thuật sản xuất hiện tại (phụ thuộc lớn vào mưa), và cầu về sản phẩm đang tăng nhanh (với tốc độ 10-15%), sản xuất bông ở Việt Nam có ít cơ hội để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt.

Tuy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Việt Nam rất phù hợp với việc trồng bông nhưng sản xuất bông nội địa chỉ cung cấp được chưa đến 2% nhu cầu của công nghiệp dệt may của đất nước. Ước tính Việt Nam cần khoảng 400.000 tấn bông một năm để phục vục các ngành công nghiệp này, nhưng trên diện tích 12.000 hecta trồng bông của Việt Nam chỉ sản xuất được 5.000 tấn. Diện tích đất canh tác hạn hẹp, mặc dù có tiềm năng để tăng sản lượng, đã khiến ngành dệt may vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu bông để duy trì tốc độ tăng trưởng. Do trở ngại này nên các ngành công nghiệp này rất dễ tổn thương trước những bấp bênh về giá thế giới – chẳng hạn trong năm 2010, khi giá bông thế giới tăng gấp hơn hai lần – đã gây áp lực làm giảm lợi nhuận của ngành dệt may. Vì thế, nếu chi phí đầu vào tăng lên thì năng lực cạnh tranh dựa trên lợi thế về nhân công giá rẻ của Việt Nam sẽ tiêu tan. Phân tích chuỗi

hình 4.2. chi phí để sản xuất một chiếc áo sơ mi Polo ở Việt nam so với chi phí ở Trung Quốc

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Tay nghề công nhân mang lại hiệu suất lao động.

–30

–20

–10

0

10

20

chi phí nhân công (trực tiếp)

tay nghề công nhân

kỹ năng chủ doanh nghiệp

chi phí đầu vào

chi phí tài chính

kho vận chi phí khác

Đồn

g xu

Đô-

la

Thành phần chi phí

Page 86: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

64 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

giá trị của chúng tôi cho thấy, mặc dù chi phí sản xuất áo sơ mi Polo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc nhưng các nhà sản xuất Việt Nam không thể thu được giá FOB cao hơn so với các đối thủ Trung Quốc của mình. Điều này phản ánh sự khác biệt về chất lượng, số lượng, thời gian và việc giao hàng ổn định. Hơn nữa, nếu các nhà sản xuất Trung Quốc chịu áp lực về bán hàng, họ có thể nhanh chóng giảm giá tỉ lệ với mức hoàn thuế mà họ nhận được từ chính phủ (khoảng 0,75 Đô-la một chiếc theo tỉ lệ hoàn thuế vào tháng 8 năm 2010). Bảng 4.3 tổng kết những kết quả đã bàn đến ở phần trên về những lợi thế và bất lợi thế của Việt Nam và Trung Quốc, tính bằng Đô-la trên một chiếc áo sơ mi Polo. Giá FOB trung bình ở Trung Quốc là 5,5 Đô-la, trong khi chi phí đầu vào trung bình là 3,3 Đô-la. Để so sánh chúng tôi giả sử là vải may ở Việt Nam được nhập từ tỉnh Quảng Đông,Trung Quốc.

Bảng 4.4 trình bày phép so sánh chi tiết các cấu thành chi phí chính trong sản xuất áo sơ mi Polo.7 Năng suất lao động thấp và tổng chi phí (cho dù giá thành đơn vị thấp hơn) về điện, nhiên liệu và xăng dầu là những nguyên nhân chính gây ra bất lợi thế của sản xuất ở Việt Nam.

Mặc dù sản xuất theo phương thức CMT đã hỗ trợ rất tốt cho Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nhưng việc chậm chuyển sang sản xuất hàng thiết kế từ đầu hoặc sản xuất theo các thương hiệu nguyên bản đang là một thách thức lớn. CMT có sức hấp dẫn lớn đối với đầu tư nước ngoài, nhưng nó cũng hạn chế sự tăng trưởng của tiền công thực tế. Bất kể mức tăng lớn nào trong tiền công thực tế cũng sẽ khiến các nhà máy phải di rời sang nước khác mà không để lại bất kể mối liên kết ngược hay thuận chiều nào cho nền kinh tế nội địa. Điều tra của chúng tôi đã cho thấy, các nhà sản xuất Việt Nam chủ yếu chỉ tham gia vào việc sản xuất áo sơ mi Polo theo hình thức gia công, trong khi vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô, mà một tỉ lệ lớn các đầu vào này là do các nhà sản xuất nước ngoài mang đơn

Bảng 4.3. Phân tách cơ cấu chi phí sản xuất áo sơ mi Polo ở Trung Quốc và Việt nam Đơn vị: Đô-la Mỹ

Cấu thành chi phí Trung Quốc Việt Nam

Chi phí nhân công, lao động trực tiếp 0,40 −0,23Hiệu quả lao động +0,18Chi phí đầu tư cơ bản 0,02 0Hiệu suất vốn −0,01Chi phí đầu vào 3,30 +0,05Hiệu quả đầu vào 0Chi phí và sử dụng tiện ích 0,02 0Chi phí vốn 0,05 0Chi phí kho vận thương mại vào châu Âu và Mỹ 0,15 0Chi phí chung và chi phí pháp lý 0,13 +0,03Tổng giá thành sản xuất 4,07 4,07Giá FOB: chất lượng, giao hàng và uy tín 5,50 — (CMT)Lợi nhuận ròng 1,43 —

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: — = không có số liệu.

Page 87: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành may mặc 65

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hàng đến cung cấp. Việc chú trọng vào phương thức CMT có nghĩa là Việt Nam không thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình sản xuất. Thí dụ, nếu các công ty may đã xác lập được thương hiệu Việt Nam thì họ có thể đòi giá cao hơn. Mức chênh lệch lợi nhuận này hiện đang mất dần. Để tạo được một chuỗi giá trị đồng bộ đầy đủ từ khâu trồng bông cho đến vải thành phẩm, các công ty may cần một lượng lớn vốn đầu tư, kiến thức kỹ thuật và công nghệ. Vinatex hiện đang đầu tư 15,3 ngàn tỉ đồng (tương đương 800 triệu Đô-la) vào sản xuất vải, bông và nhuộm. Tuy nhiên, để ngành tăng trưởng được cần đầu tư nhiều hơn những gì mà các DNNN và doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện trong toàn bộ chuỗi giá trị. Liệu các nhà sản xuất có thể tiến thêm một bước từ phương thức CMT sang sản xuất hàng thiết kế từ đầu hay sản phẩm có thương hiệu nguyên bản hay không còn tùy thuộc vào việc tổ chức chuỗi cung ứng (xem phụ lục 4A). Có thể thiết lập các kênh sao cho những nhà sản xuất nhỏ trong nước có thể tiếp cận đầu vào và thị trường nước ngoài thông qua việc thành lập các công ty thương mại theo mô hình Đông Á (chương 3) hoặc ký hợp đồng gia công với các công ty đa quốc gia.

Bảng 4.4. So sánh các biến số chi phí sản xuất chính của áo sơ mi Polo, Trung Quốc và Việt nam

Bảng số liệu Trung Quốc Việt Nam

1.0 Tỉ lệ sai hỏng và thải loại trung bình: nêu các loại khác nhau (3)1.1 Tỉ lệ hỏng tại nhà máy 2–3% 1–3%1.2 Khách hàng không chấp nhận sản phẩm 0% 0–1%2.0 Tỉ lệ lãng phí, thất thoát trung bình: nêu các loại khác nhau, % tổng số2.1 Lãng phí trong sản xuất: vụn vải, từ vải đến khi thành

áo Polo, trọng lượng 5–10% 1–7%

2.2 Thất thoát, mất cắp — 0%3.0 Điện3.1 Điện lưới, kwh $0,13 $0,073.2 Điện máy nổ, kwh, tự phát điện — $0,103.3 Tỉ lệ mất điện lưới trong tháng 0–10% 7–10%4.0 Nước, m3 $0,59–$0,61 $0,31–$0,455.0 Nhiên liệu và xăng dầu, lít $0,87–$0,96 $0,36–$0,876.0 Năng suất và hiệu quả6.1 Biên độ năng suất lao động, chiếc/người/ngày 18–35 8–146.2 Năng suất lao động trung bình, chiếc/người/ngày 25 126.3 Sử dụng điện lưới, kwh/1.000 chiếc 49–196 132–3446.4 Tiền điện, 1.000 chiếc $6–$24 $8–$256.5 Sử dụng nước, m3/1.000 chiếc 3–14 3–156.6 Tiền nước, 1.000 chiếc $2–$8 $1–$7

6.7 Sử dụng nhiên liệu, xăng dầu, lít/1.000 chiếc 0,5–5,0 1–136.8 Tiền nhiên liệu, xăng dầu, 1.000 chiếc $1–$5 $1–$136.9 Vận chuyển, km-tấn $0,27–$0,30 $0,12–$0,25

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Chi phí trong bảng chỉ phản ánh hoạt động gia công. — = không có số liệu.

Page 88: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

66 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Vì các nhà sản xuất Việt Nam chủ yếu dựa vào phương thức CMT nên không thể so sánh một cách chặt chẽ kết quả phân tách cấu thành chi phí sản xuất ở Trung Quốc và Việt Nam. Vì thế, để phân tích, chúng tôi đã mô phỏng chi phí sản xuất áo sơ mi Polo ở Việt Nam, với việc sử dụng vải nhập khẩu và giả định ba tỉ lệ phụ trội giá thành khác nhau: 10%, 20% và 30%. Ngay cả khi chúng tôi giả định tỉ lệ phụ trội giá thành là 30% thì các nhà sản xuất ở Việt Nam vẫn có thể bán được với giá bán thấp hơn giá áo sơ mi Polo sản xuất ở Trung Quốc đến hơn 1 Đô-la (hình 4.3). Với tỉ lệ lợi nhuận 10%, các nhà sản xuất ở Việt Nam có thể bán áo sơ mi Polo thấp hơn nhà sản xuất Trung Quốc đến 1,65 Đô-la.

Bên cạnh đó, những rào cản khác ít quan trọng hơn ở Việt Nam gồm có:

• Sử dụng quá nhiều điện, nước, nhiên liệu. Việc các nhà sản xuất Việt Nam sử dụng một lượng lớn điện, nước và nhiên liệu một phần – chứ không hoàn toàn – là do giá tiện ích ở Việt Nam thấp. Vì thế, mặc dù đơn giá của các dịch vụ tiện ích ở Việt Nam chỉ bằng một phần ba đến một nửa giá tương ứng ở Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại sử dụng gấp hơn hai đến

hình 4.3. chi phí sản xuất chính và các khoản mục cấu thành lợi nhuận trong sản xuất áo sơ mi Polo ở Trung Quốc và Việt nam

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Số liệu dựa trên giả định các nhà sản xuất theo phương thức CMT ở Việt Nam đã chuyển sang sản xuất đồ may mặc theo phương thức FOB với đầy đủ các dịch vụ, với nguyên liệu thô do tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) cung cấp và tỉ lệ phụ trội giá thành 30%.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Giá bán

Nguyên liệu th

ô

Nhân công

Nguyên liệu đóng gói

chi p

hí hành ch

ính/

chi p

hí quản lý

Tiền xăng dầu/nước

Tiền điện

Sửa chữa, d

uy tu

Tiền thuê

Chi phí tà

i chính

các c

hi phí k

hác

tổng lợ

i nhuận.

Đôl

a/ch

iếc

Chi phí sản xuất

Trung Quốc Việt Nam

Page 89: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành may mặc 67

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

ba lần lượng điện, nước và nhiên liệu để sản xuất ra cùng một lượng đầu ra với cùng một chất lượng như nhau. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải trả nhiều tiền cho các dịch vụ tiện ích hơn doanh nghiệp Trung Quốc. Một trong các yếu tố chính đứng đằng sau việc sử dụng điện quá nhiều còn là do thiết bị cũ kỹ. Ví dụ, thiết bị sử dụng để sản xuất áo sơ mi Polo ở Việt Nam thường có tuổi thọ từ 4 đến 13 năm, trong khi ở Trung Quốc chỉ từ 1,1 đến 2,5 năm. Hơn nữa, giá tiện ích tương đối rẻ có thể không còn là một lợi thế lâu dài của các doanh nghiệp Việt Nam nữa. Việt Nam đang thiếu điện trầm trọng, và đầu tư để tăng năng suất đòi hỏi phải tăng giá điện để đảm bảo khả năng bền vững về tài chính. Chính phủ cũng đang có kế hoạch để áp dụng giá thị trường trong ngành điện.

• Những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ gặp phải trong việc tiếp cận đất công nghiệp và tài chính. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hỗ trợ phát triển công nghiệp nhưng không có một chính sách đất đai thống nhất cho DNN&V. Các nhà xuất khẩu lớn được hưởng ưu đãi tiếp cận đất đai và nguồn tài chính. Công ty tư nhân chịu trách nhiệm quản lý các khu công nghiệp của đất nước thì lại ưu tiên doanh nghiệp chế tạo lớn, mà những doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp vốn FDI. Cũng như ở Trung Quốc, những doanh nghiệp lớn đó có thể sử dụng rất nhiều cơ sở vật chất trong các khu công nghiệp được thiết kế hợp lý (chương 3). Trái lại, chính sách đất đai khắt khe hơn áp dụng cho DNN&V đang hạn chế phạm vi mở rộng của những doanh nghiệp này.

Khuyến nghị chính sách

Hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam đều chỉ giới hạn trong các hoạt động gia công CMT giá trị thấp, trong đó người mua cũng là người cung cấp đầu vào. Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp trong nước lại bị mắc kẹt trong sản xuất năng suất thấp, giá trị thấp, chỉ đáp ứng được thị trường nội địa. Phân tích chuỗi giá trị của chúng tôi cho thấy, chi phí sản xuất áo sơ mi bằng phương thức CMT ở Việt Nam rất cạnh tranh so với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không tạo lập được một ngành dệt nội địa và một chuỗi cung ứng phụ liệu mạnh, hiệu quả ở Việt Nam thì việc mở rộng sản xuất xuất khẩu cũng không mang lại một tỉ lệ nội địa hóa cao trong phần gia tăng giá trị. Đó là lý do vì sao Việt Nam phải vẫn bị thâm hụt thương mại cho dù tăng trưởng xuất khẩu mạnh, và vì sao cải cách cơ cấu và cải cách ngành cực kỳ thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Ngành may đang đòi hỏi phải đầu tư gấp vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn. Các ngành thượng nguồn – như vải và tách bông – đòi hỏi lao động có tay nghề và vì chúng cần nhiều vốn nên cũng đòi hỏi FDI.8 Ngành hạ nguồn – thiết kế và marketing – cần hỗ trợ kỹ thuật. Các nhà sản xuất cần được liên kết chặt chẽ hơn với người mua và người cung ứng để họ có thể điều chỉnh thiết kế sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn và rút ngắn thời gian sản xuất. Vì người mua và các công ty thu gom hiện đang đặt ra các tiêu chuẩn

Page 90: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

68 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

sản phẩm và kỹ thuật cũng như cung cấp trang thiết bị sản xuất nên các công ty may ở Việt Nam chưa xây dựng được năng lực kỹ thuật và thiết kế tại chỗ để cho phép họ thoát khỏi tình trạng thầu phụ và trở thành người phát triển sản phẩm và thương hiệu của chính mình. Vì thế, cần một chiến lược đầu tư dài hạn vào thiết kế, marketing và tạo mẫu mã mới. Thiếu những chiến lược như vậy là lý do chính vì sao Việt Nam có rất ít thương hiệu thời trang nổi tiếng, cho dù nước này là một trong 10 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

Cần ưu tiên nâng cao tay nghề công nhân. Kinh nghiệm ở các nước khác cho thấy hiệu suất và chất lượng lao động có thể được cải thiện nhờ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật trong những doanh nghiệp được quản lý tốt. Trong trường hợp này, khoảng cách về tính hiệu quả sẽ được thu hẹp nhờ sự lan tỏa từ các công ty hoạt động tốt và có kinh nghiệm quản lý tốt, có sự cọ xát thường xuyên với thị trường toàn cầu, mức độ khai thác công suất cao hơn và sự liên kết chặt chẽ hơn của DNN&V với doanh nghiệp lớn (chương 3).

Thành công cũng xoay quanh khả năng tạo ra được sự liên kết trong nước giữa các doanh nghiệp và sự liên kết quốc tế giữa các nhà sản xuất và thị trường nước ngoài. Biện pháp để tạo ra được những mối liên kết đó là thành lập các công ty thương mại, phát triển các cụm công nghiệp, khuyến khích gia công và tăng cường kết nối xã hội thông qua một cộng đồng đa sắc (chương 3).

Để giải quyết những rào cản nội tại khác, ít quan trọng hơn, Việt Nam có thể tạo thuận lợi tiếp cận đầu vào (bên cạnh việc cải thiện các dịch vụ kho vận thương mại) thông qua ba nhóm giải pháp sau:

• Dỡ bỏ mọi loại thuế nhập khẩu đối với đầu vào ngành may. Hiện nay chỉ có các nhà xuất khẩu là được phép nhập đầu vào miễn thuế, và mọi hàng hóa cuối cùng không dùng để xuất khẩu đều phải chịu thuế nhập khẩu. Dỡ bỏ tất cả những loại thuế này sẽ cho phép các nhà xuất khẩu bán lại nguyên vật liệu thải loại của mình (giảm chi phí sản xuất được 1%) và thúc đẩy mối liên kết giữa các nhà xuất khẩu lớn và các công ty sản xuất nội địa nhỏ. Việc tăng cường mối liên kết sẽ giúp tăng năng suất và sản lượng của các công ty nhỏ, và cho phép các công ty xuất khẩu lớn có thể linh hoạt hơn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn.

• Thu hẹp khoảng cách trong chuỗi giá trị. Việt Nam có thể xây dựng được ngành dệt có năng lực cạnh tranh bằng cách tranh thủ lợi thế của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng bông. Điều này đòi hỏi phải khuyến khích đầu tư vào ngành xe sợi và dệt để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Những ngành này đều là ngành sử dụng nhiều lao động, công nghệ và kỹ năng. Vì thế, thu hút FDI, nhất là hình thức phối hợp với vốn trong nước, và tăng cường đào tạo kỹ năng đóng vai trò sống còn để làm cho những công đoạn này trong chuỗi giá trị có thể cạnh tranh được.

Page 91: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành may mặc 69

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

• Xây dựng các khu công nghiệp “ăn liền” (plug-and-play) ở những vùng có tiềm năng cung cấp đầu vào. Trung Quốc đã cho thấy các khu công nghiệp “ăn liền” đã giúp vượt qua đồng thời nhiều trở ngại bằng cách tạo cho doanh nghiệp có khả năng tiếp cận ưu đãi đến đất công nghiệp, các khu nhà xưởng khung được lắp sẵn theo tiêu chuẩn, và nhà ở cho công nhân, cũng như cơ sở vật chất cho đào tạo và các trung tâm một cửa để nộp đơn, nhận giấy phép và hoàn thành các thủ tục hành chính khác. Khu công nghiệp làm giảm đáng kể chi phí tài trợ và rủi ro của những doanh nghiệp nhỏ nhưng hiệu quả - mà nếu không có cơ sở này thì các doanh nghiệp đó chưa đủ lớn về qui mô hay tiềm lực tài chính để có thể vay vốn ngân hàng – nhờ đó, họ có thể dễ dàng trở thành doanh nghiệp qui mô vừa. Đây là cách Trung Quốc đã tránh được hiện tượng khuyết khoảng giữa. Việt Nam không thiếu khu công nghiệp. Thực ra, Việt Nam có quá nhiều nhưng rất ít khu công nghiệp hoạt động đúng cách. Điều then chốt dường như nằm ở chỗ: (i) lựa chọn những cụm có khả năng phát triển mối liên kết xuôi và ngược giữa các doanh nghiệp, (ii) khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ chuyển vào hoạt động trong khu công nghiệp; và (iii) xây dựng được những chính sách rõ ràng coi trọng vai trò của các doanh nghiệp sản xuất lớn thuộc khu vực tư nhân.

Việt Nam có thể tìm cách phát triển các cụm có tính cạnh tranh, ở đó doanh nghiệp lớn kết nối được với doanh nghiệp nhỏ. Phương thức CMT cho các công ty may Việt Nam cơ hội tăng cường năng lực hoạt động và quản lý mà không đòi hỏi nhiều nguồn lực khan hiếm hay phải chấp nhận rủi ro, nhưng các nhà sản xuất Việt Nam hiện nay đang ở thời điểm phải đầu tư tiếp để nâng cao năng lực cạnh hơn nữa. Liên kết theo cụm giữa các doanh nghiệp sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu lớn và giúp cho họ thành công.

Phụ lục 4A. chuyển từ sản xuất theo phương thức cMT sang phương thức FOB trong sản xuất áo sơ mi Polo

Bảng 4A.1 minh họa kịch bản các công ty gia công may Việt Nam hoạt động theo một thỏa thuận FOB cơ bản nhất. Theo kịch bản này, người mua sẽ chỉ định nhà cung ứng nguyên liệu thô, còn doanh nghiệp Việt Nam sẽ tự thu xếp việc mua vải và các nguyên liệu khác cho mình.9 Theo cách này và giả định giá thị trường hiện tại để vận chuyển từ tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, đến Hà Nội là 650 Đô-la trên một khối tương đương 20 fit, bao gồm tất cả các chi phí bốc dỡ và vận chuyển nội địa ở Việt Nam, thì một doanh nghiệp Việt Nam điển hình có khả năng mua vải với giá 1,82 Đô-la cho một chiếc áo Polo và các nguyên liệu khác với giá 0,57 Đô-la. Nếu cộng thêm các vật liệu khác, chi phí chuyên chở, chi phí chung dự tính và các chi phí sản xuất khác (kể cả nhân công) thì các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng sản xuất áo Polo chất lượng xuất khẩu tương tự như những gì đã nêu trong phân tích chuỗi giá trị với giá thành 3,13 Đô-la một chiếc.

Page 92: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

70 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Với chi phí sản xuất 3,13 Đô-la một chiếc áo Polo, các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế.10 Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam ngay lập tức từ bỏ phương thức sản xuất CMT và bắt đầu chuyển ngay sang phương thức FOB, nhất là những thỏa thuận FOB rất phức tạp (loại II và loại III). Những thỏa thuận FOB phức tạp này – trong đó người mua gửi mẫu và doanh nghiệp Việt Nam tự tìm nhà cung ứng cho mình hoặc doanh nghiệp Việt Nam tiến hành sản xuất đồ may mặc dựa trên thiết kế của chính mình – thường đòi hỏi phải có nguồn vốn mạnh để tổ chức chuỗi cung ứng phù hợp và xây dựng năng lực thiết kế, và điều đó đòi hỏi phải có thời gian. Chỉ có thể chấm dứt chiến lược CMT, được xây dựng dựa vào chi phí nhân công ổn định và năng lực cạnh tranh sản xuất, sau khi đã tính toán kỹ càng chi phí liên quan đến cách thức quản lý chuỗi cung ứng phức tạp hơn mà phương thức FOB loại II và loại III yêu cầu.

chú thích

1. CMT là hình thức sản xuất đồ may mặc trong đó công ty may được người mua hoặc công ty thu gom nước ngoài cung cấp mọi đầu vào và chỉ thực hiện các công đoạn cắt, ghép, may quần áo. Trong sản xuất đồ may mặc theo phương thức FOB, công ty may chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất, kể cả việc mua sắm (tìm nguồn và ứng vốn) nguyên liệu thô, hàng hóa bán thành phẩm, và tiến hành cắt; thực hiện các chức năng CMT và hoàn thành. Trong bối cảnh này, FOB có nghĩa là người mua và công ty thu gom không cung cấp đầu vào và nhận sản phẩm cuối cùng do nhà sản xuất giao. Xem Phạm và cộng sự (2013) phần mô tả chi tiết về ngành này ở Việt Nam.

2. Trong báo cáo này, phân loại doanh nghiệp dựa vào GDS (2011). Phép so sánh phù hợp nhất về ngành trong nghiên cứu này bao gồm cách phân loại theo hệ thống

Bảng 4A.1. chi phí sản xuất FOB cho một chiếc áo Polo ở Việt nam với vải nhập khẩu từ Trung QuốcĐơn vị: Đô-la

Cấu thành chi phí Ước tính trên

1 chiếc

Vải, FOB, Quảng Châu, Trung Quốca 1,82Các vật liệu khác, FOB, Quảng Châu, Trung Quốca 0,57Vận chuyển đường biển, thủ tục hải quan và các chi phí khác có liên quan, Quảng Châu – Hà Nộib

0,03

Chi phí chung: quản lý chuỗi cung ứng, lãi suất và các chi phí khác, 10% chi phí nguyên liệu thô 0,23

Các chi phí sản xuất khác, kể cả nhân côngc 0,48Tổng chi phí, FOB, Hà Nội 3,13

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: a. Dựa trên giá ở Quảng Châu, trừ thuế giá trị gia tăng thu trên hàng bán trong nội địa ở Trung Quốc.b. Bao gồm chi phí vận chuyển nội địa và các chi phí khác ở Việt Nam. Giả định không có thuế nhập khẩu ở Việt Nam.c. Chi phí trung bình của các doanh nghiệp được phỏng vấn ở Việt Nam.

Page 93: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành may mặc 71

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

phân loại công nghiệp ở Trung Quốc, trong đó doanh nghiệp nhỏ có dưới 300 lao động, doanh thu dưới 30 triệu nhân dân tệ, và có ít hơn 40 triệu nhân dân tệ giá trị tài sản. Doanh nghiệp vừa sử dụng từ 300 đến 2.000 lao động, doanh thu từ 30-300 triệu nhân dân tệ và giá trị tài sản từ 40-400 triệu nhân dân tệ. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ sử dụng dưới 50 lao động, và doanh nghiệp vừa sử dụng từ 51 đến 200 lao động. Trong mỗi cách phân loại này còn có tiêu chí phân loại chi tiết hơn, chẳng hạn như doanh nghiệp vi mô (có dưới 10 lao động).

3. Trong thỏa thuận sản xuất ở Việt Nam, các nhà sản xuất trong nước dự kiến sẽ phải chịu mọi chi phí sản xuất, kể cả việc duy tu máy móc thiết bị và vật liệu đóng gói, còn người mua chỉ cung cấp nguyên liệu thô.

