20
1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020 BỘ MÔN: TOÁN - KHỐI 7 1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2 Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau: 9h15’ sáng Thứ Ba (31/3): Đại số: Khái niệm về biểu thức đại số. 9h15’ sáng Thứ Sáu (03/4): Hình học: Ôn tập chương II - Tam giác. 2. Học sinh học trên zoom (theo TKB) I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/04/2020): 1. Học sinh đọc bài: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông mục 1, 2 (SGK/134 – 135). 2. Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com hoặc trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội ngày thứ Ba (24/03/2020): Trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông, thứ Sáu (27/03/2020): Luyện tập trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông ghi nhớ các nội dung cơ trọng tâm sau: - Ghi nhớ và nêu được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (Lưu ý: trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông). - Biết vận dụng để chứng minh các đoạn thẳng, các góc bằng nhau. II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP: 1) Câu hỏi trắc nghiệm: Học sinh làm bài trắc nghiệm trên thanheducom hoặc khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng: Câu 1: Cho ΔABC và ΔNPM có BC = PM, o B P 90 . Cần thêm điều kiện gì để ΔABC = ΔNPM theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông? A. BA = PM B. BA = PN C. CA = MN D.CA = MP Câu 2: Cho ΔABC và ΔMNP có o A M 90 , C P . Cần thêm điều kiện gì để ΔABC = ΔMNP theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề? A. AC = MP B. AB = MN C. BC = NP D. AC = MN Câu 3: Cho ΔABC và ΔKHI có: o A K 90 , AB = KH, BC = HI. Khẳng định nào sau đây đúng? A. ΔACB = ΔKHI B. ΔABC = ΔHKI C. ΔABC = ΔKIH D. ΔABC = ΔKHI Câu 4: Cho ΔABC và ΔDEF có o B E 90 , AC = DF, A F . Khẳng định nào sau đây đúng? A. ΔABC = ΔFDE B. ΔABC = ΔFED C. ΔBAC = ΔFED D. ΔABC = ΔDEF Câu 5: Cho ΔABC và ΔDEF có AB = DE, B E , o A D 90 . Biết AC = 9cm, khi đó độ dài DF bằng: A. 10cm B. 5cm C. 9cm D. 7cm Câu 6: Cho ΔABC (AB = AC).V AH BC, HE AB, HF AC. Khẳng định nào sau đây SAI? A. ΔAHB = ΔAHC B. ΔAHE = ΔAHF C. ΔBHE = ΔCHF D. ΔABH = ΔAHC Câu 7: Cho góc nhọn xOy có tia phân giác Ot. Trên Ot lấy điểm I ty ý. V IA Ox tại A, tia AI cắt Oy tại N. V IB Oy tại B, tia BI cắt Ox tại M. Khẳng định nào sau đây SAI? A. OA = OB B. IA = IB C. IN = IM D. IA = IN Câu 8: Với đề bài câu 7,khi so sánh ,khẳng định nào sau đây đúng?

UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

1

UBND QUẬN TÂY HỒ

TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN

HƢỚNG DẪN HỌC

TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020

BỘ MÔN: TOÁN - KHỐI 7

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2

– Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

9h15’ sáng Thứ Ba (31/3): Đại số: Khái niệm về biểu thức đại số.

9h15’ sáng Thứ Sáu (03/4): Hình học: Ôn tập chương II - Tam giác.

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB)

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/04/2020):

1. Học sinh đọc bài: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông mục 1, 2 (SGK/134 – 135).

2. Học sinh xem lại bài giảng trên: website http://c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com

hoặc trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình

Hà Nội ngày thứ Ba (24/03/2020): Trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông, thứ Sáu

(27/03/2020): Luyện tập trƣờng hợp bằng nhau của tam giác vuông và ghi nhớ các nội dung cơ

trọng tâm sau:

- Ghi nhớ và nêu được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông (Lưu ý: trường hợp cạnh

huyền – cạnh góc vuông).

- Biết vận dụng để chứng minh các đoạn thẳng, các góc bằng nhau.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1) Câu hỏi trắc nghiệm:

Học sinh làm bài trắc nghiệm trên thanheducom hoặc khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời

đúng:

Câu 1: Cho ΔABC và ΔNPM có BC = PM, oB P 90 . Cần thêm điều kiện gì để ΔABC = ΔNPM

theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông?

A. BA = PM B. BA = PN C. CA = MN D.CA = MP

Câu 2: Cho ΔABC và ΔMNP cóoA M 90 , C P . Cần thêm điều kiện gì để ΔABC = ΔMNP

theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề?

A. AC = MP B. AB = MN C. BC = NP D. AC = MN

Câu 3: Cho ΔABC và ΔKHI có: oA K 90 , AB = KH, BC = HI. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. ΔACB = ΔKHI B. ΔABC = ΔHKI C. ΔABC = ΔKIH D. ΔABC = ΔKHI

Câu 4: Cho ΔABC và ΔDEF có oB E 90 , AC = DF, A F . Khẳng định nào sau đây đúng?

A. ΔABC = ΔFDE B. ΔABC = ΔFED C. ΔBAC = ΔFED D. ΔABC = ΔDEF

Câu 5: Cho ΔABC và ΔDEF có AB = DE, B E , oA D 90 . Biết AC = 9cm, khi đó độ dài DF

bằng:

A. 10cm B. 5cm C. 9cm D. 7cm

Câu 6: Cho ΔABC (AB = AC).V AH BC, HE AB, HF AC. Khẳng định nào sau đây SAI?

A. ΔAHB = ΔAHC B. ΔAHE = ΔAHF C. ΔBHE = ΔCHF D. ΔABH = ΔAHC

Câu 7: Cho góc nhọn xOy có tia phân giác Ot. Trên Ot lấy điểm I t y ý. V IA Ox tại A, tia AI cắt

Oy tại N. V IB Oy tại B, tia BI cắt Ox tại M. Khẳng định nào sau đây SAI?

A. OA = OB B. IA = IB C. IN = IM D. IA = IN

Câu 8: Với đề bài câu 7,khi so sánh và ,khẳng định nào sau đây đúng?

Page 2: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

2

A. < B. = C. > D. Không so sánh được

Câu 9: Cho ΔABC vuông cân tại A. Qua A k đường thẳng xy không cắt cạnh BC. V BH xy (H

xy) và CK xy (K xy). Khi so sánh BH + CK với HK, khẳng định nào sau đây đúng?

A. BH + CK = HK B. BH + CK < HK C. BH + CK > HK D. Không so sánh được

Câu 10: Cho tam giác đều ABC. V AH BC (H BC) và BK AC (K ∈ AC), AH và BK cắt nhau

tại O. V tia Cx // KB, Cx cắt tia AH ở M. ΔMBC là tam giác gì?

