48
LIÊN MINH KHOÁNG SẢN để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam THỰC THI EITI Hà Nội, 2015

Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản quyền báo cáo thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature). Nội dung báo cáo có thể được sử dụng cho các mục đích phi thương mại, không cần xin phép nhưng cần trích dẫn nguồn.

Citation preview

Page 1: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

LIÊN MINH KHOÁNG SẢN

để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam

THỰC THI EITI

Hà Nội, 2015

Page 2: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Viện trợ Nhân dân Nauy. Các vấn đề trình bày trong báo cáo là quan điểm của các tác giả và và không thể hiện quan điểm của nhà tài trợ.

Bản quyền báo cáo thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Nội dung báo cáo có thể được sử dụng cho các mục đích phi thương mại, không cần xin phép nhưng cần trích dẫn nguồn.

Nhóm tác giả:

Đậu Anh TuấnNguyễn Minh Đức Trần Thanh Thủy Trịnh Lê Nguyên Dương Văn Thọ Lê Xuân Trường

Thiết kế và trình bày: AdmixStudio.com

Các vấn đề liên quan đến ấn phẩm, xin vui lòng liên hệ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊNĐịa chỉ: Số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 04 3556-4001 . Fax: 04 3556-8941E-mail: [email protected]

Hoặc

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội ĐT: 04 357-42022 | Fax: 04-3574-2020 E-mail: [email protected]

Ấn bản điện tử có tại: www.nature.org.vn

Page 3: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam

THỰC THI EITI

LIÊN MINH KHOÁNG SẢN

Hà Nội, 2015

Page 4: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ Môi trườngDNNN Doanh nghiệp Nhà nướcEITI Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác GDP Tổng sản phẩm quốc nộiGTGT Giá trị gia tăngHDND Hội đồng Nhân dânKHCNMT Khoa học, Công nghệ và Môi trườngKHĐT Kế hoạch và Đầu tưNSNN Ngân sách nhà nướcSDDPNN Sử dụng đất phi nông nghiệpTNDN Thu nhập doanh nghiệpTNHH Trách nhiệm hữu hạnTNMT Tài nguyên và Môi trườngTTDB Tiêu thụ đặc biệtVCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamUBND Ủy ban Nhân dân

Các chữ viết tắt 4Lời nói đầu 5Tóm tắt các kết luận chính 61. Công nghiệp khai khoáng và tiến trình xem xét EITI ở Việt Nam 11

1.1. Tóm tắt các yêu cầu của EITI 111.2. Thực trạng ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam 131.3. Sự cần thiết của việc thực thi EITI ở Việt Nam 141.4. Vai trò của các bộ ngành trong tiến trình xem xét thực thi EITI 16

2. Kết quả rà soát kỹ thuật 182.1. Cấp phép 182.2. Dữ liệu Sản xuất 192.3. Nguồn thu 202.4. DNNN 222.5. Nguồn thu địa phương 242.6. Quản lý nguồnthu 252.7. Tác động xã hội 262.8. Các vấn đề liên quan đến bí mật nhà nước 272.9. Kết luận 28

3. Đề xuất mô hình tổ chức thực hiện và biểu mẫu báo cáo 293.1. Đề xuất mô hình tổ chức thực hiện EITI 293.2. Đề xuất các biểu mẫu báo cáo 32

Tài liệu tham khảo 47

MỤC LỤC

Page 5: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 5

Trong hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng với nhiều loại khoáng sản được khai thác ở quy mô lớn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến quản trị khoáng sản như thu ngân sách không tương xứng với mức độ khai thác, cạn kiệt tài nguyên

và suy thoái môi trường. Bên cạnh đó, mức độ minh bạch và ổn định đối với môi trường đầu tư lĩnh vực khai khoáng được đánh giá là rất thấp, dẫn đến việc khó thu hút những dự án khai thác có công nghệ tốt và hiệu quả cao.

Do những đặc thù phức tạp của công nghiệp khai thác, thế giới đã phát triển nhiều sáng kiến hỗ trợ công tác quản trị. Trong đó, Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) được coi là một trong những sáng kiến quản trị hiệu quả nhất. Theo đánh giá, Nigie-ria đã tránh thất thu 1 tỷ đô la Mỹ hàng năm trong lĩnh vực khai khoáng nhờ thực hiện sáng kiến này. Ngoài ra, EITI còn hỗ trợ cải cách lĩnh vực khai khoáng tại rất nhiều quốc gia như đang thấy ở Philippines.

Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận EITI từ năm 2005. Tuy nhiên, sau gần 10 năm xem xét, Việt Nam vẫn chưa đưa ra những tuyên bố rõ ràng về việc tham gia EITI mặc dù nhu cầu cải cách đối với ngành công nghiệp khai thác hiện nay rất lớn. Cơ quan đầu mối xem xét thực thi EITI cho rằng cần tiếp tục cân nhắc các vấn đề liên quan đến hệ thống thống kê và năng lực thực hiện báo cáo của doanh nghiệp.

Báo cáo này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Liên minh Khoáng sản thực hiện nhằm đánh giá tính phù hợp của Bộ Tiêu chuẩn EITI 2013 đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản của Việt Nam, mức độ đáp ứng về mặt chính sách, năng lực thực thi và xác định các rào cản về mặt kỹ thuật. Hy vọng, báo cáo này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để thúc đẩy quá trình xem xét thực thi EITI của Việt Nam.

Qua đây, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quỹ Viện trợ Nhân dân Nauy đã hỗ trợ tài chính cho báo cáo và các hoạt động khác của Liên minh Khoáng sản. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến GS. Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT), TS. Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương), TS. Phạm Ngọc Thạch (chuyên gia tài chính), TS. Phạm Quang Tú (Oxfam) và các chuyên gia khác đã tham gia bình luận và đóng góp thông tin cho báo cáo này.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU

Page 6: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam6

Khai khoáng là ngành công nghiệp phức tạp, trong đó muốn quản trị tốt đòi hỏi phải có mức độ minh bạch cao. Các thách thức chính liên quan đến quản trị công nghiệp khai thác gồm tham nhũng, trốn thuế, quản lý nguồn thu thiếu hiệu quả và gây các tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội. Do tính phức tạp của

công nghiệp khai thác, thế giới đã phát triển nhiều sáng kiến để hỗ trợ quản trị. Trong đó, sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) được coi là một sáng kiến hiệu quả nhất. Nguyên tắc của EITI là công khai một số thông tin liên quan đến lĩnh vực khai thác gồm (i) Cấp phép, (ii) Dữ liệu sản xuất, (iii) Doanh nghiệp nhà nước, (iv) Các nguồn thu chính, (v) Nguồn thu địa phương, (vi) Quản lý nguồn thu; và (vii) Tác động xã hội. Tính đến tháng 12/2015, thế giới có 49 quốc gia đã thực thi EITI, gồm các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Nauy và quốc gia đang phát triển như Indonesia, Phillipines, Nigieria. Hiệu quả của EITI cũng đã được chứng minh ở nhiều quốc gia như Nigieria đã tránh thất thu 1 tỷ đô la Mỹ hàng năm từ lĩnh vực khai khoáng nhờ thực thi sáng kiến này.

Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận EITI từ năm 2005 và Bộ Công thương được chỉ định là cơ quan đầu mối xem xét khả năng thực thi sáng kiến này. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, Việt Nam vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về việc tham gia EITI. Tại phiên họp báo Chính phủ được tổ chức vào ngày 31/7/2015, Bộ Công thương đã nêu nhiều vấn đề liên quan đến khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật của Việt Nam và năng lực thực thi của doanh nghiệp nếu tham gia EITI. Báo cáo này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: (i) Tại sao Việt Nam cần sớm tham gia EITI; (ii) Hệ thống chính sách và thống kê hiện nay có đáp ứng được với việc thực thi EITI hay không; (iii) Năng lực của các doanh nghiệp khai khoáng trong việc báo cáo thông tin theo yêu cầu của EITI như thế nào; và (iv) Việt Nam nên tổ chức thực hiện EITI như thế nào. Đánh giá này được thực hiện đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản ngoài dầu khí. Nghiên cứu đưa ra những kết luận chính như sau:

VỀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY THỰC THI EITI

Ngành khai khoáng của Việt Nam tồn tại rất nhiều vấn đề như thu ngân sách không tương xứng với quy mô khai thác, mức độ minh bạch trong quản lý tài nguyên khoáng sản hạn chế, tổ chức quản lý không phù hợp, công nghệ lạc hậu dẫn đến tổn thất tài nguyên, và nhiều loại khoáng sản sẽ bị cạn kiệt trong thời gian ngắn. Việt Nam cần sớm tham gia EITI để giảm thất thu ngân sách, hỗ trợ việc phối hợp giữa các bộ ngành, tạo môi trường minh bạch để thu hút được các dự án khai thác có công nghệ tốt và nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên. Ngoài ra, Việt Nam đang cần tích cực cải cách công tác quản lý nhà nước để có thể tận dụng các cơ hội từ hội nhập quốc tế. Việc tuyên bố tham gia EITI sẽ thể hiện cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp về nỗ lực tăng cường minh bạch và cải cách ngành khai khoáng.

TÓM TẮT CÁC KẾT LUẬN CHÍNH

Page 7: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 7

VỀ TIẾN TRÌNH XEM XÉT EITI Ở VIỆT NAM

Sau gần 10 năm xem xét, Việt Nam vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về việc tham gia EITI. Bộ Công thương chưa thực sự quan tâm đến việc thúc đẩy EITI trong khi các bên liên quan khác như Quốc hội, Bộ TNMT và VCCI lại ủng hộ việc thực thi sáng kiến này. Điều này được lý giải do chức năng nhiệm vụ của các bộ ngành trong quản lý tài nguyên khoáng sản là khác nhau. Do đó, lợi ích của các bộ ngành khi tham gia EITI cũng khác nhau. Hiện nay, Bộ Công thương có nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và là cơ quan chủ quản của nhiều doanh nghiệp nhà nước. Để có thể thúc đẩy việc thực thi, EITI nên được giao cho một cơ quan độc lập hơn nghiên cứu xem xét. Hoặc quá trình xem xét thực thi EITI của Bộ Công thương cần được mở rộng hơn cho sự tham gia của các bên liên quan khác để đảm bảo tính độc lập trong việc đưa ra quyết định.

VỀ CHI PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN EITI

Đối với các quốc gia đang thực thi EITI, việc thực hiện EITI hoàn toàn dựa trên hệ thống quản lý nhà nước sẵn có. Thông thường, cấu trúc tổ chức để thực thi EITI gồm có Hội đồng EITI và Ban thư ký EITI. Thành viên của Hội đồng và Ban thư ký là đại diện các bộ ngành liên quan, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Khi thực thi EITI, Việt Nam cũng nên áp dụng mô hình tổ chức tương tự gồm Hội đồng EITI, Ban thư ký EITI cấp trung ương và Ban thư ký EITI cấp tỉnh. Ban thư ký EITI có trách nhiệm thu thập và đối chiếu thông tin về khai khoáng. Việc thực thi EITI không mất nhiều chi phí thực hiện. Theo số liệu từ Ủy ban EITI của Mông Cổ, toàn bộ chi phí thực hiện EITI của quốc gia này trong năm 2014 là 200.000 đô la Mỹ, tương đương khoảng 4,4 tỷ đồng. Còn theo ước tính của tổ chức Adam Smith In-ternational, chi phí để thực hiện EITI ở Việt Nam khoảng 420.000 đô la Mỹ, tương đương khoảng 9,2 tỷ đồng.

Page 8: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam8

VỀ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước hiện nay được quy định bởi Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, Nghị định số 33/2002/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước và Thông tư 29/2013/TT-BCA quy định danh mục bí mật nhà nước theo mức độ bảo mật trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Theo đó, danh mục bí mật nhà nước là các thông tin về các mỏ phóng xạ, trữ lượng dự trữ quốc gia và các tài liệu khoáng sản chưa công bố. EITI chỉ yêu cầu công bố các thông tin đối với các hoạt động khoáng sản đang diễn ra như cấp phép, khối lượng sản xuất, doanh nghiệp, thu và phân bổ ngân sách từ khai thác khoáng sản. Bởi vậy, EITI không vi phạm bí mật nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản.

VỀ NĂNG LỰC BÁO CÁO CỦA DOANH NGHIỆP

Một câu hỏi được Bộ Công thương đặt ra là khả năng thực hiện báo cáo theo yêu cầu của EITI khi các doanh nghiệp khai khoáng quy mô nhỏ ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên, EITI chỉ yêu cầu báo cáo với những doanh nghiệp đủ lớn mà đóng góp ngân sách từ tất cả những doanh nghiệp này chiếm trên 90% tổng thu ngân sách từ lĩnh vực khoáng sản. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số thu thuế tài nguyên trong năm 2012 đạt 6.539 tỷ đồng. Trong đó, trên 90% số thuế là từ 5 tập đoàn nhà nước và các doanh nghiệp lớn. Đa số các doanh nghiệp lớn đều đã tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán và phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tài chính như quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ có nhiệm vụ báo cáo về sản lượng sản xuất và đóng góp ngân sách. Vì vậy, năng lực báo cáo của doanh nghiệp hoàn toàn không phải là rào cản tham gia EITI.

Page 9: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 9

VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU CỦA EITI

Các nguyên tắc cơ bản của EITI là công khai thông tin, tạo cơ chế giám sát độc lập và đối thoại giữa các bên liên quan trong quản lý khoáng sản. Nghiên cứu này đã rà soát và đối chiếu các quy định chính sách của Việt Nam với các yêu cầu của EITI. Kết quả cho thấy, chính sách Việt Nam cũng đã có nhiều quy định cụ thể và khá tương đồng với yêu cầu của EITI về minh bạch thông tin. Tuy nhiên, các quy định này chưa đầy đủ và khá tản mát ở nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến việc chưa tạo được một cơ sở dữ liệu tổng hợp và đồng bộ về ngành khoáng sản. Ngoài ra, điểm thiếu vắng nhất trong chính sách của Việt Nam là cơ chế giám sát độc lập và đối thoại giữa các bên liên quan. Điểm thiếu vắng này dẫn đến việc thực thi chính sách pháp luật hạn chế. Cũng theo đánh giá của VCCI được thực hiện vào năm 2015, Việt Nam có nhiều quy định về minh bạch đối với hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này trên thực tế rất thiếu nghiêm túc. Các phần dưới đây sẽ đưa ra những nhận xét cụ thể đối với từng yêu cầu của EITI.

