16
Ë 14 2012

TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

SÖË 14 2012

Page 2: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

�Trưởng Ban biên tập: Ths. LÊ HỮU THUẦN�Giấy phép xuất bản số: 61/GP-XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/9/2012�Trụ sở: số 68 - Bùi Thị Xuân - Hai Bà Trưng - Hà Nội �ĐT: (04) 39437516 - 39438057 �Fax: (04) 39437417 �Email: [email protected]�Trình bày: Starbooks �In tại: Công ty TNHH Một thành viên In và Văn hóa phẩm

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Phạm vi quy hoạch 13 tỉnh,thành phố thuộc đồng bằngsông Cửu Long bao gồm:

Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, VĩnhLong, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, HậuGiang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Diệntích tự nhiên 3,96 triệu ha, dân sốkhoảng 18 triệu người.

Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch làgóp phần đảm bảo an toàn dân sinh,sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32triệu dân vùng đồng bằng sông CửuLong (số liệu ước tính đến năm 2050),trong đó khoảng 20 triệu dân vùngngập lũ và 12 triệu dân vùng ven biển.

Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiệnhệ thống thủy lợi, chủ động cấp nước,tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểmsoát mặn ổn định cho khoảng 1,8 triệuha đất lúa vùng đồng bằng sông CửuLong; chủ động nguồn nước đảm bảolịch thời vụ và quá trình chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi; đề xuất giảipháp cung cấp nước ngọt, nước mặnổn định và bền vững cho khoảng 0,7triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sảnnước lợ và nước ngọt trong vùng.

Hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đêsông, hệ thống cống điều tiết nhằmngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuấtnông nghiệp theo hướng gia tăng giátrị và lợi nhuận trên một đơn vị diệntích; khai thác thế mạnh về sản xuấtlúa, nuôi trồng thủy sản, trồng và chế

biến các loại trái cây đem lại hiệu quảcao.

Chủ động các giải pháp ứng phóvới tác động của biến đổi khí hậu, nướcbiển dâng, xâm nhập mặn, suy giảmdòng chảy kiệt thượng lưu; đề xuất giảipháp phòng chống xói lở, bồi lắng vàbảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ônhiễm môi trường sinh thái.

Tổng kinh phí dự kiến thực hiệnquy hoạch khoảng 171.700 tỷ đồng.

Quy hoạch cũng đề ra giải phápcông trình cho từng vùng: với vùng Tảsông Tiền, phối hợp công trình trữ ngọtvà ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ để giảiquyết ngập lũ, triều bằng cách tăngkhả năng thoát lũ qua cống và ngănđỉnh triều cường; vùng trung tâm ĐồngTháp Mười, các phương án lũ, chậm lũtheo bậc thang các kênh trục thoát lũđược thực hiện trong giai đoạn trướcmắt. Khi có cống trên sông Vàm Cỏ sẽtăng khả năng trữ ngọt, hạn chế xâmnhập mặn và tăng khả năng thoát lũ.Xây dựng hệ thống cống kiểm soát lũtrên kênh Tân Thành - Lò Gạch; tiếptục hoàn chỉnh hệ thống đê ven biểnkhép kín từ cửa Tiểu đến công trìnhtrên sông Vàm Cỏ; với vùng Tứ giácLong Xuyên, để cấp nước và kiểm soátmặn, đầu tư xây dựng 8 cống dọc sôngHậu và mở rộng một số kênh trục đểtăng khả năng chuyển nước vào nộiđồng và tăng nguồn nước ngọt chonuôi trồng thủy sản dải ven biển (Cống

kênh Chắc Cà Đao; An Hòa; Bình Phú;Ba Thê; Mười Châu Phú; Tri Tôn; CầnThảo và cống kênh Số 2). Xây dựng 5cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầusố 1, Rạch Giá.

Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng sẽthực hiện chương trình trồng rừngngập mặn ven biển và bảo vệ các khuvườn quốc gia tại các tỉnh thuộc đồngbằng sông Cửu Long; trồng cây chắnsóng đối với các khu vực đê bao chốnglũ triệt để ở các khu vực ngập lũ.

Tuyên truyền, cảnh báo và có giảipháp cho người dân khu vực thườngxuyên bị ảnh hưởng do ngập lũ, sạt lở,hạn hán, xâm nhập mặn nhất là trongđiều kiện biến đổi khí hậu - nước biểndâng. Rà soát, chủ động di dời dân cưđang sinh sống ở khu vực ven sông,kênh rạch có nguy cơ sạt lở cao.

Nghiên cứu, đánh giá tổng thể diễnbiến sạt lở bờ hệ thống sông Tiền, sôngHậu trong điều kiện biến đổi khí hậu,nước biển dâng để đề xuất phương ánbảo vệ các thành phố, thị xã, khu vựcdân cư tập trung.

Đề xuất các giải pháp chuyển đổicơ cấu sản xuất nông nghiệp, câytrồng, vật nuôi thích hợp ứng phó vớibiển đổi khí hậu (tưới tiết kiệm nước,lai tạo giống lúa chịu mặn, chịu hạn,chịu ngập) và tình trạng khan hiếmnguồn nước ngọt, xâm nhập mặn giatăng và ảnh hưởng của lũ kết hợp triềucường trong khu vực.

HOÀNG DIÊN - THÙY TRANG

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về việcphê duyệt Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long; Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày17/10/2012 phê duyệt Quy hoạch thủy lợi 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và Quyết địnhsố 1588/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thuỷ lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012 - 2020và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Cửu Long, sông Hồng và Khu vực

Page 3: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [3]

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Đối với Đồng bằng Sông Hồng,phạm vi thực hiện quy hoạch gồm 11tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, HảiDương, Hưng Yên, Bắc Ninh, VĩnhPhúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam,Nam Định, Ninh Bình với tổng diện tíchtự nhiên khoảng 2,1 triệu ha, dân sốkhoảng 19,8 triệu người.

Quy hoạch sẽ đề xuất các giải pháptổng thể thủy lợi nhằm chủ độngphòng, chống lũ, chống ngập, ổn địnhvà phát triển sản xuất, đảm bảo antoàn cho nhân dân (đặc biệt là thủ đôHà Nội), thích ứng với điều kiện biếnđổi khí hậu - nước biển dâng, chủ độngphòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại dothiên tai gây ra.

Quy hoạch cũng đặt mục tiêu, đảmbảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho dâncư vùng đồng bằng sông Hồng (với quymô dân số vào năm 2050 dự kiếnkhoảng 30 triệu người), đáp ứng nhucầu nước cho công nghiệp, môi trường,du lịch, dịch vụ…

Cùng với đó, nâng cấp, từng bướchoàn thiện hệ thống thủy lợi, đảm bảochủ động cấp nước, tiêu thoát nướccho 1,3 triệu ha diện tích đất trồng lúavùng đồng bằng sông Hồng, góp phầnđảm bảo an ninh lương thực, chủ độngnguồn nước đảm bảo thời vụ; cung cấpnước ngọt, nước mặn ổn định và bềnvững cho khoảng 124.000 ha diện tíchnuôi trồng thủy sản nước lợ và nướcngọt.

Phương án tổng thể thủy lợi vùngđồng bằng sông Hồng gồm có: Phươngán công trình dòng chính, phương ánquy hoạch các vùng và các giải phápphi công trình.

Theo Quyết định, Quy hoạch đượcthực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn từ2012-2015, nạo vét các trục kênh tưới,tiêu chính đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu;nâng cấp tuyến đê biển Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định, các tuyến đê

sông hữu Hồng, tả Hồng; sửa chữa,nâng cấp các hồ chứa nước, nhất là cáchồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ; sửa chữa,nâng cấp các trạm bơm lớn, cống lớnnhư: Cống Cầu Xe, cống và trạm bơmLiên Mạc...

Giai đoạn từ 2016-2020, tiếp tụcđầu tư nâng cấp các tuyến đê biểnthuộc Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,Quảng Ninh, Ninh Bình, các tuyến đêsông hữu Hồng, tả Hồng, sông NinhCơ, sông Thái Bình, sông Kinh Thày;tiếp tục thực hiện dự án củng cố đê, cảitạo sông Đáy, xây dựng các tuyếnthoát lũ…

Sau năm 2020, sẽ triển khai cáccông trình còn lại của quy hoạch trêncơ sở điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ,mục tiêu, quy mô công trình cho phùhợp thực tế phát triển kinh tế xã hộicủa các địa phương trong vùng.

Tổng kinh phí dự kiến để thực hiệnQuy hoạch khoảng 142.450 tỷ đồng.

Phạm vi quy hoạch tại 12 tỉnh,thành phố thuộc Khu vực miềnTrung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh, Phú Yên và Khánh Hòa với diệntích tự nhiên 84.726 km2, dân sốkhoảng 18 triệu người.

Phương án tổng thể được đưa ra làtập trung sửa chữa, nâng cấp các hồchứa nước để đảm bảo an toàn, nhất làcác hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ; củngcố, nâng cấp công trình đầu mối, kiêncố hóa, từng bước hiện đại hóa các hệthống hiện có; xây dựng và hoàn thiệncác công trình lớn, liên vùng phục vụđa mục tiêu, cấp nước cho các khucông nghiệp.

Bên cạnh đó, củng cố các hệ thốngđê sông, đê biển; phòng, chống ngậpúng cho các đô thị, khu dân cư tậptrung; đối với vùng Nam Trung Bộ chủđộng phòng tránh và thích nghi với lũ

chính vụ, ngăn lũ sớm và lũ cuối vụđảm bảo sản xuất vụ Đông Xuân và Hèthu.

Tiếp tục xây dựng quy trình vậnhành liên hồ chứa trên các lưu vựcsông trong cả mùa lũ và mùa kiệt, phụcvụ đa mục tiêu.

