67

Thư của Bộ Trưởng hà hùng cường gửi cán Bộ, filenội dung mang tính cải cách, đột phá, tiếp cận với thể chế kinh tế thị trường định hướng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Thư của Bộ Trưởng hà hùng cường gửi cán Bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp

nhân dịp năm mới 2016 và TếT cổ Truyền Bính Thân

F

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015Nhân dịp đón Năm mới 2016 và Tết cổ truyền Bính Thân, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh

đạo Bộ Tư pháp, tôi thân ái gửi đến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc trong Ngành và các em học viên, sinh viên đang học tập trong các trường, học viện của Ngành cùng gia đình lời chúc mừng Năm mới tốt đẹp nhất.

Các đồng chí thân mến,Năm 2015, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo kịp thời của Chính

phủ, sự ủng hộ của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp đã phát huy truyền thống vẻ vang 70 năm xây dựng và trưởng thành, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp tục ghi những dấu ấn quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với vai trò đầu mối giúp Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, toàn Ngành Tư pháp đã tổ chức thành công Cuộc thi viết Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; trình và được Quốc hội thông qua các luật, bộ luật, quan trọng như Bộ luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật với nhiều nội dung mang tính cải cách, đột phá, tiếp cận với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Công tác xã hội hóa, phát triển các nghề bổ trợ tư pháp đạt được nhiều kết quả tích cực, ghi dấu ấn với việc chế định Thừa phát lại được Quốc

1Tư pháp quảng ninh

Tư pháp quảng ninh2

hội cho phép thực hiện chính thức trên toàn quốc và sự ra đời của đội ngũ Quản tài viên, các nghề mới trong lĩnh vực Tư pháp. Việc triển khai Luật Lý lịch tư pháp theo hướng hiện đại hóa đã bước đầu được thực hiện, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân. Việc chuẩn bị triển khai thi hành Luật hộ tịch gắn với Luật căn cước công dân cơ bản đã hoàn thành. Công tác thi hành án dân sự, hành chính tiếp tục chuyển biến cơ bản, bền vững. Nhiều mặt công tác khác của Ngành cũng đã có chuyển biến tích cực, đóng góp thiết thực vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường vị thế đối ngoại của đất nước.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, tôi ghi nhận và chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành đã bền bỉ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào thành công chung của Bộ, của Ngành trong năm 2015.

Các đồng chí thân mến, Đón chào năm mới 2016, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang hướng đến Đại hội Đại

biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đối với Ngành Tư pháp, một trong những định hướng xuyên suốt của cả giai đoạn 2016-2020 và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2016 được cụ thể hóa trên cơ sở dự thảo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là từng bước chuyển hướng chiến lược từ xây dựng sang hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm tính liên thông, gắn kết mật thiết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong toàn xã hội. Với những tiền đề thuận lợi về thể chế và tổ chức, cán bộ đã đạt được trong những năm qua, nhất là sau Đại hội Đảng các cấp trong năm 2015, Ngành Tư pháp quyết tâm triển khai đồng bộ các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và về công tác tư pháp; tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, với trọng tâm là triển khai thi hành thật bài bản Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hộ tịch; tổ chức tốt việc thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đồng bộ với các bộ luật, luật về tố tụng sửa đổi theo các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ; tiếp tục triển khai thực hiện tốt các lĩnh vực công tác mới được giao như công tác theo dõi thi hành pháp luật, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng trong đào tạo pháp luật, các chức danh tư pháp. Đặc biệt, toàn Ngành sẽ tăng cường đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, cũng như phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành.

Trên đà thắng lợi của Năm qua và với sức sống của mùa Xuân mới, tôi mong muốn và tin tưởng rằng trong năm 2016 toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành sẽ tiếp tục phát huy đoàn kết, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, tăng cường trách nhiệm, nỗ lực đổi mới, tranh thủ tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó; chung sức, chung lòng, phấn đấu đưa Ngành Tư pháp Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, tiếp nối và phát triển xứng đáng các giá trị truyền thống 70 năm của Ngành do các thế hệ cán bộ Tư pháp đã xây đắp nên.

Chúc các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành và các em học viên, sinh viên đang học tập trong các trường, học viện của Ngành một Năm mới dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công./.

Chào thân ái,

hà hùng cườngNguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

F

3Tư pháp quảng ninh

Theo báo cáo tại Hội nghị thì trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong nước nói chung, tỉnh Quảng

Ninh nói riêng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Tư pháp còn gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Tư pháp, trên cơ sở bám sát Chương trình hành

động của Ngành và các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức trong ngành triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp thực hiện mục tiêu, kế hoạch và đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu của ngành theo kế hoạch công tác 2011-2015, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho các ngành, địa

ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghịtriển khai công tác tư pháp năm 2016

lê mạnh

Ngày 09/01/2016, tại thành phố Hạ Long, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2016. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh, đại diện lãnh đạo các Phòng Tư pháp cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Sở Tư pháp. Thừa ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Dương Thái Sơn - Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Ảnh trên:Ký giao ước thi đua năm 2016.

Tư pháp quảng ninh4

Fphương thực hiện tốt công tác này trên địa bàn tỉnh; tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan từ tỉnh đến cơ sở; quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng, thẩm định, góp ý, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và các tầng lớp nhân dân; tập trung triển khai các quy định mới của pháp luật trong công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai mạnh mẽ công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực công tác góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 5 năm (2011-2015).

Triển khai nhiệm vụ năm 2016 ngành Tư pháp Quảng Ninh đề ra các nhóm giải pháp trọng tâm. Theo đó, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên được giao, Sở Tư pháp còn xác định rõ những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Nổi bật như: Tập trung phổ biến quán triệt, triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự. Đồng thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để phục vụ tốt cho công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Cùng với đó, Sở cũng sẽ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất Luật Hộ tịch không để xảy ra tình trạng người dân đi làm hộ tịch chậm được giải quyết do vướng mắc về mặt thủ tục. Năm 2016, Sở cũng xác định đẩy mạnh công tác đối ngoại, đặc biệt là tăng cường giao lưu, phối hợp với Sở Tư pháp Quảng Tây (Trung Quốc) trong việc đăng ký hộ tịch đối với các hộ dân có yếu tố đặc biệt ở khu vực biên giới; hỗ trợ pháp luật cho các hộ kinh doanh ở khu vực biên giới… Đồng thời, xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành tham gia đóng góp các sáng kiến, các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác tư pháp. Qua đó, góp phần xây dựng ngành Tư pháp Quảng Ninh ngày càng lớn mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Nhân dịp này, nhiều tập thể và cá nhân được nhận cờ, bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp và giấy khen của Sở Tư pháp trong phong trào thi đua 2015. Đặc biệt, Sở Tư pháp Quảng Ninh đã vinh dự được Bộ Tư pháp tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2015./.

Thừa ủy quyền của UBND tỉnh, đ/c Dương Thái Sơn - Giám đốc Sở trao cờ dẫn đầu phong trào thi đua cho tập thể Văn phòng Sở.

Thừa ủy quyền của UBND tỉnh, đ/c Dương Thái Sơn - Giám đốc Sở trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2015.

5Tư pháp quảng ninh

Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ trải qua các thời kỳ “thuận buồm, xuôi gió” mà còn gặp phải những năm tháng đầy khó khăn,

thử thách rất nặng nề và những bước ngoặt lịch sử. Chính trong những năm tháng đó, Đảng đã thể hiện rất rõ bản lĩnh chính trị vững vàng của một đảng cách mạng.

Sau cao trào cách mạng 1930-1931, cách mạng nước ta bị dìm trong bể máu của sự khủng bố và đàn áp vô cùng ác liệt của kẻ thù. Với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng ta đã tỉnh táo và sáng suốt đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thế hiểm để rồi với chương trình hành động được công bố năm 1932, chẳng những thế và lực của cách mạng nước ta dần dần hồi phục, mà còn phát triển và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho sự vùng dậy oanh liệt của một cao trào cách mạng mới rộng lớn trong những năm 1936-1939.

Trước khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi huy hoàng, đất nước ta bị bao vây tứ bề và ngay trên đất nước mình, dân tộc Việt Nam đang phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”, trong khi các thế lực đế quốc và bành trướng đã bộc lộ khát vọng thèm muốn đối với khu vực Đông Dương. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (1939) và lần thư 7 (1940) đã sáng suốt chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đấu tranh. Chủ trương đúng đắn đó được Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, đã phát triển hoàn chỉnh để trở thành sự chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc là mục tiêu chiến lược số một của cách mạng nước ta lúc này. Đảng ta còn phát động toàn dân tập hợp trong các tổ chức yêu nước thích hợp hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi để tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Tháng Tám năm 1945 là một thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử Việt Nam. Đảng ta chọn đúng thời cơ, quyết định giành chính quyền ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh và trước khi quân Đồng Minh kéo vào Đông Dương. Đó là một quyết định thể hiện tầm nhìn chiến lược và nhạy cảm về chính trị. Không có bản lĩnh chính trị vững vàng, chắc chắn sẽ rơi vào lúng túng, do dự. Bản lĩnh chính trị của Đảng và Bác Hồ trong Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện ở sự lãnh đạo sáng suốt, kiên

Bản lĩnh chính trị vững vàngcủa mộT đảng cách mạng(nhân kỷ niệm ngày thành lập đảng cộng sản việt nam 3/2)

nguyễn xuyến

F

Tư pháp quảng ninh6

quyết, kịp thời, nhạy bén, bình tĩnh, thận trọng và sáng tạo rất cao. Nhờ đó, mà cách mạng nhanh chóng thắng lợi và ít tổn thất nhất.

Sau khi giành được độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ phải đương đầu với những thách thức nặng nề, nhất là những âm mưu đen tối của thù trong, giặc ngoài, tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng và Chính phủ ta lúc thì phải tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc để tập trung đối phó với thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ; lúc lại chuyển sang hòa hoãn với thực dân Pháp để gạt gần 20 vạn quân Tưởng về nước, đồng thời chuẩn bị cần thiết đối phó với chiến tranh lan ra cả nước. Những quyết định của Đảng ta trong thời kỳ hiểm nghèo này phản ánh bản lĩnh chính trị vững vàng, trí tuệ sáng suốt khi đánh giá tình hình trong lãnh đạo chính trị.

Khi mà mọi sự nhân nhượng và thiện chí của Đảng ta không được đối phương đáp lại, khi mà lực lượng kháng chiến đã được chuẩn bị về căn bản, vào tháng 12 năm 1946, Đảng ta phát động Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là một quyết định hết sức đúng đắn và đúng lúc, thể hiện sự bình tĩnh, tự tin, biết mình, biết người và chủ động của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

Cách mạng miền Nam lúc đó gặp phải những khó khăn và tổn thất nặng nề. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó cũng rất phức tạp. Hội nghị lần thứ 15 của Trung ương Đảng (khóa II) đã quyết định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam. Quyết định lịch sử đó trực tiếp dẫn tới phong trào đồng khởi ở miền Nam (1959-1960), đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng của cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công.

Năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ, đồng thời đánh phá dữ dội miền Bắc bằng không quân và hải quân. Đây là một thách thức mới đối với dân tộc và Đảng ta. Hội nghị lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965) của Trung ương Đảng khóa III đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ, phân tích một cách khoa học và hiện thực khả năng thắng Mỹ của nhân dân ta.

Cuối những năm 70 của thế kỷ 20, chủ nghĩa xã hội thế giới bắt đầu lâm vào khủng hoảng và khó khăn, nhất là về kinh tế. Cuối những năm 80, đầu năm 90, chủ nghĩa xã hội thật sự lâm vào thoái trào, cách mạng thế giới gặp khó khăn nghiêm trọng.

Đất nước ta những năm 1983-1986 lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chính vào thời điểm khó khăn gay gắt đó, Đảng ta quyết định dứt khoát đường lối đổi mới đất nước. Đại hội VI của Đảng (12-1986) trở thành dấu son lịch sử, một bước ngoặt trong cách mạng nước ta. Một lần nữa, bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam lại được lịch sử ghi nhận ở một trong một khúc quanh khó khăn, phức tạp nhất.

Những luận điểm cơ bản và những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra đã được Đại hội VII bổ sung, phát triển đã và đang phát huy tác dụng chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nhờ đó, bức tranh chung của đất nước hiện nay đã có những thay đổi hết sức quan trọng. Điều đó chứng minh rằng, Đảng ta chẳng những là người khởi xướng công cuộc đổi mới theo đường lối phù hợp với điều kiện thực tế nước ta, mà còn khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, Đảng ta có đủ bản lĩnh vững vàng, trí tuệ và năng lực tổ chức thực tiễn để lãnh đạo nhân dân ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Kể từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhưng ở vào những bước ngoặt lịch sử, những thời điểm quyết định, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh với những quyết sách chiến lược đúng đắn định hướng đi tới thắng lợi cho cách mạng, càng làm nổi bật vai trò lãnh đạo của mình đối với lịch sử đất nước và dân tộc./.

F

7Tư pháp quảng ninh

Thông Tin nhanh về KếT quả đại hội đảngSáng 29/1, tại Thủ đô hà nội,

Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến báo cáo viên toàn quốc báo cáo nhanh kết quả đại hội xii của đảng. đồng chí mai văn ninh, phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, đồng chí Mai Văn Ninh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã thông báo nhanh kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Sau hơn 8 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương với ý thức trách

nhiệm cao, Đại hội XII đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thông qua nhiều văn kiện quan trọng. Nội dung các văn kiện là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với nhiều quyết sách quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII gồm 180 đồng chí Ủy viên chính thức, 20 đồng chí Ủy viên dự khuyết tiêu biểu cho hơn 4,5 triệu đảng viên trong cả nước. Các quy trình bầu cử đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, thảo luận dân chủ, thống nhất cao; số lượng Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII gồm 19 đồng chí, tiến hành bầu Bộ Chính trị một lần đủ số lượng 19 đồng chí. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tái cử làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu 3 đồng chí vào Ban Bí thư. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII gồm 21 đồng chí do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Định hướng công tác thông tin tuyên truyền thời gian tới, đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị báo cáo viên các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương cần tổ chức thông tin đến cán bộ, đảng viên và nhân dân kết quả Đại hội XII thông qua các hình thức phù hợp, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng vào kết quả Đại hội. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, vươn lên giành thắng lợi hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2016. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân, mừng đất nước đổi mới, hội nhập và phát triển./.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Quảng Ninh.

Tư pháp quảng ninh8

Chế định Hội thẩm nhân dân được quy định cụ thể tại điều 103 Hiến

pháp năm 2013. Theo đó, Hội thẩm có vai trò, vị trí quan trọng trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án. Sự tham gia của Hội thẩm vào công tác xét xử nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, đưa tiếng nói xã hội vào quá trình xét xử, giúp cho việc xét xử các vụ án chính xác, khách quan, giúp Tòa án thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Để có được những bản án nghiêm minh, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của người Hội thẩm, họ như là trợ thủ đắc lực của Chủ toạ phiên toà. Hội thẩm góp phần vào kết quả của vụ án, nhất là các vụ án xét xử lưu động có tác dụng giáo dục rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân. Từ thực tiễn công tác xét xử đã xuất hiện nhiều Hội thẩm tiêu biểu đóng góp nhiều công sức trong hoạt động, thể hiện trình độ pháp luật, khả năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng xét hỏi, đảm bảo cơ sở để thẩm tra, nhận định, đưa ra kết luận chính xác thông qua bản án tại phiên toà.

Tuy nhiên, thực tiễn công tác xét xử của các Tòa án hiện nay cho thấy không ít Hội thẩm chưa phát huy hết khả năng, trách nhiệm của mình hoặc thể hiện vai trò khá mờ nhạt. Theo quy định, người được bầu làm Hội thẩm chỉ cần có kiến thức pháp luật mà không quy định tiêu chuẩn tối thiểu. Vì vậy, không ít Hội thẩm kiến thức pháp luật

hạn chế nhưng lại cùng tham gia xét xử với những Thẩm phán có trình độ, được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử nên không tránh khỏi việc các Hội thẩm mang tâm lý “ngồi cho có, cho đủ”. Nhiều Hội thẩm do không chuẩn bị thời gian nên không nghiên cứu kỹ hồ sơ, xem xét các tình tiết vụ án, do vậy khi tham gia xét xử phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán. Không thiếu những vị Hội thẩm hạn chế về kỹ năng xét hỏi, kinh nghiệm sống nên đã không xét hỏi được bị cáo, đương sự, người bị hại, không biết cách đặt câu hỏi để làm sáng tỏ tình tiết vụ án; không ít Hội thẩm mạt sát bị cáo là người chưa thành niên, lên lớp với các bậc phụ huynh, giáo huấn cả đương sự... Nhiều phiên tòa, trong khi Chủ tọa phiên tòa xét hỏi, trích bút lục, đối chứng lời khai của đương sự thì các vị Hội thẩm thờ ơ, im lặng trong suốt quá trình xét hỏi. Cũng có những Hội thẩm cố đưa ra nhiều câu hỏi, song đáng tiếc là những câu hỏi đó thường vô thưởng, vô phạt hoặc lặp lại câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến sự uy nghiêm của phiên toà.

Thực tế hiệu quả hoạt động của các Hội thẩm hiện nay có nhiều vấn đề cần được đề cập. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là nhận thức về vai trò và trách nhiệm của Hội thẩm trong các phiên toà sơ thẩm. Các vụ án trong xã hội nảy sinh

ở nhiều lĩnh vực khác nhau và chứa đựng yếu tố bất ngờ, không thể lường trước được đâu là lĩnh vực có thể xảy ra tình huống tra-nh chấp hay phạm tội. Các Hội thẩm không phải lúc nào cũng có thể đưa ra được một nhận xét đúng đắn đối với tình tiết của vụ án. Do đó, cần có những tiếng nói từ thực tiễn xã hội trong việc đưa ra các phán quyết có tính quyết định đối với một quan hệ xã hội nào đó và người nắm giữ sứ mệnh này chính là các vị Hội thẩm. Để nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử, cần quan tâm một số vấn đề sau:

Một là, đề cao tiêu chuẩn lựa chọn những người làm Hội thẩm

Pháp luật cần quy định rõ ràng hơn về tiêu chuẩn lựa chọn Hội thẩm nhân dân, quy định rõ về cách thức lựa chọn, quy chế thành lập Đoàn Hội thẩm, quyền và nghĩa vụ pháp lý của Hội thẩm, cơ chế để lựa chọn những người hiểu biết pháp luật, có kiến thức xã hội phong phú, thực sự đại diện cho tiếng nói của nhân dân để bầu làm Hội thẩm, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xét xử. Quá trình lựa chọn Hội thẩm theo từng lĩnh vực (như giáo dục, y tế, hưu trí…) để khi có các vụ án mà đương sự, bị cáo tại phiên tòa có liên quan đến lĩnh vực nào, thì sẽ mời Hội thẩm ở lĩnh vực đó đến tham gia nghiên cứu hồ sơ để xét xử. Do vậy, theo lý luận, thì Hội thẩm là người đem hơi thở của nhân dân

NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÁP LÝVÀ KỸ NĂNG XÉT XỬ CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN

TRONG PHIÊN TòA SƠ THẨM Thanh Bình - quốc Sỹ

9Tư pháp quảng ninh

vào trong quá trình phán quyết các bản án, khi các vụ án có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của mình, Hội thẩm sẽ am hiểu về lĩnh vực đó hơn Thẩm phán. Việc lựa chọn nhân sự để bầu làm Hội thẩm cần lựa chọn những người có uy tín, kiến thức và hiểu biết các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở các khu vực dân cư khác nhau thì mới đảm bảo đúng ý nghĩa của chế định này.

Trong điều kiện Nhà nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án cần được quan tâm đặc biệt. Do vậy, các chức danh trong Hội đồng xét xử như Thẩm phán và Hội thẩm trong các phiên tòa càng phải thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Vì hoạt động của các chức danh này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử. Những tiêu chuẩn bắt buộc đối với Hội thẩm là hội tụ điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, tư cách đạo đức, lối sống. Ngoài ra, các Hội thẩm cần phải có nhiệt huyết với công việc, có như vậy mới hoàn thành được trách nhiệm xét xử của mình.

Hai là, nâng cao trình độ pháp luật của Hội thẩm

Hội thẩm mặc dù có trình độ chuyên môn riêng nhưng còn hạn chế về trình độ pháp lý. Việc quy định các Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán khi xét xử đồng nghĩa với việc Hội thẩm có quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình xét xử, nghĩa là họ có quyền phán quyết kể cả những vấn đề hóc búa như định tội danh trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, chỉ với tiêu chuẩn của Hội thẩm như hiện nay thì khi gặp những bị cáo là những người có trình độ pháp luật, bị cáo có người giám hộ, người

đại diện là các chuyên gia pháp lý, là luật sư chuyên nghiệp trợ giúp thì chắc chắn với các tiêu chuẩn về Hội thẩm như trên sẽ không đủ năng lực và trình độ pháp lý để tranh tụng với họ và không thể phán xử được. Vì vậy cần sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn Hội thẩm theo hướng quy định người được bầu làm Hội thẩm cần phải có trình độ pháp luật nhất định, tối thiểu phải có bằng trung cấp pháp lý hoặc ít nhất phải qua một lớp bồi dưỡng về pháp luật từ sáu tháng đến một năm. Trong khi chưa sửa đổi được các quy định của pháp luật thì các cơ quan có liên quan cần phối hợp tốt hơn với Tòa án trong công tác tập huấn, bồi dưỡng cho Hội thẩm, đặc biệt là tập huấn các văn bản pháp luật hoặc văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật mới; tổ chức rút kinh nghiệm trong xét xử một số loại vụ án đặc thù. Hằng năm, Tòa án cần quan tâm đầu tư kinh phí để bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp lý cho đội ngũ Hội thẩm. Chỉ khi Hội thẩm có sự am hiểu pháp luật thì trong quá trình giải quyết vụ án, Hội thẩm sẽ không lúng túng, khi phán quyết bản án sẽ khách quan, khoa học. Có như vậy, mới giải quyết tốt vấn đề pháp luật đặt ra là Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền nhau trong quá trình giải quyết vụ án.

Ba là, tăng cường quản lý, đánh giá kết quả hoạt động của Hội thẩm

Theo quy định hiện nay, Tòa án chỉ quản lý Hội thẩm trong thời gian họ nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử. Ngoài thời gian đó thì họ sinh hoạt tại cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc địa phương nơi họ sinh sống. Mặc dù nhiều địa phương có thành lập Đoàn Hội thẩm, nhưng chỉ mang tính chất tự nguyện để

các Hội thẩm nhóm họp, trao đổi các vấn đề về công tác hoặc giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong khi đó, xét xử các vụ án là lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị sức ép, tác động và rất dễ phát sinh tiêu cực. Hội thẩm hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, nên ý thức trách nhiệm trong quá trình xét xử không như việc thi hành công vụ ở cơ quan; tổng kết cuối năm ở cơ quan cũng không xem hoạt động của cán bộ, công chức kiêm nhiệm là Hội thẩm là tiêu chí đánh giá năng lực công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế, không phát huy được tinh thần trách nhiệm của Hội thẩm trong công việc xét xử; cơ chế quản lý đối với các Hội thẩm chỉ là hình thức, nên bản thân Hội thẩm chưa quan tâm nhiều tới việc trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; không phát huy tinh thần trách nhiệm của Hội thẩm trong nghiên cứu hồ sơ và trong quá trình tham gia xét xử vụ án. Mặt khác, sự quản lý lỏng lẻo giữa cơ quan Tòa án và cơ quan nơi Hội thẩm công tác hoặc cư trú dẫn đến các Hội thẩm chưa phát huy hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Hội thẩm gần như không phải chịu trách nhiệm nào liên quan đến chất lượng xét xử. Vì thế, dù luôn chiếm đa số trong Hội đồng xét xử và các phán quyết của Hội đồng xét xử được quyết định theo đa số, nhưng trên thực tế không tránh khỏi khi xét xử các Hội thẩm bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán.

Hằng năm, Tòa án cần có hội nghị sơ, tổng kết, đánh giá chất lượng hoạt động của Hội thẩm, từ đó Tòa án có hướng giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của Hội thẩm. Tòa án địa phương cần có mối liên hệ với cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức tham gia Hội F

Tư pháp quảng ninh10

thẩm ở Tòa án mình, qua đó cập nhật thông tin về ý thức, trách nhiệm hoạt động của Hội thẩm tại Tòa án với cơ quan, tổ chức. Cần có quy định thêm về tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức là Hội thẩm hàng năm và trong cả nhiệm kỳ hoạt động để có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp cần xây dựng quy chế phối hợp và thực hiện tốt hơn việc quản lý, giám sát đối với Hội thẩm từ việc thực thi nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức đến việc tạo điều kiện thuận lợi để họ được bố trí thời gian hợp lý tham gia công tác tại Tòa án, cũng như bảo đảm các biện pháp bảo vệ Hội thẩm và gia đình họ trong những trường hợp cần thiết.

Bốn là, coi trọng việc thực hiện vai trò, chức năng của Hội thẩm

Trách nhiệm của Hội thẩm được Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy định rõ, nhưng thực tiễn trong quá trình xét xử, nếu oan sai, án bị sửa, thì chỉ có Thẩm phán chịu trách nhiệm. Hội thẩm chủ yếu làm việc theo cơ cấu, cho nên việc tuân thủ lịch xét xử, cũng như công tác nghiên cứu hồ sơ thường bị xem nhẹ. Nhiều Hội thẩm được gửi lịch xét xử trước cả tháng nhưng đến ngày xét xử lại bận công việc đột xuất không tham gia phiên tòa, khi đó Thư ký Toà án bị động trong việc sắp xếp Hội thẩm khác thay thế để mở phiên tòa đúng thời gian. Làm như vậy rất lúng túng cho Hội thẩm nếu các đương sự không đồng ý Hội thẩm được bổ sung vì không theo quyết định mà đương sự đã nhận được. Nhiều trường hợp Hội thẩm không đọc hồ sơ vụ án cũng tham gia xét xử; tại phiên tòa,

Chủ tọa hỏi là chính, Hội thẩm nếu có hỏi thì không đúng trọng tâm. Nhiều Hội thẩm tham gia hoạt động xét xử theo kiểu “cầm chừng” hoặc không muốn tham gia hoặc là từ chối như: bận đi công tác hoặc bận giải quyết công việc gia đình, cơ quan. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là không ít Hội thẩm có thái độ dửng dưng, bàng quan với công việc và trách nhiệm của mình. Tham gia phiên toà cho đủ, ngồi vào ghế cho có người chứ không lắng nghe để đồng cảm được với những bức xúc, oan trái, lẽ phải...