4. Tỉ lệ hoàn thuế và danh sách các chi tiết đủ điều kiện để được hoàn thuế thay đổi thường xuyên tùy vào sự đánh giá xu hướng của các nhà hoạch định chính sách , chẳng hạn như dựa vào triển vọng giá cả toàn cầu và sự phát triển thị trường nội địa.

5. Thí dụ, CSC9000t—Qui định tuân thủ xã hội 9000 của Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp dệt may—qui tắc ứng xử trong ngành dệt may được Hội đồng Dệt may quốc gia Trung Quốc ban hành năm 2005. Bộ qui tắc này mới và do đó, chỉ có một số ít doanh nghiệp tham gia. Ngoài ra, bộ qui tắc này không bắt buộc và cũng không được kiểm chứng độc lập.

6. Xem Phụ lục A về chú thích đằng sau phân tích chuỗi giá trị của chúng tôi. 7. Sơ đồ chuỗi giá trị trong mục này phản ánh số liệu từ các doanh nghiệp định

hướng xuất khẩu có thành tích hoạt động tốt nhất. 8. Thí dụ, năm 2009, để xây một nhà máy may lớn chỉ tốn từ 3-5 triệu đô-la, nhưng

một xưởng dệt tốn 12-25 triệu đô-la và một xưởng xe sợi tốn 50-70 triệu đô-la, một số tiền khổng lồ đối với bất kỳ chủ nhà máy may nào. Xem Birnbaum (2009).

9. Hoạt động được doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp ở một số nước khác gọi là phương thức FOB rất khác nhau trong quan hệ hợp đồng với người mua. Có thể phân chia các hoạt động FOB thành ba loại chính. Trong loại thứ nhất, FOB loại I, doanh nghiệp Việt Nam mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung ứng do người mua nước ngoài chỉ định. Trong loại thứ hai, FOB Loại II, doanh nghiệp Việt Nam nhận mẫu quần áo từ người mua nước ngoài và tự thu xếp các thỏa thuận mua đầu vào cần thiết. Trong loại thứ ba, FOB Loại III, doanh nghiệp Việt Nam tiến hành sản xuất đồ may mặc dựa trên thiết kế của mình mà không có bất kỳ cam kết trước nào với người mua nước ngoài. Chúng tôi xét FOB Loại I trong thí dụ ở đây.

10. Ước tính chi phí sản xuất này dựa trên giả định rằng doanh nghiệp Việt Nam được khách hàng yêu cầu phải mua vải và các vật liệu khác từ các nhà cung cấp Trung Quốc tương tự như những doanh nghiệp đang cung cấp cho doanh nghiệp may Trung Quốc được khảo sát trong phân tích chuỗi giá trị của chúng tôi. Kịch bản này chỉ mang tính giả thuyết và cần được sử dụng như một căn cứ để ra quyết định đầu tư, nhất là liên quan đến giá vải. Các nhà cung ứng được lựa chọn (những công ty đủ điều kiện được những công ty bán lẻ lớn lựa chọn) thường đòi phụ thu trên các nguyên liệu của họ vì họ có quan hệ với chuỗi cung ứng hiện tại của những khách hàng lớn. Điều này không được xét đến trong kịch bản của chúng tôi.

Page 94: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

72 Ngành may mặc

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Tài liệu tham khảo

Birnbaum, David. 2009. “Analysis: The New Garment Supplier: Where, Who, What (Part II).” just-style.com, May 26. http://www.just-style.com/comment/where-who-what-part-ii _id104250.aspx.

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic ReNguồn Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

Pham, Duc Minh, Deepak Mishra, Kee-Cheok Cheong, John Arnold, Anh Minh Trinh, Huyen Thi Ngoc Ngo, and Hien Thi Phuong Nguyen. 2013. Trade Facilitation, Value Creation, and Competitiveness: Policy Implications for Vietnam’s Economic Growth. Vol. 2. Hanoi: World Bank.

Page 95: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   73 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Ngành da

Ngành da ở Việt Nam có định hướng xuất khẩu rất mạnh. Tuy nhiên, hầu hết các nhà xuất khẩu đều là công nghiệp sở hữu nước ngoài; các công ty trong nước chủ yếu sản xuất cho thị trường nội địa. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp. Khách hàng nước ngoài cung cấp đầu vào và thiết kế. Chi phí lao động thấp và có tính cạnh tranh cao, nhưng đại bộ phận công nhân không có tay nghề hay kiến thức chuyên môn. Hậu quả là năng suất lao động thấp, nhất là so sánh với Trung Quốc. Một trở ngại khác là thiếu các ngành sản xuất đầu vào. Đầu vào phải nhập khẩu. Chi phí điện nước cao chủ yếu là do lãng phí, hiệu suất thấp và cả trình độ quản lý thấp. Có thể giải quyết tình trạng thiếu lao động có tay nghề thông qua đào tạo và tạo điều kiện di cư nông thôn-thành thị. Việc sử dụng các nguồn cung ứng da nhập khẩu mới, thí dụ nhập da từ Êtiôpia, có thể giúp cắt giảm chi phí. Cần tăng cường năng lực thiết kế và kỹ thuật trong nước cần thiết để phát triển các dây chuyền sản xuất trong nước. Cần khuyến khích FDI để tập trung vào những công đoạn đầu trong quá trình sản xuất như thuộc da. Cần giảm dần tiến tới bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu da.

Mô tả ngành

Giày dép da và sản phẩm da chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp ở Việt Nam và gần 10% doanh thu xuất khẩu của đất nước. Hàng năm, Việt Nam sản xuất trên 800 triệu đôi giày da, 120 túi da, và 150 triệu feet vuông sản phẩm da thuộc, trong đó trên 90% dành cho xuất khẩu. Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu giày dép da lớn nhất thế giới. Ngành giày dép da toàn cầu có kim ngạch xuất khẩu kỷ lục trị giá 47,9 tỉ Đô-la năm 2008. Năm 2009, trên 40 tỉ Đô-la sản phẩm da đã được giao dịch. Trung Quốc, nước xuất khẩu da lớn nhất (8,3 tỉ Đô-la), chiếm 19,8% thị trường toàn cầu, tiếp theo là Ý (6,8 tỉ Đô-la hay 16,1%) và Việt Nam (2,3 tỉ Đô-la hay 7,9%) (hình 5.1).

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, ngành da Việt Nam sử dụng khoảng 632.000 công nhân năm 2009. Vì phần lớn sản xuất giày da đều thực hiện thông qua các hợp đồng thầu phụ nên ngành có sự hiện diện khá đồng đều

CHƯơng 5

Page 96: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

74 Ngành da

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Doanh nghiệp nhỏ chiếm 51% sản phẩm da ở Việt Nam, so với 40% ở Trung Quốc. Cơ cấu lực lượng lao động được tuyển dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm da giữa hai nước không giống nhau: 55% lực lượng công nhân ở Trung Quốc là nam giới, trong khi ở Việt Nam, ngành lại chủ yếu sử dụng lao động nữ (82%).

Để dẫn chiếu cho phân tích của mình, chúng tôi sử dụng sản phẩm giày da loafer của nam giới và kết quả kinh doanh của mẫu đại diện gồm 14 doanh nghiệp Trung Quốc và 12 doanh nghiệp Việt Nam. Giống ngành may mặc, ngành da hướng mạnh về xuất khẩu. Mặc dù doanh nghiệp nhỏ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong ngành ở Việt Nam nhưng hầu hết các nhà xuất khẩu lại là doanh nghiệp quốc doanh lớn hoặc do nước ngoài sở hữu. Một nửa sản lượng xuất khẩu giày ở Việt Nam do một nhà sản xuất sở hữu nước ngoài đóng góp, trong khi đa số các công ty trong nước chỉ sản xuất giày phục vụ thị trường nội địa.1 Một điểm nữa tương tự như ngành may mặc là hầu hết các doanh nghiệp da giày ở Việt Nam sản xuất theo hợp đồng như các công ty gia công sản phẩm. Người mua nước ngoài (nhà thầu) cung cấp đầu vào và mẫu mã thiết kế. Đối tác nước ngoài cũng chịu trách nhiệm về công tác marketing sản phẩm cuối cùng và các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng.

Trong số 819 doanh nghiệp sản xuất giày da có đăng ký chính thức năm 2010 còn đang hoạt động, 235 doanh nghiệp (hay 28,7%) do nước ngoài sở hữu một phần hoặc hoàn toàn, 77 doanh nghiệp (9,4%) là doanh nghiệp tư nhân

Trung Quốc

Ý

Việt Nam

Hồng Công (Trung Quốc)Đức

Các nước khác

Hình 5.1. những nước xuất khẩu giày dép da hàng đầu trên thế giới, năm 2009

Nguồn: GDS, 2011.

Page 97: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành da 75

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

trong nước, và 507 doanh nghiệp (61,9%) là DNNN. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều do nước ngoài sở hữu một phần hay hoàn toàn.

Chi phí sản xuất giày Loafer da cừu của nam giới chất lượng xuất khẩu ở Trung Quốc là 16,17 Đô-la một đôi (9,39 Đô-la một đôi trên thị trường nội địa).2 Ở Việt Nam, giống như ngành may mặc, tuyệt đại bộ phận ngành giày chỉ làm công đoạn gia công cuối cùng (1,75 Đô-la một đôi), và nguyên liệu đầu vào (thường loại trừ nguyên liệu đóng gói và qui trình đóng hộp) đều do người mua cung cấp. Trong đó không bao gồm chi phí nguyên liệu thô (da cừu), yếu tố thường đóng góp tỉ lệ lớn nhất trong giá thành sản xuất giày. Ở Trung Quốc, chi phí trung bình liên quan đến tất cả nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất giày Loafer chất lượng xuất khẩu chiếm khoảng 36% tổng giá thành. Vì thế, việc so sánh chi phí sản xuất với Việt Nam không đơn giản vì Việt Nam sử dụng phương thức sản xuất CMT.

Phân tích chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng của chúng tôi cho thấy các nhà sản xuất Việt Nam trong ngành công nghiệp giày da có tính cạnh tranh cao, chủ yếu nhờ chi phí nhân công rẻ (bảng 5.1).

Thành công cho đến nay của Việt Nam nhờ vào khả năng tận dụng lợi thế lao động rẻ. So với Trung Quốc, lợi thế này rất lớn và dường như đã lấn át điểm bất lợi trong các chi phí khác liên quan đến sản xuất giày da (hình 5.2). Ngoài ra, tiềm năng tăng năng suất ở Việt Nam còn nhiều.

Vì sao Việt Nam vẫn chưa mở rộng thị phần toàn cầu của mình trong phân khúc thị trường này? Và vì sao chưa có những luồng đầu tư lớn vào ngành? Câu trả lời nằm ở chỗ năng suất thấp do tay nghề của người lao động thấp và quản lý dây chuyền sản xuất yếu. Những vấn đề này có thể khắc phục được nhờ đào tạo và nâng cao năng lực.

Tuy nhiên, cần xây dựng ngành công nghiệp đầu vào, và điều này cần thời gian. Một bài học về sản xuất của Trung Quốc là sản xuất số lượng lớn không nhất thiết cần cơ sở vật chất phục vụ sản xuất ở qui mô lớn. Có thể đạt được mục tiêu đó mà vẫn duy trì quy mô tương đối nhỏ bằng cách tiết giảm chi phí chung và nâng cao tỉ lệ sử dụng máy móc thiết bị và lao động.

Trong khi đó, chi phí vận chuyển thấp và giá dịch vụ tiện ích rẻ đang góp phần đáng kể vào giảm chi phí sản xuất giày da Loafer ở Việt Nam. Đơn giá tiền nước chỉ bằng một nửa đến hai phần ba giá nước ở Trung Quốc, và đơn giá nhiên liệu thì bằng khoảng một phần ba. Cho dù đơn giá thấp hơn nhưng tổng tiền điện mà doanh nghiệp Việt Nam phải trả cao gấp hai đến ba lần doanh nghiệp Trung Quốc. Các công ty ở Việt Nam sử dụng điện nhiều gấp

Bảng 5.1. Chi phí sản xuất theo phương thức CMT đối với giày da cừu Loafer ở Trung Quốc và Việt nam Đơn vị: Đô-la

Trung Quốc Việt Nam

1,73–6,81 1,30–2,96

Nguồn: GDS, 2011.

Page 98: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

76 Ngành da

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

năm lần đối tác của họ ở Trung Quốc. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trong việc sử dụng nước. Tổng chi phí điện nước cao hơn là do lãng phí, sử dụng không hiệu quả, và quản lý kém (bảng 5.2). Thiết bị ở Việt Nam cũng cũ kỹ và lạc hậu hơn so với Trung Quốc.3

Tuy các nhà sản xuất Việt Nam có khả năng cạnh tranh nhờ tiền công thấp nhưng ngành da lại phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu thô nhập khẩu và tụt hậu so với Trung Quốc về vị thế thị trường tại các thị trường chính ở Liên minh châu Âu và Mỹ. Đánh giá sâu hơn về các doanh nghiệp có thành tích hoạt động tốt nhất ở Trung Quốc và Việt Nam giúp ta biết được về những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Giống như các công ty sản xuất áo Polo, những nhà xuất khẩu giày da của Việt Nam thường là doanh nghiệp lớn của nhà nước hoặc do nước ngoài sở hữu. Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu chỉ làm thầu phụ cho doanh nghiệp lớn. Xét về mặt này, họ gắn kết tốt hơn các nhà sản xuất tương tự trong ngành may mặc. Tuy nhiên, tất cả các DNNN, sở hữu nước ngoài hay tư nhân trong nước đều lệ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu vì thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ. Điều này đã làm suy yếu chuỗi cung ứng của ngành da giày theo nhiều cách, kể cả việc giao hàng đúng hẹn, và do đó đã làm giảm khả năng sinh lời của ngành.

–500

–400

–300

–200

–100

0

100

200

Chi phí nhân công (trực tiếp)

Tay nghề công nhân

Kỹ năng chủ doanh nghiệp

chi phí đầu vào

Thành phần chi phí

chi phí vốn kho vận chi phí khác

Đồn

g xu

Đô-

la

Hình 5.2. Chi phí sản xuất một đôi giày da Loafer ở Việt nam so với chi phí ở Trung Quốc

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Tay nghề công nhân phản ánh hiệu quả lao động.

Page 99: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành da 77

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Tiềm năng

Thành tích của Việt Nam trong sản phẩm da cũng hứa hẹn như trong ngành may mặc. Tiềm năng trong ngành sản xuất sản phẩm da bắt nguồn từ nhiều yếu tố:

• Thuê công nhân Việt Nam tốn ít chi phí. So với Trung Quốc, chi phí lao động có tay nghề chỉ bằng một nửa (119–140 Đô-la/tháng), và chi phí lao động phổ thông chưa bằng một phần ba (78–93 Đô-la/tháng).

• Việt Nam có 25% lợi thế về chi phí sản xuất so với Trung Quốc nhờ chi phí lao động rẻ hơn và vì ngành da thậm chí còn sử dụng nhiều lao động hơn ngành may mặc. Ở Trung Quốc, chi phí nhân công chiếm 40% tổng chi phí sản xuất trong ngành sản xuất đồ da, so với chỉ 10% trong ngành may mặc.

• Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào thương mại thế giới, kể cả thông qua ASEAN, WTO và đang đàm phán TPP. Đây là cơ hội lớn cho

Bảng 5.2. So sánh các chỉ số chính trong sản xuất giày da Loafer ở Trung Quốc và Việt nam

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Nhà máyTỉ lệ huy động công suất, % 90 60–98Công suất thiết kế, chiếc/ngày 350–650 5.000–20.000Tỉ lệ lao động vắng mặt, % 1 2

Tiền lương, tiền công trung bình hàng tháng Có tay nghề $296–$562 $119–$140 Phổ thông $237–$488 $78–$93

Số ngày vận hành trong tháng 26–28 25–29

Tuổi thọ trung bình các thiết bị chính, năm 3,0–5,3 4,7–10,0

Sản lượng thành phẩm chính xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp, không qua thu gom hoặc môi giới, % 0 100Xuất khẩu gián tiếp thông qua công ty thu gom trong nước, % 0–100 0Xuất khẩu gián tiếp thông qua công ty thu gom nước ngoài, % 0 0

Sản lượng, thành phẩm chính tiêu thụ trong nướcBán trực tiếp cho các đơn vị bán buôn, bán lẻ không qua thu gom, %

0–100 0

Bán trực tiếp tại các đại lý, cửa hàng hay gian hàng giới thiệu sản phẩm, %

0 0

Bán gián tiếp qua thu gom, thương lái trong nước, % 0 0

Giá thành đơn vị/chiếc $9,39–$16,17 $1,30–$3,04

Giá bán trung bìnhTại cổng nhà máy $11,54–$19,82 0Bán buôn $12,03–$20,86 0Giá FOB $4,05–$21,75 $3,63–$4,92

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Số liệu của Việt Nam chỉ phản ánh sản xuất gia công.

Page 100: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

78 Ngành da

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

ngành da để tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến cũng như những thị trường rộng lớn hơn.4 Mặc dù ngành phải tuân thủ những qui tắc ràng buộc nhất định do những tổ chức này áp đặt nhưng ngành cũng được lợi từ việc tăng cường hợp tác kinh tế và sự đối xử bình đẳng giữa các thành viên. Hiện nay, ngành đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất da giày trong khu vực và trên thế giới.

• Cũng như ngành may mặc, thị trường nội địa cho sản phẩm da ở Việt Nam rất rộng lớn và đang tăng trưởng. Tuy nhiên, về phía cầu, trong số 130 triệu đôi giày bán trên thị trường nội địa, hơn 70% là giày nhập khẩu chứ không phải do các nhà sản xuất trong nước cung cấp.

những trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh

Ngành da giày đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp da giày lại chịu nhiều thách thức ở trong nước, rất nhiều trong số đó tương tự như các doanh nghiệp trong ngành may mặc. Để duy trì lợi thế cạnh tranh về giá so với các đối thủ ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, ngành da ở Việt Nam phải vượt qua những thách thức sau đây:

• Năng suất tương đối thấp do thiếu lao động bán lành nghề giá rẻ.• Thực tế trên 70% nguyên liệu thô và các đầu vào khác phải nhập khẩu.• Thiếu năng lực kỹ thuật và thiết kế trong nước để xây dựng thương hiệu

độc lập và các dây chuyền sản phẩm; phần lớn công nghệ và phương thức sản xuất giày ở Việt Nam đều do các công ty sản xuất thiết bị ban đầu do nước ngoài sở hữu thực hiện.

• Chi phí nhân công trong nước đang tăng dần.

Rào cản nội tại lớn nhất của ngành là đa phần công nhân làm việc trong ngành đều thiếu kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong sản xuất đồ da. Hậu quả là năng suất lao động ở Việt Nam thấp hơn các nước khác trong khu vực. Tại Việt Nam một công nhân có thể làm được 1,3 – 5,8 đôi giày một ngày, trong khi công nhân Trung Quốc có thể sản xuất 3-7,2 đôi giày một ngày. Năng suất lao động thấp rõ ràng là một rào cản trong quá trình sản xuất. Chênh lệch tiền công giữa lao động có tay nghề và lao động phổ thông ở Trung Quốc chỉ là 14% nhưng ở Việt Nam lên đến 34%. Tuy Trung Quốc có thể cũng thiếu lao động phổ thông nhưng sự khác biệt tiền công không đáng kể này chứng tỏ ngay cả lao động phổ thông ở Trung Quốc cũng cần ít sự giám sát hơn các đồng nghiệp của họ ở Việt Nam.

Giống như ngành may, ngành da ở Việt Nam cũng bị hạn chế bởi một thực tế là phần lớn nhu cầu đầu vào đều được đáp ứng bằng cách nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là ngành rất dễ bị tổn thương trước sự bấp bênh của thị trường về giá cả và mức độ sẵn có đầu vào, khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng. Ngành da phải khắc phục được vấn đề này trong ngắn và trung hạn. Ngành chăn nuôi gia súc trong nước, vốn có thể là nguồn cung lý tưởng về da, đang phấn đấu đáp ứng nhu cầu lớn từ doanh nghiệp giày dép. Việt Nam thiếu các trang

Page 101: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành da 79

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

trại lớn chăn nuôi gia súc, phần lớn da nguyên liệu thô trong nước đều được mua từ các lò mổ và hộ gia đình nông thôn. Cho dù cầu về da rất lớn nhưng công nghiệp thuộc da trong nước lại bị hạn chế bởi thiết bị lạc hậu và thiếu vốn đầu tư. Các nhà máy thuộc da không thể cung cấp da với bất kỳ số lượng nào cho dù chỉ để đáp ứng yêu cầu của riêng ngành sản xuất giày dép. Do đó, da chất lượng cao sẽ vẫn phải nhập khẩu trong tương lai gần.

Hộp 5.1 cho thấy nếu nhập da Êtiôpia ngành da Việt Nam có thể giảm chi phí đầu vào và trở nên cạnh tranh hơn trên qui mô toàn cầu.

Tỉ lệ nội địa hóa thấp và khả năng xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm trong nước hạn chế đã làm tăng thêm trở ngại cho ngành da. Cũng giống như ngành may, công nghiệp da đang bỏ qua những cơ hội lợi nhuận lớn đáng lẽ có thể thu được nếu có thêm nỗ lực. Nâng cao năng suất và nâng cao doanh số bán hàng là yếu tố sống còn nếu muốn khắc phục tình trạng giá

Hộp 5.1. Việt nam có thể có khả năng cạnh tranh trong ngành da bằng cách sử dụng da cừu nhập khẩu từ Êtiôpia hay không?

Nếu chất lượng da cừu do Êtiôpia sản xuất được cải thiện và sản xuất da thành phẩm có thể mở rộng qui mô tương đương với nguồn cung gia súc của nước này thì Êtiôpia có thể trở thành nhà xuất khẩu lớn về da cừu, và những nước như Việt Nam có thể tranh thủ được nguồn da chất lượng cao, giá rẻ này không?

Một ước tính mô phỏng về chi phí sản xuất giày da Loafer da cừu chỉ sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc hoặc sử dụng da cừu từ Êtiôpia kết hợp với các nguyên liệu đầu vào khác từ Trung Quốc đã cho thấy, Việt Nam có thể trở thành nhà sản xuất cạnh tranh về giày Loafer da cừu với da nhập khẩu từ Êtiôpia (bảng B5.1.1).

Bảng B5.1.1. Hai ước tính chi phí sản xuất sử dụng đầu vào nhập khẩu cho giày Loafer da cừu ở Việt nam Đơn vị tính: Đô-la

Đầu vào nhập khẩu hoàn toàn từ Trung Quốc

Đầu vào nhập khẩu từ Êtiôpia và Trung Quốc

Vận chuyển: Quảng Châu, Trung Quốc đến Hà Nội qua cảng Hải Phòng (ước tính)

650 2,944 Vận chuyển: Ađis Ababa đến Hà Nội qua Djibouti và cảng Hải Phòng (ước tính)

Chi phí chuyên chở/đôi giày (ước tính) 0,09 0,39 Chi phí chuyên chở, đôi giày (ước tính)Da cừu, Đô-la/đôi 5,85 3,72 Da cừu từ Êtiôpia, Đô-la/đôiCác đầu vào khác, cộng cả chi phí chuyên

chở, Đô-la/đôi3,36 3,45 Các đầu vào khác từ Trung Quốc, cộng cả

chi phí chuyên chở, Đô-la/đôiChi phí đầu vào, cộng cả chi phí chuyên

chở, Đô-la/đôi (ước tính)9,30 7,55 Chi phí đầu vào, cộng cả chi phí chuyên

chở, Đô-la/đôi (ước tính)Chi phí gia công ở nhà máy tốt nhất Việt

Nam 1,75 1,75 Chi phí gia công ở nhà máy tốt nhất

Việt Nam Chi phí/đôi (ước tính) 11,05 9,30 Chi phí/đôi (ước tính)

Nguồn: GDS, 2011.

Page 102: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

80 Ngành da

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

lao động đang tăng lên, một yếu tố chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm da giày trong tương lai.

Những thách thức khác trong tương lai có nguy cơ sẽ ngày càng trầm trọng là vấn đề bảo vệ môi trường và quyền của công nhân. Những công ty lớn như Nike gần đây đã có những cam kết trong lĩnh vực này.5 Yêu cầu về sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường ở Trung Quốc đang nổi lên khi chính phủ các nước ngoài áp đặt những qui định nghiêm ngặt hơn về việc sử dụng một số hóa chất nhất định trong chế biến da. Khả năng linh hoạt và thích nghi được với những áp lực này sẽ có ý nghĩa quyết định khi các tiêu chuẩn sản xuất trong ngành được nâng lên.

Khuyến nghị chính sách

Gần đây, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất, chủ yếu do có giá lao động rẻ. Một mục tiêu phát triển mong muốn của bất kỳ quốc gia nào và cần được khuyến khích là tăng tiền công, nhưng chính điều đó lại đang trói buộc đất nước trong cái vòng luẩn quẩn: tiền công tăng có thể dễ dàng dẫn đến mất việc làm nếu các cơ sở sản xuất di chuyển ra nước ngoài. Có thể thoát được cái vòng luẩn quẩn này nếu vấn đề tăng trưởng và hội nhập của các công ty trong nước được giải quyết. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách cần khéo léo xử lý giữa việc tiền công tăng và duy trì việc làm. Do đó, điều tối quan trọng là phải giải quyết những vấn đề của vô số doanh nghiệp hộ gia đình qui mô nhỏ đang sản xuất phục vụ thị trường nội địa cũng như những vấn đề mà một số ít hơn các doanh nghiệp hiện đại do nước ngoài sở hữu sản xuất phục vụ xuất khẩu đang phải đối mặt. Để cạnh tranh hơn, đặc biệt khi đứng trước những thách thức đó, ngành da phải có lợi nhuận cao hơn, tăng năng suất, và sử dụng đầu vào rẻ hơn (xem chương 2). Hơn thế nữa, tình trạng thiếu lao động phải được giải quyết thông qua đào tạo và tạo thuận lợi cho dòng di cư nông thôn – thành thị, thí dụ bằng cách chính thức bãi bỏ qui định đăng ký hộ khẩu, một hệ thống được dùng để kiểm tra tình trạng pháp lý của một cá nhân trong phạm vi quốc gia, bất kể là cư dân thành thị hay nông thôn. Tăng năng suất cũng sẽ giúp bảo vệ cho người công nhân nếu tiền công tăng quá nhanh và quá cao.

