35
BÀI THẢO LUẬN Chủ đề: Thủ tục phân tích Nhóm thực hiện: Nhóm 11 ( CKA_K11) Danh sách nhóm: 1. Dương Thanh Hảo 2. Nguyễn Thị Huyền 3. Ninh Thị Nguyên 4. Phạm Đức Sơn 5. Lê Thị Thúy 6. Nguyễn Thị Minh Trang( nhóm trưởng) Nội dung chính: I. Tổng quan về thủ tục phân tích II. Các kỹ thuật phân tích, nội dung và nức độ tin cậy của thủ tục phân tích III. Trình tự thực hiện thủ tục phân tích IV. Ưu điểm và nhược điểm của thủ tục phân tích, đánh giá về việc sử dụng thủ tục phân tích V. Vận dụng: Doanh thu năm nay so với năm trước tăng 150%

thủ tục phân tích ( nhóm 11)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

BÀI THẢO LUẬN

Chủ đề: Thủ tục phân tích

Nhóm thực hiện: Nhóm 11 ( CKA_K11)

Danh sách nhóm:

1. Dương Thanh Hảo

2. Nguyễn Thị Huyền

3. Ninh Thị Nguyên

4. Phạm Đức Sơn

5. Lê Thị Thúy

6. Nguyễn Thị Minh Trang( nhóm trưởng)

Nội dung chính:

I. Tổng quan về thủ tục phân tích

II. Các kỹ thuật phân tích, nội dung và nức độ tin cậy của thủ tục

phân tích

III. Trình tự thực hiện thủ tục phân tích

IV. Ưu điểm và nhược điểm của thủ tục phân tích, đánh giá về việc

sử dụng thủ tục phân tích

V. Vận dụng: Doanh thu năm nay so với năm trước tăng 150%

I. TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH

1. Thủ tục phân tích

Theo định nghĩa của chuẩn mực kiểm toán VN số 520: “Thủ tục

phân tích hay quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin,

Page 2: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm

ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc

có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.”

Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính,

như:

- So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước: xem có biến

động bất thường hay không? Vì sao? Đánh giá khả năng phát triển của

doanh nghiệp trong tương lai.

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất,

kế hoạch bán hàng ...): đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB

doanh nghiệp, xem xét doanh nghiệp lập kế hoạch , dự toán đúng hay sai?

- So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí

khấu hao ước tính...).

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có

cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành

(Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp...): đánh giá một số chỉ tiêu của doanh

nghiệp với chỉ số trung bình ngành xem có hợp lý hay không?

Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ:

- Giữa các thông tin tài chính với nhau (Ví dụ: Mối quan hệ giữa lãi gộp

với doanh thu...)

- Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối

quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên...).

Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được

phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến

những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên

tiến. Quy trình phân tích cũng được áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp

nhất, báo cáo tài chính của đơn vị thành viên hoặc từng thông tin riêng lẻ

của các báo cáo tài chính. Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương

Page 3: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

pháp và mức độ áp dụng tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm

toán viên.

2. Mục đích KTV sử dụng thủ tục phân tích:

- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các

thủ tục kiểm toán khác.

- Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán

cụ thể.

- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi

việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong

việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài

chính.

- Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu

soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.

- Kết luận về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC với

những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị.

3. Thủ tục phân tích đảm bảo tất cả các mục tiêu kiểm toán

Hiện hữu/Phát sinh

Đầy đủ

Chính xác

Quyền và nghĩa vụ

Đánh giá

Trình bày và thuyết minh

4. Các phương pháp phân tích có thể được áp dụng trong cả 3 giai

đoạn của quá trình kiểm toán

a. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Page 4: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

Trong giai đoạn này thủ tục phân tích đánh giá tổng quát giúp KTV nhìn

nhận doanh nghiệp một cách toàn diện, nhanh chóng xác định được tính

chất bất bình thường, xác định được phạm vi kiểm tra, nội dung cần đi

sâu kiểm toán, xác định được những vấn đề có khả năng sai sót trọng yếu;

Đồng thời, giúp KTV xác định được nội dung, thời gian, phạm vi sử dụng

kỹ thuật kiểm toán khác, qua đó để lập được kế hoạch chi tiết với những

nội dung, phạm vi cần thiết, thời gian biên chế và chi phí hợp lý.

