58
THÔNG TIN - THI STHÔNG TIN - THI Sz Kni m 76 nă m Cách mng tháng Tám và Quc khánh 2/9. z Ch t ch Tôn Đứ c Th ng - Ng ườ i su t đờ i ph c v Nhân dân. z Gia Lai trong Cách mng tháng Tám 1945. z Toàn dân đồng lòng, đoàn kết, ng hvc xin và tham gia chi ến dch tiêm phòng vc xin. z Gia Lai: Lan t a phong trào ng hcông tác phòng, chng dch Covid-19. z Tình hình thế gi i đáng chú ý thi gian gn đây. Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN Ý ĐẢNG - LÒNG DÂN z Tích cc tham mưu tri n khai thc hi n vi c hc t p, làm theo t ư t ưởng, đạo đức, phong cách HChí Minh. z Nâng cao hi u quphòng nga vi phm, t i phm vgiao thông đường bGia Lai. z Gia Lai phát huy vai trò người uy tín tiêu bi u trong phong trào toàn dân bo van ninh Tquc. ĐỜI SNG - VĂN HÓA ĐỜI SNG - VĂN HÓA z Xây d ng th ế tr n lòng dân v ng ch c. z An Khê đầ u t ư b o t n, tôn t o các di tích l ch s - v ă n hóa ph c v giáo d c truy n th ng và phát tri n kinh t ế . z Nướ c mm Hi quân. THÔNG TIN CƠ STHÔNG TIN CƠ Sz Công tác tuyên giáo góp phn phát trin kinh tế - xã hi địa phương. z Thành phPleiku vi công tác đảm bo an toàn thc phm trong tình hình mi. z Phnthôn 1, xã PTó giúp nhau phát tri n kinh t ế, xóa đói gi m nghèo. MÔ HÌNH KINH NGHIM MÔ HÌNH KINH NGHIM z Mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có”. z Khai thác giá tr m th c truy n th ng c a ng ườ i Bahnar, Jrai. z Tm lòng c a ch Luyên. z Siu Tong - Hnông dân v ươ n lên nh th o ngh th mc. CHÍNH SÁCH PHÁP LUT CHÍNH SÁCH PHÁP LUT z Chính sách h tr ng ườ i lao độ ng và ng ườ i s d ng lao độ ng g p khó kh ă n do đạ i d ch Covid-19. z Các ch ế độ ư u đ ãi ng ườ i có công v i cách mng. z 08 d u hi u sau tiêm v c xin Covid-19 c n đế n ngay b nh vi n. nh bìa trên: Ngày 19/8/1945, Tng khi nghĩa Hà Ni, các lc lượng qun chúng cách mng đánh chiếm Bc BPh. nh tư liu. nh bìa dưới: Ngã ba Phù Đổng - TP. Pleiku. nh: Thanh Lâm. * In 3.200 cun kh19 x 27 cm ti Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giy phép xut bn s: 04/ GP-XBBT - do SThông tin và Truyn thông tnh Gia Lai cp ngày 20/4/2021. * In xong và np lưu chiu tháng 8/2021. Trình bày: THANH LÂM Chu trách nhim xut bn HUNH THMNH y viên Ban Thường v, Trưởng Ban Tuyên giáo Tnh y Ban Biên tp TNG THI MC TRN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Địa ch: 02 Hai Bà Trưng, TP. Pleiku, Gia Lai ĐT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] 2 5 8 11 13 15 17 20 23 25 28 31 33 36 39 41 43 45 47 49 50 52 Trang TRONG SNÀY TRONG SNÀY

TTRONG SRONG SỐ NÀYNÀY

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

THÔNG TIN - THỜI SỰTHÔNG TIN - THỜI SỰ Kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người suốt đời phục vụ Nhân dân. Gia Lai trong Cách mạng tháng Tám 1945. Toàn dân đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ vắc xin và tham gia chiến

dịch tiêm phòng vắc xin. Gia Lai: Lan tỏa phong trào ủng hộ công tác phòng, chống dịch

Covid-19. Tình hình thế giới đáng chú ý thời gian gần đây.

Ý ĐẢNG - LÒNG DÂNÝ ĐẢNG - LÒNG DÂN Tích cực tham mưu triển khai thực hiện việc học tập, làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm, tội phạm về giao thông

đường bộ ở Gia Lai. Gia Lai phát huy vai trò người uy tín tiêu biểu trong phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.ĐỜI SỐNG - VĂN HÓAĐỜI SỐNG - VĂN HÓA

Xây dựng thế trận lòng dân vững chắc. An Khê đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ

giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế. Nước mắm Hải quân.

THÔNG TIN CƠ SỞTHÔNG TIN CƠ SỞ Công tác tuyên giáo góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở

địa phương. Thành phố Pleiku với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong

tình hình mới. Phụ nữ thôn 1, xã Pờ Tó giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói

giảm nghèo. MÔ HÌNH KINH NGHIỆMMÔ HÌNH KINH NGHIỆM

Mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có”. Khai thác giá trị ẩm thực truyền thống của người Bahnar, Jrai. Tấm lòng của chị Luyên. Siu Tong - Hộ nông dân vươn lên nhờ thạo nghề thợ mộc.

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬTCHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp

khó khăn do đại dịch Covid-19. Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. 08 dấu hiệu sau tiêm vắc xin Covid-19 cần đến ngay bệnh viện.

Ảnh bìa trên: Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, các lực lượng quần chúng cách mạng đánh chiếm Bắc Bộ Phủ. Ảnh tư liệu.

Ảnh bìa dưới: Ngã ba Phù Đổng - TP. Pleiku. Ảnh: Thanh Lâm.

* In 3.200 cuốn khổ 19 x 27 cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giấy phép xuất bản số: 04/GP-XBBT - do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/4/2021.

* In xong và nộp lưu chiểu tháng 8/2021.

Trình bày: THANH LÂM

Chịu trách nhiệm xuất bản

HUỲNH THẾ MẠNHỦy viên Ban Thường vụ,

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Ban Biên tập

TỐNG THỚI MỐC

TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNG

Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng,

TP. Pleiku, Gia Lai

ĐT: 0269.3824101

Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

258

11

1315

17

20

23

25

2831

33

36

39

41434547

495052

Trang

TRONG SỐ NÀYTRONG SỐ NÀY

2 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Quần chúng nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não Quần chúng nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc bộ, ngày 19/8/1945. Ảnh tư liệu.của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc bộ, ngày 19/8/1945. Ảnh tư liệu.

Kỷ niệmKỷ niệm cách mạng thángTám và7676Quốc khánh ngày 02/9Quốc khánh ngày 02/9

Năm 1945, Chiến tranh Thế giới thứ Hai bước

vào giai đoạn cuối. Ngày 09/5/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ở châu Á, ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật

đầu hàng, quân đội Anh và quân đội của Tưởng Giới Thạch sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật âm

mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.

Cách mạng nước ta đứng trước tình thế phải một mình đối phó với nhiều lực lượng trong và ngoài nước. Khí thế cách mạng của quần chúng ngày càng dâng cao. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập

3SINH HOẠT NHÂN DÂN

đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống nhất, kịp thời.

Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định Quốc kỳ, Quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền.

Từ ngày 14 - 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình,

Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu… Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre… Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân.

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Việt Nam đã trở

thành một quốc gia có chế độ chính trị độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và tự quyết định con đường phát triển của mình. Thể chế, hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện và có bước phát triển; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy.

Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước ta trong 35 năm qua. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN (thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD). Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới.

4 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷ USD vào cuối năm 2020.

Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20%

từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài). Chính sách xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện, không ngừng nâng cao… Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên. Quốc phòng và an ninh được đảm bảo. Công tác đối ngoại đã góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa… Nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) thành công và Quốc khánh nước Cộ ng hòa xã hộ i chủ nghĩa Việ t Nam (02/9/1945 - 02/9/2021) trong bối cảnh

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang thi đua lậ p thành tích cao nhất chào mừng thành công Đại hộ i lầ n thứ XIII của Đảng, cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà Cách mạng tháng Tám đã mang lại; đề cao lòng tự hào dân tộc, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá, tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng tháng Tám vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Ban Biên tập

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN.Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: TTXVN.

5SINH HOẠT NHÂN DÂN

HOÀNG LIÊN

Bác Hồ và Bác Tôn tham dự kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I (từ ngày 29/12/1956 đến 25/1/1957). Ảnh tư liệu.Bác Hồ và Bác Tôn tham dự kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I (từ ngày 29/12/1956 đến 25/1/1957). Ảnh tư liệu.

Người suốt đời phục vụ Nhân dânChủ tịch Tôn Đức Thắng - Chủ tịch Tôn Đức Thắng -

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là một tấm gương sáng về lòng nhân ái, là hình mẫu về lối sống, nhân cách, đạo đức cách mạng cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí đã trải qua các chức vụ khác nhau từ một công nhân, lính thợ đến tổ chức đấu

tranh cách mạng, từ ngục tù Côn Đảo đến tham gia kháng chiến và sau này giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhưng khí tiết, đạo đức cách mạng và tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân luôn được đồng chí đặt lên hàng đầu.

Lòng yêu nước, thương dân của người thanh niên

Tôn Đức Thắng đã sớm bộc lộ ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, khi tham gia phong trào yêu nước

của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, là một trong những công nhân Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Vì vậy thực dân Pháp đã tìm

mọi cách với mục đích nhanh chóng đè bẹp ý chí của Người Thanh niên yêu nước này. Tháng 7/1929, đồng chí Tôn Đức Thắng bị thực dân Pháp bắt giam tại khám lớn Sài Gòn,

6 SINH HOẠT NHÂN DÂN

một năm sau chúng đày đồng chí ra Côn Đảo. Gần mười bảy năm bị giam ở ngục tù, đồng chí đã tỏ rõ là một người chiến sĩ cộng sản bất khuất, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù, thương yêu đồng chí và những người cùng cảnh ngộ. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, từ ngục tù Côn Đảo trở về, đồng chí đã bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới của đồng bào Nam bộ và nhân dân cả nước chống thực dân Pháp xâm lược. Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Tôn Đức Thắng cùng tập thể Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra phương hướng chỉ đạo và nhiệm vụ cấp bách cho cuộc chiến đấu ở Nam Bộ. Trên cương vị phụ trách

Ủy ban kháng chiến chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ, đồng chí cùng những cán bộ trung kiên của Đảng đi sâu xuống cơ sở, xây dựng phong trào, củng cố và phát triển chính quyền cách mạng, thành lập khu du kích và đơn vị vũ trang cách mạng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Khi được điều động ra Hà Nội công tác, đồng chí là một cộng sự đắc lực giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến kiến quốc. Thời gian từ năm 1946 đến ngày kháng chiến kết thúc, đồng chí giữ nhiều chức vụ quan trọng. Với tinh thần của người cộng sản đã được tôi luyện trong nhà tù đế quốc, được ngọn lửa cách

mạng hun đúc, đồng chí luôn tận tụy, hăng say với công việc. Khi là Tổng Thanh tra của Chính phủ và Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đồng chí thường xuyên đi thăm hỏi các gia đình thương binh - liệt sĩ, kiểm tra việc thực hiện chính sách tại nhiều địa phương, chỉ đạo đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và công tác tổ chức bộ máy nhà nước.Khi là Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội, đồng chí tham gia soạn thảo pháp luật và chỉ đạo thực hiện pháp luật phục vụ kháng chiến và kiến quốc. Khi là Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đồng chí cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành chăm lo giáo dục ý thức giai cấp cho công nhân, thăm các xí nghiệp đóng tại núi rừng Việt Bắc, động viên công nhân ra sức sản xuất phục vụ kháng chiến, góp phần tổ chức việc di dời máy móc và nguyên vật liệu từ vùng địch tạm chiếm ra vùng tự do...

Từ năm 1954 đến năm 1969, đồng chí Tôn Đức Thắng đảm đương nhiều trọng trách trong hệ thống chính trị. Cuộc đời và hoạt động của đồng chí

Chủ tịch Tôn Đức Thắng với các đại biểu tham dự Đại hội BaChủ tịch Tôn Đức Thắng với các đại biểu tham dự Đại hội Ba sẵn sàng toàn miền Bắc. Ảnh tư liệu. sẵn sàng toàn miền Bắc. Ảnh tư liệu.

7SINH HOẠT NHÂN DÂN

gắn liền với những thay đổi to lớn, nhanh chóng của đất nước, dân tộc và thời đại. Với những nỗ lực của Đảng, Chính phủ, trong đó có vai trò tích cực của đồng chí Tôn Đức Thắng với tư cách là Trưởng ban chỉ đạo thanh toán nạn mù chữ Trung ương, công cuộc xoá nạn mù chữ đã hoàn thành cơ bản ở miền Bắc, hay khi đồng chí cùng các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và thực hiện kế hoạch lần thứ nhất phát triển kinh tế - xã hội 03 năm (1954 - 1960). Với những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, năm 1958, đồng chí là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước ta, Huân chương Sao Vàng. Trên cương vị là Phó Chủ tịch nước, đồng chí góp phần cùng Trung ương Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (1960 - 1964); lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

trong thời chiến, đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam (1964 - 1969), góp phần cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo nhân dân miền Bắc ra sức thi đua làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Các phong trào thi đua yêu nước nở rộ, miền Bắc thi đua với miền Nam, hậu phương lớn sát cánh cùng tiền tuyến lớn.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, đồng chí Tôn Đức Thắng được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí luôn chăm lo đến sự nghiệp xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, nghiêm chỉnh thực hiện nghiêm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của công tác chính quyền: Nhân dân là người chủ, Chính phủ là người đày tớ của nhân dân. Chính phủ chỉ có một mục đích là hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Đất nước thống nhất, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất, đồng chí tiếp tục được bầu làm Chủ tịch nước. Với cương vị và trọng trách to lớn được

Đảng giao, đồng chí Tôn Đức Thắng đã góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tập hợp toàn dân tộc đoàn kết một lòng đưa kháng chiến đến thắng lợi vẻ vang; góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; đưa cách mạng Việt Nam hoà trong dòng thác cách mạng thế giới đấu tranh cho độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc, tiến bộ và nhân văn.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Tôn Ðức Thắng là một tấm gương mẫu mực về lối sống khiêm tốn, giản dị, chân thành gần gũi đồng chí, đồng bào, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Di sản quý giá mà đồng chí Tôn Ðức Thắng để lại cho Ðảng ta, Nhân dân ta là phẩm chất đạo đức cao đẹp của người cộng sản. Ở đồng chí là sự hội tụ tinh túy của tinh thần yêu nước, thương dân, sự cảm thông, hòa đồng với đồng bào, đồng chí; niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng, dù khó khăn, gian khổ, không giao động, một lòng, một dạ phục vụ Nhân dân./.

H.L

8 SINH HOẠT NHÂN DÂN

trong Cách mạng tháng Tám 1945trong Cách mạng tháng Tám 1945TỐNG THỚI MỐCTỐNG THỚI MỐC

Gia Lai Đầu tháng 3/1945,

tình hình trong nước biến chuyển

nhanh chóng, khi Nhật đảo chính Pháp và độc chiếm Đông Dương. Ở Gia Lai, sau cuộc tiếp đón đoàn tù chính trị được trả tự do từ “Căng an trí” Đak Tô về Qui Nhơn, trên đường đi có ghé lại Pleiku và An Khê, các tổ chức đoàn thanh niên ở thị xã, thị trấn lần lượt được thành lập.