Cũng như ngành may, từ bỏ phương thức sản xuất CMT đóng vai trò then chốt nếu ngành da muốn duy trì khả năng cạnh tranh. Điều này sẽ đòi hỏi xây dựng được ngành thiết kế trong nước và có những sáng kiến để phát triển năng lực kỹ thuật cần thiết để xây dựng thương hiệu và dây chuyền sản phẩm trong nước. Thiếu ngành thiết kế nội địa là một điểm yếu mà ngành da giày phải giải quyết để đạt được tăng trưởng bền vững.

Có lẽ quan trọng hơn đó là việc đại đa số các công ty – chiếm hơn 60% – là DNN&V sản xuất phục vụ thị trường nội địa; họ không cạnh tranh trên thị trường thế giới. Những doanh nghiệp này đặc trưng bởi hiệu quả sản xuất thấp và sản lượng cực kỳ không ổn định. Hội nhập vào thị trường thế giới sẽ cho phép những nhà sản xuất này có thể tiếp cận nhiều loại đầu vào và thị trường.

Page 103: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành da 81

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Chế biến và thuộc da đòi hỏi phải có nguyên liệu thô chất lượng cao và khả năng tiếp cận tín dụng, kỹ năng, công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu da chế biến chất lượng cao trong ngắn hạn và phát triển chuỗi cung ứng da cạnh tranh trong dài hạn sẽ đặt Việt Nam vào vị thế là một trong những trung tâm toàn cầu hàng đầu về sản xuất sản phẩm da chất lượng cao. Các chính sách tăng cường chuỗi giá trị trong lĩnh vực này cần đặt mục tiêu khuyến khích FDI nào – ưu tiên những công ty có hợp tác với công ty trong nước – chú trọng đến những giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, thí dụ như thuộc da, vì những công đoạn này thường sử dụng nhiều vốn và đòi hỏi lao động có tay nghề cao mà chỉ có thể gây dựng được qua thời gian.

Đồng thời, các chính sách không khuyến khích việc nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu thành phẩm cần được đánh giá lại để tạo động lực khuyến khích mạnh hơn cho các nhà sản xuất nhằm tìm kiếm nguồn cung cấp đầu vào từ trong nước hoặc nhập khẩu từ những nước như Êtiôpia. Đối với một số bộ phận trong sản phẩm giày, thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay cao đến 30% (còn ở Trung Quốc chỉ đến 20%). Việt Nam dường như đang phải chịu gánh nặng thuế cao, do không có hoàn thuế giá trị gia tăng như ở Trung Quốc. Vì thế, thuế nhập khẩu da đầu vào cần được hạ thấp, tiến tới bãi bỏ. Điều này sẽ giúp các công ty sản xuất trong nước mở rộng sản xuất.

Các khuyến nghị chính sách khác bao gồm:

• Khuyến khích vận động chính sách và hỗ trợ kỹ thuật: Điều quan trọng là các hiệp hội trong ngành vận động ủng hộ lợi ích của các thành viên phải đối thoại với chính phủ và các bên hữu quan. Những hiệp hội này cũng có thể cung cấp dịch vụ cho các thành viên, như đào tạo và chia sẻ thông tin. Năng lực thể chế và nguồn tài chính của những hiệp hội này hiện đang rất hạn chế.

• Khuyến khích hình thành cụm doanh nghiệp trong ngành da: Có thể thúc đẩy điều này bằng cách xây dựng các đặc khu công nghiệp cho ngành (chương 3). Điều này cần được bổ sung bằng việc đào tạo kỹ năng kinh doanh, quản lý, kỹ thuật và thiết kế.

• Thương mại hóa ngành chăn nuôi: Điều này sẽ giúp nâng cao sức sống của vật nuôi; chất lượng da sống và da thuộc, và tỉ lệ khai thác nguyên liệu da.6 Khuyến khích việc thành lập các lò mổ hiện đại sẽ tăng đáng kể tỉ lệ khai thác nguyên liệu. những giải pháp thượng nguồn này sẽ làm tăng chất lượng ở từng khâu của chuỗi giá trị.

• Củng cố dịch vụ khuyến nông: Ngay cả khi ngành chăn nuôi được thương mại hóa thì trong thời gian trước mắt, đa phần các cơ sở sản xuất vẫn là hộ gia đình nhỏ. Để hỗ trợ các hộ chăn nuôi nhỏ này, dịch vụ khuyến nông cần được cải thiện đáng kể, nhất là trong việc lai tạo giống, kiểm soát dịch bệnh và đào tạo kỹ thuật giết mổ, kỹ thuật bảo quản, kiểm soát chất lượng, giá trị tiềm năng của da sống và da thuộc.

Page 104: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

82 Ngành da

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Chú thích

1. Thí dụ, xem “Việt Nam - lựa chọn hàng đầu cho giày dép nhãn hiệu Nike”, 24/12/2011, Cơ quan thông tấn quốc gia Malayxia, http://vics.vn/vics-news/eco-nomic-investment/1237/vietnam-top-choice-for-nike-footwear.aspx.

2. Tuy các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm từ Trung Quốc, Êtiôpia, Việt Nam đều như nhau nhưng chúng tôi vẫn phát hiện thấy có sự khác biệt về chất lượng, nhất là liên quan đến khâu hoàn thiện và khâu. Ngoài ra, kiểu dáng của Loafer cũng khác nhau rất nhiều trong những mẫu mà chúng tôi khảo sát.

3. Nhiều cơ sở gia công giày dép qui mô lớn – có diện tích trên 100.000 m2 với trên 14.000 công nhân – rất năng động ở Việt Nam.

4. Tính đến tháng 12 năm 2012, các nước TPP, kể cả đang trong giai đoạn đàm phán gia nhập hay đã ký kết, bao gồm Ôxtrâylia, Brunây, Canađa, Chilê, Malayxia, Mêhicô, Niu Dilân, Pêru, Xingapo, Mỹ và Việt Nam.

5. “Chúng tôi đang dừng hợp tác với những công ty không cam kết đặt công nhân và sự bền vững vào trung tâm chương trình phát triển của họ”, theo lời ông Hannah Jones, đại diện của hãng Nike, trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại được trích trong Townsend (2012). “Đây là một quy tắc mới của sự tham gia.”

6. Tỉ lệ khai thác nguyên liệu là tỉ lệ giữa số động vật được giết mổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) so với tổng đàn gia súc trong thời gian đó (số đầu vật nuôi).

Tài liệu tham khảo

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

Townsend, Matt. 2012. “Nike Raises Factory Labor and Sustainability Standards.” Bloomberg, May 3. http://www.bloomberg.com/news/2012-05-03/nike-raises - factory-labor-and-sustainability-standards.html.

Page 105: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   83 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Ngành đồ gỗ

Cũng như trong các ngành công nghiệp nhẹ khác, lao động dồi dào giá rẻ là một thế mạnh rõ ràng của ngành chế biến gỗ ở Việt Nam. Những lợi thế khác bao gồm thị trường đa dạng và đang mở rộng và có giá trị tốt hơn so với người sản xuất ở các nước khác. Rào cản nội tại quan trọng nhất là năng suất thấp ở Việt Nam, một phần là do đào tạo và kinh nghiệm hạn chế của người quản lý và công nhân trong dây chuyền sản xuất, một phần khác là do mức độ sử dụng công suất thấp và sử dụng quá nhiều đầu vào, chủ yếu xuất phát từ hiệu suất thấp, quản lý kém và thiết bị cũ kỹ. Giống như ngành may và da, các công ty sản xuất đồ gỗ không tham gia nhiều vào phát triển sản phẩm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt về kỹ năng trong việc thiết kế, tạo thương hiệu, marketing, quản lý nguồn nhân lực và mua nguyên liệu thô. Các trở ngại khác gồm chi phí đang có xu hướng tăng dần và sự phụ thuộc nhiều vào gỗ nhập khẩu, thiếu khả năng tiếp cận đất đai phù hợp cho các hoạt động liên quan đến sản xuất đồ gỗ, khung pháp lý yêu cầu các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường đang ngày càng khắt khe và việc khai thác nguồn cung về gỗ. Đào tạo dạy nghề, phương pháp đào tạo Kaizen, và hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu lao động có tay nghề và quản lý. Cần phát triển các dạng khu công nghiệp “sẵn sàng cho doanh nghiệp hoạt động” và khuyến khích việc đầu tư mới cũng như nâng cấp công nghệ.

Mô tả ngành

Năm 2009, tổng giá trị thương mại quốc tế về gỗ và sản phẩm gỗ đạt 90 tỉ Đô-la, giảm 20 tỉ Đô-la so với năm 2008 và giảm 35 tỉ Đô-la so với năm đỉnh cao 2007.1 Nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất năm 2009 là Đức (8,5 tỉ Đô-la) và Trung Quốc (7,7 tỉ Đô-la), trong khi nước dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ gia dụng, chiếu sáng, nhà tiền chế và các cấu kiện cũng là Trung Quốc và Đức (hình 6.1).

Việt Nam là một trong số ít các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về sản phẩm gỗ và kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trong khi cầu thế giới đang suy giảm. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai châu Á về đồ gỗ gia dụng, chiếu sáng và nhà khung. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt

chương 6

Page 106: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

84 Ngành đồ gỗ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Nam là 3,4 tỉ Đô-la, đứng thứ chín trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hiện nay, Việt Nam sẽ nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 6, qua mặt các cường quốc như Canađa hay Mêhicô. So với Trung quốc, Việt Nam có ít cơ sở sản xuất hơn nhiều: chỉ sử dụng số lao động bằng 1/12 và có số doanh nghiệp gần bằng một phần tư con số ở Trung Quốc (hình 6.1). Tuy nhiên, ngành đồ

Bảng 6.1. ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Trung Quốc và Việt nam năm 2009

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Giá trị tổng kim ngạch nhập khẩu $7.533.118.000 $569.632.000 Gỗ và sản phẩm từ gỗ $7.255.434.000 $545.541.000 Đồ gỗ gia dụng $277.684.000 $24.091.000Tổng kim ngạch xuất khẩu $19.783.674.000 $3.336.110.000 Gỗ và sản phẩm từ gỗ $7.713.472.000 $625.574.000 Đồ gỗ gia dụng $12.070.202.000 $2.710.536.000Tổng số doanh nghiệp 10.314 2.389 Nhỏ, % 14 32 Vừa, % 56 65 Lớn, % 30 2Tổng số công nhân (ước tính) 1.360.248 107.536 Nam, % 67 48 Nữ, % 33 52

Nguồn: GDS, 2011; UN Comtrade (Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên Hiệp Quốc), Phòng Thống kê, Vụ Các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hiệp Quốc, New York, http://comtrade.un.org/db/; labor data taken from national statistics.Ghi chú: Dữ liệu về Trung Quốc chỉ tính những doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 5 triệu nhân dân tệ.

Trung Quốc

Đức

Ý

Ba LanMỹ

Các nướckhác

hình 6.1. những nước xuất khẩu hàng đầu về đồ gỗ gia dụng, chiếu sáng, nhà tiền chế và các cấu kiện trên thế giới năm 2009

Nguồn: GDS, 2011.

Page 107: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành đồ gỗ 85

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

gỗ đang đạt mức một phần sáu giá trị xuất khẩu so với Trung Quốc. Đây là một thành tích ấn tượng, làm nổi bật tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực chế biến gỗ trong nền kinh tế Việt Nam.

Kết quả phân tích ngành của chúng tôi dựa trên việc khảo sát 16 doanh nghiệp ở Trung Quốc và 12 doanh nghiệp ở Việt Nam. Chúng tôi sử dụng ghế gỗ làm sản phẩm tham chiếu.

Tiềm năng

Ngành gỗ là một trong 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất từ xuất khẩu và có đóng góp đáng kể vào GDP. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành này gồm những yếu tố sau đây:

• Lực lượng lao động giá rẻ: Lực lượng lao động cần cù, chịu khó và ham học hỏi. Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu tiền công thấp nhất thế giới.

• Chi phí sản xuất có tính cạnh tranh: Ngành chế biến gỗ là ngành sử dụng nhiều lao động, do đó chi phí sản xuất có tính cạnh tranh rất cao.

• Thị trường đa dạng và đang mở rộng: Việc Việt Nam gia nhập WTO và tham gia vào nhiều hiệp định tự do thương mại đang giúp phát triển thị trường xuất khẩu của nước này. Tăng trưởng kinh tế cũng tiếp sức thêm cho cầu nội địa.

• Giá trị cao: Chất lượng và giá cạnh tranh của sản phẩm của Việt Nam so với các sản phẩm tương tự từ các nước châu Á khác là yếu tố hấp dẫn.

Trở ngại chính cho năng lực cạnh tranh2

Sự phát triển ấn tượng của ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam trong nhiều năm qua đã làm lu mờ sự tăng trưởng tương ứng ở Inđônêxia, Malayxia và Thái Lan trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Rào cản nội tại lớn nhất được minh họa rõ rệt nhất qua chi phí sản xuất đồ gỗ gia dụng. Chi phí trung bình để sản xuất một chiếc ghế tựa gỗ ở Việt Nam là 17,5 Đô-la, nhưng ở Trung Quốc chỉ là 13,53 Đô-la.3 Sự chênh lệch về giá rất lớn nếu để ý rằng đầu vào ở Việt Nam rẻ hơn nhiều, trong đó chi phí gỗ xẻ chỉ bằng 40% chi phí ở Trung Quốc. Ngay cả khi các đầu vào ở Việt Nam đều phải nhập khẩu thì vẫn rẻ hơn đến 100 Đô-la/m3 so với đầu vào tương ứng ở Trung Quốc (hình 6.2). Điều này khá gây ngạc nhiên vì gỗ là loại hàng hóa có giá trị thấp so với trọng lượng. Tuy nhiên, nó cho thấy lợi thế về giá đầu vào của Việt Nam so với Trung Quốc.

Gỗ xẻ ở Trung Quốc đắt hơn nhiều so với ở Việt Nam, vì thế, lý do giá thành sản xuất một chiếc ghế tựa ở Việt Nam cao hơn gần 4 Đô-la có thể giải thích chủ yếu do năng suất lao động thấp và sử dụng quá nhiều các đầu vào khác. Số ghế tựa trung bình mà một công nhân sản xuất được trong một ngày ở Trung Quốc là 4,5 chiếc, nhưng ở Việt Nam chỉ là 1,9 chiếc.4 Năng suất

Page 108: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

86 Ngành đồ gỗ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

chung ở Việt Nam thấp là do đào tạo và kinh nghiệm của các nhà quản lý cũng như công nhân đứng dây chuyền đều hạn chế, và điều này liên quan đến mức độ sử dụng công suất thấp (60-80% trong phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ gia dụng và ghế ngồi). Việt Nam chi nhiều hơn cho các đầu vào như điện, nhất là trong quá trình tạo khung và gia công. Ngay cả khi tính đến yếu tố giá điện tương đối rẻ thì chi phí tại Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc rất nhiều (bảng 6.3). Có một nguyên nhân là vì thiết bị sản xuất ở Việt Nam cũ gấp hai lần thời gian so với thiết bị ở Trung Quốc.

Bảng 6.3. So sánh các biến số sản xuất chính của ghế tựa gỗ ở Trung Quốc và Việt nam

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Mức lãng phí và thất thoát trung bình

Chế biến từ gỗ xẻ thành ghế tựa, % lãng phí 10 5–35Tỉ lệ loại bỏ sản phẩm tại nhà máyTỉ lệ loại bỏ sản phẩm tại điểm giao hàng và do khách hàng

Điện Giá điện lưới, Đô-la/kwh 0,13–0,15 0,08Điện máy nổ, tự phát điện, Đô-la/kwh 0,13Thời gian mất điện lưới, % tháng 0–14 0–4

NướcĐô-la/m3 0,44–0,47 0,26

Xăng dầuĐô-la/lít 0,94–0,97 0,80–0,84

Năng suất và hiệu suất lao độngNăng suất lao động, số ghế tựa gỗ/người/ngày 3–6 1,2–2,6Mức độ tiêu hao điện lưới, kwh/1.000 chiếc 682–1.190 8.800–28.500Chi phí điện lưới, Đô-la/1.000 chiếc 90,57–175,59 468–2.220Mức độ tiêu hao nước, m3/1.000 chiếc 58,64–83,33 25–67Chi phí tiền nước, Đô-la/1.000 chiếc 25,19–39,33 3,40–16,84Mức độ tiêu hao xăng dầu, lít/1.000 chiếc 14,2–27,5 17–52Chi phí xăng dầu, Đô-la/1.000 chiếc 13,39–26,55 13,75–26,22

Chi phí vận chuyển, Đô-la/km-tấn 0,12–0,28 0,10–0,18

Nguồn: GDS 2011.Chú thích: — = not available.

Bảng 6.2. giá một mét khối gỗ thông xẻ ở Trung Quốc, Êtiôpia và Việt namĐơn vị: Đô-la

Tên nước Nhập khẩu Trong nước

Trung Quốc Không có số liệu 344Êtiôpia Không có số liệu 667Việt Nam 246 146

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Trong nước là chỉ nguồn gốc của nhà cung ứng, nhưng không nhất thiết đó là nguồn cung về gỗ.

Page 109: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành đồ gỗ 87

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Mức hiệu suất thấp này lại cộng thêm với sử dụng quá nhiều keo dán (61 gam/ghế tựa ở Việt Nam, nhưng ở Trung Quốc chỉ là 44 gam) và véc-ni, mà riêng những vật liệu này cộng lại đã làm tăng chi phí sản xuất một chiếc ghế ở Việt Nam thêm 50% so với ở Trung Quốc (bảng 6.4). Một số khác biệt trong việc sử dụng đầu vào có thể được giải thích bởi thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường nội địa của Việt Nam, thí dụ thích những sản phẩm đồ gỗ bóng loáng dầu hay véc-ni. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều những vật liệu này cũng cho thấy sự quản lý yếu kém và thiếu kỹ năng công nhân trong việc sản xuất đồ gỗ gia dụng. Nó cũng củng cố thêm những phát hiện liên quan đến năng suất lao động thấp. Cần tăng cường những kiến thức chuyên môn liên quan nếu

Bảng 6.4. So sánh chi phí sản xuất ghế tựa gỗ ở Trung Quốc và Việt nam

Vật liệu sử dụng

Trung Quốc Việt Nam

Đô-la/kg Gam/chiếc

Đô-la/ chiếc Đô-la/kg Gam/chiếc

Đô-la/ chiếc

Keo, hồ dán 2,21 44 0,10 3,24 61 0,20Véc-ni, dầu bóng 5,10 50 0,25 7,54 112 0,84Các vật liệu khác — — 0,16 — — 0,44

Tổng số — — 0,51 — — 1,48

Nguồn: GDS, 2011.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Giá bán

Nguyên liệu th

ô

Nhân công

Nguyên liệu đóng gói

chi p

hí hành ch

ính/

chi p

hí chung

Tiền xăng, dầu/n

ước

Tiền điện

Sửa chữa và

duy tuTiền th

chi p

hí vốn

Các chi p

hí khác

Tổng lợi n

huận

Đôl

a/ch

iếc

Chi phí sản xuất

Việt NamTrung Quốc

hình 6.2. các khoản chi phí sản xuất chính và lợi nhuận trong sản xuất ghế tựa gỗ ở Trung Quốc và Việt nam

Nguồn: GDS, 2011.

Page 110: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

88 Ngành đồ gỗ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

muốn tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế ngành sản xuất đồ gỗ gia dụng ở Việt Nam.

Phân tích của chúng tôi ở đây dựa trên sản xuất ghế tựa gỗ, nhưng đa số doanh nghiệp Việt Nam không chuyên môn hóa vào bất kỳ một phân khúc nào trong quá trình sản xuất đồ gỗ. Các doanh nghiệp đồ gỗ cũng sản xuất các bộ phận hoặc đồ gỗ thành phẩm cho các nhà cung ứng đồ gỗ nước ngoài theo thiết kế của người mua. Giống như ngành may và da, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ không tham gia đáng kể vào việc thiết kế sản phẩm, tạo thương hiệu, marketing, quản lý nguồn nhân lực và tìm mua vật tư.

Hình 6.2 minh họa chi phí sản xuất ghế tựa gỗ ở Việt Nam cao là do chi phí nguyên liệu thô thấp nhưng chi phí lao động và các đầu vào khác lại cao. Phân tách chi phí cho thấy rõ ràng những khía cạnh cụ thể trong quá trình sản xuất cần giải quyết để tăng tính hiệu quả và giảm giá thành. Đánh giá chi phí về vật tư đóng gói, và điện có thể là bước đầu tiên tiến tới việc tháo gỡ những nút thắt cổ chai đang khiến ngành này kém sức cạnh tranh.

Các trở ngại ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

• Chi phí gỗ súc đang tăng dần và sự phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu nguyên liệu này: Trên 80% gỗ súc dùng để sản xuất sản phẩm gỗ ở Việt Nam đều phải nhập khẩu. Tính trung bình, Việt Nam nhập khẩu gần 3,5 triệu m3 gỗ một năm. Gỗ xẻ chiếm 65% lượng hàng nhập khẩu – với chi phí trên 1 tỉ Đô-la – và chủ yếu nhằm phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ.

• Thiếu khả năng tiếp cận đất đai thích hợp: Các nhà đầu tư qui mô lớn rất khó tìm được các diện tích phù hợp và có chất lượng. Với 97,6% các doanh nghiệp gỗ ở Việt Nam đều là DNN&V, cùng với vô số trang trại nhỏ trồng cây công nghiệp thì việc phát triển một ngành công nghiệp đồ gỗ có qui mô đáng kể dựa trên nguồn cung tự trồng đang là một thách thức lớn.

• Qui định phải sử dụng các phương pháp và nguồn cung gỗ thân thiện với môi trường đang được xiết chặt: Hội đồng Kiểm lâm đang cấp chứng chỉ độc lập để phản ánh sự tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của họ. Khách hàng ở Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Mỹ ngày càng đòi hỏi phải có chứng nhận về qui-trình-giám-sát của Hội đồng đối với những sản phẩm gỗ mà họ mua. Ngoài ra, Liên minh châu Âu (Thẩm định trách nhiệm; Thực thi luật Bảo vệ rừng; Quản trị và Thương mại) và Mỹ (Luật Lacey) đã ban hành luật cấm nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ phi pháp. Điều này ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, nước thường mua gỗ của Campuchia, Lào, và Myanma, nơi khả năng kiểm soát và tính bền vững không được thực thi nghiêm ngặt. Luật loại bỏ chất formaldehyde trong sản phẩm gỗ cũng đã được áp dụng. Ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bắt đầu chuyển từ mua gỗ từ rừng tự nhiên sang gỗ khai thác trong các rừng trồng qui mô nhỏ. Tuy nhiên, theo ước tính, có hơn 2,5 triệu héc ta rừng trồng khai thác gỗ phục vụ ngành công nghiệp đồ gỗ ở Việt Nam, mặc dù Hội đồng chăm sóc rừng chỉ cấp chứng chỉ cho 10.000 héc ta. Những vùng được Hội đồng cấp chứng chỉ chủ yếu trồng những loại gỗ ván ngắn ngày chứ không phải gỗ xẻ. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp thực hiện các chính sách quản lý nguồn cung theo

Page 111: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành đồ gỗ 89

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

qui-trình-giám-sát để tránh bị trừng phạt hoặc để giữ gìn uy tín của mình.5 Gần 200 doanh nghiệp chế biến gỗ sử dụng phương thức quản lý theo qui-trình-giám-sát.

Khuyến nghị chính sách

Ngành đồ gỗ đòi hỏi những kỹ năng kỹ thuật và quản lý mà không thể thay thế bằng lao động dồi dào, giá rẻ. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong ngành này, nhưng để duy trì năng lực cạnh tranh trong trung đến dài hạn, Việt Nam phải giải quyết vấn đề về năng suất và sử dụng quá nhiều đầu vào, như sau:

• Triển khai hoạt động dạy nghề để giúp khắc phục ngay tình trạng thiếu lao động và quản lý có kỹ năng. Ngay cả một qui trình sản xuất đồ gỗ và những kỹ năng gia công cơ bản nhất dường như cũng hiếm có. Để nâng cao năng suất và hiệu suất, cần có cơ chế đào tạo tốt đối với công nhân và cán bộ quản lý trực tiếp. Kế hoạch đào tạo cũng sẽ giúp công nhân phát triển được năng lực thiết kế trong nước và cách thức sản xuất, marketing bền vững hơn. Hỗ trợ kỹ thuật và các hình thức đào tạo khác, như phương pháp Kaizen, cũng sẽ rất có lợi (xem chương 3). Đào tạo kỹ thuật làm tăng năng suất ở những nơi như làng Phù Khê, gần Hà Nội, nơi những người thợ mộc được đào tạo cách sử dụng kỹ thuật hiện đại để sản xuất đồ gia dụng từ các loại gỗ mềm. Nếu những chiến lược như vậy được áp dụng trong toàn ngành thì sẽ làm tăng năng suất và giảm mức độ sử dụng quá mức các đầu vào, như keo dán hay véc-ni. Nhờ đó, Việt Nam cũng có thể giảm chi phí sản xuất và có khả năng cạnh tranh cao hơn với Trung Quốc.

• Xây dựng các khu công nghiệp “ăn liền”. Những khu này sẽ tạo thuận lợi cho các DNN&V tiếp cận các dịch vụ tiện ích, đất đai, tài chính và kỹ năng cũng như cung cấp các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho chủ doanh nghiệp và công nhân. Các khu công nghiệp cũng có thể được sử dụng để tổ chức các hoạt động đào tạo rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn.

