43
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ .......................................................................................................2 Phản đối hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực với ngư dân VN ..................................2 Indonesia nói gì về việc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt? ....................................................3 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................................................................................................4 Phú Yên: Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt ................................................4 Hòa Bình: Cá chết do thủy điện xả lũ, các hộ dân được bồi thường .......................................5 Bình Phước: Người nuôi trồng thủy sản có phải tự bơi? .........................................................6 Thái Bình: Huyện Tiền Hải tập trung phát triển nuôi trồng thủy hải sản ................................ 6 Phát triển mạnh mô hình nuôi tôm sú xen cua biển ở Trà Vinh ..............................................7 Phú Yên: Tăng cường quản lý vùng nuôi thủy sản .................................................................7 Hà Nội: Ba Vì cá nuôi chết hàng loạt do xả lũ sau bão số 2 ...................................................8 Đến lượt cá tra cũng lo ngại dư lượng thuốc BVTV ............................................................. 10 KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................ 11 Tiếp tục triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67 .................................................. 11 Bình Thuận: Chung tay bảo vệ ngư trường .......................................................................... 13 Lai Châu: Mường Mô - Khai thác tiềm năng lòng hồ thủy điện ........................................... 15 Nghệ An: Ngư dân hối hả tiêu thụ hải sản trước bão số 4 ..................................................... 16 Chuyện tàu xa bờ "xưa và nay" ............................................................................................ 18 Hà Tĩnh: Sớm chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản trong khu vực cảng Sơn Dương ........... 21 Bình Thuận thực hiện hiệu quả Nghị định 67 ....................................................................... 22 CỨU HỘ - CỨU NẠN.............................................................................................................. 23 Rùa nặng gần 100 kg dạt vào bờ biển Khánh Hòa ................................................................ 23 DỊCH VỤ - HẬU CẦN............................................................................................................. 24 Có 17 khu neo đậu cho tàu thuyền tránh trú bão số 4 ........................................................... 24 MÔI TRƯỜNG......................................................................................................................... 25 Chiều 25-7 bão số 4 đổ bộ: Đã xong biện pháp ứng phó ...................................................... 25 Tàu, thuyền chy khi vịnh Hòn La (Quảng Trị) tránh bão số 4........................................... 26 Thanh Hóa: Hàng trăm chiếc thuyền neo đậu tránh trú bão .................................................. 32 Hơn 400 tàu thuyền của Quảng Trị đã vào khu neo đậu an toàn để tránh báo ....................... 33 Thừa Thiên - Huế kêu gọi tàu thuyền neo đậu để tránh bão số 4 .......................................... 34 Hà Tĩnh: Cấm biển, tập trung ứng phó bão số 4 ................................................................... 36

(Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017)

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ .......................................................................................................2

Phản đối hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực với ngư dân VN ..................................2

Indonesia nói gì về việc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt? ....................................................3

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................................................................................................4

Phú Yên: Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt ................................................4

Hòa Bình: Cá chết do thủy điện xả lũ, các hộ dân được bồi thường .......................................5

Bình Phước: Người nuôi trồng thủy sản có phải tự bơi? .........................................................6

Thái Bình: Huyện Tiền Hải tập trung phát triển nuôi trồng thủy hải sản ................................6

Phát triển mạnh mô hình nuôi tôm sú xen cua biển ở Trà Vinh ..............................................7

Phú Yên: Tăng cường quản lý vùng nuôi thủy sản .................................................................7

Hà Nội: Ba Vì cá nuôi chết hàng loạt do xả lũ sau bão số 2 ...................................................8

Đến lượt cá tra cũng lo ngại dư lượng thuốc BVTV ............................................................. 10

KHAI THÁC THỦY SẢN ........................................................................................................ 11

Tiếp tục triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67 .................................................. 11

Bình Thuận: Chung tay bảo vệ ngư trường .......................................................................... 13

Lai Châu: Mường Mô - Khai thác tiềm năng lòng hồ thủy điện ........................................... 15

Nghệ An: Ngư dân hối hả tiêu thụ hải sản trước bão số 4..................................................... 16

Chuyện tàu xa bờ "xưa và nay" ............................................................................................ 18

Hà Tĩnh: Sớm chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản trong khu vực cảng Sơn Dương ........... 21

Bình Thuận thực hiện hiệu quả Nghị định 67 ....................................................................... 22

CỨU HỘ - CỨU NẠN.............................................................................................................. 23

Rùa nặng gần 100 kg dạt vào bờ biển Khánh Hòa ................................................................ 23

DỊCH VỤ - HẬU CẦN............................................................................................................. 24

Có 17 khu neo đậu cho tàu thuyền tránh trú bão số 4 ........................................................... 24

MÔI TRƯỜNG......................................................................................................................... 25

Chiều 25-7 bão số 4 đổ bộ: Đã xong biện pháp ứng phó ...................................................... 25

Tàu, thuyền chạy khỏi vịnh Hòn La (Quảng Trị) tránh bão số 4 ........................................... 26

Thanh Hóa: Hàng trăm chiếc thuyền neo đậu tránh trú bão .................................................. 32

Hơn 400 tàu thuyền của Quảng Trị đã vào khu neo đậu an toàn để tránh báo....................... 33

Thừa Thiên - Huế kêu gọi tàu thuyền neo đậu để tránh bão số 4 .......................................... 34

Hà Tĩnh: Cấm biển, tập trung ứng phó bão số 4 ................................................................... 36

Page 2: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

2

Báo động tình trạng tôm, cá chết ở vùng sông nước Cà Mau ............................................... 37

Từ vụ nhận chìm bùn xuống biển: Bình Thuận đề xuất dùng bùn, cát làm kè biển ............... 40

XÃ HỘI .................................................................................................................................... 41

Cà Mau: Nỗi lòng ngư dân xã bãi ngang .............................................................................. 41

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xét xử phúc thẩm vụ kiện cá chết trên sông Chà Và ............................. 43

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Phản đối hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực với ngư dân VN Ngày 25.7, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) trả lời câu hỏi của Thanh Niên về vụ việc tàu cá BĐ 31153 TS được

cho là bị hải quân Indonesia bắn, làm bị thương 2 ngư dân hôm 22.7. Cục Lãnh sự dẫn thông tin ban đầu từ các cơ quan chức năng của VN cho biết một tàu cá của tỉnh Bình Định mang số hiệu BĐ 31153 TS thông báo với các cơ quan chức năng vào ngày 22.7 đã bị một tàu chưa rõ số hiệu, quốc tịch bắn làm 2 người bị thương tại khu vực có tọa độ 06 độ 32 phút bắc, 107 độ 04 phút đông. Theo Cục Lãnh sự, các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin nêu trên. Thông tin từ Bộ Ngoại giao cũng cho biết ngày 23.7, tàu cá BĐ 31153 TS đã cập cảng Côn Đảo, 2 thuyền viên bị thương được nhập viện để cứu chữa. Đại diện Cục Lãnh sự cũng nhấn mạnh việc VN phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân VN.

Cùng ngày 25.7, Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về tình trạng sức khỏe của 2 thuyền viên trên tàu BĐ 31153 TS, được chuyển từ Côn Đảo về Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Thuyền viên Nguyễn Văn Cường (44 tuổi) nhập viện lúc 13 giờ 15 ngày 24.7 trong tình trạng khó thở, có dấu hiệu của sốc mất máu và viêm màng bụng.

Thuyền viên Nguyễn Văn Cường đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy

(TP.HCM)ẢNH: NGUYÊN MI

Kết quả khám, chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi hai bên, thủng cơ hoành, vỡ lách, vỡ đuôi tụy do hỏa khí. Các bác sĩ đã phẫu thuật, đặt ống dẫn lưu vào màng phổi bên trái, cắt lách và cắt đuôi tụy, cắt đại tràng và

truyền máu hồi sức. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tuy nhiên vẫn tiếp tục theo dõi nguy cơ nhiễm trùng và mất máu.

Thuyền viên Nguyễn Văn Dũng (27 tuổi) nhập viện trong tình trạng vết thương ở hông trái, gãy

hở xương chêm trong bên phải (xương vùng cổ chân và bàn chân); bàn chân phải có 2 vết thương nhỏ đường kính khoảng 1 cm. Bệnh nhân đã được cho mổ cắt lọc và xử lý các vết

Page 3: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

3

thương. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, vẫn đang theo dõi các vết thương và thay băng.

(Thanh Niên 26/7, Trường Sơn – Duy Tính) đầu trang

Indonesia nói gì về việc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt?

Hải quân Indonesia thừa nhận đã chặn bắt 2 tàu cá Việt Nam bị nghi ngờ đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này (EEZ) đồng thời bắn cảnh cáo lên không trung để đuổi các tàu cá Việt Nam ra khỏi khu vực.

Các binh sĩ Hải quân Indonesia lái thuyền cao su thực hiện một bài tập phục kích trong khuôn khổ huấn luyện tuần tra phối hợp nhằm tăng cường an ninh giữa Malaysia, Indonesia và Philippines ngoài biển Tarakan ở Tarakan,

Indonesia vào ngày 19.6.2017.

Người phát ngôn của Hải quân Indonesia Đại Tá Gig Sipasulta cho biết, tàu tuần tra Indonesia ngày 23.7 đã phát hiện và tiến hành chặn bắt 2 tàu cá Việt Nam ở phía Bắc Natunas và bắn cảnh cáo lên không trung để đuổi các tàu này ra khỏi EEZ của nước này.

Tuy nhiên, phía Indonesia từ chối cáo buộc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt Nam.

Trước thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định rằng, 4 ngư dân Việt Nam bị Hải quân Indonesia bắn trọng thương vào cuối tuần trước khi đang khai thác hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo khoảng 132 hải lý về hướng đông nam (thuộc vùng biển Việt Nam), Đại tá Gig Sipasulta khẳng định, "Hải quân (Indonesia) luôn đưa ra phản ứng theo quy trình".

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, khoảng 21 giờ ngày 22.7, tàu cá Việt Nam có 6 thuyền viên đang khai thác hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo khoảng 132 hải lý về hướng đông nam (thuộc vùng biển Việt Nam) thì bất ngờ bị lực lượng hải quân Indonesia bắn làm 4 thuyền viên bị thương, trong đó 2 người bị thương nặng là Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Cường.

Tàu cá Việt Nam gặp nạn được xác định là tàu BĐ 31153 TS của bà Hồ Thị Tuyết Nga (ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát, Bình Định).

Page 4: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

4

Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn Đảo hỗ trợ khẩn cấp cho tàu BĐ 31153 TS. Hôm 24.7 tàu BĐ 31153 TS đã được đưa về Côn đảo và những người bị thương đã được đưa tới bệnh viện điều trị.

"Hai ngư dân bị thương nặng đã được đưa tới trung tâm y tế huyện Côn Đảo điều trị và tình hình của họ đang được cải thiện", Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết.

Hiện các cơ quan chức năng Việt Nam đang điều tra nguyên nhân vụ việc. Trong khi đó, theo báo Indonesia Jakarta Post, còn có ít nhất 2 cuộc đụng độ tương tự khác giữa Hải quân Indonesia và tàu cá Việt Nam tuần trước. Một sự cố xảy ra vào Chủ nhật (23.7) và sự cố còn lại xảy ra vào thứ Sáu tuần trước (21.7) dẫn đến việc bắt giữ tàu

cá TG-92816-TS với cáo buộc đánh bắt trộm. (Dân Việt 25/7, Phương Đăng) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Phú Yên: Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt

Cá nuôi ở khu vực cửa biển Lễ Thịnh, xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) mắc bệnh và chết kéo dài 2 tháng

nay với số lượng lớn, khiến người dân bị thiệt hại nặng. Nguyên nhân cá chết được xác định do vi khuẩn

vibrio alginolyticus gây ra.

Thiệt hại nặng

Gia đình ông Nguyễn Sanh ở thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông thả nuôi 10.000 con cá, trong đó 9.000 cá mú và

1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với các triệu chứng lở loét, xuất

huyết, mù mắt. Thấy cá chết nhiều quá, gia đình ông Sanh xuất bán 4.000 con, số cá còn lại tiếp tục nuôi, nhưng vẫn

chết lai rai. “Tiền mua cá giống đã 300 triệu đồng (từ 25.000-50.000 đồng/con tùy lớn nhỏ), chi phí thức ăn từ

200.000-300.000 đồng/ngày, nhưng tiền bán cá chỉ thu được khoảng nửa số vốn đã đầu tư”, ông Sanh nói.

Cùng tình cảnh như ông Sanh, gia đình ông Nguyễn Ngọc Minh nuôi 1.900 con (1.300 con cá mú và 600 con cá hồng),

đến nay đã chết gần hết, lỗ nặng. Theo ông Trần Văn Công, Trưởng thôn Phú Lương, không chỉ gia đình ông Sanh,

ông Minh, cá mú, cá hồng nuôi của nhiều hộ nuôi khác ở thôn cũng bị chết từ 1.000-3.000 con.

Ông Giáp Văn Thức, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tuy An, cho biết: Thống kê ban đầu trên địa bàn xã

An Ninh Đông có khoảng 130 hộ nuôi cá mú, cá hồng với khoảng 124.800 con (tương đương 1.560 lồng). Khoảng 2

tháng nay, môi trường vùng nuôi gần cửa biển Lễ Thịnh không đảm bảo, khiến cá nhiễm bệnh và chết, với số lượng

24.600 con, trong đó 17.470 cá mú, 7.130 cá hồng, trọng lượng từ 0,4-1kg/con. Qua kiểm tra cho thấy cá bệnh là do

vi khuẩn vibrio alginolyticus gây ra. Hiện tượng này đã từng xảy ra theo chu kỳ nuôi ở vùng này 2 năm trước đây.

Hậu quả của việc nuôi tự phát

Theo ông Lê Quang Hiệp, Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên), trung tâm đã

cử cán bộ lấy mẫu nước tại vùng nuôi thủy sản thôn Phú Lương để xét nghiệm. Kết quả, hàm lượng vibrio spp vượt

ngưỡng cho phép (dao động từ 1.055-3.350CFU/ml). Trung tâm khuyến cáo người nuôi nên di dời lồng đến khu vực có

độ sâu hơn, dòng chảy tốt, chú ý vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ. “Biện pháp phòng bệnh cho cá, ngoài giãn khoảng cách

các lồng bè nuôi, đưa tới vị trí nước sâu, thoáng hơn; người nuôi cần che chắn, giảm nóng cho các lồng bè nuôi; hạn

chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ thức ăn là cá tạp, bằng cách khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn, sử dụng

thức ăn phải còn tươi. Tăng cường vitamin tổng hợp, nhất là vitamin C và các khoáng chất trộn vào thức ăn cho cá để

tăng sức đề kháng cho cá”, ông Giáp Văn Thức thông tin.

Page 5: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

5

Từ khi cửa biển An Hải khơi thông, lưu tốc dòng chảy tại khu vực cửa biển Lễ Thịnh cũng kém đi. Trong khi đó, số

lượng lồng bè nuôi thủy sản tự phát ở khu vực này tăng đáng kể, cộng với việc một số người dùng lốp xe cũ, cọc tre

để nuôi hàu, xả rác thải sinh hoạt… khiến khu vực này ô nhiễm.

Trong khi đó, ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cho biết, khu vực cửa

biển Lễ Thịnh chưa được quy hoạch vùng nuôi thủy sản, huyện đang lấy ý kiến có nên để vùng

nuôi này tồn tại hay không. (Báo Phú Yên 26/7, Anh Ngọc) đầu trang

Hòa Bình: Cá chết do thủy điện xả lũ, các hộ dân được bồi thường Ông Văn Phú Chính, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai cho biết, từ ngày 11-7, tức trước thời điểm xả lũ 7 ngày, Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đã có văn bản gửi các địa phương thông báo về việc khả năng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ xả lũ.

