36
TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Tuyển dụng vị trí: Dược sĩ trung cấp I. TÀI LIỆU - Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày14/6/2005 do Quốc hội khóa XI ban hành. - Thông tư số 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. - Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về h ướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh. - Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Y tế. - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dự phòng bệnh lao, ban hành kèm theo Quyết định 4263/ QĐ – BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế. II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN Câu hỏi số 01: Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ của khoa Dược được quy định theo thông tư 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án: 1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa). 5,0 2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHKIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Tuyển dụng vị trí: Dược sĩ trung cấp

I. TÀI LIỆU- Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày14/6/2005 do Quốc hội khóa XI

ban hành.- Thông tư số 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về quy định tổ

chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.- Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về hướng

dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.- Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo

Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Y tế.- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dự phòng bệnh lao, ban hành kèm

theo Quyết định 4263/ QĐ – BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế.

II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN Câu hỏi số 01: Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ của khoa Dược được quy định theo thông tư 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:  1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

5,0

2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

5,0

3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. 5,0

4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. 5,0

5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

5,0

6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

5,0

7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại 5

Page 2: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

các khoa trong bệnh viện. ,0 8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

5,0

9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

5,0

10. Tham gia chỉ đạo tuyến. 2,5

11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. 2,5

12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. 2,5

13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. 2,5

14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 02: Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách pha chế thuốc được quy định theo thông tư 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:  1. Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện có pha chế thuốc cho chuyên khoa nhi, khoa ung bướu và các thuốc gây nghiện; Pha chế thuốc cho chuyên khoa khác yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học; dược sĩ tham gia pha chế thuốc có chứa yếu tố phóng xạ cần có chứng chỉ về thực hành an toàn bức xạ trong y tế.

20,0

2. Chức trách, nhiệm vụ: 5,0

a) Thực hiện quy định của công tác dược, công tác chống nhiễm khuẩn. 5,0

b) Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, danh mục thuốc được pha chế ở bệnh viện.

5,0

c) Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý khi pha chế thuốc cho trẻ em (chia nhỏ liều, pha thuốc tiêm truyền),

5,0

Page 3: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

thuốc điều trị ung thư. d) Kiểm soát, tham gia phối hợp với các cán bộ được phân công ở các đơn vị, khoa hoặc trung tâm Y học hạt nhân, ung bướu trong việc pha chế, sử dụng các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư để bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và môi trường.

10,0

đ) Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

5,0

e) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. 5,0

g) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 03: Anh (chị) hãy cho biết yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc của khoa Dược theo quy định tại Thông tư 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:  1.     Yêu cầu về trình độ: Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là dược sĩ đại học hoặc dược sĩ trung học có giấy ủy quyền theo quy định; Thủ kho giữ các thuốc khác có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học.

10,0

2.     Chức trách, nhiệm vụ:  a) Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.

10,0

b) Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho thuốc, khoa Dược.

10,0

c) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.

10,0

d) Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.

10,0

đ) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. 10,0

e) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công. 5,0

Cộng 65,0

Page 4: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Câu hỏi số 04: Anh (chị) hãy cho biết yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược theo quy định tại Thông tư 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:  

1.     Yêu cầu về trình độ có nghiệp vụ thống kê và dược. 20,0

2.     Chức trách, nhiệm vụ: - a) Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.

10,0

b) Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

10,0

c) Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm (theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

15,0

d) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. 10,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 05: Anh (chị) hãy cho biết công tác thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) theo quy định tại Mục 1 Điều 10 Thông tư 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:  

a) Thống kê, báo cáo: - - Xây dựng hệ thống sổ theo dõi xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) và lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định hoặc có hệ thống phần mềm theo dõi, thống kê thuốc. Nếu cơ sở có phần mềm theo dõi, quản lý xuất, nhập thì hàng tháng in thẻ kho ra, ký xác nhận và lưu trữ lại theo quy định;

5,0

- Thống kê dược: cập nhật số lượng xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho;

5,0

- Thống kê, báo cáo số liệu về nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và đột 5

Page 5: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

xuất. ,0 - Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán thực hiện việc báo cáo theo quy định tại điểm c Điều 10 của Thông tư này.

