21
1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 BỘ MÔN: TOÁN - KHỐI 7 HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau: 9h15’ sáng Thứ Ba (24/3): Hình học: Các trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông 9h15sáng Thứ Sáu (27/3): Luyện tập - Các trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020) Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com hoặc trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội ngày thứ Sáu (20/3/2020): ÔN TẬP CHƢƠNG III – THỐNG KÊ II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP: 1. Trả lời câu hỏi sau vào vở: Bài 1. Thu thập số liệu thống kê, lập bảng “tần số” và ra nhận xét về: - Tháng sinh nhật của các bạn trong lớp em. - Điểm kiểm tra học kì I môn Văn của các bạn trong tổ em. - Môn thể thao yêu thích nhất mỗi bạn học sinh trong tổ em. - Số ca nhiễm Covid -19 tại các tỉnh thành ở Việt Nam (ghi rõ tính đến thời điểm nào ). 2. Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com: Bài 2. Số điểm môn thi toán của một nhóm 20 học sinh được liệt kê trong bảng sau: Số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Điểm Số 8 9 7 10 5 7 8 7 9 8 6 7 9 6 4 10 7 9 7 8 Dùng số liệu trên để trả lời các câu hỏi dƣới đây: Câu 1. Số các giá trị của dấu hiệu phải tìm là: A. 10 B. 7 C. 20 D. Một kết quả khác. Câu 2. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: A. 7 B. 10 C. 20 D. Một kết quả khác. Câu 3. Tần số của học sinh có điểm 8 là: A. 8 B. 20 C. 4 D. Một kết quả khác. Câu 4. Tần số của học sinh có điểm 7 là: A. 6 B. 7 C. 20 D. Một kết quả khác. Câu 5. Tần số của học sinh có điểm 9 là: A. 4 B. 3 C. 2 D. Một kết quả khác. Câu 6. Tần số của học sinh điểm 10 là: A. 2 B. 3 C. 4 D. Một kết quả khác. Câu 7. Điểm trung bình của nhóm học sinh trên được tính bằng số trung bình cộng là: A. 7,55 B. 8,25 C. 7,82 D. Một kết quả khác. Bài 3. Người ta tung một quân súc sắc 30 lần và kết quả thu được ở bảng sau: x n 1 2 2 p 3 4 4 8 5 5 6 q

UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN

HƢỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020

BỘ MÔN: TOÁN - KHỐI 7

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 –

Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

9h15’ sáng Thứ Ba (24/3): Hình học: Các trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông

9h15’ sáng Thứ Sáu (27/3): Luyện tập - Các trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com hoặc

trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà

Nội ngày thứ Sáu (20/3/2020): ÔN TẬP CHƢƠNG III – THỐNG KÊ

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Trả lời câu hỏi sau vào vở:

Bài 1. Thu thập số liệu thống kê, lập bảng “tần số” và ra nhận xét về:

- Tháng sinh nhật của các bạn trong lớp em.

- Điểm kiểm tra học kì I môn Văn của các bạn trong tổ em.

- Môn thể thao yêu thích nhất mỗi bạn học sinh trong tổ em.

- Số ca nhiễm Covid -19 tại các tỉnh thành ở Việt Nam (ghi rõ tính đến thời điểm nào).

2. Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com:

Bài 2. Số điểm môn thi toán của một nhóm 20 học sinh được liệt kê trong bảng sau:

Số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Điểm Số 8 9 7 10 5 7 8 7 9 8 6 7 9 6 4 10 7 9 7 8

Dùng số liệu trên để trả lời các câu hỏi dƣới đây:

Câu 1. Số các giá trị của dấu hiệu phải tìm là:

A. 10 B. 7 C. 20 D. Một kết quả khác.

Câu 2. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:

A. 7 B. 10 C. 20 D. Một kết quả khác.

Câu 3. Tần số của học sinh có điểm 8 là:

A. 8 B. 20 C. 4 D. Một kết quả khác.

Câu 4. Tần số của học sinh có điểm 7 là:

A. 6 B. 7 C. 20 D. Một kết quả khác.

Câu 5. Tần số của học sinh có điểm 9 là:

A. 4 B. 3 C. 2 D. Một kết quả khác.

Câu 6. Tần số của học sinh điểm 10 là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. Một kết quả khác.

Câu 7. Điểm trung bình của nhóm học sinh trên được tính bằng số trung bình cộng là:

A. 7,55 B. 8,25 C. 7,82 D. Một kết quả khác.

Bài 3. Người ta tung một quân súc sắc 30 lần và kết quả thu được ở bảng sau:

x n

1 2

2 p

3 4

4 8

5 5

6 q

Page 2: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

2

Biết giá trị trung bình là 3,9. Hãy chọn phƣơng án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Giá trị của p là:

A. 5 B. 6 C. 11 D. 4

Câu 2. Giá trị của q là:

A. 23 B. 30 C. 6 D. 12

Câu 3. Từ bảng đã cho, mốt là số nào?

A. 8 B. 5 C. 6 D. 4

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1) Học sinh tự chấm bài của mình theo HƯỚNG DẪN GIẢI hoặc xem kết quả trên thanhedu.com

2) Giáo viên sẽ chữa bài, thu bài và đánh giá quá trình tự làm bài và chấm bài ở nhà của học sinh.

HƢỚNG DẪN GIẢI

Bài 2.

Câu 1 2 3 4 5 6 7

Đáp án C A C A A A A

Bài 3.

Câu 1 2 3

Đáp án A C D

Hướng dẫn chi tiết:

Ta có n = 30 hay 2 + p + 4 + 8 + 5 + q = 30p + q = 11

Mặt khác 1.2 2. 3.4 4.8 5.5 6.