A. Tam giác đều B.Tam giác vuông C.Tam giác cân D.Tam giác vuông cân

2) Bài tập tự luận:

Học sinh làm bài tập sau vào vở: Bài 65 - sgk trang 137

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên mỗi lớp có thể chấm điểm ngay và thống kê kết quả làm bài của học sinh đối với bài

tập: 10 câu hỏi trắc nghiệm trên thanhedu.com

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự kiểm tra việc làm bài đúng/ sai theo phần đáp án HƢỚNG DẪN

GIẢI gửi trên bản word.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

HƢỚNG DẪN GIẢI

1) Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án C A D B C D D B A C

2) Bài tập tự luận:

A

I

K H

CB

GT

ΔABC (AB = AC)

BH AC, CK AB

BH CK tại I

KL a) AH = AK

b) AI là tia phân giác của

a) Chứng minh AH = AK

ΔHAB = ΔKAC (ch-gn)

AH = AK (2 cạnh tương ứng)

b) Chứng minh AI là tia phân giác của .

ΔHAI = ΔKAI (ch-cgv)

= (2 góc tương ứng)

Hay =

Mà tia AI nằm giữa hai tia AB và AC

AI là tia phân giác của

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/03 ĐẾN 04/04/2020)

Bài 24 : CƢỜNG ĐỘ DÕNG ĐIỆN (tiết 2)

Page 3: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

3

A. Nội dung bài học: Học sinh nghiên cứu phần III – Đo cường độ dòng điện (SGK –Tr 67) để

nắm được các kiến thức sau :

1) Kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện:

2) Các bước mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện:

- Bước 1 : Ước lượng giá trị CĐDĐ cần đo Chọn Ampe kế có

GHĐ và ĐCNN ph hợp

- Bước 2 : Mắc ampe kế đúng quy định :

+) Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo sao cho chốt (+) của ampe

kế nối với cực dương (+) của nguồn điện .

+) Không mắc trực tiếp hai chốt ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

- Bước 3: Điều chỉnh kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.

- Bước 4 : Đóng công tắc. Đợi kim chỉ thị của ampe kế đứng yên. Đọc và ghi lại số chỉ ghi trên

ampe kế đúng quy định.

- Bước 5 : Ngắt công tắc.

3) Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng

B. Vận dụng: làm bài tập C4, C5 ( SGK - Tr 68)

Hướng dẫn giải

C4:

a) 15mA : d ng ampe kế số 2 có GHĐ 20mA

b) 0,15A : d ng ampe kế số 3 có GHĐ 250mA ( = 0,25A)

c) 1,2A : d ng ampe kế số 4 có GHĐ 2A

C5: Ampe kế ở cả ba hình a, b, c, đều được mắc nối tiếp với bòng đèn. Do đó ta chỉ kiểm tra ampe kế

đã mắc đúng cực với nguồn điện hay chưa Ampe kế ở hình a mắc đúng.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP: Hoàn thành bài tập sau vào Phiếu Hướng dẫn học hoặc trên trang

thanhedu.com:

Câu 1: Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó có cường độ vào khoảng 0,3A.

Nên sử dụng ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này?

A. 0,3 A B. 0,5 A C. 250 mA D. 1 A

Câu 2: Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây ?

A. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A

B. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5A.

C. Dòng điện đi qua đèn điot phát quang có cường độ là 0,028A

D. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A

Câu 3: Hãy ghi dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện dưới đây để có

các ampe kế mắc đúng:

a) b)

Câu 4: Ampe kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng ?

A

A+ -

+ -K

Đ

Page 4: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

4

Câu 5: Trong các mạch điện có sơ đồ dưới đây, các công tắc K ở chế độ được biểu diễn như hình

24.4. Hỏi ampe kế mắc trong sơ đồ nào có chỉ số khác 0?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Học sinh tự chấm bài của mình theo HƢỚNG DẪN GIẢI tuần sau hoặc xem kết quả trên

thanhedu.com

2. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

HƢỚNG DẪN GIẢI BT TUẦN TRƢỚC

Câu 1: A ; Câu 2: C ; Câu 3: B ; Câu 4: B ; Câu 5: D ;

Câu 6: C ; Câu 7: C ; Câu 8: B ; Câu 9: A ; Câu 10: D

--------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : SINH HỌC – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới.

3. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

TIẾT 57 – BÀI 54. TIẾN HÓA VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ

1. Cấu tạo các hệ cơ quan của các ngành động vật từ đơn giản đến phức tạp

2. Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể đƣợc thể hiện ở các hệ cơ quan nhƣ sau:

- Hệ hô hấp: Chưa phân hóa hô hấp qua da, hô hấp bằng hệ ống khí hô hấp bằng mang hô hấp

bằng da và phổi hô hấp bằng phổi có cấu trúc hoàn chỉnh.

- Hệ tuần hoàn: Chưa phân hóa - chưa có có tim (ĐVNS, thủy tức) tim chưa có ngăn (giun đất, châu

chấu) tim 2 ngăn (cá) tim 3 ngăn (ếch) tim 4 ngăn (chim, thú)

- Hệ thần kinh: Chưa phân hóa (ĐVNS) thần kinh mạng lưới (thủy tức) thần kinh chuỗi hạch

(giun, châu chấu) thần kinh hình ống gồm bộ não và tủy sống

- Hệ sinh dục: Chưa phân hóa tuyến SD chưa có ống dẫn tuyến SD có ống dẫn.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trên Thanhedu.com: HS truy cập Tiết 57 – Bài 54. Tiến hóa về tổ chức cơ thể, nghiên cứu bài

giảng và làm bài kiểm tra, nhấn hoàn thành, nhấn nộp bài.

2. Trên phần mềm Zoom: HS nghe giảng, giơ tay trả lời Khi nhìn thấy câu hỏi, GV chữa.

3. Hoặc học sinh trả lời câu hỏi TNKQ:

Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Động vật nào có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan?

A. San hô B. Cá chép C. Tr ng biến hình D. Thủy tức

Câu 2: Đặc điểm hệ thần kinh của thủy tức là:

Page 5: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

5

A. Hình ống B. Hình mạng lưới C. Chưa phân hóa D. Hình chuỗi hạch

Câu 3: Loài nào KHÔNG có hệ tuần hoàn kín?

A. Châu chấu B. Thằn lằn C. Vượn D. Chim

Câu 4: Cơ quan hô hấp của ếch đồng là:

A. Da B. Phổi C. Mang D. Da và phổi

Câu 5: Hệ thần kinh dạng ống (não và tủy sống) có ở loài:

A. Châu chấu, cá chép, thằn lằn B. Giun đất, thằn lằn, chim

C. Chim, thỏ, thằn lằn, châu chấu D. Cá chép, thằn lằn, chim, thỏ

Câu 6: Đặc điểm hệ sinh dục của thủy tức là:

A. Chưa phân hóa B. Tuyến sinh dục không có ống dẫn

C. Tuyến sinh dục có ống dẫn D. Tiêu giảm

Câu 7: Loài nào chỉ hô hấp qua da?

