89
1 Li gii thiu Vic htrcác Nhóm cùng sthích thc hin các tiu dán sinh kế, đặt ra yêu cu cho các cán bsinh kế hướng dn viên cng đồng (CF) ca dán, không chcó nhưng knăng thúc đẩy tt, mà còn cn có nhng kkiến thc, knăng sâu, rng trong lĩnh vc sn xut kinh doanh nói chung, và sn xut nông nghip nói riêng. Tuy nhiên, do có nhiu cán bsinh kế và CF ca dán có chuyên nghành đào to khác bit so vi yêu cu kiến thc ca dán, nên khi tham gia dán, htrcng đồng, nhng cán bnày đã phi ttham kho nhiu kiến thc, thc thêm nhiêu knăng làm vic mi mà đôi khi vic tìm tài liu thao kho còn gp nhiu khó khăn. Nhm góp phn nhbé htrcác cán bsinh kế CF ca dán có thêm tài liu để tnâng cao năng lc bn thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tm và biên son mt squy trình kthut nuôi, trng các vt nuôi, cây trng phbiến nht trong vùng dán để chia sđến bn đọc. Xin lưu ý rng nhng quy trình kthut này được sưu tm nhiu ngun khác nhau. Chúng không thđại din cho mt địa phương trong vùng dán được. Vì thế, không nên dùng nhng tài liu này để áp dng ngay vào thc tế sn xut ti địa phương. Khi cn áp dng cho mt tiu dán nào đó, cán bsinh kế và CF vn cn đến liên hvi các Phòng Nông nghip và PTNT, Trm khuyến nông huyn để ly các quy trình tương ng để áp dng, vì các quy trình này đã được thiết kế chính xác hơn vi các điu kin vthca địa phương. Hà ni, ngày 5 tháng 10 năm 2012 Nhóm sinh kế CPO

Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

  • Upload
    vuhanh

  • View
    222

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

1

Lời giới thiệu

Việc hỗ trợ các Nhóm cùng sở thích thực hiện các tiểu dự án sinh kế, đặt ra

yêu cầu cho các cán bộ sinh kế và hướng dẫn viên cộng đồng (CF) của dự án,

không chỉ có nhưng kỹ năng thúc đẩy tốt, mà còn cần có những kỹ kiến thức, kỹ

năng sâu, rộng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, và sản xuất nông

nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, do có nhiều cán bộ sinh kế và CF của dự án có chuyên

nghành đào tạo khác biệt so với yêu cầu kiến thức của dự án, nên khi tham gia dự

án, hỗ trợ cộng đồng, những cán bộ này đã phải tự tham khảo nhiều kiến thức, tự

học thêm nhiêu kỹ năng làm việc mới mà đôi khi việc tìm tài liệu thao khảo còn

gặp nhiều khó khăn.

Nhằm góp phần nhỏ bé hỗ trợ các cán bộ sinh kế và CF của dự án có thêm

tài liệu để tự nâng cao năng lực bản thân, nhóm sinh kế CPO đã sưu tầm và biên

soạn một số quy trình kỹ thuật nuôi, trồng các vật nuôi, cây trồng phổ biến nhất

trong vùng dự án để chia sẻ đến bạn đọc.

Xin lưu ý rằng những quy trình kỹ thuật này được sưu tầm ở nhiều nguồn

khác nhau. Chúng không thể đại diện cho một địa phương trong vùng dự án được.

Vì thế, không nên dùng những tài liệu này để áp dụng ngay vào thực tế sản xuất tại

địa phương. Khi cần áp dụng cho một tiểu dự án nào đó, cán bộ sinh kế và CF vẫn

cần đến liên hệ với các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông huyện để

lấy các quy trình tương ứng để áp dụng, vì các quy trình này đã được thiết kế chính

xác hơn với các điều kiện vụ thể của địa phương.

Hà nội, ngày 5 tháng 10 năm 2012

Nhóm sinh kế CPO

Page 2: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

2

MỤC LỤC

PHẦN 1 - KỸ THUẬT NUÔI TRÂU BÒ ..................................................................................................... 3

PHẦN 2 - KỸ THUẬT NUÔI LỢN NÁI NỘI ĐỊA, NÁI LAI NỘI ĐỊA SINH SẢN ................................19

PHẦN 3 - KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN THỊT (lợn địa phương) ..........................................................32

PHẦN 4 - KỸ THUẬT NUÔI DÊ ...............................................................................................................43

PHẦN 5 - KỸ THUẬT NUÔI ONG MẬT ..................................................................................................61

PHẦN 6 - KỸ THUẬT NUÔI VỊT ĐẺ .......................................................................................................67

PHẦN 7 - KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN .........................................................................................................71

PHẦN 8 - KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO ........................................................................................................75

PHẦN 9 - KỸ THUẬT NUÔI GÀ ...............................................................................................................78

Page 3: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

3

PHẦN 1 - KỸ THUẬT NUÔI TRÂU BÒ

(Nguồn: Theo Sở khoa học công nghệ tỉnh tuyên quang (web

tuyenquangkhcn.org.vn); Theo: Báo Nông nghiệp Việt Nam.

(web:khcncaobang.gov.vn); Theo: hoinongdanhanoi)

A. Kỹ thuật nuôi trâu bò chăn thả tự do

I. Chuồng trại

1. Vị trí

- Xây dựng nơi khô ráo, thoáng, dễ thoát nước

- Nên xây dựng dưới gió để tránh mùi hôi

2. Hướng chuồng

Nên quay về hướng đông hay đông nam

3. Yêu cầu kỹ thuật

- Nền chuồng: Nên có độ dốc để thoát nước

* Diện tích

- Trâu bò đực: 5-6m2/ con

- Trâu bò cái: 4m2/con

- Trâu bò cái đẻ: 8-9m2/con

- Bê nghé: 2-2,5m2/con

* Vách chuồng: Chiều cao: Trâu bò đực 1,4 -1,6m

Trâu bò cái: 1 - 1,2m

- Nên có máng cỏ để cho trâu bò ăn dặm thêm

Page 4: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

4

- Nên có hố phân cách xa chuồng.

II. Thức ăn

1. Các loại thức ăn

- Thức ăn xanh: Các loại cỏ, cây họ đậu, các loại lá cây, ngọn mía, dây lang,

rơm, ...

- Thức ăn củ quả: Khoai lang, khoai mì, ...

- Các loại khác: Có thể bổ sung thêm tấm, cám, bắp, bánh đậu phộng, bột cá,

bột xương, bột sò, muối, ...

2. Một số biện pháp giải quyết thức ăn:

- Vào mùa khô, mùa nước lũ thường thiếu thức ăn (cỏ tươi), có thể cho ăn

thêm rơm, cỏ khô, ...

- Vào mùa lúa (thu hoạch Đông Xuân) nên phơi khô rơm rạ rồi đánh thành

đống dự trữ cho trâu bò ăn dần

- Lúc có nhiều cỏ nên cắt cỏ tươi về phơi khô đánh thành đống như rơm, dự

trữ cho trâu bò ăn dần. Nên chọn cỏ sắp ra hoa (trổ bông) để cắt.

III. Nuôi trâu

1. Chọn trâu giống

a. Ngoại hình:

- Trâu đực: tầm vóc to lớn, cân đối, dài tròn, trước cao sau thấp, hăng hái, hiền

lành.

- Trâu cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt hiền lành

b. Các bộ phận:

+ Đầu:

Page 5: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

5

- Trâu đực: đầu to vừa phải, dài

- Trâu cái: đầu thanh, dài

- Da mặt khô, mạch máu nổi rõ

- Trán rộng, phẳng hoặc gồ

- Mắt to tròn, lanh lẹ, mí mắt mỏng

- Mũi kín, bóng ướt

- Mồm rộng

- Tai to vừa, phía trong có nhiều lông

- Răng đều, khít, trắng, không sứt mẻ

- Sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều

+ Cổ và thân:

- Cổ dài vừa phải

- Ức rộng, đầy đặn, vai nở

- Ngực rộng, sâu

- Lưng dài thẳng hoặc hơi cong

- Xương sườn to tròn, khít cong đều và chéo về sau

- Mông to, rộng, đít tròn

+ Chân:

- 4 chân thẳng, to, gân guốc

- 2 chân trước cách xa nhau, thẳng, bàn chân thẳng, ngắn, to vừa, tròn trịa, gối

tròn

Page 6: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

6

- 2 đùi sau dài, to, bàn chân sau xuôi, ngắn

- Móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn

+ Đuôi: To, thon dài đến quá kheo

+ Da: Hơi mỏng, bóng láng, lông đen, thưa, cứng và sát vào da

+ Bộ phận sinh dục:

- Trâu đực: Tinh hoàn (hòn dái) đều đặn, to, vừa, sắn đều, bìu dái màu hồng,

không thòng

- Trâu cái: Bầu vú to, mạch máu ở vú lộ rõ. Núm vú to, đều, khoảng cách xa

nhau, da có đốm đen, lông mịn. Âm hộ nở nang, đều đặn.

c. Khả năng làm việc:

- Đi không chạm kheo, không quẹt móng, 2 bàn chân sau đi đúng dấu bàn chân

trước hoặc hơi chầm về phía trước

- Cho cày kéo thử để loại những con chậm chạp, mau mệt

2. Cách phối giống:

- Phối giống trực tiếp không hướng dẫn: trâu đực và cái thả chung đàn, tỷ lệ

thụ thai cao, ít tốn công, nhưng trâu đực mau suy yếu

- Phối giống trực tiếp có hướng dẫn: Trâu đực và trâu cái nuôi riêng, khi trâu

cái lên giống mới chọn trâu đực cho phối giống. Cách này ta biết được ngày phối,

tính được ngày sinh và chọn được trâu đực giống tốt.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

a. Nuôi trâu đực

* Nuôi dưỡng

- Vào mùa phối giống nên tăng khẩu phần ăn từ 10-20%/ngày so với lúc bình

thường

Page 7: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

7

- Cho ăn thêm cám, lúa nẩy mầm, muối (3kg rơm + 0,5kg lúa nẩy mầm + 1,5

cám mịn + 60g muối/cho một con)

* Chăm sóc sử dụng

- Mùa nắng nên tắm mỗi ngày và chăn thả tự nhiên

- Mùa mưa nên giảm giờ chăn thả xuống

- Hằng ngày nên kiểm tra móng, hàng năm nên gọt móng 2-3 lần

- Từ 8 – 10 tháng tuổi nên xỏ mũi trâu để dễ khống chế

- Từ 2 – 2,5 năm trâu đực bắt đầu theo cái. Nên cho phối giống từ 3- 4 năm

tuổi. Đến khoảng 10 tuổi nên thiến

- Những trâu đực không để giống nên thiến vào khoảng 5-6 tuổi

b. Nuôi trâu cái

- Tuổi động dục đầu tiên vào khoảng 2-3 năm tuổi

- Thời gian động dục: trung bình 4 ngày (2-9 ngày)

- Chu kỳ động dục: 28 ngày

- Thời gian mang thai: trung bình 307 ngày (300 – 315 ngày)

* Nuôi dưỡng

- Cần chăm sóc kỹ trâu cái mang thai: không cho làm việc nặng quá, rượt đuổi,

...

- Nếu trâu đẻ nên cho ăn cỏ tươi, có thể cho ăn thêm cám, bánh đậu phộng, bột

cá, muối(50-60g/con/ngày)

* Chăm sóc

+ Trước khi đẻ

Page 8: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

8

- Cho trâu nghỉ làm việc trước khi đẻ khoảng 1-2 tháng

- Cho trâu ăn ở bãi chăn gần chuồng

- Chuồng trại sạch sẽ, yên tĩnh

- Không nhốt chung trâu cái chửa với các loại trâu khác

+ Trong khi đẻ

- Trâu thường đẻ dễ ít khi phải can thiệp

- Từ lúc đau bụng đẻ đến lúc đẻ xong khoảng 3 giờ

Khi nghé lọt lòng mẹ dùng rơm lau sạch nhớt, bóc móng sau đó để mẹ tự liếm

con

- Cho trâu mẹ uống nước pha muối hoặc nước trà pha rượu (1 lít nước trà + 10

muỗng canh rượu)

- Thường sau 4-6 giờ nhau ra hết

+ Sau khi đẻ

- Dùng nước ấm pha muối rửa sạch bầu vú, âm hộ, thân sau

- Sau khi đẻ khoảng 1 giờ nên cho ghé bú

- Cho trâu mẹ ăn cỏ non, cháo, thức ăn dễ tiêu

- Cho trâu nghỉ làm việc 1 tháng sau khi đẻ, sau đó làm việc nhẹ từ từ

c. Chăn nuôi nghé

- Cho nghé bú sữa đầu ngay sau khi nghé tự đứng được

- Trong 10 ngày đầu cho nghé bú đầy đủ

- Không nên chăn thả nghé theo mẹ

- Từ 1 tháng trở đi tập cho nghé ăn cỏ non

Page 9: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

9

- Có thể dứt sữa vào lúc 5- 6 tháng tuổi

d. Chăn nuôi trâu cày kéo

* Nuôi dưỡng

- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho ăn 3 bữa chính: sáng, trưa và tối

- Sau khi đi làm về không nên cho ăn ngay. Cho nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ sau

đó khoảng 30 phút cho uống nước có pha muối (10g muối/100kg trọng lượng) rồi

mới cho ăn

- Mùa nắng, khi làm việc xong không nên cho trâu uống nước ngay. Cho nghỉ

ngơi 15-20 phút mới cho uống từ từ.

- Hàng ngày cho uống nước sạch, đầy đủ (30-40 lít/con)

* Chăm sóc

- Sau khi cày kéo xong cần xoa bóp vai cày

- Tắm hàng ngày sau khi nghỉ làm việc khoảng 30 phút

- Mỗi buổi làm việc cần cho trâu nghỉ 2 lần, mỗi lần 20-30 phút

- Làm việc liên tục 5-6 ngày nên cho nghỉ 1 ngày

- Trong thời gian làm việc thấy sức khỏe của trâu bị giảm sút, nên cho trâu

nghỉ 3-5 ngày, bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo, ...

IV. Nuôi Bò

1. Chọn giống

Ở bò nếu chọn bò cày kéo, cách chọn tương tự như ở trâu

2. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Bò đực: Bắt đầu phối giống lúc 24 – 26 tháng tuổi. Thời gian sử dụng tốt

nhất là 2-6 năm tuổi

Page 10: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

10

- Bò cái: ĐỘng dục lần đầu tiên 18-24 tháng tuổi

Chu kỳ động dục: 21 ngày

Thời gian mang thai: 280-285 ngày

* Nuôi bò càu kéo

Tương tự như nuôi trâu cày kéo

* Nuôi bò thịt: Chia 3 giai đoạn

Giai đoạn bú sữa: (Từ sơ sinh – 6 tháng tuổi)

- Sau khi sanh nên lau sạch, cho bú sữa đầu

- Từ tháng thứ 2 cho ăn cỏ non

- Từ tháng thứ 4 cho ăn thêm cám, tấm, bánh dầu, bột cá, ...

Giai đoạn nuôi lớn (từ 7-21 tháng tuổi)

- 6 tháng tuổi nên dứt sữa

- Ban ngày cho ăn ngoài đồng cỏ, ban đêm cho ăn thêm cám, tấm, bánh dầu,

bột cá, ...

- Có thể cho ăn thêm đạm ure (không quá 25g cho 100kg trọng

lượng/ngày/chia 2 lần)

- Nên thiến khi được 12-13 tháng tuổi

Giai đoạn vỗ béo (từ 22-24 tháng tuổi)

- Mùa nắng cho ăn tự do ngoài đồng. Ban đêm cho ăn thêm cỏ tươi, rơm, cỏ

khô, ...

- Mùa mưa: Không nên cho dầm mưa lâu quá. Nên dự trữ cỏ tươi để cho bò ăn

vào lúc mưa nhiều không chăn thả được

Page 11: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

11

- Nên cho ăn thêm cám, tấm, bánh dầu, bột cá, ...

B. Kỹ thuật nuôi trâu bò nhốt chuồng

I. Yêu cầu thức ăn và nước uống đối với trâu bò nuôi nhốt chuồng

1. Đối với trâu, bò đực giống: Phải có chế độ nuôi dưỡng hợp lý, thức ăn

phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt chú ý bổ sung thức ăn giàu

đạm, can xi, phốt pho. Nếu nuôi nhốt chú ý cho trâu bò vận động 3-4 giờ/ ngày.

Cho uống tự do đủ nước sạch.

* Nhu cầu thức ăn thời kỳ không phối giống

Trọng lượng

trâu, bò (kg)

ĐVTA Cỏ xanh (kg) Rơm (kg) Thức ăn tinh

(kg)

300 4,1 14 2 0,5

400 4,8 16 2 0,8

500 5,4 19 2 0,8

* Nhu cầu thức ăn trong thời kỳ phối giống

Trọng lượng

trâu, bò (kg)

ĐVTA Cỏ xanh (kg) Rơm (kg) Thức ăn tinh

(kg)

300 4,7 15 2 1

400 5,4 18 2 1

500 6,0 21 2 1

* Chú ý: Nếu phối giống nặng cần bổ sung thóc ủ mầm và thức ăn giàu đạm

vào khẩu phần ăn cho trâu, bò.

2. Đối với trâu, bò cái sinh sản:

Đảm bảo lượng thức ăn giàu đạm, cỏ xanh non, bổ sung thức ăn tinh đáp ứng

nhu cầu của mẹ và nhu cầu nuôi thai, có thể sử dụng bánh đa dinh dưỡng bổ sung

thêm vào khẩu phần ăn cho trâu, bò từ 0,5-1kg/con/ngày.

Thức ăn tinh cho 2 lần/ngày vào 8 giờ sáng, 4 giờ chiều, thức ăn xanh cho ăn

rải rác trong ngày (chú ý cỏ cắt nhỏ, có chiều dài 15-20cm để khi đưa vào máng,

trâu, bò ăn không bị rơi ra ngoài); Rơm, cỏ khô cho ăn vào buổi tối.

* Khẩu phần ăn cho trâu, bò có chửa nuôi nhốt hoàn toàn

Page 12: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

12

Trọng

lượng gia

súc (kg)

Cỏ tươi các

loại (kg)

Rơm, cỏ khô

(kg)

Thức ăn tinh

(kg)

Muối ăn

(g)

200 24 2 1 20

250 26 2 1 20

300 32 2 1 20

350 36 2 1 30

400 40 2 1 30

450 40 2-3 1,5 30

Nếu kết hợp chăn thả từ 3-4 giờ/ ngày thì cần bổ sung 50-70% cỏ tươi, rơm

khô và 100% thức ăn tinh của khẩu phần trên.

II. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng:

1. Đối với trâu, bò đực giống:

Đảm bảo thức ăn đủ về số lượng và chất lượng. Trước mùa phối giống cần

chăm sóc để trâu, bò khoẻ và có độ béo nhất định, trong mùa phối giống không để

trâu, bò đực giống làm việc.

- Một số vùng đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên hẹp nên chăn dắt ít nhất 3-4 giờ/

ngày để trâu, bò vận động; cho ăn tại chuồng là chính, thường xuyên tắm chải cho

trâu, bò. Thời gian chăn dắt hợp lý: Mùa hè sáng từ 8-9 giờ; chiều 16-18 giờ, mùa

đông 8 giờ sáng,16 giờ chiều.

- Thức ăn xanh sử dụng: ngọn lá ngô tươi, ngọn lá mía, cỏ tự nhiên, cỏ trồng.

Trong mùa đông thức ăn xanh thiếu hụt, cần tăng lượng thức ăn xanh phối trộn bổ

sung để đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của trâu, bò. Thức ăn tinh cho ăn 2 lần/ ngày,

thức ăn xanh cho ăn rải rác trong ngày, bánh đa dinh dưỡng có thể đặt cố định tại

chuồng cho chúng liếm thường xuyên hàng ngày.

- Thức ăn chế biến: Bánh đa sinh tố, rơm ủ rỉ mật đường, rơm ủ Urê.

2. Đối với trâu, bò cái sinh sản và bê, nghé:

* Phối giống cho trâu, bò cái: Nếu đàn trâu, bò đông nên có ô riêng nuôi trâu,

bò cái giai đoạn có chửa, đẻ và nuôi con để tránh cọ sát, thuận tiện cho việc chăm

sóc.

Page 13: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

13

- Phát hiện động dục: Khi bò cái động dục thường có biểu hiện kêu rống lên,

đi lại bồn chồn, phá chuồng, kém ăn hoặc bỏ ăn, thích nhẩy lên lưng con khác

(Trâu động dục thầm lặng hơn bò rất khó phát hiện).

- Thời điểm phối giống thích hợp nhất:

Bò cái động dục đứng yên cho bò khác nhảy lên.

Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ mầu đỏ hồng sang nhạt; niêm mạc

(nhựa chuối) keo dính.

Cần phát hiện kịp thời và phối giống để đạt kết quả.

* Chăm sóc trâu, bò có chửa:

- Trâu, bò có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30-35 kg cỏ xanh, 2-3

kg rơm, 1kg thức ăn tinh, 20-30 g muối ăn, 30-40 g bột xương.

- Không để chúng làm việc nặng, tránh xô đẩy, đánh đuổi trong các tháng thứ

3,7 và tháng thứ 8,9 ( đối với bò); tháng thứ 4-5 và tháng 9-10 (đối với trâu).

- Chuồng trại khô sạch, mùa đông ấm, mùa hè mát, nền chuồng không trơn

trượt.

* Chăm sóc trâu, bò đẻ nuôi con:

- Trâu, bò gần đẻ có hiện tượng đau quằn quại, đứng lên, nằm xuống, chân cào

đất, ỉa đái nhiều, phân nhão… người đỡ đẻ dùng thuốc tím 1% rửa âm hộ, bầu vú

và hàm sau, nếu chúng yếu nên tiêm thuốc trợ sức.

