15
ĐẠ ỐC GIA HÀ NỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------------ώώώώ---------------------- TRẦN THỊ THANH HUYỀN NHỮNG YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT “ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN HÀ NỘI, NĂM 2008

TRẦN THỊ THANH HUYỀN NHỮNG YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17291/1/V_L2_01312.pdf · mà rất ìt tiểu thuyết gia có thể

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠ Ọ ỐC GIA HÀ NỘ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------ώώώώ----------------------

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

NHỮNG YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT

“ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, NĂM 2008

ĐẠ Ọ ỐC GIA HÀ NỘ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------ώώώώ----------------------

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

NHỮNG YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT

“ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

MÃ SỐ: 60.22.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG ANH ĐÀO

HÀ NỘI, NĂM 2008

Sinh: 30/7/1818 tại Thornton, Yorkshire, Anh

Mất: 19/12/1848 tại Thornton, Yorkshire, Anh

Nghề nghiệp: Nhà thơ, Tiểu thuyết gia

Tác phẩm chình: Đồi gió hú

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận văn

4. Giới hạn đề tài

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Bố cục luận văn

Chương một: KHÔNG GIAN ĐẶC THÙ

1.1. Ngôi nhà bị ma ám

1.2. Mối đe doạ của ngoại cảnh và thiên nhiên

Chương hai: THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NHÂN VẬT BẤT THƯỜNG

2.1. Thế giới tâm thần của người độc tưởng

2.2. Sự liên hệ của người sống với người yêu đã chết

2.3. Sự “luân hồi” tính yêu loạn luân hay là định mệnh

2.4. Sự chuyển hoá trạng thái ám ảnh, hư ảo của nhân vật độc tưởng sang

các nhân vật khác và độc giả

2.5. Những bóng ma

Chương ba: GIẤC MƠ VÀ NHỮNG Ý NIỆM SIÊU HÌNH

3.1. Giấc mơ và ý nghĩa dự báo

3.2. Câu chuyện về tính yêu hay một cuốn tiểu thuyết thần bì

3.3. Motif người đẹp chết yểu và ảo ảnh về thế giới bên kia

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Đã hơn một trăm năm mươi năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện, văn đàn

thế giới vẫn còn nhắc tới Emily Bronte và tiểu thuyết Đồi Gió Hú, một viên kim

cương trong kho tàng văn học Anh. Và có lẽ không có cuốn từ điển danh nhân nào

vắng tên tuổi và sự nghiệp ba chị em Bronte “tài hoa bạc mệnh”. Trong cuốn sách

The Great Tradition (tạm dịch là Truyền thống quý báu) xuất bản năm 1848, F. R.

Levis mở đầu bằng luận điểm: “Những nhà tiểu thuyết lớn của Anh bao gồm Jane

Austen, George Eliot, Henry James và Joseph Conrad...” và tách riêng gia đính nhà

Bronte thành nửa trang chú thìch ở phần cuối cùng chương đầu tiên, chương mở

đầu (xem thêm [43; 5]). Trong phần này, ông thừa nhận rằng Emily Bronte là một

thiên tài và Đồi Gió Hú là một tác phẩm đáng ngạc nhiên trong lịch sử tiểu thuyết

Anh.

1.2. Vào lúc ra đời, Đồi Gió Hú đã gây ra một chấn động dữ dội do những vi

phạm đạo lý thời kỳ Victoria. Nhiều người đã lên tiếng phản đối cuốn tiểu thuyết

này song cũng không ìt người đã ủng hộ, bênh vực luồng không khì mới mà Ellis

Bell (vào thời kỳ mà văn đàn Anh không có chỗ cho các nhà văn nữ, Emily đã

mượn bút danh đàn ông) thổi vào nền văn học Anh.

Emily và tác phẩm Đồi Gió Hú ngày càng được các nhà phê bính đánh giá

cao và vừa qua đã được công chúng Anh bầu là tiểu thuyết lãng mạn nhất của mọi

thời đại. Vượt lên trên những tên tuổi như Daphne du Maurier, DH Lawrence và

chị gái của chình mính là Charlotte Bronte, Đồi Gió Hú đã giành vị trì quán quân

trong một trong những cuộc bính chọn lớn nhất về văn hoá đọc tại Anh (theo

Dailymail). Trải qua những thăng trầm của thời gian và những biến cố của lịch sử,

đến nay, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này vẫn vẹn nguyên giá trị của nó và để lại

nhiều điều bì ẩn không thể giải thìch nổi đối với giới phê bính và bạn đọc hôm nay.