Với vùng sông Mã và phụ cận, sẽhoàn thiện và xây dựng các công trìnhlợi dụng tổng hợp gồm hồ Cửa Đạt, hồHủa Na, hồ Trung Sơn, hồ Pa Ma. Đồngthời, nâng cấp, hoàn thiện 394 côngtrình thủy lợi đã xuống cấp đưa diệntích đảm bảo tưới của các công trình đãcó lên 163.952 ha (tăng 33.832 ha).Đầu tư xây dựng mới 211 công trìnhvừa và nhỏ để tưới cho 20.234 ha canhtác và cấp nước dân sinh.

Đối với vùng sông Cả và phụ cận,hoàn thiện và xây dựng các công trìnhlợi dụng tổng hợp trên dòng chính gồmhồ Bản Vẽ, hồ Bản Mồng, hồ NgànTrươi... Nạo vét các hệ thống trục tiêunội đồng, gồm kênh Nguyễn Văn Trỗi,sông Bùng, kênh Diễn Hoa, các trụctiêu vùng Nam Hưng Nghi, vùng sôngNghèn tiêu thoát trong mùa mưa và trữnước mùa khô; xây dựng kênh táchnước lũ núi cho khu vực Vũng Áng; xâydựng, nâng cấp các trạm bơm tiêu úngcục bộ.

Còn đối với vùng sông Gianh vàphụ cận, nâng cấp, hoàn chỉnh 124công trình, kênh mương đưa diện tíchtưới của công trình đã có đạt 17.366 ha(tăng 6.084 ha); nâng cấp đầu mối hồVực Tròn tăng khả năng trữ, kết hợpvới hồ Sông Thai tưới ổn định cho2.840 ha, cấp nước cho khu kinh tếHòn La; nâng cấp, xây dựng các cốngvà đê bao ngăn mặn hoàn chỉnh chovùng hạ du sông Lý Hòa và hỗ trợ tiêuúng. Xây dựng mới 83 công trình thiếtkế tưới cho 7.973 ha;...

Tổng kinh phí dự kiến để thực hiệnQuy hoạch khoảng 140.770 tỷ đồng.�

thủy lợi đồng bằng sông miền Trung

Page 4: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[4]

Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu Ngày 5/10, Thủ tướng

Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 1474/QĐ-TTgvề Kế hoạch hành động quốcgia về biến đổi khí hậu giaiđoạn 2012 - 2020.

Mục tiêu của Kế hoạch là thực

hiện việc xây dựng và đưa vào

vận hành hệ thống giám sát

biến đổi khí hậu, nước biển dâng với

công nghệ hiện đại, độ chính xác cao

(đặc biệt trong giám sát nước biển

dâng), đảm bảo cung cấp thông tin cho

các vùng khí hậu Việt Nam; phục vụ

việc hoạch định chính sách từ Trung

ương đến địa phương.

Đề xuất các cơ chế, chính sách

nhằm duy trì hợp lý và bền vững quỹ

đất cho nông nghiệp tại các vùng, các

địa phương để bảo đảm an ninh lương

thực trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Xây dựng quy hoạch quản lý tổng

hợp tài nguyên nước cho các lưu vực

sông lớn; nghiên cứu chương trình

đồng bằng sông Cửu Long và đồngbằng sông Hồng về quản lý tài nguyênnước và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chủ động ứng phó với thiên tai;chống ngập các thành phố lớn; củng cốđê sông, đê biển và an toàn hồ chứa.

Giảm nhẹ phát thải nhà kính, pháttriển nền kinh tế theo hướng các – bonthấp;…

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ Tàinguyên và Môi trường sẽ xây dựng hệthống giám sát biến đổi khí hậu vànước biển dâng từ năm 2013 - 2015.Đồng thời, phối hợp với Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn thựchiện Quy hoạch quản lý tài nguyênnước các lưu vực sông lớn; bảo vệ,quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả vàtiết kiệm tài nguyên nước.

Theo kế hoạch, từ năm 2012 -2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chỉ đạo thực hiện nghiêncứu tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi phùhợp với điều kiện biến đổi khí hậu,nước biển dâng, đặc điểm sinh thái của

các vùng và địa phương; phát triển ứngdụng công nghệ sinh học, áp dụng quytrình sản xuất tiên tiến để hướng tớinền nông nghiệp hiện đại.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp vớicác cơ quan liên quan rà soát quychuẩn xây dựng, hướng dẫn kỹ thuậtxây dựng công trình ở vùng thườngxuyên bị thiên tai. Bên cạnh đó, nângcao điều kiện an toàn về nhà ở cho cáchộ nghèo ở vùng thường xuyên bị thiêntai (tại các tỉnh đồng bằng sông CửuLong và khu vực miền Trung) theochương trình đã được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉđạo điều tra, đánh giá và lập bản đồphân vùng cảnh báo nguy cơ lũ quét,trượt lở đất đá các vùng miền núi ViệtNam. Còn Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn sẽ chủ trì, phối hợp vớicác cơ quan liên quan rà soát, sắp xếplại dân cư vùng thường xuyên bị thiêntai, chủ động di dời dân cư ra khỏi cáckhu vực nguy hiểm...�

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Ngày 25/9, Thủ tướngChính phủ đã ban hànhQuyết định số 1393/QĐ-TTgvề việc Phê duyệt Chiến lượcquốc gia về tăng trưởngxanh.

Mục tiêu của Chiến lược là tăng

trưởng xanh, hướng tới nền

kinh tế các - bon thấp, làm

giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng

chủ đạo trong phát triển kinh tế bền

vững; giảm phát thải và tăng khả năng

hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ

tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát

triển kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ đề ra của Chiến lược giai

đoạn 2011-2020: Giảm cường độ phát

thải khí nhà kính 8-10% so với mức

2010, giảm tiêu hao năng lượng trên

GDP 1-1,5% mỗi năm. Giảm lượng

phát thải khí nhà kính trong các hoạt

động năng lượng từ 10% đến 20% so

với phương án phát triển bình thường.

Trong đó, mức tự nguyện khoảng 10%,

10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm

hỗ trợ quốc tế.

Định hướng đến năm 2030: Giảm

mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít

nhất 1,5-2%, giảm phát thải khí nhà

kính trong các hoạt động năng lượng từ

20% đến 30% so với phương án phát

triển bình thường. Trong đó, mức tự

nguyện khoảng 20%, 10% còn lại mức

phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.

Định hướng đến 2050: Giảm mức

phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5-2%.

Đồng thời, thực hiện xanh hóa sản

xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy

tiêu dùng bền vững.Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan

đầu mối về tăng trưởng xanh, có tráchnhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ,ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngtổ chức triển khai thực hiện chiến lượctăng trưởng xanh; hướng dẫn, giám sát,đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hìnhthực hiện chiến lược và báo cáo Thủtướng Chính phủ theo định kỳ.�

Page 5: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [5]

V�N B�N QUY PH�M PHÁP LU�T

Lễ trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Thông tin - Kinh tế tài nguyên nước

Sáng 24/10, Bộ Tàinguyên và Môitrường và Cục Quản

lý tài nguyên nước đã tổchức Lễ Công bố và traoQuyết định bổ nhiệm Giámđốc Trung tâm thông tin -Kinh tế tài nguyên nước.Theo Quyết định số1666/QĐ-BTNMT của Bộtrưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường, ông Đỗ VănLanh, Phó Giám đốc Trungtâm Thông tin - Kinh tế tàinguyên nước giữ chứcGiám đốc Trung tâm Thôngtin - Kinh tế tài nguyênnước, Cục Quản lý tài nguyên nước từngày 8/10/2012.

Tới dự buổi lễ có Thứ trưởng BộTN&MT Nguyễn Thái Lai, Phó Vụtrưởng Vụ Tổ chức cán bộ Giang ĐứcChung, Cục trưởng Cục Quản lý tàinguyên nước Hoàng Văn Bẩy, Phó Cụctrưởng Lê Hữu Thuần, Phó Cục trưởng

Châu Trần Vĩnh, lãnh đạo các đơn vị

trực thuộc Cục cùng toàn thể các cán

bộ, công chức, viên chức và người lao

động đang công tác tại Trung tâm

Thông tin – Kinh tế tài nguyên nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng

Nguyễn Thái Lai chúc mừng và cho rằng

việc kiện toàn lãnh đạo của Trung tâm

Thông tin - Kinh tế tài nguyên nước sẽ

mở ra bước phát triểnmạnh mẽ hơn nữa. Trongthời gian qua, 3 Trungtâm trong Cục là Trungtâm Thông tin - Kinh tế tàinguyên nước, Trung tâmCông nghệ tài nguyênnước và Trung tâm Thẩmđịnh - Tư vấn tài nguyênnước đã hoạt động rất tốt.Đây là những lực lượngnòng cốt của Cục để triểnkhai các công việc về tàinguyên nước. Mong rằng,lãnh đạo Cục và các đồngchí trong Cục tiếp tục giúpđỡ đồng chí Lanh đảm

nhiệm chức vụ mới với vai trò người lãnhđạo mới hết sức nặng nề.

Tân Giám đốc Đỗ Văn Lanh bày tỏlòng cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Bộ,lãnh đạo Cục và các cán bộ trong Cụcđồng thời hứa sẽ cố gắng hoàn thànhtốt nhiệm vụ, nỗ lực phấn đấu khôngngừng để hoàn thành tốt nhất mọinhiệm vụ được giao.�

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai tặng hoa chúc mừngTân Giám đốc Trung tâm.

Bộ trưởng Bộ TN&MT đã banhành Quyết định số 1288/QĐ-BTNMT phê duyệt danh mục đề

tài nghiên cứu khoa học và công nghệcấp Bộ mở mới năm 2013 lĩnh vực tàinguyên nước.

Theo đó, trong năm 2013 lĩnh vựctài nguyên nước sẽ có 9 đề tài nghiêncứu khoa học và công nghệ cấp Bộ vàgiao cho 4 đơn vị trong Bộ chủ trìthực hiện đó là Cục Quản lý tàinguyên nước (3 đề tài), Trung tâmQuy hoạch và điều tra tài nguyênnước (3 đề tài), Viện Khoa học Khítượng thủy văn và Môi trường (2 đề

tài), và Trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường (01 đề tài).