Trong quá trình phân tích ở giai đoạn này, KTV có thể sử dụng cả thông

tin tài chính và thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữa doanh

thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sản xuất với công suất

máy móc, thiết bị...).

b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Giai đoạn này, phân tích được coi như một thử nghiệm cơ bản nhằm thu

thập bàng chứng có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp

vụ nào đó. Các bằng chứng về cơ sở dẫn liệu chứng minh cho các khoản

mục trong BCTC có thể thu được khi tiến hành thử nghiệm chi tiết các

nghiệp vụ số dư hoặc phân tích hay kết hợp cả hai phương pháp phân tích

và thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.

Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến

cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy

trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Nhằm xác định

thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, kiểm toán

viên phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán.

Kiểm toán viên phải thảo luận với Giám đốc, kế toán trưởng hoặc người

đại diện của đơn vị được kiểm toán về khả năng cung cấp thông tin và độ

tin cậy của các thông tin cần thiết cho việc áp dụng quy trình phân tích,

kể cả kết quả phân tích mà đơn vị đã thực hiện. Kiểm toán viên được

Page 5: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

phép sử dụng các dữ liệu phân tích của đơn vị nếu tin tưởng vào các dữ

liệu này.

Khi áp dụng quy trình phân tích, kiểm toán viên phải xem xét các yếu tố

sau:

- Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được;

- Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hoá thông tin (Ví dụ: Quy trình

phân tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên

sẽ hiệu quả hơn là chỉ áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn

vị...);

- Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính;

- Độ tin cậy của các thông tin (Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc

dự toán ...);

- Tính thích đáng của các thông tin (Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có

tính khả thi hơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được);

- Nguồn gốc thông tin (Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin

cậy cao hơn thông tin do đơn vị cung cấp...);

- Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có

thể so sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành...);

- Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu

biết về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ

trước.

c. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, việc phân tích đánh giá tổng

quát có vai trò rất quan trọng đối với KT. Khi đã kiểm toán và có kết luận

về từng bộ phận cấu thành BCTC, mà đặc biệt là kiểm toán hiện đại ngày

nay tiến hành trên cơ sở mẫu chọn trong kiểm toán, để có mức thỏa mãm

Page 6: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

trong kiểm toán càng cao và tăng thêm đọ tin cậy cho KTV thì cần phải

một lần nữa sử dụng thủ tục phân tích đánh giá tổng quát về những thông

tin cần kiểm toán và bằng chứng thu thập được để củng cố thêm cho các

bằng chứng và kết kuận của KTV, kể cả việc thử lại khả năng tiếp tục

hoạt đọng của doanh nghiệp trước khi KTV ký vào báo cáo kiểm toán.

II. CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH, NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TIN

CẬY KỸ THUẬT PHÂN TÍCH

1. Các kỹ thuật phân tích sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán

Kĩ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có

hiệu lực gồm ba loại: phân tích xu hướng tỷ suất và phân tích tỉ suất.

a. Phân tích xu hướng

Là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản hay

nghiệp vụ. Phân tích xu hướng được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh

thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước hay so sánh

thông tin giữa các tháng trong kỳ nhằm phát hiện những biến động bất

thường để tập trung kiểm tra xem xét.

Kỹ thuật so sánh trong phân tích xu hướng thường sử dụng.

So sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước.

So sánh số dư năm hiện hành với số dư năm trước đó: đây là một trong

những cách làm dễ dàng nhất để thực hiện cuộc khảo sát này là ghi các số

dư kết quả của bảng cân đối thử đã điều chỉnh của năm trước vào một cột

riêng trên bảng cân đối thử năm hiện hành. Kiểm toán viên có thể so sánh

dễ dàng số dư của năm hiện hành với số dư của năm trước đó để quyết

định vào lúc đầu cuộc kiểm toán là liệu một tài khoản cá biệt có nên được

chú ý nhiều hơn so với bình thường vì số dư có một biến động đáng kể

hay không?

Page 7: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

- So sánh chi tiết của số dư tổng hợp với chi tiết tương tự của năm

trước:

Nếu không có những biến động đáng kể trong các hoạt động năm hiện

hành ở khách hàng, phần lớn chi tiết cấu thành các số tổng cộng trên báo

cáo tài chính sẽ giữ nguyên không đổi. Bằng cách so sánh chi tiết của kỳ

hiện hành với chi tiết tương tự của kỳ trước sẽ có thể tách riêng thông tin

cần phải kiểm tra thêm. Quá trình so sánh có thể theo các chi tiết hàng kỳ

hoặc các chi tiết tại một thời điểm.