5,0

b) Thanh toán: Khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng đã cấp phát đối chiếu với các chứng từ xuất, nhập và chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanh quyết toán.

5,0

c) Xử lý thuốc thừa, thiếu, hư hao, thuốc hết hạn dùng. 10,0

d) Thuốc hết hạn dùng phải tiến hành hủy theo quy định về quản lý chất lượng thuốc.

10,0

đ) Thuốc do khoa lâm sàng trả lại được kiểm tra và tái nhập theo quy trình kế toán xuất, nhập.

10,0

e) Thuốc viện trợ, thuốc phòng chống dịch bệnh, thiên tai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

10,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 06: Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược được quy định theo thông tư 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:  1. Yêu cầu về trình độ: tối thiểu là dược sĩ đại học đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 và 2. Bệnh viện hạng 3 và không phân hạng, yêu cầu tối thiểu là dược sĩ trung học.

20,0

2. Chức trách, nhiệm vụ:  a) Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.

5,0

b) Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.

10,0

c) Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc. 5,0

d) Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược. 5,0

đ) Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.

5,0

e) Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).

5,0

Page 6: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

g) Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. 5,0

h) Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 07: Anh (chị) hãy trình bày vấn đề nhập thuốc được quy định tại điều 15 về theo dõi và quản lý nhập - xuất thuốc, theo thông tư 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:  a)     Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước khi nhập kho.

5,0

b)    Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng.

10,0

c)     Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong bệnh viện theo yêu cầu sau:

5,0

- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất;

5,0

- Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho;

5,0

- Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết;

5,0

- Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa;

5,0

- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng;

5,0

d)    Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập. 10,0

đ) Vào sổ kiểm nhập thuốc (theo mẫu Phụ lục 14). 10,0

Cộng 65

Page 7: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

,0

Câu hỏi số 08: Anh (chị) hãy cho biết nhữngquy định tại điều 65 của Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày14/6/2005?

Đáp án:

Điều 65. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh, pha chế, cấp phát thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt

15,0

1. Cơ sở kinh doanh, pha chế và cấp phát thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:

10,0

a) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

7,5

b) Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan cho từng loại thuốc sau khi thuốc hết hạn sử dụng ít nhất là hai năm.

7,5

2. Việc huỷ thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định và tuân theo quy định của pháp luật./.

25,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 09: Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc được quy định tại Điều 2 của Thông tư số: 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế?

Đáp án:

1. Người chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh (gọi chung là Thầy thuốc) bao gồm:  

a) Bác sỹ; 10,0

b) Y sĩ tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) và bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện) chưa có bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định dùng thuốc cho người bệnh;

15,0

c) Lương y, y sĩ y học cổ truyền tại các trạm y tế xã và bệnh viện huyện chịu trách nhiệm về chỉ định các thuốc đông y, thuốc từ dược liệu cho người bệnh;

10,0

d) Hộ sinh viên tại các trạm y tế xã khi không có bác sĩ, y sĩ được chỉ định thuốc cấp cứu trong trường hợp đỡ đẻ.

5,0

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc  a) Dược sĩ khoa Dược chịu trách nhiệm cập nhật thông tin về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho Thầy thuốc, dược sĩ, điều dưỡng viên và người bệnh.

10,0

Page 8: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

b) Thầy thuốc hướng dẫn người bệnh (hoặc người nhà người bệnh) cách dùng thuốc.

5,0

c) Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc để bảo đảm thuốc được dùng đúng cách, đúng thời gian, đủ liều theo y lệnh.

5,0

d) Người bệnh phải tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc. Người bệnh hoặc người nhà người bệnh chịu trách nhiệm về mọi sự cố do tự ý dùng thuốc không đúng chỉ định của Thầy thuốc.