Trong quá trình cải cách tư pháp nên tách quy trình tham gia của Hội thẩm đối với từng công đoạn của quá trình xét xử. Hành vi mà bị cáo đã thực hiện trước đó có đáng bị coi là có tội hay không dựa vào nghề nghiệp, kinh nghiệm sống, môi trường mà Hội thẩm đưa ra kết luận là hành vi do bị cáo gây ra là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với xã hội. Nếu các Hội thẩm cho rằng hành vi đó nguy hiểm đối với cộng đồng thì mới yêu cầu Thẩm phán kết tội bị cáo, còn việc kết tội gì thì Thẩm phán cần viện dẫn các điều luật cụ thể để áp dụng và các Hội thẩm chỉ nên đánh giá và xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với người phạm tội thông qua niềm tin nội tâm của Hội thẩm hoặc các kiến thức xã hội mà Hội thẩm có được. Ngược lại khi thảo luận để nghị án, các Hội thẩm cho rằng các hành vi như vậy là bình thường và không bị coi là nguy hiểm cho xã hội trong môi trường bị cáo đang sống thì Hội thẩm có quyền đề nghị Thẩm phán trả tự do và tuyên vô tội cho bị cáo, đồng thời phản đối các phán quyết buộc tội của Thẩm phán, nếu thẩm phán vẫn buộc tội đối

với bị cáo thì Hội thẩm có quyền bảo lưu ý kiến của mình trong hồ sơ vụ án. Đối với các vụ án dân sự: những người được chỉ định là Hội thẩm nên được coi là những người hiểu biết sâu về những đối tượng mà các bên tranh chấp, với tư cách là thành viên của Hội đồng xét xử thì Hội thẩm sẽ trình bày ý kiến của mình trước Thẩm phán trong khi nghị án, việc áp dụng luật để ra phán quyết thì Hội thẩm nhường lại quyền đó cho Thẩm phán quyết định. Việc không đồng tình với phán quyết của Thẩm phán, Hội thẩm có quyền bảo lưu các ý kiến của mình trong hồ sơ vụ án.

Năm là, quan tâm hơn về chế độ đãi ngộ đối với Hội thẩm

Hiện nay, ngoài chế độ về trang phục, Hội thẩm chỉ có chế độ bồi dưỡng phiên tòa với mức 90.000 đồng/ngày theo Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ “về chế độ bồi dưỡng đối với những người tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết các vụ án dân sự” có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Đây không phải là nguồn thu nhập chính có thể nuôi sống gia đình và bản thân Hội thẩm. Trong khi đó, khi tham gia xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, nhưng một số chế độ của Thẩm phán như: phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm thì Hội thẩm lại không được hưởng. Từ đó dễ nảy sinh hiện tượng tiêu cực, nhiều Hội thẩm không muốn tham gia hoặc chỉ tham gia cho có lệ, hoặc tham gia nhưng cho rằng xét xử vụ án trách nhiệm chính là của Thẩm phán. Do vậy không chỉ chế độ đãi ngộ cho Hội thẩm mà cả chế độ cho cán bộ của ngành Toà án cũng cần được cải thiện. Ngoài ra, các địa phương có nguồn lực và ở các

F

11Tư pháp quảng ninh

Từng bước khẳng định nỗ lực và vị thế của Ngành Tư pháp

Ngày 26/01/2016, Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Ninh đã công bố quyết định số 10/QĐ-STP về việc ban hành Chủ đề và nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2016.

Quyết định nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 là:

1. Tổ chức triển khai thi hành tốt Luật Hộ tịch; Xây dựng dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh mức phí hộ tịch.

2. Tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ Trưởng Khu vực Thi đua Đồng bằng Bắc Bộ.

3. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức tư pháp hộ tịch.

4. Tuyên truyền, phục vụ tốt bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

5. Triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

6. Xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Sở Tư pháp.

7. Tổ chức tuyên truyền Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Chủ đề công tác của năm 2016:

Đoàn kết - Sáng tạo - Kỷ cương - Vững vàng chuyên môn nghiệp vụ - Hướng về cơ sở.Các nội dung này được căn cứ từ Báo cáo số 12/BC-BTP

ngày 20/01/2016 của Bộ Tư pháp về Tổng kết công tác tư pháp năm 2015, nhiệm kỳ 2011-2015; định hướng nhiệm kỳ 2016-2020 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2016 và Nghị quyết số 228/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016.

Việc ban hành Quyết định này thể hiện sự đồng tâm, nhất trí, sự nỗ lực cao của cán bộ, viên chức toàn ngành, bám sát chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Là sự nhắn nhủ, là mong ước quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2016, là sự khẳng định mình bằng chuyên môn nghiệp vụ, hướng về cơ sở, từng bước nâng cao vị thế của ngành... Đó cũng là mong mỏi, kỳ vọng cháy bỏng trong ngày đầu xuân mới với hứa hẹn một năm mới đầy thắng lợi.

phòng phổ biến, giáo dục pháp luật

chủ đề và nhiệm vụ Trọng Tâm công Tác Tư pháp năm 2016

đô thị, ở nơi có số lượng án nhiều cũng nên cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ, tạo điều kiện thêm cho Hội thẩm nhằm động viên, khuyến khích Hội thẩm tích cực tham gia công tác xét xử.

Sáu là, nâng cao nhận thức pháp luật, trau dồi kỹ năng xét xử của Hội thẩm

Khi đã được bầu chọn tham gia công tác xét xử, để tiếng nói của Hội thẩm được tôn trọng, mỗi Hội thẩm cần phải tự ý thức được vai trò, trọng trách lớn lao của mình với xã hội, với các bản án và sinh mạng của các bị cáo để thường xuyên nâng cao trình độ pháp luật, cập nhật các văn bản pháp luật mới, trau dồi kỹ năng xét xử, dành nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi tham gia xét xử. Dựa vào diễn biến vụ án, vận dụng kiến thức pháp luật, kinh nghiệm sống vào từng vụ án cụ thể để nhận định nội dung vụ án, đánh giá đương sự cũng như nội dung vụ việc để đưa ra phán quyết chính xác. Đặc biệt là khi xét xử những vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án mà dư luận xã hội đang quan tâm. Sự phán quyết đối với bản án ấy có ý chí của Hội thẩm và sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của Nhà nước, của cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến uy tính của quốc gia trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Hội thẩm cũng cần có sự đánh giá khách quan, lòng bao dung, vị tha với bị cáo, trái tim nhạy cảm trước số phận con người. Có như vậy bản án mới đảm bảo công bằng, khách quan, vừa có lý, vừa có tình, vừa giúp cho việc cải tạo, giáo dục con người hướng thiện, giúp họ giải toả các vướng mắc, tranh chấp trong cuộc sống, giúp những người lầm lỡ lại cuộc đời./.

Tư pháp quảng ninh12

- Năm Giáp Thân 144, nhân dân vùng Cửu Chân và Nhật Nam (Trung Bộ) nổi dậy tấn công các quận, huyện, làm tan rã chính quyền đô hộ của nhà Hán.

- Năm Mậu Thân 468, hào trưởng Lý Trường Nhân lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống quân Tống, giành quyền tự trị Giao Châu (Bắc Bộ).

- Năm Giáp Thân 984, triều Tiền Lê cho đúc tiền Thiên Phúc, củng cố quốc phòng, mở mang bờ cõi, xây dựng kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình)

- Năm Bính Thân 1056, vua Lý Thái Tôn ban chiếu khuyến nông, mở đầu chính sách phát triển nông nghiệp.

- Năm Giáp Thân 1224, công chúa Chiêu Thánh, 7 tuổi, đăng quang (Lý Chiêu Hoàng), trở thành nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử nước ta.

- Năm Nhâm Thân 1272, Lê Văn Hưu soạn xong bộ sách “Đại Việt sử Ký toàn thư” gồm 30 quyển chép từ cuối đời An Dương Vương đến hết triều Lý, là công trình sử học đồ sộ thời kỳ cổ trung đại nước ta.

- Năm Giáp Thân 1284, Trần Hưng Đạo công bố áng hùng văn “Hịch tướng sĩ” và tiến hành tổng duyệt binh, sẵn sàng chống 50 vạn quân Nguyên - Mông sắp sang xâm lược.

- Năm Bính Thân 1416, Lê Lợi tổ chức Hội thề Lũng Nhai (Thọ Xuân - Thanh Hóa) cùng 18 người tế cáo trời đất, dựng cờ khởi nghĩa, nguyện chung lòng đánh giặc cứu nước.

- Năm Mậu Thân 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Nguyễn Trãi công bố “Bình Ngô đại cáo” như một bản tuyên ngôn độc lập. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở ra thời Hậu Lê (1428-1786), đặt quốc hiệu là Đại Việt, đại xá, khen thưởng và miễn giảm tô thuế cho dân, ban hành luật lệ, thiết lập bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.

- Năm Nhâm Thân 1632, chúa Nguyễn ở Đàng Trong (miền Nam) cải cách cơ cấu tổ chức, quản lý, quy hoạch địa giới, làm sổ hộ tịch và định lại chế độ thuế khóa.

- Năm Bính Thân 1776, Nguyễn Lữ đem thủy binh đánh chiếm Sài Gòn. Chúa Nguyễn đại bại, chạy về Đồng Nai. Nguyễn Nhạc xưng Tây Sơn vương, đánh úp quân chúa Trịnh ở Quảng Nam.

- Năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung), đóng đô ở Phú Xuân (Huế), thần tốc xuất binh ra Bắc đánh 29 vạn quân Thanh vừa tràn sang xâm lược.

những năm Thân lịch Sử

nguyễn xuyến

13Tư pháp quảng ninh

- Năm Canh Thân 1800, quân Tây Sơn vây chặt thành Bình Định và giữ vững cửa biển Thị Nại, tổ chức tiêu diệt quân Nguyễn Ánh. Triều Tây Sơn cho khắc in và phát hành bộ Đại Việt sử ký tiền biên.

- Năm Canh Thân 1812, tháng 8, soạn xong “Quốc triều luật lệ” (hay Luật Gia Long), bộ luật tổng hợp lớn nhất trong lịch sử phong kiến nước ta, gồm 22 quyển với 398 điều.

- Năm Bính Thân 1836, triều Nguyễn cử Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đến đo đạc và cắm mốc, xác định chủ quyền toàn vẹn trên quần đảo Hoàng Sa; tiến hành cải cách giáo dục và khuyến khích người Việt học ngoại ngữ.

- Năm Canh Thân 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tour của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Cũng trong năm này, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã có tổ chức Công hội đỏ, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tôn Đức Thắng.

- Năm Nhâm Thân 1932, ngày 10 tháng 3, mở đầu cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề “thơ mới - thơ cũ”, dẫn đến chiến thắng của trào lưu thơ mới, tạo bước ngoặt cho tiến trình phát triển nền thi ca nước nhà.

- Năm Giáp Thân 1944, ngày 16-3, Bác Hồ tham dự Đại hội quốc tế chống xâm lược ở Liễu Châu (Trung Quốc) và cũng trong năm này, Bác Hồ từ Trung Quốc trở về nước. Ngày 7-5, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” trên toàn quốc. Ngày 3-6, thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Ngày 22-12, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Chỉ sau hai ngày thành lập, Đội đã tiêu diệt hai đồn giặc Phay Khắt và Nà Ngần.

- Năm Bính Thân 1956, ngày 1 tháng 5, hơn 20 vạn công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn xuống đường đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Ngày 8 tháng 6, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cách mạng miền Nam. Ngày 8 tháng 10, Đại hội thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

- Năm Mậu Thân 1968, ngày 29 tháng 1, mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy chống Mỹ- Ngụy đồng loạt trên khắp các tỉnh, thành, nhiều vùng nông thôn rộng lớn ở miền Nam và các căn cứ của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” và ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, buộc Mỹ phải chấm dứt vô điều kiện việc ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 11 và chấp nhận đàm phán với ta tại Pa-ri.

- Năm Canh Thân 1980, ngày 23 tháng 7, Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến du hành vũ trụ Xô - Việt, trở thành người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Ngày 18 tháng 12, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Năm Nhâm Thân 1992, ngày 15 tháng 4, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới 1992. Ngày 22 tháng 7, Việt Nam gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Ba Li) và nâng quan hệ ngoại giao lên cấp Đại sứ với nhiều nước trên thế giới.

- Năm Giáp Thân 2004, cả nước phấn khởi bước vào Xuân với những thành tựu quan trọng trên tất cà các lĩnh vực, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và tiến hành nhiều lễ kỷ niệm trọng đại: 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2004); 60 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944-2004); 100 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1904-2004); 50 năm Ngày tiếp quản thủ đô Hà Nội (1954-2004); 50 năm Ngày ký Hiệp định Genève về Đông Dương (1954-2004)…/.

Tư pháp quảng ninh14

Tính từ năm 1942 đến khi Bác đi xa - 1969, hầu như Tết năm nào, Bác Hồ cũng có thư và thơ chúc mừng năm mới. Theo tư

liệu lưu trữ, Bác Hồ đã có mười bức thư và hai mươi bài thơ chúc mừng năm mới.

Bài thơ chúc mừng năm mới đầu tiên của Bác đăng trên báo Việt Nam Độc Lập số 114 năm 1942. Ở bài thơ này, người đọc đã bắt gặp biểu tượng cờ đỏ và ngôi sao xuất hiện như một điềm lành được báo trước:

Chúc toàn quốc ta trong năm này Cờ đỏ ngôi sao bay phấp phới…Đến năm 1969, đón xuân Kỷ Dậu, Người viết

bài thơ chúc Tết cuối cùng. Bài thơ nằm dưới phần Thư chúc Tết, mừng năm mới gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Bài thơ toát lên không khí tự hào, định trước phần thắng lợi trên con đường kháng chiến chống Mỹ xâm lược, tư chất của người nắm chân lý. Lời lẽ giản dị đến mức không thể giản dị hơn. Bài thơ cổ vũ toàn quân, toàn dân ta đồng loạt nổi dậy giành thắng lợi cuối cùng:

Năm qua thắng lợi vẻ vangNăm nay tiền tuyến chắc càng thắng toVì Độc lập, vì Tự doĐánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhàoTiến lên chiến sĩ đồng bàoBắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn!

Bác Hồ viết thư và thơ chúc Tết này vào ngày 1-1-1969. Sức khỏe của người khi ấy đã kém tới mức báo động! Nhà văn Sơn Tùng có bài viết Tết con gà, nhớ Tết cuối cùng của Bác Hồ đăng trên báo Nông Nghiệp đã viết:

“Một ngày chủ nhật giáp Tết 26-1-1969, Bác Hồ lên cơn đau. Các tấm rèm nan tre nhuộm xanh đều thả xuống quanh bốn phía nhà sàn nơi Bác sống và làm việc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ bên kia vườn Phủ Chủ tịch đã sang với Bác trong lúc đau đớn này. 16 giờ, Hội đồng y khoa chuẩn bệnh cho Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở lại cùng ăn bữa tối với Bác.

Sáng hôm sau, Bác nói với anh Vũ Kỳ, với đồng chí Trần Lâm bên Đài Tiếng nói Việt Nam chuẩn bị để ghi tiếng Bác đọc thơ và chúc mừng năm mới đến đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Bác gọi bác sĩ Mẫn cùng ngồi với anh Vũ Kỳ để nghe xem giọng nói của Bác đã bình thường rõ tiếng chưa? Nếu chưa thì để Bác luyện giọng tiếp. “Các chú giúp Bác về thuốc thang cho chóng nói được tốt, kẻo khi đồng bào, chiến sĩ nghe giọng Bác nói không bình thường thì sinh lo lắng”. Bác sĩ Lê Đình Mẫn rót nước trà cam thảo để Bác thấm giọng. Bác đọc: “Năm qua thắng lợi vẻ vang…”, anh Kỳ vui hẳn lên: “Giọng Bác gần như bình thường Bác ạ! Bác luyện thuốc thang thêm chút nữa, đến hôm Đài tới ghi chắc chắn giọng đọc thơ chúc Tết ai nghe cũng vui”. Sau đó, bác sĩ Mẫn nói nhỏ với anh Vũ Kỳ: “Năm con gà Kỷ Dậu này, Bác đã tiên tri “Mỹ cút ngụy nhào”, Bắc-Nam sum họp, ngày quét sạch giặc ngoại xâm của dân tộc ta chắc không còn xa nữa”.

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị cho việc đọc thư và thơ xuân năm 1969 do nhà văn Sơn Tùng cung cấp, cho phép mỗi chúng ta, càng thấm thía thêm tình cảm, nỗ lực và hi vọng tột cùng của Người cho dân, cho nước. Đặc biệt, Bác Hồ của chúng ta lại am tường triết học và văn hóa phương Đông thì cái riêng và cái chung, hiện tại và dự cảm của Người đã được thể hiện một cách hài hòa ở mỗi bài thơ chúc Tết.

Ông Niculin - Tiến sĩ văn học người Nga, một nhà Việt Nam học nổi tiếng, có lý và có tình khi đưa ra nhận xét: “Cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn làm công tác văn học. Người viết bút ký, làm thơ; trong đó, cảm xúc cá nhân hòa lẫn với những sự kiện vĩ đại xảy ra trong đất nước của mình”. Chúng ta biết bao vui sướng và tự hào về điều này, điều chỉ có thể có ở Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta./.

Bài Thơ chúc TếT cuối cùng của Bác hồ

đàm hiển

15Tư pháp quảng ninh

Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ cơ quan Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2015-2020, Nghị quyết của Chi bộ 1, Chi bộ 4 nhiệm kỳ

2015-2018, ngày 14 tháng 01 năm 2016, Chi bộ 1 và Chi bộ 4 trực thuộc Đảng bộ cơ quan Sở Tư pháp đã phối hợp tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề với chủ đề “Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công tỉnh Quảng Ninh và ngành Tư pháp năm 2016”.

Tại buổi sinh hoạt các đảng viên của hai chi bộ đã được nghe và thảo luận về: Những nội dung của quản trị hành chính công; tại sao phải nâng cao chất lượng quản trị hành chính công; thực trạng về chỉ số quản trị hành chính công tỉnh Quảng Ninh những năm qua; liên hệ về nhiệm vụ của ngành Tư pháp và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công của tỉnh.

Các đảng viên của 2 chi bộ đã sôi nổi phát biểu ý kiến, thảo luận về liên hệ nhiệm vụ của ngành và một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới: Thực hiện đầy đủ, trách nhiệm và đạt kết quả cao các nhiệm vụ của ngành; Tích cực theo dõi, đôn đốc và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; Thường xuyên giáo dục và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công chức, viên chức. Bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với trình độ và vị trí công tác; Rà soát, sửa đổi, xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan theo hướng đơn giản, thuận tiện và đúng quy định; Lắng nghe ý kiến phản hồi của cá nhân, tổ chức

chi Bộ 1 và chi Bộ 4 Thuộc đảng Bộ cơ quan Sở Tư pháp Tổ chức Sinh hoạT chuyên đề

hoàng hải

Đ/c Huỳnh Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đảng viên chi bộ 4 trình bày chuyên đề tại Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Hùng Tân - Bí thư chi bộ 1 chủ trì Hội nghị.

F

Tư pháp quảng ninh16

Đảng viên chi bộ 1 phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung chuyên đề.

về quy định hành chính, hành vi hành chính của công chức, viên chức, có những giải pháp phù hợp với nội dung phản hồi; Tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để thực hiện tốt hơn công tác truyền thông về cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính, đồng thời để người dân và doanh nghiệp giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức, viên chức và cơ quan nhà nước.

Kết thúc buổi sinh hoạt, đảng viên Chi bộ 1 và Chi bộ 4 đã thống nhất với những nội dung được

thảo luận trong cuộc họp và xác định nhiệm vụ: Mỗi đảng viên phải hết sức tận tâm trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, luôn luôn đoàn kết gắn bó với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhìn chung, buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí nghiêm túc, cởi mở và đạt yêu cầu. Trong năm 2016, hai Chi bộ sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức sinh hoạt với những chủ đề thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, chi bộ, nhiệm vụ của Đảng bộ cơ quan Sở Tư pháp./.

GIAO THỪA

Theo âm lịch, có 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và 10 can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Ông cha ta quan niệm rằng: mỗi chi có một vị hành khiển riêng. Mỗi vị làm việc trong một năm. Giữa đêm 30 Tết (hoặc đêm 29 Tết - tháng thiếu) là hết hạn. Đúng 12 giờ đêm ngày 30 hoặc 29 Tết thì vị hành khiển của năm cũ giao lại trọng trách cho vị hành khiển của năm mới. Như vậy là “người cũ” giao lại, “người mới” thừa nhận. Vì thế, có hai từ “giao thừa”. Và, giao thừa là thời khắc giã từ năm cũ, chuyển sang phút giây đầu tiên của năm mới.

ĐÊM TRỪ TỊCH

Danh từ này ít dùng. Người xưa gọi đêm 30 Tết là đêm trừ tịch. Nghĩa là đêm chia tay năm cũ để bước sang năm mới.

TẾT NGUYÊN ĐÁN Tết Nguyên đán bắt đầu vào ngày Mùng 1,

Tháng 1 âm lịch, phần nhiều gọi là tháng Giêng. Vậy xuất xứ của từ “Tết” như thế nào? “Tết” là từ Hán-Việt: “Tiết”, bị đọc chệch là “Tết”. Còn hai từ “Nguyên đán” có nghĩa là: buổi sớm đầu tiên (Nguyên là đầu, Đán là buổi sớm).

Xưa kia, cha ông ta không nói: “Đón năm mới” mà nói: “Đón xuân” (nghinh xuân) để chỉ mùa xuân đem lại nguồn sinh lực mới, vận may cho mọi người. Năm âm lịch thường là 354 ngày, ít hơn năm dương lịch 11 ngày.

Mùng 1 Tết Nguyên đán là ngày đầu của mùa xuân, của năm mới nên được gọi là “đón xuân”. Có năm, ngày Tết ấm áp; có năm, ngày Tết giá rét do cái rét những ngày đông còn sót lại. Nhưng với phía Nam, một năm chỉ có hai mùa nên không có tiết se lạnh của ngày xuân. Cũng vì ngày mùng 1 Tết mở đầu cho năm mới nên mọi người coi là ngày thiêng liêng của cả năm./.

Tìm hiểu về ngày TếT nguyên đán và mùa xuân Thanh hoàng

F

17Tư pháp quảng ninh

Ba Chẽ ngày đầu xuân mới này, huyện miền núi tràn ngập trong không khí lễ

hội, ai ai cũng vui vẻ phấn khởi với nụ cười rạng rỡ, chào đón du khách thập phương về tham dự lễ hội trà hoa vàng lần đầu tiên được huyện tổ chức. Khắp các nẻo đường, trong mỗi con phố xôn xao tiếng cười nói vui vẻ. Tiết xuân - sắc hoa - tình người như hòa quyện, tạo nên không khí

vui tươi hơn, ấm áp hơn. Những cô thiếu nữ tự hào trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc, góp phần làm cho lễ hội trà hoa vàng thêm rực rỡ.

Thay mặt các đồng chí lãnh đạo huyện, đồng chí Đỗ Thị Lan - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy khẳng định: Chúng tôi tổ chức lễ hội trà hoa vàng với mục đích quảng bá các sản phẩm từ trà hoa vàng với du khách thập phương.

Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến các loại cây dược liệu, trong đó có trà hoa vàng. Đối với các doanh nghiệp đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào huyện, chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp thực hiện dự án. Cũng qua lễ hội này, chúng tôi mong muốn bà con nhân dân trên địa bàn huyện tiếp tục mở rộng diện tích trồng trà hoa vàng, để góp phần vào việc đưa kinh tế của huyện miền núi Ba Chẽ ngày càng phát triển.

Quảng trường 04-10 trung tâm thị trấn Ba Chẽ hôm nay tràn ngập sắc xanh của lá, sắc vàng của hoa, những cây trà đẹp nhất được các doanh nghiệp và người dân trong huyện mang về từ những vườn trà đã cho khai thác để trưng bày tại lễ hội, xen lẫn các loài hoa đẹp nhất của núi rừng Ba Chẽ làm đắm say lòng du khách.

Với mục đích tổ chức lễ hội nhằm quảng bá sản phẩm trà hoa vàng - dược liệu quý của huyện Ba Chẽ, Ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày những sản phẩm OCOP của huyện. Trong đó nổi bật nhất ở khu trung tâm là gian hàng trưng bày các sản phẩm từ trà hoa vàng, lá trà, các sản phẩm hoa trà khô đóng gói, đóng hộp, cây trà giống thu hút được đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu.

Tự hào khi quê hương có loại dược liệu quý này, chị Trương Thị Huấn - trú tại khu VI thị trấn nói: Người dân chúng tôi rất phấn khởi và tự hào khi trên mảnh đất Ba Chẽ của chúng tôi có nhiều loại dược liệu quý, trong đó có trà hoa vàng. Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự một lễ hội lớn do huyện tổ chức, tôi mong muốn huyện sẽ tiếp tục tổ chức nhiều lễ hội trà hoa vàng trong các năm tiếp

Ba Chẽ: rực rỡ lễ hội Trà hoa vàng

Thùy loan

Toàn cảnh lễ hội trà hoa vàng.

Không quản đường xa, nhân dân các xã xa trung tâm cũng về dự lễ hội.

F

Tư pháp quảng ninh18

theo, để người dân chúng tôi tự hào giới thiệu với bạn bè về loài dược liệu quý của quê hương mình.

Hàng vạn du khách đến lễ hội hôm nay không chỉ bởi vẻ đẹp của cây trà, hoa trà và hương vị tinh túy của sản phẩm trà hoa vàng mà còn bởi hương đất, tình người nơi đây luôn thắm đượm nghĩa tình, cảnh sắc thanh bình, không khí trong lành, là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Về tham dự lễ hội, chị Vân Thảo - trú tại thành phố Móng Cái cho biết: Trước đây tôi có nghe và tìm hiểu về trà hoa vàng. Tôi được biết đây là một loài dược liệu quý, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng tôi chưa có cơ hội để thưởng thức loài trà quý này. Hôm nay được dự lễ hội Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, tôi thấy rất vui, và đặc biệt tôi được thưởng thức hương vị của trà hoa vàng. Chắc chắn trong các lễ hội trà hoa vàng tại Ba Chẽ tôi sẽ lại đến tham dự.

Về Ba Chẽ hôm nay, du khách được hòa mình vào không gian của lễ hội. Trước vẻ đẹp của trà hoa vàng, ai cũng chọn cho mình những góc chụp hình đẹp nhất để lưu giữ những hình ảnh của mình bên những cây “kim hoa trà” rực rỡ trong nắng xuân.

Lễ hội Trà Hoa vàng huyện Ba Chẽ năm 2016 là một trong những hoạt động thiết thực của huyện miền núi chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đây cũng là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động Mừng Đảng - Mừng Xuân - Mừng đất nước đổi mới và phát triển; chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện Ba Chẽ (04/10/1946 - 04/10/2016). Đồng thời khẳng định sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong thực hiện các quy hoạch phát triển sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của huyện; khẳng định trà hoa vàng là dược liệu quý của núi rừng Ba Chẽ.

Một mùa lễ hội đã khép lại với bao cảm xúc lắng đọng trong niềm vui của người dân và du khách, niềm tin của các doanh nghiệp. Mong rằng với giá trị, tác dụng to lớn của trà hoa vàng sẽ có nhiều doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh loại dược liệu quý này và du khách sẽ tiếp tục dành tình cảm cho trà hoa vàng cũng như vùng đất, con người Ba Chẽ./.

Ngày 07/01/2016, Sở Tư pháp đã tổ chức khai trương câu lạc bộ cầu lông cơ quan. Tham dự Lễ khai trương có đồng chí Dương Thái Sơn - Giám đốc Sở, các đồng chí Phó giám đốc Sở, cùng đông đảo các hội viên câu lạc bộ.