- Trong trường hợp trâu, bò đẻ bình thường không cần can thiệp. Trường hợp

chúng khó đẻ phải kịp thời nhờ cán bộ thú y can thiệp. Khi bò đẻ xong cắt dây rốn

10-12 cm và sát trùng bằng cồn Iốt 5%. Lau rớt rãi trong mũi, mồm bê, để trâu, bò

mẹ tự liếm con. Nếu bò mẹ mệt không liếm thì phải dùng khăn lau khô bê nghé.

Bóc móng để bê, nghé đỡ trơn khi tập đi, cho bò mẹ uống nước pha thêm ít muối,

cám và nước ấm, cho bê con bú mẹ.

- Chăm sóc trâu, bò đẻ: 15-20 ngày đầu sau khi đẻ cho trâu, bò mẹ ăn cháo (

0,5-1 kg thức ăn tinh/con/ ngày và 30-40 g muối ăn), cho ăn đủ cỏ non xanh tại

chuồng. Những ngày sau trong suốt thời kỳ nuôi con, cho trâu, bò mẹ ăn 30 kg cỏ

tươi, 2-3 kg rơm ủ, 1-2 kg thức ăn hỗn hợp hoặc 1 kg bánh đa dinh dưỡng để trâu,

bò mẹ phục hồi cơ thể, nhanh động dục trở lại.

* Chăm sóc bê, nghé:

Page 14: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

14

- Thời kỳ bú sữa: Thức ăn của bê giai đoạn này chủ yếu là sữa mẹ, Trâu, bò

nước ta có lượng sữa thấp, từ tháng thứ 3 trở đi lượng sữa mẹ giảm xuống còn rất

ít, cần tập cho bê sớm ăn cỏ non, cám với số lượng từ ít đến nhiều, quen dần với

thức ăn thô xanh.

- Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê,

nghé ăn thức ăn tinh.

- Từ 3-6 tháng tuổi cho ăn 5-10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn hỗn hợp.

- Nên cai sữa bê, nghé khi được 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho bê, nghé ăn 15-20

kg cỏ tươi, cho ăn thêm ngọn mía, cây ngô non, củ quả.

* Thời kỳ nuôi lớn (7-12 tháng tuổi): Thời kỳ này hướng từ thức ăn sữa sang

thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh, tốc độ lớn có giảm hơn thời kỳ ban đầu.

Nếu nuôi bê giống từ 6 tháng tuổi trở đi phải tách riêng đực cái và có chế độ nuôi

dưỡng hợp lý.

* Bảng khẩu phần ăn cho bê nuôi lớn mỗi ngày:

K. lượng

cuối kỳ

(kg)

Cỏ tươi

các loại

(kg)

Rơm, cỏ

khô (kg)

Thức ăn

tinh (kg)

Muối ăn

(g)

Bột

xương (g)

70 8 1 0,2 10 10-15

100 15 10 0,2 15 15

130 20 3 0,2 15 15

160 27,5 3 0,3 20 20

190 32,5 3 0,3 20 20

220 39 3 0,8 25 25

250 44 2 1,3 30 30

- Hàng ngày chăn thả bê từ 8-10 giờ ngoài bãi để bê ăn được cỏ tươi và vận

động dưới trời nắng ấm, nên chú ý bổ xung thức ăn giàu đạm. Nếu bổ xung đạm u

rê vào thức ăn, không được quá 25 g cho 100 kg thể trọng đối với bò thịt, khi bổ

xung phải cân chính xác, cần hoà tan trong nước, trộn đều với thức ăn tránh gây

ngộ độc.

c/ Vệ sinh thú y:

Page 15: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

15

* Chuồng trại: Quét dọn hàng ngày, nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Khử

trùng tiêu độc nền chuồng, hố ủ phân bằng vôi bột.

* Phòng bệnh:

+ Đối với bê nghé từ 1-2 tháng tuổi tẩy giun đũa ( sử dụng theo hướng dẫn của

từng loại thuốc).

+ Đối với trâu, bò mỗi năm tẩy sán lá gan một lần ( trâu, bò mang thai không

được tẩy), sử dụng theo hướng dẫn.

+ Tiêm phòng: Định kỳ tiêm phòng vào vụ Xuân-Hè và Thu- Đông.

- Tiêm phòng bệnh nhiệt thán: 1lần/ năm ( Tốt nhất là vào tháng 3-4 hàng

năm).

- Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng: 2 lần/ năm( vào tháng 3+4 và tháng 9+10

hàng năm)

- Tiêm phòng bệnh lở mồm long móng theo hướng dẫn của Chi cục thú y.

* Trị ruồi, ghẻ: Cách phun dung dịch dipterex 0,15% cho mỗi trâu, bò 0,5 lít,

phun lại sau 5 ngày.

*Trị ve: Dung dịch dipterex 2-5 % phun cho một trâu, bò 2-3 lít( không dùng

thuốc cho gia súc đang có chửa và đang nuôi con).

III. Một số hình thức vỗ béo cho trâu bò

Trong điều kiện chăn nuôi gia đình có 2 cách vỗ béo thích hợp:

1. Vỗ béo bằng cách chăn thả:

Chăn thả 8-10 giờ mỗi ngày, tận dụng được nhiều cỏ tươi trên các bãi chăn thả

tự nhiên, ban đêm bổ sung thức ăn tinh và muối( áp dụng cho những nơi có đồng cỏ

tự nhiên rộng, đảm bảo cho bò gặm được 20-25 kg cỏ, trâu 25-35 kg cỏ.

2. Nuôi vỗ béo tại chuồng kết hợp chăn thả:

Hình thức này áp dụng cho những nơi ít bãi chăn thả, thông thường trâu, bò

chăn dắt ngoài đồng chỉ ăn được lượng thức ăn từ 50-70% so với nhu cầu ( tuỳ theo

mùa vụ). Vì vậy cần phải bổ sung đủ thức ăn theo nhu cầu.

* Vỗ béo cho trâu,bò trước khi xuất chuồng:

+ Đối với bê nuôi giết thịt: tuổi giết thịt thích hợp là 18-24 tháng tuổi, tiến

hành vỗ béo bê 2-3 tháng trước khi xuất chuồng. Thời gian vỗ béo bắt đầu lúc bê

Page 16: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

16

22 tháng tuổi, có thể sử dụng khẩu phần như sau: Cỏ tươi 15-20kg (hoặc cây ngô,

ngọn mía); thức ăn tinh: 3-4 kg, ăn liên tục 60 ngày trước khi xuất bán. Bê có thể

tăng trọng 0,8-0,9 kg/con/ngày.

+ Đối với trâu, bò già gầy yếu, loại thải cần vỗ béo 30-45 ngày trước khi xuất

bán; lượng thức ăn cần cho 1con/ ngày: 3-4 kg thức ăn tinh hỗn hợp, rơm ủ Urê 2-4

kg, 20-30 kg cỏ tươi, ngọn lá mía, cho uống nước sạch tự do.

Trong những giai đoạn mùa vụ hoặc những nơi thức ăn xanh dồi dào cũng có

thể sử dụng khẩu phần sau:

K. lượng

cuối kỳ

(kg)

Cỏ tươi

các loại

(kg)

Rơm, cỏ

khô (kg)

Thức ăn

ủ xanh

(kg)

Thức ăn

tinh (kg)

Muối ăn

(g)

Bột

xương

(g)

200 30 3,5 0,5 24 12

230 30 4,0 0,5 28 14

260 35 3,0 1,0 31 15

290 35 5,0 3,0 1,0 35 18

320 40 5,0 3,0 1,5 40 20

3. Phương pháp chống rét cho trâu, bò

Thời tiết khô nóng hoặc rét đậm kéo dài có những tác động không nhỏ đến đàn

gia súc. Để chủ động đối phó và giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp

giữa kinh nghiệm truyền thống và phương pháp hiện đại để phòng chống rét cho

trâu, bò.

a. Chủ động thức ăn thô xanh

Cần chuẩn bị thức ăn ủ chua (rơm ủ xanh; dây khoai lang; ngọn, lá sắn; thân,

lá chuối; dây lạc; thân, lá ngô ủ chua ngay sau khi thu hoạch,...), thức ăn phơi khô

(rơm, rạ, cỏ khô, bột lá rau các loại,...) từ đầu mùa đông. Nên xây hầm ủ phù hợp

với nhu cầu của đàn gia súc và dựng kho chứa thức ăn khô đủ cho cả đàn ăn trong 3

- 4 tháng.

b. Tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần

Page 17: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

17

Để giúp trâu, bò tăng sức chịu đựng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất

là trong thời gian dài, người chăn nuôi cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tinh như

cám gạo, bột ngô, bột hoặc sắn lát, cháo muối, cháo ngũ cốc hòa đường. Cho trâu,

bò uống nước ấm, nước muối, nước gừng, các loại đá liếm, bột xương,... Chú ý, có

thể cho trâu, bò ăn các loại lá, củ, quả cây có dược tính nóng ấm.

c. Nâng cấp chuồng trại và chuyển đổi phương thức chăn nuôi

Hạn chế việc chăn thả rông trâu, bò trong những ngày trời lạnh. Xây dựng

chuồng trại theo hướng kiên cố để chăn nuôi ổn định, lâu dài. Nên xây chuồng theo

hướng Đông Nam, tránh gió lùa, mưa tạt và bị nắng xối lâu. Chuồng có hệ thống

thoát chất thải, nền luôn khô ráo, sạch sẽ, có chất độn chuồng sạch, không trơn

trượt, ẩm mốc.

Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 120C: Không nên chăn thả và sử dụng sức

kéo của trâu, bò. Cung cấp thức ăn tại chuồng. Gia cố chuồng trại như dùng bạt

dứa, tấm nylon lớn hoặc các vật liệu khác để che kín chuồng.

d. Tích cực sưởi ấm

Thắp bóng điện công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, dùng máy sưởi trong chuồng.

Nên mặc áo rơm, áo bao tải đay, bao tải dứa, chăn len, chăn bông cho trâu, bò.

e. Phòng dịch

Cách ly, chăm sóc trâu, bò yếu, ốm trong những ngày giá rét; tăng cường vệ

sinh, tiêu độc khử trùng. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc

khử trùng 2-3 tuần/lần để hạn chế mầm bệnh phát triển.

Triển khai tiêm phòng đầy đủ vắc-xin chống các bệnh truyền nhiễm như dịch

tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán, suyễn,...

Phát hiện sớm và phòng trị tích cực dịch bệnh cho đàn trâu, bò trong vụ

đông-xuân:

Page 18: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

18

Trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm ở các tỉnh phía Bắc, trâu, bò thường phát

sinh một số bệnh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn trâu, bò. Bệnh cước chân

thường xuất hiện trong các đàn trâu, bò trong các đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ

ngoài trời xuống thấp từ 7-120C, có kèm theo mưa phùn. Thời tiết lạnh ẩm sẽ làm

cho hệ mao mạch ngoại vi, đặc biệt là mao mạch ở ở chân trâu, bò co thắt lại, gây

tắc nghẽn, làm cho chân trâu, bò sưng lên đau đớn, không đi lại được và phải nghỉ

cày kéo. Biện pháp điều trị chủ yếu là: Rửa sạch chân trâu, bò bằng nước ấm có

pha muối khoảng 5-10%, lau khô, xoa bóp bằng 1 trong các loại dầu: Dầu cao bạc

hà, dung dịch Salicylatemêthin, dầu Trường Sơn hoặc gừng giã nhỏ. Kết hợp xoa

bóp, các gia đình cần báo cho cán bộ thú y đến điều trị bằng các loại thuốc trợ sức,

điều hoà tim mạch như: Long não nước hoặc cafein và dùng kháng sinh điều trị khi

chân đã bị lở loét, nhiễm trùng. Phòng bệnh tốt nhất là những ngày thời tiết lạnh

dưới 120C, không cho trâu, bò ra đồng làm việc. Trong điều kiện sức đề kháng của

trâu, bò bị giảm thấp do điều kiện thời tiết lạnh, ẩm, bệnh tụ huyết trùng thường

phát sinh vào mùa xuân, đầu mùa hè. Bệnh thể hiện: Trâu, bò thở khó do viêm phổi

cấp, đặc biệt nguy hiểm là nhiễm trùng máu, làm cho trâu, bò chết rất nhanh. Nhiều

trường hợp, bệnh tiến triển quá nhanh, người ta chưa kịp phát hiện được dấu hiệu

lâm sàng thì trâu, bò đã chết ngay trong chuồng. Khi phát hiện trâu, bò đi lại chậm

chạp, niêm mạc mắt đỏ, sốt cao, thở khó thì các gia đình chăn nuôi phải báo ngay

cho cán bộ thú y cơ sở đến điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu: Strepto-mycin,

Kanamycin theo đúng liệu trình; đồng thời phải cách ly trâu, bò ốm để tránh lây lan

sang trâu, bò khoẻ.

Một số trâu, bò bị nhiễm tiên mao trùng do ruồi mộng mang mầm bệnh đốt

trong mùa hè và mùa thu chưa phát bệnh vì thời tiết còn ấm áp và thức ăn đầy đủ.

Đến vụ đông-xuân, phải làm việc nặng trong điều kiện thức ăn thiếu, thời tiết lạnh,

sức đề kháng giảm, bệnh của trâu bò sẽ phát ra, ở thể cấp tính, làm cho trâu, bò chết

với tỷ lệ cao. Trâu, bò bệnh thể hiện gầy yếu, sốt cao 41-420C, bỏ ăn, đi lại chậm

Page 19: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

19

chạp, liệt chân, phù thũng chân và chết trong tình trạng kiệt sức do độc tố của tiên

mao trùng trong quá trình ký sinh đã tiết vào trong máu của trâu, bò gây nhiễm độc

thần kinh và toàn thân. Khi phát hiện dấu hiệu lâm sàng của trâu, bò nghi mắc bệnh

thì nên mời cán bộ thú y xã đến khám và điều trị bằng 1 trong 3 loại hoá dược sau:

Naganin dùng liều 0,02g/kg thể trọng (tiêm 2 liều), azidin dùng liều 0,03-0,05g/kg

thể trọng, Trypamidin dùng liều 0,001g/kg thể trọng theo đúng liệu trình. Nếu trâu,

bò bệnh được phát hiện sớm, điều trị đúng liệu trình, chăm sóc tốt tỷ lệ khỏi bệnh

đạt 90-100%.

Bệnh giun đũa của bê nghé non cũng phát sinh nhiều trong vụ đông xuân và

gây nhiều thiệt hại: Tỷ lệ mắc bệnh của bê, nghé ở các huyện miền núi và trung du

thường rất cao: 30-40%. Bệnh do giun đũa ký sinh ở ruột non bê nghé từ 1-5 tháng

tuổi, gây "hội trứng ỉa chảy, phân trắng", làm cho bê, nghé suy yếu, còi cọc, chết

với tỷ lệ cao (60-70% số bê, nghé bị bệnh, nếu không điều trị). Điều trị tốt nhất

bằng Tetramisol với liều 15mg/kg thể trọng, kết hợp với các thuốc chữa ỉa chảy

f. Dùng các biện pháp Đông y.

Mồi lửa vào một số huyệt để tăng cường sức đề kháng, chịu lạnh cho trâu, bò.

Xoa bóp, day bấm huyệt đạo cũng có tác dụng tích cực trong phòng chống rét, đói

cho trâu, bò trong mùa lạnh.

PHẦN 2 - KỸ THUẬT NUÔI LỢN NÁI NỘI ĐỊA,

NÁI LAI NỘI ĐỊA SINH SẢN

(Nguồn: http://agriviet.com/home/threads/45774-Ky-Thuat-Nuoi-Lon-Nai-Noi-Dia-

va-Nai-lai-noi-dia-trong-nong-ho#ixzz1x695LV7O)

I. Một số giống lợn nội và lợn lai để nuôi nái

1, Lợn Móng Cái:

Có nguồn gốc ở huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đặc

điểm ngoại hình là đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình

Page 20: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

20

thoi. Mõm trắng, bụng và bốn chân trắng. Phần trắng này có nối nhau bằng một

vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình dáng

như cái yên ngựa. Lợn Móng Cái mắn đẻ (2lứa/năm), đẻ nhiều con (10-16 con/lứa),

khéo nuôi con, lợn cái có 12-14 vú. Lợn phàm ăn, chịu đựng kham khổ tốt. Lúc 4-5

tháng tuổi nặng 30-35 kg, 6-7 tháng tuổi: 45-50 kg, 12 tháng tuổi: 60-65 kg.

* Ưu điểm của lợn Móng Cái:

+ Thích hợp với điều kiện nhiều vùng sinh thái chăn nuôi

+ Ăn được nhiều loại thức ăn, kể cả các loại thức ăn dư thừa

+ Có khả năng chịu đựng kham khổ, sức chống bệnh cao.

* Nhược điểm là lưng võng, bụng sệ.

2, Lợn ỉ

Tầm vóc nhỏ hơn Móng Cái, toàn thân màu đen, mặt ngắn, trán có nhiều nếp

nhăn, chân ngắn, mõm ngắn. Lưng võng, bụng sệ, chân yếu.

Lợn ỉ thành thục sớm, động dục lần đầu lúc 100 ngày tuổi, có 8 - 10 vú, đẻ 8 - 10

con/lứa.

Khối lượng cơ thể lúc 8 tháng tuổi đạt trung bình 35 kg, 10 tháng tuổi nặng 45

kg.

* Ưu điểm của lợn ỉ:

+ Thành thục sớm, chịu đựng kham khổ, dễ thích nghi với nhiều vùng sinh thái

+ Nuôi con khéo, mắn đẻ

3, Lợn Lang Hồng:

Là giống lợn địa phương ở Bắc Ninh, có pha máu cuả lợn Móng Cái. Lợn có

màu lông da đen trắng không ổn định, tầm vóc nhỏ. Lợn cái có từ 10 - 12 vú, đẻ 10

-12 con /lứa. Số lứa /nái/năm: 1,6 - 1,8. Lợn con 2 tháng tuổi đạt từ 5,5 - 6,0

kg/con.

4, Lợn Mường Khương:

Nguồn gốc ở Mường Khương, huyện Bát sát, tỉnh Lào Cai. Lông đen tuyền, có

con có đốm trắng ở trán và 4 chân, có khúc đuôi tai to rũ che kín hai mắt, tầm vóc

Page 21: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

21

trung bình, mình lép. Lợn thành thục muộn hơn so với giống Móng Cái, ỉ, Lang

Hồng. Số con đẻ ra 8 – 10 con/lứa. Lợn con 2 tháng tuổi đạt 6,0 - 6,5 kg/con.

5, Lợn Ba Xuyên:

Là giống lai giữa lợn Bồ Xụ và lợn Becsia. Lợn được nuôi nhiều ở tỉnh Cần

Thơ, Minh Hải, Sóc Trăng. Lợn có màu lông khoang trắng đen, phân bố không đều

trên thân, tầm vóc trung bình, độ trường mình vừa, mõn ngắn. Lợn nái đẻ 8 - 10

con/lứa

6, Lợn Thuộc Nhiêu:

Là lợn lai giữa giống lợn trắng Bồ Xụ với lợn Yoocsia ở vùng Thuộc Nhiêu,

huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Giống lợn này được nuôi phổ biến ở vùng nước

ngọt thuộc đồng bằng sông Cửu long. Màu lông trắng tuyền, có đốm đen nhỏ ở

mắt, mình ngắn, tai hơi nhô về phía trước, tầm vóc trung bình. Mắn đẻ, lợn nái đẻ

10 - 12 con/lứa.

7, Lợn trắng Phú Khánh:

Được hình thành trên nền chính là giống lợn cỏ địa phương với sự pha máu

của một số giống ngoại như Yoocsia, Duroc hình thành nên nhóm lợn lai có màu

trắng, có năng suất cao hơn. Toàn thân màu trắng, lông thưa, da mịn bóng, tai

đứng, đầu nhỏ, ngực sâu, lưng thẳng, bụng to không sệ. Số con đẻ 10 - 11 con/lứa,

số lứa đẻ/nái/năm: 1,4 -1,6 . Lợn con 50 ngày tuổi đạt 7,0- 7,5 kg.

8, Lợn lai F1:

Là con lai giữa lợn mẹ nội (Móng Cái, ỉ, lợn địa phương khác) và lợn bố ngoại

(Đại bạch,Yoocsai, Landrat). Con lai thường có màu lông trắng hoặc lang trắng đen

(màu lông theo bố), khó nuôi, nếu được đầu tư tốt thì lớn nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao

hơn giống nội và cho hiệu quả kinh tế cao. Lợn nái lai F1 mắn đẻ, nuôi con khéo,

đẻ trung bình từ 10 - 11 con/lứa, con lai 2 tháng tuổi đạt trung bình từ 11 - 12 kg.

Số lứa/nái/năm: 1,9 - 2,0.

II. Lợn nái móng cái

1. Chọn giống

Page 22: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

22

* Khái niệm lợn cái hậu bi: Lợn cái hậu bị được tính từ khi chọn giống gây hậu

bị (2 - 3 tháng tuổi) đến ngày phối giống lần đầu tiên.

Đối với lợn: Móng Cái, lợn Lang Hồng, Lợn ỉ, lợn Ba Xuyên, lợn Mường

Khương là giai đoạn từ 6- 8 kg đến 50 - 60 kg.

Đối với lợn giống là lợn lai F1 (đực ngoại x nái nội), tức là cái hậu bị có bố là

đực giống ngoại và có mẹ là giống lợn nội thì giai đoạn hậu bị là từ 10 - 12 kg đến

80 - 85 kg.