Các đề tài đều tập trung nghiêncứu về các lĩnh vực như đề xuấtngưỡng khai thác hợp lý nhằm phòngchống nguy cơ sụt lún nền đất do khaithác nước dưới đất; phương pháp xácđịnh trữ lượng khai thác của tầng chứakhe nứt - lỗ hổng phun trào bazan;nghiên cứu ứng dụng mô hình số thủyvăn đánh giá lượng bổ cập cho nướcdưới đất; nghiên cứu cơ sở khoa họcđiều chỉnh cơ cấu sử dụng nước theoquan điểm nước ảo; nghiên cứu sựthay đổi dòng chảy mùa cạn trên sông

Tiền, sông Hậu và đề xuất các biệnpháp quản lý.

Cục Quản lý tài nguyên nước thựchiện 3 đề tài nhằm triển khai thi hànhLuật TNN đó là: Nghiên cứu cơ sở khoahọc và thực tiễn đề xuất tiêu chí xácđịnh chức năng của nguồn nước; Đềxuất nội dung, đối tượng thu tiền cấpquyền, phương pháp tính và mức thutiền cấp quyền khai thác tài nguyênnước; Nghiên cứu cơ sở khoa học vàứng dụng xây dựng hệ thống giám sáttài nguyên nước phục vụ việc điềuhành, điều phối trên lưu vực sôngnhằm triển khai thi hành Luật TNN.�

Bộ TN&MT: Phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoahọc và công nghệ cấp Bộ mở mới năm 2013 lĩnh vực tàinguyên nước

Page 6: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

[6]

Góp ý kiến đối với Nghị định quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Tài nguyên nước

Ngày 12/10, tại Hải Phòng, Cục

Quản lý tài nguyên nước đã tổ

chức Hội thảo “Góp ý kiến đối

với Nghị định quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Tài nguyên nước”

tại khu vực phía Bắc. Cục trưởng Cục

Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy

chủ trì hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,

Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận

tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Sở Công thương và một số cơ quan liên

quan khác.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng

Văn Bẩy - Cục trưởng Cục Quản lý tài

nguyên nước cho biết, Luật tài

nguyên nước số 17/2012/QH13 đã

được Quốc hội thông qua ngày

21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ

ngày 01/01/2013. Thực hiện Chương

trình xây dựng và ban hành văn bản

quy phạm pháp luật năm 2012 của

Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi đã

chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước

phối hợp với các cơ quan, đơn vị liênquan tập trung xây dựng và hoànthiện Dự thảo Nghị định này.

Theo Dự thảo Nghị định, phạm viđiều chỉnh của Nghị định quy định chitiết Điều 6; Điều 13; Điều 29; Điều 37;Điều 43; Điều 44; Điều 52; Điều 65;Điều 72 và Điều 73 của Luật Tàinguyên nước số 17/2012/QH13. Cácquy định về hành lang bảo vệ nguồn

nước và ưu đãi đối với hoạt động sửdụng nước tiết kiệm, hiệu quả khôngthuộc phạm vi điều chỉnh của Nghịđịnh này.

Sau hội thảo này, Cục Quản lý tàinguyên nước sẽ tiếp tục tổ chức Hộithảo “Góp ý kiến đối với Nghị định quyđịnh chi tiết thi hành một số điều củaLuật Tài nguyên nước” tại miền Trungvà miền Nam.�

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chiến lượcPhát triển lưu vực sông Mê Kông

ANH PH��NG

Ngay 10-10, Hội thảo xây dựng Kếhoạch hành động quốc gia thựchiện Chiến lược Phát triển lưu

vực sông Mê Kông dựa trên quản lý tổnghợp tài nguyên nước đã được Ủy bansông Mê Kông Việt Nam tổ chức tại HàNội. Đây là hội thảo thứ 5 trong chuỗihội thảo tham vấn phục vụ mục đích xâydựng Kế hoạch.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tàinguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lainhấn mạnh: Một nguy cơ đang hiệnhữu là mất an ninh nguồn nước. Và

cũng không phải ngẫu nhiên mà ViệtNam đã được đề nghị đăng cai tổ chứcDiễn đàn Nước thế giới vào năm2018... Đảm bảo sự phát triển bềnvững của lưu vực Mê Kông không chỉlà trách nhiệm đóng góp vào nỗ lựcchung của các nước trong Ủy hội, màcòn là điều kiện sống còn với chúng ta,không riêng một bộ, ngành nào; địaphương nào.

Các đại biểu đã phân tích 7 ưu tiênphát triển lưu vực và 5 ưu tiên quản lýnhằm tìm ra những giải pháp cụ thể đểtận dụng tối đa cơ hội và giảm thiếuhậu quả có thể xảy ra. Nhiều ý kiến

đồng tình với quan điểm chú trọng việcđánh giá và chuẩn bị phương án ứngphó với rủi ro trong những điều kiệncực đoan nhất.

Tổng dân số sống ở hạ lưu sông MêKông hiện khoảng 60 triệu người, trongđó Việt Nam có khoảng 20 triệu người(17 triệu ở khu vực ĐBSCL và 3 triệu ởTây Nguyên). Ngành nghề chính củahơn 60% dân số khu vực có liên quanđến tài nguyên nước. Hệ sinh tháiphong phú của hạ lưu sông Mê Kôngcó vị trí đặc biệt đối với sinh kế củangười dân trong khu vực, đặc biệt làngười nghèo.�

Page 7: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [7]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

PV: Giấy phép khai thác nước mặtđối với các nhà máy thủy điệndưới 30MW đang là một “nútthắt” trong quy trình một cửa.Theo ông, nguyên nhân do đâu?PCT Lê Hữu Thuần: Có ý kiến cho

rằng giấy phép khai thác, sử dụng tàinguyên nước đang là nút thắt trongviệc phát điện của các nhà máy thủyđiện là không đúng, thực tế hiện nay,nhiều nhà máy thủy điện chưa đượccấp giấy phép khai thác, sử dụng nướcvẫn đang phát điện, trong đó có cảnhiều nhà máy lớn như Hòa Bình, SơnLa, sông Ba Hạ,... và nhiều công trìnhthủy điện vừa và nhỏ khác.

Theo quy định để được cấp giấyphép khai thác, sử dụng nước thì chủcông trình thủy điện phải lập hồ sơ,trong đó có đề án hoặc báo cáo khaithác, sử dụng nước. Đây là hồ sơ kỹthuật chuyên ngành, yêu cầu phảiđánh giá cụ thể về nguồn nước, yêucầu sử dụng nước của công trình; đánhgiá được hiện trạng và yêu cầu sử dụngnước của các công trình liên quan, củangười dân sống ven sông và mức độtác động tới họ, đồng thời có phươngán vận hành công trình để bảo đảmyêu cầu sử dụng nước của các đốitượng bị tác động và cả người dânvùng hạ du.

Ví dụ như đối với thủy điện sông BaHạ, việc khai thác nước của công trìnhthủy lợi Đồng Cam và 7 trạm bơm vensông Ba để cấp nước cho hàng trămnghìn người dân ở Phú Yên phụ thuộchoàn toàn vào việc vận hành tích, xả

nước của thủy điện sông Ba Hạ và sông

Hinh, nếu các nhà máy này không xả

nước xuống thì toàn bộ các công trình

trên không thể lấy nước và hàng trăm

nghìn người dân nêu trên sẽ bị thiếu

nước hoặc không có nước để sản xuất,

sinh hoạt. Vấn đề này Chủ công trình

phải đề xuất phương án vận hành để bảo

đảm nguồn nước cho họ và phải được

Hội đồng thẩm định, các cơ quan liên

quan ở địa phương thẩm định, đánh giá.

Thực tế trong thời gian qua cho

thấy, nhiều chủ công trình còn xem nhẹ

việc lập đề án, báo cáo nên chất lượng

đề án còn chưa đạt yêu cầu, phần lớn

phải bổ sung, chỉnh sửa, thậm chí phải

chỉnh sửa nhiều lần mới đáp ứng yêu

cầu theo quy định của pháp luật về tài

nguyên nước. Hơn nữa về năng lực,

tính chuyên môn, chuyên nghiệp của

một số tư vấn lập đề án, báo cáo và

việc thiếu thông tin, số liệu, nhất là số

liệu thủy văn, khai thác sử dụng nước

cũng là những nguyên nhân làm ảnh

hưởng tới chất lượng đề án, báo cáo.

PV: Khi các dự án hoàn thànhmuốn bán được điện phải cóGiấy phép khai thác nước mặtdo Cục quản lý tài nguyên nướccấp, phải chăng đây là một“giấy phép con” và quy trìnhnày đang đi đường vòng?PCT Lê Hữu Thuần: Như chúng

ta đều biết, nước là nguồn tài nguyên

đặc biệt quan trọng, là tư liệu thiết yếu

phục vụ sản xuất, đời sống của mọi

người dân, không ai có thể sống mà

không có nước trong vài ngày. Đối với

thủy điện, nước là nguyên liệu sản xuất

chính để phát điện nhưng việc vận

hành tích, xả nước của công trình có

ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của

người dân và các đối tượng khác, thậm

chí có ảnh hưởng đến hàng chục triệu

người người dân như thủy điện Hòa

Bình chẳng hạn. Vì vậy, Luật tài nguyên

nước năm 1998 cũng đã quy định việc

cấp phép khai thác, sử dụng nước đối

với các công trình thủy điện và Luật tài

nguyên nước vừa được Quốc hội thông

qua (2012) cũng tiếp tục quy định việc

khai thác, sử dụng nước của thủy điện

phải có giấy phép, đồng thời còn quy

định thêm nhiều biện pháp, chế tài cụ

thể để quản lý, giám sát chặt chẽ hơn

việc khai thác, sử dụng nước của các

nhà máy thủy điện, bảo đảm sử dụng

nước tổng hợp, hiệu quả nguồn nước,

bảo đảm yêu cầu chống lũ, giảm lũ,

yêu cầu sử dụng nước của mọi người ở

dưới hạ du và phòng, chống lũ, lụt, hạn

hán, thiếu nước nhân tạo.