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 10: Anh (chị) hãy cho biết Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng được quy định tại mục 4 Điều 3 của Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế? Đáp án:

a) Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm:  

- Thuốc phóng xạ; 5,0

- Thuốc gây nghiện; 10,0

- Thuốc hướng tâm thần; 10,0

- Thuốc kháng sinh; 10,0

- Thuốc điều trị lao; 5,0

- Thuốc corticoid. 5,0

b) Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thư dài ngày thì đánh số thứ tự ngày dựng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc.

20,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 11: Anh (chị) hãy cho biết Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc được quy định của Thông tư số

Page 9: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế? Đáp án:Tại Điều 5, của Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế. Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:

5,0

1. Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát. 10,0

2. Tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.

10,0

3. Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại trong bao bì kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng. Việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm thực hiện trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác hợp vệ sinh.

10,0

4. Tùy theo điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực hiện pha chế thuốc theo y lệnh và cấp phát dưới dạng đã pha sẵn để sử dụng.

10,0

5. Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có sai sót. Phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác nhận bên cạnh.

10,0

6. Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng tồn trữ.

10,0

7. Khoa Dược làm đầu mối trình Lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản ứng có hại của thuốc (theo mẫu Phụ lục 5) và gửi về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý.

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 12: Anh (chị) hãy cho biết các điều kiện bảo quản trong kho được quy định theo Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Trưởng Bộ Y tế? Đáp án:Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng và nhiệt độ từ 15 - 25oC hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30oC. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.

10,0

Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản thì bảo quản ở điều kiện 10

Page 10: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

bình thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh…thì vận dụng các qui định sau: ,0

a, Nhiệt độ: -

Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8oC. 5,0

Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2 - 8oC. 5,0

Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá -10oC. 5,0

Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8 - 15oC. 5,0

Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15 - 25oC, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30oC.

5,0

b. Độ ẩm: Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong các khu vực mà nhiệt độ và độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu. Điều kiện bảo quản “khô” được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.

20,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 13: Anh (chị) hãy cho biết yêu cầu chung của các quy trình bảo quản được quy định theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Trưởng Bộ Y tế? Đáp án:a- Các thuốc cần được bảo quản trong các điều kiện đảm bảo được chất lượng của chúng. Thuốc cần được luân chuyển để cho những hàng nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước xuất trước (FIFO- First In First Out) hoặc hết hạn trước xuất trước (FEFO - First Expires First Out) cần phải được thực hiện.

20,0

b- Thuốc bị loại bỏ cần phải có dấu hiệu nhận dạng và được kiểm soát biệt trữ cách ly hợp lý nhằm ngăn ngừa việc sử dụng chúng vào sản xuất, lưu thông, sử dụng.

15,0

c- Phải có các qui định, chương trình về việc kiểm tra, đánh giá lại định kỳ hoặc đột xuất, tuỳ theo tính chất và điều kiện bảo quản của sản phẩm, để xác định sự đáp ứng tiêu chuẩn và tính phù hợp của sản phẩm cho việc sử dụng, ví dụ sau một thời gian dài bảo quản hay tiếp xúc với nhiệt độ (nóng) hoặc độ ẩm.

15,0

d- Phải có một hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác đảm bảo cho công tác bảo quản và kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập, chất lượng thuốc.

15,0

Page 11: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Cộng 65,0

Câu hỏi số 14: Anh (chị) hãy cho biết Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu về trang thiết bị như thế nào (được quy định theo Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Trưởng Bộ Y tế)? Đáp án:

Nhà kho phải đáp ứng các yêu cầu sau: 5,0

a, Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió, hệ thống điều hoà không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế…

10,0

b, Được chiếu đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho.

10,0

c, Có đủ các trang thiết bị, giá, kệ để xếp hàng. Không được để thuốc trực tiếp trên nền kho. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra, đối chiếu và xếp, dỡ hàng hoá.