* Yêu cầu về nguồn gốc

Chọn lợn cái là con của cắp bố mẹ cao sản (lợn mẹ đẻ sai, mắn đẻ, tốt sữa, nuôi

con khéo, lợn bố phối với lợn cái đạt tỷ lệ có thai cao).

Nếu chọn lợn cái hậu bị gây nái, rồi sau đó phối với đực thuần để bán cái hậu bị

thì phải biết rất cụ thể về lai lịch của bố và mẹ.

* Các thời điểm tiến hành chọn lợn cái hậu bị Lợn cái hậu bị có thể chọn qua 2

lần, phổ biến vào các độ tuổi sau:

Lần thứ nhất, chọn ở độ tuổi 2 - 3 tháng;

Lần thứ hai, chọn vào thời điểm trước khi phối giống.

Chọn lần 1: lúc 2 - 3 tháng tuổi

Phải biết rõ lai lịch của con giống, là con của cặp bố mẹ có năng suất cao. Chọn

lợn cái từ những con mẹ mắn đẻ, đẻ nhiều con. Thông thường chọn những con từ

lứa đẻ thứ 3 đến lứa thứ 6 là tốt nhất.

* Yêu cầu về ngoại hình:

- Con giống phải điển hình cho giống. Ví dụ: muốn chọn con giống Móng Cái

chuẩn phải chọn những con có hình "yên ngựa ở trên lưng", nếu không có hình yên

ngựa chứng tỏ con giống đã bị pha tạp.

- Đặc điểm về giống phải biểu hiện rõ ràng, cơ thể phát triển chắc khoẻ, không

lấy những con béo sớm.

- Chọn những con da mỏng, lông thưa.

- Tìm những con háu ăn, mõm bẹ, gốc đuôi to, ngực nở.

Page 23: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

23

- Đầu và cổ: đầu to vừa phải, mõm bẹ, cổ dài vừa phải.

- Vai rộng, đầy đặn, ngực sâu rộng.

- Lưng rộng, dài ít võng, sườn sâu, bụng gọn.

- Bốn chân: móng rộng, đuôi to, đùi sau phát triển tốt, 4 chân chắc chắn,

khoảng cách giữa hai chi sau rộng, móng khít, đi lại tự nhiên.

- Không chọn những con có các khuyết tật như: úng rốn, chân đi vòng kiềng

hay hình chữ bát

- Tính phàm ăn, hiền lành

- Vú: tuỳ thuộc vào giống nếu là giống Móng Cái, Thuộc Nhiêu, Lang Hồng,

nái lai F1 thì số vú phải từ 12 trở lên. Nếu là lợn i, lợn Ba Xuyên, lợn Mường

Khương thì số vú phải có từ 10 trở lên. Không chọn những con có vú kẹ (vú lép, vú

tịt). Vú kẹ là vú không có khả năng tiết sữa. Chọn lợn có đầu vú lộ rõ (núm vú dài),

khoảng cách giữa các vú đều.

- Âm hộ: chọn những con có âm hộ phát triển bình thường, không có dị tật

Chọn lần 2: trước khi đưa vào phối giống. Lần này chọn căn cứ vào :

* Khả năng sinh trưởng:

Loại bỏ những nái chậm lớn, lợn mẹ sinh trưởng phát triển kém có liên quan tới

khả năng sinh trưởng của đàn con sau này.

Ví dụ: lúc 8 tháng tuổi, lợn Móng Cái đạt 55 - 60 kg; lợn lai F1 (Móng Cái lai

Đại Bạch) đạt 75 - 80 kg.

Khối lượng cần đạt được ở 7 - 8 tháng tuổi ở các giống lợn khác nhau là khác

nhau, vì vậy ta cần căn cứ vào đặc điểm của từng giống để đánh giá khả năng sinhh

trưởng phát triển của lợn.

- Kiểm tra chất lượng vú: nhất định phải loại thải những lợn cái hậu bị có số vú

không đạt yêu cầu (vú kẹ núm vú không lộ rõ, phân bố không đều).

- Nếu lợn cái bị đau móng, chân yếu thì loại thải. Lợn nái đau chân dễ bị đè chết

con, nhất là vào những ngày đầu mới sinh khi lợn con còn yếu.

Page 24: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

24

- Căn cứ vào diễn biến động dục của lợn cái. Cái giống lợn nội như Móng Cái,

Lang Hồng thành thục sớm, các giống lợn như Mường Khương, Ba Xuyên, Thuộc

Nhiêu thành thục muộn hơn. Sẽ loại những lợn cái động dục quá muộn, ví dụ sau 9

tháng không động dục.

- Chọn âm hộ: loại những lợn cái có âm hộ quá bé so với đặc điểm của giống

hoặc bị dị tật

2. Một số đặc điểm của lợn nái móng cái

a, Sự thành thục về tính:

Hoạt động sinh lý sinh dục cuả lợn nái được tính từ lúc nó bắt đầu thành thục

về tính, lúc này cơ quan sinh dục như buồng trứng, âm đạo, tử cung, tuyến sữa…

phát triển hoàn chỉnh để đảm bảo cho quá trình sinh sản. Ngoài ra nó còn xuất hiện

các đặc điểm sinh dục phụ và có phản xạ về tính.

Tuổi thành thục về tính của gia súc khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

giống, giới tính, dinh dưỡng, khí hậu, mùa vụ…Lợn nội tuổi thành thục về tính sớm

hơn lợn ngoại. Ví dụ lợn nội là 4 - 5 tháng; lợn ngoại là 8 - 10 tháng.

Người ta thấy rằng thời gian thành thục về tính của lợn cái không phải là một

hằng số mà nó biến động phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng, mùa vụ và sự điều hoà

của thần kinh thể dịch. Khi gia súc đã thành thục về tính thì cứ sau một khoảng thời

gian nhất định trong cơ thể gia súc và nhất là cơ quan sinh dục của con cái có

những biến động khác nhau, kèm theo là sự rụng trứng được lặp đi lặp lại nhiều

lần, hiện tượng này xảy ra theo một chu kỳ và được gọi là chu kỳ tính.

Chu kỳ tính trung bình của lợn nái là 21 ngày (biến động từ 18 - 24 ngày) tuỳ

thuộc vào từng giống lợn. Trong chu kỳ tính con vật có những biểu hiện khác nhau

theo từng giai đoạn: trước động dục, động dục, sau động dục và yên tĩnh. ở mỗi giai

Page 25: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

25

đoạn này con vật cũng có những biểu hiện về sinh lý, sinh sản khác nhau, các cơ

quan sinh dục ngòai cũng thay đổi về màu sắc, kích thước và xuất hiện dịch nhày…

(âm hộ sưng đỏ, có dịch nhày chảy ra.. kèm theo bỏ ăn, kêu rống).

Thông thường tuổi thành thục về tính của gia súc sớm hơn tuổi thành thục về

thể vóc. Khi lợn cái mới thành thục về tính, tuy các cơ quan sinh dục đã phát triển

hoàn chỉnh và có khả năng giao phối nhưng thể vóc chưa phát triển đầy đủ, chưa dự

trữ đủ dinh dưỡng để mang thai do vậy không nên cho phối giống.

Nếu cho phối giống quá sớm lợn con đẻ ra không nhiều, con yếu ảnh hưởng

đến tầm vóc và sức khoẻ cũng như thời gian sử dụng của con giống sau này. Nhưng

nếu phối giống cho lợn nái quá muộn thì không những lãng phí thức ăn mà trong

những kỳ động dục lợn ít ăn, không ăn hoặc phá phách nên ảnh hưởng đến sinh

trưởng. Tuổi thành thục về thể vóc của lợn nái thường từ 7- 9 tháng.

b, Số trứng rụng

Trong quá trình hoạt động sinh sản của gia súc, muốn có quá trình rụng trứng

và thụ thai phải xảy ra sự hình thành các tế bào trứng, sự thành thục và rụng trứng.

Dưới tác dụng của hormon FSH của tuyến yên, tế bào hạt xung quanh bao noãn

phân chia nhiều, làm khối lượng bao noãn tăng lên, đồng thời LH kích thích tế bào

hạt tiết ra Estrogen và dịch. Lượng dịch nhiều làm thể tích bao noãn tăng và nổi lên

trên bề mặt buồng trứng, đó là các noãn chín có đường kính từ 0,8 - 1,2 cm.

LH của tuyến yên tăng tiết có tác dụng hoạt hoá enzym phân giải protein làm

vách tế bào bao noãn mỏng ra và vỡ, trứng được rơi ra khỏi buồng trứng gọi là sự

rụng trứng. Mỗi lần trứng rụng kéo dài từ 6 - 10 giờ. Số trứng rụng trong một chu

kỳ động dục lần đầu tiên là 11; chu kỳ thứ hai là 12; ở nái trưởng thành là 21; trung

bình là 15 - 20.

Page 26: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

26

Số lượng trứng rụng tuỳ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ hormon FSH và LH,

ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng. Nếu khẩu phần thiếu protein sẽ

làm giảm số trứng rụng. Số lượng trứng rụng sau một chu kỳ động dục là giới hạn

cao nhất của số con đẻ ra trong một lứa. Trong thực tế mỗi lần lợn nái đẻ trên dưới

10 con. Như vậy bao giờ số trứng rụng cũng nhiều hơn số con đẻ ra, sự chênh lệch

đó có thể do một số trứng rụng nhưng không được thụ tinh và một số trứng được

thụ tinh nhưng không phát triển thành hợp tử. Do số trứng rụng ở chu kỳ 1 ít, nên ở

lợn thường cho phối giống ở chu kỳ 2 hoặc 3. Số lượng trứng rụng chịu ảnh hưởng

của giao phối cận huyết, hệ số cận huyết cứ tăng lên 10% thì số trứng rụng sẽ giảm

từ 0,6 - 1,7 trứng.

c, Thụ tinh

Thụ tinh là quá trình đồng hoá giữa trứng (n NST) và tinh trùng (n NST) để tạo

thành hợp tử (2n NST) có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân chia nguyên

nhiễm liên tiếp để tạo thành phôi, đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen từ hai

nguồn gen khác nhau.

Sự thụ tinh phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phối giống. Thời gian động dục

của lợn nái nội là 3 ngày, thời gian chịu đực 2 ngày, thời gian động dục của nái

ngoại thuần kéo dài 5 - 7 ngày nhưng thời gian chịu đực chỉ khoảng 2,5 ngày, phối

giống trong thời gian chịu đực đạt kết quả cao nhất. Sự lựa chọn của trứng trong

quá trình thụ tinh: trứng luôn chọn tinh trùng có quan hệ xa với trứng và chọ những

tinh trùng khoẻ mạnh.

Ví dụ: trộn tinh dịch của đực Móng Cái với tinh dịch của đực ngoại trắng

(50/50), kết quả 3/4 số con sinh ra có màu lông trứng, 1/4 số con sinh ra có màu

lông đen.

Khi phối giống trực tiếp, ảnh hưởng của con đực sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai. Thụ

tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai do kỹ thuật phối giống không tốt. Hiệu

Page 27: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

27

quả sinh sản kém nhất vào các tháng có nhiệt độ cao và thời gian chiếu sáng giảm.

Nhiệt độ cao trong không khí ức chế hoạt động động dục, và nó kéo dài trong vòng

15 ngày sau giao phối, tỷ lệ thụ thai giảm rõ rệt. Nhiệt độ không khí cao cũng làm

lợn chậm động dục trở lại.

Tỷ lệ chết phôi và tỷ lệ chết thai

Tỷ lệ chết phôi và chết thai nói chung từ lúc thụ tinh đến lúc đẻ chiếm 30 - 40%

và gần 1/3 số đó rơi vào giai đoạn đầu của kỳ có chửa. Theo nghiên cứu của nhiều

tác giả thấy giai đoạn 9 - 13 ngày sau khi phối là giai đoạn khủng hoảng của sự

phát triển vì phần lớn các trường hợp chết phôi diễn ra trong giai đoạn này.

Khi mổ lợn nái vào thời kỳ chửa để nghiên cứu thấy trong tử cung của lợn có

12 thai bình thường và 11 thai khác đang ở các giai đoạn teo khác nhau. Mối quan

hệ dinh dưỡng và tỷ lệ chết phôi tác động qua lại với nhau rõ rệt. Nếu thiếu trầm

trọng vitamin và khoáng có thể gây chết toàn phôi, thiếu viatmin A lợn nái sảy thai

hoặc đẻ non. Để đánh giá khả năng sinh sản cảu lợn nái người ta dùng chỉ tiêu: số

lợn con cai sữa/nái/năm, vì vậy số con sơ sinh trong ổ chính là tính trạng năng suất

rất quan trọng để quyết định năng suất của lợn nái.

Các nguyên nhân chủ yếu làm lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai

sữa là:

+ Bị mẹ đè

+ Thiếu máu

+ Chết khi đẻ ra

+ Khối lượng sơ sinh thấp

+ Dinh dưỡng kém

+ Cảm lạnh

+ Bệnh đường ruột

+ Bị đói

+ Lợn mẹ ăn

+ Do bệnh truyền nhiễm

Page 28: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

28

III. kỹ thuật nuôi dưỡng

1. Chuồng trại

Chuồng phải đảm bảo: cao ráo, khô, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tốt nhất

là chuồng xây lợp ngói hoặc lá, có cửa chắc chắn. Yêu cầu: không dột, không

được ứ đọng nước.

Chuồng nuôi lợn nái phải có 2 ngăn: 1 ngăn nuôi mẹ và 1 ngăn nuôi con sau cai

sữa.

Hướng chuồng tốt nhất là hướng Ðông - Nam, buổi sáng có ánh nắng thì tốt,

nhưng tránh nắng chiều. Nên có tán cây xanh trên chuồng để chống nóng. Diện

tích nuôi mỗi con lợn nái là 3m x 2m = 6 m2.

Nền chuồng nên lát gạch đỏ hoặc tráng xi măng, nghiêng vào phía trong để

thoát nước, nhưng không được làm quá trơn, heo dễ ngã, gây sảy thai.

Tường chuồng nên xây gạch hoặc gỗ, cao khoảng 1,0 mét. Phía trên để trống

cho thoáng, xung quanh treo sẵn bạt hoặc bao tải, phên nứa... khi trời mưa, gió, rét

thì thả xuống cho ấm.

Phải có sân để lợn vận động. Phía ngoài chuồng có hố ủ phân, trên hố ủ phải có

mái, tránh nước mưa và nước dội chuồng và tắm rữa cho lợn chảy vào hố ủ phân.

Máng ăn: trong chuồng đặt một máng ăn cho mẹ bằng gỗ hoặc cao su với kích

thước dài 50cm x cao 20cm x rộng 30cm (miệng máng rộng đáy để cho lợn dễ ăn),

tuyệt đối không làm máng xi măng đúc sẵn trong chuồng vì khó rửa, heo dễ bị ỉa

chảy.

Máng cho lợn con cũng có cấu tạo tương tự như trên nhưng dài 1 m x cao 20

cm x rộng 30 cm.

2. kỹ thuật nuôi

a. Phương thức chăn nuôi

Thức ăn cho Lợn nái

- Tinh bột (hay còn gọi là bột đường): bao gồm các loại bột ngô, sắn, cám gạo...

- Thức ăn giàu đạm: bột khô đậu tương, bột cá, khô dầu lạc các loại...

- Thức ăn xanh : rau lang, rau muống, lá sắn, lá đậu ủ yếm khí, bèo các loại ...

- Các thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Những thức ăn này nếu không mua

thì phải cho lợn ăn nhiều thức ăn xanh và chăn thả thường xuyên.

- Các loại thức ăn trên cho heo nái ăn sống mà không cần nấu chín.

Page 29: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

29

Khẩu phần ăn của lợn nái qua từng giai đoạn (Kg/con/ngày)

Giai đoạn Loại thức ăn (Kg/con/ngày)

Bột tổng hợp Sắn khô Rau các loại

Chửa kỳ I 1 – 90 ngày 1,0 0,2 2 – 3

Chửa

kỳ II

91 – 108 ngày 1,3 0,2 2 – 3

109 – 111 ngày 1,0 0 2 – 3

112 - chuẩn bị

đẻ 0,7 0 2 – 3

Ngày đẻ 0 – 0,5 0 2 – 3

Ngay sau đẻ Nấu cháo gạo, nhau thai và muối cho lợn mẹ

ăn

Nuôi con Sau đẻ đến lúc cai

sữa và tách mẹ

Ăn tự do

(2,5 –3,0)

0,25 –

0,5 2 – 3

Tách con chờ phối 1,4 0,3 2 – 3

b. Chăm sóc lợn nái

Giai đoạn lợn nái chửa kỳ I (từ 1 - 3 tháng có chửa đầu)

Thức ăn hỗn hợp cho ăn 1 ngày 2 bữa, mỗi bữa đổ thức ăn vài lần.

- Thức ăn thô xanh cho ăn sống 2 - 3 kg/ngày và cho ăn sau khi ăn thức ăn tinh.

- Trong chuồng luôn có máng uống có nước uống sạch thường xuyên.

- Mỗi ngày cho lợn nái vận động một lần vào buổi sáng.

- Thường xuyên tắm mỗi ngày một lần để kích thích tuần hoàn và tiêu hoá giúp

lợn sinh trưởng phát dục tốt (trừ những ngày mưa rét)

- Bổ sung canxi vào khẩu phần ăn khi lợn nái mang thai được 2 tháng.

Giai đoạn lợn nái chửa kỳ II ( có chửa từ 3 tháng đến lúc đẻ):

- Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp theo khẩu phần như trên, mỗi ngày cho ăn 3 bữa.

- Thức ăn thô xanh cho ăn mỗi ngày 2 - 3 kg và cho ăn sau khi ăn thức ăn tinh.

- Rút ngắn thời gian vận động mỗi ngày và trước khi đẻ 10 ngày thì không cho

lợn vận động nữa.

-Trong chuồng luôn có máng uống có nước uống sạch thường xuyên hoặc sử

dụng vòi uống nước tự động.

Page 30: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

30

Chăm sóc lợn nái đẻ, nuôi con và tách con chờ phối

- Trước khi đẻ 15 ngày giảm dần lượng thức ăn theo như khẩu phần và chia ra

4 - 5 bữa ăn/ngày.

- Trước khi đẻ 15 – 20 ngày thường xuyên tắm và xoa bóp bầu vú mỗi ngày

nhằm kích thích bầu vú phát triển, thông tia sữa và tránh nứt nẻ đầu vú.

- Trước khi đẻ 5 ngày, vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc chuồng trại bằng nước sôi.

- Ngày lợn đẻ nếu con nào mập thì không cần cho ăn, con nào ốm thì cho ăn

0,5 kg thức ăn bột tổng hợp.

- Lợn sắp đẻ thường thấy vú căng sữa, âm hộ sưng to, lợn ăn ít, sau bỏ ăn, lợn

bồn chồn khó chịu, ỉa đái lung tung là sắp đẻ sau 1 - 2 giờ nữa. Lợn thường đẻ vào

ban đêm.

- Khi lợn đẻ phải chuẩn bị chuồng khô ráo, có nhiều rơm, rạ hoặc lá chuối khô.

Treo vào chuồng 1 bóng đèn sáng để quan sát cho rõ, kịp thời can thiệp khi cần

thiết.

- Ðể cho lợn đẻ tự nhiên là tốt nhất (chỉ can thiệp khi lợn đẻ ra con quá yếu). Khi

lợn đẻ, chủ nhân chỉ ngồi yên quan sát, không gây tiếng động làm lợn không tập trung

tư tưởng. Khi lợn con sinh ra, đầu tiên nó sẽ tự tìm vú mẹ để bú, động tác bú mẹ của

lợn con sẽ kích thích lợn mẹ đẻ những con còn lại rất nhanh. Trong quá trình quan sát,

chỉ can thiệp khi phát hiện thấy có lợn con bị nằm trong bọc, ngạt thở thì xé bọc ra, lau

khô rồi nhanh chóng thả lợn con vào để bú mẹ.

- Khi lợn mẹ đẻ hết con khoảng 20 - 30 phút thì nhau ra, nhặt hết rác bẩn ở nhau, bỏ

vào nồi cám, trộn thêm 1 lon gạo, một ít muối, nấu thành 1 nồi cháo, chia cho lợn mẹ

ăn làm 2 - 3 lần, đây là nồi cháo rất bổ, lợn mẹ ăn sẽ rất nhiều sữa.

- Trong giai đoạn nuôi con cho lợn mẹ ăn theo khẩu phần không hạn chế, mỗi

ngày cho ăn 3 - 4 lần

- Ngày cai sữa (sau khi đẻ 40 ngày), tách con cho lợn mẹ nhịn đói cả ngày

nhưng đảm bảo nước uống đầy đủ.

- Tách con chờ phối: cho ăn theo công thức và khẩu phần lợn mẹ mang thai giai

đoạn I, đồng thời theo dõi phối giống trong vòng 3 – 5 ngày sau đó.

- Cho ăn thức ăn thô xanh 2 –3 kg mỗi ngày sau khi ăn thức ăn tinh.

- Trong chuồng luôn có máng uống có nước uống sạch thường xuyên.

- Tiêm phòng vacxin cho lợn nái các bệnh:

Page 31: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

31

Tụ huyết trùng: hằng năm vào 2 vụ :tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9

Phó thương hàn: Sau khi đẻ 40 ngày.

Dịch tả: lợn mẹ sau khi được phối có chửa 1 tháng.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con

Giai đoạn tập ăn: 15 – 20 ngày tuổi

- Bắt đầu tập cho lợn con ăn lúc 07 ngày tuổi với thức ăn: cháo gạo trộn với bột

sữa dành cho lợn con có bán trên thị trường.

- Giai đoạn: từ khi lợn con được 20 ngày tuổi đến lúc cai sữa và xuất chuồng,

cho ăn theo công thức sau với liều lượng tuỳ theo nhu cầu. Mỗi ngày nên cho ăn từ

3 đến 4 lần.

