194
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC LUT TP. HCHÍ MINH Đặng Thanh Hoa THTC RÚT GN GII QUYT TRANH CHP KINH DOANH, THƯƠNG MI TRONG PHÁP LUT TTNG DÂN SVIT NAM LUN ÁN TIN SĨ LUT HC TP. HCHÍ MINH, NĂM 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Đặng Thanh Hoa

THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Đặng Thanh Hoa

THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ

Mã số: 62.380.107

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

2. TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án

chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của ai khác. Nếu có

sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả Luận án

Đặng Thanh Hoa

!

!

!

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v!

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1!

1.!Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1!

2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................................... 4!

2.1.!Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 4!

2.2.!Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 4!

3.!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5!

3.1.!Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 5!

3.2.!Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 5!

4.!Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 6!

5.!Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 6!

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 8!

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 8!

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 8!

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 11!

1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 15!

2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................... 16!

2.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 16!

2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 16!

3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 17!

3.1.!Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 17!

3.2.! Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 17!

NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 19!

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG

DÂN SỰ .................................................................................................................... 19!

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn .............................................................. 19!

1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn ...................................................................................... 19!

1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn ................................................................................... 24!

1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn ........................................ 30!

1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn .................................................. 30!

1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn ................................................................... 31!

1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản .................... 33!

1.3.!Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự ............................................... 40!

1.3.1.!Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với một số vụ án nhất định ................................ 41!

1.3.2. Rút gọn về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp ........................................ 48!

1.3.3.!Rút gọn về trình tự và các bước tố tụng ................................................................ 49!

1.3.4.!Rút gọn về cấp xét xử ............................................................................................. 57!

1.3.5.!Rút gọn về thời gian giải quyết tranh chấp ........................................................... 60!

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 62!

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT

GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............ 64!

2.1. !Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực

trạng pháp luật tố tụng dân sự ....................................................................................... 65!

2.1.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm .................................................. 65!

2.1.2.!Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm .............................................. 78!

2.2.!Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực

tiễn xét xử của Tòa án ..................................................................................................... 83!

2.2.1.!Đối với tranh chấp mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ ............................ 83!

2.2.2.!Đối với tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng ..................... 92!

2.2.3. Đối với tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng giá ngạch lớn ................ 99!

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 102!

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............................... 105!

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

3.1.!Giải pháp xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương

mại 105!

3.1.1.!Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn ................. 107!

3.1.2.!Về rút gọn thành phần tham gia giải quyết tranh chấp ...................................... 117!

3.1.3.!Về rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án ....................................................... 121!

3.1.4.!Về rút gọn thời gian giải quyết vụ án .................................................................. 127!

3.2.!Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mại ........................................................................................................ 135!

3.2.1.!Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự ............................................................. 135!

3.2.2.!Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi .......... 138!

3.3.!Giải pháp về thi hành các quy định về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mại ........................................................................................................ 139!

3.3.1.!Quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn ....................... 139!

3.3.2.!Xây dựng cơ chế, tổ chức, nguồn lực và chế tài bảo đảm thực hiện các quy định

về thủ tục rút gọn ............................................................................................................ 140!

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 142!

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 144!

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... i!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. ii!

SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KINH DOANH

THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ....................................................... xiv!

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC .................................................................. xix!

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành

BLTTDSSĐ : Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015

HP 2013 : Hiến pháp năm 2013

HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

NQ49/TW

: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ

Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TAND : Tòa án nhân dân

TCDS : Tranh chấp dân sự

TCKDTM : Tranh chấp kinh doanh, thương mại

TTDS : Tố tụng dân sự

TTRG : Thủ tục rút gọn

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.!Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

cải cách tư pháp đến năm 2020 (NQ49/TW) đã chỉ rõ quan điểm về việc xây

dựng thủ tục rút gọn: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với

những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. NQ49/TW cũng quy định:

“Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… tiếp

thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh

của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế…” Vì vậy, việc xây dựng

TTRG trong TTDS là đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Hiến pháp 2013 (HP 2013) quy định rõ về việc áp dụng TTRG để giải

quyết một số loại vụ án. Để triển khai thi hành HP 2013, việc bổ sung các quy

định về TTRG trong TTDS giải quyết một số loại vụ án về TCDS, trong đó

bao gồm TCKDTM, là cấp thiết. Vì vậy, việc xây dựng TTRG trong TTDS là

một trong những nhiệm vụ cấp thiết để triển khai thi hành HP 2013.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (BLTTDS), các tranh

chấp dân sự (TCDS) nói chung, cũng như các tranh chấp kinh doanh, thương

mại (TCKDTM) nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án1 đều được

giải quyết bằng một trình tự thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng chung mà

không phân biệt giá trị tranh chấp, tính phức tạp hoặc đơn giản của tranh

chấp, có sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự... Bên cạnh đó, việc quy định về

thời hạn giải quyết các tranh chấp này như hiện nay là không hợp lý. Bởi lẽ, 1 Điều 29 BLTTDS quy định TCKDTM là: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hóa; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dò, khai thác. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

2 đối với những tranh chấp phức tạp, thời hạn tối đa mà pháp luật quy định là

cứng nhắc, khó thực thi và gây nhiều khó khăn đối với các Tòa án,2 còn đối

với những tranh chấp đơn giản, không nhất thiết cần thời hạn dài như vậy.

Ví dụ: doanh nghiệp A ký kết hợp đồng tín dụng hoàn toàn đúng pháp luật

với một ngân hàng, tuy nhiên doanh nghiệp A (bên vay) đã cố tình không

thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Khi thụ lý và giải quyết yêu cầu đòi nợ của

ngân hàng (bên cho vay), Tòa án vẫn phải thực hiện một số thủ tục không cần

thiết như hòa giải, thu thập chứng cứ theo quy định, phải hoãn phiên tòa lần

đầu khi một trong các đương sự hoặc người đại diện của họ được triệu tập

hợp lệ mà vắng mặt dù không có lý do chính đáng và phiên tòa vẫn phải được

xét xử bởi một hội đồng gồm ba thành viên… Ngoài ra, ngay cả khi vụ án đã

được Tòa án cấp sơ thẩm quyết định theo hướng buộc bên vay phải thực hiện

đúng nghĩa vụ mà bên vay đã thừa nhận, bên vay vẫn có quyền kháng cáo dù

chỉ nhằm kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ; và trong trường hợp đó Tòa án

cấp phúc thẩm vẫn phải giải quyết vụ án theo thời hạn và thủ tục thông

thường…

Như vậy, từ thực tiễn giải quyết các TCDS nói chung, đặc biệt đối với các

TCKDTM, cho thấy “thủ tục nặng nề, thời gian giải quyết kéo dài,”3 việc áp

dụng tất cả các thủ tục tố tụng như nhau mà không phân biệt tranh chấp phức

tạp, chứng cứ không rõ ràng, đương sự không thừa nhận quyền và nghĩa vụ

của nhau… với những tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đương sự thừa

nhận nghĩa vụ… là bất hợp lý.

Rõ ràng, với quy định như vậy, vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, môi trường kinh doanh và làm tăng

chi phí trong hoạt động kinh doanh. Chính quy định thời hạn giải quyết kéo

dài vài tháng (mà thực tiễn xét xử có khi lên đến cả năm) của pháp luật tố 2 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội, tr.16. 3 Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút ngắn trong pháp luật dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.10.

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

3 tụng dân sự (TTDS) hiện hành đã có những tác động không tốt đến quá trình

quay vòng của đồng vốn nếu tranh chấp trong vụ kiện có liên quan đến tài

sản, tiền, vàng… trong khi đó giá cả trong nền kinh tế thị trường luôn luôn

biến động.4

Ngoài ra, trong xu thế chung, các nước trên thế giới đều tìm cách giải

quyết nhanh các TCKDTM, vì đối với doanh nghiệp thời gian là tiền bạc, là

cơ hội kinh doanh, là sự phát triển của nền kinh tế đất nước, của xã hội, không

thể để doanh nghiệp phải mất quá nhiều thời gian cho một vụ kiện.5 Bên cạnh

đó, thủ tục tố tụng cồng kềnh không cần thiết trong giải quyết một số vụ án về

TCDS, trong đó bao gồm TCKDTM, làm lãng phí nguồn lực xã hội, như đội

ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án…6

Vì vậy, việc “đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải

quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400

ngày), nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ

và vừa thông qua Tòa án”7 là một nhu cầu thực sự cần thiết và cấp bách trong

bối cảnh đòi hỏi cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh hiện

nay.

Trên thế giới, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, nhiều nước đã xây

dựng thủ tục rút gọn (summary procedure) hay còn gọi là thủ tục giản lược

(simplified procedure) để áp dụng xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, giải

quyết những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản,

4 Ngô Anh Dũng, (03), tr.10. 5 Tưởng Duy Lượng (2015), Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội, tr.13. 6 Theo số liệu thống kê: ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một Thẩm phán một tháng phải giải quyết từ 10 vụ việc trở lên. Tại “Án dân sự: Có nên xử rút gọn?”. [http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=812] (truy cập ngày 28-1-2014). 7 Xem: II.2.b, Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-3-2015 “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016”.

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

4 chứng cứ rõ ràng,8 được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.9 Chính

vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng thủ tục rút gọn (TTRG) để giải quyết một

số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng là điều cần thiết trong

bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

Do đó, đề tài: “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương

mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” thực sự là cần thiết và cấp thiết

trong bối cảnh trên.

2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1.! Mục đích nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu luận án này (“Luận án”) nhằm đạt được những mục

đích sau đây:

Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS;

Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết TCKDTM tại

Tòa án Việt Nam làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM;

Ba là, làm rõ các yêu cầu và đưa ra các đề xuất xây dựng TTRG giải quyết

TCKDTM tại Tòa án Việt Nam.

2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu!

Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS và

thực tiễn áp dụng TTRG ở một số quốc gia trên thế giới;

Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật TTDS và thực tiễn giải quyết

TCKDTM làm cơ sở cho việc xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM;

Thứ ba, xây dựng các tiêu chí xác định các vụ án được giải quyết theo

TTRG có tính đến đặc thù áp dụng đối với TCKDTM; 8 Trương Hòa Bình (2014), “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.1. 9 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp, Hà Nội; Dự án VIE/95/017 (2000), Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Kluwer Norstedts Juridik Tano (Người dịch: Lê Hồng Hạnh và Dương Thị Hiền), tr.149.

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

5

Thứ tư, đề xuất xây dựng TTRG và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và

cơ chế áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và

TCKDTM nói riêng.

3.!!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

3.1.! Phạm vi nghiên cứu!

Mặc dù Luận án có tên gọi “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” nhưng phạm vi

nghiên cứu của Luận án không chỉ giới hạn nghiên cứu TTRG giải quyết

TCKDTM mà còn phải bao gồm TTRG giải quyết TCDS nói chung. Bởi lẽ:

thứ nhất, các quy định trong BLTTDS, về cơ bản, đang được áp dụng cho các

vụ án dân sự nói chung (bao gồm cả các vụ án về TCKDTM)10 và chỉ có một

số quy định riêng áp dụng cho việc giải quyết các vụ án về TCKDTM; thứ

hai, pháp luật tố tụng hiện nay cũng chưa có quy định về TTRG trong TTDS

nên cần thiết phải nghiên cứu về TTRG áp dụng chung trong TTDS vì TTRG

giải quyết TCKDTM phải dựa trên nền tảng TTRG giải quyết TCDS nói

chung.

Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn ở TTRG giải

quyết vụ án dân sự (tương ứng với tranh chấp) mà không bao gồm giải quyết

việc dân sự (tương ứng với yêu cầu). Cuối cùng, TTRG trong phạm vi nghiên

cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn đối với TCKDTM được giải quyết tại Tòa

án chứ không bao gồm các cơ chế ngoài Tòa án như tại các tổ chức trọng tài

thương mại hoặc các cơ chế giải quyết tranh chấp khác.

3.2.! Đối tượng nghiên cứu!

Với cách tiếp cận về phạm vi nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu

của Luận án bao gồm: 10 Xem: Điều 1 BLTTDS quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của BLTTDS: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)…”.

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

6

-! Các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, BLTTDS và các văn bản pháp

luật của Việt Nam liên quan đến TTDS và TTRG;

-! Thực trạng giải quyết TCKDTM tại Tòa án;

-! TTRG trong TTDS của một số quốc gia trên thế giới;

-! Các quy định về TTRG và các quy định liên quan trong Dự thảo

BLTTDSSĐ.

4.! Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là một công trình nghiên cứu

chuyên sâu ở Việt Nam. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về TTRG

trong TTDS nói chung và trong giải quyết TCKDTM nói riêng. Kết quả

nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp những nội dung, thông tin quan trọng, tin

cậy và có giá trị về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng TTRG

trong TTDS tại Việt Nam, trong đó có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Vì

vậy, Luận án có giá trị tham khảo, phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng

dạy và học tập.

Ngoài ra, Luận án cũng phân tích thực tiễn giải quyết TCKDTM trong đó

có các tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp, đương sự thừa nhận nghĩa vụ hoặc

chứng cứ rõ ràng theo thủ tục tố tụng hiện nay làm cơ sở xây dựng TTRG giải

quyết các loại tranh chấp này.

Kết quả Luận án đưa ra các đề xuất và giải pháp xây dựng TTRG giải

quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng. Vì vậy, trong

chừng mực nào đó, Luận án đóng góp cho việc xây dựng các quy định về

TTRG nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, tạo điều kiện hơn nữa cho

người dân tiếp cận công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

5.!Kết cấu của Luận án

Ngoài Phần mở đầu, Tổng quan nghiên cứu, Những công trình liên quan

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

7 đến Luận án đã được công bố, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung

của Luận án bao gồm các chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự.

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết

tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Chương 3: Kiến nghị về xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp

kinh doanh, thương mại.

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

8

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.! Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.!Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Hiện nay có khá nhiều công trình, bài viết ở nước ngoài nghiên cứu về TTRG trong TTDS nói chung nhưng có ít công trình nghiên cứu về TTRG giải quyết TCKDTM. Các tài liệu nước ngoài nêu trên có thể chia ra làm ba nhóm sau: (i) những vấn đề chung của TTRG; (ii) tính hiệu quả của TTRG; và (iii) các tiêu chí xác định một vụ án được giải quyết theo TTRG; trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG.

Thứ nhất, nhóm tài liệu liên quan đến một số vấn đề chung của TTRG gồm một số bài viết phân tích về TTRG như là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn thủ tục thông thường. Các tác giả đã giới thiệu về mô hình Tòa giản lược, các loại vụ việc được áp dụng TTRG và xu hướng áp dụng TTRG của từng nước được đề cập tương ứng. Qua đó cho thấy TTRG đã được áp dụng tại Tòa án khá lâu và ngày càng có xu hướng áp dụng rộng rãi.

Các tài liệu chính về nhóm vấn đề này bao gồm: bài viết “The Pragmatic Court: Reinterpreting the Supreme Court of China” (Tòa án thực dụng: Giải thích lại Tòa án tối cao của Trung Quốc) của tác giả Taisu Zhang;11 bài viết “Simplified Procedure for Court Determination of Disputes Under New York’s Civil Practice Law and Rules” (Thủ tục đơn giản cho Tòa án xác định tranh chấp theo Luật dân sự thực hành của New York) của tác giả Jay C. Carlisle;12 bài viết “When Should a Case be Dismissed? The Economics of Pleading and Summary Judgment Standards” (Khi nào thì một vụ kiện bị đình chỉ? Tính kinh tế của việc khởi kiện và tiêu chuẩn bản án giản lược) của tác giả Keith N. Hylton;13 bài viết “Summary Judgment is Constitutional” (Các bản án giản lược là hợp hiến) của tác giả Edward Brunet.14 11 Taisu Zhang (2012), “The Pragmatic Court: Reinterpreting the Supreme Court of China”, 25 Colum. J. Asian L. 1, p.7. 12 Jay C. Carlisle (1988-1989), “Simplified Procedure for Court Determination of Disputes under New York’s Civil Practice Law and Rules”, 54 Brook. L. Rev. 95, p.126. 13 Keith N. Hylton (2008), “When Should a Case be Dismissed? The Economics of Pleading and Summary Judgment Standards”, 16 Sup. Ct. Econ. Rev. 39, 62. 14 Edward Brunet (2008), “Summary Judgment is Constitutional”, 92 Iowa L. Rev. 162.

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

9

Thứ hai, nhóm các tài liệu liên quan đến tính hiệu quả của TTRG bao gồm

nhóm tài liệu phân tích về trường phái kinh tế luật và nhóm tài liệu lý giải về

tính ưu việt của TTRG.

Về kinh tế luật, có hai công trình khoa học chính là cuốn sách của Thẩm

phán R. Posner về “Economic Analys of Law”14 (Phân tích kinh tế của pháp

luật) và bài viết “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and

Economics”15 (Đại khủng hoảng và các quy tắc hùng biện của pháp luật và

kinh tế) của Giáo sư Michael D. Murray. Thẩm phán Posner đã sử dụng triết lý

kinh tế luật để minh chứng rằng mục đích của hệ thống tố tụng nhìn từ góc độ

kinh tế học là nhằm giảm thiểu tối đa các khinh xuất, sơ sót trong quá trình

xét xử và chi phí để vận hành bộ máy và công tác xét xử; và một thủ tục tố

tụng phù hợp cần phải cân nhắc hài hòa giữa các chi phí đi tìm và bảo vệ công

lý với các chi phí vận hành bộ máy tố tụng. Còn theo Giáo sư Michael D.

Murray, trường phái kinh tế luật càng được ứng dụng trong những năm suy

thoái kinh tế không chỉ bởi các nhà làm luật, các nhà kinh tế mà còn bởi các

Thẩm phán, Luật sư, các cán bộ pháp chế của chính phủ… trong quá trình tư

duy và đưa ra các giải pháp, quyết định của mình.

Về tính ưu việt của TTRG, có bài viết “Consumer Dispute Resolution and

Redress in the Global Marketplace”16 (Giải quyết tranh chấp của người tiêu

dùng và chế tài trong thị trường toàn cầu), trong đó tác giả Edward Brunet

cho rằng Tòa án giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ

tục đơn giản, có giá trị ràng buộc thi hành vẫn sẽ bảo đảm được công lý và

yêu cầu của nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như

các thủ tục thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp; và bài

14 R. Posner (1986), Economic Analysis of Law, Third Edition. 15 Michael D. Murray, “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and Economics”, 58 Loy. L. Rev. 615, p.3. 16 Edward Brunet, Organisation for Economic Co-operation and Development (2006), Consumer Dispute Resolution and Redress in the Global Marketplace 24. [http://www.oecd.org/internet/consumer/36456184.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014).

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

10 viết “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”17 (Ba mạo hiểm

đối với nước Mỹ trong thủ tục tố tụng dân sự giản lược), tác giả Robert

Wyness Millar xem xét đánh giá các thủ tục giản lược đang được áp dụng ở

Hoa Kỳ, nêu các điểm ưu việt và xu hướng ngày càng áp dụng phổ biến hơn

của các thủ tục đó.

Các công trình nghiên cứu nêu trên tiếp cận pháp luật nói chung và TTRG

từ khía cạnh kinh tế luật. Việc giải quyết các TCKDTM cũng không nằm

ngoài xu hướng và yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả, nhanh, gọn, giảm thiểu tối

đa các chi phí mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh

chấp. Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng mà mỗi quốc gia khi

xây dựng cơ chế giải quyết TCKDTM đều phải tính đến. Các tài liệu ít nhiều

đều đề cập và khẳng định việc áp dụng TTRG là nhằm giảm thiểu các chi phí,

thời gian cho các chủ thể tham gia tố tụng.

Thứ ba, nhóm các tài liệu liên quan đến các tiêu chí xác định một vụ án được

giải quyết theo TTRG và trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tranh chấp theo

TTRG, bao gồm hàng loạt các văn bản pháp luật tố tụng của một số nước như:

các Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp, Đức, Nhật v.v.

Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết như: cuốn sách “Japanese Law”18

(Pháp luật Nhật Bản) của Hiroshi Oda, trong đó tác giả giới thiệu về TTRG

của Nhật Bản, các tiêu chí và trình tự rút gọn; cuốn sách “Civil Procedure”19

(Tố tụng dân sự) của Mary Kay Kane, trong đó tác giả phân tích về các

trường hợp áp dụng TTRG trong TTDS của Hoa Kỳ; công trình nghiên cứu

“A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and

China”20 (Nghiên cứu so sánh giữa thủ tục tố tụng dân sự của Pháp, Đức và 17 Robert Wyness Millar (1928-1929), “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”, 38 Yale L. J. pp.193, 194. 18 Hiroshi Oda (2009), Japanese Law, Third Edition, Oxford University Press, pp.409-426. 19 Mary Kay Kane (2003), Civil Procedure, Fifth Edition, Thompson West, pp.160-167. 20 Paul Ranjard (2011), A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and China.[http://www.ipr2.org/storage/Comparative_Study_on_Civil_Procedures_of_France,_Germany_and

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

11 Trung Quốc), trong đó tác giả Paul Ranjard phân tích so sánh về việc áp dụng

TTRG tại các nước nêu trên về các tiêu chí áp dụng TTRG; tài liệu “Civil

Justice Reform Summit Report”21 (Báo cáo Hội nghị thượng đỉnh về cải cách

tư pháp dân sự), trong đó giới thiệu kinh nghiệm của nhiều quốc gia về việc

giải quyết một số vụ án dân sự theo thủ tục giản lược hơn dựa trên giá trị bằng

tiền của yêu cầu khởi kiện; và một số nguồn thông tin khác được khai thác

trên các trang web.

1.2.!Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, TTRG trong TTDS đã được một số nhà nghiên cứu quan

tâm ở các cấp độ khác nhau thể hiện tại một số công trình theo các nhóm vấn

đề sau đây: (i) yêu cầu về tính hiệu quả của việc giải quyết TCKDTM; (ii)

nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở Việt Nam; (iii) xác định cơ

sở lý luận và thực tiễn để xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam; và (iv)

giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài về TTRG, bao gồm tiêu chí xác định vụ án

được giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo

TTRG.

Thứ nhất, có một số ít tài liệu liên quan đến yêu cầu về tính hiệu quả của

việc giải quyết TCKDTM đều chung quan điểm giải quyết TCKDTM phải

đảm bảo tính hiệu quả, ngắn, gọn…

Các quan điểm trên được thể hiện ở một số công trình chính sau đây: cuốn

sách “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay”22

của tác giả Đào Văn Hội, trong đó tác giả phân tích về yêu cầu cần phải xây

dựng cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế một cách đơn giản, hiệu quả và hấp

dẫn đối với nhà đầu tư, kinh doanh; đề tài nghiên cứu khoa học về “Thực tiễn

_China-EN1067.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014). 21 Civil Justice Reform Summit Report (2007), Institute for the Advancement of the American Legal System, University of Denver. 22 Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

12 tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”23 do

GS.TS.NGƯT. Mai Hồng Quỳ làm chủ nhiệm đề tài, trong đó đưa ra quan

điểm về yêu cầu giải quyết TCKDTM một cách hiệu quả để phù hợp với hội

nhập kinh tế quốc tế; cuốn sách “Kinh tế luật” của TS. Lê Nết,24 trong đó tác

giả giới thiệu và phân tích về trường phái kinh tế luật và ứng dụng của các

phân tích kinh tế học trong các ngành luật và trong việc giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra còn có một số bài viết, kết quả nghiên cứu phục vụ Hội thảo

“Tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh

doanh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-

2015 tại Hà Nội, trong đó đề cập đến thực trạng giải quyết TCKDTM kém hiệu

quả hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị cải thiện môi trường kinh doanh

thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn.

Thứ hai, nhóm tài liệu về nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở

Việt Nam gồm một số bài viết được đăng trên tạp chí đề cập đến các vấn đề

khác nhau của TTRG như nhu cầu xây dựng TTRG, phạm vi loại việc được

áp dụng TTRG, mối liên hệ của việc xây dựng TTRG với một số nguyên tắc

cơ bản của luật TTDS và kinh nghiệm từ một số quốc gia có quy định TTRG

trong TTDS...

Về nhóm vấn đề này, có thể kể đến bài viết “Vấn đề áp dụng thủ tục rút

gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân

dân”,25 trong đó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã phân

tích tóm tắt tiền đề của việc quy định TTRG trong pháp luật tố tụng Việt Nam

(tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính) và giới thiệu kinh

nghiệm về TTRG, mô hình Tòa giản lược ở một số nước trên thế giới, như:

Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp; bài viết “Cần có quy định thủ tục rút gọn 23 Mai Hồng Quỳ (chủ nhiệm đề tài) (1999), “Thực tiễn tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. 24 Lê Nết (2006), Kinh tế luật, NXB Tri thức. 25 Trương Hòa Bình, (8), tr.1-7.

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

13 trong Bộ luật tố tụng dân sự”26 của Đỗ Văn Chỉnh và Phạm Thị Hằng, trong

đó nhóm tác giả đã phân tích các quy định về TTRG và khả năng áp dụng

TTRG trong TTDS Việt Nam.

Ngoài ra còn có “Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải

quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án Việt Nam” là một

công trình nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Dự án Tăng cường tiếp cận

công lý và bảo vệ quyền thực hiện năm 2015, bao gồm phân tích mô hình

TTDS Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận về TTRG giải quyết các

TCDS, kinh nghiệm của một số nước áp dụng TTRG, phân tích kết quả điều

tra xã hội học về một số vấn đề liên quan đến TTRG và đề xuất khuyến nghị

cho việc xây dựng mô hình giải quyết TCDS theo TTRG tại Tòa án Việt

Nam.27

Thứ ba, nhóm tài liệu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng

TTRG trong TTDS tại Việt Nam.

Về vấn đề này có hai đề tài: đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Một số

vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân

sự”28 do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 1996 có đề cập

về TTRG, cụ thể về các loại việc phát sinh từ thực tiễn có thể giải quyết theo

TTRG; và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố

tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế

hiện nay - Thực trạng và giải pháp” do TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề

tài thực hiện năm 201429 được coi là một công trình khá công phu về lý luận 26 Đỗ Văn Chỉnh & Phạm Thị Hằng (2013), “Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (03), tr.14-21. 27 Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015), Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam, Hà Nội. 28 Tòa án nhân dân tối cao (1996), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr.70-74 & 302-303. 29 Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2014), “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

14 và thực tiễn, làm rõ yêu cầu và cơ sở khoa học của việc xây dựng TTRG và đề

xuất các giải pháp xây dựng thủ tục này ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì phạm vi

nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đến việc xây dựng TTRG trong pháp luật

TTDS tại Việt Nam nên không có nội dung nào đề cập đến những yêu cầu đặc

thù khi áp dụng TTRG để giải quyết một số vụ án về TCKDTM tại Việt Nam.

Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở cũng đề cập đến

việc cần thiết phải xây dựng TTRG tại Việt Nam, như: (i) đề tài: “Hoàn thiện

pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải

cách tư pháp”30 do TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài năm 2010; và (ii)

đề tài: “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh

doanh bằng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”31 do Thạc sỹ Đặng Thanh

Hoa làm chủ nhiệm đề tài năm 2013.

Thứ tư, nhóm tài liệu giới thiệu kinh nghiệm áp dụng TTRG về tiêu chí

xác định một vụ án có thể giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn

giải quyết vụ án theo TTRG của một số nước trên thế giới bằng tiếng Việt.

Nhóm tài liệu này bao gồm: cuốn sách “Japanese Law” (Luật Nhật Bản)

phân tích hệ thống Tòa án Nhật Bản, mô hình Tòa giản lược trong pháp luật

Nhật Bản và các quy định về phạm vi loại việc được áp dụng thủ tục đơn giản

trong pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản;32 bài viết “Mô hình Tòa án đơn giản

ở Nhật Bản” của tác giả Ngô Cường;33 hai cuốn kỷ yếu: “Hội thảo pháp luật về

tố tụng dân sự ngày 9&10-11-2000”34 và “Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự

30 Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2010), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội. 31 Đặng Thanh Hoa (chủ nhiệm đề tài) (2013), “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh doanh bằng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 32 JICA (1998), Japanese law (Luật Nhật Bản), tập III, NXB Thanh niên, Hà Nội. 33 Ngô Cường (2014), “Mô hình Tòa án đơn giản ở Nhật Bản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (16). 34 Jean-Marie Coulon (2000), Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự ngày 9&10-11-2000, Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

15 ngày 29&30-10-2001”35 của cùng tác giả Jean-Marie Coulon đã giới thiệu

TTRG tại Pháp và trình bày quan điểm của tác giả liên quan đến ưu điểm và

nhược điểm của các quy định về TTRG trong Dự thảo BLTTDS của Việt Nam.

1.3.!Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng những vấn đề, nội dung

sau đây của TTRG đã được các công trình khoa học nghiên cứu:

Một là, nhu cầu, xu hướng áp dụng TTRG trong việc giải quyết một số

loại tranh chấp tại Tòa án;

Hai là, mô tả kinh nghiệm của một số nước về áp dụng TTRG giải quyết

một số loại tranh chấp tại Tòa án;

Ba là, các quan điểm và đề xuất xây dựng TTRG ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây còn chưa đề cập một số

nội dung sau liên quan đến TTRG:

Một là, phân tích tương đối cặn kẽ tính hiệu quả của TTRG trong mối

tương quan với yêu cầu bảo đảm công lý và các nguyên tắc tư pháp cơ bản;

Hai là, giới thiệu TTRG của nước ngoài kết hợp có sự lý giải về bối cảnh,

cơ sở, lý do của các quy định về TTRG hoặc đưa ra quan sát, đánh giá, lý giải

và đúc rút về những điểm tương đồng của kinh nghiệm quốc tế đó;

Ba là, phân tích một cách mạch lạc và làm rõ các tiêu chí lựa chọn một vụ

án được giải quyết theo TTRG; các nội dung của TTRG và việc có nhất thiết

phải rút gọn tất cả hay chỉ cần một hoặc một số nội dung đó trong quá trình

giải quyết vụ án theo TTRG;

Bốn là, đánh giá và phân tích thực tiễn giải quyết TCKDTM thông qua các

vụ án cụ thể nhìn từ góc độ nhu cầu áp dụng TTRG và khả năng có thể áp

dụng TTRG qua thực tế giải quyết TCKDTM; và từ đó lý giải các đề xuất xây

dựng TTRG mang tính khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn. 35 Jean-Marie Coulon (2001), Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự ngày 29&30-10-2001, Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

16

Do đó, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về TTRG trong giải quyết

TCKDTM một cách khá toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn.

2.!Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1.!Cơ sở lý thuyết !

Luận án được nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết sau:

Một là, các quan điểm của Đảng về yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập

kinh tế quốc tế và về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;

Hai là, các tư tưởng, học thuyết về nhà nước và pháp luật nói chung và về

pháp luật TTDS nói riêng;

Ba là, các nguyên tắc hiến định, các lý thuyết liên quan đến pháp luật

TTDS của Việt Nam và một số nước, ảnh hưởng đến việc xây dựng TTRG

giải quyết một số TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng;

Bốn là, triết lý kinh tế luật trong việc xây dựng pháp luật tố tụng;

Năm là, quan điểm lập pháp của Việt Nam giải quyết TCKDTM tại Tòa án

dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng chung nhưng thời hạn giải quyết ngắn hơn.

2.2.!Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, tác giả sử dụng các

phương pháp nghiên cứu phổ biến và điển hình trong lĩnh vực luật học như

sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt Luận án để

nhận thức từ chi tiết đến khái quát vấn đề được nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các công trình đã được công bố trước

đây ở trong và ngoài nước để tiếp thu các kiến thức, thành tựu của các nhà

khoa học đã đạt được về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp giải thích luật được sử dụng để làm rõ ý nghĩa của các khái

niệm, thuật ngữ về thủ tục tố tụng, TTRG, thủ tục đơn giản, thủ tục giản lược

của một số nước.

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

17

- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt

giữa TTRG của một số nước nhằm đưa ra các kiến nghị xây dựng TTRG

trong TTDS nói chung và có tính đến đặc thù của TCKDTM nói riêng.

- Phương pháp nghiên cứu một số vụ án cụ thể để phân tích thực trạng áp

dụng thủ tục TTDS thông thường đối với một số TCKDTM có thể giải quyết

theo TTRG.

- Phương pháp điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu quan điểm, ý kiến của

một số đối tượng liên quan (Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân,

Kiểm sát viên, Luật sư và một số nhà quản lý, nhân viên các doanh nghiệp...)

về thủ tục giải quyết TCKDTM hiện nay và kỳ vọng, mong đợi của họ về việc

giải quyết TCKDTM như thế nào theo họ là hợp lý, những tranh chấp nào có

thể áp dụng TTRG và nội dung TTRG cần được áp dụng...

3.!Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

3.1.! Giả thuyết nghiên cứu

Luận án “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên giả thuyết:

giải quyết TCKDTM theo thủ tục tố tụng hiện nay tại Tòa án là dài, phức tạp,

không hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải được giải quyết nhanh,

gọn và dứt điểm.

Giả thuyết trên được tác giả xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây:

Thứ nhất, qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tác giả nhận thấy thực

trạng quy định của pháp luật TTDS còn nhiều bất cập;

Thứ hai, qua khảo sát và trao đổi với những người làm trong ngành tư pháp

(Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan tư pháp địa phương), Luật sư và doanh nghiệp

cho thấy thực tiễn giải quyết các TCKDTM thường bị kéo dài và kém hiệu quả.

3.2.! Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, tác giả đặt

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

18 ra hai câu hỏi nghiên cứu trọng tâm của Luận án là: (i) các tiêu chí cần thiết

để xác định một TCDS, bao gồm TCKDTM, được giải quyết theo TTRG là

gì?; và (ii) TTRG gồm có những đặc điểm nào?

Ngoài ra, tác giả đặt ra một số câu hỏi liên quan sau:

Thứ nhất, có tiêu chí riêng nào xác định TCKDTM được giải quyết theo

TTRG hay không?

Thứ hai, thành phần tham gia giải quyết vụ án theo TTRG được rút gọn

như thế nào?

Thứ ba, các trình tự, thủ tục tố tụng nào được rút gọn trong quá trình giải

quyết vụ án theo TTRG?

Thứ tư, thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG được rút ngắn như thế nào?

Thứ năm, giải quyết vụ án theo TTRG có nhất thiết phải rút gọn tất cả các

nội dung của TTRG? Thời điểm áp dụng TTRG?

Thứ sáu, trong những trường hợp nào chuyển đổi từ TTRG sang thủ tục

thông thường và khi nào chuyển đổi?

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

19

NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN

TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn

1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn

Thuật ngữ thủ tục rút gọn không phải là thuật ngữ duy nhất được sử dụng

khi bàn về giải quyết một số loại tranh chấp đơn giản. Ngoài thuật ngữ nêu

trên, còn có các thuật ngữ tương tự có liên quan được sử dụng như: thủ tục

đơn giản hay thủ tục giản lược...

“Thủ tục rút gọn”, “thủ tục đơn giản” hay “thủ tục giản lược” (procédure

sommaire/summary procedure, simplified procedure) theo pháp luật Pháp là

“thủ tục tố tụng theo đó các thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục tố

tụng thông thường, được áp dụng trước các Tòa án theo thông luật hoặc

trước các Tòa án có thẩm quyền chung trong những trường hợp đặc biệt.”36

Thủ tục tố tụng giản lược theo pháp luật Hoa Kỳ được hiểu là một thủ tục đơn

giản hóa so với thủ tục thông thường, chỉ được áp dụng trong một số trường

hợp nhất định, xét xử không có bồi thẩm đoàn, được áp dụng “để giải quyết

các tranh chấp hoặc kết thúc vụ kiện một cách tương đối nhanh chóng và đơn

giản.”37

TTRG được đề cập với tên gọi là thủ tục giản lược hay thủ tục đơn giản

được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Pháp. Trong suốt quá trình phát

triển pháp luật tố tụng của Pháp kể từ năm 1806 khi lần đầu tiên ban hành Bộ

luật tố tụng dân sự, TTRG luôn được quy định theo hướng TTRG chỉ áp dụng

cho một số loại vụ việc đáp ứng điều kiện theo luật định với trình tự giải

quyết được rút gọn, đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường. 36 Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.706. 37 Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th Edition, St. Paul, MN: West, p.559 (“Summary proceeding: A nonjury proceeding that settles a controversy or diposes of a case in a relatively prompt and simple manner”).

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

20

Khác với Pháp, TTRG ở Hoa Kỳ không được quy định tại một đạo luật tố

tụng thành văn như tại Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp nhưng được xây dựng

trên nền tảng thực tiễn xét xử, thể hiện tại các quy tắc tố tụng dân sự của Tòa

án và ngày càng được áp dụng phổ biến.38 Edward Brunet cho rằng Tòa án

giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ tục đơn giản, có

giá trị ràng buộc thi hành là hợp hiến,39 bảo đảm được công lý, yêu cầu của

nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như các thủ tục

thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp.40

Như vậy, TTRG, thủ tục đơn giản hay thủ tục giản lược theo cách hiểu của

hai nước đại diện cho hai trường phái pháp luật phổ biến trên thế giới, đều có

nghĩa là một thủ tục tố tụng riêng biệt so với thủ tục thông thường nhằm giải

quyết một số loại vụ án nhanh gọn hơn thủ tục thông thường nhưng vẫn bảo

đảm công lý.

Ngoài hai nước đại diện cho hai hệ thống pháp luật phổ biến của thế giới

nêu trên, nhiều nước khác cho dù thuộc hệ thống pháp luật nào, với điều kiện

kinh tế - xã hội, kinh nghiệm lập pháp, trình độ dân trí... không giống nhau

nhưng đều xác định TTRG trong TTDS là một thủ tục riêng biệt, độc lập bên

cạnh thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng để giải quyết một số loại tranh

chấp đơn giản bởi thành phần giải quyết rút gọn, trình tự và thời gian giải

quyết đơn giản hơn so với thủ tục thông thường.41

Từ điển Tiếng Việt không có thuật ngữ “thủ tục rút gọn” hay “thủ tục giản

38 Xem: Robert Wyness Millar, (19), p.221 và Jay C. Carlisle, (12), p.126. Theo đó, Robert Wyness Millar chứng minh rằng các thủ tục giản lược hiện đang áp dụng ở Hoa Kỳ có những tác dụng tốt và sẽ được áp dụng phổ biến hơn. Jay C. Carlisle cho rằng thủ tục đơn giản đang áp dụng tại New York rất thích hợp để xử lý các tranh chấp đơn giản và thủ tục này nên được sử dụng thường xuyên hơn nữa. 39 Edward Brunet cho rằng theo hệ thống Thông luật, việc sử dụng một số trình tự, thủ tục tố tụng mang tính đơn giản tương tự như việc đưa ra bản án giản lược là hợp hiến, bởi lẽ cần phải tiếp cận và giải thích Hiến pháp một cách thực dụng hơn theo hướng cho phép đổi mới thủ tục một cách phù hợp hơn. Xem: Edward Brunet (2008), (14), p.162. 40 Edward Brunet (2008), (14), p.24. 41 Nhận định này được thể hiện khá thống nhất trong hàng loạt các ấn phẩm về TTRG. Xem: Nguyễn Ngọc Khánh (2005), (9); Dự án VIE/95/017 (2000), (9); Michael Bogdan (1994), (9), tr.149.

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

21 lược”. Khái niệm TTRG chỉ có thể được diễn giải thông qua tìm hiểu khái

niệm của cụm từ ghép “thủ tục” và “rút gọn”; theo đó “thủ tục” là: “những

việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có

tính chất chính thức” và “rút gọn” là: “làm cho có hình thức ngắn gọn, đơn

giản hơn”.42 Như vậy, theo cách giải thích này, TTRG có thể được hiểu là

những việc cụ thể được xác định một chủ thể phải làm để tiến hành một công

việc có tính chất chính thức theo một trật tự quy định ngắn gọn, đơn giản.

Ở Việt Nam, TTRG là một khái niệm khá mới mẻ và được du nhập từ bên

ngoài. Ngay tại một trong những công trình nghiên cứu về TTDS đầu tiên ở

nước ta khi đề cập đến một thủ tục tố tụng khác bên cạnh thủ tục tố tụng

thông thường đã dẫn chiếu đến thủ tục giản lược của nước ngoài (Pháp): “thủ

tục giản lược (procédure sommaire) là một thủ tục ít nệ thức, đỡ tốn kém, và

mau chóng hơn, được nhà lập pháp dự liệu như biệt lệ đối với thủ tục tố tụng

thông thường”.43

Tuy nhiên, một số nội dung của TTRG cũng đã được thể hiện trong pháp

luật của Việt Nam ngay từ trước năm 1945 khi quy định về giải quyết một số

loại vụ án có giá ngạch thấp bởi Tòa án cấp sơ thẩm và không được phép

kháng cáo.44 Sau đó, Sắc lệnh 185/SL ngày 26-5-1948 có quy định về rút gọn

42 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.960. 43 Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn, tr.503. 44 Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo về khả năng áp dụng thủ tục đơn giản trong giải quyết một số loại vụ việc dân sự cụ thể và đề xuất mô hình khả thi cho Tòa án Việt Nam, Tài liệu hội thảo do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.30. Ví dụ, theo Bắc kỳ viện biên chế, Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch không quá 30 đồng bạc (Điều 6, Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố); Tòa án tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch quá 30 đồng bạc và không tới 100 đồng bạc (Điều 13, Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố). Tại miền Trung Việt Nam, các Tòa đệ nhị cấp xử chung thẩm và các việc tương tranh động sản hoặc đối với người, việc thương sự, việc đòi tiền bồi hoàn hay bồi thường với giá ngạch trên 500$ nhưng dưới 1.500$, về bất động sản theo giá ngạch đồng niên không quá 150$ (Điều 19, Nghị định ngày 20-10-1947 của Hội đồng chánh lâm thời Trung kỳ về sửa đổi giá ngạch cũ). Tại miền Nam Việt Nam, Tòa xử sơ thẩm và chung thẩm các tố quyền đối nhân và động sản đến mức 7.500 quan tức 750$ hay 750 giạ lúa (mỗi giạ trọng lượng độ 20 kg), các tố quyền bất động sản lợi tức đồng niên 40 giạ lúa hay 300 quan hay 30$ mỗi năm (Sắc lệnh ngày 27-12-1943).

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

22 theo hướng không cho phép kháng cáo các phán quyết dân sự có giá trị nhỏ.45

Khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy

định TANDTC có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung

thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà TANDTC lấy lên

để giải quyết. Một nội dung khác của TTRG cũng đã từng được quy định

trong Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 về rút gọn thành phần xét xử khi giải

quyết một số TCDS có giá trị nhỏ và đơn giản.46 Điều 14 LTCTAND năm

1960 quy định rằng trong một số loại vụ án nhỏ, giản đơn và không quan

trọng, Tòa án có thể xét xử không có Hội thẩm nhân dân.

Trong khoa học tố tụng hình sự, TTRG được cho là “thủ tục đặc biệt trong

tố tụng hình sự được áp dụng đối với những vụ án về tội phạm ít nghiêm

trọng, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; người thực hiện hành vi

phạm tội bị bắt quả tang, có căn cước, lai lịch rõ ràng”.47 Về phạm vi áp

dụng, TTRG không được áp dụng với tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự

mà chỉ được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo

quy định tại Điều 318 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Trong khoa học TTDS, TTRG được đề cập đến trong một công trình

nghiên cứu khoa học cấp bộ gần đây theo hướng thiên về xác định loại việc

được giải quyết theo TTRG: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là thủ tục

tố tụng để giải quyết đối với những tranh chấp nhỏ, đơn giản và có chứng cứ 45 Về dân sự, Tòa án sơ cấp có thẩm quyền xử chung thẩm: những việc kiện dân sự, thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 tăng lên 300 đồng); hoặc những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát sinh ra trước Tòa án ấy không cứ giá ngạch nào. Đối với Tòa đệ nhị cấp cũng có quyền xét xử chung thẩm với những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố hay theo văn tự là không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 tăng lên 300 đồng), những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 450 đồng và dưới 750 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 bỏ loại việc này). 46 Cụ thể, về thẩm quyền của Tòa án sơ cấp khi xét xử việc hộ và việc hình, Điều thứ 10 Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 quy định: “Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên tòa công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án”. Đối với Tòa đệ nhị cấp khi xét xử các về dân sự, thương sự và đối với các vụ án tiểu hình, Điều thứ 17 Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 quy định: “Về dân sự và thương sự, Chánh án xử một mình.” 47 Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.535.

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

23 rõ ràng...”.48 Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu khoa học khác,

TTRG được tiếp cận một cách khá cụ thể và chi tiết hơn: “Thủ tục tố tụng dân

sự rút gọn là loại hình thủ tục tố tụng được giản lược, do một Thẩm phán tiến

hành giải quyết đối với các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh,

thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ ràng hoặc có giá trị nhỏ theo

một trình tự tố tụng đơn giản, nhanh chóng, phán quyết của Tòa án có hiệu

lực pháp luật ngay hoặc có thể bị phản kháng để giải quyết theo thủ tục sơ

thẩm thông thường hoặc thủ tục phúc thẩm được giản lược”.49

Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, TTRG được đề cập trong

NQ49/TW như sau: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với

những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định.” Trong văn bản pháp lý, “thủ

tục đơn giản” lần đầu tiên được đề cập tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng được Quốc hội Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17-11-

2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2011. Tuy nhiên, cả văn kiện của

Đảng và luật nêu trên đều không đưa ra khái niệm thế nào là TTRG hoặc thủ

tục đơn giản. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chỉ đưa ra tiêu chí

áp dụng thủ tục đơn giản50 để giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng chứ chưa quy định về thủ tục giải quyết.

Gần đây TTRG được chính thức đề cập trong HP 2013 tại Điều 103 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và sau đó được quy định tương ứng tại Điều 8 và Điều 10 LTCTAND năm 2014: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” và “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Tuy nhiên, cả trong HP 2013 và

48 Nguyễn Công Bình (2014), “Chuyên đề 1: Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn”, trích Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, do Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, tr.133. 49 Trần Anh Tuấn (2014), (30), tr.15. 50 Điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về các tiêu chí sau:“Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện; Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”.

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

24 LTCTAND năm 2014 cũng chỉ sử dụng cụm từ “thủ tục rút gọn” chứ không đưa ra khái niệm cụ thể của TTRG.

Khái niệm TTRG lần đầu tiên được diễn giải trong một dự thảo văn bản

quy phạm pháp luật của Việt Nam (Điều 311, Dự thảo BLTTDSSĐ) là: “thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật”.51

Như vậy, với các tài liệu mà tác giả được tiếp cận nghiên cứu, kể cả nước ngoài hay Việt Nam, dù là thủ tục giản lược, thủ tục đơn giản hay TTRG được

dẫn chiếu khi bàn về thủ tục giải quyết các tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị nhỏ đều được hiểu là một thủ tục mang tính rút gọn hơn, giản đơn hơn so với thủ tục thông thường từ hai khía cạnh: (i) thành phần giải quyết tranh chấp; và (ii) trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết. Nói cách khác, TTRG có thể được

hiểu là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn so với thủ tục TTDS thông thường về mặt thành phần, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp, được áp dụng đối với một số loại tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị thấp.

