28
Nhóm : 11 Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. TÊN ĐỀ TÀI: “Thực trạng về vấn đề tự học của sinh viên Đại học Ngân Hàng TP.HCM trong chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay” II. LÝ DO NGHIÊN CỨU: Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng gia tăng . Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ Tịch cũng đã tâm sự: “Về văn hóa, tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông, 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe radio lần đầu.” Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục. Đạt được tầm hiểu biết đó là nhờ Hồ Chủ Tịch đã không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Đào tạo theo học chế tín chỉ cũng chính là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới, là phương thức nâng cao tính chủ động của người học, phát huy tính sang tạo và nâng cao hoạt động trí tuệ của sinh viên. Chính vì vậy, chuyển đổi phương thức đào tạo từ biên chế

Thực trạng về vấn đề tự học của sinh viên Đại học Ngân Hàng TP.HCM trong chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay

Embed Size (px)

Citation preview

Nhóm : 11

Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾTĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I.TÊN ĐỀ TÀI: “Thực trạng về vấn đề tự học của sinh viên Đại học Ngân Hàng TP.HCM

trong chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay”

II. LÝ DO NGHIÊN CỨU:

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng gia

tăng . Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm cho mình

phương pháp học tập phù hợp. Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên

quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ Tịch cũng đã tâm sự: “Về

văn hóa, tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông, 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn

đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe radio lần đầu.” Vậy mà Người đã có một trí tuệ

phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục. Đạt được tầm hiểu biết đó là nhờ Hồ Chủ

Tịch đã không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Tự học đóng một vai

trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người. Đào tạo theo học chế tín chỉ

cũng chính là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới, là phương thức nâng cao tính

chủ động của người học, phát huy tính sang tạo và nâng cao hoạt động trí tuệ của sinh

viên. Chính vì vậy, chuyển đổi phương thức đào tạo từ biên chế sang học chế tín chỉ là

bước chuyển tất yếu khách quan của hệ thống giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam

theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

Kiến thức là vô hạn trong khi trí nhớ của con là hữu hạn. Tự học chính là cuộc

hành trình của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức, và những bước đi đầu tiên sẽ luôn có

nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những lúc bế tắc ấy lai là động lực thúc đẩy

chúng ta tích cực tư duy để tìm ra hướng đi. Tự học sẽ giúp ta rèn luyện thói quen tích

cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự học ta mới thấy được cái

hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều điều mới lạ hơn

nữa. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia tăng.

Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, thì lượng thông tin tăng gấp

đôi cứ sau khoảng 5-6 năm. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo tín chỉ được thiết kế theo

hướng ngày càng tinh gọn. Số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp giảm còn hai phần ba so

với trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng cao. Do vậy, hơn lúc nào

hết, tầm quan trọng của tự học tăng nhanh. Trong điều kiện như vậy thì những gì sinh

viên tiếp thu được từ nhà trường sẽ kém phong phú hơn rất nhiều những điều họ tiếp thu

được ở gia đình và xã hội. Dạy học trong nhà trường không phải là cung cấp một khối

lượng tri thức hàn lâm kinh điển mà dạy cho người học phương pháp tiếp cận thông tin,

phương pháp tư duy để họ có thể tiếp tục học sau khi rời ghế nhà trường. Dạy hoc Đại

hoc thực chất là dạy cách học, cách tự học để học tập suốt đời. Trong điều kiện học tập

đổi mới như vậy, sinh viên cần phải trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết, hết sức

nỗ lực, giành nhiều thời gian cho tự học và xác định được phương pháp học tập đúng

đắn, hiệu quả. Tuy nhiên, khi làm quen với mô hình đào tạo tính chỉ, rất nhiều sinh viên

nói chung và sinh viên Đại Học Ngân Hàng nói riêng còn bỡ ngỡ, chưa tìm ra hường đi

cho mình dẫn đến việc kết quả học tập không được như ý muốn. Tìm ra một phương

pháp học tập hiệu quả, phù hợp và phát huy khả năng sang tạo của mỗi cá nhân là vần đề

hết sức quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm tiến hành tìm hiểu

về những khó khăn gặp phải của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TP HCM trong

quá trình tự học theo học chế tín chỉ, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm

giúp sinh viên tự tin hơn trong việc nâng tầm tri thức, vươn tới đỉnh cao của khoa học và

hơn hết là học tập một cách hiệu quả nhất và đó cũng chính là lý do nhóm chúng tôi

chọn đề tài: “Thực trạng về vấn đề tự học của sinh viên Đại học Ngân Hàng TP.HCM

trong chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay”

III. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

III.1 . Vấn đề tự học tại Việt Nam:

Người Việt Nam chúng ta có tinh thần hiếu học đặc biệt là tinh thần tự học.Ở thời

phong kiến, khi điều kiện đất nước còn nghèo nàn giáo dục chưa được phổ cập toàn dân

việc đi học dường như là điều xa xỉ đối với người dân thường thì vẫn có rất nhiều nhân

tài kiệt xuất đa phần họ đều là những tấm gương tự học nỗ lực để có kiến thức cho bản

thân như: Mạc Đĩnh Chi được xem là lưỡng quốc trạng nguyên, Nguyễn Bĩnh Khiêm

được Trung quốc thán phục là nhà thông thái,… .Đó đều la những tấm gương sáng về

tinh thần tự học nhưng nhìn chung lối giáo dục thời kỳ này vẫn có rất nhiều điểm hạn

chế đó là việc “người học tìm thấy sự bắt chước, đúng mà không cần độc đáo, người học

học thuộc lòng…”

Tới năm 1945 khi Cách mạng Tháng Tám thành công, những triển vọng lớn lao đã

mở ra trước mắt nền giáo dục của nhân dân ta, Cửa nhà trường được mở rộng cho tất cả,

và dĩ nhiên các trường đều nhanh chóng chuyển hẳn sang một nền giáo dục mới - nền

giáo dục của một dân tộc độc lập thì việc học được phát triển hơn đề cao tinh thần sáng

tạo không còn bắt buộc phải học thuộc lòng nữa. Tuy nhiên tự học vẫn chỉ mang tư giác

của mỗi người tìm hiểu thêm kiến thức vì trước đây người thầy đóng vai trò trung tâm sẽ

cung cấp tất cả những kiên thức cần thiết trong quá trình học và người học luôn thụ động

trong việc học . Nhưng hiện nay khi chúng ta đang thực hiện cải cách gíao dục nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục của nước ta ,nghị Quyết Đại Hội đại biểu của Đảng khoá

IX đã khẳng định:” Đổi mới hình thức giảng dạy, học tập các chương trình giáo dục phải

đổi mới để cập nhật với tri thức hiện đại, thích hợp với lứa tuổi và các điều kiện giảng

dạy học tập cụ thể. Đổi mới phướng pháp giảng dạy theo hướng không chỉ để nhồi nhét

kiến thức mà quan trọng hơn là chú ý việc phát triển tư duy độc lập, năng động của

người học”. Điều đó có thể nói bắt đầu từ hai nhân tố chính của giáo dục là người dạy

(vai trò chủ đạo) và người học (vai trò chủ động ), trong đó việc chủ động học tập của

người học là hết sức quan trọng, nó quyết định không nhỏ ở chất lượng giáo dục. Có

nghĩa là người học phải có phương pháp học tập đúng đắn. Tích cực và phải có ý thức

trao dồi tự học cho chính mình. Bên cạnh đó người dạy phải có những định hướng hoạt

động học tập cho người học, phát triển tư duy tích cực, hình thành cho người học năng

lực hợp tác, tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục hiện đại. Có rất nhiều bài nghiên cứu nói về vai trò của việc tự học cũng đã

khẳng định rằng tự học trở thành yếu tố không thể thiếu và cấp thiết hiện nay.

3.2. Vấn đề tự học của sinh viên Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí

Minh:

Cũng như đối với sinh viên cả nước, sinh viên trường đại học Ngân Hàng Thành

Phố Hồ Chí Minh luôn ý thức được rằng: Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá

trình học đại học của sinh viên. Tự học nhằm phát huy tính tự giác học và nghiên cứu.