Về cấp phép: Theo yêu cầu của EITI, Chính phủ phải công bố thông tin về quá trình cấp phép như các doanh nghiệp đăng ký cấp phép, quá trình cấp giấy phép, chủ sở hữu giấy phép và danh sách các giấy phép. Ở Việt Nam, trước khi cấp phép có công đoạn xây dựng quy hoạch khoáng sản do Bộ TNMT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh chủ trì thực hiện. Theo quy định, các quy hoạch này phải được tham vấn và công khai rộng rãi. Tuy nhiên, việc thực hiện công khai quy hoạch ở cấp địa phương còn hạn chế. Đối với việc cấp phép, hiện nay, cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép là Bộ TNMT và Sở TNMT các tỉnh. Trên thực tế, Bộ TNMT và một số địa phương đã công bố danh sách các giấy phép gồm thông tin về công ty, vị trí mỏ, loại khoáng sản, sản lượng khai thác và thời hạn giấy phép. Do việc cấp phép do Bộ TNMT và sở TNMT các tỉnh làm đầu mối thống nhất thực hiện, việc công khai các thông tin liên quan đến cấp phép theo yêu cầu của EITI hoàn toàn không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật.

Về dữ liệu sản xuất: EITI yêu cầu công khai các thông tin tổng quan về hoạt động thăm dò, tổng khối lượng khai thác, tổng khối lượng xuất khẩu và giá trị tương ứng. Hiện nay, Bộ TNMT và Sở TNMT cũng là cơ quan đầu mối cấp giấy phép thăm dò. Bởi vậy, việc cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động thăm dò là hoàn toàn khả thi. Về tổng khối lượng khai thác, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo về sản lượng khai thác theo điều 55 của Luật Khoáng sản 2010, điều 7 của Nghị định 15/2012/NĐ-CP và điều 12 của Thông tư 16/20012/TT-BTNMT. Cơ quan đầu mối thu thập báo cáo là Bộ TNMT và Sở TNMT các tỉnh. Việc thống kê mặt hàng, khối lượng và giá trị xuất khẩu cũng đã được quy định tại chương 6 của Luật Hải quan, chương 8 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư 38/2015/TT-BTC. Như vậy, việc công bố dữ liệu sản xuất là hoàn toàn khả thi. Các thách thức là một số địa phương và doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo một cách nghiêm túc. Các biểu mẫu thống kê còn chưa phù hợp và thiếu thống nhất về cách hiểu. Các thách thức này có thể được giải quyết bằng cách bổ sung điều khoản xử phạt khi chậm báo cáo, thiết kế lại các biểu mẫu thống kê và thống nhất lại các khái nhiệm như giá trị sản xuất.

Về DNNN: EITI yêu cầu công khai mức độ sở hữu nhà nước trong các DNNN, phân bổ lợi nhuận và các chi phí mang tính ngân sách của DNNN như trả nợ thay chính phủ. Ở Việt Nam, việc đầu tư của Nhà nước vào DNNN và phân chia lợi nhuận sau thuế được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của DNNN, Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát vốn đầu tư nhà nước vào doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Ngoài ra, DNNN được yêu cầu công khai các báo cáo tài chính, kết quả thực hiện các nhiệm vụ công

Page 10: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam10

ích, phúc lợi xã hội và nhiều thông tin khác. Như vậy, yêu cầu công khai thông tin đã được quy định rõ ràng. Do đó, việc thống kê các thông tin liên quan đến DNNN về vốn sở hữu và phân chia lợi nhuận là hoàn toàn khả thi. Các thách thức chính liên quan đến việc thực hiện nội dung này là Việt Nam đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên mức độ sở hữu vốn thay đổi khá nhiều trong một năm. Việc thu thập thông tin về các khoản chuyển và chi tiêu DNNN gặp khó khăn do hiện chưa có biểu mẫu báo cáo và các số liệu có thể không được phản ánh đầy đủ. Các thách thức trên có thể được giải quyết bằng cách thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin và đề nghị cung cấp thông tin theo yêu cầu cụ thể. Ngoài ra, có thể thực hiện điều tra, khảo sát thực tế.

Về các khoản thu chính: Chế độ tài chính và các khoản thu đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là điểm rất thuận lợi khi thực thi EITI. Tuy nhiên, mẫu báo cáo hiện hành chưa cho phép tổng hợp số liệu đầy đủ và chi tiết theo cả khoản thu và đối tượng. Một số khoản thu phản ánh chung cho một đối tượng. Một số khoản thu được báo cáo riêng biệt nhưng không phản ánh theo đối tượng. Ngoài ra, thuế GTGT được tính chung cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp nên việc tách riêng số liệu cho từng hoạt động khó đảm bảo tính chính xác. Việc thu thập thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với riêng hoạt động khai thác khoáng sản cũng gặp khó khăn do nhiều doanh nghiệp hoạt động đa ngành và được bù trừ lỗ, lãi giữa các hoạt động kinh doanh khác nhau. Các thách thức trên có thể được giải quyết bằng cách thiết kế lại các biểu mẫu báo cáo theo ô bàn cờ với các cột là số thu theo đối tượng và các dòng là số thu theo sắc thuế và khoản thu để có thể tổng hợp theo bất kỳ tiêu chí nào. Ngoài ra, có thể rà soát và sửa mục lục ngân sách cho phù hợp hơn với các yêu cầu của EITI. Đối với thuế TNDN và GTGT, có thể thực hiện điều tra số liệu trực tiếp từ doanh nghiệp khai khoáng. Phần còn lại thực hiện ước tính theo tỷ lệ doanh thu.

Về nguồn thu địa phương: Báo cáo EITI yêu cầu công khai các thông tin liên quan đến nguồn thu trực tiếp ở địa phương cũng như phân bổ ngân sách giữa trung ương và địa phương. Việt Nam thực hiện nguyên tắc ngân sách thống nhất. Mọi khoản thu đều phải

Page 11: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 11

KIẾN NGHỊ TỪ BÁO CÁO

Chính phủ cần nhanh chóng tuyên bố thực thi EITI, đưa ra thời hạn cụ thể cho việc xem xét thực thi EITI của Bộ Công thương, đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tìm hiểu để chuẩn bị cho EITI.

Bộ Công thương cần mở rộng việc xem xét EITI cho sự tham gia của các bên liên quan để đảm bảo tính độc lập trong quá trình ra quyết định. Như kiến nghị từ Ủy ban KHCNMT Quốc hội, Bộ Công thương cần chủ trì thành lập một nhóm công tác với sự tham gia của các bộ ngành liên quan, hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức xã hội để chuẩn bị thực thi EITI.

Nhiệm vụ xem xét và làm đầu mối thực thi EITI nên chuyển giao cho cơ quan khác phù hợp hơn như Bộ Tài chính hoặc Bộ TNMT, đặc biệt khi hai cơ quan này đang quản lý phần lớn các thông tin, số liệu mà EITI yêu cầu đưa vào báo cáo.

được thu nộp vào NSNN qua Kho bạc nhà nước và quản lý thống nhất qua Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp. Các khoản thu được nộp vào Kho bạc nhà nước theo mục lục ngân sách và xác định vào tài khoản của ngân sách từng cấp theo quy định. Việc phân chia các khoản thu đã được quy định rõ ràng trong Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn. Đây là điểm thuận lợi khi thực thi nội dung Nguồn thu địa phương theo yêu cầu của EITI.Về quản lý nguồn thu: EITI yêu cầu mô tả việc phân bổ nguồn thu từ công nghiệp khai thác; chỉ rõ những khoản thu từ khai khoáng nào, dạng tiền hay hiện vật, được đưa vào ngân sách quốc gia. Khi có những khoản không được đưa vào ngân sách quốc gia, việc phân bổ các khoản thu này cũng cần được giải thích rõ ràng cùng với đường dẫn để truy cập đến các báo cáo tài chính nếu có. Ở Việt Nam, mọi khoản thu từ khai khoáng đều được đưa vào ngân sách quốc gia và việc phân bổ các khoản thu này được thực hiện theo Luật Ngân sách 2015. Đây là cơ sở thuận lợi khi thực thi EITI.

Về tác động xã hội: Nếu khả thi, báo cáo EITI cần công khai thông tin về sự đóng góp của ngành khai khoáng cho nền kinh tế theo năm tài chính, thông tin về số lượng lao động trong ngành và chi tiêu xã hội được quy định bởi pháp luật. Ở Việt Nam, điểm thuận lợi khi thực hiện nội dung này là các số liệu về đóng góp kinh tế và số lượng lao động ngành khai khoáng đã được đưa vào hệ thống thống kê. Tuy nhiên, chất lượng của các số liệu này cũng cần được đánh giá lại. Nhiều khái niệm như trị giá sản xuất chưa thống nhất giữa các địa phương dẫn đến sự sai lệch trong báo cáo. Ngoài ra, đặc thù của ngành khai khoáng Việt Nam là sử dụng nhiều lao động thời vụ. Để đảm bảo số liệu thống kê chính xác, cần thống nhất cách hiểu và quy định rõ các khái niệm như trị giá sản xuất hay chi tiêu xã hội. Ngoài ra, cần xây dựng những tiêu chí cụ thể về thống kê lao động.

KẾT LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC THI EITI

Sau gần 10 năm xem xét, Việt Nam cần nhanh chóng tuyên bố tham gia EITI. Việc tuyên bố tham gia EITI sẽ thể hiện được cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp trong việc tăng cường minh bạch và cải cách công tác quản lý nhà nước. Kết quả đánh giá cho thấy, Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực thực thi EITI. Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã có khá nhiều quy định tương đồng với EITI về báo cáo và minh bạch thông tin. Đây được coi là điểm thuận lợi khi thực thi EITI. Tuy nhiên, so với các nguyên tắc của EITI, chính sách của Việt Nam còn thiếu vắng cơ chế giám sát và đối thoại dẫn đến việc thực thi chính sách pháp luật rất hạn chế trên thực thế. EITI sẽ bổ trợ những thiếu vắng này và thúc đẩy việc thực thi chính sách pháp luật tốt hơn.

Page 12: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam12

TÓM TẮT CÁC YÊU CẦU CỦA EITI

Khai khoáng là một trong những ngành công nghiệp phức tạp, đòi hỏi mức độ minh bạch cao và trình độ quản trị tốt. Các thách thức quản trị chính trong công nghiệp khai thác thường liên quan đến tham nhũng trong quá trình cấp phép, khai thác trái phép, trốn thuế, quản lý nguồn thu thiếu hiệu quả và tác động tiêu cực về nặt môi trường – xã hội. Do tính phức tạp của công nghiệp khai khoáng, thế giới đã xây dựng nhiều sáng kiến để hỗ trợ quản trị. Trong đó, sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) được coi là một trong những sáng kiến hiệu quả và dễ áp dụng. Tính đến tháng 12/2015, có 49 quốc gia đã thực thi EITI bao gồm nhiều quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Nauy và (EITI, 2015a)

EITI được Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2002. Tuy nhiên, EITI là một sáng kiến có nguồn gốc từ phía doanh nghiệp. Năm 2000, BP, là một trong những tập đoàn sản xuất dầu khí lớn nhất toàn cầu, đã công bố khoản tiền hoa hồng là 111 triệu đô la Mỹ chi trả cho chính phủ Angola để lấy quyền khai thác dầu khí và tập đoàn này cũng cam kết sẽ công khai thêm nhiều số liệu khác (EITI, 2015b). Dựa trên đó, EITI đã được phát triển và giới thiệu rộng rãi hơn cho các quốc gia có hoạt động khai thác tài nguyên.

Nguyên tắc của EITI là công khai một số thông tin về ngành công nghiệp khai thác dưới sự giám sát của Hội đồng các bên liên quan gồm các thành viên là đại diện chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự. Theo EITI 2011, chính phủ phải công khai các khoản thu từ doanh nghiệp khai thác và doanh nghiệp khai thác phải công bố các khoản nộp cho chính phủ (EITI, 2011). Do chỉ yêu cầu công bố các khoản thu – nộp, EITI 2011 không giải quyết được các thách thức chính trong lĩnh vực khai khoáng như cấp phép, quản trị doanh nghiệp nhà nước hay quản lý nguồn thu. Do đó, sau quá trình tham vấn rộng rãi, nguyên tắc EITI đã được sửa đổi, thông qua vào năm 2013 và được gọi là Bộ Tiêu chuẩn EITI 2013 (EITI, 2013) Bộ Tiêu chuẩn EITI 2013 yêu cầu minh bạch thông tin đối với 7 nội dung gồm Cấp quyền, Sản lượng sản xuất, Các khoản thu chính, Doanh nghiệp nhà nước, Nguồn thu địa phương, Quản lý nguồn thu và Tác động xã hội. Trong đó, việc đối chiếu số liệu được yêu cầu thực hiện đối với nội dung về các khoản thu chính (EITI, 2013).