1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn

Xây dựng thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng nói riêng, ngoài mục đích để bảo đảm công lý còn phải được xem xét từ khía cạnh thời gian và chi phí tố tụng. Tại nội dung dưới đây của

Luận án, tác giả sẽ cố gắng xem xét tính hiệu quả của thủ tục rút gọn trong mối quan hệ với bảo vệ công lý từ góc độ phân tích kinh tế học hay còn được gọi là “triết lý kinh tế luật”.

Triết lý kinh tế luật (law and economics) được xuất hiện vào những năm

1960 mà theo đó các lý thuyết về kinh tế được sử dụng khi nghiên cứu các chế định luật truyền thống: quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng v.v.52 51 Điều 316 khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015 (BLTTDSSĐ) vẫn giữa nguyên nội dung này. 52 Lê Nết, (24), tr.15.

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

25

Hai nhà kinh tế có công khai phá và phát triển học thuyết này là Ronald

Coase và Guico Calbresi,53 dựa trên các nền móng được xây dựng từ thế kỷ

18 và 19 bởi hai học giả nổi tiếng nhất là Adam Smith và Karl Marx.54 Kinh

tế học giúp lý giải các điều kiện pháp lý và các tác động pháp lý thông qua

những phân tích về “incentives and costs” (lợi ích và chi phí) để hiểu đúng và

tốt hơn các mặt mạnh và mặt yếu của pháp luật, chính sách và hành động

pháp lý. Những người hành nghề pháp luật ngày càng cân nhắc lợi ích và chi

phí, tính hiệu quả và lý thuyết “rational choice” (sự lựa chọn hợp lý)55 trong

quá trình đưa ra các giải pháp và quyết định của mình.56 Ngay trong “Tinh

thần pháp luật” Montesquieu cũng đã đề cập đến tính đơn giản hóa các luật lệ

và hình thức xét xử.57

Hiệu quả là một trong những mục tiêu cơ bản của kinh tế học. Hiệu quả

trong giải quyết tranh chấp là một trong những tiêu điểm của kinh tế luật. Lập

luận của nhà kinh tế học Ronald Coase về giải quyết tranh chấp giữa Nhà máy

bột giặt Unix xả khói làm ám vải dệt lụa đang phơi của Nhà máy dệt Tân

Châu mà theo đó Ronal Coase cho rằng giải pháp tối ưu nhất là Unix bồi

thường cho Tân Châu 750 ngàn đô la Mỹ (USD) để Tân Châu tự trang bị cho

mình thiết bị sấy lụa trong nhà và như vậy Unix không phải tốn 1 triệu USD

để trang bị một thiết bị lọc khí và các thiết bị bảo vệ môi trường khác, đã 53 R. Coase (1960), “The Problems of Social Cost”, 3 Journal of Law and Economics 1; G. Calabresi (1961), “Some thoughts on Risk Distribution and the Law of Torts”, 70 Yale Law Journal 499. 54 Trước đó David Hume nói về tương tác trong các mối quan hệ (game theory) và Rosseau đề cập đến cuộc đấu trí săn hươu. Sau đó, Adam Smith đã giải thích rằng thị trường với bàn tay vô hình tự nó giải quyết được nhiều vấn đề mà pháp luật không giải quyết được. Marx trong bộ Tư bản luận vào năm 1859 cho rằng vì quyền lợi được xây dựng trên các điều kiện kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng) nên pháp luật (thượng tầng kiến trúc) không thể tách rời hạ tầng cơ sở. Xem: Lê Nết, (24), tr.22. 55 Lê Nết trong cuốn sách “Kinh tế luật” nêu trên sử dụng thuật ngữ “Lựa chọn duy ý chí” khi nhắc đến lý thuyết “rational choice”. Xem: Lê Nết, (24), tr.30. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sử dụng thuật ngữ “lựa chọn hợp lý” là phù hợp hơn. 56 Michael D. Murray cho rằng trường phái kinh tế luật càng được ứng dụng trong những năm suy thoái kinh tế không chỉ bởi các nhà làm luật, các nhà kinh tế mà còn bởi các Thẩm phán, Luật sư, các cán bộ pháp chế của chính phủ… trong quá trình tư duy, cân nhắc đưa ra các giải pháp và quyết định của mình. Xem: Michael D. Murray, (14), p.3. 57 Montesquieu dành một quyển (Quyển thứ VI) với tiêu đề nêu rõ về đơn giản hóa luật lệ và hình thức xét xử. Xem: Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm, NXB Giáo dục, tr.75.

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

26 mang lại cho Ronald Coase giải Nobel kinh tế năm 1991.58 Như vậy, khi đối

mặt với một tranh chấp, các bên thường cân nhắc các lợi ích, chi phí và tính

hiệu quả nếu đưa tranh chấp đó ra Tòa án giải quyết.

Thẩm phán Posner – người quảng bá tích cực cho trường phái kinh tế luật

trong tố tụng tại Tòa án cho rằng các phân tích về trình tự, thủ tục pháp lý

cũng tương tự như nhà quản lý kinh doanh tính toán về hiệu quả của hoạt

động kinh doanh của công ty mình.59 Theo Posner, mục đích của hệ thống tố

tụng nhìn từ góc độ kinh tế học là nhằm giảm thiểu tối đa các khinh xuất, sơ

sót trong quá trình xét xử và chi phí để vận hành bộ máy và công tác xét xử.60

Nghĩa là, theo Poster, thủ tục tố tụng phù hợp cần phải cân nhắc “hài hòa giữa

chi phí đi tìm và bảo vệ công lý với chi phí vận hành bộ máy tố tụng.”61

Trước khi Tòa án ra đời, việc giải quyết tranh chấp trong đời sống một

cách hiệu quả khởi thủy được thực hiện thông qua trọng tài.62 Holdsworth khi

bàn về lịch sử trọng tài cho rằng: “Có thể nói rằng thực tiễn trọng tài đã đi

vào các bộ luật nguyên thủy; và sau khi các Tòa án được các quốc gia thành

lập ra […] thì hoạt động trọng tài vẫn tiếp tục vì các bên tranh chấp muốn giải

quyết tranh chấp với thủ tục đơn giản hơn và ít tốn kèm hơn so với giải quyết

tranh chấp tại Tòa án.”63

Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu tiên chuyển đổi cơ chế giải quyết

tranh chấp kinh tế từ cơ quan trọng tài kinh tế nhà nước trước kia sang Tòa

kinh tế, nhiều học giả đã thể hiện quan điểm về tính hiệu quả của giải quyết

các TCKDTM tại Tòa án. GS.TS.NGƯT. Mai Hồng Quỳ khẳng định, trong 58 Lê Nết, (24), tr.20. 59 Larry L. Chubb, “Economic Analysis in the Courts: Limits and Constraints”, 64 Ind. L.J. 769, p.3 60 R. Posner, (14), p.517. 61 Larry L. Chubb, (58), p.3. 62 Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, tr.15. 63 Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby (2004), Constantine Partasides, Pháp luật và thực tiễn Trọng tài thương mại quốc tế, NXB Thomson, Sweet & Maxwell, tr.3 (Bản dịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2009). Xem: Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải, (62), tr.18, về các ưu điểm khác của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

27 quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử có

vai trò quan trọng không kém nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế.

Tác giả cũng cho rằng “hiệu quả của hoạt động xét xử không chỉ dừng lại ở

việc giải quyết tốt các mối xung đột, bất đồng trong quá trình kinh doanh”64

mà còn là một trong những phương pháp để đánh giá hiệu quả của các quy

phạm pháp luật. Rõ ràng như vậy, trước hết các quy phạm pháp luật tố tụng

phải được thiết kế theo hướng bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động xét xử

của Tòa án.

Giải quyết TCKDTM phải “phù hợp với nền kinh tế thị trường” với cơ chế

“linh hoạt, mềm dẻo, nhanh gọn và hiệu quả kinh tế cao” để tạo được niềm tin

cho các doanh nghiệp, doanh nhân an tâm đầu tư, phát triển sản xuất…65 Giải

quyết tranh chấp kéo dài, không dứt điểm sẽ làm lỡ cơ hội kinh doanh của

đương sự và như vậy có thể giảm thiểu hoặc làm mất đi nhu cầu đưa tranh

chấp ra Tòa án giải quyết.66

Nhiều nền kinh tế trên thế giới gần đây cũng tiến hành các cải cách thủ tục

TTDS giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại theo hướng đơn

giản, hiệu quả và dễ tiếp cận hơn cho người dân.67 Các quốc gia mặc dù có

những quan điểm khác biệt về triết lý phát triển một nền tư pháp có hiệu quả

nhưng dường như đồng nhất với nhau về việc xây dựng một hệ thống xét xử

64 Mai Hồng Quỳ, (23), tr.89. 65 Đào Văn Hội chỉ ra rằng một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của việc thiết kế cơ chế giải quyết tranh chấp bởi Tòa án là phải chú trọng đến cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết thật linh hoạt, nhanh gọn và dứt điểm. Xem: Đào Văn Hội, (22), tr.52 - 54. 66 Việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, đơn giản thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia của Việt Nam (Điều III.11 của NQ 19 đưa ra yêu cầu về việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại, nhất là các tranh chấp có quy mô nhỏ, thông qua Tòa án xuống còn tối đa 200 ngày). 67 Xem: “Doing Business Reforms” (Cải cách kinh doanh) – Dự án của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu môi trường kinh doanh của 189 nước trên thế giới, theo đó Dự án phân tích các nguyên nhân của những hạn chế, cản trở môi trường kinh doanh và phân tích về những cải cách đang diễn ra ở các nền kinh tế đó, trong đó có những cải cách về thủ tục tố tụng để làm giảm thiểu thời gian và chi phí tố tụng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại [http://www.doingbusiness.org/data/exploretopics/enforcing-contracts/reforms] (truy cập ngày 15-10-2015).

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

28 có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả và đem lại công bằng cho người

dân và hấp dẫn đối với các đương sự.68

Việc xây dựng TTRG trong TTDS giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tố

tụng. Có một sự thừa nhận chung rằng, nếu áp dụng một thủ tục tố tụng chung

với tất cả các TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng mà không phân biệt

tính chất đơn giản, phức tạp, giá trị tranh chấp nhỏ hoặc lớn, hay có hoặc

không sự thừa nhận nghĩa vụ của các đương sự sẽ gây lãng phí về thời gian và

chi phí do quá trình giải quyết bị kéo dài. Vì vậy, việc rút ngắn thời gian giải

quyết các vụ án áp dụng TTRG được xem là một đặc trưng quan trọng khi xây

dựng TTRG ở nhiều nước nhằm mục đích giúp cho đương sự, Tòa án và xã

hội tiết kiệm các chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết, hạn chế gián

đoạn và tránh bỏ lỡ chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh của đương sự.

TTRG cũng mang lại sự thuận lợi cho đương sự trong việc tiếp cận công

lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đồng thời giúp nâng cao hiệu quả

hoạt động và chất lượng công việc của Tòa án. Chính việc áp dụng TTRG tiết

kiệm được thời gian và chi phí nên không những tránh được tâm lý e ngại tiếp

cận đến Tòa án mà còn khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng cơ chế hợp

pháp (Tòa án) để giải quyết các xung đột. Điều này góp phần hạn chế việc

đương sự sử dụng các phương thức tiêu cực nhằm giải quyết các tranh chấp

của mình như: bắt cóc, tống tiền, đòi nợ thuê, hình sự hóa tranh chấp kinh

doanh, thương mại...69

Điều quan trọng hơn cả là quy định TTRG được giản lược về thủ tục,

rút ngắn về thời gian, rút gọn về thành phần xét xử và thành phần tham gia tố

tụng mà vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn, chính xác và

bảo đảm công lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án. Trong một

68 Simon Djankov và các tác giả khác trong quá trình xây dựng phương pháp luận cho Ngân hàng Thế giới nghiên cứu về môi trường kinh doanh đã chỉ ra rõ tính hiệu quả của công tác xét xử là một trong những mục đích hàng đầu của các cải cách tư pháp của các nước trên thế giới.[http://www.doingbusiness.org/methodology/media] (truy cập ngày 15-10-2015). 69 Tòa án nhân dân tối cao, (2014), (44), tr.28.

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

29 nghiên cứu gần đây do Corina D. Gerety và Richard P. Holme của Viện phát

triển Hệ thống Pháp lý Hoa Kỳ thuộc Đại học Denver thực hiện, cho thấy, có

đến 91% Thẩm phán và 98% Luật sư được hỏi đều cho rằng TTRG làm giảm

bớt thời gian và chi phí tố tụng nhưng vẫn bảo đảm sự công bằng trong việc

giải quyết tranh chấp.70

Tuy nhiên, quá trình áp dụng TTRG không phải ở đâu và lúc nào cũng

thành công. Ở Đức ban đầu giao cho Tòa vi cảnh – Tòa án cấp thấp nhất có

thẩm quyền áp dụng TTRG để giải quyết vụ việc dân sự nhưng sau đó đã phải

chuyển toàn bộ thẩm quyền của Tòa án này cho Tòa sơ thẩm, bởi lẽ nhân sự

của Tòa vi cảnh không đáp ứng được yêu cầu về trình độ và kỹ năng giải quyết

vụ án theo TTRG và khả năng giải trình khi các quyết định của mình bị kháng

cáo.71 Ở Nhật Bản, không có nhiều vụ án được giải quyết theo TTRG.72 Do đó,

hiệu quả của TTRG trong giải quyết tranh chấp còn phụ thuộc vào chính “hiệu

quả” áp dụng TTRG trên thực tế. Các nhà lập pháp và những người hành nghề

luật ở Hòa Kỳ cũng đã từng thách thức ý tưởng áp dụng TTRG ở cấp liên bang

khi họ yêu cầu cần lý giải: “Liệu đưa ra một bộ quy tắc đơn giản nhưng cuối

cùng chẳng có mấy vụ án như vậy được kiện ra Tòa?”73

Ở nước ta, xây dựng TTRG trong TTDS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “cải cách mạnh mẽ

các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh

bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân

dân đối với hoạt động tư pháp…”74 và “cải cách tư pháp phải xuất phát từ

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội…; tiếp thu có chọn lọc 70 Rihard P. Holme and Corina D. Gerety (2011), “Simplified Procedure in the Real World under C.R.C.P, 16.1”, 40 Colo. Law. 23, p.24. 71 Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015), (27), tr.51. 72 Hiroshi Oda, (18), p.411. 73 Eward H. Cooper (2001), “Simplified Rules of Federal Procedure?”, 100 Mich. L. Rev. 1794, p.1797. 74 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24-5-2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội, tr.5.

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

30 những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và

yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế…”75

Như vậy, TTRG có ý nghĩa cơ bản là tiết kiệm thời gian và chi phí tố tụng

mà vẫn đảm bảo công lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Để đạt được ý nghĩa đó, cần thiết phải cân bằng giữa tăng cường tính hiệu

quả của giải quyết tranh chấp theo TTRG với sự tuân thủ các yêu cầu để đảm

bảo công lý. Chính vì vậy, xây dựng TTRG phải cân nhắc đến các nguyên tắc

cơ bản trong hoạt động xét xử.

1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn!

1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn

Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ:

“Hoạt động tư pháp phải nhằm... bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân... Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn

giản, rõ ràng.”76

HP 2013 đã quy định về việc áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án theo

quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để có thể xây dựng và

áp dụng TTRG giải quyết TCDS nói chung, trong đó có TCKDTM.

Như vậy, cơ sở chính trị pháp lý của việc xây dựng TTRG tại Việt Nam là

các nghị quyết của Đảng như đã đề cập ở trên và HP 2013.

Ngoài ra, riêng đối với việc giải quyết TCKDTM, nhu cầu cần phải đơn

giản hoá thủ tục quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết cũng đã được thể

hiện rất rõ và cụ thể tại Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-03-

2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh

doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016. Tại mục

II.2.b của Nghị quyết đã chỉ rõ phải “rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp

75 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội, tr.2. 76 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày 18-6-1997, Hà Nội, tr.57.

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

31 thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày)..., nhất là đối

với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua

Tòa án”.

1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn

NQ49/TW nêu rõ: “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với

những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Như vậy, quan điểm chỉ đạo

của Đảng là TTRG được xây dựng trên tinh thần chỉ áp dụng đối với một số

vụ án đơn giản, rõ ràng nhưng cũng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp

của công dân trong hoạt động tư pháp.

Trong bối cảnh nêu trên, tác giả cho rằng việc xây dựng TTRG trong

TTDS nói chung và áp dụng đối với các TCKDTM nói riêng cần phải dựa

trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:

Một là: Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải

cách tư pháp, của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI; trong

đó, xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,

quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố

tụng; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái

thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo TTRG đối với những vụ án có đủ một số

điều kiện nhất định.77

Hai là: Hài hòa việc tăng cường hiệu quả hoạt động xét xử thông qua

TTRG đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử,

bảo đảm công lý và các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cụ thể: Xây

dựng TTRG giải quyết vụ án dân sự trong giai đoạn hiện nay phải đảm bảo

các nguyên tắc cơ bản sau đây: (i) chế độ hai cấp xét xử mà Hiến pháp đã quy

định;78 và (ii) việc xét xử phải được thực hiện trực tiếp thông qua phiên tòa.79

77 Tờ trình số 03/Tr-TANDTC ngày 9-4-2015 về Dự thảo BLTTDSSĐ. 78 Theo kinh nghiệm nước ngoài, tác giả cho rằng, về lâu dài cần cân nhắc việc không cho phép kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các vụ án TCKDTM áp dụng TTRG (xem thêm nội dung

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

32

Ba là: Việc xây dựng TTRG phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực

tiễn thi hành các quy định của BLTTDS hiện hành nhằm khắc phục những

hạn chế, vướng mắc, bất cập, kế thừa những quy định còn phù hợp; đồng thời,

tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm liên quan của các quốc gia trên thế giới.

Bốn là: Việc xây dựng TTRG đối với việc giải quyết các vụ án dân sự nói

chung và giải quyết các TCKDTM nói riêng phải phù hợp với hoàn cảnh, điều

kiện phát triển kinh tế, xã hội hiện nay có tính đến sự ổn định về pháp luật,

bảo đảm tính khả thi trong quá trình áp dụng và tính đồng bộ trong hệ thống

pháp luật.

Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo và các yêu cầu cụ thể đối với việc xây

dựng TTRG nêu trên, theo tác giả việc xây dựng TTRG trong TTDS nói

chung và đối với việc giải quyết các TCKDTM nói riêng được thực hiện theo

các định hướng sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ đặc thù của TTRG là một thủ tục độc lập nhưng

không tách rời thủ tục TTDS, nhằm giải quyết một số loại vụ án có những

điều kiện nhất định nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sự thống nhất của

pháp luật tố tụng nói chung, TTRG cần phải được quy định trong BLTTDS.

Thứ hai, để bảo đảm tính khả thi khi triển khai áp dụng, TTRG cần phải

được quy định chi tiết và cụ thể. Do đó, TTRG cần phải được xây dựng trong

BLTTDSSĐ tại một chương riêng như là một thủ tục riêng biệt so với các thủ

tục tố tụng khác và đồng thời phải xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp

nhằm triển khai có hiệu quả ngay khi BLTTDSSĐ có hiệu lực thi hành.

này tại tiểu mục 1.2.2.3 của Luận án). Nhưng vẫn rất cần thiết quy định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho tất cả các loại vụ án để bảo đảm có một cơ chế cuối cùng để sửa sai. 79 Theo tác giả, trước mắt việc giải quyết các TCDS nói chung và các TCKDTM nói riêng theo TTRG cũng vẫn phải được thực hiện thông qua việc mở các phiên tòa (nhưng cần phải quy định sao cho phiên tòa đơn giản, gọn nhẹ, rút gọn được bước nào thì nên rút gọn như kinh nghiệm của các nước theo hệ thống Thông luật như Anh, Mỹ). Mặc dù về lâu dài không nhất thiết phải mở phiên tòa để giải quyết các tranh chấp đó (kinh nghiệm của một số nước như Pháp, Đức mà tác giả nghiên cứu, giới thiệu và phân tích tại tiểu mục 1.2.2.2 của Luận án cũng quy định như vậy), vì về bản chất TTRG khi áp dụng giải quyết các vụ án không nhất thiết phải mở phiên tòa. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này thì cần phải sửa đổi các quy định tương ứng của Hiến pháp.

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

33

Thứ ba, vì TTRG là một thủ tục sẽ áp dụng lần đầu tiên trong hoạt động

xét xử các vụ án dân sự, chắc chắn sẽ có những bất cập trong quá trình thực

thi. Do đó, vừa để bảo đảm sự ổn định của pháp luật tố tụng vừa đảm bảo tính

khả thi, cần thiết khi xây dựng các quy định về TTRG một mặt nên đầy đủ và

chi tiết nhưng mặt khác các quy định cũng cần phải mang tính mở và tính

nguyên tắc.

Thứ tư, TTRG có tính đến đặc thù của các loại tranh chấp khác nhau, trong

đó bao gồm cả TCKDTM nhằm thông qua việc giải quyết TCKDTM sẽ hỗ trợ

và thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản

TTRG được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản mà từng quốc gia

quy định trong hoạt động tư pháp. Ở Việt Nam, theo tác giả, trước mắt các

nguyên tắc cơ bản sau đây của Hiến pháp phải được bảo đảm khi xây dựng

TTRG: xét xử công khai và bảo đảm tranh tụng, chế độ xét xử sơ thẩm và

phúc thẩm và Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp. Về lâu dài,

sau một thời gian TTRG được kiểm chứng qua thực tiễn áp dụng sẽ cân nhắc

và đánh giá liệu có cần thiết tiếp tục áp dụng các nguyên tắc hiến định nêu

trên đối với việc giải quyết các vụ án theo TTRG hay không để đề xuất sửa

đổi Hiến pháp theo hướng phù hợp làm cơ sở cho việc tiếp tục đơn giản và

gọn nhẹ TTRG. Đối với các nguyên tắc luật định sau đây, không nhất thiết

phải tuân thủ khi xây dựng TTRG: giám đốc việc xét xử, quyền quyết định và

tự định đoạt của đương sự, hòa giải trong TTDS.

Thứ nhất, nguyên tắc Tòa án xét xử công khai và nguyên tắc tranh tụng

trong xét xử được bảo đảm

Khoản 3 và khoản 5 Điều 103 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử

công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong,

mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo

yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”; và

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”.

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

34 Điều 23a BLTTDS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự,

Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự”. Khoản 1 Điều 197 BLTTDS quy định: “Tòa án phải

trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình

bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ

án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu,

chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện

kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có Kiểm sát viên tham gia

phiên tòa. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên

tòa và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa”.

Trước hết, căn cứ vào quy định của HP 2013, việc xét xử phải được tiến

hành công khai, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng lại không quy định

đối với vụ án giải quyết theo TTRG. Trong khi đó, Điều 103 HP 2013 quy

định nguyên tắc xét xử tập thể có chỉ rõ ngoại lệ đối với trường hợp xét xử

theo TTRG. Như vậy, các nguyên tắc hiến định liên quan đến tố tụng một khi

không chỉ rõ “không áp dụng đối với TTRG” - nghĩa là các nguyên tắc đó

phải được áp dụng đối với TTRG.

Việc xét xử công khai, bảo đảm tranh tụng, phán quyết dựa vào kết quả

tranh tụng tại phiên tòa được quy định tại các điều luật nêu trên chỉ có thể

được thực hiện thông qua việc xét xử trực tiếp tại phiên tòa với sự tham gia

của các bên đương sự. Do đó, giải quyết theo TTRG cũng phải được thực hiện

thông qua phiên tòa có sự tham gia của các đương sự theo quy định của pháp

luật, chứ không chỉ dựa trên hồ sơ để đưa ra phán quyết. Phiên tòa được hiểu

là phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm.

Thứ hai, về nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm

Khoản 6 Điều 103 HP 2013 quy định: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc phẩm được bảo đảm.”

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

35

Căn cứ vào quy định nêu trên thì chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm phải

được bảo đảm trong mọi trường hợp mà không ngoại lệ, kể cả trường hợp vụ

án được giải quyết theo TTRG. Nếu Hiến pháp cho phép luật quy định cụ thể

về chế độ hai cấp xét xử thì Hiến pháp đã phải nêu cụ thể: “Chế độ xét xử sơ

thẩm, phúc thẩm được bảo đảm theo luật định.” Điều đó có nghĩa, với quy

định hiện hành của Hiến pháp thì việc xây dựng TTRG ở Việt Nam cho dù có

rút gọn hoặc đơn giản thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể rút gọn quy

trình xem xét lại bản án sơ thẩm bởi thủ tục phúc thẩm.

Thứ ba, về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng

dân sự

Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 quy định:“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Đa số các nước trên thế giới, cơ quan Công tố không có vai trò trong các

vụ án dân sự, nhưng ở Việt Nam, từ trước đến nay và theo quy định của HP

2013, Viện kiểm sát có nhiệm vụ “thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt

động tư pháp”.

Chức năng “kiểm sát hoạt động tư pháp” của Viện kiểm sát được quy định

trong các đạo luật về tố tụng. Phạm vi tham gia của Viện kiểm sát trong hoạt

động TTDS vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, ví dụ Viện kiểm sát thực hiện

giám sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án chỉ nên thông qua quyền kháng

nghị hoặc có quan điểm khác cho rằng nên quy định sự tham gia của Viện

kiểm sát như quy định tại khoản 2 Điều 21 của BLTTDS, cụ thể: “Viện kiểm

sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ

hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng

đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.”

Như vậy, nguyên tắc kiểm sát trong TTDS nói chung và trong xét xử theo

TTRG nói riêng được thực hiện thông qua hình thức nào là vấn đề phụ thuộc

vào quy định của pháp luật TTDS.

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

36

Thứ tư, nguyên tắc giám đốc việc xét xử

Khoản 2 Điều 104 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao giám

đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”. Khoản 2

Điều 20 LTCTAND 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của TANDTC:

“Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”.

Khoản 2 Điều 29 LTCTAND 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa

án nhân dân cấp cao: “2. Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có

hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương

đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định

của luật tố tụng.

Nói một cách khác, những vụ án nào thuộc đối tượng giám đốc sẽ do các

đạo luật về tố tụng quy định. Do đó, xét xử theo TTRG có thuộc đối tượng

giám đốc hay không là tùy vào quy định của pháp luật TTDS.

Tuy nhiên, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ chế cuối cùng để sửa sai

các quyết định tư pháp. Cho nên, cần phải quy định thủ tục giám đốc thẩm,

tái thẩm đối với việc giải quyết tất cả các vụ án về TCDS nói chung và

TCKDTM nói riêng.

Trên thực tế, chúng ta cũng đã có bài học khi không quy định thủ tục phúc

thẩm, giám đốc thẩm đối với xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài gây ra tình

trạng oan sai nên TANDTC đã có công văn80 đề nghị Ủy ban Thường vụ

Quốc hội giải thích khoản 10 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010

theo hướng cho phép áp dụng thủ tục giám đốc thẩm đối với phán quyết của

Tòa án cấp sơ thẩm về yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Vì vậy, thủ tục giám đốc thẩm cần được áp dụng trong mọi trường hợp

như là biện pháp cuối cùng nhằm sửa sai. Vấn đề còn lại chỉ là sử dụng cơ

chế giám đốc thẩm, tái thẩm một cách đúng đắn mà thôi. 80 Công văn số 206/TANDTC - KHXX ngày 31-10-2014 về việc báo cáo, xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Luật trọng tài thương mại.

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

37

Thứ năm, về nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

Điều 5 của BLTTDS quy định:

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm

quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự

khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm

vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm

dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự

nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.

Theo quy định trên, ý chí chủ quan của đương sự “có ý nghĩa quyết định”

không chỉ làm phát sinh vụ án tại Tòa án mà còn trong quá trình giải quyết

các vụ án81 và Tòa án phải có trách nhiệm tôn trọng quyền quyết định và tự

định đoạt của đương sự, trừ trường hợp quyền quyết định và tự định đoạt đó

là “trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Tinh thần của nguyên tắc này phù hợp

với một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là thừa nhận tính

có hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự được quy định tại điểm b khoản 1

Điều 122 Bộ luật dân sự rằng giao dịch dân sự có hiệu lực là giao dịch mà

“mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,

không trái đạo đức xã hội”.

Điều này có nghĩa những vấn đề mà nguyên đơn và bị đơn đã thống nhất

được với nhau về quan điểm, khi đó, trong phán quyết của mình, Tòa án

không có cách nào khác là ghi nhận quyền của nguyên đơn đối với bị đơn, trừ

trường hợp sự thừa nhận quyền đó là “vi phạm điều cấm của pháp luật hay

trái đạo đức xã hội”. Trong một vụ án mà toàn bộ yêu cầu khởi kiện của

nguyên đơn đã được bị đơn thừa nhận ngay từ khi khởi kiện hay trong quá

trình giải quyết vụ án, về thực chất, Tòa án chỉ xem xét các yêu cầu khởi kiện 81 Một trong những ý tưởng khá thú vị mà tác giả Mai Hồng Quỳ đưa ra là quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự cũng là một trong những biện pháp để bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Xem: Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và đảm bảo quyền con người tại Việt Nam, NXB Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.207&208.

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

38 của nguyên đơn có vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội

hay không, nếu không có sự vi phạm, Tòa án không còn cách nào khác là phải

ghi nhận trong phán quyết của mình các yêu cầu khởi kiện đã được bị đơn

thừa nhận đó.

Do đó, trong các vụ án mà bị đơn đã thừa nhận toàn bộ những yêu cầu

khởi kiện của nguyên đơn, áp dụng thủ tục đơn giản và gọn nhẹ hơn các thủ

tục thông thường vẫn hoàn toàn đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc tôn trọng

quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

Thứ sáu, về nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

Theo Điều 10 BLTTDS quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa

giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc

giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Cụ thể hơn, khoản 1

Điều 180 BLTTDS quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án,

Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải

quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa

giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này”.

Theo quy định trên Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải trong tất cả các

vụ án dân sự trừ những vụ án không được hòa giải như các vụ án phát sinh từ

yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, những vụ án dân

sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hoặc những

vụ án hòa giải không được, như: bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến

lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, đương sự không thể tham gia hoà giải

được vì có lý do chính đáng, đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là

người mất năng lực hành vi dân sự.

Nguyên tắc này cũng nhằm đề cao hơn sự tự quyết và khuyến khích các

đương sự thỏa thuận được với nhau về những vấn đề cần giải quyết. Đồng

thời, nguyên tắc này cũng nhằm mục đích tạo điều kiện để cho các bên có cơ

hội thương lượng về những yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và tìm ra giải

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

39 pháp chung mà theo đó bị đơn đáp ứng toàn bộ hay một phần yêu cầu khởi

kiện của nguyên đơn.

Như vậy, việc hòa giải mang tính chất bắt buộc phải được hiểu rằng chỉ áp

dụng khi bị đơn không thừa nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện

của nguyên đơn. Hay nói cách khác, trong trường hợp bị đơn thừa nhận toàn

bộ nghĩa vụ của mình đối với nguyên đơn nhưng vì lý do nào đó bị đơn không

thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nguyên đơn thì việc hòa giải không bắt

buộc phải áp dụng.

Tuy nhiên, xét từ một khía cạnh khác của nguyên tắc hòa giải là tạo điều

kiện để các bên có thể tự thỏa thuận, tự thương lượng về những vấn đề yêu

cầu Tòa án giải quyết (ví dụ: về việc thực thi nghĩa vụ của bị đơn đối với

nguyên đơn trong trường hợp bị đơn đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ của

mình). Do đó, trong trường hợp bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ thì hòa

giải vẫn có thể có ý nghĩa nếu việc đó tạo điều kiện để các bên thỏa thuận với

nhau về thực hiện các nghĩa vụ đã được thừa nhận. Vì vậy, khi có yêu cầu

Tòa án tổ chức việc hòa giải, Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải để giúp đỡ

cho các đương sự thống nhất về phương thức, thời gian... thực hiện nghĩa vụ.

Trong trường hợp không có yêu cầu hòa giải từ một trong các đương sự, như

đã nêu trên, Tòa án không có nghĩa vụ phải hòa giải.

Một vấn đề khác được đặt ra là cần phải hài hòa giữa nguyên tắc tôn trọng

và tạo điều kiện cho các bên tranh chấp hòa giải nhưng cũng phải bảo đảm

công lý được đến kịp thời mà không bị trì hoãn. Sẽ là vô lý nếu như phải tiến

hành hòa giải mang tính bắt buộc trong quá trình chuẩn bị xét xử đối với các

tranh chấp giá trị nhỏ, chứng cứ rõ ràng mà bên có nghĩa vụ còn không thực

hiện nghĩa vụ. Việc không hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử không triệt

tiêu cơ hội để các bên có thể hòa giải ngay tại phiên tòa sơ thẩm.

Thứ bảy, về nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể

Khoản 1 Điều 103 HP 2013 quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án

nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

40 Tiếp theo, khoản 4 Điều 103 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử tập

thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.”82

Như vậy HP 2013 đã chỉ rõ nguyên tắc xét xử tập thể ở cấp sơ thẩm không

áp dụng trong trường hợp xét xử theo TTRG. Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 103

HP 2013 quy định về việc xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường

hợp xét xử theo TTRG. Vậy vấn đề đặt ra là phải chăng quy định về xét xử

tập thể theo khoản 4 Điều 103 của HP 2013 nêu trên áp dụng không chỉ ở cấp

xét xử sơ thẩm mà còn ở cấp xét xử phúc thẩm? Hay quy định nêu trên chỉ đề

cập đến trường hợp xét xử theo TTRG ở cấp sơ thẩm? Hay Hiến pháp còn bỏ

ngỏ trường hợp xét xử theo TTRG ở cấp phúc thẩm?

Tác giả cho rằng cần phải hiểu quy định tại khoản 1 Điều 103 HP 2013 về

xét xử theo TTRG không cần có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là việc

xét xử sơ thẩm vụ án theo TTRG được thực hiện bởi một Thẩm phán; còn quy

định tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp 2013 về nguyên tắc xét xử tập thể là sẽ

không áp dụng trong trường hợp xét xử theo TTRG kể cả ở cấp sơ thẩm và

cấp phúc thẩm.

Ngoài ra, nếu Hiến pháp còn bỏ ngỏ và trao cho luật quy định về việc xét

xử tập thể theo TTRG ở cấp phúc thẩm, khi đó Hiến pháp đã phải quy định

rằng: “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường

hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do luật định.”

Như vậy, nguyên tắc xét xử tập thể không được áp dụng khi xét xử theo

TTRG ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

1.3.!Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự

Thông qua việc nghiên cứu khái niệm TTRG hay thủ tục đơn giản, thủ tục

giản lược, hiệu quả của TTRG và mục đích và yêu cầu của việc xây dựng

TTRG, tác giả cho rằng có thể nhận diện về TTRG là một thủ tục tố tụng

riêng giải quyết một số loại tranh chấp đáp ứng một số tiêu chí nhất định, là 82 Điều 14 của BLTTDS vẫn chỉ đang ghi nhận nguyên tắc này theo nội dung “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số” chứ chưa có cụm từ “trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

41 thủ tục được rút gọn hơn về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp, về

trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp.

1.3.1.!Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với một số vụ án nhất định

TTRG tồn tại bên cạnh thủ tục TTDS thông thường. Với bản chất đơn giản,

rút gọn về thủ tục và rút ngắn về thời gian cũng như về thành phần giải quyết

và tham gia tố tụng, TTRG không thể là một thủ tục có thể áp dụng cho việc

giải quyết tất cả các vụ án về TCDS trong đó có TCKDTM. Đối với những

tranh chấp phức tạp, chứng cứ không rõ ràng hoặc không có sự thừa nhận

nghĩa vụ từ đương sự… không thể giải quyết một cách đơn giản và rút gọn

được, bởi lẽ cần phải cung cấp, thu thập, tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá

chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án cũng như cần phải tiến

hành các hoạt động hòa giải và việc giải quyết cần thông qua một tập thể để

bảo đảm phán quyết được đưa ra đúng đắn.

Ngược lại, đối với những vụ án đơn giản, giá trị tranh chấp nhỏ hoặc đã có

sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự, Tòa án không nhất thiết phải cần nhiều

thời gian, phải tiến hành tất cả những hoạt động tố tụng và phải xét xử vụ án

bởi một tập thể... mà vẫn có thể giải quyết vụ án một cách chính xác, đúng

đắn và bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,

đồng thời giúp đương sự và Tòa án tiết kiệm thời gian, chi phí. Chính vì thế,

TTRG là một thủ tục chỉ để giải quyết đối với những tranh chấp đặc thù, đáp

ứng các điều kiện cơ bản do luật định như: tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ

ràng, các đương sự thừa nhận nghĩa vụ hoặc giá ngạch thấp.

Vấn đề đặt ra là các điều kiện nào cần được đáp ứng cho một tranh chấp

được giải quyết theo TTRG. Một tranh chấp được áp dụng TTRG có phải là

tranh chấp hội đủ các điều kiện: đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá ngạch thấp,

đương sự thừa nhận nghĩa vụ hay chỉ cần có một số trong các điều kiện đó?

Rõ ràng rằng, trong vụ án mà bị đơn đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ thì về

bản chất các bên đương sự không có tranh chấp về các yêu cầu khởi kiện. Tòa

án chỉ có nghĩa vụ và thẩm quyền xem xét sự thừa nhận nghĩa vụ đó có vi

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

42 phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội hay không để ra một phán

quyết ghi nhận quyền của nguyên đơn, nghĩa vụ của bị đơn theo các yêu cầu

khởi kiện. Đối với những tranh chấp loại này, chứng cứ rõ ràng và giá ngạch

thấp là các yếu tố không liên quan và không cần thiết để xem xét quyết định

áp dụng TTRG. Nhưng đối với tranh chấp mà bị đơn thừa nhận một phần

nghĩa vụ, khi đó về bản chất vẫn còn tranh chấp giữa các bên; do đó cần cân

nhắc các yếu tố khác: tranh chấp có đơn giản hay không và giá ngạch tranh

chấp như thế nào để quyết định việc áp dụng TTRG.

Ngoài ra, kinh nghiệm áp dụng TTRG của nhiều nước trên thế giới cũng

cho thấy chỉ cần một yếu tố “giá ngạch thấp” đã đủ để áp dụng TTRG (như tại

Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore…).83

Tuy nhiên, cách tiếp cận trên chưa giải quyết được trường hợp mặc dù giá

ngạch thấp nhưng bản chất tranh chấp phức tạp hoặc quyết định của Tòa án có

hệ quả lớn đến các vụ việc tương tự của chính đương sự hoặc làm tiền lệ ảnh

hưởng đến đường lối xét xử và áp dụng pháp luật sau này. Do đó, nếu áp dụng

TTRG để giải quyết loại tranh chấp đó có thể không bảo đảm quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự hoặc có thể dẫn đến hệ quả không mong muốn đối với

việc duy trì công lý trong xã hội.

Chính vì vậy, tác giả có một cách tiếp cận khác giải quyết được vấn đề nêu

trên là: đối với tranh chấp có giá ngạch thấp, Tòa án áp dụng TTRG trừ

trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn có lý do hợp lý để phản đối việc áp dụng

TTRG. Trong trường hợp việc phản đối là có cơ sở thì Tòa án chuyển sang

thủ tục thông thường để giải quyết. Ngược lại, Tòa án cũng có quyền quyết 83 Xem: Điều R 221-3, 221-4 Luật tổ chức tư pháp năm 2012 của Pháp; xem: quy định tương tự của Anh [https://www.citizensadvice.org.uk/law-and-rights/legal-system/taking-legal-action/small-claims/] (truy cập ngày 23-4-2015); [http://www.nolo.com/legal-encyclopedia/small-claims-suits-how-much-30031.html] (truy cập ngày 23-4-2015); Điều 368.1 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản; Trần Anh Tuấn, Trương Quang Dũng (2014), “Chuyên đề 4: Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo pháp luật một số nước trên thế giới và việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam”, trích Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, do Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, tr.183-185.

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

43 định áp dụng TTRG tại bất cứ thời điểm nào khi xuất hiện điều kiện áp dụng

TTRG, kể cả tại phiên tòa sơ thẩm.

Cũng có quan điểm khác cho rằng để áp dụng TTRG cần phải có đủ các

yếu tố: “vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã

thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết,

Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ

nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản

tranh chấp ở nước ngoài.”84 Tác giả cho rằng quan điểm này cần phải cân

nhắc thêm một cách nghiêm túc. Thứ nhất, khi đương sự đã thừa nhận nghĩa

vụ thì các yếu tố chứng cứ rõ ràng, đầy đủ v.v. là không còn liên quan và

không cần thiết, như đã phân tích ở trên. Thứ hai, việc đáp ứng tất cả các điều

kiện: chứng cứ rõ ràng và đương sự thừa nhận nghĩa vụ v.v. là một việc rất

khó xảy ra trên thực tế và điều đó làm giảm, thậm chí có thể triệt tiêu hiệu quả

áp dụng trên thực tế của một chế định mới về TTRG.

Ở các phần tiếp theo của Luận án sẽ cho thấy ngoài tiêu chí bị đơn thừa

nhận nghĩa vụ, giá ngạch thấp, nhiều nước còn quy định các vụ án về đòi nợ,

yêu cầu buộc thanh toán hoặc buộc thực hiện một trái vụ nhỏ, hoặc tranh chấp

đơn giản và chứng cứ rõ ràng cũng được giải quyết theo TTRG.

Tóm lại, có sự tương đồng giữa các nước về các tiêu chí xác định một vụ án

được giải quyết theo TTRG khi có một trong các yếu tố sau: (i) giá ngạch

thấp; (ii) chứng cứ rõ ràng; hoặc (iii) đương sự thừa nhận nghĩa vụ.

1.3.1.1. Tranh chấp có giá ngạch thấp

Theo Paul Ranjard, sau khi phân tích và so sánh TTRG của một số nước

trên thế giới, nhận thấy giá ngạch của tranh chấp là một căn cứ để Tòa án khi

thụ lý quyết định tranh chấp đó được giải quyết bởi Tòa án cấp thấp hơn theo

thủ tục giản lược.85 Qua nghiên cứu pháp luật TTDS về TTRG của một số

nước có thể nhận thấy rằng tất cả đều có chung tiêu chí xác định loại vụ án áp 84 Quan điểm này được thể hiện tại Điều 312 Dự thảo BLTTDSSĐ. 85 Paul Ranjard (2011), (20).

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

44 dụng TTRG trong TTDS là những tranh chấp tài sản có giá ngạch thấp (hay

một số nước gọi là vụ kiện nhỏ).

Ở Pháp, theo Điều R 221-3, Điều R 221-4 và Điều R 231-3 Luật tổ chức tư

pháp năm 2012, những tranh chấp có giá trị nhỏ không vượt quá 4.000 Euro

(EUR) được giải quyết theo TTRG bởi một Thẩm phán tại Tòa sơ thẩm có

thẩm quyền hẹp hoặc Tòa án cơ sở. Ở Đức, TTRG được quy định trong quyển

7, Bộ luật tố tụng dân sự Đức áp dụng đối với những vụ khiếu kiện nhỏ có giá

ngạch dưới 6.000 EUR và được giải quyết bởi Tòa án địa hạt (Amtsgerchte)

(AG).86

Tại Vương Quốc Anh, vụ kiện có giá trị 10.000 Bảng Anh (GBP) trở

xuống được coi là vụ kiện nhỏ,87 được giải quyết theo TTRG bởi Tòa án địa

hạt.88 Tại Mỹ, pháp luật các bang về cơ bản đều quy định rằng vụ án có giá

ngạch thấp được coi là vụ kiện nhỏ và được giải quyết theo thủ tục giản lược.

Giá ngạch thấp do từng tiểu bang quy định, cơ bản trong khoảng từ 2.500 đô

la Mỹ (USD) đến 25.000 USD.89 Đa số tiểu bang quy định vụ kiện nhỏ để áp

dụng TTRG là các vụ kiện đòi nợ/tiền có giá trị không vượt quá 5.000 USD.

Tiểu bang New York quy định giá ngạch thấp 5.000 USD ở các thành phố và

3.000 USD cho các vùng ngoại ô.90

Nhiều nước khu vực cũng quy định áp dụng TTRG để giải quyết các tranh

chấp có giá trị thấp. Nhật Bản quy định các vụ kiện có giá trị dưới 900.000

đồng yên Nhật (JPY) được giải quyết theo TTRG.91 Một số nước khác của

Châu Á quy định mức giá ngạch thấp như sau: Thái Lan: dưới 50.000 bạt Thái 86 Carsten Mahnke (2014), Báo cáo về thủ tục rút gọn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam, Tài liệu hội thảo “Mô hình thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự - kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam”, do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức ngày 24&25-11-2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.17. 87 https://www.citizensadvice.org.uk/law-and-rights/legal-system/taking-legal-action/small-claims/ (truy cập ngày 23-4-2015). 88 https://www.judiciary.gov.uk/you-and-the-judiciary/going-to-court/county-court/county-court/ (truy cập ngày 23-4-2015). 89 http://www.nolo.com/legal-encyclopedia/small-claims-suits-how-much-30031.html (truy cập ngày 29-4-2015). 90 http://www.smallclaims.com/?cat=35 (truy cập ngày 29-4-2015). 91 Hiroshi Oda, (18), pp.411, 412.

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

45 Lan (THB); Hàn Quốc: dưới 5.000.000 won Hàn Quốc (KRW); Singapore: (i)

Các tranh chấp về mua bán hàng hoá có giá ngạch không quá 2.000 đô la

Singapore (SGD); (ii) Các tranh chấp hợp đồng dịch vụ có giá ngạch không

quá 5.000 SGD; (iii) Các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản có giá

ngạch từ 5.000 SGD đến 10.000 SGD.92

Như vậy, kinh nghiệm nước ngoài cho thấy chỉ cần một tiêu chí giá ngạch

thấp là đủ để vụ án được giải quyết theo thủ tục giản lược hoặc TTRG. Giá

ngạch bao nhiêu được coi là thấp để áp dụng TTRG phụ thuộc vào quy định

của từng nước và xác định giá ngạch thấp cũng phải dựa trên tính khả thi của

quy định về TTRG.93

1.3.1.2. Tranh chấp có chứng cứ rõ ràng

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, ngoài tiêu chí giá ngạch thấp,

một tranh chấp được giải quyết bởi TTRG là tranh chấp đơn giản mà không

phụ thuộc vào giá trị tranh chấp.