3,930

p q 3 23p q

Ta tìm được p = 5; q = 6

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com. để ghi nhớ;

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/03/2020 )

Bài 24: CƢỜNG ĐỘ DÕNG ĐIỆN (tiết 1)

I. Cƣờng độ dòng điện:

1. Quan sát thí nghiệm hình 24.1 (SGK- tr66 )

2. Cƣờng độ dòng điện:

- Số chỉ của Ampe kế cho biết mức dộ mạnh, yếu của dòng điện và là giá trị của cƣờng độ

dòng điện

- Kí hiệu của Cường độ dòng điện: I

+ Mạch điện gồm: 1 nguồn pin, 1 bóng đèn, 1 biến trở con chạy

(dùng để điều chỉnh độ sáng của đèn ), 1 Ampe kế.

+ Điều chỉnh biến trở để thay đổi độ sáng của đèn:

- Đèn sáng càng mạnh dòng điện qua đèn càng mạnh, số chỉ

của Ampe kế càng lớn (kim chỉ thị lệch nhiều về bên phải )

- Đèn sáng càng yếu dòng điện qua đèn càng yếu, số chỉ của

Ampe kế càng nhỏ (kim chỉ thị lệch ít về bên phải )

→ Số chỉ của Ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện

biến trở

Page 3: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

3

- Đơn vị đo cường độ sòng điện là Ampe, kí hiệu là A.

Ví dụ: Cường độ dòng điện là 2 Ampe ta viết như sau: I = 2A

- Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị là miliampe, kí hiệu là mA

1A= 1000mA, 1mA= 0,001A

Áp dụng làm C3 (SGK - tr 68 )

A. 0,175A= 170mA B. 0,38A= 380mA C. 1250mA= 1,25A D. 280mA= 0,28A

II. Ampe kế:

+ Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.

+ Cách nhận diện Ampe kế trong mạch điện: Trên mặt của

Ampe kế có ghi chữ A, hoặc chữ mA.

+ Ampe kế có các loại: Ampe kế dùng kim chỉ thi, Ampe kế

hiện số.

Hình a, b là Ampe kế dùng kim chỉ thị, hình c là Ampe kế hiện

số.

+ Giới hạn đo (GHĐ ): Là giá trị lớn nhất ghi trên Ampe kế.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN ): Là khoảng cách giữa 2 vạch

chia liên tiếp ở trên thang đo.

+ Ngoài ra trên thân Ampe kế còn có 2 chốt: chốt dương (+ ), chốt âm (- ) để nối dây dẫn và núm

điều chỉnh kim chỉ thị.

Áp dụng: Ghi giới hạn đo (GHĐ ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN ) của Ampe kế hình a, b ở

trên.

Ampe kế GHĐ ĐCNN

Hình a 100mA 10mA

Hình b 6A 0,5A

II.MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com:

Chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1: Cƣờng độ dòng điện cho ta biết:

A. độ mạnh yếu của dòng điện. B. dòng điện do nguồn điện nào gây ra.

C. dòng điện do các hạt mang điện tích dương

hoặc âm tạo nên.

D. Tác dụng nhiệt hoặc tác dụng phát sáng của

dòng điện.

Câu 2: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:

A. tác dụng của dòng điện B. mức độ của dòng điện

C. cường độ dòng điện D. khả năng của dòng điện

Câu 3: Trên Ampe kế không có dấu hiệu nào dƣới đây:

A. Hai dấu (+ ) và (- ) ghi tại hai chốt nối dây dẫn B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện

C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA D. Bảng chia độ cho biết GHĐ và ĐCNN

Câu 4: Đơn vị đo cƣờng độ dòng điện là gì?

A. Niutơn (N ) B. Ampe (A ) C. Đêxiben(dB ) D. Héc (Hz )

Câu 5: Hãy chỉ ra kết luận sai:

A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh, yếu

của dòng điện.

B. Số chỉ của Ampe kế là giá trị của cường độ

dòng điện.

C. Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I. D. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe kế.

Câu 6: Khi cƣờng độ dòng điện trong một mạch điện càng lớn thì:

A. nguồn điện sử dụng được càng lâu. B. điện tích dịch chuyển qua mạch càng chậm

C. tác dụng của dòng điện càng mạnh. D. thời gian sáng của bóng đèn trong mạch điện càng lớn

Page 4: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

4

Câu 7: Hãy sắp xếp các cƣờng độ dòng điện sau đây theo thứ tự từ lớn tới nhỏ: 3mA; 0,02A;

0,4A và 0,008A.

A. 3mA; 0,02A; 0,4A; 0,008A B. 0,008A; 3mA; 0,02A; 0,4A

C. 0,4A; 0,02A; 0,008A, 3mA D. 0,4A; 3mA; 0,008A; 0,02A

Câu 7: Đổi đơn vị cho giá trị sau: 0,250A= ? mA

A. 2,5 B. 250 C. 0,00025 D. 25

Câu 9: Bạn Ngọc đo đƣợc cƣờng độ dòng điện chạy qua bóng đèn là 0,75A. Ampe kế bạn Ngọc

dùng có ĐCNN là:

A. 10mA B. 0,1A C. 0,04A D. 0,02A

Câu 10: Hình dƣới là một Ampe kế. Phát biểu nào sau đây sai?

A. GHĐ của Ampe kế là 1,6A B. ĐCNN của Ampe kế là 0,1A

C. Kim chỉ thị ở vị trí 1 chỉ 0,4A D. Kim chỉ thị ở vị trí 2 chỉ 1,2A

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Với học sinh học online: GV sẽ chấm điểm kết quả bài làm trên thanhedu

- Với học sinh không học online: Các con làm bài vào vở. GV sẽ thu bài sau khi đi học trở lại

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: SINH HỌC – KHỐI 7

1. HS xem 02 Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com. để ghi nhớ;

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/03/2020 )

ĐA DẠNG CỦA LỚP THÖ (TIẾP THEO )

BÀI 51.BỘ MÓNG GUỐC – BỘ LINH TRƯỞNG

BÀI 52. THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA THÚ

1. Những đặc điểm cấu tạo đặc trưng của chi thích nghi với đời sống và tập tính của 2 Bộ thú BỘ

MÓNG GUỐC, BỘ LINH TRƯỞNG.