11.1

CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG VÀ TIẾN TRÌNH XEM XÉT EITI Ở VIỆT NAM

Page 13: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 13

Ngành công nghiệp khai thác có thể chia thành các công đoạn gồm cấp phép, giám sát sản xuất, thu các khoản thu chính, phân bổ nguồn thu và đầu tư cho phát triển bền vững. Tất cả các công đoạn này được gọi là chuỗi giá trị công nghiệp khai thác. Theo kinh nghiệm thế giới, để có thể quản trị tốt công nghiệp khác, tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị đều phải được quản trị với các nguyên tắc minh bạch (The World Bank, 2009). Có thể thấy, các yêu cầu của EITI đã bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị công nghiệp khai thác. Các yêu cầu cụ thể của EITI được tóm tắt trong bảng sau:

Cấp phép Sản lượng sản xuất

Các khoản thu chính DNNN Nguồn thu

địa phương Quản lý nguồn thu Tác động xã hội

Đăng ký cấp phép(§3.9)

Hoạt động thăm dò (§3.3)

Khung pháp lý và chế độ tài chính (§3.2

Mức độ sở hữu lợi nhuận của SOEs (§3.6(c))

Các khoản nhận/chi trả trực tiếp (§4.2(d))

Nguồn thu được ghi nhận và không ghi nhận trong ngân sách quốc gia (§3.7)

Việc làm §3.4(d)

Cấp/chuyển nhượng giấy phép & các sai lệch (§3.10)

Khối lượng và giá trị khai thác (§3.5(a) & §3.4(e))

Đóng góp cho nền kinh tế (§3.4(a)-(c))__________Thuế và các nguồn thu cơ bản (§4.2(a))

Phân bổ nguồn thu cho chính phủ từ SOEs(§4.2(c))

Phân bố cho chính quyền trung ương/địa phương (§4.2(e))

Các nguồn thu riêng & ngân sách/quy trình kiểm toán (§3.8)

Các khoản chi trả cho xã hội (§4.1(e))

Sở hữu lợi ích (§3.11)

Khối lượng và giá trị xuất khẩu (§3.5(b))

Nguồn thu bằng hiện vật (§4.1(c))

Các chi phí ngân sách của SOEs (§3.6(b))

Công khai giấy phép (§3.12)

Nguồn thu từ vận chuyển (§4.1(f )

BỘ TIÊU CHUẨN EITI

Cấp phép & hợp đồng

Hội đồng các bên liên quan cấp quốc gia (chính phủ, doanh nghiệp & xã hội dân sự) quyết định cách thức hoạt động của tiến trình EITI.

Khoản thu của chính phủ và khoản chi trả của công ty được công bố và đánh giá độc lập trong Báo cáo EITI.

Kết quả được thông tin để xây dựng nhận thức của công chúng và thảo luận về phương thức đất nước có thể quản lý tài nguyên tốt hơn.

Thông tin cấp phép

Giám sát sản xuất

Thu thuế Phân bổ nguồn thu

Quản lý chi tiêu

Sở hữu nhà nước

Minh bạch hợp đồng (được khuyến khích)

Sở hữu hưởng lợi (được khuyến khích)

Thanh toán quá cảnh (được khuyến khích)

Dữ liệu sản xuất

Chuyển cho chính quyền địa phương

Chi cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội

Doanh nghiệp nhà nước

Công ty công bố khoản chi trả

Chính phủ công bố khoản thu

Page 14: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam14

THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu điều tra địa chất, Việt Nam đã phát hiện được 5000 mỏ, điểm mỏ với 60 loại khoáng sản khác nhau. Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp khoáng sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng về mặt quy mô. Theo đánh giá quốc tế, Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc và 1.8% tổng sản lượng xi măng thế giới vào năm 2012 (USGS, 2014). Còn theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã khai thác 42,6 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt, 3 triệu tấn Appatite, 193 ngàn tấn Mangan và nhiều loại khoáng sản khác với sản lượng lớn vào năm 2013 (Bộ TNMT, 2014). Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

Thứ nhất, cấp phép là công đoạn quan trọng nhất trong quản lý tài nguyên khoáng sản. Một trong những mục tiêu chính của cấp phép là lựa chọn được doanh nghiệp có năng lực tốt để triển khai dự án có hiệu quả. Do đó, quy trình cấp phép đòi hỏi tính cạnh tranh và mức độ minh bạch cao. Luật Khoáng sản 2010 quy định hai hình thức cấp phép là đấu giá và không đấu giá. Tuy nhiên, các tiêu chí để xác định khu vực không đấu giá cũng như tiêu chí để đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp cũng chưa được quy định rõ ràng. Ngoài ra, chính sách hiện nay không yêu cầu công khai toàn bộ quá trình cấp phép từ thông tin về các doanh nghiệp đăng ký cấp phép đến các doanh nghiệp được lựa chọn cấp phép. Bởi vậy, mức độ minh bạch trong quá trình cấp phép hiện nay rất hạn chế và thiếu tính cạnh tranh. Trong một phóng sự điều tra, một doanh nghiệp cho biết phải trả khoảng 1 tỷ đồng để có được giấy phép khai thác đá xây dựng với trữ lượng trung bình. Tổng chi phí khoảng 1 tỷ, tuy nhiên theo hóa đơn, chứng từ nộp vào ngân sách nhà nước chỉ hơn 100 triệu (VietnamNet, 2011). Điều này phần nào lý giải hiện tượng bùng nổ cấp phép tại các địa phương sau quá trình phân cấp năm 2005. Tính đến tháng 5/2013, cả nước có 503 giấy phép khai thác khoáng sản do các cơ quan Trung ương cấp và 4.200 giấy phép do UBND các tỉnh, thành cấp đang có hiệu lực. Năm 2013, Bộ TNMT đã kiểm tra 957 giấy phép do địa phương cấp. Kết quả cho thấy hơn 50% số giấy phép này không tuân thủ các quy định của pháp luật (Báo Người Lao động, 2013).

Thứ hai, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai rất gần. Mặc dù có hơn 60 loại khoáng sản, Việt Nam không được coi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản của Việt Nam có tiềm năng nhỏ, trữ lượng ít và thiếu về chủng loại. Với quy mô khai thác như trên, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Theo tính toán của Tổng hội địa chất, số năm khai thác còn lại của dầu khí là 56 năm, barit là 21 năm, thiếc là 19 năm, chì – kẽm là 17 năm và vàng là 21 năm (Nguyễn Khắc Vinh, 2010). Bên cạnh đó, do công nghệ lạc hậu, tổn thất trong khai thác chế biến khoáng sản ở Việt Nam rất cao, khoảng 40-60% đối với khai thác than hầm lò, 26-43% đối với quặng apatit, 15-30% đối với quặng kim loại và 15-20% đối với vật liệu xây dựng (Báo Công thương, 2012).

Thứ ba, được khai thác với quy mô lớn, thu ngân sách từ khai thác khoáng sản rất hạn chế. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên trong giai đoạn 2011 – 2014 chỉ chiếm 0.9 – 1.2% tổng thu ngân sách. Trong cơ cấu nộp thuế và phí của ngành khai khoáng hiện nay ở Việt Nam, 30% tổng thu từ khai khoáng là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu. Trong khi đó, 70% còn lại là các khoản nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường (Adam Smith, 2013). Thu ngân sách nhìn chung không tương xứng với các tổn hại về môi trường và xã hội. Tại Tuyên Quang, các doanh nghiệp khai thác tại địa phương mỗi năm nộp khoảng 5 tỷ đồng thuế tài nguyên, trong khi đó chi phí sửa chữa đường là 30 tỷ đồng (VietnamNet, 2013). Thất thu ngân sách trong khai thác khoáng sản hiện nay được đánh giá là rất lớn khi các nguồn thu chính đều dựa trên sản lượng do doanh nghiệp tự kê khai và hiện vẫn chưa có cơ chế giám sát hiệu quả

1.2

Page 15: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 15

(PanNature, 2015). Bên cạnh đó, khai thác và xuất khẩu trái phép đang diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương, gây thất thu ngân sách và thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia. Chỉ tính riêng số liệu năm 2014, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, nước này nhập khẩu từ Việt Nam 19,4 tỷ đô la Mỹ, cao hơn 4 đô la Mỹ so với công bố của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Con số 4 tỷ USD chênh lệch nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam được cho rằng Việt Nam xuất trái phép sang Trung Quốc các mặt hàng như tài nguyên khoáng sản (Minh Quang, 2015).

Thứ tư, cơ chế quản lý như hiện nay không tạo ra môi trường minh bạch và cạnh tranh cho đầu tư bền vững. Theo khảo sát của VCCI thực hiện năm 2014, doanh nghiệp khai khoáng đánh giá thấp về mức độ minh bạch trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Có tới 72% doanh nghiệp khai khoáng thừa nhận phải dựa vào mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin, tài liệu. Có tới 85% doanh nghiệp thừa nhận thường xuyên phải chi trả các khoản tiền không chính thức trong quá trình hoạt động. Đặc biệt, có 16% doanh nghiệp cho biết chi trả chi phí không chính thức chiếm tới trên 10% tổng thu nhập của doanh nghiệp (VCCI, 2014). Còn theo cuộc khảo sát nguy cơ tham nhũng trong hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản tại 116 doanh nghiệp chuyên khai thác khoáng sản trong và ngoài nước do Thanh tra Chính phủ thực hiện, mức chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được quyết định phê duyệt trữ lượng là 110 triệu đồng, có trường hợp phải chi tới 1,2 tỷ đồng (Báo Tiền phong, 2011)

Thứ năm, khai thác khoáng sản gây tác động nghiêm trọng về mặt môi trường và xã hội. Hoạt động khai khoáng thường đòi hỏi diện tích đất lớn và gây những tác động môi trường ở phạm vi rộng trong thời gian rất dài. Riêng hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh phát sinh 4.6 tỷ đất đá thải hàng năm (Bộ TNMT, 2011). Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn hẹp, việc quản lý an toàn các bãi chất thải khai thác là vấn đề rất khó khăn. Các bãi chất thải khai thác tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và sự cố đã xảy ra trên thực tế như trận lũ ở Quảng Ninh vào cuối tháng 7/2015 đã làm 26 người chết và thiệt hại 2.500 tỷ đồng. Các vấn đề môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cộng đồng. Các xung đột xã hội liên quan đến khai thác mỏ do đó có xu hướng ngày càng gia tăng và gay gắt như sự việc hơn 700 người dân ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung phản đối việc khai thác titan vào tháng 3/2014 (Báo Tuổi trẻ, 2014)

Bên cạnh đó, ngành khai khoáng tồn tại nhiều bất cập khác như tổ chức quản lý không phù hợp, thiếu sự kết nối giữa các bộ ngành, tỷ lệ tai nạn lao động rất cao và thiếu vắng cơ chế sự giám sát của xã hội dân sự.

Page 16: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam16

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC THI EITI Ở VIỆT NAM

Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2005 và Bộ Công thương được chỉ định là cơ quan đầu mối xem xét thực thi EITI. Với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, Bộ Công thương đã triển khai một vài hoạt động như tổ chức các hội thảo giới thiệu EITI và thực hiện nghiên cứu khả thi về việc tham gia EITI. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, Việt Nam vẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về việc tham gia EITI. So sánh với rất nhiều quốc gia như Mỹ, Phillipine hay Myanmar, tiến trình xem xét EITI ở Việt Nam là quá chậm. Việt Nam cần đẩy nhanh việc cam kết EITI vì những lý do sau:

Thứ nhất, Việt Nam không phải là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Trong hai thập kỷ qua, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam đã được khai thác ở quy mô lớn. Theo tính toán, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai rất gần. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên là rất cấp bách.

Thứ hai, để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng, Việt Nam cần tạo môi trường minh bạch, cạnh tranh và ổn định để thu hút những dự án khai thác khoáng sản có công nghệ tốt và hiệu quả cao.

Thứ ba, thu ngân sách nhà nước hiện nay gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, thất thu ngân sách từ lĩnh vực khai thác khoáng sản được đánh giá là rất lớn. EITI sẽ tạo cơ chế tổng hợp, đối chiếu dữ liệu và qua đó sẽ góp phần hạn chế thất thu ngân sách trong khai thác khoáng sản. Kinh nghiệm Nigieria cho thấy quốc gia này đã tránh thất thu 1 tỷ đô la Mỹ tiền ngân sách hàng năm trong lĩnh vực khai khoáng nhờ thực thi EITI. Ngoài ra, EITI còn hỗ trợ quản lý hiệu quả hơn nguồn thu từ khai thác khoáng sản.

1.3

Page 17: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 17

Thứ tư, vấn đề tuân thủ chính sách pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hiện nay rất hạn chế. Điều này đã được phản ánh qua kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước cũng như kết quả điều tra báo chí và đánh giá độc lập của các tổ chức xã hội. Cũng theo đánh giá của VCCI được thực hiện vào năm 2015 đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản, chính sách của Việt Nam đã có khá nhiều các quy định cụ thể về minh bạch và công khai thông tin. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này rất thiếu nghiêm túc. Việc tham gia EITI sẽ tạo cơ chế giám sát mở và qua đó sẽ tăng cường việc thực thi chính sách pháp luật. Thứ năm, các hành vi như xâm hại môi trường, khai thác trái phép và xuất khẩu trái phép đang diễn ra phổ biến ở các địa phương. Đặc biệt, các xâm hại môi trường là nguyên nhân của rất nhiều vụ xung đột xã hội ở các địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản. EITI sẽ hỗ trợ thêm hoạt động giám sát trong lĩnh vực khai khoáng. Ngoài ra, EITI sẽ tạo ra cơ chế đối thoại hiệu quả giữa nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và góp phần làm giảm các xung đột xã hội.

Thứ sáu, lĩnh vực khoáng sản hiện được được quản lý bởi nhiều bộ ngành gồm Bộ TNMT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các bộ ngành rất lỏng lẻo, làm giảm hiệu quả quản lý. EITI sẽ tạo ra cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về lĩnh vực khoáng sản từ cấp phép, quản trị DNNN, khối lượng sản xuất, đóng góp ngân sách đến các tác động kinh tế xã hội. Bộ cơ sở dữ liệu này sẽ rất hữu ích trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, các chính sách cũng như xác định các cơ hội cải cách ngành khoáng sản.

Thứ bảy, tính đến nay, Việt Nam đã ký 10 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán 5 hiệp định thương mại khác. Theo cam kết trong các hiệp thương mại tự do, các nhà đầu tư phải được đối xử một cách bình đẳng. Trong lĩnh vực khai khoáng, các doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc tiếp cận quyền khai thác. Một số hiệp định thương mại như TPP có các điều khoản về việc doanh nghiệp có quyền khởi kiện khi các hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các quyết định thiếu minh bạch từ cơ quan quản lý. Điều này có nghĩa, Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện mức độ cạnh tranh và tính minh bạch trong quản lý khoáng sản nói chung và cấp phép khoáng sản nói riêng.