Ở Pháp, theo Điều 1405 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp và Luật số 81-1 ngày

2-1-1981 khuyến khích tín dụng doanh nghiệp của Pháp, thủ tục ra lệnh thanh

toán nợ là một thủ tục giản đơn được thực hiện bởi Tòa án trong những

trường hợp có yêu cầu về: (i) khoản nợ có nguồn gốc từ một hợp đồng hoặc từ

một nghĩa vụ theo điều lệ và là một số tiền nhất định; nếu là do hợp đồng thì

được xác định theo các điều khoản của hợp đồng, kể cả điều khoản phạt (nếu

có); (ii) nợ do cam kết nhận hoặc rút hối phiếu, ký nhận một kỳ phiếu, chuyển

nhượng hoặc bảo lãnh các loại tín phiếu ấy hoặc nhận chuyển nhượng một

khoản nợ.

Theo Điều 1425-1 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, thủ tục ra lệnh buộc thực

92 Trần Anh Tuấn, Trương Quang Dũng, (83), tr.181&184. 93 Trong quá trình xây dựng ý tưởng đưa TTRG vào tố tụng dân sự Liên bang Hoa Kỳ, Trung tâm Tư pháp Liên bang đã phải tiến hành khảo sát, điều tra và thống kê xem các vụ việc với các giá ngạch khác nhau như thế nào đã được khởi kiện ra trước Tòa án để xác định mức giá ngạch làm căn cứ đề xuất áp dụng TTRG. Xem: Eward H. Cooper (2001), (73), p.1797.

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

46 hiện một công việc: nếu giá trị của trái vụ không vượt quá thẩm quyền của

Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp, đương sự có thể làm đơn đề nghị Tòa sơ thẩm

thẩm quyền hẹp cho thanh toán bằng hiện vật trái vụ phát sinh từ hợp đồng

giữa người không phải là thương nhân.

Đức cũng quy định áp dụng TTRG giải quyết các yêu cầu ra lệnh buộc

thanh toán. TTRG được áp dụng đối với tất cả các khiếu kiện liên quan đến

việc thanh toán một khoản tiền bằng EUR không phụ thuộc vào giá ngạch vụ

kiện, trừ một số trường hợp do pháp luật quy định.94

Tại Vương Quốc Anh, TTRG cũng áp dụng giải quyết các vụ án mà giá

trị tranh chấp lớn hơn 10.000 GBP nhưng nội dung tranh chấp đơn giản và

các đương sự đều đồng ý áp dụng TTRG. Các vụ án loại này thường là các

khiếu kiện về tiêu dùng (ví dụ: bồi thường đối với dịch vụ bị lỗi, bồi thường

cho hàng hóa bị lỗi hoặc chất lượng công việc), các tranh chấp giữa chủ nhà

và người thuê nhà về việc sửa chữa, tiền cọc, khu vực thuê... nhưng không

phải về quyền sở hữu, nợ lương hoặc tiền bồi thường (khi cho nhân viên

nghỉ việc mà không thông báo đúng luật), khiếu nại về tai nạn, tranh chấp về

quyền sở hữu hàng hóa;95

Một tiêu chí khác mà Anh quy định về những vụ án đơn giản, chứng cứ

rõ ràng áp dụng TTRG là những vụ án khi Tòa án xét thấy nguyên đơn thực

tế không có khả năng thành công trong vụ kiện, hoặc bị đơn thực tế không

có khả năng bảo vệ thành công vụ kiện và không có lý do thuyết phục nào

cho thấy cần thiết phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại phiên tòa. Tòa án

xem xét áp dụng TTRG trong những trường hợp nêu trên sau khi có yêu cầu

của một bên đương sự và yêu cầu đó đã được phía bên kia cho ý kiến phản

hồi.96

Ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, các vụ kiện về nợ không được thanh toán, 94 Carsten Mahnke (2014), (81), tr.18. 95 Carsten Mahnke (2014), (81), tr.5. 96 https://www.justice.gov.uk/courts/procedure-rules/civil/rules/part24 (truy cập ngày 23-4-2015).

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

47 tiền thuê còn thiếu, hoàn trả tiền ký quỹ, tài sản bị hư hại hay bị thiệt hại, các

hóa đơn bác sĩ hoặc hóa đơn bệnh viện và một số tranh chấp đơn giản khác đều

được coi là các yêu cầu nhỏ và được giải quyết theo TTRG.97

Nhật Bản quy định việc áp dụng TTRG đối với thủ tục ra lệnh thanh toán

là những yêu cầu thanh toán tiền, những vật thay thế hoặc một số lượng nhất

định chứng khoán có thể chuyển nhượng, như được quy định tại Điều 382 Bộ

luật tố tụng dân sự Nhật Bản.

Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc quy định rằng, thủ tục yêu

cầu thanh toán nợ được áp dụng khi chủ nợ yêu cầu người mắc nợ thanh toán

tiền hoặc một chứng khoán có thể chuyển nhượng, theo đó, chủ nợ có thể nộp

đơn lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu một lệnh trả nợ, nếu đáp ứng được hai

yêu cầu sau: (a) chủ nợ và người mắc nợ không liên quan đến nghĩa vụ tranh

chấp khác; và (b) lệnh đòi nợ có thể tống đạt được đến người mắc nợ.

Rõ ràng, các nước theo hệ thống Dân luật (Pháp, Đức, Nhật v.v.) cho phép

áp dụng TTRG giải quyết các yêu cầu về thanh toán nợ, thực hiện nghĩa vụ

thanh toán. Các tranh chấp nợ hoặc về nghĩa vụ thanh toán thông thường là

tranh chấp đơn giản xét từ hai góc độ pháp luật áp dụng và xác định sự thật

khách quan của tranh chấp. Các yêu cầu về thực hiện các trái vụ nhỏ, theo tác

giả, cũng có bản chất đơn giản và chứng cứ rõ ràng như các tranh chấp về vay

nợ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Anh và Hoa Kỳ - đại diện cho

hệ thống Thông luật cũng quy định áp dụng TTRG để giải quyết các tranh

chấp về đòi nợ, các vụ tranh chấp mà chứng cứ rõ ràng (như sẽ trình bày dưới

đây) chứng tỏ rằng các tranh chấp đó, tương tự như các nước theo hệ thống

Dân luật, là các tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng.

Như vậy, có thể thấy rằng ngoài tiêu chí giá ngạch thấp, các tranh chấp

đơn giản, chứng cứ rõ ràng cũng được giải quyết theo TTRG tại nhiều nước

trên thế giới mà không phụ thuộc vào giá trị tranh chấp. 97 http://www.smallclaims.com/?cat=35 (truy cập ngày 29-4-2015).

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

48 1.3.2. Rút gọn về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp

Về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp theo TTRG có sự thừa nhận

chung theo hướng: việc giải quyết và xét xử chỉ do một Thẩm phán tiến hành

từ khi thụ lý cho đến khi xét xử sơ thẩm. Cơ chế một Thẩm phán xét xử mà

không có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn nhằm đẩy nhanh tiến trình giải quyết

một số vụ việc dân sự, giảm bớt chi phí tố tụng, tiết kiệm cho ngân sách nhà

nước cũng như đương sự, đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân của Thẩm

phán và điều quan trọng hơn cả là vì TTRG chỉ áp dụng để giải quyết những

tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng... nên sự tham gia của những người

tham gia tố tụng khác như Hội thẩm, Bồi thẩm đoàn là không cần thiết. Ví dụ,

ở Anh, việc xét xử các vụ án theo TTRG không cần có sự tham gia của Bồi

thẩm đoàn.

Về sự tham gia của Viện kiểm sát, dường như đại đa số các nước trên thế

giới đều quy định cơ quan công tố không có vai trò trong việc giải quyết các

vụ án dân sự. Cơ quan công tố, theo họ, chỉ có quyền năng chính là truy tố và

buộc tội trong các vụ án hình sự. Ở Việt Nam và một số ít nước còn lại mà

pháp luật còn chịu sự ảnh hưởng nhất định của hệ thống pháp luật xã hội chủ

nghĩa trước đây, vai trò của Viện kiểm sát còn mở rộng trong việc giám sát

hoạt động xét xử của Tòa án và do đó, Viện kiểm sát có vai trò, chức năng với

các mức độ khác nhau và tùy vào từng thời điểm lịch sử cụ thể, trong quá

trình giải quyết vụ án dân sự.

Về sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

(Luật sư) trong quá trình giải quyết tranh chấp theo TTRG, về cơ bản quan

điểm của phần lớn các nước cho rằng đây là quyền của đương sự nhờ người

khác bảo vệ quyền lợi của mình nên pháp luật không can thiệp miễn là sự

tham gia của họ không làm trì hoãn hoặc cản trở đến việc áp dụng TTRG. Tuy

nhiên, cũng có nước khi quy định cụ thể về việc hạn chế sự tham gia của Luật

sư trong những vụ án áp dụng TTRG nhằm mục đích giảm chi phí cho đương

sự và cũng để hạn chế việc xét xử vụ án bị kéo dài khi có sự tham gia của

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

49 Luật sư (như đối với Philippin, Luật sư không được chấp nhận tại phiên xét

xử nhưng không cấm Luật sư giúp đỡ và hỗ trợ đương sự thực hiện các công

việc chuẩn bị cho phiên xét xử hoặc cho các vấn đề khác ngoài phiên xét

xử...).98 Ngay ở Hoa Kỳ, nơi có thể coi là có số lượng Luật sư nhiều nhất trên

thế giới tính theo bình quân đầu người, pháp luật tố tụng cũng không quy định

cần phải có Luật sư tham gia trong các vụ án được giải quyết theo TTRG.99

Như vậy, có sự thừa nhận chung rằng một trong những nội dung của TTRG

là việc rút gọn thành phần tham gia giải quyết tranh chấp chỉ bởi một Thẩm

phán, không có sự tham gia của công tố viên, không bắt buộc phải có Luật sư

nhưng không hạn chế Luật sư tham gia với điều kiện sự tham gia của họ

không làm ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết vụ án theo TTRG.

1.3.3.!Rút gọn về trình tự và các bước tố tụng

(i)!Trình tự và các bước tố tụng theo TTRG của một số nước

Ở Pháp, trình tự giải quyết tranh chấp theo TTRG khá đơn giản. Đối với

các vụ án có giá ngạch thấp, theo Điều 1407 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp, các

bên phải cung cấp đầy đủ thông tin về vụ tranh chấp để Thẩm phán xem xét.

Sau đó, Thẩm phán sẽ triệu tập hai bên đến một phiên hòa giải. Nếu các bên

không hòa giải được, Thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết trên cơ sở hồ sơ và

chứng cứ các bên cung cấp và chỉ triệu tập các bên đến để nghe phán quyết.

Đối với các vụ án đòi thanh toán nợ, theo Điều 1419 Bộ luật tố tụng dân sự

Pháp, chủ nợ hoặc người được ủy quyền gửi đơn (điền đầy đủ thông tin theo

quy định) và các tài liệu chứng minh yêu cầu đến Phòng thư ký lục sự. Sau

đó, Tòa án ra quyết định buộc thanh toán khoản nợ mà không cần phải mở

phiên tòa.

Đối với các yêu cầu thực hiện một công việc nhỏ, theo Điều 1425-5 Bộ

luật tố tụng dân sự Pháp, Thẩm phán sau khi xem xét các tài liệu, nếu thấy 98 Tòa án nhân dân tối cao, (44), tr.12. 99 http://www.nycourts.gov/COURTS/nyc/smallclaims/startingcase.shtml (truy cập ngày 29-4-2015).

Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

50 đơn yêu cầu có căn cứ, ra quyết định (lệnh) ấn định đối tượng của trái vụ, thời

hạn và các điều kiện để thực hiện trái vụ. Lục sự tống đạt quyết định (lệnh) đó

cho các đương sự bằng thư bảo đảm có yêu cầu xác nhận. Nếu bị đơn thực

hiện quyết định (lệnh) đúng trong thời hạn, nguyên đơn thông báo cho Lục sự

để xóa sổ thụ lý. Nếu một phần hoặc toàn bộ quyết định (lệnh) thi hành nghĩa

vụ không được thực hiện, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử, sau khi hòa giải

không thành, như quy định tại Điều 1425-8 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.

Tương tự như Pháp, pháp luật TTDS Đức cũng quy định trình tự giải quyết

theo TTRG được giản lược một cách tối đa. Bộ luật tố tụng dân sự Đức quy

định rằng:100 thủ tục ra lệnh thanh toán nợ (hay lệnh thanh toán tiền -

Mahnverfahren) là một thủ tục ít tốn kém, nhanh và hiệu quả cho chủ nợ, đặc

biệt là không cần mở phiên tòa nếu con nợ đã thừa nhận nghĩa vụ của mình

nhưng không muốn hoặc không thể trả nợ. Tòa án có thẩm quyền ra lệnh

thanh toán nợ theo thủ tục xét xử nhanh đối với yêu cầu thanh toán các khoản

nợ đã rõ ràng.101 Theo đó, thủ tục này hoàn toàn tự động hóa và đương sự

được quyền nộp đơn yêu cầu qua mạng.102 Bất kỳ hành vi nào được khởi kiện

theo thủ tục này đều được Tòa án ưu tiên giải quyết.

Thủ tục ra lệnh thanh toán rút gọn bao gồm hai giai đoạn, tạo điều kiện

cho bị đơn hai cơ hội để ngăn cản Tòa án ban hành lệnh cưỡng chế thi hành

án và có thể chuyển khiếu kiện sang thủ tục thông thường. Cụ thể:

- Giai đoạn 1: Nguyên đơn điền vào một đơn yêu cầu các thông tin liên

quan các bên đương sự, Tòa án có thẩm quyền và chi tiết các yêu cầu khởi

kiện. Đơn khởi kiện sẽ được kiểm tra một cách tự động bởi một chương trình

phần mềm máy tính mà không cần sự giám sát của con người. Chính vì vậy, ở

giai đoạn này tính chân thực và hợp lý của khiếu kiện chưa được kiểm tra 100 Tài liệu mà tác giả nghiên cứu không đề cập đến trình tự giải quyết theo TTRG khi áp dụng cho các vụ khiếu kiện nhỏ mà chỉ giới thiệu trình tự giải quyết theo TTRG khi áp dụng cho thủ tục ra lệnh thanh toán. 101 Michael Bogdan (1994), (9), tr.149. 102 Carsten Mahnke (2014), (81), tr.18.

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

51 (mới đơn thuần kiểm tra về thủ tục pháp lý mà chưa xét đến nội dung khiếu

kiện). Đối với các vụ án được giải quyết theo quy trình tự động hóa, các đơn

khởi kiện được giải quyết không chậm hơn sau ngày làm việc đầu tiên sau

ngày nộp đơn khởi kiện. Cụ thể, ngay sau đó, Tòa án ban hành một lệnh yêu

cầu thanh toán và gửi cho bị đơn (người có thể phản đối lại lệnh đó). Nếu

trong vòng hai tuần sau khi nhận được lệnh yêu cầu thanh toán (Widerspruch)

mà bị đơn phản đối thì yêu cầu khởi kiện sẽ được chuyển sang thủ tục tố tụng

thông thường để giải quyết (theo Điều 269-I Bộ luật tố tụng dân sự Đức). Nếu

bị đơn không phản đối và không thi hành lệnh yêu cầu thanh toán thì giai

đoạn 2 được bắt đầu.

- Giai đoạn 2: Điều 701 Bộ luật tố tụng dân sự Đức quy định: nguyên đơn

được phép tiếp tục yêu cầu áp dụng một lệnh cưỡng chế thi hành trong thời

hạn sáu tháng kể từ ngày tống đạt lệnh yêu cầu thanh toán. Trong trường hợp

bị đơn không phản đối lệnh cưỡng chế thi hành, Tòa án không phải mở phiên

tòa xét xử. Nếu trong vòng hai tuần sau khi nhận được lệnh cưỡng chế thi

hành (Einspruch) mà bị đơn phản đối thì Tòa án chuyển yêu cầu khởi kiện

sang thủ tục thông thường để giải quyết.

Trình tự giải quyết tranh chấp theo TTRG ở Anh cũng khá đơn giản. Các

vụ kiện thuộc đối tượng áp dụng TTRG do một Thẩm phán thay vì bồi thẩm

đoàn giải quyết. Sau khi thụ lý vụ án, nếu tranh chấp thuộc vụ kiện nhỏ,

trong thông báo thụ lý Tòa án sẽ nêu rõ vụ kiện thuộc loại hình nào và các

đương sự cần phải chuẩn bị những công việc gì cho phiên tòa và thời gian

dự kiến mở phiên tòa. Việc thu thập chứng cứ không buộc phải tuân thủ

nghiêm ngặt các quy định về chứng cứ. Tòa án sẽ ấn định ngày mở phiên tòa

và thông báo cho hai bên ít nhất hai mươi mốt ngày trước ngày mở phiên

tòa.103 Đương sự phải xuất trình các tài liệu ít nhất mười bốn ngày trước

ngày mở phiên tòa. Phiên tòa được xét xử công khai hoặc xử kín theo thỏa

thuận của các bên. Tòa án có thể áp dụng bất kỳ trình tự tố tụng, phương 103 http://www.justice.gov.uk/courts/procedure-rules/civil/rules/part27 (truy cập ngày 23-4-2015).

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

52 thức điều hành nào tại phiên tòa mà Tòa án cho là công bằng, và không yêu

cầu nhất thiết người khai tuyên thệ và đối chất.104 Trong trường hợp xét thấy

không cần mở phiên tòa mà chỉ cần căn cứ vào các chứng cứ bằng văn bản đã

được xuất trình có thể giải quyết được tranh chấp, Tòa án đề xuất với các bên

không cần mở phiên tòa. Nếu có đương sự phản đối, Tòa án phải mở phiên tòa

để giải quyết vụ kiện. Việc không phản hồi của đương sự có thể được coi là

đồng ý với đề xuất của Tòa án và vụ án được giải quyết dựa trên hồ sơ vụ kiện.

Thẩm phán sẽ ra phán quyết và gửi bản sao phán quyết cho các đương sự.105

Ở Hoa Kỳ, nói chung trình tự giải quyết vụ kiện theo thủ tục giản lược

khá đơn giản. Ví dụ, tại tiểu bang New York, đối với các vụ án có giá ngạch

thấp, nguyên đơn đến văn phòng của Tòa tiểu tụng và điền thông tin vào mẫu

đơn kiện. Đơn kiện phải nêu rõ tổng số tiền của vụ kiện, chi tiết của vụ kiện,

thông tin của bị đơn và kèm theo chứng cứ chứng minh.106 Sau khi hoàn thiện

đơn khởi kiện và nộp án phí, Lục sự sẽ thông báo cho nguyên đơn về ngày mở

phiên tòa. Vào ngày mở phiên tòa, nguyên đơn sẽ lựa chọn đưa vụ kiện ra xét

xử bởi Thẩm phán hoặc một Trọng tài viên. Việc lựa chọn Trọng tài viên sẽ

làm cho quá trình giải quyết vụ kiện không mang tính chính thức nhưng đảm

bảo giải quyết vụ kiện nhanh chóng. Trường hợp nguyên đơn không có mặt tại

phiên tòa, vụ kiện bị đình chỉ. Nếu bị đơn không có mặt tại phiên tòa thì

nguyên đơn phải đưa ra đủ bằng chứng để Tòa án đưa ra phán quyết có lợi đối

với bị đơn.107 Trong suốt phiên tòa, hai bên có cơ hội để đưa ra các tài liệu và

bằng chứng chứng minh cho lập luận của mình và tất cả các nhân chứng sẽ

được xem xét và thẩm vấn. Nguyên đơn có thể yêu cầu Thẩm phán hoặc Trọng

tài viên thẩm vấn bị đơn về tài sản của bị đơn.108

Trong trường hợp căn cứ vào hồ sơ vụ án thấy tranh chấp đơn giản, chứng 104 Carsten Mahnke (2014), (81), tr.10. 105 Carsten Mahnke (2014), (81), tr.8&9. 106 http://www.nycourts.gov/COURTS/nyc/smallclaims/startingcase.shtml (truy cập ngày 29-4-2015). 107 http://www.nycourts.gov/COURTS/nyc/smallclaims/appearing.shtml (truy cập ngày 29-4-2015). 108 http://www.nycourts.gov/COURTS/nyc/smallclaims/trial.shtml (truy cập ngày 29-4-2015).

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

53 cứ rõ ràng, theo yêu cầu của một bên đương sự, Thẩm phán sẽ đưa ra phán

quyết rút gọn đối với toàn bộ hoặc một phần của tranh chấp mà không cần mở

phiên tòa. Bên đưa ra yêu cầu cần phải chứng minh rằng đối với sự kiện hoặc

vấn đề mà bên yêu cầu đang đề nghị Tòa án đưa ra phán quyết rút gọn trên

thực tế rõ ràng không tồn tại tranh chấp và vì vậy, bên yêu cầu xứng đáng

được nhận một phán quyết nhanh gọn trên cơ sở của pháp luật. Thời gian để

một bên yêu cầu Tòa đưa ra phán quyết rút gọn là ba mươi ngày sau khi hoàn

tất thu thập thông tin.109

Ở Nhật Bản, tranh chấp có giá ngạch từ 300.000 JPY trở xuống được giải

quyết theo thủ tục còn đơn giản hơn nữa. Điều 370 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật

Bản quy định, việc tranh luận sẽ kết thúc vào ngày đầu tiên của phiên tòa, trừ

những trường hợp đặc biệt. Do vậy, các bên phải đưa ra những chứng cứ trước

hoặc trong ngày tranh luận đó. Ngay sau khi kết thúc tranh luận, Thẩm phán sẽ

đưa ra phán quyết. Kèm theo phán quyết, Thẩm phán sẽ tuyên bố một lệnh thi

hành tạm thời có hoặc không có bảo đảm. Trong những vụ án này, Tòa án

không cho phép đưa ra yêu cầu phản tố.110

Riêng đối với yêu cầu thanh toán, Thư ký Tòa giản lược gửi văn bản nhắc

nhở cho con nợ khi nhận được yêu cầu có cơ sở của chủ nợ về thanh toán tiền.

Trong vòng hai tuần sau khi nhận được văn bản nhắc nhở, nếu con nợ không

khiếu nại thì trong vòng ba mươi ngày sau đó chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa

án ra tuyên bố tạm thi hành văn bản nhắc nợ. Khi có yêu cầu này, Tòa án phải

ra tuyên bố tạm thi hành đó. Trong vòng hai tuần nếu con nợ không khiếu nại

đối với tuyên bố tạm thi hành thì văn bản nhắc nhở thanh toán sẽ được coi là

giấy xác nhận nợ và chủ nợ có thể căn cứ vào đó để yêu cầu cưỡng chế thi

hành. Nếu con nợ khiếu nại thì tuyên bố tạm thi hành sẽ không còn hiệu lực

và tranh chấp được chuyển sang thủ tục thông thường để giải quyết. Thủ tục

này không hạn chế số tiền yêu cầu.111 109 Nguyên tắc 56, Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Hoa Kỳ. 110 Hiroshi Oda, (18), p.412. 111 Ngô Cường, (33), tr.44.

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

54

Trình tự giải quyết tranh chấp theo TTRG ở Trung Quốc đã được cải cách

theo hướng đơn giản hơn nhiều so với thủ tục tố tụng thông thường, được

thiết kế một cách gọn nhẹ ngay từ khâu yêu cầu khởi kiện (đương sự có thể

khởi kiện bằng miệng đối với loại vụ án đơn giản) để yêu cầu Tòa án giải

quyết,112 các bước tiến hành giải quyết vụ kiện cũng được quy định đơn giản

hóa tối đa. Chẳng hạn, đối với vụ kiện đơn giản, theo Điều 146 Bộ luật tố tụng

dân sự Trung Quốc, Tòa án có thể giải quyết ngay hoặc quyết định vào một

ngày khác nhưng thời hạn giải quyết các loại việc theo TTRG không quá ba

tháng. Bên cạnh đó, Tòa án có thể áp dụng các phương pháp đơn giản để triệu

tập các bên và nhân chứng. Vụ án được giải quyết theo thủ tục này do một

Thẩm phán thực hiện và không buộc phải tuân theo các quy định thông báo,

điều tra, thẩm vấn, xét hỏi, tranh luận như giải quyết vụ việc theo thủ tục thông

thường, theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc.

Riêng đối với thủ tục ra lệnh thanh toán nợ, theo quy định tại Điều 189 Bộ

luật tố tụng dân sự Trung Quốc, người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu ra lệnh

thanh toán nợ, trong đơn phải ghi rõ số tiền hoặc số lượng chứng khoán có thể

chuyển nhượng được yêu cầu và phải dựa trên bằng chứng, tài liệu thực tế.

Tòa án sẽ thông báo thụ lý đơn cho chủ nợ trong thời hạn năm ngày kể từ

ngày nộp đơn, như được quy định tại Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự Trung

Quốc. Sau khi thụ lý đơn, theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự

Trung Quốc, Tòa án sẽ kiểm tra những tài liệu, bằng chứng do chủ nợ cung

cấp và nếu quan hệ giữa quyền của chủ nợ và nghĩa vụ của con nợ là rõ ràng,

hợp pháp, Tòa án sẽ ra quyết định yêu cầu con nợ thanh toán nợ trong vòng

mười lăm ngày kể từ ngày thụ lý đơn khởi kiện. Trong trường hợp không có

cơ sở nêu trên, Tòa án sẽ ra lệnh bác bỏ đơn khởi kiện.

(ii)! Nhận xét chung về trình tự và các bước tố tụng theo TTRG

Khác với thủ tục tố tụng thông thường, mà theo đó, trong quá trình giải 112 Nhật Bản cho phép gửi đơn khởi kiện qua thư điện tử. Hàn Quốc cho phép nguyên đơn đến Tòa án trực tiếp trình bày yêu cầu khởi kiện với cán bộ thụ lý vụ án mà không cần làm đơn khởi kiện bằng văn bản. Cán bộ thụ lý vụ án có trách nhiệm ghi chép lại nội dung yêu cầu của nguyên đơn.

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

55 quyết vụ án, Tòa án và đương sự phải tiến hành đầy đủ và tất cả các hoạt động

tố tụng như thu thập, cung cấp, tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, hòa

giải, và tại phiên tòa phải tiến hành đầy đủ các bước trình tự phiên tòa..., việc

áp dụng TTRG sẽ đơn giản hóa về trình tự, thủ tục hoặc giai đoạn tố tụng, loại

bỏ một số hoạt động không cần thiết như: không phải tiến hành thu thập

chứng cứ, không phải hòa giải khi đương sự không có yêu cầu, loại bỏ bước

tranh luận tại phiên tòa, không có quyền kháng cáo trong một số trường

hợp...113 Có quốc gia quy định đột phá theo hướng đương sự có thể đến Tòa

án trực tiếp trình bày yêu cầu khởi kiện bằng lời nói mà không cần phải làm

đơn khởi kiện (như đối với Hàn Quốc, nguyên đơn không nhất thiết phải làm

đơn kiện (bằng văn bản) mà có thể đến Tòa án trực tiếp trình bày với cán bộ

thụ lý vụ án. Cán bộ thụ lý vụ án có trách nhiệm ghi chép lại nội dung yêu cầu

của nguyên đơn).114

Về trình tự tiến hành TTRG tại phiên tòa, các nước theo hệ thống Thông

luật cũng có những hình thức giải quyết tranh chấp vẫn qua xét xử tại phiên

tòa nhưng thủ tục được rút gọn nhằm giảm chi phí và thời gian giải quyết

tranh chấp tương tự như TTRG (summary proceeding) trong hệ thống Dân

luật. Theo đó, vụ kiện theo trình tự giản đơn sẽ được giải quyết bằng một

phiên tòa nhanh gọn hơn, Thẩm phán có thể bỏ qua các bước không cần thiết

(như thủ tục áp dụng với vụ kiện nhỏ ở Anh, Hoa Kỳ) và chỉ tuyên phần quyết

định của Tòa án về việc giải quyết vụ án, còn phần nội dung vụ án, nhận định

của Tòa án được ghi ngay trong biên bản phiên tòa (như ở Hàn Quốc).

Ngoài ra, các nước đều quy định về thành phần giải quyết vụ kiện rút gọn

hơn so với thủ tục thông thường, chỉ do một Thẩm phán tiến hành. Hầu như

các nước đều có quy định về cơ chế chuyển đổi từ áp dụng TTRG sang áp

dụng thủ tục TTDS thông thường. Cụ thể hơn, trong quá trình Tòa án giải 113 Xem: Điều 145 Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc quy định vụ án được giải quyết theo thủ tục này do một Thẩm phán thực hiện giải quyết và không buộc phải tuân theo các quy định thông báo, điều tra, thẩm vấn, xét hỏi, tranh luận như giải quyết vụ việc theo thủ tục thông thường… 114 Trần Anh Tuấn, Trương Quang Dũng, (83), tr.183.

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

56 quyết nếu xuất hiện những tình tiết phức tạp, nghiêm trọng Tòa án sẽ chuyển

tranh chấp sang giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường (được Trung

Quốc áp dụng); hoặc khi có sự phản đối từ phía bị đơn, dựa trên yêu cầu của

đương sự, Tòa án xem xét quyết định chuyển đổi từ việc áp dụng TTRG sang

giải quyết theo thủ tục thông thường (như được quy định tại khá nhiều nước).

Tuy nhiên, dù TTRG có giản lược như đề cập ở trên vẫn phải đảm bảo

tuân thủ các trình tự, hoạt động tố tụng nhất định và cần thiết do pháp luật

TTDS quy định từ khi khởi kiện, thụ lý, trong quá trình chuẩn bị xét xử, tại

phiên tòa để giải quyết vụ án, hoặc quyền kháng cáo trong toàn bộ hoặc một

số trường hợp khi áp dụng TTRG... Những thủ tục nào là cơ bản và nhất thiết

cần phải thực hiện để Tòa án có thể thực thi công lý trong việc giải quyết

tranh chấp đúng pháp luật, bảo vệ đầy đủ và đúng quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự sẽ phụ thuộc vào bản chất của tranh chấp thuộc đối tượng áp

dụng TTRG. Cụ thể là: tranh chấp đó có đơn giản không, đã được các bên

thừa nhận nghĩa vụ chưa, giá ngạch vụ kiện thấp nhưng nội dung tranh chấp

có phức tạp không, chứng cứ có rõ ràng không.

Đối với tranh chấp mà bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ, rõ ràng rằng các

bước tố tụng như thu thập chứng cứ, hòa giải, lấy lời khai của đương sự là

không cần thiết. Tuy nhiên, những bước tố tụng nêu trên lại là cần thiết đối

với tranh chấp mà các bên còn có ý kiến khác nhau về chứng cứ hoặc chứng

cứ mà các bên cung cấp không rõ ràng cần phải thu thập hoặc phải xác minh.

Ngoài ra, vấn đề có áp dụng chế độ xét xử phúc thẩm trong TTRG hay

không có nhiều quan điểm khác nhau. Một loại quan điểm cho rằng đối với

những vụ án được xét xử bởi TTRG, không cho phép kháng cáo, kháng nghị

theo thủ tục phúc thẩm như được thừa nhận ở một số nước trên thế giới. Một

loại quan điểm khác cho rằng nguyên tắc hai cấp xét xử cần được bảo đảm

ngay cả đối với vụ án được xét xử theo TTRG nhằm bảo đảm tránh được sai

sót trong hoạt động tư pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

57 thông qua hoạt động tư pháp.115

Như vậy, một trong những nội dung cơ bản của TTRG là giảm thiểu một

hoặc một số trình tự, thủ tục và giai đoạn tố tụng, phụ thuộc vào bản chất của

tranh chấp được xét xử theo TTRG. Cụ thể:

(i)! Đối với vụ án đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ, các trình tự thu

thập chứng cứ, lấy lời khai, hòa giải là không cần thiết và có thể được bỏ qua;

(ii)!Đối với vụ án đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng, các trình

tự lấy lời khai, hòa giải, thu thập, xác minh chứng cứ là không cần thiết và có

thể được bỏ qua toàn bộ hoặc một phần;

(iii)! Đối với vụ án giá ngạch thấp, nhưng phức tạp hoặc chứng cứ chưa rõ

ràng, có mâu thuẫn... việc lấy lời khai, thu thập hoặc xác minh chứng cứ là

cần thiết và không được bỏ qua;

(iv)! Đối với vụ án mặc dù giá ngạch lớn nhưng đơn giản và chứng cứ rõ

ràng, các trình tự lấy lời khai, hòa giải, thu thập xác minh chứng cứ là không

cần thiết và cũng có thể được bỏ qua.

1.3.4.!Rút gọn về cấp xét xử

Về cơ chế kháng cáo phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm được giải quyết

theo TTRG quy định của các nước không giống nhau. Một số nước quy định

rõ không cho phép kháng cáo. Như tại Pháp, đương sự không được quyền

kháng cáo phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm được giải quyết theo TTRG nếu

như giá ngạch của vụ án đó có giá trị dưới 4.000 EUR. Đối với Đức, những

tranh chấp có giá ngạch dưới 6.000 EUR, đương sự không có quyền yêu cầu

phúc thẩm. Đối với Trung Quốc, không ghi nhận quyền kháng cáo đối với các

phán quyết khi giải quyết theo TTRG trong TTDS.

Một số nước khác vẫn cho phép kháng cáo đối với một số hoặc toàn bộ

phán quyết khi áp dụng TTRG. Như ở Đức, chỉ cho phép đương sự kháng cáo 115 Các quan điểm trái chiều như trên được thể hiện qua nhiều tranh luận tại các diễn đàn, hội thảo khoa học trong quá trình bàn về việc xây dựng TTRG hoặc sửa đổi, bổ sung BLTTDS.

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

58 đối với tranh chấp có giá ngạch từ 6.000 EUR trở lên hoặc khi được Tòa án sơ

thẩm cho phép và ghi rõ trong bản án.116 Đối với Anh, đương sự có quyền

kháng cáo quyết định của Thẩm phán với điều kiện đương sự đó đã tham gia

phiên tòa và yêu cầu kháng cáo có cơ sở và được đưa ra ngay sau khi kết thúc

phiên tòa.

Đặc biệt đối với Thái Lan, pháp luật của nước này cho phép kháng cáo

phúc thẩm nhưng nội dung kháng cáo bị hạn chế (không cho phép đương sự

kháng cáo bản án sơ thẩm về vấn đề sự kiện của vụ án nhưng có quyền kháng

cáo về vấn đề áp dụng pháp luật).117

Ở Pháp, đối với các phán quyết của Tòa án giải quyết các tranh chấp có giá

ngạch thấp sẽ có hiệu lực pháp luật ngay mà không bị kháng cáo theo trình tự

phúc thẩm theo Điều 847-3 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp. Đối với các phán

quyết của Tòa án ra lệnh thanh toán nợ, người mắc nợ có quyền phản đối lệnh

trả nợ như quy định tại Điều 1409 và Điều 1412 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp.

Đơn kháng án tùy trường hợp sẽ phải gửi đến Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp đã

ra lệnh trả nợ hoặc Chánh án Tòa thương mại đã ra quyết định.118 Đối với

trường hợp Tòa án bác đơn ra lệnh thanh toán hoặc buộc thực hiện một công

việc, người yêu cầu không có quyền kháng cáo nhưng vẫn có quyền khởi kiện

lại theo thủ tục thông thường (theo Điều 1425-9 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp)

hoặc có thể yêu cầu vụ việc được chuyển ngay đến Tòa án có thẩm quyền.

Nếu Thẩm phán chỉ chấp nhận một phần yêu cầu, chủ nợ cũng không được

kháng cáo quyết định, nhưng có quyền không tống đạt lệnh của Tòa án cho

con nợ và có quyền khởi kiện theo thủ tục thông thường (Điều 1409 Bộ luật

tố tụng dân sự Pháp). 116 Hải Lộc (2011), “Tìm hiểu hệ thống Tòa án và công tác đào tạo các chức danh tư pháp của Cộng hòa Liên bang Đức” [http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4366] (truy cập ngày 23-4-2015). 117 Trần Anh Tuấn, Trương Quang Dũng, (83), tr.183. 118 Điều 1416, Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định: “Người mắc nợ có quyền phản kháng lệnh trả nợ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tống đạt quyết định của Tòa án. Tuy nhiên trong trường hợp không tống đạt cho chính người mắc nợ, đơn kháng án có thể được chấp nhận cho đến khi hết hạn một tháng tiếp theo văn bản tống đạt đầu tiên hoặc sau khi đã thực hiện biện pháp ngăn chặn người mắc nợ phân tán một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình”.

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

59

Pháp luật TTDS Anh cho phép quyền kháng cáo. Nhưng quyền kháng cáo

phải được thực hiện một cách nhanh chóng, thời hạn rất giới hạn. Đương sự

thua kiện có quyền kháng cáo chống lại quyết định của Thẩm phán với điều

kiện đương sự đó có tham gia phiên xét xử và phải yêu cầu (có lý do chính

đáng hoặc có lập luận) với Thẩm phán cho phép kháng cáo khi kết thúc

phiên xét xử.119 Có thể đưa ra kháng cáo đối với các phán quyết cho các vụ

kiện nhỏ chỉ trong trường hợp có sự sai sót về luật pháp hoặc một số vi

phạm nghiêm trọng khác trong các thủ tục tố tụng Tòa án thông thường.

Tại Hoa Kỳ, đương sự có thể kháng cáo đối với quyết định trong vụ kiện

nhỏ. Tuy nhiên, đương sự chỉ được quyền kháng cáo nếu đủ chứng cứ cho rằng

phán quyết của Tòa án “rõ ràng là sai.”120

Tại Nhật Bản, nhìn chung, như quy định tại Điều 397 Bộ luật tố tụng dân

sự Nhật Bản, phán quyết cuối cùng của Tòa án giải quyết theo TTRG không

được kháng cáo lên Tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, trong thời hạn hai tuần kể từ

ngày nhận được quyết định của Tòa án, đương sự có thể đưa ra yêu cầu phản

đối quyết định đó. Trong trường hợp yêu cầu phản đối hợp lệ, vụ kiện sẽ được

khôi phục lại đến giai đoạn trước khi kết thúc việc tranh luận và chuyển sang

thủ tục thông thường.121

Pháp luật TTDS Trung Quốc không ghi nhận quyền kháng cáo đối với các

phán quyết khi giải quyết theo TTRG nhưng cho phép người có nghĩa vụ trả

nợ được quyền phản đối đối với thủ tục ra lệnh thanh toán của Tòa án. Đối

với thủ tục ra lệnh thanh toán, theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân 119 Carsten Mahnke (2014), (81), tr.12. 120 https://www.nycourts.gov/courthelp/pdfs/SmallClaimsHandbook.pdf, p.11 (truy cập ngày 29-4-2015). 121 Các trường hợp được coi là yêu cầu hợp lệ bao gồm: (i) Trường hợp nguyên đơn khởi kiện vụ án có giá ngạch thấp theo TTRG vi phạm khoản 1 Điều 368 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản; (ii) Trường hợp Tòa án yêu cầu nguyên đơn phải nộp bản thông báo ghi rõ số lần đã khiếu kiện vụ án trong một khoảng thời gian hợp lý theo khoản 3 Điều 386 Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản nhưng nguyên đơn không nộp; (iii) Trường hợp không thể tống đạt giấy triệu tập cho bị đơn vào ngày đầu tiên tranh luận bằng bất kỳ phương pháp nào khác mà không cần phải sử dụng đến việc niêm yết công khai; (iv) Trường hợp Tòa án nhận thấy không hợp lý khi giải quyết vụ kiện theo TTRG. Lưu ý: đương sự không được quyền kháng cáo đối với những quyết định trên của Tòa án về việc chuyển vụ án từ TTRG sang thủ tục thông thường.

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

60 sự Trung Quốc, trong vòng mười lăm ngày kể từ khi nhận được lệnh buộc

thanh toán, người có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán hết nợ hoặc có thể đưa ra

một yêu cầu phản đối bằng văn bản và gửi đến Tòa án. Trong trường hợp

không thực hiện được lệnh buộc thanh toán hoặc có yêu cầu phản đối, theo

quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc, Tòa án ra quyết

định kết thúc vụ án theo TTRG và yêu cầu buộc thanh toán sẽ hết hiệu lực

ngay lập tức. Trong trường hợp này, chủ nợ có thể khởi kiện lại vụ kiện theo

thủ tục thông thường.

Như vậy, đối với các phán quyết giải quyết theo TTRG ở nhiều quốc gia,

pháp luật tố tụng không cho phép kháng cáo hoặc cho phép kháng cáo phúc

thẩm nhưng nội dung kháng cáo bị hạn chế ở việc chỉ cho phép kháng cáo về

áp dụng pháp luật.

1.3.5.!Rút gọn về thời gian giải quyết tranh chấp

Với mục tiêu chung khi xây dựng TTRG là nhằm đơn giản hóa thủ tục,

giải quyết nhanh, có hiệu quả các tranh chấp nhỏ, đơn giản... Chính vì vậy,

pháp luật TTDS của nhiều nước trên thế giới khi quy định về TTRG trong

TTDS đều có ghi nhận về thời gian giải quyết vụ án ngắn hơn so với thủ tục

TTDS thông thường. Trung Quốc thời hạn giải quyết tranh chấp theo TTRG

là không quá ba tháng; Hàn Quốc là hai tháng rưỡi so với thủ tục thông

thường là sáu tháng. Thời gian trung bình giải quyết xong một vụ kiện có giá

trị nhỏ ở Anh là ba mươi mốt tuần.122 Đặc biệt có một số nước khi áp dụng

TTRG giải quyết đối với việc ra lệnh thanh toán, thủ tục này được rút ngắn có

khi chỉ vài tuần kể từ thời điểm thụ lý yêu cầu như tại các nước Nga, Đức,

Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…123 Thời gian giải quyết vụ việc nhỏ tại

Hoa Kỳ là trong vòng hai đến ba tháng kể từ ngày nguyên đơn nộp đơn kiện

(ví dụ: đối với bang California, từ năm 2004 đến năm 2013, 70-80 % các vụ 122 http://open.justice.gov.uk/courts/civil-cases/ (truy cập ngày 23-4-2015). 123 Xem: Nguyên tắc 56, Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Hoa Kỳ; Điều 146, Bộ luật tố tụng dân sự Trung Quốc; Điều 296-I Bộ luật tố tụng dân sự Đức; Điều 126, 128 Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga; Trần Anh Tuấn, Trương Quang Dũng, (83), tr.183&185.

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

61 kiện nhỏ được giải quyết xong trong vòng 90 ngày).124

Tác giả cho rằng, khi TTRG bao gồm cả việc rút gọn một hoặc một số trình

tự, thủ tục và giai đoạn tố tụng thì đương nhiên thời gian xét xử theo TTRG

cũng được rút ngắn hơn. Ngắn gọn hơn bao nhiêu là vấn đề không đơn thuần

dựa vào một tiêu chí cụ thể nào đó mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bản chất

của tranh chấp, trình tự, thủ tục tố tụng nào được rút gọn, khối lượng công

việc của Thẩm phán, đội ngũ giúp việc của Thẩm phán...

Đối với vụ án bị đơn thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ hay nói cách khác là bị

đơn thừa nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện, rõ ràng Tòa án không cần thiết phải

thực hiện bất kỳ trình tự, thủ tục tố tụng nào ngoài việc mở phiên tòa để kiểm

tra tính xác thực của việc thừa nhận đó. Vì vậy, thời hạn giải quyết các loại

tranh chấp này là một thời gian ngắn nhất, hợp lý phụ thuộc vào khối lượng

công việc của Thẩm phán, đội ngũ giúp việc của Thẩm phán, cơ sở vật chất

của Tòa án (có đủ phòng xử án), thời gian cấp, tống đạt văn bản tố tụng cho

các bên đương sự...

Đối với các vụ án mà nội dung tranh chấp phức tạp, chứng cứ chưa rõ ràng,

có mâu thuẫn về chứng cứ cần phải thu thập, xác minh thêm hoặc cần phải

tiến hành hòa giải vì các bên đương sự có yêu cầu nên thời hạn giải quyết các

tranh chấp đó phụ thuộc (ngoài những yếu tố khách quan nêu trên) vào thời

gian để thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụng được coi là cần thiết.

Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, vì vụ án được giải quyết theo

TTRG là bao gồm việc rút gọn một hoặc một số trình tự, thủ tục tố tụng nhất

định nên đương nhiên thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án theo TTRG phải

ngắn hơn thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án theo thủ tục thông thường. Tóm

lại, một trong những nội dung của TTRG là rút ngắn về thời gian giải quyết

tranh chấp và việc rút ngắn như thế nào phụ thuộc vào bản chất của tranh

chấp và trình tự, thủ tục tố tụng cụ thể nào được rút gọn. 124 http://www.courts.ca.gov/documents/2014-Court-Statistics-Report.pdf, p.42 (truy cập ngày 29-4-2015).

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS, tác giả đi đến một số

kết luận sau đây:

Thứ nhất, về khái niệm TTRG: TTRG có thể được hiểu là một thủ tục đơn

giản, gọn nhẹ hơn so với thủ tục tố tụng dân sự thông thường về thành phần

giải quyết, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp, được áp dụng

đối với một số loại tranh chấp nhỏ, đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc đương sự

thừa nhận nghĩa vụ.

Thứ hai, về tính hiệu quả của TTRG: TTRG nhằm tiết kiệm thời gian và

chi phí tố tụng cho đương sự, Tòa án và xã hội mà vẫn bảo đảm công lý,

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thứ ba, HP 2013 đã quy định về việc áp dụng TTRG giải quyết một số vụ

án theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để có thể xây

dựng và áp dụng TTRG giải quyết TCDS nói chung, trong đó có TCKDTM

Thứ tư, hài hòa việc tăng cường hiệu quả hoạt động xét xử thông qua

TTRG đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử,

bảo đảm công lý và các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Cụ thể: Xây dựng TTRG giải quyết vụ án dân sự trong giai đoạn hiện nay

phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: xét xử công khai, bảo đảm tranh

tụng và bảo đảm chế độ hai cấp xét xử.

Thứ năm, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy đặc điểm thứ

nhất của TTRG là chỉ áp dụng giải quyết một số vụ án đáp ứng một trong các

tiêu chí sau: (i) giá ngạch thấp; (ii) đơn giản và chứng cứ rõ ràng; hoặc (iii)

đương sự thừa nhận nghĩa vụ. Giá ngạch thấp do mỗi quốc gia quy định và

căn cứ vào những tiêu chí khác nhau.

Thứ sáu, ngoài đặc điểm về tiêu chí nêu trên, TTRG có những đặc điểm

khác như sau: (i) rút gọn thành phần giải quyết vụ án; (ii) rút gọn trình tự, thủ

tục hoặc giai đoạn tố tụng; và (iii) rút gọn thời hạn giải quyết tranh chấp.

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

63

Thứ bảy, về TTRG đối với các TCKDTM: các nước không có TTRG riêng

áp dụng đối với việc giải quyết các TCKDTM.

Từ các kết luận trên đây, trong Chương 2 tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá các

quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định đó trong quá trình giải

quyết TCKDTM và đánh giá việc giải quyết TCKDTM tại Tòa án Việt Nam

thông qua các vụ án cụ thể làm cơ sở để tác giả đưa ra các đề xuất xây dựng

TTRG tại Việt Nam trong Chương 3 của Luận án.