Thiệt hại về thủy sản, cá nuôi trên lồng bè do thủy điện xả lũ sẽ được hỗ trợ bồi thường

Các địa phương cần chủ động triển khai thông báo cho người dân vùng hạ du được biết, đồng thời có các phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Ông Văn Phú Chính khẳng định, công tác xả lũ thực hiện đúng quy trình, quá trình xả lũ được đánh giá tốt, đảm bảo an toàn hạ du, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, đáng tiếc là có một số hộ dân ở Tuyên Quang, Phú Thọ và Hòa Bình đã bị thiệt hại thủy sản, cá nuôi trên lồng bè do sặc nước.

“Về việc hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Chủ tịch các tỉnh, thành phố. Các địa phương cần triển khai ngay việc hỗ trợ thiệt hại để bà con yên tâm ổn định sản xuất. Từ đầu năm 2017, Chính phủ đã có Nghị định 02 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai lũ lụt, các địa phương có trách nhiệm đánh giá thiệt hại, kiểm kê thiệt hại của người dân, sau đó chủ động sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ thiệt hại. Nếu các địa phương thấy số tiền hỗ trợ thiệt hại vượt quá ngân sách thì báo cáo cho Bộ NN&PTNT để Bộ báo cáo Chính phủ tính toán phương án hỗ trợ tiếp theo”, ông Văn Phú Chính cho hay.

Theo thông tin từ các địa phương, sau khi thủy điện Hòa Bình xả lũ, có 400 tấn cá nuôi ở các lồng bè vùng hạ du bị chết. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Sở NN&PTNT Phú Thọ cho biết, khu vực chịu thiệt hại nặng là huyện Thanh Sơn hạ lưu sông Đà. Khu vực này có hơn 440 lồng bè nuôi cá của người dân. Trong đó, có hơn 200 lồng bè có cá ở huyện Thanh Sơn bị chết ngạt khí do xả lũ, thiệt hại ước tính 350 tấn cá. Còn tại Hòa Bình, ước tính thiệt

hại khoảng 6 tỷ đồng. (An Ninh Thủ Đô 26/7, Tuyết Nhung) đầu trang

Page 6: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

6

Bình Phước: Người nuôi trồng thủy sản có phải tự bơi? Các hộ nuôi cá bằng lồng bè trên hồ Suối Giai, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú “điếng người” khi chứng kiến vốn liếng, thành quả lao động của họ bao tháng trời bỗng dưng trôi theo những cơn mưa mấy ngày qua. Điều đáng bận tâm là nguyên nhân dẫn tới sự mất mát ấy không phải vì mưa to gió lớn gây bể bè hay bị sổ lồng, mà hàng tấn cá của mỗi hộ dân đã phơi trắng bụng sau khi nước đổ về hồ Suối Giai tăng lên. Vì sao cá lại chết đồng loạt khi nước đổ về, cơ quan chức năng làm gì trước, trong và sau đó?

Sau mỗi cơn mưa, thông thường loài vật nào cũng thấy khỏe khoắn hơn, cá trong ao hồ cũng vậy. Tuy nhiên, nếu ao hồ thông với cửa sông có độ mặn cao, nước mưa bất ngờ đổ về nhiều có thể dẫn tới độ mặn giảm đột ngột, ôxy trong nước giảm... thì điều “có thể” tiếp theo là cá nuôi trong bè bỏ ăn rồi chết. Đó là nguyên nhân thứ nhất, do “thiên tai” và xác suất rất thấp, hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân thứ hai có thể do tác động của con người. Mưa lớn dẫn tới tràn các hồ chứa chất thải chưa qua xử lý của doanh nghiệp trong vùng hoặc doanh nghiệp lợi dụng trời mưa đã xả thải ra môi trường. Hậu quả là nước ô nhiễm, độc tố đổ về khiến cá chết hàng loạt. Đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra trên lý thuyết, thực tế còn phải chờ.

Với giá bán như mọi khi khoảng 100 ngàn đồng/kg, gần 5 tấn cá lăng nuôi trên hồ Suối Giai chuẩn bị đến kỳ thu hoạch trị giá xấp xỉ 500 triệu đồng, nhưng gia đình ông Trần Văn Nhu, ấp 9, xã Tân Lập phải bán đổ 30-40 ngàn đồng/kg. Điều đó cho thấy người nuôi cá ở hồ Suối Giai bị thiệt hại đến mức nào. Vì thế, người nuôi cá cũng như cộng đồng trong vùng đang chờ đợi cơ quan chức năng có kết luận chính thức và chính xác nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt như vậy. Bởi lẽ:

Nếu cá chết do “thiên tai”, các hộ nuôi trồng thủy sản sẽ được xem xét hỗ trợ thiên tai. Đồng thời, Bình Phước với lượng mưa lớn và diễn ra 6 tháng/năm, cơ quan chức năng, cụ thể là ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có thông báo chính thức, cụ thể, phổ biến rộng rãi những khu vực không thể nuôi cá lồng bè, khu vực có thể nuôi nhưng khuyến cáo hạn chế, khu vực môi trường thuận lợi, nuôi tốt...

Nếu do “nhân tai” như đã nêu, đây sẽ là vấn đề cần được các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc. Môi trường là ưu tiên hàng đầu và đã được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhiều lần khẳng định không đánh đổi để phát triển kinh tế. Hơn thế, càng không thể chấp nhận trường hợp cố tình trục lợi để lại hậu quả không chỉ ô nhiễm môi trường, mà còn ngay lập tức khiến người dân thiệt hại lớn về kinh tế. Gây ô nhiễm môi trường chung chung “không trúng vào ai” vốn đã phải xử lý nghiêm, gây thiệt hại trực tiếp cho dân phải xử lý nghiêm hơn.

Hồ Suối Giai được đưa vào sử dụng từ năm 1981 với diện tích mặt nước 420 ha, cung cấp nước tưới cho hàng ngàn héc ta và hàng ngàn hộ dân. Với thời gian hình thành, sử dụng và diện tích như vậy, hồ Suối Giai không dễ bị “thuốc” đến mức những ngày qua không chỉ cá lồng bè mà cá tự nhiên trong hồ cũng chết, mùi hôi tanh nồng nặc, mặt nước xuất hiện nhiều váng. Nếu không phải là một trong hai nguyên nhân như đã nêu, ngành chức năng chắc chắn sẽ có một đáp án khác.

Cơ quan chức năng được thành lập để phục vụ lại nhân dân. Vì thế, thêm một điều chắc chắn

nữa: Người nuôi cá ở hồ Suối Giai cũng như các hồ khác trong tỉnh, rộng hơn là trong cả nước, sẽ không phải “tự bơi” trong cuộc mưu sinh của mình. (Báo Bình Phước 25/7, Trần Phương)

đầu trang

Thái Bình: Huyện Tiền Hải tập trung phát triển nuôi trồng thủy hải sản

Để tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy, hải sản trong những năm tới. Huyện Tiền Hải (

Thái Bình) đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng

phát triển kinh tế biển. Huyện Tiền Hải tập trung chỉ đạo phát triển cả về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Đẩy mạnh nuôi thâm canh thủy, hải sản ở vùng nước lợ, mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ ở các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Chỉ đạo cải tạo ao, đầm nuôi trồng thủy sản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Khai thác hiệu quả các vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ. Đồng thời xây dựng cơ

Page 7: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

7

chế chính sách để mời gọi và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tập trung chỉ đạo khai thác thuỷ sản, tạo điều kiện, cơ chế khuyến khích các chủ phương tiện khai thác đầu tư, nâng cấp tàu thuyền, trang thiết bị hiện đánh bắt xa bờ, đăng ký, đăng kiểm, trang bị thông tin liên lạc và phương tiện cứu hộ. Khuyến khích các dịch vụ hậu cần nghề cá về cung ứng vật tư, thu mua, bảo quản chế biến, sửa chữa tàu thuyền. Chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các kiến thức về các tiến bộ công nghệ khai thác cho ngư dân và giữ gìn chủ quyền biển đảo. Thực hiện nghiêm việc quản lý, khai thác hiệu quả Cảng

cá Nam Thịnh. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Thái Bình 24/7, Hữu Phước) đầu trang

Phát triển mạnh mô hình nuôi tôm sú xen cua biển ở Trà Vinh

Vụ nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn và nước lợ năm nay của tỉnh Trà Vinh có trên 1.600 lượt hộ nông dân thực hiện

mô hình nuôi tôm sú xen cua biển theo hình thức quảng canh, với tổng diện tích trên 3.100 ha mặt nước. Toàn bộ các hộ

dân thực hiện mô hình nuôi thủy sản kết hợp này đều đạt lợi nhuận 40 – 50 triệu đồng/ha.

Ông Sơn Thái, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải thực hiện mô hình nuôi tôm sú xen cua biển từ 4 năm nay trên diện

tích gần 1 ha mặt nước ao chuyên nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trước đây. Ông Sơn Thái cho biết, do điều kiện

ao nuôi tôm gia đình không đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống ao lắng, điện hạ thế phục vụ nuôi tôm công

nghiệp nên nhiều vụ nuôi tôm của gia đình phát sinh dịch bệnh, thua lỗ. Từ đó, ông chuyển sang nuôi tôm sú xen

cua biển thả với mật độ thưa (quảng canh), hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp; tôm sú nuôi, cua biển lớn

nhanh, không xảy ra dịch bệnh.

Theo ông Sơn Thái, bình quân 1 ha mặt nước nên thả nuôi khoảng 50.000 con tôm sú và 5.000 con cua biển

giống. Thức ăn cho tôm sú và cua biển sử dụng chủ yếu là cá vụn, ốc…Thức ăn công nghiệp chỉ sử dụng trong

tháng đầu khi thả con giống. Sau thời gian 1,5 tháng nuôi, mô hình bắt đầu thu hoạch cua biển theo hình thức câu

tỉa thưa những con lớn và thời gian thu hoạch cua kéo dài 2 tháng. Tôm sú sau 5 tháng nuôi đạt kích cỡ 13 – 15

con/kg (loại I) là thu hoạch đồng loạt bán với giá 350.000 – 370.000 đồng/kg. Với 1 ha mặt nước, 1 tuần ông Thái

câu cua biển 2 lần và bán được 6 – 7 triệu đồng. Tổng thu nhập từ cua biển của ông Thái trên 40 triệu đồng và

cùng với thu hoạch tôm sú trên 50 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông Thái thực lãi hơn 50 triệu đồng.

Ông Trần Quốc Thái, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết, mô hình

nuôi tôm sú xen cua biển lợi nhuận kém so với nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, đây là mô hình phù hợp với các

hộ nông dân có diện tích ao nuôi không đủ yếu tố kỹ thuật để nuôi tôm công nghiệp. Ưu thế của mô hình là ít rủi ro

về dịch bệnh, chi phí thức ăn thấp, có điều kiện về thời gian để nuôi 2 vụ trong năm. Phòng Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn huyện Duyên Hải khuyến khích các hộ nông dân không có đủ điều kiện nuôi tôm công nghiệp

chuyển sang mô hình nuôi tôm sú xen cua biển để đảm bảo hiệu quả bền vững. (Báo Ảnh Dân Tộc Và Miền Núi

25/7, Phúc Sơn) đầu trang

Phú Yên: Tăng cường quản lý vùng nuôi thủy sản

Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên, kết quả quan trắc môi trường nước các vùng nuôi

trồng thủy sản ngày 17-18/7 cho thấy, các chỉ tiêu hóa lý và hàm lượng vi sinh vibrio spp tại các vùng

quan trắc đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Tuy nhiên, tại vùng nuôi cầu Ông Đại (huyện Đông Hòa) độ mặn thấp (4‰) không phù hợp cho nuôi trồng thủy sản;

hàm lượng Fe (sắt) vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại các vùng nuôi cầu Ông Đại và Phước Long, Phước Giang (huyện

Đông Hòa) dao động từ 0,55-1,27mg/l.

Page 8: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

8

Tại các vùng nuôi Vũng Tàu, Phước Long, Phước Giang và cầu Ông Đại, chỉ tiêu NH3 (amoniac) vượt ngưỡng giới hạn

cho phép, dao động từ 0,52-0,92mg/l. Chỉ tiêu NO2 (nitơđiôxit) vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại các vùng nuôi

Phước Long, Phước Giang, dao động từ 0,057-0,070mg/l.

Còn tại các vùng nuôi cửa An Hải (huyện Tuy An) và Vũng Tàu, chỉ tiêu PO4 (photphat) vượt ngưỡng giới hạn cho

phép từ 0,29-0,50mg/l. Chỉ tiêu H2S (hydrosulfua) vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại các vùng nuôi cửa An Hải, Tân

Long và Phước Giang, dao động từ 0,03-0,05mg/l. Hàm lượng DO (ôxy hòa tan) thấp hơn giới hạn cho phép tại các

vùng nuôi Tuần Nhã, Lệ Uyên (TX Sông Cầu), Vũng Tàu, cầu Ông Đại và dao động từ 4,4-4,8 mg/l. Tại các vùng nuôi

Phú Dương (TX Sông Cầu), Phú Lương, Tân Long, Mỹ Phú (huyện Tuy An), hàm lượng vibrio spp tổng số vượt ngưỡng

giới hạn cho phép từ 1.055-3.350CFU/ml.

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo: Các vùng nuôi tôm hùm có hàm lượng DO tại Lệ Uyên

thấp hơn giới hạn cho phép, hàm lượng vibrio spp tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại Phú Dương nên di dời

lồng đến vùng có độ sâu hơn, nơi có dòng chảy, nâng lồng lên ở mức độ vừa phải.

Hiện nay, các ao nuôi ốc hương đã thu hoạch không nên hút xả thải vào vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông vì sẽ làm ô

nhiễm vùng nuôi cho các đối tượng nuôi khác. Khu vực chợ Xuân Thịnh nơi tập kết và phân phối thức ăn cho tôm hùm

đã gây ô nhiễm vùng nuôi tại thôn Phú Dương.

Các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng có NH3 vượt ngưỡng giới hạn cho phép là do hệ thống nước ngầm vùng này đang

có nguy cơ ô nhiễm, cần tăng cường sục khí cho ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, cấy men vi sinh định kỳ 1

lần/tuần để ổn định pH, định kỳ siphon loại bỏ chất hữu cơ trong ao nhằm giảm hàm lượng NH3 ở đáy ao.

Tại vùng nuôi có NO2 vượt ngưỡng giới hạn cho phép cũng có nguy cơ bị ô nhiễm, người nuôi thường xuyên kiểm tra

chất lượng nước, xử lý lượng thức ăn thừa, phân tôm và xác phiêu sinh vật. Tại các vùng nuôi có PO4 vượt ngưỡng

giới hạn cho phép do nguồn nước cấp tại khu vực này có nguy cơ phú dưỡng hóa ở thủy vực và sự phát triển của các

loài tảo, vi tảo, cần xử lý nước.

