25
BÀI THẢO LUẬN MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ VÀ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU Ở NGÂN HÀNG Đề tài:

Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hướng dẫn về tín dụng thư và thanh toán trong Xuât Nhập Khẩu

Citation preview

Page 1: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

BÀI THẢO LUẬN MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANHKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ VÀ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU Ở NGÂN HÀNG

Đề tài:

Page 2: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ1

NỘI DUNG:

QUY TRÌNH THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG 2

KẾT LUẬN – THẢO LUẬN 3

Page 3: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.1. Khái niệm:- Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) là cam kết thanh toán có điều

kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính đối với người thụ

hưởng.

- Điều kiện: Người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp

với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy

tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) và phù hợp với

Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ

trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

Page 4: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.1. Khái niệm:

* Các bên tham gia quy trình thanh toán L/C

- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)

- Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)

- Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank)

- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank)

- Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank)

- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)

- Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank)

- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant)

- Người thụ hưởng (Beneficiary)

Page 5: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.1. Khái niệm:

* UCP

- UCP là “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên

bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC

(Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006.

-UCP là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh

toán bằng phương thức L/C.

- UCP phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600

Page 6: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.1. Khái niệm:

* ISBP

- ISBP là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế” để kiểm tra chứng

từ theo thư tín dụng phiên bản 681, do ICC ban hành năm 2007.

- Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách

thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín

dụng chứng từ.

Page 7: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.2. Một số đặc điểm của L/C:

- L/C không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở.

- Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không

quan tâm đến hàng hóa/dịch vụ.

- Theo UCP600 thì L/C là không thể hủy ngang.

- Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP

nào thì phải quy định rõ trong thư tín dụng.

- Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua

hàng hóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành là người thanh toán,

cho nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi

tiền ngân hàng phát hành L/C.

Page 8: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.3. Quy trình vận hành của L/C:

Page 9: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.3. Quy trình vận hành của L/C:

(1). Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân

hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu

(2). Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng

sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở

nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư

tín dụng đến người xuất khẩu

(3). Khi nhận được thông báo này, ngân hàng sẽ thông báo cho

người xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở thư tín dụng đó, khi

nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất

khẩu

Page 10: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.3. Quy trình vận hành của L/C:

(4). Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao

hàng, nếu không đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung

(5). Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu

của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân

hàng mở thư tín dụng xin thanh toán

(6). Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù

hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu

thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn

bộ chứng từ cho người xuất khẩu

Page 11: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.3. Quy trình vận hành của L/C:

(7). Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển

bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp

nhận thanh toán

(8). Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín

dụng thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không

thì có quyền từ chối trả tiền

Page 12: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.3. Quy trình vận hành của L/C:

Em tự phân tích nhé...

Page 13: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.4. Các loại thư tín dụng:

- Thư tín dụng có thể hủy ngang

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận

- Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi

- Thư tín dụng tuần hoàn

- Thư tín dụng giáp lưng

- Thư tín dụng đối ứng

- Thư tín dụng thanh toán chậm

- Thư tín dụng dự phòng

- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng

- Thư tín dụng có điều khoản T/TR

Page 14: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.4. Ưu nhược điểm của việc thanh toán bằng thư tín dụng:Ưu điểm:

* Đối với nhà XK: NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định

trong thư tín dụng; Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn

chế tối đa; Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh

toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định; KH có thể đề

nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực

hiện hợp đồng.

* Đối với nhà NK: Chỉ khi hàng hóa được giao thì người nhập khẩu

mới phải trả tiền; Người nhập khẩu có thể yên tâm vì người xuất khẩu

sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C.

* Đối với Ngân hàng: Được thu phí dịch vụ; Mở rộng quan hệ

thương mại quốc tế

Page 15: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

1- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG THƯ

1.4. Ưu nhược điểm của việc thanh toán bằng thư tín dụng:

Nhược điểm:

* Đối với nhà XK: Nếu không xuất trình được chứng từ phù hợp với

quy định của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu

lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền

hàng cho nhà xuất khẩu.

* Đối với nhà NK: NH phát hành không chịu trách nhiệm kiểm tra về

tính đúng đắn của chứng từ trong bộ chứng từ người xuất khẩu lập

mà chỉ kiểm tra sự phù hợp với điều khoản của L/C hay không thì sẽ

thanh toán cho người xuất khẩu mà không cần quan tâm chất lượng

hay hàng hóa có được giao đúng, đủ như trong hợp đồng không.

* Đối với Ngân hàng: Quy trình thực hiện rườm rà.

Page 16: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán XNK tại ngân hàng:

- Khái niệm: Thanh toán XNK là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện

thanh toán quốc tế trong quan hệ thanh toán giữa các nước. Các vấn

đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên đề ra để giải

quyết và thực hiện, được quy định lại thành những điều kiện gọi là

các điều kiện thanh toán quốc tế. Nó được thể hiện trong các điều

khoản thanh toán của các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các

hiệp định thương mại, các hợp đồng mua bán ngoại thương, ký kết

giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.