• Khuyến khích đầu tư mới và nâng cấp công nghệ. Thay thế thiết bị cũ và nâng cấp công nghệ thông qua các khoản đầu tư mới qui mô lớn có ý nghĩa quan trọng ở mọi khâu trong chuỗi cung ứng. Muốn vậy đòi hỏi phải thực hiện những hoạt động sau: – Thúc đẩy FDI, ưu tiên thông qua hình thức liên doanh. – Tăng cường đầu tư vào đào tạo để nâng cao kỹ năng kỹ thuật và thiết kế

hiện đại. – Thành lập các cụm sản phẩm mới, gắn kết gần các vùng trồng rừng. – Khuyến khích đầu tư tư nhân vào trồng rừng để đáp ứng nhu cầu trong

tương lai về củi đốt và tạo nguồn cung ứng dài hạn cho ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu gỗ.

– Nâng cao năng suất trồng rừng tư nhân mang tính bền vững. Trọng tâm sẽ là năng suất cây trồng chứ không phải mở rộng diện tích trồng rừng. Có thể sản xuất được các nguồn cung mới về nguyên liệu thô nếu lựa

Page 112: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

90 Ngành đồ gỗ

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

chọn được địa điểm và loài cây phù hợp. Những đề xuất chính sách tích cực tuân theo chứng nhận của Hội đồng Kiểm lâm và qui định về nguồn gốc xuất xứ là rất cần thiết để ngành tăng trưởng và thành công.

chú thích

1. Số liệu trong mục này được thu thập từ các báo cáo của Trung tâm thương mại quốc tế dựa trên UN Comtrade (Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên Hiệp Quốc), Phòng Thống kê, Vụ các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hiệp Quốc, New York, http://comtrade.un.org/db/.

2. Sản phẩm của những công ty sản xuất Việt Nam trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi phần lớn được bán hàng trên thị trường nước ngoài. Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, số ghế tựa trong mẫu được làm từ gỗ thông (20-25 m3 cho 1.000 chiếc ghế). Ghế được đóng từ gỗ đã sấy khô, hoàn thiện với véc-ni hoặc sơn, sau đó được lắp ráp. Ghế chưa được bọc đệm.

3. Tiền lương cũng phản ánh sự chênh lệch này. Lao động có tay nghề ở Việt Nam nhận được 181-259 đô-la/tháng, trong khi lao động phổ thông chỉ nhận được 85-135 đô-la/tháng.

4. Qui trình giám sát là theo dõi các vật liệu được cấp chứng chỉ từ khi ra khỏi rừng đến lúc trở thành sản phẩm cuối cùng.

Tài liệu tham khảo

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

Page 113: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   91 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Ngành kim khí

Việt Nam nhập khẩu 94% thiết bị cơ khí và sản phẩm kim khí. Chỉ có 6% cầu nội địa là do các nhà sản xuất trong nước đáp ứng. Nhưng chi phí lao động trong ngành kim khí lại thấp; năng suất lao động cao; cầu về các dự án đầu tư đang vượt quá cung. Chi phí sản xuất ở Việt Nam thấp hơn Trung Quốc. Các trở ngại trong ngành bao gồm thiếu nguồn cung trong nước về đầu vào, sử dụng quá nhiều điện nước, và tình trạng công nhân bỏ làm khá phổ biến. Chính sách để giải quyết những vấn đề này có thể cần tăng khả năng khai thác các mỏ quặng sắt; phát triển các khu công nghiệp “ăn liền” để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp cận dịch vụ tiện ích, đất đai, tài chính của DNN&V cũng như nâng cao kỹ năng thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho chủ doanh nghiệp và công nhân; và khuyến khích FDI để bù đắp tình trạng thiếu vốn.

Mô tả ngành

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, tổng sản lượng thép thô toàn cầu năm 2008 đạt 1,3 tỉ tấn.1 Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu các vật liệu từ sắt và thép là 226 tỉ Đô-la năm 2009. Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu trong năm đó, với giá trị đạt 34 tỉ Đô-la (15% tổng kim ngạch xuất khẩu trên thế giới) (hình 7.1).

Theo Viện Sắt thép Đông Nam Á, tổng mức tiêu thụ thép ở Việt Nam năm 2009 đạt xấp xỉ 10,6 triệu tấn, và hơn 40% số đó là nhập khẩu (SEAISI, 2012). Đến năm 2015, Việt Nam dự kiến cần 15 triệu tấn/năm. Các công ty trong nước chỉ đáp ứng được 6% nhu cầu sản phẩm kim khí. Tương tự, do sản lượng công nghiệp ở Việt Nam chỉ tăng 19% một năm nên nhập khẩu thép sẽ tăng với tốc độ 30% một năm. Năm 2010, ngành sẽ đáp ứng 54% tổng cầu về thép đúc, 40% cầu về thép nguội và 100% cầu về thép xây dựng của cả nước.

Việt Nam là nước nhập khẩu lớn các sản phẩm thép tiêu chuẩn thấp và trung từ Nhật Bản và thậm chí cả thép tiêu chuẩn thấp hơn nữa từ Trung Quốc, Nga và Ucraina, điều này chứng tỏ thị trường cho thép tiêu chuẩn cao còn hạn chế. Tuy nhu cầu về thép tấm cán nóng và thép cán nguội để sản xuất các sản phẩm cơ khí như xe máy là rất lớn, nhưng nhu cầu này bị hạn chế bởi

chương 7

Page 114: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

92 Ngành kim khí

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

các sản phẩm tiêu chuẩn cao khác như thép tấm cường lực được sử dụng trong sản xuất công nghiệp qui mô lớn (thí dụ, trong đóng tàu), và thép mạ kẽm dùng trong sản xuất ô tô.

Ngành kim khí ở Việt Nam sử dụng trên 130.000 công nhân trong hơn 3.700 doanh nghiệp, so với 3,6 triệu công nhân trong hơn 24.500 doanh nghiệp ở Trung Quốc (bảng 7.1). Ở cả hai nước, nam giới chiếm ưu thế, chiếm khoảng ba phần tư lực lượng lao động.

Phân tích của chúng tôi dựa trên 12 doanh nghiệp ở Trung Quốc và 10 doanh nghiệp ở Việt Nam. Chúng tôi sử dụng nắp chai bằng kim loại làm sản phẩm tham chiếu.

Thuế quan và các loại thuế khác làm tăng giá thành sản xuất ở Việt Nam. Thuế nhập khẩu (ưu đãi) dành cho các loại kim loại cơ bản và các bộ phận bằng kim loại trong phân tích của chúng tôi là khoảng 27% (20% ở Trung Quốc). Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung áp dụng cho các sản phẩm khác ở mức thuế suất trung bình 2,3%. Ngoài ra, còn thuế giá trị gia tăng10% (17% ở Trung Quốc, nhưng sau đó được hoàn trả), thuế thu nhập 28% (25% ở Trung Quốc), và thuế xuất khẩu ở mức cao đến 45%. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng giá ưu đãi dành cho các dịch vụ tiện ích (điện, nước), nhưng lại không được hưởng trợ cấp nào khác. Các công ty tương tự ở Trung Quốc được hưởng mức trợ cấp 9% với sắt tấm và trợ cấp 5-13% cho sản phẩm từ sắt.

Trung Quốc

Đức

Ý

Mỹ

Nhật BảnPhápHàn Quốc

Các nướckhac

hình 7.1. những nước xuất khẩu hàng đầu về sắt hoặc sản phẩm thép trên toàn thế giới năm 2009

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Số tổng hợp cả thế giới là tổng số của các nước có hoặc không có báo cáo.

Page 115: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kim khí 93

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Tiềm năng

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gần 706 triệu Đô-la giá trị sản phẩm kim khí đã qua chế biến, trong khi đó lại nhập khẩu hơn 1,5 tỉ Đô-la giá trị những sản phẩm tương tự. Điều này cho thấy cơ hội trước mắt để ngành đáp ứng được nhu cầu trên thị trường nội địa đang tăng trưởng nhanh chóng. DNN&V đóng vai trò chi phối. Trong sản xuất nút chai, điều tra của chúng tôi cho thấy so với Trung Quốc, Việt Nam có thể trở thành địa điểm có năng suất cao hơn và giá thành sản xuất thấp hơn, cho dù các doanh nghiệp trong điều tra của chúng tôi ở Việt Nam có vẻ như chưa tham gia xuất khẩu. Chi phí sản xuất nút chai ở Việt Nam trung bình là 4,72 Đô-la trên 1.000 chiếc (bảng 7.2). Nút chai có chất lượng tương tự tốn khoảng 5,07 Đô-la trên 1.000 chiếc nếu sản xuất ở Trung Quốc. Nguyên liệu thô chính (thép phi thiếc) chiếm 72% chuỗi giá trị ở Việt Nam; ở Trung Quốc, nơi thép phi thiếc sản xuất trong nước có giá rẻ hơn, thì nguyên liệu này chỉ chiếm 42%. Tuy nhiên, giá ở Việt Nam vẫn thấp hơn.

Các yếu tố cho phép Việt Nam phát triển ngành sản xuất sản phẩm kim khí nội địa có khả năng cạnh tranh bao gồm:• Chi phí lao động thấp: Giống như ngành may và da, chi phí lao động công

nhân cơ khí có tay nghề ở Việt Nam thấp hơn chi phí tương ứng ở Trung Quốc đến 22%.

• Năng suất cao: Công nhân trong những công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất có thể sản xuất 25-27 chiếc một ngày ở Việt Nam, trong khi ở Trung Quốc chỉ được 13-25 chiếc.

• Nhiều sản phẩm kim khí có trọng lượng lớn và cồng kềnh: Tỉ lệ giá trị so với trọng lượng thấp là một đặc trưng của sản phẩm kim khí đã khiến việc sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong khu vực trở nên hấp dẫn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng vì Trung Quốc thường nhập khẩu với số lượng lớn.

• Cầu về các dự án đầu tư đang vượt cung: Theo Bộ Công thương, có đến 65 dự án thép (7 FDI và 58 dự án trong nước hoặc liên doanh) đang được xem xét;

Bảng 7.1. ngành kim khí ở Trung Quốc và Việt nam năm 2009

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Tổng kim ngạch nhập khẩu, triệu Đô-la 8.920,7 1.548,4Tổng kim ngạch xuất khẩu, triệu Đô-la 33.781,1 706,2Tổng số công ty 24.547 3.762 Nhỏ, % 20 38,7 Vừa, % 50 59,3 Lớn, % 30 2Tổng số công nhân (ước tính) 3.561.638 130.436 Nam, % 73 74 Nữ, % 27 26

Nguồn: GDS, 2011; UN Comtrade (Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên Hiệp Quốc), Phòng Thống kê, Vụ các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hiệp Quốc, New York, http://comtrade.un.org/db/.

Page 116: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

94 Ngành kim khí

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

tổng công suất các đề án này tương đương 100.00 tấn một năm, và các dự án phân bố trên 30 tỉnh thành trong cả nước. Do hoạt động đầu tư này đang nở rộ nên Bộ đã yêu cầu các tỉnh thành dừng cấp phép đầu tư mới cho dự án thép để rà soát lại các hợp đồng hiện có.

Sự phân bổ nguồn lực giữa các khâu trong chuỗi giá trị giữa hai nước ít nhiều cũng tương tự nhau. Nếu loại bỏ nguyên liệu thô chính thì khâu làm khuôn và dập nút trong sản xuất nút chai chiếm 14-30% chuỗi giá trị, trong đó hơn 78% là gồm các phụ liệu như hóa chất polivinyl clorít và chất kết dính. Mạ và in ấn là công đoạn lớn thứ ba trong chuỗi giá trị ở các doanh nghiệp Trung Quốc, chiếm từ 9-17%, so với 5,4% ở Việt Nam.

Bảng 7.2. So sánh biến số sản xuất chính cho nút chai ở Trung Quốc và Việt nam

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Nhà máyTỉ lệ huy động công suất, % 95–100 70–100Công suất thiết kế, 1.000 chiếc/ngày 427–2,500 800–8,000Tỉ lệ công nhân bỏ làm,% 1–2 0–5

Mức tiền lương, tiền công trung bình tháng, Đô-laCó tay nghề 265–369 168–233Phổ thông 192–265 117–142

Số ngày hoạt động trong tháng 26–28 26–30

Tuổi thọ trung bình các thiết bị chính, năm 4.5–5.3 1.3–1.8

Sản lượng và thành phẩm chính xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp không qua công ty thu gom hoặc môi giới, % 0 0Xuất khẩu gián tiếp qua công ty thu gom trong nước,% 20–60 0Xuất khẩu gián tiếp qua công ty thu gom nước ngoài, % 0 0

Sản lượng và thành phẩm chính tiêu thụ trong nướcBán trực tiếp cho tổ chức bán buôn hoặc bán lẻ mà không qua thu

gom,%0 100

Bán trực tiếp qua đại lý, cửa hàng, gian hàng giới thiệu sản phẩm, % 40–100 0Bán gián tiếp qua công ty thu gom hoặc thương lái trong nước, % 0 0

Giá thành sản xuất đơn vị, Đô-la/1.000 chiếc 4.81–5.32 4.43–5.01

Giá bán trung bình, Đô-la/1.000 chiếcGiá tại cổng nhà máy 5.75–6.64 5.31–5.80Giá bán buôn 5.90–7.08 n.aGiá FOB 6.19–7.08 n.a

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: n.a = Không áp dụng

Page 117: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kim khí 95

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh

Mặc dù giá thép cao nhưng chi phí sản xuất sản phẩm kim khí ở Việt Nam vẫn thấp hơn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng như trong ngành may và da, chi phí sản xuất thấp hơn là do tiền công thấp, mà không phải lúc nào cũng duy trì được lợi thế này. Cần giải quyết những vấn đề nhất định để duy trì năng lực cạnh tranh dài hạn, như sau:

• Thiếu cung nội địa về đầu vào là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí nhập khẩu thép cao ở Việt Nam. Giá nguyên liệu thô và sản phẩm thép cao khiến ngành thép Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước sự bấp bênh của giá cả trên thị trường thế giới. Khi Việt Nam hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế toàn cầu, ngành thép cần khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nhập khẩu để cạnh tranh trong một môi trường kinh tế mở hơn. Thách thức dễ làm nản lòng nhất mà ngành thép Việt Nam đang phải đương đầu là khả năng tiếp cận và giá cả nguyên liệu thô.

• Mức độ sử dụng quá nhiều các dịch vụ tiện ích là đặc trưng của ngành dù đã sử dụng những thiết bị tương đối mới. Ở Trung Quốc, công ty sản xuất nắp chai phải chi 8 Đô-la chi phí hàng hóa công để sản xuất một triệu đơn vị sản phẩm; mức chi phí tương ứng ở Việt Nam là 70 Đô-la. Ngoài ra, các công ty Việt Nam phải chi gấp 250 lần công ty Trung Quốc về tiền nước để sản xuất nút chai với một số lượng và chất lượng như nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng 1.115–1.633 kwh điện cho một triệu nắp chai, nhưng doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tiêu tốn 37–80 kwh điện cho một triệu nắp chai. Mức tiêu dùng nhiên liệu trong một nhà máy ở Việt Nam cao gấp hơn 40 lần nhà máy ở Trung Quốc. Tất cả các yếu tố này đang góp phần làm cho giá thành sản xuất cao hơn mức cần thiết ở Việt Nam, và điều này gần như đã làm triệt tiêu tất cả những lợi thế mà chi phí lao động rẻ mang lại.

• Tình trạng bỏ làm phổ biến của công nhân là vấn đề của một số công ty Việt Nam trong ngành (chiếm tỉ lệ lên đến 5%, so với ở Trung Quốc chỉ là 2%). Có lẽ đáng lưu ý hơn là trong khi chi phí lao động ở Việt Nam rất có tính cạnh tranh thì chênh lệch về chi phí nhân công giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhất là trong nhóm công nhân có tay nghề cao, lại hẹp hơn nhiều so với chênh lệch tiền công trong những ngành khác ít mang tính kỹ thuật hơn, chẳng hạn như ngành may mặc, nơi chi phí lao động có tay nghề ở Việt Nam bằng chưa tới một phần ba chi phí đó ở Trung Quốc.

Khuyến nghị chính sách

Để duy trì tính cạnh tranh trong dài hạn và để khai thác được triệt để tiềm năng của Việt Nam trong ngành này, chính phủ cần cân nhắc các biện pháp sau:

Page 118: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

96 Ngành kim khí

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

• Khuyến khích khai thác các mỏ sắt trong nước theo đúng các phương pháp bảo vệ môi trường và tiến hành nghiên cứu khả thi chi tiết để đánh giá năng lực cạnh tranh tiềm tàng của ngành thép nội địa. Xuất khẩu quặng sắt sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước trong bối cảnh những doanh nghiệp này đang vấp phải vấn đề thiếu nguyên liệu thô và buộc phải nhập khẩu với chi phí khá cao. (Thép là loại hàng hóa có giá trị thấp so với trọng lượng và đang phải chịu thuế nhập khẩu 27%). Theo ước tính của Hiệp hội thép Việt Nam, tổng trữ lượng quặng sắt của Việt Nam là trên 1,2 tỉ tấn. Mỏ lớn nhất nằm ở Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh ở miền Trung, nơi có trữ lượng hơn 544 triệu tấn, và Quy Xá, tỉnh Lào Cai ở miền Bắc, nơi có trữ lượng ước tính đạt 112 triệu tấn. Trữ lượng quặng sắt chưa khai thác có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất liên quan đến thép nhập khẩu. Tiếp tục thăm dò mỏ sắt và than có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép trên thị trường thế giới.

• Phát triển các khu công nghiệp “ăn liền”(plug-and-play) để tạo điều kiện thuận lợi cho DNN&V tiếp cận đến đất đai và tài chính, cũng như kỹ năng thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật dành cho chủ doanh nghiệp và công nhân. Qua đó giúp tìm ra cách để giảm bớt mức tiêu dùng tiện ích.

• Khuyến khích FDI để bù đắp tình trạng thiếu vốn. Ngành công nghiệp trong nước mới xây dựng được duy nhất một dây chuyền sản xuất để sản xuất thép cán từ quặng sắt. Vì thế, phần lớn quặng sắt của Việt Nam phải bán ra nước ngoài mà chưa qua chế biến. Thu hút vốn nước ngoài có ý nghĩa quan trọng để có được các dự án lớn hơn trong ngành thép. Ngoài ra, chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rất cần thiết để phát triển công nghệ sản xuất thép cho Việt Nam.

chú thích

1. “Sản xuất thép thô hàng năm, 2000–2009,” Hiệp hội thép thế giới (truy cập ngày 23/3/2013), http://www.worldsteel.org/dms/internetDocumentList/statistics-archive/production-archive/steel-archive/steel-annually/Annual-steel-2000-2009/document/Annual%20steel%202000-2009.pdf.

Tài liệu tham khảo

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

SEAISI (South East Asia Iron and Steel Institute). 2012. 2012 Steel Statistical Yearbook. Selangor, Malaysia: SEAISI. http://www.seaisi.org/html/yearbook_publication.asp.

Page 119: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   97 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Ngành kinh doanh nông nghiệp

Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh doanh nông nghiệp trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, khác với ngành may và da, ngành kinh doanh nông nghiệp đang tụt hậu xa so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Nguyên nhân chính của tình trạng hoạt động kém hiệu quả này là do chất lượng đầu vào và năng suất lao động thấp. Thách thức chính trong thị trường đầu vào nông nghiệp và thị trường đầu ra là những hạn chế trong việc sản xuất hàng hóa, năng lực tài chính yếu của nhiều công ty nhỏ, các nhà sản xuất thiếu khả năng tiếp cận thông tin, sự thiếu vắng các cụm chế biến nông sản, điều kiện vệ sinh kém, khả năng đóng gói yếu và sự cần thiết phải có nhiều hơn và sử dụng hiệu quả hơn dịch vụ thú y. Để giải quyết những vấn đề và trở ngại đó, cần thúc đẩy sản xuất hàng hóa; khuyến khích hình thức sản xuất theo hợp đồng, đẩy nhanh hình thành các cụm doanh nghiệp; củng cố dịch vụ đào tạo về sản xuất thực phẩm đạt chuẩn vệ sinh; khuyến khích ngành công nghiệp đóng gói; và tăng cường các hiệp hội trong ngành.

Mô tả ngành

Nông nghiệp là một trụ cột của nền kinh tế Việt Nam. Lúa là loại cây trồng chính, được trồng trên một phần diện tích lớn đất canh tác của đất nước. Các loại cây trồng khác gồm khoai lang, kê, ngô, sắn, hoa quả, rau và đậu. Chỉ có 15% diện tích đất tự nhiên ở miền Bắc là phù hợp với việc trồng trọt, trong đó gần 14% được thâm canh. Như đã được chứng minh qua thành công của ngành trồng lúa và trồng cà phê, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển kinh doanh nông nghiệp trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Kinh doanh nông nghiệp là ngành sản xuất lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam và đóng góp trên 20% tổng sản lượng. Trên thị trường thế giới, Trung Quốc đã là một đối thủ lớn trong ngành này, với tổng giá trị sản xuất vượt quá 990 tỉ Đô-la. Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, DNN&V chiếm chiếm tỷ trọng lớn (94% ở Việt Nam và trên 75% ở Trung Quốc) trong kinh doanh nông nghiệp, và chỉ có rất ít các công ty lớn. Ở Việt Nam, ngành thu hút gần 500.000 lao động, so với gần 10 triệu ở Trung Quốc (bảng 8.1).

Chương 8

Page 120: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

98 Ngành kinh doanh nông nghiệp

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Ngành cần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng để có năng suất cao hơn và bền vững hơn trong bối cảnh xu thế ngày càng tự do hóa và hội nhập thương mại sâu hơn. Không giống như ngành may và da, ngành kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam tụt hậu xa so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Nguyên nhân chính của tình trạng hoạt động yếu kém này là do năng suất thấp, chất lượng đầu vào thấp, chi phí cao và, đặc biệt, những yếu kém trong ngành chế biến. Đây là những thách thức to lớn đối với các nhà sản xuất nông sản ở Việt Nam.

Lúa mìKinh doanh nông nghiệp là một ngành lớn với rất nhiều tiểu ngành và vô số sản phẩm trong từng tiểu ngành.

Về bột mì, Thổ Nhĩ Kỳ là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới năm 2009, với giá trị xuất khẩu đạt 581 triệu Đô-la. Trung Quốc xuất khẩu được 96 triệu Đô-la bột mì (hình 8.1).

Chi phí xay lúa mì ở Việt Nam là 359–463 Đô-la/tấn, xấp xỉ hoặc cao hơn chi phí ở Trung Quốc (322–377 Đô-la). Lý do chính là sự chênh lệch giá lúa mì, loại lúa mì được sử dụng (cứng hay mềm), thời gian khi lúa mì được mua (do giá biến động mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế), và xuất xứ cũng như cơ cấu loại lúa mì được dùng (trong nước hay nhập khẩu). Vì lúa mì chiếm trên 80% chi phí của bột mì nên giá lúa mì cao đã giải thích cho phần lớn mức chi phí sản xuất bột mì ở Việt Nam cao hơn ở Trung Quốc. Giá lúa mì nội địa ở Việt Nam cao hơn 40% so với Trung Quốc (bảng 8.2). Phân tích của chúng tôi về lúa mì dựa trên 10 doanh nghiệp ở Trung Quốc và 9 doanh nghiệp ở Việt Nam.

Năm tham chiếu trong phân tích của chúng tôi, năm 2010, là một ngoại lệ trên thị trường lúa mì thế giới. Do điều kiện thời tiết, chủ yếu ở Nga (và một chừng mực nhất định, cả Canađa nữa), giá lúa mì trên thị trường quốc tế tăng hơn 40% từ tháng 7 đến tháng 8, mức tăng cao nhất trong một tháng kể từ hơn

Bảng 8.1. ngành kinh doanh nông nghiệp ở Trung Quốc và Việt nam

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Tổng kim ngach nhập khẩu (nghìn Đô-la) 6.596 25.360Tổng kim ngach xuất khẩu (nghìn Đô-la) 96.003 15.848Tổng số doanh nghiệp 12.903 5.979 Nhỏ, % 35,0 45,4 Vừa, % 40,0 48,7 Lớn, % 25,0 5,9Lực lượng lao động Tổng số (ước tính) 9.956.316 451.360 Tỉ trọng so với tổng lực lượng lao động, % 1,2 1,0 Nam, % 73 45 Nữ, % 27 55

Nguồn: GDS, 2011; UN Comtrade (Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hóa của Liên Hiệp Quốc), phòng Thống kê, Vụ các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hiệp Quốc, New York, http://comtrade.un.org/db/.

Page 121: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kinh doanh nông nghiệp 99

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

50 năm trở lại đây. Giá lúa mì quốc tế tiếp tục biến động cuối năm 2010, mặc dù mức độ thay đổi không cao như đỉnh điểm tháng 7 - tháng 8. Vì thế, biến thiên về giá nguyên liệu thô (lúa mì) phản ánh trong phân tích này cần được đặt trong bối cảnh biến động giá có phần cực đoan đó trong năm 2010.

Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, ngành kinh doanh nông nghiệp phải chịu nhiều loại thuế nhập khẩu. Ở Trung Quốc, có hơn 722 mức thuế quan trong ngành, và thuế suất trung bình là 15%. Ở Việt Nam, có hơn 40.773 dòng thuế nhập khẩu trong các phương án nhanh và bình thường trong chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung, với thuế suất trung bình ở mức thấp là 2,3%. Trung Quốc có thuế suất khá cao, dao động từ 10% đối với cá đến 20%

Bảng 8.2. So sánh đầu vào nguyên liệu thô để sản xuất bột mì ở Trung Quốc và Việt nam năm 2010

Chỉ số

Trung Quốc Việt Nam

Tổng chi phí

% trong tổng chi phí đầu vào

Tổng chi phí

% trong tổng chi phí đầu vào

Nguyên liệu thô, trên tấn bột mì $322 n.a. $323 n.a.Lúa mì nội địa, trên tấn $192 60.0 $269 73.7Lúa mì nhập khẩu, trên tấn không không $208 n.a.Đầu vào nguyên liệu thô, % chuỗi giá trị 85 n.a. 81 n.a.

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: n.a = không áp dụng.

Thổ Nhĩ Kỳ

Cadắcxtan

Áchentina

Pháp

Bỉ

Các nước khác

hình 8.1. những nước xuất khẩu hàng đầu về lúa mì hoặc sản phẩm bột Meslin trên toàn thế giới năm 2009

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Số tổng hợp toàn thế giới là tổng của các nước có báo cáo và không có báo cáo. Meslin là loại hạt hỗn hợp, đặc biệt có lúa mạch đen trộn với lúa mì.