Đối với các vùng nuôi có H2S vượt ngưỡng giới hạn cho phép, người nuôi cần tăng cường sục

khí và cung cấp ôxy cho đáy ao để loại trừ H2S. Những vùng nuôi có hàm lượng DO thấp hơn

ngưỡng giới hạn cho phép có nguy cơ tồn đọng nhiều chất hữu cơ, trầm tích khá cao, người nuôi cần quản lý tốt lượng thức ăn, không để thức ăn dư thừa. Các vùng nuôi có hàm lượng

vibrio spp tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép, người nuôi cần bổ sung chế phẩm sinh học

vào ao nuôi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. (Báo Phú Yên 25/7, Ngọc Như) đầu trang

Hà Nội: Ba Vì cá nuôi chết hàng loạt do xả lũ sau bão số 2

Suốt một tuần qua sau cơn bão số 2, những hộ nuôi cá lồng trên sông Đà -sông Hồng của huyện

Ba Vì đã làm đủ mọi cách để cứu cá, nhưng cá vẫn chết hàng loạt gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Anh Phùng Tất Thắng thôn Phú Mỹ A, xã Phú Sơn có 30 lồng cá nuôi. Những ngày qua, sau khi thủy điện Hòa Bình xả lũ, cá gia đình anh nuôi nổi chết không kịp vớt. Đến nay, anh cũng không tính nổi thiệt hại do việc xả lũ trong cơn bão số 2 vừa qua gây nên cá chết là bao nhiều(!). Trong 30 lồng cá, anh Thắng nuôi chủ yếu các loại cá lăng, trắm đen, cá ngạnh và trắm cỏ. Cá lăng anh nuôi 3 vạn con giống với tiền vốn là 150 triệu đồng từ tháng 8/2016, hiện trọng lượng đạt từ 0,8 kg đến 1,5 kg.

Page 9: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

9

C

á lồng nuôi của anh Phùng Tất Thắng xã Phú Sơn nổi chết hàng loạt

Một năm qua, chỉ riêng tiền cám cho cá ăn đã hết khoảng 400 triệu đồng. Ngoài cá lăng, anh cũng thả khoảng 1,2 vạn con trắm đen với tiền cá giống là 70 triệu đồng, tiền cám khoảng 120 triệu đồng. Riêng trắm cỏ, anh Thắng nuôi từ cuối năm 2015 với gần 4 tấn cá giống, cá giờ đạt 7 - 8kg/con …Anh Thắng cho biết các loại cá của anh bị chết đến nay ước tính thiệt hại khoảng hơn 1 tỷ đồng. Mặc dù anh đã dùng đủ mọi cách như dùng máy bơm nước ngoài sông, sục không khí trong lồng nuôi, nhưng đều bất lực, cá chết giờ cho không ai lấy, đành nhờ người vớt lên đóng vào tải đem chôn, tránh ô nhiễm môi trường. Tương tự tình cảnh của anh Thắng, chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Phú Nhiêu, xã Thái Hòa cũng nuôi 7 lồng cá. Chồng đi công tác xa, chị Hường nuôi cá lồng để mong muốn cuộc sống tốt hơn. Do địa bàn gần Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh nên 4 ngày qua, chị đã phải nhờ lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện vớt cá chết đem chôn giúp. Nhìn vốn liếng, công sức của gia đình bỏ ra tự dưng mất đi chị Hường không thể nói nên lời. Chị cho biết, với 7 lồng cá nuôi từ đầu tháng 8 /2016 đến nay chị thiệt hại khoảng 50 triệu đồng chưa kể công công sức, tiền điện và các loại phụ phí khác. Xót của, nhưng chị bảo “đành chịu chứ biết làm thế nào?". Theo báo cáo của UBND xã Tòng Bạt, toàn xã có 6 hộ nuôi cá lồng trên sông, với diện tích hơn 3.500m2. Sau cơn bão số 2 kết hợp việc thủy điện Hòa Bình xả lũ, số cá chết là 127,1 tấn, người nuôi cá trên địa bàn xã thiệt hại hàng tỷ đồng. Chủ tịch UBND xã Thái Hòa Trần Lê Minh và Phó Chủ tịch UBND xã Minh Quang Đỗ Văn Minh đều cho biết: “Khi có thông tin ảnh hưởng của cơn bão số 2 và thủy điện Hòa Bình xả lũ, xã đều chỉ đạo cán bộ cùng với các hộ dân thống kê số lượng cá chết để từ đó nắm bắt thiệt hại và đề nghị các cấp có cơ chế hỗ trợ các hộ nuôi cá lồng trên sông”. Cho đến nay, hầu hết các hộ nuôi cá lồng dọc sông Đà, sông Hồng của huyện Ba Vì đều ít nhiều chịu thiệt hại vì cá chết do ảnh hưởng của bão và do xả lũ. Nguồn vốn đầu tư của các hộ dân nuôi cá trên sông bỗng chốc “đổ xuống sông, xuống biển”. Vì vậy rất mong các cấp chính quyền xem xét có cơ chế hỗ trợ đầu tư về vốn để các hộ nuôi cá

yên tâm sản xuất trong thời gian tới. (Kinh Tế Và Đô Thị 25/7, Hồng Đạt) đầu trang

Page 10: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

10

Đến lượt cá tra cũng lo ngại dư lượng thuốc BVTV Lạm dụng thuốc BVTV, không chỉ gây khó khăn lớn cho XK nông sản, mà XK thủy sản cũng đang bị

ảnh hưởng, nhất là những loại thủy sản nước ngọt như cá tra.

Nuôi cá tra ở ĐBSCL

Theo thông tin từ một số doanh nhân ngành hàng cá tra, hiện nay, cá tra Việt Nam XK vào Mỹ đang bị

kiểm tra gắt gao về dư lượng Chlorpyrifos. Nguyên nhân là do trong thời gian qua, Cục Quản lý Thực

phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phát hiện dư lượng Chlorpyrifos trong một số lô hàng cá tra có xuất

xứ từ Việt Nam.

Điều đáng nói là Chlorpyrifos lại là một hoạt chất BVTV chứ không phải kháng sinh hay hóa chất dùng

trong nuôi trồng thủy sản. Hoạt chất Chlorpyrifos là thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ, được sử dụng rộng

rãi trong sản xuất nông nghiệp để phòng trừ sâu bệnh. Vì sao Chlorpyrifos lại có mặt trong ao nuôi cá

tra, khiến cho nhiều sản phẩm cá tra có dư lượng chất này?

Theo thông tin từ một DN chế biến cá tra, khi DN phát hiện dư lượng Chlorpyrifos trong mẫu cá tra

nguyên liệu, xuống hỏi nông dân thì họ khẳng định không sử dụng hoạt chất này trong ao nuôi cá tra.

Vì thế, có thể hoạt chất Chlorpyrifos cũng như một số loại thuốc BVTV khác đã xuất hiện trong ruộng lúa do nông dân sử dụng khi phòng trừ sâu bệnh trên lúa. Khi nước từ ruộng lúa chảy ra hệ thống sông,

rạch, đã mang theo các loại thuốc trừ sâu. Và khi người nuôi cá tra lấy nước vào ao nuôi, trong nước đã

có sẵn những hoạt chất này.

Page 11: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

11

Tuy nhiên, theo nguồn tin của một chuyên gia trong ngành cá tra, vẫn còn hiện tượng một số nông dân

nuôi cá tra sử dụng thuốc BVTV để sát trùng nước trước khi nuôi cá. Sở dĩ có điều này là vì vào mùa

mưa lũ, trong nguồn nước sông, rạch… ở ĐBSCL chứa nhiều loại ký sinh trùng, vi khuẩn… gây bệnh

cá tra. Hầu hết các hộ nuôi cá tra lại không có ao lắng lọc, sát trùng nước trước khi bơm vào ao nuôi.

Do đó, nước thường được đưa thẳng từ sông, rạch vào trong ao nuôi. Để diệt ký sinh trùng trong nước

ao trước khi thả nuôi cá tra, một số nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ.

Bên cạnh đó, để giảm lượng cá tra bị loại do trầy xước trong quá trình kéo cá và vận chuyển tới nhà

máy, một số nông dân đã sử dụng Chlorpyrifos trước khi cá sắp thu hoạch. Bởi hoạt chất này sẽ khiến

cho cá bị ức chế thần kinh, trở nên lờ đờ, ít bơi lội. Trong bối cảnh FDA đã tăng cường kiểm tra gắt

gao với dư lượng Chlorpyrifos trong cá tra NK từ Việt Nam, và từ 2/8 tới, Cơ quan Thanh tra và ATTP (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ tiến hành thanh tra 100% lô hàng cá da trơn NK, các DN chế biến cá

tra XK sang Mỹ đã phải bắt tay lấy mẫu kiểm tra ở 100% ao nuôi mà DN thu mua. Tuy nhiên, do máy

móc, thiết bị kiểm tra ở Việt Nam chưa hiện đại như ở Mỹ, nên nguy cơ vẫn có những lô hàng cá tra bị

cơ quan chức năng nước này phát hiện có dư lượng Chlorpyrifos cũng như các hoạt chất BVTV khác

vượt mức quy định ở Mỹ, là không nhỏ.

Trong thời gian qua, nhiều lô hàng nông sản XK của Việt Nam đã bị cảnh báo dư lượng Chlorpyrifos ở một số thị trường khó

tính. Năm ngoái, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã phát hiện dư lượng Chlorpyrifos vượt mức cho phép trong lô

hàng ngò tây sấy khô được NK từ Việt Nam. Từ sự việc đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định nâng tần

suất kiểm tra từ 5% lên 50% đối với các lô hàng ngò tây đã qua sơ chế có nguồn gốc từ Việt Nam.

(Nông Nghiệp Việt Nam 25/7, Sơn Trang) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Tiếp tục triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) về một số chính sách phát triển thủy sản hết hiệu lực từ

31/12/2016, tuy nhiên, sau đó, Thủ tướng đã đồng ý gia hạn thêm 1 năm (31/12/2017) đồng thời giao Bộ NN&PTNN xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 67 trình Chính phủ trong

quý 2/2017.

Page 12: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

12

Ảnh T.L minh họa

Nghị định 67 giúp ngư dân vươn khơi, bám biển

Báo cáo sau 3 năm triển khai NĐ 67 cho thấy đã có trên 50% số tàu trong chương trình được đóng mới là tàu vỏ thép, vỏ

vật liệu mới, với trên 52% tàu có công suất trên 800CV được trang bị hiện đại.

Tính đến 28/2/2017, các NHTM đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 932 tàu, chiếm 48% tàu cá được phê

duyệt đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu, với số tiền cam kết cho vay khoảng 9.139 tỷ đồng. Hiện đã có 557 tàu cá

đóng mới và 104 tàu nâng cấp đi vào hoạt động tại nhiều tỉnh thành trong cả nước; tính đến ngày 28/2/2017, các chủ tàu

đã trả nợ gốc cho ngân hàng đạt 65 tỷ đồng, tổng dư nợ còn 7.963 tỷ đồng.

Về chính sách BH, năm 2015 tổng số tàu tham gia BH thân tàu, ngư lưới cụ là 10.602 tàu cá; tổng số lượng thuyền viên

được BH là 102.784 thuyền viên; tổng số phí BH là 261,9 tỷ đồng. Tổng giá trị BH là 25.169 tỷ đồng.

Năm 2016: Đến 31/12, số tàu tham gia BH thân tàu, ngư lưới cụ là 21.821 tàu cá với giá trị BH là 393 tỷ đồng, đã h trợ

được 336 tỷ đồng; số lượng thuyền viên được hư ng BH là 190.863 thuyền viên với số phí BH là 55,4 tỷ đồng...

Ngay sau khi NĐ 67 chính thức hết hiệu lực (31/12/2016), Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 113/NQ -CP (Nghị

quyết 113) thống nhất kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách quy định tại NĐ 67 đến hết ngày 31/12/2017. Đồng thời

giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,

UBND các tỉnh liên quan khẩn trương tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện các chính sách quy định tại NĐ 67, báo

cáo Chính phủ trong quý 1/2017. Trên cơ s tổng kết, đánh giá, Chính phủ cũng giao cho Bộ NN& PTNN xây dựng dự

thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 67 theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trong quý 2/2017.

Thực hiện Nghị quyết số 113/NQ-CP, ngày 31/3/2017, Bộ Tài chính đã gửi công văn yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương đồng thời chỉ đạo 4 doanh nghiệp bảo hiểm được phép tham gia triển khai BH theo NĐ 67 gồm

Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm PVI, Bảo Minh, Bảo hiểm Petrolimex tiếp tục thực hiện chính sách BH theo NĐ 67 đến hết

ngày 31/12/2017.

Tiếp tục triển khai Nghị định 67

Theo sự chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị Quyết 113, mới đây, Bộ NN& PTNN đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan

xây dựng và đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 67.

Page 13: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

13

Bộ NN& PTNN cho biết, việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 67 được thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn

đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với các văn bản quy phạm phát luật hiện hành; đảo đảm tính kế thừa các quy định đã

được áp dụng và phù hợp thực tế, đồng thời giải quyết những vướng mắc trong quy trình triển khai thực hiện NĐ 67, đáp

ứng yêu cầu thực tế của sản xuất.

Liên quan đến vướng mắc về chính sách BH khi triển khai NĐ 67, Bộ NN& PTNN cho rằng, NĐ 67 ban hành nhằm h trợ

người dân giảm bớt khó khăn và yên tâm khi hoạt động sản xuất trên biển, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên

biển cũng như bảo đảm tài sản thế chấp cho nguồn vốn vay đóng mới, nâng cấp. Tuy nhiên, thời gian h trợ chỉ đến hết

năm 2016, trong khi các khoản vay kéo dài từ 10 đến 15 năm nên khó khăn cho ngân hàng để bảo toàn nguồn vốn vay,

do vậy Bộ NN& PTNN đề xuất sửa đổi, bổ sung thời gian thực hiện chính sách BH sao cho phù hợp với thời gian hợp

đồng tín dụng vay vốn đóng tàu, nâng cấp tàu; thay thế chính sách h trợ BH đang thực hiện theo Quyết định

48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 67 mà Bộ NN& PTNN đang dự kiến trình Chính phủ, chính sách BH

(Điều 5) được quy định như sau: Ngân sách nhà nước h trợ kinh phí mua BH cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu

dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác thủy sản, nghiệp đoàn nghề cá và có

tổng công suất máy chính từ 90CV tr lên.

Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua BH tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên

tàu; hỗ trợ hàng năm kinh phí mua BH thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (BH mọi

rủi ro) với mức: 70% kinh phí mua BH đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến

dưới 400CV; 90% kinh phí mua BH đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở

lên..., nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho bà con ngư dân vươn khơi bám biển. (Thời Báo Tài

Chính Việt Nam 25/7, H.C) đầu trang

Bình Thuận: Chung tay bảo vệ ngư trường

Sử dụng chất nổ trong khai thác, đánh bắt hải sản trên biển gây mất an toàn, hủy hoại môi trường

và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; vấn đề này đang trở thành nỗi bức xúc tại tỉnh Bình Thuận

trong thời gian qua.

Page 14: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

14

Đội công tác của Đồn BP

Thanh Hải kiểm tra, phát hiện thuốc nổ trên tàu cá. Ảnh: Trung Thành

Với bờ biển dài, nguồn hải sản phong phú, đa dạng, Bình Thuận không chỉ là ngư trường của ngư dân địa phương,

mà còn là địa chỉ quen thuộc của ngư dân các tỉnh lân cận trong mỗi chuyến vươn khơi đánh bắt hải sản trên biển.

Nhưng vì lợi trước mắt, một bộ phận ngư dân đã sử dụng thuốc nổ đánh bắt làm cho nguồn hải sản phong phú do

thiên nhiên ban tặng nơi đây bị hủy hoại, cạn kiệt từng ngày.

