31
TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NAM ____________________________ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________________ Số: 120 /BC-CTK Quảng Nam, ngày 20 tháng 3 năm 2020 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM THÁNG 3 VÀ QUÝ I NĂM 2020 Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; trong quý I, các ngành, các địa phương đã tập trung triển khai những nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2020, chuẩn bị tốt các hoạt động đón tết Nguyên đán Canh Tý, đồng thời tập trung các biện pháp trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó các ngành, các địa phương đã có những giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, khơi thông các dòng vốn đầu tư, phát động phong trào khởi nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính... cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 3 tháng đầu năm 2020 tương đối ổn định, tình hình dịch bệnh được kiểm soát ; bảo đảm an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng được tăng cường. Sơ bộ đánh giá tình hình KTXH 3 tháng đầu năm 2020 đạt được những kết quả cụ thể như sau: 1. Đầu tư và xây dựng Tình hình vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh trong quý I năm 2020 gặp nhiều khó khăn, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Cơ chế chính sách của các cấp chính quyền có nhiều thay đổi theo hướng tích cực cho hoạt động đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại vướng mắc trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai, lập thủ tục đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công của các công trình/dự án. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của các dự án. Bên cạnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục... nên doanh nghiệp thận trọng trong đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong quý I năm 2020 vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện khoảng 5.418 tỷ đồng, giảm 31,6% so với quý trước và giảm 18,1% so cùng kỳ. Trong đó: Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý ước đạt 1.562 tỷ đồng (- 31,5%; -5,8%); nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước (bao gồm vốn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ dân cư) ước thực hiện

TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NAM ____________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________________

Số: 120 /BC-CTK Quảng Nam, ngày 20 tháng 3 năm 2020

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM

THÁNG 3 VÀ QUÝ I NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự

toán ngân sách nhà nước năm 2020, Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày

17/12/2019 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;

trong quý I, các ngành, các địa phương đã tập trung triển khai những nhiệm vụ

và chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2020, chuẩn bị tốt các hoạt động đón tết

Nguyên đán Canh Tý, đồng thời tập trung các biện pháp trong công tác phòng,

chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó các ngành, các địa phương

đã có những giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh

tế phát triển, khơi thông các dòng vốn đầu tư, phát động phong trào khởi

nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính... cùng với sự nỗ lực của các

doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 3 tháng

đầu năm 2020 tương đối ổn định, tình hình dịch bệnh được kiểm soát; bảo đảm

an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng được tăng cường. Sơ bộ đánh giá tình hình

KTXH 3 tháng đầu năm 2020 đạt được những kết quả cụ thể như sau:

1. Đầu tư và xây dựng

Tình hình vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh trong quý I năm 2020 gặp

nhiều khó khăn, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh đã phần nào

ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Cơ chế chính sách của các cấp chính

quyền có nhiều thay đổi theo hướng tích cực cho hoạt động đầu tư nhưng vẫn

còn tồn tại vướng mắc trong thời gian qua làm ảnh hưởng đến kế hoạch triển

khai, lập thủ tục đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công của các công trình/dự án.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp,

ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của các dự án. Bên cạnh dịch bệnh viêm

đường hô hấp cấp Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh

ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục... nên doanh nghiệp thận trọng

trong đầu tư sản xuất kinh doanh.

Trong quý I năm 2020 vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện khoảng

5.418 tỷ đồng, giảm 31,6% so với quý trước và giảm 18,1% so cùng kỳ. Trong

đó: Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý ước đạt 1.562 tỷ đồng (-

31,5%; -5,8%); nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước (bao gồm vốn

của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước và hộ dân cư) ước thực hiện

Page 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

2

1.751 tỷ đồng (-51%; -50,6%); nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực

hiện 2.105 tỷ đồng (+2,2%; +49,5%).

Các công trình, dự án chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII được

tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện như: dự án cải thiện môi trường đô thị Chu

Lai - Núi Thành (tổng vốn đầu tư 955 tỷ đồng); dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp

và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò TP Hội An (850 tỷ đồng); dự án hệ thống

thoát nước và vệ sinh môi trường khu đô thị Núi Thành (308 tỷ đồng),...

* Tình hình giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước: theo số liệu Kho

bạc nhà nước, tính đến cuối tháng 02/2020 các dự án thuộc nguồn vốn do địa

phương quản lý đã giải ngân đạt 6,66% kế hoạch. Cụ thể: (1) nguồn vốn đầu tư

trong cân đối ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sư

dụng đất, xổ số kiến thiết) giải ngân đạt 12,76% kế hoạch (trong đó nguồn vốn

cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh quản lý giải ngân đạt 4,3%; cấp huyện

đạt 12,4%; cấp xã đạt 68,1%); (2) nguồn vốn từ ngân sách trung ương đã giải

ngân 4,5%. Trong đó: vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia đã

giải ngân 3,66% kế hoạch; vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu đã giải

ngân 3,88% kế hoạch; vốn nước ngoài chỉ mới giải ngân đạt 1,18% kế hoạch;

vốn bổ sung ngoài kế hoạch được giao đã giải ngân 16,57%.

* Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: từ đầu năm 2020

đến nay, tỉnh Quảng Nam đã cấp mới 03 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với

tổng vốn đăng ký đầu tư 17 triệu USD. Trong 03 dự án cấp mới có 01 dự án

ngành công nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư 2 triệu USD; 02 dự án dịch vụ

với tổng vốn đăng ký đầu tư là 15 triệu USD. Tổng số dự án FDI còn hiệu lực

trên địa bàn tỉnh tính đến nay là 194 dự án với tổng vốn đăng ký 5,92 tỷ USD,

lĩnh vực đầu tư chủ yếu ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ du lịch.

Trong tổng số 194 dự án thì ngoài Khu công nghiệp và Khu kinh tế mở Chu Lai

với 102 dự án, tổng vốn đăng ký 554 triệu USD; Ban quản lý Khu kinh tế mở

Chu Lai với 52 dự án, tổng vốn đăng ký 4,8 tỷ USD; Ban quản lý các Khu công

nghiệp 40 dự án với tổng vốn đăng ký 568 triệu USD.

2. Tình hình đăng ký hoạt động của doanh nghiệp

Trong tháng 3/2020, số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới là

68DN với số vốn đăng ký gần 476 tỷ đồng. Số doanh nghiệp gưi thông báo tạm

ngừng hoạt động là 13DN. Số DN giải thể là 05DN. Đã cấp giấy chứng nhận

đăng ký hoạt động cho 03 chi nhánh.

Tính chung 3 tháng đầu năm số DN đăng ký thành lập mới là 283 DN với

số vốn đăng ký là 2.339,3 tỷ đồng, chỉ bằng 90,1% số lượng DN và bằng 66,8%

số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tổng số DN gưi thông báo tạm ngừng

hoạt động là 238DN. Số Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký là

156DN, trong đó giải thể 33DN. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 03

chi nhánh.

Page 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

3

3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

3.1. Sản xuất nông nghiệp

3.1.1. Trồng trọt

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt trong quý I/2020 là gieo trồng

và chăm sóc cây hàng năm vụ Đông Xuân. Cả tỉnh đã gieo trồng được gần 77,8

nghìn ha, bằng 99,8% (-127 ha) so với cùng vụ năm trước, trong đó: nhóm cây

lương thực có hạt 46,9 nghìn ha, bằng 99,2% (-355 ha); nhóm cây chất bột có củ

8,5 nghìn ha, bằng 94,5% (-496 ha); nhóm cây có hạt chứa dầu 8,56 nghìn ha,

tăng 1,4% (+122 ha); nhóm cây rau, đậu và các loại hoa gần 10 nghìn ha, tăng

3,4% (+326 ha); nhóm cây gia vị và dược liệu 1,2 nghìn ha, tăng trên 9% (+100

ha); nhóm cây hàng năm khác 2,25 nghìn ha, tăng 5,7% (+123 ha);...

Vụ Đông Xuân năm nay, cả tỉnh gieo cấy được 41.941 ha lúa, giảm 264

ha (-0,6%) so với cùng vụ năm trước. Diện tích lúa thấp hơn so với cùng vụ năm

2019 chủ yếu do chuyển đổi cây trồng 56 ha; chuyển sang mục đích khác 14 ha;

bỏ hoang không sản xuất 194 ha (Núi Thành: 70,9 ha, Điện Bàn: 65,7 ha, Tam

Kỳ: 39,4 ha; Duy Xuyên: 18 ha). Nhìn chung, thời tiết nắng ấm cùng nguồn

nước tưới đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển

tốt. Hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn đứng cái - làm đòng, lúa trà sớm đã

trổ (trên 3.000 ha).