1.3. Vấn đề chúng tôi quan tâm ở đây là “Những yếu tố kỳ ảo trong tiểu

thuyết Đồi Gió Hú của Emily Bronte”, một phương diện nghệ thuật còn ìt được

chú ý khai thác ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, chúng tôi hi vọng cắt nghĩa được

những vấn đề này theo một lối đi mới để hướng tới một cái nhín sâu sắc và toàn

diện hơn về nhà thơ - nhà văn này. Từ đó có thể góp phần lý giải ví sao đã hơn một

thế kỉ qua Emily và hiện tượng Đồi Gió Hú vẫn còn nhiều bì ẩn hấp dẫn bạn đọc và

giới nghiên cứu, phê bính đến vậy.

2. Lịch sử vấn đề:

Nguồn tài liệu Tiếng Việt

Ở Việt Nam, nguồn tài liệu viết về cuộc đời và sự nghiệp của Emily Bronte

không nhiều. Có một số bài viết nhắc đến tên tuổi của nữ văn sĩ nhưng vẫn chưa có

một công trính nghiên cứu nào thật sự dày dặn về sự nghiệp sáng tác cũng như

cuốn tiểu thuyết đặc sắc duy nhất của cô.

Trong Lịch sử văn học Anh trích yếu, tác giả Nguyễn Thành Thống có nhắc

đến Emily Bronte. Ông cho rằng Đồi Gió Hú (Wuthering Heights) là cuốn tiểu

thuyết có một không hai trong văn học Anh. Qua sự miêu tả tính yêu say mê

Heathcliff dành cho Catherine, Emily đã cho nhân vật của mính sức mạnh không

chế ngự được và sự dữ dội của những yếu tố bị kím hãm. Những tác phẩm thơ của

nàng cũng có tình chất lạ thường và cảm động.

Lịch sử văn học phương Tây cũng chỉ đề cập đến Emily Bronte sau cái bóng

của chị gái nàng là Charlotte Bronte nổi tiếng tài hoa [37].

Theo báo Lao Động điện tử, Đồi Gió Hú là câu chuyện cổ điển về tính yêu

nang trái và tham vọng chiếm hữu, cuốn tiểu thuyết dữ dội và bì ẩn về Catherine

Earnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đính Earnshaw, với gã đàn ông thô ráp và

điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff, được trính diễn trên cái

nền nhữg đồng truông, quả đồi nước Anh cô quạnh và ban sơ không kém gí chình

tính yêu của họ. Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Gia

đính, địa vị xã hội, và cả số phận rắp tâm chống lại họ, bản tình dữ dội và ghen

tuông tột độ cũng hủy diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó

đã sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi

đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó được tự do tái ngộ, khi những cơn gió hoang

vắng và điên cuồng tràn về quanh các lâu đài trong Đồi Gió Hú. Chình ví vậy, tác

phẩm cùng tên của Emily Bronte đã vượt lên nhiều tính yêu vĩ đại khác để dẫn đầu

trong cuộc bầu chọn những chuyện tính đẹp nhất mọi thời đại trong văn học. Xếp

sau Brontë là rất nhiều tên tuổi của những tác gia kinh điển như Shakespeare với

Romeo và Juliet, Margaret Mitchell - Cuốn theo chiều gió, Boris Pasternak - Bác sĩ

Zhivago… Chị gái Charlotte của Emily xếp sau em, ở vị trì thứ tư. Cuộc bính chọn

do kênh truyền hính UKTV Drama, Anh tổ chức thu hút sự tham gia của 2.000 độc

giả. Các tác phẩm lọt vào top 20 hầu hết đều là những kiệt tác của nền văn học

Anh. “Thật xúc động khi chứng kiến những tác phẩm đã được viết từ rất lâu vẫn có

sức hút mãnh liệt với độc giả thế kỷ 21”, Richard Kingsbury, giám đốc UKTV

Drama phát biểu.

Cũng theo tờ báo này, ban đầu, ìt người biết thưởng thức tác phẩm này. Đối

với những người đương thời, đây là một cuốn sách thô lỗ, tục tằn. Nhưng rồi càng

ngày người ta càng nhận thấy giá trị của nó và hoan nghênh nhiệt liệt. Nhà văn W.