- So sánh tỷ lệ của năm nay và năm trước:

Qúa trình so sánh tổng cộng hoặc chi tiết và các năm trước có hai

nhược điểm:

+ Một là không xem xét sự tăng trưởng hoặc sự giảm tụt trong hoạt động

kinh doanh

+ Hai là xem xét các mối quan hệ giữa các sự kiện này với sự kiện khác

dễ bị bỏ qua.

Việc so sánh tỷ suất và so sánh các mối quan hệ tỷ lệ khắc phục cả hai

nhược điểm này. Trong mọi trường hợp, quá trình so sánh phải kết hợp

với tính toán thực hiện ở những năm trước với cùng một công ty khách

hàng. Có rất nhiều tỷ số và các qúa trình so sánh tiềm tàng có sẵn để kiểm

toán viên sử dụng. Nhiều tỷ số và tỷ lệ phần trăm được dùng để so sánh

với các năm trước cũng được dùng để so sánh với số liệu ngành.

So sánh số liệu giữa các tháng trong kỳ: nhằm đánh giá

mức chênh lệch giữa các tháng trong kỳ, đánh giá xu hướng biến

động tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu trong cùng kì nhằm phát hiện

ra những biến động bất thường.

So sánh số dư của các tài khoản giữa các kỳ, phát hiện biến

động bất thường để tập trung kiểm tra xem xét.

Page 8: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

b, Phân tích tỷ suất

Là cách thức so sánh những số dư tài khoản hoặc những loại hình

nghiệp vụ. Phân tích tỷ suất cũng sẽ giúp cho kiểm toán viên so sánh tính

hợp lý về tình hình tài chính của một công ty nào đó với công ty khác

trong cùng tập đoàn với ngành đó. Thông thường khi phân tích tỷ suất

cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó. Tuỳ theo kiến thức và kinh

nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên có thể tính toán, phân tích nhiều mặt

một số tỷ suất cần thiết cho việc nhận xét của mình

Phân tích tỷ suất thường được xem là có hiệu quả hơn so với phân

tích xu hướng bởi vì nó xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa hai hoặc

nhiều số dư tài khoản với nhau. Kỹ thuật này thường được sử dụng phổ

biến vì khả năng của kỹ thuật này trong việc phát hiện những thay đổi bất

thường hoặc những thay đổi không mong muốn. Kỹ thuật này cũng rất

hữu hiệu trong việc phát hiện trong những vấn đề kiểm toán tiềm tàng có

thể tìm thấy từ sự thay đổi tỷ suất giữa các năm.

Khi thực hiện các kỹ thuật phân tích tỷ suất KTV thường sử dụng

những tỷ suất sau đây:

TT Tỷ suất Công thức tính

Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh

1 Tỷ suất thanh toán hiện thời Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

2 Tỷ suất thanh toán nhanh (Tiền + tương đương tiền+phải

thu)/Nợ ngắn hạn

3 Tỷ suất nợ so với tài sản Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản

Tỷ suất liên quan tới phải thu

4 Tỷ suất thu hồi khoản phải thu Doanh thu bán chịu/Phải thu khách

hàng

5 Số ngày thu hồi khoản phải 365/Tỷ suất thu hồi khoản phải thu

Page 9: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

thu

Tỷ suất về hàng tồn kho

6 Tỷ suất quay vòng hàng tồn

kho

Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho

cuối kỳ

7 Số ngày quay vòng hàng tồn

kho

365/Tỷ suất quay vòng hàng tồn

kho

Đo lường khả năng lợi nhuận

8 Tỷ suất lãi thuần Thu nhập thuần/Doanh thu thuần

9 Khả năng sinh lời vốn chủ sở

hữu

Thu nhập thuần/Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất đòn bẩy tài chính

10 Tỷ suất nợ so với vốn chủ sở

hữu

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu

11 Tỷ suất nợ so với tài sản Tổng nợ/Tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời của vốn

12 Tỷ suất về tính lỏng của tài sản Tài sản lưu động/Tổng tài sản

13 Tỷ suất sinh lời của tài sản Doanh thu thuần/Tổng tài sản

14 Tỷ suất giá trị thuần với doanh

thu

Vốn chủ sỡ hữu/Doanh thu thuần

2. Nội dung kỹ thuật phân tích

Kĩ thuật phân tích gồm 3 nội dung:

Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hay xu

hướng…

Kiểm toán viên phải tích luỹ một số thông tin hay số liệu về những

con số hay nhóm những con số trong báo cáo tài chính, cần dự báo trước

Page 10: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

mối quan hệ giữa thông tin này với một hay nhiều mục đang khảo sát và

xác định giới hạn kết quả có thể chấp nhận được.