Cùng với việc chăm sóc lúa Đông Xuân, tính đến trung tuần tháng 3, cả

tỉnh gieo trồng được 5.150 ha ngô, bằng 101,0% (+50 ha) so với cùng kỳ năm

trước; 1.270 ha khoai lang, bằng 90,7% (-130 ha); 8.269 ha lạc, bằng 101,2%

(+100 ha); 8.000 ha rau đậu các loại, bằng 102,6% (+200 ha).

* Tình hình sâu bệnh: các đối tượng nổi lên như chuột (diện tích nhiễm

550 ha); bệnh đạo ôn lá - cổ lá (407 ha); bệnh khô vằn (74 ha); đạo ôn cổ bông

(3 ha) trên lúa trước trời và lúa chính vụ; sâu cuốn lá phát sinh diện rộng (43

ha); rầy nâu - rầy lưng trắng gây hại cục bộ; bọ trĩ trên lúa sạ muộn;... Các đối

tượng trên tiếp tục gây hại trong thời gian đến (đáng chú ý: rầy nâu, rầy lưng

trắng, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn trên lúa đòng - trổ).

Trong quý I/2020, một số cây lâu năm đã cho thu hoạch, trong đó: sản

lượng chuối ước tính đạt 16 nghìn tấn, tăng 3,2% (+500 tấn) so với cùng kỳ năm

trước; dứa đạt 7,5 nghìn tấn, tăng 2,7% (+200 tấn); bưởi đạt 800 tấn, tăng 2,6%

(+20 tấn); xoài đạt 260 tấn, tăng 4,0%; chè đạt 700 tấn, tăng 1,4%; cao su đạt

1.200 tấn, tăng 2,6% (+30 tấn);...

3.1.2. Chăn nuôi

Chăn nuôi trâu, bò hiện nay trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm do nhu cầu

cày, kéo không nhiều; diện tích chăn dắt bị thu hẹp; chăn nuôi kém hiệu quả nên

người nuôi có xu hướng chuyển dần sang các ngành nghề khác. Đàn trâu cả tỉnh

ước đạt 61,5 nghìn con, giảm 1,6% (-1,0 nghìn con); đàn bò ổn định ở mức trên

Page 4: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

4

171 nghìn con, tăng 0,6% (+1,1 nghìn con) so cùng kỳ năm 2019; đàn lợn hiện có

225 nghìn con, giảm 48,7% so cùng kỳ năm 2019; tập trung chủ yếu ở các huyện

đồng bằng chiếm 67% tổng đàn; quy mô sản xuất hàng hoá mới chiếm gần 10%

tổng đàn.

Tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục được kiểm soát nhưng vẫn

còn tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch nhất là ở những địa phương có tổng đàn lớn,

mật độ chăn nuôi cao nên người dân chưa tái đàn trở lại. Tính đến ngày

10/3/2020 trên địa bàn tỉnh còn 17.492 hộ, 217 thôn, 61 xã, phường ở 11 huyện, thị

xã, thành phố có bệnh DTLCP chưa qua 30 ngày (tổng số lợn tiêu hủy là 152,7

nghìn con, trọng lượng tiêu hủy 9,1 nghìn tấn); đã có 05 địa phương1 công bố hết

dịch và 2 huyện (Đông Giang, Tây Giang) không phát sinh dịch bệnh. Bệnh lở

mồm long móng xảy ra rải rác nhưng đã được chính quyền địa phương và ngành

chuyên môn phát hiện xư lý kịp thời, không lây lan thành dịch.

Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, thị

trường tiêu thụ ổn định, người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô tổng đàn.

Tổng đàn gia cầm ước đạt 7,95 triệu con, tăng 7,4% (+550 nghìn con) so với

cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà có 6,28 triệu con, tăng 10,1% (+575 nghìn

con). Tuy nhiên chăn nuôi gà của tỉnh chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, quy mô

nhỏ; chăn nuôi quy mô lớn tập trung phát triển còn chậm.

3.2. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong quý I/2020 tập trung chủ yếu vào trồng rừng,

chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng và bảo vệ rừng. Diện tích rừng trồng tập

trung 3 tháng đầu năm ước đạt 2.380 ha, tăng 3,5% (+80 ha) so với cùng kỳ năm

2019; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 3,25 triệu cây, tăng 2,5% (+80

nghìn cây); sản lượng gỗ khai thác 165 nghìn m3, tăng 5,4% (+8,5 nghìn m3); củi

136 nghìn ste, giảm 2,2% (-3 nghìn ste);...

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và PCCC rừng được triển khai

ngay từ đầu năm. Hiện ngành Lâm nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương

thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, tăng cường

các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng góp phần ngăn

chặn và kiểm soát tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tính chung 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ chặt phá rừng, diện

tích thiệt hại 2,37 ha.

3.3. Thuỷ sản

Trong quý I năm 2020, các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản được

duy trì, ngư dân đóng nhiều tàu có công suất lớn vươn khơi bám biển, bên cạnh

đó giá các loại thủy sản ổn định ở mức cao trong cả hai lĩnh vực khai thác và

nuôi trồng nên nhiều hộ sản xuất thủy sản có lãi. Tổng sản lượng thủy sản trong 1 Bao gồm: thành phố Hội An và các huyện Nam Trà My, Núi Thành, Bắc Trà My, Nam Giang.

Page 5: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

5

quý I đạt 22.000 tấn, tăng 4,1% (+876 tấn) so với cùng kỳ năm trước, trong đó:

sản lượng khai thác đạt 18.360 tấn, tăng 4,6% (+807 tấn); sản lượng nuôi trồng

đạt 3.640 tấn, tăng 1,9% (+ 69 tấn).

3.3.1. Khai thác

Sản lượng khai thác biển tháng 3 năm 2020 đạt trên 7.500 tấn, cộng dồn 3

tháng đầu năm đạt 17.730 tấn, bằng 104,6% (+782 tấn) so với cùng kỳ năm

trước, trong đó: sản lượng cá đạt 11.794 tấn, tăng 4,6 %; sản lượng tôm đạt 130

tấn, tăng 5,7%; sản lượng thủy sản khác đạt 5.806 tấn, tăng 4,6%.

Toàn tỉnh có 31 cơ sở đóng sưa tàu cá lớn, nhỏ trong đó có 14 cơ sở đủ

điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá. Nhìn chung, các cơ sở đóng, sưa tàu cá

trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu đóng, sưa tàu cá của ngư dân Quảng

Nam. Theo năng lực sản xuất; các cơ sở này hàng năm, đóng, sưa chữa tàu cá

được trên 1.500 lượt phương tiện.

3.3.2. Nuôi trồng

Hiện nay các vùng nuôi tôm trong tỉnh đã thả nuôi trên 1.110 ha, giảm 10

ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nuôi tôm thẻ lót bạt ven biển người dân

đã duy trì diện tích như năm trước 250 ha2; nuôi tôm vùng triều trên 860 ha,

giảm 1,15% (-10 ha). Trong những tháng đầu năm 2020, bệnh trên tôm nuôi

diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho người nuôi, nhất là bệnh do virus gây ra

làm tôm chết rất nhanh trên 191 ha (bệnh do virus đốm trắng 3,48 ha, bệnh do vi

bào tư trùng 0,15 ha, bệnh do thay đổi các yếu tố môi trường 187,4 ha).

Nuôi cá lồng trên sông nước mặn, lợ đạt khoảng 1.200 lồng; nuôi cá lồng

nước ngọt gần 500 lồng chủ yếu tại các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện và trên

sông Tam Kỳ. Diện tích nuôi cá nước ngọt đạt 4.800 ha, tăng 1% (+50 ha) so

với cùng kỳ năm trước, với hình thức nuôi chủ yếu là đánh tỉa, thả bù, đối tượng

nuôi hiện nay là trắm cỏ, trôi, mè, chép, rô phi, cá chim trắng, cá trê lai,... Sản

lượng thu hoạch ước đạt 1.750 tấn, tăng 5,4% (+90 tấn) so với cùng kỳ 2019.