Loại thức ăn Gạo Bột bắp Cám gạo T/ă đ/đặc

Công thức (%) 42 % 28 % 15 % 15 %

Lượng ăn TB hằng

ngày (cho 10 con) 2,0 kg/ngày/10 con

Tổng cộng (tính cho

25 ngày) 21 kg 14 kg 7,5 kg 7,5 kg

Chăm sóc lợn con

- Lợn con mới sinh ra phải được giữ ấm cả mẹ lẫn con trong tháng đầu. Không

được tắm cho lợn, hằng ngày phải chải khô lông cho lợn mẹ.

- Lợn con đẻ ra cần phải cho bú sữa đầu càng sớm càng nhiều càng tốt. Rốn lợn

con sẽ tự rụng đi trong quá trình vận động, không phải cắt.

- Sau 3 ngày cắt răng nanh toàn đàn.

- Tiêm sắt bổ sung cho lợn con vào hai thời điểm: lần thứ nhất khi lợn con được 3

ngày tuổi và lần thứ 2 khi lợn con được 10 ngày tuổi. Ngoài ra, nên tiêm thêm ADE

Becomplex khi lợn con được 21 ngày tuổi.

- Thiến những con lợn đực vào thời điểm được 15 đến 20 ngày tuổi.

- Sau khi lợn con được 07 ngày tuổi thì tập ăn và cho ăn loại thức ăn: cháo gạo

nấu đặc trộn thêm bột sữa.

- Từ ngày tuổi 21 trở đi tách lợn con khỏi heo mẹ như sau:

Giai đoạn tuổi Số lần tách trong ngày Thời gian mỗi lần tách

Page 32: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

32

(ngày)

21 – 25 2 – 3 30 phút

26 – 35 3 – 4 30 phút

36 – 40 4 - 5 60 phút

Trên 40 ngày Tách khỏi mẹ hoàn toàn

Tiêm phòng cho lợn con:

- Dịch tả: - Nếu lợn mẹ chưa được tiêm phòng thì tiêm lần 1 vào lúc 21 ngày

tuổi và tiêm nhắc lại sau 60 ngày tuổi. Nếu lợn mẹ đã được tiêm phòng loại văc

xin này thì tiêm phòng 1 lần vào lúc 40 ngày tuổi.

- Phó thương hàn: tiêm vào lúc 21 ngày tuổi

- Tụ huyết trùng: tiêm phòng vào lúc 40 ngày tuổi.

- Xổ giun tròn

cho heo con trước lúc xuất chuồng.

PHẦN 3 - KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN THỊT (lợn

địa phương)

I. Đặc điểm và kỹ thuật chọ giống

1. Đặc điểm

+ Đặc điểm: lông đen tuyền, có con có đốm tráng ở trán. Tầm vóc trung bình,

mình lép. Bốn chân và khấu đuôi to chĩa ra trước.

+ Ưu điểm: Dễ nuôi, sức chống bệnh tốt.

+ Nhược điểm: Chậm lớn, khả năng sinh sản kém, đẻ ít con

+ Hướng sử dụng: Dùng làm nái nền, cho lai với lợn đực ngoại để tạo ra lợn lai

nuôi theo hướng nâng cao tỷ lệ nạc.

2. Kỹ thuật chọn giống

Dựa vào các đặc điểm ngoại hình, thể chất và nguồn gốc. Chọn khi lợn được

50- 60 ngày tuổi.

Page 33: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

33

- Ngoại hình: Mình dài cân đối, lưng thẳng, bụng thon gọn, mông vai nở,

chân thanh, thẳng và chắc chắn, gốc đuôi to, không có tật ở miệng, mũi.

- Thể chất: Thể chất khỏe mạnh da hồng hào, lông thưa, óng mượt, mắt tinh

nhanh, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn phàm ăn.

- Khối lượng: Lúc 60 ngày tuổi: Lợn nội đạt: 6- 8 kg/con, lợn lai đạt 12-16

kg/con

- Nguồn gốc: Mua tại những địa chỉ tin cậy

II. Kỹ thuật chăn nuôi lợn

1. Yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi

- Nguyên vật liệu: Có thể làm chuồng bằng các loại tranh, tre, nứa, lá, gỗ

hoặc xây bằng gạch, đá ....

- Vị trí:

+ Hướng chuồng: chọn hướng Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc

thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp

về mùa đông.

+ Nên chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.

+ Không xây chuồng lợn chung với chuồng gia súc, gia cầm khác để tránh

lây nhiễm bệnh.

- Diện tích: Diện tích chuồng phải phù hợp với số lợn nuôi. mùa nắng nóng

nên nuôi thưa hơn mùa lạnh.

Diện tích ô chuồng đối với lợn nuôi thịt

Khối lượng lớn Ô chuồng (m2) Sân (m

2) Số lợn/ ô

18-50 Kg 6-12 6 - 12 8 - 16

50 - 100 Kg 9 - 18 0 7 - 15

- Nền chuồng:

+ Cao cách mặt đất khoảng 30 - 45 cm để tránh ngập úng.

+ Đầm nén kỹ và nén bằng xi măng cát.

+ Tạo độ nhám, tránh trơn trượt cho lợn.

Page 34: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

34

+ Đảm bảo phẳng, không đọng nước

+ Phải có độ dốc ( 2 - 3 độ) về hướng thoát nước thải.

- Vách che:

+ Có thể xây bằng gạch, hoặc làm bằng tre, gỗ.

+ Phải đảm bảo thông thoáng tự nhiên, đảm bảo cho không khí lưu thông,

điều hòa nhiệt độ. Không nên làm vách che quá cao để tạo thông thoáng và tiện cho

việc chăm sóc, nhưng không làm quá thấp tránh lợn nhảy ra ngoài.

- Mái che:

+ Nên làm mái cao, dốc để hút gió và hạn chế ảnh hưởng của gió bão

+ Mái lợp bằng lá sẽ mát, nhẹ, nhưng mau hỏng và khó chống cháy.

+ Mái lợp bằng tôn fibrô xi măng sẽ bền, nhưng đò hỏi giàn đỡ phải chắc

chắn.

- Máng ăn, máng uống:

+ Nên có máng ăn và máng uống riêng.

+ Máng ăn, máng uống cỏ thể lam bằng gỗ, bằng xi măng đúc rời, hoặc xây

cố định vào tường và nền. Những máng nhẹ và không cố định sẽ dễ bị lợn lật đổ.

Những máng cố định nên có lỗ thoát nước để dễ cọ rửa.

+ Máng phải có độ cao thích hợp (13 - 20 cm) theo độ tăng trưởng của lợn.

Chiều dài khoảng 20 - 30 cm/ 1 lợn, đáy máng rộng 20 - 30 cm. Số lượng và chiều

dài máng phải phù hợp với số lợn nuôi trong chuồng.

+ Máng uống nên đặt xa máng ăn và gần vị trí thu gom phân thải vì lợn

thường tìm nơi sàn ướt để thải phân.

- Hồ chứa phân, nước thải: Làm bên ngoài chuồng, có nắp đậy để đảm bảo

vệ sinh.

2. Thức ăn cho lợn

a. Các nhóm thức ăn cho lợn:

+ Nhóm thức ăn giàu năng lượng:

Page 35: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

35

Là nhóm thức ăn có giá trị năng lượng cao. Nó cung cấp năng lượng để duy

trì các hoạt động sống của lợn như: Vận động, thở, tiêu hóa thức ăn ... và góp phần

cấu tạo nên các sản phẩm như: thịt, thai, sữa và tinh dịch...

Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm có: Ngô, thóc, tấm, cám gạo, củ sắn, khoai

lang...

+ Nhóm thức ăn giàu đạm ( Protein): Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm

lượng đạm cao để tổng hợp thành đạm của cơ thể.

Nhóm thức ăn giàu đạm:

Nguồn gốc thực vật gồm có: Đậu tương, vừng, lạc ...

Nguồn gốc động vật gồm có: Cá, bột cá, bột xương, bột thịt, xương, giun đất

...

+ Nhóm thức ăn giàu khoáng:

Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất khoáng cao để tham gia vào

cấu tạo xương và các bộ phận khác.

Nhóm thức ăn giàu chất khoáng gồm có: Bột đá, vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột

xương...

+ Nhóm thức ăn giàu Vitamin.

Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng vitamin cao, giúp tăng cường

quá trình trao đổi chất trong cơ thể

Nhóm thức ăn giàu vitamin gồm có: các loại rau, cỏ, lá cây...Ngoài ra còn có

các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin - khoáng nhằm cung cấp

cả chất khoáng và vitamin cho vật nuôi.

b. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn

Lợn thịt cần được cho ăn ở chế độ tự do để tăng trọng nhanh, sớm xuất bán

c. Kỹ thuật phối trộn thức ăn cho lợn

- Kỹ thuật phối trộn thức ăn cho lợn:

Yêu cầu nguyên liệu:

Page 36: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

36

+ Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng: không bị mốc, bị hấp hơi, có mùi lạ

và bị vón cục.

+ Đối với một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để lợn dễ tiêu hóa. Ví

dụ: Đậu tương nên rang chín trước khi nghiền...

+ Phải xử lý nhiệt ( nung nóng) để diệt mầm bệnh khi dùng các nguyên liệu

giàu khoáng làm thức ăn.

+ Các nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần được nghiền nhỏ.

+ Khối lượng nguyên liệu phối trộn phải phù hợp với số lượng lợn và mức ăn

để tránh giảm chát lượng thức ăn do bảo quản lâu.

Cách phối trộn:

+ Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà hoặc gạch lát theo

thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau.

+ Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít ( như: khoáng, vitamin...)

phải trộn trước với bột ngô hoặc cám dể tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với

các nguyên liệu khác để đảm bảo phân bố đều trong hỗn hợp thức ăn.

+ Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó cho vào bao rồi khâu kín cho lợn

ăn dần. Đặt bao thức ăn ở cách xa tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín và

ẩm ướt.

Công thức phối trộn thức ăn cho lợn lai nuôi thịt

Nguyên

liệu

Tỷ lệ phối trộn theo khối lượng lợn ( %)

10 -30 Kg 31 - 60 Kg 61 - 100 Kg

CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 CT1 CT2

Bột sắn - 10 8 10 - 16 21 10

Bột ngô 33 23,5 42,5 28 44 31,5 26,8 45

Tấm 33 27 18 10 17 - 5 15

Cám gạo 5 8 - 24 15 23 25 9,5

Bột đậu 13 17 18 25,5 13,5 27 17 12

Page 37: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

37

tương

Khô dầu

đậu tương

- 8 - - - - - -

Khô dầu lạc 10 - 7 - 5,5 - 3 4

Bột cá 4,5 5 5 - 3 - - 2,5

Bột xương 1 1 1 1 1,5 - - 1,5

Bột vỏ sò 1 - - 1 - 2 1,7 -

Muối ăn 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15

Giá trị dinh dưỡng

NLTĐ (Kcal/kg) 3065 3068 3100 2986 2985 2985 2950 2996

Đạm thô 17,9 18,0 18,0 16,1 16,1 16,0 14,0 14,1

Bảo quản:

- Thức ăn đã phối trộn nên sử dụng hết trong vòng 7 ngày.

- Thức ăn đã phối trộn cần phải được bảo quản ở nơi khô, mát, có mái che, cần

kê cao để tránh nấm mốc gây bệnh.

- Cần tránh chuột bọ phá hoại thức ăn. Có thể nuôi mèo hoặc đánh bẫy diệt

chuột, diệt gián...

3. Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý.

Đối với lợn thịt, mục tiêu nuôi là:

+ Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh.

+ Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ móc hàm cao.

+ Chi phí lao động và các chi phí khác thấp nhất.

Thiến lợn: Khi nuôi lợn thịt cần phải thiến. thời gian thiến lợn đực 10 - 14

ngày tuổi, hoạn lợn cái khi lợn đạt 3 tháng tuổi, khi đạt khối lượng 25 -30 Kg.

Với lợn lai nhiều máu ngoại thì không cần thiến ( cả đực và cái)

Cần tấy giun sán cho lợn trước khi đưa vào nuôi thịt ( ở khối lượng 18 -

20Kg)

Page 38: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

38

Cọ rửa và sát trùng chuồng trại bằng dung dịch nước vôi pha loãng hoặc các

hóa chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian từ 3 - 5 ngày, sau đó mới nuôi

lứa khác.

Thực hiện tiêm phòng theo quy định của thú y

Thức ăn và cách cho ăn:

+ Cho lợn ăn thức ăn tinh đã phối trộn trước rồi cho ăn rau xanh sau.

+ Rau xanh rửa sạch rồi cho ăn sống, không cần nấu chín.

+ Khi lợn còn nhỏ (<30kg) nên cho ăn ít nhất 3 bữa/ngày.

+ Cung cấp đầy đủ nước sạch cho lợn uống.

Công thức tính lượng thức ăn tinh đã phối trộn cho lợn thịt/ngày.

Giai đoạn Cách tính lượng thức ăn/ngày Số bữa/ngày

10 - 30 Kg 5% x Khối lượng lợn 3

31 - 60 Kg 4% x Khối lượng lợn 2

61 Kg - xuất chuồng 3% x Khối lượng lợn 2

VD: Lợn có khối lượng 50kg, lượng thức ăn cần cho lợn 1 ngày là: 50kg/lợn x

4% = 2kg thức ăn đã phối trộn/ngày.

Cách tính khối lượng lợn theo công thức:

Khối lượng lợn (Kg) = Vòng ngực2(m) x Dài thân (m) x 87,5

III. Công tác vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh

1. Công tác vệ sinh phòng bệnh

- Nên phân biệt khu vực chuồng nuôi cho các loại gia súc khác nhau và độ tuổi

khác nhau. Ví dụ nuôi lợn thịt riêng; các lứa lợn khác nhau nuôi ở khu chuồng

riêng.

- Cho lợn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không cho ăn thức ăn ôi, mốc, nhiễm

khuẩn, nhiễm độc.

- Cần giữ cho chuồng trại luôn luôn thoáng, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa

hè, ấm về mùa đông.

Page 39: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

39

- Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và

tiêu độc máng ăn.

2. Một số biểu hiện của lợn mắc bệnh

- Khi phát hiện thấy trong đàn lợn có một hay nhiều con biểu hiện triệu chứng:

+ Bỏ ăn, ủ rũ, lông sù, lười vận động, mắt lờ đờ.

+ Lợn sốt, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái, gương mũi khô.

+ Ho, khó thở, thở mạnh, kêu, ỉa chảy.

+ Xuất hiện nhiều nốt tụ huyết, xuất huyết trên gia ( màu đỏ hoặc tím).

-Cần phải:

+ Kịp thời cách ly những con này để theo dõi. Đưa ngay xác lợn chết ra khỏi

khu vực chăn nuôi và xử lý xác chết ( chôn, đốt...). Tuyệt đối không bán chạy, mổ

thịt bừa bãi để tránh lây lan.

+ Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu gia súc ốm, chết đi kiểm tra.

+ Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại.

+ Không đem thức ăn thừa của lợn bệnh cho lợn khác hoặc gia súc khác ăn

3. Phòng bệnh bằng Văcxin

- Lịch tiêm phòng cho lợn:

+ Lợn con và lợn nuôi thịt

Loại Văcxin và sắt hóa trị 2 tiêm

phòng

Thời gian tiêm ( Ngày tuổi)

Tiêm sắt lần 1 2-3

Tiêm sắt lần 2 12-13

Dịch tả lợn lần 1 ( Nếu lợn mẹ chưa

tiêm phòng)

20

Dịch tả lợn lần 2 45

Phó thương hàn lần 1 20

Phó thương hàn lần 2 28-34

Page 40: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

40

Phù đầu lợn con 28-35

Tụ huyết trùng 60

Đóng dấu 70

+ Lợn nái: áp dụng lịch tiêm phòng theo bảng trên và tiêm phòng thêm:

Vacxin tụ huyết trùng sau 120 ngày tuổi, Vacxin đóng dấu sau 180 ngày tuổi.

+ Lợn đực giống: áp dụng lịch tiêm phòng theo bảng trên và lịch tiêm phòng

cho lợn nái. Ngoài ra, tiêm phòng thêm Vacxin dịch tả lợn trước khi bắt đầu phối

giống 15 ngày, tiêm nhắc lại 6 tháng 1 lần.

IV.Một số bệnh thường gặp ở lợn

1. Bệnh phó thương hàn

a. Nguyên nhân:

Bệnh do vi khuẩn Salmonella cholerae suis gây nên. Đặc trưng của bệnh là

mầm bệnh chủ yếu tác động lên niêm mạc bộ máy tiêu hóa, gây viêm niêm mạc dạ

dày, ruột và tạo ra các nốt loét ở niêm mạc ruột già, lợn ỉa chảy nặng.

b.Triệu chứng:

Bệnh hay mắc nhất ở lợn dưới 4 tháng tuổi. Khi mắc thường ở các thể sau:

+ Thể cấp tính: Thời gian nung bệnh 3 - 4 ngày, sốt 40 – 42oC, kém ăn hoặc bỏ

ăn, nôn mửa, phân táo và sau đó là giai đoạn đi lỏng phân màu vàng, thối khắm có

lẫn màu, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, ruột cata. Trên da nổi những đám

sung huyết đỏ sẫm rồi chuyển sang tím bầm, thường bắt đầu ở hai mỏm tai và các

vùng da mỏng, mõm. Con vật sẽ chết sau 3-4 ngày nếu không can thiệp kịp thời

tích cực.

+ Thể mãn tính: Con vật giảm ăn, gầy yếu, da nhợt nhạt. khi thì đi táo, khi thì đi

lỏng kéo dài, phân thối khắm. Con vật ngại đi lại, nếu ở tình trạng nhẹ con vật có

thể tự khỏi nhưng tăng trọng kém và cũng có thể bị tái phát khi sức đề kháng giảm.

c. Bệnh tích:

Page 41: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

41

Niêm mạc ruột viêm loét, hoại tử. nhất là van hồi manh tràng thấy các giải

loét có gờ.

d. Phòng bệnh:

* Phòng bệnh bằng vệ sinh thức ăn, nước uống, dụng cụ, chuồng trại chăn

nuôi... chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

* Phòng bệnh bằng Văcxin:

- Vacxin thương hàn cho lợn con tiêm cho lợn khỏe mạnh từ 20 ngày tuổi trở

lên tiêm lần 1: 1ml/con. Sau 3 tháng tiêm lần 2 liều lượng 2ml/con. thời gian miễn

dịch được 6 tháng.

- Vacxin satsco cho lợn từ 2 - 3 tháng tuổi phòng bệnh ỉa chảy do thương

hàn, E. coli, liên cầu. Liều tiêm 5ml/con, sau 15 ngày cho miễn dịch 3 tháng.

- Vacxin nhược độc phó thương hàn đông khô: tiêm 1ml/con cho lợn từ 20

ngày tuổi, khi pha thuốc song phải dùng ngay, không được để sang ngày hôm sau.

e. Điều trị

Có thể dùng một hoặc kết hợp các loại thuốc sau:

- Tetracylin: Liều lượng 20 - 30 mg/kgP/ngày, liệu trình uống 5 - 7 ngày.

- Ampicilin: Liều lượng 50mg/kgP/2 lần/ngày, liệu trình tiêm 3 - 5 ngày.

Hoặc có thể dùng các loại thuốc sau: Kanamycin, Gentamycin, Trimethoxazol,

Sufamethazintrium. Kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực.

2. Bệnh dịch tả lợn

a. Nguyên nhân:

Do virut Tortor suis gây ra. Lợn mặc bệnh ở mọi lứa tuổi, lợn con sau cai sữa

tỷ lệ mắc và chết cao. Lợn nái đang mang thai có thể sẽ truyền bệnh cho lợn con.

Là bệnh do virut gây nên, hiện nay chưa có thuốc trị bệnh.

b. Triệu chứng:

+ Thể quá cấp: Con vật sốt cao 40 - 420C, bỏ ăn, thường kéo dài 12 - 24h lợn

giãy dụa rồi chết. cũng cõ con kéo dài sang ngày thứ hai mới chết.

Page 42: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

42

+ Thể cấp tính: Con vật ủ rũ, giảm ăn, sốt 40,5 - 41,5oC, nôn mửa, mắt có

nhử, phân lỏng có màu xám và mùi tanh khắm. Trên da nhất là vùng da mỏng có

những nốt tụ huyết to, nhỏ hình tròn tập trung thành từng đám, lợn uống nhiều

nước, gầy tọp nhanh rồi chết sau 3 - 4 ngày.

Thông thường ở thể này bệnh hay ghép với bệnh phó thương hàn hoặc tụ

huyết trùng lợn làm cho bệnh nặng hơn và chết nhanh hơn.

+ Thể mãn tính: Con vật ít ăn, phân lúc táo, lúc lỏng. những nốt tụ huyết trên

da thâm lại và nhạt dần, bệnh thường kéo dài 1 -2 tháng làm cho con vật gầy yếu,

kiệt sức và chết. trường hợp chăm sóc tốt lợn có thể khỏi bệnh nhưng thường xuyên

gieo rắc mầm bệnh ra môi trường.

c. Bệnh tích:

Các niêm mạc miệng, lợi, van hồi manh tràng, trực tràng viêm xuất huyết,

vết loét ở van hồi manh tràng tròn hình cúc áo phủ bựa vàng xám. Lách có nhiều

nôt xuất huyết, nhồi huyết xung quanh rìa làm cho lách giồng hình răng cưa. Vỏ

thận xuất huyết lấm tấm, bàng quang xuất huyết và tụ huyết.

d.Phòng bệnh:

Cần làm tốt công tác vệ sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng.