Tại thị xã Pleiku, Đoàn thanh niên Gia Lai được thành lập trong tháng 4/1945. Tháng 5/1945, Đoàn thanh niên Chấn Hưng An Khê ra đời. Tháng 6/1945, Đoàn thanh niên Cheo Reo hình thành. Sau khi thành lập hoạt động xã hội của các tổ chức Đoàn thanh niên trong tỉnh tiến dần lên mục tiêu chính trị chống Nhật và tay sai để cứu nước. Đoàn thanh niên đã phát triển nhanh chóng, thu hút đông đảo thanh niên, công nhân trong thị xã, thị trấn, trong các đồn điền và các làng nông

thôn phụ cận tham gia.

Những ngày cuối tháng 7/1945, qua nhiều nguồn tin, lực lượng thanh niên An Khê và những cơ sở trong các đồn điền ở Gia Lai đã tiếp nhận được Chương trình Việt Minh. Đồng chí Đỗ Trạc, sau khi liên lạc với Việt Minh Quảng Ngãi được tổ chức cách mạng ở đó giao nhiệm vụ in truyền đơn, tài liệu và báo Chân Độc lập. Đồng chí Trần Ren gặp được đồng chí Trần Lung ở Bình Định, tiếp nhận Chương trình, Điều lệ Việt Minh, cách thức tổ chức các đoàn thể cứu quốc đưa về Gia Lai. Việc tiếp thu Chương trình Việt Minh là một điều kiện quan trọng mở ra bước ngoặt quyết định đối với phong trào yêu nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giúp cho phong trào định ra mục tiêu, phương hướng hành động đúng đắn phù hợp với mục tiêu chung của phong trào cách mạng cả nước.

Ngày 11/8/1945, Chính phủ Nhật Hoàng gửi thông điệp tới Liên Xô và các nước Đồng minh chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Ngày 13/8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, cả dân tộc Việt Nam đứng trước thời cơ có một không hai để giành độc lập. Đảng quyết định hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh Anh, Mỹ, Tưởng và quân Pháp vào Đông Dương.

Ở Gia Lai, bộ máy cai trị của địch hoang mang cực độ. Lực lượng quân đội Nhật, bọn hiến binh đóng ở Pleiku, An Khê, Cheo Reo và các đồn binh lần lượt rút về Quy Nhơn chờ giải giáp. Lính bảo an không còn ủng hộ chính quyền thân Nhật, đã dần dần ngả về phía cách mạng, đồng tình và ủng hộ các hoạt động của

9SINH HOẠT NHÂN DÂN

quần chúng và thanh niên yêu nước.

Sáng 20/8/1945, lực lượng khởi nghĩa huyện An Khê chiếm đồn bảo an thị trấn và huyện đường. Đoàn thanh niên An Khê cùng lực lượng khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai, thành lập chính quyền cách mạng. Sáng 22/8, đoàn quân khởi nghĩa của An Khê có lực lượng vũ trang thanh niên tự vệ, do các ông Trần Sanh, Trần Thông dẫn đầu tiến lên thị xã Pleiku phối hợp với Đoàn thanh niên Gia Lai để khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh lỵ.

Ở thị xã Pleiku, Đoàn thanh niên Gia Lai đã sẵn sàng. Trí thức, công chức trong bộ máy chính quyền đã đồng tình ủng hộ khởi nghĩa. Chiều ngày 22/8/1945, Ban lãnh đạo Đoàn thanh niên Gia Lai nhận được điện của Việt Minh Bình Định, do Tỉnh trưởng Bửu Phu chuyển tới với nội dung: “Bảo Đại chấp nhận thoái vị, Việt Minh giành chính quyền, yêu cầu thanh niên Gia Lai tổ chức biểu tình ủng hộ Việt Minh”. Với tinh thần nhận mệnh lệnh khởi nghĩa, Đoàn thanh niên Gia Lai hành

động tức khắc, buộc Tỉnh trưởng Bửu Phu ký lệnh trưng dụng xe ô tô đưa cán bộ thanh niên đến các công sở trong tỉnh và các đồn điền, những vùng nông thôn phụ cận để tuyên truyền huy động quần chúng vũ trang biểu tình giành chính quyền. Tổ chức đã phân công đồng chí Nguyễn Đường đến đồn điền Biển Hồ, đồng chí Phạm Thuần đến đồn điền Bàu Cạn và đồng chí Nguyễn Xuân đi Mỹ Thạch... thông báo tin Nhật đầu hàng, Bảo đại thoái vị, Việt Minh giành chính quyền và huy động công nhân, nông dân, thanh niên, đồng bào dân tộc về thị xã Pleiku để mít tinh, biểu tình giành chính quyền.

Tại các công sở trong thị xã Pleiku, công nhân, viên chức khẩn trương may cờ, băng rôn, khẩu hiệu, biểu ngữ để treo tại công sở và mang đi dự mít tinh, biểu tình. Suốt đêm 22/8/1945, công nhân đồn điền, nông dân các vùng phụ cận nhộn nhịp chuẩn bị cờ, khẩu hiệu, cơm đùm, cơm vắt, gậy gộc, giáo mác tập hợp thành đội ngũ để đi biểu tình vào sáng sớm hôm sau. Sáng ngày 23/8,

nhiều đoàn biểu tình các nơi kéo về, cùng những đoàn quần chúng thị xã, đội ngũ chỉnh tề, trang bị gậy gộc, giáo mác, giương cao cờ đỏ sao vàng tiến về trung tâm thị xã. Một cuộc biểu dương lực lượng gần một vạn quần chúng chưa từng có ở Pleiku gồm công nhân đồn điền, nông dân người Kinh và đồng bào các dân tộc, cùng các tầng lớp nhân dân thị xã tập trung mít tinh tại Tòa công sứ.

Đúng 10 giờ sáng ngày 23/8/1945, các tầng lớp nhân dân thị xã, các vùng lân cận; đại diện lực lượng khởi nghĩa của huyện An Khê và lực lượng binh lính bảo an giác ngộ dự cuộc mít tinh lớn tại sân vận động trung tâm thị xã Pleiku dưới rừng cờ đỏ sao vàng Tổ quốc tung bay, trong niềm kiêu hãnh, hân hoan vui mừng của mọi người. Tại cuộc mít tinh, ông Trần Ngọc Vỹ, đại diện lực lượng quần chúng khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền cũ, thành lập chính quyền cách mạng, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh triệt để thi hành các chủ trương, chính sách đoàn kết dân tộc của Mặt trận

10 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Việt Minh, ủng hộ Ủy ban dân tộc giải phóng do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Buổi lễ kết thúc, cuộc mít tinh tiếp tục biến thành cuộc tuần hành, quần chúng đi qua những đường phố chính, rồi tỏa về các vùng nông thôn ven thị xã và các đồn điền.

Đêm 23/8/1945, Hội nghị đại biểu các lực lượng khởi nghĩa tại Dinh Quản đạo đã nhất trí thông qua danh sách Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Gia Lai gồm 5 thành viên đại diện cho các thành phần trong tỉnh, do ông Trần Ngọc Vỹ làm Chủ tịch. Ủy ban cách mạng lập tức phân công cán bộ về các địa phương tổ chức sắp xếp bộ máy chính quyền cách mạng các huyện và xã, thành lập Ban quản lý các cơ sở kinh tế; cử đoàn cán bộ, tổ chức lực lượng và bàn kế hoạch tiến lên thị xã Kon Tum, phối hợp với nhân dân Kon Tum khởi nghĩa giành chính quyền.

Tiếp theo khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện An Khê và thị xã Pleiku thắng lợi, khởi nghĩa ở huyện Cheo Reo cũng thành công. Ngày 25/8/1945, lực lượng thanh niên Cheo Reo có sự giúp sức của một số

lính bảo an người dân tộc thiểu số, đã vận động quần chúng nhân dân nổi dậy chiếm đồn bảo an binh ở huyện lỵ, bắt tên đồn trưởng Mô, tịch thu vũ khí, làm chủ tình hình thị trấn. Ngày 2/9/1945, trong không khí nước nhà độc lập, phái đoàn đại diện chính quyền tỉnh Gia Lai do Chủ tịch Trần Ngọc Vỹ dẫn đầu đến huyện lỵ Cheo Reo dự cuộc mít tinh của nhân dân trong huyện chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa và công bố danh sách Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, gồm những thanh niên trí thức người địa phương do thầy giáo Nay Phin làm Chủ tịch. Ông Nay Đer được cử làm cố vấn chính quyền cách mạng huyện Cheo Reo. Đầu tháng 9/1945, đại diện chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Gia Lai được cử đến hai huyện Chư Ti và Pleikli thực hiện việc xóa bỏ chính quyền tay sai thực dân và phong kiến, thành lập các Ủy ban cách mạng lâm thời ở cả hai huyện.

Chỉ trong vòng hơn một tuần lễ, từ thị trấn An Khê, thị xã Pleiku, các thị trấn Cheo Reo, Chư

Ti, Pleikli, đến các làng, xã cả vùng người Kinh và vùng đồng bào các dân tộc trong toàn tỉnh, quần chúng nhân dân đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Hệ thống chính quyền tay sai thực dân, phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, bộ máy chính quyền cách mạng bước đầu được thiết lập trong toàn tỉnh.

Cách mạng tháng Tám thành công ở Gia Lai là một mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào cách mạng ở địa phương, góp chung vào thắng lợi của cách mạng cả nước. Sự kiện đó đánh dấu cuộc đổi đời chưa từng có đầu tiên trong cộng đồng và mỗi người dân không chỉ ở Gia Lai mà cả vùng Bắc Tây Nguyên. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Gia Lai trong Cách mạng tháng Tám 1945 đã thực hiện được ước vọng của các tầng lớp nhân dân người Kinh và đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai... sống trong tự do, độc lập, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ nhau, cùng làm chủ quê hương, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong chế độ xã hội mới./.

T.T.M

11SINH HOẠT NHÂN DÂN

TOÀN DÂN ĐỒNG LÒNG, ĐOÀN KẾT, ỦNG HỘVÀ THAM GIA CHIẾN DỊCH TIÊM PHÒNG VẮC XIN VÀ THAM GIA CHIẾN DỊCH TIÊM PHÒNG VẮC XIN

Theo Thời báo Tài chính (Financial Times), tính đến

ngày 30/6/2021, trên toàn thế giới đã sản xuất và phân phối khoảng hơn 3,12 tỷ liều vắc xin, đáp ứng khoảng 1/3 số lượng đã đặt hàng (9,31 tỷ liều). Theo dự báo của các chuyên gia, đến tháng 9/2021, thế giới có thể sản xuất được 5 tỷ liều vắc xin, vẫn còn thiếu khoảng 4,31 tỷ liều.

Đối với Việt Nam, để chiến thắng dịch bệnh Covid-19, Chính phủ Việt Nam xác định việc tiếp cận và tiêm chủng vắc xin là giải pháp rất quan trọng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư và

Chính phủ đã sớm dự báo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch, trong đó triển khai chiến lược vắc xin, gồm 3 nội dung: một là, tiếp cận nguồn vắc xin từ bên ngoài; hai là, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin; ba là, sản xuất vắc xin trong nước, bảo đảm triển khai tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho người dân.

Thời gian qua, ngoại giao vắc xin đã và đang được triển khai quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, đặc biệt ở cấp cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là Chính phủ và Thủ tướng

Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo và tham gia trực tiếp. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan cùng với hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc. Nhờ đó, ngoại giao vắc xin đã có một số kết quả tích cực. Thông qua cơ chế COVAX, Việt Nam đã tiếp nhận được vắc xin của các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Cuba, Anh, Đức, Australia, Ấn Độ... Tất cả các loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đưa về Việt Nam đều đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hiện nay, đã có cam kết viện trợ, ký hợp đồng cung ứng trong năm 2021 cho Việt Nam khoảng hơn 105 triệu liều vắc xin và Việt Nam đang đàm phán khoảng 45 triệu liều cũng như tiếp tục tìm kiếm, đàm phán các nguồn vắc xin khác. Tuy nhiên, trong điều kiện khan hiếm vắc xin trên toàn cầu, từ nay đến hết quý III/2021, dự kiến Việt Nam nhận khoảng 30 triệu liều vắc

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tiếp nhận 5 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vắc xin và công tác Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tiếp nhận 5 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vắc xin và công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Tập đoàn FLC. Ảnh: Ngọc Anh.phòng, chống dịch Covid-19 của Tập đoàn FLC. Ảnh: Ngọc Anh.

12 SINH HOẠT NHÂN DÂN

xin. Đến quý IV/2021 và năm 2022, tình hình cung cấp vắc xin sẽ thay đổi tích cực.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng tốc hơn nữa trong việc thực hiện triển khai hiệu quả, quyết liệt hơn ngoại giao vắc xin, tập trung vào 3 hướng chính: triển khai cam kết mà Việt Nam đã ký với các đối tác để cung cấp cho 70% dân số; tiếp tục vận động đối tác và các tổ chức quốc tế cung cấp nguồn vắc xin cho Việt Nam; thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine trong nước để phục vụ cho việc tiêm chủng thường xuyên, lâu dài.

Để đạt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng với khoảng 70% dân số Việt Nam được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, ngày 08/7/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022. Theo đó, từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử trên quy mô toàn quốc. Mục tiêu của chiến dịch là: tối thiểu 50%

người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xine phòng Covid-19 trong năm 2021; trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đến hết quý I/2022. Đối tượng tiêm chủng là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế. Hình thức triển khai là tổ chức tiêm chủng tại các các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và tiêm chủng lưu động)…

Ngày 10/7/2021, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành chính thức phát động Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bộ Y tế cùng các bộ quyết tâm, nỗ lực để thực hiện hiệu quả, thành công chiến dịch tiêm chủng với phương châm “tiêm đến đâu an toàn đến đó”, “không bỏ phí bất cứ một liều vắc xin nào” và “không lãng phí bất cứ đồng nào từ Quỹ vắc xin

phòng, chống Covid-19 của Việt Nam”.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, để thực hiện Chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả, phải tổ chức điều phối tiêm thật tốt; trong đó, Bộ Y tế là nòng cốt phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương có liên quan, đặc biệt là lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức tiêm khoa học, đúng quy trình, hiệu quả. Đặc biệt trong thời gian tới, lượng vắc xin về nhiều, cần xây dựng kịch bản bảo quản, vận chuyển, phân phối, triển khai tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho Nhân dân. Để thực hiện Chiến lược vắc xin, chăm lo dài hạn cho sức khỏe của Nhân dân, Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước và nhập khẩu để có đủ nguồn vắc xin hằng năm. Thủ tướng Chính phủ kêu gọi sự đồng lòng, đoàn kết, ủng hộ và trách nhiệm cộng đồng của toàn thể nhân dân để chiến thắng dịch bệnh./.

Ban Biên tập

13SINH HOẠT NHÂN DÂN

Gia Lai: Lan tỏa phong trào ủng hộcông tác phòng, chống dịch Covid-19công tác phòng, chống dịch Covid-19

LÊ ĐẠI

Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra

sức phòng - chống dịch Covid-19" của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, từ ngày 27/5 đến nay, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã có nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh tham gia ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, qua đó đã lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng.