Toàn tỉnh hiện có 41 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống; 02 cơ sở sản xuất

giống cá nước ngọt; 36 cơ sở sản xuất tôm sú và ương nuôi giống tôm thẻ; 03

công ty sản xuất giống thủy sản nước mặn lợ tại Hạ tầng Khu sản xuất và kiểm

định giống thủy sản tập trung tại Bình Nam, huyện Thăng Bình hiện đang đầu tư

xây dựng, với diện tích sản xuất trên 13 ha. Hiện nay các cơ sở đã cung cấp cho

thị trường trên 8 triệu con cá giống, 83 triệu tôm giống.

3.4. Nông thôn mới (NTM)

Tính đến 31/12/2019, bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của

toàn tỉnh (204 xã) là 15,26 tiêu chí/xã (tăng 3,76 tiêu chí/xã so với năm 2015),

cụ thể: đã có 99 xã đạt 19 tiêu chí, trong đó có 98 xã đã được công nhận đạt

chuẩn NTM đến cuối năm 2019, đạt 48,04% tổng số xã; 21 xã đạt từ 15 - 18 tiêu

2 Gồm: huyện Núi Thành 180 ha và huyện Thăng Bình 70 ha.

Page 6: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

6

chí, chiếm 10,29%; 51 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 25%; 33 xã từ 05 - 09

tiêu chí, chiếm 16,18%. Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh còn 05 xã3 đạt dưới 8

tiêu chí (giảm 56 xã so với năm 2015).

Hiện nay, có 01 xã (Đại Hiệp, huyện Đại Lộc) đã được UBND tỉnh công

nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2019 và 01 xã (Điện Quang, thị xã Điện

Bàn) đang hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục liên quan để trình xét, công nhận xã đạt

chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2019. Đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã có

102 thôn được UBND cấp huyện công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu

mẫu (năm 2017: 20 thôn; năm 2018: 37 thôn và năm 2019: 45 thôn).

Về chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đã tổ chức thi phân hạng

sản phẩm OCOP, đến nay đã có 106 sản phẩm được công nhận (gồm 18 sản

phẩm 4 sao và 88 sản phẩm 3 sao).

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020: có thêm 21 xã đạt chuẩn NTM, nâng

tổng số xã đạt chuẩn NTM đạt 58,3% tổng số xã; bình quân chung số tiêu chí đạt

chuẩn của toàn tỉnh là 16-16,5 tiêu chí, không còn xã đạt chuẩn dưới 8 tiêu chí.

Huyện Duy Xuyên đạt chuẩn huyện NTM và thành phố Hội An hoàn thành

nhiệm vụ xây dựng NTM. Có thêm 24 xã được công nhận đạt chuẩn “Xã NTM

nâng cao”; 133 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Chương trình Mỗi xã

một sản phẩm có ít nhất 205 sản phẩm đạt 3 sao; trong đó có từ 3-5 sản phẩm

đạt 5 sao.

4. Sản xuất công nghiệp

4.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

IIP của tỉnh trong quý I/2020 giảm mạnh so với cùng kỳ do ảnh hưởng

của dịch bệnh Covid-19, một số doanh nghiệp trên địa bàn đã thiếu nguồn

nguyên liệu đầu vào (chủ yếu là ngành dệt may và da giày do nguyên liệu nhập

từ Trung Quốc, Hàn Quốc) nên trong thời gian qua một số doanh nghiệp hoạt

động cầm chừng. Dự kiến trong thời gian đến một số doanh nghiệp phải tạm

ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu đầu vào. Đối với ngành sản xuất và lắp ráp

ô tô vẫn gặp phải khó khăn khi xu hướng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về Việt

Nam tiếp tục tăng cao; cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

trong nước. Ngành điện tiếp tục giảm do các nhà máy chủ yếu vận hành theo

lệnh điều động của Trung tâm điều độ Quốc gia; đồng thời một số nhà máy dừng

phát điện để tích nước nhằm phòng, chống hạn hán và nhiễm mặn trong năm.

IIP tháng 3/2020 ước tính tăng 2,6% so tháng trước và giảm 25,7% so với

cùng kỳ năm trước. Cụ thể tăng/giảm tương ứng: ngành khai khoáng (+9%;

+3%); ngành chế biến, chế tạo (+1%; -27%); ngành sản xuất và phân phối điện

(+33%; -11%); cung cấp nước và xư lý rác thải (+7%; -10%). Tính chung quý I

3 Các xã Ch’ơm, Dang - huyện Tây Giang và các xã La Êê, Chơ Chun, Đắc Pring - huyện Nam Giang.

Page 7: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

7

năm 2020, IIP giảm 24,7% so cùng kỳ năm trước4; trong đó giảm chủ yếu ở

nhóm ngành lớn: công nghiệp chế biến, chế tạo (-24,7%); ngành sản xuất và

phân phối điện (-10,6%) và ngành cung cấp nước và xư lý rác thải (-10%); riêng

ngành công nghiệp khai khoáng tăng trên 8%.

Một số ngành công nghiệp có chỉ số quý I năm 2020 giảm so với cùng kỳ

như: sản xuất trang phục (-1,2%), sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (-

5,8%), chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (-8,8%); sản xuất hoá

chất và sản phẩm hóa chất (-11,4%); sản xuất kim loại (-44,7%); sản xuất xe có

động cơ (-48,1%),... Bên cạnh đó một số ngành sản xuất có chỉ số tăng như: khai

khoáng khác (+12,3%), chế biến thực phẩm (+9,6%), sản xuất giấy và sản phẩm

từ giấy (+11,9%), sản xuất sản phẩm điện tư, máy vi tính và sản phẩm quang

học (+33,4%),...

4.2. Chỉ số tiêu thụ và tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2020

bằng 63,2% so với tháng trước và bằng 60,2% so với cùng kỳ năm trước. Cộng

dồn đến cuối tháng 3/2020, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể một số nhóm ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: chế biến, bảo quản

thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản tăng 5,7%; sản xuất thức ăn gia súc, gia

cầm và thuỷ sản (+4,9%); sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng (+19,7%);

sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa (+46,6%); sản xuất thuốc, hoá

dược và dược liệu tăng 9,1%; sản xuất linh kiện điện tư (+43,3%). Một số ngành

có chỉ số tiêu thụ giảm như: sản xuất vải dệt thoi (-19,3%); may trang phục (-

1,1%); sản xuất giày dép (-2,4%); sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng

nguyên sinh (-13,7%); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (-18%); sản xuất xe

có động cơ (-39,7%),...

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2020

giảm 15,6% so với tháng trước, đồng thời giảm 60,5% so với cùng kỳ năm

trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước

như: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản (-63,9%); sản xuất bột giấy,

giấy và bìa (-49,7%); sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (-58,7%); sản xuất

plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (-19,1%). Bên cạnh đó có một số

ngành có chỉ số tồn kho tăng như: sản xuất giày dép (tăng gần 7 lần); cưa, xẻ,

bào gỗ và bảo quản gỗ (tăng trên 2 lần); sản xuất sản phẩm từ plastic (+37,5%);

sản xuất linh kiện điện tư (tăng trên 3 lần),...

4.3. Chỉ số sử dụng lao động

Chỉ số sư dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công

nghiệp cộng dồn đến cuối tháng 3/2020 ước tính giảm 1,1% so với cùng thời

4 Cùng thời điểm các năm trước, quý I/2017: 4,89%; quý I/2018: 8,27%; quý I/2019: 8,98%.

Page 8: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

8

điểm này năm trước. Trong khi lao động khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước

giảm 5,6%, thì lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng gần 2%, đồng thời

khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng 1,7%. Chỉ

số sư dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm gần 16%

so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo (-1,3%); lao động

trong ngành sản xuất và phân phối điện (+8,2%); ngành cung cấp nước, xư lý

rác thải, nước thải (+7,6%).

Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, một số ngành thiếu

nguyên liệu đầu vào để ổn định sản xuất nên đã cắt giảm một phần lao động

hoặc chỉ sư dụng luân phiên làm việc các ngày trong tháng, do đó làm cho chỉ số

sư dụng lao động chung toàn ngành giảm. Cụ thể: ngành may mặc chỉ bằng

91%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy: 95,8%; sản xuất xe có động cơ: 91,7%

so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó việc tăng mức xư phạt vi phạm trong

lĩnh vực giao thông đường bộ một phần đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động

đối với ngành sản xuất đồ uống, vì vậy chỉ số sư dụng lao động của ngành này

giảm 9,7% so với cùng kỳ.