15,0

d, Có đủ các trang thiết bị, các bàn hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hệ thống phòng chữa cháy tự động hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy…

15,0

đ, Có nội quy quy định việc ra vào khu vực kho và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kiểm soát sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm…

10,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 15: Anh (chị) hãy trình bày mục đích của việc triển khai áp dụng nguyên tắc "Thực hành tốt bảo quản thuốc, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Trưởng Bộ Y tế?

Đáp án:

Để đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, bảo quản, tồn trữ, lưu thông phân phối thuốc.

15,0

“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết tắt : GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.

20,0

Page 12: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Bản nguyên tắc này đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt, nhưng vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.

15,0

Các nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” được áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc.

15,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 16: Anh (chị) hãy trình bày nhân sự được quy định như thế nào để đảm bảo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Trưởng Bộ Y tế?

Đáp án:

1.1. Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được qui định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản. (5đ)

15,0

1.2. Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định của Nhà nước.

10,0

1.3. Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc...

10,0

1.4. Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc tân dược. Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc dược sĩ trung học.

10,0

1.5. Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các qui định của pháp luật có liên quan.

10,0

1.6. Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc.

10,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 17: Anh (chị) hãy trình bày Vấn đề cấp phát - quay vòng kho được quy định như thế nào (theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ

Page 13: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Trưởng Bộ Y tế) ? Đáp án:a- Chỉ được cấp phát các thuốc, bao bì đóng gói đạt tiêu chuẩn chất lượng, còn trong hạn sử dụng. Không được cấp phát, phân phối các thuốc, bao bì đóng gói có bao bì không còn nguyên vẹn, hoặc có nghi ngờ về chất lượng.

15,0

b- Phải duy trì các bản ghi chép dễ hiểu, thể hiện tất cả các lần nhập kho, xuất kho của thuốc, bao bì đóng gói phù hợp với số lô sản xuất.

10,0

c- Việc cấp phát cần phải tuân theo các nguyên tắc quay vòng kho (nhập trước-xuất trước) đặc biệt là thuốc có hạn dùng. Chú ý khi một loại thuốc nhập sau có hạn dùng ngắn hơn thuốc cùng loại được nhập trước đó thì thuốc có hạn dùng ngắn hơn phải được xuất, cấp phát trước.

15,0

d- Các thùng thuốc đã được sử dụng một phần cần phải được đóng kín lại một cách an toàn để tránh việc rơi vãi hoặc nhiễm bẩn trong thời gian bảo quản sau này.

10,0

e- Các thùng thuốc bị hư hỏng, không còn nguyên niêm phong, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, không rõ ràng thì không được bán, cấp phát, nhưng phải thông báo ngay với bộ phận kiểm tra chất lượng.

15,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 18: Anh (chị) hãy trình bày các yêu cầu về bảo quản thuốc được quy định theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, ban hành kèm theo Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ? Đáp án:a- Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: chủng loại bao bì, giới hạn nhiệt độ, độ ẩm, việc bảo vệ tránh ánh sáng... cần được duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Cần phải có sự chú ý tới các thuốc kém vững bền đối với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... (Tham khảo Phụ lục - Danh mục một số hoạt chất ít vững bền)

5,0

b- Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.

5,0

c- Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản theo đúng các qui định tại qui chế liên quan.

5,0

Các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ phải được bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh. Nhiệt độ trong kho phải được kiểm tra ở các vị trí khác nhau của kho.

2,5

Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh sáng truyền qua, trong buồng kín hoặc trong phòng tối.

2,5

Page 14: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Các thuốc dễ bay hơi và các thuốc nhạy cảm với độ ẩm phải được bảo quản tại kho lạnh, bao bì đóng kín. Các chất hút ẩm mạnh phải được bảo quản tại phòng khô, bao bì bằng thuỷ tinh hoặc nhựa đóng kín. Nếu có thể thì nút phải được phủ paraffin.