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

64

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC

RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

Theo số liệu thống kê của TANDTC, trong thời gian từ năm 2005 đến

năm 2014, tỷ lệ các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết hàng năm tăng khoảng

15%; các vụ việc về kinh doanh, thương mại và lao động có tỷ lệ tăng cao hơn

so với các vụ việc dân sự khác (xem Phụ lục đính kèm Luận án). Các số liệu

thống kê cũng cho thấy tỷ lệ giải quyết xong các vụ án về TCKDTM tại cả hai

cấp sơ thẩm và phúc thẩm trong những năm gần đây có xu hướng thấp đi.

Điều đó có thể lý giải bởi sự gia tăng khối lượng các TCKDTM và quá tải

trong hoạt động xét xử.125

Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra

xã hội học (Khảo sát) vào khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 06 năm

2015 lấy ý kiến của hai nhóm đối tượng: nhóm thứ nhất là những người làm

trong các cơ quan tư pháp như Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan tư pháp địa

phương và giới Luật sư (Người làm công tác pháp luật); và nhóm thứ hai là

những người làm trong doanh nghiệp (Nhà doanh nghiệp) làm sáng tỏ hai vấn

đề: (i) về thủ tục giải quyết TCKDTM hiện nay; và (ii) kỳ vọng, mong đợi của

người được khảo sát về việc giải quyết TCKDTM như thế nào theo họ là hợp

lý, nhất là đối với các TCKDTM đơn giản, giá ngạch thấp, đương sự thừa

nhận nghĩa vụ hoặc chứng cứ rõ ràng.126 Đa số những Người làm công tác

pháp luật và Nhà doanh nghiệp đều cho rằng việc giải quyết TCKDTM theo 125 Chi tiết xem thêm Phụ lục số 02 về “Số liệu thống kê kết quả giải quyết các vụ việc dân sự của các Tòa án nhân dân” trong Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội, ngày 26-2-2015, tr.2. 126 Ngoài ra tác giả còn tham khảo và sử dụng một số kết quả khảo sát từ các công trình nghiên cứu khoa học khác, gồm: (i) Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tưởng Duy Lượng trình bày tại Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện mội trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015 tại Hà Nội; và (iii) Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam (2015) do Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam thực hiện, Hà Nội. Trong Báo cáo của Dự án nêu trên có nêu kết quả khảo sát 56 Thẩm phán, Thẩm tra viên TAND các cấp, Kiểm sát viên, Luật sư và một số Người làm công tác pháp luật. Qua so sánh với kết quả Khảo sát do tác giả thực hiện, về cơ bản kết quả khảo sát của Dự án là phù hợp với kết quả Khảo sát do tác giả thực hiện. Do đó, trong Luận án, tác giả nói chung sẽ chỉ dẫn chiếu đến kết quả Khảo sát của tác giả.

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

65 thủ tục tố tụng hiện nay còn kéo dài và mong muốn có được một thủ tục đơn

giản và hiệu quả hơn.

Trong chương này, tác giả trước hết sẽ đánh giá thực trạng pháp luật tố

tụng dân sự làm cơ sở cho việc xây dựng TTRG; và sau đó sẽ đánh giá thực

tiễn xét xử một số TCKDTM thông qua các vụ án cụ thể làm cơ sở cho việc

xây dựng TTRG.

2.1. Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương

mại từ thực trạng pháp luật tố tụng dân sự

BLTTDS không quy định thủ tục tố tụng riêng cho giải quyết TCKDTM.

Do đó, cũng giống như thủ tục tố tụng giải quyết các TCDS nói chung, thủ tục

tố tụng giải quyết TCKDTM cũng trải qua các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm,

giám đốc thẩm, tái thẩm... Tuy vậy, BLTTDS có quy định khác biệt về thời

hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm khi giải quyết TCKDTM, cụ thể là ngắn hơn so

với thời hạn giải quyết TCDS nói chung. Điều này cho thấy nhu cầu giải

quyết nhanh, rút ngắn thời gian tố tụng giải quyết TCKDTM đã được quán

triệt trong quan điểm lập pháp.

Tuy nhiên, hiện các quy định tại BLTTDS còn có những bất cập nhất định

dẫn đến việc áp dụng các quy định đó trong hoạt động xét xử của Tòa án

không thống nhất, không mang lại hiệu quả như mong muốn. Yêu cầu xây

dựng một thủ tục đơn giản, hiệu quả, giảm chi phí mà vẫn đảm bảo công lý

trước hết đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, phân tích từ chính các quy định của

pháp luật nội tại về vấn đề này. Phần tiếp theo sau đây (mục 2.1.1), tác giả tập

trung phân tích, đánh giá các quy định liên quan của pháp luật TTDS và việc

áp dụng chúng trên thực tế có những bất cập cụ thể nào làm cản trở và kéo dài

việc giải quyết một số loại TCKDTM.

2.1.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm

2.1.1.1.!Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án

Điều 167 BLTTDS quy định: “Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

66 sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận

đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện,

Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: 1. Tiến hành thủ

tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; 2. Chuyển

đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ

án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; 3. Trả lại đơn khởi kiện cho

người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”

Quy định về thời hạn xem xét đơn khởi kiện trong vòng năm ngày làm

việc trên thực tế không được tuân thủ trong nhiều trường hợp. Nếu không giải

quyết được vấn đề này thì các quy định về TTRG sẽ không có ý nghĩa trên

thực tế vì thời gian giải quyết vụ án đã bị trì hoãn ngay từ khâu “đầu vào”

này.

Trước hết, quy định về người khởi kiện phải ghi rõ nội dung, yêu cầu khởi

kiện (Điều 164 BLTTDS) và phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh

(Điều 165 BLTTDS) chưa rõ ràng. Ví dụ: trong đơn khởi kiện phải ghi tên,

địa chỉ của người bị kiện nhưng có cần thiết phải gửi kèm tài liệu chứng minh

người bị kiện thực sự cư trú tại địa chỉ nêu ở đơn khởi kiện? Nhiều Tòa án

hiểu theo hướng cần thiết phải chứng minh điều đó và vì vậy, Tòa án chỉ xem

xét thụ lý vụ án khi và chỉ khi đương sự cung cấp văn bản xác nhận của chính

quyền địa phương về nơi cư trú của bị đơn là cá nhân hoặc về nơi trụ sở hoạt

động của bị đơn là tổ chức.127

Tiếp đến, không có cơ chế kiểm soát “ngày nhận đơn” làm cơ sở xác định

Tòa án có tuân thủ hay không về thời hạn xem xét đơn trong năm ngày làm

việc vì Điều 167 không bắt buộc Tòa án khi tiếp nhận đơn khởi kiện phải cấp

giấy biên nhận cho người khởi kiện. 127 Trong thực tiễn, khi tiếp nhận đơn khởi kiện đối với TCKDTM, có Tòa án yêu cầu người khởi kiện đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chính quyền cơ sở nơi người bị kiện cư trú xác nhận (vào đơn hoặc một văn bản khác) là bị đơn hiện vẫn đang cư trú tại địa chỉ được ghi nhận trong đơn khởi kiện thì mới nhận đơn. Xem: tài liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đỗi) để cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19 của Chính phủ”, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện mội trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội, tr.8.

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

67

Việc xem xét đơn khởi kiện để quyết định thụ lý vụ án trên thực tế được

thực hiện khác nhau nhưng đều thông qua một quy trình thống nhất: tiếp

nhận, nghiên cứu đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và báo lãnh đạo Tòa án

quyết định việc thụ lý.128 Với quy trình nêu trên, rất khó có thể để Tòa án

quyết định thụ lý trong thời hạn năm ngày làm việc.129

Ngoài các lý do nêu trên, qua trao đổi với một số lãnh đạo của một số Tòa

án cấp quận huyện và thẩm phán có kinh nghiệm lâu năm tại một số Tòa án

cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,130 việc không tuân thủ thời hạn

xem xét thụ lý vụ án còn có một lý do chủ quan của Tòa án: Tòa án phải chịu

áp lực về việc tuân thủ thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm tối đa cho phép là

bốn tháng. Trong nhiều trường hợp, Tòa án trì hoãn việc thụ lý cho đến khi

xét thấy các công việc cần giải quyết (đề nghị đương sự làm rõ một số vấn đề

của vụ án, xác minh một số vấn đề như địa chỉ của bị đơn, người có quyền và

lợi ích liên quan, bổ sung chứng cứ…)126 đã thực hiện cơ bản xong mới tiến

hành thụ lý vụ án để khi chính thức thụ lý vụ án sẽ bảo đảm việc có thể đưa

vụ án ra xét xử trong thời hạn luật định.

Vi phạm thời hạn xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án sẽ triệt tiêu tất cả

các ý nghĩa của quy định thời hạn chuẩn bị xét xử nói chung và mục đích, ý

nghĩa của một thủ tục tố tụng đơn giản, gọn nhẹ hơn nói riêng. Mọi nỗ lực 128 Nhóm Chuyên gia thuộc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (2014), Báo cáo khảo sát thực trạng quản lý hành chính Tòa án nhân dân địa phương ở Việt Nam, Hà Nội. 129 Trên thực tế, thời hạn xem xét việc thụ lý vụ án thông thường từ khi nhận đơn khởi kiện đến khi Tòa án thụ lý trung bình mất 30 ngày hoặc 45 ngày và trong trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện một lần thì khoảng 70 ngày; những trường hợp phải bổ sung đơn khởi kiện hai, ba lần thì phải mất nhiều thời gian hơn. Xem: Tưởng Duy Lượng, (5), Hà Nội, tr.4. 130 Các cuộc trao đổi được tác giả thực hiện qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp các Thẩm phán qua các hội thảo góp ý sửa đổi BLTTDS hoặc qua các hình thức khác. Tuy nhiên, các Thẩm phán được phỏng vấn đều đề nghị không nêu tên và Tòa án cụ thể vì những lý do tế nhị. 126 Xem: khoản 5 Điều 9 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn việc trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 169 BLTTDS do đơn khởi kiện ghi “không đúng” địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn có cách hiểu khác nhau, ảnh hưởng rất lớn đến quyền khởi kiện của người khởi kiện: ghi đúng địa chỉ là tại thời điểm các bên giao dịch hay đúng địa chỉ là tại thời điểm phát sinh tranh chấp hay ghi đúng địa chỉ là tại thời điểm khởi kiện. Vậy, để xác định người khởi kiện ghi “không đúng” Tòa án chỉ còn cách phải yêu cầu người khởi kiện có trách nhiệm xác minh và bổ sung chính xác địa chỉ của người khởi kiện.

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

68 làm đơn giản, ngắn gọn và hiệu quả hơn quá trình tố tụng sẽ không còn ý

nghĩa nếu như không xử lý được sự trì hoãn của giai đoạn “đầu vào” này.

2.1.1.2.! Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, theo quy định của BLTTDS, Tòa

án và đương sự phải tiến hành nhiều hoạt động tố tụng quan trọng và cần thiết

chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm (nếu có) trong tương lai, ví dụ:

thông báo về thụ lý vụ án; cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; triệu tập

đương sự đến Tòa án lấy lời khai; thu thập chứng cứ; tiến hành việc hòa giải...

Tuy nhiên, các quy định của BLTTDS còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến

việc giải quyết TCKDTM không được thực hiện một cách nhanh chóng hơn.

(i)!Về thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Đối với đương sự là các tổ chức, Điều 153 BLTTDS quy định:“…văn bản

tố tụng phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người

chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những

người này ký nhận…”. Trong trường hợp những người nêu trên không chịu ký

nhận, trên thực tế người thực hiện tống đạt phải lập biên bản về việc không

thực hiện được việc tống đạt và có xác nhận của chính quyền địa phương.

Trong trường hợp không thực hiện tống đạt trực tiếp được, người tống đạt sử

dụng cách thức niêm yết. Khoản 3 Điều 154 BLTTDS quy định thời gian từ khi

thông báo bằng hình thức niêm yết công khai đến thời điểm tiến hành thủ tục tố

tụng nêu trong thông báo phải cách nhau ít nhất mười lăm ngày. Như vậy,

trong trường hợp đương sự không hợp tác, thời gian cần phải chờ đợi cho vài

lần niêm yết văn bản tố tụng cũng đã vài tháng.

Các quy định nêu trên về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không cho

phép thực hiện các công việc đó thông qua các hình thức đơn giản và thuận lợi

hơn nhiều trong bối cảnh công nghệ thông tin hiện nay (như thông qua hệ

thống thư điện tử) khi mà dường như hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng

thư điện tử và các hình thức liên lạc điện tử khác. Pháp luật tố tụng dân sự hoàn

toàn có thể quy định cho phép hình thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

69 này, bởi lẽ đương sự thường chủ yếu là các doanh nghiệp, thương gia trong các

TCKDTM. Nếu vậy, thời hạn giải quyết các TCKDTM chắc chắn sẽ giảm đi

một cách đáng kể.

(ii)! Về việc lấy lời khai đương sự

Tác giả cho rằng, một trong các lý do làm cho việc xét xử sơ thẩm của Tòa

án hiện nay bị kéo dài chính là các quy định của pháp luật tố tụng về việc lấy

lời khai của các đương sự. Điều 86 BLTTDS quy định: “Thẩm phán chỉ tiến

hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung

bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng…” Mặc dù quy định nêu trên chỉ cho phép

Thẩm phán lấy lời khai khi “chưa có bản khai” nhưng quy định đó còn có thể

hiểu và được áp dụng phổ biến trên thực tế, theo hướng “Thẩm phán triệu tập

đương sự đến Tòa án để lấy lời khai khi đương sự chưa có bản khai.” Hơn nữa,

để có bản khai của đương sự thì Tòa án phải triệu tập đương sự lên Tòa án để

đề nghị họ viết bản khai. Do đó, việc triệu tập đương sự để họ làm bản khai

hoặc lấy lời khai dường như là một thủ tục bắt buộc. Điều này làm kéo dài thời

gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Có thể có những vụ án đơn giản khi trong văn bản trả lời đơn khởi kiện (ý

kiến về đơn khởi kiện)131 bị đơn không phản đối nghĩa vụ hoặc các tài liệu,

chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp cho thấy tình tiết vụ án đơn giản, chứng cứ

rõ ràng và đủ để xác định tình tiết khách quan và áp dụng pháp luật nhưng bị

đơn cố tình không hợp tác. Trong khi đó, căn cứ vào quy định tại Điều 86

BLTTDS, Tòa án vẫn phải triệu tập đương sự một cách không cần thiết làm

kéo dài thời gian chuẩn bị xét xử.

Đối với những vụ án nêu trên hoàn toàn có thể bỏ qua việc lấy lời khai của

đương sự và Tòa án có thể kiểm chứng các tình tiết khách quan, đơn giản và rõ

ràng đó tại phiên tòa. Các quy định của pháp luật hiện hành chưa cho phép thực

hiện điều này. 131 Theo Điều 174 và Điều 175 BLTTDS, người được thông báo về việc Tòa án đã thụ lý vụ án có trách nhiệm nộp cho Tòa án “văn bản ghi ý kiến của mình” chứ không quy định cụ thể và rõ ràng văn bản đó là “bản khai” của đương sự.

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

70

(iii)! Về hòa giải bắt buộc

Theo các quy định từ Điều 180132 đến Điều 187 BLTTDS, Tòa án cấp sơ

thẩm phải tiến hành hòa giải đối với hầu hết các vụ án về TCKDTM (trừ

những vụ án không được tiến hành hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải

được theo quy định tại Điều 181 và Điều 182 BLTTDS). Tòa án triệu tập các

đương sự để tổ chức các phiên hòa giải, kể cả trong các vụ án đơn giản, chứng

cứ rõ ràng, giá ngạch thấp, đương sự thừa nhận nghĩa vụ, hoặc đương sự cố

tình không thực hiện nghĩa vụ v.v. để chứng minh trong hồ sơ vụ án đã tiến

hành hoạt động hòa giải. Quy định này, vô hình chung chỉ mang tính hình

thức nhưng nếu Tòa án không thực hiện thì bị coi là vi phạm nghiêm trọng

thủ tục tố tụng và bản án hoặc quyết định sơ thẩm có khả năng bị hủy nếu có

kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm…

Đối với những trường hợp nêu trên có thể bỏ qua hoạt động hòa giải trong

giai đoạn chuẩn bị xét xử, trừ khi đương sự có yêu cầu Tòa án tiến hành hòa

giải, và thay vào đó Tòa án có thể tiến hành hòa giải ngay tại phiên tòa. Các

quy định của pháp luật hiện hành chưa cho phép thực hiện điều này.

Chia sẻ quan điểm này, kết quả Khảo sát mà tác giả thực hiện trong quá

trình nghiên cứu Luận án cho thấy 110/165 Nhà doanh nghiệp (chiếm 66,6%)

và 61/97 Người làm công tác pháp luật được hỏi (chiếm 62,9%) cho rằng thủ

tục hòa giải bắt buộc đối với TCKDTM đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đương sự

thừa nhận nghĩa vụ là không cần thiết và Tòa án chỉ tiến hành hòa giải khi có

yêu cầu của các bên đương sự.

(iv)!Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử

Điều 179 BLTTDS quy định như sau:

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

132 Điều 180 BLTTDS quy định: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hoà giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được...”

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

71

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này,

thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này,

thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì

Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng

không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và

một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều

này.

2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy

từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét

xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời

hạn này là hai tháng”

Như vậy, thời điểm để tính thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm quy định cho

các loại vụ án đều là “kể từ ngày thụ lý vụ án”. Đối với vụ án về TCKDTM,

thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không phân biệt vụ án phức tạp hay đơn

giản, giá trị tranh chấp lớn hay nhỏ, có sự thừa nhận của đương sự hay chưa

v.v. đều từ hai đến bốn tháng (sau khi đã được Tòa án gia hạn tối đa).133

133 Tuy nhiên, về vấn đề này, kết quả Khảo sát mà tác giả thực hiện cho thấy một kết quả thống nhất là đa số Người làm công tác pháp luật hoặc các Nhà doanh nghiệp đều cho rằng thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm TCKDTM bốn tháng (trong trường hợp tối đa theo luật định) là dài. Trả lời câu hỏi về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các TCKDTM hiện nay nếu đã gia hạn tối đa có 54,6% Người làm công tác pháp luật cho rằng là dài, 40,2% cho là chưa phù hợp. Kết quả Khảo sát đối với Nhà doanh nghiệp cũng cho con số tương tự: đa số các doanh nghiệp cho rằng, thời gian gia hạn tối đa như hiện

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

72

Việc quy định một thời hạn chung như trên là chưa hợp lý. Bởi lẽ, rất

nhiều trường hợp thời hạn chuẩn bị xét xử bốn tháng (đã gia hạn tối đa)

không đủ để giải quyết với các TCKDTM phức tạp, cần thu thập, nghiên cứu,

đánh giá chứng cứ và phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan, tiến hành hòa

giải v.v.134 Trong khi đó, như đã phân tích ở trên, những vụ án về TCKDTM

đơn giản, giá ngạch thấp, bị đơn đã thừa nhận nghĩa vụ của mình, chứng cứ rõ

ràng không cần phải tiến hành khá nhiều trong số các hoạt động tố tụng và

như vậy thời hạn chuẩn bị xét xử có thể không cần nhiều như vậy.

Kết quả Khảo sát cho thấy đối với các TCKDTM thuộc đối tượng nêu trên,

thời hạn chuẩn bị xét xử hiện nay là chưa phù hợp và cần phải được rút ngắn

hơn nhiều. Cụ thể: 27,8% Người làm công tác pháp luật cho rằng thời hạn

chuẩn bị xét xử sơ thẩm nên dưới một tháng, 36,1%: nên dưới hai tháng,

29,95%: nên dưới ba tháng. Như vậy, có đến 63,9% Người làm công tác pháp

luật cho rằng thời hạn xét xử sơ thẩm các TCKDTM có giá ngạch thấp, đương

sự thừa nhận nghĩa vụ chỉ dưới hai tháng là phù hợp; và chỉ có 6,2% Người

làm công tác pháp luật cho rằng thời hạn hơn ba tháng là phù hợp.

Tương tự câu hỏi trên, trong số Nhà doanh nghiệp được hỏi có 33,5% cho

rằng thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm dưới một tháng là hợp lý, 40,2% trả lời

nên quy định thời hạn dưới hai tháng và 23,8% thì thời hạn đó nên dưới 3

tháng. Như vậy, có đến 73,7% Nhà doanh nghiệp được hỏi cho rằng đối với

những loại TCKDTM đó, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hiện nay là dài và

nên quy định theo hướng dưới hai tháng; và chỉ có 2,4% số người được hỏi trả

lời thời hạn này trên ba tháng là phù hợp.

này là dài (trong số 168 Nhà doanh nghiệp được hỏi, chỉ có 26,8% Nhà doanh nghiệp cho rằng thời gian này là chưa đủ, và 28% trong số họ cho rằng thời gian quy định hiện nay là phù hợp). 134 Việc giải quyết án từ khi thụ lý đến khi tuyên án kéo dài là phổ biến. Một Tòa án quận (thuộc thành phố Hồ Chí Minh) có số vụ án kết thúc trong thời gian ba tháng chỉ chiếm 10%, bốn tháng: 20%. Nếu tính toán theo lý thuyết thì thời gian trung bình từ khi nhận đơn khởi kiện đến khi kết thúc vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm mà luật quy định đối với vụ án đơn giản cũng mất từ sáu đến bảy tháng (nếu vụ án phức tạp thì mất từ bảy đến tám tháng), chưa tính trường hợp phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nhiều lần, hoãn phiên tòa hai lần trở lên… Đặc biệt nếu vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ không biết khi nào mới kết thúc. Xem: Tưởng Duy Lượng, (5), tr.4.

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

73 Đối với những TCKDTM mà bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ của mình,

tuyệt đại đa số (149/166) người được hỏi: 90% Nhà doanh nghiệp cho rằng

thủ tục tố tụng hiện nay là không phù hợp và cần phải được áp dụng thủ tục

đơn giản rút gọn hơn, và đa số Người làm công tác pháp luật (77/94, chiếm

79%) cũng thống nhất quan điểm này.

Một mặt, có thể cho rằng không nhất thiết phải quy định một thời gian

ngắn hơn đối với những vụ án nêu trên với lý do các quy định hiện hành chỉ

khống chế thời hạn tối đa chứ không quy định thời hạn tối thiểu để giải quyết

một vụ án; vì vậy, Tòa án hoàn toàn có thể đưa ra xét xử những vụ án đó

trong thời gian ngắn hơn chứ không bắt buộc phải trong thời hạn tối đa mà

luật quy định. Tuy nhiên, việc không có các quy định về thời hạn tối đa ngắn

hơn giải quyết các TCKDTM có tính chất đơn giản sẽ không tạo ra trách

nhiệm cho Tòa án trong việc bắt buộc phải giải quyết nhanh chóng những vụ

án về TCKDTM đặc thù này.

Như vậy, pháp luật TTDS hiện nay quy định chung về thời hạn chuẩn bị

xét xử sơ thẩm cho tất cả các vụ án về TCKDTM mà không phân biệt tính

chất đơn giản hay phức tạp của vụ án, giá trị tranh chấp hoặc có hay không sự

thừa nhận nghĩa vụ của đương sự… Quy định xơ cứng như vậy đã không giải

quyết được bản chất của vấn đề, dẫn đến thực trạng có những vụ án cần thiết

phải có nhiều thời gian để thực hiện các công việc chuẩn bị xét xử (ít nhất

cũng phải bằng chính thời gian chuẩn bị xét xử đã quy định cho vụ án dân sự

và hôn nhân gia đình hoặc cần thiết phải kéo dài hơn) để đảm bảo hiệu quả và

chất lượng của những công việc chuẩn bị xét xử.

Mặt khác, cũng chính việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử “cào bằng”

như hiện nay dẫn đến một thực tế là Tòa án đã dài thời gian chuẩn bị xét xử

kể cả đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc đương sự đã thừa

nhận nghĩa vụ với nhau… làm cho thời hạn tố tụng bị kéo dài, thiệt hại về

thời gian, chi phí không chỉ cho các đương sự mà cho cả Tòa án và cho toàn

xã hội một cách không cần thiết.

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

74 2.1.1.3.!Mở và tiến hành phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định hiện nay của BLTTDS, ngoài những trường hợp không phải

mở phiên tòa sơ thẩm do các đương sự đã hòa giải được với nhau hoặc có căn

cứ để Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án, tất cả các vụ án, cho dù tranh chấp đó

có đơn giản, giá ngạch thấp, đương sự thừa nhận nghĩa vụ hoặc có chứng cứ

rõ ràng, đều phải được tiến hành xét xử trực tiếp tại phiên tòa sơ thẩm. Quy

định này hoàn toàn phù hợp để bảo đảm nguyên tắc hiến định “xét xử công

khai và đảm bảo tranh tụng”.

Kết quả Khảo sát cũng cho những nhận định tương tự. Đa số các ý kiến

được điều tra cho rằng thủ tục giải quyết các TCKDTM đơn giản, chứng cứ rõ

ràng hoặc có giá ngạch thấp thông qua việc xét xử trực tiếp, công khai tại

phiên tòa như quy định của pháp luật tố tụng hiện tại là phù hợp. 121/164 Nhà

doanh nghiệp được hỏi (chiếm 73,8%) và 87/96 Người làm công tác pháp luật

được hỏi (chiếm 90,6%) cho rằng vẫn cần phải mở phiên tòa để giải quyết các

loại tranh chấp đó.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về việc thu xếp để mở

phiên tòa và tổ chức phiên tòa theo dự kiến còn có những vướng mắc nhất

định sau đây.

(i)!Về việc hoãn phiên tòa

Khoản 1 Điều 199 BLTTDS quy định: “Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ

nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội

đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử

vắng mặt”.

Theo quy định trên, Tòa án đương nhiên phải hoãn phiên tòa lần thứ nhất

kể cả trong trường hợp đã được triệu tập hợp lệ nhưng một trong các đương

sự vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Tác giả cho rằng, đương sự là

nguyên đơn mà không đưa ra được lý do chính đáng hoặc cũng không phải vì

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

75 trường hợp bất khả kháng mà vắng mặt, mặc nhiên có thể hiểu là nguyên đơn

không còn có nhu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết tranh chấp của mình. Ngược

lại, nếu đương sự là bị đơn, chính việc không đến Tòa án theo giấy triệu tập

hợp lệ mà không có lý do chính đáng (ví dụ vì sự kiện bất khả kháng), Tòa án

vẫn có thể tiến hành việc xét xử mà không cần phải hoãn phiên tòa. Quy định

như vậy để tránh trường hợp bị đơn cố tình trốn tránh nhằm kéo dài thời gian.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Canada…)

cho thấy trong những trường hợp bị đơn không tham gia các thủ tục tố tụng

theo yêu cầu của Tòa, được triệu tập hợp lệ đến phiên tòa mà vắng mặt không

có lý do chính đáng, Tòa án áp dụng quy định “xét xử khiếm diện” và ra phán

quyết đáp ứng các yêu cầu của nguyên đơn (default judgment) dựa trên các

bằng chứng mà nguyên đơn cung cấp.135

Ngoài ra, căn cứ quy định về sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát trong

đa số phiên tòa sơ thẩm (xem thêm khoản 2 Điều 21 BLTTDS) nên nhiều

trường hợp phiên tòa bị hoãn vì lý do vắng mặt đại diện Viện kiểm sát. Vì

vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án về TCKDTM đơn

giản, giá ngạch thấp, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ vẫn có thể bị kéo dài

chỉ vì sự vắng mặt của đại diện Viện kiểm sát.

Tóm lại, có thể nhận thấy rằng quy định hiện nay về việc hoãn phiên tòa

trong trường hợp có một trong các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp

của họ vắng mặt lần thứ nhất mà không cần nêu lý do; thành phần giải quyết

vụ án có sự tham gia của Viện kiểm sát trong một số phiên tòa là những bất

cập dẫn đến hoãn phiên tòa làm kéo dài việc giải quyết tranh chấp một cách

không cần thiết.

(ii)! Về sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm

Trong hoạt động TTDS, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát việc 135 Janet Walker & Garry D.Watson (2006), Preliminary or Summary Procedure: Scope and Importance - General Report (Common Law), México: Universidad Nacional Autónoma de México, III. General Report.

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

76 tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, trong đó có nội dung kiểm sát

hoạt động xét xử của Tòa án. Vai trò, chức năng của Viện kiểm sát trong

TTDS nói chung và tại phiên tòa sơ thẩm nói riêng được quy định cụ thể các

Điều 21, Điều 207 và Điều 234 BLTTDS. Theo đó, Viện kiểm sát tham gia

hầu hết các phiên tòa sơ thẩm (khoản 2 Điều 21 BLTTDS) và phiên tòa sơ

thẩm có thể bị hoãn nếu vắng mặt đại diện Viện kiểm sát trong các trường

hợp Viện kiểm sát phải có mặt (quy định tại Điều 207 và Điều 208 BLTTDS).

Tuy nhiên, theo theo quy định tại Điều 234 BLTTDS, tại phiên tòa sơ

thẩm Viện kiểm sát chỉ phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của

những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý

vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án mà không phát biểu về

quan điểm giải quyết vụ án. Vấn đề đặt ra: vậy sự tham gia của đại diện Viện

kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm có thiết thực và bắt buộc hay không để thực

hiện quyền năng giám sát hoạt động xét xử hay có thể thực hiện được quyền

năng đó thông qua thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp

sơ thẩm?

Có quan điểm cho rằng136 trong các phương thức kiểm sát thì hoạt động

kiểm sát tại phiên tòa là phương thức hiệu quả nhất. Nếu chỉ tham gia nghiên

cứu hồ sơ, bản án, quyết định thì Viện Kiểm sát rất khó phát hiện vi phạm.

Bởi lẽ, theo yêu cầu của cải cách tư pháp, hoạt động xét xử tại phiên tòa,

phiên họp là trọng tâm trong giải quyết các vụ việc dân sự và phán quyết của

Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, phiên họp. Do đó, nếu

Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa, phiên họp sẽ không giải quyết tốt

được quyền kiểm sát của mình.

Quan điểm khác137 cho rằng pháp luật tố tụng quy định Viện kiểm sát tham

gia quá nhiều vào quá trình tố tụng làm kéo dài thời gian giải quyết tranh

136 Nguyễn Xuân Thủy, [http://www.thesaigontimes.vn/131616/Dai-bieu-QH-Vien-Kiem-sat-can-co-mat-tai-toa-dan-su.html] (truy cập ngày 28-6-2015). 137 Tưởng Duy Lượng, (5), tr.7.

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

77 chấp. Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại khoản 2

Điều 21 BLTTDS để thực hiện công việc nêu tại Điều 234 BLTTDS hiện nay

là không cần thiết. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Phương, cần cân nhắc

bản chất vụ việc dân sự cốt là ở hai bên đương sự tự định đoạt để từ đó xem

xét mức độ cần thiết về sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình tố tụng,

còn “nếu cho Viện kiểm sát tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ

để nhận định về tố tụng xem Tòa xử đúng hay sai thì không có ý nghĩa.”138

Viện kiểm sát hoàn toàn có thể kiểm sát công việc trên thông qua kiểm tra hồ

sơ vụ án trong suốt quá trình giải quyết vụ án cho đến khi thực hiện quyền

kháng nghị phúc thẩm.

Cho dù chưa có sự ngã ngũ giữa hai quan điểm nêu trên, việc tham gia của

Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử các tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp,

chứng cứ rõ ràng hoặc đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ, thiết nghĩ là không

cần thiết bởi lẽ đối với các vụ án đó thì khả năng có vi phạm về tố tụng dường

như rất ít. Theo kết quả khảo sát gần đây của nhóm chuyên gia Dự án Tăng

cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền cho thấy 83,8% số người được hỏi

cho rằng Kiểm sát viên nên kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự thông qua

hồ sơ vụ việc mà không cần tham gia phiên tòa.139

Tóm lại, về việc tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình tố tụng giải

quyết các TCKDTM còn có những bất cập nhất định cần nghiên cứu và sửa

đổi để làm sao vẫn bảo đảm vai trò và chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát

trong hoạt động xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người

yếu thế nhưng đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc tự do quyết định và định

đoạt của đương sự trong việc giải quyết một cách hiệu quả các vụ án về

TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng, nhất là những vụ án về TCKDTM

đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ. 138 Nguyễn Thị Hoài Phương , “Sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự: Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa dân sự, không cần thiết?” [https://luatminhkhue.vn/dan-su/sua-doi-bo-luat-to-tung-dan-su-vien-kiem-sat-tham-gia-phien-toa-dan-su,-khong-can-thiet-.aspx] (truy cập ngày 25-9-2014). 139 Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền (2015), (27), tr.58.

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

78

(iii)! Về thành phần xét xử sơ thẩm

Điều 52 BLTTDS về thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm quy định:

“Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm

nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm

hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.”

Quy định của HP 2013 và LTCTAND 2014 về việc không áp dụng

nguyên tắc xét xử tập thể trong vụ án giải quyết theo TTRG là cơ sở pháp lý

cho việc xây dựng quy định về rút gọn thành phần xét xử chỉ còn một Thẩm

phán khi áp dụng TTRG. Vấn đề còn lại là xem xét thực tiễn năng lực và trình

độ của Thẩm phán hiện nay để có thể khẳng định tính khả thi khi quy định

này được triển khai trên thực tế.

Từ kết quả Khảo sát cũng cho thấy, để đảm bảo một số TCKDTM được

giải quyết theo TTRG một cách khách quan và đúng pháp luật, đa số Nhà

doanh nghiệp đều nhìn nhận rằng trình độ, năng lực và phẩm chất của Thẩm

phán hiện nay cần phải được cải thiện hơn nữa. Điều này thể hiện thông qua

việc trả lời câu hỏi “liệu với trình độ, năng lực, phẩm chất của Thẩm phán

hiện nay thì việc áp dụng TTRG có phù hợp và đảm bảo việc giải quyết vụ án

khách quan và đúng pháp luật hay không?”, theo đó chỉ có 47,6% đồng ý và

53,4% không đồng ý.

Như vậy có nghĩa đa số trong những người được hỏi còn “lăn tăn” về trình

độ của Thẩm phán hiện nay khi giao cho họ thẩm quyền một mình giải quyết

một số loại vụ án về TCKDTM. Điều đó đòi hỏi phải có những biện pháp tăng

cường hơn nữa năng lực của Thẩm phán.

2.1.2.!Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm

Tương tự như quy định về thủ tục sơ thẩm, BLTTDS không có quy định

thủ tục phúc thẩm áp dụng riêng cho những vụ án về TCKDTM có tiêu chí để

có thể áp dụng TTRG. Như vậy, đối với những vụ án này hiện nay đều áp

dụng chung thủ tục phúc thẩm như sau.

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

79 2.1.2.1.!Quy định về việc kháng cáo, kháng nghị và phạm vi xét xử phúc thẩm

Với quy định hiện nay tại Điều 243 và Điều 250 BLTTDS,140 có thể nhận

thấy rằng quyền kháng cáo phúc thẩm của đương sự và quyền kháng nghị của

Viện kiểm sát hoàn toàn không bị hạn chế về phạm vi kháng cáo (đối với

đương sự) và phạm vi kháng nghị (đối với Viện kiểm sát). Quy định này hoàn

toàn phù hợp với nguyên tắc bảo đảm chế độ hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc

thẩm mà Điều 103 HP 2013 đã quy định. Chính vì vậy, không thể vì bất kỳ lý

do nào kể cả mục đích rút ngắn thủ tục tố tụng mà được phép loại bỏ quy định

về cấp xét xử thứ hai, đặc biệt là loại bỏ quyền kháng cáo của đương sự. Kết

quả Khảo sát cho thấy 87/165 Nhà doanh nghiệp được hỏi (chiếm 52,7%) và

54/93 Người làm công tác pháp luật được hỏi (chiếm 58%) không đồng ý với

nhận định “không cần phải xét xử phúc thẩm nhưng vẫn cần giám đốc thẩm”.

Điều đó có nghĩa đa số những người được hỏi cho rằng thủ tục phúc thẩm vẫn

cần được áp dụng đối với việc giải quyết những vụ án về TCKDTM có tiêu

chí có thể áp dụng TTRG.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng còn có bất cập trong quy định về phạm vi

kháng cáo, kháng nghị. Cụ thể hơn, trong các vụ án về TCKDTM đơn giản và

chứng cứ rõ ràng, giá trị tranh chấp nhỏ, hoặc đương sự đã thừa nhận hoàn

toàn nghĩa vụ… việc cho phép kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ nội

dung bản án, quyết định sơ thẩm, bao gồm việc xác định sự thật của vụ án

cũng như việc áp dụng pháp luật bởi Tòa án cấp sơ thẩm là không phù hợp.

Bởi lẽ, đối với các vụ án trên, xuất phát từ tính chất chung đều là các vụ án

đơn giản nên ít khi Tòa án cấp sơ thẩm có thể sai sót trong việc xác định sự

thật khách quan của vụ án. Trong những trường hợp này, Tòa án cấp phúc

thẩm chỉ cân nhắc và xem xét lại việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ

thẩm đã chính xác hay chưa. 140 Điều 243 BLTTDS quy định: “Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”. Điều 250 BLTTDS quy định: “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”.

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

80

Ngoài ra, với quy định về phạm vi kháng cáo và kháng nghị nêu trên dẫn

đến trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm luôn dự kiến ấn định trước một khoảng

thời gian tối đa mà luật pháp quy định để bảo đảm có đủ thời gian xem xét

toàn bộ nội dung vụ án kể cả tình tiết sự kiện, nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ…

Đây là một trong những lý do chủ quan và khách quan từ phía Tòa án làm cho

thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong thực tế xét xử bị kéo dài.

Tóm lại, việc quy định về quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là phù

hợp nhưng quy định phạm vi kháng cáo, kháng nghị đối với những vụ án về

TCKDTM có tiêu chí có thể áp dụng TTRG cần phải xuất phát từ bản chất cơ

bản của những vụ án đó là đơn giản và có chứng cứ rõ ràng, hoặc đơn giản và

có giá ngạch thấp, hoặc đương sự đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ. Vì vậy, Tòa

án cấp phúc thẩm không cần phải xem xét, đánh giá các chứng cứ để cân nhắc

các tình tiết và sự thật khách quan của vụ việc đã được xác định tại thủ tục sơ

thẩm mà chỉ xem xét lại việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm đã

chính xác và hợp pháp hay chưa. Có như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm mới có

thể rút ngắn thời gian giải quyết vụ án mà vẫn đảm bảo một cách hài hòa các

quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các đương sự.

2.1.2.2.!Quy định về thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Tương tự như thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm cũng

được xác định từ thời điểm Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án để xét xử phúc

thẩm. Theo quy định tại Điều 258 BLTTDS, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc

thẩm vụ án về TCDS nói chung (trong đó có TCKDTM) cũng giống như thời

hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm - trong khoảng thời gian từ hai tháng đến bốn

tháng (tính cả thời gian gia hạn tối đa mà pháp luật cho phép).

Thực tiễn qua tìm hiểu từ việc trao đổi với một số Thẩm phán, thời hạn

này cơ bản phù hợp và Tòa án có thể tuân thủ đúng quy định hiện hành mà

không cần phải tìm lý do để tạm đình chỉ nhằm kéo dài thời hạn này một cách

hợp pháp như ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Giải thích cho thực tiễn

này có một số lý do như sau: thứ nhất, thủ tục phúc thẩm là cấp xét xử thứ

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

81 hai, hồ sơ vụ án đã được xây dựng đầy đủ từ cấp sơ thẩm; và thứ hai, Tòa án

cấp phúc thẩm không có trách nhiệm phải tiến hành hoạt động hòa giải.

Như vậy, quy định về thời hạn giải quyết vụ án về TCKDTM ở cấp phúc

thẩm như hiện nay là tương đối phù hợp đối với các vụ án thông thường. Tuy

nhiên, đối với những vụ án về TCKDTM đơn giản, có giá ngạch thấp, hoặc bị

đơn đã thừa nhận nghĩa vụ thiết nghĩ không cần thiết quy định thời hạn tối đa

áp dụng như đối với các vụ án khác. Vì pháp luật không quy định về thời hạn

ngắn hơn, trên thực tế Tòa án thường giải quyết các vụ án đó trong thời hạn

tối đa và như vậy không bảo đảm được nhu cầu giải quyết các tranh chấp đó

một cách nhanh, gọn.

Kết quả Khảo sát cho thấy, đối với nhóm Người làm công tác pháp luật khi

trả lời câu hỏi về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với những vụ án về

TCKDTM có tiêu chí để có thể áp dụng TTRG: 53,1% số người được hỏi cho

rằng thời hạn chuẩn bị xét xử của cấp phúc thẩm hiện nay là dài, 32,3% cho

rằng là chưa phù hợp và 14,6 % cho rằng là ngắn. Các Nhà doanh nghiệp

cũng có ý kiến nhận xét tương tự: đa số những người được hỏi (47,3% cho

rằng thời hạn này là dài; 20% cho rằng là chưa đủ trong một số trường hợp và

32,7 % cho rằng là phù hợp).

Do đó, quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với những vụ

án đơn giản và có chứng cứ rõ ràng, hoặc đơn giản và có giá ngạch thấp, hoặc

đương sự đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ cần quy định ngắn hơn so với thời

hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm các vụ án về TCKDTM thông thường khác.

2.1.2.3. Thủ tục tiến hành phiên tòa xét xử phúc thẩm

BLTTDS không quy định hoạt động hòa giải trong thủ tục phúc thẩm. Do

vậy, phiên tòa phúc thẩm được tiến hành ngay sau khi hết thời hạn chuẩn bị

xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 258 BLTTDS nếu không có căn cứ để

Tòa án cấp phúc thẩm ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm

hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Phiên tòa phúc thẩm áp dụng chung cho tất cả các vụ án dân sự và vụ án

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

82 về TCKDTM, trong đó có những TCKDTM có tiêu chí để áp dụng TTRG

hiện có ba vấn đề đặt ra như sau:

Một là, về việc hoãn phiên tòa: Theo Điều 266 BLTTDS, việc hoãn phiên

tòa cũng áp dụng tương tự như đối với phiên tòa sơ thẩm. Cụ thể, nếu người

kháng cáo hoặc người không kháng cáo nhưng có liên quan đến nội dung

kháng cáo, kháng nghị vắng mặt lần thứ nhất không có lý do dù đã được Tòa

án triệu tập hợp lệ, phiên tòa phúc thẩm vẫn đương nhiên phải hoãn. Quy định

này vô hình chung cũng làm cho thời hạn chuẩn bị xét xử bị kéo dài không

cần thiết, như tác giả đã phân tích ở phần trên về phiên tòa sơ thẩm.

Hai là, về sự tham gia của Viện kiểm sát: Theo quy định tại Điều 264

BLTTDS, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia tất cả các

phiên tòa phúc thẩm. Cũng tương tự như sự phân tích vai trò của Viện kiểm

sát khi thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát hoạt động tư pháp nói chung

và hoạt động TTDS nói riêng, theo tác giả, nếu hướng quy định hạn chế sự

tham gia của Viện kiểm sát ở thủ tục sơ thẩm nên quy định ở phiên tòa phúc

thẩm cũng cần phải có quy định hạn chế sự tham gia của Viện kiểm sát.

Ba là, về thành phần xét xử phúc thẩm: Theo quy định hiện nay, thành

phần hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm ba Thẩm phán (Điều 53 BLTTDS).

Quy định này hoàn toàn không phù hợp đối với những vụ án về TCKDTM có

tiêu chí áp dụng TTRG… Thẩm phán phải tập trung vào xem xét và giải

quyết tất cả các vụ án mà không có sự phân biệt tính chất tranh chấp đơn giản

hay phức tạp là thực sự không phù hợp và không cần thiết, gây lãng phí nhân

lực cho Tòa án và xã hội.

Kết quả Khảo sát cũng cho thấy, đa số Nhà doanh nghiệp và Người làm

công tác pháp luật được hỏi đều cho rằng thủ tục tố tụng yêu cầu phải xét xử

tập thể đối với TCKDTM có giá ngạch thấp, chứng cứ rõ ràng hoặc nội dung

tranh chấp đơn giản là không phù hợp. 110/165 Nhà doanh nghiệp được hỏi

(chiếm 66,7%) và 53/96 Người làm công tác pháp luật được hỏi (chiếm

55,2%) cho rằng chỉ cần một Thẩm phán giải quyết các loại tranh chấp đó.

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

83

Do HP 2013 đã cho phép thành phần xét xử vụ án theo TTRG chỉ cần một

Thẩm phán, vấn đề này sẽ được giải quyết một cách đơn giản thông qua sửa

đổi BLTTDS.

2.2.! Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương

mại từ thực tiễn xét xử của Tòa án

Theo phản ánh của nhiều Thẩm phán tại các hội thảo khoa học về thực

tiễn giải quyết TCDS, cũng như Báo cáo tổng kết thi hành BLTTDS những

năm qua, trong tổng số các vụ án mà toàn hệ thống Tòa án thụ lý giải quyết

nêu trên, có không ít những vụ án có chứng cứ rõ ràng, nội dung tranh chấp

đơn giản, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ hoặc không phản đối yêu cầu khởi kiện

của nguyên đơn, vụ án có giá ngạch thấp nhưng vẫn phải giải quyết theo trình

tự thủ tục tố tụng thông thường gây mất thời gian, tiền bạc, công sức của cơ

quan tố tụng và các đương sự. Hơn nữa, có rất nhiều các vụ án bị đơn cố tình

không thực hiện nghĩa vụ, lạm dụng quyền kháng cáo để kéo dài thời gian

giải quyết vụ án góp phần làm cho tình trạng án tồn đọng kéo dài và gây sức

ép không nhỏ cho cán bộ nhất là các Thẩm phán đã giải quyết vụ án.141

Trong phần dưới đây của Luận án, tác giả sẽ phân tích và đánh giá thực

trạng Tòa án giải quyết một số tranh chấp thuộc đối tượng có thể áp dụng

TTRG để từ đó minh chứng rằng việc áp dụng TTRG là xuất phát từ nhu cầu

thực tiễn và hoàn toàn có thể áp dụng TTRG để giải quyết một số loại TCDS

nói chung và TCKDTM nói riêng.

Tác giả sẽ phân tích từ các vụ án đó để làm cơ sở xác định các tiêu chí áp

dụng TTRG và nội dung của TTRG (rút gọn về thành phần tham gia giải

quyết, rút gọn về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết).

2.2.1.!Đối với tranh chấp mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ

Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tác giả đã tìm hiểu số lượng đáng kể 141 Nguyễn Văn Cường & Phùng Thị Hoàn (2014), “Chuyên đề 6: Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự và yêu cầu về xây dựng thủ tục rút gọn”, trích Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, do Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, tr.199&200.