Còn về tại sao các nhà máy thủy

điện đã được phê duyệt trong Quy

hoạch thủy điện lại phải xin cấp phép

khai thác, sử dụng nước. Cũng như đối

với lĩnh vực xây dựng và nhiều lĩnh vực

khác, quy hoạch không phải là giấy

phép và không thể thay thế giấy phép.

PV: Một số DN đang than phiềnrằng, do muốn bán điện vàthanh toán tiền phải có giấynày, nên họ đang mất rất nhiềuchi phí cho việc cấp giấy phép

PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LÊ HỮU THUẦN:

Nhiều nhà máy thuỷ điện chưa được cấpgiấy phép khai thác, sử dụng nước vẫnđang phát điện

PHAN TH� H�I (th�c hi�n)

Chuyện Giấy phép khai thác nước mặt đối với các nhà máy thuỷ điện nhỏđang là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Phó Cục trưởng Cục Quản lý tàinguyên nước Lê Hữu Thuần đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanhvấn đề này.

Page 8: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[8]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Từ ngày 5-7/10/2012,tại Sa Pa, Cục Quản lýtài nguyên nước đã

phối hợp với Cơ quan hợptác kỹ thuật Bỉ tổ chức Hộithảo “Xây dựng kỹ năng tậphuấn về giá trị tài nguyênnước” (CAPAS) cho cán bộban quản lý Dự án “Nângcao năng lực đánh giá vàquản lý tài nguyên nước ViệtNam” tại cấp trung ương vàcấp tỉnh nhằm nâng caonhận thức và tăng cường kỹ năng tổchức tập huấn về các chủ đề liênquan đến tài nguyên nước. Phó Cụctrưởng Cục Quản lý tài nguyên nướcLê Hữu Thuần chủ trì hội thảo.

Các tham luận liên quan đến giátrị của tài nguyên nước được trìnhbày tại hội thảo bao gồm “Giá trị củanước”, “ Xung đột vì nguồn nước”,“Nước ảo và dấu chân nước”. Một sốkinh nghiệm trong công tác truyềnthông được ban quản lý CAPAS cáctỉnh cũng được trao đổi, chia sẻ tạihội thảo như: Vai trò của nước đối vớisức khỏe cộng đồng; Vai trò của nướcđối với an ninh lương thực; Vấn đềgiới trong khai thác, sử dụng và bảovệ nguồn nước; Vai trò của nướctrong việc bảo tồn di sản văn hóa, disản thiên nhiên; Vai trò của nước đối

với việc bảo tồn đa dạng sinh học;Nước cho phát triển thủy điện; Nướcvà thể chế làng xã; Nước và pháttriển đô thị.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cụctrưởng Lê Hữu Thuần cho rằng, Dự án“Nâng cao năng lực đánh giá và quảnlý tài nguyên nước Việt Nam” đượcthực hiện trong vòng 4 năm và đượcđánh giá là một trong những dự án kháhiệu quả. Các kết quả của dự án bướcđầu đã được áp dụng tại các tỉnh thựchiện dự án và một số tỉnh, thành phố,đặc biệt là trong công tác truyền thôngvề tài nguyên nước đã được cải thiện,góp phần mạnh mẽ vào việc nâng caonhận thức của cộng đồng về vai trò vàgiá trị của tài nguyên nước trong quátrình phát triển kinh tế- xã hội của đấtnước.�

Hội thảo xây dựng kỹ năng tậphuấn về giá trị tài nguyên nước

khai thác nước mặt. Có haykhông hiện tượng tiêu cựctrong dịch vụ này?PCT Lê Hữu Thuần: Trước hết

phải thông tin lại là pháp luật về tàinguyên nước không quy định việc bánđiện, thanh toán tiền điện.

Việc cấp giấy phép khai thác, sửdụng nước nói chung phải nộp phíthẩm định hồ sơ và lệ phí cấp phéptheo quy định của nhà nước (Quyếtđịnh số 59/2006/QĐ-BTC ngày25/10/2006 của Bộ Tài chính). Ngoàira, chủ đầu tư không phải nộp thêmkhoản nào khác.

Thực tế cho thấy, hầu hết các đềán, báo cáo khai thác sử dụng nướcmặt cho thủy điện, chủ đầu tư đềuthuê tư vấn lập. Các chi phí này do haibên thỏa thuận, Cục không biết vàcũng không can thiệp, còn nếu pháthiện tiêu cực trong cấp phép thuộcphạm vi quản lý của Cục thì Cục sẽkiên quyết xử lý theo quy định củapháp luật.

PV: Có ý kiến cho rằng, để tháogỡ khó khăn cho các DN thuỷđiện nhỏ, nên giao cho Sở Tàinguyên và MT các địa phươngthẩm định cấp phép với cácthủy điện dưới 30 MW. Quanđiểm của ông về việc này?PCT Lê Hữu Thuần: Việc phân

cấp thẩm quyền cấp giấy phép khaithác, sử dụng nước mặt để phát điệncho đến nay vẫn được thực hiện theoquy định tại Nghị định số149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 củaChính phủ.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môitrường đang xây dựng dự thảo Nghịđịnh hướng dẫn thi hành Luật Tàinguyên nước vừa được Quốc hội thôngqua, trong đó có việc phân cấp thẩmquyền cấp phép về tài nguyên nước. Ýkiến nêu trên sẽ được xem xét, rà soátđánh giá việc thực hiện trong thời gianqua và đề xuất phương án phân cấp cụthể, lấy ý kiến các bộ, ngành, địaphương, các doanh nghiệp, tổ chức cóliên quan và trình Chính phủ xem xét,quyết định.�

Page 9: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [9]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Hội thảo Hướng dẫn Quan trắc và đánh giá tài nguyên nước, hướngdẫn khoanh định đới bảo vệ công trình khai thác nước dưới đất

KIM C��NG

Ngày 19.10, Sở Tài nguyên Môi

trường Đồng Nai tổ chức khánh thành

và đưa vào hoạt động 6 trạm quan trắc

nước, khí thải tự động.

Các trạm quan trắc này được đầu

tư bằng công nghệ hiện đại, với 4 trạm

quan trắc nước tự động được đặt trên

sông Đồng Nai đoạn từ TP.Biên Hòa

đến hồ Trị An. Các trạm này sẽ quan

trắc các thông số như: Oxy hòa tan, độ

PH, chất rắn hòa tan, amoni…

Ngoài ra, còn có 2 trạm quan trắc

không khí được lắp cố định tại Sở Tài

nguyên Môi trường và Ban quản lý các

KCN.

Hệ thống các trạm quan trắc sẽ tự

động quan trắc, lưu dữ liệu về máy tính

và được truyền về Trung tâm Công

nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên

Môi trường.

Được biết, sau Bình Dương, tỉnh

Đồng Nai là địa phương thứ hai trong

cả nước đầu tư hệ thống trạm quan

trắc nước thải tự động tại các KCN.�

Ngày 15/10, UBND tỉnh Hà Tĩnhđã ban hành Quyết định số57/2012/QĐ-UBND thành lập

Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyênnước Hà Tĩnh trực thuộc Sở TN&MT.

Chi cục Biển, Hải đảo và Tàinguyên nước Hà Tĩnh có chức nănggiúp Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường tham mưu cho UBND tỉnh thựchiện chức năng quản lý nhà nước tổnghợp và thống nhất quản lý các vấn đề

về biển đảo, tài nguyên nước, khítượng thủy văn và biến đổi khí hậu trênđịa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Chi cục có nhiệm vụ xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5năm và hàng năm về các văn bản quyphạm pháp luật, chương trình, đề án,dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnhvực quản lý của đơn vị trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực

hiện sau khi được phê duyệt.Chi cục cũng sẽ quản lý Nhà nước về

Biển và Hải đảo; quản lý nhà nước về khítượng thủy văn và biến đổi khí hậu;quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.

Chi cục Biển, Hải đảo và Tàinguyên nước Hà Tĩnh có tư cáchpháp nhân, con dấu riêng, tài khoảnriêng và kinh phí hoạt động do ngânsách Nhà nước cấp theo quy định củapháp luật.�

Thành lập Chi cục Biển, Hải đảo và Tài nguyên nước Hà Tĩnh

Đồng Nai đưa vào hoạt động 6 trạm quan trắc tự động

Đây là hoạt động nằm trongkhuôn khổ thực hiện Dự án“Nâng cao năng lực đánh giá và

quản lý tài nguyên nước Việt Nam” hợptác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trườngvà Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Bỉ với mụctiêu tổng quát nhằm tăng cường thể chếvà nâng cao năng lực của các cơ quanthuộc Bộ và các Sở Tài nguyên và Môitrường liên quan. Một trong số các hoạtđộng quan trọng của Dự án là hỗ trợCục QLTNN xây dựng “Hướng dẫn Quantrắc và đánh giá tài nguyên nước,hướng dẫn khoanh định đới bảo vệ côngtrình khai thác nước dưới đất” nhằmđưa ra hướng dẫn thống nhất vềphương pháp cũng như cung cấp nhữngkiến thức cơ bản về các nội dung này.

Hướng dẫn khoanh định đớibảo vệ công trình khai thác nướcdưới đất nhằm đưa ra hướng dẫnthống nhất về phương pháp khoanhđịnh các đới bảo vệ công trình khaithác nước và nguồn nước dưới đấtcũng như cung cấp những kiến thức cơbản về quá trình hình thành, phân bốvà vận động của nước dưới đất.

Trước mắt, Hướng dẫn này ápdụng đối với các Ban quản lý dự án“Nâng cao năng lực đánh giá và quảnlý tài nguyên nước Việt Nam” ở cấpTrung ương và 7 tỉnh thí điểm là HàNam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuậntrong việc triển khai các hoạt độngbảo vệ công trình khai thác nước dưới

đất phục vụ mục đích sinh hoạt đượclựa chọn để thực hiện thí điểm hướngdẫn này.