Việc tự học đối với sinh viên có vai trò hết sức quan trọng vì qua đó góp phần giúp cho

sinh viên rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo của cá nhân. Thực hiện chủ trương chung

của đất nước trong vấn đề cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp đào tạo, từ đào tạo

theo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ vai trò của tự học ngày càng được khẳng định

hơn nữa.

Hiện Nay sinh viên tại trường Đại học Ngân Hàng TP HCM đã và đang áp dụng

rất nhiều biện pháp tự học khác nhau. Một số hình thức tự học ở đây có thể là học theo

nhóm, hay áp dụng hình thức học cá nhân , mỗi sinh viên luôn cố gắng tìm cho mình

phương pháp tự học hiệu quả nhất.

Và theo một cuộc phỏng vấn nhỏ thì đa số sinh viên lựa chọn hình thức tự học theo

nhóm để có thể dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Từ đó cho thấy được vai trò quan

trọng hàng đầu của vấn đề tự học đối với sinh viên trường Đại học Ngân Hàng Thành

Phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động tự học vẫn còn mang tính hình thức, đối phó với

các bài kiểm tra. Theo số liệu khảo sát của sinh viên tại trường hầu hết các sinh viên được

hỏi cho rằng tính chủ động trong học tập của sinh viên thấp. Có đến 75% ý kiến cho rằng

sinh viên không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp và phương pháp tự

học mà đa số sinh viên lựa chọn vẫn chưa thực sự hiệu quả. Như vậy có thể thấy được

rằng tuy mọi sinh viên đều ý thức được tự học có ý nghĩa rất quan trong nhưng để tim

được phương pháp tự học hiệu quả thì không phải dễ dàng và cũng không phải ai cũng

đạt được kết quả như mong muốn.

3.3. Các quan điểm về vấn đề tự học

Ở nước ta vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi

từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người

khởi xướng vừa nêu tấm gương về tinh thần và phương pháp dạy học. Người từng nói:

“còn sống thì còn phải học”, và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Có thể

nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập.

Người cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”. Theo

Người: “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai

nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho

mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ

thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình”. Ngoài ra con có rất

nhiều các nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu vấn đề tự học ý nghĩa của tự học dưới

nhiều góc độ khác nhau và như:

  Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học. Tự học

là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá

nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các

mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh

nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể.

  Theo Gibbon “Mỗi người điều phải nhận hai thứ giáo dục, một thứ do người khác

truyền cho, một thứ quan trọng hơn là do chính mình tạo lấy”. Việc tự học nó có một ý

nghĩa hết sức to lớn, nó giúp người học có thể học tập suốt đời, học ở những môi trường

và điều kiện khác nhau, học tốt ở những lĩnh vực kiến thức khác nhau, có thể tự chiếm

lĩnh kiến thức, biến cái của nhân loại thành cái của riêng bản thân mình.

Thầy Giản Tư Trung đã từng có một câu rất hay “Ta là sản phẩm của chính

mình”. Vì vậy, sản phẩm có lỗi hay không là do bản thân bạn. Vì vậy mỗi người nên ý

thức được chữ tự của bản thân. Tư học cũng vậy, là ý thức tự nâng cao trách nhiệm của

bản thân và trau dồi một cách liên tục bằng mọi cách.

Bên cạnh đó GS Cao Xuân Hạo đã nói: “…dù có học trường gì, thầy nào nổi tiếng

đến đâu chăng nữa, thì nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả mỹ mãn của quá

trình đào tạo vẫn là cái công tự học của học trò. Tự học ở đây chỉ cái phần tích cực chủ

động, quyết đoán của người học. Vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá

trình học tập là vai trò của người học, tuy vai trò của người dạy không phải không quan

trọng”

Theo Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học – là tự mình động não, suy

nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả

cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình

cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ,

không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến

khó khăn thành thuận lợi..vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân

loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”. Từ các cách  hiểu trên ta thấy việc học có

cốt lõi là tự học, tự học là công việc chính của người học vì không thể ai học thế cho

mình được. Tự học là để tự mình khẳng định mình, vượt qua hoàn cảnh, hoà nhập với

cuộc sống và sống tốt.  