Phòng bệnh vacxin dịch tả lợn. Tiêm dưới da, bắp thịt, gốc tai hoặc mặt

trong đùi.

+ Đối với lợn con tiêm làn 1vào 15 - 20 ngày tuổi, lần 2 vào 30 - 45 ngày

tuổi.

+ Đối với lợn đực giống tiêm 2 lần trong 1 năm.

+ Đối với lợn nái tiêm phòng bệnh trước khi phối giống 2 tuần.

+ Đối với lợn đang chửa nên tiêm phòng bệnh 1 tháng trước khi đẻ.

3. Bệnh lepto

a.Nguyên nhân và đường lây bệnh:

Do vi khuẩn Lepto spira gây ra. Nguồn bệnh do các loài chuột đồng và chuột

nhà mang mầm bệnh bài xuất soắn khuẩn vào môi trường.

Page 43: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

43

Đường lây bệnh phổ biến là qua da, qua niêm mạc mắt, mũi, miệng, niêm mạc

đường sinh dục khi đã bị tổn thương, các lỗ chân lông dãn nở thì soắn khuẩn cũng

lọt vào được.

b.Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh từ 3 – 20 ngày có thể phát ở thể cấp tính hoặc mãn tính.

+ Thể cấp tính: Biểu hiện sốt cao, bỏ ăn mệt mỏi, gia súc mang thai có thể

sảy thai. Sau đó gia súc hết sốt nhưng quan sát thấy biểu hiện hoàng đản, các chấm

xuất huyết ở niêm mạc, nước tiểu có màu cà phê, thậm chí có màu đỏ vì chứa nhiều

Hemoglobin.

c. Điều trị:

Dùng thuốc kháng sinh đồng thời chữa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa,

thiểu năng gan, chống chảy máu.

Penicillin 10.000 UI/ kgP kết hợp với Steptomycin 10mg/kgP hoặc

Tetracylin 5 - 15mg/kgP.Ngoài ra tiêm vitamin B,C.

d. Phòng bệnh:

- Phòng bệnh bằng vệ sinh: Khi phát hiện gia súc ốm phải cách ly kịp thời,

sát trùng tiêu độc chuồng trại.

- Tiêu diệt chuột, nếu phạm vi rộng không có khả năng tiêu diệt chuột thì

phải ngăn cản sự tiếp xúc của chuột và các chất thải mang trùng với gia súc.

- Phòng bệnh chủ động bằng tiêm vacxin nhắc lại 2 lần/1 năm

PHẦN 4 - KỸ THUẬT NUÔI DÊ

(Đơn vị phát hành: bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (web:tailieu.vn))

Dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật

tốt, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.

I. Chọn giống

1. Dê cái sinh sản

Page 44: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

44

Thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê cái mắn đẻ (cứ

6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê con mau lớn.

2. Dê đực giống

Phải chọn dê đực giống có tầm vóc to, thân hình cân đối, khoẻ mạnh, không

khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh, bốn chân thẳng, khoẻ, đi

đứng vững chắc, hai hòn cà đều, cân đối.

II. Phối giống

- Để tránh đồng huyết, hàng năm cần chuyển đổi đực giống trong đàn cái hợp

lý, không cho dê đực giống là anh giao phối với em, hoặc dê đực giống là bố giao

phối với con, cháu.

- Tuổi phối giống lần đầu đối với dê cái >7 tháng tuổi, dê đực giống 8 - 9

tháng tuổi.

- Cái 18-21 ngày dê cái động dục một lần, mỗi lần 2-3 ngày. Phối giống vào

ngày thứ 2 sau khi có biểu hiện động dục như thích gần con đực, dê cái ve vẩy

đuôi, kém ăn, nhảy lên lưng con khác, âm hộ sưng, niêm mạc âm hộ đỏ, hồng, niêm

dịch từ âm đạo chảy da.

- Sau khi phối 18-20 ngày nếu không thấy thụ thai, dê cái sẽ động dục lại.

III. Thức ăn

1. Nguồn thức ăn và kỹ thuật sử dụng thức ăn cho dê

Dê ăn được nhiều loại thức ăn, như: các loại cỏ, cành lá cây, hạt ngũ cốc, phế

phụ phẩm nông nghiệp.

Để đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, cân đối về dinh dưỡng và đều đặn quanh

năm về thức ăn theo nhu cầu của dê chúng ta cần phải biết:

- Nguồn thức ăn trồng cho dê theo mùa vụ cả số và chất lượng, về bãi chăn

thả, chăn dắt.

- Nắm được phương thức nuôi dê là chăn thả,chăn dắt hay nhốt tại chuồng

- Mùa vụ sản xuất như mùa phối giống, mùa sinh sản, nhu cầu sữa, thịt dê

của xã hội, ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết.

Page 45: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

45

- Yêu cầu thức ăn theo các thời kỳ là bao nhiêu.

- Nguồn thức ăn bổ sung sẵn có hay không, nếu phải mua thì giá cả và điều

kiện như thế nào.

Bên cạnh đó chúng ta cũng cần nắm được ảnh hưởng của thức ăn đối với dê

như: Thức ăn thô già cứng nhiều xơ làm giảm lượng ăn được, mùa vụ ảnh hưởng

đến chất lượng thức ăn, đến khả năng tiêu hoá, đến nhu cầu dinh dưỡng các loại

như protein và nước. Mức độ cung cấp protein thấp cũng sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến

khả năng phát triển và cho sữa. Trên cơ sở đó ta rút ra được những biện pháp giải

quyết tốt nhất.

2. Trồng các loại cây thức ăn cho dê

Phát triển trồng cây thức ăn là biện pháp chủ động nâng cao số và chất lượng

thức ăn để đảm bảo đủ thức ăn quanh năm cho dê trên cơ sở hợp lý và có khoa học.

Trồng cây thức ăn xanh còn có tác dụng làm giảm sự xói mòn đất, giảm bớt công

chăn thả, giảm sự ô nhiễm bệnh và nâng cao năng suất chăn nuôi. Trồng cây thức

ăn cho dê là việc làm mới mẻ đối với nông dân. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ đối

với việc này.

Trước hết cân đối diện tích của nông trại, chọn giống cây, cỏ để trồng. Tốt

nhất nên gắn việc trồng cây thức ăn cho dê vào hệ thống nông trại, kết hợp với hệ

sinh thái vườn, Ao, Chuồng, Rừng cây (VACR) bền vững và bảo vệ được môi

trường.

Có thể trồng cây thức ăn ngay trong vườn, trồng quanh nhà làm hàng rào

hoặc dọc theo bờ ruộng, nếu có đồng bãi thì nên trồng theo băng xen canh với cây

màu hoặc cây ăn quả.

Một số giống cỏ, cây làm thức ăn cho dê có thể phát triển được ở nước ta:

- Cỏ hoà thảo: cỏ ghi nê, cỏ voi, cỏ ruzi, cỏ lông para...

- Cây họ đậu: keo dậu, điền thanh...

- Cây đa mục đích: cây keo tai tượng, keo lai, cây xen chuối, cây mía, cây

mít, cây sung...

Page 46: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

46

a. Chế biến và dự trữ thức ăn cho dê

Có hai phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn thường được áp dụng là

phơi khô cỏ, lá sắn, lá keo dậu, lá đậu và chặt ngắn ủ chua cây ngô, cỏ voi, thân lá

lạc, sắn củ... Có thể xử lý để làm tăng giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn cho dê

như xử lý ủ rơm với urê, muối và cám gạo. Sử dụng rỉ mật trộn với cám, bột sắn và

lá cây giàu đạm chặt ngắn đã phơi khô.

b. Biện pháp để dê ăn được nhiều thức ăn

Thức ăn thô xanh: nên cắt ngắn cho dê ăn. Dê thích ăn thức ăn ở độ cao, nên

cần phải treo máng thức ăn lên cao trên mặt đất 0,5-0,7 m. Làm sao thức ăn không

rơi xuống đất vì dê không ăn lại thức ăn đã rơi xuống đất. Ngoài sân chơi hoặc

trong chuồng nuôi nhốt nên có máng ăn rộng để tất cả dê có thể ăn cùng một lúc và

dê ăn được dễ dàng.

-Thức ăn củ quả: nên thái thành miếng mỏng cho dê dễ ăn, không nên nghiền

nhỏ hay để cả củ quả nguyên.

-Thức ăn tinh gồm: thóc, ngô, sán, khoai lang khô, lạc…; thức ăn củ như: bí

đỏ, khoai lang tươi, chuối .. dê rất thích ăn.

- Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát.

- Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh

giun sán cho dê.

-Hàng ngày chăn thả từ 7-9 giờ/ngày. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm

cần cho dê ăn thêm 3-5 kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thoả mãn

trước khi chăn cũng như sau khi dê về chuồng.

- Cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê liếm, bổ sung khoáng vi

lượng hàng ngày.

IV. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.

1. Chăm sóc nuôi dưỡng dê con từ sơ sinh đến cai sữa (90 ngày tuổi)

a. Giai đoạn bú sữa đầu (từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi)

Page 47: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

47

Dê con sau khi đẻ được lau khô mình, cắt rốn xong, vuốt sạch máu ra phía

ngoài và cắt cách cuống rốn 3-4 cm. Cần đưa dê con vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho ấm

bên cạnh mẹ. Sau khi đẻ 20-30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay, vì trong vòng 3-7

ngày đầu sữa dê mẹ có nhiều dinh dưỡng, nhất là kháng thể giúp cho dê con mau

lớn và tránh được các bệnh về tiêu hoá.

Nếu dê con mới đẻ yếu cần giúp dê con tập bú, hoặc vắt sữa đầu cho dê con

bú bằng bình 3-4 lần/ngày. Nếu dê mẹ không cho con bú thì phải ép cho bú bằng

cách giữ chặt dê mẹ vắt bỏ tia sữa đầu rồi vắt ít sữa vào miệng dê con cho quen

dần, sau đó giữ nguyên cho con bú no, tiếp tục làm như vậy cho đến khi dê mẹ chịu

cho dê con bú trực tiếp. Chú ý trong 3-4 ngày đầu dê con còn yếu nên phải hướng

dẫn cho dê con bú đều cả hai vú dê mẹ, nếu để dê chỉ bú một vú, thì vú còn lại sẽ

cương sữa, dê mẹ sẽ đau và không cho con bú nữa, dẫn đến viêm vú dê mẹ và dê

con sẽ không có sữa để bú.

b. Giai đoạn sau 15 ngày đến 45 ngày

Tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa dê mẹ. Thông thường vắt sữa 2 lần/ngày

vào buổi sáng và chiều đối với dê có sản lượng sữa trên 1 lít. Dê con được cho vào

bú dê mẹ ngay sau khi vắt sữa để khai thác hết sữa của con mẹ, sau đó cho dê con

bú thêm 300-350 ml (2-3 lần/ngày), tuỳ theo lượng sữa mà mỗi con đã bú được trực

tiếp từ con mẹ, nhưng phải đảm bảo tổng lượng sữa bú được trong ngày 450-

600ml/con (có thể xác định lượng sữa dê con bú được bằng cách cân dê con trước

và sau khi bú mẹ) trên cơ sở lượng sữa bú được từ con mẹ mà tính lượng sữa cần

cho dê con bú thêm bằng bình.

Đối với chăn nuôi gia đình và với dê cho sữa dưới 1 lít/ngày thì áp dụng

phương thức tách dê con khỏi dê mẹ ban đêm (từ 5 giờ chiều nay đến 6 giờ 30 sáng

hôm sau) vắt sữa 1 lần/ngày vào buổi sáng sữa thu được là sữa hàng hoá, sau đó là

cho con con theo bú mẹ cả ngày không cần cho bú thêm sữa mẹ bằng bình nữa.

Page 48: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

48

Từ 11 ngày tuổi trở đi, nên bắt đầu tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu

như chuối chín, bột ngô, bột đỗ tương rang, đặc biệt là các loại cỏ lá non, khô

sạch... Từ 24 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi, thì nên cho dê ăn 30-35 g thức ăn tinh.

c. Giai đoạn từ 46-90 ngày tuổi

Trong giai đoạn này, cần cho dê uống 600 ml sữa, rồi giảm dần xuống 400

ml sữa nguyên chất/con/ngày, chia thành 2 lần. Sữa dê nguyên chất hay sữa thay

thế cần được hâm nóng 38-400C, núm vú bình vú, chai đựng sữa phải rửa sạch tiệt

trùng trước và sau khi cho dê bú, lau khô sạch nền chuồng sau khi dê con bú.

Trong giai đoạn 46-90 ngày tuổi thì cho ăn 50-100 g thức ăn tinh. Lượng

thức ăn tăng dần đến hết 3 tháng tuổi khi dê con tự ăn không cần đến sữa mẹ, cho

dê con uống nước sạch hàng ngày.

d. Những dê con còi cọc, suy dinh dưỡng

Những dê này cần được cho ăn thêm premix khoáng, sinh tố hoặc loại bỏ

giết thịt dê đực không đủ tiêu chuẩn giống để tránh lãng phí.

e. Chăm sóc dê con

Thường xuyên quét dọn chuồng trại khô sạch, cho dê vận động ngoài sân

chơi hoặc bãi chăn thả gần chuồng, nhất thiết không cho dê con theo mẹ đi chăn

ngoài bãi xa trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.

f. Giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa

Trong thời kỳ dê con theo mẹ, dê thường hay mắc bệnh về đường hô hấp do

lạnh nên phải giữ ấm lót ổ cho dc con nằm, đặc biệt giai đoạn này dê cảm nhiễm rất

mạnh với bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm và lây lan rất nhanh, nhất là vào dịp

mưa phùn độ ẩm cao, vì vậy phải luôn giữ cho sàn chuồng, ổ lót khô ráo. Khi phát

hiện dê con mắc bệnh phải cách ly kịp thời vì bệnh do vi rút gây nên, kháng sinh sẽ

không có hiệu lực. Điều trị bệnh này bằng cách rửa sạch vết loét hằng một số thuốc

sát trùng như cồn i-ốt 10%, bôi thuốc mỡ kháng sinh, thuốc Oxytetracylin có tác

dụng trị bệnh thứ phát xuất hiện.

2. Chăm sóc nuôi dưỡng dê hậu bị giống

Page 49: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

49

Cần chọn lọc những dê cái, dê đực sinh trưởng phát dục tốt, có ngoại hình

đẹp sau cai sữa để chuyển sang nuôi hậu bị:

- Nuôi dê hậu bị theo khẩu phần qui định để tăng khả năng sinh trưởng phát

triển cơ thể hợp lý, không nên vỗ béo bằng thức ăn giàu năng lượng như ngô, sắn,

gạo, tinh hỗn hợp. Cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh (2-5kg/ngày) bằng 75- 80%

tổng khẩu phần ăn hàng ngày, phần còn lại bổ sung bằng thức ăn tinh và phụ phẩm

nông nghiệp.

- Đối với các loại thức ăn mới, các phụ phẩm nông công nghiệp cần tập ăn và

tăng dần từ ít đến nhiều để phù hợp với khả năng tiêu hoá của dê, thường một ngày

cho ăn 0,1-0,5kg/con.

- Cung cấp đủ nước sạch cho dê, tạo điều kiện cho dê có chỗ để vận động 3-4

giờ/ngày, vệ sinh khô sạch nền chuồng, sân chơi, máng ăn, máng uống hàng ngày.

Riêng dê đực con để làm giống cần chăm sóc riêng, sau 3 tháng phải nuôi tách

riêng và chỉ cho giao phối khi dê đạt 11-12 tháng tuổi.

- Giai đoạn đầu của thời kỳ nuôi dê hậu bị là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn

dê bú sữa mẹ sang tự hoàn toàn thu nhận từ thức ăn, vì vậy giai đoạn này dê con

thường hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá như bệnh tiêu chảy, chướng bụng đầy

hơi, để phòng các bệnh này cần phải vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn nước uống sàn

chuồng sân chơi của dê, nếu dê mắc các chứng bệnh này cần phải điều trị kịp thời

bằng biện pháp cơ học và thuốc thú y.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng dê cái sinh sản

a. Phối giống cho dê

- Đối với dê cái nên cho phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và trọng lượng tối

thiểu cần thiết như dê thường phải 7-9 tháng tuổi khối lượng phải đạt 17 - 19kg.

Trong thực tế sản xuất áp dụng bằng cách bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên của dê cái

sau đó mới phối giống. Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau khi đẻ 1,5-2 tháng

dê đã phục hồi sức khoẻ mới cho phối giống lại

Page 50: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

50

- Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ là anh chị em

ruột hoặc là con cháu của dê đực giống đó.

- Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày, động dục kéo dài 1-3 ngày, khi

động dục âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con

khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Sau khi phát hiện được triệu chứng

dê động dục bằng cách quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật phát

hiện thì sau 18-36 giờ cho dê giao phối là thích hợp. Trong sản xuất thường khi

phát hiện dê động dục ngày hôm nay thì sáng sớm hôm sau cho giao phối 2 lần vào

buổi sáng và chiều là phù hợp.

- Phải có sổ theo dõi phối giống để ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và

dự định ngày dê đẻ để đỡ đẻ cho dê.

b. Dê cái mang thai

Sau khi phối giống theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 -23

ngày) mà không thấy dê động dục trở lại là có thể dê đã thụ thai. Thời gian mang

thai của dê trung bình là 150 ngày (biến động từ 145- 157 ngày) vì vậy phải chuẩn

bị đỡ đẻ cho dê trước 140 ngày.

Khi dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên đặc biệt ở 2 tháng

cuối cùng dê cái chịu kiếm ăn hơn, phàm ăn hơn bình thường, biểu hiện ở thể trạng

bên ngoài là lông mượt và tăng cân. Cần đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức

ăn để dê nuôi thai tốt và có nhiều sữa sau khi sinh.

Đối với dê đang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, lượng sữa của dê mẹ khai thác càng

giảm để bào thai phát triển tốt và tránh được sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau.

* Chú ý: Cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa như ngày

1 lần, rồi 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần và cắt hẳn..

Không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn đuổi, đánh đập dê, tuyệt đối

không nhốt dê đực giống trong đàn cái đang chửa.

Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát

triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.

Page 51: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

51

Dự tính ngày dê đẻ để chuẩn bị trực, chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con sơ

sinh được chu đáo.

c. Dê đẻ

- Dê sắp đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã được vệ sinh tiêu độc khô,

sạch, kín ấm và yên tĩnh.

- Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng

suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa.

- Có người trực dê đẻ, chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con sau khi sinh và các

loại dụng cụ như cồn iốt, giẻ lau, kéo, chỉ để cắt rốn cho dê sơ sinh.

- Dê sắp đẻ có những biểu hiện: Dê khó chịu, đi đái luôn, bầu vú và âm hộ

sưng đỏ, bụng sa, bầu vú căng. ở âm hộ có dịch đặc chảy thành dòng và xuất hiện

bọc nước ối là dê sắp đẻ. Khi nước ối vỡ ra là dê đẻ. Bình thường thai sẽ được đẩy

ra từ từ theo nhịp rặn của dê mẹ. Thường dê đẻ từ 1 -4 giờ tuỳ theo số lượng thai và

vị trí thai.

- Nếu dê con đang ra mà bị kẹt, khó đẻ, dê mẹ thường kêu la, cần hỗ trợ bằng

cách đưa tay đã sát trùng vào đẩy thai theo chiều thuận, khi lôi thai ra cần cẩn thận,

hai tay nắm phần thân phía ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của dê mẹ.

Điều quan trọng trước khi can thiệp là xác định đúng vị trí ngôi thai hiện tại

- Khi dê con ra được ngoài, dê mẹ tự liếm con, song vẫn phải lấy khăn sạch,

mềm, khô lau hết nhớt từ miệng, mũi, tai, mình, 4 chân của dê. Sau đó, vuốt sạch

máu từ cuống rốn trở ra phía ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách

bụng khoảng 3-4cm, dùng dao sắc hay kéo cắt cuống rốn phía ngoài 1-1,5 cm rồi

sát trùng bằng cồn iốt 5% hoặc dung dịch ôxy già. Sau khi đẻ hết con (khoảng 30

phút đến 4 giờ) nhau ra, không để dê mẹ ăn nhau. Trường hợp đẻ khó hoặc sau đẻ 4

giờ mà nhau vẫn chưa ra thì mời Bác sĩ thú y can thiệp. Dê mẹ đẻ xong cho uống

nước ấm có pha muối 0,5% hoặc nước đường 5- 10%. Hàng ngày cho dê mẹ ăn

thức ăn thô, xanh non, thức ăn tinh chất lượng tốt theo khẩu phần xác định. Không

cho dê mẹ ăn quá nhiều thức ăn tinh và củ quả để tránh dê bị chướng bụng đầy hơi.

Page 52: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

52

- Sau đó, rửa sạch bầu vú và âm hộ, vệ sinh khô sạch nơi dê vừa đẻ. Trường

hợp nếu dê mẹ sưng lầm sữa thì chườm nước nóng và vắt sữa cho khỏi tắc các tia

sữa.

V. Chuồng trại

Nuôi dê phải làm chuồng sàn cách mặt đất 50 - 80 cm. Chuồng luôn khô,

sạch, thoáng mát mùa hè và tránh được gió mùa đông.

- Sàn bằng gỗ hoặc tre phẳng, chắc có khe rộng 1,5-2cm đủ lọt phân và tránh cho

dê không bị kẹt chân.

- Nên có ngăn riêng cho:

+ Dê đực giống, dê đực hậu bị.

+ Dê chửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi.

+ Cho các loại dê khác.

- Có máng cỏ và máng uống nước.

- Có sân chơi cao ráo, không đọng nước. Định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và

vệ sinh tẩy uế bằng vôi bột 1 tháng/lần.