1.1. Bộ móng guốc

- Các ngón chân có guốc bao bọc bên ngoài chia 2 dạng guốc chẵn (có sô ngón chân chẵn. Ví dụ: lợn

rừng, trâu, bò, dê, hươu... ), guốc lẻ (có số ngón chân lẻ. Ví dụ: ngựa, tê giác, voi )

- Có sừng (tê giác, hươu sừng tấm, trâu, bò, dê... ) hoặc không có sừng (ngựa, lợn rừng )

- Một số động vật không có răng ở hàm trên, có hiện tượng nhai lại (trâu, bò )

1.2. Bộ linh trưởng

- Cơ thể gần giống với con người, bàn tay có cấu tạo phù hợp với việc cầm nắm, ngón cái đối diện với

các ngón còn lại.

- Phân biệt các đại diện của bộ linh trưởng dựa vào chai mông và túi má (vượn, tinh tinh, khỉ hình

người, Gorila )

2. Đặc điểm chung của Lớp Thú.

- Có lông mao bao phủ toàn thân

- Đẻ con, nuôi con bằng sữa.

Page 5: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

5

3. Vai trò của Lớp Thú.

- Có ích. Ví dụ

- Có hại. Ví dụ

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Vào phần bài tập bài 51, 52 trong lớp học trên thanhedu.com

Làm bài tập theo hướng dẫn và yêu cầu của GV.

- Nhấn hoàn thành

- Nhấn nộp bài

2. HS không truy cập vào được thanhedu.com tự xem và tìm hiểu bài trong SGK, tại liệu tham khảo

trả lời câu hỏi trong bài và cuối bài 51, 52 (từ trang 162 đến 171 SGK ).

3. HS học và ghi bài bằng cách vẽ sơ đồ tư duy cho mỗi bộ thú đã học vào vở ghi (GV chấm điểm khi

đi học trở lại làm điểm thực hành ).

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Sau khi HS nộp bài tập GV sẽ vào kiểm tra, thống kê phần làm bài của HS để biết được HS đúng, sai

ở chỗ nào GV chấm điểm (có thế lấy làm điểm miệng hoặc 15 phút, điểm TH ), thống kê số lượng

HS truy cập của mỗi lớp.

+ Khen những HS có tinh thần tự giác, ham học hỏi, truy cập vào đều đặn (điểm cộng ).

+ Đối với những HS do điều kiện gia đình không truy cập trang thanhedu.com tự xem bài trong SGK

trả lời câu hỏi cuối bài.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, soạn trƣớc bài vào vở; chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài

sẽ học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

9h15’ sáng Thứ Tƣ (25/3): Ý nghĩa của Văn chƣơng

9h15’ sáng Thứ Bảy (28/3): Thêm trạng ngữ cho câu

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com hoặc

trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà

Nội ngày thứ Bảy (21/3/2020)

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

Học sinh làm bài tập vào vở, ôn tập về nội dung đã được học trên truyền hình:

ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

1. Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa

cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi

một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc

làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng

như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn

của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm

của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả của văn bản là ai ?

b. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên ?

c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

d. Giải nghĩa từ: “thanh bạch”, “tao nhã”.

e. Tìm từ đồng nghĩa với “giản đơn”.

Page 6: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

6

g. Phân tích cấu tạo ngữ pháp (xác định TN, CN - VN) của câu văn sau. Cho biết, xét theo cấu

tạo ngữ pháp, đó là câu đơn hay câu ghép ?

Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người

và kính trọng như thế nào người phục vụ.

2.HS làm bài tập trắc nghiệm trên trang thanhedu.com

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

HS tự chữa bài tập theo HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI; Trả lời câu hỏi TNKQ trên trang thanhedu.com

Giáo viên kiểm tra việc làm bài và chữa bài, khuyến khích chấm điểm, lấy điểm đối với học sinh

có ý thức và chất lượng tự học tốt sau khi học sinh đi học trở lại.

Chúc các con cố gắng học tập để đạt hiệu quả tốt nhé!

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

a.

-Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

-Tác giả: Phạm Văn Đồng

b.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận chứng minh

c. Nội dung chính của đoạn văn: Chứng minh sự giản dị trong sinh hoạt, lối sống của Bác Hồ.

d. Giải nghĩa từ:

-Thanh bạch: trong sạch, giản dị, trong lối sống

-Tao nhã: thanh cao và lịch sự

e. Từ đồng nghĩa với “giản đơn”: “giản dị”

g. Cấu tạo ngữ pháp của câu văn:

Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta / /càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả

TN CN VN

sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.

=> Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đây là câu đơn.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com. để ghi nhớ;

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (23/3 ĐẾN 28/3/2020 )

Bài mới: CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO TÂY SƠN

Phần III- TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH

1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

- Sau khi tiêu diệu quân Xiêm, nhiệm vụ của nghĩa quân Tây Sơn là tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh

ở Đàng Ngoài.

- Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân, sách nhiễu nhân dân.

- Tháng 6 – 1786, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, sau đó đưa quân ra Nam sông Gianh giải

phóng toàn bộ Đàng Trong.

- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao chính

quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

=> Ý nghĩa:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.

- Xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.

2. Nguyễn Hữu Chỉnh mƣu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

Page 7: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

7

- Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ trấn thủ vùng Nghệ An.

- Quân Tây Sơn rút tình hình Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê dẹp các cuộc nổi loạn

của con cháu nhà Trịnh → Chỉnh muốn xây dựng lực lượng riêng → mưu phản.

- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh nhưng sau khi diệt Chỉnh đến lượt Nhậm có mưu đồ

riêng.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.