Somerset Maugham đã chọn Đồi Gió Hú là một trong mười cuốn tiểu thuyết ông

cho là hay nhất thế giới. Ông viết: “Đồi Gió Hú không phải là một cuốn sách để

chúng ta đàm luận, nó là một cuốn sách để chúng ta đọc... Nó chứa đựng một thứ

mà rất ìt tiểu thuyết gia có thể cho chúng ta, ấy là năng lực. Tôi chưa thấy một

cuốn tiểu thuyết nào mà nỗi buồn rầu thống khổ, niềm vui sướng điên cuồng, tình

độc ác vô tính, sự ám ảnh của ái tính được diễn tả một cách kỳ diệu như trong Đồi

Gió Hú”.

Nguồn tài liệu tiếng Anh

Do bề dày của lịch sử nghiên cứu Emily Bronte và tác phẩm Đồi Gió Hú,

luận văn buộc phải hệ thống các bài viết theo bốn chủ đề: tiếp cận từ góc độ đạo

đức, từ trường phái văn học, từ lý thuyết phân tâm học, và cuối cùng, từ mối liên

hệ với tôn giáo.

Tiếp cận từ quan điểm đạo đức

Nhín chung, các nhà phê bính đều cảm thương trước việc chết trẻ cũng như

cuộc sống gian khổ của chị em Bronte và cũng hết sức ngạc nhiên trước sự trái

ngược giữa cuộc sống thực tế bính lặng với chất dữ dội và say mê được miêu tả

sinh động trong tiểu thuyết của họ. Charlotte (chị gái của Emily và cũng là nhà văn

nổi tiếng) đã cực đoan khi cô buộc tội các nhà phê bính đầu tiên đã không đánh giá

cao Đồi Gió Hú. Kỳ thực sức mạnh của tiểu thuyết và tài năng của tác giả đã được

thừa nhận ngay từ đầu kèm theo những sự chỉ trìch về tình chất dữ dội, cuồng nhiệt

và sự thô kệch của nó. Câu chuyện của Emily Bronté, giống rất nhiều chuyện tính

lãng mạn kiểu Gothic, không diễn ra ở một hoàn cảnh xa xôi ở thế giới bên kia; Nó

không phải là một chuyện kể được đặt ra ngoài không gian, thời gian như tác phẩm

của Poe. Những đam mê hoang dại tạo nên giông tố tại một thế giới nơi mà công

việc đang được tiến hành và những nhiệm vụ hàng ngày có tầm quan trọng đáng

kể. Dù đi theo Edgar Poe hay Ann Radcliffe, những nhà văn mà tên tuổi gắn liền

với dòng tiểu thuyết đen (The Gothic novel) trong văn học Anh, thí ở tác phẩm của

Emily Bronte cũng có những sáng tạo tuyệt vời: “Bà đã hoàn toàn phá vỡ, một

cách đầy thách thức, cả hai kiểu truyền thống, kiểu truyền thống của người

Scotland áp đặt nhà tiểu thuyết phải giải quyết đề tài theo kiểu lãng mạn; và kiểu

truyền thống đòi hỏi nhà văn phải phản ánh nguyên xi “bộ mặt thật” của cuộc sống,

kiểu truyền thống đã bị lãng quên từ thế kỷ XVIII.”[43; 5].

Đồi Gió Hú, cuốn tiểu thuyết duy nhất của Emily, được xuất bản năm 1847.

Tuy ngày nay được phần đông giới phê bính văn học đánh giá là lớn nhất trong các

tác phẩm của ba chị em nhà Bronte, nhưng vào lúc ra đời, chất dữ dội cuồng nhiệt

của nó đã gây một chấn động quá mạnh đối với những chuẩn mực đạo lý Victoria.

Xin được dẫn ra đây một vài ý kiến được tím thấy trong ngăn kéo bàn của Emily

sau khi nhà văn qua đời.

Tờ Examiner đã viết tháng một năm 1848: “Đây là một cuốn sách lạ lùng…

Trong tổng thể, nó hoang dã, lộn xộn, rời rạc và không chắc có thực.

… Chúng ta ghét sự màu mè và văn chương sáo rỗng, cái có quá nhiều trong

tiểu thuyết hiện đại, và sẵn sàng giao phó cho tác giả - người cùng lúc gan dạ đi

sâu vào những dải đồng hoang và những nơi đổ nát ví những anh hùng của mính;

nhưng đồng thời chúng ta cũng phải quy định với ông rằng ông sẽ không đưa ra

ánh sáng tất cả những điều mà ông (bạn đọc vẫn tin rằng tác giả của Đồi Gió Hú là

một ông Ellis Bell nào đó – TTTH) đã khám phá, thô lỗ và ghê tởm, trong sự lệch

lạc của ông ta, nhằm làm sáng tỏ câu chuyện của mính. Tài năng của một người

nghệ sĩ là phải thay đổi và trong trường hợp nào đó phải tinh lọc những điều anh ta

thấy trong thế giới bính thường. Không bao giờ có một người nào mà cuộc sống

thường nhật của họ lại là chất liệu phù hợp cho một cuốn tiểu thuyết hư cấu” [61].