Với ý nghĩa xã hội an toàn thì mọi người dân được an toàn và doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn để phát triển, do đó, mặc dù còn đối diện với nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 trong thời gian qua, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn dành một phần kinh phí ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, tiêu biểu như: Tập đoàn FLC (ủng hộ 5 tỷ đồng), Tập đoàn T&T Group (ủng hộ tỉnh 1 tỷ đồng và huyện Kông Chro 1 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) phối

hợp cùng Quỹ Phát triển Tài năng Việt ủng hộ 2 tỷ đồng, Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên (qua 2 lần ủng hộ tổng số tiền 800 triệu đồng), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) ủng hộ 500 triệu, Công an tỉnh Gia Lai ủng hộ 500 triệu đồng, Công ty điện lực Gia Lai ủng hộ 300 triệu đồng, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai ủng hộ 100 triệu đồng, Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai (100 triệu đồng), Ngân hàng Sacombank chi nhánh Gia Lai (50 triệu đồng), Công ty phát triển thủy điện Sê San (30 triệu đồng), Công ty TNHH Khánh Hiền

(20 triệu đồng)… và còn nhiều những tấm lòng hảo tâm khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mà phạm vi của bài viết không thể kết hết. Theo thông tin từ Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, từ ngày 1/5 đến ngày 30/7 đã có 330 đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ và đăng ký ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh với số tiền hơn 19,2 tỷ đồng.

Bên cạnh các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, những cá nhân từ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước đến những người già về hưu, các em

Cháu Võ Cao Nguyên Thảo (7 tuổi) đã dành toàn bộ số tiền 1,522 triệu đồng Cháu Võ Cao Nguyên Thảo (7 tuổi) đã dành toàn bộ số tiền 1,522 triệu đồng từ tiết kiệm nuôi heo đất để ủng hộ công tác phòng, chống Covid-19 của tỉnh. Ảnh: Lê Đại.từ tiết kiệm nuôi heo đất để ủng hộ công tác phòng, chống Covid-19 của tỉnh. Ảnh: Lê Đại.

14 SINH HOẠT NHÂN DÂN

học sinh nhỏ tuổi cũng đã tích cực tham gia ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh.

Em Võ Cao Nguyên Thảo (7 tuổi, học sinh lớp 1.7 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku) đã dành toàn bộ số tiền 1,522 triệu đồng tiết kiệm nuôi heo đất để ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh. Em Thảo chia sẻ: “Qua xem tivi em thấy trên thế gới cũng như ở Việt Nam chúng ta đã có nhiều người bị nhiễm và có nhiều người bị chết do dịch Covid-19, nên em xin phép ba mẹ cho em được ủng hộ số tiền này với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đẩy lùi dịch Covid-19, để cuộc sống trở lại bình thường, em và các bạn được trở lại trường học tập”. Còn em Trần Hoàng Nhi (14 tuổi, học sinh lớp 9 Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương, TP.Pleiku) đã dành toàn bộ số tiền 1 triệu đồng em tiết kiệm được từ những bữa ăn sáng, tiền mua đồ chơi để ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh.

Ông Phùng Xuân Minh là cán bộ hưu trí, sinh sống tại phường Trà Bá (TP. Pleiku) đã dành toàn bộ số tiền 5 triệu đồng từ tiền tiết kiệm lương hưu hàng tháng để ủng hộ cho công tác phòng, chống

dịch Covid-19 của tỉnh. Ông Minh cho biết: “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chứng kiến sự vất vả, hiểm nguy của các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch và hưởng ứng lời kêu gọi của MTTQ Việt Nam các cấp, tôi đã quyết định dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm được để ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh. Mong rằng sẽ có nhiều người hưởng ứng tham gia ủng hộ để tạo thành sức mạnh to lớn sớm đẩy lùi dịch bệnh”.

Bên cạnh đó, ở các điểm tiếp nhận ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng-chống dịch Covid-19 của các địa phương trong tỉnh cũng nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang, Nhân dân các dân tộc thị trấn Kbang đã quyên góp ủng hộ số tiền 113 triệu đồng. Trong đó, cá nhân ông Hoàng Văn Lan (Chủ doanh nghiệp Thảo Nguyên Xanh, huyện Kbang) đã ủng hộ số tiền 100 triệu đồng. Tại huyện Kông Chro, Tập đoàn T&T Group - đơn vị đang có dự án đầu tư tại huyện, đã thể hiện trách nhiệm với địa phương khi tham gia ủng hộ 1 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của huyện. Đại diện của Tập

đoàn T&T Group cho biết: “Với mong muốn đóng góp một phần vật chất để chung tay cùng cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn ngăn chặn dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”. Tại các chốt kiểm soát, các Trung tâm cách ly, các khu vực phong tỏa tạm thời luôn nhận được sự động viên, sẻ chia của các tổ chức, cá nhân, đó có thể chỉ là bó rau, nhánh chuối, quả bầu... nhưng điều đó đã cho thấy tinh thần quyết tâm, đoàn kết của cả xã hội trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Những sự đóng góp có thể ít, có thể nhiều nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đều xuất phát từ tấm lòng, từ trái tim, từ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đây là những món quà quý giá, là biểu hiện cho sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, là nguồn động viên lớn lao, là sự chia sẻ kịp thời giúp cho các cơ quan chức năng nơi tuyến đầu chống dịch làm tốt hơn công tác đẩy lùi và ngăn chặn dịch Covid-19. Và để sớm chiến thắng dịch bệnh, “Đất nước rất cần sự chủ động chung tay góp sức của mỗi người dân”./.

L.Đ

15SINH HOẠT NHÂN DÂN

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI ĐÁNG CHÚ Ý thời gian gần đâythời gian gần đây

1. Đại hội đồng Liên Hợp quốc (ĐHĐ LHQ) thông qua Nghị quyết chấm dứt cấm vận kinh tế với Cuba

Sáng ngày 23/6/2021, ĐHĐ LHQ đã họp thông qua Nghị quyết về “Sự cần thiết phải chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba” (A/RES/75/290) với kết quả 184 phiếu thuận, 02 phiếu chống và 03 phiếu trắng. Đây là Nghị quyết do Cuba đề xuất từ năm 1992 và được ĐHĐ LHQ bỏ thông qua hằng năm với số phiếu thuận áp đảo.

Hơn 20 nước, trong đó có đại diện 06 nhóm nước, gồm: Châu Phi, Cộng đồng Caribbe, ASEAN, Nhóm G77+Trung Quốc, Phong trào Không Liên kết và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã phát biểu bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc thông qua Nghị quyết. Các nước nhấn mạnh, Hoa Kỳ cần dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba và cam kết tiếp tục tuân

thủ các nguyên tắc, mục đích và tinh thần của Hiến chương LHQ, đặc biệt là các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Phát biểu trước khi bỏ phiếu, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba là đi ngược lại luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ. Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm vận

đơn phương đối với Cuba, để Cuba được tự do tham gia bình đẳng và công bằng vào các quan hệ kinh tế, thương mại, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ đảo ngược xu hướng chính sách hiện nay đối với Cuba, không chỉ vì lợi ích của Nhân dân hai nước mà còn vì hòa bình, ổn định và phát triển khu vực, thế giới.

2. Quân đội Mỹ hỗ trợ thiết bị xét nghiệm Covid-19 cho Việt Nam

Ngày 06/7/2021, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã trao tặng một máy phản ứng chuỗi Polymerase (PCR)

Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận đối với Cuba. Ảnh: P.V.Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận đối với Cuba. Ảnh: P.V.

16 SINH HOẠT NHÂN DÂN

và thiết bị xét nghiệm lưu động cho Cục Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Số trang thiết bị này là quà tặng từ Bộ Quốc phòng Mỹ, góp phần nâng cao năng lực xét nghiệm lưu động và tăng cường khả năng ứng phó đại dịch cho Việt Nam. Việc trao tặng thiết bị xét nghiệm là một phần trong nhiều hoạt động hợp tác y tế giữa Mỹ và Việt Nam.

Đại diện lâm thời Mỹ tại Việt Nam, ông Christopher Klein bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã gửi tặng hàng triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân cho người dân Mỹ vào năm 2020 và cam kết sẽ tiếp tục vận động hỗ trợ nhiều vắc xin hơn nữa cho Việt Nam.

Hiện nay, Chính phủ Mỹ đã đóng góp hơn 1 tỷ USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống y tế, bao gồm chương trình hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS, phát hiện và quản lý bệnh cúm và hơn 13 triệu USD hỗ trợ Việt Nam ứng phó với Covid-19. Sáng ngày 07/7/2021, 97.110 liều vắc xin phòng Covid-19 của Pfi zer/BioNtech, lô đầu tiên trong cam kết của Mỹ cung ứng 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam

trong năm 2021, đã về tới sân bay Nội Bài.

3. Xung quanh việc Nghị viện châu Âu kêu gọi tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022

Ngày 08/7/2021, các nghị sĩ châu Âu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết không bắt buộc, kêu gọi tẩy chay ngoại giao đối với Olympic mùa Đông 2022 tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc, với các cáo buộc rằng, Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

Kết quả cuộc bỏ phiếu về nghị quyết trên được Nghị viện châu Âu công bố sáng 09/7/2021 cho thấy, các nghị sĩ châu Âu đã ủng hộ với tỷ lệ áp đảo nghị quyết này, với 578 phiếu ủng hộ so với 29 phiếu chống. Tất cả các nhóm đảng lớn tại Nghị viện châu Âu, như nhóm đảng Nhân dân châu Âu (EPP), nhóm đảng “Đổi mới” (Renew) đều ủng hộ nghị quyết này.

Nghị quyết gồm 28 điểm kêu gọi Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu cũng như các quốc gia thành viên EU “từ chối các lời mời đại diện chính phủ cũng như các nhà ngoại giao tham

dự Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, trừ khi Trung Quốc chứng tỏ được sự cải thiện rõ ràng và được kiểm chứng về tình hình nhân quyền tại Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông cũng như các nơi khác tại Trung Quốc”.

Nghị quyết này của Nghị viện châu Âu là động thái căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Tháng 3/2021, hai bên đã có các biện pháp trừng phạt trả đũa lẫn nhau vì vấn đề Tân Cương, trong đó Trung Quốc áp dụng các trừng phạt nhằm vào nhiều nghị sĩ và tiểu ban của Nghị viện châu Âu.

Tuy nhiên, phản ứng trước các động thái từ phía châu Âu, Trung Quốc cho rằng, các nước khác đang cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ không đánh đổi lợi ích cốt lõi của mình để lấy sự ủng hộ của một vài lực lượng tại châu Âu. Trung Quốc cũng cho rằng, Nghị viện châu Âu đang tạo ra cản trở lớn nhất cho chính châu Âu./.

Trần Đức (Tổng hợp).

17SINH HOẠT NHÂN DÂN

Ý Đảng Ý Đảng -- Lòng dân Lòng dân

TÍCH CỰC THAM MƯU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VIỆC HỌC TẬP, TÍCH CỰC THAM MƯU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VIỆC HỌC TẬP, LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINHLÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Với chức năng là cơ quan thường trực tham mưu Đảng

ủy, lãnh đạo Công an tỉnh triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Phòng Công tác đảng và công tác chính trị, Công

an tỉnh đã chủ động đề xuất, thực hiện các giải pháp để việc học tập, làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên, liên tục. Qua đó đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ

Nhân dân của đảng viên, cán bộ chiến sỹ lực lượng Công an.

Để việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, đơn vị đã tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo xây dựng, triển khai các kế hoạch, hướng dẫn cụ thể

Đại tá TRẦN THANH KHIẾT Trưởng Phòng Công tác Đảng và Công tác Chính trị

Công an tỉnh Gia Lai

Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: T.K.

18 SINH HOẠT NHÂN DÂN

đến Công an các đơn vị, địa phương. Trong đó gắn Chỉ thị 05 theo Chuyên đề toàn khóa, Chuyên đề các năm với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và các phong trào thi đua, phong trào “Học tập thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”, cuộc vận động “Xây dựng phong cách người chiến sỹ CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an tỉnh lựa chọn 4 đơn vị làm điểm gồm: Công an huyện Chư Sê, phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh), Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) và Đội tuần tra kiểm soát 2.19 (phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh) để triển khai, sơ kết, nhân rộng. Nhiều tập thể, cá nhân có cách làm cụ thể, thiết thực, thể hiện nhiệt huyết và sự quyết tâm làm theo gương Bác. Học tập tư tưởng “vì dân” của Bác, Công an huyện Chư Sê đề cao việc học tiếng đồng bào dân tộc thiểu số để nghe, hiểu và tuyên

truyền bà con chấp hành pháp luật. Lực lượng Cảnh sát khu vực, các lực lượng thường xuyên tiếp dân, lực lượng Cảnh sát giao thông đưa ra tiêu chí “lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo cho kết quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” hay rèn luyện theo phương châm “việc gì tốt, nhỏ mấy cũng phải làm; việc gì xấu, nhỏ mấy cũng phải bỏ”.

Để việc thực hiện Chỉ thị 05 trong Công an toàn tỉnh ngày càng trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có sức lan tỏa rộng rãi, tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của mỗi cán bộ, chiến sỹ, đơn vị đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an tỉnh đẩy mạnh việc kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Giai đoạn 2016 - 2021, trung bình mỗi năm kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 05 tại 12 Công an đơn vị, địa phương nhằm ghi nhận thành tích đạt được, nhắc nhở một số tồn tại, hạn chế để việc học tập và làm theo gương Bác trở thành nề nếp, hiệu quả.

Từ việc thi đua học tập, làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, đảng viên, cán bộ chiến sỹ Công an tận tụy với công việc, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Từ năm 2016 đến nay, Phòng Công tác đảng và công tác chính trị tham mưu tổ chức 03 Hội nghị sơ kết việc thực hiện Chỉ thị 05, kết hợp biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo gương Bác. Mới đây, tại Hội nghị sơ kết việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (giai đoạn 2015 - 2020), đơn vị đã tham mưu khen thưởng cho 63 điển hình tiên tiến xuất sắc. Có 35 tập thể là đơn vị trực thuộc cơ sở, 118 cá nhân tiếp tục được Công an các đơn vị, địa phương lựa chọn, giới thiệu, đăng ký bồi dưỡng điển hình tiên tiến vào giai đoạn tiếp theo.

Cùng với Công an các đơn vị, địa phương, việc thực hiện Chỉ thị 05 được triển khai sâu rộng đến lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố bằng những việc làm thiết thực, tăng cường sự gắn bó, lắng nghe Nhân dân. Từ năm 2018 đến nay,

19SINH HOẠT NHÂN DÂN

Công an các xã, thị trấn tổ chức 451 lượt diễn đàn “Công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân” với hơn 51.000 lượt người tham dự, tiếp thu 2.179 ý kiến đóng góp về tình hình an ninh trật tự, tư thế, lễ tiết tác phong, thái độ ứng xử của lực lượng Công an xã khi tiếp xúc với Nhân dân. Qua phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Nhân dân đã cung cấp hàng ngàn tin liên quan đến an ninh, trật tự, trong đó nhiều tin có giá trị, giúp lực lượng Công an nhanh chóng điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các loại tội phạm.