Page 122: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

100 Ngành kinh doanh nông nghiệp

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

đối với ngô, bên cạnh thuế giá trị gia tăng 17%. Ở Việt Nam, thuế suất giá trị gia tăng trung bình là 10%. Mặc dù thuế và phí áp dụng cho ngành kinh doanh nông nghiệp của Trung Quốc đều có biên độ áp dụng, nhưng đồng thời còn có hoàn thuế từ mức 8% đối với lúa gạo đến 15% đối với ngô; thuế suất hoàn thuế trung bình là 16%. Các nhà sản xuất ở Việt Nam không được hưởng chính sách hoàn thuế đó.

Sản phẩm sữaCầu về sữa đang tăng lên ở Việt Nam, nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn giữa nhu cầu và năng lực sản xuất sữa trong nước. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng ba phần tư nhu cầu sữa hàng ngày. Đó một phần là vì sản lượng sữa trên một con bò ở Việt Nam còn thua kém so với các nước công nghiệp hóa sớm hơn. Khoảng 115.000 con bò ở Việt Nam cung cấp 280.000 tấn sữa một năm. Dân số năm 2010 của Việt Nam ở mức 86 triệu người. Như vậy, mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam ước tính là 15 kg, so với mức trung bình của châu Á là 35 kg. Tổng mức tiêu thụ sữa toàn cầu khoảng 82,1 kg một người năm 2006 (FAO, 2009). Điều này cho thấy thị trường tiềm năng cho các công ty sữa ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, qui mô nuôi bò sữa trung bình được ghi nhận trong phân tích của chúng tôi thuộc mức trung bình với số đầu vật nuôi chưa đến 200 con (bảng 8.3). Điều này khác với Trung Quốc, nơi các trang trại sữa được quan sát trong nghiên cứu của chúng tôi nuôi hàng trăm con bò. Sự khác biệt này rất rõ ràng qua những chỉ số về giá trị sản xuất, xuất khẩu, số công ty, và số lao động, v.v.

Chi phí sản xuất sữa ở Việt Nam dao động từ 0,15 đến 0.29 Đô-la một lít (bảng 8.4). Đây là mức cạnh tranh hơn Trung Quốc, nơi có chi phí sản xuất trong khoảng từ 0,23 đến 0,28 Đô-la. Có lẽ điểm khác biệt đáng lưu ý nhất giữa hai nước là sản lượng cho sữa trung bình của một con bò sữa. Với một ngành chăn nuôi gia súc hợp lý, bò ở Trung Quốc có thể cho 20 lít sữa/con một ngày. Trong khi đó, ở Việt Nam, sản lượng cho sữa thường chỉ từ 4,2 đến 15,9 lít/ngày.

Bảng 8.3. ngành công nghiệp sữa ở Trung Quốc và Việt nam

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Tổng giá trị sản xuất $29.450.322.733 $530.225.356Tổng giá trị nhập khẩu $892.667.190 $539.780.000Tổng giá trị xuất khẩu $51.402.368 $156.700.000Tổng số công ty 12.903 1.670 Nhỏ, % 35,0 43,4 Vừa, % 40,0 55,1 Lớn, % 25,0 1,5Tổng số công nhân (ước tính) 9.956.316 54.794 Nam, % 73,0 75,5 Nữ, % 27,0 24,5

Nguồn: GDS, 2011.

Page 123: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kinh doanh nông nghiệp 101

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Trên phạm vi toàn cầu, sản phẩm sữa xuất khẩu năm 2009 đạt 51 tỉ Đô-la. Đức, Pháp, Hà Lan và Niu Dilân là những nước xuất khẩu hàng đầu, với giá trị xuất khẩu của mỗi nước trên 5 tỉ Đô-la (hình 8.2). Trung Quốc là nước sản xuất sản phẩm sữa lớn, và nước này đang đứng trước sự chuyển dịch nhanh trong thói quen ăn uống, đặc biệt là của người tiêu dùng thành thị. Sự chuyển dịch này được phản ánh qua mức tăng trưởng đều đặn của ngành sữa, với sản lượng sữa hiện đang được sản xuất trị giá hơn 29 tỉ Đô-la. Số lượng người tiêu dùng những sản phẩm này ước tính sẽ tăng 50% trong vòng 7 năm tới, và tổng

Bảng 8.4. Chi phí sản xuất sữa trung bình ở một số nướcĐơn vị: Đô-la/lít

Tên nước Chi phí trung bình

Niu Dilân 0,13Ôxtrâylia 0,16Ấn Độ 0,19Việt Nam 0,22Trung Quốc 0,25Mỹ 0,27Liên minh châu Âu 0,29Tanzania 0,42Êtiôpia 0,47Zambia 0,52

Nguồn: GDS, 2011.

Đức

Pháp

Hà Lan

Niu Dilân

Bỉ

Các nướckhác

hình 8.2. Các nước xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm sữa trên thế giới năm 2009

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Số tổng hợp toàn thế giới là tổng của cả những nước có báo cáo và không có báo cáo.

Page 124: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

102 Ngành kinh doanh nông nghiệp

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

cầu toàn thế giới về sản phẩm sữa ở các nước đang phát triển ước tính sẽ tăng khoảng 1,2% một năm (FAO, 2009). Mức cầu đang tăng lên này đã mở ra cánh cửa cho việc tăng trưởng xuất khẩu.

Theo Bộ Công Thương, mặc dù ngành kinh doanh nông nghiệp có mức tăng trưởng mạnh nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thực phẩm và nông sản. Nguồn nhập khẩu chính về những sản phẩm này của Việt Nam là từ Ấn Độ (16%), Mỹ (13%) và Trung Quốc (11%). Theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc và thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung, cam kết giữa các nước trong hiệp hội sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn, với thuế suất nhập khẩu từ 0-5%. Những kết quả này sẽ có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều quan ngại là Việt Nam sẽ cần phải giảm sự lệ thuộc của mình và thực phẩm và nông sản nhập khẩu thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng khắt khe hơn.

Tiềm năng

Lúa mìTiềm năng của ngành lúa mì ở Việt Nam bắt nguồn từ các yếu tố sau đây:

• Do tiền công thấp, chi phí xay xát lúa mì (không tính chi phí về lúa mì) ở Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc. Tiền công trung bình của lao động có tay nghề và lao động phổ thông ở Việt Nam thấp hơn 1,5 lần.

• Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tốt.• Cầu nội địa đang tăng lên và sự gia nhập vào thị trường toàn cầu của Việt

Nam đang ngày càng mở rộng.

Sản phẩm sữaNhờ chi phí đầu vào lao động thấp trong chăn nuôi lấy sữa ở Việt Nam, năng suất lao động thấp chỉ đạt 2,5–3,9 lít sữa một người một ngày, so với mức 23,5-53,1 lít/người/ngày ở Trung Quốc. Thêm vào đó, hầu hết các thiết bị sử dụng trong ngành chăn nuôi lấy sữa ở Việt Nam (tuổi thọ 5,5-8 năm) đều cũ kỹ hơn so với Trung Quốc (tuổi thọ 2,5–4,0 năm) (bảng 8.5).

Trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh

Lúa mìViệt Nam đứng trước nhiều thách thức trong sản xuất lúa mì:• Thiếu giống có năng suất cao và đầu vào nông nghiệp • Thiếu các trang trại có hệ thống thủy lợi thích hợp• Rào cản gia nhập thị trường đối với các trang trại sản xuất hàng hóa lớn, kể

cả các vấn đề về chính sách đất đai• Thiếu cơ sở hạ tầng bảo quản phù hợp• Thiếu cơ chế thị trường để khuyến khích việc duy trì giá cả ổn định và có

thể dự báo trước• Thiếu vốn lưu động của các cơ sở bán buôn

Page 125: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kinh doanh nông nghiệp 103

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Sự phân bổ chi phí theo chuỗi giá trị ở Trung Quốc và Việt Nam rất khác nhau. Ở Trung Quốc, chi phí đóng gói và bảo quản, cũng như chuyên chở và giao hàng (đến tay người mua) chiếm gần 10% chuỗi giá trị. Trái lại, ở Việt Nam, chi phí xay xát và đóng gói chiếm gần 10% chuỗi giá trị, trong khi chi phí hành chính và chi phí quản lý chiếm đến 6% (hình 8.3).

Nhiều yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành xay xát, đặc biệt là xay xát lúa mì. Ở Việt Nam, nhà máy xay thường lớn, tổ chức tập trung (công suất thiết kế từ 21 đến 700 tấn/ngày) và không sử dụng hết công suất; ở Trung Quốc, nhà máy xay thường có xu hướng nhỏ hơn (công suất sản lượng thiết kế từ 15 đến 30 tấn/ngày), được tổ chức phân tán và bố trí gần nơi sản xuất lúa mì hơn. Một phần do việc vận hành các nhà máy xay xát tập trung qui mô lớn nên công suất sử dụng ở Việt Nam chỉ đạt 80% tại một số nhà máy; còn ở Trung Quốc, mức độ sử dụng công suất là 95-100%.

Chi phí nguyên liệu thô (lúa mì) thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chuỗi giá trị xay lúa mì. Đầu vào nguyên liệu thô chiếm đến 85% toàn bộ chuỗi giá trị ở Trung Quốc, trong khi đó, ở Việt Nam, lúa mì chiếm 81% chuỗi giá trị

Bảng 8.5. So sánh các biến số sản xuất chính trong chăn nuôi lấy sữa ở Trung Quốc và Việt nam

Chỉ số Trung Quốc Việt Nam

Nhà máyTỉ lệ công nhân nam so với nữa 6,5–52,3 —Sản lượng sữa trung bình/ngày vắt sữa, lít/con 20,0–20,5 4,2–15,9Tỉ lệ bỏ làm của công nhân, % — 0–1

Tiền lương, tiền công trung bình hàng tháng Có tay nghề $177–$206 — Phổ thông $118–$133 $31–$78

Số ngày hoạt động trong tháng 30 21–30

Tuổi thọ trung bình của thiết bị chính, số năm 2,5–4,0 5,5–8,0

Sản lượng và thành phẩm chính xuất khẩu, %Xuất khẩu trực tiếp không qua công ty thu gom hay môi giới 0 0Xuất khẩu gián tiếp qua công ty thu gom trong nước 0 0Xuất khẩu gián tiếp qua công ty thu gom nước ngoài 0 0

Sản lượng và các thành phẩm chính tiêu thụ trong nướcBán trực tiếp cho tổ chức bán buôn và bán lẻ, không qua thu gom, % 100 0–100Bán trực tiếp qua đại lý, cửa hàng, gian hàng giới thiệu sản phẩm, % 0 0–100Bán gián tiếp qua công ty thu gom, thương lái trong nước, % 0 0Giá thành sản xuất đơn vị trên 1 lít $0,23–$0,28 $0,08–$0,29

Giá bán trung bình Tại cổng nhà máy $0,27–$0,32 $0,38–$0,39 Bán buôn $0,27–$0,32 $0,36–$0,37

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: — = không có số liệu.

Page 126: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

104 Ngành kinh doanh nông nghiệp

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

(xem bảng 8.2). Tuy nhiên, ở Việt Nam, giá lúa mì nhập khẩu thấp hơn (thấp hơn đến 29%) so với giá lúa mì sản xuất trong nước, gây ra mối quan ngại về hiệu quả canh tác ở Việt Nam và về sự khác biệt giữa hai quốc gia liên quan đến cơ cấu khuyến khích, một yếu tố có ảnh hưởng đến chi phí đầu vào nông nghiệp.

Vì rất nhiều địa phương ở Việt Nam có những đặc trưng khác nhau bởi những cơ hội và rào cản khác nhau nên nông dân phải đối mặt với những thách thức rất đặc thù, tùy theo vùng miền và mùa vụ. Trở ngại lớn nhất là chi phí đầu vào nông nghiệp cao. Chi phí trung bình chế biến lúa mì trên một tấn – không tính đến chi phí về hạt lúa mì và bao bì đóng gói - là 9,49 Đô-la, đắt hơn ở Trung Quốc 62%. Điều này được phản ánh trong tổng giá thành cũng như trong giá bán. Dù cho chi phí lao động thấp, nhưng tổng chi phí sản xuất trên một tấn ở Việt Nam vẫn ở mức cao là 463 Đô-la so với 377 Đô-la ở Trung

25–

75

175

275

375

475

575

675

Giá bán

Nguyên liệu th

ô

Nhân công

Vận chuyển và kho vận

Vật tư đóng gói

Tiền xăng, dầu/n

ước

Tiền điện

Sửa chữa và duy tu

Tiền thuê m

ặt bằng

Chi phí v

ốn

Chi phí h

ành chính/

chi p

hí quản lý

Các chi p

hí khác

Tổng lợi n

huận trước

bán hàng

Lợi nhuận sa

u bán hàng

Giá

bộ

mì U

S$/t

ấn

Thành phần chi phí

Việt NamTrung Quốc

hình 8.3. Các mục chi phí và lợi nhuận trong sản xuất lúa mì tại Trung Quốc và Việt nam

Nguồn: GDS, 2011.

Page 127: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kinh doanh nông nghiệp 105

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Quốc. Điều này có nghĩa là giá hạt lúa mì ở Việt Nam cao. Hậu quả là, giá bán trung bình của bột mì ở Việt Nam cao hơn ở Trung Quốc 53%. Năng suất thu hoạch của Việt Nam khoảng 4 tấn/ha, trong khi Trung Quốc có thể đạt 6 tấn/ha.

Chi phí sản xuất bột mì, tính cả chi phí chế biến các sản phẩm phụ khác, ở Việt Nam dao động từ 358 đến 463 Đô-la trên một tấn, trung bình cao hơn chi phí ở Trung Quốc 18%, nơi chi phí dao động từ 322 đến 377 Đô-la/tấn. Có lẽ mốc so sánh đáng ngạc nhiên nhất liên quan đến lao động là tỉ lệ vắng mặt nơi làm việc tương đối cao trong số các công nhân trong các nhà máy xay ở Việt Nam (3-14%). Ở Trung Quốc, tỉ lệ này chỉ ở mức 1-5%.

Khả năng chế biến và bán các sản phẩm phụ của lúa mì như cám hay mầm, bên cạnh bột mì, có ý nghĩa sống còn về mặt kinh tế nói chung của nhà máy xay. Chi phí sản xuất lúa mì cao hơn giá bán lúa mì trung bình. Vì lẽ đó, các nhà máy xay cố gắng thu hồi lại một phần lớn chi phí xay xát bằng cách chế biến và bán các sản phẩm phụ. Vì thế, trong phân tích của chúng tôi, giá bán bột mì không bao gồm lợi nhuận có được từ việc bán cám hay các sản phẩm phụ khác. Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, sản phẩm phụ có giá trị rất lớn nhờ ngành chế biến nông sản và chế biến thức ăn gia súc có giá trị gia tăng cao và được phát triển mạnh. Các nhà máy xay có thể kiếm được từ 230 đến 259 Đô-la/tấn cám, sản phẩm phụ dồi dào nhất tận thu được từ việc xay lúa mì.

Ở Trung Quốc, bột mì được bán với giá cao hơn giá lúa mì khoảng 30%; ở Việt Nam, mức chênh lệch giá tương ứng là gần 40%. Giá bột mì ở Việt Nam không có tính cạnh tranh không chỉ vì giá lúa mì cao mà còn bởi các nhà máy xay trong nước đã chuyển một tỉ lệ lớn giá lúa mì vốn đã đắt đỏ vào giá bột. Lý do là vì các nhà máy này không thể bán được cám và các sản phẩm phụ khác của lúa mì với mức giá có lợi.

Mức sử dụng xăng dầu ở Việt Nam cũng rất cao, dao động từ 0,02 đến 1,11 lít/tấn lúa mì đã xay, tức là cao hơn mức tiêu thụ ở Trung Quốc 28%. Thiết bị xay xát ở Việt Nam tiêu hao điện nhiều gấp đôi so với các thiết bị xay xát của Trung Quốc. Đây là mức chênh lệch khiêm tốn hơn nhiều so với mức tiêu hao điện năng khổng lồ trong các ngành công nghiệp nhẹ khác tại Việt Nam. Trên thực tế, do giá điện ở Việt Nam thấp nên chi phí tiền điện của các nhà máy xay ở Trung Quốc và Việt Nam là tương đương nhau.

Do chi phí xay xát ở Việt Nam cao nên cho dù chi phí lao động thấp thì chi phí chế biến lúa mì trung bình ở Việt Nam, sau khi trừ chi phí về hạt lúa mì và bao bì đóng gói, là 89 Đô-la/tấn, cao hơn chi phí ở Trung Quốc (55 Đô-la/tấn) đến 62%.

Trong khi đó, ở Việt Nam, bột lúa mì không xay lại rẻ hơn và có tỉ lệ loại bỏ sản phẩm thấp hơn. Nếu có thể giảm được chi phí xay xát thì chắc chắn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của đất nước so với Trung Quốc.

Sản phẩm sữaChăn nuôi bò sữa là một hệ thống chăn nuôi mới ở Việt Nam. Những người nông dân chăn nuôi lấy sữa thiếu kiến thức quản lý cần thiết để đạt được trình độ sản xuất có khả năng sinh lời và bền vững. Ngoài giá sữa, giá thành sản

Page 128: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

106 Ngành kinh doanh nông nghiệp

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

xuất đóng vai trò quan trọng đối với mức độ bền vững kinh tế của một trang trại sản xuất sữa. Chi phí đầu vào lớn nhất là thức ăn gia súc (chiếm 30-70% chi phí) và tiền mua vật nuôi (hình 8.4). Thiếu kiến thức về chăn nuôi gia súc và chăm sóc thú y cũng cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp sữa bền vững về kinh tế, bởi lẽ bệnh dịch và dịch vụ thú y nghèo nàn có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận của một cơ sở sản xuất sữa qui mô nhỏ. Mặc dù chi phí đơn vị lao động ở Việt Nam thấp nhưng tổng chi phí nhân công lại cao do năng suất lao động thấp.

Khác với các tiểu ngành khác, chi phí tiền điện trong sản xuất sữa trong các công ty ở Việt Nam (6,87-9,14 Đô-la trên 1.000 lít sữa) cao hơn các công ty Trung Quốc (0,67–0,78 Đô-la trên 1.000 lít sữa). Điều đó nhắc đền thực tế là các xưởng sữa được điều tra ở Việt Nam đều là doanh nghiệp hộ gia đình và do đó phải trả tiền điện với giá cước cao hơn doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nhẹ khác. Giống như các tiểu ngành công nghiệp nhẹ khác, mức độ tiêu hao điện năng trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng cao hơn. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam sử dụng từ 126 đến 221 kwh để sản xuất ra 1.000 lít sữa thì doanh nghiệp Trung Quốc chỉ cần dùng từ 4,92 đến 5,26 kwh điện mà thôi.

Thách thức chính trong ngành kinh doanh nông nghiệpNhững thách thức chính trong thị trường đầu vào và đầu ra nông sản ở Việt Nam bao gồm các yếu tố sau:

• Cáctrangtrạisảnxuấthànghóacóquimôhạnchế, có nghĩa là các cơ sở sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ và phân tán. Họ không có chiến lược chung về các qui trình sản xuất hay sử dụng các loại giống có năng suất cao, qua đó gây ra nhiều khó khăn trong việc đạt được thỏa thuận về nhãn hiệu sản phẩm,

0100200300400500600700

Giá bán

Nguyên liệu th

ô

Nhân công

Tiền thuê m

ặt bằng

Hậu cần tr

ong trang tr

ại

Tiền xăng, dầu/n

ước

Tiền điện

Sửa chữa và duy tu

Chi phí v

ốn

Chi phí h

ành chính/

chi p

hí quản lý

Các chi p

hí khác

Tổng lợi n

huận

US$

per

ton,

milk

Việt NamTrung Quốc

Chi phí sản xuất

hình 8.4. Các mục chi phí sản xuất và lợi nhuận chính trong chăn nuôi bò sữa ở Trung Quốc và Việt nam

Nguồn: GDS, 2011.

Page 129: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kinh doanh nông nghiệp 107

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

chất lượng và giá cả. Đó là những yếu tố chính, sau yếu tố năng suất lúa mì trên một héc ta thấp (4 tấn ở Việt Nam so với 6 tấn ở Trung Quốc). Cần phải có những trang trại lớn để nuôi bò và sản xuất một lượng sữa ổn định để cung cấp cho các nhà máy chế biến sữa. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu diện tích đồng cỏ lớn để chăn thả gia súc. Ngay cả khi thị trường tăng trưởng cũng không dễ dàng cho các nhà máy sữa tăng công suất nếu họ vẫn phải lệ thuộc vào nguồn cung trong nước về nguyên liệu thô. Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi hiện đại trong hệ thống các nông hộ nhỏ là rất khó. Khả năng tiếp cận đất đai hạn chế là trở ngại chính đối với việc hình thành các trạng trại lớn sản xuất hàng hóa.

• Công ty nhỏ thường có nănglựctàichính yếu, như được phản ánh qua tình trạng thiếu vốn cải tiến công nghệ sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Ở Việt Nam, chỉ có 6% các doanh nghiệp nông nghiệp là có qui mô lớn, so với tỉ lệ 25% ở Trung Quốc (Bảng 8.1).

• Chấtlượngđầuvàothấp là một trở ngại nữa đối với các công ty chế biến nông sản. Thiếu đầu vào có chất lượng có nghĩa là các công ty này sẽ ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, và họ bị buộc phải cạnh tranh chủ yếu dựa trên giá cả.

• Các nhà sản xuất chỉ có khảnăngtiếpcậnthôngtinhạnchế về khoa học công nghệ hiện đại, và ít kiến thức về thị trường toàn cầu. Ở những nước có ngành nông nghiệp phát triển, sản xuất nông nghiệp thường do các công ty lớn đảm nhiệm, mà những công ty này có thể cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất và thu hoạch tiên tiến.

• Năngsuấtthấpvàcôngnghệhạnchế là những trở ngại khác vì Việt Nam phải nuôi một dân số đông (86 triệu người) với một sản lượng sản xuất trên một diện tích đất nông nghiệp tương đối hạn hẹp. Việt Nam cần xây dựng nền nông nghiệp có năng suất cao hơn, công nghệ tốt hơn để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng về lương thực thực phẩm. So với các nền kinh tế phát triển, ngành nông nghiệp của Việt Nam hạn chế hơn trong việc xây dựng nền nông nghiệp năng suất cao và công nghệ tiên tiến.

• Chuỗicungứngbịphávỡ.Việt Nam xuất khẩu phần lớn các sản phẩm nông nghiệp của mình mà không qua chế biến. Nước này đang đứng trước thâm hụt thương mại lớn trong một số ngành chế biến nông sản, như sản phẩm sữa hay dầu thực vật. Điều này có nghĩa Việt Nam đang bị thất thu lớn về ngoại tệ, cũng như mất đi nhiều việc làm và giá trị gia tăng tiềm năng.

• Có rấtítcáccụmliênkếtchếbiếnnôngsản. Việc hình thành cụm là một công cụ đặc hiệu để giải quyết nhiều trở ngại, bao gồm việc tiếp cận hạn chế đến đất đai, cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục hành chính phức tạp và hiệu lực

Page 130: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

108 Ngành kinh doanh nông nghiệp

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

pháp luật không cao (xem chương 3). Ở Việt Nam mới chỉ có một vài cụm liên kết chế biến nông sản.

• Điều kiệnvệ sinh kémvà khungpháp lý cồng kềnh.Một phần lớn nông sản phẩm là do những người sản xuất nhỏ sản xuất tại nhà hoặc trong sân vườn của họ với điều kiện vệ sinh nghèo nàn. Dịch vụ đào tạo về an toàn thực phẩm chưa thỏa đáng, và cơ sở hạ tầng cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quản lý còn yếu. Điều này tạo gánh nặng cho doanh nghiệp với những thủ tục cấp phép và thanh kiểm tra tốn kém, mất thời gian trong sản xuất, phân phối, nhập khẩu và xuất khẩu nông sản.

• Cònthiếunhữngloạivậttưđónggóichấtlượngcaovàgiácảhợplý. Đóng gói bao bì chất lượng cao ở mức giá cạnh tranh, với việc ghi đầy đủ nhãn mác là điều kiện sống còn để có thể marketing hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Việc đóng gói phù hợp cần phải có hộp thủy tinh với bao gói bằng kim loại, hộp kim loại, chai nhựa và giấy gói trong hộp nhựa. Công ty nhỏ không thể có được những hình thức đóng gói như vậy. Chính phủ cần ban hành và hỗ trợ việc sử dụng hệ thống mã vạch.

• Cầnpháttriểnvàsửdụngmạnhhơncácdịchvụchămsócthúy.Nông dân cần được giáo dục và đào tạo và vật nuôi cần được chăm sóc tốt hơn. Tập trung nguồn lực đầu tư cho việc nâng cao năng suất và tăng cường kỹ năng, kiến thức sẽ có lợi cho năng lực cạnh tranh nói chung.

Khuyến nghị chính sách

Những biện pháp chính sách sau đây được khuyến nghị:

• Thúcđẩysảnxuấtnôngnghiệphànghóa:Hình thành các trang trại sản xuất hàng hóa ở những vùng được chỉ định và có khả năng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương trình phát triển các trung tâm nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp và các cơ sở tăng trưởng nhanh cần bao gồm cả những trang trại nòng cốt sản xuất hàng hóa với những cơ sở thiết bị bảo quản và chế biến phù hợp và có khả năng kết nối được với các làng xã gần kề dọc trên các tuyến đường bộ, cũng như với dịch vụ điện nước. Những sáng kiến như vậy cần có sự hợp tác công tư mạnh mẽ để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết và sắp xếp các loại dịch vụ, thí dụ như dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị.

• Khuyếnkhíchphươngthứccanhtáctheohợpđồng.Đây là một phương án nhằm khắc phục tình trạng nông hộ nhỏ không tiếp cận được đến đầu vào và dịch vụ nông nghiệp, cũng như để chính thức hóa mối liên hệ giữa nông hộ nhỏ với ngành chế biến thực phẩm. Cách làm này cần được triển khai dưới dạng một dự án thí điểm và nếu thí điểm thành công thì phương án này nên được khuyến khích.