Với quyết tâm chung tay cùng các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi việc

sử dụng thuốc nổ trong khai thác đánh bắt hải sản nhằm xây dựng vùng biển Bình Thuận trở thành ngư trường an

toàn, bền vững, từ đầu năm đến nay, các đơn vị Biên phòng trong toàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền

nhằm nâng nhận thức của ngư dân đối với tác hại và những hệ lụy do hành vi này gây ra. Đồng thời, đẩy mạnh

công tác tuần tra, kiểm soát, bắm nắm tình hình địa bàn, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý 5 vụ với 5 đối tượng có

hành vi tàng trữ trái phép vật liệu nổ trên tàu cá để sử dụng trong khai thác hải sản.

Điển hình, vào ngày 28-6, tại vùng biển Tuy Phong, Đồn BP Liên Hương phối hợp cùng Trạm Quản lý và Bảo vệ

nguồn lợi thủy sản Tuy Phong tiến hành kiểm tra tàu cá NT 91207 TS, công suất 270CV, hành nghề vây rút chì do

Tô Vương (SN 1987), trú tại Lạc Sơn 2, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận làm Thuyền trưởng kiêm

chủ tàu. Qua kiểm tra tàu cá, lực lượng phối hợp đã phát hiện 2kg thuốc nổ (dạng dẻo), 31 kíp nổ và 3m dây cháy

chậm.

Trước cơ quan pháp luật, Tô Vương khai nhận, số thuốc nổ trên do y mua tại Cà Ná, sau đó đem vào vùng biển

Tuy Phong để đánh cá thì bị phát hiện, bắt giữ. Trước đó, ngày 21-6, tại cảng cá Phan Thiết, Tổ công tác Đồn BP

Thanh Hải đã tiến hành kiểm tra và phát hiện tàu cá BTh 96501 TS, công suất 200CV, hành nghề vây rút chì do ông

Võ Thành Huy (SN 1980), trú tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong làm Thuyền trưởng đang tàng trữ trái phép

vật liệu nổ, tang vật thu giữ gồm: 2 cục thuốc nổ có trọng lượng 200g, 8 kíp nổ và 8 đoạn dây cháy chậm.

Page 15: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

15

Thời gian tới, các đơn vị BĐBP trong toàn tỉnh sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền

nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân không dùng thuốc nổ đánh bắt hải sản, đồng thời tăng

cường công tác kiểm tra, giám sát tàu thuyền trước khi xuất bến; đồng thời tăng cường tuần tra

trên biển. Quyết tâm cùng với ngư dân, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương

xây dựng ngư trường Bình Thuận trở thành ngư trường bền vững, an toàn. (Biên Phòng 24/7,

Trung Thành) đầu trang

Lai Châu: Mường Mô - Khai thác tiềm năng lòng hồ thủy điện Từ khi về nơi ở mới, khai thác, đánh bắt thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Lai Châu đã trở thành nghề chính của nhiều hộ dân xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn).

Mỗi ngày, khi ánh chiều dần buông trên những mái nhà ở xã tái định cư Mường Mô cũng là lúc bà con nổ máy, bơi thuyền ra khu vực lòng hồ Thủy điện Lai Châu thả lưới, đặt bẫy tôm cá. Âm thanh rộn ràng của những chiếc thuyền máy đã trở nên quen thuộc và gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây. Gặp anh Hỏ Văn Dung ở bản Nậm Hài khi đang chuẩn bị lưới, giỏ bát quái để bắt đầu chuyến đánh bắt tôm cá, anh cho biết: “Nhận thấy nguồn lợi thủy sản dồi dào từ khu vực lòng hồ Thủy điện, ngay sau khi về nơi ở mới, gia đình tôi đầu tư hơn 40 triệu đồng mua thuyền máy, ngư cụ và đóng mới 2 vó bè để khai thác, đánh bắt thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Lai Châu. Buổi chiều hàng ngày, tôi lại đi thả lưới, bẫy tôm cá và thu gom lại vào sáng sớm ngày hôm sau, có ngày đánh bắt được cả trăm kilogam thủy sản. Tôm cá thu được phục vụ bữa ăn của gia đình, bán cho lái buôn ngay tại bến nước của bản, giúp kinh tế gia đình tôi ngày càng khởi sắc, có của ăn của để”.

Người dân xã Mường Mô đánh bắt thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Lai Châu.

Ông Đỗ Văn Thắng - Chủ tịch UBND xã Mường Mô cho biết: Việc khai thác, đánh bắt thủy sản được bà con đẩy mạnh từ khi lòng hồ Thủy điện Lai Châu được hình thành, các hộ đã tự đầu tư mua lưới, chài, vó bè và các công cụ khác để đánh bắt cá. Nhiều hộ coi đánh bắt thủy sản lòng hồ là nghề chính để phát triển kinh tế. Hiện nay, toàn xã có gần 30 chiếc vó bè và hơn 200 chiếc thuyền vừa phục vụ việc đi lại vừa đánh bắt thủy sản. Việc mua sắm ngư cụ và đóng mới, sửa chữa thuyền máy của bà con trong xã cũng rất thuận lợi khi ngay tại xã có một số hộ đầu tư mở cửa hàng kinh doanh ngư cụ và các loại phụ tùng thay thế cho động cơ máy. Khai thác, đánh bắt thủy sản đang mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ trong xã, góp phần đưa thu nhập bình quân cả xã lên 22 triệu đồng/người/năm. Từ đầu tháng 4/2017 việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên lòng hồ Thủy điện của bà con xã Mường Mô tiếp tục được mở rộng khi tỉnh triển khai chương trình hỗ trợ người dân đóng lồng bè nuôi cá ngay trên mặt hồ. Qua đó, 21 hộ được hỗ trợ tiền đóng lồng bè nuôi cá với mức 10 triệu đồng/hộ. Nhận thấy lợi ích, nhiều hộ ngoài chương trình hỗ trợ cũng mạnh dạn đầu tư, đóng bè nuôi cá. Đến nay, toàn xã có 62 lồng bè nuôi cá, tập trung nhiều ở các bản: Mường Mô, Nậm Hài và bản Cang. Mỗi bè nuôi có diện tích 36m2, sâu 5m, kinh phí đóng mới và mua các loại cá giống vào khoảng từ 18

Page 16: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

16

- 20 triệu đồng. Phần lớn các hộ thả ghép nhiều loại các như rô phi, trắm, trôi, chép để tận dụng nguồn thức ăn cho cá (với những loại cá này bà con chỉ mất từ 5 - 6 tháng chăm sóc là có thể xuất ra thị trường); một số hộ đầu tư thả riêng giống cá lăng (đặc sản sông Đà). Hầu hết các hộ đều có vó bè đánh bắt các loại cá tạp bé làm thức ăn cho cá lăng (cá lăng nuôi khoảng 2 năm mới cho thu hoạch nhưng với giá trị kinh tế cao). Ông Mào Văn Kinh ở bản Cang - một trong những hộ đầu tư đóng lồng bè nuôi các trên lòng hồ thủy điện Lai Châu cho biết: “Nhận thấy lợi ích từ việc nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện, được tỉnh hỗ trợ đóng 1 lồng bè, gia đình tôi vay mượn đóng thêm 3 lồng bè nữa. Một nửa để thả ghép các loại cá nước ngọt, một nửa thả riêng cá lăng sông Đà. Việc chăm sóc cá không gặp nhiều khó khăn vì cá ở trong môi trường gần giống tự nhiên và được cung cấp đủ thức ăn nên lớn rất nhanh. Đến nay, trọng lượng các loại cá trong lồng bè của gia đình tôi đã đạt từ 0,3 - 0,4kg sau gần 2 tháng nuôi”. Với vị thơm ngon đặc trưng, thủy sản đánh bắt được trên lòng hồ Thủy điện Lai Châu của người dân xã Mường

Mô được thị trường ưa chuộng. Với thị trường tiềm năng, hứa hẹn, thời gian tới, sản phẩm cá nuôi trên lòng hồ

Thủy điện của người dân nơi đây chắc chắn sẽ làm hài lòng thực khách. (Báo Lai Châu 25/7, Ngọc Duy) đầu

trang

Nghệ An: Ngư dân hối hả tiêu thụ hải sản trước bão số 4 Trước thông tin về cơn bão số 4, nhiều tàu thuyền ngư dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) khi cập bến đã nhanh chóng tiêu thụ hải

sản trước khi mưa bão đổ bộ vào đất liền.

Trước thông tin về cơn bão số 4, toàn bộ tàu cá của ngư dân Quỳnh Lưu đang đánh bắt hải sản trên biển đã nhanh chóng vào bờ neo

đậu an toàn. Nhiều tàu khi cập bến nhanh chóng tiêu thụ hải sản trước khi mưa bão đổ bộ vào đất liền.

Nhiều tàu cá về bến trú bão số 4 khẩn trương vận chuyển hải sản lên bờ tiêu thụ. Ảnh: Việt Hùng

Sau khi bão số 2 tan, tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Luyên ở xã Quỳnh Thuận đã xuất bến ra khơi đánh bắt hải sản. Sau 6 ngày

đánh bắt trên biển, tàu của anh nhận được thông báo về cơn bão số 4 đang di chuyển vào vùng biển Nghệ An, ngay lập tức toàn bộ

thuyền viên trên tàu thu gom lưới cụ quay về cảng neo đậu. Sáng ngày 25/7, tàu cập cảng Lạch Quèn, đồng thời vận chuyển hải s ản

lên bờ tiêu thụ.

"Chỉ trong 1 tuần, chúng tôi 2 lần phải trở về bến để tránh bão. Rất may, chuyến về trú bão số 4 này tàu cũng khai thác được hơn 10

tấn cá, doanh thu gần 400 triệu đồng; trừ chi phí mỗi thuyền viên có thu nhập 5 - 7 triệu đồng" - anh Luyên chia sẻ.

Page 17: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

17

Các thương lái và thuyền viên phân loại cá tại bến cảng Lạch Quèn. Ảnh: Việt Hùng

Không chỉ tàu anh Luyên, nhiều tàu cá về tránh trú bão số 4 cũng khẩn trương chằng chống tàu, sửa sang lại ngư cụ, đồng thời vận

chuyển hải sản lên bờ để tiêu thụ trước khi có mưa to, gió lớn.

Ngư dân Hồ Văn Bắc ở xã Quỳnh Long cho biết, hiện trên tàu của chúng tôi đang còn gần 20 tấn cá dưới khoang thuyền, các thuyền

viên đang khẩn trương vận chuyển cá xuống bến để bán cho thương lái.

Chuyến về trú bão số 4, ngư dân được mùa cá bạc má, cá ngăm có giá trị cao. Ảnh: Việt Hùng

Những chuyến tàu về trú bão số 4 đều được mùa khai thác cá bạc má, cá ngăm... Những loại cá này đang được thị trường Trung

Quốc, Lào ưa chuộng nên tàu thuyền về bến tiêu thụ sản phẩm dễ dàng; hiện cá bạc má, cá ngăm có giá bán từ 50.000 - 80.000

đồng/kg.

Page 18: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

18

Tính đến chiều 25/7, hơn 1.275 phương tiện tàu thuyền của ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã vào

bờ tránh trú bão an toàn; công tác phòng chống, ứng phó với mưa bão được bà con ngư dân

thực hiện nghiêm túc. (Báo Nghệ An 25/7, Việt Hùng) đầu trang

Chuyện tàu xa bờ "xưa và nay"

Sự đồng nhất một thời về khái niệm nghề cá thủ công manh mún với nghề cá quy mô nhỏ cũng là sự kìm

kẹp trong tư duy làm hạn chế những cách đi mạnh dạn ít tốn kém về tính tiên tiến của những cái gọi là nhỏ:

Tàu nhỏ và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong trang bị tàu và tổ chức sản xuất.

Không ít khi chúng ta nhầm lẫn giữa trình độ và quy mô trong sản xuất. Điều đó dẫn đến những sai lệch nhất định

hiểu về Nghề cá nhân dân. Đến nay hầu như tình trạng vẫn vậy và vẫn bó hẹp năng lực tư duy cũng như tác

nghiệp của nhà quản lý, thậm chí nhà lãnh đạo. Đó cũng là những “phụ phẩm” có hại trong nhiều chương trình, dự

án.

LTS:Quyết định 393 của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/6/1997 đã qua 20 năm. Tình cờ, cũng là vừa tròn 3 năm ra

đời Nghị định 67. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của cựu Bộ trưởng Bộ Thủy sản Tạ Quang

Ngọc như một thông điệp mang tính xây dựng nhằm: Giải quyết sự cố tàu hỏng nằm bờ hiện tại là việc phải dứt

điểm và không hề nhỏ đối với các nhà quản lý ngành vì đó là tài sản lớn và phương tiện mưu sinh quan trọng của

người dân biển, là uy tín về sự minh bạch và trình độ năng lực trong quản lý.

Kinh nghiệm từ câu chuyện cũ

Hồi những năm 1995-1997, khi Nhà nước chuẩn bị chủ trương mở ra đầu tư tàu cá xa bờ, một không khí khẩn trương sôi

động diễn ra ở khắp các làng cá cả nước. Ảnh minh họa: baobariavungtau

Thời xa bờ trước đây, tôi biết ngư dân VM xã Quảng Tiến sát Sầm Sơn (Thanh Hóa) say với tàu xa bờ, đầu tư làm

lưới và vay vốn đóng tàu. Con người cụt một tay đó hay lên báo cáo điển hình mỗi lần có hội nghị về khai thác.

Bẵng một thời gian tôi nghe anh thua lỗ, rồi nợ lớn không trả được. Một lần về Thanh Hóa, tôi định qua thăm anh

lúc khó khăn đó thì nghe tin anh mất. Tôi đi cùng với vài anh em sở Thủy sản qua thắp hương anh nhưng nhà vắng

ngắt. Hàng xóm bảo người nhà đi vắng để tránh gặp cơ quan tín dụng đến đòi nợ khi chưa làm ra tiền trở lại.

Hồi những năm 1995-1997, khi Nhà nước chuẩn bị chủ trương mở ra đầu tư tàu cá xa bờ, một không khí khẩn

trương sôi động diễn ra ở khắp các làng cá cả nước. Mọi người hồ hởi triển khai Quyết định đúng đắn, hợp lòng

Page 19: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

19

dân và có tính đột phá này, mà nếu ở khung cảnh kinh tế Việt Nam những năm đó khi đang đi ra từ bao cấp và kế

hoạch hóa tập trung chúng ta mới hiểu hết được mọi ý nghĩa của bản Quyết định và những khó khăn từ thực tiễn

cũng như những cái bỡ ngỡ bắt nguồn từ các yếu tố vĩ mô lúc đó khi đang có những chuyển đổi sang cơ chế thị

trường.

Lẽ ra công việc sẽ phát huy mạnh mẽ hơn, song chính những hạn chế mà trong đó có cả sự không ngang tầm về trình độ

quản lý và tổ chức sản xuất đã làm cho chủ trương đúng đắn này không đi tiếp được xa hơn. Ảnh Lê Anh Dũng.

Câu chuyện đóng mới và cải hoán tàu cá nhằm vươn ra đánh bắt xa bờ được làm bài bản, tổng lực từ năm 1993,

đến cuối năm 2001 lên khoảng 4.600. Bù đắp lại thiệt hại nặng nề sau bão số 5/1997 (bão Linda), Nhà nước đã ưu

đãi giúp dân nhanh chóng khôi phục, đồng thời nâng cấp đội tàu để có thêm 1.426 tàu thuyền các loại, đưa tổng

cộng số tàu xa bờ lên hơn 6.000 chiếc.