Học tập, làm theo gương Bác, Công an tỉnh còn đặc biệt chú trọng công tác giáo dục truyền thống, công tác xã hội, từ thiện. Chỉ tính riêng năm 2020, đơn vị tham mưu Giám đốc Công an tỉnh vận động cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, hội viên trong Công an toàn tỉnh quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão, lũ số tiền 1,037 tỷ đồng. Phối hợp Báo CAND, các nhà tài trợ xây tặng 8 căn nhà tình nghĩa; quyên góp tặng 4.541 phần quà, tổng trị giá khoảng 1,35 tỷ đồng cho

các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn... Hưởng ứng phát động của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, cán bộ, chiến sỹ Công an toàn tỉnh đã quyên góp, ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 với số tiền 500 triệu đồng; 14.400 khẩu trang y tế, 1.707 lọ nước rửa tay sát khuẩn trong thời điểm dịch Covid-19 xuất hiện trên địa bàn.

Song song với việc tích cực tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh thực hiện, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ đơn vị luôn gương mẫu học tập và làm theo gương Bác. Lãnh đạo đơn vị luôn quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giúp cán bộ, chiến sỹ nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị, trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực công tác; kịp thời biểu dương, khích lệ và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương việc thực hiện điều lệnh Công an nhân dân; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm điều lệnh.

Qua đó góp phần nâng cao tư thế, lễ tiết, tác phong, văn hóa ứng xử, tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ Nhân dân của cán bộ, chiến sỹ. Đơn vị tích cực tham mưu Ban Thường vụ Đảng ủy củng cố, kiện toàn và triển khai các biện pháp xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm với nhiệm vụ. Thực hiện hàng trăm phóng sự, bài viết về gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện Chỉ thị 05 của Công an toàn tỉnh.

Với những thành tích đạt được, từ năm 2015 đến nay, Phòng Công tác Đảng và Công tác Chính trị nhiều lần được Bộ Công an, UBND tỉnh tặng cờ thi đua, 05 năm liên tục đạt đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệnh. Mới đây, đơn vị vinh dự được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (giai đoạn 2016 - 2020)./.

T.T.K

20 SINH HOẠT NHÂN DÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VI PHẠM, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VI PHẠM, TỘI PHẠM VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở GIA LAITỘI PHẠM VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở GIA LAI

Thông tin từ Ban an toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho

biết: trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 171 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 127 người chết và 135 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2020, số vụ TNGT tăng 2 vụ, số người chết tăng 4 trường hợp, giảm 18 trường hợp bị thương.

Tính riêng trong tháng 6/2021, toàn tỉnh xảy ra 23 vụ TNGT làm 21 người chết và 12 người bị thương; giảm 6 vụ TNGT, giảm 17 trường hợp bị thương nhưng số người chết tăng 4 trường hợp so với cùng kỳ năm 2020. Cũng trong tháng 6-2021, ở các huyện Ia Grai, Chư Sê, Krông Pa và TP. Pleiku đã xảy ra 4 vụ TNGT nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng làm 8 người tử vong và 5 người bị thương. Để nâng cao hiệu quả

phòng ngừa, đấu tranh với tình trạng vi phạm và

tội phạm liên quan đến giao thông đường bộ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 với mục tiêu giảm 5% số vụ phạm tội hình sự mỗi năm, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xin nêu ra một số nguyên nhân, biện pháp mong rằng có thể phòng ngừa, đấu tranh với tình trạng vi phạm và tội phạm liên quan đến giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, nhưng phần lớn có một số nguyên nhân chủ yếu sau: Do người tham gia giao thông vi phạm các quy tắc giao thông, như: đi không đúng phần đường, làn đường; chạy quá tốc độ; tránh, vượt không đúng quy định; điều khiển phương tiện trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia

có nồng độ cồn vượt quá mức quy định… Trong đó, phần lớn các vụ tai nạn giao thông giữa môtô với môtô hoặc giữa môtô với phương tiện khác do lái xe say rượu… gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản cho người khác. Điều đó cho thấy, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân còn thấp, không tuân thủ pháp luật, xem nhẹ tính mạng của bản thân và gây nguy hiểm cho tính mạng của người khác. Các hành vi vi phạm cũng đa dạng như: điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, chở quá số người quy định, vượt đèn đỏ, điều khiển xe mô tô khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe... Một bộ phận thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh thiếu niên dân tộc thiểu số sử dụng rượu bia, chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn.

LÊ XUÂN QUANGLÊ XUÂN QUANG

21SINH HOẠT NHÂN DÂN

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông còn chưa thật sự được chú trọng, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú và chưa phát huy hiệu quả đến đông đảo người dân. Để góp phần ổn định

tình hình an ninh trật tự nói chung, giảm thiểu vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần tập trung một số giải pháp sau:

Một là, phân công cụ thể và quy định trách nhiệm cá nhân rõ ràng trong xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Kiện toàn Ban An toàn giao thông của các huyện, thị xã, thành phố. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vi phạm, nhằm hạn chế các điều kiện có thể dẫn đến vi phạm an toàn giao thông nghiêm trọng. Thường xuyên phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác an toàn giao thông đường bộ. Kịp thời phát hiện báo

tin, tố giác tội phạm đối với những hành vi đua xe trái phép, xe chở quá tải quá khổ...

Hai là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đến toàn thể nhân dân, đặc biệt là trước, trong và sau những ngày lễ lớn của đất nước. Chú trọng tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi vi phạm giao thông thường xuyên xảy ra như: uống rượu, bia, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; chở quá số người theo quy định; đua xe trái phép; đi xe dàn hàng ngang…

Ba là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên, các trường học trên địa bàn chú trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục kiến thức về an toàn giao thông cho học sinh các cấp học và đoàn viên,

thanh thiếu niên trên địa bàn, qua đó, chú trọng lồng ghép các chương trình ngoại khóa, phát động các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ cho các em học sinh. Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ học sinh trong việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy về chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Bốn là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật, Luật giao thông đường bộ và các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông sao cho ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ cho tất cả mọi người, theo nguyên tắc mưa dầm thấm lâu. Đối với những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải tuyên truyền bằng tiếng của đồng bào. Đưa chỉ tiêu văn hóa giao thông là

22 SINH HOẠT NHÂN DÂN

tiêu chí quan trọng trong quá trình xét các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”... nhằm giúp nhân dân trên địa bàn hiểu biết, tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, giảm thiểu tình trạng vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực giao thông.

Năm là, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh ký cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật giao thông đường bộ, xem đây là một trong những tiêu chí thi đua.

Sáu là, lực lượng Công an các huyện, thị xã, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn, Phòng quản lý đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, lắp đặt các hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, hệ thống camera để ghi lại hình ảnh các phương tiện tham gia giao thông tại những địa điểm thường xuyên xảy ra tai nạn để có biện pháp ngăn ngừa,

có cơ sở xử lý khi xảy ra tai nạn. Tiến hành điều tiết và phân luồng giao thông trên các tuyến đường thường xuyên xảy ra tai nạn, những đoạn đường có lượng phương tiện tham gia giao thông lớn qua khu dân cư, đặc biệt là trong những ngày trước, trong và sau các ngày nghỉ lễ lớn của đất nước. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm như: uống rượu bia khi tham gia giao thông, xe chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, hoặc các hoạt động lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè để kinh doanh dịp lễ gây cản trở giao thông... nhằm răn đe những hành vi tương tự và phòng ngừa chung.

Bảy là, rà soát, kiểm tra, sửa chữa kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, gồ ghề, khuất tầm nhìn; tạo các gờ giảm tốc tại các ngã ba, đường nhánh, khúc cua; tuyên truyền, vận động nhân dân không chăn thả gia súc gần các tuyến đường giao thông; không để tình trạng gia súc di chuyển trên đường không có người chăn dắt, đặc biệt là vào buổi tối.

Chỉ đạo các công ty đang tiến hành xây dựng đặt các biển cảnh báo nguy hiểm trong khu vực đang thi công. Thu dọn kịp thời đất, đá rơi vãi trên đường để tránh gây nguy hiểm cho phương tiện lưu thông qua khu vực đang thi công. Tăng cường cho xe rải nước trên những khu vực thi công có bụi đất để tránh gây ô nhiễm môi trường khu dân cư và tránh che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông. Đối với đường giao thông chuẩn bị xây dựng và đang xây dựng chưa đưa vào hoạt động thì phải có phương án lắp đặt và tiến hành xây dựng lắp đặt biển báo hiệu, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu giao thông cùng với việc xây dựng đường và chỉ thông đường khi công trình đường bộ đã hoàn thiện.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần làm tốt công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm liên quan đến giao thông đường bộ nói riêng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai./.

L.X.Q

23SINH HOẠT NHÂN DÂN

Phát huy vai trò người uy tín tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốcGIA LAI:

ằằmm ởở pphhííaa BBBắắcc TTââyy NNgguuyyêênn, ccóó đđưườờnnggg bbbiêênn ggiiớớii

ttiiếếếpp ggiiáááppp CCCaaammpppuuucchhiiaaa,, vvớớớii 44444 dddââân tttộộộcc ccùùngg ssiinnhh sssốốốnnnggg,, ttỉỉ lệệệ nngggưưườời đđồồnnngg bbbàààoo dddâânn tttộộộcc tthhhiiiểểểuu sssốốố ccchhhiiiếếmmm hhhơơơnnn 4466%%%,, cchhủủ yyếếuuu llàà dddââânnn ttộộcc JJJrrraaii vvààà BBBaahhhnnnaarr,, nnhhhữữnnggg nnnăăămmm qqquuuaa,, nnnggưưườờii uuyyy ttííínnn tttiiiêêuuu bbiểểuu ttrrrooonnggg đđđồồồnnnggg bbàààooo dddâânn tttộộộcc ttthhiiểểuu ssốố ttỉỉnnhh GGiiaa LLLaaiii đđđããã ccóó nnhhiiiềềềuuu đđđóóónnngg ggóóppp tttíííccchh ccựựcc cchhhoo pphhhooonnnggg tttrrràààooo tttooàànnn dddââânn bbảảảooo vvệệệ aaannn nniinnhhh TTTổổổ qqquuuốốcc..

Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, hiện Gia Lai có 955 người được công nhận là người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 02 năm qua, người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình với cộng đồng, phối hợp tổ chức trên 50 ngàn

buổi tuyên truyền, phát động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc tại các thôn, làng, thu hút hơn 1,5 triệu lượt người tham gia. Vận động bà con nhân dân thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận và các đoàn thể phát động. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến trật tự an toàn xã hội. Tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội,

NGỌC ANHNGỌC ANH

Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an (hàng đầu, thứ tư từ phải sang)- chụp ảnh lưu niệm với người có uy tín tiêu biểu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thúy Trinh.Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an (hàng đầu, thứ tư từ phải sang)- chụp ảnh lưu niệm với người có uy tín tiêu biểu tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thúy Trinh.

24 SINH HOẠT NHÂN DÂN

góp phần thay đổi diện mạo của các thôn, làng trên địa bàn tỉnh.

Theo Ông Rơ Châm Míu, người uy tín tiêu biểu làng Nú, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, trong 02 năm qua ông đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Công an và các đoàn thể tổ chức trên 70 buổi tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức hòa giải thành hơn 50 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong làng góp phần ổn định tình hình ngay tại khu dân cư. Ông thường xuyên vận động bà con chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.

Ông Siu Pyeo, người uy tín tiêu biểu làng Mook Đen 2, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ cho biết: trong thời gian qua, ông đã tích cực vận động các hộ gia đình có nương, rẫy giáp đường biên giới với Campuchia tự quản cột mốc; vận động bà con không trốn, vượt biên sang Campuchia. Thường xuyên phối hợp cung cấp thông tin cho ngành chức năng, tham gia phòng, chống tội phạm khu vực

biên giới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới. Đồng thời, khuyến khích đồng bào chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế, không nghe theo lời của kẻ xấu để thực hiện các hành vi sai trái, dẫn đến vi phạm pháp luật.

Ông Y Thành, người uy tín tiêu biểu làng Kdung, xã H’ra, huyện Mang Yang cũng cho biết: trong 02 năm qua ông đã trực tiếp tham gia trên 30 buổi tuyên truyền, vận động cá biệt các đối tượng trước đây đã lầm lỡ tham gia tà đạo “Hà mòn” sống hòa nhập với cộng đồng; vận động bà con nêu cao tinh thần cảnh giác, không tin, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu; chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế.

Nhờ sự phối hợp của các ngành chức năng và phát huy tốt vai trò của người uy tín, tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động nên đến nay, trên địa bàn huyện Mang Yang, cơ bản đã xóa bỏ được tổ chức và hoạt động của tà đạo “Hà mòn”; không còn đối tượng lẩn trốn ngoài rừng, các đối tượng cầm đầu, cốt cán đã bị xử lý, kiểm điểm trước dân; các đối tượng chấp hành xong án phạt tù nhờ

sự giúp đỡ của bà con dân làng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tái hòa nhập với cộng đồng. Tình hình an ninh chính trị được củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở; tư tưởng của quần chúng nhân dân có nhiều chuyển biến, tích cực chăm lo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, ông Võ Văn Ninh - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Mang Yang chia sẻ.

Theo đồng chí Phạm Thị Lan - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thời gian qua, đội ngũ người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của mình trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia đóng góp ý kiến giúp cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hiểu rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; giúp các ngành chức năng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh./.

N.A

25SINH HOẠT NHÂN DÂN

Đời sống Đời sống -- Văn hóa Văn hóa

Thế trận lòng dân là một loại hình thế trận đặc biệt,

là một trong những nguồn sức mạnh nội sinh của quốc gia - dân tộc và được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Đó là nền tảng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, quyết định sự hưng thịnh hay suy vong của quốc gia, dân tộc, là thành lũy kiên cố nhất, vững chắc nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó còn là cội nguồn sức

mạnh sâu xa xuất phát từ bản sắc văn hóa Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc, là nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở nước ta hiện nay. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, quần chúng nhân dân có vai trò và sức mạnh to lớn, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc trước mọi kẻ thù

xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bởi vậy, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và hệ thống chính trị. Trong đó, Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng “thế trận

Xây dựng Xây dựng thế trận thế trận lòng dân lòng dân vững chắcvững chắc

Trung táTrung tá NGUYỄN HỮU QUYẾT NGUYỄN HỮU QUYẾTChính trị viên Tiểu đoàn huấn luyện cơ động, BĐBP tỉnhChính trị viên Tiểu đoàn huấn luyện cơ động, BĐBP tỉnh

Trung tá Nguyễn Hữu Quyết, Bí thư đảng ủy, Chính trị viên Tiểu đoàn HL-CĐ tặng quà cho cháu Trung tá Nguyễn Hữu Quyết, Bí thư đảng ủy, Chính trị viên Tiểu đoàn HL-CĐ tặng quà cho cháu Siu H’ Nhưng trong chương trình “Nâng bước em đến trường”. Ảnh: T.L.Siu H’ Nhưng trong chương trình “Nâng bước em đến trường”. Ảnh: T.L.