- Từ 1786 – 1788, Tây Sơn ba lần tiến quân ra Bắc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com:

Câu 1: Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

A. Phủ Quy Nhơn. B. Phú Xuân. C. Đà Nẵng. D. Gia Định.

Câu 2: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế vào năm nào?

A. Năm 1802. B. Năm 1804. C. Năm 1806. D. Năm 1807.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.

B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.

C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.

D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.

Câu 4: Những việc làm của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục đích gì?

A. Củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.

B. Giải quyết mâu thuẫn xã hội.

C. Củng cố bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

D. Xóa bỏ tất cả những gì liên quan đến triều đại trước.

Câu 5: Bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành vào năm nào?

A. Năm 1814. B. Năm 1815. C. Năm 1816. D. Năm 1817.

Câu 6: Nét đặc sắc đáng chú ý của văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX ) là gì?

A. Văn học dân gian phát triển. B. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ.

C. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao. D. Văn học và thơ chữ Nôm phát triển.

Câu 7: Sau khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng nào?

A. Đà Nẵng. B. Hội An. C. Phú Xuân. D. Quảng Ngãi.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt.

B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh.

C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm.

D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực.

Câu 9: Khi bị Nguyễn Ánh tấn công, Nguyễn Quang Toản chạy ra nơi nào?

A. Quảng Bình. B. Nghệ An. C. Thanh Hóa. D. Bắc Hà.

Câu 10: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn từ năm nào và lấy niên hiệu là gì?

A. Năm 1802. Niên hiệu là Gia Long. B. Năm 1803. Niên hiệu là Minh Mạng.

C. Năm 1804. Niên hiệu là Thiệu Trị. D. Năm 1805. Niên hiệu là Tự Đức.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

HS trả lời các câu hỏi đã cho trên trang thanhedu.com.

Hoặc làm ra vở, giáo viên sẽ chấm và chữa.

Page 8: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

8

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com. để ghi nhớ;

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 22/3 ĐẾN 28/3/2020)

Bài mới- Chủ đề:

CHÂU ĐẠI DƢƠNG (Tiết 3)

Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

1. Dựa vào hình 48.1 (trang 144 SGK Địa lý 7 ) và lát cắt địa hình dưới đây (hình 50.1 trang 151 SGK

Địa lý 7), trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a theo gợi ý sau:

– Địa hình có thể chia làm mấy khu vực?

– Đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu ở mỗi khu vực.

– Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu?

2. Dựa vào hình 48.1, 50.2, 50.3 (trang 152 SGK Địa lý 7 ), nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-

xtrây-li-a theo gợi ý sau:

-Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a.

– Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtrây-li-a. Giải thích sự phân bố đó.

– Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtrây-li-a. Giải thích sự phân bố đó.

Bài mới CHƢƠNG X: CHÂU ÂU

Bài 51: Thiên nhiên Châu Âu

1. Diện tích, vị trí:

- Vị trí: Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.Trải dài từ 36độ B đến 71độ B.

- Diện tích: Trên 10 triệu km2

- Tiếp giáp: Phía Tây giáp với châu Á, ngăn cách bởi dãy U-Ran. 3 mặt còn lại giáp biển và đại

dương.

2. Đặc điểm tự nhiên:

a. Địa hình: Có 3 dạng địa hình chính là đồng bằng, núi già và núi trẻ.

- Đồng bằng: Tương đối bằng phẳng chiếm 2/3 diện tích châu lục, trải dài từ tây sang đông.

- Núi già: Tập trung ở vùng trung tâm và phía bắc châu lục.

- Núi trẻ: Tập trung ở phía nam.

* Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào trong đất liền tạo thành nhiều bán đảo.

b. Khí hậu:

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.

- Một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực có khí hậu hàn đới; phía nam có khí hậu địa trung hải.

- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân hóa khí hậu phía tây và

phía đông của châu Âu.

c. Sông ngòi:

- Mật độ sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.

- Các con sông lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ, Von- ga,

d.Thực vật:

-Thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.

STT Vị trí khu vực Kiểu khí hậu Đặc điểm phân bố thực vật

1 Ven biển Tây Âu Ôn đới hải dương Rừng cây lá rộng

2 Vùng nội địa Ôn đới lục địa Rừng cây lá kim

3 Ven biển Địa Trung Hải Địa trung hải Rừng cây bụi gai

4 Phía đông nam châu Âu Cận nhiệt, ôn đới lục địa Thảo nguyên

Page 9: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

9

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. HS làm BT vào vở.

Câu 1: Học sinh dựa vào bài thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a, hãy viết

một bản báo cáo ngắn gọn về đặc điểm địa hình, khí hậu của Ô-xtrây-li-a

Câu 2: Trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu.

Câu 3: Vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?

Câu 4: Kể tên các dãy núi già, núi trẻ và các đồng bằng ở châu Âu.

2. HS làm bài kiểm tra trên trang thanhedu.com

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

GV kiểm tra, chữa bài, chấm điểm khi HS đi học trở lại và chấm điểm trên trang thanhedu.com

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Dựa vào lát cắt địa hình lục địa ô-xtrây-li-a theo vĩ tuyến 30°N, từ tây sang đông bao gồm 5 khu

vực:

Khu

vực Phía Tây Ở Giữa Phía Đông

2 Đồng bằng

ven biển

Dạng

địa hình

Cao nguyên Tây

Ô-xtrây-li-a

Đồng bằng trung

tâm

Dãy Đông Ô-xtrây-li-a

Đồng bằng

ven biển

Độ cao Độ cao TB dưới

500m

Độ cao TB dưới

200m.

Độ cao TB dưới 1000m. Độ cao TB

dưới 50m.

Đặc

điểm

-Chiếm 2/3 diện

tích. Bề mặt

tương đối bằng

phẳng, xen các

dãy núi thấp.

-Địa hình thấp,

bằng phẳng và

hơi có dạng bồn

địa.

- Có một số

sông và hồ.