Lẽ ra công việc sẽ phát huy mạnh mẽ hơn, song chính những hạn chế mà trong đó có cả sự không ngang tầm về

trình độ quản lý và tổ chức sản xuất đã làm cho chủ trương đúng đắn này không đi tiếp được xa hơn, cộng thêm

giá dầu hồi đó tăng cao cũng góp phần làm chao đảo tàu xa bờ!

Bộ Thủy sản năm 2001 phân tích hiệu quả kinh tế của 1305 tàu thuộc các dự án tín dụng cho thấy, số tàu làm ăn

đã có lãi là 472 chiếc, số hòa vốn là 420 chiếc và số tàu làm ăn thua lỗ là 416 chiếc. Tổng số nợ đọng tập trung chủ

yếu ở các tàu làm ăn thua lỗ và một phần khu vực hòa vốn do năng lực yếu của chủ dự án, trong đó có các HTX và

một ít doanh nghiệp Nhà nước. Trong 416 tàu làm ăn thua lỗ có khoảng 100 tàu thực sự không trả nợ được, dẫn

đến: Trong hơn 1.248 tỷ đồng đã giải ngân lúc đó thì nợ quá hạn đến giữa năm2001 là trên 96 tỷ đồng và lãi chưa

trả tại thời điểm đó là 161 tỷ đồng. Bộ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện chuyển chủ sở hữu và bán lại các tàu

này. Khoảng 200 tàu đã được chuyển nhượng với giá chuyển nhượng chỉ còn trên dưới 30% giá ban đầu của con

Page 20: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

20

tàu. Các ngân hàng về sau ngại việc cho vay tương tự. Tâm lý này còn kéo đến nay, khi đã đi qua thời kỳ của Nghị

định 67.

Từ bài học tới kinh nghiệm

Hạ thủy tàu vỏ thép đầu tiên đóng mới theo Nghị định 67. Ảnh Lê Anh Dũng

Hiện tượng “chạy” dự án những năm đầu cũng rải rác ở không ít địa phương và thường đưa lại những ông chủ dự

án không đích thực về năng lực sản xuất cũng như quản lý, một tỷ lệ tàu thua lỗ sau khi đưa vào sản xuất nằm ở

đây. Tuy nhiên hiện tượng ồ ạt ban đầu loại chủ kém đích thực này lại bắt đầu từ vấn đề HTX. Nhiều nơi những

năm đầu đua nhau lập HTX để được vay vốn đóng tàu. Không ít các HTX dựng lên kiểu này sau cũng giải tán và

tàu phải chuyển chủ sở hữu như đã nhắc phần trên. Trong lúc thoái trào như vậy, cứu cánh cho loại hình HTX kiểu

mới chưa xuất hiện thì HTX Nghề cá khó làm tròn vai trò của chủ đầu tư và là nòng cốt cho việc vay vốn đóng tàu

và quản lý các con tàu này về sau.

Những địa phương có nghề cá phát triển, nhu cầu nâng cấp phương tiện sản xuất là bức bách, thì số đông tàu

đóng mới làm ăn có lãi, và nơi đó thấy rõ sự thành công. Ngược lại thì sự vận hành các dự án khá chật vật, thậm

chí loay hoay một số năm mà vẫn không có phương án sản xuất (tổng thể hay từng con tàu) và, tất nhiên, không

nhìn thấy hiệu quả. Nói cách khác: Sản xuất đợi dự án chứ không phải có dự án rồi mới tìm đến thực tế sản xuất.

Những khúc mắc khi đưa tàu đóng mới vào sử dụng làm bộc lộ rõ rệt cái điều hiển nhiên đó, đáng tiếc là làm rồi

mới thấy! Có những địa phương ở quy mô cấp tỉnh với nghề cá lâu nay quen “nửa khơi nửa lộng”, sau khi đóng

xong đa phần là các tàu lưới kéo, do không quen nghề và vì vấn đề ngư trường, đã phải tốn kém để “cải hoán”

ngay từ đầu, đổi nghề, đổi máy, đổi thiết kế boong… Có thể thấy, cách phân bổ bình quân (có khi do nể nang) và

xét duyệt không kỹ. Từ đó mà có tình trạng không chuẩn bị được phương án sản xuất trong thực tế cho không ít

con tàu.

Page 21: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

21

Phải nhìn thấy phương án từ thực tế sản xuất trước khi hình thành dự án. Có một số điều kiện

ưu đãi cho người vay khá mạnh bạo nhưng quy định về nghĩa vụ kinh tế ràng buộc người vay

liên quan điều kiện ưu đãi đó chưa có sự rạch ròi, vì thế sau này việc thu hồi nợ vay nhiều khi rất khó thực hiện. Thí dụ như quy định về tỷ lệ vốn người vay góp vào dự án (tự có), và đặc biệt

là điều kiện thay cho thế chấp: Dùng vật hình thành từ vốn vay để bảo đảm nợ vay. Một phần

nợ khó đòi cũng do giải quyết khúc mắc từ điều kiện ưu đãi này. Đây là điều cần tiếp tục làm

rõ, một khi điều kiện vay ưu đãi đó vẫn hiện hữu. (Vietnamnet 25/7, Nguyên Bộ Trưởng Bộ

Thủy Sản Tạ Quang Ngọc) đầu trang

Hà Tĩnh: Sớm chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản trong khu vực cảng Sơn Dương

Sau một thời gian tạm lắng, hiện nay, tình trạng ngư dân vào đánh bắt hải sản tại khu vực cảng Sơn Dương lại tái diễn, dấy lên nguy cơ về mất an toàn hàng hải cũng như gây hư hại ngư cụ của bà con ngư dân.

Cảng Sơn Dương là nơi cập bến của các tàu thuyền chở nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất

của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và vận chuyển các sản phẩm thép xuất

khẩu ra các thị trường trong, ngoài nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong khu vực cảng xuất hiện

các tàu cá của ngư dân khai thác.

Theo nguồn tin chúng tôi có được, hiện nay, trung bình vào ban ngày có 6-7 tàu cá, còn ban đêm

khoảng 10-12 chiếc hoạt động đánh bắt cá tại khu vực vùng nước trước các bến tàu, luồng tàu, vùng

quay trở tàu và khu vực đê chắn sóng.

Việc các tàu cá thường xuyên đánh bắt trong khu vực cảng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

hàng hải, ản hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của cảng như: Tắc luồng tàu, tắc nghẽn đối với các phương tiện vận tải hàng hóa đến cảng, đe dọa tính mạng con người và nguy cơ gây hư hại hàng hóa,

thiết bị, phương tiện... Nhất là khi hiện nay, Formosa đã đi vào vận hành sản xuất, lượng tàu cập cảng

để nhập nguyên liệu và nhận các sản phẩm thép đi xuất khẩu ngày một nhiều càng khiến nguy cơ mất

an toàn hàng hải tăng cao.

Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của cảng mà các tàu trong quá trình cập cảng sẽ vô tình làm hư

hại các ngư cụ, nhất là lưới đánh bắt, lồng cá của bà con đang thả tại khu vực cảng, gây thiệt hại hàng

chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng.

Thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu cảng Vũng Áng – Sơn Dương cùng với bộ phận

an ninh của Công ty Formosa đã thu được nhiều lồng cá, lưới đánh bắt cá của ngư dân do quấn vào

chân vịt của các tàu lai dắt.

Theo Đại úy Nguyễn Văn Đức - Phó trạm trưởng Trạm Biên phòng Cảng Sơn Dương: Hiện nay, lực

lượng biên phòng đang tích cực phối hợp với các lực lượng khác để tuyên truyền, vận động, cảnh báo bà con không đánh bắt trong khu vực cảng, đảm bảo an toàn cho tàu và hàng hóa khi vào cảng.

Để ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng đánh bắt hải sản trái phép trong khu vực cảng, cần có sự vào cuộc

quyết liệt và sự phối hợp hiệu quả của các lực lượng chức năng cũng như phía Công ty Formosa nhằm đảm bảo

an toàn về người, hàng hóa cho các tàu cập cảng cũng như bảo vệ ngư lưới cụ cho bà con ngư dân. (Báo Hà

Tĩnh 26/7, Ánh Nguyên) đầu trang

Page 22: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

22

Bình Thuận thực hiện hiệu quả Nghị định 67

Nhờ chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67, gia đình có điều kiện tiếp cận nguồn vốn

để đầu tư đóng tàu có công suất và kích thước lớn.

Sau gần 3 năm thực hiện chính sách đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định

67/2014/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 67) về một số chính sát phát triển thủy sản

tại tỉnh Bình Thuận đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ ngư dân Bình

Thuận vươn khơi bám biển.

Bình Thuận thực hiện hiệu quả Nghị định 67. Ảnh minh họa: Nguyên Linh -TTXVN

Ngư dân Võ Hạnh, thị xã La Gi là ngư dân được hưởng lợi từ việc thực hiện Nghị định 67 của

Chính phủ. Từ hiệu quả của chiếc tàu đóng mới theo Nghị định 67 đầu tiên đem lại, gia đình

ông mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm 1 chiếc khác với tổng giá trị 2 chiếc tàu khoảng 20 tỷ đồng;

trong đó, vốn vay hơn 13 tỷ. Hiện mỗi tháng hai tàu đều ra khơi đánh bắt ở vùng biển xa bờ.

Ông Hạnh cho biết, nhờ chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67, gia đình có điều kiện tiếp

cận nguồn vốn để đầu tư đóng tàu có công suất và kích thước lớn. Do đó, việc đánh bắt trên

vùng biển xa bờ thuận lợi, sản lượng nhiều và thu lãi cao hơn. Ngoài trả tiền lãi hàng tháng, đến

nay gia đình cũng hoàn hơn 600 triệu tiền gốc cho ngân hàng.

Page 23: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

23

Việc thực hiện chính sách đóng mới, nâng cấp tàu cá góp phần chuyên nghiệp hoá đội tàu khai

thác thuỷ sản theo đúng định hướng của tỉnh và Chính phủ. Từ khi thực hiện đến nay, UBND

tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt danh sách đăng ký đóng mới theo Nghị định 67 đối với 162 chiếc

tàu; trong đó, gồm 113 tàu vỏ gỗ, 28 tàu thép, 21 tàu composite. Bên cạnh đó, tỉnh cũng phê

duyệt nâng cấp cải hoán 33 tàu.

Tính đến ngày 15/7, toàn tỉnh giải ngân vốn vay hơn 650 tỷ đồng để đóng mới, nâng cấp tàu.

Hiện 84 chiếc tàu cá được đóng mới và 5 chiếc nâng cấp đã hoàn thành, hạ thủy và đi vào sản

xuất. Đến thời điểm này, cơ bản các tàu cá đóng mới, nâng cấp tàu cá xa bờ theo Nghị định 67

trên địa bàn đều bảo đảm chất lượng và hoạt động hiệu quả.

Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, ngư dân tại địa phương ưa chuộng tàu vỏ gỗ hơn tàu vỏ

thép. Khoảng 70% tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 đều là tàu vỏ gỗ. Trong quá trình đóng

tàu mới, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm được thực hiện nghiêm túc. Việc

kiểm tra, giám sát tuân thủ theo quy trình hướng dẫn được ban hành, gồm 4 bước như giám sát

khung tàu, ván vỏ, kết cấu con tàu, lắp đặt các hệ trụ, chân vịt và chạy thử.

Khi hoàn tất, lực lượng đăng kiểm kiểm tra toàn bộ công đoạn về máy móc, kết cấu. Khi hạ

thủy, lực lượng đăng kiểm chạy thử để kiểm tra lại quán tính, tính năng, kỹ thuật và tốc độ con

tàu, đến khi đảm bảo mới tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn và đưa vào sử dụng. Ngoài ra,

ngư dân là chủ tàu cá sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng giám sát với Chi cục thủy sản. Trong quá

trình thi công, chủ tàu và đăng kiểm viên phối hợp chặt chẽ để kiểm tra, giám sát quá trình đóng

đúng kỹ thuật không để xảy ra lỗi.

Đứng cạnh con tàu công suất 800 CV đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng, anh Phạm Văn

Trường, ngư dân huyện đảo Phú Quý phấn khởi, con tàu có giá trị hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ

vay vốn đóng mới theo Nghị định 67. Trong quá trình đóng, anh Trường thường xuyên túc trực

theo dõi và giám sát từng khâu đảm bảo tàu đúng thiết kế và thông số kỹ thuật ban đầu. Có tàu

mới, ông Trường cùng bạn thuyền tin tưởng sản lượng khai thác sẽ tăng 2 - 3 lần so với tàu cũ,

đi được ngư trường xa hơn. (Bnews 25/7, Hồng Hiếu) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Rùa nặng gần 100 kg dạt vào bờ biển Khánh Hòa Phát hiện rùa yếu ớt dạt vào bờ, người dân huyện Vạn Ninh tìm cách đưa ra biển nhưng bất thành.

Page 24: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

24

Rùa biển dạt vào bờ Khánh Hòa. Ảnh: Quốc Hiếu.

Người dân thấy rùa biển dài hơn một mét, nặng khoảng 100 kg dạt vào bãi biển Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, ngày

24/7. Nhiều người tìm cách dẫn rùa trở lại biển nhưng nó yếu dần, rồi chết.

Dân làng dừng công việc đưa rùa vào bờ, chuyển đến lăng ông tổ chức an táng trang nghiêm. Đây là lần đầu

ngư dân vùng này thấy rùa xuất hiện tại cửa biển.

Rùa biển là loại động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới

cần được bảo vệ nghiêm ngặt. (VnExpress/ Bảo Vệ Pháp Luật 25/7, An Phước) đầu trang

DỊCH VỤ - HẬU CẦN

Có 17 khu neo đậu cho tàu thuyền tránh trú bão số 4

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, trong khu vực hiện tại có 17

khu neo đậu đạt tiêu chuẩn với tổng sức chứa là 7.604 tàu, thuyền.

Theo báo cáo số 261/BC-CQTT ngày 25/7 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm

cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 6h ngày 25/7, các tỉnh ven biển từ Quảng

Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo,

Page 25: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

25

kiểm đếm, hướng dẫn cho: 72.070 phương tiện/287.407 lao động biết diễn biến, hướng di

chuyển của bão số 4 để chủ động di chuyển phòng tránh hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Trong đó, hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa có 520 tàu/3.439 lao động. Cụ thể, Đà Nẵng có 15 tàu/186 lao động; Quảng Nam có 130 tàu/2.025 lao động: Quảng Ngãi có 132 tàu/910 lao

động; Bình Định có 240 tàu/1.440 lao động; Khánh Hòa có 2 tàu/17 lao động; Quảng Bình có 4

tàu/24 lao động.

Hoạt động, neo đậu ở khu vực từ 16,0-20,0 độ Vĩ Bắc và phía Tây kinh tuyến 111,5 có 30.209

tàu/108.339 lao động. Hoạt động các vùng biển khác và neo đậu tại bến có 41.341 tàu/175.629

lao động. Trong đó, có 4 tàu cá Quảng Bình đang neo đậu trú tránh tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Trong khu vực hiện tại có 17 khu neo đậu đạt tiêu chuẩn với tổng sức chứa là 7.604 tàu, thuyền.

Cụ thể, Thanh Hóa có 3 khu/1.764 tàu; Nghệ An có 6 khu/3.200 tàu; Hà Tĩnh có 2 khu/600 tàu;

Quảng Bình có 3 khu/990 tàu; Quảng Trị có 2 khu/550 tàu; Thừa Thiên Huế có 1 khu/500 tàu.