A. Tr ng biến hình B. Thủy tức C. Giun đất D. Ếch đồng

Câu 8: Những loài động vật có xương sống là:

A. Giun đất, cá chép, thỏ B. Châu chấu, thằn lằn, chim, thỏ

C. Cá chép, ếch đồng, thằn lằn, chim, thỏ D. Cá chép, giun đất, châu chấu, thỏ

Câu 9: Động vật nào hô hấp bằng phổi và túi khí?

A. Thằn lằn B. Ếch đồng C. Châu chấu D. Chim

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là SAI?

A. Thủy tức thuộc ngành Ruột khoang B. Thỏ là Động vật không có xương sống

C. Châu chấu hô hấp bằng hệ ống khí D. Cá chép hô hấp bằng mang

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. HS làm trên thanhedu.com khi HS nhấn nộp bài GV có thể xem điểm trực tiếp.

Khen những HS truy cập vào phần mềm học và làm bài đều đặn.

2. HS tự chấm bài làm ở Phiếu Hướng dẫn học (Tuần từ 30/3 đến 04/4/2020) theo đáp án tuần sau và

thông báo điểm tới giáo viên.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 7

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, soạn trƣớc bài vào vở; chuẩn bị sách vở để ghi chép các

bài sẽ học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch nhƣ sau:

9h15 sáng Thứ Tƣ (01/4): Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

9h15 sáng Thứ Bảy (04/4): Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

1. Học sinh xem lại bài giảng trên: website http: //c2chuvanan.edu.vn hoặc trên trang thanhedu.com

hoặc trên website www.hanoitv.vn để nắm bắt được kiến thức bài học trên Kênh 2 – Đài Truyền hình

Hà Nội ngày Thứ Tư (1/4/2020) và Thứ Bảy (4/4/2020).

2. Học sinh đọc sách giáo khoa bài để ghi nhớ các kiến thức trọng tâm sau:

TÓM TẮT KIẾN THỨC

HS ghi lại những kiến thức sau đây vào vở ghi:

Bài: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU: (Tiết 1)

a. Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,

phương tiện, cách thức … diễn ra sự việc nêu trong câu.

b.Về hình thức:

- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

- Giữa trạng ngữ với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Page 6: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

6

Bài: Ý NGHĨA VĂN CHƢƠNG

Giá trị nội dung và nghệ thuật:

a. Về nghệ thuật:

- Bài văn nghị luận vừa có lí l , vừa có cảm xúc và hình ảnh.

b. Về nội dung:

Qua văn bản, tác giả Hoài Thanh khẳng định

- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.

- Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống; văn chương gây

những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có.

- Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì s rất nghèo nàn.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

Học sinh làm bài tập vào vở, ôn tập về nội dung đã được học trên truyền hình:

BÀI 1: Ý NGHĨA VĂN CHƢƠNG

Bài tập 1. Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống

bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con

chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.

[…]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương

còn sáng tạo ra sự sống. […]

(Trích “Ý nghĩa văn chương”)

1. Tác giả của đoạn trích trên là ai ?

2. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản ? Kể tên một văn bản đã học có c ng

phương thức biểu đạt với văn bản này. Nêu rõ tên tác giả.

3. Theo em, trong văn bản này, từ “văn chương” được hiểu như thế nào ?

4. Xác định từ loại của từ in đậm trong câu văn sau:

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

5.Theo tác giả, “nguồn gốc cốt yếu của văn chương” là gì ?

6.Em hiểu thế nào về những câu văn sau ?

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn

sáng tạo ra sự sống”.

Bài tập 2: HS làm bài tập trắc nghiệm trên trang Thanhedu.com

BÀI 2: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiết 1)

HS làm bài tập 1, 2, 3 trang 39, 40 SGK

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên mỗi lớp có thể chấm điểm ngay và thống kê kết quả làm bài của học sinh đối với bài

tập trên thanhedu.com

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI gửi trên bản word;

với bài tự luận, giáo viên yêu cầu học sinh chụp bài gửi hình ảnh cho GV kiểm tra, chấm điểm.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom và kiểm tra việc làm bài và chữa bài,

khuyến khích chấm điểm, lấy điểm đối với học sinh có ý thức và chất lượng tự học tốt sau khi học sinh

đi học trở lại.

Chúc các con cố gắng học tập để đạt hiệu quả tốt nhé!

Page 7: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

7

HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI

BÀI 1: Ý NGHĨA VĂN CHƢƠNG

1.Tác giả: Hoài Thanh

2.

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

- Hs nêu được tên của 1 VB đã học cũng được viết theo phương thức biểu đạt Nghị luận & nêu tên tác

giả của VB đó.

3.Giải nghĩa từ “Văn chương”: (gợi ý: hs xem phần giải nghĩa từ trong chú thích số 4 trang 61 SGK).

4. Xác định từ loại của từ “Hình dung”: (gợi ý: hs xem phần giải nghĩa từ trong chú thích số 5 trang 62

SGK).

5. Theo tác giả, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn

vật, muôn loài”.

6.Những câu văn s được hiểu như sau:

+Ý 1: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Cuộc sống của con người, của

xã hội vốn muôn màu, muôn v . Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống muôn màu đó.

+Ý 2: “Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: Văn chương dựng lên những hình

ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn

đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

BÀI 2: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

Chữa các bài tập trong SGK trang 39, 40

Bài 1: Xác định vai trò ngữ pháp của “M a xuân” trong mỗi câu:

- Câu b: làm Trạng ngữ

- Câu a: làm CN & VN

- Câu c: làm phụ ngữ trong cụm ĐT

- Câu d: là câu đặc biệt

Bài 2 : Các trạng ngữ :

a.

- Như báo trước m a về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết

- Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi,

- Trong cái vỏ xanh kia

- Dưới ánh nắng

b.

- Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây,

Bài 3 : HS có thể kể thêm các loại trạng ngữ khác & đặt ví dụ minh họa .Ví dụ :

- TN chỉ mục đích

- TN chỉ phương tiện

- TN chỉ thời gian

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS đọc SGK, gạch chân những ý quan trọng và nghiên cứu các nội dung kiến thức trọng tâm sau

đây:

I- HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ TUẦN TỪ (30/3 ĐẾN 4/4//2020)

Bài mới: Bài 26: QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

1. Chính sách phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc

a. Phục hồi kinh tế

Page 8: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

8

* Nông nghiệp: Ban hành Chiếu khuyến nông đề giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu

vong. Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế .

* Thủ công nghiệp: Nghề thủ công phát triển.

* Thương nghiệp: Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa. Giao lưu, buôn bán được phục hồi.

b. Xây dựng văn hóa dân tộc

* Văn hoá, giáo dục:

- Ban Chiếu lập học. Khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã.

- Đưa chữ Nôm trở thành chữ viết chính thức. Lập Viện S ng chính do Nguyễn Thiếp làm Viện

trưởng, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, d ng làm tài liệu học tập.