Câu lạc bộ cầu lông được thành lập nhằm phát động phong trào rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe của cán bộ, công chức, viên chức và tạo không khí vui tươi lành mạnh góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan.

Phát biểu tại buổi Lễ khai trương, đồng chí Dương Thái Sơn - Giám đốc Sở đã ghi nhận sự cố gắng của Công đoàn, Đoàn Thanh niên cơ quan trong việc chuẩn bị các điều kiện cho việc khai trương câu lạc bộ, trong thời gian tới đồng chí đề nghị các đồng chí hội viên duy trì hoạt động, thường xuyên tổ chức giao lưu giữa các đơn vị./.

Khai trương câu lạc bộ cầu lông cơ quan Sở Tư pháp

lê mạnh

Đồng chí Dương Thái Sơn - Giám đốc Sở phát biểu tại buổi khai trương.

Các vận động viên chụp ảnh lưu niệm.

F

19Tư pháp quảng ninh

Một ngày đẹp trời, ông Triệu A Tài, trú tại thôn X, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ đi vào khu đồi rừng nhà ông được nhà

nước giao để thăm đàn trâu gia đình đang chăn thả. Sau khi kiểm đếm, ông phát hiện có con trâu lạ xen lẫn vào đàn trâu của gia đình. Do không biết là trâu của gia đình nào lạc vào nên ông Tài đã báo cho Ủy ban nhân dân xã Đồn Đạc biết. UBND tiếp nhận thông tin và giao cho ông nuôi giữ; đồng thời, ra thông báo rộng rãi cho bà con ở trong xã.

Ông Tài đã buộc riêng con trâu lạ ra một nơi vừa để tiện chăm sóc vừa để trâu không bị trâu nhà đánh. Ba tháng sau, ông Triệu Quay Dẩu, trú tại thôn Y tìm đến gặp ông Tài đòi lại trâu và yêu cầu ông Tài phải bồi thường thiệt hại vì vụ khai thác rừng vừa qua ông Dẩu phải thuê trâu để kéo gỗ ra ngoài đường to cho ô tô vận chuyển đi bán. Ông Tài không đồng ý vì cho rằng ông không bắt trộm trâu và đòi ông Dẩu phải thanh toán tiền công và các chi phí nuôi giữ trâu suốt ba tháng qua... Hai bên không ai chịu ai nên đã xảy ra tranh cãi, xô xát. Mọi người khuyên hai ông nên nhờ Tổ Hòa giải giúp đỡ để đỡ mất tình làng nghĩa xóm và giới thiệu cho hai ông đến gặp chị Hoa, Tổ trưởng Tổ Hòa giải tại thôn X. Nghe chuyện chị Hoa đã liên hệ, phối hợp với anh Kiên là Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn Y, đồng thời thông báo với ông Lên là Trưởng ban công tác Mặt trận cùng phối hợp tổ chức họp; một số bà con chứng kiến mâu thuẫn giữa hai ông cũng được mời tham gia vào buổi họp hòa giải.

Chị Hoa đã nêu lại nội dung vụ việc cho mọi người dự họp cùng nghe, xác định mâu thuẫn giữa ông Tài và ông Dẩu liên quan đến pháp luật dân sự về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc. Chị Hoa phân tích: Việc ông Tài phát hiện con trâu lạc vào đàn trâu nhà mình và đã báo cho Ủy ban nhân dân xã biết đồng thời nuôi giữ chờ người đến nhận lại là đúng. Ông Dẩu đến nhận lại trâu là đúng nhưng yêu cầu ông Tài bồi thường thiệt hại do vụ khai thác rừng vừa qua ông phải thuê trâu về cày là

sai. Ông Tài yêu cầu ông Dẩu thanh toán tiền công và chi phí nuôi giữ trâu ba tháng là đúng.

Bà Vân cán bộ tư pháp hộ tịch đã nghỉ hưu rất đồng tình với sự phân tích của chị Hoa, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác tư pháp, bà nêu căn cứ giải quyết vụ việc này được quy định tại Điều 242, Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định việc “Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc” như sau: “Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được”. Bà Vân còn giải thích thêm: Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người nhận thì gia súc đó sẽ thuộc sở hữu của người bắt được, trường hợp này là trâu thả rông theo tập quán đồng bào mình thì thời hạn sẽ là 1 năm đấy các ông bà ạ.

Ông Na, cựu chiến binh nói thêm: Các ông bà ơi, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mình là: “Không tham của người”, “Nhặt được của rơi, trả lại người bị mất” là một việc làm rất tốt, có tinh thần tương thân, tương ái, vì cộng đồng. Đó cũng chính là bản chất thật thà, bình dị của người Việt Nam từ ngàn xưa, nhất là phát huy tình làng, nghĩa xóm, “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”… ta nên rộng cái bụng mình để thôn bản ta giữ gìn đoàn kết, không vì cái nhỏ mà mất đi tình cảm làng xóm.

Nghe mọi người nói, ông Tài và ông Dẩu rất chú ý lắng nghe, ông Tài gật gù tâm đắc với các ý kiến còn ông Dẩu thi thoảng cúi xuống tỏ vẻ ngượng ngùng. Kết thúc hòa giải, ông Tài và ông Dẩu đã cùng nhau ký vào biên bản hòa giải thành trước sự chứng kiến của mọi người, hai ông bắt tay nhau cùng cười phấn khởi vì nhờ Tổ hòa giải đã hiểu được đạo lý. Trước khi ra về ông Dẩu còn vỗ vai ông Tài và nói: Ông thông cảm nhé, chỉ tại con trâu lạc đường của nhà tôi. Ông Tài cũng vui vẻ đáp lại. Hai ông phá lên cười lớn tiếng, mọi người ra về trò chuyện râm ran, bên ven đường thôn những bông hoa dại đang nở rung rinh trong gió đón mùa xuân về./.

chuyện con trâu bị lạc đường đức Thành

Tư pháp quảng ninh20

Nhằm nâng cao vai trò công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, đổi mới hình thức giáo dục pháp luật. Ngày 30/12/2015, tại

thành phố Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về Trợ giúp pháp lý năm 2015. Đến dự và chỉ đạo Hội thi có đồng chí Vũ Liên Oanh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban chỉ đạo Hội thi; đồng chí Bùi Thúy Phượng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban Tổ chức Hội thi; đồng chí Trần Mộng Hoài - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh; đồng chí Nguyễn Chính Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp; đồng chí Phạm Quốc Sỹ - Phụ trách Phòng Phổ biến, Giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp; đồng chí Nhữ Đình Tùng - Quyền Trưởng Ban Tuyên giáo - Tỉnh Đoàn Quảng Ninh; cùng đại diện lãnh đạo các Phòng, Ban, Thanh tra, Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham dự Hội thi có các thầy cô giáo và các em học sinh đến từ 14 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.

Hội thi năm nay, có đầu tư, sáng tạo về nội dung và cách thức tuyên truyền của các đơn vị ở cả 03 phần thi. Ở phần thi kiến thức nhiều đội đã thể hiện sự tìm tòi, học tập và am hiểu pháp luật như Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Hoành Bồ... Ở phần thi Tiểu phẩm tuyên truyền có nhiều tiết mục được dàn dựng và diễn xuất công phu, mang tính tuyên truyền, giáo dục pháp luật như: Tiểu phẩm Khoảnh khắc mong manh của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Triều tuyên truyền về phòng chống ma túy, tiểu phẩm Nhà dột của thành phố Cẩm Phả tuyên truyền về Phòng chống bạo lực gia đình, tiểu phẩm Hầu chuyện Diêm Vương tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá của huyện Cô Tô... Những tiểu phẩm tuyên truyền về quyền của trẻ em giản dị nhưng mang đậm tính nhân văn như tiểu phẩm Chuyện nhà Moi của Phòng

Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ, tiểu phẩm Chuồn chuồn cắn rốn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Chẽ… Phần thi Hùng biện không chỉ thể hiện sự hiểu biết của các em học sinh về các vấn đề xã hội mà thông qua phần thi này học sinh còn bày tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề đang được quan tâm như phòng chống bạo lực học đường; phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống buôn bán trẻ em, phòng chống ma túy, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, quyền được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia hoạt động xã hội phù hợp...

Kết thúc Hội thi, Giải Nhất toàn đoàn cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Triều; Giải Nhì cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cô Tô và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ; Giải Ba cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cẩm Phả, Vân Đồn, Ba Chẽ; Giải Khuyến khích cho 08 đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo: Uông Bí, Hạ Long, Móng Cái, Quảng Yên, Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên, Đẩm Hà.

Bên cạnh đó Ban tổ chức cũng trao các giải Nhất, Nhì, Ba phần thi Tiểu phẩm tuyên truyền lần lượt cho các tiểu phẩm: Khoảnh khắc mong manh - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Triều, Chuyện nhà Moi - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ, Hãy để Internet là bạn - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cô Tô. Giải Nhất, Nhì, Ba phần thi hùng biện lần lượt cho các em học sinh: em Đỗ Thị Trang, lớp 7A, Trường THCS Quảng Thành, huyện Hải Hà, em Nguyễn Quỳnh Anh, lớp 9, Trường THCS Mạo Khê 2, thị xã Đông Triều, em Nguyễn San San, lớp 6a1, Trường THCS Thị trấn, huyện Ba Chẽ.

Trao đổi với các lãnh đạo và giáo viên của ngành giáo dục, đồng chí Phạm Quốc Sỹ - Trưởng ban giám khảo cuộc thi đánh giá cao và ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh. Công tác tổ chức chu đáo, xây dựng điều lệ quy chế thi chặt chẽ. Công tác chuẩn bị chủ đề, xây dựng tiểu phẩm, dàn dựng... các giám khảo làm việc khách quan, vô tư... đem lại sự hứng khởi cho thầy và trò dự thi, khán giả cổ vũ nhiệt tình đã làm chuyển biến nhận thức sâu rộng về ý thức chấp hành pháp luật, cũng như tạo hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

Hội thi đã kết thúc tốt đẹp trong không khí vui vẻ của thầy và trò 14 huyện thị xã trong tỉnh. Các em học sinh đều mong muốn có nhiều cuộc thi bổ ích như thế này, tạo sân chơi trí tuệ cho các em và dễ tiếp thu các kiến thức pháp luật./.

hội Thi Tìm hiểu pháp luẬT về TrỢ giúp pháp lÝ năm 2015

huyền Trang

Đồng chí Nguyễn Chính Nghĩa - PGĐ Sở Tư pháp và đồng chí Bùi Thúy Phượng - PGĐ Sở GD-ĐT trao giải Nhì hội thi.

21Tư pháp quảng ninh

Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức, giáo viên

và học sinh, trong đó mô hình “Ngày pháp luật” là hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đội ngũ công chức, viên chức, giáo viên và học sinh trong toàn ngành.

Để làm được điều đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tổ chức “Ngày pháp luật” mỗi tháng một lần tuỳ theo tình hình của từng đơn vị, có thể lựa chọn một ngày nhất định trong tháng hoặc lồng ghép với việc tổ chức các nội dung sinh hoạt khác của nhà trường. Mô hình “Ngày pháp luật” được diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật tập trung, có báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giới thiệu các nội dung pháp luật; Cấp phát tài liệu để cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh tự nghiên cứu; Tổ chức tọa đàm, giao lưu trao đổi, thảo luận về các nội dung pháp luật; Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng như nghe, xem các băng đĩa có nội dung giới thiệu các văn bản pháp luật, tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trợ giúp pháp lý, các hoạt động trải nghiệm cho học sinh... Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; gắn với việc quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, nội quy, quy chế của nhà trường... Việc tổ chức các hoạt động trên đã giúp cho công chức, viên chức, giáo viên và học sinh dễ dàng tiếp cận, nắm bắt các quy định của pháp luật.

Nội dung sinh hoạt cũng khá đa dạng, tập trung vào các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc hướng dẫn chỉ đạo liên quan trực tiếp đến công việc, quyền lợi của công chức, viên chức, giáo viên và học sinh như: các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Luật Về cán bộ công chức, viên chức, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng chống tham nhũng, tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, chú trọng pháp luật về chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển đảo, an ninh trật tự khu vực biên giới... Qua đó, tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng vị trí, vai trò, nội dung, tinh thần của Hiến pháp và pháp luật, nhất là các quy định mới; chú trọng pháp luật về chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển đảo, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, khu vực biên giới; các quy định trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người dân, người lao động, doanh nghiệp và

vấn đề tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và chấp hành pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật; lồng ghép phổ biến pháp luật với giáo dục truyền thống, quá trình xây dựng, phát triển của đất nước, của ngành và địa phương; về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, nhất là các thủ tục có liên quan đến người dân, tổ chức. Mô hình “Ngày pháp luật” được triển khai rộng rãi trong ngành Giáo dục và Đào tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực, phổ biến kịp thời các chủ trương chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến công chức, viên chức, giáo viên và học sinh trong toàn ngành, giúp họ chủ động trong việc chấp hành và tuân thủ chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời hình thành thói quen tự tìm hiểu và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào xử lý các tình huống trong công việc và cuộc sống thường ngày. Những kết quả đạt được trong thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” đối với ngành là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế nhất định. Việc triển khai ở một số đơn vị trường đôi khi còn mang tính hình thức, thực tế lượng thời gian dành cho phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành còn ít, hình thức tổ chức hội nghị hiệu quả chưa cao. Nội dung sinh hoạt còn thiếu sức hấp dẫn và chưa bám sát với tình hình thực tiễn tại nhà trường, tại địa phương.

Để mô hình “Ngày Pháp luật” thực sự trở thành ngày thượng tôn pháp luật, ngành giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện mô hình này, để ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật của đội ngũ công chức, viên chức, giáo viên và học sinh trong toàn ngành ngày càng được nâng cao và đi vào nền nếp./.

Hiệu quả từ mô hình “Ngày pHáp luật” đối với ngành giáo dục và Đào tạo huyện Bình liêu

Bùi Khuyên

Tuyên truyền ATGT ở trường phổ thông dân tộc nội trú.

Tư pháp quảng ninh22

Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là

tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191km. Với đặc điểm địa bàn rộng, trải dài với nhiều dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn. Mỗi dân tộc lại có văn hóa, thói quen sinh hoạt khác nhau, địa bàn sinh sống rải rác, chính vì vậy mà nhận thức, kiến thức pháp luật của người dân cũng còn nhiều hạn chế so với miền xuôi. Để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước tới người dân trong hoàn cảnh thường xuyên vắng nhà, đi nương, rẫy; di dân từ nơi khác đến ổn định làm ăn sinh sống cũng là những nỗ lực cố gắng của các cấp, nghành và cán bộ, chính quyền địa phương. Do vậy, việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt là các huyện, các xã có đường biên giới; nhằm tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao năng lực nhận thức và chất lượng cuộc sống, đảm bảo cho tất cả người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã nghèo được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu với phương châm mang đến cho đối tượng Trợ giúp pháp lý là bà con vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo những dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí tốt

nhất có thể, cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng, hiệu quả cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý nhằm giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, đồng thời giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân. Chính vì ý nghĩa như vậy nên mỗi lần tham gia trợ giúp pháp lý lưu động đều mang tới cho tôi những cảm xúc khó tả dù đây không phải là lần đầu tiên tham gia Trợ giúp pháp lý lưu động tới xã vùng cao Kỳ Thượng của huyện Hoành Bồ hay các xã biên giới của huyện Bình Liêu, huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái. Mỗi chuyến đi là những câu chuyện, sự trải nghiệm về đời sống vật chất tinh thần, phong tục tập quá cũng như kiến thức pháp luật mà bản thân tôi tích lũy được.

Để thực hiện một cuộc trợ giúp pháp lý lưu động đến các xã biên giới Hoành Mô - Bình Liêu, Hải Sơn - Móng Cái hay

Kỳ Thượng - Hoành Bồ, Hà Lâu - Tiên Yên… là những hành trình đầy gian nan, vất vả. Mặc dù hiện nay đường sá đã dễ đi hơn trước, nhưng vẫn còn đó những cung đường ngoằn nghèo, dốc dựng đứng, lên cao vút, có nơi được gọi là cổng trời mà ở đó tai có thể bị ù đi do chênh lệch áp suất. Những đồng chí là nữ, lần đầu đi cùng Đoàn trợ giúp không tránh khỏi việc say xe, tâm trạng mệt mỏi do đường dài, nhiều khúc cua. Với những người không quen thì đến được đây cũng là một hành trình nhiều thử thách. Thời tiết cũng là một thử thách mà Đoàn trợ giúp pháp lý lưu động phải trải qua. Mùa hè thì nắng nóng, oi bức nhưng dù sao vẫn còn tốt hơn mùa đông bởi lẽ chúng tôi vẫn còn có thể tiến hành công việc, đưa pháp luật đến với đồng bào. Mùa mưa thì thật gian nan không chỉ với chúng tôi mà với cả bà con đồng bào nơi tổ chức chương trình trợ giúp pháp lý lưu động, nhiều khi

TRợ GIúP PHÁP LÝ Lưu đỘNG: CảM XúC Về NHữNG CHuyếN đI TớI

VùNG SÂu, VùNG XA, bIÊN GIớI, HảI đảO Trần cường - Trung tâm TGPL

Không quản đường xá xa xôi, gian nan để mang pháp luật đến với nhân dân.

23Tư pháp quảng ninh

chương trình trợ giúp pháp lý được tổ chức tại nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng của thôn nằm sâu trong núi, đường xa, trơn trượt, ô tô không thể vào địa điểm tổ chức, có chiếc cầu treo hàng ngày đồng bào vẫn đi qua suối giờ đã bị nước lũ cuốn trôi, vậy là cả Đoàn lại lội suối để thực hiện chương trình trợ giúp pháp lý. Nếu may mắn, bà con tới đủ để tổ chức được chương trình lưu động còn trường hợp bà con không thể tới tham dự thì phải dời chương trình vào thời gian thích hợp để bà con có điều kiện tới tham gia. Những đợt trợ giúp pháp lý ra đảo Cô Tô, nếu đợt nào gặp phải bão thì việc ra đảo quả là một trải nghiệm đáng sợ, với những con sóng cao hàng mét như cả tòa nhà trực ập xuống con thuyền gỗ nhỏ bé. Nếu như không có tay lái vững vàng của người thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm thì có lẽ con thuyền đã bị sóng dữ nuốt chửng.

Việc thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động vào buổi tối để tránh ảnh hưởng tới việc thu hoạch mùa vụ của đồng bào thì không phải là hiếm. Mỗi đợt trợ giúp pháp lý vào buổi tối ở nhà văn hóa thôn như một ngày hội thực sự, với chương trình ca nhạc chào mừng hội nghị, các điệu múa, câu hát dân ca của các ca sỹ không chuyên bằng tiếng đồng bào. Dù mệt là vậy nhưng khi tới nơi, cả Đoàn lại bắt tay ngay vào công việc, cái mệt mỏi như tan biến khi được nói chuyện, trao đổi thông tin pháp luật, tư vấn thành công các vụ việc mà bà con đồng bào yêu cầu trợ giúp pháp lý. Một trong những câu chuyện không thể nào quên là việc tiến hành chương trình Trợ giúp pháp lý lưu động tại một điểm nóng về giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai năm 2010 tại phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái. Đợt đó, khi xe của đoàn Trợ giúp pháp lý vừa tới địa điểm tổ chức chương trình trợ giúp pháp lý lưu động thì

tôi hơi bất ngờ bởi lẽ có rất đông người với cờ, biểu ngữ, băng rôn, khẩu hiệu vây lấy xe của đoàn. Vất vả lắm mới vào trong được hội trường để tiến hành chương trình, thông báo cho bà con biết nội dung. Có lẽ một số người không biết đây là Đoàn Trợ giúp pháp lý và chưa hiểu nội dung của chương trình lưu động nên đã có hành vi kích động đám đông, gây áp lực, tiến tới gây rối trụ sở Ủy ban nhân dân phường. Tình huống cấp bách, chỉ một hành vi nhỏ rất có thể kích động đám đông hơn nữa, dẫn đến hậu quả không mong muốn. Lúc này, đồng chí giám đốc Trung tâm trực tiếp lên bục nói chuyện với bà con, là Đoàn Trợ giúp pháp lý thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý, không phải là Đoàn công tác trực tiếp giải quyết các vụ việc… và sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bà con. Sau khi nghe giải thích, bà con đã bình tĩnh và chương trình trợ giúp pháp lý lưu động diễn ra bình thường, như không có chuyện gì xảy ra…

Để chương trình Trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả, trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp pháp lý của từng nhóm đối tượng, các lĩnh vực pháp luật, những nơi tổ chức chương trình trợ giúp pháp lý lưu động hiệu quả, đặc điểm địa hình mà các chương trình trợ giúp pháp lý lưu động được trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch. Sau khi kế hoạch được ban hành, Trung tâm sẽ bố trí nhân sự, thời gian, địa điểm sao cho tránh vào những ngày mùa hay ngày lễ tết theo phong tục của đồng bào, đồng thời chuẩn bị nội dung phải thật gần gũi với cuộc sống hàng ngày, dễ hiểu và quan trọng hơn nữa là trợ giúp pháp lý nếu bà con có vụ việc và lồng ghép được vấn đề pháp luật với phát triển kinh tế, gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền

quốc gia, quốc phòng, an ninh trên tuyến biên giới. Tuy nhiên với địa bàn giao thông đi lại còn khó khăn, người dân sống rải rác, không thông thạo tiếng phổ thông nên nhận thức chung giữa miền ngược, vùng sâu, vùng xa và miền xuôi, thành thị còn rất nhiều khoảng cách, những thông tin về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước chưa được tiếp cận đầy đủ, kịp thời, dẫn đến chưa hiểu hết về quyền và nghĩa vụ của chính mình. Do đó, ngoài việc chuẩn bị kĩ tài liệu, văn bản, tờ gấp liên quan đến các lĩnh vực pháp luật mà người dân quan tâm thì cán bộ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cũng là những người được đào tạo bài bản, có chứng chỉ đào tạo nghề Luật sư và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm là trợ giúp viên cùng một số cộng tác viên của Trung tâm là Luật sư chuyển tải chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước tới người dân một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhưng vẫn đầy đủ nội dung để người dân hiểu đúng và chấp hành tốt đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Với tuổi đời còn trẻ, ngoài hành trang mang theo chuyến công tác là kiến thức, kinh nghiệm được đào tạo bài bản thì một phần không thể thiếu là nhiệt huyết của tuổi trẻ, tấm lòng đối với người dân nơi mình đến và đặc biệt chúng tôi biết rằng, mỗi chuyến trợ giúp pháp lý lưu động mình lại mang đến cho người dân những niềm vui nho nhỏ, trợ giúp cho người dân biết được những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Hy vọng rằng sang năm mới, đời sống kinh tế xã hội, văn hóa tinh thần của bà con đồng bào ngày càng được nâng lên. Cùng với đó là khoảng cách nhận thức, kiến thức pháp luật giữa vùng sâu, vùng xa, biên giới, nông thôn, thành thị ngày càng rút ngắn./.

Tư pháp quảng ninh24

Ngày 08/01/2016, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính năm 2015 và triển khai phương hướng

nhiệm vụ năm 2016. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các đồng chí: Vũ Hồng Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Điệp,

Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, các đồng chí lãnh đạo các địa phương, đơn vị trong khối Nội chính.

Báo cáo tại Hội nghị, năm 2015, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương và các cơ quan Nội chính Trung ương, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo tích cực, quyết tâm, sâu sát, cụ thể đối với công tác nội chính và công tác phòng chống tham nhũng. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, kỷ cương, pháp chế được giữ vũng; đặc biệt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự phục vụ Đại hội đảng từ cơ sở đến cấp tỉnh, chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng. Các ngành Nội chính đã tích cực đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều mặt có chuyển biến rõ rệt; tiếp tục đẩy lùi tội phạm với mức giảm 11,3% về số vụ so với 2014; giải quyết nhiều vụ việc vụ án lớn; thi

Tổng kết công tác nội chính năm 2015 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2016 Bùi hữu phong (Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Ninh)

Đ/c Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

25Tư pháp quảng ninh

hành án dân sự vượt chỉ tiêu trên giao... Tỷ lệ điều tra, khám phá chung đạt 88,1% (làm rõ 502/570 vụ, bắt giữ 652 đối tượng) riêng khám phá án rất nghiêm trọng trở lên đạt 91,9% (làm rõ 68/74 vụ, bắt giữ 103 đối tượng). Toàn tỉnh phát hiện, bắt giữ 455 vụ, 764 đối tượng, thu giữ 4,1kg hêrôin, gần 95,8 kg và 9.217 viên MTTH, 3,3 kg cần sa, 7 khẩu súng và 122 viên đạn. Trong đó lực lượng Công an xác lập, đấu tranh 34 chuyên án lớn, bắt 107 đối tượng liên quan đến nhiều đường dây, nhóm thành phần nguy hiểm, có vũ khí “nóng”. Lập 121 hồ sơ chuyển Tòa án, đã thi hành quyết định đưa 87 trường hợp đi cai nghiện bắt buộc và vận động 19 người khác cai nghiện tự nguyện. Công tác phòng chống tham nhũng lãng phí được Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát; các cấp ủy nỗ lực triển khai; các ngành chức năng liên quan tăng cường thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, do vậy đã tạo được chuyển biến quan trọng đảm bảo được tính đồng bộ cao trong việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, nổi bật như việc hoàn thành và triển khai các quy hoạch lớn, vận hành các Trung tâm phục vụ hành chính công, cơ cấu lại đầu tư công có trọng tâm trọng điểm... Việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực thu được nhiều kết quả cụ thể, phá nhiều vụ án tham nhũng lớn được nhân dân quan tâm, ghi nhận. Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tích cực, năng động, sáng tạo trong triển khai đồng bộ, toàn diện các nhóm nhiệm vụ được giao, tạo chuyển biến rõ nét trên các mặt công tác, nổi bật là công tác nghiên cứu, đề xuất có chiều sâu, có trọng tâm chuyên đề, bám sát hơn với cơ sở. Các cấp ủy trực thuộc đã sâu sát cơ sở nắm chắc tình hình; phân công, tổ chức các bộ phận tham mưu, giúp việc trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng và có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo, phối hợp các cơ quan nội chính ở địa phương. Công tác nội chính và phòng chống tham nhũng đã có đóng góp quan trọng vào thành công Đại hội Đảng các cấp và kết quả chung của tỉnh năm 2015.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày tham luận làm rõ hơn những kết quả đã đạt được, những hạn chế trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả

mà các đơn vị trong khối nội chính tỉnh đạt được trong năm 2015. Khẳng định về vai trò, tầm quan trọng của công tác nội chính đối với các mặt công tác, nhất là về ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các ngành trong khối nội chính cần tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ các cấp vừa diễn ra; tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời báo cáo và tham mưu giúp Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, nhất là đối với các vụ việc lớn liên quan đến an ninh trật tự; quốc phòng an ninh. Tiếp tục nâng cao trách nhiệm tố tụng, tổ chức điều tra nhanh, chính xác...không để dư luận bức xúc trong nhân dân. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với các tầng lớp nhân dân từ đó tạo điều kiện cho nhân dân giám sát các hoạt động của nhà nước; tiếp tục tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than; khoáng sản, quản lý đất đai và các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao… Về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh đây là công việc lâu dài, phức tạp liên quan đến các cấp, các ngành và là trách nhiệm chung của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu. Bởi vậy nên cả hệ thống chính trị phải vào cuộc; riêng đối với ngành nội chính cần chủ động phòng ngừa, tiếp tục xây dựng đồng bộ, hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý, tăng cường cơ chế giám sát từ trong bộ máy và từ nhân dân để không thể, không dám và không cần tham nhũng. Đối với công tác cán bộ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định đây là một khâu đặc biệt quan trọng, bởi vậy phải thường xuyên rèn luyện đội ngũ cán bộ ngày càng giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh nghề nghiệp, dám nghĩ, dám đề xuất, dám chịu trách nhiệm, để tham mưu đúng và trúng; đảm bảo thực thi công vụ, công khai, minh bạch tạo sự tin tưởng trong nhân dân.

Tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Đọc cũng trao cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối năm 2015 cho Cục Hải quan tỉnh; nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Hội nghị đã nhất trí đề nghị UBND tỉnh trình Chính phủ tặng Cờ thi đua cho Sở Tư pháp tỉnh./.

Tư pháp quảng ninh26 Tư pháp quảng ninh26

Ngày 16/02/1015, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng

thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi chung là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP), Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2015. Để triển khai chuyên sâu về nội dung Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị tập huấn chuyên sâu toàn văn nội dung Nghị định đến toàn thể cán bộ tư pháp thành phố, huyện thị, cán bộ tư pháp các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh và các Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả việc áp dụng Nghị định đồng thời để giúp người dân, cơ quan, tổ chức dễ dàng tiếp cận và thực hiện Nghị định này, xin giới thiệu một số điểm mới so với các quy định hiện hành như sau:

1. về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực (Điều 5)

Theo quy định của Nghị định số 04/2012/NĐ-CP, việc phân định thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản giữa UBND cấp xã, Phòng Tư pháp là dựa trên loại giấy tờ, văn bản (Phòng Tư pháp có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ; UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt). Trong khi đó, các khái niệm về “giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt”, “giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài”, “giấy tờ, văn bản song ngữ” cũng chưa được quy định rõ ràng, từ đó gây khó khăn cho cơ quan thực hiện chứng thực, chính vì vậy trong một số trường hợp, yêu cầu chứng thực của người dân đã bị từ chối giải quyết. Do đó, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đã phân định thẩm quyền của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trong việc chứng thực bản sao từ bản chính căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 1); còn UBND cấp xã chỉ thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 2). Để triển khai thi hành quy định về chứng

thực của Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP (khoản 4) đã quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của Công chứng viên trong việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tương đương thẩm quyền của Phòng Tư pháp, trừ việc công chứng bản dịch phải được thực hiện theo quy định của Luật công chứng.

2. về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao (Điều 6):

Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu nộp bản sao có chứng thực, nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính (khoản 1).

3. về thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực (Điều 7):

Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Đối với các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thì được kéo dài thời hạn.

4. về chế độ lưu trữ (Điều 14):Thời hạn lưu trữ giấy tờ, văn bản đã được chứng

thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch là 02 năm; thời hạn lưu trữ bản chính hợp đồng, giao dịch kèm theo hồ sơ là 20 năm. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký của người tiến hành giám định trong văn bản kết luận giám định tư pháp, chứng thực bản sao từ bản chính thì không lưu trữ.

5. việc chứng thực bản sao từ bản chính:Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách

nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính (Điều 19). Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi,

những điểm mới về công chứng, chứng Thực

lê huệPhòng Công chứng số 1

27Tư pháp quảng ninh

có lại (khoản 1 Điều 20). Tới đây, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực sẽ phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao xác định cụ thể danh mục các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự và sẽ thông báo cho các địa phương. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp (khoản 2 Điều 20).

6. việc chứng thực chữ ký:Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách

nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký; không được yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản (Điều 23). Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện thì đề nghị người đó ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực (khoản 3 Điều 24). Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng được áp dụng đối với các trường hợp: chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản; chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân; chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật; chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản (khoản 4 Điều 24).

7. người dịch và việc chứng thực chữ ký người dịch:

Người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước cơ quan thực hiện chứng thực về tính chính xác của nội dung bản dịch; không được dịch những giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 32 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP để yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người dịch trong bản dịch (Điều 30).

Cộng tác viên dịch thuật:- Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định

tại Điều 27 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp, Phòng Công chứng, Văn Phòng Công chứng trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.

- Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp, Phòng Công chứng, Văn Phòng Công chứng niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp, Phòng Công chứng, Văn Phòng Công chứng để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.

Người không phải là cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp, Phòng Công chứng, Văn Phòng Công chứng nhưng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch theo quy định tại Điều 27 thì có quyền tự dịch giấy tờ, văn bản phục vụ mục đích cá nhân và yêu cầu chứng thực chữ ký trên bản dịch (khoản 2 Điều 31).

8. việc chứng thực hợp đồng, giao dịch:Thực hiện chủ trương tách bạch hoạt động công

chứng và hoạt động chứng thực, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân và xã hội về hai lĩnh vực này thì cần có quy định rõ việc chứng thực chỉ chứng thực về hình thức của hợp đồng, giao dịch (khác với công chứng là chứng nhận về nội dung của hợp đồng, giao dịch). Tuy nhiên, do hiện tại việc chứng thực hợp đồng, giao dịch tại UBND cấp huyện, cấp xã tiếp tục được thực hiện theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP nên người thực hiện chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng, giao dịch và văn bản được chứng thực có giá trị ngang với văn bản được công chứng. Điều này chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động chứng thực (chỉ mang tính hình thức). Do vậy, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định: người yêu cầu chứng thực chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 36 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (Điều 35).

- Chỉ thực hiện một thủ tục chứng thực chung về hợp đồng, giao dịch; không có các thủ tục riêng về chứng thực một số hợp đồng, giao dịch như Nghị định số 75/2000/NĐ-CP.

- Đối với những địa bàn cấp huyện, cấp xã đã chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng, mà hợp đồng, giao dịch trước đó được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, nơi đã thực hiện chứng thực trước đây (khoản 1 Điều 47).

Trên đây là một số điểm mới của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, thiết nghĩ với những quy định rõ ràng, cụ thể và đơn giản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức khi có yêu cầu chứng thực cũng như người thực hiện chứng thực, qua đó thúc đẩy sự phát triển các giao dịch dân sự./.

Tư pháp quảng ninh28

Luật hộ tịch có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Luật Hộ tịch là đạo luật quan trọng liên quan đến việc bảo

đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Để Luật Hộ tịch được triển khai đi vào cuộc sống, trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015; Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015, bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai hiệu quả. Mặt khác, xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, sau khi Luật Hộ tịch được ban hành, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo công tác triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Trong quá trình thực hiện, rất cần sự thống nhất, sự thông tin báo cáo kịp thời để tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Trước mắt có một số điểm cần lưu ý như sau:

Vấn đề thứ nhất, về số điểm mới của Luật Hộ tịch

Luật Hộ tịch chủ yếu luật hóa các quy định hiện hành đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đồng thời quy định một số nội dung mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, hiện đại gắn kết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, nhằm bảo đảm lợi ích của người dân và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật Hộ tịch có những nội dung mới cơ bản sau đây:

Một là, Luật đề cao vai trò hết sức quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, nhất là đăng ký khai sinh, cấp Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi đăng ký khai sinh. Theo quy định của Luật Căn cước công dân, Số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân Việt Nam (nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của công dân), không lặp lại ở người khác, được quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đối với người dưới 14 tuổi, Số định danh cá nhân được ghi vào Giấy khai sinh và đây chính là số thẻ căn cước công dân của người đó khi đủ tuổi được cấp Căn cước công dân. Đó là quy định mang tính đột phá trong công tác quản lý hộ tịch và quản lý dân cư, là tiền đề quan trọng để tiến tới mục tiêu cắt giảm nhiều loại giấy tờ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân khi tham gia giao dịch, thực hiện TTHC. Hai là, Luật quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo đó, thông tin hộ tịch của cá nhân sẽ được quản lý tập trung, thống nhất; các Bộ, ngành, địa phương sử dụng thông tin công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình (mà không phải nhập lại), cũng như giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ba là, Luật có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, tạo thuận lợi tối đa cho người dân (như: Đơn giản hóa và cắt giảm

VIỆC tRIỂN KHAI tHI HàNH luật HỘ tỊCH tRÊN ĐỊA BàN tỈNH QuẢNg NINH; NHỮNg lƯu Ý ĐỐI VỚI CáC ĐỊA pHƯƠNg KHI tHỰC HIỆN VIỆC ĐĂNg KÝ HỘ tỊCH

tHEO Quy ĐỊNH CỦA luật HỘ tỊCH Phòng Hành chính tư pháp

29Tư pháp quảng ninh

nhiều giấy tờ không cần thiết khi đăng ký hộ tịch; cải tiến phương thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn - nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính hoặc qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến khi điều kiện cho phép; giảm thời hạn giải quyết đối với hầu hết các việc hộ tịch). Cùng với đó, Luật Hộ tịch cũng đã quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú như trước đây. Theo quy định của Luật thì cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Đồng thời, Luật quy định khi đăng ký hộ tịch, người dân được cấp trích lục hộ tịch. Đối với một số việc hộ tịch quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân là khai sinh, kết hôn, Luật hộ tịch quy định sau khi đăng ký người dân vẫn được cấp bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Bốn là, Luật quy định rõ việc miễn lệ phí Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật; đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Năm là, với quan điểm thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương cơ sở, Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước, xác định lại dân tộc, trừ việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng

ký các việc hộ tịch còn lại. Quy định này, nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phương; bảo đảm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tiến tới mục tiêu lâu dài là phân cấp triệt để thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính quyền cơ sở khi điều kiện cho phép. Sáu là, Luật quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ này, tăng cường trách nhiệm và tính chuyên nghiệp, hạn chế sai sót, vi phạm. Cùng với đó, Luật quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những sai phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương do buông lỏng quản lý.

Vấn đề thứ hai, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thực hiện Luật Hộ tịch

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch, các địa phương cần: Thứ nhất, tiếp tục quán triệt triển khai nghiêm túc Kế hoạch số 2293/KH-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai Luật Hộ tịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hộ tịch và văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức phù hợp tại địa phương; Thứ hai, chủ động tổ chức triển khai công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại các địa phương (đặc biệt là công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài) không để bị gián đoạn trong giai đoạn chuyển tiếp; Thứ ba, bố trí đủ công chức có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Luật Hộ tịch tại Phòng Tư pháp và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. Quan tâm bố trí cán bộ có trình độ ngoại ngữ thông dụng hoặc ký hợp đồng với cộng tác viên có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, Trung... để phiên dịch khi tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; Thứ tư, công khai đầy đủ những việc mới được phân cấp theo quy định của F

Tư pháp quảng ninh30

Luật Hộ tịch, những thủ tục hành chính để nhân dân biết và tiện tra cứu thực hiện; Thứ năm, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như: Tủ lưu trữ hồ sơ, Sổ hộ tịch đảm bảo việc lưu trữ vĩnh viễn theo quy định. Bố trí phòng để tổ chức lễ trao Giấy chứng nhận kết hôn được trang trọng.

Vấn đề thứ ba, một số điểm cần lưu ý khi thực hiện việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch

- Về việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch từ ngày 01/01/2016: Đối với những việc hộ tịch đã được Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý trước ngày 01/01/2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định pháp luật có hiệu lực vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ và được sử dụng biểu mẫu hộ tịch tương ứng được ban hành kèm theo Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010, Thông tư số 16.a/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010, Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012, Thông tư số 09b/2013/TT-BTP ngày 20/5/2013; Thông tư số 02a/2015/TT-BTP ngày 23/02/2015 của Bộ Tư pháp. Kể từ ngày 02/01/2016, thống nhất áp dụng quy định của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BTP khi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch mới.

- Việc quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú như trước đây đòi hỏi cán bộ hộ tịch phải rất linh hoạt trong quá trình giải quyết các yêu cầu về hộ tịch và phải có tư duy đổi mới để tạo thuận lợi cho người dân.

- Theo quy định của Luật Hộ tịch, UBND cấp huyện được giao giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài; quy trình và kỹ năng xử lý hồ sơ phức tạp hơn, phạm vi đối tượng giải quyết đa dạng hơn (Người có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người không quốc tịch...),

các giấy tờ hộ tịch của nước ngoài rất phong phú; do đó đòi hỏi công chức làm công tác hộ tịch cần phải chủ động nghiên cứu, hiểu được các quy định thuộc các lĩnh vực dân sự, quốc tịch, hôn nhân và gia đình cũng như các quy định liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, cần cập nhật danh sách các nước được miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ nước ngoài sử dụng tại Việt Nam và chứng nhận lãnh sự đối với các giấy tờ Việt Nam sử dụng ở nước ngoài trên cổng thông tin điện tử về công tác Lãnh sự theo địa chỉ: wwwlanhsuvietnam.gov.vn Giới thiệu

Hệ thống văn bản pháp quy Điều ước quốc tế song phương Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng tại Việt Nam và mẫu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của một số quốc gia sử dụng.

- Việc xác định đúng đối tượng đăng ký hộ tịch để giải quyết đúng thẩm quyền cũng rất quan trọng. Vì hiện nay, công dân Việt Nam học tập và lao động tại nước ngoài rất nhiều. Do đó trong quá trình giải quyết các việc hộ tịch liên quan đến công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, công chức làm công tác hộ tịch cần phải kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ, hồ sơ tránh để xảy ra tình trạng giải quyết không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền.

Trên đây là một số những lưu ý đối với các địa phương khi thực hiện việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch./.

câu đối

l Bài trừ tham nhũng - trừ quốc nạn để đất nước phồn vinh

Ngăn chặn buôn lậu - chặn tai ương vì quê hương thịnh vượng. đàm hiển

F

31Tư pháp quảng ninh 31Tư pháp quảng ninh

Không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên của lịch sử mà suốt bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước mùa xuân thường là mùa chiến công và chiến thắng của dân tộc?

Xuân năm 40, nghĩa quân Hai Bà Trưng ào ào xuất trận:

“Ngàn tây nổi sóng phong trầnẦm ầm binh mã xuống gần Long Biên”Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đổ chính

quyền đô hộ nhà Lương để mùa xuân 2 năm sau (năm 544) dựng lên nước Vạn Xuân.

Xuân năm 939, đập tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, dựng nước mở đầu thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cứu dân tộc.

Xuân năm 981, Lê Hoàn cùng quân dân Đại Cồ Việt, phá tan quân xâm lược nhà Tống. Xuân 1076, quân dân Đại Cồ Việt, dưới sự chỉ đạo của danh tướng Lý Thường Kiệt rầm rậm tiến vào đất địch với tư tưởng chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc. Không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”.

Xuân năm 1258, quân dân nhà Trần lập chiến thắng Đông Bộ Đầu, đánh bại quân xâm lược lần thứ nhất của đế quốc Nguyên Mông. Mùa xuân 1288, đại thắng trên sông Bạch Đằng kết thúc 3 lần xâm lược của năm chục vạn tên giặc bành trướng khét tiếng hai lục địa Á - Âu. Xuân 1428, nghĩa quân Lam Sơn, giải phóng Đông Đô, Xuân 1789, Quang Trung giải phóng Thăng Long quét sạch 20 vạn quân Thanh.

Xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, để năm 1945 làm cuộc Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xuân Mậu Thân 1968. Tổng tiến công và đồng loạt nổi dậy trên chiến trường miền Nam đánh Mỹ,… để bảy năm sau, năm 1975, toàn dân tộc làm nên mùa xuân đại thắng, mở kỷ nguyên Độc

lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thân yêu.

** *

“Mùa xuân và những chiến công” cái từ ấy cứ dào dạt trong tôi những lớp sóng xô mạn con tàu thăm vịnh Hạ Long buổi trưa ngày đầu xuân 2010. Ngồi trên boong tàu, gió thổi nhẹ nhàng trời vẫn còn giá lạnh. Các chiến sĩ cách mạng bị tù đày ở Côn Đảo, các anh hùng, dũng sĩ thời chống Mỹ, ngót năm chục con người đã vào sinh, ra tử, mặt đối mặt với kẻ thù bồi hồi suy ngẫm đỉnh Bài Thơ soi bóng trên mặt vịnh thanh xuân. Đứng bên các bác, các anh, các chị những con người anh hùng của Việt Nam anh hùng, lòng tôi bất giác trào lên những suy cảm triền miên về khí phách anh hùng của dân tộc và thời đại. Cái bản lĩnh anh hùng hôm nay và tự xa xưa. Trong chủ nghĩa anh hùng Việt Nam ấy có Hòn Gai, cái thị xã với những nhà cửa, xưởng máy nhấp nhô in bóng trên mặt vịnh Hạ Long biếc xanh. Phố mỏ Hòn Gai với hàng ngàn, hàng vạn ô cửa từ các dãy nhà chi chít trên đồi như hàng ngàn cặp mắt lấp lánh nét cười ngắm nhìn chiếc du thuyền Hạ Long chở những con người anh hùng, chiến sĩ, lão thành cách mạng từ nhiều miền đất nước tới chiêm ngưỡng thành phố mỏ anh hùng trên ngưỡng cửa Đông Bắc của Tổ quốc.

Hạ Long hôm nay - Hòn Gai xưa, một dải đất hẹp chơ vơ bốn bề nước mặn, trải qua nhiều thế kỷ, lao động và tài năng Hòn Gai đã biến đảo nhỏ thành đất liền, nhà cửa, xóm phố thành thị xã Hòn Gai thành thành phố Hạ Long thủ phủ của Quảng Ninh giàu đẹp.

Hòn Gai - mảnh đất đầy di tích lịch sử và dấu vết chiến công - Từ những mùa xuân cách đây hàng vạn năm. Giáp Khẩu một địa điểm ven bến Cửa Lục - Hòn Gai đã là nơi cư trú của người cổ mà những di vật còn lại đậm nét văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Cái Dăm, Cái Lân, Tuần Châu, Vịnh Hạ Long… một loạt địa điểm phát hiện phong phú dị vật khảo cổ chứng tỏ sự có mặt của người nguyên thủy ở hậu kỳ đá mới. Những người chủ sáng tạo nền văn hóa Hạ Long rực rỡ…

HòN GAI - MùA XuÂNvà những chiến công

nguyễn Sơn hải

F

Tư pháp quảng ninh32

Người Hòn Gai đi tới đâu cũng như đặt chân lên dấu chân còn ấm của tổ tiên, thôi thúc mình dựng nên trên nền hào khí ngút trời ấy, tầng tầng chiến công, tầng tầng chiến thắng!

Cửa Lục, mùa xuân Mậu Tý cuối thế kỷ 13 quân dân Hòn Gai dưới ngọn cờ súy của tướng Trần Khánh Dư, đánh tan đoàn tiếp vận Nguyên Mông của tướng giặc Trương Văn Hổ. Thuyền chìm, đáo gãy; 70 vạn thạch lương mất sạch, viên tướng họ Trương chỉ còn kịp chèo thuyền trốn một lèo về đảo Hải Nam. Cũng ở Cửa Lục năm 1945, những tự vệ “sao vuông” Hòn Gai chèo thuyền tam bản, chĩa cây chuối sơn đen giả làm súng lớn, lao ra chiếm tàu của thực dân Pháp. Nhân đó phát hiện trên tàu còn có một tên trung úy Mỹ. Hắn là tên tù binh Mỹ đầu tiên trên đất Hòn Gai. Vẫn ở Cửa Lục, quân dân Hòn Gai chăng lưới lửa bủa vây lũ giặc trời của đế quốc Mỹ, mang về chiến công là đầu ba máy bay giặc bị tan thây. Tên giặc lái An va rết rớt xuống vịnh, bị dân chài Hòn Gai tóm cổ. Đó cũng là tên giặc lái đầu tiên bị giam giữ trong “Khánh sạn Hin Tơn” miền Bắc.

Đâu phải là sự ngẫu hợp của lịch sử? Lịch sử không lập lại nguyên xi. Mỗi ngày qua, mỗi sự kiện tiếp nối lại được nâng thêm tầng vóc, phù hợp với kích thước của thời đại, như một chủ đề anh hùng ca trong bản đại hợp xướng “Mùa xuân và những chiến công”.

Hòn Gai cuối năm 1883, Viên quan năm Hăngrivie mang chiến thuyền tiến công Hòn Gai. Ngày 12 tháng 3, tên tư lệnh đạo quân xâm lược Bắc Kỳ đó đã ngạo mạn thốt lên: “Ta đã chiếm được vịnh Hạ Long… Việc chiếm được phía Tây Vịnh Hòn Gai cho ta cái chìa khóa để mở ra cả vùng biển Bắc Kỳ”

Kể từ tháng 3 năm ấy, Hòn Gai và cả vùng mỏ thân thương của chúng ta trải qua một thiên trường hận. Bản khế ước ngày 28/8/1888 của Chính quyền thực dân chính thức biến Hòn Gai và trên 20 ngàn ha của khu mỏ thành đất nhượng của tập đoàn tư bản Pháp thi nhau vơ vét. Hòn Gai biến thành nhượng địa. Mảnh đất ấy ngày ngày mọc thêm những đồn binh Bãi Cháy, Hà Lầm, những phố Li-ông, Mác-xây, phố Thư ký, Bến Đoan, ngã ba Loong Toòng, Lán Bè, Lán Đạo… Những tên đất, tên phường sặc mùi thuộc địa. Bên bờ vịnh Hạ Long, xin đẹp mọc lên sừng sững những sở mật thám, nhà pha, sở cẩm, tòa đại lý, biệt thự chủ nhất, chủ nhì, Tây Đoan… Tưởng đâu Hòn Gai như chỉ còn là vương quốc của tàn bạo, hắc ám của Sở mật thám Bắc kỳ? Không phải! Còn có một Hòn Gai khác. Hòn Gai của những người yêu

nước. Hòn Gai với những nghĩa quân của Lãnh Pha, Lãnh Hi dọc ngang trên biển đột kích tàu giặc những năm của thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Hòn Gai với những con tàu ăn than và bí mật của những sĩ phu yêu nước trong phong trào Đông Du tìm đường cứu nước những năm 20. Hồng Gai của những người phu mỏ bừng bừng chặn đường đuổi đánh mật thám, đốt nhà bang tá Hà Lầm.

Hòn Gai quặn đau dưới gót sắt lũ giặc, nhưng không khuất phục mà cứ rắn rỏi, kiên cường hơn thêm kể từ khi có Đảng, tia lửa nhỏ bốc dần lên đám cháy cả rừng. Một chuyến xe hàng nào đó chở anh Ký Tuệ, anh giáo Hiếu… về. Một chuyến tàu thủy nào đó đã đưa anh Cừ, anh Nghệ… tới. Một thúng bánh giò nào đã lấp bớt đi khuôn mặt xinh đẹp của chị cả Khương… Những bàn chân cộng sản tới đâu, cơ sở cách mạng mọc lên từ đó.

Ngôi nhà 14 ngõ chợ Hòn Gai đã trở thành cơ quan in bí mật của Đặc khu ủy Hòn Gai. Ngôi nhà số 11 phố Rạp Hát biến thành trạm liên lạc. Mái lều lụp xụp lưng dốc Ba Đèo, có ai ngờ là cơ quan trung tâm của thường vụ Đặc khu ủy… cho đến một đường lò cùng hóa thành hội trường mít tinh kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga.

Những trái tim nóng bỏng nhiệt tình cách mạng của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng Hòn Gai đã sáng tạo nên những sản phẩm cách mạng kỳ diệu của Hòn Gai lịch sử. Đỉnh núi Bài Thơ sáng sớm mồng 1-5-1930, cờ đỏ búa liềm tung bay ngạo nghễ. “Xưa ai lên núi treo cờ đỏ. Để có hôm nay, phố đỏ cờ” Nhà máy than luyện, cơ khí, nhà máy sàng, cầu cảng, hỏa xa, Điện Cột 5, Hà Tu, Hà Lầm, Trường học, Phố, chợ… cả Hòn Gai ngày 23/11/1936, tiếp theo thắng lợi của thợ mỏ Cẩm Phả, bước vào cuộc tổng bãi công 6 ngày rung trời, chuyển đất của thợ mỏ. Sân bóng đá Hòn Gai ngày 26/8/1945, mít tinh lớn tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng. Rồi Hòn Gai khói lửa, Hòn Gai mở màn cho những chiến công 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, bằng cuộc tập kích tấn công Trường sĩ quan thực dân tại Hà Lầm giữa đêm Nôen 25-12-1946. Tên tuổi đại đội vũ trang đầu tiên của thợ mỏ mang tên Bác kính yêu và tên tuổi liệt sĩ thiếu niên Nguyễn Văn Thuộc sáng mãi với vùng Mỏ, với non sông đất nước. Hòn Gai bước vào cuộc chiến đấu trong lòng địch. Hòn Gai phá hoại kinh tế địch, đấu tranh chống cưỡng ép di cư và di chuyển máy móc… để đến ngày 24-4-1955 Hòn Gai giải phóng.

(Xem tiếp trang 34)

F

33Tư pháp quảng ninh

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vùng biên còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Thấu hiểu được nỗi vất vả, khó nhọc của người dân

trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo thì điều làm cho Phoòng Xuân Biên - cán bộ tư pháp, hộ tịch ở đây trăn trở nhất là nhận thức pháp luật của người dân địa phương còn thấp. Tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 92%, nên công tác tư vấn chính sách, hòa giải và phổ biến pháp luật thường phải mất nhiều thời gian hơn so với các vùng khác. Trong những năm qua, công tác tư pháp, hộ tịch của xã Quảng Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và được cấp trên khen thưởng đã phần nào khẳng định được những quyết tâm vượt khó của Phoòng Xuân Biên người cán bộ tư pháp tâm huyết với nghề. Trao đổi với chúng tôi anh Biên bày tỏ: “là một cán bộ trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, với 5 năm làm công tác tư pháp - hộ tịch tôi thấy ngành tư pháp là ngành trong sạch và cái quan trọng nhất của nghề là mình phải gần dân, tuyên truyền cho dân, nếu mình không trong sạch thì còn ai nghe mình nữa”.

Là người dân tộc Dao nên Phoòng Xuân Biên có thể nói thành thạo tiếng Dao và tiếng Kinh. Với lợi thế đó nên trong quá trình làm việc, trao đổi những thông tin cần thiết anh luôn nắm được khá sát vấn đề của bà con dân tộc.