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

84 các vụ án về TCKDTM và thấy rằng khá nhiều vụ án đơn giản, bị đơn đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ nhưng Tòa án vẫn phải tiến hành các thủ tục tố tụng thông thường dẫn đến thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài mà kết quả giải

quyết không có gì khác ngoài việc tuyên một phán quyết chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Có thể nhận thấy tính đơn giản của tranh chấp và sự thừa nhận nghĩa vụ của bị đơn trong các vụ án mà tác giả sưu tầm

được sau đây.

Thứ nhất, nhóm các vụ án mà bị đơn đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ và đề xuất được giảm lãi và chậm thực hiện nghĩa vụ mà không có tranh chấp gì.

Vụ Ngân hàng Thương mại Kỹ thương Việt Nam kiện Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Xuân Định,142 Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn thanh toán khoản vay gốc là 14.960.000.000 đồng và khoản lãi là

28.716.341.790 đồng. Bị đơn thừa nhận toàn bộ khoản vay gốc và khoản lãi chưa thanh toán nêu trên nhưng cho rằng “nếu nguyên đơn giảm lãi thì bị đơn tiếp tục thanh toán tiền gốc; nhưng nếu không giảm lãi thì Tòa xử theo pháp luật.” TAND quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ án này vào ngày

10-2-2014.

Vụ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Petrolimex kiện Ông Nguyễn Quốc Thanh – Chủ doanh nghiệp tư nhân thương mại Vạn Phúc,143 thụ lý ngày 31-

1-2013 và được TAND quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh xét xử ngày 23-1-2014: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn số tiền nợ gốc là 2.000.000.000 đồng và tiền lãi là 2.482.019.271 đồng. Bị đơn thừa nhận toàn bộ các khoản

tiền còn nợ nêu trên và đồng ý trả toàn bộ tiền gốc nhưng xin giảm lãi và “cho phép Bị đơn giãn tiến độ thanh toán nợ vì chưa bán được nhà và điều kiện tài chính của Bị đơn đang gặp khó khăn”;

Vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam kiện Trần Thị Kim Hoa và Nguyễn Văn Thắng,144 theo đó Bị đơn thừa nhận hoàn toàn 142 Theo Bản án số 26 /2014/KDTM-ST ngày: 06-8-2014 của TAND quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 143 Theo Bản án số: 01/2014/KDTM-ST ngày: 23-01-2014 của TAND quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 144 Theo Bản án số: 46/2014/KDTM-ST ngày: 21-5-2014 của TAND quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

85 nghĩa vụ thanh toán 3.739.854.167 đồng là nợ gốc và lãi cho Nguyên đơn nhưng đề nghị Nguyên đơn cho thanh toán làm nhiều đợt trong thời hạn sáu tháng.

Vụ Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà kiện Công ty TNHH Sản xuất -

Thương mại Anh Đăng,145 Bị đơn thừa nhận toàn bộ khoản tiền mua hàng là

hơn 10 tỷ đồng nhưng xin giảm lãi và đề nghị được thanh toán mỗi tháng

100.000.000 đồng cho đến khi hết nghĩa vụ.

Vụ Công ty Cổ phần Bê tông Lafarge kiện Công ty Cổ phần Nam Thái

Sơn,146 Tòa án thụ lý ngày 19-10-2012 về việc Bị đơn không thanh toán

888.012.526 đồng (tiền mua bê tông), Bị đơn cũng thừa nhận toàn bộ yêu cầu

khởi kiện nêu trên về tiền mua hàng và về lãi chậm trả nhưng “xin” được thực

hiện nghĩa vụ làm năm đợt, sau sáu tháng kể từ ngày thụ lý.

Thứ hai, nhóm các vụ án mà bị đơn mặc dù thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ

nhưng không thực hiện được nghĩa vụ vì không có khả năng thanh toán, khả

năng thực hiện nghĩa vụ hoặc đơn giản là không có thiện chí thực hiện nghĩa

vụ.

Vụ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á kiện Công ty TNHH Sản xuất

Thương mại Hoành Tráng,147 Nguyên đơn khởi kiện ngày 29-11-2013 và

TAND quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vào ngày 22-9-2014, theo đó

Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải thanh toán 689.400.000 đồng tiền nợ gốc và

195.346.153 đồng tiền nợ lãi. Bị đơn không có phản đối nào với các yêu cầu

khởi kiện nêu trên của Nguyên đơn mà chỉ nêu quan điểm “đang gặp khó

khăn không thể trả được nợ và đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.”

Vụ Công ty Cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội kiện Công ty Cổ phần

Xây lắp Dầu khí Sài Gòn,148 Bị đơn thừa nhận toàn bộ khoản tiền mua cốt

145 Theo Bản án số: 36/2014/KDTM-ST ngày: 17-9-2014 của TAND quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. 146 Theo Bản án số: 03/2013/KDTM-ST ngày: 09-4-2013 của TAND quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. 147 Theo Bản án số: 33/2014/KDTM-ST ngày: 22-9-2014 của TAND quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 148 Theo Bản án số: 19/2014/KDTM-ST ngày: 21-07-2014 của TAND quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

86 thép bê tông và một số vật liệu khác nhưng “do khó khăn” nên chưa thanh

toán được tiền mua hàng.

Vụ Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Đông Dương kiện Công ty TNHH

Xây dựng - Thương mại Đình Nguyễn,149 Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn thanh

toán số tiền thuê giàn giáo và phụ kiện sử dụng tại công trình xây dựng còn

thiếu là 740.881.038 đồng và Bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ nhưng không

đưa ra bất kỳ lý do nào về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiện Công ty TNHH

Thắng Nam,150 thụ lý ngày 31-7-2013, Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn

trả 3.750.000.000 đồng tiền gốc và 1.361.446.250 đồng tiền lãi. Bị đơn thừa

nhận toàn bộ các khoản nợ nêu trên nhưng do “điều kiện kinh tế khó khăn”

nên chưa thanh toán và đề nghị Nguyên đơn giảm lãi.

Qua thực tiễn xét xử các vụ án nêu trên, tác giả nhận thấy hoàn toàn có cơ

sở để xây dựng TTRG, dựa vào kết quả phân tích các vấn đề sau: (i) tính chất

đơn giản của vụ án qua việc đương sự thừa nhận nghĩa vụ có thể được xem

như là một tiêu chí để áp dụng TTRG; (ii) thành phần tham gia giải quyết các

vụ án này không cần thiết phải như hiện nay và hoàn toàn có thể gọn nhẹ

được hơn; và (iii) trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án đó còn rườm rà, phức

tạp không cần thiết và có cơ sở để có thể rút gọn hơn trình tự, thủ tục này.

Những đánh giá và phân tích về những vấn đề này ở nội dung dưới đây sẽ

làm cơ sở để tác giả kiến nghị, định hướng xây dựng TTRG trong chương 3

Luận án.

(i)!Đánh giá về tính chất đơn giản của vụ án qua việc thừa nhận nghĩa vụ

Qua các vụ án về TCKDTM nêu trên, tính đơn giản được hiểu chính là sự

thật khách quan của vụ án đã rõ và Tòa án chỉ cần kiểm tra tính hợp pháp của 149 Theo Bản án số: 192/2014/KDTM-ST ngày: 10-9-2014 của TAND quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 150 Theo Bản án số: 05/2014/KDTM-ST ngày: 23-01-2014 của TAND quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

87 các yêu cầu khởi kiện. Việc bị đơn thừa nhận nghĩa vụ của mình có thể được

thể hiện trong chính hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện của nguyên đơn, tại ý kiến

của bị đơn về việc thụ lý vụ án, hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

Trong các vụ án được trích dẫn ở trên, bị đơn thừa nhận hoàn toàn nghĩa

vụ theo đơn khởi kiện hoặc thừa nhận nghĩa vụ nợ nhưng còn tranh chấp về

lãi chậm trả, về cơ bản, Tòa án chỉ phải kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu

khởi kiện về phần lãi chậm trả, cụ thể là cách tính lãi có phù hợp với quy định

của pháp luật hay không. Khi nguyên đơn đã tính lãi phù hợp với các quy

định của pháp luật, trên thực tế Tòa án quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu

khởi kiện của nguyên đơn. Tòa án chỉ điều chỉnh lãi trong trường hợp nguyên

đơn tính lãi chậm trả cao hơn so với quy định của pháp luật. Nói chung, trong

các vụ án mà bị đơn đã thừa nhận nghĩa vụ thì Tòa án chỉ cần kiểm tra sự thừa

nhận đó có vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội hay không để chấp

nhận sự thừa nhận của đương sự. Việc kiểm tra mang tính pháp lý này cũng

không có gì phức tạp.

(ii)! Đánh giá về thành phần tham gia giải quyết

Trong những vụ án nêu trên, Tòa án chỉ cần kiểm tra tính hợp pháp của

các yêu cầu khởi kiện. Hầu hết các vụ án thuộc loại này, cuối cùng Tòa án

cũng chỉ ra phán quyết chấp nhận toàn bộ hoặc cơ bản các yêu cầu khởi kiện

nhưng vẫn phải bảo đảm việc xét xử bởi một hội đồng xét xử tập thể gồm một

Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân cùng với sự tham gia của đại diện Viện

kiểm sát.

Thực tế xét xử, có các vụ án đã có sự thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ từ

phía bị đơn, Tòa án đã gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu nhưng vì theo

quy định phải có Viện kiểm sát tham gia nên Tòa án chỉ có thể tiến hành

phiên tòa khi có mặt của Kiểm sát viên. Tuy nhiên, với tính chất của các vụ

án như vậy, những “đóng góp” của Viện kiểm sát trong các trường hợp này

dường như rất hạn chế. Ví dụ, trong vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam kiện Trần Thị Kim Hoa và Nguyễn Văn Thắng (đã viện

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

88 dẫn ở trên), ý kiến của Viện kiểm sát chỉ giới hạn như sau: “Qua kiểm sát

việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án thấy rằng Thẩm phán đã thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình

giải quyết vụ án về thẩm quyền thụ lý vụ án, xác định tư cách pháp lý và mối

quan hệ của những người tham gia tố tụng cũng như thời hạn gửi các văn bản tố tụng, hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu.”

Như vậy, việc gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu và sự tham gia của

Viện kiểm sát tại phiên tòa cũng chỉ giới hạn ở việc kiểm tra tính hợp pháp

của các yêu cầu khởi kiện và của các trình tự, tố tụng chứ không có ý kiến gì

về nội dung và đề xuất về phương án giải quyết vụ án vì bị đơn đã thừa nhận

nghĩa vụ.

Tác giả cho rằng, đối với các vụ án này hoàn toàn có cơ sở để rút gọn

thành phần xét xử, chỉ cần một Thẩm phán giải quyết và hoàn toàn không cần

phải có sự tham gia của Viện kiểm sát tại phiên toà sơ thẩm. Điều này sẽ giúp

cho vụ án được giải quyết nhanh gọn, đỡ tốn kém hơn mà kết quả giải quyết

vụ án vẫn đúng pháp luật và đảm bảo công lý.

(iii)!Đánh giá về trình tự, thủ tục và thời hạn tố tụng

Thứ nhất, tại giai đoạn sơ thẩm.

-!Việc triệu tập đương sự lấy lời khai và tiến hành hòa giải

Tòa án phải mất khá nhiều thời gian để triệu tập được các đương sự đến

lấy lời khai và tiến hành hòa giải. Trong vụ Ngân hàng Thương mại Kỹ

thương Việt Nam kiện Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Xuân Định,151 TAND quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý vụ án từ ngày 10-2-

2014 nhưng phải mất sáu tháng để tiến hành hòa giải, thu thập chứng cứ, lấy

lời khai. Tương tự, trong vụ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Petrolimex kiện Ông Nguyễn Quốc Thanh – Chủ doanh nghiệp tư nhân thương mại Vạn

Phúc,152 thụ lý ngày 31-1-2013 và được TAND quận 2 Thành phố Hồ Chí

151 Theo Bản án số: 26 /2014/KDTM-ST ngày: 06-8-2014 của TAND quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 152 Theo Bản án số: 01/2014/KDTM-ST ngày: 23-01-2014 của TAND quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

89 Minh xét xử ngày 23-1-2014. Đúng gần một năm sau kể từ ngày thụ lý,

TAND quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh mới thực hiện xong các công việc lấy

lời khai và hòa giải để quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Đa số các trường hợp việc hòa giải đều không thành công mặc dù bị đơn

thừa nhận hoàn toàn yêu cầu của nguyên đơn nhưng các bên không thống nhất

được với nhau về phương thức thực hiện nghĩa vụ hoặc nguyên đơn không

chấp nhận các đề nghị của bị đơn về việc giảm bớt nghĩa vụ của bị đơn. Và

như vậy, việc triệu tập bị đơn đến lấy lời khai và hòa giải nhiều lần cũng chỉ

là những thủ tục mang tính hình thức.

-!Việc Tòa án phải triệu tập nhiều lần và hoãn phiên tòa khi bị đơn cố tình

vắng mặt

Trong nhiều trường hợp, bị đơn không thể phản đối các yêu cầu khởi kiện

của nguyên đơn nhưng cố tình trì hoãn việc xét xử bằng việc vắng mặt tại các

lần triệu tập và tại phiên tòa. Như trong vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn kiện Công ty TNHH Thắng Nam,153 thụ lý ngày 31-7-2013,

Tòa án phải mất sáu tháng kể từ ngày thụ lý để triệu tập Bị đơn đến hòa giải,

lấy lời khai và đến phiên tòa nhưng Bị đơn đều viện cớ vắng mặt nên Tòa án

phải hoãn phiên hòa giải, hoãn phiên tòa làm cho thời hạn giải quyết vụ án bị

kéo dài.

Như vậy, thực trạng giải quyết một số loại vụ án về TCKDTM, khi bị đơn

đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ nhưng vì nhiều lý do khác nhau bị đơn

không thực hiện nghĩa vụ mà Tòa án vẫn phải tiến hành các thủ tục tố tụng

theo quy định của pháp luật, vẫn phải bảo đảm việc hòa giải cho dù đa số

trường hợp mang tính hình thức, với vai trò và sự đóng góp không thực sự cần

thiết. Do đó, việc thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụng chung và thời hạn giải

quyết các vụ án đó trên thực tế đều từ ít nhất là năm tháng trở lên, thậm chí có

vụ đến cả một năm, là những bất cập phổ biến của tố tụng hiện hành. 153 Theo Bản án số: 05/2014/KDTM-ST ngày: 23-01-2014 của TAND quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

90

Thứ hai, đối với thủ tục phúc thẩm

Thực tiễn giải quyết các TCKDTM có chứng cứ rõ ràng hoặc bị đơn thừa

nhận nghĩa vụ, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án buộc thực hiện nghĩa vụ

thường bị đơn vẫn cứ thực hiện quyền kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm vẫn

phải thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm và tiến hành các công việc chuẩn bị cho

việc xét xử phúc thẩm. Thông thường khoảng thời gian đó là vài tháng, nhưng

cuối cùng Tòa án cấp phúc thẩm chỉ ban hành quyết định đình chỉ việc xét xử

phúc thẩm vì bị đơn rút đơn kháng cáo hoặc quyết định giữ nguyên bản án sơ

thẩm.

Trong vụ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam kiện Công ty TNHH

Hoàng Minh,154 Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định chấp nhận các yêu cầu khởi

kiện của Nguyên đơn và buộc Bị đơn phải trả cho Nguyên đơn tổng số tiền là

17.433.467.919 đồng. Bị đơn đã kháng cáo. Sau gần ba tháng chuẩn bị xét xử

phúc thẩm, tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30-9-2014, Bị đơn rút kháng cáo và

Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trong vụ Công ty TNHH nhựa đường Chevron Việt Nam kiện Công ty

đường bộ 230,155 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà theo đó Bị

đơn cũng thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ nhưng vẫn kháng cáo phán quyết của

Tòa án cấp sơ thẩm. Sau 5 tháng chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Bị đơn rút đơn

kháng cáo và TAND thành phố Hà Nội ra quyết định đình chỉ xét xử phúc

thẩm vào tháng 11-2012. Trong vụ Công ty cổ phần sản xuất lưới thép rọ đá

Việt Nam kiện Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Cảnh

Viên,156 với các chứng cứ rõ ràng, Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu

khởi kiện của Nguyên đơn nhưng Bị đơn vẫn kháng cáo. Sau hơn ba tháng

chuẩn bị xét xử phúc thẩm, vào tháng 1-2013 TAND thành phố Hà Nội đã ra

quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vì Bị đơn rút đơn kháng cáo.

154 Theo Bản án số: 01/2014/KDTM-ST ngày 03-7-2014 của TAND thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. 155 Theo Bản án số: 01/2012/KDTM-ST ngày 26-6-2012 của TAND quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 156 Theo Bản án số: 06/2012/KDTM-ST ngày 28-9-2012 của TAND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

91

Tương tự, hàng loạt các vụ án về TCKDTM khác bị đơn thừa nhận nghĩa

vụ hoặc chứng cứ rõ ràng mà bị đơn “cố tình” kháng cáo nhưng sau đó rút

kháng cáo dẫn đến hệ quả đương nhiên là Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định

đình chỉ việc xét xử phúc thẩm sau thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm khá

dài, như vụ Công ty cổ phần kỹ thuật và thiết bị y tế Sài Gòn kiện Công ty cổ

phần thương mại và kỹ thuật Việt Nam157 (sau hai tháng chuẩn bị xét xử phúc

thẩm)...

Tóm lại, từ thực trạng nêu trên cho thấy đối với TCKDTM mà tính chất

đơn giản và bị đơn thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ, thực tế giải quyết tranh

chấp ở Tòa án cấp sơ thẩm vẫn phải tiến hành toàn bộ các trình tự, thủ tục tố

tụng theo quy định của pháp luật, kể cả việc hòa giải và có lẽ để làm điều đó

nên thời hạn giải quyết các tranh chấp đó ở cấp sơ thẩm không dưới bốn tháng

- thời hạn đã gia hạn tối đa mà pháp luật quy định giải quyết vụ án về

TCKDTM nói chung.

Các vụ án cụ thể dẫn chiếu ở trên cũng cho thấy rốt cuộc Tòa án cấp sơ

thẩm cũng sẽ đưa ra phán quyết chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của

nguyên đơn vì bị đơn đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ của mình. Việc duy

nhất Tòa án cấp sơ thẩm phải làm là kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu khởi

kiện - điều mà tác giả cho rằng không cần hơn năm tháng để giải quyết như

thực tế cho thấy (đã được tác giả phân tích ở trên). Vì vậy, rõ ràng rằng, với

thủ tục tố tụng hiện hành là không phù hợp đối với việc giải quyết các

TCKDTM mà bị đơn thừa nhận hoàn toàn các nghĩa vụ của mình. Đây là bất

cập lớn cần được giải quyết.

Ngoài ra, trình tự, thủ tục kháng cáo, kháng nghị, xét xử phúc thẩm các

bản án sơ thẩm giải quyết TCKDTM mà bị đơn thừa nhận toàn bộ các nghĩa

vụ cũng cho thấy còn tồn tại lớn trong thực tiễn xét xử vì Tòa án cấp phúc

thẩm về cơ bản cuối cùng vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc ra quyết định

đình chỉ việc xét xử phúc thẩm (trong trường hợp bị đơn rút kháng cáo), thời 157 Theo Bản án [không đề số] ngày 30-1-2013 của TAND quận Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

92 hạn để thực hiện việc đó là ba hoặc bốn tháng hoặc hơn thế là điều không cần

thiết. Cũng không cần thiết để cần một Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán

thực hiện một công việc không phức tạp như vậy.

2.2.2.!Đối với tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng

Trong quá trình nghiên cứu Luận án, tác giả đã cố gắng tìm hiểu những vụ

án về TCKDTM có giá ngạch dưới 100.000.000 đồng - ngưỡng của các Dự

thảo BLTTDSSĐ trước đây đã đưa ra áp dụng cho TTRG mà theo đó chứng

cứ đã rõ ràng và nội dung tranh chấp đơn giản để xem xét và đánh giá thực

trạng giải quyết các tranh chấp này hiện nay tại Tòa án như thế nào. Tuy

nhiên, không có nhiều vụ án về TCKDTM có giá trị dưới 100.000.000 đồng

hoặc ở ngưỡng xung quanh 100.000.000 đồng.

Dựa vào một số vụ án có giá ngạch ở ngưỡng nêu trên đã thu thập được,

tác giả cũng có chung một nhận xét tương tự như đối với những vụ án về

TCKDTM mà bị đơn thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ của mình, như đã phân

tích ở phần trên của Luận án, Tòa án vẫn phải tiến hành tất cả các trình tự, thủ

tục tố tụng áp dụng chung và thời hạn giải quyết các vụ án đó đều ở mức từ

trên năm tháng ở cấp sơ thẩm và trên bốn tháng ở cấp phúc thẩm.

Tương tự về các vụ án mà đương sự thừa nhận nghĩa vụ, dưới đây là nội

dung đánh giá, phân tích các vụ án đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ

ràng về (i) cách xác định tính chất đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ

ràng như là một tiêu chí để có thể áp dụng TTRG; (ii) thành phần tham gia

giải quyết các vụ án này; và (iii) trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án đó có

rườm rà, phức tạp không cần thiết hay không.

Những nội dung phân tích này làm cơ sở để tác giả kiến nghị, định hướng

xây dựng TTRG trong Chương 3 Luận án.

(i)!Đánh giá về tính chất đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng

Thứ nhất, về tính chất đơn giản của vụ án

Theo tác giả, ngoài việc xác định một tranh chấp có đơn giản hay không

Page 100: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

93 phụ thuộc vào việc đánh giá mức độ phức tạp của việc áp dụng pháp luật, hệ

quả pháp lý của việc áp dụng pháp luật hoặc tác động của việc giải quyết

tranh chấp đó đối với đương sự của vụ án còn có yếu tố đơn giản trong việc

xác định sự thật khách quan của vụ án.

Trong vụ Phạm Văn Quang kiện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam158 ra TAND quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyên đơn đã yêu cầu Bị

đơn trả lại số tiền rất nhỏ là 5.500 đồng phí ATM. Mặc dù đây là vụ án về

TCDS nhưng tác giả nêu tại đây để minh chứng về kết quả giải quyết tranh

chấp có thể có tác động vượt quá phạm vi của vụ án. Theo nội dung vụ kiện:

ngày 3-4-2013, Nguyên đơn đến trụ ATM của VCB đặt ở Quang Trung (Gò

Vấp) để rút 15.000.000 đồng. Mọi lần Nguyên đơn chỉ cần giao dịch ba lần

(mỗi lần được rút 5.000.000 đồng) và chỉ mất phí rút tiền là 3.300 đồng (bao

gồm 10% VAT). Tuy nhiên, thời điểm đó trụ ATM ở đây chỉ còn tiền mệnh

giá 50.000 đồng nên Nguyên đơn phải rút đến tám lần, mỗi lần 1.750.000

đồng và phải chịu phí rút tiền là 8.800 đồng. Như vậy, so với mọi lần, Bị đơn

đã mất thêm 5.500 đồng và vì cho rằng đây là hành vi lừa dối khách hàng để

thu lợi thêm nên Nguyên đơn khởi kiện. Sau gần một năm thụ lý, ngày 23-1-

2014 TAND quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm bác

yêu cầu của Nguyên đơn đòi Bị đơn trả lại 5.500 đồng phí ATM.

Về vụ án trên có hai quan điểm như sau: quan điểm thứ nhất cho rằng,

trong bối cảnh phát triển kinh tế và với trình độ, năng lực của Thẩm phán hiện

tại, việc bỏ công sức và nguồn lực để thực hiện toàn bộ các thủ tục tố tụng

trong một khoảng thời gian dài như vậy đối với một vụ án đã rõ ràng, và đặc

biệt giá ngạch thấp như đã nêu là một bất cập lớn của thủ tục tố tụng hiện

hành. Quan điểm thứ hai cho rằng vụ kiện này tuy có giá trị nhỏ nhưng có thể

để lại hậu quả lớn với doanh nghiệp vì doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hay

bồi thường cho một loạt khách hàng trong những vụ kiện tương tự (nếu có) và

do đó, việc Tòa án vẫn phải áp dụng theo thủ tục thông thường giải quyết và

thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài là điều bình thường. 158 Theo Bản án số: 04/2014/DS-ST ngày: 23-01-2014 của TAND quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 101: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

94

Tác giả cho rằng, trong các tranh chấp có bản chất nêu trên Tòa án cần

phải cân nhắc ý kiến của các đương sự để quyết định liệu tranh chấp đó có

đơn giản hay không, từ đó xác định một thủ tục tố tụng phù hợp áp dụng

nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trong một số trường hợp, một TCKDTM có thể được coi là không phức

tạp về mặt chứng cứ nhưng có khó khăn trong việc áp dụng pháp luật nên cần

thiết phải được xem xét một cách thận trọng. Ngoài ra, cũng có những trường

hợp mà giá trị tranh chấp không lớn nhưng kết quả giải quyết tranh chấp có

thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của doanh nhân, thương hiệu của doanh

nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét kỹ

lưỡng và thận trọng.

Ví dụ, trong vụ Ngô Lê Anh Chi kiện Công ty TNHH MTV Kem và

H.Hai.O,159 Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn trả lại 3.000 USD tiền đặt

cọc để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng với Nguyên đơn, theo đó bị đơn có

trách nhiệm giao mặt bằng kinh doanh cho Nguyên đơn kinh doanh một mặt

hàng của Nguyên đơn và hai bên chia đôi lợi nhuận. Do Nguyên đơn không

được tiếp tục thuê mặt bằng đó với bên thứ ba nên Nguyên đơn không có mặt

bằng kinh doanh theo hợp đồng và Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn trả

lại tiền đặt cọc. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên

đơn với lý do Bị đơn vi phạm nghĩa vụ. Mặc dù vụ án này Tòa án cấp phúc

thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm nhưng với lý do khác: giao dịch giữa

Nguyên đơn và Bị đơn bằng ngoại tệ nên bị coi là vô hiệu và do đó các bên

phải hoàn trả lại nhau những gì đã nhận (Bị đơn phải trả lại Nguyên đơn tiền

đặt cọc đã nhận của Nguyên đơn). Trong vụ án này, việc đặt cọc bằng ngoại

tệ có bị coi là vi phạm hay không là vấn đề pháp lý còn có các quan điểm

khác nhau dẫn đến nhận định khác nhau giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án

cấp phúc thẩm. 159 Theo Bản án số: 76/2013/KDTM-ST ngày: 28-8-2013 của TAND quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án số: 445/2014/KDTM-PT ngày: 01-4-2014 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 102: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

95

Thứ hai, về xác định giá ngạch thấp, qua thực tế tìm kiếm các bản án về TCKDTM có giá ngạch trên dưới 100.000.000 đồng, tác giả thấy có rất ít các vụ án về TCKDTM có giá trị dưới 100.000.000 đồng được đưa ra Tòa án giải

quyết. Lý giải điều này xét từ khía cạnh kinh tế luật như đã đề cập ở Chương 1 của Luận án thì các doanh nghiệp hầu như ít khi khởi kiện các tranh chấp đó ra Tòa án, bởi lẽ họ cân nhắc chi phí và thời gian phải bỏ ra để theo đuổi vụ

kiện với kết quả đạt được và chi phí cơ hội có thể bị mất nếu theo đuổi vụ kiện.160

Do đó, xác định giá trị TCKDTM làm cơ sở cho việc áp dụng thủ tục tố

tụng phù hợp cần phải dựa trên thực tiễn kinh doanh và quan điểm của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xác định giá ngạch thấp còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: tính chất, quy mô của giao dịch và đối tượng tham gia

giao dịch, ví dụ: có thể khoản vay 100.000.000 đồng trong hợp đồng tín dụng giữa một cá nhân và tổ chức tín dụng là lớn đối với cá nhân nhưng lại là nhỏ giữa một doanh nghiệp với tổ chức tín dụng...

Thứ ba, về việc xác định chứng cứ rõ ràng, tác giả cho rằng đây là vấn đề

phụ thuộc vào từng vụ án cụ thể và theo cách đánh giá chủ quan của Thẩm phán dựa trên các tài liệu, chứng cứ mà đương sự xuất trình cho Tòa án.

Tóm lại, từ đánh giá thực tiễn xét xử thông qua một số vụ án cụ thể nêu

trên cho thấy ở nước ta không thể chỉ dựa vào giá ngạch thấp để xác định vụ án đó đơn giản và có thể được giải quyết theo TTRG như nhiều nước trên thế giới như tác giả đã phân tích ở Chương 1 mà còn phải dựa vào tính chất của

từng vụ án, ví dụ: liệu kết quả giải quyết có ảnh hưởng danh tiếng, uy tín kinh doanh hoặc có hệ quả về tài sản, kinh tế, vật chất khác đối với đương sự, mức độ phức tạp về mặt pháp lý liên quan đến tranh chấp v.v.

(ii)! Đánh giá về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp

Về thành phần tham gia giải quyết các TCKDTM, một khi đã xác định 160 Nhiều nhà doanh nghiệp thể hiện quan điểm về việc một trong những yếu tố quan trọng nhất họ cân nhắc khi quyết định có khởi kiện hay không là “số tiền thu về không xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra để theo đuổi vụ kiện”. Xem: Ngô Ngọc Trai (2015), “Tố tụng chậm trễ tác hại cho nền kinh tế”, Tạp chí Luật sư, (07), tr.30.

Page 103: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

96 được tranh chấp đó là đơn giản về việc áp dụng pháp luật, chứng cứ rõ ràng

thì không cần thiết phải cần một Hội đồng xét xử tập thể để quyết định sự thật

khách quan của vụ án và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp này. Ngoài

ra, xuất phát từ bản chất đơn giản của tranh chấp nên cũng không cần thiết

phải có sự tham gia của Viện kiểm sát.

Như trong vụ Công ty TNHH quản lý và kinh doanh bất động sản Phố

Cảnh kiện Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Thanh niên xung phong,161 khởi

kiện ngày 20-10-2012, Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Bị đơn phải bồi hoàn

cho Nguyên đơn số tiền 98.000.000 đồng là giá trị chiếc xe máy bị mất tại bãi

gửi xe của Nguyên đơn do Bị đơn đảm nhiệm việc trông giữ theo hợp đồng

với Nguyên đơn mà Nguyên đơn đã bồi thường cho người gửi xe.

Bị đơn cho rằng Nguyên đơn cũng phải chịu trách nhiệm về việc mất mát

này vì vào thời điểm bị mất xe, cũng có nhân viên an ninh bảo vệ của Nguyên

đơn đang làm việc. Bị đơn cũng cho rằng hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị

đơn không quy định về nghĩa vụ của Bị đơn phải trông giữ xe máy (hợp đồng

đó quy định Bị đơn có trách nhiệm bảo vệ tài sản cho Nguyên đơn tại bãi xe).

Như vậy, trong vụ án này, tất cả các tình tiết khách quan của vụ án đã rõ

ràng. Tòa án chỉ cần nhận định và đưa ra phán xét về trách nhiệm của Bị đơn

dựa theo hợp đồng và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mãi đến ngày 7-

3-2013 Tòa án mới mở phiên tòa xét xử và quyết định chấp nhận yêu cầu khởi

kiện của Nguyên đơn chỉ dựa trên lập luận rằng (i) trách nhiệm của Bị đơn về

việc bảo vệ tài sản có nghĩa bao gồm cả nghĩa vụ trông giữ xe máy; và (ii)

việc nhân viên bảo vệ của Nguyên đơn không có nghĩa vụ bảo vệ tài sản đã

được giao cho Bị đơn trông giữ theo hợp đồng.

Từ những phân tích trên rõ ràng cho thấy trong vụ án này không cần thiết

phải mất nhiều thời gian và cần cả một Hội đồng xét xử chỉ để ghi nhận trách

nhiệm của Bị đơn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Sự có mặt của Viện kiểm

sát tại phiên tòa trong trường hợp này cũng chỉ mang tính hình thức. 161 Theo Bản án số: 14/2013/KDTM-ST ngày: 7-3-2013 của TAND quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 104: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

97

(iii)!Đánh giá về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết

Trong các vụ án đơn giản, giá ngạch thấp, chứng cứ rõ ràng, mặc dù về

bản chất các đương sự vẫn còn có tranh chấp nội dung khởi kiện nhưng trên

thực tế hồ sơ đã đầy đủ chứng cứ để có thể xác định được sự thật khách quan

của vụ án và giải quyết được tranh chấp mà không cần thiết phải triệu tập

đương sự đến lấy lời khai hoặc tổ chức các buổi hòa giải trong quá trình

chuẩn bị xét xử. Trong vụ Công ty CP SX-TM-XNK Hoàng Việt kiện Nguyễn

Trúc Phương - Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV TM-DV,162 thụ lý ngày 21-

11-2011, Nguyên đơn đòi lại tiền đặt cọc 100.000.000 đồng để đảm bảo việc

ký kết hợp đồng sang nhượng nhà hàng tại 46 Trần Huy Liệu, Thành phố Hồ

Chí Minh từ Bị đơn. Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng sang nhượng nhà hàng

không được thực hiện vì Nguyên đơn không có mặt tại Phòng Công chứng và

cho rằng chưa có sự đồng ý của chủ căn nhà 46 Trần Huy Liệu về việc cho

phép Bị đơn cho thuê lại địa điểm nhà hàng tại 46 Trần Huy Liệu mà Bị đơn

đang thuê của chủ nhà.

Trong hồ sơ vụ án này có văn bản của chủ nhà được lập sau khi đặt cọc và

trước khi Nguyên đơn và Bị đơn dự kiến ký kết hợp đồng sang nhượng, theo

đó, chủ nhà đồng ý cho Bị đơn cho thuê lại địa điểm kinh doanh nhà hàng tại

46 Trần Huy Liệu. Như vậy, mấu chốt của tranh chấp chính là có sự đồng ý

của bên cho thuê về việc cho phép bên thuê cho thuê lại và vấn đề này đã

được xác định bởi chứng cứ bằng văn bản có trong hồ sơ. Tuy nhiên, Tòa án

vẫn phải triệu tập các bên đương sự đến Tòa án lấy lời khai và để hòa giải

nhiều lần trong khoảng thời gian sáu tháng. Ngày 25-5-2012 Tòa án quyết

định bác đơn yêu cầu đòi tiền đặt cọc của Nguyên đơn vì lý do Nguyên đơn

có lỗi không giao kết hợp đồng khi Bị đơn đã có sự chấp thuận về việc cho

thuê lại và sẵn sàng giao kết hợp đồng.

Tác giả cho rằng, có thể bỏ qua thủ tục triệu tập đương sự để lấy lời khai

và tiến hành hòa giải trong quá trình chuẩn bị xét xử. Tòa án hoàn toàn có thể

kiểm tra các chứng cứ rõ ràng đó và tiến hành hòa giải ngay tại phiên tòa. 162 Theo Bản án [không đề số]/KDTM-ST ngày: 25-05-2012 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 105: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

98

Thứ hai, đối với thủ tục phúc thẩm

Đối với những vụ án về TCKDTM mặc dù có giá ngạch thấp, nội dung

tranh chấp đơn giản hay phức tạp, chứng cứ có rõ ràng hay không thì ở giai

đoạn phúc thẩm Tòa án vẫn tiến hành các thủ tục tố tụng chung với thời hạn

chuẩn bị xét xử phúc thẩm về cơ bản là như đối với các vụ án về TCKDTM

có giá ngạch cao, nội dung tranh chấp phức tạp… Trong vụ Ngô Lê Anh Chi

kiện Công ty TNHH MTV Kem và H.Hai.O nêu trên, thời gian chuẩn bị xét xử

phúc thẩm cũng gần bốn tháng (thụ lý phúc thẩm ngày 12-12-2013 và xử

phúc thẩm ngày 1-4-2014) trong khi mấu chốt vụ án chỉ là việc đặt cọc bằng

ngoại tệ có bị coi là vô hiệu hay không. Tương tự, trong vụ Công ty CP SX-

TM-XNK Hoàng Việt kiện Nguyễn Trúc Phương - Chủ sở hữu Công ty TNHH

MTV TM-DV đã được dẫn chiếu ở trên, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là

trên sáu tháng (thụ lý phúc thẩm ngày 21-11-2011 và ngày mở phiên tòa xét

xử phúc thẩm là 25-5-2012) trong khi hồ sơ vụ án đã rõ ràng về chứng cứ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thời gian chuẩn bị xét xử ở cấp phúc

thẩm khoảng hai tháng. Trong vụ Công ty TNHH quản lý và kinh doanh bất

động sản Phố Cảnh kiện Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Thanh niên xung

phong, với nội dung tranh chấp đơn giản và chứng cứ rõ ràng như đã phân

tích ở trên, Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý ngày 2-5-2013 nhưng chỉ khoảng một

tháng sau đó vào ngày 10-6-2013 đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, và

phiên tòa phúc thẩm đã diễn ra vào ngày 19-7-2013, sau hai tháng kể từ ngày

thụ lý phúc thẩm vụ án. Điều đó chứng tỏ, Tòa án cấp phúc thẩm hoàn toàn có

thể chỉ cần một tháng để chuẩn bị cho việc xét xử phúc thẩm đối với một số

tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng và các vấn đề cần xem xét ở cấp phúc

thẩm cũng không phức tạp…

Như vậy, trên thực tế việc giải quyết một số loại TCKDTM ở cả cấp sơ

thẩm và phúc thẩm không cần thiết phải mất nhiều thời gian như trên. Một số

trình tự, thủ tục tố tụng hiện nay hoàn toàn có thể được giản lược hoặc không

áp dụng mà vẫn bảo đảm việc giải quyết các TCKDTM đúng pháp luật.

Page 106: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

99 2.2.3. Đối với tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng giá ngạch lớn

Trên thực tế có khá nhiều tranh chấp giá trị lớn nhưng tính chất của tranh

chấp đơn giản về mặt áp dụng pháp luật và chứng cứ rõ ràng để xác định sự

thật khách quan của vụ án. Dựa vào một số vụ án có tính chất nêu trên đã thu

thập được, tác giả cũng có chung một nhận xét tương tự như đối với những vụ

án về TCKDTM mà bị đơn thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ của mình theo đơn

khởi kiện của nguyên đơn, hoặc có tính chất đơn giản, chứng cứ rõ ràng như

đã phân tích ở phần trên của Luận án, Tòa án vẫn phải tiến hành tất cả các

trình tự, thủ tục tố tụng áp dụng chung và thời hạn giải quyết các vụ án đó đều

ở mức từ trên năm tháng ở cấp sơ thẩm và trên bốn tháng ở cấp phúc thẩm.

Tương tự như phần đề cập về các vụ án mà đương sự thừa nhận nghĩa vụ,

sau đâu tác giả sẽ đánh giá, phân tích các vụ án đơn giản, giá ngạch thấp và

chứng cứ rõ ràng về (i) cách xác định tính chất đơn giản và chứng cứ rõ ràng

như là một tiêu chí để có thể áp dụng TTRG; (ii) thành phần tham gia giải

quyết các vụ án đó có cần thiết phải như hiện nay và có thể gọn nhẹ được hơn

hay không; và (iii) trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án đó có rườm rà, phức

tạp không cần thiết hay không.

Những đánh giá và phân tích về những vấn đề nêu trên được trình bày

dưới đây sẽ làm cơ sở kiến nghị xây dựng TTRG trong Chương 3 Luận án.

(i)!Đánh giá về tính chất đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng

Trong vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 179/2012/TLST-KDTM ngày

27-11-2012,163 Nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đã

khởi kiện Bị đơn là Công ty TNHH Lắp ráp điện tử Thương mại Kỹ thuật Sáng

Tạo ra TAND quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu Bị đơn thanh toán số

tiền lãi 2.628.614.536 đồng (gồm lãi trong hạn và lãi quá hạn) phát sinh liên

quan đến Hợp đồng tín dụng số 140.0607.11-B với số tiền vay vốn là 4,8 tỷ

đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn vào ngày 02-3-2011. Liên quan đến yêu cầu 163 Theo Bản án sơ thẩm số 10/2014/KDTM-ST của Tòa án nhân dân quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22-4-2014.

Page 107: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

100 này, Bị đơn phản đối yêu cầu thanh toán lãi của Nguyên đơn vì cho rằng

Nguyên đơn không được tính lãi quá hạn đối với Bị đơn và đồng thời, Bị Đơn

cũng đề nghị Nguyên đơn điều chỉnh lại lãi suất cho phù hợp với lãi suất trung

bình trên thị trường. Ngày 22-4-2014, Tòa án nhân dân quận 3 - Thành phố Hồ

Chí Minh đã ra bản án sơ thẩm, trong đó, Tòa chấp nhận toàn bộ yêu cầu của

Nguyên đơn và bác phản đối của Bị đơn.

Trong vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 180/2013/TLST-KDTM ngày

27-11-2012,164 Nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đã

khởi kiện Bị đơn là Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng - Thiết bị dầu khí Chí

Thép ra TAND quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu Bị đơn

thanh toán tổng số tiền là 16.867.003.737 đồng, trong đó nợ gốc là

12.295.250.395 đồng, lãi trong hạn là 411.794.924 đồng và lãi quá hạn là

4.159.958.418 đồng phát sinh liên quan đến Hợp đồng cấp hạn mức số

1487/11/TD/I.18 với hạn mức tín dụng là 12,3 tỷ đồng giữa Nguyên đơn và Bị

đơn vào ngày 02 -12-2011. Liên quan đến yêu cầu này, Bị đơn đồng ý trả

khoản gốc nhưng phản đối yêu cầu thanh toán lãi quá hạn vì Bị Đơn cho rằng

Nguyên đơn đã tính lãi suất quá cao so với quy định. Ngày 30-7-2014, TAND

quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh đã ra bản án sơ thẩm, trong đó, Tòa

chấp nhận toàn bộ yêu cầu của Nguyên đơn và bác phản đối về lãi quá hạn của

Bị đơn.

Trong mỗi vụ án nêu trên, giữa Nguyên đơn và Bị đơn có hợp đồng tín dụng

cụ thể, rõ ràng và các khoản vay đã được giải ngân. Do đó, Bị đơn khó có thể

chối cãi trách nhiệm đối với các khoản nợ của mình đối với Nguyên đơn. Vấn

đề còn lại của tranh chấp chỉ còn ở chỗ xác định lãi suất cho phù hợp theo quy

định của pháp luật. Vấn đề pháp lý trong trường hợp này, theo tác giả, không

phức tạp. Do đó, tính chất của vụ án là đơn giản về mặt pháp lý và chứng cứ rõ

ràng. Tuy nhiên, việc xác định tính chất đơn giản và chứng cứ rõ ràng của vụ 164 Theo Bản án sơ thẩm số 140/2014/KDTM-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30-7-2014.

Page 108: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

101 án là hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề tranh chấp còn tồn tại giữa các bên, quan

hệ pháp lý của tranh chấp và nhận thức chủ quan của Tòa án.

Vì vậy, cũng tương tự như các tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp và chứng

cứ rõ ràng, các đương sự cần có được cơ hội để cho ý kiến về việc áp dụng thủ

tục tố tụng phù hợp (thủ tục tố tụng thông thường hay TTRG). Tuy nhiên, vì

đây là các tranh chấp có giá trị lớn và việc quyết định áp dụng thủ tục tố tụng

nào sẽ có thể ảnh hưởng đến kết quả giải quyết của vụ án và vì án phí của các

vụ án cũng không nhỏ, cho nên, tác giả thiết nghĩ, chỉ nên áp dụng TTRG để

giảm thiểu chi phí tố tụng khi có yêu cầu hoặc sự đồng ý của các đương sự của

vụ án.

(ii)! Đánh giá về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp có sự đồng thuận của các đương sự về tính chất đơn giản,

chứng cứ rõ ràng của vụ án và Tòa án cũng xét thấy như vậy, theo tác giả, cũng

không cần thiết một tập thể Hội đồng xét xử để đánh giá sự thật khách quan

của vụ án và việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, cũng không cần thiết phải có sự tham gia của Viện kiểm sát tại

phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này cũng như phiên toà phúc thẩm nếu không

phải do Viện kiểm sát kháng nghị. Bởi lẽ, khó có khả năng có sự vi phạm pháp

luật trong việc giải quyết các tranh chấp đơn giản và chứng cứ đã rõ ràng.

(iii)! Đánh giá về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết tranh chấp

Về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết các tranh chấp loại này, về bản

chất không có gì khác biệt so với các tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng

và giá ngạch thấp như đã phân tích ở điểm (iii) của tiểu mục 2.2.2. Giá ngạch

thấp hay lớn trong các vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng không ảnh hưởng

đến việc quyết định về trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết tranh chấp.

Page 109: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

102

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật TTDS và thực tiễn giải

quyết TCKDTM tại Tòa án làm cơ sở xây dựng TTRG, tác giả đưa ra một số

kết luận như sau.

Một là, các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành và việc áp dụng các

quy định đó cho thấy:

Thứ nhất, các quy định về đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo đơn khởi

kiện, việc xem xét và quyết định thụ lý vụ án còn chưa rõ ràng làm cho việc

xem xét đơn khởi kiện của nhiều trường hợp không thực hiện được trong thời

hạn năm ngày làm việc như pháp luật quy định. Chính vì vậy, trên thực tế, ít

trường hợp Tòa án tuân thủ được thời hạn xem xét đơn khởi kiện này. Bên

cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng không có cơ chế kiểm soát việc trì hoãn

thời hạn xem xét đơn khởi kiện. Đây là vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm

tính khả thi của các quy định về thời hạn theo thủ tục tố tụng thông thường

giải quyết tranh chấp, và đặc biệt trong trường hợp áp dụng TTRG.

Thứ hai, các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hiện

hành còn nhiều bất cập làm cho thời hạn thực hiện các hoạt động tố tụng này

bị chậm chễ. Các quy định hiện nay chưa cho phép thực hiện việc tống đạt,

thông báo văn bản tố tụng thông qua các hình thức tin cậy và đơn giản hơn

nhiều, ví dụ thông qua thư điện tử.

Thứ ba, các quy định về lấy lời khai của đương sự được hiểu trên thực tế

theo hướng nếu đương sự chưa có bản khai thì Tòa án triệu tập đương sự để

lấy lời khai mới có thể đưa vụ án ra xét xử. Quy định đó cũng có nghĩa để có

bản khai Tòa án phải triệu tập đương sự đến Tòa án để đề nghị họ làm bản

khai. Như vậy, trên thực tế vụ án nào Tòa án cũng đều triệu tập đương sự,

trong khi đó có những vụ án mà tranh chấp đơn giản, giá trị thấp, chứng cứ rõ

ràng, việc triệu tập đương sự để lấy lời khai tại giai đoạn chuẩn bị xét xử là

hoàn toàn không cần thiết.

Page 110: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

103

Thứ tư, các quy định về hòa giải bắt buộc cũng cho thấy có những bất cập

làm kéo dài việc giải quyết một số vụ án, đặc biệt là những vụ án có đủ điều

kiện áp dụng TTRG. Hơn nữa, trong các vụ án này, hòa giải trong quá trình

chuẩn bị xét xử chỉ mang tính hình thức, trong khi hoàn toàn có thể thực hiện

được việc hòa giải ngay tại phiên tòa sơ thẩm.