Page 17: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán XNK tại ngân hàng:

- Yêu cầu của thanh toán XNK trong kinh doanh quốc tế:

+ Đối với bên XK: Đảm bảo chắc chắn thu được đúng, đủ, kịp thời

tiền hàng càng nhanh càng tốt. Đảm bảo giữ vững giá trị thực tế của

số ngoại tệ thu được khi có những biến động xảy ra. Củng cố , mở

rộng thị trường đang có và phát triển thị trường mới.

+ Đối với bên NK: Đảm bảo nhận được hàng đúng số lượng, chất

lượng và đúng thời hạn. Trong điều kiện nhất định thì thanh toán tiền

hàng càng chậm càng tốt, góp phần làm quá trình nhập khẩu theo

đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Page 18: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán XNK tại ngân hàng:

* Điều kiện về thanh toán XNK:- Điều kiện tiền tệ: Trong quá trình thanh toán XNK các bên sử dụng

đơn vị tiền tệ nhất định của một quốc gia nào đó. Điều kiện tiền tệ là

việc sử dụng loại tiền để tính toán và thanh toán đồng thời quy định

cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.

- Điều kiện thời gian thanh toán: Có quan hệ chặt chẽ với việc luân

chuyển vốn lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về

tiền tệ thanh toán. Chính vì vậy, đấy là điều kiện quan trọng và

thường xuyên xảy ra trong tranh chấp giữa các bên, trong đàm phán

và ký kết hợp đồng, thông thường có 3 cách quy định về thời gian

thanh toán là: Trả tiền ngay / Trả tiền trước / Trả tiền sau.

Page 19: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán XNK tại ngân hàng:

* Điều kiện về thanh toán XNK:

- Điều kiện về địa điểm thanh toán: Trong thanh toán ngoại thương,

địa điểm thanh toán có thể xảy ra tại nước bên NK hoặc XK hay tại

một nước thứ ba. Trong thực tế việc xác định địa điểm thanh toán

cho thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nào thì địa điểm

thanh toán cũng ở nước đấy.

- Điều kiện về phương thức thanh toán: Điều kiện này quy định cách

thức nhận, trả tiền hàng hoá dịch vụ mua bán giữa các bên. Trong

việc mua bán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau

như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ... Đây là điều kiện quan

trọng bậc nhất trong các điều kiện thanh toán xuất nhập khẩu.

Page 20: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán XNK tại ngân hàng:

* Điều kiện về thanh toán XNK:

- Điều kiện đảm bảo hối đoái: Trong giai đoạn hiện nay, các đồng

tiền trên thế giới thường sụt giá hoặc tăng giá. Để tránh những tổn

thất có thể xảy ra, các bên giao dịch có thể thoả thuận những điều

kiện đảm bảo hối đoái. Đó có thể là điều kiện bảo đảm vàng hoặc

điều kiện bảo đảm ngoại hối.

Page 21: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán XNK tại ngân hàng:

* Vai trò của việc thanh toán XNK:- Thanh toán xuất nhập khẩu là đòi hỏi tất yếu khách quan trong phát

triển kinh tế

- Thanh toán xuất nhập khẩu là khâu quan trọng trong hoạt động xuất

nhập khẩu

- Thanh toán xuất nhập khẩu là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực

tiếp đến hiệu quả kinh doanh

- Thanh toán xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt

động đối ngoại của ngân hàng

Page 22: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán XNK tại ngân hàng:

* Các phương thức thanh toán XNK:- Phương thức chuyển tiền

- Phương thức ghi sổ

- Phương thức thanh toán nhờ thu

- Phương thức thanh toán thư tín dụng

- Phương thức uỷ thác mua

- Phương thức bảo đảm trả tiền

Page 23: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

2- QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK TẠI NGÂN HÀNG

2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán XNK tại Ngân hàng:

* Ví dụ: Quy trình thanh toán XNK tại NH NN&PTNT Hà Nội:

Page 24: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

3- KẾT LUẬN

- Trong những năm qua, nền kinh tế của Việt Nam đã dần hội nhập với kinh tế thế giới, tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình hợp tác thương mại quốc tế. Trong mối quan hệ đa phương, việc thanh toán xuất nhập khẩu đã ra đời như một đòi hỏi mang tính tất yếu.

- Hiệu quả của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thanh toán xuất nhập khẩu luôn chứa đựng rủi ro và tranh chấp. Những rủi ro này tỷ lệ thuận với sự hoà nhập vào nền mậu dịch khu vực và quốc tế, gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích của nền kinh tế nói chung cũng như các Ngân hàng thương mại nói riêng.

- Trong phạm vi bài thảo luận của mình, nhóm chúng tôi đã chỉ ra được một số yếu tố rủi ro, đồng thời đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện hơn công tác thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng.

- Mặc dù đã rất cố gắng, tuy nhiên nội dung báo cáo của chúng tôi không tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.

Page 25: Tin Dung Thu_Thanh Toan XNK

3- THẢO LUẬN