Do đặc thù là một xã vùng cao biên giới, có cửa khẩu Bắc Phong Sinh tiếp giáp với Trung Quốc. Những năm trước đây, nhiều bà con dân tộc vì thiếu hiểu biết đã nhiều lần vượt biên sang Trung Quốc để làm ăn hay nhận trở thuê hàng hóa qua biên giới để kiếm tiền, hậu quả để lại là rất lớn khi bà con lâm vào tình trạng vi phạm pháp luật. Nắm bắt được tình hình đó, anh Biên cùng chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã không quản khó khăn, vất vả đường xa, mưa gió xuống từng hộ dân, gõ cửa từng nhà, có mặt ở tất cả các cuộc sinh hoạt chi bộ, hội họp thôn bản

để tuyên truyền, vận động về chính sách pháp luật biên giới, nói cho dân hiểu về lợi ích đúng, sai và những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy trong những năm gần đây, tình trạng này không còn xảy ra, 100% bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhận thức đúng về hành vi trái pháp luật, đã tin vào tư pháp nhiều hơn và kiến thức pháp luật của bà con được nâng cao lên. Chia sẻ với phóng viên về những động lực để bản thân tâm huyết với nghề anh Biên bộc bạch: “Khi thấy được những việc mình làm giúp cho người dân đỡ khổ, người dân phân biệt được cái đúng, cái sai và tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đó chính là động lực, là hạnh phúc lớn nhất đối với một cán bộ tư pháp được sống và làm việc trên chính mảnh đất quê hương”

Với tinh thần trách nhiệm cao và lòng say mê nhiệt tình trong công việc, cán bộ tư pháp trẻ Phoòng Xuân Biên xác định phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, nghiên cứu những nội dung văn bản pháp luật mới để kịp thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật đúng thời điểm, đúng đối tượng phù hợp với địa bàn anh đang công tác. Ngoài ra anh còn tham mưu cho chính quyền địa

người cán bộ tư pháp nhiệT huyếT với nghề

phòng Tư pháp huyện hải hà

Năng động, nhiệt tình, đầy trách nhiệm trong công việc và có tâm với nghề... đó là những lời nhận xét của bà con đồng bào dân tộc xã Quảng Đức khi nói về người cán bộ trẻ tư pháp - hộ tịch Phoòng Xuân Biên.

F

Tư pháp quảng ninh34

Tay giương cao cờ quyết chiến, quyết thắng của Hồ Chủ tịch, khen thưởng thành tích 9 năm kháng chiến, Hòn Gai rầm rộ bước vào cuộc phục hồi và phát triển sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trải ngót ba ngàn ngày lao động hòa bình, Hòn Gai lại bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và toàn bộ ý chí và sức mạnh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” để “thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng lại hơn 10 năm xưa”.

Tên lửa Hạ Long, cao pháo Hà Tu, Hà Lầm, Cọc Năm, Bãi Cháy, tuyển than Hòn Gai… nổ ngút trời diệt “thần sấm”, “con ma” giặc Mỹ. Máy bay Mỹ trúng đạn phòng không rớt xuống đáy vịnh Hạ Long, xuống Khe Cá. Giặc lái Mỹ bị tóm cổ… Những tháng ngày đánh Mỹ, bà mẹ Hòn Gai đã hiến cho tổ quốc những Đặng Bá Hát… cả một đội ngũ Anh hùng đã chiến đấu và hy sinh, để hôm nay, trên khuôn ngực Hòn Gai sáng ngời tấm huân chương Anh hùng cao quý và Tổ quốc ghi nhận Hòn Gai là cả tập thể anh hùng của toàn dân tộc Anh hùng.

Kể từ mùa xuân Đại thắng 1975, cùng cả nước lịch sử Hòn Gai bước sang trang mới: Độc lập, Tự do. Tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hai mươi lăm năm đổi mới có một Hòn Gai thay đổi, một Hòn Gai trưởng thành, để hôm nay đã là thành phố Hạ Long xứng với vóc dáng của một thành phố miền biên giới Đông Bắc của Tổ quốc.

Mùa xuân qua và mùa xuân này, khắp Hòn Gai xưa và Hạ Long hôm nay đang dấy lên một cao trào thi đua sôi nổi trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực với quyết tâm cao chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Lao động với sự hăng say, sáng tạo tràn ngập không khí đương xuân, tầm vóc mới, với những kỷ lục ra than ở mỏ than Núi Béo, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gai. Với những chuyến xe, con tàu rời bến ăn than, những chuyến hàng xuất nhập khẩu ra vào bến cảng Cái Lân, với những chuyến tàu du lịch căng buồm no gió thăm tiên cảnh Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long với những làng rau, làng hoa ở Hà Khẩu, Việt Hưng, Đại Yên, Hà Phong với những công trình lấn biển, khu đô thị mới nhiều tầng ở Cọc 3, Cọc 8, Cao Xanh, Hà Khánh với quyết tâm cao trong tầm nghĩ và việc làm để Hòn Gai xưa, Hạ Long hôm nay trở thành thành phố du lịch tầm cỡ quốc tế, với vịnh Hạ Long 2 lần được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, và vào lúc 19 giờ 07 phút (GMT) ngày 11-11-2011, tức là 2 giờ 7 phút tính theo giờ Việt Nam, ngày 12-11-2011, Vịnh Hạ Long lọt vào tốp 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, do tổ chức New OpenWorld (Now) bình chọn qua mạng Internet từ tháng 8-2007, đăng quang mùa xuân 2012.

Mùa xuân vẫy gọi chúng ta. Những mùa xuân trong suốt 4000 năm lịch sử đã chứng minh mùa xuân là của chiến công như một chân lý. Bao quanh thế hệ Hòn Gai xưa, Hạ Long hôm nay có tôi, có anh, có tất cả chúng ta đủ căn cứ để tin rằng: Có một Hòn Gai chiến công, một Hòn Gai lịch sử, tất yếu phải có một Hạ Long tươi sáng nối tiếp những chiến công./.

phương thành lập thêm các tổ hòa giải tại các thôn, bản thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ngay tại cơ sở, tăng cường trên hệ thống loa phát thanh chuyên mục “hỏi đáp pháp luật” và xây dựng các tủ sách pháp luật ngay tại trụ sở UBND xã, các nhà văn hóa thôn đã thu hút người dân đến tra cứu, tìm hiểu góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào nơi đây. Đặc biệt là trong công tác khai sinh, khai tử, kết hôn, chứng thực anh đã có nhiều sáng kiến hay, dễ hiểu nên hiện nay trên địa bàn xã không còn tình trạng tảo hôn, trẻ em đăng ký khai sinh quá hạn.

Để đạt được những thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của bản thân và sự phối hợp của các ban ngành địa phương anh Phoòng Xuân Biên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm liền được UBND huyện Hải Hà khen thưởng và năm 2015 anh vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện giai đoạn I của đề án 1133 “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016”.

Quảng Đức hôm nay như thay da đổi thịt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới ngày càng được giữ vững, không còn tình trạng tảo hôn, vi phạm pháp luật, khiếu kiện vượt cấp... có được thành quả đó là có sự đóng góp một phần không nhỏ của người cán bộ tư pháp - hộ tịch người Dao Phoòng Xuân Biên./.

HòN gai - mùa xuâN... (Tiếp theo trang 32)F

35Tư pháp quảng ninh

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu giúp người dân hiểu, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Trong những năm qua, cán bộ tư pháp từ huyện đến cơ sở ở Hải Hà đều tâm niệm việc học tập và làm theo lời Bác phải được cụ thể hóa bằng nhiều việc làm thiết thực gắn với nhiệm vụ chuyên môn, coi việc hoàn thành tốt nhiệm vụ là thước đo năng lực làm theo lời Bác.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền” từ nhận thức này, trên lĩnh vực tuyên

truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cán bộ tư pháp huyện Hải Hà luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc, hướng về cơ sở, gieo luật tới hộ nông dân coi đó là nhiệm vụ đột phá để “xóa nghèo” về luật cho người dân ở cơ sở.

Trong năm 2015 Phòng tư pháp huyện Hải Hà đã bám sát sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở Tư pháp. Chủ động tham mưu cho UBND huyện về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Phòng tư pháp đã xây dựng chương trình phối hợp với các tổ chức thành viên đồng thời chủ động tổ chức nhiều đợt tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với nhiệm vụ của từng tháng, quý sát với tình hình thực tế của địa phương. Trong năm, Phòng đã chú trọng tới công tác phổ biến giáo dục pháp luật, biên soạn và cấp phát 10.430 tờ gấp pháp luật, phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức tư vấn và trợ giúp pháp lý cho trên 40 lượt người về hộ tịch, đất đai, hôn nhân gia đình... tổ chức 14 buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật trực tiếp cho trên 900 lượt người về luật BHXH, Luật Giao thông đường bộ, Luật

Đất đai, phòng chống bạo lực gia đình và các quy định của Nhà nước về cấm sản xuất, buôn bán, tàng trữ và đốt các loại pháo nổ, thả đèn trời.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, làm ổn định tình hình nông thôn, các mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư đều được hòa giải thành. Trong năm đã hòa giải thành 69/80 vụ việc đạt 86%. Đã tổ chức 167 hội nghị lấy ý kiến cán bộ, nhân dân vào 2 dự thảo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và đã có 8.793 lượt ý kiến nhân dân tham gia. Để người dân có thể dễ dàng tìm hiểu, học tập và nghiên cứu về Luật, Nghị định, thông tư… Tổ chức thành công cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” trên địa bàn huyện Hải Hà, qua 5 tháng tổ chức phát động, cuộc thi đã thu hút được đông đảo cán bộ, công chức viên chức, học sinh và nhân dân trên địa bàn huyện tham gia cuộc thi; kết quả có 3.486 bài tham gia dự thi; Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện đã tổ chức tổng kết và trao giải cho 6 tập thể và 14 cá nhân có thành tích xuất sắc; tổng kết tại tỉnh Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện đạt giải C và 3 giải cá nhân gồm: 01 giải Nhì, 01 giải Khuyến khích và 01 giải người cao tuổi có số điểm cao nhất.

Từ tháng 9 năm 2015 Phòng tư pháp đã cập nhật các văn bản pháp luật mới trên cổng thông tin điện tử của huyện Hải Hà. Tại trung tâm hành chính công và tại bộ phận một cửa của các xã, thị trấn đã thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân đến giao dịch công việc. Tính đến thời điểm hiện nay có 261 bộ thủ tục hành chính thuộc 17 lĩnh vực được thông báo đưa vào Trung tâm hành chính công huyện giải quyết. Các thủ tục, hồ sơ được giải quyết đảm bảo thời gian quy định góp phần nâng cao mực độ hài lòng của người dân trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Trong năm toàn huyện đã thụ lý 51.290 hồ sơ, giải quyết xong 51.124 hồ sơ, đạt 99,68%. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,48%

Trên cơ sở những giá trị chuẩn mực của chủ tịch Hồ Chí Minh về “ Phụng công thủ pháp” Trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Phòng tư pháp huyện Hải Hà tiếp tục tập trung chỉ đạo tư pháp các xã, thị trấn bám sát nhiệm vụ của huyện, xác định rõ phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu triển khai đồng bộ các mặt công tác thuộc chức năng nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Hà lần thứ XXI đã đề ra./.

phòng tư pháp hải hà - Điểm sáng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật

phòng Tư pháp huyện hải hà

Hội nghị tuyên truyền pháp luật tại Quảng Hà 2015.

Tư pháp quảng ninh36

Thứ nhất, về đơn vị hành chính: So với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bổ sung thêm đơn vị hành chính là thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương xác định các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Việc phân loại đơn vị hành chính được quy định ngay trong Luật, theo đó: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III; đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III; đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

Thứ hai, về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính: Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính và đều phải có HĐND và UBND. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

Như vậy, so với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật Tổ chức chính quyền địa phương

có sự phân biệt giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và ở đô thị, phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, kết cấu hạ tầng và yêu cầu quản lý ở mỗi địa bàn. Trên cơ sở đơn vị hành chính lãnh thổ ở đô thị và nông thôn mà hình thành nên mô hình tổ chức, bộ máy chính quyền địa phương ở đô thị và nông thôn khác nhau. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố, thị xã ngoài việc quyết định các vấn đề của địa phương như đối với địa bàn nông thôn, còn tập trung quyết định các vấn đề quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, quản lý và tổ chức đời sống dân cư đô thị... Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận và phường đã được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý thống nhất, liên thông trong khu vực nội thành, nội thị tại các đô thị.

Thứ ba, về phân quyền và phân cấp giữa trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền ở địa phương: Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định các nguyên tắc về phân định thẩm quyền gồm: Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia; phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ. Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực; chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp.

giới thiệu điểm mới của luật Tổ chức chính quyền địa phương

nguyễn chính nghĩa

Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 và thay thế Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2003

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có nhiều nội dung mới và cách tiếp cận mới, trên cơ sở cụ thể hóa tinh thần mới chứa đựng trong Hiến pháp 2013 theo hướng đổi mới căn bản mô hình tổ chức chính quyền địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định các vấn đề của địa phương, đồng thời phải bảo đảm quản lý thống nhất của trung ương.

Dưới đây là một số điểm mới nổi bật của Luật tổ chức chính quyền địa phương:

37Tư pháp quảng ninh

Thứ tư, về cơ cấu tổ chức hđnd: Luật quy định rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tạo cơ sở pháp lý để củng cố, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp. Thường trực HĐND cấp tỉnh gồm có Chủ tịch HĐND và hai Phó Chủ tịch HĐND và các ủy viên là trưởng các ban của HĐND và Chánh văn phòng HĐND; Chủ tịch HĐND có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, Phó Chủ tịch HĐND là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Thường trực HĐND cấp huyện gồm Chủ tịch HĐND, hai Phó Chủ tịch HĐND và các Ủy viên là Trưởng ban của HĐND. Chủ tịch HĐND cấp huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Thường trực HĐND cấp xã chỉ có Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND; Phó Chủ tịch HĐND xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách. Điểm mới đáng chú ý, lần đầu tiên trong Luật quy định HĐND cấp xã được thành lập các ban, gồm Ban Pháp chế và Ban Văn hóa - Xã hội; mỗi ban có Trưởng ban và một Phó trưởng ban và các ủy viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Thứ năm, về cơ cấu tổ chức uBnd: Luật Tổ chức chính quyền địa phương mở rộng cơ cấu tổ chức UBND. Theo đó, tất cả người đứng đầu của các cơ quan chuyên môn của UBND đều là ủy viên của UBND. Đây là quy định nhằm phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên UBND, tăng cường hiệu lực giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Về số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp được quy định cụ thể theo phân loại đơn vị hành chính, theo đó đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có không quá 05 Phó Chủ tịch, loại I có không quá 04 Phó Chủ tịch, loại II và loại III có không quá 03 Phó Chủ tịch. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện loại I có không quá 03 Phó Chủ tịch, loại II và loại III có không quá 02 Phó Chủ tịch. Đối với đơn vị hành chính cấp xã loại I có không quá 02 Phó Chủ tịch, loại II và loại III có 01 Phó Chủ tịch.

Đồng thời, Luật Tổ chức chính quyền địa phương phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và Chủ tịch UBND theo hướng đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình và trong việc điều động, cách chức, đình chỉ chức vụ đối với Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp, giao

quyền Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND giữa hai kỳ họp HĐND. Quy định UBND cấp xã mỗi năm có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại với nhân dân về tình hình hoạt động của UBND và những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân ở địa phương.

Thứ sáu, về chính quyền địa phương ở hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt:

Đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện tại hải đảo chia thành các đơn vị hành chính cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xã cũng tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Lần đầu tiên Luật quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, theo đó chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt cũng gồm có HĐND và UBND. Nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của HĐND và UBND ở đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Số lượng đại biểu HĐND, số lượng thành viên UBND và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND, UBND ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Từ ngày Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành cho đến khi bầu ra HĐND nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND và UBND tại các đơn vị hành chính tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.

Chấm dứt việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội, Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội kể từ ngày 01/01/2016. UBND huyện, quận, phường nơi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 725/2009/UBT-VQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đến khi bầu ra chính quyền địa phương ở huyện, quận, phường theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương./.

Tư pháp quảng ninh38

Năm 2004, chị Tô Thị Nguyên “bén duyên” với công tác tư pháp và trở thành công chức Phòng Tư pháp huyện Bình Liêu khi tuổi đời còn trẻ.

Lúc đó, Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh kinh tế đặc biệt khó khăn (còn nhiều xã thuộc diện 135), địa hình chia cắt bởi đồi núi, sông suối, trình độ dân trí chưa cao nên vào thời điểm đó công tác tư pháp chưa được người dân thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Khi chị được bàn giao công việc, bản thân lại chưa có kinh nghiệm nên việc bắt đầu “nghiệp tư pháp” của chị gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bằng tình yêu nghề, tình yêu quê hương, mảnh đất nhiều gian khó mà giàu tình người, đã thôi thúc chị tìm mọi cách vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người cán bộ tư pháp nơi vùng cao biên giới của tỉnh.

Thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt tình, say mê với công tác tư pháp, chị Nguyên luôn xác định mình phải tận tụy trong công việc và không ngừng học tập, nghiên cứu để trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Từ chỗ, nắm vững thực tế địa phương cũng như từ những kinh nghiệm mà bản thân đúc rút được, chị đã có sự chủ động, linh hoạt, có những sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả đối với công tác tư pháp. Đáp lại nỗ lực không ngừng nghỉ của chị cũng như cán bộ phòng Tư pháp huyện Bình Liêu, người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa giờ tỏ tường hơn về pháp luật. Họ lại trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho gia đình, thôn bản. Đặc biệt, trẻ em nơi đây không còn xa lạ với tấm giấy khai sinh, các đôi vợ chồng trẻ đều ý thức cao về việc đăng ký kết hôn… Chị chia sẻ rằng, mỗi lần đi tuyên truyền pháp luật tại các thôn, bản xa xôi của huyện là một kỷ niệm khó quên đối với chị, chị không chỉ giao tiếp mà còn phải dịch các điều luật ra tiếng Tày, tiếng Dao thì bà con mới hiểu, mỗi buổi đi hôm thì lội suối hôm thì leo núi ấy vậy mà khi được hỏi là có vất vả không? chị cười hiền và bảo “đấy là những trải nghiệm và những trải nghiệm bao giờ cũng thú vị, bởi có đi mới biết quê hương mình đẹp, bà con mình hiền lành và chất phác”.

Với sự tận tụy, không quản ngại khó khăn trong công việc nên trong những năm qua, chị Nguyên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được chính quyền địa phương đánh giá cao, hai năm liền chị nhận được nhiều giấy khen của các cấp ủy và chính quyền. Năm 2011, chị Tô Thị Nguyên được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng phòng Tư pháp huyện Bình Liêu.

Trong năm 2015, chị cùng với cán bộ phòng Tư pháp huyện Bình Liêu đã 05 Hội nghị tại huyện cho 300 lượt người tham gia, cấp phát 200 bộ đề cương; tổ chức triển khai cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCNVN” trên địa bàn huyện với tổng số bài: 1.704 (trong đó chọn 100 bài dự thi cấp tỉnh, đạt 02 giải cá nhân); phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức trợ giúp và tuyên truyền pháp luật tại 03 trường THCS xã Lục hồn, Hoành Mô, Thị trấn 03 buổi

= 871 lượt người tham gia, cấp phát trên 4.000 tờ gấp pháp luật, tiếp nhận 36 đơn yêu cầu trợ giúp cho học sinh; hướng dẫn các xã, thị trấn kiện toàn được 104 tổ hòa giải với 468 hòa giải viên, hòa giải thành công 28/28 vụ việc; phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tuyên truyền tại các thôn bản về triển khai các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng và một số Luật có hiệu lực đươc phổ biến tại 25 thôn, bản trên địa bàn huyện

Hiện tại, bản thân chị Nguyên còn phụ trách công tác thẩm định, kiểm tra việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện Bình Liêu; đảm nhiệm công tác chứng thực, thẩm định các hương ước, quy ước xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, quy ước bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, trong công tác phong trào chị cũng luôn hưởng ứng tham gia nhiệt tình. Chị Nguyên là một “cây văn nghệ” nổi bật trong huyện, cũng như trong ngành bởi giọng hát của chị không chỉ hay, truyền cảm mà ngoài hát tiếng Việt chị còn có thể hát được tiếng Dao, tiếng Tày. Vừa qua, có sự tham gia của chị vào hội diễn Công - Nông - Binh của huyện, Công đoàn Tư pháp đã đoạt giải Ba toàn đoàn và tiết mục hát tiếng Dao của chị được giải Nhất và giành được nhiều lời khen tặng của Ban giám khảo cũng như khán giả trong đêm diễn.

Liên tục trong nhiều năm liền chị Nguyên được bầu là đại biểu dự Hội nghị thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; 02 năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, được Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen. Tuy ở vùng cao biên giới nhưng chị Nguyên đã cố gắng nỗ lực vượt qua các khó khăn về điều kiện địa lý và kinh tế để hoàn thành tốt công việc. Gương tốt của chị đáng được noi theo và nhân rộng./.

đầu xuân với nữ cán bộ Tư pháp vùng cao biên giới

Thu hòa - Phòng Tư pháp huyện Bình Liêu

Đ/c Tô Thị Nguyên tại một hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.

39Tư pháp quảng ninh

Huyện Đầm Hà là một huyện miền núi, với nhận thức về pháp

luật của nhân dân còn hạn chế. Trong thời gian qua được các cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm đến công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Tranh thủ với tinh thần đó Phòng Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp huyện tích cực phát huy vai trò tham mưu cho Hội đồng PBGDPL huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch tuyên truyền với những chủ đề trọng tâm, thiết thực đến từng đối tượng tuyên truyền. Trên cơ sở đó tổ chức các chiến dịch ra quân tuyên truyền pháp luật được mở rộng đến từng thôn, bản, khu phố trên địa bàn huyện với nhiều hình thức phong phú.

Thời gian qua Hội đồng PBGDPL của huyện và các xã, thị trấn đã không ngừng được củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò phối hợp, chỉ đạo các ngành, đơn vị thực hiện nhiệm vụ PBGDPL cho cán bộ, nhân dân. Để công tác PBGDPL phát huy hiệu quả, Phòng Tư pháp đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện tổ chức tuyên truyền Luật Dân sự năm 2005, Luật Đất đai năm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn, các hình thức tuyên truyền gắn với đời sống của cán bộ và nhân dân. Hình thức PBGDPL có những sáng tạo ngày càng phù hợp và có hiệu quả qua các Hội

nghị được tổ chức từ cấp huyện đến các thôn, bản ở nơi những vùng sâu, vùng xa. Thông qua những Hội nghị này nhiều chủ trương chính sách pháp luật đã được chuyển tải một cách có hiệu quả đến những người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, kịp thời giải quyết những băn khoăn, vướng mắc và cả những bức xúc của người dân, đặc biệt có những vụ việc khiếu kiện kéo dài nhiều năm nhưng trong thời gian qua Phòng Tư pháp đã chủ động tham mưu cho UBND huyện tuyên truyền vận động giải thích đã giải quyết xong dứt điểm (như vụ ở xã Đầm Hà).

Phòng Tư pháp huyện là cơ quan thường tực của Hội đồng PBGDPL huyện đã tham mưu và phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện các đề án có hiệu quả như đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” cho trên

500 người là dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đầm Hà, lồng ghép những cuộc thi tìm hiểu pháp luật như tổ chức tìm hiểu Hiến pháp năm 2013, ngoài ra Phòng Tư pháp phối hợp với Công an huyện, Huyện đoàn tổ chức tuyên truyền lưu động cho 3 xã vùng cao về pháp luật an toàn giao thông đường bộ, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình và cấp phát miễn phí trên 300 mũ bảo hiểm xe môtô; Phòng Tư pháp huyện phối hợp với Công an huyện tổ chức tuyên truyền cho trên 500 người là những người có uy tín, trưởng các thôn, bản, khu phố trên địa bàn huyện về pháp luật xuất nhập cảnh góp phần vào công tác tuyên truyền cơ sở vận động người dân không vượt biên trái phép sang Trung Quốc lao động trái phép, được đông đảo các tầng lớp dân nhân hưởng ứng cao góp phần vào an ninh trật tự trên địa bàn

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HUYỆN ĐẦM HÀ - MỘT NĂM KHỞI SẮC

PHòNG Tư PHÁP HUYỆN ĐẦM HÀ

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà.

(Xem tiếp trang 41)

Tư pháp quảng ninh40

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINHHÀ CHI

Quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là một

nhiệm vụ mới của ngành tư pháp, đòi hỏi nguồn lực đủ về số lượng cũng như cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Yêu cầu đặt ra đối với công tác này là đảm bảo việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phương phải nghiêm minh, chính xác, minh bạch. Mặc dù thể chế pháp luật về công tác này còn chưa đầy đủ, nhiều vướng mắc nhưng Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 2015 và Quy chế phối hợp trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giúp nâng cao hiệu quả trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương trong việc thực hiện một cách thống nhất các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Ở cấp huyện, Ủy ban nhân dân một số địa phương cũng đã ban hành Kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Kế hoạch kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm

quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như Tiên Yên, Quảng Yên, Vân Đồn...

Mặc dù đến thời điểm hiện tại, tỉnh chưa thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để triển khai việc thực hiện nói trên, nhưng công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng đã được lồng ghép trong các đoàn kiểm tra, rà soát văn bản tại các sở, ngành, địa phương (thông qua việc kiểm tra, rà soát các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính). Đoàn kiểm tra của Sở Tư pháp đã kiểm tra 2.520 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành trong 3 năm từ 2011-2014 tại một số địa phương, đơn vị. Thông qua công tác kiểm tra đã góp phần chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, tồn tại trong quá trình thực hiện các trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính như: Một số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn nhầm lẫn giữa thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; một số quyết định còn thiếu căn cứ pháp lý để ban hành quyết định xử phạt như quyết định giao quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.v.v...

Nhìn chung trong năm 2015, qua theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã cho thấy việc xử lý các vụ việc vi phạm hành chính đều được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và quy trình công tác. Các vụ việc đều được

lập, đăng ký hồ sơ; nội dung hồ sơ đều đảm bảo các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời gian, thời hiệu xử lý; các quyết định và biên bản đều thực hiện theo mẫu đảm bảo các nội dung, tiêu chí quy định của pháp luật đối với một vụ việc hành chính. Các cá nhân, tổ chức vi phạm về cơ bản đều nghiêm túc chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cũng đã bộc lộ những hạn chế như sau: Hiện nay ở các đơn vị chưa có biên chế cụ thể dành cho công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đây là nhiệm vụ mới của ngành Tư pháp, tuy nhiên hiện nay do chức năng nhiệm vụ giao cho tư pháp địa phương ngày một tăng, nhưng biên chế giao cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp không tăng trong thời gian qua, nên cán bộ công chức phải kiêm nhiệm nhiều việc, nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa đạt được hết các mục tiêu đề ra. Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hiện nay chưa có Phòng Pháp chế, việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, do đó công tác báo cáo, tổng hợp số liệu về xử lý vi phạm hành chính chưa được thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện. Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang triển khai thực hiện Đề án 25 về “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tinh giản

41Tư pháp quảng ninh

tổ chức bộ máy, biên chế”, nên việc bổ sung biên chế cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác này còn bất cập. Nhìn chung, nhân lực dành cho mảng công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất cũng không đảm bảo để thực hiện sâu sát việc theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc nói chung.