Thứ tám, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần tích cực thúc đẩy cải cách và tăng cường minh bạch trong quản lý nhà nước. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp vào tháng 12/2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cam kết sẽ minh bạch trong quản lý khoáng sản. Việc tuyên bố thực thi EITI sẽ thể hiện được cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp về nỗ lực cải cách ngành khoáng sản.

VAI TRÒ CỦA CÁC BỘ NGÀNH TRONG TIẾN TRÌNH XEM XÉT THỰC THI EITI

Quá trình xem xét thực thi EITI của Việt Nam có thể coi là rất chậm so với các quốc gia khác trên thế giới. Trong khu vực ASEAN, Đông Timor tuyên bố tham gia EITI từ năm 2007, Indonesia tuyên bố tham gia vào năm 2008, Phillipines và Myanmar tuyên bố tham gia vào năm 2012 (Ủy ban EITI quốc tế, 2015). Trong khi đó, Bộ Công thương cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu xem xét năng lực thực thi EITI của Việt Nam. Phần nội dung sau sẽ đánh giá cụ thể hơn về tính đáp ứng chính sách và năng lực thực thi EITI ở Việt Nam. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy việc thực thi EITI cần quyết tâm cải cách từ phía Chính phủ. Như một ví dụ điển hình, Myanmar là quốc gia đứng sau Việt Nam về mức độ hoàn thiện chính sách, hệ thống thống kê và ứng dụng công nghệ trong quản lý thông tin. Tuy nhiên, Myanmar đã tuyên bố tham gia EITI từ năm 2012, trở thành ứng viên EITI vào năm 2014 và có kế hoạch công bố báo cáo EITI đầu tiên vào năm 2016. Qua đây có thể thấy năng lực kỹ thuật không phải là rào cản lớn khi thực thi EITI.

1.4

Page 18: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam18

Tiến trình xem xét thực thi EITI ở Việt Nam cho thấy, Bộ Công thương chưa thực sự mong muốn thực thi EITI. Trong khi đó, nhiều bên liên quan khác thể hiện quan điểm ủng hộ EITI rõ ràng. Cụ thể, tại Đối thoại doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường vào tháng 6/2014, Thứ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà đã lên tiếng ủng hộ việc thực thi EITI. Cùng với đó, tại Hội thảo về nâng cao hiệu quản quản lý thu trong khai thác khoáng sản vào tháng 10/2014, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cũng thể hiện quan điểm ủng hộ thực thi EITI. Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội cũng đã lên tiếng ủng hộ EITI (Truyền hình Quốc hội, 2015). Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã được tiếp cận EITI như Bimico Bình Định cũng cho rằng việc thực thi EITI sẽ giúp ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Cấp phép

VAI TRÒ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH TRONG QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN

Bộ TNMT Bộ Công thươngBộ Xây dựng

Bộ Tài chính

Khai thác, chế biến xuất khẩu

Thu, quản lý phân bổ nguồn thu

Như vậy, việc tiếp nhận EITI có sự khác biệt giữa các bên liên quan. Bộ Công thương chưa thực sự quan tâm đến việc thực thi EITI trong khi các cơ quan khác ủng hộ. Điều này có thể được làm rõ hơn thông qua việc phân tích vai trò của từng bên liên quan trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Hiện nay, các bộ ngành liên quan nhiều đến quản lý hoạt động khoáng sản gồm Bộ TNMT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước. Bộ Công thương và Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Bộ Tài chính là cơ quan của chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước. Bộ Công thương cũng là cơ quan chủ quản của 11 tập đoàn và tổng công ty. Trong đó, các tập đoàn và tổng công ty có hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản gồm có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Từ phân công vai trò và nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý khoáng sản có thể thấy lợi ích của các bộ, ngành trong việc Việt Nam tham gia EITI là khác nhau. Là cơ quan chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ về quản lý tài nguyên khoáng sản, EITI sẽ hỗ trợ Bộ TNMT thực hiện tốt hơn vai trò và nhiệm vụ mình. Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm xây dựng chính sách thu và quản lý thu. Bởi vậy, việc tham gia EITI giúp Bộ Tài chính có đầy đủ thông tin hơn khi xây dựng các chính sách thu và quản lý thu tốt hơn. Tuy nhiên, Bộ Công thương có vai trò quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và là cơ quan chủ quản của nhiều doanh nghiệp nhà nước. Với vai trò và chức năng trên, có thể lý giải tại lý do Bộ Công thương không thực sự quan tâm đến việc thúc đẩy EITI. Để có thể thúc đẩy việc thực thi, EITI nên được giao cho một cơ quan độc lập hơn nghiên cứu xem xét. Hoặc quá trình xem xét thực thi EITI của Bộ Công thương cần được mở rộng hơn cho sự tham gia của các bên liên quan khác để đảm bảo tính độc lập trong việc đưa ra quyết định.

Page 19: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 19

KẾT QUẢ RÀ SOÁT KỸ THUẬT2Như đã trình bày ở trên, việc chậm cam kết thực thi EITI được cơ quan đầu mối lý

giải là do sự khác biệt về chính sách, hệ thống thống kê và năng lực thực thi. Bởi vậy, mục tiêu của phần nội dung này là rà soát quy định chính sách, đặc thù quản lý của Việt Nam và đối chiếu với các yêu cầu hiện tại của EITI. Từ đó, sẽ đánh giá

mức độ đáp ứng về mặt chính sách và năng lực thực thi EITI.

CẤP PHÉP

YÊU CẦU CỦA EITI

Theo yêu cầu của EITI 2013, các quốc gia phải duy trì việc công khai danh sách các giấy phép gồm đầy đủ các thông tin cập nhật về mỗi giấy phép như bên được cấp phép, tọa độ của khu vực cấp phép, ngày nộp đơn, ngày được cấp phép, thời hạn của giấy phép và loại khoáng sản được khai thác trong trường hợp giấy phép khai thác.

Ngoài ra, các quốc gia đang triển khai sáng kiến được yêu cầu công khai các thông tin liên quan đến quá trình cấp hay chuyển nhượng giấy phép bao gồm mô tả về quá trình cấp phép, chuyển nhượng và các tiêu chí được sử dụng trong quá trình xem xét cấp phép. Thông tin về các bên đã được cấp hoặc được chuyển nhượng giấy phép cũng cần được công bố bao gồm thông tin về các thành viên nếu giấy phép được trao cho tập đoàn; và các sai lệnh so với khuôn khổ pháp luật liên quan đến quá trình cấp hay chuyển nhượng giấy phép. Trong trường hợp giấy phép được cấp thông qua đấu thầu trong kỳ báo cáo EITI, chính phủ được yêu cầu công khai danh sách các bên tham gia đấu thầu và tiêu chí lựa chọn.

EITI cũng khuyến khích công khai tên các cá nhân là chủ sở hữu thực sự của các công ty hơn là chỉ nêu tên của công ty. Việc công khai các thông tin này có thể giúp hạn chế nguy cơ mẫu thuẫn quyền lợi và trốn thuế.

Công khai giấy phép là một trong những bước quan trọng nhất mà các quốc gia triển khai EITI có thể thực hiện để thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý lĩnh vực khai khoáng. Việc công khai sẽ mở rộng cơ hội để các bên liên quan tham gia vào quá trình giám sát và qua đó thúc đẩy triển khai dự án một cách hiệu quả và có trách nhiệm (RWI, 2014)

ĐĂNG KÝ CẤP PHÉP §3.9CẤP GIẤY PHÉP §3.10SỞ HỮU LỢI ÍCH §3.11 & §3.6(C)CÔNG KHAI GIẤY PHÉP §3.12

2.1

Page 20: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam20

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

Thủ tục cấp phép khoáng sản đã được quy định trong Luật Khoáng sản 2010, Nghị định 15/2012/NĐ-CP, Nghị định 203/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. Hiện nay, việc cấp phép được thực hiện thông qua hai hình thức đấu giá và không đấu giá.

Tuy nhiên trước cấp phép có công đoạn lập quy hoạch khoáng sản do Bộ TNMT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh chủ trì thược hiện. Luật Khoáng sản đã quy định cụ thể về việc công bố công khai quy hoạch khoáng sản. Qua rà soát các trang tin của các cơ quan có trách nhiệm lập quy hoạch tại trung ương và một số địa phương, có thể thấy việc công bố các bản quy hoạch ở cấp trung ương được thực hiện tốt hơn ở cấp địa phương.

Đối với việc cấp phép, theo quy định, do Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh thực hiện. Trong đó, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan tiếp nhận hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản theo Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Các thủ tục và vai trò của các cơ quan khác nhau trong quy trình cấp phép ở Việt Nam đã được quy định tương đối rõ ràng. Đây là những cơ sở pháp lý thuận lợi khi thực thi EITI. Trên thực tế, Bộ TNMT và một số địa phương cũng đã công bố danh sách các giấy phép đã được cấp với các thông tin như tên doanh nghiệp, vị trí mỏ, thời hạn giấy phép và loại khoáng sản khai thác.

Tuy nhiên, việc công bố các giấy phép chưa được yêu cầu bởi chính sách pháp luật. Bởi vậy, danh sách các giấy phép chưa được cập nhật thường xuyên. Việc công bố danh sách giấy phép ở cấp địa phương còn rất hạn chế. Các thông tin về đăng ký cấp phép, chuyển nhượng giấy phép và chủ sở hữu nhìn chung chưa được công khai. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay chưa quy định các tiêu chí cụ thể để xem xét năng lực kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong quá trình xem xét cấp phép.

Nhìn chung, việc công bố các giấy phép khoáng sản hiện nay không gặp các khó khăn về mặt kỹ thuật. Để việc báo cáo được thực hiện một cách đầy đủ, nên xem xét bổ sung thêm các yêu cầu công khai thông tin bắt buộc liên quan đến quá trình đăng ký cấp phép cũng như xây dựng các tiêu chí cấp phép trong các văn bản chính sách pháp luật.

DỮ LIỆU SẢN XUẤT

YÊU CẦU CỦA EITI

Khối lượng và giá trị sản xuất là một yếu tố quan trọng quyết định mức thu mà quốc gia nhận được từ hoạt động khai thác. Thiếu thông tin về sản lượng có thể dẫn đến việc chi trả thấp. Báo cáo EITI về nội dung này có thể góp phần hỗ trợ các nỗ lực cải cách như chính sách chống trốn thuế và cải thiện công tác dự báo thu.

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ §3.3TỔNG SẢN LƯỢNG §3.5(A) & §3.4(E)TỔNG XUẤT KHẨU §3.5 (B)

2.2

Page 21: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 21

Theo yêu cầu, báo cáo EITI cần cung cấp thông tin về đóng góp của ngành khai khoáng cho nền kinh tế theo năm tài chính của báo cáo và tổng quan về các hoạt động thăm dò. Ngoài ra, báo cáo EITI cũng cần cung cấp thông tin về dữ liệu sản xuất theo năm tài chính của báo cáo bao gồm tổng khối lượng và giá trị sản xuất theo loại quặng và theo vùng cũng như tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu.

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

Việc tổ chức thống kê dữ liệu nói chung được quy định trong Luật Thống kê 2003 và các văn bản hướng dẫn. Việc thống kê và báo cáo các thông tin về khai thác khoáng sản được quy định trong Luật Khoáng sản 2010 (điều 55), Nghị định 15/2012/NĐ-CP (điều 7) và Thông tư 16/20012/TT-BTNMT (điều 12). Theo đó, các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải nộp báo cáo theo quy định cho Sở TNMT nơi hoạt động khoáng sản. Sau đó, Sở TNMT lập báo cáo theo quy định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Và chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản lập báo cáo trình Bộ TNMT để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi bản sao báo cáo cho Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, báo cáo này chỉ được được gửi đến cơ quan trực tiếp quản lý khoáng sản và chưa được công bố rộng rãi. Ngoài ra, các thống kê dữ liệu xuất khẩu được quy định trong Luật Hải quan (chương 6), Nghị định 08/2015/NĐ-CP (chương 8) và Thông tư 38/2015/TT-BTC. Theo đó, cơ quan hải quan có trách nhiệm tổ chức thu thập và cung cấp thông tin thống kê hải quan theo quy định của pháp luật về thống kê.

CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Luật Thống kê, Luật Hải quan, Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để thu thập và tổng hợp thông tin về hoạt động thăm dò, khai thác và xuất khẩu khoáng sản. Việc tổ chức thu thập, thống kê và báo cáo thông tin liên quan đến dữ liệu sản xuất đã được quy định tương đối rõ ràng. Trên thực tế, việc thống kê cũng đã được thực hiện nhiều năm.

Page 22: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam22

Tuy nhiên, việc thực hiện báo cáo rất hạn chế. Theo đại diện Cục Kiểm soát Hoạt động Khoáng sản, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Ngoài ra, chất lượng số liệu thống kê hiện nay vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Thông tin về sản lượng sản xuất được tổng hợp dựa trên số liệu do doanh nghiệp báo cáo. Hiện nay, chưa có cơ chế kiểm tra chéo để đảm bảo mức độ chính xác của những số liệu này. Các số liệu về xuất khẩu hàng hóa chưa đủ mức độ chi tiết. Các biểu mẫu thống kê còn chưa phù hợp và thiếu thống nhất về cách hiểu. Ngoài ra, mức độ chính xác và tính kịp thời trong việc tổng hợp và báo cáo số liệu từ cơ sở vẫn hạn chế.

Giải pháp được đặt ra là cần rà soát để thiết kế lại biểu mẫu thống kê và thống nhất các khái niệm như giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, cần ứng dụng hệ thống thông tin để có thể báo cáo thống kế trực tuyến nhằm đảm bảo tính kịp thời. Ngoài ra, cần bổ sung các quy chế xử phạt trong trường hợp chậm báo cáo hay báo cáo không chính xác.