Hướng dẫn Quan trắc và đánhgiá tài nguyên nước mặt được biênsoạn với mục đích hỗ trợ các tỉnh vàđịa phương trong việc thiết lập trạmquan trắc tài nguyên nước mặt cũngnhư trong đánh giá tài nguyên nướcmặt các lưu vực sông, hồ trên địa bàncủa tỉnh.

Hướng dẫn Quan trắc và đánhgiá tài nguyên nước dưới đất làmột tài liệu hướng dẫn được sử dụnglàm tài liệu tham khảo khi thiết kế,xây dựng, vận hành các mạng quantrắc và đánh giá tài nguyên nướcdưới đất.�

Page 10: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[10]

HO�T Đ�NG QU�N LÝ

Trong đó, chiếm số lượng nhiều

nhất là các giếng khoan do

người dân tự khai thác với số

lượng gần 59.000 giếng, tiêp theo là

các công trình do Nhà nước và Quốc tế

tài trợ khoan giếng cho người dân với

hơn 16.000 giếng. Còn lại là các giếng

do Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc

Trăng, Chi cục Phát triển nông thôn và

1 số cơ sở sản xuất kinh doanh khai

thác và sử dụng. Nguồn nước dưới đất

ngoài mục đích khai thác sử dụng cho

sinh hoạt còn được người dân khai thác

sử dụng phục vụ cho mục đích sản

xuất công nghiệp, nông nghiệp (trồng

hành tím, trồng màu khác tại Vĩnh

Châu, trồng mía Cù Lao Dung,…) và

nuôi trồng thủy sản.

Việc khai thác nước dưới đất với số

lượng lớn có thể gây nhiều ảnh hưởng

tiêu cực đến môi trường. Trong đó có

thể kể đến những tác động chính như

sau:

- Hạ thấp mực nước ngầm: Khi khai

thác nước ngầm sẽ tạo ra các phễu hạ

thấp mực nước cục bộ quanh giếng.

Các phễu này sẽ phát triển to ra khi lưu

lượng khai thác vượt quá sự bổ cập cho

nước dưới đất. Khi khai thác nước

ngầm tại nhiều nơi và vượt quá lượng

bổ cập, các phễu này giao nhau sẽ gây

hạ thấp trên vùng rộng lớn. Hạ thấp

mực nước ngầm là nguyên nhân gây ra

hiện tượng sụt lún mặt đất và suy giảm

chất lượng nước ngầm.

Nguồn nước dưới đất tại địa bàn

tỉnh đang được khai thác một cách tràn

lan (từ đầu những năm 1990-1995),

thiếu thiết kế, quy hoạch hợp lý dẫnđến sự suy giảm mực nước ngầm trêntoàn tỉnh, nghiêm trọng nhất là sự suygiảm mạch nước ngầm tại huyện MỹXuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu dongười dân sử dụng nước để bơm tướiphục vụ trồng trọt và nuôi trồng thủysản.

- Tác động đến chất lượng nướcngầm: Việc khai thác nước dưới đất vớisố lượng lớn, khai thác nước gần biênmặn nước dưới đất đã dẫn đến tìnhtrạng sụt giảm mạch nước ngầm củatỉnh, giảm áp lực nước. Điều này làmgia tăng khả năng thẩm thấu, xâmnhập nước mặn từ bên ngoài vào cáctầng rỗng, gây ra hiện tượng nhiễmmặn tầng nước ngầm. Bên cạnh đó,nhiều giếng nước không còn sử dụnghoặc khai thác không hiệu quả nhưngkhông có biện pháp xử lý hay được xửlý trám lấp không đúng quy định đãlàm gia tăng nguy cơ đưa nguồn ô

nhiễm vào nước ngầm, gây ra hiệntượng ô nhiễm thông tầng mạch nướcngầm.

Trước những tác động tiêu cực đếnmôi trường do khai thác nước dưới đấtquá mức. Trong thời gian tới, cần hạnchế khai thác sử dụng nước dưới đấtđể phục vụ bơm tưới hoặc có giải phápsử dụng nước tưới tiết kiệm, đặc biệttrong những tháng mùa khô do lưulượng nước tiêu thụ lớn, nghiên cứucác phương án hiệu quả để sử dụngnước mặt từ hệ thống Sông Hậu làmnước cấp cho sinh hoạt và sản xuấtnhằm giảm áp lực lên các tầng chứanước. Việc bố trí phát triển các côngtrình khai thác NDĐ mới phải bảo đảmkhông vượt quá trữ lượng có thể khaithác của từng vùng từng tầng chứanước và gắn liền với quy hoạch pháttriển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh vàtrong mối quan hệ chung với các địaphương chung quanh.�

Sóc Trăng: Khai thác nước dưới đấtảnh hưởng đến môi trường

NG�C CHÂU(Phòng TN Nước - Khoáng sản và KTTV)

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, do nguồn nước mặt bị ô nhiễm và nhiễm mặn nên hầuhết người dân đều khai thác nước dưới đất sử dụng. Theo “Quy hoạch khai thác, sửdụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020” tổng số côngtrình khai thác sử dụng NDĐ trong toàn tỉnh khoảng 80.000 giếng.

Page 11: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

[11]BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Những điểm mới quan trọngcủa Luật tài nguyên nước năm 2012 sovới Luật tài nguyên nước năm 1998

Luật tài nguyên nước sô17/2012/QH13 đã bổ sung 39điều mới hoàn toàn về nội dung

và sửa đổi, bổ sung 40 điều của Luậttài nguyên nước năm 1998. Nhữngnội dung mới của Luật được thể hiệnở những chương sau đây:

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG I. NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG BAO GỒM:

- Bổ sung và chỉnh sửa một sốgiải thích từ ngữ nhằm thống nhấttrong thi hành Luật như: "nguồnnước liên tỉnh", "nguồn nước nộitỉnh", “nguồn nước liên quốc gia”,"lưu vực sông liên tỉnh", "lưu vựcsông nội tỉnh" để phân biệt rõ các lưuvực sông và các nguồn nước trongtừng lưu vực sông; "suy thoái nguồnnước", "cạn kiệt nguồn nước" đểphân biệt sự suy giảm về chất lượngnước với sự suy giảm về số lượngnước, “dòng chảy tối thiểu ”, “ngưỡngkhai thác nước dưới đất” v.v....

- Các nguyên tắc, chính sách vềtài nguyên nước được bổ sung, sửađổi nhằm thực hiện chủ trương kinhtế hóa lĩnh vực tài nguyên nước, khaithác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệuquả và thực hiện quản lý tổng hợp,thống nhất tài nguyên nước theo lưuvực sông kết hợp với quản lý theo địabàn hành chính. Nhà nước đầu tư vàcó cơ chế khuyến khích tổ chức, cánhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụngkhoa học, công nghệ tiên tiến đểquản lý, bảo vệ, phát triển các nguồnnước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật để tái sử dụng,xử lý nước mặn, nước lợ thành nướcngọt, thu gom, sử dụng nước mưa,bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôiphục nguồn nước bị ô nhiễm, suy

thoái, cạn kiệt.Nhà nước bảo đảm ngân sách

cho điều tra cơ bản, quy hoạch tàinguyên nước, bảo vệ tài nguyênnước, phòng, chống và khắc phụchậu quả tác hại do nước gây ra.

- Bổ sung các quy định mới về:phổ biến, giáo dục về tài nguyênnước; lấy ý kiến của cộng đồng dâncư và các tổ chức, cá nhân liên quantrong khai thác, sử dụng tài nguyênnước, xả nước thải vào nguồn nước;danh mục lưu vực sông, danh mụcnguồn nước; lưu trữ, sử dụng thôngtin về tài nguyên nước.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG II. ĐIỀU TRA CƠBẢN, CHIẾN LƯỢC, QUYHOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC

Những nội dung quy định tạiChương này là những nội dung mớinhằm thực hiện chủ trương tăngcường công tác điều tra cơ bản,thông tin, dữ liệu về tài nguyên nướcvà quản lý tài nguyên nước theochiến lược, quy hoạch.

- Lần đầu tiên, quy hoạch tổngthể điều tra cơ bản tài nguyên nướcđược quy định nhằm đáp ứng yêucầu xây dựng chiến lược, quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh, quy hoạchvùng, chiến lược tài nguyên nước vàlàm căn cứ cho điều tra cơ bản tàinguyên nước, phục vụ lập quy hoạchtài nguyên nước.

- Quy hoạch tài nguyên nướcgồm 3 loại: Quy hoạch tài nguyênnước chung của cả nước; quy hoạchtài nguyên nước lưu vực sông liêntỉnh, nguồn nước liên tỉnh; quy hoạchtài nguyên nước của tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương. Đối tượng của

quy hoạch là nước mặt, nước dướiđất. Kỳ quy hoạch tài nguyên nước là10 năm và tầm nhìn 20 năm.

Nội dung của các loại quy hoạch,lập, phê duyệt, điều chỉnh, công bốvà tổ chức thực hiện quy hoạch tàinguyên nước là những điều mới đượcquy định trong Luật. Bộ Tài nguyênvà Môi trường có trách nhiệm hướngdẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiệnquy hoạch tài nguyên nước.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG III. BẢO VỆ TÀINGUYÊN NƯỚC

- Chương này bổ sung những quyđịnh mới về các biện pháp phòng,chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệtnguồn nước; các biện pháp ứng phó,khắc phục sự cố ô nhiễm nguôn nướcvà phục hồi các nguồn nước bị ônhiễm, cạn kiệt; quan trắc, giám sáttài nguyên nước; bảo vệ và phát triểnnguồn sinh thủy; bảo đảm sự lưuthông của dòng chảy nhằm tăngcường các biện pháp phòng chống ônhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồnnước và bảo vệ các dòng sông; hànhlang bảo vệ nguồn nước.