Mặt khác, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương chưa đồng bộ, có nhiều lĩnh vực đã có văn bản luật, pháp lệnh hay Nghị định điều chỉnh nhưng lại thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; nhiều văn bản trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Đặc biệt trong một số lĩnh vực, văn bản quy

phạm pháp luật của Trung ương chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế địa phương, làm hạn chế tính khả thi và hiệu lực khi triển khai thực hiện.

Để đáp ứng yêu cầu về hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, phòng Văn bản và Theo dõi thi hành pháp luật của Sở Tư pháp đã đề ra những phương hướng và giải pháp trong thời gian tới như sau:

1. Tăng cường bổ sung biên chế cán bộ cho công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, chủ động đề xuất tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Đối với công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Tham mưu lãnh đạo Sở thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về

xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phương trong tỉnh theo kế hoạch, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong hoạt động quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Tăng cường công tác tổ chức tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ công tác xây dựng, thẩm định và theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong đó cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức tập huấn đối với cán bộ cấp huyện và cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tập huấn đối với cán bộ tư pháp cơ sở.

4. Cùng với các giải pháp tăng cường từ cơ sở, các cơ quan tư pháp cần kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để trình cấp có thẩm quyền kịp thời tháo gỡ./.

huyện. Để làm tốt công tác tuyên truyền PBGDPL huyện Đầm Hà đã chủ động và tập trung vào công tác tuyên truyền PBGDPL đồng thời giáo dục sâu rộng về vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trực thuộc huyện và các xã, thị trấn đã tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thi hành các văn bản mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, của cơ quan mình, chú trọng đến các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền lợi ích và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong đời sống dân sự, kinh tế, trong đó có các Nghị định về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội được Chính phủ ban hành nhằm chấp hành nghiêm chỉnh Luật Xử lý vi phạm hành chính, Phòng Tư pháp đã tham mưu cho Hội đồng PBGDPL huyện lựa chọn những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với cán bộ và nhân dân như pháp luật Biển đảo, bảo vệ chủ quyền Quốc gia, công tác ATGT, phòng chống tham nhũng v.v..., qua đó góp phần giáo dục vận động

cán bộ và người dân nâng cao ý thức tôn trọng tự giác chấp hành pháp luật. Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác hoà giải tại cơ sở năm 2015, trên địa bàn huyện có 76/76 thôn, bản, khu phố có tổ hoà giải cơ sở với số lượng trên 420 hoà giải viên. Các tổ hoà giải tiếp nhận trên 120 vụ việc, trong đó hoà giải thành trên 70%. Công tác hoà giải đã góp phần quan trọng việc giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng dân cư góp phần vào ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc tranh chấp khiếu kiện không đáng có.

Với những suy nghĩ thiết thực cụ thể, công tác tuyên truyền PBGDPL của Công chức Phòng Tư pháp huyện Đầm Hà, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện trong thời gian tới cần được cấp uỷ, chính quyền và các phòng, ban, ngành, đoàn thể các cấp trên địa bàn huyện quan tâm phối hợp hơn nữa trong công tác PBGDPL huyện được tốt hơn góp phần vào chương trình xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội củng cố an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên địa bàn huyện Đầm Hà./.

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN...(Tiếp theo trang 39)

Tư pháp quảng ninh42

KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ

PHòNG Tư PHÁP THÀNH PHố CẩM PHả

Trong năm 2015 công tác Tư pháp trên địa bàn thành phố Cẩm Phả hoàn thành

tốt các chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được các cấp, ngành, địa phương trong thành phố Cẩm Phả tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ý nghĩa, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Xác định phổ biến, giáo dục pháp luật là bộ phận quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, năm 2015 Phòng Tư pháp thành phố Cẩm Phả tích cực phát huy vai trò tham mưu cho Hội đồng phối hợp định phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố chỉ đạo các thành viên Hội đồng và các xã, phường xây dựng kế hoạch đăng ký chủ đề tuyên truyền. Trên cơ sở đó tổ chức các chiến dịch ra quân tuyên truyền pháp luật. Việc tuyên truyền cũng được mở rộng đến nhiều đối tượng, nhiều địa bàn với nhiều nội dung và hình thức phong phú.

Thời gian qua, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố không ngừng được củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát huy hiệu quả, Phòng Tư pháp đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố tổ chức tuyên truyền các văn bản liên quan đến ngành và lĩnh vực thuộc quyền quản lý của cơ quan phối hợp…

tuyên truyền Dự thảo Bộ Luật dân sự sửa đổi, Luật hòa giải ở cơ sở, Luật cư trú, Luật đầu tư, Luật bảo hiểm xã hội, Luật hình sự sửa đổi, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân… Với phương châm đối tượng nào, hình thức ấy, nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân đã trở nên hấp dẫn hơn.

Hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được sử dụng ngày càng phù hợp, có hiệu quả và không ngừng được đổi mới, phát huy tính sáng tạo, như: Thông qua hội nghị tập huấn, thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức “Ngày Pháp luật”; tọa đàm, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; phát tài liệu các văn bản luật; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, tuyên truyền tại nhà văn hóa khu dân cư... Thông qua các hình thức này, nhiều chủ trương, chính sách pháp luật đã được chuyển tải một cách sinh động tới người dân, kịp thời giải quyết những băn khoăn, vướng mắc và cả những bức xúc của người dân.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Phòng Tư pháp đã tham mưu và phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án phổ biến giáo dục pháp luật gắn với công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến giáo dục pháp luật tại các địa phương và các tổ hòa giải cơ sở. Đơn vị đã lồng ghép hình thức tuyên truyền trực tiếp và lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua tổ chức các cuộc thi. Ngoài ra, Phòng Tư pháp còn

phối hợp với Công an thành phố, thành đoàn tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu tại các trường học; phối hợp với Tòa án nhân dân thành phố thông qua các buổi xét xử lưu động tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy, an toàn giao thông và phòng chống tệ nạn xã hội được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng.

Tổ chức triển khai cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã nộp được 21.464 bài. Thành phố đã đạt giải B toàn tỉnh; Cá nhân 01 giải nhì, 01 giải ba, 02 giải khuyến khích toàn tỉnh và 01 giải khuyến khích cấp Trung ương.

Cả 2 cấp (thành phố và xã, phường) đã mở được 406 Hội nghị tuyên truyền đã thu hút 60.900 lượt người dự nghe. So với năm 2014, công tác tuyên truyền đã có những chuyển biến tích cực như công tác phối hợp được tốt hơn, số buổi tuyên truyền được tăng lên, số người đến dự nghe đông hơn và nội dung bài của đề cương tuyên truyền rất sinh động, phong phú. Đặc biệt đã đưa được những ví dụ cụ thể áp dụng pháp luật trong thực tiễn cuộc sống như hòa giải thành (Luật hòa giải ở cơ sở) vào đề cương tuyên truyền. Những kết quả trên, so với năm 2014 tăng 30% về số buổi tuyên truyền và tăng 28% lượt người dự nghe. Ngoài số cuộc tuyên truyền trên Phòng Tư pháp đã in ấn và phát 36.354 tờ rơi.…; treo băng zôn, khẩu hiệu hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam. Các tủ sách pháp luật tại 16 xã, phường được duy trì hoạt động có trên 291 đầu sách, đáp ứng nhu cầu tìm đọc của người dân.

43Tư pháp quảng ninh

Cải cách hành chính (CCHC) của nước ta được Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, có sự tham gia tích cực của tổ chức

Mặt trận Tổ quốc, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khá gắt gao; thậm chí, chỉ đạo rõ ràng từng trường hợp, từng vụ việc.

Dẫu vậy, đến nay, mong muốn của xã hội, của nhiều doanh nghiệp vẫn muốn cần được tích cực cải cách hơn nữa bởi vẫn còn nhiều điều bất cập về những quy định mang nặng thủ tục rườm rà, phong cách người phục vụ còn mang tính “xin-cho”! Người viết xin nêu một số điều cần tiếp tục được chú trọng trong CCHC như sau:

- Một là, những quy định mang tính pháp quy cần bám sát thực tế cuộc sống hơn, không nên “chơi vơi”, gây khó cho quá trình thực hiện như bấy lâu nay. Muốn thế, bản thân người dự thảo, tổ chức, người thông qua dự thảo cần thấu hiểu thực tế cuộc sống. Đừng để có tình trạng tuổi thọ của Luật quá ngắn: Luật Hải quan lần đầu sáu tháng đã phải sửa bổ sung. Có luật chưa ban hành đã phải chỉnh sửa… Nói về điều này, thiết nghĩ rằng, chúng ta nên nhìn sang nước Singapore: Nghị sĩ của nước này đều có lịch tiếp dân hàng tuần, hàng tháng. Nghi thức tiếp dân của họ không hành chính hóa như nước ta đang có. Họ tiếp dân vào buổi tối (dân không bị bỏ công việc) ngay tại một nhà trẻ tại khu dân cư hoặc tại một nhà hàng bình dân… Về trang phục, các nghị sĩ tiếp dân không quá đạo mạo mà khá bình dị, mang giầy thể thao, rất dễ hòa đồng. Không hiếm trường hợp, qua đọc thư kiến nghị, khiếu nại của dân, các nghị sĩ đến tận nhà người dân…

Nhờ cách tiếp dân tốt như thế nên các nghị sĩ những người của tổ chức lập pháp có nhiều thông tin, nắm bắt đúng sai chuẩn xác, giúp ích cho việc thông qua hoặc bằng nhiều cách khác để các quy định mang tính pháp quy không xa rời cuộc sống, được xã hội đồng thuận cao, thực hiện tốt. Mong sao, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND nước ta tiếp dân tốt hơn, không bị hành chính hóa như bấy lâu nay: Tiếp dân mà không thật sự gần dân!

- Hai là, cán bộ phục vụ nhân dân, các doanh nghiệp và cán bộ tiếp dân cần có cái tâm, cảm thông sâu sắc với khó khăn, khúc mắc; thậm chí nỗi khổ của người dân. Sớm loại bỏ phong cách vô cảm của người cán bộ phục vụ nhân dân, như thờ ơ trước kiến nghị của dân, không tập trung lắng nghe (vừa tiếp dân vừa nghe điện thoai), không đặt mình vào hoàn cảnh bức xúc của dân rồi phán quyết vội vàng, thiếu thận trọng./.

ĐÔI ĐIỀU VỀ CẢI CÁCHHÀNH CHÍNH

ĐÀM HIỂN

Cùng với tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Phòng Tư pháp thành phố phối hợp với các xã, phường đẩy mạnh công tác hoà giải tại cơ sở. Năm 2015, 100% số xã, phường kiện toàn và đi vào hoạt động với 179 tổ hòa giải. Các tổ hoà giải tiếp nhận 458 vụ việc; trong đó tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình: 313 vụ, dân sự 97 vụ, mâu thuẫn xích mích khác là 48 vụ. Số vụ hoà giải thành 233 vụ đạt 50,8%. So với năm 2014 số vụ hoà giải thành đã tăng 0,2%. Công tác hòa giải đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Với những việc làm thiết thực, cụ thể, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và người dân trong toàn thành phố. Đây là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự trị an.

Để phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, thành phố Cẩm Phả tiếp tục tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành, hội đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, phường trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân; tiếp tục củng cố đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở; duy trì có nền nếp chế độ giao ban theo định kỳ để kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống của quần chúng nhân dân. Thành phố tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và cung cấp những tài liệu văn bản cần thiết có liên quan đến chế độ chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho họ có đủ trình độ kiến thức pháp luật để làm việc có hiệu quả./.

Tư pháp quảng ninh44

Một số kết quả nổi bật trong công tác phối hợp trợ giúp pháp lý năM 2015 trên địa bàn tỉnh

CườNG TrẦN

Thời gian qua, hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã

góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của người dân trong lĩnh vực pháp luật, làm giảm bớt đơn thư tranh chấp và các khiếu kiện không cần thiết, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn. Để đạt được kết quả trên, không thể không nói đến công tác phối hợp hiệu quả giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Sở Tư pháp Quảng Ninh với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức trên địa bàn.

Một trong những sự hiệu quả trong công tác phối hợp trên là với các cơ quan tiến hành tố tụng. Năm 2015, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Tư pháp thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh, tham mưu cho Hội

đồng tổ chức, hướng dẫn các ngành thành viên thực hiện các hoạt động phối hợp theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT - BTP - BCA - BQP - BTC - VKSNDTC - TANDTC ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao và Quyết định 2986/QĐ-HĐPH ngày 05/12/2013 của Hội đồng liên ngành Trung ương; ban hành Quyết định số 25/QĐ-HĐPHTGPL ngày 11/02/2015 về việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2015; cấp bổ sung 62 bảng tin, 62 hộp tin cho các cơ quan tiến hành tố tụng để thay thế các bảng tin, hộp tin đã cũ, hỏng; xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động

tố tụng tại các đơn vị: Móng Cái, Đông Triều, Quảng Yên, Đầm Hà.

Ngoài các hoạt động của Hội đồng, Trung tâm còn phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý, trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến 39 vụ việc (gồm: Cơ quan điều tra: 13 vụ; tòa án nhân dân: 26 vụ). 100% các vụ việc đều được cử người thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên của Trung tâm tham gia tố tụng được tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện vụ việc, cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo đúng trình tự và quy định của pháp luật, không có trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng do vi phạm pháp luật.

Không chỉ phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, để tăng cường hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý Trung tâm cũng phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức các hoạt động TGPL cho trẻ em theo Chương trình trợ giúp pháp lý cho trẻ em giai đoạn 2011-2015 như:

45Tư pháp quảng ninh

bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho trẻ em; truyền thông về chính sách pháp luật; khảo sát nhu cầu TGPL của trẻ em;...

Trung tâm còn phối hợp với Ban chính sách pháp luật - Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức các đợt TGPL tại cơ sở theo Chương trình phối hợp tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ giai đoạn 2012-2016 giữa Sở Tư pháp và Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh (Chương trình phối hợp số 42/CTPH-PN-TP ngày 30/3/2012).

Trung tâm cũng tiếp tục phối hợp với Trung tâm Thông tin tỉnh, đài truyền thanh truyền hình cấp huyện, Báo Quảng Ninh đưa tin, bài về chính sách TGPL cũng như hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh đến với người dân.

Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh là tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phối hợp trong trợ giúp pháp lý, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao và đạt hiệu quả cao trên tất cả các lĩnh vực công tác trợ giúp pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân. Qua đó, khẳng định được vị trí, vai trò của Trung tâm trong việc đưa kiến thức pháp luật tới người dân, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ pháp luật miễn phí, giảm được thời gian, công sức đi lại cho người dân./.

Ngày 25/01/2016, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị nhận thức về

Đảng đợt I năm 2016. Tham dự lớp bồi dưỡng lý luận chính trị nhận thức về Đảng lần này có 65 học viên là các công dân chuẩn bị tham gia nhập ngũ, lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc năm 2016.

Trong 05 ngày (từ 25/01 đến 29/01/2016), các học viên sẽ được học tập, nghiên cứu, trao đổi các nội dung: Khái quát lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; Một số nội dung cơ bản của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; Luật nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra, các học viên sẽ được hướng dẫn viết hồ sơ, lý lịch và các thủ tục để kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là lớp bồi dưỡng lý luận chính trị nhận thức về Đảng đầu tiên được huyện Ba Chẽ tổ chức cho đối tượng là công dân chuẩn bị tham gia nhập ngũ, lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân lên đường nhập ngũ đợt này tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong quân ngũ để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam./.

Ba Chẽ:

Lần đầu tiên tổ chức Lớp bồi dưỡng Lý Luận chính trị nhận thức về đảng

cho đối tượng công dân chuẩn bị Lên đường nhập ngũ

THùY LOaNĐài TTTH Ba Chẽ

Quang cảnh khai giảng lớp bồi dưỡng.

Tư pháp quảng ninh46

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh, hiện toàn tỉnh có gần 288.975 trẻ em dưới

16 tuổi, trong đó có gần 45.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục, buôn bán trẻ em tuy đã giảm nhưng còn diễn biến phức tạp; tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ vị thành niên mua bán dâm, lôi kéo nhau vi phạm pháp luật thông qua mạng internet; trẻ em nhiễm HIV/AIDS gia tăng v.v... luôn là những thách thức không nhỏ đặt ra đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh.

Chính vì vậy, việc tăng cường trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người chưa thành niên là hoạt động mang ý nghĩa hết sức quan trọng để trẻ em, người chưa thành niên hiểu biết về chính sách trợ giúp pháp lý cũng như nắm được quyền và nghĩa vụ của mình khi được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, góp phần vào việc trẻ em, người chưa thành niên tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và

chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ban hành nhiều văn bản liên quan trong đó có những quyết sách quan trọng như: Kế hoạch triển khai xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em giai đoạn 2011-2015; Quyết định phê duyệt chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; tổ chức hội nghị tổng kết chương trình hành động vì trẻ em Quảng Ninh giai đoạn 2001-2011. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 4 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 12 (ngày 9-12-2011) đã thông qua Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em chưa thuộc diện hưởng chính sách của Nhà nước trên địa bàn của tỉnh đến năm 2015. Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã thông qua nghị quyết về việc hỗ trợ tiền ăn trưa tại các cơ sở giáo dục mầm non cho đối tượng trẻ em mẫu giáo 3 - 4 tuổi có cha mẹ

Một số kết quả nổi bật trong công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người chưa thành niên

trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 TrẦN CườNG

47Tư pháp quảng ninh

thường trú tại các xã, phường, thị trấn trong danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ và đối tượng trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo.

Đồng hành cùng với các ban, ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bởi Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011, Sở Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 01/8/2011 về việc ban hành Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.

Thực hiện Quyết định trên, hàng năm, Trung tâm đã tham mưu cho Sở Tư pháp ban hành các Kế hoạch về việc Trợ giúp pháp lý cho trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế của từng năm với mục đích và yêu cầu cụ thể như: Tăng cường trợ giúp pháp lý bằng các hình thức phù hợp và có chất lượng cho trẻ em bị vi phạm nghiêm trọng về quyền trẻ em, trẻ em bị xâm hại về tình dục, bị mua bán, bị tai nạn, thương tích, lao động nặng nhọc, nhiễm HIV... trẻ em là bị can, bị cáo, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc có hoàn cảnh đặc biệt, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế-xã hội khó khăn, góp phần ngăn ngừa tội phạm xâm hại trẻ em, tăng cường hiệu quả giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Đồng thời bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của trẻ em, người chưa thành niên theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, thông qua các hình thức: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải và các hình thức trợ giúp pháp lý khác, giúp trẻ em, người chưa thành niên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

Qua việc triển khai Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả nhất định.

Để đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền về Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật khác về trợ giúp pháp lý; nắm bắt được nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em, người chưa thành niên sinh sống tại địa phương, Trung tâm đã tổ chức khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em, người chưa thành niên tại địa bàn 14 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Trung tâm còn phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội lấy số liệu của 11 đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em…để qua đó triển khai công tác trợ giúp pháp lý miễn phí có hiệu quả cho từng nhóm đối tượng.

Chương trình khảo sát được thực hiện thông qua hình thức phát bảng câu hỏi, lấy ý kiến trả lời. Kết quả khảo sát cho thấy, trẻ em, người chưa thành niên luôn có nhu cầu rất lớn trong việc tìm hiểu quy định pháp luật của nhà nước về các lĩnh vực như: Giáo dục, dân sự, hình sự, các quyền cơ bản của trẻ em, chính sách ưu đãi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, quy định về người lao động chưa thành niên,... để có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là trẻ em, người chưa thành niên sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Song song với việc khảo sát, Để tạo điều kiện cho những trẻ em, người chưa thành niên sinh sống tại những xã thuộc vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý, Trung tâm đã phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan thông tin, truyền thông tổ chức các chương trình trợ giúp pháp lý lưu động cho trẻ em, người chưa thành F

Tư pháp quảng ninh48

niên trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các huyện có xã, thôn, bản thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tại các chương trình trợ giúp pháp lý lưu động Trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động khuyến khích để trẻ em, người chưa thành niên tham gia các đợt trợ giúp pháp lý lưu động.

Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, trực tiếp nói chuyện chuyên đề pháp luật và phát miễn phí tờ gấp về các lĩnh vực pháp luật như: Giáo dục, hình sự, dân sự, bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các khu dân cư, trường học cho trẻ em, người chưa thành niên. Riêng năm 2013-2014, đã có 72 chương trình trợ giúp pháp lý lưu động được tổ chức tại 72 xã/trường học, chú trọng vào một số địa bàn có các xã thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, xã dân tộc, xã miền núi như: Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ,....

Bên cạnh hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, hoạt động trợ giúp pháp lý tại trụ sở cũng luôn được quan tâm chú trọng. Giám đốc Trung tâm đã phân công cán bộ phụ trách thụ lý, tiếp dân tại trụ sở. Sau khi thụ lý vụ việc, tùy theo lĩnh vực và đặc điểm của từng trường hợp cụ thể, lãnh đạo Trung tâm phân công cho Trợ giúp viên, Cộng tác viên có nhiều kinh nghiệm cũng như có chuyên môn sâu về lĩnh vực trợ giúp tương ứng để thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng. Trung tâm đã thụ lý và tư vấn cho nhiều đối tượng trẻ em, người chưa thành niên có vướng mắc pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật liên quan đến các quyền cơ bản của trẻ em, người chưa thành niên phạm tội và các chính sách ưu đãi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Hoạt động tư vấn và cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ cho trẻ em, người chưa thành niên cũng được đẩy mạnh. Giai đoạn 2011-2015, Trung tâm đã thực hiện 1.679 vụ việc tư vấn cho trẻ em, người chưa thành niên; cử người tham gia tố tụng để bào chữa cho 117 người chưa thành niên, tham gia tố tụng để bảo vệ cho 29 người chưa thành niên. Các vụ việc trên đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ được các tình tiết khách quan của vụ án, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là trẻ em, người chưa thành niên, đảm

bảo xét xử đúng người, đúng tội, nhưng cũng phải đảm bảo nguyên tắc xử lý đối với trẻ em, người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, trong quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng kết hợp giải thích, hướng dẫn trẻ em, người chưa thành niên phạm tội và gia đình các em quy định của pháp luật về tội phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự để hướng dẫn họ xử sự theo hướng có lợi nhất cho con, em mình.

Đạt được kết qua trên, trong giai đoạn 2011-2015, ngoài các hoạt động nghiệp vụ thì công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể như: Báo Quảng Ninh, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, cổng thông tin điện tử tỉnh và các Sở lao động - Thương binh và Xã hội; Sở giáo dục và đào tạo; Hội phụ nữ tỉnh; Công an, Kiểm sát, Tòa án, Biên phòng tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố trên địa bàn… cũng được chú trọng. Để quảng bá rộng rãi về tổ chức và hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý, các chươg trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chính sách pháp luật dành cho trẻ em, phòng chống mua bán người, bình đẳng giới, được tổ chức thông qua Hội thi tuyên truyền viên măng non tìm hiểu về Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan hay treo băng zôn, khẩu hiệu, pano, áp phích về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, được phát trên hệ thống loa phát thanh cấp xã, trong trường học.

Hàng năm, Trung tâm đều biên soạn, in ấn và phát hành hàng nghìn tờ gấp pháp luật về chính sách trợ giúp pháp lý và các nội dung khác có liên quan đến trẻ em, người chưa thành niên. Trung tâm đã in ấn 129.510 tờ gấp pháp luật với nội dung liên quan đến trẻ em, người chưa thành niên như: Chính sách của nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, một số quy định về đăng ký

CÂU ĐốI

=Chiến sĩ Hải quân canh giữ biển trời vì tình yêu đất nước=Nhân dân ghi nhớ sẵn lòng chăm sóc xứng nghĩa cả quê hương.

ĐÀM HIỂN

(Xem tiếp trang 50)

F

49Tư pháp quảng ninh

Hỏi: Sau khi đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu bên chuyển nhượng muốn hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng thì phải làm thủ tục như thế nào?

Trả lời: Sau khi đã công chứng hợp

đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ toàn bộ nội dung hợp đồng, theo các nguyên tắc quy định tại Điều 412 Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp sau khi ký hợp đồng công chứng nhưng chưa đăng ký sang tên quyền sử dụng đất, nếu bên chuyển nhượng không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa thì phải trao đổi, thỏa thuận lại với bên nhận chuyển nhượng. Sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

* Trường hợp thứ nhất: Bên nhận chuyển nhượng đồng ý hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã giao kết:

Nếu các bên thống nhất hủy bỏ giao dịch thì hai bên tiến hành công chứng việc hủy bỏ hợp đồng. Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật công chứng:

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện

việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

- Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.

Như vậy, nếu không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa thì bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải tới tổ chức hành nghề công chứng (nơi đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng) để hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đã ký.

* Trường hợp thứ hai: Bên nhận chuyển nhượng không đồng ý hủy bỏ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hai bên không thống nhất được việc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết:

Như trên đã nêu, sau khi đã giao kết hợp đồng, các bên đều có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ toàn bộ các quyền, nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hơn nữa, Điều 5 Luật công chứng đã quy định: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo

quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”. Do đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ thi hành hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng; trong trường hợp bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đó thì bên nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cũng theo quy định nêu trên, hợp đồng công chứng có thể bị tòa án tuyên bố là vô hiệu khi có đầy đủ các căn cứ quy định của pháp luật. Căn cứ để tòa án tuyên bố hợp hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Bộ luật Dân sự, gồm các trường hợp như sau:

- Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu (Điều 127 Bộ luật Dân sự).

+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

+ Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128 Bộ luật Dân sự).

giải đáp pháp luậtgiải đáp pháp luật

F

Tư pháp quảng ninh50

- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 Bộ luật Dân sự).

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 Bộ luật Dân sự).

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 131 Bộ luật Dân sự)

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 Bộ luật Dân sự)

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận

thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133 Bộ luật Dân sự)

- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 134 Bộ luật Dân sự)

Vậy, nếu vi phạm một trong một các quy định nêu trên thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể bị tòa án tuyên bố là vô hiệu. Nếu có căn cứ cho rằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng vi phạm các quy định đó thì bên chuyển nhượng có thể gửi đơn khởi kiện để tòa án có thẩm quyền

để yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự:

- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

- Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế./.

khai sinh cho trẻ em, một số quy định về trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản cho trẻ em, một số quy định của công ước quốc tế về quyền trẻ em,... lắp đặt 21 Bảng thông tin trợ giúp pháp lý tại 21 trường học trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người chưa thành niên là hoạt động rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em và trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người chưa thành niên, góp phần nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Hoạt động này đã được một số cơ quan, ban, ngành quan tâm, chú trọng đầu tư và tổ chức thự hiện có hiệu quả, cụ thể như: 22 lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác bảo vệ trẻ em, chăm sóc trẻ em cho cán bộ cấp xã, cấp huyện do Sở Lao động thương binh và xã hội tổ chức năm 2011; 03 lớp tập huấn về Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức năm 2012; Lớp tập huấn về quy định của chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho trên 300 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Phòng Giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông cơ sở trong toàn tỉnh do Sở Lao động thương binh và xã hội phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tổ

chức năm 2012; 05 lớp tập huấn về phòng chống buôn bán người; kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong độ tuổi thanh thiếu niên do Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức năm 2012; 01 Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho trẻ em, người chưa thành niên cho Luật sư, Cộng tác viên Trợ giúp pháp lý do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước - Sở Tư pháp tổ chức năm 2012; 03 lớp tập huấn về phòng chống buôn bán người tổ chức tại huyện Tiên Yên,...