5,0

Các thuốc có mùi phải được bảo quản trong bao bì kín, ở kho riêng. 2,5

Dược liệu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp để làm bao bì bảo quản dược liệu có thể là thuỷ tinh, nhựa, giấy... Các dược liệu chứa tinh dầu cũng cần phải được bảo quản trong bao bì kín.

5,0

Các chất dễ cháy, nổ phải được bảo quản tại kho riêng, đáp ứng các qui định của pháp luật.

2,5

d- Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.

5,0

đ- Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.

5,0

e- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc FIFO hoặc FEFO được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng.(3đ)

5,0

g- Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

5,0

h- Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phải được bảo quản ở khu vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu thuốc chờ xử lý. Phải có các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc đã hết hạn dùng, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

5,0

i- Phải có các phương tiện vận chuyển và bảo quản thích hợp nhằm đảm bảo cho thuốc tránh đổ vỡ và hư hỏng do các điều kiện khí hậu vượt quá qui định như nắng nóng, ẩm ướt... trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản cần lưu ý những loại thuốc có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 19: Anh (chị) hãy trình bày kiểm kê thuốc, hoá chất được quy định theo Thông tư 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện? Đáp án:

Page 15: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

a) Thời gian kiểm kê: 5,0

- Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1 tháng/lần. Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý và có quy định về luân chuyển cơ số thuốc này;

5,0

- Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần; 5,0

b) Quy định về Hội đồng kiểm kê: 5,0

- Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoa Dược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính - Kế toán.

5,0

- Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa và điều dưỡng viên là thành viên;

5,0

- Hội đồng kiểm kê của bệnh viện cuối năm gồm: lãnh đạo bệnh viện là Chủ tịch hội đồng; trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng, kế toán dược, thủ kho dược là uỷ viên.

5,0

c) Nội dung kiểm kê: 5,0

- Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ; 5,0

- Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng; 5,0

- Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn), tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao;

5,0

- Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (theo mẫu Phụ lục 8, 9, 10);

5,0

- Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề nghị cho xử lý (theo mẫu Phụ lục 11, 12).

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 20: Sử dụng thuốc hợp lý là gì? Trình bày chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện được quy định theo Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện?

Page 16: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Đáp án:Theo Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế Quy định về sử dụng thuốc hợp lý: Là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng.

20,0

Chức năng của HĐT&ĐT: 5,0

Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.

5,0

Nhiệm vụ của HĐT&ĐT: 5,0

1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện 5,0

2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện 5,0

3. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị 5,0

4. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc 5,0

5. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị 5,0

6. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc 5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 21: Trình bày tiêu chí lựa chọn thuốc được quy định theo Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện? Đáp án:a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

10,0

b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;

10,0

Page 17: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;

10,0

d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;

10,0

đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;

10,0

e) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

10,0

g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng.

5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 22: Trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện được quy định theo Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện? Đáp án:1. Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

15,0

2. Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:

15,0

a) Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;

5,0

b) Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;

5,0

c) Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;

5,0

d) Ủy viên gồm: 5,0

- Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều

Page 18: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

dưỡng trưởng bệnh viện; 5,0 - Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;

5,0

- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán. 5,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 23: Trình bày Điều 51, Luật Dược 2005 về Thông tin thuốc? Đáp án:1. Thông tin thuốc nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho cán bộ y tế và người sử dụng thuốc.

10,0

2. Thông tin thuốc phải đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực, dễ hiểu, không được gây hiểu lầm.

10,0

3. Trách nhiệm thông tin thuốc được quy định như sau: 5,0

a) Cơ sở sản xuất, mua bán và cung ứng thuốc có trách nhiệm thông tin thuốc cho cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng;

2,5

b) Cơ sở y tế có trách nhiệm phổ biến và quản lý các thông tin thuốc trong phạm vi đơn vị mình;

2,5

c) Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm thông tin thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;

2,5

d) Cơ quan quản lý nhà nước về dược có trách nhiệm công khai thông tin về thuốc.