- Chỉnh sửa, bổ sung một số nộidung quy định về bảo vệ nước dướiđất; xả nước thải vào nguồn nước vàquyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhânđược cấp giấy phép xả nước thải vàonguồn nước nhằm tăng cường cácbiện pháp bảo vệ nước dưới đất, quảnlý các hoạt động xả nước thải vàonguồn nước.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG IV. KHAI THÁC,SỬ DỤNG TÀI NGUYÊNNƯỚC

- Bổ sung những quy định mớivề: sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Page 12: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[12]

hạn chế thất thoát nước trong các hệthống cấp nước; ưu đãi đối với hoạtđộng sử dụng nước tiết kiệm, hiệuquả; phát triển khoa học, công nghệsử dụng nước tiết kiệm, hiệu quảnhằm thực hiện chủ trương chốnglãng phí trong khai thác, sử dụng tàinguyên nước.

- Bổ sung các quy định về quyhoạch, xây dựng và khai thác, sửdụng nước của hồ chứa; quy trình vậnhành hồ chứa trên lưu vực sông nhằmkhai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quảtài nguyên nước.

- Chỉnh sửa, bổ sung một số nộidung quy định về chuyển nước lưuvực sông; điều hòa, phân phối tàinguyên nước; thăm dò, khai thácnước dưới đất và các quy định vềkhai thác, sử dụng nước cho sinhhoạt, nông nghiệp, sản xuất muối vànuôi trồng thuỷ, hải sản, côngnghiệp, thuỷ điện, giao thông thuỷ vàcác mục đích khác.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG V. PHÒNG,CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬUQUẢ TÁC HẠI DO NƯỚCGÂY RA

Chương này bao gồm nhiều nộidung mới, trong đó tập trung quy địnhvề phòng, chống và khắc phục hậuquả tác hại do nước gây ra có liênquan trực tiếp tới hoạt động của conngười như: phòng, chống hạn hán, lũ,lụt, ngập úng nhân tạo từ việc vậnhành hồ chứa; phòng, chống xâmnhập mặn; phòng, chống sụt, lún đất;phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông...Đối với việc phòng, chống và khắcphục hậu quả tác hại của lũ, lụt, nướcbiển dâng, mưa đá, mưa axít và cáctác hại thiên tai khác do nước gây rađược thực hiện theo quy định củapháp luật về đê điều, phòng, chốnglụt, bão và các quy định khác củapháp luật có liên quan.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG VI. TÀI CHÍNH VỀTÀI NGUYÊN NƯỚC

Đây là một chương mới hoàn toàn

so với Luật Tài nguyên nước năm1998 khi lần đầu tiên tài nguyên nướcđược coi là tài sản, quy định tiền cấpquyền khai thác tài nguyên nước.Tương tự như đối với đất đai vàkhoáng sản, tài nguyên nước là tài sảnthuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nướcđại diện chủ sở hữu. Nhà nước cóquyền hưởng lợi khi cấp quyền khaithác cho các tổ chức, cá nhân. Tiềncấp quyền khai thác tài nguyên nướckhác với thuế tài nguyên, phí và lệ cấpgiấy phép. Đó là khoản thu của chủ sởhữu khi cho các chủ thể khác sử dụngtài sản của mình tương tự như khoángsản, đất đai. Hơn nữa, việc thu tiềncấp quyền khai thác tài nguyên nướccũng làm cho các tổ chức, cá nhân khisử dụng nước có ý thức sử dụng tiếtkiệm, hiệu quả.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG VII. QUAN HỆQUỐC TẾ VỀ TÀI NGUYÊNNƯỚC

Nội dung tại Chương này về cơbản kế thừa các quy định của Luậtnăm 1998, có bổ sung trách nhiệmcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủyban nhân dân các cấp tại vùng biêngiới có nguồn nước liên quốc gia chảyqua trong việc theo dõi, giám sát, tổnghợp tình hình về các nguồn nước liênquốc gia, kịp thời báo cáo Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp trêntrực tiếp xử lý các vấn đề nhằm bảođảm quyền và lợi ích của Việt Nam.Nhà nước Việt Nam chủ động thamgia các tổ chức quốc tế về tài nguyênnước nhằm thúc đẩy hợp tác, khaithác, sử dụng và phát triển bền vữngnguồn nước liên quốc gia.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG VIII. TRÁCHNHIỆM QUẢN LÝ TÀINGUYÊN NƯỚC

Chương này đã quy định cụ thểhơn rất nhiều so với Luật tài nguyênnước năm 1998 về trách nhiệm của BộTài nguyên và Môi trường, Ủy bannhân dân các cấp trong quản lý nhànước về tài nguyên nước.

Bổ sung quy định về việc điều phốilưu vực sông nhằm tăng cường tráchnhiệm phối hợp để điều phối, giám sátcác hoạt động khai thác, sử dụng, bảovệ tài nguyên nước và phòng, chốngtác hại do nước gây ra bảo đảm tínhhệ thống, thống nhất của tài nguyênnước trên lưu vực sông và huy độngsự tham gia của các bộ, ngành, địaphương liên quan trong việc giải quyếtnhững vấn đề về tài nguyên nướctrong khuôn khổ lưu vực sông.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG IX. THANH TRACHUYÊN NGÀNH TÀINGUYÊN NƯỚC, GIẢIQUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀINGUYÊN NƯỚC

Chương này đã dành một điều quyđịnh về giải quyết tranh chấp về tàinguyên nước, trong đó Ủy ban nhândân câp xã tổ chức hoà giải các tranhchấp về tài nguyên nước trên địa bànkhi có đề nghị của các bên tranh chấp.Thẩm quyền giải quyết của Ủy bannhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, Bộ Tàinguyên và Môi trường được quy địnhkhá rõ.

Đối với yêu cầu về bồi thườngthiệt hại liên quan đến giải quyết tranhchấp về tài nguyên nước được thựchiện theo quy định của pháp luật vềdân sự và pháp luật về trách nhiệmbồi thường của nhà nước.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONGCHƯƠNG X. ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Điểm mới của Chương này quyđịnh tổ chức, cá nhân đang thực hiệnkhai thác tài nguyên nước phải nộptiền cấp quyền khai thác tài nguyênnước theo quy định của Luật này đốivới phần còn lại của thời hạn ghi tronggiấy phép. Kể từ ngày 01 tháng 01năm 2013, các tổ chức, cá nhân cógiấy phép về tài nguyên nước phảinộp tiền cấp quyền khai thác tàinguyên nước.

Luật đã bỏ quy định về áp dụngLuật tài nguyên nước đối với tổ chức,cá nhân nước ngoài.�

NGHIÊN C�U - TH�O LU�N

Page 13: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [13]

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cóbài phát biểu quan trọng tại APEC

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Ngay 7/9, tại Vladivostok đã diễnra Hội nghị Thượng đỉnh doanhnghiệp APEC 2012 (CEO Sum-

mit) với chủ đề “Xử lý thách thức, mởrộng khả năng hợp tác”. Đây là Hộinghị quan trọng trong khuôn khổ tuầnlễ APEC 2012, nơi gặp gỡ của các nhàlãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu khuvực nhằm thảo luận tìm kiếm cơ hộihợp tác giữa các thành viên trong khuvực. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làmột trong 10 nhà Lãnh đạo APEC đượcmời tham dự và phát biểu tại Hội nghị.Chủ tịch nước đã có bài phát biểu quantrọng dẫn đề tại phiên thảo luận về“Nước - Nguồn tài nguyên chiến lượctoàn cầu mới”. Chúng tôi xin trân trọnggiới thiệu toàn văn bài phát biểu củaChủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Thưa Ngài Chủ tọa, Thưa các Quý vị,Tôi rất hân hạnh và vui mừng cùng

Ngài Tổng thống Chile Sebastian Pin-era, Chủ tịch tập đoàn Pepsi ông Bebavà Giám đốc điều hành Cơ quan nguồnnước quốc gia của Singapore cùng traođổi với các Quý vị ngày hôm nay. Phiênthảo luận của chúng ta về chủ đề"Nước - Nguồn tài nguyên chiến lượctoàn cầu mới" vào thời điểm hiện nay làrất phù hợp và cấp thiết đối với Diễnđàn APEC, thể hiện sự đóng góp tráchnhiệm, thiết thực đối với các nỗ lựcchung của cộng đồng quốc tế.

Nước sạch đang ngày càng trở thànhmột tài nguyên chiến lược khan hiếmtoàn cầu, không chỉ tác động phát triểnkinh tế mà còn ảnh hưởng môi trường anninh của nhiều quốc gia, nhiều châu lụctrên thế giới. Sẽ không quá phóng đạihay quá sớm khi cho rằng “Tài nguyênnước của thế kỷ 21 giống như dầu lửacủa các thế kỷ 19 và 20”. Do đó, đã đếnlúc cần phải có cách tiếp cận toàn diện vàdành sự quan tâm đầy đủ đối với vấn đềkhai thác, sử dụng và quản lý bềnvữngtài nguyên nước trên toàn thế giới.

Thưa các Quý vị,Các thách thức liên quan đến

nguồn nước đã tồn tại xuyên suốt lịchsử phát triển của nhân loại, nhưng hơnbao giờ hết, các vấn đề này lại trở nêncấp bách, mang tính chiến lược và trênquy mô toàn cầu như ngày nay.

Trước hết, đó là vì nguồn nước tácđộng trực tiếp chất lượng cuộc sống.Như chúng ta đều biết, dân số thế giớikhông ngừng tăng nhanh, kéo theonhu cầu về nguồn nước, lương thực vànăng lượng gia tăng mạnh mẽ. Khoảng1/3 tổng số các quốc gia trên thế giớiđang sống ở những vùng khan hiếmnước, và dự báo đến năm 2015, số cácquốc gia thiếu nước sẽ chiếm 2/3 thếgiới với 2 tỉ dân.

Thứ hai, nguồn nước chịu tác độngmạnh của biến đổi khí hậu. Những diễnbiến bất thường của thiên tai với quymô và cường độ ngày càng gia tăngđang làm cho vấn đề nguồn nước trởnên phức tạp và khó lường, nhiềunguồn nước cạn kiệt. Không phải ngẫunhiên mà Liên Hợp Quốc chọn “Nướcvà An ninh lương thực” làm chủ đề chongày Nước thế giới năm 2012.