Thứ năm, các quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm áp dụng chung

cho các tranh chấp mà không phân biệt tính phức tạp của tranh chấp, chứng

cứ đã rõ ràng… dẫn đến bất cập trên thực tế, thời hạn quá ít cho những vụ án

phức tạp, chứng cứ không rõ ràng..., cần phải có nhiều thời gian hơn để chuẩn

bị xét xử nhưng lại không cần thiết cho những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ

ràng... hoàn toàn có thể giải quyết được trong thời hạn ngắn hơn.

Thứ sáu, quy định hiện hành cho phép đương sự kháng cáo tất cả các vấn

đề của bản án sơ thẩm (tình tiết khách quan của vụ án và việc áp dụng pháp

luật) là chưa hợp lý. Bởi lẽ, trong những trường hợp đương sự thừa nhận toàn

bộ nghĩa vụ hoặc chứng cứ rõ ràng, thiết nghĩ việc cho phép kháng cáo về

tình tiết khách quan của vụ án là không cần thiết.

Thứ bảy, quy định về việc hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự,

người đại diện hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất

nhưng vắng mặt kể cả khi không có lý do chính đáng là chưa hợp lý.

Thứ tám, quy định hiện hành về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp

còn có những bất cập theo hướng không cần thiết phải giải quyết các tranh

chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá ngạch thấp bởi một hội đồng xét xử tập

thể và với sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát.

Hai là, đánh giá về việc Tòa án giải quyết một số tranh chấp đơn giản,

đương sự thừa nhận nghĩa vụ, chứng cứ rõ ràng, giá ngạch thấp cho thấy:

Thứ nhất, đối với các tranh chấp mà tất cả các đương sự thừa nhận nghĩa vụ

theo yêu cầu khởi kiện, tính chất của các vụ án này là đơn giản về mặt áp

dụng pháp luật vì Tòa án chỉ cần kiểm tra tính hợp pháp của sự thừa nhận

Page 111: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

104 nghĩa vụ của các đương sự, xem việc thừa nhận đó có vi phạm điều cấm của

pháp luật hoặc có trái đạo đức xã hội hay không. Tòa án không cần xác định

sự thật khách quan của các vụ án này vì các đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ.

Do đó, nhiều hoạt động tố tụng (ví dụ: triệu tập đương sự để lấy lời khai, tiến

hành hòa giải, xác minh, thu thập chứng cứ, tiến hành đối chất…) là không

cần thiết và có thể bỏ qua trong quá trình chuẩn bị xét xử. Ngoài ra, vì tính

chất của các tranh chấp đó là đơn giản nên không cần thiết phải có hội đồng

xét xử với sự tham gia của đại diện Viện Kiểm sát để có thể giải quyết các

loại tranh chấp đó.

Thứ hai, đối với các tranh chấp mà Tòa án cho rằng đơn giản về mặt áp

dụng pháp luật, chứng cứ rõ ràng và giá ngạch thấp, Tòa án có thể giải quyết

đúng đắn các tranh chấp đó mà không cần thiết phải tiến hành tất cả các trình

tự, thủ tục tố tụng và cũng không nhất thiết cần có sự tham gia của đại diện

Viện Kiểm sát. Tuy nhiên, vì các vụ án đó còn có sự tranh chấp về sự thật

khách quan của vụ án hoặc việc áp dụng pháp luật có thể dẫn đến hệ quả phức

tạp... nên cần cho phép đương sự có ý kiến về việc áp dụng thủ tục tố tụng

thông thường hay TTRG để giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, đối với các tranh chấp mà Tòa án cho rằng đơn giản về mặt áp

dụng pháp luật, chứng cứ rõ ràng nhưng giá trị tranh chấp lớn, tương tự như

các tranh chấp đơn giản và chứng cứ rõ ràng và giá ngạch thấp, việc giải

quyết các tranh chấp đó hoàn toàn có thể thực hiện một cách đúng đắn theo

quy định của pháp luật với một thủ tục đơn giản và gọn nhẹ hơn thủ tục thông

thường hiện nay. Tuy nhiên, vì các tranh chấp loại này có giá trị lớn và kết

quả giải quyết tranh chấp có tác động không nhỏ đến lợi ích của đương sự,

cho nên cần có sự đồng thuận của các đương sự trong việc xác định các tranh

chấp đó là đơn giản và chứng cứ rõ ràng, để có thể áp dụng một thủ tục tố

tụng đơn giản, gọn nhẹ hơn so với thủ tục thông thường.

Page 112: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

105

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

Trong quá trình nghiên cứu đề tài Luận án tác giả đã dựa trên các dự thảo

BLTTDSSĐ tại từng thời điểm tương ứng. Các đề xuất kiến nghị về việc xây

dựng TTRG trong Luận án này dựa trên các quy định về TTRG trong dự thảo

BLTTDSSĐ (Dự thảo BLTTDSSĐ) trình ra Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa

VIII từ ngày 20 tháng 10 năm 2015 đến ngày 27 tháng 11 năm 2015. Do tại

thời điểm hoàn thiện Luận án này, BLTTDSSĐ, trong đó có các quy định về

TTRG, đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp nêu trên nên tác giả cũng sẽ

có những bình luận thích hợp.

3.1.!Giải pháp xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh

doanh, thương mại! !

Dự thảo BLTTDS quy định TTRG bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về tiêu chí (điều kiện) áp dụng TTRG: Theo quy định tại Điều

312 Dự thảo BLTTDSSĐ, một vụ án được giải quyết theo TTRG khi đáp ứng

đầy đủ các điều kiện sau:

(i) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã

thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết

Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

(ii) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

(iii) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước

ngoài.165

Thứ hai, về thời điểm xác định áp dụng TTRG: Theo quy định tại Điều

313 Dự thảo BLTTDSSĐ, thời hạn xác định vụ án thuộc đối tượng áp dụng

TTRG là trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày thụ lý vụ án.166 165 Điều 317 BLTTDSSĐ về cơ bản giữ nguyên tinh thần quy định nêu trên theo hướng một vụ án được giải quyết theo TTRG thì cần phải hội tụ đầy đủ các điều kiện nêu trên. 166 Điều 318 BLTTDSSĐ quy định trong thời hạn không quá một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG.

Page 113: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

106

Thứ ba, về thủ tục hòa giải: Theo quy định tại Điều 315 Dự thảo

BLTTDSSĐ, việc hòa giải được thực hiện tại phiên tòa.167

Thứ tư, về chuyển từ TTRG sang thủ tục thông thường: Theo quy định tại

Điều 317 Dự thảo BLTTDSSĐ, tại phiên tòa nếu phát sinh yếu tố, tình tiết

làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo TTRG thì chuyển

sang giải quyết theo thủ tục chung.168

Thứ năm, về hiệu lực của bản án, quyết định theo TTRG: Theo quy định

tại Điều 316 Dự thảo BLTTDSSĐ, bản án của Tòa án theo TTRG có thể bị

kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, và có thể bị kháng nghị theo

thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.169

Thứ sáu, về thành phần xét xử: Theo quy định tại Điều 62 Dự thảo

BLTTDSSĐ chỉ một Thẩm phán xét xử vụ án theo TTRG dù ở cấp sơ thẩm

hay cấp phúc thẩm.170

Thứ bảy, về một số thời hạn: Theo các Điều 313, 319 và 320 Dự thảo

BLTTDSSĐ quy định rút ngắn một số thời hạn sau: thời hạn chuẩn bị xét xử

sơ thẩm rút ngắn xuống còn ba mươi ngày; thời hạn chuẩn bị xét xử phúc

thẩm cũng rút ngắn xuống còn một tháng; thời hạn mở phiên tòa kể từ khi ra

quyết định đưa vụ án ra xét xử rút ngắn xuống còn mười lăm ngày kể từ ngày

ra quyết định áp dụng TTRG; thời hạn kháng cáo rút xuống còn bảy ngày làm

việc; thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp rút xuống còn bảy ngày

làm việc và của Viện kiểm sát cấp trên rút xuống còn mười ngày.171

Thứ tám, về việc mở phiên tòa: Theo Điều 315 và Điều 319 Dự thảo 167 Điều 320 BLTTDSSĐ giữ nguyên quy định này. 168 Khoản 3 Điều 317 BLTTDSSĐ quy định việc chuyển sang thủ tục thông thường được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử chứ không phải là tại phiên tòa sơ thẩm như quy định tại Dự thảo BLTTDSSĐ và có bổ sung các căn cứ mà theo đó thì vụ án đang được giải quyết theo TTRG được chuyển đổi sang thủ tục thông thường. 169 BLTTDSSĐ giữ nguyên các quy định về vấn đề này. 170 BLTTDSSĐ giữ nguyên các quy định về vấn đề này. 171 BLTTDSSĐ giữ nguyên các quy định trên về thời hạn ngoài việc quy định thời hạn xét xử sơ thẩm rút xuống còn mười ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Page 114: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

107 BLTTDSSĐ, cần phải mở phiên tòa sơ thẩm nhưng không mở phiên tòa phúc

thẩm mà mở phiên họp phúc thẩm.172

Thứ chín, về việc hoãn phiên tòa: Theo Điều 223 và Điều 311 Dự thảo

BLTTDSSĐ, việc hoãn phiên tòa đối với vụ án áp dụng TTRG cũng giống

như phiên tòa theo thủ tục thông thường, và như vậy Tòa án phải hoãn phiên

tòa khi đã triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự hoặc người đại diện của

đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt mà

không cần có lý do trừ trường hợp đương sự có đơn đề nghị xét xử vắng

mặt.173

Thứ mười, về sự tham gia của Viện kiểm sát: Theo quy định tại Điều 22

của Dự thảo BLTTDSSĐ về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong TTDS đang vẫn ghi nhận theo hướng giữ nguyên như Điều 21 của

BLTTDS và Điều 213 đã có ghi nhận sự tham gia của Kiểm sát viên (nếu có).

Bên cạnh đó, Điều 319 Dự thảo BLTTDSSĐ có quy định rõ về việc Viện

kiểm sát chỉ tham gia phiên họp phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát

kháng nghị.174

Trong phần dưới đây, tác giả sẽ trình bày về các kiến nghị cụ thể.

3.1.1.!Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn

Theo quy định tại Điều 312 Dự thảo BLTTDSSĐ, một vụ án được giải

quyết theo TTRG khi có đủ các điều kiện như sau:

(i) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã 172 Điều 324 BLTTDSSĐ đã quy định việc giải quyết vụ án theo TTRG tại cấp phúc thẩm cũng phải được thực hiện thông qua phiên tòa phúc thẩm chứ không phải là phiên họp như quy định tại Dự thảo BLTTDSSĐ. 173 Điều 320 và Điều 324 BLTTDSSĐ đã bổ sung quy định về việc hoãn phiên tòa như sau: (i) Đối với phiên tòa sơ thẩm, trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử và trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa; và (ii) Đối với phiên tòa phúc thẩm, trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm và trường hợp đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa. 174 BLTTDSSĐ đã quy định theo hướng việc tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa được thực hiện theo quy định chung nhưng việc không có mặt của Viện kiểm sát không đương nhiên dẫn đến việc hoãn phiên tòa (xem chú thích nêu trên)

Page 115: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

108 thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết

Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

(ii) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

(iii) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước

ngoài;

Tác giả cho rằng, để một TCDS (trong đó bao gồm TCKDTM) phải đáp

ứng toàn bộ các tiêu chí nêu trên đây mới đủ điều kiện để áp dụng TTRG là

chưa phù hợp bởi các lý do sau:

Thứ nhất, Dự thảo BLTTDSSĐ quy định đáp ứng hai điều kiện “đương sự

đã thừa nhận nghĩa vụ” và “tài liệu, chứng cứ rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết Tòa

án không cần thu thập tài liệu, chứng cứ” là chưa hợp lý, vì đương sự đã thừa

nhận nghĩa vụ nên không cần phải đáp ứng điều kiện tài liệu, chứng cứ rõ

ràng. Cụ thể hơn, việc thừa nhận nghĩa vụ của đương sự được pháp luật cho

phép theo Điều 80 BLTTDS175 được coi là chứng cứ và cơ sở để Tòa án áp

dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp.

Mặt khác, nếu cần đáp ứng cả điều kiện đương sự thừa nhận nghĩa vụ khi

vụ án đã đáp ứng tiêu chí là hồ sơ đã có tài liệu, chứng cứ rõ ràng đủ để Tòa

án giải quyết tranh chấp căn cứ theo pháp luật thì vô hình chung loại bỏ một

trường hợp không thể áp dụng TTRG khi mặc dù các đương sự không thừa

nhận nghĩa vụ nhưng hồ sơ đã đủ tài liệu và chứng cứ để giải quyết vụ án. Do

đó, tác giả cho rằng cần phải tách rời hai tiêu chí nêu trên như là hai tiêu chí

lựa chọn (chỉ cần đáp ứng được một trong hai tiêu chí đó).

Thứ hai, việc quy định cần phải đáp ứng tiêu chí “các đương sự đều có địa

175 Khoản 2 và khoản 3 Điều 80 BLTTDS quy định: “2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh. 3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự.” Các quy định nêu trên vẫn được giữ lại tại Điều 92 BLTTDSSĐ.

Page 116: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

109 chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng” và “không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài

sản tranh chấp ở nước ngoài” cũng chưa hợp lý. Bởi lẽ, trong trường hợp

đương sự không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài

sản tranh chấp ở nước ngoài, mặc dù thời gian giải quyết tranh chấp có thể

không được “rút gọn” nhưng, theo tác giả, tranh chấp đó vẫn có thể giải quyết

được theo TTRG bằng một Thẩm phán. Hay nói cách khác, tác giả cho rằng nội

dung của TTRG không nhất thiết là phải “rút gọn” tất cả các yếu tố thuộc về

nội dung của TTRG.

Vì vậy, nên thiết kế các tiêu chí (điều kiện) của vụ án được áp dụng TTRG

để làm sao khi áp dụng có thể theo hướng rút gọn một hoặc một số trình tự, thủ

tục chứ không nhất thiết phải rút gọn toàn bộ. Có như vậy mới đảm bảo được

tính khả thi các quy định của pháp luật về TTRG và khai thác triệt để ý nghĩa

của việc áp dụng TTRG. Bởi theo tác giả, “rút gọn” không đơn thuần chỉ nhìn

vào thời hạn chuẩn bị xét xử được rút ngắn mà vẫn có thể nhận thấy nội dung

“rút gọn” khi các trình tự, thủ tục tố tụng tiếp sau đó vẫn được thực hiện theo

hướng đơn giản, tinh gọn về thành phần xét xử, về trình tự tiến hành phiên tòa

và có thể cả toàn bộ thủ tục phúc thẩm (nếu có) sau đó.

Như vậy, khác với quan điểm của ban soạn thảo Dự thảo BLTTDSSĐ, tác

giả cho rằng để xác định các tiêu chí, các điều kiện của một vụ án về TCDS

nói chung và vụ án về TCKDTM nói riêng được áp dụng TTRG cần thiết các

tiêu chí đó phải được xây dựng làm sao để có thể áp dụng được một hoặc một

số nội dung của TTRG (rút gọn về thời hạn tố tụng, giản lược một số hoạt

động tố tụng, hoặc rút gọn về thành phần xét xử…) chứ không nhất thiết phải

áp dụng rút gọn toàn bộ các nội dung của TTRG.

Chính vì còn một số bất cập theo quy định tại Điều 312 của Dự thảo

BLTTDSSĐ về các điều kiện để vụ án dân sự được áp dụng TTRG như đã

phân tích ở trên, tác giả đề xuất không nên quy định một vụ án phải đáp ứng

tất cả các tiêu chí như một số quan điểm đã nêu trong thời gian qua và được

thể hiện trong Dự thảo BLTTDSSĐ. Thay vào đó, chỉ nên quy định một số

Page 117: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

110 các tiêu chí, điều kiện lựa chọn mà khi vụ án về TCDS nói chung và vụ án về

TCKDTM nói riêng có một trong các tiêu chí này hoàn toàn có thể áp dụng

TTRG. Ngoài ra, theo tác giả vẫn nên quy định đối với vụ án đơn giản, có giá

ngạch thấp cũng phải được xem là một trong những tiêu chí được áp dụng

TTRG để giải quyết.176

BLTTDSSĐ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa

VIII nêu trên về cơ bản vẫn giữ nguyên các quy định của Dự thảo

BLTTDSSĐ về tiêu chí xác định vụ án được áp dụng TTRG. Tác giả cho

rằng, sẽ cần một thời gian để kiểm chứng những nhận xét nêu trên và những

kiến nghị sau đây của tác giả sẽ vẫn giữ nguyên giá trị.

Theo tác giả, quy định các tiêu chí để áp dụng TTRG trong TTDS sẽ được

áp dụng chung mà không phân biệt giữa vụ án dân sự với vụ án về TCKDTM.

Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù giữa bản chất của hai loại TCDS với

TCKDTM nên sẽ có sự khác biệt khi quy định về mức giá ngạch thấp giữa hai

loại vụ án về TCDS nói chung với vụ án về TCKDTM nói riêng. Vì vậy, tác

giả đề xuất TTRG được áp dụng cho cả vụ án về TCDS nói chung và vụ án về

TCKDTM nói riêng khi đó phải là một vụ án đơn giản (được hiểu là vụ án

đơn giản trong việc xác định sự thật vụ án và đơn giản trong việc áp dụng

pháp luật khi giải quyết).

Theo tác giả, một vụ án khi có một trong các tiêu chí sau đây có thể được

giải quyết theo TTRG:

(i)! Đương sự đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ của mình;

176 Dự thảo BLTTDSSĐ đã bỏ tiêu chí “tranh chấp có giá trị dưới 100.000.000 đồng” để xem là một trong những điều kiện áp dụng TTRG. Theo tác giả vẫn phải nên giữ quy định về vụ án có giá ngạch thấp, đơn giản để áp dụng TTRG vì theo nội dung mà Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-3-2015 “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016” đã ghi nhận “rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại... nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ” (tác giả cho rằng tranh chấp quy mô nhỏ chính là tranh chấp đơn giản và có giá ngạch thấp). Nhưng giá ngạch thấp cụ thể là bao nhiêu thì không nên ấn định trong quy định của BLTTDS. Vì quy định như vậy sẽ mang tính xơ cứng và rất khó điều chỉnh trong thực tế, nhiều khả năng sau một thời gian quy định đó sẽ không còn phù hợp và đặt ra nhu cầu sửa đổi, như vậy sẽ làm cho tính ổn định của BLTTDDS không cao.

Page 118: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

111

(ii)! Vụ án đơn giản, có giá ngạch thấp theo quy định của pháp luật, chứng

cứ rõ ràng và không có sự phản đối hợp lý của đương sự; hoặc

(iii)!Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng (không phụ thuộc vào giá ngạch)

mà các đương sự đồng ý áp dụng TTRG.

Thứ nhất, đối với vụ án mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ theo yêu

cầu khởi kiện

Như tác giả đã phân tích tại tiểu mục 2.2.1. trong Chương 2 của Luận án,

đối với các tranh chấp mà bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ theo đơn khởi

kiện và việc thực hiện các nghĩa vụ đó là không vi phạm điều cấm của pháp

luật hoặc trái đạo đức xã hội, Tòa án đương nhiên sẽ phải chấp nhận các yêu

cầu khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, các tranh chấp loại này được coi là đơn

giản và khi giải quyết Tòa án không cần thiết phải tiến hành tất cả các thủ tục,

trình tự tố tụng thông thường như hiện nay để giảm thiểu thời gian và chi phí

cho đương sự, cho Tòa án và cho xã hội mà vẫn bảo đảm công lý.

Tòa án chỉ cần tiến hành các thủ tục thật cần thiết để kiểm tra hai vấn đề:

(i) có đúng là bị đơn đã hoàn toàn tự nguyện thừa nhận nghĩa vụ của mình và

việc thừa nhận đó không bị lừa dối, đe dọa hoặc nhằm che đậy một hành vi,

giao dịch bất hợp pháp khác; và (ii) tính hợp pháp của các yêu cầu khởi kiện

của nguyên đơn. Khi đó, giá trị tranh chấp không phải là yếu tố hay điều kiện

liên quan và cần thiết để cân nhắc việc áp dụng TTRG trong trường hợp này.

Nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước

khác như tác giả đã phân tích tại tiểu mục 1.3.1.2. trong Chương 1 của Luận

án quy định rằng các vụ án về đòi nợ được áp dụng TTRG dựa trên một thực

tế là các yêu cầu đòi nợ thường là những yêu cầu có chứng cứ rõ ràng và bị

đơn không thể phủ nhận được. Trong trường hợp như vậy, về bản chất các vụ

án về đòi nợ là bị đơn đương nhiên phải thừa nhận nghĩa vụ và Tòa án ghi

nhận nghĩa vụ đó thông qua một thủ tục tư pháp đơn giản nhất làm cơ sở cho

việc thi hành án.

Page 119: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

112 Xét từ cách tiếp cận nêu trên, tác giả cho rằng kể cả trong trường hợp các

tranh chấp về tín dụng có nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan (ví dụ

liên quan đến bảo lãnh, thế chấp...) hoặc đương sự không có địa chỉ cư trú rõ

ràng, hoặc ở nước ngoài, cho dù thời gian xét xử những vụ án đó không “rút

gọn” hơn so với các tranh chấp khác (đôi khi còn dài hơn nhiều) nhưng ít ra

Tòa án cũng đã áp dụng được một nội dung của TTRG là không cần phải xét

xử bởi một tập thể hoặc không phải tiến hành hòa giải bắt buộc (tác giả sẽ đề

cập chi tiết hơn ở các phần liên quan tại tiểu mục 3.1.2.1 và 3.1.2.2 dưới đây

của Luận án).

Thứ hai, đối với vụ án đơn giản, có giá ngạch thấp theo quy định của

pháp luật, chứng cứ rõ ràng và không có sự phản đối hợp lý của đương sự

Thông thường, khi giá trị tranh chấp không lớn thì bản chất tranh chấp là

không phức tạp hoặc chứng cứ rõ ràng, không cần nhiều thời gian để xác định

sự thật của vụ án và không khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Hơn nữa,

tác giả cho rằng, khả năng Thẩm phán có những sai sót trong việc đánh giá

chứng cứ, xác định sự thật khách quan trong những vụ án về TCKDTM có giá

ngạch thấp cũng có thể xảy ra về mặt lý thuyết nhưng chắc chắn ở mức độ rất

thấp. Tuy nhiên, kể cả nếu việc giải quyết những tranh chấp loại này có rủi ro

về sai lầm trong xét xử thì hệ quả sẽ là không lớn (trong chừng mực có thể

chấp nhận được) đối với các đương sự.

Ngoài ra, nỗi lo âu về khả năng Thẩm phán có thể có những hành động

tiêu cực trong quá trình giải quyết trong những vụ án về TCKDTM có giá

ngạch thấp cũng là không cao. Bởi lẽ, ít nhiều, đối với vụ án về TCKDTM có

giá ngạch thấp sẽ khó có những sự tác động và can thiệp từ phía bên ngoài

Tòa án, từ phía các đương sự đối với Thẩm phán. Nói một cách khác, Thẩm

phán cũng sẽ khó bị tác động, mua chuộc bởi những vụ án về TCKDTM có

giá ngạch thấp vì việc mua chuộc về cơ bản cũng ở mức thấp xuất phát từ

chính giá ngạch thấp.

Cũng cần nói thêm rằng, đối với tiêu chí này việc áp dụng TTRG kể cả khi

Page 120: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

113 bị đơn không thừa nhận nghĩa vụ. Bởi lẽ, một khi vụ án đã xác định đơn giản,

chứng cứ rõ ràng, việc không thừa nhận nghĩa vụ của bị đơn đôi khi chỉ để

nhằm kéo dài, trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình như tại điểm (iii) tiểu

mục 2.2.1 trong Chương 2 của Luận án mà tác giả đã phân tích. Việc hạn chế

rủi ro cho đương sự trong các vụ án như vậy đã được hỗ trợ bằng chính quy

định vụ án đơn giản và có giá ngạch thấp.

Do đó, để cân bằng lợi ích của xã hội, hiệu quả giải quyết tranh chấp, vẫn

nên giữ quy định về điều kiện áp dụng TTRG đối với các tranh chấp có giá

ngạch thấp. Điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên

thế giới theo hai hệ thống Dân luật và Thông luật đã ghi nhận tiêu chí trên mà

tác giả đã trình bày tại tiểu mục 1.3.1.1 trong Chương 1 của Luận án mà theo

đó hầu hết các nước đều coi giá ngạch thấp là một tiêu chí để Tòa án đương

nhiên áp dụng một thủ tục tố tụng đơn giản và gọn nhẹ hơn thủ tục thông

thường.

Tuy nhiên, có những loại tranh chấp giá ngạch thấp nhưng bản chất lại

không hề đơn giản, nhất là những tranh chấp mà các vấn đề pháp lý liên quan

mới mẻ, chưa thông dụng ở nước ta hoặc những tranh chấp mà việc xác định

sự thật của vụ án đòi hỏi nhiều thời gian để chứng minh, xác minh hoặc đánh

giá chứng cứ mà tác giả đã chứng minh qua một số vụ án điển hình tại tiểu

mục 2.2.2 trong Chương 2 của Luận án. Đối với những vụ án đó, theo tác giả,

rõ ràng nên để một tập thể cân nhắc và thận trọng đánh giá và đưa ra phán

quyết đúng sai, và cũng không thể rút ngắn về thời gian trong quá trình chuẩn

bị xét xử và khi xét xử. Và như vậy, TTRG nếu áp dụng đối với các tranh

chấp này là không phù hợp.

Ngoài ra, cũng có những vụ án mặc dù tranh chấp có giá ngạch thấp

nhưng kết quả giải quyết vụ án có thể tạo ra tiền lệ về áp dụng pháp luật hoặc

có tác động vượt quá phạm vi quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án đó

như tác giả đã trình bày cũng tại tiểu mục 2.2.2 trong Chương 2 của Luận án.

Đối với những trường hợp đó, việc giao cho một Thẩm phán ở cấp sơ thẩm và

Page 121: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

114 một Thẩm phán ở cấp phúc thẩm quyết định những vấn đề đó theo TTRG sẽ

có thể tạo ra một rủi ro pháp lý cho xã hội và đối với sự phát triển kinh tế,

hoạt động đầu tư, kinh doanh… Tương tự, sẽ là rủi ro nếu giao cho một Thẩm

phán quyết định đương sự phải thực hiện một nghĩa vụ mà điều đó tạo ra tiền

lệ để các nguyên đơn tiềm năng trong tương lai cũng khởi kiện tương tự đối

với đương sự đó hoặc phán quyết đó có thể làm ảnh hưởng lớn đến uy tín,

danh dự, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của đương sự, đặc biệt là đối

với những TCKDTM.

Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, những vụ án có tính chất nêu trên

không nên áp dụng TTRG nếu như đương sự đưa ra sự phản đối hợp lý hoặc

Tòa án cho rằng các tình tiết của vụ án là phức tạp trong việc xác định sự thật

khách quan của vụ án hoặc áp dụng pháp luật. Việc xác định tính hợp lý của

sự phản đối áp dụng TTRG nên dành cho Tòa án xem xét tùy vào từng trường

hợp cụ thể.

Về việc xác định mức nào là “giá ngạch thấp”, tác giả đề xuất không nên

ấn định mức giá ngạch ngay trong BLTTDSSĐ mà giao cho Hội đồng Thẩm

phán TANDTC quy định và điều chỉnh linh hoạt tại từng thời điểm cụ thể.

Ngoài ra, theo tác giả, cũng cần phải có sự khác biệt trong việc xác định

mức giá ngạch thấp áp dụng đối với các TCKDTM và đối với các TCDS

khác, đây cũng chính là điểm khác biệt rất cơ bản giữa việc áp dụnng TTRG

giải quyết TCDS với TCKDTM. Đề xuất dựa vào những cơ sở chính như sau:

Một là, không ấn định một con số cụ thể để xác định mức giá ngạch thấp

khi chưa có đầy đủ các cơ sở khoa học. Vì đây là vấn đề khá phức tạp và đòi

hỏi việc nghiên cứu phải toàn diện, cần nhiều thời gian, khảo sát, thống kê

hiệu quả, chính xác từ rất nhiều thông số khác nhau như điều kiện phát triển

kinh tế và xã hội của từng vùng miền, địa phương, tỷ lệ lạm phát, dựa vào

mức lương tối thiểu, mức thu nhập bình quân đầu người… qua từng thời kỳ.

Do đó, quy định vấn đề này cần phải theo hướng linh hoạt hóa trong các quy

định, nên giao cho ngành tư pháp sự chủ động xác định mức cụ thể về giá

Page 122: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

115 ngạch thấp qua quá trình vận dụng, triển khai, rút kinh nghiệm khi đưa TTRG

vào triển khai trên thực tế áp dụng.

Hai là, sẽ không thể có việc ấn định chung một giá ngạch thấp áp dụng

cho tất cả các loại tranh chấp (dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, kinh

doanh, thương mại…) vì sẽ không hợp lý, đặc biệt là đối với các vụ án về

TCKDTM. Ví dụ 100.000.000 đồng177 có thể được coi là giá trị cao trong

tranh chấp về vay nợ giữa hai người nông dân nhưng lại là “quá thấp” đối với

phần lớn các TCKDTM. Theo như tác giả đã phân tích về thực trạng Tòa án

giải quyết các vụ án về TCKDTM, có rất ít các TCKDTM có giá ngạch

100.000.000 đồng được khởi kiện trước Tòa án, bởi lẽ với giá trị tranh chấp

đó “số tiền thu về không xứng đáng với thời gian và công sức bỏ ra để theo

đuổi vụ kiện”178 nên người có quyền lợi bị xâm phạm ít khi khởi kiện ra Tòa.

Nói một cách khác, theo các doanh nghiệp, với số tiền đó họ sẽ không đi

kiện vì từ lúc đưa một vụ án ra Tòa cho đến lúc thi hành án xong, mất rất

nhiều thời gian179 và gây mệt mỏi cho các doanh nghiệp, số tiền nếu thắng

kiện được là 100.000.000 đồng so với công sức và thời gian bỏ ra là không

xứng đáng. Chính vì lẽ đó, việc pháp điển hóa trong BLTTDSSĐ cụ thể về

mức giá ngạch thấp đối với tất cả các loại tranh chấp làm tiêu chí áp dụng

TTRG là không phù hợp. Nhưng điều đó không có nghĩa là loại bỏ tiêu chí

giá ngạch thấp là điều kiện áp dụng TTRG, vì như vậy, vô hình chung pháp

luật đã giới hạn các vụ án được áp dụng TTRG và điều này cũng không phù

hợp với xu hướng của pháp luật các nước trên thế giới mà tác giả đã trình bày

tại tiểu mục 1.3.1.1 trong Chương 1 của Luận án.

Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng, nếu vẫn giữ nguyên quy định phải đáp

ứng ba tiêu chí còn lại như trong Dự thảo BLTTDS (vụ án có tình tiết đơn

177 Đây là mức giá ngạch thấp mà các Dự thảo BLTTDSSĐ trước đây đã ghi nhận. 178 Ngô Ngọc Trai, (161), tr.30. 179 Nghị quyết 19/NQ-CP đã chỉ ra thời gian giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay là 400 ngày và yêu cầu hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan làm sao đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết chỉ còn lại tối đa 200 ngày.

Page 123: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

116 giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu,

chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, đủ cơ sở giải quyết Tòa án không phải thu thập tài

liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; và

không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài) dẫn

đến khả năng trên thực tế sẽ khó có thể có vụ án về TCKDTM nào hội tụ đầy

đủ ba điều kiện (tiêu chí) theo luật định để áp dụng giải quyết theo TTRG.

Với hệ quả như vậy, việc quy định TTRG cho các vụ án về TCSD nói chung

và TCKDTM nói riêng sẽ mang tính phi thực tế và vô hình chung mục tiêu áp

dụng TTRG sẽ có nguy cơ không đạt được.

Ba là, việc quy định một số tiền cụ thể ngay trong bộ luật là chưa hợp lý

trong điều kiện kinh tế - xã hội và lạm phát ở nước ta. Kinh nghiệm xây dựng

pháp luật hình sự trước đây cho thấy việc xác định mức độ hậu quả nghiêm

trọng của một số tội phạm không quy định trong Bộ luật hình sự mà ghi nhận

trong các văn bản dưới luật được quy định tại từng thời điểm cụ thể. Do đó,

nếu ấn định một con số cụ thể trong BLTTDSSĐ thì khả năng lớn một thời

gian sau quy định này sẽ không còn phù hợp và đặt ra nhu cầu sửa đổi, làm

cho tính ổn định của pháp luật không cao.

Bốn là, đề xuất trên đây cũng dựa trên kết quả điều tra xã hội học. Kết quả

Khảo sát cho thấy, 74% Người làm công tác pháp luật và 77,1% các Nhà

doanh nghiệp cho rằng giá ngạch thấp thuộc đối tượng áp dụng TTRG nên để

TANDTC hướng dẫn cho linh hoạt và phù hợp với từng thời kì.

Thứ ba, vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng (không phụ thuộc vào giá

ngạch) mà các đương sự có yêu cầu áp dụng TTRG

Tác giả đề xuất chỉ nên cho phép áp dụng TTRG giải quyết TCDS (trong

đó có TCKDTM) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (a) nội dung tranh

chấp không phức tạp về mặt xác định sự thật khách quan của vụ án và về mặt

áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án; (b) chứng cứ rõ ràng; và (c) tất cả các

bên đương sự đều đề nghị hoặc không phản đối việc áp dụng TTRG. Đề xuất

như vậy nhằm bảo đảm tính khả thi của việc áp dụng TTRG, ý nghĩa của việc

Page 124: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

117 áp dụng TTRG, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bởi lẽ, những tranh

chấp loại này không đòi hỏi có giá ngạch thấp mà ngược lại, có khi giá trị

tranh chấp lớn. Như vậy, đối với những vụ án này chỉ có thể được giải quyết

theo TTRG khi không đòi hỏi Tòa án phải mất nhiều thời gian xác định sự

thật của vụ án, cân nhắc việc áp dụng pháp luật, và như vậy mới có thể tránh

rủi ro về việc giao cho một Thẩm phán quyết định số phận của tranh chấp có

giá trị lớn. Đặc biệt, TTRG trong trường hợp này chỉ được áp dụng khi và chỉ

khi chính các đương sự quyết định thông qua việc yêu cầu hoặc không phản

đối Tòa án áp dụng TTRG để giải quyết tranh chấp của họ.

So với dự thảo trước đây, Dự thảo BLTTDSSĐ đã không còn quy định

“Đối với tranh chấp có giá trị trên 100.000.000 đồng, chỉ áp dụng TTRG nếu

ngoài các điều kiện nêu trên và đồng thời các đương sự phải có đề nghị áp

dụng TTRG”. Hay nói cách khác, việc Tòa án áp dụng TTRG không còn dựa

trên cơ sở phải đồng thời có yêu cầu của các đương sự. Tác giả nhận thấy đối

với những tranh chấp có giá ngạch cao, mặc dù vụ án đơn giản, chứng cứ rõ

ràng và đương sự thừa nhận nghĩa vụ… vẫn cần thiết nên có điều kiện chỉ áp

dụng TTRG khi và chỉ khi các bên đương sự đồng ý và có đơn yêu cầu Tòa án

áp dụng TTRG để giải quyết tranh chấp của họ vì về nguyên tắc họ có quyền

được tiếp cận công lý thông qua một trình tự, thủ tục tố tụng đầy đủ.

3.1.2.!Về rút gọn thành phần tham gia giải quyết tranh chấp

Thứ nhất, rút gọn và hạn chế sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát

Khoản 2 Điều 313 Dự thảo BLTTDSSĐ có ghi nhận một trong những nội

dung chính của quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo TTRG là “Họ, tên

Kiểm sát viên...”. Như vậy, có thể hiểu rằng sự tham gia của Viện kiểm sát tại

phiên tòa sơ thẩm áp dụng theo thủ tục tố tụng chung mà không phân biệt khi

áp dụng TTRG.

Theo tác giả, để hài hòa giữa việc bảo đảm nguyên tắc hiến định là Viện

kiểm sát thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử và hiệu quả công tác

xét xử, nên xác định vai trò tham gia của Viện kiểm sát tại giai đoạn sơ thẩm

Page 125: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

118 đối với các vụ án được giải quyết theo TTRG ở mức đủ để bảo đảm việc thực

hiện chức năng giám sát của Viện kiểm sát.

Tác giả đồng quan điểm cho rằng quan hệ TCDS và đặc biệt là TCKDTM

là những quan hệ tư, quyền định đoạt thuộc về đương sự, nên hạn chế sự can

thiệp của cơ quan nhà nước, của Viện kiểm sát.180 Đối với các vụ án được giải

quyết theo TTRG, về cơ bản các tình tiết của vụ án đã rõ, không khó để xác

định sự thật khách quan của vụ án. Do đó, vấn đề còn lại mà Viện kiểm sát

cần quan tâm là việc Tòa án áp dụng pháp luật có đúng không. Do đó, theo

tác giả để các vụ án được giải quyết một cách nhanh gọn theo TTRG quy định

về vai trò của Viện kiểm sát tham gia trong quá trình tố tụng ở giai đoạn sơ

thẩm chỉ nên giới hạn ở việc thực hiện quyền kháng nghị vì các vụ án đó

không phức tạp kể cả về mặt xác định sự thật khách quan của vụ án và áp

dụng pháp luật nên Viện kiểm sát không cần thiết phải tham gia phiên tòa để

giám sát trực tiếp hoạt động xét xử của Tòa án.

Mặt khác, cũng cần phải quy định việc kháng nghị phúc thẩm chỉ thuộc

quyền hạn của Viện kiểm sát cùng cấp (không áp dụng cho Viện kiểm sát cấp

trên trực tiếp) và chỉ giới hạn cho phép kháng nghị về việc áp dụng pháp luật

của Tòa án cấp sơ thẩm. Có như vậy mới rút ngắn được thời gian giải quyết

vụ án, bản án sơ thẩm có hiệu lực và được đưa ra thi hành nhanh hơn vì

không phải mất thời gian chờ đợi hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát

(đặc biệt là của Viện kiểm sát cấp trên).181

Về vai trò và phạm vi tham gia của Viện kiểm sát tại cấp phúc thẩm, tác

giả đồng ý với nội dung quy định tại Điều 323 Dự thảo BLTTDSSĐ, theo

hướng đại diện Viện kiểm sát không tham gia phiên họp phúc thẩm182 trừ

180 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, (127), tr.10. 181 Xem: Tưởng Duy Lượng (2015), (5). Theo tài liệu này ghi nhận, các Tòa án tính trung bình từ khi thụ lý đến khi kết thúc vụ án tại Tòa án mất khoảng từ sáu tháng đến bảy tháng; nếu tính từ khi nhận đơn khởi kiện đến khi hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thì còn dài hơn nữa. 182 Ở đây tác giả ghi nhận “phiên họp phúc thẩm” vì theo quy định của Điều 323 Dự thảo BLTTDSSD sẽ không mở phiên tòa phúc thẩm. Nhưng theo quan điểm của tác giả vẫn phải mở phiên tòa phúc thẩm (sẽ

Page 126: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

119 trường hợp việc xét xử phúc thẩm được thực hiện do có kháng nghị của Viện

kiểm sát.

Thứ hai, về việc rút gọn thành phần xét xử khi giải quyết theo TTRG

Theo thủ tục tố tụng hiện hành, Hội đồng xét xử sơ thẩm là một tập thể, có

thể bao gồm ba thành viên (một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân) hoặc

năm thành viên (hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân) và Hội đồng xét xử

phúc thẩm là ba thành viên (ba Thẩm phán) (xem các Điều 52 và 53

BLTTDS). Riêng đối với TTRG, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội

đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự đều do một cá nhân Thẩm phán tiến hành

(Điều 62 Dự thảo BLTTDSSĐ). Tác giả đồng ý với nội dung Dự thảo về

thành phần Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm đối với vụ án dân sự nói chung và

đối với vụ án về TCKDTM nói riêng được giải quyết theo TTRG đều chỉ gồm

một Thẩm phán và tại Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng chỉ cần một Thẩm

phán (quy định tại Điều 62 của Dự thảo BLTTDSSĐ).

Quan điểm trên dựa vào những cơ sở chính sau đây:

Một là, quy định về thành phần xét xử ở cả cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ

có một Thẩm phán là để bảo đảm sự phù hợp với HP 2013. Như đã phân tích

ở tiểu mục 1.1.3. trong Chương 1 của Luận án, tinh thần của HP 2013 về vấn

đề này thể hiện khá rõ là HP 2013 quy định việc xét xử theo TTRG được thực

hiện bởi một Thẩm phán, không phân biệt việc xét xử đó là sơ thẩm hay phúc

thẩm. Việc xét xử bởi một Thẩm phán cũng được đa số Người làm công tác

pháp luật và đại diện doanh nghiệp ủng hộ. Kết quả Khảo sát cho thấy,

110/165 các Nhà doanh nghiệp được hỏi (chiếm 66,7%) và 53/96 Người làm

công tác pháp luật được hỏi (chiếm 55,2%) cho rằng chỉ cần một Thẩm phán

giải quyết các loại tranh chấp đó.

Hai là, với bản chất của việc giải quyết các vụ án đơn giản về TCDS nói

chung và về TCKDTM nói riêng có giá trị thấp, bị đơn đã thừa nhận nghĩa vụ, được trình bày tại điểm (v), tiểu mục 3.2.2.2 trong chương 3 này) và khi đó Viện kiểm sát cũng chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm nếu Viện kiểm sát có kháng nghị.

Page 127: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

120 hoặc những tranh chấp mà nội dung không phức tạp, chứng cứ rõ ràng và

không gặp khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật... không cần thiết phải

có sự thảo luận, trao đổi nhằm đưa ra những kết luận đúng đắn cho một phán

quyết sơ thẩm hay phúc thẩm.

Ba là, với trình độ, năng lực của Thẩm phán hiện nay thì một Thẩm phán

hoàn toàn có khả năng kiểm tra tính hợp pháp của các yêu cầu khởi kiện, nhất

là trình độ, năng lực của Thẩm phán Tòa án cấp sơ thẩm đã được tăng lên

đáng kể sau một thời gian Tòa án cấp sơ thẩm được tăng thẩm quyền. Điều đó

bảo đảm rằng một Thẩm phán có thể đảm nhiệm tốt việc xét xử các vụ án theo

TTRG mà không cần có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân và đại diện Viện

kiểm sát. Tương tự, trình độ và năng lực của Thẩm phán Tòa án cấp phúc

thẩm cũng được tăng lên rõ rệt trong những năm vừa qua đủ để có thể bảo

đảm xem xét lại việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết

các vụ án theo TTRG.

Vì vậy, để xác định được sự thật vụ án và việc áp dụng các quy định của

pháp luật để giải quyết đối với những tranh chấp mà nội dung không phức tạp,

chứng cứ rõ ràng và không gặp khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật

hoặc đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ hoàn toàn trong khả năng giải quyết bởi

một Thẩm phán. Điều này cũng được thể hiện qua kết quả Khảo sát, mà theo

đó 66% Người làm công tác pháp luật cho rằng trình độ và năng lực của

Thẩm phán hiện nay có thể đảm nhiệm việc một mình giải quyết các tranh

chấp theo TTRG.

Thêm vào đó, tất cả các Thẩm phán đều đã có trình độ đại học, đều có kinh

nghiệm thực tiễn xét xử tại Tòa án, hoặc qua trường đào tạo về nghề Thẩm

phán, và quy trình tuyển chọn Thẩm phán cũng ngày càng khắt khe và đòi hỏi

cao hơn… Do đó, chất lượng xét xử sơ thẩm của đội ngũ Thẩm phán trong

các vụ án có giá trị thấp nói chung là phù hợp và đúng pháp luật.

Bốn là, không cần phải quan ngại về việc liệu Thẩm phán có lạm quyền

hoặc tiêu cực trong khi giải quyết tranh chấp theo TTRG bởi lẽ trong các

Page 128: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

121 trường hợp bị đơn đã thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ của mình, nguyên đơn

không cần phải làm bất kỳ điều gì để được chấp nhận các yêu cầu khởi kiện

đó. Còn trong trường hợp vụ án có giá ngạch thấp, về cơ bản Thẩm phán sẽ

khó có thể lạm quyền hoặc tiêu cực để đưa ra phán quyết thiếu công bằng khi

các vụ án đó nội dung tranh chấp khá rõ ràng trong việc xác định sự thật của

vụ án và việc áp dụng pháp luật. Hơn nữa, khi giá ngạch thấp, đương nhiên

động cơ “tiêu cực” cũng ít đi và Thẩm phán khó để chấp nhận rủi ro, bởi lẽ

khi bị phát hiện có hành vi tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến vị thế và sự nghiệp

của Thẩm phán, nhất là trong bối cảnh hiện nay Thẩm phán được bổ nhiệm

với nhiệm kỳ dài và bền vững hơn nhiều so với trước đây.

Cuối cùng, quy định một Thẩm phán giải quyết vụ án theo TTRG cũng

hoàn toàn phù hợp với kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt

các nước theo hệ thống Thông luật vai trò cá nhân của Thẩm phán rất được

coi trọng và có ý nghĩa quyết định khi giải quyết các vụ khiếu kiện nhỏ thông

qua cơ chế phán quyết rút gọn mà tác giả trình bày tại tiểu mục 1.1.2.1 trong

Chương 1 của Luận án.

3.1.3.!Về rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án

Dựa trên các trình tự, thủ tục TTDS thông thường hiện nay đã được phân

tích với những hạn chế, bất cập như đã nêu tại Chương 2 Luận án, tác giả cho

rằng đối với các vụ án về TCDS nói chung và các vụ án về TCKDTM nói

riêng được giải quyết theo TTRG có một số trình tự, thủ tục tố tụng sau đây

cần phải được quy định một cách đơn giản hoá và linh hoạt và rút gọn hơn.

(i)!Về thủ tục tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

So với các dự thảo trước đây, Điều 172 Dự thảo BLTTDSSĐ đã bổ sung

thêm một thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo bằng phương tiện điện tử theo

quy định của pháp luật giao dịch điện tử.183 Tác giả ủng hộ quy định mới bổ

183 Điều 173 khoản 2 BLTTDSSĐ cũng quy định về việc này với điều kiện là theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Page 129: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

122 sung này, quy định này thực sự có ý nghĩa đối với việc áp dụng TTRG, đặc

biệt trong việc giải quyết các TCKDTM khi mà nguyên đơn, bị đơn và những

người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan về cơ bản đều sử dụng mạng

internet trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, để việc triển khai thực hiện quy

định này một cách hiệu quả cần thiết có những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và

kịp thời vì đây là phương thức tống đạt mới.