NGUỒN THU

YÊU CẦU CỦA EITI

Các chính sách thu ngân sách có vai trò quyết định trong việc sử dụng nguồn lực để phục vụ sự phát triển của quốc gia. Các thách thức quản trị liên quan đến thu ngân sách gồm có sự yếu kém trong quản lý thuế, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và vấn đề trốn thuế của doanh nghiệp. Trong nội dung này, những cơ hội cải cách chính sách bao gồm củng cố các chính sách tài chính, nâng cao năng lực kỹ thuật trong thu ngân sách, hợp nhất các dòng thu vào ngân sách, và xây dựng các cơ chế giám sát hiệu quả bao gồm kiểm toán và giám sát quốc hội.

Theo yêu cầu, báo cáo EITI phải mô tả khung pháp lý và chế độ tài chính quản trị ngành khai khoáng. Thông tin phải bao gồm mô tả tóm tắt về các quy định pháp lý liên quan, chế độ tài chính, mức độ phân cấp và vai trò của các cơ quan chính phủ.

Ngoài ra, báo cáo EITI phải công khai thông tin về đóng góp của ngành khai khoáng cho nền kinh tế theo năm tài chính của báo cáo, bao gồm quy mô của ngành khai khoáng tính theo con số tuyệt đối và theo phần trăm GDP; tổng nguồn thu ngân sách từ ngành khai khoáng tính theo con số tuyệt đối và theo phần trăm tổng thu ngân sách và; xuất khẩu của ngành khai khoáng tính theo con số tuyệt đối và theo phần trăm của tổng lượng xuất khẩu. Ngoài ra, báo cáo cần mô tả về từng dòng thu, định nghĩa về mức độ quan trọng và ngưỡng phải thực hiện báo cáo.

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

Ở Việt Nam, có 3 nhóm văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thu ngân sách đối với khai thác tài nguyên gồm: (i) Nhóm văn bản quy phạm pháp luật quy định khoản thu trực tiếp đối với hoạt động khai thác tài nguyên gồm Luật thuế tài nguyên, Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Phí và lệ phí cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. (ii) Nhóm văn bản quy phạm pháp luật quy định các khoản thu đối với các hoạt động trong đó có hoạt động khai thác tài nguyên gồm Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật thuế xuất khẩu, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. (iii) Nhóm văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thu gồm Luật Quản lý Thuế, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH §3.2ĐÓNG GÓP KINH TẾ §3.4(A)-¬(C)THUẾ VÀ CÁC NGUỒN THU CHÍNH §4.1(A)/(B)NGUỒN THU NGOÀI TIỀN §4.1(C)CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRAO ĐỔI HÀNG HÓA §4.1(D)NGUỒN THU VẬN TÀI §4.1(F)SỰ PHÂN TÁCH §5.2(E)

2.3

Page 23: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 23

Vai trò của của cơ quan nhà nước trong xây dựng chính sách và quản lý nguồn thu cũng được quy định rõ ràng. Cụ thể, Quốc hội có thẩm quyền thông qua các luật và các nghị quyết về miễn, giảm đối với một số khoản thu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh; thẩm định các dự án luật về thuế, thu ngân sách và quản lý thuế; quyết định mức thu, thuế suất của một số sắc thuế và khoản thu trong khung mức đã được Quốc hội thông qua. Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội có trách nhiệm thẩm định các dự án luật về thuế, thu ngân sách và quản lý thuế. Chính phủ có trách nhiệm thẩm định và ban hành các Nghị định quy định chi tiết các điều khoản của Luật. HĐND tỉnh có thẩm quyền quyết định cụ thể mức thu đối với các khoản thu phí, lệ phí liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của địa phương.

Các khoản thu chính trong khai thác khoáng sản gồm tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế xuất khẩu khoáng sản, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, các khoản phí và lệ phí khác.

Theo các luật thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Việt Nam không thu thuế và các khoản phí, lệ phí bằng hiện vật; không có thỏa thuận liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm lấy toàn bộ hoặc một phần quyền khai thác và không có nguồn thu từ vận chuyển dầu, khí đốt và khoáng sản là một dòng thu lớn của công nghiệp khai khoáng.

Việc quản lý các số liệu liên quan đến đóng góp kinh tế và nguồn thu các loại đã được quy định trong Luật Thống kê, Luật Ngân sách, Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Chế độ tài chính và các khoản thu đối với hoạt động khai thác khoáng sản đã được quy rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản chính sách tài chính trong lĩnh

Page 24: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam24

vực khai thác khoáng sản hiện nay đều đã được công khai, đăng tải trên các trang tin và việc tiếp cận rất đơn giản. Điều này đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực thi EITI. Tuy nhiên, việc thực thi các nội dung liên quan đến nguồn thu gặp một số thách thức, cụ thể như sau.

Việc thống kê các số liệu về đóng góp ngành khai khoáng cho nền kinh tế gặp một số khó khăn như các tiêu thức lấy số liệu chưa nhất quán, biểu mẫu báo cáo thiết kế chưa hợp lý, tiêu thức báo cáo hiện tại chưa đầy đủ để lấy thông tin về số liệu chi tiết và một số cơ quan thực hiện báo cáo chưa chính xác hoặc không đảm bảo về thời gian.

Về việc báo cáo các loại nguồn thu chính từ khai thác khoáng sản, mẫu báo cáo hiện hành chưa cho phép tổng hợp số liệu đầy đủ và chi tiết theo cả khoản thu và đối tượng. Một số khoản thu phản ánh chung cho một đối tượng. Một số khoản thu được báo cáo riêng biệt nhưng không phản ánh theo đối tượng. Chưa có mẫu báo cáo yêu cầu thống kê riêng thuế bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Ngoài ra, thuế GTGT được tính chung cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (bù trừ lẫn đầu ra và đầu vào được khấu trừ). Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp nên việc tách riêng số liệu cho từng hoạt động khó đảm bảo tính chính xác. Việc thu thập thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với riêng hoạt động khai thác khoáng sản cũng gặp khó khăn do nhiều doanh nghiệp hoạt động đa ngành và được bù trừ lỗ, lãi giữa các hoạt động kinh doanh khác nhau.

Các thách thức trên có thể được có thể được giải quyết bằng cách thiết kế lại các biểu mẫu báo cáo. Các biểu mẫu cần được thiết kế theo ô bàn cờ với các cột là số thu theo đối tượng và các dòng là số thu theo sắc thuế và khoản thu để có thể tổng hợp theo bất kỳ tiêu chí nào. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu chia nhỏ mục lục ngân sách. Đối với thuế TNDN và GTGT, có thể thực hiện điều tra số liệu trực tiếp từ doanh nghiệp khai khoáng. Phần còn lại thực hiện ước tính theo tỷ lệ doanh thu. Ngoài ra, cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và mạng internet trong báo cáo tình hình thu ngân sách và thực hiện nghiêm kỷ luật báo cáo.

Page 25: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 25

DNNN

YÊU CẦU CỦA EITI

Các doanh nghiệp nhà nước thường sở hữu cổ phần ở nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng. Các đơn vị này có thể là các công ty có vốn sở hữu nhà nước toàn phần hoặc liên doanh với các công ty tư nhân. Do đó, việc mua bán và chi trả các khoản đầu tư liên quan hay các chi phí vận hành có thể được thực hiện ở nơi nào đó. Bởi vậy, các giao dịch này cần được giám sát một cách chặt chẽ. Tương tự như vậy, việc bán tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn thu của quốc gia.

Trong trường hợp sự tham gia của nhà nước vào lĩnh vực khai khoáng đã tạo ra những khoản thu tương đối lớn, báo cáo EITI phải công khai các thông tin liên quan đến mức độ sở hữu lợi tức ở các công ty khai khoáng nhà nước, bao gồm cả các công ty con hoặc liên doanh. Tất cả những thay đổi về sở hữu lợi ích trong kỳ cũng phải đưa vào báo cáo. Nội dung này nên bao gồm các thông tin chi tiết về các điều khoản gắn với số cổ phần công ty nhà nước nắm giữ, bao gồm mức độ trách nhiệm đối với việc chi tiêu ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ dự án. Khi có những sự thay đổi về quyền sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước trong kỳ báo cáo EITI, chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước được cần công khai các điều khoản của giao dịch, bao gồm chi tiết về việc định giá và các khoản thu. Khi chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước cung cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh vốn vay cho các công ty khai khoáng và dầu khí hoạt động trong nước, chi tiết về các giao dịch cần được đưa vào báo cáo EITI.

Báo cáo EITI cũng phải đưa ra các quy tắc và thông lệ hiện hành liên quan đến mối quan hệ tài chính giữa chính phủ và các DNNN như các quy tắc và thông lệ chi phối việc chuyển tiền giữa các các DNNN và nhà nước, các khoản lợi nhuận giữ lại, tái đầu tư và tài trợ của bên thứ ba.

Hội đồng các bên liên quan phải đảm bảo quá trình báo cáo đề cập một cách toàn diện vai trò của các DNNN, bao gồm các khoản thanh toán quan trọng từ DNNN đến các công ty dầu khí và khai khoáng, và các giao dịch giữa các DNNN và các cơ quan chính phủ khác.

Các DNNN được yêu cầu báo cáo về các chi tiêu mang tính ngân sách như các khoản thanh toán cho dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng công cộng, trợ cấp nhiên liệu và trả nợ quốc gia. Hội đồngcác bên liên quan được yêu cầu xây dựng một quy trình báo cáo nhằm đạt được một mức độ minh bạch tương đương với các khoản thanh toán và các dòng thu khác, và phải bao gồm các công ty con của DNNN và các liên doanh.

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 170 DNNN hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Tuy nhiên, các hoạt động khoáng sản chủ yếu tập trung vào nhóm 05 tập đoàn, tổng công ty lớn gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngoài ra, Nhà nước có thể nắm giữ một tỷ lệ vốn nhất định ở các công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Đối với lĩnh vực khai khoáng, hiện không có giới hạn tối đa hoặc tối thiểu về tỷ lệ vốn của nhà nước.Hiện nay, Việt Nam đang từng bước thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong đó có lĩnh vực khai khoáng.

MỨC ĐỘ SỬ HỮU NHÀ NƯỚC §3.6(C)CÁC GIAO DỊCH VÀ ĐÓNG GÓP CỦA DNNN §3.6(A) & §4.2(C)CHI TIÊU CỦA DNNN § 3.6 (B)

2.4

Page 26: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam26

Vấn đề bảo lãnh được quy định trong Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ. Đối tượng được Chính phủ bảo lãnh là các doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án sau đây: (i) Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; (ii) Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (iii) Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan; (iv) Chương trình, dự án được tài trợ bằng khoản vay thương mại gắn với nguồn vốn ODA dưới dạng tín dụng hỗn hợp.

Việc đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp nhà nước, phân chia lợi nhuận sau thuế và tài trợ tài chính của bên thứ ba hiện được thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của DNNN, Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát vốn đầu tư nhà nước vào doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Ngoài ra, DNNN được yêu cầu công khai các báo cáo tài chính, kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích, phục lợi xã hội và nhiều thông tin khác.

CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Hiện nay, các văn bản chính sách pháp luật quản lý hoạt động DNNN tương đối đầy đủ. Hàng năm, DNNN phải thực hiện chế độ báo cáo kết quả kinh doanh, nộp các báo cáo tài chính cho cơ quan chủ quản, cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan tài chính và cơ quan thuế. Về các giao dịch với nhà nước, DNNN phải chịu sự chỉ đạo và thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước chủ quản. Ngoài ra, DNNN được yêu cầu công khai các báo cáo tài chính, kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích, phúc lợi xã hội và nhiều thông tin khác. Như vậy, yêu cầu công khai thông tin đã được quy định rõ ràng. Do đó, việc thống kê các thông tin liên quan đến DNNN về vốn sở hữu và phân chia lợi nhuận là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung về DNNN cũng gặp một số thách thức như Việt Nam đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên mức độ sở hữu vốn thay đổi khá nhiều trong một năm. Việc thu thập thông tin về các khoản chuyển và chi tiêu DNNN gặp khó khăn do hiện chưa có biểu mẫu báo cáo và các số liệu có thể không được phản ánh đầy đủ. Ngoài ra, số liệu về sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước địa phương có thể được cung cấp không kịp thời và chính xác.

Các thách thức trên có thể được giải quyết bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu; thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin và đề nghị cung cấp thông tin theo yêu cầu cụ thể. Ngoài ra, có thể thực hiện điều tra, khảo sát thực tế.

NGUỒN THU ĐỊA PHƯƠNG

YÊU CẦU CỦA EITIEITI yêu cầu các khoản đóng góp lớn của công ty cho chính quyền địa phương phải được công khai và đối chiếu trong Báo cáo EITI. Cụ thể, Hội đồng các bên liên quan cần đánh giá xem các khoản đóng góp trực tiếp của công ty cho chính quyền địa phương, trong phạm vi

THU NHẬN TRỰC TIẾP §4.2(D) CHUYỂN TIỀN §4.2(E)

2.5

Page 27: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 27

các dòng thu đã được thống nhất, có lớn hay không. Nếu đủ lớn, Hội đồng các bên liên quan cần đảm bảo các khoản đóng góp này cùng chứng từ liên quan phải được công khai và đối chiếu trong báo cáo EITI

Ngoài ra, khi có những khoản chuyển ngân sách từ khai khoáng theo quy định bởi hiến pháp, luật hay các cơ chế chia sẻ khác, Hội đồng các bên liên quan cần đảm bảo rằng các khoản chuyển quan trọng phải được đưa vào báo cáo EITI. Ngoài ra, báo cáo EITI cũng phải công khai công thức phân bổ ngân sách nếu có cũng như sự khác biệt giữa con số được tính toán theo công thức và con số được chuyển trên thực tế giữa chính quyền trung ương và địa phương.