Thứ ba, những hoạt động kinh tế -

xã hội của con người, đặc biệt quá trìnhcông nghiệp hóa và đô thị hóa, đangtác động tiêu cực tới các nguồn nước.Tình trạng ô nhiễm nguồn nước lànguyên nhân của nhiều dịch bệnh.Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc vềCác mục tiêu phát triển Thiên niên kỷnăm 2012, vẫn còn khoảng 11% dânsố thế giới, tương đương khoảng 780triệu người, không được tiếp cận vớinước sạch.

Bên cạnh đó, căng thẳng về nguồnnước đe dọa tăng trưởng kinh tế củanhiều nước và tiềm ẩn những nguy cơtranh chấp, nhất là trong bối cảnh cácquốc gia đẩy nhanh phát triển kinh tế.Hiện có khoảng 150 quốc gia trên thếgiới đang chia sẻ và sử dụng chung cácnguồn nước. Tình trạng xây đập, điềuchỉnh dòng nước chảy xuống hạ lưucủa một số nước ở thượng nguồn làvấn đề gây quan ngại cho nhiều quốcgia, tiềm ẩn tác động quan hệ giữa cácnước liên quan.

Thưa các Quý vị,Có thể nói rằng, khu vực châu Á -

Thái Bình Dương là một khu vực điểnhình phải đối phó với các thách thức vềnguồn nước trong tương lai gần. Tuy

Page 14: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[14]

chiếm tới 60% dân số thế giới, có tốcđộ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóacao nhất thế giới, song khu vực chúngta chỉ có được 35% lượng tài nguyênnước toàn cầu. Sự khan hiếm nước làmối đe dọa lớn đối với việc bảo đảman ninh lương thực ở khu vực, khi màhiện nay, 2/3 tổng số người bị đói trênthế giới sống ở Châu Á –Thái Bình Dương. Khu vựcchúng ta lại hứng chịukhoảng 70% thiên tai trênthế giới, nhất là lũ lụt, hạnhán, động đất, nước biểndâng..., dẫn đến tìnhtrạngsuy giảm chất lượngnước và ảnh hưởng lớn tớicác nỗ lực xóa đói giảmnghèo của nhiều quốc gia.

Cũng như nhiều nướctrong khu vực, Việt Namđang phải đối mặt vớinhiều thách thức liên quanđến nguồn nước. Một mặt, nguồnnước, kể cả nước sông, nước ngầm, ởnhiều nơi suy giảm nghiêm trọng; mặtkhác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng,triều cường, sạt lở bờ biển ngày càngtrầm trọng... Việc quản lý và sử dụnghiệu quả nguồn nước sông Mê Côngcũng đang là vấn đề cấp bách, tácđộng trực tiếp đến vựa lúa lớn nhấtcủa Việt Nam.

Để ứng phó hiệu quả với cácthách thức trên và nhận thức rõ tráchnhiệm là một trong những quốc giacung ứng nông sản lớn trên thế giới,chúng tôi đề cao việc bảo vệ và quảnlý nguồn nước và coi đây là một nộihàm quan trọng của "Chiến lược pháttriển bền vững của Việt Nam giai đoạn2011 – 2020" và đang triển khai"Chiến lược quốc gia về tài nguyênnước đến năm 2020".

Đồng thời, Việt Nam nỗ lực đónggóp trên mọi tầng nấc hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực này, từ khuôn khổ songphương, tiểu vùng, liên khu vực vàtoàn cầu. Chúng tôi vừa qua đã đềxuất trong khuôn khổ hợp tác các nướcMê Công với Nhật Bản về "Nghiên cứuviệc sử dụng và phát triển bền vững

sông Mê Công, trong đó có nghiên cứuvề tác động của các đập thủy điện trêndòng chính sông Mê Công"; và cácsáng kiến về quản lý nước ngầm vàquản lý nước mùa hạn trong khuônkhổ hợp tác các nước Mê Công với HoaKỳ. Chúng tôi tích cực tham gia các cơchế hợp tác ASEAN về quản lý nguồn

nước, hợp tác APEC về ứng phó vớithiên tai, đồng sáng kiến Diễn đàn hợptác Á – Âu (ASEM) thúc đẩy hợp tác,trao đổi kinh nghiệm về quản lý nguồnnước giữa các quốc gia ven sông MêCông và Đa-nuýp.

Thưa các Quý vị,Trước những thách thức lớn nêu

trên, để tăng cường hợp tác APEC bảovệ nguồn tài nguyên nước, tôi đề nghịchúng ta cần khẩn trương và quyết liệttriển khai các biện pháp sau:

Một là, việc bảo vệ và quản lý tàinguyên nước cần phải được đặt trongchiến lược phát triển bền vững vàchuyển đổi sang mô hình tăng trưởngcủa từng quốc gia, từng khu vực vàtrên phạm vi toàn cầu. Bởi lẽ, tàinguyên nước ngày nay có mối liênquan chặt chẽ đến phát triển kinh tế -xã hội bền vững của mỗi quốc gia vàthực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷcủa Liên Hợp Quốc.

Hai là, Diễn đàn APEC cần khẩntrương hình thành cơ chế đối thoại vềtài nguyên nước, và cần gắn với Chiếnlược tăng trưởng mới của APEC cũngnhư trụ cột hợp tác về an ninh conngười, an ninh lương thực và ứng phó

với biến đổi khí hậu. Trong đó, chúngta cần đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm,hợp tác trong quản lý, khai thác và sửdụng bền vững các nguồn nước, đặcbiệt nguồn nước đi qua nhiều lãnh thổ,trên nguyên tắc bình đẳng giữa cácquốc gia tiếp cận tài nguyên nước,cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế,

giải quyết các vấn đề xãhội, phòng chống bệnh tậtcho người dân sinh sốngven sông.

Ba là, với tiềm năngkhoa học-công nghệ vàkinh tế của mình, APEChoàn toàn có thể và cầnphát huy vai trò, hỗ trợ vàkết nối các chương trìnhtiểu vùng, khu vực cũngnhư các nỗ lực của cộngđồng quốc tế trong lĩnhvực này. APEC có thểtham gia và hỗ trợ triển

khai Kế hoạch Chiến lược dài hạn củaASEAN về quản lý các nguồn nước,các chương trình của Ủy hội MêCôngvà Hợp tác tiểu vùng Mê Côngmở rộng.

Để hiện thực hóa và triển khai hiệuquả những nỗ lực trên, sự tham gia vàđóng góp của các doanh nghiệp ở khuvực là rất cần thiết, đặc biệt trong việcđầu tư vào nghiên cứu và phát triểnnhằm tiết kiệm và sử dụng hiệu quảnguồn nước, quy trình công nghiệp“sạch”, nâng cao nhận thức cộngđồng, trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp, tham gia vào khâu quản lý,khai thác, phân phối, tái tạo nguồnnước và xử lý nước thải. Các doanhnghiệp cần tiếp tục phát huy hơn nữavai trò trong việc tăng cường đầu tưvào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu vàchuyển giao công nghệ cao nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng nước.

Đây là thời khắc phải hành động!Chúng ta hãy chung tay bảo vệ và quảnlý nước - nguồn tài nguyên chiến lượctoàn cầu mới, đóng góp có trách nhiệmvào việc phát triển bền vững và năngđộng của Châu Á – Thái Bình Dương.

Xin cảm ơn Quý vị.�

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

Page 15: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC [15]

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

NGUYÊN NHÂN XẢY RA CÁCCUỘC CHIẾN TRANH VÀXUNG ĐỘT VÌ NGUỒN NƯỚC

Xung đột trong quá trình quản lý tàinguyên nước thường xảy ra giữa nhiềunhóm đối tượng, nhiều bên liên quantrên các địa bàn khác nhau do lưu vựccác con sông thường trải rộng trênnhiều quốc gia dẫn đến các mẫu thuẫn,xung đột, chiến tranh về sử dụngnguồn nước.

2.1. Thiếu nước Hiện tại, trên thế giới có tới hơn 1,2

tỷ người không được tiếp cận nguồnnước sạch; khoảng 2,4 tỷ người sốngtại các quốc gia khủng hoảng thiếunguồn nước. Trong tương lai gần, vùngĐông Bắc Trung Quốc sẽ trở thànhvùng khô hạn nhất thế giới, điều nàygây ảnh hưởng tới 24 triệu người, thậmchí, năm 2017, Thủ đô Sana của Yemensẽ không có nước.

Vậy, nguyên nhân của thực trạngthiếu nước là do đâu?

Nhu cầu sử dụng nước cao Dân số thế giới tăng nhanh đồng

nghĩa với việc tăng nhu cầu sử dụngnước cho đô thị hóa; cho công nghiệpvà đặc biệt là nước cho sản xuất lươngthực, đảm bảo an ninh lương thực cấpquốc gia và khu vực. Mức sống và điềukiện sống tại các vùng đô thị tăng caođã đóng góp thêm vào nhu cầu sửdụng nước của con người.

Hiệu quả sử dụng nước thấp Nông nghiệp là ngành sử dụng

nước nhiều nhất chiếm đến 70% lượngnước ngọt. Hệ thống thủy lợi trên cácsông chính sử dụng chủ yếu là nướcmặt và hiệu quả sử dụng nước ở hệthống này là rất thấp. Hơn nữa, thủylợi cũng làm thất thoát lớn lượng nướcdo bay hơi, rò rỉ, thấm.

Hiệu quả sử dụng nước trong sinhhoạt cũng còn thấp, đặc biệt là ở cácquốc gia nghèo và đang phát triển. Cáchệ thống cấp nước sinh hoạt thường đãcũ và tỷ lệ thất thoát nước cũng khá cao.

Ngành công nghiệp sử dụngkhoảng 22% tổng số nước ngọt vàđược xem là ngành gây ô nhiễm nguồnnước lớn nhất. Ở các nước đang pháttriển, có tới 70% nước thải công nghiệpbị xả thẳng vào nguồn nước mà khôngqua bất cứ giai đoạn xử lý nào.

Ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nước mặt và các tầng trên

của nước dưới đất là do việc xả nướcthải không qua xử lý từ nông nghiệp,công nghiệp, đô thị, làm cạn kiệtnguồn nước sạch. Thiếu nước sạch làmảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, hệsinh thái, năng suất tài nguyên và chấtlượng cuộc sống, làm tăng tỷ lệ ngườitrên thế giới không được tiếp cận nướcsạch, dẫn đến nhiều dịch bệnh ở ngườivà động vật cũng như tỷ lệ chết ở trẻsơ sinh, ở nhiều nước, con số này lêntới 50%. Điều này là nguyên nhân phátsinh nhiều xung đột giữa chính quyềnvà người dân, giữa người dân vớingười dân.

Sự biến động của tài nguyên Nguyên nhân khan hiếm nguồn

nước còn do chế độ thủy văn vào cácmùa và tại các vùng khác nhau. Tại cácvùng như Trung Đông, Bắc Phi, Nam Álượng mưa dao động khá nhiều giữamùa mưa và mùa khô. Dòng chảy sôngsuối phụ thuộc rất nhiều vào lượngmưa trong năm.

2.2. Nước - tài nguyên thiênnhiên có giá trị kinh tế lớn

Kinh doanh nước sạch đang làngành công nghiệp có doanh thukhổng lồ. Vào thời điểm năm 2000,Fortune cho biết việc cung cấp loại chấtlỏng “mọi người đều cần” và “ngàycàng cần hơn” đang được tư hữu hóatrên khắp thế giới, từ Buenos Aires đếnAtlanta hay Jakarta và tạo ra những cơhội kinh doanh cực kỳ béo bở mang về400 tỷ USD mỗi năm cho các đại giacông nghiệp. Số tiền đó tương đương40% doanh thu ngành dầu mỏ và lớnhơn 33% doanh thu ngành dược phẩmtoàn cầu.

2.3. Quản lý nhà nước về tàinguyên nước còn nhiều hạn chế

Khung thể chế, chính sách chưađầy đủ

Ở nhiều nơi, các thể chế, chínhsách về quản lý tài nguyên nước chưađầy đủ và thiếu tính hài hòa giữa cácngành. Có nhiều ngành cùng tham giaquản lý tài nguyên nước dẫn đến sựchồng chéo và thiếu trách nhiệm. Kỹnăng, năng lực quản lý tài nguyên nước

Các cuộc chiến tranh và xung đột vìnguồn nước - Nguyên nhân và giái pháp

TRNH VN ��IChi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng

Trong lịch sử thế giới, có nhiều cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới phầnlớn đều liên quan đến bảo vệ nguồn nước. Khan hiếm nước trên phạm vi toàncầu đã trở thành vấn đề nóng bỏng hơn bao giờ hết. “Chiến tranh vì nguồnnước” sẽ là điều không thể tránh khỏi trong tương lai, đặt biệt giữa các nướcđang cùng chia sẻ một nguồn nước nếu các quốc gia này không đưa ra được cácgiải pháp ngoại giao hòa bình.

Page 16: TNN So14-2012 (xuat file):Layout 1 - dwrm.gov.vn

BẢN TIN TÀI NGUYÊN NƯỚC[16]

KHOA HC CÔNG NGH - H�P TÁC QU�C T

của các cấp còn yếu. Văn bản, chínhsách, thể chế, chế tài, quy định liênquan đến quản lý tài nguyên nướcchưa được cập nhật liên tục, phù hợpvới nhu cầu hiện tại. Nhiều kẽ hở trongchính sách cũng là nguyên nhân gây racác xung đột. Hệ thống lập pháp cònchậm chạp, quan liêu cho nên nhiều khikhông kịp thời xử lý các xung đột liênquan đến nguồn nước.

Phân cấp trong quản lý còn hạnchế

Với nhu cầu tăng trưởng như hiệnnay, nhiều quốc gia đã nhận thấy tầmquan trọng của việc phân cấp quản lýtài nguyên nước từ đó tăng cường sựtham gia của các bên liên quan ở cáccấp khác nhau trong quá trình raquyết định về tài nguyên nước. Điềuđó là cơ hội cho các bên liên quan từđịa phương tới trung ương thể hiện vaitrò trong quy hoạch và quản lý tàinguyên nước, đồng thời nâng caonhận thức và năng lực cho họ tronggiải quyết các thách thức liên quanđến tài nguyên nước.

Thiếu ngân sách Hầu hết các hoạt động liên quan

đến nước đều do Nhà nước bao cấp,điển hình là thủy lợi. Chi phí vận hànhvà bảo dưỡng hệ thống thủy lợi vượtquá ngân sách của nhiều quốc gia. Cácchi phí liên quan các dịch vụ về tàinguyên nước thu được thấp hơn rấtnhiều so với chi phí thực tế cho dịch vụđấy. Vì vậy, nhiều dịch vụ vẫn phảitrông chờ vào sự bao cấp của nhànước. Ngân sách phân bổ cho quản lýtài nguyên nước thấp hơn rất nhiều sovới nhu cầu đầu tư, nâng cấp, sửa chữacơ sở hạ tầng về tài nguyên nước. Hệquả là thất thoát nước do cơ sở hạ tầngthấp kém lại gia tăng và việc phân bổnước cho các đối tượng sự dụng nướclại không đồng đều.

2.4. Biểu giá nước Người sử dụng thông thường phản

đối việc đưa ra các biểu thuế nước vìhọ cho rằng biểu giá nước sẽ làm tăngchi phí cho các hoạt động của họ.Thậm chí, nhiều người còn cho rằng,nước là của Trời cho vì vậy họ không

phải trả tiền để sử dụng nước. Tuynhiên, cần hiểu rằng, biểu giá nướckhông có nghĩa là mua bán nước màchỉ là một phần chi phí dịch vụ liênquan đến nước.

2.5. Thiếu sự tham gia của cácđối tượng sử dụng nước

Có lẽ một trong những nguyênnhân gây ra các xung đột giữa cácngành sử dụng nước đó là việc đốitượng sử dụng nước không được trựctiếp tham gia trong các quá trình raquyết định hay trong các hoạt động cóliên quan. Phổ biến nhất là sự tham giacủa người dân trong việc vận hành vàduy trì hệ thống kênh mương thủy lợi.

2.6. Các điều kiện kinh tế xãhội

Các điều kiện kinh tế xã hội đóngvai trò vô cùng quan trọng trong việcgia tăng mâu thuẫn, xung đột. Ví dụ,thất nghiệp khiến cho mọi người, đặcbiệt là thanh niên, tỏ ra bất mãn với xãhội. Khi bất mãn, thanh niên dễ bị kíchđộng và có những hành xử không đángcó cho dù là với mâu thuẫn rất nhỏ.

2.7. Nhận thức cộng đồng thấp Nhận thức của cộng đồng được

xem là công cụ hữu hiệu trong việc bảotồn, gìn giữ và sử dụng tiết kiệm nguồnnước cũng như hạn chế tối đã các xungđột liên quan đến nước. Tuy nhiên, nếunhận thức của cộng đồng thấp, đi kèmvới việc hạn chế cung cấp thông tinchính xác và đầy đủ thì thái độ hayhành vi ứng xử của cộng đồng rất dễ bịlệch lạc. Những lời đồn thổi, nhữngthông tin sai lệch đều có thể là nguyênnhân gây ra các xung đột, mâu thuẫngiữa các nhóm cộng đồng.

GIẢI PHÁP CHO CÁC CUỘCCHIẾN TRANH, XUNG ĐỘTVÌ NGUỒN NƯỚC

3.1. Phổ biến rộng rãi hơn nữakhái niệm “Quyền con người về sửdụng nước”

Sau hơn 15 năm tranh luận, cuốitháng 7-2010, Đại Hội đồng Liên HợpQuốc đã bỏ phiếu công nhận tiếp cậnnước sạch và điều kiện sống hợp vệsinh là một trong những quyền căn bản

của con người, với 122 phiếu ủng hộ,

44 phiếu trắng và 0 phiếu trống. Đó là

một sự công nhận khá muộn màng vì

nhiều quyền cơ bản của con người

được công nhận trước đó không thể

tồn tại nếu không có nước. Chẳng hạn

quyền được sống: Có người được xác

nhận nhịn ăn suốt 2 tháng trời mà

không chết, nhưng không ai có thể

sống mà không uống nước trong vòng

3-4 ngày. Hoặc quyền được ăn -

khoảng 1/3 hoạt động sản xuất lương

thực trên thế giới cần đến việc tưới

tiêu... Cho đến nay, việc thiếu tiếp cận

nước sạch là vi phạm nhân quyền lớn

nhất trên thế giới.

3.2. Xây dựng những thỏa

thuận về sử dụng tài nguyên nước

có hiệu lực pháp lý rộng và cao

hơn nữa

Daniel Zimmer – giám đốc của Hội

đồng Nước thế giới (WWC) nhận định

“Nước suy cho cùng là một nguyên

nhân của hợp tác hơn là chiến tranh. Vì

nó quá thiết yếu đến nỗi bạn không thể

chiếm đoạt nó bằng chiến tranh”. Vì

thế, thay vì việc tranh chấp, đã xuất

hiện ngày càng nhiều các thỏa thuận

sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên

quý giá này. Hiện tại, các quốc gia ở

châu Âu đang có tới 175 Hiệp ước

trong việc sử dụng nguồn tài nguyên

chung ở 4 con sông. Châu Phi có 12

con sông sử dụng chung và 34 Hiệp

ước. Ở châu Á, 45 quốc gia đã có 31

Hiệp ước được ký kết về sử dụng tài

nguyên ở 5 con sông lớn. Có tới 48 Ủy

ban hợp tác về sử dụng chung nguồn

nước các con sông ở châu Âu, 23 ở Mỹ,

10 ở châu Phi và 9 ở châu Á.

Chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn

nữa việc mở rộng không gian ký kết

các hiệp ước, tổ chức quản lý chung

liên quan đến khai thác, sử dụng

nguồn tài nguyên nước ở những khu

vực còn tranh chấp, đồng thời, tăng

cường hiệu quả, tính pháp lý của

những hiệp ước.