Tóm lại từ những quan điểm về tự học nêu trên, chúng ta có thể định nghĩa

rằng tự học là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bản thân của người học để

hướng tới những mục đích học tập nhất định. nhưng một cách chung nhất có thể hiểu tự

học là quá trình tự giác, độc lập, tích cực, sử dụng các năng lực trí tuệ, phẩm chất của bản

thân người học để người học chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại và những kinh

nghiệm lịch sử xã hội, biến những tri thức đó thành sở hữu của mình, hình thành kỹ năng,

thái độ và ngày càng hoàn thiện nhân cách của bản thân. Và tự học là yếu tố quan trọng

cấp thiết hàng đầu đối với người học hiện nay.

3.4. Một số đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo tín chỉ:

Có thể khẳng định rằng: hoạt động tự học của sinh viên là một hoạt động không

thể thiếu và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập ở bậc đại học.

Tuy nhiên, trong các phương thức đào tạo khác nhau, hoạt động này lại có những nét đặc

thù riêng. Sự khác biệt giữa hoạt động tự học trong học biên chế so với học chế tín chỉ

được thể hiện ở một số điểm sau:

Trước hết, Sinh viên phải ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu sao cho

quá trình học tập hiệu quả nhất theo phương thức tín chỉ.

Thứ hai, Hoạt động tự học theo học chế tín chỉ coi tự học là một thành phần hợp

pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học tập của sinh viên.

Thứ ba, Hoạt động tự học được kiểm tra, đánh giá thường xuyên thông qua các bài

kiểm tra, bài tập, các buổi thảo luận …trong suốt cả quá trình học.

Qua các phân tích trên đây, rõ ràng rằng trong phương thức đào tạo theo tín chỉ,

hoạt động tự học của sinh viên trở thành hoạt động bắt buộc với các chế tài cụ thể qui

định cho hình thức học tập này.

3.5. Định nghĩa, nguyên tắc, điều kiện và cách tự học:

3.5.1. Định nghĩa tự học.

Tuy đã được nghiên cứu từ lâu và rất nhiều trên thế giới nhưng “tự học” (learner

autonomy) lại là một thuật ngữ gây nhiều tranh luận, và đôi khi các nhà giáo dục học và

ngôn ngữ học không thể thống nhất hoàn toàn với nhau về định nghĩa tự học là thế nào.

Một số nhà nghiên cứu nổi tiếng định nghĩa về tự học như sau:

Tự học là khả năng tự lo cho việc học của chính mình. (Henri Holec)

Tự học là tình huống trong đó người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi quyết

định liên quan đến việc học và thực hiện những quyết định đó. (Leslie Dickinson)

Tự học là sự nhận thức về quyền của người học trong hệ thống giáo dục. (Phil

Benson)”

Tuy có nhiều cách định nghĩa nhưng vấn đề chính là chúng ta xem tự học là

phương tiện hay là mục đích cuối cùng. Hai cách nhìn này đan xen lẫn nhau và cả hai đều

có thể là một phần trong quan điểm của chúng ta về việc học ngôn ngữ hay việc học nói

chung.

3.5.2. Nguyên tắc tự học

Theo David Little, có 3 nguyên tắc sư phạm cơ bản trong việc phát triển khả năng

tự học: (1) Sự tham gia của người học – người học chia sẻ trách nhiệm trong quá trình

học;

(2) Sự phản ánh của người học – giúp người học biết suy nghĩ manh tính phê phán

khi lên kế hoạch, giám sát và đánh giá việc học của mình.

(3)Sử dụng ngôn ngữ mục tiêu một cách phù hợp.

Ngoài ra, chúng ta nên lưu ý rằng tự học là một quá trình không phải là một sản

phẩm, và sẽ phải mất rất nhiều thời gian để phát triển khả năng này. Như vậy, không

thể trông đợi người học có thể trong một thời gian ngắn chuyển sang cách học tự học mà

không cần thời gian hay không gặp một khó khăn nào.

3.5.3 Điều kiện và cách tự học

Dimitrios Thanasoulas cho rằng việc tự học chỉ có thể đạt được khi có những điều

kiện sau: chiến lược về nhận thức của người học, thái độ, động cơ và kiến thức.