26 SINH HOẠT NHÂN DÂN

lòng dân” trong tình hình mới, trong những năm qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai nói chung và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động nói riêng đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ đối với nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân”; đề ra nhiều nội dung, biện pháp lãnh đạo và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả.

Đảng ủy Ban chỉ huy Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động đã tích cực quán triệt nghiêm các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai về xây dựng “thế trận lòng dân” và coi đây là nhiệm vụ chiến lược thường xuyên, lâu dài, liên tục, là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; góp phần quan trọng trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ bảo vệ vững chắc khu vực biên giới

và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đơn vị đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân và cán bộ, chiến sĩ phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh. Góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cùng với đó đã tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở các khu vực trên địa bàn đơn vị đóng quân vững mạnh, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động chính trị xã hội. Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, huấn luyện lực lượng tại chỗ vững mạnh không để bị bất ngờ trong mọi tình huống.

Đơn vị thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương thực hiện phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, địa phương phát động với các phong trào thi đua: “Dân vận khéo”, “Đơn vị dân vận tốt”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” đạt hiệu quả tích cực có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn. Trong năm 2020, đơn vị đã tích cực tổ chức các hoạt động như: gia cố làm mới hàng rào cho 193 hộ với 3.942m dây thép gai; lắp 03 bóng đèn cao áp; phát quang 2km đường giao thông nông thôn; làm mới 02 nhà vệ sinh. Phối hợp tổ chức tuyên truyền 02 buổi có 227 người tham gia, nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, Luật Biên giới Quốc gia, Luật phòng chống tảo hôn, xâm hại tình dục ở trẻ em, Luật an toàn giao thông; tặng 58 bộ quần áo cho các em trường THCS Phù Đổng; phát quang làm hàng rào, trồng hoa, làm vườn rau tại Trường mầm non Bông Sen; tổ chức cắt tóc cho 169 học

27SINH HOẠT NHÂN DÂN

sinh tại 2 xã Ia Púch và Ia Mơr.

Thực hiện kế hoạch số 331/KH-BCH, ngày 23 tháng 02 năm 2016 của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh về triển khai thực hiện chương trình “Nâng bước em đến trường”; từ tháng 9 năm 2017, đơn vị đã nhận đỡ đầu 02 em là Rơ Châm H’Ku và em Siu H’Nhưng (với mức hỗ trợ hàng tháng cho mỗi em 500.000đ). Từ khi được đơn vị đỡ đầu các em đã không ngừng phấn đấu rèn luyện, học tập, kết quả hằng năm đạt khá. Đơn vị đã nhận đỡ đầu 01 “Địa chỉ đỏ” cho gia đình bà Siu Iết tại làng Chư Kó, xã Ia Púch, huyện Chư Prông.

Từ những kết quả đạt được đã khẳng định vai trò của công tác xây dựng “thế trận lòng dân” hết sức quan trọng, đây là cầu nối để tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.

Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đứng trước thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trước tình hình đó đòi hỏi Đảng ủy Ban chỉ huy Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động sẽ thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, truyền thống cách mạng, nghệ thuật quân sự Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân”, về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trong tham gia xây dựng “thế trận lòng dân”.

Ba là, tích cực đổi mới nội dung, hình thức,

phương pháp công tác dân vận, sát thực tiễn, phù hợp với địa bàn, từng đối tượng người dân. Chú trọng thực hiện hiệu quả các hình thức, hoạt động kết nghĩa, giao lưu, hành quân dã ngoại kết hợp với làm công tác dân vận, tổ chức các tổ đội công tác và cán bộ tăng cường cho cơ sở.

Bốn là, thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực và có kỹ năng tuyên tuyền, vận động quần chúng khéo léo theo phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm là, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm phá vỡ “thế trận lòng dân”, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết quân dân./.

N.H.Q

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

ĐỨC NGỌC ĐỨC NGỌC

đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế

An KhêAn Khê

An Khê có 11 đơn vị hành chính gồm 05 xã, 06

phường, 60 thôn, làng, tổ dân phố; diện tích tự nhiên 20.006,78ha; dân số trung bình khoảng 69.000 người. Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nước đã khai quật và phát hiện hệ thống các di chỉ sơ kỳ Đá Cũ ở An Khê. Các chuyên gia khảo cổ đã ghi nhận đây là vùng đất sớm nhất có sự tụ cư của con người với niên đại

hơn 800.000 năm. Các nhà khảo cổ học bước đầu khẳng định An Khê là một trong những cái nôi của nhân loại, quê hương đầu tiên của loài người, là nơi định cư sớm của người Việt trên vùng đất Tây Nguyên. Vì thế nơi đây có rất nhiều các thiết chế tín ngưỡng hàng trăm năm tuổi với kiến trúc độc đáo, chứa đựng những giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc.

Trên địa bàn thị xã hiện có 03 cụm di tích được Bộ Văn hó a - Thông tin

công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào năm 1991 gồm: Cụm di tích An Khê Đình, An Khê Trườ ng, Gò Chợ; Cụm di tích Hòn Bình, Hòn Nhược, Hòn Tào, Gò Kho, Xóm Ké và Cụm di tích Miếu Xà, “Cây Ké phất cờ, Cây Cầy nổi trống”. Di tích khảo cổ được công nhận di tích cấp tỉnh gồm Gò Đá và Rộc Tưng. Ngoài ra, thị xã đang triển khai xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị công nhận di tích văn

Di tích lịch sử An Khê trường - cổ đình trên vùng đất An Khê. Ảnh: Hoàng Ngọc.Di tích lịch sử An Khê trường - cổ đình trên vùng đất An Khê. Ảnh: Hoàng Ngọc.

29SINH HOẠT NHÂN DÂN

hóa cấp tỉnh đối với 03 thiết chế tín ngưỡng Đình - Miếu Tân Lai, Đình Tân An và Miếu Thanh Minh.

Những năm qua, thị xã An Khê đã và đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống gắn với giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế trên địa bàn; giải quyết hài hòa quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa. Chủ trương bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được các ngành, các cấp quan tâm chú trọng, cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa mỗi năm đều tăng; mức đầu tư cho văn hóa về cơ bản tương ứng với tăng trưởng kinh tế, đầu tư có trọng điểm, phù hợp với tình hình phát triển của thị xã. An Khê đã huy động nguồn vốn của địa phương, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống địa phương. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo” giai đoạn 2017 -

2020; Kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thị xã An Khê giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo… Xúc tiến việc xây dựng, tôn tạo, tu bổ hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo; các di chỉ khảo cổ thuộc thời đại sơ kỳ Đá Cũ Gò Đá và Rộc Tưng; tu bổ, nâng cấp Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo và hệ thống các thiết chế văn hóa hiện có; đồng thời, nâng tầm quy mô tổ chức các lễ, hội.

Đối với các di sản văn hóa vật thể, An Khê tập trung trùng tu, tôn tạo các hạng mục thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng Đạo, cải tạo cảnh quan di tích Miếu Xà, An Khê Đình, An Khê Trường, chăm sóc hệ thống cây cổ thụ trên trăm năm tuổi; tu sửa, nâng cấp, bổ sung hiện vật Nhà Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo. Đầu tư xây dựng các hạng mục di tích khảo cổ như xây Nhà bảo tồn Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4; đường giao thông vào di tích Rộc Tưng; hệ thống bảng ký hiệu địa tầng, bố trí hình ảnh, tư liệu, hiện vật đá trong các đợt khai quật khảo cổ; trồng cây xanh, tạo cảnh quan tại khu di tích…

Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, thị xã chú trọng dành kinh phí cho việc nghiên cứu khoa học và lập các dự án nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Khôi phục, nâng tầm các lễ hội truyền thống như: Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Hội cầu huê, Lễ cúng Quý Xuân, Lễ tưởng niệm ngày mất Hoàng Đế Quang Trung… phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”; lập hồ sơ khoa học, đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với các thiết chế tín ngưỡng; xem xét, đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với hệ thống di chỉ sơ kỳ Đá Cũ, di tích Tây Sơn Thượng Đạo. Phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Tây Sơn Thượng Đạo trong khởi nghĩa Tây Sơn”; Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai về khảo cổ học “Kỹ nghệ Đá Cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè hai mặt ở Châu Á”; hoàn thành đề tài khoa học cấp tỉnh “Lịch sử và văn hóa vùng đất An Khê, Gia Lai”...

Trong giai đoạn 2018

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

- 2020, thị xã đã ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn khoảng hơn 30 tỷ đồng. Ngoài ra, thị xã cũng quan tâm đến nội dung tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ công chức... Các ngành chức năng của thị xã đã xây dựng và ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện công tác giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa địa phương cho học sinh thông qua các hoạt động về nguồn, tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa của địa phương; cung cấp các tài liệu nghiên cứu chính thống về di tích, lịch sử địa phương đến các trường học. Thị xã cũng tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người An Khê, các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ trên các phương tiện truyền thông hiện đại, qua đó, vừa tăng hiệu quả giáo dục truyền thống, vừa góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội thị xã.

Thời gian tới, An Khê có nhiều giải pháp thực hiện để công tác bảo tồn,

tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống gắn với phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã, đó là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong giới trẻ về việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiện có trên địa bàn. Từng bước đa dạng hóa hình thức tuyên truyền giáo dục, đồng thời tăng cường công tác truyền thông, quảng bá để tạo ảnh hưởng tích cực, nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giá trị của di tích cho cộng đồng, từ đó có trách nhiệm vào công tác bảo vệ, bảo tồn di tích.

Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử trên địa bàn. Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử phù hợp thực tiễn địa phương và trong tình hình mới. Xây dựng cơ chế,

chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân đầu tư vào các hoạt động văn hóa; tham gia tổ chức quản lý các di sản, hoạt động văn hóa ở địa phương. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa, quản lý văn hóa và cán bộ của Đảng làm công tác tham mưu trong lĩnh vực văn hóa. Tăng mức chi hoạt động và đầu tư cho văn hóa tương xứng với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm, chú trọng đầu tư, khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động các di tích. Bố trí đủ các nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về văn hóa trong các nghị quyết của Thị ủy, HĐND thị xã.

Thời gian tới, rất cần trách nhiệm và tầm nhìn của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc hành động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, sự chung tay giúp sức hỗ trợ của các Bộ, ban ngành liên quan và sự tâm huyết của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà kinh tế trong và ngoài nước. Được thế, An Khê sẽ phát triển nhanh, xứng đáng là một trong những cái nôi đầu tiên, có bề dày lịch sử hơn 80 vạn năm của nhân loại./.

Đ.N

31SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế

biển, nhiều năm qua, Xí nghiệp Tàu đánh cá công ích (Hải đội 433) thuộc Hải đoàn 128 (Công ty TNHH một thành viên 128), Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn không chỉ tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyển biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, làm điểm tựa cho ngư dân vươn

khơi, đánh bắt xa bờ mà còn kết hợp khai thác hải sản, sản xuất và phát triển nước mắm truyền thống - một thương hiệu của người lính biển: Sạch - An toàn - Chất lượng.

Do đặc thù thực hiện nhiệm vụ trên biển và có thể kéo dài, chỉ cần còn gạo, còn mắm là anh em vẫn có thể trụ biển, bám tàu nhiều tháng ròng… Ngoài các loại thực phẩm thiết

yếu khác, nước mắm Hải quân được những người lính biển đưa vào danh sách nhu yếu phẩm dự trữ phục vụ chiến đấu. Xuất phát từ ý nghĩa đó, cuối năm 1971, tổ sản xuất, chế biến nước mắm thuộc Đoàn 128 Hải quân gồm 8 nhân viên, tiền thân của Xưởng chế biến và kinh doanh thủy, hải sản thuộc Xí nghiệp Tàu đánh cá công ích ngày nay được ra đời. Qua nửa thế

CÔNG HOAN - THANH LÂM CÔNG HOAN - THANH LÂM

Nước mắmNước mắm Hải quân Hải quân

Thủ trưởng Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất nước mắm tại Hải đội 433. Ảnh: C.H.Thủ trưởng Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất nước mắm tại Hải đội 433. Ảnh: C.H.

32 SINH HOẠT NHÂN DÂN

kỷ phát triển và giữ vững thương hiệu của người lính biển, nước mắm Hải quân đã rất thân thiện với môi trường và không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị. Với cách làm truyền thống cùng với quy trình sản xuất khép kín từ đánh bắt cá đến chế biến ra thành phẩm luôn đạt chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng (HACCP). Do đó nước mắm có hàm lượng đạm tự nhiên cao, màu sắc hương vị hấp dẫn và được sử dụng để chấm, ướp, nêm, nấu cho các bữa ăn ngon của gia đình.

Thiếu tá Hoàng Đình Học, Giám đốc Xưởng chế biến và kinh doanh thủy, hải sản cho biết: Nguyên liệu để làm nước mắm

một phần do xí nghiệp tự đánh bắt, một phần là nhập thêm của ngư dân tại địa phương, đó là cá biển, thường là cá cơm, cá nục… sau đó rửa sạch, ủ với tỉ lệ 3:1 (ba cá, một muối), với công thức ủ chượp trong thùng gỗ thời gian từ 9 đến 12 tháng được phơi dưới nắng, không dùng bất cứ một loại chất xúc tác nào. Khi mọi thứ đã chín kỹ thì rút nước ra thành mắm có độ đạm oN ≥ 30 độ. Với hương vị thơm ngon tự nhiên, qua chọn lọc và chế biến mang lại mùi vị riêng biệt, sản phẩm còn bổ sung thêm Vitamin không thay thế, đạm, i-ốt… mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao.

Với phương châm “luôn luôn giữ vững niềm tin về thương hiệu sản phẩm” và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sỹ Hải quân”

trong lòng nhân dân, cán bộ, nhân viên, người lao động Xí nghiệp Tàu đánh cá công ích luôn đem đến các sản phẩm sạch, mang thương hiệu “Nước mắm Hải quân - Thương hiệu Người lính biển” vì sức khoẻ cộng đồng, nhiều năm qua đã khẳng định được uy tín, chất lượng trong và ngoài Quân đội. Hiện nay, nước mắm Hải Quân với chất lượng, mẫu mã đa dạng, đẹp mắt, phù hợp để sử dụng ra thị trường cũng như làm quà trong các dịp lễ, tết, nhất là dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Trải qua 50 năm phát triển và giữ vững thương hiệu nước mắm truyền thống của người lính biển, Xưởng chế biến và kinh doanh thủy hải sản (thuộc Hải đội 433, Hải đoàn 128) đã sản xuất hơn 20 triệu lít nước mắm. Trong giai đoạn khó khăn của đất nước từ năm 1971 - 1989, đơn vị đã chế biến được hơn 8 triệu lít nước mắm để phục vụ cán bộ, chiến sỹ và cung cấp ra thị trường bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực cho người tiêu dùng. Nhiều năm liền đơn vị được tặng thưởng Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Tập thể Lao động tiên tiến và nhiều Bằng khen, giấy khen./.

C.H - TL

Đóng gói sản phẩm. Ảnh: C.H. Đóng gói sản phẩm. Ảnh: C.H.

33SINH HOẠT NHÂN DÂN

Thông tin cơ sởThông tin cơ sở

Công tác tuyên giáo góp phầnphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Phát huy truyền thống yêu nước trong thời kỳ xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã, đang tiếp tục nỗ lực vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng- văn hóa, góp phần xây dựng huyện Krông Pa ngày càng giàu đẹp.