Cũng tháng một năm 1848, trên Tuần báo Douglas Jerrold, có bài viết: “Đồi

Gió Hú là một loại tiểu thuyết khác lạ, làm lung lay mọi bính luận thông thường;

hơn nữa không thể không đọc hết nó, càng không thể gác sang một bên mà không

bàn luận gí về nó. Ý tưởng bao trùm lên người đọc là sự ác độc tàn nhẫn và tính

yêu gần như hoang dã… Hính như có sức mạnh trong cuốn sách này nhưng đó là

một sức mạnh vô thức… Trong Đồi Gió Hú, người đọc bị choáng váng, phẫn nộ và

ghê tởm bởi những chi tiết tàn bạo, thiếu tình nhân đạo, lòng căm thù quái ác và sự

báo thù… Hơn nữa, gần kết thúc truyện, xuất hiện một bức tranh êm đềm và tuyệt

đẹp giống như chiếc cầu vồng sau một cơn giông…

Chúng tôi gợi ý các độc giả yêu thìch cái mới hãy tím đọc cuốn truyện này,

ví chúng tôi có thể đảm bảo rằng họ chưa bao giờ từng đọc cái gí như cuốn này

trước đây. Nó rất khó hiểu và thú vị, và nếu như chúng ta có thời gian, chúng ta có

thể sẵn lòng dành một chút thời gian để phân tìch câu truyện đáng chú ý này,

nhưng chúng ta cũng phải để cho các độc giả lên tiếng xem tiểu thuyết này thuộc

thể loại gí” [61].

Trên tờ Atlas, tháng 1 năm 1848, có bài cho rằng: “Đồi Gió Hú là một cuốn

tiểu thuyết lạ lùng và không có tình nghệ thuật. Trong mỗi chương đều có những

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Nguyên Cần, Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Đại học Sư phạm, H.

2003

2. Lê Đính Cúc, “Edgar Allan Poe nhà văn trinh thám và kinh dị xuất sắc”, TCVH,

(8), tr.49 - 56, H. 2000

3. Charlotte Bronte, Jên Erơ, Nguyễn Tuyên dịch, Nxb Văn Học, H. 2003

4. Nguyễn Văn Dân, Những vấn đề lý luận văn học so sánh, Nxb Khoa học Xã hội,

H. 1995

5. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã

hội, H. 1995

6. Nguyễn Văn Dân, “Về loại hính văn xuôi huyễn tưởng”, TCVH, (5), tr.59 - 65,

1984

7. Trương Đăng Dung, "Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”, TCVH, (1), tr.59 -

65, H. 1998

8. Nguyễn Thị Dung, “Thế giới kí ảo trong mộng, một phương thức phản ánh đặc

biệt về thế giới kỉ ảo của người xưa”, Văn hoá dân gian, (6), tr.33 - 40, H. 2003

9. Đặng Anh Đào, 2006, “Vai trò của cái ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam”,

Nghiên cứu văn học (8), tr. 18, 19.

10. Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H. 1997

11. Emily Bronte, Đồi Gió Hú, Dương Tường dịch, NxbVăn Học, H. 2005

12. Huyền Giang (tổng thuật), “Carl Gustav Jung và “cái vô thức”, TCVH, (7),

tr.48 - 52, H. 1995

13. Nguyễn Hào Hải, “Lại bàn về huyền thoại”, Báo văn nghệ, (16), tr.3, 1995

14. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, H. 2000

15. Nguyễn Thị Sông Hương, Cảnh vật trong “Người xa lạ” của Albert Camus,

Luận văn thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, H.