→ Tác dụng: Kinh tế phục hồi nhanh chóng, xã hội dần dần ổn định.

2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao

a. Quốc phòng:

- Xây dựng quân đội mạnh gồm đủ các binh chủng.

- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Đóng chiến thuyền, sản xuất vũ khí.

b. Ngoại giao

- Đối với nhà Thanh: mềm d o nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc.

- Tiêu diệt lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định.

- Ngày 16 – 9 – 1792, Quang Trung đột ngột qua đời, con trai là Quang Toản nối ngôi, triều Tây Sơn

suy yếu nhanh chóng.

* Công lao của người anh hùng dân tộc Quang Trung đối với đất nước :

+ Thống nhất đất nước. +Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh, giữ vững nền độc lập. + Củng

cố, ổn định kinh tế, văn hoá, xã hội.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu 1: Nhiệm vu cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất

nước là gì ?

A. Ổn định và khôi phục lại đất nước. C. Xây dựng kinh tế vững mạnh.

B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. D. Chọn đất đóng đô.

Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát

triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Thanh ?

A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để quản lý đất

nước.

B. Ban chiếu Khuyến nông , giảm nhẹ tô thuế, khôi phục sản xuất.

C. Ban bố chiếu lập học, mở mang các trường học, tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.

D. Cắt đứt quan hệ bang giao với nhà Thanh.

Câu 3: Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ?

A. Chữ Hán. B. Chữ quốc ngữ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Nho.

Câu 4: Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước ?

A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc. B. Thể hiện sự quan tâm đến giáo dục thi cử.

C. Để bài trừ chữ Nho. D. Thể hiện sự tự chủ của dân tộc.

Câu 5: Vua Quang Trung ban hành chiếu Khuyến nông nhằm mục đích gì ?

A. Giải quyết tình trạng đói khổ trên cả nước.

B. Giải quyết việc làm cho nông dân.

C. Giải quyết vấn nạn cướp ruộng của địa chủ đối với nông dân.

D. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu vong sau cuộc chiến.

Câu 6: Ai là người được vua Quang Trung lập Viện S ng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm ?

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm B. Nguyễn Thiếp. C. Nguyễn Hữu Cầu. D. Ngô Thì Nhậm.

Câu 7: Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà Thanh là gì ?

Page 9: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

9

A. Thần phục hoàn toàn. B. Không chịu thần phục.

C. Khiêu khích gây chiến tranh. D. Mềm d o nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ.

Câu 8: "Mà nay áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình" là câu thơ của ai viết về vua

Quang Trung:

A. Công chúa Ngọc Hân B. Nguyễn Nhạc. C. Nguyễn Lữ. D. Nguyễn Hữu Chỉnh

Câu 9: Về quân sự, Quang Trung cho thực hiện chính sách gì để mộ binh ?

A. Quân dịch. B. Ngụ binh ư nông.

C. Bắt tất cả thanh niên, trai tráng tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Không bắt buộc đi lính.

Câu 10 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn là gì?

A. Vua Quang Trung mất sớm. B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

C. Nội bộ bị chia r , mất đoàn kết. D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên kiểm tra, chữa bài và chấm điểm Bài tập trên thanhedu.com

2. Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com. để ghi nhớ;

2. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK Địa lí 7 trang 156, 157, 158 và ghi nhớ các nội dung

theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 5/4/2020)

Bài mới:

BÀI 52. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (TIẾP THEO)

- Mục tiêu: Tìm hiểu về các môi trường tự nhiên của Châu Âu. Nắm vững đặc điểm khí hậu, thực vật,

sông ngòi của các môi trường

- Học sinh ghi nhớ các nội dung sau:

+ Các môi trường tự nhiên của thiên nhiên châu Âu.

+ Phân tích Hình 52.1, 52.2, 52.3. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại trạm Bret (Pháp), trạm Ca-dan

(LB.Nga) và trạm Pa-lec-mô (I-ta-li-a) rút ra đặc điểm các môi trường khí hậu: Môi trường ôn đới

hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải.

+ Phân tích Hình 52.4. Sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao ở dãy An-pơ rút ra đặc điểm môi trường

núi cao.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Học sinh trả lời cầu hỏi sau vào vở:

Câu 1: Tại sao thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông?

Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn

đới lục địa và khí hậu địa trung hải

2. Học sinh hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm trên trang: thanhedu.com

III.KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. GV kiểm tra, chữa bài, chấm điểm khi HS học qua zoom.

2. GV thống kê điểm trên trang: thanhedu.com. Động viên những học sinh đã tích cực tham gia

lớp học trực tuyến. Thông qua giáo viên chủ nhiệm đôn đốc những học sinh chưa tích cực tham

gia lớp học và làm bài chưa hiệu quả.

3. Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa câu hỏi tự luận theo ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM

Page 10: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

10

ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM

Câu Hướng dẫn trả lời Điểm

Câu 1 – Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu Châu

Âu thêm ấm áp về m a đông, quanh năm gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền

làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực đông và đông nam Châu Âu.

– V ng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của

biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, vào sâu phía đông và đông nam, ảnh

hưởng của biển và gió tây ôn đới giảm dần. Vì thế, càng về phía tây, khí hậu Châu

Âu càng ấm áp và mưa nhiều.

1điểm

1 điểm

Câu 2 + Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

– Ôn đới hải dương: M a hè mát, m a đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên

00 C, mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.

– Ôn đới lục địa : M a đông lạnh ,khô , m a hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào

m a hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : M a hè nóng hơn,

m a đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 00 C

+ Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:

– Ôn đới lục địa : M a đông lạnh,khô, m a hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào m a

hè. Nên m a hè ẩm ướt.

– Khí hậu địa trung hải : M a hè nóng,khô, m a thu đông không lạnh và có mưa.

2điểm

2 điểm

2 điểm

2 điểm

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG ANH – KHỐI 7

1. HS đọc nội dung bài mới trong SGK, chuẩn bị sách vở để ghi chép các bài sẽ học trên Kênh 2

– Đài Truyền hình Hà Nội theo lịch như sau:

9h15 sáng Thứ Hai (30/3/2020): Unit 8: FILMS – SKILLS 1

9h15 sáng Thứ Năm (2/4/2020): Unit 8: FILMS – SKILLS 2

2. Học sinh học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 4/4/2020):

A. UNIT 8: FILMS – A CLOSER LOOK 1

Học sinh xem lại bài giảng này trên thanhedu.com hoặc YouTube, đồng thời ghi nhớ những nội dung

kiến thức đã học trong bài giảng đã được phát trên Đài TH Hà Nội ngày thứ Hai (23/3/2020)

(https://www.youtube.com/watch?v=isXEHcOjcbY&feature=share)

Học sinh học từ vựng theo chủ điểm bài học: -ing and -ed adjectives

1. Form:

V + -ed/ -ing Adj

Verbs -ed

adjectives

-ing

adjectives

annoy annoyed annoying

interest interested interesting

2. Difference between -ing and -ed adjectives:

-ed adjectives someone’s feelings -ing adjectives things or people (that cause the

feelings)