Theo O’Malley và Chamot (1990), chiến lược nhận thức tác động trực tiếp lên

thông tin tiếp nhận, đồng thời điều khiển thông tin theo cách thức hỗ trợ việc học. Hai

thái độ quan trọng trong tự học là thái độ của người học về vai trò của họ trong quá trình

học và thái độ về khả năng học của mình. Động cơ là một trong những yếu tố quan trọng

ảnh hưởng đến tốc độ và sự thành công khi học. Thái độ và động cơ của người học có

liên quan mật thiết với nhau. Thái độ tích cực sẽ dẫn đến động cơ học tập được nâng cao

và ngược lại.

Về cách tự học, Quang Huy trong bài viết “Tự học ở bậc Đại học” (theo Dạy và

Học Ngày Nay, số 10, 2008) phân tích: “Có nhiều cách tự học như: tự mình mò mẫm

(người học không có điều kiện đi học, các tri thức họ tìm được là do sự tìm tòi trải

nghiệm của chính bản thân họ trong cuộc sống), tự học không cần thầy hướng dẫn (người

học đã có một trình độ học vấn nhất định, đã có một thời gian dài học với thầy), tự học

với sự hướng dẫn của thầy (hoạt động tự học này gắn với quá trình dạy học). Đối với sinh

viên, hoạt động tự học gắn liền với sự hướng dẫn của thầy. Hoạt động này sẽ diễn ra ở hai

phạm vi: tự học trên lớp và tự học ngoài giờ trên lớp.”

Như vậy, giáo viên khi hướng dẫn sinh viên tự học cần phải xét đến các điều kiện

tự học nêu trên và chọn những hoạt động phù hợp để sinh viên có thể tự học trên lớp và

tự học ngoài giờ một cách có hiệu quả.

3.6. Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã

nêu trong phần tổng quan này (tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố) :

IV. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

4.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Có rất nhiều sự khác biệt trong cách giảng dạy và học tập ở cấp Phổ Thông và cấp

Đại Học. Mô hình đào tạo theo tín chỉ cũng còn khá mới mẻ đối với sinh viên Việt Nam

nói chung và sinh viên Đại Học Ngân Hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về

thực trạng tự học và tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn là một vấn đề nmang tính cấp

thiết. Đề tài đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề tự học trong sinh viên. Bên cạnh đó

khảo sát thực trạng tự học của các bạn sinh viên trường Đại Học Ngân Hàng TP HCM,

tìm hiểu những khó khăn mà các bạn đang gặp phải, những vướng mắc chưa thể giải

quyết trong quá trình tìm kiếm nguồn tri thức. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp

sinh viên chủ động hơn trong việc học, tự tìm kiếm cho mình phương pháp học tập tốt

nhất nhằm đạt được kết quả học tập đỉnh cao

4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu: thực trạng về vấn đề tự học của của sinh viên Đại học Ngân

Hàng TP.HCM trong chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay

Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM

4.3. Phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Đánh giá khả năng tự học của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng

TP.HCM hiện nay

Thời gian: nghiên cứu từ năm 2012 đến thời điểm nghiên cứu thực hiện

Nội dung: thực trạng vấn đề tự học của của sinh viên Đại học Ngân Hàng

TP.HCM trong chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay

V.CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU:

5.1. Phương pháp thống kê mô tả từ các nguồn dữ liệu, số liệu thu thập trong quá

trình nghiên cứu, gồm:

Dữ liệu thứ cấp: Các lý luận chung về các báo cáo, công trình nghiên cứu của các

tác giả đã công bố trên các phương tiện như báo, sách … Các tài liệu, sách, báo, tạp chí

khoa học, internet… Từ đó tập hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu theo các tiêu

chí đã xác định trong nghiên cứu.

Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua khảo sát bằng bảng câu hỏi (Phiếu thu thập

thông tin) với các mẫu phiếu theo từng đối tượng thu thập thông tin. Dữ liệu khảo sát

được tổng hợp bằng phần mềm Excel để tổng hợp các dữ liệu khảo sát theo các tiêu chí

đánh giá.