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

Việc phân chia ngân sách giữa Trung ương và địa phương được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể về việc cấp bổ sung ngân sách từ trung ương cho địa phương được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách, khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới.

Việt Nam không có công thức cố định về việc phân chia ngân sách. Tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đối với những khoản thu thuộc diện phân chia được xác định hàng năm trên một số các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể. Việc xác định phân chia nguồn thu giữa các cấp chính quyền địa phương khá khác biệt do thẩm quyền quyết định tỷ lệ phân chia ở địa phương được giao cho HĐND cấp tỉnh. Ngoài ra, trên thực tế vẫn tồn tại khác biệt giữa công thức đã xác định với thực tế phân chia nguồn thu.

Page 28: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam28

Về các khoản thu trực tiếp ở địa phương, Việt Nam thực hiện nguyên tắc ngân sách thống nhất. Mọi khoản thu đều phải được thu nộp vào NSNN qua Kho bạc nhà nước. Chỉ những trường hợp đặc biệt mới được ghi thu ghi chi. Nhìn chung, các khoản thu được thực hiện thống nhất qua quản lý của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp. Các khoản thu này được nộp vào Kho bạc nhà nước theo mục lục ngân sách và xác định vào tài khoản của ngân sách từng cấp theo nguyên tắc: Có những khoản thuộc 100% ngân sách trung ương; có những khoản thuộc 100% ngân sách địa phương và có những khoản phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Không có khoản thu trực tiếp từ địa phương mà không được phản ánh vào NSNN

CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Việt Nam thực hiện nguyên tắc ngân sách thống nhất và mọi khoản thu đều được đưa vào Kho bạc nhà nước và ghi nhận vào NSNN. Ngoài ra, việc phân cấp một số khoản thu đã được quy định rõ ràng. Đây là điểm thuận lợi khi thực thi nội dung Nguồn thu địa phương theo yêu cầu của EITI.

Trong thực tiễn quản lý ngân sách cấp xã có thể phản ánh không đầy đủ các khoản ủng hộ từ các doanh nghiệp và các tổ chức ủng hộ. Tuy nhiên, khoản thu này không nhiều và không chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách cấp xã.

Thách thức trên có thể được giải quyết bằng cách tăng cường hướng dẫn, giám sát và thanh tra, kiểm tra công tác hạch toán kế toán ở địa phương cấp xã.

QUẢN LÝ NGUỒN THU

YÊU CẦU CỦA EITI

Báo cáo EITI cần mô tả việc phân bổ nguồn thu từ công nghiệp khai thác. Báo cáo EITI nên chỉ rõ những khoản thu từ khai khoáng nào, dạng tiền hay hiện vật, được đưa vào ngân sách quốc gia. Khi có những khoản không được đưa vào ngân sách quốc gia, việc phân bổ các khoản thu này cũng cần được giải thích rõ ràng cùng với đường dẫn để truy cập đến các báo cáo tài chính nếu có.

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

Việc phân bổ nguồn thu hiện nay được quy định trong Luật Ngân sách 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Một số khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% gồm thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí. Một số khoản thu được chia theo tỷ lệ % giữa trung ương và địa phương gồm có thuế giá trị gia tăng ngoài thuế GTGT từ hàng hóa nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa nhập khẩu; Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hàng hóa nhập khẩu; Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện nộp 70% cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương, đối với Giấy phép do Trung ương cấp; 100% cho ngân sách địa phương, đối với Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm Thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; Phí Bảo vệ Môi trường, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

PHÂN BỔ NGUỒN THU §3.7 & §3.8

2.6

Page 29: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 29

CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Về cơ bản, nguồn thu và phân bổ nguồn thu ở Việt Nam là rất rõ ràng và pháp luật đều quy định phải hạch toán vào ngân sách quốc gia. Do vậy, việc thu thập thông tin về nguồn thu và phân bổ nguồn thu là thuận lợi.

Một khó khăn nhỏ là phân định thẩm quyền phân bổ một số khoản phí, lệ phí cho HĐND cấp tỉnh có thể dẫn đến tỷ lệ phân bổ khác nhau giữa các địa phương và đôi khi có sự điều chỉnh nên số liệu có thể không thực sự chính xác. Thêm vào đó, tỷ lệ phân bổ và điều chỉnh tỷ lệ này thường không được công bố trên website và khó tiếp cận.

Cách thức khắc phục khó khăn này là: (i) Giải thích rõ yêu cầu thống kê số liệu; (ii) Sử dụng phương pháp ước lượng sự điều chỉnh theo số liệu thống kê; (iii) Yêu cầu công khai tỷ lệ phân bổ theo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

TÁC ĐỘNG XÃ HỘI

YÊU CẦU CỦA EITI

Nếu khả thi, báo cáo EITI phải công khai thông tin về sự đóng góp của ngành khai khoáng cho nền kinh tế theo năm tài chính của báo cáo. Trong đó, thông tin về lao động trong lĩnh khai khoáng cũng cần được công khai theo số lượng và theo tỷ lệ phần trăm so với tổng số lao động.

Báo cáo EITI cần công khai các chi tiêu xã hội được quy định bởi pháp luật hay đã được thỏa thuận trong các hợp đồng với chính phủ nếu các khoản này trên ngưỡng báo cáo. Ngoài ra, việc đối chiếu các giao dịch cần phải thực hiện nếu có thể

VIỆC LÀM §3.4(D)CHI TIÊU XÃ HỘI §4.1(E)

2.7

Page 30: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam30

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM

Theo Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn, các số liệu về đóng góp của ngành khai khoáng cho nền kinh tế và số lượng lao động ngành khai khoáng đều được tổng hợp và công bố. Trên thực tế, các số liệu này đã được đưa vào nội dung của Niên giám Thống kê hàng năm.

Việc chi tiêu xã hội được quy định trong Luật Khoáng sản 2010 (điều 5) và Quyết định 219/1999/QĐ-TTg của Thủ thướng chính phủ. Tuy nhiên, văn bản này không quy định rõ ràng về việc chi tiêu cho xã hội. Trên thực tế, thông tin về chi tiêu xã hội chưa được đưa vào hệ thống báo cáo thống kê.

CÁC THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Điểm thuận lợi khi thực hiện nội dung này là các số liệu về đóng góp kinh tế và số lượng lao động ngành khai khoáng đã được đưa vào hệ thống thống kê. Tuy nhiên, chất lượng của các số liệu này cũng cần được đánh giá lại. Ở Việt Nam, nhiều khái niệm như trị giá sản xuất chưa thống nhất giữa các địa phương dẫn đến sự sai lệch trong báo cáo. Ngoài ra, đặc thù của ngành khai khoáng Việt Nam là sử dụng nhiều lao động thời vụ. Ngoài ra, việc thu thập thông tin về xã hội hiện nay gặp một số khó khăn do thông tin này chưa được đưa vào hệ thống thống kê và cách hiểu về khái niệm này chưa thống nhất. Trên thực tế, việc thực hiện các nội dung của điều 5 Luật Khoáng sản và Quyết định219/1999/QĐ-TTg còn rất hạn chế.

Để đảm bảo số liệu thống kê chính xác, cần thống nhất cách hiểu và quy định rõ các khái niệm như trị giá sản xuất hay chi tiêu xã hội. Ngoài ra, cần xây dựng những tiêu chí cụ thể về thống kê lao động.

Page 31: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 31

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BÍ MẬT NHÀ NƯỚCNguyên tắc của EITI là công khai một số thông tin liên quan đến hoạt động khoáng sản. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là việc tham gia EITI có ảnh hưởng như thế nào đến các yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước. Các thông tin bí mật nhà nước hiện nay được quy định bởi Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước 33/2002/NĐ-CP và Thông tư 29/2013/TT-BCA quy định danh mục bí mật nhà nước độ mật trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Theo đó, danh mục bí mật nhà nước chủ yếu là các thông tin về các mỏ phóng xã, trữ lượng dự trữ quốc gia và các tài liệu khoáng sản chưa công bố.

EITI chỉ yêu cầu công bố các thông tin đối với các hoạt động khoáng sản đang diễn ra như cấp phép, khối lượng sản xuất, doanh nghiệp, thu và phân bổ ngân sách từ khai thác khoáng sản. Bởi vậy, EITI không vi phạm bí mật nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản.

DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN

a) Tọa độ, trữ lượng các nguyên tố phóng xạ chưa công bố;

b) Trữ lượng khoáng sản được Nhà nước đưa vào dự trữ quốc gia lâu dài;

c) Tài liệu địa vật lý gồm: Các tài liệu, số liệu giá trị tuyệt đối trường trọng lực và tọa độ điểm đo trọng lực các loại;

d) Các bản đồ chuyên ngành địa chất khoáng sản lập trên nền bản đồ địa hình theo hệ tọa độ quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000;

đ) Các tài liệu, ảnh vệ tinh, ảnh hàng không của Việt Nam có vị trí các mỏ, các nhà máy, các xí nghiệp, các khu công nghiệp;

e) Các tài liệu đánh giá tiềm năng khoáng sản chưa công bố hoặc không công bố;

g) Các tài liệu thăm dò khoáng sản chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt không công bố hoặc chưa công bố, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, đá vôi làm xi măng;

h) Các tài liệu điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản phóng xạ uran, thori chưa công bố hoặc không công bố.

(Thông tư 29/2013/TT-BCA)

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊEITI yêu cầu công khai một số thông tin liên quan đến 7 nội dung gồm cấp phép, dữ liệu sản xuất, doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu, nguồn thu địa phương, quản lý nguồn thu và tác động xã hội. Kết quả rà soát chính sách cho thấy, việc tổ chức quản lý thông tin đối với 7 nội dung trên đã được quy định khá rõ ràng trong các văn bản pháp luật như Luật Khoáng sản, Luật Hải quan, Luật quản lý Thuế, Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn. Thực tế, một số yêu cầu cụ thể của EITI đã được lồng ghép trong một số văn bản chính sách. Đây được coi là điểm thuận lợi khi thực thi EITI.

Các thông tin theo yêu cầu của EITI hiện nay chủ yếu do Bộ Tài chính và Bộ TNMT quản lý. Việc thực hiện các báo cáo 6 nội dung về cấp phép, dữ liệu sản xuất, DNNN, nguồn thu địa phương và quản lý nguồn thu không gặp phải những rào cản lớn về mặt kỹ thuật. Thách thức mà Việt Nam cũng như các quốc gia khác có thể gặp phải là thực hiện nội dung báo cáo về các nguồn thu chính. Trong đó thách thức lớn nhất là tách riêng phần thuế VAT và TNDN từ hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, các thách thức trên có thể được giải quyết bằng cách thiết kế lại các biểu mẫu báo cáo. Các biểu mẫu cần được thiết kế theo ô bàn cờ với các cột là số thu theo đối tượng và các dòng là số thu theo sắc thuế và khoản thu để có thể tổng hợp theo bất kỳ tiêu chí nào. Đối với thuế TNDN và GTGT, có thể thực hiện điều tra số liệu trực tiếp từ doanh nghiệp khai khoáng. Phần còn lại thực hiện ước tính theo tỷ lệ doanh thu.

2.8

2.9

Page 32: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam32

Tính đến tháng 12/2015, thế giới có 49 quốc gia đang thực thi EITI. Trong đó, 41 quốc gia đã công bố báo cáo nguồn thu lĩnh vực khoáng sản và 31 quốc gia được công nhận là đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của EITI. Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Phillipine, Myanamar và Đông Timor đều đã là các quốc gia EITI. Bởi vậy, các vấn đề kỹ thuật hoàn toàn không phải rào cản chính đối với EITI. Việt Nam cần xem EITI như một công cụ để hỗ trợ quản lý, cải thiện hệ thống kê và góp phần cách cải ngành công nghiệp khai khoáng. Như tất cả các quốc gia khác, cơ quan đầu mối cần công khai và huy động các bên liên quan tham gia vào quá trình xem xét quyết định thực thi EITI. Nghiên cứu cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể như sau:

Chính phủ cần nhanh chóng tuyên bố thực thi EITI, đưa ra thời hạn cụ thể cho việc xem xét thực thi EITI của Bộ Công thương, đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tìm hiểu để chuẩn bị cho EITI.

Bộ Công thương cần mở rộng việc xem xét EITI cho sự tham gia của các bên liên quan để đảm bảo tính độc lập trong quá trình ra quyết định. Như kiến nghị từ Ủy ban KHCNMT Quốc hội, Bộ Công thương cần chủ trì thành lập một nhóm công tác với sự tham gia của các bộ ngành liên quan, hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức xã hội để chuẩn bị thực thi EITI.

Nhiệm vụ xem xét và làm đầu mối thực thi EITI nên chuyển giao cho cơ quan khác phù hợp hơn như Bộ Tài chính hoặc Bộ TNMT, đặc biệt khi hai cơ quan này đang quản lý phần lớn các thông tin, số liệu mà EITI yêu cầu đưa vào báo cáo.

3

Page 33: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 33

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN EITI

Kết quả rà soát cho thấy, các thông tin cần báo cáo theo yêu cầu của EITI hiện nay chủ yếu do Bộ Tài chính và Bộ TNMT quản lý. Bảng dưới đây mô tả tóm tắt các yêu cầu của EITI và cơ quan đang làm đầu mối quản lý thông tin. Từ đó, mô hình tổ chức thực hiện EITI được đề xuất cùng các biểu mẫu báo cáo.