1. interested hứng thú với điều gì interesting thú vị

2. embarrassed lúng túng, xấu hổ embarrassing gây bối rối, đáng xấu hổ

3. excited phấn khởi, hứng thú với điều gì exciting hấp dẫn, thú vị

Page 11: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

11

4. disappointed thất vọng vì điều gì disappointing đáng thất vọng

5. exhausted kiệt sức (cực kì mệt mỏi) exhausting làm cho kiệt sức

6. surprised ngạc nhiên surprising đáng ngạc nhiên

7. confused lúng túng, bối rối confusing gây bối rối, khó hiểu

8. frightened sợ hãi frightening đáng sợ (=scary)

9. annoyed bực tức annoying gây khó chịu, bực mình

10. moved thấy cảm động moving cảm động

11. amazed rất ngạc nhiên (very surprised) amazing đáng ngạc nhiên

12. terrified rất kinh sợ, khiếp sợ terrifying khiếp sợ (= extremely frightening)

13. bored chán nản boring nhạt nhẽo, chán

14. shocked kinh ngạc shocking gây kinh ngạc (very surpring)

3. Pronunciation: /t/, /d/, /id/

Pronunciation V ending with the sounds Examples

/ɪd/ /t/ or /d/ wanted /ˈwɒn.tɪd/; needed /ˈniː.dɪd/

/t/ /tʃ/, /ʃ/, /s/, /f/, /p/ /k/

(phụ âm vô thanh)

watched /wɒtʃ/; washed /wɒʃ/; fixed /fɪkst/

laughed /lɑːf/ ; stopped /stɒpt/; looked /lʊkt/

/d/ các âm còn lại (nguyên âm

hoặc phụ âm hữu thanh)

played /pleɪd /

closed /kləʊzd/

B. UNIT 8: A CLOSER LOOK 2

Học sinh xem lại bài giảng này trên thanhedu.com hoặc YouTube, đồng thời ghi nhớ những nội dung

kiến thức đã học trong bài giảng đã được phát trên Đài TH Hà Nội ngày thứ Năm (26/3/2020)

(https://www.youtube.com/watch?v=ZY_t6BTvUcw)

1. Although, Despite, In spite of (mặc dù)

- Cách dùng: thể hiện sự tương phản giữa 2 hành động (2 mẩu thông tin ) trong c ng 1 câu.

Although the film is succesful, I don’t like it at all.

Despite/ In spite of the sucessful film, I don’t like it at all.

- Cấu trúc:

although + a clause (một mệnh đề)

despite, in spite of + N (phrase)/ V_ing (1 (cụm) danh từ, hoặc danh động từ)

Although he worked hard, he couldn’t pass the final exam.

a clause (S + V)

Despite working hard, he couldn’t pass the final exam.

V-ing

hoặc In spite of working hard , he couldn’t pass the final exam.

V-ing

2. However, Nevertheless (tuy vậy, tuy nhiên)

- Cách dùng: Thể hiện sự tương phản giữa 2 câu.

- Cấu trúc: however và nevertheless được d ng ở trong một câu mới, phải được viết hoa và sau chúng

có dấu phẩy.

That violent movie isn’t suitable for children under 13.

However/ Nevertheless, many children have watched it.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài: Hoàn thành BT vào giấy/vở hoặc Hoàn thành

BT trên thanhedu.com

Page 12: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

12

UNIT 8: A CLOSER LOOK 1

1. Choose the word whose underlined part pronounced /t/:

A. played B. closed C. booked D. needed

2. Choose the word whose underlined part pronounced /d/:

A. brushed B. amazed C. disappointed D. introduced

3. Choose the word whose underlined part pronounced /id/:

A. advised B. coughed C. walked D. collected

Choose the correct answers to complete the following questions:

4. She's a big dog but you don't need to be ___.

A. frightened B. frightening C. exhausted D. annoying

5. The directions were ___ and we got lost.

A. bored B. boring C. confused D. confusing

6. I loved my maths teacher! Lessons with her were never ___.

A. interested B. interesting C. boring D. bored

7. That shop never has any customers. I'm ___ it's still there.

A. surprising B. surprised C. moved D. disappointing

8. The battery on my phone only lasts about two hours. It's really ___.

A. annoying B. annoyed C. exhausting D. exhausted

9. I told my children about the new film on TV and they were so ___ that they couldn't sleep.

A. embarrassed B. interesting C. excited D. exciting

10. Can I call you to tell about the ___ film that I’ve watched? I was laughing from beginning to end.

A. violent B. hilarious C. moving D. scary

UNIT 8: A CLOSER LOOK 2

Choose the correct answers to complete the following sentences:

11. Despite _____________, we went to the cinema in time.

A. rained B. the heavy rain C. raining heavily D. rained heavy

12. In spite of _____________, he tried to do a lot of acting to earn some more extra money.

A. tiring B. tire C. tired D. his tiredness

13. Despite _____________ an excellent actor, he wasn’t given an Academy Award.

A. being B. is C. be D. he is

14. Although the _________________ “Beauty and the Beast”, most of the teenagers left many bad

comments on the official website of the film.

A. appreciated B. appreciation C. appreciating D. critics appreciated

15.____________ having a very simple plot, the film was made with thousands of actors and actresses.

A. Although B. Despite of C. In spite of D. However

16. _____________ it took Peter 7 retakes to get the scene exactly right, he was very happy.

A. Although B. Despite C. In Spite of D. However

17. Now she is 50 years old. _____________, she is going to be chosen to act the part of the heroine in

the film.

A. However B. Nevertheless C. Despite D. A & B are correct

18. The film was made by an inexperienced director. ____________, the audience liked it very much.

A. However B. Nevertheless C. Despite D. A & B are correct

19. They advertised that new film on TV, even hung up the posters everywhere, _____________ most

of the people didn’t care.

A. but B. however C. nevertheless D. B & C are correct

20. The government advised people not to be in the crowd, _____________ some of them gathered.

A. but B. however C. nevertheless D. B & C are correct

Page 13: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

13

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài

- Hoàn thành BT vào giấy/ vở.

- Hoàn thành BT trên Thanhedu.com và biết ngay kết quả làm bài của mình, đồng thời, nếu có bất cứ

câu hỏi nào liên quan tới bài tập cần được giải đáp, học sinh có thể trao đổi với cô giáo về kiến thức

của bài trong phần “Thảo luận” (riêng tư hoặc công khai )

2. Hoặc Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: TIẾNG PHÁP – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS nghiên cứu nội dung kiến thức mới theo hướng dẫn sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

A. HS xem Vidéo Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

B. HS nghiên cứu nội dung sau đây :

Les mots invariables (Manuel – page 97)

1. Lisez le texte et répondez aux questions dans la partie J’observe dans le manuel – page 97.

2. Lisez, consultez le dictionnaire pour comprendre la partie Je retiens dans le manuel – page 97.

3. Voyez le vidéo suivant : https://www.youtube.com/watch?v=YYX0kmglcPk

POUR ALLER PLUS LOIN

Les mots invariables ne s’accordent ni en genre ni en nombre. Ils s’écrivent toujours de la

même façon.