5.2 Khảo sát/ điều tra thực tế tại trường ĐH Ngân Hàng TPHCM.

Mẫu phiếu điều tra: (150 mẫu) Đối tưởng khảo sát là các sinh viên tại trường ĐH Ngân Hàng TPHCM, khảo sát nhằm: thu thập thông tin qua đó đánh giá thực trạng hoạt động tự học của sinh viên gồm:

Nhận thức về vấn đề tự học.

Các hình thức tự học.

Những khó khăn trong quá trình tự học.

Ý kiến của sinh viên về vấn đề tự học.

Các kết quả điều tra này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá hoạt động tự học của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TPHCM, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện vấn đề tự học cho sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TPHCM.

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật dự kiến

sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết

tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính ưu việt của phương pháp sử dụng)

Cách tiếp cận

Cách tiếp cận của đề tài là từ Phân tích - Tổng hợp các vấn đề liên quan đến hoạt động tự học,

để từ đó nhận diện các thuận lợi, khó khăn đối với sinh viên, trên cơ sở đó, đưa ra các giải

pháp nhằm nâng cao hoạt động tự học của sinh viên hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Chúng tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu, tức nghiên cứu sự vật trong trạng thái động. Đồng thời, để có những đánh giá chúng tôi đã sử dụng các phương

pháp đối chiếu so sánh, thống kê. Thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát, điều tra thực tế.Kỹ thuật chúng tôi sử dụng trong điều tra khảo sát như sau:

Quy trình chọn mẫu:1. Đối tượng nghiên cứu: SV trường ĐH Ngân Hàng TPHCM.

2. Đối với mẫu phiếu điều tra, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên để các phần tử đều có xác suất tham gia vào mẫu như nhau. Đồng thời để đảm bảo cho tính đại diện của mẫu chúng tôi tiến hành khảo sát ở nhiều lớp khác nhau.

3. Xác định kích cỡ mẫu:

Về kích thước mẫu: Trong thực tế có nhiều cách thiết kế mẫu và chọn mẫu đại diện,

trong phạm vi khảo sát này với số lượng hơn 12.000 của trường ĐH Ngân Hàng, nên chúng tôi

sử dụng công thức sau của Yamane (1967 - 1986):

n= N

1+N (e )2

Trong đó:

n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra

N: Số lượng tổng thể

e: Sai số tiêu chuẩn

Theo số liệu thống kê trường ĐH Ngân Hàng TPHCM có khoảng 12.000 sv. Vậy trong

nghiên cứu này, N =12.000; sai số tiêu chuẩn: ± 8%, theo công thức của Yamane (1967 -

1986) ta có lượng mẫu cần xác định điều tra là, n =150 . Nghiên cứu chọn số phiếu điều tra là

150 phiếu.

5.3. Phương pháp xử lý thông tin:( phương pháp tổng hợp phân tích)

- Các thông tin tư liệu được tổng hợp theo từng vấn đề cụ thể:

+ Nhận thức về vấn đề tự học

+ Các hình thức tự học.

+ Khó khăn trong quá trình học.

- Thông tin định lượng: các dữ liệu thu thập từ bảng hỏi được xử lí như sau:

+ Tính được phần trăm(%) các ý kiến được đưa ra để xác định phương án được

lưa chọn nhiều nhất.

+ Tổng hợp các ý kiến bổ sung trong phiếu hỏi

+ Đánh giá ý kiến của người tham gia.

VI. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:

6.1. Ý nghĩa lý luận:

Bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tự học trong học tập nói chung

và trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng.

6.1. Ý nghĩa thực tiễn:

Làm rõ thêm thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Ngân Hàng

hiện nay và khả năng thích ứng với yêu cầu tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ từ

đó tìm ra những giải pháp rèn luyện cho sinh viên cách suy nghĩ, độc lập giải quyết các

vấn đề

VII. KẾT CẤU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được

bố cục làm 3 chương:

Chương I. Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài

1.2. Mục đích nghiên cứu

Chương II. Cơ sở lý luận.