Ngược dòng lịch sử, cách đây 74 năm - ngày 10 tháng 8 năm 1947-tại buôn Ma Hing (nay là buôn Ia Hnho) xã Đất Bằng, chi bộ đầu tiên của Đảng bộ huyện Cheo Reo (tiền thân của các Đảng bộ Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa ngày nay) ra đời do đồng chí Ksor Ní làm Bí thư, đã đánh dấu bước ngoặc vô cùng quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện

dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy vẻn vẹn có 3 đảng viên, địa bàn hoạt động rất rộng, song các đồng chí đảng viên lúc bấy giờ đã xác định được nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, giáo dục quần chúng thấy được tội ác của bọn thực dân Pháp, sẵn sàng chấp nhận gian khổ hy sinh, một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, đứng lên làm cách mạng giành độc lập, tự do cho dân tộc. Vũ khí lúc này chỉ là trái tim, khối óc cộng

Thị trấn Phú Túc , huyện Krông Pa nhìn từ trên cao. Ảnh: Đức Mạo.Thị trấn Phú Túc , huyện Krông Pa nhìn từ trên cao. Ảnh: Đức Mạo.

Người dân huyện Krông Pa thu hoạch lúa. Ảnh: Lê Nam.Người dân huyện Krông Pa thu hoạch lúa. Ảnh: Lê Nam.

HOÀNG VĂN VĨNHHOÀNG VĂN VĨNH

34 SINH HOẠT NHÂN DÂN

với đôi chân trần, ngày đêm miệt mài lội suối băng rừng, nếm mật nằm gai vượt qua bao cạm bẫy, nanh vuốt của kẻ thù và thú dữ để đem mục tiêu, lý tưởng của Đảng đến với đồng bào.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nên chỉ trong thời gian không lâu (đến năm 1949) cả một vùng rộng lớn của đông Cheo Reo từ Kà Lúi, Đất Bằng, Ia Rsai đến Chư Drăng… buôn làng nào cũng có cơ sở của Đảng. Riêng tại căn cứ xã Đất Bằng phong trào giáo dục được coi trọng, chi bộ đã tổ chức được nhiều lớp học văn hóa cho cán bộ và nhân dân trong vùng.

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Đảng bộ huyện Krông Pa phải đương đầu với bao khó khăn để lãnh đạo nhân dân hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, đưa huyện nhà đi lên thoát khỏi đói nghèo, tất cả khởi nguồn từ đôi bàn tay trắng. Đòi hỏi cao nhất của người đảng viên, cán bộ lúc này hơn bao giờ hết là phải bám sát dân, kịp thời nắm bắt tâm tư tình cảm của dân để tuyên truyền, vận động mọi người kiên quyết không nghe theo bọn phản

động Fulrô, tích cực xóa bỏ tập quán lạc hậu trong đời sống và sản xuất, định canh định cư, khai hoang làm thủy lợi... Mỗi cán bộ, đảng viên đều thấm nhuần vai trò “người chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng”, hiểu công tác tư tưởng - văn hóa phải song hành với chủ trương phát triển kinh tế và có lúc, có nơi phải đi trước một bước.

Trải qua 17 nhiệm kỳ, vượt qua biết bao thăng trầm, đến nay, Đảng bộ huyện Krông Pa có thể tự hào với những gì đã đạt được. Đời sống kinh tế của người dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm dần, các công trình phúc lợi như trường học, bệnh xá, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt… đã đến tận buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quốc phòng, An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững. Được như vậy, trước hết phải nói đến là do công sức của bao thế hệ cán bộ, đảng viên trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của huyện.

Trong những nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã có nhiều đổi mới, cách làm sáng tạo, đã

lượng hóa nhiệm vụ tuyên giáo thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để tham mưu cho cấp ủy các cấp làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, triển khai học tập, quán triệt đầy đủ, có chất lượng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chuyển tải các thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân; kịp thời nắm, định hướng, xử lý thông tin dư luận xã hội; tham gia chỉ đạo và giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh, bức xúc từ cơ sở.

Các hoạt động khoa giáo, lý luận chính trị, văn hóa - văn nghệ, công tác biên soạn lịch sử Đảng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên luôn được phát huy hiệu quả và đổi mới trên tất cả các mặt. Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) thu được nhiều kết quả, làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, nhất là đấu tranh phản bác các thông tin sai lệch của các phần tử phản động; làm tốt công tác thông tin tình hình thời sự trong nước và quốc

35SINH HOẠT NHÂN DÂN

tế, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước nói chung, của tỉnh, huyện nói riêng, nhất là tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Các cơ quan trong khối tuyên truyền, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở để nắm tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là các chính sách về công tác cán bộ, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng nông thôn mới.Đồng thời, đã tham mưu

thực hiện có hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, Thông tri số 05-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự

suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó tập trung vào 6 nội dung đột phá toàn khóa, thể hiện quyết tâm của đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện nhà trong học tập và làm theo tấm gương của Bác.

Ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Krông Pa trong những năm qua, nhiều tập thể, cá nhân đã được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tuyên giáo”, “Vì sự nghiệp Khoa giáo”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND huyện tặng Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều đồng chí lãnh đạo các ngành trong khối được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Với phương châm công tác tuyên giáo phải đi trước (mở đường, làm tốt công tác tư tưởng), đi cùng (vừa làm, vừa lắng nghe, vừa tháo gỡ khó khăn) và đi sau (tham mưu sơ kết, tổng kết và định hướng phát triển giai đoạn mới); hệ thống tuyên giáo từ huyện đến cơ sở tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử địa phương nhằm giúp cán

bộ, đảng viên và nhân dân càng thêm tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc cơ bản của sự nghiệp đổi mới, coi đây là nhân tố đảm bảo cho công tác tư tưởng đi đúng hướng, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, kịp thời định hướng tư tưởng trong Đảng, trong nhân dân trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tập trung vào những vấn đề cấp thiết, định kỳ sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, tăng cường đối thoại; kịp thời phát hiện và biểu dương những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến nhằm cổ vũ các phong trào thi đua trong nhân dân. Quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo, đảm bảo vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tư tưởng-văn hóa của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới./.

H.V.V

36 SINH HOẠT NHÂN DÂN

LÊ DUYÊNLÊ DUYÊN

Thành phố Pleikuvới công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mớivới công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa

xã hội của tỉnh Gia Lai. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố phát triển ngày càng nhiều và đa dạng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Pleiku có trên 3.438

cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 1.703 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố; 296 cơ sở chế biến thực phẩm, kinh doanh rau củ quả và 1.439 cơ sở kinh doanh thực phẩm, chợ. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn trong

và ngoài thành phố nên khó khăn trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) và tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân vì lợi nhuận kinh tế nên chưa tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm ATTP. Mặt khác, ý thức của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm chưa cao nên khó khăn trong công tác quản

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố đi kiểm tra tại cở sở kinh doanh Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố đi kiểm tra tại cở sở kinh doanh Mesa Bakety & Coffee, đường Hùng Vương, TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính.Mesa Bakety & Coffee, đường Hùng Vương, TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính.

37SINH HOẠT NHÂN DÂN

lý nhà nước về ATTP.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân thành phố Pleiku đã nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác ATTP. Trong 10 năm qua, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo, quán triệt sâu sắc và nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW. Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố và các xã, phường, các phòng ban chuyên môn đã ban hành các Kế hoạch, Quyết định kiểm tra liên ngành về ATTP, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện công tác đảm bảo ATTP trong các đợt cao điểm như Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu, phục vụ kỳ thi THPT Quốc gia và các dịp lễ, hội, sự kiện diễn ra trên địa bàn thành phố; báo cáo kết quả triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Công tác thông tin, tuyên truyền đã đi đầu, vào cuộc khẩn trương, thường xuyên đã góp

phần quan trọng nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Từ năm 2012 đến năm 2021, Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP thành phố đã phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, UBND xã, phường tổ chức 13 lễ phát động “Tháng hành động vì ATTP” với 6.140 người tham dự. Trung tâm Y tế thành phố, trạm Y tế và các cộng tác viên ATTP xã, phường đã cấp phát và sử dụng 307 đĩa âm, đĩa hình; treo 1.828 băng rôn, 80 khẩu hiệu; 2.063 tờ rơi; 316 tranh, áp phích; tổ chức 2.090 buổi nói chuyện về ATTP với 33.174 người nghe.

Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố đã phát 905 chuyên mục phóng sự, tin, bài trên sóng phát thanh - truyền hình thành phố; 22 xã, phường đã thực hiện 4.291 lượt tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh; 211 lượt tuyên truyền bằng xe loa lưu động… Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố đã chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung về ATTP thông qua các hình thức phong phú, đa dạng.

Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đã được các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên ngành

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố đi kiểm tra tại Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố đi kiểm tra tại cở sở chế biến hạt dưa Thái Sơn, đường Trường Chinh, TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính.cở sở chế biến hạt dưa Thái Sơn, đường Trường Chinh, TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính.

38 SINH HOẠT NHÂN DÂN

quan tâm phối hợp thực hiện, đạt nhiều kết quả. Trong 10 năm qua, các đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã thực hiện kiểm tra 12.589 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, có 8.411/12.589 cơ sở (tỷ lệ 66,81%) chấp hành các quy định về ATTP; phát hiện 4.178/12.589 cơ sở (tỷ lệ 33,19%) vi phạm, đã tiến hành nhắc nhở 3.611/12.589 cơ sở (tỷ lệ 28,68%), đình chỉ hoạt động 01 cơ sở, tiêu hủy 200 kg sản phẩm thực phẩm không đảm bảo ATTP, lập biên bản đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố và xã, phường ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 566/12.589 cơ sở (tỷ lệ 4,50%) với tổng số tiền phạt 744.650.000 đồng.

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của công tác đảm bảo ATTP đối với sức khỏe con người, trách nhiệm của

người lãnh đạo, quản lý, sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm được nâng lên. Có 68% số cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh ăn uống, 61% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh rau củ quả, 70% số cơ sở kinh doanh thực phẩm và chợ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và ký cam kết đảm bảo ATTP theo quy định. Triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã, phường mỗi sản phẩm (OCOP)”, hiện nay trên địa bàn thành phố đã có 42 sản phẩm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao.

Thành phố Pleiku đã, đang làm tốt công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn, góp phần quan trọng để mỗi người dân được thực hiện quyền cơ bản đối với mỗi con người là quyền được tiếp cận với thực phẩm an toàn. Công tác an toàn thực phẩm đã có đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi; góp phần tạo nên mối quan hệ chặt chẽ đến

năng suất, hiệu quả lao động trong phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói giảm nghèo…

Trong thời gian tới thành phố Pleiku sẽ xây dựng các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Quan tâm đầu tư và nhân rộng các mô hình sản xuất VietGap, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, quản lý chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể trên địa bàn thành phố. Tin tưởng rằng với những giải pháp đề ra, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố sẽ được nâng cao góp phần xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”./.

L.D

39SINH HOẠT NHÂN DÂN

BẢO HÂN

PHỤ NỮ THÔN 1, XÃ PỜ TÓ GIÚP NHAU PHỤ NỮ THÔN 1, XÃ PỜ TÓ GIÚP NHAU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈOPHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Chi hội Phụ nữ thôn 1, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa có

327 hội viên, trong đó có trên 70% hội viên là người dân tộc Bahnar.Chi hội Phụ nữ thôn 1, xã Pờ Tó luôn xác định nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm, thông qua hưởng ứng phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” nhằm cải thiện, nâng cao đời sống cho hội viên phụ nữ, nhất là hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên nghèo. Hằng năm, qua các buổi sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt tổ, nhóm, câu lạc bộ phụ nữ... Chi hội đã lồng ghép tuyên truyền quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ, về vai trò, vị trí quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Qua đó, giúp cho chị em hội viên từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức chính trị,

tư tưởng, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng được các chị em hội viên phụ nữ thôn tích cực hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, như: vận động các chị em hội viên thường xuyên dọn

vệ sinh xung quanh nơi ở, đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, không vứt rác bừa bãi, phát quang bụi rậm, thực hiện di dời chuồng nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà, xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh...

Chi hội đã vận động di dời 47 chuồng trại ra xa gầm sàn nhà; đào được 35 hố rác; tham gia san lấp 2,337km đường lầy lội tại thôn; vận động 30 hộ xây nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh; giúp đỡ 89 ngày công cho các hộ phụ nữ nghèo. Những việc làm của Chi hội đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trên địa bàn thôn trong tham gia bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan nông thôn, được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao, đóng góp hiệu quả vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Pờ Tó.

Với mục tiêu phát triển kinh tế, giảm

40 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nghèo, tăng thu nhập cho hội viên, Chi hội đã thực hiện có hiệu quả phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”. Trọng tâm là vận động chị em giúp nhau phát triển kinh tế gia đình thông qua các hình thức cho vay không lấy lãi, giúp ngày công, thóc, con giống. Vận động hội viên gây quỹ bằng hình thức lao động tập thể, tham gia các mô hình tiết kiệm, góp vốn quay vòng giúp nhau thoát nghèo bền vững.Tạo điều kiện cho chị em tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ các ngân hàng, quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển và các chương trình hỗ trợ về nhà ở, nước sạch, phát triển kinh tế... Từ những việc làm thiết thực đó, Chi hội đã tổ chức thành công mô hình “Gây quỹ bằng hình thức lao động tập thể” với 20 thành viên tham gia; đã có 15 chị nhận giúp đỡ 6 chị có hoàn cảnh khó khăn bằng các hình thức như cho mượn tiền, cho mượn đất gieo trồng, hỗ trợ cây trồng, giống vật nuôi; đã vận động các hội viên đóng góp trên 25 triệu đồng tiền quỹ

tiết kiệm, hỗ trợ cho 11 chị có điều kiện khó khăn trong Chi hội vay vốn phục vụ sản xuất. Qua thực hiện, Chi hội đã có 07 chị vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Ngoài ra, các chị em hội viên còn tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo, từ thiện, phong trào tương thân tương ái. Chi hội đã vận động các chị em đóng góp hơn 3 triệu đồng để cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã xây 01 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đã vận động quyên góp và trao 230kg gạo cùng với số tiền 15.500.000 đồng, 80 bộ quần áo cho 10 hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ.

Không chỉ vậy, tình nghĩa đùm bọc nhau lúc khó khăn hoạn nạn càng được Hội phát huy khi có sự kêu gọi của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và xã, chung tay hỗ trợ cùng các lực lượng chức năng chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện. Chi hội đã vận động chị em tham gia nấu ăn tại các khu

cách ly y tế tập trung và ủng hộ các nhu yếu phẩm cho các chốt chặn phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã và trung tâm huyện với số tiền 10.550.000 đồng, 10 thùng mì tôm, 05 thùng sữa, 20kg cá, 05 con gà, 270kg rau củ, quả các loại, 30kg bánh kẹo, 01 thùng nước rửa tay khô, 4.000 khẩu trang y tế…

Với những đóng góp tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo và những cách làm hay, thiết thực, Chi hội Phụ nữ thôn 1, xã Pờ Tó góp phần khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau thoát nghèo và đóng góp hiệu quả vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Năm 2021, Chi hội vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020./.