So sánh: là việc đối chiếu ước đoán với số liệu báo cáo.

Kiểm toán viên cần so sánh đối chiếu mối quan hệ dự đoán và thực tế

để có biện pháp thích hợp. Nếu mối quan hệ thực tế phù hợp với dự đoán

thì kiểm toán viên có thể phản ứng bằng cách giảm bớt số lượng khảo sát

chi tiết trong lĩnh vực này. Nếu những mối quan hệ thực tế khác xa dự

đoán thì kiểm toán viên sẽ tìm kiếm sự giải thích từ ban lãnh đạo, nếu có

sự giải thích hợp lý, kiểm toán viên sẽ tìm kiếm những bằng chứng xác

nhận nó. Trong trường hợp không giải thích được kiểm toán viên buộc

phải tiến hành khảo sát chi tiết nhiều hơn nữa.

Đánh giá: là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và các kỹ

thuật khác (như phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các

chênh lệch khi so sánh.

Chênh lệch phát sinh có thể do số dư tài khoản, nghiệp vụ được kiểm

toán viên chứa đựng sai sót nhưng cũng có thể chênh lệch được hình

thành từ chính ước tính trong phân tích. Do đó, lời giải thích cần được

tìm hiểu từ những nhân viên của khách thể của kiểm toán, ít nhất là

những minh chứng cho những vấn đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn

chưa tìm được lời giải thích hợp lí thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu

đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình

triển khai thủ tục phân tích thì lời giải và bằng chứng cần được giải quyết

qua các thủ tục kiểm tra chi tiết các số liệu. Bằng chứng kiểm toán thu

thập được từ thủ tục phân tích cần được đánh giá do phát hiện qua kiểm

toán không chỉ bao gồm sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ

thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề khác. Do vậy

mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính

chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu, cả về mục tiêu kiểm toán và cả

tình hình kinh doanh của khách hàng. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số

Page 11: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

520.18 qui định: “Trường hợp qui trình phân tích phát hiện được những

chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin

tương ứng hoặc có chênh lệch lớn so với dự tính, kiểm toán viên phải

thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán

thích hợp”.

Trong quá trình thực hiện qui trình phân tích, kiểm toán viên được

phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến

những phân tích phức tạp đòi phải hỏi sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên

tiến. Việc lựa chọn qui trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng

tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

3. Mức độ tin cậy của quy trình phân tích

Quy trình phân tích được áp dụng cho các thông tin có thực và có

mối quan hệ lẫn nhau. Kết quả phân tích các mối liên hệ cung cấp cho

kiểm toán viên các bằng chứng kiểm toán về sự đầy đủ, tính chính xác,

tính hợp lý về các dữ liệu do hệ thống kế toán lập ra. Độ tin cậy của quy

trình phân tích phụ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro mà

quy trình phân tích không phát hiện được (Ví dụ: Kết quả phân tích

không thể hiện sự biến động hay chênh lệch lớn nhưng trong thực tế vẫn

có sai sót trọng yếu...).

Mức độ tin cậy vào kết quả của quy trình phân tích phụ thuộc vào

các nhân tố sau:

- Tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ (Ví dụ: Hàng tồn

kho là trọng yếu thì không chỉ dừng lại ở quy trình phân tích mà còn thực

hiện một số thủ tục kiểm tra chi tiết khác trước khi kết luận. Ngược lại

khoản mục nợ phải thu được coi là không trọng yếu thì có thể chỉ căn cứ

vào kết quả phân tích để kết luận...);

- Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán (Ví dụ:

Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khoá sổ của các khoản phải

Page 12: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của quy trình phân tích nợ phải

thu theo thời hạn, ...);

- Độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích (Ví dụ: Kiểm toán

viên thường so sánh, phân tích tỷ lệ lãi gộp giữa năm nay với năm trước

hơn là so sánh các chi phí bất thường giữa năm trước với năm nay...);

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (Ví dụ: Nếu việc kiểm soát

nội bộ của bộ phận bán hàng là yếu kém thì nên dựa vào kiểm tra chi tiết

hơn là dựa vào quy trình phân tích...).

Kiểm toán viên phải kiểm tra lại các thủ tục kiểm soát để tạo ra các

thông tin sử dụng trong quy trình phân tích. Trường hợp thủ tục kiểm soát

có hiệu quả thì kiểm toán viên sẽ tin tưởng hơn vào độ tin cậy của các

thông tin và kết quả phân tích cũng tin cậy hơn. Kiểm toán viên phải

kiểm tra đồng thời các thủ tục kiểm soát của kế toán với thủ tục kiểm soát

thông tin phi tài chính (Ví dụ: Trường hợp đơn vị kiểm soát việc lập hoá

đơn bán hàng đồng thời với kiểm soát số lượng bán hàng thì kiểm toán

viên cũng kiểm tra đồng thời thủ tục kiểm soát hoá đơn bán hàng và kiểm

soát số lượng hàng bán).

III. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÂN TÍCH

1. Chọn loại hình phân tích phù hợp

Nhìn chung các loại hình phân tích áp dụng hiệu quả đối với các tài

khoản trong báo cáo kết quả kinh doanh và các loại nghiệp vụ liên quan

hơn là đối với các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Các tài khoản

trong báo cáo kết quả kinh doanh dễ dự đoán hơn, trong khi đó tài khoản

trong bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiều loại hình nghiệp vụ

phức tạp. Khi lựa chọn sử dụng các loại hình phân tích, kiểm toán viên có

thể sử dụng tuỳ thuộc vào các loại hình báo cáo thích hợp. Dưới đây là

bảng hướng dẫn sử dụng

Page 13: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

Hướng dẫn chọn loại hình phân tích

Đối tượng kiểm toán

Loại hình phân tích

Phân tích

xu hướng

Phân tích tỉ

suất

Kiểm tra tính

hợp lí

Khoản mục trong bảng

cân đối kế toán

Hạn chế Hữu ích Hạn chế

Khoản mục trong báo

cáo kết quả kinh doanh

Hữu ích Rất hữu ích Rất hữu ích

2. Lựa hình mô hình dự đoán

Đưa ra mô hình để dự đoán những số liệu tài chính hoặc những xu

hướng hay những tỉ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động. Các

bước công việc này bao gồm:

Xác định các biến tài chính và các biến hoạt động

cũng như mối quan hệ có thể dự đoán được giữa hai loại biến này.

Ví dụ, xét trong chu trình kiểm toán tiền lương và nhân viên thì biến tài

chính là tổng quĩ tiền lương thực hiện trong một niên độ kế toán, biến

hoạt động có thể là tổng số sản phẩm sản xuất ra trong kì hay tổng số thời

gian lao động của cán bộ công nhân viên trong đơn vị được kiểm toán.

Đưa ra mô hình để kết hợp thông tin. ở nội dung

này, kiểm toán viên xác định mô hình về mối quan hệ giữa các biến

phù hợp với đơn vị được kiểm toán. Ví dụ về tiền lương và nhân

viên, nếu đơn vị trả lương chủ yếu theo hình thức khoán sản phẩm

hoàn thành thì mô hình hợp lí là mô hình mô tả mối quan hệ giữa

tổng quĩ lương thực hiện và tổng số lượng sản phẩm hoàn thành

trong kì. Ngược lại, nếu đặc điểm của đơn vị phù hợp với hình thức

trả lương theo thời gian thì mô hình hợp lí là mô hình mô tả mối

Page 14: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

quan hệ giữa tổng quĩ lương thực hiện với tổng thời gian làm việc

của người lao động trong đơn vị được kiểm toán.

Thu thập những số liệu cơ sở. Kiểm toán viên thu

thập số liệu về các biến đã xác định ở trên từ thực tế của đơn vị

được kiểm toán.

Xem xét tính độc lập và độ tin cậy của những số liệu

cơ sở về hoạt động và về tài chính.

Đưa ra dự đoán sử dụng mô hìnhmà kiểm toán viên

đã khai triển.

3. So sánh dự đoán của kiểm toán viên với số liệu của đơn vị được

kiểm toán

Dự đoán và so sánh dự đoán của kiểm toán viên với số liệu của đơn vị

được kiểm toán. nếu có chênh lệch, có thể do các nguyên nhân: có những

sai sót trong mô hình của kiểm toán viên hoặc có sai sót đáng kể trong số

dư tài khoản.

Để tìm nguyên nhân của chênh lệch, kiểm toán viên có thể phỏng vấn

nhà quản lí hiểu biết về những vấn đề tài chính và hoạt động của công

ty…để được giải thích hay thu thập thông tin giúp hoàn thiện hơn mô

hình. Đồng thời, kiểm toán viên cần theo dõi và kiểm tra những thông tin

này. Tất cả những điều giải thích cần được chứng thực bằng một bằng

chứng độc lập. Có thể phỏng vấn nhiều nhân viên trong đơn vị được kiểm

toán và kiểm tra xem những lời giải thích của họ có thống nhất hay

không, hoặc có thể kiểm tra chứng từ có liên quan.

4. Rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được

Nếu chênh lệch giữa dự đoán của kiểm toán viên với số liệu thực tế

lớn hơn rất nhiều so với mức chênh lệch theo kế hoạch, kiểm toán viên

Page 15: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

không thu được bằng chứng như dụ tính. Khi đó kiểm toán viên phải điều

tra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch và xem xét ảnh hưởng của nó

tới hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Nếu chênh lệch thấp hơn đáng kể mức chênh lệch theo kế hoạch, kiểm

toán viên kết luận rằng mục tiêu kiểm toán đã đạt được. Tuy nhiên, kiểm

toán viên vẫn cần xem xét xem liệu những phát hiện của kiểm toán viên

có thu được từ những theo dõi thích hợp đối với kiểm soát nội bộ, hệ

thống thông tin và các ván đề khác hay không.

Nếu chênh lệch này xấp xỉ độ chênh lệch theo kế hoạch, kiểm toán

viên sẽ sử dụng đánh giá của mình để xem xét có nên:

Chấp nhận chênh lệch này là chênh lệch kiểm toán

và chuyển nó vào bảng tóm tắt những chênh lệch kiểm toán chưa

được điều chỉnh;

Có nên tiếp tục hoàn thiện dự đoán của mình, đưa

vào nhiều biến hơn và đưa ra số xấp xỉ hơn, cho đến khi số chênh

lệch đạt đến mức có thể chấp nhận được.

Tiến hành kiểm tra chi tiết.

IV. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THỦ TỤC PHÂN TÍCH,

ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC SỬ DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH

1. Ưu điểm

Phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện qua

một cuộc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu. Phân

tích là một trong những phương pháp kiểm toán hiện đại để thu thập báo

cáo kiểm toán không tốn kém thời gian như phương pháp khảo sát chi tiết

các nghiệp vụ do đó kiểm toán viên có thể áp dụng phương pháp phân

tích này trong quá trình kiểm toán .

Page 16: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

Thủ tục phân tích tương đối đơn giản có hiệu quả cao, chi phí kiểm toán

thấp mà vẫn cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị

về mặt kế toán.

Kỹ thuật phân tích áp dụng định hướng cho kiểm toán viên, giúp cho

kiểm toán viên đánh giá được tổng thể. Thủ tục phân tích được áp dụng

trong tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán và được xem là rất hữu

ích.

2.Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm, khi sử dụng kỹ thuật phân tích vẫn có một số

hạn chế cần quan tâm:

- Việc phân tích sẽ không có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối

liên hệ với nhau. Ngoài ra kỹ thuật này chỉ áp dụng đối với các chỉ

tiêu đồng chất về nội dung và phương pháp phân tích.

- Đối với những khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, kiểm toán viên

không thể sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà cần kết hợp kỹ

thuật khác để thu thập được bằng chứng thích hợp.

- Trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém cần thận trọng

phân tích và phải nên kết hợp nhiều kỹ thuật khác.

- Đánh giá chênh lệch khi phân tích phụ thuộc vào hiểu biết của

kiểm toán viên về những ngành nghề kinh doanh của đơn vị được

kiểm toán.

Như vậy bằng chứng thu thập được chưa thể hiện tính đầy đủ, phụ

thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ và hiểu biết

của kiểm toán viên về ngành nghề kinh doanh của khách hàng kiểm toán.

3. Đánh giá về việc sử dụng thủ tục phân tích

Page 17: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

Trong quá trình phân tích, dựa trên quan hệ hợp lý giữa các yếu tố, KTV

có thể phát hiện nhiều sai sót và những vấn đề bất thường. Thủ tục phân

tích giúp cho KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện và xác

định phạm vi kiểm tra, rút ngắn được thời gian kiểm toán. Thủ tục phân

tích giúp cho KTV chuẩn đoán được nhanh chóng khu vức có sai sót làm

trọng tâm cho cuộc kiểm toán. Các thông tin thu được do áp dụng kỹ

thuật phân tích còn giúp KTV quyết định nội dung, thời gian và phạm vi

sử dụng các phương pháp kiểm toán khác. Các kết luận rut ra từ kết quả

áp dụng kỹ thuật phân tích sẽ củng cố cho các kết luận đã hình thành

trong khi kiểm tra từng yếu tố riêng biệt của các thông tin tài chính và

giúp KTV đi tới một kết luận tổng quát về tính hợp lý của các thông tin

tài chính. Phân tích là phương pháp kiểm toán có hiệu quả cao, kỹ thuật

phân tích thường được các KTV cao cấp tiến hành và thường là kỹ thuật

áp dụng đầu tiên cho mọi cuộc kiểm toán.