Page 131: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Ngành kinh doanh nông nghiệp 109

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

• Đẩynhanhviệchìnhthànhcụmliênkết:Việc xây dựng thành công các cụm liên kết đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bên hữu quan chính, như chính quyền địa phương và các hiệp hội ngành nghề, trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, thiết lập công tác quản lý chuỗi cung ứng có hiệu quả, tạo ra những dịch vụ gắn đào tạo với sản xuất, và phát triển các liên kết thị trường. Lựa chọn cách thí điểm trước trong việc hình thành cụm liên kết là cách đi phù hợp.

• Tăngcườngdịchvụđàotạotrongsảnxuấtthựcphẩmvớiđiềukiệnvệsinhcao:Hiện đã có nhiều sáng kiến về đào tạo cho những công ty chế biến nông sản nhỏ. Một sáng kiến đáng lưu ý là dự kiến thành lập các trung tâm đào tạo về chế biến thực phẩm và sản xuất chế biến thực phẩm, giống như những mô hình đã được Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tài trợ ở Tanzania. Các chương trình tương tự cần được triển khai trong hỗ trợ kỹ thuật do các nhà tài trợ cấp kinh phí và được các hiệp hội ngành nghề tổ chức. Đào tạo cũng cần được tiến hành thông qua các cụm liên kết.

• Khuyếnkhíchngànhcôngnghiệpbaobìđónggói:Cần đánh giá để xác định nhu cầu về đóng gói đối với ngành chế biến nông sản, cũng như cần triển khai nghiên cứu khả thi về chương trình đầu tư vào sản xuất vật liệu đóng gói. Một khi công việc này đã hoàn tất, chính phủ cần tìm kiếm FDI trong lĩnh vực quan trọng này, tốt nhất là thông qua sự hợp tác với các doanh nhân trong nước.

• Củngcốcáchiệphộingànhnghề:Hiệp hội ngành nghề cung cấp những dịch vụ quan trọng cho thành viên, như vận động, đối thoại chính sách, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo về kỹ năng và tiêu chuẩn, và thông tin thị trường. Chính phủ cần khuyến khích việc hình thành những hiệp hội như vậy và tạo điều kiện thuận lợi để họ tăng trưởng.

Tài liệu tham khảo

FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations). 2009. TheStateofFoodand Agriculture 2009: Livestock in the Balance. Rome: FAO. http://www.fao.org / docrep/012/i0680e/i0680e .pdf.

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis;Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: TargetedPoliciestoEnhancePrivateInvestmentandCreateJobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

Page 132: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc
Page 133: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   111 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Trong chương này, trước hết chúng tôi sẽ tổng hợp lại các phát hiện của mình qua nghiên cứu 5 ngành. Sau đó, chúng tôi sẽ bàn đến việc thực hiện cải cách và các khuyến nghị chính sách.

Tiềm năng phát triển công nghiệp nhẹ của Việt Nam

Tiềm năng phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam là rất lớn, dựa trên các yếu tố sau:• Tiền công thấp hơn Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác trong một

số ngành nhất định, cũng như có một lực lượng lao động ham học hỏi.• Giá tiện ích tương đối rẻ.• Có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng, đặc biệt thích hợp với kinh

doanh nông nghiệp và ngành da.• Việt Nam là thành viên của ASEAN, TPP và WTO đang mở ra cơ hội tiếp

cận thị trường và đầu tư nước ngoài mới.• Thị trường nội địa 85 triệu người và đang tăng trưởng.

Cụ thể hơn, mục tiêu trước mắt trong cả 5 ngành là vấn đề nâng cao năng suất và hiệu suất. Mục tiêu trung hạn là hình thành chuỗi giá trị đồng bộ. Khi đã điều kiện sản xuất đã nâng cấp thì tương quan năng lực cạnh tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Việt Nam và khi đó Việt Nam sẽ thu được giá trị gia tăng lớn hơn.

Trở ngại chính đối với năng lực cạnh tranh

Rào cản nội tại lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh rất khác nhau giữa các ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam. Trong ngày may mặc, da và đồ gỗ, thiếu kỹ năng lao động và sự phụ thuộc vào phương thức sản xuất CMT (trong trường hợp của ngành may và da) đang cản trở Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị. Trong nghành kim khí và chế biến nông sản, hạn chế cản trở nội tại là công

ChươNg 9

Page 134: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

112 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

nghiệp cung ứng đầu vào: người sản xuất phải dựa vào các nguồn cung bên ngoài và vì thế chịu tác động của sự bất ổn định về giá. Trong kinh doanh nông nghiệp, thiếu các chương trình đào tạo công nhân phù hợp cũng là một trở ngại quan trọng. Những kết luận này khẳng định phát hiện của chúng tôi ở những nước khác và giúp đề xuất một cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển (Đinh và cộng sự, 2012). Vì những rào cản quan trọng nhất khác nhau giữa các ngành và qui mô doanh nghiệp, đồng thời thường có tính đặc thù theo từng ngành cụ thể nên chính sách công hiệu quả cần xoay quanh việc nhận diện những rào cản cụ thể theo ngành và kết hợp các giải pháp dựa vào thị trường với sự can thiệp có mục tiêu của chính phủ để gỡ bỏ chúng. Cách tiếp cận này được hình thành dựa trên các công trình nghiên cứu của Chenery (1979), và Hausmann, Rodrik, và Velasco (2005), những người đã thể hiện trực quan sự phát triển như một mô hình liên tục của quá trình nhận diện các rào cản nội tại đang hạn chế tăng trưởng, xây dựng và thực hiện các chính sách để dỡ bỏ những rào cản đó, đảm bảo có những cải thiện nhất định trong kết quả hoạt động, và rồi lại làm mới sự tăng trưởng bằng cách nhận diện và khắc phục những yếu tố cản trở sự mở rộng trong môi trường mới. Cách tiếp cận này hiệu quả hơn nhiều so với cách làm truyền thống dựa trên những giải pháp chính sách chung cho cả nền kinh tế, bởi vì do hạn chế về nguồn tài chính và nhân lực hay do các hành vi trục lợi nên cách làm truyền thống được áp dụng một cách tùy tiện và thường bị bỏ dở giữa chừng.

Bảng 9.1 phản ánh những trở ngại quan trọng nhất trong từng ngành. Trong đó cũng nêu bật sự khác biệt giữa DNN&V và doanh nghiệp lớn.

Chẩn đoán chi tiết theo ngành và kết quả so sánh với Trung Quốc đã giúp chúng tôi hình thành những khuyến nghị chính sách cụ thể cho từng ngành công nghiệp nhẹ, tùy theo ngành, loại hình và qui mô doanh nghiệp. Nhìn tổng thể, các khuyến nghị làm rõ sự phụ thuộc của Việt Nam vào đầu vào nhập khẩu, thiếu tay nghề của công nhân, kỹ năng quản lý cũng như các sáng

Bảng 9.1. Trở ngại đối với ngành công nghiệp nhe, sắp xếp theo tầm quan trọng, qui mô doanh nghiệp và tính chất ngành ở Việt Nam

Ngành

Qui mô doanh nghiệp

Công nghiệp đầu

vào Đất đai Tài chính Kỹ năng

doanh nhânTay nghề

công nhânKho vận

thương mại

May mặc Nhỏ Quan trọng Quan trọng Quan trọng Quan trọng Thiết yếu Quan trọngLớn Quan trọng Thiết yếu Quan trọng

Đồ da Nhỏ Quan trọng Quan trọng Thiết yếu Thiết yếuLớn Quan trọng Quan trọng Thiết yếu Thiết yếu

Đồ gỗ Nhỏ Quan trọng Thiết yếu Thiết yếu Quan trọngLớn Quan trọng Quan trọng Thiết yếu Thiết yếu Quan trọng

Kim khí Nhỏ Thiết yếu Quan trọng Quan trọngThiết yếu Quan trọng Quan trọng

Kinh doanh nông nghiệp

Nhỏ Thiết yếu Quan trọng Thiết yếu Quan trọng Quan trọngLớn Thiết yếu Thiết yếu Quan trọng Quan trọng Quan trọng

Chú thích: Các ô để trống thể hiện trở ngại đó không phải là ưu tiên.

Page 135: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 113

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

kiến (thí dụ, thiếu các thương hiệu trong nước). Phần tiếp theo sẽ bàn về vấn đề tay nghề công nhân.

Rào cản thể chế về vấn đề tay nghề công nhân1

Tay nghề công nhân là một trở ngại nghiêm trọng đối với sự thành công và bền vững kinh tế nói chung của Việt Nam, đặc biệt là với ngành công nghiệp nhẹ (xem bảng 9.1). Phần lớn kiến thức chuyên sâu mà ngành công nghiệp nhẹ đòi hỏi được học hỏi qua hoạt động dạy nghề, với mục tiêu cung cấp kỹ năng thực hành cho học viên. Vì dạy nghề gắn liền với sản xuất nên hoạt động này đóng góp trực tiếp vào việc tái cơ cấu lao động và nền kinh tế, khiến loại hình giáo dục này có mối liên hệ đặc biệt đến tăng trưởng.

Tay nghề lao động và dạy nghềTheo Bộ lao động, thương binh và xã hội (LĐTBXH), lực lượng lao động của Việt Nam năm 2009 là 47,7 triệu người, và thị trường lao động có thể hấp thu được khoảng 1,6 triệu người mới tham gia lực lượng lao động hàng năm. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động 75,6% là tương đối cao ở Việt Nam, và tỉ lệ này cao nhất trong nhóm tuổi chủ đạo từ 25–54 tuổi (Bộ LĐTBXH, 2011). Tài sản tạo thu nhập chính của nhiều người Việt Nam là sức lao động, và tham gia thị trường lao động thường có ý nghĩa quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển. Vì thế, chất lượng lao động cũng rất quan trọng. Điều đặc biệt quan ngại là trình độ học vấn và đào tạo kỹ thuật, chuyên môn của lực lượng lao động còn thấp. Trong nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên, chỉ có 4,4% tốt nghiệp đại học, cao đẳng, và 8,9% đã qua một dạng trường lớp kỹ thuật nào đó, còn có đến 86,7% là không có tay nghề.

Điều tra gần đây tại 76 doanh nghiệp sản xuất trong ngành điện tử, sản xuất xe máy và các loại xe ô-tô, và các lĩnh vực cơ khí khác cho thấy, sinh viên tốt nghiệp các trường kỹ thuật dạy nghề đều có thể làm tốt trong việc duy trì các quy chế của công ty và tiêu chuẩn vận hành, nhưng họ không có kỹ năng quản lý tốt tại nơi sản xuất (Mori, Hoang, và Thuy2010). Ngoài ra, họ không chủ động cải tiến công việc bằng cách sử dụng những kỹ thuật nhất định, vệ sinh chỗ làm việc sạch sẽ và hiệu quả, hoặc làm việc nhóm tích cực. Thêm vào đó, mặc dù những sinh viên tốt nghiệp này có thể học được nhanh chóng cách sử dụng máy móc thiết bị mới, nhưng lại thiếu những kỹ năng chuyên môn cụ thể hơn (đúc khuôn nhựa, đổ khuôn hay rèn) và kiến thức kỹ thuật cơ bản (đọc bản mẫu).

Những tác nhân chínhHai tác nhân chính trong đào tạo tay nghề cho công nhân là Bộ LĐTBXH và Bộ giáo dục và đào tạo (GDĐT). Chương trình giáo dục và đào tạo dạy nghề kỹ thuật chính thức gồm các chương trình giáo dục trung học do Bộ GDĐT hoặc Tổng cục dạy nghề (TCDN) nằm trong Bộ LĐTBXH quản lý. TCDN chịu trách nhiệm quản lý 871 tổ chức GDĐT dạy nghề kỹ thuật (40 trường cao đẳng nghề,

Page 136: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

114 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

232 trường trung học chuyên nghiệp và 599 trung tâm dạy nghề). Bộ GDĐT quản lý khoảng 272 trường trung học kỹ thuật và 228 trường đại học, cao đẳng.

Theo Luật Dạy nghề, có ba cấp đào tạo: sơ cấp (bao gồm cả chương trình đào tạo và đào tạo nghề lại ngắn hạn); trung cấp (dành cho những người đã học xong phổ thông cơ sở và trung học phổ thông, bao gồm nhiều chương trình từ 1-3 năm); và cao đẳng (kết hợp giữa các nội dung đào tạo chung với một số môn cụ thể theo ngành nghề. Học viên học xong có thể được nhận chứng chỉ và có khả năng học tiếp lên các chương trình đào tạo lấy bằng cao hơn). Có nhiều hình thức đào tạo nghề, gồm đào tạo chính quy ở các trường nghề và doanh nghiệp, và các dạng đào tạo phi chính quy khác, cũng như chương trình đào tạo do các bộ, doanh nghiệp trong khu công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Số học viên học trong hệ thống chính quy đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2001–2009, số sinh viên trong hệ thống các trường dạy nghề do TCDN quản lý đã tăng gấp đôi, từ 526.000 lên đến 1,34 triệu người, hơn một triệu trong số đó theo học các khóa ngắn hạn. 272 trường trung học kỹ thuật và 228 trường cao đẳng do Bộ GDĐT cũng thực hiện các chương trình GDĐT dạy nghề kỹ thuật cho khoảng 550.000 học viên.

Trong lĩnh vực dạy nghề kỹ thuật cũng có hơn 800 cơ sở đào tạo khác, cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn (thí dụ như các văn phòng giới thiệu việc làm). Tuy có chương trình thực tập chính quy, nhưng không được thực hiện thường xuyên. Hình thức đào tạo quan trọng khác là phi chính thức, chủ yếu là đào tạo tại chỗ, nhưng hình thức này chưa được công nhận chính thức.

Các cơ sở đào tạo do nhiều cơ quan khác nhau sở hữu và tài trợ, bao gồm chính quyền tỉnh/thành phố và quận/huyện, các bộ ngành trung ương, các tổ chức đoàn thể, liên đoàn lao động, các công ty và tổ chức tư nhân. Khoảng 30% các tổ chức thuộc TCDN và 20% trường kỹ thuật do Bộ GDĐT quản lý là của tư nhân.

Số học viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo dạy nghề tăng từ 887.300 người năm 2001 lên gần 1,54 triệu năm 2008. Tuy nhiên, rất nhiều trung tâm dạy nghề vẫn chưa thể đào tạo được một lượng công nhân có tay nghề đủ lớn để đáp ứng yêu cầu của ngành về cả số lượng và chất lượng.

Các trở ngại và yếu kém về thể chếCần giải quyết một số vấn đề thể chế then chốt về lao động trước khi có thể khai thác hết tiềm năng công nghiệp nhẹ ở Việt Nam.

Thiếu tính tự chủ của các trường đại học và trường dạy nghềHệ thống giáo dục chưa có khả năng thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng cần thiết cho một lực lượng lao động có sức sáng tạo: khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn, tư duy phản biện, làm việc theo nhóm và giao tiếp hiệu quả. Phương pháp giảng dạy (hiện nay đang theo hình thức học vẹt) và đánh giá kết quả cần phải thay đổi, và sự hợp tác giữa trường đại học và lãnh đạo các ngành cần được khuyến khích.

Page 137: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 115

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Để giúp các trường đại học và trường nghề có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thực tế của thị trường thì các cơ sở này cần có quyền tự chủ cao hơn. Hiện nay, các trường đại học dân lập phải xin phép mỗi khi muốn thay đổi hoặc phát triển mới chương trình đào tạo. Các trường dạy nghề phải theo chương trình đào tạo đã được TCDN hoặc Bộ GDĐT xây dựng sẵn.

Mối liên hệ giữa ngành, trường đại học và trường nghề còn yếuĐại bộ phận đào tạo nghề – khoảng 60% chương trình đào tạo được đăng ký chính thức ở các cấp khác nhau – do các cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật công lập hoặc dân lập thực hiện không dựa vào doanh nghiệp. Chất lượng đào tạo ở các cơ sở này không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động vì nhiều lý do. Vì thế, mối liên hệ giữa ngành, trường nghề và trường đại học yếu, và thông tin về việc làm của học viên tốt nghiệp, thị trường lao động và kỹ năng còn thiếu. Đây là một số trong những hạn chế là nguyên nhân khiến giáo dục và đào tạo kỹ năng không đáp ứng được nhu cầu kinh tế.

Thiếu sự gắn kết với doanh nghiệp cũng kéo theo những hạn chế về kỹ năng thực hành và sư phạm của giáo viên dạy nghề cũng như khả năng tiếp cận các thiết bị hiện đại của học viên. Bộ LĐTBXH thừa nhận sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp còn lỏng lẻo và các trường nghề thường cung cấp các khóa đào tạo dựa trên những nguồn lực và năng lực mà họ có chứ không xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.

Sự bất cập giữa đào tạo ở trường nghề và nhu cầu của ngànhMột trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của hệ thống GDĐT dạy nghề kỹ thuật là chất lượng đáng nghi ngờ và sự phù hợp của nội dung và chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo lạc hậu và cứng nhắc không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động là một trong những nguyên nhân chính. Theo qui định của Bộ LĐTBXH, trường nghề phải tuân thủ ít nhất 70-80% nội dung chương trình đào tạo do Bộ ban hành, do đó nhà trường còn rất ít quyền tự chủ để điều chỉnh chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu đang thay đổi của thị trường lao động.2

Học viên các trường nghề không được trang bị những kiến thức hoặc kỹ năng thực tiễn đầy đủ về qui trình lao động hoặc hành vi tại nơi làm việc cụ thể. Vì thế, nhiều chủ doanh nghiệp phải đầu tư nâng cấp kỹ năng cho người lao động trước khi học viên của các chương trình GDĐT dạy nghề kỹ thuật chính thức được doanh nghiệp tuyển dụng tự do có thể hoàn thành nhiệm vụ công việc của họ. Tiêu chuẩn công nghệ trong trường nghề cũng thấp. Theo Bộ LĐTBXH, chỉ có 20% các cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật là có thiết bị hiện đại. Chất lượng giảng viên các chương trình GDĐT dạy nghề kỹ thuật thấp, nhất là việc thiếu kỹ năng thực hành, làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng.

Điều tra và các nghiên cứu khác cho thấy chủ doanh nghiệp rất không hài lòng với kỹ năng và năng lực của lực lượng lao động đã được đào tạo chính thức. Điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam đã cho thấy rằng ở một tỉnh có thứ hạng bậc trung, 34,4% số doanh nghiệp trong mẫu

Page 138: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

116 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

không hài lòng với nguồn cung và chất lượng lao động (Malesky, 2011). Cuộc điều tra cũng cho thấy 47,4% số doanh nghiệp phàn nàn rằng họ gặp khó khăn khi muốn tuyển dụng công nhân có tay nghề trong năm 2009, tăng so với tỉ lệ 38,4% doanh nghiệp năm 2008.

Mặc dù thiếu lao động có tay nghề nhưng một tỉ lệ khá lớn học viên của hệ thống GDĐT dạy nghề kỹ thuật vẫn thất nghiệp. Theo Tổng điều tra dân số và nhà cửa năm 2009 do Tổng cục thống kê tiến hành, 81% trong số 1,3 triệu người thất nghiệp không qua đào tạo nghề. Tuy nhiên, 19% số người thất nghiệp đã qua đào tạo nghề và điều đó phản ánh sự bất cập giữa kỹ năng mà học viên của hệ thống GDĐT dạy nghề kỹ thuật được dạy với đòi hỏi của thị trường lao động.

Điều quan trọng là các cơ quan chức năng của Chính phủ, như TCDN, cần khuyến khích các trường dạy nghề hoàn thiện chương trình của họ bằng cách phân tích kỹ nhu cầu ngành. Ngoài ra, Chính phủ cần thúc giục các trường trung học phổ thông hợp tác với trường cung cấp những khóa dạy nghề sao cho họ có thể khuyến khích thực hiện các khóa dạy nghề như một môn tự chọn. Ngành công nghiệp còn đòi hỏi nhiều cán bộ kỹ thuật hơn nữa, và không phải tất cả học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đều có thể vào đại học. Để thu hút thêm học sinh trung học phổ thông tham gia các chương trình dạy nghề, cần cho phép cơ chế liên thông từ sinh viên các trường cao đẳng dạy nghề lên đại học.

Sự phân công trách nhiệm không rõ ràng giữa Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐTHai bộ cùng chịu trách nhiệm về GDĐT dạy nghề kỹ thuật. Năm 1998, việc quản lý chương trình đào tạo dạy nghề được chuyển từ Cục giáo dục kỹ thuật và dạy nghề thuộc Bộ GDĐT sang TCDN thuộc Bộ LĐTBXH. Bộ GDĐT vẫn quản lý các trường trung học kỹ thuật và chương trình giáo dục trung học kỹ thuật vẫn thuộc trách nhiệm của Bộ GDĐT. Chương trình này được giảng dạy ở bậc phổ thông cơ sở và nội dung đào tạo của chúng tương tự như chương trình trung học dạy nghề do Bộ LĐTBXH quản lý. Thêm vào đó, có sự chồng chéo chương trình bậc cao đẳng giữa Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT. Điều này dẫn đến sự trùng lặp trong đào tạo và khiến học viên bị lẫn lộn.

Theo các qui định hiện hành, cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật thuộc Bộ GDĐT phải tuân theo chương trình đào tạo do bộ ban hành và phải chịu sự giám sát cũng như kiểm định của bộ. Tương tự, cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật thuộc Bộ LĐTBXH phải chấp hành chương trình đào tạo của Bộ LĐTBXH. Điều này dẫn đến sự trùng lặp hoặc lộn xộn không cần thiết trong chương trình đào tạo và sử dụng không hiệu quả quỹ công dành cho đào tạo nghề và kỹ năng.

Chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cục, vụ phụ trách GDĐT dạy nghề kỹ thuật thuộc Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT. Sự phân công nhiệm vụ không rõ ràng giữa Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT là một vấn đề quan trọng về quản lý trong hệ thống đào tạo nghề và là nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến nỗ lực nâng cao tay nghề cho công nhân. Sự phối hợp thiếu hiệu quả này là một trong những trở ngại lớn nhất đối với hệ thống GDĐT dạy nghề kỹ thuật (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và TCDN, 2012).

Page 139: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 117

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Các thể chế hỗ trợ thị trường lao động còn phôi thaiCác thể chế thị trường lao động mới đang được hình thành. Trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm đầu tiên được thành lập năm 1993. Hiện nay, có 130 trung tâm giới thiệu việc làm đã được thành lập, trong đó 64 cơ sở thuộc quyền quản lý của Sở LĐTBXH các tỉnh, còn 66 cơ sở khác thuộc quyền quản lý của nhiều bộ, ban quản lý xuất khẩu hay ban quản lý khu công nghiệp khác. Tuy nhiên, những trung tâm này hoạt động không hiệu quả vì thiếu vốn, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn, chất lượng của chúng cũng không đồng đều trong cả nước.

Việt Nam không có một cơ quan hướng nghiệp hiệu quả. Tư vấn nghề nghiệp và dịch vụ hướng nghiệp dành cho thanh niên còn thiếu, đặc biệt là đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Thanh niên tốt nghiệp phổ thông thể hiện một khát vọng mạnh mẽ muốn học đại học chứ không muốn học nghề. Đây là một hạn chế thể chế cần được giải quyết nếu muốn tăng số lượng và cải thiện chất lượng công nhân có tay nghề.

Các tổ chức công thiếu kinh phí, và đầu tư tư nhân vào GDĐT dạy nghề kỹ thuật còn hạn chếChỉ những cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật công lập mới được nhận những khoản quỹ công lớn để bù đắp chi thường xuyên và chi đầu tư. Tuy nhiên, mức phân bổ thực sự trên một học viên có xu hướng giảm dần. Đối với những chương trình dài hạn do TCDN quản lý, các cơ sở đào tạo được nhận ngân sách phân bổ theo một hệ thống định mức trên đầu người. Định mức ngân sách cho một chỗ học là 4,3 triệu đồng một năm (khoảng 215 Đô-la), nhưng mức phân bổ thực tế còn thấp hơn. Chương trình GDĐT dạy nghề kỹ thuật sơ cấp, vốn chỉ cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn, không nằm trong hệ thống chỉ tiêu định mức đó. Các trung tâm đào tạo nghề chỉ được nhận một ngân sách cơ bản nhỏ từ các tổ chức tài trợ cấp trên của chúng. Vì thế, thiếu kinh phí dành cho các chương trình GDĐT dạy nghề kỹ thuật sơ cấp dường như nghiêm trọng hơn so với các chương trình bậc cao hơn.

Tất cả các cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật công lập đều được nhận một số trợ cấp dành cho đầu tư xây dựng cơ bản. Cho đến nay, mức phân bổ cho một trường còn thấp và không có mục tiêu rõ ràng. Trong bối cảnh mức phân bổ ngân sách công trên đầu người đang giảm dần, học phí đang dần trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất cho các trường GDĐT dạy nghề kỹ thuật. Khoản phí này có mức trần là 120.000 đồng/tháng ở các cơ sở công lập; vì thế hầu hết các cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật đều cố gắng thu hút học sinh tối đa để có thêm nguồn thu. Do đó, khung tài trợ hiện hành đang tạo ra động lực để chạy theo số lượng học sinh mà không quan tâm đến chất lượng đào tạo.

Số lượng cơ sở đào tạo tư nhân đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Các cơ sở thường hoàn toàn tự chủ được về tài chính. Nguồn thu chính của những cơ sở này là học phí; chúng không được nhận các khoản tài trợ đều đặn từ nhà nước. Theo chính sách xã hội hóa, Chính phủ đã công khai khuyến khích việc thành lập các cơ sở đào tạo ngoài công lập và đã xây dựng một số nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển của cơ sở dân lập, kể cả các

Page 140: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

118 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

trường theo mục đích thương mại. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của khu vực GDĐT dạy nghề tư nhân dường như vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng do sự thực thi kém hiệu quả các chính sách hỗ trợ và thiếu năng lực cạnh tranh trong GDĐT dạy nghề của khu vực tư nhân. Trừ DNNN, các công ty khác ít có động lực đầu tư vào đào tạo.