B.H

41SINH HOẠT NHÂN DÂN

Mô hình kinh nghiệmMô hình kinh nghiệm

Mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có”

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13/02/2018, của Ban

Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm 2019, Hội liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có”, sau 2 năm triển khai mô hình này đã góp phần hiệu quả cùng với toàn tỉnh xây dựng nông thôn mới.

Theo chân các anh lãnh đạo Hội LHTN tỉnh chúng tôi được tham gia một buổi sinh hoạt của chi hội Làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tại buổi sinh hoạt này, ngoài việc đến thăm quan và tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế của một thanh niên trong làng, chi hội còn tập trung các thanh niên tại nhà sinh hoạt truyền thống làng cùng nhau sinh hoạt và xem phim tuyên truyền về an toàn giao thông. Chị H’Pal - Bí thư chi đoàn kiêm chủ tịch Hội

LHTN làng Ia Nueng, cho biết: Hôm nay chi đoàn tổ chức cho các bạn sinh hoạt với chủ đề về tệ nạn xã hội và an toàn giao thông, nhằm nhắc nhở cho các bạn thực hiện tốt ATGT khi đi xe máy như đội mủ bảo hiểm, đi đúng làn đường của mình…Từ khi ra mắt mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có” thì tình hình trong làng ổn định hơn, không xảy ra tệ nạn xã hội nào, trong làng thành lập được đội múa xoang với 10 thành viên, thường xuyên giao lưu với các đơn vị bạn, trong việc phát triển kinh tế thì thanh niên trong làng học hỏi các mô hình làm ăn hiệu quả để làm theo.

Trong số 82 mô hình làng thanh niên “2 không, 2 có” trên địa bàn toàn tỉnh thì có 2 làng đạt cấp tỉnh, 33 làng cấp huyện và 47 làng thanh niên” cấp xã. 4 tiêu chí để đạt chuẩn làng TN “2 không 2 có” cấp tỉnh là “không có thanh niên thất nghiệp”, “không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên được kiềm

chế so với năm trước”, “có đội nhóm thanh niên giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, “có mô hình thanh niên phát triển kinh tế”. Qua triển khai thực hiện mô hình làng “2 không, 2 có” đã cho thấy hiệu quả mang lại với nhiều ý nghĩa thiết thực. Bộ mặt nông thôn của các làng có nhiều khởi sắc, đã làm thay đổi nhận thức, tư duy của hội viên, thanh niên nông thôn và nhân dân, việc chấp hành pháp luật và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo hơn; thanh niên các là ng không chỉ có ý thứ c, trá ch nhiệ m hơn trong phá t triể n kinh tế hộ gia đì nh, mà cò n tí ch cự c tham gia và o cá c chương trì nh hoạt động của công tác Hội cũ ng như cá c hoạ t độ ng chung củ a đị a phương. Anh Rơ Chăm Phi, làng Kênh, xã Nghĩa Hòa huyện Chư Păh vui vẻ cho biết: Trước đây gia đình tôi rất khó khăn được Hội LHTN hỗ trợ cho cặp heo giống, đến nay đã đẻ được 2 lứa, mình gầy dựng thêm mấy đàn nữa sau đó bán để lấy tiền đầu tư chăm sóc cây

HÀ ĐỨC THÀNHHÀ ĐỨC THÀNH

42 SINH HOẠT NHÂN DÂN

cà phê, lúa. Đến nay, cuộc sống gia đình mình cũng đã ổn định, mình sẽ cố gắng tiếp tục phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Trao đổi với chúng tôi anh Trịnh Công Duy - Phó CT Hội LHTN huyện Chư Pah cho biết: Qua việc triển khai xây dựng mô hình làng TN “2 không - 2 có” trên địa bàn huyện chúng tôi ra mắt được 4 làng TN cấp huyện, đồng thời chỉ đạo các xã ra mắt làng TN cấp xã.Qua triển khai mô hình tôi thấy rất phù hợp với địa phương nó gắn với mô hình xây dựng nông thôn mới. Sau khi ra mắt mô hình chúng tôi thấy các bạn TN tập trung phát triển kinh tế hiệu quả hơn, bớt vướng vào các tệ nạn xã hội, các bạn đã biết liên kết trong việc phát triển kinh tế, từ đó nhu cầu tập hợp TN vào tổ chức được tăng lên. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh mô hình này, đồng thời tìm kiếm nguồn lực để hỗ trợ TN phát triển kinh tế, để qua đó góp phần tập hợp thu hút TN vào tổ chức của Đoàn, Hội.

Để tạo điều kiện cho TN ở các làng TN phát triển kinh tế, thời gian qua Hội LHTN Việt Nam các cấp cũng đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, tư vấn, giới thiệu việc làm, tập huấn chuyển giao khoa

học công nghệ cho đoàn viên, hội viên, thanh niên. Hỗ trợ 57 mô hình phát triển kinh tế cho thanh niên người đồng bào dân tộc thiểu số. 100% làng đều duy trì mô hình vần đổi công nhằm giúp nhau làm kinh tế đạt hiệu quả và tạo nguồn quỹ cho hoạt động Đoàn, Hội. Đặc biệt các làng chú trọng việc thành lập và duy trì hoạt động của các đội, nhóm thanh niên giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như đội cồng chiêng thanh niên, đội múa xoang, tổ dệt thổ cẩm.

Để tiếp tục phát huy kết quả của mô hình này, Anh Nguyễn Chí Cẩn - Phó CT Hội LHTN tỉnh cho biết: Ủy ban Hội LHTN tỉnh tiếp tục xác định triển khai mô hình làng TN “2 không - 2 có” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội và phong trào TN, tập trung vào các nội dung trọng tâm như chú trọng vào công tác giới thiệu việc làm cho TN, đồng hành hỗ trợ TN phát triển các mô hình TN phát triển kinh tế, từ đó tạo thu nhập cho TN tại các địa phương và tạo nguồn quỹ cho các chi đoàn, chi hội trong làng. Phấn đấu đến năm 2022, 100% các xã có làng đăng ký xây dựng mô hình làng TN “2 không - 2 có”, và phấn đấu đến cuối

năm 2024, 100% các xã có làng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi đơn vị sẽ xây dựng ít nhất 1 mô hình làng TN “2 không - 2 có” có đạt chuẩn.

Qua triển khai thực hiện mô hình làng TN “2 không, 2 có” trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các hoạt động phong trào tiếp tục được đẩy mạnh, vai trò xung kích của thanh niên trên các lĩnh vực được phát huy, các công trình, phần việc thanh niên đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc tuyên truyền, vận động hội viên, thanh niên tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đạt hiệu quả cao. Nhiều chương trình hành động, phong trào thi đua do Đoàn, Hội phát động được đông đảo hội viên, thanh niên và nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần quan trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, thanh niên và Nhân dân./.

H.Đ.T

43SINH HOẠT NHÂN DÂN

Khai thác giá trị ẩm thực truyền thốngKhai thác giá trị ẩm thực truyền thốngcủa người Bahnar, Jraicủa người Bahnar, Jrai

Đối với bất kỳ một điểm đến nào, trong danh mục sản phẩm

hàng hóa và dịch vụ, thì các món ăn và thức uống luôn được nhìn nhận là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để hấp dẫn du khách. Qua ẩm thực du khách có thể khám phá, cảm nhận rõ nét bản sắc văn hóa chính thống của người dân địa phương. Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ, phục vụ cho nhu cầu của khách về ăn uống đơn thuần mà đã trở thành mục đích của các chuyến du lịch.

Những ai đã từng đến Gia Lai sẽ không chỉ yêu mến cảnh sắc, con người nơi đây mà còn đặc biệt thích thú với ẩm thực có nhiều nét pha trộn thú vị. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người bản địa, cũng có những món ăn ảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên, tạo ra sự đa dạng, lôi cuốn trong ẩm thực Gia Lai.

Hai tộc người chiếm số đông tại Gia Lai là người

Bahnar và Jrai không chỉ là những người tạo nên sức hút về văn hóa truyền thống độc đáo, riêng biệt mà còn góp phần làm phong phú ẩm thực địa phương. Nhắc đến các món ăn truyền thống của người Bahnar, Jrai ở Gia Lai du khách nhớ ngay đến cơm lam, gà nướng, thịt heo nướng xiên, cà đắng lá mì, tép đùm lá chuối, măng om tép suối… Hiện nay những món ăn truyền thống này không chỉ có mặt tại các lễ hội vòng đời và lễ hội nông nghiệp của bà con, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân mà đã được đưa vào các không gian hiện đại hơn, đó là những quán ăn, nhà hàng do người Bahnar, Jrai và cả người Việt làm chủ.

Những món ăn truyền thống được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm chút hơn về hình thức, không gian thưởng thức đẹp, pha trộn hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại. Sự sáng tạo trong các món ăn, từ việc kết hợp nguyên liệu dân dã, cách trang trí

mộc mạc với các đồ đựng như mẹt, giỏ, rổ làm bằng tre, nứa đã mang lại cho du khách sự cảm nhận rất riêng về ẩm thực và văn hóa của người dân tộc tại chỗ. Các món ăn giữ được hương vị tự nhiên, nguyên liệu an toàn khiến cho những du khách đến từ thành thị đặc biệt yêu thích bởi kích thích thị giác và vị giác, ít dầu mỡ, có lợi cho sức khỏe.

Bên cạnh các món ăn, thức uống là chất xúc tác hoàn hảo, khó cưỡng Rượu cần được làm từ gạo, củ sắn, quả chuối chín, mít, kê, ngô… Men rượu cần được làm từ củ riềng, ớt, mía và một số rễ, lá cây rừng, sau khi ủ men, bà con trộn với trấu để khi cắm cần uống không bị bít lỗ, sau đó bỏ vào ghè, dùng lá chuối bịt kín, chừng 10 - 30 ngày sau rượu ngấu, đem ra, đổ nước vào là cắm cần uống được. Vị của rượu cần ngòn ngọt, cay cay, chua chua, đăng đắng. Vị đầu lưỡi rất dễ uống ngấm men nhưng cũng khiến người uống say quên cả lối về. Chẳng vậy mà có không ít thực khách

THANH HẢITHANH HẢISở VH,TT&DL tỉnhSở VH,TT&DL tỉnh

44 SINH HOẠT NHÂN DÂN

chọn lựa những ghè rượu nhỏ mua về làm quà tặng và cất để dành, lâu lâu mang ra thưởng thức và nhớ Gia Lai - vùng đất bazan chứa đựng bao điều thú vị. Những nhà hàng thu hút khách du lịch thường xuyên ghé thăm hiện nay trên địa bàn thành phố Pleiku phải kể đến như: Tơ Nưng, Ksor Hnao, Bazan, Plit, Plei cồng chiêng, Tơ rưng bla… đây là những địa điểm phục vụ món ăn truyền thống đang thu hút du khách trong nước, quốc tế mỗi khi họ đến Pleiku, mỗi quán mỗi phong cách trang trí, có cách chế biến và tạo hương vị món ăn và ủ rượu cần rất riêng.

Ngoài ra, tại một số mô hình du lịch cộng đồng tại làng Mơ Hra, làng KGiang xã Kông Lơng Khơng; làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, làng Ốp thành phố Pleiku... người dân nơi đây phục vụ du khách những món ăn dân dã khó quên như: ngọn mây luộc chấm muối lạc, canh lõi cây chuối nấu xương (lõi cây chuối mốc, chuối rừng), cháo rau (bột gạo, rau ngót hoặc rau lang giã nhuyễn nấu cùng nhau), bún trộn lá mì (bún khô và lá mì luộc), cá suối đùm lá chuối nướng than, hoa nghệ rừng xào hoặc luộc chấm muối lạc, bánh củ mì, cháo củ mì… những món ăn dân giã ấy, cùng rượu cần, cùng cồng chiêng, bếp lửa, soang

và trang phục truyền thống độc đáo, sự hiếu du khách, chu đáo của dân làng... khiến khách nhớ mãi và muốn quay lại thêm lần nữa.

Giới thiệu ẩm thực truyền thống đến khách du lịch là mong muốn của người Jrai, Bahnar có nhận thức, tư tưởng tiến bộ. Họ là những người mạnh dạn xây dựng những địa điểm ẩm thực, khoe những nét đẹp văn hóa truyền thống của mình qua kiến trúc quán, nhà hàng với kiểu nhà rông, nhà sàn to/nhỏ, với những tượng gỗ trang trí trong vườn, nơi cổng, cửa, bậc thang, những chiêng những ché, nhạc cụ truyền thống, những đêm cồng chiêng, xoang rộn ràng hào hứng… để đông đảo người dân, du khách tiếp cận, thưởng thức, cảm nhận. Họ là những “đại sứ văn hóa” của chính dân tộc mình, đưa văn hóa truyền thống của tộc người mình đến gần hơn với cộng đồng và du khách gần xa. Cùng với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp lữ hành đã góp phần quảng bá rộng rãi hơn văn hóa, ẩm thực truyền thống của địa phương suốt thời gian qua.

Chị Ksor H’Oanh chủ quán Bazan tâm sự: “Khi khởi nghiệp với ẩm thực truyền thống của dân tộc Jrai mình, tôi lo lắng vì chỉ sợ những món ăn của

chúng tôi không đáp ứng được nhu cầu của du khách. Song không phải vậy, càng lúc khách khắp trong tỉnh, ngoài tỉnh, du khách nước ngoài càng ủng hộ những đồ ăn dân gian của chúng tôi, vì hương vị độc đáo, sạch, dinh dưỡng đầy đủ, cách bày trí bắt mắt. Họ thích không gian quán trong làng, yên tĩnh, mát mẻ, kiến trúc gần gũi. Họ cảm giác được trở về thiên nhiên và vùng văn hóa của riêng chúng tôi trong âm nhạc, trang phục, ẩm thực. Họ cảm thấy thú vị và khó quên. Tôi rất hạnh phúc khi được quảng bá văn hóa ẩm thực dân tộc Jrai của mình với bạn bè du khách gần/xa”.

Chúng ta biết rằng có cơ hội thưởng thức các món ăn mới lạ và hấp dẫn trong từng chuyến du lịch của mình, du khách luôn sẵn sàng đón nhận và chi trả không tiếc tiền. Bên cạnh các yếu tố về phong cảnh, thời tiết, dịch vụ lưu trú thì ẩm thực truyền thống Gia Lai đã góp phần gia tăng đáng kể giá trị cho chuyến đi của khách du lịch cũng như tạo dựng hình ảnh đẹp địa phương. Những chương trình du lịch ẩm thực trong thời gian tới chắc chắn sẽ tạo thêm động lực để du khách quyết định đến cũng như quay trở lại Gia Lai./.