2,5

4. Trách nhiệm theo dõi phản ứng có hại của thuốc được quy định như sau: 5,0

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm theo dõi và báo cáo cho người phụ trách cơ sở, cơ quan có thẩm quyền quản lý thuốc về các phản ứng có hại của thuốc;

2,5

b) Trong quá trình lưu hành thuốc, cơ sở sản xuất, phân phối thuốc phải theo dõi, báo cáo cho người phụ trách cơ sở và cơ quan có thẩm quyền quản lý thuốc các phản ứng có hại của thuốc do cơ sở mình sản xuất, phân phối.

2,5

5. Tổ chức, cá nhân thông tin thuốc phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp.

10,0

6. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức hệ thống thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc nhằm bảo đảm việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho nhân dân; quy định về hoạt động thông tin thuốc tại các cơ sở y tế.

10,0

Cộng 65

Page 19: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

,0

Câu hỏi số 24: Việc xây dựng danh mục thuốc, vị thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế theo Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế được quy định như thế nào? Đáp án:1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào Danh mục thuốc và Danh mục vị thuốc ban hành kèm theo Thông tư này và mô hình bệnh tật, phạm vi hoạt động chuyên môn để xây dựng Danh mục thuốc, vị thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế (nếu có) để mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đáp ứng nhu cầu điều trị và làm căn cứ để thanh toán với quỹ bảo hiểm y tế.

25,0

2. Việc lựa chọn thuốc có trong Danh mục thuốc và vị thuốc ban hành kèm theo Thông tư này được thực hiện theo nguyên tắc: ưu tiên thuốc sản xuất trong nước; thuốc của các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP); các vị thuốc có xuất xứ từ nguồn nuôi, trồng hoặc khai thác trong nước; các thuốc, vị thuốc có hiệu quả chữa bệnh, chi phí hợp lý.

20,0

3. Căn cứ các thuốc, vị thuốc cụ thể được mua sắm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp Danh mục thuốc, vị thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế gửi tổ chức bảo hiểm xã hội để làm căn cứ thanh toán.

20,0

Cộng 65,0

Câu hỏi số 25: Công tác thanh toán chi phí thuốc, vị thuốc, thuốc thang sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế theo Thông tư 05/2015/TT-BYT ngày 17/03/2015 của Bộ Y tế được quy định như thế nào? Đáp án:1. Nguyên tắc chung: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc, vị thuốc, thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế căn cứ vào số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở theo quy định của pháp luật về đấu thầu, phù hợp với phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

10,0

2. Đối với vị thuốc: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo giá dược liệu, vị 10

Page 20: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

thuốc mà các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mua vào theo quy định của pháp luật về đấu thầu cộng với chi phí hư hao theo quy định của Bộ Y tế (nếu có).

,0

3. Đối với thuốc thang có thành phần từ các vị thuốc trong Danh mục vị thuốc ban hành kèm theo Thông tư này: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí bao gồm chi phí vị thuốc theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều này, chi phí bao bì đóng gói, chi phí sắc thuốc bao gồm điện, nước, nhiên liệu. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thanh toán chi phí bao bì đóng gói và chi phí sắc thuốc khi tổ chức sắc thuốc tại cơ sở.

10,0

4. Đối với thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự bào chế: 5,0

a) Các vị thuốc có trong thành phần của thuốc phải có trong Danh mục vị thuốc y học cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư này;

5,0

b) Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trên cơ sở giá thành sản phẩm, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu làm thuốc, chi phí hư hao theo quy định của Bộ Y tế, chi phí bao bì đóng gói, chi phí bào chế bao gồm điện, nước, nhiên liệu và các chi phí khác bao gồm tá dược, phụ liệu làm thuốc, chi phí kiểm nghiệm (bao bì, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và thành phẩm);

5,0

c) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm phê duyệt

quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và giá thuốc do cơ sở tự bào chế, thống nhất với tổ chức bảo hiểm xã hội để làm căn cứ thanh toán.