-Chạy dài hướng Bắc – Nam, nằm

sát ven biển.

- Sườn Tây thoải, sườn Đông dốc

- Đỉnh Rao-dơ Mao cao 1615m, nơi

cao nhất là núi Cô-xin-xcô cao

2230m

- Địa hình

thoải, nhỏ,

hẹp

2. Dựa vào hình 48.1, 50.2, 50.3 (trang 152 SGK Địa lý 7 ), nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-

xtrây-li-a theo gợi ý sau:

* Gió:

- Gió mùa Tây Bắc và Đông Bắc

- Gió Tây ôn đới Tây Bắc

- Gió Tín phong Đông Nam

* Lượng mưa

- Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtrây-li-a không đều:

+ Phía Đông lục địa cao hơn phía Tây

+ Giảm dần từ bờ biển phía Đông, Nam, Bắc vào sâu trong lục địa

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của các loại gió, dòng biển và địa hình

* 2/3 diện tích lục địa Australia về phía Tây là hoang mạc.

Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của khối khí chí tuyến nam khô nóng và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ

+ Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG ANH – KHỐI 7

HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 –

Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

9h15 sáng Thứ Hai (23/3/2020): Unit 8: FILMS – A closer look 1

9h15 sáng Thứ Năm (26/3/2020 ): Unit 8: FILMS – A closer look 2

Page 10: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

10

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020)

Học sinh xem lại bài giảng này trên thanhedu.com hoặc YouTube, đồng thời ghi nhớ những nội dung

kiến thức đã học trong bài giảng đã được phát trên Đài TH Hà Nội ngày thứ Năm, 19/3/2020:

UNIT 8: FILMS - Getting started

Học sinh học từ vựng theo chủ điểm bài học:

1. animation (n ) /'ænɪˈmeɪʃən/: phim hoạt hoạ

2. critic (n ) /'krɪtɪk/: nhà phê bình

3. direct (v ) /dɪˈrekt/: làm đạo diễn (phim, kịch... )

4. disaster (n ) /dɪˈzɑːstə/: thảm hoạ, tai hoạ

5. documentary (n ) /,dɒkjə'mentri/: phim tài liệu

6. entertaining (adj ) /,entə'teɪnɪŋ/: thú vị, làm vui lòng vừa ý

7. gripping (adj ) /'ɡrɪpɪŋ/: hấp dẫn, thú vị

8. hilarious (adj ) /hɪˈleəriəs/: vui nhộn, hài hước

9. horror film (n ) /'hɒrə fɪlm /: phim kinh dị

10. must-see (n ) /'mʌst si: /: bộ phim hấp dẫn cần xem

11. poster (n ) /'pəʊstə/: áp phích quảng cáo

12. recommend (v ) /,rekə'mend /: giới thiệu, tiến cử

13. review (n ) /rɪˈvju: /: bài phê bình

14. scary (adj ) /'skeəri/: làm sợ hãi, rùng rợn

15. science fiction (sci-fi ) (n ) /saɪəns fɪkʃən/: phim khoa học viễn tưởng

16. star (v ) /stɑː/: đóng vai chính

17. survey (n ) /'sɜːveɪ/: cuộc khảo sát

18. thriller (n ) /'θrɪlə /: phim kinh dị, giật gân

19. violent (adj ) /'vaɪələnt/: có nhiều cảnh bạo lực

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài: Hoàn thành BT vào giấy/vở hoặc Hoàn thành

BT trên thanhedu.com

I. Odd one out:

1. The plot is:

A. thrilling B. terrifying C. delicious D. fascinating

2. The characters are:

A. convincing B. fresh C. believable D. interesting

3. The script is:

A. interesting B. amusing C. excellent D. bad-tempered

4. The acting is:

A. brilliant B. fantastic C. lazy D. wonderful

5. The critics said the film is:

A. boring B. hilarious C. tasty D. excellent

II. Choose the best option to complete the following sentences:

6. Did you read that _____ of The Crazy Coconut? It said the film was so entertaining!

A. review B. report C. summary D. plot

7. Vanilla Sky_____ Tom Cruise, Penelope Cruz and Cameron Diaz.

A. acts B. stars C. plays D. appears

8. I like the film very much! The characters are gripping and the _____ is thrilling.

A plot B. style C acting D. television.

9. The film was so boring. _____, Jack fell asleep.

Page 11: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

11

A. Though B. However C Although D. Therefore

10. In spite of having a happy _____, the film begins with a serious disaster.

A. beginning B. ending C setting D. plot

11. I'm sure you'll find the film _____.

A. amuse B. amusing C amused D. amusement

12. Avatar is a 3D big hit - the special _____ are amazing.

A. effects B. scenes C stages D. music

13. -'Do you feel like seeing a film? - _____.

A No, I don't like it at all. B. Sure. What film shall we see?

C. I don’t feel well. D. The effects are amazing

14. If you want to know which films are on at the cinemas, you should look at the film _____ in the

newspaper.

A. area B. review C. report D. section

15. It stars Marlon Brandon as the Godfather. He won an Oscar' for his _____ as the boss.

A. action B. performance C. direction D. contribution

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên sẽ kiểm tra và lấy điểm hệ số 1 đối với những bài đạt điểm tốt:

- Bài làm in trên giấy (đối với hs chưa có tài khoản online ) và hs nộp khi có tiết học trên lớp.

- Bài nộp trên website thanhedu.com (đối với hs đã có tài khoản online ). HS sẽ biết kết quả ngay khi

làm bài online, đồng thời hs có thể trao đổi với cô giáo về kiến thức của bài trong phần “Thảo luận”

(riêng tư hoặc công khai )

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG PHÁP – KHỐI 7

I. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

II. HS nghiên cứu nội dung kiến thức mới theo hướng dẫn sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 )

A. HS xem Vidéo Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

1. La cause et la conséquence

L’expression de la cause

- Marie est en retard parce qu’il y a une grève du métro.

répond à la question « Pourquoi ? »

- Marie est en retard car il y a une grève du métro.

plus formel, on l’utilise surtout à l’écrit

- Marie est en retard puisqu’il y a une grève du métro.

pour insister sur la logique entre la cause et la conséquence

- Comme il y a une grève du métro, Marie est en retard !

se place en début de phrase

Page 12: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

12

- Marie est en retard à cause de la grève du métro.