- Đảm bảo diện tích chuồng nuôi:

+ Dê trên 6 tháng tuổi: 0,7-1 m2/con.

+ Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3-0,5 m2/con.

VI. Phòng và trị bệnh quản lý sức khoẻ đàn dê

Trách nhiệm về công việc vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho đàn dê là

của cả cán bộ thú y và người chăn nuôi. Làm tốt công tác thú y là bảo đảm cho đàn

dê khoẻ mạnh và có sức sản xuất cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vẫn xuất

hiện bệnh tật trong đàn. Cho nên việc xác định kịp thời các dấu hiệu bệnh tật để

điều trị và ngăn ngừa được sự lây lan mầm bệnh là rất cần thiết.

Việc đàn dê tăng chậm có nhiều nguyên nhân như tỷ lệ thụ thai thấp, tỷ lệ dê

con chết trước và sau cai sữa cao và tỷ lệ hao hụt đàn do chết và loại thải của dê

trưởng thành lớn. Dê chết trong các lứa tuổi chủ yếu do thiếu chương trình phòng

bệnh hợp lý.

Page 53: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

53

Tóm lại, để khống chế được thiệt hại về kinh tế do hậu quả của bệnh tật gây

nên, người nuôi dê cần thực hiện tốt các biện pháp để phát hiện được bệnh kịp

thời, phòng bệnh hợp lý và biết điều trị bệnh trong quá trình chăn nuôi.

1. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng của dê

Khi dê ốm, các triệu chứng lâm sàng về sự thay đổi tình trạng sức khoẻ được thể

hiện ở bảng sau:

Những biểu hiện bên ngoài và chỉ tiêu sinh lý của dê khoẻ và dê ốm

Dê khoẻ Dê ốm

Linh hoạt và tỉnh táo, ăn ngon

miệng

Uể oải, cúi đầu, bỏ ăn

Nhai lại và nhu động dạ cỏ bình

thường (1-2 lần/phút)

Ngừng nhai lại và nhu động dạ cỏ

yếu hoặc ngừng hẳn

Mượt lông và nhẵn da Xù lông (Lông dựng đứng)

Thân nhiệt bình thường:

38-39,50C (sáng sớm)

39,5-40,50C (ban ngày)

Sốt:

Thân nhiệt trên 40-410C (phụ

thuộc vào mùa)

Nhịp thở bình thường:

12-15 lần/phút (hậu bị trưởng

thành)

15-30 lần/phút (dê con)

Dê khó thở, ho.

Kết mạc mắt và niêm mạc mồm

hồng

Kết mạc mắt, niêm mạc thay đổi

Nhợt nhạt (thiếu máu do ký sinh

trùng)

Vàng (bệnh gan)

Đỏ thẫm (bệnh truyền nhiễm)

Phân bình thường: cứng và dạng

viên

ỉa chảy: phân nhão, lỏng

Page 54: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

54

* Cách kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý chức năng

Đo thân nhiệt: Cắm nhiệt kế qua hậu môn một cách nhẹ nhàng, thẳng hướng

sâu vào trực tràng và để yên trong 3 phút rồi rút ra đọc chỉ số thân nhiệt.

Đếm nhịp thở: Để dê yên tĩnh, đếm số dao động của thành lồng ngực dê

trong một phút.

Đếm nhịp tim mạch: Đặt lòng bàn tay vào vùng tim, ngay sau khuỷu chân

trước rồi đếm số nhịp đập của tim trong một phút. Chỉ có thể xác định chính xác

khi dê yên tĩnh, đang nghỉ ngơi.

Đếm nhu động dạ cỏ: Đặt lòng bàn tay vào chỗ lõm ngay sau xương sườn

cuối cùng bên trái và đếm số nhu động trong 2 phút.

2. Một số phương pháp vệ sinh phòng bệnh cho dê

a. Vệ sinh chung cho đàn dê

- Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho gia súc phát triển tốt, điều

rất cần thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi chuồng, nhà nuôi nên

được vệ sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát

trùng, tiêu độc chuồng trại.

- Nên nuôi nhốt dê ở nơi khô ráo. Chống mưa hắt vào chuồng dê. Không

được để dê bị ướt nước mưa.

- Điều cần thiết là phải đảm bảo chuồng trại thông thoáng, chống ngột ngạt.

Đặc biệt ở mùa đông khi trời lạnh, độ ẩm cao, không khí ngột ngạt có thể gây nên

bệnh viêm phổi và một số bệnh khác.

- Không được cho dê ăn thức ăn ướt. Nếu cho ăn thức ăn ướt thì chẳng

những dê con mà dê lớn cũng bị ỉa chảy. Nếu thức ăn bị ướt thì nên phơi khô trước

khi cho ăn.

- Cho dê uống nước sạch.

- Phải cung cấp tảng đá liếm cho tất cả các loại dê để bổ sung khoáng, muối

nhằm phòng bệnh do thiếu khoáng.

Page 55: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

55

- Hàng ngày phải kiểm tra bệnh tật từng con, thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ

và giun sán.

- Cắt móng chân thường xuyên sẽ giảm được sự nhiễm mầm bệnh gây nên

thối móng và các bệnh tương tự.

- Tẩy giun sán thường xuyên, tối thiểu 2 lần/năm (trước và sau mùa mưa).

Nếu có điều kiện nên gửi mẫu phân tới phòng chẩn đoán gần đó để kiểm tra thường

xuyên (tốt nhất mỗi quí một lần) để điều trị ngay những con nhiễm nặng.

- Cần tiêm phòng định kỳ một số bệnh quyền nhiễm bằng vac-xin như bệnh

tụ huyết trùng và viêm ruột hoại tử.

b. Vệ sinh cho dê ốm

- Khi dê ốm cần điều trị bệnh kịp thời.

- Cách ly ngay dê ốm khỏi đàn dê khoẻ, tốt nhất nhốt dê ốm ở cũi, chuồng

cách biệt. Nếu không nhốt cách ly thì nguy cơ lây lan bệnh sang dê khác sẽ lớn

hơn. Dê ốm không nên chăn thả, vì chúng sẽ lan truyền mầm bệnh vào môi trường.

Lồng chuồng của dê ốm nên được sát trùng hàng ngày. Khi tiếp xúc (điều trị, chăm

sóc) với dê ốm xong cần phải rửa và sát trùng tay trước khi tiếp xúc với dê khoẻ,

tốt hơn là nên đeo găng tay trong khi điều trị dê.

- Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Vì

sau khi khỏi bệnh, gia súc vẫn có thể thải mầm bệnh và gây nhiễm cho con khác.

- Bồi dưỡng sức khoẻ bằng cách cho dê ăn uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm

khoáng, vitamin.

Khi dê ỉa chảy nên để nước uống và tảng đá liếm thường xuyên trong cũi

lồng chuồng. ỉa chảy làm cho cơ thể mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa

chảy nặng và kéo dài (vài ngày) thì cần thiết phải cung cấp dung dịch chống mất

nước. Nếu thiếu sự can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong cơ

thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết.

3. Những bệnh thường xảy ra và phương pháp phòng, trị

a. Hội chứng tiêu chảy ở dê con

Page 56: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

56

Nguyên nhân

Bệnh chỉ xảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây nên tiêu chảy

thường là: Escherichia coli, Clostridium perfringens và Salmonella. Một số loài vi-

rút như rota và corona cũng tham gia gây bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh này trong đàn

thường tăng cao khi nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội và vệ sinh

kém hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng, quá lạnh và ẩm thấp, sử

dụng thức ăn thay thế sữa kém chất lượng, thay đổi chế độ ăn và loại thức ăn đột

ngột; thiếu sữa đầu.

Triệu chứng lâm sàng

Dạng nhẹ: Thể trạng bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến

loãng.

Dạng nóng: Mất nước, dê con buồn rầu, mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, yếu

không đứng dậy được, đầu, tai mũi bị lạnh, đuôi mắt nhợt nhạt, thân nhiệt hạ, bỏ

ăn, bụng nhão, nhu động đường ruột tăng rất mạnh. Phân thay đổi (sền sệt, trắng rồi

lỏng, nâu rồi có bọt, xanh, vàng, hôi thối).

Điều trị

Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh này cần kết hợp việc bổ sung

lượng nước đã bị mất, cân bằng các chất điện giải trong cơ thể và dùng kháng sinh

tiêu diệt mầm bệnh.

Có thể sử dụng một trong các dung dịch chống mất nước, chống mất chất

điện giải theo công thức sau đây:

Công thức 1: - 10 g muối tinh,5 g muối tiêu (Bicarbonat natri)

- 120 ml mật ong

Hoà các thành phần trên với 4,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối

lượng cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần

lượng dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2

ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.

Công thức 2: - 10 g muối tinh

Page 57: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

57

- 10 g muối tiêu (Bicarbonat natri)

Hoà các thành phần trên với 2,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối

lượng cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần

lượng dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2

ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.

Có thể sử dụng nước sắc các loại lá, quả có chất chát như: búp ổi, hồng xiêm,

cỏ sữa v.v. để thay nước pha các thành phần hoạt chất trên.

Trường hợp bệnh nặng thì cần dùng kháng sinh để điều trị (Ví dụ: hỗn hợp

Trimethoprim - Sulfonamide, tetracyclin, neomycin)

Phòng bệnh

Cách ly ngay những con dê mắc bệnh. Chuyển dê ra khỏi chuồng ô nhiễm để

vệ sinh sát trùng. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ; khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh

cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần dược lót ổ bằng cỏ khô và

khẩu phần thức ăn tinh được bắt đầu ăn từ tuần thứ hai, khi dạ cỏ phát triển tốt, hệ

vi khuẩn hoạt động bình thường và chống được hiện tượng sốc khi cai sữa. Chống

nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống.

b.Bệnh viêm phổi (Pneumonia)

Nguyên nhân

Bệnh này được gây nên bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc do các tác

động của môi trường như lạnh, gió lùa, vận chuyển đường dài, ẩm ướt làm giảm

sức đề kháng của cơ thể.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh có thể ở dạng quá cấp làm dê chết nhanh, thường ở dạng cấp tính và

mãn tính có thời gian nung bệnh thường 6- 10 ngày hoặc lâu hơn. Tất cả các lứa

tuổi dê đều có thể mắc bệnh này. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là dê bị sốt, ho và

thở khó, đau, đầu cúi xuống, có thể chảy nước mũi và chảy dãi, dê không muốn

hoạt động. Tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết thường là 50-100%. Dê chết trong

vòng 2-10 ngày sau khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Page 58: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

58

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị cũng như phòng bệnh phải bắt đầu từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng tốt,

tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi dê, thức ăn và nước uống được đảm bảo

sạch sẽ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt khi vận chuyển đường dài và thời kỳ

sinh sản. Dê mắc bệnh cần được điều trị sớm bằng một số loại kháng sinh như:

Tylosin (11 mg/kg), Tetracyclin (15mg/kg), Tiamulin (20 mg/kg) hoặc

Streptomycin (30 mg/kg). Kết quả điều trị chỉ đạt khoảng 87%.

c. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)

Nguyên nhân

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella hemolytica và/hoặc Pasteurella

multocida gây nên.

Cả hai loại vi khuẩn đó đều tiềm sinh ở phần trên đường hô hấp của dê khỏe.

Bệnh xảy ra sau khi nhiễm vi rút hoặc độc tố vi khuẩn, các nhân tố kích thích

(stress) như: điều kiện môi trường ngột ngạt, nhốt gia súc chật chội, thay đổi thức

ăn đột ngột, vận chuyển, sức đề kháng giảm. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella rất

cao và tăng lên trong quá trình gây bệnh. Vì vậy bệnh có thể lây lan khắp toàn đàn.

Triệu chứng lâm sàng

Trong trường hợp cấp tính, dê sốt cao 40-410C, chảy nước mũi và nước mắt.

Dê lờ đờ, sút cân, khó thở và ho. Tỷ lệ chết lên tới 10% hoặc cao hơn. Phổ biến

thường thấy một con dê trong đàn chết đột ngột trước khi có biểu hiện triệu chứng

ốm.

Điều trị

Các loại kháng sinh thường được sử dụng là Penicillin (20.000-40.000

UI/kg; 2 lần/ngày), Ampicillin (5-10 mg/kg), Tetracycline (5 mg/kg, 1 lần/ngày),

và Tylosin (10-20 mg/kg, 1-2 lần/ngày). Tất cả các loại thuốc này có thể tiêm bắp

hoặc tiêm dưới da. Sau khi điều trị 48 giờ nếu không thấy giảm bệnh (hạ sốt, ngon

miệng hơn...) thì nên dùng kháng sinh khác điều trị trong 48 giờ tiếp theo. Khi thấy

Page 59: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

59

có dấu hiệu khỏi bệnh thì nên kéo dài liệu trình thêm tối thiểu 48-72 giờ. Có nghĩa

là tối thiểu phải điều trị bệnh này trong vòng 4-5 ngày.

Phòng bệnh

Đảm bảo môi trường nuôi nhốt dê thông thoáng để giảm ẩm độ trong chuồng

nuôi.

Đàn dê mới nhập về phải cách ly ít nhất 2 tuần. Tăng cường sức đề kháng tự

nhiên của dê con bằng cách cho con sơ sinh bú sữa đầu đầy đủ.

d. Bệnh viêm ruột hoại tử (Enterotoxemia)

Nguyên nhân và dịch tễ

Bệnh được gây nên bởi vi khuẩn Clostridium perfringens chủng D. Loại vi

khuẩn này thường cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ mà không gây bệnh vì

số lượng vi khuẩn thấp và độc tố được tiết ra sẽ nhanh chóng theo chiều nhu động

của ruột thải ra ngoài. Khi gặp sự tiêu hoá bất bình thường như cho ăn nhiều thức

ăn dễ lên men, giàu tinh bột hoặc thức ăn khó tiêu qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột, ở

nơi đó tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển nhanh. Sự tăng

trưởng vi khuẩn này cùng với giảm nhu động ruột sẽ tăng cường độ và độc lực gây

bệnh của độc tố mà được sản xuất ra bởi vi khuẩn, rồi dẫn đến viêm ruột và ỉa chảy.

Đây là một bệnh đặc trưng ở đường tiêu hoá của loài nhai lại. Hầu hết các đợt bệnh

dịch này đều nổ ra ở đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi có sự thay

đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng. Đặc biệt là dê chăn thả, cho ăn

nhiều ở đồng cỏ thấp với cỏ non, giàu protein, nghèo xơ, cho ăn nhiều tinh bột như

mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nhiều ngũ cốc và rau xanh.

Triệu chứng lâm sàng

Có 3 dạng viêm ruột hoại tử: Quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.

Dạng quá cấp

Bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở dê hậu bị, dê trưởng thành ít bị hơn. Dê con

lớn nhanh, khoẻ mạnh cũng hay bị nhiễm bệnh này. Dê kém ăn đột xuất, buồn rầu;

đau bụng, kêu hét, phân lỏng dính lẫn bọt, máu và có chất nhầy, sốt cao 40-410C.

Page 60: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

60

Dê chết trong vòng 24 giờ. Sau khi thấy một hay nhiều dê chết với các trệu chứng

trên, cần nghĩ tới bệnh viêm ruột hoại tử quá cấp tính đã xảy ra trong đàn. Hiếm khi

thấy dê hồi phục mặc dù có điều trị.

Dạng cấp tính

Thường xảy ra ở dê trưởng thành, đau bụng, có thể không kêu thét hoặc ít

kêu hơn. Phân lúc đầu có thể sền sệt hoặc nhão, nhưng sau đó trở thành lỏng như

nước, có mùi hôi thối. Triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài 3-4 ngày. Tình trạng

mất nước và độ dự trữ kiềm giảm là hậu quả của bệnh. Bệnh có thể hồi phục lại,

nếu được điều trị kịp thời.

Dạng mãn tính

Bệnh xuất hiện theo giai đoạn, có định kỳ vài tuần lại lặp lại. Dê buồn bã,

giảm tiết sữa, kém ăn. Dê giảm trọng cùng với ỉa chảy gián đoạn với phân nhão.

Khó xác định được bệnh này.

Điều trị

Trong trường hợp dạng bệnh quá cấp và cấp tính cần tiêm truyền tĩnh mạch

dung dịch cung cấp chất điện giải bicarbonate để tránh sốc, mất nước và tăng a-xít

huyết. Điều trị bằng antitoxin (kháng độc tố) thì rất đắt. Điều trị bằng kháng sinh có

thể có tác dụng để giảm tăng sinh vi khuẩn. Tiêm bắp kết hợp các loại thuốc

Streptomycin, Penicillin, Trimethoprim-sulfonamide cũng có tác dụng.

Thuốc Sulfonamide cũng có thể sử dụng cho uống được. Nhưng trước khi cho uống

cần thiết phải cho uống 50 ml đung dịch CuSO4 (1 thìa ăn CuSO4 pha với 1 lít

nước). Để hạn chế tác hại thần kinh và giảm bài tiết độc tố đường ruột, cần sử dụng

than hoạt tính, magnesium sulfat, magnesium hydroxide, caffeine và bột cao lanh.

Phòng bệnh

Dùng vac-xin giải độc tố 6 tháng một lần có khả năng hạn chế được sự phát

bệnh trong đàn. Không thay đổi thức ăn đột ngột. Không cho ăn quá nhiều thức ăn

tinh mà ít thức ăn thô trong khẩu phần. Không cho ăn đột xuất các loại ngũ cốc và

thức ăn dự trữ khác.

Page 61: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

61

PHẦN 5 - KỸ THUẬT NUÔI ONG MẬT

(Nguồn :http://www.khuyennongvn.gov.vn/h-dhtientien/lam-giau-nho-nghe-nuoi-

ong-mat/view)

I. Giới thiệu chung

Ngày nay nuôi ong lấy mật đã trở thành một nghề với những người nuôi ong

chuyên nghiệp.

Có hai loài ong: Ong làm tổ ngoài trời (lộ thiên). Ví dụ: ong khoái.Ong làm tổ

trong hốc đá, hốc cây hoặc thùng ong như ong nội địa, ong Ý...Sau đây chúng ta

chỉ đề cập tới tổ chức nuôi và khai thác loài ong nuôi trong thùng. Điển hình là loài

ong Ý.

II. Kỹ thuật chăm sóc

1. Thế nào là một đàn ong cơ bản?

Một đàn ong cơ bản là một đàn ong có đầy đủ thế hệ ong thợ và các thế hệ

trứng và ấu trùng ong. Số quân phải phủ kín xà cầu vào buổi sáng. Dựa trên tỷ lệ

trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Theo số ngày

tuổi của trứng, ấu trùng và nhộng của ong thợ thì tỷ lệ đó là: 1 phần trứng, 2 phần

ấu trùng, 4 phần nhộng. Đây là thế bền vững của một đàn ong. Nếu ta làm mất cân

đối của một trong các tỷ lệ này thì đàn ong sẽ cố gắng sinh sản để trở lại thế cân

bằng sinh học.

2. Làm thế nào để tăng cầu ong?

Một đàn ong muốn tăng thêm cầu thì phải hội đủ các yêu cầu sau:

- Sức sinh sản chúa con dư thừa.

- Nguồn thức ăn dồi dào (dư phấn và mật).

- Số lượng quân dư.

3. Làm thế nào để biết lúc nào tăng cầu được?

Page 62: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

62

Muốn thế, ta phải biết cách bố trí các cầu trong thùng ong và nhiệt độ cầu cho

ấu trùng phát triển.

• Nhiệt độ và ẩm độ.

- Nhiệt độ: Ong luôn luôn điều chỉnh để nhiệt độ trong tổ là 350C.

- Ẩm độ: ẩm độ trong đàn cũng cần điều chỉnh ở 95%.

• Cách bố trí cầu ong:

- Số 1: Cầu để chứa phấn hoa nằm ở vị trí sát vách thùng phía cửa tổ.

- Số 2: Cầu trùng lớn từ 3-6 ngày tuổi. Vì nhu cầu của cầu trùng này cần lượng

thức ăn lớn nên nằm gần cầu chứa phấn rất tốt.

- Số 3: Cầu trùng nhỏ từ 1-3 ngày tuổi ở đây nhiệt độ tốt cho ấu trùng tuổi nhỏ.

- Số 4: Cầu trứng là trung tâm nơi có nhiệt độ và ẩm độ tốt nhất nên ong chúa

sẽ sinh sản vòng trứng lớn nhất.

- Số 5: Cầu nhộng từ 19-21 ngày tuổi tức cầu nhộng đang nở, ong chúa sẽ sinh

sản ngay trên cầu này.

- Số 6, 7, 8 lần lượt là các cầu trùng ở các giai đoạn 15-18 ngày, 12-15 ngày,

9-12 ngày. Nói tóm lại cầu trùng lớn thì gần cầu phấn, cầu trứng ở trung tâm, cầu

nhộng non ở ngoài bìa.

- Số 9: Nếu mùa khai thác thì sẽ là cầu mật, mùa nhân đàn là cầu gắn nền sáp.

Khi đàn ong xung mãn ong thợ xây cầu nền sáp và khi ong chúa ra đẻ ở cầu

này tức điều kiện đã đủ để tăng cầu ta đưa cầu này vào vị trí cầu trứng.

Thường thì đàn ong có 9 cầu như trên thì chúa rất ít khi đẻ ở cầu thứ 9, muốn đàn

ong tăng cầu nhanh thì ta chỉ nên để thế 5-6 cầu (nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ 1 phần

trứng, 2 phần trùng, 4 phần nhộng).

4. Làm thế nào để biết phấn và mật đủ hay thừa thiếu?

- Phấn: Ta coi cầu phấn vào sáng sớm nếu còn nhiều là đủ ăn. Nếu không còn

là thiếu. Nếu số lăng để chứa phấn gần hết và ong chứa phấn lung tung ở cầu khác.