Ngoài ra, còn có 1.863 lều, chòi nuôi trồng thủy sản/2.584 người (Hải Phòng 751 lồng bè, lều

chòi/1.205 lao động; Ninh Bình: 196 chòi/154 lao động; Nam Định: 916 lều chòi/1.125 lao động). (Đài Truyền Hình Việt Nam 25/7, Khánh Nguyễn) đầu trang

MÔI TRƯỜNG

Chiều 25-7 bão số 4 đổ bộ: Đã xong biện pháp ứng phó

Sáng 25.7, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NNPTNT - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung

ương về phòng chống thiên tai (PCTT), đại diện các ngành đã họp trực tuyến với 6 tỉnh:

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế về công tác chuẩn

bị, triển khai ứng phó với cơn bão số 4

Theo ông Đặng Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, trước thông tin về cơn bão số 4 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, tỉnh đã ban hành Công điện chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị thuộc tỉnh tập trung ứng phó với bão, liên tục phát tin dự báo, cảnh báo về bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và chủ động phòng tránh. Tỉnh cũng ban hành lệnh cấm biển vào 8h ngày 24.7 đồng thời kiểm soát việc di dời dân về nơi tránh trú an toàn, cắt cử cán bộ giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống. Để ứng phó bão số 4, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã yêu cầu hoãn các cuộc họp không cần thiết, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực 24/24 giờ - ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An- cho biết. Bộ trưởng – Trưởng BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường đề nghị huy động mọi lực lượng tập trung ứng phó với bão số 4, tránh tư tưởng chủ quan trong công tác phòng tránh bão và tiếp tục thực hiện Công điện số 29, ngày 23.7 của Ban CĐ Trung ương về PCTT - Ủy Ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn. Triển khai mọi phương án với mục tiêu đảm bảo về người và tài sản của nhân dân, quyết liệt triển khai sơ tán dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng ven biển đến nơi an toàn tuyệt đối (đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị - vùng tâm bão dự báo đi qua). Kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn, tránh việc có nhiều tàu thuyền bị chìm tại khu neo đậu khi bão đổ bộ như tại Quảng Bình trong bão số 2 vừa qua; kiểm soát chặt chẽ các tàu vận tải, tàu

Page 26: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

26

vãng lai, tổ chức neo đậu, tránh thiệt hại do tư tưởng chủ quan tàu lớn có thể chống chịu được bão như tại Nghệ An vừa qua. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh; chủ động tiêu thoát nước đệm để đảm bảo an toàn chống úng cho các diện tích lúa và hoa màu; dự phòng phương án khôi phục sản xuất, đặc biệt là tại những địa phương đã bị thiệt hại do bão số 2. Sẵn sàng phương án bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại các vị trí ngầm, tràn, đường giao thông có nguy cơ bị ngập sâu do lũ; sẵn sàng phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu. Các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn để xử lý các tình huống có thể xảy ra.... Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), tính đến 6h ngày

25.7, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 72.070 phương tiện/287.407 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 4 để chủ động di chuyển phòng tránh hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó, hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa: 520 tàu/3.439 lao động (Đà Nẵng15 tàu/186 lao động; Quảng Nam 130 tàu/2.025 lao động; Quảng Ngãi 132 tàu/910 lao động; Bình Định 240 tàu/1.440 lao động; Khánh Hòa 2 tàu/17 lao động; Quảng Bình 4 tàu/24 lao động). Hoạt động, neo đậu ở khu vực từ 16,0-20,0 độ Vĩ Bắc và phía Tây kinh tuyến 111,5: 30.209 tàu/108.339 lao động; hoạt động các vùng biển khác và neo đậu tại bến là 41.341 tàu/175.629 lao động; 1.863 lều, chòi nuôi trồng thủy sản/2.584 người (Hải Phòng 751 lồng bè, lều chòi/1.205 lao động; Ninh Bình 196 chòi/154 lao động; Nam Định 916 lều chòi/1.125 lao động).

Trong khu vực hiện có 17 khu neo đậu đạt tiêu chuẩn với tổng sức chứa là 7.604 tàu, thuyền (Thanh Hóa 3 khu/1.764 tàu; Nghệ An 6 khu/3.200 tàu; Hà Tĩnh 2 khu/ 600 tàu; Quảng Bình 3 khu/990 tàu;

Quảng Trị 2 khu/550 tàu; Thừa Thiên - Huế 1 khu/500 tàu). (Lao Động 25/7, KH.V) đầu trang

Tàu, thuyền chạy khỏi vịnh Hòn La (Quảng Trị) tránh bão số 4 Do thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão số 2 gây ra đối với tàu, thuyền vào trú tránh bão ở cảng Hòn La, buộc các chủ tàu, chủ thuyền đã phải chạy khỏi vịnh Hòn La trước khi cơn bão số 4 đổ bộ vào đất liền.

Page 27: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

27

Hiu hắt Hòn La

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, do ảnh hưởng của bão số 4, mưa bắt đầu đổ xuống địa bàn Quảng Bình vào rạng sáng nay (25/7) và ngày càng nặng hạt. Gió cũng bắt đầu to dần, có nơi đạt đến cấp 6 vào trưa nay, như ở vùng Bắc huyện Quảng Trạch. Cả tỉnh Quảng Bình gấp rút chuẩn bị chống bão.

Page 30: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

30

Chỉ duy nhất một chiếc tàu hàng bị sóng đánh gãy đôi nằm lại trên mặt vịnh Hòn La

Tại cảng Hòn La, nơi có hơn 60 chiếc tàu, thuyền, xà lan bị sóng đánh chìm trong cơn bão số 2, hiu hắt không một bóng người. Trên mặt vịnh, chỉ còn lại duy nhất một chiếc tàu hàng bị sóng đánh gãy đôi cơn

bão trước không thể di chuyển. Ông Nguyễn Văn Xuân, thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch cho biết: “Thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra tại vịnh Hòn La quá nặng nề vẫn chưa khắc phục xong. Rút kinh nghiệm, các ngư dân quanh vùng đã cho tàu cá của mình vào các khu neo đậu ở sông Roòn, sông Gianh để tránh trú bão hết rồi. Ở khu vực Hòn La chỉ dành cho các tàu lớn, các tàu cá tránh bão ở đây không an toàn.”

Ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Cảng vụ Hằng hải Quảng Bình cho biết: Rút kinh nghiệm sau cơn bão

số 2, ngay khi có dự báo bão số 4 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, cảng vụ đã ra thông báo, buộc các tàu thuyền phải rời khỏi cảng Hòn La nhằm tránh thiệt hại. Hầu hết các tàu thuyền đều tuân thủ, có tàu chạy ra các cảng phía Bắc, có tàu thì vào cảng Gianh để tránh trú bão.

Nói về khả năng chống bão của vịnh Hòn La mà lâu nay Quảng Bình vẫn rất tự hào, ông Tùng nói, đây là câu chuyện dài, nhưng trên thực tế, vịnh Hòn La chỉ có thể che chắn được sóng của gió mùa Đông – Bắc, còn bão thì không thể.

Thiệt hại chồng thiệt hại

Đi dọc bờ vịnh Hòn La, tìm mãi chúng tôi mới bắt gặp được vài ngư dân Quảng Ngãi đang trụ lại ở đây để tìm cách trục vớt những chiếc tàu của mình bị chìm trong cơn bão trước.

Ông Nguyễn Phụng, ngư dân đến từ Quảng Ngãi ngồi co ro trên bờ nhìn ra chiếc tàu cá nửa nổi, nửa chìm của mình than thở: “Tàu mà nằm kiểu này, bão vào, chỉ cần vài đợt sóng thì coi như tan tành”.

Ông Phụng cho biết, ông có đôi tàu gần 1.000 CV ra Quảng Bình làm nghề giã cào. Bão số 2, cả đôi tàu của ông bị sóng đánh chìm trong vịnh Hòn La. Ông thuê công ty trục vớt hết 400 triệu, nhưng họ vưa mới

Page 31: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

31

đưa được một chiếc lên đà để sửa chữa, chiếc còn lại làm chưa kịp thì bão số 4 ập vào. Đơn vị trục vớt đã rút quân vì sợ bão, còn ông ở lại trông tàu.

Ông Nguyễn Phụng ngồi nhìn gia sản của mình sắp bị bão số 4 lấy đi

“Tiếc của thì ngồi đây thế thôi, chứ cũng không làm được gì. Bão mà vào thật thì chẳng còn gì mà trục vớt, thiệt hại lại chồng lên thiệt hại. Nhiều người bảo tôi về quê hoặc tìm đâu đó nghỉ ngơi, đến đâu hay đó. Nhưng đi làm sao được, khi cả gia sản mình đang nằm đó mà” – ông Phụng chia sẻ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương vào 15h hôm nay, bão số 4 đã đổ bộ vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão số 4, trên đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió bão cấp 8, giật cấp 10; Cửa Việt

(Quảng Trị) gió mạnh cấp 7, giật cấp 10, Đông Hà (Quảng Trị) gió giật cấp 9; vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có gió giật cấp 6; ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình gió giật cấp 7. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm. Hồi 16h ngày 25/07, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Trong chiều tối và tối nay (25/7), vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị còn có gió giật mạnh cấp 6-7; sóng biển cao từ 2-3m. Nước dâng kết hợp với thủy triều ở vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị cao từ 2-3m. Trên đất liền khu vực Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; ở vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-7. Theo Ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh Quảng Bình, đến 15 giờ chiều nay, đã có 3.555 tàu cá với 14.139 thuyền viên vào bờ trú, tránh bão an toàn, công tác phòng chống bão số 4 được được triển khai tích cực tại địa phương.

Ông Lê Minh Ngân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - cho biết, rút kinh nghiệm sau cơn bão số 2, UBND tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương chỉ đạo các địa phương kiểm tra hướng dẫn các biện pháp neo đậu đúng kỹ thuật để đảm bảo thiệt hại ít nhất có thể xảy ra.

Các Sở, ngành và các địa phương ở Quảng Bình cũng đã sẵn sàng phương án di dời hơn 10.000 hộ dân ở các vùng nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông đến nơi an toàn.

Page 32: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

32

Hiện tại, mức nước tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang đạt 50 đến 80% so

với dung tích thiết kế, riêng hồ Cửa Nghè đạt 100%. (Tiền Phong 25/7, Hoàng Nam) đầu

trang

Thanh Hóa: Hàng trăm chiếc thuyền neo đậu tránh trú bão

Sau khi đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, bão số 4 đã

làm một người chết, đổ sập, tốc mái nhiều nhà cửa, nhấn chìm hàng chục thuyền, làm gãy đổ

hàng nghìn cây công nghiệp và gây ngập úng hàng trăm héc-ta hoa màu.

Tại Thanh Hóa, chiều 25-7, trên Âu thuyền sông Lý, hàng trăm chiếc thuyền khai thác thủy sản

yên tâm neo đậu sâu trong hạ lưu con sông. Tại bến neo đậu ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, 275 phương tiện neo đậu thành hàng, chèn lốp chống va đạp, chằng buộc chắc chắn.

Trần Văn Tuấn, ở thôn Thuận, xã Quảng Nham cho hay: Em cùng bốn lao động trên tàu TH

2394 TS đang khai thác trên ngư trường Bạch Long Vĩ nhận được tin bão số 4 cùng kêu gọi của

người thân nên chúng em điều khiển phương tiệ về bờ, cập cảng tránh bão. Đối phó với bão số

4, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống bão lụt, các tổ công tác xã Quảng Nham cùng cán

bộ, chiến sĩ Trạm Biên phòng 112 xuống cảng, âu tránh trú bão kiểm đếm số lượng tàu thuyền, đối soát với báo cáo của các thôn; phối hợp với các gia đình gọi chủ phương tiện, lao động trên

biển thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiểm, khẩn trương cập bờ, tìm nơi neo đậu an toàn.

Hiện, xã Quảng Nham có 48 phương tiện, 249 lao động đang tránh trú bão ở tỉnh bạn, trong đó

có 12 phương tiện, 63 lao động neo đậu trong các âu tránh trú bão ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh

và các ngư dân vẫn giữ liên lạc thường xuyên với người thân.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham Trần Xuân Lờ cho hay: Chúng tôi đã kiện toàn, bổ sung lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần tại chỗ sẵn sàng đối phó với bão số 4, rà soát

phương án di dân. Toàn xã có 275 hộ, 1336 nhân khẩu ở vùng ven biển, cửa sông sẵn sàng bố

trí xen cư cùng họ hàng, 260 nhà dân ở 13 thôn. Riêng thôn Tân gần cửa sông Yên có 178 hộ,

784 nhân khẩu sẽ được di chuyển, bố trí tạm trú tại nhà tránh trú bão và hai trường học trong xã.

Chính quyền xã, thôn dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống bảo đảm ba ngày tránh bão,

đồng thời chuẩn bị nhân lực, cơ số thuốc dự phòng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ tài sản cho nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự địa bàn.

Chủ động ứng phó với bão 4, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, Trưởng Ban Chỉ

huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Quảng Xương yêu cầu Trưởng Ban Chỉ

huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn, các ngành tập trung chỉ đạo,

đôn đốc công tác phòng chống bão. Đến chiều 25-7, toàn huyện có 759 phương tiện, 2.597 lao

động đã cập bến, neo đậu an toàn tại các âu thuyền, nơi tránh trú bão trong huyện. Có 157 phương tiện, 855 lao động neo đậu, tránh bão ở tỉnh bạn vẫn giữ liên lạc thường xuyên với

chính quyền, người thân. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống bão lụt cùng lực lượng

chức năng, chính quyền cơ sở hướng dẫn neo đậu phương tiện an toàn tại nơi tránh trú, tuyệt đối

không để người ở lại trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn

nhân dân chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đủ kích thước thương phẩm, gia cố bờ bao, công

trình nuôi trồng thủy sản. (Nhân Dân 25/7) đầu trang

Page 33: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

33

Hơn 400 tàu thuyền của Quảng Trị đã vào khu neo đậu an toàn để tránh báo

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, từ ngày 24-25/7, tỉnh Quảng

Trị có mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt huyện đảo Cồn Cỏ, gió giật mạnh trên cấp 7-8.

Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng (ngoài cùng bên phải)

kiểm tra, đôn đốc các lực lượng chủ động kêu gọi các phương tiện

tàu, thuyền đang đánh bắt thủy sản trên biển vào khu vực âu thuyền Cửa Việt để tránh trú bão số 4. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng chống bão số 4; kêu gọi tàu thuyền vào bờ để đảm

bảo an toàn; đề phòng sạt lở đất ở miền núi, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt

hại về người và tài sản có thể xảy ra.

Theo báo cáo nhanh của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tính đến 9 giờ

ngày 25/7, đơn vị đã kêu gọi hơn 400 tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn. Hiện còn hai tàu với 14 thuyền viên của

thị trấn Cửa Việt; một tàu vỏ sắt lớn nhất tỉnh Quảng Trị ký hiệu Việt Chiến 09 QT 98888TS đang bị hỏng, trôi tự do

tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 135 hải lý, đơn vị đang tìm mọi cách để liên lạc.

Trung tá Nguyễn Công Trình, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt cho biết: Cùng với việc kêu gọi

tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương có phương án sẵn sàng di dời

các hộ dân vùng ven sông lên khu vực an toàn. Đồng thời, triển khai lực lượng về các thôn, xóm giúp nhân dân

chằng chống nhà cửa; duy trì lực lượng cơ động sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra trong bão lũ...