Leurs catégories sont :

Adverbes :

- terminaison en –ment.

Exemple 1 : tellement

tendrement

forcément

extrêmement

purement

Exemple 2 : Mon gros chien est tellement paresseux qu’il dort constamment sur le sofa noir.

adv adv

invariable

- autres adverbes : bien vite mal beaucoup

moins trop hier aujourd’hui

demain dedans dehors loin

toutefois jamais …

Exemple 3 : Autrefois, mes grands-parents avaient une très grande ferme et cultivaient

énormément de légumes.

autrefois, très, énormément sont les adverbes ils sont invariables.

Prépositions :

- quelques prépositions : à de sans pour

Par avant avec après

devant derrière sous sur

chez contre en pendant …

Page 14: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

14

Exemple 1 : J’ai déjeuné avec ma sœur.

prép invariable

Exemple 2 : Le chat est sous la table.

prép invariable

Exemple 3 : Jessica est partie à Toronto dans la voiture de papa.

prép prép prép

invariable

Conjonctions de coordination :

- les conjonctions : mais ou et donc

or ni car

Exemple 1 : Mon père et mon frère adorent la pêche.

conj invariable

Exemple 2 : Je n’ai pas mon portefeuille ni mon téléphone parce que j’ai oublié mon sac.

conj invariable

Exemple 3 : Nous ignorons s’ils vont démolir ou agrandir ce vieil édifice.

conj invariable

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP :

Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức làm bài : Hoàn thành bài tập vào giấy/vở hoặc Hoàn

thành bài tập trên thanhedu.com. Exercice 1, 2, 3 (Manuel – page 97)

Exercice 1 – Relevez les phrases qui contiennent un mot invariable :

a. Cet arbre est haut, cet homme est fort. Il parle haut et fort.

b. Je vois clair dans son jeu. Le ciel est clair.

c. Le maître est ferme avec nous. Le pécheur tient ferme sa canne à pêche.

d. Les nuages sont bas. Le voleur parle bas.

Exercice 2 – Classez les phrases dans le tableau selon la nature de « tout » :

a. Ils ont tous aimé ce film.

b. J’ai reçu toute sa famille.

c. J’ai acheté des poulets tout cuits.

d. Tout le monde en parle.

e. Il est tout triste.

f. Tout est perdu.

Adverbe Adjectif indéfini Pronom indéfini

Exercice 3 – Complétez avec « leur » bien orthographié :

Les chercheurs ont exposé l’objet de …………… travail puis …………… découvertes.

…………… parents …………… ont offert des cadeaux. Les élèves viennent de terminer ……………

vacances, maintenant le professeur …………… explique la leçon.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN :

1. Bài nộp trên trang thanhedu.com HS s biết kết quả ngay khi làm bài online, đồng thời có thể trao

đổi với cô giáo về kiến thức của bài trong phần “Thảo luận” (riêng tư hoặc công khai)

2. Hoặc Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

Page 15: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

15

BỘ MÔN : TIẾNG NHẬT – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 4/4/2020)

Ôn tập cách sử dụng từ :ふん・ぷん、じ、じかん、ごろ、ぐらい

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Em hãy khoanh đáp án ph hợp

1. うちから がっこうまで (なんぷん / なんふん)ですか。

2. まいあさ 6(じ / じかん)に おきます。

3. 一日 8(じ / じかん)ねます。

4. よる 11(じ / ぷん) (ごろ ・ ぐらい) ねます。

5. としょかんは ごご 6(じ ・ じかん)までです。

6. いま 9じ15(ふん / ぷん)です。

7. A:いま なん( じ / ぷん)ですか。

B:8じ10(ふん / ぷん)です。

8. うちで 2(じかん / じ)(ごろ / ぐらい)ひるねを します。

9. 7じ( ぐらい / ごろ)がっこうへ 行きます。

10. つくえの上に りんごが 五つ(ぐらい / ごろ)あります。

11. このじてんしゃは 1まんえん(ぐらい / ごろ)です。

12. きょうしつに せいとが 15人(ぐらい / ごろ)います。

13. ぎんこうは ごぜん 8じ(ぐらい / ごろ)からです。

14. ゆうびんきょくは (なんじ / なんじかん)までですか.

15. ハノイから ホーチミンまで ひこうきで 2(じかん / じ)(ごろ /

ぐらい)です。

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – KHỐI 7

1. HS xem lại bài giảng Bảo vệ di sản văn hóa (Tiết 1) trên trang thanhedu.com.

2. HS ôn tập lại mục a, b SGK Phần 2 Nội dung bài học trang 48, 49 để làm bài tập và vận dụng vào

thực tiễn cuộc sống.

3. Học trên zoom (theo TKB).

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 4/4/2020)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ HỌC SINH VỚI VIỆC BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA, BẢO VỆ MÔI

TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết thứ 3: Bảo vệ Di sản văn hóa )

HS ôn tập lại nội dung các kiến thức đã học của bài Học sinh với việc Bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ

môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Tiết thứ 3: Bảo vệ Di sản văn hóa )

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

1. Học sinh làm bài tập trắc nghiệm vào phiếu hướng dẫn học hoặc trên trang thanhedu.com.

Khoanh tròn chữ cái trƣớc câu trả lời đúng.

Câu 1. Những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế

hệ này qua thế hệ khác được gọi là

A. thành tựu văn hóa.

B. di sản văn hóa.

C. giá trị văn hóa.

D. truyền thống văn hóa.

Câu 2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

Page 16: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

16

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 3. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu em s làm gì?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 4. Những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là

A. di sản văn hóa vật thể.

B. di sản văn hóa phi vật thể.

C. Bảo vật quốc gia.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 5. Di sản nào sau đây là di sản văn hóa vật thể?

A. Vịnh Hạ Long.

B. Ca trù.

C. Áo dài.

D. Kho tàng tục ngữ.

Câu 6. Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là

A. danh lam thắng cảnh.

B. di sản văn hóa phi vật thể.

C. di sản văn hóa vật thể.

D. di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 7. Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong

thời đại hội nhập sâu rộng ngày nay?

A. Phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tôc.

B. Đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới.

C. Cần quan tâm mở rộng giao lưu với các nền văn hoá khác hơn việc giữ gìn bản sắc dân tộc.

D. Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

Câu 9. Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Quảng bá cho du khách về di sản văn hóa.

B. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

C. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.