Ngoài ra, đối với các biện pháp tống đạt truyền thống, cần thiết phải bảo

đảm kinh phí để tống đạt nhanh nhất có thể các quyết định, thông báo, văn

bản của Tòa án cho các đương sự trong các vụ án nói chung và đặc biệt trong

các vụ án được giải quyết theo TTRG nói riêng. Tác giả cho rằng, việc tiết

kiệm được thời gian từ rút ngắn các khoảng thời gian tống đạt nêu trên sẽ tiết

kiệm được nhiều chi phí của xã hội, của Tòa án và của đương sự để hoàn toàn

có thể bù đắp các chi phí chuyển phát nhanh nhất có thể.

(ii)! Về việc triệu tập đương sự để lấy lời khai

Về bản chất, hoạt động thu thập chứng cứ bằng cách Tòa án triệu tập

đương sự để lấy lời khai chỉ đặt ra khi vụ án có nội dung phức tạp, chứng cứ

chưa đầy đủ, ý kiến của các bên đương sự không thống nhất, mâu thuẫn thông

qua nội dung trình bày của nguyên đơn trong đơn khởi kiện và của bị đơn

trong văn bản trả lời về việc bị nguyên đơn khởi kiện… Khi đó, Tòa án trong

nhiệm vụ và quyền hạn của mình và để nhằm giải quyết vụ án một cách chính

xác và hợp pháp, sẽ triệu tập đương sự để lấy lời khai, thu thập chứng cứ làm

sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Như vậy, căn cứ vào các tiêu chí được

đề xuất nêu trên để xác định vụ án được giải quyết theo TTRG, tác giả cho

rằng việc triệu tập đương sự đến Tòa để lấy lời khai là không cần thiết vì:

Một là, trong trường hợp đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ mà bằng chứng

thể hiện thông qua nội dung trong văn bản của bị đơn trả lời đơn khởi kiện

của nguyên đơn. Theo đó, trong nội dung văn bản trả lời, bị đơn đã không

phản đối các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Vì vậy, rõ ràng rằng, Tòa án

không cần phải triệu tập bị đơn, nguyên đơn để lấy lời khai, không cần phải

Page 130: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

123 xác minh chứng cứ trong trường hợp này.

Hai là, trong trường hợp tranh chấp có giá ngạch thấp nhưng chứng cứ rõ

ràng và việc áp dụng pháp luật không đến mức phức tạp, Tòa án cũng không

cần thiết phải triệu tập đương sự để nghe các bên trình bày về các tình tiết liên

quan đến vụ án, về các quan điểm của họ đối với việc áp dụng pháp luật.

Ba là, đối với trường hợp mà nội dung tranh chấp không phức tạp, chứng

cứ rõ ràng và tất cả các đương sự đề nghị Tòa án áp dụng TTRG để giải quyết

tranh chấp giữa họ với nhau, Tòa án cũng không cần triệu tập đương sự để lấy

lời khai vì nội dung tranh chấp không phức tạp và chứng cứ đã rõ ràng nên

các bên đương sự mới dám đề nghị Tòa án áp dụng TTRG giải quyết tranh

chấp giữa họ với nhau.

Vấn đề còn lại là khi nào Tòa án thông báo cho các đương sự về việc áp

dụng TTRG để đương sự thực hiện quyền phản đối việc áp dụng TTRG (trong

trường hợp vụ án có tiêu chí là giá ngạch thấp). Tác giả cho rằng, cần phải

thông báo cho các bên sớm nhất có thể để các bên thực hiện quyền phản đối

đó. Ngay sau khi Tòa án nhận được văn bản trả lời đơn khởi kiện của bị đơn,

Tòa án đã có thể quyết định có hay không việc áp dụng TTRG sau khi xem

xét ý kiến phản hồi của bị đơn về đơn khởi kiện. Do đó, thời điểm phù hợp và

sớm nhất để Tòa án gửi cho các bên đương sự thông báo về việc áp dụng

TTRG giải quyết vụ án là thời điểm hợp lý (vài ngày) sau khi nhận được văn

bản trả lời đơn khởi kiện của bị đơn.

Việc quy định nêu trên là nhằm bảo đảm cho việc không trì hoãn các trình

tự, thủ tục thông thường cần phải áp dụng nếu như vụ án được chuyển sang

giải quyết theo thủ tục thông thường khi có ý kiến phản đối của một trong các

bên đương sự. Nếu quy định về việc đương sự chỉ được thông báo về việc áp

dụng TTRG khi nhận được thông báo về việc đưa vụ án ra xét xử như được

quy định tại Dự thảo BLTTDSSĐ,184 theo tác giả là hơi quá muộn.

184 Điều 318 khoản 3 BLTTDSSĐ vẫn giữ nguyên cách tiếp cận của Dự thảo BLTTDSSĐ về vấn đề này.

Page 131: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

124

Mặt khác, chính vì việc xác định nguyên lý chung khi áp dụng TTRG là có

thể áp dụng rút gọn một hoặc một số nội dung như: rút gọn về thời hạn tố

tụng, giản lược một số hoạt động tố tụng, hoặc rút gọn về thành phần xét

xử… chứ không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ các nội dung của TTRG, tác

giả cho rằng việc quyết định áp dụng TTRG có thể thực hiện vào bất kỳ giai

đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án nếu ở giai đoạn đó các tiêu chí áp

dụng đã được đáp ứng. Ví dụ, trong vụ án mà ban đầu bị đơn không thừa nhận

toàn bộ nghĩa vụ nhưng trong quá trình lấy lời khai, tiến hành hòa giải mà

đương sự thừa nhận toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn, theo tác giả, cần

phải quy định cho phép ngay tại thời điểm đó Tòa án ban hành quyết định áp

dụng TTRG (như vậy vụ án có thể trước đó đã áp dụng các hoạt động tố tụng

của thủ tục thông thường nhưng kể từ thời điểm có quyết định áp dụng

TTRG, các nội dung của TTRG sẽ được triển khai áp dụng). Đồng thời, cũng

cần quy định, trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng nếu căn cứ cho

việc áp dụng TTRG không còn nữa, Tòa án hoàn toàn có quyền quyết định

không tiếp tục áp dụng TTRG.

(iii)! Về việc hòa giải

Theo quy định tại khoản 2 Điều 315 Dự thảo BLTTDSSĐ, việc hòa giải sẽ

thực hiện ngay tại phiên tòa sơ thẩm chứ không thực hiện trong quá trình

chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Theo quy định này, một mặt, có thể hiểu rằng Tòa án

không còn có trách nhiệm hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

nhưng Tòa án vẫn phải có trách nhiệm chủ động tiến hành hòa giải giữa các

đương sự ngay tại phiên tòa sơ thẩm. Mặt khác, cũng có thể hiểu Tòa án cần

phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và cả tại phiên

tòa sơ thẩm.

Tác giả cho rằng, không nên quy định hòa giải là thủ tục bắt buộc đối với

các vụ án về TCDS nói chung và các vụ án về TCKDTM nói riêng được giải

quyết theo TTRG ở thủ tục sơ thẩm (kể cả hòa giải trước hoặc tại phiên tòa sơ

thẩm) và ở thủ tục phúc thẩm, trừ trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án tiến

hành hòa giải tại thủ tục sơ thẩm. Đề xuất này xuất phát từ một số lý do sau:

Page 132: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

125

Một là, mục đích cơ bản của thủ tục hòa giải là Tòa án (với vai trò là bên

thứ ba, trung gian) giúp đỡ, tạo điều kiện để các bên có thể thỏa thuận với

nhau về những nội dung tranh chấp. Bao gồm việc xác định những tình tiết

khách quan của vụ án mà các bên còn chưa thống nhất, các nội dung của từng

yêu cầu khởi kiện được bị đơn thừa nhận hoặc còn tranh chấp… Từ đó, xác

định những vấn đề còn tồn tại để Tòa án xem xét và phân xử. Ngoài ra, mục

đích quan trọng hơn hết của thủ tục hòa giải là hướng tới sự tự nguyện thỏa

thuận để giải quyết tranh chấp giữa các đương sự mà không cần Tòa án phải

xem xét và phân xử. Do đó, đối với những vụ án mà bị đơn đã thừa nhận toàn

bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và lý do duy nhất nguyên đơn phải kiện

ra Tòa là bị đơn không có điều kiện hoặc không có thiện chí thực hiện nghĩa

vụ. Vì vậy, trong trường hợp này, việc hòa giải bắt buộc chỉ mang tính hình

thức và không cần thiết.

Hai là, đối với những vụ án bản chất tranh chấp không phức tạp, chứng cứ

rõ ràng mà bị đơn không thực hiện nghĩa vụ hoặc là bị đơn không có điều

kiện, hoặc không có thiện chí thực hiện nghĩa vụ, tương tự như đối với trường

hợp bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ như đã nêu ở trên. Ngoài ra, trong

những trường hợp này, việc hòa giải bắt buộc để nhằm mục đích xác định

những vấn đề các bên còn tranh cãi hoặc đã thừa nhận là không cần thiết với

những chứng cứ đã rõ ràng và bản chất, nội dung khởi kiện không phức tạp.

Ba là, việc không quy định thủ tục hòa giải bắt buộc trong trường hợp áp

dụng TTRG không có nghĩa pháp luật không cho phép các đương sự có thể tự

họ thực hiện việc đàm phán, thương lượng, thỏa thuận… để giải quyết tranh

chấp của mình tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng (trong đó bao

gồm cả thủ tục sơ thẩm và thủ tục phúc thẩm). Nói một cách khác, trong suốt

quá trình tố tụng (trước và tại phiên tòa), các đương sự hoàn toàn có quyền tự

thương lượng, thỏa thuận giải quyết các tranh chấp. Kết quả của việc tự thỏa

thuận giữa các đương sự có thể dẫn đến: hoặc các đương sự đề nghị Tòa án

ghi nhận những nội dung mà họ đã thỏa thuận được và Tòa án xem xét, ban

hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo đúng trình tự

Page 133: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

126 luật định (trước phiên tòa hoặc tại phiên tòa); hoặc nguyên đơn sẽ từ bỏ việc

khởi kiện (rút đơn khởi kiện hoặc không đến Tòa theo lần triệu tập hợp lệ) và

Tòa án ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và chấm dứt vụ kiện.

Bốn là, quy định về việc các bên đương sự có thể yêu cầu Tòa án tiến hành

hòa giải cũng tạo điều kiện để các bên đương sự có cơ hội thương lượng và

giải quyết vụ án không cần Tòa án phải xét xử khi các bên đương sự thực sự

có nhu cầu và thiện chí hòa giải. Tuy nhiên, quyền yêu cầu Tòa án thực hiện

việc hòa giải cần thiết đương sự phải thực hiện nếu còn thời hạn chuẩn bị xét

xử sơ thẩm (hợp lý nhất là ngay sau khi được Tòa án thông báo về việc thụ lý

đơn khởi kiện, hoặc khi đương sự yêu cầu (hoặc không phản đối) quyết định

áp dụng TTRG của Tòa án).

(iv)!Về phạm vi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

Các vụ án được giải quyết theo TTRG đều là những vụ án đơn giản nên

việc xác định sự thật khách quan của các vụ án này cũng đơn giản vì nội dung

tranh chấp không phức tạp, chứng cứ rõ ràng, hoặc bị đơn đã thừa nhận hoàn

toàn các yêu cầu khởi kiện. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng hiện nay

các Thẩm phán của Tòa án cấp sơ thẩm đã cơ bản có khả năng về chuyên

môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm đưa ra phán quyết độc lập về tình tiết khách

quan của vụ việc có độ chính xác cao, và vì thế tỷ lệ sai sót trong trường hợp

này là thấp. Do đó, việc cho phép kháng cáo, kháng nghị đối với việc xác

định tình tiết vụ kiện trong những vụ án về TCKDTM có giá ngạch thấp hoặc

trong trường hợp bị đơn đã thừa nhận nghĩa vụ của mình là không cần thiết.

Như vậy, về cơ bản Tòa án cấp sơ thẩm ít có thể sai lầm khi quyết định về

tình tiết khách quan của vụ án. Do đó, tác giả cho rằng cần mạnh dạn quy

định phạm vi kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm theo

TTRG chỉ nên giới hạn ở việc kháng cáo, kháng nghị về việc áp dụng pháp

luật của Tòa án cấp sơ thẩm...185 Điều này chắc chắn sẽ làm giảm thiểu đi

những kháng cáo, kể cả kháng nghị, chỉ để nhằm kéo dài thời gian tố tụng.

185 Xem thêm kinh nghiệm của Thái Lan về cùng vấn đề này đã được tác giả nêu tại Chương 1 Luận án.

Page 134: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

127

(v)! Về phiên tòa phúc thẩm

Khoản 1 Điều 321 Dự thảo BLTTDSSĐ quy định không cần mở phiên tòa

phúc thẩm để giải quyết kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm áp

dụng TTRG, tác giả cho rằng quy định như vậy là chưa hợp lý vì không phù

hợp với nguyên tắc hiến định là việc xét xử phải được tiến hành công khai,

trực tiếp và bảo đảm việc tranh luận, như tác giả đã phân tích tại Chương 1

của Luận án.186

Mặt khác, đành rằng các vụ án được giải quyết theo TTRG có giá ngạch

thấp, nội dung tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc các đương sự thừa

nhận nghĩa vụ và Tòa án cấp phúc thẩm không khó khăn khi xem xét lại

những vấn đề về tình tiết vụ án (theo quan điểm của tác giả là cấp phúc thẩm

không xem xét lại việc xác định sự thật khách quan của vụ án được giải quyết

theo TTRG) nhưng xem xét lại việc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm

là nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng của Tòa án cấp phúc thẩm.

Do đó, việc không quy định trong Dự thảo BLTTDSSĐ cho phép các bên

tranh chấp trình bày và tranh luận về việc áp dụng pháp luật tại phiên tòa

phúc thẩm, theo ý kiến của tác giả là chưa phù hợp.

3.1.4.!Về rút gọn thời gian giải quyết vụ án

Qua phân tích các nội dung thể hiện việc rút gọn trình tự thủ tục giải quyết

vụ án theo TTRG cho thấy, việc rút gọn các hoạt động tố tụng một mặt vừa

đơn giản hoá trình tự thủ tục khi giải quyết vụ án theo TTRG, mặt khác cũng

chính việc đơn giản hóa này sẽ giúp cho thời hạn tố tụng được rút ngắn.

Bên cạnh đó, để có thể rút gọn thời gian giải quyết vụ án theo TTRG, tác

giả đề xuất cần phải có những quy định cụ thể, định lượng và kiểm soát được

thời gian thực tế từ khi khởi kiện cho đến khi Tòa án kết thúc việc giải quyết

vụ án.

(i)!Đối với thủ tục sơ thẩm 186 Kiến nghị này của tác giả đã được ghi nhận tại Điều 323 và 324 BLTTDSSĐ.

Page 135: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

128

Thứ nhất, về thủ tục nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án

Như nội dung tại chương 2 Luận án, thực trạng pháp luật và thực tiễn của

hoạt động nộp, nhận và xem xét đơn khởi kiện theo thủ tục tố tụng thông

thường hiện nay đang có nhiều bất cập khiến cho thời hạn giải quyết TCDS

nói chung bị kéo dài ngay từ những hoạt động tố tụng đầu tiên mà chưa có cơ

chế kiểm soát và tăng trách nhiệm của Tòa án. Vì vậy, để phát huy tính hiệu

quả của TTRG, tác giả đề xuất cần quy định theo hướng:

Một là, trước mắt nếu vẫn giữ nguyên quy định cùng với việc nộp đơn

khởi kiện, “người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng

cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” thì cần

phải có hướng dẫn cụ thể về các tài liệu chứng cứ cần phải nộp theo đơn khởi

kiện chỉ để nhằm hai mục đích xác định được thẩm quyền của Tòa án nhận

đơn và khẳng định được người khởi kiện có quyền khởi kiện. Đối với các

chứng cứ, tài liệu khác hoàn toàn có thể bổ sung sau thời điểm Tòa án thụ lý

và yêu cầu đương sự nộp bổ sung nhằm chứng minh cho yêu cầu của họ và

làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án. Dự thảo đã quy định về phương thức

tống đạt hoặc thông báo bằng phương tiện điện tử thì cũng nên triển khai áp

dụng hình thức thông báo này ngay từ giai đoạn tố tụng đầu tiên khởi kiện và

thụ lý. Triển khai việc đưa các mẫu đơn lên cổng thông tin điện tử của

TANDTC, Tòa án cấp cao và các Tòa án địa phương…

Về lâu dài, để giảm tải thời gian và đơn giản hoá thủ tục nhận đơn, xem

xét đơn, chúng tôi ủng hộ quan điểm nên quy định theo hướng khi nộp đơn

khởi kiện không đòi hỏi đương sự phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu

cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp và đồng thời quy định khi nhận đơn

khởi kiện là thụ lý ngay và người khởi kiện phải nộp một khoản phí khởi kiện

(đây được coi là phí xem xét thẩm quyền và cơ sở khởi kiện không phải là

khoản về tạm ứng án phí, án phí)187 nhằm đề cao trách nhiệm của Tòa án và

người khởi kiện. Quy định này giúp để kiểm soát về thời gian tố tụng của Tòa 187 Tưởng Duy Lượng, (5), tr.14&15.

Page 136: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

129 án, tăng trách nhiệm cho Tòa án và của cả người khởi kiện. Tuy nhiên, để

kiến nghị này khả thi, đòi hỏi phải có sự cải tiến đồng bộ, minh bạch, công

khai về các điều kiện khởi kiện và để người khởi kiện hoàn toàn chủ động

chuẩn bị hồ sơ khởi kiện một cách đầy đủ.

Hai là, phải bổ sung quy định Tòa án có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đã

nhận đơn và xác định về thời hạn trả lời đơn nhằm củng cố quyền lợi và trách

nhiệm của người khởi kiện khi nộp đơn. Đặc biệt bổ sung quy định này làm

tăng trách nhiệm của Tòa án trong việc thực hiện đúng, chính xác về các thời

hạn mà pháp luật đã quy định. Quy định này cũng sẽ giúp từng bước công

khai, minh bạch các hoạt động tố tụng của Tòa án. Ngoài ra, đề xuất nêu trên

cũng góp phần tạo cơ chế giám sát từ ngay chính người khởi kiện, qua đó họ

có thể phát hiện sự vi phạm về thời hạn xem xét đơn khởi kiện từ phía Tòa án

(nếu có).

Thứ hai, về thời điểm xác định vụ án có thể được áp dụng TTRG

Khoản 1 Điều 313 Dự thảo BLTTDSSĐ quy định: “Trong thời hạn ba

mươi ngày kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 191 của Bộ luật này,

nếu xét thấy vụ án đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn quy định tại Điều 312

của Bộ luật này thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết

định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong

thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định.”188

Với quy định như dự thảo nêu trên, thời hạn ba mươi ngày là không khả

thi. Bởi lẽ, quy định của khoản 1 Điều 194 Dự thảo BLTTDSSĐ,189 trong thời

hạn năm ngày làm việc Tòa án phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý

cho các đương sự và những người có liên quan (kể cả Viện kiểm sát). Tiếp

đến, người được thông báo có mười lăm ngày để trả lời đơn khởi kiện và có

quyền xin gia hạn thời hạn này tối đa là mười lăm ngày. Nếu tính cộng dồn

188 Điều 318 BLTTDSSĐ giữ nguyên các quy định như trên. 189 Điều 318 khoản 1 BLTTDSSĐ quy định thời hạn này là không quá 01 tháng.

Page 137: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

130 năm ngày làm việc (tương ứng khoảng bảy ngày thông thường) để Tòa án

thông báo về việc thụ lý vụ án, cộng với thời gian gửi thông báo đến các

đương sự và những người có liên quan khác, vậy tổng thời hạn này về lý

thuyết đã là khoảng ba mươi bảy ngày. Do đó, quy định này chưa phù hợp vì:

Một là, trong trường hợp bị đơn đề nghị gia hạn thời hạn trả lời thông báo

thụ lý vụ án, dẫn đến thực tế vụ án sau đó có đáp ứng tiêu chí áp dụng TTRG

cũng không còn cơ hội áp dụng TTRG.

Hai là, mặc dù không có tiêu chí (điều kiện) để áp dụng TTRG trong vòng

một tháng nêu trên nhưng sau khi triệu tập đương sự (chắc chắn chỉ có thể xảy

ra sau một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án) mà xuất hiện điều kiện áp dụng

TTRG (đương sự thừa nhận nghĩa vụ, chứng cứ rõ ràng, vụ án đơn giản), Tòa

án cũng không thể áp dụng TTRG, trong khi vụ án đó hoàn toàn có thể áp

dụng được TTRG ít nhất là về thành phần xét xử không cần bởi một tập thể,

và việc áp dụng TTRG ở cấp phúc thẩm (nếu có).

Ba là, có những vụ án Tòa án có thể xác định có tiêu chí có thể áp dụng

TTRG ngay từ khâu xem xét thụ lý vụ án, ví dụ trong hồ sơ khởi kiện có đầy

đủ chứng cứ bị đơn và các đương sự khác thừa nhận nghĩa vụ, giá ngạch vụ

kiện thấp và nội dung tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Trong các

trường hợp đó, Tòa án hoàn toàn có thể ra thông báo về việc áp dụng TTRG

cho bị đơn và các đương sự khác vào thời điểm gửi thông báo về việc thụ lý

vụ án. Và như vậy, việc Tòa án giải quyết vụ án khi đó đã có thể rút ngắn

được một tháng (xét về mặt rút gọn thời gian).

Bốn là, chính vì việc xác định nguyên lý chung khi áp dụng TTRG là có

thể áp dụng rút gọn một hoặc một số nội dung như: rút gọn về thời hạn tố

tụng, giản lược một số hoạt động tố tụng, hoặc rút gọn về thành phần xét

xử… chứ không nhất thiết phải áp dụng toàn bộ các nội dung của TTRG. Tác

giả cho rằng việc quyết định áp dụng TTRG nên quy định theo hướng có thể

thực hiện vào bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án khi xác

định được tiêu chí áp dụng đã được đáp ứng.

Page 138: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

131

Ví dụ, trong vụ án mà ban đầu bị đơn không thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ

nhưng trong quá trình lấy lời khai, tiến hành hòa giải mà đương sự thừa nhận

toàn bộ các yêu cầu của nguyên đơn thì, theo tác giả, cần phải quy định cho

phép ngay tại thời điểm đó Tòa án ban hành quyết định áp dụng TTRG (như

vậy vụ án có thể trước đó đã áp dụng các hoạt động tố tụng của thủ tục thông

thường nhưng kể từ thời điểm có quyết định áp dụng TTRG, các nội dung của

TTRG sẽ được triển khai áp dụng đối với những nội dung rút gọn còn lại ở sơ

thẩm và kể cả phúc thẩm sau đó nếu có kháng cáo, kháng nghị hợp pháp).

Đồng thời, cũng cần quy định, trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố

tụng nếu căn cứ cho việc áp dụng TTRG không còn nữa thì Tòa án hoàn toàn

có quyền quyết định không tiếp tục áp dụng TTRG.

Thứ ba, về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Vì Tòa án cấp sơ thẩm không phải tiến hành các trình tự, thủ tục tố tụng

thông thường trong quá trình chuẩn bị xét xử, ngoài việc thông báo cho bị đơn

về đơn khởi kiện, thông báo cho các bên về việc áp dụng TTRG để giải quyết

vụ án, nên thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được rút ngắn đi một cách cơ

bản.

Tác giả đề xuất rằng trong trường hợp bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ

của mình theo đơn khởi kiện tại văn bản trả lời đơn khởi kiện (ý kiến về việc

thụ lý vụ án), Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp vụ

án được giải quyết theo TTRG do giá ngạch thấp, Tòa án ra quyết định đưa vụ

án ra xét xử ngay sau khi nhận được sự khẳng định của các bên đương sự về

việc không phản đối việc xét xử theo TTRG hoặc hết thời hạn dự kiến đương

sự phải trả lời nhưng đương sự không trả lời thông báo của Tòa án về việc áp

dụng TTRG.

Trong cả hai trường hợp nêu trên, cân nhắc các khoảng thời gian đủ để tiến

hành việc gửi thông báo về đơn khởi kiện, thời gian chuẩn bị đơn trả lời đơn

khởi kiện, thời gian ra thông báo về áp dụng TTRG và để Tòa án có thể nhận

được trả lời của đương sự về việc áp dụng TTRG, cần thiết thời hạn chuẩn bị

Page 139: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

132 xét xử sơ thẩm đối với vụ án được giải quyết theo TTRG là không quá hai

tháng. Đề xuất này cũng phù hợp với dự kiến của đa số Người làm công tác

pháp luật và mong đợi của Nhà doanh nghiệp theo kết quả Khảo sát. Theo đó,

80,9% Người làm công tác pháp luật và 73,7% Nhà doanh nghiệp cho rằng

thời hạn tối đa mà họ mong đợi Tòa án giải quyết tranh chấp là hai tháng.

Thứ tư, về việc hoãn phiên tòa sơ thẩm

Điều 311 và 315 Dự thảo BLTTDSSĐ quy định về phạm vi áp dụng

TTRG và phiên tòa sơ thẩm giải quyết theo TTRG, qua đó cho thấy phiên toà

sơ thẩm tiến hành tương tự các quy định của phiên tòa dân sự theo thủ tục

thông thường (loại trừ có quy định mới về việc hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm)

và như vậy phiên tòa sơ thẩm đương nhiên vẫn bị hoãn nếu một trong các

đương sự hoặc người đại diện của họ đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ

nhất mà vẫn vắng mặt cho dù không có lý do chính đáng (trừ trường hợp có

đơn yêu cầu xét xử vắng mặt). Tác giả cho rằng, đối với vụ án áp dụng TTRG

cần quy định theo hướng phiên tòa sơ thẩm vẫn tiến hành nếu bị đơn hoặc

người đại diện của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt

không có lý do chính đáng.190 Trong trường hợp nguyên đơn hoặc người đại

diện của họ được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt không có lý do

chính đáng, Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.

Đề xuất trên đây của tác giả xuất phát từ một số cơ sở chính sau:

Một là, xuất phát từ việc quy định các điều kiện để tranh chấp được áp

dụng TTRG cho thấy, hoãn phiên tòa khi đương sự đã được triệu tập hợp lệ

lần thứ nhất mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng và cũng không có

đơn xin xét xử vắng mặt là không có cơ sở và không hợp lý. Nếu đương sự đã

không đưa ra được lý do chính đáng và cũng không phải vì trường hợp bất

khả kháng mà vắng mặt, hoặc là họ không có nhu cầu Tòa án tiếp tục giải

quyết tranh chấp của mình (áp dụng trong trường hợp đương sự là nguyên

190 Kiến nghị này của tác giả đã được ghi nhận tại Điều 321 khoản 1 BLTTDSSĐ.

Page 140: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

133 đơn) hoặc là họ đang cố tình trốn tránh nhằm kéo dài thời gian (trong trường

hợp đương sự là bị đơn).

Hai là, theo kinh nghiệm khi áp dụng TTRG của các nước trên thế giới, có

một trường hợp được ghi nhận có liên quan đến TTRG, nhằm tiết kiệm thời

gian cũng như chi phí cho các bên trong tranh tụng, đó là “xét xử khiếm

diện”. Xét xử khiếm diện là hình thức xét xử được áp dụng khi bị đơn không

có phản hồi lại đối với thông báo về tranh tụng hoặc tham gia vào tranh tụng

đúng theo thời gian quy định. Khi đó, Tòa án sẽ giải quyết và ra phán quyết

đáp ứng yêu cầu của bên nguyên dựa trên các bằng chứng mà họ cung cấp

trước Tòa án.191

Như vậy, tương tự khi áp dụng tại Việt Nam, trong trường hợp đã được

triệu tập hợp lệ nhưng bị đơn không đến mà không có lý do chính đáng, trong

trường hợp này cần phải coi là họ cố tình trốn tránh và Tòa án vẫn phải tiếp

tục xét xử vụ án để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nguyên đơn,

đồng thời, đáp ứng được mục tiêu đơn giản, rút gọn thời gian, tiết kiệm chi

phí khi áp dụng TTRG trong TTDS.

Tóm lại, ở trường hợp trên, không cần thiết hoãn phiên tòa mà phải xử lý

ngay tại phiên tòa tùy thuộc tư cách đương sự khác nhau để có hướng xử lý

hậu quả phù hợp. Đó là, đối với nguyên đơn, Tòa án nên ban hành quyết định

đình chỉ giải quyết vụ án (vì mặc nhiên hiểu rằng nguyên đơn không có nhu

cầu tiếp tục giải quyết vụ án). Ngược lại, đối với bị đơn, Tòa án phải tiếp tục

xét xử vắng mặt bị đơn (vì bị đơn đang cho thấy rằng họ muốn trì hoãn và kéo

dài việc giải quyết tranh chấp khi không đến Tòa án theo giấy triệu tập hợp lệ

của Tòa án).

(ii) Đối với thủ tục phúc thẩm

Theo các quy định về thủ tục thông thường tại cấp phúc thẩm, việc giải

quyết vụ án tại cấp phúc thẩm về cơ bản và trong đại đa số trường hợp là tại

191 Janet Walker & Garry D.Watson (135)

Page 141: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

134 phiên tòa phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm không phải thực hiện các trình tự,

thủ tục tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm như Tòa án cấp sơ

thẩm (triệu tập đương sự lấy lời khai, tiến hành hòa giải, xác minh chứng cứ

khi cần thiết...).

Do đó, tác giả cho rằng nội dung rút gọn về thời hạn ở thủ tục phúc thẩm

khi áp dụng TTRG bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, về thời hạn kháng cáo, kháng nghị và kháng cáo quá hạn

Vì tính chất của các vụ án được giải quyết theo TTRG là không phức tạp

về nội dung tranh chấp, chứng cứ và việc áp dụng pháp luật, tác giả cho rằng

việc quy định thời hạn mười lăm ngày để đương sự có quyền kháng cáo kể từ

ngày tuyên án hoặc kể từ ngày đương sự được giao bản án hoặc bản án được

niêm yết (quy định tại khoản 1 Điều 245 BLTTDS); và thời hạn kháng nghị từ

mười lăm đến ba mươi ngày đối với Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên

trực tiếp với Tòa án cấp sơ thẩm kể từ ngày tuyên án hoặc ngày Viện kiểm sát

nhận được bản án (quy định tại khoản 1 Điều 252 BLTTDS) là khá dài và

không cần thiết. Tác giả cho rằng, thời hạn kháng cáo của đương sự nên quy

định rút xuống còn năm ngày làm việc là phù hợp và thời hạn kháng nghị của

Viện kiểm sát cũng nên rút xuống còn mười ngày làm việc là hợp lý.192

Thứ hai, về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, tác giả cho rằng Tòa án cấp phúc

thẩm có thể ra quyết định đưa vụ án ra xét xử ngay sau khi nhận được hồ sơ

của vụ án do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển lên. Do đó, thời hạn chuẩn bị xét xử

phúc thẩm, tác giả đề xuất là nên rút xuống còn một tháng.193

(iii) Về thủ tục cấp trích lục bản án, bản án

Sau khi kết thúc xét xử sơ thẩm cũng như phúc thẩm, các bên đương sự

đều mong muốn làm sao nhận được bản án càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối

192 Kiến nghị này của tác giả đã cơ bản được ghi nhận tại Điều 322 BLTTDSSĐ. 193 Kiến nghị này của tác giả đã được ghi nhận tại Điều 323 khoản 1 BLTTDSSĐ.

Page 142: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

135 với những vụ án áp dụng TTRG để họ có thể thực hiện các quyền tiếp theo

của mình như yêu cầu thi hành án và đặc biệt là thực hiện quyền kháng cáo

phúc thẩm. Vì vậy, thời hạn cấp trích lục bản án, bản án nên rút ngắn hơn nếu

vụ án giải quyết theo TTRG. Cụ thể, chúng tôi đề xuất rút ngắn xuống còn ba

ngày đối với việc cấp trích lục bản án và năm ngày đối với việc cấp bản án để

Tòa án gửi cho các đương sự và Viện kiểm sát.194

3.2.!Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thủ tục rút gọn giải quyết

tranh chấp kinh doanh, thương mại

3.2.1.!Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự

Theo tác giả, BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung những quy định như sau:

(i)!Bổ sung một phần riêng quy định về thủ tục giải quyết vụ án theo

TTRG gồm 2 Chương về TTRG tại Tòa án cấp sơ thẩm và TTRG tại Tòa án

cấp phúc thẩm.

(ii)! Quy định về điều kiện áp dụng TTRG là các vụ án đáp ứng được một

trong những tiêu chí sau: (a) Vụ án mà bị đơn thừa nhận các nghĩa vụ theo

yêu cầu khởi kiện; hoặc (b) Vụ án đơn giản, giá ngạch thấp theo quy định của

pháp luật và chứng cứ rõ ràng, trừ trường hợp đương sự phản đối hợp lý việc

áp dụng TTRG; hoặc (c) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng và theo yêu cầu

của tất cả các đương sự.

(iii)!Sửa đổi Điều 14 BLTTDS theo hướng Tòa án xét xử tập thể vụ án dân

sự và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo TTRG.195

(iv)!Sửa đổi Điều 86 và Điều 87 BLTTDS theo hướng Tòa án có thể tiến

hành lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, trừ trường hợp vụ án được

giải quyết theo TTRG.196

(v)! Sửa đổi Điều 88 BLTTDS theo hướng Tòa án tiến hành đối chất trừ 194 BLTTDSSĐ không có quy định riêng về vấn đề này đối với vụ án được giải quyết theo TTRG. 195 Điều 14 BLTTDSSĐ đã sửa đổi theo hướng nêu trên. 196 Điều 98 và Điều 99 BLTTDSSĐ chưa sửa đổi theo hướng nêu trên.

Page 143: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

136 trường hợp vụ án được giải quyết theo TTRG.197

(vi)!Sửa đổi, bổ sung Điều 181 BLTDS theo hướng Tòa án không tiến

hành hòa giải đối với vụ án được giải quyết theo TTRG, trừ trường hợp có

yêu cầu của tất cả các đương sự.198

(vii)! Sửa đổi khoản 3 Điều 179 BLTTDS về thời hạn mở phiên tòa theo

hướng bổ sung quy định về trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo TTRG,

đồng thời quy định về thời hạn mở phiên tòa tại Chương về TTRG tại Tòa án

cấp sơ thẩm theo hướng Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn mười lăm

ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, và bổ sung quy định trong

trường hợp có lý do chính đáng thời hạn này là một tháng.199

(viii)!Quy định tại Chương giải quyết vụ án dân sự theo TTRG tại Tòa án

cấp sơ thẩm về việc Tòa án gửi thông báo cho đương sự về việc áp dụng

TTRG trong thời hạn nhất định, ví dụ năm ngày kể từ ngày Tòa án nhận được

trả lời đơn khởi kiện của bị đơn hoặc trong thời hạn hợp lý theo quy định của

pháp luật mà Tòa án không nhận được trả lời đơn khởi kiện. Việc quy định

thời hạn hợp lý sẽ do TANDTC hướng dẫn phụ thuộc vào một số điều kiện

khách quan nhất định, ví dụ thời hạn cần để chuyển thông báo về thụ lý vụ án

cho bị đơn, thời hạn cần để chuyển trả lời đơn khởi kiện đến Tòa án…200

(ix)!Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến sự tham gia của Viện

kiểm sát tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Cụ thể, sửa đổi khoản 2 và

khoản 3 Điều 21 và khoản 1 Điều 207 BLTTDS theo hướng “Viện kiểm sát

nhân dân tham gia đối với các phiên tòa sơ thẩm… trừ trường hợp vụ án được

giải quyết theo TTRG” và “Viện kiểm sát nhân dân tham gia đối với phiên 197 Điều 100 BLTTDSSĐ chưa sửa đổi theo hướng nêu trên. 198 Điều 205 BLTTDSSĐ đã được sửa đổi theo hướng Tòa án không tiến hành hòa giải đối với vụ án được giải quyết theo TTRG. 199 Khoản 1 Điều 203 BLTTDSSĐ đã sửa đổi khoản 1 Điều 179 BLTTDS theo hướng nêu trên. Đồng thời, các Điều 318 BLTTDSSĐ và Điều 323 BLTTDSSĐ đã quy định về thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm. 200 Các kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới.

Page 144: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

137 tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật

này”.201

(x)! Bổ sung tại Chương giải quyết vụ án dân sự theo TTRG tại Tòa án cấp

phúc thẩm điều luật quy định về phạm vi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

theo thủ tục rút gọn, với nội dung giới hạn kháng cáo, kháng nghị về việc áp

dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm.202

(xi)!Quy định tại Chương về TTRG tại Tòa án cấp phúc thẩm theo hướng

thời hạn kháng cáo là năm ngày làm việc và thời hạn kháng nghị là bảy ngày

làm việc.203 Đồng thời không ghi nhận quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện

kiểm sát cấp trên đối với các bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn.204

(xii)! Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 241 BLTTDS về thời hạn gửi bản án

cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp theo hướng trong thời hạn năm ngày

Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng

cấp trong trường hợp vụ án được giải quyết theo TTRG.205

(xiii)! Sửa đổi, bổ sung Điều 243 BLTTDS và Điều 250 BLTTDS về nội

dung kháng cáo, kháng nghị theo hướng chỉ cho phép kháng cáo, kháng nghị

về mặt áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp vụ án

được giải quyết theo TTRG. Cần bổ sung quy định về vấn đề này tại Chương

về TTRG tại Tòa án cấp sơ thẩm.206

(xiv)!Sửa đổi, bổ sung Điều 263 BLTTDS về phạm vi xét xử phúc thẩm

201 Các kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới. 202 Các kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới. 203 Kiến nghị này đã được ghi nhận tại Điều 311 BLTTDSSĐ. 204 Kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới. 205 Kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới. 206 Kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới.

Page 145: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

138 theo hướng Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại về mặt áp dụng pháp luật

của Tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp vụ án được giải quyết theo TTRG.

Cần bổ sung quy định về vấn đề này tại Chương về TTRG tại Tòa án cấp sơ

thẩm.207

(xv)! Sửa đổi, bổ sung Điều 21 và khoản 2 Điều 264 BLTTDS về sự tham

gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm theo

hướng đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm trong trường

hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát.208

3.2.2.!Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa

đổi

TTRG là một chế định hoàn toàn mới trong TTDS ở nước ta, do đó để áp

dụng TTRG một cách có ý nghĩa và hiệu quả cần phải ban hành một số văn

bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng TTRG về một số vấn đề mà

không thể hoặc không nên quy định chi tiết trong BLTTDSSĐ sau đây:

(i)! Hướng dẫn về việc xác định giá ngạch thấp là điều kiện áp dụng

TTRG.

(ii)! Hướng dẫn về trình tự thụ lý, xem xét và xử lý vụ án thuộc đối tượng

áp dụng TTRG; việc phân công Thẩm phán phụ trách, trình tự giải quyết các

yêu cầu, khiếu nại liên quan; thời hạn và nội dung thông báo về thụ lý vụ án

có thể áp dụng TTRG, thông báo về việc áp dụng TTRG; về cơ sở xem xét

tính hợp lý của việc phản đối áp dụng TTRG; về cách tính thời hạn liên quan

đến TTRG như thời hạn gửi các thông báo, giấy triệu tập phiên tòa, quyết

định đưa vụ án ra xét xử, thời hạn gửi bản án sơ thẩm cho các đương sự và

cho Viện kiểm sát, thời hạn kháng cáo, kháng nghị...

(iii)!Hướng dẫn về phạm vi xét xử phúc thẩm: những nội dung nào được 207 Kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới. 208 Kiến nghị này chưa được chấp nhận khi thông qua BLTTDSSĐ. Tác giả vẫn giữ nguyên quan điểm cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này cho những lần sửa đổi bộ luật tới.

Page 146: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

139 coi là xem xét lại ở cấp phúc thẩm về áp dụng pháp luật, những nội dung nào

được coi là liên quan đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án không

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm.

Tác giả cho rằng cơ sở và nội dung đề xuất nêu trên hoàn toàn có tính khả

thi. Bởi lẽ, hệ thống TAND được cơ cấu tổ chức lại theo LTCTAND sửa đổi,

theo hướng TANDTC tập trung vào việc hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổng

kết công tác xét xử, do đó TANDTC có nhiều điều kiện hơn trong việc đưa ra

các hướng dẫn áp dụng TTRG. Thêm vào đó, với quy định mới về việc tuyển

chọn, bổ nhiệm và phê chuẩn Thẩm phán TANDTC theo hướng bảo đảm các

Thẩm phán TANDTC là những người có năng lực, trình độ và kinh nghiệm

cao, hoàn toàn hy vọng các văn bản hướng dẫn của TANDTC về TTRG sẽ

được ban hành kịp thời và bảo đảm về chất lượng.

3.3.! Giải pháp về thi hành các quy định về thủ tục rút gọn giải quyết

tranh chấp kinh doanh, thương mại

TTRG chỉ được áp dụng có ý nghĩa và khả thi trên thực tế khi và chỉ khi,

ngoài các giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật như nêu trên, cần phải

có một số giải pháp khác sau đây:

3.3.1.!Quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn

Như đã đánh giá ở Chương 2, theo đó các thời hạn mà pháp luật quy định

thường không được tuân thủ trên thực tế. Tác giả cho rằng với một chế định

mới về TTRG, trong đó các thời hạn đưa ra đều được rút gọn hơn so với các

thời hạn thông thường nên vấn đề đầu tiên cần giải quyết để bảo đảm các quy

định về TTRG được thực thi có ý nghĩa trên thực tế là quán triệt nhận thức

của các Tòa án, Thẩm phán và cán bộ Tòa án về yêu cầu áp dụng TTRG.

Các Tòa án và đội ngũ cán bộ Tòa án cần phải nhận thức rõ về yêu cầu

cấp bách cần phải áp dụng TTRG trong một số trường hợp mà pháp luật quy

định để từ đó nâng cao ý thức thực thi các quy định của pháp luật tố tụng

trong tất cả các khâu tố tụng, từ việc tiếp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn,

Page 147: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

140 thụ lý đơn khởi kiện, ra các thông báo cần thiết về thụ lý đơn khởi kiện, về áp

dụng TTRG... Nếu Tòa án và đội ngũ cán bộ của Tòa án không nhận thức

được đầy đủ yêu cầu về việc áp dụng TTRG mà vẫn “xử lý” các vụ việc đó

theo tuần tự và thông lệ như đã và đang áp dụng đối với những tranh chấp

thông thường khác thì chắc chắn ý nghĩa của chế định TTRG sẽ không đạt

được trên thực tế.

3.3.2.! Xây dựng cơ chế, tổ chức, nguồn lực và chế tài bảo đảm thực hiện

các quy định về thủ tục rút gọn

Theo tác giả hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của Tòa án về dữ liệu pháp

luật cũng tốt hơn nhiều so với trước đây để các Thẩm phán và cán bộ Tòa án

có thể truy cập các thông tin và quy định liên quan của pháp luật trong quá

trình chuẩn bị công tác xét xử. Điều đó dẫn đến giảm thiểu nhiều thời gian để

Tòa án xác định tính phức tạp của những vấn đề pháp lý áp dụng cho vụ án

thuộc đối tượng áp dụng TTRG, và cũng giảm thiểu đáng kể thời gian để Tòa

án kiểm tra tính hợp pháp của các yêu cầu của nguyên đơn trong trường hợp

bị đơn thừa nhận nghĩa vụ (thuộc một trong những trường hợp áp dụng

TTRG).

Tuy nhiên, để đảm bảo việc triển khai áp dụng TTRG được thuận lợi và

hiệu quả, cần thiết mỗi Tòa án tùy thuộc vào điều kiện vật chất và các nguồn

lực cụ thể của mình để xây dựng một cơ chế và trình tự tổ chức phù hợp thực

hiện việc áp dụng TTRG có sự phân công rõ ràng người chịu trách nhiệm

“đầu vào, đầu ra” và thời gian xử lý từng đầu việc. Cụ thể, việc phân công

Thẩm phán chịu trách nhiệm xử lý các đơn khởi kiện có thể thuộc trường hợp

áp dụng TTRG, trách nhiệm của bộ phận nhận đơn khởi kiện trình Thẩm phán

phụ trách việc thụ lý đơn, mối quan hệ giữa Thẩm phán phụ trách và lãnh đạo

Tòa án trong việc xem xét, cân nhắc có áp dụng TTRG, thẩm quyền xem xét

và quyết định về việc có chấp nhận sự phản đối của đương sự đối với việc áp

dụng TTRG, về việc chuyển vụ án theo TTRG sang thủ tục thông thường...

Ngoài ra, mỗi Tòa án cũng cần xây dựng các trình tự kiểm tra, giám sát

Page 148: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

141 việc áp dụng TTRG nhằm bảo đảm việc áp dụng các thủ tục này là đúng đắn

ngay từ giai đoạn đầu tiên áp dụng TTRG.

Tiếp theo, TANDTC cần xây dựng lộ trình sơ kết, kiểm tra, tổng kết định

kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định về TTRG, đồng thời bảo đảm nguồn

lực để sẵn sàng hướng dẫn kịp thời các Tòa án địa phương.

Tác giả cho rằng cần phải xây dựng và thực thi các chế tài đủ mạnh để bảo

đảm các Tòa án, Thẩm phán và các cán bộ liên quan của Tòa án không vi

phạm các quy định về TTRG. Các chế tài đó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng

và được xây dựng trên cơ sở đủ mạnh nhưng đồng thời vẫn bảo đảm sự độc

lập của Thẩm phán khi xét xử, tính chủ động và linh hoạt của Tòa án cũng

như của Thẩm phán trong việc áp dụng TTRG trong những trường hợp mà

pháp luật tố tụng cho phép.

Page 149: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

142

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Một số kết luận chính của Chương 3 có thể được tóm tắt như sau:

(i)!Về điều kiện áp dụng TTRG: khác với quan điểm của ban soạn thảo Dự

thảo BLTTDSSĐ quy định điều kiện để áp dụng TTRG phải hội tụ toàn bộ

các tiêu chí, tác giả cho rằng để xác định các điều kiện của một vụ án về

TCDS nói chung và vụ án về TCKDTM nói riêng được áp dụng TTRG cần

thiết các tiêu chí đó phải được xây dựng làm sao để có thể áp dụng được một

hoặc một số nội dung của TTRG (rút gọn về thời hạn tố tụng, giản lược một

số hoạt động tố tụng, hoặc rút gọn về thành phần xét xử…) chứ không nhất

thiết phải áp dụng rút gọn toàn bộ các nội dung của TTRG.

Một vụ án có thể thuộc đối tượng rút gọn về thành phần xét xử, hoặc trình

tự, thủ tục tố tụng vẫn hoàn toàn có thể áp dụng TTRG để giải quyết cho dù

thời gian xét xử có thể không được rút gọn.