V. VẬN DỤNG

Doanh thu năm nay so với năm trước tăng 150%

Phần lớn sai phạm trong khai báo trình bày doanh thu trên BCTC thường

theo xu hướng khai tăng nhằm khuếch trương kết quả kinh doanh, tuy

nhiên cũng có một số trường hợp được khai báo giảm nhằm một số

trường hợp ghi giảm doanh thu vì một mục đích nào đó như chậm nộp

thuế chẳng hạn. Nhưng nhìn chung, để kiểm tra doanh thu bị ghi tăng hay

giảm đều tuân thủ theo các bước tiến hành chung.

Thủ tục phân tích được áp dụng trong khoản mục doanh thu cũng có vai

trò như trong áp dụng đối với các khoản mục khác là nhằm mục đích xem

xét biến động của khoản mục doanh thu bằng các kỹ thuật phân tích cụ

Page 18: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

thể, từ đó khoanh vùng rủi ro, định hướng cho các thử nghiệm cơ bản

khác của kiểm toán. Như vậy, trong kiểm toán khoản mục doanh thu, một

cách gián tiếp thử tục phân tích đã đảm bảo được 6 yêu cầu nói chung của

CSDL doanh thu: hiện hữu/phát sinh, quyền và nghĩa vụ, chính xác, đầy

đủ, đánh giá, trình bày và báo cáo.

1. Vai trò thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục doanh thu:

Thủ tục phân tích có thể được áp dụng với bất kì khoản mục nào nhưng

xét về hiệu quả thì thủ tục phân tích hiệu quả hơn với các khoản mục trên

Báo cáo kết quả kinh doanh, trong đó có khoản mục doanh thu.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích tổng

thể các khoản mục liên quan tới doanh thu trên bảng cân đối kế toán và

báo cáo kết quả kinh nhằm:

- Thu thập hiểu biết về nội dung của báo cáo tài chính và những

biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của

khách hàng vừa diễn ra từ lần kiểm toán trước.

- Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh

doanh của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định các vấn

đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên những vùng rủi ro

đã được xác định bởi thủ tục phân tích tổng thể khoản mục trong giai

đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên phụ trách thực hiện phân tích chi tiết

sự biến động của doanh thu theo các tháng/quý, theo dòng sản phẩm, biến

động so với ước tính của kiểm toán viên để phát hiện chênh lệch kiểm

toán trọng yếu nếu có.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa vào các thủ tục phân tích

đã được thực hiện, kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng về tính hợp

lý của toàn bộ các vấn đề liên quan tới doanh thu đã được đặt ra trong

giai đoạn lập kế hoạch.

Page 19: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

2. Đặc điểm khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới thủ tục phân tích

Khoản mục doanh thu ảnh hưởng tới hai tài khoản chính: tài khoản

doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ và tài khoản phải thu khách

hàng. Kiểm toán viên được yêu cầu kiểm tra và đưa ra ý kiến theo hướng

số dư của các tài khoản này có sai sót trọng yếu hay không. Nói chung,

đối với cả hai loại tài khoản tạo ra doanh thu trên, kiểm toán viên cần loại

bỏ những sai sót tiềm tàng sau:

Tính đầy đủ: các nghiệp vụ tạo ra doanh thu không đuợc ghi nhận

đầy đủ

Tính hiệu lực: các nghiệp vụ xảy ra không có thực (Cơ sở dẫn liệu

hiện hữu/ phát sinh)

Ghi chép: các nghiệp vụ bị ghi chép nhầm về mặt số học

Tính đúng kì: các nghiệp vụ được hạch toán không đúng kì (Cơ sở

dẫn liệu Hiện hữu)

Tính giá: áp dụng sai phương pháp định giá tài sản hoặc nguồn

vốn

Trình bày: số dư các tài khoản được trình bày không đúng cách

(Cơ sở dẫn liệu Trình bày).