Khuyến nghị chính sách chủ yếu: Kỹ năng lao động Các biện pháp chính sách sau đây cần được triển khai để tăng số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề, giúp nền kinh tế vươn lên mức cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng:• Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH. Đây là bước đi căn

bản trong nỗ lực củng cố hệ thống GDĐT dạy nghề kỹ thuật.• Nới lỏng các gánh nặng và sự kiểm soát hành chính đối với các trường đại

học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật, và xác định các ưu tiên phát triển sao cho trường đại học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật có thể được mở rộng để đáp ứng cầu thị trường lao động và nâng cao tiêu chuẩn giáo dục.

• Định hướng đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và ngành. Cần thu thập thông tin phản hồi có hệ thống từ học viên vừa tốt nghiệp về tính phù hợp của khóa học và chương trình đào tạo với nơi làm việc nhằm cho phép các trường điều chỉnh chương trình và nội dung đào tạo. Những nghiên cứu “lần theo dấu vết” học viên tốt nghiệp cũng cần được triển khai và sử dụng có hiệu quả; điều tra lực lượng lao động của Bộ LĐTBXH cần được cải thiện và quản lý thường xuyên hơn; điều tra hoặc tổng điều tra doanh nghiệp cần thu thập thông tin một cách hệ thống về kỹ năng từ chủ doanh nghiệp.

• Trao cho trường đại học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật quyền tự chủ lớn hơn, đặc biệt trong việc điều chỉnh nội dung đào tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động.

• Tăng cường sự liên kết giữa trường đại học và ngành, xây dựng khung pháp lý để các cơ sở GDĐT có cơ hội đối thoại với các chủ thể kinh tế khác trong môi trường xung quanh, thí dụ như với doanh nghiệp, ngành, đại diện về chuyên môn trong các cơ quan nhà nước quản lý giáo dục, ủy ban thẩm định chương trình đào tạo, các nhóm đánh giá nghiên cứu, và các hội đồng đánh giá luận án.

• Tạo động lực để Chính phủ xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhận học viên thực tập và tạo nhiều khuyến khích hơn để có cơ hội tích lũy kinh nghiệm tại nơi làm việc.

• Xây dựng và thực hiện hệ thống công nhận kết quả đào tạo giữa các trường đại học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật.

• Khuyến khích đầu tư tư nhân vào GDĐT dạy nghề kỹ thuật bằng cách tạo khung pháp lý minh bạch. Cơ chế mới cần tính đến cả việc tư nhân hóa và cổ phần hóa các trường công và đầu tư tư nhân mới, cũng như tăng đầu tư của chủ doanh nghiệp trong GDĐT dạy nghề kỹ thuật.

• Cải thiện việc cấp kinh phí cho cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật bằng cách ban hành hướng dẫn, qui định để điều chỉnh các hoạt động tạo thu nhập có tính

Page 141: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 119

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

thương mại của cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật và tiến hành cải cách tài chính trong GDĐT dạy nghề kỹ thuật để nhiều bên cùng chia sẻ chi phí đào tạo, kể cả thông qua qui định cho phép linh hoạt hơn trong việc tăng học phí.

• Tăng cường hỗ trợ thể chế thị trường lao động. Các thể chế thị trường lao động này cần tăng cường dịch vụ hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và các dịch vụ khác.

Khuyến nghị chính sách đối với ngành công nghiệp nhẹ

Phát hiện chính của chúng tôi, kể cả những trở ngại then chốt và hành động chính sách cần thiết để khắc phục những trở ngại đó, đều được trình bày trong bảng phụ lục 9A.1. Bảng này nêu các biện pháp cần thiết để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cực kỳ cấp thiết của nền kinh tế Việt Nam nhằm tạo ra sự tăng trưởng mạnh và bền vững của ngành công nghiệp nhẹ. Những biện pháp này cung cấp một mốc tham chiếu và xác định lộ trình từ trung đến dài hạn để chuyển đổi triệt để nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân và giúp họ thực hiện những công việc có mức lương hấp dẫn hơn.

Không thể thực hiện đồng thời các biện pháp được đề xuất; chúng cần được áp dụng một cách có trình tự theo những gói chính sách nhỏ. Bất kể khi nào cũng có một số hạn chế cản trở nội tại nhất định – kể cả trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành – cần được nhận diện và giải quyết theo từng gói giải pháp trong vòng 12-18 tháng để thu được tác động tối đa và phải đảm bảo sự hậu thuẫn đầy đủ về thể chế và tài chính. Khi một số biện pháp đã được thực hiện triệt để thì cần có những biện pháp mới hơn để khắc phục những hạn chế cản trở nội tại còn lại. Quá trình cải cách phải tiếp tục cho đến khi thực hiện được việc chuyển đổi cơ cấu. Cần lưu ý thảo luận với các bên liên quan trước khi trở thành những hành động chính sách cụ thể.

Các yếu tố đảm bảo thành công

Nghiên cứu chi tiết của chúng tôi (Đinh và cộng sự, 2013) về cách thức các nước khác tận dụng ngành công nghiệp nhẹ để tạo việc làm và sự thịnh vượng đã nêu rõ một số yếu tố đảm bảo sự thành công. Đó là: tạo ra một môi trường thuận lợi hỗ trợ cho ngành sản xuất; lấp đầy khoảng trống về kiến thức và tài chính thông qua FDI và mạng lưới; bắt đầu từ cái nhỏ rồi trưởng thành dần; hình thành những khu vực thành công bằng cách lựa chọn kỹ các chính sách can thiệp có mục tiêu rõ ràng và trong phạm vi nguồn lực hạn chế của đất nước. Trong bối cảnh của Việt Nam, những yếu tố thành công sau đây là thích hợp:

Tạo ra một môi trường thuận lợi cho ngành công nghiệp chế tạoCác chính sách trong lĩnh vực này bao gồm sự cam kết của nhà nước đối với tăng trưởng và sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân, hỗ trợ linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn trong vòng đời doanh nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách thương mại hợp lý, hợp tác công – tư, và chính sách khuyến khích cạnh tranh.

Page 142: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

120 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Sự tán thành của nhà nước về tăng trưởng kinh tếCác doanh nghiệp chế tạo tư nhân ở Việt Nam đang đứng trước một môi trường cực kỳ rủi ro khiến tỉ suất lợi tức sau khi đã điều chỉnh theo rủi ro của họ rất thấp, nếu nhìn bằng con mắt của những người đang muốn kinh doanh. Cam kết của chính phủ với sự phát triển công nghiệp, kể cả việc chính phủ tuyên bố mạnh mẽ theo đuổi tăng trưởng kinh tế và phát triển khu vực tư nhân là một ưu tiên quốc gia, được cụ thể hóa bằng những hành động ở cả cấp địa phương lẫn quốc gia, sẽ giúp giảm bớt những hạn chế đã được nhận diện.

Điều chỉnh sự hỗ trợ của chính phủ cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh và ủng hộ những người thắng cuộcNghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự hỗ trợ thành công của chính phủ cho doanh nghiệp chế tạo cần nên thay đổi theo các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh. Sự hỗ trợ này đi từ chỗ không làm gì cho đến tài trợ và thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp, xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp, và tư vấn về công nghệ. Chính phủ cần cố vấn cho doanh nghiệp về các thị trường ngách toàn cầu, phát triển cụm doanh nghiệp liên kết, và dịch vụ phục vụ doanh nghiệp như hải quan và thuế. Mặc dù sự hỗ trợ của chính phủ rất đa dạng, kể cả khuyến khích về tài chính, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tư vấn để nâng cấp, nhưng sự hỗ trợ đó không phải lúc nào cũng tốn kém về kinh phí. Thay vì thế, hình thức hậu thuẫn hiệu quả nhất của chính phủ là cùng với khu vực tư nhân nhận diện những hạn chế cản trở nội tại cụ thể trong từng ngành và có các chính sách để tháo gỡ chúng. Nhận diện những ngành có nhiều tiềm năng hứa hẹn nhất không phải là chọn ra người thắng cuộc mà là ủng hộ cho người thắng cuộc, có nghĩa là chính phủ nên hướng theo khu vực tư nhân trong việc nhận diện ngành và sản phẩm cần hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để tìm ra những rào cản nội tại nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành và sản phẩm đã được nhận diện, rồi thiết kế chính sách để dỡ bỏ những trở ngại đó.

Ổn định kinh tế vĩ môỔn định kinh tế vĩ mô là yếu tố sống còn cho những sáng kiến phát triển được thành công. Trong những trường hợp thành công mà chúng tôi nghiên cứu, doanh nhân hưởng lợi từ sự ổn định chính sách, trong khi đó, ở hầu hết những trường hợp thất bại, họ phải gánh chịu môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn định. Cụ thể, duy trì tỉ giá hối đoái cạnh tranh và tránh lạm phát là những điều kiện đặc biệt quan trọng. Trong đa số các tình huống thất bại điển hình mà chúng tôi nghiên cứu, việc đồng tiền trong nước được định giá quá cao hoặc lên giá đều có hại cho xuất khẩu.

Chính sách thương mại TPP thậm chí còn mở hơn cả những thỏa thuận thương mại trước đó như WTO, và nó sẽ mở ra cho Việt Nam một cơ hội chưa từng có để thúc đẩy xuất khẩu hàng chế tạo cũng như tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Việt Nam cần chuẩn bị để tiến hành cải cách, đặc biệt là cải cách DNNN, để được lợi từ TPP.

Page 143: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 121

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Nhìn chung, TPP sẽ giúp vượt qua sự chống đối từ các nhóm lợi ích trong nước đối với cải cách cơ cấu và đó là yếu tố quyết định đối với quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.

Hợp tác công tưHợp tác công tư chặt chẽ là điều kiện thiết yếu đối với bất kỳ một chiến lược công nghiệp hóa nào muốn thành công. Ở nhiều nước đang phát triển, chính phủ nhìn khu vực tư nhân bằng con mắt hoài nghi, và chọn quan điểm ngây thơ về “cuộc chơi có tổng bằng” và họ coi lợi nhuận của khu vực tư nhân là hậu quả của sự bóc lột và công nhân hay khách hàng là nạn nhân. Từ đó kết luận rằng nhà nước cần tước đoạt và phân phối lại lợi nhuận kinh doanh. Quan điểm này khiến khu vực tư nhân coi chính phủ như một cánh tay tước đoạt chỉ tìm cách lấy lại những khoản thu nhập mà các doanh nhân vất vả mới kiếm được. Trường hợp của Trung Quốc minh họa rõ nét tiềm năng mà chính sách địa phương có thể hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển công nghiệp. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển các cụm công nghiệp đã chứng minh rằng vai trò của nhà nước là nuôi dưỡng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nằm trong cụm liên kết hiện có chứ không phải cố gắng tạo ra các cụm mới từ đầu. Chính các doanh nhân chứ không phải chính phủ mới là người tao ra các cụm liên kết. Một khi những cụm này đã mở rộng thì khu vực công có thể bắt đầu tham gia tích cực hơn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng chung (đường sá, tiện ích công cộng, đất đai) và hướng cơ sở vật chất này vào việc phục vụ những yêu cầu cụ thể của các cụm liên kết đang nổi lên (cơ cấu thị trường, định chế tài chính, chương trình đào tạo, cơ chế kiểm soát chất lượng v.v.).

Cạnh tranhCạnh tranh là yếu tố then chốt đảm bảo thành công tại các nước Đông Á. Các nhà chế tạo ở Trung Quốc đề cập đến hai nguồn cạnh tranh: các cơ sở sản xuất nội tỉnh và ngoại tỉnh. Chính quyền trung ương ở Trung Quốc thúc đẩy cạnh tranh trên toàn quốc bằng cách trao giải thưởng và giấy chứng nhận đi kèm những lợi ích lớn về tiền và uy tín. Đây là vai trò tích cực mà cạnh tranh đóng góp vào việc tăng cường sự gắn kết nhóm (Stiglitz, 1992). Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đi theo con đường tương tự. Chính quyền địa phương ở Trung Quốc giúp các doanh nghiệp phát triển những lợi thế cạnh tranh của họ và theo đuổi các giải thưởng hoặc giấy chứng nhận chính thức, qua đó có thể mở rộng thêm ngân sách của địa phương và củng cố uy tín trên con đường sự nghiệp của quan chức địa phương.

Khắc phục khoảng trống kiến thức và tài chính thông qua FDI và mạng lướiNhiều nghiên cứu kinh tế thường nhấn mạnh đến lợi ích của FDI trong việc

bổ sung cho tiết kiệm nội địa. Tuy nhiên, thiếu nguồn lực tài chính chỉ là một phần của vấn đề. Thiếu kiến thức chuyên môn, công nghệ và ý tưởng cũng quan trọng không kém, và cả FDI lẫn mạng lưới đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những yếu tố kiến thức cần thiết này cho sự phát triển của doanh nghiệp và ngành.

Page 144: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

122 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Các nước Đông Á công nghiệp hóa thành công dựa vào FDI để cung cấp kiến thức chuyên môn, công nghệ, và ý tưởng thông qua các chuyên gia nước ngoài làm cộng tác viên. Trung Quốc cũng đi theo con đường này. Ngay từ đầu quá trình thực hiện chính sách mở cửa của mình, với nội dung là hạ thấp rào cản cho thương mại quốc tế và đầu tư tư nhân nước ngoài, nền kinh tế Trung Quốc đã được hưởng lợi từ những luồng kiến thức, vốn và thông tin thị trường từ bên ngoài vào. Các nhà đầu tư người Hoa ở ĐKHC Hồng Công (Trung Quốc), Xingapo, Đài Loan (Trung Quốc), những người có chung ngôn ngữ và văn hóa, giao tiếp thuận lợi, có tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn. Bateman và Mody (1991), được trích dẫn trong Romer (1993, tr. 563) “quan sát thấy rằng cách giải thích duy nhất về trường hợp phát triển của Trung Quốc, ngay cả khi chúng ta chỉ giới hạn phạm vi xem xét ở các đặc khu kinh tế, là khoảng cách địa lý đến Hồng Công”. Quá trình công nghiệp hóa ở Trung Quốc được hưởng lợi rất lớn nhờ một mạng lưới Hoa Kiều khổng lồ sống ở ĐKHC Hồng Công (Trung Quốc), Ma Cao (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc). Do nguyên nhân lịch sử, nhiều Hoa kiều đã điều hành doanh nghiệp ở những vùng đất này đã được khuyến khích quay trở về, mang theo họ không chỉ là vốn, công nghệ và kiến thức chuyên môn mà còn cả một mạng lưới và quan hệ xã hội rộng lớn.

Những người di cư vì mục đích học hành cũng đóng góp cho thành công của các doanh nghiệp Trung Quốc; Hãy nhìn vào số lượng rất nhiều sinh viên Trung Quốc đang theo học ở các trường nước ngoài. Giống như trường hợp Hàn Quốc và Đài Loan, lúc đầu rất ít sinh viên Trung Quốc muốn quay trở về, gây ra mối quan ngại về việc tổn thất nguồn vốn con người. Tuy nhiên, sự thịnh vượng ngày càng gia tăng ở quê nhà rốt cuộc đã khiến nhiều sinh viên du học quay trở về. Ngay cả những sinh viên vẫn còn sống ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng nhất định đến thành công của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua mạng lưới mà họ tạo dựng được giữa các doanh nhân nước ngoài với các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc.

Việt Nam cũng có lợi thế to lớn như vậy vì cộng đồng Việt kiều rất đông đang sinh sống ở châu Âu và Bắc Mỹ có thể được khuyến khích quay trở về nếu qui tắc của cuộc chơi được phân định rõ ràng.

FDI có thể bù đắp cho những thiếu hụt trong giáo dục, kỹ năng quản lý và tố chất doanh nhân, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức thương mại và thông tin thị trường. Trong hầu như tất cả các trường hợp thành công của Trung Quốc mà chúng tôi nghiên cứu, FDI đều không đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước mới khởi nghiệp. Nhưng khi các doanh nghiệp này mở rộng, họ cần những công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ về marketing hay tài chính thì FDI lại rất quan trọng. Mối liên kết giữa các nhà sản xuất trong nước và cộng đồng người Việt nói chung lại không diễn ra như vậy.

Chuyện về FDI trong các tình huống ở những nước đang phát triển rất giống nhau. Ngành may mặc ở Bănglađét minh họa rõ nét FDI có thể kết hợp với nguồn nội lực của một nước như thế nào để tạo ra việc làm trong khu vực sản xuất (Đinh và cộng sự, 2013). Điều đáng kinh ngạc ở Bănglađét mức độ tính lan tỏa: trong số 130 người Bănglađét được gửi sang Hàn Quốc để đào tạo, 115

Page 145: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 123

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

người đã trở về mở doanh nghiệp riêng của họ ở Bănglađét trong vòng 7 năm và bắt đầu đóng góp vào tăng trưởng của ngành may mặc ở nước họ (Crook, 1992). Trong mọi trường hợp, vai trò của FDI đều có ý nghĩa quyết định.

Chính phủ có thể hỗ trợ liên kết chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp nhẹ bằng cách khuyến khích FDI tham gia vào những hoạt động thượng nguồn trong ngành kinh doanh nông nghiệp, da giày, đồ gỗ, may mặc và kim khí và bằng cách đầu tư vào các khu công nghiệp, đặc biệt là dạng khu công nghiệp “ăn liền”, để giúp phát triển các cụm sản xuất trong những ngành đó. Đầu tư xây dựng chợ cũng rất có ích trong việc khuyến khích giao dịch thương mại. Chính sách này đã được áp dụng thành công bởi nhiều cấp chính quyền ở Trung Quốc (Sonobe, Hu, và Otsuka 2002; Ding 2007; Ruan và Zhang 2009). Chính phủ cũng có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích tài chính cho các doanh nghiệp nhằm tăng đầu tư vào phát triển kỹ năng quản lý. Thí dụ, thông qua nghiên cứu thích nghi và đào tạo, Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp ở Đài Loan đã thúc đẩy nhập khẩu công nghệ nước ngoài. Tương tự, chính phủ Việt Nam có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo các cụm liên kết, chẳng hạn như đường sá hoặc cung cấp điện. Sau khi cải tiến chất lượng thành công các doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh, khi đó họ sẽ cần không gian lớn hơn – và cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Trong dài hạn, chính phủ Việt Nam nên tính đến việc khuyến khích đầu tư chiến lược vào một số công ty chọn lọc ở nước ngoài để tiếp thu kiến thức và công nghệ tiên tiến trong những lĩnh vực như thiết kế, marketing trong công nghiệp nhẹ. Hiện nay, đầu tư ra nước ngoài mới chỉ hạn chế ở lĩnh vực dầu khí, trong khi lợi thế hay mục tiêu chiến lược của những khoản đầu tư này chưa rõ ràng.

Phụ lục 9A. hành động chính sách và cơ cấu hỗ trợ

Bảng 9A.1 Toàn bộ gói hành động chính sách, Việt Nam

Lĩnh vực Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Ổn định kinh tế vĩ mô

Chuyển chính sách quản lý từ quản lý tiền tệ sang quản lý tài chánh nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách tối thiểu 3%/năm cho tới khi tổng thâm hụt ngân sách giảm xuống còn khoảng 3%. Tích cực quản lý cán cân vốn. Thực hiện chính sách tỉ giá linh hoạt, kể cả sẵn sàng can thiệp (sterilization), và tăng dự trữ ngoại tệ. Sử dụng chính sách tài khóa để kìm chế lạm phát và dịch chuyển chính sách tiền tệ sang quản lý luồng vốn và lãi suất dài hạn.

Phát triển thị trường tài chính, Xác định lại vai trò của nhà nước là tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể.

Như chính sách trung hạn

Công nghiệp Nhà nước cam kết ủng hộ phát triển kinh tế tư nhân ở cấp cao nhất và coi đây là ưu tiên hàng đầu.

Như chính sách ngắn hạn

Gấp rút cải cách giáo dục và dạy nghề, đất đai và công nghiệp sản xuất đầu vào.

Như chính sách ngắn hạn

Chuyển trọng tâm chiến lược tự tạo mới DNNV&V sang hỗ trợ doanh nghiệp sẵn có phát triển thông qua các biện pháp giải quyết cơ cấu ngành song song.

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Tiếp ở trang sau

Page 146: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

124 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Bảng 9A.1 Toàn bộ gói hành động chính sách, Việt Nam (Tiếp)

Lĩnh vực Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Cải cách DNNN thông qua cổ phần hóa toàn bộ các xí nghiệp công nghiệp nhẹ.

Tiếp tục cổ phần hóa DNNN trong các ngành khác.

Như chính sách trung hạn

Đối xử bình đẳng các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp thông qua (1) áp dụng tỉ giá linh hoạt và sát thực, (2) tự do buôn bán đầu vào và đầu ra, (3) cạnh tranh trong thị trường tài chính và tiền tệ, (4) cạnh tranh trong thị trường nguyên liệu đầu vào, và (5) áp dụng biểu thuế không phân biệt đối xử. Xem chương 3.

Như chính sách ngắn hạn

Khuyến khích thành lập và phát triển các công ty thương mại, trước hết tập trung vào công nghiệp nhẹ và một số khu vực địa lý cụ thể

Khuyến khích thành lập cụm sản xuất thông qua (a) đầu tư vào các khu cnn “ăn liền” và xây dựng chợ nhằm khuyến khích buôn bán, (b) áp dụng biện pháp khuyến khích tài chính nhằm tăng cường đầu tư vào nâng cao năng lực quản lý, (c) đầu tư vào hạ tầng cơ sở, ví dụ đường giao thông, điện, khi các doanh nghiệp cần thêm chổ để mở rộng sản xuất và hạ tầng tốt hơn sau giai đoạn nâng cao chất lượng thành công, (d) cung cấp tín dụng lãi suất thấp; chính sách tín dụng hợp lý nhất là chỉ cho các doanh nghiệp có thành tích sáng kiến thành công và nên áp dụng các chính sách đó trong giai đoạn cải tiến chất lượng , và (e) ưu đãi thuế

Tạo điều kiện có được nhà ở với giá vừa phải tại những vùng tập trung doanh nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và cụm sản xuất có nhà ở cho công nhân.

Như chính sách trung hạn

Mở rộng mạng lưới xã hội và quan hệ với doanh nghiệp nước ngoài thông qua các chính sách khuyến khích Việt kiều đầu tư vào công nghiệp nhẹ.

Như chính sách ngắn hạn

Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhắm vào một số công ty lựa chọn nhằm học tập kiến thức và công nghệ thiết kế và marketing.

Tăng cường gia công bằng cách tạo các chính sách khuyến khích các công ty cỡ vừa và lớn giao hợp đồng gia công

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Mở rộng chương trình Kaizen sang các ngành khác.Ngành may

mặcĐào tạo và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao tay nghề công nhân.

Xem các biện pháp dạy nghề trong chương 9.Như chính sách

ngắn hạnNhư chính sách

ngắn hạnLoại bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đàu vào phục vụ may mặc,

bao gồm cả các hàng hóa phục vụ các doanh nghiệp nhỏ trong nước.

Khuyến khích sản xuất bông và thu hút FDI vào ngành sợi và dệt nhằm thu hút vốn và công nghệ và tận dụng tác động lan tỏa

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Phát triển các khu công nghiệp ăn liền tại các vùng có tiềm năng cung cấp đầu vào.

Da và sản phẩm da

Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao tay nghề công nhân. Xem các biện pháp dạy nghề trong chương 9.

Phát triển năng lực thiết kế và kỹ thuật tại chỗ nhằm phát triển thương hiệu và dòng sản phẩm trong nước

Tiếp ở trang sau

Page 147: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 125

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Bảng 9A.1 Toàn bộ gói hành động chính sách, Việt Nam (Tiếp)

Lĩnh vực Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Khuyến khích đầu tư mới vào ngành thuộc da và các tiểu ngành khác trong ngành da cần thiết cho sự phát triển của ngành da. Cần bổ sung bằng đào tạo kỹ năng kinh doanh, kỹ năng quản lý và kỹ năng thiết kế kỹ thuật. Ưu đãi thu hút FDI vào các công đoạn sản xuất sớm như thuộc da vì đây là những công đoạn đòi hỏi nhiều vốn và đòi hỏi tay nghề cao chỉ có thể phát triển trong một thời gian dài

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Loại bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu đầu vào về da, tạo điều kiện liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lớn với các nhà sản xuất nhỏ trong nước.

Nâng cao vai trò các hiệp hội nghề trong việc vận động chính sách và hỗ trợ kỹ thuật

Như chính sách ngắn hạn

Thương mại hóa ngành chăn nuôi thông qua cho phép thuê bãi chăn thả và tạo cụm sản xuất tại những nơi thích hợp

Tăng cường dịch vụ khuyến nông, nhất là dịch vụ lại giống, kiểm soát bệnh, đào tạo giết mổ, bảo quản, nâng cao chất lượng và giá trị da sống và da thuộc.

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Tăng cường cơ chế thực thi qui định về giết mổ, bảo quản và vận chuyển gia súc sống. Tuyển dụng và đào tạo các thanh tra và chuyên gia đánh giá độc lập làm việc tại các trung tâm.

Như chính sách ngắn hạn

Nâng cao năng lực thể chế và điều phối chính sách trong cả khu vực công và khu vực tư nhân.

Như chính sách ngắn hạn

Gỗ và sản phẩm gỗ

Đào tạo chính thức và phi chính thức (Kaizen) và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao tay nghề. Xem biện pháp đào tạo nghề trong chương 9.

Như chính sách ngắn hạn

Tăng cường khuyến khích đầu tư vào lâm trường, đồn điền.

Khuyến khích đầu tư mới và nâng cấp công nghệ, kể cả khuyến khích FDI - nhất là hình thức liên doanh, đào tạo tay nghề kỹ thuật và năng lực thiết kế, và thành lập cụm sản xuất gần nguồn nguyên liệu.

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Xây dựng các khu công nghiệp ăn liền giúp các DNNV&V tiếp cận dịch vụ công ích, đất, vốn và lao động có trình độ thông qua các chương trình kỹ thuật hỗ trợ dành cho doanh nhân, cán bộ quản lý và công nhân.

Khuyến khích tư nhân trồng rừng bền vững. Rừng sản xuất vẫn quan trọng đối với bảo vệ tài nguyên rừng bền vững. Cần khuyến khích tư nhân đầu tư trồng rừng nhằm đảm bảo củi đốt và nguồn cung gỗ công nghiệp trong tương lai. Áp dụng các chính sách mạnh dạn hơn đáp ứng chứng nhận của Hội đồng Lâm nghiệp và qui tắc xuất xứ.