2.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề tự học

2.1.1. Vấn đề tự học ở Việt Nam

2.1.2. Vấn đề tự học ở trường Đại học

2.2. Các quan niệm về vấn đề tự học

2.3. Một số đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo tín

chỉ

2.4. Định nghĩa, nguyên tắc, điều kiện và cách tự học

Chương III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

3.1. Nội dung nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Chương IV. Kết quả nghiên cứu.

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên

4.2. Thực trạng vấn đề tự học của sinh viên

4.2.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học

4.2.2. Các hình thức tự học của sinh viên

4.2.3. Những khó khăn trong quá trình tự học

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tự học

4.3.1. Về phía giảng viên

4.3.2. Về phía sinh viên

4.3.3. Các điều kiện phục vụ tự học khác

Chương kết luận – Tồn tại và đề nghị.

5.1. Kết luận.

5.2. Tồn tại.

5.3. Đề nghị

Phần phụ lục

Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra về tình hình nhận thức của sinh viên.

Phụ lục 2. Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra.

Các tài liệu tham khảo

VIII. Sản phẩm dự kiến:

Dạng kết quả I Dạng kết quả II Dạng kết quả III

□ Nguyên lý □ Sơ đồ, bản đồ □ Bài báo

□ Phương pháp Bảng số liệu □ Sách chuyên khảo

□ Tiêu chuẩn, quy phạm Báo cáo phân tích □ Tài liệu phục vụ giảng dạy, đào tạo sau đại học

□ Mẫu (Model, market) □ Tài liệu dự báo

□ Thiết bị, máy móc □ Đề án, qui hoạch triển khai

□ Quy trình công nghệ □ Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi

□ Giống cây trồng, vật nuôi □ Mô hình

□ Khác □ Khác □ Khác

Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm dự kiến tạo ra (dạng kết quả I, II)

TT Tên sản phẩmYêu cầu khoa học dự kiến đạt

được (tiêu chuẩn chất lượng)

Ghi

chú

1 2 3 4

1 Vai trò và tầm quan trọng của việc tự học

đối với sinh viên theo hệ tín chỉ

Tổng quát, đầy đủ

2 Những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tự

học của sinh viên Đại Học Ngân Hàng

TP.HCM hiện nay

Đầy đủ, khoa học, toàn diện

3 Đánh giá thực trạng và khả năng tự học của

sinh viên Đại Học Ngân Hàng TP.HCM

hiện nay

Làm rõ thực trạng vấn đề tự

học của sinh viên Đại Học

Ngân Hàng TP.HCM hiện nay

4 Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực tự

học của sinh viên Đại Học Ngân Hàng

TP.HCM

Khoa học và mang tính khả thi.

5 Đề xuất những vấn đề nâng cao khả năng tự

học của sinh viên trong đào tạo tín chỉ hiện

nay

Đầy đủ, toàn diện, khách quan,

có cơ sở khoa học

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU ĐIỀU TRATHỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN

HÀNG TP.HCM

Nhằm mục đích nắm bắt những thông tin phản hồi từ chính các bạn sinh viên trường Đại học NGÂN HÀNG TP.HCM về vấn đề tự học theo mô hình đào tạo tín chỉ hiện nay, tìm hiểu các hình thức tự học của các bạn sinh viên, những khó khăn trong quá trình tự học cũng như cơ sở vật chất trong quá trình tự học, nhóm chúng tôi tiến hành điều tra việc tự học của các bạn sinh viên của trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM. Để cuộc điều tra đạt được kết quả tốt, xin bạn vui lòng cung cấp đủ thông tin một cách chân thực nhất vào phiếu câu hỏi sau.

- Họ và tên :...............................................................................- Lớp: .........................................................................................- Số điện thoại liên lạc: ……………………………………….- Chỗ ở hiện nay: ……………………………...........................

Bạn hãy khoanh tròn (hoặc đánh dấu X) vào phần trả lời mà bạn cho là đúng (điền vào chỗ trống ý kiến riêng của bạn):Phần 1: Nhận thức về vấn đề tự học:Câu 1: Theo bạn, việc tự học hiện nay là:

a. Rất quan trọng.b. Quan trọng.c. Bình thường.d. Không quan trọng.