Page 34: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

34

Người dân giằng néo tàu thuyền tại âu thuyền Cửa Việt để tránh

bão số 4. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Trước diễn biến của bão số 4, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đã trực tiếp tới các vùng biển, vùng

trũng thấp trong tỉnh để chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4.

Ông Nguyễn Văn Hùng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ban phòng chống lụt bão Trung ương, tỉnh Quảng Trị đã

thành lập nhiều đoàn công tác đi các địa bàn kiểm tra, ưu tiên số 1 là gọi tất cả tàu thuyền hiện đang đánh bắt cá

ngoài biển vào nơi trú ẩn an toàn.

Đến trưa 25/7, các tàu thuyền của tỉnh Quảng Trị đánh bắt ngoài biển đã được kêu gọi vào bờ. Đồng thời, tiếp nhận

tàu thuyền của các tỉnh bạn vào khu neo đậu an toàn. Công tác hậu cần được địa phương triển khai từ sáng 25/7.

Các xã ven biển chủ động thực hiện phương án 4 tại chỗ... (Tin Tức 25/7, Trần Tĩnh) đầu trang

Thừa Thiên - Huế kêu gọi tàu thuyền neo đậu để tránh bão số 4

Sáng 25/7, vùng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có gió mạnh và mưa to do ảnh

hưởng của bão số 4.

Bộ đội Biên phòng trên tuyến biển đã phối hợp với các địa phương ven biển kêu gọi

gần 1.900 phương tiện tàu, thuyền với khoảng hơn 12.000 lao động đang đánh bắt

thủy sản trên biển vào bờ neo đậu để tránh bão số 4.

Các Đồn Biên phòng cửa biển Thuận An, Tư Hiền phối hợp với các địa phương trong

vùng theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ không cho các tàu thuyền ra biển và hoạt

động trên đầm phá để đề phòng các tình huống xấu; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu

Page 35: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

35

tàu thuyền tại bến, nhất là các khu vực neo đậu quanh các âu thuyền Phú Hải, Thuận

An, Tư Hiền.

Chính quyền các vùng bãi ngang ven biển, ven đầm phá hướng dẫn nhân dân tổ chức

chằng chống nhà cửa, bảo vệ các công trình đang thi công trên địa bàn; sẵn sàng sơ

tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng sạt lở, ven biển, ngập lũ, lũ quét khi

có lệnh của tỉnh; hướng dẫn nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu

yếu phẩm cần thiết.

Tỉnh tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5,

Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh triển

khai thực hiện một số nội dung: Tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi và

đánh giá công tác vận hành điều tiết các hồ chứa nước trên địa bàn quản lý; triển khai

phương án phòng chống lụt bão công trình.

Các đơn vị quản lý hồ chứa nước phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương rà

soát các vùng ở hạ du hồ chứa tập trung đông dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp

và các công trình quan trọng khác có nguy cơ ngập lụt, chuẩn bị phương án cảnh báo

cho nhân dân biết để sẵn sàng ứng phó khi xả lũ.

Đới với các công trình đang thi công trong mùa mưa bão, khi có bão phải ngừng thi

công, có phương án chằng chống đảm bảo an toàn.

Ngoài kiểm tra an toàn hồ đập ở những hồ có dung tích lớn, tỉnh khẩn trương kiểm tra

các trụ điện cao thế, hệ thống anten, các trạm BTS viễn thông, các biển quảng cáo,

cây xanh có thể ảnh hưởng hạ tầng đô thị; thường xuyên cập nhật tình hình và cảnh

báo theo từng loại hình thiên tai cho các ngành, địa phương và nhân dân để chủ động

các phương án phòng ngừa, ứng cứu, tìm kiếm kịp thời.

Thành phố Huế tổ chức kiểm tra an toàn thi công hệ thống thoát nước thải tại 31 điểm

của dự án cải thiện môi trường nước thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ

Yên Nhật, tương đương khoảng 3.170 tỷ đồng (trong đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế

Nhật Bản (JICA) tài trợ hơn 20,88 tỷ Yên Nhật).

Tại các điểm thi công ở các tuyến đường Bùi Thị Xuân, Đặng Huy Trứ, Trần Phú, Lê Hồng

Phong, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An... do đang trong quá trình tiến hành đào bới, lắp đặt ống

cống, thành phố yêu cầu đơn vị thi công bổ sung biển cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo tiềm ẩn

Page 36: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

36

nguy cơ tai nạn cho người đi đường nếu mưa to đường bị ngập lụt… (Bnews 25/7, Quốc Việt)

đầu trang

Hà Tĩnh: Cấm biển, tập trung ứng phó bão số 4

Bão số 4 đang di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc, tiến sát các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Để chủ động ứng phó với con bão số 4 sắp đổ bộ, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành lệnh cấm biển và chỉ đạo các biện pháp phòng chống bão.

Lực lượng chức năng cùng ngư dân Hà Tĩnh tập trung đưa tàu thuyền về nơi trú bão an toàn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, một số nơi mưa rất to như

Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 101mm, Đông Hà (Quảng Trị) 68mm; tại Hòn Ngư (Nghệ An), Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật cấp 7.

Đến trưa bão số 4 đã đi vào vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-

75km/giờ), giật cấp 9-10, đang di chuyển với tốc độ nhanh hơn, khoảng 15-20km/giờ theo hướng tây. Do đó, bão sẽ tiệm cần

với bờ sớm hơn dự tính.

Để chủ động ứng phó với con bão số 4 sắp đổ bộ, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh vừa ban lệnh cấm tất cả các loại tàu, thuyền kể cả

tàu vận tải và tàu du lịch ra khơi. Đồng thời yêu cầu các địa phương theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu,

thuyền đang hoạt động trên biển để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; rút kinh nghiệm trong việc neo đậu tránh trú cơn bão

số 2.

Tập trung kiểm tra, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu, thuyền tại các âu tránh trú bão đảm bảo an toàn khi đã về bến neo đậu. Tỉnh

cũng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão và mưa, lũ; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại

các khu vực ven biển, trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản tại những khu vực thấp trũng ven biển, vùng có nguy cơ xảy

ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Page 37: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

37

Hầu hết tàu thuyền của ngư dân đã được đưa về neo đậu ở các âu để trú bão

Theo cơ quan chức năng huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), hiện tại đã có 936/1.038 tàu cá các loại của huyện đã neo đậu an toàn.

Số còn lại đều đã nhận được thông tin về bão số 4 và đang tìm cách neo đậu. Các tàu cá của ngư dân trên địa bàn đang hoạt

động ở ngoại tỉnh khu vực từ Bình Định trở ra đều đã nhận được thông tin về bão số 4, cũng đều đã về nơi neo đậu an toàn.

Huyện cũng đã thực hiện di dời 24 hộ dân ở khu vực Cồn Gò (Cẩm Nhượng) lên vùng an toàn.

Tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) có 7 tàu cá với 38 thuyền viên thuộc các xã Thạch Kim và Thạch Bằng sau khi nhận thông tin có

bão số 4 các tàu, thuyền này đã vào đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) tránh, trú bão.

Tại âu thuyền tránh bão xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) có trên 200 chiếc tàu, thuyền các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh

vào neo đậu và được các ngư dân che chắn, bảo vệ nhằm tránh thiệt hại.

Tại thị xã Kỳ Anh từ sáng sớm nay (25/7), các ngư dân đang tự giác, triển khai nhanh, sớm nhất việc di chuyển tàu bè vào nơi

neo đậu an toàn, tránh gây thiệt hại lớn về tài sản.

Đến trưa nay, toàn bộ 20 hộ kinh doanh mực nhảy tại Vũng Áng đã di chuyển thuyền bè về nơi tránh trú bão an toàn.

Để ứng phó với mưa bão, thị xã Kỳ Anh sẽ cấp phát hơn 20.000 bao bì cho các xã, phường, nhất là những địa điểm trọng yếu để

sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra khi bão đổ bộ đất liền. (Thương Hiệu Và Công Luận 25/7, Khánh Trình – Lưu Hà) đầu trang

Báo động tình trạng tôm, cá chết ở vùng sông nước Cà Mau

Từ nhiều năm nay, người dân phát hiện cá chết trên sông, rạch quanh các khu công nghiệp (KCN) tại Cà Mau đã phản ánh, khiếu nại đến mỏi gối chùn chân,

mong một điều kỳ diệu xuất hiện. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN -MT)

tỉnh xác định môi trường nước không phù hợp với đời sống thủy sinh, có thể do

nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp? Trong khi chờ đợi giải pháp

hữu hiệu, người dân nhiều nơi tại vùng sông nước Cà Mau đành “treo ao”...

Page 38: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

38

Ông Phạm Văn Toản, ngụ ấp Sở Tại (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đang đại diện cho 198 hộ dân ở các xã: Thạnh Phú, Lương Thế Trân (huyện Cái Nước), Lý Văn Lâm (TP Cà Mau), Lợi An (huyện Trần Văn Thời) tố giác các xí nghiệp chế biến thủy sản trong Khu công nghiệp Hòa Trung xả nước thải độc hại trực tiếp xuống kênh xáng Lương Thế Trân.

Ông Toản quả quyết: “Kể từ khi KCN Hòa Trung đi vào hoạt động, nước kênh xáng Lương Thế Trân đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Bà con lấy nước nuôi tôm thì tôm chết, trồng lúa thì lúa thối rễ. Bà con khiếu nại, đôi ba lần cán bộ môi trường, chính quyền họp dân nhưng đến giờ vẫn tồn tại”.

Khi hỏi về nước sông Gành Hào chảy qua TP Cà Mau rồi đổ về ngã ba Hòa Trung, ông Trương Văn Tình, 92 tuổi, ngụ ấp Hòa Nam (xã Hòa Thành, TP Cà Mau) nói: “Ô nhiễm hay không tôi không chắc. Nhưng hơn chục năm nay, trẻ con không còn tắm sông, không múc nước dưới sông sử dụng vì hôi thối quá sức chịu đựng”.

KCN Hòa Trung có nhiều xí nghiệp chế biến thủy sản, bốc mùi hôi thối, nhất là các xí nghiệp chế biến đầu, vỏ tôm. Bà Hồ Thị Nhơn, ngụ ấp Hòa Nam, hàng xóm gần với ông Tình xởi lởi: “Mùa gió tây nam hằng năm, bà con phía bên TP Cà Mau như chúng tôi “lãnh đủ”. Đến mùa gió đông bắc thì đỡ hơn vì mùi hôi thối đẩy qua bên kia sông có đông dân cư thuộc huyện Cái Nước, Trần Văn Thời. Con trai, con gái ở xứ này đi dự đám tiệc khỏi cần tự giới thiệu, nghe mùi là biết ở gần KCN Hòa Trung liền!”.

Theo ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân, KCN Hòa Trung rộng chừng 350 ha, doanh nghiệp mua đất, xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với 11 xí nghiệp. Trong đó có năm xí nghiệp đã đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì nợ nần. “Quy hoạch theo đuôi doanh nghiệp xây dựng tự phát nên hiện tại có hàng trăm hộ dân “mắc kẹt” trong KCN Hòa Trung. Chúng tôi đã thành lập Tổ tự quản môi trường nhưng tiếp cận xí nghiệp xả thải như thế nào thì rất khó. Vả lại, thẩm quyền kiểm tra môi trường KCN không thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở nên chỉ báo cáo lên cấp trên” - Ông Trần Quốc Văn nói.

Tổn thất do ô nhiễm…

Dạo này có thấy cá chết không? Ông Trương Văn Tình, 92 tuổi, ngụ ấp Hòa Nam nói đùa: “Chú hỏi lạ... Mấy tháng trước, gia đình tôi lấy nước vào vuông nuôi tôm. Tôm chết, cá nhảy ngược lên, vớt cá chết nấu cho heo ăn. Đến giờ thì đâu còn con cá, con tôm gì nữa mà chết với không chết . Bà con phải xả cạn nước, phơi đầm tôm, thất thu!”.

Gần nhà lão nông Tình, bà Hồ Thị Nhơn, 54 tuổi, kể: “Cá chết trắng, chui đầu vào bờ vuông thì làm sao con tôm sống nổi. Trước đây, đi đổ tôm xách nặng tay thì nay xách về cái xô không. Tôi xả hết nước trong vuông ra sông, chờ xem chính quyền có cách nào giúp dân không?”.

Ông Trần Trung Hiệp, có 1,5 ha đất nuôi tôm quảng canh truyền thống bên sông Gành Hào, thuộc ấp Hòa Nam ngồi thần thừ trước sân nhà sau một ngày đi làm phụ hồ. Ông Hiệp nói giọng buồn so: “Đất đai rộng nhưng không nuôi tôm được, tôi phải đi làm phụ hồ để có tiền nuôi vợ con. Không phải gia đình tôi không dám thả tôm giống để nuôi mà hầu hết xóm này ai cũng vậy!”.

Người dân đành treo đầm nuôi tôm vì sợ nước ô nhiễm làm tôm chết.

Ông Phạm Văn Đủ, cùng địa chỉ, thêm vào câu chuyện ô nhiễm môi trường nước trên sông rạch Cà Mau: “Cá chết đã xảy ra nhiều năm nay, nhất là mùa khô hạn, nước ô nhiễm không được pha loãng. Còn bây giờ, mùa mưa xuống, cá lội ra sông, gặp nước độc, nhảy lộn ngược rồi chết. Bà con ở đây, lấy nước vào nuôi tôm, tôm chết và cá cũng chết sạch sành sanh”.

Page 39: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

39

Như Nhân dân điện tử đã đưa tin, trong tháng 7-2017, UBND huyện Đầm Dơi (Cà Mau) báo cáo các

tuyến sông, gồm: Gành Hào, Bảy Háp và Mường Điều (thuộc xã Tân Trung) xuất hiện nước bị xám đen, bốc mùi hôi thối, cá chết đồng loạt. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc tìm nguyên nhân, khắc phục nhanh để người dân tiếp tục tăng gia sản xuất.

Chớ đánh đổi môi trường…?

Nguồn nước sông rạch ở Cà Mau đang bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế người dân, đặc biệt là những hộ có thu nhập chính nhờ nuôi trồng thủy sản. Với vùng nuôi tôm hơn 290 nghìn ha, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Cà Mau nên việc bảo vệ môi trường nước đang trở thành vấn đề bức bách cho sự phát triển bền vững nghề nuôi tôm, giúp các loài thủy sinh vật khác phát triển và cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

Còn nhớ vào năm 2012, KCN Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Nhà máy Đạm Cà Mau quá trình vận hành thử nghiệm đã rò rỉ a-mô-ni-ắc, làm cá chết trắng ngã ba sông Cái Tàu. Từ đó, nghề chài lưới trên sông thưa dần vì tôm cá tự nhiêm bị suy giảm.

KCN chế biến thủy sản phường 8 (TP Cà Mau) và KCN Hòa Trung nằm dọc kênh xáng Lương Thế Trân (thuộc xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) xả thải ra sông rạch từ TP Cà Mau ăn thông với các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời có hiện tượng đổi màu nhiều năm nay. Cuối tháng 6-2017, Sở TN-MT Cà Mau phối hợp các cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu nước tuyến sông Gành Hào, Mương Điều, Bảy Háp, kênh xáng Lương Thế Trân… Kết quả phân tích đã ghi nhận, có đến 8/11 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cùng thời gian trên, Sở TN-MT Cà Mau khảo sát tuyến kênh Nàng Âm (thuộc ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân) nằm trong KCN Hòa Trung có nhiều thông số kỹ thuật vượt chuẩn. Giữa tháng 5 và 6-2017, Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra đột xuất Công ty CP Thực phẩm Đại Dương, Công ty CP Thực phẩm-Thủy sản-Xuất khẩu Cà Mau (FFC)… có những hành vi xả thải không đúng quy định.