Tiếp ở trang sau

Page 148: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

126 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Bảng 9A.1 Toàn bộ gói hành động chính sách, Việt Nam (Tiếp)

Lĩnh vực Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Kim khí Khuyến khích khai thác quặng sắt theo các phương pháp bảo vệ môi trường và nghiên cứu khả thi chuyên sâu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành luyện kim trong nước.

Xây dựng các khu công nghiệp ăn liền giúp các DNNV&V tiếp cận dịch vụ công ích, đất, vốn và lao động có trình độ.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm bù đắp vào khảon thiếu hụt vốn.

Doanh nghiệp nông nghiệp

Khuyến khích sản xuất nông nghiệp thương mại trong các hành lang qui hoạch. Muốn vậy cần một sự hợp tác công tư chặt chẽ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức dịch vụ, ví dụ cho thuê công cụ sản xuất.

Thành lập các cụm chế biến nông sản trong các đăck khu kinh tế nhằm khuyến khích công nghiệp chế biến

Như chính sách ngắn hạn

Khuyến khích canh tác theo hợp đồng nhằm giúp nông hộ nhỏ tiếp cận với vật tư và dịch vụ đầu vào và chính thức hóa mối quan hệ giữa nông hộ nhỏ với ngành chế biến nông sản.

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Thí điểm thành lập cụm sản xuất Đẩy nhanh lập cụm sản xuất. Muốn vậy đòi hỏi các bên liên quan phải hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, quản lý chuỗi cung ứng, tạo dịch vụ đào tạo nghề trong sản xuất, và phát triển liên kết thị trường

Như chính sách trung hạn

Tăng cường đào tạo kỹ năng sản xuất thực phẩm chế biến trong điều kiện vệ sinh. Mở rộng các sáng kiến thành công ví dụ như xây dựng các trung tâm sản xuất và đào tạo nghề chế biến thực phẩm đã lên kế hoạch

Như chính sách ngắn hạn

Như chính sách ngắn hạn

Khuyến khích phát triển ngành đóng gói thông qua hỗ trợ kỹ thuật. Nghiên cứu khả thi đầu tư vào vật tư đóng gói.

Page 149: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 127

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hình 9A.1. Thị trường từ bông đến may mặc và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: FDI = doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. DNL = doanh nghiệp lớn. FOB = phương thức sản xuất theo FOB. AD = áp dụng.

Cấu trúc thị trường Cấu trúc hỗ trợ thể chế

- Bộ Nông nghiệp

- Bộ Thương mại

- Tất cả Liên đoàn hợp tác xã cung ứng và marketing Trung Quốc

- Hiệp hội bông Trung Quốc

- Viện nghiên cứu bông Trung Quốc

- Sở giao dịch bông quốc gia Trung Quốc

- Hiệp hội xe sợi Trung Quốc

- Các liên đoàn và hiệp hội cấp tỉnh

- Bộ Thương mại

- Hiệp hội dệt bông

- Hiệp hội dệt len

- Hiệp hội sợi hóa học

- Hiệp hội nhuộm, in

- Hiệp hội dệt kim công nghiệp

- Hiệp hội dệt công nghiệp và phi dệt

- Hiệp hội máy dệt và phụ kiện

- Trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế

Nông dân trồng bông

Công nghiệp tỉa bông và xe sợi

Bông xơ nhập khẩu

Dệt May/quần áo

FDI DNL N&V

Thị trường trong nước

Thị trường xuất khẩu

Nông hộ nhỏ: +/-10 triệu

Trang trại vừa và lớn: Không AD

Nhỏ: tổng số 7.000-8.000

Vừa:không có số liệu thành phần:

Dệt

Nhỏ: —

Vừa/lớn:

33,000

Garment

Nhỏ: 7.000

Vừa: 29.000

Lớn: 18.000

TT xuất khẩu:May mặc

TT trong nước:may mặc

Giá trị BÁN LẺ quần áo (ước) US$150 tỉ năm 2007

Giá trị FOB US$100 tỉ

- Hội đồng Dệt may Trung Quốc (Phòng thương mại công nghiệp dệt, phòng thương mại quốc tế và dệt Trung Quốc)

- Trung tâm giao dịch quốc tế về dệt

- Trung tâm thông tin ngành dệt

- Hiệp hội may mặc quốc gia

- Hiệp hội màu thời trang

Page 150: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

128 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Đường chấm chấm thể hiện mối liên kết yếu, thiếu tổ chức hoặc đó là lĩnh vực cần hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường sự liên kết dọc theo chuỗi cung ứng. DNL = doanh nghiệp lớn, TT = thị trường.

hình 9A.2. Thị trường từ bông đến may mặc và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam

Cấu trúc thị trườngCấu trúc hỗ trợ thể chế

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Công ty cổ phần bông Việt Nam (VCC)- Hiệp hội bông vải sợi Việt Nam - Viện nghiên cứu và phát triển bông

- Bộ Công thương- Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex)- Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas)- Việt nghiên cứu dệt Việt Nam - Trường đào tạo nghề dệt may

Nông dân trồng bông

Ngành bông

Bông xơ nhập khẩu

Dệt May/quần áo

FDI DNL N&V

TT trong nước TT xuất khẩu

Diện tích: 3.000 m2

Sản lượng: 4.000 tons

Vừa/lớn: 8

Nhà máy tỉa bông và xe sợi:145

TT xuất khẩu:May mặcUS$8.2 tỉ

TT trong nước:May mặc US$4,4 tỉ

Vải nhập khẩu

Ngành tỉa bông và xe sợi

Đồ may mặc nhập khẩu

Dệt: 401 May: 2.424

hình 9A.3. Thị trường giày dép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc

Cấu trúc thị trường Cấu trúc hỗ trợ thể chế

- Bộ Nông nghiệp - Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp - Tất cả liên đoàn các hợp tác xã cung ứng và marketing Trung Quốc - Hiệp hội marketing phụ phẩm động vật Trung Quốc - Phòng thương mại về nhập khẩu/ xuất khẩu thực phẩm, sản xuất bản địa và phụ phẩm động vật- Các liên đoàn và hiệp hội cấp tỉnh

- Hiệp hội công nghiệp da Trung Quốc - Hiệp hội giày dép Trung Quốc - Tiểu ban trọng tài da giày (Ủy ban trọng tài kinh tế thương mại quốc tế Trung Quốc)- Trung tâm thông tin công nghiệp da Trung Quốc- Trung tâm chuyển giao công nghệ xử lý nước thải

Nhà cung ứng da và da sống

Cơ sở thuộc da/ chế biến da thành phẩm

Da cừu nhập khẩu

Công ty sản xuất quần áo, túi và

sản phẩm da khác

Công ty sản xuất giày, dép

FDI DNL N&V

TT trong nước

Thuộc: 400m2/năm/công tyNhỏ:296 (<0,5 triệu)Vừa:87 (đến 5 triệu)Lớn:17 (>30 triệu)

Giày dép 8,622a

Nhỏ: 3.500Vừa: 2.300Lớn: 2.800

TT xuất khẩu:Giày dép(1,0-1,3 tỉ đôi/năm,($8-$10 tỉ /năm FOB)

TT trong nước:Giày dépKhông AD

50 triệu da sống/năm20 triệu da sống/năm

% giá trịGiày dép 70%Quần áo 10%Túi xách, va li 8%Da bọc 7%Găng tay 5%

TT xuất khẩu

(Thô và thành phẩm)

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: DNL = doanh nghiệp lớn. FOB = sản xuất bằng phương thức FOB. AD = áp dụng.a. Bao gồm cả lông động vật và sản phẩm lông vũ.

Page 151: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 129

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hình 9A.4. Thị trường giày dép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Đường chấm chấm thể hiện mối liên kết yếu, thiếu tổ chức hoặc đó là lĩnh vực cần hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường sự liên kết dọc theo chuỗi cung ứng. DNL = doanh nghiệp lớn, TT = thị trường. AD = áp dụng

Cấu trúc thị trườngCấu trúc hỗ trợ thể chế

- Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Bộ Công thương- Bộ Kế hoạch và đầu tư - Hiệp hội da giày Việt Nam - Phòng thương ại và công nghiệp Việt Nam - Hiệp hội DNN&V Việt Nam

Các nông hộ nhỏ chăn nuôi gia súc

Cơ sở thu gom da và da sống

Giày dép

FDIPhi

chính thức

TT xuất khẩu TT trong nước

Nông hộ nhỏ: 290.000 m2/10.500.000 con

Cơ sở thu gom da: không AD

Giày dépFDI: 235DNN&V: 388Vừa: 199Lớn: 232

Ngành chế biến daDa nhập

khẩu

Da và da sống

nhập khẩu

Giày dép nhập khẩu

Giày dép cũ

Cơ sở chế biến da: 25Doanh nghiệp trong nước– Thầu phụ– Tự sản xuất

hình 9A.5. Thị trường đồ gỗ và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc

Cấu trúc thị trường Cấu trúc hỗ trợ thể chế

- Cục lâm nghiệp nhà nước (Bộ lâm nghiệp trước đây)

- Bộ Công nghiệp - Hiệp hội gỗ và phân phối sản phẩm gỗ

Trung Quốc - Học viện lâm nghiệp Trung Quốc

(Viện nghiên cứu lâm nghiệp)- Trung tâm phát triển ngành gỗ Trung Quốc - Trung tâm nghiên cứu rừng bền vững - Các trường đại học và cao đẳng lâm nghiệp

quốc gia và vùng

- Hiệp hội ngành sản phẩm lâm nghiệp Trung Quốc

- Hiệp hội sản phẩm lâm nghiệp duyên hải- Hiệp hội đồ gỗ Trung Quốc

Gỗ trong nước

Nhà máy cưa

Cơ sở mộc, đồ gỗ,

làm giá gỗ…

Đồ gỗ gia dụng và khác

Thị trường trong nước Thị trường xuất khẩu

Gỗ nhập khẩu

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Đường chấm chấm thể hiện mối liên kết yếu, thiếu tổ chức hoặc đó là lĩnh vực cần hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường sự liên kết dọc theo chuỗi cung ứng.

Page 152: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

130 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hình 9A.6. Thị trường đồ gỗ và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: AĐường chấm chấm thể hiện mối liên kết yếu, thiếu tổ chức hoặc đó là lĩnh vực cần hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường sự liên kết dọc theo chuỗi cung ứng. DNL = doanh nghiệp lớn.

Đồ gỗ đã qua sử dụng

Lái buôn gỗ: nhiều loại đối tượng, kể cả một phần lớn là buôn lậu

- Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn

- Bộ Công thương- Bộ KHĐT- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản

Việt Nam- Phòng Thương Mại và Công Nghiệp

Việt Nam- Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

Việt Nam

Lâm trường/Lâm hộ

Chế biến gỗĐầu tư

trực tiếp nước ngoài

Thị trường xuất khẩu

Thị trường trong nước

Lái buôn gỗ

Sơ chế gỗ

Local enterprises

SME

Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Gỗ nhập khẩu

Sản phẩm gỗ nhập

khẩu

Primary processingmfgs: —

WoodFDI: 91Nhỏ: 774Trung bình: 1,558Lớn: 57

Page 153: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 131

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hình 9A.7. Qui trình chế biến gỗ ở Việt Nam

Trang trại/hộ gia đình(42.381 ha)

Công nghiệp chế biến ban đầu

Các vấn đề của ngành

- Công nghệ lạc hậu- Tỉ lệ tận dụng gỗ thấp (hay tỉ lệ tận dung

gỗ phế phẩm sau khi đốn gỗ thấp)

- Vấn đề môi trường - Khó khai thác (chủ yếu do địa hình)

Ngành sản xuất đồ gỗ(2.389 doanh nghiệp) Nhỏ: 774, Vừa: 1.558, Lớn: 57

Thượng nguồn

Hạ nguồn

Những vấn đề chính của ngành gỗ- Giá trị gia tăng thấp- Phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu - Tỉ lệ gia công trong xuất khẩu cao- Giá gia công thấp- Thị phần nội địa thấp- Lợi nhuận thấp- Thiếu các nhà thiết kế, hương hiệu và

phân phối trong nước

- Thiếu kỹ năng quản lý và marketing- Đa số doanh nghiệp đều là thầu phụ- Thiếu lao động

Trung nguồn

Nguồn: GDS, 2011.

Page 154: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

132 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

hình 9A.8. Thị trường sản phẩm kim khí và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Trung Quốc

Cấu trúc hỗ trợ thể chế

- Bộ đất đai và tài nguyên

- Hội sắt thép Trung quốc

- Hội kim khí quốc gia TG

DNNV&V

Cơ cấu thị trường

Quặng sắt / Mỏ

Gia công kim loại

Kim loại sơ chế/Hợp kim

Đồ kim khí (khóa, nút chai, v.v.)

FDI

Thị trường trong nước Thị trường xuất khẩu

FDI doanh nghiệp lớn

doanh nghiệp lớn

Hội doanh nghiệp thép đặc biệt Trung quốc

Hội công nghiệp vật liệu chịu lửa Trung quốc

Hội công nghiệp than cốc Trung quốc

Hội công nghiệp hợp kim thép Trung quốc

Hội thép công trình Trung quốc

Hội công nghiệp các bon Trung quốc

Hội khuôn mẫu Trung quốc

Hội ứng dụng thépphế thải Trung quốc

Viện nghiên cứu và kế hoạch luyệ kim

Viện nghiên cứu thông tin và tiêu chuẩn hóa luyện kim

Trung tâm nghiên cứu phát triển kinh tế luyện kim

Trung tâm nghiên cứu thông tin luyện kim

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực luyện kim

Trung tâm phát triển nguồn giáo dục luyện kim

Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ luyện lim

Trung tâm các vấn đề pháp luật luyện kim

Trung tâm dịch vụ tài chính công nghiệp luyện kim

Trung tâm dịch vụ tài chính công nghiệp luyện kim

Trung tâm giám sát chất lượng dự án luyện kim

Hội các nhà luyện kim Trung quốc

Hội đất hiếm Trung quốc

Hội giáo dục luyện kim Trung quốc

Hội đồng luyện kim Trung quốc, Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế

Chi hội đồ kim khí hàng ngàyChi hội công cụ kim khí

Chi hội sản phẩm nhà tắmChi hội đồ bếp và thép không gỉ

Chi hội đồ nấu ănChi hội khóa

Chi hội bếp gaChi hội thép xây dựng

Chi hội khóa kéo

Hội doanh nghiệp khai mỏ luyện kinh Trung quốc

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: DNL = doanh nghiệp lớn.

Page 155: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách 133

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Chú thích

1. Mục này do Phạm Ngọc Thạch biên soạn. 2. Quyết định 58/2008/QĐ-BLDTBXH ngày 9/6/2008.

Tài liệu tham khảo

Bateman, Deborah A., and Askoka Mody. 1991. “Growth in an Inefficient Economy: A Chinese Case Study.” World Bank, Washington, DC.

Chenery, Hollis B. 1979. Structural Change and Development Policy. Oxford, U.K.: Oxford University Press.

CIEM (Central Institute for Economic Management) and NIVT (National Institute for Vocational Training). 2012. “Improving the Relevance of the TVET System to the Needs of the Business Sector: Final Report.” CIEM and NIVT, Hanoi. http://www .markets4poor .org/m4p2/filedownload/Final_report_CIEM_NIVT_EN%20(final%20revision).pdf.

Crook, Clive. 1992. “Third World Economic Development.” Online Library of Economics and Liberty. http://www.econlib.org/library/Enc1/ThirdWorldEconomicDevelopment .html.

Ding, Ke. 2007. “Domestic Market-Based Industrial Cluster Development in Modern China.” IDE Discussion Paper 88, Institute of Developing Economies, Japan External Trade Organization, Tokyo.

Dinh, Hinh T., Vincent Palmade, Vandana Chandra, and Frances Cossar. 2012. Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/ASG0J44350.

hình 9A.9. Thị trường từ quặng sắt đến thép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam

Quặng khai thác: 38Trữ lượng: 956,5 triệu tấn

- Bộ Công Thương- Tập đoàn Than, Khoáng sản

Việt Nam - Cục Địa chất khoáng sản

- Bộ Công Thương- Hội Thép Việt Nam- Bộ KH&DT- Chính quyền địa phương- Viện Nghiên cứu Cơ khí

Quặng sắt, thép phế liệu

Nhà máy luyện thép

Dài

Thị trường trong nước Thị trường trong nước

Nhập thép tấm (80%)

Phôi thép: 11 (MS)Tấm: 0

Dài: 60 (Cỡ lớn:3; Cỡ vừa: 20; Cỡ nhỏ: 37),Công suất: 6,5 triệu tấnTấm: 4 (Cỡ lớn/Cỡ vừa), Công suất: 1.1 triệu tấn

Nhập thép phôi và thép tấm

Thép phế liệu nhập khẩu

Ngắn

Nhà máy cán thép

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: Đường chấm chấm thể hiện mối liên kết yếu, thiếu tổ chức hoặc đó là lĩnh vực cần hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường sự liên kết dọc theo chuỗi cung ứng.

Page 156: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

134 Tổng hợp, cải cách và khuyến nghị chính sách

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Dinh, Hinh T., Thomas G. Rawski, Ali Zafar, Lihong Wang, and Eleonora Mavroeidi. 2013. Tales from the Development Frontier: How China and Other Countries Harness Light Manufacturing to Create Jobs and Prosperity. With Xin Tong and Pengfei Li. Washington, DC: World Bank.

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.

Hausmann, Ricardo, Dani Rodrik, and Andrés Velasco. 2005. “Growth Diagnostics.” John F. Kennedy School of Government, Harvard University, Cambridge, MA.

Malesky, Edmund. 2011. “The Vietnam Provincial Competitiveness Index 2011: Measuring Economic Governance for Business Development.” USAID-VNCI Policy Paper 16, Vietnam Competitiveness Initiative (Vietnam Chamber of Commerce and Industry and United States Agency for International Development), Hanoi. http://vietnam .usaid.gov/sites/default/files/usaid_vnci_no16_pci_2011_final_web_0.pdf.

MOLISA (Ministry of Labor, Invalids, and Social Affairs). 2011. “Vietnam Employment Trends 2010.” Office of the International Labour Organization in Vietnam and National Center for Labor Market Forecast and Information, Bureau of Employment, MOLISA, Hanoi. http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/—asia/—ro-bangkok /—ilo-hanoi/documents/publication/wcms_151318.pdf.

Mori, Junichi, Pham T. Hoang, and Nguyen T. X. Thuy. 2010. “Survey Report: Quality of Technical and Vocational Education and Training: Perceptions of Enterprises in Hanoi and Surrounding Provinces.” Vietnam Development Forum, National Graduate Institute for Policy Studies, Tokyo. http://www.grips.ac.jp/vietnam/VDFTokyo / download .html.

Romer, Paul. 1993. “Idea Gaps and Object Gaps in Economic Development.” Journal of Monetary Economics 32 (3): 543–73.

Ruan, Jianqing, and Xiaobo Zhang. 2009. “Finance and Cluster-Based Industrial Development in China.” Economic Development and Cultural Change 58 (1): 143–64.

Sonobe, Tetsushi, Dinghuan Hu, and Keijiro Otsuka. 2002. “Process of Cluster Formation in China: A Case Study of a Garment Town.” Journal of Development Studies 39 (1): 118–39.

Stiglitz, Joseph E. 1992. “The Meanings of Competition in Economic Analysis.” Rivista Internazionale di Scienze Sociali 100 (2): 191–212.

Page 157: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

   135 Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Phụ lục A. Phương pháp phân tích so sánh theo chuỗi giá trị

Phân tích từ chương 4 đến 8 do công ty tư vấn Global Development Solutions, LLC. thực hiện dựa trên so sánh năng suất lao động và chi phí tại các doanh nghiệp cỡ vừa có đặc điểm chính thức nhất (xem GDS 2011). Để đảm bảo tính tương thích trong xác định mốc chuẩn về kết quả kinh doanh, chúng tôi chọn các sản phẩm đại diện quan trọng cho phân tích chuỗi giá trị và tính khả thi: áo Polo và quần lót nam cho ngành may mặc, giày da và găng tay chơi gôn cho ngành đồ da, ghế tựa gỗ cho ngành đồ gỗ, nút chai và khóa móc cho ngành kim khí, xay xát cho sản phẩm lúa mì và sữa cho ngành sữa. Chúng tôi cũng chọn những sản phẩm này dựa trên việc chúng được sản xuất bằng những qui trình đơn giản, sử dụng nhiều lao động và có mức độ tương tự lớn giữa tất cả các nước so sánh. Tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi sản phẩm được nêu trong bảng A.1

Phân tích dựa trên phỏng vấn sâu (bao gồm cả thu thập dữ liệu về chi phí và năng suất) với trên 300 doanh nghiệp chính thức qui mô vừa sản xuất những sản phẩm này ở 5 quốc gia được nghiên cứu bao gồm: Trung Quốc, Êtiôpia, Tanzania, Việt Nam, và Zambia (xem bảng A.2 về số doanh nghiệp được phỏng vấn ở Trung Quốc và Việt Nam). Dữ liệu được thu thập từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011.

Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (năng suất và chi phí) được phân tách một cách hệ thống và so sánh định chuẩn theo khung sau:• Chi phí lao động (tiền công) khác nhau giữa lao động có tay nghề và lao

động phổ thông• Hiệu suất lao động (số đơn vị đầu ra/công nhân/ngày, tỉ lệ sản phẩm phế

thải)• Chi phí đầu tư cơ bản (máy móc, nhà xưởng và đất đai)• Hiệu suất vốn (mức độ sử dụng vốn)• Chi phí đầu vào (điều chỉnh theo chất lượng)• Hiệu suất đầu vào (mức độ lãng phí vật tư)• Chi phí và mức độ sử dụng tiện ích

phụ lục A

Page 158: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

136 Phụ lục A. Phương pháp phân tích so sánh theo chuỗi giá trị

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

• Chi phí vốn• Chi phí kho vận• Chi phí quản lý và các chi phí tuân thủ pháp lý khác (như thuế) • Chất lượng (chất lượng sản phẩm và giao hàng; thương hiệu và uy tín

doanh nghiệp)

Bảng A.2. Số cuộc phỏng vấn được tiến hành trong nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam

Ngành Trung Quốc Việt Nam

May mặc 16 8Da 14 12Đồ gỗ 16 12Kim khí 12 10Kinh doanh nông nghiệp 20 18

Total 78 60

Nguồn: GDS, 2011.

Bảng A.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm được nghiên cứu

Sản phẩm

Trọng lượng Cỡ

Vật liệuTrọng lượng Đơn vị tính Theo các chiều Đơn vị

1 Găng tay chơi gôn

85–141 Gam Cỡ trung nam giới

Da cừu

2 Loafer 780 Gam Mũi Rộng Đế cm Da cừuCỡ Mỹ, 8 Liên minh

châu Âu, 72.5 10 30

3 Khóa móca 760 Gam 7 7 NAa cm Đồng4 Nút chaib 290 Milligam Dày Đường

kínhCao mm Thép phi thiếc

0.24 31.9 6.65 Nút chai 6.5 Kilogam Rộng Sâu Cao cm Thông

45 45 756 Cửa gỗ 12 Kilogam Rộng Sâu Cao cm Thông

80 4 2107 Sữa 0.5 Lít Prôtêin Láctô Tro Vitamins Hàm lượng béo

3.5% 4.7% 0.8% B1, B2, C, and D Hoàn toàn8 Xay xát Loại, Đức Loại, Đức Tro Prôtêin Độ ẩm Bột đa năng Lúa mì hoặc

gạo550 55 <0.65% ≈11% <14.5%9 Áo Polo 250–270 Gam 100% bông

10 Quần lót 80–100 Gam 80% bông, 20% sợi nhân tạo

Nguồn: GDS, 2011.Chú thích: a. Theo bức ảnh do nhóm nghiên cứu chụp, chiều cao chung là 14 cm, và vòng khóa có đường kính 2 cm.b. Trọng lượng phần vỏ - đế nhựa làm từ polyvinyl clorít— trên bề mặt mũi bên trong là 290 mg.

Page 159: Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam · CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Phát triển kinh tế tư nhân Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam Tạo việc

Phụ lục A. Phương pháp phân tích so sánh theo chuỗi giá trị 137

Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam • http://dx.doi.org/10.1596/978-1-4648-0034-4

Tổng chi phí được phân bổ theo tỉ lệ sản phẩm được đưa vào nghiên cứu trong tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Vì trọng tâm là lựa chọn các sản phẩm công nghiệp nhẹ đơn giản, sử dụng nhiều lao động nên phần lớn chi phí đều là chi phí khả biến (thí dụ, đầu vào, lao động trực tiếp và kho vận).

Phân tích lý do gây ra những khác biệt chính về năng suất và chi phí đã làm rõ những trở ngại từ bên ngoài (thí dụ, chính sách của Chính phủ) ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong từng ngành. Phương pháp này có những hạn chế như sau (và vì thế nên cần được xem xét cùng với các công cụ khác được thảo luận trong từng chương):

• Chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp chính thức, qui mô vừa mà bỏ qua một phân khúc khổng lồ gồm các doanh nghiệp nhỏ phi chính thức.

• Dựa trên một mẫu tương đối nhỏ các doanh nghiệp được khảo sát.• Dựa vào quan sát về năng suất và chi phí của những doanh nghiệp hiện

hành mà những doanh nghiệp có thể được tiếp cận các đầu vào và yếu tố sản xuất chủ yếu tốt hơn. Chúng tôi cũng cố gắng phân tích xem khả năng tiếp cận này bị ảnh hưởng ra sao bởi môi trường chính sách ở từng nước và đối với từng loại đối tượng khác nhau. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã phân tích điều kiện tiếp cận của doanh nghiệp nhỏ.

Tài liệu tham khảo

GDS (Global Development Solutions). 2011. The Value Chain and Feasibility Analysis; Domestic Resource Cost Analysis. Vol. 2 of Light Manufacturing in Africa: Targeted Policies to Enhance Private Investment and Create Jobs. Washington, DC: World Bank. http://go.worldbank.org/6G2A3TFI20.