5,0

5. Đối với vị thuốc, thuốc thang và thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự

bào chế:Trường hợp có các chi phí phát sinh ngoài quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập bản thuyết minh chi tiết để thống nhất với tổ chứcbảo hiểm xã hội làm căn cứ thanh toán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thống nhất được với tổ chức bảo hiểm xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ, Ngành báo cáo Bộ Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế báo cáo Sở Y tế để xem xét, giải quyết.

10,0

6. Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán trong trường hợp các thuốc, vị thuốc

đã được ngân sách nhà nước chi trả.

5,0

Cộng 65,0

Page 21: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Câu hỏi số 26: Anh (chị) hãy trình bày khái quát về thuốc Streptomycin trong điều trị bệnh lao theo Quyết định 4263/ QĐ – BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế?

Đáp án:

Nội dung ĐiểmLà kháng sinh được Waksman phân lập lần đầu tiên năm 1944 từ nấm Actinomyces griseus, tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp protein của trực khuẩn lao. Thuốc có tác dụng tốt nhất tốt với các trực khuẩn lao nằm ngoài tế bào (các thể lao tiến triển cấp tính).

15

Streptomycin không hấp thu qua đường ruột nên phải tiêm bắp. Sau khi tiêm thuốc dễ dàng khuếch tán trong nội mô của cơ thể. Nồng độ streptomycin trong nước não tuỷ rất thấp nưng khi có viêm màng não nồng độ thuốc sẽ cao. Do đó có thể dùng trong điều trị lao màng não. Thuốc cũng qua được rau thai nên có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Thuốc thải trừ hầu như toàn bộ qua thận nên người già, người chức năng thận suy giảm khi dùng phải giảm liều.

25

Streptomycin có hai dạng dihydrostreptomycin (hiện nay rất ít dùng vì tai biến nhiều) và sulfatstreptomycin.

10

Thuốc dạng bột pha với nước cất (tốt nhất là ngay trước khi dùng mới pha) đủ 5 ml cho 1 g (nếu dùng ít nước cất nồng độ thuốc cao sẽ gây cứng vùng tiêm).

10

Thuốc tiêm tất cả một lần, không chia nhỏ liều trong ngày. 5Cộng 65

Câu hỏi số 27: Anh (chị) hãy trình bày khái quát về thuốc isoniazid trong điều trị bệnh lao theo Quyết định 4263/ QĐ – BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế?

Đáp án:

Nội dung ĐiểmĐược tổng hợp 1912 ở Praha (Tiệp) và đưa vào điều trị 40 năm sau. 9Thuốc có tác dụng diệt khuẩn lao mạnh do phá huỷ màng tế bào của trực khuẩn lao. Không có kháng thuốc chéo với các thuốc khác.

9

Thuốc thường dùng đường uống. Một số trường hợp có thể tiêm tĩnh 9

Page 22: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

mạch hoặc tiêm vào nước não tuỷ. Sau khi tiêm hoặc uống thuốc đạt nồng độ cao trong mọi mô của cơ thể, trong nước não tuỷ, trong sữa mẹ.

9

Trong cơ thể một phần thuốc bị acetyl hoá ở gan thành acetyl isoniazid không có tác dụng với trực khuẩn lao (dạng bất hoạt của thuốc).

11

Tỷ lệ chuyển thành dạng bất hoạt thay đổi theo dân tộc nhưng không có ý nghĩa quan trọng trong điều trị phổ cập.

9

Những người thuộc dạng chuyển hóa thuốc chậm hình như có biến chứng ngứa, mẩn, tê bì ở tay, chân do viêm dây thần kinh ngoại vi.

9

Cộng 65

Câu hỏi số 28: Anh (chị) hãy trình bày khái quát về thuốc Rifampicin trong điều trị bệnh lao theo Quyết định 4263/ QĐ – BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế?