4.4. Sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu quý I năm 2020 có chỉ số tăng cao

so với cùng kỳ năm trước: đá xây dựng khác tăng 36,6%, đạt 117 nghìn m3; thủy

sản ướp đông khác tăng 25,2%, đạt 446 tấn; thức ăn cho thủy sản tăng 13,1%,

đạt sấp xỉ 22 nghìn tấn; nước ngọt tăng 16,5%, đạt 55,5 triệu lít; ống tuýp, ống

dẫn, ống vòi khác tăng 36,4%, đạt 1.069 tấn; bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy

nhăn) tăng 53,8%, đạt 30,6 triệu sản phẩm. Những sản phẩm giảm so cùng kỳ

như: cát trắng (-15,6%); phi lê cá, mực đông lạnh (-28%); thức ăn cho gia súc (-

15,6%); vỏ bào, dăm gỗ (-8,3%); ván ép (-9,3%); cấu kiện kim loại (-12,2%);

các dòng xe ô tô (-50%); điện sản xuất (-45%);...

4.5. Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2020 cho thấy hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong

quý I/2020 có chiều hướng khó khăn hơn so với quý IV/2019. Cụ thể:

- Trong quý I năm 2020 có trên 28% số doanh nghiệp được khảo sát dự

báo tình hình sản xuất tốt hơn (quý IV/2019: 33%); có gần 30% giữ ổn định

(quý IV/2019: 41%) và có 42% số doanh nghiệp cho là khó khăn (quý IV: 26%).

Trong đó một số ngành dự báo hoạt động sản xuất khó khăn hơn so quý trước

như: sản xuất chế biến thực phẩm: 44%; sản xuất đồ uống: 100%; ngành dệt:

100%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan: 33,33%; sản xuất sản phẩm từ

cao su và plastic: 67%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác: 71%;

sản xuất xe có động cơ: 29%. Bên cạnh đó, một số ngành dự báo tình hình sản

xuất tốt hơn như: sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu; sản xuất sản phẩm từ

Page 9: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

9

kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất sản phẩm điện tư, máy vi tính

và sản phẩm quang học; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế.

- Dự báo tình hình sản xuất trong quý II/2020 có 44% số doanh nghiệp

được khảo sát dự báo tốt hơn quý I/2020; 28% giữ nguyên và 28% số doanh

nghiệp cho là khó khăn.

Các yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo là: tính cạnh tranh của hàng hóa trong

nước cao chiếm 62% số doanh nghiệp; nhu cầu thị trường trong nước thấp

chiếm 59%; thiết bị công nghệ lạc hậu chiếm 40%; khó khăn về tài chính 32%;

tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu cao chiếm 31%; lãi suất vay vốn cao

chiếm 29%; thiếu nguyên vật liệu chiếm trên 28%, nhu cầu thị trường quốc tế

thấp chiếm 18%.

5. Thương mại, dịch vụ

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Do ảnh hưởng chung của dịch Covid-19, hoạt động mua bán hàng hoá của

một số nhóm ngành bị tác động lớn, nhu cầu mua sắm giảm. Dự tính doanh thu

bán lẻ hàng hoá tháng 3/2020 chỉ đạt 2,64 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so tháng

trước (+0,44%) và giảm 2,56% so tháng cùng kỳ 2019. Nhóm hàng lương thực,

thực phẩm mặc dù dự tính tăng 4,72% so tháng trước do thời gian qua tâm lý

của một số người tiêu dùng mua sắm dữ trữ do dịch bệnh và tháng 02/2020 là

tháng sau tết, tuy nhiên so tháng cùng kỳ giảm 13,25%, đây là mức giảm lớn qua

các năm; hàng may mặc giảm nhiều so tháng trước và cùng kỳ (-27,2%; -

26,3%), nguyên nhân chủ yếu là các cơ sở may mặc cá thể phục vụ khách du

lịch tại Hội An giảm mạnh; hàng vật liệu xây dựng thời gian này thường là trọng

điểm của hoạt động xây dựng, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng dịch nên tốc độ tăng

chậm, dự tính tháng 3/2020 tăng 1,52% so tháng trước và tăng 11,3% so cùng

kỳ; hàng xăng dầu giảm do nhu cầu đi lại cũng hạn chế và giá xăng giảm mạnh,

dự tính giảm 1,86% so tháng trước, tăng 6,4% so tháng cùng kỳ; hàng đá quý,

kim loại quý giảm 15,9% so tháng trước giảm so cùng kỳ giảm 14,7%;... Ngoài

ra, một số mặt hàng vẫn tăng so tháng trước và cùng kỳ: đồ dùng gia đình; vật

phẩm văn hoá giáo dục; phương tiện đi lại; nhiên liệu và dịch vụ sưa chữa xe có

động cơ.

Tính chung 3 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 9,07

nghìn tỷ đồng, tăng 7,02% so quý I/2019; đây là tốc độ tăng thấp nhất cùng kỳ

những năm qua (năm 2018 tăng 10,5%; năm 2019 tăng 10,9%). Theo nhóm

ngành hàng, một số nhóm hàng tăng so cùng kỳ: đồ dùng gia đình (+27,6%); vật

phẩm văn hoá giáo dục (+15,6%); gỗ và vật liệu xây dựng (+17,8%); phương

tiện đi lại (+23,4%); xăng dầu các loại (+4,4%); đá quý, kim loại quý (+8,8%);

hàng lương thực, thực phẩm (+1,4%);... Các mặt hàng giảm: hàng may mặc (-

0,41%); hàng hoá khác giảm mạnh (-43,1%)…

Page 10: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

10

5.2. Hoạt động Du lịch

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch trên địa bàn

Quảng Nam. Nhiều hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tham quan

tạm dừng như: dịch vụ tham quan phố cổ (Hội An); tạm ngưng đưa khách ra Cù

Lao Chàm; tham quan khu di tích Mỹ Sơn; Ký ức Hội An, tạm dừng dịch vụ vũ

trường, karaoke, rạp chiếu phim, điểm vui chơi giải trí tập trung,... để tiến hành

các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo kết quả điều tra, tháng 3/2020 tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam ước tính đạt 92 nghìn lượt khách, giảm 55,7% so tháng trước,

so cùng kỳ giảm trên 72%; tổng lượt khách du lịch theo tour do các doanh

nghiệp lữ hành phục vụ ước 546 lượt, giảm 64,4% so tháng trước và giảm

83,9% so cùng kỳ. Doanh thu đạt được từ lĩnh vực này giảm sâu, trong đó doanh

thu từ dịch vụ lưu trú đạt 116 tỷ đồng (-45,7%; -58,7%); doanh thu từ dịch vụ ăn

uống đạt 442 tỷ đồng (-10%; -37,2%); doanh thu từ dịch vụ du lịch lữ hành đạt

11 tỷ đồng (-12,9%; -43,9%).

Dự tính ba tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn ước

đạt 504 nghìn lượt khách, giảm 44,5% so với cùng kỳ, trong đó giảm từ khách

trong nước trên 60% (tương ứng đạt 187 nghìn lượt); khách lưu trú quốc tế giảm

trên 28% (đạt 317 nghìn lượt). Tổng lượt khách du lịch theo tour do các doanh

nghiệp lữ hành phục vụ ước 4.126 lượt, giảm 53,8% so với cùng kỳ, trong đó

khách quốc tế ước 2.829 lượt (-68%).

Doanh thu đạt được từ dịch vụ lưu trú 598 tỷ đồng, giảm gần 25% so với

cùng kỳ; doanh thu từ dịch vụ ăn uống đạt 1.474 tỷ đồng (-27,9%); doanh thu từ

dịch vụ du lịch lữ hành đạt 41 tỷ đồng (-28%).

5.3. Hoạt động các ngành dịch vụ

Với tình hình dịch bệnh hiện nay đã tác động không nhỏ tới các hoạt động

dịch vụ trên địa bàn tỉnh, nhất là các dịch vụ giáo dục, nghệ thuật, vui chơi, giải

trí, dịch vụ hành chính và hỗ trợ khác,...