Có thể nói, việc triển khai thực hiện chương trình trợ giúp pháp lý cho trẻ em giai đoạn 2011-2015 đã đạt những kết quả tích cực. Hoạt động trợ giúp pháp lý được tăng cường, đẩy mạnh hướng về cơ sở; chất lượng các vụ việc ngày càng được nâng cao đã bảo đảm được quyền và lợi ích của trẻ em, người chưa thành niên. Thông qua các chương trình trợ giúp pháp lý, trẻ em, người chưa thành niên được tiếp cận với các chính sách pháp luật và dịch vụ pháp lý từ đó nâng cao hiểu biết về pháp luật, đồng thời với sự hiểu biết về pháp luật được nâng cao, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của trẻ em, người chưa thành niên đã có những thay đổi tích cực, giúp chủ động phòng ngừa, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, làm giảm tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

MỘT Số KẾT QUả NỔI BẬT... (Tiếp theo trang 48)

F

51Tư PHÁP QUảNG NINH

GIẢI THÍCH TỪ NGỮTheo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2015 (sửa đổi), các từ ngữ dưới đây được hiểu, được gọi như sau:

* Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

- Nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.

- Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

- Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

- Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

- Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

- Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

- Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.

- Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

- Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

- Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của bị can do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

- Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

* Những từ ngữ dưới đây được gọi như sau:- Cơ quan điều tra Công an huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp huyện.

- Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Cơ quan điều tra cấp tỉnh.

- Cơ quan điều tra quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu.

- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

- Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau đây gọi là Tòa án quân sự cấp quân khu.

Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật

Tư pháp quảng ninh52

Sự khởi Sắc về kinh tế - xã hội nơi vùng cao biên giới

NGUYễN SơN HảI

Bình Liêu là huyện dân tộc, miền núi, biên giới là phên giậu phía Đông Bắc của Tổ quốc. Căn cứ vào địa hình, huyện Bình Liêu có nhiều đặc

điểm khác biệt so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh. Bình Liêu là huyện có tới 96% dân số là người thiểu số, cũng là nhóm huyện có tỷ lệ đồng bào các dân tộc cao của cả nước; có đường biên giới trên đất liền dài nhất Quảng Ninh 42,999km, 6/8 xã của huyện có đường biên giới; huyện duy nhất của tỉnh không có cơ sở tôn giáo, nhân dân không theo một tôn giáo nào. Bình Liêu không chỉ có rừng, núi mà địa hình nằm trên cao, đất bằng và lạnh được coi như “cao nguyên Đà Lạt” của tỉnh Quảng Ninh.

Đồng chí Lê Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Văn, huyện miền núi biên giới Bình Liêu dẫn chúng tôi tham quan con đường bê tông nối từ Đồng Văn đến cửa khẩu Hoành Mô, phấn khởi nói: “Con đường này có chiều dài 6 km với tổng số vốn đầu tư 99 tỷ đồng, được xây dựng cuối năm 2000. Trước đây bà con các dân tộc Đồng Văn muốn về huyện đến cửa khẩu để buôn bán tiêu thụ nông sản phẩm phải đi qua con đường “đau khổ” gập ghềnh sỏi đá, đầy ổ gà, ổ voi, ai ai cũng cảm thấy e ngại. Cùng đó con đường bê tông còn được nối tiếp từ Đồng Văn lên trường mầm non thôn Nà Phạ, xã Tình Húc đáp ứng nhu cầu học tập của giáo viên và học sinh, góp phần hoàn thành mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương”. Đồng chí Lê Văn Bình cho biết: Xác định mục tiêu quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới là thay đổi cách làm ăn đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân. Đảng bộ, chính quyền xã tập trung ưu tiên phát triển sản xuất. Với lợi thế lâm nghiệp, xã đẩy mạnh giao đất, giao rừng hỗ trợ cây giống để đồng bào đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp. Chỉ tính năm 2014 đến nay, Đồng Văn đã trồng 120 ha rừng tập trung, chủ yếu là cây quế, cây hồi, cây sở, cây keo. Cây hồi, cây quế được bà con chăm sóc tốt, thu hoạch hoa hồi vụ chiêm năm nay trên 20 tấn quả tươi, giá trung bình 8.000 đến 9.000 đ/kg. Bà con các khe, bản còn phát triển nuôi dê ở Khe Mọi, Phai Lầu, Phạt Chỉ, rừng chuyên canh cây sở ở bản Cầm Hắc, Phai Lầu, Đồng Thắng. Phát triển nuôi ong mật ở các bản Sông Móoc A, Sông Móoc B, Khe Mọi, Khe Tiền, Cầm Hắc, Phai Lầu. Đến xã Húc Động xã biên giới có 9 thôn, 530 hộ dân và 2.500 nhân khẩu, trong đó đa số là người dân tộc thiểu số. Đồng chí Ninh Sinh An, Bí thư đảng ủy xã chia sẻ: “Rào cản lớn nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã trong thời gian qua là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu kinh tế chưa rõ nét, sản xuất chưa tập trung, chưa có tính liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, kết cấu cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, tiềm năng chưa đầu tư khai thác

tốt”. Nhận diện những khó khăn, tồn tại trong những năm qua, nhất là sau khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới Đảng ủy đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nghị quyết của Đảng ủy xã đã xác định sản xuất nông lâm nghiệp làm ngành kinh tế chủ lực của xã, vì vậy xã chỉ đạo hướng dẫn nhân dân tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại giống mới nuôi có năng suất cao, đã đưa giống lúa mới vào sản xuất vụ chiêm chiếm 100% diện tích, vụ mùa được trên 80% diện tích. Chuyển một vụ lúa sang hai vụ đối với những nơi có điều kiện, hoặc một vụ lúa, một vụ màu. Phát triển trồng rừng tập trung, ổn định diện tích trồng cây dong riềng hàng năm từ 90 - 120 ha, chế biến miến dong từ 30 - 35 tấn/năm, đồng thời vận động, hỗ trợ nhân dân phát triển đàn gia súc, gia cầm, trong đó chú trọng mô hình nuôi dê, nuôi cá nước chảy, nuôi ong lấy mật. Nhiều gia đình trong xã đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, áp dụng khoa học tiên tiến trong chế biến miến dong, chất lượng ngày càng được nâng lên, và miến dong Bình Liêu đã trở thành thương hiệu được nhân dân trong tỉnh và các tỉnh ngoài ưa chuộng. Anh La Văn Chiu, người thôn Nà Ích, thành viên Hợp tác xã Đình Trong cho biết: “Được sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, gia đình đã thành lập được Hợp tác xã với phương thức liên kết với nhân dân trong xã trồng trên 10 ha cây dong riềng để hợp tác xã bao tiêu chế biến miến dong, đầu ra cho sản phẩm thuận lợi đôi bên, bà con trong xã rất mừng. Từ Tình Húc, qua Đồng Văn chúng tôi trở lại xã Hoành Mô, nơi có cửa khẩu quốc gia Hoành Mô, nhưng Hoành Mô vẫn là xã miền núi, biên giới với 80% lao động là nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Gặp trưởng bản Nà Sa - ông Hà Cặm Dường cho biết: “Trong ký ức của người dân bản Nà Sa nơi đây là vùng đất hoang hóa, đầy cỏ dại ngày đầu chỉ 12 hộ dân đến lập nghiệp, trong đó 100% là hộ nghèo. Nhớ ngày nào bản chỉ có vài nóc nhà, đến nay bản đã có 36 ngôi nhà và chỉ còn sót 4 hộ nghèo. Đời sống ngày càng ổn định nên bà con yên tâm lập nghiệp tại đây”. Đặc biệt từ ngày triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã huy động tối đa sự tham gia của người dân. Chỉ tính riêng năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, xã đã vận động được 1,6 tỷ đồng, trên 2.500 ngày công lao động, hiến 1.200 cây lâu năm và trên 200m2 đất để làm đường dân sinh. Xã đã tham gia hoàn thành quy hoạch chiến lược của xã về xây dựng nông thôn mới 2010-2020. Quy hoạch phát triển sản xuất đến năm 2020, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường, khu dân cư mới, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhờ vậy các tiêu chí khó, tưởng như không hoàn thành như

53Tư pháp quảng ninh

đường giao thông thì nay được đầu tư, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Đến nay, 100% đường liên xã, liên thôn được cứng hóa, đường ngõ xóm, sạch không lầy lội trong mùa mưa. Xã đã đạt 15/19 tiêu chí, 33/39 chỉ tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu năm 2015 đạt chuẩn xã nông thôn mới. Đồng chí Cao Tường Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Liêu khẳng định: “Năm 2015 xã Hoành Mô cùng với 2 xã Vô Ngại, Lục Hồn quyết tâm trở thành 3 xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Bình Liêu”.

Được sở hữu nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ đẹp, hoang sơ cùng với bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số đang biến cái yếu thế thành cái mạnh, cái lợi thế để phát triển các loại hình du lịch, trong đó du lịch cộng đồng đang là loại hình phù hợp, hướng đi bền vững mà Bình Liêu đang chú trọng phát triển. Thiên nhiên ưu đãi cho Bình Liêu khí hậu trong lành, mát, cảnh quan tươi đẹp với những cánh rừng hồi, rừng quế, rừng sở thơm ngát, những ruộng bậc thang, cao nguyên cỏ trù phú và vẻ đẹp tự nhiên của thác Khe Vằn ở xã Húc Động, thác Khe Tiền, thác sông Móoc A. Đỉnh Ba Lanh ở xã Đồng Văn cao 1.050m so với mặt nước biển, nơi đây có bãi đá thần huyền bí với nhiều tảng đá lớn hình thù kỳ dị được gắn với truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Di tích lịch sử đình Lục Nà, xã Lục Hồn, đường biên hùng vĩ và các cột mốc khẳng định chủ quyền của Tổ quốc. Đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở những bản, làng được bảo tổn và phát huy. Hát Sóong Cọ của người Sán Chỉ. Ngày hội kiêng gió với điệu hát Sán Cố của người Dao, nghi lễ hát xướng then của người Tày, lễ hội đình Lục Nà cùng với những ngôi nhà có kiến trúc đơn sơ, mộc mạc và các phong tục tập quán tạo nên sắc thái văn hóa, bức tranh đa sắc màu là những lợi thế để Bình Liêu phát triển du lịch cộng đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển để Bình Liêu bứt phá, vươn lên để miền núi biên giới không còn là vùng khó…

Thực hiện theo kế hoạch của tỉnh, ngày 9/11/2015, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái đã tổ chức Hội nghị học tập Chỉ thị 51/CT-TW ngày 04/01/2016 của Bộ Chính trị,

Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Tham dự Hội nghị có trên 100 đại biểu là lãnh đạo các ngành tại thành phố, đại diện lãnh đạo các phòng ban, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan báo chí trên địa bàn. Ngoài ra thành phố Móng Cái còn tổ chức truyền trực tuyến chương trình này đến các điểm cầu của các xã phường trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Chính Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp đã trực tiếp truyền đạt và phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Đây là những nội dung trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực của công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm phục vụ tốt cuộc bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016. Cũng tại hội nghị ngoài việc phổ biến giới thiệu 2 văn bản luật, đồng chí Nguyễn Chính Nghĩa còn quán triệt về việc chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân, giáo dục cán bộ công chức, viên chức, người lao động ý thức tôn trọng pháp luật.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7 địa phương tổ chức hội nghị phổ biến quán triệt Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong thời gian tới, từ nay cho đến hết quý I, các địa phương còn lại sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc Hội nghị để triển khai hoàn thành kế hoạch của tỉnh.

thÀnh phố MÓng cÁi: tổ chức hội nghị phổ biến, hỌc tập chỈ thị 51/ct-tW vÀ cÁc vĂn bản Luật QuAn trỌng

NINH QUảNG Sỹ

Đ/c Nguyễn Chính Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Tư pháp trực tiếp phổ biến mội dung cơ bản Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.

Tư pháp quảng ninh54

Trong năm 2015 vừa qua, chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội đã gặt hái được nhiều thành công. Thành công đó phần nhiều

được kể đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Ngay từ đầu năm, Chi cục đã ban hành các Kế hoạch tuyên truyền công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức 80 hội nghị tuyên truyền (trong đó 06 hội nghị tuyên truyền phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy tại 06 trường Đại học, Cao đẳng và Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh với 1.550 giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia; 08 hội nghị tuyên truyền phòng, chống mại dâm tại các địa phương có “mô hình phát huy sức mạnh cộng đồng trong phòng ngừa tệ nạn mại dâm và hỗ trợ người bán dâm hoàn lương ổn định cuộc sống” cho 800 đại biểu; 08 hội nghị tuyên truyền phòng chống mua bán người tại 8 xã, phường thu hút 800 đại biểu tham dự; 14 hội nghị tuyên truyền phòng, chống mại dâm tại 14 phường, thị trấn có Đội tình nguyện chi 1.400 đại biểu; 23 hội nghị tuyên truyền công tác cai nghiện ma tuý và quản lý người sau cai nghiện ma tuý với trên 2.300 đại biểu tham dự tại các địa bàn trọng điểm và các địa phương có xây dựng mô hình “hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng”; 03 hội nghị tuyên truyền công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý cho 540 đại biểu đại diện lãnh đạo, cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả; 14 hội nghị giới thiệu mô hình quân dân y kết hợp cai nghiện ma túy khu vực biên giới và giới thiệu mô hình điểm tư vấn, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng cho 1.400 đại biểu tại 14 xã, phường, thị trấn; 4 hội nghị tuyên truyền công tác phòng chống tội phạm tại 4 thị trấn thuộc các huyện miền Đông với sự tham gia của 400 đại biểu). Tổ chức 4 hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác phòng chống tệ nạn xã hội cho cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và cán bộ của 122 xã, phường, thị

trấn xây dựng lành mạnh năm 2015 tại 4 cụm địa bàn toàn tỉnh; 01 hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho 105 thành viên của 14 Đội công tác xã hội tình nguyện.

Lồng ghép công tác giáo dục pháp luật với công tác phòng, chống mại dâm: Chi cục đã làm việc với Cục phòng, chống tệ nạn xã hội và tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam về việc thống nhất khung kỹ thuật cho Dự án “mô hình tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cho phụ nữ bán dâm tại Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ”; Tổ chức hội thảo giới thiệu Câu lạc bộ Chúng tôi là phụ nữ tại thành phố Hạ Long trong khuôn khổ của dự án và xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2015; Tiến hành 02 cuộc khảo sát tại Quảng Ninh trong đó 01 cuộc khảo sát 50 phụ nữ thuộc nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương nhằm thu thập thông tin liên quan đến vấn đề bạo hành và các dịch vụ hỗ trợ dành cho nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương; 01 cuộc khảo sát 50 phụ nữ bán dâm nhằm thu thập thêm thông tin góp phần thiết kế, lập kế hoạch để thực hiện Dự án “mô hình tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cho phụ nữ bán dâm tại Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ”; Tổ chức 01 hội thảo đối thoại giữa các cơ quan chức năng và Câu lạc bộ chúng tôi là phụ nữ, đánh giá hoạt động của dự án, đánh giá hoạt động của Câu lạc bộ Chúng tôi là phụ nữ và những vấn đề cần hỗ trợ, giúp người bán dâm tiếp cận các dịch vụ xã hội trên địa bàn; Tập huấn Sổ tay pháp luật về bạo lực giới trong công tác phòng chống mại dâm cho cán bộ Công an và chính quyền cơ sở trên địa bàn triển khai dự án “Mô hình tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của nhóm người bán dâm” tại tỉnh Quảng Ninh… Thông qua việc thực hiện mô hình đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cộng đồng trong phòng, chống mại dâm tại địa bàn triển khai mô hình, ngăn chặn phát sinh mới tệ nạn mại dâm, phòng ngừa HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

CHI CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI QUẢNG NINHVỚI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

BìNH Sỹ

55Tư pháp quảng ninh

Công tác kiểm tra liên ngành được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã thông qua quy chế hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 178 ở các cấp, sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, kết hợp với nhắc nhở, tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm nhằm tăng cường nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật trong phòng, chống mại dâm. Đồng thời hướng dẫn các cơ sở thủ tục quản lý hành chính nhà nước về điều kiện kinh doanh, cấp giấy phép, hợp đồng lao động, tổ chức ký cam kết không vi phạm tệ nạn mại dâm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 31/10/2015, Đội kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra 56 cơ sở tại thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, trong quá trình kiểm tra đã phát hiện 02 cơ sở hoạt động mại dâm tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long và thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn. Đội đã tiến hành lập biên bản vi phạm và bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.

Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma tuý đã được tăng cường, chủ động phòng ngừa, đấu tranh triệt phá và kiểm tra xử lý các điểm tệ nạn mại dâm, không để tạo thành những điểm nóng, phức tạp gây bức xúc trong nhân dân. Cai nghiện ma tuý tập trung đạt hiệu quả tốt góp phần đảm bảo an ninh trật tự của địa phương và phù hợp nguyện vọng của gia đình có con em nghiện ma tuý. Công tác kiểm tra liên ngành 178 về phòng, chống mại dâm cấp tỉnh được nâng lên rõ rệt, các thành viên trong Đội được kiện toàn và hoạt động hiệu quả. Đã tổ chức kiểm tra các địa bàn trọng điểm và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Qua kiểm tra, đã đề nghị thanh tra các ngành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc làm việc với chính quyền địa phương để có biện pháp tiếp tục theo dõi, xử lý. Từ đó, đã ngăn chặn được các điểm nóng về tệ nạn mại dâm xảy ra trên những địa bàn trọng điểm của tỉnh.

Các mô hình phòng chống tệ nạn xã hội mới được triển khai đã mang lại kết quả bước

đầu trong công tác tuyên truyền, phòng ngừa và giúp đỡ những các đối tượng vi phạm tệ nạn xã hội hòa nhập cộng đồng, cụ thể là: Mô hình phòng chống tệ nạn mại dâm dựa vào sức mạnh cộng đồng phường Quang Hanh (Cẩm Phả), phường Yết Kiêu (Hạ Long); mô hình Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng phường Cẩm Đông (Cẩm Phả), phường Thanh Sơn (Uông Bí), thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn). Mô hình hỗ trợ, giảm hại và hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm tại thành phố Hạ Long đang trong thời gian thí điểm, nhưng cũng mang lại hiệu quả nhất định.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Trần Quốc Vương, chi cục trưởng vui vẻ cho chúng tôi biết, năm 2016, chi cục sẽ tập trung một số công việc như: Tham mưu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng xã, phường, thị trấn trong sạch lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và Trung tâm; Phòng chống mua bán người vì mục đích mại dâm; phòng chống HIV/AIDS cho đối tượng mại dâm, ma túy tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán từ nước ngoài trở về. Ngoài ra phối hợp với các đơn vị, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, tập huấn triển khai có hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn xã hội, tập trung công tác cai nghiện ma túy tại Trung tâm, quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú, cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, không để xảy ra các điểm nóng về tệ nạn mại dâm. Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh thực hiện tốt quy trình cai nghiện, đảm bảo tốt về an ninh trật tự, thực hiện đổi mới về công tác cai nghiện, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và bố trị đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người lao động phù hợp với thực tế của Trung tâm. Và quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng, nhằm chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng, hạn chế và ngăn ngừa giảm thiểu tệ nạn ngay từ đầu./.

Tư pháp quảng ninh56

Xây nhà ăn Tết Lê CườNG

Từ ý định làm nhà đất có sẵn hợp pháp, đến mua đất có bìa đỏ, chọn định hướng

nhà quay mặt tiền hướng đông, tây, nam, bắc đều phải gé chếch vài độ cho hợp hướng tuổi chủ nhà. Đó là mua đất khoảng đất rộng, còn mua đất theo nhà liền kề khó thực hiện độ chếch hướng nhà. Đến hồ sơ thiết kế ngôi nhà, đơn xin cấp phép xây nhà các cấp chính quyền địa phương sở tại duyệt. Hợp đồng chủ công trình (còn gọi là bên B), các điều khoản hợp đồng chặt chẽ khâu an toàn, số lượng thợ, thời gian bàn giao công trình cho nhà chủ... lo lắng đại lý cung cấp vật tư gồm xi măng cát, đá, sắt thép, cửa gỗ, cửa nhôm kính đến cửa lõi thép, sơn bả, quét nước vôi ve tùy theo kinh tế của mỗi gia đình làm nhà biệt thự, nhà ống hay nâng cấp nhà cũ. Miễn sao cuối năm về ngôi nhà mới ăn tết cổ truyền.

Xem ngày làm nhà vô cùng quan trọng. Nơi có công thần thổ địa trông giữ, mỗi khi đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở... nghĩa là động thổ đến công thần thổ địa, long mạch tại nơi đó, cho nên phải xem ngày động thổ hợp với tuổi của gia chủ, để làm lễ cúng bái xin phép thần linh. Động thổ chính là “ngày sinh” ngôi nhà đó, mang lại cát lợi, tài vượng, phúc lộc. Việc chọn ngày tốt, hợp với tuổi chủ nhà chọn ngày có Trực nhiều sao Cát tinh phù hợp được tuổi làm nhà của những đấng mày râu. Người ta thường nói: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Nếu không được tuổi, chủ nhà mượn tuổi người thân họ hàng anh em bạn thân, người cùng cơ quan được tuổi 27, 36, 45, 54... hai số này cộng lại phải bằng số 9, mới được cuốc móng, còn gọi khởi công động thổ, bắc cái nóc,

đổ mái vào ngày tốt, giờ đẹp, nước đang lên. Bên mâm ngũ quả, con gà trống mào lá tơ luộc chín, hai chân bẻ quặt ra phía sau, cánh gà giang bằng, ván xôi, đĩa xôi, miếng thịt lợn luộc chín, vàng tiền Âm phủ, trầu cau, chai rượu, chén nước lã và cả tiền Việt Nam đồng có lẻ, chủ nhà dâng nén hương thơm khấn vái Mô phật, Thần linh, thổ thần, thổ địa, ông bà tổ tiên lời thỉnh cầu cho sự may mắn suôn sẻ mọi điều từ khâu an toàn của người thợ xây, đến mua bán vật liệu xây dựng, con con cháu cháu được bình thân vô sự.

Theo số liệu thống kê của đơn vị cấp phép xây dựng nhà, phòng Quản lý đô thị, thị xã Quảng Yên, năm nay thị xã Quảng Yên đã cấp giấy phép xây nhà cho những hộ dân và doanh nghiệp là 820 giấy phép xây dựng nhà, trong đó 10 giấy phép xin nâng cấp sửa chữa, 10 giấy phép cấp cho các doanh nghiệp, số còn lại người dân xây nhà mới và nâng cấp, tính đến thời điểm hết năm 2015. Có thể nói số lượng xin cấp phép làm nhà năm 2015, Quảng Yên, Quảng Ninh

được mùa xây nhà, đồng nghĩa là hơn 800 ngôi nhà xây mới, nhiều nhất từ trước đến nay.

Để chuẩn bị xây ngôi nhà tầng, biệt thự, nhà cấp 4, nâng cấp sửa chữa nhà ở, công việc chủ nhà mời thầy địa lý xem thế đất cắm hướng nhà, đến lo lắng nhỏ nhất từ hạt cát, gỗ khuôn cửa, cánh cửa, gỗ làm mái, ngói, đến tấn xi măng Hoàng Thạch, Nam Thạch, Thăng Long ... mác 300, hay 400, sắt thép đặt đại lý ở đâu, tránh pha trộn cát nước mặn, sắt gia công, xi măng không đúng chủng loại sẽ làm ảnh hưởng lớn đến công trình, khi đưa vào sử dụng mau hỏng. Thiệt hại không nhỏ cho gia đình, công trình xã hội.

Công việc lo lắng thợ xây cả là vấn đề cốt lõi của nhà chủ. Hiện nay thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh đa dạng thợ xây, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Bắc và cả thợ nề Quảng Yên, chủ yếu thợ đến các vùng nông thôn. Câu thành ngữ dân gian thường nói đến thợ xây: “Xanh cỏ thì đến, sạch cỏ thì đi”. Như vậy, thợ xây

Khu nhà mới đô thị ở thị xã Quảng Yên.

57Tư pháp quảng ninh

gắn bó với công trình thời gian dài hơi nhất. Đòi hỏi chủ nhà phải kén tốp thợ giỏi, đông quân, đã làm nhiều nhà đẹp có uy tín. Từ những tiêu chí trên, tốp thợ giỏi lên ngôi, họ phải hợp đồng trước hàng tháng mới đến lượt. Trong quá trình thi công phần móng đổ giằng khóa móng xong, lót đất, cát, đá dăm... cao hơn mặt móng thợ đi lại nún xuống là vừa băng mặt móng, chủ nhà và chủ công trình ứng tiền cho thợ, còn làm bữa cơm thịnh soạn, nhiều nhà không điều kiện nấu cỗ, phát tiền cho thợ ăn ngoài. Tiền công thợ xây được tính bằng mét vuông nhà, giá tiền trung bình từ 800 - 1 triệu đồng/m2 xây dựng, theo thỏa thuận, có những hạng mục công trình bóc tách tính tiền theo giao kèo giữa bên A, bên B. Trong thời gian thi công nhà ở, chủ nhà và thợ vất vả từ sáng sớm, có hôm đến đêm khuya làm nốt cối vữa hay đổ mái lấy giờ, xây bằng khẩu đến công việc làm thêm phần trang trí... quy cách xây nhà đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt từ độ cao móng nhà, tầng nhà, chỉ giới hành lang giao thông vỉa hè, môi trường, không tranh chấp đất hàng xóm... tấm thông hành giấy phép xây nhà được bảo quản cất kỹ, khi các lực lượng thanh tra xây dựng kiểm tra trình báo, hồ sơ xây nhà đúng theo giấy phép xây dựng là hợp pháp.

Ngôi nhà xây kiên cố gồm đổ bê tông cốt thép cột trụ tường, sà khóa cổ tường, từ đôi bàn tay người thợ xây đưa bay vữa rải đều đặt viên gạch chỉ lò nung hay lò đứng của các nhà máy sản xuất gạch trong tỉnh, nắn nót điều chỉnh đầu giây sao cho thẳng hàng bắt góc, cài mỏ để thợ xây, xây nối từng viên gạch qua mạch vữa xi măng cát sát vào nhau thành bức tường thẳng vững vàng. Công việc tiếp đến dựng cột chống đóng giằng cột vững chắc, gép cốt pha, lót bạt dàn mái phẳng, nắn sắt thẳng, đo cắt sắt, buộc sắt phi 6, phi 8, phi 12... tuy nhiên dưới bề mặt mái họ đặt những viên xi măng

đúc sẵn kê mái ở vị trí trung gian giữa, xi măng mác cao, đá dăm, sỏi, cát bê tông trộn lẫn với nước ngọt trong vòng quay của máy thành cối bê tông tươi, có công trình bê tông trộn sẵn xe chuyên dùng phun bê tông xi măng thẳng vào mái, còn đổ mái thủ công bê tông được cẩu lên mái bằng hệ thống dòng dọc theo sự chỉ đạo chủ công trình, thợ cả, tiếng máy đầm dùi bê tông đưa bê tông nhuyễn ngấu mầu chui vào các ngóc ngách của mái, hòa quyện trong âm thanh người thợ đổ nối chỗ này, thêm chỗ kia thành lớp bê tông san phẳng qua tay xoa bàn vữa mầu xi măng tạo lên độ gắn kết liên hoàn, cách làm trên giữa sắt và xi măng bê tông rất đều còn đảm bảo mái từng tầng không bị trơ sắt thép. Công tác bảo dưỡng mái đủ thời gian đông kết xi măng là 21 ngày, hàng ngày thường xuyên phun tưới nước để bê tông có độ ẩm, tránh để mái xi măng bị khô ảnh hưởng kỹ thuật đến độ đông kết bê tông của mái nhà.