T.H

45SINH HOẠT NHÂN DÂN

Tấm lòng của chị LuyênTấm lòng của chị LuyênNGUYỄN ANH SƠNNGUYỄN ANH SƠN

Cán bộ, công nhân, người lao động Công ty 74, Binh

đoàn 15 nói về Đại úy Lê Thị Luyên, Chủ tịch Hội Phụ nữ công ty như vậy. Bởi bằng tâm huyết, trách nhiệm và những sáng kiến, cách làm hay của chị đã mang hạnh phúc đến cho nhiều chị em phụ nữ, nhất là chị em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Công ty 74 đứng chân trên địa bàn 2 huyện: Đức Cơ, Ia Grai có gần 3 nghìn cán bộ, công nhân, người lao động, trong đó nữ chiếm trên 55%, chủ yếu lao động trực tiếp và phần lớn là chị em đồng bào DTTS, điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là thiếu kiến thức, thiếu vốn để phát triển kinh tế mặc dù gia đình có đất canh tác; các hủ tục lạc hậu và kỹ năng hạn chế cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, chăm sóc

sức khỏe, nuôi dạy con cái. Hơn ai hết Đại úy Lê Thị Luyên nhận thức rõ những vấn đề đó và chị luôn trăn trở làm thế nào để mang hạnh phúc đến cho chị em. Nhiều phong trào, mô hình, cách làm hay, sáng tạo, phát huy tốt vai trò, sở trường của chị em đồng bào DTTS đã ra đời từ người thủ lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Để xóa đói, giảm nghèo, chị Luyên và hội phụ nữ công ty triển khai sâu rộng phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Góp vốn cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay”. Đặc biệt chị Luyên đã đề xuất với ban chấp hành hội chọn những chị em có nhận thức tốt, trách nhiệm cao làm điểm, làm trước

Đại úy Lê Thị Luyên luôn làm việc sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả. Ảnh: A.S.Đại úy Lê Thị Luyên luôn làm việc sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả. Ảnh: A.S.

46 SINH HOẠT NHÂN DÂN

để rút kinh nghiệm, tạo điểm nhấn và mô phạm cho phong trào. Các chị Rơ Lan H’Blơn, công nhân Đội 9, Rmah H’Byên, công nhân đội 7, Rmah H’Đoang, công nhân đội 7… đã được hội phụ nữ công ty hỗ trợ phát triển thành công mô hình vườn cây năng suất cao, thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng. Chị Rmah H’Byên, chia sẻ: “Phong trào phụ nữ do chị Luyên đứng đầu tổ chức, triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Nhờ đó, tôi và nhiều chị em khác không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình”.

Từ đánh giá, nhận định, muốn duy trì và thúc đẩy phong trào phát triển liên tục cần phải có những mô hình hỗ trợ dài hơi, rộng rãi ở các chi hội, chị Luyên và hội phụ nữ công ty đã triển khai các mô hình tiết kiệm vốn, “Đổi công” kết hợp với mô hình “Gắn kết hộ”, mang lại một luồng sinh khí, động lực mới cho phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình”. Hiện nay Hội Phụ nữ Công ty 74

đang duy trì hiệu quả 84 tổ tiết kiệm phụ nữ giúp nhau quay vòng vốn, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời tổ chức tốt các mô hình “Đổi công”, “Gắn kết hộ” huy động hàng nghìn lượt chị em trong các đội sản xuất tương trợ, giúp đỡ nhau về kỹ thuật, ngày công lao động.

Không chỉ có thế, chị Luyên còn là một trong những người sáng lập và tích cực vận động thành lập quỹ để xây dựng “Nhà mái ấm tình thương” tặng hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Và trong 5 năm qua, chị Luyên cùng hội phụ nữ công ty đã xây dựng được 5 ngôi nhà với tổng số tiền 240 triệu đồng. Chị Rơ Lan Hkeng, công nhân Đội 9 (Công ty 74) - người được xây “Nhà mái ấm tình thương”, trải lòng: “Những việc làm ý nghĩa, thiết thực của chị Luyên và hội phụ nữ công ty đã mang hạnh phúc đến cho chị em hội viên chúng tôi. Chúng tôi xem chị Luyên như người chị cả trong gia đình, luôn lo lắng và chăm sóc cho các em của mình”.

Với những cống hiến của mình, nhiều năm liên

tục Đại úy Lê Thị Luyên được các cấp tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua, chiến sĩ tiên tiến, cán bộ phụ nữ xuất sắc tiêu biểu và hàng chục bằng khen, giấy khen. Trong đó có bằng khen của Tổng Cục Chính trị về thành tích 4 năm liên tục (2015 - 2019) và bằng khen của Bộ Quốc phòng năm 2020. Trung tá Nguyễn Hồng Lam, Giám đốc Công ty 74, khẳng định: “Đồng chí Luyên xứng đáng là thủ lĩnh đội quân tóc dài của công ty. Nhiệm vụ, công tác nào đồng chí ấy cũng tận tụy và hết mình với công việc, hoàn thành tốt chức trách được giao. Đặc biệt là luôn sáng tạo, chính xác, hiệu quả trong tham mưu cho cơ quan chính trị, Đảng ủy, Ban Giám đốc công ty lãnh đạo thực hiện công tác hội và phong trào phụ nữ. Đồng chí Luyên cũng là người tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Sống gần gũi, hòa đồng với mọi người, được chị em hội viên hội phụ nữ quý mến”./.

N.A.S

47SINH HOẠT NHÂN DÂN

Siu Tong - HỘ NÔNG DÂN VƯƠN LÊNHỘ NÔNG DÂN VƯƠN LÊN

Đến bôn Phu Ama Nher 1 (xã Ia R’tô, thị xã Ayun

Pa) hỏi thăm nhà ông Siu Tong hay còn gọi Ama H’Tăm ai nấy cũng biết và dành nhiều lời khen ngợi với nhiều mỹ từ như cần cù, chịu khó làm ăn, tốt bụng, đặc biệt giỏi nghề mộc, nhất là trong việc làm nhà sàn gỗ. Nhờ thạo nghề mộc mà nay gia đình ông có khoản thu nhập ổn định giúp nâng cao đời sống gia đình.

Trao đổi với chúng tôi tại ngôi nhà sàn khang trang, rộng rãi và nhiều tiện nghi hiện đại như

máy quạt hơi nước, tivi, tủ lạnh… ông Tong cho biết, vào những năm 1990, cuộc sống của hai vợ chồng ông khi mới ra ở riêng với muôn vàn khó khăn, nhà chỉ có vỏn vẹn hai sào ruộng, làm việc quanh năm mà không đủ ăn, cũng không có vốn đầu tư mở rộng diện tích trồng trọt. Mãi về sau hai vợ chồng tham gia khai hoang dần dà có thêm 2ha đất rẫy để trồng đào lộn hột xen canh cây đậu xanh, tuy nhiên kết quả thu hoạch không khả quan, đến năm 2003, gia đình ông chuyển sang trồng mì cao sản, năm đầu tiên được mùa, được

giá giúp gia đình có thêm điều kiện mua hơn 10 con bò để nuôi, còn những năm về sau thì liên miên “điệp khúc” được mùa mất giá và ngược lại. Nghĩ đến công đầu tư, công chăm sóc, chi phí ban đầu quá lớn so với thu hoạch, nợ nần chồng chất; gia cảnh khi ấy buộc ông Tong bắt đầu nghĩ đến mình cần phải có nghề trong tay để giải quyết nợ nần và có nguồn thu nhập ổn định hơn. Và thợ mộc là nghề ông Tong quyết định theo đuổi. Ban đầu ông Tong tự học bằng cách quan sát những vật dụng gần gũi tại gia đình như bàn, ghế, giường, tủ, ông đã chủ động trang bị các dụng cụ đơn giản như cái xẻ gỗ, cái bào gỗ bằng tay, đục… rồi tự mày mò, làm theo. Nhờ chịu khó rèn luyện nên dần dần ông Tong đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật đục, bào, chạm, khắc... Chưa hài lòng với kỹ năng của bản thân, ông Tong còn chủ động học hỏi thêm kỹ thuật từ những thợ mộc khác làm

KSOR H’YUÊNKSOR H’YUÊN

Đồ gỗ do chính tay ông Siu Tong làm. Ảnh: H.Y.Đồ gỗ do chính tay ông Siu Tong làm. Ảnh: H.Y.

NHỜ THẠO NGHỀ THỢ MỘCNHỜ THẠO NGHỀ THỢ MỘC

48 SINH HOẠT NHÂN DÂN

nhà sàn gỗ cho các hộ dân trong làng, kỹ thuật xẻ, bào gỗ cho đến chạm, khắc những đường nét khó như thành lan can, mái nhà, cầu thang của ngôi nhà sàn.

Nhận thấy bản thân đã chắc nghề, thạo việc mộc, năm 2005, ông tiếp tục truyền dạy nghề mộc cho con trai, con rể và người thân trong họ hàng, đồng thời thành lập tổ hợp đơn giản chỉ gồm người trong gia đình với bốn thành viên và bắt đầu nhận làm nhà sàn gỗ cho các hộ trong làng, rồi đến các hộ dân trong xã Ia R’tô. Ông Tong cho biết, hồi đó ông phải bán toàn bộ số bò đang nuôi (13 con) để có đủ kinh phí đầu tư trang thiết bị cho nghề mộc và việc nhận khoán làm nhà. Tính từ năm 2005 đến nay, ông Tong đã nhận đã làm hơn 200 nhà sàn không chỉ các hộ dân trong thị xã Ayun Pa mà còn ở các huyện Phú Thiện, Ia Pa và Krông Pa với mức công hơn 8 triệu đồng/gian, với những hộ làm nhà sàn rộng và trang trí cầu kỳ mức tiền công nhiều hơn với mức hơn 10 triệu đồng/gian.

Với khoản thu nhập đều đặn từ việc nhận

khoán làm nhà sàn, ông Tong có thêm điều kiện đầu tư trở lại cho việc trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình VAC. Hiện tại gia đình ông sỡ hữu hơn 6 sào ruộng lúa nước, 5 con bò cái sinh sản, 17 con heo, hơn 200 con gà, vịt và đào ao nuôi các loại cá: chép, trắm… Là hộ thuần nông nhưng điều vốn quý và đáng nể trọng mà chúng tôi ghi nhận khi đến thăm nhà ông Tong chính là sự sắp xếp khoa học, ngăn nắp các vật dụng trong nhà, mọi ngóc ngách trong và ngoài ngôi nhà sàn đều sạch sẽ tạo nên không gian thoáng mát đến dễ chịu. Đó chính là sự khác biệt rõ ràng mà chúng tôi nhận thấy ở gia đình ông Tong xuất phát từ việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sinh hoạt gia đình.

Không chỉ chăm lo cải thiện thu nhập cho gia đình, ông Tong còn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương, nhận làm không tính công cho các công trình nhà sinh hoạt cộng đồng tại địa phương, đóng góp hỗ trợ người nghèo, người neo đơn… trong làng, xã, gần đây nhất là ủng hộ kinh phí

phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương.

Vốn một người nông dân vươn lên từ nghèo khó bằng nghề mộc, ông Tong luôn mong muốn được truyền dạy nghề cho những bạn trẻ yêu thích nghề mộc để có nghề trong tay, cải thiện thu nhập. Để mong muốn của ông Tong trở thành hiện thực, với nhiệm vụ, vai trò của mình, ông Phan Tấn Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia R’tô cho biết: Thời gian đến, Hội sẽ đề xuất lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã tạo điều kiện cho ông Tong mở lớp truyền dạy nghề mộc cho lớp trẻ trong xã, qua đó tạo nguồn lực lượng, thành lập tổ nghề mộc của xã góp phần định hướng nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người dân địa phương. Riêng với cá nhân ông Siu Tong, Hội sẽ có hình thức tuyên dương, khen thưởng phù hợp đối với hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đồng thời, nhân rộng tinh thần gương mẫu “sống tốt đời, đẹp đạo” trong cộng đồng tại địa phương./.

K. H.Y

49SINH HOẠT NHÂN DÂN

Chính sách Chính sách -- Pháp luật Pháp luật

Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Quyết định gồm 46 điều, có hiệu

lực thi hành kể từ ngày 07/7/2021. Sau đây là một số nội dung chủ yếu của Quyết định:Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự

đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người. Người lao động, đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.Đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) và người điều trị

do nhiễm Covid-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống Covid-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm Covid-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.Đối với trẻ em trong thời gian điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế: Được hỗ

trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em. Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.

50 SINH HOẠT NHÂN DÂN

Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Đối với viên chức hoạt động nghệ thuật được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện: Là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV; Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.

Hộ kinh doanh được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện: Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Mức hỗ trợ: 3.000.000 đồng/hộ kinh doanh.

Người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc khi có đủ các điều kiện: Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99, Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022. Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn./. Thanh Lâm (Tổng hợp).

Ngày 24/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, một số chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đáng chú ý như

sau:1. Bảo hiểm y tếThực hiện đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cho

người có công với cách mạng, thân nhân và người phục vụ người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà: Mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/01

người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng (Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng).

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần. Nội dung chi bao gồm:

+ Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng.+ Thuốc thiết yếu.+ Quà tặng cho đối tượng.+ Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng

(mức chi tối đa 15% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục

51SINH HOẠT NHÂN DÂN

vụ đối tượng điều dưỡng.3. Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục

hồi chức năng cần thiết- Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị

phục hồi chức năng cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.- Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ

chỉnh hình (mỗi niên hạn 01 lần) hoặc đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Mức hỗ trợ 5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tá gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn.

4. Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ- Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (tối đa 03 người ) hoặc người thờ

cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng một liệt sĩ.- Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ

liệt sĩ: 3.000 đồng/01 km/01 người.5. Hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ- Hỗ trợ xây mới vỏ mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ: tối đa 10 triệu đồng/01

mộ (không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang); hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi lên liệt sĩ: tối đa bằng 70% mức xây mới.

- Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì nghĩa trang liệt sĩ theo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ: ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 15 tỷ đồng đối với công trình cấp tỉnh; 10 tỷ đồng đối với công trình cấp huyện; 02 tỷ đồng đối với công trình cấp xã, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương theo nguyên tắc:

+ Không hỗ trợ từ ngân sách trung ương đối với các địa phương tự cân đối ngân sách.

+ Hỗ trợ tối đa 50% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương;

+ Hỗ trợ tối đa 70% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; riêng đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên hỗ trợ tối đa 100% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

6. Các chế độ ưu đãi khác như:- Trợ cấp mai táng: mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp

mai táng.- Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ: 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm.- Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính

sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: Mức chi 200.000 đồng/01 người/01 ngày; số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày 27/7 và ngày 22/12 hằng năm./.

Phương Thư (Tổng hợp).

52 SINH HOẠT NHÂN DÂN

08 dấu hiệu sau tiêm vắc xin Covid-19

Ngày 26/7/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3588/QĐ-BYT về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Theo đó, trước khi tiêm chủng nhân viên y tế tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 các nội dung theo Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn này.Đơn cử, sau tiêm chủng, người được tiêm chủng tự theo dõi 28 ngày, đặc biệt

trong 7 ngày đầu.Khi thấy một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm chủng cần liên hệ ngay với

đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện:- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi.- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu,

xuất huyết dưới da.- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn,

hôn mê, co giật.- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất.- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy.- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái.- Toàn thân:+ Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường.+ Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn.+ Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt./.

Thanh Hương (Tổng hợp).

cần đến ngay bệnh viện

ụ ộ gg pp ggg ạTThhhaaannhhh HHưươơnnnggg ((TTổổnnnggg hhhợợợppp))..

53SINH HOẠT NHÂN DÂN

54 SINH HOẠT NHÂN DÂN

55SINH HOẠT NHÂN DÂN

56 SINH HOẠT NHÂN DÂN

57SINH HOẠT NHÂN DÂN

58