Đáp án:

Nội dung ĐiểmLà kháng sinh loại macrocyclic phân lập từ nấm Streptomyces 10Là thuốc diệt khuẩn mạnh, tiệt khuẩn. Thuốc ức chế khả năng tổng hợp acid nucleic của trực khuẩn lao, diệt được các trực khuẩn lao sinh sản chậm trong các chất bã đậu, các trực khuẩn lao "tồn tại", "ngủ" "nằm vùng" thường gây tái phát bệnh. Rifampicin cũng tác dụng với trực khuẩn Hansen và một số vi khuẩn Gram (+), Gram (-).

15

Không có hiện tượng kháng thuốc chéo với các loại thuốc chữa lao khác. Sau khi dùng thuốc đạt nồng độ có hiệu lực cao tại mọi mô trong cơ thể và trung bình trong nước não tuỷ.

15

Khi dùng thuốc, nước tiểu, có thể cả mồ hôi, nước mắt cũng có màu đỏ.

10

Thuốc có dạng uống (viên nang, viên nén, si rô) hoặc tiêm tĩnh mạch. Dạng rifampicin kết hợp với isoniazid có dạng viên 300/150 mg hoặc 150/100 mg. Không dùng quá liều rifampicin 12 mg/kg thể trọng khi kết hợp với isoniazid vì dễ gây ứ mật vàng da.

15

Cộng 65

Page 23: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

Câu hỏi số 29: Anh ( chị ) hãy trình bày khái quát về thuốc Pyrazinamid và khái quát về thuốc Ethambutol trong điều trị bệnh lao theo Quyết định 4263/ QĐ – BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế?

Đáp án:

Nội dung ĐiểmThuốc được tổng hợp năm 1950, đưa vào điều trị bệnh lao năm 1952. Năm 1978 tại Hội nghị quốc tế chống lao ở Bỉ vai trò của pyrazinamid được đề cao

30

Là thuốc duy nhất diệt được trực khuẩn lao trong môi trường acid, thuốc diệt khuẩn và tiệt khuẩn tiệt được cả các trực khuẩn lao nằm trong tế bào (đại thực bào. . .) nên rất cần trong hoá trị liệu ngắn ngày và trong điều trị lao màng não.

35

Cộng 65Được tổng hợp năm 1961. 10Là thuốc kìm khuẩn. Chủ yếu dùng để dự phòng kháng thuốc cho các loại thuốc diệt khuẩn chính (isoniazid, streptomycin và rifampicin). Thường dùng kết hợp với các thuốc trên để ngăn ngừa đột biến kháng thuốc.

25

Thuốc dưới dạng viền uống (viên 100 mg, 200 mg, 400 mg. . .) có loại kết hợp với isoniazid trong một viên.

20

Không dùng cho trẻ em và người suy thận. 10Cộng 65

Câu hỏi số 31: Anh (chị) hãy trình bày các bước tiến hành để chẩn đoán trước một bệnh nhân vàng da?Đáp án:

Nội dung ĐiểmXét nghiệm bilirubin máu toàn phần, trực tiếp và gián tiếp để xác nhận vàng da do tăng bilirubin máu, và ưu thế thuộc về bilirubin trực tiếp hay gián tiếp?

20

Xét nghiệm chức năng gan. Nếu bất thường cần trả lời câu hỏi: Tăng bilirubin máu do bệnh lý tái tế bào gan hay do ứ mật

20

Nếu do ứ mật, nguyên nhân tại gan hay ngoài gan? 10Để trả lời các câu hỏi trên, phải dựa vào khai thác bệnh sử đầy đủ, 15

Page 24: TÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/Chuyen nganh_DTC_DakHa_31... · Web viewTÀI LIỆU VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN

khám lâm sàng tỷ mỷ và lý giải các kết quả xét nghiệm, hình ảnh học và một số thủ thuật

Cộng 65