Công việc tiếp đến tháo giáo, làm vệ sinh lớp bê tông mái, trát tường, mái, phào chỉ trang trí đây là công việc hoàn thiện ngôi nhà, đòi hỏi thợ có tay nghề cao đảm nhận từng nội dung công việc. Lát nền nhà, sân, tường bao quanh nhà, xây cổng, chờ vữa khô, đánh giấy giáp tường, hoặc bả tường cho nhẵn, sơn ngoại, quét vôi ve, đó là công việc của thợ xây, hay còn gọi là thợ nề.

Thợ xây rút khỏi công trình, thợ mộc đến dạo cửa gỗ, gắn khóa, đánh véc li, sơn đó nhà có điều kiện kinh tế, còn nhà bình dân làm cửa nhôm kính, cửa lõi thép tráng nhựa, cửa sắt hộp hợp với túi tiền.

Ngôi nhà đẹp mọc lên, chủ nhà mừng phấn khởi. Lúc này các chủ thợ xây đo diện tích nhà, phần bóc tách tính toán tiền, đại lý vật liệu xây dựng, sơn, thợ mộc, thợ sắt... hò nhau thanh toán. Chủ nhà đủ tiền thanh toán còn

đỡ, nhiều nhà thiếu tiền chạy đôn chạy đáo vay mượn anh em họ hàng, bạn bè, thậm chí vay Ngân hàng với lãi suất quy định. Xong nhà vài năm sau làm lụng có tích lũy trả nợ dần.

Đúng như câu ca: “Tậu ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”. Biết tốn kém chi phí mọi thứ làm một ngôi nhà, để có chỗ chui ra chui vào ngày nọ ngày kia, với lại cả cuộc đời những đấng mày râu, vợ, con làm ăn chắt bóp của để dành hùn tiền vào xây nhà. bàn bạc vợ, con thống nhất tiền bạc lo lắng ngày quên ăn, đêm mất ngủ, nhưng với quyết tâm của cả đại gia đình việc gì khó nếu thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn.

Sự vất vả xây nhà đằng đẵng vài tháng, thậm chí hàng năm trời cơ man công việc, cả nhà phải thuê chỗ ở tạm thời, làm lán trại ở tạm trông coi vật tư, giám sát công trình. Đến ngày mong đợi ngôi nhà mới đã thành hiện thực.

Mùa xuân tết (Bính Thân), những ngôi nhà mới biệt thự, nhà ống, nhà cấp 4 lợp ngói Giếng Đáy đỏ au, lá cờ đỏ sao vàng được treo lên trang trọng nhất trước cổng hay trên lan can hiên nhà tung bay phấp phới trong làn gió xuân, mang dáng dấp của công cuộc đổi mới ơn Đảng - Nhà nước cho cuộc sống người dân hôm nay, dân giầu, nước mạnh. Những dãy nhà mới xây còn thơm mùi sơn, đủ các mầu khoe sắc, chính mầu sắc đó đã làm đẹp cho khu phố, làng quê, rạng rỡ con đường, bến sông, cửa rừng. Ngày đẹp, giờ tốt, được tuổi, chủ nhà mời thầy cúng đến làm lễ cúng hàn long mạch, về nhà mới gặp nhiều điều may mắn. Bên mâm cỗ cúng gia tiên, họ hàng anh em bạn bè mừng Tân gia, nụ cười, lời nói thân thiện trong cái bắt tay chúc mừng nhà mới, bằng chiếc phong bì truyền thống và hiện vật tràn đầy tình cảm của mùa xuân, khi tết đến xuân về hơn 800 ngôi nhà mới đón tết nguyên đán năm nay./.

Tư pháp quảng ninh58

ĐẠI HỘI LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ QUẢNG NINH LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 2016-2020

PHạM HảI Hòa - Sở VH,TT&DL

Vừa qua tại thành phố Hạ Long, Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá Quảng

Ninh đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2016-2020. Đến dự có các đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Trần Anh Tú, Ủy viên Thường trực Liên đoàn bóng đá Việt Nam; Hà Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bùi Văn Chiến, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh khóa II…

Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp - thành viên của Liên đoàn bóng đá Việt Nam trong nhiệm kỳ qua, Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh đã tham mưu và đề xuất những nhiệm vụ và định hướng cho sự phát triển của phong trào bóng đá ở vùng Mỏ Quảng Ninh, trong đó chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo lực lượng vận động viên bóng đá trẻ; hàng năm Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh có hàng chục vận động viên bóng đá nam trẻ được bàn giao cho đội Bóng đá Than Quảng Ninh. Trong đội hình của Câu lạc bộ bóng đá Than Quảng Ninh hiện nay có nhiều cầu thủ xuất sắc được đào tạo từ tuyến vận động viên trẻ của tỉnh. Ngoài ra, Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh còn cử cán bộ huấn luyện đội trẻ và Đội tuyển bóng đá nữ Than - Khoáng sản Việt Nam. Những đề xuất và việc làm trong công tác chỉ đạo trên đã góp phần vào thành tích của bóng đá đỉnh cao vùng Mỏ thời gian qua với Đội bóng đá Than Quảng Ninh (do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bóng đá Quảng Ninh quản lý) xếp thứ 4/14 đội (trong nhóm “Tứ đại gia”) của

Giải bóng đá vô địch quốc gia - V.League 2015; Đội bóng đá nữ Than - Khoáng sản Việt Nam (do Công ty Tuyển than Cửa Ông quản lý) đoạt Cúp vô địch Giải bóng đá nữ toàn quốc năm 2012 và Cúp vô địch Giải bóng đá nữ U19 toàn quốc năm 2015…

Về bóng đá phong trào: Hàng năm, Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Thanh niên và ngành Than tổ chức các giải bóng đá vô địch tỉnh... Cùng Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức giải bóng đá truyền thống của Tập đoàn. Ngoài ra còn mở các lớp huấn luyện viên, trọng tài, hướng dẫn viên bóng đá cho các địa phương và doanh nghiệp ngành Than.

Phát biểu chúc mừng Đại hội, đồng chí Vũ Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đại diện lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam... đã ghi nhận những thành tích của tập thể Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh nhiệm kỳ qua và hy vọng rằng trong những năm tới,

tuy tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, trong nhiệm kỳ III (2016-2020) Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh cần tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại để đưa phong trào bóng đá Quảng Ninh ngày càng phát triển và trưởng thành để bóng đá Quảng Ninh trở thành thương hiệu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du với nhân dân và du khách trong nước và quốc tế.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh khóa III - nhiệm kỳ 2016-2020 gồm 17 thành viên; đồng chí Nguyễn Tiến Mạnh - Tổng biên tập Báo Quảng Ninh được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn.

Cũng tại Đại hội, nhiều doanh nghiệp, địa phương đã ủng hộ Liên đoàn bóng đá Quảng Ninh khóa III với số tiền gần 600 triệu đồng để Liên đoàn có kinh phí hoạt động như tổ chức các giải thi đấu bóng đá trong tỉnh, đào tạo huấn luyện viên, trọng tài bóng đá, ủng hộ các đội bóng đá nam và nữ của tỉnh và ngành Than thi đấu các giải quốc gia…./.

Ban chấp hành liên đoàn khóa III ra mắt.

59Tư pháp quảng ninh

công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông ở huyện biên giới bình Liêu

BùI THị KHUYêNPhòng Giáo dục và Đào tạo Bình Liêu

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục về trật tự an toàn giao thông cho học sinh, thời gian qua, Phòng

Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trường học chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ cho học sinh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Ngành Giáo dục và Đào tạo hiện có 27 trường từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông với 7.863 học sinh và trên 800 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Một số trường nằm trên trục đường chính, nhiều phương tiện giao thông qua lại, phương tiện đi lại của cán bộ, giáo viên chủ yếu là xe máy. Với học sinh, đa số các em đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ, một số em được cha mẹ đưa đón bằng xe máy. Trước tình hình đó, việc giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường nhằm hình thành và nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh được Phòng Giáo dục và Đào tạo xác định là một việc làm cần thiết và đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Theo đó, ngành đã chỉ đạo các trường chú trọng triển khai, chỉ đạo quyết liệt trong các cuộc họp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền, nhắc nhở và cam kết việc không giao xe gắn máy cho học sinh chưa đủ tuổi và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông. Tổ chức cho học sinh ký cam kết nghiêm túc thực hiện việc điều khiển xe gắn máy và các phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện phải đội mũ bảo hiểm, không lạng lách, đánh võng, không chở quá số người theo quy định và không dàn hàng hai, hàng ba khi tham gia giao thông. Quán triệt đến toàn thể cán bộ, nhà giáo và học sinh thực hiện nghiêm túc quy định không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, quy định về đội mũ bảo hiểm và tuân thủ quy tắc giao thông. Xây dựng quy định cụ thể về việc học sinh phải tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ, các quy tắc giao thông, có hình thức

xử lý kỷ luật phù hợp với những trường hợp học sinh vi phạm để kịp thời răn đe, giáo dục học sinh và thông báo cho tất cả phụ huynh biết để cùng thực hiện. Lồng ghép nội dung giáo dục về văn hóa giao thông vào các môn học như Giáo dục công dân, Đạo đức, Hoạt động ngoài giờ lên lớp… và tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Các sân chơi, cuộc thi, các hội diễn văn nghệ, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu, tiểu phẩm, thi viết, vẽ về an toàn giao thông... cho học sinh, trong đó, gắn các nội dung hoạt động với tuyên truyền về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, các trường còn xây dựng “Góc tuyên truyền về an toàn giao thông” gồm các nội dung như: Khẩu hiệu tuyên truyền, tranh ảnh về những vụ tai nạn giao thông; hậu quả về người và phương tiện do tai nạn giao thông gây ra; hướng dẫn quy định cơ bản trong luật an toàn giao thông; những tin tức cập nhật về an toàn giao thông; tin về những trường hợp vi phạm an toàn giao thông; những tấm gương thực hiện tốt về văn hoá giao thông. Giao cho giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức, cá nhân khác trong nhà trường chịu trách nhiệm nhắc nhở, có hình thức kiểm tra giám sát hàng ngày đối với học sinh.

Ngoài ra, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo về an toàn giao thông của cấp trên tới cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đồng thời yêu cầu hiệu trưởng các trường thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện và có ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường; Triển khai các kế hoạch phối hợp với chính quyền, công an trên địa bàn trong việc đảm bảo an toàn trường học; Thực hiện tốt phong trào xây dựng “Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”; Đưa công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học của các nhà trường.

Qua công tác tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông của ngành đã nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc chấp hành tốt luật lệ giao thông đường bộ và các quy định của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, làm cho mọi người luôn ý thức được rằng giáo dục an toàn giao thông trong trường học là một việc làm thường xuyên và lâu dài, góp phần giúp cho pháp luật về an toàn giao thông đi vào cuộc sống đạt hiệu quả ngày càng cao, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, qua đó góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông trong phạm vi toàn huyện./.

Tuyên truyền về an toàn giao thông và tặng mũ bảo hiểm ở trường THCS thị trấn.

Tư pháp quảng ninh60

Năm 2015 là năm diễn ra nhiều lễ kỷ niệm lớn của đất nước: 40 năm Giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Hòa chung không khí phấn khởi của toàn Đảng toàn dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ năm 2015 bằng những mô hình, phần việc cụ thể đã gặt hái được những kết quả nổi bật.

Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” được gắn kết với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng các cấp. Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam với những hoạt động thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; lãnh đạo tỉnh đã gặp mặt 130 đại biểu tiêu biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh tham gia các cuộc kháng chiến Giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đại diện thân nhân chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa đã tặng quà Đại biểu số tiền 181 triệu đồng. Tham gia 11.810 bài thi viết tìm hiểu Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, nhiều bài viết công phu, có chất lượng tốt đã được Hội đồng giám khảo tỉnh đánh giá cao, kết quả đạt 01 giải nhì và 03 giải khuyến khích cấp tỉnh; 30 bài thi viết về “Xuân 75, bản hùng ca toàn thắng”; Hội cựu chiến binh các cấp đã phối hợp tổ chức liên hoan văn nghệ “Tiếng hát cựu chiến binh Quảng Ninh” với 356 tiết mục/ 4.500 hội viên cựu chiến binh tham gia biểu diễn, các tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quân

đội và quê hương đất nước. Thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng trong dịp tiến hành Đại hội, các cấp Hội đã tích cực tham gia vào các dự thảo văn kiện, đề án nhân sự đại hội, tham gia giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội... Tham gia vào cấp ủy cơ sở từ Chi bộ đến cấp huyện có 3.166 cựu chiến binh được bầu vào cấp ủy. Đây là lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng Đảng, Chính quyền cơ sở vững mạnh.

Tích cực tham gia phong trào xây dựng Nông thôn mới, các Chi hội có đăng ký với cấp ủy, chính quyền đảm nhận các mô hình, phần việc phù hợp, đồng thời làm nòng cốt vận động nhân dân cùng thực hiện với: 1 Chương trình, 2 Phong trào, 3 Mô hình. Chương trình “Cựu chiến binh chung sức chung lòng giúp nhau giảm nghèo bền vững” bằng phương châm 3 giúp “giúp giống, vốn - giúp công - giúp kỹ thuật”. Trong 2 năm qua cán bộ, hội viên đã đóng góp trên 1,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 168 hộ hội viên nghèo vay 2 năm không lấy lãi để phát triển sản xuất cộng với các nguồn vốn vay khác. Nhờ vậy nhiều hộ đã thoát nghèo. Đến tháng 9/2015 Hội đã bàn giao 06/13 nhà nghĩa tình đồng đội trị giá khoảng 350 triệu/nhà với cách làm như ủng hộ công sức, khai thác vật liệu tại chỗ, liên hệ mua vật liệu giá rẻ của các doanh nghiệp, vận động doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, hiện vật. Phong trào “Thắp sáng đường quê” được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, đồng ý cho nhân rộng toàn tỉnh. Năm 2015 đã triển khai trên 239 thôn, lắp được 4.247 bộ bóng đèn với trên 151,76 km đường thôn, xóm được chiếu sáng; 21.488 hộ dân, 259 cơ quan, trường học và nhà văn hóa được hưởng lợi. Tính đến tháng 9/2015 toàn tỉnh đã triển khai ở 639 thôn, bản lắp đặt được 19.689 bộ bóng

Hội Cựu chiến binh Quảng Ninh năm 2015:

MỘT CHƯƠNG TRÌNH,HAI PHONG TRÀO, BA MÔ HÌNH

Vũ aNH TUấN

61Tư pháp quảng ninh

đèn với hơn 806,3km đường thôn, bản, khu phố được chiếu sáng, 73.769 hộ dân 720 cơ quan, trường học và nhà văn hóa được hưởng lợi với tổng kinh phí lắp đặt là trên 5,8 tỷ đồng. (Trong đó cựu chiến binh đóng góp trên 2, 23 tỷ đồng). Phong trào “Hướng về biển đảo” giúp xã đảo Thắng Lợi huyện Vân Đồn xây dựng hệ thống “Nước sạch dân sinh” do cựu chiến binh toàn tỉnh đóng góp, tổng trị giá trên 580 triệu đồng (trong đó có 50 triệu vốn đối ứng) với hơn 400 hộ dân được hưởng lợi, công trình được hoàn thành đảm bảo chất lượng tốt, góp phần bảo đảm an sinh xã hội để nhân dân yên tâm bám biển, bám đảo bảo vệ vững chắc Biển, Đảo của Tổ quốc, cũng là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp của cựu chiến binh Quảng Ninh. Mô hình “Tuyến đường kiểu mẫu” với 4 tiêu chí: Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp là Mô hình cựu chiến binh làm nòng cốt vận động các đơn vị trên địa bàn và nhân dân đóng góp xây dựng, theo chương trình “Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn tiên tiến, đô thị văn minh” kết quả đã hoàn thành 2 tuyến đường (840m; 550m với chi phí 322 triệu) đang được triển khai nhân rộng. Mô hình “Phát triển kinh tế gia đình” có hiệu quả, bền vững thu nhập trên trăm triệu đồng/năm như: Mô hình trồng thanh Long ruột đỏ, ổi Đài Loan, mía tím, trồng rừng, nuôi gà Tiên Yên, lợn rừng, ngan đen, nuôi trồng thủy, hải sản... Nổi bật là mô hình trồng Chanh Tứ mùa thí điểm ở 2 địa phương do Hội cựu chiến binh tỉnh chỉ đạo hiệu quả tốt đang nhân rộng thành cây xóa nghèo cho hội viên nghèo. Tham gia công tác giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng công trình bảo đảm Quốc phòng, An ninh, phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, của tỉnh, của địa phương như: Dự án đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Dự án cải tạo nâng cấp đường 18 a đoạn Hà Tu - Mông Dương, đoạn Uông Bí - Đông Triều, Dự án khu Công nghiệp Hải Hà và các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương ... Đặc biệt là tham gia giải phóng mặt bằng “Chiến dịch Quang Trung” tại huyện Vân Đồn, với tinh thần trách nhiệm cao, phương châm bám sát từng hộ dân, phối hợp tuyên truyền, thuyết phục, kiên trì vận động cho thấu tình, đạt lý nên chỉ

trong thời gian ngắn có 30/30 hộ dân đồng thuận thực hiện chủ trương giải phóng mặt bằng của tỉnh, phối hợp, vận động di chuyển 43 ngôi mộ trước Tết Nguyên đán Giáp Ngọ (trong đó có 19 ngôi mộ không có chủ) vượt mức thời gian quy định được Tỉnh ủy công nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ...

Bên cạnh đó, Hội cựu chiến binh cũng quan tâm đến việc dục thế hệ trẻ qua việc tổ chức tọa đàm “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong giai đoạn mới. Kể chuyện truyền thống cho thanh, thiếu niên, học sinh các trường với 452 buổi cho 83.752 lượt người; giao lưu giữa tuổi trẻ với các nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia các chiến dịch, các trận đánh đã đi vào lịch sử, giao lưu truyền hình trực tiếp “Điện Biên Phủ Bản hùng ca bất diệt” với 500 đoàn viên, thanh niên hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng, những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh quên mình. Kỷ niệm 25 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã kể chuyện truyền thống cho 1.149 trường với 47.714 học sinh, giáo viên. Trước diễn biến phức tạp của tình hình Biển đảo, quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương Hội, của tỉnh các cấp Hội đã làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, hội viên, chủ động phối hợp với các đơn vị Quân đội nhất là Lực lượng Hải quân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 2015 đã tổ chức được trên 340 buổi nói chuyện chuyên đề trong đó có gần 250 buổi tuyên truyền cho các nhà trường với hơn 118 ngàn lượt học sinh về tình hình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Qua những kết quả đạt được trong năm 2015, Hội Cựu chiến binh tỉnh đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là các phong trào “xây dựng nông thôn mới”, “thắp sáng đường quê” đã mang lại những hiệu quả tích cực đối với bà con các thôn, bản, những nơi điều kiện, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Những việc làm của Cựu chiến binh chính là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ học tập và noi theo./.

Tư PHÁP QUảNG NINH62

Khoảng 21h ngày 5-7-2015, Đoàn Ngọc Lợi (sinh năm 1957, trú tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long), điều khiển xe máy, biển kiểm soát 14K5-9019 trên Quốc lộ 18A hướng thành phố Uông Bí đi thành

phố Hạ Long. Khi đến đoạn đường thuộc khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, đột nhiên Lợi điều khiển xe trái làn đường, nên đã đâm vào xe máy do anh Phùng Văn Đoàn điều khiển, phía sau chở chị Nguyễn Thị Nương Mỹ đi hướng ngược lại, làm anh Đoàn, chị Mỹ ngã bị thương. Do vết thương quá nặng, đến 13h ngày 7-5-2015 chị Mỹ tử vong, còn anh Đoàn tổn hại 25% sức khỏe. Qúa trình điều tra, gia đình Đoàn Ngọc Lợi đã bồi thường tổn thất cho gia đình chị Mỹ và anh Đoàn. Phía bị hại không yêu cầu gì thêm và có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Đoàn Ngọc Lợi. Hành vi do Đoàn Ngọc Lợi gây ra, đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, quy định tại khoản 1, điều 202 BLHS. Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long xử phạt Đoàn Ngọc Lợi 15 tháng tù./.

TIN Tòa ÁN:

hậu quả của việc lái xe trái làn đường

HảI THẮNG

vào tù vì “chứng nÀo, tật ẤY” MINH CHÂU

Khoảng 5h ngày 23-7-2015, trong khi dừng xe ô tô để chờ giao gạo cho đại lý Nguyễn Thị Dinh (Tổ 9, khu 2, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long), anh Vũ Văn Hợp lên nóc Ca bin ngủ. Cùng lúc Lưu Tiến Thăng

(sinh 1965, trú tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (đã 2 lần có tiền án, tiền sự và phải chấp hành phạt tù 48 tháng) cùng 3 đối tượng (chưa rõ lai lịch) điều khiển 2 xe máy đến mở nắp phía sau thùng xe ô tô, trèo lên lấy 8 bao gạo (trọng lượng 160kg, trị giá 2,4 triệu đồng). Từ sân nhà, chị Dinh phát hiện bọn chúng đang chuyển gạo lên 2 xe máy, liền chạy ra và hô hoán. Thấy vậy 3 đối tượng lên xe máy chở gạo chạy thoát, còn Lưu Tiến Thăng bị chị Dinh và mọi người đuổi kịp, bắt giữ. Trên đường bỏ chạy, bọn chúng để rơi 2 bao gạo, cơ quan điều tra thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu. Hành vi của Lưu Tiến Thăng đã phạm vào tội “Trộm cắp tài sản”, quy định tại khoản 1, điều 138 Bộ luật hình sự. Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long xử phạt Lưu Tiến Thăng 15 tháng tù. Buộc bị cáo phải bồi thường cho anh Ngô Văn Hợp 6 bao gạo trọng lượng 120kg, trị giá 1,8 triệu đồng./.

63Tư PHÁP QUảNG NINH

dọa bạn tình để chiếm đoạt tiền DOãN TIẾN

Lừa bạn mượn xe đi cắm, lấy tiền ăn chơi TrẦN BIêN PHòNG

Vũ Minh Tùng (sinh năm 1991, trú tại phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long) cùng chị Nguyễn Thị Lan A (sinh năm 1992) là bạn tình của nhau. Tháng 7-2014, chị Lan A chủ động chia tay Tùng. Tuy vậy 2 người vẫn nhiều lần gặp gỡ, quan hệ

“tình cảm” với nhau. Ngày 21-6-2015, Tùng điện hẹn gặp, chị Lan A không nghe máy, Tùng nhắn tin đe dọa. Sợ Tùng gây chuyện, 19h cùng ngày, chị Lan A và Tùng gặp nhau tại nhà nghỉ Sao Mai (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long). Tại đây Tùng thấy trong điện thoại của chị Lan A có hình ảnh đàn ông, nên bực tức dùng tay chân đấm đá vào người chị Lan A, sau đó 2 người lại “Tình cảm” với nhau, Tùng liền lấy điện thoại quay cảnh đó. Trước lúc ra về, Tùng bảo chị Lan A phải đưa 20 triệu đồng thì Tùng sẽ xóa những hình ảnh đã quay, nếu không sẽ tung lên mạng xã hội. Do sợ hãi chị Lan A nhận lời và hẹn Tùng thời gian địa điểm giao tiền, đồng thời trình báo Cơ quan điều tra sự việc trên. Đúng hẹn, tối ngày 23-6-2015, tại tiệm bánh Gia Linh Huy (khu 4A, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long), khi chị Lan A đang đưa 18,5 triệu đồng cho Tùng, thì Tổ Điều tra - Công an thành phố Hạ Long xuất hiện, bắt quả tang, thu giữ vật chứng. Qúa trình điều tra, Vũ Minh Tùng đã tác động gia đình bồi thường tổn thất tinh thần cho chị Lan A một khoản tiền là 10 triệu đồng. Bị hại không yêu cầu gì thêm và có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Hành vi do Vũ Minh Tùng gây ra đã phạm vào tội “Cưỡng đoạt Tài sản”, quy định tại khoản 1, điều 135 Bộ luật hình sự. Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, xử phạt Vũ Minh Tùng 12 tháng tù./.

Khoảng 19h ngày 7-8-2015, anh Ngô Đình Công (trú tại thị xã Quảng Yên), đi xe máy biển kiểm soát 14U1-01698 (trị giá 14,1 triệu đồng) đến chơi với Ngô Bá Tùng (sinh năm 1991, trú tại khu 5, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long). Do có ý định

chiếm đoạt xe, nên Tùng nói với anh Công: Cho mượn xe để đi ăn tối với bạn. Vốn là bạn thân, nên anh Công không ngần ngại, giao xe cùng giấy tờ xe cho Tùng. Mượn được xe, Tùng điều khiển xe đến quán của anh Đỗ Đức Tuệ (khu 4, phường Bãi Cháy) cắm để vay 4,5 triệu đồng, rồi đi ăn chơi. Sau khi cắm xe ăn chơi hết tiền, khoảng 23h cùng ngày, Tùng vào quán Internet Thanh Nhàn (khu 2, phường Bãi Cháy) gặp anh Nguyễn Văn Chiến bạn quen ở cùng khu trọ, liền hỏi mượn xe máy, điện thoại để đi đón bạn. Anh Chiến tin, nên đã giao xe máy biển kiểm soát 16M7-9028 cùng giấy tờ xe và chiếc điện thoại Iphone 5 (tổng trị giá 8,4 triệu đồng) cho Tùng. Sau đó Tùng đem chiếc điện thoại Iphone 5 đến quán anh Đỗ Đức Tuệ cắm, vay 2,5 triệu đồng. Đến 21h ngày 8-8-2015, Tùng đem chiếc xe máy đến quán của anh Nguyễn Tiến Tưởng (khu 5, phường Bãi Cháy) cắm, vay 6 triệu đồng. Chờ lâu không thấy Tùng mang xe đến trả, anh Công, anh Chiến đã đến Công an thành phố Hạ Long trình báo. Hành vi trên của Ngô Bá Tùng đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 1, điều 139 Bộ luật hình sự. Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long xử phạt Ngô Bá Tùng 24 tháng tù. Buộc bị cáo nộp ngân sách Nhà nước 13 triệu đồng (khoản tiền thu lợi bất chính)./.