Có thể tóm tắt một vài sai sót tiềm tàng cụ thể (liên quan đến tài khoản

doanh thu và tài khoản phải thu) có thể được loại bỏ bởi thủ tục phân tích

Các sai sót tiềm tàng có thể làm tăng

doanh thu

Các thủ tục phân tích có thể được

sử dụng để loại bỏ rủi ro

Doanh thu bị khai tăng

Tính hiệu lực: Doanh thu được ghi

nhận trước khi hàng hóa được chuyển

giao hoặc dịch vụ được cung cấp

Page 20: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

Ghi chép: Doanh thu được ghi chép

(tăng) sai về mặt số học Có

Tính đúng kì: Hàng hóa được chuyển

giao hoặc dịch vụ được cung cấp trong

kì tiếp theo nhưng doanh thu lại được

ghi nhận vào kì này

3. Quy trình vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục

doanh thu

Thông thường, việc thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán

khoản mục doanh thu trải qua những bước sau:

a) Phát triển một mô hình: kết hợp các biến tài chính và các biến

hoạt động

Khi phát triển mô hình doanh thu, chúng ta xác định các biến tài

chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng. Một số yếu tố cần quan

tâm khi phát triển mô hình doanh thu, cụ thể đối với trường hợp doanh

thu tăng 150%:

+ Quy mô của chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, trị giá

hang xuất kho, chi phí quảng cáo marketing…)

+ Khoản mục thuế VAT đầu ra

+ Các chính sách bán hàng của doanh nghiêp, nới lỏng hay thắt

chặt, từ đó xem xét tới khoản mục phải thu khách hàng.

+ Xem xét các thông tin về công suất của máy móc thiết bị, giúp

kiểm toán có thể đánh giá được giới hạn tăng trưởng của doanh thu

+ Các thông tin tăng trưởng ngành, vị trí của doanh nghiệp trên thị

trường trong những năm gần dây.

+ Chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

+ Yếu tố giá cả trên thị trường…

Page 21: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

b. Thu thập thông tin và xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu

tài chính và nghiệp vụ:

Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ trong mô

hình càng cao thì tính chính xác của dự đoán càng lớn.

Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt như:

- Nguồn của dữ liệu: dữ liệu có nguồn độc lập từ bên ngoài có độ

tin cậy cao hơn nguồn từ bên trong. Với nguồn dữ liệu từ bên

trong, độ tin cậy sẽ cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu

trách nhiệm cho giá trị được kiểm toán.

- Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ

những năm trước.

- Mở rộng phạm vi dữ liệu đã sử dụng.

c. Ước tính giá trị:

Dựa trên những thông tin thu thập được ở trên như thông tin về các tài

khoản liên quan ( GVHB, HTK, phải thu KH, VAT), các số liệu năm

trước, các số liệu kế hoạch… KTV xác định giá trị ước tính cho doanh

thu. Mức độc chính xác của giá trị ước tính phụ thuộc vào Mô hình dự

kiến và Độ tin cậy của các thông tin thu thập được.

d, Xác định mức sai sót cho phép và xác định mức chênh lệch với giá

trị ghi sổ:

Mức sai sót cho phép phần lớn phụ thuộc vào ý kiến xét đoán nghề

nghiệp của KTV. Khi đánh giá mức sai sót cho phép KTV cần lưu ý:

Độ lớn của khoản mục doanh thu

Mức trọng yếu

Mức rủi ro

Ngoài ra KTV cần chú ý các xu hướng sau:

- Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang được

nghiên cứu: phân tích xu hướng biến động của doanh thu hàng

tháng theo loại sản phẩm chắc chắn sẽ cung cấp bằng chứng

Page 22: thủ tục phân tích ( nhóm 11)

kiểm toán có tính thuyết phục cao hơn việc đơn thuần phân tích

biến động này theo năm.

- Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh

doanh thu hàng tháng với nhau, chênh lệch phát sinh có thể là

biến động tất yếu theo mùa và theo đó không thể có giá trị bất

biến hàng tháng. Để có được chênh lệch, cần so sánh với tháng

cùng kì năm trước hoặc số tổng cộng trong cả năm.

d. Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Chênh lệch phát sinh có thể do loại nghiệp vụ được kiểm toán chứa

đựng sai sót những cũng có thể chênh lệch được hình thành từ chính ước

tính trong phân tích. Do đó, lời giải thích cần được tìm hiểu từ những

nhân viên của khách thể kiểm toán, ít nhất là chứng minh cho những vấn

đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có được lời giải thích hợp lý

thì cần xem xét lại giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính. Nếu vẫn

còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời

giải và bằng chứng cần được giải quyết qua thủ tục kiểm tra chi tiết.

e. Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích cần được

đánh giá do phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót

trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống KSNB, hệ thống thông tin

và những vấn đề khác. Do vậy, mọi chênh lệch được phát hiện trong kiểm

toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả về cơ sở dẫn liệu,

mục tiêu kiểm toán và tình hình kinh doanh của khách hàng.