Như vậy là đã dư phấn, ta cần gạt phấn để dự trữ lúc thiếu. Nếu thiếu ta phải cho ăn

bổ sung phấn hoa nhân tạo.

Page 63: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

63

- Mật: Thường thì ở cầu ong có mật ở các ô lăng bên trên (khổ từ 3-5cm). Tất

cả các cầu đều phải có phấn (gọi là riềm) chứa mật này. Nếu thiếu, ta phải cho ăn

bổ sung xirô đường cho đến khi có riềm mật này và sau đó quan sát nếu thấy ở hai

góc bị ong ăn hụt bớt thì phải tăng lượng đường, còn nếu thấy các ô lăng phù lên

thì giảm lượng đường đi.

III. Kỹ thuật tạo chúa chia đàn

1. Tạo chúa

Khi đàn ong xung mãn, nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn

ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bầy.

Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong

đàn.

* Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo:

a. Phương pháp đàn không chúa

Chọn một đàn ong từ 6-7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ,

con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chỗ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có

gắn 2 thang nụ chúa có khoảng 20-25 nụ chúa.

- Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con ấu trùng từ 1

đến 2 ngày tuổi.

- Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã đưa vào hôm

trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không tiếp thu. Sau đó

dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một ngày tuổi (càng nhỏ

càng tốt). Dĩ nhiên các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong giống tốt nhất (phương

pháp di kép).

- Bốn ngày sau, đàn ong bắt đầu vít nắp các nụ chúa này.

- Ngày thứ sáu, ta sẽ đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo ôn các nụ

này.

b. Phương pháp đàn có chúa

Page 64: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

64

Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp).

Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở

bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa

khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn

không chúa.

2. Chia đàn:

Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

- Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9-12, 18-21) đưa vào một thùng

không đặt ở chỗ thoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non giũ

hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để

nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở

ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một

cầu). Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác

luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối

đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở cửa (chắn cửa nhỏ lại, chỉ

để khoảng 2 cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật).

IV. Kỹ thuật khai thác

1. Khai thác phấn hoa

Vào mùa hoa chè, cà phê, mắc cỡ…Nếu nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức

khai thác phấn hoa.

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên

dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân

sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ để lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt

phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số

phấn này lại.

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách:

a. Phơi nắng

Page 65: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

65

Trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%.

Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do

đó phấn hoa thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác

mật cao su.

b. Sấy bằng tủ sấy

Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần

sấy phấn hoa trong tủ sấy ở 450C đựng vào bao bì sạch và đậy kín có chống ẩm.

c. Bảo quản bằng cách ủ với đường

Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng

cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một

thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần

hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác sữa ong chúa

Tổ chức những đàn ong giống như đàn tạo chúa theo phương pháp đàn có

chúa.

- Di con ấu trùng 1 ngày tuổi vào các nụ (mỗi nụ một con).

- Đến ngày thứ 3 lấy các thanh nụ này ra, dùng kẹp gắp bỏ các ấu trùng, sau đó

dùng một thanh nhựa dẹt múc sữa chúa trong các nụ này vào 1 túi nylon có túi lọc

bằng vải nylon mịn, lọc lấy sữa chúa, cột chặt túi sau khi vuốt hết không khí ra.

- Lại di con ấu trùng khác vào các nụ này, sau đó bỏ vào thùng và bắt dầu chu

kỳ tiếp theo.

- Bảo quản sữa chúa ở nhiệt độ -180 C và không có ánh sáng.

3. Khai thác mật ong

Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn…Người ta

đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến

những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.

* Có hai phương pháp lấy mật:

a. Đàn đơn

Đàn ong 10 cầu quân đông đưa vào vùng nguyên liệu từ 7-10 ngày, khi thấy

mật đã vít nắp (mật sau khi đưa về được ong thợ luyện và đưa lên trên, khi đã đủ độ

chín thì dùng sáp ong trám lên trên để bảo quản).

- Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1-2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào

thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.

- Dùng dao thật sắc để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lăng chứa mật.

Page 66: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

66

- Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.

- Sau khi đã lấy hết mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại.

- Vào mùa hoa từ 10-15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn 10 cầu có

thể lấy được từ 4-12 kg mật ong.

b. Đàn kế

Muốn đánh mật đàn kế ta phải tổ chức trước đó 40 ngày, có hai phương pháp tổ

chức đàn kế.

- Phương pháp tự lên: Dùng một thùng kế (là thùng không có đáy và nắp) để

lên trên một thùng bình thường (ở giữa hai thùng này có một lưới mà chỉ có ong

thợ qua được còn chúa thì không) đưa 4 cầu nhộng bỏ lên trên, thêm cầu không vào

bên dưới cho chúa đẻ, 20 ngày sau lại đưa 4 cầu nhộng lên trên và thêm cầu không

vào bên dưới, như vậy khi đi lấy mật thì bên trên toàn là cầu nhộng.

- Phương pháp dùng đàn hỗ trợ: Lấy 3 cầu nhộng ở đàn hỗ trợ chuyển lên kế

của đàn lấy mật, thêm cầu nhộng vào đàn hỗ trợ, cứ 10 ngày lại chuyển một lần, 40

ngày sau đưa đàn có thùng kế vào khai thác. Khi số lượng quân suy giảm ta loại bớt

cầu nhộng và đưa tiếp của đàn hỗ trợ vào, sau cùng đưa hết đàn hỗ trợ vào luôn

(sau khi bỏ chúa).

- Ưu điểm của phương pháp lấy mật ở thùng kế là đàn ong mạnh, mật đạt chất

lượng tốt.

- Nhược điểm: Nếu mùa mật kéo dài thì khó có thể duy trì đàn kế và khó khăn

trong di chuyển vì đàn quá nặng.

- Khi lấy mật ta chỉ lấy mật trên những cầu ở thùng kế.

- Mỗi lần lấy mật đàn kế ta có thể lấy được từ 10-25 kg mật

Page 67: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

67

PHẦN 6 - KỸ THUẬT NUÔI VỊT ĐẺ

(Nguồn: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương. (Web:

http://www.haiduongdost.gov.vn/nongnghiep/?menu=news&catid=4&itemid=680&lang=vn&expand=news))

1. Giới thiệu chung

a. Vịt cỏ

Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước

ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên.

Nuôi vịt cỏ để lấy trứng và kết hợp lấy thịt theo thời vụ (vịt chạy đồng).

Vịt cỏ có nhiều màu lông khác nhau, con mái cỏ màu lông chủ yếu là cánh sẻ,

ngoài ra còn có màu xám, lông trắng đen, trắng tuyền. Con trống lông ở cổ có màu

xanh đen, màu vàng xanh.

Vịt cỏ tầm vóc nhỏ bé, bắt đầu đẻ trứng sau 140 ngày tuổi, vịt đực nặng 1,5-

1,7kg, vịt mái nặng 1,4-1,5kg.

Sản lượng trứng 200-225quả/mái/năm. Trứng nhỏ, khối lượng 64-

65gr/quả.Trứng có tỷ lệ phôi cao.

b. Vịt Khaki Campbell

Vịt Khaki Campbell có nguồn gốc từ nước Anh được nhập nội vào nước ta

cuối năm 1989. Con trống có màu lông kaki, đầu và cổ màu đen, chân và mỏ màu

xám. Con mái lông màu kaki.

Trong điều kiện sản xuất đại trà, vịt bắt đầu đẻ lúc 140-150 ngày tuổi. Sản

lượng trứng 250-280 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65-75gr/quả.Trứng có tỷ lệ

phôi cao trên 90%. Tỷ lệ nuôi sống đạt trên 94%.

c. Vịt CV 2000 Layer

Vịt CV 2000 Layer nhập vào nước ta năm 1997. Cả vịt mái và vịt trống có

màu lông trắng tuyền, khối lượng 8 tuần tuổi đạt 1,4kg/con. Vịt bắt đầu đẻ trứng

lúc 154 ngày tuổi. Khối lượng vịt vào đẻ đạt 1,8-2,0kg/con. Sản lượng trứng 285-

300 quả/mái/năm, trứng to, khối lượng 70-75gr/quả. Vịt CV 2000 Layer thích hợp

nuôi nhốt kết hợp chăn thả, nhất là 2 dòng có triển vọng CVL1, CVL4...

2. Chuồng vịt

- Chuồng phải thoáng mát, ấm và kín vào mùa đông, mát về mùa hè.

- Có thể xây gạch hoặc làm bằng tre, gỗ. Mái chuồng lợp ngói, fibroximăng,

lá cọ, rạ đều được.

- Nền chuồng phải cao, không gồ gề được lát bằng gạch hoặc xi măng nhám,

chát động chuồng phải khô sạch.

Page 68: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

68

- Diện tích chuồng nếu nuôi nhốt : 1m2 cho 30-32 vịt dưới 10 ngày tuổi ; cho

18-20 vịt từ 11-20 ngày tuổi ; cho 4-5 vịt từ 21 ngày tuổi trở lên.

- Diện tích sân chơi nếu chăn thả: 20 m2 cho vịt từ 20 ngày tuổi trở lên.

- Vệ sinh chuồng sau mỗi lứa nuôi gồm các công việc sau:

+ Cọ rửa sạch sẽ chuồng rồi để khô ráo thì tẩy uế.

+ Phun thuốc sát trùng bằng Formol 2% hoặc Crezil 5%.

+ Quét vôi lên vách tường cao 0,8-1m.

- Cho vịt ăn uống ở ngoài chuồng để giữ chuồng được khô sạch.

- Sau khi vệ sinh chuồng, cần để trống chuồng 5-7 ngày mới nuôi lứa khác.

- Chất độn chuồng phải được phơi khô và được xử lý bằng Formol 2%.

Chuồng được độn dày 5-8cm tuỳ theo thời tiết từng mùa và tuỳ theo tuổi vịt.

3. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vịt con từ 1 đến 20 ngày tuổi:

a. Chọn vịt con mới nở

Cần chọn vịt con lông mượt, rốn khô, mắt sáng, nhanh nhẹn. Chân và mỏ

bóng, không có khuyết tật.

b. Kỹ thuật gột vịt con

- Chuồng sau khi tẩy uế, khử trùng thì rải đều chất độn vào chuồng. Bật đèn,

lò sưởi cho chuồng ấm trước khi thả vịt con vào chuồng.

- Chuồng ở nơi khuất gió, thoáng ấm. Dùng cót quây vịt vào 1 góc ấm và nơi

cót quây theo độ lớn của vịt.

- Cho vịt ăn no, đủ chất, uống nước đầy đủ và sạch sẽ. Thức ăn cho vịt đảm

bảo 20% protein, năng lượng 2.900 kcalo/1kg thức ăn.

- Thức ăn hằng ngày tăng dần theo tuổi vịt con, điều chỉnh lượng thức ăn phù

hợp theo ngưỡng sau đây cho nhiều bữa trong ngày.

+ Vịt ngày tuổi: Lượng thức ăn 3,5gr/con/ngày.

+ Vịt 5 ngày tuổi: Lượng thức ăn 17,5gr/con/ngày.

+ Vịt 15 ngày tuổi: Lượng thức ăn 52,5gr/con/ngày.

+ Vịt 20 ngày tuổi: Lượng thức ăn 70,0gr/con/ngày.

- Trong trường hợp không có thức ăn công nghiệp, có thể thay thế bằng thức

ăn cổ truyền với số lượng 1 ngày chia làm 4-5 bữa như sau:

+ Vịt 1ngày tuổi: 8gr cơm + 2gr rau hoặc bèo tấm/ngày/con.

+ Vịt 5 ngày tuổi: 10gr cơm + 3gr rau hoặc bèo tấm + 4gr mồi tươi + 2gr đậu

xanh/ngày/con.

+Vịt 15 ngày tuổi: 20gr thóc luộc + 10gr cơm + 10gr rau hoặc bèo tấm + 6gr

mồi tươi + 4gr bột/ngày/con.

Page 69: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

69

+ Vịt 20 ngày tuổi : 50gr thóc luộc + 8gr rau hoặc bèo tấm + 6gr mồi tươi +

16gr mồi tươi + 8gr bột đậu xanh/ngày/con.

- Nước uống cho vịt con phải đầy đủ, sạch sẽ, không nóng quá 300C, không

lạnh dưới 80C.

- Máng ăn, máng uống nước phải cọ rửa hàng ngày.

- Hàng ngày phải kiểm tra, theo dõi đầu vịt có sự điều chỉnh nhiệt độ trong

chuồng khi vịt con có biểu hiện nóng quá hoặc lạnh quá. Nếu vịt chết phải nhặt

ngay khỏi chuồng, vịt ốm phải nhốt riêng để có chế độ chăm sóc phù hợp.

- Không cho vịt ăn thức ăn, ôi, thiu, mốc.

4. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vịt hậu bị (9 tuần -20 tuần tuổi)

- Lượng thức ăn hàng ngày cho vịt hậu bị nuôi nhốt như sau:

9-10 tuần tuổi – 74gr/con/ngày.

14-15 tuần tuổi -80gr/con/ngày.

19-20 tuần tuổi -110gr/con/ngày.

Trên 20 tuần tuổi -120gr/con/ngày.

- Nuôi chăn thả hàng ngày trên đồng, trưa cho vịt nghỉ nơi có bóng mát hoặc

lều tạm ngoài đồng.

- Lưu ý đồng, bãi kém mồi phải cho vịt ăn thêm. Những ngày gặp thời tiết

xấu không chăn thả ngoài đồng phải cho vịt ăn đủ no.

- Tuần thứ 19 trở đi cho vịt ăn thêm thóc, mối tươi (tôm, cua, cá con, giun

đất...). Phải đảm bảo cho đàn vịt phát triển đồng đều không có con béo quá hay gầy

quá trước khi đẻ trứng.

5. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vịt đẻ (từ 21 tuần tuổi trở lên)

- Chọn vịt đẻ: Khi vịt được 18 tuần tuổi chọn những con khoẻ mạnh, ngoại

hình đẹp, đầu thẳng, mông nở, chăn chắc, mắt sáng, nhanh nhẹn để làm vịt mái đẻ.

Nếu nuôi để lấy trứng ấp cần có đủ sống. Chọn vịt đực tốt thả vào đàn vịt mái

theo tỷ lệ 1 đực 6-8 con mái.

- Nuôi nhốt : Giai đoạn vịt đẻ cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng bột hay dạng

viên. Có thể cho ăn thức ăn đậm đặc phối trộn phụ phẩm theo hướng dẫn. Lượng

thức ăn 130-150gr/con/ngày.

Cho vịt ăn uống ngoài chuồng để giữ chuồng sạch sẽ. Máng ăn, máng uống,

phải cọ rửa hàng ngày.

- Nuôi chăn thả: Quy mô đàn phụ thuộc vào chất lượng, diện tích đồng bãi

chăn thả và lao động. Nói chung khoảng 100-120 con/1đàn là vừa. Vịt Khaki

Campbell ham hiếm mồi dễ đi tản mạn xa đàn nên bị lạc, cần theo dõi, quản lý tốt

khi chăn thả.

Page 70: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

70

Cho vịt ăn thêm vào buổi chiều sau 1 ngày chăn thả. Thức ăn thêm bằng thóc

và mồi tươi.

6. Thu nhặt trứng

Vịt thường đẻ vào ban đêm, thu nhặt trứng vào lúc 6-7 giờ sáng để trứng

không bị vịt làm bẩn hoặc bị vỡ.

Trứng xếp vào khay, để nơi cao ráo, thoáng mát sẽ làm cho trứng tươi lâu hơn

Nếu trứng để ấp thì phải chuyển vào lò trước 5 ngày kể từ sau khi vịt đẻ.

7. Phòng bệnh cho vịt

a. Bệnh dịch tả

Dịch tả là bệnh truyền nhiễm do viruts Herpa gây ra, có thể mắc bệnh ở mọi

tuổi của vịt. Thời gian mang bệnh 3-7 ngày, vịt ủ rũ nằm bẹt trong chuồng, đi lại

khó khăn, bỏ ăn, uống nhiều nước, lông xù, tiếng khàn đặc, phân màu xanh trắng,

thối khẳn. Dấu hiệu đầu tiên là viêm kết mạc, mắt ướt, nước mắt chảy ra. Đến nay

chưa có thuốc trị bệnh này. Tốt nhất là phải thực hiện tiêm phòng vacxin dịch tả

theo lịch của Trạm thú y

b. Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh này do vi khuẩn Pasteusello Multoccida gây ra. Vịt có thể mắc bệnh này

từ 4 tuần trở lên.

- Thể quá cấp: Vịt chết nhanh, vẫn còn béo và khó phát hiện triệu chứng

bệnh.

- Thể cấp: Vịt kém ăn, sốt, khát nước, miệng có chất nhớt chảy ra, phân màu

trắng sau chuyển vàng lục.

- Thể mãn: Vịt bị sưng khớp đầu gối và bàn chân, đi lại khó khăn.

Phòng bệnh: Tiêm văcxin tụ huyết trùng. Phòng trị dùng kháng sinh

Sunfametasin 1%, Sufaquinoxalin 0,05-0,2% trộn vào thức ăn hay nước uống trong

5 ngày. Có thể dùng 1 trong các loại thuốc: Streptoningcin, Tetraxylin, Neotsol,

Chloran Senicol để phòng trừ theo hướng dẫn của thú y viên.

c. Bệnh phó thương hàn

Bệnh này do 1 hay nhiều vi khuẩn Salmonella gây ra. Vịt con mắc bệnh này

tỷ lệ chết 60%, khi mắc bệnh vịt con thường dồn gần lò sưởi, cổ rụt, cánh xã, bỏ ăn,

khát nước, ỉa chảy phân màu trắng xám.

Bệnh này thường lây lan qua trứng, nên trước khi đưa vào ấp cần khử trùng

bằng Formol 1% thuốc tím. Đảm bảo chuồng sạch sẽ, khô ráo và được khử trùng

bằng Formol 0,5% -1% hay Crexil 5%.

Page 71: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

71

PHẦN 7 - KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN

(Nguồn: Website: tailieu.vn và nonghoc.net)

1. Giới thiệu chung

Lươn là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ của môi

trường nước xung quanh. Nhiệt độ môi trường sống từ 15 – 300C, thích hợp nhất 24

– 280C. Dưới 10

0C chúng rúc tận đáy bùn, sống dựa vào nguồn thức ăn tích trữ

trong cơ thể, trên 320C sức ăn giảm đi.

Cấu tạo của lươn dễ cho việc trốn lủi, nhất là lúc đói. Ngày có mưa sấm, lươn

bỏ đi hàng loạt, ngoi theo lạch nước chảy, nếu xung quanh có đất cứng có thể dùng

đuôi cựa để lách đi.

Nếu trong ao có hang hốc, có dòng nước chảy thì toàn bộ lươn nuôi bỏ đi. Đây

là nguyên nhân thất bại trọng yếu nhất của việc nuôi lươn. Vì vậy khi nuôi phải đặc

biệt chú trọng đến đề phòng lươn bỏ đi. Ngoài ra việc chuẩn bị thức ăn cũng rất

quan trọng, cần căn cứ vào lượng thức ăn để quyết định lượng lươn nuôi.

2. Nguồn lươn giống

Lươn giống thu được từ các nguồn sau:

Bắt trực tiếp từ lươn sẵn có trong tự nhiên: Hàng năm từ tháng 4 - 10 có thể

dùng lồng bẫy để bắt lươn ở ruộng lúa, ở các mương rãnh... lươn bắt được theo

cách này thương không bị thương, khoẻ mạnh tỷ lệ sống cao.

Mua lươn ở chợ: Cần chọn con khoẻ mạnh, không bị thương, lươn giống câu

bằng lưỡi câu sẽ bị thương dễ sinh bệnh nấm thuỷ mi, có con bị đau không ăn được

nên gầy yếu, không thể dùng làm lươn giống được.

Có thể phân lươn giống làm 3 loại:

- Loại 1: Thân mầu vàng có chấm lớn, loại này lớn rất nhanh.

- Loại 2: Thân màu vàng xanh, loại này sinh trưởng trung bình.

- Loại 3: Mầu xám tro, chậm lớn.

Kích thước lươn giống tốt nhất là cỡ 30-50 con/1kg, nếu lươn quá nhỏ tỷ lệ

sống sẽ thấp, cỡ quá lớn thì hiệu quả kinh tế thấp.

- Chọn lươn nuôi cho đẻ:

Page 72: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

72

Vào cuối năm, trong số lươn thu hoạch được chọn những con nặng từ 100-

200g, thân màu vàng trơn bóng, nuôi qua mùa đông trong ao giầu dinh dưỡng tới

mùa xuân cho sinh đẻ nếu nước trong ao trên 150C.

Trong thời kỳ sinh sản phải đặc biệt chú ý đến trứng lươn đẻ và lươn con để vớt

ra kịp thời nuôi ở các ao đề phòng chúng ăn lẫn nhau.

Bón phân ở ao để gây nuôi thức ăn động vật phù du, khi thiếu thức ăn phải cho

thêm lòng đỏ trứng gà luộc chín cho lươn ăn. Nếu lươn dài cỡ 3-5cm, có thể cho ăn

giun, cá tạp băm nhỏ.

Nếu trứng lươn thu ở ngoài thiên nhiên (như ở các bờ ruộng lúa, sau lúc mưa

rào)thì chú ý cách nhận biết trứng lươn như sau: trước khi lươn đẻ trứng, lươn cái

thường phun bọt rồi đẻ trứng vào đó, nếu thấy những đám bọt này có thể vớt trứng

về ấp trong khay.

3. Phương pháp nuôi lươn

- Điều kiện và yêu cầu cơ bản:

Khi nuôi lươn cần chọn nguồn nước đầy đủ, không ô nhiễm, nơi dễ thay tháo

nước, nơi nước chảy quanh năm càng tốt.