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ BIỂU MẪU BÁO CÁO3

Yêu cầu cụ thể Cơ quan quản lý thông tin

Cấp phép

Đăng ký cấp phép

Bên được cấp phép Bộ TNMTSở TNMT

Tọa độ được cấp phép

Ngày nộp đơn, ngày được cấp phép và thời hạn giấy phép

Loại khoáng sản khai thác

Cấp phép Quá trình cấp phép và chuyển nhượng Bộ TNMTSở TNMT

Danh sách các tổ chức cá nhân đăng ký và tiêu chí dự thầu/cấp phép

Các tiêu chí kỹ thuật và tài chính để lựa chọn cấp phép

Các sai lệch quan trọng

Thông tin tổ chức / cá nhân được lựa chọn để cấp quyền

Sở hữu lợi íchCác giấy phép hoặc hợp đồng

Tỷ lệ góp vốn nhà nước trong doanh nghiệp được cấp phép Bộ Tài chínhUBND tỉnhBộ TNMTSở TNMT

Chính sách công khai giấy phép thăm dò và khai thác

Các quy định pháp luật, thực tế thực hiện và kế hoạch cải thiện

Tổng quan về các giấy phép đã được công khai

3.1

Page 34: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam34

Yêu cầu cụ thể Cơ quan quản lý thông tin

Dữ liệu sản xuất

Thăm dò Tổng quan về hoạt động thăm dò Bộ TNMT

Sản xuất Tổng khối lượng sản xuất theo năm tài chính Bộ TNMTSở TNMT

Tổng giá trị sản xuất theo từng mặt hàng và phân theo địa phương Bộ TNMTSở TNMT

Đóng góp ngành công nghiệp khai thác cho nền kinh tế theo năm tài chính, phân theo địa phương

Xuất khẩu Tổng khối lượng xuất khẩu Bộ Tài chínhBộ Công thươngTổng giá trị xuất khẩu

Thu ngân sách

Khung pháp lý và chế độ tài chính

Tổng quan về quy định và pháp luật liên quan Bộ Tài chínhHĐND tỉnhUBND tỉnhTổng quan về chế độ tài chính, bao gồm vấn đề phân cấp

Vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan chính phủ

Đóng góp kinh tế

Quy mô của ngành công nghiệp khai thác tính theo giá trị tuyệt đối và % GDP

Bộ KHĐT

Nguồn thu chính phủ từ công nghiệp khai thác, tính theo số tuyệt đối và tỷ lệ % trong tổng thu ngân sách chính phủ

Bộ Tài chính

Xuất khẩu khoáng sản, tính theo giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trong so với tổng kim ngạch xuất khẩu

Bộ Tài chínhBộ Công thương

Thuế và các khoản thu chính

Mô tả về từng dòng thu, định nghĩa về “mức độ đáng kể” và ngưỡng báo cáo

Bộ Tài chính

Các dòng thu từ khai thác khoáng sản Bộ Tài chínhCục thuế Doanh nghiệp

Nguồn thu hiện vật

Trong trường hợp thu bằng hiện vật, công khai tổng lượng bán và nguồn thu nhận được

Không có nguồn thu hiện vật

Phân tách nguồn thu theo từng công ty và dự án

Thỏa thuận về cơ sở hạ tầng và trao đổi hàng hóa

Các thỏa thuận liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm lấy toàn bộ hoặc một phần quyền thăm dò hoặc khai thác

Không có quy định về trao đổi hàng hóa

Nguồn thu vận tải

Trong trường hợp nguồn thu từ vận chuyển dầu, khí đốt và khoáng sản là một dòng thu lớn của công nghiệp khai khoáng, Chính phủ và DNNN cần công khai dòng thu này.

Không nguồn thu vận tải

Phân tách dữ liệu

Dữ liệu EITI phải phân tách theo từng công ty và từng dòng thu Bộ Tài chính

Doanh nghiệp nhà nước

Mức độ sở hữu của DNNN

Vốn sở hữu của nhà nước trong từng công ty khai khoáng và sự thay đổi (nếu có) trong kỳ báo cáo

Bộ Tài chínhUBND tỉnh

Chi tiết các khoản chuyển, bảo lãnh, khoản nợ và vay Bộ Tài chính

Page 35: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 35

Yêu cầu cụ thể Cơ quan quản lý thông tin

Thanh toán và chuyển khoản

Các nguyên tắc và thông lệ hiện hành giữa nhà nước và DNNN như việc chuyển kinh phí giữa DNNN và chính phủ; lợi nhuận giữ lại; tái đầu tư và tài trợ tài chính của bên thứ 3

Bộ Tài chính

Giao dịch giữa DNNN và các cơ quan nhà nước Bộ Tài chínhDoanh nghiệp

Chi tiêu của các DNNN

Các DNNN được yêu cầu báo cáo về các “chi phí ngân sách” như thanh toán các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng công cộng, trợ cấp nhiên liệu hay trả nợ quốc gia

UBND các cấpDoanh nghiệp

Nguồn thu địa phương

Các khoản chuyển giữa ngân sách Trung ương và địa phương

Khoản chuyển Bộ Tài chính

Công thức phân chia ngân sách giữa Trung ương và địa phương

Sự khác biệt giữa công thức và khoản chuyển thực tế

Thu trực tiếp từ địa phương

Các khoản thu trực tiếp ở địa phương Cục thuế

Quản lý nguồn thu

Phân bổ nguồn thu Bộ Tài chính

Báo cáo về các nguồn thu không được ghi nhận trong ngân sách quốc gia

Không có

Tác động xã hội

Việc làm Bộ KHĐTUBND các cấp

Chi tiêu xã hội UBND các cấp

Page 36: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam36

Theo yêu cầu của EITI, các doanh nghiệp khai khoáng phải báo cáo số liệu về sản lượng khai thác và các khoản đã nộp cho ngân sách. Các biểu mẫu thu thập thông tin dành cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và DNNN được trình bày ở phần sau.

Như vậy, theo bảng tổng hợp, các cơ quan đang quản lý phần lớn các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của EITI là Bộ TNMT, Bộ Tài chính, và Sở TNMT các tỉnh. Dựa trên kết quả đánh giá, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức thực hiện EITI như sau:

MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN EITI

Theo yêu cầu của EITI 2013, các tổ chức xã hội sẽ tham gia vào Hội đồng các bên liên quan. Hội đồng này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc liên kết quá trình EITI với các vấn đề chính sách rộng lớn hơn. Vai trò của các thành viên Hội đồng đa bên là đặt ra các mục tiêu EITI Quốc gia, xây dựng kế hoạch hành động, xác định phạm vi báo cáo, phê duyệt báo cáo và thực hiện đánh giá hàng năm.

Nhà nước

Hội đồng EITI

Doanh nghiệp

Các tổ chức XH

Ban Thư ký EITI

Cung cấp thông tin

Cung cấp thông tinCung cấp thông tin

Cung cấp thông tin

Cơ quan Trung ương

Doanh nghiệp Các tổ chức xã hội

Cơ quan địa phương

Thành phần của Hội đồng EITI

• Đại diện các cơ quan chính phủ có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ TNMT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, v.v.)

• Đại diện doanh nghiệp (VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn)

• Đại diện các tổ chức xã hội (VUSTA, MTTQ và các tổ chức xã hội khác)

Nhiệm vụ của Hội đồng EITI(Việc tổ chức quản trị Hội đồng tuân theo nguyên tắc của EITI)

• Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện EITI

• Xem xét, phê chuẩn các kết quả đối chiếu dữ liệu và báo cáo EITI.

• Xây dựng kế hoạch cải cách chính sách để trình Quốc hội và Chính phủ

• Phổ biến báo cáo EITI

Nhiệm vụ của Ban thư ký EITI(Ban thư ký EITI có thể trực thuộc Bộ Tài chính hoặc bộ chủ trì thực thi EITI và hoạt động theo cơ chế mở)

• Tổng hợp các số liệu và thực hiện đối chiếu dữ liệu

• Xây dựng các báo cáo EITI dựa trên số liệu và kết quả đối chiếu

• Phân tích và xác định các cơ hội cải cách chính sách và cải thiện quản lý để đệ trình Hội đồng EITI

Page 37: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 37

Các k

hoản

thu

Tổng

sốTổ

ng số

Số th

u th

eo tí

nh ch

ất sở

hữu

Số th

u ph

ân ch

ia th

eo cấ

p ng

ân sá

ch

DN

NN

tr

ung

ương

DN

NN

địa

ph

ương

DN

FD

ID

N d

ân

doan

hTổ

chức

kin

h tế

kh

ác v

à cá

nhâ

nN

STW

NS

cấp

tỉnh

Ngâ

n sá

ch

cấp

huyệ

nN

gân

sách

cấ

p xã

1.

Thuế

GTG

T

2.

Thuế

BVM

T

3.

Thuế

TN

DN

4.

Thuế

tài n

guyê

n

5.

Thuế

SD

ĐPN

N

6.

Tiền

cấp

quy

ền k

hai t

hác

khoá

ng sả

n

7.

Phí b

ảo v

ệ m

ôi tr

ường

đối

với

kh

ai th

ác k

hoán

g sả

n

8.

Phí t

hẩm

địn

h bá

o cá

o đá

nh

giá

tác

động

môi

trườ

ng

9.

Phí t

hẩm

địn

h đá

nh g

iá tr

ữ lư

ợng

khoá

ng sả

n

10. P

hí k

hai t

hác

và sử

dụn

g tà

i liệ

u th

ăm d

ò đi

ều tr

a đị

a ch

ất

và k

hai t

hác

mỏ

11. L

ệ ph

í cấp

phé

p ho

ạt đ

ộng

khoá

ng sả

n

12. C

ác k

hoản

phí

lệ p

hí k

hác

liên

quan

đến

kha

i kho

áng

Tổng

cộng

1. B

IỂU

MẪU

TH

U T

HẬP

TH

ÔN

G T

IN S

Ố T

HU

NG

ÂN S

ÁCH

TỪ

KH

AI K

HO

ÁNG

(Tổn

g cụ

c Thu

ế)ĐỀ

XU

ẤT C

ÁC

BIỂU

MẪ

U B

ÁO

O

Đơn

vị ti

ền: 1

000

đồng

3.2

Page 38: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam38

STT

Tên

doan

h ng

hiệp

số

thuế

Số th

u cá

c kho

ản th

uế, p

hí, l

ệ ph

í và

thu

khác

Thuế

giá

tr

ị gia

ng

Thuế

bả

o vệ

m

ôi

trườ

ng

Thuế

thu

nhập

do

anh

nghi

ệp

Thuế

tài

nguy

ên

Thuế

sử

dụng

đất

ph

i nôn

g ng

hiệp

Tiền

cấp

quyề

n kh

ai th

ác

khoá

ng

sản

Phí b

ảo

vệ m

ôi

trườ

ng

đối v

ới

khai

thác

kh

oáng

sả

n

Phí t

hẩm

đị

nh b

áo

cáo

đánh

gi

á tá

c độ

ng

môi

tr

ường

Phí t

hẩm

đị

nh

đánh

gi

á tr

ữ lư

ợng

khoá

ng

sản

Phí k

hai

thác

sử d

ụng

tài l

iệu

thăm

điều

tra

địa

chất

kha

i th

ác m

Lệ p

cấp

phép

ho

ạt

động

kh

oáng

sả

n

Các

khoả

n ph

í và

lệ p

khác

liên

qu

an

đến

khai

kh

oáng

1 2 …

Tổng

cộng

2. B

IỂU

MẪU

TH

U T

HẬP

TH

ÔN

G T

IN S

Ố T

HU

NG

ÂN S

ÁCH

TỪ

KH

AI K

HO

ÁNG

NĂM

20…

.(C

ục th

uế)

Đơn

vị ti

ền: 1

000

đồng

3. B

IỂU

MẪU

LẤY

SỐ

LIỆ

U T

HU

NG

ÂN S

ÁCH

LIÊ

N Q

UAN

ĐẾN

KH

AI K

HO

ÁNG

(Tổn

g cụ

c Hải

qua

n)

Chỉ t

iêu

Tổng

sốTr

ong

đó

DN

NN

trun

g ươ

ngD

NN

N đ

ịa p

hươn

gD

N F

DI

DN

dân

doa

nh

1.

Kim

ngạ

ch x

uất k

hẩu

khoá

ng sả

n

2.

Số th

u th

uế x

uất k

hẩu

khoá

ng sả

n

3.

Tỷ lệ

% số

thu

từ th

uế x

uất k

hẩu

so v

ới tổ

ng k

im n

gạch

xuấ

t khẩ

u kh

oáng

sản

Đơn

vị ti

ền: 1

000

đồng

Page 39: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 39

4. B

IỂU

MẪU

LẤY

SỐ

LIỆ

U T

HU

NG

ÂN S

ÁCH

LIÊ

N Q

UAN

ĐẾN

KH

AI K

HO

ÁNG

NĂM

20…

.(C

ục h

ải q

uan)

STT

Tên

doan

h ng

hiệp

số th

uế

Loại

hìn

h do

anh

nghi

ệp th

eo tí

nh ch

ất sở

hữu

Tổng

giá

trị x

uất

khẩu

tron

g nă

m

Tổng

số th

uế

xuất

khẩ

u đã

nộ

p tr

ong

năm

DN

NN

trun

g ươ

ngD

NN

N đ

ịa

phươ

ngD

oanh

ngh

iệp

FDI

Doa

nh n

ghiệ

p dâ

n do

anh

12

34

56

78

9

1 2 ...

Tổng

cộng

Ghi c

hú: Đ

ối v

ới c

ác cộ

t từ

số 4

đến

số 7

: Chỉ

cần

đán

h dấ

u nh

ân (x

) vào

dòn

g và

cột t

ương

ứng

.

Đơn

vị ti

ền: 1

000

đồng

Chỉ t

iêu

Tổng

sốTr

ong

đó ch

ia th

eo tí

nh ch

ất sở

hữu

DN

NN

trun

g ươ

ngD

NN

N đ

ịa p

hươn

gD

N F

DI

DN

dân

doa

nhTổ

chức

khá

c và

cá n

hân

1.

GDP

từ k

hai k

hoán

g

2.