Theo kết quả điều tra, doanh thu dịch vụ tháng 3/2020 ước đạt 362 tỷ

đồng, giảm 11% so với tháng trước, so với cùng kỳ giảm 14,21% và giảm sâu

trong các nhóm dịch vụ (-10%), trừ nhóm dịch vụ y tế tăng 12,2% do nhu cầu

chăm sóc sức khỏe của nhân dân tăng cao. Trong cơ cấu nhóm dịch vụ so với

tháng trước, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng giảm sâu nhất (-26,6%), tiếp

đến nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hổ trợ giảm 22,4%; dịch vụ nghệ thuật,

vui chơi và giải trí giảm 20,5% do dịch covid_19 đang diễn ra, người dân hạn

chế ra ngoài giao tiếp và tụ tập nơi đông người; dịch vụ giáo dục và đào tạo

giảm 15,1%....

Page 11: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

11

Tính chung ba tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ đạt gần 1.178 tỷ đồng,

giảm 5,04% và giảm sâu hầu hết các nhóm dịch vụ (-5%), trừ nhóm dịch vụ y tế

tăng 11,8%.

5.4. Hoạt động vận tải, kho bãi

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu đi lại và vận

chuyển hàng hóa của người dân giảm làm cho doanh thu hoạt động vận tải trong

tháng 3 bị giảm so với tháng trước. Tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi

và dịch vụ hỗ trợ tháng 3 ước đạt 365 tỷ đồng, giảm 5,54% so với tháng trước và

giảm 7,62% so với tháng cùng kỳ năm 2019; trong đó doanh thu vận tải hành

khách ước đạt 65 tỷ đồng (-6,81%; -13,4%), doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt

250 tỷ đồng )(-4,1%; -3,3%), doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ đạt

50 tỷ đồng (-10,7%; -18,7%).

Dự tính quý I năm 2020, tổng doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và

dịch vụ hỗ trợ ước đạt 1.208 tỷ đồng, tăng 2,6% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ

năm 2019: +10%); trong đó doanh thu vận tải hành khách ước đạt 228 tỷ đồng,

tăng 2,9% (cùng kỳ năm 2019: +12%), doanh thu vận tải hàng hóa đạt 803 tỷ

đồng, tăng 3,8% (cùng kỳ năm 2019: +9,8%), doanh thu hoạt động kho bãi, dịch

vụ hỗ trợ vận tải đạt 177 tỷ đồng, giảm 2,9% (cùng kỳ năm 2019: +8%). Sản

lượng vận tải hành khách quý I ước đạt 4,44 triệu lượt khách và 361 triệu lượt

khách.km, so cùng kỳ giảm 15,2% về lượt hành khách và 6,2% về lượt hành

khách.km (cùng kỳ năm 2019: +12,5%; +20,9%). Sản lượng hàng hóa vận

chuyển trong quý ước đạt 4,09 triệu tấn và 433,7 triệu tấn.km, so cùng kỳ năm

2019 giảm 9,3% về tấn và 9,6% về tấn.km và giảm ở cả ba ngành đường (cùng

kỳ năm 2019: +8,3%; +13,8%).

6. Các vấn đề xã hội

6.1. Đời sống dân cư

Trong quý I năm 2020, tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án như:

chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển xây dựng giao thông nông

thôn, kiên cố hóa kênh mương, hỗ trợ người dân vay vốn phát triển sản xuất,...

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho vùng nông thôn cũng được quan tâm như cấp

thẻ y tế miễn phí cho người nghèo, cho đối tượng bảo trợ xã hội, miễn giảm học

phí cho con em hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công, vay vốn từ quỹ

hỗ trợ việc làm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, miền

núi... Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được các cấp chính quyền,

các đơn vị trên địa bàn tỉnh quan tâm chỉ đạo kịp thời.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu tháng 02/2020 cho

đến nay các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, các cơ sở đào tạo khác đã cho sinh

viên nghỉ học, các cơ sở giáo dục đã tổ chức phun thuốc khư trùng, sát khuẩn, vệ

sinh trường, lớp,... số lao động trong ngành được nghỉ tạm thời. Tình hình dịch

Page 12: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

12

Covid-19 đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các

ngành kinh tế trên địa bàn làm cho số người có việc làm của tỉnh có biến động

lớn, số người thất nghiệp của tỉnh tăng mạnh. Theo kết quả sơ bộ điều tra mẫu

lao động việc làm quý I năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh ở mức

3,84% (thành thị: 4%; nông thôn: 3,5%). Số người thất nghiệp phần lớn là lực

lượng trẻ có nhu cầu việc làm trong khu vực phi nông lâm thủy sản (làm công ăn

lương); chủ yếu là lao động thời vụ và lao động hợp đồng ngắn hạn trong các cơ

sở sản xuất kinh doanh, số người có việc làm ổn định ở các cơ sở bị giảm giờ

làm việc, tập trung ở các ngành như: Giáo dục và đào tạo, lưu trú, vui chơi giải

trí...

Đến nay, hầu hết các công ty trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục cho công nhân

làm việc, riêng ở một số đơn vị có phát hiện người bị nhiễm bệnh đi qua hoặc có

người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, đang tạm thời cho người lao động nghỉ

việc để cách ly. Riêng ở thành phố Hội An hầu hết các khách sạn, cơ sở lưu trú,

dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí đã tạm ngừng hoạt động. Khu

vực hộ kinh doanh cá thể cũng bị ảnh hưởng nhiều do dịch Covid-19, trên địa

bàn thành phố Hội An và một số cơ sở cá thể ven biển hoạt động ngành lưu trú,

ăn uống, hoạt động vui chơi giải trí, thể thao... đã cho nhân viên nghỉ và không

thuê thêm lao động thời vụ.

Tính đến 15/3/2020, trên địa bàn tỉnh đã có 7 doanh nghiệp đang tạm

ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Thành phố Hội An: 3; thành

phố Tam Kỳ: 3; thị xã Điện Bàn: 1) với gần 4,5 nghìn lao động; 28 doanh

nghiệp cắt giảm lao động với khoảng 3 nghìn lao động.

6.2. An sinh xã hội

Trong dịp tết Nguyên đán Canh Tý 2020 các địa phương trong tỉnh đã chủ

động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà và trợ giúp xã

hội; tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình đời sống nhân dân; thực hiện chăm lo các

đối tượng bảo trợ xã hội. Tỉnh đã trích trên 5,5 tỷ đồng để hỗ trợ cho 15.964 đối

tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc hộ gia đình nghèo với tổng

kinh phí 4,789 tỷ đồng; hỗ trợ đón Tết cho 1.488 cán bộ, nhân viên và đối tượng

đang nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy,

cơ sở chăm sóc người có công với tổng kinh phí 744 triệu đồng. Chuyển kinh

phí tặng quà của Chủ tịch nước đến các địa phương để trao cho 85.942 đối tượng

người có công với tổng kinh phí là 17,75 tỷ đồng. Đồng thời UBND tỉnh cũng

đã chi hơn 69,3 tỷ đồng trợ cấp thăm hỏi cho đối tượng chính sách; các đối

tượng xã hội đang được nuôi dưỡng tập trung nhân dịp tết Nguyên đán.

Công tác giảm nghèo tiếp tục được triển khai thực hiện kịp thời các chính

sách như: cấp thẻ BHYT, cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho con hộ

thoát nghèo bền vững; thực hiện chính sách hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn đối với

hộ nghèo, cận nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững,... Tính đến cuối năm 2019,

Page 13: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

13

Quảng Nam còn 25.650 hộ nghèo, tỷ lệ 6,06% (cả nước còn dưới 5%), giảm

1,51%; khu vực đồng bằng là 2,42%; khu vực miền núi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở

mức cao (20,85%)5. Tỷ lệ hộ cận nghèo chung của toàn tỉnh là 2,58%.

Đến nay toàn tỉnh đã cấp miễn phí hơn 543 nghìn thẻ BHYT cho các đối

tượng được ngân sách Nhà nước đóng 100% mức đóng BHYT gồm: người

nghèo; người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn, vùng khó khăn; người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo và hỗ trợ đóng BHYT cho 9.957

người cận nghèo.

Cuối năm 2019, Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 2033/QĐ-CTN

truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đối với 53

Bà mẹ của tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải

phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nâng tổng số Bà mẹ Việt Nam anh

hùng của tỉnh Quảng Nam lên 15.237 Mẹ, trong đó: 2.582 Bà mẹ được phong

tặng và 12.655 Bà mẹ được truy tặng.