Diện tích nuôi to nhỏ tuỳ ý, từ 3-5 m2 tới hàng chục, hàng trăm m

2. Đất hoang

trước hay sau nhà, khe nước đều có thể làm nơi nuôi lươn.

- Cách làm ao nuôi lươn:

Gia đình nuôi lươn nên xây ao ở gần nhà, thoáng gió, hướng về phía mặt trời,

nguồn nước thuận tiện, dễ trông coi.

Diện tích ao nuôi to nhỏ tuỳ ý, hình dạng ao có thể hài hoà với cảnh quan.

Ao nuôi tốt nhất là xây gạch. Thành ao nên nghiêng về phía lòng ao để đề

phòng lươn móc đuôi lên thành trốn thoát. Ở mặt bên cách đáy ao 0,5m nên có cửa

tháo nước ra, có tấm chắn che lại.

Ao nuôi sâu từ 1 -1,5m, đáy ao phủ một lớp đất màu có nhiều bùn dầy khoảng

20 cm. Trong ao thả những hòn đá, mảnh ngói, cành cây tương đối lớn tạo thành

những hang hốc. Trong môi trường như vậy, lươn rất ít khi đào lỗ trên nền ao mà

thường ẩn nấp trong những hốc do người tạo nên. Vào mùa đông khi lật mở những

vật che phủ có thể thấy rất nhiều lươn chui rúc cùng một chỗ rất dễ bắt.

Sau khi đổ lớp bùn đáy, có thể tháo nước vào, mức nước sâu khoảng 10cm.

Trong nước có thể tạo các thực vật thuỷ sinh (như cây niễng) để cải thiện môi

Page 73: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

73

trường. Mùa hè có thể che bớt nắng, giữ nhiệt độ đáy nước. Ở các ao rộng có thể

thả các đám cỏ, lươn rất thích rúc vào bên trong, đồng thời các búi cỏ nát có thể tạo

ra một lượng lớn động vật phù du cung cấp thức ăn cho lươn

Trước khi thả giống 7-10 ngày, dùng 0,2kg vôi/1m2 để khử trùng, diệt mầm

bệnh.

- Chuẩn bị con giống:

Lươn con phải không có bệnh, không bị thương, lưng mầu vàng sẫm, có những

chấm đen, mỗi con nặng từ 20 đến 30g. Loại lươn này sinh trưởng nhanh. Kích

thước lươn nuôi trong ao phải đồng đều để tránh ăn thịt lẫn nhau. Trung bình 1m2

thả 50-60 con có độ dài 10-15cm.

Trước khi thả, cần tắm lươn giống trong dung dịch CuSO4 nồng độ 1 phần

triệu, nhiệt độ của dung dịch là 24-26 độ C, ngâm trong 25-30 phút, hay dùng nước

muối nồng độ 4% tắm trong vòng 4-5 phút để phòng nấm thuỷ mi rất có hiệu quả,

đồng thời có thể diệt trừ ký sinh trùng lên lươn giống.

Khi tắm nếu nhiệt độ nước thấp nên để thời gian dài hơn một chút, nếu nhiệt độ

nước cao thì rút ngắn thời gian đi. Do thể chất các loại lươn giống khác nhau, sức

chịu đựng các loại thuốc cũng khác nhau, vì vậy trong quá trình ngâm rửa phải

quan sát phản ứng của lươn giống, phát hiện mức độ phản ứng mạnh trong thời

gian tương đối dài hoặc lươn nổi lên là dấu hiệu không bình thường thì phải vớt

lươn ra ngay. Lươn giống sau khi khử trùng phải đem thả ngay, nếu không thả ngay

thì phải dùng nước sạch rửa 1-2 lần.

4. Thức ăn nuôi lươn

Nên áp dụng phương pháp thích ứng với từng địa phương. Nếu ở khe nước,

lạch nước, có thể bắt giun, côn trùng sẵn có, ở vùng núi đồi có thể bắt giun. Nơi

nuôi tằm có thể cho lươn ăn nhộng tằm. Vùng có hồ có thể cho ăn cá con. Ở gần

nhà máy chế biến thực phẩm có thể mua nội tạng động vật vứt bỏ làm thức ăn. Khi

thiếu thức ăn có thể cho lươn ăn những thức ăn như cơm, mì sợi…, nhưng như vậy

tốc độ sinh trưởng của lươn sẽ chậm. Cần chú ý không cho lươn ăn những thức ăn

mục nát đã biến chất vì lươn dễ mắc bệnh hoặc chết.

5. Quản lý nuôi dưỡng Mùa sinh trưởng của lươn thông thường từ tháng 4-10. Thời gian kiếm mồi và

lớn nhanh từ tháng 5-9. Trong quá trình nuôi lươn cần chú ý những điểm sau:

- Thả mồi phải định kỳ, định lượng:

Page 74: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

74

Thức ăn cho ăn hàng ngày phải bằng 5-7% thể trọng lươn. Thức ăn quá nhiều,

lươn tham ăn sẽ bị chết, nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng.

Căn cứ vào đặc điểm ăn đêm của lươn, thời gian cho ăn thường là từ 6-7h tối,

mỗi ngày vớt thức ăn thừa một lần để tránh thức ăn rữa nát làm ô nhiễm nước.

Ở giai đoạn lươn giống cần làm tốt việc thuần hoá thức ăn. Mấy ngày đầu mới

thả có thể không cho lươn ăn, sau cho ăn giun và các thức ăn khác. Hình thành tập

tính ăn thức ăn hỗn hợp cho lươn giống. Nếu cho ăn một loại mồi trong một thời

gian dài thì về sau tính ăn của lươn rất khó cải biến, không có lợi cho việc nuôi.

- Giữ nước trong sạch:

Vào mùa nóng nên tăng số lần thay nước, kịp thời vớt hết thức ăn thừa. Ngoài

ra, trồng thực vật thuỷ sinh trong ao có tác dụng hạ được nhiệt độ của nước, làm

sạch nước. Sau khi mưa phải tháo nước kịp thời đề phòng lươn bỏ trốn. Mùa hè có

thể dùng lều che nắng có lợi cho sinh trưởng của lươn.

- Phân ao:

Trước khi lươn sinh sản có thể thả vào ao một ít cây cải dầu, dây khoai, rơm khô

để lươn đẻ trứng. Lươn con mới nở vớt ra ngay thả vào ao ươm con giống, tránh

lươn mẹ ăn lươn con. Ao nuôi lươn con chủ yếu dựa vào màu nước sinh ra động vật

phù du làm mồi cho lươn.

6. Thu hoạch

Tùy theo kích thước thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông

thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 50 - 60 con/kg; thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng

lươn có thể đạt được 150 - 220g/con. Nếu quy cách thả 15- 20 con/ kg, thời gian

nuôi chỉ có 2,5 - 3 tháng. Công việc thu hoạch cần tiến hành theo các bước như

sau:

Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và dụng cụ bắt lươn: vợt, thùng chứa, sọt…

Phương tiện vận chuyển lươn : thùng tôn hoặc bạt lót có nước sạch đặt trên ô tô

hoặc ghe ...

Rút cạn nước, dọn sạch cỏ lục bình trong bể nuôi; cần có đội ngũ lao động

khỏe chuyển bớt đất trong bể ra ngoài, sau đó tiếp tục chuyển đất sang một gốc bể;

do bị động nên lươn gom về gốc bể trống và lươn có thể được thu gom, chuyển đi.

Chọn thời điểm thu lươn vào lúc sáng sớm hay chiều mát.

Nên bắt từng mẽ và thu gọn, vận chuyển nhanh.

Rửa sạch bùn đất bám trên da và mang lươn trong bể chứa tạm trước khi vận

chuyển đến nơi tiêu thụ.

Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm lớp lươn bên dưới bị đè dẹp dễ bị

ngộp và chết.

Tốt nhất sau khi thu hoạch ta nên vận chuyển ngay.

Page 75: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

75

Năng suất: Lươn nuôi trong bể năng suất đạt từ 6 - 10kg/m2/vụ. Trong năm có

thể tiến hành thả 2- 3 vụ nuôi trong năm.

7. Ngủ đông của lươn

Cuối mùa thu, đầu mùa đông, lươn ngừng ăn rúc vào bùn ngủ đông. Đối với

việc để giống lươn con qua đông, cần phải tháo cạn nước ao nhưng phải giữ cho

lớp bùn luôn ẩm ướt. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp, cần phủ một lớp cỏ lên mặt ao

để giữ ấm chống lạnh. Có một số nơi có thể để nước qua mùa đông, nhưng phải để

mực nước sâu một chút để tránh kết băng làm lươn chết cóng.

PHẦN 8 - KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO

(Nguồn: theo khoa học công nghệ thông tin thủy sản

Website:http://agriviet.com/nd/651-ky-thuat-nuoi-ca-ao/)

1. Ðiều kiện ao nuôi

Các ao hồ ở trong làng xóm do đào, tự nhiên: nếu ao bị tù, bùn đóng lại quá

nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, vét (hút) bớt bùn lên vườn, chỉ để lại 1 lớp 20

- 30cm. Có nguồn nước cấp vào và thoát đi dễ dàng, không bị ô nhiễm.

Ao có bờ cao hơn mức nước cao nhất từ 0,4 - 0,5m, phải có cống, đăng, dào

chắn, giữ cho cá không đi được.

2. Chuẩn bị ao nuôi

Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh đạt năng xuất cao, tránh

bệnh tật, cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi.

Hàng năm, hoặc 2 năm ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm hoặc đầu

xuân bắt cá lớn, chọn để lại cá nhỏ; bốc bùn ở đáy ao vứt lên quanh bờ, lấp hết

hang hốc, cây cỏ quanh bờ. Dùng vét, Cào bằng… trang phẳng đáy, dùng 10 - 15

kg vôi bột/1000m2 rắc đều quanh bờ và đáy, diệt hết cá tạp, phơi nắng 7 - 10 ngày

cho mùn bã hữu cơ đáy ao phân huỷ;

Lọc nước vào ao qua cống có vật chắn là vải màn hoặc bao trấu, ngăn cá tạp

theo vào ăn hại thức ăn; nước tháo vào sâu 0,8 - 1m, dùng 100 - 150 kg phân

chuồng/1000 m2, ủ mục rắc đều khắp ao hoặc dùng phân ủ một hố ở góc ao định kỳ

múc nước té khắp ao, cho sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển.

3. Ðối tượng nuôi

Page 76: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

76

- Những nơi có tập quán nuôi từ trước chưa có điều kiện thâm canh thì nên sử

dụng các đối tượng :

+ Cá trắm cỏ, cá chép, cá mè;

+ Cá trôi ấn Ðộ, cá rô phi;

- Những nơi có điều kiện thâm canh, nuôi năng xuất cao cần sử dụng các đối

tượng : Cá chim trắng; cá rô phi đơn tính; cá chép lai; tôm càng xanh.

4. Kỹ thuật nuôi

a. Thả giống:

Cá giống thả phải chọn giống cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh không có vết

bệnh, cá sáng con, đều con, không còi cọc : Trắm cỏ : 100 - 150 gr/con; cá mè, trôi

: từ 12 - 15 cm/con; cá chim trắng, rô phi : 8 - 10 cm/con; tôm càng : 2 - 3 cm/con.

- Tỷ lệ thả :

+ Thả cá trắm cỏ là chủ yếu 50%;

Các loại cá khác như cá chim trắng, cá chép lai, cá rô phi 50%.

- Mật độ thả :

+ Thả bình thường thì mật độ 1,5 - 2 c/m2;

+ Nếu nuôi bán thâm canh thì thả 2 - 3 con/m2.

- Thời vụ thả :

+ Cuối tháng 3 đầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn, để thu hoạch

tỉa vào tháng 10 - 11;

+ Nếu chuyển cá nhỏ năm trước xang thì thả vào tháng 11 - 12, giữ cá qua

đông, chăm sóc nuôi, thu hoạch tỉa vào tháng 8 - tháng 9 năm sau.

b. Chăm sóc quản lý :

Cá nuôi từ tháng 4 chăm sóc cho ăn; nếu ao nuôi thông thường thì 7 - 10 ngày

phải bón phân 1 lần, mỗi lần từ 50 - 70 kg/100m2; phân ủ mục rắc khắp ao, cũng có

thể dùng phân cỏ, rắc ủ vào 1 tháng ở góc ao, định kỳ hoà nước phân té khắp mặt

Page 77: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

77

ao, lượng té nhiều hay ít là căn cứ quan sát mầu nước, màu lá chuối non là tốt nhất,

nếu nhạt thì tăng phân và ngược lại;

Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính thì tăng cường cho cá trắm cỏ ăn mỗi ngày 40 -

100 kg/100m2 rắc vào khung cho cá trắm cỏ ăn, cá trắm cỏ thải ra phân, phân tan

ra nước, sinh vật phát triển. Nuôi được các loại mè, trôi, chép, rô phi.

Nếu nuôi thâm canh thả mật độ dày 2 - 3 con/m2 thì phải cho ăn thức ăn tổng

hợp chế biến như ngô, khoai và 25% đạm cho cá nhanh lớn.

Tất cả các trường hợp ao nuôi thông thường đến thời kỳ vỗ béo chuẩn bị thu

hoạch trước 1 - 2 tháng đều phải dùng thức ăn tinh cho ăn thêm hàng ngày vào sáng

sớm hoặc chiều tối với lượng 7 - 8% trọng lượng cá trong ao.

Cá nuôi: Hàng ngày phải kiểm tra bờ cống tránh để rò rỉ cá đi mất; thường

xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn, định kỳ 10 - 15 ngày dọn sạch ao 1

lần, đề phòng cá bị bệnh, khí độc thì bốc đi. Trước tháng 3 và tháng 9 hằng năm,

cần cho cá ăn thuốc Triên Ðắc 1 của Trung Quốc mỗi ngày 1 lần. Mỗi lần dùng 10

gr thuốc trộn với thức ăn đã nấu chín cho 50 kg cá, ăn cho 3 ngày liền đề phòng cá

mắc bệnh.

Nếu cá đã mắc bệnh đốm đỏ thì sử dụng thuốc Triên Ðắc 50g trộn với thức ăn

là cám nấu cho 50 kg cá ăn, cho ăn 3 ngày liền.

c. Thu hoạch :

Cá nuôi được 6 - 8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách

:

- Ðánh tỉa - Thả bù : Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá

giống lớn, đối với trắm 150 - 200 g/con; trôi 15 - 20 cm/con.

Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, tháng 9 kéo lưới

thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá giống để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa 2 năm

tát cạn thu hoạch và tẩy dọn vệ sinh ao.

- Thu hoạch hằng năm : Cá nuôi tích cực 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5 - 2

kg/con; cá mè, cá trôi 0,4 - 0,5 kg/con, thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết,

tẩy dọn nuôi tiếp năm sau.

Page 78: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

78

PHẦN 9 - KỸ THUẬT NUÔI GÀ

Nguồn: nhà xuất bản nông nghiệp.

(Website:http://agriviet.com/home/threads/5300-Ky-Thuat-Nuoi-Ga-Tha-

Vuon#ixzz26n7uoqTK)

I. Kỹ thuật chăn nuôi gà

1.Chuẩn bị điều kiện nuôi:

Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như:

- Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải

được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.

- Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.

- Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.

- Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.

- Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10 cm được phun sát trùng khi

sử dụng.

- Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

a. Chuồng trại:

- Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng

Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.

- Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt

trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).

Page 79: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

79

- Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn

thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.

- Mặt trước cửa chuồng hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc

tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.

- Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi

của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.

b. Lồng nhốt gà con:

- Kích thước dài 2m, rộng 1m, cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con gà.

- Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà).

c. Máng ăn:

- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úp cho gà ăn.

- Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.

- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.

d. Máng uống:

Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho

gà 2-3 lần/ngày.

e. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà:

- Đối với gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà

tắm. Kích thước bể dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,3 m cho 40 gà.

- Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà

tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Page 80: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

80

f. Dàn đậu cho gà:

- Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi

chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.

- Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn

cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,3-0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ

nhau và ỉa phân lên nhau.

- Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.

- Vườn chăn thả: 1 m2/1 gà.

2. Chọn giống:

- Nuôi thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà

Lương Phượng.....

- Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng,

gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri....

* Chọn giống gà con:

- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.

- Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập.

- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ

huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

* Chọn gà đẻ tốt:

Page 81: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

81

- Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt

1,6-1,7 kg thì rất tốt.

- Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.

- Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.

- Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.

- Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương

chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

- Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa

bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha

Electrotyle hoặc Vitamine C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm

sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày

thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.

- Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng

Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).Thay giấy lót

đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.

- Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu

thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.

- Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt, tùy theo

thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn.

- Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là

nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích

Page 82: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

82

hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà

ăn nhiều thức ăn hơn.

- Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy

ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc Vitamine C.

- Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng

uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong

vườn.

- Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn

mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7.

Chú ý:

Không nuôi nhiều cở gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng

toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.

4.Thức ăn cho gà:

- Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi

mốc, nhiễm nấm, thối rửa.

- Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông

nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine.

Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà

không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

- Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà

nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.

- Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi

là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.

Page 83: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

83

- Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần

rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.

- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều

bữa trong ngày, ăn tự do.

- Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao

của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.

- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn

hơn thiếu nước.

5. Vệ sinh phòng bệnh:

- Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch,

uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù

nước đọng trong khu vườn thả.

- Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra,

dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần

phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

a. Những nguyên nhân gây bệnh

- Gia súc non, gia súc bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.

- Môi trường sống:

+ Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.

+ Nước uống phải sạch.

+ Không khí, nhiệt độ ....

Page 84: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

84

b. Sức đề kháng của cơ thể gia súc:

- Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.

- Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức

đề kháng chủ động).

c. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:

* Vệ sinh phòng bệnh:

- Thức ăn tốt.

- Nước sạch.

- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.

- Chuồng nuôi sạch.

- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.

- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.

* Phòng bằng Vaccine:

Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:

- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.

- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.

- Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.

Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.

Phòng bằng thuốc:

- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...

Page 85: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

85

- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...

Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng

bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ

d. Phòng bệnh:

Thời gian Bệnh Phương thức

1 ngày Marek

Rumboro

Dịch tả

Nhúng ngập mũi

10 ngày Gumboro

Đậu

Nhỏ mũi,

xuyên da cánh

21 ngày Dịch tả Nhỏ mũi, uống

28 ngày Gumboro Nhỏ mũi, uống

56 ngày Dịch tả Uống

105 ngày CRD Chích bắp

Trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau 6 tháng đẻ, ngừa

lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.

II. Một số bệnh thường gặp ở gà

1. Bệnh cầu trùng

a. Nguyên nhân:

Page 86: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

86

- Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ

lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do người ta, súc

vật... vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu

trùng khiến bệnh dễ bộc phát.

- Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu,

dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.

- Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh

hơn nuôi trên nền.

b. Triệu chứng:

Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ

trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.

c. Bệnh tích:

Manh tràng sưng to, chân đầy máu. Ruột sưng to. Trong đường tiêu hóa có dịch

nhầy và máu.

d. Phòng bệnh:

Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm

chuồng ẩm ướt.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà.

Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày)

- Anticoc 1gr/1 lít nước

- Baycoc 1ml/ 1 lít nước.

e. Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi liều phòng

2. Bệnh thương hàn (Salmonellosis)

a. Nguyên nhân:

Page 87: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

87

Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có

thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.

b. Triệu chứng:

Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt

nhạt hoặc teo.

c. Bệnh tích:

- Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.

- Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím, trứng non

dị hình méo mó.

d. Phòng bệnh:

Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh:

- Oxytetracyclin: 50-80 mg /gà/ngày, dùng trong 5 ngày.

- Chloramphenical: 1 gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.

e. Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi so với liều phòng bệnh.

3. Bệnh dịch tả (Newcastle disease)

a. Nguyên nhân:

Bệnh do virus gây, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh

cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi. Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.

b. Triệu chứng: Thường biểu hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.

* Thể cấp tính:

- Bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường

rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết.

- Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).

Page 88: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

88

- Tiêu chảy phân màu xanh - trắng, diều căng đầy hơi.

- Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh.

- Nếu sau 4-5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động

tròn theo một phía, đi đứng không vững.

- Gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm.Tỷ lệ chết từ 50-90%.

* Thể mãn tính:

Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở

đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ.... Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ

chết 10%.

c. Bệnh tích:

Biến đổi tùy thuộc vào thời gian kéo dài bệnh, lứa tuổi và độc lực của virus. Dạ

dày tuyến xuất huyết, có dịch nhầy ở ruột già.

d. Phòng bệnh: Chủ yếu là bằng vaccine.

e. Trị bệnh: Dùng các thuốc tăng sức đề kháng: Vitamix, vit-plus,...

4. Bệnh Gumboro

a. Nguyên nhân: Do virus. Gà thường mắc bệnh ở 4-8 tuần tuổi.

b. Triệu chứng:

- Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.

- Gà sút nhanh, run rẫy.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhanh: 2-5 ngày toàn đàn bị nhiễm.

- Tỷ lệ chết: 10-30%.

- Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).

c. Bệnh tích:

- Cơ đùi xuất huyết đỏ thành vệt.

Page 89: Tuyen tap QTKT chn nuoi 1.pdf

89

- Bệnh mới phát túi Fabricius sưng to.

- Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.

- Ngày thứ 3: Xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt cơ đùi, cơ ngực.

- Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.

d. Phòng và trị bệnh:

- Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên

mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.

- Phòng bằng vaccine.

- Trị bệnh: Chưa có thuốc đặc trị. Chỉ dùng thuốc tăng sức đề kháng vật nuôi.

+ Vitamix: 2 gr/1 lít nước.

+ Vitamine C: 1 gr/ 1 lít nước.

+ Dexa (0,5 gr): 1 viên/ 3-4 con.

+ Dùng trong 3 ngày liên tục.