Do đó, tác giả đề xuất một TCDS hay một TCKDTM khi chỉ cần có đủ

một trong ba tiêu chí sau đây sẽ được áp dụng TTRG: (i) các đương sự thừa

nhận nghĩa vụ; (ii) đơn giản, giá ngạch thấp theo quy định của pháp luật,

chứng cứ rõ ràng và không có sự phản đối hợp lý của đương sự; hoặc (iii) đơn

giản, chứng cứ rõ ràng và có đề nghị hoặc có sự đồng ý áp dụng TTRG của tất

cả các đương sự.

(ii)!Về việc không mở phiên tòa phúc thẩm: quy định về việc không mở

phiên tòa phúc thẩm là không phù hợp với nguyên tắc hiến định về việc xét

xử phải được tiến hành công khai, trực tiếp và bảo đảm việc tranh luận.

(iii)!Về mối quan hệ giữa các quy định về thủ tục chung với TTRG: Dự

thảo BLTTDSSĐ chưa quy định tại một số điều liên quan ở các phần khác

Phần thứ 4 về TTRG về việc không áp dụng các quy định đó trong trường hợp

vụ án được giải quyết theo TTRG là chưa phù hợp vì việc không quy định

“trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn” tại các điều luật

Page 150: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

143 liên quan đó sẽ dẫn đến việc trên thực tế Tòa án gặp khó khăn khi không rõ có

áp dụng các điều luật đó hay không đối với vụ án được giải quyết theo TTRG.

(iv)!Về thời điểm áp dụng TTRG: Cần quy định về việc TTRG có thể được

áp dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án khi xuất

hiện điều kiện để áp dụng TTRG.

(v)!Về hòa giải: Cần quy định việc hòa giải không mang tính bắt buộc

trong vụ án được giải quyết theo TTRG.

(vi)!Về mở phiên tòa: Mặc dù vụ án được giải quyết theo TTRG nhưng vẫn

phải mở phiên tòa để bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai, trực tiếp và các

đương sự có quyền tranh luận.

(vii)!Về sự tham gia của Viện kiểm sát: Nên quy định cụ thể về việc đại

diện Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm đối với vụ án được giải

quyết theo TTRG trong trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát cùng

cấp.

(viii)!Về tổ chức thực hiện các quy định về TTRG: Việc áp dụng TTRG có

hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc cần có những giải pháp tổng thể để

quán triệt nhận thức về ý nghĩa của TTRG, xây dựng cơ chế, tổ chức phù hợp,

bảo đảm nguồn lực để có thể thi hành có hiệu quả các quy định về TTRG.

(ix)!Về đặc thù của TTRG trong việc giải quyết TCKDTM: TTRG được áp

dụng chung cho việc giải quyết các vụ án về TCDS, trong đó có TCKDTM.

Tuy nhiên, các giao dịch về kinh doanh, thương mại có những đặc thù riêng

(thường giá trị giao dịch lớn) nên khi xác định tiêu chí tranh chấp có giá

ngạch thấp của các TCKDTM thuộc đối tượng áp dụng TTRG không thể đồng

nhất với mức giá ngạch như của các vụ án về TCDS khác.

Mặt khác, việc rút gọn về thời gian giải quyết các vụ án về TCKDTM

theo TTRG cũng cần phải được rút gọn nhiều hơn so với thời gian giải quyết

các vụ án về TCDS khác vì một nguyên tắc của TTDS là giải quyết các vụ án

về TCKDTM phải được nhanh chóng hơn so với các vụ án về TCDS khác.

Page 151: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Luận án có những kết luận và kiến nghị chính sau đây:

Thứ nhất, TTRG đang được triển khai xây dựng trong bối cảnh hoàn toàn

thuận lợi và có tính khả thi cao, cụ thể:

(i) Đã có quy định của Hiến pháp về việc áp dụng TTRG tạo cơ sở chính

trị pháp lý cho cả hệ thống chính trị và tư pháp thực hiện những quy định của

tố tụng dân sự về TTRG khi được ban hành.

(ii) Có sự đồng thuận cao trong giới khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử

về nhu cầu áp dụng TTRG trong quá trình giải quyết một số vụ án thuộc đối

tượng có thể áp dụng một thủ tục gọn nhẹ, đơn giản hơn so với thủ tục thông

thường mà vẫn bảo đảm công lý, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

(iii) Về năng lực và trình độ của đội ngũ Thẩm phán đã được nâng lên

đáng kể. Tất cả các Thẩm phán đều có trình độ đại học và trên đại học, đều có

nhiều kinh nghiệm thực tiễn xét xử tại Tòa án, hoặc qua các trường đào tạo về

nghề Thẩm phán và quy trình tuyển chọn Thẩm phán cũng ngày càng khắt

khe và đòi hỏi cao hơn...

(iv) Nhận thức pháp lý của đương sự, đặc biệt của các doanh nghiệp được

tăng lên trong những năm vừa qua và cùng với đội ngũ chuyên gia pháp lý

của các doanh nghiệp, đội ngũ Luật sư đã được phát triển một cách đáng kể

về số lượng và chất lượng, hoàn toàn có cơ sở để các đương sự trong vụ án

dân sự nói chung và vụ án về TCKDTM nói riêng có đủ điều kiện và khả

năng tham gia trong suốt quá trình tố tụng của Tòa án một cách kịp thời và

hiệu quả hơn.

Như vậy, TTRG cần được xây dựng trên tinh thần của các Nghị quyết của

Đảng và Hiến pháp 2013 nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của hoạt động

xét xử nhưng phải bảo đảm các tranh chấp được giải quyết đúng pháp luật và

bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự.

Page 152: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

145

Thứ hai, trong tương lai gần TTRG cần được xây dựng trên tinh thần bảo

đảm các nguyên tắc hiến định và các nguyên tắc cơ bản của TTDS, bao gồm

các nguyên tắc: chế độ hai cấp xét xử; xét xử công khai, trực tiếp và bảo đảm

quyền tranh luận... Tuy nhiên, lâu dài, sau khi đã qua thực tiễn thi hành TTRG

và một khi đã đủ các điều kiện cần thiết, tác giả nhận thấy cần có sự tiếp tục

sửa đổi hoàn thiện từ chính các nguyên tắc hiến định để làm sao xây dựng

một TTRG đúng với bản chất đơn giản, gọn nhẹ, giảm thiểu tối đa các chi phí

mà vẫn đảm bảo công lý.

Thứ ba, TTRG chỉ được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự chứ

không bao gồm giải quyết các việc dân sự. Nội dung của TTRG bao gồm rút

gọn về thành phần xét xử, trình tự và thời gian xét xử.

Thứ tư, việc xây dựng TTRG ở nước ta cần được dựa trên những nguyên

lý cơ bản về TTDS nói chung và TTRG nói riêng, có tham khảo các kinh

nghiệm tốt được đúc rút từ các nền pháp lý đã có trải nghiệm áp dụng TTRG

một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

Thứ năm, các quy định của TTRG phải được phân tích và mổ xẻ từ nhiều

lăng kính khác nhau trên tinh thần không vì tạo ra một khuôn khổ pháp lý

cứng nhắc chỉ để rút gọn về thời gian xét xử như vậy sẽ không mang tính khả

thi. Các quy định hiện hành của pháp luật tố tụng về thời hạn chuẩn bị xét xử

trong các vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng về cơ bản đã là

ngắn so với các nước trên thế giới nhưng thực tế xét xử dường như khó có thể

đáp ứng được các thời hạn luật định đó. Cách tiếp cận hiện nay của các nhà

làm luật theo hướng chỉ hướng tới rút gọn về thời gian xét xử dường như sẽ

lại đi vào vết mòn cũ khi chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục những

nguyên nhân còn tồn tại của việc chưa tuân thủ được các thời hạn chuẩn bị xét

xử theo luật định hiện nay. Điều đó rất có khả năng dẫn đến một thực tế là

TTRG sẽ không phát huy được ý nghĩa căn nguyên của nó.

Thứ sáu, các tiêu chí áp dụng TTRG được đề xuất một cách chính thống

Page 153: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

146 trong Dự thảo BLTTDSSĐ chưa được xây dựng dựa trên nền tảng khoa học

và kinh nghiệm quốc tế và chưa tính đến các đặc thù của Việt Nam. Luận án

đưa ra hai đề xuất hoàn toàn mới với cách tiếp cận xây dựng tiêu chí áp dụng

TTRG theo hướng linh hoạt và nội dung của TTRG cũng mang tính linh hoạt

sẽ bảo đảm được tính khả thi và hiệu quả cao của việc áp dụng TTRG trên

thực tế. Luận án cũng đưa ra những luận điểm và đề xuất mới về tính hài hòa

và cân bằng giữa tăng tính hiệu quả của công tác xét xử thông qua việc áp

dụng TTRG với việc bảo đảm những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp,

nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự nhằm bảo đảm công lý, bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của đương sự. Các quy định về TTRG trong Dự thảo

BLTTDS dường như chưa lưu tâm một cách thỏa đáng vấn đề quan trọng này.

Tuy nhiên, vì giới hạn của Luận án không thể giải quyết hết các vấn đề

của TTRG, nhất là khi nước ta còn chưa có kinh nghiệm thực tế áp dụng

TTRG trong TTDS, Luận án còn chưa giải quyết được một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, chưa mô tả chi tiết một số tiêu chí của TTRG, ví dụ: về việc xác

định như thế nào là một vụ án đơn giản (mặc dù trong nội dung Luận án tác

giả đã giải thích một cách khái quát là đơn giản về mặt xác định sự thật của

vụ án và đơn giản về áp dụng pháp luật); và thế nào là vụ án có chứng cứ rõ

ràng. Đây sẽ là những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình áp dụng TTRG

nhưng khó có thể phân tích một cách chi tiết được trong khuôn khổ của một

luận án tiến sỹ vì phạm vi của vấn đề đó là quá rộng và chỉ có thể thực hiện

được điều đó khi TTRG được trải nghiệm triển khai áp dụng một thời gian

trên thực tế.

Hai là, chưa chỉ ra các ngưỡng giá ngạch thấp khác nhau làm cơ sở để áp

dụng TTRG. Thực sự, đây là vấn đề khá phức tạp và đòi hỏi việc nghiên cứu

toàn diện nhiều yếu tố liên quan nhưng lại không thuộc phạm vi trọng tâm của

Luận án. Cách tiếp cận của tác giả về vấn đề này theo hướng nên linh hoạt

hóa trong các quy định mang tính định lượng trong các đạo luật mà nên dành

cho ngành tư pháp sự chủ động xác định trong quá trình thi hành TTRG, dựa

Page 154: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

147 trên tính chất của mỗi loại hình tranh chấp khác nhau, điều kiện phát triển

kinh tế, xã hội của từng vùng miền, địa phương... cũng như tùy thuộc vào

từng thời điểm cụ thể.

Những vấn đề nêu trên dù chưa được giải quyết một cách tận cùng trong

khuôn khổ của một luận án nhưng là những vấn đề khá thú vị và cần tiếp tục

nghiên cứu, quan sát và trải nghiệm từ thực tế áp dụng TTRG. Tác giả sẽ tiếp

tục nghiên cứu những vấn đề này trong các công trình khoa học tiếp theo của

mình về TTRG./.

Page 155: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN!

A.! Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường và cấp Bộ đã tham gia và thực hiện

1.! Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng Thủ tục đơn giản/ rút gọn trong tố tụng dân sự”. Nghiệm thu ngày 31-7-2013. Xếp loại: Tốt;

2.! Thành viên tham gia Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Vấn đề xây dựng thủ tục rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, năm 2014 (chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Anh Tuấn). Cụ thể: Viết chuyên đề “Yêu cầu cải cách tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tế với việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam” cùng với TS. Trần Anh Tuấn. Nghiệm thu ngày 25-12-2014. Xếp loại: Xuất sắc.

B.! Bài viết tại hội thảo và trên các tạp chí khoa học chuyên ngành luật trong nước

3.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi): giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn”, Tài liệu hội thảo “Góp ý sửa đổi toàn diện Bộ luật tố tụng dân sự”, do Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 17-9-2015;

4.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Sự tham gia của Viện kiểm sát trong các phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn”, Tạp chí dân chủ pháp luật điện tử, ngày 15-9-2015;

5.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Xây dựng điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (19);

6.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Kinh nghiệm quốc tế - đề xuất xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật sư, (10);

7.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Góp ý Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi: về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3, (88);

8.! Đặng Thanh Hoa, (2015), “Hiệu lực của bản án – quyết định theo thủ tục rút gọn”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (10);

9.! Đặng Thanh Hoa (2013), “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn”, Tạp chí Dân chủ & Pháp Luật, (8).

Page 156: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục các văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nước

1.! Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24-5-

2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

2.! Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2-6-2005

về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3.! Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

VIII – Hà Nội, 1997.

4.! Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-03-2015 về những

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,

nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016.

B. Danh mục văn bản pháp luật

5.! Bộ luật dân sự Việt Nam (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.! Bộ luật dân sự Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.! Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), Bản dịch

tiếng Việt, Hà Nội.

8.! Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

9.! Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga (2005), NXB Tư pháp, Hà Nội.

10.! Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 – Sửa đổi bổ sung năm 2011

(2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11.! Tìm hiểu Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi

2013, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

12.! Luật tổ chức tòa án nhân dân (2014), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13.! Luật trọng tài thương mại năm (2014), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Page 157: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

14.! Sắc lệnh 51/SL ngày 17-04-1946 về thẩm quyền của Tòa án và sự phân

công các nhân viên Nghị quyết số 428/NQ-UBTVQH13 ngày 29-12-

2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện Nghị quyết

của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội

nhiệm kỳ khóa XIII.

15.! Sắc lệnh số 131/SL ngày 24-01-1946 về cách tổ chức các Tòa án và các

ngạch Thẩm phán.

16.! Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18-6-2013 về điều chỉnh Chương

trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương

trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.

C. Danh mục các tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

17.! Trương Hòa Bình (2014), “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử

và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa

án nhân dân, (04).

18.! Nguyễn Văn Bình (Chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp

– Việt, Nhà pháp luật Việt – Pháp, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

19.! Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Kluwer Norstedts Juridik Tano

(Người dịch: Lê Hồng Hạnh và Dương Thị Hiền).

20.! Đỗ Văn Chỉnh, Phạm Thị Hằng (2013), “Cần có quy định thủ tục rút gọn

trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (03).

21.! Jean-Marie Coulon (2000), “Kỷ yếu Hội thảo pháp luật về tố tụng dân

sự”, Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức ngày 9&10-11-2000, Hà Nội.

22.! Jean-Marie Coulon (2001), “Kỷ yếu Hội thảo pháp luật về tố tụng dân

sự”, Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức ngày 29&30-10-2001, Hà Nội.

23.! Ngô Cường (2014), “Mô hình Tòa án đơn giản ở Nhật Bản”, Tạp chí Tòa

Page 158: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

án nhân dân, (16).

24.! Nguyễn Quang Du (2004), “Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong dự

thảo BLTTDS – Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức”, Kỷ yếu các

tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án JICA, Quyển 6.

25.! Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút ngắn trong

pháp luật dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04).

26.! Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015),

Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân

sự theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam, Hà Nội.

27.! Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài

Thương mại, NXB Chính trị quốc gia.

28.! Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, NXB Khai Trí,

Sài Gòn.

29.! Lê Thu Hà (2003), Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.! Lê Thu Hà (2003), Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31.! Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học: Một số vấn đề của pháp luật tố

tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.! Lê Thu Hà (2010), Tổ chức xét xử vụ án dân sự đáp ứng yêu cầu cải cách

tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.! Phan Chí Hiếu (2005), “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh

doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (12).

34.! Đặng Thanh Hoa (2013), “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng

theo thủ tục rút gọn”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (08).

35.! Đặng Thanh Hoa (chủ nhiệm đề tài) (2013), “Giải quyết tranh chấp giữa

người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh doanh bằng thủ tục rút gọn

trong tố tụng dân sự”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp

Page 159: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

cơ sở, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

36.! Đào Văn Hội (1999), Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án, NXB

Chính trị quốc gia.

37.! Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế

ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.

38.! Bùi Thị Dung Huyền, Lê Thế Phúc (2010), “Xét xử theo thủ tục đơn giản

các vụ án dân sự – Nhu cầu và định hướng”, Tạp chí Tòa án nhân dân,

(05).

39.! JICA (1998), Japanese law (Luật Nhật Bản), tập III, NXB Thanh niên,

Hà Nội.

40.! Khoa Pháp luật Dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), “Xu hướng

đơn giản hóa thủ tục tố tụng trên thế giới và những vấn đề đặt ra đối với

Việt Nam”, Hội thảo cấp khoa do Khoa Pháp luật Dân sự Trường Đại

học Luật Hà Nội tổ chức ngày 10-10-2014, Hà Nội.

41.! Tưởng Duy Lượng (2015), Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh

chấp hợp đồng, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để

cải thiện môi trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

(USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội.

42.! Lê Nết (2006), Kinh tế luật, NXB Trí thức.

43.! Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm,

NXB Giáo dục, 1996.

44.! Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), “Thủ tục xét xử cấp thẩm và việc thi

hành các bản án, quyết định của Tòa án”, Tài liệu hội thảo về pháp luật

tố tụng dân sự, Hà Nội.

45.! Phạm Hữu Nghị (1999), “Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước

ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).

46.! Nguyễn Như Phát (2001), “Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng

kinh tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11).

Page 160: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

47.! Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung

tâm Từ điển học.

48.! Mai Hồng Quỳ (chủ nhiệm đề tài) (1999), “Thực tiễn tranh chấp kinh tế

với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.

49.! Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và đảm bảo quyền con người

tại Việt Nam, NXB Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh.

50.! Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby (2004), Constantine

Partasides, Pháp luật và thực tiễn Trọng tài thương mại quốc tế, NXB

Thomson, Sweet & Maxwell (Bản dịch của Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam năm 2009).

51.! Võ Hồng Sơn (2010), “Cần bổ sung thủ tục đơn giản vào Bộ luật tố tụng

dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11).

52.! Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên), (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự

Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

53.! Đào Xuân Tiến (2004), “Góp ý kiến dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp

chí Nghiên cứu lập pháp, (04).

54.! Tòa án nhân dân tối cao (1995), “Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực

tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp bộ, Hà Nội.

55.! Tòa án nhân dân tối cao (1996), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ

tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

56.! Tòa án nhân dân tối cao (2000), “Về pháp luật tố tụng dân sự”, Kỷ yếu dự

án VIE/95/017 Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam, Hà Nội.

57.! Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

Page 161: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

58.! Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

59.! Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

60.! Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

61.! Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

62.! Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao số

20/BC-TANDTC ngày 01/09/2010 về tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật tố

tụng dân sự, Hà Nội.

63.! Tòa án nhân dân tối cao (2010), Bản tổng hợp ý kiến Bộ, ngành về dự án

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự ngày 1-9-

2010, Hà Nội.

64.! Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

65.! Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

66.! Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

67.! Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của ngành Tòa án nhân

Page 162: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

dân, Hà Nội.

68.! Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án

năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của ngành Tòa án nhân

dân, Hà Nội.

69.! Tòa án nhân dân tối cao (2014), Mô hình thủ tục rút gọn trong tố tụng

dân sự - kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam, Tài liệu hội thảo về chương

trình đối tác tư pháp, do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tại Tp. Hồ Chí

Minh tổ chức các ngày 24&25-11-2014.

70.! Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi

hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

71.! Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Khả năng áp dụng thủ tục rút gọn trong

tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).

72.! Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - Những vấn đề

lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73.! Ngô Ngọc Trai (2015), “Tố tụng chậm trễ gây tác hại cho nền kinh tế”,

Tạp chí Luật sư, (07).

74.! Trần Anh Tuấn (2009), Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong quá

trình hội nhập quốc tế, trong cuốn “Pháp luật Việt Nam trong tiến trình

hội nhập quốc tế và phát triển bền vững”, NXB Công an nhân dân, Hà

Nội.

75.! Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2010), “Hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư

pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà

Nội.

76.! Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2014), “Vấn đề xây dựng thủ tục tố

tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế

quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp bộ, Hà Nội.

Page 163: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

77.! Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Khả năng áp dụng thủ tục rút gọn trong

tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12).

78.! Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Pháp luật Việt Nam trong tiến trình

hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, NXB Công an nhân dân.

79.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1996), “Chuyên đề: Luật tố tụng

dân sự”, Thông tin khoa học pháp lý, (01).

80.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), “Chuyên đề: Một số vấn đề

cải cách tư pháp ở Trung Quốc”, Thông tin khoa học pháp lý (12), Hà

Nội.

81.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), “Chuyên đề: Tổng hợp ý

kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự”, Thông tin khoa học

pháp lý, (01), Hà Nội.

82.! Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), “Một số vấn đề về Luật tố

tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Thông tin khoa học

pháp lý, (03), Hà Nội.

83.! Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), “Viện kiểm sát tổ chức hội nghị

lấy ý kiến toàn ngành về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ

luật tố tụng dân sự 2004”, Tạp chí Viện kiểm sát, (17).

84.! Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Góp ý dự thảo Bộ

luật tố tụng dân sự (sửa đỗi) để cải thiện môi trường kinh doanh theo

Nghị quyết 19 của Chính phủ”, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố

tụng dân sự để cải thiện mội trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển

Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội.

85.! Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2008), Một số vấn đề về pháp luật

dân sự Việt Nam từ thế kỉ VI đến thời Pháp thuộc (tái bản), NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

86.! Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Trung tâm khoa học xã hội và

nhân văn quốc gia (2001), “Những quan điểm cơ bản về Bộ luật TTDS

Việt Nam”, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

Page 164: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

87.! Edward Brunet (2008), “Summary Judgment is Constitutional”, 92

Iowa L. Rev.

88.! Jay C. Carlisle (1988-1989), “Simplified Procedure for Court

Determination of Disputes under New York’s Civil Practice Law and

Rules”, 54 Brook. L. Rev.

89.! Larry L. Chubb, “Economic Analysis in the Courts: Limits and

Constraints”, 64 Ind. L.J. 769.

90.! R. Coase (1960), “The Problems of Social Cost”, 3 Journal of Law and

Economics 1; G. Calabresi (1961), “Some thoughts on Risk

Distribution and the Law of Torts”, 70 Yale Law Journal 499.

91.! “Civil Procedure Code of France” [http://civillawnetwork. wordpress.

com/2008/01/08/the-civil-procedure-code-of-france/].

92.! “Civil Procedure Code of Japan” [http://www. courts. go.

jp/english/proceedings/civil_suit. html#ii_b_4].

93.! “Civil Procedure Code of Singapore”

[http://www.singaporelaw.sg/content/CivilProcedure.html#Section7].

94.! Civil Procedure Code of Thailand

[http://195.83.177.9/upl/pdf/code_39.pdf].

95.! “Civil Procedure Code of United States”

[http://www.dcsc.gov/dccourts/docs/SUPERIOR_COURT_RULES_O

F_CIVIL_PROCEDURE_090707.pdf].

96.! Japan International Cooperation Agency (1998), Japaness Law -

Volume 2.

97.! Christian Koller (2014), Chapter 2: Civil Justice in the Austrian-

German Tradition, 34 IUS Gentium.

98.! Michael D. Murray, “The Great Recession and the Rhetorical Canons

Page 165: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

of Law and Economics”, 58 Loy. L. Rev. 615.

99.! Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th Edition, St. Paul,

MN: West.

100.!Carl F. Goodman (2004), Summary Courts and Special Cases, Justice

and Civil Procedure in Japan, Ocean Publications Inc.

101.!Corina D. Gerety and Rihard P. Holme (2011), “Simplified Procedure

in the Real World Under C.R.C.P, 16.1”, 40 Colo. Law. 23.

102.!Carl F.Gooldman (2004), Justice and Civil Procedure in Japan, Ocean

Publications Inc.

103.!Corina Gerety (2010), Survey of the Colorado Bench & Bar on

Colorado’s Simplified Pretrial Procedure for Civil Actions 1, IAALS.

104.!Milton D. Green (1979), Section 8. Summary Judgment, Basic Civil

Procedure, Foundation Press.

105.!Dan Fenno Henderson (2000), The Summary Courts, Civil Procedure

in Japan - Parker School of Foreign and Comparative Law, Columbia

University, Transnational Juris Publications, Inc.

106.!Organisation for Economic Co-operation and Development (2006),

Consumer Dispute Resolution and Redress in the Global Marketplace

24, [http://www.oecd.org/internet/consumer/36456184.pdf].

107.!Ministry of the Attorney General (Jan 1, 2010), “Fact Sheet: Simplified

Procedure under Rule 76 of the Rules on Civil Procedure 2”,

[http://www.attorneygeneral.jus.gov.on.ca/english/courts/civil/fact_she

et_simplified_procedure_76.pdf].

108.!Geofrey C.Hazard Jr, Colin C.Tait, William A.Fletcher (2010),

Pleading and Procedure – State and Federal, Case and Materials, 8th

Edition, University Casebook Series.

109.!Keith N. Hylton (2008), “When Should a Case be Dismissed? The

Page 166: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

116.!http://www.nolo.com/legal-encyclopedia/small-claims-suits-how-much-

30031.html.

117.!http://www.justice.gov.uk/courts/procedure-rules/civil/rules/part27.

118.!http://open.justice.gov.uk/courts/civil-cases/.

119.!http://www.nycourts.gov/COURTS/nyc/smallclaims/startingcase.shtml.

120.!http://www.nycourts.gov/COURTS/nyc/smallclaims/trial.shtml.

121.!http://www.courts.ca.gov/documents/2014-Court-Statistics-Report.pdf

122.!https://www.nycourts.gov/courthelp/pdfs/SmallClaimsHandbook.pdf

123.!http://www.doingbusiness.org/data/exploretopics/enforcing-

contracts/reforms

Economics of Pleading and Summary Judgment Standards”, 16 Sup.

Ct. Econ. Rev.

110.!Ministry of Justice of the United Kingdom's website

[http://www.justice. gov.uk/courts/procedure-rules/civil/rules].

111.!Robert Wyness Millar (1928-1929), “Three American Ventures in

Summary Civil Procedure”, 38 Yale L. J.

112.!Paul Ranjard (2011), “A Comparative Study between the Civil

Procedures of France, Germany and China”

[http://www.ipr2.org/storage/Comparative_Study_on_Civil_Procedures

_of_France,_Germany_and_China-EN1067.pdf].

113.!R. Posner (1986), Economic Analysis of Law, Third Edition.

114.!Suja A. Thomas (2004), “The Seventh Amendment, Modern Procedure,

and the English Common Law”, 82 Washington U.L.Q.

115.!Taisu Zhang (2012), “The Pragmatic Court: Reinterpreting the

Supreme Court of China”, 25 Colum. J. Asian L.

Tài liệu tham khảo trên trang web

Page 167: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

124.!http://congly.com.vn/hoat-dong-nganh/xay-dung-phap-lenh-thu-tuc-rut-

gon-trong-to-tung-dan-su-bao-dam-viec-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-

duoc-nhanh-chong-chinh-xac-45114.html

125.!http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP, Án

dân sự: Có nên xử rút gọn?

126.!http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP, Thủ

tục rút gọn: Chỉ xử trong vòng một tháng?

127.!http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx, Hải Lộc,

“Tìm hiểu hệ thống Tòa án và công tác đào tạo các chức danh tư pháp

của Cộng hòa Liên bang Đức”.

128.!http://www.thesaigontimes.vn/130855/Nhung-he-luy-kinh-te-vi-su-le-

the-trong-to-tung-dan-su.html, Lương Văn Trung, “Những hệ lụy kinh tế

về sự lê thê trong tố tụng dân sự”.

129.! http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150615/tham-phan-di-hoc-nghi-quyet-

hop-cong-doan-nghi-phep-la-duong-su-lanh-du/761907.html, Trương

Trọng Nghĩa, “Thẩm phán đi học nghị quyết, nghỉ phép đương sự lãnh

đủ”.

130.! http://www.thesaigontimes.vn/131616/Dai-bieu-QH-Vien-Kiem-sat-

can-co-mat-tai-toa-dan-su.html, Nguyễn Xuân Thủy, “Đại biểu Quốc

hội: Viện Kiểm sát cần có mặt tại Tòa dân sự”.

131.!https://luatminhkhue.vn/dan-su/sua-doi-bo-luat-to-tung-dan-su-vien-

kiem-sat-tham-gia-phien-toa-dan-su,-khong-can-thiet-.aspx, Nguyễn Thị

Hoài Phương, “Sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự: Viện Kiểm sát tham gia

phiên tòa dân sự, không cần thiết?”.

Page 168: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KINH DOANH

THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

(Ban hành kèm theo Báo cáo số 43/TANDTC-KHXX ngày 26-02-2015

của Tòa án nhân dân tối cao)

I. Năm 2005

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 1.223 vụ việc trong tổng số 1.495 vụ việc, đạt 82%, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 1035 vụ việc trong số 1.260 vụ việc đã thụ

lý, đạt 82,1% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 169 vụ việc; các TAND cấp

tỉnh đã giải quyết 866 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 174 vụ việc trong tổng số 219 vụ việc đã

thụ lý, đạt 80% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 10 vụ việc; các Tòa Phúc

thẩm TANDTC đã giải quyết 164 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 14 vụ việc trong tổng số 16

vụ việc đã thụ lý, đạt 88% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải quyết

01 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 13 vụ việc).

Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp yêu cầu về TCKDTM bị hủy

là 2,5%, bị sửa là 3,9%. So với năm 2004 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy

tăng 0,3%, bị sửa tăng 1,3%.

II. Năm 2006

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 2.274 vụ việc trong tổng số 2866 vụ việc, đạt 79,4% (số vụ yêu cầu

tuyên bố phá sản đã giải quyết là 16/53 vụ), trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 1978 vụ việc trong số 2498 vụ việc đã thụ

lý, đạt 79,2% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 689 vụ việc; các TAND cấp

tỉnh đã giải quyết 1.289 vụ việc);

Page 169: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 280 vụ việc trong tổng số 347 vụ việc đã

thụ lý, đạt 80,7% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 73 vụ việc; các Tòa Phúc

thẩm TANDTC đã giải quyết 207 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 16 vụ việc trong tổng số 21

vụ việc đã thụ lý, đạt 76,2% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 01 vụ việc; Tòa kinh tế và Hội đồng Thẩm phán (HĐTP) TANDTC đã giải

quyết 15 vụ việc).

Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp yêu cầu về TCKDTM bị hủy là

2%, bị sửa là 3%. So với năm 2005 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy giảm

0,05%, bị sửa tăng 0,9%. Trong đó, tỷ lệ các bản án quyết định của TAND cấp sơ

thẩm bị hủy để giải quyết lại chiếm 2,3%, sửa chiếm 3,4%; tỷ lệ các bản án, quyết

định của TAND cấp phúc thẩm bị hủy chiếm 3,2%.

III. Năm 2007

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 4.206 vụ việc trong tổng số 4.798 vụ việc, đạt 87,7%, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 3.783 vụ việc trong số 4.287 vụ việc đã thụ

lý, đạt 88,2% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 1948 vụ việc; các TAND

cấp tỉnh đã giải quyết 1.835 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 401 vụ việc trong tổng số 485 vụ việc đã

thụ lý, đạt 82,7% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 158 vụ việc; các Tòa Phúc

thẩm TANDTC đã giải quyết 243 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 22 vụ việc trong tổng số 26

vụ việc đã thụ lý, đạt 84,6% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 4 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 18 vụ việc).

IV. Năm 2008

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 5.343 vụ việc trong tổng số 6.034 vụ việc, đạt 88,5%, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 4.748 vụ việc trong số 5.384 vụ việc đã thụ

Page 170: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

lý, đạt 88,2% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 1.948 vụ việc; các TAND

cấp tỉnh đã giải quyết 1.835 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 538 vụ việc trong tổng số 626 vụ việc đã

thụ lý, đạt 82,7% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 262 vụ việc; các Tòa Phúc

thẩm TANDTC đã giải quyết 276 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 21 vụ việc trong tổng số

24 vụ việc đã thụ lý, đạt 87,5% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 0 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 21 vụ việc).

V. Năm 2009

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 7.347 vụ việc trong tổng số 8.477 vụ việc, đạt 86,7%, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 6.574 vụ việc trong số 7.612 vụ việc đã thụ

lý, đạt 86,4%(các TAND cấp huyện đã giải quyết 3.250 vụ việc; các TAND

cấp tỉnh đã giải quyết 3.324 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 728 vụ việc trong tổng số 807 vụ việc đã

thụ lý, đạt 90,2 % (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 388 vụ việc; các Tòa Phúc

thẩm TANDTC đã giải quyết 340 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 45 vụ việc trong tổng số 58

vụ việc đã thụ lý, đạt 77,6 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải quyết

8 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 37 vụ việc).

VI. Năm 2010

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 7.789 vụ việc trong tổng số 9.271 vụ việc, đạt 84 %, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 6.879 vụ việc trong số 8.256 vụ việc đã thụ

lý, đạt 83,3 % (các TAND cấp huyện đã giải quyết 3.351 vụ việc; các TAND

cấp tỉnh đã giải quyết 3.528 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 870 vụ việc trong tổng số 961 vụ việc đã

Page 171: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

thụ lý, đạt 90,5% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 551 vụ việc; các Tòa Phúc

thẩm TANDTC đã giải quyết 319 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 54 vụ việc trong tổng số 40

vụ việc đã thụ lý, đạt 74,1% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 14 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 26 vụ việc).

VII. Năm 2011

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 9249 vụ việc trong tổng số 11.009 vụ việc, đạt 84%, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 8.418 vụ việc trong số 10.040 vụ việc đã

thụ lý, đạt 83,8% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 4.183 vụ việc; các

TAND cấp tỉnh đã giải quyết 4.235 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 790 vụ việc trong tổng số 910 vụ việc đã

thụ lý, đạt 86,8% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 435 vụ việc; các Tòa Phúc

thẩm TANDTC đã giải quyết 355 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 41 vụ việc trong tổng số 59

vụ việc đã thụ lý, đạt 69,5% (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 07 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 34 vụ việc).

VIII. Năm 2012

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 13.081 vụ việc trong tổng số 1.5452 vụ việc, đạt 84,7 %, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 11.995 vụ việc trong số 14.215 vụ việc đã

thụ lý, đạt 84.4% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 8863 vụ việc; các

TAND cấp tỉnh đã giải quyết 3.132 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 1.023 vụ việc trong tổng số 1.137 vụ việc

đã thụ lý, đạt 90 % (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 566 vụ việc; các Tòa

Phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 457 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 63 vụ việc trong tổng số

Page 172: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

100 vụ việc đã thụ lý, đạt 63 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 15 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 48 vụ việc).

IX. Năm 2013

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 16.085 vụ việc trong tổng số 18.864 vụ việc, đạt 85,3%, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 14.767 vụ việc trong số 17.426 vụ việc đã

thụ lý, đạt 84,7% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 1.3824 vụ việc; các

TAND cấp tỉnh đã giải quyết 943 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 1.191 vụ việc trong tổng số 1.292 vụ việc

đã thụ lý, đạt 92,2% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 920 vụ việc; các Tòa

Phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 271 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 127 vụ việc trong tổng số

146 vụ việc đã thụ lý, đạt 87 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 47 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 80 vụ việc).

X. Năm 2014

TAND các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc

thẩm được 11.211 vụ việc trong tổng số 18.371 vụ việc, đạt 61%, trong đó:

- TAND cấp sơ thẩm đã giải quyết 1099 vụ việc trong số 16.883 vụ việc đã thụ

lý, đạt 59,8% (các TAND cấp huyện đã giải quyết 9.526 vụ việc; các TAND

cấp tỉnh đã giải quyết 573 vụ việc);

- TAND cấp phúc thẩm đã giải quyết 980 vụ việc trong tổng số 1.310 vụ việc

đã thụ lý, đạt 74,8% (các TAND cấp tỉnh đã giải quyết 837 vụ việc; các Tòa

Phúc thẩm TANDTC đã giải quyết 143 vụ việc);

- Các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm đã giải quyết 132 vụ việc trong tổng số

178 vụ việc đã thụ lý, đạt 74,2 % (các Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh đã giải

quyết 72 vụ việc; Tòa kinh tế và HĐTPTANDTC đã giải quyết 60 vụ việc).

Page 173: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

1.! Kết quả bảng hỏi dành cho cán bộ tư pháp

Câu 1: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các

tranh chấp kinh doanh, thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4 tháng

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

1. Dài 54.6% 53

2. Ngắn 5.2% 5

3. Chưa phù hợp cho một số trường hợp 40.2% 39

Tổng số người trả lời 97

Số người không trả lời 0

Page 174: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 2: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với

các tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4

tháng là

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời

1. Dài 53,1% 51

2. Ngắn 14,6% 14

3. Chưa phù hợp cho một số trường hợp 32,3% 31

Tổng số người trả lời 96

Số người không trả lời 1

Page 175: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 3: Theo Ông/bà/anh/chị trong những trường hợp tranh chấp, yêu cầu kinh doanh thương mại đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc giá ngạch thấp thì

Câu trả lời lựa chọn Đồng ý/Có

Không đồng

ý/Không

Tỷ lệ trung bình

Số người trả lời

1. Chỉ cần 1 Thẩm phán xét xử sơ thẩm

53 43 0 0 0 0,00 96

2. Không cần thủ tục hòa giải trừ trường hợp các bên có yêu cầu

61 36 0 0 0 0,00 97

3. Không cần phải xét xử phúc thẩm nhưng cần giám đốc thẩm

30 66 0 0 0 0,00 96

4. Có cần phải mở phiên tòa 87 9 0 0 0 0,00 96

5. Có cần sự tham gia của Viện kiểm sát

82 15 0 0 0 0,00 97

Tổng số người trả lời 97

Số người không trả lời 0

Page 176: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

(Câu 3.4) Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

Dưới 1 tháng 27,8% 27

Dưới 2 tháng 36,1% 35

Dưới 3 tháng 29,9% 29

Trên 3 tháng 6,2% 6

Tổng số người trả lời 97

Số người không trả lời 0

Page 177: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 4: Theo ông/bà/anh/chị thì tranh chấp, yêu cầu kinh doanh thương mại

đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng là

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

1.Những vụ án có hồ sơ, tài liệu xác định ngay quyền

và nghĩa vụ của các bên và các bên không có tranh

chấp, mâu thuẫn về chứng cứ

69,6% 64

2. Loại tranh chấp là thông dụng và không liên quan

đến lĩnh vực pháp luật phức tạp 30,4% 28

Tổng số người trả lời 92

Số người không trả lời 5

Page 178: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 5: Theo ông/bà/anh/chị thì pháp luật cần xác định thế nào là tranh chấp, yêu

cầu kinh doanh, thương mại đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng hay chỉ quy định

chung và giao cho Tòa án linh hoạt tự quyết định trong từng trường hợp cụ thể:

Câu trả lời lựa chọn Đồng

ý

Không

đồng ý

Tỷ lệ

trung

bình

Số

người

trả lời

Pháp luật cần quy định cụ

thể 85 8 0 0 0 1,09 93

Để Tòa án xem xét và tự

quyết định cho linh hoạt 36 52 0 0 0 1,59 88

Tổng số người trả lời 95

Số người không trả lời 2

Page 179: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 6: Theo ông/bà/anh/chị tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại có giá

ngạch cao nhất ở mức dưới đây thì nên áp dụng thủ tục rút gọn:

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

Dưới 100 triệu 64,1% 59

Dưới 200 triệu 35,9% 33

Con số khác (Xin vui lòng ghi cụ thể) 0,0% 0

Tổng số người trả lời 92

Số người không trả lời 5

Page 180: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 7: Theo ông/bà/anh/chị tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại có

giá ngạch nên để Tòa án tối cao tự xác định, hướng dẫn mức giá ngạch cho

linh hoạt và phù hợp với từng thời kì:

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

Đồng ý 77,4% 72

Không đồng ý 22,6% 21

Tổng số người trả lời 93

Số người không trả lời 4

Page 181: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 8: Theo ông/bà/anh/chị đối với tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại mà bên có nghĩa vụ là bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ thì:

Câu trả lời lựa chọn

Đồng ý Không đồng ý

Tỷ lệ trung bình

Số người trả lời

1. Nên áp dụng thủ tục rút gọn

77 17 0 0 0 1,18 94

2. Không được kháng cáo - kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

39 54 0 0 0 1,58 93

3. Không được giám đốc thẩm, tái thẩm

38 54 0 0 0 1,59 92

4. Ý kiến khác 0 0 0 0 0 0,00 0

Xin vui lòng nêu cụ thể 0

Tổng số người trả lời 95

Số người không trả lời 2

Page 182: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 9: Trong trường hợp phải/muốn khởi kiện ra Tòa án thì

ông/bà/anh/chị mong muốn thời gian giải quyết ở Tòa án là bao lâu:

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

Từ 1 đến 2 tháng 80,9% 76

Từ 2 đến 4 tháng 19,1% 18

Ý kiến khác (xin vui lòng nêu cụ thể) 0,0% 0

Tổng số người trả lời 94

Số người không trả lời 3

Page 183: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 10: Theo ông bà với trình độ, năng lực, phẩm chất của Thẩm phán hiện

nay thì việc áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phù hợp và vẫn đảm bảo khách

quan, công bằng và công lý:

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

Đồng ý 66,0% 62

Không đồng ý 34,0% 32

Tổng số người trả lời 94

Số người không trả lời 3

Page 184: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

2.! Kết quả Khảo sát dành cho Doanh nghiệp

Câu 1: Ông/bà/anh/chị đã từng tham gia giải quyết tranh chấp, yêu cầu kinh

doanh, thương mại tại Tòa án chưa?

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả

lời

1. Thường xuyên 19.2% 32

2. Thỉnh thoảng 23.4% 39

3. Hiếm khi 10.8% 18

4. Chưa bao giờ 46.6% 78

Tổng số người trả lời 167

Số người không trả lời 1

Page 185: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 2: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các

tranh chấp kinh doanh, thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4 tháng là

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời

1. Phù hợp 28,0% 47

2. Chưa đủ trong một số trường hợp 26,8% 45

3. Dài trong một số trường hợp 45,2% 76

Tổng số người trả lời 168

Số người không trả lời 0

Page 186: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 3: Ông/bà/anh/chị cho biết thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với các

tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay nếu đã gia hạn thì tối đa 4 tháng là

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời

1. Phù hợp 32,7% 54

2. Chưa đủ trong một số trường hợp 20,0% 33

3. Dài trong một số trường hợp 47,3% 78

Tổng số người trả lời 165

Số người không trả lời 3

Page 187: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 4: Ông/bà/anh/chị từ góc độ là đương sự và trong bối cảnh phát triển kinh

tế hiện nay thì có nên áp dụng các thủ tục rút gọn, đơn giản, ngắn gọn đối với

các tranh chấp, yêu cầu KDTM đơn giản, chứng cứ rõ ràng, giá ngạch thấp...

hay không?

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả lời

Đồng ý 90,9% 150

Không đồng ý 9,1% 15

Tổng số người trả lời 165

Số người không trả lời 3

Page 188: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 5: Theo Ông/bà/anh/chị trong những trường hợp tranh chấp, yêu cầu kinh doanh thương mại đơn giản, chứng cứ rõ ràng hoặc giá ngạch thấp thì

Câu trả lời lựa chọn Đồng ý/Có

Không đồng

ý/Không

Tỷ lệ trung bình

Số người trả lời

1. Chỉ cần 1 Thẩm phán xét xử sơ thẩm

110 55 0 0 0 0,00 165

2. Không cần thủ tục hòa giải trừ trường hợp các bên có yêu cầu

110 55 0 0 0 0,00 165

3. Không cần phải xét xử phúc thẩm nhưng cần giám đốc thẩm

78 87 0 0 0 0,00 165

4. Có cần phải mở phiên tòa

121 43 0 0 0 0,00 164

5. Có cần sự tham gia của Viện kiểm sát

104 63 0 0 0 0,00 167

Tổng số người trả lời 168

Số người không trả lời 0

Page 189: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 5.4: Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

Dưới 1 tháng 33,5% 55

Dưới 2 tháng 40,2% 66

Dưới 3 tháng 23,8% 39

Dưới thời hạn khác (xin vui lòng nêu rõ bao nhiêu tháng) 2,5% 4

Tổng số người trả lời 164

Số người không trả lời 4

Page 190: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 6: Theo ông/bà/anh/chị thì tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại

đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng là

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

1. Những vụ án có hồ sơ, tài liệu xác định ngay quyền

và nghĩa vụ của các bên và các bên không có tranh

chấp, mâu thuẫn về chứng cứ

77,9% 127

2. Loại tranh chấp là thông dụng và không liên quan

đến lĩnh vực pháp luật phức tạp 22,1% 36

Tổng số người trả lời 163

Số người không trả lời 5

Page 191: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 7: Theo ông/bà/anh/chị thì pháp luật cần xác định thế nào là tranh chấp,

yêu cầu kinh doanh, thương mại đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng hay chỉ quy

định chung và giao cho Tòa án linh hoạt tự quyết định trong từng trường hợp

cụ thể:

Câu trả lời lựa chọn Đồng

ý

Không

đồng ý

Tỷ lệ

trung

bình

Số

người

trả lời

- Pháp luật cần quy

định cụ thể: 135 29 0 0 0 1,18 164

- Để Tòa án xem xét

và tự quyết định cho linh

hoạt

70 78 0 0 0 1,53 148

Tổng số người trả lời 167

Số người không trả lời 1

Page 192: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 8: Theo ông/bà/anh/chị tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại có giá

ngạch cao nhất ở mức dưới đây thì nên áp dụng thủ tục rút gọn:

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người trả

lời

Từ 100 triệu trở xuống 51,2% 84

Từ 200 triệu trở xuống 37,8% 62

Con số khác (Xin vui lòng ghi cụ thể) 11,0% 18

Tổng số người trả lời 164

Số người không trả lời 4

Page 193: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 9: Theo ông/bà/anh/chị thì nên để Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc

xác định mức giá ngạch của tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại được

áp dụng thủ tục rút gọn cho linh hoạt và phù hợp với từng thời kì:

Câu trả lời lựa chọn Tỷ lệ Số người

trả lời

Đồng ý 77,1% 128

Không đồng ý 22,9% 38

Tổng số người trả lời 166

Số người không trả lời 2

Page 194: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặ

Câu 10: Theo ông/bà/anh/chị đối với tranh chấp, yêu cầu kinh doanh, thương mại mà bên có nghĩa vụ là bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ thì:

Câu trả lời lựa chọn Đồng ý Không đồng ý

Tỷ lệ trung bình

Số người trả lời

1. Nên áp dụng thủ tục rút gọn

149 17 0 0 0 1,10 166

2. Không được kháng cáo - kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

78 86 0 0 0 1,52 164

3. Không được giám đốc thẩm, tái thẩm

67 92 0 0 0 1,58 159

4. Ý kiến khác 4 0 0 0 0 1,00 4

Xin vui lòng nêu cụ thể 4

Tổng số người trả lời 166

Số người không trả lời 2