Theo Sở TN-MT Cà Mau, các thông số môi trường nước ô nhiễm ảnh hưởng đến thủy sản, gây độc thủy sinh và tôm cá (không bảo đảm cho đời sống thủy sinh). Tuy nhiên, thời điểm lấy mẫu nước không trùng với thời điểm cá chết và không lấy được mẫu cá chết nên chưa có cơ sở khẳng định chính xác nguyên nhân tôm, cá chết nhiều lần trên sông, rạch Cà Mau.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở TN-MT Cà Mau nói: “Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo vệ môi trường quan trắc, khảo sát, phân tích để có kết luận nguyên nhân cá chết”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhắc nhở nhiều địa phương trong cả nước: “Không vì phát triển kinh tế mà đánh đổi môi trường…”. Tuy nhiên, trước thực trạng người dân phản ảnh cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây ở vùng sông nước Cà Mau, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh cần tính toán lại cho hợp lý để có giải pháp “dài hơi” giúp dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững.

Sở TN-MT Cà Mau báo cáo: Nguyên nhân chất lượng nước mặt bị ô nhiễm có thể do các hoạt động, như: Nước thải sinh hoạt khu dân cư không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường và các cơ sở sản xuất công nghiệp (KCN Hòa Trung và TP Cà Mau) xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường”.

(Nhân Dân 25/7, Nguyễn Tùng Hưng) đầu trang

Ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân: “Từ khi KCN Hòa Trung đi vào hoạt động, chúng tôi phải chuẩn bị trả lời cử tri vì nạn ô nhiễm mùi hôi thối, nguồn nước đen bốc mùi tanh hôi”.

Page 40: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

40

Từ vụ nhận chìm bùn xuống biển: Bình Thuận đề xuất dùng bùn, cát làm kè biển Trước những ý kiến của các nhà khoa học cũng như người dân sống ở khu vực đảo Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận), nơi Cty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin được nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn nạo vét, mới đây Tỉnh ủy Bình Thuận có văn bản gửi Ban Bí thư đề xuất dùng lượng bùn thải để san lấp công trình kè biển chống sạt lở.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, sau khi Bộ TN&MT cấp phép cho Cty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm tại khu vực đảo Hòn Cau gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét khu quay tàu, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, đặc biệt là ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia.

Vì vậy, ngày 14/7, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng xin ý kiến chỉ đạo vụ nhận chìm bùn nạo vét ở Công ty và Tổng công ty phát điện 3 (chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4), nhằm có sự đánh giá một cách khách quan, toàn diện tác động đến môi trường.

Theo ông Hùng, ngoài khối lượng gần một triệu m3 bùn nhận chìm đã được cấp phép cho Cty nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Tổng công ty phát điện 3 đang làm thủ tục xin phép nhận chìm thêm 2,4 triệu m 3“vật chất”.

“Ngoài phương pháp nhận chìm thì chúng tôi đề xuất phương pháp khác đó là làm kè bờ biển chống xói

lở”- ông Nguyễn Mạnh Hùng nói đồng thời cho rằng: “Để tránh ảnh hưởng môi trường, chúng tôi kiến nghị xem xét có thể sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu bồi lấp, phục vụ các công trình lấn biển” . Giải pháp này theo người đứng đầu tỉnh Bình Thuận cũng phải qua các khâu đánh giá tác động môi trường kỹ càng, nhưng nó có tính ưu điểm là có kè, nhốt vật chất lại, khỏi “lây lan” cho vùng biển khác.

Page 41: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

41

“Mong muốn của tỉnh là vụ việc sẽ được xử lý đúng mức, toàn diện, khoa học, khách quan để giải thích rõ cho cộng đồng dân cư hiểu, thực hiện tốt vấn đề trên. Trước khi Tỉnh ủy có văn bản thì UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng và các bộ ngành liên quan xem xét, có hướng xử lý” - ông Hùng nói.

PGS - TS Nguyễn Tác An- Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang cho rằng đất, cát ở biển cũng là tài nguyên có thể san lấp làm nền, lấn biển, làm đảo nhân tạo… nhưng nguyên tắc là làm ở đâu, như thế nào?

“Việc san lấp phải thực hiện ở vùng ít động lực, không san lấp ở vùng cửa sông, vùng có hoạt động kinh tế về du lịch, khu vực nuôi trồng hải sản”- ông An giải thích. Theo ông, nguy cơ về ô nhiễm phóng xạ thì chưa xảy ra vì nhà máy chỉ mới hoạt động. Cái lo về môi trường hiện nay là khói bụi, xỉ than, nước giải nhiệt từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện này.

Không đồng ý với việc nhận chìm bùn thải ở khu vực biển Hòn Cau, ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên - môi trường tỉnh Bình Thuận cũng đưa ra giải pháp nguồn bùn, cát nạo vét có thể đưa đi san lấp những vùng bờ biển bị xói lở, xây kè lấn biển tạo thêm nguồn quỹ đất quý giá.

Việc Bộ TN&MT cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 1 triệu m 3 bùn cát thu được sau nạo vét khu quay tàu và vũng nước chuyên dùng trước nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã dấy lên lo ngại ảnh hưởng đến môi trường biển, đặc biệt là khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản đối dự án trên; Hiệp hội nghề cá Việt Nam cũng có công văn kiến nghị Chính phủ cho tạm dừng thực hiện khẩn cấp giấy phép của Bộ TN&MT.

Trước đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Đinh Trung trong ngày 17/7 cũng đã có tâm thư gửi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dừng ngay dự án nhận chìm 1 triệu m 3 bùn thải xuống biển khu

vực Hòn Cau, đồng thời đề xuất giải pháp dùng các “vật chất” này để xây kè lấn biển chống xói

lở. (Tiền Phong 26/7, Mạnh Thắng) đầu trang

XÃ HỘI

Cà Mau: Nỗi lòng ngư dân xã bãi ngang Xã bãi ngang Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân có tất cả 14 ấp, trong đó có đến 5 ấp đặc biệt khó khăn là Gò Công, Gò Công Đông, Xẻo Sâu, Cái Đôi Nhỏ và Cái Đôi Nhỏ A. Những ấp đặc biệt khó khăn chủ yếu là thiếu đất sản xuất hoặc có cũng chẳng được bao nhiêu. Trong những ấp đặc biệt khó khăn có 2 ấp khó khăn nhất là ấp Xẻo Sâu và Gò Công Đông.

Anh Lữ Hoàng Hiền, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Khái, cho biết: "Tuy chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, nhưng theo thống kê, toàn xã chỉ có 50 tàu công suất từ 20-90 CV, 2 tàu dưới 20 CV, còn lại là những phương tiện đánh bắt nhỏ lẻ chỉ hoạt động trong bờ. Phương tiện đánh bắt nhỏ lẻ, không đất sản xuất nên đời sống bà con nơi đây còn rất bấp bênh”.

Bấp bênh nghề biển

“Nghề nào cũng có cái khổ của nghề đó. Riêng nghề biển, không chỉ có sự vất vả của người đi biển mà còn có cả sự lo lắng khôn nguôi của người ở nhà, nhất là lúc gió chướng về. Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn, tàu bè thì ngày càng xuống cấp, nhưng người dân ở xóm Đáy vẫn nặng lòng với biển, bởi lẽ nếu không làm biển thì họ cũng không biết làm gì”, ông Hai Lạc (Lạc Văn Long, ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) mở đầu câu chuyện với giọng buồn buồn.

Page 42: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

42

Gia đình ông Hai Lạc đã có 2 đời gắn bó với nghề biển.

Phần lớn bà con nơi đây sống bằng nghề biển, những năm gần đây, nguồn lợi thuỷ sản dần cạn, một số người phải tha hương cầu thực ở các tỉnh ngoài, trong khi đó số đông vẫn bám biển. Người có điều kiện thì đóng được chiếc tàu lớn ra khơi, những hộ không đủ vốn thì chỉ hành nghề trên chiếc xuồng nhỏ đánh bắt ven bờ, lúc nào cũng phập phồng, phần sợ dông gió bất ngờ, phần sợ kiểm ngư chặn bắt.

Hơn 40 năm gắn bó với nghề, hơn ai hết, ông Hai Lạc là người hiểu được những thăng trầm của bà con nơi xứ biển. Lúc biển còn trù phú, cá tôm còn đầy, mỗi chuyến biển ngư dân nơi đây mang theo bao hy vọng và trở về với niềm vui. Ông Hai Lạc nhớ lại thời huy hoàng: “Trước ở xứ này chủ yếu là làm đáy nên mới có tên gọi là xóm Đáy, rồi thời gian cá tôm ít dần, nghề đáy không còn phổ biến nữa, bà con mới chuyển sang đi đánh bắt. Nghề này phụ thuộc vào trời cho nên lúc thất lúc trúng, bây giờ thì bấp bênh hơn trước nhiều”.

Ông Hai Lạc tỉ mỉ luồn kim qua mấy mặt lưới còn dang dở rồi quay sang 2 thằng cháu nội nói: “Hai đứa ráng học để đổi đời, sau này không vất vả như ông nội với cha tụi mầy”. Rồi ông trầm ngâm: “Nghề biển cũng luẩn quẩn lắm, làm tích luỹ không bao lâu thì lo sửa lại tàu bè, ngư cụ. Mỗi lần sửa chữa chi phí đâu phải ít, chưa kể những tháng mưa bão, gió chướng ghe neo đậu thì coi như đói”.

Hơn 10 năm trước, anh Trần Thanh Liệt (Tư Liệt) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Cương từ Rau Dừa (huyện Cái Nước) bồng bế nhau xuống tận cửa biển Gò Công (ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái) lập nghiệp với hy vọng sẽ đổi đời. Vậy mà có ai ngờ, sau 10 năm sống với con nước lớn ròng, vợ chồng anh Tư nghèo lại hoàn nghèo.

Mấy tháng này anh Tư chủ yếu đăng cá kèo. Hết mùa cá kèo, khoảng tháng 8, anh lặn hụp đặt lú, qua Tết anh Tư Liệt chuyển qua đi bạn cho ghe lưới cá đối. Mưu sinh vất vả trên biển làm màu da cháy sậm, đôi tay chai và mái tóc ngả màu nắng cháy, không khỏi làm người đối diện phải chạnh lòng. Điều kiện đi lại khó khăn, lại gần cửa biển nên chuyện học hành của mấy đứa nhỏ cũng vất vả không kém. Anh Tư Liệt ngán ngẩm: “Đứa con gái lớn học lớp 3 mỗi ngày mất 20.000 đồng tiền đò, đứa nhỏ mẫu giáo thì 10.000 đồng. Tốn kém thì cũng không sao, nhưng đò chở đông rồi không có áo phao nữa, mùa mưa gió thấy mấy đứa nhỏ xót lắm”.

Chú Tư Thuấn (Huỳnh Quốc Thuấn), Bí thư Chi bộ ấp Xẻo Sâu, bày tỏ: “Ấp này hoang sơ lắm, bà con đi lại chủ yếu bằng xuồng máy vì thiếu lộ, ở khúc này được có 8 hộ là có lộ nhựa đi qua. Người lớn thì lo ra biển mưu sinh, trẻ con tuy được đi học nhưng có bằng ai đâu. Cả ấp này có 2, 3 tàu là đủ điều kiện đi xa, còn lại đánh bắt trong vùng cấm. Người ta hay gọi là ăn cắp biển, khổ lắm, biết vậy mà cũng phải làm, vì không bám biển họ cũng đâu có nghề gì khác”.

Không đất nên phải bám biển

Page 43: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn 26-07 - 2017.pdf · 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với

43

Không đất sản xuất, cuộc sống mưu sinh của hàng trăm hộ dân xã bãi ngang Nguyễn Việt Khái chỉ còn biết bám biển. Mỗi chuyến biển, dù là đánh bắt xa khơi hay ven bờ, họ chấp nhận đánh đổi cả sinh mạng của mình. Trước tình cảnh đó nên người mong được hỗ trợ để vươn khơi bám biển, sống với biển; người lại mong chuyển đổi để có cuộc sống ổn định hơn. Mỗi ngày nhìn theo con nước lớn ròng, vợ chồng anh Tư Liệt thầm tính toán: “Vợ chồng tôi ráng tích luỹ để sửa lại cái nhà, nếu có được hỗ trợ thì đầu tư thêm lú để làm. Chứ để ra được biển khơi chi phí đầu tư nhiều lắm. Bây giờ chỉ mong đảm bảo được cuộc sống, có căn nhà đúng nghĩa để che mưa nắng là mừng”.

Mỗi năm nguồn lợi từ biển ngày một cạn kiệt, sức người cũng hao mòn theo năm tháng, vậy mà với ngư dân vùng xã bãi ngang này, nghề biển vẫn là cái nghề cha truyền con nối. Giống như cha con ông Hai Lạc, nghề lại nối nghề qua 2 thế hệ: “Không làm biển cũng đâu biết làm gì khác, nhiều người đi lên mấy tỉnh ngoài lập nghiệp thấy còn bấp bênh hơn nên mình bám biển cho chắc. Mong sao mỗi chuyến biển sóng yên gió lặng là yên tâm”.

Dù không trúng lớn, tôm cá đầy khoang nhưng sau mỗi chuyến biển trở về, họ cảm nhận được

cái tình, cái vị của đất, của người. Cái gánh nặng cơm áo, gạo, tiền vẫn là cái vòng luẩn quẩn

của bà con nơi đây, nhưng mỗi lần ra biển dù lo lắng hồi hộp nhưng họ vẫn luôn hy vọng vào

một điều gì đó tốt đẹp hơn vào tương lai. (Báo Cà Mau 24/7, Kim Chi) đầu trang

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xét xử phúc thẩm vụ kiện cá chết trên sông Chà Và

Do các nhà máy chế biến hải sản ở xã Tân Hải, huyện Tâm Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xả thải

không qua xử lý ra sông đã khiến hàng chục tấn cá của bà con ngư dân nuôi trên sông Chà Và bị

chết hàng loạt, thiệt hại gần 18 tỷ đồng. TAND tỉnh BRVT vừa mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ

kiện đòi bồi thường thiệt hại giữa 33 hộ dân với 11 doanh nghiệp chế biến hải sản ở xã Tân Hải.

Trước khi vụ án đưa ra xét xử sơ thẩm, đã có 3 doanh nghiệp đã tiến hành bồi thường cho 33 hộ dân. Còn 11

doanh nghiệp đã tổ chức thương lượng với người dân nhưng bất thành nên vụ kiện được đưa ra xét xử.

Tại phiên xử sơ thẩm diễn ra vào tháng 12-2016, TAND TP.Vũng Tàu buộc 11 DN phải bồi thường thiệt hại tổng số

tiền 13,2 tỷ đồng. Trong đó, DN phải bồi thường nhiều nhất hơn 3,5 tỷ đồng, ít nhất 103 triệu đồng. Về phía bà con

ngư dân, người được bồi thường nhiều nhất hơn 2,1 tỷ đồng, người ít nhất là hơn 50 triệu đồng. Không đồng tình

với phán quyết của tòa về mức bồi thường, các DN đã kháng cáo lên TAND tỉnh.

Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra đến hết ngày 26/7. (ANTV 25/7) đầu trang./.