Tỷ lệ

GD

P từ

kha

i kh

oáng

so v

ới G

DP

5. B

IỂU

MẪU

LẤY

SỐ

LIỆ

U V

Ề Q

UY

NG

NG

HIỆ

P KH

AI K

HO

ÁNG

(B

ộ Kế

hoạ

ch v

à Đ

ầu tư

, Bộ

Công

thươ

ng)

Đơn

vị ti

ền: 1

.000

đồn

g

Page 40: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam40

6. B

IỂU

MẪU

SỐ

LIỆ

U B

ÁO C

ÁO V

Ề SỞ

HỮ

U V

ỐN

CỦA

NH

À N

ƯỚ

C TẠ

I DO

ANH

NG

HIỆ

P VÀ

BẢO

LÃN

H V

AY(B

ộ Tà

i chí

nh)

Chỉ t

iêu

Tổng

sốTr

ong

đó

Công

ty cổ

phầ

nCô

ng ty

TN

NH

nhà

nướ

c M

TVCô

ng ty

TN

HH

từ 2

thàn

h vi

ên tr

ở lê

nTổ

chức

kin

h tế

khá

c

1.

Số d

oanh

ngh

iệp

có v

ốn n

hà n

ước

2.

Số v

ốn c

ủa n

hà n

ước

tại d

oanh

ng

hiệp

3.

Tỷ lệ

% v

ốn c

ủa n

hà n

ước

ở do

anh

nghi

ệp

4.

Tổng

số v

ốn v

ay c

ủa d

oanh

ngh

iệp

được

Chí

nh p

hủ b

ảo lã

nh

5.

Tỷ lệ

vốn

vay

của

doa

nh n

ghiệ

p đư

ợc C

hính

phủ

bảo

lãnh

so v

ới

tổng

số n

ợ Ch

ính

phủ

6.

Lợi n

huận

sau

thuế

7.

Lợi n

huận

sau

thuế

nộp

về

Quỹ

sắ

p xế

p ph

át tr

iển

doan

h ng

hiệp

Page 41: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 41

Chỉ t

iêu

Năm

…N

ăm …

Năm

1.

Tổng

tài s

ản

2.

Tổng

ngu

ồn v

ốn

2.

1. V

ốn c

hủ sở

hữu

2.

2. N

ợ ph

ải tr

3.

Tổng

doa

nh th

u

3.

1. D

oanh

thu

từ k

hai k

hoán

g

3.

2. D

oanh

thu

các

hoạt

độn

g kh

ác

3.

3. D

oanh

thu

xuất

khẩ

u

4.

Lợi n

huận

trướ

c th

uế

5.

Lợi n

huận

trướ

c th

uế v

à lã

i vay

6.

Lợi n

huận

sau

thuế

7.

Lợi n

huận

sau

thuế

lãi v

ay

7. B

IỂU

MẪU

TH

U T

HẬ

P TH

ÔN

G T

IN Đ

ỐI V

ỚI D

OA

NH

NG

HIỆ

P KH

AI K

HO

ÁN

G

I. Th

ông

tin ch

ung

1.

Tên

doan

h ng

hiệp

: 2.

M

ã số

thuế

:3.

Đ

ịa c

hỉ:

4.

Ngư

ời đ

ại d

iện

theo

phá

p lu

ật:

5.

Lĩnh

vực

kin

h do

anh

chủ

yếu:

6.

Các

địa

điểm

kin

h do

anh

chủ

yếu:

7.

Loại

hìn

h do

anh

nghi

ệp:

8.

Số v

ốn đ

iều

lệ:

II. T

hông

tin

về tì

nh h

ình

kinh

doa

nh

Đơn

vị ti

ền: 1

.000

đồn

g

Page 42: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam42

III. T

NG

TIN

VỀ

THU

Ế, C

ÁC K

HO

ẢN

PH

ẢI N

ỘP

NSN

N V

À CÁ

C KH

OẢ

N Đ

ÓN

G G

ÓP

KHÁC

Chỉ t

iêu

Năm

….

Năm

….

Số p

hải n

ộpSố

đã

nộp

Số p

hải n

ộpSố

đã

nộp

1.

Thuế

GTG

T

2.

Thuế

BVM

T

3.

Thuế

TN

DN

4.

Thuế

tài n

guyê

n

5.

Thuế

SD

ĐPN

N

6.

Tiền

cấp

quy

ền k

hai t

hác

khoá

ng sả

n

7.

Phí b

ảo v

ệ m

ôi tr

ường

đối

với

kha

i thá

c kh

oáng

sản

8.

Phí t

hẩm

địn

h bá

o cá

o đá

nh g

iá tá

c độ

ng m

ôi tr

ường

9.

Phí t

hẩm

địn

h đá

nh g

iá tr

ữ lư

ợng

khoá

ng sả

n

10. P

hí k

hai t

hác

và sử

dụn

g tà

i liệ

u th

ăm d

ò đi

ều tr

a đị

a ch

ất v

à kh

ai th

ác m

11. L

ệ ph

í cấp

phé

p ho

ạt đ

ộng

khoá

ng sả

n

12. C

ác k

hoản

phí

lệ p

hí k

hác

liên

quan

đến

kha

i kho

áng

13. T

huế

xuất

khẩ

u

14. T

huế

môn

bài

15. C

ác k

hoản

đón

g gó

p, ú

ng h

ộ tự

ngu

yện

TỔN

G S

Đơn

vị ti

ền: 1

.000

đồn

g

Page 43: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 43

8. B

IỂU

MẪU

TH

U T

HẬ

P TH

ÔN

G T

IN Đ

ỐI V

ỚI D

OA

NH

NG

HIỆ

P N

ỚC

HO

ẠT Đ

ỘN

G K

HA

I KH

NG

I. Th

ông

tin ch

ung

1.

Tên

doan

h ng

hiệp

: 2.

M

ã số

thuế

:3.

Đ

ịa c

hỉ:

4.

Ngư

ời đ

ại d

iện

theo

phá

p lu

ật:

5.

Lĩnh

vực

kin

h do

anh

chủ

yếu:

6.

Các

địa

điểm

kin

h do

anh

chủ

yếu:

7.

Loại

hìn

h do

anh

nghi

ệp:

8.

Số v

ốn đ

iều

lệ:

9.

Số v

ốn n

hà n

ước

tron

g tổ

ng v

ốn đ

iều

lệ:

10. S

ố lư

ợng

các

đơn

vị th

ành

viên

hạc

h to

án đ

ộc lậ

p:

II. T

hông

tin

về tì

nh h

ình

kinh

doa

nh

Chỉ t

iêu

Năm

…N

ăm …

Năm

1.

Tổng

tài s

ản

2.

Tổng

ngu

ồn v

ốn

2.

1. V

ốn c

hủ sở

hữu

2.

2. N

ợ ph

ải tr

3. Tổ

ng d

oanh

thu

3.

1. D

oanh

thu

từ k

hai k

hoán

g

3.

2. D

oanh

thu

các

hoạt

độn

g kh

ác

3.

3. D

oanh

thu

xuất

khẩ

u

4.

Lợi n

huận

trướ

c th

uế

5.

Lợi n

huận

trướ

c th

uế v

à lã

i vay

6.

Lợi n

huận

sau

thuế

7.

Lợi n

huận

sau

thuế

lãi v

ay

8.

Tríc

h lậ

p cá

c qu

8.1.

Quỹ

dự

phòn

g tà

i chí

nh

8.

2. Q

uỹ k

hen

thưở

ng

8.3.

Quỹ

phú

c lợ

i

8.4.

Quỹ

đầu

tư p

hát t

riển

doan

h ng

hiệp

8.5.

Quỹ

khe

n th

ưởng

viê

n ch

ức q

uản

Đơn

vị ti

ền: 1

.000

đồn

g

Page 44: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam44

III. T

hông

tin

về th

uế, c

ác k

hoản

phả

i nộp

NSN

N v

à cá

c kho

ản đ

óng

góp

khác

Chỉ t

iêu

Năm

….

Năm

….

Số p

hải n

ộpSố

đã

nộp

Số p

hải n

ộpSố

đã

nộp

1.

Thuế

GTG

T

2.

Thuế

BVM

T

3.

Thuế

TN

DN

4.

Thuế

tài n

guyê

n

5.

Thuế

SD

ĐPN

N

6.

Tiền

cấp

quy

ền k

hai t

hác

khoá

ng sả

n

7.

Phí b

ảo v

ệ m

ôi tr

ường

đối

với

kha

i thá

c kh

oáng

sản

8.

Phí t

hẩm

địn

h bá

o cá

o đá

nh g

iá tá

c độ

ng m

ôi tr

ường

9.

Phí t

hẩm

địn

h đá

nh g

iá tr

ữ lư

ợng

khoá

ng sả

n

10. P

hí k

hai t

hác

và sử

dụn

g tà

i liệ

u th

ăm

dò đ

iều

tra

địa

chất

khai

thác

mỏ

11. L

ệ ph

í cấp

phé

p ho

ạt đ

ộng

khoá

ng sả

n

12. C

ác k

hoản

phí

lệ p

hí k

hác

liên

quan

đế

n kh

ai k

hoán

g

13. T

huế

xuất

khẩ

u

14. T

huế

môn

bài

15. C

ác k

hoản

đón

g gó

p, ú

ng h

ộ tự

ngu

yện

TỔN

G S

Đơn

vị ti

ền: 1

.000

đồn

g

Page 45: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 45

Adam Smith. (2013). Vietnam EITI Feasibility Study.

Báo Công thương. (2012). Thất thoát tài nguyên: Hệ lụy của công nghệ lạc hậu. Truy cập tại: http://baocongthuong.com.vn/that-thoat-tai-nguyen-he-luy-cua-cong-nghe-lac-hau.html

Báo Người Lao động. (2013). Dễ dãi cấp phép khai thác khoáng sản. Truy cập tại: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/de-dai-cap-phep-khai-thac-khoang-san-20130826100042488.htm

Báo Tiền phong. (2011). Lĩnh vực khoáng sản: Khâu nào cũng có thể tham nhũng. Truy cập tại http://www.tienphong.vn/Print.aspx?id=539362

Báo Tuổi trẻ. (2014). Hàng trăm người dân phản đối khai thác titan Truy cập tại http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140324/hang-tram-nguoi-dan-phan-doi-khai-thac-ti-tan/599645.html

Bộ TNMT. (2011). Báo cáo môi trường quốc gia: Chất thải rắn. Truy cập tại: http://vea.gov.vn/vn/hientrangmoitruong/baocaomtquocgia/Pages/C%C3%B4ng-b%E1%BB%91-B%C3%A1o-c%C3%A1o-m%C3%B4i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Qu%E1%BB%91c-gia-n%C4%83m-2011.aspx

Bộ TNMT. (2014). Báo cáo hoạt động khoáng sản 2013.

EITI. (2011). Bộ quy tắc EITI phiên bản 2011. Truy cập tại: http://nature.org.vn/vn/2012/10/bo-quy-tac-eiti-phien-ban-2011/.

EITI. (2013). Bộ Tiêu chuẩn EITI 2013 Truy cập tại: http://www.eiti.vn/vi/2013/10/bo-tieu-chuan-eiti-2013/.

EITI. (2015a). EITI Countries. Truy cập tại: https://eiti.org/countries

EITI. (2015b). EITI history. Tuy cập tại: https://eiti.org/eiti/history

Minh Quang. (2015). Thấy gì từ chênh lệch số liệu thương mại Việt Nam - Trung Quốc? VTV. Truy cập tại http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/thay-gi-tu-chenh-lech-so-lieu-thuong-mai-viet-nam-trung-quoc-2015060911485601.chn

Nguyễn Khắc Vinh. (2010). Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam (p. 272). Tổng hội Địa chất Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 46: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

THỰC THI EITI để cải cách ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam46

PanNature. (2015). Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu ở Việt Nam. Truy cập tại http://nature.org.vn/vn/2015/01/thuc-trang-va-co-hoi-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-nguon-thu-tu-khai-thac-khoang-san-tai-viet-nam/

RWI. (2014). Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chuẩn EITI. Truy cập tại: http://nature.org.vn/vn/2014/10/su-dung-eiti-phuc-vu-cai-cach-chinh-sach-huong-dan-thuc-hien-bo-tieu-chuan-eiti/.

The World Bank. (2009). Extractive Industries Value Chain, E x t r a . Truy cập tại http://siteresources.worldbank.org/INTOGMC/Resources/ei_for_development_3.pdf

Truyền hình Quốc hội. (2015). Tiến trình xem xét tham gia EITI ở Việt Nam. Truy cập tại http://quochoitv.vn/cau-chuyen-hom-nay/2015/10/tien-trinh-gia-nhap-sang-kien-minh-bach-cong-nghiep-khai-khoangeiticua-viet-nam/81832

USGS. (2014). 2012 Mineral Yearbook. U.S. Geological Survey. Truy cập tại: http://miner-als.usgs.gov/minerals/pubs/country/2012/myb3-2012-vn.pdf.

VCCI. (2014). Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khai khoáng ở Việt Nam.

VietnamNet. (2011). Tôi đi “chạy” giấy phép khai thác mỏ. Truy cập tại http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/21192/toi-di-chay-giay-phep-khai-thac-mo.html

VietnamNet. (2013). 40 năm buông lỏng quản lý tài nguyên khoáng sản. Truy cập tại: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/143848/40-nam-buong-long-khoang-san-dn-huong-loi-dan-ngheo-di.html

Page 47: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

Hà Nội, 2015 47

CÁC ẤN PHẨM LIÊN QUAN ĐÃ XUẤT BẢN

Page 48: Thực thi EITI để cải cách ngàng công nghiệp khai thác ở Việt Nam

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.

Địa chỉ: Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐT: 04 357-42022 | Fax: 04-3574-2020E-mail: [email protected]: http://www.vcci.com.vn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường.

Địa chỉ: Số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 04 3556-4001 | Fax: 04 3556-8941 Email: [email protected] Website: http://www.nature.org.vn

LIÊN MINH KHOÁNG SẢN

Liên minh Khoáng sản là mạng lưới gồm các tổ chức (Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Phát triển và Hội nhập, Hội Kinh tế Địa chất, Diễn đàn các Nhà báo Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Giang và Hội Nông dân Hòa Bình) cùng hoạt động với mục tiêu thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình, giảm thiểu tác động môi trường – xã hội trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

YEARS

20141939 75

Báo cáo được xuất bản với sự hỗ trợ của

QUỸ VIỆN TRỢ NHÂN DÂN NAUY

LIÊN MINH KHOÁNG SẢN