6.3. Giáo dục và đào tạo

Hiện nay các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục

nghỉ học và chờ thông báo sau. Trong thời gian qua, Sở GĐ-ĐT đã triển khai

nhiều biện pháp để hỗ trợ cho học sinh học tập trong khi phải ở nhà vì dịch bệnh

Covid-19 như một số trường ứng dụng công nghệ thông tin để ôn tập cho học

sinh từ xa qua thiết bị điện tư và internet. Từ ngày 16/3, Sở Giáo dục và Đào tạo

đã phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh (QRT) tổ chức dạy học qua

truyền hình cho học sinh khối 12 với 9 môn học (gồm: toán, vật lý, hóa học, sinh

học, ngữ văn, lịch sư, địa lý, anh văn và giáo dục công dân). Chương trình được

phát sóng từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần, vào các khung giờ buổi sáng từ 9 -

10 giờ; buổi chiều từ 15 - 16 giờ, mỗi buổi có 2 tiết và thời lượng mỗi tiết là 25-

30 phút. Chương trình được phát sóng trên kênh QRT hoặc trực tuyến tại địa chỉ

www.qrt.vn, học sinh cũng có thể truy cập website của QRT để xem lại chương

trình đã phát sóng.

6.4. Y tế

Theo báo cáo của Trung tâm y tế Dự phòng, trong tháng toàn tỉnh phát

hiện 162 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue; 2 trường hợp mắc bệnh

tay, chân, miệng; 63 trường hợp mắc bệnh thủy đậu; 438 trường hợp mắc bệnh

tiêu chảy; 22 trường hợp mắc bệnh quai bị. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay,

toàn tỉnh phát hiện 593 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue; 30 trường

hợp mắc bệnh tay, chân, miệng; 156 trường hợp mắc bệnh thủy đậu; trường hợp

viêm gan virút B; 790 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy; 31 trường hợp mắc bệnh

quai bị; không có trường hợp nào tư vong. 5 Riêng các huyện 30a (Tây Giang, Phước Sơn, Nam Trà My) là 33,51%; các huyện 30b (Bắc Trà My, Đông

Giang, Nam Giang) là 31,51%.

Page 14: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

14

* Tình hình dịch Covid-19: tính đến 12h00 ngày 19/3/2010, ngành Y tế

tỉnh đã triển khai thực hiện 323 mẫu xét nghiệm, trong đó: 03 mẫu dương tính6

(+) của BN31, BN33 và BN57; 298 mẫu âm tính (-) và 22 mẫu đang chờ kết

quả. Hiện tại, Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện cách ly tập trung 162 người gồm: Hội

An Beach Resort (72), Coco River Hội An (39), Nhà khách phân hiệu Trường

Nông dân (28) và cơ sở Y tế khác (23). Tất cả các trường hợp trên tình trạng sức

khỏe bình thường. Trong đó: 09 khách nước ngoài hoàn thành việc cách ly y tế

tại Nhà khách phân hiệu Trường Nông dân và đã về nước.

6.5. Hoạt động văn hoá và thể thao

Trong quý I năm 2020 nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tập trung chủ

yếu các hoạt động mừng Đảng đón xuân và vui chơi đón tết Nguyên đán Canh

Tý năm 2020; kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24-3); các

hoạt động tuyên truyền chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày kết nghĩa

hai tỉnh Quảng Nam- Thanh Hóa (12-3),... Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch

bệnh Covid-19 nên trong tháng 3/2020 một số hoạt động lễ hội, các hoạt động

tập trung đông người đã được tạm dừng tổ chức.

Thành lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của tỉnh nhằm giải

quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong và sau dịch. Tạm dừng xúc tiến thu hút

khách tại các điểm tham quan do nhà nước quản lý để tăng cường công tác

phòng, chống dịch. Tạm dừng hoạt động các chương trình biểu diễn nghệ thuật,

các điểm tham quan tập trung đông khách du lịch.

Tăng cường tổ chức trực 24/24 giờ đường dây nóng 02353.666333 để hỗ

trợ thông tin và xư lý các trường hợp liên quan đến dịch bệnh cho du khách và

doanh nghiệp; duy trì thực hiện trả lời nhanh các câu hỏi của du khách về công

tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thực hiện rà soát, làm việc với các doanh

nghiệp du lịch để sư dụng cơ sở lưu trú vào việc cách ly khách đồng thời tháo gỡ

khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

6.6. Tình hình tai nạn giao thông

Theo số liệu của Phòng CSGT Quảng Nam, trong tháng 3/2020 (từ ngày

16/02 - 15/3), trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông gồm 9 vụ tai nạn

giao thông đường bộ (5 người chết và 7 người bị thương) và 1 vụ tai nạn giao

thông đường thủy nội địa (6 người chết); tai nạn đường sắt không xảy ra. So với

tháng trước số vụ tai nạn giao thông đường bộ giảm 3 vụ, số người chết giảm 3

người và số người bị thương giảm 3 người. Như vậy, tính đến 15/3/2020 (từ

ngày 16/12/2019 - 15/3/2020) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 37 vụ tai nạn giao

thông (đường bộ: 34 vụ, đường sắt: 2 vụ, đường thủy nội địa: 1 vụ), làm chết 33

người (đường bộ: 25 người, đường sắt: 2 người, đường thủy nội địa: 6 người), bị 6 Ca xâm nhập: 03 du khách người Anh (tại Khách sạn Nam Hải - Điện Dương - Điện Bàn, Khách sạn Boutique

và Khách sạn Ven sông nhỏ - Hội An); Ca tại chỗ: 0.

Page 15: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt
Page 16: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt
Page 17: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ QUẢNG NAM __________________________________________

BÁO CÁO ƯỚC TÍNH SỐ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ - XÃ HỘI

THÁNG BA VÀ 3 THÁNG NĂM 2020

Quảng Nam, 3/2020

Page 18: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

18

Page 19: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

19

1. Sản xuất nông nghiệp đến ngày 15 tháng báo cáo

(Tháng 3 năm 2020)

Thực hiện cùng

kỳ năm trước

Thực hiện kỳ

báo cáo

Kỳ báo cáo so với cùng

kỳ năm trước (%)

Diện tích gieo trồng cây hàng năm (Ha)

Lúa

Lúa Đông Xuân 42.205 41.941 99,37

Các loại cây khác

Ngô 5.100 5.150 100,98

Khoai lang 1.400 1.270 90,71

Đậu tương 113 104 92,04

Lạc 8.169 8.269 101,22

Rau các loại 5.200 5.350 102,88

Đậu các loại 2.600 2.650 101,92

Page 20: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

20

2. Chỉ số sản xuất công nghiệp

(Tháng 3 năm 2020)

Đơn vị tính: %

Ước tính

tháng 3/2020

so với tháng

02/2020

Ước tính

tháng 3/2020

so với tháng

3/2019

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019

Toàn ngành công nghiệp 102,60 74,26 75,28

Phân theo ngành kinh tế (Cấp II, VSIC 2007)

Khai khoáng 108,98 103,00 108,23

- Khai thác than cứng và than non 91,83 90,93 98,34

- Khai thác quặng kim loại - - -

- Khai khoáng khác 118,82 109,45 112,32

Công nghiệp chế biến, chế tạo 101,06 72,95 75,33

- Sản xuất chế biến thực phẩm 119,46 114,66 109,61

- Sản xuất đồ uống 115,50 103,09 116,46

- Dệt 107,43 88,89 105,37

- Sản xuất trang phục 107,92 88,38 98,78

- Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 108,45 89,77 94,21

- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ,

bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện 99,44 76,06 91,16

- Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 103,13 112,00 111,91

- In, sao chép bản ghi các loại 107,62 93,91 117,80

- Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 109,13 82,28 88,61

- Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 117,03 100,50 100,13

- Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 89,56 114,80 120,45

- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 107,10 92,23 91,15

- Sản xuất kim loại 120,00 48,00 55,26

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 102,52 79,01 87,01

- Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 102,64 140,01 133,36

- Sản xuất xe có động cơ 102,56 54,96 51,91

- Sản xuất phương tiện vận tải khác 103,70 59,03 66,48

- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 62,50 55,56 101,39

- Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 103,86 94,92 107,58

- Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị - - -

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và

điều hoà không khí 132,71 89,37 64,05

- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều

hoà không khí 132,71 89,37 64,05

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 106,77 90,23 93,69

- Khai thác, xử lý và cung cấp nước 101,29 102,83 102,08

- Thoát nước và xử lý nước thải - - -

- Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu 109,03 86,18 90,77

Page 21: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

21

3. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

(Tháng 3 năm 2020)