Câu 2: Đào tạo theo mô hình tín chỉ đòi hỏi thời lượng tự học của sinh viên chiếm 2/3 so với giờ học trên lớp, theo bạn thời lượng tự học đó… a. Ít b. Bình thường c. NhiềuCâu 3: Ngoài giờ học trên lớp bạn thường dùng bao nhiêu thời gian cho việc tự học a. 1 tiếng c. 3 tiếng b. 2 tiếng d. 4 tiếng e. Từ 5 tiếng trở lên.Câu 4: Bạn có thực thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra? a. Có b. Không c. Chỉ thực hiện được trong thời gian đầu. Câu 5: Mục đích học tập của bạn là…

a. Học cho bố mẹ vui lòng b. Học để có bằng tốt ra trường c. Học để có thêm tri thức d. Học theo phong trào e. KhácCâu 6: Bạn thấy chỉ cần học cật lực trước kì thi thì có thể đạt kết quả cao?

a. Đúng b. SaiPhần 2: Các hình thức tự học.

STT Hình thức tự họcMức độThường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

1 Học nhóm2 Đọc bài trước khi đến lớp3 Trao đồi bài với giảng viên và

các bạn khác4 Lên thư viện học bài5 Ghi chép bài cẩn thận6 Tìm nơi yên tĩnh học bài7 Đọc thêm nhiều sách tham

khảo, nâng cao ngoài giáo trình và sách thầy cô yêu cầu

8 Thường xuyên liên hệ thực tiễn9 Vạch kế hoạch học tập trước

mỗi kì, mỗi năm10 Ôn lại kiến thức đã họcCâu hỏi phụ

Tại sao bạn lại chọn thư viện trường làm nơi tự học? Và theo bạn tự học tại thư việc sẽ mang lại những hiệu quả gì?

Phần 3: Những khó khăn trong quá trình tự học.Câu 1: Bạn có bị lúng túng khi nhận thấy chương trình học tại trường đại học không giống với chương trình học tại trường THPT không ? a. Có b. KhôngCâu 2: Môi trường học tập của bạn có tốt không?a. Rất tốt.b. Rất tệ, có nhiều tiếng ồn…c. Tôi có thể tự khắc phục mọi môi trường.Câu 3: Bạn có hay bị mất tập chung trong quá trình tự học không ? a. Có b. Không c. Chỉ tập trung khi sắp thiCâu 4: Internet, phim ảnh, facebook, điện thoại… có ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của bạn?a. Có. b. KhôngCâu 5: Bạn thấy lượng kiến thức trên lớp có phù hợp với bạn không? a. Ít b. Vừa phải c. NhiềuCâu 6: Theo bạn cơ sở vật chất của nhà trường có đáp ứng đủ cho quá trình tự học của bạn? a. Chưa b. CóCâu 7: Bạn có gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu?

a. Có b. KhôngCâu 8: Khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc học bạn sẽ cố gắng hết sức, tìm mọi cách để tự giải quyết được vấn đề này?

a. Đúngb. Nản chí ngay và không tiếp tục.

PHẦN IV: Bạn hãy điền ý kiến của mình vào chỗ trống : Những khó khăn bạn hay gặp phải khi tự học ………………………………………………………………………………........................................................................…………………………………………………… ………………………..................................................................................................... .......................................................................................................................................Để khắc phục những khó khăn trong quá trình tự học, theo bạn điều quan trọng là: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Phương pháp tự học mà bạn đang áp dụng cho bản thân: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Xin chân thành cảm ơn

PHỤ LỤC 2:

KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUA PHIẾU ĐIỀU TRAPhần câu hỏi Câu hỏi Sinh viên năm 1 Sinh viên năm 2 Sinh viên năm 3

Phần I: Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học trong mô hình đào tạo tín chỉ

Câu 1 abcd

Câu 2 abc

Câu 3 abcde

Câu 4 abc

Câu 5 abcd

Câu 6 ab

Phần III: Những khó khăn gặp phải trong quá

Câu 1 ab

Câu 2 a

trình tự học của sinh viên theo mô hình đào tạo tín chỉ.

bc

Câu 3 abc

Câu 4 ab

Câu 5 abc

Câu 6 ab

Câu 7 ab

Câu 8 ab