↓ ↓

la conséquence + Nom/ Groupe nominal

est négative

≠ Marie est arrivée au bureau à l’heure grâce au taxi.

↓ ↓

la conséquence est positive + Nom/ Groupe nominal

L’expression de la conséquence

- Marie est en retard alors elle prend un taxi.

est utilisé comme conclusion, surtout à l’oral

- Marie est en retard donc elle prend un taxi.

une conclusion logique

- Marie est en retard par conséquent elle prend un taxi.

plus formel surtout à l’écrit

- Marie est en retard c’est la raison pour laquelle elle prend un taxi.

plus formel surtout à l’écrit

2. L’expression du but

L’expression du but dans une phrase simple:

pour

dans le but de

afin de

en vue de

dans l’intention de

de façon à

de crainte de

de peur de

+ Nom/ groupe nominal

Verbe à l’infinitif

Exemple

Le but à atteindre Le but à éviter

1. Elle est sortie pour sa promenade quotidienne.

2. J’ai accepté ce nouvel emploi en vue d’une

augmentation de salaire.

3. Je mange équilibré pour être en bonne santé.

4. Il apprend ses leçons pour/ dans le but de/

afin de/ en vue de/ dans l’intention de/ de façon

à réussir à l’examen.

1. Il roulait lentement de peur d’un accident.

2. Un périmètre de sécurité est installé de crainte

d’un attentat.

3. Je mange équilibré pour ne pas être malade.

4. Je prends un taxi de peur d’/ de crainte d’être

en retard à l’examen.

Page 13: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

13

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài: Hoàn thành bài tập vào giấy/vở hoặc Hoàn

thành bài tập trên thanhedu.com.

Exercice 1 – Reliez les deux colonnes:

1. Je rentrerai tard ● ● a. puisqu’il a gagné au loto.

2. Il est très riche maintenant ● ● b. j’ai annulé le pique-nique.

3. Comme elle est belle, ● ● c. donc je n'ai pas pu vérifier mes mails.

4. À cause de la pluie, ● ● d. c'est pourquoi toute sa classe la déteste.

5. J’ai réussi ● ● e. alors je vais déménager.

6. Le wifi ne marchait pas hier soir, ● ● f. parce que je dois finir un travail important.

7. Le policier était distrait ● ● g. ainsi le voleur a pu s'échapper.

8. Sophie est insupportable, ● ● h. par conséquent elles ont réussi leurs examens.

9. Je ne supporte plus mon voisin, ● ● i. grâce à l’aide de mes amis.

10. Elles ont bien étudié, ● ● j. elle est aimée par tous les garçons de ma classe.

Exercice 2 – Entourez l’expression de but qui convient:

1. (Pour/ de crainte d’ ) aller au travail, il doit se lever très tôt.

2. Il te faut des papiers d'identité (afin de/ pour ne pas ) t'inscrire.

3. Presse le pas (de peur de/ dans le but de ) ne pas manquer ton rendez-vous.

4. Il a préféré se taire (de peur de/ afin de ) chanter faux.

5. Nous irons cueillir des cerises (pour/ pour ne pas ) faire une tarte.

6. Prends ton parapluie (de façon à/ de crainte de ) la pluie.

7. (Afin de/ De peur de ) mettre sa voiture à l'abri, il a construit un garage.

8. (Pour/ Pour ne pas ) une bonne entente entre voisins, ne soyez pas bruyants.

9. (En vue d’/ De crainte d’ ) avoir oublié de fermer la porte, il est retourné chez lui.

10. Elle a fait des économies (pour/ de peur de ) pouvoir partir en vacances.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Bài làm in trên giấy (đối với HS chưa có tài khoản online ) và nộp khi có tiết học trên lớp.

- Bài nộp trên web site thanhedu.com (đối với HS đã có tài khoản online ). HS sẽ biết kết quả ngay khi

làm bài online, đồng thời có thể trao đổi với cô giáo về kiến thức của bài trong phần “Thảo luận”

(riêng tư hoặc công khai )

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG NHẬT – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 )

* Cấu trúc câu: Một ngày tôi đọc sách 1 tiếng.

わたしは 一日(いちにち) 1じかん 本を よみます。

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

*Viết các câu sau sang tiếng Nhật:

1. Một ngày tôi ngủ trưa 2 tiếng.

2. Một ngày tôi học tiếng Nhật 4 tiếng.

3 Một ngày tôi tập thể dục 30 phút.

4 Một ngày tôi nghe nhạc 1 tiếng rưỡi.

5. Một ngày tôi xem tivi 20 phút.

6. Một ngày tôi viết chữ Hán 1 tiếng.

7: A: Một ngày B làm bài tập mấy tiếng?

B: Tôi làm bài tập khoảng 3 tiếng.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm, lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại

Page 14: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

14

BỘ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 7

1. HS học bài giảng Tiết 25 Bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trên

trang thanhedu.com. hoặc HS đọc SGK Phần 1 Quan sát ảnh và trả lời các câu hỏi a, b, c, d mục gợi ý

SGK trang 48 vào vở ghi.

2. HS ghi chép và học thuộc các nội dung sau đây vào vở (Phần 2 Nội dung bài học Bài 15, SGK trang

48, 49)

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 )

Tiết 25 ÔN TẬP QUYỀN ĐƢỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT

NAM, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

a. Khái niệm:

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là những sản phẩm tinh thần,

vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền

bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác …

- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch

sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

* Phân loại di sản văn hóa

- Di sản văn hóa phi vật thể: Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn

truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,

tri thức về y dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian

khác.