Đơn vị tính

Ước tính

tháng

3/2020

Quý I năm

2020

Tháng

3/2020 so

với tháng

3/2019 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Than đá (than cứng) loại khác tấn 14.400 40.067 90,9 98,3

Đá xây dựng khác m3 29.211 117.058 123,7 136,6

Đá vôi và các loại đá có chứa canxi khác, dùng để

sản xuất vôi hoặc xi măng m3 - - - -

Cát trắng m3 357 936 76,4 84,4

Cát tự nhiên khác m3 26.498 75.918 99,3 91,3

Phi lê cá và các loại thịt cá khác tươi, ướp lạnh tấn 20 60 62,7 72,0

Mực đông lạnh tấn 76 227 95,3 94,3

Thủy hải sản ướp đông khác (trừ tôm, cá, mực) tấn 135 446 107,1 125,2

Phi lê cá sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối

nhưng không hun khói tấn 52 152 100,5 104,7

Thức ăn cho gia súc tấn 2.269 5.660 98,8 84,4

Thức ăn cho thuỷ sản tấn 8.035 21.984 119,1 113,1

Bia đóng chai 1000 lít 5.782 22.129 61,8 107,0

Nước ngọt (cocacola, 7 up, …) 1000 lít 21.818 55.494 103,3 116,5

Vải dệt thoi từ sợi bông có tỷ trọng bông từ 85%

trở lên 1000 m2 211 749 62,0 77,3

Bao và túi dùng để đóng, gói hàng từ đay 1000 cái 4.500 13.219 88,9 105,4

Quần áo nghề nghiệp 1000 cái 323 983 100,6 100,3

Bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài,

quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim

hoặc đan móc 1000 cái 5.276 16.315 87,7 98,7

Giày, dép thể thao có mũ bằng da và có đế ngoài 1000 đôi 250 755 85,0 93,6

Các bộ phận của giày, dép bằng da; tấm lót bên

trong có thể tháo rời; đệm gót và các sản phẩm

tương tự; ghệt, xà cạp và các sản phẩm tương tự và

các bộ phận của chúng 1000 đôi 1.200 3.758 154,3 98,7

Vỏ bào, dăm gỗ tấn 67.775 193.524 64,2 91,7

Ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự m3 447 1.387 91,7 90,7

Giấy và bìa không tráng khác, dùng để viết, in và

dùng cho mục đích in ấn loát khác; giấy làm thẻ

card và giấy làm băng đục lỗ tấn 1.500 4.375 91,4 92,8

Page 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

22

Đơn vị tính

Ước tính

tháng

3/2020

Quý I năm

2020

Tháng

3/2020 so

với tháng

3/2019 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Bao bì và túi bằng giấy (trừ giấy nhăn) 1000 chiếc 10.145 30.639 145,0 153,8

Thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) 1000 chiếc 1.650 4.837 112,6 103,5

Báo in (quy khổ 13cmx19cm) triệu trang 220 786 101,9 141,4

Dịch vụ in thử triệu đồng 1.538 4.411 87,3 83,7

Dịch vụ sắp chữ in (khuôn in) hoặc trục lăn và các

phương tiện truyền thông đại chúng dùng trong in triệu đồng 591 1.619 65,1 72,6

Plastic khác dạng nguyên sinh chưa được phân vào

đâu; chất trao đổi ion tấn 200 519 46,3 52,2

Các hợp chất từ cao su tổng hợp và cao su tự nhiên

và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên

sinh hoặc tấm lá hoặc dải tấn 730 2.031 100,6 112,1

Sợi chỉ tơ dai bằng poliamit và polyeste tấn 186 552 105,7 101,0

Cao dán, bụng, băng, gạc và các sản phẩm tương tự kg 4.000 11.180 100,5 100,1

Cao su hỗn hợp chưa lưu hoá, dạng nguyên sinh

hoặc dạng tấm, lá hoặc dải tấn 250 790 135,1 112,1

Bao và túi (kể cả loại hình nón) bằng polime etylen tấn 15 44 111,9 104,6

Ống tuýp, ống dẫn, ống vòi khác tấn 362 1.069 108,1 136,4

Kính nổi và kính đã mài hoặc đánh bóng bề mặt ở

dạng tấm, đã hoặc chưa tráng lớp phản chiếu hoặc

không phản chiếu nhưng chưa gia công cách khác tấn 24.129 72.167 116,2 104,7

Tấm lát đường và vật liệu lát, gạch ốp lát tường và

lát nền lò sưởi bằng gốm, sứ có tráng men; các

khối khảm và các sản phẩm tương tự bằng gốm, sứ

có tráng men, có hoặc không có lớp nền 1000 m2 1.980 5.625 70,5 77,1

Gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy

chuẩn 220x105x60mm 1000 viên 16.390 48.094 93,9 92,3

Clanhke xi măng tấn 57.661 172.017 122,3 107,6

Xi măng Portland đen tấn 75.235 187.096 98,1 90,2

Thép hợp kim khác ở dạng bán thành phẩm tấn 12 32 48,0 55,3

Cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại tấn 301 747 73,8 87,8

Thiết bị dùng cho dàn giáo, ván khuôn, vật chống

hoặc cột trụ chống hầm lò bằng sắt, thép, nhôm tấn 1.436 3.675 141,9 117,8

Kim khâu, kim đan, kim móc, kim thêu và các sản

phẩm tương tự sử dụng bằng tay, bằng sắt hoặc

thép; Ghim dập an toàn và các ghim dập khác bằng sắt hoặc thép chưa được phân vào đâu kg 35.000 94.967 73,8 83,7

Mạch điện tử tích hợp 1000 chiếc 482.985 1.396.215 140,0 133,4

Page 23: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

23

Đơn vị tính

Ước tính

tháng

3/2020

Quý I năm

2020

Tháng

3/2020 so

với tháng

3/2019 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Xe có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng

sức nén chở được từ 10 người trở lên với tổng

trọng tải > 6 tấn và # 18 tấn chiếc 2.242 8.801 45,2 43,3

Xe có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng

sức nén chở được từ 10 người trở lên với tổng

trọng tải > 18 tấn và # 24 tấn chiếc 76 260 72,4 84,1

Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa có động

cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén, có

tổng trọng tải tối đa # 5 tấn chiếc 700 1.889 74,2 72,5

Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa có động

cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén, có

tổng trọng tải tối đa > 5 tấn và # 20 tấn chiếc 710 1.718 70,1 73,2

Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh

tiến hoặc chuyển động quay tròn đốt cháy băng tia

lửa điện dung tích xi lanh ≤ 1000 cm3 chiếc 60.000 173.277 59,0 66,5

Ghế khác có khung bằng gỗ chiếc 595.961 2.741.420 55,6 101,4

Dịch vụ sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan triệu đồng 139 384 94,4 111,2

Con dấu 1000 cái 0 0 100,0 83,8

Điện sản xuất triệu Kwh 137 364 83,1 55,0

Điện thương phẩm triệu Kwh 161 451 110,0 104,6

Nước uống được 1000 m3 1.916 5.774 102,8 102,1

Dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái

chế triệu đồng 10.398 30.773 86,2 90,8

Page 24: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

24

4. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước

(Tháng 3 năm 2020)

Kế hoạch

năm 2020

(Triệu đồng)

Thực hiện

tháng

02/2020

(Triệu

đồng)

Ước tính

tháng

3/2020

(Triệu

đồng)

Quý I năm

2020 (Triệu

đồng)

Tháng

3/2020 so

với tháng

3/2019

(%)

Quý I năm

2020 so

với quý I

năm 2019

(%)

TỔNG SỐ 6.552.287 452.049 470.808 1.363.386 94,2 101,4

Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 3.816.617 246.289 256.333 746.585 98,2 109,8

- Vốn cân đối ngân sách tỉnh 1.209.278 92.915 97.539 283.134 92,7 128,6

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất 727.000 44.159 45.962 134.037 267,5 309,4

- Vốn TW hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu 901.302 45.390 46.911 139.558 122,8 117,0