D. Xây dựng bảo tàng văn hóa.

Câu 10. Khi dịch bệnh do vi rút corona xuất hiện ở Việt nam, Em Nguyễn Ngọc Trinh, học sinh lớp

4C1, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) đã d ng toàn bộ số tiền em được mừng tuổi Tết Canh

Tý 2020 (3.180.000 đồng), c ng anh chị cán bộ, đoàn viên, thanh niên Thủ đô mua khẩu trang, nước

rửa tay phát miễn phí cho nhân dân, thanh thiếu nhi Thủ đô. Hành động đó thể hiện truyền thống nào

của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống hiếu học. B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống tương thân tương ái.

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. Giáo viên kiểm tra, chấm điểm bài tập trắc nghiệm trên trang thanhedu.com.

2. Hoặc Học sinh và cha mẹ học sinh tự chữa bài tập theo ĐÁP ÁN gửi trên bản word tuần sau.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : TIN HỌC – KHỐI 7

Học sinh xem Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

Học sinh nghiên cứu nội dung sau đây:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

Page 17: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

17

HƢỚNG DẪN NỘP BÀI THỰC HÀNH TIN 7

1. Chuẩn bị:

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tin học 7 (Tin học THCS quyển 2).

- Máy tính có kết nối Internet, có cài đặt phần mềm MS Excel, Unikey, có bộ font chữ TCVN3

(ABC).

2. Mục tiêu:

Thực hiện thao tác nộp bài tập tuần 23.3 – 28.3 qua hệ thống Driveuploader.

3. Nội dung bài học:

3.1. Học sinh hoàn thiện bài tập của tuần 23.3 đến 28.3:

Bài 1: Lập trang tính và tạo biểu đồ

Bài 2: Tạo và thay đổi dạng biểu đồ (bỏ câu e)

Yêu cầu:

* Mỗi bài tập trên làm vào 1 trang tính trên c ng 1 bảng tính (1 tệp Excel).

* Lưu bảng tính với tên tệp Excel theo qui cách:

ten lop_ho va ten_BTH9 (VD: 7A_TranHaiAnh_BTH9)

Hướng dẫn nộp bài

- Thời gian nộp (gồm 2 đợt):

+ Đợt 1: Từ 30/3 đến hết 31/3

+ Đợt 2: Từ 01/4 đến hết 04/4

Các đường link nộp bài sẽ được cung cấp theo

từng đợt, tương ứng với từng lớp.

- Đƣờng link nộp bài đợt 1: HS truy cập vào link dưới đây để nộp bài

(Học sinh xem lại hướng dẫn chi tiết cách nộp bài ở nội dung tuần 23.3 đến hết 28.3)

Lớp Link nộp bài: Đợt 1 từ 30/3 đến hết 31/3

7A1 https://driveuploader.com/upload/uoVL1zRaVM/

7A2 https://driveuploader.com/upload/L8RKzV0Lo1/

7A3 https://driveuploader.com/upload/2oroDNMuLr/

7A5 https://driveuploader.com/upload/DMFL6rF8Jo/

7A7 https://driveuploader.com/upload/bXv6Lg8NVI/

7A8 https://driveuploader.com/upload/orMCw2WRnZ/

7A9 https://driveuploader.com/upload/ukXaGVKWit/

7A10 https://driveuploader.com/upload/kkSiwSH8Je/

7A11 https://driveuploader.com/upload/HLbFhTNdov/

7A12 https://driveuploader.com/upload/fWEbkWzZTS/

- Đƣờng link nộp bài đợt 2: sẽ được thông báo bổ sung tới học sinh thông qua 2 kênh: thanhedu.com

và group Zalo của lớp vào ngày 01/4/2020.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

Bài 1, 2 (bỏ câu e) – Bài thực hành số 9, SGK trang 99-101. (Đã giao ở tuần trước)

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. HS nộp bài đầy đủ, đúng hạn sẽ được lưu lại danh sách để thưởng điểm khi các con đi học trở lại.

2. GV bộ môn sẽ thống kê số lượng học sinh nộp bài và gửi về lớp vào ngày 5/4/2020.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: THỂ DỤC- KHỐI: 7

1. HS xem video bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com

2. HS nghiên cứu nội dung sau đây:

TIẾT 58: BẬT NHẢY- ĐÁ CẦU- CHẠY BỀN

Học sinh xem nội dung hƣớng dẫn Tiết 56 trong Hƣớng dẫn học tuần từ 16/3 đến 21/3/2020

CÁC CON HÃY CỐ GẮNG TẬP LUYỆN CHĂM CHỈ VÀ THƯỜNG XUYÊN NHÉ.

Page 18: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

18

BỘ MÔN : CÔNG NGHỆ – KHỐI 7

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tham gia lớp học trên phần mềm zoom theo Thời khóa biểu để học kiến thức mới.

3. HS tham khảo nội dung bài mới trong SGK và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 04/4/2020)

TIẾT 30 - BÀI 28: KHAI THÁC RỪNG

1. Các loại khai thác rừng:

Có 3 loại khai thác rừng:

- Khai thác trắng là chặt hết cây trong một m a chặt, sau đó trồng lại rừng.

- Khai thác dần là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt, trong 5 đến 10 năm để tận dụng rừng tái sinh

tự nhiên (giữ lại 40 – 50 cây giống tốt/1ha)

- Khai thác chọn là chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và yêu cầu tái sinh tự nhiên của rừng.

2. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam:

- Chỉ được khai thác chọn chứ không được khai thác trắng.

- Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.

- Lượng gỗ khai thác chọn < 35% lượng gỗ của khu vực khai thác.

3. Phục hồi rừng sau khai thác:

a. Rừng đã khai thác trắng:

- Trồng rừng để phục hồi lại rừng.

- Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.

b. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn:

Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi bằng các biện pháp:

- Chăm sóc cây gieo giống: làm cỏ, xới đất, bón phân quanh gốc cây.

- Phát dọn cây cỏ hoang dại để hạt dễ nẩy mầm và cây con sinh trưởng thuận lợi.

- Dặm cây hay gieo hạt vào nơi có ít cây tái sinh và nơi không có cây gieo trồng.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trên Thanhedu.com: HS truy cập TiẾt 30 – Bài 28. Khai thác rừng, nghiên cứu bài giảng và làm

bài kiểm tra, nhấn hoàn thành, nhấn nộp bài.

2. Trên phần mềm Zoom: HS nghe giảng, giơ tay trả lời Khi nhìn thấy câu hỏi, GV chữa.

3. Hoặc học sinh trả lời câu hỏi TNKQ:

Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Lượng cây chặt hạ trong khai thác trắng là:

A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

Câu 2: Thời gian chặt hạ trong khai thác chọn là:

A. Kéo dài 5 – 10 năm. B. Kéo dài 2 – 3 năm.

C. Trong m a khai thác gỗ (< 1 năm). D. Không hạn chế thời gian.

Câu 3: Ở những nơi rừng có độ dốc bao nhiêu không được phép khai thác trắng?