- Di sản văn hóa vật thể:

+ Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên

nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.

b.Ý nghĩa:

- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế

hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quố, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh

vực.

- Những di sản đó cần phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc, đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh làm vào vở các bài tập SGK sau: Bài d, đ/ trang 51

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

GV kiểm tra và chữa bài, chấm điểm Bài tập trong vở sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIN HỌC – KHỐI 7

Học sinh xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

Học sinh nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 )

BÀI THỰC HÀNH SỐ 9: TẠO BIỂU ĐỒ ĐỂ MINH HỌA

1. Chuẩn bị:

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tin học 7 (Tin học THCS quyển 2 ).

Page 15: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

15

- Máy tính có kết nối Internet.

2. Mục tiêu:

- Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu.

- Thực hiện được việc thay đổi, chỉnh sửa biểu đồ theo yêu cầu của đề bài.

3. Nội dung bài học:

3.1. Học sinh thực hành các bài tập sau:

Bài 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ

Bài 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đồ (bỏ câu e )

Yêu cầu:

* Mỗi bài tập trên làm vào 1 trang tính trên cùng 1 bảng tính (1 tệp Excel ).

* Lưu bảng tính với tên tệp Excel theo qui cách:

ten lop_ho va ten_BTH9 (VD: 7A_TranHaiAnh_BTH9 )

3.2. Bổ sung kiến thức

Nút lệnh tỉ lệ %: Home Number : biểu diễn số ở dạng tỉ lệ %

Ví dụ: 0.28 nhấn nút % sẽ thành 28%

3.3. Hƣớng dẫn nộp bài thực hành

Bƣớc 1: Mở trình duyệt web (Google Chrome, FireFox, Safari, Cốc cốc... )

Bƣớc 2: Gõ địa chỉ trang web nộp bài trên ô Address của trình duyệt

Lưu ý: Địa chỉ trang web nộp bài do GVBM cung cấp vào thứ 5 hàng tuần qua 2 kênh

thông tin: thanhedu.com và group Zalo của lớp (qua GVCN ).

Bƣớc 3: Nháy chuột bấm nút "Select a file from your computer". Sau đó chọn tệp bài tập đang

lưu trong máy tính để tải lên hệ thống DriveUploader.

https: //driveuploader.com/upload/kmzbe3vVjv/

%

Page 16: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

16

Bƣớc 4: Gõ họ tên, địa chỉ email của học sinh, Nháy chuột nhấn nút "Continue"

Kết quả: Gửi bài thành công

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Làm bài 1, 2 (bỏ câu e ) – Bài thực hành số 9 (SGK trang 99-101 ).

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

- Giáo viên sẽ ôn tập thực hành, kiểm tra ngày đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC- KHỐI: 7

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

TIẾT 57: BẬT NHẢY- ĐÁ CẦU- CHẠY BỀN

Học sinh xem nội dung hƣớng dẫn Tiết 56 trong Hƣớng dẫn học tuần từ 16/3 đến 21/3/2020

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/03 ĐẾN 28/03/2020 )

Tiết 28: BÀI 26: TRỒNG CÂY RỪNG

I. Thời vụ trồng rừng:

- Thời vụ trồng rừng thay đổi theo vùng khí hậu.

- Mùa rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa thu và mùa xuân. Miền Trung và miền Nam là vào mùa

mưa.

II. Làm đất trồng cây:

1. Kích thước hố: Bao gồm 2 loại:

- Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm.

Page 17: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

17

+ Loại 2: 40cm x 40cm x 40cm.

2. Kĩ thuật đào hố:

Theo các thứ tự sau:

- Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.

- Lấy lớp đất màu đem trộn với phân bón. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố.

- Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.

III. Trồng rừng bằng cây con:

* Có 2 cách:

- Trồng cây con có bầu.

- Trồng cây con rễ trần.

Ngoài ra người ta còn trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp vào hố.

* Qui trình kĩ thuật trồng rừng bằng cây con gồm các bước:

- Tạo lỗ trong hố.

- Đặt cây vào lỗ trong hố đất.

- Lấp đất.

- Nén chặt.

- Vun đất kín gốc cây.

Tiết 29 - BÀI 27: CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG

I. Thời gian và số lần chăm sóc:

1. Thời gian:

Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay, chăm sóc liên tục trong 4

năm.

2. Số lần chăm sóc:

Năm thứ nhất và năm thứ 2, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ 4, mỗi năm chăm

sóc 1 đến 2 lần.

II. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:

- Làm rào bảo vệ.

- Phát quang.

- Làm cỏ.

- Xới đất, vun gốc.

- Bón phân.

- Tỉa và dặm cây.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

HS làm bài tập trắc nghiệm vào vở hoặc làm bài tập trên trang thanhedu.com để biết kết quả:

BÀI 26

1. Trả lời các câu hỏi cuối bài – SGK trg 68

2. HS làm đề trắc nghiệm sau:

Câu 1: Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là

A. Mùa Xuân, Thu B. Mùa Thu, Đông C. Mùa Hạ, Đông D. Mùa Xuân, Hạ

Câu 2: Có mấy bước trong kĩ thuật đào hố trồng cây rừng:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 3: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu ) là:

A. 30 x 30 x 30 cm B. 30 x 40 x 30 cm C. 40 x 40 x 40 cm D. 40 x 40 x 30 cm

Câu 4: Khi đào hố trồng cây rừng người ta đem đất màu trộn với những loại phân bón gì?

A. Đạm, lân, kali B. Supe lân, vi sinh, kali

C. Vi sinh, phân hữu cơ, đạm D. Phân hữu cơ ủ hoai, lân, NPK

Câu 5: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?

Page 18: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

18

A. 4 . B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 6: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:

A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.

B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.

C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.

D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.

Câu 7: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?

A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất. B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.