- Vốn nước ngoài (ODA) 912.200 45.587 47.132 136.337 100,6 92,9

- Xổ số kiến thiết 90.000 6.295 6.820 19.128 106,1 95,1

- Vốn khác 703.837 56.102 57.931 168.428 90,0 97,0

Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 2.735.670 186.310 194.603 558.307 89,1 92,4

- Vốn cân đối ngân sách huyện 1.528.621 113.594 117.630 339.477 95,6 96,8

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất 773.000 47.752 50.196 139.676 110,8 111,4

- Vốn tỉnh hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu 735.482 44.387 47.212 134.845 79,2 89,8

- Vốn khác 471.567 28.329 29.761 83.985 83,0 81,0

Vốn ngân sách Nhà nước cấp xã ... 19.450 19.872 58.494 97,7 96,6

- Vốn cân đối ngân sách xã ... 19.450 19.872 58.494 97,7 96,6

Trong đó: Thu từ quỹ sử dụng đất - - - - - -

- Vốn huyện hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu - - - - - -

- Vốn khác - - - - - -

Page 25: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

25

5. Doanh thu bán lẻ hàng hoá

(Tháng 3 năm 2020)

Thực hiện

tháng

3/2019 (Tỷ

đồng)

Ước tính

tháng

3/2020

(Tỷ đồng)

Quý I năm

2020 (Tỷ

đồng)

Tháng

3/2020 so

với tháng

02/2020 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Tổng số 2.714 2.645 9.072 100,4 107,0

Phân theo loại hình kinh tế

- Nhà nước - - - - -

- Ngoài Nhà nước 2.714 2.645 9.072 100,4 107,0

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - - - - -

Phân theo nhóm hàng

- Lương thực, thực phẩm 1.305 1.132 4.120 104,7 101,4

- Hàng may mặc 175 129 660 72,8 99,6

- Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 189 257 768 100,8 127,7

- Vật phẩm văn hóa, giáo dục 103 117 371 102,9 115,7

- Gỗ và vật liệu xây dựng 252 281 863 101,5 117,9

- Ô tô các loại 13 7 26 100,8 77,3

- Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) 174 208 644 106,6 123,4

- Xăng, dầu các loại 227 242 712 98,1 104,4

- Nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 55 58 182 102,4 102,2

- Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 99 84 297 84,0 108,8

- Hàng hóa khác 67 34 126 93,5 56,9

- Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và

xe có động cơ 55 96 303 108,8 162,3

Page 26: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

26

6. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống

(Tháng 3 năm 2020)

Thực hiện

tháng

3/2019 (Tỷ

đồng)

Ước tính

tháng

3/2020

(Tỷ đồng)

Quý I năm

2020 (Tỷ

đồng)

Tháng 3/2020

so với tháng

02/2020 (%)

Quý I năm

2020 so với quý

I năm 2019 (%)

Tổng số 985 558 2.072 79,2 73,0

Phân theo loại hình kinh tế

- Nhà nước 15 6 30 54,5 66,8

- Ngoài Nhà nước 891 522 1901 81,2 74,3

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 79 30 141 58,8 59,9

Phân theo ngành kinh tế

- Dịch vụ lưu trú 280 116 598 54,3 75,1

- Dịch vụ ăn uống 705 442 1.474 90,0 72,1

Page 27: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

27

7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

(Tháng 3 năm 2020)

Thực hiện

tháng

3/2019 (Tỷ

đồng)

Ước tính

tháng

3/2020 (Tỷ

đồng)

Quý I năm

2020 (Tỷ

đồng)

Tháng

3/2020 so với

tháng

02/2020 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Tổng số 4.141 3.576 12.364 95,2 98,0

I. Phân theo loại hình kinh tế

1. Kinh tế Nhà nước 40 22 80 78,9 68,7

2. Kinh tế ngoài Nhà nước 4.005 3.490 12.067 95,4 98,8

- Kinh tế tập thể 3 3 8 93,2 84,6

- Kinh tế cá thể 2.543 2.171 7.486 95,4 96,0

- Kinh tế tư nhân 1.459 1.317 4.573 95,5 103,8

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 96 64 217 88,5 76,6

II. Phân theo ngành kinh tế

1. Thương nghiệp 2.714 2.645 9.072 100,4 107,0

2. Lưu trú và ăn uống 985 558 2.072 79,2 73,0

3. Du lịch lữ hành 20 11 41 87,1 72,0

4. Dịch vụ 422 362 1.178 89,0 95,0

Page 28: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

28

8. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải

(Tháng 3 năm 2020)

Thực hiện từ

đầu năm đến

tháng 02/2020

(Tỷ đồng)

Ước tính

tháng 3/2020

(Tỷ đồng)

Quý I năm

2020 (Tỷ

đồng)

Tháng 3/2020

so với tháng

3/2019 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Tổng số 843 365 1.208 92,4 102,6

Vận tải hành khách 162 66 228 86,6 102,8

Đường bộ 155 64 220 89,1 104,7

Đường sắt - - - - -

Đường thủy 7 2 8 39,9 70,0

Đường hàng không - - - - -

Vận tải hàng hóa 553 250 803 96,7 103,8

Đường bộ 522 237 759 99,5 106,5

Đường sắt - - - - -

Đường thủy 31 13 44 63,6 71,8

Đường hàng không - - - - -

Dịch vụ hỗ trợ vận tải 128 50 178 81,3 97,2

Page 29: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

29

9. Vận tải hành khách của địa phương

(Tháng 3 năm 2020)

Thực hiện từ

đầu năm đến

tháng 02/2020

(Tỷ đồng)

Ước tính

tháng 3/2020

(Tỷ đồng)

Quý I năm

2020 (Tỷ

đồng)

Tháng 3/2020

so với tháng

3/2019 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Vận chuyển hành khách 3.183 1.257 4.440 70,0 84,8

(1000 hành khách)

Đường bộ 2.751 1.159 3.910 79,8 92,4

Đường sắt - - - - -

Đường thủy 432 99 531 28,7 52,8

Đường hàng không - - - - -

Luân chuyển hành khách 253.161 107.508 360.669 81,6 93,8

(1000 HK.Km)

Đường bộ 251.917 107.222 359.139 81,9 94,0

Đường sắt - - - - -

Đường thủy 1.244 286 1.530 31,2 57,2

Đường hàng không - - - - -

Page 30: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

30

10. Vận tải hàng hóa của địa phương

(Tháng 3 năm 2020)

Thực hiện từ

đầu năm đến

tháng 02/2020

(Tỷ đồng)

Ước tính

tháng 3/2020

(Tỷ đồng)

Quý I năm

2020 (Tỷ

đồng)

Tháng 3/2020

so với tháng

3/2019 (%)

Quý I năm

2020 so với

quý I năm

2019 (%)

Vận chuyển hàng hóa 2.836 1.254 4.090 83,2 90,7

(1000 tấn.km)

Đường bộ 2.794 1.236 4.030 83,4 90,9

Đường sắt - - - - -

Đường thủy 43 18 60 71,8 81,2

Đường hàng không - - - - -

Luân chuyển hàng hóa 296.933 136.772 433.706 78,3 90,4

(1000 tấn.km)

Đường bộ 284.535 131.474 416.009 78,4 90,7

Đường sắt - - - - -

Đường thủy 12.398 5.299 17.697 75,7 84,4

Đường hàng không - - - - -

Page 31: TÌNH HÌNH KINH TẾ · Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3.1. Sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Trồng trọt Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt

31

11. Trật tự, an toàn xã hội

(Tháng 3 năm 2020)

Sơ bộ tháng

3 năm 2020

Quý I năm

2020

Tháng 3/2020 so với

tháng 3/2019 (%)

Quý I năm 2020 so với

quý I năm 2019 (%)

Tai nạn giao thông

Số vụ tai nạn giao thông (Vụ) 10 37 58,82 74,00

Đường bộ 9 34 52,94 68,00

Đường sắt - 2

Đường thủy 1 1

Số người chết (Người) 11 33 78,57 84,62

Đường bộ 5 25 35,71 64,10

Đường sắt - 2

Đường thủy 6 6

Số người bị thương (Người) 7 22 100,00 81,48

Đường bộ 7 22 100,00 81,48

Đường sắt - -

Đường thủy - -

Cháy, nổ

Số vụ cháy, nổ (Vụ) 5 17 500,00 566,67

Số người chết (Người) - 2 - 200,00

Số người bị thương (Người) - -

Tổng giá trị tài sản thiệt hại ước tính

(Triệu đồng) 8.320 11.250