2000

16. Vũ Ngọc Khánh, “Truyện thần linh ma quái và vấn đề giáo dục con người”,

TCVH, (10), tr.21 - 26, H. 2001

17. Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, H. 1999

18. Lê Nguyên Long, Cái Fantastic trong truyện ngắn Edgar Allen Poe, Luận văn

thạc sĩ Khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm, H. 2004

19. Nguyễn Trường Lịch, Con mắt tiếp nhận văn chương, Nxb Văn học, H. 2002

20. Nguyễn Trường Lịch, “Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong văn

chương xưa và nay”, TCVH, (5), tr.33 - 43, 1997

21. Phương Lựu, “Tản mạn về văn nghệ với tình dục”, TCVH, (3), tr.7 - 11, 1996

22. Hoàng Tố Mai, Nghệ thuật của Edgar Allen Poe khảo sát từ Triết lý về soạn

tác, Luận văn Thạc sĩ ngữ văn, Đại học Sư phạm, H. 2006

23. Guy de Maupassant, Chuyện kể ban ngày ban đêm, Cẩm Hà dịch, Nxb Văn

học, H. 2004

24. Nguyễn Tri Nguyên, “Huyền thoại cổ xưa mà mới mẻ”, Báo văn nghệ, (19),

tr.3, 1995

25. Nghìn lẻ một đêm, Cô Lệ Hoa dịch, Nxb Thanh Hoá, 2001

26. Edgar Allen Poe, Tập truyện kinh dị, Nguyễn Văn Qua dịch, Nxb Văn hoá

Thông tin, H. 2003

27. René Wellek - Austin Waren, “Huyền thoại là gí”, TCVH, (7), tr.15 - 16, 1995

28. Lê Ngọc Tân, “Huyền thoại trong tiểu thuyết của E. Zola”, Văn học nước ngoài

(2), tr.209 - 214, 2001

29. Bùi Thị Thiên Thai, Truyện kỉ ảo hiện đại - dư ba của truyện truyền kì truyền

thống, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, H. 2001

30. Bùi Việt Thắng, Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hoá thông tin, H. 2000

31. Nguyễn Thành Thống, Lịch sử văn học Anh trích yếu, Nxb Trẻ, Tp. HCM.

1997

32. Đỗ Lai Thuý (giới thiệu), “Phương pháp phê bính huyền thoại học”, Văn học

nước ngoài, (2), 184 - 185, 2001

33. Nguyễn Kiều Trang, Cái thực và cái ảo trong “Bọn làm bạc giả” của André

Gide, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm, H. 2005

34. Hoàng Trinh, “Franzơ Kafka và vấn đề “Huyền thoại” trong văn học, TCVH,

(4), tr.90 - 109, 1980

35. Tzevan Todorov, Dẫn luận về văn chương kì ảo, Lê Hồng Sâm và Đặng Anh

Đào dịch, Nxb Đại học Sư Phạm, H. 2008

36. Bùi Thanh Truyền, Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Luận án

Tiến sĩ ngữ văn, Viện Văn học, H. 2006

37. Văn học phương tây, Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục, H. 1999

38. Jean - Yvestadié, “Gilbert Durand và phương pháp phê bính huyền thoại học,

Văn học nước ngoài, (2), tr.204 - 209, 2001

39. J. Grimm, “Huyền thoại Đức”, Văn học nước ngoài, (2), tr.185 - 203, 2001

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Nhiều tác giả

40. American Heritage Dictionary CD

41. Analysis of Major characters, Website: www.SparkNotes.com/literature

42. Criticism about the Brontes, Website: www.falculty.plattsburgh.edu

43. Emily Bronte, Wuthering Heights, Nxb Wordsworth, Anh, 1992

44. Emily Jane Bronte: The Complete Poems, Nxb Penguin

Books, 1992

45. George P. Landow, “And the World Became Strange: Realms of Literary

Fantasy”, Nxb The Georgia Review, 1979, tập 33, tr. 28 - tr. 40, www.norton.com

46. Later critical response to Wuthering Heights, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

47. Overview of Emily Bronte, Website: www.academic.brooklyn.cuny.edu

48. Oxford Advanced Genie Dictionary CD

49. Point of view in Wuthering Heights, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

50. Psychological interpretations of Wuthering Heights, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

51. Publication of Wuthering Heights and its contemporary reception, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

52. Relligion, Metaphysics, nd Mysticism, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

53. Romantic love in Wuthering Heights, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

54. The English Gothic novel: A brief overview, Nhiều tác giả, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

55. The Inspirations of Wuthering Heights, Website: http://wuthering-heights.co.uk

56. The importance of ghosts in Wuthering Heights, www.directessays.com

57. The romantic novel, romanticism, and Wuthering Heights, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

58. The spirit of Wuthering Heights, Website: www.gutenberg.org

59. Themes in Wuthering Heights, Nhiều tác giả, Website: www.norton.com

60. Wuthering Heights as Socio-Economic novel, Website:

www.academic.brooklyn.cuny.edu

61. What critics said about Wuthering Heights, Website:

http://wuthering-heights.co.uk