A. Lớn hơn 150

B. Lớn hơn 250

C. Lớn hơn 100

D. Lớn hơn 200

Câu 4: Cách phục hồi rừng trong khai thác chọn là:

A. Trồng rừng. B. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.

C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Lượng cây chặt hạ trong khai thác dần là:

A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

Câu 6: Thời gian chặt hạ trong khai thác trắng là:

Page 19: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

19

A. Kéo dài 5 – 10 năm. B. Kéo dài 2 – 3 năm.

C. Trong m a khai thác gỗ (>1 năm). D. Không hạn chế thời gian.

Câu 7: Trong khai thác dần, để thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi cần giữ lại bao nhiêu

cây giống tốt trên 1 ha?

A. 30 – 40 cây. B. 40 – 50 cây. C. 50 – 60 cây. D. 60 – 70 cây

Câu 8: Lượng cây chặt hạ trong khai thác chọn là:

A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác. B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.

C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác. D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.

Câu 9: Thời gian chặt hạ trong khai thác dần là:

A. Kéo dài 5 – 10 năm. B. Kéo dài 2 – 3 năm.

C. Trong m a khai thác gỗ (< 1 năm). D. Không hạn chế thời gian.

Câu 10: Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá bao nhiêu % lượng gỗ của khu rừng khai thác?

A. 35% B. 30% C. 25% D. 45%

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

1. HS làm trên thanhedu.com khi HS nhấn nộp bài GV có thể xem điểm trực tiếp.

Khen những HS truy cập vào phần mềm học và làm bài đều đặn.

2. HS tự chấm bài làm ở Phiếu Hướng dẫn học (Tuần từ 30/3 đến 04/4/2020) theo đáp án tuần sau và

thông báo điểm tới giáo viên.

3. Giáo viên kiểm tra và chấm điểm trên lớp học zoom.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN : ÂM NHẠC – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 29/3 ĐẾN 4/4/2020)

1. HS xem Video Bài giảng hướng dẫn nội dung bài mới trên trang thanhedu.com.

2. HS tìm bài hát trên YouTube:

. - Lắng nghe giai điệu và lời bài hát: Tiếng ve gọi hè

- Hát theo giai điệu bàì hát: Tiếng ve gọi hè

II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP:

- Tìm hiểu đôi nét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

- Bài được viết ở nhịp gì?

-Trong bài có sử dụng những kí hiệu âm nhạc thường gặp nào?

III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:

Sau kỳ nghỉ GV có thể kiểm tra, chấm bài lấy điểm miệng.

---------------------------------------------------------------------------------

BỘ MÔN: MỸ THUẬT – KHỐI 7

I. HƢỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 30/3 ĐẾN 05/3/2020)

THÔNG BÁO

V/v Tổ chức Kỳ thi Thiết kế Poster Giáo dục toàn cầu UniCEP 2020

Kỳ thi Thiết kế Poster Giáo dục toàn cầu UniCEP (Universal Competition of Educational

Poster) được được tổ chức hàng năm bởi Ban tổ chức UniCEP có trụ sở tại 192 Liverpool road

Manchester, Vương quốc Anh. Kỳ thi UniCEP năm 2020 là năm thứ 6 được tổ chức, dành cho thí sinh

trong độ tuổi từ 12 đến 18 và kỳ thi UniCEP Junior được tổ chức lần thứ 2 cho độ tuổi từ 8 đến 12. Tất

cả các poster được đánh giá bởi bởi hội đồng giám khảo là các chuyên gia từ nhiều nước khác nhau

trên thế giới. Kỳ thi đã thu hút hàng chục ngàn thí sinh tham dự từ các quốc gia trên thế giới như Italia,

Nigeria, Angola, Thổ Nhĩ Kỳ, Tanzania, Myanma, Philippines…

Page 20: UBND QUẬN TÂY HỒ HƢỚNG DẪN HỌC TRƢỜNG …c2chuvanan.edu.vn/upload/29475/fck/files/HƯỚNG...1 UBND QUẬN TÂY HỒ TRƢỜNG THCS CHU VĂN AN HƢỚNG DẪN HỌC

20

Kỳ thi Thiết kế Poster Giáo dục toàn cầu UniCEP 2020 nhằm tạo cơ hội cho mỗi học sinh

chia s trí tưởng tượng và ước mơ của mình liên quan đến các chủ đề giáo dục. Bằng cách làm việc

dựa trên trí tưởng tượng, học sinh có thể thiết kế ước mơ và ý tưởng của bản thân bằng một poster.

I. ĐỐI TƢỢNG THAM DỰ, ĐỘ TUỔI VÀ CÁC CHỦ ĐỀ.

KỲ THI ĐỘ TUỔI CHỦ ĐỀ

UniCEP Junior 8 đến 12 tuổi

1. My family

2. My country

3. My school

UniCEP 12 đến 18 tuổi

1. IT / Social networks: pros and cons

2. Physics / International Space Station

3. Chemistry / Polymers

4. Biology / DNA

5. Social / Peace in the world

6. Ecology / Forest fires

7. Sports / Stadiums

II. CÁCH THỰC HIỆN

TIÊU CHÍ UNICEP JUNIOR UNICEP

Kích thƣớc A4 Rộng - 100cm (39.37in)

Cao - 70cm (27.56in)

Hình thức - V bằng tay;

- Scan màu 300 dpi.

- Thiết kế điện tử;

- Lưu dạng tập tin: JPG và tập tin

chương trình đã sử dụng;

- Độ phân giải: Tối thiểu 300 dpi.

Đánh giá

1. Tính độc đáo: 40 điểm;

2. Thiết kế: 40 điểm;

3. Tính thực tế: 20 điểm.

1. Thông điệp: 20 điểm;

2. Tính độc đáo: 30 điểm;

3. Thiết kế: 20 điểm;

4. Tính thực tế: 20 điểm.

Ngôn ngữ Tiếng Anh

Lƣu ý: Mỗi poster được thiết kế bởi tối đa 02 học sinh.

III. GIẢI THƢỞNG

1. Giấy chứng nhận cho tất cả các thí sinh tham dự;

2. Giấy chứng nhận và tiền thưởng cho thí sinh chiến thắng như sau:

UniCEP Junior UniCEP

Vị trí số 1 40$ 50$

Vị trí số 2 30$ 40$

Vị trí số 3 20$ 30$

3. Tất cả học sinh tham gia UniCEP được giảm 5% học phí tại đại học Quốc tế Al-Too.

IV. THỜI GIAN GỬI BÀI DỰ THI

- Học sinh chụp ảnh bài làm và gửi bài cho giáo viên dạy Mĩ thuật tại lớp mình theo địa chỉ email

[email protected] chậm nhất ngày 11/4/2020. Học sinh ghi rõ những thông

tin sau khi gửi email:

Họ tên:

Ngày / tháng / năm sinh; Giới tính

Học sinh lớp:

- Sau khi chấm và chọn lọc tại trường, những bài v tốt s tiếp tục được nhà trường giới thiệu đăng

ký tham dự cuộc thi.