C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất. D. Nhỏ hơn hoặc bằng chiều cao bầu đất.

Câu 8: Vì sao phải để riêng lớp đất màu bên miệng hố?

A. Để cho xuống đáy hố trước khi trồng cây. B. Để lấy đất trộn với phân bón lót.

C. Để vun lên gốc cây sau khi trồng. D. Để bỏ đi, không sử dụng đến.

Câu 9: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng với loại cây:

A. Cây đã cắt tỉa bớt tán, thân leo B. Cây khỏe, có nhiều chồi non

C. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe. D. Cây thân rễ hoặc cây mọng nước

Câu 10: Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Trung và miền Nam là:

A. Mùa Hạ, Đông B. Mùa Xuân, Thu C. Mùa khô D. Mùa mưa

BÀI 27:

1. Trả lời các câu hỏi cuối bài – SGK trg 70

2. HS làm đề trắc nghiệm sau:

Câu 1: Sau khi trồng cây gây rừng từ 1-3 tháng, thời gian chăm sóc cây là:

A. 3 năm. B. 4 năm. C. 5 năm. D. 6 năm.

Câu 2: Với cây trồng phân tán, làm rào bảo vệ bằng cách:

A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu trồng rừng.

B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu trồng rừng.

C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây.

D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây.

Câu 3: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ nhất và năm thứ hai là:

A. 1 – 2 lần mỗi năm. B. 2 – 3 lần mỗi năm. C. 3 – 4 lần mỗi năm. D. 4 – 5 lần mỗi năm.

Câu 4: Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng gồm mấy bước?

A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 5: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ ba và năm thứ tư là:

A. 1 – 2 lần mỗi năm. B. 2 – 3 lần mỗi năm. C. 3 – 4 lần mỗi năm. D. 4 – 5 lần mỗi năm.

Câu 6: Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?

A. 3 – 5 tháng. B. 5 – 6 tháng. C. 6 – 7 tháng. D. 1 – 3 tháng.

Câu 7: Độ sâu xới đất cần phải đạt được là:

A. 5 – 10 cm. B. 8 – 13 cm. C. 15 – 20 cm. D. 3 – 5 cm.

Câu 8: Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng, thời gian cần phải bón thúc là:

A. Ngay trong năm đầu. B. Năm thứ hai. C. Năm thứ ba. D. Năm thứ tư.

Câu 9: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có nhiều cây ta phải:

A. Bón thêm phân để nuôi nhiều cây. B. Nhổ hết đi trồng lại cây mới.

C. Chỉ để lại 2 – 3 cây. D. Chỉ để lại 1 cây.

Câu 10: Trong tỉa và dặm cây, nếu hố có cây chết ta phải:

A. Không trồng cây vào hố đó nữa. B. Trồng bổ sung loài cây khác.

C. Trồng bổ sung cây cùng tuổi. D. Trồng bổ sung cây đã trưởng thành.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1) Học sinh tự chấm bài của mình theo ĐÁP ÁN hoặc xem kết quả trên thanhedu.com

2) Giáo viên sẽ chữa bài, thu bài và đánh giá quá trình tự làm bài và chấm bài ở nhà của học sinh.

Page 19: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

19

ĐÁP ÁN:

BÀI 26

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

B C B A A D B A D C

BÀI 27

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

A B A D C B A B C D

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: MỸ THUẬT – KHỐI 7

A. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 ):

CHỦ ĐỀ 9: TRANG TRÍ VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG

Tiết 2: Sử dụng họa tiết trong trang trí ứng dụng

1.Tìm hiểu bài học:

- HS quan sát Hình 9.7, SGK Mĩ thuật lớp 7 để tìm hiểu về vai trò của trang trí trong cuộc sống.

* Kết luận:

- Trang trí đáp ứng nhu cầu thâ,r mĩ của con người. Trang trí có vai trò làm đẹp cho các vật dụng trong

cuộc sống như: ấn phẩm đồ họa, thời trang, bao bì, ...

- Họa tiết, màu sắc và cách trang trí trên mỗi loại đồ vật rất đa dạng, tùy thuộc vào hình dáng và mục

đích sử dụng của đồ vật: trang trí bằng các họa tiết đơn giản hoặc phức tạp với các màu sắc khác nhau.

2. Cách vẽ

- HS quan sát Hình 9.8 sách Học mĩ thuật lớp 7 nhận biết cách thực hiện tạo hình và trang trí đồ vật.

Bước 1: Chọn và tạo dáng đồ vật trang trí (lọ hoa, thảm, quạt giấy, .. )

Ví dụ:

Bước 2: Sử dụng họa tiết linh hoạt các nguyên tắc trang trí, phân chia mảng to, mảng nhỏ khác nhau

để tạo được trọng tâm của hình trang trí

Page 20: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

20

Bước 3: Sắp xếp các họa tiết phù hợp với mảng bố cục

Bước 4: Vẽ màu

Page 21: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG THCS CHU …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG... · 2020-03-22 · 1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU

21

II. THỰC HÀNH:

HS đọc kỹ nội dung hướng dẫn, thực hành lựa chọn và trang trí hoàn thiện một hình trang trí ứng dụng

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chữa bài, chấm điểm và lấy điểm sau khi học sinh đi học trở lại.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: ÂM NHẠC – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 23/3 ĐẾN 28/3/2020 )

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tự tìm hiểu bài học trên YouTube:

- Xem bài trong SGK tìm hiểu về:

+ Nhạc lí: Gam trưởng- Giọng trưởng (HS ghi nhớ công thức của Gam trưởng và gam đô trưởng )

+ Thân thế và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi.

- Ôn bài TĐN số 8 kết hợp gõ phách

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Thế nào là Gam trưởng- Giọng trưởng? Viết công thức của Gam trưởng, cấu tạo gam Đô trưởng?

2. Nêu tóm tắt đôi nét về nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi.

3. Đọc và gõ phách bài TĐN số 8

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.